#giảm rụng tóc sau sinh
Explore tagged Tumblr posts
Text
Cách giảm rụng tóc cho mẹ sau sinh
Một trong những ám ảnh lớn nhất của các bà mẹ sau khi sinh con có lẽ là chứng rụng tóc kéo dài. Với nhiều người có thể sau 6 tháng – 1 năm là tóc có thể mọc lại, nhưng tiếc là không phải ai cũng “thuận buồm xuôi gió” như vậy. Vậy rụng tóc sau sinh phải làm sao thì có thể tham khảo một số biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tóc như dưới đây để giúp mái tóc suôn mượt, mềm mại.
Loại bỏ căng thẳng và lo lắng sau sinh
Triệu chứng rụng tóc sau sinh còn được gọi là rụng tóc kiểu TE (Telogen Effluvium), là triệu chứng bình thường với nhiều mẹ bỉm sữa. Thời gian mới sinh thói quen sinh hoạt của mẹ bị xáo trộn, chăm con thường xuyên khiến các mẹ không có đủ thời gian nghỉ ngơi, xảy ra căng thẳng và lo lắng nhiều hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc.
Để cải thiện vấn đề này, mẹ hãy thả lỏng và thư giãn với các sở thích cá nhân, tập thể dục, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và chăm bé. Nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi, hãy nhờ tới sự trợ giúp của chồng hoặc người thân trong gia đình
>>Xem thêm: thuốc bổ máu cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt
Cải thiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng sau sinh
Trong thời gian mang thai, thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp làn da và mái tóc khỏe mạnh. Nội tiết tố dồi dào cũng là nguyên nhân giúp mái tóc mẹ trong thai kỳ rất đẹp. Tuy nhiên, tới giai đoạn sau sinh, cơ thể sẽ dồn dinh dưỡng cho việc sản xuất sữa, và nếu mẹ không ăn uống đủ chất thì mái tóc cũng không có đủ dưỡng chất để phát triển.
Để có mái tóc dày, chắc khỏe, suôn mượt thì chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ nên ăn nhiều rau và các loại hạt bởi đây là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa cùng flavonoid giúp bảo vệ nang lông, tóc. Tăng cường ăn nhiều rau xanh thẫm (cung cấp sắt và vitamin C), ăn khoai lang và cà rốt (bổ sung beta carotene), ăn trứng (thêm vitamin D)..
>>Xem thêm: thuốc canxi sau sinh giảm đau nhức loãng xương
Không búi tóc hay buộc tóc quá chặt, cắt tóc ngắn
Buộc tóc quá chặt hay búi tóc chặt trong thời gian dài sẽ khiến sợi tóc bị kéo căng, nang tóc liên tục bị kéo khiến cho sợi tóc suy yếu, dễ gãy rụng hơn. Tóc mới mọc cũng dần nhỏ và mịn hơn và từ đó càng làm cho nguy cơ gãy rụng tăng cao. Bởi vậy, mẹ hãy chú ý mỗi khi buộc tóc, lựa chọn dây thun mềm, buộc tóc bằng vải và buộc lỏng để tránh làm đứt gãy tóc.
Trả lời câu hỏi rụng tóc sau sinh phải làm sao? Nếu không muốn tóc bay lòa xòa trước mặt và không thích buộc tóc lỏng, mẹ cũng có thể cân nhắc biện pháp cắt tóc ngắn với kiểu tóc bob, tóc nhiều tầng, khiến cho mái tóc trông có vẻ dày hơn.
>>Xem thêm: rụng tóc sau sinh thiếu chất gì
Bổ sung vi chất đầy đủ
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm, mẹ sau sinh cũng cần tăng cường thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin B, E, C, kẽm, biotin… để thúc đẩy sự phát triển của mái tóc cũng như ngăn tóc rụng nhiều hơn. Mẹ lưu ý bổ sung sắt đầy đủ từ trong thai kỳ cho tới thời gian sau sinh nở để phòng tránh thiếu máu thiếu sắt sau sinh, đề phòng rụng tóc do cơ thể bị suy nhược, thiếu chất.
>>Xem thêm: sau sinh có uống được dha bầu không
Chăm sóc tóc đúng cách để có mái tóc chắc khỏe, suôn mượt
Tóc mẹ sau sinh rất nhạy cảm và dễ gãy rụng. Vậy khi bị rụng tóc sau sinh phải làm sao? Mẹ cần nhẹ nhàng hơn khi chải tóc, gội đầu. Sử dụng dầu gội với thành phần dịu nhẹ và không kích ứng tóc. Hãy chăm sóc tóc với kem dưỡng, tinh dầu bưởi nếu được và hong khô tóc tự nhiên thay vì dùng máy sấy.
Hy vọng bài viết này đã giúp phần nào cho bạn hiểu hơn về các phương pháp điều trị rụng tóc. Nếu còn băn khoăn hay lo lắng về tình trạng rụng tóc của bản thân, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và điều trị.
#rụng tóc sau sinh phải làm sao#rụng tóc sau sinh#giảm rụng tóc sau sinh#trị rụng tóc sau sinh#sắt bà bầu#chăm sóc sau sinh
0 notes
Text
Dịu da tức thì với Nước Hoa Hồng Thanh Mộc Đan
Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan là sản phẩm chăm sóc làn da từ hoa hồng tươi nguyên chất 100%, được trồng sạch theo hướng hữu cơ, không phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm không chỉ mang lại những lợi ích trong việc chăm sóc làn da mà mùi hương thanh khiết từ nước hoa hồng còn như một liều thuốc trị liệu cho tâm hồn. Cùng đồng hành với Thanh Mộc Đan khám phá xem những lợi ích chăm sóc làn da mà Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan đem lại là gì nhé!
Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan có gì đặc biệt?
Là 1 trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng thứ nước thơm được chưng cất từ những bông hồng tươi được trồng một cách tinh khiết và cẩn thận nhất. Sự chăm chút trong từng khâu làm đất, tưới cây, thu hoạch,… được dành trọn tâm huyết và tình yêu – thứ mà bạn có thể cảm nhận ngay từ khi cầm Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan trên tay.
Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan mang đến sự quyến rũ lạ kỳ với mùi hương vừa kiêu kỳ, lại vừa gần gũi thật khó diễn tả. Mở nắp chai, dường như ta có thể cảm nhận được cả một vườn hoa hồng trước mặt. Khi xịt nước hoa hồng lên làn da, thứ nước trong veo và tinh khiết đượm mùi thơm, không pha bất kỳ tạp chất nào như chất bảo quản hay cồn, đủ lành tính và an toàn để sử dụng lên các loại da.
Công dụng của Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan
Làm sạch sâu và cân bằng độ pH
Các phân tử có trong nước hoa hồng có khả năng hút dầu thừa, các hạt bụi bẩn còn sót lại trên da sau khi rửa mặt, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Một số thành phần tự nhiên có trong nước hoa hồng giúp tẩy tế bào chết, cải thiện làn da sáng mịn hơn.
Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan được chưng cất từ hoa hồng tường vy có độ pH gần giống với độ pH tự nhiên của da, giúp cân bằng lại độ pH. Khi độ pH cân bằng, hàng rào bảo vệ da được phục hồi, giúp da khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng kích ứng da.
Dưỡng ẩm và cấp nước
Khi xịt Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan lên da một lớp màng mỏng được tạo thành, giúp khóa ẩm, ngăn ngừa tình trạng mất nước qua da. Từ đó giúp da luôn mềm mại, mịn màng và căng mọng. Bên cạnh đó, nước hoa hồng còn có khả năng kích thích da sản sinh Hyaluronic Acid là chất dưỡng ẩm tự của da, giúp da luôn căng mọng và đàn hồi.
Se khít lỗ chân lông và săn chắc da
Các hợp chất tự nhiên có trong hoa hồng tường vy giúp làm co các lỗ chân lông, khiến chúng trở nên nhỏ hơn và mịn màng hơn.
Làm dịu và chống các chất oxy hóa
Trong nước hoa hồng chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm hiệu quả, điều này làm dịu da kích ứng, giảm sưng tấy và đỏ làn da. Ngoài ra, các hợp chất phenolic giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm tình trạng viêm nhiễm.
Tăng cường hiệu quả của các sản phẩm dưỡng da
Tăng cường hiệu quả của serum: Giúp serum thẩm thấu sâu hơn vào da, tăng cường khả năng dưỡng ẩm, chống lão hóa và làm sáng da.
Làm dịu da sau khi sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc mặt nạ: Giảm thiểu cảm giác châm chích, khó chịu và giúp da phục hồi nhanh chóng.
Tăng cường hiệu quả của kem chống nắng: Giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa cháy nắng và giảm thiểu nguy cơ ung thư da.
Hướng dẫn sử dụng Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan
Xịt cân bằng da, se khít lỗ chân lông sau khi rửa mặt
Đắp mặt nạ cấp ẩm, sáng da, giảm nếp nhăn.
Làm dịu da trong những ngày da bạn bị kích ứng hay vừa trải qua đợt trị liệu
Để tủ lạnh xịt sau khi đi nắng về, giảm thiểu tối đa tình trạng cháy nắng da, hạn chế sạm đen.
Xịt dưỡng tóc phục hồi tóc hư tổn, giảm gãy rụng.
Nhỏ vài giọt vào cốc nước uống hằng ngày cung cấp vitamin, trẻ hóa từ bên trong.
Những lưu ý khi sử dụng Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan
Thử nghiệm độ nhạy cảm của làn da trước khi sử dụng
Dù sản phẩm Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan phù hợp với rất nhiều loại da, nhưng vẫn sẽ có những làn da nhạy cảm với hoa hồng tường vy. Trước khi sử dụng, bạn nên thử một lượng nhỏ nước hoa hồng lên vùng da ở cổ tay và đợi khoảng 15-20 phút để xem da có xảy ra tình trạng kích ứng hay không. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát: Bảo quản Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Đậy kín nắp: Sau khi sử dụng, đậy kín nắp để tránh tiếp xúc với không khí, giúp sản phẩm giữ được độ tươi mới lâu hơn.
Không sử dụng trên vùng da bị tổn thương
Tránh sử dụng sản phẩm trên vùng da bị trầy xước, có vết thương hở hoặc nhiễm trùng để tránh gây kích ứng. Nếu gặp phải tình trạng dị ứng hoặc kích ứng da, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Kết luận
Nước hoa hồng Thanh Mộc Đan Như một loại xịt khoáng xoa dịu da và cấp ẩm tức thì khi tiếp xúc liên tục với máy lạnh hay nắng; như một loại nước cân bằng da mặt sau bước làm sạch; như một thành phần giúp cấp ẩm, dưỡng da khi bổ sung vào thành phần mặt nạ… Dù sử dụng theo cách nào, sự thư thái, sảng khoái và cải thiện tâm trạng, cảm xúc chính là phần giá trị luôn được kèm theo dành tặng bạn, nhờ mùi thơm từ tinh dầu tự nhiên của hoa hồng.
Mọi thắc mắc của bạn xin vui lòng liên hệ qua Fanpage Thanh Mộc Đan hoặc Email: [email protected]
0 notes
Text
Theo quan điểm của Đông y, tạng Thận bao gồm Thận âm và Thận dương. Nếu Thận âm bị hư tổn sẽ làm mất cân bằng, dẫn đến suy giảm sức khỏe và phát sinh nhiều bệnh lý khác. Hãy cùng Đông y cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu kỹ hơn về thận âm và chứng thận âm hư trong bài viết dưới đây. 1. Đôi nét về Thận âm Theo Đông y, ở cả nam và nữ, tạng Thận đều được chia làm Thận âm và Thận dương. Khi cả 2 yếu tố âm - dương này cân bằng với nhau thì tạng Thận nói riêng và cả cơ thể nói chung mới khỏe mạnh được. Trong đó, Thận âm chủ vật chất tinh dưỡng, có vai trò vận hành tinh huyết, dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, Thận âm còn ảnh hưởng đến sinh lý, cũng như đời sống tình dục ở nam giới. Thận âm còn ảnh hưởng đến sinh lý, cũng như đời sống tình dục ở nam giới 2. Tìm hiểu về chứng thận âm hư 2.1. Thận âm hư là gì? Thận âm hư dùng để chỉ các chứng bệnh gây ra bởi âm dịch ở thận không đầy đủ. Chứng thận âm hư do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Hiện nay, nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng chứng thận âm hư chỉ xảy ra ở nữ giới, còn chứng thận dương hư xảy ra ở nam giới. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai vì tạng Thận ở cả nam và nữ giới đều tồn tại yếu tố thận âm và thận dương. Khi mắc chứng thận âm hư, nam giới và nữ giới sẽ có một số triệu chứng giống nhau và khác nhau như sau: Thận âm hư có một số biểu hiện giống nhau ở cả hai giới như: chóng mặt hoa mắt, ù tai, khó ngủ hoặc mất ngủ, mất ngủ mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút, rụng tóc, nước tiểu vàng, phân khô, lưỡi đỏ, bàn tay bàn chân nóng ran, eo lưng đầu gối mỏi và đau. Ở nam giới: thận âm hư sẽ làm ham muốn tình dục giảm đáng kể, dương vật khó cương cứng, thậm chí không thể cương cứng. Thận âm hư cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng tinh trùng và gây ra các vấn đề như: mộng tinh, di tinh hoặc hoạt tinh… Ở nữ giới: thận âm hư sẽ gây kinh nguyệt không đều, lượng kinh giảm nhiều,... Bên cạnh đó, chị em phải đối mặt với tình trạng thở yếu, thở mệt, hay rùng mình và cơ thể thường xuyên ớn lạnh. Thận âm hư cũng có thể ảnh hưởng tới tinh thần, làm giảm cảm giác ngon miệng ở nữ giới. Chứng thận âm hư ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ 2.2. Nguyên nhân gây thận âm hư Theo Y học cổ truyền, có nhiều nguyên gây ra chứng thận âm hư, bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể như sau: Tiên thiên bất túc: là tình trạng thận âm bị thiếu hụt từ lúc mới sinh, chức năng thận không được bồi bổ đầy đủ, chịu tổn thương kéo dài, khiến cơ thể suy yếu… Thiếu hụt âm dịch ở thận: âm dịch trong thận bị thiếu hụt, suy giảm gây mất cân bằng âm dương. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương thận và gây bệnh. Phù dương bốc lên: dương khí suy yếu khiến hư dương bốc lên làm thận âm bị tổn thương. Ngoài những nguyên nhân trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra chứng thận âm hư như: dâm dục quá độ làm thận âm hư tổn; tình chí thất điều, ngũ chí hóa hỏa làm thiêu đốt thận âm; mắc một số bệnh sinh lý nhưng để lâu không chữa cũng có thể tác dụng làm suy yếu thận âm. 2.3. Thận âm hư có nguy hiểm không Chứng thận âm hư không chỉ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Những trường hợp không được điều trị sớm, lơ là, chủ quan sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như: Suy giảm sức khỏe: Những người mắc thận âm hư sẽ cảm nhận được cơ thể thay đổi rõ rệt như rụng tóc nhiều, hôi miệng, da sạm, trắng nhợt nhạt, sưng phù tay chân, nước tiểu có màu,… Kèm theo đó, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, gặp ác mộng thường xuyên, rối loạn giấc ngủ, suy nhược… Đây là những dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm về sức khỏe nói chung và chức năng của một số cơ quan trong hệ bài tiết nói riêng như bàng quang, niệu đạo,… Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Chức năng sinh sản và tạng Thận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, thận âm hư gây ra một số ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đối với nữ giới: gây rối
loạn khí huyết, dương khí yếu, khí hư, suy giảm cả yếu tố âm và dương, làm suy giảm chất lượng trứng. Đối với nam giới: cản trở chức năng sản xuất tinh dịch, thiếu oxy để sản xuất tinh trùng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến nam giới mất khả năng sinh con. Đồng thời, chứng thận âm hư ở cả hai giới đều gây ra tình trạng giảm ham muốn. Nam giới còn có thể gặp tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm… gây suy giảm chức năng sinh lý, đời sống tình dục không viên mãn. Thận âm hư làm rối loạn giấc ngủ 3. Phân biệt Thận âm hư với Thận dương hư Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn Thận âm hư và Thận dương hư. Việc nhầm lẫn có thể dẫn đến phương pháp điều trị không đúng. Có thể phân biệt Thận âm hư với Thận dương dựa trên các tiêu chí như chức năng, biểu hiện và nguyên nhân. TIÊU CHÍ THẬN ÂM HƯ THẬN DƯƠNG HƯ Chức năng Thận âm: đảm bảo cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, duy trì độ cương cứng dương vật ở nam giới. Thận dương: kích thích ham muốn tình dục ở cả nam và nữ, kiểm soát mức độ hưng phấn. Biểu hiện Ở nam giới: Dương vật khó cương cứng hoặc không thể cương cứng. Di tinh, mộng tinh, hoạt tinh. Chất lượng tinh trùng kém. Đau lưng, đau đầu, mồ hôi trộm, bốc hỏa, hay cáu gắt. Ở nữ giới: Lưng gối nhức mỏi. Mệt mỏi, thở yếu. Nhạt miệng, ăn uống kém. Hay rùng mình, tứ chi ớn lạnh. Ở nam giới: Suy giảm ham muốn tình dục. Lưỡi có rêu trắng, màu nhợt. Tinh lạnh, hoạt tinh, tảo tinh, dương suy. Sắc mặt tối sạm. Chân tay lạnh. Đau mỏi đầu gối và eo lưng. Ở nữ giới: Kinh nguyệt không đều, kinh ít hoặc bế kinh. Són tiểu, tiểu đêm, tiểu không hết. Tử cung lạnh, khó thụ thai. Mãn kinh sớm. Nguyên nhân gây bệnh Tuổi cao. Sinh hoạt tình dục quá độ. Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc điều trị bệnh không đúng cách hoặc. Tuổi cao, sức kém, dục vọng nhiều mà lao lực. Bệnh lý về thận, sinh dục, tiết niệu, đau thắt lưng, đau cột sống, viêm thần kinh tọa. 4. Phương pháp điều trị Thận âm hư và bổ Thận âm Theo Y học cổ truyền, muốn điều trị tình trạng thận âm hư, trước hết phải xác định đúng nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời, dựa vào các dấu hiệu của bệnh nhân mà có sự tăng giảm các vị thuốc phù hợp. 4.1. Cây thuốc/ vị thuốc bổ Thận âm Để cải thiện tình trạng thận âm hư, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các thuốc bổ thận âm. Nếu sử dụng đều đặn và đúng cách, chức năng thận sẽ được phục hồi tích cực, giúp tăng cường sức khỏe. Một số một số vị thuốc bổ Thận âm phổ biến, thường được sử dụng gồm Thục địa, Đông trùng hạ thảo, Hà thủ ô, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Sơn thù du, Đương quy… Thục địa là vị thuốc bổ thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm. Thục địa là thuốc vị “quân” trong nhiều cổ phương, như: Lục vị địa hoàng hoàng hoàn hay bài Tứ vật. Thục địa là vị thuốc bổ thận âm phổ biến Đông trùng hạ thảo giúp hỗ trợ điều trị chứng di tinh ở nam giới, tình trạng đau mỏi lưng, xương khớp,… Đông trùng hạ thảo cung cấp nhiều acid amin, một số protein và hợp chất đường cordycepins có lợi cho thận. Hà thủ ô là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với công dụng bổ can thận, dưỡng huyết tư âm và thường được dùng để điều trị các trường hợp can thận âm hư, huyết hư, râu tóc bạc sớm, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, huyết trắng, di tinh,... Hà thủ ô là vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với công dụng bổ can thận Hoài sơn là vị thuốc có công dụng ích khí dưỡng âm, bổ phế thận, kiện tỳ, sinh tân. Đông y thường dùng Hoài sơn trong các bài thuốc bổ thận, bồi bổ ngũ tạng, mạnh gân xương,... Tiêu biểu có bài thuốc Lục vị hoàn - bài thuốc bổ thận âm lâu đời của Y học cổ truyền. 4.2. Bài thuốc bổ Thận âm Theo Đông y, muốn điều trị tình trạng thận âm hư, phải nhận định được đúng căn nguyên gây ra bệnh. Tùy theo từng thể bệnh, bác sĩ sẽ kê các bài thuốc khác nhau cũng như tăng giảm các vị thuốc cho phù hợp với triệu chứng ở từng bệnh nhân. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y thường dùng trong điều trị thận âm hư: Bài thuốc “Lục vị địa huỳnh hoàng” điều trị chứng thận âm hư cơ bản
Thành phần: 12g Phục linh, 12g Hà thủ ô, 12g Ba kích, 12g Đơn bì, 12g Ích trí nhơn và 12g Chích bắc kỳ, 10g Sơn thù, 10g Tục đoạn, 10g Hoài sơn bắc, 8g Nhục thung dung, 8g Trạch tả (sao rượu), 4g Ngũ vị. Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm đất, sắc lần 1 cùng với 4 chén nước cho đến khi cạn còn 1 chén. Tiếp tục sắc lần 2 cùng với 3 chén nước cho đến khi cạn còn nửa chén. Kết hợp nước thuốc từ 2 lần sắc, sau đó chia làm 3 phần bằng nhau, dùng trưa, chiều, tối trước khi ăn khoảng 1 tiếng. Bài thuốc “Lục vị quy thược thang” điều trị chứng thận âm hư gây âm hư vượng hỏa (do bệnh tăng huyết áp) Thành phần: 16g Thục địa, 12g Hoài sơn, 8g Đương quy, 8g Trạch tả, 8g Đan bì, 8g Sơn thù, 8g Bạch thược, 8g Phục linh mỗi vị. Cách dùng: Sắc lấy nước thuốc, sau đó chia làm 3 phần, uống hết trong ngày. Bài thuốc “Thiên hoa phấn thang” điều trị chứng thận âm hư gây tiêu tiêu khát (do bệnh đái tháo đường) Thành phần: 20g Hoài sơn, 20g Thục địa,12g Kỷ tử, 12g Đan bì, 12g Thạch hộc, 8g Sơn thù, 8g Sa sâm, 8g Thiên hoa phấn. Cách dùng: Sắc lấy nước thuốc, mỗi ngày dùng 1 thang, dùng đều đặn hàng ngày. Bài thuốc “Lục vị địa hoàng hoàn” giúp tư âm bổ thận điều trị chứng thận âm hư Thành phần: 16g Thục địa, 12g Hoài sơn, 8g Phục linh, 8g Sơn thù, 8g Trạch tả, 8g Đan bì Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc cùng 3 chén nước với lửa nhỏ cho đến khi nước còn khoảng 1 chén thì tắt bếp. Uống hết nước thuốc khi còn ấm nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc điều trị chứng thận âm hư sinh chứng đau lưng Thành phần: 16g Thục địa, 12g Cẩu kỷ, 12g Lộc giác, 12g Thỏ ty tử, 12g Hoài sơn, 12g cao Quy bản, 6g Sơn thù, 4g Ngưu tất. Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc trên đi sắc lấy nước, khi nước cạn xuống còn 1/2 chén thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 3 phần, uống trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang để đạt hiệu quả tốt nhất. Bài thuốc điều trị chứng thận âm hư sinh hư lao Thành phần: 240g Thục địa, 240g Quy bản, 160g Tri mẫu, 160g Hoàng bá, 160g tủy sống trong cột sống lợn. Thành phần: Tán mịn các vị thuốc thành bột, sau đó trộn với mật ong rồi hoàn thành viên to bằng đầu hạt đậu đen. Mỗi ngày sử dụng tối đa 3 viên với nước ấm, kiên trì sử dụng cho đến khi thuyên giảm triệu chứng đau nhức lưng, chân do lao. Bài thuốc điều trị thận âm hư gây bế kinh ở nữ giới Thành phần: 26g Thục địa, 12g Hoài sơn, 12g Thỏ ty tử, 12g Phục linh, 12g Đỗ trọng 12g Cẩu kỷ tử, 8g Đương quy, 8g Sơn thù. Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên lấy nước thuốc, chia nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày. Nên dùng thuốc sau khi ăn khoảng 1 giờ để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. 4.3. Sản phẩm hỗ trợ Tùy vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng sản phẩm phù hợp giúp cải thiện chức năng thận và đảm bảo an toàn. Các bài thuốc Đông Y được làm từ thảo dược thiên nhiên và được bào chế dưới nhiều dạng như viên hoàn, viên nén, dung dịch,… Một số thảo dược thường có trong các sản phẩm bổ thận âm gồm Thục địa, Đông trùng hạ thảo, Hà thủ ô, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Sơn thù du, Đương quy… Thời gian để các thuốc Đông Y phát huy tác dụng thường lâu hơn so với các thuốc Tây y. Vì vậy người bệnh cần kiên trì, sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tự ý kết hợp và sử dụng các loại thảo dược mà không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm. 4.4. Biện pháp hỗ trợ Bên cạnh việc sử dụng thuốc bổ thận âm, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để chức năng thận âm nhanh chóng phục hồi, tình trạng sức khỏe được cải thiện. Người mắc chứng thận âm hư nên dùng những thực phẩm có tác dụng sinh tân dưỡng âm: Thịt vịt là thực phẩm giúp bổ âm, thanh hư nhiệt tốt, người mắc thận âm hư nên ăn thịt vịt 2 - 3 lần/tuần. Trứng gà giúp hỗ trợ tư âm nhuận táo. Sò điệp có chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào và giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng thận âm hư hiệu quả. Cật lợn là thực phẩm có chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho thận. Đậu đen hãm lấy nước uống để bồi bổ thận âm.
Bên cạnh đó, người mắc chứng thận âm hư nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống tối thiểu 2 lít nước/ ngày. Bên cạnh đó, người mắc chứng thận âm hư nên hạn chế dùng những thực phẩm sau: Hạn chế ăn thực phẩm giàu protein, kali, photpho. Các món ăn có chứa nhiều đường và muối. Đặc biệt, người mắc thận âm hư không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia bởi vì các sản phẩm này có hại cho chức năng thận và cơ thể. Đồng thời, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt khoa học giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau: Cân đối thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và lao lực quá độ. Tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe toàn diện, tăng cường sức đề kháng, khắc phục các triệu chứng bệnh. Quan hệ tình dục an toàn, điều độ, chung thủy vì dâm dục quá độ là một trong các nguyên nhân gây ra thận âm hư. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng kéo dài. 5. Lưu ý cho người mắc chứng Thận âm hư Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của chứng thận âm hư, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm. Không tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh, cần được bác sĩ xác định nguồn gốc của bệnh để đưa ra phương thuốc phù hợp. Kết hợp điều trị với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để mang lại hiệu quả tốt nhất. 6. Tổng kết Trên đây là một số thông tin về thận âm và chứng thận âm hư mà Dược Bình Đông muốn giới thiệu đến bạn đọc. Chứng bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai, nếu không điều trị sớm có thể gây ra những hiểm họa khó lường cho sức khỏe. Vì vậy hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm các thông tin sức khỏe hữu ích tại chuyên mục Cẩm Nang Sức Khỏe của Dược Bình Đông. Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu Dược phẩm lâu đời tại Việt Nam. Với sứ mệnh “Kết hợp công nghệ hiện đại với tinh hoa thảo dược thiên nhiên tạo ra sản phẩm tiên tiến, hiệu quả phục vụ sức khỏe cộng đồng”, chúng tôi đã và đang cải tiến mỗi ngày để mang đến những sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng đạt chuẩn. Có thể kể đến các sản phẩm như: sản phẩm bổ thận Bổ Thận Bình Đông, sản phẩm tốt cho Phổi Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml, sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan Long Đởm Giải Độc Gan, … 7. Câu hỏi thường gặp Câu hỏi 1: Thận âm hư là gì? Trả lời: Thận âm hư là tình trạng chức năng thận bị suy yếu do thiếu hụt phần âm dịch ở thận. Âm dịch có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và duy trì hoạt động của thận. Khi âm dịch bị hao tổn, thận sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến suy giảm chức năng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Câu hỏi 2: Nguyên nhân gây thận âm hư là gì? Trả lời: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thận âm hư, bao gồm:Yếu tố bẩm sinh: Một số người sinh ra đã có thận âm yếu.Sinh hoạt không điều độ: Thức khuya, làm việc quá sức, stress kéo dài…Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, ít ăn rau xanh và trái cây…Lạm dụng thuốc: Sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài.Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có nguy cơ bị thận âm hư cao hơn. Câu hỏi 3: Triệu chứng thận âm hư ở nữ giới như thế nào? Trả lời: Nữ giới bị thận âm hư thường có các triệu chứng như:Kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh.Khó thụ thai, thậm chí là vô sinh.Sắc mặt nhợt nhạt, da khô, tóc rụng nhiều.Hay cáu gắt, bốc hỏa, mất ngủ.Đau lưng, mỏi gối, ù tai, chóng mặt. Câu hỏi 4: Phân biệt các biểu hiện để nhận biết Thận âm hư với Thận dương hư như thế nào? Tiêu chí Thận âm hư Thận dương hư Chức năng suy giảm
Thận âm (nuôi dưỡng, duy trì) Thận dương (khí hóa, sinh năng lượng) Triệu chứng điển hình Nóng trong, khô miệng, táo bón, da khô, tóc rụng Chân tay lạnh, sợ lạnh, người mệt mỏi, tiểu nhiều, tiểu đêm Câu hỏi 5: Thận âm hư có nguy hiểm không? Trả lời: Thận âm hư nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:Suy giảm chức năng sinh lý, vô sinh, hiếm muộn.Lão hóa sớm, suy giảm sức khỏe.Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Câu hỏi 6: Thận âm hư nên ăn gì và kiêng ăn gì? Trả lời:Người mắc chứng thận âm hư nên dùng những thực phẩm có tác dụng sinh tân dưỡng âm như: Thịt vịt, trứng gà, sò điệp, đậu đen, rau xanh, trái cây tươi…Đồng thời hạn chế dùng những thực phẩm không tốt cho thận âm nói riêng cũng như cho thận nói chung: Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm giàu protein, kali, photpho, thức ăn chứa nhiều muối,… Câu hỏi 7: Thận âm hư có di truyền không? Trả lời: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn thận âm hư có di truyền hay không, nhưng theo kinh nghiệm lâm sàng, những người có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị thận âm hư thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Câu hỏi 8: Thận âm hư có chữa khỏi hẳn được không? Trả lời: Việc điều trị thận âm hư cần kiên trì và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Câu hỏi 9: Khi nào cần đi khám bác sĩ? Trả lời: Bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như: đau lưng mỏi gối kéo dài, tiểu đêm nhiều lần, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyệt… {"@context":"https:\/\/schema.org","@type":"FAQPage","mainEntity":[{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 1: Th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 l\u00e0 g\u00ec?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"Tr\u1ea3 l\u1eddi: Th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 l\u00e0 t\u00ecnh tr\u1ea1ng ch\u1ee9c n\u0103ng th\u1eadn b\u1ecb suy y\u1ebfu do thi\u1ebfu h\u1ee5t ph\u1ea7n \u00e2m d\u1ecbch \u1edf th\u1eadn. \u00c2m d\u1ecbch c\u00f3 vai tr\u00f2 quan tr\u1ecdng trong vi\u1ec7c nu\u00f4i d\u01b0\u1ee1ng v\u00e0 duy tr\u00ec ho\u1ea1t \u0111\u1ed9ng c\u1ee7a th\u1eadn. Khi \u00e2m d\u1ecbch b\u1ecb hao t\u1ed5n, th\u1eadn s\u1ebd kh\u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c nu\u00f4i d\u01b0\u1ee1ng \u0111\u1ea7y \u0111\u1ee7, d\u1eabn \u0111\u1ebfn suy gi\u1ea3m ch\u1ee9c n\u0103ng v\u00e0 g\u00e2y ra nhi\u1ec1u tri\u1ec7u ch\u1ee9ng kh\u00f3 ch\u1ecbu."}},{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 2: Nguy\u00ean nh\u00e2n g\u00e2y th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 l\u00e0 g\u00ec?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"Tr\u1ea3 l\u1eddi: C\u00f3 nhi\u1ec1u nguy\u00ean nh\u00e2n d\u1eabn \u0111\u1ebfn th\u1eadn \u00e2m h\u01b0, bao g\u1ed3m:Y\u1ebfu t\u1ed1 b\u1ea9m sinh: M\u1ed9t s\u1ed1 ng\u01b0\u1eddi sinh ra \u0111\u00e3 c\u00f3 th\u1eadn \u00e2m y\u1ebfu.Sinh ho\u1ea1t kh\u00f4ng \u0111i\u1ec1u \u0111\u1ed9: Th\u1ee9c khuya, l\u00e0m vi\u1ec7c qu\u00e1 s\u1ee9c, stress k\u00e9o d\u00e0i…Ch\u1ebf \u0111\u1ed9 \u0103n u\u1ed1ng kh\u00f4ng h\u1ee3p l\u00fd: \u0102n nhi\u1ec1u \u0111\u1ed3 cay n\u00f3ng, d\u1ea7u m\u1ee1, \u00edt \u0103n rau xanh v\u00e0 tr\u00e1i c\u00e2y…L\u1ea1m d\u1ee5ng thu\u1ed1c: S\u1eed d\u1ee5ng m\u1ed9t s\u1ed1 lo\u1ea1i thu\u1ed1c trong th\u1eddi gian d\u00e0i.Tu\u1ed5i t\u00e1c: Ng\u01b0\u1eddi l\u1edbn tu\u1ed5i th\u01b0\u1eddng c\u00f3 nguy c\u01a1 b\u1ecb th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 cao h\u01a1n.
"}},{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 3: Tri\u1ec7u ch\u1ee9ng th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 \u1edf n\u1eef gi\u1edbi nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0o?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"Tr\u1ea3 l\u1eddi: N\u1eef gi\u1edbi b\u1ecb th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 th\u01b0\u1eddng c\u00f3 c\u00e1c tri\u1ec7u ch\u1ee9ng nh\u01b0:Kinh nguy\u1ec7t kh\u00f4ng \u0111\u1ec1u, rong kinh, \u0111au b\u1ee5ng kinh.Kh\u00f3 th\u1ee5 thai, th\u1eadm ch\u00ed l\u00e0 v\u00f4 sinh.S\u1eafc m\u1eb7t nh\u1ee3t nh\u1ea1t, da kh\u00f4, t\u00f3c r\u1ee5ng nhi\u1ec1u.Hay c\u00e1u g\u1eaft, b\u1ed1c h\u1ecfa, m\u1ea5t ng\u1ee7.\u0110au l\u01b0ng, m\u1ecfi g\u1ed1i, \u00f9 tai, ch\u00f3ng m\u1eb7t."}},{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 4: Ph\u00e2n bi\u1ec7t c\u00e1c bi\u1ec3u hi\u1ec7n \u0111\u1ec3 nh\u1eadn bi\u1ebft Th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 v\u1edbi Th\u1eadn d\u01b0\u01a1ng h\u01b0 nh\u01b0 th\u1ebf n\u00e0o?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"\n\n\n\n\n\n\n\nTi\u00eau ch\u00ed\n\n\nTh\u1eadn \u00e2m h\u01b0\n\n\nTh\u1eadn d\u01b0\u01a1ng h\u01b0\n\n\n\n\nCh\u1ee9c n\u0103ng suy gi\u1ea3m\n\n\nTh\u1eadn \u00e2m (nu\u00f4i d\u01b0\u1ee1ng, duy tr\u00ec)\n\n\nTh\u1eadn d\u01b0\u01a1ng (kh\u00ed h\u00f3a, sinh n\u0103ng l\u01b0\u1ee3ng)\n\n\n\n\nTri\u1ec7u ch\u1ee9ng \u0111i\u1ec3n h\u00ecnh\n\n\nN\u00f3ng trong, kh\u00f4 mi\u1ec7ng, t\u00e1o b\u00f3n, da kh\u00f4, t\u00f3c r\u1ee5ng\n\n\nCh\u00e2n tay l\u1ea1nh, s\u1ee3 l\u1ea1nh, ng\u01b0\u1eddi m\u1ec7t m\u1ecfi, ti\u1ec3u nhi\u1ec1u, ti\u1ec3u \u0111\u00eam\n\n\n\n\n"}},{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 5: Th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 c\u00f3 nguy hi\u1ec3m kh\u00f4ng?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"Tr\u1ea3 l\u1eddi: Th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 n\u1ebfu kh\u00f4ng \u0111\u01b0\u1ee3c \u0111i\u1ec1u tr\u1ecb k\u1ecbp th\u1eddi c\u00f3 th\u1ec3 d\u1eabn \u0111\u1ebfn nhi\u1ec1u bi\u1ebfn ch\u1ee9ng nguy hi\u1ec3m nh\u01b0:Suy gi\u1ea3m ch\u1ee9c n\u0103ng sinh l\u00fd, v\u00f4 sinh, hi\u1ebfm mu\u1ed9n.L\u00e3o h\u00f3a s\u1edbm, suy gi\u1ea3m s\u1ee9c kh\u1ecfe.T\u0103ng nguy c\u01a1 m\u1eafc c\u00e1c b\u1ec7nh l\u00fd tim m\u1ea1ch, huy\u1ebft \u00e1p, ti\u1ec3u \u0111\u01b0\u1eddng…"}},{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 6: Th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 n\u00ean \u0103n g\u00ec v\u00e0 ki\u00eang \u0103n g\u00ec?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"Tr\u1ea3 l\u1eddi:Ng\u01b0\u1eddi m\u1eafc ch\u1ee9ng th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 n\u00ean d\u00f9ng nh\u1eefng th\u1ef1c ph\u1ea9m c\u00f3 t\u00e1c d\u1ee5ng sinh t\u00e2n d\u01b0\u1ee1ng \u00e2m nh\u01b0: Th\u1ecbt v\u1ecbt, tr\u1ee9ng g\u00e0, s\u00f2 \u0111i\u1ec7p, \u0111\u1eadu \u0111en, rau xanh, tr\u00e1i c\u00e2y t\u01b0\u01a1i…\u0110\u1ed3ng th\u1eddi h\u1ea1n ch\u1ebf d\u00f9ng nh\u1eefng th\u1ef1c ph\u1ea9m kh\u00f4ng t\u1ed1t cho th\u1eadn \u00e2m n\u00f3i ri\u00eang c\u0169ng nh\u01b0 cho th\u1eadn n\u00f3i chung: Th\u1ef1c ph\u1ea9m cay n\u00f3ng, nhi\u1ec1u d\u1ea7u m\u1ee1, \u0111\u1ed3 ng\u1ecdt, r\u01b0\u1ee3u bia, thu\u1ed1c l\u00e1, th\u1ef1c ph\u1ea9m gi\u00e0u protein, kali, photpho, th\u1ee9c \u0103n ch\u1ee9a nhi\u1ec1u mu\u1ed1i,…"}},{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 7: Th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 c\u00f3 di truy\u1ec1n kh\u00f4ng?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"Tr\u1ea3 l\u1eddi: M\u1eb7c d\u00f9 ch\u01b0a c\u00f3 nghi\u00ean c\u1ee9u n\u00e0o kh\u1eb3ng \u0111\u1ecbnh ch\u1eafc ch\u1eafn th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 c\u00f3 di truy\u1ec1n hay kh\u00f4ng, nh\u01b0ng theo kinh nghi\u1ec7m l\u00e2m s\u00e0ng, nh\u1eefng ng\u01b0\u1eddi c\u00f3 b\u1ed1 m\u1eb9 ho\u1eb7c ng\u01b0\u1eddi th\u00e2n trong gia \u0111\u00ecnh b\u1ecb th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 th\u01b0\u1eddng c\u00f3 nguy c\u01a1 m\u1eafc b\u1ec7nh cao h\u01a1n."}},{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 8: Th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 c\u00f3 ch\u1eefa kh\u1ecfi h\u1eb3n \u0111\u01b0\u1ee3c kh\u00f4ng?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"Tr\u1ea3 l\u1eddi: Vi\u1ec7c \u0111i\u1ec1u
tr\u1ecb th\u1eadn \u00e2m h\u01b0 c\u1ea7n ki\u00ean tr\u00ec v\u00e0 tu\u00e2n th\u1ee7 theo ph\u00e1c \u0111\u1ed3 c\u1ee7a b\u00e1c s\u0129. N\u1ebfu \u0111\u01b0\u1ee3c ph\u00e1t hi\u1ec7n s\u1edbm v\u00e0 \u0111i\u1ec1u tr\u1ecb \u0111\u00fang c\u00e1ch, ng\u01b0\u1eddi b\u1ec7nh ho\u00e0n to\u00e0n c\u00f3 th\u1ec3 c\u1ea3i thi\u1ec7n \u0111\u01b0\u1ee3c t\u00ecnh tr\u1ea1ng b\u1ec7nh v\u00e0 ng\u0103n ng\u1eeba bi\u1ebfn ch\u1ee9ng."}},{"@type":"Question","name":"C\u00e2u h\u1ecfi 9: Khi n\u00e0o c\u1ea7n \u0111i kh\u00e1m b\u00e1c s\u0129?","acceptedAnswer":{"@type":"Answer","text":"Tr\u1ea3 l\u1eddi: B\u1ea1n n\u00ean \u0111i g\u1eb7p b\u00e1c s\u0129 \u0111\u1ec3 \u0111\u01b0\u1ee3c th\u0103m kh\u00e1m ngay khi c\u00f3 nh\u1eefng d\u1ea5u hi\u1ec7u b\u1ea5t th\u01b0\u1eddng nh\u01b0: \u0111au l\u01b0ng m\u1ecfi g\u1ed1i k\u00e9o d\u00e0i, ti\u1ec3u \u0111\u00eam nhi\u1ec1u l\u1ea7n, m\u1ec7t m\u1ecfi, suy nh\u01b0\u1ee3c c\u01a1 th\u1ec3, r\u1ed1i lo\u1ea1n kinh nguy\u1ec7t…"}}]}
0 notes
Text
Nước ép gì tốt cho mẹ bầu và em bé?
Khoảng thời gian mang thai là lúc cơ thể của mẹ cần phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhất, đặc biệt là bổ sung các loại vitamin từ trái cây thông qua nước ép. Tìm hiểu mẹ bầu uống nước ép gì tốt cho thai nhi để bổ sung ngay vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Thai phụ uống nước ép gì tốt cho thai nhi?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên uống các loại nước ép giàu dinh dưỡng vitamin và khoáng chất như:
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua có tác dụng bổ sung sắt, canxi, giúp làm sáng da và ngăn ngừa tình trạng tiểu đường thai kỳ. Trung bình 1 quả cà chua chứa tới 40% vitamin C, 20% vitamin A và bổ sung thêm 22 calo. Nước ép cà chua còn cung cấp thêm nước cho cơ thể, tăng cường dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính sau sinh.
Nước ép cà rốt
Cà rốt là thực phẩm giàu vitamin C, E, beta-carotene (là tiền chất của vitamin A) giúp bảo vệ tế bào thần kinh và tế bào thị giác của thai nhi. Uống nước ép cà rốt giúp mẹ thanh lọc gan, hỗ trợ làm sáng da, giảm các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải với phụ nữ mang thai.
Nước ép cam
Mẹ bầu uống nước ép gì tốt cho sức khỏe và làn da? Mẹ hãy bổ sung ngay nước ép cam bởi nước cam giàu folate giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của thai nhi, đồng thời nước cam có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm và giảm nguy cơ em bé sinh ra bị mắc các bệnh dị ứng.
Xem thêm: uống canxi với nước cam được không
Nước ép ổi
Ổi là loại loại quả giúp mẹ bầu kiểm soát huyết áp và đường huyết rất tốt. Dùng nước ép ổi khi mang thai còn cung cấp hàm lượng vitamin C tốt cho bà bầu, nâng cao hệ miễn dịch và giúp mẹ phòng ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.
Nước ép bưởi
Nước ép bưởi giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng vỡ ối sớm, lại cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào, cải thiện tình trạng hấp thu sắt trong cơ thể, bổ sung canxi tốt.. Do đó, mẹ nên thường xuyên dùng nước ép bưởi hay ăn bưởi để tận dụng những lợi ích này.
Nước ép nho
Bên cạnh nước ép bưởi, nước ép nho cũng là thực uống tốt cho các bà bầu, giúp mẹ phòng ngừa chứng rụng tóc. Sử dụng nước ép nho thường xuyên giúp mẹ kiểm soát huyết áp, điều trị táo bón, phòng ngừa các biến chứng xấu trong thai kỳ.
Nước ép lê
Một trong những loại nước ép bà bầu nên bổ sung ngay trong khẩu phần ăn là nước ép lê. Lê có hàm lượng calo thấp mà lại có giá trị dinh dưỡng cao. Loại quả này giúp bổ sung các dưỡng chất chống lại nhiễm trùng, loại bỏ độc tố, cung cấp acid folic cho thai nhi.
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng
Bà bầu cần lưu ý điều gì khi sử dụng nước ép trong thời kỳ mang thai?
Các loại nước ép tốt cho bà bầu khi được sử dụng đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các mẹ trong giai đoạn mang thai. Muốn bổ sung được nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể từ các loại nước ép, mẹ bầu nên ghi nhớ một vài lưu ý.
Chọn nguyên liệu làm nước ép sạch, tìm mua rau củ quả hữu cơ không có chứa hóa chất bảo vệ thực vật. Dùng nước ép với liều lượng hợp lý, không lạm dụng uống quá nhiều nước ép trong ngày. Ưu tiên sử dụng nước ép hoa quả, trái cây tươi thay vì các loại nước đóng chai bán sẵn. Tránh uống liên tục một loại nước ép mà cần thay đổi thường xuyên để đa dạng dinh dưỡng. Nên uống nước ép vào buổi sáng là tốt nhất để cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Bên cạnh các thực phẩm dinh dưỡng, bổ sung các loại nước uống giàu dưỡng chất như nước ép vừa cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, lại vừa tăng cường thêm vitamin và khoáng chất giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên không phải vì thế mà mẹ quên sử dụng các viên uống cung cấp vi chất. Bổ sung viên axit folic, sắt và canxi cho bà bầu là cách giúp mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất của cơ thể, đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của em bé, lại phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý có thể gặp khi mang thai như thiếu máu thiếu sắt, thiếu hụt canxi…
Bổ sung dinh dưỡng từ các loại nước ép chưa bao giờ là dư thừa, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Hãy uống ngay một ly nước ép để nâng cao sức khỏe của bản thân và thai nhi mẹ nhé!
0 notes
Text
Dầu Gội Không Hóa Chất Giải Pháp Tự Nhiên Cho Tóc Khỏe
Trong thời đại ngày nay, sự quan tâm đến sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên đang ngày càng tăng cao. Một trong những xu hướng nổi bật là sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không chứa hóa chất độc hại. Dầu gội thảo mộc trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn bảo vệ mái tóc một cách an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ khám phá lợi ích của dầu gội không hóa chất và lý do tại sao dầu gội thảo mộc Cô Ba Tóc Đẹp lại là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Tác hại của dầu gội chứa hóa chất
Dầu gội chứa hóa chất có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tóc, da đầu và thậm chí cả môi trường. Dưới đây là một số tác động tiêu cực của việc sử dụng dầu gội chứa các hóa chất độc hại phổ biến như sulfate, paraben, và silicon:
Gây khô da đầu và tóc
Một trong những hóa chất phổ biến trong dầu gội là sulfate, chất này giúp tạo bọt nhưng cũng có khả năng làm sạch quá mức, loại bỏ các dầu tự nhiên trên tóc và da đầu. Kết quả là tóc bị khô xơ, dễ gãy và da đầu trở nên khô ráp, dễ kích ứng.
Gây kích ứng da đầu
Các chất như paraben được sử dụng để bảo quản dầu gội lâu hơn, nhưng chúng có thể gây ra tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, hoặc viêm da đầu, đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm.
Tích tụ silicon và làm hư tóc
Silicon là một chất thường được sử dụng trong dầu gội để làm tóc bóng mượt. Tuy nhiên, qua thời gian, silicon tích tụ trên tóc và da đầu, làm cho tóc nặng nề, mất đi độ bồng bềnh tự nhiên, đồng thời làm cho việc hấp thụ dưỡng chất trở nên khó khăn hơn, khiến tóc yếu đi và dễ bị tổn thương.
Gây rụng tóc và rối loạn nội tiết
Các hóa chất như DEA (Diethanolamine), TEA (Triethanolamine), và MEA (Monoethanolamine) được sử dụng để tạo kết cấu cho dầu gội, nhưng chúng có thể gây ra sự suy yếu ở nang tóc, làm tăng nguy cơ tóc rụng và hư tổn lâu dài.
Một số thành phần trong dầu gội chứa hóa chất như phthalates và paraben có thể gây rối loạn nội tiết, làm gián đoạn hoạt động hormone trong cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ, khi có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản hoặc tăng nguy cơ ung thư vú.
Ô nhiễm môi trường
Các hóa chất trong dầu gội không chỉ gây hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Sau khi sử dụng, các hóa chất này được xả ra môi trường nước, gây ô nhiễm nguồn nước và tác động tiêu cực đến hệ sinh thái thủy sinh.
Gây ra các vấn đề về gàu
Sử dụng dầu gội chứa hóa chất có thể làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da đầu, dẫn đến tình trạng gàu. Tình trạng này càng trầm trọng hơn khi da đầu bị khô hoặc kích ứng do các thành phần hóa học.
Tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng
Một số nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các sản phẩm chứa paraben, formaldehyde hoặc các chất bảo quản hóa học có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, rối loạn thần kinh, và suy giảm chức năng miễn dịch.
Lợi Ích Của Dầu Gội Không Hóa Chất
Dầu gội không hóa chất, hay nói cách khác là dầu gội thảo mộc tự nhiên, là sản phẩm được làm từ các thành phần thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại như sulfate, paraben hay silicon. Việc dùng dầu gội không hóa chất có thể nuôi dưỡng tình trạng tóc của bạn chắc khỏe và ít hư hại hơn, một vài lợi ích cụ thể như sau:
An Toàn Cho Da Đầu: Các loại dầu gội chứa hóa chất có thể gây nên tình trạng kích ứng da đầu, ngứa ngáy hoặc khô ráp. Ngược lại, khi sử dụng dầu gội không hóa chất giúp giảm thiểu nguy cơ này, làm dịu và bảo vệ da đầu nhạy cảm.
Giữ Được Dưỡng Chất Tự Nhiên: Hóa chất có thể làm mất đi các dưỡng chất tự nhiên trên tóc, làm tóc trở nên khô xơ và dễ gãy. Dầu gội không hóa chất giúp duy trì độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết, mang lại mái tóc mềm mại và khỏe mạnh.
Bảo Vệ Môi Trường: Sản phẩm không chứa hóa chất độc hại thường có bao bì thân thiện với môi trường và không gây ô nhiễm. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe bạn mà còn góp phần bảo vệ hành tinh.
Giảm Nguy Cơ Dị Ứng: Các hóa chất trong dầu gội có thể gây ra các phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm. Dầu gội không hóa chất giảm nguy cơ này nhờ vào thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên.
Giảm nguy cơ tóc rụng và gàu: Nhiều người gặp phải tình trạng tóc rụng và gàu do da đầu bị khô và mất cân bằng. Dầu gội không hóa chất nhẹ nhàng làm sạch mà không gây mất độ ẩm, giúp cân bằng da đầu và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tóc rụng và gàu.
Dầu gội không hóa chất giải pháp tự nhiên hoàn hảo
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm chăm sóc tóc an toàn và hiệu quả, và đảm bảo an toàn cho tóc và da đầu. Sản phẩm này không chỉ phù hợp với mọi loại tóc mà còn đặc biệt tốt cho những ai có tóc yếu, da đầu nhạy cảm hoặc đang gặp các vấn đề về tóc. Hãy thử và trải nghiệm sự khác biệt mà dầu gội tự nhiên mang lại.
Dầu Gội Thảo Mộc Cô Ba Sẽ Là Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo
Dầu gội thảo mộc Cô Ba được biết đến nhờ điểm nổi bật với thành phần trong sản phẩm được chiết suất 100% thảo mộc, không hóa chất độc hại . Dưới đây là lý do tại sao dầu gội thảo mộc Cô Ba là sự lựa chọn lý tưởng cho về dầu gội không hóa chất.
Nguyên Liệu Tự Nhiên: Dầu gội mộc Cô Ba được chiết xuất từ các loại mộc như vỏ bưởi, bồ kết, hà thủ ô, muồng trâu và nhiều loại mộc khác. Các thành phần này không chỉ giúp làm sạch tóc mà còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc.
Công Thức Độc Quyền: Cô Ba áp dụng công thức độc quyền để bảo toàn các dưỡng chất quý giá trong các loại mộc. Sản phẩm không chứa sulfate, paraben, silicon hay các hóa chất độc hại khác, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Hiệu Quả Tốt: Khách hàng thường phản hồi tích cực về hiệu quả của sản phẩm. Dầu gội mộc Cô Ba giúp làm sạch tóc một cách nhẹ nhàng, đồng thời cung cấp độ ẩm và tăng cường sức khỏe cho mái tóc.
Bảo vệ môi trường: Tất cả các bao bì của sản phẩm Cô Ba đều được làm từ vật liệu tái chế, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Sử dụng sản phẩm này không chỉ là chăm sóc tóc mà còn là cách bạn thể hiện trách nhiệm với hành tinh của chúng ta.
Cách Sử Dụng Dầu Gội mộc Cô Ba Để Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất
Để đạt được kết quả tối ưu khi sử dụng dầu gội mộc Cô Ba Tóc Đẹp, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Làm ướt Tóc: Đảm bảo tóc và da đầu được làm ướt hoàn toàn trước khi thoa dầu gội.
Tạo bọt: Lấy một lượng dầu gội vừa đủ vào lòng bàn tay và tạo bọt. Tránh sử dụng quá nhiều dầu gội, vì một lượng nhỏ cũng đủ để làm sạch tóc.
Massage Nhẹ Nhàng: Nhẹ nhàng massage da đầu và tóc để dầu gội thấm đều. Công đoạn này giúp làm sạch từ sâu bên trong và kích thích tuần hoàn máu trên da đầu.
Xả Sạch: Rửa sạch tóc với nước ấm cho đến khi không còn bọt và dầu gội còn sót lại.
Sử Dụng Dầu Xả: Để có kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng dầu xả mộc của Cô Ba để cung cấp độ ẩm và làm mềm tóc
Kết Luận
Dầu gội không hóa chất là sự lựa chọn thông minh cho những ai quan tâm đến sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên. Sản phẩm dầu gội mộc Cô Ba với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, công thức độc quyền và cam kết chất lượng chính là sự lựa chọn lý tưởng để chăm sóc mái tóc của bạn. Hãy thử ngay dầu gội mộc Cô Ba để trải nghiệm sự khác biệt và bảo vệ sức khỏe tóc của bạn một cách tối ưu.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm dầu gội an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi trường, dầu gội mộc Cô Ba chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Hãy chăm sóc mái tóc của bạn với sự tự nhiên và yêu thương từ các sản phẩm mộc chất lượng cao!
1 note
·
View note
Text
5 loại rau sau sinh mổ nên thường xuyên ăn
Sau khi sinh cần phải bổ sung các loại rau củ cần thiết để đảm bảo cả mẹ và bé đều được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng tốt với những người sinh mổ. Hãy cùng tìm hiểu ngay những loại rau mà phụ nữ sau sinh nên ăn ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ thơm ngon đủ chất
Vì sao bà đẻ sau sinh nên ăn nhiều rau xanh?
Không chỉ bà đẻ mà bất kỳ ai cũng cần bổ sung lượng rau xanh cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày. Ăn rau xanh không chỉ tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh mổ thường nhiều thịt cá… vì vậy có thêm rau xanh giúp các mẹ cảm thấy đỡ ngán những món ăn khác, các mẹ ăn ngon miệng hơn. Rau xanh rất giàu chất xơ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón cho các mẹ sau sinh. Ngoài ra trong rau xanh còn chứa các loại vitamin A,C giúp tăng cường sức khỏe thị lực, giúp mẹ sau sinh có làn da căng sáng, mịn màng. Các loại rau xanh rất giàu dinh dưỡng và chứa ít calo nên mẹ bỉm có thể yên tâm ăn thật nhiều rau mà không sợ béo. Trong rau xanh chứa nhiều dưỡng chất có thể được chuyển hóa một phần vào sữa mẹ. Vì vậy, ăn rau xanh giúp sữa mẹ dồi dào và giàu dinh dưỡng hơn, giúp em bé khỏe mạnh hơn. Sau sinh các mẹ thường xuyên ăn rau xanh sẽ giúp mẹ bổ sung một lượng vitamin đáng kể vào cơ thể, cải thiện tình trạng rụng tóc ở mẹ sau sinh, giúp mẹ có mái tóc mượt mà và óng ả hơn. Một số loại rau xanh chứa nhiều canxi, vitamin K có thể giúp xương khớp của mẹ và bé chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, các loại rau có nhiều nhớt cũng rất tốt cho chất nhờn và độ trơn tru của các khớp. Mẹ bỉm thường xuyên ăn rau xanh sẽ giúp mẹ nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Bà bầu sau sinh mổ ăn rau gì để nhanh hồi phục, vết mổ mau lành
Rau xanh rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, không phải loại rau nào phụ nữ sau sinh cũng ăn được. Phụ nữ sau sinh mổ chỉ nên ăn các loại rau dưới đây để nhanh lành, lợi sữa.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là loại rau mà mẹ sau sinh mổ không nên bỏ qua. Trong rau chân vịt có chứa hàm lượng canxi, vitamin A, K lớn, ngoài ra, rau chân vịt chứa nhiều chất sắt. Do đó mẹ đừng bỏ qua rau này nhé.
Rau đay
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau sinh mổ mỗi ngày mẹ nên ăn từ 150-200gr rau đay để giúp kích thích quá trình sản sinh sữa, đồng thời làm tăng hàm lượng chất béo có trong sữa mẹ giúp mẹ có nguồn sauwx dồi dào, chất lượng.
Xem thêm: uống sắt và sữa cách nhau bao lâu
Rau má
Ăn rau má sau sinh mổ giúp lợi sữa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt và giúp mẹ bỉm có một làn da hồng hào sau sinh. Có thể sử dụng rau má để nấu canh, hoặc nấu nước uống đều rất tốt.
Măng tây
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tấy chứa nhiều vi chất quan trọng như: vitamin A, B, E, K, sắt, kẽm, magie… Các chất này có tác dụng giúp chị em mau bình phục và kích thích việc tiết sữa rất tốt.
Rau ngót
Rau ngót là một trong những loại rau giàu các dưỡng chất như vitamin A,B,C, canxi.. tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh mổ. Mẹ ăn nhiều rau ngót sẽ giúp lợi sữa, giảm bớt nguy cơ bị viêm nhiễm.
Ngoài rau, nên kết hợp bổ sung canxi DHA và sắt cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất của cơ thể trong giai đoạn này!
Trên đây là danh sách các loại rau bà đẻ mổ nên ăn sau khi sinh. Mẹ có thể chế biến các loại rau thành nhiều món ngon khác nhau giúp bổ sung năng lượng và kích thích thêm vị giác. Hy vọng qua bài viết trên các mẹ đã có thêm thông tin bổ sung vào danh sách các loại thực phẩm có lợi cho mẹ sau sinh.
0 notes
Text
tre bi ngua da dau
Ngứa da đầu là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị ngứa da đầu, phụ huynh thường lo lắng về nguyên nhân và cách điều trị thích hợp. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ nguyên nhân đến cách chăm sóc cho bé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa da đầu
1.1 Viêm da tiết bã (Cứt trâu)
Viêm da tiết bã, hay còn gọi là "cứt trâu", là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Da đầu bé có thể trở nên khô, xuất hiện các mảng bã nhờn màu vàng hoặc trắng, dẫn đến ngứa ngáy.
1.2 Gàu
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể bị gàu. Gàu gây ra bởi da đầu khô hoặc dầu dư thừa, gây bong tróc vảy và ngứa. Các yếu tố như dầu gội không phù hợp hoặc thời tiết thay đổi có thể làm tình trạng này tồi tệ hơn.
1.3 Dị ứng hoặc kích ứng
Trẻ có làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng bởi các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp như dầu gội, dầu xả hoặc các loại kem dưỡng tóc. Ngoài ra, các chất như thuốc nhuộm vải hoặc chất tẩy rửa trên mũ, khăn, gối của trẻ cũng có thể gây dị ứng da đầu.
1.4 Nhiễm nấm da đầu
Nấm da đầu là một nguyên nhân phổ biến khác gây ngứa ở trẻ. Khi bị nấm, da đầu trẻ có thể xuất hiện các vảy đỏ, bong tróc và ngứa ngáy. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể lan rộng và gây nhiễm trùng.
1.5 Chấy
Trẻ em dễ bị chấy nếu tiếp xúc với những đứa trẻ khác đang mắc bệnh này. Chấy thường làm tổ ở da đầu, cắn da để hút máu, gây ngứa dữ dội và khó chịu cho trẻ.
2. Triệu chứng khi trẻ bị ngứa da đầu
Trẻ bị ngứa da đầu thường có những biểu hiện sau:
Gãi nhiều hoặc liên tục vò đầu.
Da đầu đỏ, bong tróc hoặc có mảng vảy trắng, vàng.
Xuất hiện các đốm tròn có màu đỏ hoặc sưng tấy.
Tóc rụng thành mảng nhỏ (đặc biệt khi trẻ bị nhiễm nấm da đầu).
Trẻ trở nên khó chịu, quấy khóc vì ngứa.
3. Cách điều trị ngứa da đầu cho trẻ
3.1 Sử dụng dầu gội dịu nhẹ
Chọn dầu gội dành riêng cho trẻ em, không chứa hóa chất mạnh, hương liệu hoặc chất tạo bọt có thể gây kích ứng da đầu. Dầu gội với thành phần tự nhiên như chiết xuất từ yến mạch, lô hội có tác dụng làm dịu và giữ ẩm cho da đầu của bé.
3.2 Điều trị viêm da tiết bã
Với trường hợp viêm da tiết bã, bố mẹ có thể sử dụng dầu ô liu hoặc dầu dừa để thoa nhẹ nhàng lên da đầu của bé, sau đó dùng lược mềm chải đi các mảng bã nhờn. Đừng quên sử dụng dầu gội đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu cần.
3.3 Kiểm tra và loại bỏ chấy
Nếu trẻ bị chấy, cần kiểm tra da đầu kỹ lưỡng và sử dụng lược chải chấy chuyên dụng để loại bỏ chúng. Có thể cần sử dụng thêm các sản phẩm đặc trị chấy như dầu gội chứa pyrethrin hoặc permethrin, nhưng luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ nhỏ.
3.4 Điều trị nhiễm nấm
Nấm da đầu cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm, do bác sĩ chỉ định. Trẻ có thể cần điều trị kéo dài trong một vài tuần để đảm bảo nấm không quay lại.
3.5 Chăm sóc da đầu trẻ đúng cách
Giữ cho da đầu bé luôn sạch sẽ, nhưng không gội đầu quá nhiều lần vì có thể làm da khô.
Tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng.
Đảm bảo bé luôn đeo mũ khi ra ngoài để bảo vệ da đầu khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và bụi bẩn.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng ngứa da đầu của trẻ không thuyên giảm sau khi đã thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, mụn mủ hoặc rụng tóc nhiều, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
5. Phòng ngừa ngứa da đầu cho trẻ
Để phòng ngừa ngứa da đầu ở trẻ, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau:
Giữ da đầu của trẻ sạch sẽ bằng cách gội đầu thường xuyên nhưng không quá nhiều lần.
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu dành riêng cho trẻ em.
Kiểm tra da đầu của bé thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Tránh để bé tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm chấy hoặc nấm da đầu từ trẻ khác.
Ngứa da đầu là tình trạng phổ biến nhưng có thể gây khó chịu cho trẻ. Bằng việc xác định đúng nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, bố mẹ có thể giúp bé thoải mái và tránh các biến chứng.
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam - Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện
Địa chỉ: Biệt thự 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0983 058 939 - 0903 047 368
Website: https://trungtamdalieuvietnam.com/
Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
0 notes
Text
Gội Đầu Dưỡng Sinh Bằng Thảo Mộc và Massage Cổ Vai Gáy Có Ích Như Thế Nào? Cùng Lisa Nail Spa Massage Trải Nghiệm Ngay!
Bạn có biết, gội đầu dưỡng sinh bằng thảo mộc và massage cổ vai gáy không chỉ giúp bạn thư giãn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể? Đây chính là liệu pháp tuyệt vời để phục hồi năng lượng, giải tỏa căng thẳng và mang lại cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Hãy cùng Lisa Nail Spa Massage khám phá những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp này mang lại nhé!
1. Gội Đầu Dưỡng Sinh Bằng Thảo Mộc – Giải Pháp Chăm Sóc Tóc Toàn Diện
Gội đầu dưỡng sinh bằng thảo mộc không chỉ đơn thuần là làm sạch tóc mà còn giúp nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong. Sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên như bồ kết, hương nhu, sả chanh, và lá bạc hà, phương pháp này giúp tóc chắc khỏe, mượt mà, ngăn ngừa gãy rụng và hạn chế gàu ngứa. Đặc biệt, các tinh chất từ thảo mộc còn giúp thư giãn da đầu, kích thích tuần hoàn máu, từ đó cải thiện sự phát triển của tóc, mang lại cho bạn mái tóc dày mượt và khỏe mạnh.
2. Massage Cổ Vai Gáy – Đánh Tan Mệt Mỏi, Căng Thẳng
Massage cổ vai gáy là liệu pháp tuyệt vời để giảm căng cơ, đau nhức ở vùng cổ, vai và gáy – những vị trí thường xuyên chịu áp lực từ công việc và sinh hoạt hàng ngày. Phương pháp massage này giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau nhức, xua tan cảm giác mệt mỏi và căng thẳng. Ngoài ra, massage còn giúp tăng cường sự linh hoạt cho các khớp cổ, vai và gáy, cải thiện tư thế và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến cột sống.
3. Kết Hợp Gội Đầu Dưỡng Sinh và Massage Cổ Vai Gáy – Hiệu Quả Gấp Đôi
Khi kết hợp gội đầu dưỡng sinh bằng thảo mộc cùng với massage cổ vai gáy, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả gấp đôi. Sự kết hợp này giúp làm sạch sâu và nuôi dưỡng tóc, đồng thời giải tỏa căng thẳng cho cơ thể. Đặc biệt, quá trình này còn giúp cải thiện lưu thông khí huyết, giảm stress, tăng cường sức khỏe tổng thể và mang lại cảm giác thư giãn tuyệt đối. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và tràn đầy năng lượng sau mỗi lần trải nghiệm.
4. Trải Nghiệm Dịch Vụ Tại Lisa Nail Spa Massage
Tại Lisa Nail Spa Massage, chúng tôi tự hào mang đến cho bạn những trải nghiệm chăm sóc toàn diện với dịch vụ gội đầu dưỡng sinh bằng thảo mộc và massage cổ vai gáy chuyên nghiệp. Với đội ngũ nhân viên tay nghề cao, không gian thư giãn tuyệt vời, và sử dụng các sản phẩm thảo mộc tự nhiên, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn một trải nghiệm khó quên.
Hãy đến ngay Lisa Nail Spa Massage và trải nghiệm dịch vụ gội đầu dưỡng sinh và massage cổ vai gáy để thư giãn và tái tạo năng lượng cho bản thân nhé!
0 notes
Text
Sinh xong kiêng gội đầu bằng dầu gội bao lâu?
Cơ thể phụ nữ sau sinh còn khá yếu nên thường được dặn dò phải hết sức thận trọng trong mọi hoạt động, trong đó có việc gội đầu sau sinh. Nhiều mẹ muốn được gội đầu bằng dầu gội đầu để giảm thiểu những tình trạng trên. Vậy sinh xong bao lâu thì được gội đầu bằng dầu gội?
Xem thêm: cách uống dha cho mẹ sau sinh đúng chuẩn
Sinh xong kiêng gội đầu bằng dầu gội bao lâu?
Việc này tùy thuộc vào thể trạng và phương thức sinh con, cụ thể như sau:
Đối với mẹ sinh thường
Những mẹ sinh thường sẽ có khả năng phục hồi nhanh chóng, giảm nguy cơ mất máu sau sinh và hạn chế được việc ứ sản dịch. Do đó, mẹ sau sinh thường có thể gội đầu bằng dầu gội 3- 4 ngày sau sinh con. Khi đó mẹ nên tắm gội bằng nước ấm và sấy tóc sau khi gội để đảm bảo sức khỏe.
Đối với mẹ sinh mổ
Phương pháp sinh mổ giúp con an toàn hơn khi chào đời. Nhưng đây là phương pháp khiến tử cung của mẹ có sự tổn thương, mất nhiều máu và hồi phục sau sinh lâu hơn. Do đó mẹ cần hạn chế để vết mổ tiếp xúc với nước. Thời điểm lý tưởng cho mẹ sau sinh mổ gội đầu bằng dầu gội đầu là 5-7 ngày khi vết mổ đã ổn định hơn. Khi gội mẹ cần tránh để nước tiếp xúc vết mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Xem thêm: đồ ăn vặt cho mẹ sinh mổ thơm ngon lợi sữa
Những loại dầu gội cho mẹ sau sinh an toàn
Nhiều mẹ bỉm lựa chọn dùng các loại lá với thành phần tự nhiên để làm sạch tóc và hỗ trợ phục hồi, nuôi dưỡng tóc hiệu quả. Cụ thể:
Gội đầu bằng nước cốt chanh để tóc tăng độ bóng
Sử dụng nước cốt chanh sẽ làm tóc mẹ thêm bóng hơn bởi chanh chứa nhiều vitamin C, acid tự nhiên. Do đó sẽ tẩy tế bào chết, kháng khuẩn da đầu hiệu quả. Ngoài ra cũng sẽ loại bỏ gàu, ngừa bệnh viêm chân tóc cho mẹ sau sinh.
Dùng bồ kết để giảm gãy rụng tóc
Thành phần có trong bồ kết sẽ giảm thiểu tình trạng gãy rụng tóc, giúp tóc mẹ sau sinh thêm chắc khỏe và hạn chế tình trạng nấm da đầu. Mẹ hãy chọn quả bồ kết chín, già, màu đen nhánh và phơi nắng để đến khi nướng bồ kết trên than hồng để pha nước gội đầu hiệu quả.
Bà đẻ gội đầu bằng sả cho tóc mượt mà
Sử dụng sả gội đầu cho bà đẻ mang lại nhiều công dụng, bởi trong sả chứa nhiều dưỡng chất tốt cho tóc và ngừa rụng tóc hiệu quả. Mẹ cũng có thể kết hợp cùng với lá bưởi và nước ấm để gội đầu đảm bảo an toàn.
Tinh dầu bưởi giúp tóc mẹ sau sinh mọc nhanh
Tinh dầu bưởi là tinh chất tự nhiên tốt và an toàn cho tóc. Mẹ sau sinh gội đầu bằng tinh chất bưởi cũng sẽ kích thích mọc tóc, giúp tóc mẹ bóng đẹp và chắc khỏe hơn.
Xem thêm: uống sắt và vitamin e cùng lúc được không
Các lưu ý khi gội đầu cho mẹ sau sinh
Quá trình sinh nở khiến thể trạng người phụ nữ suy giảm, mất máu, khí huyết kém nên cơ thể trở nên nhạy cảm, dễ bị ốm. Khi gội đầu cũng như tắm rửa cần chú ý một số vấn đề sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các mẹ nên gội đầu trong phòng kín và đảm bảo tránh gió lùa. Bên cạnh đó nhiệt độ phòng thích hợp để không bị cảm lạnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ để chọn tư thế gội đầu phù hợp. Do đó nếu mẹ đang còn đau vết mổ hoặc tầng sinh môn nên nhờ người thân gội giúp hoặc gội ở tư thế nằm. Gội đầu trong thời gian nhanh để không bị nhiễm lạnh hoặc nhức mỏi người. Mẹ nên gội đầu khoảng 5-10 phút và sấy tóc khô sau khi gội. Nên gội đầu ở thời điểm gần trưa hoặc đầu chiều, hạn chế gội đầu vào buổi tối hoặc đêm mẹ nhé Mẹ cần chú ý đến nhiệt độ của nước khi gội, nên sử dụng nước ở nhiệt độ trong khoảng 35-40 độ C là phù hợp Gội đầu với tần suất phù hợp , khoảng 1-2 lần/ tuần tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ Sau khi gội đầu, mẹ có thể uống nước ấm hoặc trà gừng để làm ấm cơ thể
Ngoài ra, các mẹ cũng cần chú ý xây dựng ch��� độ dinh dưỡng thật khoa học và cân đối giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau sinh và tóc thêm chắc khỏe, bóng mượt. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên bổ sung viên uống sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh nhằm đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cần thiết sau sinh.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về thắc mắc “Sinh xong bao lâu thì được gội đầu bằng dầu gội?”. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chăm sóc da đầu sau sinh.
0 notes
Text
Gia công dầu gội đầu bưởi ở đâu uy tín, đáng tin cậy?
Gia công dầu gội đầu bưởi là quy trình sản xuất và đóng gói dầu gội chứa chiết xuất từ bưởi – một loại quả nổi tiếng với tính năng dưỡng tóc, giúp tóc chắc khỏe và giảm gãy rụng. Quy trình gia công dầu gội đầu bắt đầu từ việc chọn lọc bưởi tươi, giàu chất dinh dưỡng, sau đó ép lấy tinh dầu từ vỏ và thịt quả bưởi.
Tinh dầu này được kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như dầu dừa, tinh dầu bạc hà và các dưỡng chất giúp làm sạch, nuôi dưỡng da đầu và tóc. Tất cả các bước từ chiết xuất, pha chế, đến đóng gói sản phẩm đều tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn, đảm bảo sản phẩm cuối cùng không chỉ mang lại hiệu quả tối ưu cho người sử dụng mà còn an toàn và lành tính cho da đầu.
#giacongdaugoidaubuoi#giacongdaugoidau#sanxuatdaugoidau#congtygiacongdaugoidau#xuonggiacongdaugoidau#namduochailong#giacongmypham#sanxuatmypham
0 notes
Text
Khám Phá Nghệ Thuật Học Gội Đầu Dưỡng Sinh: Bí Quyết Chăm Sóc Sức Khỏe Từ Thiên Nhiên
Gội đầu dưỡng sinh là một phương pháp chăm sóc tóc và da đầu không chỉ giúp làm sạch mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Được kết hợp từ các liệu pháp massage, tinh dầu thiên nhiên và kỹ thuật gội đầu đặc biệt, phương pháp này giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu và mang lại cảm giác thư giãn tối đa.
Tại Sao Nên Học Gội Đầu Dưỡng Sinh?
Tăng Cường Sức Khỏe Tóc Và Da Đầu
Gội đầu dưỡng sinh không chỉ tập trung vào việc làm sạch tóc mà còn chăm sóc sâu cho da đầu. Sử dụng các loại thảo dược và tinh dầu thiên nhiên, phương pháp này giúp nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn, làm giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc.
Thư Giãn Và Giảm Căng Thẳng
Một trong những lợi ích nổi bật của gội đầu dưỡng sinh là khả năng giảm căng thẳng. Các kỹ thuật massage nhẹ nhàng không chỉ kích thích các điểm huyệt trên da đầu mà còn giúp thư giãn các cơ bắp, cải thiện tuần hoàn máu và giúp cơ thể giải tỏa stress hiệu quả.
Lợi Ích Của Gội Đầu Dưỡng Sinh Đối Với Sức Khỏe Tổng Thể
Cải Thiện Tuần Hoàn Máu
Massage da đầu khi gội đầu dưỡng sinh giúp kích thích tuần hoàn máu, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Máu lưu thông tốt hơn giúp cung cấp dưỡng chất và oxy đến các tế bào tóc, làm tóc khỏe mạnh và bóng mượt hơn.
Tăng Cường Sự Tập Trung Và Hiệu Suất Làm Việc
Khi căng thẳng được giải tỏa và tuần hoàn máu cải thiện, não bộ hoạt động hiệu quả hơn, giúp tăng cường sự tập trung và năng suất làm việc. Đây là một trong những lý do nhiều người lựa chọn gội đầu dưỡng sinh để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: học gội đầu dưỡng sinh
Học Gội Đầu Dưỡng Sinh Ở Đâu?
Các Khóa Học Tại Hà Nội
Tại Hà Nội, nhiều trung tâm đào tạo chăm sóc sức khỏe đã bắt đầu cung cấp các khóa học gội đầu dưỡng sinh. Các trung tâm này không chỉ giảng dạy kỹ thuật gội đầu mà còn hướng dẫn cách sử dụng các loại thảo dược và tinh dầu thiên nhiên để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe.
Trung Tâm Đào Tạo Ở TP. Hồ Chí Minh
TP. Hồ Chí Minh cũng là một địa điểm lý tưởng để học gội đầu dưỡng sinh. Nhiều trung tâm và spa nổi tiếng đã mở các khóa học chuyên sâu, giúp học viên nắm vững kỹ thuật và kiến thức cần thiết để trở thành chuyên gia gội đầu dưỡng sinh.
Đà Nẵng: Điểm Đến Mới Cho Những Người Yêu Thích Chăm Sóc Sức Khỏe
Đà Nẵng, với khí hậu ôn hòa và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, cũng là nơi lý tưởng để học gội đầu dưỡng sinh. Các trung tâm tại đây thường kết hợp giữa việc giảng dạy lý thuyết và thực hành ngoài trời, mang lại trải nghiệm học tập thú vị và hiệu quả.
Quy Trình Học Gội Đầu Dưỡng Sinh
Bước 1: Hiểu Về Các Loại Thảo Dược Và Tinh Dầu
Trước khi bắt đầu học kỹ thuật gội đầu, học viên cần tìm hiểu về các loại thảo dược và tinh dầu thiên nhiên. Mỗi loại thảo dược có những công dụng riêng biệt, giúp giải quyết các vấn đề khác nhau về tóc và da đầu.
Bước 2: Kỹ Thuật Massage Da Đầu
Kỹ thuật massage là một phần quan trọng của gội đầu dưỡng sinh. Học viên sẽ được hướng dẫn cách massage đúng cách để kích thích tuần hoàn máu và thư giãn cơ thể. Các kỹ thuật này không chỉ đơn thuần là những động tác nhẹ nhàng mà còn bao gồm các phương pháp ấn huyệt chuyên sâu.
Bước 3: Thực Hành Và Hoàn Thiện Kỹ Năng
Sau khi nắm vững lý thuyết, học viên sẽ được thực hành trực tiếp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Quá trình thực hành giúp học viên hoàn thiện kỹ năng và tự tin hơn khi áp dụng vào thực tế.
Tạo Dựng Sự Nghiệp Từ Học Gội Đầu Dưỡng Sinh
Học gội đầu dưỡng sinh không chỉ giúp bạn chăm sóc sức khỏe cá nhân mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Bạn có thể trở thành chuyên gia gội đầu dưỡng sinh tại các spa, trung tâm chăm sóc sức khỏe hoặc tự mở dịch vụ riêng.
Đọc ngay: https://seoulacademy.edu.vn/nghe-toc
Kết Luận
Gội đầu dưỡng sinh là một nghệ thuật chăm sóc sức khỏe kết hợp giữa kỹ thuật massage và sử dụng thảo dược thiên nhiên. Học gội đầu dưỡng sinh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tóc và da đầu mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Nếu bạn đam mê chăm sóc sức khỏe và muốn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp mới, học gội đầu dưỡng sinh chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc.
0 notes
Text
Rụng tóc nhiều có phải là bệnh?
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta thường rụng khoảng 50-100 sợi tóc, đây là chu kỳ tự nhiên của tóc để thay mới và phát triển. Tuy nhiên, khi số lượng tóc rụng vượt quá mức này, có thể bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe liên quan đến tóc hoặc cả cơ thể.
Một nguyên nhân gây rụng tóc có thể do nội tiết tố thay đổi. Những giai đoạn như mang thai, sau sinh, hoặc khi cơ thể trải qua thời kỳ tiền mãn kinh, sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone có thể làm tóc yếu đi và rụng nhiều.
Chế độ dinh dưỡng và sức khỏe ảnh hưởng như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mái tóc khỏe mạnh. Việc thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như sắt, protein, vitamin B và D, kẽm sẽ dẫn đến tình trạng tóc mỏng, yếu và dễ rụng.
Bên cạnh đó, các bệnh lý khác như tuyến giáp bất thường, bệnh tự miễn dịch, hay việc sử dụng thuốc điều trị bệnh lâu dài (như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đông máu) cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc.
Giải pháp cho vấn đề rụng tóc nhiều
Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh với giấc ngủ đủ, tập luyện thể dục đều đặn, và giảm thiểu căng thẳng có thể giúp cơ thể bạn ổn định, từ đó hạn chế tình trạng rụng tóc. Đặc biệt, việc chọn lựa các sản phẩm chăm sóc tóc chứa chiết xuất từ tinh dầu, an toàn giúp tóc phục hồi và phát triển tốt hơn. Công dụng từ các nguyên liệu quý từ tảo mộc thiên nhiên trong các dòng sản phẩm dầu gội, dầu xả không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo duy trì được các dưỡng chất quan trọng mang lại hiệu quả tương đương với phương pháp truyền thống.
Tham khảo tại: Chăm sóc tóc Thanh Mộc Đan.
1 note
·
View note
Text
Rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn tiền mãn kinh là tình trạng phổ biến, hầu hết các chị em phụ nữ đều sẽ gặp phải. Khi xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, chị em thường hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể điều trị và kiểm soát được. Cùng Dược Bình Đông xem ngay nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn tiền mãn kinh và cách chữa trị nhé! 1. Tổng quan về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 1.1. Đôi nét về kinh nguyệt Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung và đào thải ra ngoài cơ thể thông qua âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo, thường sẽ dài khoảng từ 21 - 35 ngày. Thời gian hành kinh, hay còn gọi là thời gian chảy máu kinh, thường kéo dài từ 3 - 7 ngày. Lượng máu kinh trung bình trong mỗi chu kỳ là từ 30 đến 80ml. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày Khi bước vào tuổi dậy thì, thường khoảng 12 tuổi thì bắt đầu có kinh nguyệt. Kỳ kinh nguyệt đầu tiên có thể bắt đầu sớm hơn lúc 8 tuổi (có kinh sớm) và muộn nhất vào lúc 16 tuổi (có kinh trễ). Kinh nguyệt kết thúc khi bước vào giai đoạn mãn kinh, khoảng sau 45-55 tuổi. 1.2. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp tự nhiên mà tất cả phụ nữ đều trải qua trước khi mãn kinh và thường sẽ kéo dài từ 2 - 5 năm. Trong giai đoạn này, nồng độ các hormone sinh dục nữ, đặc biệt là Estrogen và Progesterone sẽ dần suy giảm. Sự thay đổi nội tiết tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng buồng trứng. Hai hormone khác là LH (Luteinizing hormone) và FSH (Follicle-stimulating hormone) có vai trò điều hòa và kích thích buồng trứng hoạt động lại tăng lên. Điều này dẫn đến cơ thể bị rối loạn kinh nguyệt và một số vấn đề khác. Mỗi người gặp vấn đề rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, các triệu chứng dưới đây là những biểu hiện thường gặp nhất: Bất thường về chu kỳ kinh Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày. Kinh mau: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 22 ngày. Bế kinh: Mất kinh hoặc tắc kinh liên tiếp từ 3 tháng. Vô kinh: Không có kinh hoặc mất kinh trên 6 tháng. Bất thường về máu kinh Cường kinh (Băng kinh): Lượng máu kinh lớn hơn 200ml mỗi kỳ. Thiểu kinh: Thời gian hành kinh dưới 2 ngày và lượng máu kinh dưới 20ml mỗi kỳ. Rong kinh: Số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Tính chất máu: Có màu sắc khác lạ, có thể là màu đen, nâu đen và bị vón thành những cục máu đông. Các bất thường khác Đau bụng kinh (thống kinh) kèm theo mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ngất xỉu. Các dấu hiệu khác trong giai đoạn tiền mãn kinh: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, chóng mặt, dễ tăng cân, trí nhớ giảm, mắt và miệng bị khô, da khô, rụng tóc, móng giòn dễ gãy, rối loạn chức năng tình dục,… 1.3. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không? Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường và thường không đáng lo ngại. Nhưng trong 1 số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số bệnh lý nguy hiểm như hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung,… Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng bất thường sau: Chảy máu nhiều bất thường. Có kinh thường xuyên hơn ba tuần một lần. Kỳ kinh kéo dài hơn bình thường. Chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh. Không có kinh trong 12 tháng liên tục (mãn kinh) và hiện đang bị ra máu trở lại. Cảm giác đau ở vùng bụng, xương chậu khi có kinh. Nên đến bác sĩ để được thăm khám khi đau bụng dữ dội trong thời gian hành kinh 2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 2.1. Nguyên nhân sinh lý Dưới đây là một số yếu tố sinh lý có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Tuổi tác, rối loạn nội tiết tố: Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, hệ thống nội tiết tố bắt đầu thay đổi do chức năng, hoạt động của buồng trứng và tuyến yên dần suy yếu.
Hai hormone quan trọng là Estrogen và Progesterone vốn đóng vai trò chủ chốt trong việc điều hòa quá trình rụng trứng, tạo ra kinh nguyệt, cũng có sự thay đổi đáng kể về nồng độ, dẫn đến những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Thói quen sống không lành mạnh: Thói quen sống không lành mạnh chính là "thủ phạm" chính dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Thức khuya, ăn uống thất thường, lạm dụng hóa mỹ phẩm, kiêng khem quá mức hay sử dụng rượu bia, thuốc lá,…là những yếu tố khiến sức khỏe dần suy giảm, đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm hệ nội tiết hoạt động không ổn định, gây ra vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Thay đổi cảm xúc: Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường đối mặt với các vấn đề nội tiết tố, dẫn đến hàng loạt thay đổi về tâm sinh lý. Nổi bật nhất là tình trạng căng thẳng, bốc hỏa, lo lắng thái quá, kéo dài dẫn đến stress mãn tính. Các vấn đề này có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, mất kinh đột ngột hoặc bị đau bụng dữ dội trong thời gian đang hành kinh. Cảm xúc thay đổi thất thường có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 2.2 Nguyên nhân bệnh lý 2.2.1. Do bệnh lý phụ khoa Cùng với sự thay đổi nội tiết tố, phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng dễ dàng "va vấp" vào nhiều bệnh lý phụ khoa như: viêm buồng trứng, suy buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… Những bệnh lý này sẽ cản trở đến chức năng các cơ quan sinh dục và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt cùng một số triệu chứng bệnh lý phụ khoa thường gặp khác. Các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 2.2.2. Bệnh ung thư Ở giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư phụ khoa như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung hay ung thư niêm mạc tử cung. Các tế bào ung thư này sẽ phá hoạt hoạt động của các cơ quan sinh dục, gây ra những triệu chứng bất thường như ra máu bất thường, xuất huyết tử cung, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,… 3. Chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh Để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám phụ khoa và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Trước khi đi khám, bạn nên ghi chép đầy đủ thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của mình, bao gồm ngày bắt đầu và kết thúc, lượng máu và các triệu chứng bất thường gặp phải. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung để tăng độ chính xác cho chẩn đoán như xét nghiệm nội tiết tố, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi buồng tử cung, nội soi ổ bụng hay sinh thiết nội mạc tử cung. Bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu làm một số xét nghiệm để chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 4. Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi tiền mãn kinh do sự thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bình thường. Bạn hãy tìm đến bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường để được thăm khám và điều trị kịp thời. 4.1. Phương pháp Tây y Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh xảy ra do bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị cụ thể, tương thích với tình trạng bệnh của từng người. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc Tây y như thuốc tránh thai, thuốc chống viêm không steroid, viên uống bổ sung sắt, thuốc nội tiết tố,… Bạn không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để tránh xảy ra các vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Bạn có thể điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh bằng cách sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ 4.2. Phương pháp Đông y Theo Đông y, phụ nữ bước qua độ tuổi 40 thì chức năng của lục phủ ngũ tạng dần bị suy yếu, đặc biệt là thận khí hư suy. Thận khí suy kiệt khiến cơ thể phụ nữ bị mất cân bằng âm dương, khí
huyết không điều hòa, chức năng tạng phủ kinh lạc bị rối loạn, từ đó dẫn đến thời kỳ tiền mãn kinh với triệu chứng điển hình là rối loạn kinh nguyệt. Để dùng thuốc chữa trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, phải căn cứ vào triệu chứng cụ thể ở từng người, mà chọn dùng những bài thuốc thích ứng. Dưới đây là một số bài thuốc tham khảo: Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm Công dụng: Chữa kinh sớm ra ít hoặc kinh trễ ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột. Nguyên liệu: 20g Sinh mẫu lệ, 20g Sinh long cốt, 20g Qui bản, 12g Sinh địa, 12g Thục địa, 12g Tri mẫu, 12g Địa cốt bì, 12g Đơn bì, 12g Phục linh, 12g Hoàng bá, 12g Trạch tả, 10g Sơn thù. Cách dùng: Sắc thuốc với 750ml nước đến khi nước thuốc cô đặc còn 300ml. Chia làm 2 phần, uống khi còn ấm, trước bữa ăn 15 - 20 phút. Quy Tỳ Thang gia giảm Công dụng: Chữa kinh nguyệt kéo dài dai dẳng. Nguyên liệu: 20g Hoàng kỳ, 15g Đẳng sâm, 12g Bạch truật, 12g Toan táo nhân, 12g Phục thần, 9g Đương quy, 9g Long nhãn, 6g Viễn chí, 6g Mộc hương, 6g Cam thảo (nướng). Cách dùng: Sắc với 1.000ml nước đến khi còn 300ml, chia ra uống 3 lần trong ngày, uống khi đói bụng. Thận Khí Hoàn gia giảm Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, kinh đến sớm hoặc ra nhiều. Nguyên liệu: 20g Táo nhân, 12g Sơn thù, 12g Bạch linh, 12g Hoài sơn, 12g Thục địa, 12g Đan bì, 12g Trạch tả, 10g Bạch truật, 10 Bá tử nhân, 4g Nhục quế, 4g Phụ tử. Cách dùng: Sắc thuốc với 750ml nước đến khi nước thuốc cô đặc còn 300ml. Chia làm 2 phần, uống khi còn ấm, trước bữa ăn 15 - 20 phút. Bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết Công dụng: Chữa kinh nguyệt ra ít, kinh loãng hoặc rong kinh. Nguyên liệu: 30g Hoàng kỳ (sống), 12g Đương quy, 12g Sinh địa, 12g Đào nhân, 12g Sài hồ, 12g Xích thược, 12g Bạch linh, 12g Ngưu tất, 10g Xuyên khung, 10g Hồng hoa, 10g Chỉ xác, 10g Sơn tra, 10g Trúc nhự, 10g Trần bì, 3g Cam thảo. Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang. 4.3. Phương pháp hỗ trợ tại nhà Ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, bạn có thể thực hiện các phương pháp hỗ trợ tại nhà sau đây để nâng cao hiệu quả điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa kinh nguyệt. Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết và hạn chế thực phẩm không tốt cho sức khỏe sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mang lại chu kỳ đều đặn và giảm các triệu chứng khó chịu. Một số loại thực phẩm mà bạn nên sử dụng có thể kể đến như nha đam, trứng, các loại cá giàu omega-3,… Đồng thời, bạn cần tránh xa các loại rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chế biến sẵn và nhiều đường,… Nghỉ ngơi, chườm ấm giảm đau bụng kinh: Khi bị đau bụng kinh, điều quan trọng là bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn. Ngoài ra, chườm ấm cũng là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp giảm đau bụng kinh. Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt: Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt là một cách hiệu quả để điều hòa kinh nguyệt. Do đó, bạn hãy ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi. Ngoài ra, bạn cũng hãy lựa chọn các bài tập phù hợp với sức khỏe và sở thích của bạn như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội,… để tránh tập luyện quá sức gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ là một việc quan trọng giúp giữ cho vùng kín luôn khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh phụ khoa, một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. 5. Phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh Để phòng ngừa mắc phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, bạn hãy: Thực hiện chế độ ăn uống một cách khoa học, lành mạnh. Luôn giữ tinh thần trong trạng thái thoải mái, vui vẻ. Thường xuyên vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần trong thời gian hành kinh. Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện các bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời. 6. Tổng kết Vậy là bạn đã vừa cùng Dược Bình Đông tìm hiểu về vấn đề rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả.
Dù là tình trạng xuất hiện phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng bạn đừng nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi cơ thể và tìm đến bác sĩ nếu có các triệu chứng bất thường. Dược Bình Đông - Công ty dược phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đông y. Các sản phẩm của Dược Bình Đông đều được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu thành phẩm cuối cùng. Do đó, các sản phẩm của công ty đều chất lượng cao, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Vui lòng liên hệ ngay với Dược Bình Đông qua số hotline (028) 39 808 808 để trò chuyện với đội ngũ chuyên gia về các vấn đề sức khỏe.
0 notes
Text
Nước vối có tốt cho bà bầu không?
Lá vối tươi chứa nhiều thành phần các chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Liệu rằng bà bầu uống nước vối có tốt không?
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Bà bầu uống nước vối có tốt không?
Nước vối chứa nhiều tanin và các khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể. Nụ vối giúp ổn định đường huyết và hạn chế lượng đường huyết sau khi ăn. Dùng nước lá vối giúp giảm lượng lipid máu, phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra. Các bà bầu uống nước lá vối trong thai kỳ với hàm lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các quan niệm dân gian cho biết mẹ bầu uống nước lá vối cũng sẽ giúp đứa trẻ sinh ra có làn da trắng hồng, hỗ trợ mẹ bỉm nhanh chóng lấy lại vóc dáng đẹp sau sinh.
Lợi ích tuyệt vời của nước vối đối với phụ nữ mang thai
Nước vối nói chung hay nước nụ vối nói riêng tốt cho bà bầu khi biết chọn lựa kỹ càng và sử dụng đúng cách. Lợi ích đặc biệt mà nước nụ vối mang tới cho bà bầu, có thể kể:
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Hầu hết các bà bầu thường có tình trạng đầy bụng, chán ăn, ợ hơi… và sử dụng nước vối là biện pháp tự nhiên mẹ có thể dùng để cải thiện các triệu chứng này. Theo Đông y, nước vối có vị hơi đắng, giúp kích thích dạ dày tiết dịch, làm bà bầu ăn ngon hơn, tăng cường hoạt động tiêu hóa và giảm tình trạng khó tiêu, đầy bụng mẹ đang gặp phải. Ngoài ra, lá vối còn chứa tanin giúp bảo vệ tế bào niêm mạc ruột rất tốt.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu
Chống lại sự oxy hóa
Theo các nghiên cứu, nụ vối có chứa hoạt chất giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, làm giảm quá trình oxy hóa của nhiều bộ phận cơ thể, bảo vệ tuyến tụy khỏi bị tổn thương trong thời gian mẹ mang thai. Uống nước vối cũng giúp hạn chế một số tình trạng mẹ bầu hay gặp như bị nhăn da, rụng tóc, hở chân răng…
Giải độc và thanh lọc cơ thể
Nước vối có tác dụng làm mát, thanh nhiệt cơ thể trong ngày thời tiết nắng nóng. Trong một cốc nước vối có chứa lượng lớn các loại vitamin và muối khoáng, giúp bà bầu tránh khỏi tình trạng bị mất nước. Bà bầu dùng nước vối cũng giúp giải độc cơ thể trong trường hợp cơ thể nóng trong hay bị nhiệt miệng.
Một số lợi ích khác
Ngoài những lợi ích điển hình mà nước lá vối mang lại cho bà bầu thì dùng thức uống này cũng là cách giúp mẹ bầu làm đẹp da và sát khuẩn tốt, giảm tiết dầu trên da, đồng thời phòng ngừa tiểu đường thai kỳ do nước lá vối chứa polyphenol và chất ức chế alpha – glucosidase giúp giảm lượng đường huyết, cải thiện tình trạng mỡ máu và giảm nguy cơ bị các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Bà bầu nên uống bao nhiêu nước vối?
Mặc dù nước lá vối tốt cho các mẹ bầu nhưng mẹ không nên uống quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 cốc là đủ. Mẹ có thể uống nư��c vối vào các buổi trong ngày nhưng không nên uống sau bữa ăn bởi thức ăn có thể làm giảm tác dụng của nước vối.
Cách đun nước vối rất đơn giản, chỉ cần lấy một nắm lá vối (lá tươi hoặc khô) mang đi rửa sạch cho vào ấm, thêm nước và đun tới khi sôi, để nguội và uống là được. Nụ vối cũng có thể đun như dùng lá vối hay hãm như hãm trà xanh.
Trong suốt các giai đoạn mang thai và sau sinh, mẹ bầu cần chú ý quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vi chất của cơ thể với một chế độ ăn khoa học, đồng thời mẹ đừng quên bổ sung các vi chất thiết yếu nhất là axit folic, sắt và canxi cho bà bầu. Bổ sung đầy đủ sắt và canxi khi mang thai cũng giúp giảm nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu hụt canxi khiến mẹ bị loãng xương sau sinh.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu uống nước vối được không và những tác dụng mà nước vối mang lại cho bà bầu.
0 notes
Text
Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Top món ăn ngon từ rau muống
Trong thời gian mang thai, thai phụ được khuyến khích bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm như thịt, cá, sữa và rau xanh. Trong đó, rau muống được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc liệu bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Những lợi ích mà loại rau này mang lại là gì? Mẹ có thể tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được rau muống. Trong rau muống chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho thai nhi. Đặc biệt, loại rau này cũng là nguyên liệu dân dã có thể chế biến thành nhiều món ăn cho mẹ bầu.
Một số món ăn từ rau muống được rất nhiều mẹ bầu yêu thích như:
Rau muống luộc: Đây là món ăn dễ thực hiện, rất lành mạnh và bổ dưỡng nên nhiều mẹ bầu yêu thích. Đặc biệt những mẹ đang trong chế độ ăn kiêng dầu mỡ.
Rau muống xào tỏi: Món ăn này được thực hiện với những nguyên liệu hết sức đơn giản như tỏi, rau muống, xì dầu, mắm, hạt nêm. Sau khi phi tỏi, rau muống đã rửa sạch được cho vào chảo và xào chín. Sau đó mẹ nêm nếm gia vị vừa đủ và đảo đều tay khi rau chín là có thể dùng được.
Nộm rau muống tôm khô: Món ăn này được chế biến khá phức tạp. Các nguyên liệu được sử dụng là rau muống, tôm khô, tỏi băm, ớt băm, nước cốt chanh, rau mùi, húng quế, lạc rang sẵn, gia vị. Đầu tiên, rau muống được luộc chín, tôm xào khô. Sau đó trộn hai nguyên liệu này với nước mắm tỏi ớt, thêm rau thơm, đậu phộng để tăng hương vị cho món ăn.
Ngoài những gợi ý trên, rau muống có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tùy khẩu vị của mẹ bầu. Loại rau dinh dưỡng này giúp mẹ có thêm nhiều lựa chọn để thích nghi với khẩu vị “khó tính” ngày bầu bí.
Lợi ích của rau muống đối với bà bầu
Để tìm hiểu cụ thể lợi ích mà rau muống mang lại cho bà bầu, mẹ nên biết được những thành phần trong loại nguyên liệu này là gì? Rau muống chứa trên 18 loại vitamin, khoáng chất và chất điện giải.
Như vậy, rau muống chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Những dưỡng chất này mang đến đến nhiều lợi ích sức khỏe, cụ thể như:
Giảm cholesterol: Những vitamin A, C trong rau muống có khả năng giảm hàm lượng cholesterol và triglycerid trong máu. Nhờ đó, mẹ bầu có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ tim mạch và tiểu đường khi mang thai.
Cải thiện tiêu hóa, chống táo bón: Từ bảng thành phần trên có thể thấy rau muống chứa lượng chất xơ khá lớn. Thành phần này giúp tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Cải thiện thiếu máu: Trong 100g rau muống chứa 1,67mg chất sắt. Phụ nữ mang thai thiếu sắt được khuyến khích nên dùng nhiều rau muống để hỗ trợ cơ thể tạo máu, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt trong và sau khi sinh.
Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ: Có nhiều cách chế biến rau muống mà không cần sử dụng dầu mỡ, đường ngọt như rau luộc, trộn nộm,… Chế độ ăn rau xanh lành mạnh này ngăn ngừa tiểu đường rất tốt cho mẹ bầu.
Chống oxy hóa: Vitamin A trong rau muống là chất chống oxy hóa tiêu biểu. Chúng ngăn chặn sự tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Điển hình là khả năng chống oxy hóa cholesterol, giúp chống các bệnh tim mạch nguy hiểm khi đang mang thai. [1]
Cải thiện thị lực: Các nhà khoa học đã phát hiện rau muống chứa nhiều vitamin A, carotenoid hoặc lutein. Đây đều là thành phần có lợi cho mắt, ngăn ngừa giảm thị lực, xuất huyết võng mạc,…
Tóc chắc khỏe: Từ lâu, rau muống được biết đến với công dụng trị gàu, ngăn ngừa tóc gãy rụng, giúp thai phụ có mái tóc bóng mượt, tự nhiên.
Chống lão hóa, trẻ hóa làn da: Các chất chống oxy hóa trong rau muống cũng làm giảm dấu hiệu lão hóa do yếu tố từ bên ngoài như ánh nắng mặt trời hoặc bụi bẩn. Nhờ đó, rau muống có thể làm giảm nếp nhăn, giúp làn da mẹ bầu thêm căng mịn.
Chắc khỏe xương, răng: Hàm lượng canxi, magie, selen trong rau muống khá cao. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho xương và hỗ trợ xương hấp thu canxi tốt hơn.
Những điều cần lưu ý khi ăn rau muống
Có thể nói, rau muống là thực phẩm lành tính, giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm cho thai phụ trong suốt thai kỳ. Dù vậy, để đảm bảo an toàn, bà bầu vẫn cần chú ý một số điều sau khi sử dụng rau muống:
Rửa sạch trước khi chế biến, đặc biệt với rau muống mọc tự nhiên. Bởi chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, trứng ký sinh. Nếu mẹ không rửa sạch thì có thể nhiễm sán, nhiễm giun hoặc tiêu chảy.
Nên nấu chín, không ăn sống: Dù mẹ đã rửa lại nhiều lần nhưng khó có thể đảm bảo đã rửa sạch giun sán hay chưa. Ăn chín, uống sôi là biện pháp đơn giản nhất để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho mẹ bầu.
Không ăn rau muống và uống sữa cùng lúc: Sữa bò, sữa chua hoặc phô mai đều được khuyến cáo không nên dùng cùng rau muống. Rau muống chứa hàm lượng sắt cao, khi dùng cùng với những thực phẩm giàu canxi như sữa sẽ cản trở việc hấp thu canxi, thậm chí gây đầy bụng, khó tiêu.
Không ăn rau muống khi có vết thương ngoài da: Hợp chất Madecassol trong rau muống làm tăng sinh mô sợi collagen bên dưới lớp tế bào biểu bì. Khi phát triển quá mạnh, chúng đẩy lớp biểu bì lên và hình thành sẹo.
Không nên ăn quá nhiều rau muống: Rau muống có tính hàn. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể bị nhiễm hàn, lạnh bụng, tiêu chảy.
Người bị nhức xương do viêm khớp, gout hoặc sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống: Rau muống rất giàu đạm, canxi, kali cùng nhiều loại muối khoáng khác. Ăn chất đạm quá nhiều sẽ không tốt cho người bị gout. Thực phẩm quá nhiều canxi có thể gây lắng đọng tại thận. Ngoài ra, dù có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng loại rau này có thể làm tăng huyết áp nên người bị huyết áp cao không nên dùng quá nhiều.[3]
Giãn tĩnh mạch hoặc yếu chân tay: Đây chỉ là thông tin được truyền miệng, chưa có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cẩn thận hơn bằng việc hạn chế ăn rau muống.
Những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Bên cạnh rau muống, còn nhiều loại rau khác cũng rất tốt cho người mẹ mang thai 3 tháng đầu. Những món ăn từ các loại rau này có thể giúp thực đơn ăn uống của mẹ bầu thêm phong phú cả về chất lẫn lượng.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau mồng tơi được không?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, 100g rau mồng tơi cung cấp 5,4 – 12% lượng sắt và acid folic mỗi ngày cho mẹ bầu. Nhờ đó, mẹ có thể ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh và thiếu máu. Hơn nữa, loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện đường tiêu hóa rất tốt. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải được không?
Rau cải xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, điển hình như chất đạm, chất xơ, một số loại vitamin như A, K, C, B6, E,… Đây đều là những dưỡng chất quan trọng giúp cung cấp năng lượng, hạn chế táo bón và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy giảm thị lực ở mẹ bầu. Ngoài ra, ăn rau cải cũng có nhiều công dụng khác như:
Hỗ trợ xương răng chắc khỏe.
Bảo vệ tim mạch.
Tăng sức đề kháng.
Giữ làn da khỏe mạnh, điều tiết nhờn.
Bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không?
Rau lang chính là phần lá của cây khoai lang. Loại rau này chứa nhiều kali, magie, canxi, vitamin B6, B1, C, PP,… Nhờ đó mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu như:
Phòng ngừa huyết áp cao.
Ngăn ngừa tiểu đường.
Giảm tình trạng ốm nghén.
Thanh nhiệt, giải độc.
Rau lang cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như rau lang luộc, rau lang xào tỏi, canh rau lang nấu tôm,…
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?”. Qua đó, mẹ đã biết thêm được những công dụng tuyệt vời của loại rau này khi mang thai. Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến thai kỳ thì có thể truy cập website menacal.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được hỗ trợ nhé!
Nguồn bài viết: https://menacal.vn/bau-3-thang-dau-an-rau-muong-duoc-khong/
0 notes
Text
Các loại lá gội đầu sau sinh giảm rụng tóc, trị gàu siêu hiệu quả
Cơ thể phụ nữ sau sinh còn khá yếu nên thường được dặn dò phải hết sức thận trọng trong mọi hoạt động, trong đó có việc gội đầu sau sinh. Vậy sau sinh gội đầu bằng lá gì tốt?
Xem thêm: cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ
Các loại lá gội đầu sau sinh giảm rụng tóc, trị gàu siêu hiệu quả
Dưới đây là top 5 loại lá được nhiều người lựa chọn, hãy tham khảo ngay mẹ nhé!
Gội đầu bằng lá bưởi
Lá bưởi và vỏ bưởi chứa lượng tinh dầu bưởi rất tốt cho mái tóc và sức khỏe mẹ sau sinh. Trong tinh dầu bưởi có chứa rất nhiều hợp chất có lợi như: pectin, naringin (một loại glucozid), vitamin A và C, men tiêu hoá amylaza, peroxydaza, đường ramoza. Sau sinh gội đầu với lá bưởi có tác dụng làm sạch da đầu, trị nấm và kích thích mọc tóc cực kỳ hiệu quả.
Gội đầu với lá đinh lăng
Lá đinh lăng chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất tốt cho mái tóc mẹ sau sinh như alkaloid, glucoside, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, B2, B6, cùng với các axit amin. Đặc biệt, những hoạt chất này có khả năng giúp mái tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng, giảm tình trạng ngứa viêm và nấm da đầu.
Mẹ nên duy trì gội đầu với lá đinh lăng 2 lần mỗi tuần để giúp tóc luôn suôn mượt, chắc khỏe và giảm gãy rụng.
Xem thêm: uống canxi và omega-3 cùng lúc được không
Gội đầu bằng lá hương nhu
Lá hương nhu là loại lá dùng để gội đầu rất tốt cho nhiều đối tượng từ mẹ bầu, sau sinh, người già. Gội đầu bằng lá hương nhu giúp chăm sóc tóc và da đầu cực kỳ hiệu quả, giúp phục hồi tóc hư tổn, cải thiện chứng rụng tóc rất tốt.
Ngoài ra, loại lá này dùng để gội đầu còn trị gàu, ngăn ngừa tình trạng da đầu nhờn hiệu quả, giúp mẹ thư giãn đồng thời ngăn ngừa cảm cúm rất tốt. Gội đầu với là hương nhu là một trong những kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Gội đầu với lá ổi
Lá ổi là loại lá chứa nhiều tinh chất tốt cho tóc, hỗ trợ điều trị rụng tóc và giúp mái tóc phục hồi hư tổn hiệu quả. Chiết xuất lycopene trong lá ổi giúp bảo vệ tóc khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài, hạn chế khô xơ, gãy rụng tóc. Thành phần vitamin C giúp tăng hàm lượng collagen trong tóc, giúp tóc tăng thêm độ ẩm, mềm mượt và óng ả.
Gội đầu với lá tía tô
Nếu các mẹ sau sinh đang phân vân chưa biết gội đầu sau sinh bằng lá gì tốt thì hãy tham khảo lá tía tô nhé. Lá tía tô cũng là một trong các loại lá gội đầu sau sinh an toàn, giúp nuôi dưỡng tóc hiệu quả. Loại lá này có chứa các chất chống oxy hóa và các khoáng chất cần thiết cho tóc.
Tinh dầu từ lá tía tô là loại chất khử trùng tự nhiên có khả năng trị ngứa và giảm kích ứng da đầu, giúp sạch da đầu, loại bỏ các vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Xem thêm: cách uống dha cho mẹ sau sinh
Cách gội đầu tốt nhất cho sản phụ ở cữ
Vậy như thế nào là gội đầu đúng cách? Sản phụ đang trong giai đoạn ở cữ cơ thể còn yếu ớt. Nếu muốn gội đầu cần lưu ý những điều sau đây:
Gội đầu bằng nước ấm: Mẹ sau sinh nên dùng nước ấm để tắm và gội đầu. Tốt nhất mẹ nên dùng nước 40 – 45 độ bởi đây là nhiệt độ phù hợp nhất, không quá lạnh hoặc quá nóng. Mẹ tuyệt đối không tắm, gội bằng nước lạnh nhé. Không gội đầu quá lâu: Thời gian gội đầu quá lâu dễ khiến mẹ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, mẹ nên gội đầu nhanh trong khoảng 5 đến 10 phút. Giữ ấm sau khi gội đầu: Để tránh bị nhiễm lạnh, sau khi gội đầu, mẹ nên uống một tách trà gừng cho ấm người. Đồng thời, mẹ nhớ sấy khô tóc, giữ ấm cơ thể sau khi gội đầu nhé. Không tắm, gội đồng thời: Tắm và gội đầu sau sinh là việc làm cần thiết tuy nhiên mẹ không nên tắm và gội cùng lúc. Bởi tắm gội đồng thời sẽ khiến cơ thể mẹ sau sinh tiếp xúc lâu với nước lạnh dễ sinh cảm lạnh. Vì thế mẹ nên giãn cách thời gian tắm và gội đầu, tránh khiến cơ thể nhiễm lạnh.
Ngoài việc tắm gội đúng cách, mẹ sau sinh nên bổ sung đa dạng vi chất để cơ thể mau chóng phục hồi. Canxi DHA và thuốc sắt cho mẹ sau sinh là bộ 3 dưỡng chất vô cùng quan trọng góp phần giúp mẹ phục hồi sức khỏe tốt đồng thời giúp sữa mẹ luôn dồi dào. Mẹ nên kết hợp ăn uống đa dạng thực phẩm cùng với uống các viên uống vi chất uy tín, chất lượng cao với liều lượng phù hợp.
Sau sinh gội đầu bằng lá gì tốt đã được bật mí trong bài viết trên. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chăm sóc da đầu sau sinh.
0 notes