Trang web dành cho người yêu thích khủng long (dinophile) tại Việt Nam.
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Khủng long Blue trong Jurassic World được dựng tượng tại Malta
Để kỷ niệm bộ phim nổi tiếng thế giới đã quay tại đây và tạo cú hích cho kinh tế địa phương, chính quyền Malta vừa khánh thành bức tượng khủng long Blue, cô khủng long Velociraptor nổi tiếng trong loạt phim Jurassic World. Bức tượng do chính hãng Universal sản xuất, kèm theo hướng dẫn chi tiết về Blue và bộ phim.
Bộ trưởng du lịch Malta Clayton Bartolo tin rằng bức tượng Blue sẽ là điểm nhấn du lịch cho địa phương, đồng thời là sự động viên ý nghĩa với kinh tế Malta, đặc biệt là hai ngành du lịch và điện ảnh.
Xem thêm tại đây.
#Dinoman#BluetheVelociraptor#velociraptor#JurassicWorldDominion#khủnglong#phim#Dinophile#MêKhủngLong
0 notes
Text
10 khám phá hay ho nhất về khủng long (part 5): Người họ hàng mang tên "Thần chết" của T. rex
Tyrannosaurus có một họ hàng vừa được tìm thấy và sở hữu một cái tên đáng sợ – “thần chết”, đến từ nơi ngày nay là tỉnh Alberta, Canada. Con quái vật có niên đại 75 triệu năm này (Thanatotheristes degrootorum, được đặt theo tên thần chết Thanatos trong thần thoại Hy Lạp) là loài cổ nhất được xếp vào họ khủng long bạo chúa được ghi nhận tại Bắc Mỹ.
Nó cũng là loài thuộc họ khủng long bạo chúa được định danh mới đầu tiên tại Canada trong 50 năm (Chúc mừng đầu cầu Canada!). “Chắc chắn đây là một con vật khá hoành tráng, có hông cao gần 2,4 mét,” Jared Voris, một nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành cổ sinh vật học tại Đại học Calgary ở Alberta và là trưởng nhóm của nghiên cứu trên nói với Live Science vào tháng Hai năm 2020.
Gã “thần chết” này có những đường gờ thẳng đứng đặc biệt chạy dọc từ mắt đến chóp mũi trên. Các nhà khoa học không biết tại sao các loài ăn thịt lại có những đường gờ như vậy, nhưng nếu bạn là con mồi của nó, đó có thể là thứ cuối cùng bạn thấy trước khi bị con vật này ăn tươi nuốt sống.
Tranh minh họa của Julius Csotonyi.
Xem thêm tại đây.
#thanatostheristes#tyrannosaurus#Canada#hóathạch#cổsinhvậthọc#khủnglong#Dinophile#MêKhủngLong#10khamphahayhonhatvekhunglong
0 notes
Text
CÂU CHUYỆN VỀ CỤC C*T KHỦNG LONG CÓ TÊN VÀ LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Tên của nó là Barnum. Nó thuộc một bảo tàng trực tuyến về phân hóa thạch tên là Poozeum với bộ sưu tập phân hóa thạch lớn nhất thế giới.
Poozeum là một từ ghép, ghép giữa "poo" (nghĩa là "c*t) và "museum" (bảo tàng), và bạn hoàn toàn có thể hiểu theo nghĩa đen rằng Poozeum chính là một bảo tàng về "chất thải" của các loài động vật, nhưng đương nhiên là không phải "hàng tươi" rồi, vì như thế bốc mùi lắm. Thay vào đó, Poozeum là một bảo tàng trực tuyến tập trung sưu tầm và trưng bày ph*n hóa thạch, tiếng Anh gọi là coprolite. Nhờ đó, khách tham quan sẽ không bị ám ảnh bởi mùi của những hiện vật được trưng bày.
Poozeum khởi đầu từ mối duyên nợ của chàng trai 18 tuổi George Frandsen, khi anh còn là sinh viên đại học. Trong một lần được giảng viên yêu cầu sưu tầm một mẫu vật hóa thạch bất kỳ, George tình cờ đi ngang một cửa hàng đồ cổ và thấy một thứ kỳ lạ mà anh chưa gặp bao giờ. "Cái này là gì thế?" anh hỏi. "Phân đấy!" ông chủ cửa hàng trả lời. "Nhưng mà là phân hóa thạch."
George ồ lên. Anh không hề nghĩ rằng phân hóa thạch có tồn tại. Và điều đó khiến George cảm thấy tò mò, hứng thú trước thứ này. "Nó vừa hài hài, vừa thú vị làm sao," George kể lại sự khởi đầu công cuộc sưu tập phân của mình. "Với một chàng trai mới 18 tuổi thì tất cả những gì anh ta thích là sự hài hước và thú vị." Vậy là Poozeum ra đời. George dành hết tâm huyết của mình đi khắp nước Mỹ để sưu tầm bằng được những mẫu phân hóa thạch quý giá nhất, với đủ mọi niên đại: cổ nhất là 400 triệu năm và gần nhất là 10.000 năm. Nhưng cổ thôi thì chưa đủ làm "nhà sưu tập phân" của chúng ta hài lòng. Anh còn muốn chúng phải độc, phải hiếm, phải phá kỷ lục nữa. Đó chính là suy nghĩ đã đưa anh đến với Barnum, "phân vật" chính trong câu chuyện của chúng ta.
Trước Barnum, cục phân hóa thạch nắm giữ kỷ lục lớn nhất thế giới là sản phẩm của một con T. rex, có kích thước 44x16cm và thuộc sở hữu của Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan (Canada). Nó được sách kỷ lục Guinness công nhận vào năm 2017. George biết, nếu muốn nâng tầm danh tiếng của Poozeum, anh phải có trong tay thứ gì đó nổi bật hơn thế. Vậy là anh bắt đầu công cuộc tìm kiếm của mình, dù biết rằng việc này khó hơn mò kim đáy bể. Suốt hơn hai năm trời, người chủ của Poozeum hầu như không thu được kết quả gì.
Đến năm 2020, mọi thứ tưởng chừng cũng không khá hơn cho đến khi George nghe tin người ta vừa đào được một thứ gì đó ở Nam Dakota (Mỹ). Anh tức tốc đến nơi và thứ đó không hề khiến anh thất vọng. Đó là một cục phân T. rex hóa thạch cỡ lớn, lớn hơn nhiều so với cục phân hóa thạch của Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan! Không thể bỏ lỡ cơ hội này, George nài nỉ người tìm thấy cục phân cho anh mua lại, và cuối cùng cũng được toại nguyện. Bằng một mức giá không được tiết lộ, George mua lại được cục phân và đặt tên cho nó là Barnum, theo tên của nhà cổ sinh vật học đã khám phá ra hóa thạch đầu tiên của loài khủng long Tyrannosaurus rex, Barnum Brown. Ngay sau đó, anh mời tổ chức kỷ lục Guinness đến để xem xét hiện vật của mình, và qua một quá trình thẩm định kỹ càng, cuối cùng Barnum cũng được công nhận là cục phân hóa thạch của một loài ăn thịt lớn nhất thế giới.
Cục phân hóa thạch Barnum có kích thước dài gần gấp rưỡi cục phân nắm giữ kỷ lục trước đó (67,5cm so với 44cm), chiều rộng thì gần tương đương (15,7cm so với 16cm). Về cân nặng, Barnum nặng đến 9,28kg và bạn sẽ khá mỏi tay nếu phải cầm nó trong thời gian dài. Niên đại của Barnum là khoảng 70-66,5 triệu năm trước, dựa trên niên đại của thành hệ Hell Creek, nơi nó được tìm thấy. Vì sự quý giá của nó mà George Frandsen phải bọc nó trong một lớp thạch cao để cục phân không bị vỡ vụn, chỉ để lộ một phần bên ngoài cho công chúng chiêm ngưỡng.
Đến đây chắc các bạn sẽ đặt câu hỏi: Làm sao để biết Barnum chính là một cục phân, hơn nữa lại là phân của T. rex? Thứ nhất, để xác định xem một hóa thạch có đúng là coprolite hay không, người ta sẽ phải phân tích huỳnh quang thông qua một phòng thí nghiệm. Nếu trong hóa thạch có sự hiện diện của một lượng lớn phốtpho và canxi thì người ta biết đó là coprolite. Kết quả phân tích của Barnum cũng giống như những cục phân hóa thạch của loài ăn thịt từng được tìm thấy trước đó. Thứ hai, nó có hình dạng của phân! Barnum có hình dạng thuôn dài, bo tròn ở đầu trên và hơi phẳng ở đầu dưới; nó cũng xếp thành hình cong gọn gàng, điều sẽ xảy ra khi nó rơi từ "lỗ hậu" của con T. rex xuống dưới đất. Thứ ba, người ta tìm thấy sự hiện diện của những vật chất dạng xương bị nghiền nát ở trong đó, chứng tỏ chủ nhân của cục phân này là một loài ăn thịt, phải nhai cả xương của con mồi và thải ra qua đường tiêu hóa. Thứ tư, Barnum được khai quật ở nơi rất gần các hóa thạch xương của T. rex, và với một cục phân cỡ lớn như vậy, nhiều khả năng nó được tạo ra bởi một con vật khổng lồ như T. rex.
Tất nhiên, để xác định được những tiêu chí trên thì bạn phải là người có chuyên môn. Nếu không, chắc bạn sẽ thấy Barnum chẳng khác gì những cục đá bự - ai mà biết nó từng là phân của loài khủng long vĩ đại nhất T. rex cơ chứ? May thay, Barnum đã gặp được một người chủ mới có tâm và am hiểu phân hóa thạch như George Frandsen, nhờ đó nó mới trở nên nổi tiếng, là ngôi sao tại các khu trưng bày về lịch sử tự nhiên ở nhiều bảo tàng lớn trên khắp thế giới. George cũng kiếm được không ít từ việc cho các bảo tàng thuê Barnum cùng nhiều hiện vật khác thuộc Poozeum. Đó là thành quả xứng đáng dành cho đam mê của chàng sinh viên ngày nào.
Bài viết gốc
#Dinoman#barnum#coprolite#hóathạch#khủnglong#tyrannosaurusrex#poozeum#GeorgeFrandsen#Dinophile#MêKhủngLong
0 notes
Text
10 khám phá hay ho nhất về khủng long (Part 3): Phôi khủng long titanosaur có sừng
Trước khi những con khủng long thuộc chi titanosaur cổ dài trở thành những gã khổng lồ, phải chăng chúng từng là những em bé nhỏ xíu với… một cái sừng?
Việc tìm được một cái phôi titanosaur hiếm có ở Argentina đã tiết lộ rằng anh bạn nhỏ nhắn này có một cái sừng như sừng tê giác ở trên mũi và sẽ mất đi khi trưởng thành, như những gì một nghiên cứu đăng trên tập san Current Biology hồi tháng Tám năm 2020 đã phát hiện.
Dù người ta không biết liệu những bậc cha mẹ khổng lồ của bé khủng long này có nghĩ chiếc sừng dễ thương hay không, nhưng ít nhất là nó cũng rất hữu ích – có khả năng khủng long con sẽ dùng nó để chọc thủng vỏ trứng trước khi chui ra.
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
Soi phôi chim, các nhà khoa học thấy "một phần" của khủng long ở trong đó
Đã có nhiều nghiên cứu về nguồn gốc khủng long của các loài chim hiện đại, và một nghiên cứu mới của Đại học Yale lại tiếp tục làm sáng tỏ thêm điều này. Cụ thể, bằng công nghệ ch��p cắt lớp vi tính và kính hiển vi đồng tiêu quét laser, các nhà nghiên cứu đã quan sát các giai đoạn phát triển xương trong phôi của nhiều loài chim và phát hiện ra có nhiều giai đoạn, xương hông của chim trông không khác gì xương hông của một số loài khủng long như Velociraptor cả!
Trước đây, các nhà khoa học vẫn tưởng rằng những đặc điểm xương của khủng long ngoại trừ trên hóa thạch thì đã biến mất hoàn toàn trong tự nhiên, nhưng bây giờ họ lại tìm thấy nó ở sâu bên trong phôi của các loài chim, trước khi chuyển sang cấu trúc xương của các loài chim hiện đại hoàn toàn.
Phát hiện này thậm chí còn giúp các nhà khoa học đặt giả thuyết: Liệu biết đâu sâu bên trong bộ gen của các loài chim chính là bí ẩn về bộ gen của khủng long và từ đó, họ có thể hồi sinh được những sinh vật vĩ đại từng thống trị Trái đất?
Xem thêm tại đây.
#Dinoman#velociraptor#chim#ĐạihọcYale#nghiêncứumới#cổsinhvậthọc#Dinophile#MêKhủngLong#Bản_tin_Mê_Khủng_Long
0 notes
Text
Hóa thạch Gorgosaurus bán được giá, nhưng giới khoa học thì không vui nổi.
Theo CNN, một bộ xương khủng long Gorgosaurus hóa thạch tương đối hoàn chỉnh vừa được Sotheby's bán cho một nhà sưu tập tư nhân với giá hơn 6 triệu đô-la trong phiên đấu giá vừa kết thúc hôm qua, theo giờ Việt Nam. Nhưng giới khoa học không thể nào vui nổi với những tin tức như thế này.
Đơn giản là vì nếu các bộ xương khủng long hóa thạch có giá trị lớn về mặt khoa học rơi vào tay tư nhân, nhiều khả năng các nhà cổ sinh vật học sẽ mãi mãi mất đi cơ hội được nghiên cứu chúng, còn công chúng sẽ không bao giờ được chiêm ngưỡng các mẫu vật tiêu biểu của thời đại khủng long.
Người ta chỉ biết hy vọng, người mua là những người có thiện chí khoa học và sẽ sớm hiến lại bộ xương cho một bảo tàng lịch sử tự nhiên nào đó, mở ra cơ hội tiếp cận cho giới khoa học và công chúng.
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
10 khám phá hay ho nhất về khủng long (Part 2): Chiếc dạ dày khủng long được bảo quản tốt nhất
Việc tìm hiểu chính xác các loài khủng long ăn thực vật từng ăn gì là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn – lá cây và các yếu tố thực vật khác hiếm khi hóa thạch và ngay cả khi vật chất hữu cơ được bảo tồn đi chăng nữa thì rất khó để biết liệu khủng long có xơi những thứ này không, trừ khi cả hai vì một cơ may nào đó mà hóa thạch cạnh nhau.
Việc khám phá hóa thạch của một con khủng long thuộc họ nodosaur với hệ tiêu hóa được bảo quản tốt đã giúp chúng ta làm sáng tỏ bí ẩn khó nhằn này. Các nhà nghiên cứu đã phân tích những gì có bên trong chiếc dạ dày hóa thạch của con vật 112 triệu năm tuổi, và biết rằng con khủng long thuộc họ nodosaur này (được định danh là Borealopelta markmitchelli) là một con vật kén ăn, theo một nghiên cứu được đăng trên tập san Royal Society Open Science hồi tháng Sáu năm 2020. Con vật dài 5,5 mét và chỉ ăn những loại lá dương xỉ nhất định, đặc biệt thích xơi lá hơn thân và cành. Trong bộ lòng của nó còn có những viên đá cỡ từ hạt đậu đến trái nho, được gọi là sỏi dạ dày, nhiều khả năng là để làm nát thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa.
Xem thêm tại đây.
#10khamphahayhonhatvekhunglong#nodosaur#borealopeltamarkmitchelli#khủnglong#hóathạch#cổsinhvậthọc#Dinophile#MêKhủngLong
0 notes
Text
Game kinh dị sinh tồn khủng long The Lost Wild ra mắt, hợp tác với Annapurna để phát hành.
Trong đoạn trailer mới này, các game thủ chắc chắn sẽ cảm thấy hồi hộp cùng với nhân vật trong game, khi phải trải qua những màn lẩn trốn, săn đuổi đến nghẹt thở. Trailer cũng tiết lộ đồ họa đẹp mắt và sống động, đủ để khiến người xem phải thốt lên: "Thật quá!"
Cũng trong lần ra mắt trailer này, studio sản xuất game là Great Ape Games cũng công bố sẽ hợp tác với nhà phát hành Annapurna để đảm bảo đầu ra cho game. Tuy nhiên, bạn cũng đừng háo hức vội, bởi ngày phát hành dự kiến của game sẽ phải chờ đến năm 2024.
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
10 khám phá hay ho nhất về khủng long (Part 1): Spinosaurus biết bơi
Suốt nhiều năm, các nhà khoa học cho rằng Spinosaurus là loài biết bơi, nhưng có quá ít hóa thạch để chứng minh điều đó. Mẫu vật hoàn chỉnh nhất đã bị phá hủy trong một vụ ném bom của quân Đồng minh nhằm vào quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng bây giờ, phân tích về đuôi của Spinosaurus đã tiết lộ rằng cái đuôi của loài khủng long này có dạng rộng bản và giống như mái chèo, hoàn toàn phù hợp để bơi lội, theo một nghiên cứu được đăng vào tháng Tư năm 2020 trên tập san Nature.
“Khám phá này chẳng khác nào cái đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài của quan niệm các loài khủng long phi điểu chẳng bao giờ chiếm lĩnh vùng nước cả,” tác giả chính của nghiên cứu, Nizar Ibrahim, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Detroit Mercy tuyên bố. “Con khủng long này từng chủ động theo đuổi con mồi ở những dòng chảy chứ không chỉ đứng ở vùng nước nông để chờ cá bơi qua.”
Xem thêm tại đây.
#10khamphahayhonhatvekhunglong#Spinosaurus#khủnglong#hóathạch#cổsinhvậthọc#Dinophile#MêKhủngLong#Dinoman
0 notes
Text
Khủng long là gì? Bạn đã có câu trả lời chính xác chưa?
Đừng xem khủng long là những con thằn lằn to xác nữa. Kiến thức về khủng long đã thay đổi rất nhiều sau những khám phá khoa học liên tục kể từ sau khi bộ phim Jurassic Park đầu tiên được công chiếu vào năm 1993.
Vậy, chúng ta nên định nghĩa khủng long thế nào cho đúng?
Trước hết, khủng long không hoàn toàn là bò sát. Chúng sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt so với các loài bò sát mà chúng ta biết, dù có thể đều có chung một tổ tiên. Nhiều loài khủng long có lông vũ, là động vật máu nóng và có tốc độ trao đổi chất nhanh, mạnh mẽ. Ngày nay, khủng long được xem là tổ tiên của các loài chim, hay thậm chí người ta còn xem chim chính là khủng long, và những loài khủng long đã tuyệt chủng được xếp vào nhóm "khủng long phi điểu" (non-avian dinosaurs).
Vì thế, trong hệ thống phân loại theo nhánh, khủng long là một nhánh riêng có tên là Dinosauria, thay vì được xếp vào lớp bò sát như hệ thống phân loại của Carl Linnaeus.
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
Hôm qua, nhiều nhà cổ sinh vật học lừng danh như Steve Brusatte, Thomas Holtz… đã cùng đứng tên trên một luận văn mới phản bác một nghiên cứu trước đó (của một nhà nghiên cứu tự do tên Gregory S. Paul) đề nghị chia loài Tyrannosaurus rex thành ba loài khác nhau, trong đó hai loài mới sẽ được gọi là Tyrannosaurus imperator (imperator nghĩa là "hoàng đế") và Tyrannosaurus regina (regina nghĩa là "nữ vương").
Lý do phản bác là vì chưa có đủ bằng chứng để cho rằng có sự biến thiên lớn về kích cỡ và hình dạng của các hóa thạch Tyrannosaurus rex, nếu có thì những sự khác biệt này cũng hết sức tự nhiên, nhiều khả năng chỉ phản ánh sự khác biệt của những cá thể có quá trình phát triển, độ tuổi và môi trường sống khác nhau.
Do đó, không có cơ sở để chia Tyrannosaurus rex thành ba loài như nghiên cứu trước đó đề nghị. T. rex vẫn là loài săn mồi đầu bảng khổng lồ duy nhất vào cuối Thời đại Khủng long ở Bắc Mỹ, các nhà cổ sinh vật học khẳng định.
Xem thêm tại đây.
#tyrannosaurusrex#tyrannosaurusimperator#tyrannosaurusregina#trex#hóa thạch#khủng long#Dinophile#Mê Khủng Long#Dinoman
0 notes
Text
Nhà bán đấu giá quốc tế Sotheby's chuẩn bị mở bán đấu giá trực tuyến một hộp sọ Triceratops hóa thạch 66 triệu năm tuổi, dự kiến thu về từ 250 nghìn đến 350 nghìn đô-la. Phiên đấu giá sẽ bắt đầu vào ngày 28 tháng Bảy trên trang web của nhà đấu giá này.
Theo thông tin do Sotheby's cung cấp, hộp sọ này thuộc về một con Triceratops (khủng long ba sừng) có niên đại từ Kỷ Phấn Trắng muộn, tức khoảng 66 triệu năm trước. Kích thước của hộp sọ này là 228cm chiều cao và 145cm chiều rộng. Hai cái sừng phía trên hốc mắt dài 93cm. Trọng lượng của cả hộp sọ này là 200kg.
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
Mới đây tại San Diego Comic-con, hãng Capcom đã cho ra mắt trailer mới của Exopprimal, trò chơi bắn súng góc nhìn thứ ba trong đó người chơi sẽ sắm vai các chiến binh chống lại sự tấn công của hàng đàn khủng long hùng mạnh, trong đó có cả những con khủng long được nâng cấp gọi là Neosaurs. Chúng sở hữu những năng lực kỳ dị, dư sức làm khó bất kỳ người chơi nào. Bạn cũng sẽ gặp lại những cái tên khủng long quen thuộc như Velociraptor, Ankylosaurus, Triceratops... và đương nhiên là không thể thiếu T. rex huyền thoại.
Exoprimal sẽ phát hành vào năm 2023 trên các hệ máy PC, PS4, PS5, Xbox One và Xbox Series X/S.
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
Hóa thạch khủng long độc đáo của Brazil lưu lạc sang Đức sắp quay về cố hương.
Sau một thời gian dài đấu tranh và vận động, cuối cùng thì người Brazil cũng sắp đòi lại được mẫu vật hóa thạch khủng long Ubirajara jubatus từ tay người Đức. Hóa thạch trước đó đã được Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Karlsruhe mua lại bằng một giấy phép "bất hợp pháp" chiểu theo luật Brazil.
Ubirajara jubatus là loài khủng long có lông vũ đầu tiên được tìm thấy ở Nam Mỹ, với những chiếc lông đặc biệt có hình như ngọn giáo, được cho là có công dụng "ha oai" và lấy le với bạn khác giới tính.
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
Cả nghìn dấu chân khủng long quy tụ tại một thị trấn hẻo lánh ở Chile.
Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 1.000 dấu chân khủng long tại một thị trấn nhỏ ở miền Bắc Chile trong vòng chưa đầy hai tuần, với đủ kích cỡ, từ khủng long bú bình cho đến bú bia... à nhầm, từ khủng long sơ sinh cho đến khủng long trưởng thành.
Ngoài ra, những dấu chân cũng thuộc về nhiều loài khủng long. Loài lớn nhất có thể dài tới hơn 12m.
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
Đi ăn nhà hàng, vô tình phát hiện dấu chân khủng long.
Đó là câu chuyện của một thực khách có tên Âu Hồng Đào ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Số là trong một lần đi thưởng thức món khoái khẩu của mình tại một nhà hàng, anh Đào chú ý tới một phiến đá đặc biệt có những dấu vết trong như dấu chân. Vốn là người có sự quan tâm tới ngành cổ sinh vật học, anh lập tức báo cho các chuyên gia về địa chất và cổ sinh vật. Kết quả: Đó chính là những dấu chân của một loài khủng long cổ dài có niên đại hơn 100 triệu năm!
Đây là một phát hiện hiếm thấy, bởi rất khó để tìm thấy hóa thạch khủng long giữa những đô thị bốn bề là bê-tông.
Lần sau, khi đi ăn, bạn hãy để ý xem liệu có hóa thạch khủng long nào ở quanh mình hay không nhé!
Xem thêm tại đây.
0 notes
Text
Chỉ cần một đốt sống cổ thôi, các nhà cổ sinh vật học cũng xác định được một loài khủng long mới!
Năm 2016, trong một chuyến thám hiểm, một nhóm các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một khúc xương hóa thạch tại Ốc đảo Bahariya, cũng chính là nơi họ từng tìm thấy Spinosaurus, một trong những loài khủng long châu Phi nổi tiếng nhất.
Và sau 6 năm nghiên cứu, họ chính thức tuyên bố khúc xương này thuộc về một loài khủng long mới, cụ thể hơn là một loài khủng long thuộc họ abelisaurid, cùng họ với Carnotaurus nổi tiếng (vì từng có mặt trong phim Jurassic World). Tuy nhiên, loài khủng long mới này thuộc dạng nhỏ so với những ng��ời anh em cùng họ khi chỉ dài từ 4,9 đến 6m mà thôi.
Khám phá này giúp các nhà cổ sinh vật học cái cái nhìn đầy đủ hơn về thế giới cổ đại thời khủng long ở châu Phi, cũng như khẳng định về tiềm năng của Thành hệ Bahariya trong việc tìm thấy những hóa thạch khủng long mới. Nơi đây được cho là có mật độ hóa thạch khủng long tương đối dày đặc, nhưng việc khai quật gặp không ít khó khăn vì nằm ở một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất thế giới: Sa mạc Sahara!
Xem thêm tại đây.
0 notes