"Gió cuốn buồm dong lá phất phơ, Thuyền lan lãng đãng giữa doành tơ." tackehoa.tackehoa
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
LỜI HỒI ĐÁP 1997: TUỔI MƯỜI TÁM VÀ NHỮNG LỜI YÊU CÒN BỎ NGỎ.
Tên tiếng Anh: Reply 1997 Đạo diễn: Shin Won Ho Năm phát hành: 2012 Diễn viên chính: Jung Eun Ji, Seo In Guk, Hoya, Shin So Yul, Eun Ji Won, Lee Shi Eon, Sung Dong Il, Lee II Hwa, Song Jong Ho.
Nằm trong chuỗi phim quay ngược thời gian cùng với những cái tên đình đám như Lời hồi đáp 1988, Lời hồi đáp 1994, ở Lời hồi đáp 1997, khán giả được quay trở về với cuộc sống người dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ những năm 90 trong giai đoạn làn sóng Kpop nở rộ và những câu lạc bộ fan cuồng nhiệt ra đời,…
Bất cứ thời đại nào, tôi tin tuổi trẻ vẫn là khoảng thời gian đẹp đẽ và khó quên nhất mà chúng ta từng trải qua. Một trái tim chân thành và cháy bỏng dành cho những điều ta yêu – đó cũng chính là những tháng năm tuổi trẻ của nhóm bạn 6 người: Sung Shi Won, Yoon Yoon Jae, Kang Jun Hee, Mo Yoo Jung, Do Hak Chan, Bang Sung Jae.
Phải chăng tuổi trẻ khó quên vì những lời yêu còn bỏ ngỏ?
Với mối tình đơn phương của Yoon Jae với Shi Won và những cảm xúc không thể gọi tên của Kang Jun Hee thì có lẽ là như vậy.
“Vô tình gặp nhau trên đường. Lấy cùng một cuốn sách ở thư viện. Ai đó vào che nhờ ô của tôi. Tôi cứ nghĩ tình yêu phải đặc biệt như thế. Nhưng nó không giống như tôi tưởng tượng.”
Những thổn thức đầu tiên của trái tim đến thật bất chợt. Bỗng một ngày, bạn nhận ra cô bạn lớn lên bên cạnh mình từ thuở bé cùng cắp sách đến trường xinh bất ngờ, như khoảnh khắc mà Yoon Jae rung động trước Shi Won khi cô tháo kính cận. Hay sự âm thầm ngưỡng mộ Yoon Jae của Kang Jun Hee đã lớn dần thành mối tình đầu từ khi nào mà anh cũng không biết. Điều này làm tôi chợt nhớ đến câu hát trong bài “Chuồn chuồn” của Tùng: “Tình yêu diệu kỳ đến thế/Tôi có trao đâu mà tình yêu bắt đầu.”
Có một Yoon Yoon Jae luôn hướng về Sung Shi Won
“Yoo Jung tỏ tình với tớ” “Tớ nên làm gì đây” “Tớ không nên hẹn hò với cậu ấy à?” “Tớ không nên hẹn hò với cậu ấy à?” “Bảo tớ đừng hẹn hò với cậu ấy”
Tuổi trẻ của mỗi người đều đã từng là Yoon Yoon Jae hoặc có cho mình một Yoon Yoon Jae không thể quên. Yêu thầm cô bạn thân và nhìn thấy cậu bạn thân của mình dường như cũng thích thầm cô ấy, Yoon Jae lúc nào cũng trưng ra bộ mặt “u sầu” trước mặt Shi Won. Cậu bật đèn xanh và ra tín hiệu mọi lúc có thể nhưng vì quá thân thiết nên Shi Won chẳng bao giờ để ý. Dù tỏ ra thờ ơ, luôn cãi vã nhau nhưng Yoon Jae vẫn âm thầm quan tâm cô, thậm chí còn không màng đến bản thân mình. Cậu luôn ghi nhớ mọi thứ về Shi Won từ những điều nhỏ nhặt nhất. Ước mơ từ thuở bé của cô là động lực để Yoon Jae quyết định vào Học viện Không quân. Khi đàn ông bày tỏ với cô gái mình thích tức là anh ta đã chịu mạo hiểm không gặp cô ấy nữa. Và Yoon Jae cuối cùng cũng quyết định đặt cược ván bài tình cảm với cô gái mình thầm yêu…
“Mối tình đầu – tình yêu tươi xanh ai cũng hết lòng ca ngợi. Có lẽ thứ tình cảm ấy tươi đẹp không phải vì nó là mối tình đầu, mà vì nó chứa đựng cả một thời thanh xuân ngây thơ, nhiệt huyết mà không ai có thể quay về được.”
Lặng thầm một mối tình “câm”
Thời niên thiếu, có những mối tình câm, tình thầm mãi mãi chôn chặt trong trái tim. Không biết bắt đầu từ khi nào cũng không biết đã kết thúc từ bao giờ. Có một câu nói như thế này: “Hoa nở là đẹp rồi, tại sao nhất thiết phải biết nó thuộc về ai.” Kang Jun Hee lặng lẽ bên cạnh Yoon Yoon Jae suốt 6 năm, dù biết chuyện tình mình sẽ chẳng bao giờ đơm hoa kết trái nhưng đối với cậu, chỉ cần được nhìn thấy người mình thích đã là sự đáp trả ngọt ngào nhất khi yêu đơn phương.
“Lý do tớ thích cậu… Lý do tớ thích cậu là gì ư? Bởi vì đó chính là cậu. Chỉ là cậu mà thôi. Còn lý do nào khác nữa sao? Giá mà tớ biết được…làm thế nào mới có thể ngừng thích cậu. Nhưng điều đó tớ không thể tránh được. Tớ chỉ mong duy nhất một điều… Mãi ở bên cậu như một người bạn…không hơn.”
Cùng nằm trong chuỗi phim nổi tiếng của đạo diễn Shin Won Ho, thật khó để không đặt cả 3 bộ phim lên bàn cân so sánh. Tôi chưa xem qua Reply 1994, nên ở đây chỉ nói về Reply 1997 và Reply 1988. Cá nhân tôi cảm thấy cả 2 bộ phim đều chứa những giá trị ý nghĩa riêng dựa trên thời gian và trải nghiệm sống của mỗi người. Ở Reply 1988, bộ phim làm tôi xúc động trước câu chuyện của người khác: tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm của khu Ssangmun Dong và đặc biệt là nó tái hiện lại những ký ức rất hồn nhiên, trong sáng và vui vẻ bên bạn bè. Còn ở Reply 1997, tôi lại thấy thân thuộc và chạm tới cảm xúc nhiều hơn vì nhìn thấy ở đâu đó có bóng dáng câu chuyện của mình. Chúng ta đã từng là những Sung Shi Won, Kang Jun Hee và Yoon Yoon Jae,… đều có khoảng thời gian tuổi trẻ vô tư và nhiệt thành như vậy. Ta sống hết mình với tình yêu cho hiện tại không cần biết sẽ nhận lại điều gì, có lúc thấy bồi hồi trước những cảm xúc chưa dám gọi tên, có lúc dũng cảm chạy theo tiếng yêu đầu đời, nhưng cũng có lúc loay hoay không biết mình sẽ đi về đâu. Lời hồi đáp 1997 lấy nước mắt người xem còn ở việc khai thác rất tốt về khía cạnh tình cảm gia đình khi con cái bước vào độ tuổi 18 quan trọng của đời người nữa. Nói chung là rất đáng xem đóoo! Phim nào của đạo diễn Shin Won Ho của làm mình tốn nước mắt hết.
2 notes
·
View notes
Text
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG (2007): NHỮNG PHẬN NGƯỜI LẶN NGỤP GIỮA TRẦN AI
Lấy bối cảnh chiến tranh loạn lạc năm 1954, bộ phim kể về cuộc đời của cặp vợ chồng nghèo Gù và Dần. Từ hai kẻ ở đợ cho nhà bá hộ ở Hà Đông, họ dắt nhau trốn đi và trôi dạt vào Nam theo làn sóng di cư, vì sinh đứa con đầu lòng mà dừng chân tại mảnh đất Hội An. Thoát khỏi sự áp bức của những tên địa chủ, cứ tưởng cuộc đời khốn khổ của Gù và Dần đã bước sang trang sáng sủa hơn nhưng từ đây câu chuyện của họ mới thật sự bắt đầu.
Những cơn sấm chớp giật liên hồi trên bầu trời mây đen vần vũ, nối tiếp là mưa lũ triền miên bao trùm lấy mái tranh nghèo dột nát của đôi vợ chồng trẻ như điềm báo cho những tai ương không ngớt sắp kéo tới. Tại nơi đó, những đứa con của họ cũng lần lượt ra đời. Sáu miệng ăn giữa thời đạn bom loạn lạc, họ vẫy vùng tứ phía để kiếm miếng cơm.
𝐆𝐢𝐨̣𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐦𝐚̆́𝐭 𝐥𝐨𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐚̀ 𝐚́𝐨 𝐦𝐨̣̂𝐧𝐠
Cái nghèo như một cỗ xe lăn bánh không ngừng vào gia đình họ, ép họ đến bên bờ vực phải đánh đổi giữa đồng tiền và lòng tự trọng của một con người. Đứa con gái nói rằng nếu không mặc áo dài đến lớp thì trường không cho đi học nữa. Cơm còn không đủ ăn thì may một chiếc áo dài đối với họ là điều quá xa x��. Tấm lòng mẹ thương con, Dần không thể ngồi yên nhìn hai đứa con gái vừa ngoan hiền lại học giỏi của mình phải bỏ học. Đối với Dần, xấu hổ nhất không phải là chuyện làm vú nuôi cho một lão già ốm hom hem, mà điều đáng xấu hổ nhất, tổn thương lòng tự trọng của cô nhất chính là “đẻ ra nó mà không lo được cho nó.” Dần là một người phụ nữ, nhưng hơn hết cô còn là một người mẹ.
“Bây giờ có phải làm đĩ để nuôi chúng ăn học nên người, em cũng không tiếc gì phần em."
Trải qua biết bao mùa mưa nắng, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, thấm thía hết thảy những tủi nhục, vất vả của đời người, đối với cô: “Con gái thời nay cũng phải học giỏi như Bà Trưng, Bà Triệu thời xưa” thì mới mong có một cuộc sống khác. Cho nên cơm áo có ghì sát đất, cái nghèo có khiến Dần bị người đời chà đạp đến đâu thì cô vẫn quyết hi sinh để tìm con đường tương lai sáng sủa hơn cho bầy con.
Đời Dần không có gì quý giá hơn chiếc áo dài lụa Hà Đông Gù tặng cô làm áo cưới. Dù nghèo đói đến cùng cực, cô vẫn gìn giữ nó như gìn giữ giới hạn cuối cùng của phẩm hạnh người phụ nữ, trước ranh giới mong manh của hiện thực nhơ nhuốc, tàn nhẫn. Cô trao nó lại cho con gái, để chúng được tiếp bước đến trường, thay cô viết tiếp những trang mới của tương lai.
𝐊𝐡𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐚̀ 𝐚́𝐨 𝐥𝐮̣𝐚
Bi kịch tấn công gia đình Gù và Dần như những phát súng nổ ra liên hồi của giặc Pháp tại mảnh đất Hội An. Bom dội xuống mái trường giữa tiếng đọc bài của cô học trò nhỏ.
“Dù có khổ đến đâu, chị em tôi vẫn hãnh diện làm con của bố mẹ, Chị em tôi cố gắng chăm học để không phụ công lao của bố mẹ. Và riêng tôi, để đền bù lại tình thương và sự cực khổ của mẹ dành cho chị em tôi của ngày hôm nay. Tôi ao ước lớn lên sẽ trở thành thợ may giỏi, để tặng lại mẹ tôi chiếc áo dài…”
Ám ảnh nhất bộ phim có lẽ là khung cảnh tang tóc, xác người chất dài, tiếng kêu khóc thảm thiết của những người cha, người mẹ mất con. Nỗi đau này chưa nguôi thì nỗi đau khác lại đến. Phần đầu bộ phim là tiếng đàn cò réo rắt giữa đêm mưa thâu trong ngôi chùa hoang Gù đàn cho Dần nghe, tựa như khúc ngâm ai oán cho số phận thảm thương của hai kẻ nghèo bấu víu nhau giữa thời loạn lạc. Gù từng nói: “Hạnh phúc là cưới được người mình yêu. Còn sướng hơn được ba bò chín trâu.” Anh đã đếm từng ngày đến lúc được nhìn thấy Dần mặc trên mình chiếc áo dài cưới, họ sẽ dắt tay nhau đi giữa xác pháo hồng cùng tiếng cười rộn rã của bầy con. Nhưng cau ra quả rồi, còn giấc mơ đó của Gù đã mãi mãi cuốn phăng theo nước lũ. Những ước hẹn đêm nào, giờ anh đành để cung đàn hòa theo con nước, tiễn đưa cho số phận hẩm hiu của người vợ hiền thảo.
Kết phim là khung cảnh chiếc áo dài lụa vươn cao phấp phới. Trải qua bao cơn dày vò, nhờ bàn tay mẹ, bàn tay cha chắp vá, giữ gìn, mà nó vẫn còn nguyên vẹn. Hình ảnh chiếc áo dài trắng cột trên cành cây được con gái họ cầm trên tay hòa vào dòng người, chạy khỏi trận mưa bom của giặc là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của tình cảm vợ chồng giữa Dần và Gù, tình mẫu tử thiêng liêng và lòng hiếu thảo của những đứa con sẽ không bao giờ bị vùi dập trước thiên tai và khói lửa chiến tranh. Trong làn khói đen, dưới đống tro tàn, họ vẫn hết sức gìn giữ những phẩm chất thiêng liêng nhất của con người.
“Hôm qua cô giáo mới dạy con 2 chữ hòa bình bố ạ!” “Thế hòa bình có đẹp không hả bố?” “Bố chưa bao giờ thấy hòa bình. Nhưng chắc là đẹp lắm! Đẹp như con vậy.”
0 notes
Text
CÔ DÂU MA (2005): SỰ SỐNG LIỆU CÓ ĐẸP HƠN CÁI CHẾT
Corpse Bride là bộ phim hoạt hình stop-motion phát hành năm 2005. Lấy bối cảnh ngôi làng hư cấu ở Châu Âu dưới thời Victoria.
Bộ phim là một bức tranh đảo ngược về sự sống và cái chết.
Thế giới người sống nhưng lạnh lẽo, u ám và người sống thì sống như những người đã chết. Họ vô cảm, vật vờ như những chiếc bóng, và chỉ bóc lột, lợi dụng lẫn nhau vì lợi ích cá nhân. Tình yêu luôn đi kèm với lợi ích. Và hôn nhân là bệ phóng của quyền lực và địa vị xã hội.
Ngược lại, thế giới người chết – nơi mà người ta luôn cho rằng khi đặt chân đến đây là đặt dấu chấm hết cho một đời người lại sáng sủa, tươi vui. Những người đã chết, chỉ còn là những bộ xương lại nhảy múa, hát ca đầy sảng khoái, vui vẻ. Họ yêu thương và quan tâm nhau, hơn cả, họ biết khao khát yêu và được yêu. Vậy nếu chỉ sống như một cỗ máy khát tiền và quyền lực, tình yêu thương giữa con người thì không còn tồn tại, liệu có đáng sống hơn so với cái chết không?
Ở thế giới người chết có một cô gái tên Emily. Emily là một cô dâu ma, nhưng đáng thương hơn là đáng sợ. Cô đem lòng yêu thiết tha một người, bất chấp mẹ cha ngăn cản. Cô bỏ trốn cùng hắn trong chiếc váy cưới đẹp đẽ nhưng rồi hắn lại nổi lòng tham và lừa gạt cô. Emily xinh đẹp ra đi trong chiếc váy cưới vào ngày mà cô nghĩ là hạnh phúc nhất đời mình. Xác cô lạnh khô vùi trong đất cát cho đến khi Victor đến. Vì lòng tham của người yêu mà Emily phải rời xa sự sống, và vì sự ham muốn địa vị của gia đình, Victor cũng đành hi sinh lấy một người mà anh không hề quen. Cuộc hôn nhân hay đúng hơn là một cuộc trao đổi lợi ích. Gia đình anh từ những người bán cá sẽ trở thành quý tộc khi anh kết hôn cùng Victoria – con gái nhà quyền quý và họ cũng sẽ được gia đình anh cứu khỏi cảnh phá sản.
Lời cầu hôn của Victor dành cho Victoria mà Emily lầm tưởng là anh trao cho mình đã khiến cô hạnh phúc biết bao sau ngần ấy năm linh hồn cô vất vưởng với nỗi đau bị người mình yêu phản bội. Kể cả khi trái tim cô không còn đập cùng những tổn thương cô từng hứng chịu vẫn không ngăn được tình yêu chân thành của cô dành cho Victor. Cô hết mực tin tưởng anh, cô ghen tuông và hờn giận, cô tủi thân và thấu hiểu cho hoàn cảnh của Victor,…Đó là những cảm xúc rất “người”. Tuy Emily đã chết nhưng dường như cô lại “sống” hơn so với những kẻ ở thế giới bên kia. Chính sự chân thành và đáng yêu đó cũng đã dần lay động trái tim Victor.
Ở Corpse Bride tình yêu là sự hi sinh để thấy nhau được hạnh phúc.
Ngay từ đầu, Emily và Victor đã là hai người của hai thế giới khác nhau, và người chết thì không thể sống lại. Emily yêu Victor nhưng không thể vì sự ích kỷ của bản thân mà cô nhìn người mình yêu phải từ bỏ sự sống, từ bỏ gia đình và còn khiến cho một cô dâu khác lại đau khổ như cô đã từng. Buông tay một người không thuộc về mình có lẽ là sự giải thoát tốt nhất cho cả hai. Cuộc sống rồi sẽ tiếp tục, và những cơ hội mới sẽ không bao giờ đến nếu không dũng cảm rời bỏ những điều không phù hợp. Sau tất cả, Emily chọn trở về thiên đường, trả Victor trở về nơi anh thuộc về.
“Trả lại chính mình cho chính mình, trả lại người khác cho người khác, để hoa là hoa, cổ thụ là cổ thụ,…”
0 notes
Text
Thế thượng hoàng lương nhất mộng dư Giác lai vạn sự tổng thành hư (Đời là một giấc mộng kê vàng Tỉnh ra mới biết vạn sự đều thành hư không)
BÁ VƯƠNG BIỆT CƠ: MỘT GIẤC MỘNG, MỘT ĐỜI NGƯỜI
Bá Vương Biệt Cơ vốn là vở tuồng kinh điển trong nghệ thuật kinh kịch Trung Hoa, khắc họa tấm chân tình thủy chung, son sắt của nàng Ngu Cơ dành cho Hạng Vũ. Tương truyền thuở Hán Sở tranh hùng, quân Sở khi bị vây ở thành Cai Hạ thì binh tàn lực kiệt. Hạng Vũ biết không thể nào thoát khỏi cái chết nên uống rượu cùng Ngu Cơ và ngâm bài thơ “Cai Hạ ca” trong sầu não. Hiểu lòng chàng, Ngu Cơ vừa múa kiếm vừa hát đáp lại lời trượng phu. Sau khi dứt câu, nàng lấy kiếm tuẫn tiết để tránh làm vướng bận Hạng vương.
Quân Hán lấy hết đất, Khúc Sở vang bốn bề. Trượng phu chí lớn cạn, Tiện thiếp sống làm chi.
Vở tuồng được Trần Khải Ca lồng ghép xuyên suốt các giai đoạn cuộc đời của đứa trẻ Đức Chí mà sau này là ngôi sao kinh kịch nổi tiếng Trình Đắc Di (do Trương Quốc Vinh thủ vai). Bá Vương Biệt Cơ (1993) là một giấc ảo mộng của Trình Đắc Di về sân khấu và cuộc đời. Dù đã khép bức màn nhung nhưng anh vẫn không thể rũ bỏ được hình bóng nàng Ngu Cơ và cả mối tình dành cho Hạng Vũ – Đoàn Tiểu Lâu (do Trương Phong Nghị thủ vai). Cuộc đời Trình Đắc Di và kinh kịch không biết từ khi nào đã hòa làm một. Phải chăng từ khi giọt nước mắt anh rơi vào lần đầu nhìn thấy vở Bá Vương Biệt Cơ được biểu diễn trên sân khấu, hay khi anh lựa chọn gạt bỏ bản ngã của mình: “Bản chất ta là nữ, chẳng phải nam…”?
Trình Đắc Di vô thức xóa nhòa ranh giới giữa sân khấu và đời thường. Anh cứ thế “khoác lên mình” tấm áo nàng Ngu Cơ và quan tâm, chăm sóc Đoàn Tiểu Lâu như một Hạng Vũ của chính mình. Từ những lần diễn vở Bá Vương Biệt Cơ, Trình Đắc Di đã tự xây nên giấc mộng ảo về con người Đoàn Tiểu Lâu – rằng hắn cũng khảng khái, anh hùng như Hạng Vũ, bất chấp sự thật con người Đoàn Tiểu Lâu sau khi cởi bỏ tấm “áo giáp” lại trở về là một kẻ nhu nhược, hèn hạ. Dường như Đắc Di không phải bị số phận đẩy vào cơn mơ ấy, mà chính anh đã tự buông mình từ từ chìm sâu vào tình yêu dành cho một Hạng Vũ không có thật. Vì yêu Đoàn Tiểu Lâu mà chấp mê bất ngộ hay vì tình yêu dành cho một Hạng Vũ trên sân khấu mà anh không thể cởi bỏ lớp mặt nạ nàng Ngu Cơ?
Đắc Di có lẽ sẽ mãi như một kẻ say rượu, chếnh choáng bước đi trong cơn mộng mị của chính mình nếu như ngày đó Diệu Linh không xuất hiện. Trước đây dù Đoàn Tiểu Lâu sống rất rạch ròi với hình tượng Sở vương trên sân khấu, thế nhưng anh vẫn không khước từ tình cảm của người bạn diễn. Cho đến một ngày Đoàn Tiểu Lâu gặp được Diệu Linh – người đàn bà thỏa mãn được những cảm xúc đời thường của anh. Tiểu Lâu đã nhanh chóng gạt Đắc Di ra khỏi cuộc đời mình “Làm sao ta có thể sống và làm chuyện như vậy ngoài đời thật”. Trình Đắc Di đang đắm chìm trong cơn mộng mị rằng Bá Vương và Ngu Cơ yêu nhau say đắm, chỉ có cái chết mới có thể chia lìa, thì sự xuất hiện của Diệu Linh bên cạnh “Hạng Vũ” đã kéo anh trở về với hiện thực cuộc sống. Đắc Di không thể chấp nhận tình yêu của Bá Vương dành cho Ngu Cơ giờ đây lại bị một cô gái điếm thấp kém chen vào, vậy nên anh không thể chấp nhận Diệu Linh. Sự xuất hiện của Diệu Linh làm hình ảnh Đoàn Tiểu Lâu dưới cái nhìn của Đắc Di lần lượt sụp đổ. Từ việc bị hắn lợi dụng và phản bội cho đến khi chứng kiến sự đốn mạt tận cùng của một “Hạng Vũ” đã từng trong mắt Đắc Di, khi nhìn hắn phản bội lại chính “Ngu Cơ” ngoài đời thật của mình, khiến cho Diệu Linh phải uất ức đi tìm cái chết.
Mười một năm sau, Trình Đắc Di đã bừng tỉnh khỏi giấc mộng dài suốt nửa thế kỷ và quay về nhìn nhận lại sự thật “Bản chất ta là nam, không phải nữ”. Đứng trước sự thay đổi của thời đại và đặc biệt là khi nhìn thấu được hiện thực lòng người, một nghệ sĩ sống cả đời trong thế giới nghệ thuật lãng mạn và đẹp đẽ như Đắc Di khi nhận ra mình không phải Ngu Cơ, còn Tây Sở Bá Vương thì đã chết từ lâu, anh đã tự tận. Trình Đắc Di ra đi trong hình hài nàng Ngu Cơ mà anh đã gắn bó cả cuộc đời mình. Ý thức của anh suốt nửa đời người vốn đã hòa Trình Đắc Di và Ngu Cơ làm một. Dù lý trí đã thay đổi nhưng tình cảm con người không thể nào dễ dàng xóa bỏ. Một thanh gươm giết đi nàng Ngu Cơ – hình bóng đã làm nên ngôi sao Trình Đắc Di nhưng cũng là để cho anh được quay về là Đức Chí – con người thật của mình.
0 notes
Text
Điềm mật mật (Comrades: Almost A Love Story): Mật ngọt tình yêu giữa mật đắng cuộc đời.
Nụ cười của người sao thật ngọt ngào Ngọt tựa nụ hoa chớm nở trong gió xuân (Bài hát Điềm mật mật - Đặng Lệ Quân)
Hồng Kông, ngày 1, tháng 3, năm 1986.
Lý Tiểu Quân (Lê Minh) từ vùng quê Vô Tích theo chuyến tàu Trung Quốc Đại Lục đã đặt chân đến Hương Cảng để lập nghiệp. Giữa chốn hối hả và nhộn nhịp bật nhất, anh tình cờ gặp được Lý Kiều (Trương Mạn Ngọc) tại quán thức ăn nhanh McDonald’s. Cùng là dân mới nhập cư nhưng trái ngược với một Tiểu Quân hiền lành, ngờ nghệch như “nhà quê lên tỉnh” thì Lý Kiều lại có phần lanh lợi và sành sỏi hơn trong việc hòa nhập với cuộc sống Hồng Kông. Hai tâm hồn trái ngược, cật lực theo đuổi những hoài bão của riêng mình. Thế nhưng định mệnh lại sắp đặt cho họ bước vào đời nhau. Để rồi từ đó, hai trái tim tuy xa lạ nhưng cùng chung nhịp đập “nỗi nhớ quê”, và cảm giác bơ vơ và lạc lõng nơi xứ người khiến Tiểu Quân và Lý Kiều dần dần tựa vào nhau suốt những năm tháng họ lăn lộn ở Hồng Kông hoa lệ.
Lang thang trên chiếc xe đạp cọc cạch giữa đường phố Nathan sầm uất, họ vô tư ngân nga bản tình ca bất hủ “Điềm mật mật” của nữ danh ca Đặng Lệ Quân.
“Thật ngọt ngào, … Đã gặp người ở nơi đâu Mà nụ cười người sao quá đỗi thân quen.”
Họ trở thành “những người bạn thân duy nhất” của nhau, đồng hành trong mọi cột mốc cuộc đời của đối phương: từ lúc hai bàn tay trắng, rồi họ làm thuê, bán băng nhạc Đặng Lệ Quân,...Hai trái tim xa lạ ấy, ngày qua ngày sưởi ấm cho nhau để xua đi nỗi cô đơn, lạc lõng của tuổi trẻ nơi đất khách quê người. Ngọn lửa tình cứ thế âm ỉ cháy cho đến một ngày khi con tim vượt qua lý trí, họ cuốn vào tình yêu dành cho nhau. Nhưng suốt bốn năm bên nhau, họ chỉ đóng khuông tình cảm của mình trong hai chữ “đồng chí”.
Tiểu Quân và Lý Kiều vốn dĩ “yêu” nhưng không dám thốt ra lời “yêu”. Họ trốn chạy khỏi tình yêu của chính mình. Tình yêu và hoài bão tuổi trẻ khiến họ ngập ngừng không dám bước sang trang mới của một mối quan hệ. Bởi một lẽ cả hai đến Hồng Kông với những mục tiêu riêng: Tiểu Quân kiếm tiền để cưới vị hôn thê ở quê nhà, còn Lý Kiều lại muốn kiếm thật nhiều tiền. Duyên phận khiến họ tình cờ bước qua đời nhau, và những cuộc vui ghé ngang ấy biết đâu chỉ kéo dài được một ngày, một tháng hoặc một năm. Thế nên họ sợ phải gọi tên một mối quan hệ định trước là không có kết quả và sợ phải đối diện nhau dưới những danh xưng chính thức của cuộc tình, trong khi cả hai rồi cũng sẽ đi về hai ngả ở cuối chân trời. Sự lênh xuống của dòng đời vô định, cùng nỗi bất an về tâm tư nửa kia khiến cả Lý Kiều lẫn Tiểu Quân hoài nghi liệu đối phương có muốn cùng mình đi đến cuối cùng trên con đường đời vô tận, hay lại chọn quay về với những mục tiêu ban đầu - vốn dĩ không có nhau. Có lẽ tình yêu khi ấy chưa đủ lớn bằng những lo toan đầu đời. Nên rồi họ lựa chọn đánh mất nhau.
“Goodbye my love Xin từ biệt tình yêu của em” (Goodbye mye love, Đặng Lệ Quân)
Hồng Kông, năm 1990
Tiếng ca ấy của Đặng Lệ Quân cất lên cũng là thời khắc Lý Tiểu Quân và Lý Kiều quay trở về quỹ đạo vốn có của đời mình. Họ bình thản sống một cuộc đời không có nhau. Tiểu Quân kết hôn cùng vị hôn thê ở quê và Lý Kiều chọn đi bên người yêu mới để thoát cảnh nợ nần từ chứng khoán. Vẫn cùng một bầu trời Hồng Kông đó, vẫn trên con phố Nathan, và âm nhạc Đặng Lệ Quân nhưng mỗi người giờ đã sánh vai bên một người khác.
Qua hết rồi những mật ngọt, tưởng chừng duyên phận giữa hai người đã khép lại từ đây. Thế nhưng đó lại chỉ là khởi đầu cho sự trở lại của những cuộc hạnh ngộ éo le, những cảnh tình trớ trêu giữa các nhân vật. Khi mà chuyện tình giờ đ��y không còn chỉ có hai người.
“Điềm mật mật” là bản tình ca kinh điển về tình yêu. Duyên phận một lần nữa đưa Tiểu Quân và Lý Kiều đối diện với nhau sau nhiều năm xa cách. Sự dằn xé trong nội tâm, những nuối tiếc về lời yêu chưa dám tỏ buộc họ phải đưa ra sự lựa chọn quyết đoán về tình cảm ngang trái này. Bởi cả hai giờ đã không còn là những cô cậu thanh niên tay trắng, có thể vịn vào lí do phải theo đuổi “kế hoạch cuộc đời” mà chối bỏ tình cảm trong lòng mình. Liệu tình yêu giữa họ có đủ lớn để vượt qua cuộc chiến nội tâm và viết tiếp câu chuyện tình đang dang dở?
Sau tất cả, họ đều đã có đáp án trong lòng mình. Tình yêu của thế giới trưởng thành chịu nhiều ràng buộc của hoàn cảnh. Lý Tiểu Quân cũng dũng cảm nói ra sự thật với người vợ mới cưới để giải thoát cho cả ba người. Thế nhưng cuộc đời chát chúa lại buộc Lý Kiều từ bỏ Tiểu Quân để làm tròn tình nghĩa với người yêu cũng là người năm xưa cưu mang cô. Lý Kiều cùng người yêu trốn sang New York vì không thể vô tình nhìn người mình mang ơn bị truy nã. Còn Tiểu Quân cũng không ngừng ân hận và tìm cách bù đắp cho người vợ cũ. Anh rời đi và để lại cho Tiểu Đình tất cả gia sản của đời mình. Tình yêu giữa Lý Tiểu Quân và Lý Kiều là những lần hạnh ngộ ngọt ngào của hai chữ “duyên phận” nhưng cũng lắm đắng cay vì nỗi trớ trêu của sự đời.
New York, 1993
Người yêu của Lý Kiều đã qua đời cách đây hai năm trong một cuộc ẩu đả. Những nghịch cảnh ngăn cách tình yêu giữa họ giờ đã được gỡ bỏ. Năm năm tháng tháng và một vòng trái đất, người có tình liệu có về được bên nhau?
New York, 1995
Biểu tượng thanh xuân một thời của họ - nữ danh ca Đặng Lệ Quân qua đời tại Thái Lan. Tiếng ca đằm thắm, ngọt ngào của Đặng Lệ Quân gắn liền với từng cột mốc trong cuộc đời Lý Kiều và Tiểu Quân: từ bi hoan cho đến ly hợp. Đến khi giọng ca đằm thắm, ngọt ngào ấy lìa xa cuộc đời, qua chiếc vô tuyến của cửa tiệm ven đường đang phát lại ca khúc của nữ danh ca vắn số, một lần nữa họ lại g��p nhau.
Trải qua sau bao nhiêu mật đắng cuộc đời, lần tương phùng này liệu mật ngọt tình yêu có còn đó? Đáp án được Trần Khải Tân bỏ ngỏ bởi câu chuyện tình yêu của họ không chỉ còn là chuyện phim ảnh. Mà đó còn là câu chuyện đời để khán giả tự viết tiếp bằng sự từng trải của mỗi người.
#wong kar wai#chungking express#tình yêu#tích cực#nghienrose#quotevn#quotes#sưu tầm#faye wong#weibo dịch#tumblr vietnam#thanh xuân#tâm trạng#tâm sự#trích dẫn hay#phim#trùng khánh sâm lâm
2 notes
·
View notes
Text
𝐓𝐑𝐔̀𝐍𝐆 𝐊𝐇𝐀́𝐍𝐇 𝐒𝐀̂𝐌 𝐋𝐀̂𝐌: 𝐓𝐈̀𝐍𝐇 𝐘𝐄̂𝐔 𝐊𝐄̂́𝐓 𝐓𝐇𝐔́𝐂 𝐍𝐇𝐔̛ 𝐀́𝐍𝐇 𝐁𝐈̀𝐍𝐇 𝐌𝐈𝐍𝐇
Tên tiếng Anh: Chungking Express (1994)
Đạo diễn: Vương Gia Vệ
Bộ phim với sự góp mặt của nhiều cái tên nổi tiếng: Lương Triều Vỹ, Lâm Thanh Hà, Kim Thành Vũ, Vương Phi, đã trở thành tượng đài nghệ thuật của nền điện ảnh xứ Cảng Thơm.
“𝑇𝑎̣𝑖 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑜̛𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 𝑑𝑜́, 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑛𝑎̀𝑜 𝑑𝑎̂́𝑦, 𝑡𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑚𝑜̣𝑖 𝑡ℎ𝑢̛́ 𝑑𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑜́ 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 ℎ𝑒̂́𝑡 ℎ𝑎̣𝑛. 𝐶𝑎́ ℎ𝑜̣̂𝑝 ℎ𝑒̂́𝑡 ℎ𝑎̣𝑛, 𝑡ℎ𝑖̣𝑡 ℎ𝑜̣̂𝑝 ℎ𝑒̂́𝑡 ℎ𝑎̣𝑛, 𝑐𝑎̉ 𝑔𝑖𝑎̂́𝑦 𝑏𝑜̣𝑐 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂́. 𝑇𝑜̂𝑖 𝑡𝑢̛̣ ℎ𝑜̉𝑖 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡ℎ𝑒̂́ 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑛𝑎̀𝑦 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑢̛́ 𝑔𝑖̀ 𝑠𝑒̃ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑖̣ ℎ𝑒̂́𝑡 ℎ𝑎̣𝑛?”
𝑮𝒊𝒂𝒊 𝒅𝒐𝒂̣𝒏 𝒅𝒂̂̀𝒖 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒉𝒂̂́𝒕 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 𝒍𝒂̀ 𝒉𝒊 𝒗𝒐̣𝒏𝒈.
Cảnh sát mang số hiệu 233 Hà Chí Vũ bị bạn gái đá trước ngày sinh nhật đúng một tháng.
Anh quyết định mua món mà cô thích ăn – 30 lon dứa sẽ hết hạn vào ngày 1/5. May thích dứa, và cũng yêu anh. 30 lon dứa là anh của 30 ngày hi vọng tình yêu quay trở về bên mình và lời chia tay hôm ấy sẽ chỉ là trò đùa ngày Cá tháng Tư.
𝑲𝒆̂́𝒕 𝒕𝒉𝒖́𝒄 𝒉𝒊 𝒗𝒐̣𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝒔𝒖̛̣ 𝒄𝒉𝒂̂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒄𝒉𝒊𝒂 𝒍𝒚.
Ba mươi lon dứa đến ngày hết hạn và phép thử cho cuộc tình này cũng có kết quả – cô không trở lại. Đối với May, mối quan hệ với Hà Chí Vũ cũng như bất cứ thứ gì trên đời: đều có hạn sử dụng. Trong một đêm, một mình anh ăn hết 30 lon dứa và chính thức đặt dấu chấm hết cho chuyện tình này. Hà Chí Vũ cho phép mình tiến đến một tình yêu mới với người phụ nữ tóc vàng luôn ��eo kính râm đầy bí ẩn anh gặp tại quán bar…Tìm hiểu, yêu đương, vun đắp và hi sinh vì người ta yêu – từng chặng đường như cách người ta sản xuất kỳ công để một lon dứa ra đời. Thế nhưng khó khăn cách mấy, lon dứa hết hạn cũng sẽ phải vứt đi, còn tình cảm nếu cũng “hết hạn”, liệu cả hai có thể dễ dàng vứt bỏ?
“𝐸𝑥𝑐𝑢𝑠𝑒 𝑚𝑒, 𝑑𝑜 𝑦𝑜𝑢 𝑙𝑖𝑘𝑒…𝑝𝑖𝑛𝑒𝑎𝑝𝑝𝑙𝑒?”
Không ăn thật nhiều cũng không gọi điện cho người yêu cũ hay uống rượu như cách chống chọi với thất tình của 233, rời khỏi đường bay của cô bạn gái tiếp viên hàng không, viên cảnh sát 633 cố gắng an ủi mình bằng cách nói chuyện với những vật “kỉ niệm” cô nàng để lại trong căn phòng của hai người (cục xà phòng, khăn tắm, thú nhồi bông,…). Ngược lại với anh cảnh sát kia, 633 vẫn giữ một cái nhìn bao dung đối với quyết định ra đi của bạn gái. Không có lời trách cứ nào như “Anh có nghĩ những cái hộp này cảm giác như thế nào không?” mà là “Đừng giận cô ấy, ai cũng có lúc hoài nghi”. Từ chiếc chìa khóa cô tiếp viên hàng không để lại dù không nói rõ là bao lâu nhưng có thể hiểu họ đã ở cạnh nhau một khoảng thời gian không ngắn. Đủ để anh nhớ rõ từng thói quen của cô mỗi khi giận dỗi sẽ làm gì, trốn ở đâu. Cho đến khi cô thật sự đi rồi, mỗi khi thấy động tĩnh trong nhà, anh đều ôm hi vọng là cô quay về và chỉ đang chơi trò trốn tìm mà thôi.
𝑪𝒐̂ 𝒅𝒐̛𝒏 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒎𝒐̂́𝒊 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 𝒅𝒐̛𝒏 𝒑𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈.
Cô gái tên Phi làm việc ở quán thức ăn nhanh phải lòng chàng cảnh sát 633 và trong một lần vô tình, cô đã có được chìa khóa nhà của anh. Hàng ngày, Phi đều tìm cách “vô tình” đi ngang qua quán ăn để có cơ hội gặp người mình thầm yêu. Sau đó lại lén đến nhà anh dọn dẹp, sửa sang lại mọi thứ theo ý thích của cô. Từng ngày, Phi tinh nghịch xóa bỏ đi “bóng dáng” của người cũ và thay bằng những dấu ấn độc quyền của mình. Không biết từ khi nào mà cô đã đem một làn gió mới thổi vào cuộc sống u sầu và chán chường của anh chàng cảnh sát mà chính anh cũng không hay biết. Cô nàng nằm một mình trên sofa, tận hưởng khoảng thời gian trong căn nhà như thể đang được ở gần bên anh. Bóng dáng Phi phản chiếu hình ảnh những kẻ cô đơn khi yêu đơn phương: tự “mua niềm vui” bằng cách hết mình trao đi tình cảm cho người ta thầm yêu dù không được họ đáp lại. Câu chuyện thứ nhất với viên cảnh sát 233, cảnh quay hầu hết vào ban đêm. Những thước phim chao đảo, hình ảnh nhòe mờ cùng tiết tấu dồn dập, đồng thời đối thoại giữa các nhân vật diễn ra rất ngắn và ít ỏi. Ở câu chuyện thứ hai, một thế giới ngược lại với màn đêm xô bồ của phố thị. Phần lớn là hoạt động ban ngày với cuộc sống nhộn nhịp tại khu thương xá Trùng Khánh. Màu sắc tươi mới cùng âm thanh rạng rỡ của câu hát “All the leaves are, and the sky is grey…”, đến từ California Dreamin đem đến cho người xem kỳ vọng về một kết cục sáng sủa hơn…
#wong kar wai#chungking express#tình yêu#tích cực#nghienrose#quotevn#quotes#sưu tầm#faye wong#weibo dịch#tumblr vietnam#thanh xuân#tâm trạng#tâm sự#trích dẫn hay#phim#trùng khánh sâm lâm
0 notes
Text
Hẹn ước
山林不向四季起誓,荣枯随缘。海洋不对沙岸承诺,遇合尽兴。
Núi rừng không thề nguyền với bốn mùa, xanh úa tùy duyên. Biển cả không hẹn ước với bờ bến, náo nức gặp gỡ.
Ý nghĩa của câu nói này đã rõ ràng ngay trên mặt chữ. Núi rừng chưa bao giờ thề nguyền điều gì với bốn mùa, nhưng nó sẽ tốt tươi héo úa theo biến chuyển tự nhiên của năm tháng. Biển cả chưa từng hẹn ước điều chi với bờ bến, nhưng nó chưa bao giờ ngừng cuộn sóng để quay lại với bờ bằng tất cả sự hân hoan.
Câu nói vừa thơ mộng, vừa lãng mạn mà cũng không kém phần sâu sắc. Hãy dành cho tình yêu của mình cả trái tim ấm nóng và lòng kiên định, hành động là minh chứng thuyết phục hơn vạn lời hứa hẹn.
简桢《海誓》 (@conmeodichoi - Con mèo đi chơi | Vạn Phương dịch)
80 notes
·
View notes
Text
Đời người tịch mịch như tuyết, chẳng biết phải tu luyện bao nhiêu kiếp mới tìm được một người cùng pha trà gảy đàn, ngắm mưa thưởng hoa.
Vạn vật đều có nhân quả, tụ tán tầm thường, vui buồn tầm thường, trong sinh mệnh mỗi người đều có một cây đàn treo trên vách thời gian, đợi số phận đoái trông, đợi gặp lại tri âm.
Trích: "Một quyển phong hoa đại đường- Bạch Lạc Mai
185 notes
·
View notes
Link
Tôi một ngày vụt băng qua đồi núi
Để gặp tôi mười chín tuổi khi xưa
Đeo trên vai một ba lô rong ruổi
Vô tư cười dù nắng cháy hay mưa
"Em" hỏi tôi hạnh phúc còn hay mất?
Những muộn phiền chất chứa có hay không?
Giữa biển người đã tìm ra tri kỷ?
Tôi bật cười, ngụ ý chẳng dám mong
3 notes
·
View notes
Text
“Người tâm thiện, hành thiện nhất định sẽ được ông trời chiếu cố.”
1 note
·
View note
Text
0 notes
Text
0 notes
Text
0 notes
Text
Rồi chúng ta sẽ có những chuyến đi, gặp vô số những điều mới mẻ. Ở đâu đó, ta sẽ có được những mối quan hệ từ xa lạ trở nên thân quen, hay cùng lắm thì họ chỉ vô tình đứng lại nói đôi ba câu rồi đi.
Dù sao thì chúng ta cũng sẽ đơn độc trải nghiệm những điều ấy, có những kỷ niệm sẽ đi theo bạn đến cuối cuộc hành trình, có những kỷ niệm thì không.
Nên đừng nhìn về phía sau nữa, ở đó bạn đã cảm nhận trọn vẹn hết mọi cuộc vui lẫn nỗi buồn rồi.
533 notes
·
View notes
Text
“Châu liên tú trụ vi hoàng hộc
Cẩm lãm nha tường khởi bạch âu”.
Thu hứng kỳ 6 | Đỗ Phủ.
3 notes
·
View notes
Text
À ơi, con nước lớn chảy xuôi
Đưa con thuyền chao nghiêng
Theo nhịp chèo bơi ai ngân nga câu hò
Hò ơi, gió đưa gió đẩy, về rẩy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
3 notes
·
View notes
Text
(một đêm trăng)
“Trăng thanh gió mát
Biển vỗ dạt dào”
Gió ngân nga hát
Cát nằm chiêm bao.
Biển ngắm trời cao
Ngàn sao ngắm biển
Trăm vạn thiên niên
Chưa từng đổi khác.
Giữa màn đêm bạc
Ưu phiền chưa vơi
Một ánh trăng rơi
Và… tôi lại viết.
IG: ann.littlethings
Ảnh & đề: BEATVN
31.08.2021 | 01:06
28 notes
·
View notes