#bà bầu bị đau lưng
Explore tagged Tumblr posts
Text
Bà bầu đau lưng: Những điều cần biết
Mẹ bầu đau lưng là một tình trạng phổ biến. Có người bị đau lưng thoáng qua trong thời gian ngắn, song có nhiều trường hợp đau dai dẳng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm trạng của mẹ bầu.Tìm hiểu nguyên nhân vì sao bị đau lưng và cách cải thiện hiệu quả.
Xem thêm: thực đơn cho mẹ bầu song thai đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé
Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mẹ bầu thường bị đau lưng:
Sự thay đổi hormone: Trong suốt các giai đoạn thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin giúp khung chậu giãn nở, chuẩn bị cho quá trình sinh nở thuận lợi. Vùng xương chậu gồm cơ, dây chằng vùng lưng dưới, liên kết không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở, gây căng cơ, căng dây chằng và đau mỏi nhiều hơn. Tăng cân: Sự phát triển của thai nhi ở những tháng cuối thai kỳ và cân nặng của bà bầu tăng lên khiến cột sống và khung xương chậu phải gánh sức nặng, khiến mẹ bị đau lưng. Thay đổi tư thế: Trong thời kỳ mang thai, tử cung của người mẹ lớn dần làm cột sống thắt lưng cong về phía trước, khiến trọng tâm cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng khi di chuyển, mẹ phải ngả người về phía sau và làm phần lưng bị cong, gây đau nhức. Các cơ vùng bụng yếu đi: Cơ ở vùng bụng có tác dụng chịu sức ép từ cơ thể và co giãn linh hoạt khi mẹ gập người. Tuy nhiên khi mang thai, những cơ này bị yếu đi, bị kéo giãn quá sức và làm cho lưng bị chèn ép, gây đau đớn ở lưng nhiều hơn. Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên khiến bà bầu đau lưng, mẹ cần đi khám định kỳ đều đặn để tìm hiểu chính xác lý do vì sao bị đau lưng, xem bà bầu bị đau lưng có phải thiếu magie không để bổ sung đủ chất.
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Bí quyết giúp mẹ bầu giảm đau lưng khi mang thai
Khi mang thai, người phụ nữ đã rất mệt mỏi, di chuyển khó khăn hơn, nếu tình trạng đau lưng liên tục kéo dài thì sinh hoạt của họ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mẹ bầu nên tham khảo một vài mẹo dưới đây để xử lý tình trạng đau mỏi lưng trong khi mang thai nhé!
Bổ sung đầy đủ canxi và magie
Canxi và magie là vi chất giúp tăng cường sức mạnh của xương khớp, giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn. Mẹ bầu bị đau lưng nên thêm ngay các thực phẩm giàu canxi và magie vào thực đơn, với các thực phẩm như: sữa, rau màu xanh đậm, các loại đậu… Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kết hợp sử dụng đều đặn các viên uống mỗi ngày, đặc biệt trong trường hợp cơ thể bị thiếu magie. Lưu ý bổ sung canxi, uống sắt và magie B6 cùng lúc được không để sử dụng hiệu quả.
Xem thêm: bầu uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Xoa bóp giảm đau lưng cho bà bầu nhanh chóng
Massage giảm đau lưng là cách xoa dịu cơn đau được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Mẹ có thể nhờ chồng hay người thân massage hoặc tới các spa uy tín để được chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng hơn. Những động tác massage bấm huyệt giảm đau sẽ kích thích tuần hoàn máu, để cơ vùng lưng được thư giãn và giảm đau cho mẹ.
Duy trì tư thế đúng để giảm cơn đau lưng
Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực lên vùng lưng, tránh làm lưng của mẹ bầu tổn thương nhiều hơn:
Tư thế ngủ giảm đau lưng cho mẹ bầu là tư thế nằm nghiêng với chiếc gối ở giữa hai đầu gối. Khi mẹ bầu to hơn thì hãy ưu tiên nằm nghiêng về phía bên trái. Khi ng���i làm việc mẹ hãy giữ cho lưng thẳng, vai ngửa, để chân lên một chiếc bục nhỏ và sử dụng một chiếc gối lót đằng sau lưng. Tư thế đứng đúng giảm đau lưng là tư thế kéo hông về phía trước, vai về sau, giữ lưng thẳng và không khòng lưng. Khi mẹ cần phải lấy một vật gì đó ở vị trí thấp, hãy uốn cong đầu gối và hạ dần trọng tâm cơ thể, giữ thẳng lưng.
Lựa chọn và sử dụng trang phục thích hợp
Trang phục của mẹ bầu nên chọn bộ đồ thoải mái, thuận tiện khi cử động với chất liệu co giãn, thấm hút mồ hôi tốt trong khi những bộ đồ bó sát sẽ giảm lưu thông máu. Lưu ý đi giày bệt để tăng khả năng nâng đỡ vòm chân, giúp trọng lượng cơ thể được phân bổ đều, tránh sử dụng những đôi giày cao gót.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ để giảm đau lưng
Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể giảm đau lưng với các dụng cụ hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, giúp tăng lưu thông máu và cải thiện tư thế như các loại gối chữ U, gối chữ Y, gối số 9.. hỗ trợ mẹ ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, mẹ nên nằm trên đệm không quá cứng cũng không quá mềm, sử dụng đai đeo đỡ bụng để giảm đau lưng khi đi đứng, hoạt động.
Xem thêm: uống sắt và dha cùng lúc được không
Bài viết trên hy vọng đã giúp bà bầu bị đau lưng phải chú ý hơn đến tình trạng của mình. Tình trạng này tương đối phổ biến nhưng các mẹ không nên bỏ qua. Hãy theo dõi cơn đau lưng của bạn một cách cẩn thận. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bà bầu nên nhanh chóng đi khám để được điều trị.
0 notes
Text
Đau lưng khi mang thai có được dán salonpas không?
Bà bầu bị đau lưng có được dán salonpas không? Đây là câu hỏi mà nhiều bà bầu thắc mắc khi gặp phải tình trạng đau lưng, đau cơ trong thai kỳ. Miếng dán giảm đau là một sản phẩm phổ biến và tiện lợi để xoa dịu cơn đau, nhưng liệu nó có an toàn cho mẹ và bé hay không?
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Miếng dán salonpas là sản phẩm gì?
Miếng dán salonpas là sản phẩm của Dược Phẩm Hisamitsu Việt Nam. Miếng dán có thành phần chính là Methyl salicylate, DL-Camphor , L-Menthol, Tocopherol acetate, có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm với những cơn đau như đau vai, đau lưng, đau cơ, mỏi cơ, bong gân, căng cơ, bầm tím, đau đầu, đau răng. Mặc dù miếng dán salonpas tiện lợi và dễ sử dụng, có hiệu quả cao nhưng bà bầu đau lưng có được dán salonpas không?
Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu
Đau lưng khi mang thai có được dán salonpas không?
Khi sử dụng miếng dán chống đau lưng, cơn đau của mẹ bầu sẽ nhanh chóng được xoa dịu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên sử dụng miếng dán salonpas để giảm đau lưng vì nhiệt lượng sản sinh ra từ miếng dán dễ ảnh hưởng tới não bộ của thai nhi, có thể gây ra các biến chứng như khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống thần kinh, do vùng lưng và vị trí của thai nhi rất gần nhau.
Bên cạnh đó, sử dụng miếng dán giảm đau chỉ là phương pháp tạm thời để xoa dịu cơn đau, không phải là phương pháp điều trị triệt để. Nếu mẹ đang bị đau lưng không biết rõ nguyên nhân thì không nên tự ý sử dụng miếng dán giảm đau mà cần đi khám ngay, để xem bà bầu bị đau lưng có phải thiếu magie, thiếu canxi hoặc các vi chất không hay do các nguyên nhân khác gây ra.
Xem thêm: sắt và canxi uống cách nhau bao lâu
Những cách đơn giản giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng
Thật may mắn là, trừ khi bạn bị đau lưng mãn tính trước khi mang thai, các cơn đau sẽ giảm dần trước khi bạn sinh con.
Có nhiều cách giúp mẹ bầu vượt qua triệu chứng đau lưng một cách dễ dàng.
Tập đi đứng đúng tư thế. Khi ngồi thì nên có miếng đệm lót ở lưng ghế phía sau, chú ý ngồi thẳng với vai xuôi xuống. Khi nằm ngủ cần nằm trên đệm không cứng hay mềm quá, ưu tiên tư thế nằm nghiêng sang bên trái để giúp máu, oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tới thai nhi dễ dàng hơn, đồng thời giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu. Thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh ở vùng thắt lưng, tắm với nước ấm để giảm cơn đau lưng nhanh chóng. Lựa chọn giày có đế bằng và thấp, mềm mại và vừa chân để tránh gây áp lực và làm lưng bị đau. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chọn quần áo đặc biệt dành riêng cho bà bầu với đường thắt lưng thấp để hỗ trợ bụng. Luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng và phù hợp cho bà bầu như yoga bầu, bơi lội, đi bộ. Cân đối chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng tăng cân quá mức, không ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tối ưu.
Mẹ bầu thiếu chất, đặc biệt là những vi chất cần thiết với hệ xương khớp: canxi, magie, vitamin D… cũng có thể gây đau lưng. Do đó, cần chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo nhu cầu vi chất của cơ thể. Trường hợp mẹ bị thiếu chất, cần kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu để sớm cải thiện tình trạng này.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp mẹ biết được bà bầu đau lưng có được dán salonpas không. Để giảm đau an toàn, bà bầu vẫn nên tham khảo và thực hiện theo khuyến nghị từ chuyên gia y tế, bác sĩ Sản phụ khoa, không nên tự ý quyết định dùng bất cứ sản phẩm giảm đau nào.
0 notes
Text
Mẹ sau sinh bị đau lưng nên bổ sung gì thực phẩm gì?
Theo thống kê, có đến khoảng 50% phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đau lưng, có người chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 tháng song có người bị đau dai dẳng trong nhiều năm. Đau lưng sau sinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày và năng suất lao động của người phụ nữ. Vậy các mẹ sau sinh bị đau lưng nên bổ sung gì để cải thiện? Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này nhanh chóng.
Xem thêm: thuốc dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Mẹ sau sinh bị đau lưng nên bổ sung gì thực phẩm gì?
Để cải thiện tình trạng đau lưng thông qua chế độ dinh dưỡng, mẹ nên tăng cường các món ăn, thực phẩm sau đây vào bữa ăn hàng ngày của mình:
Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Dấu hiệu thiếu canxi sau sinh là tình trạng xảy ra ở nhiều mẹ bâug. Do đó, thực phẩm giàu canxi là nhóm thực phẩm quan trọng mẹ cần tăng cường thêm khi đang băn khoăn sau sinh bị đau lưng nên bổ sung gì. Canxi là vi chất tốt cho xương, không chỉ giúp mẹ cải thiện tình trạng bị đau lưng sau sinh mà còn kích thích quá trình tái tạo tế bào, giữ xương khớp ở vị trí ổn định, giảm sưng viêm, ê mỏi xương khớp..
Những thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể tham khảo gồm có:
Các loại hạt. Các loại đậu. Hạnh nhân. Sữa, phô mai. Cá hồi. Sữa chua. Các chế phẩm từ sữa. Rau lá xanh. Động vật có vỏ.
Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu loãng xương
Ăn thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D đi vào cơ thể sẽ tăng cường hấp thu canxi và duy trì hàm lượng cần thiết cho cơ thể, duy trì mật độ xương và giảm cơn đau lưng theo thời gian. Vitamin D còn giúp ngăn ngừa loãng xương, chống viêm khớp, thoái hóa khớp..
Một số thực phẩm giàu vitamin D mẹ có thể bổ sung ngay gồm:
Cá hồi. Lòng đỏ trứng. Hàu. Các loại nấm. Sữa.
Thực phẩm có hàm lượng lớn axit béo Omega-3
Mẹ sau sinh nên tăng cường ăn thêm thực phẩm giàu axit béo Omega-3 bởi đây là vi chất giúp giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như hỗ trợ hồi phục các tổn thương xương khớp, giúp xương chắc khỏe, tăng độ dẻo dai và độ bền của xương khớp cũng như kích thích tiết dịch khớp, ngăn ngừa cứng khớp..
Axit béo Omega-3 có nhiều trong những thực phẩm như:
Cá trích. Cá thu. Hạt hạnh nhân. Hạt lanh. Quả óc chó. Hạt chia.
Xem thêm: uống sắt và dha cùng lúc được không
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là thành phần nổi tiếng với các tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp chống viêm, sưng, hỗ trợ giảm đau, kháng khuẩn tốt. Vitamin C còn giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, chống oxy hóa, tăng khả năng phục hồi tổn thương xương khớp, tham gia vào quá trình tổng hợp collagen loại 1 để bảo vệ chức năng xương khớp.
Một số thực phẩm giàu vitamin C mẹ có thể tham khảo gồm:
Ớt chuông. Cam. Bông cải xanh. Dâu tây. Dưa lưới vàng. Khoai tây.
Các loại hạt dinh dưỡng
Các loại hạt dinh dưỡng là thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng khi mẹ bị đau lưng sau sinh, bởi thành phần của các loại hạt này giàu canxi tốt cho xương khớp, giảm nguy cơ bị thoái hóa, cải thiện mật độ xương, rút ngắn thời gian hồi phục của xương và giúp tế bào xương tái tạo nhanh.
Một số loại hạt mẹ nên sử dụng sau sinh như:
Hạt lanh. Hạnh nhân. Hạt chia. Hạt dẻ. Hạt macca..
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng với các thực phẩm như trên, mẹ bị đau lưng cần tăng cường uống thêm viên uống tăng cường vi chất đặc biệt là các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh, bổ sung viên uống canxi đều đặn nhằm củng cố sự vững chắc của hệ xương khớp, cung cấp các vi chất cơ thể cần, hỗ trợ sự hồi phục hiệu quả sau sinh nở, đáp ứng nhu cầu về canxi tăng cao trong giai đoạn sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
Xem thêm: sau khi uống canxi không nên an gì
Nhìn chung, tình trạng này không phải là bệnh hiếm gặp, nó còn làm cho các mẹ cảm thấy đau nhức và gặp nhiều bất tiện trong đời sống. Do đó, các mẹ nên nhanh chóng cải thiện vấn đề này để ổn định sức khỏe hơn nhé.
0 notes
Text
Post hơi dài, nếu ai có đọc đc, cho tui xin 1 cái ôm tự nhiên đc ko?
Sau sinh hay có Hội chứng mất ngủ sau sinh thế và tui ko trượt phát nào luôn. Kiểu rất mệt nhưng con nó quằn cho mệt hơn càng khó vào giấc. Rùi khi đã ngủ đc lại vô cùng khó để dậy haizz
Dạo này tui rất buồn vì chồng tui á, con thì đỡ lo hơn rồi vì tụi này ko bao giờ ngừng lo, nên cx quen. Trước kia zk ck tình cảm bao nhiêu có con vào tự nhiên mấy thứ cơ bản bị quên đi như ôm hun dỗ dành cái biến mất liền.
Lúc bầu bí bụng tui nó to ra thì cx hơi vướng ko nằm ngủ ôm đc, tui phải dùng chiếc gối cho bà bầu để nó đỡ bụng. Vậy là zk ck tui ko ôm nhau ngủ suốt 9 tháng 10 ngày, mặc dù tui thích điều đó lắm, tui muốn ôm ngủ, dù làm mẹ nhưng tui vẫn là "em bé" mà 🥹 nhất là bầu cx nhạy cảm và thèm đc ôm an ủi, ôm cho hết quạu. Ck tui thì lúc nào cx ngủ trước tui :)
Nhưng rồi tui có nói chuyện vs 1 chị cx bầu và sinh gần ngày cùng, chị ấy kể 2 zk ck vẫn ôm nhau ngủ bthg, trừ những hum chị ấy đau lưng quá cần đến chiếc gối đỡ thì mới ko ôm ngủ đc thui chứ ko ôm ck ko ngủ đc, làm tui cx ghen tị.
Đến lúc sinh con thì lại kêu vướng con phải chăm nên quên mất. Tui cx ok. Ck ngủ trc tui say sưa, có hum tui tắc sữa phát sốt đau mình mẩy hết người gọi ck ngủ ngay bên cạnh mà ko đc, tui mệt mỏi khóc ướt hết gối, sụt sùi vì đau đầu, sốt mà ck chỉ ngủ ko gọi đc, tui ko bao giờ quên đc đêm hôm ấy làm tui buồn như nào.
Có vài lần tui đặt con nằm rìa để vk ck tui nằm cạnh cho thoải mái, con cx đã ngủ đêm ổn r. Vậy mà ck tui cx ko thèm ôm tui ngủ lấy 1 cái 🥹 đến nỗi mà tui vã quá tui ôm ổng trc mà ổng cx ko thèm ôm lại tui...và ổng lúc nào cx ngủ trc, nên ko bao giờ bít tui tủi thân khóc như nào, có những cơn đau ngực ra sao, con dậy phải vỗ về trấn an nó đi ngủ. Hnao tui mệt quá muốn ngủ kêu ổng dậy bế con dỗ nó vào giấc lại đi thì ổng đâu có biết dỗ đâu, con bé càng khóc thét hơn, vẫn là tôi phải dậy, biết thế rồi tui dậy ngay từ đầu dỗ nó tẹo cái xong, nh tui cx mệt lắm muốn lười 1 đêm... nhưng ko lười nổi...
Sau đó tui nảy ra 1 ý khác là để sẵn cái thảm ngủ của con ra rìa để tui nằm giữa, thế nào đến giờ ck đi ngủ ổng để lại cái thảm ra giữa luôn, thế là bọn tui lại bị ngăn cách. Tui nói thẳng vs ck là em cố ý để vậy rùi mà anh còn để cái thảm vô lại, ck nói tại zì vướng con mà, khó nằm ôm đc ?! Thui từ giờ để vk ck mình nằm ôm nhau cho con ra rìa.
Rồi là ôm nhau zữ chưa? Ổng quên lời ổng nói rùi, tui vẫn chẳng nhận đc cái ôm nào.
Ck lo công việc, tui lo con, chẳng có điểm gì chung giữa chúng tôi cả. Bữa nọ 2 zk ck đi xem film Mai, tui cx thấy có khoảng cách rùi, thấy mọi thứ ko còn như trc nữa, cảm xúc đã thay đổi nhiều rùi, còn chẳng dựa vào nhau gác đầu, cứ thế ăn bỏng uống nước ngồi xem từ đầu đến cuối, đoạn nào cười thì cười đoạn nào sến sến bỗng nhiên thấy nổi cả da gà.
Cam nhà tui bỗng 1 ngày bỏ bình và tui đang nhờ bà nội tập cho ti bình lại. Vậy là đêm lúc nào tui cx phải dậy 1-2 cữ thậm chí là 3-4 để cho em ti. Ko như trc kia đêm tui có thể nhờ ck dậy pha sữa bế con cho nó ăn rùi t ngủ đc giấc. Tui cx chấp nhận kiên trì bế con ti vừa ti vừa ngủ gật chả đc cái giấc nào trọn vẹn, ổng đc ngủ ngon, tui cx nghĩ thui cho ổng nghỉ để ổng còn đi làm, chỗ làm xa, cviec thì cần tỉnh táo nên đêm lúc nào cx chỉ có tui dậy lọ mọ thay bỉm cho con ăn, đợt này con tui cx đỡ hơn rùi.
Có hum đêm tui bế con vì nó quấy quá, tui ko lấy đc đồ, nhưng ổng cx mới ngủ thui, tui gọi ổng dậy để lấy giúp tui mà mãi ông ko nghe thấy. Tôi đạp cái vì tay còn phải bế con, bảo là sao nay ngủ sớm thế. Ổng quay ra cáu vào mặt t bảo: "đang ngủ cứ gọi gọi gì ĐANG NGỦ" rồi ngủ tiếp luôn mặc kệ 2 mẹ con. Khoảnh khắc ấy tui có chút hối hận, hối hận vì sao có thể lấy phải người tồi tệ như vậy.
Thực ra khách quan mà nói như vậy cx chưa đến nỗi tệ, nh người đón nhận điều đó là người vợ lại vô cùng tệ.
Tui cz tức và buồn, buồn nhiều hơn. Tui cx chả nghĩ gì nữa, tui cứ sống thật. Tui ghét ck nhiều hơn, thấy ck rất vô dụng, tui tự làm đc mọi thứ, chẳng cần nhờ vả gì nữa. Có hum tui nhìn cx tức thế là ck đang ngủ ngon tui tát cho cái để dậy lấy đồ cho con hộ tui vì nó quấy. Ck dậy tức lắm, chắc nhìn tui trông cx ghét hẳn và luôn doạ rồi có ngày vũ phu cho :)
Tui thèm đi làm, đi làm để khỏi phải nghĩ nhiều hay ở nhà trông ngóng ck về, nh đi làm rồi thì sẽ lo lắng cho con.
Tui thỉnh thoảng ghen tị với những người bạn của tui. Con theo bố, bố bế khéo chăm con ngoan, mẹ chẳng phải làm gì, luôn yêu chiều con và vk. Tui biết ko nên so sánh như vậy vì t biết ck cx rất vất vả để làm việc nọ việc kia, cx cố gắng vì con nhưng lúc tui cần thì ổng chẳng giúp đc việc gì cả. Như kiểu dỗ con hộ t ổng ko làm đc, hay những việc đơn giản như dọn dẹp, cách chăm con bthg t làm mỗi ngày lù lù ra đấy ko biết để ý đỡ đần tui, vật lộn vs con rất cực, rất khổ tâm chỉ muốn gào lên một trận là: "Mày có im đi kooooooo, mày khóc nữa tao ném mày đi giờ đấyyyyy, tao đang cố gắng làm rồi đâyyyyy" nhưng lại chịu đựng thêm chút, thỉnh thoảng tét đít con hư, thỉnh thoảng cáu xíu rùi lại hôn hít con...
Ôm ấp đã kiệm rùi thì việc vk ck cx đừng có nghĩ đến thường xuyên hay zui zẻ ko, không nha! Chán chẳng buồn nói thêm.
Thậm chí khi tui có khúc mắc gì, ổng chẳng bao h bênh tui, dù chỉ 1 câu.
Lấy ck hơn 1 năm rùi nhưng tui vẫn ko quen đc hay hoà hợp đc vs nếp sống nhà ck. Tui quen ở nhà đc ăn nhạt, mẹ nấu ngon hay thỉnh thoảng nghĩ ra món j làm là sắn tay làm thể hiện cho bố mẹ lun. Còn ở đây mẹ ck tui nấu rất mặn và nhiều dầu mỡ ko tốt cho sk, tui cx góp ý rùi mà chắc bà quên. Cho nên nhiều khi ăn uống tui rất chán, thậm chí có những bữa ko có nổi 1 đĩa rau luộc, tui thèm rau, rau luộc thanh đạm, chứ ko đòi hỏi j sơn hào hải vị. Nhiều khi tui muốn tự nấu cơm cho 1 mình mình ăn thui, theo kiểu của tui, đơn giản thanh đạm mà đầy đủ chất. Tui đã từng nấu kiểu của tui cho cả nhà ăn nhưng đều có vẻ ko hợp lắm, đồ tui nấu đều thừa cả. Tui ko ăn đc đồ để tủ lạnh chiên đi chiên lại hay để quá lâu vì bụng dạ tui nhạy cảm lắm, nó đau bụng liền. Đã mấy lần mẹ ck tui nấu đi nấu lại rùi đồ ăn cất tủ lạnh để cả tuần liền bừa phứa, tui ko biết cứ ăn rồi lại đau bụng. Tui bầu và cho con bú dính bn chưởng rồi, vậy mà bà chả bao h để ý đến chế độ ăn của tôi. Tui thực ra cx ko đòi hỏi và cx chẳng muốn bàn đến, vì tôi biết phận tui con dâu ko thể thay đổi đc 1 bản ngã đã hình thành từ quá lâu.
Tui ko dám kể vs bố mẹ mình tui ăn uống ntn ở đây, chỉ bảo ăn mặn thui. Còn thói quen của tui bme tui cx biết tui ko bao h ăn lại đồ trong tủ lạnh trừ khi là thịt băm hấp lại hoặc thịt đông. Cùng lắm tui chỉ ăn lại 1 bữa hoặc phải chế biến kỹ lại. Tui mà kể ra ko có món rau luộc cho tui chắc bme tui buồn lắm. Vì ở nhà bme tui ăn uống rất khoa học, ăn nhạt, tuyên truyền con cái về sức khoẻ, đốc thúc tập thể dục, giúp đỡ tui trong việc giữ gìn sức khoẻ. Mặc dù tui chỉ thực hiện đc 70% thui nh bme cx mừng rùi vì thực ra ko thể bắt con theo bme 100% đc, vẫn phải có khẩu vị yêu thích riêng như trà sữa, gà giòn, chè cháo linh tinh, đồ ăn vặt,...
Tui nhớ cảnh sinh hoạt ở nhà tui lắm, tui thèm ăn cơm vs bme, tui thèm rau luộc 😭 thèm ăn cơm mẹ nấu và thèm cả thịt băm của e Văn 😭
Nhiều khi chẳng ưng cái bụng ăn tui lại muốn ăn ngoài, cơm đường cháo chợ cho xong chứ ngồi ăn cùng bme ck, ck và em ck tui cho qua bữa.
May là tui lấy ck gần. Tui còn đc chơi va Bob.
Ở nhà ck tui chỗ nào cx bầy bừa ko đc gọn gàng, tui có muốn dọn cx ko dọn nổi, ai bầy ng đó dọn chứ 🥲 tui bầy tui sẽ dọn. Ở nhà tui gọn gàng quen r, bầy cx lắm nhưng cx ngăn nắp, từ bát ăn cho đến phơi quần áo, chỗ học hành làm việc, ko đến nỗi OTD nhưng sáng sủa con mắt. Ở đây, mn phơi quần áo cx nhăn nhúm hết cả tui nhìn rất bực, ko duỗi đồ ra, cứ thế phơi, hỏng hết quần áo😔 mẹ ck tui vs em ck tui phưi đồ cho cháu lúc mà rui bạn cứ rúm ró hết cả khăn lại, quần áo có mắc thì ko dùng cho thẳng quần áo cứ lấy kẹp kẹp vào lung tung hết cả. Tui mua mắc treo đồ cho con mẹ ck tui mang lên tầng 3 để treo đồ của ông bà :)
Đã quá muộn rồi mà tui vẫn chưa ngủ đc, con đã dỗ mấy làn rùi, ck vẫn ngủ. Thấy cảnh này mỗi ngày lặp đi lặp lại tui đ���u rất chán. Nhưng chưa có gì kéo tui ra khỏi nỗi buồn ấy, cho nên dạo này tui đã chia tay vs ck rùi, ko nói chuyện chia sẻ gì hết, cx chẳng nhắn tin gì, vì tui chán, chán cãi nhau, chán ck nhiều rồi.
Ước j đc ở vs bố mẹ mãi, bố mẹ sẽ kéo tui ra khỏi bùn lầy, như việc động viên tui tập thể dục, cho tui đi du lịch và để tui đc làm điều mình thích.
Bái bai, đến đây quá dài rùi, tui phải ngủ để chăm em bé tiếp đây...
10 notes
·
View notes
Text
Ăn yến khi mang thai 3 tháng cuối có tốt không?
Trong thời gian mang thai mẹ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn bình thường, để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Đặc biệt yến là một loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cho nên bà bầu 3 tháng cuối ăn yến được không?
Xem thêm: bầu 38 tuần ăn dứa được không
Giá tr�� dinh dưỡng của tổ yến
Thành phần dinh dưỡng của tổ yến gồm có:
Protein: Chiếm 42.8 – 54.9%, được tổng hợp từ nhiều axit amin và glucose thiết yếu như cystein, phenyllamin, tyrosin, glucosamine,… Trong đó cystein và phenyllamin (chiếm 4.5%) là 2 axit amin không thể thay thế giúp tăng khả năng hấp thụ vitamin D, tăng dẫn truyền xung thần kinh, tăng cường trí nhớ. Glucosamine là tiền chất đặc biệt quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và lipid glycosyl hóa, giúp nâng cao sức khỏe xương khớp và phục hồi sụn bao khớp khi bị oxy hóa. Các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B, C, E, PP, sắt, canxi, natri, phốt pho, kẽm, mangan, kẽm,… Hormone: Có 6 loại hormone, trong đó testosterone và estradiol là những hormone giới tính có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của tuyến sinh dục và hoạt động của các mô cơ quan khác trong cơ thể chúng ta. Axit aspartic: Axit aspartic chiếm khoảng 4.69%, là 1 axit amin rất tốt cho gan, giúp tái tạo năng lượng, loại bỏ độc tố có hại với hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Proline: Proline chiếm khoảng 5.27% có nhiệm vụ tái tạo mô, tổng hợp collagen, duy trì huyết áp ổn định, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và mang lại làn da khỏe mạnh, tươi sáng. Tyrosine và axit syalic: Tyrosine và axit syalic chiếm khoảng 8.6% giúp phục hồi những tế bào hồng cầu bị tổn thương.
Xem thêm: thuốc sắt tốt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu
Bà bầu 3 tháng cuối ăn yến có tốt không?
Bà bầu 3 tháng cuối ăn yến rất tốt cho thai kì. Vì khi mang bầu chế độ dinh dưỡng và tác dụng của các thực phẩm được chú ý rất nhiều.
Mẹ bầu duy trì ăn yến thường xuyên sẽ mang lại một số lợi ích như sau:
Nâng cao sức đề kháng cho bà bầu và thai nhi nhờ chứa mitogen kích thích quá trình hình thành và phân chia tế bào T hoặc tế bào B. Nhờ đó hàng rào miễn dịch được củng cố, giảm nguy cơ bà bầu bị mắc bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Cung cấp sắt, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt, tăng cường tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu cho bà bầu 3 tháng cuối. Kích thích sinh sản các tế bào sợi trong giác mạc, giúp bà bầu 3 tháng cuối có đôi mắt sáng, ngăn ngừa nguy cơ bị mờ mắt, đục thủy tinh thể, phục hồi giác mạc cho những đôi mắt bị tổn thương. Cung cấp canxi và vitamin D giúp nang cao sức khỏe xương khớp cho bà bầu 3 tháng cuối, giảm tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là ở khu vực sống lưng, xương chậu. Giúp tại tạo sụn khớp, ngăn ngừa bệnh viêm khớp mạn tính. Đồng thời làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương, thoái hóa xương cho bà bầu. Giúp bà bầu có làn da mịn màng, tươi sáng nhờ hàm lượng protein và vitamin C cao kích thích quá trình tổng hợp collagen và chống oxy hóa hiệu quả. EGF (yếu tố tăng trưởng biểu bì) có trong tổ yến giúp tế bào da phân chia, tái tạo, củng cố kết cấu, tăng độ đàn hồi cho da, giúp ngăn ngừa và cải thiện rạn da hiệu quả. Giúp thai nhi phát triển và hoàn thiện nhanh hơn nhờ có chứa hầu hết những chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho thai nhi qua bánh nhau. Cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu nhờ axit amin trytophan có khả năng giảm stress, cải thiện tâm trạng, thư giãn hệ thần kinh giúp mẹ bầu có cảm giác vui vẻ, phấn chấn hơn bình thường.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu
Những chú ý khi mẹ bầu sử dụng tổ yến
Bà bầu 3 tháng cuối ăn yến có tốt không còn tùy thuộc vào liều lượng và cách sử dụng. Do đó, các chị em phụ nữ mang thai nếu sử dụng yến cần chú ý một số vấn đề dưới đây.
Mỗi ngày chỉ ăn khoảng 4 – 5g tổ yến, mỗi tháng tối đa 60g tổ yến vì ăn quá nhiều bà bầu và thai nhi cũng không thể hấp thụ được hết dưỡng chất có trong tổ yến. Nên ăn yến vào lúc đói để cơ thể hấp thụ tối đa dưỡng chất, có thể ăn cùng lúc uống viên DHA nhưng cách thời điểm uống viên sắt và canxi 1 – 2h. Ăn yến cách ngày, vào một khung giờ nhất định sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa. Cùng với ăn yến bà bầu vẫn cần ăn các loại thực phẩm khác sao cho bổ sung được đầy đủ các loại dưỡng chất với tỉ lệ cân bằng. Mua yến tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Chứng yến cách thủy để giữ lại hàm lượng dưỡng chất nhiều nhất, có thể kết hợp chưng yến cùng táo đỏ, kỷ tử, hạt sen,… để thay đổi khẩu vị, giúp bà bầu không có cảm giác chán ăn.
Tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều tổ yến. Thay vào đó, hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật khoa học, đa dạng các loại thực phẩm và nhớ thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu để có thai kỳ luôn đủ chất và khỏe mạnh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ bầu giải đáp được câu hỏi mang thai 3 tháng cuối có nên ăn yến sào không, nắm được những công dụng của yến cũng như biết cách sử dụng yến sao cho hiệu quả nhất. Chúc mẹ và các bé một thai kỳ khỏe mạnh!
0 notes
Text
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG (2007): NHỮNG PHẬN NGƯỜI LẶN NGỤP GIỮA TRẦN AI
Lấy bối cảnh chiến tranh loạn lạc năm 1954, bộ phim kể về cuộc đời của cặp vợ chồng nghèo Gù và Dần. Từ hai kẻ ở đợ cho nhà bá hộ ở Hà Đông, họ dắt nhau trốn đi và trôi dạt vào Nam theo làn sóng di cư, vì sinh đứa con đầu lòng mà dừng chân tại mảnh đất Hội An. Thoát khỏi sự áp bức của những tên địa chủ, cứ tưởng cuộc đời khốn khổ của Gù và Dần đã bước sang trang sáng sủa hơn nhưng từ đây câu chuyện của họ mới thật sự bắt đầu.
Những cơn sấm chớp giật liên hồi trên bầu trời mây đen vần vũ, nối tiếp là mưa lũ triền miên bao trùm lấy mái tranh nghèo dột nát của đôi vợ chồng trẻ như điềm báo cho những tai ương không ngớt sắp kéo tới. Tại nơi đó, những đứa con của họ cũng lần lượt ra đời. Sáu miệng ăn giữa thời đạn bom loạn lạc, họ vẫy vùng tứ phía để kiếm miếng cơm.
𝐆𝐢𝐨̣𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐦𝐚̆́𝐭 𝐥𝐨𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐚̀ 𝐚́𝐨 𝐦𝐨̣̂𝐧𝐠
Cái nghèo như một cỗ xe lăn bánh không ngừng vào gia đình họ, ép họ đến bên bờ vực phải đánh đổi giữa đồng tiền và lòng tự trọng của một con người. Đứa con gái nói rằng nếu không mặc áo dài đến lớp thì trường không cho đi học nữa. Cơm còn không đủ ăn thì may một chiếc áo dài đối với họ là điều quá xa xỉ. Tấm lòng mẹ thương con, Dần không thể ngồi yên nhìn hai đứa con gái vừa ngoan hiền lại học giỏi của mình phải bỏ học. Đối với Dần, xấu hổ nhất không phải là chuyện làm vú nuôi cho một lão già ốm hom hem, mà điều đáng xấu hổ nhất, tổn thương lòng tự trọng của cô nhất chính là “đẻ ra nó mà không lo được cho nó.” Dần là một người phụ nữ, nhưng hơn hết cô còn là một người mẹ.
“Bây giờ có phải làm đĩ để nuôi chúng ăn học nên người, em cũng không tiếc gì phần em."
Trải qua biết bao mùa mưa nắng, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thấm thía hết thảy những tủi nhục, vất vả của đời người, đối với cô: “Con gái thời nay cũng phải học giỏi như Bà Trưng, Bà Triệu thời xưa” thì mới mong có một cuộc sống khác. Cho nên cơm áo có ghì sát đất, cái nghèo có khiến Dần bị người đời chà đạp đến đâu thì cô vẫn quyết hi sinh để tìm con đường tương lai sáng sủa hơn cho bầy con.
Đời Dần không có gì quý giá hơn chiếc áo dài lụa Hà Đông Gù tặng cô làm áo cưới. Dù nghèo đói đến cùng cực, cô vẫn gìn giữ nó như gìn giữ giới hạn cuối cùng của phẩm hạnh người phụ nữ, trước ranh giới mong manh của hiện thực nhơ nhuốc, tàn nhẫn. Cô trao nó lại cho con gái, để chúng được tiếp bước đến trường, thay cô viết tiếp những trang mới của tương lai.
𝐊𝐡𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐚̀ 𝐚́𝐨 𝐥𝐮̣𝐚
Bi kịch tấn công gia đình Gù và Dần như những phát súng nổ ra liên hồi của giặc Pháp tại mảnh đất Hội An. Bom dội xuống mái trường giữa tiếng đọc bài của cô học trò nhỏ.
“Dù có khổ đến đâu, chị em tôi vẫn hãnh diện làm con của bố mẹ, Chị em tôi cố gắng chăm học để không phụ công lao của bố mẹ. Và riêng tôi, để đền bù lại tình thương và sự cực khổ của mẹ dành cho chị em tôi của ngày hôm nay. Tôi ao ước lớn lên sẽ trở thành thợ may giỏi, để tặng lại mẹ tôi chiếc áo dài…”
Ám ảnh nhất bộ phim có lẽ là khung cảnh tang tóc, xác người chất dài, tiếng kêu khóc thảm thiết của những người cha, người mẹ mất con. Nỗi đau này chưa nguôi thì nỗi đau khác lại đến. Phần đầu bộ phim là tiếng đàn cò réo rắt giữa đêm mưa thâu trong ngôi chùa hoang Gù đàn cho Dần nghe, tựa như khúc ngâm ai oán cho số phận thảm thương của hai kẻ nghèo bấu víu nhau giữa thời loạn lạc. Gù từng nói: “Hạnh phúc là cưới được người mình yêu. Còn sướng hơn được ba bò chín trâu.” Anh đã đếm từng ngày đến lúc được nhìn thấy Dần mặc trên mình chiếc áo dài cưới, họ sẽ dắt tay nhau đi giữa xác pháo hồng cùng tiếng cười rộn rã của bầy con. Nhưng cau ra quả rồi, còn giấc mơ đó của Gù đã mãi mãi cuốn phăng theo nước lũ. Những ước hẹn đêm nào, giờ anh đành để cung đàn hòa theo con nước, tiễn đưa cho số phận hẩm hiu của người vợ hiền thảo.
Kết phim là khung cảnh chiếc áo dài lụa vươn cao phấp phới. Trải qua bao cơn dày vò, nhờ bàn tay mẹ, bàn tay cha chắp vá, giữ gìn, mà nó vẫn còn nguyên vẹn. Hình ảnh chiếc áo dài trắng cột trên cành cây được con gái họ cầm trên tay hòa vào dòng người, chạy khỏi trận mưa bom của giặc là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của tình cảm vợ chồng giữa Dần và Gù, tình mẫu tử thiêng liêng và lòng hiếu thảo của những đứa con sẽ không bao giờ bị vùi dập trước thiên tai và khói lửa chiến tranh. Trong làn khói đen, dưới đống tro tàn, họ vẫn hết sức gìn giữ những phẩm chất thiêng liêng nhất của con người.
“Hôm qua cô giáo mới dạy con 2 chữ hòa bình bố ạ!” “Thế hòa bình có đẹp không hả bố?” “Bố chưa bao giờ thấy hòa bình. Nhưng chắc là đẹp lắm! Đẹp như con vậy.”
0 notes
Text
Mang thai bị đau thắt lưng phải làm sao?
Đau thắt lưng khi mang thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của họ. Vì vậy, mẹ bầu luôn mong muốn tìm kiếm được các cách giảm đau thắt lưng cho phụ nữ mang thai để giúp cảm thấy dễ chịu hơn.
Xem thêm: có bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Đau lưng khi mang thai xuất hiện khi nào?
Bình thường, cơn đau lưng khi mang thai không kéo dài liên tục trong cả thai kỳ mà có thể xuất hiện nhiều ở một vài giai đoạn nhất định. Trong đó, tình trạng bà bầu bị đau thắt lưng chủ yếu khi bắt đầu mang thai, trong 3 tháng đầu thai kỳ và giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Lúc mẹ mới mang thai, cơn đau lưng không quá nghiêm trọng, khiến cho nhiều bà bầu lầm tưởng bị đau lưng là do vận động mạnh hoặc do sự thay đổi thời tiết. Có thể nói, đây cũng là một trong những dấu hiệu để mẹ nhận biết mình đang có thai.
Dần dần, cơn đau mỏi lưng sẽ xuất hiện nhiều và rõ rệt hơn khi bụng bầu của mẹ càng lớn, gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, vùng lưng của mẹ phải chịu nhiều áp lực nên có hiện tượng bà bầu bị đau thắt lưng xảy ra thường xuyên hơn. Mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn để chuẩn bị đón em bé chào đời.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Mang thai bị đau thắt lưng phải làm sao?
Đau lưng khi mang thai khiến các mẹ bầu gặp nhiều vất vả và khó khăn, sau đây là một số cách giúp giảm cơn đau:
Luyện tập thể dục đều đặn
Luyện tập thể dục với các bộ môn phù hợp sẽ làm tăng sức mạnh cho cơ bắp xương chậu, cơ bắp lưng, đảm bảo tính co giãn tốt, thúc đẩy việc cung cấp máu cho vùng lưng và các bộ phận dưới lưng để giảm đau hiệu quả. Một số bộ môn mẹ bầu có thể tập luyện là bơi lội, đi bộ, yoga bầu, pilates..
Thay đổi tư thế để giảm đau lưng
Mẹ bầu đừng nên giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài mà hãy liên tục thay đổi tư thế để tránh bị đau lưng. Khi đứng, mẹ hãy tưởng tượng đang được đo chiều cao, tức là đứng ở tư thế thẳng dựa sát vào tường, lưng và đầu giữ thẳng. Khi ngồi, có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt sau thắt lưng hay ngồi lên gối lõm chữ D. Còn khi nằm, mẹ nên nằm trên giường, nệm bằng và chắc, tránh dùng nệm mềm bởi nệm mềm không tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, có thể làm triệu chứng đau lưng nặng hơn.
Chườm nước nóng
Nếu bị đau lưng dữ dội, bà bầu có thể chườm túi nước nóng lên lưng để giảm cơn đau nhanh hơn. Trường hợp mẹ bị đau lưng nghiêm trọng nên tới bệnh viện kiểm tra xem có phải do các bệnh lý khác gây ra hay không, hoặc nguyên nhân do bị thiếu chất, bà bầu bị đau lưng có phải thiếu magie không?
Xem thêm: uống sắt và vitamin d cùng lúc được không
Massage lưng thường xuyên
Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ bầu nên nhờ chồng hay người thân giúp massage vùng lưng để giảm tình trạng đau mỏi. Hành động xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giúp các cơ được thoải mái và cơn đau lưng cũng dần biến mất. Mẹ có thể kết hợp việc massage và chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau lưng hiệu quả hơn.
Không đi giày cao gót
Giày cao gót tạo ra ảnh hưởng tới tư thế của bàn chân, khiến cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể dồn vào phần ngón chân và tác động xấu tới dây thần kinh của hai bên hông. Khi thai nhi phát triển lớn hơn trong bụng mẹ, các dây thần kinh chịu áp lực lớn, gây ra cơn đau lưng ngày càng tăng.
Do đó mẹ không nên đi giày cao gót mà hãy lựa chọn giày đế bằng, đế thấp, có độ rộng và sự mềm mại, vừa chân để vừa đảm bảo an toàn cho bà bầu, vừa giúp giảm đau lưng.
Bổ sung đầy đủ vi chất
Những bà bầu bị đau thắt lưng do thiếu chất thì nên bổ sung đầy đủ thông qua cả chế độ ăn uống hàng ngày và duy trì sử dụng các viên uống cung cấp vi chất cho cơ thể như bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu đau nhức loãng xương.
Trong trường hợp mẹ bầu xuất hiện triệu chứng đau lưng kéo dài mà không thuyên giảm dù đã thử nghiệm các biện pháp hỗ trợ, nhờ tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ có chuyên môn là rất cần thiết. Đặc biệt là khi tình trạng đau lưng xuất hiện kèm theo các triệu chứng bất thường khác như tê chân tay, sốt, đau nhức đầu,…
0 notes
Text
Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu thiếu Canxi
Khi mang thai, nếu mẹ bầu thiếu canxi thì một lượng nhất định từ hệ xương của mẹ sẽ bị bòn rút để chuyển cho sự phát triển của bé. Hậu quả là, cơ thể mẹ bị đau nhức cơ, chuột rút, thai nhi có nguy cơ suy dinh dưỡng, lùn thấp, còi xương bẩm sinh. Mẹ bầu hãy nắm rõ những dấu hiệu sau để mau chóng bổ sung nhé!
Xem thêm: loại sắt nào tốt nhất cho bà bầu ngừa thiếu máu thai kỳ
Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu canxi ở phụ nữ mang thai phổ biến nhất
Canxi là một trong những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Có thể bạn chưa biết, canxi là một thành phần không thể thiếu và cần phải bổ sung để thai nhi có một hệ xương, răng phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Không những thế, canxi còn hỗ trợ tối đa cho quá trình phát triển tim, các cơ và hệ thần kinh của bé. Chính vì vậy, khi gặp những triệu chứng thiếu canxi trong thai kỳ sau đây, mẹ bầu hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được bổ sung canxi ngay nhé.
Chuột rút, đau lưng
Khi bị chuột rút và đau lưng nhiều mẹ có thể nghĩ ngay đến việc cơ thể bị thiếu canxi. Đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy của việc mẹ bầu đang không đáp ứng đủ canxi cho cơ thể. Thiếu canxi và hàm lượng magiê thấp làm tăng hoạt động của mô thần kinh cũng có thể gây chuột rút khiến mẹ bầu rất đau đớn.
Răng yếu, dễ sâu răng
Canxi là khoáng chất chiếm vị trí quan trọng đối với hàm răng. Khi thiếu canxi, mẹ sẽ cảm thấy hàm răng không còn chắc khỏe như trước. Màu sắc răng thay đổi chuyển sang màu vàng hoặc vàng nhạt
Bên cạnh đó, thường xuyên bị sâu răng cũng là dấu hiệu mẹ bị thiếu canxi trong thai kì. Sâu răng khiến mẹ rất đau đớn khó chịu và ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống của bà bầu.
Móng giòn dễ gãy
Canxi cũng là thành phần quan trọng giữ cho móng tay móng tay và móng chân chắc khỏe. Khi bị thiếu canxi cơ thể sẽ có biểu hiện móng tay trở nên ố vàng, có các vết nứt, móng tay mỏng đi và dễ gãy khi va chạm mạnh.
Co giật các cơ mặt và bàn tay
Hiện tượng cơ mặt, cơ các ngón tay bị co rút lại khi mang thai là cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì đây là biểu hiện rõ ràng của triệu chứng hạ canxi huyết quá mức. Thiếu hụt canxi trong máu không chỉ gây ra sự co thắt của cơ bắp tay, cơ cổ tay, mà nó còn có thể gây ra cảm giác tê liệt và ngứa ran xung quanh miệng và các vùng khác. Mẹ nên đặc biệt cẩn trọng với tình trạng này nhé.
Xem thêm: uống canxi với nước cam được không
Mẹ bầu thiếu canxi làm ngay những điều sau đây để cải thiện tình trạng
Trong thời kỳ mang bầu, chị em thường được khuyến cáo cần phải nạp đủ lượng canxi cần thiết để khi sinh ra bé được cứng cáp. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi đối với từng cơ thể bà bầu sẽ khác nhau và cũng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nhưng thông thường, các chuyên gia cho biết, cơ thể chỉ nạp khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ bài tiết ra ngoài. Do vậy, việc bổ sung thêm các loại viên vitamin tổng hợp có chứa canxi là cần thiết.
Nhu cầu canxi của mẹ bầu theo từng giai đoạn thai kì
Để bổ sung canxi được đúng cách và hiệu quá nhất trước hết mẹ bầu phải nắm được nhu cầu canxi của cơ thể theo từng giai đoạn thai kì. Tùy vào từng giai đoạn, mẹ sẽ cần mức canxi khác nhau như:
Giai đoạn 3 tháng đầu: (từ tuần 1 – 14): bổ sung 800-1000mg/ngày. Giai đoạn 3 tháng giữa (từ tuần 15 – 28): bổ sung 1000-1200mg/ngày. Giai đoạn 3 tháng cuối (từ tuần 29 – 40): bổ sung 1200-1500mg/ngày.
Thai nhi càng lớn nhu cầu canxi càng tăng cao, nếu mẹ không bổ sung cho bé không đủ thì một lượng canxi nhất định từ chính hệ xương của mẹ sẽ được chuyển hóa để bù đắp cho quá trình phát triển của thai nhi, khiến mẹ dễ bị đau lưng, chuột rút, loãng xương sau này.
Xem thêm: bầu uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Bổ sung canxi cho mẹ bầu bằng những cách nào
Để bổ sung canxi cho mẹ bầu được đúng đủ và an toàn nhất, mẹ nên kết hợp bổ sung canxi bằng nhiều cách khác nhau. Những cách bổ sung canxi phổ biến mẹ có thể áp dụng như:
Ăn những thực phẩm giàu canxi: Một số loại thực phẩm cần bổ sung thêm canxi trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mỗi ngày phải kể đến như sữa, sữa chua, đậu nành, hải sản, ra lá xanh, các loại hạt. Mẹ có thể ăn thêm những thực phẩm này trong bữa ăn mỗi ngày để góp phần bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể. Uống viên bổ sung canxi: Để bù đắp lượng canxi thiếu hụt mà trong bữa ăn không thể đáp ứng đủ, mẹ có thể uống thêm những viên uống canxi. Mẹ nên chọn những viên uống canxi cho bà bầu có hàm lượng thích hợp, rõ nguồn gốc xuất xứ để bổ sung canxi cho cơ thể được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bổ sung thêm vitamin D: Bổ sung canxi không thể thiếu sự góp mặt của vitamin D. Đây là loại vitamin hỗ trợ hấp thu canxi và phân phối canxi trong cơ thể. Mẹ nên tắm nắng để bổ sung vitamin D hoặc sử dụng các chế phẩm giàu vitamin D nhé
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu
Mong rằng những nội dung trên đây đã giúp bạn đọc biết được dấu hiệu bà bầu thiếu canxi để có kế hoạch chủ động bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé.
0 notes
Text
Cách giảm đau lưng khi mang thai 12 tuần hiệu quả
Đau lưng khi mang thai khiến mẹ bầu gặp không ít phiền toái, thậm chí là ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bài viết này sẽ lý giải nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng 12 tuần và gửi đến mẹ một số bí quyết giúp giảm đau lưng khi mang thai để thai phụ được thoải mái hơn.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Bà bầu 12 tuần đau lưng là do đâu?
Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng có thể kể đến như:
Thừa cân khi mang thai: Mẹ bầu thừa cân có nguy cơ bị đau lưng hơn so với người có cân nặng chuẩn, do cột sống của mẹ không chịu được sức nặng của toàn bộ cơ thể và sức nặng của thai nhi ngày một lớn. Cơ bụng yếu: Cơ bụng yếu khiến mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng đầu, do cơ bụng hỗ trợ cột sống, và khi cơ bụng yếu thì áp lực lên cột sống, cơ, khớp, dâu chằng ở lưng gia tăng và gây đau nhức. Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể mẹ tự động tiết ra hormone relaxin khi mang thai giúp cho cổ tử cung và cơ xương chậu thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ suôn sẻ. Tuy nhiên tác động của hormone relaxin khiến cho dây chằng và khớp giãn ra làm cho mẹ bị đau lưng và mệt mỏi. Do thay đổi trọng tâm cơ thể: Thai nhi càng phát triển lớn thì trọng tâm người mẹ sẽ càng nghiêng về phía trước và dễ bị ngã, để duy trì cân bằng thì cột sống và các bộ phận khác sẽ cố gắng tự điều chỉnh, tạo áp lực cho lưng và xương khớp lân cận, gây ra tình trạng bị đau lưng. Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác khiến cho bà bầu 12 tuần bị đau lưng còn có mẹ bầu đa thai, mẹ đứng hay ngồi sai tư thế trong thời gian dài hoặc chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, ăn uống thiếu chất..
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu uống tối được không
Cách giảm đau lưng khi mang thai 12 tuần hiệu quả
Bầu 3 tháng đầu bị đau lưng mặc dù không nguy hiểm nhưng ít nhiều khiến các mẹ khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Khi đó, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để giảm đau nhanh chóng và đảm bảo an toàn nhé:
Massage giảm cơn đau nhức
Massage là một trong những biện pháp hữu hiệu để giúp làm giảm các cơn đau lưng suốt thai kỳ. Mẹ có thể nằm nghiêng hay ngồi, sau đó nhờ người thân massage từ gáy, xoa bóp nhẹ nhàng xuống tới hông và quay ngược trở lại vùng vai, kéo dọc cơ thể tỏa ra hai bên mạn sườn để giảm đau mỏi.
Thực hiện tập luyện thể thao nhẹ nhàng
Thực hiện thói quen vận động mỗi ngày với các bài tập thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, pilate hay yoga để tăng sức co giãn tại vùng cơ lưng, cơ xương chậu, kích thích tuần hoàn máu ở lưng và hỗ trợ giảm đau mỏi lưng hiệu quả hơn.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất
Chế độ dinh dưỡng không đủ chất, thiếu canxi và các vi chất quan trọng khác cũng có thể là nguyên nhân khiến cho mẹ bị đau lưng, đau nhức các bộ phận trên cơ thể. Do đó, mẹ bầu cần chú ý kết hợp một chế độ dinh dưỡng đa dạng với các thực phẩm lành mạnh và đừng quên bổ sung các viên uống, nhất là nhất là sắt và các loại canxi hữu cơ cho bà bầu. Đây là bộ đôi vi chất rất quan trọng cần tăng cường trong suốt các giai đoạn bầu bí và cả sau sinh.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu
Đau lưng khi mang thai mặc dù xuất hiện ở hầu hết mẹ bầu, đặc biệt là các bà bầu bị đau lưng 3 tháng đầu, nhưng bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, những bà bầu bị đau lưng nên tích cực nghỉ ngơi, thư giãn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu cơn đau có kèm theo các triệu chứng bất thường khác.
0 notes
Text
Nệm Cho Bà Bầu: Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Để Đảm Bảo Giấc Ngủ Chất Lượng
1. Tại sao bà bầu cần một chiếc nệm đặc biệt?
Phụ nữ mang thai thường gặp phải các vấn đề như đau lưng, đau hông, chân bị sưng phù hoặc tê mỏi. Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Một chiếc nệm không phù hợp có thể khiến các vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, việc chọn nệm cho bà bầu cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự thoải mái và hỗ trợ tối đa cho cơ thể.
a. Hỗ trợ cột sống và vùng hông
Trong thai kỳ, cột sống và vùng hông của phụ nữ phải chịu nhiều áp lực hơn do sự gia tăng về trọng lượng cơ thể. Một chiếc nệm với độ đàn hồi tốt và khả năng phân bố trọng lượng đều sẽ giúp hỗ trợ cột sống, giúp giảm áp lực lên vùng hông và lưng.
b. Giảm áp lực lên bụng
Bụng ngày càng lớn dần trong suốt quá trình mang thai khiến cho việc nằm ngủ trở nên khó khăn. Nệm cho bà bầu cần có khả năng giảm áp lực lên bụng, giúp bà bầu có thể nằm nghiêng mà không cảm thấy khó chịu.
c. Cải thiện lưu thông máu
Nệm phù hợp còn giúp cải thiện lưu thông máu, đặc biệt là khi bà bầu phải nằm ở một vị trí cố định trong thời gian dài. Điều này giúp giảm tình trạng chân bị sưng phù và tê mỏi, giúp giấc ngủ sâu và trọn vẹn hơn.
2. Các tiêu chí lựa chọn nệm cho bà bầu
Chọn nệm cho bà bầu không chỉ đơn giản là chọn một chiếc nệm mềm mại. Có nhiều yếu tố cần xem xét để đảm bảo rằng chiếc nệm đó thực sự phù hợp với nhu cầu của phụ nữ mang thai.
a. Độ cứng của nệm
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng nệm càng mềm càng tốt, nhưng đối với bà bầu, một chiếc nệm quá mềm có thể khiến cơ thể bị lún quá sâu, gây khó khăn trong việc di chuyển và thay đổi tư thế khi ngủ. Thay vào đó, một chiếc nệm có độ cứng vừa phải sẽ giúp hỗ trợ cột sống tốt hơn và mang lại cảm giác ổn định hơn.
b. Chất liệu của nệm
Nệm cho bà bầu cần được làm từ các chất liệu an toàn, không gây kích ứng da và thân thiện với môi trường. Một số loại chất liệu phổ biến bao gồm:
Nệm cao su thiên nhiên: Với đặc tính đàn hồi tốt, nệm cao su thiên nhiên giúp hỗ trợ cơ thể bà bầu một cách tối ưu, đồng thời không gây nóng bức khi nằm lâu.
Nệm memory foam: Loại nệm này có khả năng ghi nhớ hình dáng cơ thể, giúp phân bổ áp lực đều và mang lại sự thoải mái tối đa.
Nệm lò xo túi: Với cấu trúc lò xo độc lập, nệm lò xo túi giúp hạn chế rung động khi di chuyển, đồng thời mang lại cảm giác chắc chắn và thoải mái.
c. Kích thước và độ dày của nệm
Kích thước nệm cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét. Bà bầu thường cần không gian rộng rãi để thay đổi tư thế khi ngủ, vì vậy nên chọn nệm có kích thước lớn, ít nhất là nệm đôi hoặc nệm Queen size. Độ dày của nệm cũng cần được chú ý, nên chọn nệm có độ dày từ 15–20 cm để đảm bảo sự thoải mái và hỗ trợ tốt nhất.
d. Khả năng thoáng khí
Trong suốt thai kỳ, cơ thể phụ nữ thường sản sinh nhiều nhiệt hơn bình thường, dẫn đến cảm giác nóng bức khi ngủ. Do đó, một chiếc nệm có khả năng thoáng khí tốt sẽ giúp điều hòa nhiệt độ, mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu.
3. Các loại nệm phù hợp cho bà bầu
Có nhiều loại nệm trên thị trường có thể phù hợp với nhu cầu của bà bầu. Dưới đây là một số gợi ý về các loại nệm phổ biến và được đánh giá cao.
a. Nệm cao su thiên nhiên
Nệm cao su thiên nhiên là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu nhờ vào độ đàn hồi tốt và khả năng phân bổ trọng lượng đều. Đặc biệt, nệm cao su thiên nhiên không gây nóng bức, giúp bà bầu có giấc ngủ thoải mái và dễ chịu.
b. Nệm memory foam
Nệm memory foam nổi tiếng với khả năng ghi nhớ hình dáng cơ thể và phân bổ áp lực đều, giúp giảm đau lưng và hông cho bà bầu. Loại nệm này cũng giúp hạn chế rung động khi bà bầu thay đổi tư thế ngủ.
c. Nệm lò xo túi
Nệm lò xo túi có cấu trúc lò xo độc lập, giúp giảm rung động và mang lại sự chắc chắn cho giấc ngủ của bà bầu. Loại nệm này cũng có khả năng thoáng khí tốt, giúp điều hòa nhiệt độ khi ngủ.
4. Cách bảo quản nệm cho bà bầu
Để đảm bảo nệm luôn giữ được độ đàn hồi và thoải mái trong suốt thời gian sử dụng, việc bảo quản nệm cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý để bảo quản nệm cho bà bầu:
Vệ sinh nệm định kỳ: Nên hút bụi và vệ sinh nệm định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Tránh tiếp xúc với nước: Nước có thể làm hỏng cấu trúc của nệm, vì vậy nên tránh để nệm tiếp xúc với nước.
Đảo nệm định kỳ: Để đảm bảo nệm không bị lún ở một điểm cố định, bạn nên đảo chiều nệm mỗi 3–6 tháng.
5. Kết luận
Việc chọn nệm cho bà bầu là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của phụ nữ mang thai. Một chiếc nệm phù hợp không chỉ giúp giảm đau lưng, hông mà còn mang lại cảm giác thoải mái và giấc ngủ ngon hơn. Với những tiêu chí như độ cứng, chất liệu, kích thước và khả năng thoáng khí, các bà bầu hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một chiếc nệm phù hợp để tận hưởng những giấc ngủ sâu và trọn vẹn.
Website: foreverbedding.net
0 notes
Text
Ba bau bi dau nhoi bung ben trai: Nguyen nhan va cach xu ly
Có thể nói thai kỳ là khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc nhưng cũng đầy lo lắng của bà bầu. Mỗi một thay đổi dù là nhỏ nhất trong suốt thời gian mang thai đều sẽ khiến mẹ bận tâm. Có không ít bà bầu bị đau nhói bụng bên trái, cụ thể vấn đề này là như thế nào? Hãy cùng Menacal.vn đi tìm lời giải đáp để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.
1. Nguyên nhân bà bầu bị đau nhói bụng bên trái
Hiện tượng bà bầu bị đau nhói bụng bên trái khi mang thai xảy ra khá phổ biến và có thể do một số nguyên nhân dưới đây:
Nguyên nhân đau nhói bụng bên trái do mang thai
Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và đó có thể là nguyên nhân gây đau nhói bụng bên trái:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng bên trái ở bà bầu. Nó thường xuất hiện phổ biến hơn ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, khi thai nhi lớn lên và chèn ép các cơ quan nội tạng, bao gồm cả dạ dày. Ngoài ra, nồng độ progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể làm giãn cơ vòng ở đầu dạ dày, khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược hơn.
Thai ngoài tử cung: Nếu xuất hiện cảm giác đau thắt trong thời gian đầu mang thai thì khả năng cao là mẹ đang bị mang thai ngoài tử cung. Mẹ hãy đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và có được tư vấn phù hợp nhé.
Nhiễm trùng tiết niệu: Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ mang thai trong bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào. Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là đi tiểu đột ngột, cảm giác nóng rát và có thể có máu, một số trường hợp sẽ bị đau bụng trái. Mẹ bầu nên đi khám ngay khi có triệu chứng để được điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Đồng thời mẹ nên lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ phù hợp với mẹ bầu.
Sảy thai: Sảy thai là tình trạng thai nhi chết trong tử cung trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Sảy thai có những biểu hiện như chảy máu âm đạo, đau bụng và chuột rút. Bà bầu bị đau nhói bụng bên trái hoặc đau ở hai bên dạ dày, đi kèm chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của sảy thai. Đây là tình trạng nguy hiểm cho mẹ bầu nên cần được xử lý kịp thời.
Đau dây chằng tròn: Dây chằng tròn nằm ở hai bên tử cung, giúp giữ tử cung ở đúng vị trí và hỗ trợ thai nhi. Đau dây chằng tròn thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ hai khi thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng và dây chằng tròn của tử cung bị kéo căng để hỗ trợ. [1]
Tiền sản giật: Tiền sản giật trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu bị đau phía xương sườn trái và gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé nên phải tuyệt đối lưu ý. Tình trạng này thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai lần đầu.
Bong nhau thai: Vào tam cá nguyệt thứ 3, những cơn đau trong tử cung có thể là dấu hiệu nhắc nhở mẹ về tình trạng bong nhau thai. Vấn đề này xảy ra khi nhau thai bị tách khỏi tử cung quá sớm và gây ra sự xáo trộn. Bà bầu sẽ cảm giác đau quặn ở vùng bụng, co thắt ở tử cung kèm chảy máu âm đạo…
Rối loạn chức năng khớp mu: Đây cũng là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường xảy ra vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ. Rối loạn chức năng khớp mu sẽ gây ra đau ở vùng khớp mu ở phía trước xương chậu. Cơn đau có thể lan ra ở vùng bẹn, đùi trong và thậm chí cả lưng dưới của mẹ bầu.
Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái không do mang thai
Ngoài những nguyên nhân do mang thai, bà bầu bị đau nhói bụng bên trái cũng có thể do các bệnh lý phổ biến có thể gặp ở người bình thường như:
Táo bón: Phụ nữ mang thai rất hay gặp các tình trạng về rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thật hợp lý để hạn chế được tình trạng này.
Viêm túi thừa: Cơn đau của viêm túi thừa thường bắt đầu ở quanh rốn, sau đó di chuyển sang bụng dưới bên trái, có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt, tiêu chảy hoặc táo bón. Việc điều trị viêm túi thừa ở bà bầu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp nhẹ bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao, mẹ bầu có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.
Viêm ruột thừa: Tương tự như viêm túi thừa, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các biểu hiện đau ở vùng bụng để có hướng xử lý kịp thời, tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Loét dạ dày: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị loét dạ dày hơn so với khi không mang thai. Điều trị loét dạ dày ở bà bầu cũng phụ thuộc vào mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu cần để ý chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, cùng với đó là thăm khám thường xuyên để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Sỏi thận: Sỏi thận có thể gây đau nhói bụng bên trái cho bà bầu, nhưng không quá phổ biến. Tùy vào độ lớn của sỏi, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Mẹ cần lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc và các sản phẩm bổ sung chất khoáng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Đọc thêm: Sỏi Thận Có Uống Được Canxi Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Như vậy, hiện tượng bà bầu bị đau nhói bụng bên trái có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân từ bệnh lý thông thường và không gây nguy hiểm. Ngược lại, một số trường hợp khác lại là dấu hiệu của các vấn đề nguy hiểm cần được thăm khám và xử lý kịp thời.
2. Bà bầu bị đau nhói bụng bên trái có nguy hiểm không?
Việc bà bầu bị đau nhói bụng bên trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ nguy hiểm của nó cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau.
Trong các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân có thể gây nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi đó là mang thai ngoài tử cung, tiền sản giật, bong nhau thai, sảy thai, viêm ruột thừa…
Mẹ bầu phải nhớ rằng, việc tự chẩn đoán và điều trị là không được phép và có thể gây ra nhiều hậu quả. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần đi khám bác sĩ ngay lập tức ở mẹ bầu.[2]
Đau bụng dữ dội, dai dẳng
Chảy máu âm đạo
Sốt
Buồn nôn và nôn
Cảm giác ớn lạnh
Chóng mặt, ngất xỉu
Đau rát khi đi tiểu
Tiểu ra máu
3. Cách xử lý bị đau nhói bụng bên trái khi mang thai
Một số biện pháp giúp mẹ bầu giảm đau bụng ở bên trái khi mang thai là:
Nghỉ ngơi: Nếu đau bụng không quá dữ dội, mẹ hãy nghỉ ngơi trong tư thế thoải mái như nằm nghiêng về phía bên phải để giảm áp lực lên tử cung, kê gối gác chân hoặc ngồi tự vào ghế có đệm lưng.[3]
Chườm ấm nóng vào vùng bụng bị đau: Mẹ hãy đặt một chiếc khăn ấm vào vùng bụng dưới bên trái để giúp giảm đau. Tuy nhiên cần lưu ý không dùng khăn quá nóng để tránh làm tổn thương da của mẹ.
Thay đổi tư thế: Đôi khi, đau bụng có thể do thai nhi phát triển và tử cung bị ép vào các cơ, cơ quan xung quanh. Mẹ hãy thử thay đổi tư thế hoặc tập các bài tập nhẹ để giúp giảm áp lực, cải thiện sự lưu thông máu và giảm đau.
Các biện pháp trên chỉ là những biện pháp tạm thời. Nếu cơn đau xảy ra dữ dội hoặc kéo dài thì điều đầu tiên mẹ cần làm đó là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án xử trí kịp thời. Đặc biệt, mẹ hãy luôn đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề bà bầu bị đau nhói bụng bên trái khi mang thai. Hy vọng đây đều là những thông tin bổ ích giúp mẹ mang thai khỏe mạnh và an toàn. Nếu còn thắc mắc thêm về các vấn đề sức khoẻ, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 636 985 hoặc truy cập Menacal.vn
Nguồn bài viết: https://menacal.vn/ba-bau-bi-dau-nhoi-bung-ben-trai/
0 notes
Text
Cách giảm mệt mỏi cho bà bầu 3 tháng cuối
Tình trạng mệt mỏi xảy ra ở phụ nữ mang thai tháng cuối rất phổ biến và khiến họ phải chịu không ít phiền toái. Vậy bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?
Xem thêm: bầu 38 tuần ăn dứa được không
Cách tự nhiên tốt nhất để chống lại mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối
Người phụ nữ khi mang thai phải đánh đổi rất nhiều, từ sự biến đổi trên cơ thể đến tình trạng tâm lý. Do đó việc thấu hiểu sẻ chia là vô cùng quan trọng. Không chỉ đơn giản là giúp đỡ sản phụ hết mệt mỏi mà còn làm điểm tựa tâm lý, phòng ngừa trầm cảm sau sinh. Để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy tham khảo một số biện pháp cải thiện như sau đây:
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với các thực phẩm bổ dưỡng chứa các chất:
Sắt và protein để phòng ngừa thiếu máu và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Canxi có tác dụng giúp hệ xương-răng phát triển, chắc khỏe. Magie để giảm bớt tình trạng chuột rút, thư giãn cơ bắp. DHA cho sự phát triển trí não. Acid folic giúp phát triển hệ thần kinh, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Chất xơ để phòng ngừa táo bón thai kỳ.
Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất này qua các loại thực phẩm như: thịt đỏ, thịt nạc, rau có màu xanh thẫm, trái cây, đậu nành, sữa và sản phẩm từ sữa, yến mạch, hạnh nhân, quả óc chó, dầu cá, cá béo… Ngoài ra, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tránh ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Mẹ bầu nên uống từ 8-12 ly nước/ngày để tránh bị mất nước, giảm táo bón và chuột rút hay gặp trong giai đoạn này.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và dha cho bà bầu hiệu quả
Chế độ sinh hoạt của các bà bầu 3 tháng cuối
Chế độ sinh hoạt của bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối nên được điều chỉnh lại với các điều sau:
Vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga bầu, đi bộ hay tập kegel làm săn chắc cơ sàn chậu. Tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm nghiêng bên trái với chiếc gối kê giữa 2 chân để nâng đỡ cơ thể. Mang giày đế thấp, thoải mái để tránh bị ngã và giảm tình trạng đau lưng. Khi thấy mệt mỏi, mẹ nên cố gắng chợp mắt hay ngồi xuống và thư giãn. Tránh uống nhiều nước buổi tối để không bị đi vệ sinh nhiều ban đêm, gây mất ngủ.
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng
Những điều mẹ cần tránh khi mang thai 3 tháng cuối
Tới 3 tháng cuối mang thai, bà bầu cần tránh những điều sau để đảm bảo thai kỳ an toàn và không gây ảnh hưởng tới em bé:
Tránh tập thể dục với cường độ cao hay làm việc nặng nhọc có thể làm vùng bụng tổn thương. Tránh uống rượu hay dùng đồ uống chứa caffeine, hút thuốc, dùng chất gây nghiện. Tránh ăn đồ ăn sống, cá sống, hải sản hun khói hay các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, sữa chua chưa tiệt trùng, rau mầm, thịt nguội… Tránh tiếp xúc với phân mèo bởi có thể gây nhiễm khuẩn toxoplasmosis. Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nhất là thuốc isotretinoin để điều trị mụn trứng cá, acitretin trị bệnh vẩy nến, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) trị bệnh cao huyết áp…
Trong giai đoạn những tháng cuối mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ ngày càng nặng nề và mệt mỏi hơn khi thai nhi đã gần tới ngày chào đời. Mẹ cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ với một chế độ ăn dinh dưỡng, sử dụng đều đặn các viên uống sắt, canxi, DHA với hàm lượng tiêu chuẩn. Với những bà bầu mệt mỏi, hay bị chuột rút, đau nhức cơ bắp, tê bì tay chân thì cần xem có phải bà bầu bị thiếu magie và canxi hay không để bổ sung kịp thời. Nếu các mẹ đang bổ sung vi chất qua viên uống, hãy lưu ý uống magie và sắt cùng lúc được không để sắp xếp bổ sung cho hợp lý.
Thật may mắn nếu mẹ bầu có cơ địa khỏe mạnh, không ốm nghén, không mệt mỏi. Nhưng với hầu hết mẹ bầu, mệt mỏi khi mang thai là điều khó tránh khỏi. Thay vì lo lắng, âu sầu, mẹ bầu nên vui vẻ đón nhận như một phần tất yếu của hành trình làm mẹ vĩ đại. Khi mệt mỏi xuất hiện cùng bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh rủi ro ngoài ý muốn.
0 notes
Text
Bà Bầu Đau Lưng 3 Tháng Cuối: Nguyên Nhân & Cách Chăm Sóc An Toàn
Mang thai là một trong những giai đoạn đặc biệt nhất trong cuộc đời của phụ nữ. Tuy nhiên, đi cùng với niềm hạnh phúc và vui sướng là những khó khăn và bất tiện, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Và một trong những vấn đề thường gặp ở các bà bầu trong giai đoạn này chính là đau lưng. Đau lưng là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ và có thể khiến cho cuộc sống của bà bầu trở nên khó khăn hơn. Vậy bà bầu đau lưng 3 tháng cuối dữ dội có sao không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Bà bầu đau lưng 3 tháng cuối dữ dội có sao không?
Đau lưng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là giai đoạn mà cơ thể của bà bầu đang chuẩn bị để sinh con và sẽ trải qua những thay đổi lớn về cơ học và nội tiết. Do đó, đau lưng là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên, đau lưng ở bà bầu trong 3 tháng cuối có thể dữ dội hơn so với giai đoạn trước đó. Điều này có thể khiến cho bà bầu lo lắng và tự hỏi liệu có gì đó không bình thường xảy ra hay không. Thực tế, việc đau lưng dữ dội vào những tháng cuối của thai kỳ cũng là một hiện tượng phổ biến và không nguy hiểm. Tuy nhiên, để yên tâm hơn, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau lưng ở bà bầu trong 3 tháng cuối.
Nguyên nhân gây đau lưng cho bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau lưng cho bà bầu trong 3 tháng cuối. Các nguyên nhân này có thể là do sự thay đổi cân nặng, sự chuyển dạ của thai nhi, sự căng thẳng và tăng sản xuất của hormone estrogen. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng nguyên nhân này:
Thay đổi cân nặng
Trọng lượng của bà bầu tăng lên trong suốt quãng thời gian mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng cuối. Sự gia tăng này có thể khiến cho trọng tâm của cơ thể dịch chuyển, từ đó gây áp lực lớn lên cột sống và các mô mềm xung quanh. Điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng và đau nhức ở vùng lưng.
Ngoài ra, sự tăng cân cũng có thể làm cho bà bầu tự tiếp xúc với các hoạt động hàng ngày một cách khó khăn hơn. Việc đi lại, ngồi và đứng lâu có thể dễ dàng gây đau lưng cho bà bầu trong 3 tháng cuối.
Để giảm thiểu tác động của sự tăng cân lên đầu gối và cột sống, bà bầu nên cố gắng duy trì một thể trạng khỏe mạnh và ăn uống lành mạnh. Bạn nên tập thói quen ăn uống đúng cách để không tăng cân quá nhanh và không gây áp lực lên cột sống.
Sự chuyển dạ của thai nhi
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu thay đổi vị trí và chuẩn bị cho việc chuyển dạ. Khi đó, thai nhi cũng có thể xoay người hoặc dịch chuyển các phần của cơ thể, gây áp lực lên cột sống và các mô mềm xung quanh. Sự chuyển dạ này có thể làm cho bà bầu cảm thấy đau đớn và khó chịu.
Để giảm thiểu tình trạng này, bà bầu nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm để massage nhẹ nhàng vùng bụng và cột sống. Nếu bạn có thể, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè massage cho bạn để giúp giảm tình trạng đau lưng.
Sự căng thẳng
Mang thai là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời của phụ nữ và có thể khiến cho bà bầu cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Tình trạng căng thẳng này có thể làm cho cơ bắp trở nên căng và gây ra đau lưng. Ngoài ra, căng thẳng cũng có thể làm cho giấc ngủ của bà bầu bị ảnh hưởng, từ đó gây thêm đau lưng khiến cho bà bầu càng khó chịu hơn.
Để giảm tình trạng căng thẳng, bà bầu nên tập thói quen thư giãn bằng cách thực hiện các bài tập yoga hoặc bơi lội. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các phương pháp thư giãn khác như massage và điều chỉnh chế độ ăn uống để cải thiện giấc ngủ.
Tăng sản xuất hormone estrogen
Trong suốt thai kỳ, cơ thể bà bầu sản xuất nhiều hormone estrogen hơn để chuẩn bị cho việc sinh con. Sự tăng sản xuất này có thể làm cho cơ bắp và mô mềm xung quanh cột sống trở nên dần dần mềm dẻo hơn, dẫn đến sự chảy ra của các cơ bắp và gây ra đau lưng.
Biểu hiện của đau lưng ở bà bầu vào 3 tháng cuối thai kỳ
Đau lưng ở bà bầu vào 3 tháng cuối có thể biểu hiện qua một số dấu hiệu sau:
Đau ở vùng thắt lưng, có thể lan ra hai bên hông hoặc vùng mông.
Khó chịu khi ngồi hoặc đứng lâu.
Cảm giác nhức nhối ở vùng lưng.
Đau có thể tỏa ra đùi và chân.
Nếu bạn có những biểu hiện này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và tìm hiểu nguyên nhân gây ra đau lưng.
Cách phòng tránh và giảm đau lưng cho bà bầu trong 3 tháng cuối
Để giảm thiểu tình trạng đau lưng trong 3 tháng cuối thai kỳ và giúp cho cuộc sống của bà bầu dễ dàng hơn, hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh và giảm đau sau:
Bài tập dành cho bà bầu
Dù cho bạn đang mang thai hay không, việc tập thể dục luôn rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Với bà bầu, các bài tập nhẹ nhàng như yoga và bơi lội là lựa chọn tốt để giúp giảm căng thẳng và giữ cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể tập các bài tập đơn giản như nằm bụng và nằm sấp để giúp tăng cường sức khỏe và giảm tình trạng đau lưng.
Điều chỉnh tư thế
Điều chỉnh tư thế trong khi ngồi, đứng hoặc nằm là một cách hiệu quả để giảm đau lưng cho bà bầu. Hãy cố gắng nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên cột sống và các cơ bắp xung quanh. Nếu bạn phải đứng lâu hoặc đi lại nhiều, hãy thay đổi tư thế thường xuyên và không để chân bị căng quá mức.
Ngoài ra, khi ngồi, hãy cố gắng ngồi đúng tư thế với lưng thẳng và đôi chân được giữ song song với mặt đất.
Sử dụng gối hỗ trợ
Việc sử dụng gối hỗ trợ có thể giúp giảm áp lực lên cột sống và giúp cơ bắp thư giãn hơn. Bạn có thể sử dụng gối đỡ lưng khi ngồi hay một gối bầu khi nằm để giúp cho việc nằm thoải mái hơn. Ngoài ra, gối chống tụt lưng cũng là một lựa chọn tốt để giảm áp lực lên cột sống và giúp cho bà bầu có giấc ngủ tốt hơn.
Bổ sung thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum
Trong giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường gặp phải cơn đau lưng khó chịu do sự gia tăng cân nặng và thay đổi hormone. Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng này, và Ganola Mum là lựa chọn hoàn hảo.
Ganola Mum được chiết xuất từ 9 loại hạt giàu dưỡng chất như hạnh nhân, sachi, hạt sen, gạo lứt, hạt diêm mạch, hạt kê, yến mạch, hạt óc chó và hạt hồ trăn, cùng với hệ dưỡng chất Multi+ bao gồm axit folic, DHA, Aquamin F và các vitamin, khoáng chất thiết yếu. Ganola Mum không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu mà còn giúp giảm đau lưng hiệu quả.
Bổ sung thức uống dinh dưỡng từ hạt Ganola Mum mang lại nhiều lợi ích:
Acid folic trong Ganola Mum hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh cho thai nhi.
DHA có lợi cho sự phát triển trí thông minh và thị giác.
Aquamin F cung cấp canxi và magie giúp phát triển chiều cao, xương, răng và tóc cho em bé, đồng thời phòng ngừa loãng xương cho mẹ.
Với hương vị thơm ngon, dễ uống từ đường Isomalt tự nhiên và các loại hạt, Ganola Mum trở thành thức uống yêu thích của các mẹ bầu, giúp họ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn trong suốt thai kỳ. Ganola Mum không chỉ là giải pháp dinh dưỡng mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp mẹ bầu vượt qua những khó khăn trong ba tháng cuối và chuẩn bị sẵn sàng để chào đón con yêu.
Lưu ý
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà bầu, hãy lưu ý các điều sau:
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào.
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và đừng vượt quá khả năng của cơ thể.
Kiểm tra s��c khỏe thường xuyên và theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Hạn chế nâng vật nặng hoặc hoạt động mạnh trong thời gian mang thai.
Câu hỏi thường gặp
Đau lưng có nguy hiểm không?
Đau lưng nhẹ và thoáng qua thì không phải là điều nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau lưng dữ dội và kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phân biệt đau lưng bình thường và đau lưng do vấn đề nghiêm trọng?
Đau lưng bình thường trong thai kỳ thường xuất phát từ sự thay đổi cơ học của cơ thể và không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu đau lưng đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau bụng dưới, ra máu âm đạo, hoặc giảm sự vận động của thai nhi, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Có cách nào giúp giảm đau lưng hiệu quả không?
Để giảm đau lưng hiệu quả, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Thực hiện các bài tập dành cho bà bầu như yoga và bơi lội.
Điều chỉnh tư thế khi ngồi, đứng và nằm.
Sử dụng gối hỗ trợ khi ngủ và khi ngồi.
Thực hiện massage nhẹ nhàng vùng lưng để giảm căng thẳng.
Nếu tình trạng đau lưng không giảm đi sau khi thực hiện các biện pháp trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
>>>Xem thêm:
Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà
Bà bầu uống nước dừa 3 tháng cuối: Lợi ích, nguy cơ và cách uống đúng
Kết luận
Trong quá trình mang thai, đau lưng là một vấn đề phổ biến mà nhiều bà bầu phải đối mặt, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây ra đau lưng cho bà bầu có thể do sự thay đổi cơ học của cơ thể, sự căng thẳng, và tăng sản xuất hormone estrogen. Để giảm tình trạng đau lưng và làm cho cuộc sống của bà bầu dễ dàng hơn, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh và giảm đau là rất quan trọng.
Bằng cách tập thể dục đều đặn, điều chỉnh tư thế, sử dụng gối hỗ trợ và thực hiện massage nhẹ nhàng, bà bầu có thể giảm thiểu tình trạng đau lưng và tạo điều kiện tốt nhất cho sức khỏe của mình và thai nhi. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn gặp phải tình trạng đau lưng kéo dài và không giảm đi sau khi thực hiện các biện pháp trên. Chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ giúp cho quá trình mang thai của bạn trở nên suôn sẻ và an toàn hơn.
Nguồn bài viết: Bà bầu đau lưng 3 tháng cuối: Nguyên nhân và cách giảm đau
0 notes
Text
Bà bầu bị đau lưng thì phải làm sao?
Nếu mẹ đang băn khoăn bà bầu bị đau lưng thì phải làm sao cho nhanh khỏi, hãy tham khảo và áp dụng ngay một số biện pháp giảm đau an toàn như sau đây:
>> Xem thêm: Cách massage bầu giúp giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả!
Duy trì những tư thế đúng để giảm đau lưng cho mẹ bầu hiệu quả
Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt có tác dụng tốt trong việc giảm áp lực cho vùng lưng cũng như tránh làm cho lưng bị thương tổn nhiều hơn, mẹ cần lưu ý:
Tư thế ngủ giảm đau mỏi lưng cho bà bầu là nằm nghiêng kê một chiếc gối giữa hai đầu gối, mẹ cũng có thể nằm nghiêng bên trái khi đã bầu to hơn.
Khi ngồi làm việc cần giữ cho lưng thẳng, ngửa vai, chân để lên bục nhỏ hoặc cuộn thêm một chiếc khăn đặt sau lưng.
Tư thế giảm đau lưng cho mẹ bầu khi đứng là cần kéo hông về trước, vai kéo về sau.
Xoay người cần nhớ xoay cả bàn chân.
Khi lấy một vật gì ở thấp thì cần uốn cong đầu gối, hạ dần trọng tâm cơ thể như tư thế ngồi xổm và giữ thẳng lưng.
Chọn trang phục phù hợp khi bầu để giảm tình trạng đau lưng
Bà bầu bị đau lưng thì phải làm sao cho hết? Mẹ bầu cần mặc trang phục thoải mái để dễ dàng vận động hơn với các bộ đồ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc bộ đồ bó sát sẽ giảm lưu thông máu. Ngoài ra, các mẹ cũng nên chọn trang phục phù hợp với thời tiết để thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, kết hợp đi giầy bệt để nâng đỡ vòm chân giúp trọng lượng cơ thể được phân bổ đều.
>> Xem thêm: Bầu 38 tuần ăn dứa được không?
Chườm nóng và chườm lạnh giúp giảm tình trạng đau lưng hiệu quả
Chườm nóng và chườm lạnh là biện pháp giúp mẹ giãn cơ, giảm đau nhanh. Chườm lạnh sẽ được áp dụng với các cơn đau cấp tính, không chườm trong thời gian dài và liên tục để tránh bị nhiễm lạnh. Còn bà bầu bị đau lưng chườm nóng thì cần lưu ý nhiệt độ khi chườm để không làm bỏng da.
Thực hiện các bài tập có tác dụng giảm đau lưng cho mẹ bầu hiệu quả
Tập các bài tập giảm đau lưng khi mang thai bên cạnh các bộ môn như thiền, đi bộ, bơi lội.. cũng là cách giúp mẹ thư giãn lưng và giảm đau mỏi nhanh hơn.
Xoa bóp hỗ trợ giảm đau lưng khi mang thai
Bà bầu bị đau lưng thì phải làm sao nhanh khỏi? Các mẹ có thể lựa chọn tới các spa chăm sóc bầu uy tín để thực hiện massage bầu giảm đau lưng hiệu quả. Những động tác massage lưng sẽ kích thích lưu thông máu, thư giãn các cơ và làm giảm đau nhanh hơn.
>> Xem thêm: Spa chăm sóc bầu uy tín hiệu quả!
0 notes
Text
Lại nhớ mùa hè
Những ngày hè ở Nhật, nóng điên, nóng hầm hập kể cả buổi tối như mấy hôm nay ở SG nè. Nhưng thời tiết dù khắc nghiệt vậy, cũng không ngăn đám trẻ loai choai ra khỏi nhà. Ví như có hôm Ngân đội nắng đi tận ra ruộng hướng dương ở cái xứ nào ở Hyogo không nhớ nữa, mặc cái quần rách có lưới ca rô mà tối về nhà hai cái đùi có luôn hình vỉ than vì cháy nắng. Hay những buổi chiều kéo nhau ra Hard-off lựa lựa ngắm ngắm và mua được cơ số những đồ linh tinh xinh xắn. Hoặc một trưa đi ra biển, gặp một ông chú ngư dân xáp lại ngồi kể cho lịch sử xây sân bay Kansai mấy chục năm trước, "đó, con thấy vệt ngang đó không, nó là đường nối đất liền với cái sân bay giữa biển […] đó, máy bay lại bay lên nữa kìa…"
Có những hôm, đi làm về là Ngân sẽ phóng thẳng ra ban công chỉ để đứng yên đó ngắm hoàng hôn vì cả bầu trời mùa hè những chiều đó luôn là một màu tím hồng kì diệu, hoặc rủ ai đó ra đằng sau cái thủy cung kế nhà chỉ để hóng gió ngồi tám chuyện này chuyện nọ đến khi trời nhá nhem và bụng đói kêu lem bem…
Mùa lễ hội ở Osaka - nếu đi Tennoji, tàu sẽ không còn một chỗ nào nhét, nóng điên khùng hầm hập người mà mặt mũi đứa nào cũng tươi tắn xinh đẹp, mặc yukata mang dép lết lết đi bộ mua nào là thịt nướng nào là bình nước si rô có đèn xanh đỏ chớp chớp coi ngta chèo thuyền bắn pháo bông, rồi lạc vô một khu phố izakaya nào đó lạ hoắc toàn các thể loại đèn lồng thật xinh, làm quen với một cặp đôi người Nhật lạ hoắc luôn rồi anh chàng điển trai đó dắt đi uống rượu gạo ở một cái tiệm ngon ơi là ngon giờ chẳng nhớ nó ở đâu nữa; nếu đi Umeda, tụi Ngân sẽ tiện tay mua kem ở đâu đó trong ga, hoặc một món nước theo mùa nào đó của FamilyMart, đứng lên cái thang cuốn dài tận mười mấy tầng ở trc cổng chính JR chỉ để ngắm thành phố rồi đi xuống ngồi ở bậc thang quảng trường coi người ta múa hát, thật vui; nếu đi Nanba, kiểu nào cũng phải chen chúc ghé Ichiran xếp hàng ăn một tô Ramen dù cái thời tiết chả ủng hộ gì mấy cho chuyện ăn đồ nóng, nếu bị rủ đi karaoke thì Ngân sẽ lại dè bỉu bà chị senpai của Ngân khi lần nào chỉ cũng sẽ lựa nhạc của Green kèm bài thuyết trình ca ngợi mấy anh bác sĩ đi làm ca sĩ đó và rồi luôn luôn hát cái bài sến rện bả thích có tựa là Trao Thân cho Thời Gian của Đặng Lệ Quân
Ngày hè nào đó, cũng nắng nóng như vầy, đến nỗi đạp lên lá khô là nghe tiếng lá giòn rụm kêu răng rắc dưới chân, vậy mà Ngân lại bị sét đánh khi anh chàng vui tính đẹp trai đứng trước bàn Ngân cất lên cái giọng trầm ấm nghe tới đâu tan tim tới đó, đến nỗi những ngày sau dù biết hai đứa bằng tuổi nhau mà Ngân vẫn quăng hết liêm sỉ kêu ngta bằng anh, vậy mà ngta cũng sửa lưng Ngân nói hai đứa mình bằng tuổi đó 😭 💔, rồi lỡ thấy ngta đeo nhẫn lỡ thấy màn hình chờ đt, thất tình làm không biết bao nhiêu bài thơ mơ tưởng luôn =))
Rồi cũng có những ngày ở Tokyo đi xình xịch trên những chiếc tàu JR cũ rích, cà thẻ tàu tự nhiên đc bớt vài yên thấy thật lạ (tại ở Osaka cà thẻ cũng không bớt), nói với thằng Ấn Độ cho ở ké từ couchsurfing là tao muốn đi cái bảo tàng này, muốn lên cái tòa nhà kia, muốn ghé qua cái đền nọ, và nó dắt đi ngang qua những khu kiến trúc lộng gió có vườn cây xanh ngát không thể ngờ ở cái thành phố đông đúc mà mình tưởng như có thể bị chết ngộp vì người luôn. Hay có hôm dắt nhau ra Hiroshima dạo quanh cái xứ bán toàn nhím biển nướng sò nướng, hai đứa ng Nhật chạy lại hỏi tụi m mua trà sữa ở đâu zị, chỉ t với, cười ngại ngại nói này t mua ở tận Osaka lựn ahihi. Rồi có hôm đi ra hồ Biwa coi pháo bông mà bị đau bụng muốn ngất xỉu nằm bẹp ở công viên, nhưng không biết sao cũng đã sống lại và lê lết đc tới bờ sông rồi trải bạt dưới gốc cây ngồi đó vừa ăn vừa tám từ 1h trưa đến 7h tối chỉ để đợi coi 10 ngàn phát pháo bông… Ah, life has been so goooood.
Thiệt là mê mùa hè quá dù đầu mùa tới giờ da đã tuột màu xuống mấy tông, những kí ức đẹp là để dùng cho những lúc trôi tuột vào hố sâu như vầy, vì "mình phải sống như mùa hè năm ấy" chứ, hihi :"> ráng giữ mình qua khỏi những ngày nắng nóng phiền muộn, từ từ mưa tới mình sẽ lại có cớ càm ràm những câu chuyện tủn mủn như đi làm mắc mưa, phơi đồ quên lấy, hay mình sẽ lại vui vẻ rủ ai đó đi ăn bánh xèo trời mưa, chill chill ở nhà mở nhạc pha milo ch���ng hạn, và rồi cuộc sống sẽ lại bình thường và tụi mình rồi sẽ tốt đẹp cả thôi, hihi.
0 notes
Text
Đau lưng khi mang thai 15 tuần mẹ bầu chớ chủ quan?
Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị đau lưng, tùy cơ địa của từng người mà mức độ đau khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy bà bầu 15 tuần bị đau lưng là do đâu?
Lý do khiến bà bầu 15 tuần bị đau lưng
Đa số các chị em phụ khi mang thai thường đối mặt với tình trạng đau mỏi lưng, người ta coi đó là một phần không thể thiếu trong thai kỳ. Tùy từng người, cơn đau chỉ thoáng qua và không khiến họ cảm thấy khó chịu, có những người bị đau dai dẳng không khỏi. Nguyên nhân là do:
Thay đổi hormone trong thai kì:Bà bầu 15 tuần bị đau lưng có thể do cơ thể tiết ra hormone relaxin giúp khung xương chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Các cơ, dây chằng ở vùng chậu không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở khiến mẹ bị căng cơ, căng dây chằng và gây đau. Ngoài ra, khung xương chậu giãn nở sẽ làm giảm sự liên kết khiến các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến hiện tượng đau lưng. (Xem thêm: dấu hiệu bà bầu thiếu canxi khi mang thai)
Mẹ tăng cân khi mang thai:Một trong những dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh là mẹ và bé tăng cân đều và đúng chuẩn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho cột sống, khung xương chậu phải chịu thêm sức nặng dẫn đến mẹ bị đau lưng.
Mẹ bầu thay đổi tư thế:Thai nhi cùng tử cung lớn dần ở thời kỳ mang thai sẽ làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn dẫn đến trọng tâm cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng khi di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến lưng bị cong và gây đau nhức.
Mẹ bị căng thẳng: Mẹ căng thẳng, lo âu sẽ khiến các cơ trong cơ thể không được thư giãn, hồi phục và luôn ở trong trạng thái căng cứng, lâu ngày cơ sẽ mệt đồng thời căng hơn gây đau lưng.
Mẹ bị động thai:Trường hợp mẹ bị đau lưng kèm theo ra huyết nâu hay đỏ tươi, dịch âm đạo tiết bất thường, đau bụng thì cần lưu ý đến ngay cơ sở y tế thăm khám bởi đó là triệu chứng của động thai.
Đau lưng do đau thần kinh tọa:Mẹ sẽ thấy xuất hiện cơn đau nhói ở phía mông và ở phía sau một bên chân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và vùng xương chậu của mẹ đã bị suy giảm chức năng.
>>Xem thêm: thuốc sắt và acid folic cho bà bầu ngừa thiếu máu dị tật thai nhi
Bí quyết hạn chế đau lưng khi mang thai tại nhà
Mang thai là thời điểm khá nhạy cảm, do đó chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng thuốc để làm giảm cơn đau nhức lưng.Dưới đây là những biện pháp giảm đau an toàn mà bạn có thể áp dụng.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Bà bầu 15 tuần bị đau lưng nên duy trì chế độ sinh hoạt tốt giúp giảm thiểu triệu chứng đau, cụ thể:
Tập thể dục: mẹ nên tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tham gia các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai vừa hỗ trợ mẹ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Cải thiện tư thế: mẹ tập đi đúng tư thế, ngồi ghế nên có miếng đệm lót để tựa lưng và khi nằm ngủ nên nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp máu-oxy, dưỡng chất lưu thông tới thai nhi.
Thời gian mang thai mẹ cần tránh khiêng hay bê vác vật nặng vừa không tốt sức khỏe vừa ảnh hưởng tới em bé trong bụng.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: mẹ chườm ở vùng thắt lưng hoặc tắm bằng nước ấm sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả.
Massage trị liệu vùng lưng và toàn thân: sẽ giúp các cơ ở lưng và chân được co giãn và tạo độ đàn hồi, nhờ đó mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đi triệu chứng đau lưng.
Cân đối chế độ ăn uống: mẹ bầu tránh dồn ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia nhỏ thành nhiều bữa và cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Bổ sung viên uống canxi cho bà bầu đầy đủ: Tuần 15 đã bước vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kì, nhu cầu canxi của mẹ và bé tăng cao nên mẹ rất dễ thiếu canxi dẫn đến đau lưng, nhức mỏi. Do đó, ngoài sắt, DHA, tuần 15 của thai kì mẹ nên uống thêm viên canxi để cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết. Mẹ nhớ tìm hiểu cách uống sắt canxi và DHA cho bà bầu để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Gợi ý một số bài tập giảm đau lưng cho mẹ mang thai 15 tuần
Ngoài duy trì chế độ sinh hoạt tốt, sau đây sẽ gợi ý một số bài tập giúp cải thiện tư thế, giảm đau lưng cho mẹ như:
Bài tập 1: mẹ đứng thẳng lưng, chân mở rộng ngang vai đồng thời cong nhẹ đầu gối, 2 tay chống lên đùi. Sau đó mẹ tiếp tục giữ nguyên tư thế rùi hít sâu rồi lặp lại động tác 4 lần.
Bài tập 2: mẹ bầu giữ tư thế đứng, 1 chân bước lên trước, tay đỡ sau lưng, sau đó hít vào thở ra đều đặn rồi đổi chân, lặp lại động tác 4 lần.
Bài tập 3: mẹ bầu nằm nghiêng 1 bên, tay dưới hướng lên phía trên, sau đó lòng bàn tay mở ra, hít sâu đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao. Tiếp theo mẹ thở ra, hạ chân và tay xuống, mẹ lặp lại động tác tương tự với mỗi bên còn lại, mỗi bên khoảng 4-6 lần.
>>Xem thêm: bà bầu nên uống canxi vào lúc nào
Mặc dù đau lưng khi mang thai là một hiện tượng thường gặp nhưng tuyệt đối không nên chủ quan. Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ, chị em nên theo dõi triệu chứng đau lưng của mình. Nếu cơn đau lưng kéo dài bất thường cần đến thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
0 notes