#Sau sinh mổ ăn rau gì tốt
Explore tagged Tumblr posts
Text
5 loại rau sau sinh mổ nên thường xuyên ăn
Sau khi sinh cần phải bổ sung các loại rau củ cần thiết để đảm bảo cả mẹ và bé đều được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng tốt với những người sinh mổ. Hãy cùng tìm hiểu ngay những loại rau mà phụ nữ sau sinh nên ăn ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm: bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ thơm ngon đủ chất
Vì sao bà đẻ sau sinh nên ăn nhiều rau xanh?
Không chỉ bà đẻ mà bất kỳ ai cũng cần bổ sung lượng rau xanh cần thiết trong các bữa ăn hàng ngày. Ăn rau xanh không chỉ tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như sau:
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh mổ thường nhiều thịt cá… vì vậy có thêm rau xanh giúp các mẹ cảm thấy đỡ ngán những món ăn khác, các mẹ ăn ngon miệng hơn. Rau xanh rất giàu chất xơ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón cho các mẹ sau sinh. Ngoài ra trong rau xanh còn chứa các loại vitamin A,C giúp tăng cường sức khỏe thị lực, giúp mẹ sau sinh có làn da căng sáng, mịn màng. Các loại rau xanh rất giàu dinh dưỡng và chứa ít calo nên mẹ bỉm có thể yên tâm ăn thật nhiều rau mà không sợ béo. Trong rau xanh chứa nhiều dưỡng chất có thể được chuyển hóa một phần vào sữa mẹ. Vì vậy, ăn rau xanh giúp sữa mẹ dồi dào và giàu dinh dưỡng hơn, giúp em bé khỏe mạnh hơn. Sau sinh các mẹ thường xuyên ăn rau xanh sẽ giúp mẹ bổ sung một lượng vitamin đáng kể vào cơ thể, cải thiện tình trạng rụng tóc ở mẹ sau sinh, giúp mẹ có mái tóc mượt mà và óng ả hơn. Một số loại rau xanh chứa nhiều canxi, vitamin K có thể giúp xương khớp của mẹ và bé chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, các loại rau có nhiều nhớt cũng rất tốt cho chất nhờn và độ trơn tru của các khớp. Mẹ bỉm thường xuyên ăn rau xanh sẽ giúp mẹ nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Bà bầu sau sinh mổ ăn rau gì để nhanh hồi phục, vết mổ mau lành
Rau xanh rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, không phải loại rau nào phụ nữ sau sinh cũng ăn được. Phụ nữ sau sinh mổ chỉ nên ăn các loại rau dưới đây để nhanh lành, lợi sữa.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là loại rau mà mẹ sau sinh mổ không nên bỏ qua. Trong rau chân vịt có chứa hàm lượng canxi, vitamin A, K lớn, ngoài ra, rau chân vịt chứa nhiều chất sắt. Do đó mẹ đừng bỏ qua rau này nhé.
Rau đay
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau sinh mổ mỗi ngày mẹ nên ăn từ 150-200gr rau đay để giúp kích thích quá trình sản sinh sữa, đồng thời làm tăng hàm lượng chất béo có trong sữa mẹ giúp mẹ có nguồn sauwx dồi dào, chất lượng.
Xem thêm: uống sắt và sữa cách nhau bao lâu
Rau má
Ăn rau má sau sinh mổ giúp lợi sữa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt và giúp mẹ bỉm có một làn da hồng hào sau sinh. Có thể sử dụng rau má để nấu canh, hoặc nấu nước uống đều rất tốt.
Măng tây
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng tấy chứa nhiều vi chất quan trọng như: vitamin A, B, E, K, sắt, kẽm, magie… Các chất này có tác dụng giúp chị em mau bình phục và kích thích việc tiết sữa rất tốt.
Rau ngót
Rau ngót là một trong những loại rau giàu các dưỡng chất như vitamin A,B,C, canxi.. tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh mổ. Mẹ ăn nhiều rau ngót sẽ giúp lợi sữa, giảm bớt nguy cơ bị viêm nhiễm.
Ngoài rau, nên kết hợp bổ sung canxi DHA và sắt cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất của cơ thể trong giai đoạn này!
Trên đây là danh sách các loại rau bà đẻ mổ nên ăn sau khi sinh. Mẹ có thể chế biến các loại rau thành nhiều món ngon khác nhau giúp bổ sung năng lượng và kích thích thêm vị giác. Hy vọng qua bài viết trên các mẹ đã có thêm thông tin bổ sung vào danh sách các loại thực phẩm có lợi cho mẹ sau sinh.
0 notes
Text
Mẹ sau sinh mổ bị táo bón nên ăn gì để mau khỏi?
Táo bón là tình trạng phổ biến mà các mẹ sau sinh mổ rất hay gặp phải. Không chỉ gây đau đớn và khó khăn trong việc đào thải chất thải ra khỏi cơ thể, các mẹ bị táo bón lâu ngày có thể dẫn đến rất nhiều những vấn đề sức khỏe khác như trĩ, sa dạ con, sa trực tràng…Để giải quyết vấn đề táo bón sau sinh, các mẹ có thể sử dụng một chế độ ăn với những món ăn nhuận tràng phù hợp. Cùng tìm hiểu xem mẹ sau sinh mổ bị táo bón nên ăn gì để mau khỏi nhé!
Xem thêm: thực đơn bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ thơm ngon đủ chất
Phụ nữ sau sinh mổ bị táo bón nên ăn gì?
Thay vì sử dụng các biện pháp điều trị táo bón chuyên sâu và can thiệp thuốc Tây thì các mẹ được khuyên nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, để đảm bảo chất lượng sữa cho con bú. Dưới đây là một số gợi ý cho câu hỏi bà đẻ bị táo bón nên ăn gì?
Rau xanh
Rau xanh là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, tăng cường chức năng tiêu hóa và bổ sung vitamin, khoáng chất dồi dào cho mẹ và bé. Một số loại rau xanh giàu chất xơ giúp mẹ nhuận tràng gồm:
Rau cải xoăn: Rau cải xoăn giàu chất xơ, giúp tăng cường nhu động ruột và giảm táo bón. Rau chân vịt: Rau chân vịt chứa nguồn chất xơ và vitamin dồi dào, giúp kích thích hoạt động của ruột, ngừa táo bón. Rong biển: Rong biển chứa chất xơ và khoáng chất lớn, tăng cường chuyển động của ruột và cải thiện tình trạng khó đi ngoài.
Trái cây tươi
Trái cây tươi cũng là thực phẩm giàu chất xơ và nước, giúp làm mềm phân rất tốt. Mẹ cũng cần uống đủ nước để cơ thể duy trì độ ẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Một số loại trái cây tốt cho mẹ sinh mổ bị táo bón gồm có:
Kiwi: Kiwi là trái cây giàu chất xơ và vitamin C kích thích tiêu hóa và trị táo bón rất tốt. Chanh dây: Thành phần của chanh dây giàu chất xơ và vitamin C, kích thích hệ tiêu hóa, giảm táo bón. Dâu tây: Dâu tây chứa hàm lượng chất xơ cao và đường tự nhiên tốt cho đường ruột, mẹ đang bị táo bón nên ăn nhiều.
Xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Các loại hạt
Mẹ sau sinh mổ bị táo bón nên ăn gì để tiêu hóa tốt? Hãy bổ sung thêm các loại hạt giàu chất xơ, protein và chất béo lành mạnh để tăng cường chức năng tiêu hóa, hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và giảm tình trạng táo bón sau sinh mổ. Các loại hạt mẹ nên ăn gồm có:
Hạt chia: Có cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, là nguồn bổ sung dồi dào Omega-3 duy trì chức năng đường ruột. Hạt điều: Giàu chất xơ, cung cấp các chất béo khỏe mạnh tăng cường chuyển động của ruột. Hạt hạnh nhân: Chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng khác giúp đường ruột khỏe mạnh.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt không chỉ giàu chất xơ mà còn tăng cường thêm các chất dinh dưỡng khác cải thiện chức năng tiêu hóa và giúp nhuận tràng nhanh chóng. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt cho mẹ táo bón gồm:
Hạt đậu: Giàu chất xơ, protein thực vật và chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D. Gạo lứt: Chứa chất xơ, khoáng chất và các chất dinh dưỡng quan trọng. Yến mạch: Giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, cung cấp năng lượng, giảm cholesterol.
Sữa chua
Bổ sung sữa chua cung cấp nguồn vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột để mẹ đi ngoài nhanh chóng, dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sữa chua cũng cung cấp canxi, protein cùng các dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể mẹ sau sinh. Mẹ có thể ăn sữa chua như một món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ vừa bổ dưỡng lại tốt cho sức khỏe.
Xem thêm: uống canxi và sữa cách nhau bao lâu
Phụ nữ sau sinh mổ bị táo bón nên kiêng gì?
Khi bị táo bón, các mẹ không nên ăn các món sau:
Thịt đỏ: Thịt đỏ giàu sắt, có lượng protein cao và chứa nhiều chất béo, do đó cần mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Thịt đỏ còn không có chất xơ – chất dinh dưỡng giúp giảm táo bón. Do đó nếu ăn nhiều thịt đỏ mà thiếu chất xơ và nước sẽ làm tình trạng táo bón nặng hơn. Đồ chiên rán: Những thực phẩm chiên rán dầu mỡ và cả các thực phẩm tẩm nhiều bột sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón do không đủ chất xơ. Đồ ăn đã qua chế biến: Các món ăn nhẹ và đồ đã qua chế biến như bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên.. có hàm lượng muối, đường và chất béo cao, hàm lượng nước thấp. Các món này cũng ít chất xơ, nếu ăn vào sẽ làm táo bón nghiêm trọng hơn. Tinh bột đã qua tinh chế: Tinh bột đã qua chế biến như gạo trắng, bột mì trắng, đồ ăn vặt.. chứa carb tinh chế có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh không chỉ giúp bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ sự phục hồi sau sinh mà còn giúp mẹ phòng tránh táo bón, khó tiêu là các triệu chứng rất hay gặp phải. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nhớ duy trì dùng đều đặn các viên uống sắt canxi dha cho mẹ sau sinh để tăng cường sức khỏe toàn diện, phòng tránh tình trạng thiếu máu, thiếu canxi sau sinh nở.
Trên đây là bật mí về 5 thực phẩm giúp mẹ trả lời câu hỏi ăn gì để chữa táo bón sau sinh mổ. Mẹ hãy tham khảo và tự lên cho mình một thực đơn sau sinh thật khoa học, đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ nhé.
0 notes
Text
mo mun boc bi chai
Nhiều người thắc mắc nên mổ mụn bọc bị chai ở đâu khi gặp phải tình trạng mụn cứng, khó điều trị. Các thủ thuật này cần được thực hiện rất cẩn trọng vì có nguy cơ gây tổn thương và để lại sẹo. Trước khi đưa ra quyết định mổ mụn bọc, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
1. Mụn Bọc Bị Chai Là Gì?
Mụn bọc là một loại mụn trứng cá nặng, hình thành do lỗ chân lông bị bít tắc và nhiễm khuẩn sâu bên trong da. Khi mụn bọc tồn tại lâu mà không được xử lý đúng cách, nhân mụn có thể cứng lại, trở nên chai sần và khó xử lý hơn. Đây chính là tình trạng "mụn bọc bị chai".
2. Nguyên Nhân Gây Mụn Bọc Bị Chai
Xử lý mụn sai cách: Tự nặn mụn mà không vệ sinh đúng cách khiến mụn không được loại bỏ hoàn toàn, dẫn đến việc vi khuẩn tích tụ và nhân mụn cứng lại.
Sử dụng sản phẩm không phù hợp: Các sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng hoặc làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Cơ địa da dầu: Da dầu dễ bị bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển và chai cứng.
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ ăn uống không khoa học cũng góp phần làm mụn bọc bị chai.
3. Quy Trình Mổ Mụn Bọc Bị Chai
Mổ mụn bọc bị chai là phương pháp giúp loại bỏ nhân mụn đã cứng, giúp da phục hồi nhanh chóng hơn. Quy trình này cần được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu hoặc trong các cơ sở y tế uy tín. Các bước cụ thể bao gồm:
Khử trùng và làm sạch da: Bác sĩ sẽ làm sạch vùng da cần mổ và khử trùng dụng cụ để tránh nhiễm trùng.
Gây tê tại chỗ: Để giảm đau trong quá trình mổ.
Tiến hành mở nốt mụn: Sử dụng dao mổ hoặc dụng cụ chuyên dụng để rạch nhẹ lên vùng mụn và loại bỏ nhân mụn.
Làm sạch vùng mụn: Sau khi lấy nhân mụn, vùng mụn được làm sạch để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại.
Sát khuẩn và chăm sóc sau mổ: Thoa thuốc kháng sinh và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc vết thương để ngăn ngừa sẹo.
4. Lưu Ý Khi Mổ Mụn Bọc Bị Chai
Không tự ý mổ mụn tại nhà: Việc này có thể gây nhiễm trùng, làm tình trạng da nghiêm trọng hơn.
Chăm sóc sau mổ: Cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để da nhanh lành và tránh tái phát.
Kiểm tra da định kỳ: Để đảm bảo vùng da mụn hồi phục tốt và không gặp biến chứng.
5. Cách Phòng Ngừa Mụn Bọc Bị Chai
Duy trì vệ sinh da sạch sẽ: Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và phù hợp với da.
Tránh nặn mụn không đúng cách: Hãy đến gặp bác sĩ da liễu khi xuất hiện mụn nặng.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, và bổ sung nhiều rau xanh, nước.
Giữ tinh thần thoải mái: Hạn chế căng thẳng và ngủ đủ giấc để cân bằng hormone trong cơ thể.
Kết Luận
Mụn bọc bị chai là vấn đề cần được xử lý đúng cách để tránh các biến chứng như viêm nhiễm hoặc sẹo vĩnh viễn. Việc mổ mụn bọc bị chai nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hãy chủ động chăm sóc da hàng ngày và áp dụng biện pháp phòng ngừa để có làn da khỏe mạnh, mịn màng.
Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam - Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện
Địa chỉ: Biệt thự 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0983 058 939 - 0903 047 368
Website: trungtamdalieuvietnam. com
Fanpage: Trung Tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam
Hashtag: #trungtamdalieudongyvietnam #trungtamdalieudongy #ttdldyvn
0 notes
Text
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Đường huyết không được kiểm soát tốt trong giai đoạn tiểu đường thai kỳ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu vai thai nhi. Mẹ có biết tiểu đường thai kỳ và biến chứng nguy hiểm của tình trạng này là gì không? Tìm hiểu để biết cách phòng ngừa sớm.
Xem thêm: các loại bánh dành cho bà bầu tiểu đường nên ăn
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường khi mang thai
Khi nạp năng lượng vào cơ thể, quá trình phân hủy carbohydrate sẽ tạo ra một loại đường là glucose. Đường này đi vào máu, di chuyển tới các tế bào để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Tuyến tụy là cơ quan sản xuất ra insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào và giảm lượng đường trong máu.
Trong thai kỳ, nhau thai là cơ quan nuôi dưỡng và cung cấp oxy cho thai nhi sẽ tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài loại hormone trong số này sẽ khiến cơ thể mẹ bầu khó sản xuất hoặc sử dụng insulin. Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của mẹ sẽ phải tạo ra nhiều insulin hơn. Trường hợp tuyến tụy không tạo đủ lượng insulin cần thiết sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên và gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu
Biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường trong thai kỳ làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi cho cả người mẹ và thai nhi.
Đối với thai nhi
Thai phát triển to quá mức, cân nặng của thai nhi lúc sinh khá to (thường lớn hơn 4kg), gây khó khăn trong quá trình sinh nở và dễ gặp phải chấn thương khi sinh. Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh con trước dự kiến. Trẻ sinh non từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp, biểu hiện khó thở. Em bé sinh ra từ mẹ tiểu đường thai kỳ có thể sẽ có lượng đường trong máu thấp hơn bình thường. Hạ đường huyết sau sinh khiến cho trẻ có khả năng bị co giật. Thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh hoặc tử vong ngay sau sinh, thai chết lưu.. Trẻ có nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2 khi trưởng thành. Tăng nguy cơ bị vàng da, tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh.
Đối với mẹ bầu
Biến chứng gây nguy hiểm cả tiểu đường thai kì cần lưu ý là tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, đe dọa tới tính mạng cả mẹ và thai nhi trong bụng. Trẻ sinh ra quá to nên không thể sinh thường, mẹ có thể cần phải sinh mổ. Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai tự nhiên. Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Có khả năng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo. Nguy cơ cao bị tiểu đường khi về già.
Xem thêm: uống canxi và omega 3 cùng lúc được không
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Việc duy trì lối sống và các thói quen lành mạnh từ trước đến trong quá trình mang thai đóng vai trò quan trọng để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ hiệu quả. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu lưu ý:
Lựa chọn thực phẩm có lợi và có chế độ dinh dưỡng khoa học trước và trong thai kì: Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng chất béo thấp, ít calo như các loại rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt.. Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường và tinh bột để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vận động thường xuyên: Dành ra 30 phút trong ngày để vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội.. rất tốt cho sức khỏe của mẹ và giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn. Ổn định cân nặng trước khi mang thai: Thừa cân, béo phì trước khi mang thai là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non.. Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ: Tránh tăng cân nhanh trong các giai đoạn thai kỳ, bởi việc tăng cân quá nhanh sẽ khiến mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ nhiều hơn. Bổ sung vi chất thai kì đầy đủ, đúng cách: Ngoài nguồn cung thực phẩm, mẹ cần đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, cung cấp cho thai nhi nguồn dưỡng chất qua lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu với những sản phẩm uy tín, chất lượng hàm lượng phù hợp.
Đái tháo đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần khám thai đúng lịch tại các cơ sở uy tín để được theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời.
0 notes
Text
Thịt Đông Khô
Khi nói đến thịt, chúng ta đông lạnh hầu hết những gì chúng ta giết mổ. Trong trường hợp mất điện trong thời gian ngắn, họ có thể duy trì hoạt động của tủ đông bằng máy phát điện, nhưng không thực tế khi mở tủ đông trong thời gian này để lấy thứ gì đó ra để nấu nướng.
Một trong những yếu tố quan trọng là sử dụng nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm khác nhau để luôn có đủ thực phẩm cho một thời gian dài.
Thịt Đông Khô Hay Thịt Sống Tốt Hơn?
Bạn có thể đông khô cả thịt sống hoặc thịt chín, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng mặc dù đông khô thịt cho phép bạn bảo quản thịt ở nhiệt độ phòng nhưng thịt vẫn chứa cùng loại vi khuẩn có hại như thịt sống.
Vì vậy, nếu bạn chọn đông khô thịt sống, điều quan trọng là phải đảm bảo thịt của bạn được đông khô hoàn toàn trước khi bảo quản. Sau đó, hãy đảm bảo sử dụng các phương pháp xử lý thích hợp khi hoàn nguyên và nấu chín. Thịt sống đông khô vẫn còn sống sau khi hoàn nguyên và phải được nấu chín.
Bạn cần thêm protein trong thực phẩm dự trữ? Thịt đông khô là một cách tuyệt vời để đảm bảo bạn có đủ lượng protein cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Thịt đông khô rất ngon và dễ chế biến. Chỉ cần thêm nước và ăn như một món ăn nhẹ lành mạnh hoặc thêm vào bất kỳ công thức nào. Tất cả các sản phẩm thịt đông khô đều có thời hạn sử dụng 25 năm để đảm bảo rằng thịt của bạn sẽ tươi và ngon trong thời gian dài. Tất cả các loại thịt đông khô đều cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cao.
NHỮNG THỨ KHÁC CÓ THỂ ĐÔNG KHÔ
Một trong những loại thực phẩm đông khô tốt nhất mà bạn có thể có trong bộ dụng cụ cắm trại hoặc bộ dụng cụ lưu trữ thực phẩm sinh tồn là các loại hạt đông khô. Các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo cao và có thể bị ôi thiu khá nhanh. Chúng có xu hướng đông khô rất tốt và bạn có thể ăn chúng như một món ăn nhẹ mà không cần phải ngâm nước lại.
Trái cây sấy khô và rau củ sấy khô cũng là một cách tuyệt vời để thêm nguyên liệu vào bộ dụng cụ của bạn, giúp bữa ăn trở nên trọn vẹn hơn. Các loại rau củ như cà rốt, đậu xanh và hành tây dễ bù nước, trong khi các loại trái cây như dâu tây rất tuyệt vời để làm đồ ăn nhẹ và món tráng miệng.
0 notes
Text
Phụ nữ mang thai 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?
Giai đoạn chuyển dạ là việc diễn ra một cách tự nhiên, nhưng trong một số trường hợp gần ngày sinh mẹ muốn bé ra sớm hơn. Vậy bầu 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Mang thai 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?
Thực tế, chế độ ăn khi mang thai đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho mẹ bầu khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở tự nhiên. Do đó, để trả lời cho câu hỏi như ăn gì để dễ sinh thường, ăn gì cho dễ đẻ, ăn gì để nhanh chuyển dạ, bạn hãy tham khảo các thông tin sau:
Rau khoai lang
Nhắc đến những loại rau xanh hỗ trợ chuyển dạ, ta không thể không kể đến rau khoai lang. Đây là loại rau xanh dễ ăn, rất tốt cho hệ tiêu hóa, vừa giúp thanh nhiệt cơ thể vừa hỗ trợ làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Bên cạnh những công dụng trên, rau khoai lang được đánh giá là loại rau giúp kích thích chuyển dạ vô cùng an toàn cho mẹ bầu và bé. Vào tuần thứ 38, mẹ có thể bổ sung vào bữa ăn món rau khoai lang với nhiều cách chế biến khác nhau để kích thích chuyển dạ sớm.
Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi bị nóng phải làm sao
Đu đủ xanh
Ngoài dứa, đu đủ xanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời để kích thích chuyển dạ tự nhiên ở tuần thứ 38 của thai kỳ. Đu đủ xanh chứa enzyme papain, có khả năng kích thích các cơn co thắt tử cung, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.
Để tránh cảm giác ngán, mẹ bầu có thể chế biến đu đủ xanh thành nhiều món ăn hấp dẫn như nộm đu đủ, canh đu đủ,… vừa ngon miệng lại vừa hỗ trợ “mẹ tròn con vuông”.
Nước tía tô
Theo bài thuốc dân gian, nước tía tô hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ diễn ra thuận tiện, dễ dàng hơn. Nguyên nhân được cho là rau tía tô có khả năng làm mềm tử cung, giúp cổ tử cung co bóp, mở nhanh trong quá trình chuyển dạ sinh con. Việc này giúp cho quá trình chuyển dạ bớt đau hơn. Vì vậy, nhiều mẹ bầu khi thấy có dấu hiệu chuyển dạ liền, nên uống một ly tía tô để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ và sinh thường.
Dứa
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới tuyệt vời giúp giải nhiệt mùa hè mà không gây nóng trong người. Đặc biệt, dứa chứa enzyme bromelain có khả năng làm mềm cổ tử cung, kích thích bôi trơn và co bóp tử cung, từ đó có thể giúp chuyển dạ sớm hơn.
Vì vậy, nếu bạn đang mang thai 38 tuần và muốn tìm cách hỗ trợ chuyển dạ tự nhiên, dứa có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ăn quá nhiều dứa có thể gây tiêu chảy, vì vậy hãy ăn một lượng vừa phải và lắng nghe cơ thể mình.
Vừng đen
Cuối cùng là vừng đen, một loại hạt giúp mẹ đẩy nhanh quá trình sinh nở tự nhiên và sớm chuyển dạ từ tuần 38. Không chỉ hỗ trợ kích thích chuyển dạ nhanh, vừng đen còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé như: vitamin E, axit folic,…
Xem thêm: thực đơn cơm cữ healthy cho mẹ sau sinh nhanh phục hồi sức khỏe
Bà bầu cần làm gì để dễ sinh?
Nên làm gì để dễ sinh thường là câu hỏi của không ít thai phụ và gia đình. Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu dễ sinh thường mà các thai phụ nên tham khảo:
Kiểm soát tốt cân nặng của mẹ khi mang thai: Dinh dưỡng thai kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, nếu người mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi thai, kiểm soát cân nặng, giúp cho việc sinh thường dễ dàng hơn. Cân nặng thai nhi đạt chuẩn: Nếu thai nhi có mức cân nặng đạt chuẩn so với cơ thể mẹ thì sẽ thuận lợi cho việc sinh thường. Trường hợp trẻ có cân nặng quá lớn thì sẽ gây khó khăn trong quá trình sinh thường, có thể cân nhắc sinh mổ. Bài tập cho bà bầu dễ sinh: Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị sinh con, việc tập luyện bài tập Kegel cho bà bầu sắp sinh sẽ giúp cơ xương chậu khỏe hơn, giúp cuộc “vượt cạn” diễn ra nhẹ nhàng và an toàn hơn. Tập hít thở đúng cách: Hít thở rất quan trọng trong quá trình vượt cạn. Biết cách hít thở đúng như hít sâu, thở ra, mẹ sẽ cung cấp đủ oxy cho con trong khi chuyển dạ và giúp sinh thường thuận lợi hơn.
Bên cạnh các loại thực phẩm hỗ trợ kích thích chuyển dạ sớm từ tuần 38, mẹ bầu cũng không nên quên bổ sung các loại dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Để cơ thể có đủ sức khỏe chuyển dạ thành công, đón bé chào đời, mẹ cần chú ý thời gian uống sắt canxi và dha cho bà bầu thường xuyên, đủ liều đặc biệt là vào những tuần cuối thai kỳ. Việc bổ sung sắt đầy đủ sắt giúp bù đắp lượng máu cần thiết trong quá trình chuyển dạ của mẹ.
Hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu nhiều thông tin về những thực phẩm nên ăn để chuyển dạ nhanh và quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
0 notes
Text
Mình chưa bao giờ ăn bào ngư vi cá mà vẫn thấy rau luộc thịt cá hấp ở nhà ngon, vì chụp ở nhà không ra màu đẹp + món làm xấu nên hình toàn đồ ngòai qán. Cơ bản vì ở nhà thích ăn trong nồi chảo nên cũng lười chụp, còn ra qán siêng chụp vì tiếc công đi lại + lưu món đã ăn mà lần sau ăn món khác.
Giờ này tháng sau sẽ phải lên xong bài tóm tắt xem một năm qa rảnh làm gì. Thời gian 8 tiếng không bán mình cho tư bản cũng vẫn không đủ làm gì riêng cho mình, không làm đc dự án cá nhân nào, sách đọc xong chỉ hiểu 50-70%, series chỉ xem mỗi Shanghai blossoms mà kéo 7 tháng mới xong. Còn Bốn mùa đằng đẵng, xem hết mà không cảm được.
Hoàn toàn chậm rãi như một tỷ phú thời gian, vậy mà vẫn tiêu cực muốn chớt. Một năm trước đó thì hoàn toàn thiếu thời gian do đi làm, vẫn tiêu cực gần chớt. Thế nên không đổ lỗi cho thời gian được.
Vừa rồi có 2 ngày đau bụng vật vã, nằm nhà. Bữa nay mới nghĩ tới chuyện hay là bụng mình, cụ thể là tử cung, có u lành, nên mỗi tháng mới đau chết đi sống lại như vậy. Chứ người bình thường nào có thể đau như vậy suốt 20 năm mà sức khỏe vẫn bình thường mọi dấu hiệu. Rồi nếu có bệnh viện xác nhận đúng thì sau đó làm sao, lên lịch mổ lấy ra rồi gì nữa, sống an lành suốt quãng đời còn lại để làm kiếm tiền trong khỏe mạnh à?! Cơ bản là cái này không chết, để luôn thì chất lượng cuộc sống vẫn như 20 năm vừa rồi thôi, tiền không dư. Bản thân của 10 năm trước mà nghe xong mấy lời vừa rồi, chắc chết tâm luôn, thời gian thật kỳ diệu.
Mấy hôm trước biết tin ông bạn cũ đã mổ ung thư bạch huyết, ra ác tính. Chị vợ 37 tuổi, cả hai tạm dừng hết việc, về quê mẹ nuôi. Nhớ hồi xưa đi Nha Trang chung, cả đám hướng đạo sinh đc ở resort vịnh Vân Phong, vui xỉu. Ông bạn mình rất rất tốt, không hiểu sao khỏe mạnh vậy lại bị ung thư.
Mình nhớ thằng bạn mình, nó là công chúa của mình. Vài năm mới gặp một lần. Nó lấy chồng mấy năm, còn không cho mình hay. Hồi Tết gọi điện nói tháng này về chơi với mình mà giờ hết tháng còn chưa thấy mặt. Nó rủ đi chơi một cái, chắc bán hết ngoại tệ để đi á.
0 notes
Text
Nâng mũi Zose Line là gì
Theo bsphungmanhcuong.com, Nâng mũi Zose Line là phương pháp nâng mũi hiện đại, được thiết kế riêng cho thế hệ Gen Z. Phương pháp này tập trung vào việc tạo dáng mũi thanh tú, hài hòa với gương mặt, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung.
Những đối tượng nào nên nâng mũi Zose Line
Những đối tượng phù hợp để thực hiện nâng mũi Zose Line bao gồm:
Người có dáng mũi thấp, tẹt, bè, không cân đối với gương mặt.
Người mong muốn sở hữu dáng mũi thanh tú, hài hòa với các đường nét trên khuôn mặt.
Người có đầu mũi to, thô, cánh mũi rộng.
Người đã từng nâng mũi nhưng không hài lòng với kết quả.
Ưu điểm của phương pháp nâng mũi Zose Line
Nâng mũi Zose Line sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp nâng mũi truyền thống, bao gồm:
Tạo dáng mũi thanh tú, hài hòa: Phương pháp này giúp tạo dáng mũi thon gọn, mềm mại, phù hợp với xu hướng thẩm mỹ hiện đại.
Kết quả tự nhiên: Nâng mũi Zose Line sử dụng sụn tự thân hoặc sụn nhân cao cấp, giúp tạo độ cong mềm mại, mang lại kết quả tự nhiên, không lộ dấu hiệu thẩm mỹ.
Ít xâm lấn, ít biến chứng: Nâng mũi Zose Line sử dụng kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
Phục hồi nhanh chóng: Sau khi nâng mũi, khách hàng có thể hồi phục nhanh chóng, trở lại sinh hoạt bình thường sau vài ngày.
Quy trình thực hiện nâng mũi Zose Line
Quy trình thực hiện nâng mũi Zose Line bao gồm các bước sau:
Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng mũi và tư vấn cho khách hàng phương pháp phù hợp.
Sát khuẩn và gây tê: Bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng mũi và gây tê để đảm bảo không đau trong quá trình thực hiện.
Tạo đường rạch và bóc tách: Bác sĩ sẽ tạo đường rạch nhỏ ở vùng da dưới mũi, sau đó bóc tách da và mô để lộ phần sụn và xương mũi.
Sửa cấu trúc mũi: Bác sĩ sẽ chỉnh sửa cấu trúc mũi theo dáng mũi mong muốn, bao gồm gọt sụn, nâng cao đầu mũi, thu gọn cánh mũi,...
Đặt sụn và cố định: Bác sĩ sẽ đặt sụn vào vị trí thích hợp và cố định bằng các kỹ thuật chuyên biệt.
Đóng vết mổ và hoàn thiện: Bác sĩ sẽ đóng vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ và hoàn thiện dáng mũi.
Cách chăm sóc hiệu quả sau khi nâng mũi Zose Line
Để đảm bảo kết quả nâng mũi Zose Line tốt nhất, khách hàng cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sau đây:
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Uống thuốc đầy đủ và đúng giờ để giảm sưng, giảm đau và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh trong 2-3 ngày đầu sau khi nâng mũi để giảm sưng và bầm tím.
Vệ sinh mũi: Vệ sinh mũi nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tránh tác động mạnh vào mũi: Tránh va chạm mạnh vào mũi trong ít nhất 1 tháng đầu sau khi nâng mũi.
Kiêng ăn một số thực phẩm: Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây sẹo lồi như hải sản, rau muống,...
Tái khám theo lịch hẹn: Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng mũi và đảm bảo kết quả tốt nhất.
0 notes
Text
Nâng Mũi Ăn Thịt Vịt Được Không? Những Điều Cần Biết Sau Phẫu Thuật
Sau phẫu thuật nâng mũi, nhiều người thắc mắc liệu ăn thịt vịt có ảnh hưởng gì đến quá trình phục hồi hay không. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi "Nâng mũi ăn thịt vịt được không?" và cung cấp những lưu ý quan trọng để đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho bạn.
1. Tác Động Của Thịt Vịt Đối Với Quá Trình Phục Hồi
Thịt vịt là một nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi, việc tiêu thụ thịt vịt có thể gây ra một số tác động không mong muốn. Thịt vịt có tính hàn, dễ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến vết mổ nếu không được chế biến kỹ lưỡng. Ngoài ra, da vịt chứa nhiều chất béo và cholesterol, có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
2. Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Theo các chuyên gia y tế, sau phẫu thuật nâng mũi, bệnh nhân nên hạn chế ăn thịt vịt ít nhất trong vòng 2-4 tuần đầu tiên. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và đảm bảo quá trình lành vết thương diễn ra suôn sẻ. Thay vào đó, nên tập trung vào các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây, và các loại thịt trắng như gà, cá.
3. Thực Đơn Gợi Ý Sau Phẫu Thuật
Rau xanh và trái cây: Chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi.
Thịt gà và cá: Là nguồn protein chất lượng, ít chất béo, giúp cơ thể có đủ năng lượng và dưỡng chất để lành vết thương.
Nước: Uống đủ nước giúp cơ thể duy trì độ ẩm và loại bỏ các độc tố, hỗ trợ quá trình phục hồi.
4. Những Điều Cần Tránh
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gây áp lực cho hệ tiêu hóa và có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Đồ uống có cồn: Gây mất nước và làm chậm quá trình lành vết thương.
Thực phẩm gây dị ứng: Tránh xa các thực phẩm bạn đã biết gây dị ứng để không làm phức tạp thêm tình trạng sức khỏe.
5. Cách Chăm Sóc Mũi Sau Phẫu Thuật
Để đảm bảo mũi sau phẫu thuật luôn ở trạng thái tốt nhất, bạn cần chú ý đến việc vệ sinh và bảo vệ vết mổ. Sử dụng dung dịch muối sinh lý để rửa mũi, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp và không đeo kính trong thời gian đầu để tránh gây áp lực lên mũi.
Kết Luận
Việc ăn uống sau phẫu thuật nâng mũi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Mặc dù thịt vịt chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng việc tiêu thụ nó cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh các biến chứng không mong muốn. Hãy tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ và lựa chọn thực phẩm hợp lý để đảm bảo mũi bạn phục hồi tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: https://thammynhuhoa.vn/nang-mui-an-thit-vit-duoc-khong/
0 notes
Text
Trầm Cảm Sau Sinh: Dinh Dưỡng Hợp Lý Giúp Mẹ Hồi Phục Nhanh Chóng
Trầm cảm sau sinh là một vấn đề phổ biến mà nhiều bà mẹ phải đối mặt sau khi sinh con. Để giúp các bà mẹ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng hơn, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết này sẽ tập trung vào tầm quan trọng của dinh dưỡng sau sinh, những lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý cho mẹ sau sinh mổ, cùng với các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tại Thủ Đức để mẹ và bé có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Tầm Quan Trọng của Dinh Dưỡng Sau Sinh
Sau khi sinh con, đặc biệt là sau sinh mổ, cơ thể của mẹ cần thời gian để phục hồi và hồi phục sức khỏe. Dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp mẹ phục hồi nhanh chóng mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và các loại vitamin và khoáng chất là rất cần thiết trong giai đoạn này.
Dinh Dưỡng Sau Sinh: Ăn Gì để Hồi Phục Nhanh Chóng?
Thực Phẩm Có Chứa Protein: Protein là thành phần cần thiết để tái tạo cơ thể sau khi mổ sinh. Các nguồn protein như thịt gà, cá, trứng, đậu và sữa là lựa chọn tốt để mẹ có đủ năng lượng cho việc chăm sóc bé.
Trái Cây và Rau Quả: Trái cây và rau quả tươi cung cấp nhiều vitamin và chất xơ, giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Chất Béo Tốt: Chất béo có nguồn gốc từ dầu ôliu, dầu hạt lanh và các loại hạt như hạt chia và hạt óc chó giúp cung cấp năng lượng dồi dào và hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.
Dịch Vụ Chăm Sóc Mẹ và Bé Tại Thủ Đức
Tại Thủ Đức, có nhiều dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chuyên nghiệp giúp các bà mẹ và bé có cuộc sống sau sinh an toàn và hạnh phúc hơn. Các dịch vụ bao gồm:
Dịch vụ Chăm sóc Sức Khỏe Sau Sinh: Các bác sĩ có kinh nghiệm hỗ trợ mẹ trong quá trình hồi phục sau sinh, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Lớp Học Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh: Những khóa học hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc, nuôi dạy con trẻ sơ sinh, giúp mẹ tự tin hơn trong việc nuôi con.
Tư Vấn Dinh Dưỡng: Các chuyên gia dinh dưỡng tại Thủ Đức sẵn sàng tư vấn cho các bà mẹ về các chế độ ăn uống phù hợp để giúp mẹ hồi phục nhanh chóng và đủ năng lượng.
Kết Luận
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau sinh và giảm thiểu nguy cơ trầm cảm sau sinh. Việc áp dụng các lời khuyên về dinh dưỡng sau sinh mổ kết hợp với sự hỗ trợ từ các dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tại Thủ Đức sẽ giúp các bà mẹ có một trải nghiệm sau sinh tốt đẹp và an toàn hơn.
Tham khảo thêm:
Các bạn có thể tham khảo thêm các hướng dẫn sau sinh nên gì tại các trang sau nhé:
7 Lưu Ý Quan Trọng Đối Phó Trầm Cảm Sau Sinh
5 CHÚ Ý CẦN THIẾT KHI SĂN SÓC MẸ SAU SINH MỔ KHỎE MẠNH
Trầm Cảm Sau Sinh và Tầm Quan Trọng của Dinh Dưỡng: Hỗ Trợ Mẹ và Bé UIT
Trầm Cảm Sau Sinh và Những Lời Khuyên Về Dinh Dưỡng: Sức Khỏe Cho Mẹ và Bé
#mevabeuit#babyspa#momspa#mevabethuduc#sausinhnenangi#dichvuchamsocmevabethuduc#chamsocmevabethuduc#spamevabethuduc#momandbaby#tramcamsausinh#sausinhnenangidechongtramcam
0 notes
Text
4 loại rau tốt cho mẹ sau sinh mổ
Sau khi sinh cần phải bổ sung các loại rau củ cần thiết để đảm bảo cả mẹ và bé đều được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng tốt với những người sinh mổ. Hãy cùng tìm hiểu ngay những loại rau mà phụ nữ sau sinh nên ăn ngay tại bài viết dưới đây nhé.
>>Xem thêm: viên sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt
Rau chùm ngây tốt cho bà bầu sinh mổ
Rau chùm ngây chứa các loại vitamin A, C, E và một số loại axit amin thiết yếu giữ vai trò tạo ra nguồn sữa dồi dào. Bên cạnh khả năng lợi sữa, chùm ngây còn cung cấp nguồn canxi phong phú giúp mẹ tránh khỏi nguy cơ loãng xương và các vấn đề liên quan đến thiếu hụt canxi như rụng tóc, đau mỏi vai gáy, tụt lợi chân răng. (Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh ngừa đau nhức loãng xương)
Sau sinh mổ nên ăn rau gì? Cải bó xôi
Cải bó xôi luôn là loại rau tốt hàng đầu cho các mẹ sau sinh mổ, bỏi sự lành tính và thành phần dinh dưỡng vượt trội. Thành phần có trong loại rau này chứa nhiều mangan – vi chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo collagen giúp vết thương nhanh lành, cực kì tốt cho các mẹ sinh mổ, giúp nhanh lành vết mổ, liền sẹo. Không những thế, folate trong rau vừa giúp lợi sữa cho mẹ, vừa hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.
Bà bầu sinh mổ nên ăn rau ngót
Rau ngót là loại rau lành tính, là một trong những gợi ý hay cho bà bầu sinh mổ. Trong thành phần của rau ngót có chứa khá nhiều vitamin A, B, C và canxi. Nhờ vậy chúng có thể giúp sữa mẹ về nhiều hơn, nhanh hơn. Bên cạnh đó rau ngót còn có tác dụng làm hết sản dịch nhanh chóng ở mẹ bầu sau sinh, góp phần ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em.
>>Xem thêm: Các loại cá không nên an khi cho con bú
Rau lang tốt cho tiêu hóa của bà bầu sinh mổ
Rau lang chứa thành phần chất xơ cao, giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón, hỗ trợ chuyển hóa các năng lượng dư thừa hiệu quả, giúp mẹ nhanh lấy lại dáng hơn. Thành phần của rau chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, sắt và canxi cho bà bầu sau sinh,…giúp hỗ trợ các bệnh vàng da, điều hòa kinh nguyệt cho các mẹ. Ngoài ra, rau lang giúp lợi sữa, làm cho sữa mẹ về nhiều. Có thể chế biến rau lang thành nhiều món khác nhau như xào, nấu canh, luộc đều rất ngon miệng.
Đu đủ xanh cực tốt cho bà bầu sinh mổ
Đu đủ xanh nấu móng giò là món ăn lợi sữa được lưu truyền từ rất lâu đời và được nhiều bà bầu sinh mổ ưa chuộng. Trong quả đu đủ chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Ngoài móng giò, mẹ có thể kết hợp đu đủ với cá chép hay cá lóc cũng tạo thành món ăn rất bổ dưỡng và hiệu quả. >>Xem thêm: uống sắt và vitamin d3 cùng lúc được không
Hy vọng với gợi ý này, mẹ sẽ biết mình cần ăn thực phẩm nào để đảm bảo sức khỏe của bản thân và em bé.
#rau tốt cho mẹ sau sinh mổ#Các loại rau tốt cho bà bầu sinh mổ#sau sinh mổ nên ăn rau gì#viên sắt bà bầu
0 notes
Text
Bao lâu sau sinh mổ thì được ăn?
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi sau sinh mổ của các sản phụ. Khi cơ thể vẫn yếu, vết mổ chưa lành, chị em cần tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ. Vậy sau mổ đẻ bao lâu được ăn là băn khoăn của không ít mẹ bầu cần được giải đáp.
Xem thêm: cách uống sắt canxi dha cho mẹ sau sinh giúp bổ sung đủ dưỡng chất cho mẹ cho con bú
Sau sinh mổ mấy tiếng được ăn?
Theo các bác sĩ cho biết, sau mổ 6 tiếng hoặc khi sản phụ có thể xì hơi hoặc đi đại tiện được thì mới bắt đầu được ăn nhé. Thông thường, trong 6 giờ đầu tiên sau mổ, mẹ không nên ăn gì. Bởi lúc này, dưới tác động của thuốc gây tê trong suốt quá trình phẫu thuật, nhu động ruột của các mẹ đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ ra nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Thức ăn nếu được đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể sản phụ càng mệt mỏi và lâu hồi phục.
Do đó mẹ cần tuân thủ hướng dẫn về thời gian ăn uống hợp lí để không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể của các mẹ.
Xem thêm: uống canxi và omega 3 cùng lúc được không
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ cần lưu ý gì?
Về chế độ ăn uống sau sinh mổ, thời gian mẹ nên tuân theo các nguyên tắc sau để hỗ trợ quá trình phục hồi:
Ăn sau 6 giờ đầu sau sinh
Khi chức năng ruột bắt đầu phục hồi, người mẹ đã xì hơi được nên có thể ăn các món dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh để kích thích hoạt động ruột và thúc đẩy tiết chất dễ dàng. Tuyệt đối không nên ăn các món khó tiêu hóa, không nên ăn nhiều sẽ khiến mẹ bị khó chịu.
Ăn sau sinh mổ 3-4 ngày
Sau sinh bao lâu được ăn uống bình thường? Thực tế, sau 3-4 ngày, sản phụ sinh mổ có thể ăn cơm cùng các loại thực phẩm khác như các loại thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh. Ăn uống trong giai đoạn này cần đúng cách để giúp mẹ có thể hấp thu các dưỡng chất được tốt nhất. Mẹ có thể ăn những thực phẩm sau đây:
Mẹ sau sinh mổ nên ăn thêm thực phẩm giàu đạm. Đạm hay protein là nhóm chất quan trọng tham gia vào quá trình thúc đẩy tạo mới tế bào, giúp vết thương sau mổ nhanh lành lại. Phụ nữ sau sinh mổ, nuôi con bằng sữa cần hấp thụ khoảng 28g chất đạm/ngày. Trứng, các loại thịt, đậu, đỗ,…. là một số loại thực phẩm giàu đạm, phù hợp để chị em sau sinh mổ bổ sung. Thực phẩm giàu sắt là nhóm thực phẩm mẹ nên ăn hằng ngày bởi sắt tham gia vào quá trình cầm máu, giúp vết thương lành nhanh hơn. Vì thế sau sinh mổ, chỉ em cần tích cực bổ sung thực phẩm giàu sắt như gan bò, một số loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà,… Mẹ nên ăn thêm các loại trái cây, rau củ quả để bổ sung các vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin K,… . Bổ sung đủ vitamin sẽ hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, giúp giảm viêm nhiễm, giúp vết mổ mau lành. Mẹ sau sinh mổ cũng cần chú ý đến việc bổ sung đủ nước cho cơ thể ít nhất 2-2,5 lít mỗi ngày để tránh thiếu nước sau sinh. Chức năng tiêu hóa còn yếu sau sinh mổ, mẹ nên tránh các thực phẩm dễ tạo khí như đường, sữa đậu nành và tinh bột, để ngăn ngừa tình trạng đầy hơi không mong muốn. Tránh các thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến vết mổ như: rau muống, lòng trắng trứng, đồ nếp… Hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ hộp. Mẹ nên ưu tiên ăn chín uống sôi, ăn các món luộc, hấp, canh, súp.
Bổ sung sắt và các thành phần tạo máu cho mẹ đẻ mổ là việc làm cần ưu tiên hàng đầu. Những sản phụ có nguy cơ thiếu máu cao nên kết hợp ăn các thực phẩm giàu sắt và uống viên sắt cho mẹ sau sinh. Đáp ứng nhu cầu sắt cho cơ thể là cách giúp mẹ sau sinh mau chóng phục hồi và sản xuất sữa dồi dào cho bé bú.
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Qua đây, chắc rằng các mẹ cũng đã có đáp án cho câu hỏi “sau sinh bao lâu thì ăn uống bình thường”. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các chị em phần nào trong quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh!
0 notes
Text
Sản phụ sau sinh mổ phải ăn kiêng bao lâu?
Sản phụ sau sinh mổ phải ăn kiêng bao lâu?
Hầu hết các mẹ sau khi sinh mổ sẽ bớt đau sau vài ngày và vết mổ sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng 6 tuần nếu không có biến chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị đau đến tuần thứ 8 sau sinh. Do đó, vấn đề hồi phục sức khỏe sau sinh mổ được rất nhiều mẹ quan tâm.
Một trong những thắc mắc phổ biến nhất là sau sinh mổ kiêng ăn bao lâu? Sau sinh mổ bao lâu thì được ăn cá? Có cần kiêng trứng không? Theo các bác sĩ, mẹ sinh mổ không nên ăn gì trong vòng 6 giờ sau khi mổ. Lúc này, cơ thể vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thuốc gây tê, khiến nhu động ruột chậm lại và tạo ra nhiều khí.
Nếu mẹ ăn ngay sau sinh mổ, sẽ dễ gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón, đầy hơi, ảnh hưởng đến sức khỏe và kéo dài thời gian phục hồi. Tốt nhất, sau khi sinh mổ, mẹ chỉ nên uống nước lọc, ăn cháo loãng hoặc những thức ăn mềm lỏng. Khi cơ thể có thể xì hơi, mới bắt đầu ăn rau củ quả và những thức ăn đặc hơn.
>> Xem thêm: Spa chăm sóc sau sinh uy tín!
Sản phụ sau sinh mổ kiêng ăn gì để đảm bảo an toàn?
Sau ca phẫu thuật mổ lấy thai, ruột của sản phụ bị kích ứng và khả năng tiêu hóa kém do hoạt động của ruột và dạ dày giảm. Vì vậy, nếu ăn nhiều thức ăn hoặc các loại thức ăn khó tiêu sẽ khiến sản phụ bị đầy bụng, táo bón, gây khó khăn cho việc hồi phục sức khỏe.
Để quá trình phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng, sản phụ cần hạn chế những món ăn sau:
Các đồ ăn có tính hàn như cua, ốc, rau đay, vì cơ thể sản phụ sau sinh mổ rất dễ bị lạnh. Những thực phẩm này sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, làm vết mổ lâu lành.
Các đồ ăn không tốt cho quá trình lành sẹo, làm tăng quá trình tạo mủ và gây viêm vết mổ như gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng.
Thức ăn nhiều dầu mỡ như móng giò, da gà, da vịt, thịt mỡ, và các loại đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu.
Các loại đồ ăn cay, nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt.
Các đồ ăn, thức uống có tính kích thích như cà phê, rượu, bia.
Các thực phẩm tái, sống như gỏi, rau sống.
Các loại thức ăn gây dị ứng cho cơ thể.
Sản phụ bị di chứng cao huyết áp cần hạn chế ăn muối.
Để giúp cơ thể phục hồi sau sinh hiệu quả, mang tới cảm giác thoải mái, xả stress sau sinh, nhiều mẹ đã lựa chọn các liệu trình chăm sóc sau sinh tại spa chăm sóc sau sinh uy tín để vừa thư giãn tinh thần, vừa tăng cường sức khỏe nhanh chóng. Đến với spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại đây mẹ được hỗ trợ giảm béo sau sinh uy tín hiệu quả. Ngoài ra, đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được xử lý nhanh chóng những trường hợp hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả.
0 notes
Text
Những lưu ý trước khi sinh mổ
Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, các mẹ bắt đầu băn khoăn không biết cần chuẩn bị những gì để đi sinh, nhất là đối với các mẹ sắp sinh mổ. Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh mổ?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu
Những lưu ý trước khi sinh mổ
Trước khi sinh mổ, hầu hết tâm lý của mẹ bầu là lo lắng và sợ hãi. Băn khoăn giữa những cái nên và không nên khiến mẹ vô cùng lúng túng. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý trước khi sinh.
Chuẩn bị đồ dùng cho mẹ và con
Thời gian lưu lại bệnh viện của mẹ sinh mổ thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày nếu không có sự kiện bất thường nào xảy ra.
Đầu tiên gia đình cẩn chuẩn bị cho em bé một số loại đồ dùng cơ bản như:
Quần áo, tã lót, bỉm, gối cho trẻ sơ sinh… Quần áo, tã lót cho bé chỉ cần mang theo vài bộ cho bé mặc lúc từ viện về nhà, ở bệnh viện bé sẽ được mặc quần áo của bệnh viện giống mẹ Khăn và chậu rửa mặt Sữa bột và bình pha sữa dùng trong trường hợp mẹ chưa về sữa ngay Máy hút sữa
Trước khi sinh mổ bà mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn một số loại đồ dùng cần thiết ở bệnh viện như:
Túi đựng hồ sơ cá nhân, thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân, các loại thuốc đang sử dụng như thuốc theo đơn của bác sĩ, thuốc không kê đơn, viên sắt cho mẹ sau sinh,… Tiền mặt và thẻ ngân hàng Điện thoại di động, sạc điện thoại và cục sạc dự phòng 2 – 3 bộ đồ ngủ và áo khoác ngoài, nội y Dép chống trơn đế bệt Vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu khô, kem dưỡng ẩm, băng vệ sinh, bỉm dành cho người lớn (dùng trong 2 – 3 ngày đầu có nhiều sản dịch) Gối đầu loại thoải mái để có giấc ngủ ngon, gối cho con bú để có thể cho bé bú ở tư thế thoải mái, hạn chế cơn đau vết mổ khi ngồi cho con bú Một số loại đồ ăn nhẹ dùng trong các bữa phụ dạng mềm, dễ ăn như sữa, bánh mì nguyên cám, các loại hạt mềm,…
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trước khi đi sinh mổ bà bầu nên tắm, gội đầu, làm gọn gàng lông vùng kín để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của sản phụ, góp phần làm giảm nguy cơ tai biến hậu sản.
Ăn trước khi mổ đẻ ít nhất 6 – 8 giờ
Trong vòng 6 – 8h trước khi mổ đẻ bà bầu sẽ phải kiêng, không được ăn uống bất kỳ một thứ gì để hạn chế nguy cơ bà bầu bị trào ngược dạ dày tràn vào phổi sau khi gây tê. Trước đó mẹ bầu nên ăn một bữa ngon miệng để nạp thêm năng lượng, đủ sức an toàn vượt qua cuộc phẫu thuật lấy thai. Bữa ăn trước khi mổ bà bầu nên ăn các món ăn nhẹ, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, phở,… Tuyệt đối tránh các món chiên, xào, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, sữa nước ngọt, kem, rau cải, cam, táo, lê,…
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Sinh mổ là hành trình vượt cạn nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe, tính mạng bà mẹ và em bé. Tâm lý lo lắng trước khi sinh mổ là điều dễ hiểu, nhưng các bà mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi lên bàn sinh để đảm bảo có sức khỏe tốt nhất cho quá trình phục hồi cơ thể sau sinh.
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, thuốc men, trang thiết bị y tế đều rất đầy đủ để phục vụ quá trình sinh mổ diễn ra thuận lợi. Các bác sĩ cũng được đào tạo ở trình độ cao hơn, có tay nghề tốt hơn rất nhiều so với những thời gian trước. Thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ co hồi tử cung, thuốc kháng sinh sẽ giúp quá trình mổ và hồi phục hậu phẫu của sản phụ không có đau đớn và đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, chỉ khâu phẫu thuật hiện nay là chỉ tự tiêu, kỹ thuật sinh mổ thẩm mỹ cũng giúp vết sẹo mổ có hình thức đẹp hơn rất nhiều, không làm ảnh hưởng nhiều đến hình thức bên ngoài của sản phụ cả khi nhìn thấy vết mổ. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng trước khi bước vào cuộc phẫu thuật mổ lấy thai khiến tinh thần trở nên căng thẳng, sức khỏe giảm sút trước sinh.
Xem thêm: cách uống sắt canxi và dha cho bà bầu
Ngoài những điều trên, các mẹ bầu có thể có nhiều những sự chuẩn bị trước khi sinh mổ khác nhau cho bản thân như sắp xếp lại không gian sống. Đọc sách hay nghe nhạc, chuẩn bị kiến thức cho việc chăm sóc vết mổ sau sinh… những sự chuản bị đó đều là cần thiết để mẹ bầu có thể tự tin khi đi vào viện.
0 notes
Text
Liệu phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap được không?
Liệu phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap được không?
Nhiều người lo lắng và đặt ra thắc mắc “Mẹ sau sinh mổ ăn kimbap được không?” Câu trả lời dành cho các mẹ là ăn kimbap rất tốt và an toàn cho mẹ sau sinh mổ:
Rong biển có trong kimbap chứa protein thực vật, sắt, vitamin K, vitamin A … Là những dưỡng chất cần thiết, tham gia vào quá tình tái tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành, không để lại sẹo lồi gây mất thẩm mĩ
Ngoài ra rong biển chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng, phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, giảm viêm, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Rong biển rất giàu chất xơ, nhờ đó giúp sản phụ tránh được chứng táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác sau sinh.
Ngoài ra rong biển chứa nhiều axit béo omega 3 tốt cho sự phát triển trí não của em bé.
Các vitamin và khoáng chất trong rong biển có tác dụng điều hòa khí huyết, tốt cho các hệ cơ quan và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể mẹ bỉm.
Bên cạnh rong biển, các nguyên liệu đi kèm như cơm, rau, củ, hải sản trong kimbap cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất lớn cho mẹ bỉm, giúp mẹ sau sinh mổ nhanh hồi phục
Mặc dù kimbap mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh mổ, nhưng rong biển cũng chứa i-ốt. Ăn quá nhiều i-ốt có thể dẫn đến các vấn đề về tuyến giáp cho cả mẹ và con. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn kimbap với lượng vừa phải.
>> Xem thêm: Cách giảm béo sau sinh hiệu quả!
Phụ nữ sau sinh mổ ăn kimbap cần lưu ý gì?
Không nên ăn quá nhiều kimbap, để tránh tình trạng dư thừa i ôt và nguy cơ nhiễm kim loại nặng cho mẹ và em bé.
Lựa chon thực phẩm an toàn để làm món kimbap hoặc chọn cửa hàng uy tín để tưởng thức, tránh tình trạng sử dụng thực phẩm không đảm bảo, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và em bé.
Không sử dụng kimbap để qua đêm hoặc kimbap bị thiu, tránh bị tiêu chảy, đau bụng cho mẹ bỉm.
Những mẹ bỉm bị cường giáp, có tiền sử dị ứng hải sản hoặc rong biển không nên sử dụng món ăn này.
Không ăn kimbap cùng với những thực phẩm kị rong biển như nước trà, cam thảo, quả hồng, có thể gây khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Không sử dụng kimbap cùng các thực phẩm dễ gây kích ứng để lại sẹo lồi như: rau muống, đồ nếp…
Bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ sau sinh mổ có ăn được kimbap không? Đồng thời cung cấp cho các mẹ thêm cách làm kimbap đơn giản tại nhà, và một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi sử dụng kimbap.
Bên cạnh đó, sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ sắt cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và tiếp tục uống viên sắt bà bầu mà mẹ đã tin chọn trong thai kỳ để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể.
0 notes
Text
Kinh nghiệm chăm sóc vết mổ sau sinh khi về nhà
Dù sinh mổ hay sinh thường thì việc chăm sóc và theo dõi sau sinh đều rất quan trọng, tuy nhiên nếu lựa chọn phương pháp sinh mổ thì mẹ cần chú ý chăm sóc vết mổ sau khi cắt chỉ hơn vì vết mổ này rất dễ bị nhiễm trùng. Những lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau sinh khi về nhà mẹ không nên bỏ qua sẽ được bật mí ngay sau đây.
Xem thêm: thuốc canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh
Kinh nghiệm chăm sóc vết mổ sau sinh khi về nhà
Nếu như vết mổ bình thường, sản phụ sẽ được chăm sóc tại nhà. Khi chăm sóc vết mổ sau cắt chỉ tại nhà mẹ lưu ý những điều sau:
Tắm và vệ sinh vết mổ hằng ngày bằng nước ấm
Sau khi từ viện về nhà, mẹ không nên kiêng tắm mà nên tắm thường xuyên, đúng cách để loại bỏ mồ hôi và chất bẩn trên cơ thể. Mẹ có thể tắm bằng nước ấm, thời gian tắm từ 5-10 phút sau đó lựa chọn loại khăn thấm có chất liệu tốt, mềm và sạch để thấm khô vết mổ sau khi đã tắm xong.
Bên cạnh đó, mẹ có thể sử dụng dung dịch betadine hay povidine 10% để thoa, thúc đẩy quá trình phục hồi sẹo và tránh bị nhiễm trùng vết mổ.
Bổ sung thêm thực phẩm giàu đạm và sắt
Để vết mổ nhanh lành và không để lại sẹo, các mẹ nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, vitamin B. Các dưỡng chất này rất có lợi cho việc tái tạo tế bào mới đồng thời tăng cường sức khỏe cho mẹ sau sinh rất tốt.
Tăng cường cho mẹ ăn các món chứa nhiều đạm và sắt như sữa, trứng, thịt, cá, sữa chua, phô mai, hạt họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt… Uống thêm thuốc sắt cho mẹ sau sinh mỗi ngày giúp cải thiện thiếu máu do thiếu sắt và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh.
Tăng cường ăn thêm rau xanh và trái cây
Trái cây và rau xanh là nguồn cung cấp các vitamin thiết yếu cho quá trình hồi phục vết thương và giúp nhanh lành vết thương. Vitamin A, C, E…giúp tái tạo tế bào da mới, giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo.
Sản phụ sau sinh mổ chú ý đừng bỏ qua rau xanh và trái cây trong bữa ăn hằng ngày nhé. Đây cũng là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm táo bón sau sinh mổ hiệu quả.
Tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới vết mổ
Tránh ăn những món ăn có tính hàn và có mùi tanh. Vì những món ăn này không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ cũng như khiến vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng.
Sau mổ, các mẹ nên kiêng ăn rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng gà và gạo nếp. Vì những thực phẩm này làm tăng quá trình tạo mủ viêm và gây ra sẹo lồi nhé.
Xem thêm: 12 thực phẩm cực lợi sữa cho mẹ sau sinh
Tuyệt đối không nịt bụng quá sớm
Nhiều mẹ lo lắng vì vòng 2 quá khổ sau sinh nên muốn nịt bụng để thu gọn vòng eo. Tuy nhiên, không nên nịt bụng bởi điều này sẽ khiến thiếu máu để nuôi dưỡng những vùng xung quanh. Nếu gen bụng quá sớm thì có thể gây ra những tác động như cản trở tuần hoàn khiến máu lưu thông không tốt, chưa kể đến vết mổ chưa lành hẳn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục của cơ thể người mẹ.
Mẹ nên đi khám vết mổ khi nào?
Sản phụ cần đến bệnh viện nếu có những vấn đề sau:
Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vị trí vết mổ, dù không động vào cũng rất đau, có thể là tổn thương bên trong. Vết mổ sưng, tấy, vùng da xung quanh đỏ, nóng ran hoặc ngứa. Có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng vết thương. Sốt cao trên 38,5 độ Sản dịch sau sinh có mùi hôi, là biểu hiện của nhiễm trùng hậu sản.
Xem thêm: sau khi uống canxi không nên an gì
Việc chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến tốc độ mau lành, lẫn tính thẩm mỹ của vết mổ. Do đó, các mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Trái lại, mẹ nên tuân thủ nghiêm những lưu ý đã chia sẻ ở bài viết trên.
0 notes