#Tập thể dục
Explore tagged Tumblr posts
Text
Sau 50 tuổi, bác sĩ Mỹ khuyên nên làm 2 việc để kéo dài tuổi thọ, khoẻ mạnh tới già, không lo bệnh tật
Những việc này tốt cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người sau 50 tuổi. Bác sĩ giải phẫu thần kinh Sanjay Gupta (Mỹ) đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về quá trình chống lão hoá và sản xuất phim tài liệu về những người sống thọ nhất thế giới. Theo Sanjay Gupta, có nhiều thói quen đơn giản giúp người sau 50 tuổi khoẻ mạnh và sống lâu đến 100 tuổi như thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt, ăn…
View On WordPress
#2 việc nên làm#chăm sóc x��ơng khớpp#duy trì quan hệ xã hội#Tập thể dục#Để sống khỏe với người trên 50
0 notes
Text
Đi Bộ Có Phải Là Tập Thể Dục Không?
Việc đi bộ, ở bất kỳ cường độ nào, đều có lợi cho bạn. Tốc độ đi bộ chậm và ổn định đã được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Nhưng nghiên cứu cho thấy việc tăng thời gian đi bộ có thể giảm nguy cơ tử vong sớm và các bệnh như ung thư – và tăng cường độ cường độ mang lại lợi ích bổ sung. Martinus Evans – một huấn luyện viên chạy bộ chuyên nghiệp và người sáng lập Slow AF…
View On WordPress
1 note
·
View note
Text
7 lợi ích khi tập thể dục buổi sáng
Một số người có quan điểm rằng không có sự khác biệt về thời gian trong ngày mà bạn làm việc. Họ nói rằng kết quả sẽ giống như việc bạn tập luyện lúc 7 giờ sáng hay 7 giờ tối. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng lợi ích của việc tập thể dục vào buổi sáng và các thời điểm khác là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số lợi ích hàng đầu khi tập luyện vào buổi sáng. #bloghay_org #Làm_đẹp_da #Làm_Đẹp #ăn_uống #Chế_độ_ăn #chế_độ_ăn_uống #lợi_ích_khi_tập_thể_dục #năng_lượng #tập_thể_dục #tập_thể_dụng_buổi_sáng #thể_dục https://bloghay.org/loi-ich-tap-the-duc/
Một số người có quan điểm rằng không có sự khác biệt về thời gian trong ngày mà bạn làm việc. Họ nói rằng kết quả sẽ giống như việc bạn tập luyện lúc 7 giờ sáng hay 7 giờ tối. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng lợi ích của việc tập thể dục vào buổi sáng và các thời điểm khác là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số lợi ích hàng đầu khi tập luyện vào buổi…
View On WordPress
#ăn uống#Chế độ ăn#chế độ ăn uống#lợi ích khi tập thể dục#năng lượng#tập thể dục#tập thể dụng buổi sáng#thể dục
0 notes
Text
7 biện pháp tự nhiên cho chứng đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng mãn tính bao gồm đau cơ xương khớp thường được mô tả như một "cảm giác tê liệt, châm chích, nóng rát và như dao đâm." Các vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi và đau khổ về cảm xúc cũng có thể đi kèm với tình trạng này. #spress_net #Sức_khoẻ #căng_thẳng #Châm_cứu #đau_cơ_xơ_hóa #Massage_trị_liệu #quản_lý #quản_lý_căng_thẳng #tập_thể_dục #thể_dục #Tự_nhiên #yoga https://spress.net/7-bien-phap-tu-nhien-cho-chung-dau-co-xo-hoa/
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng mãn tính bao gồm đau cơ xương khớp thường được mô tả như một “cảm giác tê liệt, châm chích, nóng rát và như dao đâm.” Các vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi và đau khổ về cảm xúc cũng có thể đi kèm với tình trạng này. (more…)
View On WordPress
#căng thẳng#Châm cứu#đau cơ xơ hóa#Massage trị liệu#quản lý#quản lý căng thẳng#tập thể dục#thể dục#Tự nhiên#yoga
1 note
·
View note
Text
11 Cách Điều Trị Bệnh Vẩy Nến Tại Nhà
Chắc hẳn trong số chúng ta, nhiều người còn chưa biết đến căn bệnh vẩy nến - tuy đây là một vấn đề về da khá phổ biến nhưng đa số mọi người thường không hiểu rõ về nó, ví dụ như dấu hiệu bệnh hay nguyên nhân gây ra bệnh này và có thể đang loay hoay đi tìm cách điều trị. Trên thực tế, trị bệnh vẩy nến không hề phức tạp mà chúng ta có thể thực hiện đơn giản tại nhà, với 11 mẹo gợi ý dưới đây! #tranandbeauty_com #Làm_đẹp_da #ăn_uống #bệnh_vẩy_nến #bệnh_vẩy_nến_là_gì #chăm_sóc_da #Chế_độ_ăn #chế_độ_ăn_uống #dầu_cá #điều_trị_bệnh_vẩy_nến #lô_hội #ngủ_đủ_giấc #rửa_mặt #sữa_rửa_mặt #tập_thể_dục #thể_dục #thói_quen #tinh_dầu #Tinh_dầu_tràm_trà #tràm_trà https://tranandbeauty.com/tri-benh-vay-nen/
Chắc hẳn trong số chúng ta, nhiều người còn chưa biết đến căn bệnh vẩy nến – tuy đây là một vấn đề về da khá phổ biến nhưng đa số mọi người thường không hiểu rõ về nó, ví dụ như dấu hiệu bệnh hay nguyên nhân gây ra bệnh này và có thể đang loay hoay đi tìm cách điều trị. Trên thực tế, trị bệnh vẩy nến không hề phức tạp mà chúng ta có thể thực hiện đơn giản tại nhà, với 11 mẹo gợi ý dưới…
View On WordPress
#ăn uống#bệnh vẩy nến#bệnh vẩy nến là gì#chăm sóc da#Chế độ ăn#chế độ ăn uống#dầu cá#điều trị bệnh vẩy nến#lô hội#ngủ đủ giấc#rửa mặt#sữa rửa mặt#tập thể dục#thể dục#thói quen#tinh dầu#Tinh dầu tràm trà#tràm trà
0 notes
Text
3 tháng sau sinh mổ tập thể dục được không?
Sau cuộc “nở nhụy khai hoa”, nhiều mẹ nóng lòng mong được lấy lại vóc dáng thuở xuân thì bằng cách luyện tập. Nhưng vấn đề đặt ra rằng sau sinh mổ 3 tháng tập thể dục được không.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
3 tháng sau sinh mổ tập thể dục được không?
Theo quan điểm truyền thống, chị em nên đợi khoảng 6 tháng sau sinh mổ để bắt đầu tập luyện vì lúc này cơ thể đã phục hồi hoàn toàn và việc tập luyện sớm hơn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, theo Y học hiện đại, đối với mẹ sinh mổ, việc bắt đầu tập thể dục sẽ phụ thuộc vào việc vết mổ lành và thường là 3-4 tháng sau sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ cần tránh tập những động tác làm tăng cơ bụng để tránh gây tổn thương cho vết mổ!
Trước khi bắt đầu tập luyện chính thức thì mẹ nên bắt đầu vận động nhẹ nhàng bằng cách đi lại, giơ tay chân. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà việc tập luyện có thể diễn ra từ ít đến nhiều, nhưng thường nên tập khoảng 3 lần/ tuần.
Xem thêm: nước ép cho mẹ sau sinh mổ đẹp da đẹp dáng
Các bài tập phù hợp với mẹ sau sinh mổ
Tập luyện sau sinh với các bài tập phù hợp rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ sau sinh mổ. Dưới đây là một số bài tập thể dục phù hợp để mẹ tham khảo.
Bài tập thở sâu
Cách thực hiện: Cơ thể nằm ngửa trên giường hoặc mặt phẳng cứng sau đó co hai đầu gối lên, tay để trước ngực, hít một hơi thật sâu rồi từ từ thở nhẹ nhàng ra. Nên tập bài tập này từ 4 -5 lần/ ngày để có được tác dụng phục hồi tốt nhất mẹ nhé.
Bài tập xoay tròn
Có thể nằm trên giường hoặc thảm yoga và thả lỏng cơ thể. Dơ chân lên cao rồi xoay tròn từng chân (tưởng tượng như bạn đang vẽ hình tròn lên không trung bằng chân). Hãy thực hiện động tác này 3 lần/ ngày.
Xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Bài tập lưng
Với bài tập này, các chị em hãy dựa lưng vào tường trong tư thế ngồi sau đó hai chân duỗi thẳng tập ngồi thẳng lưng. Sau đó, tập gập gối, nghiêng người sang một bên đồng thời xoay chuyển gối.
Bài tập hóp bụng
Đây là bài tập đơn giản mà có tác dụng giảm mỡ thừa ở bụng cực kỳ tốt. Theo đó bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Cách thực hiện: Nằm ngửa, co đầu gối, hai bàn chân bạn chống xuống giường (hoặc mặt phẳng cứng). Co các cơ bụng 2 – 3 giây rồi thả lỏng. Tiếp tục tập với cơ âm đạo (giống bài tập kegel, co cơ lại giống như động tác đang nín tiểu). Lặp lại động tác khoảng 5 lần, tập 2 lần/ngày.
Lưu ý:
Mẹ nên tập với cường độ nhỏ và tăng dần khi cơ thể đã quen thuộc Tham khảo chuyên gia/bác sĩ để có hướng dẫn về những bài tập phù hợp nhất
Ngoài việc tập thể dục, để sức khỏe mẹ mau hồi phục, mẹ cần nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, ăn uống đủ chất, khoa học. Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: axit folic, DHA, Vitamin D3, sắt và canxi cho mẹ sau sinh… Sử dụng sắt với liều lượng thích hợp giúp tăng cường tạo máu, nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ.
Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi sau sinh mổ 3 tháng tập thể dục được không mẹ cần biết. Chúc các mẹ sớm lấy lại cho mình vóc dáng để để không phải ngậm ngùi không mặc vừa những bộ cánh yêu thích nhé.
0 notes
Text
Lưu ý khi bà bầu tập thể dục
Đối với bất kỳ một người phụ nữ nào, sinh con luôn là một trong những thách thức lớn khiến họ lo lắng. Do đó, việc tập luyện những bài tập thể dục cho bà bầu là điều rất cần thiết, tác động tố đến sức khỏe và giúp việc sinh đẻ được diễn ra thuận lợi hơn.Tuy nhiên, bà bầu tập thể dục cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?
Xem thêm: thai 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ
Tập thể dục khi mang thai đem đến những lợi ích nào?
Nếu bạn có thói quen tập thể dục trước khi mang thai thì việc tiếp tục duy trì hoạt động này trong thai kỳ cũng rất có lợi, miễn là bạn không tập quá sức và không gây ra những va chạm mạnh đến vùng bụng. Có thể nói, hoạt động tập thể dục cho mẹ bầu luôn được khuyến khích vì thường mang đến những lợi ích sau đây:
Lợi ích rõ ràng nhất của việc tập thể dục trong thời kỳ mang thai là giúp kiểm soát được giới hạn cân nặng. Mẹ bầu thường xuyên tập thể dục trong thời kỳ mang thai sẽ giảm cân sau khi sinh sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp mẹ bầu tự tin với bản thân hơn. Việc tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm stress khi mang thai. Các bà mẹ thường xuyên tập thể dục trong thời kỳ mang thai sẽ ít bị thay đổi tâm lý và ít bị căng thẳng hơn. Nếu các mẹ bầu đang bị mất ngủ thì việc tập thể dục giúp các mẹ ngủ ngon hơn. Tập thể dục là một trong những cách rất tốt giúp việc tiêu hóa và bài tiết hiệu quả hơn. Nếu các mẹ đang lo lắng về tình trạng khi sinh nở thì việc tập thể dục sẽ giúp các mẹ có sức bền và dẻo dai hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn và từ đó các mẹ sẽ trở nên dễ sinh hơn.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha không
Lưu ý khi bà bầu tập thể dục
Trước khi tham gia tập luyện, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và lưu ý tránh một số vấn đề sau đây:
Nên khởi động 5 – 10 phút trước khi tập luyện
Trước khi tập luyện nên khởi động để làm ấm cơ thể. Điều này giúp mạch máu lưu thông để truyền thông tin đến não bộ thông báo với những khớp xương biết và chuẩn bị sẵn sàng cho những hoạt động nặng hơn. Từ đó, cung cấp oxy tới các cơ bắp, ngăn ngừa chấn thương khi tập luyện .
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Khi có thai, trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, các mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để nhận được lời khuyên về các môn thể thao phù hợp với bản thân và thể luyện tập một cách phù hợp nhất
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Nên lựa chọn trang phục phù hợp
Trong khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể mẹ bầu sẽ bắt đầu tăng rất cao trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, khi tập luyện, mẹ nên chọn những loại trang phục rộng rãi, dễ chịu, chọn loại áo lót rộng rãi cùng với những đôi giày tập phù hợp. Đối với những tháng cuối, các mẹ bầu xuất hiện chứng phù nề khi mang thai thì nên đổi những đôi giày với size lớn hơn nhé.
Nên thay đổi động tác từ từ
Khi thai kỳ càng lớn càng khó thực hiện những thao tác giữ thăng bằng. Mọi hoạt động nếu diễn ra quá nhanh, quá đột ngột khi mang thai đều sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng dẫn đến té ngã. Do đó, hãy thay đổi động tác một cách từ từ và chậm rãi nhất mẹ nhé.
Mẹ nên uống nhiều nước
Việc tập thể dục của mẹ bầu kéo dài sẽ kèm theo tình trạng thiếu nước. Đề khắc phục tình trạng này, trước và sau khi tập luyện, mẹ bầu có thể uống 1 cốc nước lọc. Mất nước là một nguyên nhân gây ra cơn co bóp dạ con. Nếu để mất nước quá nghiêm trọng sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Chú ý đến nhiệt độ cơ thể khi tập thể dục
Thân nhiệt mẹ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình tập luyện, mẹ bầu nên giữ cơ thể ở mức nhiệt độ khoảng 39º C ,không nên để nhiệt độ tăng quá cao vượt quá mức đó nhé.
Nên chọn địa điểm tập phù hợp
Bác sĩ phụ sản thường đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu nên tập thể dục vào những thời điểm có thời tiết mát mẻ. Ví dụ trong khoảng thời gian như sáng sớm, chiều tối hoặc buổi tối, nên tránh đi tập vào những khi trời nóng bức. Ngoài ra, nếu mẹ chọn yoga thì nên tập trong các phòng có quạt gió thoáng mát. Nếu mẹ bầu chọn đi bộ thì nên tìm đến công viên, những con đường rộng rãi, ít xe cộ đi lại…
Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng quên chăm sóc cơ thể từ bên trong bằng việc bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: axit folic, thuốc sắt và canxi nào tốt cho bà bầu, DHA, … Đủ chất là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển toàn diện!
Tập luyện trong thai kỳ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, tuy nhiên mẹ bầu cần cân nhắc nhiều khía cạnh, lắng nghe cơ thể để điều chỉnh thích hợp và luyện tập an toàn. Bạn nên xin ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp, đặc biệt khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo việc luyện tập đang trở nên quá sức khi mang thai.
0 notes
Text
Những bài tập tuyệt vời cho bà bầu trong 3 tháng cuối
Nghiên cứu cho thấy việc tập luyện các bài tập cho bà bầu khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ rất có lợi cho việc sinh nở. Không những vậy, các bài tập này còn giúp giảm những biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ và sinh con. Cùng tìm hiểu về những bài tập này qua bài viết dưới đây để có một thai kỳ thuận lợi, sinh con dễ dàng.
Xem thêm: thai 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ
Những bài tập tuyệt vời cho bà bầu trong 3 tháng cuối
Một số bài tập mà các mẹ có thể tham khảo:
Đi bộ
Đi bộ là bài tập đầu tiên mà các mẹ bầu thường được bác sĩ khuyên nên thực hiện hằng ngày. Mỗi ngày 30 phút đi bộ sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và cũng giúp mẹ dễ sinh hơn.
Đi bộ được cho là giúp xương chậu linh hoạt, đàn hồi hơn, từ đó dễ giãn nở hơn khi chuyển dạ để mẹ sinh bé dễ dàng. Việc đi bộ cũng giúp giảm tình trạng phù nề những tháng cuối, tăng lưu lượng lưu thông máu và kiểm soát cân nặng tốt hơn, tránh béo phì sẽ gây khó khăn cho việc sinh thường.
Nghiêng khung chậu
Nghiêng khung chậu là bài tập giúp tăng cường các cơ vùng chậu để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ.
Cách thực hiện khá đơn giản. Mẹ bầu chỉ cần nằm ngửa, đầu gối cong, bàn chân đặt trên sàn phẳng. Mẹ từ từ nâng và đẩy xương chậu lên rồi giữ khoảng 10 giây. Sau đó trở về tư thế ban đầu rồi lại lặp lại động tác trên. Mỗi ngày thực hiện 10 phút bài tập này sẽ giúp mẹ sinh bé dễ dàng.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha không
Bài tập Kegel
Bài tập này có tác dụng kích hoạt cơ sàn chậu, tăng cường các cơ và kiểm soát chung tốt hơn để hỗ trợ tốt nhất trong quá trình chuyển dạ.
Mẹ thực hiện bài tập này theo hướng dẫn sau:
Nằm ngửa trên sàn phẳng, sau đó thắt chặt các cơ vùng quanh âm đạo tương tự như mẹ đang nén cơn đi tiểu. Giữ chặt khoảng 5 giây rồi thả lỏng, sau đó lại tiếp tục thắt chặt các cơ như trên. Mỗi ngày thực hiện 15-20 lần.
Bài tập tư thế con bướm
Bài tập này cũng giúp mẹ bầu dễ sinh thường hơn nhờ khả năng giúp mở rộng xương chậu và giúp xương chậu linh hoạt hơn.
Mẹ ngồi trên sàn, đặt hai bàn chân chạm vào nhau. Sau đó nâng phần đầu gối lên xuống giống như cánh bướm đang chuyển động. Mẹ thực hiện nhẹ nhàng không cần quá mạnh. Mỗi lần, tập khoảng 15 phút trong tháng cuối thai kỳ để giúp quá trình sinh nở diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Tập với bóng
Các bài tập với bóng được khuyến khích đối với mẹ bầu những tháng cuối. Chúng giúp cơ bụng mẹ săn chắc hơn, giảm đau lưng, đau bụng và cũng hỗ trợ mẹ dễ sinh hơn.
Khi tập luyện, mẹ cần lựa chọn bóng tập phù hợp, tập luyện nhẹ nhàng để không tác động xấu đến thai nhi.
Xem thêm: sắt canxi chela có tốt không
Leo cầu thang
Một bài tập đơn giản khác nhưng lại tốt cho việc sinh nở dành cho bà bầu 3 tháng cuối đó là leo cầu thang. Việc leo cầu thang đòi hỏi mẹ phải sử dụng các cơ dưới lưng và cơ chân. Sự co duỗi của hông giúp định hình đầu bé tạo ngôi thuận để sinh thường.
Khi leo cầu thang, mẹ chú ý leo nhẹ nhàng, không vội vàng để tránh trượt ngã. Mẹ cũng nên đi dép lê hoặc đi chân đất khi leo, không đi dép cao vì dễ bị ngã.
Bên cạnh việc tập thể dục, mẹ bầu cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng vì giai đoạn 3 tháng cuối, thai nhi phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn não bộ nên cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Trong đó, có các chất dinh dưỡng quan trọng cần bổ sung đủ đó là thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu, DHA, acid folic, kẽm, magie, protein, chất xơ….
Trên đây là top 6 bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối dễ sinh . Mong rằng, với thông tin vừa chia sẻ sẽ giúp chị em tăng cường sức khoẻ và thuận lợi đón bé yêu chào đời.
0 notes
Text
Tác dụng không ngờ của việc tập thể dục đối với phụ nữ sau sinh
Khi mang thai, mẹ bầu phải tích cực tẩm bổ các chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, sau sinh nhiều các bà mẹ thường bị vỡ vóc dáng, thân hình xồ xề do mỡ thừa lưu lại quá nhiều, gây mất tự tin, stress trầm trọng. Lúc này, việc tập thể dục sau sinh là cần thiết để giúp các mẹ tăng cường sức khỏe hiệu quả một cách toàn diện.
Xem thêm: các loại dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Tác dụng không ngờ của việc tập thể dục đối với phụ nữ sau sinh
Tập thể dục sau sinh mang lại khá nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
Tăng cường năng lượng hiệu quả:Việc tập thể dục sẽ giải phóng endorphin, dopamine và serotonin được gọi là hormone tích cực. Khi tập thể dục, mẹ sẽ thấy mức năng lượng tăng lên và cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn. Cải thiện tâm trạng:Rất nhiều trường hợp mẹ bỉm bị trầm cảm sau sinh và tập thể dục là cách tuyệt vời để khắc phục tình trạng này. Tập thể dục trong thời gian cho con bú giúp mẹ cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng stress và có lợi cho sức khỏe tinh thần. Giảm béo:Nhiều mẹ mới sinh thường chờ đợi để quay trở lại thói quen tâm luyện trước khi mang thai với mục đích xuống cân nhanh chóng. Các bài tập thể dục sau sinh sẽ giúp mẹ duy trì cân nặng hợp lý và giảm béo một cách tự nhiên, hiệu quả. Mẹ có thể cân nhắc các bài tập đi bộ nhanh hay tập yoga phục hồi sau sinh để đảm bảo sức khỏe. Giúp mẹ ngủ ngon:Hoạt động tập luyện giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và hồi phục tốt hơn, từ đó giúp mẹ ngủ ngon hơn. Thúc đẩy việc sản xuất sữa mẹ:Lợi ích của việc tập thể dục sau sinh cũng giúp cải thiện việc tiết ra hormone prolactin và oxytocin là những chất quan trọng trong việc sản xuất và tiết sữa mẹ, cung cấp nguồn sữa mẹ đầy đủ cho em bé bú và ít gặp phải các vấn đề liên quan tới việc cho con bú hơn.
Xem them: cách uống dha cho mẹ sau sinh
Một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi tập thể dục
Phụ nữ sau sinh cần quan tâm đến nhiều yếu tố khi tập thể dục. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn tập thể dục sau sinh một cách đúng cách và hiệu quả cho sức khỏe:
Hãy lựa chọn hoạt động hay bài tập mẹ thấy dễ thực hiện nhất với mục tiêu ban đầu là tập được ít nhất 10 phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 30 phút mỗi ngày khi mẹ đã thiết lập thói quen cho con bú đủ tốt. Có thể lựa chọn bài tập ít động tác như pilates, yoga, đi bộ, bơi lội hay các bài tập giúp giảm căng thẳng cho bụng sau sinh. Khi mới bắt đầu tập luyện mẹ có thể lựa chọn bài tập nhẹ nhàng tại nhà, sử dụng thời gian rảnh rỗi hay thời gian ngủ trưa của trẻ khi tập luyện. Đừng để cân nặng sụt quá nhanh chóng khi tập bởi mục tiêu không phải là xuống cân nhanh mà là giảm béo lành mạnh. Khi tập thể dục, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống khoa học và tiêu thụ ít nhất 1800 calo mỗi ngày, với mốc giảm 0.45kg mỗi tuần là an toàn. Hãy bổ sung nước thường xuyên trong và sau khi tập luyện để tránh tình trạng làm cho cơ thể bị mất nước. Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh, tuy nhiên mẹ nên nhớ thời gian tập luyện nên bắt đầu khoảng 6 tuần sau sinh hoặc khi cơ thể đã sẵn sàng, tránh tập luyện lại quá sớm.
Không chỉ cần chú ý tập luyện sau sinh mỗi ngày, các mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bồi bổ cơ thể với các thực phẩm tươi ngon cũng như dùng thêm các viên uống tăng cường vi chất nhất là viên uống sắt và canxi để có sức khỏe tốt hơn. Mẹ cần lưu ý dùng viên uống đúng liều, chú ý cách uống canxi và sắt cho mẹ sau sinh đúng chuẩn để sử dụng có hiệu quả tốt.
Trên thực tế, việc tập thể dục sau sinh có thể là một thử thách với nhiều mẹ. Tâm trạng thất thường do sự thay đổi hormone, việc chăm sóc trẻ sơ sinh có nhiều lúc sẽ khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi để có thể vận động thể chất đầy đủ. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng đừng bỏ cuộc vì chỉ dành 10 phút mỗi ngày để vận động vẫn tốt hơn là không làm gì cả. Thực chất, nếu cảm thấy mệt mỏi, việc tập thể dục chính là cách giúp bạn được cung cấp mức năng lượng cần thiết để chăm sóc bé cưng tốt hơn.
0 notes
Link
Sau khi nâng ngực, việc chăm sóc vết thương và hạn chế các hoạt động mạnh để đảm bảo an toàn và kết quả thẩm mỹ cao nhất là điều rất cần thiết. Vậy sau nâng ngực bao lâu có thể tập thể dục được? Hãy tham khảo bài viết dưới đây do chuyên gia giải đáp để có câu trả lời nhé!
0 notes
Text
Hướng dẫn lựa chọn các bài tập thể dục cho bà bầu phù hợp và các lưu ý khi tập để mẹ tập đúng cách, hiệu quả cho sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé!
0 notes
Text
Các triệu chứng của đau cơ xơ hóa là gì?
Đau là triệu chứng đặc trưng của chứng đau cơ xơ hóa. Tìm hiểu đau cơ xơ hóa khác với các loại đau khác như thế nào. Ngoài ra, hãy khám phá các triệu chứng đau cơ xơ hóa khác, chẳng hạn như mệt mỏi, trầm cảm và thậm chí là các triệu chứng về đường tiêu hóa. #spress_net #Sức_khoẻ #Các_triệu_chứng_của_đau_cơ_xơ_hóa_là_gì #đau_cơ_xơ_hóa #giảm_đau #mệt_mỏi #phương_pháp_điều_trị #Phương_pháp_điều_trị_các_triệu_chứng_đau_cơ_xơ_hóa #tập_thể_dục #thể_dục https://spress.net/cac-trieu-chung-cua-dau-co-xo-hoa-la-gi/
Đau là triệu chứng đặc trưng của chứng đau cơ xơ hóa. Tìm hiểu đau cơ xơ hóa khác với các loại đau khác như thế nào. Ngoài ra, hãy khám phá các triệu chứng đau cơ xơ hóa khác, chẳng hạn như mệt mỏi, trầm cảm và thậm chí là các triệu chứng về đường tiêu hóa. (more…)
View On WordPress
#Các triệu chứng của đau cơ xơ hóa là gì#đau cơ xơ hóa#giảm đau#mệt mỏi#phương pháp điều trị#Phương pháp điều trị các triệu chứng đau cơ xơ hóa#tập thể dục#thể dục
0 notes
Text
Gần đây công việc đưa tôi trở lại với Tâm lý học, mở ra cho tôi những ưu tư mới, chen nhét vào hàng đống nghĩ suy vốn quá đỗi chằng chịt của mình.
Tôi tìm hiểu về não, về cái chết và những diễn biến lâm sàn của một người khi được đánh giá là vừa "quyện vào sương". Tôi chợt nhớ lại cái buổi sáng khi mà nắng vừa mới ửng lên ngoài dãy hành lang bệnh viện cũ, tôi ký vào giấy báo tử đưa đưa Ba mình về nhà, khi nét mực cuối cùng dừng lại cũng là khi tôi hụp xuống gầm bàn. Hôm ấy tôi 22 tuổi.
Cái chết là điều tôi vốn chưa từng nghĩ đến nhưng từ khi tôi biết đến sự tồn tại của nó, tôi nghĩ đến nó nhiều hơn. Không phải nghĩ để nằm xuống, mà nghĩ để đứng lên. Thế là bằng cách nào đó mà những năm qua trong sự trơ trọi tột cùng của lớn khôn, hôm nay vẫn là chuyện cũ nhưng lòng đã êm ái nhiều.
Mỗi năm, tôi viếng chùa vào dịp đầu năm. Mỗi ngày, tôi có đi ngang một cái nhà thờ. Tín ngưỡng ở gần là vậy nhưng cho đến giờ tôi vẫn nghĩ rằng mình chưa cần nương tựa vào đâu, nhất là về phương diện ý nghĩ. Chỉ là trong giây phút nào đó nếu cầu nguyện được tính là một biểu hiện của lòng tôn kính, của sự biết mình không toàn năng và bất bại, thì tôi cũng chỉ cầu nguyện rất khiêm tốn đó là: Xin các Ngài hãy cứ để mọi việc diễn ra đúng tuần tự, hãy cứ để mọi người quanh con làm những điều mà họ muốn. Con tha thứ cho mọi động cơ và tổn hại họ mang đến cho mình, con chỉ xin cho con sức mạnh để vượt qua tất thảy và bỏ chúng lại hết phía sau. Vì đã có vài buổi sáng khi mà con thức dậy, con chợt hiểu tường tận ý nghĩa sâu xa của một cái thở phào, con khoan khoái với những buổi sáng đó và mu��n nó lặp lại thế thôi.
Và có thể thấy để sống tiếp, tâm lý học có thể học hoặc không, nhưng sự kiên cường và sự hiểu mình là thứ phải học. Học từ sự đổ vỡ và xấu số của chính mình ấy, không phải từ ai cả.
…/
Vừa qua tôi có xem một bộ phim trên Netflix tên là Split (Tách biệt). Đó là cuộc chiến của một bệnh nhân đa nhân cách nhưng cũng là hành trình “sinh nghề tử nghiệp” của một bà bác sĩ tâm lý già. Và với tôi, cái nghề này, nếu ai cũng làm như bà ấy làm... thì may ra.
Tôi cũng có lần nghe qua chuyện một người em của đồng nghiệp đã tìm đến các chuyên gia tâm lý nhưng rồi lại trở về với một cảm nhận mà nhìn chung là… “không có gì khá hơn”.
Tôi chợt nghĩ về lý do mình không theo hướng trở thành chuyên viên tâm lý. Tôi có thể không thực sự tường tận vì sao mình theo đuổi điều gì đó nhưng chắc chắn sẽ luôn biết rõ vì sao mình dừng lại trước một điều gì. Dù ngày ngày, chuyên môn tâm lý và tâm lý giáo dục vẫn hiển hiện trong công việc của tôi ở những ngách khác nhau, từ trong mỗi sản phẩm bài viết, ý tưởng cho đến cách nhìn nhận và thỏa hiệp với mỗi cộng sự có phần trời ơi đất hỡi của mình. (Dĩ nhiên “trời ơi đất hỡi” là tôi nói, bạn có thể bỏ qua ý này).
Tôi đã đến cái tuổi bắt đầu hiểu dần vì sao người ta cần một người khác rót cho mình một cốc nước ấm vào lúc nửa đêm về sáng, với tôi thì sự hiện diện này sống động và chân thực hơn vạn lời nói. Tâm lý hay tham vấn/tư vấn tâm lý không phải chỉ là việc anh phải trả tiền để nói chuyện với tôi. Mà nó là trong một cuộc trò chuyện, có một người đem toàn bộ mỏng giòn của mình để chia sẻ với một người khác và người còn lại phải thực sự tập trung. Sự tập trung mà tôi vừa đề cập, bạn có chắc là bạn đạt được tính toàn diện của nó không? Tôi thì không (chắc).
Thật mừng vui là để rồi sau đó, khi đã đi một con đường khác, tôi được tự do trong chọn lựa ngồi xuống hay không ngồi xuống với một ai đó đi qua đời mình. Nó thuần túy là sự chân thành và sẵn lòng, nó không phải là trách nhiệm. Dĩ nhiên, tính cam kết vẫn sẽ là vẹn nguyên vì chỉ có dạng thức của sự chia sẻ thay đổi, còn tôi vẫn là tôi.
…/
Tôi trộm nghĩ, có năng lực để hiểu được người khác hay hiểu chính mình thì đều chỉ là một niềm may phước, một sự vinh hạnh. Đừng quá hãnh diện với sự hiểu (biết) này vì không có gì chắc chắn nó là niềm hãnh diện bền vững. Ta làm sao dám chắc ta có thể hiểu một người đến khi nào thì không hiểu nổi nữa?! Có khi chỉ qua một đêm hay qua một lần úp mặt vào tay, người ta từng biết đã là một người khác.
Tâm lý học vẫn chỉ là một ngành khoa học, nó không phải công cụ thần tiên biến một người đang muốn chết mà vực dậy sống kiên cường hơn. Để sống được trong đời này, ngoài chỉ số thông minh trí tuệ IQ, chỉ số thông minh cảm xúc EQ, ta còn ít nhất 7 chỉ số thông minh khác, trong đó có AQ (Adversity Quotient). Đây là chỉ số về khả năng vượt khó, nói văn vở thì nó là mức độ bản lĩnh của một người trong cuộc sống, nói trần trụi là khả năng lì đòn trước số phận.
Rất vui vì sau tất cả, quanh ta toàn là vua lì đòn.
— AN TRƯƠNG
53 notes
·
View notes
Text
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Khi bà bầu không có những chống chỉ định trong việc vận động thì 5 môn thể thao dưới đây sẽ rất tốt, nhất là những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Xem thêm: vitamin bầu không gây táo bón
5 môn thể thao tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Dưới đây là các bài tập thể dục tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ mẹ có thể tham khảo:
Chạy bộ nhẹ nhàng
Ngoài đi bộ ra thì mẹ bầu có thể tham gia các hoạt động chạy bộ nhẹ nhàng. Bởi chạy bộ sẽ giúp giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm tĩnh mạch chân, huyết áp cao và bệnh trĩ. Cùng với đó là củng cố cơ cột sống giúp hỗ trợ cũng như duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai.
Khiêu vũ
Mẹ bầu tập khiêu vũ sẽ giúp làm giảm căng thẳng giúp mẹ có tinh thần vui vẻ và thoải mái. Cùng với đó là giúp cho cơ thể của mẹ bầu nhẹ nhàng hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp trong thời kỳ mang thai.
Xem thêm: uống canxi và sữa cách nhau bao lâu
Bơi lội
Lợi ích của bơi lội cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kể đến như:
Giảm chứng bệnh như đau lưng, cơ bắp vận động, mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho cả mẹ bầu và em bé, phòng ngừa táo bón, phù chân khi mang thai . Giúp phổi khỏe, điều chỉnh vị trí thai nhi để việc sinh nở dễ dàng hơn . Giúp tiêu haonăng lượng, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường. Giảm đau đầu, giúp hệ thần kinh bé phát triển khỏe mạnh.
Yoga
Lợi ích của việc tập yoga cho mẹ bầu bị tiểu đường có thể kể đến như:
Giúp mẹ luyện được cách thở, cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải các khí cacbonic. Giúp hệ xương khớp được dẻo dai hơn, kiểm soát trọng lượng cơ thể hơn, giảm nguy cơ gây tiểu đường . Giúp các mẹ bầu thư giãn, giải tỏa stress và mệt mỏi.
Xem thêm: các loại bánh dành cho bà bầu tiểu đường
Đi bộ
Đi bộ là hoạt động rất tốt cho phụ nữ khi đang mang thai. Một số tác dụng của việc đi bộ lên phụ nữ mang thai bị tiểu đường như:
Hỗ trợ tim mạch khỏe mạnh do tiểu đường thai kỳ gây ra Giúp hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm các nguy cơ như táo bón. Giúp cơ thể các mẹ bầu khỏe mạnh, giảm các triệu chứng như đái tháo đường và tiền sản giật.
*Chú ý: Thời gian tập tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu, nên duy trì khoảng từ 20-40 phút trong ngày và ít nhất 3 ngày/tuần để mang lại những hiệu quả luyện tập. Chú ý tất cả bài tập đều phải nhẹ nhàng và nên hỏi những ý kiến và lời khuyên của bác sĩ sản khoa về tình trạng sức khỏe của mẹ trước khi tập luyện.
Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, DHA, sắt và canxi cho bà bầu … bởi đây là những chất cực kỳ quan trọng đối với thai kỳ. Mẹ nên kết hợp chế độ ăn khoa học với việc sử dụng các viên uống uy tín để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu của cơ thể.
Xem thêm: uống dha cùng với sữa được không
Bà bầu tập thể dục không chỉ giúp cơ thể trở nên dẻo dai hơn, giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, mà còn giúp ổn định mức đường huyết, tránh những nguy cơ biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Chú ý mọi mọi bài tập đều phải nhẹ nhàng và nên hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa về tình trạng sức khỏe của mình trước khi tập luyện.
#bài tập thể dục cho bà bầu bị tiểu đường#bài tập thể dục cho bà bầu#tiểu đường thai kỳ#chăm sóc bầu
0 notes
Text
Có nên tập thể dục khi mang thai 3 tháng đầu?
Nhiều thai phụ băn khoăn có nên thực hiện các bài tập thể dục trong 3 tháng đầu của thai kỳ hay không.
Xem thêm: uống dha cùng với sữa được không
Có nên tập thể dục khi mang thai 3 tháng đầu?
Việc mẹ bầu tập luyện các bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng đầu đều đặn, thường xuyên sẽ giúp tạo dựng một nền tảng sức khỏe tốt nhất cho cả quá trình mang thai và nuôi con. Cụ thể:
Giúp vượt cạn suôn sẻ hơn
Khi tập luyện thể dục một cách bài bản và khoa học, hệ tuần hoàn sẽ dễ dàng lưu thông hơn. Nhờ đó mà hỗ trợ cho quá trình vượt cạn của mẹ được diễn ra suôn sẻ hơn.
Ngăn ngừa tăng cân
Để tránh trường hợp bị tăng cân quá nhiều khi mang thai, mẹ bầu nên siêng năng tập thể dục. Điều này sẽ duy trì cơ thể ở mức cân nặng ổn định, hạn chế béo phì, tiểu đường,…
Tăng cường sức khỏe
Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp các mẹ tăng cường thêm sức khỏe, giảm bớt triệu chứng đau nhức cơ lưng và cột sống khi mang thai vô cùng hiệu quả.
Giảm nguy cơ trầm cảm
Tập thể dục khi mang thai giúp mẹ bầu thư thái hơn và cải thiện được tâm trạng. Các bài hít thở nhịp nhàng và giải phóng năng lượng sẽ giúp mẹ giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống.
Cải thiện giấc ngủ táo bón
Vận động sẽ tạo điều kiện cho giấc ngủ sâu và ngon hơn. Hơn nữa, các hoạt động thể chất cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp đường ruột mẹ hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế khó tiêu, táo bón.
Xem thêm: vitamin bầu không gây táo bón
Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ
Dưới đây là một số bài tập các mẹ bầu có thể thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ
Đi bộ
Không nhất thiết mẹ cần đến các phòng tập mà có thể đi bộ khi đi chợ, di dạo công viên,… Việc đi bộ thể dục giúp cho tim làm việc hiệu quả hơn trong việc tuần hoàn máu và qua nhau thai.
Bơi lội
Theo các chuyên gia, sức nổi của nước rất tốt cho bụng của mẹ bầu. Lưu ý khi bơi lội mẹ không nên thực hiện các động tác rướn người vì có thể gây ảnh hưởng đến vùng bụng.
Phương pháp tập an toàn là bơi ngửa hoặc thả người nổi trên nước, chân tay nhẹ nhàng đạp nước, tư thế này giúp mẹ giảm đau lưng trong quá trình mang thai
Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không
Đi xe đạp
Đối với việc đi xe đạp thì đa số các mẹ có thể đạp xe trong vòng 6 tháng đầu của thai kỳ. Việc đạp xe rất tốt cho vùng xương chậu, giúp xương săn chắc và linh hoạt hơn.
Bài tập Kegel
Bài tập này tốt cho vùng sàn chậu. Khi tập Kegel giúp bà bầu củng cố phần khung xương chậu thêm chắc khỏe.
Yoga
Yoga là bài tập thể dục hoàn hảo dành cho bà bầu. Trong 3 tháng đầu mẹ bầu có thể lựa chọn yoga để tập luyện đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và em bé nếu tập luyện đúng cách, duy trì đều đặn.
*Chú ý: Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ yếu hơn so với bình thường. Do đó, với đối với bất kỳ bài tập thể dục nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngoài các bài tập đó ra thì mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học, đa dạng dinh dưỡng. Đặc biệt mẹ cần chú ý duy trì đều đặn bổ sung các dưỡng chất thiết yếu: DHA, axit folic, thuốc sắt và canxi cho bà bầu,… để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Nhìn chung, việc tập luyện một số bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng đầu đem lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, quá trình tập luyện mẹ bầu vẫn cần "bỏ túi" một số lưu ý để đảm bảo an toàn.
0 notes