#đại thừa
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tạp chí Nghiên cứu Phật học
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (NCPH) là ấn phẩm báo chí chính thức, cơ quan ngôn luận của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Số điện thoại : 024 6684 6688 | 0914.335.013
Email : [email protected]
Tổng biên tập : Hòa thượng TS Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
Vị trí : Phòng 218 chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội
#Giáo hội#sơn môn#hệ phái#nghiên cứu phật học#đại thừa#tiểu thừa#nam tông#bắc tông#mật tông#nguyên thủy#đức Phật#phật giáo#giáo lý phật giáo#phật giáo việt nam#…
2 notes
·
View notes
Text
Câu nói mà bạn đã từng nghe về quan điểm sống cực kỳ đúng đắn là gì?
____________________________________________
1. Tôi cứ tưởng người khác tôn trọng tôi vì tôi ưu tú. Dần dần tôi hiểu ra rằng người khác tôn trọng tôi thực chất vì bản thân họ tốt đẹp, người giỏi giang biết cách tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác thực chất là tôn trọng chính mình.
2. Bạn có thể ghét điều gì đó, nhưng hãy cho phép nó tồn tại và hãy cho phép người khác thích nó. Phẩm chất cơ bản là không coi thường sở thích của người khác.
3. Có lẽ bạn phải thức dậy lúc bảy giờ sáng và đi ngủ lúc mười hai giờ tối, ngày qua ngày một mình bước đi. Nhưng chỉ cần bạn sống kiên định và chăm chỉ thì dù có sinh nhầm thời điểm thì kết quả tồi tệ nhất trong cuộc đời bạn cũng chỉ là một bông hoa đang đợi ngày nở rộ.
4. Tôi từng nghĩ điểm số không quan trọng. Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Phúc Đán và Đại học Giao thông chỉ có thể đại diện cho thành tích của sinh viên. Sau này tôi phát hiện ra rằng làm việc chăm chỉ là một thói quen tồn tại suốt cuộc đời.
5. Ý nghĩa thực sự của lời xin lỗi là: “Tôi thừa nhận rằng tôi đã sai và chấp nhận mọi phản hồi cảm xúc tiêu cực của bạn” thay vì “Tôi đã nói là tôi xin lỗi, bạn còn muốn gì ở tôi nữa”.
6. Trong số tất cả quần áo bạn mà bạn có, ít nhất phải có một bộ mà bạn có thể mặc được. Trong số tất cả các khả năng của bạn, ít nhất phải có một khả năng mà bạn có thể sử dụng. Không làm được nhiều việc không đáng sợ, mà đáng sợ là không làm được bất cứ việc gì tốt.
7. Nếu bạn có niềm yêu thích một thứ gì đó thì đừng hỏi ý kiến người khác, bạn phải chịu trách nhiệm với lựa chọn và cuộc sống của mình.
8. Bạn sẽ không bao giờ có thể thực sự hiểu một người trừ khi đặt bản thân mình vào hoàn cảnh đó và xem xét mọi thứ thông qua quan điểm của họ. Đôi khi những gì bạn thấy không phải là sự thật. Những gì bạn hiểu chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
9. Tỉnh táo quá mức sẽ khiến con người cảm thấy lạnh nhạt và thờ ơ, say sưa quá mức sẽ khiến con người cảm thấy thiển cận và mơ màng. Vì vậy, một cuộc sống hoàn hảo phải nửa tỉnh nửa say.
10. Dù người khác có xuất sắc đến mấy thì họ vẫn là người khác. Dù bạn có khó khăn đến đâu, bạn vẫn là chính mình, là bản thân độc nhất. Đừng luôn đánh giá vị trí của mình trong lòng người khác, hãy đi theo con đường riêng của mình và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
11. Sở dĩ bạn phải nỗ lực để trở nên tốt hơn là vì sau này khi gặp được người mình thích, ngoài sự chân thành, bạn sẽ còn có những điều khác để thể hiện.
12. Tình yêu không phải là hai cơ thể chạm nhau mà là hai tâm hồn gắn kết nhau.
13. Tỏ tình là để bày tỏ tình cảm chứ không phải để yêu cầu một mối quan hệ. Bạn có sự lựa chọn của bạn, tôi có sự lựa chọn của tôi. Tôi tôn trọng sự lựa chọn của bạn.
14. Nếu có một sự thật nào đó mà các cô gái nên biết, thì tình yêu chính là đời sống xã hội của bạn, chứ không phải cuộc sống của bạn. Kết hôn và sinh con là sự lựa chọn của cuộc đời bạn chứ không phải cuộc sống của bạn.
15. Đôi giày thủy tinh của Lọ Lem muốn nói với chúng ta rằng tình yêu cũng giống như một chiếc giày, vừa chân còn dễ rơi huống hồ là không vừa. Nếu đã không phù hợp mà vẫn cố chấp không từ bỏ thì bạn sẽ chỉ làm tổn thương chính mình thôi.
@taifang dịch
#câu nói hay#trích dẫn#dịch#trichdanhay#tình yêu#tuổi trẻ#nỗi buồn#suy nghĩ tích cực#yêu đời#thanh xuân#thanhxuanvuontruong#thanhxuan#cuocdoi#cuocsong#trẻ#yêu thầm#yêu#nỗi nhớ#cố gắng#suynghi#tamtrang#tamsu
205 notes
·
View notes
Text
Mình đã quyết định học tiếng Nhật, tới nay là gần 1 tháng, mặc dù mình đã rất cố gắng, gần như trong suốt mấy năm trở lại đây, lần học tiếng nhật này là lần mình nghiêm túc nhất, còn nghiêm túc hơn gấp 3 4 lần mình mua đống sách tiếng Hàn kia (ừm.. sau 4 5 năm mình thực sự đã buông bỏ chấp niệm học tiếng Hàn, mình còn nhớ đợt điên điên học tiếng Hàn, mình viết đầy 2 trang giấy A4 từ vựng mà hôm sau não bộ lại rì sét như 1 tờ giấy trắng 😂), may là giờ đây mình lại có thể ngồi học tiếng nhật suyên suốt 6 7 tiếng đồng hồ, mình học theo logic của 5 năm trước khi bắt đầu học tiếng trung, nhưng nói thật tới hiện tại mình vẫn... chẳng nói được nhiều lắm hahaha 😅 chẳng biết tại sao nữa... nếu theo cách mình hay "ngụy biện" thì là não bắt đầu thoái hóa, học cũng không nhớ được nhiều như trước.
Thực ra cơ duyên để học tiếng nhật cũng chỉ vì 1 phút nông nổi sau khi ở nhà phè phỡn 3 tháng trời ngồi cày Conan, tự dưng muốn học tiếng Nhật nên quyết tâm mua sách luôn. À đấy, nhắc mua sách lại buồn cười, mình nhìn nhầm sách "sơ cấp 1" thành "sơ cấp 2" thế là phí tiền mua mất 3 quyển sơ cấp 2 rồi lại mất thêm 1 khoản y chang mua lại sơ cấp 1, mà không chắc có thể học nổi tới sơ cấp 2 hay không 😅 Hay thật....
Mình không còn nói chuyện với những người khi xưa ở H mình nghĩ sẽ mãi giữ liên lạc, nói thật lòng thì mình không còn tìm được chủ đề chung để nói chuyện nữa, nhưng nhiều lúc thật sự muốn nhắn tin cho họ hỏi xem dạo này họ thế nào, nhưng lại thấy ngoài hỏi "dạo này thế nào" ra, chẳng còn biết nói gì hơn nữa lại thấy sáo rỗng, mình từng thủ thỉ với Lá nhỏ rằng mình buồn vì nghe những tin tiêu cực từ H lắm, vì nó đã từng là ngôi nhà mình trân quý nhất, dù là đi tới NH nào cũng luôn cố gắng biến một phần của nó trở nên tốt đẹp nhất hết mức có thể, nhưng chẳng hiểu sao những thứ mà mình trân trọng lại thành như vậy, là nó vẫn luôn như vậy, hay do khi xưa tự mình đã gắn quá nhiều filter lên nó để rồi cũng tự mình ôm mộng tưởng rằng n�� rất tốt đẹp đây. Mình từng nghĩ mình rất không thích nói ra những câu đại loại kiểu "cuộc sống là vậy", "thời gian là vậy" nhưng không thể không thừa nhận, vẫn có những khi mình phải thừa nhận những câu như vậy chẳng trật đi đâu được, hahaha mình đúng là con dở hơi suốt ngày thích lảm nhảm những câu chẳng đâu vào đâu mà.
Mình chăm chỉ học hành, những tháng đầu nghỉ việc là tập viết lại chữ Hán, những tháng sau là học tiếng Nhật, nếu có những chuyện phiền lòng không thể tâm sự cùng ai mình sẽ bật mí với riêng Lá nhỏ, mình không còn hay lên fb chia sẻ cuộc sống cá nhân, 1 ngày dành đủ 2-3 tiếng đều đặn tập thể thao, mình cũng đã cắt phăng đi mái tóc dài nuôi 4 năm nay vào hôm 3.10, mặc dù trước đó cũng từng thề thốt khỏi mồm với chị rằng "em sẽ chẳng bao giờ cắt tóc nữa đâu", thề với Tuấn Ngọc rằng "em chắc chắn sẽ nuôi tóc dài tới mông cho coi". Đấy, thế mới thấy những lời đã hứa, những câu đã nói cũng chưa chắc chắn sẽ giữ được tới cuối cùng, mình 善变 lắm mà.
Mình cũng đã từng nghĩ có lẽ mình sẽ gắn bó với H 10 năm, mười mấy năm, giống như thầy, giống như 店长 vậy đó, nhưng nghĩ lại thì từ lúc nghỉ việc tới nay, mình có tiếc nuối, có hoài niệm, có cáu gắt, nhưng tuyệt không hối hận, tại sao nhỉ? Chắc do đó không còn là "nhà" nữa rồi, chỉ là nơi làm việc mà thôi.
Mình xem lại 《Thanh Xuân 18x2》 3 lần, mình chẳng hiểu sao nữa nhưng lần nào xem mình cũng bồi hồi, bồi hồi vì cái gì thì không biết 😅 chỉ là có cảm giác như vậy đó, Jimmy và Amy, mình và những người từng đi qua cuộc đời mình, Jimmy đã có dũng khí nói tạm biệt với Amy sau 18 năm dài đằng đẵng để bắt đầu lại một cuộc sống khác, nhưng sau nhiều năm tới vậy, mình vẫn không có cơ hội để nhận được những câu trả lời, những lời từ biệt chính thức của những người "không từ mà biệt".
Có lẽ mình sẽ bắt đầu lại ở một nơi khác, mình báo với thầy rằng tháng 11 mình sẽ vào với thầy, nhưng thời gian mình vào với thầy không được lâu, mình đã hỏi thầy rằng dù có thể mình không giúp được thầy nhiều thời gian thì thầy sẽ không trách mình chứ, thực ra thầy chẳng nói gì cả, thầy chỉ bảo mình là cứ vào đây đi đã rồi sẽ nói chuyện sau mà thôi. Vậy nên mình cũng quyết định sẽ xa nhà, xa mọi người, xa luôn chính "bản thân mình" ở đây, mình luôn hy vọng cuộc sống hãy nhẹ nhàng với mình một chút nhưng lại ngộ rằng "Cuộc sống sẽ chẳng vì bạn là con gái mà yêu chiều bạn". Mình nhớ không lâu trước đó mình bảo với Tuấn Ngọc rằng có lẽ mình không thích hợp sống trong thời hiện đại đâu, tại sao ư, tại vì mình là con nhỏ suốt ngày thích đau đáu những kỉ niệm xưa cũ, thích nhai lại những tháng ngày chẳng ai còn muốn nhớ lại mà. Xã hội đang thay đổi, mình không thay đổi thì sao mà hòa nhập với cộng đồng được chứ, mình hiểu vậy nhưng lại cứ chẳng chịu đổi thay, cứ thích lý sự cùn theo kiểu mình sẽ không bao giờ thay đổi, cuộc sống của mình đang sống đang diễn biến giống theo một cách nói gọi là : "tiệc cơ động" giống như trong một bộ phim mà mình từng xem, ý nghĩa của nó giống như tiệc cỗ dài ngày, ngày đầu tiên mọi người ăn hết rồi đi, ngày thứ 2 người đi rồi lại có người tới....
38 notes
·
View notes
Text
SỐNG TRONG CÁI NGHÈO LÀ CẢM GIÁC THẾ NÀO?
1. Bố mình bị bệnh K, mình dẫn bố nhập viện, bảo bố yên tâm vì mình lo được viện phí, nhưng thật ra số tiền mình tích góp được mấy năm ở thành phố không nhiều, nên mình chắt chiu từng đồng, ngày đi làm, tối về chạy xe ôm để kiếm thêm một ít, có hôm chạy đến 2h sáng, mưa gió t.á.p vào mặt thấy ám ảnh cái nghèo kinh khủng.
2. Hồi sinh viên yêu đương, hai đứa chia đôi cái bánh để tiết kiệm thêm tí tiền, mãi đến sau này mình khấm khá lên một chút, thì em đã không còn ở cạnh mình nữa.
3. Bố đi làm bị đ.ứ.t tay, mẹ đi qua nhà họ hàng mượn tiền cho bố đi may vết thương, nhưng người ta không cho vay vì sợ không trả được. Nghĩ lại nước mắt cứ trào ra, thương bố, thương mẹ.
4. Vợ chồng mình vừa ly hôn vì vấn đề tiền bạc, vì sinh con mà thu nhập cả hai không ổn định, không có tiền chăm sóc tốt cho con, cả ngày chỉ biết c.ã.i nhau chuyện tiền nong. Đừng ai mơ 1 túp lều tranh 2 trái tim vàng trong thời nay nữa, nghèo nó khổ con khổ cái lắm.
5. 27 tuổi vẫn chạy xe ôm để kiếm thêm tiền, không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ, vì chưa có nhà, chưa có xe và vẫn gánh trên vai một khoản nợ lớn của gia đình.
6. Hồi đó mẹ dậy từ 3h sáng để đi cấy thuê, ra đến nơi người ta lựa người cấy, mẹ mình không được chọn, lại lủi thủi đi về.
7. Lúc bé mình bị sưng mủ ở mắt nên mình nói với mẹ là mắt con mờ lắm. Xong mình thấy mẹ vừa khóc vừa nói xin lỗi mình vì mẹ còn đúng 11k trong túi, không đủ đưa mình đi khám được.
8. Thấy người ta ăn thừa cái bánh, mình nhặt lên ăn thử xem bánh đó có vị thế nào, nghĩ lại vẫn thấy sợ, cái thời ăn không đủ no ấy.
9. Mình và người yêu ở một phòng trọ nhỏ xíu có cửa sổ hướng ra một tòa chung cư, những ngày cuối tháng chưa có lương hai đứa sẽ ăn mì rồi ngồi ngắm tòa chung cư đó, mình hứa sẽ cố gắng để sau này hai đứa được ở nơi như thế, nhưng 1 tuần trước em mất rồi, mất vì tai nạn giao thông khi đi làm ca đêm. Chưa kịp thực hiện lời hứa, thì người thân thương đã không còn nữa.
10. Em gái muốn học đại học, nhưng nhà mình nghèo quá không chu cấp cho nó được, mình bảo nó đi học đi mình lo cho thì nó bảo sợ mình vất vả, cái nghèo khiến những đứa trẻ vô tư thành đứa trẻ hiểu chuyện lúc nào không hay.
11. Đi xuất khẩu lao động, 1 ngày chỉ ngủ 3 tiếng. Mùa đông cũng như mùa hè, ốm đau vẫn đi làm không dám nghỉ.
| The Memory |
96 notes
·
View notes
Text
mấy chiếc film chụp loanh quanh nhà.
là cuộn film chụp dở sau chuyến đi cuối năm ngoái. chả hiểu sao cả chuyến đi chụp không hết một cuộn ba sáu kiểu, rồi cũng ráng lạch cạch vác máy về nhà chụp cho hết film để ít hôm xuống lại sài gòn còn mang đi tráng. nhận ảnh lâu rồi, mà thiệt khờ, lúc đó chỉ chú ý tới mấy tấm của chuyến đi thôi, có màng gì tới mấy tấm cuối cuộn "chụp đại cho hết" này đâu.
mấy ngày sau tết, sài gòn dần trở lại nhịp sống đông đúc vốn có, lê lết về phòng trọ rồi nằm dài mà nhìn lên trần nhà sau một ngày quần quật, trời ơi nhớ nhà kinh khủng. mới vào lại sài gòn có mấy hôm mà cảm giác đâu lâu lắm rồi không về. mở drive check mấy file dự án rồi tự nhiên thấy mấy ảnh này, tự thắc mắc ủa có mấy tấm này luôn hả ta, lật đật lưu lẹ để gửi mẹ xem, đố mẹ nhìn biết ở đâu á, cái trò cà rỡn vẫn hay làm với mẹ từ nhỏ giờ, "đố mẹ" dẫu biết là mẹ thừa biết hihi.
ở cái tuổi không có gì là không dám thử, hơn một lần nghĩ tới chuyện sau này sẽ thử sống ở một thành phố khác (ngoài sài gòn), rồi cũng thật nhiều lần tự mình bác bỏ suy nghĩ đó vì quá lụy quê hương. làm sao chống chọi lại nỗi nhớ nhà, làm sao để có thể bay thẳng về nhà mỗi khi yếu lòng để dẫu có khóc cũng được sụt sùi trong chiếc chăn thơm mùi nắng mẹ giặt.
"Thế giới có 2 nửa, nửa muốn bôn ba, nửa muốn về nhà".
22 notes
·
View notes
Text
Bỏ đi tính nóng nảy là mấu chốt để bồi dưỡng chính khí.
Vương Thuật, người thời Đông Tấn, là con trai của Thái thú Vương Thừa. Cha mất sớm nên Vương Thuật được kế tục tước Lam điền hầu, vì thế người đời gọi ông là Vương Lam Điền. Vương Thuật là người có tính cách nóng nảy, hấp tấp vội vàng. Trong “Thế thuyết tân ngữ. Phẫn quyến” viết: Một lần Vương Thuật đói bụng, khi trở về nhà đã dùng đũa để ăn trứng. Quả trứng vừa luộc chín, Vương Thuật dùng đũa gắp nhưng gắp mãi không trúng, khiến ông vừa đói vừa giận. Ông ta bực tức cầm quả trứng ném xuống mặt đất, không ngờ quả trứng không vỡ mà xoay tròn không ngừng, tựa hồ như trêu tức ông ta vậy. Vương Thuật lại càng tức giận hơn, dùng chân đi guốc gỗ giẫm vào quả trứng nhưng vẫn không trúng. Vương Thuật càng tức giận hơn, cầm lấy quả trứng nhỏ cho vào miệng nhai rồi nhổ ra đất cho hả cơn tức giận. Câu chuyện Vương Thuật ăn trứng được truyền ra ngoài khiến nhiều người chê cười ông ta.
Vương Thuật tính tình vô cùng nóng nảy, vội vàng nhưng sau này khi có địa vị cao, thấu hiểu hậu quả của việc nóng tính nên ông đã tu sửa bản thân trở thành một người khoan dung nhẫn nại. Phàm là mọi việc, Vương Thuật đều lấy nhu thắng cương, bình tĩnh xử thế.
Tạ Dịch là anh trai của Tạ An, một viên quan nổi tiếng thời Đông Tấn. Tạ Dịch tính tình thô lỗ, từng có lần vì oán giận Vương Thuật mà chỉ trích, chửi mắng Vương Thuật. Nhưng Vương Thuật không mảy may đáp trả mà đứng quay mặt vào tường, cho đến khi Tạ Dịch chửi mắng xong rời đi, ông mới lại ngồi vào chỗ của mình tiếp tục làm việc.
Trong “Táo chi nhẫn” viết: “Đại thịnh tắc suy, bất nại tắc bại. Nhất thì chi táo, phệ tề chi hối”, nghĩa là hưng thịnh đến cùng cực thì sẽ suy, không nhẫn nại tất sẽ thất bại. Sự nôn nóng vội vàng nhất thời chỉ có thể đổi lấy sự hối hận không thể vãn hồi.
Vương Tư, người nước Ngụy thời Tam Quốc, tính tình nóng nảy lại bảo thủ, thường vì việc nhỏ mà tức giận. Khi Vương Tư về già, tính tình kỳ quái, thường xuyên vô cớ tức giận, những người thủ hạ thường xuyên bị ông chửi mắng vô cớ. Trong “Ngụy lược” chép, một lần, Vương Tư đang viết bản thảo thì có một con ruồi đậu trên cán bút, cứ đuổi đi nó lại bay đến đậu lại, liên tiếp mấy lần khiến Vương Tư tức giận ném bút xuống đất rồi đuổi ruồi khắp phòng. Kết quả không bắt được ruồi, ông ta trút giận lên bút, khiến cây bút mà ông vốn yêu quý bị hỏng phải bỏ đi.
Hoàng Phủ Thực là đại thần nhà Đường cũng là một người nóng tính. Một lần, con trai của Hoàng Phủ Thực khi chép thơ bị sai một chữ. Hoàng Phủ Thực tức giận, nhất thời lại không tìm được gậy để phạt con nên đã tự cắn tay mình đến mức chảy máu ròng ròng.
Kỳ thực, những người như Vương Tư và Hoàng Phủ Thực chỉ vì một chút việc nhỏ mà đã tức giận không thể chịu được thì rất khó để có thể khoan dung với lỗi lầm của người khác. Nếu họ không chú ý tu sửa tính nóng nảy của bản thân thì rất có thể gây ra những hậu quả hối hận khôn cùng.
Những người hiểu biết được tầm quan trọng của nhẫn nại cũng như hậu quả của tính tình nóng nảy vội vàng sẽ tự mình tu sửa cho chính lại. Ví như Tây Môn Báo người nước Ngụy thời Chiến Quốc tự biết mình là người nóng nảy vội vàng nên thường xuyên mang theo đai làm bằng da trâu bên mình để tự cảnh giới bản thân phải luôn trầm ổn. Bởi vì trâu hành động đều luôn thong thả, chậm rãi.
Lâm Tắc Từ, Khâm sai đại thần triều Thanh, tự biết mình là người nóng tính, hay tức giận. Để sửa bỏ tính xấu này, ông đã treo trên đại đường hai chữ “chế nộ” (khắc chế cơn tức giận). Trong suốt cuộc đời mình, ông đã dùng hai từ “chế nộ” ấy để răn mình nhẫn nhịn, tu dưỡng bản thân.
Tu dưỡng bản tính lương thiện cũng là một cách để kìm chế cơn giận, khoan th��� cho lỗi lầm của người khác. Lưu Khoan tự là Văn Nhiêu, là danh thần hoàng tộc thời Đông Hán, là cháu của của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Lưu Khoan từ sớm đã làm quan, làm qua các chức vị như Đại tướng quân duyện, Đông hải quốc tướng, Thượng thư… về sau chuyển sang đảm nhận chức Thị trung. Lưu Khoan từng hai lần đảm nhận chức Thái úy, đứng đầu Tam công. Lưu Khoan thường xử lý công việc dựa vào cách khoan thứ là chính, được dân chúng gọi là Trưởng giả.
Có một lần khi Lưu Khoan ra ngoài thì gặp một người bị mất bò. Người này nhìn thấy con bò ở xe của Lưu Khoan liền nói đó là con bò của ông ta. Lưu Khoan nghe thấy vậy, không tranh biện mà trực tiếp đi bộ về nhà. Mấy hôm sau, người đàn ông kia tìm được con bò của mình nên đem con bò của Lưu Khoan trả lại, cũng dập đầu tạ tội: “Tôi hổ thẹn với trưởng giả, tình nguyện nhận phạt”. Lưu Khoan nói: “Đồ vật đều có những thứ cùng loại nên có thể có nhầm lẫn, đã phiền ông đưa nó về đây rồi, vì cái gì còn phải xin nhận phạt nữa?” Câu chuyện được truyền ra ngoài, mọi người trong châu ai nấy đều bội phục Lưu Khoan ở tinh thần khoan dung rộng lượng, không so đo tính toán với người.
Lưu Khoan tính tình ôn hòa lương thiện, không phát giận, cho dù gặp tình huống cấp bách vội vàng mọi người cũng không nhìn thấy vẻ mặt nghiêm khắc và lời nói tức giận của ông. Vợ ông từng cảm thấy kỳ lạ về thái độ này của ông nên đã từng làm một việc để thử tính kiên nhẫn, khoan dung của ông. Có một lần, Lưu Khoan đang sửa sang lại trang phục chuẩn bị vào triều thì vợ ông sai người hầu mang một bát canh thịt vào cho ông, cố tình làm đổ bát canh lên triều phục của ông. Trong tình huống gấp rút như vậy, Lưu Khoan vẫn giữ thần sắc không thay đổi, còn an ủi người hầu và hỏi: “Bát canh có đổ vào làm phỏng tay ngươi không?” Tấm lòng khoan dung độ lượng, nhẫn nại của ông đạt đến mức độ như vậy khiến người trong thiên hạ đều tôn kính và lấy ông làm tấm gương.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập.
7 notes
·
View notes
Text
/chuyện hum nay/ 🍃
Chuyện thứ 1
Trưa Sài Gòn đứng nắng 13h, sau khi tôi đánh một giấc khoẻ re thì tôi lại lên trường. Tôi gặp một người bạn học. Bạn ý cau có vì trưa nay bạn trai và bạn ấy cãi nhau khi anh kia phải đón bạn ấy đến trường, sự khó chịu có cơ chế lây lan nên nó lây sang bạn ấy một ít. Tôi thì không có bạn trai và tự đi grab car nên tôi cũng không quan tâm lắm. Nhưng tôi có hỏi một câu: Có bạn trai chán phết nhỉ, mới có 35 độ đã gây nhau, thế mấy hôm 45 độ thì sao?
Có những chuyện nhỏ như hạt cát nhưng là hạt cát trong chiếc giày. Vấn đề không nằm ở việc ai đón ai vào giữa trưa nắng thế này mà vấn đề ở chỗ, nếu ở cạnh nhau mà dễ trở nên căng thẳng như thế thì ta định chia sẻ với nhau như nào về cuộc sống, về những gánh nặng to tướng ở tuổi này?
Nếu ta không thể yêu ai đó nổi với những điều vô cùng nhỏ nhặt thì e rằng cũng chẳng có lý do nào lớn lao hơn và đủ thuyết phục để yêu họ cả.
Chuyện thứ 2
Tôi có học một môn, Thầy đã công bố rất chi tiết (tường tận và chằng chịt thông số) về các thành phần để đạt được điểm cuối kỳ vào buổi đầu tiên của môn học. Nhìn hòm hòm thì tôi đánh giá điểm bài tập lý thuyết trắc nghiệm trên LMS chiếm tỷ lệ rất thấp, tức là không làm thì vẫn có rất nhiều phần khác có thể kéo lại mà không rớt môn. Thế là tôi chọn không làm. Tôi đã từng mở ra và click chọn đại vài câu nhưng tôi đánh giá là nó không mang nhiều ý nghĩa nên không làm nữa (chắc vì thế nó mới chiếm tỷ lệ thấp so với tổng điểm). Tôi dành thời gian viết các nội dung thảo luận và phản biện Thầy ở các topic khác. Có lẽ Thầy để ý vì chao ôi cái con bé này thẳng và "thực" thế nhợ?!
Nhưng hôm nay sau buổi học, Thầy tranh thủ vài phút cuối cùng trong lúc tôi dọn đồ để đi đến chỗ tôi và hỏi vì sao tôi không làm bài tập lý thuyết nữa. Tôi bật chế độ bé con và trả lời là "huhuhu do em bận qué đó nhiều bài quá đi".
Và Thầy chỉ cười, cái điệu cười vừa thương, vừa hiểu, vừa bất lực của giảng viên dành cho người vừa đi học vừa đi làm.
Sau khi ra khỏi đó tôi có vài suy nghĩ. Nếu Thầy đã công bố tỷ lệ rất bài bản và mọi người đều đã chấp thuận, vậy tại sao lại còn băn khoăn vì sao ai đó làm hoặc không làm phần nào đó? Có phải ta đều vậy không? Ta cho ai đó quyền lựa chọn nhưng lại không thoải mái và thậm chí là không thực sự hiểu hết về sự lựa chọn của họ.
Nhưng tóm lại là dễ thương. Vì sự hỏi thăm đó mà tôi đã dành 1 tiếng để làm hết số câu trắc nghiệm của 5 chương. Sau khi lên LMS thì tôi còn thấy Thầy đã nhắn tin riêng vào hộp Chat của LMS từ hôm 27/4 để nhắc tôi về việc hãy làm đầy đủ để đạt điểm toàn diện, đừng chỉ dừng lại ở việc qua môn. Quá dễ thương, nhưng tôi không làm được. Vấn đề của tôi là ở chỗ không phải không muốn làm mà vì thời gian eo hẹp (và lượng bài tập này quá khổng lồ so với các môn khác) nên chỉ có thể ưu tiên làm những bài quan trọng và khẩn cấp thôi. Tôi đi học để đi làm chứ không đi học để tốt nghiệp thủ khoa. Nếu mục tiêu của tôi khác, cách làm của tôi sẽ khác.
Và còn điều cuối cùng, rất may mắn là tôi đã kịp nói với Thầy điều này trước khi ra về: Tuy em khum làm bài tập và em cũng khum thích môn này lun nhưng em rất thích sự bài bản của Thầy. Gửi mail hằng tuần nhắc sinh viên phải làm gì, trong mỗi email ghi rõ to-do-list và đặc biệt là trình bày vô cùng chỉn chu, chưa bao giờ thừa hay thiếu một space nào,... sự OCD này rất ít người có được.
Chuyện thứ 3
Đã vào mùa mưa, chạy xe cẩn thận.
— AN TRƯƠNG
18 notes
·
View notes
Text
ÚP MẶT VÀO VỚI TRANG KINH
Câu đúng văn phạm phải là “úp mặt vào trang kinh”, sao vẫn nghe thiếu thiếu gì đó! Thêm chữ “với” có vẻ thừa, thôi kệ. Cần gì đúng văn phạm. Đúng cho người, nhưng lại chẳng đúng với ta, thế thì tại sao không viết đúng cái điều mình nghĩ: Úp mặt vào với trang kinh!
Chợt nhớ một giai thoại Thiền, lâu rồi, tra mãi chẳng ra, đại loại:
Tăng hỏi Hoà Thượng:
Hoà Thượng sao vẫn còn tụng Kinh để làm gì?
Hoà Thượng đáp:
- Ta tụng kinh để che mắt.
Tăng hỏi:
- Con bắt chước Hoà Thượng được chăng?
Hoà Thượng đáp:
- Ta tụng kinh để che mắt. Còn mắt ông dùi vào kinh thì đến da trâu cũng lủng!
Trong Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục quyển 27 (Đại 47, 928 trung) ghi: Đóng cửa ngồi nhìn vách, đây chính là thuốc hay để dừng tâm; nếu chỉ dùi giấy cũ (Toản cố chỉ) thì nhất định sinh ra mầm mống sinh tử từ vô thủy đến nay trong tạng thức.”
Ôi! Tụng đọc kinh sách mà không tỏ ngộ thì chỉ là “dùi giấy cũ”. Đúng là với con mắt phàm phu đầy tư biện của chúng ta mà tụng đọc kinh sách thì da trâu cũng lủng chứ nói gì đến giấy mỏng của trang kinh!
Nhưng không! “Dùi giấy cũ” chỉ là sự phê phán của mấy ông Thiền sư, chỉ trích những kẻ chỉ biết tầm chương trích cú. Trong Thiền lâm chẳng đã từng dạy: “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”. Làm sao để chẳng đồng với thuyết của tà ma ngoại đạo? Chỉ còn biết quay về úp mặt vào với trang kinh!
Ngoài kia người ta ác quá, lôi cả ông Phật của 26 thế kỷ trước ra nguỵ biện để phê phán cuộc đời thói hư tật xấu, nhân danh lý trí, trí thức, nhân danh cao thượng, khôn ngoan, cưỡng từ đoạt lý, phán không chừa chút sỉ diện tối thiểu còn sót lại, kiêu căng, đắc thắng, trong khi một chút hơi thở chánh niệm để bảo toàn nhân cách còn không có, thì nói chi đến hay dở đúng sai. Điều quý báu nhất của người con Phật, nhất là trong mùa an cư kiết hạ của chư tăng, chẳng cần phân bua tranh biện, lặng lẽ quay về úp mặt vào với trang kinh.
Úp mặt vào với Hoa Nghiêm, thấy mười cánh huyền môn mở ra phơi phới, cùng Thiện Tài Đồng Tử đi vào pháp giới, gặp Đức Mạn Thù Thất Lợi dắt đi gặp Phổ Hiền, lạy từng hạt bụi trong mười phương cõi nước để thâm tạ duyên sanh trùng trùng vô tận, để thương mình, để yêu người, nào có còn kẻ oán với người thân.
Úp mặt vào với Tứ A-hàm, thấy cùng với ngàn vị tỳ-kheo theo chân Phật, ôm bình bát đi vào tụ lạc khất thực. Thấy mỗi nhánh lá, cành hoa, vầng nhật nguyệt đầu non, ánh tinh cầu đáy nước, tất cả đều thơ mộng, hiền hoà, và nhiệm mầu như thể, như thế, như nhiên.
Úp mặt vào với Bát-nhã, thấy ta với người là một, thấy ta và cảnh không hai. Thấy nỗi tức giận đêm qua thành chất liệu thanh lương sáng sớm. Nghe những lời mắng chửi bữa nọ như bản giao hưởng tuyệt vời. Giọt lệ của ngày hôm qua biến thành mưa của ngày hôm nay. Ai còn lưỡng lự đâu nơi, nhờ gươm báu chặt đứt rời sắc không. Bao nhiêu phiền muộn viễn vông, chợt rơi rụng hết như không một chiều.
Úp mặt vào với Pháp Hoa, thấy giọt sương mai chiếu diệu lung linh nghìn pháp giới. Thấy mình bỗng dưng giàu sang cao cả, trí thức lên nhiều. Thấy lại tuổi thơ cùng bạn bè nắn viên đất sét thành ông Phật rồi sụp lạy nam mô, rồi được Phật cho lên ngắm toà Đa Bảo, hạnh phúc khi biết mình rồi cũng sẽ được dự hội A-nậu-đa-la.
Úp mặt vào với Niết-bàn, thấy mỗi phút giây đều hàm tàng bí mật, mỗi sự việc đều tổng nhiếp an nhiên. Từ bữa nọ tới bữa nay, từ mỗi phút giây hay từ vô lượng kiếp giữa thiên thu vời vợi, có gì để nói, có gì để bàn. Cố gắng lập bày chân nguỵ để tranh biện hơn thua, chẳng bằng hớp một ngụm trà thơm nơi đầu lưỡi rồi hít thở an nhiên.
Vâng! úp mặt vào với trang kinh, để về thương mẹ kính cha, thờ thầy mến bạn. Úp mặt vào với trang kinh, để thương quý người hành khất bên đường giống như thương kẻ rong rêu đầu đường xó chợ, bãi rác gầm cầu. Bạn đang bị mắc nợ ư? Bạn đang bị tấn công ư? Bạn đang được xưng tụng ư? Bạn đang bị tình phụ ư? Bạn ơi! Tôi chẳng thể trả nợ giùm cho bạn. Tôi chẳng thể bảo hộ được cho bạn. Tôi chẳng dìm bạn xuống, tôi cũng chẳng kéo được bạn lên. Nhưng tôi muốn nói, bạn hãy tin tôi đi, quay về úp mặt vào với trang kinh, ngay trong mùa hè này nhé. Bạn nhìn thấy không? Quý thầy, tăng ni khắp chốn, với chiếc y vàng, khuôn mặt an nhiên và nụ nụ cười ý nhị, đang phủ phục dưới chân Phật, và nhẹ nhàng tụng đọc tôn kinh.
Tôi xin mượn một câu thơ của Phạm Thiên Thư trong Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, bối cảnh có thể khác nhau, nhưng lối về chỉ một, để kết thúc bài viết vu vơ này bạn nhé:
“Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng”
Thuỳ Ngữ Thất, bồ lựu nguyệt năm Giáp Thìn
Nhất Thanh T.NH.
Từ Bùn Sen Nở
9 notes
·
View notes
Text
TMNT - Bí kíp khiến con 100% hiếu thảo
Rất nhiều bậc phụ huynh thích sử dụng “hiếu thuận” để giam cầm con cái: “Ba mẹ nuôi dạy con lớn như vậy rất vất vả, con nhất định phải biết ơn!”; “Chúng ta tự bản thân không dám ăn mặc xa xỉ, cung cấp cho con cái những gì tốt nhất, con không thể không có lương tâm!”
Các bậc phụ huynh thường nói như vậy trước mặt con cái, hy vọng con cái hiểu được tình yêu của phụ huynh dành cho mình và biết ơn. Thực tế, cách này chỉ khiến cho con cái cảm thấy như bạn đang giam cầm họ. Đồng thời, phương pháp này chỉ khiến hy vọng của bạn thất bại.
Bởi vì chúng sẽ không hiếu thảo với bạn đâu!
Nếu bạn suy nghĩ kỹ, bạn bây giờ yêu vợ con của mình nhiều hơn, hay yêu bố mẹ mình nhiều hơn? Khi con bạn trưởng thành, kết hôn và sinh con, mức độ yêu thương họ dành cho vợ con của mình chắc chắn sẽ nhiều hơn là yêu bố mẹ mình, nhưng không ai sẵn lòng thừa nhận điều này. Có người có thể nói: “Không đúng! Tôi yêu bố mẹ mình lắm…”
Đó là bởi vì bố mẹ bạn hiện tại vẫn còn khỏe mạnh, “bên giường bệnh lâu ngày thường không có con hiếu thảo”.
Tôi sẽ kể một ví dụ nhỏ nhất, khi con bạn còn là trẻ sơ sinh, bạn có thể hàng ngày giúp con làm sạch chất thải mà không cảm thấy khó chịu, nhưng nếu là bố mẹ ốm đau nằm giường, bạn có thể làm những việc đó không? Bạn có thể làm bao lâu? Dù bạn có thể làm, nhưng bạn có thực sự tận tâm không?
“Chắc chắn là có thể!” Tôi biết nhiều người sẽ trả lời vậy, nhưng… “bạn đã làm chưa?”,”bao lâu rồi?”, “từng ghét bỏ chứ?”
Dĩ nhiên, bạn sẽ lại nói rằng trên TV có đưa tin về những người con hiếu thảo chăm sóc mẹ ốm trong 10 năm…
Nhưng có bao nhiêu trường hợp như vậy? Ngược lại, những sự kiện người già sống cuối đời cô đơn bi thảm vì con cái bất hiếu thì nhiều vô số kể.
Lấy trải nghiệm cá nhân của tôi, ông tôi có bốn người con trai và hai người con gái, vào thời đó, gia đình ông tôi thuộc về loại có điều kiện khá giả, ông tôi có 30 mẫu đất, sau đó còn có một ngôi nhà khá đẹp ở nông thôn. Sau khi các anh em kết hôn, họ đối xử rất tốt với ông tôi, tranh nhau làm này làm kia, mỗi người đều giống như con hiếu thảo.
Sau đó, khi ông tôi vui vẻ, ông đã chia toàn bộ số đất và nhà đó cho bốn người con trai. Sau khi chia xong, những người con trai đó không bao giờ quan tâm đến ông tôi nữa. Họ còn mỗi người đều trách ông tôi, nói rằng ông đã thiên vị, chia phần của họ ít hơn.
Về già, ông tôi bị bệnh, liệt nửa người, nằm giường không thể tự lo cho bản thân. Sáu người con cái vì vấn đề ai sẽ chăm sóc tranh cãi qua lại, đến mức suýt chút nữa là đánh nhau, cuối cùng khi ông tôi sắp không qua khỏi, còn có cơ hội điều trị, nhưng các bác tôi đã trực tiếp từ bỏ điều trị, và ông tôi đã qua đời như vậy…
Càng thực tế hơn, sau khi người già qua đời, các bác tôi đã tổ chức cái loại tiệc tang ở quê, thuộc về việc mọi người đến viếng thăm người quá cố, sau đó cùng nhau ăn bữa cơm. Trong bữa tiệc, các bác tôi và các dì không có “vẻ mặt buồn bã”, thậm chí còn vui vẻ, niềm hạnh phúc lộ rõ. Mối hận thù giữa các anh em trước kia trong một đêm tan biến, như thể họ đã cùng nhau chiến thắng một trận chiến.
Những lời dạy từ nhỏ như: “Thân thể và mái tóc là những gì nhận từ cha mẹ, trên đời này chỉ có mẹ tốt, chỉ có ba tốt” v.v…, hóa ra lại dễ bị đánh bại đến thế. Đừng nghĩ rằng tất cả những điều này rất xa vời với bạn, nếu bạn không đọc cuốn sách này, rất có thể khi về già, bạn cũng sẽ trải qua một cảnh ngộ bi thảm như vậy.
Vậy làm thế nào để con cái của bạn 100% hiếu thuận với bạn?
Tiếp theo sẽ dạy bạn một mẹo quý, phải học hỏi từ các vị hoàng đế thời xưa!
Trong thời cổ đại, khi hoàng đế truyền ngôi, nói chung, hoàng đế sẽ không truyền ngôi cho con trai khi mình chưa qua đời, do đó hoàng đế Ung Chính hơn 40 tuổi mới ngồi lên ngai vàng. Có người nói, chúng ta hiện đại là dân thường, không phải hoàng đế, không có ngai vàng để truyền cho con cháu! Anh chị em ạ, bạn không có ngai vàng, nhưng bạn có tài sản! Đặc biệt là, hầu hết mọi nhà đều có một căn nhà ở quê.
Hãy xem các hoàng đế và gia đình địa chủ thời xưa làm thế nào: Mưu kế truyền ngôi của hoàng đế thời cổ đại là trước tiên lập Thái tử (lập di chúc), nghĩa là tài sản gia đình lý thuyết sẽ được truyền cho con cái, nhưng trước khi hoàng đế qua đời, ông sẽ không truyền ngôi cho Thái tử.
Nếu Thái tử không hiếu thuận, có thể lập tức bãi bỏ Thái tử (sửa đổi di chúc). Đó là: Khi bạn già đi, bạn có càng nhiều nhà cửa, tài sản càng tốt…
Nhưng trước khi bạn qua đời, tài sản của bạn không nên chia cho con cái, luôn nằm trong tầm kiểm soát của bản thân bạn.
Như vậy, con cái của bạn để có được thừa kế của bạn, sẽ rất hiếu thuận với bạn. Lý do rất đơn giản, n��u con cái không hiếu thuận, bạn hoàn toàn có thể hiến tặng toàn bộ tài sản của mình cho từ thiện. Hoặc, ai đối xử tốt với bạn thì bạn sẽ để lại tài sản cho người đó. Nói chung, dù con cái bạn có hòa thuận đến mấy, miễn là có lợi ích thì ai chẳng muốn, chưa kể lợi ích này chỉ cần hiếu thảo là được. Vừa mang danh người con hiếu thảo, vừa ôm túi tiền trong tay thì thử hỏi con cái bạn có ngốc đến mức không cần không?
Nếu bạn chia hết tài sản trước khi mất, sau đó bạn sẽ phải chịu đựng hậu quả. Bởi vì bạn sẽ từ một người giàu có trở thành một kẻ ăn xin. Tôi đã chứng kiến điều này trong năm mình tổ chức lễ hội, khi một người đã sớm chia nhà cửa, đất đai, v.v… cho các anh em, và cuối cùng, khi tiền bạc được chia hết, tình cảm cũng kết thúc.
Ở cổ đại, vương quốc Triệu có một vị hoàng đế tên là Triệu Vũ Linh Vương (Không phải Triệu Vũ Vương nhé), chính vì tin tưởng vào con trai mình mà đã sớm truyền ngôi vương cho con. Kết quả là, sau khi con trai nhận được ngôi vua, cảm thấy sự hiện diện của phụ vương làm ảnh hưởng đến quyền lực của mình, nên đã khởi một cuộc đảo chính, trực tiếp bao vây Triệu Vũ Linh Vương trong cung điện, bỏ mặc ông không ăn không uống trong suốt ba tháng, khiến Triệu Vũ Linh Vương bị chết đói.
Bạn có thể tin vào người, nhưng bạn chắc chắn không nên tin vào bản chất con người!
8 notes
·
View notes
Text
Radio Nhụy Hy ngày 25/03 - 19:50
〔Bài dịch số 1037〕 ngày 27.03.2023 :
Có người nói, một đoạn tình cảm lâu bền được bắt đầu từ một câu tỏ tình lãng mạn và một bó hoa hồng.
Thế nhưng, có rất ít người tình nguyện thừa nhận rằng, hoa hồng và tỏ tình không phải là chủ điểm chính của tình yêu, mà nó chỉ là sự mở màn chính thức của một đoạn tình cảm mà thôi.
Khi bông hoa hồng ấy đã phai nhạt đi màu sắc vốn có của nó , câu chuyện từng khiến ta tim đập chân run biến thành khoảnh khắc không thể đơn giản hơn nữa trong cuộc sống thì sự khảo nghiệm mới thực sự bắt đầu.
Đổi một cách nói khác, khi chúng ta gạt bỏ đi lớp mặt nạ và quầng sáng tự mình tạo ra, thể hiện ra một khía cạnh chân thực nhất của bản thân, tình yêu chân chính mới bắt đầu hiện rõ.
Một mối quan hệ tốt đẹp phải bắt đầu từ “sự chán nản”.
Hồi vẫn còn những mơ ước viển vông, tôi thích xem phim thần tượng, luôn nghĩ nếu như có yêu đương thì phải giống như nam nữ chính trong đó, yêu tới mức điên cuồng nóng bỏng, yêu tới mức chết đi sống lại.
Nhưng sau khi lớn rồi, phát hiện ra trong tình yêu không chỉ tồn tại bong bóng màu hồng, phần nhiều các cặp đôi ở bên nhau, đều phải chấp nhận những sự thật mà khi mới bắt đầu yêu nhau họ không nhìn ra được.
Trên mạng tôi nhìn thấy một câu chuyện có nội dung thế này : Bạn nữ quen được bạn nam trên một nền tảng mạng xã hội, hai người nói chuyện rất hợp nhau, chưa tới một tuần đã đánh dấu mối quan hệ.
Khi họ vừa ở bên nhau, bạn nam chăm sóc cô cực kì chu đáo, giống như sấy tóc, vứt rác, đi tất cho bạn nữ, đều không nỡ để bạn nữ này tự mình làm.
Những tiểu tiết nhỏ nhặt này khiến bạn nữ cảm động không nói lên lời, nên cô tự động bỏ ra khỏi đầu những vấn đề tồn tại ở bạn nam ví dụ như anh thường thích chơi trò mờ ám với những bạn nữ khác, thích chơi game thâu đêm, ham mê vay tiền mời khách hàng.
Nhưng đối với con gái trong thời kì yêu mù quáng mà nói, những điều này đều được bạn nữ biến thành sự đáng yêu cùng gợi cảm.
Nguyên do họ chia tay rất đơn giản, bạn nam trở nên không còn chủ động và tận tâm, bạn nữ cảm thấy thói quen sinh hoạt của bạn nam rất không tốt, hai người họ không còn tìm thấy được cảm giác ban đầu của bản thân dành cho đối phương nữa.
Ừm, thực ra tôi khá là hiểu được cảm giác của hai người họ, không phải cặp đôi gà bông nào cũng có thể chấp nhận được mặt chân thực nhất của người ấy của mình, sau thời kì yêu nồng nhiệt, nhiều người khi đối diện với sự “sụt cấp” của nửa kia đều chủ động lựa chọn chia tay.
Sự thân mật là thứ thử nghiệm bản chất con người, hai người thực lòng yêu thương nhau không chỉ cần hưởng thụ quãng thời gian đẹp đẽ khi yêu đương nồng nhiệt mà còn phải dựa vào sự hiểu biết ngầm đề hòa hợp và khả năng yêu thương để tạo mối quan hệ lâu dài ổn định.
Cô bạn tên Tiểu Duy của tôi năm ngoái kết hôn, cô ấy quen bạn trai của cô ấy vào năm học cấp III, họ yêu nhau 4 năm đại học, sau khi tốt nghiệp lại yêu thêm ba năm, sau cùng họ dắt tay đối phương cùng nhau nâng cốc chúc rượu các vị khách mời tại hôn lễ.
Mọi người đều rất hiếu kì, phải thích một người tới thế nào mới có thể yêu từ thời học sinh ngây ngô lên tới váy cưới, đem tám năm thanh xuân của bản thân giao phó cho một người.
Cô ấy nói, trên mạng có một câu nói rất hiện thực rằng, hai người ở bên nhau, nhất định có rất nhiều khoảnh khắc muốn chia tay và bóp chết người ấy nhưng tình cảm ấy mà, phần nhiều là bao dung và hòa hợp.
Trước khi kết hôn cô ấy cảm thấy bạn trai là người lãng mạn hào phóng, nhưng kết hôn rồi mới nhận ra, bạn trai cũng có chút kì kèo nhỏ mọn.
Trước kia hai người cãi nhau, bạn trai thường dỗ dành cô nhường nhịn cô, nhưng sau khi kết hôn, nếu cãi nhau tới vấn đề nguyên tắc tính tình thì bạn trai sẽ lí luận cả ngày cùng cô.
Những thời khắc như thế sẽ khiến cô cảm thấy “chán nản”, cảm thấy đối phương thay đổi rồi.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, làm gì có ai chỉ có yếu điểm mà không có khuyết điểm,làm gì đoạn tình cảm nào không qua sự ma sát mà đi được tới sau cùng chứ!?
“Chuyến đi dài đằng đẵng khiến con người ta khoan dung hơn.”
Có những khi tôi cảm thấy, quãng thời gian bảy năm này giống y như một mệnh đề, mệnh đề này khiến một số người đã chuẩn bị tốt muốn trốn chạy, họ bỏ đi giữa chừng.
Thực ra không phải là họ không muốn trải qua cuộc sống quãng đời còn lại, chỉ là chưa chắc chắn chuẩn bị cho tốt quãng đường còn lại về sau sẽ phải đi như thế nào mà thôi.
Một mối quan hệ tốt đẹp là một quá trình thử thách và liên tục mắc sai lầm trong cuộc sống, cũng là không ngừng phát hiện ra những hành vi “không ổn” trong cuộc sống của đối phương nhưng vẫn có thể chấp nhận và muốn kéo dài nó.
Một đoạn tình cảm có thể dài lâu, cái phải nhìn không phải là người này có khiến bạn “chán nản” hay không mà là những khoảnh khắc “chán nản” bất chợt ập tới, bạn còn có muốn tình nguyện đi cùng người đó hay không.
Một đoạn tình cảm bền lâu là bắt đầu từ quãng thời gian “chán nản” đôi bên, câu này có ý nghĩa là tôi tình nguyện chấp nhận sự không hoàn mĩ của người ấy và cũng tình nguyện yêu người ấy tới mãi về sau.
So với những mối tình nồng nhiệt ban đầu sau đó lại chia tay trong ồn ào, thì câu chuyện sau khi đã trải qua sóng to gió lớn nhưng vẫn lâu bền sau bao năm không phải càng khiến người khác cảm động hơn hay sao?
Tôi từng nghe qua rất nhiều những nghiên cứu thảo luận về tình yêu, nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất là câu của Tam Mao từng viết : “Tình yêu giống như một khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng, có thể thưởng thức ưu điểm của đối phương, đây là bổ sung thu nhập; có thể nhẫn nhịn khuyết điểm của đối phương, đây là chi tiêu vừa phải.
Đối với những cặp đôi yêu nhau mà nói thì dù hai bạn có cãi nhau như thế nào nhưng chỉ cần không bỏ nhau thì bạn vĩnh viễn sẽ không bao giờ sạt nghiệp, yêu và không yêu, bao dung và trân trọng, đều là tài sản quý giá nhất của bản thân, là điểm tựa của bạn trong suốt những năm tháng sau này.
(Vũ Thu Hoài/baosam1399 dịch)
172 notes
·
View notes
Text
1. Ba nhu cầu chính của người chồng:
- Được kính trọng.
- Thích dịu dàng.
- Được ủng hộ, được thừa nhận, được thấu hiểu.
2. Ba nhu cầu chính của người vợ:
- Cảm giác an toàn.
- Lãng mạn.
- Được cưng chiều và dỗ dành.
3. Ba vấn đề lớn trong cuộc sống:
- Vấn đề kinh tế.
- Vấn đề giới tính.
- Vấn đề giao tiếp.
4. Ba NHIỀU:
- Quan tâm đến nhau nhiều hơn.
- Tìm ưu điểm của đối tác.
- Nói nhiều chuyện tích cực.
Ba ÍT:
- Ít phàn nàn.
- Ít chỉ trích.
- Ít hiểu lầm.
5. Bốn điều vợ chồng NÊN làm:
- Nghĩ về điều tốt của đối tác.
- Tán thưởng sở trường của đối tác.
- Thông cảm điều khó xử của đối tác.
- Bao dung khuyết điểm của đối tác.
6. Bốn câu nói khi vợ chồng ở bên nhau:
- Thật xin lỗi, anh/em sai rồi.
- Em tin tưởng anh(Anh tin tưởng em).
- Em/anh thấy vinh dự và tự hào về anh/em .
- I love you.
7. Bốn điểm chung của vợ chồng:
- Cùng mục tiêu phấn đấu.
- Cùng một môi trường sống.
- Cùng mối quan tâm về cuộc sống.
- Có cùng những người bạn.
8. Ba điều phải luôn ghi nhớ
- Chuyện nhà không có đúng hay sai, mà chỉ có hòa thuận hay bất hòa.
- Nhà là nền móng và linh hồn, cả hai đều nằm trong tay người phụ nữ cùng với đối tác của mình.
- Sức mạnh vĩ đại nhất trên thế giới là tình yêu, vũ khí mạnh nhất là cảm động.
3 notes
·
View notes
Text
💖 Yêu bản thân đúng cách – Bí quyết cho hạnh phúc và cân bằng 💖
Trong cuộc sống hiện đại, yêu bản thân luôn là điều cần thiết để chăm sóc sức khỏe tinh thần và duy trì hạnh phúc. Nhưng bạn có biết, yêu bản thân quá mức lại có thể trở thành một vấn đề tâm lý nghiêm trọng?
Khi tình yêu bản thân vượt ngoài tầm kiểm soát, chúng ta dễ sa vào rối loạn nhân cách ái kỷ – luôn muốn được tán dương, khoe khoang bản thân và bỏ qua cảm xúc của người khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần cá nhân mà còn phá vỡ các mối quan hệ xung quanh.
🌟 Làm thế nào để yêu bản thân đúng cách? 1️⃣ Thừa nhận cả ưu và nhược điểm của mình. 2️⃣ Rèn luyện lòng biết ơn mỗi ngày. 3️⃣ Hạn chế phụ thuộc vào mạng xã hội – hãy trân trọng giá trị thực ngoài đời. 4️⃣ Dành thời gian cho sở thích và những mối quan hệ lành mạnh.
👉 Yêu bản thân đúng cách không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn khiến bạn biết yêu thương và sẻ chia với người khác. Hãy nhớ rằng, cân bằng là chìa khóa cho một cuộc sống viên mãn!
Đọc thêm về chủ đề thú vị này tại: 🔗 https://tapchitamlyhoc.com/yeu-ban-than-qua-muc-17465.html
#YêuBảnThânĐúngCách #ÁiKỷ #TâmLýHọc #CânBằngCuộcSống #SứcKhỏeTinhThần #tapchitamlyhoc
2 notes
·
View notes
Text
mình học được gì từ việc dạy những đứa bé?
tụi mình rời sg, chọn gắn bó với ĐL một thời gian. trong thời gian này, tụi mình nhận dạy học cho vài đứa nhỏ ở xung quanh khu sinh sống. thật ra đây không phải ngẫu hứng, tụi mình đã lên hẳn một kế hoạch chi tiết bắt đầu từ hồi Tết, đứa nào cũng nôn nao với trải nghiệm sống ở một nơi mới, khác với SG và quê của mỗi đứa.
dạy học không phải là con đường mình chọn gắn bó lâu dài, từ hồi thi đại học, mình mặc kệ gia đình khuyên ngăn đi học sư phạm anh, mình vẫn chọn rẽ hướng sang ngôn ngữ anh với mục đích là sẽ khám phá bản thân trong suốt 4 năm học, và dẫu gì đi nữa thì ngôn ngữ anh vẫn có nhiều hướng đi hơn. và dù trong trí tưởng tượng mình chưa từng có ý định làm cô giáo, vậy mà dạy học tự tìm đến mình như một cái duyên. trong suốt những năm tháng gắn bó với sài gòn, mình cũng có cho mình những bé học trò đáng yêu, các em học từ mình kiến thức, mình học được ở các em sự nhẫn nại và hồn nhiên.
với mỗi bé học trò, mỗi tính cách khác nhau, mình học được cách giao tiếp với trẻ. mình sẽ không thể nói những triết lý làm người lớn lao với những em bé tiểu học như khi dạy các em cấp 3. mình lại càng không thể lắng nghe một cách qua loa đối với những áp lực mà những em cuối cấp đang mắc phải. bạn mình nói mình có siêu năng lực, đó là đứa trẻ nào ở cạnh mình cũng muốn nói chuyện, cũng muốn hàn thuyên tâm sự.
mình không dạy các em theo kiểu dập khuôn rằng các em phải học thế này mới đúng, thế kia mới chuẩn. cơ bản mình cũng từng trải qua giai đoạn như các em, phát chán với những môn học. mình nói cho các em nghe về lợi ích của việc học ngoại ngữ, rằng học ngoại ngữ đã giúp mình khám phá được những gì trong hành trình lớn lên, như một cách truyền cảm hứng để các em “có hứng” với môn học nhàm chán này trước.
một cách tự nhiên nhất, mình để các bé tiếp thu ngôn ngữ mới qua các hoạt động mà các bé yêu thích, để các bé tự phát hiện ra lỗi sai và chủ động sửa chứ không phải rào trước là “con phải làm như này mới đúng”. các bé vui, mình cũng vui, có bé nói sao đó giờ không có ai dạy con như vậy, con thích lắm luôn.
hồi trước ai hỏi mình học xong tính làm giáo viên hả, là mình chối liền, mình đâu có ý định đó đâu, nhưng mà một năm trở lại đây thì câu trả lời sẽ là mình cũng có nghĩ đến và đang cân nhắc. mình nghĩ mình có duyên, và để có thể tự tin hơn thì vẫn cần trau dồi chuyên môn nhiều lắm. nhưng mà giờ ít ra mình cũng không ngại ngùng khi thừa nhận mình đang làm cô giáo (bên cạnh việc làm event planner) nè hihi. được làm nhiều công việc và toàn là công việc mình thích, tự nhiên mình thấy mình đang sống cuộc đời tốt đẹp nhất luôn á.
12 notes
·
View notes
Text
Có một người đáng trân trọng đến thế…
Chúng ta luôn được nghe rằng phải luôn sống và làm theo tư tưởng Bác. Tớ biết rằng có rất nhiều người nghe câu nói này cũng đang ngày một phấn đấu và làm theo với mong muốn đóng góp, cống hiến, làm đẹp cho cho đất nước, cho xã hội. Những tấm gương như vậy không hiếm có và cũng được ngợi ca rất nhiều, đó điều thật sự đáng trân quý. Nhưng tớ biết có một người cũng đang lặng lẽ, âm thầm thực hiện theo tư tưởng đáng quý mà không cần khoa trương, không cần bắt ai ai cũng phải công nhận.
Có một lần học tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, cô dạy lớp tớ rằng, anh thanh niên có 5 phẩm chất cần phải nhớ. Tớ với bạn cùng bàn bỗng nảy ra một ý tưởng là đối chiếu những phẩm chất ấy của anh với 5 Điều Bác Hồ dạy, được treo ở trên tường. Chúng tớ thấy sao có nhiều điểm khớp đến thế. Tớ biết rằng anh thanh niên chỉ là một nhân vật hư cấu, ở trong truyện nhưng cũng không khỏi ngưỡng mộ, xuýt xoa, tớ tự hỏi rằng liệu trên đời có người ưu tú như vậy hay không. Ấy vậy mà chỉ sau vài phút, câu hỏi ấy của tớ đã có câu trả lời, người ưu tú ấy có ở đâu xa xôi, đang ở trước mắt mình đấy thôi. Chẳng phải nếu đối chiếu, người hội tụ đủ 5 Điều Bác Hồ dạy chính là cô Yến hay sao?
Tớ xin được nói về điều thứ 2 trước: Học tập tốt, lao động tốt. Cô Yến tuy hiện tại là giáo viên dạy Văn nhưng cô từng kể rằng khi còn là học sinh, cô từng đi thi học sinh giỏi Địa và từng đạt 9,5 điểm Toán thi học kì, cao nhất khối, đi thi Đại học từng được 9,5 điểm Hoá. Có một lần lớp tớ học Sinh nhưng chưa học xong nên bị dính sang tiết của cô một chút, cô vào lớp thấy chữ trên bảng liền nêu ra những hiểu biết của mình, ai cũng rất ngạc nhiên. Hay khi học về những tác phẩm thuộc thời kì phong kiến, kháng chiến, cô cũng thể hiện sự hiểu biết của mình về môn Sử rất nhiều. Chưa kể, cô tuy ít nói tiếng Anh nhưng qua vài lần cô liên hệ đến một cấu trúc, câu nói nào đó hoặc vô tình phát âm một từ tiếng Anh, tớ hiểu rằng ở môn này, cô cũng có hiểu biết nhất định. Cô cũng xác nhận rằng cô cũng đang bổ sung thêm vốn tiếng Anh của mình. Chưa kể cô từng học tiếng Nôm mà trong lớp học ấy, cô là người trẻ tuổi nhất. Không chỉ tốt ở kiến thức bài vở, lý thuyết, kiến thức của cô về xã hội, cề kĩ năng sống cũng không hề nhỏ. Hiểu biết nhiều mà chất lượng, hiệu quả lao động của cô cũng rất tốt. Tớ cảm giác cô nhiều việc từ việc lớp đến việc trường nhưng cô vẫn có thể sắp xếp hợp lí tất cả mọi thứ, tớ chưa từng nhìn thấy hình ảnh cô Yến vội vã, chật vật, uể oải vì công việc bao giờ cả. Cô cũng kể rằng bản thân cô ngày ngủ chỉ khoảng 3-5 tiếng và cô có thể làm việc ở tất cả mọi nơi, kể cả trong giấc ngủ (không điêu đâu, cô kể thế thật đấy và tớ tin vì hiệu quả công việc của cô quá phi thường mà). Tớ rất nể cô ở khía cạnh này. Có nhiều lúc tớ nghĩ rằng sao lại có một người năng xuất như vậy không biết mệt mỏi là gì mà học hành cũng rất xuất sắc như thế, liệu cô có phải người bình thường không hay là thần tiên trên trời hạ xuống? Cô làm việc năng xuất như vậy không phải vì tiền bạc, tư lợi, tớ khẳng định như vậy là vì
Điều thứ 3: Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt. Cô Yến mọi khi hoạt động khá độc lập nhưng không phải tinh thần hợp tác của cô không có. Tớ thấy cô kết hợp làm việc với các cô giáo khác rất tốt, ví dụ có lần cô thi giáo viên dạy giỏi, cô biết cách lắng nghe lời góp ý của các cô giáo khác để bài giảng trở nên hoàn thiện hôm hay cô giáo khác thi, cô chỉ bảo rất nhiệt tình, từng chút một, cô nói mà như muốn truyền đạt tất cả kinh nghiệm bao năm đi dạy của mình vậy. Tinh thần đoàn kết của cô còn được thể hiện ở việc cô thường xuyên hỗ trợ lên bài, truyền thông cho page trường. Chính vì vậy mà các thầy cô giáo trong trường đều rất yêu quý cô, bản thân cô cũng rất thân thiết với mọi người (có khi nào gặp cô Yến bên cạnh các cô giáo khác ở phòng y tế mà không thấy cô cười đâu:)). Về kỉ luật, ôi thôi, điều này nói thì lại thừa mất vì nó hiện hữu quá rõ ở cô Yến và tớ cũng đề cập ở bài trước rồi. Nhưng thôi vì đây là khía cạnh quá nổi bật, là đặc trưng của cô nên cũng phải nhắc đến một chút chứ nhỉ. Từ cuộc sống hằng ngày đến đi vào công việc, cô luôn giữ một thái độ có nguyên tắc, có kế hoạch, việc nào ra việc nấy, cái gì đã làm thì phải làm cho xong, dứt khoát không dùng dằng. Vậy nên cô chẳng bao giờ lỡ việc gì bao giờ, tính cách ấy cũng truyền cảm rất nhiều cho tớ.
Điều thứ 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Cô Yến sống có khoa học nên tất cả mọi điều quanh cô cũng phải luôn ngăn nắp, gọn gàng. Bước vào lớp tớ là cô bắt kê bàn ghế thẳng hàng, đúng lối thì mới được ngồi xuống học hay phải kéo rèm lên xuống như thế nào. Một câu cô hay nói là: “Tôi vào lớp là phải không còn một bóng rác nào”. Cô đi quanh lớp mà nhìn thấy có rác là cô sẽ nói: “Chỗ nhặt giác lên”, vệ sinh sạch sẽ trước rồi mới học sau.
Điều thứ 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Cô thi thoảng kể về những thành tích học tập của mình nhưng không bao giờ tự cao tự đại, nâng bản thân lên mà hạ người khác xuống. Cô rất thẳng tính, suy nghĩ như thế nào thì thẳng thắn nói vậy, không sống giả dối, giả tạo. Thân hình cô khá nhỏ bé nhưng khi nhìn vào cô tớ luôn cảm thấy một năng lượng mạnh mẽ, mãnh liệt tràn trề. Cô cũng từng kể rằng, ngày trước cô mới sinh em thứ nhất, lại mới hơn 20 thôi nhưng vì học sinh đang dần sa đà vào tệ nạn, cô cũng không ngại vào “ổ nghiện” để tìm học sinh của mình (tớ nghe mà không tin vào tai của mình luôn ấy, là tớ chắc nghĩ đến thôi cũng co rúm vào rồi chứ đừng nói là bước hẳn vào=))). Sau này, anh học sinh ấy rất nể cô và còn gọi cô là “mẹ”. Quả là người phi thường mà (nghĩ là thần tiên trên trời có sai đâu).
Hẳn cậu sẽ thắc mắc tại sao Điều đầu tiên trong 5 Điều Bác Hồ dạy tớ lại không nhắc đến ngay từ đầu cho đúng thứ tự đúng không? Bởi vì đó là điều đầu tiên, là điều quan trọng nhất, hội tụ rất nhiều yếu tố mới thể hiện s��u sắc hết được. Cậu thấy đấy, một người luôn miệt mài bên giáo án, bên những công việc được giao, luôn nhiệt huyết với nghề, không ngừng học tập, đổi mới và bền bỉ cống hiến không chỉ cho nên giáo dục nước nhà mà là cho cả đất nước Việt Nam nữa hay luôn sống hoà đồng, nêu cao tinh thần hợp tác, bảo vệ của công, giữ gìn mọi vật còn đang hiện hữu, hay luôn tôi luyện, hun đúc những đức tính đẹp nhất của con người hay chỉ đơn giản thôi là luôn có tình yêu với cuộc sống, với mọi người, với những học trò nhỏ của mình mà không gọi là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” thì là gì? (Ngoài lề một chút là chồng cô là bộ đội đó:))
Ấy chính là lí do vì sao sau 2 năm tiếp xúc, trò chuyện, đón nhận tri thức từ cô Yến, tớ dám khẳng định rằng cô Yến chính làm một hình mẫu lí tưởng cho việc sống và làm theo tư tưởng Bác. Tớ thật sự rất ngưỡng mộ, kính trọng cô bởi những đức tính đẹp mà không không phải ai cũng có, bản thân tớ cũng ý thức đước mình cần phải học tập rất nhiều từ một cô giáo Văn xuất sắc như vậy.
Yêu cô Yến lắm lắm lắm🫶🏻
P/s: Bài viết thứ 100 của tớ không đặc biệt bởi câu từ, chữ nghĩa hoàn thiện, mĩ miều mà đặc biệt bởi nó nói về một người “Trên cả nóc, vươn cả trần” thế này đây.
2 notes
·
View notes
Text
Vài dòng lặt vặt lúc cafe sáng.
Tui không quen việc giải quyết vấn đề bằng lập luận/suy luận/lý luận. Nó là một cách để tìm tới cách giải quyết, chứ tự thân nó không phải cách giải quyết. Nói cho hay mà không làm được gì thì thà không nói. "Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện". Thắng là thắng, thua là thua, không phải là "lose the battle, win the war" (chỗ này tui lại sân si quá).
Ổn định, nghe cũng mị người lắm, nhất là thời buổi kinh tế bất ổn chưa biết điểm dừng này. Nhưng mà, khi mà xã hội vẫn đang tiếp tục phát triển, tiếp tục đi lên từng ngày, từng giờ, việc hướng tới một cái gì đó ổn định, đi ngang trong biểu đồ phát triển thì đó là một sự tuột hậu chứ không phải là ổn định. Ngủ một giấc dậy có khi thấy thiên hạ đổi thay không ít. Đâu có chuyện lặp lại một cuộc sống đều đặn suốt bao nhiêu năm.
Tui thường bất an với những yếu tố mình không cảm thấy kiểm soát được. Chỗ nào tui linh tính thấy bất ổn thì tui sẽ rút lui sớm chứ không thể ngồi yên chờ tới lúc nó bất ổn hoàn toàn được. Đôi khi dự tính sai, nhưng mà mỗi lần tui chủ quan, phớt lờ red flags là sẽ có chuyện.
Sống, và luôn đặt câu hỏi. Đó là cách những đứa trẻ lớn lên. Khi chấp nhận một điều gì đó hiển nhiên, ngưng đặt câu hỏi, chúng ta tự đưa mình vào một ma trận những thông tin phái sinh do những điều tưởng chừng hiển nhiên đó tạo ra. Càng quanh quẩn, càng lạc lối. Tui sợ điều này lắm, nên với tui không có thông tin nào mặc nhiên được chấp nhận mà không dựa trên kiểm tra hoặc đối chiếu với những nền tảng thông tin đã có.
Tui nghĩ là hồi đi học vẽ lại, tui học được một số góc nhìn mới hơn từ việc vẽ một bức tranh. Ví dụ như việc bị cuốn vào tả chi tiết một cục diện, dễ làm mất tương quan tổng thể. Vậy nên việc để bài ra xa là một bước hết sức quan trọng. Thậm chí là nếu có thể thì xoay bài theo hướng ngược lại, hoặc lật mặt sau để nhìn. Có nhiều thứ nhìn hoài bị quen mắt, mặc nhiên nghĩ là nó đúng, ít nhất là cho tới khi thay đổi góc nhìn.
Tui nghĩ là mọi góc nhìn, thậm chí là có trái chiều cũng đều đáng để tham khảo. Và ngược lại, có những góc nhìn, những kinh nghiệm của người đi trước, dù đúng lắm, nhưng cũng chỉ nên giữ ở mức tham khảo thôi. Suy cho cùng thì không có gì rõ ràng đúng - sai, trắng - đen, mà chỉ có hợp lí hay không hợp lí trong tương quan tổng thể.
Là vì thường con người nói chung có xu hướng cầm cây thước của chính mình đi đo khắp thiên hạ, rồi dùng những con số đó để phân thứ bậc, mới ra đủ thứ chuyện. Mỗi người một cây thước, ai cũng nghĩ cái của mình đúng. Một số sản xuất theo lô thì cũng giống nhau đó, nhưng mà cây thước đó cũng không phải là đúng vĩnh viễn. Mới độ 4 năm trước thôi, một mớ đại lượng cơ bản của vật lý cũng đã được định nghĩa lại bằng hằng số h với c, vậy thì mọi thang đó trước đó cũng chỉ còn là tương đối. Cớ sao còn phải chấp niệm với những khái niệm tuyệt đối, tất yếu?
"Tant que l'identité d'une personne dépend de qualités qui peuvent s'effriter, elle est dans le désespoir perpétuel."
(Chừng nào danh tính của một người còn phụ thuộc vào những phẩm chất có thể sụp đổ, họ còn ở trong trạng thái tuyệt vọng vĩnh viễn)
- Jean-Paul Sartre
Ngoài lề.
Một số vấn đề/khái niệm, khi nhắc tới, tui có phần cực đoan, ghét bỏ, là vì đó là những trải nghiệm không tốt tôi đã phải trải qua trong nhiều năm lưu lạc giữa những vấn đề hiện sinh. Có lẽ là đối với người khác, trong hoàn cảnh khác thì câu chuyện cũng khác.
Đại từ nhân xưng của tui khá là tuỳ hứng, nội dung cũng tuỳ hứng, phụ thuộc vào lúc đó tui-đang-là-ai và ai đang-là-tui. Có quá nhiều chuẩn mực, khuôn khổ rồi. Ở chỗ nào mình thoải mái được thì cứ thoải mái đi. Tới cuối cùng thì cuộc sống không phải là để phục vụ cho một thứ lí thuyết nào, hay một hình mẫu nào do người khác vẽ ra.
Hình cũ, ký họa mấy bữa trước. Ví dụ cho việc đặt viết lên giấy rồi cắm cúi vẽ, xong mới nhìn lại sai phối cảnh. Này tại dở, chứ không có đổ thừa cho cái gì =)))
18 notes
·
View notes