#phật giáo việt nam
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (NCPH) là ấn phẩm báo chí chính thức, cơ quan ngôn luận của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Số điện thoại : 024 6684 6688 | 0914.335.013
Email : [email protected]
Tổng biên tập : Hòa thượng TS Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
Vị trí : Phòng 218 chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội
#Giáo hội#sơn môn#hệ phái#nghiên cứu phật học#đại thừa#tiểu thừa#nam tông#bắc tông#mật tông#nguyên thủy#đức Phật#phật giáo#giáo lý phật giáo#phật giáo việt nam#…
2 notes
·
View notes
Text
Phật Về
Bồ-tát Siddhartha thị hiện trên cuộc đời cho chúng ta thấy rõ lẽ thật sống, hòa hợp thuận theo tự nhiên thì chúng ta sẽ có hạnh phúc. Tu tập là cách chúng ta thực tập tôi luyện mỗi ngày mới có thể lưu xuất chất đạo ra bên ngoài. Ảnh minh họa Phật giáo Việt Nam gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam. Từng chặng đường đi qua trong lịch sử, văn hóa dân tộc có dáng dấp của đạo Phật Việt Nam. Thời…
View On WordPress
0 notes
Text
Đặng Hữu Nam tự biến mình thành “kẻ lạc loài” lố bịch trước nỗi đau mất mát của toàn dân
Sự ra đi đột ngột của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát hết sức to lớn đối với đất nước Việt Nam, để lại sự tiếc thương vô hạn cho Nhân dân và bạn bè quốc tế. Thế nhưng ngược lại, cũng có những kẻ cố tình lợi dụng thời điểm này để đơm đặt, trù ẻo, xúc phạm anh linh người đã mất. Một trong số đó là Đặng Hữu Nam – linh mục đang chịu án phạt huyền chức tại Giáo phận Vinh. Với dòng trạng thái…
#chống Cộng#Công giáo#dân tộc Việt Nam#Đảng Cộng sản#Đặng Hữu Nam#Giáo hội#giáo phận Vinh#linh mục#Nguyễn Phú Trọng#Phật giáo#Tổng Bí thư
0 notes
Text
Kinh Sám Hối Sáu Căn (P1)
Kinh sám hối 6 căn là hành trình quay về với chính mình, nhận ra và sửa đổi những lỗi lầm từ sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Mỗi lời kinh là một bước chân trên con đường giác ngộ, giúp ta thanh lọc tâm hồn, đón nhận ánh sáng từ bi và lòng bao dung. Sám hối 6 căn không chỉ là việc nhìn lại quá khứ, mà còn là sự quyết tâm sống một cuộc đời thanh tịnh, an nhiên.
Đại từ đại bi thương chúng sinh,
Đại hỷ đại xả cứu muôn loài,
Tướng Phật trang nghiêm, hào quang tỏa,
Chúng con kính lễ, hướng tâm về. … … …
Nam-mô Quá Khứ Nhất Thiết Phật.
Nam-mô Vị Lai Nhất Thiết Phật.
Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật
Nam-mô Đại Trí Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát.
Nam-mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát.
Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.
Nam-mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ-tát.
Nam-mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát.
Nam-mô Đại Ca-diếp Bồ-tát.
Nam-mô Xá-lợi-phất Bồ-tát.
Nam-mô Mục-kiền-liên Bồ-tát.
Nam-mô A-nan-đa Bồ-tát.
Nam-mô Tu-bồ-đề Bồ-tát.
Nam-mô Phú-lâu-na Bồ-tát.
Nam-mô Ca-chiên-diên Bồ-tát.
Nam-mô A-na-luật Bồ-tát.
Nam-mô Ưu-ba-li Bồ-tát.
Nam-mô La-hầu-la Bồ-tát. … … …
Từ vô thủy đến nay muôn kiếp
Quên bản tâm, đâu biết đạo mầu.
Ba đường khổ ải sa vào,
Sáu căn lầm lạc nhân sâu bao đời.
Nay con nguyện làm vơi tội lỗi
Để tránh điều thống hối về sau,
Xét soi nhân quả đuôi đầu,
Chúng con xin nguyện trồng sâu căn lành.
Trích từ Kinh Phật cho người tại gia Sa môn Thích Nhật Từ soạn dịch.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
#phật pháp#buddha#buddhism#phật#sám hối#từ bi#yêu thương#tha thứ#bao dung#đạo phật#phật giáo#việt nam
0 notes
Text
Danh sách các Tumblr của 🇻🇳 mà các bạn có thể muốn theo dõi (Phiên bản năm 2023)
Cộng đồng Tumblr Việt Nam thời gian qua tiếp tục phát triển mạnh, đa dạng, và vì thế mà danh sách này được viết tiếp phần 2.
Cũng như danh sách trước, mạn phép xin phép những Tumblr dưới đây cho mình nhắc tên một lần để lan tỏa những nội dung hay và đáng để ghé qua ạ 🥰
Những ai mà lỡ phần 1 thì xem tại đây nhé. Còn dưới đây là một danh sách mới cho các bạn đã đọc phần trước nè:
@tuesmonlilas: Tumblr của tài khoản có trang Facebook cùng tên. "Tu es mon lilas" có nghĩa là "Bạn là tử đinh hương của tôi", nên chắc bạn cũng có thể đoán được trang này nội dung như thế nào rồi nhỉ 😘
@thichateo: Tumblr của một trong hai người có tên trên trang bìa cuốn sách "Chúng ta có hẹn với bình yên".
@ngoquanghuywriter: Tumblr của một cây viết có Instagram và kênh Youtube riêng, nội dung theo hơi hướng "lo-fi".
@antruongnguyenthuy: Tumblr của một cô gái và những câu chuyện của cô ấy, với kênh TikTok tiện cho việc sống "deep".
@yesfadeaway: Tumblr nơi mỗi một bản dịch có-thể-dùng-làm-trạng-thái-Facebook là một "chén rượu" mời bạn uống.
@su--su: Tumblr của một người Việt có hai tick xanh, khá VIP phải không?
@xiaoweii: Tumblr của một bạn vẽ đẹp và sẽ giúp bạn cảm thấy trong lành với những nét họa của bạn đó.
@still-life22: Tumblr được đặt tên theo bài hát comeback mới đây của nhóm Big Bang, với những bài đăng có thể sẽ hợp với nhiều bạn.
@dongsonglodang: Tumblr được đặt tên theo một bài hát trữ tình khá nhiều người biết, có Facebook và Instagram cho bạn theo dõi.
@tiemkyguinoibuon: Tumblr "gửi" những nỗi buồn, nếu bạn giống vậy "ký" luôn vào cùng.
@iambep: Tumblr nổi tiếng hàng đầu, với nhiều câu status đã lọt vào Facebook.
@loiphatday: Tumblr với nhiều câu trích dẫn thuộc giáo lý nhà Phật, từ các văn tự phổ biến.
Hẹn gặp lại các bạn tại phần tiếp theo 🥰
29 notes
·
View notes
Text
Top 10 ngoi chua o mien nam noi tieng nhat
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn top 10 ngôi chùa ở miền nam nổi tiếng nhất, nơi linh thiêng để các Phật tử khắp nơi đến viếng, cúng bái và cầu phúc.
Xuôi về miền đất phương Nam nắng ấm, du khách sẽ cảm nhận không khí yên bình, thanh thoát khi hành hương về miền đất phật Phương Nam như: thiền viện Phương Nam (Cần Thơ), Chùa Đất Sét (Sóc Trăng), Chùa Hang (Kiên Giang), Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc (Phú Quốc) hay miếu Bà Chúa Xứ(An Giang),…
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những ngôi chùa đẹp nhất miền tây:
Mỗi dịp đầu năm hay các ngày Lễ Phật, nơi đây thu hút hàng triệu du khách thập phương hành hương Lễ Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình, cầu mong an lành, hạnh phúc.
Sông nước Phương Nam thắm đượm tình quê với những phiên chợ nỗi, thuyền hoa rực rỡ, trái cây dồi dào vừa được hái từ vườn lắng nghe giọng hò trên sông hay đờn ca tài tử ngọt ngào đi vào lòng người chan chứa yêu thương.
1. Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đây là một di tích kiến trúc nghệ thuật đứng vào hàng thứ ba đối với mọi kiểu chùa của đất Nam bộ. Chùa được xây dựng pha hòa nét kiến trúc cả Âu lẫn Á.
Chùa Vĩnh Tràng được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam
Phía trong gian chính điện và nhà tổ của Chùa Vĩnh Tràng làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà.
2/ Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ)
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ vừa được khánh thành ngày 17/ 5/2014, thuộc khuôn viên khu Di tích lịch sử Lộ Vòng Cung. Thiền viện được xây dựng với tổng diện tích rộng 4 ha, là Thiền viện lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long được xây dựng bằng lối kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần do Đại đức Thích Bình Tâm làm trụ trì.
3/ Chùa Dơi ở tỉnh Sóc Trăng
Chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mahatúp. Gọi là chùa Dơi vì đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con dơi quạ. Khuôn viên chùa với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi.
Chùa Dơi là ngôi chùa cổ, được xây dựng vào thế kỷ 16, lưu giữ khá nhiều báu vật quý giá như pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m, nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt và chiếc đèn dầu cổ.
4/ Chùa Kh’leang ở tỉnh Sóc Trăng
Là ngôi chùa cổ nhất Sóc Trăng, chùa Kh’leang có tuổi thọ gần 500 năm, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Có thể nói toàn bộ mái chùa là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện quan niệm, triết lý về mối giao hoà giữa Phật – Con người – Trời của người Khmer. Đây là điểm du lịch thu hút rất nhiều khách khi đến Sóc Trăng
Trong chùa còn trưng bày các vật dụng của người Khmer xưa như một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt căn hoá cổ xưa của dân tộc mình
Bên trong chánh điện có 16 cột bằng gỗ to, đen mượt được thiếp vàng, trên trần và tường được vẽ nhiều hình ảnh, hoa văn, thể hiện sự hoà hợp giữa phật pháp và hội hoạ.
5/ Chùa Đất Sét ở tỉnh Sóc Trăng
Bửu Sơn tự- Phật đất sét là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Miền Tây có khoảng 208 pho tượng Phật mỗi vị trấn một cửa, 156 con rồng uốn khúc chầu quanh đỡ từng mái tháp, tất cả cũng đều làm bằng đất sét. Thực chất đây là nơi thờ tự của nhà họ Ngô ở Sóc Trăng vì vậy không có sư sãi ở, chỉ có những người trong họ chăm lo khói hương và giữ chùa.
Ngôi chùa Đất Sét ở tỉnh Sóc Trăng đã có hơn 100 năm tuổi và như tên gọi của chùa, hầu hết các tượng phật ở đây đều được làm từ đất sét, là công sức của hơn 40 năm ròng lao động, sáng tạo bền bỉ.Chùa Đất Sét (Sóc Trăng)
6/ Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng
Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh chén, dĩa sứ ốp lên tường trang trí.
Chùa Chén Kiểu được xây cất vào năm 1815 trên nền đất rộng. Thập niên 60, chùa chén kiểu bị bom đạn phá hư hại và được xây lại như hiện trạng ngày nay. Phần sau chính điện vì thiếu kinh phí nên được các nghệ nhân sử dụng mảnh vỡ chén kiểu đắp vào. Chùa có tên Chén Kiểu từ đó.
Mái nóc chùa Chén Kiểu có ba nếp, nếp dưới cùng lớn và nhỏ dần khi vút lên cao. Mỗi nếp trang trí nhiều họa tiết và các tượng Khmer mang ước vọng bình yên, siêu thoát. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ đẹp mắt và sắc sảo.
7/ Chùa Phật Lớn tại Núi Cấm, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Chùa Phật Lớn, tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn, là một ngôi cổ tự danh tiếng, hiện tọa lạc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên triền, gần đỉnh núi (ở độ cao 526 m so với mặt nước biển). Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng. V�� gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng đông, cũng trên núi này.
Chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh.
8/ Miếu Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc, tỉnh An Giang
Miếu Bà Chúa Xứ là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, tọa lạc dưới chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một di tích nổi tiếng ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch đến từ khắp nơi trên cả nước, tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo kéo dài suốt nhiều tháng.
Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được chính thức công nhận là lễ hội quốc gia. Năm 2008, lễ hội được tổ chức với tên gọi Tuần lễ quốc gia Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.
Một vòng đeo cổ trang trí của bà chúa xứ vừa được đúc thành với số lượng “khủng” từ vàng cúng của du khách. Người dân gần xa đến xem đều thích thú và cho rằng đây là sợi dây chuyền có một không hai ở các nơi thờ tự từ trước đến nay.
9/ Chùa Hang tại Hòn Phụ Tử, tỉnh Kiên Giang
Chùa Hang (Chùa Hải Sơn) là một di tích nằm trong khu Du Lịch Hòn Phụ Tử cách Ba Hòn 18km, và cũng là điểm hành hương tham quan của Hà Tiên-Kiên Giang. Chùa nằm nơi chân núi An Hải Sơn. Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử. Ngày nay chùa Hang nằm trong hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, Đại đức Thích Minh Nhẫn hiện là sư trụ trì tại đây.
Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử
10. Chùa Hộ Quốc tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
Chùa Hộ Quốc (hay thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc) là một trong những công trình nằm trong dự án khu du lịch tâm linh có diện tích hơn 110ha (diện tích chùa chiếm khoảng 12%) thuộc ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Chùa Hộ Quốc được khởi công đồng bộ với hơn 1000 người làm liên tục trong vòng 14 tháng, kinh phí xây dựng lên tới hơn 100 tỷ đổng (bao gồm cả kinh phí làm đường) được kêu gọi từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp. Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần.
Chùa được xây dựng ở vị trí rất đẹp lưng tụa núi, mặt hướng ra biển mênh mông vị trí này được coi là rất đặt biệt không phải chùa nào cũng có, chùa xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý và Trần.
Trên đây là thông tin top 10 ngôi chùa ở miền Nam được nhiều người tôn kính nhất. Chúng tôi hy vọng bạn có được những thông tin sơ lược để chuẩn bị cho chuyến đi hấp dẫn và thú vị.
Xin cảm ơn!
5 notes
·
View notes
Text
CHÙA LONG HƯNG HOAN HỶ VÀ TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI QUÝ THIỆN NAM, TÍN NỮ THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH PHÁP THOẠI VÀ HƯỚNG DẪN THIỀN CỦA HAI VỊ HÒA THƯỢNG LỚN - NIỀM TỰ HÀO CỦA PHẬT TỬ VIỆT NAM!
🌻Hòa thượng Viên Minh, phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổng thư ký Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy.
🌻 Hòa thượng Giới Đức - Trưởng Lão, Hòa thượng Giới Đức, Viện Chủ Tu Viện Huyền Không Sơn Thượng, bậc Cao Tăng của Phật Giáo Nguyên Thủy.
Hai vị Hòa thượng có đóng góp to lớn cho nền Phật giáo nước nhà và là niềm tự hào, kính ngưỡng của Phật tử Việt Nam. Hàng triệu Tăng/Ni cùng người dân cả nước kính ngưỡng Ngài và hàng ngày thực hành theo lời chỉ dạy của Ngài.
Chúng con biết ơn và kính yêu hai Ngài không chỉ bởi kiến thức uyên thâm, trí tuệ sáng ngời của Ngài, sự hướng dẫn Tăng/Ni, Phật tử thực hành có hiệu quả thiền Tứ Niệm Xứ, mà còn bởi tâm từ bi, đức độ của Ngài đối với mọi người và muôn loài chúng sinh.
Hòa thượng nói, tất cả chúng ta, ai cũng có trí tuệ nhưng vì bị phiền não ngăn che nên không phát huy. Theo Hòa thượng, tu học Phật là trở về soi sáng chính mình, từ đó làm cho định-tuệ tự thân biểu hiện. "Đó chính là con đường học-hành Bát chánh đạo, nghĩa là thấy đúng, làm đúng, ngược lại là Bát tà đạo". Hòa thượng nhắc nhở. Học Phật đừng nghĩ là đang tìm hiểu một hệ thống triết học, giáo lý mà phải thấy đó là con đường sửa đổi chính mình để Giác ngộ, Giải thoát.
Chùa Long Hưng trân trọng kính mời Quý Anh/Chị đăng ký tham dự Chương trình Pháp thoại và hướng dẫn thiền của Hòa thượng Viên Minh và Hòa thượng Giới Đức!
🌻Thời gian: Thứ 7, ngày 23 tháng 9 năm 2023
Giáo thọ sư: Hòa thượng Viên Minh;
8:45 - 11:00: Chủ đề "Thấy Biết Trọn Vẹn";
11:30 - 12:30: Thọ trai tại chùa;
14:00 - 16:00: Chủ đề "Mục đích đời sống".
🌻Chủ nhật, ngày 24 tháng 9 năm 2023:
Giáo thọ sư: Hòa thượng Giới Đức;
8:45 - 11:00: Chủ đề "Phước đức, công đức và trí tuệ";
11:30 - 12:30: Thọ trai tại chùa;
12:30 - 13:30: Nghỉ trưa;
14:00-16:00: Chủ đề "Đức Phật và đất nước Ấn Độ", hỏi đáp;
16:30-18:00: Ra mắt sách hay
18:00 - 19:30: Ăn chiều
🌻Địa điểm: Chùa Long Hưng, thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội.
☎️ Liên hê: (SĐT & Zalo) Thúy (An Vy) 0869963999. Hồng (Diệu Hà) 0962918078 Tâm Diệu Hạnh: 0981924697
Trân trọng cảm ơn Quý anh/chị
Chùa Long Hưng
4 notes
·
View notes
Text
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến vẻ đẹp huyền bí và tâm linh của những ngôi chùa ở Việt Nam. Những công trình kiến trúc cổ kính, những phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, và không gian linh thiêng đang chờ đón những hành trình khám phá tâm hồn và tìm kiếm bình an. Hãy cùng tôi bắt đầu hành trình khám phá những ngôi chùa đẹp tại Việt Nam!
1. Chùa Trấn Quốc - Nét Đẹp Nghìn Năm Lịch Sử: Đắm mình trong không gian hòa quyện gi��a hồ nước và ngôi chùa cổ kính tại Chùa Trấn Quốc. Với lịch sử hơn 1500 năm, ngôi chùa này trở thành biểu tượng không chỉ của tâm linh mà còn của sự vững vàng qua thời gian. Đặc biệt, khi hoàng hôn buông xuống, ánh nắng vàng cam lấp lánh trên hồ Tây tạo nên bức tranh thơ mộng đẹp đến nao lòng.
2. Chùa Hương - Khoảnh Khắc Thiêng Liêng Giữa Núi Rừng: Chùa Hương, nằm gọn trong vùng núi rừng Quảng Ninh, mang đến một hành trình tâm linh đầy thú vị. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn có những lễ hội tôn giáo đầy màu sắc. Từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 Âm Lịch, bạn sẽ được chứng kiến những hoạt động tôn giáo độc đáo và thả hoa nước tại chùa Hương.
3. Chùa Bửu Long - Kết Hợp Tinh Tế Giữa Văn Hóa Và Tâm Linh: Chùa Bửu Long tại Sài Gòn không chỉ là nơi tìm kiếm tĩnh lặng mà còn là tác phẩm nghệ thuật kiến trúc ấn tượng. Với sự kết hợp tinh tế giữa phong cách thiết kế nguy nga và tông màu trắng thanh khiết, chùa Bửu Long trở thành điểm hẹn của tâm hồn và nơi thăng hoa của nghệ thuật kiến trúc.
4. Chùa Đồng Yên Tử - Sự Hòa Quyện Giữa Thiên Nhiên Và Tâm Linh: Nằm trên đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử, Chùa Đồng Yên Tử gây ấn tượng bởi vẻ đẹp hòa quyện giữa thiên nhiên và tâm linh. Cung đường đến chùa đòi hỏi sự vượt qua hàng nghìn bậc đá, nhưng khi bạn đặt chân đến đây, sự linh thiêng và phong cảnh tuyệt đẹp sẽ khiến mọi vất vả trở nên xứng đáng.
5. Chùa Việt Nam Quốc Tự - Sự Hiện Đại Và Linh Thiêng: Chùa Việt Nam Quốc Tự không chỉ là ngôi chùa có tòa tháp cao nhất Việt Nam mà còn là biểu tượng sự hiện đại trong không gian tâm linh. Với vị trí đắc địa và kiến trúc độc đáo, chùa này không chỉ là nơi thể hiện linh thiêng mà còn là trụ sở của Thành hội Phật giáo Việt Nam.
Những ngôi chùa đẹp tại Việt Nam không chỉ là những địa điểm tâm linh, mà còn là những tuyệt tác kiến trúc, nơi hòa quyện giữa thiên nhiên và tâm hồn. Hãy bắt đầu hành trình của bạn và khám phá những bí mật tinh túy tại những ngôi chùa này.
Tác giả: Việt Toplist. Xem trên Pinterest
2 notes
·
View notes
Text
LIST SÁCH ĐỌC 2022-2023 (phần 1)
Hôm nay tổng hợp lại 23 cuốn sách mình đọc trong giai đoạn tháng 9.2022 - hiện tại (tháng 8.2023).
Danh sách này có thể chia làm ba nhóm chủ đề mà mình quan tâm trong thời gian qua là:
danh tính Việt Nam, Đông Nam Á, châu Á
thiên nhiên, tự nhiên, môi trường
giải thực dân
Nhiều cuốn trong số này có hướng tiếp cận đa ngành và liên tầng định kiến (intersectional) nên cũng có thể xếp vào nhiều hơn 1 nhóm.
Nhóm 1: Danh tính Việt Nam, Đông Nam Á, châu Á
Komplexe Körper. Con lai Mỹ. Identitätsverhandlungen, Fremdbilder und gesellschaftliche Positionierungen von Besatzungskindern in Vietnam (Sascha Wölck, 2012)
Mượn cuốn sách của anh Sascha đến một năm mới chịu trả 😅 Cuốn sách nghiên cứu về con lai Mỹ, những đứa con của lính Mỹ và phụ nữ Việt Nam, qua đó phản ánh lại lịch sử Việt Nam và các chuẩn mực xã hội thời kỳ hậu chiến.
Asiatische Deutsche Extended. Vietnamesische Diaspora and Beyond (ed. Kien Nghi Ha, 2021)
Một cuốn khó và bằng tiếng Đức nhưng vẫn đang cố gắng đọc 🤓 Cuốn sách được phát triển từ chương trình thảo luận "Vietnamese Diaspora and Beyond" (Berlin 2020), nhìn nhận về đời sống và danh tính "người Đức gốc Á" (Asiatische Deutsche/ Asian Germans) như một định danh và phạm trù chính trị.
Các đề tài: bản sắc hải ngoại châu Á, phân biệt chủng tộc, phản kháng & trao quyền, trải nghiệm di cư etc.
Vietnam: Lotus in a Sea of Fire: A Buddhist Proposal for Peace (Thich Nhat Hanh, 1967)
Biết về cuốn sách vào thời điểm cũng đang nhiều vật lộn với bản thân, chắc phải nghe/ đọc lại các cuốn sách, bài giảng của thầy.
Hoa sen trong biển lửa trình bày lại câu chuyện tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ chiến tranh, đan xen với những tranh đấu của dân chúng và Phật tử, các chính sách của hai nhà nước với Tây phương. Rất hay!
The Refugees (Viet Thanh Nguyen, 2017)
Vẫn đang đọc tuyển tập truyện ngắn này với tốc độ rất chậm .. Song song với đó mình cũng quan tâm các bài luận học thuật và dự án DVAN của anh Việt.
The Border Within. Vietnamese Migrants Transforming Ethnic Nationalism in Berlin (Phi Hong Su, 2022)
Đọc trong lúc tìm hiểu về cộng đồng người Việt gốc Bắc - Nam ở Berlin. Những chia rẽ từ sau khi Việt Nam và Đức thống nhất liệu có còn tồn tại?
"Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất diễn ra những cuộc tranh luận về ý nghĩa của việc là người Việt Nam." Tác giả quan tâm đến cộng đồng người Việt ở Đức, nơi mà người vượt biên chủ yếu không chỉ là người tị nạn, mà còn (từng) là: công nhân hợp tác lao động, du học sinh, đoàn tụ với gia đình vv..
Return Engagements: Contemporary Art's Traumas of Modernity and History in Sài Gòn and Phnom Penh (Việt Lê, 2021)
Có cơ hội làm workshop cùng anh Việt trong festival film nên đã tìm đọc cuốn sách này của anh. Anh viết về nghệ thuật đương đại ở Đông Nam Á và vị trí của người nghệ sĩ - giăng mắc với các chấn thương (hậu chiến, hậu di cư) và những yêu cầu của thị trường nghệ thuật quốc tế. Mình đã hiểu hơn về nghệ thuật/ nghệ sĩ hải ngoại sau khi đọc cuốn sách.
Troubling Borders: An Anthology of Art and Literature by Southeast Asian Women in the Diaspora (2021)
Hàng triệu người Đông Nam Á đã di tản sang Mỹ vào thế kỷ 20 do sự can thiệp quân sự của Mỹ. Dự án tuyển tập của DVAN (Diasporic Vietnamese Artists Network) ra đời nhằm cổ vũ sự đa dạng của các nghệ sĩ, cây viết có cơ thể nữ - gốc Đông Nam Á - ở hải ngoại. Họ là những người thường bị lề hóa hoặc vô hình, phải vật lộn giữa các giá trị/ kỳ vọng truyền thống và sự phân biệt giới tính trong chính cộng đồng mình, đi kèm với các tác lực bên ngoài.
Minor Feelings: An Asian American Reckoning (Cathy Park Hong, 2020)
Danh tính một người Mỹ gốc Á:
Như một thiểu số kiểu mẫu (để thúc đẩy chủ nghĩa tư bản): "bạn sẽ không phải chịu sự phân biệt đối xử nếu như bạn thành công và chăm chỉ."
"Việc kiên nhẫn nói về chủng tộc với một người da trắng vắt kiệt mọi năng lượng. Nó giống như phải giải thích cho người khác về lý do bạn tồn tại, tại sao bạn cảm thấy đau đớn, hoặc tại sao thực tế của bạn khác với thực tế của họ."
"Các cây viết da màu phải luôn cư xử hòa nhã và biết ơn để người da trắng cảm thấy thoải mái trong việc cảm thông với những trải nghiệm phân biệt chủng tộc của họ."
Über Wasser und Tote (Dan Thy Nguyen, 2022)
Dan Thy là một tiếng nói quan trọng của người Đức gốc Việt/ thế hệ 2, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, cụ thể là sân khấu. "Thông qua nghệ thuật, tôi hiểu rằng nỗi giận dữ của mình được chấp nhận." Tuyển tập thơ là tự sự về gia đình và những ám ảnh trong nó, về những trải nghiệm di cư liên thế hệ, và khát khao viết để giải phóng.
Warring Visions. Photography and Vietnam (Thy Phu, 2022)
Cuốn sách nhìn lại lịch sử chiến tranh Việt Nam thông qua nhiếp ảnh: có những câu chuyện nào đi ngược lại góc nhìn quen thuộc, hoặc đã được ý thức hệ hóa qua thẩm mỹ nhất định?
Hình ảnh phục vụ cho các chiến lược hòa giải hòa bình hay phản kháng như thế nào, và trải nghiệm chiến tranh được định hình bởi nhiếp ảnh ra sao?
Các tên tuổi nhiếp ảnh gia được nhắc đến: Võ An Ninh, Võ An Khánh, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Ngọc Hạnh, vv..
Cuốn sách xem xét cả khía cạnh giới, ảnh cá nhân (lưu trữ ảnh ở hải ngoại), nhiếp ảnh 'hòa giải', hay các bức ảnh để phục dựng/ tưởng nhớ/ tưởng niệm.
Archipelago of Resettlement. Vietnamese Refugee Settlers and Decolonization across Guam and Israel-Palestine (Evyn Lê Espiritu Gandhi, 2022)
Một cuốn sách thời sự về chủ đề nghiên cứu tị nạn, vấn đề giải thực dân tại khu vực xung đột Israel–Palestine, và quyền của người bản địa. Rất rất hay!
(còn tiếp)
3 notes
·
View notes
Text
Mình biết chắc chắn một ngày nào đó, mình sẽ rời Việt Nam, bắt đầu một cuộc sống mới, không ai biết mình là ai cả, sẽ xây dựng và toả sáng ở nơi đó. Vì vậy, mình muốn trước khi đi sẽ xây dựng một con người ít nhất có hiểu biết về lịch sử và văn hoá nước nhà. Vì thế, mình sẽ tìm hiểu và đọc sách thêm về nguồn cội của mình. Thêm vào đó, hiện tại khi đã hoà vào với dòng chảy của cuộc sống, với những lo âu về việc mình muốn trở thành ai, mình phải làm sao để kiếm tiền, làm sao để sống, để sống hạnh phúc, phải học cách xoay xở với những cảm xúc rất người của chính mình và của những mối liên kết chằng chịt xung quanh … Tất cả những điều đó khiến mình cảm thấy khó khăn, đồng thời lại làm mình cảm thấy tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết. Và việc tìm hiểu lịch sử, ít nhất là của một vùng đất gắn bó với mình sâu sắc nhất trong kiếp sống này, khiến nó mình cảm nhận tốt hơn dòng chảy của cuộc sống, đã sinh sôi nảy nở từ đời này qua đời khác. Rằng con người chúng ta thật giống nhau, và chúng ta đã cùng nhau tạo nên bản nhạc kéo dài đó từ trước đến nay.
Hôm nay tại Thiền Am Yên Tử, mình có đọc một quyển sách tên là “Đường đến Thiền Phái Trúc Lâm tại Việt Nam”, quyển sách này giải thích lịch sử Phật Giáo tại Việt Nam đồng thời phân tích những ảnh hưởng của Phật Giáo đối với các biến động lịch sử của Việt Nam. Cũng vì thế mà quyển sách có bám vào lịch sử Việt Nam, cũng là một cách hay để mình có thể tìm hiểu. Đặc biệt là, mình rất muốn tiếp tục đọc quyển sách này, trực giác của m đã thì thầm với mình như thế.
5 notes
·
View notes
Text
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Cần những lưu ý gì khi thờ tự?
Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ tát Phật giáo Đại thừa nổi tiếng, đặc biệt phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay ở Việt Nam. Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát được Phật tử khắp nơi coi là...
1 note
·
View note
Text
Bài Văn Khấn Tảo Mộ Ngày Tết: Lời Cầu Nguyện Cho Một Năm Bình An
Tảo mộ ngày Tết không chỉ là dịp để con cháu dọn dẹp, chăm sóc phần mộ của tổ tiên mà còn là thời điểm thiêng liêng để dâng lên những lời cầu nguyện cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Bài văn khấn tảo mộ ngày Tết thể hiện lòng thành kính, biết ơn tổ tiên và gửi gắm những mong ước tốt lành cho cả gia đình. Dưới đây là nội dung và ý nghĩa của bài văn khấn tảo mộ ngày Tết.
Ý Nghĩa Của Bài Văn Khấn Tảo Mộ
Bài văn khấn tảo mộ ngày Tết là cầu nối giữa người sống và tổ tiên đã khuất. Thông qua lời khấn, con cháu bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình gắn kết, nhắc nhở nhau về truyền thống "uống nước nhớ nguồn."
Lời khấn không chỉ mang tính chất tôn giáo mà còn chứa đựng những lời chúc phúc, cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình được mạnh khỏe, công việc thuận lợi, và một năm mới tràn đầy niềm vui.
Cách Chuẩn Bị Lễ Vật Tảo Mộ
Trước khi đọc bài văn khấn, việc chuẩn bị lễ vật là điều không thể thiếu. Lễ vật tảo mộ thường bao gồm:
Hương: Thắp hương là hành động đầu tiên khi đến mộ, tượng trưng cho sự kết nối với cõi tâm linh.
Hoa tươi: Biểu tượng của sự tươi mới, kính trọng và tri ân.
Mâm lễ cúng: Gồm các món ăn truyền thống như gà luộc, xôi, trái cây, và rượu.
Giấy vàng mã: Được đốt để gửi đến tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và mong muốn tổ tiên có cuộc sống đầy đủ ở thế giới bên kia.
Bài Văn Khấn Tảo Mộ Ngày Tết
Dưới đây là một bài văn khấn tảo mộ phổ biến trong dịp Tết:
Kính lạy các cụ tổ tiên họ [họ của gia đình], các ông bà, cha mẹ đã khuất.
Hôm nay, ngày [ngày, tháng, năm âm lịch], nhân dịp đầu xuân năm mới, gia đình chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật, và những món ăn ngon, kính dâng lên trước mộ phần của tổ tiên.
Chúng con cúi xin tổ tiên chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà được mạnh khỏe, bình an, công việc hanh thông, gia đạo ấm no hạnh phúc. Mong tổ tiên tiếp tục che chở, dẫn dắt con cháu trên bước đường đời, tránh mọi điều xui rủi, đón nhận nhiều may mắn.
Chúng con xin kính cẩn dâng hương và cúi đầu bái tạ!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kết Luận
Bài văn khấn tảo mộ ngày Tết là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Nó không chỉ là lời cầu nguyện mà còn là sự kết nối tinh thần giữa các thế hệ, mang đến cảm giác yên bình và an yên cho cả gia đình. Việc gìn giữ và truyền lại phong tục này cho thế hệ s
0 notes
Text
Tưởng niệm ngọn đuốc 1963
Phật giáo Việt Nam đã cống hiến cho đất nước một vị Bồ-tát. Phật giáo Việt Nam thừa sức hộ quốc như vậy trong hiện tại và tương lai với ngọn đuốc Quảng Đức soi đường và soi tâm. Continue reading Untitled
View On WordPress
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Text
0 notes