#người nghèo không đủ tiền thuê trọ
Explore tagged Tumblr posts
banmaihong · 11 months ago
Text
Nhìn cảnh buồn ở McDonald’s lúc 3 giờ sáng, tôi không còn than vãn về cuộc sống: Trong thế giới người lớn, chẳng ai sống dễ hơn ai!
Có người mỗi ngày mở mắt đều nhìn thấy ánh nắng ban mai, trong khi có người thức dậy phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống. Trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền bức ảnh ghi lại cảnh tại McDonald’s lúc 3 giờ sáng. Lúc này dĩ nhiên chẳng còn khách hàng nào chờ phục vụ mà trên bàn nhiều người đang nằm gục xuống. Những người này được gọi là “người tị nạn McDonald’s”.   Khi đèn của thành phố…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
virgo-man · 1 year ago
Text
SỐNG TRONG CÁI NGHÈO LÀ CẢM GIÁC THẾ NÀO?
1. Bố mình bị bệnh K, mình dẫn bố nhập viện, bảo bố yên tâm vì mình lo được viện phí, nhưng thật ra số tiền mình tích góp được mấy năm ở thành phố không nhiều, nên mình chắt chiu từng đồng, ngày đi làm, tối về chạy xe ôm để kiếm thêm một ít, có hôm chạy đến 2h sáng, mưa gió t.á.p vào mặt thấy ám ảnh cái nghèo kinh khủng.
2. Hồi sinh viên yêu đương, hai đứa chia đôi cái bánh để tiết kiệm thêm tí tiền, mãi đến sau này mình khấm khá lên một chút, thì em đã không còn ở cạnh mình nữa.
3. Bố đi làm bị đ.ứ.t tay, mẹ đi qua nhà họ hàng mượn tiền cho bố đi may vết thương, nhưng người ta không cho vay vì sợ không trả được. Nghĩ lại nước mắt cứ trào ra, thương bố, thương mẹ.
4. Vợ chồng mình vừa ly hôn vì vấn đề tiền bạc, vì sinh con mà thu nhập cả hai không ổn định, không có tiền chăm sóc tốt cho con, cả ngày chỉ biết c.ã.i nhau chuyện tiền nong. Đừng ai mơ 1 túp lều tranh 2 trái tim vàng trong thời nay nữa, nghèo nó khổ con khổ cái lắm.
5. 27 tuổi vẫn chạy xe ôm để kiếm thêm tiền, không dám nghĩ đến chuyện lấy vợ, vì chưa có nhà, chưa có xe và vẫn gánh trên vai một khoản nợ lớn của gia đình.
6. Hồi đó mẹ dậy từ 3h sáng để đi cấy thuê, ra đến nơi người ta lựa người cấy, mẹ mình không được chọn, lại lủi thủi đi về.
7. Lúc bé mình bị sưng mủ ở mắt nên mình nói với mẹ là mắt con mờ lắm. Xong mình thấy mẹ vừa khóc vừa nói xin lỗi mình vì mẹ còn đúng 11k trong túi, không đủ đưa mình đi khám được.
8. Thấy người ta ăn thừa cái bánh, mình nhặt lên ăn thử xem bánh đó có vị thế nào, nghĩ lại vẫn thấy sợ, cái thời ăn không đủ no ấy.
9. Mình và người yêu ở một phòng trọ nhỏ xíu có cửa sổ hướng ra một tòa chung cư, những ngày cuối tháng chưa có lương hai đứa sẽ ăn mì rồi ngồi ngắm tòa chung cư đó, mình hứa sẽ cố gắng để sau này hai đứa được ở nơi như thế, nhưng 1 tuần trước em mất rồi, mất vì tai nạn giao thông khi đi làm ca đêm. Chưa kịp thực hiện lời hứa, thì người thân thương đã không còn nữa.
10. Em gái muốn học đại học, nhưng nhà mình nghèo quá không chu cấp cho nó được, mình bảo nó đi học đi mình lo cho thì nó bảo sợ mình vất vả, cái nghèo khiến những đứa trẻ vô tư thành đứa trẻ hiểu chuyện lúc nào không hay.
11. Đi xuất khẩu lao động, 1 ngày chỉ ngủ 3 tiếng. Mùa đông cũng như mùa hè, ốm đau vẫn đi làm không dám nghỉ.
| The Memory |
#st
96 notes · View notes
hunglai86 · 1 year ago
Text
Mặc dù cho cái công việc bảo vệ này tiêu tốn hết thời gian của ta và lương thấp. Nhưng bởi vì ta là 1 người chăm chỉ. Cho nên ta cũng có thể chấp nhận được. Thậm chí ngay cả khi có người yêu hay có vợ gì cũng vậy. Mặc dù là sẽ ko có thời gian để vui chơi với nhau nhiều. Nhưng quan trọng là cái tính của ta nó rất là kĩ lưỡng. Ta muốn tạo dựng sự nghiệp trước và tích góp được 1 số tiền thì mới sinh con. Chứ ta ko tin tưởng và cũng ko ỷ lại vào những cái công việc làm thuê cho doanh nghiệp nào hết. Lúc đầu quen nhau là phải lo tích góp và tạo dựng sự nghiệp. Sự nghiệp ở đây nhiều khi nó chỉ là cái để quyết định bản thân mình là ai thôi. Chứ cũng ko phải là cái để mà có thể chắc chắn về kinh tế. Kinh tế là phải tích góp ngay từ lúc đầu. Khi 2 người hợp sức thì có thể tiết kiệm được những cái chi phí như tiền thuê phòng trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt cũng tiết kiệm được 1 chút xíu. Do có nhiều cái có thể san sẻ với nhau để bớt lãng phí. Còn phát triển sự nghiệp là để tránh cái trường hợp lỡ như sau này mới phát triển sự nghiệp rồi lại cảm thấy đối phương thật sự ko phù hợp với trình độ của mình và thay đổi tình cảm. Ta thích chuẩn bị đâu đó sẵn sàng hết rồi mới tiến tới. Chứ ko phải mới quen là chơi cho tới bến luôn. Ko có đâu. Cố gắng trước rồi sau này vui vẻ mấy hồi. Có thể là sau 5 năm mới có thể quyết định sinh con. Mặc dù là quá trễ. Nhưng bây giờ cũng đã là trễ rồi. Đã lỡ trễ rồi thì cho trễ luôn. Thật sự yêu thương ta thì cũng phải thông cảm và chấp nhận thôi. Ta ko tin tưởng bất cứ doanh nghiệp nào đến mức lệ thuộc vào nó. Nói chung là ta cũng có ấp ủ những dự án cho riêng mình. Ko biết có thành công được hay ko. Nhưng mà ta cũng ko đặt nặng vấn đề đó cho lắm. Chủ yếu là cả 2 cùng tích góp khi có đủ 1 số tiền thủ thân để nuôi con thì mới quyết định sinh con. Lâu hay mau tùy theo may mắn.
Mặc dù ta nghĩ rằng đa số phụ nữ chẳng cần phải kiếm tiền vì họ nắm quyền lực kinh tế. Họ được bảo trợ bởi bọn cộng sản. Nhưng chuyện đó ko quan trọng. Ta chỉ suy tính những cái thực tế ở trong hoàn cảnh của ta mà thôi. Quen ta nó hơi bị chán chứ cũng chẳng vui vẻ gì. Nhưng ta đảm bảo rằng cơ hội hạnh phúc sẽ nhiều hơn những cặp đôi khác. Hạnh phúc về tình yêu, tình cảm vợ chồng thôi. Chứ con cái thì hên xui. Bởi vì thời gian đối với ta là đã quá trễ rồi. Nhiều khi có thể là sẽ ko đi đến quyết định sinh con.
Còn nếu như mà không tìm được người thích hợp để yêu thì thôi ta đâu có sợ. Sống 1 mình ta vẫn sẽ rất thoải mái. Bản thân ta có thể tự mình sống thoải mái rồi mới nghĩ đến việc có người để yêu thương. Và khi cả hai có thể sống với nhau 1 cách thoải mái rồi thì mới tiến đến việc sinh con. Chứ bản thân mình sống 1 mình mà ko cảm thấy thoải mái thì làm sao mà yêu thương người khác? Thời gian đầu, chẳng qua chỉ là do những cái mới mẻ nó khiến cho mình quên đi những rắc rối của bản thân mà thôi. Một khi những cái mới mẻ ko còn mới mẻ nữa thì vẫn phải đối mặt với những cái rắc rối của bản thân.
Ta chỉ cảm thấy không thoải mái khi bị cái bọn giáo phái và đàn bà nham hiểm phá rối mà thôi. Nếu như ko phải do bị phá rối thì bây giờ ta đã rất khá rồi chứ chẳng phải như thế này. Có lẽ bây giờ ta đã có sự nghiệp ổn định với công việc mà mình yêu thích. Và có 1 khoản tiền tiết kiệm không nhỏ rồi. Nếu như có người yêu thì cũng đã có thể đi đến quyết định sinh con rồi. Dám nói không phải lắm? Đồ đạc ta chỉ mua sắm những thứ mà ta thấy thật sự cần thiết cho cuộc sống của ta mà thôi. Chứ ta chẳng hề tiêu xài hoang phí. Chỉ có thấy người nghèo khổ ăn xin thì ta hay trích 1 ít tiền ra để làm từ thiện mà thôi. Cũng như ta từng nói đến rồi. Nếu như có điều kiện thì mỗi ngày ta sẽ bỏ ra 10K để cho việc từ thiện. Nhưng bây giờ thì ko có điều kiện đâu nhé. Bọn giáo phái đang làm rối loạn cuộc sống của ta. Chưa biết ta có sống nổi hay ko đây nữa. Ngày xưa cũng vì bọn nó thấy ta gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng nên mới chú ý đến ta và phá rối cuộc đời của ta. Chứ những đứa mà làm bao nhiêu xài bấy nhiêu thì bọn nó có thèm phá rối đâu? Cái chính yếu là bọn nó không muốn để cho ta tiết kiệm được 1 khoản tiền lớn. Người khác kiếm được tiền thì mua xe mua đồ. Còn bọn nó thấy ta có tiền mà mà vẫn chạy cái xe cà tàng rồi đem gửi ngân hàng để lấy lãi. Cho nên bọn nó mới phá ta. Từ đó ta cũng biết rằng ko dễ dàng gì mà ăn lãi ngân hàng đâu. Kinh tế thật ra chỉ là trò lừa bịp mà thôi. Chứ bọn nó nắm quyền kiểm soát hết rồi.
0 notes
imoim36news · 2 years ago
Text
Tumblr media
Bộ phim Cuộc đời vẫn đẹp sao do NSƯT Nguyễn Danh Dũng đạo diễn kể về những “mảnh đời” nơi xóm chợ nghèo, sống nương tựa vào nhau. Trong phim, NSƯT Hoàng Hải thủ vai Lưu - người đàn ông làm nghề bốc vác thuê kiếm tiền nuôi con trai học đại học, có tính cách cộc cằn, hay cà khịa mọi người. Bề ngoài Lưu có vẻ xấu tính, khó chịu nhưng anh lại là người giàu tình cảm, hài hước. Với nét diễn đầy dí dỏm và những câu thoại gần gũi, NSƯT Hoàng Hải mang Lưu đến gần hơn khán giả. Nhân vật Lưu (NSƯT Hoàng Hải) nhận sự yêu mến từ khán giả. Trong tình huống Luyến ( Thanh Hương) biết mình hiểu nhầm Lưu là kẻ ăn trộm vàng đã ngay lập tức sang nhà xin lỗi anh. Với thái độ khác lạ ngày thường, Lưu nhận ra ngay Luyến khác thường. Hóa ra Luyến muốn giữ lấy chỉ vàng và chuyển món nợ của cô và Điền ( Tô Dũng ) sang cho Lưu. Lúc này anh mới nhận ra tất cả lời ngon ngọt của Luyến chỉ nhằm mục đích lấy chỉ vàng của mình. "Luyến ơi, anh không phải thằng đần. Mê gái cũng cần có trí tuệ”, Lưu nói. Ảnh: CMH. “Tao phải đi tìm thằng Điền để đòi lại chỉ vàng á? Mày đẩy hẳn nợ thằng Điền sang cho tao à? Luyến ơi, anh không phải thằng đần. Mê gái cũng cần có trí tuệ”, Lưu nói. Đến khi Lưu sang nhà đòi lại nhẫn vàng của mình, anh nói người khôn như Luyến quê anh đầy, nhưng “tỉnh như anh thành phố chỉ có một”. Lưu luôn nhận mình là người tỉnh nhất thành phố. Ảnh: CMH. Vì lấy lại chỉ vàng, Lưu và Luyến cùng nhau đi tìm Điền. Sau khi tìm được Điền, cả hai không nỡ lấy lại vì hoàn cảnh gia đình Điền lúc đó. Không lấy được tiền, Lưu nói không đủ tiền để mua vé xe về xóm trọ nên Luyến đồng ý cho anh vay tiền. Sau khi được Luyến cho vay tiền, Lưu lấy tiền "găm" trong ví ra dùng. Ảnh: CMH. Tuy nhiên, ngay khi Luyến rời đi, Lưu vội vàng chê Luyến “dại trai” vì anh lúc nào cũng găm tiền. “Dại trai lắm em ạ. Đây mới là găm. Trần đời này tìm được...
Tumblr media
0 notes
hdiep2888 · 4 years ago
Text
CHUYỆN VỀ ẤN ĐỘ
Vì dịch covid, nên tao có tranh luận với chồng về Ấn Độ. Tranh luận mãi không ai chịu ai. Tao chê Ấn bẩn thỉu, mọi rợ, lạc hậu, gian tà. Sông Hằng thì quá quá tởm. Dân Ấn uống nước sông Hằng, ỉa đái tắm rửa trên sông Hằng, xác chết cũng thủy táng thả trôi trên sông Hằng, tro cốt hỏa táng cũng rắc trên sông Hằng... Không mọi rợ thì biết định nghĩa nó là gì?
Chồng tao bảo nói linh tinh, phong tục tập quán người ta như thế, mọi cái gì mà mọi. Dân Ấn Độ tôn thờ sông Hằng, sông Hằng đối với họ rất linh thiêng làm gì có chuyện ỉa đái và thả người chết trôi sông. Nền văn minh sông Hằng thuộc 1 trong 3 nền văn minh thế giới em không biết à?
Nói chung, tao và chồng thuộc 2 thái cực. Chồng tao thích những nơi hào nhoáng, sang chảnh, nhiều shopping mall, đèn điện sáng trưng, hàng quán đông đúc náo nhiệt. Tao thì ngược lại, nếu đi nghỉ ngơi tao thích nơi yên tĩnh vắng vẻ. Nếu đi du lịch đó đây, tao thích khám phá, thích thâm nhập vào đời sống người dân ở mỗi nơi, muốn tìm hiểu văn hóa tập tục con người.
Thế nên, với những gì mắt thấy, tai nghe, tay cầm nắm, tao đã được sống và trải nghiệm tại chính nơi đó thì tao không thể đồng ý với chồng được. Chồng tao cũng từng đi công tác Ấn Độ, nhưng 1 bước là lên xe đưa rước, đến công ty làm việc xong thì về căn hộ. Cuối tuần sẽ có người đưa đi chơi, tham quan những nơi nổi tiếng. Bởi vậy nên chồng tao đếch biết mẹ gì về Ấn Độ. Tao thì chỉ ở Ấn Độ có nửa tháng thôi, nhưng đó là nửa tháng tao lang thang khắp nơi, vào từng ngõ ngách. Nằm phố ngủ lều cũng có, tụt quần ỉa đường cũng có, vạ vật đu cửa tầu đi vài trăm km cũng có luôn.
Giờ chồng tao lại cứ thằng chết cãi thằng khiêng, bảo thủ bố của bảo thủ.
Nhân cái chuyện tranh luận với chồng thì lại nhớ chuyện cái ngày đó, đã theo chân các anh tao sang Ấn (hội bạn này tao thân như chị em gái nhé, không ngượng ngùng e thẹn gì hết).
Hồi đó, tao nghe kể về Ấn rồi, cũng đọc qua qua rồi, bởi khi đó Internet chưa phát triển như bây giờ, nên thông tin cũng không đầy đủ lắm. Chỉ biết đại khái là bẩn, rất bẩn và rất rất bẩn.
Trước ngày đi, tao chuẩn bị 90 chai nước tinh khiết cho 15 ngày, 5 bịch to giấy ướt, 10 cuộn giấy vệ sinh, nồi cơm điện mini, mấy kg gạo, 2 thùng phở Viphon, 1 thùng mì gói, 1 thùng miến Phú Hương, rất nhiều bánh quy, bánh mì, cá chỉ vàng, pate hộp, cá ngừ ngâm dầu, giò chả, thịt nguội tất cả đều hút chân không. Tao gọi cho mấy anh: "Các anh chuẩn bị đồ ăn và nước mang theo nhé, em mang hết sức rồi. Các anh cân đồ của các anh xem để em mua thêm hành lý". Các ông ý cười: "Mang làm đếch gì, đến cứt tao còn ăn được thì lo cái gì". Rồi đến ngày ra sân bay, các anh thấy tao vali lớn vali bé thì chửi um lên "Mẹ con điên, sang đó còn di chuy��n khắp nơi, tha lôi thế đéo nào được". Ok, fine!
Tới Delhi, các anh hăm hở đi tìm quán ăn. Hàng quán nhan nhản vỉa hè nhưng người bán hàng với bộ quần áo có lẽ vài nghìn ngày không thay, người ngợm tay chân đen như cổ trâu cứ thọc vào bốc bải, thìa muỗng ca cốc cáu bẩn, dầu mỡ nhếch nhác làm các anh tao sợ đến không thể ăn. Thế là chuyển hướng lê lết đi tìm quán. Vào 1 quán tạm gọi là sạch, nhưng họ không có thịt lợn cũng chẳng có thịt bò, tóm lại không thịt cũng không rau. Chả biết hàng ngày họ ăn cái gì nữa, chỉ thấy toàn bột mì nướng chấm cà ri, bắp cải thái sợi trộn cà ri, đậu đỗ, cái gì cũng cà ri, cái gì cũng mỡ và mặn, mùi nồng nàn khét lẹt. Gọi ra 1 bàn rồi thì cũng cố mà nuốt không nổi. Mà cái giống đàn ông ý, cứ đói là nó yếu lả... 🤣. Không có thịt thì các anh càng lả. Ờ, chết các anh chưa? Thích chửi em nữa không? 🤭
Sáng hôm sau ngủ dậy, tao lang thang ra sau khách sạn khám phá phố phường. Tao thấy phía bên kia đường rất đông người ngồi xếp hàng ngang sát bờ tường, 1 số khác thì ngồi ôm gốc cây, tất cả đều nghiêm túc, ngay ngắn và tuyệt đối tập trung, mỗi người tay cầm 1 chai nước. Tính tao luôn luôn tò mò, tao tiến tới gần xem bọn họ đang làm gì, đến khi cách thằng đầu hàng khoảng 1m thì tao mới vỡ ra là chúng nó đang ngồi... ỈA. Tao mới bảo mấy anh là xem hộ tao thằng nào đang rửa đít, để em xem nó dùng tay phải hay tay trái. Bởi theo tao biết thì dân Ấn chỉ dùng tay trái để rửa đít, còn tay phải để ăn. Mấy ông chửi tao thiếu điều muốn đánh: "Bố con điên! Bố mày đang buồn nôn bỏ mẹ, mày đi mà tìm. Bố mày về". Tao mới cười sằng sặc: "Các anh không được về, chờ em xem tí thôi. Các anh bỏ em ở đây chúng nó để nguyên cứt lao vào hiếp em thì tởm lắm"... 🤣.
Theo kế hoạch, bọn tao đi tới thành phố cổ Varanasi (vùng đất thánh) của tín đồ Hồi giáo và Phật giáo. Dứt khoát tao phải đến đây để xem tận mắt thánh địa.
Tới nơi thì có rất đông du khách phương Tây. Chắc các chú Tây cùng có chung tính tò mò giống tao, muốn được tận mắt thấy những điều mà đã được nghe rất nhiều nhưng không thể hình dung được. Tao đọc ở đâu đó, người ta viết "TP Varanasi lộng lẫy bên bờ sông Hằng", tao khẳng định luôn thằng nào viết thế là cực kỳ mất dạy. Lộng lẫy đâu tao không thấy, chỉ thấy ngột ngạt, khói bụi, hôi thối và ô nhiễm.
Để tới được sát bờ sông nơi có các lò thiêu hỏa táng thì bọn tao phải đi bộ xa lắm, xe tuktuk ko thể vào sâu được vì người nằm ngồi ngổn ngang, đường mấp mô bậc lên bậc xuống. Đi bộ cỡ 4-5 cây thì bọn tao vào tới nơi, dọc đường gặp vô số người ăn mày nằm ngồi la liệt. Mà ăn mày ở đây kỳ cục lắm, tao cho họ đồ ăn. Họ cầm ăn mà không có cảm ơn hay cười chào gì đâu, cứ cầm ăn rồi trừng trừng mắt mà nhìn thôi. Và xung quanh thì có rất nhiều bọn cò mồi nó cứ túm theo khách mời chào gì đó không ai hiểu. Có khi nào nó tưởng bọn tao đến chờ chết mà mời bọn tao vào hỏa táng không nhỉ. Tao nói thế vì ở khu này có rất nhiều phòng trọ, những người Ấn sắp chết sẽ tới đây thuê phòng nằm chờ chết, khi nào chết thì người nhà bó vải rồi khiêng ra lò thiêu.
Người có tiền thì thuê trọ chờ chết và mua củi để thiêu, không tiền thì nằm vạ vật ngoài đường. Tiền nhiều mua nhiều củi, tiền ít mua ít củi. Chi phí thiêu và cúng trừ tà khoảng 35 triệu VND. Sau khi thiêu xong họ sẽ thả hết cả tro và cốt xuống sông Hằng. Mà thiêu củi có 4 tiếng thì cốt làm sao tan được, nên nói chung là không có cảnh đẹp đẽ như phim Hàn bê lọ tro ra sông rắc đâu. Tao thấy có rất nhiều xác người đang thiêu giở cũng đem thả trôi sông, tao đoán là do nhà đó ít tiền nên chỉ mua được từng đó củi thôi. Những người không có tiền thì nằm luôn ngoài đường để chờ chết, khỏi cần phòng trọ và cũng chẳng có tiền mua củi hỏa táng, họ bó vải và thả xác trôi sông. Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ em, người chết vì rắn độc cắn cũng không hỏa táng, vì cho rằng những người đó chết thiêng nên chỉ bó vải trôi sông thủy táng luôn. Việc người dân tắm táp trên sông, uống nước trên sông và dập dềnh vài xác chết trôi bên cạnh là bình thường.
Lúc chưa đến thì tao háo hức hăm hở lắm, đến nơi rồi thì tao ho sặc sụa, nôn ọe, nước mắt nước mũi giàn dụa bởi khói củi đốt xác và mùi khí uế. Tuyệt nhiên không thấy 1 ai tỏ ra khóc thương cho người chết. Tất cả mọi người làm việc bình thản như họ đang xây nhà vậy. Tao có nghe nói đó là tập tục của họ, tuyệt đối không khóc, không buồn và không có đàn bà. Trộm nghĩ, với tình trạng xác chết trôi sông như thế, vô phúc mình có bị nó cướp giết rồi bó vải trôi sông thì có giời mà tìm ra.
Sau trận đi xem ỉa và xem thủy táng thì các anh tao đã biết sợ nguồn nước, bởi vì hàng ngày quán ăn dùng nước giếng và nước sông để nấu nướng, rửa rau, rửa bát. Chỉ cần 1 cơn mưa thì các thứ xú uế mà bọn họ đại tiện ra đường phố sẽ tràn xuống sông và tràn vào giếng.
Lúc này 90 chai nước của tao bắt đầu phát huy giá trị. Hôm trước các anh chửi tao là con điên, nay đã phải quay sang tao xin xỏ vì sau khi nhìn cái cảnh đó, các anh đã không còn tin tưởng vào nguồn nước ở cái xứ này, dù là nước đóng trong chai. Các anh quay sang dỗ tao: "Thôi, mày nhường nước cho bọn anh. Mày không rửa bim bim vài ngày cũng đéo chết đâu, nhưng không có nước thì bọn tao chết. Về mà có lỡ viêm nhiễm gì thì anh cho mày tiền đi khám phụ khoa". Tổ sư các anh, chửi em nữa đê, đấy em nhịn rửa để nhường nước cho các anh đấy, đéo gì lắm nữa.
Mỗi lần di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, là phải đi tầu hỏa hoặc xe khách. Và đi tầu ở bên này là nỗi kinh hoàng đối với bọn tao. Thời đó nó không bán vé trên mạng và cũng chưa có tàu có điều hòa. Bọn tao phải đi tàu chợ. Mà cú một cái là ra nhà ga chúng nó không bán vé, bắt bọn tao mua lại của cty du lịch. Dĩ nhiên là với giá đắt gấp mấy lần. Vé thì không có số ghế, nó bảo mày tìm chỗ nào đu được thì đu. Đeo mẹ, tao tưởng nó nói bố láo thế thôi, nhưng khi vào tàu thì kín mít chỗ. Người đi tàu ngồi lên cả nóc tàu, bám vào cửa tàu, đu ở cửa sổ, và chúng nó ngồi lên cả cái giàn để hành lý phía sát trần tàu đó. Tóm lại hở chỗ nào thì chen chỗ đó. Bọn tao cũng cố gắng tìm 1 chỗ để đu và ráng bỏ qua vụ nôn ọe vì mùi hôi của người. Nhưng mà đu mẹ, đi mấy trăm km chứ ít gì đâu.
Nhưng vẫn chưa khốn nạn bằng việc đang đi giữa đường thì tao buồn ỉa, tao nhăn nhó kêu với các anh tao "Chết em rồi, em ỉa ra quần mất!". Các anh bảo: "Ở nhà thì kêu cả tuần mới ỉa 1 lần, sang đây đã đéo có toilet mà ngày đéo nào cũng đòi ỉa thế". Chẳng là bên đó họ xây nhà nhưng không có khái niệm xây toilet, nên mỗi lần tao buồn ỉa thì các anh phải đưa tao ra đường ỉa bậy. Nếu để tao tự đi thì khả năng tao bị bắt cóc và hiếp dâm rất cao, bởi vậy các anh mới biết ngày nào tao cũng đi ỉa. Cuối cùng thì tao cũng nhịn được đến khi tàu dừng, và việc đầu tiên khi tàu vào ga là tao phi như tên bắn nhảy qua cả đầu lũ người đang nằm la liệt ở sân ga để tìm chỗ đi ỉa. Tao chạy rất nhanh mà tay vẫn túm theo 1 anh để canh chừng hộ tao... 🤣
— Phần 2 —
Nếu nói Ấn Độ toàn người nghèo đói thì cũng không đúng. Có 1 bộ phận người Ấn rất giàu, họ sống trong những ngôi nhà lộng lẫy xa hoa, lúc nào nước hoa thơm nức, đồ hiệu đắp từ đầu đến chân và người nghèo không được phép đến gần. Ngay cả khi họ đi ngoài trời nắng, nếu bóng của họ hắt xuống mặt đường thì người nghèo cũng bị cấm không được giẫm lên chiếc bóng của họ. Sự chênh lệch giàu nghèo, phân biệt đối xử giữa 2 tầng lớp là không thể tưởng tượng.
Nghịch cảnh của Ấn Độ là kinh tế tăng trưởng thì cứ tăng trưởng, còn người nghèo mạt hạng thì vẫn cứ nghèo. Sự nghèo khổ của người dân hiển hiện ở khắp mọi nơi và nếu ta chỉ xem Ấn Độ trên phim ảnh thì không bao giờ ta hình dung ra được cái nghịch cảnh nghèo khó đó. Chỉ khi ta chạm vào thực tế mới thực sự sốc. Chưa cần nói đến những nơi xa xôi, mà ngay ven ngoại ô New Delhi ta cũng đã được chứng kiến thực tế kinh hoàng. Những người vô gia cư nằm ngồi la liệt, những con ngõ chật hẹp bụi bẩn, đầy rẫy rác thải, nước tiểu và phân bò. Những sạp bán hàng ăn ruồi nhặng bu kín, những ánh mắt đục ngầu đờ dại cứ nhìn tròng chọc vào ta như thể ta là sinh vật lạ.
Đi bộ lang thang nhiều, ăn uống lại không đầy đủ nên tao chóng đói. Có gói bánh trong túi mà không tài nào ăn nổi vì những điều xung quanh. Không khí ngột ngạt, khói bụi, ồn ào, còi xe và rất nhiều cứt bò. Và kể cả tao có đủ can đảm để ăn giữa cái không gian hỗn loạn ấy, thì chưa kịp bỏ miếng bánh vào mồm thì đã có cả 1 đàn trẻ thơ chạy theo ta, xin cho bằng hết.
Không biết có phải vì nước sinh hoạt hiếm, hay vì người nghèo ở đây không có thói quen tắm rửa mà rất nhiều những đứa trẻ cởi truồng, người đầy đất cát cáu két như rất lâu rồi chưa tắm. Người lớn cũng không hơn, đầu tóc, quần áo, chân tay bê bết, họ ngồi bán nước ép hoa quả mà tất cả vật dụng bán hàng đều bẩn như thể nó được lưu cữu từ một nghìn năm trước.
Hầu hết những người đàn ông Ấn Độ ta gặp, cho dù nghèo hay không nghèo, cho dù vô gia cư hay buôn bán nhỏ lẻ (không tính tầng lớp học thức và giàu có), họ đều có chung một thói quen rất xấu là thọc tay gãi chim mọi nơi mọi lúc. Ta sẽ được chứng kiến cái hoạt cảnh vài thằng râu dài đến rốn, đứng nói chuyện ồn ào như chợ vỡ và liên tục thọc tay vào quần gãi sồn sột là chuyện thường tình (vi không bao giờ mặc sịp và cứ để con chim tự do ngoe nguẩy).
Đàn ông Ấn Độ rất lỗ mãng, coi thường phụ nữ tột độ. Khi đi ngang qua 1 đám đàn ông, cho dù có ăn mặc kín mít thì chúng vẫn buông những lời cợt nhả và lia những ánh mắt thô tục về phía người phụ nữ. Nếu một người phụ nữ bị hiếp dâm ở Ấn Độ thì lỗi thuộc về người phụ nữ đó, kể cả cảnh sát cũng có định kiến rằng "chắc cô ta phải làm gì sai trái thì mới bị cưỡng bức". Và người phụ nữ bị cưỡng bức là do cô ta để cho người ta cưỡng bức, vậy thì lỗi thuộc về cô ta.
Đến vấn đề công nghệ. Trước giờ tao vẫn nghĩ Ấn là 1 cường quốc công nghệ thông tin. Nhưng khi tới đây ta mới té ngửa rằng đéo có mạng, sim mua tại sân bay thì không dùng được, sim đt mỗi tỉnh là mỗi mạng khác nhau, sim mua tỉnh nào thì dùng tại tỉnh đó, đt roamming cũng không được luôn. Đù mẹ làm sao giờ? Chết nửa đời người vì ko biết tìm giải pháp nào đây.
Ấy vậy, dù bẩn thỉu và nghèo đói, nhưng tao không thể phủ nhận Ấn Độ có thiên nhiên tuyệt đẹp, có lịch sử văn hóa lâu đời với rất nhiều cung điện, đền đài như những kiệt tác nghệ thuật. Mấy anh em tao thuê xe đi thảo nguyên chơi 3 ngày, căng lều ngủ giữa thảo nguyên mênh mông bát ngát chẳng còn nhớ gì đến những con người nghèo khổ và những bữa ăn đậm đặc mùi cà ri. Ở đây chỉ có những cánh đồng cỏ xa tít chân trời, có đỉnh Himalaya quanh năm tuyết trắng, có tiếng đàn ghita vang xa và giọng hát vút cao của 5 anh em.
Để mà nói về sự phiền toái, nhiễu nhương thì các cơ quan, tập thể, nhân viên nhà nước ở Ấn Độ là số 1. Ví dụ như máy bay hạ cánh lúc 12h đêm thì tao phải xếp hàng từ lúc đó tới tận trưa hôm sau mới làm xong thủ tục nhập cảnh và nhận hành lý. Méo thể hiểu được! Còn du khách mang hộ chiếu ra ga mua vé tầu, sẽ được nhân viên nhà ga cấu kết với du lịch, đẩy khách ra mua vé giá cao gấp vài lần. Tao nói nhân viên ga cấu kết với du lịch là bởi vì mấy ông Tây vẫn vào ga mua được vé. Bọn Ấn phân biệt khách Tây và khách Á để bắt nạt, mà Á cũng tùy loại Á mà chúng chèn ép. Vào khu tham quan thì bị kiểm tra khám xét, thu đt thu thiết bị, khu vực gửi đồ thì chẳng có cái quy củ nào cả, có mà cụ tao sống lại cũng chẳng dám vứt đồ đạc đó để vào.
Mỗi lần đi xe bus, đi taxi, đi tuktuk đều phải mặc cả mỏi mồm vẫn cứ bị chặt chém. Đi mua hàng mà ko có tiền lẻ thì nó lờ đi không trả tiền thừa, đòi thì nó cả vú lấp miệng em hoặc cướp luôn. Đi vào khu khách du lịch hay tới sẽ gặp lũ cò mồi, cứ đu theo nói nhức óc, và mắt trước mắt sau là bị móc túi rồi.
Có một sự cố khi lang thang trên phố, làm tao khóc tu tu như đứa trẻ con. Như tao đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rằng đường phố nơi những người dân nghèo sống, thường nhan nhản rác thải, nilon và cứt. Nếu ko may chúng mày có bị đi lạc đến một đất nước mà chúng mày không biết đó là đâu, nhưng trên phố chúng mày nhìn thấy rất nhiều cứt thì chắc chắn chúng mày đã lạc tới Ấn Độ. Tao luôn mồm cảnh tỉnh các anh tao cẩn thận kẻo giẫm phải cứt, trong khi cái thân tao còn lo chưa xong. Với thị giác mù dở của tao thì việc tránh không giẫm phải cứt trên đường, được coi là bộ môn nghệ thuật tránh boom nâng lên một tầm cao mới. Cẩn thận khủng khiếp, đề phòng khủng khiếp, ấy thế mà thế đéo nào tao lại bép một phát. Nhìn xuống thì dưới chân tao đã gọn gàng 1 bãi cứt, rất mềm và đương nhiên là thối.
Tao chết trân tháo giầy đứng nhìn, đáng ra tao đã đủ bình tĩnh để suy nghĩ, nhưng các anh tao cứ cười làm tao ức quá, nước mắt tào tràn ra, tao tu tu tao khóc. Tao mà biết thế này thì tao đã mang theo mẹ nó 10 đôi giầy rồi, nhưng tao ngu quá, tao lại mang có 1 đôi và bây giờ đôi giầy của tao đã dính cứt. Ai đó hỏi sao không rửa, thì đọc lại đoạn trên hộ tao. Nước uống còn không có, tao lấy nước rửa giày, các anh tao đánh tao má nhận không ra.
"Thôi vứt đi, vào tp tìm hàng giầy, anh mua cho đôi khác" các anh tao an ủi thế, hành trình đi tìm mua giầy ở cái vùng xa xôi hẻo lánh, nó gây trầm cảm cho bọn tao không kém gì lúc tao giẫm vào cứt. Đi mãi đi mãi ko gặp cái chợ hay siêu thị nào, thực sự bọn tao rất lo lắng, vì không thể đi chân đất thế này mãi được, lỡ giẫm vào cái gì đó rồi bị nhiễm trùng, uốn ván thì chỉ có bỏ xác ở đây. Nhìn thấy 1 người phụ nữ đi đôi dép, bọn tao ngỏ ý muốn mua lại đôi dép đó, mà không có cách nào để giao tiếp. Cuối cùng các anh tao cũng vận dụng hết tài năng, tay chân mồm miệng để lôi được đôi dép từ chân bà ta ra nhét vào chân tao, xong rút mấy tờ tiền múa may một hồi. Cuối cùng thì bà cô cũng đồng ý bán, cơ mà lâu rồi nên tao không còn nhớ đôi dép đó bao nhiêu tiền.
Đến Ấn Độ du lịch bụi thì chúng mày tạm quên mình là nữ giới đi, nên ăn mặc hầm hố như đàn ông, bịt mặt bịt đầu kín mít, đeo kính râm để tránh bị quấy rối tình dục. Nếu đi 1 nam 1 nữ thì cũng không lấy gì đảm bảo là sẽ an toàn, bởi chúng thường có nhiều hơn 2 thằng, và không ai đảm bảo cái khách sạn mà mình ở nó không công khai thông tin cá nhân của mình cho bọn đang chầu chực ngoài kia.
Nói là thế, nhưng thực tình tao vẫn khuyên chúng mày nên tới Ấn Độ một lần. Đến để thêm biết về thế giới, đến để thay đổi cái nhìn về cuộc sống. Chúng mày đã từng tuyệt vọng về cuộc sống chưa? Chúng mày đã từng đau khổ chưa? Chúng mày có từng chán nản vì nghèo khó? Chúng mày có từng thấy căm hận một ai đó vì bị đối xử bạc bẽo? Vậy hãy một lần đến Ấn Độ đi, khi trở về VN chúng mày sẽ cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc.
Tới Ấn Độ chúng mày sẽ học được bài học về sự khổ đau, chúng mày sẽ thấy những con người ở đó họ chẳng có gì cả. Nhìn những người nằm hấp hối bên vệ đường chờ chết, mạng người đâu có nghĩa lý gì. Họ sẵn sàng sống khổ hạnh với một đức tin mạnh mẽ, họ thờ tới mấy triệu vị thần trong đó có đủ các thể loại trâu, bò, voi, khỉ, cua, rắn, chuột, lươn, chim... bởi vậy họ sẵn sàng chết đói chứ không ăn thịt động vật. Họ mang thân mình ra để kéo xe, thồ hàng chứ không để trâu bò kéo xe, người có thể chết chứ bò không thể chết. Ấn Độ giống như một nhà thương điên khổng lồ, nó cũng giống như địa ngục của trần gian. Vẫn biết rằng sống ở đời mình phải nhìn lên cao mà phấn đấu, nhưng đôi khi phải biết nhìn xuống dưới để thấy ta đang có quá nhiều. Hạnh phúc đôi khi giản đơn thế đấy. Cứ đi Ấn Độ đi, chúng mày sẽ thấy yêu cuộc sống mà chúng mày đang có hơn bao giờ hết.
Nguồn Blogger Thoa Già❤️
37 notes · View notes
linhnguyen1993-blog · 5 years ago
Text
Có nên xây dựng căn hộ diện tích 25m2 ở khu vực nội đô Hà Nội?
Các chuyên gia lo ngại nếu không làm tốt khâu quy hoạch, sự "bùng nổ" của các căn hộ 25m2 có thể phá vỡ quy hoạch hiện có, gây áp lực lên hạ tầng đô thị của Hà Nội.
Tumblr media
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Trong khi các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô ngày càng ít, giá nhà ở thương mại luôn ở mức cao thì việc Bộ Xây dựng cho phép các chung cư thương mại được xây căn hộ có diện tích nhỏ 25m2 có thể xem như "phao cứu sinh" cho những người thu nhập thấp.
Tin tức khác: Hạ tầng “ngáng chân” bất động sản công nghiệp
Tuy nhiên, điều các chuyên gia lo ngại là nếu không làm tốt khâu quy hoạch, sự "bùng nổ" của các căn hộ 25m2 có thể phá vỡ quy hoạch hiện có, gây áp lực lên hạ tầng đô thị của Hà Nội.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
Chị Nguyễn Thị Mai, người mẹ đơn thân có một con trai nhỏ, công tác tại một cơ quan hành chính quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, dù đã sống ở Thủ đô được gần chục năm nhưng thu nhập của chị vẫn không đủ để mua nhà.
Giá các chung cư thương mại, thậm chí cả nhà ở xã hội vẫn vượt quá khả năng chi trả của chị. Vì thế, chị phải chấp nhận thuê nhà ở vùng ven Hà Nội rồi vào nội đô đi làm mỗi ngày. Tuy xa nhưng chị có thể tiết kiệm được chi phí để dành tiền mua nhà.
Nhà có hai mẹ con nên chị Mai cũng không mong mua được nhà rộng mà chỉ cần căn hộ nho nhỏ là đủ.
"Một căn hộ giá rẻ tại Hà Nội cũng lên tới hàng tỷ đồng, với mức thu nhập của tôi, việc mua nhà có diện tích lớn là quá sức. Khi có thông tin Nhà nước cho phép xây dựng và bán căn hộ có diện tích từ 25m2, tôi thấy rất mừng," chị Mai chia sẻ.
Trong khi đó, anh Nguyễn Hữu Mạnh, một sinh viên mới ra trường, chưa lập gia đình, cho biết hiện anh đang làm việc cho một công ty tư nhân ở quận Đống Đa và thuê một phòng trọ khoảng 20m2 với tổng chi phí khoảng 4 triệu đồng/tháng.
Anh Mạnh lý giải: "Tôi mới ra trường, chưa lập gia đình nên không có nhu cầu về chỗ ở rộng. Một căn hộ có diện tích khoảng 25m2 có tính pháp lý rõ ràng là rất phù hợp với tôi. Với mức giá đi thuê nhà hiện tại, khoảng từ 10-15 năm sau, tiền thuê sẽ bằng tiền mua một căn hộ có diện tích 25m2."
[Hà Nội tiếp tục mở bán và cho thuê gần 500 căn nhà ở xã hội]
Theo đánh giá của các chuyên gia, Thông tư số 21/2019/TT-BXD, ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nhà chung cư của Bộ Xây dựng đã đáp ứng được nhu cầu thực tế của một bộ phận lớn dân cư - những người thuộc nhóm thu nhập thấp, gia đình trẻ chưa có thời gian tích lũy tài chính và những người độc thân tại các đô thị hiện nay.
Thạc sỹ, kiến trúc sư Trần Tuấn Anh - chuyên gia về quy hoạch đô thị cho rằng đây là một giải pháp tốt từ Bộ Xây dựng trong việc giải quyết nhu cầu ngày càng cấp thiết về chỗ ở của người dân tại các đô thị lớn, đặc biệt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự gia tăng dân số tự nhiên nhanh tại các đô thị khiến cho nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao. Chỉ tính riêng tại hai đô thị này, mỗi năm dân số tăng cơ học thêm từ 500.000-600.000 người, áp lực về nhà ở rất lớn.
Việc gia tăng dân số nhanh khiến cho đất đai tại các đô thị ngày càng trở nên khan hiếm, giá bất động sản tăng cao, vượt khả năng về tài chính của những gia đình trẻ hay những người có thu nhập thấp.
Để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chính quyền đô thị phải đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa để có quỹ đất đầu tư hạ tầng. Nhưng khi đô thị hóa mở rộng, đô thị lại phải tiếp nhận thêm một lượng lớn dân số chuyển dịch từ khu vực nông thôn sang thành thị khiến vấn đề về nhà ở lại càng trở nên cấp bách. Việc đưa ra một mô hình căn hộ có diện tích vừa phải, bán với mức giá hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho nhóm người thu nhập thấp tại đô thị.
Đồng quan điểm này, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng nhìn nhận số lượng cơ cấu hộ gia đình quy mô nhỏ, từ 1-2 người, đặc biệt là hộ độc thân, rất lớn. Vì thế, loại căn hộ 25m2 sẽ đáp ứng được nhu cầu của những hộ gia đình ít người. Trên thực tế, nhiều nước trên thế giới cũng cho phép xây dựng căn hộ có diện tích nhỏ như Pháp là 15m2, Hàn Quốc 16m2, Thái Lan 20m2...
Không nên phát triển ồ ạt
Việc cho xây dựng căn hộ 25m2 cũng gây ra những lo ngại nếu như không được quản lý thực hiện chặt chẽ, nhất là với một địa bàn như Thủ đô Hà Nội.
Theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Thanh, thuộc Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, khu vực nội đô vốn đã cơ bản hoàn thiện các quy hoạch, nay nếu cho phép mô hình này phát triển thì cần phải rà soát lại. Văn bản cho phép không quá 25% tổng số lượng căn hộ tại một dự án nhưng không phải dự án nào cũng được phép như vậy mà có thể ít hơn, tùy thuộc vào điều kiện hạ tầng tại khu vực đó.
Do đó, vấn đề đầu tiên là phải làm tốt từ công tác quy hoạch, đặc biệt ở khu vực nội đô, liên quan đến các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình dịch vụ.
Chính quyền thành phố cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát chủ đầu tư thực hiện dự án sau khi có văn bản hướng dẫn. Bởi lẽ, không loại trừ khả năng sẽ có nhiều chủ đầu tư lạm dụng việc này để khai thác tối đa công suất căn hộ được cho phép, dễ dẫn đến nguy cơ vượt quá quy mô dân số.
Thực tế cho thấy nếu theo quy định cũ, một dự án có khoảng 500-600 căn hộ thì theo quy định mới, dự án đó sẽ tăng lên thành 700-800 căn hộ. Điều này sẽ gây ra những áp lực lớn lên toàn bộ hệ thống hạ tầng tại khu vực đó như kẹt xe, ô nhiễm môi trường, thiếu các dịch vụ tiện ích...
Do đó, để loại hình sản phẩm này được phát triển một cách hợp lý và giải quyết tốt cho nhu cầu nhà ở của người dân, kiến trúc sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh không nên lạm dụng chủ trương này để phát triển một cách ồ ạt các dự án chung cư thương mại có diện tích từ 25m2 tại khu vực nội đô.
Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ, vì sẽ có rất nhiều dự án trong khu vực trung tâm tranh thủ để phát triển loại hình sản phẩm này do dễ bán và lợi nhuận được dự báo là tương đối hấp dẫn.
Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Hà Nội lo ngại, việc có quá nhiều dự án xây dựng căn hộ nhỏ sẽ làm gia tăng dân số tại Thủ đô, phá vỡ quy hoạch về hạ tầng đô thị, cùng với đó là quá tải về giao thông, ô nhiễm môi trường. Chưa kể về mặt hành chính, những người sống trong các căn hộ nhỏ sẽ làm gia tăng áp lực về quản lý, gây nguy cơ bất ổn về an ninh, trật tự.
Tin tức khác: Bất động sản Hà Nội: Nghịch lý nhà ở xã hội không dành cho người nghèo
Không thể phủ nhận việc xây dựng các căn hộ có diện tích nhỏ mang lại nhiều thuận lợi cho người thu nhập thấp nhưng cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá tổng thể quy hoạch tại các khu vực được xây dựng, liên quan đến các tiêu chí về dân số, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...
Theo các chuyên gia, đối với các dự án chung cư thương mại, muốn phát triển loại hình căn hộ có diện tích từ 25m2 thì không nên cho xây dựng tại các khu vực nội đô đã có sự ổn định cả về hạ tầng và quy mô dân số.
Thay vào đó, chỉ nên cho phép xây dựng tại các khu đô thị mới - nơi được quy hoạch đầy đủ các chức năng đô thị, với hạ tầng và công trình dịch vụ đáp ứng với nhu cầu của nhóm dân cư mới.
(Nguồn Minh Nghĩa TTXVN/Vietnam+)
2 notes · View notes
booksreading · 6 years ago
Text
ĐỂ NGƯỜI KHÁC YÊU THÍCH BẠN NGAY LẬP TỨC (2/2)
Tumblr media
Một sự thật rõ ràng là hầu hết mọi người bạn gặp đều cảm thấy họ hơn bạn ở một điểm nào đó. Cách chắc chắn để chiếm được cảm tình của họ là khiến họ nhận thấy, bằng một cách tế nhị, rằng bạn thành thật thừa nhận tầm quan trọng của họ.
Triết gia Emerson từng nói: “Mọi người tôi gặp trong đời đều hơn tôi ở một điểm nào đấy và tôi học được điểm ấy của anh ta”. Nhưng khổ nỗi, những con người tầm thường lại hay kiêu ngạo, tự mãn và khoa trương ầm ĩ nên chẳng muốn học hỏi ở ai điều gì cả. Như đại văn hào Shakespeare đã viết:
“… Ôi con người, con người kiêu ngạo,
Có được chút uy quyền,
… Đã vội diễn trò ngông cuồng trước mặt Đấng Hóa công
Để các vị thiên sứ phải rơi lệ.”
Những doanh nhân trong các lớp của tôi hướng dẫn đã ứng dụng những nguyên tắc này và thu được những kết quả rất mỹ mãn.
Đây là trường hợp của một luật sư ở Connecticut. Ngay sau khóa học, ông R. cùng vợ đến Long Island thăm họ hàng bên vợ. Khi bị vợ bỏ đứng một mình với một bà cô của cô ấy, anh ấy đã không bỏ lỡ một dịp tốt để thực hành bài học về khen ngợi. Thế là anh nhìn quanh ngôi nhà tìm ra một điều gì đó để khen ngợi nhằm thể hiện sự quan tâm của mình. Anh hỏi:
-   Cô ạ, ngôi nhà này được xây vào khoảng năm 1890 phảikhông?
-   Phải rồi cháu, đúng là năm đó.
-   Nó làm cháu nhớ đến ngôi nhà nơi cháu đã sinh ra. Đẹp, rộngrãi và chắc chắn. Thời nay người ta không còn xây những ngôi nhà như vậy nữa.
-   Ta nghĩ cháu nói đúng đấy, - người cô tán thành. - Tụi trẻ thời này có thèm biết gì đến thế nào là đẹp đâu! Người ta cần một căn phòng xinh xắn để ngủ, còn chúng thì cứ lang thang suốt ngày sáng đêm trên xe hơi.
-   Nó là ngôi nhà mơ ước của gia đình ta, bà nói, giọng mơ màng như đang trở về miền ký ức dịu dàng. - Biết bao năm cô và dượng ước mong, tính toán đủ mọi thứ mới có thể xây nên nó. Cháu biết không, cô dượng đâu có tiền thuê kiến trúc sư mà tự thiết kế cả đấy!
Rồi bà chỉ cho ông R. xem từng thứ trong nhà. Ông thực lòng biểu lộ sự thán phục bộ sưu tập quý báu mà bà đã thu thập trong những chuyến du lịch nước ngoài và nâng niu gìn giữ cả đời. Đây là một bộ đồ trà cổ của Anh, bằng sứ Wedgwood, kia là những chiếc giường và ghế kiểu Pháp, những bức tranh của Ý và những tấm màn lụa có xuất xứ từ một lâu đài cổ ở Pháp...
Sau đó, bà dẫn ông R. ra nhà để xe. Ở đấy, một chiếc ô tô Packard, hãy còn mới nguyên, được đặt ngay ngắn trên những khối gỗ.
-   Dượng mua chiếc xe này cho cô không lâu trước khi dượng qua đời. - Bà dịu dàng nói. - Từ khi dượng mất, cô không có dịp dùng nó nữa… Cháu biết thưởng thức cái đẹp, cô tặng cháu chiếc xe đó.
-   Ồ không, cô ạ! Cô làm cháu sửng sốt quá. Dĩ nhiên cháu rấtquý tấm lòng của cô nhưng cháu không thể nào nhận được. Xe của cháu còn mới. Cô còn nhiều họ hàng thân thuộc, họ sẽ thích có được chiếc Packard này.
-   Thân thuộc à? - Bà thốt lên trong nỗi giận dữ trào dâng Phải, nhiều người trong bọn họ chỉ mong cô chết đi để chiếm chiếc xe này. Còn lâu cô mới để cho họ.
-   Vậy cô có thể bán nó đi.
-   Bán ư? Cháu tưởng cô có thể bán chiếc xe này sao? Làm sao cô có thể đành lòng nhìn những người xa lạ lái chiếc xe mà dượng đã dành dụm mua tặng cô vào những năm tháng kỷ niệm đó? Cô sẽ không bao giờ bán nó. Cô muốn tặng cho cháu bởi vì cháu là người biết quý trọng những kỷ vật…
Ông không dám từ chối nữa vì sợ làm tổn thương tình cảm của người cô.
Người đàn bà này sống cô độc, hiu quạnh trong một ngôi nhà lớn với những thứ đồ cổ, những kỷ vật gợi nhớ một thời vàng son, tươi trẻ, vinh dự và tràn đầy hạnh phúc. Bà thèm khát được chia sẻ cảm xúc, muốn được quan tâm và trân trọng, được người ta nhắc đến những ký ức, quá khứ ngọt ngào của mình nhưng từ lâu lắm rồi, bà không hề có được chút ấm áp của tình người ấy. Sự trân trọng của người cháu rể đối với bà như một dòng suối mát mơn man chảy giữa một sa mạc rộng lớn, khô cằn. Lòng biết ơn của bà mạnh đến nỗi bà quyết định tặng người cháu rể chiếc xe Packard yêu quý, kỷ niệm một thời hạnh phúc của mình.
George Eastman, nổi tiếng với sản phẩm phim Kodak, người đã phát minh ra phim nhựa dùng cho điện ảnh, tạo nên tài sản hàng tỷ đô-la và trở thành một trong những nhà kinh doanh nổi tiếng nhất trên thế giới. Cho dù thành tích phi thường như vậy, ông vẫn khao khát được khen tặng hệt như bạn và tôi.
Khi Eastman đang xây dựng Trường âm nhạc Eastman, cũng như nhà hát Kilbourn ở Rochester, James Adamson lúc đó là chủ tịch công ty sản xuất ghế cao cấp ở New York muốn giành đơn đặt hàng cung cấp ghế ngồi cho hai công trình này. Adamson xin gặp Eastman ở Rochester. Khi vừa đến nơi, Adamson được dặn dò: “Nếu chiếm hơn năm phút nói chuyện với George Eastman thì ông chẳng còn cơ hội nào đâu. Ông ấy là một người rất kỷ luật và cực kỳ bận rộn. Xin ông hãy trình bày thật nhanh rồi ra nhé”. Và Adamson đã chuẩn bị để trình bày chỉ trong đúng năm phút.
Khi được đưa vào văn phòng, ông thấy Eastman đang cúi mình trên một chồng giấy tờ ở bàn viết. Lát sau, Eastman ngước mắt lên, cất kính và bước về phía người kiến trúc sư và Adamson, nói: “Chào hai ông, tôi có thể giúp gì cho hai ông?”. Người kiến trúc sư giới thiệu và sau đó Adamson nói: “Thưa ông, trong lúc chờ đợi, tôi ngắm nhìn văn phòng của ông. Không ngờ lại có một văn phòng như thế này. Tôi là người kinh doanh đồ gỗ nội thất chuyên nghiệp nhưng cả đời tôi chưa bao giờ nhìn thấy một văn phòng nào đẹp đến thế”.
George Eastman đáp: “Ông nhắc tôi nhớ tới điều mà suýt nữa tôi đã quên. Quả là nó đẹp thật đúng không? Hồi mới xây, tôi thích lắm. Nhưng giờ hàng đống công việc ngập đầu đến nỗi có khi cả tuần tôi chẳng còn tâm trạng ngó qua nó được một lần”. Adamson bước đến sờ vào một tấm ván: “Đây có phải là gỗ sồi Anh không? Nó hơi khác so với gỗ sồi Ý”. “Đúng thế,” Eastman đáp lại, “gỗ sồi này nhập từ Anh, do chính tay một người bạn chuyên gia về gỗ quý hồi đó đã chọn cho tôi”.
Sau đó Eastman giới thiệu toàn bộ văn phòng, bàn luận về các tỷ lệ, màu sắc, cách chạm trổ và các hiệu quả khác mà ông đã sử dụng trong thiết kế và xây dựng.
Trong khi trò chuyện miên man về căn phòng, khen ngợi những vật dụng bằng gỗ xinh xắn, họ dừng lại bên một cửa sổ. Vẫn lối nói khiêm tốn, nhẹ nhàng thường ngày, George Eastman giới thiệu một vài công trình mà ông đã thực hiện để giúp đỡ cộng đồng: Trường Đại học Rochester, Bệnh viện đa khoa, Ngôi nhà Hữu nghị, Bệnh viện cho trẻ em… Adamson thật lòng bày tỏ sự cảm kích trước việc Eastman dùng tài sản của mình để chia sẻ đau khổ với những người xung quanh. Sau đó, George Eastman mở khóa một tủ kính và lấy ra chiếc máy ảnh đầu tiên mà ông được sở hữu – phát minh của một người Anh. Adamson hỏi ông đôi điều về những khó khăn buổi đầu dựng nghiệp. Eastman xúc động kể về thời tuổi thơ nghèo khó của mình, về người mẹ góa phải nấu cơm cho nhà trọ trong khi ông làm nhân viên trong một công ty bảo hiểm. Cảnh nghèo khổ đã ám ảnh ông. Điều đó thôi thúc ông quyết chí kiếm tiền giúp mẹ khỏi phải làm việc cực nhọc. Adamson còn khơi gợi Eastman nói kinh nghiệm của mình về phim âm bản. Và Eastman kể lại thời gian ông đã làm việc vất vả như thế nào trong một phòng thí nghiệm và đôi khi ở lại suốt đêm. Ông chỉ chợp mắt vài phút ngắn ngủi trong khi chờ đợi các chất hóa học phản ứng với nhau.
James Adamson đã được báo trước rằng mình không thể chiếm của Eastman trên năm phút nhưng một giờ rồi hai giờ trôi qua mà hai người vẫn cứ mải mê trò chuyện. Cuối cùng George Eastman quay về phía Adamson: “Có lần sang Nhật tôi đã mua vài chiếc ghế, để ở ngoài hành lang nhà tôi. Nhưng nắng đã làm tróc sơn, cho nên hôm nọ tôi đi mua một ít sơn rồi tự sơn lại. Ông muốn xem không? Thôi, đến nhà tôi ăn trưa đi, tôi sẽ cho ông xem”.
Sau bữa trưa, Eastman cho Adamson thấy những chiếc ghế mà ông đã mua ở Nhật. Chúng chỉ có giá vài đô-la, nhưng George Eastman, giờ đây là một tỷ phú, lại tự hào về chúng bởi vì chính ông đã sơn lại từng chiếc ghế.
Sau cuộc gặp gỡ, Eastman đặt Adamson một đơn hàng lên đến 90.000 đô-la. Ai có thể ngờ James Adamson có được đơn đặt hàng này. Eastman và James Adamson đã trở thành hai người bạn thân từ lúc gặp nhau lần đầu cho đến khi Eastman qua đời,.
Claude Marais, chủ một khách sạn ở thành phố Rouen của Pháp đã theo nguyên tắc này mà giữ được một nhân viên chủ chốt của mình. Người nữ nhân viên ấy đã làm việc cho ông được năm năm, cô là cầu nối giữa Marais và toàn bộ 21 nhân viên của ông. Một buổi sáng nọ ông vô cùng sửng sốt khi nhận được bức thư xin nghỉ việc của cô. Ông nói: “Tôi hết sức ngạc nhiên bởi vì tôi cứ tưởng rằng tôi vẫn chu đáo và hiểu rõ các mong muốn của cô ấy. Có lẽ do cô ấy vừa là bạn đồng thời cũng là nhân viên nên tôi đã quá yên tâm về cô, thậm chí còn yêu cầu ở cô nhiều hơn những nhân viên khác. Dĩ nhiên tôi không thể nào chấp nhận lá đơn này mà không yêu cầu giải thích. Tôi hẹn gặp riêng cô và nói: “Paulette này, cô phải hiểu rằng tôi không thể nào chấp nhận đơn xin nghỉ việc của cô. Cô có ý nghĩa rất lớn đối với tôi cũng như đối với khách sạn này”.
Tôi đã nhắc lại điều đó trước mặt toàn bộ các nhân viên và chính thức mời cô ở lại, đồng thời khẳng định lòng tin tưởng của tôi vào cô trước sự có mặt của cả gia đình tôi. Paulette rút đơn xin nghỉ việc, tôi tin cậy ở cô còn hơn cả trước đây. Bên cạnh đó, tôi thường biểu lộ sự trân trọng của mình về công việc của cô và luôn khẳng định rằng cô quan trọng như thế nào đối với tôi cũng như đối với khách sạn”.
Nguyên tắc này có thể dùng trong gia đình không? Bà Dorothy Dix, chuyên gia tâm lý nổi tiếng phát biểu: “Khi bạn chưa học nghệ thuật khen ngợi thì bạn đừng nên lập gia đình”. Đã bao lâu rồi bạn quên khen người vợ đảm đang của mình? Bao lâu rồi bạn quên cảm ơn người chồng tận tụy của mình? Lần cuối cùng bạn khen ngợi, nhìn nhận nỗ lực đóng góp của nhân viên mình là khi nào? Nếu bạn bảo là vợ hoặc chồng không có gì đáng để khen, thế thì ngày xưa các bạn lấy lý do gì để đến với nhau. Nếu bạn bảo nhân viên mình không cần khen ngợi cũng làm việc tốt thì họ chỉ làm đúng công việc được giao mà thôi. Thực sự, với những lời khen ngợi và biết ơn chân thành, bạn sẽ chẳng mất gì để trở thành một người đáng yêu trong mắt vợ hoặc chồng mình; tương tự, là một cấp trên biết trân trọng và quan tâm đến nhân viên của mình.
*Người có giá trị nhất là người giúp cho đồng loại mình được nhiều nhất. Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng là một trong những cách thức hữu ích nhất để giúp họ sống và làm việc tốt hơn.
*Lòng ham muốn được tỏ ra mình quan trọng là một sự thôi thúc mạnh mẽ nhất trong bản chất con người.
- John Dewey
NGUYÊN TẮC 9: THẬT LÒNG CHO HỌ THẤY RẰNG HỌ QUAN TRỌNG
3 notes · View notes
kieuanhhung · 2 years ago
Photo
Tumblr media
Xóm nhỏ Đề Pô Nếu ai đã từng đến Nha Trang bằng tàu hỏa, ắt hẳn sẽ được chạy qua cái xóm nhỏ Đề Pô. Cái ga Nha Trang cũng thật độc đáo, được xây dựng từ năm 1936 thời Pháp thuộc - nó được đường ray bao quanh thành hình giọt nước, tàu vào 1 đầu, quay tròn 1 vòng qua ga rồi chui trở ra theo lỗi cũ, bên trong cái hình giọt nước ấy là Xóm Đề Pô. Cũng chả biết cái tên Đề Pô ấy nó từ đâu ra? Lò mò đoán chắc nó phiên âm từ tiếng Anh Depot ( Ga xe lửa). Ấy là đoán thế chứ cũng không chắc có đúng không nữa? Thuở sinh viên tôi gắn liền với nó. Khi đó trong lòng nó ngổn ngang đủ hạng người: Từ những gia đình cán bộ công nhân viên ngành đường sắt, rồi có cả một khu nhà cán bộ ngành Bưu điện, Cái sân bóng, cái nhà Dài bỏ hoang, bức tường đổ nát và cái Xóm liều bằng tre nứa, bạt tạm bợ tựa vào vách tường của dân bán rong trên tàu trú ngụ. Có cả dân xì ke, gái điếm, và cả đám sinh viên nghèo vào đây thuê trọ cho rẻ... chúng tôi đã từng sống chan hòa với nhau rất tình người và không ai làm hại đến ai. Quán cơn chị Kén bọn tôi thường ăn cơm chịu cuối tháng mới trả tiền, cái trạm gác chắn của chị Nga, chị Từ công nhân đường sắt cho bọn sinh viên ngồi tán dóc, rồi sau này trở thành ân nhân khi chị cho tôi nhập khẩu cả vào nhà chị trong khu tập thể Đường Sắt lọt thỏm trong cái giọt nước Đề Pô những năm đầu tôi mới ra trường lập nghiệp. Một chiều trở lại. "Đường ray xưa cũ, mái nhà xưa cũ Lối mòn xưa cũ, những gương mặt lạ lẫm chưa từng quen". Xóm nhỏ Đề Pô thân yêu của tôi!💝💕❤ https://www.instagram.com/p/CheSKRoJYQa/?igshid=NGJjMDIxMWI=
0 notes
imoim36news · 2 years ago
Text
Tumblr media
Quảng NamThấy các em người dân tộc Cor phải dậy từ 4h sáng, vượt 20-30 km đi học, vợ chồng anh Trần Anh xây nhà trọ trên mảnh đất 200 m2 cho học sinh miễn phí. Dãy nhà trọ 0 đồng này gồm 6 phòng, mỗi phòng 14-20 m2, được vợ chồng anh Trần Anh (46 tuổi), chị Nguyễn Thị Hải, ở khối 1, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành xây dựng từ tháng 6/2022.Tuy là nhà trọ miễn phí nhưng nhưng vợ chồng anh trang bị đủ wifi, giường, bàn học, giá sách, quạt, nồi cơm điện cho từng phòng. Tùy diện tích, mỗi căn sắp xếp 2-4 người ở. Không chỉ được miễn tiền phòng, điện, nước các học sinh được trang bị thêm 10 chiếc xe đạp dành cho việc đến trường, đi chợ đỡ vất vả hơn.Đây là nơi sinh hoạt của 19 học sinh, đa phần là con em đồng bào Cor có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở ba xã miền núi Tam Trà, Tam Sơn và Tam Thạch, huyện Núi Thành. Căn phòng rộng 20 m2 được vợ chồng anh Trần Anh trang bị đầy đủ tiện nghi, làm nơi ở miễn phí cho học sinh nghèo tại huyện Núi Thành. Ảnh: Nhân vật cung cấp Anh Trần Anh cho biết, dãy nhà trọ xuất phát từ mong muốn giúp đỡ học sinh nghèo không bị gián đoạn việc học. Cả huyện chỉ có ba trường trung học phổ thông, cách các xã vùng sâu 20-30 km. Học sinh muốn đến trường phải dậy từ 4-5 giờ sáng hoặc thuê trọ gần trường, nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện."Tôi đi lên từ khó khăn, hiểu rõ sự vất vả khi đi học xa nhà nên bàn với vợ tạo dựng một mái ấm giúp những đứa trẻ nuôi lớn ước mơ, rút ngắn đường đến trường", anh nói.Giữa năm 2022, cặp vợ chồng xây dãy trọ cấp bốn trên mảnh đất rộng gần 200 m2 của gia đình, chi phí khoảng vài trăm triệu đồng. Cùng lúc, họ liên hệ với chính quyền ba xã miền núi nhờ tìm hiểu, sàng lọc và kết nối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn."Các cháu đều trong độ tuổi vị thành niên nên phải xác minh thông tin, có sự thống nhất từ gia đình, nhà trường, địa phương. Khi đón các cháu về ở, vợ chồng tôi cũng đặt ra các quy định về giờ giấc sinh hoạt, kỷ luật để đảm bảo an toàn", anh Trần Anh...
Tumblr media
0 notes
newstintuc · 4 years ago
Text
Sài Gòn ở trọ, về Bình Dương mua được nhà 2 tỷ
Tumblr media
"Năm 2015, sau khi cưới vợ chồng tôi mạnh dạn vay tiền mua nhà 60m2, hẻm xe hơi trung tâm TP Thuận An".
"Tôi đã sống ở Bình Dương lẫn Sài Gòn. Tôi cảm thấy ở Sài Gòn chỉ thoải mái khi mình có nhà riêng, có điều kiện tốt. Còn nếu như vẫn thuê trọ rồi không được phép hưởng thụ những cái vượt qua khả năng tài chính của mình thì cũng khó khăn.
Sau đó, tôi về Bình Dương để không mất thời gian di chuyển, ở nhà trọ thì cũng tốt so với Sài Gòn, có nhiều thời gian cho bản thân và học hành.
Giá nhà đất Bình Dương chỉ tăng mạnh từ khoảng giữa 2018 nên những bạn đi làm 5-10 năm đều có thể mua được. Còn những bạn mới lập nghiệp thì vẫn có thể mua miếng đất nhỏ trong hẻm, chung cư size nhỏ. Tầm 2,5 - 3 tỷ là nhà đất hẻm xe hơi còn ở Sài Gòn thì tầm đó tiền chỉ mua được đất hoặc chung cư vùng ven.
Về Bình Dương thì không nhất thiết ở các thành phố, vì còn các khu công nghiệp lớn ở xa hơn tí nhưng cơ sở hạ tầng, lương thưởng ở đó cũng tốt".
Độc giả An Nhien chia sẻ câu chuyện và quan điểm về việc bỏ phố Sài Gòn về Bình Dương lập nghiệp trong bài viết Ở Sài Gòn vật vã, về Bình Dương 5 năm mua được nhà. Với 7,02 triệu đồng mỗi tháng, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, theo khảo sát sơ bộ về mức sống dân cư năm 2020 do Tổng cục Thống kê công bố mới đây.
Có câu chuyện tương tự, độc giả kieuoanh0212 kể: "Hai vợ chồng tôi có một thời gian làm việc ở Sài Gòn, sau khi kết hôn thì về Bình Dương làm việc. Tôi làm ở nhân viên văn phòng lúc đó lương 8 triệu đồng, chồng vẫn làm ở Sài Gòn lương 15 triệu đồng. Hiện nay chồng tôi cũng đã làm việc tại Bình Dương, mảng IT phần mềm.
Gia đình hai bên đều nghèo nên hai vợ chồng tự lập. Lúc cưới cũng tự lo vàng cưới cho tới mâm cỗ.
Sau khi cưới tiết kiệm được 200 triệu đồng, chúng tôi mạnh dạn đi coi nhà năm 2015, lúc đó mua căn nhà 60m2, 1 trệt 1 lầu hẻm xe hơi ngay trung tâm thị xã Thuận An nay là TP Thuận An hết 900 triệu đồng. Tôi mượn gia đình 200 triệu đồng, còn lại vay ngân hàng 500 triệu đồng.
Tôi trả góp 5 năm tới giờ đã trả xong nợ, giá nhà đã tăng lên hơn 2 tỷ. Thử nghĩ nếu vẫn bám Sài Gòn thì giờ chắc vẫn còn ở trọ".
Độc giả xinhquyen: "Tôi cũng đang ở Bình Dương và nhận thấy quyết định dời từ Sài Gòn về Bình Dương là quyết định sáng suốt. Mặc dù tôi ở Bình Dương nhưng nếu tính quãng đường đi từ chỗ ở tới trung tâm thì còn gần hơn đi từ Quận 9.
Ở Bình Dương cơ hội việc làm không thua Sài Gòn, nhà đất thì rộng rãi hơn Sài Gòn rất nhiều. Nếu ở Sài Gòn một miếng đất diện tích 120- 150m2 là hiếm thì ở Bình Dương là bình thường. Xây ngôi nhà phố trên miếng đất 120 m2 ở sẽ vô cùng thoải mái".
Với việc là một trong những "thủ phủ" công nghiệp của cả nước khi tính đến năm 2020, Bình Dương có 48 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000 ha, chiếm 1/4 diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam.
Kế hoạch của tỉnh là phát triển thêm 34 khu công nghiệp với tổng diện tích 14.790 ha. Như vậy, tiềm năng của Bình Dương trong tương lai là rất lớn, mở ra nhiều cơ hội để lập nghiệp.
Độc giả zonhera cho rằng về Bình Dương, không nhất thiết phải ở TP Thuận An hay TP Dĩ An: "Từ bỏ nhiều cơ hội, tôi từ quận 9 chuyển về Bình Dương từ năm 2017 và đã có nhà, cuộc sống ổn định và khá thoải mái. Các bạn không nhất thiết phải so sánh giá đất TP Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An để gây áp lực. Tôi thấy Bến Cát, Tân Uyên hiện nay tốc độ đô thị hóa khá cao, giá nhà đất còn rẻ, rất phù hợp cho các bạn khởi nghiệp.
Ở Bình Dương giao thông kết nối rất thuận tiện, các bạn dễ dàng di chuyển về Sài Gòn chưa đến 1h, không còn thấy cảnh 30 phút chỉ nhích được vài km như ở thành phố nữa".
Độc giả Lưu Luyến:
"Nhiều người nói sao không tiến lên trung tâm khu văn minh hơn lại đi về tỉnh. Thực sự gia đình chồng tôi và nhiều bạn bè của tôi đều tay trắng khởi nghiệp đều làm mướn ở trọ... sau 5 năm những ai ở Bình Dương đã bứt phá hơn hẳn có nhà cửa xe cộ hay ít ra mảnh đất dắt lưng.
Ở Sài Gòn vẫn vậy chỉ đủ ăn và chi tiêu là hết rồi. Ở đâu thấy có nhiều cơ hội việc làm, được ở thoải mái có cơ hội làm giàu nhanh hơn thì nên ở đó. Thực sự nhiều anh chị nhà Sài Gòn bao năm vẫn vậy vẫn chật chội và không có sửa chữa xây mới gì, còn Bình Dương cụ thể khu Mỹ Phước hàng quán nhà cửa ngày càng đông vui.
Nhiều người cố bám Sài Gòn vì nghĩ ai lại đi về tỉnh làm gì - mà không hay tỉnh nhiều chỗ văn minh phát triển và thoải mái vậy đâu".
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viếtkhông nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
0 notes
nghilucseo01 · 4 years ago
Text
Nắng chiếu bên kia đồi
Nắng chiếu bên kia đồi
Tumblr media
Truyện ngắn của BẢO HÒA   (Báo Quảng Ngãi)- Nếu những ký ức chẳng có gì là êm đềm, thì hãy biến nó thành động lực để ngày mai tốt đẹp hơn. Thanh từng suy nghĩ như vậy.   Miếng bắp nướng trong miệng Thanh bỗng trở nên nghẹn lại, khi người phụ nữ bán bắp chợt quát thật to:   –  Mày đi vô trong lột bắp cho tao.   Đứa nhỏ tầm 8, 9 tuổi mới đi học về, bỏ cặp xuống, chạy tới bao tải đựng bắp, ôm chừng chục trái thả xuống đất. Trái bắp to hơn bàn tay của nó, vỏ bắp lại dày, nó vội vàng nắm chặt lớp vỏ cố hết sức để bóc ra. Thằng nhỏ gồng tay định bẻ phần cùi bắp ra, thì bà mẹ giựt phăng trái bắp trên tay nó:   –  Mày ngu vừa phải thôi, làm lẹ lên để tao nướng.   –  Má nướng mấy trái kia đi, để đây con lột. Đứa nhỏ trả lời.   –  Mày ngu mà còn nói to, người ta mua 5, 6 trái bắp, đưa đây tao lột lẹ rồi nướng bán.   Cuộc đối thoại của hai mẹ con khiến Thanh thả trái bắp đang ăn giữa chừng xuống cái dĩa nhựa trên bàn. Nếu người ngoài nhìn vào chứng kiến cuộc nói chuyện chỉ toàn những lời to tiếng của người mẹ, kèm theo những lời cười cợt, đùa giỡn của những người hàng xóm xung quanh, “thôi cho nó nghỉ học về đi nướng bắp đi, mày nuôi nó chỉ tổ tốn cơm rồi sau này cũng giống thằng cha thôi”, có lẽ sẽ chẳng nghĩ đó là hai mẹ con. 
Tumblr media
  Thỉnh thoảng khi ghé qua đây mua bắp nướng, Thanh thấy thằng bé quẩn quanh bên xe bắp nướng của mẹ. Ba nó hiếm khi ra phụ vợ bán buôn. Xe bán bắp tại đầu hẻm của một xóm lao động nghèo, phần lớn họ làm nghề chạy ba gác, khiêng hàng thuê. Cuối giờ chiều, đàn ông lại tụ tập uống rượu. Còn những người phụ nữ dùng những đồng tiền lẻ nhàu nát để sơn móng tay, móng chân và nướng vào những trận bài bạc hơn là dành thời gian nấu những bữa cơm chiều cho gia đình. Những cuộc trò chuyện đính kèm những lời chửi thề là điều thường xuyên tại nơi này.   Người phụ nữ bán bắp có vẻ ngoài khắc khổ, khoác chiếc áo bạc thếch, ngồi quạt than liên tục để kịp nướng bắp bán cho người qua đường. Lúc đứng dậy trả tiền bắp nướng, chẳng hiểu sao Thanh buột miệng nói nhỏ với bà mẹ:   –  Nó không ngu mà chị chửi nó ngu hoài, nó ngu thiệt thì sao.   Bà mẹ đơ người ra trong giây lát nhìn Thanh. Giây phút ấy, Thanh không biết mình có nên xen vào cuộc nói chuyện của hai mẹ con chỉ thấy trong lòng chợt áy náy, thương thằng nhỏ phải chịu đựng những lời nói không hay từ mẹ nó.   *** Trên đường đi về, cuộc trò chuyện của hai mẹ con và lời nói của những người hàng xóm cứ khiến Thanh khó chịu, xốn xang trong lòng. Những ký ức chợt ùa về chực chờ như nước mắt Thanh cứ đợi có dịp òa ra để giải tỏa những cảm xúc đè nén lâu ngày. Mạnh mẽ đi qua bao tháng ngày, rốt cuộc Thanh cũng chỉ là cô gái yếu đuối, mỏng manh. Thanh dừng xe tại công viên gần nhà, nắng chiều vương trên hàng cây, xuyên qua những tán lá. Cô gái đưa tay ra hứng lấy, ánh nắng trôi tuột đi như trò chơi của Thanh những ngày còn nhỏ thiếu thốn.   Ngày ấy, chỉ cần mẹ con Thanh làm chậm điều gì, ba Thanh lại sẵn sàng xổ những tràng chửi to tiếng. Ly rượu ông rót sẵn, mồi chưa kịp bưng lên, ông đã la lối. Mâm cơm dọn ra, trong cơn say xỉn ông hất rơi loảng xoảng. Đôi khi, Thanh không hiểu tại sao mẹ có thể chịu đựng tính cách thất thường và sự nghiện rượu của ông suốt bao nhiêu năm qua. Những lúc ấy, Thanh lại nhìn về quả đồi trước nhà và ao ước mình sẽ vượt qua nó. Bên kia quả đồi là gì, cuộc sống có đổi thay và ấm êm hơn nơi Thanh đang ở. Thanh từng ao ước có lần mình lạc đường bên kia quả đồi để tránh khỏi những trận đòn say xỉn của cha. Thanh từng nghĩ cuộc sống nơi bản làng nhỏ khuất sau ngọn đồi là rào cản khiến nhiều người chỉ học đến cấp hai rồi ở nhà làm nương rẫy. Bản nhỏ hiu quạnh khiến những người đàn ông chỉ biết làm bạn với rượu. Những người chị gái họ của Thanh đã lần lượt nghỉ học, kết hôn, tiếp nối cuộc sống vốn dĩ đã trở thành bình thường như thế hệ những người bà, người mẹ nơi xóm nhỏ dưới chân đồi.   Mỗi buổi sáng đi học, nhìn mặt trời dần lên bên kia đồi, Thanh đặt ra quyết tâm mình phải tiếp tục học lên. Tiếp thêm nghị lực cho Thanh chính là ánh mắt tin tưởng của cô giáo chủ nhiệm khi Thanh bày tỏ muốn được vượt chặng đường xa băng qua quả đồi. Sáng hôm ấy, mẹ thức dậy sớm, nấu nồi xôi dẻo rồi gói lại. Mẹ siết tay thật chặt dặn dò Thanh, đi đi con, hãy học và lập nghiệp ở một nơi thật tốt hơn bản nhỏ đìu hiu này.   ***   Và giờ Thanh đã ở đây, nơi phố thị sau những năm tháng vừa học, vừa đi làm phụ quán cơm, cộng với số tiền học bổng nhà trường đã giúp cô nữ sinh ở vùng sâu vùng xa tiếp tục theo đuổi việc học. Thanh chỉ có một việc đó là nỗ lực không ngừng để tiến về phía trước. Những lúc nghĩ lại, cô gái mạnh mẽ hay mộng mơ vẫn chưa quên ngày mình cưỡi chiếc xe đạp băng qua quả đồi, xuống đường lớn để đón xe đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ không người thân thích. Hành trang của Thanh chỉ là túi đựng sách vở cùng vài bộ quần áo cất vào góc giường tại ký túc xá. Tốt nghiệp đại học, một công ty nhận Thanh vào làm việc thông qua sự giới thiệu của nhà trường. Thanh đảm nhận phụ trách dây chuyền sản xuất chính của công ty. Mỗi tháng ngoài tiết kiệm chút đỉnh cho mình, Thanh đều gửi tiền về cho ba mẹ.   Thanh thấy đứa nhỏ đang ngồi phụ mẹ dọn dẹp đống vỏ bắp. Sau cuộc trò chuyện hỏi han, Thanh biết đứa nhỏ mới chỉ học lớp 2, chậm một lớp so với độ tuổi vì ba mẹ nó chuyển chỗ trọ khắp nơi, nên việc học bị gián đoạn. Nhớ lại lời những người hàng xóm nói với đứa nhỏ, Thanh vội khuyên:   –  Này em, khi người ta nói em nghỉ học, thì em chỉ có một việc đó là cố gắng học thật giỏi.   Đứa nhỏ nhìn Thanh như chừng hiểu ý, nhưng rồi nó trả lời:   –  Ba nói cho em nghỉ học để sáng bưng bún bò. Tối đi phụ quán hủ tiếu, cũng đủ kiếm tiền ăn qua ngày. Ánh mắt trong trẻo, nhưng có phần già hơn tuổi của thằng bé cứ khiến Thanh dằn vặt mãi. Đứa nhỏ liệu lặp lại như ba mẹ nó, thiếu học, bám víu vào công việc bấp bênh, không có niềm tin vào ngày mai. Dù chẳng có mối quan hệ thân thích nào, Thanh chợt thương thằng bé như thương chính bản thân mình của ngày trước. Thanh chợt nghĩ hay là thời gian rảnh, mình chỉ cho thằng bé học bài, biết đâu mang đến niềm vui cho nó. Thanh lấy hết sự mạnh dạn đề nghị bà mẹ bán bắp nướng để mình kèm cho đứa nhỏ học. Bà mẹ tặc lưỡi khi thấy có người bỗng nhiên muốn “vác tù và hàng tổng”. Sau mỗi giờ đi làm về, Thanh ch�� cho thằng nhỏ ôn lại bài, học thêm bài mới. Chừng hiểu bài, thằng bé thích thú, yêu thích việc học. Mỗi giờ chiều, nó lại trông chờ chị Thanh đến dạy học. Thằng bé tiến bộ lên từng ngày. Những lời phê của cô giáo trên trường khiến Thanh cảm thấy vui lây với kết quả của đứa nhỏ.   Những ngày ngồi chỉ thằng nhỏ học bài, Thanh cảm thấy những cuộc trò chuyện của hai mẹ con đã bớt cộc cằn. Những người hàng xóm thay vì dò xét, chỉ trỏ như ban đầu giờ xúi con mang vở ra ngồi gần để sẵn tiện chị Thanh chỉ bài cho học. Cái bàn nhựa nhỏ trong góc dành cho khách đến ngồi ăn bắp nướng hiển nhiên trở thành bàn học vào mỗi chiều. Những đứa nhỏ ríu rít như bầy chim non vây quanh Thanh, hồn nhiên cười đùa sau giờ học giữa xóm lao động nghèo. Bỗng dưng những cuộc đàn đúm nhậu nhẹt, hút thuốc dần tránh xa để mấy đứa nhỏ học bài.   ***   Thanh xin nghỉ phép một tuần để trở về quê khi mẹ báo tin ba bị ốm. Hai mẹ con người bán bắp nướng nhất quyết đòi đi theo để về thăm nhà của Thanh. Chuyến xe rời khỏi phố thị, băng qua con đường xung quanh đồng lúa. Quả đồi phía xa dần hiện ra, đằng sau ấy là ngôi nhà Thanh từng lớn lên. Đứa nhỏ thoát ra khỏi không gian chật hẹp chen chúc tại xóm lao động nghèo ở phố thị thích thú, háo hức với cảnh đồng ruộng, cây cối. Còn Thanh chợt suy nghĩ về nơi mình từng chọn ra đi để đến với vùng đất mới. Điều bình thường của người này lại là điều thú vị đối với người kia. Trước đây, Thanh cứ nghĩ cuộc sống nghèo khó, quẩn quanh nơi xóm mình tại bởi quả đồi ngăn cách gây ra. Thế mà ngay chính giữa phố thị vẫn có những nơi bị “quả đồi” làm rào cản. Rốt cuộc chẳng phải những tia nắng lấp lánh phía xa cuốn Thanh về phía trước, mà chính những tia nắng trong lòng mới thực sự là động lực để Thanh mạnh mẽ hơn. Băng qua quả đồi, hay là chính Thanh đã băng qua những tư duy cũ kỹ lạc hậu nơi bản làng xa xôi để tìm con đường cho mình.   Ngôi nhà quen thuộc hiện ra trước mắt Thanh. Về già, ba Thanh lại dựa vào tấm lòng bao dung chăm sóc của mẹ Thanh, dù lúc trẻ không thể đếm hết những lần ông say xỉn, đánh mắng, la lối mẹ con Thanh vô cớ. Dáng vẻ ông hom hem gầy còm bởi ảnh hưởng của rượu tàn phá cơ thể. Biết Thanh về, ông ngồi trên ghế, ôm ngực đứng dậy, nhoẻn nụ cười chào con. Có lẽ cũng đã đến lúc Thanh mở lòng để quên đi những điều đã qua./.  
Nguồn: Baoquangngai.vn
0 notes
qdsmile · 4 years ago
Text
Nắng chiếu bên kia đồi
Source - https://xn---quangngai-az-olb.vn/nang-chieu-ben-kia-doi/
Tumblr media
Truyện ngắn của BẢO HÒA   (Báo Quảng Ngãi)- Nếu những ký ức chẳng có gì là êm đềm, thì hãy biến nó thành động lực để ngày mai tốt đẹp hơn. Thanh từng suy nghĩ như vậy.   Miếng bắp nướng trong miệng Thanh bỗng trở nên nghẹn lại, khi người phụ nữ bán bắp chợt quát thật to:   –  Mày đi vô trong lột bắp cho tao.   Đứa nhỏ tầm 8, 9 tuổi mới đi học về, bỏ cặp xuống, chạy tới bao tải đựng bắp, ôm chừng chục trái thả xuống đất. Trái bắp to hơn bàn tay của nó, vỏ bắp lại dày, nó vội vàng nắm chặt lớp vỏ cố hết sức để bóc ra. Thằng nhỏ gồng tay định bẻ phần cùi bắp ra, thì bà mẹ giựt phăng trái bắp trên tay nó:   –  Mày ngu vừa phải thôi, làm lẹ lên để tao nướng.   –  Má nướng mấy trái kia đi, để đây con lột. Đứa nhỏ trả lời.   –  Mày ngu mà còn nói to, người ta mua 5, 6 trái bắp, đưa đây tao lột lẹ rồi nướng bán.   Cuộc đối thoại của hai mẹ con khiến Thanh thả trái bắp đang ăn giữa chừng xuống cái dĩa nhựa trên bàn. Nếu người ngoài nhìn vào chứng kiến cuộc nói chuyện chỉ toàn những lời to tiếng của người mẹ, kèm theo những lời cười cợt, đùa giỡn của những người hàng xóm xung quanh, “thôi cho nó nghỉ học về đi nướng bắp đi, mày nuôi nó chỉ tổ tốn cơm rồi sau này cũng giống thằng cha thôi”, có lẽ sẽ chẳng nghĩ đó là hai mẹ con. 
Tumblr media
  Thỉnh thoảng khi ghé qua đây mua bắp nướng, Thanh thấy thằng bé quẩn quanh bên xe bắp nướng của mẹ. Ba nó hiếm khi ra phụ vợ bán buôn. Xe bán bắp tại đầu hẻm của một xóm lao động nghèo, phần lớn họ làm nghề chạy ba gác, khiêng hàng thuê. Cuối giờ chiều, đàn ông lại tụ tập uống rượu. Còn những người phụ nữ dùng những đồng tiền lẻ nhàu nát để sơn móng tay, móng chân và nướng vào những trận bài bạc hơn là dành thời gian nấu những bữa cơm chiều cho gia đình. Những cuộc trò chuyện đính kèm những lời chửi thề là điều thường xuyên tại nơi này.   Người phụ nữ bán bắp có vẻ ngoài khắc khổ, khoác chiếc áo bạc thếch, ngồi quạt than liên tục để kịp nướng bắp bán cho người qua đường. Lúc đứng dậy trả tiền bắp nướng, chẳng hiểu sao Thanh buột miệng nói nhỏ với bà mẹ:   –  Nó không ngu mà chị chửi nó ngu hoài, nó ngu thiệt thì sao.   Bà mẹ đơ người ra trong giây lát nhìn Thanh. Giây phút ấy, Thanh không biết mình có nên xen vào cuộc nói chuyện của hai mẹ con chỉ thấy trong lòng chợt áy náy, thương thằng nhỏ phải chịu đựng những lời nói không hay từ mẹ nó.   *** Trên đường đi về, cuộc trò chuyện của hai mẹ con và lời nói của những người hàng xóm cứ khiến Thanh khó chịu, xốn xang trong lòng. Những ký ức chợt ùa về chực chờ như nước mắt Thanh cứ đợi có dịp òa ra để giải tỏa những cảm xúc đè nén lâu ngày. Mạnh mẽ đi qua bao tháng ngày, rốt cuộc Thanh cũng chỉ là cô gái yếu đuối, mỏng manh. Thanh dừng xe tại công viên gần nhà, nắng chiều vương trên hàng cây, xuyên qua những tán lá. Cô gái đưa tay ra hứng lấy, ánh nắng trôi tuột đi như trò chơi của Thanh những ngày còn nhỏ thiếu thốn.   Ngày ấy, chỉ cần mẹ con Thanh làm chậm điều gì, ba Thanh lại sẵn sàng xổ những tràng chửi to tiếng. Ly rượu ông rót sẵn, mồi chưa kịp bưng lên, ông đã la lối. Mâm cơm dọn ra, trong cơn say xỉn ông hất rơi loảng xoảng. Đôi khi, Thanh không hiểu tại sao mẹ có thể chịu đựng tính cách thất thường và sự nghiện rượu của ông suốt bao nhiêu năm qua. Những lúc ấy, Thanh lại nhìn về quả đồi trước nhà và ao ước mình sẽ vượt qua nó. Bên kia quả đồi là gì, cuộc sống có đổi thay và ấm êm hơn nơi Thanh đang ở. Thanh từng ao ước có lần mình lạc đường bên kia quả đồi để tránh khỏi những trận đòn say xỉn của cha. Thanh từng nghĩ cuộc sống nơi bản làng nhỏ khuất sau ngọn đồi là rào cản khiến nhiều người chỉ học đến cấp hai rồi ở nhà làm nương rẫy. Bản nhỏ hiu quạnh khiến những người đàn ông chỉ biết làm bạn với rượu. Những người chị gái họ của Thanh đã lần lượt nghỉ học, kết hôn, tiếp nối cuộc sống vốn dĩ đã trở thành bình thường như thế hệ những người bà, người mẹ nơi xóm nhỏ dưới chân đồi.   Mỗi buổi sáng đi học, nhìn mặt trời dần lên bên kia đồi, Thanh đặt ra quyết tâm mình phải tiếp tục học lên. Tiếp thêm nghị lực cho Thanh chính là ánh mắt tin tưởng của cô giáo chủ nhiệm khi Thanh bày tỏ muốn được vượt chặng đường xa băng qua quả đồi. Sáng hôm ấy, mẹ thức dậy sớm, nấu nồi xôi dẻo rồi gói lại. Mẹ siết tay thật chặt dặn dò Thanh, đi đi con, hãy học và lập nghiệp ở một nơi thật tốt hơn bản nhỏ đìu hiu này.   ***   Và giờ Thanh đã ở đây, nơi phố thị sau những năm tháng vừa học, vừa đi làm phụ quán cơm, cộng với số tiền học bổng nhà trường đã giúp cô nữ sinh ở vùng sâu vùng xa tiếp tục theo đuổi việc học. Thanh chỉ có một việc đó là nỗ lực không ngừng để tiến về phía trước. Những lúc nghĩ lại, cô gái mạnh mẽ hay mộng mơ vẫn chưa quên ngày mình cưỡi chiếc xe đạp băng qua quả đồi, xuống đường lớn để đón xe đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ không người thân thích. Hành trang của Thanh chỉ là túi đựng sách vở cùng vài bộ quần áo cất vào góc giường tại ký túc xá. Tốt nghiệp đại học, một công ty nhận Thanh vào làm việc thông qua sự giới thiệu của nhà trường. Thanh đảm nhận phụ trách dây chuyền sản xuất chính của công ty. Mỗi tháng ngoài tiết kiệm chút đỉnh cho mình, Thanh đều gửi tiền về cho ba mẹ.   Thanh thấy đứa nhỏ đang ngồi phụ mẹ dọn dẹp đống vỏ bắp. Sau cuộc trò chuyện hỏi han, Thanh biết đứa nhỏ mới chỉ học lớp 2, chậm một lớp so với độ tuổi vì ba mẹ nó chuyển chỗ trọ khắp nơi, nên việc học bị gián đoạn. Nhớ lại lời những người hàng xóm nói với đứa nhỏ, Thanh vội khuyên:   –  Này em, khi người ta nói em nghỉ học, thì em chỉ có một việc đó là cố gắng học thật giỏi.   Đứa nhỏ nhìn Thanh như chừng hiểu ý, nhưng rồi nó trả lời:   –  Ba nói cho em nghỉ học để sáng bưng bún bò. Tối đi phụ quán hủ tiếu, cũng đủ kiếm tiền ăn qua ngày. Ánh mắt trong trẻo, nhưng có phần già hơn tuổi của thằng bé cứ khiến Thanh dằn vặt mãi. Đứa nhỏ liệu lặp lại như ba mẹ nó, thiếu học, bám víu vào công việc bấp bênh, không có niềm tin vào ngày mai. Dù chẳng có mối quan hệ thân thích nào, Thanh chợt thương thằng bé như thương chính bản thân mình của ngày trước. Thanh chợt nghĩ hay là thời gian rảnh, mình chỉ cho thằng bé học bài, biết đâu mang đến niềm vui cho nó. Thanh lấy hết sự mạnh dạn đề nghị bà mẹ bán bắp nướng để mình kèm cho đứa nhỏ học. Bà mẹ tặc lưỡi khi thấy có người bỗng nhiên muốn “vác tù và hàng tổng”. Sau mỗi giờ đi làm về, Thanh chỉ cho thằng nhỏ ôn lại bài, học thêm bài mới. Chừng hiểu bài, thằng bé thích thú, yêu thích việc học. Mỗi giờ chiều, nó lại trông chờ chị Thanh đến dạy học. Thằng bé tiến bộ lên từng ngày. Những lời phê của cô giáo trên trường khiến Thanh cảm thấy vui lây với kết quả của đứa nhỏ.   Những ngày ngồi chỉ thằng nhỏ học bài, Thanh cảm thấy những cuộc trò chuyện của hai mẹ con đã bớt cộc cằn. Những người hàng xóm thay vì dò xét, chỉ trỏ như ban đầu giờ xúi con mang vở ra ngồi gần để sẵn tiện chị Thanh chỉ bài cho học. Cái bàn nhựa nhỏ trong góc dành cho khách đến ngồi ăn bắp nướng hiển nhiên trở thành bàn học vào mỗi chiều. Những đứa nhỏ ríu rít như bầy chim non vây quanh Thanh, hồn nhiên cười đùa sau giờ học giữa xóm lao động nghèo. Bỗng dưng những cuộc đàn đúm nhậu nhẹt, hút thuốc dần tránh xa để mấy đứa nhỏ học bài.   ***   Thanh xin nghỉ phép một tuần để trở về quê khi mẹ báo tin ba bị ốm. Hai mẹ con người bán bắp nướng nhất quyết đòi đi theo để về thăm nhà của Thanh. Chuyến xe rời khỏi phố thị, băng qua con đường xung quanh đồng lúa. Quả đồi phía xa dần hiện ra, đằng sau ấy là ngôi nhà Thanh từng lớn lên. Đứa nhỏ thoát ra khỏi không gian chật hẹp chen chúc tại xóm lao động nghèo ở phố thị thích thú, háo hức với cảnh đồng ruộng, cây cối. Còn Thanh chợt suy nghĩ về nơi mình từng chọn ra đi để đến với vùng đất mới. Điều bình thường của người n��y lại là điều thú vị đối với người kia. Trước đây, Thanh cứ nghĩ cuộc sống nghèo khó, quẩn quanh nơi xóm mình tại bởi quả đồi ngăn cách gây ra. Thế mà ngay chính giữa phố thị vẫn có những nơi bị “quả đồi” làm rào cản. Rốt cuộc chẳng phải những tia nắng lấp lánh phía xa cuốn Thanh về phía trước, mà chính những tia nắng trong lòng mới thực sự là động lực để Thanh mạnh mẽ hơn. Băng qua quả đồi, hay là chính Thanh đã băng qua những tư duy cũ kỹ lạc hậu nơi bản làng xa xôi để tìm con đường cho mình.   Ngôi nhà quen thuộc hiện ra trước mắt Thanh. Về già, ba Thanh lại dựa vào tấm lòng bao dung chăm sóc của mẹ Thanh, dù lúc trẻ không thể đếm hết những lần ông say xỉn, đánh mắng, la lối mẹ con Thanh vô cớ. Dáng vẻ ông hom hem gầy còm bởi ảnh hưởng của rượu tàn phá cơ thể. Biết Thanh về, ông ngồi trên ghế, ôm ngực đứng dậy, nhoẻn nụ cười chào con. Có lẽ cũng đã đến lúc Thanh mở lòng để quên đi những điều đã qua./.  
Nguồn: Baoquangngai.vn
0 notes
giaitritonghop123 · 4 years ago
Text
Hai vợ chồng ở nhà thuê phát cơm miễn phí
Tumblr media
Đồng ThápKhông có đất đai, phải ở nhà thuê, nhưng vợ chồng ông Lâm Văn Sáng, 48 tuổi, phường 1, TP Cao Lãnh, vẫn miệt mài với công việc thiện nguyện.
Tumblr media
Bà Ngô Ngọc Thảo đưa cơm cho người nghèo khó. Ảnh: Phúc Điền
Trưa giữa tháng 5, thoáng thấy chiếc lưng còng của ông Huỳnh Văn Ngôn làm nghề nhặt ve chai, vợ ông Sáng - bà Ngô Ngọc Thảo (43 tuổi) liền bới cơm và thức ăn vào hai hộp để sẵn. Cụ ông vừa bước đến, bà hỏi han đôi câu về công việc rồi mở chiếc giỏ của ông để hai phần cơm vào ngay ngắn.
Ông Ngôn cho biết hàng ngày đều đến đây lấy cơm trưa từ thiện. "Cơm ở đây ngon lắm. Chú thiếm có tấm lòng thơm thảo với người khó khăn là rất quý", ông nói. Cụ ông vừa cám ơn vừa cười thật tươi rồi hòa vào dòng người và xe cộ tiếp tục mưu sinh.
Nép mình bên cầu Kênh Cụt, gian nhà mái tôn với biển hiệu "Cơm từ thiện, quần áo từ thiện" của vợ chồng ông Sáng trở thành nơi lui tới mỗi ngày của nhiều cô bác bán vé số, người làm thuê khó khăn.
Hàng ngày, hai vợ chồng ông Sáng chẳng ai bảo ai, miệt mài các phần việc của mình. Chiều chiều ông chạy quanh chợ Cao Lãnh nhận các phần rau, củ quả của tiểu thương cho. Hôm nào dư dả nguồn thực phẩm quyên góp ông liên hệ những nơi nấu cơm từ thiện khác để san sẻ.
Còn vợ ông từ sáng sớm đã thức dậy nấu cơm, chế biến thực phẩm. Khoảng 10h công việc hoàn tất, quán ăn cũng đã dọn dẹp sạch sẽ, từng lượt người lao động, người khó khăn sẽ đến nhận bữa trưa.
Quê ở Cần Thơ, không đất đai, hơn 10 năm trước, vợ chồng ông dắt ba con sang Đồng Tháp ở trọ, làm thuê. Những nằm đầu lang bạt xứ người, họ bươn chải lo cho ba con học hành. Lắm lúc thiếu trước hụt sau, túng quẫn, vợ chồng ông nhận được những phần gạo của các mạnh thường quân. Từ chính cảnh nghèo khó của bản thân, ông Sáng nung nấu ý định làm việc thiện của mình khi có điều kiện.
Ông Sáng nhớ như in ngày 1/7 cách đây 5 năm. Ông gọi hết vợ và các con quây quần bên mâm cơm rồi chia sẻ nguyện ước làm từ thiện của bản thân. Thời gian ấy gia đình chỉ vừa thoát khỏi cảnh nghèo túng, việc thuê sân bóng kinh doanh của ông cũng đi vào ổn định chưa lâu. Dẫu vậy cả gia đình đều gật đầu đồng lòng.
Ban đầu họ nấu một nồi cơm nhỏ chừng 5 lít gạo, các món ăn chay. Ông Sáng mang các hộp cơm đến các chợ, những con đường hay tập trung người bán vé số, người cơ nhỡ, các công trình có nhiều thợ hồ, bốc vác.
Việc làm của vợ chồng ông ban đầu nhận được ánh mắt nghi ngại của nhiều người, thậm chí có người còn chửi ông "khùng". Vì vợ chồng ông cũng chẳng giàu có, dư dả gì, cớ sao lại rộng lòng giúp đỡ người nghèo khó. Sau đó, cứ thấy ông làm việc thiện năm này sang năm khác mà chẳng thấy vụ lợi gì cho bản thân, cộng đồng dần khâm phục rồi cảm mến. Đến nay đã có nhiều người có tấm lòng thiện nguyện xin phụ ông bà một tay. Quy tụ được nhiều người, việc phát cơm cũng được mở rộng từ vài chục hộp ban đầu lên vài trăm hộp mỗi ngày.
Nhận thấy việc mang đến nơi không phải giải pháp lâu dài, vợ chồng ông quyết định thuê mặt bằng mở quán cơm từ thiện, chỉ dành một khoảnh nhỏ làm nơi sinh hoạt của gia đình. Tiền thuê nhà 3,5 triệu đồng, điện nước được vợ chồng ông tiện tặn từ việc buôn bán nước giải khát, rửa xe.
Được nhiều người ngợi khen ông Sáng cười bảo chẳng có gì to tát. "Vợ chồng tui bỏ cái tâm ra làm, sau đó cô bác cùng chí hướng phụ giúp. Người cho củi, người cho rau, củ quả, tàu hủ, người một tay, một chân giúp sức chứ một mình vợ chồng tui không làm được đâu", ông nói.
Nhưng để bếp ăn đỏ lửa mỗi ngày họ đã phải vượt qua không ít thử thách. Từ những lời gièm pha, bóng gió, đến việc kinh doanh sân bóng của ông bỗng dưng khó khăn, phải nghỉ. Không có nguồn tiền xoay xở ông bà vẫn quyết tâm không bỏ cuộc. "Tui nguyện ơn trên, cho vợ chồng tui sức khỏe, sẽ dốc hết mình để làm thiện nguyện. Có bao nhiêu, tui làm bấy nhiêu. Chứ đợi lúc mình giàu có, no đủ thì biết khi nào mới được như ý nguyện", vợ ông Sáng nói.
Có một điều đặc biệt ở quán cơm từ thiện của ông Sáng là không hề có thùng tiền quyên góp. Ông quan niệm phát cơm miễn phí mà để thùng tiền quyên góp có khác nào hình thức kinh doanh và sẽ làm những người đến lấy ngại ngần.
Từ ngày Covid-19 diễn biến phức tạp quán cơm của ông Sáng chuyển sang biếu mang đi, không phục vụ tại chỗ. Sự thay đổi của ông Sáng hoàn toàn tự giác chứ không để chính quyền địa phương nhắc nhở. Ông bảo làm thiện nguyện thì càng phải thể hiện trách nhiệm phòng chống dịch với cộng đồng.
Tumblr media
Ngoài cơm, quần áo từ thiện ông Sáng còn để một thùng nước chai miễn phí cho người đi đường uống. Ảnh: Phúc Điền
Cuối năm 2020, vợ chồng ông đã nhận được thư khen của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan (nay là Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). "Tôi vui mừng được biết ông Lâm Văn Sáng là tấm gương trong hoạt động thiện nguyện, đóng góp, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống... Thay mặt Ban thường vụ Tỉnh ủy và tình cảm cá nhân tôi biểu dương những việc làm ý nghĩa của ông đối với công tác an sinh xã hội địa phương", thư viết.
Ông Sáng nói bản thân không đụng đến cà phê, rượu bia, hay thuốc lá. Cuộc sống ông khá giản dị, ngày làm việc đến 18h sẽ đóng cửa để cả gia đình nghỉ ngơi. Không muộn phiền, không tính thiệt hơn với đời, với ông càng cho đi thì ông càng thấy mình hạnh phúc. "Cuộc đời biết đủ là đủ cô ơi", ông nói.
Phúc Điền
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/3yhqrX8 via IFTTT
0 notes
imoim36news · 2 years ago
Text
Tumblr media
Túng thiếu thư chi đơn vị những đứa trẻ, hay Xuyên suốt nơi làm việc Chi đơn vị Đảng KCN Đông Nam (thị trấn Củ Chi, TP TP HCM), Túng thiếu thư Chi đơn vị Nguyễn Trọng Nhân (SN 1984) liên tục tiếp đảng viên, nhân viên (công nhân) bao gồm đề nghị liên quan đến giấy tờ thủ tục sự kiện Đảng xuyên suốt doanh chuyên nghiệp (Doanh Nghiệp), hỏi liên quan đến nhiều tập trung vào chủ đề đến trường trung học và họ sẽ làm đáp ứng với gương Bác bỏ, đánh giá tình hình dư luận xã hội xuyên suốt sức mạnh…Vừa họ sẽ làm vừa đến trường trung họcXuất thân điều đó là công nhân thẳng cung cấp, phù hợp với loài kiến kêu xây dựng ở giữa việc họ sẽ làm cảm thấy xấu hổ khi, anh Nhân thường gần gũi chú ý tới, chỉ là cơ sở giáo dục và chọn nhiều vấn chủ đề lần lượt từng người tìm hiểu cách thực hiện sẽ nhanh chóng, Gọn gàng.Túng thiếu thư chi đơn vị Nguyễn Trọng Nhân (thân) giáo dục đảng viên đến trường trung học tập nhiều tập trung vào chủ đềQuê sinh sống Tiền Giang, nghèo cần phải vừa đến trường trung học vượt qua trung học phổ thông, Nhân thuộc trong số nhiều người anh tuy nhiên sinh thu hút họ sẽ làm công nhân xuyên suốt Tổ chức Trách Nhiệm Hữu Hạn Nidec Tosok (KCX Tân Thuận, Q7, TP TP HCM). Lương công nhân cùng bổ sung họ sẽ làm tăng ca cũng có thể đầy đủ đầu tư, thuê nhà trọ tuy nhiên anh suy nghĩ không lẽ đời sống cứ quẩn vòng quanh thế trong lúc này, một trong đó cần phải họ sẽ làm điều điều gì cái không khí bí ẩn trước 100% tác động lớn.Nghĩ điều đó là họ sẽ làm, 12 tháng 2005, Nhân thi thu hút đại đến trường trung học. Ngày cho đi một cách tự do họ sẽ làm, tối anh bao gồm lớp. Tan ca, Nhân điên cuồng ăn vội ổ bánh mỳ để có thể kịp chạy bao gồm lớp đến trường trung học. Nhiều Khi thừa vội, anh bao gồm lớp phù hợp với không. Kẹt ô tô, sương vết mờ do bụi không ngăn có ý nghĩa người đàn ông những đứa trẻ ham đến trường trung học.Bởi vì cho đi một cách tự do đến trường trung học cần phải không có khả năng tăng ca, lần Nhân bị chuyền trưởng...
0 notes