#bà bầu đau lưng có được dán salonpas không
Explore tagged Tumblr posts
Text
Đau lưng khi mang thai có được dán salonpas không?
Bà bầu bị đau lưng có được dán salonpas không? Đây là câu hỏi mà nhiều bà bầu thắc mắc khi gặp phải tình trạng đau lưng, đau cơ trong thai kỳ. Miếng dán giảm đau là một sản phẩm phổ biến và tiện lợi để xoa dịu cơn đau, nhưng liệu nó có an toàn cho mẹ và bé hay không?
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Miếng dán salonpas là sản phẩm gì?
Miếng dán salonpas là sản phẩm của Dược Phẩm Hisamitsu Việt Nam. Miếng dán có thành phần chính là Methyl salicylate, DL-Camphor , L-Menthol, Tocopherol acetate, có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm với những cơn đau như đau vai, đau lưng, đau cơ, mỏi cơ, bong gân, căng cơ, bầm tím, đau đầu, đau răng. Mặc dù miếng dán salonpas tiện lợi và dễ sử dụng, có hiệu quả cao nhưng bà bầu đau lưng có được dán salonpas không?
Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu
Đau lưng khi mang thai có được dán salonpas không?
Khi sử dụng miếng dán chống đau lưng, cơn đau của mẹ bầu sẽ nhanh chóng được xoa dịu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên sử dụng miếng dán salonpas để giảm đau lưng vì nhiệt lượng sản sinh ra từ miếng dán dễ ảnh hưởng tới não bộ của thai nhi, có thể gây ra các biến chứng như khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống thần kinh, do vùng lưng và vị trí của thai nhi rất gần nhau.
Bên cạnh đó, sử dụng miếng dán giảm đau chỉ là phương pháp tạm thời để xoa dịu cơn đau, không phải là phương pháp điều trị triệt để. Nếu mẹ đang bị đau lưng không biết rõ nguyên nhân thì không nên tự ý sử dụng miếng dán giảm đau mà cần đi khám ngay, để xem bà bầu bị đau lưng có phải thiếu magie, thiếu canxi hoặc các vi chất không hay do các nguyên nhân khác gây ra.
Xem thêm: sắt và canxi uống cách nhau bao lâu
Những cách đơn giản giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau lưng
Thật may mắn là, trừ khi bạn bị đau lưng mãn tính trước khi mang thai, các cơn đau sẽ giảm dần trước khi bạn sinh con.
Có nhiều cách giúp mẹ bầu vượt qua triệu chứng đau lưng một cách dễ dàng.
Tập đi đứng đúng tư thế. Khi ngồi thì nên có miếng đệm lót ở lưng ghế phía sau, chú ý ngồi thẳng với vai xuôi xuống. Khi nằm ngủ cần nằm trên đệm không cứng hay mềm quá, ưu tiên tư thế nằm nghiêng sang bên trái để giúp máu, oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tới thai nhi dễ dàng hơn, đồng thời giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu. Thực hiện chườm nóng hay chườm lạnh ở vùng thắt lưng, tắm với nước ấm để giảm cơn đau lưng nhanh chóng. Lựa chọn giày có đế bằng và thấp, mềm mại và vừa chân để tránh gây áp lực và làm lưng bị đau. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chọn quần áo đặc biệt dành riêng cho bà bầu với đường thắt lưng thấp để hỗ trợ bụng. Luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng và phù hợp cho bà bầu như yoga bầu, bơi lội, đi bộ. Cân đối chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tình trạng tăng cân quá mức, không ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tối ưu.
Mẹ bầu thiếu chất, đặc biệt là những vi chất cần thiết với hệ xương khớp: canxi, magie, vitamin D… cũng có thể gây đau lưng. Do đó, cần chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo nhu cầu vi chất của cơ thể. Trường hợp mẹ bị thiếu chất, cần kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu để sớm cải thiện tình trạng này.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp mẹ biết được bà bầu đau lưng có được dán salonpas không. Để giảm đau an toàn, bà bầu vẫn nên tham khảo và thực hiện theo khuyến nghị từ chuyên gia y tế, bác sĩ Sản phụ khoa, không nên tự ý quyết định dùng bất cứ sản phẩm giảm đau nào.
0 notes
Text
Cạo gió đánh cảm khi mang bầu được không, có nguy hiểm không?
SongVuiKhoe.vn https://songvuikhoe.vn/cao-gio-danh-cam-khi-mang-bau-duoc-khong-co-nguy-hiem-khong/
Cạo gió đánh cảm khi mang bầu được không, có nguy hiểm không?
Cạo gió đánh cảm khi mang bầu được không.Trong trường hợp nào và với đối tượng nào nên cạo gió? Những nguy hiểm nào mẹ bầu có thể gặp phải khi cạo gió? Hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nên xem: Tại sao đau lưng khi mang thai, cách hạn chế đau lưng khi mang thai.
Trúng gió là triệu chứng gì?
Theo Đông y, cảm lạnh là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió…hay gặp khi trời lạnh. Lúc này, không khí lạnh sẽ thâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ chân lông và đường hô hấp. Gây ra những triệu chứng phụ như đau đầu, sổ mũi, ho cùng với đau nhức khớp xương, mỏi, người bệnh thậm chí có thể bị sốt.
Nên xem: Những bài tập chuyển dạ giúp bà bầu dễ sinh con hơn.
Trong những trường hợp bị trúng gió nghiêm trọng, người bệnh có thể bị méo miệng, vẹo cổ cấp, gây nên tình trạng đột quỵ hay tai biến mạch máu não…
Đối với những người có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp cao, huyết áp thấp hay xơ vữa động mạch thường có nguy cơ bị trúng gió cao hơn so với những người có sức đề kháng tốt.
Phương pháp cạo gió trong Đông y
Theo Đông y, phương pháp cạo gió đánh cảm có tác dụng làm nóng cơ thể đồng thời kích thích huyệt đạo. Có thể sử dụng để trị những triệu chứng như trúng gió hay cảm lạnh đã nêu bên trên. Ở phương pháp này, người bệnh sẽ được cạo gió dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai. Sau đó sẽ được cạo hết phần vai, dọc theo hai bên cột sống rồi tỏa ra theo hai bên mạng sườn kín hết lưng.
Những công dụng của việc cạo gió đối với cảm lạnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng phương pháp này đối với phụ nữ mang thai. Những tác động trên cơ thể do cạo gió mang đến gây kích ứng quá mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Cạo gió đánh cảm khi mang bầu được không?
ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu (Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương) cho biết, cạo gió theo đông y là nhằm làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo, có thể dùng được. Tuy nhiên, Cạo gió đánh cảm khi mang bầu thì tuyệt đối không vì những động tác này gây kích ứng quá mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Nên xem: 6 sai lầm khi bế trẻ sơ sinh nhiều mẹ mắc phải có thể gây nguy hại sức khoẻ bé
Bác sỹ Hạnh khuyến cáo, thay vì cạo gió, các bà bầu nên chọn việc làm nóng và kích thích bằng cách xoa dầu và massage nhẹ b��i lẽ khi dùng lực mạnh để cạo ra gió sẽ làm vỡ các mạch máu và gây xuất huyết dưới da, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bà bầu có thể dùng cao dán (salonpas..) để có tác dụng tại chỗ, đau đâu dán đó. Việc này không sẽ không gây ảnh hưởng gì đến em bé.
Trong trường hợp bị cảm nặng, nên đưa bà bầu tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Cạo gió đánh cảm khi mang bầu được không? Theo ông Nguyễn Xuân Hướng – nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, cạo gió là cách chữa bệnh dân gian được sử dụng từ lâu đời và có những tác dụng nhất định trong việc chữa các chứng cảm phong hàn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp chữa bệnh này vì nếu lạm dụng và tiến hành không đúng cách sẽ để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh
Nên xem: Dùng thìa để vào lưỡi, bút chì kẹp vào chân biết cơ thể đang bị bệnh gì
“Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Cách an toàn nhất là xoa dầu. Da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, người bị tim, cao huyết áp, bà bầu cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên tiến hành cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào”, ông Hướng nhấn mạnh./
Một số lưu ý khi cạo gió:
– Nên cạo gió trong phòng, tránh gió lùa
– Không dùng vật sắc cạnh, cứng để cạo gió, vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu.
– Chủ yếu cạo hai bên đường dọc cột sống lưng. Không nhất thiết phải cạo đến đỏ bầm.
– Không nên cạo vùng cơ cổ.
– Sau khi cạo gió xong nên giữ ấm cơ thể, tốt nhất ăn thêm một bát cháo hành giải cảm.
– Cạo gió thực sự hữu hiệu trong trường hợp cảm mạo thời tiết, nhiễm lạnh , nhức mỏi tay chân do làm việc quá độ. Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó như đau đầu chóng mặt vì cao huyết áp, viêm xoang,… thì nên đến cơ sở y tế khám để có một chẩn đoán xác định và phương thức điều trị thích hợp.
trên đây là bài viết Cạo gió đánh cảm khi mang bầu được không, có nguy hiểm không? Chúc ác mẹ có thai kỳ khỏe mạnh
#Mẹ_và_bé
0 notes
Text
Mang bầu bị đau lưng – Làm sao cho hết đau? Blog-Health.com
Bài viết Mang bầu bị đau lưng – Làm sao cho hết đau? Blog-Health.com được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phùng Thị Lý - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
<!-- -->
Đau lưng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu do sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của mẹ. Vùng thường bị đau nhất là vùng thắt lưng và khớp vùng chậu. Thông thường những phụ nữ đau lưng trước hoặc trong khi mang thai khả năng cao sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh. Dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường, có những cách nào để mẹ đỡ các cơn đau lưng này?
1. Nguyên nhân
Thay đổi hormon
Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormon relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau. Khung chậu giãn nở làm giảm sự liên kết của cho các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.
Tăng cân
Sự phát triển của thai nhi và cân nặng của thai phụ ngày càng tăng khiến cho cột sống, khung xương chậu phải gánh sức nặng này khiến mẹ bầu bị đau lưng.
Thay đổi tư thế
Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.
Ngoài ra, các mẹ bầu thích ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể khiến lưng chịu áp lực lớn. Nhiều người có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi di chuyển cũng khiến vùng lưng bị tổn thương.
Căng thẳng
Căng thẳng khiến các cơ trong cơ thể không có cơ hội thư giãn, hồi phục và luôn trong tình trạng căng cứng, lâu dần cơ sẽ mệt và lại căng hơn gây đau lưng.
Căng thẳng khi mang bầu cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng
Các cơ vùng bụng yếu đi
Các cơ vùng bụng có vai trò chịu sức ép từ cơ thể khi các mẹ nằm sấp và co giãn linh hoạt khi các mẹ gập người lại. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các cơ này yếu ớt và bị kéo giãn quá cỡ do sự lớn dần của thai nhi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau đớn cho các mẹ bầu.
Vị trí của thai nhi
Vào cuối thai kỳ, thai nhi đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời khiến những cơ đau lưng tăng lên. Và nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.
Động thai
Ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu mẹ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Đau thần kinh tọa
Đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: Xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của mẹ bầu đã bị giảm chức năng.
2. Chế độ sinh hoạt cải thiện tình trạng đau lưng của mẹ bầu
Tập thể dục
Luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội...nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, xương khớp được dẻo dai, hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.
Cải thiện tư thế
Tập đi đứng đúng tư thế và chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
Khi ngồi, ghế nên có miếng đệm lót để tựa lưng, đặt chân lên một chồng sách hoặc ghế và ngồi thẳng, với vai của bạn xuôi xuống
Nằm ngủ, đệm không nên quá cứng hoặc quá mềm. Nằm nghiêng sang bên trái giúp máu – oxy và dưỡng chất lưu thông tới thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ một cách hiệu quả nhất và còn giúp giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu. Nên sử dụng gối bà bầu để nằm nghiêng ở tư thế thoải mái
Cải thiện tư thế khi ngủ giúp cải thiện tình trạng đau lưng
Không mang vác vật nặng
Chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng thắt lưng, tắm bằng nước ấm giúp giảm đau lưng hiệu quả.
Massage trị liệu vùng lưng và toàn thân cho bà bầu giúp các cơ ở lưng và chân được co giãn và tạo độ đàn hồi nhờ đó bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đi triệu chứng đau lưng đang gặp.
Nên đi giày có đế bằng và thấp, có đ�� rộng và mềm mại, vừa chân. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.
Mẹ bầu vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc các loại cao dán (salonpas).Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những thai phụ hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này
Từ tháng thứ 7 thai kỳ, khi bụng bầu đã khá lớn, các mẹ nên sử dụng đai đỡ bụng cho bà bầu để hỗ trợ việc nâng đỡ cho lưng.
Cân đối chế độ ăn uống tránh tăng cân quá mức, không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Bổ sung canxi và magie từ thực phẩm: rau xanh, các loại đậu, sữa... và từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.
3. Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng:
Đau lưng liên tục không thể giảm đau.
Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.
Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.
Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
Phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được.
4. Một số bài tập giúp cải thiện tư thế
Bài tập 1:
Mẹ bầu ở tư thế đứng thẳng lưng, chân mở rộng ngang vai, đầu gối cong nhẹ, 2 tay chống lên đùi.
Giữ nguyên tư thế đồng thời hít sâu.
Lặp lại động tác 4 lần.
Bài tập 2:
Mẹ bầu trong tư thế đứng, 1 chân bước lên phía trước, tay đỡ sau lưng.
Hít vào thở ra đều đặn.
Đổi chân. Lặp lại động tác mỗi chân 4 lần.
Bài tập 3:
Mẹ bầu nằm nghiêng 1 bên, tay dưới hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở ra.
Hít sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao.
Thở ra, hạ tay và chân xuống.
Lặp lại động tác tương tự với bên còn lại. Mỗi bên khoảng 4-6 lần.
Bài tập 4:
Mẹ bầu ngồi thẳng lưng, khoanh 2 chân sao cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau.
Đặt 2 bàn tay nhẹ nhàng lên 2 đầu gối
Nâng 2 đầu gối lên rồi đặt 2 đầu gối xuống sàn sao cho lưng thẳng.
Giữ từng tư thế khoảng 30 giây.
Thông thường, thai phụ sẽ bị đau lưng nhiều ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Ở những tháng cuối là thời điểm vô cùng nhạy cảm với thai phụ, chỉ với những bất thường nhỏ cũng có thể là những dấu hiệu của sinh non, thai lưu, động thai. Vì vậy, thai phụ nên tích cực khám thai thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bé, có những biện pháp can thiệp sớm nếu có bất thường xảy ra.
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé toàn diện cũng như giúp mẹ an tâm hơn trong khi chuyển dạ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói. Với gói khám này, mẹ sẽ được khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm thường quy để theo dõi sức khỏe. Thai nhi được theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa ở tuần thai 37-40 dự kiến thời điểm sinh.
Khi chuyển dạ, mẹ sẽ được thực hiện các kỹ thuật giảm đau khi sinh và sau sinh như: gây tê ngoài màng cứng, gây tê thần kinh thẹn (áp dụng với đẻ thường), điều trị đau sau mổ (áp dụng với đẻ mổ). Đặc biệt, Vinmec đang triển khai các dịch vụ Plasma lạnh giúp các vết thương nhanh lành như: vết mổ lấy thai, vết khâu tầng sinh môn, cuống rốn trẻ em và tình trạng cương sữa tránh tình trạng sưng đỏ, nhiễm trùng, khô, phẳng, mép liền đẹp, ít đau, không thâm tím, không lồi.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thai sản tại Vinmec thì hãy đăng ký trực tiếp tại website để được phục vụ.
Hình ảnh khách hàng sinh thường tại Vinmec
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY. Ngoài ra, Quý khách có thể Đăng ký tư vấn từ xa TẠI ĐÂY
<!-- -->
source https://blog-health.com/mang-bau-bi-dau-lung-lam-sao-cho-het-dau-blog-health-com/
0 notes
Text
Gợi ý 12 phương pháp giảm sút cảm giác đau lưng lúc có bầu
Đau lưng khi mang thai là tình trạng chung của các mẹ bầu trong thai kỳ. Nếu không có cách xử lý phù hợp, thai phụ sẽ bị ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe.>>
Gói xét nghiệm NIPT
Tìm hiểu 12 giải pháp giảm cảm giác đau vùng eo lưng khi có bầu
Tập thể dục điều độ, chế độ ăn hợp lý, ngủ đủ giấc là một cách thư giãn sức khỏe cho thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần cập nhật thêm 1 số bài tập và bí quyết riêng để giảm bớt đau lưng khi mang thai một cách hiệu quả nhất.
Cách giảm đau lưng cho bà bầu
Dưới đây là những cách giúp mẹ bầu thoát khỏi tình trạng khó chịu này.Đứng thẳng giúp giảm đau lưng khi mang thaiKhi mang thai, bụng to ra lên làm thay đổi trọng lực trung tâm ra khỏi cơ thể của bạn. Do không nhận ra điều này, bạn thường để lưng dưới kéo về phía trước thành tư thế võng lưng, làm cho các cơ lưng bị hụt, căng và gây đau đớn.Động tác đứng thẳng người sẽ giúp các cơ kéo dài và căng ra một cách tự nhiên, biến tư thế tốt trở thành một trong những “bài tập” dễ nhất để giảm đau lưng khi mang thai.Cách thực hiện:
Gập vai lại và nâng lồng ngực lên.
Giữ vị trí đầu của bạn sao cho tai thẳng hàng với vai.
Co cơ bụng lại (cảm giác như đưa rốn đến gần với cột sống) và thẳng lưng với hông.
Để hỗ trợ và cân bằng tốt hơn, đứng với đầu gối hơi gập lại.
“Duy trì tư thế này bằng cách tưởng tượng một sợi dây đang kéo bạn từ phía trên,” Armanda Larson, một nhà vật lý trị liệu và hướng dẫn yoga cho phụ nữ trước khi sinh tại thành phố Portland, Maine (Mỹ) gợi ý.
Một số bài tập có hiểu quả đặc biệt giúp mẹ bớt đau lưng khi mang thaiDuỗi thẳng vùng lưng dướiCác cơ của bụng và lưng thường làm việc với nhau để hỗ trợ phần giữa cơ thể bạn. Khi cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại.Duỗi thẳng vùng lưng dưới có thể giúp tăng cường các cơ lưng một cách an toàn trong suốt thai kỳ, biến công việc nặng nề của chúng vận hành dễ dàng hơn một chút (và ít đau đớn hơn cho bạn).Cách thực hiện:
Quỳ xuống bằng tay và đầu gối trên một tấm thảm tập bên dưới để hỗ trợ và giúp bạn thoải mái.
Giữ khuỷu tay hơi gập lại (không khóa) và lưng thẳng.
Duỗi tay phải ra phía trước ngang vai.
Duỗi chân trái về sau ngang hông.
Co cơ bụng lại.
Giữ tư thế này trong thời gian bạn đếm đến năm.
Larson khuyên. Lặp lại 10 đến 20 lần ở cả hai bên. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bắt đầu tập động tác này từ đầu thai kỳ.Bài tập yoga nhẹ nhàng trước khi sinhYoga trong thai kỳ là một cách thư giãn sức khỏe các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng nhất bởi việc mang thai, bao gồm cả lưng. “Hầu như mọi tư thế yoga tôi dạy đều tác động vào các cơ lưng, cung cấp các bài tập nhẹ nhàng nhưng hiệu quả để duỗi thẳng các cơ đau và tăng cường cho vùng lưng dưới”, Larson nói.Cách thực hiện:
Quỳ xuống sàn nhà với chân dang rộng.
Ngồi lên gót chân.
Rúc cằm xuống ngực, và mở rộng tay, nghiêng về phía trước đến khi trán, cẳng tay và khuỷu tay chạm sàn.
Bụng của bạn sẽ nằm gọn giữa hai chân.
Nếu không, hãy dạng đầu gối rộng hơn. Giữ căng ra khoảng 1 phút. Thở bình thường.
Larson cho biết, “Tư thế này đẩy mạnh sự thư giãn và có thể giảm nhẹ sự căng lưng ngay tức khắc.”
Yoga là bộ môn tuyệt vời gúp thai phụ hết đau lưng trong thai kỳTư thế nghiêng vùng khung chậuNghiêng vùng khung chậu (còn gọi là “lắc khung chậu”) tăng cường các cơ bụng, giảm đau lưng và giúp cải thiện tư thế. “Các cơ bụng thư giãn phần nào trong suốt thai kỳ.Tuy nhiên giữ chúng săn chắc vẫn là một đoạn đường dài trong việc làm giảm đau cho lưng hoạt động quá sức”, Larson nói.Cách thực hiện:
Quỳ bằng cả tay và chân.
Giữ khuỷu tay hơi cong và lưng thẳng (hình dung lưng bạn như cái bàn cà phê).
Co cơ bụng và xoay vùng khung chậu sao cho xương cụt của bạn hướng về phía sàn nhà.
Giữ tư thế, đếm đến năm và thả ra. Lặp lại 10 đến 20 lần.
Bạn cũng có thể thực hiện bài tập nghiêng vùng khung chậu bằng cách đặt lưng nằm ngửa xuống (cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ) và dựa vào tường, sử dụng cùng động tác lắc và giữ.Các bài tập dưới nước giảm đau lưngNgâm mình dưới nước và nghỉ ngơi đầy đủ khỏi cơn đau lưng. Vì nước nâng đỡ sức nặng của bạn, bơi và các lớp tập thể dục nhịp điệu trước khi sinh dưới nước.Nó làm giảm áp lực từ lưng và các khớp mà vẫn đem lại cho bạn bài tập toàn thân tuyệt vời. Bạn cũng có thể thả nổi quanh hồ trong bồ đồ tắm người mẹ chỉ để cái lưng đau được nghỉ ngơi.Cách thực hiện:Một vài bệnh viện có các hồ bơi tập thể hình trung tâm; bảo hiểm y tế của bạn có thể chi trả hoàn toàn hoặc một phần chi phí tham gia vài các phòng tập này.Kiểm tra chính sách bảo hiểm để xem liệu bạn có đủ tiêu chuẩn được giảm giá tại các câu lạc bộ thể hình hay các lớp bơi tiền thai sản tại khu vực của bạn không.>>
https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina
Nếu gặp tình trạng đau lưng trong thai kỳ, mẹ có thể đi bơi hoặc thư giãn dưới nướcGiảm đau lưng bằng phương pháp châm cứuThuật châm cứu bằng những cách đặt những chiếc kim mỏng, vô trùng vào các huyệt đạo nhất định nhằm kích hoạt hệ thống giảm đau tự nhiên của cơ thể là một môn y học Đông phương cổ truyền nay phổ biến khắp toàn cầu.Trong một nghiên cứu năm 2007 cho biết, có 60% phụ nữ sau khi châm cứu cho cả vấn đề đau lưng và vùng khung chậu đã ít bị các cơn đau lưng dữ dội..Cách thực hiện:Tìm một nhà châm cứu có kinh nghiệm trong việc điều trị cho phụ nữ mang thai hoặc hỏi bác sĩ của bạn giới thiệu cho bạn một nhà châm cứu y học. Hoặc một bác sĩ đã được đào tạo thuật châm cứu (bảo hiểm y tế của bạn có thể chi trả cho việc điều trị với một nhà châm cứu y học).Thông thường, nhà châm cứu sẽ ghim những cây kim vào da của bạn từ vài phút đến cả tiếng đồng hồ. Liệu có đau không? Nó sẽ không khác gì một vết kim đâm, hầu hết những bệnh nhân được châm cứu cho biết. Cơn đau có thể giảm ngay lập tức hoặc sau nhiều lần châm cứu.Chăm sóc nắn khớp xươngChữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương nhằm điều chỉnh các khớp sai lệch, đặc biệt là cột sống, để giảm stress dây thần kinh và đẩy mạnh việc hồi phục khắp cơ thể.Theo các nhà nghiên cứu y khoa tại Thụy Điển, thao tác chăm sóc nắn xương đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau lưng liên quan trong thai kỳ.Và một nghiên cứu đăng tải năm 1998 trên tạp chí Obstetrics and Gynecology cho thấy có 70% phụ nữ mang thai đã đạt được hiệu quả giảm đau lâu dài sau khi điều trị.Cách thực hiện:Các chuyên gia về xương khớp sẽ dùng tay tạo áp lực để nhẹ nhàng điều chỉnh các sai lệch cột sống. Hãy tìm một phòng khám có uy tín trong việc chữa bằng phương pháp nắn khớp xương. Họ có kinh nghiệm trong việc điều trị cho phụ nữ mang thai.Mẹ có thể tìm một thành viên của hiệp hội nhi khoa quốc tế về nắn xương, một tổ chức chứng nhận cho các chuyên gia chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương chuyên về chăm sóc tiền thai sản và trẻ em.Gối trợ lưngCông việc văn phòng có khiến bạn phải ngồi hàng giờ liền? Tư thế tốt cũng quan trọng lúc ngồi xuống như khi bạn đứng thẳng. Giữ đầu và vai thẳng hàng và dùng một chiếc gối trợ lưng (một chiếc gối nhỏ được đặc biệt thiết kế vừa với phần lưng dưới) và giữ lưng của bạn đúng vị trí và loại bỏ cơn đau.Thêm lời khuyên cho chốn văn phòng: Các gối trợ lưng có thể mua tại hầu hết các cửa hàng cung cấp dụng cụ y tế hoặc trực tuyến. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc dùng một chiếc ghế đẩu bên dưới bàn làm việc. Việc nâng cao chân khi ngồi cũng có thể giảm nhẹ áp lực cho lưng.Chú ý tư thế khi ngủKhi cơn đau lưng dai dẳng kéo đến lúc bạn ngủ buổi tối, thử xoay người bạn sang một vị trí thuận lợi cho lưng hơn. Tư thế ngủ mẹ bầu xoay người sang bên và sử dụng gối được bố trí để hỗ trợ có thể giảm đau nhức. Nó giúp đem lại cho bạn sự nghỉ ngơi rất cần thiết.Cách thực hiện:
Nằm lật người sang trái, giữ cổ thẳng hàng với toàn bộ cột sống bằng cách gối đầu lên một chiếc gối chắc chắn.
Đặt một chiếc gối khác giữa hai chân để giảm áp lực cho vùng khung chậu và lưng.
Cuối cùng, cho một chiếc gối nhỏ vào bên dưới bụng để ngăn chiếc bụng nặng nề lật úp khi bạn ngủ.
Theo nghiên cứu do hai tiến sĩ Darryl B. Sneag và John A. Bendo thực hiện, sử dụng một chiếc gối có hình nêm sẽ mang lại kết quả tốt nhất.Duỗi thẳng người kiểu mèo đang giận dữKhi vú bạn trở nên đầy đặn hơn, trọng lượng được thêm vào vùng ngực có thể kéo cột sống trên của bạn, tạo áp lực thắt lại, đau đớn. Tư thế duỗi thẳng của con mèo khi giận dữ, được vay mượn từ bài tập yoga tiền sinh sản, giúp làm nhẹ cơn đau vùng lưng trên.Cách thực hiện:
Quỳ xuống hai tay và đầu gối. Giữ lưng thẳng.
Nhẹ nhàng thả đầu và cong lưng (như một con mèo giận dữ).
Bạn sẽ cảm thấy tư thế duỗi thẳng này ở phần lưng trên của bạn.
Duy trì tư thế khoảng 10 giây và sau đó trở lại tư thế ban đầu.
Đai hỗ trợ bà mẹNhững chiếc băng dày, co giãn đeo quanh hông và dưới bụng và hỗ trợ các cơ bụng lỏng lẻo. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đứng một thời gian dài, đeo đai hỗ trợ đặc biệt hữu ích trong việc giúp cải thiện tư thế.Nó còn làm giảm áp lực cho vùng lưng dưới. Một số phụ nữ cho biết họ thậm chí không thể đi lại nếu thiếu nó!Mua loại nào: Đai hỗ trợ bà mẹ rất đa dạng về hình dạng và kích cỡ. Có thể chọn một đai đeo quanh hông đơn giản hoặc chọn một kiểu có dây vai và ngực để giảm mọi cơn đau lưng.
Những lưu ý khi giảm đau lưng trong thai kỳ
Ngoài ra, một số thai phụ thắc mắc, bà bầu đau lưng có nên đấm lưng hay bà bầu đau lưng có được dán cao hay dùng thuốc giảm đau hay không? Theo ThS.BS Hồ Văn Thu, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội), thai phụ vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Efferagan hoặc các loại cao dán (salonpas)…Về chuyện đấm lưng, đây là một động tác mạnh nên được khuyến cáo là không phù hợp cho mẹ bầu và thai nhi. Thay vào đó mẹ có thể chườm nóng, xoa dầu hoặc massage bấm huyệt để giảm đau lưng.Bác sĩ cũng khuyến cao khi đau lưng, chị em không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau cho thai phụ để tránh gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những thai phụ hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này.>>
Gói NIPT - illumina VIP
0 notes
Text
Bí quyết chặn đứng cơn đau lưng ê ẩm khi mang thai
Các chuyên gia cho biết, đau lưng là triệu chứng thường hay xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ.
Đau lưng khi mang thai không nguy hiểm nhưng sẽ khiến bà bầu khó chịu và gây nhiều phiền toái đến sinh hoạt hàng ngày. Làm thế nào để hạn chế triệu chứng trên?
Làm gì để giảm đau?
Mang thai đứa con đầu lòng gần 3 tháng, chị Trần Thị Huệ (ở Phủ Lý, Hà Nam) đang khổ sở vì bị những cơn đau vùng thắt lưng hành hạ. Chị cho biết, mình chỉ bị ốm nghén ở mức nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện nôn khan vào buổi sáng nên không ảnh hưởng nhiều đến công việc ở công ty. Tuy nhiên, cứ sau bữa cơm tối, nhất là khi lên giường đi ngủ, chị cảm thấy cơ thể nặng nề hơn gấp nhiều lần vì khi đó, vùng thắt lưng của chị bị đau ê ẩm.
“Dạo gần đây, tôi rất hay bị đau phần thắt lưng đoạn cuối cột sống. Mỗi khi nằm lâu ngồi dậy hoặc cúi xuống đều bị đau nhưng là kiểu đau mỏi, không phải đau buốt. Ban đêm, muốn trở mình cũng khó vì cơ thể như nặng gấp đôi, gấp ba lần. Lúc ấy, tôi phải dùng 2 tay đẩy lưng lên không khác gì những người đã có tuổi. Ngoài ra, khi ngủ, tôi cũng rất hay bị chuột rút, tê mỏi các khớp xương tay chân khiến giấc ngủ thường bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc. Mới bầu 3 tháng đã mệt thế này, tôi đang lo không biết sau này bụng to lên còn đau đến mức nào”, chị Huệ chia sẻ.
Là người bị những cơn đau lưng hành hạ từ khi mang thai đến khi sinh con, chị Bùi Thị Thương (nhân viên bất động sản tại Hà Nội) cũng thở dài: “Trước đây, khi còn mang bầu, tôi cũng hay bị đau vùng thắt lưng, nhất là phần xương cụt.
Chỉ cần ngồi lâu một chỗ là lúc đứng dậy lưng đau ê ẩm. Lúc gần sinh, tôi còn bị đau bại một bên mông, rất khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống. Thế mà, đến giờ, khi đã sinh con được 6 tháng, những cơn đau ấy vẫn chưa chịu tha”.
Liên quan đến triệu chứng đau lưng khi mang thai, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Hầu hết các phụ nữ khi mang thai đều gặp triệu chứng đau lưng, trong đó, tùy cơ địa mà mức độ đau khác nhau. Nguyên nhân là do khi mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormone giúp các dây chằng của khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời. Tuy nhiên, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng có thể làm cho các khớp xương thiếu sự liên kết, dẫn đến tình trạng đau mỏi.
Bên cạnh đó, khi mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ, tử cung của người mẹ lớn dần lên, trọng lượng cũng tăng lên. Lúc này, trọng tâm của cơ thể người mẹ có xu hướng ngả về phía trước. Để giữ thăng bằng, trong quá trình di chuyển, thai phụ thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức. Ngoài ra, nhiều thai phụ có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi đi lại cũng khiến vùng lưng bị tổn thương, nhất là phần xương cụt.
Ăn uống, tập luyện đúng cách
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, bên cạnh những nguyên nhân trên, yếu tố dinh dưỡng và tập luyện cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ khi mang thai. Khi đó, nếu thai phụ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và magie; không có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lưng khi mang thai. Tuy đây không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng nó sẽ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của các thai phụ.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, để bổ sung canxi, magie và các nguồn vitamin, thai phụ nên có chế độ ăn uống khoa học. Canxi có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm; các loại hạt, đậu; tôm, cua, cá và trong các chế phẩm từ sữa. Do đó, thai phụ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên, đặc biệt nên uống 2 cốc sữa tươi hàng ngày để bổ sung lượng canxi nhất định. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống bổ sung các loại dưỡng chất từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra, thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng dành cho phụ nữ mang thai cũng là phương pháp giúp hạn chế tình trạng đau lưng ở bà bầu.
Về thắc mắc, khi đau lưng có được dùng thuốc giảm đau hoặc cao d��n, theo ThS.BS Hồ Văn Thu, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội), thai phụ vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Efferagan hoặc các loại cao dán (salonpas).
Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những thai phụ hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này.
Trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên nằm nghiêng bên trái sẽ có lợi cho tuần hoàn máu giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không vì thế mà nằm mãi một tư thế, sẽ gây mỏi, đau nhức khi trọng tâm cơ thể dồn quá lâu về một bên. Do đó, bà bầu có thể luân phiên thay đổi tư thể để cơ thể được thoải mái. Nếu bị đau vùng thắt lưng bên trái, nên đến khám bác sĩ để kiểm tra về thận vì khi mang thai, thận của mẹ cũng hay bị chèn ép bởi tử cung lớn lên. Nếu có biểu hiện đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.
Bài tập giúp hạn chế đau lưng
Ngồi thẳng lưng: Ngồi ngay ngắn, khoanh chân trên thảm hoặc nền nhà, lưng thẳng. Sau 15-30 giây, thả lỏng cơ thể rồi lại tiếp tục giữ cho lưng thẳng. Mỗi ngày dành khoảng 10-15 phút để tập, triệu chứng đau lưng sẽ thuyên giảm.
Tư thế bò: Quỳ gối, chống tay trên sàn nhà, đầu hơi ngẩng. Từ từ hạ đầu xuống, nâng lưng lên. Giữ nguyên trong vài giây, sau đó, hạ lưng về tư thế ban đầu. Tập 2-3 lần/ngày.
Phương pháp giúp hạn chế đau lưng khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh bị đau lưng khi mang thai, thai phụ nên tuân thủ một số nguyên tắc sau: Mang giày bệt khi mang thai; hạn chế đi giày cao gót vì sẽ làm gia tăng các triệu chứng đau lưng, đau xương khớp; hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ; không mang vác vật nặng; không cúi gập bụng quá lâu; tắm nước ấm hoặc chườm nóng vùng lưng khi tắm; trước khi đi ngủ có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút để các cơ, xương khớp được thư giãn, giảm triệu chứng đau lưng; mặc quần áo rộng rãi, không bó sát, thít vào phần bụng và lưng gây nhức mỏi; tránh thức khuya, tập thói quen đi ngủ đúng giờ để có giấc ngủ sâu; không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê gây mất ngủ.
Theo Mai Thùy/NLD
0 notes
Text
Bí quyết chặn đứng cơn đau lưng ê ẩm khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo, ăn uống, tập luyện khoa học sẽ giúp giảm triệu chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa
Làm gì để giảm đau?
Mang thai đứa con đầu lòng gần 3 tháng, chị Trần Thị Huệ (ở Phủ Lý, Hà Nam) đang khổ sở vì bị những cơn đau vùng thắt lưng hành hạ. Chị cho biết, mình chỉ bị ốm nghén ở mức nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện nôn khan vào buổi sáng nên không ảnh hưởng nhiều đến công việc ở công ty. Tuy nhiên, cứ sau bữa cơm tối, nhất là khi lên giường đi ngủ, chị cảm thấy cơ thể nặng nề hơn gấp nhiều lần vì khi đó, vùng thắt lưng của chị bị đau ê ẩm.
“Dạo gần đây, tôi rất hay bị đau phần thắt lưng đoạn cuối cột sống. Mỗi khi nằm lâu ngồi dậy hoặc cúi xuống đều bị đau nhưng là kiểu đau mỏi, không phải đau buốt. Ban đêm, muốn trở mình cũng khó vì cơ thể như nặng gấp đôi, gấp ba lần. Lúc ấy, tôi phải dùng 2 tay đẩy lưng lên không khác gì những người đã có tuổi. Ngoài ra, khi ngủ, tôi cũng rất hay bị chuột rút, tê mỏi các khớp xương tay chân khiến giấc ngủ thường bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc. Mới bầu 3 tháng đã mệt thế này, tôi đang lo không biết sau này bụng to lên còn đau đến mức nào”, chị Huệ chia sẻ.
Là người bị những cơn đau lưng hành hạ từ khi mang thai đến khi sinh con, chị Bùi Thị Thương (nhân viên bất động sản tại Hà Nội) cũng thở dài: “Trước đây, khi còn mang bầu, tôi cũng hay bị đau vùng thắt lưng, nhất là phần xương cụt. Chỉ cần ngồi lâu một chỗ là lúc đứng dậy lưng đau ê ẩm. Lúc gần sinh, tôi còn bị đau bại một bên mông, rất khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống. Thế mà, đến giờ, khi đã sinh con được 6 tháng, những cơn đau ấy vẫn chưa chịu tha”.
Liên quan đến triệu chứng đau lưng khi mang thai, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Hầu hết các phụ nữ khi mang thai đều gặp triệu chứng đau lưng, trong đó, tùy cơ địa mà mức độ đau khác nhau. Nguyên nhân là do khi mang thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormone giúp các dây chằng của khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời. Tuy nhiên, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng có thể làm cho các khớp xương thiếu sự liên kết, dẫn đến tình trạng đau mỏi.
Bên cạnh đó, khi mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ, tử cung của người mẹ lớn dần lên, trọng lượng cũng tăng lên. Lúc này, trọng tâm của cơ thể người mẹ có xu hướng ngả về phía trước. Để giữ thăng bằng, trong quá trình di chuyển, thai phụ thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức. Ngoài ra, nhiều thai phụ có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi đi lại cũng khiến vùng lưng bị tổn thương, nhất là phần xương cụt.
Ăn uống, tập luyện đúng cách
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, bên cạnh những nguyên nhân trên, yếu tố dinh dưỡng và tập luyện cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ khi mang thai. Khi đó, nếu thai phụ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và magie; không có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lưng khi mang thai. Tuy đây không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng nó sẽ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của các thai phụ.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, để bổ sung canxi, magie và các nguồn vitamin, thai phụ nên có chế độ ăn uống khoa học. Canxi có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm; các loại hạt, đậu; tôm, cua, cá và trong các chế phẩm từ sữa. Do đó, thai phụ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên, đặc biệt nên uống 2 cốc sữa tươi hàng ngày để bổ sung lượng canxi nhất định. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống bổ sung các loại dưỡng chất từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra, thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng dành cho phụ nữ mang thai cũng là phương pháp giúp hạn chế tình trạng đau lưng ở bà bầu.
Về thắc mắc, khi đau lưng có được dùng thuốc giảm đau hoặc cao dán, theo ThS.BS Hồ Văn Thu, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội), thai phụ vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Efferagan hoặc các loại cao dán (salonpas).
Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những thai phụ hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này.
Trong quá trình mang thai, các chuyên gia khuyến cáo, thai phụ nên nằm nghiêng bên trái sẽ có lợi cho tuần hoàn máu giữa mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không vì thế mà nằm mãi một tư thế, sẽ gây mỏi, đau nhức khi trọng tâm cơ thể dồn quá lâu về một bên. Do đó, bà bầu có thể luân phiên thay đổi tư thể để cơ thể được thoải mái. Nếu bị đau vùng thắt lưng bên trái, nên đến khám bác sĩ để kiểm tra về thận vì khi mang thai, thận của mẹ cũng hay bị chèn ép bởi tử cung lớn lên. Nếu có biểu hiện đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.
Bài tập giúp hạn chế đau lưng
Ngồi thẳng lưng: Ngồi ngay ngắn, khoanh chân trên thảm hoặc nền nhà, lưng thẳng. Sau 15-30 giây, thả lỏng cơ thể rồi lại tiếp tục giữ cho lưng thẳng. Mỗi ngày dành khoảng 10-15 phút để tập, triệu chứng đau lưng sẽ thuyên giảm. Tư thế bò: Quỳ gối, chống tay trên sàn nhà, đầu hơi ngẩng. Từ từ hạ đầu xuống, nâng lưng lên. Giữ nguyên trong vài giây, sau đó, hạ lưng về tư thế ban đầu. Tập 2-3 lần/ngày.
Phương pháp giúp hạn chế đau lưng khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh bị đau lưng khi mang thai, thai phụ nên tuân thủ một số nguyên tắc sau: Mang giày bệt khi mang thai; hạn chế đi giày cao gót vì sẽ làm gia tăng các triệu chứng đau lưng, đau xương khớp; hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ; không mang vác vật nặng; không cúi gập bụng quá lâu; tắm nước ấm hoặc chườm nóng vùng lưng khi tắm; trước khi đi ngủ có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút để các cơ, xương khớp được thư giãn, giảm triệu chứng đau lưng; mặc quần áo rộng rãi, không bó sát, thít vào phần bụng và lưng gây nhức mỏi; tránh thức khuya, tập thói quen đi ngủ đúng giờ để có giấc ngủ sâu; không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê gây mất ngủ.
Nguồn http://ift.tt/2nkyDDy
0 notes