#Usb dac
Explore tagged Tumblr posts
Text
(http://www.op316.com/tubes/lpcd/tt-dac1rev.htm)
全体に落ち着いた心地よい音で、眺めてよし、聞いてよしなDACです。(中略)
トランス+古典真空管というといかにもカマボコ特性&歪みで味付けと思ってしまいますが、5Hz~20kHzまでほぼフラット、聴感上もワイドレンジでそこそこ低歪み、どこに出しても恥ずかしくない性能が得られました。トーンキャラクタとしては中低域の存在感がなかなかよいです。本機をソースに使うと、トランジスタ式ミニワッターから真空管アンプみたいな音が出るのが面白いです。
Digital Audio & Home Recording
■■■トランス+真空管バッファ式USB DAC Type1(6J5/6C5/6L5)改訂版■■■ DAC with Transformer and Tube-Buffer
by ぺるけさん
4 notes
·
View notes
Text
ROON VÀ JRIVER CHỌN PHẦN MỀM NÀO ĐỂ QUẢN LÝ KHO NHẠC LOSSLESS?
Mời quý vị và các bạn tham khảo mọi sự so sánh, đánh giá từ người yêu nhạc lossless cũng như các chyên gia âm thanh để chọn cho mình phần mềm Music Server tối ưu nhất.
Cuộc đụng độ của 2 gã khổng lồ Jriver và Roon
Thế kỷ 21 là thời điểm tuyệt vời dành cho những Audiophile đam mê âm thanh & nhạc lossless. Có quá nhiều nền tảng và các loại chất lượng theo nhu cầu cho chúng ta lựa chọn thứ nào phù hợp nhất.
Computer Audio 10 năm trước nghe còn xa lạ nhưng hôm nay đã trở thành xu hướng tất yếu mang lại doanh thu khổng lồ cho các dịch vụ phát trực tuyến, dịch vụ phát triển phần mềm Music Server, dịch vụ bán File nhạc lossless chất lượng Hi-Res.
Music Server là thuật ngữ dành riêng cho ngành âm nhạc sử dụng máy tính, nói cho dễ hiểu nó là 1 chiếc máy tính được cài đặt phần mềm để quản lý dữ liệu của kho nhạc số sao cho người nghe nhạc có thể tìm kiếm những File nhạc hay Album nhạc ưa thích 1 cách đơn giản và thuận tiện nhất, kho nhạc được hiểu ở đây là kho nhạc trực tuyến hoặc kho nhạc được lưu trữ ở ổ cứng nội bộ.
Việc nghe nhạc qua các dịch vụ trực tuyến lấy thẳng file nhạc từ Server của nhà cung cấp đến thiết bị đọc gọi là Streamer, có nghĩa là trong đầu đọc nhạc số Streamer có tích hợp chức năng Music Server, việc lấy nguồn nhạc từ một nơi khác đến đầu Streamer sẽ được gọi theo thuật ngữ nhạc số là streaming.
Phần mềm Music Server hoạt động như 1 người quản lý thư viện, nó được ví như người thủ thư giỏi sẽ sắp xếp nội dung âm nhạc đúng nơi, đúng chỗ thật khoa học để người muốn tìm nội dung dễ dàng truy cập bằng nhiều cách vẫn ra được kết quả cần tìm thật nhanh và chính xác cho dù là nguồn dữ liệu trực tuyến hay ngoại tuyến.
Để công cụ phần mềm Music Server như Jriver hay Roon tìm kiếm được nhanh và chính xác bắt buộc các tập tin âm nhạc được lưu trữ phải được chuẩn hóa siêu dữ liệu hay còn được gọi là Metadata Tag. Siêu dữ liệu (Metadata) chính là những thứ người biên tập nội dung các file nhạc lossless nhúng các thông tin tìm kiếm vào trong file nhạc, càng nhiều trường thông tin nằm trong file nhạc việc tìm kiếm càng dễ dàng và chính xác.
Jriver Media Center và Roon là 2 hệ thống quản lý âm nhạc (Music Server Software) có thể nói là hoàn hảo nhất hiện nay, là 2 phần mềm có lượng người dùng nhiều nhất, mỗi hệ thống đều có cái hay riêng của nó.
Số lượng người đánh giá về chất lượng của 2 phần mềm này trên Internet chiếm tỷ lệ ngang bằng nhau, hai hệ thống có những chức năng cơ bản giống nhau và cũng có những chức năng bổ sung khác nhau, cho nên mỗi hệ thống lại có số người lựa chọn phù hợp với nhu cầu riêng của mình, chưa có phần mềm nào trong 2 phần mềm này có số phiếu áp đảo hơn phần mềm kia.
Vinhstudio hôm nay sẽ chọn lọc một số so sánh, đánh giá tiêu biểu của người dùng 2 nhóm phần mềm Music Server đưa ra giúp bạn có góc nhìn độc lập sẽ tự chọn cho mình 1 phần mềm quản lý âm nhạc Music Server hợp lý nhất với khả năng tài chính cũng như phù hợp với các thói quen nghe nhạc.
Các Cuộc thi :
Phần mềm Music Server Jriver có tuổi đời hơn 15 năm đã qua nhiều thế hệ nâng cấp, các bản nâng cấp lớn được đánh số thự tự, đến thời điểm hiện tại Jriver đang có bản số 30, trong cả quá trình hàng chục năm phát triển Jriver đã dành được rất nhiều giải thưởng và được người dùng đặt cho cái tên là nhà vô địch.
Jriver được viết bằng ngôn ngữ lập trình C++ hỗ trợ 2 hệ điều hành cơ bản Windows và MacOS, Jriver có cộng đồng người dùng hùng mạnh và có blog hỗ trợ kỹ thuật với đội ngũ nhân viên kỹ thuật tư vấn và đăng bài phản hồi rất nhanh.
Kẻ thách đấu với Jriver chính là Roon với tuổi đời chỉ bằng 1/3 Jriver nhưng Roon có đội ngũ kỹ sư dày dạn kinh nghiệm với lịch sử nghiên cứu Computer Audio rất thành công, Roon không phải là phần mềm mã nguồn mở như Jriver nên cộng đồng người yêu nhạc không có quyền phát triển bổ sung các chức năng.
Cộng đồng Roon chưa phát triển đạt con số nhiều như Jriver nhưng đội ngũ hỗ trợ Roon Labs cũng hoạt động rất nhiệt tình và giải quyết thắc mắc nhanh.
Thông số chung của Jriver và Roon:
Phần mềm Music Server Jriver và Phần mềm Music Server Roon đều có các chức năng cơ bản như nhau nhưng cách vận hành và phương thức chuyển tải dữ liệu của mỗi phần mềm lại có sự khác nhau.
Jriver hoạt động với 2 giao thức phổ thông DLNA và UPnP còn Roon lại hoạt động theo phương pháp độc quyền của họ là Roon Advanced Audio Transport được viết tắt là RAAT, ưu điểm chính của phương pháp này là không bù vào độ sai lệch của Clock (Clock là 1 bộ đến nhịp trong thành phần bộ giải mã âm thanh DAC), Roon không yêu cầu Audio Codec trong thiết bị đầu cuối.
3 chức năng cơ bản trong hệ thống của 2 phần mềm Jriver và Roon
1. Cả 2 phần mềm đều hoạt động theo phương thức tạo thư viện và quản lý thư viện đó theo nguồn siêu dữ liệu (Metadata Tag) của nội dung file nhạc mà nó quản lý .
2. Các dữ liệu âm nhạc sẽ được thư viện quản lý và điều khiển để phát đến thiết bị cuối là giải mã âm thanh DAC.
3. Có khả năng biến đổi (convert) nguồn dữ liệu mà DAC không giải mã được thành nguồn có thể phát được trên thiết bị DAC đó.
Roon phân chia tách phần mềm của họ thành nhiều Modul (biến thể) có thể tải riêng từng thành phần để phù hợp với các thiết bị phần cứng ví dụ như Roon Core, Roon Server, Roon ARC, Roon Remote, Roon Bridge, Roon Rock tương thích Windows, MacOS, thiết bị điều khiển Roon Remote có thể tải miễn phí trên kho phần mềm Android và Apple.
Roon tạo thêm 1 biến thể của bản Roon Core là Roon Rock (Roon Optimized Core Kit) thích hợp cho nền Linux có thể cài trên các thiết bị Intel NUC nó cũng tương tự như Roon Bridge có khả năng lấy dữ liệu nhạc từ bên ngoài và phát đến thiết bị DAC qua cổng USB hoặc qua mạng LAN nội bộ.
Roon cung cấp bản Roon Bridge miễn phí cho những thiết bị chạy chung với Roon Core để biến các máy tính thứ 2 chạy Windows, MacOS, Linux, các thiết bị ARM thành thiết bị Endpoint (máy tính thứ 2 là máy phát lại gọi là thiết bị Endpoint) để phát ra các giải mã âm thanh DAC khác trong hệ thống chung gia đình.
Roon không sử dụng giao thức DLNA nhưng vẫn hoạt động chung được với các thiết bị có kết nối Chromecast, mọi thiết bị có hỗ trợ Chromecast đều cho thể sử dụng chung với Roon.
Các bản Roon ra đời trước năm 2022 không có khả năng truyền các file nhạc ra ngoài mạng LAN tuy nhiên từ khi bản Roon 2.0 ra đời hỗ trợ Roon ARC lúc này bạn có thể ngồi bất cứ ở đâu trên thế giới vẫn có thể truy cập nghe nhạc nội dung của mình phát ra từ Roon Core 2.0, chất lượng Roon ARC đến thời điểm hiện tại mới chỉ đáp ứng được chất lượng lossless, cụ thể là dù máy chủ điều hành các file DSD hay Hi Res 24Bit thì khi ARC nhận được sẽ downstream thành lossless ở 16Bit, 44,1Khz với điều kiện thiết bị như điện thoại và Ipad phải dùng Wifi, nếu dùng 4G sẽ bị chuyển về chất lượng MP3.
Riêng chức năng phát ra ngoài mạng LAN Roon đi sau Jriver rất lâu, tính năng phát ra ngoài mạng của Jriver đã có từ những ngày Jriver mới phát triển, tuy nhiên đến nay ARC cũng mới chỉ phát triển với phương thức phát trên di động rồi thiết bị di động đó phát Airplay hay Bluetooth sang các thiết bị ngoại vi khác như loa Bluetooth hay các thiết bị giải mã âm thanh có tích hợp Airplay hay Bluetooth.
Jriver cho phép PC khác bên ngoài mạng LAN kết nối với Acceskey của PC chủ có thể streaming trực tiếp các file nhạc với chất lượng theo đúng định dạng file đang lưu trữ trên PC Jriver chủ, nói cho dễ hiểu hơn là nếu đường truyền đủ mạnh thì Jriver chủ ở Việt nam người dùng ở Mỹ vẫn có thể truy cập và chơi các file DSD nguyên bản truy cập từ PC Jriver đang bật ở Việt Nam.
Như đã đề cập ở trên Roon tách các chức năng ra thành nhiều Modul cho tải về cài đặt theo nhu cầu, Jriver là 1 gói hoàn chỉnh có nhiều tính năng hơn Roon tích hợp trên 1 phần mềm duy nhất cho 1 hệ điều hành.
Jriver có 1 yếu điểm là các tính năng trên các nền tảng hệ điều hành không giống nhau, có 1 số tính năng hạn chế với MacOS tuy nhiên đến các phiên bản mới gần đây đã khắc phục nói chung gần hết các sự hạn chế này.
Jriver sử dụng giao thức DLNA và UPnP nên tính tương thích với các thiết bị có thể nói là rất đa dạng, chỉ cần máy nào có trình duyệt Web là cũng đã có thể truy cập để phát nội dung từ máy chủ Jriver.
Mua gì và nhận được gì ?
Jriver bán phần mềm cho bạn với các hệ điều hành Windows và MacOS do bạn tự chọn HĐH với giá 60 USD cho bản quyền vĩnh viễn, khi có bản mới hơn ra bạn phải trả phí nâng cấp bằng 1/3 giá tiền bản chính, nếu các nâng cấp chả có gì để quan tâm bạn vẫn dùng nó cả đời không phải trả thêm bất cứ chi phí nào.
Roon thu phí theo phương thức mới nhất sẽ áp dụng từ tháng 1 năm 2023 với mức giá 15 USD /tháng, mua bản quyền vĩnh viễn sẽ phải trả 830 USD được phép Update nếu có ra bản mới, Roon chỉ cho phép dùng 1 bản quyền với 1 máy khi mua, Jriver cho phép 1 bản quyền dùng được 10 máy. Phần mềm để chọn bài trên điện thoại hay Ipad với Jriver bạn sẽ phải trả phí tải cho bản Remote là 215 nghìn VNĐ còn với Roon bạn tải Roon Remote miễn phí.
Tải xuống và cài đặt:
Việc chọn phần mềm Jriver hay Roon trước khi tải xuống phụ thuộc vào độ đam mê của bạn, 2 phần mềm có 2 mức giá chênh lệch khá cao tính ra hơn nhau đến 14 lần (60 USD của Jriver và 830 USD của Roon), phải khẳng định là chất lượng âm thanh của 2 phần mềm không khác nhau nhiều vì nó hoạt động theo phương thức bitperfect cụ thể các phần mềm chỉ làm nhiệm vụ điều hành dữ liệu kho nhạc Online hoặc dữ liệu Offline (Offline là dữ liệu được lưu trữ trên bộ nhớ ổ cứng, USB hay ổ cứng NAS), phần mềm Music Server Roon hay Jriver bản chất không tham gia vào quá trình giải mã file nhạc, bạn hình dung nó như là 1 chiếc đầu CD Tranporter vậy, vì CD Transporter chỉ có thành phần chính là bộ cơ và mắt đọc đĩa CD chứ không có chip giải mã, người chơi CD Transporter bắt buộc phải có bộ giải mã âm thanh DAC rời để giải mã tín hiệu chưa được đồng bộ từ CD Transporter sang DAC.
Roon khác Jriver ở tính năng cho phép đăng nhập dịch vụ trực tuyến Tidal và Qobuz ngay trên Roon Core và sẽ phát nội dung 2 dịch vụ này trực tiếp trên phần mềm Roon chuyển trực tiếp đến bộ giải mã DAC, Jriver không có tính năng trực tuyến của 2 dịch vụ này đây là điểm yếu hơn so với Roon tuy nhiên bạn vẫn có thể cài phần mềm của bên thứ 3 là Mconnect có bản miễn phí và bản trả phí chỉ 100K bạn vẫn có thể chơi Tidal và Qobuz thông qua Jriver và chất lượng đảm bảo không có sự khác biệt.
Jriver cho phép truyền tải và chơi cả file Video chức năng này Roon không có, bạn có thể cho phép Jriver truy cập nội dung Video: phim, ảnh, nhạc lưu trữ ở ổ cứng hay NAS, rồi phát ở bất cứ đâu hoặc xem ngay trên điện thoại, Ipad.
Phần cứng
Yêu cầu phần cứng cho Music Server Roon và Jriver thực sự không phải là điều cần quan tâm lắm, bạn chỉ cần tối thiểu 1 máy tính có hệ điều hành Windows 10 hoặc MacOS với phần cứng khiêm tốn RAM 4GB là có thể sử dụng tốt, yếu tố cần quan tâm hơn với PC hay MacOS cài Jriver đó là cần có những PC không sử dụng đến các thành phần có tác động vật lý của các loại động cơ dù nhỏ hay siêu nhỏ từ quạt tản nhiệt CPU hay ổ cứng cho hệ điều hành, vì tất cả những loại mô tơ điện loại này ít nhiều đều ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu âm thanh.
Nên đầu tư các loại máy tính Mini PC Fanless nó là các loại PC được tích hợp CPU không gây ra nhiệt cao nên nhà sản xuất không trang bị quạt tản nhiệt cho CPU, các loại máy này tiêu tốn năng lượng rất ít có thể bật thời gian dài mà không phát sinh hoá đơn tiền điện.
GPU trên PC có ảnh hưởng 1 chút đến tốc độ mở các bìa đĩa CD ví dụ như phần mềm Roon có các tính năng hiển thị thêm các gợi ý thường Load thêm các bìa đĩa CD từ Internet về, khi nghe nhạc Online sẽ cần có Card đồ họa nhỉnh hơn 1 chút để việc nạp các file ảnh bìa đĩa nhanh hơn, tuy nhiên để cảm nhận tốc độ load ảnh giữa máy có GPU khỏe và yếu không quá nhiều khác biệt, chủ yếu vẫn phải là đường truyền Internet băng thông nhanh cho phép Loading các bìa đĩa CD nhanh, nếu chơi file nhạc lossless từ nội dung lưu trữ offline trên ổ cứng GPU sẽ không quan trọng.
Kinh nghiệm người dùng:
1. Cài đặt và cấu hình:
Việc tải xuống và cài đặt của 2 phần mềm đều rất đơn giản, ở Roon việc bổ sung các thiết lập cài đặt không cần nhiều kinh nghiệm nhưng ở Jriver có các tùy chỉnh bổ sung cho phép thiết lập nâng cao để có sự tương thích tốt nhất với các thiết bị giải mã âm thanh DAC, để có chất lượng file nhạc tốt đòi hỏi người yêu thích âm thanh sẽ phải kinh nghiệm tùy chỉnh để phần mềm Jriver với phần cứng là bộ giải mã DAC hoạt động hoàn hảo với nhau.
Việc cài đặt đơn giản ít tùy chỉnh như Roon có cái lợi đó là việc người yêu nhạc chỉ cần cài đặt theo vài hướng dẫn cơ bản là có thể dùng được, việc phần mềm có nhiều tùy chỉnh để lựa chọn như Jriver đôi khi không phải là thuận lợi cho những người mới làm quen, nhưng nó lại là món khoái khẩu cho những người đam mê công nghệ thích làm những việc khó.
Một thí dụ đơn giản nhất để so sánh tính đơn giản và tính phức tạp giữa Roon và Jriver đó là trình chọn bài trên điện thoại, Ipad ở Roon không cho phép người nghe nhạc chọn các Album nhạc Lossless theo tư duy quản lý thư mục như Windows Explorer (tư duy này ăn sâu vào chúng ta từ khi biết dùng máy tính), các thư mục trên ổ cứng chép nhạc lossless sẽ do người dùng chọn và chuyển vào các thư mục đặt tên lúc đó trên phần mềm Remote của điện thoại sẽ hiển thị theo giao diện thư mục, tạo điều kiện tìm kiếm dễ dàng hơn với những ai tự biên soạn chọn lọc thư mục theo ý thích, nó giống việc khi bạn vào thư viện bạn đã biết đi đến kệ sách nào để lấy cuốn sách cần đọc của mình.
Phần mềm Roon hoàn toàn không cho tùy chỉnh theo phương thức này, ở Jriver nếu chỉ cài đặt tùy chỉnh ở mức đơn giản bạn sẽ không tiếp cận được phương thức chọn bài này, đòi hỏi phải có các cài đặt nâng cao lúc đó Jriver mới cho phép chúng ta sử dụng cách hiển thư dữ liệu âm nhạc theo thư mục.
Jriver mới đây cho ra phần mềm Music Server cả trên hệ điều hành Android đang có số người sử dụng lớn nhất thế giới, bản tải về với mức giá 10 USD rất hợp lý cho những ai đang sở hữu các thiết bị Media Player với nền tảng Android, để so sánh tính phổ cập có lẽ 1 lần nữa Jriver vẫn nhỉnh hơn Roon ở tính đa dạng, đa dụng và có cộng động người dùng lớn.
2. Lựa chọn:
Cả 2 lựa chọn Jriver hay Roon đều làm người đam mê âm thanh máy tính rất hài lòng bởi những hỗ trợ tiện ích và chất lượng âm thanh, mỗi phần mềm đều có điểm tương đồng và điểm khác biệt.
Mỗi phần mềm đều có giao diện có thể làm người này thích nhưng người khác không thích, giá thành rẻ chỉ 60 USD cho bản quyền của Jriver nhiều khi lại chưa thuyết phục được những người có điều kiện kinh tế dư dả mua Roon với giá 830 USD và ngược lại.
Điểm cốt yếu của cả 2 phần mềm chắc chắn là chất lượng âm thanh, bản chất sẽ là 2 phần mềm cho chất lượng âm thanh gần như giống nhau vì nó không can thiệp vào việc giải mã âm thanh mà chỉ làm nhiệm vụ điều hành và vận chuyển file nhạc đến thiết bị giải mã DAC (Transporter) .
Cả 2 phần mềm khi cài lên trên các máy tính PC được tối ưu tốt cho việc nghe nhạc như các loại Mini PC Fanless đều cho hiệu suất làm việc tương tự, so sánh cho thấy việc cài phần mềm Roon và Jriver lên các máy tính Mini PC Fanless và không tắt máy trong thời gian dài ngày đều không gây ra các trục trặc cho máy tính vì phần mềm ăn rất ít điện năng và không tiêu hao nhiều đến cấu hình của PC, đây chính là yếu tố quan trọng mà 1 Music Server cần có là phải có đủ năng lực để làm việc dài ngày 24/7 mà không cần nghỉ.
3. Thư viện quản lý:
Nhiệm vụ chính của cả 2 phần mềm đó là quản lý dữ liệu kho nhạc được lưu trên máy tính để điều hành và trích xuất ra giao diện tìm kiếm trên các thiết bị di động sao cho trực quan nhất, nếu bạn sở hữu 1 kho dữ liệu nhạc thông qua tự rip từ các đĩa CD gốc hay sưu tầm từ các nguồn khác sẽ gặp 1 vấn đề trục trặc lớn nếu các file nhạc đó không được làm Metadata tag cẩn thận và tỷ mỉ vì nếu các trường thông tin được nhúng trong mục siêu dữ liệu (metadata) không chính xác sẽ cho kết quả tìm kiếm có thể lẫn lộn hoặc là không thể tìm được khi các Album nhạc không được nhúng các thông tin tìm kiếm, phương thức tìm kiếm của 2 phần mềm gần như không có sự khác biệt chỉ là cách thể hiện các kết quả tìm kiếm khác nhau ở cách biên soạn giao diện của mỗi phần mềm.
youtube
Về mặt đồ họa thư viện tìm kiếm Roon cho khả năng đa dạng hơn cả về quản lý dữ liệu online cũng như offline, thậm chí 1 số Album file nhạc phần metatag không đây đủ Roon sẽ bổ sung thông tin lấy về từ Internet.
Để trở thành 1 người mê nhạc lossless thực thụ bạn cần có niềm đam mê lâu dài ngay cả việc hàng ngày hoàn thiện phần thẻ (tag) cho các Album sưu tầm của mình là công việc mất thời gian nhưng nó sẽ là các lưu trữ có giá trị cao hơn so với các bản rip chất lượng nhưng không được làm dữ liệu quản lý chuẩn.
So sánh tốc độ tìm kiếm 1 Album nhạc giữa Jriver và Roon không có sự khác biệt nếu cùng test trên 1 thiết bị và cùng kho dữ liệu chung. Roon sẽ thực hiện công việc nhiều hơn Jriver trong khâu hậu trường của việc tìm kiếm cụ thể đó là nó sẽ lấy 1 số thông tin trong mục tag của Album và so sánh thêm trên Internet để nếu có thể sẽ bổ sung thêm 1 số thông tin chi tiết hơn về bản ghi âm, có thể thay đổi tag thêm nếu người dùng có nhu cầu. Jriver cũng có trình sửa thẻ Metadata tag ngay trên giao diện sử dụng để hoàn thiện hơn cho các Album nhạc được lưu trữ trên ổ cứng chép nhạc lossless sưu tầm của bạn.
Trình phát lại (Playback)
Roon và Jriver đều cho phép phát File nhạc lossless đến đúng các thiết bị giải mã âm thanh DAC khi có cài đặt trình điều khiển Audio Driver, 2 phần mềm cho phép phát các file nhạc dạng Native đến các đầu giải mã DAC.
Cả 2 phần mềm đều cho phép phát nhạc cùng lúc với nhiều nội dung khác nhau đến các khu vực khác nhau còn gọi là Zone, cả 2 phần mềm đều cho phép máy tính thứ 2 hay thứ 3 tiếp nhận dữ liệu từ máy chính thứ nhất để phát ra các giải mã âm thanh khác nhau trong nhà, trên Roon cài thêm phần mềm Roon Bridge miễn phí tải về, Jriver cần cài thêm 1 bản Jriver như máy chủ để kết nối dữ liệu với nhau.
Về mặt lý thuyết có nghĩa bạn có 1 bản Roon Core làm máy chủ bạn có thể cài thêm hàng trăm máy Roon Bridge trong cùng gia đình để sử dụng chung tài nguyên c��a máy Roon Core, Jriver cho phép mua 1 bản quyền cài trên 10 máy có nghĩa máy 1 cài hết 1 bản suy ra sẽ có 9 bản còn lại cài cho các máy trong nhóm (Zone).
Chất lượng âm thanh:
Để phân biệt hay so sánh được chất lượng âm thanh của 2 phần mềm với nhau quả là điều không hề dễ dàng, cả 2 phần mềm đều có chất lượng âm thanh tuyệt vời tất nhiên chả thể ngăn được các cảm nhận khác nhau của người dùng đăng đàn trên các diễn đàn Audiophile .
Trích vài cảm nhận khác nhau của người dùng :
“Roon đánh bại Jriver hàng dặm bởi nó năng động hơn, chi tiết hơn.”
Ngược lại với đánh giá này có những bình luận ở diễn đàn Audiophile khác:
“Roon nghe sáng hơn Jriver và âm thanh mỏng hơn nhiều. Trường âm và độ động dường như bị hụt, ở Jriver cho thấy âm thanh phát lại đều và chặt chẽ hơn, giọng hát mượt mà, sự khác biệt lớn nhất là sân khấu âm thanh mở hơn, tốt hơn Roon rất nhiều.”
1 nhà phê bình chuyên gia âm thanh có tiếng thì nói:
“Âm thanh của Roon nghe đầy đặn và bốc lửa hơn so với Jriver, Jplay hay Foorbar2000, âm thanh của nó mạnh hơn nhiều, độ phân giải và trường âm có sự cân bằng.”
Có rất nhiều cuộc khảo sát trên cộng đồng mạng Internet cho thấy sự phân chia của 2 trường phái người chơi Roon và Jriver là khác đồng đều, nếu cùng 1 nguồn âm cùng 1 đầu phát rất khó có thể phân biệt dù là 1 điểm nhỏ nhất.
Tất cả các bình luận khen và chê có lẽ vẫn là những sự hâm mộ được cường điệu hóa theo sở thích cá nhân là chính, rõ ràng nếu test mù trên 1 hệ thống giống nhau chắc chắn sẽ rất khó cho các Audiophile phân biệt được vì cả 2 phần mềm đều tạo ra chất lượng âm nhạc rất hay.
Tóm lại:
Roon và Jriver đều là 2 gói phần mềm Music Server tuyệt vời nhất dành cho những người yêu âm thanh thưởng thức âm nhạc trên máy tính phát lại các bản nhạc chất lượng cao nhất mà hệ thống sẽ tái tạo lại.
2 phần mềm đều hỗ trợ cho các nền tảng hệ điều hành thông dụng nhất, yêu mến sự đơn giản sẽ dùng Roon vì đa số các tác vụ sẽ dễ dàng đơn giản hơn, tuổi đời của Roon không được nhiều như Jriver nên diễn đàn hỗ trợ thông tin chưa phong phú được như Jriver.
Cả 2 đều xử lý tốt các thư viện với hàng chục nghìn đầu mục chương trình, mọi lỗi sử dụng đều được đội ngũ hỗ trợ của cả 2 bên xử lý nhanh và tốt. Phần mềm điều khiển Remote hay còn gọi là GUI của Roon có phần vượt trội hơn Jriver ở độ chi tiết và cách trình bày.
Jriver có thể dễ dàng truy cập từ mọi nơi với phần mềm Jremote hoặc có thể với cả trình duyệt Web, cả 2 đều có tính năng phát nhạc ra ngoài tạo điều kiện tốt cho việc truy cập nội dung nhạc trên điện thoại và có thể phát ra các loa trên xe hơi. Jriver có thêm mục Internet Radio với các kênh Radio phát nhạc Lossless chất lượng rất ổn định.
Roon có lợi thế phát nhạc qua dịch vụ Tidal hay Qobuz trực tiếp trên phần mềm Roon còn Jriver sẽ phát qua 1 phần mềm khác của bên thứ 3 cho chất lượng như nhau.
Jriver là phần mềm đa phương tiện còn cho phép Streaming cả Video mà Roon không có tính năng này.
Bài viết này Vinhstudio muốn đặt ra 1 câu hỏi mà phần lớn các cuộc thảo luận trên mạng chưa bao giờ đến hồi kết đó là :
Liệu so với chi phí phải bỏ ra 830 USD với Chi phí 60 USD thì ta chọn cái nào, tối ưu nhất đương nhiên chọn cả 2 nếu có điều kiện kinh tế dư giả, tuy nhiên nếu để chọn cho riêng mình 1 phần mềm tối ưu ở mức tổng thể tôi sẽ chọn phần mềm Music Server Jriver vì chi phí của Jriver thực sự dễ chịu hơn rất nhiều cũng như mọi điểm ưu hay khuyết khi phải so sánh với Roon cũng chả kém cạnh gì .
Lời cuối nhắn nhủ đến cộng đồng Audiophile đam mê nhạc lossless hãy chi tiêu đầu tư những thứ mình cảm thấy thật sự thích, không nên nghe theo bất cứ lời quảng cáo nào, khái niệm bản quyền trọn đời như của Roon hay của Jriver cũng chỉ là 1 khái niệm mong manh trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, làm sao biết được ngày mai thế nào, năm sau nếu có 1 dịch vụ âm nhạc khác ra đời tốt hơn hẳn Jriver và Roon và giá thành cũng dễ tiếp cận hơn lúc đó việc chi tiều vượt mức trước kia có thể sẽ là rào cản tâm lý để ta tiếp tục thỏa mãn đam mê.
VINHSTUDIO
Vinhstudio có Support dịch vụ chuyên nghiệp cài đặt thiết lập phần mềm Music Server Roon và phần mềm Music Server Jriver, nhận cài đặt Online qua mạng qua Teamview và Ultraview, tất cả mọi mong muốn của quý khách đều có thể được thực hiện 1 cách chuyên nghiệp và nhanh nhất.
Ngoài ra Vinhstudio sở hữu kho nhạc lossless chất lượng cao được 100% rip từ đĩa CD gốc với các ổ cứng nhạc lossless dung lượng 1TB đến 4TB, tất cả các Album nhạc đảm bảo được rip cẩn thận và có tích hợp Metadata tag chuẩn quốc tế phù hợp để sử dụng trên các Music Server Roon và Music Server Jriver. Dịch vụ chép nội dung nhạc lossless vào ổ cứng với giá phải chăng Hãy liên lạc với MR. Vinh 0936999663 để được giải đáp mọi yêu cầu.
#roon#jriver#music server#pc fanless#cài phần mềm Jriver#cài phần mềm roon#dịch vụ cài phấn mềm Music Server#chép nhạc lossless#chép nhạc số#usb audio#usb dac#lossless#musicserver#lossless dac#nhạc dsd#Youtube
3 notes
·
View notes
Text
youtube
#Sonos#Tivoli audio#DAC#Hidizs#USB DAC#roon#line-in#aux in#dab radio#FM#FM radio#FM radio station#Apple Airport Express#Apple TV#HDMI audio extractor#MacBook#Mac studio#Sonos Port#Sonos Five#HDMI#sampling rate#lossless#lossless audio#high resolution lossless#hi-res lossless#Razer#microphone#web camera#Apple Music#Tidal
1 note
·
View note
Text
gods i love wired headphones. love having headphones with a headphone jack (and thus a replaceable cable) and no other way of playing music. love 10 foot long audio cables. love dedicated usb DACs. love headphones that are designed primarily for long-term listening comfort and don't need to have extra bulk in hinges or padding to make them more sturdy or flexible to accommodate being shoved in a bag when you're done with your commute. love high-quality audio with no perceptible delay and no fucking battery life and no extra mass from a bluetooth module and microprocessor and flashable ROM and a battery and charging circuit and onboard DAC and amp driving the speaker(s) weighing my head down.
#sincerely#wired headphones#my beloved#analog audio#i love you#open back headphones#you help sustain my will to continue living#i've got a microphone that has a built-in DAC and amp that can inject microphone audio at a configurable volume and it's delightful#it's a USB mic that can also operate over XLR with a dedicated audio interface#i love it so much#plus it sounds amazing as a mic#anyway. gosh i just love wired peripherals#sure; most of my stuff *also* can operate wirelessly or i have a wireless alternative for sake of convenience in certain situations.#but wired is king (female gender)#side note: i think it fucks severely to describe a woman as being king. not queen. not monarch. fucking *king*#realized that when i read a fanfic where it was referenced that athena was once king of the gods and i was like “oh; damn. that fucks.”#oh; right. i'll make an exception for my mouse. *that* i typically prefer wireless.#but it had *better* operate over 2.4 GHz with a dedicated dongle#mine has a 2.4 GHz dongle and *also* a bluetooth mode and it's lovely. convenience *and* competence as desired.#ily my wireless mouse <3#works well with my NiMH rechargeables; too. not all aa/aaa devices play nicely with the 1.2V battery chemistry; but they work well here 😁#my keyboard; also. has both wired connectivity (and charging) over usb c; and multiple bluetooth profiles. it's great#(i would be over the moon if it *also* had a 2.4 GHz dongle; but for a keyboard “wired” and “bluetooth” are the two i would prioritize)#oh; yeah. it's a 60% keyboard; too. and it has per-key RGB. gods i love this keyboard. it fucks hard. so glad i got it
12 notes
·
View notes
Text
Pink Floyd : Echoes (The Best Of Pink Floyd) (2001)
Artwork by StormStudios
#keios#album art#another one by storm#he's done most of the covers for pink floyd#the references to the previous album covers in this one 👌#i actually don't own any pink floyd albums except this compilation on cd.. i should fix that#i remember using happiest days of our lives/another brick on the wall as bass/subwoofer test tracks when i was buying my first 2.1 setup#the velodyne is still going strong - as are my main sonus faber speakers that i also bought back then (about 20 years ago)#but i don't own a dedicated cd player anymore#i just have this portable usb player that i use with my desktop setup#i have an external dac that's connected to my main av receiver and i use foobar with wasapi which has a great sound quality#i used to use the dac mostly with my headphone amp setup but i haven't really been listening with headphones any more#i could sell some of them but. i might get into them again so i won't lol#oh and i meant to say external usb player#i mean it IS portable in theory but i have it attached to a desktop so. not really ideal for lugging around lol
5 notes
·
View notes
Text
New friend: a chonky boi
2 notes
·
View notes
Text
中古 ~ マランツ HD-DAC1
中古で入手したパワーアンプ(Lo-D HMA-9500)を楽しむのにプリアンプの問題が浮上してきました。現用の USB-DAC を手持ちのプリアンプ(3機種)につないでみますがどれも古くてしっくりきません。… レファレンスとなるものがない。
S社のゴージャスな(中古)AVプリは高音がきつすぎて全く対象外(古いが故に?)。主に使ってきたコントロールアンプ(フォノ入力無し・デジタル処理)は低音たっぷりで好みでしたがあらためて聴くと高音が奥に退いたようでもう少し主張してほしいような(これまた古い)。そこで、数年前にコンデンサーの一部交換メンテを行ったオールド山水(さらに古い)のプリアンプを引っ張り出すと … マスターボリュームに若干のガリがあるものの、音のバランスは3機種の中ではまあまあ。ですがなにぶんにも接点の多い昔のプリアンプ。ピンジャックも古い。まぁ、こちらの耳も古くなってるので高域がどうのこうのと言った局所的な音の違いは既に判らなくなってるので感じ取れるのはバランスだけなのでよいのかも。
現行品のプリアンプでお手ごろな製品はなさそう。中古でもそこそこの価格だし再整備するとさらに費用が掛かる。思い切ってアキュフェーズ? ~ いやいや、サブシステムでとっかえひっかえ楽しんでるだけなのにそれはない。いっそパッシブボリュームか?…。そんなこんな、いろいろ検討する中で見つけたのがこれでした��… 現用の USB-DAC が無駄になりますが。(リモコン付いてるし。)
この機種は既に生産終了となっています。また、USB-DAC ではなくヘッドホンアンプとして紹介されてることが多いようです。さて、この機種を選んだポイントですが … 「192kHz および DSD 対応であること」そして「ボリュームと連動した RCA 出力があること」+「妥協できる費用対効果」でした。
製造の初年は2014年、生産終了が2022年の夏ころのようです。生産終了からあまり時間が経っていないから?ヤフオク、メルカリ、アマゾンなどのどこを見てもそこそこの値が付いてます。しかし同じような製品が現状で見当たらないのとちょうど福岡県内からの出品がヤフオクに出たので送料が安く済む分だけ高めの入札をして落札となりました(「にしても消費税は高いなぁ」)。程度のよさそうなのはメルカリの個人出品に出てきそうですが全くの私見��す。
入札後もこの機種について調べる中で判明したことが2点ありました。まず、「2014年発売時の初期ロットでノイズ問題が起こりすったもんだがあったらしい」と、「ボリュームはデジタルで無くアルプス製の(?)アナログボリュームである」ことでした。ノイズが出たのはヘッドホン出力でライン出力にはなかったようです。私のようにライン出力のみを使ってヘッドホンを使ったことのないユーザー所有の初期ロット製品でメーカーの補修を受けないままになっている個体があるかもです。(ノイズ問題はメーカーが対応したらしいです。)
こちらは2021年製で一安心。まだ接続もしてないし、当然音も聞いてないので何とも言えないですが「どこに置いてどうつなごうか」などと考えるのが楽しみの一つ��もあります。オールド山水なども時々使えるように残しておきたいのでさてどうしよう、とか。
1 note
·
View note
Text
On today's episode of issues only Mara has
Whenever helldivers 2 is running on Charlie my headphones have a not insignificant amount of analog interface (buzzing)
It doesn't matter if helldivers is muted
It doesn't matter if *all* audio is muted
The interference persists until I close the game
I'm pretty sure it's a problem with the DAC on Charlie's motherboard
"Hey Mara what led you to that conclusion?"
Because when I plug my headphones into my mic, a samson connected to Charlie with a USB cable (a digital interface), has a 3.5mm headphone jack that will play audio from Charlie along with your voice (picked up by said mic) the buzzing magically disappears
I... don't get it
7 notes
·
View notes
Text
Finding a digital audio player that does not sell my data, doesn't run android, and has a decent DAC and Amp is fucking insane. Why is capitalism so bad? I've considered finding an old windows tablet and making it run a linux distro just so I can avoid the usb audio hosting issues with android. Grrrrhh why can't they make things that work well and don't sell my data?!?!
10 notes
·
View notes
Text
I've been missing having an AUX jack to play music, so I spent the last couple of days researching USB C to 3.5mm adapters. I figured I'd share my findings for anyone else who might want an adapter but finds USB C confusing.
If you know your phone has an internal DAC (Digital to Analog Converter) connected to your USB C port, you can get away with a simple adapter sans DAC and save a few dollars.
If you don't have a built-in DAC and are driving standard headphones, the Apple adapter ($9) seems like a great deal for the price and is compatible with most devices. The exception is Android devices, which appear to lack the ability to configure the Apple adapters' DAC volume to be above 50% by default.
So, for Androids, I would suggest the Samsung adapter ($9), which has similar performance.
If you're driving fancier headphones with a high OHM rating, you'll want a beefier DAC, which is outside the scope of what I was looking for.
I ended up buying both the Samsung and the Apple adapters due to the mix of devices in my household. Waiting for them to arrive in the mail.
Based on reviews, there still seems to be some amount of chance involved when it comes to compatibility, but I think this info minimizes the chance of you needing to return something. I'm also skeptical of the durability of these devices, I sort of wish they had some chunkier leads.
Also, here are some reviews I found helpful: And they even have graphs!
4 notes
·
View notes
Text
shout out linux because if i was doing what i was doing on windows it would have crashed like 2 minutes after pressing the spacebar
also reaper is just awesome anyways
i used to use logic pro for a while but that's only because the college im going to demanded i used it for the first year but im free now... my shackles have unbound and now i can use reaper
also i do not recommend hackintoshes for real work lol i cant afford a macbook but it served me quite well for the year so i have no complaints besides it being significantly slower than on macbook hardware and also that stupid annoying audio issue i had with my sound card due to incompatibility so i had to use a usb DAC whenever i wasn't plugged in to any interface
also i do wish that ableton was on linux otherwise i would be using that with max/msp... and im not even going to bother using wine for it although i'll take a look at it someday
for now, reaper is awesome and yabridge is a perfect combination for all of my totally legally purchased dmgaudio and fabfilter plugins
6 notes
·
View notes
Text
USB DAC DIY
ぺるけ式 トランス式USB DAC (Sansui ST-71 version)
前作(2019/01/26)の音がいまひとつであったので、ぺるけ式に設計変更しチューニングを実施した。トランス2次側の抵抗は1kΩに固定した状態で1次側の抵抗を調整したところ620Ωで落ち着いた。ST-71はぺるけさんがDACの初期検討段階で「音はかなりまともで」と評しておられたが、LCフィルタを前段に配することで(増幅はしないが)のびやかに鳴っている(2024/04/07)。
フル出力(0dB)では12.5(Hz)で波形が崩れ始めているのが判る。一方10(Hz)において、-6dBまで信号を絞ると波形は崩れていない。信号レベルを欲張らなければ本機の波形伝送能力(低域)は高いことが判った。これは収穫である!(2024/04/13)
二次側の抵抗は試しに150Ωにしてみたが周波数特性のチューニングがうまくいかなかった。周波数特性をフラットに保つためには二次側の合成抵抗値は600Ωから大きくは下げられないことが判った(2024/06/09)。
2 notes
·
View notes
Text
5 PHẦN MỀM CHECK FILE NHẠC LOSSLESS – KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỰC CỦA CÁC FILE NHẠC LOSSLESS
Cách đơn giản nhất và tuyệt đối 100% không cần bất cứ công cụ kiểm tra chất lượng file Nhạc Lossless là mua đĩa CD gốc RIP lại ở định dạng không mất dữ liệu WAV hoặc cầu kỳ hơn nữa lưu ở định dạng IMG để lưu trữ khi cần mở nén file đó để lấy file gốc WAV.
Tuy nhiên ta chẳng có thể bỏ tiền mua tất cả thế giới âm nhạc về được và thực tế quá trình RIP 1 đĩa CD rồi tạo ra 1 Album nhạc số rất mất công , nếu làm ở mức cầu kỳ có thể mất cả 45 phút cho 1 Album CD.
Nguồn sưu tầm vẫn là tối ưu nhất vì nó có thể là miễn phí hoặc có thể là trả phí nhưng rẻ hơn rất nhiều so với việc tự mua CD về để RIP album nhạc lossless.
Trong thế giới mạng Internet có vô vàn cách thức để tải các Album nhạc yêu thích tuy nhiên chất lượng thì cũng bát nháo nếu không có kinh nghiệm chọn lọc, có rất nhiều người thích chia sẻ nội dung âm nhạc nhưng chính họ cũng không có nguồn file chuẩn và họ đã sử dụng phần mềm để thay chuyển đổi định dạng file (giả mạo file chuẩn) thí dụ như họ có Album MP3 và họ dùng phần mềm chuyển về WAV nhìn qua thì dung lượng đúng như 1 bản gốc nhưng chất lượng thì là MP3 vô cùng tệ , chính vì thế chúng ta phải có các công cụ kiểm tra chất l ượng file nhạc khi đó việc nghe nhạc vừa có chất lượng tốt và mặt tâm lý chúng ta cũng tự biết chúng ta đang sở hữu các Album có chất lượng, độ phân giải chuẩn.
Hãy cùng Vinhstudio khám phá 5 phần mềm chuyên dụng để kiểm tra chất lượng các File nhạc lossless nhé!
3 quan niệm sai lầm thường gặp về nhạc losless của những người chưa có kinh nghiệm là:
1. Tập tin âm thanh có dung lượng càng lớn thì chất lượng càng tốt
2. Độ sâu Bit và độ phân giải phải cao dẫn đến âm thanh sẽ hay ( thí dụ ngộ nhận về DSD là tốt nhất.)
3. Cứ file nhạc lossless nào có định dạng WAV, FLAC, ALAC hay DSD là chất lượng chắc chắn tốt.
Về lý thuyết các tập tin nhạc lossless lớn vì chúng chứa nhiều thông tin chi tiết hơn nhưng không phải tất cả các file dung lượng lớn đều là nhạc lossless. Chẳng hạn 1 tập tin MP3 có dung lượng 3MB qua phần mềm thay đổi định dạng sau khi chuyển đổi thành WAV hay DSD nó có thể lên đến 200MB, bạn hãy biết rằng file MP3 là file đã bị cắt bỏ hết thông tin của bản nhạc dù bạn có tăng Bit, tăng Phân giải thì nội dung của nó vẫn chỉ là MP3 rất kém chưa nói đến vấn đề tồi tệ hơn là khi qua các phần mềm chuyển đổi (Converter) sẽ dẫn đến tình trạng âm thanh bị vỡ, méo tiếng, chính vì vậy hãy học ngay các kinh nghiệm kiểm tra chất lượng file nhạc lossless để tránh bị nghe nhạc lossless giả!
Phần mềm Audio Check là công cụ hỗ trợ tốt để phát hiện âm thanh giả mạo Lossless
1. Audio Checker 1: Spek
Spek giúp phân tích các file nhạc Lossless bằng cách hiển thị biểu đồ phổ âm của cả bản nhạc, phần mềm sử dụng rất đơn giản chỉ việc kéo thả file nhạc vào ổ hiển thị biểu đồ là có thể kiểm tra được. Ở hình minh họa ta thấy 2 tập tin nhạc lossless định dạng FLAC là cùng bản nhạc, file nhạc bên trái là file thật còn bên phải là file giả mạo là file nén MP3, ta nhìn cột biểu đồ bên phải bị cắt ngang ở tần số 16Khz tất cả các tần số cao đã mất sạch cho nên bản nhạc không thể hay được nữa.
2. Audio Checker 2: Lossless Audio Checker
Là 1 chương trình đơn giản cho WIndows, MacOS và cả Linux, phần mềm có khả năng phân tích để đưa ra kết luận file nhạc là file bị Nâng lên hay bị chuyển định dạng. Chỉ cần kéo thả file nhạc lossless vào cửa sổ của phần mềm là nó sẽ tự động phân tích. Quá trình kết thúc thông tin sẽ hiện trong cột kết quả mỗi File nhạc. Như hình minh họa nếu file nhạc không bị mất dữ liệu nó báo là Clean (sạch), file nhạc ở dưới bị đổi từ file có chất lượng thấp nâng lên nó báo là Upsampled hoặc Upscaling
3. Audio Checker 3: auCDtect Task Manager
Là 1 phần mềm miễn phí kiểm tra chất lượng âm thanh rất tốt, bạn chọn file hoặc chọn cả Album nhạc lossless sau đó ấn bắt đầu, quá trình phân tích kết thúc sẽ cho báo cáo là CDDA 100% màu xanh lục cho biết đây là file xịn 100 chất lượng CD và chắc chắn đây là file nhạc chuẩn yên tâm nghe.
4. Audio Checker 4: Spectro
Là 1 trong những công cụ kiểm tra âm thanh được đánh giá cao, Spectro rất phổ biến với người mê nhạc lossless, bạn mở phần mềm và chọn file nhạc, phần mềm sẽ phân tích nhanh chóng bằng biểu đồ phổ âm, nhìn liếc qua chúng ta cũng có thể nhận ra phần bên phải là file nhạc lossless giả mạo
5. Audio Checker 5: Tau Analyzer
Tau Analyzer có thể giúp bạn phân biệt chính xác đĩa CD gốc hay CD giả, để kiểm tra chất lượng của đĩa CD bạn chạy phần mềm rồi cho CD vào máy, qua quá trình phân tích phần mềm sẽ đưa ra kết luận CD của bạn là Fake hay CD gốc, nếu CD gốc kết luận sẽ là CDDA.
Ở trên là 5 phần mềm kiểm tra chất lượng file nhạc lossless mà Vinhstudio khuyên dùng, bên cạnh việc sử dụng các công cụ kiểm tra chất lượng âm thanh lossless nghe trực tiếp là cách cơ bản và hiệu quả để kiểm tra chất lượng bản nhạc, nếu có nhiều tiếng ồn ta cũng có thể kết luận đó là những file nhạc chưa đạt chất lượng, cách để kiểm tra chính xác nhất là có tai nghe tốt để nghe kiểm tra bằng tai người và bằng cảm thụ âm thanh chúng ta cũng có thể phân biệt được đâu là file nhạc lossless chuẩn và đâu là hàng giả.
Quý vị và các bạn không có thời gian và kinh phí để mua CD RIP những bản nhạc lossless chuẩn cho chính mình hãy đến với Vinhstudio chắc chắn nơi đây là địa chỉ tin tưởng cho Audiophile đam mê nhạc số, ở đây quý vị có thể đặt mua ổ cứng chép sẵn nhạc lossless hay DSD chất lượng cao với các loại ổ cứng dung lượng từ 1TB đến 4TB... Vinhstudio khẳng định nguồn gốc các bản nhạc Lossless của Vinhstudio là trực tiếp 100% RIP từ đĩa CD gốc, nó sẽ khác hẳn các file nhạc lossless trôi nổi trên mạng Internet. Quý vị đã có sẵn ổ cứng có thể gửi Vinhstudio chép nhạc vào ổ với kinh phí rất hợp lý.
Hãy tải thử 1 số Album CD gốc làm mẫu của Vinhstudio tại địa chỉ sau:
https://phimhd1080.com/san-pham/tai-file-dsd-va-cac-album-sacd-hi-res-file-tu-96k-192k--24bit-32-bit-mien-phi-tai-day-no-870.html
Để tìm mua bộ giải mã âm thanh DAC các thương hiệu có tiếng chính hãng xin quý khách ghé thăm Links bán các bộ giải mã âm thanh DAC - MUSICSER
#chép nhạc lossless#chép nhạc dsd#chép nhạc số#bộ giải mã âm thanh dac#usb dac#usb pc#lossless#musicserver#usb audio#musicstreamer#lossless dac#nhạc số#nhạc dsd
2 notes
·
View notes
Note
what do you use to upload cassettes??
I personally use a decent quality cassette deck, filtered through a DAC (this helps so much with audio quality & clarity, especially with older tapes) that connects with USB to my laptop, & capture with audacity.
As for brands, you'll have to research what works best for your budget. From experience I'd say you don't need a super expensive set up, though I wouldn't cheap out either (esp. on a good DAC) or the quality will suffer, if you're serious enough about archiving your tapes I think it's really worth it to save for something nice.
Pls don't hesitate to pm me if you need any specific help or recommendations, I'd like talking more in depth !
12 notes
·
View notes
Text
man what is UP with the audio solutions in laptops these days. They're either noisy as hell or absolutely unusable for normal headphones above 10% volume. At some point I'm just going to buy the Apple USB-C DAC because they're the only company that builds quality audio hardware for normies.
#computer stuff#afaik the USB-C dongle is an iPhone audio chain in a box and the iPhone audio chain is damn decent
102 notes
·
View notes
Text
Putting a headphone jack in a Fairphone 4
TLDR with this procedure you sacrifice the lower loudspeaker, but the upper one will still behave as normal. Calls and other audio seem to work just fine. There is some interference from internals that gets picked up by amplified speakers, I'm sure there's a way to filter it, this is mainly a proof of concept. This is not really a guide and I do not guarantee anything at all.
I really liked my Fairphone 4 except that it didn't have a 3.5mm jack like normal phones used to have. And my car has never heard of Bluetooth. So I started joking about drilling a hole in it.
I found this green TRS jack on a USB DAC and found it would fit inside. I took this photo with a DSi camera. Originally I thought I might be able to fit both the jack and the speaker, and I had this elaborate plan to make a cut in the mainboard and move the vibrating motor elsewhere,
but decided against it because I had no idea what losing that one contact would do. I did a test and found no major issues with removing the bottom loudspeaker. If I needed the phone to be loud, I'd hook something else up anyway. I bought a second loudspeaker and horrendously dissected it.
I used a knife. If you do this you should absolutely use a dremel tool and not a knife. Unless you don't have a dremel tool
The plan is, remove the speaker part. You do not have to completely de-laminate the two layers of plastic. Just this section of the bottom layer. The top layer has pretty colors and conductive tape and contacts for mysterious purposes. Maybe antenna.
Next, you must drill the hole. We're not quite sure what the case is made of, but it probably involves aluminum. I had a drill press and clamps, but I went to my friend's house. He doesn't have clamps or many drill bits, but he knows metal. The jack barrel was like 5.1mm in outer diameter, and after lamenting that all our bits were in imperial, we settled on a 7/32". We removed all components from the chassis including mainboard and screen before drilling.
Here, we went for a hole that was centered on the middle hole of the speaker grill. However, if you do this, you will need to also remove some more metal, because the jack will need to be kind of submerged in the floor. We also had to sand down one side of the jack paper thin to make it sit flat against the back of the screen module. In hindsight, I should have marked where the jack wanted to sit before drilling. This would have us drill at the edge of the case, but it would be closed off by the phone's back cover anyway so it wouldn't matter. Just plan out your hole instead of eyeballing it.
Unfortunately, we did not get any pictures of the fit after we were done. Probably for the best, so no one has to see the metal carnage.
Once it was in place, it was time to wire it. The speaker module presses a flat flex cable up against these two contacts on the board.
I originally managed to solder to the flat cable, but then made a mistake and tore the pads, so I ended up soldering directly to those spring pins on the mainboard. I used magnet wire for everything. I just connected both the L and R pins of the jack to this one speaker output because I didn't feel like probing out the top speaker connector and running wire up there just yet. Ideally I would have a switched jack that interrupts the top speaker, but that's for later. I might salvage something from an Apple device, their jacks tend to be compact.
Hot glued the thing in place, and this is the end result. It works just great with passive headphones. I'll upload a demo video when I get the chance, I've already used my 1 video. I wish I had taken better pictures, but it wasn't very convenient.
The caveats in the beginning apply. It's also way too loud because it's meant to drive a speaker, and it's balanced for that too. I might be able to put a resistor divider on there to reduce the output volume and let a louder signal drown out the interference a bit better?
I have no idea if this is a thing people do, putting audio jacks in their phones. But I would think that replacing the speaker like this would work on a lot of different phones. Maybe worth trying?
4 notes
·
View notes