Tumgik
#kinhtethegioi
tintuchotonline · 11 years
Text
5 thông tin kinh tế nổi bật tuần qua
Theo công bố của Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng và số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), trong quý 4/2013, số tiền trích quỹ BOG là 1.094,158 tỉ đồng.
Tin mới
Campuchia: Đối tác kinh tế tiềm năng
Việt Nam - điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài
Cải thiện PCI để DN hưởng lợi
Theo công bố của Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng và số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), trong quý 4/2013, số tiền trích quỹ BOG là 1.094,158 tỉ đồng.
Mức thưởng Tết Giáp Ngọ cao nhất tại TP. Hải Phòng là 144,6 triệu đồng
Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP Hải Phòng, tính đến ngày 9/1, mức thưởng Tết Giáp Ngọ 2014 của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng ở mức bình quân 3,85 triệu đồng, tương đương một tháng lương bình quân và tăng 40,3% so với Tết Quý Tỵ 2013.
 Trước đó, mức thưởng Tết dương lịch 2014 bình quân của các doanh nghiệp trên địa bàn là 783 nghìn đồng.
Trong điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2013 khá khó khăn, việc thưởng Tết phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì con số thưởng Tết trên cũng là những tín hiệu đáng mừng.
Theo đó, mức thưởng Tết Giáp Ngọ cao nhất là Công ty cổ phần Container Việt Nam với mức thưởng 144.697.000 đồng. Đây cũng là đơn vị có mức thưởng Tết dương lịch 2014 cao nhất là 16,5 triệu đồng. Mức thưởng Tết Giáp Ngọ thấp nhất là Công ty TNHH Giầy Stateway Việt Nam với mức thưởng 60 nghìn đồng. Trước đó, Công ty TNHH Nhựa
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn dư gần 170 tỉ đồng
Theo công bố của Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng và số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG), trong quý 4/2013, số tiền trích quỹ BOG là 1.094,158 tỉ đồng và số tiền sử dụng trong quý này là 983,54 tỉ đồng.
Như vậy cộng với số dư trước đó thì tính đến hết ngày 31.12.2013, số dư quỹ BOG còn 169,219 tỉ đồng. Số dư này giảm đi hơn 587 tỉ đồng so với số dư 756,383 tỉ đồng vào đầu năm 2013.
Cũng theo Bộ Tài chính, hiện có 7 DN đầu mối đang bị âm quỹ. Có 10 DN đang có quỹ dương như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam còn dư 304,71 tỉ đồng; Tổng công ty xăng dầu Quân đội dư 137,7 tỉ đồng; Công ty xuất nhập khẩu Thanh Lễ dư 56,14 tỉ đồng; Công ty TNHH MTV dầu khí TP.HCM (Saigonpetro) dư 52 tỉ đồng...
Nợ bảo hiểm hơn 10.000 tỉ đồng
Theo nguồn tin từ BHXH Việt Nam cho biết, trong năm 2013, dù BHXH các tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai, thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường công tác thu, giảm nợ đọng nhưng hiện tượng các doanh nghiệp (DN) chậm nộp, trốn đóng BHXH, BHYT vẫn diễn ra phổ biến và còn có chiều hướng gia tăng.
Hiện tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 10.659 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, nợ BHXH lên tới 7.193,9 tỷ đồng; nợ BHYT là 2.912,8 tỷ đồng và nợ BHTN là 552,2 tỷ đồng.
Năm 2014, BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, đốc thu và thu hồi nợ BHXH, BHYT; phối hợp với các Bộ, ngành, ban hành cơ chế phối hợp thanh, kiểm tra và khởi kiện với các DN có số tiền nợ lớn, kéo dài; ban hành cơ chế hỗ trợ ngoài ngành cho việc thanh, kiểm tra và thi hành án do hiện nay DN cố tình không thực hiện theo quyết định của tòa án ngày càng tăng.
Doanh nghiệp đề xuất điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 15%
Diễn đàn "Các giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp 2014" diễn ra sáng ngày 07/01/2013 nhấn mạnh vào một giải pháp: DN hãy tự cứu mình trước khi trông chờ vào một động thái hỗ trợ nào từ bên ngoài. Nhận định năm 2014 khó khăn thách thức của DN vẫn nhiều hơn các yếu tố thuận lợi, ông Nguyễn Trường Sơn - Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã đại diện cho tiếng nói của các DN khuyến nghị những giải pháp.
Ông Sơn cho rằng, trong điều kiện như hiện nay, không thể dàn trải sự hỗ trợ của Chính phủ mà chỉ có thể tập trung trọng tâm trọng điểm vào những ngành nghề, mặt hàng có lợi thế cạnh tranh quốc gia mới làm cho DN tự tin, có cơ sở khi đầu tư sản xuất kinh doanh.
Ông nhận xét: dòng vốn trong xã hội đã chảy về thị trường chứng khoán, bất động sản một cách thái quá nhưng chúng ta lại không có công cụ hữu hiệu nào có thể điều tiết chỉ số giá chứng khoán và bất động sản tránh khỏi vòng xoáy bong bóng giá những năm tới đây.
Nhận xét về luật thuế thu nhập mới sửa đổi đã có hiệu lực ngày 1/1/2014, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đánh giá "những điều chỉnh lần này có tính sâu sát hơn với hoạt động SXKD". Tuy nhiên để có sự cạnh tranh để dòng vốn, dòng đầu tư chảy về Việt Nam thì mức này chưa đủ sức hấp dẫn mạnh mẽ. Cộng đồng DN mong muốn tiếp tục có sự điều chỉnh giảm thuế TNDN xuống 15%.
Kinh tế thế giới sẽ tăng trong năm 2014 và 2015
Mới đây, Liên Hợp Quốc đã công bố báo cáo "Tình hình và viễn cảnh kinh tế thế giới" năm 2014, trong đó khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trong vòng 2 năm tới.
Theo báo cáo, Văn phòng các vấn đề kinh tế và xã hội (DESA) của Liên Hợp Quốc dự báo tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức 3% vào năm 2014 và 3,3% vào năm 2015, trong khi chỉ dừng lại ở mức 2,1% trong năm 2013.
Phó Tổng Thư ký phụ trách phát triển kinh tế của DESA, bà Shamshad Akhtar cho biết, nhịp độ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăng trong năm 2014 và 2015, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng sẽ chưa cao.
Mặc dù vậy, với việc thoát khỏi thâm hụt trong khu vực eurozone và phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản, cũng như nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng tại các quốc gia đang phát triển, quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới có thể sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Công Vân
 Theo Trí Thức Trẻ
Từ khoá: kinh tế kinh doanh doanh nghiệp công ty kinh tế thế giới kiểm tra lợi thế cạnh tranh bhxh thị trường chứng khoán tăng trưởng bão nhu cầu tiêu dùng tổng thư ký tài chính bộ tài chính nền kinh tế việt nam hải phòng thuế thu nhập doanh nghiệp gia công ty cổ phần bất động sản thế giới
0 notes
tinmoionline · 12 years
Link
mở rộng thị trường kinh tế thế giới hợp tác kinh tế phát triển nền kinh tế quốc tế hội nhập quốc tế
(HQ Online)- UBND tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo "Hội nhập quốc tế vì phát triển bền vững, vai trò của địa phương", với sự tham gia của 150 đại biểu.
Lạng Sơn là tỉnh có hoạt động ngoại thương sôi động. (Ảnh Chợ Đông Kinh- Lạng Sơn, nguồn internet).
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe phổ biến những nét lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế và những vấn đề hội nhập quốc tế vì phát triển bền vững, đặc biệt là vai trò của các địa phương, doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế sâu rộng.
Ông Cao Trần Quốc Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao cho biết, để đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong bối cảnh mới, các địa phương cần triển khai một số giải pháp cụ thể như: Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế địa phương, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát huy tiềm năng - thế mạnh của địa phương trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trong quá trình tái định hình, có sự chuyển đổi mô thức lớn về phát triển, lựa chọn công nghệ nguồn - công nghệ xanh phù hợp với tình hình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; các địa phương cần điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng dịch vụ, từng doanh nghiệp để có biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các địa phương cần chú trọng khai thác thị trường trong nước, tăng tính liên kết phát triển vùng thông qua đẩy mạnh hợp tác kinh tế vùng, tiểu vùng, song phương...
Đối với tỉnh Lạng Sơn, trong giai đoạn từ 2001-2013, kinh tế Lạng Sơn có những bước phát triển khá và đạt những thành quả nhất định. Năm 2012, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Lạng Sơn đạt 7,32%, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ 100 triệu USD. Hơn 10 năm qua, thu hút vốn đầu tư của Lạng Sơn đạt kết quả tích cực so với thời kỳ trước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động được khoảng 19.500 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, vốn ngân sách Nhà nước chiếm 46% năm 2005 giảm xuống còn 29% năm 2010 và chỉ đầu tư kết cấu hạ tầng tỉnh và Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Như vậy sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế Lạng Sơn đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, thông qua việc mở rộng thị trường nền kinh tế Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng, đã có bước chuyển biến tích cực.
Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Tỉnh Lạng Sơn đã và đang tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác phát triển nhằm từng bước hội nhập, chú trọng khai thác tiềm năng về vị trí, tài nguyên và các thế mạnh của địa phương và trở thành một điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng, có các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh ngày càng sôi động và phát triển. Lạng Sơn cũng tiếp tục phát huy cơ chế hợp tác trong Ủy ban Công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang với Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây - Trung Quốc), góp phần đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây (Trung Quốc) tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực./.
Hoàng Nam
hội nhập quốc tế hợp tác kinh tế nền kinh tế quốc tế phát triển kinh tế thế giới mở rộng thị trường
0 notes
tintuc6293 · 12 years
Text
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao ACMECS 5
triển khai kinh tế gia hợp tác quốc tế môi trường kinh doanh đối tác chiến lược thuận lợi nguyễn tấn dũng hiệu quả phát triển chính phủ bão chất lượng kinh doanh xây dựng thủ tướng chính sách việt nam doanh nghiệp chất lượng cao du lịch nền kinh tế thủ tục hành chính vai trò kinh tế thế giới quá trình xây dựng giao thông mông nâng cao chất lượng môi trường ổn định cộng đồng
TTXVN - Ngày 13-3, tại Thủ đô Viêng Chăn của Lào diễn ra Hội nghị cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ay-ây-a-oa-đi - Chao Phray-a - Mê Công lần thứ 5 (ACMECS 5) do Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông chủ trì. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Trong những năm qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước thành viên ACMECS không ngừng phát triển ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, thách thức. Tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với bốn nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Thái-lan tăng liên tục trong những năm qua, từ khoảng 7,1 tỷ USD năm 2009 lên 8,4 tỷ năm 2010, đạt 10,9 tỷ năm 2011 và 12,8 tỷ năm 2012. Kết quả này đạt được một phần nhờ các nỗ lực cải thiện cơ chế chính sách cũng như thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho trao đổi thương mại và đầu tư qua biên giới. Bên cạnh đó, liên kết giao thông giữa năm nước ACMECS cũng được cải thiện rõ rệt thông qua việc thực hiện các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang phía nam (SEC), cũng như việc ký kết và triển khai các thỏa thuận song phương và đa phương về tạo thuận lợi giao thông. Đồng thời Chính phủ các nước cũng đã rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cứng, xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng kết nối các địa phương trong khu vực, đặc biệt là những địa phương nghèo vùng biên giới, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, xã hội và xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân.
Hội nghị đã nhìn lại chặng đường 10 năm của hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnôm Pênh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường. Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Ba-gan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.
Các nhà lãnh đạo cũng đã thông qua Tuyên bố Viêng Chăn và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến ba mục tiêu chính là tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ay-ây-a-oa-đi, Chao Phray-a và Mê Công.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính mà ACMECS có lợi thế như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác... Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thông qua các chương trình học bổng, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giữa các trung tâm đào tạo nghề trong nước với quốc tế, gắn kết chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp hoạt động tại địa phương. Đồng thời khuyến khích sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào các dự án hợp tác ACMECS và tranh thủ nguồn lực bên ngoài.
Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ 6 sẽ được tổ chức trong năm 2014 tại Mi-an-ma.
* Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo đã có buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS nhằm chia sẻ thông tin về những quan tâm chung và thảo luận hướng tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo ACMECS đều cho rằng, nỗ lực của Chính phủ năm nước trong tăng cường hợp tác khu vực sẽ khó có thể đạt được kết quả thực tiễn nếu như không có sự ủng hộ và tham gia tích cực của khối doanh nghiệp. Do đó, các chính sách về tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch, phát triển công nghiệp, năng lượng, xây dựng nguồn nhân lực đều hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp có thể làm ăn sinh lời và phát triển, để từ đó đóng góp vào nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội.
Trao đổi với đại diện khu vực doanh nghiệp ACMECS, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế.
* Trong khuôn khổ chuyến tham dự các hội nghị cấp cao về hợp tác tại Lào, tối 12-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Thái-lan Dinh-lắc Xin-na-vắt nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, an ninh quốc phòng đến kinh tế thương mại đầu tư, văn hóa xã hội, đặc biệt kể từ sau cuộc họp Chính phủ chung Việt Nam - Thái-lan lần thứ 2 (ngày 27-10-2012). Hai Thủ tướng nhất trí chỉ đạo Bộ Ngoại giao hai nước phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành liên quan tích cực trao đổi, xây dựng nội hàm và lộ trình thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái-lan và thúc đẩy họp cơ chế Ủy ban Hỗn hợp song phương hai nước trong năm nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ hài lòng trước nỗ lực của hai nước trong việc tăng cường hợp tác kinh tế và khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Thái-lan đầu tư tại Việt Nam và mong muốn Chính phủ Thái-lan tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp Thái-lan đầu tư vào Việt Nam, nhất là khu vực miền trung Việt Nam, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Dinh-lắc Xin-na-vắt nhất trí bảo đảm môi trường và an ninh nguồn nước sông Mê Công, cũng như tiếp tục phối hợp và ủng hộ lập trường chung của Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN) như đã nêu trong Tuyên bố sáu nguyên tắc về vấn đề Biển Đông, trong đó có việc bảo đảm hòa bình ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).
* Ngày 13-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Phó Tổng thống Mi-an-ma Xai Mốc Kham, trao đổi những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng những thành tựu quan trọng thời gian gần đây Chính phủ và nhân dân Mi-an-ma đã giành được về mở rộng quan hệ đối ngoại, khẳng định vai trò và vị thế của Mi-an-ma ở khu vực và trên thế giới; khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác chặt chẽ với Mi-an-ma. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định Việt Nam sẽ hết sức ủng hộ để Mi-an-ma đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2014, đồng thời mong muốn Mi-an-ma sớm trở thành thành viên của Ủy hội quốc tế sông Mê Công.
Phó Tổng thống Sai Mốc Kham đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế, các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của Việt Nam cho hòa bình, ổn định ở khu vực và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua, nhất là về chính trị - đối ngoại, kinh tế - thương mại - đầu tư, an ninh - quốc phòng, nông nghiệp... Để tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, mở rộng hợp tác giữa các địa phương và giao lưu nhân dân; tích cực triển khai các thỏa thuận đã đạt được, trong đó tập trung vào 12 lĩnh vực ưu tiên và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác sẵn có nhằm mục tiêu tăng kim ngạch thương mại và dòng đầu tư hai chiều, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt ít nhất 500 triệu USD vào năm 2015. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ASEAN và LHQ cũng như các cơ chế hợp tác tiểu vùng như ACMECS, CLMV, GMS và EWEC. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ cùng với các nước thành viên khác trong ASEAN thúc đẩy lập trường chung và vai trò trung tâm của ASEAN đối với những vấn đề chung của cả khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
việt nam doanh nghiệp bão chính phủ nguyễn tấn dũng du lịch quá trình xây dựng giao thông triển khai hợp tác thuận lợi xây dựng nền kinh tế môi trường chất lượng môi trường kinh doanh chất lượng cao ổn định gia chính sách đối tác chiến lược phát triển kinh tế thế giới kinh doanh nâng cao chất lượng vai trò quốc tế hiệu quả thủ tục hành chính mông kinh tế thủ tướng cộng đồng
0 notes
tintuc5692 · 12 years
Text
Chính trị - kinh tế - xã hội thế giới sẽ ra sao?
tài chính kinh tế khủng hoảng tài chính phát triển chuyên môn thị trường chứng khoán thị trường thành công gia toàn cầu quốc tế khủng hoảng liên minh nguy cơ trung quốc nhật bản nền kinh tế kế hoạch tăng trưởng thương mại điện tử chính phủ chính trị quan tâm iran giải quyết bão thủ tướng công ty quan trọng công ty bảo hiểm quốc phòng quân sự thế giới chiến lược thay đổi hợp tác liên hiệp ngân hàng tổng giám đốc kinh tế thế giới
(Petrotimes) - 2012 được coi là năm của bầu cử bởi có tới 4/5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc) có lãnh đạo mới và họ sẽ là tác nhân quan trọng trong năm 2013.
2013 sẽ là năm nóng nhất trong vòng 160 năm lại đây, nếu điều này tiếp tục diễn ra trong thế kỷ XXI, khí hậu thế giới sẽ thay đổi một cách cực đoan và điều này sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường như dự trữ lương thực thế giới sụt giảm, hệ sinh thái bị phá hủy, nước biển dâng...
Nhận định kể trên càng khiến dư luận quan tâm hơn tới những diễn biến liên quan tới chính trị - kinh tế - xã hội trong năm 2013, bởi vấn đề này ảnh hưởng lớn tới chiến lược của từng quốc gia, cũng như trong khu vực. 2012 được coi là năm của bầu cử bởi có tới 4/5 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc) có lãnh đạo mới và họ sẽ là tác nhân quan trọng trong năm 2013.
Vị thế của châu Âu bị suy giảm
Mặc dù Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose-Manuel Barroso, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz đã đại diện cho EU nhận giải thưởng Nobel Hòa bình 2012, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc EU đang là điểm sáng của khu vực. Bởi tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius (21/12/2012) đang khiến dư luận quan tâm nhiều hơn tới cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) - xấu hơn dự báo vì Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) cho rằng, khủng hoảng khu vực Eurozone tiếp tục tác động tiêu cực đến nhiều nước.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
Ngoại trưởng Laurent Fabius cảnh báo: châu Âu đã không chuẩn bị tốt để đối phó với một trật tự thế giới đang thay đổi và khu vực này không còn là trung tâm của thế giới, cho dù vẫn là khu vực kinh tế hàng đầu thế giới, nhưng bị thách thức bởi sự phát triển của châu Á, Nam Mỹ.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cảnh báo dự kiến của Thủ tướng Anh David Cameron khi London muốn giành các quyền hạn từ Liên minh châu Âu (EU) bởi việc này có thể khiến liên minh gồm 27 nước thành viên sụp đổ. Bởi ông David Cameron không loại trừ khả năng rút Anh khỏi EU và London dự định tiến hành đồng thời hai cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề này.
Theo các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, ngày càng nhiều người Anh muốn rút hoàn toàn khỏi EU. Tuy nhiên, Phó thủ tướng Anh Nick Clegg lại bác bỏ kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Anh trong thời gian tới. Được biết, nhiều nước châu Âu đã thông qua ngân sách thắt lưng buộc bụng trong năm 2013. Thụy Điển trở thành nước thứ ba ở Bắc Âu buộc phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế - GDP trong năm 2013 xuống còn 1,1% từ mức 2,7% vì ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone.
Giới chuyên môn rất quan tâm tới Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm 2012 của EU. Bởi các nhà lãnh đạo EU đã đạt được nhất trí về lộ trình hoàn thiện Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) cũng như việc trao toàn quyền giám sát cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bước quan trọng để hướng tới thiết lập Liên minh Ngân hàng chung. Theo đó, trong năm 2013, Ủy ban châu Âu (EC) cần đưa ra đề xuất về cơ chế giải quyết chung cho tất cả các nước thành viên tham gia hệ thống giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, người đứng đầu ECB Mario Draghi vẫn cảnh báo: Nền kinh tế EU chỉ có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2013, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước trong khối phải tiếp tục thắt chặt ngân sách.
Tổng thống Nga Putin
Giới chuyên môn cho rằng, tuy được kỳ vọng khá nhiều, nhưng vai trò và tác động của G20 đối với thị trường kinh tế thế giới nói chung và giải cứu cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nói riêng không nổi bật. Họ cũng cho rằng, bộ ba Mỹ, châu Âu và Nhật Bản (một thời được xem là những động lực kinh tế của thế giới đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước) đã được thay bằng Mỹ, Eurozone và Trung Quốc.
Những nhận định và quan ngại đáng lưu tâm
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde vừa nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lên 1,6% trong năm 2013, cao hơn so với mức ước tính tăng 1,5% được đưa ra trước đó. Con số này của các nước đang phát triển là 5,6%, trong khi nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 3,6%. Cả IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng, khủng hoảng tại khu vực Eurozone vẫn đang đè nặng lên nền kinh tế châu Âu cũng như thế giới. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc (18/12/2012), đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã suy yếu đáng kể trong năm 2012, dự báo vẫn tăng trưởng chậm trong hai năm tới (2,4% năm 2013 và 3,2% năm 2014).
Tân Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình
Liên Hiệp Quốc cảnh báo, nếu khu vực Eurozone, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc không có chính sách kinh tế thích hợp, nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào đợt suy thoái mới. Trong đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với dân số đông, kinh tế phát triển với tốc độ cao, cùng kim ngạch thương mại của các công ty Mỹ tại đây đạt hơn 300 tỉ USD/năm đang là tâm điểm chú ý của dư luận và giới chuyên môn.
Giới chuyên môn quan tâm tới nhận định của bà DeAnne Julius, chuyên gia cố vấn từ Chatham House: thế giới vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có khả năng một hoặc nhiều quốc gia thành viên có thể rời bỏ khu vực Eurozone, cũng như xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới. Bởi kinh tế thế giới vẫn còn quá mong manh và chỉ hồi phục chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, chính sách kinh tế trên thế giới đang bị đình đốn, cùng sự yếu kém chính trị. Do đó, hợp tác quốc tế là chìa khóa để giảm thiểu nguy cơ này.
Anh và Mỹ vừa công bố kế hoạch khẩn cấp nhằm chủ động đối phó với nguy cơ sụp đổ mang tính hệ thống của các ngân hàng lớn trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, kế hoạch này sẽ được áp dụng đối với 12 đại gia ngân hàng của Anh và Mỹ, sau đó là 16 ngân hàng quan trọng nằm trong hệ thống toàn cầu (G-Sifis) có trụ sở ở các quốc gia khác. Cũng trong nỗ lực nhằm giảm thiểu nguy cơ một ngân hàng nước ngoài phá sản có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống tài chính của Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã siết chặt hoạt động của các ngân hàng nước ngoài - buộc các thể chế này phải tuân thủ những quy định mà lâu này chính quyền áp dụng đối với hệ thống ngân hàng trong nước.
Những động thái kể trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa mua lại công ty cho thuê máy bay International Lease Finance-ILFC thuộc Công ty Bảo hiểm Quốc tế Mỹ AIG với giá hơn 4 tỉ USD. Đây là thương vụ mua lại tập đoàn lớn nhất của Trung Quốc tại Mỹ. Trước đó, Trung Quốc cũng thành công trong việc mua Công ty Dầu khí Nexen của Canada với giá 15,1 tỉ USD. Giới chuyên môn cũng cảnh báo về nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tiền tệ trong năm 2013 sau khi các nước phát triển G-10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ) phát tín hiệu sẽ can thiệp thị trường nhằm ghìm giá nội tệ trước làn sóng nới lỏng định lượng toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Những cảnh báo của ông Jim Yong-kim, người Mỹ gốc châu Á đầu tiên trở thành Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho thấy, những cơ chế luật khác nhau tại mỗi nước trong khu vực Eurozone đã khiến ngân hàng rơi vào vòng luẩn quẩn, gây tổn thương tài chính cho chính phủ các nước trong khu vực và các ngân hàng châu Âu sẽ buộc phải bán 3,8 nghìn tỉ USD tài sản từ nay đến 2013 và hạn chế cho vay nếu chính phủ các nước trong khu vực không đạt được mục tiêu ngăn khủng hoảng nợ.
Mối quan hệ chiến lược Mỹ - Trung
Chưa bao giờ Mỹ để mắt chặt chẽ đến sự phát triển về quân sự và kinh tế của Trung Quốc như hiện nay và Bắc Kinh cũng tỏ ra cảnh giác cao độ đối với chiến lược quay lại khu vực châu Á của Washington. Được biết, Trung - Mỹ tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại. Năm 2011, kim ngạch thương mại song phương đạt gần 447 tỉ USD, trong đó Trung Quốc đầu tư tại Mỹ gần 10 tỉ USD, còn Mỹ đầu tư tại Trung Quốc gần 70 tỉ USD. Tuy nhiên, những tranh chấp thương mại giữa 2 nước đang khiến dư luận quan ngại bởi WTO đã thành lập ban hội thẩm để xem xét khiếu nại của Bắc Kinh đối với Washington liên quan tới nhiều tranh cãi thương mại như thẩm tra tính hợp pháp của hơn 30 cuộc điều tra chống trợ giá mà Mỹ đã tiến hành từ năm 2006 đối với các sản phẩm của Trung Quốc.
Nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Park Geun-hye
Theo báo cáo (5 năm 1 lần) của Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ (NSC), Trung Quốc sẽ là cường quốc kinh tế số một thế giới trong hai thập niên nữa. Giới kinh tế cho rằng, sau khi trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của quốc gia với hơn 1,34 tỉ người tại khu vực và trên trường quốc tế. Theo dự báo, số thuê bao Internet và điện thoại tăng, thu nhập cao, cùng làn sóng hàng ngoại ào ạt đổ bộ khiến thương mại điện tử Trung Quốc tăng trưởng mạnh và có thể vượt Mỹ vào năm 2016.
Theo Công ty Nghiên cứu Euromonitor International Tmall, website mua sắm B2C (doanh nghiệp bán hàng cho người dân) sẽ vượt Amazon của Mỹ để trở thành nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trong năm 2016 với doanh thu dự đoán là 100 tỉ USD, trong khi Amazon là 94 tỉ USD. Chính phủ Trung Quốc đã thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12, trong đó đề ra các biện pháp và nhiệm vụ để thúc đẩy phát triển kinh tế trong giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế luân chuyển và tăng trưởng xanh. Dự báo trong năm 2013, GDP của Trung Quốc sẽ đạt mức 8,5%, trong khi Mỹ vướng vào "vách đá tài chính".
Những ảnh hưởng từ kế hoạch quân sự tới kinh tế
Tổng thống Nga Putin đã gặt hái nhiều thành công trong chuyến công du Ấn Độ (24/12/2012) bởi hai bên ký 10 thỏa thuận hợp tác, trong đó có các thỏa thuận quốc phòng trị giá gần 2,9 tỉ USD. Nga hiện là một trong những bạn hàng quan trọng, là nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất cho Ấn Độ. Hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỉ USD vào năm 2015. Nga cho biết, đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, có sức vươn khắp toàn cầu và sẽ thay thế cho tên lửa tầm xa Topol-M và Yars hiện nay.
Bà Trieweiler và Tổng thống Pháp Hollande
Trước đó, Nga cũng mới thử thành công một tính năng của hệ thống phòng không hiện đại S-400 Triumf do Tổ hợp Almaz-Antey phát triển: có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo với tốc độ bay 5.000m/giây, có thể tấn công các loại máy bay, tên lửa đạn đạo với khoảng cách lên tới 400km cùng hệ thống tự dẫn hướng. Trong thông điệp liên bang (12/12/2012), Tổng thống Nga Putin cho rằng, thế giới đang bước vào kỷ nguyên của những đổi thay mang tính toàn cục, trong đó có cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia về nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, con người...
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cam kết, quân đội Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở Trung Đông cho dù Washington đang thực thi việc chuyển chiến lược tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng của "Sáng kiến phòng thủ 5+5" gồm 5 nước châu Âu và 5 nước Bắc Phi vừa ký tuyên bố chung nhằm thúc đẩy hợp tác và việc này khiến cho những quốc gia hữu quan phải thay đổi "cách hành xử".
Điều đáng nói là tuy đạt được số phiếu thuận áp đảo (133 phiếu thuận, 17 phiếu trắng và không phiếu chống), Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vừa nhất trí (25/12/2012) khởi động lại các vòng đàm phán cuối cùng về một hiệp ước quốc tế để quản lý việc buôn bán vũ khí toàn cầu (từ ngày 18 đến 28/3/2013 tại New York), nhưng cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran vẫn là điểm nóng trong năm 2013, thậm chí có khả năng bùng phát dữ dội trong khu vực.
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi
Nhiều người cho rằng, bối cảnh tình hình thế giới nói chung và các đối tác liên quan nói riêng hiện không thuận lợi cho việc giải quyết hoặc ít nhất tạo chuyển biến cơ bản trong quá trình giải quyết những cuộc xung đột khu vực ở châu Phi, Trung Đông, vấn đề hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên... Và quan hệ giữa các nước lớn về cơ bản không thay đổi nhiều, do đó gần như không có khả năng "đồng sàng đồng mộng" trong những vấn đề thời sự thế giới.
Dư luận cũng cho rằng, trong năm 2013 thế giới sẽ có nhiều biến đổi như thị trường chứng khoán suy giảm, kim loại quý tăng hơn 50%, Liên minh châu Âu thành lập Kho bạc Trung ương, tấn công mạng nhằm vào nước Mỹ với quy mô lớn, Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ, phương Tây tấn công Iran, giá dầu và lương thực đạt mức kỷ lục, thời tiết khắc nghiệt khiến trái đất thay đổi. Tuy nhiên vẫn có người cho rằng, không có vấn đề ngoại giao nào trong năm 2013 có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị và an ninh của thế giới bằng việc liệu Mỹ và châu Âu có giải quyết được tình trạng khủng hoảng kinh tế hay không.
Huỳnh Thất Công - Tuấn Quỳnh
toàn cầu giải quyết thủ tướng ngân hàng bão thương mại điện tử khủng hoảng quan trọng công ty bảo hiểm chiến lược kinh tế thế giới hợp tác iran quân sự quốc tế tài chính thế giới nguy cơ thay đổi liên minh liên hiệp thành công chuyên môn gia nền kinh tế công ty trung quốc khủng hoảng tài chính chính trị nhật bản kế hoạch phát triển quốc phòng quan tâm tăng trưởng thị trường chứng khoán thị trường tổng giám đốc kinh tế chính phủ
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Hợp tác ACMECS gắn với tiến trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN
kinh tế thủ tục hành chính quá trình xây dựng du lịch nâng cao chất lượng chất lượng cao thuận lợi kinh tế thế giới môi trường kinh doanh nguyễn tấn dũng chất lượng doanh nghiệp tổng thư ký xây dựng môi trường giao thông gia việt nam thái lan thủ tướng phát triển hợp tác kinh doanh
(Chinhphu.vn) - Ngày 13/3, tại thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác Kinh tế Ayeyawadi - Chao Phraya - Mekong lần thứ 5 (ACMECS 5).
Lãnh đạo các nước thành viên ACMECS (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại phiên khai mạc Hội nghị ACMECS 5, ngày 13/3 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong chủ trì Hội nghị.
Cùng tham dự có Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh.
10 năm hợp tác ACMECS
Trong những năm qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước thành viên ACMECS không ngừng phát triển ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, thách thức.
Tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan tăng liên tục trong những năm qua, từ khoảng 7,1 tỷ USD năm 2009 lên 8,4 tỷ USD năm 2010, 10,9 tỷ USD năm 2011 và 12,8 tỷ USD năm 2012. Kết quả này đạt được một phần nhờ các nỗ lực cải thiện cơ chế chính sách cũng như thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho trao đổi thương mại và đầu tư qua biên giới.
Bên cạnh đó, liên kết giao thông giữa năm nước ACMECS cũng được cải thiện rõ rệt thông qua việc thực hiện các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang phía Nam (SEC) cũng như việc ký kết và triển khai các thỏa thuận song phương và đa phương về tạo thuận lợi giao thông.
Chính phủ các nước cũng rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cứng, xây dựng nhiều tuyến đường quan trọng kết nối các địa phương trong khu vực, đặc biệt là những địa phương nghèo vùng biên giới, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, xã hội và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân.
Hội nghị đã nhìn lại chặng đường 10 năm hợp tác ACMECS và rà soát tình hình triển khai việc thực hiện Tuyên bố Phnom Penh và Chương trình hành động 2010 - 2012 trong các lĩnh vực hợp tác ưu tiên như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế, an sinh xã hội và môi trường.
Định hướng cho các hoạt động hợp tác tương lai, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra tại Tuyên bố Bagan vì mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa các nước thành viên, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực.
Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Vientiane và Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015, theo đó gắn kết hơn nữa hợp tác ACMECS với quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN, nâng cao tính cạnh tranh, vai trò và vị trí của các nước ACMECS trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị ACMECS 5 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hợp tác ACMECS hướng tới 3 mục tiêu chính
Trong phát biểu thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hợp tác ACMECS trong giai đoạn tới cần hướng đến 3 mục tiêu chính là: tăng tính cạnh tranh của các quốc gia thành viên trên cơ sở gắn kết thị trường, hình thành chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hỗ trợ tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015; bảo đảm phát triển bền vững của khu vực, quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng với các mục tiêu nêu trên, các chương trình hợp tác không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào một số nội dung chính như: thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch thông qua các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh hơn nữa kết nối khu vực với trọng tâm là phát triển các tuyến hành lang kinh tế như Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC) và Hành lang kinh tế phía Nam (SEC) và các tuyến giao thông xuyên quốc gia khác...
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có ba dòng sông Ayeyawadi, Chao Phraya và Mekong; khuyến khích hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các viện nghiên cứu; tăng cường phối hợp thực hiện đánh giá chung về tác động môi trường xuyên biên giới và giải quyết những thách thức chung về môi trường; cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thông qua các chương trình học bổng, trao đổi kinh nghiệm, liên kết giữa các trung tâm đào tạo nghề trong nước với quốc tế, gắn kết chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp hoạt động tại địa phương. Đồng thời khuyến khích tham gia của khu vực doanh nghiệp vào các dự án hợp tác ACMECS và tranh thủ nguồn lực bên ngoài.
Hội nghị Cấp cao ACMECS lần thứ 6 sẽ được tổ chức trong năm 2014 tại Myanmar.
Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo đã có buổi đối thoại với khu vực doanh nghiệp ACMECS nhằm chia sẻ thông tin về những quan tâm chung và thảo luận hướng tăng cường hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các nhà lãnh đạo ACMECS đều cho rằng, nỗ lực của Chính phủ năm nước trong tăng cường hợp tác khu vực sẽ khó có thể đạt được kết quả thực tiễn nếu như không có sự ủng hộ và tham gia tích cực của khối doanh nghiệp. Do đó, các chính sách về tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, du lịch, phát triển công nghiệp, năng lượng, xây dựng nguồn nhân lực đều hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp có thể làm ăn sinh lời và phát triển, từ đó đóng góp vào nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của khu vực doanh nghiệp ACMECS trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia cũng như tiến trình hợp tác và hội nhập khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội đồng kinh doanh ACMECS cùng tham gia thực hiện Chương trình hành động ACMECS giai đoạn 2013 - 2015 và bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi của các doanh nghiệp về tính thiết thực và tác động của các nội dung hoạt động để có sự điều chỉnh kịp thời.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại và đầu tư, đưa ACMECS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khu vực và quốc tế.
Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
Tin liên quan:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên đường tham dự các Hội nghị cấp cao tại Lào
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị cấp cao CLMV 6
Thủ tướng hội kiến lãnh đạo Lào và Campuchia
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao CLV 7
Tăng cường hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam
Việt Nam - Thái Lan hướng tới quan hệ đối tác chiến lược
chất lượng phát triển môi trường nguyễn tấn dũng hợp tác quá trình xây dựng gia thái lan kinh tế giao thông chất lượng cao tổng thư ký thủ tục hành chính du lịch thủ tướng xây dựng thuận lợi doanh nghiệp kinh doanh nâng cao chất lượng việt nam kinh tế thế giới môi trường kinh doanh
0 notes
tinmoionline · 12 years
Link
kinh tế thế giới tập đoàn cá nhân tăng trưởng người lao động huân chương lao động quân đội lao động tổng giám đốc
Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel:
Tối 7-3, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã tổ chức Hội nghị thi đua, tôn vinh điển hình tiên tiến năm 2012 và phát động phong trào thi đua Quyết thắng năm 2013. Bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã đến dự.
 Trung tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel đánh trống phát động phong trào thi đua quyết thắng năm 2013.
Tại buổi lễ, có 1 cá nhân tiêu biểu được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì, 3 cá nhân được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba; 5 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ; 5 tập thể nhận Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng...
Năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu của Viettel vẫn đạt 27 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 40%, vượt kế hoạch 21%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt trên 40%, nộp ngân sách nhà nước 11.400 tỷ đồng, tăng 24%, thu nhập bình quân người lao động tăng 12% so với năm 2011. Viettel đang đầu tư và kinh doanh tại 7 nước, với thị trường 110 triệu dân, gồm 3 nước ở châu Á, hai nước ở châu Phi và hai nước ở châu Mỹ. 4 nước đã kinh doanh và có lãi với tổng số thuê bao đạt 10 triệu thuê bao. Doanh thu riêng về dịch vụ viễn thông tại nước ngoài của Viettel đạt gần 600 triệu USD, tăng trưởng 45%, lợi nhuận mang về nước năm 2012 là 76 triệu USD, tăng trưởng 85%. Bên cạnh đó Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cũng có nhiều đóng góp trong đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Dự kiến năm 2013, Viettel đặt mục tiêu tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng 18%, riêng thị trường nước ngoài tăng trưởng 50%. Nghiên cứu chế tạo thêm nhiều thiết bị điện tử viễn thông "made in Việt Nam".
Tại Hội nghị, Trung tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã kêu gọi cán bộ, chiến sĩ, côn nhân viên tiếp tục đoàn kết thực hiện các phong trào thi đua quyết thắng  hoàn thành kế hoạch, mục tiêu đặt ra trong năm 2013 và các năm tới.
Viết Lam
tập đoàn tổng giám đốc huân chương lao động tăng trưởng người lao động lao động kinh tế thế giới cá nhân quân đội
0 notes
tinmoionline · 12 years
Link
kinh tế thế giới bệnh viện
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã được xe cứu thương chở đến bệnh viện ở thành phố New York sau khi bị ngã tại nhà hôm 5-3.
Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Bệnh viện Presbyterian và Trung tâm Y tế Weill Cornell xác nhận Kissinger nhập viện để kiểm tra nhưng có vẻ như ông đã được cho về nhà không lâu sau đó. Thông báo không nói rõ ông có bị thương tích gì hay không và người phát ngôn bệnh viện cũng từ chối tiết lộ thêm. Tuy đã 89 tuổi nhưng thời gian vừa qua, sức khỏe của ông Kissinger có vẻ vẫn tốt. Mới đây, ông đã phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) hồi cuối tháng 1.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: REUTERS
Ông Kissinger giữ chức ngoại trưởng dưới thời của 2 tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa Richard Nixon và Gerald Ford trong thập niên 1970, thời gian Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
kinh tế thế giới bệnh viện
0 notes
tinmoionline · 12 years
Link
kinh tế thế giới trung quốc quốc tế philippines
Mặc dù tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (Thụy Sĩ), Tổng thống Philippines Benigno Aquino III chỉ tố cáo "nhẹ nhàng" một số hành vi Trung Quốc sách nhiễu tàu cá Philippines tại Scarborough, tuy nhiên thông điệp sau đó của ông Aquino có hàm ý cảnh báo rất cao khi nhấn mạnh, nếu không đưa những bằng chứng này ra tòa án quốc tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới Bãi Cỏ Rong và độc chiếm Biển Đông.
Lời cảnh báo của ngài tổng thống Philippines được đưa ra ngay sau khi nước này đi tiên phong trong việc chống lại chiến lược bành trướng của Trung Quốc trên mặt trận pháp lý sau khi các phản đối trên con đường ngoại giao đã hết công hiệu. Chỉ trong đúng năm 2012, Trung Quốc gần như đã đưa các đưa kế hoạch "gặm nhấm" Biển Đông bằng các dự án dân sự vào quỹ đạo. Những khoản tiền đầu tư vào Tam Sa, vào các dự án đóng mới tàu dân sự trang bị vũ khí sẽ nhanh chóng hiện thực hóa kế hoạch lớn của chính quyền Bắc Kinh. Nếu chỉ nhìn vào từng bước nhỏ lẻ, và chỉ "cực lực" phản đối ở cấp ngoại giao song phương, thì Trung Quốc đã thành công trong việc giảm bớt sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
"Quan trọng nhất, chúng ta phải tạo đà chính trị mạnh hơn mà công việc đầu tiên chính là đưa những trường hợp (vi phạm của Trung Quốc - PV) lên tòa án quốc tế" - nguyên Tổng thống Philippines, ông Fidel Ramos đã bày tỏ sự đồng thuận với đương kim tổng thống trên tờ Manila Bullentin.
Các bước đi táo bạo của Trung Quốc thậm chí còn có thể bị lu mờ, chìm ngập trong làn sóng truyền thông trong nước, vốn luôn hau háu các đưa các tin sex, tin sốc, tin chính trị đấu đá vào các khung giờ vàng thời sự, ông Ramos nhấn mạnh.
Trên mặt trận ngoại giao, những ngày đầu năm 2013, Philippines cũng đang cho thấy sự linh hoạt và sắc sảo trong việc tăng cường mối quan hệ tương thông, "cùng cảnh ngộ" với Nhật Bản để tạo nên một vòng cung chiến lược vừa rắn vừa mềm trước Trung Quốc. Trong đó Philippines không chỉ được hỗ trợ thêm sức mạnh phòng vệ biển mà trong tương lai hứa hẹn trở thành tâm điểm đầu tư thương mại của Nhật Bản.
Trong quan hệ với Mỹ, Philippines cũng đang tạo ra các lớp lót ngoại giao hỗ trợ cho công dân, doanh nghiệp hai nước bằng việc tăng cường quan hệ với nhau thông qua cộng đồng Mỹ - Philippines vừa được Bộ Ngoại giao hai bên thiết lập. Tại đây cơ hội kinh doanh, đầu tư sẽ nảy sinh, cũng như siết chặt quan hệ với các chính khách quan trọng của Mỹ.
Đây chính là hướng hòa bình và bền vững nhằm hạn chế nguy cơ chiến tranh tiềm ẩn tại Biển Đông mà Philippines đang cố gắng thực hiện tờ Manila Bullentin khẳng định.
trung quốc philippines quốc tế kinh tế thế giới
0 notes
tinmoionline · 12 years
Link
chất lượng cao kinh tế thế giới lao động nguyễn tấn dũng nền kinh tế đào tạo chứng chỉ việt nam người lao động người cao tuổi gia
(HNM) - Mặc dù mới chỉ thí điểm thực hiện với số lượng 100 ứng cử viên nhưng thông tin Việt Nam được phép đưa điều dưỡng viên sang Đức làm việc đã "mở" ra tín hiệu tích cực trong lĩnh vực XKLĐ trong tháng đầu năm 2013. Dù còn quá sớm nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc người lao động Việt Nam được quyền chọn thị trường để làm việc...
Lương 55 triệu đồng/tháng
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), đây là kết quả làm việc giữa Bộ LĐ-TB&XH và phía CHLB Đức. Theo đó, chương trình thí điểm chọn 100 điều dưỡng viên đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng điều dưỡng tại Việt Nam đưa sang học chương trình chăm sóc người già 2 năm tại các cơ sở đào tạo của Đức để có chứng chỉ quốc gia về chăm sóc người già của nước này. Những cá nhân được cấp chứng chỉ sẽ có điều kiện làm việc tại các cơ sở chăm sóc người già tại Đức trong 3 năm. Sau đó, người lao động có quyền lựa chọn tiếp tục làm việc tại đây hoặc về nước.
Sinh viên điều dưỡng thực tập chăm sóc người bệnh.Ảnh: Mỹ Quyên
120 ứng viên đủ tiêu chuẩn sẽ được đào tạo tiếng Đức tập trung tại Hà Nội trong 6 tháng, từ tháng 3 - 8/2013 để thi lấy chứng chỉ tiếng Đức A2 (theo tiêu chuẩn của Đức). Trong thời gian đào tạo, ứng viên được học tập, ăn, ở miễn phí và đài thọ một khoản sinh hoạt phí. 100 người đạt yêu cầu về ngôn ngữ sẽ được đưa sang Đức học chuyên môn với mức học bổng 800 euro/tháng (tương đương 22 triệu đồng Việt Nam) năm thứ nhất và được hưởng học bổng 900 euro/tháng (tương đương 25 triệu đồng Việt Nam) năm thứ hai. Sau khi hoàn thành chương trình học tập, trong thời gian làm việc 3 năm tại các cơ sở chăm sóc người già, các điều dưỡng viên sẽ được hưởng mức lương tương đương của người lao động Đức, khoảng 1.800 - 2.000 euro/tháng (50 - 55 triệu đồng Việt Nam). Người lao động phải đóng các khoản thuế, bảo hiểm theo quy định của nước bạn, tự túc chi phí sinh hoạt.
Hé mở "cánh cửa" XKLĐ chất lượng cao
Ông Andreas Schneider, Phó Trưởng Đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam cho biết, công việc chủ yếu của điều dưỡng viên là chăm sóc người cao tuổi và bệnh nhân trong các viện dưỡng lão; thực hiện các hoạt động điều trị theo chỉ định của bác sĩ; giúp người già phục hồi chức năng, tổ chức và quản lý quá trình chăm sóc và điều trị, điều phối hộ lý, tư vấn và chăm sóc người già trong các hoạt động cá nhân và xã hội, hướng dẫn và tư vấn cho người nhà bệnh nhân...
Cũng theo ông Andreas Schneider, từ nay đến năm 2025, Đức thiếu khoảng 6 triệu lao động nên sẽ cần các nguồn nhân lực từ nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Bộ Kinh tế liên bang Đức đã giao cho GIZ phối hợp Cục Quản lý lao động ngoài nước thực hiện chương trình đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang Đức làm việc. GIZ cũng đã hợp tác với Cục Quản lý lao động ngoài nước trong nhiều chương trình tương tự như "Di cư có lợi cho ba bên".
Trước đó, Cục Quản lý LĐNN cũng đã tuyển chọn 150 điều dưỡng viên sang làm việc tại Nhật Bản. Hiện, nhóm này đang được đào tạo ngoại ngữ và sẽ đi làm việc ở nước bạn trong thời gian sớm nhất.
Mặc dù chỉ tiêu đưa lao động đi XKLĐ không đạt mục tiêu nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, đưa được hơn 80.000 lao động đi xuất khẩu lao động là một cố gắng lớn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu nhân lực phổ thông. Thực trạng này cần sớm được thay đổi. Tại Hội nghị trực tuyến về lao động, xã hội năm 2013 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: "Đã đến lúc người lao động Việt Nam có quyền được chọn thị trường, chọn công việc để đi, nhất là đối với lao động trình độ cao".
đào tạo chất lượng cao nguyễn tấn dũng người cao tuổi lao động nền kinh tế gia việt nam kinh tế thế giới chứng chỉ người lao động
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Thị trường tài chính khó ổn định trong trung hạn
Thị trường tài chính khó ổn định trong trung hạn
(Petrotimes) - Tình trạng bấp bênh của hệ thống ngân hàng, nợ xấu quá lớn chưa giải quyết được, khối nợ công và tư khổng lồ đang vượt khỏi sức chịu đựng của nền kinh tế, khiến việc ổn định tài chính trong trung hạn của nước ta trở nên hết sức khó khăn.  
Phòng thế "Vỡ trận tài chính"
Những năm qua, thị trường tài chính (TTTC) thế giới có những thay đổi sâu sắc bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu. Năm 2013, tiếp tục được dự đoán là một năm nhiều sóng gió của nền kinh tế toàn cầu với các yếu tố: Nợ công châu Âu tiếp tục "gây bão" và lan rộng, sự phát triển èo uột của nền kinh tế Mỹ, triển vọng Nhật Bản trở lại suy thoái và Trung Quốc phải hãm phanh tăng trưởng... Điều đó cho thấy, kinh tế thế giới không mấy lạc quan, chúng ta không thể trông chờ vào sự hỗ trợ từ bên ngoài giúp vực dậy nền kinh tế trong nước.
Ông Phạm Đỗ Chí - Nguyên Chuyên gia cao cấp Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng: Hiện nay, nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể đưa nền kinh tế nước ta vào thế "Vỡ trận tài chính". Nợ công chúng ta hiện bằng khoảng 55% GDP; nợ của các doanh nghiệp Nhà nước mà Chính phủ phải đảm nhiệm cũng khoảng 45% GDP. Hai khoản nợ này cộng lại vừa đúng 100% GDP.
Nếu ước lượng GDP chúng ta vào khoảng 130 tỷ USD thì số nợ chúng ta đang gánh là rất lớn. Với lãi suất cho là nhẹ, khoảng 5 - 6%/năm, thì mỗi năm chúng ta cũng mất 6 - 7 tỷ USD phục vụ cho các khoản nợ đó. Ngoài ra, chúng ta còn có khối nợ tư lớn, (nợ xấu bất động sản, đầu tư), khoảng 12 tỉ USD, nếu mất khoảng 60% số nợ đó thì cũng tương đương 7 tỷ USD. Vì vậy, không cần đến những lý luận sâu xa, vài con số cũng cho thấy các khoản nợ đang vượt khỏi sức chịu đựng của nền kinh tế, vấn đề ổn định tài chính trong trung hạn 3 đến 5 năm tới là rất khó khăn".
Tái cấu trúc ngân hàng diễn ra chậm chạp do nhiều vướng mắc chưa được giải quyết
Ông Phạm Đỗ Chí cũng nhấn mạnh, việc ông đưa ra cảnh báo nguy cơ "Vỡ trận tài chính" không phải là dựng lên một kịch bản bi quan cho nền kinh tế mà để chúng ta thẳng thắn nhìn vào thực trạng khó khăn, trên cơ sở đó tìm các biện pháp phòng tránh. Nếu chúng ta để mặc những bất ổn hiện hữu diễn ra, thì nền kinh tế sẽ giống như con tàu bị mắc kẹt, khủng hoảng của ngân hàng, của bất động sản sẽ xảy ra nhanh hơn, nợ không trả được... và năm 2013 - 2014 có thể trở thành năm bản lề của những thay đổi, đổ vỡ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, tình hình tài chính của chúng ta càng khó khăn hơn bởi chúng ta có hệ thống ngân hàng quá tệ, trong khi đó, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong TTTC nước ta, chiếm 75% tổng tài sản của khu vực tài chính.
Một chuyên gia Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng phát biểu: "Nếu chúng ta trình bày thực các vấn đề của hệ thống ngân hàng hiện nay thì hệ thống này đổ vỡ ngay lập tức". Các ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng về vấn đề thanh khoản, quản trị rủi ro còn nhiều bất cập, nợ xấu có xu hướng gia tăng... Những rủi ro của hệ thống ngân hàng thật sự trở thành mối đe dọa hiện hữu cho sự phát triển bền vững của TTTC nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Nan giải tiến trình tái cấu trúc ngân hàng
Trước tình hình trên, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trở thành một yêu cầu tất yếu khách quan. Trong thời gian qua, mặc dù vấn đề này được nói đi nói lại nhiều lần nhưng việc thực hiện rất chậm vì thực tế nói thì dễ làm thì rất khó. Chúng ta đang vướng mắc ở nhiều khâu, trong đó khâu giải quyết nợ xấu là một khâu mấu chốt.
Ngoài những khoản nợ là hàng tồn kho giá đã giảm thấp, ngân hàng còn gánh các khoản nợ xấu là tồn kho bất động sản của các doanh nghiệp Nhà nước, khó có thể đem bán tống tháo để giải quyết nợ. Điều này, khiến cho việc giải quyết nợ xấu ngân hàng trở nên vô cùng thậm tệ.
TS. Nguyễn Đại Lai - Chuyên gia ngành Tài chính Ngân hàng cho rằng: Cần chấm dứt tình trạng lèo lái làm méo mó thị trường vốn theo các mệnh lệnh hành chính, chính sách, theo mệnh lệnh hành chính chỉ định và những ưu ái cho khu vực kinh tế Nhà nước.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Đỗ Chí cũng cho rằng: Đừng phủ nhận bàn tay của thị trường trong vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Điều quan trọng nhất hiện nay là dùng các biện pháp thị trường thay cho biện pháp hành chính.
NHNN nên bớt can thiệp điều khiển nền kinh tế bằng các biện pháp hành chính mà cần tập trung tăng cường quản lý để chặn bớt các rủi ro về đạo đức, đã, đang và sắp xảy ra trong hoạt động ngân hàng, bắt buộc áp dụng hệ thống kiểm soát rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II và Basel III, cải tổ lại hệ thống ngân hàng, cố gắng giảm lãi suất huy động xuống để giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn và cũng khiến người dân bớt gởi tiết kiệm mà chi tiêu hoặc đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế.
Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng hết sức nan giải với việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là chi phí tái cấu trúc rất lớn. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã cho thấy vấn đề này. Sau khủng hoảng 1997 - 1998, Thái Lan và Indonesia phải bỏ ra chi phí khoảng 30% GDP và Malaysia, Hàn Quốc tốn chi phí bằng khoảng 20% GDP để thực hiện việc việc tái cấu trúc ngân hàng.
"Chính vì vậy, cần cân nhắc đến vấn đề gia tăng thâm hụt ngân sách do Chính phủ khi phải hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu TTTC, việc này có thể gián tiếp ảnh hưởng đến ổn định kinh tế nói chung cũng như an toàn tài chính quốc gia nói riêng" - Ông Phạm Đỗ Chí nói.
Bà Vũ Thị Phương Hoa - Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng: Để đảm bảo sự an toàn, ổn định bền vững của TTTC, rất nhiều công việc quan trọng phải tiến hành cùng lúc. Vừa thực hiện tái cơ cấu thị trường, vừa phải thực hiện cải cách căn bản, toàn diện hệ thống quản lý từ thể chế, pháp luật, công nghệ cho đến các vấn đề con người. Yêu cầu này hoàn toàn không dễ dàng, đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng để tránh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng.
Ngoài ra, hoạt động của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và dân cư. Mọi hạn chế của nền kinh tế sẽ bộc lộ đầu tiên qua ngân hàng. Do đó, thực hiện tái cấu trúc ngân hàng không tránh khỏi tái cấu trúc các bộ phận khác của nền kinh tế. Quá trình tái cấu trúc phải được thực hiện đồng thời: tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước. Đó là một quá trình đầy khó khăn, phải rất giỏi mới có thể có được một giai đoạn chuyển tiếp nhẹ nhàng, tránh sự đổ vỡ.
Mai Phương
 Source: www.petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/thi-truong-tai-chinh-kho-on-dinh-trong-trung-han.html
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Vui và bận ở một "Xí nghiệp nhà binh"
Vui và bận ở một "Xí nghiệp nhà binh"
 QĐND - Ngày khai trường năm học 2012-2013, thầy và trò trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy, Hà Nội được về ngôi trường mới. Đó là một trong những ngôi trường đạt chuẩn bậc nhất về công năng và trang thiết bị dạy học của cấp tiểu học tại Hà Nội hiện nay. Công trình thi công vượt tiến độ trước 3 tháng, được chính quyền địa phương, phụ huynh và các thầy giáo, cô giáo hết lời khen ngợi... Và câu chuyện về những người lính xây dựng Xí nghiệp 17 thuộc Công ty TNHH một thành viên Hà Thành-Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cũng theo đó mà được nhiều người biết đến...
Những công trình từ bàn tay người lính...
Chúng tôi về Xí nghiệp 17 vào một ngày đầu Xuân 2013, đúng vào ngày mà anh em vừa đón nhận niềm vui lớn: Giám đốc xí nghiệp, Thiếu tá Nguyễn Văn Minh vừa được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Vui nhưng chỉ vài ký trái cây, ấm trà nóng "liên hoan nhẹ" rồi ai nấy lại vội vã trở về phòng làm việc. Đơn vị đang vào thời điểm gấp rút nhất trong năm...
Thiếu tá, Giám đốc Nguyễn Văn Minh (đứng thứ hai bên trái) tại lễ trao nhà tình nghĩa. Ảnh: Tuấn Phú
Và câu chuyện "tranh thủ" của Giám đốc Nguyễn Văn Minh với chúng tôi bị ngắt quãng bởi liên tiếp những cuộc điện thoại của đồng nghiệp, đối tác, cấp dưới... Anh chia sẻ: Khi trúng thầu công trình Trường Tiểu học Dịch Vọng A, thú thực anh em rất vui mừng, nhưng cũng không khỏi lo lắng. Cái mừng thì đã rõ, cái lo lớn nhất là nguồn vốn, yêu cầu kỹ thuật của công trình rất cao, tiến độ thời gian quá ngắn... Nhưng vốn đã quen với những "ca" khó khăn trở ngại tương tự, anh em trong Ban giám đốc Xí nghiệp đã ngồi lại họp bàn, lần tìm giải pháp tối ưu nhất. Cuối buổi họp, các anh có đủ cơ sở để kết luận: Công trình sẽ thi công vượt tiến tiến độ ít nhất hai tháng, đảm bảo cả về chất lượng và thời gian, kịp khánh thành vào dịp kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập quận Cầu Giấy và đón năm học mới!
Vẫn không tránh khỏi những lo lắng trong mỗi cán bộ, nhân viên Xí nghiệp: Nhỡ không kịp tiến độ thì sao? Ăn nói với chủ đầu tư thế nào? Thanh quyết toán sẽ ra sao?... Bao nhiêu trăn trở ấy đã biến thành quyết tâm của tập thể. Sau buổi lễ khởi công, người, xe cộ nườm nượp cả ngày lẫn đêm, gầm rú trên công trình. Huy động lực lượng, tập trung bám sát công trình, tăng công nhân, khuyến khích động viên anh em tất cả các bộ phận quyết tâm hoàn thành đúng kế hoạch... Cán bộ, công nhân cùng ăn cơm hộp trên công trình, cùng bám nắm yêu cầu tiến độ... Sáu tháng sau, công trình có nguồn vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng hiện lên khang trang bề thế, đạt yêu cầu quản lý chất lượng. Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 - 2008; kiểm soát tỷ lệ sai lỗi nhỏ nhất; doanh thu tăng 150% so với năm 2011, thu nhập bình quân của người lao động đạt hơn 5 triệu đồng; hiệu suất công việc tại các công đoạn tăng 10%...
Tôi nhẩm tính: Nếu đây là công trình dịch vụ thương mại, quãng thời gian vượt tiến độ 3 tháng đã làm lợi cho chủ đầu tư gần chục tỷ đồng! Còn với trường học cũng lên tới hàng trăm buổi học giúp các em có điều kiện học tập tốt, con số ấy không thể tính bằng tiền. Công trình đã được gắn biển: "Chào mừng Kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập quận Cầu Giấy", đón chào năm học mới đúng vào tháng 8-2012. Ngoài công trình này, những năm qua Xí nghiệp 17 còn có nhiều công trình khác cũng rất... hoành tráng như: Hội trường Trung đoàn 692 (Sư đoàn 301-Bộ tư lệnh Thủ Đô); Nhà ăn, khán đài Trung tâm Giáo dục Quốc phòng-An ninh của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Kho 91; nhà ăn Trung đoàn 454-Quân khu 3; một số công trình tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam... Các công trình do đơn vị thi công đều vượt tiến độ, bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật...
Chúng tôi đi cùng Giám đốc Nguyễn Văn Minh đến một công trường ở ngoại thành Hà Nội. Chiều đông, trời Hà Thành lạnh tê buốt chân tay, nhưng trên công trường thi công công trình khán đài Trung tâm Giáo dục Quốc phòng-An ninh, hàng trăm con người và xe cộ vẫn hối hả hoạt động. Các kỹ sư, công nhân mồ hôi lấm tấm trên gương mặt. Mùa này công trình nào cũng vào kỳ "nước rút". Họ tạm gác lại mọi chế độ nghỉ ngơi, an dưỡng và công việc gia đình để tập trung cho tiến độ thi công... Nhiều lúc phải ăn bánh mỳ, lương khô, tranh thủ ngủ trên ô tô, ngủ tại những công trình để tận dụng thời gian tối đa nhất cho công việc. Dường như những vất vả ấy là điều tất yếu của những người lao động khoác áo lính hội nhập thương trường...
Trưởng thành trong gian khó...
Trong cơn bĩ cực suy thoái kinh tế thế giới đã tác động rất lớn vào nền kinh tế nước ta như: Cắt giảm các công trình xây dựng, khó khăn về nguồn vốn... cũng là giai đoạn từ đội sản xuất 17, đơn vị đã được phát triển lên thành Xí nghiệp 17. Khó khăn chồng lên khó khăn! Nguồn vốn càng eo hẹp, ngân hàng siết chặt tất cả các gói vay, công trình đang thi công không thể dừng lại, gần đến ngày cấp lương cho cán bộ, công nhân nhưng vẫn chưa có tiền... Đứng trước khó khăn ấy các anh đôn đáo, ngược xuôi tìm nguồn vốn. Anh Nguyễn Đức Thảo, Phó giám đốc Xí nghiệp kể: Đã có lúc nhiều anh em phải mang cả sổ đỏ gia đình ra thế chấp ngân hàng vay vốn, trong đó có Giám đốc Nguyễn Văn Minh. Một số anh em khác còn huy động người thân cho mượn sổ để giải quyết nguồn vốn những lúc cấp bách...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A, Cầu Giấy, Hà Nội do Xí nghiệp 17 thi công về trước thời gian 3 tháng.
Kinh nghiệm về giải quyết nguồn vốn ở Công ty cũng thêm một lần khẳng định rõ tinh thần dám nghĩ, dám làm, niềm tin trong mỗi người lính là luôn phấn đấu đạt và vượt tiến độ, để chủ đầu tư sớm thanh toán. Đồng thời, việc rút ngắn thời gian thi công cũng là bài học trong khâu thực hành tiết kiệm. Thiếu tá Giám đốc Nguyễn Văn Minh cho biết: Để có được lòng tin của khách hàng như ngày hôm nay, Ban giám đốc Xí nghiệp thường xuyên nhắc nhở anh em: Mỗi công trình là chúng ta gửi vào khách hàng niềm tin, trọng trách, phẩm chất, tác phong của người lính. Phải đặt chữ tín làm đầu để phát triển... Hiện tại, Xí nghiệp có hơn 20 cán bộ, nhân viên trong bộ máy quản lý và gần 500 lao động thường xuyên trên các công trường. Phó giám đốc Nguyễn Tuấn Phú lý giải những câu hỏi của chúng tôi về nguồn lực con người: "Chúng tôi có một nguồn nhân lực trình độ cao, có kinh nghiệm. Để anh em an tâm công tác, chúng tôi thường xuyên quan tâm đến đời sống của mọi người. Quan tâm một cách tận tình và thiết thực là cách tốt nhất để xây dựng mối đoàn kết, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đơn vị".
Xí nghiệp 17 còn là đơn vị tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là phong trào "đền ơn đáp nghĩa", từ nguồn phúc lợi của đơn vị. Tính riêng hai năm gần đây, đơn vị đã xây tặng gia đình chính sách một ngôi nhà tình nghĩa ở Mê Linh và hai ngôi nhà ở Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc, trị giá mỗi ngôi nhà 60 triệu đồng. Tất cả các công trình ấy đều do bàn tay người lính thợ Xí nghiệp 17 trực tiếp xây dựng, vừa để thể hiện tấm lòng tri ân, vừa bảo đảm chất lượng công trình và tiết kiệm các chi phí không cần thiết.
Sự nỗ lực của mỗi cán bộ, kỹ sư, nhân viên, công nhân... Xí nghiệp 17 đã được cấp trên ghi nhận bằng những phần thưởng xứng đáng. Đơn vị đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội tặng Bằng khen; được các ngành và địa phương trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2012, Thiếu tá, Giám đốc Nguyễn Văn Minh vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen... Phần thưởng lớn nhất là uy tín và thương hiệu của một doanh nghiệp quân đội mang tên Xí nghiệp 17 đã và đang được khẳng định qua những công trình kinh tế-quốc phòng, văn hóa-xã hội mà đơn vị trực tiếp xây dựng đang phát huy tác dụng trên địa bàn Thủ đô và nhiều địa phương, đơn vị khác...
TUYẾT NHUNG
 Source: www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/96/96/225427/Default.aspx
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Tặng đồng bào nghèo và trẻ em 200 phần quà
Tặng đồng bào nghèo và trẻ em 200 phần quà
(CATP) Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về Công ty cổ phần bảo hiểm AAA lại chủ động chia sẻ một phần khó khăn giúp đồng bào nghèo có cơ hội đón Tết ấm áp hơn. Năm 2012, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh nhưng sáng 18-1-2013, bà Trương Ngô Sen - Giám đốc pháp lý, Chủ tịch Công đoàn - đại diện Công ty cổ phần bảo hiểm AAA vẫn đến Báo CATP trao 200 phần quà (trị giá 60.000.000 đồng) giúp đồng bào nghèo, trẻ em các tỉnh phía bắc đón Tết.  
Niềm vui của đại diện các đơn vị cho và nhận
Tổng giám đốc Công ty, bà Đỗ Thị Kim Liên là người rất nhiệt huyết với công tác xã hội - từ thiện, đã chi hơn 20 tỷ đồng cho các chương trình nhân đạo. Năm 2010, bà Đỗ Thị Kim Liên và gia đình còn ủng hộ 1,5 tỷ đồng phối hợp cùng Báo CATP xây dựng cầu treo tại tỉnh Kon Tum, giúp các cháu học sinh, bà con nơi đây thoát khỏi cảnh đu dây qua sông nguy hiểm...
 Source: www.congan.com.vn/?catid=1100&id=488001&mod=detnews&p=
1 note · View note
tinmoionline · 12 years
Text
Năm 2013, tái cấu trúc mạnh các công ty chứng khoán
Năm 2013, tái cấu trúc mạnh các công ty chứng khoán
Năm 2012, lượng vốn huy động qua TTCK đạt lớn nhất từ trước tới nay, với 174 nghìn tỷ đồng.  
Năm 2012, TTCK Việt Nam đối mặt với những khó khăn lớn nhất sau hơn 12 năm phát triển. Các doanh nghiệp tiếp tục chịu đựng thêm nhiều khó khăn lớn khác. Đó là thị trường bất động sản trầm lắng kéo dài, việc xử lý nợ xấu của khối ngân hàng gặp nhiều khó khăn... Diễn biến này tác động tiêu cực đến sức cầu của thị trường. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) năm 2012 vào thuần từ đầu năm đến hết tháng 10 giảm 60% so với cùng kỳ năm 2011.
Khối Công ty chứng khoán (CTCK) thua lỗ, dẫn tới vi phạm chuẩn mực đạo đức hoạt động như lạm dụng tài khoản tiền và chứng khoán của nhà đầu tư. Điều này tác động tiêu cực đến lòng tin của nhà đầu tư và hình ảnh của thị trường. Năm 2012, trong số 105 công ty chứng khoán hoạt động, thì có hơn 50% bị lỗ và hơn 70% có lỗ lũy kế.
Tuy nhiên, kết thúc năm 2012, TTCK có những điểm sáng đáng ghi nhận. Trong đó, nổi bật hơn cả là huy động vốn qua TTCK trong năm 2012 đạt kỷ lục từ trước đến nay, đạt 174 nghìn tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2011.
Trong đó, lượng vốn huy động qua kênh trái phiếu đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2011. Thanh khoản của thị trường có sự cải thiện, khi tăng khoảng 40% so với năm ngoái. Thậm chí, có những tháng thanh khoản toàn thị trường đạt tương đương với mức cao của năm 2010.
Tuy chịu nhiều yếu tố bất lợi, nhưng năm 2012, VN-Index tăng 17,7%. Vốn FII trong tháng 11 và tháng 12-2012 tăng trưởng đột biến, đạt gần 230 triệu USD, làm cho dòng vốn cả năm tăng khoảng 25% so với năm 2011.
Việc hoàn thiện hành lang pháp lý đã có bước tiến quan trọng trong năm 2012, bởi rất nhiều văn bản được ban hành. Gói thầu 04 đã được ký kết, mở đường cho việc khẩn trương hiện đại hóa hệ thống công nghệ toàn thị trường. Ngoại trừ tái cấu trúc các Sở Giao dịch chứng khoán chậm so với lộ trình, ba trụ cột tái cấu trúc còn lại gồm: hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư và tổ chức kinh doanh chứng khoán đã đạt được những kết quả bước đầu.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm vụ phát triển TTCK trong năm 2013 là tái cấu khúc khối CTCK, cũng là tâm điểm tái cấu trúc TTCK. Trong đó, Ủy ban Chứng khoán sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phân loại và xử lý các CTCK vi phạm, nhất là vi phạm về an toàn tài chính, về bảo đảm an toàn tài sản của nhà đầu tư.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản, vi phạm các quy định về giao dịch, bảo vệ tài sản của nhà đầu tư. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra xử lý các CTCK, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2013, giai đoạn 2 của quá trình tái cấu trúc CTCK sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2014, với nhiệm vụ trọng tâm là nâng chuẩn điều kiện thành lập và hoạt động của CTCK. Trong đó, tập trung vào việc đưa ra các điều kiện khắt khe hơn về an toàn tài chính, quản trị rủi ro...
Do bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn bộc lộ nhiều khó khăn, nên TTCK trong năm 2013 còn đối mặt với không ít thách thức. Tuy nhiên, nếu việc giải quyết ba thách thức lớn nhất hiện tại là: nợ xấu, hàng tồn kho và đóng băng tín dụng đạt được những kết quả lớn trong năm 2013, thì đó là một động lực đáng kể tác động tích cực lên TTCK. Đây thực sự là một ẩn số lớn của TTCK trong năm 2013.
 Source: www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/ch-ng-khoan/n-m-2013-tai-c-u-truc-m-nh-cac-cong-ty-ch-ng-khoan-1.385640
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Kinh tế Hà Nội đạt mức tăng trưởng khá
Kinh tế Hà Nội đạt mức tăng trưởng khá
Ngày 3-12, HĐND thành phố Hà Nội khóa 14 khai mạc kỳ họp thứ sáu. Dự phiên khai mạc có đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.  
Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, kinh tế Hà Nội vẫn đạt mức tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2012 tăng 8,1%, tuy thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch và mức tăng cùng kỳ các năm trước, nhưng cao hơn 1,55 lần so với mức tăng của cả nước. Trong đó, giá trị các ngành dịch vụ tăng 9,3%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 7,7%, nông - lâm - thủy sản tăng 0,4%. Ngành du lịch tăng trưởng khá, lượng khách quốc tế đến Hà Nội đạt 1,6 triệu lượt, tăng 27,4% so với năm 2011. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ước đạt hơn 10,3 tỷ USD, tăng 5,3%. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành phố còn 10/15 chỉ tiêu không hoàn thành, đáng lưu ý là chỉ tiêu về thu ngân sách, tổng vốn đầu tư phát triển, số lao động được giải quyết việc làm, giảm tỷ suất sinh... đều không đạt kế hoạch.
Kỳ họp thứ sáu HĐND thành phố Hà Nội khóa 14 tiến hành đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu, chi ngân sách năm 2012; quyết định các chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2013. HĐND thành phố bàn thảo những vấn đề quan trọng khác như: thực hiện quyền giám sát thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn của đại biểu HĐND đối với UBND thành phố và các cơ quan liên quan, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, bức xúc nổi cộm đang được dư luận quan tâm; xem xét, quyết định thông qua một số quy hoạch như: quy hoạch phát triển công nghệ thông tin, quy hoạch nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ, quy hoạch xử lý chất thải rắn và điều chỉnh một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.
 Source: www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/kinh-t-ha-n-i-t-m-c-t-ng-tr-ng-kha-1.380405
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Vũ khí kinh tế bí mật của Nhật
Vũ khí kinh tế bí mật của Nhật
Vấn đề mà Nhật đang đối mặt khá nổi tiếng: nhiều người lớn tuổi đang sống lâu hơn trong khi lực lượng lao động hỗ trợ cho họ lại ít hơn. Kết quả là chi phí phúc lợi xã hội tăng lên còn thuế giảm xuống.
Làn sóng người nhập cư sẽ làm tăng lực lượng công nhân song Nhật không muốn đối diện với sự di trú theo quy mô châu Âu. Theo các nhà quan sát, câu trả lời nằm ngay trong tầm với: yêu cầu thêm nhiều phụ nữ đi làm. Christine Lagarde, lãnh đạo Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết hồi tháng trước rằng phụ nữ có thể cứu kinh tế Nhật nếu thêm nhiều người thuộc giới này có việc làm.
Theo một báo cáo năm 2010 của Goldman Sachs, GDP của Nhật có thể tăng thêm 15% nếu số lượng phụ nữ đi làm (hiện thời là 60%) tương ứng với số đàn ông đi làm (80%). Báo cáo này cho hay, 7 trong số 10 phụ nữ rời lực lượng lao động sau khi sinh đứa con đầu tiền.
Dù một số phụ nữ chọn ở nhà song các nhà bình luận cho hay, nhiều người khác không có cơ hội đi làm.
Nhật hiện đứng ở một thứ bậc đáng xấu hổ, đó là 101 trên 135 quốc gia trong Báo cáo về khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới. Nhật bị tụt ba bậc so với năm ngoái. Trung Quốc hiện đứng ở vị trí thứ 69.
"Vấn đề giới thực sự bị phớt lờ ở Nhật", bà Kaori Sasaki, Chủ tịch kiêm CEO của một công ty tư vấn cho hay. "Nhật mạnh trong vòng 5-6 thập niên sau Thế chiến II vì một nhóm nam giới nhất định chiếm các vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, truyền thông và chính trị. Mạng lưới nam giới này chia sẻ các giá trị chung và đưa ra những quyết định mà không bị ai phản đối. Tuy nhiên, do không đáp ứng được các thách thức trong 20 năm qua thì điều đó đồng nghĩa với việc Nhật vẫn đứng yên một chỗ", bà Kaori nói.
Dữ liệu của chính phủ Nhật cho thấy, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 1,2% đội ngũ lãnh đạo trong số 3.600 công ty.
Bà Sasaki nói, đàn ông Nhật cần nhận thức rõ những nỗ lực thu hẹp khoảng cánh không còn là một vấn đề quyền lợi. "Đó là chiến lược quản lý và phát triển", bà Sasaki nói và cho biết thêm, những công ty bị bê bối hoành hành, gồm cả Olympus - thua lỗ 1,7 tỷ USD và Công ty điện lực Tokyo - điều hành nhà máy điện hạt nhân bị hỏng hóc Fukushima, sẽ đương đầu với khủng hoảng tốt hơn nếu có ban lãnh đạo nhiều thành phần hơn. "Khi bạn cố quản lý khủng hoảng, tạo sản phẩm thì sự đa dạng thực sự có ích". Masahiro Yamada, giáo sư về xã hội học gia đình ở Đại học Chuo, Tokyo nói, hiện không phải là lúc Nhật cần phụ nữ để mọi thứ tốt hơn mà thay vào đó, Nhật cần phụ nữ đi làm để sống sót.
"Nếu phụ nữ không đi làm và không có thu nhập riêng, họ không thể bắt đầu một gia đình", ông Yamada nói. "Nếu phụ nữ không gia nhập lực lượng lao động, nguồn thu từ thuế của chính phủ không thể tăng vì dân số sẽ tiếp tục sụt giảm".
Hoài Linh (Theo Diva Asia)
Source: vietnamnet.vn/vn/quoc-te/98136/vu-khi-kinh-te-bi-mat-cua-nhat.html
0 notes
tinmoionline · 12 years
Text
Sự thật việc Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 và giải Nobel
Sự thật việc Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 và giải Nobel
Nhưng ngày gần đây, sau phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, dư luận hết sức quan tâm đến việc "Thống đốc Nguyễn Văn Bình tự nhận điểm 8 và nửa giải Nobel". Để có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về hai việc trên, Báo Giáo dục Việt Nam xin gửi tới bạn đọc toàn bộ phần chất vấn liên quan đến những phát ngôn ngày. "Tôi cũng chỉ cần điểm 8, không cần điểm 9, điểm 10" Trong phiên chất vấn chiều 13/11, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) đặt vấn đề: "Tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng nói riêng và cả đồng bằng Sông Cửu Long nói chung đang tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Vụ tôm 2011 - 2012 tại tỉnh Sóc Trăng với thiệt hại trên 4000 tỷ đồng, thiệt hại nặng nề do tôm bị bệnh lạ và hơn 80% người nuôi tôm đang bị lao đao, số ao bị treo rất nhiều. Sóc Trăng cũng đã xuất ngân sách để hỗ trợ nông dân nuôi tôm bị thiệt hại nhưng nông dân nuôi tôm vẫn còn rất khổ, cầu mong phao cứu sinh từ Chính phủ. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ra tay nhưng việc chỉ đạo thực hiện còn chưa thống nhất.
Phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình được quan tâm đặc biệt
Tôi xin cụ thể tại Công văn số 5294 ngày 20/8/2012 của Ngân hàng Nhà nước ghi: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1149 ngày 8/8/2012 về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên tại công văn này Ngân hàng Nhà nước bóp lại chỉ đạo 5 ngân hàng thương mại cho vay đối với khách hàng vay là các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất, chăn nuôi, giết mổ để cấp đông, chế biến thịt lợn, thịt gia cầm, nuôi cá tra, chế biến cá tra xuất khẩu. Như vậy, con tôm sú không nằm trong diện này, đây là một bất lợi và thiệt thòi nặng nề cho người nuôi tôm. Bởi người nuôi cá tra bị thua lỗ ít nhiều có bán được cá, trong khi đó hàng chục ngàn người nuôi tôm đang bị thiệt hại bởi bệnh lạ tôm sú chết hàng loạt". Đại biểu Tâm hỏi: "Xin đặt câu hỏi với Thống đốc việc chỉ đạo như vậy có nhất quán không và vì sao chỉ có đối tượng cá tra được cho vay ưu đãi? tới đây Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ con tôm như đối với cá tra theo Công văn 1149 ban hành tháng 8-2012 của Thủ tướng Chính phủ là giãn nợ tối đa 24 tháng và hạ lãi suất đối với khoản vốn đã vay, tiếp tục cho vay mới với lãi suất 11%/năm hay không. Xin Thống đốc cho biết và trả lời cụ thể vấn đề này vì cử tri là nông dân nuôi tôm đang quan tâm theo dõi trực tiếp tuyền hình trả lời của Thống đốc và đang mong chờ kết quả, sẵn sàng cho điểm 9 và nghiêng mình cảm ơn Thống đốc nếu Thống đốc chỉ đạo có hiệu quả cho các ngân hàng thương mại thực hiện nhất quán theo tinh thần Công văn 1149 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng cho đối tượng là người nông dân nuôi tôm sú, thủy sản. Một vấn đề nữa là gần đây trên diễn dàn trong nghị trường và thông tin trong cử tri, hay nói chính xác hơn, ngân hàng đang kêu ca tình trạng nợ xấu trong ngân hàng, nhiều giải pháp đưa ra xử lý nợ xấu này. Xin đặt câu hỏi với Thống đốc: Nợ xấu cụ thể của từng ngân hàng thương mại lớn là bao nhiêu và nợ xấu thuộc lĩnh vực nào, tỷ lệ nợ xấu trong nhóm đối tượng là nông dân nuôi tôm vay và nông dân sản xuất nông nghiệp vay hiện nay so với đối tượng vay khác là ra sao và bao nhiêu. Nếu Thống đốc không làm sáng tỏ câu hỏi này thì rất nhập nhằng vì tỷ lệ nợ xấu trong thủy sản, nông nghiệp không cao so với lĩnh vực khác. Tôi đề nghị Thống đốc chỉ đạo phân loại nợ xấu. Vì chỉ như vậy, chúng ta mới biết lĩnh vực nào c��n xử lý khắc phục, lĩnh vực nào cần tiếp tục đầu tư. Không vì lý do nợ xấu của một lĩnh vực mà phải bắt nhiều lĩnh vực nuôi tôm, thủy sản và nông nghiệp khác phải gánh chịu".
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình (Ảnh: Nhật Minh/VNE)
Trả lời câu hỏi này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rất rành rẽ: "Đại biểu Trần Khắc Tâm có đề nghị vấn đề trong công văn của ngân hàng Nhà nước nên đưa thêm đối tượng nuôi tôm. Dưới góc độ như đại biểu nói chúng tôi cũng hết sức xúc động và hết sức chia sẻ với đồng bào nuôi tôm, nhưng chúng tôi cũng chỉ thực hiện Quyết định 1140 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đối tượng chỉ là cá tra và chăn nuôi gia cầm và lợn, chứ danh mục không có con tôm. Cho nên, chúng tôi cũng phải thực hiện một cách nghiêm túc như trên ý kiến của đại biểu Quốc hội, chúng tôi sẽ nhanh chóng có đánh giá để cùng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung con tôm vào trong danh mục này. Tôi cũng chỉ cần điểm 8, không cần điểm 9, điểm 10. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói tiếp: "Đại biểu Quốc hội Trần Khắc Tâm có nói đến nợ xấu và đại biểu cho rằng trong nhiều lĩnh vực khác có nợ xấu cao, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là thủy sản thì nợ xấu không cao mà nợ xấu ở các vùng khác thì như vậy sẽ ảnh hưởng đến nợ xấu của thủy sản. Tôi cũng xin phép báo cáo với các đại biểu Quốc hội. Như tôi đã trình bày sáng nay, nông nghiệp và nông thôn là một mặt trận cứu cánh cho chúng ta trong những năm vừa qua và kể cả trong năm nay và đến nay dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn có chất lượng rất tốt, tỷ lệ nợ xấu của chúng ta trong toàn hệ thống là 4,49, nhưng tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn thì thấp hơn rất nhiều và con số báo cáo là chính xác. Bởi vì ở đây không có những điều kiện để cho các bên báo cáo, để cho các tổ chức tín dụng có thể báo cáo sai. Do vậy, chất lượng trong cho vay nông nghiệp và nông thôn rất tốt. Chính vì vậy, trong 2 năm vừa qua chúng tôi đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động của mình về lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn như tôi đã trình bày ở trên. Do vậy, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn đã tăng lên gấp đôi và hiện nay mặc dù trong điều kiện chúng ta đang tái cấu trúc lại hệ thống các ngân hàng thương mại, nhưng chúng tôi cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại lành mạnh tiếp tục cho phép mở chi nhánh ở các địa bàn, vùng sâu, vùng xa, ở các vùng nông thôn để làm sao dẫn vốn về cho các vùng này. Chúng tôi cũng có chủ trương đề nghị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tăng được tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn lên đến 80%. Trong năm vừa qua đến nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa tỷ trọng này lên đến 75%. Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp, các ngân hàng thương mại khác để tập trung nguồn vốn một cách thỏa đáng cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trên đây tôi xin trả lời các ý kiến của đại biểu Quốc hội". "Tôi nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel nếu làm được" Cũng tại phiên chất vấn này, đại biểu Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) đặt ra câu hỏi: "Tôi nói về vấn đề dư nợ tín dụng kế hoạch đầu năm thông qua 15%, 17% của lãi suất ngân hàng, tới giữa năm ta rút xuống 10 %, 12%, tôi dự kiến kỳ họp trước như vậy mỗi tháng bơm 50.000 tỷ. Bây giờ trượt vài % Thống đốc vẫn nói là hợp lý tôi không hiểu được chúng ta điều hành thế nào. Vấn đề thứ hai là vàng, dường như Thống đốc hứa rằng thị trường biến động chênh lệch 400.000 giữa trong nước, ngoài nước thì Ngân hàng nhà nước điều tiết. Bây giờ không làm được thì lại bảo rằng không cần liên thông thị trường nước ngoài thì thống đốc nghĩ thế nào, dư luận người ta nghĩ như vậy, Thống đốc phải nhớ rằng 400.000 thì điều tiết không?"
Đại biểu Trần Du Lịch - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: saigongiaiphong)
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình trả lời: "Các giải pháp như tôi đã báo cáo, có giải pháp ngành ngân hàng chúng tôi chủ động làm được và nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi, cái đó tôi có thể khẳng định. Có giải pháp chúng tôi phải chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, kể cả chính quyền địa phương, với những giải pháp này chúng tôi chỉ là một bên phối hợp, do vậy biện pháp nào chắc, nằm trong ý chí, quyết tâm, biện pháp của mình tôi có thể khẳng định. Ví dụ chúng tôi đang làm là việc tích cực tái cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp, ví dụ yêu cầu các tổ chức tín dụng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro nhiều hơn nữa, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải sử dụng dự phòng rủi ro để trích lập trong năm nay, không được chia lợi nhuận nếu như chưa trích lập rủi ro đầy đủ, thậm chí phải xuất cả vốn tự có, tức là bao gồm vốn điều lệ và các nguồn vốn dự phòng khác của mình để xử lý nợ xấu. Đó là những lĩnh vực chúng tôi chủ động được, chúng tôi làm được, còn những lĩnh vực khác chúng tôi tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành. Do vậy chúng ta thấy nếu có quyết tâm chung của tất cả các bộ, ban, ngành chúng ta mới xử lý được nợ xấu. Còn việc ngân hàng Nhà nước có hút tiền về? Báo cáo đại biểu Trần Du Lịch, như chúng tôi đã nói, tổ chức tín dụng hiện nay dư tiền, mặc dù dư không nhiều mà lại được đầu tư ra được, số tiền dư vẫn phải trả lãi tiền gửi của dân. Do vậy, nếu không có biện pháp xử lý tiền dư này thì các tổ chức tín dụng sẽ có rất nhiều áp lực về sử dụng tiền, rất nhiều hoạt động đầu tư khác. Ví dụ trong thực tiễn hoạt động ngân hàng thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ quay sang kinh doanh ngoại tệ, từ đó làm cho thị trường ngoại tệ lại bất ổn. Vậy, như tôi cũng đã báo cáo cái chính đúng đắn trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước là làm sao lượng tiền dư thừa trên thị trường liên ngân hàng khi người ta đã gửi vào Ngân hàng nhà nước ở mức độ hợp lý nhất, vừa đủ phục vụ cho mục tiêu giữ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ổn định. Như chúng ta đã thấy từ đầu năm 2012 lãi suất trên thị trường ngân hàng rất ổn định và phù hợp với diễn biến của lạm phát và định hướng kỳ vọng của lạm phát. Ví dụ chúng ta định hướng lạm phát là 8%, trên thị trường liên ngân hàng của chúng tôi lúc nào cũng duy trì lãi suất liên ngân hàng kỳ hạng 1 tháng ở mức khoảng 7% và các kỳ hạn khác còn thấp hơn. Đây là kỹ năng, nghệ thuật điều hành của Ngân hàng Trung ương. Do vậy, việc hút tiền về của Ngân hàng nhà nước cũng là cực chẳng đã. Bởi vì chúng tôi phải phát hành tín phiếu Ngân hàng nhà nước có nghĩa là ta phải mất tiền để mua lại khoản tiền đó. Đại biểu Trần Du Lịch cũng có nói đến vấn đề về vàng, tôi xin báo cáo với đại biểu Quốc hội là trong Nghị định 24 chúng tôi cũng để ngỏ rất nhiều nội dung. Trong đó có cả nội dung là Ngân hàng nhà nước trực tiếp mua bán vàng, trong đó cũng có cả nội dung Ngân hàng nhà nước huy động vàng. Nhưng xét tình hình hiện nay kinh tế vĩ mô của đất nước chúng ta thì giải pháp huy động vàng trong giai đoạn hiện nay không phát huy được hiệu quả vì giá vàng thế giới đang biến động rất mạnh do những bất ổn của kinh tế thế giới. Nếu có bất kỳ một hoạt động nào về mặt huy động dưới góc độ tiền gửi bằng vàng chỉ làm tăng thêm tính vàng hóa của nền kinh tế mà thôi. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay chúng ta áp dụng phương thức quan hệ mua bán. Như tôi đã nói lúc ban đầu là Ngân hàng nhà nước sẽ đóng vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường này để vừa là người kiến tạo nhưng cũng vừa là người cầm nhịp đảm bảo sự ổn định của thị trường vàng này. Đại biểu có nói trước đây không có quản lý gì đến bây giờ lại có quản lý gì, tôi cũng xin báo cáo với đại biểu Quốc hội, ở đây có Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, Nghị định 24 của chúng tôi đã được thảo luận từ năm 2009, ngay sau khi chúng ta đóng sàn vàng, vì khi chúng ta thảo luận về sàn vàng thì lúc đó, chúng ta thấy rằng các quy định của pháp luật của chúng ta quá bất cập. Ở đây có đầy đủ các bộ tham gia vào, ví dụ Bộ Công thương, Bộ Khoa học và công nghệ về chất lượng vàng, chính quyền địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vấn đề cấp phép doanh nghiệp v.v... Tất cả thực trạng này đã được tập thể Chính phủ đánh giá bằng văn bản, chứ không phải đánh giá của thống đốc ngân hàng Nhà nước, vì Nghị định 174 trước đây là Nghị định của Thủ tướng Chính phủ, sau đó từ năm 2009, chúng tôi đã bắt tay vào việc xây dựng Nghị định 24 và cũng trải qua rất nhiều gian nan, rất nhiều đấu tranh, rất nhiều ý kiến, rất nhiều thắc mắc, mãi đến cuối 2011, chúng ta mới ban hành được văn bản này. Tôi không gắn gì với thời gian của tôi mà tôi gắn với thời gian ban hành văn bản nghị định và nó đạt được các kết quả, mong đại biểu hiểu cho đúng". Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình đang trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc nhở: "Đề nghị đồng chí lưu ý câu của đại biểu Trần Du Lịch: Siết tín dụng như thế có làm điêu đứng doanh nghiệp không? Giải quyết như thế nào cho hợp lý?" Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời tiếp: "Quả thật chúng ta cũng phải thấy mọi chính sách, đặc biệt là chính sách vĩ mô thì không thể nào đáp ứng được mọi yêu cầu, ví dụ tôi đã có dịp trình bày với Quốc hội nhân vật tìm ra được bộ 3 bất khả thi giữa tăng trưởng, lạm phát và tỷ giá, ông đó được quốc tế cho giải thưởng Nobel mà hiện nay chúng ta phải vừa làm sao kiềm chế được lạm phát mà vẫn phải tăng trưởng. Tôi đã có lần nói đùa với Chủ tịch Quốc hội là em chỉ cần nửa giải thưởng Nobel cũng được, nếu em làm được 1 trong 2. Đó là điều khó của chính sách. Do vậy, cuối năm 2010 chuyển sang năm 2011 Chính phủ lập tức có Nghị quyết số 11 và Bộ chính trị cũng đã có Kết luận số 02 về việc triển khai các biện pháp để nhằm nhanh chóng kiềm chế được lạm phát. Chúng ta cũng thấy rất rõ khi áp dụng các biện pháp này thì nhất định là doanh nghiệp sẽ khó khăn, chúng ta biết được chuyện đó. Nếu mà nói chúng ta cũng phải thấy rằng đây là cái giá mà chúng ta phải trả để lập lại ổn định kinh tế vĩ mô. Còn nếu đại biểu có quan tâm đến thời tôi làm thì xin báo cáo với đại biểu Quốc hội từ tháng 9 năm 2011 tất cả các chính sách của chúng ta đã dần nới lỏng. Từ hôm đó đến nay lãi suất chỉ có giảm, các đối tượng mà không được ưu tiên vay vốn đều được tháo gỡ và trong một thời gian rất ngắn chỉ từ quý IV mà cho đến đầu năm 2012 hầu như chúng ta không còn các đối tượng trước đây chúng ta gọi là không khuyến khích đầu tư hay hạn chế đầu tư. Như tôi đã báo cáo chỉ còn lại hai đối tượng rất nhỏ là khu công nghiệp. Vì trên thực tế khu công nghiệp của chúng ta như tôi đã báo cáo đại biểu Quốc hội là đã rất nhiều. Hai là đầu tư vào chứng khoán mà thôi. Còn tất cả các lĩnh vực khác đều được thả ra hết không có diện nghiêm cấm gì cả".
Source: giaoduc.net.vn/xa-hoi/su-that-viec-thong-doc-nguyen-van-binh-tu-nhan-diem-8-va-giai-nobel/250697.gd
0 notes