#vaitro
Explore tagged Tumblr posts
Text
Cần quy định cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo
bão vai trò giải quyết dự thảo chính phủ quyết định nhà nước khiếu nại quy định xây dựng
Trong báo cáo kết quả lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dự thảo) của Bộ Tư pháp diễn ra ngày 15.3 cho thấy: Nếu có tới 88/103 ý kiến tán thành với phạm vi, mức độ sửa đổi của dự thảo thì những ý kiến còn lại đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung khá thiết thực.
Ý kiến chung của Bộ Tư pháp, ngành tư pháp đều nhất trí cho rằng, dự thảo đã có nhiều đổi mới trong việc phân công thực hiện quyền lực, xác lập cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ chế bảo đảm dân chủ đã có những bước tiến bộ. Quy định về Chính phủ đã có hướng tư duy mới nhằm tăng cường vai trò của cơ quan hành pháp trong điều hành, quản lý kinh tế- xã hội, xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý. Xét về tổng thể, dự thảo đã đảm bảo là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài, kế thừa với sự điều chỉnh hợp lý những giá trị phản ánh đặc thù chính trị - pháp lý được ghi nhận tại các bản hiến pháp của nước ta.
Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến đóng góp bổ sung những nội dung cụ thể cho dự thảo. Đó là, dự thảo vẫn chưa làm rõ cơ chế kiểm soát quyền lực. Trong phân công giữa các cơ quan quyền lực, dù đã có tiêu chí nhưng phân công cũng chưa hết. Ví dụ: Trong phân công giữa Quốc hội (QH) và Chính phủ, QH có quyết định tất cả các chính sách không, hay vẫn còn chính sách do Chính phủ quyết định? Hoặc giữa tư pháp và hành pháp, dù vẫn nói tư pháp là tòa án, nhưng trong tâm lý cũng như thực tế, hành chính can thiệp vào tư pháp rất nhiều, như trong giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử phạt hành chính.
Dự thảo cần quy định cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, bởi tình trạng này diễn ra rất phức tạp và có xu hướng gia tăng. Việc quy định cụ thể cơ chế giải quyết khiếu nại trong hiến pháp sẽ góp phần làm cho người dân cũng như các cơ quan chức năng dễ hiểu, dễ giải quyết đúng với chức năng thẩm quyền, tránh chồng chéo, kéo dài như hiện nay.
Hiến pháp được sửa đổi vẫn phải trên nguyên tắc QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, vậy thì việc có cơ quan bảo hiến - là cơ quan thuộc QH, giúp QH trong vấn đề bảo hiến, có quyền phán xét quyết định của QH liệu có phát huy được quyền hạn? Cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp chưa có bước đột phá, triệt để theo chủ trương của Đảng.
Có một ý kiến đề nghị bổ sung thêm một chương về Đảng Cộng sản Việt Nam vào dự thảo. Đồng thời cũng có ý kiến cho rằng, dự thảo chưa quy định rõ phương thức lãnh đạo Nhà nước, xã hội chủ yếu của Đảng làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế pháp lý để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng; chưa thể hiện rõ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng là đảng duy nhất, không chấp nhận chế độ đa đảng; đồng thời chưa thể hiện vai trò đội tiên phong trong lãnh đạo đội ngũ trí thức, doanh nhân - những thành phần, giai cấp đang ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
chính phủ vai trò dự thảo giải quyết bão quy định nhà nước khiếu nại xây dựng quyết định
#vaitro#nhanuoc#tintuc#khieunai#tinmoi#thongtin#tin#chinhphu#xaydung#tumblr#laodongcomvn#quydinh#news#bao#vn#tintonghop#photo#quyetdinh#duthao#docbao#giaiquyet
0 notes
Text
Vị trí Đại sứ du lịch: Bị xúc phạm, Lý Nhã Kỳ xin rút?
việt nam mông hợp tác du lịch gia bất ngờ gia đình quyết định bão quốc tế vai trò cá nhân
GiadinhNet - Ngày 14/3, ngay sau khi biết thông tin Lý Nhã Kỳ sẽ rút khỏi vai trò Đại sứ Du lịch, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH,TT&DL) cho biết, Cục chưa nhận được văn bản của Lý Nhã Kỳ. Tuy nhiên, ông Tình không bất ngờ về việc cựu đại sứ đột ngột xin rút lui.
Lý Nhà Kỳ đột ngột xin rút khỏi vị trí ứng viên Đại sứ Du lịch
Việt Nam.
Gửi thư cho báo chí trước khi gửi Bộ
"Cá nhân tôi thấy rằng, thời gian này sức khoẻ của mình không đảm bảo, thêm vào đó, sau một năm giữ vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam những ồn ào thị phi mà tôi phải gánh chịu đã ảnh hưởng lớn đến với gia đình và những người thân của tôi. Tôi không thể bất hiếu để thấy người thân của mình thêm đau lòng, buồn phiền như vậy được.
Chính vì vậy tôi viết lá thư đến giới truyền thông và những người yêu quý tôi, tôi xin được rút khỏi danh sách ứng cử Đại sứ Du lịch Việt Nam 2013, để mọi người rộng đường tìm kiếm một đại sứ mới xứng đáng đúng sự mong mỏi của mọi người. Nếu quyết định này của tôi mà phụ lòng sự tin yêu và ủng hộ của mọi người trong suốt thời gian bầu chọn vừa qua thì tôi cũng mong được gửi lời xin lỗi sâu sắc. Tuy tôi không tham gia ứng cử tiếp nhưng chắc chắn tôi vẫn hoạt động và hỗ trợ các công việc về quảng bá du lịch cho vị đại sứ mới.
(Trích thư của Lý Nhã Kỳ gửi giới truyền thông)
Đây là hành động khá bất ngờ của Lý Nhã Kỳ, bởi trước đây 1 tháng, chính Lý Nhã Kỳ là người thể hiện quyết tâm sẽ tiếp tục theo đuổi vai trò đại sứ. Cô còn thể hiện mong muốn nhiệm kì đại sứ nên kéo dài 2-3 năm, bởi 1 năm là không đủ thời gian để hoàn thành hết vai trò của mình. Hơn nữa, việc cô bị phản đối kịch liệt bên cạnh những ý kiến ủng hộ cũng có từ khi cô bắt đầu trở thành đại sứ. Khi đó, những phản biện dành cho cô còn nặng nề hơn. Nhiều tờ báo còn tiến hành điều tra thân phận thực sự của cô khi còn ở Đức, thậm chí tìm hiểu khá sâu về đời tư của cô, như có đúng là cô có người cha là liệt sĩ hay không, về sự thật những bức hình được cho là cô đã từng tổ chức đám cưới...
Nhưng khi được hỏi, Lý Nhã Kỳ vẫn tỏ ra khá bản lĩnh và tự tin: Tôi chỉ sợ sự thật chứ không sợ thị phi. Cô cũng cho rằng, sống lâu trong showbiz, cô đã quá quen với những đồn thổi, những ghen ăn tức ở kiểu như thế này nên đã tự trang bị cho mình những "lá chắn" để không làm phiền đến suy nghĩ của mình. Vậy mà lần này, chỉ 1 ngày sau cuộc họp lấy ý kiến chính thức của Bộ về 3 ứng viên, Lý Nhã Kỳ đột ngột viết thư xin rút lui. Mà lẽ ra, theo đúng quy trình, Lý Nhã Kỳ phải gửi đơn đến cho Bộ VH,TT&DL trước. Nhưng cô lại gửi cho báo chí.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH chiều 14/3, Lý Nhã Kỳ cho biết, cô đã suy nghĩ rất kỹ trước khi quyết định viết tâm thư gửi đến các cơ quan truyền thông và người hâm mộ. Lý do là thời gian qua, có quá nhiều luồng dư luận trái chiều, trong đó có cả những luồng dư luận đã moi móc quá sâu vào chuyện đời tư gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cá nhân, danh dự gia đình cô.
Mẹ của Lý Nhã Kỳ, sau khi đọc được những bài viết nói về con gái đã bị sốc rất nặng, phải nhập viện. Nhiều thứ trong gia đình bị đảo lộn và Lý Nhã Kỳ phải đối diện với quá nhiều áp lực. Đó là lý do Lý Nhã Kỳ xin rút lui khỏi danh sách ứng cử vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam. Sự rút lui này không chỉ để tìm sự yên ổn cho bản thân mà còn vì trách nhiệm đối với gia đình. "Tôi không thể đứng nhìn gia đình đảo lộn mọi thứ vì tôi. Nhất là mẹ, mẹ tôi đang phải cấp cứu trong bệnh viện vì sốc trước những thông tin về con gái. Tôi cảm thấy mình có lỗi với gia đình quá nhiều và tôi không thể chỉ nghĩ cho tôi như thế" , Lý Nhã Kỳ ngẹn ngào nói.
Lý Nhã Kỳ cũng chia sẻ thêm, cô đã gửi lời xin lỗi sâu sắc đến các ban ngành của Bộ VH,TT&DL về việc này và hy vọng Bộ sẽ thông cảm cho hoàn cảnh của mình. Trong trường hợp Bộ không đồng ý cho rút lui thì Lý Nhã Kỳ cũng kiên quyết xin rút vì cô không thể làm được việc gì đó khi trong thâm tâm không thoải mái.
Bộ VH,TT&DL không bất ngờ
Trao đổi với chúng tôi chiều 14/3/2013, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế khẳng định, Cục chưa nhận được văn bản của Lý Nhã Kỳ, nhưng ông có biết việc cô xin rút lui. Khi được hỏi quan điểm về diễn biến mới này, ông Tình nói: "Tôi không bất ngờ với quyết định này của Lý Nhã Kỳ. Bởi nếu là mình, tôi cũng sẽ rút. Không ai có thể có đủ sự tự tin, động lực để làm tốt công việc của mình khi mà dư luận cứ giữ cái nhìn nghi kỵ về mình như thế".
Ông Tình dự đoán, lý do để Lý Nhã Kỳ xin rút: "Tôi cho là sau cuộc họp lấy ý kiến hôm qua (13/3) do có quá nhiều ý kiến không tốt, thậm chí là xúc phạm đến đời tư của cô trên báo chí, lôi cả bố của cô ra để mổ xẻ, rồi thể hiện cái nhìn thiếu thiện chí về việc làm của cô nên Lý Nhã Kỳ bức xúc mà xin rút. Trong suốt 1 năm qua, dù gặp rất nhiều sóng gió từ báo chí, dư luận, nhưng Lý Nhã Kỳ chưa từng nói sẽ rút. Nhưng cô ấy có chia sẻ rằng: "Nếu có ai làm tốt hơn thì em rất mừng và sẽ chia sẻ kinh nghiệm với người đó".
Khi được hỏi, việc Lý Nhã Kỳ xin rút khỏi vai trò đại sứ có được coi là một tổn thất với ngành du lịch, ông Tình nói: "Trong suốt 1 năm qua, Lý Nhã Kỳ đã làm được nhiều việc có ích trên cương vị đại sứ mà không phải ai cũng đảm nhiệm được. Chỉ tính riêng về thời gian cô bỏ ra để đồng hành với ngành du lịch cũng đã hơn những nghệ sĩ khác rồi. Đây là vị trí kêu gọi xã hội hóa nên đi hay ở cũng phải căn cứ vào quyết định cá nhân. Tuy nhiên, do việc ứng cử là tự nguyện nên quyết định cuối cùng sẽ do lãnh đạo Bộ quyết định chứ không phải tôi".
Ca sĩ Mỹ Linh sẵn sàng làm đại sứ
Ca sỹ Mỹ Linh cho hay, cô sẵn sàng làm Đại sứ Du lịch
(tất nhiên là không miễn phí hoàn toàn) nếu được Bộ có lời mời.
Như vậy, cuộcđua đại sứ hiện chỉ còn 2 ứng viên là Huỳnh Thị Ngọc Hân - Người đẹp Du lịch và Đỗ Thị Hồng Thuận - Giáo viên tiếng Anh. Ngọc Hân hơn Hồng Thuận ở khía cạnh là người nổi tiếng- sẽ dễ tạo được sự kết nối với công chúng và tiếng nói với đối tác ở khía cạnh xúc tiến du lịch, nhưng nhược điểm lớn nhất của cô là chỉ có thể quảng bá trong phạm vi của Australia do còn vướng bận việc học hành. Hạn chế của Ngọc Hân đang được coi là cơ hội dành cho Hồng Thuận khá nhiều.
Tuy nhiên, cũng tại cuộc họp lấy ý kiến hôm 13/3, chính Cục Hợp tác Quốc tế cho rằng, Hồng Thuận tuy có sức trẻ, nhưng cô "chỉ có kinh nghiệm tham gia các hoạt động hội nhóm trên các diễn đàn mạng chứ chưa đưa ra được những mục tiêu cụ thể nếu được bổ nhiệm làm đại sứ". Hỏi người đứng đầu Cục Hợp tác quốc tế có tiếp tục mời những người được Bộ từng nhắm đến như Mỹ Linh, Mỹ Tâm, ông Tình vẫn tỏ vẻ e ngại họ sẽ từ chối.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ca sĩ Mỹ Linh cho biết: "Từ trước đến nay tôi chưa nhận được lời mời chính thức nào của Bộ VH,TT&DL ứng cử vào vị trí Đại sứ Du lịch. Nếu được mời, tôi sẵn sàng tham gia. Đây cũng là một công việc có ý nghĩa thiết thực, cá nhân mình nếu đóng góp được gì cho đất nước, tôi rất sẵn lòng. Tuy nhiên, nếu tham gia thì tôi sẽ không thể bỏ tiền ra để làm được. Tôi chỉ có thể đóng góp bằng cách dành thời gian để tham gia mà thôi. Tiền thù lao tôi cũng sẽ không nhận, ngoại trừ chi phí ăn ở đi lại".
Dù vậy, Bộ VH,TT&DL thể hiện quan điểm, sẽ không đích thân mời bất cứ ai vào vai trò đại sứ mà muốn để bản thân người nào thấy mình đủ khả năng, sự tâm huyết thì ứng cử. "Nếu mời thì lại sẽ có người thắc mắc, sao mời người này mà lại không mời người kia, rất rắc rối", ông Tình nói.
Thanh Hà
Thanh Hà - Tùng Long
quyết định mông vai trò gia cá nhân gia đình việt nam bão du lịch bất ngờ hợp tác quốc tế
#docbao#canhan#vaitro#tin#quyetdinh#batngo#quocte#vn#mong#news#photo#dulich#giadinh#thongtin#hoptac#giadinhnetvn#tinmoi#bao#vietnam#tintonghop#tumblr#tintuc#gia
0 notes
Text
Bầu Đại sứ Du lịch VN: Bỏ qua tai tiếng của Lý Nhã Kỳ?
bão vai trò du lịch việt nam rihanna người đẹp australia quốc tế gia hợp tác
(VTC News) - "Nếu bỏ qua những ồn ào về váy áo, khoe của và phát ngôn gây sốc thì Lý Nhã Kỳ cũng giống Lady Gaga và Rihana, có sức ảnh hưởng lớn để làm tốt vai trò Đại sứ Du lịch của mình".
» Đại sứ Du lịch VN: Lý Nhã Kỳ chắc phần thắng
» Hoài Linh ăn mì tôm chạy sô, Lý Nhã Kỳ vất vả mặc váy
» Lý Nhã Kỳ kín đáo vẫn gợi cảm
» Không ai xứng làm Đại sứ Du lịch hơn Lý Nhã Kỳ?
Đó là quan điểm của người đại diện Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ VHTTDL khi được hỏi, liệu những ồn ào đời tư của Lý Nhã Kỳ có ảnh hưởng tới chức danh Đại sứ Du lịch VN của cô.
Lý Nhã Kỳ là người không thể thay thế?
Tại buổi họp tham khảo ý kiến báo chí về việc bổ nhiệm Đại sứ Du lịch 2013- 2014 sáng nay (13/3), Cục Hợp tác Quốc tế chính thức công bố hình ảnh và những thông tin chính xác, đầy đủ liên quan đến 3 ứng cử viên cho chức danh này.
Đó là diễn viên kiêm doanh nhân Lý Nhã Kỳ, Người đẹp du lịch Huỳnh Thị Ngọc Hân và giáo viên Anh ngữ, Đỗ Thị Hồng Thuận.
Cục Hợp tác Quốc tế tóm tắt sơ lược về 3 ứng viên tranh cử chức Đại sứ Du lịch VN năm nay.
Trên toàn bộ phần hồ sơ thuyết trình của Cục Hợp tác Quốc tế, Lý Nhã Kỳ đều được đánh giá bằng những cụm từ "tốt" , "rất tốt", "có sức ảnh hưởng quốc tế",...
Dựa trên bản so sánh tương quan giữa ba ứng cử viên, người ta sẽ thấy vị trí Đại sứ Du lịch VN nhiệm kỳ 2013 - 2014 chắc chắn không ai xứng đáng hơn Lý Nhã Kỳ.
Huỳnh Thị Ngọc Hân là ứng viên tiềm năng còn lại sau Lý Nhã Kỳ, nhưng cô gái này đã dứt khoát quan điểm chỉ làm công tác quảng bá du lịch Việt Nam tại Úc. Đó cũng là câu trả lời cho việc Hân không thể đảm nhận chức Đại sứ Du lịch VN năm nay.
Đỗ Thị Hồng Thuận, một giáo viên Tiếng Anh sinh năm 1985 lại tỏ ra khá sơ sài trong việc chuẩn bị hồ sơ tranh cử. Người ta có cảm giác cô gái này ứng cử chỉ là cho vui. Ở phần quan trong nhất là phương hướng hành động nếu trở thành Đại sứ Du lịch VN, Hồng Thuận không đưa ra nhiều mục tiêu.
Cô cho biết sẽ học hỏi người đi trước và tập trung vào công tác quảng bá di sản, đạo Phật và tận dụng khả năng viết lách của mình để quảng bá du lịch Việt Nam trên các diễn đàn trang mạng.
Đánh giá về sức ảnh hưởng của cá nhân mỗi ứng viên trong cuộc đua vào ngôi Đại sứ Du lịch VN, Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra những đánh giá như sau:
Lý Nhã Kỳ có sức ảnh hưởng quốc tế, có tiềm lực tài chính và có tiếng nói lớn. Cô cũng là người có khả năng tự sản xuất các sản phẩm như đồ lưu niệm, phim ảnh,... để quảng bá cho du lịch Việt Nam.
Huỳnh Thị Ngọc Hân, sức mạnh nổi bật là khả năng của chính bản thân cô. Hân là người có thể xây dựng được các chiến lược quảng bá độc lập và có hiệu quả tại thành phố Brisbane, Australia.
Ở vị trí hiện tại Hân có thể tận dụng được nguồn lực từ chính quyền thành phố Brisbane để hỗ trợ cho công tác quảng bá Du lịch VN. Nhưng phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của Huỳnh Thị Ngọc Hân khá hẹp, chỉ ở Australia.
Huỳnh Thị Ngọc Hân đã tự loại mình khỏi cuộc đua vào chức danh Đại sứ Du lịch VN khi cô bó hẹp hoạt động của mình trong phạm vi nước Australia.
Ông Nguyễn Văn Tình - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế cho biết, Huỳnh Thị Ngọc Hân là một người đẹp rất có tâm và muốn đóng góp sức mình vào công tác quảng bá du lịch của nước nhà.
Tuy nhiên do hiện nay cô đang sinh sống tại Brisbane, Úc nên ông Tình cũng đặt câu hỏi: Nên chăng có thể bổ nhiệm Đại sứ Du lịch VN tại mỗi quốc gia? Như vậy những người như Huỳnh Thị Ngọc Hân sẽ được trao cơ hội trong công tác quảng bá du lịch nước nhà.
Nhận được đánh giá khiêm tốn nhất là ứng viên Đỗ Thị Hồng Thuận. Theo đánh giá của Cục Hợp tác Quốc tế, Thuận chỉ có kinh nghiệm tham gia các hoạt động hội nhóm trên các diễn đàn mạng.
Sau buổi họp báo lấy ý kiến của báo giới, Cục Hợp tác Quốc tế sẽ lấy ý kiến của Tổng cục Du lịch VN và các doang nghiệp lữ hành. Đồng thời, sẽ có một hội đồng xét duyệt danh hiệu Đại sứ Du lịch do Bộ trưởng Bộ VHTTDL đứng đầu và ra quyết định. Người chính thức được chọn làm Đại sứ Du lịch VN sẽ được công bố trong tháng này.
Lý Nhã Kỳ được ví như Lady Gaga, Rihana
Việc Lý Nhã Kỳ nhận được nhiều lời ca ngợi từ phía Cục Hợp tác Quốc tế trong buổi lấy ý kiến sáng nay cũng gây phản ứng ngược cho cô khi lập tức có hàng loạt ý kiến phản ứng.
Đáng chú ý nhất là câu hỏi của nhà báo Dương Phương Vinh - Báo Tiền Phong về việc từ khi đảm nhiệm vai trò Đại sứ Du lịch, hình ảnh của Lý Nhã Kỳ phần lớn gắn liền với váy áo, trang sức tiền tỷ, phát ngôn gây tranh cãi mà không xuất hiện nhiều trên truyền hình hay các tờ báo chính thống trong vai trò Đại sứ Du lịch. Trong khi đó, theo Cục Hợp tác Quốc tế đánh giá thì Lý Nhã Kỳ có ảnh hưởng tích cực đến xã hội. Vậy theo Cục này thì thế nào là ảnh hưởng tích cực?
Nếu bỏ qua những ồn ào về váy áo và phát ngôn gây sốc thì Lý Nhã Kỳ cũng giống Lady Gaga và Rihana đã làm rất tốt vai trò Đại sứ Du lịch của mình.
Về ý kiến này, ông Trần Nhất Hoàng cho rằng tần suất xuất hiện trên các trang mạng của Lý Nhã Kỳ quả thật có nhiều với thông tin đời tư. Nhưng đó không thuộc vấn đề quản lý của Cục Hợp tác Quốc tế.
Ông Hoàng chia sẻ thêm, ông hiểu cho Lý Nhã Kỳ khi từng chứng kiến những câu hỏi "gài bẫy" của phóng viên về giá cả váy áo mỗi khi cô xuất hiện, để rồi sau đó kết luận là cô khoe của hoặc "nổ".
Trước câu hỏi về ảnh hưởng của Lý Nhã Kỳ tới xã hội là tích cực hay tiêu cực, ông Trần Nhất Hoàng đã nói đỡ cho người đẹp khi cho rằng với những hoạt động từ thiện mà Lý Nhã Kỳ làm thời gian qua thì chắc chắn hình ảnh của Lý Nhã Kỳ có ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
Cũng xoay quanh ý kiến về những điểm chưa được của Lý Nhã Kỳ như phát ngôn hớ hênh, khoe của,..., phía Cục Hợp tác Quốc tế trả lời một cách khá "văn bản" những thắc mắc này của phóng viên.
Cục này cho rằng họ chỉ quản lý những phát ngôn của Lý Nhã Kỳ trên phương diện Đại sứ Du l��ch VN. Còn những phát ngôn trong đời thường của cô thì cô phải là người tự chịu trách nhiệm cao nhất. Nếu có phát ngôn gây ảnh hưởng đến Bộ VHTTDL thì Bộ và Cục sẽ xem xét bãi miễn chức danh Đại sứ Du lịch của Lý Nhã Kỳ, nếu cô tiếp tục trúng cử trong nhiệm kỳ này.
Để đỡ cho Lý Nhã Kỳ ông Trần Nhất Hoàng lấy dẫn chứng hai nghệ sĩ nổi tiếng và cũng đầy tai tiếng của thế giới là ca sĩ Lady Gaga và Rihanna.
"Sau thảm họa sóng thần, Lady Gaga được mời làm Đại sứ du lịch cho Nhật Bản tại Mỹ. Rihanna, nữ ca sĩ kiêm viết nhạc R&B người Barbados đã được chọn làm Đại sứ Du lịch cho đảo quốc xinh đẹp quê hương cô tại Mỹ.
Hẳn là hình ảnh sexy của Rihanna hay cá tính cổ quái của Lady Gaga không khiến những người bầu chọn bận tâm bởi người ta chỉ quan tâm đến sự thu hút, quảng bá, tính hiệu quả đạt được từ hai nghệ sĩ này", ông Trần Nhất Hoàng nhấn mạnh.
Trong buổi họp tham khảo ý kiến phóng viên báo chí về việc bổ nhiệm Đại sứ Du lịch 2013- 2014 sáng nay, lần đầu tiên bằng tốt Đại học của Lý Nhã Kỳ cũng được "công khai" trước giới truyền thông.
Bằng tốt nghiệp Đại học của Lý Nhã Kỳ
» Đại sứ Du lịch VN: Lý Nhã Kỳ chắc phần thắng
» Đại sứ du lịch: Không ai hơn cô Kỳ hay không ai ứng cử
» Không ai xứng làm Đại sứ Du lịch hơn Lý Nhã Kỳ?
» Đón Tết cổ truyền theo lịch dương: Lý Nhã Kỳ lên tiếng
» Lý Nhã Kỳ: Tôi không chửi lại những kẻ đã xúc phạm tôi
» Tìm Đại sứ Du lịch VN mới, chỉ là 'động tác giả'?
» Tìm Đại sứ du lịch: Đại gia như Lý Nhã Kỳ mới làm được?
Đàm Mộng Hoài
việt nam australia hợp tác quốc tế vai trò rihanna gia bão du lịch người đẹp
#thongtin#hoptac#quocte#tintuc#vaitro#vn#news#tintonghop#australia#docbao#vtcvn#bao#dulich#nguoidep#tumblr#photo#tinmoi#rihanna#tin#vietnam#gia
0 notes
Text
Đề nghị hiến định Chủ tịch nước có quyền miễn nhiệm các thành viên Chính phủ
vai trò quy định bão dự thảo thủ tướng chủ tịch nước trách nhiệm chính phủ
(TNO) Trong văn bản góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Bộ Tư pháp tổng hợp, Sở Tư pháp Quảng Ninh kiến nghị cần bổ sung quy định "Chủ tịch nước, trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất".
Chủ tịch nước phải có quyền yêu cầu giải trình vấn đề dân bức xúc
Sáng nay 15.3, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại Hà Nội. Dự thảo báo cáo kết quả lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của các cơ quan trong ngành tư pháp cung cấp tại Hội nghị cho thấy, tất cả các nội dung điều khoản của Dự thảo đều được các cơ quan thuộc ngành tư pháp ở các tỉnh, thành, các cơ quan thuộc Bộ góp ý rất chi tiết, trong đó có nội dung về Chủ tịch nước.
Học viện Tư pháp; Trường Trung cấp luật Vị Thanh và Sở Tư pháp Nghệ An đề nghị sửa đổi Điều 92 với nội dung "Chủ tịch nước do cử tri cả nước bầu ra thông qua tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của Quốc hội".
Ở Điều 93 về vai trò, quyền hạn của Chủ tịch nước, các ý kiến góp ý đề nghị cần phải trao quyền kiến nghị lại luật, pháp lệnh cho Chủ tịch nước tương tự Hiến pháp 1946. Theo đó, Chủ tịch nước chỉ công bố những luật và pháp lệnh nào được coi là hợp hiến, hợp pháp (đối với pháp lệnh) thì khi đó việc công bố luật, pháp lệnh mới có ý nghĩa thực tiễn đích thực của nó với tư cách là một giai đoạn của quy trình làm luật, pháp lệnh.
Theo lý giải thì quy định này biểu hiện cơ chế phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước mà không làm giảm vai trò, vị trí của Quộc hội (QH), nhằm nâng cao tính trách nhiệm của QH khi thông qua các dự án luật. Khi Chủ tịch nước kiến nghị QH xem xét lại luật thì QH phải xem xét lại, nếu có 2/3 tổng số ĐBQH đồng ý thì Chủ tịch nước phải công bố luật. Quy định này nhằm nâng cao tính trách nhiệm chính trị của QH đối với nhân dân về những luật do mình thông qua.
Sở Tư pháp Quảng Ninh thì kiến nghị cần bổ sung quy định "Chủ tịch nước, trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như Phó thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo QH tại kỳ họp gần nhất".
Còn theo kiến nghị của Cục Thi hành án dân sự Sơn La, cần bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt của Chủ tịch nước trong điều kiện đất nước có chiến tranh với tư cách là "thống lĩnh các lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh".
Sở Tư pháp Lâm Đồng kiến nghị "cần bổ sung quyền của Chủ tịch nước được chủ trì, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC họp giải trình về việc giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội".
Bổ sung quy định Thủ tướng phải báo cáo trước nhân dân
Ở phần kiến nghị trong dự thảo Báo cáo, liên quan đến các quy định của Dự thảo về Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Bộ Tư pháp nhấn mạnh bên cạnh những ưu điểm của các quy định nêu trong Dự thảo về vai trò, vị thế, trách nhiệm của Thủ tướng, Dự thảo mới chỉ ghi nhận vị trí, chức năng của Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, còn vị trí đứng đầu cơ quan hành chính thì chưa được thể hiện cụ thể. Còn có sự thiếu tách bạch trong các quy định về nhiệm vụ của Thủ tướng.
Ngoài ra, Dự thảo cũng chưa có các quy định cụ thể về nhiệm vụ của Thủ tướng với vai trò lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ, nhất là lãnh đạo Chính phủ thực hiện quyền hành pháp...; chưa có điều khoản mở để tạo sự chủ động, linh hoạt cho Thủ tướng điều hành đất nước, nhất là trong những tình huống đột xuất, khẩn cấp.
Về trách nhiệm, Dự thảo cũng mới chỉ bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ tướng báo cáo công tác trước QH, Ủy ban TVQH và Chủ tịch nước, còn trách nhiệm của Thủ tướng trong việc báo cáo công tác trước nhân dân thì chưa được quy định, trong khi lại yêu cầu các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm này là chưa hợp lý.
"Thủ tướng cũng phải có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về công tác của mình. Đây cũng là trách nhiệm chính trị của Thủ tướng, là một phương thức để nhân dân có được cơ chế giám sát hoạt động của Thủ tướng", Bộ Tư pháp kiến nghị.
Bảo Cầm
dự thảo thủ tướng trách nhiệm chủ tịch nước chính phủ bão quy định vai trò
#thanhniencomvn#thongtin#chutichnuoc#vaitro#duthao#tintuc#tumblr#docbao#bao#tinmoi#tintonghop#vn#chinhphu#quydinh#thutuong#news#photo#trachnhiem#tin
0 notes
Link
vai trò lao động nâng cao chất lượng chính trị công ty hạt nhân nhà nước gia người lao động mô hình tổ chức bão hạn chế giám đốc hiệu quả phát huy xây dựng
(HNM) - Năm 2012 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội, 160 tổ chức Đảng (TCĐ) đã được thành lập trong các doanh nghiệp (DN) khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn Thủ đô. Năm nay, Đảng bộ Hà Nội phấn đấu thành lập mới 300-400 TCĐ cùng với đó là củng cố, nâng cao vai trò lãnh đạo của TCĐ trong khu vực này.
Khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị
Chi bộ Công ty TNHH Tân Mỹ (có trụ sở tại Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai) trực thuộc Đảng bộ Các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là một trong 160 TCĐ được thành lập theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 27-2-2012 của Ban Thường vụ (BTV) Thành ủy về "Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các DN ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn TP, giai đoạn từ nay đến năm 2020". Dù mới hoạt động, chi bộ đã phát huy vai trò hạt nhân chính trị, cùng ban giám đốc công ty xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh (SXKD) theo hướng bền vững. Giám đốc phân xưởng nhôm kiêm Bí thư Chi bộ công ty Hoàng Kim Nam cho biết, ngay sau khi thành lập, ban chi ủy đã xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với ban giám đốc. Khi ban giám đốc quyết định những vấn đề hệ trọng như mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, sắp xếp tổ chức cán bộ, nhân sự, xây dựng chỉ tiêu SXKD... đều có sự tham gia ý kiến của ban chi ủy. Hằng tháng, chi bộ đều xây dựng nội dung sinh hoạt thiết thực, phong phú như bàn biện pháp giúp DN tháo gỡ vướng mắc trong từng khâu SXKD; vận động người lao động thi đua sản xuất. Qua đó, chi bộ phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu 4 quần chúng ưu tú đi học lớp đối tượng Đảng.
Sản xuất cọc bê tông tại Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và cơ khí Bình Dương.
Chi bộ Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và cơ khí Bình Dương (trực thuộc Huyện ủy Đông Anh) được thành lập tháng 7-2012. Ông Phan Văn Hiến, Giám đốc Công ty (chưa phải là đảng viên) cho rằng, với sự xuất hiện của chi bộ đảng (gồm 16 đảng viên), công ty được tiếp thêm sức mạnh để đẩy mạnh hoạt động SXKD, đạt tăng trưởng 10%, bảo đảm thu nhập 6 triệu đồng/tháng cho người lao động. Việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, đúng với ngành nghề đào tạo và khả năng của từng người. Đặc biệt, TCĐ đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị cho quần chúng. Đã có 10 lao động, quần chúng ưu tú được học lớp đối tượng Đảng.
Có thể thấy, Chi bộ Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và cơ khí Bình Dương, Chi bộ Công ty TNHH Tân Mỹ và nhiều chi bộ khác bước đầu đã phát huy được vai trò hạt nhân chính trị, tập hợp, đoàn kết cán bộ, đảng viên, động viên người lao động tích cực gắn bó, tham gia xây dựng DN; thúc đẩy chủ DN thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động. Làm tốt mối quan hệ hai chiều như vậy, các TCĐ trong khu vực ngoài nhà nước tuy mới hình thành nhưng đã khẳng định rõ vai trò của mình.
Coi trọng cả lượng và chất
Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong DN ngoài khu vực nhà nước, con số 160 TCĐ được thành lập trong các DN khu vực này trong năm 2012 khẳng định sự cố gắng của các cấp ủy. Tuy nhiên, do tình hình SXKD của DN năm 2013 được dự báo gặp nhiều khó khăn. Để thành lập mới 300-400 TCĐ trong năm nay cần quyết tâm và sự cố gắng hơn nữa. Ngay từ đầu quý I, các cấp ủy đã bám sát cơ sở để tuyên truyền, vận động, thuyết phục chủ DN, người lao động tích cực thực hiện Nghị quyết số 09. Cùng với chú trọng thành lập mới TCĐ, các cấp ủy tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để các TCĐ thành lập trước năm 2012 hoạt động có hiệu quả, nền nếp; từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. Theo phản ánh của các quận, huyện ủy, bên cạnh ưu điểm, do cấp ủy phải kiêm nhiệm công việc; tại một số TCĐ, đồng chí bí thư không phải là cán bộ chủ chốt của DN nên vai trò của chi bộ bị hạn chế. Hơn nữa, do điều kiện SXKD rất sôi động, phải bảo đảm doanh thu của DN phần nào hạn chế việc tham gia tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đảng của ban chi ủy, đảng viên; một số chi bộ sinh hoạt còn hình thức, kém hiệu quả...
Để khắc phục những hạn chế này, từ năm 2012 Thành ủy đã thành lập Đảng bộ các khu công nghiệp và chế xuất TP. Tiếp đó một số đảng bộ quận như Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa đã thành lập được Đảng bộ Khối doanh nghiệp trực thuộc nhằm thống nhất các mô hình tổ chức để phát huy vai trò TCĐ, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng trong các DN. Năm 2013 này, Thành ủy tiếp tục kiện toàn, sắp xếp, thống nhất mô hình TCĐ; tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của TCĐ phù hợp với đặc điểm, điều kiện của DN. Qua thực tiễn, một số cấp ủy đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp giữa cấp ủy với ban giám đốc phù hợp với từng loại hình DN, mang lại hiệu quả thiết thực. Đó là những yếu tố bảo đảm cho thắng lợi của Nghị quyết số 09, nâng cao cả số lượng cũng như chất lượng hoạt động của TCĐ trong các DN ngoài nhà nước.
phát huy mô hình tổ chức nhà nước hạt nhân vai trò bão xây dựng giám đốc công ty chính trị nâng cao chất lượng lao động hiệu quả người lao động hạn chế gia
#tinmoi#laodong#vaitro#hieuqua#photo#hatnhan#hanoimoicomvn#vn#tintonghop#giamdoc#nangcaochatluong#congty#phathuy#bao#news#mohinhtochuc#gia#hanche#nhanuoc#nguoilaodong#tumblr#chinhtri#tintuc#thongtin#docbao#xaydung#tin
0 notes
Text
Chuyện 'sao' 9/3: Lý Nhã Kỳ thử váy trăm triệu, Phương Linh hát cùng em gái
vai trò gia
(MegaFun)- Lý Nhã Kỳ thử váy trăm triệu để dự lễ trao giải Cánh diều vàng, Phương Linh hát mừng 8/3 cùng em gái, Phạm Quỳnh Anh được chồng đưa đi ăn và tặng hoa.
Lý Nhã Kỳ thử váy trăm triệu để dự lễ trao giải Cánh diều vàng
Mỹ nhân phim Mùa hè lạnh đang cân nhắc chọn lựa váy áo để tham dự lễ trao giải Cánh diều vàng .
Lý Nhã Kỳ khoe sắc trong váy hàng hiệu đắt tiền. Trên blog riêng, cô chia sẻ, cô đang chọn một mẫu váy ưng ý để tham dự lễ trao giải Cánh diều vàng
Người đẹp thử một số mẫu váy của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, trong đó có chiếc váy đỏ hiệu Georges Hobeika này
Phương Linh hát mừng 8/3 cùng em gái
Phương Linh giới thiệu đến khán giả album "Tiếng hót từ bụi mận gai" bằng đêm nhạc ấm cúng tại phòng trà Tp. HCM. Em gái và em trai của cô cũng góp mặt chúc mừng. Nữ ca sĩ dành món quà bất ngờ cho cô em với bài hát yêu thích Trái tim lang thang nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, 8/3.
Phương Linh và em gái Phương Ly (phải) song ca trong đêm nhạc giới thiệu album "Tiếng hót từ bụi mận gai".
Phạm Quỳnh Anh được chồng đưa đi ăn và tặng hoa
Tối qua (8/3), ông bầu Quang Huy đã cùng vợ Phạm Quỳnh Anh và bạn tới một quán ăn nổi tiếng tại trung tâm Q.1 để mừng 8/3. Cả hai diện trang phục đơn giản và đi ăn với tâm trạng rất thoải mái trong ngày đặc biệt dành cho phái đẹp.
Khi ra về, chúng tôi phát hiện Phạm Quỳnh Anh đang cầm trên tay một cành hoa hồng khá dễ thương do chồng tặng.
Phạm Quỳnh Anh đi ăn cùng chồng
Trên tay Quỳnh Anh cầm cành hoa hồng do chồng tặng
Huyền Ny một mình đi tiệc
Tối 8/3, Huyền Ny đã một mình dự sự kiện ra mắt ca khúc cũng như quỹ từ thiện có cùng tên gọi Chỉ có thể là mẹ của nam ca sĩ Lê Minh Trung và phóng viên Phạm Thành Trung . Dù xuất hiện một mình, nhưng người đẹp Việt kiều vẫn thu hút nhiều ánh nhìn bởi vẻ ngoài xinh đẹp và trang phục gợi cảm. Trong chương trình này, Huyền Ny đảm nhận vai trò dẫn chương trình bên cạnh MC Anh Quân.
Huyền Ny xuất hiện nổi bật tại buổi tiệc với vẻ ngoài xinh đẹp và trang phục gợi cảm.
Cô cũng đảm nhận vai trò MC cho chương trình. Huyền Ny từng bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ ngành Dược ở Mỹ. Trước khi được khán giả trong nước biết đến, Huyền Ny đã nổi tiếng ở làng giải trí người Việt hải ngoại với vai trò MC. Cô thường xuyên được mời dẫn dắt những chương trình văn hóa, giải trí lớn và quan trọng của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
'Vợ' Huy Khánh rạng ngời vẻ đẹp 'gái một con'
Không phải là gương mặt đình đám showbiz, người mẫu kiêm diễn viên Mạc Anh Thư nhận được sự quan tâm của công chúng từ khi "góp gạo thổi cơm chung" với Huy Khánh . Có mặt tại buổi ra mắt dự án âm nhạc Chỉ có thể là mẹ của nhạc sĩ Lê Minh Trung diễn ra tối qua, Mạc Anh Thư để lại nhiều thiện cảm với mọi người khi sở hữu vẻ đẹp mặn mà.
Người mẫu họ Mạc ăn vận giản dị và kín đáo khi đến tham dự buổi ra mắt dự án âm nhạc Chỉ có thể là mẹ, trong đó cô chung tay góp giọng cùng với 40 nghệ sĩ Việt khác.
Sau 10 tháng sinh con, nhan sắc của người đang sống chung với diễn viên Huy Khánh càng ngày mặn mà và đằm thắm
Em gái Mai Phương Thúy xinh không kém chị
Những bức ảnh của Mai Ngọc Phượng - em gái Hoa hậu Mai Phương Thúy mới được đăng tải trên một diễn đàn về sắc đẹp, ngay lập tức thu hút rất nhiều sự quan tâm của khán giả ái mộ. Hầu hết các ý kiến bình luận đều tỏ ra bất ngờ trước nhan sắc của Mai Ngọc Phượng và đánh giá cô không hề thua kém chị gái mình.
Mai Ngọc Phượng sinh năm 1993, năm nay 20 tuổi, cô đang là sinh viên trường Cao đẳng Columbia, Vancouver, Canada. Lần gần đây nhất Mai Ngọc Phượng xuất hiện trước truyền thông là vào năm 2008 khi cô trả lời phỏng vấn một tờ báo tuổi teen về chị gái mình.
Năm 16 tuổi, Mai Ngọc Phượng đã cao 1m75, và hiện tại chiều cao của cô đạt tới 1m78. Với chiều cao hoàn hảo cùng nhan sắc rạng ngời, cô được đánh giá là có thể trở thành một Hoa hậu Việt Nam trong tương lai.
Hình ảnh mới của Mai Ngọc Phượng gây xôn xao cộng đồng mạng.
Mai Ngọc Phượng có nhiều nét hao hao chị gái
T.T(Tổng hợp)
vai trò gia
0 notes
Text
Những bông hoa ngành điện
lao động evn tập đoàn vai trò hệ thống điện gia đình xây dựng gia kinh doanh tập đoàn kinh tế
Nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp đổi mới, góp phần quan trọng vào quá trình tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý, sản xuất- kinh doanh, tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống.
CôngThương - Ngoài nhiệm vụ tham gia sản xuất, công tác và hoạt động xã hội, nữ CNVCLĐ còn đảm nhận vai trò là người mẹ, người vợ, người chủ gia đình, chăm lo việc nuôi dạy con cái, duy trì thế hệ tương lai, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
EVN có tổng số lao động nữ là 20.856 người, chiếm 20,1%, riêng khối kinh doanh, phân phối chiếm gần 70% tổng số lao động nữ toàn EVN.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được xác định là tập đoàn kinh tế mũi nhọn, quản lý hệ thống thiết bị kỹ thuật hiện đại, lĩnh vực kinh doanh đa ngành, phạm vi hoạt động rộng khắp mọi miền tổ quốc. Đội ngũ CNVCLĐ ngành điện là lực lượng nòng cốt trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Phụ nữ ngành điện cũng vậy. Trong mỗi sự đổi thay của ngành, phụ nữ đều đóng vai trò quan trọng. Do đặc thù là ngành kỹ thuật công nghiệp nặng, vì vậy lao động nữ trong tập đoàn chiếm tỷ lệ dao động từ 20-21%. Hiện tổng số lao động nữ có 20.856 người, chiếm 20,1%, riêng khối kinh doanh, phân phối chiếm gần 70% tổng số lao động nữ toàn EVN.
Ngoài ra, chị em còn đảm nhận nhiều công việc trong các lĩnh vực: Tư vấn thiết kế, truyền tải điện, điều độ hệ thống điện, sản xuất điện, sửa chữa, cơ khí, trường học và tập trung khá đông ở các bộ phận gián tiếp như: Thống kê, kế toán, tài chính, kế hoạch, tổ chức ở các đơn vị. Lao động nữ trình độ trên đại học có 196 người; trình độ đại học, cao đẳng 9.653 người, trung cấp 5.344 người, công nhân 3.450 người. Nữ cán bộ lãnh đạo từ cấp phó phòng đơn vị cấp 3 trở lên là 1.217 người, chiếm tỷ lệ 10,28 % tổng số cán bộ lãnh đạo cùng cấp.
Cũng do đặc thù của ngành về địa hình, địa thế trải dài trên cả nước, một số đơn vị vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, mặt khác chị em còn mang nặng tính mặc cảm, tự ti, an phận... nên ngại giao tiếp, e dè, thụ động trong việc học tập, nâng cao trình độ, chưa phát huy hết năng lực của mình.
Bên cạnh đó, ngoài công tác ở cơ quan, đơn vị, các chị em còn phải thu xếp thời gian dành cho việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình... Vì vậy, hoạt động nữ công của các đơn vị trong EVN còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của lao động nữ trong xây dựng và phát triển bền vững EVN, những năm qua, cùng với các chương trình của công đoàn, hoạt động nữ công là một trong những nội dung được Ban thường vụ, Ban chấp hành Công đoàn EVN quan tâm chỉ đạo sâu sát. Kết quả, hoạt động nữ công đã góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp công đoàn.
Phụ nữ- một nửa xinh đẹp của thế giới- luôn là đề tài muôn thuở của những nhà văn, nhà thơ. Bất cứ ai trong cuộc đời mình cũng từng gặp ít nhất một người phụ nữ. Gần gũi nhất là người mẹ tần tảo, luôn yêu thương chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ; là người bà luôn quan tâm, dạy dỗ cháu từng bước trưởng thành, là người chị luôn chia sẻ, nhường nhịn em; là người bạn thân lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe; là người yêu, người vợ luôn gắn bó trong cuộc sống hàng ngày. Ít nhiều những người phụ nữ trong cuộc đời bạn cũng để lại những cảm xúc, tình cảm, kỷ niệm... theo bạn đi suốt hành trình của cuộc đời mình.
xây dựng hệ thống điện gia đình tập đoàn lao động tập đoàn kinh tế gia evn vai trò kinh doanh
#tapdoankinhte#photo#laodong#tapdoan#vaitro#tin#tumblr#baocongthuongcomvn#xaydung#docbao#gia#vn#news#tintuc#evn#kinhdoanh#tinmoi#hethongdien#giadinh#thongtin#tintonghop
0 notes
Link
chính sách nhà nước bão thông tin người sử dụng lao động văn bản pháp luật dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cung cấp hội thảo thủ tục hình thức việt nam pháp lý vai trò gia
Các nhà báo rất cần có sự hỗ trợ khi gặp rủi ro.
Mới đây, bên lề một hội thảo về vai trò của báo chí, đã có một sáng kiến đáng trân trọng: Lập Quỹ bảo vệ và hỗ trợ nhà báo gặp rủi ro.
Sáng 27.2.2013, tại trụ sở của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)- 53 Nguyễn Du, Hà Nội đã diễn ra một cuộc hội thảo lý thú về "Vai trò của báo chí, truyền thông trong việc lấy ý kiến nhân dân cho các dự thảo luật, chính sách lớn của Nhà nước" do RED- một tổ chức thuộc VUSTA- tổ chức.
Các tham luận và thảo luận của hội thảo đã cho thấy bất chấp những cố gắng, báo chí chưa làm tốt vai trò của mình trong việc lấy ý kiến nhân dân cho các dự thảo luật, chính sách lớn của Nhà nước.
Đại diện của Bộ Thông tin-Truyền thông đưa ra con số trong 58 dự thảo văn bản pháp luật do bộ soạn thảo, đã chỉ có 19 dự thảo nhận được ý kiến góp ý của nhân dân trên trang thông tin của bộ. Cách làm này chưa hiệu quả và cần được cải thiện. Góp ý kiến qua báo chí là một kênh và kênh này cũng ít hiệu quả.
Vấn đề là thông tin được cung cấp chưa đủ, báo chí chưa tạo ra được một diễn đàn tranh luận thu hút sự quan tâm của bạn đọc, quy trình và thủ tục lấy ý kiến nhân dân tuy đã có trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 4, Điều 35 và Điều 62 của luật đó), nhưng chưa thật sự chi tiết dù đã có Nghị định 24/2009/NĐ-CP.
Không có thông tin đầy đủ thì làm sao nhân dân có thể góp ý kiến?
Chưa có diễn đàn tranh luận hấp dẫn thì khó thu hút người tham gia. Và đã nói đến tranh luận là phải chấp nhận có những ý kiến khác nhau, cọ xát với nhau, thậm chí đụng độ với nhau. Chỉ có qua tranh luận mang tính xây dựng được tiến hành theo các thủ tục minh bạch mới hình thành được những ý kiến về một chính sách hay chủ trương nào đó. Thủ tục tranh luận ấy cần được hình thành. Sau khi tranh luận, việc tiếp thu hay từ chối các ý kiến góp ý cũng nên được phản hồi một cách công khai theo một thủ tục nhất định mà cơ quan soạn thảo, cơ quan nhà nước phải thực hiện.
Thiếu thông tin trung thực, thiếu thủ tục về cung cấp thông tin, về tranh luận, về tiếp thu hay từ chối ý kiến góp ý và thiếu sự tranh luận trên tinh thần khoan dung và tôn trọng những ý kiến khác nhau, thì mọi việc lấy ý kiến của nhân dân đều không có kết quả và chỉ là hình thức, tốn tiền bạc, thời gian và công sức của xã hội.
Muốn cho góp ý của dân có kết quả cần khắc phục những thiếu sót về cung cấp thông tin, về tranh luận, về các thủ tục liên quan.
Trong tham luận của mình, nhà báo Đào Tuấn (Báo Lao Động) bàn về "hệ số "rủi ro" trong việc thông tin, phân tích chính sách trên báo chí". Nhiều nhà báo đã gặp "rủi ro", từ việc dính đến vòng lao lý như các phóng viên của Tuổi Trẻ và Thanh Niên trong vụ PMU 18 hay phóng sự tố cáo công an nhận hối lộ, đến bị hành hung như 2 phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam và phóng viên của Nông thôn Ngày nay.
Việc bảo vệ, hỗ trợ và giúp đỡ các nhà báo gặp rủi ro lẽ ra phải là nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam và đôi khi hội cũng đã lên tiếng, nhưng đáng tiếc việc đó vẫn chưa được tiến hành tốt. Chính vì thế, sáng kiến lập Quỹ bảo vệ và hỗ trợ nhà báo gặp rủi ro- được một đồng nghiệp đưa ra bên lề hội thảo ngày 27.2.2013- là đáng trân trọng và nên được ủng hộ.
Người dân, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế có thể đóng góp cho quỹ này dưới nhiều hình thức: Bằng thời gian, công sức và thậm chí bằng tiền. Một tổ chức nào đó, hay bản thân quỹ sau khi có tư cách pháp nhân, sẽ quản lý các nguồn lực đó và kết hợp với các báo, các tổ chức và cá nhân khác để đưa ra đề xuất việc bảo, hỗ trợ các nhà báo bị "rủi ro" nếu họ chấp nhận.
Sự bảo vệ về mặt pháp lý là rất quan trọng và các luật gia có thể tham gia bằng tư vấn chuyên gia của mình, bằng công sức giúp thảo đơn kiện khi bị mất việc vô căn cứ, tiến hành các thủ tục tố tụng, bằng tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý hay bào chữa miễn phí, hoặc với giá phải chăng trước tòa nếu nhà báo đối mặt với tòa án.
Sự trợ giúp có thể bằng tiền để thuê luật sư, để tìm kiếm việc làm, để hỗ trợ trong thời gian bị mất việc v.v...
Sự trợ giúp có thể thuần túy là sự bày tỏ đồng cảm, chia sẻ và sự đoàn kết của đồng nghiệp, của người dân. Sự bảo vệ và trợ giúp có thể là việc gây áp lực lên các cơ quan công quyền, lên người sử dụng lao động để họ có cách hành xử hợp pháp, hợp lý, hợp tình đối với các nhà báo gặp rủi ro và có thể có hàng trăm, hàng nghìn hình thức khác.
Bảo vệ các nhà báo, các blogger và hỗ trợ họ khi họ gặp rủi ro hay tai nạn là công việc của toàn xã hội. Đấy cũng là một cách để tự bảo vệ mình, để góp phần xây dựng đất nước.
Mong những sáng kiến như vậy sớm trở thành hiện thực và được đông đảo bà con tham gia dưới nhiều hình thức.
chính sách văn bản quy phạm pháp luật hình thức pháp lý gia vai trò việt nam dự thảo văn bản pháp luật người sử dụng lao động hội thảo nhà nước cung cấp thủ tục bão thông tin
#vaitro#news#gia#hoithao#vanbanphapluat#hinhthuc#vanbanquyphamphapluat#thongtin#tin#docbao#tintuc#phaply#photo#chinhsach#thutuc#tumblr#vn#tintonghop#laodongcomvn#cungcap#bao#vietnam#duthao#nhanuoc#tinmoi#nguoisudunglaodong
0 notes
Quote
"Góc khuất" gia đình Lưu Hương Giang lộ diện trên ghế nóng "Giọng hát Việt nhí"
- Cặp vợ chồng ca sĩ - nhạc sĩ Lưu Hương Giang và Hồ Hoài Anh hứa hẹn sẽ là điểm nhấn thú vị khi những chuyện riêng tư của gia đình lần đầu "lộ diện" khi cùng ngồi trên ghế nóng chương trình "Giọng hát Việt nhí".
#tumblr#news#docbao#vaitro#hopbao#bao#tintuc#tinmoi#thongtin#tintonghop#vn#photo#ngoisaovn#tin#gia#amnhac
0 notes
Text
Sự nghiệp người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo
Sự nghiệp người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo
Những người cùng tuổi Thìn nhưng thuộc các cung hoàng đạo khác nhau sẽ có những vận số khác nhau trong sự nghiệp.
Khám phá những bí mật của bản thân từ tên và ngày sinh của bạn.
1. Người tuổi Thìn cung Bạch Dương (21/3 - 20/4) Người tuổi Thìn thuộc cung Bạch Dương có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Họ sống có lý tưởng và mục đích rõ ràng. Ngay từ thời trẻ, đa số họ đã lên kế hoạch cho mỗi chặng đường của cuộc đời mình. Con đường học hành của họ rất thuận lợi. Họ có khả năng thi đỗ vào những trường khó nhất và tốt nghiệp với thành tích xuất sắc, rồi sau đó tìm được một công việc thích hợp. Tuy nhiên, họ không thích một công việc quá an nhàn mà mong muốn được thử sức trong những lĩnh vực mới mẻ với thật nhiều thử thách, khó khăn cần chinh phục. Trong mắt người khác, người tuổi Thìn thuộc cung Bạch Dương có phần tự tin thái quá khi luôn chủ động tìm kiếm những thử thách, ngay cả khi nó không dành cho mình. Điều này có thể khiến họ rơi vào vòng xoáy nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến uy tín, sự nghiệp của bản thân. Nếu có thể kiểm soát phần nào sự kiêu hãnh và không dấn thân vào những việc mạo hiểm thì đa số họ đều rất thành công. Họ cũng nên cẩn trọng hơn trong suy nghĩ và hành động để luôn tiến lên phía trước một cách chắc chắn, bền vững. 2. Người tuổi Thìn cung Kim Ngưu (21/4 - 20/5) Người tuổi Thìn thuộc cung Kim Ngưu thường rất đa tài. Cho dù theo đuổi bất kỳ ngành nghề nào: bác sĩ, họa sĩ, giáo viên hay kỹ sư,... họ đều có thể thành công. Do bản tính chu đáo và cẩn thận giống như hầu hết những Kim Ngưu khác, khi đã bắt tay vào công việc họ đều rất tập trung và sẽ cố gắng hoàn thành nó một cách xuất sắc, hoàn hảo. Họ mẫn cảm và nhanh nhạy khi xử lý mọi tình huống. Tuy nhiên, họ lại thường có tâm lý bất mãn với hầu hết mọi thứ xung quanh. Họ có thể cảm thấy bị cấp trên đối xử bất công hoặc đánh giá không đúng năng lực, điều kiện làm việc có phần thua kém so với đồng nghiệp, mức thu nhập thấp... Đây là động lực chính để họ luôn phấn đấu không ngừng nhằm chứng tỏ khả năng thực sự của mình. Nhưng nó cũng gây tâm lý căng thẳng, nặng nề khiến cuộc sống của họ bớt đi nhiều niềm vui. Họ không phải là mẫu người lười biếng nhưng lại thường xuyên hồi tưởng lại những thời khắc huy hoàng trong quá khứ và cả những sai lầm nghiêm trọng mình từng phạm phải. Chính vì vậy, đôi khi họ cảm thấy bất an và bị kích động. Rất ít người có thể phối hợp ăn ý với họ trong công việc. Họ cũng không dễ dàng chấp nhận bất kỳ phương án xử lý nào do người khác gợi ý. 3. Người tuổi Thìn cung Song Tử (21/5 - 21/6) Ở những người tuổi Thìn thuộc cung Song Sinh hội tụ đủ các yếu tố để có thể đạt được thành công lớn trong sự nghiệp: tài năng, trí tuệ và sức khỏe. Họ có tầm nhìn xa trông rộng, thường là người đưa ra các kế hoạch hoặc xây dựng các phương án hành động khác nhau. Họ dễ có được cảm tình của người đối diện bởi khả năng diễn đạt lưu loát và tư duy logic, sắc bén. Vẻ ngoài lôi cuốn, hấp dẫn cũng là thế mạnh của họ khi giao tiếp với người xung quanh. Tuy nhiên, họ cũng có nhược điểm là không kiên trì đến cùng trong bất cứ việc gì, đặc biệt là những công việc có tính chất dài hạn. Họ không thích yên ổn, cố định ở một nơi trong thời gian dài hoặc phải tập trung nghiên cứu sâu vào một vấn đề gì đó. Vì vậy, rất có thể một ngày nào đó công ty sẽ nhận được đơn xin thôi việc của họ một cách bất ngờ, không được báo trước. Với khả năng làm được nhiều việc cùng một lúc và luôn nắm bắt rõ từng phần việc, họ rất thích hợp với các ngành nghề như quan hệ công chúng, marketing,... Lời khuyên dành cho họ là nên thành lập công ty của riêng mình để có thể dồn toàn bộ trí tuệ và sức lực vào đó một cách lâu dài và bền vững. 4. Người tuổi Thìn cung Cự Giải (22/6 - 22/7) Dường như không có một người tuổi Thìn nào thích hợp làm lãnh đạo hơn những người tuổi Thìn thuộc cung Cự Giải. Họ là những người thông minh, kiên trì, ham học hỏi và giàu sáng tạo. Bên cạnh đó, người tuổi Thìn thuộc cung này còn có tài tổ chức, biết tạo lập sức mạnh đoàn kết và khơi dậy lòng người. Chính vì thế họ luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các thành viên cùng hợp tác cũng như của cấp dưới. Tính cách mạnh mẽ và quyết đoán trong công việc cũng giúp họ đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Nếu làm chủ, họ sẽ là những nhà lãnh đạo xuất sắc và có tinh thần trách nhiệm cao. Đây cũng là những đối tác đáng tin cậy và giàu tiềm lực. Họ dám đối mặt với thử thách và đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong công việc. 5. Người tuổi Thìn cung Sư Tử (23/7 - 22/8) Người tuổi Thìn thuộc cung Sư Tử phần lớn là những người có tài, giàu nghị lực. Họ có thể tham gia vào bất cứ lĩnh vực nào và dễ dàng đạt được thành công đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Từ biên tập viên báo chí, diễn viên, tiểu thuyết gia cho đến nhà thiết kế, chuyên gia máy tính hay vận động viên... họ đều có thể đảm nhiệm vai trò của mình một cách xuất sắc. Không những can đảm, giàu nghị lực, những người này còn có óc sáng tạo, tính quyết đoán và nhanh nhạy, do vậy mà ít khi họ gặp phải thất bại trong sự nghiệp. Chính nhờ những ưu điểm đó mà người tuổi Thìn thuộc cung Sư Tử rất thích hợp với vai trò của người lãnh đạo. Họ là những ông chủ thân thiện, rộng rãi, thẳng thắn luôn biết quan tâm, nâng đỡ nhân viên nên có được nhiều người trung thành với mình. Nếu là nhân viên, họ cũng sẽ làm tốt công việc được giao và luôn phấn đấu hết sức để vươn lên những vị trí cao hơn.
6. Người tuổi Thìn cung Xử Nữ (23/8 - 22/9) Đam mê, hết mình vì công việc phải kể đến người tuổi Thìn thuộc cung Xử Nữ. Họ luôn coi lao động là niềm vui lớn trong cuộc đời mình. Bên cạnh đó, những người tuổi này còn có ý thức làm việc chăm chỉ, tận tâm tận lực nên dễ đạt được nhiều thành công và sớm trở nên giàu có. Ưu điểm dễ nhận thấy ở những người này là lòng kiên trì và khả năng kiềm chế bản thân. Do vậy mà họ thường được đồng nghiệp quý mến và giúp đỡ nhiệt tình. Ngoài ra, họ còn họ còn có khả năng tập trung cao cao độ trong công việc. Khi đã bắt tay vào làm bất cứ việc gì họ cũng luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt và sớm nhất. Nếu là lãnh đạo, họ sẽ đảm nhiệm vai trò của mình một cách xuất sắc. Những ông chủ này luôn làm việc nghiêm túc, đối xử công bằng, thấu tình đạt lý do vậy mà họ luôn giữ chân được những nhân viên giỏi và tận tâm với mình. Nếu là nhân viên, họ rất có trách nhiệm, giàu nhiệt huyết và đầy tinh thần phấn đấu trong công việc. 7. Người tuổi Thìn cung Thiên Bình (23/9 - 23/10) Nhìn chung, những người tuổi Thìn thuộc cung Thiên Bình thường có tính cách ôn hòa, khéo đối nhân xử thế. Khi đối mặt với thử thách, họ biết nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, suy xét và phân tích thấu đáo mọi từ mọi phương diện. Chính điều này giúp họ có thể giải quyết tốt các vấn đề khó khăn nảy sinh trong công việc cũng như trong các mối quan hệ. Nếu là lãnh đạo, nhờ sự cởi mở, thân thiện và biết quan tâm đến người khác nên họ luôn nhận được sự hoan nghênh, tôn trọng và yêu mến của nhân viên. Ở vị trí nhân viên, họ rất hòa đồng và luôn nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi làm việc bên cạnh người này vì họ không quá xem trọng danh vọng. Đa số họ không phải là người tham vọng trong sự nghiệp mà luôn bằng lòng với công việc hiện tại. Nghề hợp nhất với họ là chính trị gia, luật sư hoặc thẩm phán. Ngoài ra, họ cũng có thể làm một số nghề khác như ngoại giao, kiến trúc sư, nhà văn. 8. Người tuổi Thìn cung Bò Cạp (24/10 - 21/11) Bạn có thể dễ dàng bị lôi cuốn bởi sức hấp dẫn bẩm sinh ở những người thuộc cung Bò Cạp hoặc bị những người cầm tinh con rồng chinh phục nhanh chóng bởi khả năng lãnh đạo tài ba. Vậy người tuổi Thìn và thuộc cung Bò Cạp thì sao? Liệu họ có thể khiến bạn phải tâm phục, khẩu phục? Với sự nhạy cảm tuyệt vời của một Bò Cạp kiên cường, cộng với sự liều lĩnh, quyết đoán của tuổi Thìn uy lực, những người này có thể thử sức mình trong các lĩnh vực lớn như chính trị, đối ngoại... Một vị trí nắm giữ quyền lực, đặc biệt có sức hấp dẫn lớn với họ. Sự mạo hiểm có thể khiến bạn e ngại, nhưng nó dường như là một sứ mệnh thường trực của tuổi Thìn. Cùng với thuộc tính kiên cường của Bọ Cạp, những người này có thể đốt cháy mình trong bất kỳ công việc nào mà họ đam mê. Tuy nhiên, cũng chính vì đặc điểm này mà người tuổi Thìn thuộc cung Bọ Cạp dễ hành động nóng vội và điều đó sẽ khiến họ phải đối mặt với không ít khó khăn, đôi khi là cả sự thất bại. Trong vai trò là người làm chủ, họ sẽ khiến tất cả các nhân viên phải nể phục bởi sự công bằng và năng lực lãnh đạo bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu ở vào vị trí nhân viên, sự chính trực thẳng thắn của Bọ Cạp có thể khiến không ít người cảm thấy khó chịu. Lời khuyên cho người tuổi Sửu và thuộc cung Bọ Cạp là nên cư xử khôn khéo và đừng quá bộc trực trong cách ăn nói nếu không muốn làm ảnh hưởng tới sự nghiệp của mình. 9. Người tuổi Thìn cung Nhân Mã (22/11 - 21/12) Người tuổi Thìn và thuộc cung Nhân Mã thường có tính cách bốc đồng nên dễ bị thua thiệt trong cuộc sống và sự nghiệp. Đối với họ, cuộc sống tự do là điều thú vị hơn cả. Chính vì vậy, sau hôn nhân, họ phải mất một khoảng thời gian khá dài để có thể thích ứng. Với bản tính ngông cuồng, ngạo mạn của tuổi Thìn, cùng với sự hống hách, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân của cung Nhân Mã, họ thường bị ghét bỏ vì hay châm chọc và gây tổn thương người khác. Nếu không sửa tật xấu này, họ sẽ dễ trở thành kẻ phá bĩnh và làm ảnh hưởng đến danh tiếng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, đó là những người đầy năng lực phán đoán và sáng tạo. Họ thường nhanh chóng đưa ra phương án cho một số việc vào những thời điểm bất ngờ nhất. Họ hoàn toàn có khả năng chinh phục người khác bằng tài năng, uy lực và tốc độ của mình. Cũng chính nhờ đặc điểm này mà người tuổi Thìn thuộc cung Nhân Mã dễ trở nên nổi tiếng. Do bị ảnh hưởng quá nhiều tính cách của Nhân Mã nên họ thường bị mê hoặc và khép mình trong thế giới của sự hoang tưởng và riêng tư. Đặc điểm này sẽ khiến họ rơi vào sự cô đơn nhưng cũng có thể là yếu tố quan trọng để họ đạt được thành công trong hoạt động sáng tác văn học. 10. Người tuổi Thìn cung Ma Kết (22/12 - 18/1) Nếu người tuổi Thìn trung thực, thẳng thắn, ghét sự dối trá, thì Ma Kết lại có thể nói dối người khác để đạt được lợi ích riêng. Chính hai đặc điểm trái ngược này đã tạo nên sự mâu thuẫn, phức tạp, khó hiểu trong tính cách của người tuổi Thìn và thuộc cung Ma Kết. Tuy biết rất rõ nhược điểm của bản thân nhưng họ luôn cho đó là điều hiển nhiên và dễ dàng chấp nhận mình. Sự tôn sùng chủ nghĩa cá nhân trong thuộc tính của tuổi Thìn khiến họ luôn yêu quý, đề cao bản thân và tự cho mình là trung tâm của vụ trụ. Điều này có thể trở thành động lực giúp họ vươn lên và đạt được những thành tích lớn nhưng cũng có thể dẫn đường tới sự ảo tưởng mù quáng Do bị ảnh hưởng bởi tính cách của cung Ma Kết, những người này thường rất tính toán, chi ly và cẩn thận với bất kỳ khoản chi tiêu nào. Đặc điểm đó, cùng với sự quyết đoán, uy lực vốn có trong thuộc tính của người tuổi Thìn sẽ tạo nên tính cách cần thiết cho người quản lý. Trong vai trò là người làm chủ, họ sẽ khiến các nhân viên của mình phải tâm phục khẩu phục và cống hiến cho công việc. Bởi họ luôn biết cổ vũ, động viên đúng lúc và cũng thẳng tay trừng phạt bất cứ kẻ nào phá bĩnh, phản bội tập thể. Nếu là nhân viên, họ sẽ cố gắng hết mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, bản năng thống trị của tuổi Thìn sẽ khiến họ không ngừng tìm kiếm cơ hội để vươn lên làm chủ và không chịu an phận với vị trí đang có. 11. Người tuổi Thìn cung Bảo Bình (19/1 - 20/2) Người tuổi Thìn thuộc cung Bảo Bình thường có óc tổ chức và năng lực giao tiếp tốt nên khá thích hợp để trở thành người làm chủ. Họ thông minh, chăm chỉ, quyết đoán và luôn biết phải đầu tư như thế nào để đạt kết quả tốt nhất. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ họ đã tỏ ra xuất sắc, gây được sự chú ý của mọi người. Mang đặc điểm của tuổi Thìn uy lực, họ sinh ra dường như để lãnh đạo người khác. Dù bản tính kiêu ngạo, nhưng không làm giảm đi sức hút của họ đối với những người xung quanh. Sự táo bạo, dám dấn thân vào bất cứ lĩnh vực nào và sẵn sàng đốt cháy hết mình cho niềm đam mê là điều chỉ có thể thấy ở người tuổi Thìn. Đặc điểm này dễ đưa họ đến gần với thành công hơn, nhưng cũng sẽ nhanh chóng rơi vào cạm bẫy, thất bại nếu như không có một kế hoạch hoàn hảo. Mang đặc tính của Bảo Bình ưa sự yên ổn, chính vì vậy, những công việc mang tính chất lâu dài cũng rất thích hợp với họ. Họ có thể bằng lòng cả đời làm thuê cho người khác, thậm chí, các việc vụn vặt như lau dọn nhà cửa, chăm sóc vườn cây họ đều bắt tay vào làm một cách vui vẻ. Tuy nhiên, sứ mệnh của họ sinh ra để gánh vác những công việc lớn lao hơn. Nếu được phát hiện ra tài năng, họ sẽ sớm được đề bạt lên những vị trí chủ chốt. 12. Người tuổi Thìn cung Song Ngư (21/2 - 19/3) Thừa hưởng cá tính mạnh mẽ của tuổi Thìn cùng bản chất nhu m��, lãng mạn, sâu sắc của Song Ngư, những người này có tính cách đa dạng và rất phức tạp. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới con đường sự nghiệp của họ trong suốt cuộc đời. Họ ưa hoạt động, không lười biếng nhưng cũng không quá chú tâm vào bất cứ công việc gì. Tuy là người độc lập, nhưng họ sẽ khó thành công nếu như không có sự giúp đỡ, chỉ bảo của người xung quanh. Trái ngược hoàn toàn với bản chất của tuổi Thìn, vị trí làm chủ không hề gây được hứng thú đối với họ. Dù được thừa kế tài sản của gia đình, hay tạo dựng nên sự nghiệp thì họ cũng không bao giờ mong muốn được lãnh đạo người khác. Nếu làm thuê, họ sẽ là những nhân viên siêng năng, nhanh nhẹn. Tuy nhiên, họ chỉ thật sự làm tốt công việc của mình khi được tạo điều kiện thuận lợi và không bị quản lý quá chặt chẽ. Lời khuyên dành cho người tuổi Thìn là nên thử sức mình trong lĩnh vực nghệ thuật. Sự lãng mạn, bay bổng của Song Ngư kết hợp với sự thông minh và trí tưởng tượng tuyệt vời của tuổi Thìn sẽ giúp họ dễ dàng đặt chân lên đỉnh vinh quang của nghệ thuật.
Theo Thu Trang Xzone/ TTTĐ
Source: megafun.vn/cuoc-song/tu-vi/boi-tuoi/201301/Su-nghiep-nguoi-tuoi-Thin-theo-cung-hoang-dao-250660/
#tinmoi#vaitro#tintuc#vn#thongtin#hapdan#tinhthan#news#bao#xuatsac#docbao#tintonghop#photo#megafunvn#tin#khokhan#mucthunhap#thanhcong#nhanvien#tumblr#gia#kehoach#trachnhiem#thunhapthap
0 notes
Text
Thi tuyển công khai: Nhỡ ai đó ngoài diện quy hoạch?
Thi tuyển công khai: Nhỡ ai đó ngoài diện quy hoạch?
Khó khăn lớn nhất làm chùn bước những người quyết định là qua thi cử cạnh tranh những cá nhân được quy hoạch cấp ủy không trúng tuyển thì sao?
Ông Nguyễn Bá Thanh và 100 triệu!
Những điểm sáng tiên phong
Tin vui, Quảng Ninh thí điểm thi tuyển Phó Giám đốc. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một Phó Giám đốc Sở TT&TT được lựa chọn thông qua phương thức thi tuyển.
Kỳ thi tuyển lãnh đạo cho chức danh Phó Giám đốc phụ trách mảng Báo chí - Xuất bản của Sở TT&TT Quảng Ninh vừa diễn ra ngày 13/1/2013 theo phương thức thi viết Đề án và thuyết trình trực tiếp trước Ban Giám khảo.
Đối tượng dự thi gồm cán bộ trong quy hoạch chức danh này, mở rộng đến cán bộ quy hoạch các chức danh Phó sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và tương đương (kể cả các cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc Trung ương và tỉnh ngoài), cán bộ quản lý cấp phòng (thuộc sở) và tương đương trở lên cùng lãnh đạo quản lý doanh nghiệp.
Vượt qua 4 đối thủ cạnh tranh, thí sinh Phạm Hồng Lan, Tiến sĩ văn học, hiện là Trưởng Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh đã trúng tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở TT&TT nhờ một Đề án rất công phu, đưa ra những đánh giá rõ ràng, mạch lạc, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp khả thi.
Việc nhẽ ra nên là điều bình thường lại là tín hiệu vui xôn xao. Lâu nay quy trình đề bạt bổ nhiệm cán bộ công chức là quy trình ngược. Thay vì học hành đầy đủ, trang bị kiến thức kinh nghiệm đầy đủ mới bổ nhiệm thì lại bổ nhiệm đề bạt trước.
Đối với loại cán bộ công chức này, họ có ba cách lựa chọn: Thứ nhất, mặc kệ cứ làm việc đến đâu hay đến đó lo gì. Cách này không tránh khỏi những sai sót, vấp váp trong thi hành công vụ.
Thứ hai, xếp việc cơ quan lại, tranh thủ đi học cho bằng chị bằng em. Cách này xem ra có vẻ tích cực nhưng phần thiệt thòi lại rơi vào công dân, tổ chức, doanh nghiệp có việc phải đến chốn công đường phải chờ đợi, được nghe trả lời "cán bộ bận đi học lúc khác đến".
Thứ ba, bằng mọi cách chạy thầy, chạy bà, thậm chí cho cấp dưới học giúp, thi hộ... như nhiều trường hợp đã từng bị phát hiện, phanh phui. Cách này xem ra quá tiêu cực nhưng lại khá hấp dẫn với nhiều người.
Ba cách ứng xử như vậy cuối cùng tựu trung lại, nhà nước và nhân dân đều thiệt!
Thực trạng này đang làm một tấm gương xấu cho thế hệ trẻ bắt chước, góp phần làm băng hoại truyền thống văn hiến của dân tộc, cản trở nỗ lực của sự nghiệp chấn hưng giáo dục nước nhà.
Để khắc phục não trạng trên nhiệm vụ trọng tâm của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ ban hành tại nghị quyết 30 như: Cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, tài chính công, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công...
Đặc biệt, nghị quyết nêu rõ thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương (ở trung ương), giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống.
Thật ra đi tiên phong phải kể đến Đà Nẵng. Từ năm 2006 đến nay, Đà Nẵng đã triển khai thí điểm thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và được đánh giá là địa phương có những bước đột phá trong việc làm chuyển biến mạnh mẽ quy trình tuyển chọn chức danh lãnh đạo cho nền hành chính công.
Ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa là một trong những cán bộ lãnh đạo ở Đà Nẵng được tuyển chọn qua thi công khai.
Đã có 53 vị trí, chức danh lãnh đạo được bổ nhiệm thông qua hình thức nầy với sự tham gia cạnh tranh của 154 người dự tuyển.
Có thôi "sống lâu lên lão làng"?
Đúng là đòi hỏi của cuộc sống, đòi hỏi của người dân được cung cấp những dịch vụ hành chính có chất lượng cao bắt buộc cơ quan công quyền phải có những đột phá đối với việc cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.
Đối với đội ngũ cán bộ công chức nói chung, vừa qua trong chừng mực nào đó đã tiến hành nghiêm túc việc thi tuyển cạnh tranh và đã bắt đầu áp dụng quy định về công chức dự bị. Hy vọng qua một thời gian cùng với nhiều biện pháp hữu hiệu, tích cực sẽ "thay máu" đại trà đội ngũ cán bộ công chức.
Còn đối với công chức lãnh đạo các cấp thì sao? Chất lượng có được cải thiện hay theo cung cách sống lâu lên lão làng?
Trả lời và hành xử giải đáp đúng đắn câu hỏi này là một sự lựa chọn dũng cảm.
Lãnh đạo có vai trò quyết định chất lượng dịch vụ hành chính.
Có một nguyên tắc trong việc cung cấp dịch vụ, muốn có chất lượng dịch vụ cao vừa lòng khách hàng (người dân) phải thông qua cơ chế cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ. Đối với việc cung cấp dịch vụ hành chính công cũng vậy. Nhưng đối với loại dịch vụ này chỉ duy nhất cơ quan công quyền cung cấp!?
Vậy thì nguyên tắc cạnh tranh ở đây thực hiện như thế nào? Chỉ có cách tuyển chọn công chức ngồi ở vị trí cung cấp dịch vụ theo cơ chế cạnh tranh. Vị trí có lẽ quan trọng nhất không ai khác là chức danh trưởng phó phòng. Phòng ban hơn ai hết là nơi tiếp xúc giải quyết trực tiếp công việc của công dân, vai trò trách nhiệm người đứng đầu ở đây rất quan trọng, có tính chất quyết định. Chủ tịch, Phó chủ tịch Quận, Huyện, chánh Phó Giám đốc Sở cũng quan trọng những cũng chỉ giữ vai trò gián tiếp.
Lỡ ai đó ngoài diện quy hoạch?
Có lẽ khó khăn lớn nhất làm chùn bước những người quyết định là qua thi cử cạnh tranh những cá nhân được quy hoạch cấp ủy hoặc đang là cấp ủy không trúng tuyển thì sao? Xử lý như thế nào? Lỡ ai đó ngoài diện quy hoạch trúng tuyển?...
Khó khăn này nằm ở chỗ, đây là việc tuyển công chức lãnh đạo , lâu nay theo quy định công tác cán bộ nói chung là công việc của Đảng. Phải nhìn nhận rằng, chúng ta đang trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền. Nếu không đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, chính quyền không có những thay đổi tích cực về chất trong việc phục vụ nhân dân, không nâng cao chất lượng mọi mặt của đội ngũ cán bộ công chức thì không tránh khỏi đối mặt trước những nguy cơ thách thức không nhỏ.
Dẫu rằng việc đột phá thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo chỉ như viên gạch nhỏ trên con đường làm trong sạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Nhưng phải bắt đầu từ việc đặt những viên gạch nếu không chẳng có con đường nào thành hình!
Giải pháp có thể dễ chấp nhận nhất là cứ xem các ứng viên dự thi nằm trong diện quy hoạch động, quy hoạch mở của một chức danh nào đó thay vì quy hoạch khép kín hẹp chỉ có một người cho một chức danh như xưa nay.
Ngoài ra có thể áp dụng bước một là trước sơ tuyển, xét tuyển những người đủ các yếu tố tố chất cần thiết.
Mặt khác phải dần dần thay đổi quan niệm về "biên chế", một nguyên nhân đưa đến sức ỳ và trì trệ, thay quan niệm cơ chế "biên chế" bằng cơ chế hợp đồng linh hoạt đối với đội ngũ công chức nói chung kể cả công chức lãnh đạo. Thay đổi việc đánh giá thành tích của cán bộ công chức từ lòng trung thành, ý thức giác ngộ chung chung bằng đánh giá theo kết quả, hiệu quả công việc một cách định lượng.đánh giá dựa theo kết quả đầu ra...
Có một kết luận mang tính toàn cầu là "muốn cải cách hành chính thành công phải có quyết tâm chính trị cao, được nhân dân đồng tình ủng hộ và được đại bộ phận công chức đồng tình chấp hành". Vấn đề ở đây là các cấp lãnh đạo phải có quyết tâm chính trị cao, từ quyết tâm sẽ đẻ ra nhiều sáng kiến cách làm, từ đấy mới nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, cầm quyền một cách dân chủ, cầm quyền một cách khoa học,làm tròn vai trò tiên phong của giai cấp, của dân tộc.
Source: tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-01-16-thi-tuyen-cong-khai-nho-ai-do-ngoai-dien-quy-hoach-
#chatluongdichvu#danang#vaitro#tumblr#quyettam#tintuc#tinmoi#news#gia#chatluongcao#quangninh#tin#docbao#photo#khokhan#doithucanhtranh#nangcaochatluong#chatluong#vietnamnetvn#cungcap#vn#thutuchanhchinh#trienkhaithidiem#tintonghop#caicach#canhtranh#giamdoc#quantrong#quanlydoanhnghiep#thongtin
0 notes
Text
Công tác đối ngoại tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả
Công tác đối ngoại tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả
KTĐT - Trong năm 2012, Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam - Mỹ La -tinh về Thương mại và Đầu tư (5-6/7), góp phần tạo động lực cho hợp tác giữa Việt Nam với các nước Mỹ La-tinh.
Trong bối cảnh môi trường đối ngoại ngày càng phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân năm 2012 tiếp tục được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả. Năm 2012 là năm Việt Nam triển khai mạnh mẽ, toàn diện đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XI. Trong năm thứ hai triển khai Nghị quyết Đại hội XI, công tác đối ngoại tập trung vào các nhiệm vụ chính: Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và các nước, nhất là các đối tác ưu tiên, quan trọng; Triển khai chủ trương "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế"; Coi trọng phát huy vai trò trong ASEAN; Phối hợp chặt chẽ với quốc phòng - an ninh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Về song phương, trong năm 2012 Việt Nam đã trao đổi nhiều chuyến thăm, tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao với các nước láng giềng, khu vực, đối tác lớn, bạn bè truyền thống và các đối tác tiềm năng, đồng thời nâng tầm quan hệ với một số đối tác ưu tiên, quan trọng. Điểm sáng nhất trong công tác đối ngoại năm 2012 là việc triển khai mạnh mẽ cả trên diện rộng và chiều sâu hiệu quả của các hoạt động đối ngoại lớn của Lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước. Tính đến cuối tháng 12/2012, đã có 16 đoàn Lãnh đạo Cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam thăm các nước và dự các Hội nghị quốc tế, 30 đoàn Lãnh đạo Cấp cao các nước đến thăm Việt Nam, nâng số Đoàn trao đổi giữa Việt Nam và các nước trong năm 2012 tăng gấp gần 5 lần so với năm 2011. Nhiều nước thể hiện mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam cho thấy vai trò và vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam trong khu vực và trên quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng LB Nga D.Mét-vê-đép thăm chính thức Việt Nam (tháng 11/2012) (Ảnh: Mạnh Hùng)
Trong Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt - Lào và Năm Hữu nghị Việt Nam - Cam-pu-chia 2012, quan hệ giữa Việt Nam với Lào và Cam-pu-chia tiếp tục được củng cố và thúc đẩy mạnh mẽ. Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu mốc son 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất là việc trao đổi 5 Đoàn cấp cao của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hai nước. Với Cam-pu-chia, việc trao đổi Đoàn cấp cao giữa hai nước và tăng cường hợp tác giữa các Bộ, ngành, địa phương của hai nước trong năm 2012 và kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và năm Chủ tịch ASEAN của Cam-pu-chia được chủ động thúc đẩy. Hai nước đã trao đổi 7 Đoàn cấp cao của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Cam-pu-chia, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương N. Xi-ha-mô-ni tới Việt Nam vào tháng 9 năm 2012; Chủ tịch QH Heng Xom-rin thăm hữu nghị chính thức (7/2012). Đặc biệt, Lãnh đạo cấp cao hai nước cùng chủ trì nhiều sự kiện quan trọng trong đó: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Hun Xen dự khánh thành Khu di tích lịch sử Đoàn 125 tại Đồng Nai, dự Lễ cắm mốc 314 và dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ 3 tại Kiên Giang (6/2012). Trong khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, hai nước tích cực triển khai những thỏa thuận cấp cao đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2011) và chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2011). Đặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc cấp cao, lãnh đạo hai nước đã trao đổi về các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đồng thời tìm phương hướng giải quyết những vấn đề tồn tại, trong đó có vấn đề Biển Đông, không để những vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực. Hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch phát triển tương đối ổn định. Sau khi Đại hội Đảng 18 của Trung Quốc thành công tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi Đặc phái viên chúc mừng và thông báo cho nhau kết quả Đại hội, khẳng định quyết tâm củng cố hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Trong năm 2012, quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác tiếp tục được tăng cường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Xinh-ga-po (9/2012); Hai bên đã thỏa thuận sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Xinh-ga-po năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Bru-nây và Mi-an-ma (27/11-1/12). Việt Nam đã đón Tổng thống Mi-an-ma Thên Sên (20-21/3), Tổng thống Xinh-ga-po Tôni Tan Keng (23-27/4), Chủ tịch Quốc hội Mi-an-ma Khin Aung Myint thăm Việt Nam. Hợp tác đảng giữa Việt Nam với các nước ASEAN cũng được thúc đẩy; Việt Nam nhất trí với Thái Lan về việc hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác chiến lược chủ chốt tiếp tục được thúc đẩy theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, bền vững. Với Liên bang Nga, trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7/2012), hai bên nhất trí đưa quan hệ hợp tác Việt - Nga lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện". Việt Nam đón Thủ tướng Mét-vê-đép thăm chính thức (11/2012). Trong đó, đáng chú ý là việc Tổng thống Pu-tin ra Sắc lệnh "Về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại" (5/2012), trong đó khẳng định Việt Nam là một trong 3 đối tác chiến lược quan trọng nhất của Liên bang Nga ở Châu Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam) cho thấy tầm quan trọng và tính bền vững của quan hệ Việt Nam - LB Nga. Hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam - LB Nga phát triển tốt. Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Cấp cao APEC 20 (9/2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Pu-tin đã nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt trong vùng Viễn Đông của Nga và trên các lĩnh vực khai khoáng, chế biến gỗ, may mặc, thủy sản, giáo dục đào tạo... Hai bên đẩy nhanh tiến độ dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I, tích cực triển khai thực hiện Danh mục ưu tiên 2012 và phối hợp tốt cùng xử lý các vấn đề về bảo hộ công dân hai nước. Nga cam kết tiếp tục hợp tác dầu khí với Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Trong năm 2012, Việt Nam và Nhật Bản trao đổi nhiều đoàn các cấp và tập trung vào các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và Năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2013. Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư - ODA đạt những kết quả nổi bật. Đáng chú ý, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng tăng mạnh. Hai bên đang thảo luận lập công ty cổ phần và hoàn thiện báo cáo khả thi về khai thác đất hiếm, hai nước đang đàm phán sơ bộ về vấn đề tín dụng cho dự án điện hạt nhân. Trong năm 2012, Nhật Bản tiếp tục là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Chum-ma-li Xay-nha-xỏn thăm hữu nghị chính thức Việt Nam (tháng 12/2012) (Ảnh: Mạnh Hùng)
Với Hàn Quốc, quan hệ chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, đầu tư và hợp tác quốc phòng-an ninh được thúc đẩy. Hai nước phối hợp chặt chẽ triển khai các chương trình kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên đã khởi động đàm phán FTA Việt Nam - Hàn Quốc. Trong năm 2012, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục phát triển với việc hai nước gia tăng hợp tác khoa học công nghệ và quốc phòng, triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ (7/1/1972-7/1/2012), 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (7/2007-7/2012) giữa Việt Nam và Ấn Độ và kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục phát triển thực chất trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, khoa học công nghệ và hợp tác nhân đạo trong vấn đề nạn nhân chất độc dam cam/đi-ô-xin. Trao đổi đoàn giữa hai nước gia tăng. Mỹ cử nhiều đoàn quan chức cấp cao của chính quyền và Quốc hội thăm Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển tốt. Bên cạnh mặt hợp tác, Việt Nam tiếp tục đấu tranh với Mỹ trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền và tôn giáo cũng như đối với việc Mỹ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - EU tiếp tục được thúc đẩy. EU coi trọng vị trí của Việt Nam và đề nghị Việt Nam ủng hộ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược EU - ASEAN. Hai bên đã chính thức ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA ngày 27/6), chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (26/6). Tổng Giám đốc điều hành Cơ quan đối ngoại EU thăm Việt Nam và tiến hành Đối thoại chính trị thường kỳ cấp Thứ trưởng Ngoại giao EU - Việt Nam lần đầu tiên. Quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các đối tác hàng đầu trong EU như Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a được đẩy mạnh. Tổng thống CH Áo Heinz Fischer thăm chính thức Việt Nam (29-3-1/5) nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1/12/1972 - 1/12/2012) là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm EU, Bỉ, và Lúc-xem-bua (26-29/6). Với CHLB Đức, hai bên tích cực triển khai những thỏa thuận trong Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Đức (9/2012), họp nhóm điều hành chiến lược cấp thứ trưởng ngoại giao lần 1. Với CH Pháp, trong năm 2012, hai nước tổ chức thành công đối thoại chiến lược Việt - Pháp lần thứ 5. Sau chuyến thăm chính thức nước CH Pháp của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 6/2005, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí khuôn khổ quan hệ giữa hai nước là "hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài, tin cậy trong thế kỷ 21". Từ đó đến nay, quan hệ Việt- Pháp tiếp tục phát triển đều trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, quốc phòng, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, đào tạo.... Hai nước thường xuyên duy trì trao đổi đoàn các đoàn cấp cao, duy trì cơ chế đối thoại chiến lược về các vấn đề đối ngoại và quốc phòng, cũng như cơ chế tham khảo chính trị về quan hệ song phương giữa hai nước. Trong năm 2012, Ngoại trưởng Anh William Hague thăm Việt Nam lần đầu tiên sau 17 năm. Việt Nam và Vương quốc Anh khẳng định lại mục tiêu đã nêu trong Thỏa thuận đối tác chiến lược mà hai nước đã ký kết trong năm 2010, đó là nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 4 tỷ USD và nâng vốn đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam lên 3 tỷ USD vào năm 2013, năm đánh dấu tròn 40 năm kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - I-ta-li-a có những phát triển tích cực, I-ta-li-a tuyên bố công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước nhân 40 năm kỷ niệm quan hệ ngoại giao hai nước. Trong năm 2012, công tác đối ngoại cũng đẩy mạnh quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Châu Á, Đông Âu, Trung Đông - Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh với việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao và có nội dung hợp tác thiết thực. Trong đó nổi bật là Việt Nam và Cu-ba trao đổi nhiều đoàn các cấp, đặc biệt và đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (8-10/4) thăm Cu-ba và Chủ tịch Cu-ba Ra-un Ca-xtơ-rô (8-9/7) thăm chính thức Việt Nam. Quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước SNG tiếp tục được củng cố. Trong đó nổi bật có chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Ca-dắc-xtan (9/2012), trong chuyến thăm này hai bên trao đổi nhiều biện pháp thúc đẩy thương mại, hợp tác khoa học - kỹ thuật, năng lượng, khai thác dầu khí. Trong năm 2012, Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam - Mỹ La -tinh về Thương mại và Đầu tư (5-6/7), góp phần tạo động lực cho hợp tác giữa Việt Nam với các nước Mỹ La-tinh. Lần đầu tiên, trong năm 2012 đã có 13 đoàn Tổng thống, Thủ tướng và Bộ trưởng các nước khu vực Mỹ La-tinh và Trung Mỹ đến thăm Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy thăm chính thức Việt Nam từ ngày 31/10 - 2/11/2012 (Ảnh: Mạnh Hùng)
Ngoại giao đa phương được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đã tham gia, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng các văn kiện, các nội dung ưu tiên của Hội nghị Cấp cao ASEAN, nhất là lộ trình xây dựng Cộng đồng đến 2015. Đặc biệt, trước khi bàn giao lại vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc cho Thái Lan, Việt Nam đã chủ động cùng các nước ASEAN tích cực thúc đẩy hoàn thành tài liệu quan điểm của ASEAN về các thành tố của Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC); thống nhất phương thức sử dụng văn bản này làm cơ sở để ASEAN trao đổi với Trung Quốc về nội dung COC. Tại các Hội nghị Cấp cao và cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam tích cực đóng góp vào việc phát huy vai trò của ASEAN và thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và các đối tác; khẳng định lợi ích chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông, và lợi ích giữa Việt Nam và một số nước ASEAN khác về quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoại giao đa phương có bước chuyển về chất với bước tiến từ việc gia nhập, tham gia đến "văn hóa thực thi" Việt Nam luôn coi trọng việc chủ động, tích cực đóng góp thực chất và đưa s��ng kiến tại các diễn đàn đa phương và quốc tế. Tại Hội nghị cấp cao APEC-20 và Hội nghị Thượng đỉnh ASEM-9, những đề xuất và sáng kiến của Việt Nam được các nước thành viên ủng hộ, đưa vào văn kiện cuối cùng của Hội nghị. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử tham gia ASEAN, ứng cử viên do Việt Nam giới thiệu sẽ đảm nhận vai trò Tổng Thư ký ASEAN (nhiệm kỳ 2013-2017). Việc vận động các nước ủng hộ Việt Nam ứng cử vào một số cơ quan quan trọng của LHQ như Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014-2016), HĐBA (2020-2021) và ECOSOC (nhiệm kỳ 2016-2018) được đẩy mạnh và đã đạt một số kết quả quan trọng. Năm 2012, mặc dù các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn, song kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác quan trọng đều tăng (kim ngạch thương mại 10 tháng năm 2012 với Trung Quốc 17,4%, với Hoa Kỳ 15%). Đáng chú ý, mặc dù các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn, song kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác quan trọng đều tăng, việc thực hiện vốn FDI và huy động ODA đạt kết quả khả quan. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011, đưa Việt Nam trở thành nước xuất siêu trong năm 2012 (lần đầu tiên từ năm 1993). Trong năm 2012, Việt Nam đã thu hút được 7,4 tỷ USD vốn ODA; vốn FDI thực hiện trong 11 tháng đầu năm ước đạt 10 tỷ USD, bằng 99,5% so với cùng kỳ năm 2011. Trong năm 2012 Việt Nam đã tham gia 5 Phiên đàm phán FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh Thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan, khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA); hoàn thành Chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do đến năm 2020. Việc vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam đạt kết quả tốt, đến nay đã có 34 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, trong đó có các nước phát triển như Nhật, I-ta-li-a, 4 nước EFTA. Trong năm 2012, Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến kinh tế đối ngoại, quảng bá, mở rộng thị trường xuất khẩu, du lịch, thu hút FDI, ODA, giải quyết các vấn đề tranh chấp nảy sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế với các đối tác. Công tác biên giới lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Đông luôn được coi trọng, xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền và các lợi ích của đất nước. Trong năm 2012 công tác biên giới, lãnh thổ tiếp tục được thúc đẩy: công tác phân giới cắm mốc với Cam-pu-chia, với Lào và hợp tác với Trung Quốc trong việc triển khai quản lý hiệu quả biên giới trên bộ theo các hiệp định đã ký kết. Kịp thời đấu tranh ngoại giao kiên quyết với những hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta trên Biển Đông, đồng thời chủ động thông tin, tuyên truyền để các nước và dư luận quốc tế hiểu và ủng hộ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề Biển Đông. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Biển, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo và các lợi ích chiến lược của đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta coi trọng thúc đẩy các biện pháp hợp tác xây dựng lòng tin, hướng tới giải quyết thỏa đáng các vấn đề tồn tại với các nước liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, thúc đẩy hơn nữa xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp đồng chí Ra-un Ca-xtơ-rô Ru-xơ, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cu-ba (7/2012). (Ảnh: Mạnh Hùng)
Trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, trên bình diện song phương, trong năm 2012, Việt Nam đã tổ chức đối thoại nhân quyền với nhiều đối tác quan trọng như: EU, Úc, Thụy Sĩ, Na Uy, Mỹ; tổ chức cuộc họp Vòng 2 Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Va-ti-căng và đón Đặc Phái viên không thường trú của Va-ti-căng thăm Việt Nam; đấu tranh, ngăn chặn một số thế lực ở Mỹ muốn đưa Việt Nam trở lại Danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC). Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cùng các nước ASEAN xây dựng và thông qua (18/11) Tuyên bố Nhân quyền đầu tiên của ASEAN (AHRD) với nội dung tương đối bao quát, khẳng định được các giá trị nhân quyền phổ quát, phản ảnh được các giá trị của ASEAN cũng như đặc thù của khu vực. Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại được triển khai mạnh mẽ với trọng tâm là đấu tranh dư luận bảo vệ chủ quyền biển đảo, đấu tranh bác bỏ những quan điểm, thông tin sai trái về Việt Nam và quảng bá hình ảnh đất nước ta trên thế giới, tạo đồng thuận trong xã hội trong quan hệ đối ngoại. Năm 2012, công tác Ngoại giao văn hóa được đẩy mạnh tập trung vào việc xây dựng Kế hoạch Hành động của Bộ Ngoại giao nhằm triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020; chú trọng làm phong phú các nội dung về các hoạt động với các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống trong dịp kỷ niệm Năm Hữu nghị 2012 với Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ, Hàn Quốc... Việt Nam cùng UNESCO tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày UNESCO thông qua "Công ước bảo vệ Di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới" (1972-2012). Năm 2012, Việt Nam đã vận động thành công UNESCO công nhận một số di sản của Việt Nam như Thành nhà Hồ tại Thanh Hóa, Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" là Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO; tiếp tục vận động UNESCO công nhận Quần thể Danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa thế giới... Việt Nam cũng đã tổ chức thành công cho Ngoại giao Đoàn tham dự Festival Hoa Đà Lạt và các chương trình văn hóa đặc sắc dịp Tết Nhâm Thìn. Năm 2012, công tác người Việt Nam ở nước ngoài đạt những kết quả tích cực. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị tiếp tục được cụ thể hóa bằng các chính sách tạo thuận lợi cho kiều bào, quan tâm hỗ trợ kiều bào, nhất là ở các địa bàn khó khăn, đồng thời tranh thủ và huy động kiều bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương đất nước, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài các hoạt động thông lệ hàng năm "Xuân Quê hương 2012", đoàn kiều bào tiêu biểu về dự Giỗ tổ Hùng Vương, Trại hè Việt Nam cho thanh thiếu niên người Việt Nam ở nước ngoài...); tổ chức đoàn kiều bào cùng đại diện 6 tôn giáo đi thăm Trường Sa và nhà dàn DKI nhân dịp kỷ niệm 37 năm giải phóng quần đảo Trường Sa; tổ chức thành công Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 2 (9/2012). Công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài được coi trọng. Năm 2012 Việt Nam đã kịp thời phối hợp với các nước cứu nạn nhiều vụ tàu cá của Việt Nam hoặc của nước ngoài có công dân Việt Nam gặp nạn trên biển; khẩn trương, tích cực giao thiệp với các nước liên quan xử lý các vụ tàu cá của các địa phương gặp nạn hoặc bị bắt giữ; phối hợp nhanh và hiệu quả với cơ quan chức năng của Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xia, Bru-nây, Nga... để bảo vệ quyền lợi của công dân, lao động Việt Nam gặp khó khăn tại các nước bạn. Ngoài ra, công tác bảo hộ công dân đã tham gia giải quyết các vụ kiện tranh chấp kinh tế quốc tế liên quan đến các công ty và lao động Việt Nam ở nước ngoài. Trong năm 2012, hoạt động đối ngoại Đảng tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó có việc tăng cường quan hệ giữa Đảng ta với các Đảng Cộng sản, đảng cần quyền góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ của Đảng ta với các đối tác. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Cu-ba (4/2012) và Xinh-ga-po (9/2012), Đảng ta ký thỏa thuận tăng cường hợp tác với Đảng Cộng sản Cu-ba và trao đổi nhiều biện pháp xây dựng Đảng, công tác lãnh đạo và đào tạo cán bộ với đảng Hành động Nhân dân Xinh-ga-po (PAP). Hợp tác đảng giữa Việt Nam với một số nước ASEAN cũng được thúc đẩy. Việt Nam đón đồng chí Ra-un Ca-xtơ-rô, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cu-ba thăm Việt Nam (7/2012), Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn thăm Việt Nam và đồng chủ trì Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 8 (6/2012). Trong đó, Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ký Thỏa thuận về cơ chế hợp tác giao lưu giữa hai Đảng; Phó Chủ tịch Chính hiệp Lệ Vô Úy thăm Việt Nam (4/2012); Trưởng Ban tổ chức Đảng ủy Quảng Đông, Trưởng Ban kiểm tra Đảng ủy Vân Nam thăm Việt Nam (8/20/2).., Đặc biệt, sau Đại hội 18 của Trung Quốc, Việt Nam đã cử Đặc Phái viên của Tổng Bí thư sang chúc mừng thành công của Đại hội và đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Lý Kiến Quốc sang Việt Nam thông báo kết quả Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối ngoại Quốc hội trong năm 2012 đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp chung vào các thành tựu đối ngoại của đất nước trong năm 2012. Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội/Nghị viện các nước ở khu vực và trên thế giới trong năm 2012 phát triển mạnh và rộng khắp, hoạt động trao đổi đoàn diễn ra nhộn nhịp thể hiện sự coi trọng Việt Nam nói chung và Quốc hội Việt Nam nói riêng. Trong đó, đáng chú ý là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức Lào (7/2012), Thái Lan và Nhật Bản (12/2012); Việt Nam đã đón các đoàn Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Quốc hội Cam-pu-chia, Chủ tịch Quốc hội Mi-an-ma, Chủ tịch Hạ viện In-đô-nê-xi-a, Chủ tịch thượng viện Mê-hi-cô, Chủ tịch thượng viện Chi-lê, Chủ tịch Thượng viện Nga, Chủ tịch Quốc hội Bun-ga-ri thăm chính thức nước ta, đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lý Kiến Quốc thăm Việt Nam (11/2012). Hoạt động đối ngoại đa phương của Quốc hội cũng được đẩy mạnh với việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự Hội nghị Đối tác Nghị viện Á-Âu lần thứ 7 (ASEP-7) từ 3-4/10 tại Lào, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dự Đại Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA 33 - 9/2012) tại In-đô-nê-xi-a, lãnh đạo Quốc hội dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 126 tại U-gan-đa (4/2012) và lần thứ 127 tại Quê-bếch, Ca-na-đa (10/2012)... Các hoạt động đối ngoại của Quốc hội liên quan tới bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam ở nước ngoài, trong các vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, xử lý hậu quả chất độc màu da cam được đẩy mạnh. Hoạt động hợp tác quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực như đào tạo, tăng cường năng lực, kỹ năng xây dựng pháp luật cho đại biểu. Các hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã góp phần tăng cường tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Quốc hội và nhân dân Việt Nam với Quốc hội và nhân dân các nước trên thế giới. Các hoạt động ngoại giao nhân dân năm 2012 đã được triển khai theo hướng chủ động, tích cực đẩy mạnh các hoạt động vì hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. Ngoại giao nhân dân góp phần mở rộng mạng lưới, thắt chặt quan hệ của Việt Nam với các đối tác cũng như phát huy tốt vị thế, vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn nhân dân quốc tế với các trọng tâm là: tổ chức Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt - Lào lần thứ 3 (7/2012), Gặp gỡ hữu nghị và hợp tác nhân dân Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ 3 (8/2012), Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung lần thứ 4 (9/2012), tham gia Diễn đàn Nhân dân ASEAN 2012, tổ chức Hội nghị các tổ chức nhân dân ASEAN - Trung Quốc lần thứ 7 (8/2012), tham gia Diễn đàn Hòa bình và Phát triển Đông Á. Công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài được triển khai có hiệu quả. Có thể thấy, trong năm 2012 mặc dù môi trường đối ngoại ngày càng phức tạp, tình hình kinh tế-xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới./.
Source: www.ktdt.com.vn/news/detail/353347/cong-tac-doi-ngoai-tiep-tuc-duoc-trien-khai-dong-bo-toan-dien-hieu-qua.aspx
#congtycophan#tonggiamdoc#tumblr#vaitro#vietnam#xuatkhau#news#gia#giaiquyet#xaydung#hoinhapquocte#nenkinhte#thitruong#chinhtri#phattrien#loiich#trungquoc#nongducmanh#ondinh#thailan#morongthitruong#thutuong#hoptac#khokhan#hieuqua#docbao#nguyentandung#tamquantrong#chienluoc#bao
0 notes
Text
Thanh Thúy lần đầu diễn kịch cho event
Thanh Thúy lần đầu diễn kịch cho event
Tham dự một sự kiện, Thanh Thúy và Trấn Thành góp vui với màn kịch hài hước.
Xuất hiện trong một sự kiện diễn ra vào tối qua 12/01, Thanh Thúy gây ấn tượng khi góp vui với màn kịch hài hước, bạn diễn lần này của cô là Trấn Thành, cả hai nhập vai khá ăn ý, Trấn Thành khiến đông đảo quan khách vô cùng thích thú bởi cách pha trò dí dỏm. Không thua kém bạn diễn, Thanh Thúy nhập vai với hình ảnh quí bà sành điệu nhưng đỏng đảnh và kiêu kì. Buổi khai trương diễn ra trong không khí vui nhộn và tràn ngập tiếng cười.
Thanh Thúy cho biết đây là lần đầu tiên cô nhận show diễn kịch cho một buổi khai trương nhãn hàng, màn diễn không được đầu tư và dàn dựng công phu như trên sân khấu, nhưng không gian gần gũi giữa người diễn và người xem đem lại sự mới mẻ và đầy thú vị. Thanh Thúy cảm thấy hạnh phúc khi màn diễn của cô và Trấn Thành được mọi người yêu thích.
'Bà mẹ một con' cũng chia sẻ, đây là lần đầu tiên cô tham gia tổ chức sự kiện. Tổ chức event là lĩnh vực mà cô không bao giờ nghĩ đến nhưng kết quả thành công khiến cô tự tin hơn với lĩnh vực này. Trong buổi khai trương, Thanh Thúy đã làm tròn 3 vai trò, nhà tổ chức sự kiện, MC, diễn viên kịch. Hi vọng, Thanh Thúy sẽ gặt hái thành công trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
Thanh Thúy và Trấn Thành bàn bạc về kịch bản trước khi diễn
Thanh Thúy vào vai quí bà đỏng đảnh kiêu kì
Cô đồng thời giữ vai trò MC
Trấn Thành đem đến giây phút thư giãn bằng tiếng cười cho khách mời dự sự kiện
Thanh Thúy trợ giúp chồng trong vai trò Nhà sản xuất phim, bộ phim 'Làn môi trong mưa' do chính công ty vợ chồng chị chịu trách nhiệm sản xuất.
Cặp đôi đang là biểu tượng gia đình hạnh phúc của làng giải trí. Sắp tới Thanh Thúy cùng chồng sẽ ra mắt công ty tổ chức sự kiện.
Thanh Thúy nhận lời tham gia Cặp đôi hoàn hảo, cô đóng cặp cùng ca sĩ Dương Triều Vũ. Hiện Thanh Thúy đã bắt đầu lên ý tưởng cho màn trình diễn của mình.
Thanh Thúy tự tin với vai trò mới - Nhà tổ chức sự kiện
Thanh Thúy và chồng chụp hình kỉ niệm bên bạn bè.
Source: www.eva.vn/lang-sao/thanh-thuy-lan-dau-dien-kich-cho-event-c20a124414.html
#tin#wwwevavn#thongtin#vaitro#vn#news#capdoihoanhao#tinmoi#gia#khaitruong#tintonghop#tumblr#photo#docbao#tintuc
0 notes
Quote
"Chưa tìm thấy ai làm Đại sứ Du lịch tốt hơn Lý Nhã Kỳ"
- "Dù còn những ý kiến trái chiều trong quá trình Lý Nhã Kỳ đảm nhận vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam nhưng những việc làm tốt của cô ấy thì không thể phủ nhận", Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Bộ VH-TT &DL, ông Nguyễn Văn Tình khẳng định.Trao đổi với Dân trí trước thềm hội nghị tổng kết công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam (tổ chức chiều ngày hôm nay, 4/1 tại Hà Nội), ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Bộ VH-TT &DL khẳng định chưa thấy ai thay thế được Lý Nhã Kỳ làm Đại sứ Du lịch. Ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) thứ hai từ trái sang vui sướng tại thời điểm Vịnh Hạ Long chiến thắng"Lý Nhã Kỳ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 2011 - 2012 với tư cách là người đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình này. Lý Nhã Kỳ được lựa chọn đúng giai đoạn nước rút vận động bầu chọn vịnh Hạ Long, đáp ứng đủ tiêu chí là gương mặt thu hút khán giả và người bầu chọn. Trong quá trình làm Đại sứ Du lịch, Lý Nhã Kỳ đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần hiệu quả vào công tác quảng bá văn hóa du lịch. Lý Nhã Kỳ năng động trong việc đến các trường đại học vận động bình chọn cho vịnh Hạ Long. Sự xuất hiện của Lý Nhã Kỳ tại cuộc vận động Việt Nam đăng cai ASIAD 2019 cũng chiếm được nhiều thiện cảm của bạn bè quốc tế. Hình ảnh của Lý Nhã Kỳ tại các sự kiện hội thảo, vận động mang tầm quốc tế cũng thu hút nhiều sự chú ý", ông Nguyễn Văn Tình nói.Theo ông Nguyễn Văn Tình, Lý Nhã Kỳ đã làm tốt vai trò Đại sứ Du lịch và hiện tại chưa tìm thấy ai có thể làm được tốt như Lý Nhã Kỳ. "Dù còn những ý kiến trái chiều trong quá trình Lý Nhã Kỳ đảm nhận vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam nhưng những việc làm tốt của cô ấy thì không thể phủ nhận", ông Nguyễn Văn Tình khẳng định.Cũng theo ông Nguyễn Văn Tình, người đảm nhận vai trò Đại sứ Du lịch phải có nhiều điều kiện, thậm chí hi sinh nhiều về thời gian và tiền bạc. Trước Lý Nhã Kỳ, cũng có một vài nghệ sĩ, người nổi tiếng trong nước được "nhắm" đến, tuy nhiên họ không đáp ứng được các điều kiện trên. "Có người không đáp ứng nổi về mặt thời gian đi bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thậm chí có người còn đòi cát - sê trong quá trình đảm nhận vai trò Đại sứ Du lịch", ông Nguyễn Văn Tình cho biết. Đại sứ Du lịch Lý Nhã Kỳ cùng sinh viên mừng chiến thắng của vịnh Hạ LongKhẳng định "Lý Nhã Kỳ đã làm tốt và có thể làm tốt nữa" nếu tiếp tục được đảm nhiệm vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam, nhưng ông Tình cũng cho biết cô có được tiếp tục hay không còn dựa vào sự thông qua của nhiều cấp ngành liên quan cũng như sự đánh giá, bình chọn của giới truyền thông. Tại buổi hội nghị tổng kết công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam chiều nay, ngày 4/1; Cục Hợp tác Quốc tế sẽ tổng kết nhiệm kỳ 1 năm Đại sứ Du lịch của Lý Nhã Kỳ và công bố, hướng dẫn, hồ sơ ửng xử Đại sứ Du lịch 2013.Ông Tình tiết lộ, hiện tại phía Cục Hợp tác Quốc tế đã nhận được hồ sơ ứng cử vào vị trí Đại sứ Du lịch của cô Huỳnh Thị Ngọc Hân. Cô gái gốc Cần Thơ này từng được biết tới với danh hiệu Người đẹp du lịch của cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2011Hồ sơ ứng cử vị trí Đại sứ Du lịch của Huỳnh Thị Ngọc Hân gửi Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ VH-TT&DL trình bày song ngữ Việt - Anh, dày 100 trang, bao gồm thông tin về nhân thân, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, các thành tựu và giải thưởng đã đạt được trong nước và quốc tế, các công tác xã hội và các chương trình quảng bá văn hóa - du lịch Việt Nam mà bản thân tham gia.Được biết, Huỳnh Thị Ngọc Hân đang làm việc trong lĩnh vực Quan hệ cộng đồng cho Hội đồng TP Brisbane và làm tư vấn kinh doanh quốc tế tại Australia. Cô có 2 bằng thạc sĩ chuyên ngành Kinh doanh quốc tế và Quan hệ công chúng tại Australia, là Đại sứ sinh viên quốc tế tại thành phố Brisbane (bang Queensland)... Người đẹp Huỳnh Thị Ngọc HânNgoài hồ sơ ứng cử của Huỳnh Thị Ngọc Hân, theo một số nguồn tin, Hoa khôi Thể thao Thu Hương - người từng giành giải Á hậu 2 cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2011 cũng có thể là một trong những ứng cử vào vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam.Trước câu hỏi, phía Cục Hợp tác Quốc tế đã có kế hoạch gì để đẩy mạnh hơn việc quảng bá văn hóa du lịch, đặc biệt là ý tưởng chiến dịch quảng bá kết hợp với hình ảnh người đảm nhiệm Đại sứ Du lịch? Ông Nguyễn Văn Tình cho biết phía Cục Hợp tác Quốc tế sẽ đưa ra những kế hoạch cụ thể về sau này.Về clip quảng bá du lịch Việt Nam đang gây sốt trên mạng, nhưng lại do một công ty Hàn Quốc làm chứ không phải Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tình chia sẻ: "Đó là một thực tế và phải thừa nhận rằng cả kinh nghiệm, kỹ thuật và kinh phí làm phim quảng cáo của chúng ta chưa tới tầm. Hiện tại, chúng ta chỉ còn biết nỗ lực. Chiều ngày 4/1, chúng tôi cũng sẽ công bố một vài clip quảng bá văn hóa du lịch Việt và xem hiệu ứng khán giả như thế nào..."Nguyễn Hằng
#dichvubaohiem#tintucbaohiem#photo#vaitro#baohiem#tintonghop#quocte#docbao#vn#tumblr#thongtin#thitruongbaohiem#tinbaohiem#insurance#hoptac#dulich#tin#news#dantricomvn#vietnam#tintuc#assurance#tinmoi#services
0 notes
Text
Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ
Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ
TTXVN - Thực hiện kế hoạch của Ban Bí thư T.Ư Đảng, chiều 4-12, Đoàn công tác T.Ư do đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư làm Trưởng đoàn làm việc tại Nghệ An, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Thế Huynh ghi nhận và hoan nghênh những kết quả mà Đảng bộ, nhân dân Nghệ An đạt được trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị. Kết quả nổi bật là Tỉnh ủy Nghệ An đã tập trung chỉ đạo quyết liệt việc đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Ý thức tự giác giữ gìn, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong, ứng xử hằng ngày của cán bộ, đảng viên bước đầu có chuyển biến tích cực, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
Đồng chí Đinh Thế Huynh chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục là một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị nhận thức chưa sâu sắc về mục đích, yêu cầu thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, dẫn đến tình trạng không ít đơn vị, cơ sở lúng túng, nhất là việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nội dung đăng ký làm theo chưa sát chủ đề, chức trách, nhiệm vụ; trong thực hiện Chỉ thị vẫn còn tâm lý "khoán" cho cơ quan tuyên giáo làm là chính; việc phát hiện mô hình hay, nhân rộng điển hình chưa được nhiều; việc xác định những nội dung học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ trong sinh hoạt định kỳ ở các chi bộ, trong đó có việc giám sát việc thực hiện chuẩn mực đạo đức, còn nhiều lúng túng.
Đồng chí Đinh Thế Huynh lưu ý, năm 2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An cần xác định việc học tập, nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương trong mọi việc làm, trong ứng xử với nhân dân; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, gắn việc thực hiện Chỉ thị số 03 với việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (Khóa XI) về xây dựng Đảng, với thực hiện Quy định những điều đảng viên không được làm. Tiếp tục phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cấp ủy, vai trò là cơ quan thường trực của Ban Tuyên giáo và vai trò tham mưu, giúp việc của bộ phận giúp việc cấp ủy; quan tâm chỉ đạo tham gia Giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; có kế hoạch kiểm tra và tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.
Source: www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/neu-cao-trach-nhi-m-ng-i-ng-u-trong-h-c-t-p-va-lam-theo-t-m-g-ng-o-c-bac-h-1.380592
#trachnhiem#vaitro#daoduc#tintonghop#photo#tumblr#news#kiemtra#docbao#tinmoi#chinhtri#tintuc#tin#nghean#vn#nhandanorgvn#thongtin
2 notes
·
View notes
Text
ASEAN thúc đẩy hơn nữa đối thoại và hợp tác
ASEAN thúc đẩy hơn nữa đối thoại và hợp tác
Bộ trưởng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN. Ảnh: TTXVN
Từ ngày 16-17/11/2012, tại Phnom Penh, Campuchia đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC) và Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC).
Các Hội nghị này nhằm rà soát mọi mặt công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 và các Cấp cao liên quan tại Phnôm Pênh từ 18-20/11/2012. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị này.
Tại Hội nghị AMM, các Bộ trưởng đã kiểm điểm việc thực hiện và đánh giá cao ghi nhận những kết quả tích cực trong triển khai các trọng tâm và ưu tiên hợp tác của Hiệp hội thời gian qua, cũng như về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh ASEAN cần duy trì đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm trong xử lý các vấn đề thuộc lợi ích thiết thân của Hiệp hội, nhất là các vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực.
Đồng thời, ASEAN cần tiếp tục chủ động định hướng phát triển của các tiến trình khu vực, hợp tác với các Đối tác, khuyến khích các Đối tác tham gia và đóng góp tích cực vào hợp tác khu vực, qua đó góp phần tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các Bộ trưởng nhất trí cần thúc đẩy hơn nữa đối thoại và hợp tác, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia ở khu vực thông qua triển khai hiệu quả các văn kiện cơ bản như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước Đông Nam Á không có Vũ khí Hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố ASEAN về Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, Tuyên bố của Cấp cao Đông Á về các Nguyên tắc quan hệ cùng có lợi..., cũng như sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm đóng góp vào các mục tiêu chung là hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Các Bộ trưởng đề nghị ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên như tội phạm xuyên quốc gia, an ninh an toàn hàng hải, cướp biển, thiên tai..., nhất là nâng cao hiệu quả phối hợp về các nội dung này tại các diễn đàn khu vực như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và AMF mở rộng... nhằm bảo đảm tính đồng bộ và bổ sung lẫn nhau trong các hoạt động hợp tác.
Tại Hội nghị lần thứ 8 Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), các Bộ trưởng đánh giá cao việc triển khai Kế hoạch tổng thể APSC, nhất là trong 14 lĩnh vực ưu tiên với các kết quả cụ thể.
Các Bộ trưởng đề nghị ASEAN cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch tổng thể APSC, nhất là các nội dung thúc đẩy hòa bình, ổn định, tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên..., cũng như tăng cường chia sẻ thông tin, phối hợp công tác giữa các cơ quan chuyên ngành liên quan.
Trao đổi về tình hình Biển Đông, các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS); thực hiện hiệu quả Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, Tuyên bố DOC và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trước những phức tạp mới đây ở dải Gaza, các Bộ trưởng khẳng định ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Palestine và kêu gọi các bên chấm dứt các hành động bạo lực, thù định, nỗ lực tìm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột Israel-Palestine.
Tại Hội nghị lần thứ 11 Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC), các Bộ trưởng đã rà soát lần cuối các văn kiện và công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và các Cấp cao liên quan.
ACC nhất trí kiến nghị Lãnh đạo Cấp cao ASEAN thông qua việc Việt Nam đề cử Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh vào vị trí Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2018.
Kết thúc các Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Brazil đã ký các văn kiện liên quan về việc Brazil tham gia Hiệp ước TAC.
ASEAN cần tăng cường đoàn kết
Tham dự các Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu chia sẻ quan điểm của Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có cam kết của Việt Nam tiếp tục đóng góp chủ động, tích cực và có trách nhiệm cho hợp tác của ASEAN, cùng các nước thành viên thúc đẩy thực hiện hiệu quả các trọng tâm của Hiệp hội.
Bộ trưởng nhấn mạnh hơn lúc nào hết, các nước ASEAN cần tăng cường đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm của mình trong các tiến trình khu vực, thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trên thế giới nói chung và trong khu vực nói riêng.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng khẳng định ASEAN cần tiếp tục mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực khu vực ứng phó hiệu quả với các thách thức đang nổi lên, trong đó có thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh an toàn hàng hải, các vấn đề xuyên quốc gia...
Bộ trưởng đề nghị ASEAN tiếp tục tạo điều kiện cho các Đối tác đóng góp xây dựng vào các vấn đề hợp tác ở khu vực, nhất là hỗ trợ ASEAN liên kết khu vực, xây dựng Cộng đồng; cũng như mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ của ASEAN với bên ngoài.
Bộ trưởng đề cao vai trò và các nguyên tắc của Hiệp ước Thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), văn bản quan trọng quy định cách ứng xử của các quốc gia trong tham gia hợp tác tại khu vực, ủng hộ và đánh giá cao việc ngày càng nhiều quốc gia ngoài khu vực tham gia TAC.
Bộ trưởng cũng đã đóng góp ý kiến về các vấn đề trọng tâm tại các Hội nghị và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực thuộc quan tâm chung của ASEAN.
Về Biển Đông, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp; tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, cũng như sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Nhân dịp này, Bộ trưởng hoan nghênh việc ASEAN lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng, ASEAN và Trung Quốc kỷ niệm 10 năm Tuyên bố DOC...
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 21, ngày 17/11/2012, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc tiếp xúc song phương với các Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Singapore và Malaysia. Tại các cuộc gặp, hai bên đánh giá cao về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong thời gian qua; khẳng định quyết tâm củng cố và tăng cường quan hệ sẵn có, đồng thời tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Singapore và Malaysia đều khẳng định cần tiếp tục trao đổi các đoàn cấp cao, duy trì các cơ chế hợp tác đã được thiết lập, củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác có hiệu quả giữa Việt Nam và các nước, đồng thời cùng nhau phấn đấu xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh vào năm 2015.
Thanh Bình
Source: baodientu.chinhphu.vn/home/asean-thuc-day-hon-nua-doi-thoai-va-hop-tac/201211/154669.vgp
#thongtin#tongthuky#vaitro#quytac#photo#tumblr#news#vn#chinhphuvn#morong#hieuqua#quocte#ondinh#tin#gia#docbao#tamquantrong#tinmoi#antoan#xaydung#tintonghop#congdong#phattrien#hoptac#doitac#thachthuc#trienkhai#biendoikhihau#tintuc#vietnam
0 notes