#tiên tri của đại sư liên hoa sinh
Explore tagged Tumblr posts
thuvientamlinh · 2 years ago
Text
Đại Sư Liên Hoa Sinh Tiết Lộ Cách Hoá Nguy Thành An Trong Thời Mạt Kiếp
Đại Sư Liên Hoa Sinh Tiết Lộ Cách Hoá Nguy Thành An Trong Thời Mạt Kiếp Từ nghĩa đen của kinh sách, điều đầu tiên là phải loại bỏ tất cả những tội ác đang xảy ra ở khắp nơi. Và dưới ánh sáng của Chánh pháp, đơn giản là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi và không nói dối thì con người có thể dần thoát khỏi bể khổ. 🔔 Đăng ký…
View On WordPress
0 notes
majestic-city · 2 months ago
Text
MAJESTIC CITY PHỐ NỐI MỸ HÀO HƯNG YÊN
Majestic City là dự án tổ hợp liền kề, nhà phố thương mại, biệt thự và căn hộ cao cấp do Công ty Cổ phần Dịch vụ Quốc tế Việt Nam làm chủ đầu tư nằm tại đường Lê Quý Quỳnh, phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Dự án Majestic City Mỹ Hào có quy mô diện tích 17,198 ha gồm 768 lô đất nền trong đó có 272 căn shophouse, 464 căn nhà liền kề và 32 căn biệt thự song lập. Ngoài ra dự án còn khối cao tầng với 740 căn hộ chung cư và 280 căn nhà ở xã hội.
Tumblr media
Majestic City Mỹ Hào tọa lạc tại trung tâm Phố Nối, đầy đủ tiện ích xung quanh, hạ tầng hoàn chỉnh, pháp lý sổ đỏ sau khi giao dịch, được quy hoạch là một khu đô thị kiểu mẫu văn minh. Sự phong phú và đa dạng về mô hình nhà ở tại dự án: Đất nền liền kề, biệt thự, Shophouse và chung cư, dự án sẽ là sự lựa chọn an cư lý tưởng tại Phố Nối.
Giữa những náo nhiệt của vùng đất tâm điểm phồn vinh – nơi hội tụ những công trình kinh tế kỳ vĩ, có một KĐT mang tên Majestic City tiên phong với xu hướng trở về sống thuần nhiên, trở về với những độc bản thuần khiết, đáp ứng được nhu cầu về một cuộc sống tiện nghi, đẳng cấp và đậm nét sinh thái dành cho các Chủ nhân tinh hoa tại vùng đất Phố Nối trù phú.
VỊ TRÍ DỰ ÁN MAJESTIC CITY PHỐ NỐI HƯNG YÊN
Dự án Majestic City tọa lạc tại trung tâm Phố Nối, thuộc phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi khi tọa lạc trong khu đô thị sầm uất, nhiều tiện ích xung quanh, giao thương phát triển …
Tumblr media
Majestic City Mỹ Hào Hưng Yên chỉ cách trung tâm hành chính Thị Xã 0,6km, cách Đại học SPKT Hưng Yên 0,5km, cách Bệnh viện Đa Khoa Phố Nối 0,6km, cách chợ Bao Bì 0,3km, cách KCN Thăng Long & KCN Phố Nối B 1,5km, cách KCN Phố Nối A 2km và chỉ cách Hà Nội 15km.
Xung quanh dự án Majestic City Hưng Yên được quy hoạch các dự án, có những dự án đã hình thành và có dân ở như: Khu đô thị Lạc hồng Phúc, Khu đô thị Bến Xe, Khu đô thị Phúc Thành, khu chung cư Phúc Hưng và còn các dự án sắp được triển khai, sẽ tạo nên một chuỗi đô thị văn minh và đáng sống.
Liên kết vùng dự án Majestic City Mỹ Hào
Cách UBND phường Nhân Hòa – 550m
Cách Trường Tiểu học Nhân Hòa – 700m
Cách Trạm Y Tế Xã Nhân Hòa – 800m
Cách Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên – 1.1km
Cách Làng Du Lịch Sinh Thái Sen Hồ – 1.1km
Cách Chợ bao bì – 1.2km
Cách Chợ Dâm – 1.5km
Cách Bệnh viện Đa khoa Phố Nối – 1.6km
Cách KCN Phố nối B – 2km
Cách Trường THPT Mỹ Hào – 3.1km
Cách Khu công nghiệp Phố Nối A – 6.4km
TIỆN ÍCH DỰ ÁN MAJESTIC CITY MỸ HÀO HƯNG YÊN
Khu đô thị Majestic City là khu đô thị xanh có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, gắn với các khu dân cư hiện hữu. Khu đô thị Majestic Phố Nối với hệ thống dịch vụ tiện ích, khu thương mại dịch vụ, công viên trung tâm, công viên cây xanh phân khu, nhà ở cộng đồng.
Tumblr media
Với mục tiêu đem đến cho cư dân một cuộc sống hạnh phúc, hài hòa cùng thiên nhiên, chủ đầu tư Yên Sơn trang bị hệ thống tiện ích nội khu cao cấp được đầu tư và xây dựng bài bản tạo nên sự khác biệt với các dự án khác trong cùng khu vực. Chủ đầu tư Khu đô thị Majestic City Mỹ Hào hướng tới mục tiêu vì cộng đồng với đầy đủ các dịch vụ tiện nghi, chú trọng đến cảnh quan và không gian sinh hoạt chung dành cho cư dân.
Tiện ích dự án Majestic City Mỹ Hào Hưng Yên
Vườn thư giãn – Chill Garden
Vườn thư tri thức – Mind Garden
Trường mầm non quốc tế
Công viên kết nối tuần hoàn – Nexus Park
Vườn vận động liên hoàn
Quảng trường khiêu vũ sự kiện
Khu tập gym ngoài trời
Sân thể thao đa năng
Đồi vận động sắc màu
Khu vui chơi trẻ em
Bãi đỗ xe Eco Sport
Clubhouse
Phòng sinh hoạt cộng đồng
Phòng giải trí thể thao
Thư viện
Hồ ánh sáng – Lighting Lake
Đường dạo bộ ánh sáng
Cầu ánh sáng
Hồ cảnh quan
Chòi nghỉ
MẶT BẰNG DỰ ÁN MAJESTIC CITY PHỐ NỐI HƯNG YÊN
Tumblr media
Được quy hoạch bài bản với kiến trúc độc đáo hài hòa với thiên nhiên, dự án Majestic City Phố Nối hạ ngầm toàn bộ hệ thống thoát nước thải, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước dưới vỉa hè.
Majestic City Mỹ Hào thiết kế theo lối kiến trúc đậm chất Europe Style. Thiết kế theo hình khối thống nhất theo dãy tạo nên sự bề thế cho cả tuyến phố đồng thời bố trí hệ thống phào, chỉ chấm phá điểm nhấn mang đến một vẻ đẹp trường tồn và sang trọng cho dự án.
Chi tiết xem tại https://majestic-city.com.vn/
0 notes
vu-tat-thanh · 3 months ago
Text
TẬP TỤC NHANG ĐÈN – CÂU CHUYỆN VĂN HÓA QUA TỪNG TRANG SÁCH
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách "Tập Tục Nhang Đèn" ra đời với mong muốn bảo tồn và truyền tải những giá trị tâm linh quan trọng của người Việt. Từ việc thắp nhang, đặt đèn đến cách cúng bái, mọi chi tiết trong cuốn sách đều phản ánh nét tinh túy của văn hóa Việt, giúp mỗi người đọc tìm thấy sự kết nối sâu sắc với cội nguồn.
Cuốn sách gồm 5 nội dung chính
Thủ tục thờ cúng: Cung cấp chi tiết kiến thức về tín ngưỡng thờ cúng gia tiên, bài trí bàn thờ, cách bốc bát hương, và các nghi lễ liên quan.
Các khóa lễ trong năm: Tổng hợp đầy đủ các nghi lễ, nghi thức mà người Việt thường thực hiện trong năm, từ lễ Tết Nguyên Đán đến cúng Ông Táo, với hướng dẫn cụ thể về văn khấn và cách thực hiện.
Nghi lễ vòng đời: Mô tả tập tục liên quan đến quá trình Sinh – Lão – Bệnh – Tử của con người, từ lúc mang thai, sinh nở, đến nghi lễ cho người quá cố.
Nghi lễ cúng giỗ tổ họ: Đề cập chi tiết về nghi lễ giỗ tổ họ, cách xây dựng gia phả dòng họ, nghi lễ tổ chức giỗ tổ Hùng Vương, và thờ cúng tổ nghề.
Nghi thức lễ chùa, đền: Cung cấp hướng dẫn về cách dâng hương, thờ cúng, và nghi thức hầu đồng tại các địa điểm tâm linh, đình, đền, miếu, phủ.
Sách “Tập Tục Nhang Đèn” hiện có hai định dạng: Bản in giấy và bản PDF trên ứng dụng Phong thủy Xhero, mang đến sự tiện lợi cho độc giả trong việc tiếp cận kiến thức.
Sự kiện ra mắt sách “Tập Tục Nhang Đèn”
Tumblr media
Giới chuyên gia đã đánh giá cao cuốn sách, nhận định đây là một trong những tài liệu quan trọng, cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về phong tục thờ cúng, văn hóa dân tộc. “Tập Tục Nhang Đèn” không chỉ phù hợp cho các gia chủ mà còn dành cho các nhà nghiên cứu văn hóa, những người đam mê và hoạt động trong lĩnh vực phong thủy, thờ cúng tâm linh.
Cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn hiện đang được phát hành tại Trung tâm Phong Thủy Đại Nam và trên ứng dụng Phong thủy Xhero. Đây là cơ hội để độc giả tiếp cận và học hỏi những kiến thức quý báu, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
“Chúng tôi hy vọng rằng ‘Tập Tục Nhang Đèn’ sẽ trở thành nguồn tài liệu quý giá, giúp mọi người hiểu sâu hơn về truyền thống văn hóa Việt Nam, từ đó gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau,” Thạc sĩ, Phong thủy sư Nguyễn Trọng Mạnh chia sẻ tại sự kiện.
Sự ra mắt của “Tập Tục Nhang Đèn” là một cột mốc quan trọng, thể hiện nỗ lực của Tập đoàn XheroZone và Hệ sinh thái Phong Thủy Đại Nam trong việc lan tỏa tri thức phong thủy chính tông, kết hợp với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/chinh-thuc-ra-mat-sach-tap-tuc-nhang-den-gin-giu-va-lan-toa-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-viet/
Website: https://phongthuydainam.vn/
#phongthuydainam #ramatsachtaptucnhangden
0 notes
muathang6 · 4 years ago
Text
Ngọc sáng trong hoa sen - cần phải đọc đi đọc lại.
Đã thấy khá lâu, đọc lướt qua và còn nhanh nhảu gửi tặng một số nơi nhưng nay mới đọc kỹ.
Tự truyện của John Blofeld, một học giả và hành giả Phật giáo người Anh, từng sống nhiều năm tại Trung Quốc đại lục, Hongkong, Ấn Độ, Thái Lan, chủ bút tờ Trung Đạo ( The Middle Way) - cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo thế giới về năm tháng ông du hành ở phương Đông nửa đầu và giữa thế kỷ 20. Ông là một trong những học giả tiên phong giới thiệu văn hóa phương Đông cho phương Tây qua việc dịch: Kinh Dịch, Kinh Thi, Sử ký, Nam Hoa kinh, Đạo Đức kinh sang tiếng Anh và soạn nhiều sách Phật học giá trị. The Wheel of life của ông xuất bản năm 1959 và ngay năm đầu đã bán trên 1 triệu bản, đến nay vẫn được xem là tài liệu tham khảo về phương Đông trong các trường đại học trên thế giới.
Vì lý do gì mà một cậu bé xứ sương mù chợt thấy một pho tượng Phật lại nằng nặc mua về, lập am nhỏ thờ cúng mặc dù tôn giáo của cậu không cho phép thờ ngẫu tượng? Vì sao chàng sinh viên trường đại học Cambridge, con một thương nhân giàu có lại trốn nhà "phượt", "đi bụi" ở Hongkong? Hương Cảng bắt đầu mở khóa cho chàng trai da trắng vốn hay nghi ngờ, luôn lục vấn mọi thứ theo óc lý tính của phương Tây vào thế giới mênh mông và sâu thẳm của văn hóa, tôn giáo, minh triết phương Đông khi John lấy tên là Phúng Minh Đạo, ăn mặc, sống như một người Hoa.
Được sự dìu dắt tận tâm của nhiều bậc thiện hữu tri thức ở Hongkong, Trung Quốc đại lục cũng như có thiện duyên vô cùng lớn được gặp, được những cao tăng, thượng sư người Hoa, Tây Tạng, Đức... như: Dorje Rinpoche (người Hoa gọi là Kim Cương trưởng lão), hòa thượng Hư Vân ( sau này còn được gặp hòa thượng Tuyên Hóa, đệ tử chân truyền của ngài Hư Vân), lạt ma Govinda ( tác giả Con đường mây trắng ( bản dịch của Nguyễn Tường Bách hay Đường mây qua xứ tuyết, bản dịch của Nguyên Phong)... giáo hóa, làm lễ Quán Đỉnh nhưng John vẫn như người đi lên rồi lại đi xuống trước cổng chùa, dù về mặt kiến thức Phật học và tôn giáo, văn hóa phương Đông có thể coi ông lên hàng học giả. Tất cả những thắc mắc về kinh điển Pali đúng hay kinh điển Hán tạng, Tây tạng đúng, những tín ngưỡng, cúng lễ... lạ đời của Tịnh Độ tông, Mật tông so với kinh tạng Nam truyền, tự lực và tha lực, có thật " vạn pháp duy ( do) tâm tạo"... đều được các thượng sư, cao tăng, thiện hữu trí thức như: Tạ Hải, Tạ ngữ thúc...giải đáp tận tâm cặn kẽ song vẫn không làm con người ưa lý sự, chỉ công nhận những gì mắt thấy tai nghe và bản thân mình thực nghiệm trong John - vốn giống như phần lớn người phương Tây - thỏa mãn. Bản thân tôi thấy điều này giống với không ít người Việt Nam hiện nay thích " chém" về tín ngưỡng, tâm linh, Phật giáo và cả những Phật tử có chút chữ nghĩa mắc phải. Chẳng hạn gần đây có một bạn trẻ hình như đọc đủ thứ về tôn giáo, triết học, mới viết được cuốn sách đại loại để hiểu chính mình thì làm thế nào, được đôi người tán tụng mà đã vung gươm tấn công một số danh tăng và một số người khác trong Phật giáo dù họ không làm sai mà chỉ do không đúng theo ý bạn ấy, rồi liệt kê một loạt sách, tác giả triết Hy La đã đọc...
John lúc ấy cũng không khác. Sau khi vào lục địa Trung Quốc thăm những thắng tích cổ xưa của Phật giáo, làm giảng viên tiếng Anh ở trường ĐH Bắc Kinh, rồi lăn lộn trong gió bụi khi biển khổ khi Nhật chiếm đóng Trung Quốc, rồi Quốc - Cộng tương t��n, dù có cơ hội hành trì Phật giáo nhưng ông vẫn lớt phớt như con bướm đậu rồi lại bay, nay Thiền tông mai Tinh Độ tông, kia Nam Tông, nọ Mật tông rồi ngó nghiêng cả tôn giáo, tín ngưỡng khác. Tới khi những người tri kỷ của ông như Trần Phi Sơn, Tạ Hải ra đi trong khổ cực... thì ông mất niềm tin vào tâm linh, buông tuồng bệ rạc, bởi câu hỏi của ông: tại sao những người tốt lại khổ cực, lại sớm ra đi, vậy cuộc sống còn có ý nghĩa gì không có lời giải đáp hoặc giải đáp không làm ông thỏa mãn. Sự tuột dốc chỉ tạm thời chấm dứt khi ông lập gia đình do dòng tộc họ Trần của anh trai nuôi Trần Phi Sơn tại Hongkong đứng ra lo liệu, quyết định. Cuộc sống gia đình êm đềm ở Hongkong, Thái Lan nhưng vẫn có mạch nước ngầm khiến John thao thức. Các linh ảnh liên quan mật thiết tới đường về nhà của đứa con hoang tàng, chặng đường hành giả của John được một số cao tăng, thiện hữu trí thức gợi mở đầy ẩn ý hoặc do chính ông cảm nhận nhưng ông vẫn loay hoay. Chỉ tới khi đi Ấn Độ làm chương trình Phật đản cho BBC, có thiện duyên gặp lạt ma Govinda, được Ngài trực chỉ nhân tâm, nói toang những điều ẩn giấu sâu kín trong tâm như một tiếng sét giữa trời quang - điều mà trước đó một số người chỉ úp mở, gợi ra đầy ẩn ý không rõ vì lý do gì thì John mới chấn động.
" Tại sao anh còn kiếm tìm gì khi đã học hỏi giáo lý của đấng Thế Tôn với các danh sư Kim Cương thừa? Người ta không thể đi tìm như thế mãi được mà phải biết đào sâu vào bên trong để biết mình thực sự muốn gì
...
Tại sao đã đến cửa mà chưa chịu vào, cứ quẩn quanh đi qua đi lại làm chi?
...
Có lẽ anh đã quá chú trọng về kiến thức mà quên rằng Phật pháp vốn không phải là lý thuyết từ chương. Đạo Phật chú trọng đến vấn đề thực tế là giúp chúng sinh thoát khổ. Nếu chỉ muốn học kiến văn thì biển học bao la, biết bao giờ mới học hết? Dù trải qua trăm ngàn ức kiếp học hỏi cũng không ai có thể học hết được, do đó anh cần phải biết lập hạnh. Phải tìm một hạnh nguyện hợp với mình rồi gắng sức chuyên cần thì việc tu hành mới có ích được. Tu hành mà không phát hạnh nguyện thì chỉ như người mù sờ voi.
...
Anh có kiến thức căn bản vững vàng, đã được nhiều danh sư chỉ dẫn nhưng anh tham quá, hết học phương pháp này đến phương pháp khác mà không chuyên nhất. Anh lại có thói quen của bậc học giả là quá chú trọng lý thuyết, đọc kinh văn để thỏa mãn trình độ tri thức, biện luận như nhà khoa học mà thiếu tu dưỡng thân tâm. Vì không có hạnh nguyện hướng dẫn, anh như người đi thuyền giữa biển không định hướng, cứ trôi dạt từ chỗ này đến chỗ khác. Nói cách khác, anh thiếu chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới của những người đi trên đường giải thoát. Chìa khóa này trao anh lâu rồi mà anh lại không biết nên như người có kim cương trong túi mà không biết cứ đi tìm ngọc quý ở đâu đâu.... Anh tưởng rằng anh đã biết nhưng cái biết đó chỉ là mớ kiến thức ngoài da, một thứ hiểu biết nông cạn của những học giả mà thôi.... Các thiện tri thức đã nhắc nhở anh nhiều lần nhưng anh không để ý. Không những anh cố bám vào văn tự, kiến thức mà còn cố chấp vào những duyên may đã gặp. Thuận duyên với anh không phải là điều tốt giúp anh học hỏi được, có lẽ anh cần gặp những nghịch cảnh mới tiến tu được.
....
Anh đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và coa dịp học hỏi nhiều pháp môn khác nhau, nhưng xem ra anh có duyên với Kim Cương thừa hơn cả. Tuy đã được truyền thụ quy tắc căn bản nhưng anh vẫn thiếu một điều quan trọng để mở cửa vào con đường của Mật Tông( đó là bản đồ tu tập, mở được cửa vào nhà mà không có bản đồ cũng gặp khó khăn - TTT). Anh phải tìm người kế thừa sự nghiệp Kim Cương trưởng lão, giúp anh tìm lại chìa khóa anh vô tình đánh mất. Chỉ khi nắm được chìa khóa này anh mới tiến bộ, còn không mãi đứng ngoài. Kiếp người ngắn ngủi, liệu anh còn tiếp tục tìm kiếm đến bao giờ?".
Cuốn tự truyện kể về quá trình cầu đạo, tìm đường về nhà của một lãng tử nhưng cũng trình bày những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo, tóm lược cuộc đời, bài pháp của các chân sư giải đáp mọi thắc mắc của những kẻ ưa lý sự, "ngang đầu bướng cổ" được thể hiện vơid hành văn cuốn hút qua bản dịch tuyệt vời của học giả Nguyên Phong, càng phải đọc đi đọc lại
Khuyến cáo: Nhân tiện đọc Ngọc sáng trong hoa sen thì nên đọc cả Muôn dặm không mây, vô cùng thú vị - đặc biệt dành cho ai yêu thích Tây Du Ký và Bàn về Tây Du Ký.
Tumblr media
38 notes · View notes
Text
phuong phap day con glenn doman worldkids wis
Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm áp dụng cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được đặt theo tên nhà sáng lập Glenn Doman. Hiện phương pháp này được giảng dạy rất phổ biến trên toàn thế giới. Vậy cụ thể Glenn Doman là gì? Và khi áp dụng, bạn cần lưu ý gì giúp mang lại kết quả tốt nhất cho con của bạn?
Tumblr media
Đọc bài viết gốc tại đây: https://worldkids.edu.vn/phuong-phap-glenn-doman
1. Phương pháp Glenn Doman là gì?
Phương pháp Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm áp dụng cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi được đặt theo tên nhà sáng lập Glenn Doman. Phương pháp này ứng dụng khả năng chụp ảnh nguyên mảng của não phải, giúp trẻ tiếp cận thông tin về từ, lượng, một cách dễ dàng. Nhằm kích thích sự phát triển của 2 bán cầu não của trẻ vận động
Tumblr media
Giới thiệu về phương pháp Glenn Doman.
Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) tốt nghiệp ngành Vật lý trị liệu năm 1940 tại Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. Ông chính là người sáng lập Viện Nghiên cứu thành tựu Tiềm năng con người (IAHP) vào năm 1955. Đồng thời, ông chính là một người tiên phong trong lĩnh vực chữa trị và phát triển trí tuệ cho trẻ nhỏ.
Tumblr media
Giáo sư Glenn Doman là nhà tiên phong trong việc phát triển tiềm năng trẻ nhỏ.
Hiện nay, hàng triệu bậc phụ huynh ở hơn 180 quốc gia đã tin tưởng lựa chọn phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman. Trong vòng 7 năm qua kể từ ngày phương pháp này xuất hiện ở Việt Nam, đã có hàng trăm ngàn cha mẹ áp dụng thành công cho con của mình.
2. Cơ sở của phương pháp Glenn Doman: Giai đoạn”vàng” của não bộ
Chắc chắn bạn sẽ cần biết, cơ sở nào đã hình thành nên phương pháp Glenn Doman. Thông qua nhiều nghiên cứu, khoa học chỉ ra rằng. Một người có thông minh hay không tùy thuộc vào một yếu tố. Não phải của họ phát huy chức năng như thế nào.
Để não bộ phát triển toàn diện, con người phải sử dụng tốt cả não phải và não trái. Cần kích thích cả 2 bán cầu não vừa phát triển một cách đơn lẻ, nhưng vừa hỗ trợ lẫn nhau.
Não phải giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp con người ghi nhớ mọi thứ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn đảm bảo độ chính xác cao, dù không cần phải phân tích hay cố gắng hệ thống mọi thứ. Nó giống như một chiếc máy chụp hình. Ghi lại mọi khoảnh khắc một cách tự nhiên nhất.
Trong khi đó, não trái chỉ nhớ được sự vật, sự việc theo ấn tượng từng phần. Thêm vào đó, não phải chỉ phát triển trong khoảng 6 năm đầu đời của mỗi người. Do đó, mục đích chính của giáo dục sớm cho trẻ chính là giúp não phải phát triển một cách toàn diện nhất.
Tumblr media
Kích thích não phải là mục tiêu của phương pháp dạy con Glenn Doman.
Giai đoạn vàng để trẻ tiếp thu và phát triển tốt nhất chính là 6 năm đầu đời. Khi trẻ lên 2 tuổi, não bộ đã hình thành được 80%. Khi trẻ lên 5 tuổi, não bộ hoàn thiện được 90%. Và tới độ tuổi từ 5-6, não của trẻ chỉ phát triển được thêm 10%.
Dựa trên những căn cứ này, phương pháp Glenn Doman ra đời. Đây như là một phương pháp giáo dục sớm hữu hiệu nhằm khơi dậy khả năng tiềm ẩn trong não bộ của mỗi đứa trẻ. Đặc biệt, Glenn Doman chú trọng vào tình cảm gia đình, nhấn mạnh vai trò của những người làm cha làm mẹ. Bởi khi một đứa trẻ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Phát triển trong môi trường tốt, trẻ chắc chắn sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
3. Lợi ích áp dụng phương pháp Glenn Doman sớm cho trẻ là gì?
Tác dụng của phương pháp Glenn Doman gồm: giúp trẻ ghi nhớ, tư duy logic và xử lý mọi thứ một cách chủ động, linh hoạt. Bằng việc dạy học thông qua các giáo cụ trực quan như thẻ flashcard và dotcard, trẻ em sẽ trở nên thích thú với việc tìm hiểu. Cũng như xử lý mọi thông tin một cách tự nhiên nhất.
Khi trẻ cảm thấy được “vừa học vừa chơi”, bé sẽ trở nên hứng thú với việc học. Các bé sẽ chủ động hơn trong việc học. Đặc biệt không cần cha mẹ phải ép buộc hay đưa ra bất cứ hình phạt nặng nhẹ nào.
Tumblr media
Dạy con theo cách giáo dục sớm Glenn Doman giúp phát triển toàn diện.
Giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục Glenn Doman sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Trẻ sẽ đạt được những kỹ năng cần có như tư duy logic, ngôn ngữ linh hoạt, tri thức về nhiều mặt trong cuộc sống.
4. Cách giáo dục sớm cho trẻ với phương pháp Glenn Doman như thế nào?
Phương pháp Glenn Doman được áp dụng cho những trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở lên. Cha mẹ có thể tự chuẩn bị những tấm thẻ làm từ bìa các tông. Sau đó ghi mỗi từ/số lên. Hoặc đặt mua những bộ từ/số sẵn có ở nhà sách.
Quy tắc dạy chính là cha mẹ sẽ giới thiệu các thẻ này cho con mình mỗi ngày. Và lặp lại nhiều lần trong ngày. Các bậc phụ huynh áp dụng Phương pháp dạy con Glenn Doman theo các cách thức sau đây:
4.1. Chương trình đọc học theo phương pháp Glenn Doman
Tumblr media
Hướng dẫn cha mẹ dạy con học đọc sớm theo phương pháp Glenn Doman.
Cha mẹ nên chuẩn bị một bộ thẻ flashcard hay dot card. Mỗi bộ gồm 3 chủ đề và mỗi chủ đề sẽ có 5 từ. Như vậy, trẻ sẽ học và nhận biết được 15 từ liên quan đến 3 chủ đề khác nhau.
Mỗi lần giới thiệu, cha mẹ đưa ra một thẻ từ và để trẻ nhìn trong vòng 15 giây. Lần lượt giới thiệu từng thẻ từ theo cách như trên, cho đến khi hết 15 thẻ. Trong quá trình dạy trẻ đọc sớm theo phương pháp Glenn Doman, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và vui đùa cùng con.
Trong một ngày, cha mẹ có thể dạy trẻ từ 2-3 lần. Không nên cố gắng nhồi nhét, bắt trẻ học quá nhiều, sẽ gây phản tác dụng. Khiến trẻ mất hứng thú học tập. Thậm chí chán ghét, sợ sệt. tạo ảnh hưởng tiêu cực về mặt lâu dài.
Lịch học tập trong vòng 5 ngày, với cùng 15 từ thuộc 3 chủ đề đó. Trong mỗi ngày tiếp theo, bỏ đi 1 tấm thẻ từ cũ của mỗi chủ đề. Thay vào đó 1 thẻ từ mới với chủ đề tương ứng.
Làm tương tự như thế cho đến khi cha mẹ đã dạy hết được toàn bộ 3 chủ đề. Sau đó, tiếp tục chuyển qua những chủ đề khác. Cách dạy trẻ theo thứ tự lần lượt các từ, từ những từ đơn giản đến những từ ghép khó hơn.
Tumblr media
Thẻ từ vựng flashcard là công cụ tuyệt vời để cha mẹ có thể dạy chữ cho bé từ sớm.
Cha mẹ có thể tham khảo thêm về cách tráo thẻ Glenn Doman qua video hướng dẫn sau:
4.2. Chương trình học Toán theo phương pháp Glenn Doman
Ngày đầu tiên, cha mẹ cho trẻ xem từng thẻ chứa từng số từ 1-5. Sau đó, cho trẻ nghỉ ngơi và trò chuyện để tạo cảm giác thoải mái và hưng phấn cho trẻ.
Lưu ý, có thể giới thiệu các thẻ này cho trẻ từ 2-3 lần/ngày và mỗi lần phải cách xa nhau khoảng 2 tiếng. Bên cạnh đó, có thể xáo trộn thứ tự các thẻ số trong những lần giới thiệu sau đó.
Bước sang ngày thứ hai, cha mẹ giới thiệu các số từ 6-10. Làm tương tự cho đến ngày thứ 20. Lúc này, cha mẹ đã giới thiệu tất cả các số trong phạm vi 100.
4.3. Chương trình Tìm hiểu về thế giới xung quanh
Dạy con theo phương pháp Glenn Doman đối với những bé từ 2 tuổi bạn nên bắt đầu bằng những bộ thẻ hình ảnh sinh động về thế giới xung quanh. Trong tâm trí các con, màu sắc và những hình ảnh bắt mắt luôn khơi dậy sự tò mò, hiếu kỳ.
Nhận diện được các loài hoa quả, động vật, đồ vật trong nhà, phương tiện lưu thông,… Bộ thẻ thế giới xung quanh vừa gần gũi vừa đẹp mắt sẽ đưa con khám phá nhiều hơn về những điều thú vị trong cuộc sống.
Bố mẹ có thể thay đổi thẻ hình, thẻ chữ và thẻ số để con tiếp xúc đa dạng hơn. Trong lúc bé nhận diện các loại thẻ người lớn bên cạnh có thể kích thích bằng cách đặt ra những câu hỏi, trò chơi, khen ngợi và phản ứng tích cực khi con chọn đúng thẻ theo yêu cầu…
4.4. Chương trình vận động theo phương pháp Glenn Doman
Vận động thể chất là một hoạt động không thể thiếu. Không những phát triển cơ thể mà trí não bé trong quá trình hoạt động cũng không ngừng tiếp nhận thông tin và xử lý. Điều này rất có ích cho trẻ phát triển trí thông minh, linh hoạt.
Ở phương pháp Glenn Doman, bố mẹ sẽ được gợi ý về các bài tập chơi với con, tương tác và động viên bé trong các hoạt động phù hợp với lứa tuổi và gia tăng thể lực toàn diện.
1 note · View note
tuvingaynay · 4 years ago
Text
Ba lần gặp mẹ của Đức Phật và đạo lý ai cũng cần thông hiểu
Theo những ghi chép được lưu truyền lại, ta có thể biết rằng Đức Phật gặp lại người mẹ đã mất tới 3 lần vào lúc nào cũng đầy nước mắt của tình mẫu tử.
Những người đã từng tìm hiểu về cuộc đời của Đức Phật đều biết rằng Ngài là Thái tử Siddhartha Gautama, sống vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 TCN ở một vùng đất có tên là Lumbini, ngày nay thuộc Nepal. Ngài là con trai của Đức vua Suddhodana và Hoàng hậu Maya Gotami.
Tuy nhiên, sau khi sinh ra Thái tử Gautama được 7 ngày thì Hoàng hậu Maya qua đời, vì thế, Thái tử lớn lên trong sự chăm sóc và tình yêu của người dì ruột Pajapati Gotami, em gái Hoàng hậu Maya.
Trong tiếng Phạn, cái tên Maya nghĩa là Tình yêu, còn Siddhartha nghĩa là Toại nguyện và nó cũng có liên quan mật thiết đến những câu chuyện xảy ra trong cuộc đời của Đức Phật.
Trong những bài viết về Đức Phật, hình tượng Hoàng hậu Maya hiện lên không nhiều. Tuy nhiên, trong việc tìm kiếm nhiều hơn thông tin về bà, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những câu chuyện về Maya, không chỉ với tư cách là một Hoàng hậu, mà còn là một người mẹ vô cùng vĩ đại và cũng rất đời thường, dù sau khi qua đời, đã trở thành chư thiên, nương tựa ở cõi trời.
Dưới đây là 3 câu chuyện về những lần Đức Phật được gặp mẹ khi Ngài đã chọn đi theo con đường của Phật pháp và rời xa chốn cung điện giàu sang.
Lần đầu tiên: Suýt chết vì tu khổ hạnh
Giai đoạn Thái tử Siddhartha cố gắng tìm cách để giải thoát và Ngài thử đi theo con đường duy nhất mà những người đi trước đang biết, đó là tu khổ hạnh. Thế nhưng việc này không thực sự thành công khi mà Ngài cùng mọi người nhịn ăn, nhịn uống tới mức trở nên kiệt sức tới mức suýt bỏ mạng.
Lúc này, các sứ giả đã báo tin cho Hoàng hậu Maya lúc này đang ở cung trời Đâu Suất biết rằng con của mình đang sắp chết bên bờ sông Nairanjana vì tu khổ hạnh. Dù bà Maya đã rời xa cõi trần, nương nhờ ở cõi trời, nhưng nỗi lòng bà vẫn đau đáu hướng về con mình, luôn muốn giúp con khi con gặp khó khăn, bà lập tưc xuất hiện bên bờ sông chứng kiến con đang nằm bất động trên mặt đất.
Nhìn thấy con, bà vừa khóc trong đau đớn, vừa hát cho con những lời ca dịu dàng:
“Con trai, khi ta sinh ra con, ở Khu vườn Lumbini
Không cần ai trợ giúp, con đã tự đi được 7 bước, như 1 chú sư tử
Con nhìn ra 4 hướng và nói rằng, “Đây là kiếp cuối cùng của ta”.
Giờ những lời nói này sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Giờ ta sẽ nhờ ai giúp được con trai ta đây?
Giờ ta sẽ khóc trong đau đớn với ai đây?
Ai sẽ giúp đứa con trai duy nhất của ta sống lại đây?”.
Bất ngờ lúc này Siddhartha tỉnh lại, bất ngờ vì có người phụ nữ lạ và hỏi bà là ai, Hoàng hậu Maya đáp lời:
“Con trai, ta chính là mẹ con đây
Ta đã mang trong mình hình hài quý giá của con trong 10 tháng
Ta đang khóc trong nỗi tuyệt vọng”.
Ngài chợt hiểu và trấn an mẹ rằng những lời tiên tri sẽ ứng nghiệm và bà hãy tin rằng rồi con trai của mẹ sẽ đạt được thành tựu, vì thế, bà không nên tuyệt vọng, trái lại, nên vui mừng thì hơn. Nghe những gì con nói đầy vẻ quyết tâm, phần nào cảm thấy được an ủi, Hoàng hậu Maya đi vòng quanh con 3 lần, rải những cánh hoa lên người Ngài và trở về cõi trời.
Lần thứ 2: Tới cõi trời Trayastrimsha gặp mẹ
Sau một thời gian đi khắp nơi để thuyết pháp, thu nạp không biết bao nhiêu là đệ tự đã tự nguyện đi theo mình sau 40 năm làm việc không biết mệt mỏi, Đức Phật biết mình sắp đến đoạn cuối của cuộc đời. Chính lúc này, càng nhớ ơn công sinh thành của Hoàng hậu Maya, Thái tử Siddhartha có ước nguyện muốn gặp mẹ và thuyết pháp cho mẹ như một sự bày tỏ lòng biết ơn của Ngài trước công sinh thành của Người.
Ngài quyết định đã rời khỏi Tăng đoàn khoảng 3 tháng, lên cung trời Đâu Suất để thuyết pháp cho mẫu thân và đã thuyết kinh nói về hiếu hạnh, gọi là kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức.
Trong thời gian này, Hoàng hậu Maya đã được con thuyết pháp, giác ngộ và trở thành Phật tử, từ nay hai người đã không còn là mẹ con, không còn gặp lại nhau trong bất cứ kiếp nào nữa.
Dường như có vẻ mâu thuẫn khi Ngài luôn đề cao chữ Hiếu nhưng lại muốn cắt đi tình mẫu – tử giữa hai người. Thế nhưng, khi hiểu về những lời Phật dạy một cách sâu sắc ta mới biết rằng, tình thương của mẹ đối với con tuy là một tình thương cao cả nhất trong thế gian nhưng đó vẫn là một tình thương ràng buộc trong vòng luân hồi này.
Đó là lý do, dù Phật khuyên các đệ tử của mình cố gắng có một tình thương mạnh mẽ như tình mẹ, nhưng phải vượt qua những ràng buộc để tình thương được ban rải khắp chúng sinh, để tiến xa trên con đường giải thoát sinh tử.
Khi nhìn những giọt nước mắt của mẹ trong lúc sắp chia ly, Đức Phật đã nói rằng trên đời sự chia ly là điều không thể tránh khỏi, và cõi Niết bàn đang chờ Ngài, đã đến lúc Ngài rời đi.
Câu chuyện cũng cho thấy sự hiếu thảo và lòng kính trọng vô hạn của Đức Phật dành cho mẹ. Dù Ngài đã tu hành đắc đạo, trở thành Phật khiến người đời ai ai cũng phải kính nể thì trước tiên, Ngài vẫn xem mình là một người con, suốt đời không quên công ơn sinh thành của mẹ.
Lần thứ 3: Khi qua đời
Có một số nguồn viết rằng người cuối cùng tới tiễn đưa thân thể của Đức Phật trước khi được đưa đi hỏa táng là tín đồ Mahakasyapa của Ngài, rằng đôi chân của Ngài đã xuất hiện bên dưới tấm vải liệm để các Phật tử có thể bày tỏ sự tôn kính với Ngài, nhưng cũng có một số nguồn viết rằng chính bà Maya mới là người cuối cùng nhận được vinh dự đó.
Trong cuốn kinh Mahamayasutra cũng có viết rằng ở Kushinigar có một ngọn tháp thờ (stupa) ở gần khu vực hỏa táng được xây dựng để kỷ niệm chuyến thăm viếng con trai cuối cùng của bà Maya.
Sau khi biết tin con trai đã chết, bà Maya nhanh chóng xuất hiện trước quan tài của con, gần như ngất đi vì đau đớn. Bà chạm vào chiếc áo cà sa của con cùng chiếc bát khất thực ở gần đó. Đột nhiên, nắp quan tài bật mở, và Đức Phật bỗng nhiên ngồi dậy.
Những vầng hào quang bao quanh Ngài và tỏa sáng rực rỡ. Tái hợp với mẹ lần cuối, Đức Phật đã tôn vinh bà Maya là một người mẹ, một người phụ nữ tuyệt vời, đáng kính trọng, và an ủi bà bằng câu nói cuối cùng: “Xin Người đừng khóc, tất cả những điều này đều tuân theo Phật pháp”.
Đạo lý từ 3 lần gặp mẹ của Đức Phật
Mặc dù những câu chuyện kể trên đều ít nhiều mang những yếu tố thần thoại nhưng đạo lý của chúng thì không hoang đường chút nào.
Dù bà Maya đã rời xa cõi trần, nương nhờ ở cõi trời, nhưng bất kỳ khi nào biết con gặp khó khăn, trái tim của người làm mẹ vẫn cảm thấy như có ngàn vạn mũi dao đâm vào, và tìm đủ mọi cách để giúp con, đau đớn khi phải rời xa con, dù biết đó là quy luật tất yếu của cuộc đời.
Câu chuyện cũng cho thấy sự hiếu thảo và lòng kính trọng vô hạn của Đức Phật dành cho mẹ.
Dù Ngài đã tu hành đắc đạo, trở thành Phật, thì trước tiên, Ngài vẫn là một người con, suốt đời không quên công ơn sinh thành của mẹ và nhất định phải gặp mẹ trước khi chết để bày tỏ tấm lòng của mình.
Cổ nhân đã dạy, trong trăm nết thiện chữ HIẾU đứng đầu, chính vì vậy, dù là ai thì cũng cần đặt chữ hiếu lên hàng đầu.
Không phải cứ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vật chất cho cha mẹ mới là có hiếu. Điều mà cha mẹ nào cũng mong ở con mình, đó là sự yêu quý, hiếu kính và lễ phép. Chỉ cần một nụ cười, một sự sẻ chia, quan tâm của con cũng đủ để cha mẹ mỉm cười hạnh phúc.
Theo tuvingaynay.com/TH!
1 note · View note
changlagica · 4 years ago
Text
VƯƠNG DUY: LẦN THEO NGUỒN NƯỚC ĐỔ, NGỒI NGẮM ÁNG MÂY BAY
(Tuy rất dài, nhưng mong các bạn có thể bớt chút thời gian đọc hết)
Trong lịch sử Trung Hoa, không có triều đại nào giàu ý thơ như thời Đường. Thơ của thời Đường vừa hòa nhã vừa mềm mại, mà thơ của Vương Duy lại mềm mại đến vô cùng tận.
"Đãn khứ mạc phục vấn, bạch vân vô tẫn thì."
(Người đi thôi chẳng hỏi, mây trắng lững lờ trôi)
"Khuyến quân canh tẫn nhất bôi tửu, tây xuất Dương Quan vô cố nhân."
(Mời người uống cạn chén rượu này, rời khỏi Dương Quan ai còn cố nhân)
"Nguyện quân đa thải hiệt, thử vật tối tương tư."
(Xin chàng hãy hái thật nhiều, vật ấy rất gợi tình tương tư)
"Lai nhật khởi song tiền, hàn mai trước hoa vị?"
(Cây mai trước cửa sổ, đông lạnh nở hoa chưa?)
Nhìn chung, thơ của Vương Duy, bài nào chẳng vừa thư thái vừa nhẹ nhàng? Từng có người đánh giá cuộc đời của Vương Duy như sau: "Con người sống tốt, dễ thành người tốt".
Thực ra chúng ta đều sai rồi. Chúng ta chỉ thấy sự bình tĩnh vượt ngàn cánh buồm của ông mà không nhìn tới cuộc đời kinh qua bao chìm nổi của ông.
(Kể từ khúc này trở đi mình sẽ đặt đại từ nhân xưng là "hắn" bởi tính chất của đoạn sau như một cuốn tiểu thuyết ngắn vậy đó, để "hắn" sẽ hợp hơn)
Năm Võ Tắc Thiên đăng cơ cũng chính là Trường An nguyên niên (nguyên niên ý chỉ năm đầu tiên của đời vua đó). Hai dòng họ lớn của Đại Đường là Vương thị ở Thái Nguyên và Thôi thị ở Bác Lăng liên hôn, sau đó hạ sinh một thiên tài, ấy chính là Vương Duy.
Có một số người, sinh ra đã định phải làm thánh nhân. Vương Duy chính là kiểu người như vậy, ông nội của Vương Duy tên Vương Trụ, là một nhạc quan (một chức quan quản những việc liên quan đến âm nhạc) nổi tiếng trong cung. Mẫu thân của Vương Duy là họa sĩ, tinh thông Phật pháp, là đệ tử của cao tăng Đại Chiếu trứ danh đương thời. Phụ thân của Vương Duy là Vương Xử Liêm, tinh thông thơ văn, giữ chức tư mã Phần Châu, ấy cũng là một vị quan lớn. Còn đứa trẻ Vương Duy lại kế thừa gen ưu tú của gia tộc, được tiếp nhận nền giáo dục cao cấp nhất thời bấy giờ.
Hắn có thể sáng tác nên một bài thơ hay, am hiểu thi họa, lại sở hữu thiên phú vô cùng tốt về âm nhạc. Ngoại trừ tài hoa thì Vương Duy cũng là một mỹ nam siêu cấp, thân hình hắn cao to, dung mạo anh tuấn, mang khí chất của bậc anh tài. Tóm lại, con nhà Lão Vương hàng xóm quả chẳng thể moi ra được bất kỳ thói hư tật xấu nào cả!
Năm Vương Duy mười lăm tuổi, hắn hăm hở một mình đến Đông Độ ở thành Lạc Dương tham gia thi cử. Tiện tay viết một câu "Tân Phong mỹ tửu đấu thập thiên, Hàm Dương du hiệp đa thiếu niên" (Tân Phong rượu quý mười ngàn đấu, du hiệp Hàm Dương khách trẻ trung), thể hiện cái hiệp khí của thiếu niên khiến không ít người ngạc nhiên.
Về sau, bài "Tương tư" được nghệ nhân nổi tiếng thời đó là Lý Quy Niên cất thành tiếng hát bèn trở nên nổi tiếng khắp kinh đô.
"Hồng đậu sinh nam quốc, xuân lai phát kỷ chi.
Nguyện quân đa thải hiệt, thử vật tối tương tư."
(Đậu đỏ mọc xứ Nam, xuân đến nảy thêm cành
Mong chàng hái nhiều chút, ấy rất gợi tương tư)
Mười bảy tuổi, trong khi người bạn Lý Bạch cùng lứa còn đang trốn học và mải ngắm bà nội mài kim thì Vương Duy đã sáng tác nên một bài thơ nói về nỗi nhớ quê nhà để rồi thành danh khi còn là thiếu niên.
"Độc tại dị hương vi dị khách, mỗi phùng giai tiết bội tư thân.
Diêu tri huynh đệ đăng cao xử, biến sáp thù du thiểu nhất nhân."
(Đất lạ đơn côi làm khách lạ, mỗi lần tiết đẹp nhớ nhà hoài
Vẫn hay huynh đệ lên cao đấy, đều cắm thù du thiếu một người)
Chỉ dựa vào bài thơ này, Vương Duy chớp mắt nổi danh.
Có thể thấy, tuy có cùng thiên phú nhưng sinh ra trong gia đình như thế nào là chuyện vô cùng quan trọng. So với Lý Bạch thì con đường thành danh của Vương Duy rất thuận buồm xuôi gió.
Khai Nguyên năm thứ chín, dưới thời Đường Huyền Tông, Vương Duy bấy giờ 20 tuổi không phụ sự kỳ vọng của mọi người, thi đứng thứ nhất, trở thành tiến sĩ và là niềm tự hào của toàn châu (châu là cách gọi của đơn vị hành chính thời xưa). Sau đó hắn được phong làm Thái Nhạc Thừa, chưởng quản âm nhạc và lễ nghi trong cung. Bởi tài năng và danh vọng vốn có nên Vương Duy thường qua lại với các vương công quý tộc. Sau lại thăng quan tiến tước, nỗ lực vì quốc gia, ấy lại là chuyện đương nhiên không cần nhắc đến.
Một thiếu niên phong độ ngời ngời vung bút thành thơ như vậy, vừa có tiền đồ rộng lớn vừa nhận được bao ái mộ của vô số thiếu nữ trong thành Trường An. Quả khiến kẻ khác phải ngóng mắt ước ao.
Vào độ tuổi đẹp nhất này, Vương Duy nghênh đón đoạn tình cảm đầu tiên trong cuộc đời. Cô nương đó họ Chân, là người bồi bạn bên cạnh công chúa. Thiếu niên cưỡi bạch mã, tóc ghim trâm ngọc, lưng giắt ngọc bội, còn thiếu nữ nhảy múa mê người, tình ý miên miên. Một đôi thần tiên quyến lữ như vậy quả là giai thoại.
Nhân sinh đắc ý chẳng qua cũng chỉ thế thôi, tên đề bảng vàng, giai nhân trong lòng. Song cái gọi là thế gian hiểm ác lại là "vừa mở màn đã phải bế mạc".
Thành nhờ Tiêu Hà mà bại cũng tại Tiêu Hà. Vương Duy thành công nhờ âm nhạc mà gặp phải tai nạn cũng tại âm nhạc. Nguyên nhân bắt đầu từ việc tranh đấu quyền vị của con cháu hoàng tộc. Một nhạc quan như Vương Duy vốn cách trò chơi chính trị này tận mười mấy vạn tám ngàn dặm, nhưng bởi hắn qua lại thân thiết với các vương công quý tộc nên cũng bị liên lụy theo.
Trong một lần phụng chỉ tập luyện, Vương Duy bị vu cho một tội danh bịa đặt: đại bất kính với hoàng đế. Lý do: màu vàng trượng trưng cho sự cao quý của hoàng tộc, nhưng Vương Duy tập "Ngũ phương sư tử vũ" lại dùng lân vàng, mà Vương Duy lại nhìn thì chẳng phải đang mạo phạm hoàng đế hay sao?
Nhắc tới cũng oan, là quan chỉ huy cho việc tập luyện nhưng lại không được nhìn thì làm sao mà tập được? Nhưng những kẻ đó vẫn phớt lờ, dù sao nhìn rồi thì cũng tính là đại bất kính.
Muốn giá tội cho ai, lo gì không có cớ?
Một Vương Duy trưởng thành trong mật ngọt nào biết lòng người hiểm ác đến thế? Hắn chẳng tài nào hiểu nổi tại sao một vị quan suốt ngày làm bạn với âm nhạc như mình lại rước phải phiền phức bậc này. Không có cách nào cả, khi ấy chính là như vậy. Hắn chỉ có thể nhẫn nhục chịu đựng, chấp nhận số phận lưu vong, đến một nơi thâm sơn cùng cốc ở Sơn Đông để coi quản một thương khố (nhà kho) nhỏ vừa bẩn vừa lộn xộn.
Xã hội dần trưng ra bộ mặt tàn khốc trước Vương Duy, những bằng hữu trước xưng huynh gọi đệ nay đều lặn đâu mất tăm. Tới đây Vương Duy mới biết, hóa ra tình cảm trên thế gian này chỉ có một kiểu mang tên "giá trị lợi dụng".
Con đường làm quan bị chặt đứt, chặt đứt thì chặt đứt thôi, nhưng hắn lo lắng nhất là cô nương hắn yêu thương. Người bên cạnh công chúa và một tội phạm bị lưu vong, bất kể thế nào cũng phải phân rõ giới hạn. Cứ vậy, thế sự khó dò.
Chỉ mới mấy ngày trước thôi, khách quý đến Vương phủ vẫn chật ních, hắn vẫn là thiếu niên như ý của thành Trường An, cô nương xinh đẹp kia vẫn cùng hắn tương ái. Nhoáng cái cửa nhà vắng vẻ, không người hỏi thăm.
Cô nương đi rồi, huynh đệ cũng bỏ chạy, không quan cao hiển hách, mười mấy năm đọc sách nay lại thành một quan quản kho. Từ đó, gian khó thế gian lần lượt xuất hiện trước mặt Vương Duy.
Năm 725, Vương Duy đã giữ chức quan này bốn năm, rốt cuộc cũng đợi được ngày tự do. Năm đó Đường Huyền Tông đại xá thiên hạ, Vương Duy như cây kiếm rời vỏ vội chạy về nhà. Hắn cưới một vị thê tử hiền thục, mặc dù không sâu sắc như mối tình đầu song vẫn tình nườm ý đậm, hòa hợp với nhau.
Vốn tưởng có thể sống đời thanh tịnh, nào ngờ số phận không có đạo lý, lúc nó muốn đùa giỡn bạn thì hai chữ "phản kháng" có muốn nghĩ cũng đừng hòng nghĩ tới. Mà Vương Duy năm đó đang vui vẻ chuẩn bị đón đứa con sắp chào đời. Lần sinh nở khó khăn này đã mang đi người vợ hắn yêu thương và cả đứa con hắn chưa thấy mặt.
Đều nói đời người có bốn chuyện buồn: thuở nhỏ tang mẹ, niên thiếu tang cha, trung niên tang vợ, lão niên tang con. Trong bốn chuyện đại bi, Vương Duy chiếm ba. Đối với một người đàn ông ba mươi tuổi thì đây là nỗi đau như moi tim róc xương!
Trời xanh cho hắn chút ngọt ngào lúc mới đầu, nhưng chỉ trong một năm đã mang đi gần hết. Nhà thơ mất vợ thường đều lưu lại mấy câu đau xót. Nguyên Chẩn từng viết "Tằng kinh thương hải nan vi thủy, trừ khước Vu Sơn bất thị vân" (đã qua bể thẳm khôn còn nước, ngoài chốn non Vu chẳng có mây). Tô Thức cũng viết: "Thập niên sinh tử lưỡng mang mang, bất tư lượng, tự nan vong" (mười năm cách biệt muôn trùng, dù không cố nhớ nhưng lòng chẳng quên). Cả Quy Hữu Quang cũng viết: "Đình hữu tỳ ba thụ, ngô thê tử chi niên sở thủ thực dã, kim dĩ đình đình như cái hĩ" (trong sân trồng cây sơn trà do thê tử ta trồng, nay đã cao vút). Nhưng những người này sau khi lưu lại thơ thì quay đầu đã lập tức tìm được mỹ nhân khác về, còn Vương Duy thì không giống thế.
Hắn là người điển hình cho việc dùng hành động để yêu. Hắn chưa từng viết cho người vợ đã khuất một câu một chữ nào, chỉ suốt ngày lặng im ngồi trước sân, ở vậy cả đời để tưởng nhớ vong thê. Hoặc cũng có lẽ, trong lòng Vương Duy, mỗi một giây một phút nửa đời sau, hai chữ "tình yêu" chỉ dành riêng cho nàng. Kiểu thương tiếc như vậy vượt lên biết bao giọt lệ, hơn cả vạn bài thơ.
Sau khi chịu đựng đả kích liên tiếp, ông trời rốt cuộc cũng khai ân, lần nữa đáp lại Vương Duy. Lúc này đã có sự bổ khuyết. Nhưng một chức quan vừa nguy hiểm vừa có tiếng nói, đã định trước không thể dài lâu. Chỉ hơn năm, ông lại bị kẻ khác vu hãm, lần nữa bị hạ chức phải tới vùng biên cương.
Trên đường rời khỏi Trung Nguyên, Vương Duy cảm thấy bản thân như nhành cỏ phiêu diêu. Một cõi hoang vu bị vứt bỏ dâng lên trong lòng. Bỗng trước mắt một làn khói cô độc bay lên trời, dường như bay từ đáy lòng hắn. Khoảnh khắc đó, hắn đã thấu rõ mọi thứ. Nếu đại mạc là điểm tận của nhân sinh, vậy tại sao không thỏa thích rong ruổi?
Vậy nên hắn đã vung bút viết xuống sa mạc mấy câu:
"Đan xa dục vấn biên, chúc quốc quá cư duyên.
Chinh bồng xuất Hán tái, quy nhạn nhập Hồ thiên.
Đại mạc cô yên trực, trường hà lạc nhật viên.
Tiêu quan phùng hậu kỵ, đô hộ tại Yên Nhiên."
(Xe hướng về biên cương, qua thuộc quốc Cự Duyên
Cỏ bồng dời đất Hán, chim nhạn về trời Hồ
Khói buồn cao đại mạc, ráng chiều phơi trường hà
Tiêu quan gặp binh mã, bình định đất Yên Nhiên."
Đây xem như là lời từ biệt - từ biệt trần thế phồn hoa. Từ đó, hắn khoác lên y phục nhạt màu, ngày ngày ăn chay. Sống trong những tháng năm yên tĩnh đó, hẵn bỗng nhớ rằng bản thân có một cái tên khác: "Ma Cật". Tất thảy đều sáng tỏ.
Hai chữ "Ma Cật" trong Đại Thừa Phật giáo mang ý: "dọn sạch dơ bẩn trong tâm, khiến lòng thanh tịnh". Hóa ra, người mẹ tin Phật của hắn đã đặt một tấm lòng thiện trong sinh mạng hắn ngay từ thuở ban sơ. Lòng thiện này, đến tận khi hắn kinh qua bao khổ đau mới bất chợt tỉnh ngộ.
Hắn tìm thấy một huyện thành tên Lam Điền, nơi đây non xanh nước biếc, hoa cỏ rợp trời. Hắn thường đến thiền viện này cùng tăng nhân thảo luận Phật pháp. Từ đó, sơn thủy trong mắt Vương Duy là thanh tịnh, không có muôn hồng nghìn tía, chỉ có mây trắng núi xanh.
Công nguyên năm 761, Vương Duy tạ thế. Hắn thong dong cáo biệt, rời đi cùng với nụ cười mỉm bên môi.
Đời này, hắn từng yêu, từng đau, từng thành công và cũng từng thất bại. Nhưng hắn vẫn có thể cười nói, có thể dạo chơi một chuyến nơi thế gian này, ấy mới vui thích làm sao.
Một ngàn năm sau, khi hậu nhân nhắc đến Vương Duy đều thích nói về gia thế của hắn, cái thiên tài của hắn, ân oán của hắn với Lý Bạch, cả scandal giữa hắn với công chúa Ngọc Chân. Nhưng trong lòng tôi, tất thảy đều không bằng được áng mây trời trên núi Chung Nam.
"Trung thế phả hiếu đạo, vân gia Nam sơn thuỳ.
Hứng lai mỗi độc vãng, thắng sự không tự tri.
Hành đáo thuỷ cùng xứ, toạ khan vân khởi thì.
Ngẫu nhiên tri lâm tẩu, đàm tiếu vô hoàn kỳ."
(Trẻ từng yêu mùi đạo, già ở núi Nam này
Lúc hứng riêng mình dạo, ghi vui chỉ tự hay
Lần theo nguồn nước đổ, ngồi ngắm áng mây bay
Chợt gặp ông già núi, quên về, nói chuyện say.)
Hắn đã nhìn thấy phồn hoa giữa thế gian, song sau lại hai bàn tay trắng. Cuối cùng hắn chống gậy đứng ngoài cửa, đón gió nghe tiếng ve, không cầu phồn vinh cũng chẳng cầu phus quý, chỉ cầu nội tâm an bình. Hắn đã tìm được niềm vui thật sự, kiểu tâm tình này như mây trên trời, và niềm vui ấy đã vang vọng khắp bầu trời lịch sử.
Nhớ trước kia rất lâu có người hỏi tôi rằng: "Châm ngôn của cuộc đời cô là gì?", khi đó tôi đã nói: "Hành đáo thuỷ cùng xứ, toạ khan vân khởi thì". Đã nhiều năm trôi qua nhưng những lời đó vẫn khắc sâu trong lòng tôi, mãi không thay đổi.
Tuổi tác càng dài càng thấy thế gian tàn nhẫn, càng cần một nơi yên tĩnh.
Trong "Đạo Đức Kinh" có viết: "Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu" (trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm). Dù đối với "Thi Phật" Vương Duy thì cũng tương tự vậy. Thế giới đối với hắn tàn nhẫn bất dung tình, nhưng trong thơ của hắn lại chẳng có chút oán than.
Hắn ngắm hoa ngắm chim ngắm núi ngắm nước, dường như chuyện ngày trước chỉ là một đám mây đen, gió mát thổi bay rồi trăng sáng lại lên, giống như thế giới của hắn trước nay đều là trời trong nắng ấm.
Tôi bèn nhớ tới Mozart, ông bất hạnh, bần cùng, khốn đốn, chán nản,... nhưng khi bạn nghe âm nhạc của ông lại thấy được cái tốt đẹp, vui vẻ, dịu dàng và an bình. Có lẽ, giống như Romain Rolland từng nói, trên thế giới chỉ có một kiểu chủ nghĩa anh hùng, đó chính là khi bạn nhìn thấu bản chất của cuộc sống nhưng vẫn nhiệt tình sống như thường.
Nào có cái gọi là thờ ơ với đời, chẳng qua thế sự xoay vần, cuối cùng thấu triệt mà thôi.
Vạn vật trên thế gian đều tự có chỗ đến, cũng tự có chỗ về. Cả Vương Duy và chúng ta không ai tránh nổi sự đời chìm nổi, mà Vương Duy sở dĩ là Vương Duy là vì tuy ông thân chìm trong bấp bênh song tâm vẫn hướng về phía yên vui.
Rồi sẽ có một ngày, bạn hiểu được mây trôi là sẽ hiểu được bầu trời. Rồi cũng có một ngày, bạn hiểu được Vương Duy, ấy cũng là lúc bạn hiểu được nhân sinh.
Gió nổi lên rồi, tiếp đó lại là ngày mới với nắng sớm mai. Hà tất sầu hôm nay?
-------------------------------
Lần đầu tiên dịch một thiên văn mà mũi mình ửng đỏ, từng câu từng chữ đọc mà đau lòng khiến từng dòng dịch ra cũng trau chuốt hơn ngày thường. Tự nhận đọc nhiều thơ của Vương Duy nhất trong số các nhà thơ, nhưng lại không hiểu được rõ cuộc đời cũng như những biến cố ập đến với ông, bây giờ nghe một bài diễn giải sâu sắc, lại thấy được cái nông cạn của mình, cũng buồn cho thói đời vô lối. Cổ nhân không ai sống dễ dàng cả, dẫu một người có xuất thân trâm anh thế phiệt lại tài giỏi như Vương Duy mà cũng không thoát khỏi trêu đùa của số phận, vậy thì người như ta sao sống nổi thời đại đó...
St.
17 notes · View notes
suckhoevatinhyeu · 5 years ago
Text
Xứ sở thần tiên có thực sự tồn tại? Nơi ấy có như những gì ta hình dung?
Tumblr media
Xứ sở thần tiên dường như là câu chuyện cổ tích không có thật nhưng ở trên thế giới vẫn có những người từng trải nghiệm cuộc sống nơi đây và kể lại khiến chúng ta luôn có cảm giác đầy hồ nghi.
Không ít trường hợp chúng ta được nghe về những câu chuyện kể về những người có lần ngủ mơ hoặc lúc bất tỉnh được mời lên trời chơi, thăm thú đó đây ở nơi đẹp như mơ ấy.
Chúng ta có một số hình dung vừa tin nửa ngờ về nơi chốn thần tiên là nơi không có khổ đau, bệnh tật và sự sống tồn tại vĩnh hằng…
Có khá nhiều cái tên được đặt ra khác nhau như Cõi tiên, Thiên Đàng, Nhà Trời,… đều để chỉ về nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp chỉ đủ khiến ta cảm thấy tò mò về nơi đấy như một nơi trong chuyện cổ tích, không có thật.
Nhất là thời hiện đại, do ảnh hưởng của thuyết vô Thần, nhiều người đã xem những gì mình nghe thấy nhưng là câu chuyện thần thoại do người xưa hư cấu nên. Vì thế, xử sở thần tiên ấy là thật hay là hư, nên tin hay không tin, vẫn tùy thuộc vào quan điểm và sự hiểu biết của mỗi người.
Cõi tiên trong góc nhìn Đức Phật
Theo quan điểm của Phật Giáp, nơi đó được xem là Tây Phương Cực lạc, đó là một vùng trong vũ trụ, một cõi bao la và lộng lẫy, chứa đựng sự sống linh động. Hầu hết chúng ta đều đã từng sống qua trong những giai đoạn giữa các kiếp luân hồi trước khi xuống cõi trần.
Nhưng khi là con người ở cõi trần, do thiếu sự phát triển và bị giới hạn bởi lớp áo xác thân, chúng ta không nhận thức được cõi trời cao siêu huy hoàng chung quanh chúng ta, nơi đây và ngay lúc này mà thôi.
”Đức Phật của chúng ta nói: Cách xa chúng ta vô số thế giới, có một nơi gọi là cực lạc quốc (Sukhavati).
Cõi này được bao quanh bởi bảy vòng rào, bảy lớp màn rộng lớn, bảy hàng cây báu chắn gió. Thánh địa này là nơi cư trú của các vị La Hán (Arhats), kế đến là các vị Bồ Tát (Bodhisattvas), và được quản trị bởi các Đấng Như Lai (Tathagatas).
Nó có bảy cái ao quý báu, nước của các ao đều trong như thủy tinh như nhau, nhưng có 7 đặc tính và phẩm chất khác nhau. Hỡi thiện tri thức, đó là cõi cực lạc (Devachan).
Có loài hoa thiêng Udambara mọc rễ sâu trong bóng tối ở mỗi cõi trần, và nở hoa cho những người nào đạt tới cõi này. Thật là hạnh phúc cho người nào được sinh ra trong cõi phúc lạc đó, họ đã bước qua cầu vàng và đến 7 ngọn núi vàng; không còn sự đau khổ, phiền muộn đến với họ trong chu kỳ này.”
Theo lời thuật lại của những người đã từng được dẫn tới nơi này, chúng ta có thể hình dung về cõi trời như sau:
– Tường thành của cõi này được cấu từ “Tiên linh chơn khí” được hội tụ từ các vị tiên đã gột rửa được phàm tánh. Lớp tiên khí này ngăn cản không có bất kỳ một chúng sanh nào trong tam giới có thể đi qua. Nếu cố tình đi qua, thì thân xác và hồn phách sẽ bị tan hoại, vĩnh viễn không thể tụ lại được nữa.
– Các vị tiên ở đây không còn bị nhục dục nam nữ ảnh hưởng nhưng họ vẫn ham thích vẻ đẹp bên ngoài như tiếng nhạc hay, khung cảnh đẹp đẽ, đồ ăn ngon,… vì vậy cho nên họ vẫn còn nghiệp.
– Còn những bậc thượng tiên thì tất cả đều đã chứng đến thánh quả. Tuy nơi đây không có vua, tất cả đều là ngang nhau cho dù pháp lực hay đạo hạnh có sự khác biệt. Tuy nhiên, những bậc thượng tiên là tôn sư của rất nhiều tiên chúng được nhận sự ngưỡng mộ và khi có vấn đề hệ trọng thì họ sẽ tham khảo ý kiến của bậc thượng tiên.
– Cõi trời này là nơi có nhiều ngoại cảnh xinh đẹp nhất trong tam giới, bởi mỗi ngoại cảnh được một tiên thiên tạo ra cho riêng mình.
– Chúng sanh trong cõi này được xem là bất tử, nhưng thực ra họ vẫn chết đi theo các vấn đề của nghiệp lực tạo tác bởi các nạn kiếp hoặc các biến nghiệp của Thiên Giới chứ không còn chết đi do thọ mạng vì họ vẫn còn sanh mạng, vẫn còn chưa đoạn diệt được luân hồi.
Thế giới bí ẩn ở không gian khác
Có khá nhiều câu chuyện khác nhau được mọi người kể về cơ hội được ghé thăm chốn thần tiên ấy mà không ai rõ và co thể đặt tên cụ thể cho nó. Nhưng điểm chung của những điều này đó là có sự khác biệt về thời gian không gian của vũ trụ, thời gian ở nhân gian và ở cõi Trời đó và chúng ta đang không phải trong cùng một không gian với họ.
Ông Kevin Turner từng miêu tả trong tác phẩm “Sky Shamans of Mongolia” của mình rằng 3 thế giới mà các pháp sư vùng Darkhad Mông Cổ thường nói đến không nằm trên trời, trên mặt đất hay dưới lòng đất của Trái Đất theo quan niệm đơn thuần của chúng ta mà chúng nằm trong một không gian bên ngoài thế giới ba chiều này.
Ta hay nói về cõi tiên đó như là nơi người có tâm hồn trong sạch, thánh thiện đến sau khi chết nhưng theo cách nhìn nhận của các mục sư thì đó là những vùng đất thần kỳ và mầu nhiệm.
Truyền thuyết Nhật Bản về chàng ngư dân có tên Urashima Taro của Nhật Bản đã đến thăm Long cung dưới đáy biển 3 ngày nhưng khi anh trở về nhà thì thấy đã 300 năm trôi qua.
Theo lời kể thì tùy theo chu kỳ của nơi có Long cung sẽ hiển hiện ra trạng thái khác nhau tương tự như như sự thay đổi trên Trái Đất theo mùa trong năm.
Ở Trung Quốc cũng có câu chuyện pháp sư tên Khoan Tịnh vô tình một lần ngồi Thiền đột nhiên ông được Quan Âm Bồ tát tiếp dẫn đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc tham quan.
Vị pháp sư này cảm giác mình lưu lại chốn này khoảng hơn 20 giờ đồng hồ, nhưng khi ông quay trở về nhân gian, đã thấy 6 năm trôi qua rồi.
Thần thoại Scotland và Ireland cho biết nơi đó có những ô cửa phép màu hoặc các vòng tròn đá tùy thuộc vào thời kỳ trong năm. Mỗi ô cửa phép màu được liên kết với một trường thời gian cụ thể.
Khái niệm thời gian ở xứ sở thần tiên
Khái niệm thời gian là sự khác biệt rõ ràng nhất ở nơi được xem là cõi thần tiên này so với Trái đất nơi chúng ta đang ở, thế mới có câu: “Một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”, chỉ ra sự sai khác của các thời không khác nhau trong vũ trụ bao la rộng lớn này.
Tùy theo các tín ngưỡng và văn hóa khác nhau, người ta sẽ có những giải thích khác nhau về thế giới bên ngoài không gian chúng ta đang sống.
Có một câu chuyện kể lại rằng, ở phía Tây Ireland có một hòn đảo mà ai sống ở đó cũng hạnh phúc, không bệnh tật và trẻ mãi không già. Tuy nhiên, nhiều người mong muốn đến nơi đây nhưng không phải ai cũng đủ may mắn thấy được nó.
Để tới được nơi ấy, con người ta phải vượt biển và băng qua những con sóng lớn, rồi cứ đi mãi cho đến khi hòn đảo nổi lên đón nhận họ. Có chàng Oisín – người bảo vệ nhà vua Ireland được xem là dũng cảm, gan dạ không ai bằng.
Một lần đi săn, chàng tình cờ bắt gặp và cảm mến ngay nàng Niamh xinh đẹp với mái tóc vàng óng ả cưỡi trên con ngựa trắng thần kỳ trong ánh hào quang rực rỡ.
Cô gái cưỡi ngựa tới gần và hỏi rằng, chàng có biết về người nào tên Oisín nổi tiếng hay không, vì cô muốn đưa Oisín đi cùng với mình tới xứ thần tiên. Oisín nghe thấy mừng thầm vì tò mò về chốn thần tiên mà cô kể nên anh đã đồng ý nhưng không quên là sẽ sớm trở về thăm cha của mình.
Cùng nàng cưỡi ngữa vượt biển khơi biển khơi, Oisín cuối cùng cũng được ở nơi vùng đất mà ai cũng vô cùng trẻ trung và xinh đẹp, hạnh phúc. Chàng còn bắt gặp một bà lão đang rất vui mừng vì mình đang trẻ hơn mỗi ngày từ khi bước chân lên đảo.
Ở lại một thời gian chàng nhớ cha và xứ sở Ireland nên muốn được về nhà, dù nhiều lần không được Niamh đồng ý. Nhưng vì thấy chàng hay buồn nên nàng đành để chàng được cưỡi con ngựa thần trắng về thăm gia đình.
Cô bắt anh hứa rằng Oisín không được chạm vào mặt đất nếu không sẽ không còn cơ hội trở lại nơi đây nữa.
Oisín trở về Ireland nhưng mọi thứ đã đổi thay, nơi ở cũ của anh toàn là cỏ dại mọc um tùm. Chàng đành quay trở về đảo hạnh phúc, trên đường đi, chàng gặp một vài người già đang cố gắng dọn một tảng đá ven đường.
Khi hỏi thăm, ảnh được nghe họ nói rằng vương quốc cũng như những người anh hỏi chỉ có trong truyền thuyết. Oisín trong một lúc quên lời hứa đã cúi xuống giúp họ đẩy tảng đá, và vô ý ngã khỏi con ngựa thần.
Ngay khi Oisín chạm phải mặt đất, chàng lập tức già đi 300 tuổi vì dù anh ở đảo thần tiên chưa được bao lâu nhưng ở Ireland, 300 năm đã trôi qua chỉ trong nháy mắt. Thời gian dường như không tồn tại ở xứ sở thiên đường, đúng như nàng Niamh đã cảnh báo chàng.
Có khá nhiều câu chuyện kể về xứ sở thần tiên như thế nhưng các tôn giáo đều nhấn mạnh rằng, chúng luôn tồn tại trong tâm của chính mỗi chúng ta vì đó là thế giới do chính chúng ta tạo ra, trong quyển La Religion Essentielle của Illan de Casa Fuerte có ghi lại:
“Trời ở trong mỗi người chúng ta chứ không ở ngoài chúng ta.’
“Trời ở trong con người.”
“Lên cùng Chúa là đi vào tâm khảm mình. Ai vào được tới tâm khảm mình, sẽ vượt kiếp người, và đạt tới Chúa”.
Tổng hợp!
3 notes · View notes
sawadasora · 6 years ago
Text
Chút cảm nhận về Hi Trừng nhân ngày sinh nhật của tui
Tumblr media
Nhân đêm hôm qua vừa qua ngày mới, là sinh nhật 19 tuổi của bản thân, đã nằm 30 phút gõ một bài cảm nhận dài về OTP...sau đó tủm nuốt mất bài, giờ ngoi lên viết lại. Bởi vì đối với tui đây là một dấu mốc quan trọng muốn lưu giữ, nên tui không ngại ngồi gõ lại. 
Đầu tiên là nói về chuyện lần đầu tui đọc Ma Đạo Tổ Sư. Lúc đó đọc bằng pc, mắt vừa mỏi cổ vừa nhức, trong đầu chỉ nắm tình tiết chung, chứ không phải vừa đọc vừa cảm. Tận sau này có kịch truyền thanh và phim hoạt hình mới làm bùng nhiệt trở lại, chịu khó nghiền ngẫm lại chút.
Về lần đầu tiên đọc, trong đầu tui auto nghĩ rằng giữa Nhiếp Dao có JQ...sau đó thì tui cũng tự nhiên ship Nhiếp Dao luôn. Tuy là có người nói đôi này quá bi quá thảm, nói rằng không hẳn là hợp, nhưng tui vẫn ship vì cảm thấy thấm thía cái tình của Nhiếp Minh Quyết. Cái cách mà Nhiếp đại vì A Dao mà phân trần, vì A Dao bất bình, vì A Dao lo nghĩ, thật sự làm tui cảm động luôn. Kiểu như từ đầu Nhiếp đại vốn đã rất thích A Dao ấy, chẳng qua A Dao lại vì Nhiếp đại hung dữ mà sinh sợ hãi, tạo khoảng cách. Từ đây có thể nói, Lam Hi Thần đối với A Dao chính là người có tính cách phù hợp để nói chuyện, bởi vì Lam Hi Thần tính tình vốn lễ độ nho nhã, làm người thiện cảm mà. Tui đối với Hi Dao như là Tiện Trừng vậy, chính là huynh đệ tình thâm. Khi mà Trừng vì Tiện đánh đổi mạng sống dụ đi Ôn cẩu, thì Tiện vì Trừng cho đi kim đan. Hi Thần vì A Dao mà dung túng, A Dao lại vì Hi Thần mà “không tổn hại” y. Nói chung chung là tui cũng cảm thấy may mắn vì mình ship Nhiếp Dao trước haha. Lúc đó ấy, tui từng nghĩ, nếu A Dao không phải tranh đoạt, không phải dính vào bụi trần, thì một mình Nhiếp đại dư sức bảo vệ tốt A Dao, A Dao cũng có thể nhận ra được đại ca đối với mình không phải là ghét bỏ, mà là quan tâm. 
Lại nói, tui là người rất thích đi theo logic mạch truyện. Kết truyện viên mãn cho cặp đôi chính, và để lại những hụt hẫng cho nhân vật phụ. Ví dụ như Giang Trừng và Lam Hi Thần. Nói trước về A Trừng, chúng ta có thể thấy một thiếu niên vô lo vô ưu, chỉ sao biến cố diệt môn, liền phải ép mình lớn lên, gánh vác trọng trách Tông chủ khi chỉ mới mười mấy tuổi. Sau đó, vì mất tỷ tỷ, mất hảo huynh đệ, Giang tông chủ liền trở nên âm lãnh, che lại tâm tính nhạy cảm, trưng ra bộ dạng cay nghiệt, để người đời nói Tam Độc Thánh Thủ là kẻ không nên chọc vào, là kẻ đáng sợ, nhỏ nhen. Ai nào biết, bên dưới lớp vỏ đó, chính là những tổn thương chồng chất, và hắn phải mang tổn thương đó trong lòng, tiếp tục sống. Có người nói, vào lúc Giang Yếm Ly mất đi, nếu như không phải còn lại Kim Lăng, chắc chắn hắn cũng đã tự sát. Nói về Kim Lăng, tui thật sự nghĩ rằng A Trừng đã rất vất vả. Mọi người đều biết là, chuyện chăm trẻ con thì nữ nhân sẽ uyển chuyển hơn rất nhiều. Nhưng không may, Kim Lăng cả cha lẫn mẹ đều mất, chỉ có thể dựa vào A Trừng. Một nam tử phải học cách chăm trẻ, nuôi dạy Kim Lăng nên người, tuy Kim Lăng bề ngoài có chút đanh đá, nhưng là một đứa trẻ thấu tình đạt lý, yêu thương người thân, quý trọng bằng hữu, như là một bản sao thu nhỏ của Giang Trừng vậy, cũng nói lên A Trừng nuôi dạy Kim Lăng rất tốt. Nếu nói trước khi A Dao chết, Giang Trừng có thể đỡ lo cho Kim Lăng một chút đi, thì sau chuyện ở Miếu Quan Âm, thì địa vị và tiếng tăm của Kim Lăng ở Kim Lân Đài đều trút hết lên vai A Trừng. Như trong nguyên tác, chúng ta thấy một vị cữu cữu lúc nào mở miệng ra cũng mắng, cũng đòi đánh gãy chân Kim Lăng, nhưng rõ ràng hắn chưa từng đánh Kim Lăng lần nào, còn hết mực yêu thương Kim Lăng, vì Kim Lăng dọn đường, an vị trên vị trí Tông chủ Kim thị. Nỗi đau nào cũng đến đỉnh điểm, một Tam Độc Thánh Thủ cay nghiệt lại ở trước mặt mọi người rơi lệ nói “Thật xin lỗi”, chính là hắn đã tổn thương quá nhiều, đã mệt mỏi quá nhiều, không muốn gồng mình nữa. Kết dừng lại tại đó, để A Trừng tiếp tục cô độc tại Liên Hoa Ổ...
Tumblr media
Tiếp theo chúng ta nói về Lam Hi Thần, đệ nhất công tử thế gia, trời quang trăng sáng Trạch Vu Quân. À mà phải nói chính là, Lam Hi Thần là người ÔN HÒA, không phải NHƯỢC. À thì, tui cùng cung với Lam đại ấy, Thiên Bình, cho nên tui nghĩ tui cũng thấu được một chút tính tình của Lam đại. Đúng vậy, Thiên Bình bề ngoài luôn có vẻ tươi cười, nhưng thật ra có những thứ phải nhẫn nhịn lại trong lòng, nhiều năm sau nhớ lại vẫn cảm thấy dằn vặt. Lam đại cùng A Trừng không khác, mười mấy tuổi phải gánh vác gia tộc. Nếu A Trừng là tận mắt nhìn cha mẹ mình bất hòa, nhìn cha mẹ mình chết đi, nhìn tỷ tỷ và A Tiện rời cõi đời, tự thân khôi phục lại Giang thị, thì Lam đại cả tuổi thơ không thấy cha thấy mẹ, một mình nuôi nấng Lam Vong Cơ, một mình bôn ba tìm đồng minh cho cuộc chiến Xạ Nhật, sau cùng lại mất đi đại ca và tam đệ. Nỗi đau chính mình tự tay đâm Kim Quang Dao, đã khiến Lam đại tuyệt vọng bế quan. Vì sao? Không phải y không biết Kim Quang Dao tội ác tày trời, nhưng bởi vì A Dao dù làm nghìn vạn chuyện xấu cũng không tổn hại y. Nó giống như là lời hứa trở thành Vân Mộng Song Kiệt mà A Tiện nói với A Trừng vậy. Một lời nói để lại, lơ lửng ở đó, khiến người nghe mờ mịt mông lung, không biết nên tin hay không, nó đúng hay là sai. Nhưng nói ra, Lam đại vẫn khá hơn A Trừng một chút, chính là Lam gia còn các vị tiền bối, còn Lam Khải Nhân, còn Lam Vong Cơ là đệ đệ. A Trừng thì chỉ độc lai độc vãn, cũng chỉ có mình Kim Lăng làm điểm tựa tinh thần. 
Tumblr media
Thật ra ban đầu tui không có để ý hai người họ lắm đâu, muốn ship với ai thì ship à, tui hổng có quan tâm lắm...Thậm chí mà nhỏ bạn tri kỉ ship Hi Dao cũng khiến tui từng có chút lung lay. Nhưng nói chung, bởi vì số phận của hai người họ dường như thật giống nhau, hẳn có thể cảm thông cho nhau. Tuy rằng cách đối mặt với tổn thương của hai người là khác nhau, nhưng chung quy chỉ cần một lần san sẻ, ai đúng ai sai, ta có thể hiểu ngươi, ngươi có thể hiểu ta, họ ắt là đối tượng phù hợp để vỗ về vết thương lòng cho nhau. Lam đại sẽ bao dung, cho A Trừng toàn bộ dịu dàng, còn A Trừng sẽ đáp lại cho Lam đại chân tình thẳng thắn, đưa Lam đại thoát khỏi tâm ma. Nguyên tác thì Hi Trừng thật sự là như quen biết hời hợt, bù lại hoạt hình lại cho thêm một vài phân đoạn tiếp xúc giữa họ, như là lần trừ thủy túy ở Vân Thâm, đến Vân Thâm cầu học, đặc biệt là đoạn Lam đại đưa A Trừng về Cô Tô hợp mặt trận Xạ Nhật. Thật ra tui rất thắc mắc là Lam đại tìm thấy A Trừng ở đâu, cái áo choàng đó là ở đâu ra. Haha. Nhưng mà tui cũng trách phim hoạt hình một chỗ, chính là phân đoạn Giang Phong Miên ôm Giang Trừng trong nguyên tác, cảnh đó đã không xuất hiện, thật sự xót xa...Còn nói về chuyện ở Quan Âm Miếu ấy, tui cũng từng có suy nghĩ thoáng về việc Lam đại chỉ lo thuốc men cho A Dao, còn A Trừng bị thương thì mặc kệ. Vốn là quen biết hời hợt mà, chưa kể mười mấy năm danh tiếng của A Trừng chỉ là kẻ ngoan độc, so với tính cách của Lam đại vốn là không đi chung đường, thuở thiếu thời dù cho A Trừng là người lễ nghĩa, là công tử Giang gia không ngừng cố gắng học tập, là những cái phong thái mà Lam đại đã từng nhìn thấy qua, nhưng mười mấy năm rồi, không có giao tình thân thiết, đương nhiên Lam đại sẽ không nghĩ đến, cũng không suy xét làm gì. Việc lo lắng cho huynh đệ của mình trước là điều đương nhiên thôi. Thật ra, nếu như không có chuyện của Ôn gia, Giang Trừng chắc chắn trở thành một con người khác, một con người như lúc thiếu niên mà chúng ta thấy, chứ không phải là con người mỗi lời nói ra đều đầy sát ý, thủ hạ không chút lưu tình. 
Tumblr media
Kết truyện để A Trừng tiếp tục cô đơn và Lam đại lại bế quan thật không viên mãn với họ. Họ còn cả gia tộc phải gánh vác, Lam đại cần người đả thông tư tưởng, A Trừng cần người bầu bạn kề vai, chỉ cần một lần gặp nhau thôi, duyên cớ có thể mở ra cho họ một con đường mới, để họ viết tiếp câu chuyện của mình, để họ có cơ hội tìm thấy nhau, làm dịu vết thương lòng của nhau, thấu hiểu cho nhau. Uầy, cũng không sai biệt lắm chính là, cung Thiên Bình rất là có máu bảo vệ người yêu nha. =}} Và bởi vì tui sau này hiểu A Trừng liền thích A Trừng, nên tui đoán Lam đại vẫn có thể như tui nha.
Nhân hôm nay sinh nhật 19 tuổi, chúc tui sẽ đạt được mục tiêu đề ra hahaha. 
Happy birthday to me =))) 
Tumblr media
Ơ nhưng mà, tui thật ra cũng thích Giang Phong Miên và Ngu Tử Diên lắm nha. Cảm giác Hi Trừng như phảng phất hình dáng của hai người họ vậy. Có điều tui không mong Hi Trừng có kết thúc như Giang papa và Giang mama...Thôi thì hai vị kiếp này bỏ lỡ nhau, tâm ý chưa kịp cùng đối phương tỏ bày thì đã vĩnh viễn không còn cơ hội, đành cầu mong cho hai vị ở kiếp khác được làm một đôi thần tiên quyến lữ, tâm ý tương thông. :”>
Tumblr media
Artist: http://eastsea0511.lofter.com
Artist: http://jingruth.lofter.com/
Artist: http://lingdenganxue.lofter.com
Artist: http://tonghuadengying.lofter.com/
179 notes · View notes
lookintomyeyeblog · 6 years ago
Text
Một t��ch trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của trà.
Uống trà, nếu coi như một thức uống sẽ chỉ thấy vị đắng của chén trà. Mà nếu coi như một niềm vui khi nhàn nhã lại thấy cái thú vị khi nâng lên tách trà nóng, hít hà một hơi cảm nhận hương thơm thanh khiết, sau đó khẽ nhấp một ngụm, từng giọt đăng đắng lan tỏa trong miệng rồi chuyển sang vị ngọt thanh mát tự lúc nào không hay.
Còn nếu coi trà như một phần của Đạo, một phần của thiền, thì lại thấy để thưởng thức trọn vẹn tách trà là cần phải tẩy đi lớp phấn hoa phù phiếm, cởi đi lớp xiêm y hào nhoáng, buông bỏ những âu lo phiền muộn, gác lại đằng sau hết thảy mọi huyên náo ồn ào của thế gian… Để lúc này ta trở lại là chính ta, chân thật và bình dị, ngồi bên tách trà nhâm nhi từng giọt thuần khiết, thuần chân.
“Thánh trà” Lục Vũ và Trà Kinh
Uống trà sẽ nhớ tới “Thánh trà” Lục Vũ, tác giả cuốn Trà Kinh nổi tiếng. Cuộc đời ông là một truyền kỳ, và tất cả đều liên quan đến trà và Đạo. Kể rằng, vào năm Khai Nguyên thứ 21 đời Đường, một ngày khi vừa ngủ dậy hòa thượng Tích Công nghe thấy có tiếng chim nhạn từ đâu vọng lại. Ông mở cửa thì thấy đàn chim đang dang cánh ủ ấm cho một em bé sơ sinh nằm lạnh cóng trên nền đất. Ông bèn đem đứa trẻ về nuôi, và vì đứa bé nằm dưới cánh chim nhạn nên ông đặt tên là Lục Vũ.
Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà, nên cậu bé Lục Vũ phải thường xuyên pha trà cho ông. Dần dà, Tích Công hòa thượng chỉ uống trà do Lục Vũ pha, nếu không phải Lục Vũ pha thì không uống. Đến khi Lục Vũ rời đi, ai pha trà ông cũng thấy nhạt nhẽo vô vị, từ đó mà đành ngậm ngùi từ bỏ nhã thú uống trà.
Khi hoàng đế biết chuyện, ngài đã vời hòa thượng Tích Công vào cung để thưởng thức trà cung đình, nhưng vừa nhấp một ngụm ông đã nhăn mặt chau mày không uống nữa. Hoàng đế lại bí mật triệu Lục Vũ vào cung rồi ra lệnh pha trà, Tích Công hòa thượng vừa nhấm thử đã tấm tắc khen rằng: “Đây đích thị là trà do Lục Vũ pha”.
[caption id="attachment_970168" align="alignnone" width="711"] Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà, nên Lục Vũ từ nhỏ phải thường xuyên pha trà cho ông. (���nh: vnwriter.net)[/caption]
Những năm sau này, Lục Vũ đã dành toàn bộ thời gian vào việc nghiên cứu trà và tổng kết trong một cuốn sách gọi là Trà Kinh, nâng văn hóa thưởng trà lên một cảnh giới cao của tinh thần.
Tương truyền, người Hồi Hột ở phương Bắc có giống ngựa quý, hàng năm họ đều mang ngựa đến Đường triều để đổi lấy trà. Một lần sứ thần Hồi Hột mang ngàn con ngựa tới, nhưng không phải đổi trà mà là để đổi lấy cuốn sách quý tên là Trà Kinh. Lời đề nghị đường đột này khiến nhà Đường phải đi tìm khắp dân gian, hỏi thăm qua bao vùng đất, lặn lội qua bao địa danh, cuối cùng mới tìm thấy cuốn Trà Kinh mà sứ giả yêu cầu.
Dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí thanh cao
Về sau người Nhật Bản nhờ học hỏi nghệ thuật trà Trung Hoa mà nâng lên thành Trà Đạo, khái quát lại trong bốn chữ: Hòa - Kính - Thanh - Tịch (和 - 敬 - 清 - 寂). Nhưng các triết lý về trà không dừng lại ở đó. Người yêu trà tổng kết ra “Trà đạo lục sự”, bao gồm trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm - thông qua sáu yếu tố này mà chứng ngộ tinh thần của Đạo. Trong Ẩm trà thập đức cũng viết: “Dĩ trà khả hành đạo, dĩ trà khả nhã chí”, nghĩa là, dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí thanh cao.
Cũng chính từ đó mà văn hóa thưởng trà trở nên tinh tế, cầu kỳ và hoa mỹ. Người Nhật Bản thưởng trà là phải ngồi trong khung cảnh có thể nuôi dưỡng thiền tâm. Đó có thể là căn phòng nhỏ trang nhã, thanh tịnh, gọi là “trà thất”, hay cũng có thể là vườn cây bình yên, tĩnh tại, gọi là “trà viên”, được Kobiri Emshiu miêu tả là:
“Một chòm cây mùa hạ, một nét biển xa xa, một vừng trăng chiếu mờ nhạt.”
“Tôi nhìn ra, không có hoa, cũng không có lá.
Trên bờ biển, một chòi tranh đứng trơ trọi, trong ánh nắng nhạt chiều thu.”
[caption id="attachment_970193" align="alignnone" width="700"] Người Nhật Bản thưởng trà là phải ngồi trong khung cảnh có thể nuôi dưỡng thiền tâm. (Ảnh: intertour.vn)[/caption]
Còn với người Trung Hoa, trà ngon phải là cây trà được thiên nhiên nuôi dưỡng, mọc nơi núi cao rừng thẳm, không vương bụi trần, chỉ có gió núi mây ngàn. Rồi trà ấy lại phải được pha bằng thứ nước tinh khiết như nước ở Nam Nhũ, cất trong chiếc ấm nặn từ bùn đất đã chôn lâu ngày, kinh qua lửa thời gian hun đúc, và lại được tháng năm bào mòn thành bóng láng... Người thưởng trà cũng phải là bậc sâu sắc và cao khiết, có thể bỏ lại sau lưng mọi thế gian tục sự để toàn tâm toàn ý bên chén trà.
Thưởng trà, là phải giống như nàng Diệu Ngọc trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Diệu Ngọc là một ni cô sống khép mình trong am Lũng Thúy, cô tịch, yên tĩnh, nằm ở một góc nhỏ của vườn Đại Quan hoa lệ. Cô giống như đóa hoa lan lặng lẽ, trang nhã, ngát hương, nhưng lại có phần tịch mịch. Cả đời mình Diệu Ngọc tâm đắc nhất với hai câu thơ: “Cửa sắt nghìn năm dầu vững chắc/ Đất bùn một nắm cũng chôn vùi”.
Xưa có một vị thiền sư rất giỏi thư pháp, nổi danh xa gần. Người đến xin chữ của ông nhiều không đếm xuể, chen lấn đến nỗi làm gãy cả bậu cửa, sau ông phải lấy lá thép bọc lại mới giữ cho bậu cửa được bền lâu. Nhưng nào hay biết rằng, người đời trong phồn hoa xô bồ, tranh tranh đoạt đoạt, giành giật cả một đời, nỗ lực cả một đời, vinh nhục cả một đời, cuối cùng đều phải ngậm ngùi kết thúc dưới nấm mồ.
Đây cũng chính là ý tứ đằng sau hai câu thơ: “Cửa sắt nghìn năm dầu vững chắc/ Đất bùn một nắm cũng chôn vùi”. Diệu Ngọc nhờ hai câu thơ đó mà thấu triệt cái lẽ sinh tử, ngộ ra đạo lý của nhân sinh. Bởi vậy, mặc dù chưa hoàn toàn dứt đoạn trần duyên, nhưng Diệu Ngọc vẫn luôn giữ thái độ dửng dưng với thế sự, sống bình thản trong am Lũng Thúy, an tĩnh mà cô tịch, giống như đóa hoa lan thanh khiết mặc kệ phồn hoa ngoài cửa thiền.
Một tâm hồn cao khiết như thế thì khi thưởng trà sẽ có bao nhiêu phần ý vị, bao nhiêu phần thanh tao?
Trong truyện kể rằng, Diệu Ngọc pha trà là pha bằng nước tuyết đọng trên hoa mai, nghĩa là một thứ nước thanh khiết, và cũng là lấy từ một nơi thanh tịnh, đó là nước tuyết trên hoa mai trong chùa Huyền Mộ Bàn Hương từ 5 năm trước. Thứ nước ấy chỉ chứa đầy một lọ hoa xanh, chôn xuống đất, xưa nay vẫn tiếc không nỡ dùng.
Mà thứ trà thanh khiết ấy thì đựng bằng gì? Chén rót mời Bảo Thoa - một đóa mẫu đơn rực rỡ, đài các, đoan trang, nền nã - thì phải là chiếc chén cổ mang dòng chữ "Vương Khải trân ngoạn", nghĩa là chiếc chén quý của Vương Khải ngày xưa. Còn chén rót mời Đại Ngọc - một tâm hồn băng thanh ngọc khiết, cao quý vô ngần - thì phải là chiếc chén khắc ba chữ “điểm tế kiều”, nghĩa là có tâm linh tương thông. Đại Ngọc và Diệu Ngọc cùng là phường cô tịch cao khiết, có thể giao cảm tâm linh, vậy nên chén quý mời khách quý cũng phải sánh với mối tình tri giao ấy.
[caption id="attachment_970221" align="alignnone" width="700"] Một tâm hồn cao khiết như thế, thì khi thưởng trà sẽ có bao nhiêu phần ý vị, bao nhiêu phần thanh tao? (Ảnh: touchyourskin.com)[/caption]
"Có thứ mùi vị là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa lại thấy được thuần chân"
Trước nay cứ ngỡ trà ở đâu vẫn chỉ là “trà” thôi, nào ngờ trà của mỗi vùng đất, mỗi con người, mỗi văn hóa lại khác nhau nhiều đến thế. Nếu như trà Nhật Bản là “Đạo”, trà Trung Hoa là “Mỹ”, trà Hàn Quốc là “Lễ”, thì trà Việt lại gắn liền với chữ “Chân” - mộc mạc, đơn sơ, dung dị, thuần phác.
Người Việt ngồi bên tách trà không phân sang hèn, không kể thân sơ, cũng có thể đàm đạo dăm ba câu chân tình. Người ta nói uống rượu là để say, càng uống lại càng say, uống cho quên hết sự đời, cho mê man, có khi say đến mức quên cả bản thân mình, quên cả đường về nhà. Nhưng uống trà lại là để tỉnh. Người ngồi bên tách trà không hấp tấp, không vội vàng, cứ thế nhàn tản mặc gió mưa.
Nâng chén trà thơm, có khi luận bàn chuyện nhân tình thế thái, có khi lại mường tượng về những tháng ngày xưa cũ, chuyện gì cũng có thể thổ lộ tâm tình nơi bàn trà. Uống trà là phải như người Việt, cứ thong thả mà trải lòng mình, mặc cho thời gian cứ thế trôi.
Dẫu không phải là người đã nếm đủ sự đời, nhưng sẽ đến một lúc nào đó ta chợt nhận ra rằng: Trần gian vạn nẻo, đều là để tìm về một chốn bình yên.
Nghe nhạc cũng vậy, âm nhạc đích thực là nên để tâm hồn thăng hoa, từng nốt nhạc du dương trầm bổng, khi cao vút, khi êm đềm, khi lắng đọng, giống như dòng suối nhẹ nhàng cuốn trôi đi lớp bụi phủ dày trong tâm trí. Tôi đã từng được nghe một bản nhạc như thế, trong veo, khiến tâm mình tĩnh tại mà hòa theo tiếng đàn. Xem vũ đạo cũng vậy, màn vũ đạo đích thực rất có thể sẽ khiến người xem như lạc vào tiên cảnh, tâm và thân hòa hợp, chỉ muốn rũ bỏ mọi hồng trần để đạt tới độ thánh khiết thanh cao.
Thưởng thức hội họa cũng vậy, hội họa đích thực là phải làm rung động mọi trái tim sắt đá, khiến những tâm hồn chai sạn và lạnh lùng kia được gột rửa mà trở nên thuần khiết hơn. Mà cái hồn ấy không phải đến từ thủ pháp nghệ thuật người ta chỉ cần bỏ tiền ra là học được, mà là kết tinh từ tâm hồn nghệ sĩ. Khi người nghệ sĩ đạt đến cảnh giới cao của tinh thần, thì phải chăng nét vẽ, tiếng đàn, hay điệu múa sẽ đạt đến độ mà người ta vẫn nói là "xuất thần nhập hóa"?
Nói xa xôi vậy cũng chỉ là tản mạn bên chén trà. Nhà văn Bạch Lạc Mai có một câu rất hay rằng: "Có thứ mùi vị là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa lại thấy được thuần chân". Trà ngon cũng giống như ngọc dịch quỳnh tương, khi người thưởng thức có thể rũ bỏ mọi thế gian tục sự, buông xuống những ân oán thị phi, để tâm mình lắng lại, tĩnh tại, bình yên, thì không cần lễ nghi phiền phức, không cần bình ngọc chén vàng, vẫn có thể chạm đến cái “Đạo”, cái “Thiền” của trà…
Tâm Minh
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - http://bit.ly/2sOONXQ via IFTTT
2 notes · View notes
thuvientamlinh · 3 years ago
Text
Dự Ngôn Chấn Động Thời Mạt Kiếp Qua Tiết Lộ Của Đại Sư Mật Tông Liên Hoa Sinh - Tâm Linh Cuộc Sống
Dự Ngôn Chấn Động Thời Mạt Kiếp Qua Tiết Lộ Của Đại Sư Mật Tông Liên Hoa Sinh – Tâm Linh Cuộc Sống
Chúng ta đã được nghe nói đến dự ngôn về ngày tận thế trong ‘Kinh Thánh – Khải Huyền’, tiên tri của Nostradamus, hay của người thổ dân Hopi vùng Bắc Mỹ. Thực ra, một nhân vật quan trọng trong Tạng truyền Phật giáo – Đại sư Liên Hoa Sinh, cũng đã từng đưa ra dự ngôn chấn động về ngày tận thế. Vậy dự ngôn của đại sư Liên Hoa Sinh tiết lộ điều gì trong thời mạt kiếp, nó ảnh hưởng như thế nào đến…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
hanhomesno · 3 years ago
Text
Khám phá Đại học Tân Tạo: Ngôi trường đẹp và hoành tráng nhất Long An
Bài viết mới nhất: https://hanhomesno08maichitho.com/kham-pha-dai-hoc-tan-tao-ngoi-truong-dep-va-hoanh-trang-nhat-long-an/
Khám phá Đại học Tân Tạo: Ngôi trường đẹp và hoành tráng nhất Long An
Trường đại học Tân Tạo tại Long An được thiết kế theo phong cách kiến trúc Châu Âu cổ kính, khiến nhiều người lầm tưởng đây là một khách sạn 5 sao. Vậy ngôi trường này có những ưu điểm gì, hãy cùng Hanhomesno khám phá.
Tân Tạo – Trường Đại học tiêu chuẩn quốc tế
Nếu như trước đó, mỗi khi nhắc tới Long An thì rất nhiều người thường hình dung ra một khu vực đang trong quá trình đô thị hóa với những khoảng đất ruộng trải dài và so với TP.HCM thì không đủ thốn nhiều cơ sở vật chất. Nhưng lúc bấy giờ, vận tốc tăng trưởng của Long An đã tiếp tục tăng nhanh hơn trước đây thật nhiều không riêng gì về mặt kinh tế mà cả về yếu tố giáo dục thế hệ trẻ – Những gia chủ tương lai của quốc gia.
Và ngay tại khu vực Đức Hòa – Long An; ngôi trường Đại học Tân Tạo đã được xây dựng năm 2008 với quy mô khoảng 103ha đất. Ngôi trường này nằm trong Quần thể Công nghiệp & Đô thị 1.200ha do chủ góp vốn đầu tư Công ty CP Góp vốn đầu tư Công nghiệp Tân Tạo triển khai.
hbspt.cta._relativeUrls=true;hbspt.cta.load(2775524, ‘bf55728b-089c-4893-b375-38eb0480b3dd’, “useNewLoader”:”true”,”region”:”na1″);
Đây là trường đại học tiên phong áp dụng quy mô “Trường Đại học Việt Nam chất lượng Hoa Kỳ” với nhiều tiện ích thiết thực phục vụ cho nhu yếu học tập, trau dồi kiến thức của sinh viên.
Bất kỳ ai lúc đặt chân vào khuôn viên trường đại học Tân Tạo thuộc tỉnh Long An đều sẽ bị choáng ngợp bởi sự đồ sộ của tòa nhà nơi sinh viên sẽ tiến hành học tập và tăng trưởng các kỹ năng, kiến thức tại đó. Tòan bộ tòa nhà được thiết kế theo phong cách Châu Âu với những cột đá lớn tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người nhìn và khiến họ liên tưởng đến một khách sạn nghỉ ngơi 5 sao đẳng cấp thay vì một trường đại học.
Khuôn viên trường Đại học Tân Tạo nên thiết kế thoáng đãng, khang trang
Khuôn viên trường Đại học Tân Tạo (Long An) có thiết kế gồm có 64 toàn nhà trong số đó, hai toàn nhà tiên phong với tổng diện tích quy hoạnh 40.000m2 thuộc về Khoa Kỹ thuật, Công nghệ tiên tiến, Khoa Kinh tế và Khoa Ngôn ngữ.
Lúc này, tại trường hầu hết các Giáo sư, Giảng viên đều tốt nghiệp từ quốc tế, thông thuộc tiếng Anh như: Trần Việt Nhân Hào, quê ở Huế, Tiến sĩ Vật lý hạt nhân của Đại học Boocdo (Pháp), Trần Vũ Khanh, quê ở Cà Mau, Tiến sĩ toán; Nguyễn Hưng, quê ở Quảng Nam, Tiến sĩ vật lý Đại học Tokyo,…
Trong số các Giảng viên thì có đến 60% giảng viên và giáo sư quốc tế, có nhiều kinh nghiệm tay nghề giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình học tập, sinh viên Đại học Tân Tạo nên phân phối các thiết bị cơ sở vật chất mới, tiên tiến và phát triển, hiện đại phục vụ cho nhu yếu nghiên cứu và thực hành.
Kiến trúc trường đại học Tân Tạo khiến nhiều người thích thú
Và ngay trong khuôn viên trường còn cho xây dựng cả một Bảo tàng gốm sứ tái tạo lại các di chỉ khảo cổ học, khái quát toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời Vua Hùng dựng nước cho đến nay nhằm mang tới cái nhìn trực quan, sinh động hơn cho sinh viên khi nghiên cứu về lĩnh vực này.
Bảo tàng gốm sứ tại Đại học Tân Tạo khái quát toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời Vua Hùng dựng nước cho đến nay
Cạnh bên những không gian dành riêng cho việc học tập của sinh viên thì bao quanh khu vực trường đại học là những mảng xanh tươi mát giúp mang tới bầu không khí trong lành nhằm đảm bảo thể chất cho sinh viên cũng như tạo không gian thư giãn nhẹ nhàng, lành mạnh sau những giờ học mệt mỏi.
Toàn bộ trường Đại học Tân Tạo nên bao bọc bởi mảng xanh tươi mát 
Đặc biệt quan trọng, tại trường Đại học Tân Tạo Long An còn có khu ký túc xá khang trang với sức chứa 800 sinh viên nội trú. Ngoài ra, sinh viên khi học tập tại Đại học Tân Tạo còn được sử dụng các khu vực chức năng giúp rèn luyện thể chất tối ưu như: sân tennis, sân bóng đá… đạt chuẩn sân thi đấu quốc tế.
Đại học Tân Tạo – Ngôi trường nhân văn và đề cao tri thức
Có thể nói lúc bấy giờ, trường đại học Tân Tạo là một trong số những ngôi trường được thẩm định cao về cơ sở vật chất cũng như giáo dục tại Việt Nam và cạnh bên đó, ngôi trường này còn thể hiện tính nhân văn thông qua các quyết sách khuyến khích sinh viên nghèo vượt khó như:
– Quỹ Học bổng Vì Tương Lai cấp học bổng toàn phần 100% cho các sinh viên năm tiên phong, với mỗi học bổng trị giá trung bình khoảng 25.000 USD. Học bổng gồm có cả học phí, ký túc xá, ăn uống, chăm sóc thể chất và một máy máy tính xách tay cho những sinh viên không còn điều kiện kèm theo.
– Các quyết sách tương hỗ 75% học phí cho sinh viên có điểm trung bình tích lũy cả năm học từ 3,0 đến 3,5 trở lên (tức là thang điểm giỏi).
– Sinh viên đạt đi��m trung bình tích lũy từ 2,5 đến dưới 3.0 sẽ nhận được sự tương hỗ 50% giá trị học phí.
Có thể nói trường Đại học Tân Tạo là một nơi không riêng gì mang tới cho các bạn sinh viên những giá trị về kiến thức mà còn tạo nên những giá trị lớn lao đầy tính nhân văn trong việc chăm lo cho đời sống sinh hoạt, học tập của mình một cách chu đáo.
Nhờ những quyết sách tương hỗ kể trên mà có thật nhiều sinh viên nghèo tại Long An nói riêng cũng như các tỉnh lân cận nói chung đã và đang triển khai ước mơ học tập tại giảng đường đại học nhằm tăng trưởng tương lai mai sáng sau này.
Và trường Đại học Tân Tạo chính là một trong những mảng quy hoạch xây dựng thuộc Dự Án BĐS “Thành phố tri thức Tân Đức Everde City” đang rất được triển khai tại Long An. Nhờ Dự Án BĐS này mà khu vực Đức Hòa đã có nhiều thay đổi rõ rệt về môi trường sống xã hội – kinh tế; Dự Án BĐS Everde City được ví như “khu đô thị Phú Mỹ Hưng thứ hai” vì những bước triển khai thận trọng, chính xác, có sự tính toán tỉ mỉ trong quy hoạch và góp vốn đầu tư.
Phòng thực hành sạch sẽ và đẹp mắt, thoáng đãng
Với những sự thay đổi và góp vốn đầu tư đúng mực như trên, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng Dự Án BĐS Everde City sẽ gặt hái được nhiều thành công xuất sắc về mặt giá trị vật chất lẫn giá trị văn hóa trong tương lai không xa.
Vẻ đẹp của trường đại học Tân Tạo qua ảnh
Sau lúc xem qua những thông tin trên, nếu bạn cần tương hỗ về Dự Án BĐS Everde City thì nên liên hệ ngay với Hanhomesno qua số Hotline: 0901 777 667 để được tư vấn trực tiếp.
Hoặc tham khảo thông tin trong tài liệu dưới đây:
hbspt.cta._relativeUrls=true;hbspt.cta.load(2775524, ‘0036fca0-cfa5-49ac-9dd2-009e356c34b8’, “useNewLoader”:”true”,”region”:”na1″);
Có thể bạn quan tâm:
Mở rộng TP.HCM về phía Long An có thực sự cần thiết?
Bảng giá rao bán các Dự Án BĐS đất nền trống trên thị trường lúc bấy giờ.
5 nguyên do nên mua đất nền trống Long An thời gian này.
Long An: Thị trường “bùng phát” nhờ quyết sách mở rộng đô thị.
 Xuân Anh (TH)
0 notes
giasutaiduc · 3 years ago
Text
Giới Thiệu Phụ Huynh
Gia sư Tài Đức Kính chào Quý bậc phụ huynh và các em học sinh thân mến!
Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, chúng tôi đúc kết được rằng: – Dạy kèm tại nhà là phương pháp tối ưu nhất. – Giúp học sinh yếu kém nhanh lấy lại căn bản, nâng cao kiến thức cho học sinh khá, giỏi. – Có điều kiện phát triển hơn nữa trong học tập, cũng như rèn luyện kỹ năng cuộc sống!
Trung tâm
gia sư Tài Đức
là nơi giới thiệu gia sư uy tín tốt nhất hiện nay, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia sư dạy kèm.
Chúng tôi đang liên kết với hầu hết Giáo Viên các trường Tiểu Học, THCS, THPT, Giảng viên Đại Học và Sinh Viên Ưu Tú các trường Đại Học, Cao Đẳng trong toàn thành phố tạo ra một đội ngũ Giáo Viên – Sinh Viên tốt nhất nhằm đáp ứng đủ nhu cầu học tập tại nhà cho học sinh.
Trung Tâm Gia Sư Tài Đức chuyên cung ứng gia sư
– Dạy kèm từ lớp Lá  đến lớp 12 với tất cả các môn: Toán – Lý – Hóa –  Anh…– Luyện thi cho học sinh vào trường chuyên, phổ thông năng khiếu…– Dạy Ngoại Ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Hàn…. với mọi trình độ.– Dạy Tin Học văn phòng, Đồ Họa, Lập Trình… Đặc biệt :   Chuyên Luyện Thi Đại Học các khối: A, A1, B, C, D….– Phương châm giảng dạy của Trung Tâm: luôn luôn lấy Chữ Tín làm đầu.– Gia sư sẽ cập nhật kết quả học tập hàng tháng để quý Phụ Huynh nắm bắt được.– Cùng hợp tác với chúng tôi để con bạn lĩnh hội được tri thức toàn vẹn
– Qua phương pháp học tập tích cực nhất, sẽ có kết quả ngay sau tháng học đầu tiên.– Gia sư Tài Đức luôn cố gắng góp phần thành công cho các em trong sự quan tâm lo lắng của quý phụ huynh để quý vị yên tâm trong công việc gia đình và xã hội.– Rất mong những ý kiến đóng góp tích cực từ phía phụ huynh học sinh để Gia Sư Tài Đức hoàn thiện hơn nữa.Xin kính chúc quý bậc phụ huynh và các em học sinh nhiều sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống! Quý bậc Phụ Huynh có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn.TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI ĐỨC
HOTLINE : 0975 712 959
0 notes
goldengift · 3 years ago
Text
Điểm mặt những món quà vàng ý nghĩa tặng thầy cô nhân ngày 20/11
Bộ sưu tập quà tặng mạ vàng cao cấp dành tặng thầy cô giáo đang gây ấn tượng đặc biệt với khách hàng bởi sự tinh tế, tỉ mỉ và ý nghĩa. Quà tặng được làm thủ công tinh xảo, mạ vàng thật bên ngoài càng tạo nên sức hút khó cưỡng đối với người mua.
Ngày 20/11 là ngày tri ân công ơn của các thầy cô giáo - người đã dạy dỗ ta nên người. Nối tiếp truyền thống tôn sư trọng đạo qua nhiều thế hệ, hàng năm, cứ đến dịp này, nhiều hoạt động tôn vinh, tri ân người thầy lại diễn ra khắp cả nước. Những bó hoa tươi thắm, những món quà ý nghĩa được tặng cho những người lái đò thầm lặng như một cách thể hiện lòng cảm ơn và trân trọng.
Gây ấn tượng với những bộ quà tặng sang trọng trong các dịp lễ trước, thương hiệu quà tặng mạ vàng Golden Gift Việt Nam tiếp tục tung ra bộ quà tặng dành cho thầy cô giáo trong ngày 20/11 với nhiều thiết kế đặc sắc, tinh tế, mang đậm nét văn hóa Việt.
"Nghề giáo là một trong những nghề cao quý, gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước hàng nghìn năm qua. Bởi vậy, chúng tôi chọn lọc những chất liệu đắt giá nhất, từ nghệ thuật thư pháp đến hình ảnh Khuê Văn Các, hoa sen, hoa mai... để nổi bật hơn sự thiêng liêng của tình thầy trò cũng như tôn vinh công ơn của các thầy cô", ông Quang Tú - Đại diện thương hiệu quà tặng mạ vàng này chia sẻ.
Điểm nổi bật của bộ quà tặng thầy cô là bức tranh chữ Ân sư và mô hình Khuê Văn Các mạ vàng được thiết kế và chế tác tỉ mỉ, tinh xảo. Sắc vàng sang trọng phủ lên quà tặng càng giúp món quà thêm phần lấp lánh, giá trị.
"Sự khác biệt của dòng quà tặng mạ vàng cao cấp chính là ý nghĩa của từng món quà, rất gần gũi với người Việt. Đồng thời, quà tặng được làm thủ công bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, mạ vàng thật theo công nghệ tiên tiến nên càng tôn thêm giá trị quà tặng Việt", ông Tú chia sẻ thêm.
Ngoài những quà tặng mang ý nghĩa văn hóa, bộ sưu tập còn còn những quà tặng thiết thực như kẹp cà vạt, gậy Golf, dành cho thầy giáo hay hoa cài áo, tranh hoa sen, tượng cô gái mặc áo dài... phù hợp với giáo viên nữ.
Với giá từ khoảng dưới 10 triệu đồng, những món quà tặng 20/11 được mạ vàng đang gây sốt thị trường, được nhiều người chọn mua, đặc biệt là những người có điều kiện kinh tế, có nhu cầu tặng những món quà độc đáo, ý nghĩa. Cùng chiêm ngưỡng một số món quà cao cấp mạ vàng dành cho thầy cô giáo ngay dưới đây.
Tumblr media
Tranh chữ Ân Sư mạ vàng được thiết kế theo lối thư pháp, được tết tỉ mỉ từ những sợi bạc nhỏ, mạ vàng bên ngoài. Đây là quà tặng được yêu thích nhất trong dịp này. Tranh có giá 4 triệu đồng.
Tumblr media
Tranh chữ Tri Ân mạ vàng có chế tác và ý nghĩa tương tự là một trong những lựa chọn khác được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Tumblr media
Mô hình Khuê Văn Các mạ vàng được lấy cảm hứng từ hình ảnh Khuê Văn Các ngoài đời thực - tượng trưng cho tinh hoa giáo dục Việt Nam. Các đường nét được khắc họa tỉ mỉ, tinh tế, là quà tặng ý nghĩa cho thầy cô dịp 20/11. Mô hình mạ vàng này có giá từ 2,5-24 triệu đồng tùy kích cỡ.
Tumblr media
Kẹp cà vạt mạ vàng làm quà tặng cho thầy giáo ý nghĩa và thiết thực. Dù là món quà nhỏ nhưng thể hiện được tâm ý của người tặng.
Tumblr media
Hoa cài áo mạ vàng cũng là một trong những món quà ý nghĩa, đẹp mắt được chọn lựa làm quà cho cô giáo dịp 20/11.
Tumblr media
Tranh hoa sen mạ vàng mang ý nghĩa về sự thanh khiết, cao quý như chính những người thầy giáo chân chính. Bởi vậy, tranh hoa sen được nhiều phụ huynh, học sinh tặng cho thầy cô của mình, đặc biệt là tri ân thầy cô giáo cũ.
Tumblr media
Cành hoa mai mạ vàng tượng trưng cho sự quân tử, khí phách cao sang và sự may mắn. Với thiết kế vừa đặc sắc, tinh tế, vừa thiết thực khi có thêm giá cắm bút, cành hoa mai là quà tặng có thể bài trí trên bàn làm việc đẹp mắt và sang trọng, thích hợp để tặng thầy cô giáo.
Trịnh Liên
1 note · View note
dinhthang · 3 years ago
Link
TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 1 - Tương Ưng Chư Thiên - Phẩm Thiêu Cháy (2)
PHẦN CHÁNH KINH
V. Bậc Hoàn Toàn (S.i,33)
Bậc viên mãn toàn diện, Thấy được nghĩa bí huyền, Ban phát chân trí tuệ, Thoát ly khỏi dục tạng,
Thấy được bậc toàn trí, Bậc Thiện tuệ trí giác. Vị Ðại Thánh dấn bước, Trên con đường Thánh đạo.
VI. Thiên Nữ (S.i,33)
Thiên nữ đoàn tụ hội, Ngạ quỷ chúng tới lui, Rừng ấy danh rừng si, Làm sao có lối thoát?
(Thế Tôn):
Ðường ấy tên chơn trực, Phương ấy danh vô úy, Cỗ xe gọi vô thanh, Với pháp luân khéo ráp,
Tàm là dàn xe dựa, Niệm là trướng màn xe, Ta nói vị đánh xe, Tức là chơn diệu pháp,
Và chính chánh tri kiến, Mau chóng đi tiền phong. Không kể nam hay nữ, Ðều dùng cỗ xe ấy. Chính nhờ cỗ xe ấy, Hướng tiến đến Niết-bàn.
PHẦN GIẢNG GIẢI CỦA SƯ GIÁC NGUYÊN (TOẠI KHANH)
BẬC HOÀN TOÀN Anomasutta
Sáng nay chúng ta học bài kinh Bậc Hoàn Toàn. Có một chuyện phải nói rõ ở đây, lớp này là lớp Kinh Tạng, nói khác đi lớp này là lớp giáo lý chứ không phải lớp dạy tiếng Pāḷi. Tuy nhiên, thông qua lớp này chúng ta có nhiều cơ hội để thấy rằng nếu không tìm hiểu kinh điển thông qua chánh văn Pāḷi thì rõ ràng là đường chết nhiều hơn đường sống. Chẳng hạn như bài kệ sáng nay chúng ta học, đó là bài Bậc Hoàn Toàn.
Bài này nếu chỉ nhìn bản tiếng Việt thôi thì tôi xin thưa thiệt tôi không biết đường đâu mà tôi hiểu chứ đừng nói là giải thích cho người khác. Trong khi đó nếu chúng ta nhìn vào bản Pāḷi thì bài này sáng trưng.
“Anomanāmaṃ nipu­ṇattha­dassiṃ, Paññādadaṃ kāmālaye asattaṃ; Taṃ passatha sabbaviduṃ sumedhaṃ, Ariye pathe kamamānaṃ mahesin”ti.
Ví dụ, quí vị để ý, từ câu 1 đến câu thứ tư, chúng ta thấy toàn là cách thứ hai (thường được làm túc từ trực tiếp của động từ trong câu.) chẳng hạn như Buddho, Buddhaṃ, Buddhaya… Trong bài này toàn cách thứ hai hết, ai mù tịt thì xem thấy cách thứ hai là toàn chữ ‘ṃ’. Điều đó có nghĩa rằng là toàn bộ những chỗ cách thứ hai mà chúng tôi nói, trên văn phạm nó là đối cách, hay là đối từ trực tiếp, cách 2 trong danh từ Pāḷi, thay vì cách 4 đối từ gián tiếp.
Nếu câu này dịch lại, mà tôi nghĩ bắt buộc dịch lại thôi, trước hết là lấy chữ ‘passatha’để trước, đó là câu số 1. ‘Passatha’ có nghĩa là ‘to see’. Trong trường hợp này có nghĩa là ‘Look at’. “Hãy nhìn vào, hãy quan sát; quan sát toàn bộ những bậc (…) này”; đẩy hết toàn bộ (các bậc…) về object (direct object).
‘Sabba’: ‘tất cả’. ‘Guna’: ‘quality’. ‘Samannāgatattā’: ‘đầy đủ’, ‘gom trọn’. “sabbaguṇasamannāgatattā avekallanāmaṃ, paripūranāmanti attho”: “bậc đầy đủ tất cả các đức lành”.
‘Paripūranā’: ‘viên mãn’.
‘Nipu­ṇa’ (subtle): ‘tinh vi’ ‘sâu sắc’.
‘Nipu­ṇattha­dassiṃ’: bậc nhìn thấy tất cả các vấn đề ý nghĩa sâu sắc chi ly.
‘Paññādadaṃ’: bậc ban bố trí tuệ cho chúng sinh.
‘Kāmālaye asattaṃ’: bậc cư trần bất nhiễm.
‘Asattaṃ’: không dính mắc.
‘Kāmālaye’: Cảnh dục, cõi dục.
‘Ālaya’: nương gá.
‘Hima’: ‘tuyết’ (snow). Himalaya: chỗ ở của tuyết. Núi Himalaya còn có tên là Hemavanta: chỗ có tuyết.
‘Alayavijnana’: a-lại-da-thức, tàng thức. Xuất phát của Duy thức học từ A-tỳ-đàm Nguyên thủy, tất cả những thiện ác của mình chất chứa trong lòng mình nên đi đời nào kiếp nào cũng mang nó theo. Bên A-tỳ-đàm Nguyên Thủy thì gọi là ‘thói quen’, ‘thường cận y duyên’ (Pakatūpanissaya), ‘quán tính’.
‘Kamamāna’: ‘từng trải’, ‘kinh lịch’ (‘lịch’ là từng trải qua, ‘thiệp’ là lội qua).
‘Taṃ’: ‘ấy’, ‘đó’.
‘Sabba’: ‘tất cả’. ‘Vidu’: ‘hiểu biết’. ‘Sabbavidum’: ‘Bậc toàn giác’, ‘toàn trí’.
‘Sumedham’: (wise man), ‘bậc hiền trí’: omniscience.
“Ariye pathe kamamānaṃ mahesin”.
‘mahesi’: (maha +isi): bậc tầm cầu hay theo đuổi mục đích cao cả nào đó. Maha: great. Isi: seeker.
‘Ariya’: ‘thánh nhân’
‘Ariye pathe’: ‘thánh đạo’. Pathe: Con đường (giống chữ ‘path’ trong tiếng Anh). Cũng giống như trong tiếng Latin có chữ ‘dent’ (răng), tiếng Pāḷi là ‘danta’; hoặc trong tiếng Đức có chữ soupe (súp), tiếng Anh là ‘soup’, tiếng Pāḷi là ‘sūpa’; hoặc tiếng Anh có chữ ‘range of mountain’ thì tiếng Việt có chữ “rặng núi’
Dịch thoát như sau: “Hãy dùng mắt, dùng trí tuệ của mình mà nhìn ngắm bậc đầy đủ các đức lành, bậc nhìn thấy tất cả các vấn đề sâu sắc nhất, bậc ban bố trí tuệ cho chúng sanh, bậc cư trần bất nhiễm, bậc hiền trí, bậc toàn giác, bậc kinh lịch”. Tôi ngờ rằng quan điểm này trong kinh điển Nguyên Thủy đã trở thành nền tảng cho quan điểm bên Bắc Tông để dẫn đến câu nói rằng: Không phải ta mới thành Phật trong kiếp này mà ta đã thành Phật từ vô số kiếp.
Kamamānanti bhagavā mahābodhimaṇḍeyeva ariyamaggena gato, na idāni gacchati, atītaṃ pana upādāya idaṃ vuttaṃ. Có nghĩa là “tu muôn kiếp ngộ nhất thời”. Con xin đảnh lễ bậc đã có vốn liếng lâu đời, bậc kinh lịch trong thánh đạo. Không phải hôm nay Thế Tôn sống trong pháp mà nhiều đời nhiều kiếp Thế Tôn đã sống trong pháp. Không phải chỉ bây giờ mà con đường Thế Tôn đi đã lâu lắm rồi. Nghĩa là, cách đây 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, Ngài đã xác định con đường của mình là tự ngộ và độ tha.
[34] Chánh Đẳng Giác
Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có 3 hạng:
1/ Độc Giác: Tự giác ngộ không cần thầy, nhưng không thể làm thầy cho ai.
2/ Toàn Giác: Tự giác ngộ không có thầy nhưng có thể làm thầy cho người khác.
3/Thanh Văn Giác: Muốn giác ngộ phải có thầy và bản thân có thể làm thầy cho người khác chứng đắc giống như mình, chẳng hạn như ngài Xá Lợi Phất. Bài kinh Samacittasutta do ngài Xá Lợi Phất thuyết chấn động 10 ngàn thế giới, vô số thiên chúng chứng đạo. Ngài Nāgasena giúp người đắc sơ quả khi mình vẫn còn là phàm, sau đó mới chứng thánh.
Bồ tát Toàn Giác có 3 trường hợp:
1. Lấy trí tuệ làm chủ đạo
2. Lấy niềm tin làm chủ đạo.
3. Lấy tinh tấn làm chủ đạo.
– Bồ tát hạnh trí tuệ trong kiếp đầu tiên được Phật khác thọ ký, đủ sức chứng được Lục Thông, Tam Minh, Tứ Tuệ Phân Tích (4 trí vô ngại).
[35] Lục Thông
Lục thông là gì?
1. Biến hóa thông: bay nhảy, độn thổ, đi trên nước, qua lửa, xuyên tường.
2. Thiên nhãn thông: thấy được những gì ở xa nhất mắt thường không nhìn thấy. Thiên nhãn minh có hai loại, mắt nhìn thấy theo nghĩa vật lý, và nhìn thấy theo nghĩa tâm lý.
3. Thiên nhĩ thông: nghe được những âm thanh rất xa, rất nhỏ, âm thanh có tần số hạ âm (loại âm thanh con chó, con cá heo nghe được mà con người không nghe được).
Trong những kỳ sóng thần, 99% xác chết toàn là xác người. trong khi đó xác thú rất ít, vì những con thú nghe được những âm thanh báo hiệu động đất sóng thần trong lòng đất từ rất sớm nên đã chạy hết từ sớm. Năm 1961 bên bờ biển ở Brazil, nước rút thật xa đến nỗi cá không chạy kịp, mọi người đang lượm cá thì sóng ập vào trở lại, năm 2002 cũng vậy.
Thiên nhĩ thông cũng giống như vậy, nghe được những âm thanh con người không nghe được. Khả năng vượt khỏi khả năng con người bình thường, tiếng Pāḷi gọi là atikkantamānusaka: siêu nhân (superman).
4. Tha tâm thông: là đọc hiểu được tâm người khác, dòm mặt người ta biết họ nghĩ gì.
5. Túc mạng thông: là nhớ được đời xưa kiếp trước, nhớ quảquá khứ (thọ, hành, tánh, tướng). quá khứ (thọ, hành, tánh, tướng). Sanh tử thông: là nhớ được cái nhân quá khứ (vì sao, nhờ đâu mà kiếp đó ta lại làm vua, diễn viên, hoa hậu, ăn mày…).
6. Lậu tận thông: là chấm dứt toàn bộ các lậu hoặc.
[36] Tam minh
Tam minh là phân nửa của lục thông: túc mạng minh (nhớ được quả luân hồi ta đã từng làm gì sống ra sao), sanh tử minh(nhân nào mà ta trải qua kiếp sống đó), lậu tận minh (chấm dứt hoàn toàn phiền não).
[37] Tứ tuệ phân tích
Tứ tuệ phân tích là:
1. Pháp vô ngại giải (Dhammapaṭisambhidā) (nhân vô ngại giải): nghe cái gì, thấy cái gì cũng quy về Phật Pháp được hết. Ví dụ Đức Phật hoặc ngài Xá Lợi Phất nhìn cái gì (bàn tủ, ghế, tơ nhện, chiếc lá, vách tường, xe cộ, nai thú, chim muông…) cũng có thể thuyết giảng được Tứ Đế, Duyên khởi, Duyên hệ, 12 xứ, 18 giới…vv
2. Nghĩa vô ngại giải(Atthapaṭisambhidā) ai nói gì cũng hiểu; nhìn nhân thấy ra quả, nhìn quả thấy ra nhân.
3. Từ vô ngại giải (Niruttipaṭisambhidā): khả năng ngôn ngữ không giới hạn (hiểu mọi thứ tiếng trên đời); dầu không biết tất cả các ngoại ngữ, nhưng dùng tiếng mẹ đẻ một cách ngon lành để diễn đạt Phật Pháp không giới hạn.
Có nhiều người kiến thức chuyên môn rất giỏi nhưng trình bày không được, hoặc gây phản cảm, gây hiểu lầm.
4. Biện vô ngại giải(Paṭibhānapaṭisambhidā): Chạm vô là bật ra, ào ạt tuôn chảy, rào rạt lưu loát, thao thao bất tuyệt
– Bồ tát đức tin trong kiếp đầu tiên được Đức Phật thọ ký, đủ sức chứng được Lục Thông.
– Bồ tát tinh tấn trong kiếp đầu tiên được Đức Phật thọ ký đủ sức chứng Tam Minh.
– Người chứng sơ quả: không còn khả năng luân hồi quá 7 kiếp.
Bên Bắc tông vui hơn bên đây, theo kinh Pháp Hoa thì sau này ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ānanda, Ca Diếp, La Hầu La, kể cả Đề Bà Đạt Đa sau này thành Phật ráo trọi. Đắc A-la-hán, không còn phiền não, không còn chấp ngã chấp nhân nhưng còn chấp pháp. Chấp pháp thì không nặng so với chấp ngã chấp nhân cho nên đắc A-la-hán rồi tha hồ tu Ba-la-mật.
Trong khi đó bên Nam Tông thì không, chỉ một lần đò thôi, nếu mình chọn là Thanh Văn thì mình không trở thành Độc Giác hay Toàn Giác nữa, vì một người đã chứng sơ quả Tu-đà-hoàn rồi thì vị đó không còn khả năng luân hồi và không tha thiết muốn luân hồi để làm gì nữa. Họ rất tôn kính Đức Phật và có thể hy sinh vì Đức Phật. Nếu họ là cư sĩ thì thà chết chứ không phạm giới cư sĩ, nếu là người xuất gia thì thà chết chứ không phạm giới xuất gia. Họ không còn khả năng luân hồi nữa. Sức hút của phàm tâm cộng với đại hùng đại lực của một vị Bồ tát, cộng với phiền não mới làm lực đẩy cho luân hồi, nhờ phiền não mới kéo dài luân hồi được, nhờ đại hùng đại lực mới hành được Ba-la-mật.
Người bình thường như chúng ta thì lực đẩy của phiền não sẽ đẩy chúng ta đi biền biệt sơn khê luôn. Nếu bây giờ mình nhìn thấy một vị có sáu màu hào quang, ba mươi hai đại nhân tướng thì với sự tác động của hình ảnh đó có thể làm cho mình sơ phát bồ đề tâm. Trong kinh nói có vô số chúng sinh nhìn thấy Thế Tôn thì họ đã lập tức phát thệ Phật đạo nhưng khi ra khỏi giây phút đó, không thấy Phật nữa thì họ lạnh xương sống không dám đi nữa. Một lần đau răng một lần tiêu chảy là mình ngán luân hồi, nếu mất số tiền 10 ngàn đô la, vợ đẻ con đau, sanh ly tử biệt… sẽ càng làm cho mình không có gan đi luân hồi.
Bài kinh này nói hãy dùng trí của mình, dùng mắt của mình để nhìn ngắm một bậc có đủ đức lành, có cái nhìn hiểu biết mọi vấn đề sâu sắc, bậc ban bố trí tuệ cho người khác, bậc cư trần bất nhiễm, bậc toàn giác, bậc hiền trí, bậc kinh lịch trong thánh đạo (“Ariye pathe kamamānaṃ”) từ nhiều kiếp trước Ngài đã từng đi trên con đường đó từ lâu lắm rồi.
Khi giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân Đức Phật đã từng nói: “Ananussutesu dhammesu” ta trực ngộ, chợt thấy ra những pháp ta chưa từng được nghe. Quí vị có thấy lạ không, Ngài đã từng xuất gia với chư Phật quá khứ, Ngài từng thuộc lòng Tam Tạng, vậy Ngài đâu có lạ gì pháp Tứ Đế, Duyên khởi. Vậy mà bây giờ trong bài kinh Chuyển Pháp Luân Ngài nói những nhận thức của ta bây giờ về khổ về tập, diệt, đạo là những nhận thức ta chưa từng được biết đến. Vì sao vậy? Trước đây trong tiền thân Ngài thuộc lòng Tam Tạng, thì Tam Tạng đó chỉ là những tấm ảnh không hồn. Lời người chứng đạo họ kể lại mình học thuộc lòng chứ không thật sự thấm thía, tiêu hóa, thấu suốt được như là bây giờ dưới cội bồ đề nên Ngài mới nói “Ananussutesu dhammesu”.
Quý vị đừng nói Tứ Đế, Duyên khởi làm chi cho mệt, một người chưa từng uống cà phê thì có viết một ngàn trang nói hương vị cà phê thì người đó cũng chẳng có cách chi đọc cuốn sách mà hiểu được hương vị cà phê, chỉ cà phê thôi đó. Vị bổn sư của mình trong vô lượng kiếp cũng là những vị tỳ kheo thuộc lòng Tam Tạng ào ào rào rạt, nhưng Tứ Đế, Duyên khởi, Duyên hệ… những vấn đề sâu kín trong đó chỉ kiếp cuối cùng thành Phật, Ngài mới tiêu hóa thấu suốt tới nơi tới chốn. Thấm thía được thế nào là sự sanh diệt của danh sắc, thế nào là tính nhân quả, tính duyên khởi của danh sắc không phải dễ.
Nói quí vị đừng buồn, coi chừng mình không đọc sách thì không hiểu gì hết, mà đọc những cái đó rồi thì chỉ cản trở trong lúc tu thiền thôi, chưa gì mà cứ tưởng tuệ này tuệ kia. Thấy được tính nhân quả, tính vô thường, tính tam tướng của danh sắc không dễ đâu, phải thấy bằng trí tu, chứ bằng trí văn là coi chừng. Không học giáo lý thì không biết đường tu, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ không giống như cái thấy của bài vở. Không giống nhưng không mâu thuẫn chống trái, hay là hay ở chỗ đó. Không học thì không chứng được, nhưng khi chứng thì cái thấy trong lúc chứng không giống như cái thấy trong lúc mình học. Trí tu có đặc điểm thế này, đó là sự trực nhận, là sự hốt nhiên đại ngộ, cái thấy này lạ lắm, không phải muốn là được.
Chẳng hạn như bây giờ tôi hiểu cái gì có sanh thì có diệt, khổ thọ là cái gì làm cho tôi đau đớn khó chịu, lạc thọ là cái gì làm cho tôi thấy khoan khoái dễ chịu, cái này là v�� thường nè, cái này có thì cái kia có, cái này không cái kia không, đó là tính duyên khởi của danh sắc; đó là trí văn. Nhưng cái hiểu biết trực nhận của hành giả trong những vấn đề đó bằng trí tu lại khác. Trí văn lúc nào muốn ôn lại thì lập tức nhớ ngay, nhưng trí tu thì không. Cái nhận thức của trí tu lạ lùng một chỗ là không giống bất cứ sách vở nào hết, và nó chỉ đến trong một khoảnh khắc rất đỗi bất ngờ nào đó mà thôi, nó lạ lùng là không hề giống như cái thấy trong sách vở. Đừng bao giờ mắc cái tâm tự mãn đọc sách cho cố, nghe giảng cho cố rồi cứ nuôi cái đó trong đầu rồi cứ tưởng trí văn tức là trí tu.
Kamamānaṃ là bậc kinh lịch trong thánh đạo nghĩa là con đường này Ngài đã đi từ lâu lắm rồi, nhưng bước chân của ngày xưa là bước chân của phàm phu còn bây giờ là bước chân của một bậc thánh. Kể từ gốc bồ đề ra đi thì Ngài là bậc thánh, trước đó Ngài là người phàm, nhưng vẫn con đường đó, đi bằng những bước chân khác cùng về một hướng.
Nội dung bài kệ Bậc Hoàn Toàn vừa rồi là lời tán thán của ai đó dành cho Đức Phật. Ngài là bậc có đủ mọi đức lành, có cái nhìn hiểu biết mọi vấn đề sâu sắc, bậc ban bố trí tuệ cho người khác, bậc cư trần bất nhiễm, bậc toàn giác, bậc hiền trí, bậc đã và đang đi trên con đường thánh đạo. Chỉ riêng câu thứ tư (Ariye pathe kamamānaṃ mahesin) đáng để chúng ta nói với nhau hai tiếng đồng hồ. “Đi trên con đường thánh đạo” là sao?
Nếu một người tin Phật, tu Phật thì trong từng ngày, từng giờ phải để ý xem con đường mình đang đi, kiểu sống mình đang sống, thế giới mình đang có mặt nó ra làm sao. Đừng tưởng rằng mình đang ở dưới mái che có vách có cột có sàn có trần là đang ở trong nhà. Nếu ta đang sống bằng tâm bất thiện thì đó là chuồng cũi lồng chậu của bàng sanh. Nếu ta đang sống bằng bốn pháp cộng trú thì đó là Phạm cung và cảnh giới của Phạm thiên. Nếu ta đang sống trong trí tuệ trong tam tướng danh sắc, thì đó chính là trụ xứ của thánh nhân. Thánh đạo nghĩa là ta đang có mặt trên con đường của thánh nhân hay trên con đường của phàm nhân tục lụy. Đức Thế Tôn hội đủ các đức lành còn ta có được góc mẻ nào của Ngài hay không.
Paññādadaṃ nghĩa là lời Thế Tôn nói ra cho người khác nghe, kiểu sống của Thế Tôn cho người khác nhìn đều là ban bố cho người ta trí tuệ. Có biết bao nhiêu người chưa nghe Ngài nói, chỉ nhìn Ngài thôi là đã có trí tuệ rồi.
‘Kāmālaye asattaṃ’ nghĩa là Thế Tôn không bị dính mắc trong năm trần. Ngài Maha Kassapa Đại Ca Diếp là vị đệ nhất đầu đà, suốt đời chỉ mặc y phấn tảo lượm ngoài nghĩa địa, suốt đời sống hạnh khất thực ăn xin bằng bình bát, suốt đời sống trong hang động gốc cây, suốt đời chỉ ăn nhất tọa thực, lỡ điểm tâm rồi thì không ăn trưa, ấy vậy mà mỗi lần về quì đảnh lễ dưới chân Thế Tôn thì một lòng tôn kính tuyệt đối, vì ngài biết con người mình đang quì lạy đây mỗi ngày sống trong tiện nghi và sử dụng vật chất ưu việt nhất nhưng một chút xíu tham đắm cũng không có, cảnh trần đối với vị này giống như gió qua mành lưới, nước trên lá sen, hạt cải trên đầu kim. Ngài biết rõ con người này không dính mắc trong cảnh trần trong cảnh dục đã đành rồi, mà cảnh Phi tưởng phi phi tưởng Ngài cũng không màng tới, vị này có thể xuất nhập thiền Vô Sắc nhanh hơn tia chớp nhưng vị này không hề dính mắc. Với một bậc đạo sư như vậy thì 13 hạnh đầu đà của ngài Ca Diếp có nghĩa gì đâu, thế nên ngài quì lạy dưới một nhân cách vĩ đại như vậy.
Không phải như những vị thầy khác, Khổng Tử nói, hiếu học ta không bằng Nhan Hồi, lễ nghi ta không bằng Mạnh Tử v.v… nghĩa là chính Khổng Tử cũng nhìn nhận có chỗ này chỗ kia mình thua học trò, nhưng Thế Tôn thì không. Đệ tử có giỏi bao nhiêu thì Ngài còn giỏi hơn rất nhiều lần.
Có lần ngài Ānanda từng tán thán Thế Tôn: Thật may mắn thay cho con, đại hạnh thay cho con khi con có một bậc đạo sư như Thế Tôn. Ngài Udayi đang đứng hầu kế bên liền nói: Tôn giả Ānanda dư lời khen “phò mã tốt áo”. Đức Phật nói: Này Udayi đừng nói như vậy, nếu đời này kiếp này mà Ānanda không chứng quả A-la-hán viên tịch vô sanh thì với niềm tin trong tích tắc khi mà Ānanda nói lời tán thán đó, Ānanda đủ phước báu 36 lần làm Đế Thích, 36 lần làm Chuyển luân Vương và vô số lần làm Phương chủ quốc độ.
Có một chuyện quí vị phải ghi nhớ nếu có niềm tin. Niềm tin của mình đối với Đức Thế Tôn sẽ dẫn đến công đức rất lớn, tuy nhiên niềm tin đó phải tùy thuộc vào sự hiểu biết của mình về Ngài. Muốn hiểu được ân đức của Phật trước hết phải học giáo lý để nhận thức của mình về Đức Phật càng sâu càng rộng. Trong A-tỳ-đàm nói tâm tham có 8, tâm đại thiện có 8. Tâm tham có hợp tà ly tà, thọ hỷ thọ xả, vô trợ hữu trợ; tâm đại thiện có hợp trí ly trí, thọ hỷ thọ xả, vô trợ hữu trợ; mình nghe như vậy mình tưởng có 8 thứ chứ thật ra không phải.
Có hai cách nói, cách nói đơn giản: Chỉ có một tâm tham thôi, một tâm thiện thôi. Cách nói rắc rối: có vô số tâm tham chớ không phải có tám. Vì sao? Vì tâm tham thọ hỷ hợp tà vô trợ của quí vị không giống như tâm tham thọ hỷ hợp tà vô trợ của tôi, vì thọ hỷ của quí vị làm sao giống thọ hỷ của tôi. Vì cái căn cơ, khuynh hướng tập khí luân hồi nhiều đời nhiều kiếp của tôi, vốn liếng sanh tử của tôi không giống các vị nên tâm tham thọ hỷ của tôi không giống các vị; hợp tà cũng vậy, thường kiến của các vị cũng không giống của tôi; vô trợ (không cần tác động) của tôi cũng không giống của các vị. Không cảnh đời nào giống cảnh đời nào hết, vì vậy quí vị nên nhớ trong kinh nói 8 tâm tham thì phân loại cho thấy rõ vậy thôi thật ra tâm tham người này không giống của người kia.
Tâm thiện cũng vậy, vì sao, thọ hỷ của tôi không giống thọ hỷ của quí vị; hợp trí cũng vậy, hiểu biết của tôi về Phật pháp không giống các vị cho nên khi tôi niệm Phật làm sao giống các vị được. Ví dụ như quanh nhà tôi có hoa hồng, mỗi lần tôi cắt hoa hồng vô tôi cúng cho Ngài tôi chỉ niệm một điều thôi: “Ngài xứng đáng nhận những hoa này, đời Ngài là hoa, con xin cúng hoa cho Ngài”. Khi tôi thắp hương đối trầm cho Ngài tôi cũng chỉ niệm: “Xin cho con được giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát, giải thoát tri kiến hương như của ngài”, hoặc những khi lạy Phật tôi chỉ niệm có một câu thôi: “Ngài là người đã làm chuyện khó làm, đã nhịn chuyện khó nhịn, đã cho cái khó cho, nên Ngài đã thành tựu cái khó thành tựu”, chỉ vậy thôi.
Chứ còn tôi sợ nghe niệm Phật mà cứ đọc ê a như con két mà không biết những gì mình đọc như Điều Ngự Trượng Phu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Minh Hạnh Túc là cái gì, có một điều vô cùng khó hiểu và vô cùng đau lòng là Phật tử VN cứ niệm Phật như con két mà con mắt thì láo liên không hề hiểu được câu niệm đó là cái gì. Đối với tôi mà nói, niệm Phật mà không có cái lòng dính vào đó giống như niệm nam mô Lê Văn Hai, nam mô Nguyễn Văn Tèo vậy đó, không có ý nghĩa gì hết, niệm một nơi mà làm một nẻo.
Niệm Phật phải hiểu được ý nghĩa; nên tôi nhắc ở đây chuyện rất quan trọng, phước báu của mình khi mình lạy Phật, lễ Phật, cúng Phật công đức sẽ nhiều ít tùy thuộc vào khả năng hiểu biết về Ngài. Có hiểu biết mới dẫn đến chuyện hợp trí hay ly trí. Trong hợp trí của mình, A với B lại khác nhau nữa, ví dụ như ngài Hộ Pháp ở núi Dinh, hễ nói đến chữ “Phật, Vô Ngại giải, Lục thông Tam minh…” thì ngài “phê” lắm, hơn người bình thường rất là nhiều.
Như trong bài kệ, chỉ có chữ Kamamānaṃ (kinh lịch thánh đạo) thôi mà nó mênh mông hà xứ như vậy, trong khi mình không biết cái gì hết, mình chỉ biết quì, biết lạy thôi, quá yếu! Giống như một người mẹ có hai đứa con, một đứa sống với mẹ bốn chục năm, khi nhắc đến mẹ thì bao nhiêu kỷ niệm trùng trùng trở về, còn một đứa thất lạc từ bé, bốn mươi năm sau gặp lại mẹ, thì “rõ ràng trước mắt còn ngờ chiêm bao”, tự nhiên một người đàn bà lạ hoắc trở thành mẹ thì vẫn xa cách không giống như đứa con kia. Niệm Phật có hai cách, một là niệm như đứa con ở gần mẹ 40 năm hoặc như đứa con nhận mẹ sau 40 năm xa cách, quí vị muốn niệm kiểu nào tùy ý.
THIÊN NỮ
Bài kinh này có nội dung hơi lạ lạ. Có một vị tỳ kheo tu hành rất tinh tấn, cần chuyên, thanh tịnh, đùng một cái, vào một ngày buồn không còn thở nữa. Trong cái chết đột ngột đó, vị này được sanh thiên. Trong chú giải nói thế này: ayaṃ kira devaputto tương truyền rằng vị thiên tử này satthusāsane pabbajitvā vattapaṭipattiṃ pūrayamāno pañcavassakāle pavāretvā sau khi xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật được 5 năm tu hành tinh tấn, làm tròn trách nhiệm của người tu hành, dvemātikaṃ paguṇaṃ katvā kammākammaṃ uggahetvā cittarucitaṃ kammaṭṭhānaṃ uggaṇhitvā học trọn vẹn cả thiền chỉ lẫn thiền quán sallahukavuttiko araññaṃ pavisitvā là người rất là dễ thương, bậc tiêu dao thoát tục sống trong rừng thì mạng chung. Sau khi chết rồi thì sanh về trời.
Theo một sớ giải khác nói chuyện sanh về địa ngục hay sanh về trời: sanh về cõi Trời thì sau khi chết rồi sẽ thấy giống như mình thức dậy và có cảm giác thơm ngát, mát lạnh, xung quanh là những âm thanh du dương, những âm thanh chưa bao giờ được nghe trong đời sống thường nhật, mở mắt ra thấy quanh mình toàn tiên nữ, lâu đài trôi bềnh bồng trong mây trắng, bốn phương không giới hạn. Sanh về địa ngục thì có cảm giác thức dậy trong lò bánh mì, bốn bề lửa cháy nóng rần rần, có tiếng van xin gào thét, mùi hôi thối, lúc đó thì biết rằng mình đã “hạ cánh”! Có người đâm chọt, cắt thịt cắt da, xung quanh toàn những người bị giống như mình.
Vị tỳ kheo này cũng vậy, nghe mát lạnh thơm mát, mở mắt ra thấy một rừng mỹ nữ, vị này mất hồn. Cô tiên nữ nói: Ngài không có gì phải ngại, giờ ngài đã thành thiên tử, ngài là chủ của chúng tôi. Vị này lòng không yên lập tức dùng trí tuệ quan sát, biết mình đã từ trần, sanh về đây, nhưng chỗ này không hạp với mình. Như một đứa bé nhớ mẹ, vị này nhớ ngay đến Đức Phật bổn sư liền.
Chúng ta hãy nhớ một chuyện như thế này, khi mình dễ duôi, mê đời, mê tiền, mê gái, háo sắc thì mình thấy đời đẹp, nhưng một người sợ sanh tử thì hình ảnh Đức Phật là hình ảnh tuyệt vời nhất, là sự an toàn, an lạc. Một người có niềm tin nơi đạo thì ngoại trừ những phút dễ duôi riêng mình ra thì không có hình ảnh nào an toàn bằng hình ảnh Đức Phật.
Đó là lý do tại sao khi gặp người quen thì tôi hay đề nghị đừng có đeo tượng Phật trên người, vì tượng Phật đeo trên người thì mình khó nhìn thấy nhất, trên thân mình thì bất tịnh, bất xứng; mang vào toilet thì không hay. Chỉ nói với người quen thôi, chứ người lạ thì mang gì cứ mang. Tôi khuyên nên tìm một bức tượng, bức hình cho vừa ý, mỗi lần thấy lòng không yên mình nhìn lên Ngài, mình cảm thấy một chỗ dựa, chỗ dựa đặc biệt lắm quí vị.
Có người cho bà Asandhimitta – hoàng hậu của vua A Dục, một con chim hót rất hay, con chim tên là Karavika (Ca-lăng-tần-già). Nghe con chim hót bà nghĩ, nghe kinh nói âm thanh Thế Tôn giống âm thanh con chim này, khi nó hót trong lúc thiện đã hay như vậy, thì huống chi âm thanh của Thế Tôn, của một bậc không phiền não đã lậu tận. Chỉ nghĩ như vậy bà đã đắc Tu-đà-hoàn.
Khi nhìn bức tượng, bức tranh của phàm phu làm ra, họ là người còn tham còn sân còn si mà làm ra khuôn mặt như thế này thì tôn nhan thật sự của Thế Tôn làm sao mình không kính ngưỡng được, một con người nhiều đời nhiều kiếp dám chết vì người khác, ai Ngài cũng thương. Tôi tuyệt đối tin rằng, nếu tôi được gặp Thế Tôn thì điều gì tốt đẹp nhất có thể làm cho tôi thì Ngài sẽ làm; nếu tôi có đủ duyên giác ngộ thì dù tôi ở xa ngàn trùng Ngài cũng đến với tôi;, nếu tôi có hạnh Bồ tát, nếu nói câu gì đó để cho hạnh Bồ tát của tôi được củng cố thì dầu có ngàn dặm Ngài cũng đến với tôi.
Vị tỳ kheo này về trời thấy bầy tiên nữ thì sợ hãi đám này sẽ đưa mình về cõi đọa ngàn trùng viễn xứ của máu lửa tang thương, nên lập tức quay về với Thế Tôn. Quí vị thấy câu kệ này mới tang thương nè:
Thiên nữ đoàn tụ hội, Ngạ quỷ chúng tới lui, Rừng ấy danh rừng si, Làm sao có lối thoát?
Rừng si ở đây tiếng Pāḷi là Mohana. Trên cõi trời có rừng Nandana (Xem lại bài kinh Vườn Hoan Hỷ), gọi là rừng Khoái Lạc, vị này chơi chữ thay vì gọi là rừng Nandana thì gọi là rừng Mohana, rừng si. Si ở đây không phải là loại cây si cây kiểng.
Người Tích Lan tả người nữ: “ajjhattayakkhā bahiddhadevatā”nghĩa là bụng dạ xoa, ngoài thiên nữ, giống kiểu khẩu Phật tâm xà. Chữ ‘quỷ’ này có hai nghĩa: 1. Gian ác nhỏ mọn, ích kỷ; 2. Là người đưa mình xuống địa ngục. Trong tiếng Sanskrit còn gọi người nữ là ‘narakadipikā’ nghĩa là “ngọn đuốc dẫn về địa ngục”. Bữa nay tôi đứng về phía vị tỳ kheo nên chắc quí vị phụ nữ rất là buồn. Có chuyện này mình cũng nói nhỏ nhau thôi, người nam ghét nhau nhưng vì hoàn cảnh có thể gần nhau được, chứ nữ thì không. Lòng người nữ hẹp lắm nhưng nói ra họ giận.
Vị này nói, “Accha­rā­gaṇa­saṅ­ghuṭṭhaṃ, pisāca­ga­ṇasevi­taṃ”. thấy tiên nữ vậy thôi chớ đó là đám quỷ. “Vanantaṃ mohanaṃ nāma”, bây giờ đang sống trong khu rừng tăm tối mịt mù như vậy, “kathaṃ yātrā bhavissatī” biết đi đâu về đâu. Kathaṃ: thế nào (how). Yātrā nghĩa gốc là ‘hành trình’ (journey). Hòa thượng Minh Châu dịch là “làm sao có lối thoát”.
Tâm trạng của vị này: Bạch Thế Tôn chung quanh con giờ toàn quỷ cái không hà, sống chung với đám quỷ hắc ám vậy giờ con biết đi đâu về đâu. Hiện nay Ấn Độ dùng chữ ‘Yātrā’ để chỉ cho ngành du lịch (tourism). Đức Phật nói: Đừng nói là ngươi không chỗ về, rõ ràng có một chiếc xe yên tĩnh đi về nơi không sợ hãi với các phụ tùng là những thiện pháp, bất kể ai trên đời này cũng đều phải dùng chiếc xe đó đến Niết Bàn. “Ðường ấy tên chơn trực … Hướng tiến đến Niết-bàn”.
Con đường mà Hòa thượng Minh Châu dịch “con đường chơn trực” “Ujuko nāma so maggo” có nghĩa là con đường không quanh co. ‘Vanka’ là ‘quanh co’. Cái lưng bị cong cũng là ‘vanka’, con đường quanh co cũng là ‘vanka’, sự trùng hợp ngẫu nhiên [1]. Con đường không quanh co ở đây ám chỉ Bát Thánh Đạo, là con đường đi thẳng, không tái sanh. Con đường thiện ác theo nghĩa thế gian thì có quanh quẹo. Những thiện pháp được tu tập trong lý tưởng vô lậu thì đi thẳng về phía trước.
Đức Phật dạy, này các tỳ kheo sở hành quanh co dẫn đến sanh thú quanh co. Con rắn, con chồn, cáo, chim, chuột rất sợ loài người hoặc loài lớn hơn thì sẽ tìm cách trốn lủi luồn lánh. Cũng vậy, người mà có sở hành bất thiện thì gọi là người có sở hành quanh co. Vankacārī: sở hành quanh co. Cái gì bất thiện thì đâu dám khoe, phải giấu, chính vì sở hành bất thiện mình phải giấu nên đời sau mình sanh thành loài gì đó hay né tránh trốn lủi lòn lách như chuột, rắn.
Người đi đường ngay lối thẳng chỉ có thiện pháp thôi. Abhayā disā: phương trời an toàn vô úy, ám chỉ Niết Bàn. Ujuko maggo: con đường trực chỉ không quanh co ám chỉ cho Bát Thánh Đạo. Akūjano ratho: chiếc xe êm ái không tiếng ồn, cũng ám chỉ Bát Thánh Đạo. Như vậy ở đây Bát Thánh Đạo vừa là con đường cũng là chiếc xe.
Aṭṭhaṅgiko maggo ujuko nāma. Bát Thánh Đạo là con đường trực chỉ không quanh co.
Ratho akūjanoti aṭṭhaṅgiko maggova adhippeto. Chiếc xe không tiếng ồn cũng ám chỉ cho bát thánh đạo. Adhippeto: ám chỉ. Vì sao không tiếng ồn? Chiếc xe bình thường càng đông khách thì càng om sòm, còn chiếc xe Bát Thánh Đạo càng nhiều người tu thì càng yên lặng, nên được gọi là xe vô thanh.
Trong kinh nói, có một đêm trăng rất đẹp, vua Ajātasattu (A-Xà-Thế) thấy vậy mới nói đêm nay mình ngồi chung quanh mấy cô cung phi thì uổng quá đêm nay phải có một vị thầy nào đó hướng dẫn tâm linh cho mình thì vui biết bao nhiêu. Mỗi một vị quan giới thiệu một thầy khác nhau, riêng có một người đề nghị vua Ajātasattu đến hầu Đức Phật. Vua đi đến vườn xoài để hầu Phật, khi gần tới nơi vua hỏi vị quan đó: ngươi có dụng ý tà tâm gì mà đem ta tới chỗ này vắng hoe. Nơi đó có 1250 vị tỳ kheo mà tất cả đều đang ngồi thiền im phăng phắc làm vua sợ luôn.
“Thật khả ái thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật diễm lệ thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật mỹ miều thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật êm dịu thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Thật điềm lành thay, này các khanh, đêm rằm sáng trăng! Nay chúng ta nên đến chiêm bái vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, nhờ sự chiêm bái này tâm chúng ta được tịnh tín?”
– Này khanh Jìvaka, người phản ta chăng? Này khanh Jīvaka, người lường gạt ta chăng? Này khanh Jīvaka, ngươi nạp ta cho kẻ thù chăng? Tại sao trong một đại chúng lớn như thế này gần một nghìn hai trăm năm mươi vị, mà không có một tiếng đằng hắng, không có một tiếng ho, không một tiếng ồn?”
Con người tu đúng Bát Chánh Đạo rồi thì đông bao nhiêu cũng không ồn. Ekappahārena caturāsītiyāpi pāṇasahassesu: Chiếc xe này dù có tám muôn bốn ngàn người chất lên ngồi đi nữa thì đi cũng không có tiếng động.
‘Dhammacakkehi’: ‘bánh xe pháp’. ‘Bánh xe pháp’ ở đây ám chỉ cho sự tinh tấn thân tâm. Kāyikacetasikavīriyasaṅkhātehi dhammacakkehi saṃyutto.
‘Kàyaviriya cetasikaviriya’: ‘tinh tấn thân tâm’
‘Cetasika’: 1. Tâm sở (mental factor, ingredient, thành phần của tâm). 2. Mental (thuộc về tâm). Pháp luân là bánh xe phải được đẩy về phía trước bằng lực đẩy của sự tinh tấn thân tâm.
‘‘Hirī tassa apālambo, satyassa parivāraṇaṃ;
Chữ ‘Apālambo’ ở đây tôi không muốn dịch vì không rành thiết bị phụ kiện của xe ngựa, lại là xe ngựa thời xưa nữa. Cấu trúc cơ bản của nó giống nhau nhưng chi tiết đi theo của nó tôi không chắc. Đây là một cơ phận nào đó của xe mà thôi. Ở đây Ngài nói bánh xe chỉ cho sự tinh tấn; tàm, niệm, chánh tri kiến là những bộ phận của chiếc xe.
Chiếc xe ngựa ngó đơn giản nhưng cách đây mấy ngàn năm các bộ phận của nó không giống như bây giờ. Chiếc xe ngựa của vua Tần Thủy Hoàng lạ lắm. Xe ngựa của châu Âu hình chữ nhật, nhưng thùng xe của Tần Thủy Hoàng hình vuông. Vào google gõ chữ ‘Binh mã dụng’, hoặc ‘terracotta carts’ để xem thêm cho biết. Hirī là tàm, trong chú giải nói, chánh kinh chỉ nói tàmnhưng hàm ý có cả úy ở đây. Có những cặp không rời nhau: hôn thụy (thīnamiddha); tàm úy (hirīottappa), giả dối lừa đảo (māyā-sātheyya).
“Dhammāhaṃ sārathiṃ brūmi, sammādiṭṭhipurejavaṃ”.
‘Sārathi’: ‘người đánh xe’.
‘Dammasārathi’: người đánh xe giỏi, thiện nghệ’.
‘Purisa’: ‘người’.
Người đánh xe, thông thường là đánh xe ngựa xe bò.
‘Gonna’: bò, ‘assa’: ngựa.
Gonna dammasārathi:người đánh xe bò giỏi,
Assa dammasārathi: người đánh xe ngựa giỏi.
‘Purisadammasārathi’: Ðiều Ngự Trượng Phu, người thiện nghệ, lành nghề trong việc độ con người.
“Chơn diệu pháp” (Dhamma) ở đây ám chỉ cho ‘Thánh đạo’, “Chánh tri kiến” thì Hòa thượng Minh Châu dịch là “Mau chóng đi tiền phong”, chữ này tôi chống tuyệt đối; ‘purejava’ phải dịch là ‘người tiền trạm’, ‘tiên phong’ (running in front). Phong có nghĩa là ngọn núi hay đỉnh núi; cô phong là ngọn núi lẻ loi. Phong có nghĩa là gió. Phong có nghĩa là mũi nhọn, (tiên phong).
Chánh kiến ở đây ám chỉ cho trí tuệ quán (Vipassana): trí tuệ thấy được tánh Tam tướng (cái gì sanh ra thì sẽ mất đi, đã có rồi sẽ biến diệt, băng hoại và phân hủy) và duyên khởi (cái này có từ đâu, và sẽ dẫn đến cái gì, cái này có cái kia có, cái này không cái kia không) của danh sắc. Chính trí này được xem là ‘kẻ tiền trạm’ (purejava) dẫn đầu.
Bài kinh này rất gần gũi với hành giả, bởi vì làm gì thì làm, nói cho rốt ráo, dù có mê pháp học cách mấy đi nữa, mê chuyện làm phước gì đi nữa thì phải nhớ rằng không có cái chi qua được trí tuệ Vipassana hết, vì trí tuệ này chỉ có trong thời kỳ của Phật Chánh Đẳng Chánh Giác thôi. Nếu đủ duyên thì chứng quả đời này, nếu vô duyên kém phước thì cũng gieo duyên đời sau kiếp khác, có thể là lúc xá lợi gom lại năm ngàn năm cũng có, có thể là chết kiếp này rồi tái sinh trở lại tu tập kiếp kế, kế, kế nữa.
Nhiều thì không dám nhưng tôi có niềm tin là Sơ quả không phải đời này thì cũng kiếp sau, cứ làm phước và nguyện đời đời, nguyện dồn dập thì tôi nghĩ không khó. Những biệt hạnh đệ nhất thì khó vì đòi hỏi thời gian tu Ba-la-mật nhất định còn chuyện Sơ quả, nhất là có loại sơ quả tột mạng, đắc xong rồi chết luôn (samasīsī) mình chỉ cần “đủ tiền để mua được cái vé” lên đó, mua cái visa bước vào đó, chết ở phi trường xứ người – của thánh nhân – cũng được. Làm gì đi nữa thì cũng nhớ sống chậm lại một chút để nhìn cái gì đang diễn ra.
Điều quan trọng nữa là thời gian luôn luôn đi vun vút và bất cứ giây phút nào cũng là giây phút cuối cùng, nó qua rồi thì không còn trở lại được nữa. Một ngày dù vui dù buồn, dù thiện, dù ác, dù quạnh hiu hay náo nhiệt thì một ngày rồi cũng trôi đi.
Từ lúc bắt đầu giảng đến giờ đã hai tiếng rồi, hai tiếng đồng hồ nghe pháp hay nhậu nhẹt, đánh bài chè chén cũng trôi đi. Bên Âu Mỹ thời gian qua nhanh hơn trong nước, vì cái gì cũng đẩy cho cuối tuần vì cuối tuần là ở nhà (đi chợ, họp mặt, ăn uống, cưới hỏi vv…) nên chỉ cần có chương trình kế hoạch cuối tuần thì bảy ngày qua mau vô cùng, vì chỉ nhớ tới cuối tuần. Trong khi ở VN thì khái niệm ‘weekend’ gần như không có, cảnh thanh niên ngồi lê thê ngoài đường uống cà phê không bao giờ có ở Mỹ. Một lần nào đó bà con thử đặt chân xuống ở nhà ga metro New York, London sẽ thấy kinh hoàng, một đứa bé trên tay mà rớt xuống là tiêu vì chân người đan kín mít lại di chuyển rất nhanh.
Tôi có một pháp môn Watching Meditation, nhìn đồng hồ để thấy giây phút nào cũng là giây phút cuối cùng thưa quí vị. Và sẽ có một ngày những gì chúng ta đang sở hữu ở đây chỉ là cái gì đó rất là nhàm chán, rất là mỉa mai. Một cái đồng hồ ngày xưa mình mua đeo cho sướng tay thì bây giờ đeo không nổi khi cái tay bị bệnh liệt rung Parkinson, và có ngày mình nhìn mà không biết nó là cái gì, và thậm chí không biết đeo vào cổ chân hay cổ tay. Cho nên hãy nhớ rằng trong bài kinh này, Đức Phật kết thúc rằng: chính trí tuệ thiền quán là kẻ tiên phong, luôn luôn đặt ưu tiên trước bố thí, trì giới, phục vụ v.v…
#Vietnam #daobut #kinhtươngưngbộ https://www.daobut.com/2021/08/Tim-hieu-kinh-phat-Tuong-Ung-Bo-Chuong-1-Pham-Thieu-Chay-2.html
0 notes
kientrucsutiennguyen · 3 years ago
Text
Buddha là gì
Blog Xây Dựng NND giải đáp ý nghĩa Buddha là gì
Tumblr media
Buddha là gì? Những ý nghĩa của Buddha – Xây Dựng NND
Định nghĩa Buddha là gì?
Trong bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào vấn đề từ nguyên và ngữ âm, mà chỉ trình bày vì sao danh từ Buddha với hai âm tiết lại được phiên âm thành Phật hoặc Bụt chỉ với một âm tiết.
Bạn đang xem: Buddha là gì
Về danh xưng Bụt và Phật, đại khái hiện nay có ba quan điểm:
A.Quan điểm thứ nhất: Phần đông cho rằng từ Buddha trong Phạn văn được phiên âm sang Hán văn là Phật Đà hoặc Bột Đà; và Phật là cách gọi tắt của Phật Đà, còn Bụt cách đọc trại chữ “Bột” trong Bột Đà.B.Quan điểm thứ hai: Bụt (chữ Nôm) là cách phiên âm trực tiếp âm tiết thứ nhất của từ Buddha của người Việt trong giai đoạn sơ kỳ, khi Phật giáo Ấn Độ truyền bá vào nước ta: Bud / Bụt. Quan điểm này cho rằng cách đọc Bụt (là cách đọc bình dân của người Việt) đã xuất hiện trước cách đọc Phật (là cách đọc bác học theo kinh điển Trung Quốc), để khẳng định rằng vào buổi ban đầu, Phật giáo Việt Nam được truyền trực tiếp từ phương Nam tức từ Ấn Độ sang, chứ không phải được truyền từ phương Bắc là Trung Quốc. Cách đọc Phật là do ảnh hưởng của Trung Quốc, và cách đọc này chỉ xuất hiện khi quân Minh sang xâm lược nước ta, tức khoảng cuối thế kỷ XV.C.Quan điểm thứ ba: Về từ nguyên thì Bụt và Phật đều là cách đọc khác nhau của cùng một chữ Phật (chữ Hán) mà thôi. Chỉ khác là trước kia đọc là Bụt, sau này đọc là Phật. Nói chung thì Bụt và Phật tuy hai mà một.
Song có một điều đơn giản mà các nhà nghiên cứu chưa giải quyết được là: vì sao trong cả hai cách phiên âm Bụt hay Phật đều chỉ có một âm tiết, trong khi từ Buddha trong tiếng Phạn lại có hai âm tiết? Do đó mới nảy ra cách phỏng đoán Phật chỉ là cách đọc tắt của Phật Đà, và Bụt là cách đọc tắt của Bột Đà hoặc là cách phiên âm trực tiếp âm tiết thứ nhất của từ Buddha.
Bụt là Phật, điều đó hiển nhiên không có gì để bàn cãi. Trong truyện cổ tích Việt Nam thì Bụt là hình tượng dùng để chỉ vị tiên hiền lành nhân hậu, chuyên ban phúc và cứu giúp cho người lương thiện, điển hình là trong truyện Tấm Cám. Từ Bụt đã tồn tại rất lâu trong ca dao tục ngữ, lẫn văn chương bác học.
Ví dụ: Chưa dễ ai là Bụt Thích Ca/Mọi điều nhân nghĩa nhẫn thì qua (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Bụt cũng hiền từ sư cũng khá/Chỉ hai con chó chữa từ bi (Nguyễn Công Trứ). Đi với Bụt mặc áo cà sa/Đi với ma mặc áo giấy (Tục ngữ) v.v…
Tác giả Nguyễn Trọng Phu trong bài nghiên cứu Bụt hay Phật? có trích dẫn theo quyển Lịch sử chữ quốc ngữ của Ðỗ Quang Chính (Tủ sách Ðường Mới, Paris, 1985) một bản thảo của Bento Thiện (sinh năm 1614) là một thầy giảng thuộc Dòng Tên đạo Thiên Chúa, sống gần thời với Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes 1593-1660) và đã học chữ quốc ngữ đầu tiên với các linh mục Dòng Tên Marini, Gaspar d’Amiral, Ðắc Lộ. Trong bản thảo đó cho thấy hai từ Bụt và Phật đều được dùng đ��ng thời (2).
Theo các tự điển Phật học thì từ Phật còn có các cách gọi khác như: Bộ Đa, Bộ Đà, Bột Đà, Bộ Tha, Hưu Đồ, Một Đà, Phật Đà, Phật Đồ, Phí Đà, Phù Đà, Phù Đầu, Phù Đồ, Phục Đậu, Vật Tha, Vô Đà v.v…
Trên đây là một số cách mà người Trung Quốc, qua nhiều giai đoạn, dùng để dịch âm danh từ Buddha trong Phạn văn, dịch ý là Giác giả, nghĩa là Đấng giác ngộ, dùng để chỉ Đức Phật. Hai cách phiên âm phổ biến được sử dụng trong kinh điển là Phù Đồ và Phật, song cách phiên âm được kinh điển Trung Quốc sử dụng nhiều nhất vẫn là Phật. Trong bài này, chúng ta tập trung vào cách phiên âm Phật.
Theo các vận thư và tài liệu cổ Trung Quốc thì chữ Phật có nhiều cách phiên thiết. Căn cứ vào Tập vận và Chính vận thì chữ Phật có hai cách phiên thiết, và do đó có thể đọc theo hai cách bằng âm Hán Việt :
1. Phù vật thiết => Ph(ù) + (v)ật => Phật.
2. Bồ một thiết => B(ồ) + (m)ột => Bột.
Theo Thích Văn thì Phật được đọc theo âm Bật.
Đây có lẽ là cơ sở ngữ âm để các nhà nghiên cứu suy ra rằng Bụt (là cách đọc trại của Bột) và Phật đều là cách đọc của một chữ Hán duy nhất, tại hai giai đoạn khác nhau. Theo nhà Hoa ngữ học lỗi lạc Karlgren, trong tác phẩm Grammata Serica, thì chữ Phật có 3 cách đọc là . Trong các tự điển Trung Quốc hiện đại, chữ Phật được phát âm theo hai cách là và . Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng giữa cách phát âm Bụt và Phật có mối liên quan mật thiết. Còn vì sao cách đọc Bụt hầu như mất hẳn khỏi nền văn chương truyền khẩu lẫn văn chương bác học thì mọi nghiên cứu để chứng minh cũng chỉ đều là sự suy diễn và phỏng đoán, chứ chưa có một cơ sở khoa học hoặc chứng cứ lịch sử vững chắc nào để khẳng định một cách thuyết phục, ngoài những luận cứ về ngữ âm.
Nếu cho rằng Bụt là cách đọc trại của Bột trong Bột Đà thì phải chấp nhận hai sự kiện. Thứ nhất: từ Bột Đà trong kinh điển Trung Quốc đã xuất hiện trước từ Bụt trong tiếng Việt. Song hiện nay vẫn chưa thấy có văn bản nào được trích dẫn làm sở cứ để chứng mình điều đó cả. Thứ hai: để Bột trong Bột Đà biến thành cách đọc Bụt trong dân gian thì rõ ràng Bột Đà phải là từ rất phổ biến. Song từ Bột Đà chủ yếu chỉ xuất hiện trong các chân ngôn và thần chú trong kinh điển như kinh Lăng Nghiêm, kinh Phật đỉnh tôn thắng đà la ni (bản dịch của Sa môn Phật Đà Ba Lợi) v.v… Mà trong kinh điển Phật giáo, tần số xuất hiện của thần chú, chân ngôn so với kinh văn do Phật thuyết lại không cao, thêm vào đó là trúc trắc rất khó đọc, khó nhớ. Tín đồ Phật giáo không còn lạ gì câu: “Đi lính sợ trèo ải, làm sãi sợ chú Lăng Nghiêm”, đủ thấy các chân ngôn, thần chú đọc, khó tiêu, khó nhớ như thế nào. Do đó, chúng tôi cho rằng Bột Đà khó lòng được sử dụng phổ biến trong dân gian để biến thành cách gọi tắt là Bụt trong tiếng Việt được.
Còn nếu chỉ căn cứ vào sự xuất hiện của từ Bụt trong những câu ca dao, tục ngữ hoặc các câu chuyện cổ tích dân gian mà ta không thể xác định được thời điểm ra đời, để khẳng định rằng Bụt là cách người Việt phiên âm trực tiếp âm tiết thứ nhất của từ Buddha, và qua đó khẳng định rằng Phật giáo được truyền đến Việt Nam trước khi qua Trung Quốc, thì e rằng rất khó thuyết phục.
Xem thêm: Hub Là Gì – định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
Thông thường, khi một từcủa ngôn ngữ nước ngoàiđược du nhập vào ngônngữ bản địa, mà ta gọi là tá tự hay là từ vay mượn (loan-word), thì người ta phải dùng cách đọc tương tự của ngôn ngữ bản địa để dịch âm, gọi là âm dịch hoặc thể thanh, sao cho cách đọc đó bảo lưu được âm hình ban đầu, dù từ phiên âm đó không có nghĩa trong ngôn ngữ bản địa. Ví dụ người Việt dùng từ “xà-phòng” hoặc “xà-bông” để gọi savon của người Pháp, hoặc “xăng-úych” để gọi bánh sandwich của người Mỹ. Chắc chắn phải trải qua một thời gian dài và được sử dụng phổ biến, dần dần người ta mới quên hẳn nguồn gốc từ vay mượn đó và xem nó như là ngôn ngữ bản địa.
Danh từ Buddha cũng vậy. Khi Phật giáo mới truyền bá đến Trung Quốc, các thuật ngữ chuyên môn đều được những nhà phiên dịch kinh Phật giữ nguyên âm điệu, bằng cách dùng những từ Trung Quốc có cách đọc tương đồng để phiên âm cho chính xác. Theo các nhà nghiên cứu, chưa có trường hợp từ hai âm tiết trong Phạn văn nào lại được phiên âm rút gọn thành một âm tiết trong Hán văn. Hơn nữa, Buddha được xem là giá trị tối linh thì chắc chắn các tín đồ Phật giáo dịch kinh thời kỳ đầu không dám phiên âm tắt được. Đó là điều hiển nhiên. Ví dụ tín đồ Thiên Chúa giáo không dám gọi tắt đấng Giê-hô-va là đấng Giê-hô, cũng như tín đồ Hồi giáo không dám gọi tắt đấng A-la là đấng A được hay nhà tiên tri Ma-hô-mét là Ma-hô được.
Như vậy từ Buddha được phiên âm thành Phật hẳn phải bắt nguồn từ nguyên nhân khác. Như đã nói trên, rất nhiều người cho rằng Phật là cách đọc tắt của Phật Đà hoặc Bột Đà. Ngộ nhận này khá phổ biến, và đều bắt nguồn từ Dị Bộ Tông Luân Luận Thuật Ký mà ra. Cuốn này ghi rằng: “Phạn âm ‘Phật Đà’ là nói đấng giác ngộ. Từ xưa đã gọi tắt là Phật” (Phật Đà Phạn âm, thử vân giác giả. Tùy cựu lược ngữ, đãn xưng viết Phật).
Sư cô Chơn Không của tu viện Làng Mai dẫn chứng lời nói của pháp sư Khuy Cơ, trong phần chú thích cho Lá thư Làng Mai 25, như sau: “Sư Khuy Cơ, cao đệ của Tam tạng Pháp sư Huyền Trang, đời Ðường, trong sách Ðại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương, quyển 6, có nói: Bột Ðà (Buddha) là tiếng Phạn, gọi tắt một cách sai lầm là Phật” (Phạn văn Bột Ðà, ngoa lược vân Phật) 1.
Điều này lâu nay đã trở thành hiển nhiên đến mức hầu như không còn ai nghi ngờ gì nữa. Song trong các thư tịch còn lại từ thời Hậu Hán Tam Quốc, thì danh từ “Phật” đã xuất hiện trước danh từ Phật Đà rồi! Thư tịch cho thấy không có trường hợp danh từ Phật Đà xuất hiện trước danh từ Phật. Có thể Phật Đà chỉ là cách phiên âm bổ sung thêm vào từ Phật trong giai đoạn về sau, chứ không phải Phật là cách đọc tắt của Phật Đà.
Nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc sống sau thời Hậu Hán, khi đối chiếu nguyên bản Phạn văn với những danh từ được phiên âm trong bản dịch kinh Phật đời trước, thấy không tương đồng, nên cho rằng đó là cách phiên âm sai hoặc phiên âm tắt. Thật ra, trong buổi ban đầu, Phật giáo truyền đến Trung Quốc không phải là Phật giáo Ấn Độ như chúng ta lâu nay lầm tưởng, mà chính là Phật giáo vùng Trung Á, từ các nước như Đại Nhục Chi và các nước nhỏ vùng Tân Cương ở Trung Á, thông qua con đường tơ lụa. Do đó, khi được du nhập vào Trung Quốc trong buổi sơ kỳ, thì phần lớn kinh Phật không được dịch trực tiếp từ Phạn văn mà thông qua một ngôn ngữ trung gian. Chỉ đến đời ngài Huyền Trang thì công việc dịch thuật mới được xem là tập đại thành. Chính vì vậy, trong tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký, ngài Huyền Trang đã phê phán cách phiên âm nhiều thuật ngữ Phạn văn trước đó là sai (ngoa dã). Ví dụ ngài cho rằng phải phiên âm yojana là du thiện na thay vì do tuần hay do diên, Vais’ya là Phệ Xá thay vì Tỳ Xá v.v…2. Thực ra, đó không có gì là sai cả. Điều này cũng tương tự như ta phiên âm các danh từ Hy Lạp bằng tiếng Việt, qua trung gian tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Khi kinh Phật truyền vào Trung Quốc thì danh từ Buddha trong Phạn văn được phiên âm khác nhau là Phù Đồ hoặc Phật, chỉ vì do con đường du nhập vào Trung Quốc khác nhau, nghĩa là qua hai ngôn ngữ trung gian khác nhau. Danh từ Buddha trong Phạn văn được phiên âm là Phù Đồ khi qua nước Đại Hạ và But khi qua các nước nhỏ vùng Tân Cương, Trung Á. Nhà Phật học Quý Tiễn Lâm, với kiến thức uyên bác và những luận chứng thuyết phục về ngữ học đã chứng minh cho thấy trong văn tự Hồi Hột, Buddha biến thành trọc âm (âm đục) But. Và các tín đồ Phật giáo Trung Quốc buổi sơ kỳ đã dùng chữ Phật để phiên âm lại danh từ But, vì trọc âm xưa của Phật (chữ Hán) cũng là But.
Trong kinh nhật tụng bằng văn tự Hồi Hột, ta thấy cách tụng Nam mô Phật/ Pháp/Tăng như sau:
Quy mạng Phật (Nam mô Phật) => namo but
Quy mạng Pháp (Nam mô Pháp) => namo drm
Quy mạng Tăng (Nam mô Tăng) => namo sag
Cách phiên âm của từ Buddha trước khi vào Trung Quốc, đã thay đổi qua ngôn ngữ trung gian như sau :
1. Ấn Độ => Đại Hạ (Đại Nhục Chi) => Trung Quốc.
Buddha => bodo, boddo, boudo => Phù Đồ.
2. Ấn Độ => Các nước nhỏ vùng Tân Cương, Trung Á => Trung Quốc.
Buddha => But=> Phật/Bột.
Sau đây là bảng đối chiếu cách phiên âm từ Buddha trong một số văn bản, theo Quý Tiễn Lâm:
Đại Hạ bodo,boddo,boudoCác nước nhỏ vùng Tân Cương, Trung Á butVăn tự Ba Tư cổ (Thánh điển của Bái hỏa giáo) bwtVăn tự Ma Ni giáo của An Tức bwt/butVăn tự Ma Ni giáo của Mễ Đặc bwty,pwtyyKinh điển Phật giáo Mễ Đặc pwt
Như vậy, chính vì do cách phiên âm qua trung gian của ngôn ngữ vùng Trung Á 3, trong khoảng trung thế kỷ, mà người Trung Quốc đã dùng từ Phật để phiên âm từ Buddha của tiếng Phạn, chứ hoàn toàn không phải là cách phiên âm trực tiếp. Điều này cho thấy chữ Phật có thể được đọc là Bụt trong thời cổ. Đây là những luận cứ khoa học về ngữ âm mà chúng tôi thấy là đáng tin cậy hơn cả.
Xem thêm: Validity Là Gì – Nghĩa Của Từ Validity
Như vậy, chúng ta có thể tạm kết luận: Phật hay Bụt đều là hai cách đọc khác nhau của một từ duy nhất. Và từ này không phải được phiên âm trực tiếp từ danh từ Buddha trong Phạn văn, mà thông qua ngôn ngữ trung gian của vùng Trung Á.
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết ngắn này giải thích được phần nào nguồn gốc của hai từ Bụt và Phật. Song theo thiển ý, đã là Phật tử thì chúng ta cũng không cần phải quan tâm quá đáng với sự phân biệt giữa Bụt và Phật như các nhà nghiên cứu, mà hãy tự hỏi từ Bụt có đem lại an lạc tâm linh hơn từ Phật hay không, và ngược lại? Đạo Phật chủ trương “Bất hoại giả danh nhi thuyết thực tướng”. Trong kinh Lăng Già, Đức Phật luôn nhắc nhở môn đồ rằng tất cả ngôn thuyết đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, cho nên ngôn thuyết không thể nói về Đệ nhất nghĩa đế, huống chi là hai từ Bụt và Phật?
Kết luận
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog Xây Dựng NND, hy vọng những thông tin giải đáp Buddha là gì? Những ý nghĩa của Buddha sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa Buddha là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog Xây Dựng NND luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả
Chuyên mục: Hỏi Đáp
from Sửa nhà giá rẻ Hà Nội https://ift.tt/3elp5mf Blog của Tiến Nguyễn https://kientrucsunguyentien.blogspot.com/
0 notes