#huydong
Explore tagged Tumblr posts
nguyencongtrinh1995 · 7 years ago
Text
CÂU CHUYỆN START-UP CHẾT VÌ CÓ QUÁ NHIỀU TIỀN
Dear mọi người, em từng phỏng vấn khá nhiều doanh nhân ở Hà Nội. Một số người nói với em: "Anh/chị rất mong gọi được vốn, nhưng nếu gọi được nhiều tiền quá thì lại sợ, vì nhiều khi start-up sụp đổ khi họ có quá nhiều tiền". Một chị từng nói: Các giải pháp mà chỉ dựa vào tiền sẽ không bền vững. Giải pháp chỉ thực sự đột phá và sáng tạo khi ta có rất ít tiền.
Ý kiến của mọi người thế nào ạ? Rất mong mọi người kể câu chuyện về vấn đề này nhé.
+Trả lời 1:
“ Như mình hiểu thì như thế này nhé: - khi bạn vạch ra kế hoặc hoặc nghĩ ra sản phẩm thì bạn làm chủ cái dự án đó , sự quyết định của bạn. Bạn sẽ lựa cơm gắp mắm sao cho nó tồn tại được -nhưng khi bạn gọi vốn, tôi sẽ ràng buộc bạn bằng vô số thứ pháp lý, luật lệ .kể cả tham gia vào quá trình sáng tạo và phát triển dự án đó, lên có thể tiếng nói chung ko có, hoặc bị biến tướng , chệch hướng ban đầu. Làm cho sự nhiệt huyết sáng tạo ban đầu dần dà mất....v..v - đó là thực tế của những người mới khởi sự 1 dự án . Còn đa phần những người có kinh nghiệm sẽ biết tận dụng đòn bẩy đo rất nhanh - buôn tài ko bằng dài vốn, bất cứ cái nào có nhiều tiền đầu tư đều có sự phát triển tốt hơn, nhưng lúc đó người sáng lập có khi chỉ là người làm thuê cho người đầu tư... “
+Trả lời 2: 
“ Tôn chỉ: - Chỉ huy động vốn khi cần (đã vạch sẵn kế hoạch và huy động theo giai đoạn) - Số tiền huy động phải tiêu hết vào dự án (Đã có kế hoạch dùng vốn) - Nếu huy động không dùng hết => sẽ gây ra tình trạng dư thừa “
0 notes
lehoang1488 · 3 years ago
Link
Tăng tốc hoạt động cho vay P2P tại Việt Nam
Cho vay ngang hàng (P2P) đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam với những người chơi mới tham gia vào thị trường và các cơ quan quản lý đang tiến tới với việc tạo ra một môi trường thuận lợi.
Vào tháng 9, một công ty mới có tên là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Megalend Việt Nam đã ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ 5 tỷ đồng (214.000 USD). Công ty vận hành một nền tảng cho vay P2P nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và hộ gia đình.
“Mục tiêu Megalend Việt Nam trở thành một trong những nền tảng cho vay P2P lớn nhất tại Việt Nam trong ba năm tới,” nói Lưu Tường Bách, phó giám đốc của MIG Holdings và Chủ tịch Megalend Việt Nam.
Megalend Việt Nam tham gia vào danh sách các nền tảng cho vay P2P ngày càng tăng tại Việt Nam , đã bao gồm các nền tảng như Vaymuon, Mofin, Tima và HuyDong, trước đây được gọi là LoanVi.
https://cafenhanh.blogspot.com/2021/10/tang-toc-hoat-ong-cho-vay-p2p-tai-viet.html
#SGBank, #Fintech, #NgânHàngSố, #VayTiềnOnline,
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Link
kinh tế triển vọng tín dụng nhà nước môi trường nền kinh tế kinh doanh môi trường kinh doanh bất động sản gia chứng khoán huy động
(GD&TĐ) - Theo tổng hợp của Vụ Dự báo Thống kê Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có gần 90% tổ chức tín dụng (TCTD) tin tưởng có thể kiềm chế lạm phát năm 2013 ở mức một con số. Trong khi đó, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý được đánh giá là rủi ro lớn nhất ảnh hưởng tới việc kiểm soát lạm phát trong năm 2013...
Triển vọng kinh doanh năm 2013 không kém hơn năm 2012
Vụ Dự báo Thống kê Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết: Kết quả cuộc điều tra mới nhất về xu hướng kinh doanh của các TCTD đã cho thấy diễn biến thực tế trong 6 tháng cuối năm 2012 ảnh hưởng đáng kể tới nhận định của các TCTD về triển vọng kinh doanh, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, huy động vốn, cho vay, lợi nhuận... của năm 2013. 
Gần 90% tổ chức tín dụng tin tưởng kiềm chế lạm phát năm 2013 sẽ ở mức một con số
Trong khi ở cuộc điều tra vào tháng 6 năm 2012, chỉ có 20% TCTD nhận định rằng điều kiện kinh doanh 6 tháng cuối năm 2012 có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh TCTD, thì tại cuộc điều tra vào tháng 12/2012, có tới 60% TCTD nhận định lại rằng môi trường kinh doanh chung đã ảnh hưởng tiêu cực và rất tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của TCTD. 
Đánh giá về môi trường kinh doanh chung của nền kinh tế trong năm 2013, có 17% TCTD cho rằng môi trường kinh doanh chung của nền kinh tế tác động thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của các TCTD trong 6 tháng đầu năm 2013. Các TCTD cũng hy vọng tình hình sẽ được cải thiện hơn nếu so với năm 2012, có 36% TCTD cho rằng môi trường kinh tế chung sẽ tác động thuận lợi hơn đối với hoạt động kinh doanh của TCTD.
Cho rằng điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục có những ảnh hưởng bất lợi, song vẫn có tới trên 90% TCTD nhận định rằng triển vọng kinh doanh của TCTD trong năm 2013 không kém hơn so với năm 2012. Có 50% TCTD dự kiến cải thiện hơn. 78% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của năm 2013 tăng so với năm 2012, trong đó mức tăng được kỳ vọng nhiều nhất là dưới 20%. 
Kỳ vọng CPI tăng hợp lý ở mức một con số
 Các tổ chức tín dụng dự kiến tiếp tục tập trung vốn cho các ngành, lĩnh vực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời hạn chế cấp tín dụng cho đầu tư kinh doanh bất động sản và chứng khoán. 
"Điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý" được các TCTD đánh giá là nguyên nhân quan trọng nhất tác động tới diễn biến lạm phát năm 2013; các nguyên nhân được xếp sau là: việc "Thay đổi chính sách tiền tệ", "thay đổi chính sách tài khóa"... 
Theo các TCTD, nỗ lực kiềm chế lạm phát trong năm 2013 phụ thuộc lớn vào việc ổn định giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Cuộc điều tra mới nhất cũng cho thấy có 89% TCTD kỳ vọng CPI năm 2013 sẽ tăng ở mức  một con số; trong đó, mức tăng được kỳ vọng nhiều nhất là từ 5% đến dưới 10%. 
Với việc kỳ vọng CPI tăng hợp lý ở mức một con số, các TCTD tin tưởng điều đó tạo động lực cho việc giảm mặt bằng lãi suất của cả huy động vốn và cho vay VND. Theo đó, hầu hết TCTD kỳ vọng lãi suất huy động vốn và cho vay VND giảm trong đó mức giảm được kỳ vọng nhiều nhất là không quá 2% (gần 70% TCTD lựa chọn).n
Thanh Tuấn
nền kinh tế kinh doanh môi trường kinh doanh triển vọng nhà nước tín dụng bất động sản chứng khoán huy động gia kinh tế môi trường
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Quote
"Hiến kế"
- 2012), khi mà nền kinh tế trong nước đã bị biến động mạnh với nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống ngân hàng nội địa nhiều lần bị đe dọa, lãi suất huy động cao và nhiều lần bị biến động nhưng nhìn chung đối với hệ thống ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi những tác động này.Không chỉ vậy, thời gian qua cũng đã chứng kiến vai trò quan trọng của khối ngân hàng ngoại trong việc cung ứng nguồn tín dụng không hề nhỏ cho khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.Hiện tại, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn tái cấu trúc. Vì vậy, theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), nếu cho phép ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn mua cổ phần đa số của ngân hàng yếu kém, thì sẽ có các lợi ích như sẽ có nguồn vốn tự có lớn (khoảng vài trăm triệu USD/ngân hàng) bơm thẳng vào ngân hàng yếu kém để tái cấu trúc tình hình tài chính yếu kém, tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh.Đi cùng với việc bơm vốn, phương thức quản trị doanh nghiệp tại các ngân hàng cũng sẽ được thay đổi căn bản... Qua đó, giúp những ngân hàng yếu kém sẽ nhanh chóng trở thành những ngân hàng mạnh và góp phần làm cho hệ thống ngân hàng trong nước mạnh lên.Cùng với việc bơm vốn trên, tính thanh khoản của ngân hàng nội được tăng lên nhanh chóng, không còn tình trạng đe dọa mất thanh khoản, không còn tình trạng cạnh tranh lãi suất huy động vượt rào và sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng trong nước có nhiều điều kiện để giảm nhanh mặt bằng lãi suất huy động."Nếu thực hiện nhanh giải pháp này trên diện rộng (khoảng 15 ngân hàng) thì toàn thể cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhanh chóng được thụ hưởng mức lãi suất cho vay VND khoảng 8%/năm", VAFI nhấn mạnh.Nhưng không dễ dàng hút vốnTuy nhiên, để các nhà đầu tư ngoại đầu tư vào các ngân hàng đang yếu kém tại Việt Nam là điều không hề dễ dàng. VAFI cho rằng, thách thức là các ngân hàng nước ngoài sẽ không đầu tư vào ngân hàng trong nước bằng mọi giá. Bởi lẽ, cái gốc của các ngân hàng yếu kém trong nước là vấn đề quản trị doanh nghiệp yếu kém, cho dù các ngân hàng ngoại có hỗ trợ vốn thì về cơ bản các ngân hàng đó vẫn yếu kém. Trong bối cảnh đó, việc tìm kiếm nhân sự cao cấp trong nước để điều hành ngân hàng yếu kém là vấn đề không đơn giản.Khi mua ngân hàng yếu kém trong nước, các ngân hàng ngoại đều mong muốn phải được nắm quyền kiểm soát (theo Luật Doanh nghiệp là trên 75%/vốn điều lệ). Đối với những ngân hàng đỡ yếu kém hơn thì tỷ lệ trên có thể giảm xuống nhưng không dưới tỷ lệ 51%/vốn điều lệ.Đây là điều cần thiết giúp các ngân hàng ngoại nhanh chóng có những quyết định cải tổ nhân sự, cải tổ phương thức quản trị doanh nghiệp và nhằm bảo vệ nguồn vốn của họ một cách hữu hiệu...Dù các ngân hàng ngoại không đầu tư vào ngân hàng yếu kém bằng mọi giá nhưng VAFI tin rằng, bằng nguồn vốn dồi dào của mình cộng với năng lực quản trị doanh nghiệp của ngân hàng ngoại, những tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được cải tổ triệt để và sẽ không còn là lực cản trong công cuộc cải cách quản trị của hệ thống ngân hàng.Dù việc mở room cho nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực có thể sẽ đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn đang còn là nỗi e ngại của không ít các nhà hoạch định chính sách.Theo VAFI, nếu room trong lĩnh vực ngân hàng bị bó hẹp thì rất khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược mạnh, đồng nghĩa với việc khó khăn trong việc huy động vốn từ các nhà đầu tư tổ chức và cũng đồng nghĩa với việc cơ cấu cổ đông nghèo nàn, kém cỏi, chỉ toàn những cổ đông cá nhân, cổ đông tổ chức thụ động và cổ đông gia đình.Chính cơ cấu cổ đông kiểu này đã không kiểm soát được những cổ đông sáng lập điều hành và từ đó gây ra việc lạm quyền, tham nhũng, không những xâm phạm quyền lợi của người góp vốn mà còn xâm phạm quyền lợi của người gửi tiền, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước phải ra tay cứu."Do đó, cơ quan quản lý cần có những nghiên cứu kỹ về kinh nghiệm của các nước đi trước khi mở room trong lĩnh vực ngân hàng để có những chiến lược cải tổ sâu sắc hệ thống ngân hàng hiện nay", VAFI đề xuất.(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
0 notes
tintuc6293 · 12 years ago
Link
thị trường giải quyết tăng trưởng đầu tư trái phiếu nền kinh tế gia nhu cầu tiêu dùng tín dụng hội đồng quản trị bất động sản chính phủ ngân hàng doanh nghiệp thu nhập thấp nhu cầu kinh tế ổn định huy động nhà nước
Ngay từ đầu năm, câu hỏi làm thế nào để giải quyết nợ xấu, khôi phục tín dụng để tạo đà cho sản xuất vẫn chưa có lời giải...
Số liệu đến 21/1/2013 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng giảm 1,06%; cùng đó, số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động tiếp tục tăng 6,9% so với cuối năm 2012, đã cho thấy bức tranh đình đốn của nền kinh tế mà suy giảm tín dụng là nút thắt trong đó.
Ngay từ đầu năm, câu hỏi làm thế nào để giải quyết nợ xấu, khôi phục tín dụng để tạo đà cho sản xuất vẫn chưa có lời giải.
Theo cập nhật mới nhất từ các bản tin thị trường từ tháng 1/2013 đến nay, tình hình hoạt động của thị trường ngân hàng hết sức ảm đạm. Đợt hạ lãi suất điều hành cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước trong 2012 chỉ tác động nhỏ đến mặt bằng chung. Trên thị trường 1, mặt bằng lãi suất huy động VND ổn định hầu hết ở các kỳ hạn, kỳ hạn 12 tháng về 10% - 11%/năm và lãi suất cho vay ổn định quanh 11% - 16%/năm.
Theo cập nhật mới nhất từ các bản tin thị trường từ tháng 1/2013 đến nay, tình hình hoạt động của thị trường ngân hàng hết sức ảm đạm.
Trái phiếu vẫn chèn tín dụng
Một thông tin không mấy lạc quan xuất hiện ngay từ đầu năm là tăng trưởng tín dụng tính đến 21/1 so với cuối 2012 tiếp tục giảm 1,06%, trong khi huy động vốn giảm nhẹ 0,53%. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu một ngân hàng thương mại lớn của nhà nước thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do mấy yếu tố sau.
Một, nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện bởi lượng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn. Tính đến 1/1/2013, chỉ số tồn kho tăng 21,5% so với cùng kỳ 2012, xuất hiện một số ngành có tồn kho tăng gấp 3 lần. Vì thế, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán tháo hàng tồn, ít đẩy mạnh sản xuất phục vụ dịp Tết. Đi kèm với hàng tồn kho cao là nhu cầu tiêu dùng giảm rất mạnh, người dân tăng cường thắt chặt chi tiêu.
Hai, mặc dù Chính phủ rất quyết tâm xử lý nợ xấu nhưng tình trạng này vẫn giẫm chân tại chỗ. Đề án công ty mua bán tài sản quốc gia vẫn chưa chính thức được thông qua.
Cùng đó, những chính sách của Chính phủ như giải quyết tồn kho bất động sản, cam kết cung cấp dành gói vốn trị giá 40 nghìn tỷ đồng cho mua nhà xã hội và người có thu nhập thấp của Ngân hàng Nhà nước, vẫn chưa được triển khai và hầu như chưa tác động gì nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một chuyên gia phân tích nhận định rằng, nếu so sánh với cùng kỳ các năm 2010, 2011, 2012 thì tốc độ tăng trưởng tín d���ng của tháng 1/2013 đang thực sự báo động. Xu hướng này sẽ còn kéo dài đến hết quý 2/2013 và như vậy, sự hồi phục sức sản xuất, chi tiêu và xét ở quy mô rộng hơn là tổng cầu, vẫn chưa tìm thấy sự lạc quan.
Còn xét trên thị trường 2, không khí ảm đạm bao trùm là nét chủ đạo và chi phối hầu hết các mặt từ quy mô giao dịch đến lãi suất. Nguồn cung tiền đồng quá dồi dào nên lãi suất rất thấp, thậm chí chỉ ở mức 1%/năm đối với kỳ hạn qua đêm, được coi là mức thấp kỷ lục của năm 2012. Trong khi đó, đầu tư trái phiếu Chính phủ tiếp tục là kênh hấp dẫn đối với ngân hàng.
Trên thị trường sơ cấp, chỉ trong tháng 1/2013, Kho bạc Nhà nước huy động thành công 13.460 tỷ đồng trái phiếu và 7.290 tỷ đồng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, đạt tới 69% kế hoạch quý I/2013. So với cùng kỳ 2012, lượng phát hành tăng gấp 11 lần!
Còn trên thị trường thứ cấp, doanh số giao dịch tiếp nối đà tăng từ trước đó với quy mô xấp xỉ 32 nghìn tỷ đồng trong tháng này.
Lối thoát ở đâu?
"Bức tranh chung của thị trường tiền tệ, đặc biệt là nút thắt tín dụng vẫn chưa thoát khỏi u ám vốn kéo dài từ đầu năm đến nay không chỉ là sự lo ngại thông thường mà dần hiện hữu thành cơn ác mộng cho cả nền kinh tế", ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietpostbank nói với báo giới mới đây.
Theo ông, nếu tổng cầu, sức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa tê liệt nốt năm nay nữa thì hậu quả sẽ vô cùng tai hại. Bóng ma lạm phát là vẫn có nhưng không vì thế mà quá sợ hãi để rồi đẩy nền kinh tế đến chỗ giảm phát. Rất nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, châu Âu đều đã tung ra nhiều gói kích thích kinh tế. Nước Mỹ sau khi bỏ ra hai gói kích thích thì đã tung tiếp gói thứ ba với quy mô mỗi tháng 40 tỷ USD qua kênh thị trường mở để cứu nền kinh tế. Điều đó cho thấy, họ sợ giảm phát hơn là lạm phát.
Hiện tại, Chính phủ đang cố gắng chứng tỏ rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn tương đối ổn định nhưng thực tế thì sự cố gắng này không phản ánh đúng thực chất tình trạng nền kinh tế. Và đến một lúc nào đó, tình trạng giảm phát xuất hiện thì tê liệt hoàn toàn.
Đồng quan điểm này, lãnh đạo một ngân hàng thương mại nhà nước cho rằng, để giải quyết vấn đề này thì phải đi từ tháo gỡ nút thắt tín dụng mà trước hết là xử lý nợ xấu. Đáng tiếc là đề án thành lập công ty tài sản nợ quốc gia mặc dù rục rịch đã hơn nửa năm nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua.
Cũng theo ông này, giải pháp tiếp theo là phải tìm cách khôi phục tổng cầu, thậm chí là đặt lên bàn cân giữa lạm phát và giảm phát. Không nhất thiết quá sợ hãi lạm phát mà kéo dài sự trì trệ của nền kinh tế.
Ngoài ra, liên quan đến hoạt động ngân hàng, quan chức này còn tiết lộ thêm: "ở ngân hàng tôi, tín dụng bị tắc nghẽn còn ở một lý do rất lãng xẹt là cán bộ tín dụng sợ bị vào tù". Theo đó, rất trớ trêu là ở những ngân hàng thương mại nhà nước đang có tình trạng cán bộ tín dụng từ chối các nhu cầu vay một cách rất bất thường. Khi tìm hiểu thì được biết, vì lo sợ sau hàng loạt vụ vi phạm luật và bị cơ quan chức năng "sờ gáy", nhiều cán bộ tín dụng đã chọn cách từ chối các khoản vay để được... yên thân.
"Không chỉ ở các ngân hàng thương mại nhà nước mà ngay cả ở ngân hàng của chúng tôi cũng có tình trạng này. Một dự án có thể hôm nay tốt nhưng ngày mai lại không, thế nên không có gì chắc chắn cả vì thế, họ chọn cách ngồi im hưởng lương cho lành", ông Hưởng cho biết thêm.
Thực tế trên dẫn đến tình trạng, đầu huy động thì vẫn rất tích cực, thế nên huy động thừa rồi để đấy, khiến các đơn vị này đành phải mua giấy tờ có giá với lãi suất thấp. Cứ tưởng thế là giữ được đồng vốn an toàn cho nhà nước nhưng thực ra là đang làm hại ngân hàng. Thay vì vốn phải ra khỏi ngân hàng để sinh lời cho nền kinh tế thì cứ loanh quanh trong ngân hàng, không chỉ thiệt hại cho ngân hàng mà nền kinh tế cũng bị vạ lây.
Theo Nguyễn Hoài
VnEconomy
kinh tế thị trường nhu cầu tiêu dùng nhu cầu tăng trưởng giải quyết nền kinh tế chính phủ tín dụng hội đồng quản trị thu nhập thấp đầu tư trái phiếu nhà nước doanh nghiệp gia huy động ổn định ngân hàng bất động sản
0 notes
tintucmoi · 12 years ago
Text
Cần làm rõ vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước
Cần làm rõ vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước
Chiều 15/11, Quốc hội bắt đầu phiên thảo luận sẽ kéo dài 1,5 ngày về dự thảo Hiến pháp sửa đổi và dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về sửa Hiến pháp.
Không lo chia quyền "nắm" quân đội
Tán thành với quan điểm tăng thêm quyền cho Chủ tịch nước, đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) cho rằng, trong quan hệ với Quốc hội, nên trao quyền bổ nhiệm thẩm phán TAND tối cao cho Chủ tịch nước. Việc quy định thẩm quyền này thuộc Quốc hội như hiện nay không hợp lý vì nhiệm kỳ của Quốc hội và nhiệm kỳ của thẩm phán chênh lệch nhau, rất khó xử lý và đảm bảo linh hoạt.
Ông Vân cũng góp ý, cơ chế phê chuẩn phó chủ nhiệm, các thành viên UB Thường vụ Quốc hội mà trao cho cơ quan này là trái với nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Quốc hội. Việc này khác hẳn với chế độ bổ nhiệm các chức danh trong khối cơ quan hành pháp. Đại biểu đề nghị cân nhắc lại vấn đề này.
Đại biểu Phùng Đức Tiến.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) muốn làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh lực lượng vũ trang, trong việc điều hòa phối hợp công tác với các cơ quan lập pháp và hành pháp.
"Quy định hiện hành chưa thể hiện rõ vai trò của Chủ tịch nước trong việc giám sát các chức danh do Chủ tịch nước giới thiệu, Quốc hội bầu và phê chuẩn. Dường như vai trò của Chủ tịch nước chỉ là hợp thức hóa các thủ tục hành chính trong các công việc được Hiến pháp quy định" - ông Tiến phát biểu.
Đồng ý với phân tích này, đại biểu Bế Xuân Trường (Bắc Kạn) phân tích, quy định Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh chưa đầy đủ về mặt nội hàm, nhiều người cảnh báo có mâu thuẫn trong quy định, có thể dẫn đến hệ quả là xin chia quyền lợi.
Nhưng theo ông Trường, Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt. Tổng bí thư là Bí thư quân ủy Trung ương, điều này đã được ghi trong Điều lệ Đảng. Còn Chủ tịch nước trên cơ sở lãnh đạo tập thể, phát huy vai trò của cá nhân, chịu trách nhiệm trước tập thể về nhiệm vụ.
Như vậy, nội hàm của quy định Chủ tịch nước với lực lượng vũ trang ông Tiến cho là phụ trách vấn đề về tổ chức, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng gắn với thế trận an ninh nhân dân để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Vị trí Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh hiện chỉ xác định là người tổng động viên, huy động lực lượng, phương tiện khi có chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên, việc quan trọng nhất để huy động được lực lượng, phương tiện cho chiến tranh phải được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ từ trong thời bình.
"Lo giữ nước từ khi nước còn thịnh vượng" - câu ấy hàm nghĩa, việc xây dựng nền quốc phòng, xây dựng thế trận, xây dựng lực lượng vũ trang để khi có chiến tranh mới chuyển được thế trận quốc phòng sang thế trận chiến tranh nhân dân, mới huy động sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh" - ông Trường đề nghị bổ sung rõ nội hàm này trong chế định Chủ tịch nước.
Người dân cần được trực tiếp bầu Chủ tịch nước
Đại biểu Phạm Đức Châu.
Nội dung mở rộng quyền con người, quyền công dân trong bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi cũng nhận được nhiều ủng hộ của các đại biểu.
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) lập luận, bản Hiến pháp nêu nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhưng quyền lực nhà nước là một bộ phận của quyền lực chính trị. Vậy nên cần quy định tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, chứ không chỉ có là quyền lực nhà nước.
Với tinh thần đó, ông Châu đồng tình cao với việc mở rộng thêm nhiều quyền của công dân, cụ thể là sự thể chế hóa, ghi nhận thêm nhiều quyền con người trong Hiến pháp. Trong một nhà nước dân chủ quyền con người và quyền công dân, theo ông Châu, cơ bản giống nhau về nội dung và đều được nhà nước thừa nhận tôn trọng và bảo vệ, chỉ khác nhau về chế độ pháp lý. Nhà nước dân chủ tôn trọng, bảo vệ và tạo mọi điều kiện để con người được tự do thực hiện mọi quyền con người, nếu không bị pháp luật cấm hay hạn chế nhưng nhà nước không thể bảo đảm được thực hiện mọi quyền con người như quyền công dân.
"Ví dụ, nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền được làm mẹ của phụ nữ dù không có chồng, đó là quyền con người. Nhưng nếu họ không thể thực hiện được thì họ không thể đòi hỏi nhà nước và nhà nước cũng không thể bảo đảm việc thực hiện cho họ được" - ông Châu lập luận.
Với quyền công dân, nếu không được bảo đảm thực hiện, người dân có quyền khiếu nại, đòi hỏi, ví như việc có thể khiếu nại nếu không được thực hiện quyền bầu cử.
Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi mở rộng quyền dành cho tất cả mọi người, bao gồm cả công dân Việt Nam hay người không phải là công dân Việt Nam sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, được đảm bảo an toàn tính mạnh, sinh hoạt, cư trú. Còn quy���n công dân cũng gắn với những nghĩa vụ để không ai được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác.
Tuy nhiên, theo đại biểu, nên tách riêng 2 nội dung quy định này trong luật vì khó có thể nêu hết các quyền con người trong Hiến pháp, sẽ có phần chồng lấn với quyền công dân.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cũng "gật đầu" với việc dự thảo Hiến pháp đã khẳng định rõ ràng về quyền con người cũng như bổ sung một số về quyền công dân.
Tuy nhiên, bà Khánh cũng góp ý, trong giai đoạn phát triển mới, dân chủ hóa đời sống xã hội, Hiến pháp cũng cần khẳng định rõ một số quyền đã được quy định và sẽ được thực hiện trong thực tế.
Bà Khánh đề cập 2 quyền là quyền được tham gia trưng cầu ý dân và quyền được bỏ phiếu trực tiếp bầu Chủ tịch nước và các cơ quan của chính quyền địa phương. "Việc gười dân có được các quyền này sẽ là một bước tiến trên con đường phát huy dân chủ trực tiếp bầu những người thay mặt mình lãnh đạo và quản lý từ TƯ đến địa phương" - nữ đại biểu nhấn mạnh.
P.Thảo
Source: dantri.com.vn/xa-hoi/can-lam-ro-vai-tro-thong-linh-luc-luong-vu-trang-cua-chu-tich-nuoc-663276.htm
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Link
vốn điều lệ cổ phiếu tài chính tín dụng pvn huy động hạn chế tổng tài sản dịch vụ ngân hàng tái cấu trúc
(DĐDN) - Đề án hợp nhất với PVFC vừa được Western Bank công bố để xin ý kiến cổ đông... Câu chuyện này đang làm nóng báo giới và dư luận.
 Theo đề án công bố, hai bên sẽ hợp nhất thành ngân hàng mới nhằm giải quyết những tồn tại của WesternBank cũng như giảm được phần vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) tại PVFC.
Nếu việc hợp nhất WesternBank và PVFC thành công, PVFC sẽ tìm được lời giải cho mình về mô hình hoạt động mới, đồng thời cũng giải phóng luôn sức ép thoái vốn của Cty mẹ - PVN do tỉ lệ nắm giữ của PVN trong tổ chức tín dụng mới sẽ giảm từ 78% hiện nay xuống còn 52%. Với WesternBank, nếu hợp nhất vào PVFC đi kèm với sự "thay máu" cổ đông, sẽ trở thành một ngân hàng quy mô lớn tại VN.
Một ngân hàng mới hình thành sau hợp nhất, với tư cách pháp nhân hoàn toàn mới, sẽ tận dụng được lợi thế về huy động vốn (ngắn hạn), đặc biệt là dòng tiền thanh toán của các DN trong nội bộ PVN, mà lâu nay nhiều DN thuộc Tập đoàn sử dụng dịch vụ của các NHTM khác. Đồng thời, quy mô vốn điều lệ 9.000 tỉ đồng, quy mô tài sản trên 100.000 tỉ đồng sẽ mang lại cho ngân hàng mới nhiều cơ hội tiếp cận các dự án lớn, tăng sức cạnh tranh so với lợi thế đơn lẻ của mỗi chủ thể trước hợp nhất.
Sở dĩ PVFC muốn trở thành ngân hàng vì trước tiên khắc phục hạn chế hoạt động của mô hình Cty tài chính.
Một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng sở dĩ PVFC muốn trở thành ngân hàng vì trước tiên, khắc phục hạn chế hoạt động của mô hình Cty tài chính. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Cty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng và không được nhận tiền gửi của cá nhân. Thay vào đó, PVFC chỉ được huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng và từ tổ chức, mà có thể hiểu là các tổ chức/Cty thành viên nội bộ trong PVN. Thực ra Cty tài chính cũng không được cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng (séc, ủy nhiệm thu/chi, thẻ ngân hàng...). Điều này, khiến hoạt động huy động vốn của Cty tài chính chịu sức ép hạn chế đáng kể so với các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong các giai đoạn căng thẳng thanh khoản khi DN khan hiếm dòng tiền. Trong khi đó, ngân hàng với chức năng sẵn có vẫn thoải mái huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.
Theo ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Cty kiểm toán AVA VN cho hay "Thời gian qua khả năng sinh lời của Cty tài chính đã bị thu hẹp mạnh nhất là trong bối cảnh phải thoái vốn ngoài ngành. Để giảm bớt những hạn chế này, Cty tài chính thường thực hiện các dịch vụ hợp tác đầu tư, ủy thác đầu tư... để cải thiện nguồn vốn huy động. Tuy vậy, hoạt động này cũng không thể giúp PVFC có được sự linh hoạt như các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, do mô hình hoạt động bị hạn chế nên mạng lưới hoạt động của Cty tài chính thường khá hẹp. Việc hợp nhất với một ngân hàng khác sẽ giúp nhanh chóng có thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch mà không tốn nhiều thời gian gây dựng thương hiệu và mở rộng mạng lưới.
Người ta ví von "chim khôn biết lựa tổ", việc PVFC sáp nhập với Western Bank là một bước đi khôn ngoan. Với thực tế ngành ngân hàng hiện đang tiến hành tái cấu trúc, việc xin giấy phép thành lập ngân hàng mới là điều không thể. Do đó, đây là giải pháp nhanh nhất để trở thành một ngân hàng thương mại và lợi cả đôi đường.
Sự hợp nhất mong đợi
Ngân hàng sau hợp nhất sẽ có vốn điều lệ 9.000 tỉ đồng, bằng tổng vốn điều lệ của Western Bank (3.000 tỉ đồng) và PVFC (6.000 tỉ đồng). Tổng tài sản của 2 bên sau khi hợp nhất khoảng hơn 105.641 tỉ đồng và trở thành một trong 18 ngân hàng lớn của hệ thống NHTM. Theo đề án, cả Western Bank và PVFC sẽ không thực hiện việc chia tách cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu hay làm tăng hay giảm số cổ phiếu, pha loãng giá trị sổ sách cổ phiếu đang lưu hành.
Một trong những đề xuất được 2 bên đưa ra là PVN (đơn vị nắm 78% vốn của PVFC) hỗ trợ 37.000 tỉ đồng. Cụ thể, để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng hợp nhất, hai bên đề nghị NHNN hỗ trợ cho vay từ nguồn tái cơ cấu hệ thống NHTM khoảng 30.000 tỉ đồng, đề xuất PVN gửi thêm cho PVFC số tiền 7.000 tỉ đồng với kỳ hạn tối thiểu 6 tháng...
Phương Hà
huy động dịch vụ pvn tái cấu trúc tài chính ngân hàng hạn chế tổng tài sản tín dụng vốn điều lệ cổ phiếu
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng: Tái cấu trúc để mạnh lên
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng: Tái cấu trúc để mạnh lên
Theo ông Vũ Bằng - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2012, kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nên mặc dù chỉ số thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam thuộc nhóm tăng cao trên thế giới nhưng hoạt động của thị trường này cũng chưa thực sự khả quan. TTCK năm 2013 dù được dự báo vẫn còn khó khăn nhưng cũng sẽ có triển vọng do hoạt động tái cấu trúc đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.  
Điểm sáng huy động trái phiếu và vốn ngoại
PV: Nhìn lại TTCK một năm đã qua theo ông có những điểm gì đáng chú ý?
Ông VŨ BẰNG: Những khó khăn của kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến kinh tế nước ta, nên có thể nhìn nhận năm 2012 là năm khó khăn nhất của TTCK trong 12 năm qua. Do chi phí đầu vào tăng cao (giá xăng dầu, điện, chi phí lãi vay...), khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế, hàng tồn kho tăng, đầu ra khó khăn, sức mua yếu nên kết quả kinh doanh năm 2012 chưa khả quan trong nhiều lĩnh vực, ��ặc biệt trong các lĩnh vực như vật liệu xây dựng, điện tử, thiết bị điện, điện- khí đốt- nước, xây dựng, bất động sản, bán buôn - bán lẻ,.. số doanh nghiệp thua lỗ cũng vì thế mà tăng theo. Từ đó, TTCK cũng chịu sự tác động rất lớn.
Tuy thế, cũng có thể nói rằng, trong khó khăn của năm 2012 thì TTCK cũng có những điểm tích cực. Đó là chỉ số VN Index tăng 17,7% (HNX Index giảm 2,8%). Dù tổng thể TTCK có khó khăn nhưng thanh khoản thị trường có sự cải thiện với quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.918 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2011 (riêng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011); vốn huy động qua trái phiếu Chính phủ tăng cao với khoảng 156.500 tỷ đồng (bằng 1,9 lần so với cả năm 2011). Vốn ngoại cũng là một điểm sáng tích cực. Số liệu tới ngày 15-12-2012 cho biết, vốn nước ngoài vào thuần là 300 triệu USD - dòng vốn tăng mạnh vào 2 tháng cuối năm (cao hơn mức 240 triệu USD của năm 2011). Nếu tính cả vốn vào thị trường chưa niêm yết, số liệu ước đạt 1,5 tỷ USD, tính chung dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng 10% so với năm 2011.
Ở góc độ cơ quan quản lý, đó cũng là năm thành công của chúng tôi trong việc đề xuất, ban hành nhiều đề án và hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng, tạo tiền đề cho việc tái cấu trúc TTCK.
Kinh tế Việt Nam năm 2013 được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Vậy, nhìn nhận của ông về TTCK năm 2013? và ông có kỳ vọng gì?
-Tuy còn nhiều khó khăn nhưng năm 2013 tình hình kinh tế trong nước có thể có những cải thiện nhất định, khi lạm phát từng bước được kiềm chế, nhập siêu giảm, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá được duy trì ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng cao... Chính phủ tiếp tục triển khai các biện pháp tích cực để tái cấu trúc nền kinh tế và thực hiện các chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô, mục tiêu tăng trưởng năm 2013 cao hơn so với mức tăng trưởng năm 2012.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế, tài chính thế giới được dự báo trong năm 2013 còn có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và tốc độ tăng trưởng toàn cầu khó phục hồi. Trong khi đó mặc dù đã có những cải thiện bước đầu, kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Chính sách kinh tế phải thực hiện đồng thời mục tiêu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đề phòng lạm phát tăng cao trở lại và vẫn bảo đảm tăng trưởng cao hơn so với năm 2012. Trong bối cảnh như vậy, các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đối với TTCK năm 2013 sẽ được chúng tôi điều hành một cách tích cực, chủ động, linh hoạt. Trọng tâm là ổn định và tái cấu trúc TTCK để vượt qua khó khăn, chuẩn bị cho các bước phát triển sau này khi kinh tế hồi phục.
UBCKNN đang tính toán để trình các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường. Trong đó có việc kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục kéo dài việc giảm thuế đối với lĩnh vực chứng khoán và TTCK; ưu đãi thuế đối với các loại hình quỹ đầu tư mới, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện; miễn thuế đối với cổ phiếu thưởng...Bên cạnh đó cũng đề xuất các giải pháp đột phá để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong huy động vốn để hưởng ứng chủ trương xử lý nợ và tái cấu trúc nền kinh tế. Ngoài ra, một số giải pháp đề xuất liên quan đến huy động vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện thanh khoản thị trường, thúc đẩy công tác cổ phần hóa cũng được đặt ra thảo luận nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền.
Theo nhìn nhận của tôi, TTCK năm 2013 còn khó khăn nhưng cũng có triển vọng và phụ thuộc lớn nhất vào kết quả tháo gỡ khó khăn với lĩnh vực bất động sản, xử lý nợ xấu. Thị trường sẽ tốt nếu việc tháo gỡ khó khăn này được làm quyết liệt và có kết quả. Đồng thời nếu có giải pháp hỗ trợ thích hợp, TTCK hồi phục sẽ góp phần quan trọng cho việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như vấn đề xử lý nợ xấu.
Tái cấu trúc: Không có vùng cấm
Trở lại câu chuyện tái cấu trúc vốn được đề cập đến rất nhiều trong năm qua là việc sắp xếp, phân loại các công ty chứng khoán. Trong quá trình này có vùng cấm nào không, thưa ông?
- Có thể khẳng định là hoàn toàn không có vùng cấm và không có tác động nào có tính chất cản trở liên quan đến tái cấu trúc công ty chứng khoán (CTCK). Tất nhiên, trong quá trình tái cấu trúc cũng có ý kiến này, khác từ những người có liên quan nhưng tất cả điều đó đều được chúng tôi giải thích lại để mọi người hiểu rằng, đây là luật pháp quy định, bắt buộc phải làm và CTCK đã chạm vào các ngưỡng trong quy định đó thì phải xử lý. Tất nhiên, trong tái cấu trúc một số CTCK cũng có những khó khăn. Khó khăn lớn nhất là theo Luật Chứng khoán hiện hành, giấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập của CTCK là một. Vì vậy, nếu mình xử lý mạnh rút giấy phép kinh doanh cũng đồng nghĩa với xóa sổ pháp nhân và khi đó việc xử lý các nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ không giải quyết được. Khó khăn thứ hai, khi tái cấu trúc cũng phải rất khôn khéo xử lý, đó là một số CTCK khi gặp khó khăn quay ra xâm phạm tài sản khách hàng. Chính vì vậy trong xử lý, UBCKNN cũng cân nhắc rất nhiều để giảm thiểu các tác động xã hội. Tất nhiên, quan điểm thống nhất vẫn là phải xử nghiêm các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là xử lý hình sự để răn đe các trường hợp khác.
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là việc tái cấu trúc hai Sở Giao dịch chứng khoán. Hiện quá trình này tiến hành tới đâu và định hướng năm 2013 sẽ ra sao, thưa ông?
-Về sự cần thiết tái cấu trúc sở thì không còn phải bàn, bởi vì điều đó sẽ làm cho TTCK Việt Nam mạnh hơn, cạnh tranh hơn. Quá trình tái cấu trúc các Sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong đó có vấn đề về lộ trình, về hàng hóa, công nghệ, tổ chức và con người. Mỗi bước thực hiện phải được đi từng bước một cách thận trọng, không gây xáo trộn. Ban đầu, quan điểm của chúng tôi là năm 2012 sẽ xong đề án nhưng do kinh tế, TTCK quá khó khăn nên việc này dự định phải năm nay mới trình được lên Chính phủ. Điểm thứ hai là thời điểm cũng chưa chín muồi vì hợp nhất hai Sở thì cũng cần phải chú ý đến vị trí địa lý, các yếu tố kinh tế- chính trị để xác định trụ sở chính cũng cần phải tính toán sao cho hợp lý.
Chính vì những lý do đó nên Bộ Tài chính, UBCKNN đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép giãn tiến độ triển khai tái cấu trúc Sở Giao dịch chứng khoán thêm 1 năm so với kế hoạch. Quan điểm của chúng tôi trong việc tái cấu trúc là hình thành một Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam theo các nguyên tắc một thị trường có hai sàn, nhưng thống nhất về bộ máy quản lý và điều hành, trên nền tảng công nghệ chung, chuẩn hóa chế độ báo cáo, công bố thông tin...
Sau khi chỉ còn một Sở giao dịch, theo ông, TTCK có mạnh lên?
- Tái cấu trúc, đổi mới là để mạnh lên. Chúng ta có thể tin tưởng vào điều đó!
Trân trọng cảm ơn ông.
Ông Vũ Bằng
* TTCK năm 2013 phụ thuộc lớn nhất vào kết quả tháo gỡ khó khăn với lĩnh vực bất động sản, xử lý nợ xấu. Thị trường sẽ tốt nếu việc tháo gỡ khó khăn này được làm quyết liệt và có kết quả. Đồng thời, khi TTCK hồi phục sẽ góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như vấn đề xử lý nợ xấu.
* Quá trình tái cấu trúc cũng có ý kiến khác nhau, nhưng cần hiểu rằng đây là luật pháp quy định, bắt buộc phải làm và công ty chứng khoán nào đã chạm vào các ngưỡng trong quy định đó thì phải xử lý.
QUANG MINH (Thực hiện)
 Source: daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=60016&menu=1434&style=1
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Tháng 10, USD liên ngân hàng tăng 0,77% so với cuối tháng 9
Tháng 10, USD liên ngân hàng tăng 0,77% so với cuối tháng 9
 Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong tháng 10, lãi suất huy động và cho vay VND ổn định. Lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 3,6-6%/năm đối với loại không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong tháng 10, lãi suất huy động và cho vay VND ổn định. Lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 3,6-6%/năm đối với loại không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, 14%/năm với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.
Lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu 17-19%/năm, sản xuất-kinh doanh khác 18-21%/năm, phi sản xuất 20-25%/năm. Lãi suất huy động USD tăng nhẹ, nhưng vẫn phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế. Lãi suất cho vay USD 6-7,5%/năm (ngắn hạn), 7,5-8%/năm (trung và dài hạn). Lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức cao trong các ngày từ 11-10 đến 19-10, trong đó, kỳ hạn qua đêm 16-17%/năm, 1-2 tuần 17-19%/năm, 1 tháng 20-22%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng đột biến trong ngày 17 và 18-10 lên 17,06%/năm và 20,73%/năm, chủ yếu do một số ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Từ chiều ngày 20-10, lãi suất đã giảm trở lại sau khi NHNN áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời. Hiện nay, lãi suất kỳ hạn qua đêm 13-14%/năm, 1 tuần 14,5-15%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong tháng 10 được điều chỉnh tăng 0,77% so với cuối tháng 9. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng giảm 0,74% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND giảm 1,29%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 1,73%. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng 0,05%. Tổng phương tiện thanh toán giảm 0,5%, nhưng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 1,09%.
 Theo HNM
 Source: dddn.com.vn/20111114090721279cat169/thang-10-usd-lien-ngan-hang-tang-077-so-voi-cuoi-thang-9.htm
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Lãi suất huy động vàng đồng loạt giảm
Lãi suất huy động vàng đồng loạt giảm
> Thị trường vàng, ai bán ai mua? > Nhiều ngân hàng từ chối mua vàng bao bì cũ > Ngân hàng tăng lãi suất và kỳ hạn huy động vàng
Trước đó, Eximbank cũng điều chỉnh giảm lãi suất chứng chỉ vàng tối đa chỉ 0,9%/năm và rút ngắn kỳ hạn xuống 5 tháng. Hiện, Eximbank chỉ huy động vàng ở 2 kỳ hạn 4 tháng (lãi suất 0,8%) và 5 tháng (lãi suất 0,9%).
Tại Ngân hàng Phương Nam, lãi suất chứng chỉ vàng kỳ hạn 1 tháng giảm về mức 0,8%/năm, kỳ hạn 2-7 tháng 2%/năm. Ngân hàng này sẽ chỉ huy động vàng đến hết tuần này.
Ngân hàng Việt Á hiện huy động vàng với lãi suất tối đa tới 1,9%/năm, áp dụng kỳ hạn 6 tháng. Còn kỳ hạn 1-2 tháng hưởng lãi suất 1%/năm, 3 tháng hưởng lãi suất 1,3%/năm.
Động thái trên của các ngân hàng, để chuẩn bị cho việc dừng huy động vàng từ ngày 25-11, theo Thông tư 12 của Ngân hàng Nhà nước.
Thu Hằng
Source: www.tienphong.vn/kinh-te/601242/lai-suat-huy-dong-vang-dong-loat-giam-tpp.html
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
TPHCM: Tín dụng tháng 11 tăng 0,7% so tháng 10
TPHCM: Tín dụng tháng 11 tăng 0,7% so tháng 10
Theo báo cáo của Cục Thống kê TPHCM, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 11 ước đạt 965 ngàn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước, tăng 11,4% so cùng kỳ.
Trong đó, vốn huy động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần chiếm 54,6% tổng vốn huy động, tăng 4,8% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 20%, giảm 8,9% so cùng kỳ.
Vốn huy động VNĐ chiếm 80% tổng vốn huy động, tăng 18% so cùng kỳ, tiền gửi tiết ki��m VNĐ chiếm 42,6%, tăng 30,9% so cùng kỳ, tiết kiệm bằng ngoại tệ chiếm 5,2% giảm 15,5% so cùng kỳ.
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến cuối tháng 11 ước đạt 797,6 ngàn tỷ đồng, tăng 0,7% so tháng trước, tăng 8,1% so cùng kỳ.
Trong đó, dư nợ tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần 397,5 ngàn tỷ đồng, chiếm 49,8% tổng dư nợ, tăng 7,5% so cùng kỳ.
Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ 200,1 ngàn tỷ đồng, chiếm 25,1% tổng dư nợ, giảm 6,5% so cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ chiếm 74,9% tổng dư nợ, tăng 14% so cùng kỳ.
Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 42,6%, giảm 3,9%. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 19,1% so cùng kỳ.
Source: www.saigondautu.com.vn/pages/20121121/tp-hcm-tin-dung-thang-11-tang-07-so-voi-thang-10.aspx
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Quote
"Pha loãng"
- mục đích chính khi nới hạn ngừng huy động. Hiện tại, trong số các ngân hàng thương mại tổ chức huy động vàng thời gian qua thì có 3 thành viên đã ngừng hẳn, 9 thành viên khác tiếp tục triển khai với cơ cấu kỳ hạn tối đa là đến 30/6/2013. Điểm nổi bật của đợt huy động mới này là các thành viên phải tính toán hợp lý cơ cấu kỳ hạn, lượng vốn dự kiến huy động trình Ngân hàng Nhà nước xét duyệt cụ thể. Thêm nữa, vàng huy động kiên quyết không được rút trước hạn để tránh rủi ro như từng diễn ra ở một số trường hợp vừa qua. Đầu tháng 11 này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ngồi lại với từng ngân hàng thương mại, rà soát và chốt lại những dữ liệu cần thiết để hướng tới việc đảm bảo thực hiện tốt mốc hẹn ngừng hẳn vào 30/6/2013. Qua rà soát, dự kiến có một số thành viên sẽ tất toán sớm hơn hạn định, có thể là 30/4 hoặc 30/5/2013. Trở lại với lực cầu mua vàng từ các ngân hàng thương mại, việc giãn thời hạn như vậy theo vị cán bộ ngoại hối trên là đã giảm bớt sự căng thẳng trước đó. Thực tế là do đến tháng 8, khi giá vàng đột ngột tăng nhanh, có ngân hàng mới "cuống cuồng" mua vào khi mốc 25/11 đã gần kề, tạo thêm cộng hưởng chênh giá trong nước với thế giới. Nay, việc mua vào đã "thư thả" hơn. Song thực tế chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới vẫn chưa được thu hẹp. Điều này được giải thích: thứ nhất, chênh lệch giá vẫn còn sức ỳ của nó, nguồn cung vẫn hạn chế do không nhập khẩu, và việc giãn lực cầu từ các ngân hàng thương mại như trên mới chỉ trong thời gian ngắn; thứ hai, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa can thiệp trực tiếp. Xa hơn, sau khi ngừng hẳn từ 30/6/2013, các khoản huy động sẽ dần đáo hạn, những xáo trộn từ huy động - cho vay vàng sẽ được cắt bỏ; thị trường chuyển hẳn sang quan hệ mua - bán. Dự kiến hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng thương mại cũng sẽ được áp một giới hạn trạng thái hẹp để hạn chế yếu tố đầu cơ, hay khả năng gây biến động cung - cầu lớn. Với lộ trình đó, theo những diễn giải của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thời gian qua, thị trường vàng sẽ gắn với nhu cầu thực hơn của dân cư và nhà đầu tư. Cơ quan này sẽ tham gia điều tiết với vai trò là người mua bán sau cùng. Khi đó có thể kỳ vọng chênh lệch giá vàng sẽ được kiểm soát tốt hơn. Còn xét về cung - cầu của dân cư và nhà đầu tư, trước mắt thị trường có thể sẽ đón một lực cầu đáng kể vào cuối năm. Vị cán bộ ngoại hối trên cho biết, quan sát diễn biến những năm qua thì thấy, thông thường trước Tết Nguyên đán, nhu cầu mua vàng của người dân tăng lên khi các khoản thu nhập dồn về cuối năm; điều này đặc biệt thể hiện rõ ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, ngay sau Tết, hoạt động bán ra lại thường thể hiện rõ, và đó dự kiến là lúc các ngân hàng thương mại có thể tập trung mua vào. Xét rộng hơn, ông cho rằng nếu thời gian tới lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, thị trường bất động sản và chứng khoán ấm lên thì sẽ thu hút các dòng vốn đầu tư, qua đó "chia lửa" cho thị trường vàng. Và những yếu tố tác động này không hẳn nằm trong khả năng điều tiết của Ngân hàng Nhà nước.
0 notes