meyeucom-blog
Mẹ Yêu Con - Chăm Sóc Bà Bầu
193 posts
Chia sẻ kinh nghiệm mang thai, sinh con, chăm sóc trẻ sơ sinh từ những ngày đầu tiên của thai kì. Video bao gồm nhiều b��i đọc và nội dung hấp dẫn giúp mẹ bầu có những kiến thức tói qua trọng cho việc chăm sóc thai nhi và con cái sau này. Website: http://kenhmeyeucon.com
Don't wanna be here? Send us removal request.
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 200] MÁCH NHỎ CÁCH CHĂM SÓC DA CHO BÀ BẦU
https://www.youtube.com/watch?v=vLwePg-Oerg&feature=youtu.be
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến làn da, nhất là da mặt nhiều mẹ bầu trở nên kém sức sống. Trong đó, nám da, khô da và da bóng nhờn là 3 vấn đề về da thường gặp nhất. "Bỏ túi" ngay những cách dưỡng da cho bà bầu sau để dùng khi cần thiết, mẹ nhé.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 195] Giải Mã 19 Điều Kiêng Kị Dân Gian Khi Mang Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=q1Ce3kWywC0&feature=youtu.be
[MYC 196] Hướng dẫn cách nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu
https://www.youtube.com/watch?v=hiEqPC7mxkA&feature=youtu.be
[MYC 197] Khi Mang Thai Bà Bầu Nên Tắm Rửa Như Thế Nào
https://www.youtube.com/watch?v=MfeUzf6yG0U&feature=youtu.be
[MYC 198] Loại Chè Siêu Ngon   Siêu Bổ Cho Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=DtA2IMAbXqg&feature=youtu.be
[MYC 199] Mách Bạn Cách Chăm Sóc Ngực Cho Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=K_DkVXKG0r8&feature=youtu.be
Gần 50-70% các trường hợp biến đổi làn da trong thai kỳ đi theo hướng tiêu cực. Hormone estrogen, progesterone tăng đáng kể khi mang thai tác động trực tiếp tới làn da bà bầu, gây ra những vấn đề “nhức nhối” như sạm, thâm nám, sần da…Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc da cho bà bầu, mẹ sẽ có nhiều cơ hội duy trì được làn da hoàn hảo, giàu sức sống trong cả thai kỳ.
Cách chăm sóc da bị nám
Tình trạng bà bầu bị nám chiếm tỷ lệ cao trong các vấn đề về da ở phụ nữ mang thai, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Thay đổi hormone trong cơ thể làm rối loạn sắc tố da. Estrogen tăng cao kích thích sự sản xuất melanin dư thừa hình thành nên nám. Nám da khi mang thai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bà bầu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Một cách đơn giản trong trường hợp bà bầu bị nám da, đó là: Ăn thực phẩm giàu Axit-folic. Kết hợp với ăn nhiều chất xơ từ rau c�� quả và phong phú các loại thực phẩm tự nhiên: Măng tây, bông cải xanh, cam quýt, đậu, đậu Hà Lan, bơ, các loại hạt…không chỉ giúp cung cấp axit-folic mà còn mang lại vitamin và chất béo có lợi để nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể duy trì việc uống bổ sung vitamin mỗi ngày.
Bà bầu nên bảo vệ làn da mình khỏi ánh nắng mặt trời bằng áo váy chống nắng, mũ rộng vành. Ánh sáng tia cực tím có thể làm tăng các đốm đen trên da và làm cho chúng khó mờ dần sau khi sinh em bé. Nếu bạn có việc phải ra ngoài, hãy tránh thời gian nắng gay gắt từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số dưới 25 FPS.
Mẹ bầu nên chọn kem chống nắng như thế nào?
Kem chống nắng được xem như “một người bạn thân thiện” bảo vệ làn da của bạn dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, khi mang thai, có nên sử dụng kem chống nắng không và loại kem nào là an toàn cho bé yêu trong bụng là những điều mà các mẹ quan tâm
Một cách chăm sóc da cho mẹ bầu bị nám được cho là thông minh nhất chính là làm sáng làn da với vitamin C. Vitamin C chính là một thành phần an toàn và hiệu quả trong việc chống ôxy hóa mạnh. Bà bầu uống mỗi ngày một ly nước cam mật ong không chỉ giúp làn da khỏe khoắn mà còn phòng được rất nhiều bệnh vặt.
Bí quyết trị da bóng nhờn
Da nhờn và mang thai không hiếm gặp và tình trạng thực sự gây ra sự bất tiện khi bạn đi đâu cũng phải mang theo một khuôn mặt bóng loáng cùng cảm giác dính, rít khó chịu. Dưới đây là các bí quyết giảm nhờn da hiệu quả:
Rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng nước ấm trước tiên sau đó là sữa rửa mặt cân bằng độ pH.
Giữ ẩm hàng ngày với dung dịch dưỡng ẩm thiên nhiên như dầu dừa, nha đam để giúp cân bằng dầu tự nhiên.
Ăn một chế độ ăn uống sạch để nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Giảm ăn đường, tinh bột, chất béo bão hòa, hạn chế uống sữa quá nhiều. Thay vào đó, bổ sung các loại thực phẩm nuôi dưỡng da như rau xanh hữu cơ, bơ, cá hồi, quả óc chó, trái cây tươi và rau.
Mặt nạ bùn non giúp lấy đi các tạp chất từ da bạn. Mặt nạ bùn non có chứa các khoáng chất không chỉ giúp làm sạch mà còn hấp thu lượng dầu thừa. Bạn có thể đắp mặt nạ bùn non mỗi tuần 1-2 lần.
Cách chọn sữa rửa mặt cho bà bầu
Sữa rửa mặt cho bà bầu nên được lựa chọn cẩn thận để tránh các thành phần không an toàn cho thai nhi. Đồng thời, mẹ vẫn sẽ cần một loại sữa rửa mặt có thể làm sạch và dưỡng da. Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp mẹ chọn lựa được loại sữa rửa mặt ưng ý trong thời gian mang thai.
Nuôi dưỡng làn da khô
Thay đổi hormone làm da bạn mất độ đàn hồi và độ ẩm. Điều này có thể dẫn đến da bị bong tróc, da nổi mẩn đỏ, ngứa. Hầu hết phụ nữ cảm thấy da khô, ngứa ở vùng dạ bụng, một số phụ nữ mang thai cũng sẽ cảm thấy ngứa ở bắp đùi, ngực và cánh tay. Những bí quyết chăm sóc da khô dưới đây sẽ rất hữu dụng cho mẹ:
Dưỡng ẩm hàng ngày với kem dưỡng ẩm thiên nhiên.
Tránh xa sữa rửa mặt có thành phần xà phòng cao. Thay vào đó hãy thử trộn một chút giấm táo với nước ấm để giúp khôi phục pH cho da bạn và giảm da khô.
Muốn có làn da mượt mà không khô ráp, bạn có thể massage da khi tắm với tinh chất dầu dừa hoặc tinh dầu cam quýt. Sử dụng một lượng vừa phải để da không bị quá tải.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 195] "GIẢI MÃ" 19 ĐIỀU KIÊNG KỴ DÂN GIAN KHI BẦU BÍ
[MYC 196] HƯỚNG DẪN CÁCH NẤU CHÁO CHIM BỒ CÂU CHO BÀ BẦU, CỰC NGON VÀ BỔ DƯỠNG
[MYC 197] KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN TẮM RỬA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THAI NHI
[MYC 198] LOẠI CHÈ SIÊU NGON, BÀ BẦU ĂN VÀO VỪA DỄ SINH LẠI VỪA LỢI SỮA
[MYC 199] MÁCH BẠN CHĂM SÓC NGỰC BÀ BẦU KHI MANG THAI THẾ NÀO CHO ĐÚNG
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 199] MÁCH BẠN CHĂM SÓC NGỰC BÀ BẦU KHI MANG THAI THẾ NÀO CHO ĐÚNG
https://www.youtube.com/watch?v=K_DkVXKG0r8&feature=youtu.be
Khi mang bầu hầu hết vòng một của chị em phụ nữ đều to hơn mức bình thường để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy các mẹ bầu cần chăm sóc bầu ngực của mình như thế nào cho đúng cách, hãy tham khảo những gợi ý bên dưới nhé.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 194] Dự Trù Chi Phí Nuôi Con Trong Một Năm Đầu
https://www.youtube.com/watch?v=gYrvyQUEPEo&feature=youtu.be
[MYC 195] Giải Mã 19 Điều Kiêng Kị Dân Gian Khi Mang Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=q1Ce3kWywC0&feature=youtu.be
[MYC 196] Hướng dẫn cách nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu
https://www.youtube.com/watch?v=hiEqPC7mxkA&feature=youtu.be
[MYC 197] Khi Mang Thai Bà Bầu Nên Tắm Rửa Như Thế Nào
https://www.youtube.com/watch?v=MfeUzf6yG0U&feature=youtu.be
[MYC 198] Loại Chè Siêu Ngon   Siêu Bổ Cho Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=DtA2IMAbXqg&feature=youtu.be
Khi mang bầu hầu hết vòng một của chị em phụ nữ đều to hơn mức bình thường để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy các mẹ bầu cần chăm sóc bầu ngực của mình như thế nào cho đúng cách, hãy tham khảo những gợi ý bên dưới nhé.
Bảo vệ bầu vú khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, một trong những thay đổi của chị em là vú căng to. Cùng với thời gian mang thai, vú lớn dần. Đó là do sự đồng kích thích của tuyến yên sinh ra sữa, nhau thai sinh ra chất sữa, estrogen, progetogen, làm tăng ống tuyến sữa và tiểu thùy.
Có biểu hiện núm vú to và chuyển sang màu đen, quầng vú có màu đậm, xung quanh quầng vú có rải rác những đốm lồi dạng nút thắt.
Trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, nếu xoa vú thì có thể tiết ra vài giọt thể dịch loãng màu vàng, gọi là sữa đầu. Do việc bảo vệ vú trong thời kỳ mang thai có liên quan đến việc cho con bú sau khi sinh, nên các bà mẹ cần phải chuẩn bị trước các bước như sau:
Trước và sau khi mang thai, phụ nữ nên lựa chọn và mặc áo nịt ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ ngực hay làm tổn thương mô ngực.
Bắt đầu từ tháng thứ 4 – 5 của thời kỳ mang thai, mỗi ngày nên dùng nước sạch rửa núm vú một lần, để loại bỏ những chất khô được tiết ra tích tụ trên núm vú, sau đó bôi lên một lớp kem dưỡng da để tránh nứt đầu vú khi cho con bú.
Nếu một số thai phụ có hiện tượng núm vú ở một bên hay cả hai bên bị lõm vào, nên sử dụng biện pháp xử lý kịp thời. Vì, hiện tượng lõm đầu vú sẽ ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ sơ sinh. Trước tiên bà mẹ trẻ nên rửa sạch đầu vú và bầu vú.
Đầu tiên là kéo lên xuống, sau đó là sang trái và phải, nhẹ nhàng kéo da quầng vú xuống phía dưới, sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Làm nhiều lần, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút. Khi cho bú có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa nâng phần quầng vú, để núm vú nhô ra, tạo điều kiện tốt cho trẻ bú sữa mẹ. Nếu không chú ý đến việc bảo vệ vú, đầu vú lõm vào trong, không những trẻ sơ sinh bú vú mẹ khó mà còn không thể có được chất dinh dưỡng đầy đủ, nguy hiểm hơn người mẹ mắc phải chứng viêm tuyến vú.
Thường xuyên dùng bông gòn sạch, nhẹ nhàng xoa núm vú và da ở phần quầng vú thúc đẩy cho da ở phần núm vú và quầng vú đầy lên, tăng tính chịu lực của núm vú và quầng vú đối với bộ máy kích thích khi cho bú.
Dùng tay xoa bóp nhẹ, điều này có lợi cho việc tăng cường khả năng kháng bệnh của vú, đồng thời làm tăng cường quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tuần hoàn bạch huyết và máu của vú, kích thích quá trình tiết sữa sau khi sinh
Khoảng hai tháng trước khi sinh, mỗi ngày thai phụ nên kiên trì thực hiện công tác bảo vệ núm vú và vú để phòng tránh bị mắc chứng viêm tuyến vú cấp tính.
Chăm sóc vòng 1 đúng cách khi bầu bí
Sự thay đổi hormone trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến nhiều thay đổi bất ngờ trong cơ thể bạn và trong đó không thể không kể đến bầu vú. Đây là một trong những bộ phận nhạy cảm thay đổi nhiều nhất khi bạn có bầu. Nguyên nhân của sự thay đổi là do quá trình tăng lưu lượng máu, dẫn đến sự thay đổi lớp mô của bầu vú, khiến cho thai phụ có cảm giác hai “trái đào tiên” đang căng phồng lên, đau tưng tức, nhoi nhói nhẹ và hơi khác thường mỗi khi bạn sờ đến. Triệu chứng này gần giống như khi chị em sắp đến ngày kinh nguyệt hàng tháng.
Vòng 1 thường bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi sớm nhất khi bạn có thai khoảng 4-6 tuần. Đó cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết việc mang thai đầu tiên. Thông thường, sự thay đổi này diễn ra mạnh mẽ trong 3 tháng đầu thai kỳ và trong suốt quá trình mang thai, bộ phận này vẫn tiếp tục biến chuyển.
Dưới đây là những thay đổi phổ biến của bầu vú khi bầu bí
Đau ngực
Khi mang thai ba tháng đầu, bạn sẽ không muốn bất cứ vật gì động chạm đến vòng một của mình bởi nó quá đau. Đây là hiện tượng phổ biến của phụ nữ mang thai. Thông thường, hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu thai kỳ. Để đối phó với triệu chứng khó chụi, bạn nên mua những chiếc áo ngực dành riêng cho bà bầu, và tránh mặc áo quá chật hoặc bó sát.
Nhũ hoa có màu sẫm hơn
Khi mang thai, “nhũ hoa” của bạn sẽ có một số thay đổi như to hơn, màu sẫm hơn. Bạn cũng có thể chú ý thấy có những nốt mụn trắng xuất hiện trên quầng vú.
Lớn hơn bình thường
Hầu hết vòng một của phụ nữ mang bầu đều to hơn mức bình thường để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy vậy không phải 100% thai phụ đều tăng kích thước vòng 1. Nếu ngực của bạn không tăng kích cỡ, bạn cũng đừng quá lo lắng. Nó sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa sau khi sinh con của bạn.
Rạn da
Bạn thường nghe hiện tượng rạn da phổ biến ở bụng và mông khi mang thai nhưng thật buồn là có không hiếm chị em rạn da ngay cả vòng một. Khi gặp hiện tượng này, bạn nên dùng các loại kem dưỡng trị rạn da, ăn các loại hoa quả giàu vitamin C. Các vết rạn này sẽ mất dần theo thời gian.
Rò rỉ sữa non
Nghe có vẻ hơi kỳ quặc nhưng hiện tượng này bắt đầu xuất hiện ở tháng cuối giai đoạn mang bầu thứ hai. Những giọt sữa này có thể chưa có màu trắng như sữa thông thường mà có màu vàng nhẹ. Đây được gọi là sữa non – rất giàu protein chuẩn bị sẵn sàng cho em bé ra đời. Triệu chứng này là một dấu hiệu tích cực trong thời gian mang thai và bạn nên hạn chế bằng cách dùng miếng lót sữa.
Bí quyết chăm sóc vòng 1 khi mang bầu
Trước và sau khi mang thai, phụ nữ nên lựa chọn và mặc áo ngực thích hợp, để nâng ngực lên, tránh xệ hay làm tổn thương mô ở ngực.
Hàng ngày nên lau rửa núi đôi và nhũ hoa ít nhất một lần. Nên dùng vải mềm và nước sạch đủ ấm để lau rửa. Không nên dùng xà phòng, vì chất tẩy trong xà phòng có thể làm núm vú bị nứt nẻ.
Cùng với lau rửa, nên massage núi đôi bằng tay. Nâng hai bầu núi đôi xoa, nắn nhẹ từ ngoài vào trong. Trường hợp núi đôi cương, đau, núm vú cứng, trước khi xoa bóp nên áp khăn nóng vào mỗi bên. Thời gian xoa bóp mỗi lần khoảng 5 phút.
Đối với phụ nữ có núm vú ngắn, thậm chí bị thụt sâu vào trong thì cùng với việc xoa bóp toàn bộ vú, cần xoa nắn đầu núm vú, day, ấn cho núm vú lồi lên.
Khi gần đến tháng đẻ, việc chăm sóc núi đôi như trên phải hết sức nhẹ nhàng. Nếu xoa nắn (nhất là ở núm vú) thấy cảm giác căng tức ở bụng dưới từng cơn (do tử cung co bóp) thì cần ngừng ngay để tránh bị chuyển dạ đẻ non.
Đau tức ngực khi mang thai có nguy hiểm?
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng bị đau ngực khi mang thai, hầu hết nguyên nhân đau tức ngực khi mang thai có liên quan đến những thay đổi bình thường của cơ thể và không nguy hiểm.
Nguyên nhân
Đau ngực khi mang thai thường là do thay đổi về thể chất của mẹ thích ứng với thai nhi phát triển. Các hormon thay đổi trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, điều này có thể khiến ngực bạn trông to ra, đau cứng và rất nhạy cảm khi chạm phải. Cảm giác đau tức ngực giống như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn.
Từ tuần thứ 8 trở đi, ngực thai phụ bắt đầu to hơn và sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ. Với những người mang thai lần đầu, ngực sẽ to hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp có cảm giác hơi ngứa như bị rạn da và thậm chí ngực cũng bắt đầu xuất hiện những vết rạn. Các mạch máu hiện lên trên ngực có thể nhìn thấy rõ ràng và lúc này bạn nên mặc áo ngực cỡ lớn để có cảm giác thoải mái.
Ngoài ra, có thể do trong thời gian mang thai người mẹ bị tức ngực và ợ nóng. Do hormon gia tăng trong thời kỳ mang thai nhằm duy trì niêm mạc tử cung, đồng thời làm mềm các dây chằng khiến thực quản co hẹp lại. Khi đó, axit dạ dày có thể trào ngược trở lại vào cổ họng và thực quản, gây mùi chua đặc trưng.
Ngoài ra, thai nhi đang lớn ép cơ hoành và dạ dày cũng là nguyên nhân gây đau ngực có liên quan đến ợ nóng khi mang thai. Để giảm sự khó chịu trên, thai phụ cần ăn bữa nhỏ, tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị. Tránh thức ăn có dầu mỡ. Uống nhiều nước. Chọn áo ngực phù hợp có thể làm giảm cơn đau.
Khi nào cần khám bác sĩ?
Nếu đau vú nặng, đau một bên vú, có kèm sốt thì nên đi khám ngay. Ngoài ra, khi có những dấu hiệu như: Đau ngực đột ngột, kèm ho hoặc khó thở; Cơn đau từ ngực lan xuống hai cánh tay; Đau ngực kèm sốt; Đau ngực kèm chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi b��t thường… Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi, bắt buộc bạn phải đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Qua bài “Hướng dẫn cách chăm sóc bầu ngực khi mang thai” các mẹ bầu đã biết cách chăm sóc bầu ngực của mình chưa. Hãy chăm sóc ngực của mình thật tốt nhé vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa của người mẹ sau này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 194] DỰ TRÙ CHI PHÍ NUÔI CON TRONG MỘT NĂM ĐẦU
[MYC 195] "GIẢI MÃ" 19 ĐIỀU KIÊNG KỴ DÂN GIAN KHI BẦU BÍ
[MYC 196] HƯỚNG DẪN CÁCH NẤU CHÁO CHIM BỒ CÂU CHO BÀ BẦU, CỰC NGON VÀ BỔ DƯỠNG
[MYC 197] KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN TẮM RỬA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THAI NHI
[MYC 198] LOẠI CHÈ SIÊU NGON, BÀ BẦU ĂN VÀO VỪA DỄ SINH LẠI VỪA LỢI SỮA
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 198] LOẠI CHÈ SIÊU NGON, BÀ BẦU ĂN VÀO VỪA DỄ SINH LẠI VỪA LỢI SỮA
https://www.youtube.com/watch?v=DtA2IMAbXqg&feature=youtu.be
Từ lâu, chè mè đen đã được lưu truyền trong dân gian như một món ăn giúp mẹ bầu dễ sinh và lợi sữa. Do vậy, mẹ nên học cách nấu chè mè đen cho bà bầu để có thể thưởng thức thường xuyên trong thai kỳ nhé.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 193] Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu   Ăn Chuẩn Theo Từng Tháng
https://www.youtube.com/watch?v=pgC8-X16PYg&feature=youtu.be
[MYC 194] Dự Trù Chi Phí Nuôi Con Trong Một Năm Đầu
https://www.youtube.com/watch?v=gYrvyQUEPEo&feature=youtu.be
[MYC 195] Giải Mã 19 Điều Kiêng Kị Dân Gian Khi Mang Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=q1Ce3kWywC0&feature=youtu.be
[MYC 196] Hướng dẫn cách nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu
https://www.youtube.com/watch?v=hiEqPC7mxkA&feature=youtu.be
[MYC 197] Khi Mang Thai Bà Bầu Nên Tắm Rửa Như Thế Nào
https://www.youtube.com/watch?v=MfeUzf6yG0U&feature=youtu.be
Mè đen (vừng đen) thường có mặt trong bữa cơm của các gia đình như một gia vị giúp món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, có khá ít người biết được hết tác dụng của mè đen, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Trong mè đen có chứa protein, các loại vitamin, vi chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu mà còn kích thích sự phát triển trí não thai nhi.
Ngoài ra, mè đen còn có công dụng ngăn ngừa táo bón khi mang thai, giúp mẹ bầu “vượt cạn” dễ dàng, đồng thời mang đến cho mẹ một nguồn sữa dồi dào sau sinh.
Dưới đây là công thức nấu món chè mè đen:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Vừng đen: 100g
Bột sắn dây: 50g
Đường: 150g
Nước đun sôi để nguội: 800ml
Gừng: 1 củ nhỏ
Cách làm:
Đầu tiên, mẹ cần chú ý chọn mua đúng loại mè đen của Việt Nam. Trên thị trường hiện nay có hai loại: mè đen Việt Nam thường có màu nhạt, lẫn cả hạt vàng, hạt đỏ, khó vê vỏ. Còn mè đen nước ngoài, chất lượng kém hơn, vỏ dày, to cứng, dễ vê, hạt đen nhánh.
Sau khi mua về, mẹ sàng qua để loại bỏ hết bụi bẩn, hạt mốc, hỏng hay sạn, nếu cần, mẹ có thể đem rửa với nước. Tiếp theo cho mẹ đen vào chảo rang với lửa nhỏ. Khi rang nhớ đảo liên tục, đều tay để vừng chín đều, không bị cháy.
Rang cho tới khi mè đổ lách tách thì có nghĩa là mè đã chín, mẹ cho thêm 200ml nước vào mè, rồi đem hỗn hợp này xay nhuyễn lên bằng máy xay sinh tố.
Lấy bột sắn dây hòa tan với 600ml nước còn lại đến khi nước và bột tan đều.
Sau đó. cho vào nồi và bắc lên bếp đun với lửa nhỏ. Khi đun, mẹ nhớ khuấy đều tay để bột không bị đọng lại dưới đáy nồi. Đun tới lúc bột dần chuyển màu thì thêm mè đen vừa xay nhuyễn xong. Tiếp tục vừa đun vừa quấy đều trong khoảng 1 phút.
Mẹ nên cho thêm gừng để món chè thơm ngon và nồng ấm hơn. Gừng đem đập dập, không nên thái nhỏ mà cho cả củ vào nồi chè. Khuấy đều cho đến lúc sôi thì cho thêm đường. Đun sôi 1 – 2 phút và tắt bếp là mẹ đã có một món chè rất ngon.
Chè mè đen nấu xong sẽ có một màu đen sánh mịn, thơm lừng với chút hương của mè đen kết hợp với hương của gừng. Nếu mẹ bầu thích vị béo ngậy, có thể cho thêm một chút dừa tươi hoặc nước cốt dừa. Món này ăn nóng sẽ ngon hơn ăn nguội, vì thế sau khi nấu sau, mẹ hãy thưởng thức ngay nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 193] DINH DƯỠNG KHI MANG THAI: ĂN CHUẨN THEO TỪNG THÁNG
[MYC 194] DỰ TRÙ CHI PHÍ NUÔI CON TRONG MỘT NĂM ĐẦU
[MYC 195] "GIẢI MÃ" 19 ĐIỀU KIÊNG KỴ DÂN GIAN KHI BẦU BÍ
[MYC 196] HƯỚNG DẪN CÁCH NẤU CHÁO CHIM BỒ CÂU CHO BÀ BẦU, CỰC NGON VÀ BỔ DƯỠNG
[MYC 197] KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN TẮM RỬA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THAI NHI
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 197] KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN TẮM RỬA NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE THAI NHI
https://www.youtube.com/watch?v=MfeUzf6yG0U&feature=youtu.be
Bà bầu khi mang thai nếu không tắm rửa đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng, vậy bà bầu nên tắm như thế nào là đúng cách, những lưu ý khi tắm lúc mang thai, bà bầu nên tắm bao lâu, tắm nước nóng hay lạnh là thích hợp…
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 192] Bị Ra Máu Đỏ Tươi Khi Mang Thai Có Phải Là Dấu Hiệu Sảy Thai
https://www.youtube.com/watch?v=cs8Ev-5GlAs&feature=youtu.be
[MYC 193] Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu   Ăn Chuẩn Theo Từng Tháng
https://www.youtube.com/watch?v=pgC8-X16PYg&feature=youtu.be
[MYC 194] Dự Trù Chi Phí Nuôi Con Trong Một Năm Đầu
https://www.youtube.com/watch?v=gYrvyQUEPEo&feature=youtu.be
[MYC 195] Giải Mã 19 Điều Kiêng Kị Dân Gian Khi Mang Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=q1Ce3kWywC0&feature=youtu.be
[MYC 196] Hướng dẫn cách nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu
https://www.youtube.com/watch?v=hiEqPC7mxkA&feature=youtu.be
Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nước tắm, thời đi��m tắm và không được tắm khi ăn no… Các mẹ bầu thường nhắc nhau không được tắm nước nóng nhất là phòng tắm xông hơi vì nó có thể gây nguy hại cho sức khỏe bà bầu đặc biệt là sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, thực tế liệu có phải bà bầu phải kiêng hoàn toàn nước nóng? Chị em cần biết rằng nếu bạn có thai kỳ khỏe mạnh bình thường, không bị chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ nước ối thì ngâm mình trong bồn nước ấm là việc làm rất có lợi. Ngâm mình trong bồn nước ấm là cách tuyệt vời để thư giãn cơ thể, giúp chị em giảm mệt mỏi và rất có lợi cho chị em bị mất ngủ.
Không chỉ riêng việc tắm nước ấm hay không, xung quanh chuyện tắm rửa của mẹ bầu còn có rất nhiều điều chị em cần lưu ý:
Chọn thời điểm để tắm
Cơ thể chị em trong thời gian mang thai rất nhạy cảm, chính vì vậy các mẹ không nên tắm rửa bất cứ lúc nào trong ngày đặc biệt là khi vừa ngủ dậy hoặc đêm muộn. Mẹ bầu nên chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày khi cơ thể sẵn sàng nhất cho việc tắm rửa như buổi chiếu tối sau khi đi làm về.
Khi mang bầu nên tắm bao lâu?
Lúc mang thai mệt mỏi, nhiều bà bầu thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi.
Tuy nhiên, không gian phòng tắm chật hẹp, lại thêm nhiệt độ nước khiến các mao mạch giãn nở, lượng máu lên não không đủ, dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút.
Bà bầu gội đầu như thế nào?
Những bà mẹ mang thai được bác sỹ khuyến cáo không nên ngồi xổm, hoặc đứng quá lâu, động tác gội đầu sẽ có thể ảnh hưởng tới phần tử cung phía dưới nếu bạn ngồi xuống.
Nếu có thể, hãy ra hàng gội đầu trong giai đoạn mang thai, nhất là khi bụng đã to quá cỡ, hoặc bạn có thể gội ở nhà nhưng nhờ ai đó gội giúp trong lúc bạn nằm. Nhiệt độ nước gội đầu cũng không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Bà bầu nên tắm bằng vòi hoa sen
Các bác sỹ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen chứ không nên sử dụng bồn tắm bởi việc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập âm đạo, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và nguy cơ sinh non. Tắm bằng vòi hoa sen, các tia nước mát-xa làn da mệt mỏi, sẽ khiến bà bầu sảng khoái hơn.
Không tắm khi tụt huyết áp
Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp xuống thấp, tắm nước ấm sẽ làm mạch máu trong cơ thể người mẹ giãn nở, máu đưa lên não của mẹ cũng như đưa chất dinh dưỡng đến cho con không đủ, có thể gây đến những hậu quả khó lường.
Không tắm sau khi ăn no
Mẹ bầu cần ghi nhớ tuyệt đối không tắm sau khi ăn no (lúc da bụng căng). Tắm lúc này sẽ làm các mạch máu trong cơ thể nở to, máu dồn xuống hạ thể, lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Nghiêm trọng hơn, từ những biểu hiện trên có thể dẫn đến việc hạ đường huyết một cách đột ngột! Do đó, dù đôi khi cảm thấy thật oi bức sau mỗi bữa ăn, chị em cũng đừng đi tắm mà hãy nghỉ ngơi để hạ nhiệt đã nhé.
Chú ý đến nhiệt độ nước tắm
Chị em cần nhớ một quy tắc khi pha nước tắm là xả vòi lạnh trước sau đó mới pha nước nóng vào, cần đảm bảo nhiệt độ nước tắm khoảng 36 độ C là chuẩn. Các mẹ có thể sử dụng nhiệt kế đo nước tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra với khuỷu tay hoặc cánh tay của bạn vì đây là những vùng da nhạy cảm nhất. Nước tắm cần giữ ở nhiệt độ ấm, không quá nóng.
Với nước nóng: Nếu nước quá nóng, nhiệt độ của cơ thế mẹ cũng sẽ tăng cao, kéo theo đó là nhiệt độ của nước ối cũng tăng khiến cho quá trính cung cấp oxy đến thai nhi bị hạn chế. Ngoài ra, việc thường xuyên tắm nước quá nóng cũng vừa khiến mẹ bị tăng huyết áp vừa không tốt cho sự phát triển của thai nhi như: dị dạng, vẹo cột sống, hệ thần kinh bị tổn thương, vẹo cột sống….
Với nước lạnh: cảm lạnh, huyết áp, căng thẳng thần kinh, tăng nhịp tim… là nhưng nguy cơ có thể xảy ra nếu mẹ bầu tắm nước quá lạnh. Đặc biệt, các mẹ có sức đề kháng yếu khi gặp lạnh đột ngột còn có nguy cơ các mạch máu bị co lại, cản trở sự lưu thông máu gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
Gợi ý: Các mẹ nên tắm với nước ấm, thử nước bằng cách dùng cùi trỏ tay để kiểm tra và nên làm ướt người từ dưới lên trên để cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
Uống nước trong khi tắm
Hãy chuẩn bị một chai nước lọc để cạnh bồn tắm. Nếu thời gian tắm kéo dài, các mẹ nên nhâm nhi nước lọc để tránh nguy cơ bị mất nước.
Tắm cùng chồng
Thông thường các cặp đôi gặp rất nhiều trở ngại trong chuyện chăn gối vợ chồng khi mang thai đặc biệt những tháng cuối. Vì vậy tắm cùng nhau không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn là cách để gắn kết tình yêu thương vợ chồng với nhau. Khi tắm cùng chồng, chị em có thể nhờ anh xã massage lưng, chân, tay – giúp giảm bớt mệt mỏi.
Cách tắm an toàn dành cho bà bầu
Vệ sinh vùng ngực: Lau rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh đầu ngực để tránh những cơn đau, có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Vệ sinh vùng rốn: Đây là phần mẹ bầu cần chăm sóc kỹ nhất khi tắm bởi nó là mối liên hệ trực tiếp giữa mẹ và bé. Cũng như vùng ngực, các mẹ tuyệt đối không chà mạnh mà có thể dùng tăm bông nhúng nước sạch và lau rửa.
Vệ sinh vùng nách: Dùng nước ấm và xà phòng làm sạch một cách nhẹ nhàng.
Vệ sinh vùng kín: Dùng nước sạch để rửa, hạn chế việc sử dụng dung dịch vệ sinh, hoặc sữa tắm.
Lưu ý:
Nếu huyết áp xuống thấp các mẹ hãy ngừng ngay việc tắm rửa
Hạn chế tuyệt đối việc tắm sau khi ăn no
Cẩn thận khi đi tắm biến bởi nó có thể khiến mẹ bị cảm, hoặc nếu chẳng may các mẹ uống phải nước biển sẽ làm tăng nồng độ muối trong máu, dẫn tới việc hồng cầu bị vỡ hoặc co lại khiến lưu lượng máu giảm, không cung cấp đủ máu và oxi cho thai nhi
Lo lắng với thông tin “Tắm nước nóng có hại cho bà bầu”
Thời tiết trở lạnh, nhiều chị em lo lắng không biết phải giải quyết vấn đề tắm nước nóng như thế nào khi nghe nói thông tin bà bầu không nên tắm nước nóng. Nhiều chị em còn phá lên cười hóm hỉnh bảo nhau: “Tắm nước nóng không được mà nước lạnh cũng không xong, kiểu này chắc thôi khỏi tắm nữa vậy hoặc đợi hết đông tắm một thể”.
Chị Thu Huyền (Long Biên, Hà Nội) lo lắng chia sẻ: “Dù trời lạnh hay trời nóng, trước đây mình vẫn tắm nước nóng. Có lẽ đó là thói quen mất rồi bởi tắm nước nhiệt độ cao mình thấy sảng khoái vô cùng, đặc biệt là mùa lạnh. Nhưng giờ đang mang bầu, mình nghe thông tin là bà bầu nói không với nước nóng vì điều này sẽ khiến bé bị dị tật. Nghe tới đó mà mình nổi hết cả da gà. Không biết tin đó có đúng hay chỉ là thất thiệt? Nếu không được tắm nước nóng thì nên làm thế nào nhỉ?”.
Có bầu được 2 tháng, chị Thùy Chi (Trần Hưng Đạo, TP HCM) luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, phần vì có bầu, phần vì công việc ngồn ngộn. Một hôm, sau khi đi làm về, bạn rủ đi xông hơi cho thoải mái, Chi đồng ý đi cho “thay đổi không khí”. Xong xuôi đâu đấy, chị thấy rất thoải mái, các lỗ chân lông được mở rộng, cơ thể thấy nhẹ nhàng hơn, dường như cơn mệt mỏi trước đó đã bị đánh tan.
Tung tăng đi về nhà vui hơn hớn, mẹ chồng chị thấy con gái tươi hơn mọi ngày mới hỏi thăm, bà hét ầm nhà khi biết con dâu vừa đi xông hơi. Bà bảo: “Con không hiểu gì rồi, tắm nước nóng người ta còn kiêng chứ nói gì đến xông hơi hả con. Giờ con thấy trong người thế nào? Có buồn nôn hay chóng mặt không?”
Thấy mẹ chồng lo lắng ra mặt rồi giục chị lên nhà nghỉ, chị chỉ nghĩ có lẽ do mẹ lo lắng thái quá. Tối đó, anh xã nhà chị phải trực, rảnh rỗi chi lên mạng tìm hiểu, chị hoảng hốt lo lắng khôn nguôi khi biết mẹ chồng không nói sai chút nào, đúng là xông hơi có hại cho em bé.
Mang thai, tắm nước ấm là an toàn hơn cả
Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trưởng khoa Sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà) chia sẻ tắm nước nóng kể cả tắm bồn cũng không hề ảnh hưởng tới bà bầu. Trái lại, chuyện tắm nóng còn giúp chị em thấy thư giãn thoải mái hơn rất nhiều.
Đúng là hiện giờ có nhiều thông tin cho rằng tắm bồn nước nóng hay thậm chí tắm nước nóng bằng vòi sen không hề tốt cho em bé và quá trình mang bầu bởi nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh về sau của thai nhi và làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.
Tuy nhiên, chúng ta cần xác định “nước nóng” là cụ thể bao nhiêu độ. Bởi cơ thể con người cũng chỉ chịu được một khung nhiệt độ nhất định.
Việc bà bầu tắm nước nóng không ảnh hưởng tới em bé bởi vì để “tới” được em bé, sức lan tỏa của nước nóng phải đi qua rất nhiều hàng rào bảo vệ: tử cung, nước ối… Để xảy ra điều đó là rất khó.
Bên cạnh đó, bác sĩ Dung cũng khuyến cáo chị em không nên lạm dụng tắm nước nóng bằng vòi sen và tắm trong bồn vì nó có thể làm cho mẹ bầu cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp, bị cảm.
Tắm khi mang bầu như thế nào là an toàn nhất?
Bác sĩ cho rằng, cách bảo vệ cả mẹ và bé trong những ngày đông lạnh giá là chị em nên sử dụng nước ấm vừa đủ từ 35-37 độ để tắm.
Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn và chăm sóc cho các bà bầu rất tốt. Lưu ý thời gian tắm chỉ nên dưới 20 phút mỗi lần tránh cảm cúm.
Hy vọng với bài viết gợi ý tắm rửa khi mang thai đúng cách an toàn cho sức khỏe bà bầu trên đây các bà bầu đã biết cách tắm sao cho phù hợp an toàn nhất đối với trẻ và mẹ để tránh những tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình mang thai nhé. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh để chăm sóc bé yêu của mình tốt nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 192] BỊ RA MÁU ĐỎ TƯƠI KHI MANG THAI CÓ PHẢI DẤU HIỆU SẢY THAI?
[MYC 193] DINH DƯỠNG KHI MANG THAI: ĂN CHUẨN THEO TỪNG THÁNG
[MYC 194] DỰ TRÙ CHI PHÍ NUÔI CON TRONG MỘT NĂM ĐẦU
[MYC 195] "GIẢI MÃ" 19 ĐIỀU KIÊNG KỴ DÂN GIAN KHI BẦU BÍ
[MYC 196] HƯỚNG DẪN CÁCH NẤU CHÁO CHIM BỒ CÂU CHO BÀ BẦU, CỰC NGON VÀ BỔ DƯỠNG
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 195] "GIẢI MÃ" 19 ĐIỀU KIÊNG KỴ DÂN GIAN KHI BẦU BÍ
https://www.youtube.com/watch?v=q1Ce3kWywC0&feature=youtu.be
Trong dân gian, chuyện kiêng kỵ với bà bầu không còn quá xa lạ. Điều đáng nói là nhiều người lại tin đến mức thái quá thành ra coi các bà bầu như một điềm xui rủi và tìm cách xua đi. Trong khi đó, đứa trẻ đang thành hình lại thực sự là một tin mừng.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 190] Thảo Dược Lợi Sữa Cho Mẹ Sau SInh
https://www.youtube.com/watch?v=PeTsxlqqw3I&feature=youtu.be
[MYC 191] Bầu Ơi, Đây là cách ăn hải sản tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi
https://www.youtube.com/watch?v=Vaxle725f8A&feature=youtu.be
[MYC 192] Bị Ra Máu Đỏ Tươi Khi Mang Thai Có Phải Là Dấu Hiệu Sảy Thai
https://www.youtube.com/watch?v=cs8Ev-5GlAs&feature=youtu.be
[MYC 193] Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu   Ăn Chuẩn Theo Từng Tháng
https://www.youtube.com/watch?v=pgC8-X16PYg&feature=youtu.be
[MYC 194] Dự Trù Chi Phí Nuôi Con Trong Một Năm Đầu
https://www.youtube.com/watch?v=gYrvyQUEPEo&feature=youtu.be
1.Thật xui xẻo khi ra ngõ gặp ngay bà bầu!
Quan niệm này có phần trọng nam khinh nữ. Hãy thử suy xét mà xem. Chuyện bạn xui xẻo hay không thực ra cũng lắm nguyên nhân để dẫn đến. Biết đâu chừng đó lại bởi bạn mà nên. Vì thế, chớ có quy chụp vội cho các bà bầu mà hãy nghĩ đến những niềm vui mà đứa bé mang lại cho mọi người. Bạn sẽ hiểu điều này khi chính mình trở thành những ông bố, bà mẹ hoặc là những ông nội, bà nội trong tương lai.
2.Không chụp ảnh khi mang thai vì sợ con sẽ mất duyên
Có thật điều này sẽ xảy ra không? Tất nhiên không!
Bạn thử nhìn ra bên ngoài xem. Những ông bố bà mẹ tương lai đều thích thú khoe hình bầu bí trên facebook. Và những đứa con họ sinh ra sẽ thế nào? Chẳng phải chúng như những thiên thần mà chỉ cần nhìn thôi bạn cũng muốn cắn yêu một cái cho đỡ ghiền phải không? Chính vì thế, không có lý do gì để chúng ta ngăn cản các bà bầu tự sướng. Mang thai là quãng thời gian tuyệt vời nhất của mọi phụ nữ khi tận hưởng sự thiêng liêng của thiên chức làm mẹ. Hãy để họ được nhìn ngắm vẻ đẹp toát lên từ niềm hạnh phúc vô tận của mình và kể với đứa trẻ trong bụng mọi điều về người mẹ của chúng.
3.Không đeo trang sức vì sợ con mất duyên hoặc dây rốn quấn quanh cổ
Bà bầu làm đẹp cho bản thân cũng là một cách thai giáo mỹ học tuyệt vời cho đứa trẻ. Vì thế, nếu việc mang trang sức trong lúc bầu bí làm bạn tự tin và đẹp hơn thì không gì là không thể. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên tránh cho mình những nguy hiểm rình rập khi mang quá nhiều trang sức đắt tiền bên mình nhé!
4.Không nên dự tiệc cưới khi đang bầu bí
Nhiều bà bầu đi dự tiệc cưới mà cứ thậm thụt vì e sợ gia chủ cho rằng mình sẽ mang lại điều xui xẻo. Đây không phải là một lo lắng không đâu vì thực tế, không ít gia đình rất kỵ điều này. Thật hư chuyện này ra sao có lẽ không ai dám chắc. Vì thế, để mang lại điều tốt hơn cho tâm trạng của chính mình, mẹ bầu nên hỏi xin ý kiến của gia chủ trước khi tham dự.
5.Không nên vừa đi vừa ăn để tránh sinh con rớt ngoài đường
Là một phụ nữ đoan trang, chuyện ăn uống như vậy chẳng lịch sự chút nào nhất là khi bạn phải khệ nệ mang vác thêm bụng bầu. Hình ảnh này trông không đẹp chút nào! Riêng chuyện sinh con rớt hay không hoàn toàn không liên quan đến thói quen vừa đi vừa ăn của bà bầu. Nếu bạn luôn miệng thèm ăn do nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, bạn nên chọn một nơi thoáng mát và thưởng thức từ tốn. Làm như vậy, sẽ không ai có cớ dèm pha bạn là người vô duyên.
6.Không bước qua dây hoặc qua võng để đứa bé trong bụng không bị dây rốn quấn cổ
Các cụ lớn tuổi trong nhà có thể dặn bạn không được bước qua một sợi dây hoặc bước qua võng mà không thổ lộ lý do. Thực ra, đó là bởi họ e sợ đứa trẻ trong bụng sẽ bị tràng hoa quấn cổ, một tình trạng khá nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo khoa học, việc tràng hoa quấn cổ do nhiều nguyên nhân khác và không liên quan gì đến chuyện bạn bước qua vật gì đó như sợi dây.
Song, lo lắng này cũng không thừa khi bạn có thể tránh được những tai nạn như vấp ngã làm dẫn sang chấn.
7.Bà bầu mua mở hàng sẽ khiến hàng hóa ế ẩm
Nhiều bà bầu phải tất tả đi làm sớm và chỉ kịp đi chợ vào buổi sáng hoặc tạt qua mua đồ ăn sáng mang theo. Vậy mà họ phải thẫn mặt vì bị đuổi đi như đuổi tà. Nguyên nhân là nhiều người bán hàng quan niệm bà bầu mua mở hàng sẽ xui xẻo cả ngày. Quan niệm này tuy đã quá cổ hủ nhưng nhiều người vẫn tin như vậy. Vì thế, để tránh rước bực vào thân, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn đồ ăn từ tối hôm trước hoặc tiện đường hãy ghé qua các siêu thị để mua ít đồ về nhà.
8.Không nên nằm ngửa vì nhau sẽ dính vào thai
Các cụ cho rằng nằm ngửa sẽ khiến nhau dính vào thai. Mặc dù điều này không đúng nhưng nó cũng mang theo những hệ lụy cho thai nhi. Theo đó, ở tư thế này, tử cung bị chèn vào tĩnh mạch khoang dưới làm cản trở việc lưu thông khí huyết đến thai nhi. Và hậu quả là làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ. Vì thế, mẹ nên nằm ngủ theo tư thế nghiêng về hướng trái nhằm tránh xoắn các mạch máu trong tử cung khi thai nhi theo thói quen quay sang phải.
9.Nghĩ đến hình mẫu đẹp, sinh con ra cũng sẽ xinh đẹp
Nhiều người tin rằng khi nghĩ đến một hình mẫu đẹp, tự khắc đứa con trong bụng cũng trở nên đẹp đẽ. Thực tế, điều này có khả năng sẽ thành hiện thực. Tuy nhiên, nó không được hiểu như việc bạn cố dán khuôn mặt, hình dáng của hình mẫu đó cho con bạn. Đây thực chất là một cách thai giáo để giúp bạn luôn nghĩ về điều đẹp đẽ nhất cho con. Những suy nghĩ tích cực và những hình ảnh đẹp đẽ sẽ tác động đến tinh thần của bạn. Và chính điều này đã tạo điều kiện cho thai nhi phát triển một cách toàn diện trong đó có cả hình dáng bên ngoài. Mặc dầu vậy, điều này còn được quyết định nhiều bởi gen di truyền của bố mẹ.
10.Uống nhiều nước dừa, nước mía nhiều sẽ cho con làn da hồng hào, trắng trẻo.
Bà bầu có thể dùng các loại nước khác trong thai kỳ để bù vào việc mất nước. Nhưng, việc lạm dụng các thức uống như nước mía, nước dừa sẽ không tốt cho thai phụ lẫn thai nhi. Bởi lẽ chúng có thể làm tăng lượng đường trong máu dẫn đến tiểu đường thai kỳ hoặc làm tăng ối khi vào những tháng cuối.
11.Không ăn cà khi mang thai nếu không muốn con sinh ra bị cà lăm
Nhiều người cho rằng có một mối liên hệ nào đó giữa việc ăn cà và chứng cà lăm trong việc nói năng của trẻ. Sự thật, ngoài việc trùng hợp về ngữ âm ra, giữa hai chuyện này chẳng có bất cứ mối liên quan gì. Vậy nhưng, bạn cũng không nên ăn cà quá nhiều vì chúng vừa nghèo dinh dưỡng vừa có chứa chất gây độc có thể khiến bạn dễ mắc các chứng đau nhức hơn.
12.Ngồi trước cửa khi có thai sẽ sinh ra đứa trẻ khó dạy
Khi bà bầu ngồi trước cửa, người lớn thường mắng và không cho phép vì sợ đứa trẻ sinh ra sẽ khó dạy, lì lợm. Điều này xuất phát từ mối liên hệ giữa ý nghĩa của cánh cửa chính với chuyện êm ấm trong gia đình. Tuy nhiên, để khẳng định việc này thì không ai dám chắc chắn.
13.Không ăn ốc vì sợ con sẽ chảy nước dãi. Không ăn ổi vì lo con bị chốc ghẻ. Ăn nhiều trứng ngỗng để con thông minh.
Khi mang thai, nguồn dinh dưỡng của mẹ phải đảm bảo đa dạng để trẻ có điều kiện hấp thu các chất khác nhau và nhờ đó phát triển khỏe mạnh.
Việc ăn ốc có thể khiến mẹ tăng nguy cơ bệnh giun hoặc ăn ổi có thể khiến mẹ bị viêm ruột thừa trong lúc mang thai. Cả hai đều không liên quan đến chuyện nhỏ dãi hay nổi sài, ghẻ chốc như nhiều người vẫn nghĩ.
Riêng với trứng ngỗng được xem như thần dược cho trí thông minh của thai nhi, mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều, dẫn đến thừa chất và tăng cân. Bản thân trứng ngỗng cũng không mang nhiều dưỡng chất tốt cho não bộ như cách nghĩ của nhiều người. Bạn có thể thay trứng gà để bổ sung.
14.Không ăn tô chén mẻ để trẻ không bị sứt môi
Dường như có một mối liên hệ tượng hình giữa chuyện ăn chén mẻ và dị tật sứt môi ở trẻ. Thực ra, đây cũng chỉ là một lo sợ thái quá khi điều kiện y tế còn chưa phát triển như bây giờ. Mặc dầu vậy, ăn một chiếc bát mẻ cũng khiến bạn khó ngon miệng để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tối đa.
15.Ủ rũ khi mang thai sinh con ra có khuôn mặt buồn bã
Điều này không dựa trên cơ sở khoa học. Tuy vậy, bạn nên nhớ, tinh thần của mẹ tác động rất lớn đến thai nhi. Nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường hay bất thường của đứa trẻ. Hơn nữa, mang thai là chuyện đáng mừng, vì thế không việc gì bạn cứ mặt ủ mày chau để làm ảnh hưởng không tốt đến con.
16.Thương con thì xoa bụng trò chuyện hàng ngày
Theo các chuyên gia y tế, hành động xoa bụng bầu có thể làm xuất hiện các cơn co thắt tử cung bất thường dẫn đến dọa sinh non, hoặc thậm chí sẩy thai. Vì thế, nếu muốn thể hiện tình cảm với con, bạn có thể trò chuyện, dùng đầu ngón tay sờ nắn nhẹ nhàng để con cảm nhận tình yêu của bố mẹ.
17. Vươn hoặc với người sẽ khiến thai bong nhau hoặc dây rốn quấn cổ
Những động tác này được coi là không tác động đến thai nhi. Việc dây rốn quấn cổ còn phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Nếu dây rốn dài hơn 100cm, thai nhi có thể có nguy cơ. Tuy nhiên, trường hợp này không phải số đông. Tuy nhiên, bạn nên chú ý lời khuyên này để hạn chế những trường hợp tai nạn có thể xảy đến.
18.Không nên đi du lịch
Việc đi di chuyển nhiều có thể khiến bạn đối diện với nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, nếu nó giúp bạn giải tỏa căng thẳng thì bạn cũng nên đi. Nên nhớ thời điểm thích hợp nhất là khi bạn đến tuần 14 – 32. Ngoài thời gian này ra, nếu muốn du lịch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thăm khám cho bạn.
19.Không được trang điểm và tỉa chân mày
Nhiều người lại quan niệm mẹ làm đẹp trong thai kỳ có thể khiến con mất duyên. Tuy nhiên, vào những lúc cần thiết, bạn có thể trang điểm nhẹ nhàng để làm tươi tắn sắc mặt xanh xao do thai nghén nặng. Lưu ý, các loại mỹ phẩm bạn dùng phải là loại dành riêng cho bà bầu vì ít nhiều mỹ phẩm đều có chất độc hại ảnh hưởng đến thai nhi.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 190] THẢO DƯỢC LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH
[MYC 191] BẦU ƠI, ĐÂY LÀ CÁCH ĂN HẢI SẢN TỐT CHO CẢ MẸ LẪN THAI NHI
[MYC 192] BỊ RA MÁU ĐỎ TƯƠI KHI MANG THAI CÓ PHẢI DẤU HIỆU SẢY THAI?
[MYC 193] DINH DƯỠNG KHI MANG THAI: ĂN CHUẨN THEO TỪNG THÁNG
[MYC 194] DỰ TRÙ CHI PHÍ NUÔI CON TRONG MỘT NĂM ĐẦU
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 194] DỰ TRÙ CHI PHÍ NUÔI CON TRONG MỘT NĂM ĐẦU
https://www.youtube.com/watch?v=gYrvyQUEPEo&feature=youtu.be
Nuôi một đứa con quả thật không đơn giản. Ngoài việc bạn phải dành tâm trí chăm sóc con ra, chuyện kinh tế cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Chính vì vậy, sẽ thật cần thiết để bạn lên một kế hoạch chi tiêu rõ ràng.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 189] Thai Giáo và Những Sai Lầm Thường Gặp Của Bố Mẹ
https://www.youtube.com/watch?v=hKBJ6lgOF2A&feature=youtu.be
[MYC 190] Thảo Dược Lợi Sữa Cho Mẹ Sau SInh
https://www.youtube.com/watch?v=PeTsxlqqw3I&feature=youtu.be
[MYC 191] Bầu Ơi, Đây là cách ăn hải sản tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi
https://www.youtube.com/watch?v=Vaxle725f8A&feature=youtu.be
[MYC 192] Bị Ra Máu Đỏ Tươi Khi Mang Thai Có Phải Là Dấu Hiệu Sảy Thai
https://www.youtube.com/watch?v=cs8Ev-5GlAs&feature=youtu.be
[MYC 193] Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu   Ăn Chuẩn Theo Từng Tháng
https://www.youtube.com/watch?v=pgC8-X16PYg&feature=youtu.be
Dưới đây là những dự trù kinh phí tham khảo dành cho bạn từ một người mẹ.
A. Kinh phí trung bình trong một tháng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi
1. Những khoản chi cần thiết
Nuôi con bằng sữa mẹ là một lựa chọn được khuyến cáo bởi các chuyên gia dinh dưỡng nhằm đem lại lợi ích sức khỏe tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất đắc dĩ, người mẹ buộc phải nuôi con bằng sữa công thức. Dù bạn lựa chọn thế nào, những khoản chi tiêu sau đều không thể thiếu:
Trong một vài ngày đầu, trẻ sơ sinh chưa bú được nhiều nên bé cũng sẽ không đi tiểu nhiều. Nhưng bù lại, trẻ đi phân su rải rác trong khoảng 3-5 ngày đầu. Như vậy, trung bình một ngày ít nhất bạn phải thay từ 5-7 cái tã. Và chỉ sau một tuần, bé đã dùng hết một bọc tã lớn khoảng 42 cái. Nếu dùng tã loại thường bạn sẽ cần chi khoảng 160 nghìn đồng/ 1 bọc tã và một tháng mất khoảng 650 nghìn đồng. Chi phí này sẽ còn cao hơn khi bạn chọn loại tã cao cấp.
Bạn có thể tiết kiệm được một nửa chi phí mua tã nếu dùng miếng lót sơ sinh. Với loại này bạn cần mua thêm miếng tã vải để dán kèm. Tã này có thể sử dụng lại nhiều lần và chỉ mất khoảng 100 nghìn với 10 miếng.
Quần áo
Vì trẻ sẽ lớn rất nhanh nên bạn chỉ cần mua đủ dùng trong một giai đoạn nhất định. Bạn cần khoảng 10 bộ mặc ở nhà cho 3 tháng đầu với 2 size khác nhau và 1-2 bộ dành cho những lúc ra ngoài. Khoản này cần khoảng 500 nghìn đồng. Chi phí có thể hơn nếu bạn chọn chất liệu cao cấp.
Nôi
Nếu bạn muốn tập cho trẻ ngủ một mình và ngủ an toàn, tốt nhất nên sắm một chiếc nôi. Trung bình, với nôi sắt, bạn cần khoảng 1-2 triệu và 3-5 triệu nếu là nôi gỗ. Cách khác, bạn có thể mua lại hàng thanh lý giá tốt được các bà mẹ được rao bán trên những diễn đàn hoặc hội nhóm. Về khoản này, không cần chi quá tay nếu điều kiện kinh tế gia đình không cho phép.
Đồ chơi
Trong giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bạn chỉ cần mua một vài đồ chơi đơn giản và chỉ cần mất khoảng 300 – 500 nghìn đồng cho một lần mua. Bạn có thể dùng cho trẻ chơi đến hết giai đoạn 6 tháng.
2. Khoản chi cho sữaTrường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.
Bạn chẳng những có thể hoàn toàn yên tâm về sự phát triển toàn diện của con mà còn tiết kiệm được một khoản rất lớn nếu cho con bú sữa mẹ.
Tốt nhất nên vắt hết sữa ra dư ra ngoài và cất dành sau mỗi lần cho con bú no. Với cách này, sữa sẽ tiết ra nhiều hơn để đảm bảo đủ sữa cho trẻ đến lúc tròn một tuổi. Phần sữa dư bạn nên chứa trong loại túi trữ sữa chuyên dụng, bạn cần chi thêm khoảng 500 nghìn để có được 50 túi loại này. Nếu sữa nhiều, bạn có thể trữ hết trong một tháng.
Thật cần thiết để bạn dành ra một khoản tẩm bổ riêng cho mình và cũng nhằm mục đích tăng cường chất lượng sữa cho bé bú. Khoản này bao gồm việc mua sữa, thuốc sắt, thức ăn…và cần chi khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/tháng. Sau 3 tháng, bạn có thể trở về sinh hoạt và ăn uống bình thường. Ngoài ra, bạn cần mua miếng lót thấm sữa để đảm bảo vệ sinh bầu ngực cho mình và cho con. Khoản này cần khoảng 250 nghìn/tháng.
Trường hợp nuôi con bằng sữa ngoài
Sữa: Nếu bạn chọn sữa ngoại, ít nhất một tháng bạn cần mua 5 hộp sữa 900gr. Như vậy, bạn cần chi khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nếu bạn chọn sữa nội, có thể giảm được khoảng 1/3 chi phí này. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là bạn cần theo dõi xem con mình phù hợp với loại sữa nào để đảm bảo bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Bình sữa và dụng cụ vệ sinh bình sữa
Với bình sữa, bạn không nên quá tiết kiệm để tránh chọn phải hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bạn có thể phải chi khoảng 200-300 nghìn đồng cho khoản này.
Dụng cụ vệ sinh cũng sẽ cần chi khoảng thêm 100 nghìn là đủ.
Khám chữa bệnh: So với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, nhất là những trẻ được cho bủ sữa non, trẻ bú sữa công thức thường dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể kém. Do đó, bạn nên dự trù khoảng 1 triệu đồng phòng khi cần khám chữa bệnh cho con.
B. Kinh phí trung bình trong một tháng dành cho trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tháng
1.Sữa
Vì giai đoạn này trẻ đã bắt đầu ăn bột nên trẻ bú sữa ít hơn. Bạn có thể chỉ mất khoảng 3-4 lon sữa 900gr trong một tháng = 1,2 - 1,5 triệu đồng (tùy loại sữa).
Với những ai nuôi con bằng sữa mẹ, nếu còn sữa, bạn có thể tiếp tục cho bú nhưng nên nhớ lúc này sữa đã kém chất lượng hơn. Vì thế, bạn có thể cho con dặm thêm sữa ngoài một tháng khoảng 1 hộp 900gr.
2.Bột
Bạn cần chi thêm khoảng 300 nghìn đồng để mua bột cho trẻ trong 2 tháng đầu và tăng thêm khoảng từ 500 - 600 khi bé đã quen với chuyện ăn uống. Nếu chọn bột cao cấp, khoản chi sẽ còn tăng thêm. Mặt khác, bạn có thể mua nguyên liệu về và tự chế biến để tiết kiệm hơn.
3.Tã
Lúc này bạn không cần cho trẻ mặc bỉm 24/24h. Vì thế mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 1-2 miếng vào mỗi tối. Như vậy, mỗi tháng bạn chỉ mất khoảng 160 nghìn cho việc mua tã.
4.Đồ chơi
Trẻ ở giai đoạn này đã bắt đầu biết cầm nắm, đùa giỡn với đồ vật có được. Do đó, mỗi tháng bạn có thể mua thêm cho bé một món đồ chơi thay vì dồn mua một lần. Với khoản này, bạn không nên tiết kiệm mua hàng rẻ tiền để tránh mua phải hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Trung bình, mỗi tháng bạn chỉ cần chi từ 200-300 nghìn đồng cho khoản đồ chơi.
5.Quần áo
Vì trẻ lớn liên tục và có thể ra ngoài vui chơi nhiều hơn nên bạn cần mua sắm quần áo cho trẻ hàng tháng. Mỗi tháng như vậy bạn cần mua khoảng 3 – 5 bộ và mất từ 500 – 700 nghìn đồng.
7.Thức ăn dặm: sữa chua, váng sữa, phomai và trái cây
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng cao trong giai đoạn này nên bố mẹ cần cho bé ăn dặm thêm nhiều dạng thức ăn khác nhau. Bạn có thể phải chi khoảng 700 nghìn đồng đến 1 triệu cho khoản này. Để tiết kiệm thời gian đi lại, bạn có thể mua một lần và dùng dần đối với sữa chua, phomai và váng sữa. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng những thực phẩm này nếu không thực sự cần thiết.
8.Thuốc bổ
Chỉ nên dùng với những trẻ bị thiếu hụt chất và được bác sĩ chỉ định. Những dạng thuốc này có thể cần chi khoảng 200-300 nghìn đồng.
9.Khám chữa bệnh
Do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nên trong giai đoạn này, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, bạn cần dự trù khoảng 1 triệu đề phòng xa. Tất nhiên, không phải tháng nào con bạn cũng dễ mắc bệnh nhưng có những tháng trẻ có thể đến thăm bác sĩ đều đặn. Bạn không nên quá lo lắng vì đây là vấn đề rất phổ biến ở trẻ nhỏ.
C. Khoản chi cho việc tiêm ngừa trong suốt một năm đầu đời của trẻ
Việc tiêm ngừa rất cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của những bệnh nguy hiểm. Vì thế, bạn cần duy trì các mũi tiêm xuyên suốt những năm đầu đời của trẻ.
Nếu bạn cho con tiêm ngừa ở các cơ sở y tế tại địa phương theo chương trình tiêm chủng quốc gia thì sẽ không mất phí với những mũi tiêm cơ bản. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo hơn, bạn có thể mang con đến bệnh viện Nhi đồng hoặc viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt đới để tiêm ngừa.
Tóm lại:
Với trẻ sơ sinh tháng đầu: Chi phí cho các khoản cần thiết khoảng từ 4 - 5 triệu với trường hợp nuôi con bằng sữa ngoài và từ 2 - 3 triệu với trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.
Với trẻ nhũ nhi từ 2 - 5 tháng: Chi phí cho các khoản cần thiết trong tháng khoảng từ 3 - 4 triệu và từ 1 - 1,5 triệu với trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.
Với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 1 tuổi: Chi phí cho các khoản cần thiết trong tháng khoảng từ 3 - 4 triệu và từ 2 - 3 triệu với trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ.
Như vậy, trong năm đầu tiên bạn cần khoảng 40 - 50 triệu đồng nuôi con nếu dùng hoàn toàn bằng sữa công thức. Trong khi đó, bạn có thể tiết kiệm đến một nửa chi phí ấy nếu nuôi con bằng sữa mẹ. Con số này đáng để bạn cân nhắc lựa chọn cách thức nuôi con phải không?
Đây chỉ là những khoản dự trù tham khảo. Sự chênh lệch cao thấp còn do mức chi tiêu theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 189] THAI GIÁO VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
[MYC 190] THẢO DƯỢC LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH
[MYC 191] BẦU ƠI, ĐÂY LÀ CÁCH ĂN HẢI SẢN TỐT CHO CẢ MẸ LẪN THAI NHI
[MYC 192] BỊ RA MÁU ĐỎ TƯƠI KHI MANG THAI CÓ PHẢI DẤU HIỆU SẢY THAI?
[MYC 193] DINH DƯỠNG KHI MANG THAI: ĂN CHUẨN THEO TỪNG THÁNG
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 193] DINH DƯỠNG KHI MANG THAI: ĂN CHUẨN THEO TỪNG THÁNG
https://www.youtube.com/watch?v=pgC8-X16PYg&feature=youtu.be
Nhận được tin nhắn hai vạch, điều này đồng nghĩa cuộc sống của bạn đang dần thay đổi và chuyển sang một bước ngoặt lớn. Trong đó, dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần sự để tâm đặc biệt trong thai kỳ. Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 188] Mẹ Bầu Nên Biết Về Thai Giáo Bằng Ánh Sáng
https://www.youtube.com/watch?v=gPVjZwnk_bY&feature=youtu.be
[MYC 189] Thai Giáo và Những Sai Lầm Thường Gặp Của Bố Mẹ
https://www.youtube.com/watch?v=hKBJ6lgOF2A&feature=youtu.be
[MYC 190] Thảo Dược Lợi Sữa Cho Mẹ Sau SInh
https://www.youtube.com/watch?v=PeTsxlqqw3I&feature=youtu.be
[MYC 191] Bầu Ơi, Đây là cách ăn hải sản tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi
https://www.youtube.com/watch?v=Vaxle725f8A&feature=youtu.be
[MYC 192] Bị Ra Máu Đỏ Tươi Khi Mang Thai Có Phải Là Dấu Hiệu Sảy Thai
https://www.youtube.com/watch?v=cs8Ev-5GlAs&feature=youtu.be
Nhận được tin nhắn hai vạch, điều này đồng nghĩa cuộc sống của bạn đang dần thay đổi và chuyển sang một bước ngoặt lớn. Trong đó, dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần sự để tâm đặc biệt trong thai kỳ. Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.
1.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ nhất
Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Đừng lo, bật mí cho bà bầu mẹo ăn uống lý tưởng sau:
- Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.
- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.
- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.
- Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.
- Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!
Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…
2.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2
Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg-1,7kg cũng khá ổn, bởi nhiều mẹ vì sự “tra tấn” của chứng ốm nghén, lại bị sút vài cân.
Áp dụng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh để tăng cân khi mang thai là điều kiện cần để giúp bé con trong bụng phát triển và tăng trưởng với tốc độ vượt trội. Tuy nhiên, rất nhiều bà bầu vẫn cảm thấy khá khó khăn trong việc tính toán lượng calorie, hay nói đúng hơn năng lượng cần thiết…
Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.
Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 lý sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.
3.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3
Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy.
Nếu 2 tháng trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.
Lời khuyên dinh dưỡng cho tháng này:
- Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.
- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.
- Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.
4.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4
Tháng thứ Tư, bụng đã lấp ló xuất hiện. Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Trong thời gian này, các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.
Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.
Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.
5.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5
Tam cá nguyệt thứ 2 thường là khoảng thời gian thoải mái, dễ chịu nhất với mẹ bầu. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và năng động hơn hẳn so với 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Trong 4 tháng đầu tiên mang thai, bạn nên tăng khoảng 3-4kg. Cuối tháng thứ 5, cần tăng thêm 1,5-2kg.
4 điều phải làm trước khi kết thúc tam cá nguyệt thứ 2
Tam cá nguyệt thứ 2 thường được xem là khoảng thời gian dễ chịu nhất của mẹ bầu. Không ốm nghén như 3 tháng đầu, không đau nhức nặng nề như 3 tháng cuối, 3 tháng giữa mang thai quả là tuyệt vời. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên bỏ qua những điều sau trong thời gian này để chuẩn bị tốt hơn cho…
Cơ thể mẹ bầu lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh, nguyên do thường vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn, tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.
Bên cạnh đó, uống nước thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước lành mạnh khác. Uống nước nhiều giúp lọc bớt những chất lỏng không cần thiết trong cơ thể, giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này. Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và thêm 2 phần ăn từ các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn uống hằng ngày.
Đã qua rồi thời kỳ ốm nghén, buồn nôn, giờ đây bạn có thể cảm thấy thèm ăn rất nhiều thứ. Cẩn thận! Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, chẳng hạn muốn ăn thịt đỏ là dấu hiệu của thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu thèm đồ ngọt, cố gắng hạn chế bầu nhé.
6.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6
Chúc mừng mẹ bầu, đến cuối tháng này, bạn đã hoàn thành 2/3 chặng đường. Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Từ đầu thai kỳ đến cuối tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6-8kg.
Lời khuyên về dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng này:
- Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh, tốt nhất nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.
- Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nây, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.
- Chắc chắn rằng bản thân vẫn đang uống vitamin theo toa của bác sĩ.
7.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7
Bạn đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, đan xen với niềm vui vì sắp cán đích, bầu còn phải đối mặt với khá nhiều tác dụng phụ của thai kỳ. Để vượt qua giai đoạn này suôn sẻ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau về dinh dưỡng:
- Ợ nóng: Áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, và khi ăn, tuyệt đối không ăn quá no. Thay vào đó, ăn nhẹ bổ dưỡng 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Cố gắng ngủ với gối cao.
- Phù nề chân tay: Khả năng tích nước của cơ thể tăng lên do bạn nạp nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên. Vì vậy, nhớ đừng ăn thực phẩm dạng này. Ngoài ra, vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.
- Táo bón khi mang thai: Mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng rất cần thiết!
- Mệt mỏi và buồn ngủ: Ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu với triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể là do lưu lượng máu tăng lên, nhưng bạn lại không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.
8.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8
Bầu đang tiến gần đến cuối hành trình mang thai. Trong khi chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu, tại sao không dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể? Lúc này, bạn đã nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.
Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi…Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.
9.Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9
Thời gian này bà bầu sẽ khá bận rộn để chuẩn bị cho việc chào đời của bé con, vì vậy chuyện lơ là ăn uống tất nhiên sẽ diễn ra. Thực tế, 4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.Đến gần cuối tháng 9, bạn nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ.
Lời khuyên hữu ích dành cho bầu vào tháng cuối như sau:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.
- Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này.
- Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.
- Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.
- Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh.
- Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.
- Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.
- Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.
- Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.
- Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 188] THAI GIÁO BẰNG ÁNH SÁNG
[MYC 189] THAI GIÁO VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
[MYC 190] THẢO DƯỢC LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH
[MYC 191] BẦU ƠI, ĐÂY LÀ CÁCH ĂN HẢI SẢN TỐT CHO CẢ MẸ LẪN THAI NHI
[MYC 192] BỊ RA MÁU ĐỎ TƯƠI KHI MANG THAI CÓ PHẢI DẤU HIỆU SẢY THAI?
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 192] BỊ RA MÁU ĐỎ TƯƠI KHI MANG THAI CÓ PHẢI DẤU HIỆU SẢY THAI?
https://www.youtube.com/watch?v=cs8Ev-5GlAs&feature=youtu.be
Không chỉ ra máu đỏ tươi khi mang thai mà bất cứ trường hợp ra máu nào trong thai kỳ cũng là những dấu hiệu nguy hiểm hoặc là đánh dấu các cột mốc quan trọng. Hãy tìm hiểu về các dấu hiệu không thể lơ là này các mẹ nhé.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 187]  Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Trắng  
https://www.youtube.com/watch?v=IvMyFmxo7cc&feature=youtu.be
[MYC 188] Mẹ Bầu Nên Biết Về Thai Giáo Bằng Ánh Sáng
https://www.youtube.com/watch?v=gPVjZwnk_bY&feature=youtu.be
[MYC 189] Thai Giáo và Những Sai Lầm Thường Gặp Của Bố Mẹ
https://www.youtube.com/watch?v=hKBJ6lgOF2A&feature=youtu.be
[MYC 190] Thảo Dược Lợi Sữa Cho Mẹ Sau SInh
https://www.youtube.com/watch?v=PeTsxlqqw3I&feature=youtu.be
[MYC 191] Bầu Ơi, Đây là cách ăn hải sản tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi
https://www.youtube.com/watch?v=Vaxle725f8A&feature=youtu.be
Không chỉ ra máu đỏ tươi khi mang thai mà bất cứ trường hợp ra máu nào trong thai kỳ cũng là những dấu hiệu nguy hiểm hoặc là đánh dấu các cột mốc quan trọng. Hãy tìm hiểu về các dấu hiệu không thể lơ là này các mẹ nhé.
Chảy máu bất thường: dọa sẩy thai hoặc sẩy thai
Mẹ có thể ra máu đỏ tươi khi mang thai trong những tháng đầu tiên. Máu xuất hiện lúc này là do phôi thai bám vào tử cung làm tổ, gây nên tổn thương nhẹ ở niêm mạc xuất ra ngoài.
Trong trường hợp ra máu đỏ tươi khi mang thai lặp lại nhiều lần và màu sắc cũng dần thanh đổi từ đỏ sang màu nâu mận chín thì đây là dấu hiệu cảnh báo dọa sẩy thai hoặc sẩy thai ở mẹ bầu.
Bên cạnh d��u hiệu chảy máu nếu mẹ còn xuất hiện các triệu chứng như đau bụng thì mẹ nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Ra máu đen và đau bụng: Mang thai ngoài tử cung
Không ra máu đỏ tươi khi mang thai mà mẹ có hiện tượng ra máu màu đen từng ít một, kèm với đó là cảm giác đau bụng thì khả năng rất cao là mẹ đang mang thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể gây tử vong cho cả mẹ.
Ra máu từng ít một: Chửa trứng
Chửa trứng là hiện tượng thụ thai bất thường khiến nguyên bào nuôi thai phát triển quá mức. Biểu hiện lúc này là mẹ sẽ bị chảy máu âm đạo nhưng máu ra từng ít một, tự nhiên và tự cầm. Có đến 40% mẹ bầu bị chửa trứng còn kèm các biểu hiện nghén nặng.
Chửa trứng cũng cần được phát hiện sớm để loại bỏ thai trứng để tránh chảy máu do sẩy thai. Sau đó 2 năm mẹ cũng cần được theo dõi kỹ lưỡng để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Ra máu vào hai tháng cuối thai kỳ: Nhau tiền đạo hoặc nhau bong non
Nguyên nhân gây ra chảy máu âm đạo trong 2 tháng cuối thai kỳ thường là do tình trạng nhau tiền đạo hoặc nhau bong non gây ra.  Lúc này mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.
Tình trạng nhau bong non nếu xảy ra trước 3 tháng cuối thai kỳ thì chắc chắn thai nhi sẽ bị tử vong.
Vì vậy nếu mẹ thấy ra máu từng ít một và cảm thấy đau bất ngờ, kéo dài trong bụng thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp, xử lý kịp thời.
Như vậy ra máu trong thai kỳ thường luôn là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ảnh hưởng đến cả tính mạng của mẹ và bé. Đây là dấu hiệu không mẹ bầu nào muốn xuất hiện trong thai kỳ của mình, nhưng việc nhận diện chúng để xử lý là điều cực kỳ cần thiết mẹ nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 187] THAI 39 TUẦN RA DỊCH NHẦY TRẮNG LÀ BỊ GÌ?
[MYC 188] THAI GIÁO BẰNG ÁNH SÁNG
[MYC 189] THAI GIÁO VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
[MYC 190] THẢO DƯỢC LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH
[MYC 191] BẦU ƠI, ĐÂY LÀ CÁCH ĂN HẢI SẢN TỐT CHO CẢ MẸ LẪN THAI NHI
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 191] BẦU ƠI, ĐÂY LÀ CÁCH ĂN HẢI SẢN TỐT CHO CẢ MẸ LẪN THAI NHI
https://www.youtube.com/watch?v=Vaxle725f8A&feature=youtu.be
Thủy hải sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều axit béo omega3, sắt, canxi rất hữu ích cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, nếu ăn uống sai cách có thể dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 186] Bà Bầu Nên Biết Tác Dụng Ngừa Ung Thư Từ Phần Bỏ Đi Của Thực Phẩm
https://www.youtube.com/watch?v=jKQJu4iJT6w&feature=youtu.be
[MYC 187]  Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Trắng  
https://www.youtube.com/watch?v=IvMyFmxo7cc&feature=youtu.be
[MYC 188] Mẹ Bầu Nên Biết Về Thai Giáo Bằng Ánh Sáng
https://www.youtube.com/watch?v=gPVjZwnk_bY&feature=youtu.be
[MYC 189] Thai Giáo và Những Sai Lầm Thường Gặp Của Bố Mẹ
https://www.youtube.com/watch?v=hKBJ6lgOF2A&feature=youtu.be
[MYC 190] Thảo Dược Lợi Sữa Cho Mẹ Sau SInh
https://www.youtube.com/watch?v=PeTsxlqqw3I&feature=youtu.be
Với những lưu ý trong ăn hải sản dưới đây, bà bầu có thể thoải mái ăn uống và khỏe mạnh suốt thai kỳ.
1. Ăn hải sản chín
Bất kỳ loại hải sản nào bà bầu cũng cần phải ăn chín. Một số loại hải sản được ướp đá và ăn sống như hàu hoặc cá. Việc ăn sống sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và có thể ảnh hưởng tới tính mạng thai nhi. Do các ấu trùng, giun sán không được tiêu diệt hết khi ăn sống, chúng chỉ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ nước sôi trong thời gian nấu chín hải sản.
Do đó, nguyên tắc hàng đầu là không ăn hải sản tái sống.
2. Hạn chế ăn lẩu hải sản
Lẩu hải sản là một trong những món ăn hấp dẫn, giữ được vị tươi ngon của hải sản. Đặc biệt khi thời tiết se lạnh, được ăn lẩu hải sản thì không gì tuyệt bằng. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai, cần lưu ý, hầu hết các loại lẩu hải sản đều chưa được nấu chín hải sản. Chưa kể, nhiều lẩu cho thêm ngao để tạo vị ngọt cũng không tốt cho bà bầu.
Phần lớn, ngao được cho vào để lấy nước ngọt, thịt chín tới ăn mới mềm và ngon. Do đó, nhiều bà bầu khi ăn có nguy cơ bị nhiễm sán hoặc ấu trùng còn sống trong ngao. Nếu bà bầu muốn ăn, cần phải chờ cho thịt ngao thật chín mới được ăn.
Nhìn chung, đây là món không khuyến khích bà bầu. Vì nồi lẩu thập cẩm chứa nhiều vi khuẩn, sán, ấu trùng do các thực phẩm hầu hết chỉ được nhúng chín tái.
3. Không ăn món nướng
Hải sản nướng cũng khá hấp dẫn, đặc biệt là nghêu, sò, ốc khi nướng hành mỡ. Tuy nhiên, các món ăn này đều nguy hiểm cho bà bầu. Dân gian thường truyền miệng, bà bầu ăn các loại ốc có nguy cơ đẻ con dớt dãi. Thực ra đây chỉ là hư cấu, ăn ốc sẽ có nguy cơ bị nhiễm sán do ốc là một trong những thực phẩm chứa nhiều sán nhất.
Nếu bị nhiễm sán, bà bầu có nguy cơ sinh non, thai chết lưu, thậm chí cả mẹ lẫn con đều tử vong.
4. Không ăn hải sản chết
Hải sản chết sẽ làm giảm lượng protein và sinh ra độc tố. Đối với các loại cá biển nên ăn khi cá còn tươi, tránh ăn cá ươn. Các loại cá nuôi nên ăn khi còn sống. Ngay cả các loại nghêu, sò cũng cần lựa con còn sống, tươi, tránh con bị chết có thể gây dị ứng, ngộ độc.
5. Không ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C
Các loại hải sản khi kết hợp với thực phẩm chứa vitamin C có thể gây ra ngô độc cấp tính và nguy hiểm tới tính mạng. Do trong hải sản chứa nhiều asen pentavenlent, nếu ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc cấp tính và gây nguy hiểm cho thai phụ.
6. Không uống nước chè ngay sau khi ăn hải sản
Thói quen uống nước chè sau khi ăn có thể khiến bà bầu gặp khó khăn trong việc tiêu hóa. Do khi uống nước chè, chất acid tannic trong nước chè sẽ kết hợp với canxi trong hải sản, gây ra việc khó tiêu hoặc gây sỏi.
Bà bầu có thể uống nước chè sau 2 tiếng ăn hải sản.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 186] TÁC DỤNG PHÒNG NGỪA UNG THƯ TỪ PHẦN BỎ ĐI CỦA THỰC PHẨM
[MYC 187] THAI 39 TUẦN RA DỊCH NHẦY TRẮNG LÀ BỊ GÌ?
[MYC 188] THAI GIÁO BẰNG ÁNH SÁNG
[MYC 189] THAI GIÁO VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
[MYC 190] THẢO DƯỢC LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 190] THẢO DƯỢC LỢI SỮA CHO MẸ SAU SINH
https://www.youtube.com/watch?v=PeTsxlqqw3I&feature=youtu.be
Sau khi sinh, hai vấn đề mẹ quan tâm nhất chính là: Ăn gì để lợi sữa và làm thế nào để giảm cân nhanh. Sử dụng thảo dược lợi sữa là biện pháp "2 trong 1" vừa giúp thực đơn cho mẹ sau sinh đa dạng, lợi sữa lại làm đẹp da, gọn dáng.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 185] Tác Dụng Của Táo Với Sức Khoẻ Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=OHpG5oxgmxM&feature=youtu.be
[MYC 186] Bà Bầu Nên Biết Tác Dụng Ngừa Ung Thư Từ Phần Bỏ Đi Của Thực Phẩm
https://www.youtube.com/watch?v=jKQJu4iJT6w&feature=youtu.be
[MYC 187]  Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Trắng  
https://www.youtube.com/watch?v=IvMyFmxo7cc&feature=youtu.be
[MYC 188] Mẹ Bầu Nên Biết Về Thai Giáo Bằng Ánh Sáng
https://www.youtube.com/watch?v=gPVjZwnk_bY&feature=youtu.be
[MYC 189] Thai Giáo và Những Sai Lầm Thường Gặp Của Bố Mẹ
https://www.youtube.com/watch?v=hKBJ6lgOF2A&feature=youtu.be
Sau khi sinh, có rất nhiều vấn đề về sữa mẹ: Có mẹ gần như cạn kiệt sữa rất nhanh, có mẹ lại khổ sở vì sữa quá nhiều và sốt sữa. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, căng thẳng stress, thời gian làm việc không hợp lý, tuyến sữa hoạt động không ổn định, cho con bú không đúng cách…Sử dụng thảo dược lợi sữa trong thực đơn cho mẹ sau sinh sẽ giúp hạn chế tốt hơn những tình trạng như vậy.
Trong năm đầu đời, thời điểm các bác sĩ khẳng định sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các loại dược liệu như chè vằng, thông thảo, tảo xoắn là những thảo dược quý trong dân gian mẹ nên tìm hiểu.
1. Chè vằng
Đây là thảo dược thông dụng nhất thường được các mẹ truyền tai nhau. Chè vằng giúp lợi sữa, giảm cân là điều có lẽ ai cũng biết, đặc biệt là phụ nữ tới thời kỳ sinh con. Cây chè vằng có được trồng nhiều ở khu vực miền Trung, dùng làm thức uống hàng ngày hoặc cho phụ nữ sau sinh. Hầu hết các mẹ sử dụng đều mang lại hiệu quả đặc biệt với nang sữa, nên chè vằng ngày càng được phổ biến rộng rãi. Ngay từ khi có thai, nhiều mẹ đã đặt mua để dành.
Chè vằng được trồng ở các vùng đồi núi, sau đó hái lá tươi, làm khô bằng nắng tự nhiên rồi sắc uống. Cũng có những vùng chuyên canh, thu hoạch và sử dụng phương pháp sấy khô hiện đại vừa giữ nguyên được đặc tính tốt của cây vừa đáp ứng được nhu cầu lớn của người dùng.
Công thức hãm chè bằng khô đúng cách:
Cho 30g chè khô vào nước sôi, khuấy đều cho lá chè vằng ngấm nước và ra chất
Đun sôi lại trong 15 phút nữa để lá tiết ra hết chất
Đun lửa nhỏ cho đến khi nước chè có màu vàng đậm, đặc và thơm
Uống nước chè vằng thay nước lọc hằng ngày, nang sữa sẽ năng tiết sữa, đồng thời giúp mẹ giảm cân hiệu quả.
2. Tảo xoắn
Những câu chuyện về việc mẹ thiếu sữa sau khi sinh, hay tắc tuyết sữa phải đi xin sữa cho con đang ngày càng phổ biến hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ sợ sinh và tâm lý của mẹ. Ăn gì để có nhiều sữa? Từ mẹo dân gian tới thực phẩm được tốt nhất vẫn chưa cải thiện, bạn có thể tìm đến với dược liệu dị thực, tảo xoắn. Loại thảo dược này đã được khoa học chứng minh lâm sàng.
Các bác sĩ ở bệnh viện phụ sản Từ Dũ Tp HCM đã xác định nếu dùng liều lượng khoảng 0,2 – 0,8g Spirulina/ngày/người sẽ hỗ trợ tốt cho mẹ thiếu sữa. Liều này tác dụng kích thích lợi sữa và chất lượng của sữa so với tiêu chuẩn sữa bình thường. Đây thực được xem như một hoạt chất lợi sữa. Tảo xoắn mẹ có thể mua ở nhiều dạng: Tảo tươi, tảo viên hoặc bột.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp tảo xoắn với một số dược liệu: Tam thất, đương qui để bào chế dược phẩm dùng cho phụ nữ sau khi sinh, với tác dụng bổ dưỡng, lợi sữa.
3. Thông thảo
So với chè vằng và tảo xoắn, thông thảo là thảo dược ít được biết đến hơn nhưng giá trị dinh dưỡng và trị liệu được đánh giá cao tương đương. Thông thảo là phần lõi trắng giữa thân cây thông thảo họ ngũ gia bì (tên khoa học la Araliaceae). Thông thảo chứa protein; chất béo; chất xơ; pentosan; uronid.
Theo Đông y, thông thảo vị ngọt nhạt, tính hàn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng tả phế lợi thủy, lợi sữa. Khi kết hợp ý dĩ, thông thảo sẽ hỗ trợ làm tăng số lượng và chất lượng các dưỡng chất trong cơ thể, giúp kích thích tối đa khả năng sản sinh ra sữa của các phế nang.
Món ăn bài thuốc từ thông thảo:
Chân giò hầm thông thảo: Nguyên liệu gồm 1 đôi chân lợn đen, 4g thông thảo, 2g nhân sâm. Chân lợn làm sạch chặt nhỏ, hầm với thông thảo, nhân sâm. Món này thích hợp cho sản phụ sau đẻ ít sữa.
Cháo lô căn thông thảo trần bì: Bao gồm 6h thông thảo, 30g sinh lô căn, 2g trần bì, 60g gạo tẻ. Nấu cháo loãng, ăn nóng. Món này tốt cho người bị nôn thổ, nôn khan sau khi bị bệnh đường ruột, thương hàn.
Ngoài các loại thảo dược phổ biến ở châu Á trên, khu vực Địa Trung Hải cũng có cỏ cà ri là loại thực vật nổi tiếng lợi sữa. Phụ nữ sinh sống tại Ethiopia thường dùng cỏ cà ri để có nguồn sữa dồi dào, ngay cả khi họ phải lao động vất vả. Nghiên cứu cho thấy, cỏ cà ri tác động kép đến tuyến vú, kích thích khả năng tiết sữa, đồng thời cân bằng hormone của phụ nữ, giúp tuyến vú phát triển.
Với những mẹ ít sữa có thể thêm các loại thảo dược trên vào thực đơn cho mẹ sau sinh để bé yêu được chăm sóc tốt nhất trong những năm đầu đời.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 185] TÁC DỤNG CỦA TÁO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀ BẦU
[MYC 186] TÁC DỤNG PHÒNG NGỪA UNG THƯ TỪ PHẦN BỎ ĐI CỦA THỰC PHẨM
[MYC 187] THAI 39 TUẦN RA DỊCH NHẦY TRẮNG LÀ BỊ GÌ?
[MYC 188] THAI GIÁO BẰNG ÁNH SÁNG
[MYC 189] THAI GIÁO VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 189] THAI GIÁO VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
https://www.youtube.com/watch?v=hKBJ6lgOF2A&feature=youtu.be
Với mong muốn phát triển trí tuệ cho bé từ khi còn trong bụng mẹ, nhiều chị em bầu rất tích cực cho bé nghe nhạc, xoa bụng bầu để giao tiếp với bé…mà không biết rằng mình có thể đã phạm sai lầm. Cùng “điểm mặt” những lỗi phổ biến nhất của mẹ bầu khi thực hành thai giáo cho con nhé.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 184] Sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là bệnh gì
https://www.youtube.com/watch?v=lN0JMJNINA8&feature=youtu.be
[MYC 185] Tác Dụng Của Táo Với Sức Khoẻ Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=OHpG5oxgmxM&feature=youtu.be
[MYC 186] Bà Bầu Nên Biết Tác Dụng Ngừa Ung Thư Từ Phần Bỏ Đi Của Thực Phẩm
https://www.youtube.com/watch?v=jKQJu4iJT6w&feature=youtu.be
[MYC 187]  Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Trắng  
https://www.youtube.com/watch?v=IvMyFmxo7cc&feature=youtu.be
[MYC 188] Mẹ Bầu Nên Biết Về Thai Giáo Bằng Ánh Sáng
https://www.youtube.com/watch?v=gPVjZwnk_bY&feature=youtu.be
Ép mình nghe nhạc cổ điển
Đây có thể nói là sai lầm phổ biến nhất khi thực hành thai giáo của các mẹ bầu. Tuy nhiên, sai lầm này cũng xuất phát từ mong muốn con sinh ra nhanh nhẹn, thông minh. Rất nhiều chị em khi thực hành thai giáo bằng âm nhạc đã cố chọn những loại nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng khá hàn lâm, bác học mà bản thân không thấy hay, không cảm thụ được chỉ vì tin rằng như thế là tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé.
Thực tế, bạn chỉ cần chọn loại nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu chậm ở khoảng 60-80 nhịp/phút là hoàn toàn thích hợp cho việc thai giáo bằng âm nhạc. Do đó, bất cứ thể loại nhạc nào như nhạc trẻ, nhạc trữ tình, dân ca…cũng có thể phát huy tác dụng xoa dịu tinh thần của mẹ và phát triển thính giác cho bé, miễn là bạn yêu thích và thoải mái khi nghe. Điều quan trọng nhất cần nhớ đó là bé chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm trạng của mẹ nên chỉ khi bạn thấy thư thái, vui vẻ, việc nghe nhạc mới có ích cho bé.
Cho bé nghe nhạc âm lượng lớn
Thêm một sai lầm phổ biến khác trong chuyện thai giáo bằng âm nhạc. Với tâm lý lo ngại bé bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi màng bụng và túi nước ối nên sẽ không nghe được rõ âm thanh, một số bà mẹ cố gắng mở nhạc thật to để con nghe cho rõ. Điều này sẽ gây khó chịu cho thai nhi, thậm chí gây hại cho thính giác của bé nếu nhạc có sóng âm cao từ 4.000 đến 5.000Hz.
Bé yêu sẽ tìm cách “phản đối” bằng các hành động đạp, máy thật mạnh. Do đó, khi cho bé nghe nhạc, mẹ chỉ nên mở loa ngoài vừa đủ nghe hoặc dùng tai nghe chuyên dụng cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho sự phát triển thính giác của bé. Trong khi cho bé nghe nhạc, mẹ nên lắng nghe chuyển động của bé để xác định bé có đang thấy thoải mái với hoạt động này hay không.
Thường xuyên xoa bụng bầu
Tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi đã có thể cử động đơn giản như chép miệng, nắm tay, đạp chân, chuyển động cơ thể, bơi. Nhiều mẹ vừa nghe nhạc vừa vuốt ve bụng bầu để thai giáo bằng vận động cho con. Tuy nhiên, nhiều bậc bố mẹ quá lạm dụng phương pháp này, xoa bụng quá nhiều và mạnh tay trên thành bụng, đặc biệt là khu vực đáy tử cung, có thể kích thích các cơn co tử cung gây ra sinh non hoặc sảy thai.
Mẹ bầu lưu ý không nên dùng cả bàn tay mà chỉ dùng ngón tay vuốt nhẹ thành bụng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, một hoặc hai lần một ngày và mỗi lần không quá 10 phút. Bên cạnh đó, không nhất thiết phải xoa bụng mà động tác ôm bụng và đi lại nhẹ nhàng hoặc vừa chạm tay lên bụng vừa trò chuyện cùng con cũng là cách giao tiếp hiệu quả, thể hiện tình cảm yêu thương bạn dành cho bé.
Không tạo không khí gia đình hòa thuận đầm ấm
Môi trường xung quanh, đặc biệt là không khí gia đình ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của em bé sau này. Nhiều ông bố bà mẹ không chú ý lắm đến việc này, nên không tạo một tâm trạng thoải mái, không khí gia đình hạnh phúc để con có thể cảm nhận được. Có thể do những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc mà bố mẹ luôn cáu gắt, cãi nhau… Điều này sẽ làm thai nhi cảm thấy thấy đau khổ, không khí lãnh đạm…Đó là cơ sở hình thành nên tính cách cô độc, tự ti, nhu nhược…dẫn đến những bất lợi sau này.
Thai giáo bằng ánh sáng không đúng cách
Với mục đích kích thích sự phát triển cơ quan thị giác của bé mà nhiều bậc phụ huynh chiếu ánh sáng quá mạnh vào bụng mẹ và chiếu với thời gian quá lâu. Việc làm này sẽ tạo ra những kích thích không tốt cho thai nhi. Mắt bé lúc này mới hình thành mà phải tiếp xúc với một lượng ánh sáng mạnh và lâu sẽ làm bé bị những dị tật bẩm sinh sau này.
Không nói chuyện với thai nhi
Nhiều chị em thường xuyên thực hành các biện pháp thai giáo nhưng lại quên việc trò chuyện với con mà không biết rằng đó là một trong những cách phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho bé. Bởi từ trong bụng mẹ, bé đã có thể tiếp thu được và lưu giữ giọng nói của mẹ ở dạng ký ức.
Hãy nói với bé những câu nói như một cuộc trò chuyện thường ngày hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, đọc cho bé nghe một câu chuyện ngắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ.
Tổng hợp các sai lầm thường gặp khi thai giáo trong bài viết này đã phần nào giúp các mẹ hiểu và có cách áp dụng thai giáo đúng đắn, hiệu quả hơn. Các mẹ bầu hãy chú ý tham khảo bài viết này và các bài viết cùng chủ đề nhé. Chúc các bà bầu có một thai kỳ hoàn hảo.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 184] SÔI BỤNG SAU KHI ĂN Ở PHỤ NỮ MANG THAI LÀ BỆNH GÌ?
[MYC 185] TÁC DỤNG CỦA TÁO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀ BẦU
[MYC 186] TÁC DỤNG PHÒNG NGỪA UNG THƯ TỪ PHẦN BỎ ĐI CỦA THỰC PHẨM
[MYC 187] THAI 39 TUẦN RA DỊCH NHẦY TRẮNG LÀ BỊ GÌ?
[MYC 188] THAI GIÁO BẰNG ÁNH SÁNG
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 188] THAI GIÁO BẰNG ÁNH SÁNG
https://www.youtube.com/watch?v=gPVjZwnk_bY&feature=youtu.be
Khi nhận biết nguồn ánh sáng, thai nhi sẽ di chuyển theo nguồn sáng này. Bố mẹ có thể sử dụng một nguồn sáng dịu nhẹ để tương tác cùng bé và quan sát phản ứng của con.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 183] Rong Kinh Sau Sinh Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
https://www.youtube.com/watch?v=_SFL6p53y5g&feature=youtu.be
[MYC 184] Sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là bệnh gì
https://www.youtube.com/watch?v=lN0JMJNINA8&feature=youtu.be
[MYC 185] Tác Dụng Của Táo Với Sức Khoẻ Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=OHpG5oxgmxM&feature=youtu.be
[MYC 186] Bà Bầu Nên Biết Tác Dụng Ngừa Ung Thư Từ Phần Bỏ Đi Của Thực Phẩm
https://www.youtube.com/watch?v=jKQJu4iJT6w&feature=youtu.be
[MYC 187]  Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Trắng  
https://www.youtube.com/watch?v=IvMyFmxo7cc&feature=youtu.be
Khi nhận biết nguồn ánh sáng, thai nhi sẽ di chuyển theo nguồn sáng này. Bố mẹ có thể sử dụng một nguồn sáng dịu nhẹ để tương tác cùng bé và quan sát phản ứng của con
Sự phát triển thị giác của thai nhi
Ở tuần thứ 18, dù mí mắt còn đang khép chặt, thai nhi đã cảm nhận được ánh sáng. Mí mắt sẽ tiếp tục khép chặt cho đến tận tuần thứ 28 của thai kỳ để đảm bảo võng mạc phát triển hoàn thiện. Nếu bạn đang mang thai đôi, hai bé sẽ nhìn thấy nhau ngay khi mắt mở ra và chạm tay vào mặt nhau hoặc nắm tay nhau. Đến tuần thứ 33, đồng tử mắt bé đã có thể co, giãn và nhờ đó, bé đã nhìn được những hình dạng nhất định nhưng chỉ ở dạng mờ.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu có một luồng sáng mạnh chiếu thẳng trên tử cung, bé sẽ quay lưng lại để phản ứng với luồng sáng đó. Khi càng gần ngày sinh, bé sẽ đóng, mở mắt càng nhiều như một cách để luyện tập chớp mắt và chuẩn bị để nhìn thế giới bên ngoài.
Chuẩn bị để thai giáo với ánh sáng
Trước tiên, bạn cần hình dung về thai giáo bằng ánh sáng như một trò chơi tương tác giữa bố mẹ và bé. Bạn không thể đẩy nhanh quá trình phát triển của thị giác. Đôi mắt bé vẫn tiếp tục phát triển khả năng nhìn sau khi ra đời. Như đã đề cập ở trên, bạn nên tránh những nguồn ánh sáng mạnh. Hãy chọn lựa một chiếc đèn pin có độ sáng thật dịu nhẹ. Tiếp đến, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp: sau tuần thứ 28, khi mắt bé đã đóng mở tự do.
Cách thực hiện
Bạn chọn một chỗ ngồi thoải mái, không gian thoáng mát và trong lành để tương tác cùng bé.
Chiếu ánh sáng lên bụng và ghi lại phản ứng của bé: Bé có đạp không, chuyển động như thế nào?
Tiếp đến, di chuyển đèn dọc theo bụng, tốc độ chậm rãi và tiếp tục chờ xem các phản ứng của bé.
Mỗi lần chiếu sáng kéo dài khoảng 5 phút, thực hiện 3 lần.
Trong thời gian chiếu sáng, bạn cũng có thể kết hợp nói chuyện với bé.
Những lưu ý khi thai giáo bằng ánh sáng
Thai giáo bằng ánh sáng đúng cách có thể kích thích thị giác của con. Tuy nhiên, nếu sai cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị giác thai nhi. Vì vậy, khi thai giáo bằng ánh sáng mẹ lưu ý:
Không sử dùng đèn có ánh sáng mạnh vì ảnh hưởng tới mắt thai nhi, đồng thời gây ra phản ứng khó chịu khiến thai nhi quay mặt đi.
Thời gian thai giáo bằng ánh sáng nên ngắn, khoảng 5 phút. Kéo dài có thể khiến thị giác thai nhi bị ảnh hưởng.
Mỗi ngày mẹ bầu cần thực hiện đều đặn và đúng thời điểm nhất định để đạt hiệu quả tốt nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 183] RONG KINH SAU SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT
[MYC 184] SÔI BỤNG SAU KHI ĂN Ở PHỤ NỮ MANG THAI LÀ BỆNH GÌ?
[MYC 185] TÁC DỤNG CỦA TÁO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀ BẦU
[MYC 186] TÁC DỤNG PHÒNG NGỪA UNG THƯ TỪ PHẦN BỎ ĐI CỦA THỰC PHẨM
[MYC 187] THAI 39 TUẦN RA DỊCH NHẦY TRẮNG LÀ BỊ GÌ?
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 187] THAI 39 TUẦN RA DỊCH NHẦY TRẮNG LÀ BỊ GÌ?
https://www.youtube.com/watch?v=IvMyFmxo7cc&feature=youtu.be
Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng là một trong những dấu hiệu cho biết mẹ sắp sinh. Nhưng đi kèm với dấu hiệu này còn có các dấu hiệu khác. Mẹ hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 182] Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cầu Vồng Dành Cho Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=HZpWX-2QqPQ&feature=youtu.be
[MYC 183] Rong Kinh Sau Sinh Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
https://www.youtube.com/watch?v=_SFL6p53y5g&feature=youtu.be
[MYC 184] Sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là bệnh gì
https://www.youtube.com/watch?v=lN0JMJNINA8&feature=youtu.be
[MYC 185] Tác Dụng Của Táo Với Sức Khoẻ Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=OHpG5oxgmxM&feature=youtu.be
[MYC 186] Bà Bầu Nên Biết Tác Dụng Ngừa Ung Thư Từ Phần Bỏ Đi Của Thực Phẩm
https://www.youtube.com/watch?v=jKQJu4iJT6w&feature=youtu.be
Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng là một trong những dấu hiệu cho biết mẹ sắp sinh. Nhưng đi kèm với dấu hiệu này còn có các dấu hiệu khác. Mẹ hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Lưu ý khi thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng
Ở tuần thai thứ 39 mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì vậy việc chú ý để nhận biết các dấu hiệu là cần thiết để mẹ có thể kịp thời nhập viện sinh nở.
Lưu ý bên cạnh dấu hiệu thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng thì những biểu hiện dưới đây cũng cho mẹ biết là ngày sinh đã đến:
Vỡ nước ối
Túi ối vỡ là dấu hiệu cho thấy mẹ cần nhanh chóng sinh em bé, việc trì hoãn sẽ dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Lúc túi ối vỡ mẹ có thể nghe tiếng “bục” và xuất hiện dòng nước ối trào ra từ vùng kín, lượng nước ối xuất ra lúc này rất lớn.
Mẹ đừng nhầm lẫn dấu hiệu này với chứng són tiểu hay rỉ ối nhé. Nước ối không màu, không mùi và nếu bị vỡ ối thì lượng ối ra sẽ nhiều.
Thai nhi tụt xuống thấp
Thai nhi sẽ tụt xuống thấp vào một vài tuần trước ngày sinh nhưng đến ngày sinh thì bé sẽ tụt xuống rất thấp vào xương chậu của mẹ. Lúc này mẹ sẽ cảm nhận được áp lực nặng nề hơn bao giờ hết ở khu vực này.
Xuất hiện các cơn gò khiến chị em đau bụng
Các cơn gò là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh. Khác với các cơn gò giả diễn ra cách nhau chừng 20-30 phút và cường độ không lớn, các cơn gì báo sinh mạnh mẽ và thường liên tục 5-10 phút/lần.
Đồng thời các cơn đau lúc này sẽ lan dần xuống 2 chân, lên vùng lưng và quay trở lại trên bụng.
Nút nhầy cổ tử cung bị thải ra ngoài
Nút nhầy cổ tử cung ngăn chặn đường dẫn từ cổ tử cung đến tử cung của mẹ để bảo vệ thai nhi tránh khỏi các tác động bên ngoài. Khi mẹ sắp sinh nút nhầy này sẽ thoát ra ngoài. Chất nhầy này có thể tiết ra trong nhiều ngày hay thoát ra cùng một lúc và có thể có màu hồng, nâu hay đỏ do lẫn máu.
Khi nào cần chị em cần đi bệnh viện?
Như vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu báo sinh trên thì mẹ cần bình tĩnh thu xếp đồ đạc để nhập viện. Việc nhập viện lúc này không nên chậm trễ, đặc biệt với dấu hiệu vỡ ối hoặc xuất hiện các cơn gò dồn dập.
Cách kích thích chuyển dạ tự nhiên
Khi đã nhập viện sinh mà các cơn chuyển dạ vẫn kéo dài thì mẹ có thể thử một số cách dưới đây để kích thích cơn chuyển dạ tự nhiên:
Mẹ có thể ăn món Thái với cà ri thật cay hoặc uống một ít dầu hải ly để giúp co thắt cơ ruột.
Kích thích đầu núm vú để giúp tử cung co thắt.
Việc đi bộ qua lại cũng giúp cổ tử cung mỏng đi và dễ giãn nở hơn.
Như vậy thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng là một dấu hiệu báo sắp sinh. Lúc này mẹ bầu cần chú ý thêm các dấu hiệu khác và đồng thời không nên làm việc nặng hay di chuyển xa để bảo đảm an toàn thai kỳ và chuẩn bị tốt nhất cho ngày đi sinh mẹ nhé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 182]NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG “CẦU VỒNG” CHO BÀ BẦU
[MYC 183] RONG KINH SAU SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT
[MYC 184] SÔI BỤNG SAU KHI ĂN Ở PHỤ NỮ MANG THAI LÀ BỆNH GÌ?
[MYC 185] TÁC DỤNG CỦA TÁO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀ BẦU
[MYC 186] TÁC DỤNG PHÒNG NGỪA UNG THƯ TỪ PHẦN BỎ ĐI CỦA THỰC PHẨM
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 186] TÁC DỤNG PHÒNG NGỪA UNG THƯ TỪ PHẦN BỎ ĐI CỦA THỰC PHẨM
https://www.youtube.com/watch?v=jKQJu4iJT6w&feature=youtu.be
Tác dụng phòng ngừa ung thư từ phần bỏ đi của thực phẩm được mecuteo.vn gửi đến các bạn trong bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp các mẹ bầu chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn. Nhiều loại vỏ rau củ, hay phần vảy cá…thường không được sử dụng trong chế biến thức ăn. Thế nhưng khoa học lại chứng mình chúng chứa nhiều dưỡng chất, thậm chí là chất chống ung thư. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phòng ngừa chứng bệnh ung thư và chăm sóc gia đình thật tốt, các mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 181] Một số cách gắn kết mối quan hệ bố con
https://www.youtube.com/watch?v=c6ToZMilp7A&feature=youtu.be
[MYC 182] Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cầu Vồng Dành Cho Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=HZpWX-2QqPQ&feature=youtu.be
[MYC 183] Rong Kinh Sau Sinh Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
https://www.youtube.com/watch?v=_SFL6p53y5g&feature=youtu.be
[MYC 184] Sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là bệnh gì
https://www.youtube.com/watch?v=lN0JMJNINA8&feature=youtu.be
[MYC 185] Tác Dụng Của Táo Với Sức Khoẻ Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=OHpG5oxgmxM&feature=youtu.be
Tác dụng phòng ngừa ung thư từ phần bỏ đi của thực phẩm được ME YEU CON gửi đến các bạn trong bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp các mẹ bầu chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn. Nhiều loại vỏ rau củ, hay phần vảy cá…thường không được sử dụng trong chế biến thức ăn. Thế nhưng khoa học lại chứng mình chúng chứa nhiều dưỡng chất, thậm chí là chất chống ung thư. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, phòng ngừa chứng bệnh ung thư và chăm sóc gia đình thật tốt, các mẹ hãy tham khảo bài viết này nhé.
Bã đậu nành phòng chống nhiều loại bệnh ung thư
Từ xưa, bã đậu nành được sử dụng rất nhiều trong các món ăn truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ đầu thế kỷ 20, nguyên liệu “thừa” này được dùng nhiều trong các món chay của người phương Tây.
Còn người Việt Nam vẫn có thói quen vứt bã đậu trong quá trình làm sữa đậu nành. Bã đậu nành không chứa cholesterol nên rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp và mỡ trong máu cao.
Bã đậu nành có hàm lượng xơ cao, bao gồm chất xơ hoà tan và chất xơ không hoà tan. Chất xơ không hoà tan có tác động chống táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư đại tràng, chống béo phì và bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong bã đậu nành còn có chất isoflavones có khả năng phòng chống nhiều loại bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Vỏ cà tím ngăn ngừa ung thư đại tràng
Nhờ chứa một lượng chất xơ lớn, cà tím đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng. Khi di chuyển qua đường tiêu hóa, nó có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh.
Nhiều người thích ăn cà tím bỏ vỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên gọt vỏ cà tím khi chế biến vì một số nghiên cứu phát hiện lớp vỏ cà tím có thể chứa nhiều chất xơ hơn cả thân quả cà.
Không những thế, màu tím đậm ở vỏ cà là bằng chứng cho thấy nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa mạnh để bảo vệ các tế bào não và kiểm soát hàm lượng chất béo lipid.
Vảy cá làm chậm quá trình lão hóa của tế bào
Vảy chiếm 3% thể trọng của cá. Các nhà khoa học đã tìm thấy vảy cá chứa nhiều lecithin có tác dụng t��ng cường khả năng nhớ của bộ não và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào não.
Không những thế, vảy cá còn chứa nhiều axit béo không no, có thể làm giảm cholesterol trầm tích ở thành huyết quản gây hẹp đường ống mạch máu, giữ cho tuần hoàn huyết dịch thông thoát.
Vảy cá có tác dụng phòng ngừa những bệnh về huyết quản như bệnh mạch vành của tim, tắc mạch máu não, cao huyết áp, chảy máu não…Cuối cùng, nó còn chứa nhiều canxi và hàm lượng phốt pho rất cao, giúp ngăn chặn bệnh còi xương ở trẻ em, loãng xương và gãy xương ở người già.
Xơ quả quýt giảm nguy cơ ung thư dạ dày
Thông thường khi ăn quýt, hầu hết chúng ta có thói quen thường bỏ hết xơ quýt đi vì không ngon miệng và không có tác dụng gì.
Thực tế, nhiều nhà khoa học chứng minh được rằng xơ quýt chứa rutin, có khả năng lưu thông máu, loại bỏ các mảng bám trên thành huyết mạch, tốt cho não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, ung thư dạ dày…
Xơ quýt còn có tác dụng điều trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu…
Để chăm sóc sức khỏe khi mang thai và sức khỏe các thành viên trong gia đình thật tốt, các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết này và đừng bỏ đi những phần thực phẩm giàu dưỡng chất, ngăn ngừa được bệnh ung thư. Chúc các bà bầu luôn là bà mẹ đảm đang.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 181] MỘT SỐ CÁCH GẮN KẾT MỐI QUAN HỆ BỐ CON
[MYC 182]NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG “CẦU VỒNG” CHO BÀ BẦU
[MYC 183] RONG KINH SAU SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT
[MYC 184] SÔI BỤNG SAU KHI ĂN Ở PHỤ NỮ MANG THAI LÀ BỆNH GÌ?
[MYC 185] TÁC DỤNG CỦA TÁO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀ BẦU
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 185] TÁC DỤNG CỦA TÁO ĐỐI VỚI SỨC KHỎE BÀ BẦU
https://www.youtube.com/watch?v=OHpG5oxgmxM&feature=youtu.be
Tác dụng của quả táo đối với sức khỏe của mẹ bầu như thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Ai cũng biết, táo là một loại trái cây rất tốt cho cơ thể và được rất nhiều người yêu thích, nhưng bà bầu ăn táo có tốt không luôn là băn khoăn của rất nhiều người, nhất là những người đang trong hành trình làm mẹ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trái táo có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, rất tốt cho sức khỏe của thai phụ. táo nhé!
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 180] Giúp con thông minh hơn   Mẹ Bầu nên ăn các trái cây sau đây  
https://www.youtube.com/watch?v=vdkCbskpdHM&feature=youtu.be
[MYC 181] Một số cách gắn kết mối quan hệ bố con
https://www.youtube.com/watch?v=c6ToZMilp7A&feature=youtu.be
[MYC 182] Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cầu Vồng Dành Cho Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=HZpWX-2QqPQ&feature=youtu.be
[MYC 183] Rong Kinh Sau Sinh Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
https://www.youtube.com/watch?v=_SFL6p53y5g&feature=youtu.be
[MYC 184] Sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là bệnh gì
https://www.youtube.com/watch?v=lN0JMJNINA8&feature=youtu.be
Dinh dưỡng có trong quả táo
Trong quả táo có chứa nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, magie, canxi, vitamin A, B, C…Ngoài ra, trong táo có chứa chất pectin giúp cung cấp axit galacturonic, làm giảm nhu cầu sử dụng insulin của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Lợi ích của táo đối với sức khỏe của mẹ bầu
Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung táo vào thực đơn hằng ngày để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé, cung thêm dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển một cách toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.
1.Tăng cường khả năng miễn dịch
Các chất chống oxy hóa trong táo không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch của mẹ, mà còn là tiền đề cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Đặc biệt, mẹ bầu ăn táo mỗi ngày cũng sẽ tăng cường miễn dịch cho em bé sau sinh, giúp bé sinh ra ít bị dị ứng hơn các trẻ khác.
2.Giảm táo bón
Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu. Táo có chứa nhiều chất xơ, chỉ cần mẹ bầu ăn 1-2 trái táo/ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm đáng kể triệu chứng táo bón ở mẹ bầu.
3.Giảm nguy cơ mắc bệnh cho bé
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, những mẹ bầu ăn táo thường xuyên sẽ giảm thiểu được các nguy cơ mắc bệnh cho bé như bệnh hen suyễn, để cho bé phát triển một cách tốt nhất.
4.Giúp trẻ sinh ra được thông minh
Táo chứa các nguyên tố vi lượng, carbohydrate, các vitamin, lượng kẽm dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác, đặc biệt chứa lượng chất xơ phong phú hỗ trợ cho các cạnh của vỏ não bào thai phát triển, tốt cho bộ nhớ của bé sau này và giúp trẻ thông minh hơn.
5. Bảo vệ hệ xương chắc khỏe
Chất phloridzin và boron trong quả táo giúp hỗ trợ, bảo vệ hệ xương. Vì vậy, ăn táo thường xuyên trong thai kì và sau khi sinh sẽ giúp mẹ và bé có hệ xương chắc khỏe.
6. Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Sau mỗi bữa ăn nếu mẹ bầu ăn táo thì sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngoài ra nó còn giúp lợi khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh về răng miệng. Phụ nữ mang thai rất dễ mắc những căn bệnh răng miệng như đau răng, viêm lợi…gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân. Vì nên mẹ bầu nhớ ăn táo sau mỗi bữa ăn nhé.
7. Lấy lại vóc dáng sau sinh
Duy trì ăn 1-2 quả táo mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hạ thấp lượng chất béo trung tính có hại trong máu, vừa giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt và có thân hình thon gọn, nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh dễ dàng.
Những lưu ý khi ăn táo mà mẹ bầu cần ghi nhớ
Mặc dù táo rất tốt đối với sức khỏe con người, nhất là đối với những mẹ bầu, tuy nhiên hiện nay trên thị trường tràn lan những loại táo không rõ nguồn gốc xuất xứ, vì vậy khi chọn mua táo các mẹ cũng nên hết sức cẩn thận.
Để đảm bảo an toàn, trước khi ăn các mẹ nên rửa thật sạch bằng nước muối, máy sục rửa thực phẩm, hay cẩn thân hơn các mẹ nên gọt bỏ vỏ trước khi ăn.
Biết được tác dụng của quả táo đối với sức khỏe của mẹ bầu như vậy thì còn chần chừ gì nữa mà các mẹ không bổ sung táo vào thực đơn mỗi ngày phải không nào. Tuy nhiên, bên cạnh đó các mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung thêm những thực phẩm cần thiết khác để có một thực đơn hằng ngày khoa học và hợp lý nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 180] MẸ BẦU ĂN TRÁI CÂY GIÚP BÉ CÓ IQ CAO HƠN
[MYC 181] MỘT SỐ CÁCH GẮN KẾT MỐI QUAN HỆ BỐ CON
[MYC 182]NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG “CẦU VỒNG” CHO BÀ BẦU
[MYC 183] RONG KINH SAU SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT
[MYC 184] SÔI BỤNG SAU KHI ĂN Ở PHỤ NỮ MANG THAI LÀ BỆNH GÌ?
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 184] SÔI BỤNG SAU KHI ĂN Ở PHỤ NỮ MANG THAI LÀ BỆNH GÌ?
https://www.youtube.com/watch?v=lN0JMJNINA8&feature=youtu.be
Sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là bệnh gì các mẹ cần tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản nhất khi mang thai và giảm bớt lo lắng căng thẳng. Bà bầu bị sôi bụng sau khi ăn là hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ khi mang thai nhưng các mẹ đừng quá chủ quan vì có thể mẹ bầu mắc phải một chứng bệnh nào đó liên quan đến đường tiêu hóa có thể không nguy hiểm nhưng cần phải tìm rõ nguyên nhân. Dưới đây chúng tôi sẽ mang đến giải đáp thắc mắc sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là bệnh gì của các chuyên gia để có các biết rõ hơn và có cách khắc phục.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 179] Điểm mặt những sản phẩm ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ  
https://www.youtube.com/watch?v=Qn2c6l8n5gI&feature=youtu.be
[MYC 180] Giúp con thông minh hơn   Mẹ Bầu nên ăn các trái cây sau đây  
https://www.youtube.com/watch?v=vdkCbskpdHM&feature=youtu.be
[MYC 181] Một số cách gắn kết mối quan hệ bố con
https://www.youtube.com/watch?v=c6ToZMilp7A&feature=youtu.be
[MYC 182] Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cầu Vồng Dành Cho Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=HZpWX-2QqPQ&feature=youtu.be
[MYC 183] Rong Kinh Sau Sinh Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết
https://www.youtube.com/watch?v=_SFL6p53y5g&feature=youtu.be
Giải đáp thắc mắc sôi bụng ở bà bầu sau khi ăn là bệnh gì.
Câu hỏi:
“Chào bác sĩ. Em đang có thai được 3 tháng nhưng lại bị viêm đại tràng nên rất hay bị sôi bụng. Bây giờ thỉnh thoảng ăn xong em lại thấy bụng sôi, nhưng không đau bụng hay đi ngoài gì cả. Hiện tượng này phải do bệnh đại tràng không? Bây giờ em có thai thì có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ? Em cảm ơn!”
Trả lời:
Chào em, Không rõ em “rất hay gặp” hay chỉ “thỉnh thoảng” bị sôi bụng và “viêm đại tràng” là do em nghĩ mình bị như thế hay đã từng được bác sĩ chẩn đoán. Thông thường, 1 số hiện tượng như đầy hơi, ợ chua, sôi bụng, khó tiêu…là những biểu hiện không đáng lo ngại. Ví dụ “sôi bụng” thường xảy ra khi đói, hay khi ngửi, trông thấy những món ăn hấp dẫn, đó là phản ứng của bộ não đối với hệ tiêu hóa.
Còn hiện tượng sôi bụng sau khi ăn có thể do nuốt phải nhiều không khí (thường gặp khi ăn quá nhanh); tư thế ngồi, nằm…làm bụng bị ép chặt; thay đổi chế độ ăn uống; không hợp với 1 số loại thực phẩm nào đó như sữa, thức ăn nhiều chất xơ, nhiều chất đạm hoặc cơ thể đang bị stress. Tham khảo thêm các thực đơn cho bà bầu tại đây.
Em đang có thai 3 tháng, vậy thời gian này em có áp dụng chế độ ăn khác trước hoặc đang dùng loại sữa bà bầu nào không? 1 số người mắc chứng không dung nạp lactosa (1 thành phần trong sữa) do thiếu lactase trong thành ruột non.
Nếu tình trạng này nhẹ thì chỉ bị sôi bụng, đầy hơi, nặng hơn sẽ bị tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi. Nếu đúng vậy, em nên tránh hoặc giảm lượng sữa sử dụng, vì thông thường, 1 người không dung nạp lactose cũng có thể uống khoảng 100-200ml sữa (chứa khoảng 5-10g lactose) mà vẫn không có triệu chứng gì.
Em có thể pha sữa loãng hơn bình thường hoặc thử đổi sang loại sữa khác, vì những loại sữa khác nhau sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Sữa không béo sẽ gây ra triệu chứng nặng hơn so với sữa có nhiều chất béo; sữa có sô-cô-la sẽ gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với sữa không có sô-cô-la.
Nếu chỉ bị sôi bụng mà không kèm các triệu chứng khác thì có khả năng em không bị viêm đại tràng. Vì bệnh này có 1 số triệu chứng chung như: rối loạn tiêu hóa kéo dài, chướng bụng, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng.
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và 1 số xét nghiệm như soi trực tràng, chụp khung đại tràng có chuẩn bị…Như vậy, tình trạng của em hiện tại có thể chỉ là tạm thời, không đáng lo ngại và không ảnh hưởng đến việc mang thai. Em cần theo dõi thêm, đồng thời chú ý điều chỉnh 1 số nguyên nhân như trên (nếu có). Ngoài ra, em nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Thắc mắc sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là bệnh gì đã được các chuyên gia tư vấn rất cụ thể trên đây, hy vọng các mẹ bầu sẽ giảm bớt lo lắng căng thẳng khi gặp phải hiện tượng này. Các mẹ luôn giữ cho tâm trạng thoải mái nhẹ nhàng nhất khi mang thai để thai nhi phát triển toàn diện. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc mẹ tròn con vuông.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 179] ĐIỂM MẶT NHỮNG SẢN PHẨM ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN SỮA MẸ
[MYC 180] MẸ BẦU ĂN TRÁI CÂY GIÚP BÉ CÓ IQ CAO HƠN
[MYC 181] MỘT SỐ CÁCH GẮN KẾT MỐI QUAN HỆ BỐ CON
[MYC 182]NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG “CẦU VỒNG” CHO BÀ BẦU
[MYC 183] RONG KINH SAU SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT
0 notes
meyeucom-blog · 7 years ago
Text
[MYC 183] RONG KINH SAU SINH VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT
https://www.youtube.com/watch?v=_SFL6p53y5g&feature=youtu.be
Rong kinh sau sinh là một vấn đề mà rất nhiều mẹ mắc phải. Kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày gây rất nhiều khó chịu cho cuộc sống của mẹ, đặc biệt là khi đang chăm sóc con nhỏ.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 178] Dấu Hiệu nhận biết vỡ ối và cách xử lý
https://www.youtube.com/watch?v=rdwu2WGDdRw&feature=youtu.be
[MYC 179] Điểm mặt những sản phẩm ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ  
https://www.youtube.com/watch?v=Qn2c6l8n5gI&feature=youtu.be
[MYC 180] Giúp con thông minh hơn, Mẹ Bầu nên ăn các trái cây sau đây  
https://www.youtube.com/watch?v=vdkCbskpdHM&feature=youtu.be
[MYC 181] Một số cách gắn kết mối quan hệ bố con
https://www.youtube.com/watch?v=c6ToZMilp7A&feature=youtu.be
[MYC 182] Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cầu Vồng Dành Cho Bà Bầu
https://www.youtube.com/watch?v=HZpWX-2QqPQ&feature=youtu.be
Thông thường, sau khi sinh và cho con bú từ 6 tháng trở đi, chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ trở lại. Tuy nhiên, do quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú mẹ liên tục làm lượng hormone trong cơ thể thay đổi, chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể không còn giống như trước mà bị kéo dài, rút ngắn hoặc không có kinh đều đặn mỗi tháng. Rong kinh sau sinh là một trong số những biến đổi thường gặp. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng rong kinh và những lời khuyên khi gặp phải tình trạng này.
Vì sao mẹ bị rong kinh sau sinh?
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến rong kinh sau sinh:
Hormone là nguyên nhân chính: Sau khi mang thai và sinh con, sự cân bằng hormone nữ estrogen và progesterone bị thay đổi, nội mạc tử cung dày lên và khi chu kỳ kinh xảy ra, lớp nội mạc này mất nhiều thời gian để bong tróc, đào thải ra khỏi cơ thể gây nên tình trạng rong kinh.
Sử dụng thuốc tránh thai: Đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ gây nên một số rối loạn nội tiết tố trong thời gian đầu khi dùng và dẫn đến rong kinh.
Tổn thương ở buồng trứng, tử cung: Rong kinh sau sinh mổ được xác định là do tổn thương buồng trứng, tử cung. Một số số bệnh như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nội mạc tử cung…Cũng làm xuất hiện tình trạng rong kinh, đây được gọi là rong kinh bệnh lý.
Nhận diện tình trạng rong kinh
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 21-35 ngày, số ngày hành kinh từ 3-5 ngày. Nếu kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, kinh nguyệt tưởng chừng đã chấm dứt nhưng lại quay trở lại sau 1,2 ngày thì đó là những dấu hiệu tiêu biểu của rong kinh.
Kèm theo đó là những biểu hiện như lượng kinh nguyệt có thể rất nhiều hoặc lắt nhắt liên tục trong nhiều ngày, có thể kéo dài đến trên 15 ngày.
Trường hợp ronh kinh sau sinh do bệnh lý thì ban đầu vẫn có màu sắc giống kinh nguyệt bình thường, không đông và sẫm màu. Sau có màu đỏ tươi, xuất hiện các cục máu đông kèm theo các triệu chứng đau bụng dưới, mệt mỏi, chóng mặt do mất máu nhiều.
Đối mặt với nguy cơ mất máu và viêm nhiễm
Mất máu là vấn đề lớn nhất ở những mẹ bị rong kinh sau sinh. Rong kinh liên tục trong nhiều ngày khiến mẹ thất thoát nhiều máu dẫn đến dễ bị hoa mắt, chóng mặt, trường hợp nặng có thể ngất xỉu.
Nhiễm trùng, nhiễm nấm cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Kinh nguyệt là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, bào tử nấm sinh sôi. Vì vậy, rong kinh tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.
Không chỉ vậy, bị rong kinh khiến mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mẹ đều bị ảnh hưởng, khiến tâm lý mẹ khó chịu, luôn trong tình trạng căng thẳng, dễ nổi nóng.
Đối phó với chứng rong kinh sau sinh
Trường hợp bị rong kinh sau sinh do rối loạn nội tiết tố thì bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, không cần điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng có tiến triển xấu, lượng máu ra ngày càng nhiều, cơ thể mệt mỏi, đau vùng âm đạo, mẹ cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định đúng nguyên nhân cũng như phương thức điều trị, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Nhằm giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái ổn định, cân bằng khi bị rong kinh sau sinh, mẹ cần tuân thủ theo một vài nguyên tắc cơ bản sau:
Vệ sinh vùng kín hàng ngày và đúng cách, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo
Ngay khi nhận thấy lượng máu ra nhiều, nên thay quần lót hoặc băng vệ sinh để đảm bảo vùng âm đạo luôn luôn được khô thoáng
Đặc biệt không được quan hệ vợ chồng khi bị rong kinh vì vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào sâu bên trong vùng kín, hoặc âm đạo bị tổn thương.
Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt sau sinh như thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, gan, cải bó xôi…Nhằm phòng tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 178] DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VỠ ỐI VÀ CÁCH XỬ LÝ
[MYC 179] ĐIỂM MẶT NHỮNG SẢN PHẨM ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN SỮA MẸ
[MYC 180] MẸ BẦU ĂN TRÁI CÂY GIÚP BÉ CÓ IQ CAO HƠN
[MYC 181] MỘT SỐ CÁCH GẮN KẾT MỐI QUAN HỆ BỐ CON
[MYC 182]NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG “CẦU VỒNG” CHO BÀ BẦU
0 notes