#Canh khổ qua dồn thịt
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tổng hợp 11 món canh ngon cho bữa cơm nhà thêm ngon, dinh dưỡng!
Nếu bạn đang băn khoăn suy nghĩ không biết hôm nay sẽ nấu món canh gì cho gia đình thưởng thức thì tham khảo ngay 11 món canh ngon dưới đây của yeuamthuc.org nhé! #yeuamthuc_org #Món_Ngon #11_món_canh_ngon #Cách_nấu_canh_chua_cá_lóc #Canh_cá_nấu_dưa_chua #Canh_cá_thác_lác_cải_xanh #Canh_cải_thảo_cuộn_thịt_heo #Canh_cua_mướp_mồng_tơi #Canh_gà_hầm_nấm #Canh_khổ_qua_dồn_thịt #Canh_khoai_mỡ_nấu_tôm #canh_ngao_nấu_dứa #Canh_ngon_cho_bữa_cơm_gia_đình #Canh_sườn_non_nấu_dưa_chua #Canh_thịt_bò_nấu_nấm_kim_châm #dinh_dưỡng https://yeuamthuc.org/11-mon-canh-ngon/
Nếu bạn đang băn khoăn suy nghĩ không biết hôm nay sẽ nấu món canh gì cho gia đình thưởng thức thì tham khảo ngay 11 món canh ngon dưới đây của yeuamthuc.org nhé! Continue reading Untitled
View On WordPress
#11 món canh ngon#Cách nấu canh chua cá lóc#Canh cá nấu dưa chua#Canh cá thác lác cải xanh#Canh cải thảo cuộn thịt heo#Canh cua mướp mồng tơi#Canh gà hầm nấm#Canh khổ qua dồn thịt#Canh khoai mỡ nấu tôm#canh ngao nấu dứa#Canh ngon cho bữa cơm gia đình#Canh sườn non nấu dưa chua#Canh thịt bò nấu nấm kim châm#dinh dưỡng
0 notes
Text
0108 / CUỘC ĐỜI VAY TRẢ CÓ NGAY,
CHUYÊN NGHỀ ĂN CƯỚP ĐẾN NGÀY CHẾT THIÊU
Trôi ngày thángcuộc đời lữ thứ ,
Sống miệt mài cách xứ bôn ba .
Quan San vạn dặm Sơn Hà ,
Biệt vô âm tín quê nhà hắt hiu ..!
Bao la biển thủy triều cuộn sóng ,
Mỏi mắt nhìn chiếc bóng ngoài khơi .
Mông mênh bốn phía mây trời ,
Đi vào vô tận bể đời vũng sâu …!
Muôn trùng chốn tìm đâu bờ bến ,
Cõi vô thường biết đến khi nao …?
Lăn lóc ở chốn ba đào ,
Bôn ba cuộc sống lao đao lụy phiền …! (@)
Văn minh chỗ bình yên từ thuở ,
Nền tự do rực rỡ muôn phương .
Chung quy hợp chủng phố phường ,
Răm rắp luật pháp con đường tiến thân …
Đau lòng nghĩ muôn dân nước Việt ,
Bọn côn đồ chỉ biết vô lương .
Chính quyền quấy nhiễu muôn phương ,
Lầm than đói khổ tìm đường vượt biên .
Lâu biết mấy triền miên khói lửa , ( 1945-1975 )
Thâu hai miền thả cửa tham ô . (&)
Tranh giành cướp của nhảy vô ,
Miền Nam vơ vét cơ đồ nát tan …!
Bốn mươi mốt năm tàn đất nước , ( 1975-2016 )
Chúng trị vì chẳng được lòng ai ?
Từ trên xuống dưới con bài ,
Độc tài đảng trị cốt loài ác ôn !
Thằng trọng chó tranh dồn quyền thế ,
trần đại quang tiếm ghế làm vì …
đồn lâm ra vẽ uy nghi ,
côn an hù doạ fuck đè kim ngân…!
quan ô chúng lần khân kiếm chác ,
Chia không đều lấn át chửi nhau ?
Tham lam củng cố làm giàu ,
Đem ra mổ xẻ một tàu ngu si …!
Tày trời tội còn ghi sông núi ,
Chạy đằng trời lòn cúi tàu ô…?
Con đường cửa tử nhảy vô ,
Làm thân nô bộc cộng nô tàn đời ..!
Đã bán nước còn mời năn nỉ ,
Cúi gặm đầu con đĩ mẹ bây …
Chó săn cả đám con cầy ,
Vay ăn thịt cẩu nghiệp đày trả ngay …?
Rõ ràng như thể ban ngày ,
Mười ba thằng ngố ông này tướng kia …
Trời cho mồi lửa lia chia ,
đảng viên chơi đĩ dựng bia để đời …!
Formosa khắp nơi chết thảm ,
Chúng không hề vấn nạn hỏi thăm ?
Mấy thằng chết cháy nhăn răng ,
Đưa lên báo chí rùm beng thầm thì …
Ôi than ơi ” A Di Đà Đảng ” ,(¥)
Mong cô hồn lảng vảng âm binh .!
Xuống sân Âm Phủ Ba Đình ,
Mà canh xác cụ kẻo thình nay mai ?
Chẳng qua cái số an bài ,
Đầu trâu mặt ngựa hình hài thế nhân .
Đĩ cũng run sợ thất thần ,
Cho chúng thử lửa quây quần âm ty …!
(@) Manh nha : Nghĩa là mới nảy sinh , mới bắt đầu .
(&) Thả cửa : Nghĩa là tự do .
(¥) ” A Di Đà Đảng ” : câu thơ của một người trên
Facebook .
Ghi lại ngày 13 anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình vì gái điếm…tại Thủ Đô Hà Nội .
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch, California Ngày 02 tháng 11 năm 2016
0 notes
Text
Cách chế biến lạp xưởng không bị vỡ vỏ vô cùng đơn giản
Với nhiều người thì lạp xưởng từ lâu đã không phải là cái tên xa lạ, đây là một món ăn có xuất sứ từ Trung Hoa tuy nhiên khi về tới Việt Nam kết hợp với các loại gia giảm đặc trưng đã tạo nên một món ăn vô cùng độc đáo. Ngày hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tới bạn cách chế biến lạp xưởng không bị vỡ vỏ vô cùng đơn giản
Lạp xưởng thường có màu đỏ thẫm vô cùng ngon mắt
Lạp xưởng có thơm ngon hay không thì phải kể đến nguyên liệu chuẩn bị, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau:
1kg thịt nạc (có thể lựa chọn nạc vai hoặc nạc thăn)
200 gram mỡ khổ
50 gram hành tím + 50 gram tỏi
2 mét ruột già
450ml rượu trắng
2 muỗng canh rượu mai quế lộ
½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng bột canh muối, 1 muỗng canh hạt tiêu, 1 muỗng canh mắc khén và 150 gram đường
https://www.youtube.com/embed/gQRcK1JFHZ4?si=IsczB_Tnr5zETOqn Cách chế biến lạp xưởng không bị vỡ vỏ vô cùng đơn giản
Bạn nên lựa chọn nguyên liệu tươi ngon để chế biến lạp xưởng sẽ cho thành phẩm có chất lượng tốt hơn.
Tiếp theo đến công đoạn sơ chế, bạn cần băm nhỏ tỏi và hành tím sau đó phi thơm vàng trên bếp. Đối với hạt tiêu và mắc khén bạn cần rang thơm và giã nhỏ để có thể thấm sâu vào thịt. Thịt nạc và mỡ sau khi rửa sạch thì bạn đem đi xay nhuyễn (lạp xưởng có ngon hay không thì phụ thuộc vào độ nhuyễn của thịt mà bạn xay lúc này).
Thịt và mỡ được xay nhuyễn với nhau trước khi chế biến
Đối với món lạp xưởng thì để tránh việc bị vỡ vỏ và loại bỏ mùi hôi của lòng thì bạn nên sử dụng rượu trắng. Cho lòng vào một chiếc chậu nhỏ sau đó rót 450ml rượu trắng vào và dùng tay bóp sạch cho lòng hết nhớt. Sau đó dùng tay ken toàn bộ đoạn lòng cho hết chất bột, cuối cùng dùng nước sạch để rửa lòng
Tiếp theo bạn thực hiện ướp thịt với các loại gia vị như mắc khén, muối, tiêu bột ngọt, rượu mai quế lộ. Để cho mỡ lợn được giãn nở đều tránh trường hợp bị phồng ruột trong lúc nhồi thì bạn nên phơi nắng hỗn hợp trên.
Công đoạn tiếp theo là nhồi thịt vào ruột, bạn dùng vỏ chai nước suổi (đã cắt đi phần thân) để thực hiện nhồi hỗn hợp thịt.
Dùng vỏ chai dồn từ từ phần thịt vào ruột
Trong quá trình nhồi thịt bạn nên lấy đầu đũa để đẩy hỗn hợp vào sâu bên dưới sau đó dùng tay nhẹ nhàng kéo phần thịt xuống dưới. Lặp đi lặp lại công đoạn này tới khi hết thịt. Dùng dây buộc để chia nhỏ lạp xưởng ra tùy ý
Với phần lạp xưởng vừa được chuẩn bị thì bạn nên dùng rượu để rửa sơ qua (đây cũng là cách khiến lạp xưởng khô và có màu đẹp hơn). Nên lựa chọn lúc nắng to để phơi lạp xưởng, trong khoảng thời gian từ 3 tới 4 ngày là bạn đã hoàn thành xong món lạp xưởng
Công đoạn làm lạp xưởng hay thịt trâu gác bếp đều cần sự tỉ mỉ và cẩn thận bởi vậy giá thịt trâu gác bếp hay giá lạp xưởng đều không hề rẻ.
Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị thì hãy đến ngay với ẩm thực Tây Bắc chúng tôi sẽ mang tới cho bạn các loại thực phẩm tây bắc thơm ngon với giá thành chuẩn nhất.
0 notes
Text
*70 / CUỘC ĐỜI VAY TRẢ CÓ NGAY , CHUYÊN NGHỀ ĂN CƯỚP ĐẾN NGÀY CHẾT THIÊU .
Trôi ngày tháng cuộc đời lữ thứ , Sống miệt mài cách xứ bôn ba . Quan San vạn dặm Sơn Hà , Biệt vô âm tín quê nhà hắt hiu ..!
Bao la biển thủy triều cuộn sóng , Mỏi mắt nhìn chiếc bóng ngoài khơi . Mông mênh bốn phía mây trời , Đi vào vô tận bể đời vũng sâu …!
Muôn trùng chỗ tìm đâu bờ bến , Cõi vô thường biết đến khi nao …? Lăn lóc ở chốn ba đào , Manh nha cuộc sống lao đao lụy phiền …! (@)
Văn minh chốn bình yên từ thuở , Nền tự do rực rỡ muôn phương . Chung quy hợp chủng phố phường , Răm rắp luật pháp con đường tiến thân …
Đau lòng nghĩ muôn dân nước Việt , Bọn côn đồ chỉ biết vô lương . Tà quyền quấy nhiễu phố phường, Lầm than đói khổ tìm đường vượt biên .
Thời gian quá triền miên khói lửa , ( 1945-1975 ) Thâu hai miền thả cửa tham ô . (&) Tranh giành cướp của cuồng hồ , Miền Nam vơ vét cơ đồ nát tan …!
Chúng quấy phá điêu tàn đất nước , ( 1975-2016 ) Bởi trị vì chẳng được lòng ai ? Từ trên xuống dưới con bài , Độc tài đảng trị thuộc loài ác ôn !
Bưng bô lũ tranh dồn quyền thế , Ngồi trên cao tiếm ghế làm vì … Đồn Lâm ra vẽ uy nghi , côn an hù doạ fuck ghì kim ngân…!
Quan ô nó lần khân kiếm chác , Chia không đều lấn át chửi nhau ? Tham lam củng cố làm giàu , Đem ra mổ xẻ một tàu ngu si …!
Tày trời tội còn ghi sông núi , Chạy đằng trời lòn cúi Tàu Ô …? Con đường cửa tử nhảy vô , Làm thân nô bộc cộng nô tàn đời ..!
Bán đất nước gọi mời năn nỉ , Cúi gặm đầu con đĩ mẹ bây … Chó săn đình đám con cầy , Vay ăn thịt cẩu nghiệp đày trả ngay …?
Rõ ràng như thể ban ngày , Mười ba thằng ngố ông này tướng kia … Trời cho vào lửa lia chia , Anh hùng chơi đĩ dựng bia để đời …!
Formosa khắp nơi chết thảm , Cũng không hề vấn nạn hỏi thăm ? Mấy thằng chết cháy nhăn răng , Đưa lên báo chí rùm beng thầm thì …
Ôi than ơi " A Di Đà Đảng " ,(¥) Mong cô hồn lảng vảng âm binh .! Xuống sân Âm Phủ Ba Đình , Mà canh xác cụ kẻo thình nay mai ?
Chẳng qua cái số an bài , Đầu trâu mặt ngựa hình hài thế nhân . Đĩ cũng run sợ thất thần , Thôi cho mồi lửa quây quần âm ty …!
(@) Manh nha : Nghĩa là mới nảy sinh , mới bắt đầu . (&) Thả cửa : Nghĩa là tự do . (¥) " A Di Đà Đảng " : câu thơ của một người trên Facebook
Ghi lại ngày 13 anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình vì gái điếm… Tại Thủ Đô Hà Nội .
Nguyễn Doãn Thiện Antioch, California Ngày 02 tháng 11 năm 2016
0 notes
Text
[TRANS/MAGAZINE] NHÂN VẬT TRANG BÌA TẠP CHÍ 《L'OFFICIEL HOMMES》01.2020
Phỏng vấn từ tạp chí L'OFFICIEL HOMMES _Số đầu năm _ 1/2020 LÝ HIỆN HƯỞNG THỤ QUÁ TRÌNH TỪ 0 LÀM NÊN 100 Trước khi “Hàn Thương Ngôn” bạo hồng, Lý Hiện đã diễn vai một thiếu niên bị mắc bệnh nan y, dựa vào một thanh “ tàn kiếm” mà khuấy động giang hồ. Đó là một tiểu tử nghèo Đinh Ninh trong Web drama “Kiếm Vương Triều”, hoàn toàn không giống với “Hàn Thương Ngôn” “tự mang hào quang”, vai diễn nào giống Lý Hiện trong hiện thực hơn? Sự hiếu kỳ này bị thay thế bởi một bất ngờ lớn hơn sau khi gặp được Lý Hiện, thuật ngữ thời xưa “không quan tâm hơn thua” là từ ngữ đột nhiên xuất hiện trong đầu sau khi trò chuyện với cậu ấy. Theo nghệ thuật gần 10 năm, đối với các giá trị giá tăng dù là tích cực hay tiêu cực mà tác phẩm mang lại cho cậu ấy, Lý Hiện có một sự rộng lượng không hề phù hợp với độ tuổi của cậu ấy cho lắm. Trong “làm hết sức, nghe ý trời ”, cậu ấy càng bằng lòng hưởng thụ quá trình “làm hết sức”, “tôi thích từ 0 làm nên 100, tự trải nghiệm cả quá trình và trưởng thành cùng nhân vật”. KHÔNG MUỐN BỊ HÌNH TƯỢNG GIỚI HẠN Mùa hè hơ khô thẻ tre (đóng máy) movie huyền ảo đặc sắc “Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ”, chính là lúc Web drama “Trường An 12 canh giờ” đang hot. Tạm thời kết thúc công việc quay phim, Lý Hiện được rãnh rỗi nghỉ ngơi cũng tập trung tinh thần vào trong làn sóng cùng toàn dân cày phim. Sau khi vai chính trong Web drama “Hà Thần” hot lên vào năm 2017, lịch trình của Lý Hiện luôn được sắp xếp dày đặt, thời gian “nạp điện” để cày phim cũng rất khó có được. Lý Hiện cảm thấy bộ phim “không phô trương trong mùa hè” do Lôi Giai Âm và Dịch Dương Thiên Tỉ đóng chính có tiết tấu chặt chẽ, hình thức đáng được chú ý, “khá hay”. Đặc biệt là Lôi Giai Âm, từ trước đến nay Lý Hiện luôn tán thưởng thái độ mà anh ấy (Lôi Giai Âm) xây dựng tác phẩm. Sau khoảng một tháng, movie “Tiệm đồ cổ Trung cục” được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của Mã Bá Dung khai máy ở Bắc Kinh, danh sách diễn viên chính bất ngờ viết Cát Ưu, Lôi Giai Âm, còn có Lý Hiện. Với đội ngũ ê kíp hùng mạnh như vậy, trong lòng Lý Hiện hưng phấn, hồi hộp, còn có sự kỳ vọng cuối cùng có thể bí mật mài giũa một phen, đều trộn lẫn với nhau. “Tiệm đồ cổ trung cục” kể về những người có địa vị nhất trong giới văn vật dưới cờ tổ chức “Ngũ Mạch” Bạch Tự Môn Hứa Gia, bởi vì bị yêu cầu điều tra rõ chân tướng về đầu Phật thời Đường Võ Tắc Thiên Minh Đường mà phát sinh hàng loạt câu chuyện mạo hiểm. Trong phim Lôi Giai Âm vào vai Hứa Nguyện là hậu nhân của Hứa Gia, Tân Chỉ Lôi vào vai cháu gái chưởng môn Ngũ Mạch là Hoàng Yên Yên, Cát Ưu vào vai bạn thâm giao của ông nội Hứa Nguyên là Phó Quý, và vai mà Lý Hiện đóng chính là Thiên tài Ngũ Mạch - Dược Bất Nhiên. Đây không phải là lần đầu Lý Hiện tham gia vào đội hình “phái diễn xuất” chỉnh tề như thế. Năm 2010, Lý Hiện 19 tuổi, vừa đi học năm nhất, với thành tích thi vào học viện điện ảnh Bắc Kinh xếp thứ 14 toàn quốc. Trong khóa huấn luyện quân sự mùa hè năm sau, Lý Hiện liền được đạo diễn Vương Cánh lựa chọn tham gia movie “Vạn Tiễn Xuyên Tâm”, tác phẩm đầu tay may mắn được hợp tác với Nhan Bính Yên, Tiêu Cương (Tiêu Cang). Khi Lý Hiện chỉ dựa vào tính tìm tòi bẩm sinh, liền sớm cảm nhận được sức mạnh “nguyên thủy nhất, bản chất nhất” của bộ phim từ các tiền bối. Lý Hiện nói bộ phim này đã đặt nền tảng cho anh ấy đối với thẩm mỹ nghệ thuật. Sau khi xuất đạo với phim văn nghệ, lại vừa trải qua 4 năm đào tạo chính quy, Lý Hiện chịu ảnh hưởng sâu sắc của phái Phương pháp trong Phái học viện. Anh ấy nhìn nhận, diễn viên phân thành rất nhiều loại, trong đó một loại nói về một mặt tốt nhất của bản thân thể hiện ra đối với khán giả, diễn đến trình độ cao nhất, một loại khác chính là ẩn nấp bản thân, lột tả vai diễn đến trình độ cao nhất. Mà anh ấy càng muốn trở thành kiểu diễn viên thứ hai: Từ Tạ Huấn đầu gấu, cẩu thả của “Người anh em ngủ giường trên” đến Quách Đắc Hữu chợ búa, xảo quyệt trong “Hà Thần”, rồi tới Hàn Thương Ngôn nhiệt huyết lại cool ngầu trong “Thân ái, nhiệt ái”. Từ khi xuất đạo đến nay, Lý Hiện luôn thử nghiệm rất nhiều đề tài tác phẩm khác nhau, đồng thời vai diễn được đắp nặn trong các tác phẩm đó cũng hoàn toàn không giống nhau, tính cách khác xa. Việc anh ấy nổ lực làm chính là cố gắng hết mức khiến mỗi một vai diễn mà bản thân đóng có thể giảm bớt mác “Lý Hiện”, “đây là yêu cầu của tôi đối với bản thân, trước mắt có thể bởi vì vấn đề năng lực, vẫn chưa làm được tốt nhất hoặc là nói hoàn toàn ẩn đi cái mác “Lý Hiện”, nhưng tôi cố gắng hết sức có thể khiến cho khán giả không nhìn thấy sắc thái của chính “Lý Hiện” trên người của nhân vật. Không muốn bị “rập khuôn” hóa, không muốn bị “giới hạn hình tượng”, hi vọng mỗi vai diễn có thể kéo xa khoảng cách, tất cả những gì Lý Hiện theo đuổi là bản thân có thể giống như ngôi sao Hollywood Johnny Depp, thử thách nhiều thể loại vai diễn có cá tính nổi bật, có sự khác biệt lớn. PHÁI THỂ NGHIỆM TRONG BIỂU DIỄN Nguyên tác “Tiệm đồ cổ trung cục” của Mã Bá Dung là một bộ tiểu thuyết bách khoa toàn thư tập hợp giám định đồ cổ, thu thập bảo tồn, làm giả, thiết lập thành một thể, nhân vật trong sách cũng đều là “người trong nghề” của thế giới đồ cổ, vì vậy đoàn phim đặc biệt vì các diễn viên đã đặc biệt mời nhà giám định đồ cổ, dạy các diễn viên động tác tay chuyên môn để thưởng thức đồ vật và thứ tự quan sát đồ cổ tại hiện trường. Quá trình từ 0 mà học lên này, là quá trình Lý Hiện “hưởng thụ nhất”. Anh ấy lấy kinh nghiệm chơi game của bản thân để so sánh, dĩ nhiên anh ấy cũng thích cảm giác sảng khoái của một đường thông quan thăng cấp, nhưng anh ấy theo đuổi “cảm giác tự mình trải nghiệm”. Nếu như dựa vào dẫn đầu “Top up money”, ngược lại anh ấy “sẽ rất dễ bị chán”. “Tất cả những game tôi chơi đều hi vọng có thể từ 0 làm nên 100, phái thể nghiệm. Tôi nhất định phải tự mình thể nghiệm toàn bộ quá trình”. Hai năm trước khi Lý Hiện vẫn đang quay “Hà Thần”, bởi vì trong phim cảnh quay dưới nước quá nhiều, vai diễn cũng có yêu cầu cao hơn đối với kỹ năng bơi của diễn viên, trước đó rất lâu Lý Hiện đã đến hồ bơi mà luyện tập lặn xuống nước. Sau khi đã quay 3 5 ngày, thật sự là có thể đạt đến mức nhảy xuống nước một chút bóng nước bị hất ra cũng không có”. Mà trong web drama “Kiếm Vương Triều” quay trước đó, Lý Hiện đảm nhận vai nam chính trong phim đã sớm đi học múa kiếm. “Kiếm Vương Triều” là bộ phim được cải biên dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của tiểu thuyết gia Vô Tội, miêu tả về một thời đại dùng kiếm để nói chuyện. Vai diễn của Lý Hiện là thiếu niên Đinh Ninh chịu nhục, chịu khổ (để hoàn thành nhiệm vụ) trong loạn thế giang hồ, dựa vào tu vi của bản thân và mưu trí mà đi lên, cuối cùng lấy một trận quyết chiến để được nghênh đón như Trương Vô Kỵ “quyết chiến Quang Minh đỉnh”. Vai diễn chịu áp lực của mộng anh hùng, mộng võ hiệp trong lòng vô số thư sinh, đối với “nội công võ thuật” của diễn viên tự nhiên yêu cầu cũng cao hơn. Giám chế Phùng Tiểu Cương cũng hi vọng, cảnh đánh võ trong Web drama này có thể thể hiện ra bản lĩnh võ công thật sự, cảm giác chân thật của quyền thuật. Lý Hiện tự chế giễu bản thân học động tác vừa chậm lại vừa ngốc, quả thật trước khi khai máy đã tốn rất nhiều thời gian luyện tập, khi quay “Hà Thần” cũng có cảnh đánh nhau, nhưng giống như nhân vật trong “Kiếm Vương Triều” phải nắm vững rất nhiều bộ sách võ thuật, trước đây tôi thật sự chưa học qua. Vì vậy trước khi khai máy, tôi đã bắt đầu học múa kiếm, tư thế vung kiếm, nhớ rất nhiều tổ hợp chiêu thức võ công, cảnh hành động trong phim thật sự là tôi đánh ra hết lần này đến lần khác”. Bởi vì cảnh đánh nhau quá nhiều. Eo Lý Hiện phải đeo đai cáp treo cả ngày trời, “các diễn viên khác chỉ khi có cảnh quay cần đeo đai cáp treo thì mới đeo. Còn tôi là từ sáng sớm khi mặc trang phục đã phải đeo tất cả các thứ đai cáp treo, trong phim có rất nhiều cảnh lộn nhào, lộn về trước, lộn về sau, lộn nghiêng, dù sao cũng chỉ cần lộn trong phạm vi 360° đều là tự tôi thực hiện hết”. Cảnh đánh nhau nhiều, tự nhiên vũ khí bị hư cũng nhanh. “Kiếm người khác dùng cũng có 2 3 cây, còn tôi thì có mấy chục cây, bởi vì tổ đạo cụ sợ rằng cảnh quay tiếp theo của tôi bị cắt ngang quá nhiều, có thể lập tức thay kiếm khác. Lý Hiện nhớ lại vẫn cảm thấy rất mắc cười”, đồng nghiệp của tổ đạo cụ tại hiện trường liền nói trong bộ đàm “Hiện ca, yên tâm cứ mạnh dạn mà đánh, chúng ta còn tới mấy chục cây kiếm lận, đánh đại đi, không sao đâu, chúng ta vẫn còn!”. Nhưng mà điều khó hơn là làm thế nào để giữ nét mặt “không dữ tợn”, “người bình thường nhìn thấy kiếm vung tới trước mặt sẽ không nhắm mắt, bản thân dùng lực đỡ sẽ nghiến răng chịu đựng, nhưng những điều này là không được phép xuất hiện ở kiếm khách “uyên thâm”, không cho phép xuất hiện trên người hiệp khách, vì vậy khi quay cảnh đánh nhau, tôi cố gắng hết sức thực hiện động tác chính xác, ngoài việc đánh sao cho đẹp ra, còn phải luôn chú ý tới nét mặt của bản thân, phải có phong thái phong lưu lạnh lùng mà tự nhiên, thật sự rất khó”. Lý Hiện nói. DIỄN VIÊN TỰ TU DƯỠNG Hồ Bắc là quê hương của Lý Hiện, mì khô nóng, đậu bì, bún, những đặc sản truyền thống của Hồ Bắc cũng là món ăn mà Lý Hiện yêu thích nhất. Người Hồ Bắc đặc biệt chú trọng “sớm”, thói quen từ sáng sớm đã bắt đầu nạp các loại Carbohydrate (chất đường) phong phú như bánh phở. Nhưng từ khi làm diễn viên, khẩu vị của Lý Hiện đã có “thay đổi lớn”, từ rất lâu rồi, bv không chỉ cố gắng hết sức loại bỏ thịt heo vì dễ mập, bữa tối cũng chỉ ăn salad và sandwich. Khi anh ấy đi học ở học viện điện ảnh Bắc Kinh, xem diễn viên Hàn Quốc Ha Jung Woo, diễn viên Mỹ Jake Gyllenhaal…đã vì vai diễn mà dồn hết tâm trí thay đổi vóc dáng, “cảm thấy tập thể dục nên là một việc bình thường trong cuộc sống của tôi, giống như ăn cơm vậy”, là “diễn viên tự tu dưỡng”, tôi luôn giữ thói quen này từ năm hai duy trì đến hiện tại. Khi nhận quay “Kiếm Vương Triều”, Lý Hiện đã nghiêm túc xem xét “quài hàm con sóc” trên mặt mình, cho rằng trong hóa trang Hiện đại thì không sao cả, nhưng chiếc mủ đội tóc giả trong hóa trang cổ trang sẽ làm căng khuôn mặt, quai hàm sẽ phồng lên rõ hơn. Vì vai diễn, anh ấy rất tự giác liền điều chỉnh khẩu phần ăn uống, “đoạn tuyệt nước có gas, đoạn tuyệt món chính của bữa tối”, “phải gầy hơn so với tạo hình hiện đại mới có thể ăn ảnh”. “Bạn nghiêm túc trải qua hết mỗi ngày, sẽ nhận được một kết quả, kết quả này không phải là tự nhiên mà có, là một gặt hái rất vĩ mô”. Với tư cách là một người đại diện online đầu tiên của Keep, đằng sau câu nói đùa “dùng cơ bụng làm bản đồ chỉ đường cho bà cụ” của Lý Hiện, có rất nhiều sự nổ lực mà bạn không nhìn thấy. Lịch trình nhận “Thân ái, nhiệt ái” và “Kiếm Vương Triều” tương đối kín, từ tháng 12 năm trước liên tục quay tới đầu tháng 8 năm sau. Sau cường độ công việc cao như thế gần 8 tháng, Lý Hiện đã bị căng cơ thắt lưng, khớp cùng chậu nằm sai vị trí. ( Khớp cùng chậu là hai khớp nối giữa đoạn thấp nhất của cột sống – khối xương cùng và phần sau của khung chậu.) Mùa hè năm 2019 khi quay “Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ”, bởi vì có rất nhiều cảnh hành động cần phải đeo đai dây cáp, dây thần kinh xương chậu của Lý Hiện lại xảy ra vấn đề. Dốc hết sức lực vào công việc như vậy là vì trong lòng Lý Hiện còn có một phần kiên trì theo đuổi đối với “độ chuyên nghiệp” của diễn viên. Anh ấy thẳng thắn thừa nhận và cảm kích sự bạo hồng của vai diễn “Hàn Thương Ngôn” trong “Thân ái, nhiệt ái” của mùa hè năm nay, đã mang đến cho anh ấy độ chú ý to lớn và nhiều cơ hội diễn xuất hơn, nhưng cũng vô cùng nghiêm túc bày tỏ, bản thân sẽ không để bộ phim này thay đổi yêu cầu và tiêu chuẩn sáng tạo nghệ thuật sau này. “Nói thật, tôi không thể ngờ rằng “Hàn Thương Ngôn” sẽ nhận được sự chào đón như vậy, không thể ngờ bộ phim có thể mang đến cho tôi nhiều “tiền lời (hoa hồng) ” như vậy, đương nhiên là tôi rất vui. Chính xác hơn nữa bởi vì bộ phim này mà tôi quen biết được nhiều đạo diễn và nhà sản xuất hơn, kịch bản tôi nhận được cũng nhiều hơn, thật sự mang lại cho tôi sự giúp đỡ vô cùng lớn, nhưng bộ phim này không hề ảnh hưởng đến thuộc tính nghề nghiệp của tôi, là một diễn viên. Năm đó sau khi quay xong tác phẩm xuất đạo “Vạn Tiễn Xuyên Tâm”, có thời gian gần 4 năm, Lý Hiện không có hội tham gia diễn xuất trong movie nào nữa cả. Anh ấy khi đó, việc có thể làm chính là liều mạng nạp điện cho bản thân, đọc sách của Mishima Yukio, Akutagawa Ryunosuke, Higashino Keigo, Kawabata Yasunari, xem movie của Ha Jung Woo, Kim Yoon Seok, phim Hàn xem hết rồi thì xem phim Nhật, xem hết phim Nhật thì xem phim Hollywood, sau đó là Châu Âu, phim trong nước, dần dần liền tiếp thu được”. “Không quan tâm hơn thua” được xem như là câu nói của người xưa, xã hội bây giờ xốc nổi, không phải ai cũng có thể làm được. “Tâm bình thường” của Lý Hiện cũng gần 10 năm trong nghề, dần dần tôi luyện mà nên. Có người nói, ba giai đoạn của đời người chính là chấp nhận ba mẹ là người bình thường, chấp nhận bản thân là người bình thường, chấp nhận con cái là người bình thường. Nhưng đối với Lý Hiện mà nói, chấp nhận vị trí “bị động” của diễn viên, rất nhiều thứ không phải là thứ mà bản thân có thể khống chế được, cũng là một kiểu trưởng thành khác. “Tôi rất ít khi lập kế hoạch hoặc nhìn về tương lai, tôi xem trọng hiện tại hơn, làm mỗi một việc, tôi sẽ phân tích lợi và hại, cân nhắc kết quả xấu nhất, tôi có thể gánh vác thì tôi mới làm”. Movie văn nghệ “Bí ẩn khi tới” đã đóng máy từ năm 2015 đến bây giờ vẫn chưa được công chiếu, “Kiếm Vương Triều” quay trước nhưng lại chiếu sau “Thân ái, nhiệt ái”, thời gian tác phẩm và khán giả gặp mặt không phải là lấy quỹ đạo trưởng thành của diễn viên làm chuẩn, tài hoa không được người bên ngoài nhìn thấy hoặc là diễn xuất bị chất vấn “thụt lùi”, đều là khả năng mạo hiểm phát sinh. Đối với thiên tính nhạy cảm hơn người bình thường của diễn viên mà nói, những nhân tố bên ngoài ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, càng không cần nói đến phát triển nghề nghiệp. Nhưng Lý Hiện không hề xoắn xuýt như thế, “mỗi một hạng mục đều có số mệnh của nó, bởi vì nó không chỉ là quay xong là xong, còn có hậu kì, tiền vốn, chính sách…rất nhiều phương diện và giai đoạn. Nhân tố xung quanh không phải là một mình diễn viên có thể khống chế được. Là diễn viên chỉ có thể cố gắng hết sức làm tốt công việc của hiện tại, dựa vào sự hiểu biết của bản thân đối với biểu diễn để đắp nặn vai diễn, biết đâu một lúc nào đó trong tương lai tôi đối với vai diễn có hiểu biết tốt hơn, nhưng chỉ cần hiện tại tôi không phụ lòng hạng mục và vai diễn, tôi sẽ không thẹn với lòng”. Khi Lý Hiện nói lời này, đột nhiên có chút giống với vai diễn của anh ấy trong “Kiếm Vương Triều”, đó là chỉ cần có một thanh “tàn kiếm” trong tay, nhưng cũng có thể đá bay một thiếu niên. “ Khi mới bắt đầu quay, trong tay đối thủ của tôi đều là kiếm tốt, chỉ có kiếm của tôi là một thanh đoạn kiếm, nhưng thật sự là càng thuận tay hơn. Bạn có thể hiểu điều này như vô số việc mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống, việc chúng ta cần làm chính là thản nhiên tiếp nhận, hơn nữa tôi rất quý trọng cơ duyên này”. Ở hiện trường quay “Tiệm đồ cổ trung cục” Lý Hiện thích quan sát đồng nghiệp, anh ấy cảm khái tâm thái rộng lượng của tiền bối Cát Ưu, hướng về tâm, cũng tán thưởng sự dí dỏm hài hước và sự hòa nhã dễ gần của Lôi Giai m gọi anh ấy là “Đại ca ca”, đóng phim cùng anh ấy là tự nhiên và thoải mái nhất. Lý Hiện nói tổ phim “Tiệm đồ cổ trung cục” là một tổ phim “không có bất kỳ gánh nặng nào”, mỗi diễn viên đều không phải dè chừng gì cả, phóng thích “mị lực” của bản thân, “ở nơi này cứ trêu đùa rồi diễn”. Đối với Lý Hiện mà nói, đây là hạnh phúc to lớn nhất của việc làm diễn viên.
_________
Trans by T Brought to you by #LiXianVNFC
7 notes
·
View notes
Text
Bánh chưng thơm mùi nếp.
Canh thịt dồn khổ qua.
Tết dậy mùi từ bếp.
Dậy hương vị của Nhà.
|Linh Tumblr| / Tranh : Thái Hiển
286 notes
·
View notes
Text
Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền
Theo tín ngưỡng người Việt, 3 mùng đầu tiên của năm mới được xem là ba ngày quan trọng, có ảnh hưởng đến cả năm. Và việc chuẩn bị mâm cúng vào ba ngày này cũng đòi hỏi sự am hiểu nhất định về phong tục tập quán. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết về ý nghĩa và cách để chuẩn bị mâm cơm cúng ba ngày đầu năm này.
Nguồn kham khảo (Source): https://vanhoadoisong.vn/y-nghia-va-cach-chuan-bi-mam-com-cung-3-ngay-tet-co-truyen-1399/
Những món không thể thiếu
Gà luộc
Hình ảnh con gà luộc trên bàn thờ gia tiên có lẽ là một hình ảnh quen thuộc không thể thiếu vào ngày Tết. Gà cúng đầu năm sẽ thường là gà trống hoa khỏe mạnh và được tuyển chọn kỹ càng. Gà được luộc với nhiều dáng khác nhau rất đẹp mắt, qua đó thể hiện được sự khéo léo của gia chủ.
Gà luộc
Bánh chưng – bánh tét
Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, người người nhà nhà ở khắp cả nước tất bật sum họp để gói bánh cúng Tết.Nếu bàn thờ ở miền Bắc không thể thiếu một cặp bánh chưng thì ở miền Nam sẽ là hai đòn bánh Tét. Đối với người dân Việt Nam, ngày Tết không có bánh chưng bánh tét cúng ông bà nhất định sẽ không thật sự đủ đầy
Bánh chưng – bánh tét
Canh miến
Đây là một món ăn quen thuộc vào ngày Tết với hầu hết những gia đình ở miền Bắc. Canh miến thường được nấu bằng nước luộc gà, măng khô và thịt gà (hoặc xương heo) ăn cùng với miến dong.
Giữa tiết trời lạnh đặc trưng của mùa Tết miền Bắc, cả nhà cùng thưởng thức món canh miến ấm nóng thì tuyệt vời vô cùng!
Canh miến
Canh khổ qua dồn thịt
Người miền Nam quan niệm rằng ăn “khổ qua” đầu năm thì cả năm sẽ “qua khổ”. Cũng vì thế mà món canh khổ qua dồn thịt từ lâu đã trở thành một món không thể thiếu trong ngày Tết ở mâm cơm cúng ông bà ở mỗi gia đình miền Nam.
Canh khổ qua dồn thịt
Mâm ngũ quả
Có lẽ, nét đặc trưng nhất trên bàn thờ gia tiên của gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về chính là mâm ngũ quả.
Mỗi miền sẽ có một cách trưng bày mâm ngũ quả với những loại quả đặc trưng khác nhau. Nhưng chung nhất, mâm ngũ quả ở đâu cũng sẽ là biểu hiện của tấm lòng thành kính tổ tiên, cũng như mong ước cho năm mới đủ đầy của người Việt Nam ta.
Mâm ngũ quả
Xôi
Xôi là một món ăn lâu đời của người Việt và được dùng vào cả ngày thường lẫn mỗi dịp lễ Tết. Xôi được nấu bằng gạo nếp cùng với một loại nguyên liệu tùy thích như đậu phộng, gấc, hạt sen, đậu đen,… Xôi cúng ngày T���t sẽ được làm cẩn thận và cầu kỳ hơn.
Xôi
Mâm cúng mùng 1 – Cúng Tết Nguyên đán
Ý nghĩa
Tên gọi “Nguyên đán” với “Nguyên” có nghĩa là điểm khởi đầu và “đán” có là buổi sáng sớm. Mâm cỗ mùng 1 mang ý nghĩa là sự bắt đầu của một năm mới tốt đẹp và may mắn hơn.
Mâm cơm ngày mùng 1 cũng thường là mâm cơm hoành tráng và công phu nhất với mong cầu đầu năm sung túc thì cả năm cả nhà cũng được no đủ như thế.
Chuẩn bị
Theo quan niệm của ông bà ta, mâm cơm cúng ngày mùng 1 sẽ không thể thiếu những thứ sau đây: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Cỗ mặn hoặc chay tùy tâm gia chủ nhưng món ăn ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Mâm cúng mùng 1 cầu kì
Miền Bắc: mâm cỗ cần phải chỉnh chu và đúng theo quy t��c “4 bát 6 đĩa” hoặc “8 bát 8 đĩa” (đối với mâm cỗ lớn). Theo quan niệm lâu đời, số bát và đĩa trên mâm cần phải là số chẵn để đặt được sự hài hòa, cân xứng.
Miền Trung: thường có các món bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ,…
Miền Nam: các món như bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang,…
Mâm cúng mùng 2 – Cúng thần linh, gia tiên
Ý nghĩa
Nếu ngày mùng 1 là cúng để mời ông bà gia tiên thì mâm cúng ngày mùng 2 là để tỏ lòng biết ơn với thần linh. Người Việt Nam tin rằng, việc bày tỏ lòng thành kính đối với bậc bề trên là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp mọi người được thần linh phù hộ cả năm để tai qua nạn khỏi và làm ăn phát đạt.
Chuẩn bị
Mâm cỗ cúng ba ngày Tết về cơ bản thì khá tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể linh động bằng cách thêm thắt một vài món mới để thay đổi khẩu vị và thêm phần bắt mắt.
Mâm cúng mùng 2 với nhiều món ăn sáng tạo hơn
Miền Bắc: người miền Bắc thường tỉ mỉ và cầu kỳ nên mâm cỗ sẽ có nhiều món hơn như gà luộc, canh bóng thả, nộm (gỏi),..
Miền Trung và miền Nam: sẽ đơn giản hơn với những món ăn quen thuộc. Vì với họ, mâm cơm ngày mùng 2 giống như là mâm cơm sum họp gia đình hơn.
Mâm cúng mùng 3 – Cúng hóa vàng, tiễn ông bà
Ý nghĩa
Mùng 3 là mùng cuối cùng của Tết Nguyên ��án. Cúng mùng 3 còn được gọi là cúng hóa vàng hay cúng tiễn chân gia tiên sau 3 ngày Tết đầm ấm ở cùng con cháu. Có rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông.
Mâm cúng hóa vàng mùng 3
Chuẩn bị
Mâm cúng ngày mùng 3 thường sẽ đơn giản hơn, nhưng nhất định không thể thiếu những món sau đây:
Một mâm cỗ mặn tùy nhà mà có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, nem rán, giò chả, canh, thịt kho, rượu,…
Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít để cúng cho ông bà lấy may đầu năm.
Mâm ngũ quả và hoa tươi.
Nhang đèn.
Bánh kẹo, mứt.
Trầu cau, thuốc lá.
2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Trên đây là bài viết tổng hợp ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền năm chi tiết. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về những phong tục tập quán lâu đời của người Việt ta. Chúc các bạn có một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và an khang – thịnh vượng!
#mevabe
#mebe
#chamsoctre
#suckhoe
#thethao
#thoitrang
#lamdep
#vanhoadoisong
#vanhoadoisongvn#mamcomcung
1 note
·
View note
Text
Bí quyết nấu canh khổ qua dồn thịt không bao giờ bị đắng
Bí quyết nấu canh khổ qua dồn thịt không bao giờ bị đắng
Bí quyết nấu canh khổ qua dồn thịt không bao giờ bị đắng Khổ qua có vị đắng đặc trưng tuy nhiên không phải ai cũng thưởng thức được hương vị đặc biệt này. Cùng tham khảo ngay bài viết này để biết cách nấu món canh khổ qua không bị đắng, ai cũng ăn được. Chuẩn bị 15 phút Chế biến 20 phút Dành cho 3-4 người Bạn đang đọc: Bí quyết nấu canh khổ qua dồn thịt không bao giờ bị đắng Canh khổ qua nhồi…
View On WordPress
0 notes
Text
Gợi ý thực đơn món ăn ngon mỗi ngày dễ nấu cho chị em!
Lên thực đơn món ăn ngon mỗi ngày cho gia đình không bao giờ là chuyện dễ dàng, kể cả với những bà nội trợ lâu năm. Vì vậy, hôm nay Viecnha.vn sẽ gợi ý một số thực đơn vừa dễ nấu, vừa giàu dinh dưỡng, đặc biệt còn dễ nấu cho chị em. Nhớ theo dõi bài viết dưới đây và ghi chú lại ngay nhé!
Thực đơn món ăn ngon – bổ – rẻ
Nội dung [Ẩn]
1 Thực đơn món ăn ngon – bổ – rẻ
1.1 Thực đơn chỉ với 50k
1.2 Thực đơn với 100k
1.3 Thực đơn chay đổi vị
2 Thực đơn theo buổi dễ nấu
2.1 Món ăn ngon mỗi ngày dành cho buổi sáng
2.2 Món ăn ngon mỗi ngày dành cho buổi trưa
2.3 Món ăn ngon mỗi ngày dành cho buổi tối
Thực đơn chỉ với 50k
Gợi ý đầu tiên của Viecnha.vn dành cho bạn sẽ là thực đơn món ăn ngon mỗi ngày cho gia đình mà ai cũng phải mê, ăn không nỡ dừng đũa. Đặc biệt, thực đơn này có giá cả vô cùng phải chăng, khi chỉ mất khoảng 50.000 VNĐ là đã làm đủ món hấp dẫn rồi.
Thật khó tin khi với mỗi 50.000 VNĐ mà bạn đã có thể nấu các món ăn mỗi ngày vừa chất lượng vừa bổ dưỡng cho cả gia đình. Việc này hoàn toàn làm được, nếu bạn thực hiện theo các tiêu chí dưới đây:
– Đầu tiên, thực đơn phải có món mặn, món xào hay món canh để các thành viên trong gia đình không bị nhàm chán.
– Chú ý thay đổi thường xuyên các nguyên liệu để đối mới món ăn, gợi hứng thú cho mọi người.
Các thực đơn 50k vừa ngon vừa dễ làm, bạn có thể áp dụng ngay cho gia đình như:
– Thịt kho trứng – đậu que xào tỏi – nước mắm giã nhuyễn.
– Canh bí đao xương heo – trứng chiên nước mắm.
– Cá basa kho dứa – canh rau diếp cá.
– Gà chiên nước mắm – rau muống xào tỏi.
– Canh bí đỏ thịt bằm – cá cơm kho tiêu.
Thực đơn với 100k
Một thực đơn gồm các món ăn ngon mỗi ngày góp phần không nhỏ trong việc giữ “lửa” hạnh phúc cho gia đình. Bởi sau ngày dài làm việc mệt mỏi, được ngồi quây quần bên nhau và cùng chia sẻ những món ăn ngon thì còn gì tuyệt vời hơn nữa.
Do đó, việc lên thực đơn hằng ngày thực sự rất quan trọng và không ít người gặp khó, không biết nên nấu món nào với số tiền 100k. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự, hãy tham khảo ngay một số gợi ý sau đây:
– Cá kèo kho rau răm, gỏi rau muống và món canh khổ qua nhồi thịt.
– Thịt ba chỉ hấp xả, su su xào cà rốt và món canh rong biển.
– Thịt băm chưng trứng muối, đậu cô ve xào và canh nấm kim châm.
– Cá lóc kho tiêu ăn kèm với dưa leo, canh hến nấu chua.
– Đậu hũ dồn thịt sốt cà chua, canh bí đao thịt bằm ăn với trứng chiên.
Thực đơn chay đổi vị
Thật thiếu sót nếu trong những gợi ý món ăn ngon mỗi ngày thiếu đi các món ăn chay. Nếu một ngày, bạn tạm “ngán” thịt, cá thì hãy lên ngay thực đơn các món chay. Chắc chắn đây sẽ là một làn gió mới cho bữa cơm gia đình bạn đó!
Tuy các món chay chỉ là sự kết hợp giữa rau, củ, nấm,… với nhau nhưng khi chế biến đúng cách, độ thơm ngon của nó cũng không hề thua kém gì so với các món mặc khác.
Bạn có thể chọn thực đơn thanh mát, thanh đạm, giàu chất dinh dưỡng,… để chiêu đãi mọi người. Đặc biệt, bạn nhớ chuẩn bị thêm trái cây hay sữa đậu này để mọi người tráng miệng, bữa ăn sẽ kết thúc hoàn hảo với điểm 10 trọn vẹn.
Một số thực đơn món chay dễ làm bạn có thể nấu cho nhà mình là:
– Cà tím kho tộ, nấm bào như xào sả ớt ăn kèm dưa leo.
– Cơm chiên lá é, canh chua chay với đậu, nấm kim châm chiên giòn hoặc su su xào cà rốt.
– Nấm rơm kho sả, rau củ xào chay, canh hẹ nấm đậu hũ chay.
– Đậu hũ muối chiên sả ớt, canh bí đỏ chay, rau luộc. Thay đổi món tráng miệng với đu đủ giòn ngọt.
Thực đơn theo buổi dễ nấu
Món ăn ngon mỗi ngày dành cho buổi sáng
Văn hóa người Việt thường khởi đầu ngày mới với những món ăn ngon nóng hổi tại nhà hàng hoặc món ăn. Tuy nhiên, bạn cũng thể tự trổ tài ở nhà với các công thức cực đơn giản, mất ít thời gian dưới đây của Viecnha.vn. Đảm bảo mọi người trong gia đình ai cũng phải bất ngờ trước “tay nghề” của bạn hết!
Bữa ăn sáng luôn là bữa ăn quan trọng để cơ thể nạp đủ năng lượng cho cả ngày dài, nhưng vì sự bận rộn mà không ít người chọn bỏ qua bữa ăn sáng.
Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị mà vẫn có hương vị thơm ngon tuyệt vời, đó chính là đặc điểm nổi bật của những món ăn sáng sắp được giới thiệu. Bạn có thể thỏa thích chọn lựa giữa món khô đến món nước, hay các món xôi,… đều được cả. Ví dụ như:
– Mì xào thì có món mì xào thập cẩm, mì xào trứng, mì xào bò.
– Xôi thì có xôi gà, xôi gấc, xôi mặn.
– Các món nước đặc trưng gồm bún bò Huế, bún riêu cua, bánh canh giò heo.
– Cháo lòng, cháo đậu đỏ.
– Bánh điểm tâm, từ bánh cuốn, bánh ướt, bánh bột lọc đến bánh tằm bì,…
Món ăn ngon mỗi ngày dành cho buổi trưa
Đây là bữa ăn có độ quan trọng không hề kém cạnh gì so với buổi sáng, được xem là khoảng thời gian để bạn lấy lại năng lượng để bắt đầu buổi chiều làm việc một cách đầy năng lượng nhất.
Nếu bạn không có đủ thời gian chuẩn bị, hãy làm theo những gợi ý mà Viecnha.vn giới thiệu nhé! Trong nháy mắt, bạn sẽ được chìm đắm trong vô vàn hương vị thơm ngon đến từ các món mặn, món canh, món xào và cả món tráng miệng.
Một số thực đơn các món ăn ngon mỗi ngày mà bạn có thể tham khảo là:
– Gà hấp muối sả, gỏi tép bông điên điển, canh cà chua trứng.
– Ba chỉ kho tiêu, đậu bắp và đậu rồng luộc, canh chua ếch.
– Vịt rim xá xíu, canh mồng tơi tôm khô, dưa leo.
– Cá nục kho dứa, canh nấm rau dền, cà tím nướng mỡ hành.
Món ăn ngon mỗi ngày dành cho buổi tối
Buổi tối là khoảng thời gian ý nghĩa với mỗi thành viên trong gia đình. Do đó, một bữa ăn tuyệt vời chiêu đãi mọi người chính là điều mà ai cũng mong muốn thực hiện cả.
Sự hấp dẫn, thơm ngon của những món ăn ngon mỗi ngày khiến buổi tối của gia đình không hề bị nhàm chán. Ngược lại còn rất thú vị và vui vẻ, không khí gia đình sẽ được lấp đầy bởi tiếng cười rôm rả của các thành viên. Dường như mọi stress, áp lực trong cuộc sống đều sẽ “tan đi” mỗi khi thưởng thức các món ngon này.
Sau đây sẽ là các gợi ý thực đơn lý tưởng dành cho bữa tối với giá chưa đến 70k:
– Canh bí đỏ tôm thẻ, thịt kho tiêu, đậu ve xào.
– Canh củ dền thịt băm, cánh gà chiên nước mắm, trứng chiên bắp cải khoai tây.
– Canh khoai mỡ thịt bằm, thịt ba chỉ kho, dưa leo.
– Cà rốt su su xào, cá hường chiên sả ớt, canh chua cá điêu hồng.
– Đầu hũ nhồi thịt sốt cà, canh bầu tôm thẻ, rau muống xào tỏi.
Viecnha.vn vừa giới thiệu đến mọi người thực đơn món ăn ngon mỗi ngày vừa dễ nấu, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí. Hi vọng với những món ăn ngon này, bạn không còn phải băn khoăn, lo lắng cho câu hỏi “hôm nay ăn gì” nữa nhé!
0 notes
Text
*70 / CUỘC ĐỜI VAY TRẢ CÓ NGAY , CHUYÊN NGHỀ ĂN CƯỚP ĐẾN NGÀY CHẾT THIÊU .
Trôi ngày tháng cuộc đời lữ thứ , Sống miệt mài cách xứ bôn ba . Quan San vạn dặm Sơn Hà , Biệt vô âm tín quê nhà hắt hiu ..!
Bao la biển thủy triều cuộn sóng , Mỏi mắt nhìn chiếc bóng ngoài khơi . Mông mênh bốn phía mây trời , Đi vào vô tận bể đời vũng sâu …!
Muôn trùng chỗ tìm đâu bờ bến , Cõi vô thường biết đến khi nao …? Lăn lóc ở chốn ba đào , Manh nha cuộc sống lao đao lụy phiền …! (@)
Văn minh chốn bình yên từ thuở , Nền tự do rực rỡ muôn phương . Chung quy hợp chủng phố phường , Răm rắp luật pháp con đường tiến thân …
Đau lòng nghĩ muôn dân nước Việt , Bọn côn đồ chỉ biết vô lương . Tà quyền quấy nhiễu phố phường Lầm than đói khổ tìm đường vượt biên .
Thời gian quá triền miên khói lửa , ( 1945-1975 ) Thâu hai miền thả cửa tham ô . (&) Tranh giành cướp của cuồng hồ , Miền Nam vơ vét cơ đồ nát tan …!
Chúng quấy phá điêu tàn đất nước , ( 1975-2016 ) Bởi trị vì chẳng được lòng ai ? Từ trên xuống dưới con bài , Độc tài đảng trị thuộc loài ác ôn !
Bưng bô lũ tranh dồn quyền thế , Ngồi trên cao tiếm ghế làm vì … Đồn Lâm ra vẽ uy nghi , côn an hù doạ fuck ghì kim ngân…!
Quan ô nó lần khân kiếm chác , Chia không đều lấn át chửi nhau ? Tham lam củng cố làm giàu , Đem ra mổ xẻ một tàu ngu si …!
Tày trời tội còn ghi sông núi , Chạy đằng trời lòn cúi Tàu Ô …? Con đường cửa tử nhảy vô , Làm thân nô bộc cộng nô tàn đời ..!
Bán đất nước gọi mời năn nỉ , Cúi gặm đầu con đĩ mẹ bây … Chó săn đình đám con cầy , Vay ăn thịt cẩu nghiệp đày trả ngay …?
Rõ ràng như thể ban ngày , Mười ba thằng ngố ông này tướng kia … Trời cho vào lửa lia chia , Anh hùng chơi đĩ dựng bia để đời …!
Formosa khắp nơi chết thảm , Cũng không hề vấn nạn hỏi thăm ? Mấy thằng chết cháy nhăn răng , Đưa lên báo chí rùm beng thầm thì …
Ôi than ơi " A Di Đà Đảng " ,(¥) Mong cô hồn lảng vảng âm binh .! Xuống sân Âm Phủ Ba Đình , Mà canh xác cụ kẻo thình nay mai ?
Chẳng qua cái số an bài , Đầu trâu mặt ngựa hình hài thế nhân . Đĩ cũng run sợ thất thần , Thôi cho mồi lửa quây quần âm ty …!
(@) Manh nha : Nghĩa là mới nảy sinh , mới bắt đầu . (&) Thả cửa : Nghĩa là tự do . (¥) " A Di Đà Đảng " : câu thơ của một người trên Facebook
Ghi lại ngày 13 anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình vì gái điếm… Tại Thủ Đô Hà Nội .
Nguyễn Doãn Thiện Antioch, California Ngày 02 tháng 11 năm 2016
0 notes
Text
Mẹ Việt dụ con ăn rau bằng đĩa cơm đẹp như tranh
MỹBằng cách cắt nhỏ nhiều loại rau, sắp xếp thành những đĩa cơm đẹp mắt, chị Ngô Thị Mỹ Phượng ở đảo Guam đã giúp con gái 4 tuổi vượt qua "bệnh" lười ăn rau .
Chị Phượng có hai con, bé gái bốn tuổi và bé trai một tuổi. Do các con còn nhỏ nên người mẹ này ở nhà làm nội trợ. Trước đây, chị ít khi nấu ăn hoặc nấu đơn giản kiểu nhanh gọn. Tuy nhiên, sau khi sinh bé thứ hai và trải qua một "biến cố sinh tử", chị muốn làm một điều gì đó đặc biệt hơn cho các con. Bắt đầu là những bữa ăn hàng ngày, từ tháng 7/2020, chị mày mò làm những đĩa cơm tạo hình ngộ nghĩnh cho con.
Đối với chị Phượng, làm những đĩa cơm với hình thù ngộ nghĩnh là cách để bày tỏ tình yêu thương đối với con cái, bởi trong mỗi đĩa cơm mẹ làm đều dồn biết bao công sức. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Do con thứ hai còn nhỏ, lại thêm việc nhà nên bà mẹ Việt chỉ có thể bày vẽ ba lần mỗi tuần. Phượng cũng ít khi lên thực đơn, cuối tuần đi siêu thị mua đồ cho cả tuần. Chị thường nấu món Việt như cá kho, thịt kho, tôm rim, canh, các món rau xào/luộc, bún, phở... Bé lớn nhà Phượng tên Sophia, bốn tuổi, rất thích những món ăn mẹ nấu.
Bình thường những bữa ăn hàng ngày bé ăn theo cha mẹ, nấu gì ăn đó. Nếu làm cơm đĩa thì Phượng dùng những món đó trang trí luôn cho con. Cơm luôn nấu sẵn, thịt cá chuẩn bị trước một đêm để tủ lạnh. Nếu cần tạo hình với rau củ và rong biển thì tối đến sau khi các con ngủ chị bắt đầu thực hiện.
"Việc trang trí món ăn không quá khó, chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian vì phải tập trung vào từng chi tiết. Một số mẫu tôi tham khảo trên mạng, có mẫu làm theo các nhân vật hoạt hình, hình trong truyện hoặc tự nghĩ ra", người mẹ hai con nói.
Các chi tiết trên đĩa cơm đa phần chị Phượng nặn bằng tay, chỉ một số chi tiết khó mới dùng khuôn. Về màu sắc thì từ rau củ quả tự nhiên và hoa khô. Ví dụ nếu muốn màu xanh thì dùng hoa đậu biếc, màu tím nhạt thì hoa dâm bụt đỏ khô, màu vàng từ nhuỵ hoa nghệ tây.... Người mẹ này thường ngâm hoa với nước sôi cho ra màu, vo gạo 2 lần rồi cho nước hoa vào trước sau đó mới thêm nước đủ lượng nấu cơm.
Phượng thường không đong đếm được thời gian thực hiện các đĩa thức ăn vì nhiều lúc đang làm bé nhỏ khóc đòi ăn đòi ngủ, hoặc tranh thủ khi các bé đang chơi với nhau thì chị làm. Những chi tiết rau củ nếu không phải nấu được làm trước rồi bọc kỹ để tủ lạnh, gần đến bữa mới bắt tay vào nấu. Nếu tạo hình cơm, chị làm xong cho vào nồi cơm điện để giữ ấm. Bởi vậy có những đĩa cơm đến lúc hoàn thành mất cả tiếng đồng hồ.
Để con ăn được nhiều hơn thì chị Phượng luôn tạo những đĩa cơm theo các nhân vật truyện tranh hoặc mẹ tự nghĩ ra. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trong những đĩa cơm, chị thích đĩa hình chim công vì sự nhẹ nhàng duyên dáng. Còn hình Bạch Tuyết thì ấn tượng nhất về độ khó khi tạo hình đôi mắt. "Nhiều lúc tạo hình chưa đẹp, làm tới làm lui chẳng được chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng nhìn thấy con háo hức chờ đợi tác phẩm của mẹ lại tự nhủ: Thôi cố lên xem như thế nào", Phượng kể lại.
Mỗi lần mẹ tạo hình cơm, bé Sophia rất háo hức. Cô bé vốn lười ăn, lại hiếu động nên thường mất 1-1,5 tiếng mới xong bữa. Kể từ khi mẹ có những bức hình sinh động trên đĩa cơm, cô bé chủ động lấy ghế và muỗng nĩa của mình, ngồi vào bàn ăn và hoàn thành chỉ trong 30 phút. Những lúc ngon miệng, Sophia không dùng thìa nữa mà bốc tay luôn.
Sophia thích ăn trứng và chả lụa mẹ làm nhưng rất kén ăn rau. Nhờ những cơm thú, cơm hoa, cơm búp bê... bé đã ăn được tất cả các loại rau và những món trước kia mình không thích như khổ qua, súp lơ xanh hay dưa leo. "Chỉ cần cắt rau thành những miếng nhỏ và sắp xếp thật đẹp lên một chiếc đĩa sẽ kích thích sự thèm ăn của bé", Phượng hào hứng khoe.
Không chỉ có cơm, Sophia còn thường được mẹ nấu bún, mì, nui và trình bày bữa ăn theo chủ đề con gái yêu thích.
Bé Sophia, con lớn của chị Phượng rất thích những đĩa cơm bento mẹ nấu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Biết vợ bận với những bữa cơm, chồng Phượng cũng thường xuyên giúp vợ trông con và chụp ảnh lại những món ăn cô nấu. Những đĩa cơm khi được chia sẻ lên các hội nhóm người Việt ở nước ngoài nhận được lời khen ngợi về khả năng sáng tạo cũng như vẻ đáng yêu, ngộ nghĩnh.
Nhìn thấy mẹ làm cơm cho mình, Sophia thường đòi giúp. "Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện, đùa vui khiến tôi cảm thấy khoảng thời gian nấu nướng này rất ý nghĩa và hạnh phúc", Phượng nói.
Hải Hiền
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/3toIh7G via IFTTT
0 notes
Text
Ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền
Theo tín ngưỡng người Việt, 3 mùng đầu tiên của năm mới được xem là ba ngày quan trọng, có ảnh hưởng đến cả năm. Và việc chuẩn bị mâm cúng vào ba ngày này cũng đòi hỏi sự am hiểu nhất định về phong tục tập quán. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết về ý nghĩa và cách để chuẩn bị mâm cơm cúng ba ngày đầu năm này.
Nguồn kham khảo (Source): https://vanhoadoisong.vn/y-nghia-va-cach-chuan-bi-mam-com-cung-3-ngay-tet-co-truyen-1399/
Những món không thể thiếu
Gà luộc
Hình ảnh con gà luộc trên bàn thờ gia tiên có lẽ là một hình ảnh quen thuộc không thể thiếu vào ngày Tết. Gà cúng đầu năm sẽ thường là gà trống hoa khỏe mạnh và được tuyển chọn kỹ càng. Gà được luộc với nhiều dáng khác nhau rất đẹp mắt, qua đó thể hiện được sự khéo léo của gia chủ.
Gà luộc
Bánh chưng – bánh tét
Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt. Vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, người người nhà nhà ở khắp cả nước tất bật sum họp để gói bánh cúng Tết.
Nếu bàn thờ ở miền Bắc không thể thiếu một cặp bánh chưng thì ở miền Nam sẽ là hai đòn bánh Tét. Đối với người dân Việt Nam, ngày Tết không có bánh chưng bánh tét cúng ông bà nhất định sẽ không thật sự đủ đầy.
Bánh chưng – bánh tét
Canh miến
Đây là một món ăn quen thuộc vào ngày Tết với hầu hết những gia đình ở miền Bắc. Canh miến thường được nấu bằng nước luộc gà, măng khô và thịt gà (hoặc xương heo) ăn cùng với miến dong.
Giữa tiết trời lạnh đặc trưng của mùa Tết miền Bắc, cả nhà cùng thưởng thức món canh miến ấm nóng thì tuyệt vời vô cùng!
Canh miến
Canh khổ qua dồn thịt
Người miền Nam quan niệm rằng ăn “khổ qua” đầu năm thì cả năm sẽ “qua khổ”. Cũng vì thế mà món canh khổ qua dồn thịt từ lâu đã trở thành một món không thể thiếu trong ngày Tết ở mâm cơm cúng ông bà ở mỗi gia đình miền Nam.
Canh khổ qua dồn thịt
Mâm ngũ quả
Có lẽ, nét đặc trưng nhất trên bàn thờ gia tiên của gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về chính là mâm ngũ quả.
Mỗi miền sẽ có một cách trưng bày mâm ngũ quả với những loại quả đặc trưng khác nhau. Nhưng chung nhất, mâm ngũ quả ở đâu cũng sẽ là biểu hiện của tấm lòng thành kính tổ tiên, cũng như mong ước cho năm mới đủ đầy của người Việt Nam ta.
Mâm ngũ quả
Xôi
Xôi là một món ăn lâu đời của người Việt và được dùng vào cả ngày thường lẫn mỗi dịp lễ Tết. Xôi được nấu bằng gạo nếp cùng với một loại nguyên liệu tùy thích như đậu phộng, gấc, hạt sen, đậu đen,… Xôi cúng ngày Tết sẽ được làm cẩn thận và cầu kỳ hơn.
Xôi
Mâm cúng mùng 1 – Cúng Tết Nguyên đán
Ý nghĩa
Tên gọi “Nguyên đán” với “Nguyên” có nghĩa là điểm khởi đầu và “đán” có là buổi sáng sớm. Mâm cỗ mùng 1 mang ý nghĩa là sự bắt đầu của một năm mới tốt đẹp và may mắn hơn.
Mâm cơm ngày mùng 1 cũng thường là mâm cơm hoành tráng và công phu nhất với mong cầu đầu năm sung túc thì cả năm cả nhà cũng được no đủ như thế.
Chuẩn bị
Theo quan niệm của ông bà ta, mâm cơm cúng ngày mùng 1 sẽ không thể thiếu những thứ sau đây: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Cỗ mặn hoặc chay tùy tâm gia chủ nhưng món ăn ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.
Mâm cúng mùng 1 cầu kì
Miền Bắc: mâm cỗ cần phải chỉnh chu và đúng theo quy tắc “4 bát 6 đĩa” hoặc “8 bát 8 đĩa” (đối với mâm cỗ lớn). Theo quan niệm lâu đời, số bát và đĩa trên mâm cần phải là số chẵn để đặt được sự hài hòa, cân xứng.
Miền Trung: thường có các món bánh chưng hoặc bánh tét, dưa cải chua, bò rim, giò thủ, bánh tổ,…
Miền Nam: các món như bánh tét, dưa món, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, tép rang,…
Mâm cúng mùng 2 – Cúng thần linh, gia tiên
Ý nghĩa
Nếu ngày mùng 1 là cúng để mời ông bà gia tiên thì mâm cúng ngày mùng 2 là để tỏ lòng biết ơn với thần linh. Người Việt Nam tin rằng, việc bày tỏ lòng thành kính đối với bậc bề trên là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp mọi người được thần linh phù hộ cả năm để tai qua nạn khỏi và làm ăn phát đạt.
Chuẩn bị
Mâm cỗ cúng ba ngày Tết về cơ bản thì khá tương tự nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể linh động bằng cách thêm thắt một vài món mới để thay đổi khẩu vị và thêm phần bắt mắt.
Mâm cúng mùng 2 với nhiều món ăn sáng tạo hơn
Miền Bắc: người miền Bắc thường tỉ mỉ và cầu kỳ nên mâm cỗ sẽ có nhiều món hơn như gà luộc, canh bóng thả, nộm (gỏi),..
Miền Trung và miền Nam: sẽ đơn giản hơn với những món ăn quen thuộc. Vì với họ, mâm cơm ngày mùng 2 giống như là mâm cơm sum họp gia đình hơn.
Mâm cúng mùng 3 – Cúng hóa vàng, tiễn ông bà
Ý nghĩa
Mùng 3 là mùng cuối cùng của Tết Nguyên Đán. Cúng mùng 3 còn được gọi là cúng hóa vàng hay cúng tiễn chân gia tiên sau 3 ngày Tết đầm ấm ở cùng con cháu. Có rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông.
Mâm cúng hóa vàng mùng 3
Chuẩn bị
Mâm cúng ngày mùng 3 thường sẽ đơn giản hơn, nhưng nhất định không thể thiếu những món sau đây:
Một mâm cỗ mặn tùy nhà mà có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, nem rán, giò chả, canh, thịt kho, rượu,…
Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít để cúng cho ông bà lấy may đầu năm.
Mâm ngũ quả và hoa tươi.
Nhang đèn.
Bánh kẹo, mứt.
Trầu cau, thuốc lá.
2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).
Trên đây là bài viết tổng hợp ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cơm cúng 3 ngày Tết cổ truyền năm chi tiết. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn đã hiểu hơn về những phong tục tập quán lâu đời của người Việt ta. Chúc các bạn có một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc và an khang – thịnh vượng!
#mevabe
#mebe
#chamsoctre
#suckhoe
#thethao
#thoitrang
#lamdep
#vanhoadoisong
#vanhoadoisongvn#mamcomcung
1 note
·
View note
Photo
Vẫn là câu chuyện về một người con gái đã trải qua một cuộc tình đau khổ trong quá khứ rồi bất ngờ gặp được một chàng trai có thể khiến cho trái tim bị tổn thương sâu sắc kia đập trở lại, phải chăng Copy mối tình đầu của Hoa Thanh Thần chưa đi xa hơn motip tiểu thuyết ngôn tình thường thấy? Cũng giống như Không Thể Quên Em ???
Có lẽ là không phải!
Cô gái Hàn Tú trong Copy mối tình đầu có nét giống với nhân vật Tiêu Dĩnh của Gần như vậy, xa đến thế của Tình Không Lam Hề. Cả hai đều có một mối tình đầu đẹp như mơ với người bạn thanh mai trúc mã, để rồi sau đó, hai người đàn ông, theo những cách khác nhau đã cùng rời xa các cô. Trần Diệu của Gần như vậy, xa đến thế phần vì sự nghiệp, phần vì quá mệt mỏi khi phải ở bên một người con gái quá dựa dẫm vào mình mà quyết định chia tay với Tiêu Dĩnh; còn Đường Trạch Tề – chàng trai vạn người mê của Copy mối tình đầu thì vì quá lăng nhăng mà đánh mất Hàn Tú – người con gái anh đem lòng yêu từ thuở nhỏ. Cũng như Tiêu Dĩnh, Hàn Tú đã đau khổ một thời gian dài, rất dài mới nguôi ngoai vết thương lòng, nhưng khác với Tiêu Dĩnh, nỗi đau khổ vì bị phản bội đã khiến cô “tắt lửa lòng”, “miễn nhiễm” với mọi loại đàn ông, ngay cả khi đó là một doanh nhân đẹp trai, tài giỏi, hết lòng chiều chuộng, nâng niu cô; né tránh tình yêu vì sợ bị tổn thương lần nữa.
Nhưng, như một trò đùa của số phận, mối tình đầu đau khổ tưởng nên được cất vào hòm và đóng kín lại, để thời gian làm cho quên lãng lại được “copy”. Hàn Tú tình cờ gặp một chàng trai có ngoại hình giống hệt kẻ đã làm cô bị tổn thương sâu sắc, sau đó buộc phải cưu mang anh. Ngòi bút phân tích tâm lý tinh tế của Hoa Thanh Thần đã đưa đến cho người đọc những trường đoạn tuyệt hay diễn tả tâm trạng xáo trộn, mâu thuẫn gay gắt diễn ra trong lòng Hàn Tú khi nỗi đau khổ bị dồn nén trước kia nay bùng phát trở lại, bên cạnh đó là những rung động không sao kiềm chế được cứ liên tục nảy sinh mỗi khi anh ân cần chăm sóc cho cô. Từ những hằn học, căm ghét, thương hại, xót xa, nỗ lực né tránh, phủ nhận, tự lừa dối chính mình đến việc chấp nhận buông xuôi, để mặc trái tim đập theo nhịp nó muốn, sẵn sàng yêu và dâng hiến, Hàn Tú đã không phải yêu thêm một lần nữa mà là lần đầu yêu thực sự. Không đao to búa lớn, hùng hồn tuyên bố, Hoa Thanh Thần đã viết nên những chân lý của trái tim bằng một văn phong tự nhiên và giàu cảm xúc, chẳng hạn: “Người ta thường nói, trái tim con người làm bằng thịt nên chắc chắn sẽ có lúc mềm yếu”, “Có người nói, bàn tay và trái tim có liên quan mật thiết đến nhau, khi bàn tay hai người nắm lấy nhau thì cũng là lúc trái tim họ sát lại gần hơn”, “Nếu đã thực sự đắm chìm trong tình yêu thì cố gắng phủ nhận chỉ là chuyện không tưởng. Trái tim căn bản không thể do mình muốn kiềm chế là kiềm chế được, muốn điều khiển là điều khiển được, vậy thì việc gì mà phải khổ sở trốn tránh, ép buộc nó đến mức đau đớn như thế?”, “Yêu một người đôi khi là sự tự nguyện hành xác mà chẳng vì lí do nào cả”…
Sức hấp dẫn từ đầu đến cuối của Copy mối tình đầu không chỉ ở những trường đoạn phân tích tâm lý tinh tế mà còn bởi sự sáng tạo của tác giả khi để nhân vật nam chính ít nhiều đi ra ngoài mô hình mĩ nam thường thấy. Tiểu Thất – chàng trai tuấn tú, tài năng đã khiến Hàn Tú dám yêu trở lại – lại là sản phẩm của thí nghiệm nhân bản vô tính từ ADN của Đường Trạch Tề. Mang trong mình nỗi đau và sự mặc cảm vì là người nhân bản, Tiểu Thất cứ ngỡ mình không hề giống như con người, chẳng có thất tình lục dục cũng như không có quyền được tồn tại trên cuộc đời này. Nhưng những ngày sống bên Hàn Tú đã khiến anh thức ngộ được nhiều đi���u, không chỉ là “hóa ra mặt đất thực sự có màu nâu như trong sách mô tả, bầu trời xanh biếc, không khí trong lành, sảng khoái đến như vậy, và ngoài giáo sư Trương, Cổ tiên sinh cùng những người mặc áo blouse trắng mà anh nhìn thấy hàng ngày ra, xung quanh vẫn còn nhiều người khác” mà còn biết rằng anh cũng có thể sống và yêu như con người, để rồi yêu người con gái ấy đến chết đi sống lại. Tình yêu của anh không khỏi khiến người đọc xúc động bởi sự chân thành trong suy nghĩ cũng như những cử chỉ ân cần, dịu dàng và hành động xả thân vì người yêu: “Nếu thực sự có kiếp sau thì có lẽ anh cũng sẽ như con người, có thể được xuống suối vàng. Anh sẽ không uống canh Mạnh Bà để đứng bên cầu Nại Hà chờ em, để nhìn em thêm một lần nữa, để được ôm chặt em vào lòng”…
Lãng mạn nhẹ nhàng, hài hước, trinh thám, viễn tưởng, những yếu tố ấy cùng hội tụ trong Copy mối tình đầu và làm nên một câu chuyện tình yêu xúc động, ít nhiều thoát khỏi những motip quen thuộc thường thấy trong các tiểu thuyết ngôn tình hiện nay. Sự pha trộn giữa các thể loại cùng sự mới mẻ ở đề tài cũng như văn phong lôi cuốn của Hoa Thanh Thần hẳn sẽ khiến bạn nhận ra rằng: dù đó là mối tình thứ hai hay thứ ba thì hãy vẫn cứ yêu như là mối tình đầu, yêu “bằng nỗi khát khao tưởng chừng không có tuổi, bằng niềm đam mê còn trẻ mãi không già
Xem tại https://ngontinh24.com/truyen/copy-moi-tinh-dau
0 notes
Text
Những đôi chân trần mưu sinh trên phố
Trời chang chang nắng, những đôi chân bé xíu, đen nhẻm lấm lem đất cát cứ thế bước đi trên con đường bỏng rát. Chốc chốc, giẫm phải viên sỏi, cái dáng mảnh khảnh ấy nhảy cẫng lên xuýt xoa đau buốt…
Huy và Thuận chui rúc các xó xỉnh, lật tung từng bao rác để tìm phế liệuẢnh: Đức Nhật
Những đôi chân trần
12 giờ trưa một ngày chủ nhật, dưới ánh nắng như thiêu đốt, phố xá trở nên vắng tênh. Ngồi ở quán nước bên đường, tránh cái nắng hè oi bức, chúng tôi bị cuốn hút bởi những cậu bé nhặt phế liệu. 2 đứa trẻ mặc bộ quần áo cũ thếch, nhàu nhĩ. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới xin được theo chân 2 cậu bé này bởi vì các em rất ngại tiếp xúc với người lạ.
Hai đứa trẻ ấy là A Huy và A Thuận (cùng 10 tuổi, ở làng Kon Tu 1, xã Đăk Bla, TP.Kon Tum, Kon Tum). Nhiều tháng ngày qua, các em đã rong ruổi khắp các ngả đường, hè phố để mưu sinh . Hai đứa trẻ chui rúc khắp các xó xỉnh, lật tung từng bao rác để tìm mảnh sắt, thép, miếng nhựa vỡ hay đôi khi chỉ là miếng bìa các tông bé xíu. Những thứ đồ bỏ đi này sẽ là nguồn sống để các em tới trường.
Huy kể em là con thứ 2 trong gia đình có 3 chị em. Nhiều năm trước, do cuộc sống túng thiếu nên bố đã bỏ mẹ con em đi đâu mất. 4 mẹ con Huy không còn chỗ dựa nên về sống cùng bà ngoại. Nhà em nghèo lắm, lại không có đất canh tác nên mẹ và bà ngoại phải đi nhặt phân bò kiếm sống. Thương mẹ và bà nhọc nhằn nên em cũng ra đường nhặt rác kiếm tiền . Em bắt đầu nhặt phế liệu từ năm lên 8.
Vừa cúi nhặt chiếc vỏ chai nước ngọt cho vào bao, Huy vừa gạt giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt lem luốc. Huy kể: “Trước đây cháu đi học buổi sáng, buổi chiều nghỉ học mới vào phố kiếm tiền. Mấy bữa được nghỉ học do dịch Covid-19 , cháu cùng bạn đi lượm rác cả ngày. Đến giờ đi học lại, tranh thủ thứ bảy, chủ nhật cháu mới đi lượm rác kiếm tiền phụ mẹ mua gạo”.
Cuối tuần nào cũng vậy, hành trình của A Huy bắt đầu từ 8 giờ sáng. Mẹ cậu dúi vào tay con 5.000 đồng để mua ổ bánh “mì chay” ăn trưa. Bước ra khỏi nhà, Huy không quên rủ thêm người bạn thân đi cùng. Hành trang của hai đứa trẻ chỉ là một chiếc bao bố đựng rác hôi rình. Chẳng mũ nón, giày dép, hai cậu bé cứ thế đi mãi.”Dép cháu cất ở nhà, hôm nào đi học mới dám mang. Nếu mang đi nhặt rác lỡ nó đứt mất. Đi chân đất thế này cũng đau lắm nhưng cháu quen rồi”, Huy ngượng ngùng nói.
A Thuận khoe món quà tặng mẹ, nhặt được trong thùng rác
Khi nào đói, hai cậu bé dừng lại mua ổ bánh mì không nhân thịt rồi nhai ngấu nghiến. Đôi lúc trên đường đi, có những người tốt bụng gọi hai đứa trẻ lem luốc ấy vào nhà cho tấm bánh gói quà. Cũng có người mời hai đứa hẳn một bữa cơm gà sang trọng. Nhưng phải hiếm hoi lắm hai cậu bé mới được mời một bữa cơm như thế.
Mỗi ngày lang thang, Huy kiếm được từ 10.000 – 20.000 đồng. Cũng có hôm nhặt ít quá, Huy chẳng bán được nên đem về dồn lại bên hiên nhà. Chờ vài ba hôm, cái chỗ phế liệu ấy đầy lên, Huy mới đem bán.
Món đồ chơi từ thùng rác
A Thuận là bạn cùng lớp với A Huy. Hai đứa cùng ở trong con ngõ sâu hun hút ở làng Kon Tu 1. Vì có hoàn cảnh tương tự nhau nên chúng luôn bên nhau trong những hành trình mưu sinh nắng cháy này.
Thuận bảo rằng nhà em nghèo lắm. Bố mẹ làm thuê làm mướn khắp nơi chỉ mong kiếm đủ tiền nuôi 3 anh em cậu lớn. Dù bố mẹ đã làm quần quật cả ngày nhưng cũng không đủ tiền trang trải nợ nần. Biết bố mẹ khổ, Thuận theo Huy đi nhặt rác kiếm tiền.
Ngồi nghỉ chân ở bóng mát ven đường, A Thuận đưa tay mân mê chiếc đầu lân vừa nhặt được. Cậu bảo rằng vì nhà nghèo nên những món đồ chơi là giấc mơ xa xỉ đối với em. Trước đây trong một lần bới thùng rác Thuận nhặt được 1 chiếc ô tô đồ chơi đã cũ. Thuận chẳng nỡ bán mà để đó làm đồ chơi mỗi khi rảnh rỗi.
“Cháu thích chiếc xe đó lắm. Nó như món quà Chúa ban cho cháu vậy. Vừa rồi chiếc xe bị gãy bánh, không dùng được nữa nên cháu mới đem bán phế liệu”, Thuận hồn nhiên khoe.
Chúng tôi theo chân 2 cậu bé, băng qua phố phường hoa lệ. Thi thoảng hai đứa trẻ dừng lại ngước nhìn lên nhìn những chiếc ô tô đồ chơi được bày bán ở một cửa hàng nào đó. Hồi lâu tụi nhỏ mới cất bước đi, đôi mắt còn vương chút tiếc nuối.
Ông A Trúc, Trưởng thôn Kon Tu 1, cho biết trong thôn có 137 hộ thì có đến 26 hộ nghèo. Hằng ngày trong thôn có rất nhiều trẻ em tìm vào thành phố nhặt phế liệu kiếm tiền.
Ông Trúc cũng cho hay gia đình A Thuận là hộ nghèo vĩnh viễn, nhiều năm nay không thể thoát nghèo. Cha A Thuận đã bỏ đi từ lâu. Hiện A Thuận đang sống cùng mẹ và bà ngoại. Hằng ngày mẹ và bà ngoại A Thuận đi nhặt phân bò còn A Thuận vào thành phố nhặt rác. Gia đình A Huy cũng là hộ có hoàn cảnh khó khăn , cận nghèo. Tuy nhiên cha mẹ A Huy còn trẻ lại chăm chỉ làm ăn nên có khả năng thoát nghèo.
Chiều về chầm chậm trên phố, những ánh nắng cũng chẳng còn gay gắt như lúc ban trưa. Hai cậu bé quay lưng với phố về làng. Con đường đất bụi mù in hằn vết chân trần của lũ trẻ. Sau những dãy phố dài, làng Kon Tu 1 cũng bắt đầu hiện ra, nghèo nàn, lạc hậu. Nhà của lũ trẻ nằm trong một con ngõ đất đỏ, sâu hun hút. Mẹ và bà ngoại Huy cũng vừa đi nhặt phân bò về. Trong căn nhà trống huếch trống hoác chẳng có chỗ ngồi, chị Y Lék (mẹ A Huy) lúng túng chẳng biết làm sao với người khách lạ.
“Nhà có mấy sào đất nhưng khô hạn không trồng nổi cây gì. Mình cùng mẹ chẳng có nghề nghiệp nên chỉ biết lượm phân bò, nhặt rác bán kiếm sống. Hôm nào nhiều thì kiếm được 40.000 đồng. Hôm nào ít chỉ đổi được vài lon gạo. Bữa cơm hằng ngày cũng chỉ cơm trắng với rau lang. Những hôm mưa gió không kiếm ra tiền, cả nhà đành nhịn đói”, chị Lék tâm sự.
Cả gia đình A Huy sinh sống trong căn nhà tình nghĩa được địa phương xây tặng từ năm 2000. Đến nay phần mái nhà đã hư hỏng nặng, mỗi khi mưa xuống cả gia đình chẳng biết trốn đâu cho khỏi ướt. Chị Lék dành dụm mãi mới có tiền mua tấm bạt che tạm trên mái ngói. Cánh cửa phía sau nhà cũng đã hỏng từ lâu. Để ngăn những cơn gió lạnh thổi thông thốc vào nhà, chị Y Lék nhặt được miếng bạt rách ở đâu đó mang về che lại.
Đôi dép của A Thuận
Cách nhà A Huy vài bước chân, nhà A Thuận cũng rách nát không kém. Chị Y Hương (34 tuổi, mẹ Thuận) đang lúi húi nấu cơm dưới bếp. Chị bảo rằng nhà có mấy sào lúa nhưng năm nay khô hạn quá nên vụ mùa thất bát. Biết không trông chờ được vào mấy sào ruộng, vợ chồng chị đi làm thuê khắp nơi, ai thuê gì làm nấy. Xoa đầu đứa con trai, chị Hương bảo nhà chị có 3 đứa con, Thuận là con cả. Thương bố mẹ khổ nên hằng ngày Thuận theo bạn đi nhặt ve chai kiếm tiền cho mẹ.
Hôm nào cháu đi nhặt ve chai cả ngày thì tôi cho cháu 5.000 đồng ăn trưa. Cũng chẳng biết nó ăn gì chỉ biết hôm nào về cũng cho mẹ tiền. Nhiều thì 20.000 ít cũng hơn chục ngàn bạc. Thấy con phải vất vả cũng thương nhưng tôi chẳng biết làm gì hơn cả”, chị Hương thở dài.
“Hơn tháng trước cu Thuận đi nhặt rác rồi đem đôi dép này về tặng tôi. Hỏi ra thì nó bảo lục trong thùng rác, thấy còn dùng được nên mang về tặng mẹ. Nghe con nói vậy mà mình vừa thương con vừa tủi thân. Nhưng con cái hiếu thảo như vậy mình cũng được an ủi phần nào”, chị Hương nghẹn ngào nói.
Chúng tôi chia tay làng Kon Tu 1 ra về, hai cậu bé tiễn chân ra đến tận đường lớn. Bất chợt A Huy lên tiếng: “Sau này cháu muốn làm đầu bếp. Làm đầu bếp sẽ được ăn nhiều món ngon. Chứ không phải chỉ ăn cơm trắng với rau lang chú ạ”.
Theo Phòng LĐ-TB-XH TP.Kon Tum, trên địa bàn TP.Kon Tum có 1.425 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các em chủ yếu là trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật. Những trẻ em này đều được hưởng các chế độ của nhà nước hỗ trợ. Bà Lê Thị Thanh Tùng, Trưởng phòng LĐ-TB-XH Kon Tum, cho biết phòng thường xuyên có các văn bản đề nghị UBND các xã phường vận động tuyên truyền các em chăm lo học tập, không đi nhặt rác, phế liệu. Ở địa phương nào để xảy ra tình trạng trẻ em đi nhặt phế liệu, ve chai thì trách nhiệm thuộc về địa phương đó. “Đối với những trẻ lang thang, cơ nhỡ, phòng sẽ có phương án đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh”, bà Tùng nói.
Bài viết Những đôi chân trần mưu sinh trên phố đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/tin-giai-tri/nhung-doi-chan-tran-muu-sinh-tren-pho/
0 notes
Text
Già trẻ lớn bé, thon múp rộng hẹp, cỡ nào đi nữa
Chúc các chị em năm nay như nồi canh khổ qua:
Khổ qua
Sướng đến
Và lúc nào cũng dược dồn thịt
0 notes
Text
Xúc động với Bâng khuâng Trường Sa phổ từ thơ của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ
Trong số những sáng tác âm nhạc về Trường Sa, Bâng khuâng Trường Sa có lẽ là ca khúc được biết đến nhiều nhất khi được nhiều nghệ sĩ thể hiện, trong đó có cả những nghệ sĩ trẻ như Đông Nhi - Ông Cao Thắng, Noo Phước Thịnh, Quốc Thiên...
Ca khúc là những cảm xúc chân thật khi phải chào tạm biệt Trường Sa để về lại thành phố của nhà báo Lê Đức Hùng. Với giai điệu lắng đọng mang đậm chất tự sự, ca khúc còn thể hiện tình cảm và sự biết ơn dành cho những người lính nơi đảo xa ngày đêm canh gác bảo vệ đất nước.
Nhà báo Lê Đức Hùng cho biết, sau khi trở về từ chuyến thăm Trường Sa vào tháng 4/2012, anh tình cờ đọc được bài thơ Thao thức Trường Sa của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Cảm xúc dâng trào, nhà báo Lê Đức Hùng quyết định phổ nhạc cho bài thơ và Bâng khuâng Trường Sa ra đời.
Trong ca khúc, không chỉ gửi gắm hình ảnh những người lính, những địa điểm quen thuộc của quần đảo Trường Sa mà nhà báo Lê Đức Hùng còn khơi dậy tình yêu quê hương đất nước dựa trên những vần thơ tài tình đầy cảm xúc của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ.
Video: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ về bài thơ Trường Sa
Theo chia sẻ từ PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nơi nào của Tổ quốc cũng đều thiêng liêng nhưng Hoàng Sa - Trường Sa là máu thịt. Trong một buổi giao lưu thuộc khuôn khổ lễ Giới thiệu chủ quyền biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa vào năm 2017, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã đọc bài thơ Trường Sa và có những chia sẻ xúc động.
"Người lính của chúng ta ở Trường Sa là con em của nông dân, họ không thiết gì ra đó để đánh nhau. Họ mơ giấc mơ đi về để đi cày trên đồng lúa: 'Đêm qua trong giấc chiêm bao - Có anh lính trẻ giục trâu ra đồng'. Ra Trường Sa, họ vẫn mơ về luống cày của quê hương nhưng họ ra đấy để cầm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc.
Dân tộc Việt Nam chỉ khi bị kẻ thù dồn đến chân tường mới cầm súng cầm gươm còn dân tộc này luôn luôn yêu chuộng hòa bình. Đấy là điều các nước khác cũng khẳng định. Một dân tộc không lớn, dân không đông, kinh tế không giàu nên chúng ta làm gì gây sự với ai, không bao giờ.
Một tấc đất - ngọn cỏ của người khác chúng ta không thèm, nhưng một tấc đất - ngọn cỏ của cha ông chúng ta quyết giữ bằng được. Ở Trường Sa, trong điều kiện hòa bình vẫn có những chiến sĩ ngã xuống, tiếp thêm lá cờ quyết chiến ắt thắng của quân đội ta" - PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ./.
0 notes