Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
/Những câu nói truyền động lực cho bạn./
1️⃣ Trên thế giới này căn bản không tồn tại "không biết làm" hay "không làm được", chỉ có "không muốn làm" và "không dám làm", khi bạn mất đi mọi chỗ dựa, tự nhiên bạn sẽ biết làm mọi thứ.
2️⃣ Hãy chăm chỉ kiếm tiền đi! Nghèo nàn rách rưới, nói gì cũng sai.
Có tiền sẽ là hội viên, đi đâu cũng có đặc quyền. Sự tự tin của con người xuất phát từ thực lực kinh tế. Tiền có thể chữa lành mọi sự tự ti, chỉ lương thiện thôi chưa đủ, bạn phải thật xuất sắc nữa!
3️⃣ Có hai chuyện chúng ta nên cố gắng làm càng ít càng tốt, một là dùng miệng của mình để can thiệp vào cuộc sống của người khác, hay là dựa vào não của người khác để suy nghĩ về cuộc đời của mình.
4️⃣ May mắn ẩn chứa trong năng lực của bạn, cũng ẩn chứa trong những nỗ lực thầm lặng của bạn. Càng nỗ lực, càng may mắn.
5️⃣ Nếu trong lòng bạn đã có chọn lựa thì chỉ cần kiên trì là đủ.
104 notes
·
View notes
Text
Nhặt được trên tiktok, tìm tumblr để lưu lại
1. Những đứa trẻ rời quê lên thành phố để tìm vinh quang cuối cùng lại trở về quê để tìm lại chính mình
2. Chúng ta từng háo hức trước những sóng gió của số phận, và cuối cùng nhận ra vẻ đẹp nhất trên đời thật ra chính là sự bình lặng, êm ả của lòng người.
3. Hoặc là giải quyết vấn đề. Hoặc là rời khỏi vấn đề. Đừng sống chung với vấn đề.
4. Tớ ước mình chỉ là một con sứa, không có trái tim, không cảm nhận được nỗi đau, khi chết hoà tan vào đại dương. Như thể mình chưa từng tồn tại.
5. Thời gian rồi sẽ chữa lành, hoặc làm phai mờ mọi thứ. Những cảm xúc tưởng chừng không thể nào phai nhoà, cuối cùng cũng chịu thua trước thời gian.
6. Phải chi họ ăn được lời nó của họ, để họ biết nó đắng cay như thế nào.
284 notes
·
View notes
Text
" từng có một người yêu tôi sâu đậm , nhưng tôi lại không biết trân trọng, đợi khi mất đi rồi thì hối hận cũng đã muộn.Nếu còn có cơ hội tôi nguyện sẽ nói với cô gái ấy ! Anh yêu em . nếu nhất định có kỳ hạn cho mối tình này, tôi hi vọng là một vạn năm ! ...."
Đại thoại tây du
3 notes
·
View notes
Text
HÀNH GIẢ VĨ ĐẠI NHẤT CỦA TÂY TẠNG
CÓ THỂ DẠY TA ĐIỀU GÌ VỀ CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: “What Tibet’s Greatest Ever Yogi Can Teach Us About Living Life”
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Milarepa nổi danh là một thi sĩ vĩ đại. Ngài thường lang thang quanh những miền quê, hát những bài ca và viết những bài thơ cho người dân địa phương. Tôi muốn chia sẻ với quý vị một vài bài thơ, giáo lý và trích dẫn nổi tiếng nhất của Milarepa với hy vọng rằng điều đó có thể mang lại lợi lạc cho một người nào đó.
1. Hãy khiêm tốn
“Hãy ngồi ở chỗ thấp nhất, và các con sẽ đạt được vị trí cao nhất.” –– Milarepa
Milarepa nổi danh là rất khiêm tốn. Ngài không mặc gì ngoài một vài quần áo rách dơ bẩn và không bao giờ ngồi trên một Pháp tòa hay ghế cao. Ngài không có tu viện lộng lẫy, thay vào đó ngài chọn cách sống trong những hang động và núi non.
Nhiều bài ca của ngài nói về sự khiêm tốn. Milarepa thường nói về đức tính khiêm tốn giúp ta phát triển lòng bi mẫn và lòng yêu thương, trong khi sự kiêu ngạo khiến chúng ta cảm thấy mình tốt hơn và quan trọng hơn tất cả những người khác. Ngài thường quở trách những người dân địa phương kiêu ngạo, nói rằng sự cao ngạo là nguyên nhân của đau khổ bởi nó quá sức quy-ngã. Và khi quý vị kiêu ngạo và tự cao, các sự việc không theo ý muốn của quý vị, quý vị sẽ đau khổ.
2. Tỉnh giác về cái chết
“Cuộc đời thật ngắn ngủi, và thời gian của cái chết thì bất định; vì thế hãy chuyên tâm thiền định. Hãy tránh những hành vi sai trái và tích tập công đức trong khả năng tốt nhất của các con, dù phải trả giá bằng cuộc đời mình. Tóm lại, hãy hành động để các con không có lý do gì phải xấu hổ về bản thân mình; và hãy tuân thủ chặt chẽ quy tắc này.” – Milarepa
Một trong những chủ đề chính yếu trong các bài thơ và bài hát của Milarepa là cái chết. Dường như việc ngài là một kẻ sát nhân trong quá khứ đã lưu lại dấu vết trong tâm thức ngài và ngài luôn luôn tỉnh giác về việc cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào. Nhưng Milarepa đã sử dụng sự hiểu biết đó như một nguồn cảm hứng chứ không phải một lý do để tuyệt vọng. Thay vì lo lắng về cái chết, ngài đối mặt với những sợ hãi của ngài và s�� dụng cái chết của ngài như động lực chính yếu để tu hành miên mật.
Tôi thường cố khuyến khích các độc giả của tôi thực hành tương tự. Chúng ta không biết khi nào chúng ta chết nhưng ta biết rằng cái chết là một điều chắc chắn. Vì thế ta nên sử dụng cơ hội quý báu này để thành tựu các mục tiêu của ta và làm một vài điều tốt đẹp nào đó. Đó là những gì Milarepa đã làm. Ngài đã sử dụng phần lớn thời gian của ngài bằng cách liên tục tỉnh giác rằng thời gian có thể cạn kiệt.
3. Tỉnh giác về sự vô thường
“Mọi theo đuổi thế gian chỉ có một kết thúc chắc chắn phải xảy ra và không thể tránh khỏi, đó là sự đau khổ. Mọi thâu đạt kết thúc trong tan tác; mọi tạo lập kết thúc trong hủy diệt; mọi gặp gỡ kết thúc trong chia ly; mọi sự sinh ra kết thúc trong cái chết.” – Milarepa
Một điều mà tôi mong ước cha mẹ tôi sử dụng thêm thời gian để dạy dỗ tôi là chân lý của sự vô thường. Hiểu rõ lẽ vô thường là một điều vô cùng hữu ích nhưng đáng buồn thay, đó lại là một điều mà hầu hết mọi người không bao giờ thực sự thấu hiểu.
Milarepa thường nói với mọi người rằng đừng quá dính mắc vào các sự việc bởi chúng sẽ không tồn tại lâu dài. Những mối quan hệ, của cải, công việc, nhà cửa, xứ sở v.v.., tất cả sẽ biến mất như một cầu vồng. Sẽ chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Và nhờ thấu hiểu và tôn trọng chân lý này ta sẽ có thể vui hưởng cuộc đời nhiều hơn nữa. Những mối quan hệ của ta với thế giới trở nên hiện thực và lành mạnh hơn. Ta sẽ không mê mải bám chấp vào các sự việc khi ngăn cản chúng đừng chấm dứt. Khi thấu hiểu lẽ vô thường ta có thể nhận thức sâu sắc hơn về các sự việc khi chúng hiện hữu ở đây.
4. Đừng bị lừa gạt bởi những phóng dật thế gian.
“Những công việc của thế gian sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng nghỉ. Đừng trì hoãn thực hành thiền định” – Milarepa
Tôi thích trích dẫn này. Trong thực tế, tôi dùng câu trích dẫn này làm nền màn hình máy tính của tôi. Tôi đọc nó khi cần nhắc nhở mình rằng có những điều khác đáng làm hơn là chỉ ăn, ngủ và làm việc.
Tất cả chúng ta đều có thể đồng cảm với châm ngôn này, cho dù chúng ta không là những hành giả. Những công việc của thế gian sẽ tiếp diễn không bao giờ ngừng dứt. Sẽ luôn luôn có một người nào đó hay điều nào đó ngăn trở những hy vọng hay giấc mơ của quý vị. Có thể đó là công việc, tiền bạc hay một vài chướng ngại khác nhưng ngay khi quý vị vượt qua nó, một chướng ngại mới sẽ xuất hiện.
Milarepa bảo chúng ta đừng lãng phí thời gian mà phải thuận thảo với nó. Sẽ luôn luôn có những phóng dật và vấn đề, nhưng dù thế nào đi nữa thì chúng ta cần phải tiến tới. Điều này vô cùng quan trọng.
Sống và chết không hối tiếc.
“Tôn giáo của tôi không phải là đạo Phật. Tôn giáo của tôi là sống và chết không hối tiếc.” – Milarepa.
Đây luôn luôn là trích dẫn mà tôi yêu thích. Không chỉ riêng của Milarepa mà của mọi người, ở mọi nơi. Tôi đọc nó và cảm thấy hứng khởi trong việc làm một người tốt hơn và làm mọi sự tôi có thể khiến cho đời tôi ích lợi hơn và xứng đáng hơn. Tôi yêu quý trích dẫn đó bởi nó đánh mạnh vào cốt lõi của vấn đề và cho ta thấy việc đứng ở ngưỡng cửa của cái chết và hối tiếc về những điều mà ta từng làm (hay không làm!) trong tuổi thanh xuân thì khủng khiếp biết bao.
Những Bài Ca của Milarepa
Nếu quý vị thích thú trong việc nghiên cứu thêm nữa về đại hành giả này thì tôi hết sức khuyến khích quý vị đọc quyển sách nổi tiếng tên là Một Trăm ngàn Bài Ca của Milarepa. Đây luôn luôn là quyển sách tôi thích đọc nhất. Đó là một tuyển tập tuyệt vời gồm tất cả những bài thơ, bài hát và giáo lý của Milarepa.
Đó là một tác phẩm vô cùng súc tích. Đôi khi ngài hát về những điều như thể diễn ra sống động trong một hang động và quý vị cảm thấy như thể thực sự ở đó, ngay bên cạnh ngài. Những lúc khác ngài hát về lòng bi mẫn bùng cháy trong lòng ngài giống như một ngọn lửa và quý vị cảm nhận về điều gì đó như thể kinh nghiệm về lòng thương yêu đích thực.
Nói chung đó là một quyển sách thật đáng đọc. Quyển sách này từng hiện diện trong mọi gia đình ở Tây Tạng trong hàng trăm năm. Nó được đọc cho trẻ em khi chúng còn thơ ấu và sau đó được các tu sĩ nghiên cứu trong các tu viện.
Quý vị khó tìm được một người Tây Tạng nào không thể đọc thuộc lòng ít nhất một bài thơ của Milarepa.
Kết luận
Bài viết này sẽ không thể lưu hành mãi mãi. Tiểu sử của Milarepa có thể dạy chúng ta rất nhiều về việc chúng ta là ai và chúng ta có thể trở thành cái gì. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nó cho chúng ta thấy rằng tất cả chúng ta đều có năng lực để chuyển hóa cuộc đời và hoàn cảnh của riêng mình. Chúng ta là chủ nhân số phận của chính mình.
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
3 notes
·
View notes
Text
Trăm năm trước tôi cũng chẳng có
Trăm năm sau cũng chẳng có tôi ..!
7 notes
·
View notes
Text
Đối với một sự việc gì đó, có lúc muốn có được nó, nhưng kết quả lại đánh mất nó; đôi khi tưởng chừng như sẽ mất đi, nhưng cuối cùng vẫn nhận được. !!!! :))
4 notes
·
View notes
Text
Mọi thứ trên đời này điều do đủ duyên mà hợp thành, khi không đủ duyên thì tan rã, không phải do tham, tưởng cưỡng cầu mà thành. Mọi sự điều vận hành theo đúng với nguyên lý của nó. Mình chỉ cần sống chân thật, hướng thiện lành, còn lại vũ trụ hẳn đã có sự sắp đặt.
13 notes
·
View notes
Text
Con người không do xuất thân mà cao quý do hành vi mà cao quý.
Con người không có sự phân biệt cao thấp mà do tư tưởng tự tạo ra sự khác biệt đó.
Đừng cho mình thông minh mà làm tổn thương người khác là tự làm hại chính bản thân mình.
Niệm phật để thanh trừ sự dơ bẩn trong tâm ((()))((()))((()))
51 notes
·
View notes
Text
Nghiệp quá khứ, chỉ tạo nên những điều kiện ngày hôm nay.
Chúng ta ứng xử ra sao, mới tạo nên quả hiện tại.
Nghiệp chỉ làm nên hoàn cảnh, ý thức mới là hạt giống.
Vậy nên nếu tâm tư toàn hạt giống hiền lương.
Thì ở đâu cũng là quả tốt.
Nếu tâm tư còn đầy tham, si, sân, hận. Thì dù ở mảnh đất tốt, cũng chỉ toàn gieo trái đắng gặt quả bất thiện mà thôi.
Dù bạn có tài giỏi đến đâu, thứ quyết định vẫn là thiện tâm trong bạn. Chứ không phải là nhân quá khứ từng gieo, hay số phận nào định sẵn.
Tâm chưa được thuần thì cố gắng sửa. Lòng chưa được tĩnh thì học cách buông. Cứ cần mẫn tạo hạt giống tốt lành, ngày sau không sợ không có quả tốt.
32 notes
·
View notes
Text
Trên đời này chẳng có ai tự nhiên vô tình rời xa ai & cũng chẳng có ai vô tình đánh mất thứ họ có trong tay ...
Người tử tế sẽ nhìn ra người tử tế . Kẻ lừa dối cũng sẽ tự nhận ra nhau .
Mây tầng nào hút mây tầng đó chứ không thể có chuyện kẻ lừa đảo , nhân cách yếu kém lừa được một người tử tế đàng hoàng về và nghĩ là họ sẽ bù trừ cho mình hay họ không biết gì ...
Hai kiểu người này không thuộc về nhau nên không sớm thì muộn cũng tự rời xa nhau .
Khi người ta đã cố tình rời xa & giữ khoảng cách với bạn thì bạn nên xem lại bản thân mình
Miếng quýt vừa khít củ tỏi không có nghĩa là nó yêu củ tỏi . Người ta lịch sự với bạn không có nghĩa là người ta yêu bạn . Đôi khi chỉ bởi vì họ là người tử tế nên nhường bạn 1 bước mà thôi !
22 notes
·
View notes
Text
Có người hỏi Đức Dalai Lama:
"Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại?"
Ngài trả lời:
"Con người … bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe.
Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn tương lai.
Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết … Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ".
84 notes
·
View notes
Text
..."Tôi tin rằng chính tôi đã gây ra tình trạng bệnh tật của mình, giống như mọi sự kiện trong đời sống, tư tưởng và phản ứng hàng ngày của tôi trước cuộc sống. Bệnh ung thư chẳng qua chỉ là một vết ung nhọt gây nên bởi lòng tự ái, bởi những tổn thương gây ra vì những bất mãn trong cuộc sống, những đau khổ dằn vặt, lo lắng, hận thù đã gặm nhấm thân thể tôi ngày này qua ngày khác. Giống như một hạt cát rơi vào lòng một con trai khiến nó đau đớn. Để bảo vệ mình, con trai tiết ra những chất nhờn bao bọc hạt cát. Vì không thể loại bỏ hạt cát đó ra khỏi thân thể, con trai cứ tiếp tục tiết ra những chất nhờn bọc quanh hạt cát khiến nó cứ to dần lên và theo năm tháng trở thành viên ngọc trai. Có lẽ vết ung thư của tôi cũng vậy, từ những thương tổn bắt nguồn từ các tham vọng, bất mãn mà tôi không thể giải quyết đã tạo thành khối ung nhọt trong thân thể. Theo thời gian, nó tiếp tục nảy nở, sinh sôi vì cuộc sống ngày càng phức tạp, những điều không được như ý càng gia tăng và vết thương cứ bị rách ra, không sao lành lặn được. Chỉ khi tôi hoàn toàn xả bỏ tất cả những đau buồn quá khứ, để thời gian xoa dịu những nỗi bất mãn và tưởng thật nhiều về chữ “Xả” thì tôi mới có hy vọng thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo này .!"..
Trích : hoa sen trên tuyết
3 notes
·
View notes
Text
Ngọc sáng trong hoa sen - cần phải đọc đi đọc lại.
Đã thấy khá lâu, đọc lướt qua và còn nhanh nhảu gửi tặng một số nơi nhưng nay mới đọc kỹ.
Tự truyện của John Blofeld, một học giả và hành giả Phật giáo người Anh, từng sống nhiều năm tại Trung Quốc đại lục, Hongkong, Ấn Độ, Thái Lan, chủ bút tờ Trung Đạo ( The Middle Way) - cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo thế giới về năm tháng ông du hành ở phương Đông nửa đầu và giữa thế kỷ 20. Ông là một trong những học giả tiên phong giới thiệu văn hóa phương Đông cho phương Tây qua việc dịch: Kinh Dịch, Kinh Thi, Sử ký, Nam Hoa kinh, Đạo Đức kinh sang tiếng Anh và soạn nhiều sách Phật học giá trị. The Wheel of life của ông xuất bản năm 1959 và ngay năm đầu đã bán trên 1 triệu bản, đến nay vẫn được xem là tài liệu tham khảo về phương Đông trong các trường đại học trên thế giới.
Vì lý do gì mà một cậu bé xứ sương mù chợt thấy một pho tượng Phật lại nằng nặc mua về, lập am nhỏ thờ cúng mặc dù tôn giáo của cậu không cho phép thờ ngẫu tượng? Vì sao chàng sinh viên trường đại học Cambridge, con một thương nhân giàu có lại trốn nhà "phượt", "đi bụi" ở Hongkong? Hương Cảng bắt đầu mở khóa cho chàng trai da trắng vốn hay nghi ngờ, luôn lục vấn mọi thứ theo óc lý tính của phương Tây vào thế giới mênh mông và sâu thẳm của văn hóa, tôn giáo, minh triết phương Đông khi John lấy tên là Phúng Minh Đạo, ăn mặc, sống như một người Hoa.
Được sự dìu dắt tận tâm của nhiều bậc thiện hữu tri thức ở Hongkong, Trung Quốc đại lục cũng như có thiện duyên vô cùng lớn được gặp, được những cao tăng, thượng sư người Hoa, Tây Tạng, Đức... như: Dorje Rinpoche (người Hoa gọi là Kim Cương trưởng lão), hòa thượng Hư Vân ( sau này còn được gặp hòa thượng Tuyên Hóa, đệ tử chân truyền của ngài Hư Vân), lạt ma Govinda ( tác giả Con đường mây trắng ( bản dịch của Nguyễn Tường Bách hay Đường mây qua xứ tuyết, bản dịch của Nguyên Phong)... giáo hóa, làm lễ Quán Đỉnh nhưng John vẫn như người đi lên rồi lại đi xuống trước cổng chùa, dù về mặt kiến thức Phật học và tôn giáo, văn hóa phương Đông có thể coi ông lên hàng học giả. Tất cả những thắc mắc về kinh điển Pali đúng hay kinh điển Hán tạng, Tây tạng đúng, những tín ngưỡng, cúng lễ... lạ đời của Tịnh Độ tông, Mật tông so với kinh tạng Nam truyền, tự lực và tha lực, có thật " vạn pháp duy ( do) tâm tạo"... đều được các thượng sư, cao tăng, thiện hữu trí thức như: Tạ Hải, Tạ ngữ thúc...giải đáp tận tâm cặn kẽ song vẫn không làm con người ưa lý sự, chỉ công nhận những gì mắt thấy tai nghe và bản thân mình thực nghiệm trong John - vốn giống như phần lớn người phương Tây - thỏa mãn. Bản thân tôi thấy điều này giống với không ít người Việt Nam hiện nay thích " chém" về tín ngưỡng, tâm linh, Phật giáo và cả những Phật tử có chút chữ nghĩa mắc phải. Chẳng hạn gần đây có một bạn trẻ hình như đọc đủ thứ về tôn giáo, triết học, mới viết được cuốn sách đại loại để hiểu chính mình thì làm thế nào, được đôi người tán tụng mà đã vung gươm tấn công một số danh tăng và một số người khác trong Phật giáo dù họ không làm sai mà chỉ do không đúng theo ý bạn ấy, rồi liệt kê một loạt sách, tác giả triết Hy La đã đọc...
John lúc ấy cũng không khác. Sau khi vào lục địa Trung Quốc thăm những thắng tích cổ xưa của Phật giáo, làm giảng viên tiếng Anh ở trường ĐH Bắc Kinh, rồi lăn lộn trong gió bụi khi biển khổ khi Nhật chiếm đóng Trung Quốc, rồi Quốc - Cộng tương tàn, dù có cơ hội hành trì Phật giáo nhưng ông vẫn lớt phớt như con bướm đậu rồi lại bay, nay Thiền tông mai Tinh Độ tông, kia Nam Tông, nọ Mật tông rồi ngó nghiêng cả tôn giáo, tín ngưỡng khác. Tới khi những người tri kỷ của ông như Trần Phi Sơn, Tạ Hải ra đi trong khổ cực... thì ông mất niềm tin vào tâm linh, buông tuồng bệ rạc, bởi câu hỏi của ông: tại sao những người tốt lại khổ cực, lại sớm ra đi, vậy cuộc sống còn có ý nghĩa gì không có lời giải đáp hoặc giải đáp không làm ông thỏa mãn. Sự tuột dốc chỉ tạm thời chấm dứt khi ông lập gia đình do dòng tộc họ Trần của anh trai nuôi Trần Phi Sơn tại Hongkong đứng ra lo liệu, quyết định. Cuộc sống gia đình êm đềm ở Hongkong, Thái Lan nhưng vẫn có mạch nước ngầm khiến John thao thức. Các linh ảnh liên quan mật thiết tới đường về nhà của đứa con hoang tàng, chặng đường hành giả của John được một số cao tăng, thiện hữu trí thức gợi mở đầy ẩn ý hoặc do chính ông cảm nhận nhưng ông vẫn loay hoay. Chỉ tới khi đi Ấn Độ làm chương trình Phật đản cho BBC, có thiện duyên gặp lạt ma Govinda, được Ngài trực chỉ nhân tâm, nói toang những điều ẩn giấu sâu kín trong tâm như một tiếng sét giữa trời quang - điều mà trước đó một số người chỉ úp mở, gợi ra đầy ẩn ý không rõ vì lý do gì thì John mới chấn động.
" Tại sao anh còn kiếm tìm gì khi đã học hỏi giáo lý của đấng Thế Tôn với các danh sư Kim Cương thừa? Người ta không thể đi tìm như thế mãi được mà phải biết đào sâu vào bên trong để biết mình thực sự muốn gì
...
Tại sao đã đến cửa mà chưa chịu vào, cứ quẩn quanh đi qua đi lại làm chi?
...
Có lẽ anh đã quá chú trọng về kiến thức mà quên rằng Phật pháp vốn không phải là lý thuyết từ chương. Đạo Phật chú trọng đến vấn đề thực tế là giúp chúng sinh thoát khổ. Nếu chỉ muốn học kiến văn thì biển học bao la, biết bao giờ mới học hết? Dù trải qua trăm ngàn ức kiếp học hỏi cũng không ai có thể học hết được, do đó anh cần phải biết lập hạnh. Phải tìm một hạnh nguyện hợp với mình rồi gắng sức chuyên cần thì việc tu hành mới có ích được. Tu hành mà không phát hạnh nguyện thì chỉ như người mù sờ voi.
...
Anh có kiến thức căn bản vững vàng, đã được nhiều danh sư chỉ dẫn nhưng anh tham quá, hết học phương pháp này đến phương pháp khác mà không chuyên nhất. Anh lại có thói quen của bậc học giả là quá chú trọng lý thuyết, đọc kinh văn để thỏa mãn trình độ tri thức, biện luận như nhà khoa học mà thiếu tu dưỡng thân tâm. Vì không có hạnh nguyện hướng dẫn, anh như người đi thuyền giữa biển không định hướng, cứ trôi dạt từ chỗ này đến chỗ khác. Nói cách khác, anh thiếu chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới của những người đi trên đường giải thoát. Chìa khóa này trao anh lâu rồi mà anh lại không biết nên như người có kim cương trong túi mà không biết cứ đi tìm ngọc quý ở đâu đâu.... Anh tưởng rằng anh đã biết nhưng cái biết đó chỉ là mớ kiến thức ngoài da, một thứ hiểu biết nông cạn của những học giả mà thôi.... Các thiện tri thức đã nhắc nhở anh nhiều lần nhưng anh không để ý. Không những anh cố bám vào văn tự, kiến thức mà còn cố chấp vào những duyên may đã gặp. Thuận duyên với anh không phải là điều tốt giúp anh học hỏi được, có lẽ anh cần gặp những nghịch cảnh mới tiến tu được.
....
Anh đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và coa dịp học hỏi nhiều pháp môn khác nhau, nhưng xem ra anh có duyên với Kim Cương thừa hơn cả. Tuy đã được truyền thụ quy tắc căn bản nhưng anh vẫn thiếu một điều quan trọng để mở cửa vào con đường của Mật Tông( đó là bản đồ tu tập, mở được cửa vào nhà mà không có bản đồ cũng gặp khó khăn - TTT). Anh phải tìm người kế thừa sự nghiệp Kim Cương trưởng lão, giúp anh tìm lại chìa khóa anh vô tình đánh mất. Chỉ khi nắm được chìa khóa này anh mới tiến bộ, còn không mãi đứng ngoài. Kiếp người ngắn ngủi, liệu anh còn tiếp tục tìm kiếm đến bao giờ?".
Cuốn tự truyện kể về quá trình cầu đạo, tìm đường về nhà của một lãng tử nhưng cũng trình bày những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo, tóm lược cuộc đời, bài pháp của các chân sư giải đáp mọi thắc mắc của những kẻ ưa lý sự, "ngang đầu bướng cổ" được thể hiện vơid hành văn cuốn hút qua bản dịch tuyệt vời của học giả Nguyên Phong, càng phải đọc đi đọc lại
Khuyến cáo: Nhân tiện đọc Ngọc sáng trong hoa sen thì nên đọc cả Muôn dặm không mây, vô cùng thú vị - đặc biệt dành cho ai yêu thích Tây Du Ký và Bàn về Tây Du Ký.
38 notes
·
View notes
Text
Cách tốt nhất để người ta phụ thuộc vào mình là ngấm ngầm tạo hỗn loạn gây khó khăn cho họ rồi vì nghĩa quên thân chìa bàn tay ra để cứu vớt họ . như bá kiến từng nói "phải ngấm ngầm đẩy nó xuống rồi vớt nó lên để nó trả ơn mình
26 notes
·
View notes
Text
Trong nghịch cảnh ,mới bộc lộ rõ sự tu dưỡng của con người !
5 notes
·
View notes
Text
Luyến ái sinh ưu sầu,
Luyến ái sinh sợ hãi,
Ai thoát khỏi luyến ái,
Ắt hết mọi âu lo.
Kinh pháp cú 214
13 notes
·
View notes
Text
21 notes
·
View notes