#Thiền trong từng cử động
Explore tagged Tumblr posts
banmaihong · 6 months ago
Text
Sống thiền không chỉ là việc ngồi im lặng trên bồ đoàn tọa cụ - Thầy Pháp Nhật
Khi ta nâng tách trà, đó không chỉ là hành động đơn giản của việc uống trà, mà là một trải nghiệm tương tác với vị đắng nhẹ của lá trà, hương thơm dịu nhẹ nâng niu từng giọt trà, và sự yên bình trong từng giây phút thong thả. Mỗi cử động nâng tách, đổ nước, và uống trà đều trở thành một nghi lễ, một dịp để tận hưởng sự hiện diện, và biết ơn. Continue reading Sống thiền không chỉ là việc ngồi im…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
reallicy2510 · 2 years ago
Text
Đi để biết mình chẳng bằng ai
Khởi đầu năm mới bằng một chuyến đi trải nghiệm đong đầy ý nghĩa và an lạc. Gặp những con người mới, chiêm nghiệm những điều mới mẻ mà có lẽ suốt 20 năm cuộc đời chưa từng biết tới...
Tại sao mình lại nói đây là chuyến đi khiến mình nhận ra giữa cuộc sống này “Mình chẳng bằng ai"?
“Bằng” ở đây không phải chỉ sự so sánh về nhan sắc, tiền bạc hay năng lực và tài năng. Bằng ở đây chính là bằng cái TÂM. Có lẽ chúng ta đều hiểu rất rõ về ý nghĩa của chữ TÂM nhưng dường như chẳng ai có thể đong đếm hay định lượng về nó. Nhất là việc chỉ ngang qua một người hay gặp gỡ thông thường thì làm sao có thể thấy được cái tâm của đối phương nó như thế nào.
Mình v��n luôn nhận thấy bản thân là người sống rất tình cảm, mình không ngại việc thể hiện tình cảm với những người mình chân trọng, yêu thương. Thậm chí mình hay tự ngầm so sánh mình với những người xung quanh và tự nhận thấy bản thân sâu sắc và tràn trề tình yêu thuơng hơn họ. Vậy mà khi lên đến Thiền viện trúc lâm, mình đã nhận ra mình chẳng bằng ai cả. Cái tâm của mình nó nông cạn vô cùng, làm sao mà so sánh được với những người đang ở trước mắt mình, những người mang trái tim ấp áp, tình yêu thương và lòng hiếu thảo không thể diễn tả hết qua lời nói. Những dòng nhắn nhủ ẩn danh “Con mong bà nội sẽ sống thật lâu mạnh khỏe, bà phải sống đến khi con lấy vợ bà nhé!", "Cầu cho những em bé đỏ hỏn đã mất của mẹ con được siêu thoát và tái sinh trong một cơ thể xinh đẹp và khoẻ mạnh", "Con mong em trai con năm mới sẽ ngoan ngoãn và nghe lời mẹ" đã khiến mình lần đầu cảm nhận được tình yêu thương của những người lạ dù nó không dành cho mình. Thật là thiêng liêng và đáng nể bởi mình nhận thấy bản thân chưa từng dành tình yêu thương lớn cho bất kì ai dù là người thân yêu. Phải chăng, à không chắc chắn là mình đã sống quá ích kỷ, dù có bao biện thế nào thì thực ra mình đã nuôi dưỡng sự ích kỉ cùng khả năng bao biện cho bản thân rất tốt trong suốt bao năm qua.
Tình yêu thương có một sức mạnh rất lớn nhưng không phải ai cũng có khả năng để sử dụng sức mạnh ấy. Người có tính yêu thương dành trao thì người được yêu thương lại chẳng thể cảm thấu, người lại sống và yêu mình hơn yêu người, người lại hờ hững chẳng yêu mình cũng chẳng yêu người. Theo mình hiểu và cũng là ý hiểu của mình theo lời dạy của Phật, thì việc yêu bản thân và sống với bản ngã của mình chính là rào cản lớn nhất trong con đường tìm về với bản chất vốn có của con người. Những cái nguyên sơ và những thứ nằm sâu nhất trong tâm hồn mỗi người mang vẻ đẹp và ý nghĩa rất lớn - tự mình không thể gọi tên. Nhưng chắc chắn đa phần loài người sẽ không thể tìm về được bản chất ấy bởi mọi người vẫn nghĩ hạnh phúc là đích đến chứ không hiểu được rằng hạnh phúc chỉ là hành trình để ta đi đến các đích của cuộc đời, của giá trị khi được sinh ra là một con người.
Cuộc đời vô thường có nghĩa là không bình thường bởi vì nó luôn biến động theo không gian và thời gian ngay cả với những chi tiết nhỏ nhất. Ví dụ như từng cử chỉ của tay chân, thời tiết, hay thậm chí là hơi thở. Vậy nên điều quan trọng nhất là chánh niệm - tập trung vào thực tại nhất có thể. Nhưng không đồng nghĩa với việc mình không có sự tính toán và kế hoạch cho tương lai và nhìn nhận quá khứ ( thầy Phó chủ trì dặn ). 
“- Phải biết mình sinh ra để làm gì?
- Để kiếm tiền à? Thế mình có làm ra tiền được nhiều bằng cái máy in tiền không?”
Một số điều mình nhận ra: 
Không phải ai đi tu cũng là từng khổ, chỉ là họ nhận ra được lý tưởng của bản thân và nơi họ thật sự thuộc về. Trong đạo phật chữ Hiếu rất được coi trọng, nhưng nhiều người nghĩ sư không làm trọn chữ hiếu bởi vì không thể ở bên chăm sóc hay cũng cấp vật chất cho cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế những người tu hành lại là những người làm trọn chữ hiếu nhất “nhà có người đi tu thì bảy đời người nhà khi mất đều được thăng thiên" - không bị giáng địa ngục, không thành quỷ, ma. Việc tu hành không hẳn cho bản thân mà còn cho cả cha mẹ, chúng sinh. Hiện nay, người có tiền thì cho cha mẹ vật chất đầy đủ hưởng thụ đi du lịch sang trọng, ăn sơn hào hải vị nhưng lại không tích đức với đời và cũng là gián tiếp để cha mẹ phạm tội sát sinh, gián tiếp để cha mẹ xuống địa ngục và không được hoá kiếp làm người. Người có tài cho cha mẹ, dòng họ vẻ vang bằng tai tiếng. Người tu hành lại cho cha mẹ có cơ hội làm người vào kiếp sau, khi chết được lên trời thay vì vất vưởng và thành ma quỷ.
Tâm bình thường là đạo. 
5 notes · View notes
phantranghy-blog · 11 months ago
Text
Có một Phạm Duy như thế
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Có một Phạm Duy như thế
      Gia tài âm nhạc của Phạm Duy để lại cho đời quả là đồ sộ. Nhiều lần, tôi có trao đổi với một số thân hữu, nhiều người đều khẳng định Phạm Duy là một trong những nhạc sĩ đóng góp lớn vào nền âm nhạc nước nhà. Phạm Duy cũng đã tự bạch là âm nhạc của ông có nhiều đề tài, chủ đề như Hương ca, Bé ca, Tình ca, Đạo ca, Tục ca, Rong ca, Thiền ca… Khi nghe những bài hát theo từng chủ đề, đề tài ấy, trong tôi chợt lóe lên là hiển hiện một Phạm Duy với nhiều cung bậc khác nhau của cuộc đời.
      Nghe và đọc ca từ trong các tác phẩm âm nhạc của Phạm Duy, tôi lại gặp một Phạm Duy thể hiện rõ tính cách có đủ 3 yếu tố Cái Nó - Bản năng có người gọi là Tự ngã (The Id), Cái Tôi – Bản Ngã (The Ego) và Siêu Tôi - Siêu Ngã (The Superego).
      Cái Nó (có người gọi là Tự ngã) – Bản năng (The Id) trong lời nhạc Phạm Duy
      Theo Sigmund Freud, Cái Nó chính là nguồn cung cấp libido và chi phối suốt cuộc đời con người.
      Không chỉ Phạm Duy mà bất cứ ai cũng đều có libido. Mỗi người thể hiện libido bằng hình thức của riêng mình. Có người, thể hiện bằng tranh tượng; có người thể hiện bằng động tác, cử chỉ, lời nói; có người dùng âm thanh. Riêng Phạm Duy, theo tôi, libido của ông được phô bày bằng giai điệu và ca từ âm nhạc. 10 bài Tục Ca như thể hiện một phần Cái Nó của ông.
      Nghe 10 bài Tục ca, hình ảnh đầu tiên mà người nghe cảm nhận là hình ảnh sinh thực khí, các bộ phận trên cơ thể con người, kể cả chuyện giao hoan được Phạm Duy đưa vào âm nhạc,     
      Hình ảnh sinh thực khí nữ thành lời ca, quả là điều độc, lạ trong âm nhạc. Thực ra, trong văn học dân gian, hình ảnh này đã có trong ca dao, tục ngữ hoặc truyện cười, kể cả trong văn học đương đại cũng có. Còn trong tân nhạc Việt Nam hình ảnh này quả là “sốc” với người nghe như Tục ca số 2, số7,  số10.
      Hoặc các bộ phận trên cơ thể con người như đầu, chân, vú, tóc, răng,… mang dục tính cũng thành lời ca. Lời ca ấy khơi dục bằng âm thanh, hình sắc như trong các bài Tục ca số 3 – Gái Lội Qua Khe (thơ Bùi Giáng), Tục ca số 6 – Mạo Hóa.
      Ngoài ra, chuyện giao hoan cũng đi vào lời ca như chuyện cợt đùa. Chuyện giao hoan thành lời cho âm nhạc quả là độc. như tục ca số 5 – Khỉ Đột  (phóng tác Le Gorille của Georges Brassens), hoặc Tục ca số 4 – Úm Ba La Ba Ta Cùng Khỏi.
      Theo Freud thì Cái Nó là gốc rễ của mọi nguồn năng lượng tinh thần, khiến nó trở thành thành phần chính của tính cách. Chính vì thế, Cái Nó, cái libido thành lời ca đâu chỉ là chuyện vui mà nó là phần đời của Phạm Duy.
      10 bài Tục ca tuy thể hiện Cái Nó - Bản năng (có người gọi là Tự Ngã), nhưng qua đó ta thấy được một Phạm Duy sống thực với chính mình, sống hết mình với thất tình, lục dục ở chốn nhân gian.
Siêu Tôi – Siêu Ngã (The Superego) trong lời nhạc Phạm Duy
      Tiếp đến, tôi xin đề cập đến Siêu Tôi – Siêu Ngã (The Superego) trong một số bài nhạc của ông. Theo tôi, những chương khúc viết về Đạo ca, Thiền ca và trường ca Hàn Mặc Tử có lời chuyển tải được cái Siêu Tôi.
      Trước tiên là chương khúc Đạo ca. 10 bài Đạo ca là sự đồng cảm, tương tri, tương ngộ giữa nhạc sĩ Phạm Duy và tu sĩ Phạm Thiên Thư. Lời của Phạm Thiên Thư hòa vào trong giai điệu, âm thanh của nhạc Phạm Duy ngợi ca cái Siêu Tôi.
      Cái Siêu Tôi ở đây chính là sự ngợi ca chân lý của đời sống tinh thần, ngợi ca sự ngưỡng vọng thế giới tâm linh. Đối với người Việt, cụ thể, đó là ngợi ca về tiếng chuông chùa, ngợi ca lời kinh Phật. Tiếng chuông chùa, lời kinh Phật làm bừng thức tâm linh, xoa dịu nỗi đau khổ của chúng sinh, đem thái bình cho thế gian, đem an vui cho nhân loại:
          Bóng đêm qua rồi, bóng đêm qua rồi
          Tiếng chuông vang hồi, tiếng chuông vang hồi
          Thấy trong nhân loại tiếng chuông vang hồi
          Ngọt lành thơm mát, từng giọt chuông rơi.
          Nụ hoa đang ngủ, giấc êm giữa nội
          Giọt sương trên lá đón đưa ánh trời
          Để cho con suối vươn vai trở mình
          Chùa rêu lơ lửng giữa lưng núi mờ
          Đại hồng, chuông lớn đã khua tiếng ròn
          Nụ cười yên tĩnh ngát hương khói trầm
          Lời kinh cao ngất A Di Đà Phật
          Ngọt lành thơm mát, từng giọt chuông vang…
                  (Đạo ca 8 – Giọt Chuông Cam Lồ)
      Theo Sigmund Freud, Siêu Tôi là một phần trong tính cách nắm giữ tất cả những tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng mà con người tiếp nhận từ cả cha mẹ và xã hội – nó chính là cảm nhận của con người về cái đúng sai trong cuộc sống. Chẳng hạn, mẹ thương yêu con là điều đúng, là lẽ đạo hợp với tự nhiên, tạo hóa. Mẹ luôn che chở, thương yêu, hy sinh vì con là chuyện thường tình của con người. Dẫu thường tình, nhưng tình yêu ấy là vĩ đại. Phạm Duy và Phạm Thiên Thư đã kể chuyện bằng âm nhạc về một bà Mẹ, đi tìm con khắp chốn, tìm con cả bốn mùa. Thế rồi, Mẹ chết đi hóa thành Mẹ chung của nhân loại. Chính tình yêu thương con vô bờ bến đã biến tình yêu của Mẹ ôm cả trần gian. Mẹ là Quán Thế Âm chốn bụi trần:
          Thế rồi, một hôm Mẹ chết, hơi Mẹ trong trời chưa hết
          Ôm cả trần gian đầy vơi, nhân loại đeo tang người
          Tim Mẹ thành ra trùng dương, máu Mẹ thành sông thành nước
          Ôi đời trầm luân, Mẹ thương, chiếu ánh sáng từ quang.
          Bây giờ Mẹ đã thành mơ, hơi Mẹ hóa thành hơi gió
          Bốn mùa ngồi nghe mọi nơi, tiếng Mẹ ru bồi hồi
          Xưa là Mẹ đi tìm con, tiếng Mẹ ru buồn khắp chốn
          Bây giờ hiện thân Mẹ chung, tiếng Mẹ hát ru dịu dàng
          Tiếng Mẹ hát ru dịu dàng
          Tiếng Mẹ hát ru dịu dàng.
                  (Đạo ca 4 – Quán Thế Âm)
      Tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng còn thể hiện ở sự hướng thiện, hướng về chân lý, hướng về cái đẹp vĩnh hằng. Sự hướng đến chân thiện mỹ trở thành nhu cầu tâm linh, nhu cầu của sự thức tỉnh để lột xác, hóa thân của từng chủ thể để đạt đến cõi an lạc. Chỉ có thái độ, hành xử bình đẳng, trân trọng sự sinh hóa với muôn loài mới có thể đạt đến cảnh giới an lạc, mới thấy tâm bình yên giữa nơi chốn luân hồi:
          Tâm là đảo quý giữa biển luân hồi
          Thần thánh đi rồi, chỉ có lòng thôi
          Hiện hữu đây rồi, không ý không lời
          Tôi không là Tôi, Người không là Người
          Mười phương mây nổi như cánh hoa trôi
          Như sóng ra khơi, như hơi gió thổi
          Như mây xa vời, như bóng hạc trời
          Tôi không là Tôi, Người không là Người.
                  (Đạo ca 9 – Chắp Tay Hoa)
      Tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng cũng được thể hiện ở lòng nhân ái. Đã là Người, thì lòng nhân ái cũng là điều giúp con người trở thành Người đúng nghĩa. Tục ngữ Việt Nam có câu “Thương người như thể thương thân”. Đó cũng là ý nguyện lớn đâu chỉ cho riêng ai. Thử tưởng tượng cảnh đời như thế nào khi có ý nguyện ấy được cất lên bằng lời ca tự cõi lòng:
          Thương người như thương thân! Thương người như thương mình!
          Thương người như thương thân! Thương người như thương mình!
          Thương người như thương thân!
                  (Đạo ca 2 – Đại Nguyện)
      Ngoài ra còn các bài Đạo ca 1 – Pháp Thân, Đạo ca 3 – Chàng Dũng Sĩ Và Con Ngựa Vàng, Đạo ca 5 – Một Cành Mai, Đạo ca 6 – Lời Ru, Bú Mớm, Nâng Niu, Đạo ca 7 – Qua Suối Mây Hồng, Đạo ca 10 – Tâm Xuân cũng hướng đến cái siêu nhiên, sự thương yêu mầu nhiệm, sự hiến dâng cho tha nhân… Điều đó, cho thấy Phạm Duy và Phạm Thiên Thư phần nào hướng đến tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng.
      10 bài Đạo ca, theo tôi là sự hiệp thông của Phạm Thiên Thư, Phạm Duy cùng muôn vật, muôn loài; là sự hướng đến Đại Ngã vô cùng. Đó cũng là những gì trong con người Phạm Duy, Phạm Thiên Thư chứa cái Siêu Tôi – Siêu Ngã (The Superego) muốn hòa cùng Đại Ngã. Thật là quý khi âm nhạc Việt có chương khúc như vậy.
      Ngoài Đạo ca, chương khúc Thiền ca gồm có 10 bài cũng hướng đến lý tưởng và tiêu chuẩn đạo đức. Trong Thiền ca, tiêu chuẩn đạo đức lý tưởng ấy hiện rõ trong quy luật nhân quả. Đây là quy luật hầu hết mọi vật, mọi chúng sinh được (bị) chi phối. Mọi thứ đều được (bị) cuốn vào vòng tử sinh luân hồi, kể cả lời hứa:
          Tròn như lời hứa chung tình
          Chưa tròn nhân quả tái sinh còn nhiều.
                  (Thiền ca 10 – Nhân Quả)
      Bên cạnh đó, chất Siêu Tôi còn được Phạm Duy hiển lộ bằng suy nghiệm của những người hành thiền bằng âm nhạc. Có thể Phạm Duy nhìn vũ trụ này vừa chung vừa riêng, vừa trống không vừa đầy ắp sinh trùng, vừa thực vừa hư, vừa động vừa tĩnh:
          Thinh không
          Vắng vẻ trầm ngâm
          Lặng lẽ âm thầm
          Yên tĩnh vô cùng
          À à a a bỗng
          Rộn rã tưng bừng
          Nhất nhất trùng trùng
          Nhưng cũng là không…
                  (Thiền ca 1 – Thinh Không)
      Siêu Tôi trong Thiền ca còn được Phạm Duy chọn lọc những ngôn từ, như thanh lọc tâm hồn hướng đến cái đẹp, cái vô cùng của tạo hóa:
          Một loài hoa không tên
          Không sắc không hương
          Mà như lòng tôi
          Lộng lẫy thơm lừng
          Tỏa ra bốn hướng
          Một ngọn suối không tên
          Bé nhỏ, ngoan hiền
          Mà như lòng tôi
          Nổi sóng lên đường
          Thành bốn trùng dương
          Và lòng tôi không tên
          Như suối, hoa tiên.
                  (Thiền ca 4 – Không Tên)
      Theo S. Freud thì Siêu Tôi hành động nhằm hoàn thiện và giáo hóa hành vi của con người. Nó đè nén tất cả các ham muốn không thể chấp nhận của Cái Nó và đấu tranh để bắt Cái Tôi hành động dựa trên các chuẩn mực lý tưởng thay vì theo các nguyên tắc của thực tế. Chính vì thế, Siêu Tôi trong Thiền ca của Phạm Duy còn hiển lộ ở thái độ cợt cười thất tình, lục dục - những thứ làm khổ con người - tự răn mình chọn lọc ký ức để an nhiên, tự tại:
          Nhớ ơn người
          Quên thù ai
          Nhớ điều buồn
          Quên điều vui
          Nhớ tình này
          Quên tình khác
          Nhớ mình rồi
          Quên mình luôn
          Ha ha ha
          Ha ha ha!
                  (Thiền ca 8 – Răn)
      Cũng theo S. Freud, Siêu tôi chỉ dẫn giúp con người đưa ra phán xét. Chính sự phán xét mà con người mới tự răn mình và khuyên người khác. Bội bạc, dối trá, hung dữ, hận thù đem lại gì ngoài cái chết! Rõ là Phạm Duy đưa ra phán xét để thoát được bến mê, đến được bờ sông giác:
          Muốn tới được bờ sông giác
          An nhiên hát nhỏ, cùng tôi
          Tôi là tôi, tôi cũng là em
          Em là tôi, em cũng là anh
          Là Xuân con bướm hút nhụy xuân tình
          Là gió xuân hồng, là cơn xuân vũ
          Là ý thơ nồng trang giấy xuân thư.
                  (Thiền ca 5 – Xuân)
      Ngoài ra, các Thiền ca còn lại như Thiền ca 2 – Võng, Thiền ca 3 – Thế Thôi, Thiền ca 6 – Chiều, Thiền ca 7 – Người Tình, Thiền ca 9 – Thiên Đường Địa Ngục cũng được chắt lọc lời ca mang hơi thở, giai điệu phù hợp với chất thiền.
      Với 10 bài Thiền ca, Phạm Duy suy nghiệm, làm chứng cõi thiền bằng ngôn từ âm nhạc như đưa người yêu nhạc tự lắng hồn rửa sạch những bụi trần, hướng đến cõi siêu nhiên.
      Siêu Tôi trong nhạc Phạm Duy, không những có trong Đạo ca, Thiền ca mà còn có trong trường ca Hàn Mặc Tử. Trong trường ca Hàn Mặc Tử, Phạm Duy đã chọn những bài thơ tiêu biểu của tập thơ Gái Quê, Thơ Điên (Đau Thương), và Xuân Như Ý để phổ nhạc. Trường ca này gồm 3 phần: phần I – Tình Quê, phần II – Trăng Sao, phần III – Ave Maria. Cũng trong trường ca này, phần III – Ave Maria cũng thể hiện Siêu Tôi. Siêu Tôi ở đây là sự ngưỡng vọng, là lời xưng tụng Đức mẹ Maria. Bởi Mẹ là Thánh Nữ tinh truyền giàu nhân đức, từ bi, với nhiều phép lạ nhiệm màu:
          Maria Maria
          Maria linh hồn tôi ớn lạnh
          Maria Maria
          Run như run thần tử thấy long nhan
          Maria Maria
          Run như run hơi thở chạm tơ vàng
          Maria Maria
          Nhưng lòng nhuần ơn trìu mến
          Maria Maria…
      Theo Phúc âm Luca, Sứ thần Thiên Chúa Gabriel (Ga-bri-en) đến gặp thiếu nữ đồng trinh Maria để tiên báo về việc mang thai Chúa Giêsu. Lời báo tin ấy là Tin Mừng cho nhân loại. Để ngợi ca Tin Mừng ấy, Phạm Duy đã dựa vào lời thơ của Hàn Mặc Tử xưng tụng Sứ thần Thiên Chúa Gabriel. Xưng tụng Gabriel cũng là xưng tụng hồng ân của Thiên Chúa với Mẹ Maria Sầu Bi, cũng như loài người tội lỗi:
          Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
          Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
          Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ
          Người có nghe thơ màu nghiệm ra đời
          Người có nghe náo động cả muôn trời
          Người có nghe xôn xao nghìn tinh tú
          Để ca tụng bằng hoa hương sáng láng
          Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng
          Một đêm Xuân là rất đổi anh linh
          Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
          Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-en
          Lòng vua chúa như lòng lê thứ
          Sẽ ngất ngây bởi thơ đầy ứ
          Nguồn thiêng liêng yêu Mẹ Sầu Bi
          Nguồn thiêng liêng yêu Mẹ Sầu Bi…
      Mẹ Maria là Đấng tinh truyền. Xưng tụng Mẹ cũng là sự ngưỡng vọng về Phượng Trì vừa hư vừa thực. Sự ngưỡng vọng ấy hướng đến Cái Đẹp vĩnh hằng rực rỡ hào quang, bởi “Cái Đẹp cứu rỗi thế giới” (F.M. Dostoyevsky).
          (Lạy Bà là Đấng tinh truyền)
          Phượng Trì ôi Phượng Trì ôi Phượng Trì
          (Lạy Bà là Đấng tinh truyền)
          Phượng Trì ôi Phượng Trì ôi Phượng Trì
          (Lạy Bà là Đấng tinh truyền)
         Phượng Trì ôi Phượng Trì ôi Phượng Trì
          (Lạy Bà là Đấng tinh truyền)
          Phượng Trì ôi Phượng Trì ôi Phượng Trì
          Thơ tôi bay suốt một thời chưa thấu
          Hồn tôi bay biết bao giờ mới đậu
          Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang
          A-men.
      Theo S. Freud thì “Siêu Tôi luôn hướng tới sự hoàn hảo về đạo đức”. Hướng tới sự hoàn hảo về đạo đức trong trường ca này, có thể nói đó là sự ngưỡng vọng, ngợi ca Cái Đẹp: Phượng Trì, Sứ Thần Gabriel và Mẹ Maria.
      Có thể nói rằng, những lời ca trong Đạo ca, Thiền ca và trường ca Hàn Mặc Tử hướng tới sự hoàn hảo về đạo đức để Phạm Duy thể hiện Cái Tôi trong những lời ca lắng đọng còn lại.
Cái Tôi – Bản ngã (The Ego) trong lời nhạc Phạm Duy
      Bên cạnh Cái Nó, Cái Siêu Tôi – theo tôi – Cái Tôi cũng cần đề cập. Bởi hầu hết nhạc Phạm Duy đều có Cái Tôi.
      Trước tiên, đó là Cái Tôi yêu nước. Hầu như mọi người đều công nhận trong một số bài hát, cũng như một số trường ca, Cái Tôi yêu quê hương, đất nước của ông cất lên cùng tiếng lòng của người dân Việt. Đâu phải một mình Phạm Duy mới thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong âm nhạc. Nhưng qua lời ca, nghe lời ca ấy cất lên, người yêu nhạc lại thổn thức, trầm trồ có một nhạc sĩ viết lời ca với những giai điệu làm xao xuyến lòng người, khơi dậy cái tình yêu quê hương, đất nước ấy trong bản thể của người nghe. Cái tình yêu ấy bắt nguồn từ tiếng khóc đầu đời, từ lời ru của mẹ, của bà… Không thể không xúc động khi nghe lời ca:
          Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời! Người ơi!
          Mẹ hiền ru những câu xa vời
          À à ơi! Tiếng ru muôn đời
          Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
          Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi! Nước ơi!…
                  (Tình Ca)
      Tình yêu quê hương, đất nước ấy cụ thể là yêu con “sông đào xinh xắn” đem nước tưới mát cánh đồng quê thơm mùa gặt hái, là yêu bóng dáng của mẹ, của chị, của em lúc tan chợ chiều vội về lo bữa cơm chiều đầm ấm, và là yêu nhớ cô gái có miếng cười duyên. Đó còn là yêu bóng đa che chở những trẻ quê lúc trưa hè im nắng, có những con trâu lành nằm nghe khúc sáo quê hiền hòa. Đó còn là tình cảm với những bà mẹ quê hát ru, vỗ về, ôm ấp tuổi thơ. Và chính những gì cụ thể đó, khi xa quê, tình yêu ấy dâng trào thành nỗi nhớ xốn xang:
          Tình hoài hương!
          Khói lam vương tâm hồn chìm xuống
          Chiều soay hương!
          Sống vui trong mối tình muôn đường
          Tình ngàn phương!
          Biết yêu nhau như lòng đại dương
          Người phiêu lãng!
          Nước mắt có về miền quê lai láng
          Xa quê hương! Yêu quê hương…!
                  (Tình Hoài Hương)
      Yêu quê hương, đất nước trong nhạc Phạm Duy còn là tiếng thở dài về cái nghèo của quê hương một thuở. Tiếng thở dài ấy không bi lụy mà là tiếng lòng quá đỗi yêu quê, bởi quê nghèo hiện lên với hình ảnh “những cánh đồng cát dài”, “lũy tre già tả tơi”, “ruộng khô”, “ông già rách vai”, “đàn trẻ gầy”, “người bừa thay trâu”,… Yêu đến nỗi chỉ mong có ngày được mùa, để gái trai rộn ràng niềm vui đôi lứa:
          Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi
          Để cho cô con gái không buồn vì gió Đông
          Bao giờ cho lúa về đầy sân, hỡi em
          Để cho anh trai tráng được gần người gái quê.
                  (Quê Nghèo)
      Cái Tôi yêu quê hương, đất nước ấy thành tiếng gọi thiết tha “Chiều ơi!”. Tiếng gọi chiều là tiếng gọi tự đáy lòng, tiếng gọi vọng vào vách núi, tiếng gọi vọng theo người quảy lúa, tiếng gọi vọng về lúc yên vui. Đó còn là tiếng gọi vọng vào hồn núi, hồn quê một thuở:
          Chiều ơi! Lúc chiều về mọc ánh trăng tơ
          Cho ngày mùa bài hát nên thơ, ơi chiều
          Chiều ơi! Mái nhà sàn thở khói âm u
          Cô nàng về để suối tương tư, ới chiều
          Chiều ơi! Biết chiều nào còn đứng trên nương
          Phố phường nhiều chiều vắng quê hương, ới chiều
          Chiều ới! Chiều ơi! Chiều ơi!
                  (Nương Chiều)
      Cái Tôi yêu nước ở Phạm Duy rất đặc biệt. Bởi, ngoài những bài ca mang đượm hồn quê hương đất nước, còn có hai trường ca để lại dấu ấn sâu đậm với người yêu nhạc không những bởi giai điệu phong phú, đa dạng, mà còn có lời ca mang đậm hồn nước vừa dân dã vừa trang trọng, vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Đó là trường ca Con Đường Cái Quan (Sài Gòn, 1960) và trường ca Mẹ Việt Nam (Sài Gòn, 1964).
      Chính hai trường ca này cho người yêu nhạc cảm nhận được Cái Tôi yêu nước của Phạm Duy quả là đặc biệt. Phạm Duy từng viết: “Tôi đã chủ trương những cuộc lên đường trong âm nhạc… thì còn cuộc lên đường nào thú vị hơn là đường đi vào quê hương với những trường ca?
      Trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN được thai nghén từ 1954, vừa lúc các cường quốc vừa chia đôi nước Việt Nam ra thành hai miền Quốc – Cộng với bản Hiệp Định Geneve. Tôi đang đi học nhạc tại Paris và bằng trường ca này, tôi phản đối sự chia cắt đó. Vào năm 1960, tôi hoàn tất phần còn lại của trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN.
      Nếu CON ĐƯỜNG CÁI QUAN là một hành ca ghi lại bước tiến của dân tộc ta trên một sinh lộ nhất quyết không chịu chia cắt thì MẸ VIỆT NAM là một âu ca, ca tụng Mẹ Tổ quốc và những mẹ điển hình trong truyền kỳ lịch sử nước nhà, đề tài và cảm hứng nhắm dựa vào tình thương yêu và tính hiếu hòa, tính tình này đã sinh tồn mạnh mẽ trên đất ta và phải được truyền đi trong thế giới tàn nhẫn hiện tại.
      Đây là một trường ca trong đó, lúc trẻ tuổi, Mẹ Việt Nam được biểu tượng bằng đất màu tươi tốt, đa tình, nền tảng của gia đình, ruộng nương, làng nước. Khi đứng tuổi, Mẹ hiện thân là núi non sắt đá, trong sự hy sinh ròng rã, vẫn bền bỉ đợi chờ và che chở cho người chinh phu chưa hết nợ binh đao. Mẹ còn âm thầm xót thương lũ con sông ngòi, có những đứa dại dột, hiếu thắng, phản bội Mẹ vì sự tranh giành lẫn nhau, gây oán hận phân chia, làm nát tan lòng Mẹ. Vào lúc tuổi già, Mẹ trở thành biển cả đại lượng bao dung, kêu gọi và ôm đón đàn con giang hồ, thành công hay thất bại. Nước mắt vui mừng của Mẹ gặp con bốc lên trời cao làm mây đầy đặn và ấm áp, bay đi rửa sạch địa cầu bằng ơn mưa móc, nối chặt chu kỳ trường ca MẸ VIỆT NAM” (Một Đời Nhìn Lại – Ngàn Lời Ca).
      Cái Tôi yêu nước ở Phạm Duy qua lời ca, đó chính là sự sáng tạo nghiêm túc, đầy trách nhiệm với nền âm nhạc Việt Nam cũng như với Tổ quốc Việt Nam. Ý thức trách nhiệm là người Việt Nam thì phải có tiếng nói, hành động như thế nào với hiện tình đất nước Việt Nam lúc bấy giờ. Làm được những điều đó là sự chọn lựa của từng cá nhân, trong đó có Phạm Duy. Bởi theo S. Freud thì Cái Tôi là thành tố của tính cách chịu trách nhiệm giúp con người xử trí với thực tại.
      Bên cạnh đó, tôi còn bắt gặp Cái Tôi yêu đời, yêu người của Phạm Duy trong lời ca. Chỉ là lời ca viết cho con gái Thái Hiền hát, nhưng ở đó là cõi lòng của ông như trẻ thơ dành cho đời, cho người. Nào quê hương đẹp ngời cùng năm châu; nào là thương xá hay vỉa hè, nào là ngồi xe lam trên đường vui với biết bao là thú vị rộn tiếng yêu đời, yêu người:
          Bỗng dưng yêu đời! Bỗng dưng yêu đời!
          Nhìn mây trăng trắng bay trên nền trời
          Nhìn mây trăng trắng bay ra ngoài khơi
          Bỗng dưng yêu đời! Bỗng dưng yêu đời!
          …………………………………………..
          Bỗng dưng yêu người! Bỗng dưng yêu người!
          Từ nơi xóm vắng hay trên lộ đầy
          Từ nơi phố đó hay trong làng đây
          Bỗng dưng yêu người! Bỗng dưng yêu người!
                  (Tuổi Xuân)
      Cái Tôi yêu đời, yêu người trong nhạc Phạm Duy còn là những gì cụ thể. Không xa rời cuộc sống, Cái Tôi ấy của Phạm Duy cất lên lời ca ngợi bà mẹ quê tảo tần, “vất vả trăm chiều”, “nuôi một đàn con chắt chiu” (Bà Mẹ Quê); ca ngợi hình ảnh em bé quê: “Em bé dân quê Việt Nam/ Là mầm non tươi thắm/ Sức mai sau xây đắp quê hương/ Cho nước giàu mạnh hơn” (Em Bé Quê); ca ngợi cuộc sống yên bình của người nông dân: “Chàng vừa cày sâu vừa hứng mưa trên mái đầu/ Hái bông ngô vàng hay bới khoai nâu/ Nàng vừa cuốc bẫm, tắm trong sương sớm/ Tát xong nước rồi, sẽ về thổi cơm/ Chữ i móc ngược, o o ó o tròn/ Còn trong một nước ứ ư/ Người người ơi, ta còn yêu nhau/ Người người ơi, ta đừng bỏ nhau” (Vợ Chồng Quê).
      Còn đây là Cái Tôi yêu đời, yêu người qua những việc bình thường. Chính những thứ thường thường ấy làm nên điều kỳ diệu của tâm hồn. Chuyện kể, có lần Phạm Duy hồi hương, đi thăm miền Hậu Giang. Trên chuyến phà qua sông, ông nghe tiếng mời mua vé số. Trước mắt ông là cô bé bán vé số thật xinh: “Guốc mộc áo lành không rách/ Mắt tròn trong sáng và to/ Má em hoe và môi em đỏ/ Mái tóc dày mùi tóc thơm tho/ Với chiếc kẹp tóc thơm tho”. Ông móc túi ra, tặng cho em chút quà không nhỏ. Thế nhưng, em bé lắc đầu, bởi em không muốn xin tiền người. Thế là ông phải mua một lúc 20 tờ, dù chẳng tin vào xổ số. Em bé rất vui! Và thật bất ngờ, như một truyện ngắn với chi tiết đắt, gây ấn tượng ở phần cuối. Chỉ có lòng trân trọng, yêu quý con người và cuộc đời mới có kết thúc đẹp, lắng đọng hồn người như vậy:
          Thế rồi phà tới bến quê
          Thế rồi tôi bước lên xe
          Bé thơ chạy tuốt lên bờ
          Rút kẹp tóc ra, rút kẹp tóc ra.
          Con tặng cho ông đó
          Thế rồi tôi vẫn còn đi
          Trên đường giang hồ đây đó
          Mang theo hương vị quê mùa.
          Hương nồng tự đất quê ta
          Đến từ kẹp tóc em thơ
          Chiếc kẹp tóc thơm tho.
                  (Chiếc Kẹp Tóc Thơm Tho)
      Cái Tôi yêu đời, yêu người trở thành máu thịt được truyền từ Mẹ Việt qua nhạc Phạm Duy. Cái Tôi ấy có khác chi tinh thần: “Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi/ Trần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn/ Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại/ Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn” (Phụng Hiến, Bùi Giáng). Cái Tôi ấy có khác chi tiếng gọi đồng bào từ thuở sinh ra từ bọc Mẹ Âu Cơ:
          Trời cho anh được hơn muông thú
          Sinh ra đời với kiếp con người
          Trời cho anh bộ tim khối có
          Cho linh hồn, cho biết buồn vui.
          Mẹ cho anh còn hơn thế nữa
          Cho tấm lòng không thiếu không thừa
          Niềm vui hay niềm đau thấp thoáng
          Anh yêu người, giun dế còn thương.
                  (Tình Nhân Loại, Nghĩa Đồng Bào)
      Yêu đời, yêu người, bởi đời và người luôn luôn cho ta nhiều thứ quý giá ở cõi người. Bởi đời và người tốt đẹp trong thế gian này ban ơn cho chúng ta biết bao điều. Do thế, yêu đời, yêu người như là bổn phận của chúng ta như là sự biết ơn. Đã là người không ai thoát được bổn phận ấy trong cõi đời:
          Ôi ơn đời chói vói
          Nhớ khi thân tròn ôm gối
          Ba trăm ngày trong gói
          Ngóng trông ra đời góp mối chung vui
          Ôi ơn đời mãi mãi
          Thoát thai theo đời vun xới
          Bao nhân tình thế giới
          Lớn lên trong vườn ái ân muôn đời.
                  (Tạ Ơn Đời)
      Ngoài ra, trong lời ca của Phạm Duy bộc lộ Cái Tôi khát vọng tự do. Bởi “Tự do đáng để trả giá” (Jules Verne), tự do là thứ quý nhất trên đời. Khát vọng tự do có trong lời ru con: “À ơi, con ngủ u ù cho muồi/ À ơi, cười vui trong giấc mộng/ À à ơi! Yêu đời tự do/ À à ơi, à à ơi! À à ơi, à à ơi!” (Vợ Chồng Quê). Cũng có cả trong lời xưng tụng ngợi ca: “Việt Nam đây miền xinh tươi/ Việt Nam đem vào sông núi/ Tự do công bình bác ái muôn đời” (Việt Nam! Việt Nam!). Và có cả trong lời nguyện cầu: “Tình nhân loại, nghĩa đồng bào/ Tránh cho nhau máu chảy ruột đau/ Tránh cho nhau máu chảy ruột đau/ Gọi nhân loại, cứu đồng bào/ Đang kêu to: Tự do yêu dấu/ Gọi nhân loại, cứu đồng bào/ Sống yên vui dưới mặt trời cao/ Sống yên vui dưới mặt trời cao” (Tình Nhân Loại, Nghĩa Đồng Bào).
      Không những thế, trong nhạc Phạm Duy, lời ca còn thể hiện Cái Tôi ước mơ. Đã là người, theo tôi nghĩ, ai cũng có mơ ước. Mơ ước giúp con người hy vọng vào cuộc sống, tin vào tương lai. Một cuộc sống buồn tênh bởi kiếp nghèo, bởi hoàn cảnh vẫn không ngăn được niềm ước mơ về cuộc sống an lành:
          Đường về trong mơ đêm đêm phố lớn thênh thang
          Ánh sáng kinh kỳ tràn lan
          Đời nghèo không riêng thương yêu bóng dáng Xuân sang
          Yêu phố vui, nhà gạch ngon
          Đèn đêm không soi bóng vắng
          Kinh đô thắc mắc
          Im nghe phố buồn
          Người đi trong đêm tối ám
          Nghe mưa thức giấc
          Khuyên nhau chờ mong.
                  (Phố Buồn)
        Cái Tôi ước mơ còn thể hiện về một thời chấm dứt chiến tranh, hòa bình được trở về trên đất Mẹ Việt Nam để cho người con được một lần hát ru cho Mẹ giấc ngủ an lành. Quả là đẹp, bởi có gì đẹp hơn khi con nhìn Mẹ yên bình trong lời ru của con:
          Mẹ năm mươi tuổi chiến tranh
          Con hai mươi tuổi, Hòa Bình về chơi
          Từ lâu súng nổ vang trời
          Hôm nay yên lặng cho đời ngẩn ngơ
          Mẹ tôi giấc ngủ khó khăn
          Xưa nay ru mẹ toàn bằng đạn bom
          Mẹ ơi! Giâc ngủ muộn màng
          Con xin ru mẹ một ngàn lời ru…
                  (Ru Mẹ)
      Cái Tôi ước mơ trong nhạc Phạm Duy luôn trong sáng. Đành rằng ước mơ suy cho cùng cũng chỉ là ham muốn, có tính dục, libido. Nhưng ở đây, Cái Tôi ước mơ ấy như được soi sáng bởi Cái Siêu Tôi để ước mơ càng thêm đẹp. Ước mơ của người bình thường là ước mơ có tiền có bạc để có cuộc sống sung túc, ước mơ thành nghệ sĩ để có tiếng tăm. Tất cả là ước mơ vì lợi danh. Thế nhưng, trong nhạc Phạm Duy, ước mơ giàu có, không phải chỉ để mình hưởng thụ; ước mơ thành nghệ sĩ là để cống hiến cho đời. Ước mơ đẹp như thế quả là đáng ngợi ca:
          Cho tôi lại một mùa mưa rơi buồn ngoại ô
          Đêm đêm đèn trong ngỏ soi sáng mảnh tim khô
          Tôi mơ thành triệu phú cứu vớt gái bơ vơ
          Tôi mơ thành thi sĩ đem thơ dệt mộng hờ.
                  (Kỷ Niệm)
      Tôi từng đọc bài thơ “Mao Ốc Vị Thu Phong Sở Phá Ca” (Bài Ca Nhà Tranh Bị Gió Thu Phá) của Đỗ Phủ (712-770) trong đó có đoạn: “An đắc quảng hạ thiên vạn gian/ Đại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan/ Phong vũ bất động an như san/ Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc/ Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc” (tạm dịch: Ước sao có được nhà rộng muôn ngàn gian/ Giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều vui/ Gió mưa chẳng kinh động, vững như núi non/ Hỡi ôi, bao giờ thấy nhà ấy sừng sững trước mắt/ Riêng nhà ta bị phá nát, chịu rét đến chết cũng cam lòng). Ước mơ đó thể hiện Cái Tôi nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ. Ông xứng là Thi Sử, Thi Thánh như người đời ca ngợi. Còn Phạm Duy lại có ước mơ trong khi đất nước đau thương, đói nghèo, buồn khổ là “mơ thấy trăm họ tốt tươi”, “mơ thấy bên lề cuộc đời” đôi lứa rạng ngời yêu thương, mọi người đùa vui trong nắng đẹp. Uớc mơ của Phạm Duy, theo tôi, cũng cao cả, xứng đáng được ngợi ca:
          Từ khi đau thương lan tràn sông núi
          Quê cũ đã nghèo lắm rồi
          Thêm đói thêm sầu mà thôi.
          Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi
          Mơ thấy bên lề cuộc đời
          Áo dài đùa trong nắng cười…
                  (Quê Nghèo)
      Theo Sigmund Freud thì Cái Tôi là một phần của tính cách có nhiệm vụ điều chỉnh những nhu cầu của Cái Nó, Cái Siêu Tôi và đời sống thực. Theo đó có nghĩa là nhu cầu về tình yêu là nhu cầu đích thực cần phải tồn tại. Nhu cầu đó vừa thuộc vào Cái Nó vừa thuộc vào Cái Siêu Tôi. Mặt khác, không có nhu cầu về tình yêu trong cuộc sống thì, một là Cái Nó trở thành nhu cầu, khi đó tình yêu không có mà chỉ là sự tương tác của quan hệ xác thịt, hai là Cái Siêu Tôi trở thành nhu cầu, khi đó tình yêu chỉ là những thứ thuần túy trên đầu môi, chót lưỡi, và khi đó đời sống thực cũng chẳng là gì. Bởi vậy, những bản nhạc tình của Phạm Duy đã thể hiện trọn vẹn Cái Tôi trong tình yêu. Đó là Cái Tôi đa tình có trong lời ca của Phạm Duy. Bởi “Cái tình là cái chi chi/ Dẫu chi chi cũng chi chi với tình” (Vịnh Chữ Tình, Nguyễn Công Trứ). Cái nòi đa tình thời nào cũng có. Không có cái nòi ấy, thì làm gì có những vần thơ, bài hát ca ngợi tình yêu trai gái. Không có Cái Tôi đa tình trong âm nhạc thì làm gì có những tác phẩm để đời, cho người yêu nhạc thưởng thức. Chính Cái Tôi này góp phần làm nên những tình khúc trong dòng nhạc tình của Phạm Duy. Từ bản nhạc bước đầu trong sự nghiệp sáng tác như Cô Hái Mơ (1942), phổ thơ Nguyễn Bính, rồi trong những năm đi theo kháng chiến, Phạm Duy cũng không quên soạn nhạc tình, nhưng thứ tình ở đây, theo ông, là “thứ tình ca ấp úng”:
          Người ôi! Tôi thường hay muốn biết
          Với tình hoa thắm thiết
          Yêu tôi hay yêu đàn?
          Yêu tôi hay yêu đàn?
          Tình tang tính tính tình tang.
                  (Cây Đàn Bỏ Quên)
      Rồi “thứ tình ấp úng” ấy cũng qua đi. Nhưng trong lòng của Phạm Duy nào dứt được tình. Cái Tôi đa tình lại trổi dậy để rồi sản sinh ra những bản nhạc tình khác. Đó là thứ tình cảm khát khao của đôi lứa yêu nhau, cần có nhau để tồn tại trong cõi nhân gian:
          Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
          Và mang theo trăng sao đến với lời thơ nuối
          Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời
          Và se tơ kết tóc giam em vào lòng thôi.
          Ngày đôi ta vui tiếng hát vói đường dài
          Ngâm khẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi (ý y y)
          Ngày đôi môi đôi môi đã quyết trói đời người
          Ôi những ngón tay đan vòng tình ái (ớ ơ ờ).
                   (Ngày Đó Chúng Mình)
      Đó còn là thứ tình cảm quyến luyến từ thuở yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tình cảm ấy chỉ có được khi cả hai người thuộc về nhau, luôn nghĩ về nhau, yêu nhau, trân trọng nhau vì cuộc tình hiện hữu, và vì đến muôn đời sau. Xin đừng nói tiếng xót xa, xin đừng oán trách, xin đừng cay đắng cho nhau mà hãy vì tình yêu như thuở mộng mơ ban đầu:
          Đừng xa nhau! Đừng quên nhau!
          Đừng dứt tiếng ngậm sầu,
          Đừng im hơi đắng cay rời nhau.
          Đừng đi mau, để mãi mãi,
          Là chiếc bóng đậm màu
          Còn theo nhau tới muôn đời sau.
                  (Đừng Xa Nhau)
      “Còn theo nhau tới muôn đời sau”, theo nhau mãi bởi tình yêu đâu dễ gì quên. Đâu dễ gì quên “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” (Thế Lữ). Đâu dễ gì quên cuộc tình thơ mộng, dư âm ngọt ngào còn mãi vấn vương. Đâu dễ gì quên ánh mắt long lanh, nụ cười hiền quá đỗi thuở yêu nhau. Vẫn luôn nhớ về nhau dù tình lỗi hẹn:
          Trăm năm dù lỗi hẹn
          Nghìn năm vẫn không quên
          Vẫn nhớ y nguyên.
                  (Ngàn Năm Vẫn Chưa Quên)
      Cái Tôi đa tình trong nhạc Phạm Duy còn là sự đau khổ khi tình yêu không còn, là sự tuyệt vọng đích thực khi cuộc tình tan vỡ. Có chăng còn lại nỗi đau tột cùng dẫu ngóng trông nhau mà chẳng thấy hình bóng của nhau. Dẫu tưởng nhớ về nhau thì chỉ là nỗi đau âm ỉ trong lòng. Có khóc cũng chẳng vơi bớt nỗi sầu thương nhớ, có gọi thầm tên nhau cũng chẳng là gì của nhau:
          Còn gì nữa đâu mà phải khóc nhau
          Có đi theo mùa ngâu tới suối reo nghìn thâu
          Tình chôn đã lâu
          Còn gì nữa đâu mà kể với nhau
          Vết thương đau ngày nào
          Có sống bao đời sau thì đã mất nhau
          Còn gì nữa đâu mà gọi mãi nhau.
                  (Còn Gì Nữa Đâu)
      Từ chỗ đa tình đến chỗ dại tình chỉ trong tấc gang. Đa tình quá nên phải dại tình thôi. Đó là lẽ đương nhiên. Cái dại trong tình yêu chỉ một mình biết một mình mình hay, chớ bày tỏ cùng mọi người cũng chẳng ích gì. Thôi thì, cứ hát một mình, ai hiểu được chừng nào hay chừng nấy, ai thông cảm, đồng cảm thì cứ hát cho bớt nỗi đau tình. Coi như tình yêu có chỗ trong lòng thiên hạ. Bởi tình yêu giờ chẳng còn, chỉ là sự cách xa, chia lìa đôi lứa. Có chăng chỉ là dư âm của cuộc tình đã lỡ và lời cầu chúc ai kia hạnh phúc:
          Nghìn trùng xa cách đời đứt ngang rồi
          Còn lời trăn trối gửi đến cho người…
          Nghìn trùng xa cách người cuối chân trời
          Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người.
                  (Nghìn Trùng Xa Cách)
      Người đời thường nói không có cái dại nào giống cái dại nào. Điều đó đúng với cái dại tình trong nhạc Phạm Duy. Bởi cái dại tình trong nhạc Phạm Duy đẹp ở chỗ cứ vương hoài cuộc tình của tuổi thư sinh. Cái dại tình ấy đáng yêu làm sao! Ai từng qua cái dại tình ấy? Có nhiều lắm, Cái dại ấy của những ai từng cắp sách đến trường, của những ai từng đếm bước chân của mình trên con đường bình yên và của những ai một thời say đắm yêu nhau:
          Con đường mộng hoa xưa, vẫn từng đôi từng lứa
          Con đường vào mộng mơ, con đường mặn mà
          Hỡi người tình Văn Khoa, bóng người trên hè phố
          Lá đổ để đưa đường, hỡi người tình Trưng Vương
          Hỡi người tình Gia Long, hỡi người trong cuộc sống
          Con đường này xin dâng cho người bình thường
          Hỡi người tình xa xăm, có buồn ra mà ngắm
          Con đường thảnh thơi nằm nghe chuyện tình quanh năm.
                  (Con Đường Tình Ta Đi)
      Có cái dại tình nào hơn khi trả hết những gì khi yêu nhau? Nào là trả lại khung trời đại học thuở yêu nhau, trả lại những buổi chiều vương vấn tình, trả lại những bước chân tìm nhau vồi vội, nào là trả lại hết khoảng trời mùa hạ vấn vương nỗi buồn cư xá, trả lại cả giọt mưa trên má, trên tóc, trên cả dáng hiền hòa. Trả lại tất cả: hẹn hò đôi lứa và cả môi mềm dịu ngọt cho em:
          Trả lại em yêu mối tình vời vợi
          Ngôi trường thân yêu, bạn bè cũ mới
          Đừng buồn anh đi bao giờ cho tới?
          Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài
          Trả lại em yêu! Trả lại em yêu!
          Mây trời xanh ngắt…
                  (Trả Lại Em Yêu)   
      Ngoài ra Cái Tôi đa tình còn được thể hiện bởi cái tình đam mê, nồng cháy. Cái tình đam mê, nồng cháy ấy là một phần của Cái Nó được điều chỉnh, bởi theo Freud thì “Cái Tôi chính là bộ phận của Cái Nó đã được điều chỉnh bởi tác động trực tiếp từ thế giới bên ngoài”. Do thế, không thể không đam mê, nồng cháy khi tình tay trong tay, môi trong môi, khi anh cùng em đi vào cõi mộng, khi anh rước em lên đồi tiên có cỏ mềm đọng giọt sương trinh nguyên chờ nắng sớm cho tình thơm như cỏ hồng, tình ngoan như tình nồng. Và cái tình đam mê, nồng cháy ấy để cho đất trời chứng giám:
          Níu em trên đồi, cỏ thơm mùi sữa
          Níu em yêu ngồi trên bãi cỏ non
          Giương đôi tay ôm thân tròn ơn mưa móc
          Hãy xõa mái tóc, rũ trên vai anh mòn
          Đồi quen quen, cỏ ngoan ngoan, tưởng mơn man làn tóc rối mềm
          Rồi nghe thêm lời van xin
          Từ trong tim hoặc dưới suối tiên, ngã êm êm trên cỏ hoang
          Trời trong em, đồi choáng váng, rồi run lên cùng gió bốn miền.
                  (Cỏ Hồng)
      Cái tình đam mê, nồng cháy ấy có khác chi cánh phượng hồng rực rỡ khoe màu tình ái vang lên tiếng yêu đương thổn thức của con tim mù lòa bằng tiếng nói đơn sơ, bằng gió núi qua khe, bằng cơn mơ rụt rè, bằng tiếng hát yêu tinh của loài ma quái:
          Yêu người, yêu có một lần thôi
          Xin yêu, dù gian dối
          Xin yêu tôi, dẫu nghi ngờ
          Khi bơ vơ còn nhiều
          Thì đâu chối bỏ tình yêu.
                  (Phượng Yêu)
      Và đam mê, nồng cháy hơn trong tình yêu là được sống cho nhau, dâng hiến cho nhau như mùa hè nung tình yêu lửa cháy, thiêu đốt cả đất trời để con tim tỏa nắng nhuộm hồng cả trăng sao. Tình yêu lên ngôi, tình yêu làm đất trời tỉnh giấc, đưa đôi lứa yêu nhau như thuở hồng hoang. Địa đàng bừng dậy:
          Mùa hè thiên nhiên như tỉnh giấc
          Mùa hè đưa ta tới hồng hoang
          Trần truồng yêu nhau trong trời đất
          Mùa hè của uyên ương.
          Đôi ta chỉ có một mùa hè thôi
          Đôi ta chỉ có một cuộc tình thôi…
                  (Hạ Hồng)
      Cái Tôi trong lời ca của Phạm Duy còn nhiều lắm. Nhiều như di sản âm nhạc của ông để lại cho đời. Nhiều như những đắng cay, tủi nhục, những hạnh phúc, sướng vui… đi qua đời ông.
      Qua một số ca từ thể hiện Cái Nó, Cái Siêu Tôi, Cái Tôi, một Phạm Duy còn lại cho đời là vậy!
      Xin mượn lời của ông để kết thúc bài viết này: “Dù sao tôi cũng đang sống một cuộc đời phỉ nguyện. Tôi đã có đầy đủ vinh quang và tủi nhục (vì một sì-căng-đan về tình), hạnh phúc và khổ đau. Tôi cũng nói khá nhiều về cái chết. Coi như đã được sống tới tận cùng của cuộc sống…” (Một Đời Nhìn Lại – Ngàn Lời Ca).
0 notes
duahou · 2 years ago
Text
BÍ KÍP ĐỌC VỊ CON NGƯỜI QUA TỪNG CỬ CHỈ NHỎ NHẤT
1. Cách họ chào bạn
Một người hướng ngoại, thích bộc lộ cảm xúc của mình một cách rõ ràng sẽ chào bạn bằng một cái bắt tay mạnh mẽ.
Nếu ai đó chào bằng cách đặt một tay lên vai bạn có nghĩa họ rất thích bạn hoặc chỉ đang cố gắng thao túng bạn. Trong khi đó, nếu có việc cần nhờ vả hoặc có việc quan trọng muốn nói với bạn, họ sẽ cầm tay bạn bằng cả hai tay.
2. Cách họ cười
Khi một người nở nụ cười thật lòng, bạn sẽ có thể thấy được những vết nhăn nhỏ xung quanh mắt và miệng của họ.
Trái lại nếu đó là một nụ cười gượng ép, những vết này sẽ chỉ xuất hiện quanh miệng, còn nếu một người đang xúc động, mắt của họ sẽ sáng lên và nuốt nước miếng nhiều hơn.
Việc thiếu đi một trong những đặc điểm này chứng tỏ cảm xúc mà họ thể hiện ra có thể không thành thật.
3. Tần suất họ sử dụng điện thoại
Một người ngồi trước mặt bạn, số lần họ nhìn vào màn hình điện thoại, kiểm tra hòm thư điện tử, đọc báo hay thậm chí chỉ xem những bức ảnh càng nhiều thì khả năng họ đang cảm thấy nhàm chán và muốn tìm kiếm vài sự kích thích từ bên ngoài càng lớn.
4. Cách họ chụp ảnh tự sướng
Những người giữ máy ảnh ở dưới tầm mắt khi chụp ảnh tự sướng có xu hướng có cái nhìn tích cực hơn về những gì đang xảy ra xung quanh họ.
Trong khi đó, những người rất nghiêm túc hoặc phải gánh vác một trách nhiệm nhất định hiếm khi chia sẻ với người khác việc họ đang làm trên các trang mạng xã hội. Những bức ảnh của họ thường không tiết lộ địa điểm chụp.
Mặt khác, mọi người mà hầu hết là phụ nữ, việc họ mím môi khi chụp ảnh chứng tỏ rằng họ đang cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.
5. Cách họ ăn
Những người cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ có xu hướng tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài hoặc cố gắng sống theo những kế hoạch nghiêm khắc mà họ đặt ra. Những người trộn thức ăn trên đĩa vào với nhau lại thường có tính cách rất mạnh mẽ và cũng rất có trách nhiệm.
Mặt khác, ăn nhanh là đặc điểm của những người có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Những người này trong công việc thường được đánh giá cao về khả năng, và trên thực tế, họ hiếm khi nghỉ một ngày hay từ chối bất cứ nhiệm vụ nào, đồng thời họ luôn suy nghĩ trước về mọi việc.
Trái lại, những người ăn chậm là những người sống cho hiện tại và biết cách tận hưởng cuộc sống.
6. Ngôn từ họ sử dụng khi trò chuyện
Nếu một người thường sử dụng đại từ “tôi” khi kể một câu chuyện, có lẽ họ đang nói sự thật, nhưng nếu họ sử dụng từ này liên tục khi nói bất cứ việc gì thì có vẻ như họ đang tự coi mình là trung tâm của vũ trụ.
Đổi lại, một người thường sử dụng từ “chúng ta” là người đắm chìm sâu vào cuộc sống của những người xung quanh họ.
Những người lớn tuổi nhìn chung sẽ thường sử dụng động từ ở thì quá khứ hơn là tương lai.
7. Cách họ để chân khi ngồi
Những người khép hai chân vào với nhau khi ngồi là những người thiếu tự tin hoặc cảm thấy khó để có thể tin tưởng người khác, trong khi những người để thẳng chân, hai chân không sát với nhau lại hài hước và thoải mái với người khác.
Những người bắt chéo chân sẽ có xu hướng thích tụ họp với mọi người nhưng đồng thời yêu cầu sự tôn trọng từ người khác. Những người ngồi bắt chéo ở mắt cá chân lại là người cầu toàn và hào phóng. Trong khi đó, những người bắt chéo một bàn chân qua bàn chân còn lại là người có tham vọng và thích cạnh tranh.
Ngồi trong tư thế hoa sen – ngồi khoanh chân, bàn chân để lên đùi, thường dùng khi tập yoga hay ngồi thiền – là đặc điểm của những người muốn tìm kiếm sự tự do trong cuộc sống nhưng cũng rất nhạy cảm và thực tế.
8. Hướng nhìn của họ khi uống đồ uống
Những người nhìn chằm chằm vào sâu trong cốc khi nhâm nhi đồ uống có vẻ có khả năng tập trung cao và ít mơ mộng.
Nếu nhìn thẳng về phía trước, họ thường là người dễ chịu ảnh hưởng từ người khác và có đôi khi bất cẩn, nhưng lại rất chú ý tới những gì đang xảy ra xung quanh mình.
Nếu một người nhắm mắt lại khi uống, có lẽ họ đang trải qua một vài cơn đau hoặc thấy khó chịu, và do đó đang cố gắng tìm cách để thư giãn.
9. Đôi giày họ mang
Những người mang loại giày cơ bản như giày thể thao, có khả năng gặp nhiều cơ hội trong cuộc sống hơn người khác. Những người đi bốt thì thường hung hăng hơn còn những người đi những đôi giày không thoải mái lại có xu hướng bình tĩnh hơn.
Người hướng ngoại thường mang những đôi giày đầy sắc màu. Trong khi đó, những người lãnh đạm, thờ ơ hơn và thậm chí có xu hướng kìm nén mọi thứ trong cuộc sống thường mang giày đơn sắc.
Những người đi giày mới, bóng loáng là những người không muốn quá gắn bó với người khác hay lo lắng về các mối quan hệ của họ, còn người chủ yếu đi dép xỏ ngón thường ẩu và không nghiêm túc.
10. Loại cà phê họ yêu thích
Các nhà lãnh đạo thường thích uống cà phê Espresso, trong khi những người chỉ biết đi theo, làm theo, để người khác dẫn dắt lại thích uống Double Espresso với lượng cà phê gấp hai lần.
Thích Latte là những người luôn thấy khó khăn để đưa ra quyết định và có xu hướng sống một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn những người khác.
Những người sáng tạo, hòa đồng, thích ở bên mọi người thì ưa thích cà phê Cappuccino, trong khi những người thích phiêu lưu thích uống cà phê đá.
Cà phê đen thường là sự lựa chọn của những người thực tế và thẳng thắn trong cuộc sống hoặc cũng có thể là những người hiếm khi làm bất cứ điều gì đột phá, khác thường.
--------------------
Cre: Facebook
Tumblr media
1 note · View note
sunflower-ox · 4 years ago
Text
"Kính thưa quý vị, có những ngày chúng ta cảm thấy là chúng ta không được may mắn. Có thể là vì chúng ta vụng về hay là chúng ta thiếu sự chú ý, cho nên vô tình mà chúng ta gây ra những lầm lỡ. Chúng ta nói những câu làm cho người kia đau buồn mà thực sự ta không muốn nói những câu như vậy. Chúng ta làm những cử chỉ làm cho người kia đau buồn, nhưng thực sự chúng ta không muốn làm những cử chỉ như vậy. Chúng ta có đủ thông minh. Chúng ta có dư thông minh để biết rằng nếu chúng ta đã nói những điều như vậy, nếu chúng ta đã làm những điều như vậy, thì chúng ta sẽ gây đổ vỡ trong chúng ta, và giữa chúng ta với người chúng ta thương. Nhưng mà sự thực là chúng ta đã làm cái điều đó, và chúng ta đã nói những điều đó, và chúng ta đã gây nên những đổ vỡ.
Sau khi sự đổ vỡ đã gây ra rồi, chúng ta rất hối hận. Không biết ma xui quỷ khiến gì mà hôm đó mình nói câu đó, và mình làm điều đó. Mình rất giận mình, và mình rất thành thật hối cải. Mình nói rằng kỳ sau nhất định mình sẽ không nói những câu như vậy nữa, kỳ sau mình nhất định không làm những hành động như vậy nữa. Chúng ta rất thành thật là có tổ tiên, có Bụt, có các vị Bồ Tát chứng giám. Chúng ta rất thành khẩn. Chúng ta rất thành thật với mình. Chúng ta quyết tâm rằng lần sau nhất định sẽ không nói như vậy nữa, sẽ nhất định không làm như vậy nữa.
Nhưng mà cái ngày xui nó đến. Chúng ta lại nói lại những câu như vậy, và chúng ta sẽ làm lại những điều mà chúng ta đã làm, và chúng ta đau khổ nữa. Ðiều này xảy tới rất nhiều lần. Có khi chúng ta thất vọng. Chúng ta nghĩ rằng cái lực lượng ma quái đó ở trong ta nó xúi chúng ta nói những câu như vậy, nó xúi chúng ta làm những hành động như vậy, để chúng ta gây đổ vỡ ở trong gia đình của chúng ta. Chúng ta gây đổ vỡ giữa ta và người chúng ta thương. Tiếng Anh nói là "It's stronger than me". Cái ma quái đó ở trong đạo Bụt gọi là tập khí. Tập khí là một năng lượng của thói quen. Năng lượng đó có thể đã được trao truyền từ những thế hệ tổ tiên, qua cha mẹ, và đến chúng ta. Cái năng lượng đó ghê gớm lắm.
Cố nhiên tổ tiên và cha mẹ đã trao truyền cho chúng ta những năng lượng tốt, những tài năng, những hạnh phúc, những đức hạnh. Nhưng tổ tiên và cha mẹ cũng đã trao truyền cho chúng ta những năng lượng tiêu cực, những tập khí xấu, những thói quen xấu. Và nếu chúng ta không có khả năng nhận diện được năng lượng tiêu cực đó, thì những năng lượng đó tiếp tục xúi ta, thúc đẩy ta làm những điều mà ta không thực sự muốn làm, nói những điều mà ta không thực sự muốn nói. Chúng ta đã biết rằng hễ nói điều đó hoặc làm điều đó là chúng ta gây đổ vỡ. Vậy mà chúng ta vẫn cứ đã nói, vẫn cứ đã làm. Vì vậy chúng ta nên biết rằng cái lực lượng ma quái đó mạnh hơn chúng ta.
Ðức Thế Tôn có dạy rằng chúng ta phải tu tập để có được một năng lượng thứ hai, một năng lượng mới có khả năng nhận diện được năng lượng của tập khí. Mỗi khi ta nhận diện được năng lượng ma quái kia, thì năng lượng kia không tác yêu tác quái được. Nếu chúng ta không thực tập thì thôi. Nếu chúng ta thực tập, thế nào chúng ta cũng đạt được cái kết quả là chúng ta sẽ làm chủ được tình trạng, và chúng ta sẽ không để cho cái năng lượng ma quái kia xúi đẩy chúng ta nói và làm những điều chúng ta không muốn nói và không muốn làm.
Có một anh thiền sinh Hoa kỳ qua Làng Mai tu tập cách đây mười năm. Anh ta qua khóa tu mùa đông, rồi anh ta qua khóa tu mùa hè. Trong khóa tu mùa hè anh ta ở trên Xóm Thượng và đã thực tập ba tuần lễ rất hạnh phúc. Trên Xóm Thượng có rất nhiều thầy, rất nhiều sư chú, và có một số các cư sĩ, trong đó có các vị đã thọ giới Tiếp Hiện, các vị giáo thọ. Trong ba tuần lễ, anh thực tập rất hạnh phúc vì ngày nào cũng được đi thiền hành, cũng ăn cơm trong chánh niệm, cũng tập thở, cũng làm việc trong bếp trong chánh niệm, cũng nấu cơm, cũng rửa bát, cũng quét nhà giống hệt như các thầy và các sư chú, và các thiền sinh khác. Chung quanh anh ta có các vị xuất gia và các vị tại gia thực tập rất vững chãi, đi đứng trong chánh niệm, làm việc trong chánh niệm, ăn uống trong chánh niệm, cho nên anh ta được thừa hưởng cái năng lượng tập thể đó. Vì vậy cho nên anh ta rất có hạnh phúc. Tới tuần thứ tư, anh được các thiền sinh bạn người Mỹ phái anh đi chợ để mua thức ăn về nấu một món để cúng tổ tiên.
Tại Làng Mai mỗi mùa hè chúng tôi có tổ chức một lễ gọi là lễ Tạ Ơn, "Thanks Giving day" theo kiểu Phật giáo. Trong ngày lễ Tạ Ơn đó chúng ta tạ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy, bạn bè, và tất cả mọi loài chúng sanh, cây cỏ, và đất đá. Tứ ân là ơn cha mẹ tổ tiên, ơn thầy, ơn bạn, và ơn chúng sanh. Bàn thờ là bàn thờ chung. Thiền sinh mỗi nước tụ tập nhau lại để bàn cách nấu một món có vẻ quốc hồn quốc túy và đặt lên trên bàn thờ để cúng. Thiền sinh Hòa Lan nấu món Hòa Lan. Thiền sinh Pháp nấu món Pháp. Cố nhiên thiền sinh Mỹ nấu món Mỹ. Anh thiền sinh Hoa Kỳ đó được lệnh đại diện những thiền sinh Mỹ đi ra chợ của thành phố Saint Foy-La-Grande để mua đồ.
Trong khi anh đang đi mua đồ ăn ở ngoài chợ, tự nhiên có một năng lượng tiêu cực phát hiện. Năng lượng đó là cái năng lượng vội vã, hấp tấp, bất an, vụt chạc. Lạ quá. Trong ba tuần lễ mình ở trong Làng, mình thực tập, chưa bao giờ cái năng lượng nầy trào lên hết. Bây giờ mới đi ra ngoài chợ có nửa giờ đồng hồ, cái năng lượng vụt chạc, hấp tấp, bất an đã phát hiện. Nhưng lần này, anh đối xử khác tại vì trong ba tuần lễ anh ta đã thực tập chánh niệm, theo dõi hơi thở, bước những bước đi thiền hành có ý thức. Vì vậy anh ta có được một ít năng lượng gọi là năng lượng chánh niệm, the energy of mindfulness, và nhờ đó cho nên anh ta nhận diện được cái năng lượng tiêu cực kia, cái năng lượng vội vã, vụt chạc, hấp tấp, bất an ở trong anh. Và anh ta phát giác ra rằng anh ta có một tuệ giác: đây là năng lượng của má anh trao truyền cho anh vì má anh luôn luôn là như vậy. Má anh luôn luôn vội vã, vụt chạc, hấp tấp, bất an. Anh đã thừa hưởng cái năng lượng tiêu cực đó của mẹ. Khi anh thấy được điều đó, anh ta bắt đầu thở vào, thở ra có ý thức, và anh ta gọi tên má anh. Anh ta gọi "Hello mommy, I know you are there" thì tự nhiên cái năng lượng hấp tấp, bất an đó biến mất. Và từ đó trở về sau anh ta cẩn thận. Anh ta bước những bước rất là vững chãi. Anh ta theo dõi hơi thở. Từ lúc đó cho đến khi mua thức ăn xong và lên xe trở về, năng lượng tiêu cực đó không phát hiện lại một lần nào nữa cả.
Qua câu chuyện đó chúng ta học được cái gì? Trong người của chúng ta cái năng lượng tiêu cực có thể đã được các thế hệ cha mẹ trao truyền lại. Năng lượng đó là một năng lượng lâu đời, và vì vậy nó âm thầm chi phối cách hành xử của chúng ta. Nếu chúng ta không nhận diện được nó thì nó tiếp tục tác yêu tác quái và xúi xử chúng ta làm những điều chúng ta không muốn làm, nói những điều mà thật sự chúng ta không muốn nói. Và chúng ta gây đổ vỡ.
Phương pháp là phải tu tập để có một năng lượng mới để có khả năng nhận diện được cái năng lượng cũ. Và mỗi khi nhận diện được như vậy rồi, năng lượng cũ không làm được gì mình nữa hết. Muốn có cái năng lượng mới đó, năng lượng chánh niệm, chúng ta phải biết tập đi thiền hành, đi mà ý thức được từng bước chân. Chúng ta phải tập thở chánh niệm, thở vào biết rằng chúng ta đang thở vào, thở ra biết là chúng ta đang thở ra. Mỗi động tác của chúng ta hằng ngày, chúng ta biết và chúng ta thấy rõ các động tác đó. Khi ăn thì mình biết là mình đang ăn. Khi ngồi mình biết là mình đang ngồi. Chánh niệm là cái năng lượng giúp cho mình biết được cái gì đang xảy ra trong phút giây hiện tại. Tiếng Anh gọi là mindfulness. Mindfulness is the kind of energy that helps us to know, to be aware of what is going on in the present moment.
Ví dụ tôi đang uống nước. Nếu trong khi uống nước mà tôi biết rằng tôi đang uống nước thì lúc đó là tôi có chánh niệm. Nếu trong khi uống nước mà không biết mình đang uống nước, tâm mình để ở chỗ khác, tâm mình bị quá khứ kéo đi, hay bị tương lai kéo đi, hay bị những lo lắng, sầu muộn kéo đi, thì mình uống nước mà không biết là mình đang uống nước. Ðó gọi là thất niệm. Thất niệm là mất chánh niệm. Thất niệm tiếng Anh gọi là forgetfulness. Trái lại nếu trong khi uống nước mà mình biết là mình đang uống nước, lúc đó chánh niệm có mặt. Ðó gọi là uống nước có chánh niệm. Tiếng Anh gọi là mindful drinking. Trong khi mình đi có chánh niệm thì gọi là mindful walking. Trong khi mình thở, nếu có chánh niệm, thì gọi là mindful breathing. Và người tu là phải thực tập mindfulness, nghĩa là phải có chánh niệm trong khi đi, trong khi đứng, trong khi ngồi, trong khi làm việc.
Có một lần có một nhà triết học đến thăm đức Thế Tôn và ông ta hỏi Bụt như thế nầy: "Thưa ngài, giáo lý của ngài đặc biệt ở chỗ nào?" Và sau khi hỏi câu đó thì ông muốn hỏi một câu chắc ăn hơn "nghĩa là mỗi ngày thì quý vị làm gì ở trong tu viện Kỳ Viên nầy? What do you do exactly during the daily life in the bamboo ground?". Ðức Thế Tôn mỉm cười. Ngài nói rằng: "Thì chúng tôi cũng đi, cũng đứng, cũng nằm, cũng ngồi, cũng giặt áo, cũng rửa bát". Nhà triết học đó nói: "Như vậy thì có khác gì chúng tôi đâu. Ngoài đời thì chúng tôi cũng đi, đứng, nằm, ngồi, nấu cơm, rửa bát". Ðức Thế Tôn nói "Khác, khác nhau nhiều lắm, tại vì trong khi chúng tôi đi, chúng tôi biết rằng chúng tôi đang đi; khi chúng tôi ngồi, chúng tôi biết chúng tôi đang ngồi; khi chúng tôi đứng, chúng tôi biết chúng tôi đang đứng; khi giặt áo, chúng tôi biết chúng tôi đang giặt áo. Tâm của chúng tôi hoàn toàn để ở nơi giây phút hiện tại, trong khi ở ngoài đời thì người ta sống không phải như vậy".
Nghĩa là theo lời đức Thế Tôn người tu sống trong chánh niệm, người không tu thường thường sống trong thất niệm. Khi mình biết sống trong chánh niệm, mình sẽ sống từng giây phút của đời sống hiện tại sâu sắc. Ví dụ mình đang được ngồi ăn cơm với những thành phần khác của gia đình mình. Trong khi ăn cơm mình chỉ ăn cơm thôi. Mình không để trí óc mình suy nghĩ vẩn vơ, lo buồn, giận ghét, và những chuyện khác. Trong khi ăn cơm, mình chỉ chú ý tới thức ăn và tới những người thân đang ngồi quanh bàn ăn mà thôi. Tâm của mình không rong ruổi về quá khứ, không phiêu lưu trong tương lai, không bị cái giận, cái hờn, cái vọng động, hay những dự án xa vời kéo mình đi. Mình thật sự an trú trong hiện tại. Establish yourself in the present moment. An trú trong giây phút hiện tại, dwelling peacefully in the present moment, là sự thực tập của chúng ta.
Nếu trong bữa cơm gia đình mà quý vị có thể an trú trong hiện tại, quý vị chú ý tới thức ăn và những người thân chung quanh, thì cái hạnh phúc của bữa cơm sẽ tăng tiến gấp 10 lần hoặc là 20 lần. Nếu khi chúng ta ngồi ăn cơm với nhau mà tâm của chúng ta rong ruổi, chúng ta không có mặt tại đó, thì bữa cơm đó không có giá trị, và chất lượng của hạnh phúc rất là thấp. Cũng như khi chúng ta uống trà với người bạn từ phương xa mới tới. Chúng ta pha một bình trà rất ngon, rất quý, và hai người bạn ngồi đối diện nhau. Ðiều kiện căn bản để hai người có hạnh phúc là sự có mặt của nhau. Tôi hoàn toàn có mặt, và anh cũng hoàn toàn có mặt. Thân và tâm của tôi hợp nhất. Thân và tâm của anh cũng hợp nhất. Và chúng ta thiết lập sự có mặt của chúng ta vững chãi trong giây phút hiện tại. Lúc đó chén trà mà tôi pha mới có cái giá trị của nó. Còn nếu tôi suy nghĩ, lo lắng, giận hờn, buồn bã, trách móc, anh cũng đang suy nghĩ, lo lắng, giận hờn, buồn bã, trách móc, thì sự có mặt của tôi đối với anh không có nghĩa gì cả, và chén trà mà tôi dâng lên cho anh nó cũng không có nghĩa gì cả. Do đó thiết lập sự có mặt của mình một cách vững chãi trong giây phút hiện tại là điều kiện căn bản nhất của hạnh phúc.
Chánh niệm là năng lượng giúp ta có mặt một cách đích thực trong giây phút hiện tại. Và khi chúng ta đã có mặt đích thực trong giây phút hiện tại rồi thì chúng ta có thể nhận diện được bất cứ cái gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Ví dụ như khi chúng ta đang đứng ngắm trăng tròn vừa mới lên cùng với một số các bạn ta. Mặt trăng rất tròn, rất tươi mát, rất đẹp. Nhưng nếu chúng ta không có mặt thật sự, nghĩa là tâm của chúng ta không có đó, chúng ta đang lo lắng về tương lai hoặc sầu muộn về quá khứ, thì mặt trăng mầu nhiệm đó không phải là cho ta. Những người khác, vì họ không lo lắng, vì họ có mặt thật sự, cho nên họ có thể tiếp xúc với mặt trăng một cách sâu sắc, và mặt trăng là mặt trăng của họ. Còn về ta, ta đang lo lắng, đang sầu khổ, cho nên ta không tiếp xúc được với mặt trăng.
Món quà quý giá nhất mà mình có thể tặng cho người thương của mình là món quà gì? Theo tôi món quà đó là sự đích thực có mặt của mình. Nếu mình thương mà mình không có mặt cho người đó thì mình đâu có thương được. How can you love if you are not there? Mình có thể đi làm đem về rất nhiều tiền cho người kia, nhưng mà không bao giờ có mặt cho người đó. Cái đó không phải là thương. Thương nghĩa là hiến tặng cho người mình thương sự có mặt của mình. Tôi nhớ có một cậu bé mười hai tuổi. Có một hôm bố nó nói: "Mai là ngày sinh nhật của con, con muốn cái gì bố sẽ mua cho". Cậu bé không biết là mình muốn cái gì nữa. Bố của nó là một người thương gia rất giàu có. Hễ nó muốn cái gì là bố nó có thể mua được liền lập tức. Nhưng mà nó không có thiết một cái gì hết. Nó chỉ cần có một cái thôi, mà cái đó hình như là xa vời vô cùng. Ðó là sự có mặt của bố nó. Bố nó rất giàu. Và khi người ta giàu, người ta không có thể có nhiều thì giờ để dành cho người mình thương. Phải bận bịu tối ngày. Phải dùng thì giờ và năng lượng của mình để tiếp tục làm giàu. Và vì vậy cho nên cái quý nhất mà người thương mình đòi hỏi là sự có mặt của mình bên họ thì mình không thể hiến tặng được. Ðứa bé suy nghĩ một hồi rồi nói: "Daddy, I want you." (con chỉ muốn bố thôi). Con không muốn món quà nào hết.
Thực sự là như vậy. Khi mà mình thương ai, món quà quý giá nhất mình tặng cho người đó là sự có mặt đích thực của mình. Và vì vậy cho nên nếu mình tập đi thiền hành, tập thở cho có ý thức, và có mặt thực sự, rồi mình tới ngồi bên người mình thương và nói rằng: "Con ơi, bố đang có mặt thực sự cho con đây, con có bằng lòng không?" thì em bé sẽ rất hạnh phúc. "Em ơi, anh đang có mặt cho em đây" thì người thương của mình sẽ có hạnh phúc. "Anh ơi, em đang có mặt cho anh đây" thì người thương của mình sẽ có hạnh phúc. "Darling, I'm here for you". "Tôi có mặt đây" không phải là một lời tuyên bố suông tại vì mình phải thực sự có mặt mới được. Thân và tâm của mình phải hợp nhất. Mình phải thật sự có mặt với người thương của mình thì mình mới có thể mở miệng nói: " I'm here for you". Nếu mình tuyên bố mình thương mà mình không có mặt ở đó cho người mình thương, thì mình thật sự không có thương gì hết. Vì vậy nếu mình là một người thương đích thực, mình phải thực tập chánh niệm. Mình làm thế nào để cho mình thực sự có mặt, và mình đem sự có mặt đó để hiến tặng cho người mình thương.
Khi mình có mặt rồi, mình có thể làm được công việc khác mà người không có mặt không thể làm được: công nhận sự có mặt của người mình thương. Ðây là một hành động thương yêu đích thực. Khi người thương của mình không chú ý đến mình, người đó không thực sự là người yêu của mình. Khi mình bị người kia lơ là, người kia không chú ý, mình đâu có cảm tưởng mình đang được thương. Vì vậy khi mình quả thực đang thương, mình phải làm thế nào để công nhận sự có mặt của người mình thương. Mình phải tới với người mình thương bằng sự có mặt đích thực của mình, và mình nói với người đó: "Anh ơi, em biết anh đang có mặt đó. Em đang có hạnh phúc". Mình phải nói như vậy. "Darling, I know you are there, and I'm very happy". Trong khi mình nói như vậy, mình phải thực tập. Mình phải thực sự có mặt, và mình sẽ đem năng lượng của chánh niệm ôm lấy người mình thương. Người mình thương lúc bấy giờ nở ra như một bông hoa, vì người đó biết rằng mình đang có mặt cho người đó, mình đang công nhận sự có mặt của người đó.
Phương pháp thực tập hơi thở có ý thức, phương pháp đi thiền hành bước những bước chân có ý thức, có liên hệ trực tiếp tới đời sống hằng ngày của mình. Quý vị chỉ cần đi thiền hành trong vòng năm phút, mỗi bước chân vững chãi, thảnh thơi và có chánh niệm; quý vị chỉ cần thực tập thở vào và thở ra có ý thức trong năm phút, mỗ hơi thở vào, mỗi hơi thở ra vững chãi và sâu sắc, thì quý vị đã có thể đem lại sự có mặt đích thực của mình. Và sự có mặt đích thực đó là một món quà rất quý giá mà quý vị có thể đem hiến tặng cho người mình thương. Khi mình có mặt rồi, mình cũng công nhận sự có mặt của người kia. Khi mình nói: "Em ơi, anh biết rằng em đang có mặt, và anh rất lấy làm hạnh phúc", người mình thương sẽ nở ra như một bông hoa. Người con công nhận sự có mặt của người cha. Người cha công nhận sự có mặt của người con. Người chồng công nhận sự có mặt của người vợ, và người vợ công nhận sự có mặt của người chồng. Ðó là điều mình có thể làm trong đời sống hằng ngày. "I'm here for you. I know you are there, and I am very happy". Ðó là những câu nói của tình thương đích thực.
Trong khóa tu ở trường đại học tại Santa Barbara, có một người cha trẻ tới khóc với tôi và nói rằng: "Thưa Thầy, con vừa mới mất một đứa con. Con đau khổ quá chừng". Ðó không phải là thiền sinh duy nhất than thở là mình vừa mất một người thương. Có rất nhiều người Hoa Kỳ trong khóa tu đã tới khóc, đã tới than thở rằng vừa mất một người thương. Nếu nhìn sâu vào trong bản chất của niềm đau của người vừa mất một người thương, mình sẽ tìm thấy nhiều lý do, nhiều nguyên tố ở trong đó. Trong khi người mình thương còn sống, mình rất là lơ là. Mình không làm những cái mình có thể làm để cho người đó có hạnh phúc. Vì vậy khi người đó chết đi, mình đau khổ vô cùng. Ðau khổ không phải chỉ vì mình mất người đó, mà đau khổ là do mình hối hận là trong thời gian người đó còn sống, mình đã sống rất lơ là với người đó, mình đã không làm những điều mình có thể làm để cho người đó có hạnh phúc.
Tôi thấy có một gia đình trong đó tất cả những đứa con đều giàu có. Những đứa con gái đều đã đi lấy chồng, và chồng họ là những người rất giàu có. Khi họ nghe tin là người cha của họ chết, họ trở về rất là đầy đủ. Trong tang lễ họ khóc và đau khổ vô cùng. Tôi hỏi thăm và biết được nguồn gốc của sự đau khổ đó. Tuy họ giàu có như vậy, tuy họ có thương cha của họ, nhưng họ sống cuộc đời rất bận rộn. Họ không có thì giờ để chăm sóc cha của mình. Vì vậy khi cha chết rồi, họ đau khổ vì sự hối hận rất nhiều. Họ đấm ngực. Họ bứt tóc. Họ nằm lăn ra giữa đất. Họ khóc. Họ gào. Họ than. Tôi nhìn vào đó thì tôi biết rằng phần lớn chất liệu của đau khổ nầy là sự hối hận. Nếu trong thời gian cha mình còn sanh tiền mà mình cố gắng tìm ra được thì giờ tới chơi với ba mình, và có thể làm được bất cứ cái gì mà mình có thể làm để cho ba mình có hạnh phúc, thì đến khi ba mình qua đời, mình không đau khổ đến mức đó.
Do đó ta nên biết rằng ta phải nhìn cho ra bản chất của sự đau khổ. Tôi nói với người kia: "Anh đau khổ vì anh vừa mất một người thân. Ðiều đó tôi hiểu. Anh nói rằng vì cái đau khổ đó cho nên anh không ngủ được, không ăn được, không làm ăn được gì hết. Ðiều đó tôi cũng hiểu. Và tôi khuyên anh: "Anh nên nhớ rằng anh vừa mất một người thương, nhưng mà anh vẫn còn những người thương khác đang sống. Nếu anh tiếp tục không ăn không ngủ khổ đau như vậy, anh đang làm khổ những người thương đang còn sống của anh. Tôi khuyên anh nên trở về chăm sóc cho những người thân của anh hiện đang còn sống bên anh và làm những gì anh có thể làm hôm nay để cho họ có hạnh phúc. Nếu anh làm được điều đó, người khuất mặt sẽ mỉm cười được. Và đến khi một người thân khác của anh qua đời, anh sẽ không đau khổ như anh đang đau khổ kỳ này". Người đó đã hiểu và người đó đã bớt đau khổ rất nhiều. Người đó đã trở về làm theo những điều tôi khuyên nhủ.
Giáo huấn trên được căn cứ vào tuệ giác về vô thường. Nếu chúng ta không tập sống sâu sắc trong giây phút hiện tại, sau nầy chúng ta sẽ hối tiếc. Muốn sống sâu sắc được những giây phút hiện tại, chúng ta phải tập như thế nào để cho thân và tâm của chúng ta trở về trong giây phút hiện tại: thân tâm nhất như. Những phương pháp đức Thế Tôn đã đem ra để dạy chúng ta rất là cụ thể. Có nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng tu là phải tụng kinh thật nhiều, hoặc là đốt nhang thật nhiều, hoặc là cúng chuối, cúng xôi cho thật nhiều, hoặc là lạy cho thật nhiều. Tôi đã học Phật. Tôi đã nghiên cứu. Và tôi rất lấy làm ngạc nhiên thấy rằng đức Thế Tôn có dạy rất nhiều phương pháp rất cụ thể, có thể làm cho tăng tiến hạnh phúc trong đời sống hằng ngày rất là mau chóng mà rất ít người thực tập. Họ chỉ biết lạy, biết cúng, biết đốt nhang, biết tụng kinh mà thôi.
Bụt dạy rằng chúng ta có thể sống an lạc và hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Cái giáo pháp đó chữ Nho gọi là "hiện pháp, lạc trú", hiện pháp là giây phút hiện tại, lạc trú là sống hạnh phúc. Ngài nói rằng anh và chị có thể sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại. Chúng ta có hiểu được cái giáo lý đó hay không? Tại sao trong khi tu chúng ta cứ mơ tưởng tới cái an lạc và hạnh phúc trong tương lai mà thôi. Chúng ta muốn cầu về cõi này hoặc cõi kia, mà ta không biết cách làm thế nào để có thể sống hạnh phúc, an lạc trong giờ phút hiện tại. Giáo lý hiện pháp lạc trú chúng ta không có nghe và không có thực tập.
Ðức Thế Tôn dạy rất rõ. Ngài nói rằng ví dụ chúng ta cầm một cục đá và buông xuống giòng sông thì cục đá sẽ chìm. Chúng ta lấy cục đá nhỏ hơn, chỉ nặng vài chục gram thôi, và bỏ xuống nước. Nó cũng vẫn chìm như thường. Nhưng nếu chúng ta có một chiếc thuyền, chúng ta có thể chở 200 ký lô đá mà không chìm xuống nước. Ðức Thế Tôn nói rằng dầu anh, dầu chị có những nỗi khổ niềm đau ở trong lòng, nhưng nếu anh chị biết thực tập, thì anh chị sẽ không bị đắm chìm vào biển khổ. Ðức Thế Tôn dạy những điều như vậy. Dù trong tâm mình có niềm đau nỗi khổ rất nhiều, nếu mình biết nương tựa vào Phật, vào Pháp, vào Tăng, mình biết thực tập hiện pháp lạc trú, mình vẫn có thể có hạnh phúc trong giây phút hiện tại như thường. Những giáo lý đó tại sao chúng ta không nghe và không đem vào để thực tập?!
Hiện pháp là gì? Hiện pháp tức là the present moment, là giây phút hiện tại. Thường thường chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc là khi chúng ta đạt được, khi chúng ta thỏa mãn với những tìm kiếm của chúng ta. Ðó là đối tượng của những thèm khát của chúng ta. Trước hết là chúng ta thèm khát sự giàu có, tiền tài. Rồi đến chúng ta thèm khát cái danh. Nếu không có cái danh đó, nếu không có cái bằng cấp đó, nếu không có uy tín đó, mình sẽ không có hạnh phúc. Và thứ ba là sắc dục. Nếu chúng ta không thỏa mãn được sắc dục đó thì ta không có hạnh phúc. Và thứ tư là thức ăn ngon. Tài, sắc, danh, thực, thụy. Tài tức là money; sắc là sex; danh là fame; thực là good food. Ta nghĩ rằng hạnh phúc làm bằng những đối tượng của sự thèm khát và là ngũ dục.
Ðức Thế Tôn nói rằng người đi tìm hạnh phúc bằng cách chạy theo đối tượng của sự thèm khát cũng giống như người cầm đuốc mà đi ngược gió. Ngọn lửa của cái đuốc đó sẽ làm cháy tay mình. Có biết bao nhiêu người chạy theo đối tượng của sự thèm khát và những người đó đều là những người đang đau khổ. Trái lại nếu chúng ta biết bỏ, biết dừng lại và đừng chạy theo đối tượng của những sự thèm khát, chúng ta biết trở về với giây phút hiện tại, chúng ta sẽ khám phá ra rằng trong cái giây phút hiện tại này ta có rất nhiều những yếu tố của hạnh phúc. Và chúng ta sẽ ngạc nhiên mà khám phá ra rằng những điều kiện của hạnh phúc mà ta có, ta đang có trong giờ phút hiện tại nó nhiều hơn là chúng ta cần tới, và chúng ta có thể sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây với những điều kiện hiện tại. Ðó gọi là hiện pháp lạc trú..."
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
13 notes · View notes
phatbuttudo · 3 years ago
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Nguyễn Văn Đợt-Hòa thượng hay Giáo chủ Tà giáo?
 Nguyễn Văn Đợt (Tỳ Kheo ni. Thích Đạt Niệm) là con trai của ông Nguyễn Văn Nhung ở Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai.
Gọi là Tỳ Kheo ni vì Nguyễn Văn Đợt không được chấp thuận thọ Tỳ Kheo giới, người Mẹ nuôi là Ni trưởng Thích Nữ Đạt Nhiễn đã lập đàn truyền giới Tỳ Kheo cho Nguyễn Văn Đợt.
Nguyễn Văn Đợt
Ông Lê Thanh Liêm có người em họ là ông Nguyễn Long Châu cũng ở Đồng Nai. Sinh thời, Nguyễn Long Châu tự xưng là bậc cứu thế do Đức Phật Di Lặc sai xuống trần dọn đường trước khi Phật giáng sinh. Ông Châu đã thành lập riêng 1 Giáo phái trà trộn giáo lý Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài để mê hoặc người.
Vào năm 1949 Nguyễn Long Châu về quê nhà Sa Đéc Đồng Tháp dùng chiêu trò quỷ quái tinh ranh lập am lập cố́c cất chùa khai đạo. Kể từ lúc này tà đạo rất mạnh số lượng tín đồ khoảng 2 triệu người. Họ hoạt động khắp Nam kỳ lục tỉnh bí mật chiêu dụ đàn bà và con gái nhà lành, còn những thanh niên trẻ tuổi cũng như những người đàn ông khỏe mạnh ai mà họ kêu gia nhập tà đạo của họ mà không theo thì họ tìm cách ám hại, cho nên thời điểm có cái biệt danh mà ai nghe đến cũng rợn người là (đạo đâm, đạo lụi).Chúng hoạt động mạnh nhất là ở vùng Châu Đốc, Cần Thơ và vùng Đồng Tháp Mười.Đến năm 1956-1957 ở Miền Tây xuất hiện một bật chân tu Phật giáo, người này là Sư tu hành chân chính cũng được rất nhiều người sùng kính và mến mộ về triết lý PHẬT HỌC của ông ta, vị ấy là Tổ Sư Minh Đăng Quang của Đạo Phật Khất Sĩ, sự xuất hiện của ông ta làm cho Nguyễn Long Châu và cái đám tà giáo này không được tín đồ tin tưởng, nên chúng liền lập mưu kế để ám hại Tổ Sư như thế nào cho nhất cử lưỡng tiện.
Kế hoạch được thành công, Tổ Sư Minh Đăng Quang được cho là vắng bóng.
Từ năm 1960 đến 1965,Nguyễn Văn Đợt là cháu lại xuất gia sống trong cửa thiền nên được Nguyễn Long Châu ưu ái coi như là đại đồ đệ của ông ta, đồng thời giao phó cho những nhiệm vụ quan trọng như:truyền bá và chiêu dụ những người Phật tử mê tín, cũng như thu tiền những người tín đồ khắp nơi đem về và kêu gọi các tín đồ nam nữ làm công quả ở những vùng đất mà ông Châu chuẩn bị làm chùa am để che mắt những việc làm bất chính của họ...Nguyễn Long Châu từng được Ngô Đình Diệm và một số đảng phái khác do người Nhậ̣t bảo hộ, nên Tà đạo này phát triển rất nhanh chóng.
Tôn sư. Minh Đăng Quang -Tổ sư Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam
Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ -Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo cũng bị Nguyễn Long Châu chỉ đạo đám Đệ tử  ám hại vì những việc làm của chúng bị đức Thầy vạch mặt nên bọn chúng cần phải thủ tiêu, sau đó đổ cho Việt Minh, Công giáo giết hại... Thật là một mũi tên trúng ba mục tiêu...
Cuối năm 1946, đầu năm 1947 Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, với tư cách là uỷ viên đặc biệt của uỷ Ban hành chánh Nam Bộ và là người lãnh đạo cao nhất của Hoà Hảo, đã về miền Tây theo thư mời của ông Trần Văn Nguyên, thanh tra Quân Khu 8 miền Tây để cùng tìm cách giải quyết xung đột giữa Hoà Hảo và Việt Minh. Theo một số người nắm đc lịch sử thì  Đệ tử của Nguyễn Long Châu đã cấu kết cùng  một số lãnh đạo thuộc phái quân sự ở miền Tây khi đó, nổ súng ở Đốc Vàng bắn chết Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ vào khoảng 9 giờ đêm ngày 16 tháng 4 năm 1947.
Đức Huỳnh Phú Sổ giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo chết dưới tay người Chú của Nguyễn Văn Đợt
Nhưng những việc làm của cái đám tà giáo này không qua được mắt của ông Ngô Đình Diệm. TT.Ngô Đình Diệm ra tay triệt hạ hết giáo phái nà̀y để trừ hậu họa về sau, kế hoạch của Ngô Đình Diệm được thực hiện nhanh chóng.Năm 1959 đám tà giáo của Nguyễn Long Châu được chính quyền họ Ngô dẹp bỏ, nhưng duy nhất chỉ có ông Nguyễn Long Châu là bị bắt kết án chung thân. Còn ông Nguyễn Đạt Niệm do xuất gia làm Sư Phật giáo nên vẫn bình an và điều khiển tín đồ bình thường.Con người Nguyễn Văn Đợt rất khéo léo đánh lừa được tất cả...để sau đó được đề cử chức vụ Thư ký Ban Liên Lạc Phật giáo Yêu Nước.
Sau khi thoát khỏi cái máy chém của Ngô Đình Diệm, nhưng Nguyễn Long Châu cũng lãnh án chung thân, Ngô Đình Diệm vẫn còn muốn khai thác những việc làm bí ẩn của vị giáo chủ tà đạo này thêm coi có những chiêu trò ma mị siêu phàm gì mà làm cho người mê muội, nên đem Nguyễn Long Châu ra tới tận Quảng Ngãi giam để cho Ngô Đình Cẩn quản lý.Còn Nguyễn Văn Đợt, lúc bấy giờ ở Sài Gòn, Miền Nam cùng với những đại đồ đệ của Nguyễn Long Châu vẫn tiếp tục điều hành những tín đồ u mê cuồng tín.Ông Đợt âm thầm cho đồng bọn gia nhập vô quân đội của ông Năm Lửa, Bảy Đổm ở vùng Bảy Núi Thất Sơn và các giáo phái khác vv.., nhằm mục đích để làm nội gián cho ông ta, nhưng mục tiêu chính là đốc xúi ném đá giấu tay, dương đông kích tây.Với chiêu trò tồi bại này làm cho người miền Tây đẫm máu... Theo tài liệu của những nhà mật thám của Pháp nêu ra, có khoản 200.000 người chết do cái đám tà giáo Nguyễn Long Châu dùng chiêu trò ném đá giấu tay.Sự việc cứ vậy cho đến năm 1963,,,??Có biến cố xảy raNgô Đình Diệm bị ám sát,Khi nhà lao được Chế độ Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa tiếp nhận, thì Nguyễn Long Châu được đồng bọn giải cứu .
Cuộc tranh cử giữa Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu được diễn ra vào năm 1967,,, Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống của Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, do đa số người Miền Nam ủng hộ với lời hiệu triệu của ông Nguyễn Long Châu và Nguyễn Văn Đợt...
Vào khoảng 3 giờ sáng ngày cuối tháng 3/1975. Các chiến sĩ cách mạng bất ngờ vào chùa Phật Đường Tự tại Quận 5, nơi đây là căn cứ đầu não của tà đạo phản động Nguyễn Long Châu.. Gồm có, du kích địa phương và các chiến sĩ biệt động Sài Gòn cùng một số lãnh đạo mật của Cách mạng...Nguyễn Long Châu đã bị bắt theo bản án:Âm mưu cấu kết, lợi dụng tôn giáo,Nhằm chống lại Cách mạng...Khám xét tại chùa các chiến sĩ thu được rất nhiều vũ khí, máy truyền tin, máy in và rất nhiều giấy tờ có liên quan như truyền đơn vv..Cùng một số đồng bọn và khoảng mười mấy người phụ nữ...Nghe được tin Nguyễn Văn Đợt âm thầm từ Sài Gòn về An Giang để xếp đặt lại nội bộ và có ý lên làm Giáo Chủ, nhưng cũng còn một số đàn anh trong tổ chức  không đồng ý...
Nguyễn Long Châu bị Công an Việt Nam  bắt giữ
Hai tháng sau Miền Nam hoàn toàn Giải Phóng. Có rất nhiều đồng bọn của tà đạo này trốn bỏ đi về phía trời Tây... Còn Nguyễn Văn Đợt thì rất bình thản như không có việc gì hết vì Đợt đang ở trong ngoại hình Đại đức. Thích Đạt Niệm, Đại tá biệt đội Sài Gòn có nhiều công lao với Chính quyền Cách Mạng nên bình chân như vạ.Anh em, môn đệ nào bất tuân, không theo thì ông tìm cách thủ đoạn Chính trị để loại trừ. Đây là một con người rất nguy hiểm trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.Chùa Pháp Trí hiện nay vẫn thường xuyên nhận được tài trợ từ các đệ tử cũ ở Hải Ngoại  của Nguyễn Long Châu.Nguyễn Văn Đợt tức  "Hòa thượng" . Thích Đạt Niệm bản thân có công lao to lớn với Cách Mạng, tham gia Biệt động Sài Gòn sát hại địch. Nhưng có chú họ là Nguyễn Long Châu từng tham gia cộng tác với Chế độ cũ. Vậy vấn đề đặt ra thật sự Nguyễn Văn Đợt là Việt Cộng hay Việt Gian?
1 note · View note
sophieuniverse · 4 years ago
Photo
Tumblr media
BẠN CÓ CHẦN CHỪ  ĐỂ CẢI THIỆN 1 MỐI QUAN HỆ?
Trong cuộc sống, sẽ có những lúc những mối quan hệ giữa chúng ta với người thân yêu trong  gia đình, bạn bè, người yêu, chồng vợ, thậm chí là người láng giềng bị rơi vào tình trạng bế tắc, tiêu cực tưởng chừng không hồi kết. Có thể họ đều là người ta vốn rất yêu quý nhưng vì một lý do nào đó các bạn không thể nào kết nối nhau được nữa. Cũng có thể bạn hoặc họ đóng vai trò là người rất tôn trọng mối quan hệ với người kia, nhưng bị người kia đối xử một cách lạnh nhạt và chỉ muốn xa lánh mà thôi. Hoặc cũng không phủ nhận rằng có thể bạn là người may mắn hay vì khôn khéo có được những mối quan hệ rất hoàn hảo, viên mãn cho đến hiện tại. Dù cho mối quan hệ của bạn có đang thuộc vào một trong số những xếp loại nào trong những loại trên thì không ai có thể phủ nhận, việc mất đi một mối quan hệ tốt đẹp với một ai đó là điều mà không ai chúng ta mong muốn trong cuộc sống này. Tôi có cô bé hàng xóm được sinh ra trong gia đình tưởng chừng rất êm ấm và hạnh phúc mặc dù tình trạng kinh tế gia đình cô bé từ nhỏ không phải lúc nào cũng được đủ đầy. Một ngày nọ, cha của cô bé vì lý do gì đó gây mất lòng tin với mẹ cô bé dẫn đến mẹ cô không còn yêu thương chăm sóc chồng mình như cách bà từng thể hiện trước kia trong mắt bọn trẻ nữa. Có một điều đặc biệt là trong mắt bọn trẻ ngây thơ lúc này người cha này dần không phải người cha tốt nữa, bởi vì ngoài chuyện làm cho mẹ giận thì cha còn bị nghiện hút thuốc lá, thường hay bị bắt gặp lén hút thuốc khiến cho mẹ và các anh chị em của cô bé ấy cảm thấy khó chịu. Cũng theo phản ứng tự nhiên, các anh chị em của cô bé ấy đều giống như mẹ dần dần xa lánh cha mặc dù tình cảm người cha thể hiện đối với vợ và các con đều không hề thay đổi.
Một ngày nọ, cô bé ấy – cũng vốn là người thật ra trong lòng vốn yêu thương cha mình hơn mẹ mình vì lúc nhỏ cha hay chiều chuộng và khen ngợi thành tích học tập của con gái mỗi khi trò chuyện với mọi người xung quanh hơn, trong khi mẹ thì thường hay la mắng nhất là những khi cô bé phạm lỗi  –  bất giác nhận ra sức khỏe của cha ngày một gầy mòn, cha đã không còn hút thuốc nữa nhưng sao chân tay lại trở nên bớt linh hoạt thế này. Cử động của miệng và lưỡi để diễn đạt lời cha muốn nói thời gian này sao cũng trở nên khó khăn quá đi. Cảm nhận được có điều gì không hay, mẹ đã cùng cha đi thăm khám ở nhiều bệnh viện kể cả Đông Y lẫn Tây Y nhưng kết quả chụp X-Quang cho thấy phổi cha còn rất tốt mặc dù có từng hút thuốc, các cơ quan nội tạng còn lại cũng đang hoạt động rất tốt khiến cho mọi người đều đau đầu thắc mắc không biết lý do tại sao. Gia đình  cô  đã tốn một khoảng chi phí kha khá trong việc thăm khám và dùng nhiều loại thuốc lẫn thực phẩm chức năng với mong muốn cha được khỏe lại, nhưng mọi thứ dường như vô vọng.. Cho đến khi chính thức nhận được kết quả chụp não bộ và được bác sĩ thông báo rằng cha bị hội chứng teo não, mọi người dường như chết lặng. Não của cha đang bị teo dần vì thế những cử chỉ di chuyển tay chân cũng trở nên chậm chạp hơn vì các dây thần kinh đều bị ảnh hưởng nặng. Đều may mắn là cha vẫn còn lắp bắp nói được và nếu kiên nhẫn lắng nghe mọi người vẫn hiểu được ý cha muốn nói gì. Nhưng hàng xóm xung quanh đều dần hạn chế tiếp xúc với cha, nếu có tiếp xúc thì cũng chỉ toàn là thương hại bởi vì miệng cha lúc này hay bị chảy nước dãi, vì do ảnh hưởng đứt dây thần kinh số 7, phản ứng của cha dần quay trở lại giống như em bé và hành động cảm xúc thể hiện buồn vui cũng đều mong manh nhạy cảm y như em bé, cha rất dễ khóc mỗi khi muốn diễn đạt ý gì mà người thân không hiểu.
Thời gian cứ thế trôi đi, trôi đi, trong vòng chưa tới 1 năm, gia đình cũng dần làm quen với căn bệnh và thói quen chăm sóc một người bệnh trong gia đình là như thế nào. Một buổi chiều nọ, trong  lúc gia đình đang ăn cơm, cũng là lúc cô bé đang ngồi cầm thìa và đút từng thìa cơm cho cha thì đột nhiên chân tay cha bị co giật rất mãnh liệt và mặc cho gia đình cố gắng xoay sở để giúp đỡ mọi cách, nhưng trong vòng chưa đến 1 giờ đồng hồ vật lộn với biến chứng, cha cô bé đã qua đời ngay tại nhà trong sự gào khóc của cả gia đình và sự bàng hoàng của bà con hàng xóm. Thời đó còn bé nên cô chỉ được biết mang máng rằng cha cô đã chính thức qua đời vì bị đứt những sợi dây thần kinh quan trọng của não bộ. Từ đấy mẹ cô chính thức trở thành quá phụ, cha cô qua đời ở tuổi còn rất trẻ 44 và mẹ cô cứ ở vậy để tiếp tục bao bọc nuôi nấng các con ăn học nên người và không có ý định bước thêm bước nữa với bất kì người đàn ông nào. Cuộc sống quả thực đã rất khó khăn đối với một người mẹ phải nuôi nấng 3 đứa con nhỏ. Mẹ cô xuất thân gia đình kinh tế không mấy khá giả vì thế chỉ được học tới lớp 7 là phải nghỉ học. Vì thế giờ đây bà chỉ có thế xoay sở làm đủ mọi nghề tại gia để vừa có tiền nuôi nấng các con vừa trong nôm nhà cửa, bà phải chạy đi vay đủ thứ nguồn tiền, bù qua đắp lại chỉ vì 1 mục tiêu duy nhất – ba mẹ có thể không thành công nhưng quyết tâm không để con cái thất học mà cướp đi cơ hội thành công của bọn trẻ.
Đến nay khi cô ấy đã trở thành một thiếu nữ vừa tuổi để thành gia lập thất, cô bé ấy dần biến thành tâm điểm quan tâm của gia đình vì từ ngày ra trường cho đến hiện tại đã đổi việc ở rất nhiều công ty, chuyện tình yêu thì cứ lận đận trong khi bạn bè phần lớn đều an bề gia thất hoặc chí ít cũng đạt được thành công nhất định nào đó trong công việc. Có một nổi buồn sâu trong thâm tâm mà cô bé ấy rất ít khi tâm sự cùng ai là cô không có mối quan hệ thật sự tốt với mẹ. Những tổn thương trong suy nghĩ  lệch lạc từ khi còn bé rằng vì mẹ cô đã không dành đủ tình yêu thương cho ba trong quá khứ dẫn đến khi ba lâm vào tình cảnh bệnh nặng và qua đời, ba cô đã không được hưởng trọn vẹn đong đầy sự yêu thương từ tất cả các thành viên của 1 gia đình nhỏ. Những tổn thương lệch lạc ấy còn được nhân đôi hơn khi cô là một cô bé vốn có cá tính mạnh mẽ, yêu sự độc lập, rất muốn được tự do thực hiện những sở thích xê dịch và học hỏi từ những chuyến đi và qua các mối quan hệ với bạn bè, trong khi mẹ cô thì thường hay trách mắn phàn nàn rằng cô chỉ biết ham thích niềm vui riêng mà không lo sự nghiệp dẫn tới thua kém bạn bè đồng trang lứa. Cô cảm thấy việc bị liên tục so sánh và không được khuyến khích ủng hộ chính là những tổn thương không thể nào chữa lành sâu trong trái tim do mẹ cô đã gây nên. Khoảng cách của cô đối với mẹ dần xa dần xa dần. Thâm tâm cô vẫn rất thương mẹ nhưng sự phản đối của tất cả mọi người trong gia đình với những quyết định của cô trong công việc và chuyện tình cảm đã tạo nên một cô bé càng lúc càng cứng đầu hơn và ngại bày tỏ tình cảm thương yêu với những thành viên trong gia đình đặc biệt là với mẹ. Tình cảm của cô bé với mọi người xung quanh chỉ được trổi dậy trong lòng mỗi khi cô ấy ngồi một mình và cô đơn trong chính thế giới nội tâm, trong chính bản ngã của bản thân.
Hình ảnh cô bé hay chơi vơi ấy có lẽ sẽ quen thuộc với một vài bạn trẻ trong xã hội này, khi sức ép vật chất cơm áo gạo tiền, sức ép của sự cạnh tranh, sự cầu toàn tham vọng, những cảm xúc tham sân si, những cám dỗ vật chất hay ái dục hay lãng vãng bên vệ đường khiến con người ta dễ dàng lãng quên đi mất những giá trị tốt đẹp bên trong đáng lẽ ra nên được phát huy, mà chỉ khư khư bám víu để rồi đau khổ với những sự mong cầu không đi theo đúng với phương hướng tiến hóa mà bản thân họ cần phải tập trung.
Câu chuyện đang đến hồi có hậu khi vào những ngày xin nghỉ việc vì dịch Covid-19 và cũng như sau vài biến cố liên quan đến chuyện tình cảm, cô bé ấy có duyên với những video về Nhân số học trên Youtube, có duyên với những quyển sách nói về luật hấp dẫn thay đổi cuộc sống, có duyên với yoga và thiền, tâm trí cô đã bắt đầu được khai mở. Nhờ một bài tập nhỏ có topic làm sao để cải thiện một mối quan hệ để cuộc sống thoát khỏi sự tiêu cực thông qua áp dụng luật hấp dẫn, cô có dịp lắng lòng nhìn lại hành trình đã qua về mối quan hệ yêu thương giữa cô và mẹ mình. Cô bé bật khóc vì sự ân hận đã không dành trọn vẹn được tình cảm cho người cha đã mất và từ trước đến nay đã phí phạm khá nhiều thời gian tìm kiếm sự kết nối với vị Phật thứ 2 còn lại trong gia đình – người mẹ còn lại duy nhất của mình. Cô bắt đầu ngồi lại, viết ra những điều mà cô ấy sẽ cảm thấy hạnh phúc và thật sự muốn được cải thiện trong mối quan hệ với mẹ của mình. Và từ đó tự rút ra cho bản thân mình một bài học rất đắt giá rằng. “Người ta chỉ thật sự biết trân trọng giá trị của một thứ chỉ khi đã đánh mất đi thứ ấy. Cũng như người cha đáng quý của cô chỉ thật sự được cô và mọi người tỏ lòng xót thương một khi cha từ giã thế giới này mãi mãi. Ấy vậy mà, đối với người mẹ yêu quý hiện tại, người đã hy sinh rất nhiều thứ để con cái mình có những thứ tốt nhất cả về học vấn lẫn sự nghiệp và tình cảm – những thứ bản thân bà không có được, mẹ không xứng đáng phải bị đứa con của mình xa lánh dù cho bất kì lý do gì- bởi công lao sinh thành nuôi nấng và dưỡng dục cũng như tình cảm của bất kỳ người mẹ nào dành cho con cái cũng đều bao la vô bờ bến, tình cảm ấy ví như sự bao dung và vị tha của Mẹ Đất, Nước và Mặt trời – con cái có lấy đi bao nhiêu thì người mẹ cũng cho đi vô điều kiện mà không mong cầu nhận lại”
Nói tới đây chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của việc Cải thiện một mối quan hệ với những người mà ta cho là quan trọng nhất trên đời là một việc làm rất cần thiết. Tất cả việc chúng ta cần làm là thực thi lòng biết ơn vì sức mạnh của nó mạnh mẽ hơn bất kì tình huống tiêu cực nào, và có vô vàn cách để cải thiện tình huống tiêu cực ấy.
Hôm nay, chúng ta có thể áp dụng cách hướng dẫn của Đức Phật đã từng dẫn lối, hãy chọn ra vấn đề hay tình huống tiêu cực mà bạn muốn giải quyết nhất, tìm kiếm 10 điều khiến bạn cảm thấy biết ơn. Kết quả của lòng biết ơn chân thành của cô bé trong ví dụ trên đối với mẹ của mình đó là, cô bé sẽ khiến mối quan hệ của 2 mẹ con tốt đẹp hơn. Người con thay đổi suy nghĩ và cảm xúc về mẹ mình, và điều này ngay lập tức thay đổi những gì cô ấy nhận được từ mẹ. Mặc dù chỉ thể hiện sự biết ơn trong tâm trí, nhưng khi nó đủ nhiều và đủ mạnh mẽ, lòng biết ơn của người con sẽ có tác động nhiệm màu lên mối quan hệ với mẹ mình. Khi duy trì được lòng biết ơn này, thì theo quy luật hấp dẫn, người con chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều tình huống tốt đẹp hơn nhiều với mẹ mình, mối quan hệ của họ sẽ được cải thiện ngay lập tức.
Hãy nhớ rằng, bạn có th�� nhận biết được quá trình vận hành của lòng biết ơn thông qua cảm xúc của mình. Cảm xúc sẽ tốt hơn khi bạn thực thi lòng biết ơn. Bằng chứng đầu tiên thể hiện sức mạnh nhiệm màu của lòng biết ơn là bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, khi ấy bạn biết rằng tình huống sẽ cải thiện và giải pháp sẽ xuất hiện. Câu trả lời cho mọi vấn đề là: tập trung lòng biết ơn vào vấn đề cho đến khi bạn cảm thấy cảm xúc bên trong tốt hơn, sau đó phép màu sẽ xuất hiện ở cuộc sống bên ngoài.
Thân chúc bạn tôi, những ai đang cần cải thiện mối quan hệ không chỉ với 1 người, mà đối với công việc, tiền bạc và sức khỏe,…bạn cũng sẽ thành công khi áp dụng đúng cách cùng luật hấp dẫn. Để tất cả chúng ta sẽ không phải hối hận đến một thời điểm khi chúng ta nhận ra đã đến lúc cần tìm kiếm cách kết nối với một sự vật hay ai đó, thì đã quá muộn màng khi đã trót đánh mất hoặc họ không còn tồn tại trên thế gian để chờ đợi ta nữa.
Sophie Nhân Mã một ngày đầy nắng_30.08.2020
14 notes · View notes
anglelove1369 · 6 years ago
Text
13/02/2019
Chỉ là trong đầu có chút rối ren, haah, thôi thì viết ra từng cái cho mạch lạc lại suy nghĩ, không cứ buốt đầu thế này lại mất ngủ cả tuần nửa mất. Nhưng dù mạch lạc đến đâu thì cũng chỉ kể được giai đoạn thôi, còn quá trình, ngoài tôi và tôi sau này, nhất định sẽ không để mấy người biết đâu, đừng buồn nha, hì. 
Chuyện là về cuộc sống hiện tại của tôi, cho dễ hình dung hơn thì là nửa kia lúc bấy giờ, nên gọi tắt là X nhỉ. Gặp X vào một chiều giữa thu tháng 8, một cô gái duyên dáng, mọi thứ từ vẻ ngoài, vóc dáng, khuôn mặt, thậm chí chỉ là một cái chào, cũng cân đối ăn sâu vào tôi đến lạ lùng. À nhỉ, trước khi gặp nhau, tôi còn có giấc mơ cực kì lãng mạn nuônn, song lại rất thực, từ chi tiết đến cảm giác, đến bây giờ vẫn có thể nhớ lại được chỉ bằng vài giây nhắm mắt, rồi cả những bài hát được ra cùng một lúc có lời trùng hợp như chúa trời đang quan sát và viết về tôi vậy, tất cả như đang muốn thúc đẩy tôi, đúng là, “And when you want something, all the universe conspires in helping you to achieve it” mà, *lol*. Mãi cho đến tháng 10 chúng tôi mới yêu nhau, cùng sự đồng ý của em, t��c X, chúng tôi đã chọn ngày mà mãi mãi sau này tổ chức tiệc kĩ niệm sẽ là 28/08 để ôn lại ngày gặp nhau, 10/10 là về ngày yêu nhau, thật ra nói chúng tôi vậy thôi, thật ra là tôi chọn đó mọi người ạ, ngày đẹp quá trời, đúng hongg. Dù thời gian lưng chừng đường đi có hơi lộm khộm, tí ổ gà và hơi buồn một chút, nhưng vẫn là một thời gian cực kì tuyệt vời đối với tôi, vì đó là mốc thời gian đầu tiên tôi và em tim cùng chung một nhịp, chân bước cùng một sải mà. *nakedwingedboy_bowequiped_angellysmiling*
Ôi chết mất, lại não cá vàng, luyên thuyên vài câu lạc từ đông Lào xuống tận đáy đông hải, đến khổ. Về phần giai đoạn, với cả 2 chắc đều có những lần làm trầy xước nhau, nhưng tôi thì chả để tâm mấy, vì não tôi vốn không nhớ được nhiều, vui vẻ với em, nhớ còn sợ chả hết, sao lại đem đi nhớ chuyện buồn làm gì chứ, nhưng mà ngược lại thì tôi làm em buồn nhiều lắm, tội nghiệp em. Tất nhiên mọi cuộc tình thì đều có những lần lặt vặt, cãi nhau vì bất đồng là bình thường thôi, số lần cãi nếu tôi nhớ không đúng chắc là không có lần nào cả, tại tôi quên sạch rồi, nhớ toàn chuyện cười thoi nên hong kể được, hê hê. Từ đây đến giai đoạn tới, các bạn chỉ cần tưởng tượng những bộ phim cổ tích mơ mộng nhất mà chả có phù thuỷ, cũng chả có mẹ kế, chỉ là hoàng tử và công chúa quấn quít lấy nhau, mà vui hơn vì tụi tui còn du lịch với nhau, còn chia này sẻ nọ, làm lọ làm chai, rồi nhiều thứ khác nửa. Vầy thôi mà líu lo líu lo hơn một năm, cảm giác như mấy cặp vợ chồng trung niên sắp ăn tới silver anniversary ấy, đúng là lovebirds, cứ suốt ngày tè tè tí to líu lo chí choé nên thời gian nó chả buồn trôi, nó cứ quẹo qua quẹo lại thôi à, xoxo.
Và bây giờ, còn vài mươi phút nửa là gà gáy rồi, tôi vẫn ngồi đây, viết cho bản thân trong tương lai có thể hoài niệm, hay đơn giản là để tôi bây giờ có thể nhẹ lòng hơn rồi còn ngủ một chút lấy sức, khiến mẹ dạo này nhắc nhở lo lắng nhiều, nhất định sẽ bù đắp cho mẹ, cho việc này, và nhiều việc khác nửa, mẹ nha. Bắt đầu cho chuỗi ngày mất ngủ này là từ khi nào nhỉ, nếu nhớ không nhầm thì từ hôm em đi du lịch, bây giờ thì tốt hơn rồi, chỉ còn nhớ hình như là em đã trách tôi không lo cho tương lai của bản thân, cho tương lai của cả hai, về môn với hộ thì phải đăng với đối, về tôi phải có giá trị thì mới gặt hái được sự hoàn hảo, và gì nửa nhỉ, chả nhớ nổi. À thì, là luôn làm em phải lo lắng rồi, nhưng em không biết thôi, anh đã bắt đầu lo lắng và làm việc lại, bắt đầu âm thầm làm những việc cho bản thân và tương lai từ nhiều ngày trước khi em nhắc rồi cơ, chỉ là không kể em nghe, vì những gì dự đình sẽ hoàn thành trong ngày/ trong tuần nếu nói ra thì não mình sẽ bị lừa rằng mình đã làm rồi mà không nhớ để làm nửa đó, nên anh mới không kể em, chẳng kịp để giải thích nửa rồi, nhưng mong em sau này với người khác có thể nhẹ nhàng hơn và hiểu về việc này hơn, và lí do em nói là gì chứ, chả phải để anh nhận ra được việc anh nên lo lắng sao, và sau khi anh nói anh đã lo rồi, nói em đừng lo, em vẫn với thái độ giận dữ tiếp tục để rồi đến một lúc đủ để cho em nói những gì em muốn, làm những gì em thích như vậy chứ... Anh từng nói em nên thiền, vì thiền đơn giản làm con người ta bình tĩnh hơn, giảm được căng thẳng, điều khiển được cảm xúc hơn, vì trong lúc cãi nhau, em chưa bao giờ điều khiển được cả, đến lúc em muốn nói, anh còn chẳng thể nói được hết câu giải thích trước khi calm em cơ, và well điều đó lập đi lập lại mãi như vậy mà chả bao giờ thay đổi nên có mang cho anh một chút nut thật, xin lỗi vì vài lần anh cũng không kiểm soát được cảm xúc của mình nha. Và rồi sao chứ, em luôn không xem trọng lời xin lỗi của anh, có chăng là anh nói nhiều quá chăng, em xin lỗi anh vì đã làm những hành động thái hoá như block và unfriend, và sau khi xin lỗi em đã làm gì chứ, em còn chả buồn add friend lại, em còn chả buồn hỏi về cảm xúc của anh và những gì em có thể làm để giúp anh, hay chí ít giúp cả hai lúc đó. Những gì em làm, đó là thích nghi với những việc em tự làm với anh như thể anh đã làm điều gì đó tồi tệ lắm vậy, em xoá mọi thứ liên quan đến anh, như description trên insta, như highlighted stories, và cả bài viết trên facebook nếu anh không nhầm. Đó là sự xin lỗi của em đó sao, đó là ý nghĩa của việc xin lỗi đối với em đấy à, chả bảo sao những lần anh xin lỗi em cũng nghĩ chỉ là một câu nhún nhường không ý nghĩa. Tình yêu mà anh đem lại cho em, là một thứ thuần tuý hơn những lời nói đầu cuối của câu chuyện mà em đi kể với mọi người, là để làm gì chứ, là tình cảm anh trao em qua từng hành động, lời nói, cử chỉ, là mọi thứ đẹp nhất anh gói ghém, đổi với em chỉ là việc đương nhiên và vài thứ vặt vảnh thôi à, tại sao phải hỏi người khác phải làm gì khi người nhận nó là em chứ, thật lố bịch, đáng ra anh nên trao cho người em hỏi, để khi em cần, họ có thể cho em lời khuyên đúng đắn. Và cũng một thời gian dài rồi, kể từ khi anh thấy em vui vẻ như vậy, hanging out với mấy bạn khác, lúc này hả? Rồi vui vẻ sightseeing, con gái đẹp nhất khi không thuộc về ai nhưng sao t vẫn xấu ư, khi ế mọi người thật yêu thương mình ư, nó chả giống với anh tưởng tượng, nó chả giống với X mà anh từng biết và yêu thương, em thích nghi nhanh đến mức vượt ngoài sự mong đợi của anh rất nhiều, thật sự, Và có lẽ cũng đúng thôi, dù gì quen anh cũng là a pain in the ass của em, một cái nhọt đau nhứt ở mông khi em ngồi xuống thôi mà. Bây giờ thì anh thật sự tin đây là sự lựa chọn đúng, à không, trên cả đúng, một sự lựa chọn tuyệt vời, ít nhất là cho em.
Cảm ơn em, và xin lỗi vì mọi sự phiền toái mà cái nhọt này đem lại cho em.  At a certain point in our lives, we lose control of what’s happening to us, and our lives become controlled by fate. That’s the world’s greatest lie.
1 note · View note
banmaihong · 7 months ago
Text
Sống thiền không chỉ là việc ngồi im lặng trên bồ đoàn tọa cụ - Thầy Pháp Nhật
Khi ta nâng tách trà, đó không chỉ là hành động đơn giản của việc uống trà, mà là một trải nghiệm tương tác với vị đắng nhẹ của lá trà, hương thơm dịu nhẹ nâng niu từng giọt trà, và sự yên bình trong từng giây phút thong thả. Mỗi cử động nâng tách, đổ nước, và uống trà đều trở thành một nghi lễ, một dịp để tận hưởng sự hiện diện, và biết ơn. Continue reading Sống thiền không chỉ là việc ngồi im…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
windaroma · 2 years ago
Text
BÍ KÍP ĐỌC VỊ CON NGƯỜI QUA TỪNG CỬ CHỈ NHỎ NHẤT
1. Cách họ chào bạn
Một người hướng ngoại, thích bộc lộ cảm xúc của mình một cách rõ ràng sẽ chào bạn bằng một cái bắt tay mạnh mẽ.
Nếu ai đó chào bằng cách đặt một tay lên vai bạn có nghĩa họ rất thích bạn hoặc chỉ đang cố gắng thao túng bạn. Trong khi đó, nếu có việc cần nhờ vả hoặc có việc quan trọng muốn nói với bạn, họ sẽ cầm tay bạn bằng cả hai tay.
2. Cách họ cười
Khi một người nở nụ cười thật lòng, bạn sẽ có thể thấy được những vết nhăn nhỏ xung quanh mắt và miệng của họ.
Trái lại nếu đó là một nụ cười gượng ép, những vết này sẽ chỉ xuất hiện quanh miệng, còn nếu một người đang xúc động, mắt của họ sẽ sáng lên và nuốt nước miếng nhiều hơn.
Việc thiếu đi một trong những đặc điểm này chứng tỏ cảm xúc mà họ thể hiện ra có thể không thành thật.
3.Tần suất họ sử dụng điện thoại
Một người ngồi trước mặt bạn, số lần họ nhìn vào màn hình điện thoại, kiểm tra hòm thư điện tử, đọc báo hay thậm chí chỉ xem những bức ảnh càng nhiều thì khả năng họ đang cảm thấy nhàm chán và muốn tìm kiếm vài sự kích thích từ bên ngoài càng lớn.
4. Cách họ chụp ảnh tự sướng
Những người giữ máy ảnh ở dưới tầm mắt khi chụp ảnh tự sướng có xu hướng có cái nhìn tích cực hơn về những gì đang xảy ra xung quanh họ.
Trong khi đó, những người rất nghiêm túc hoặc phải gánh vác một trách nhiệm nhất định hiếm khi chia sẻ với người khác việc họ đang làm trên các trang mạng xã hội. Những bức ảnh của họ thường không tiết lộ địa điểm chụp.
Mặt khác, mọi người mà hầu hết là phụ nữ, việc họ mím môi khi chụp ảnh chứng tỏ rằng họ đang cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.
5. Cách họ ăn
Những người cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ có xu hướng tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài hoặc cố gắng sống theo những kế hoạch nghiêm khắc mà họ đặt ra. Những người trộn thức ăn trên đĩa vào với nhau lại thường có tính cách rất mạnh mẽ và cũng rất có trách nhiệm.
Mặt khác, ăn nhanh là đặc điểm của những người có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Những người này trong công việc thường được đánh giá cao về khả năng, và trên thực tế, họ hiếm khi nghỉ một ngày hay từ chối bất cứ nhiệm vụ nào, đồng thời họ luôn suy nghĩ trước về mọi việc.
Trái lại, những người ăn chậm là những người sống cho hiện tại và biết cách tận hưởng cuộc sống.
6. Ngôn từ họ sử dụng khi trò chuyện
Nếu một người thường sử dụng đại từ “tôi” khi kể một câu chuyện, có lẽ họ đang nói sự thật, nhưng nếu họ sử dụng từ này liên tục khi nói bất cứ việc gì thì có vẻ như họ đang tự coi mình là trung tâm của vũ trụ.
Đổi lại, một người thường sử dụng từ “chúng ta” là người đắm chìm sâu vào cuộc sống của những người xung quanh họ.
Những người lớn tuổi nhìn chung sẽ thường sử dụng động từ ở thì quá khứ hơn là tương lai.
7. Cách họ để chân khi ngồi
Những người khép hai chân vào với nhau khi ngồi là những người thiếu tự tin hoặc cảm thấy khó để có thể tin tưởng người khác, trong khi những người để thẳng chân, hai chân không sát với nhau lại hài hước và thoải mái với người khác.
Những người bắt chéo chân sẽ có xu hướng thích tụ họp với mọi người nhưng đồng thời yêu cầu sự tôn trọng từ người khác. Những người ngồi bắt chéo ở mắt cá chân lại là người cầu toàn và hào phóng. Trong khi đó, những người bắt chéo một bàn chân qua bàn chân còn lại là người có tham vọng và thích cạnh tranh.
Ngồi trong tư thế hoa sen – ngồi khoanh chân, bàn chân để lên đùi, thường dùng khi tập yoga hay ngồi thiền – là đặc điểm của những người muốn tìm kiếm sự tự do trong cuộc sống nhưng cũng rất nhạy cảm và thực tế.
8. Hướng nhìn của họ khi uống đồ uống
Những người nhìn chằm chằm vào sâu trong cốc khi nhâm nhi đồ uống có vẻ có khả năng tập trung cao và ít mơ mộng.
Nếu nhìn thẳng về phía trước, họ thường là người dễ chịu ảnh hưởng từ người khác và có đôi khi bất cẩn, nhưng lại rất chú ý tới những gì đang xảy ra xung quanh mình.
Nếu một người nhắm mắt lại khi uống, có lẽ họ đang trải qua một vài cơn đau hoặc thấy khó chịu, và do đó đang cố gắng tìm cách để thư giãn.
9. Đôi giày họ mang
Những người mang loại giày cơ bản như giày thể thao, có khả năng gặp nhiều cơ hội trong cuộc sống hơn người khác. Những người đi bốt thì thường hung hăng hơn còn những người đi những đôi giày không thoải mái lại có xu hướng bình tĩnh hơn.
Người hướng ngoại thường mang những đôi giày đầy sắc màu. Trong khi đó, những người lãnh đạm, thờ ơ hơn và thậm chí có xu hướng kìm nén mọi thứ trong cuộc sống thường mang giày đơn sắc.
Những người đi giày mới, bóng loáng là những người không muốn quá gắn bó với người khác hay lo lắng về các mối quan hệ của họ, còn người chủ yếu đi dép xỏ ngón thường ẩu và không nghiêm túc.
10. Loại cà phê họ yêu thích
Các nhà lãnh đạo thường thích uống cà phê Espresso, trong khi những người chỉ biết đi theo, làm theo, để người khác dẫn dắt lại thích uống Double Espresso với lượng cà phê gấp hai lần.
Thích Latte là những người luôn thấy khó khăn để đưa ra quyết định và có xu hướng sống một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn những người khác.
Những người sáng tạo, hòa đồng, thích ở bên mọi người thì ưa thích cà phê Cappuccino, trong khi những người thích phiêu lưu thích uống cà phê đá.
Cà phê đen thường là sự lựa chọn của những người thực tế và thẳng thắn trong cuộc sống hoặc cũng có thể là những người hiếm khi làm bất cứ điều gì đột phá, khác thường.
Theo: Nhịp sống kinh tế
1 note · View note
tuvingaynay · 3 years ago
Text
Nhờ công đức niệm Phật thoát khỏi bệnh hen suyễn
New Post has been published on https://tuvingaynay.com/nho-cong-duc-niem-phat-thoat-khoi-benh-hen-suyen.html
Nhờ công đức niệm Phật thoát khỏi bệnh hen suyễn
Tumblr media
Tôi có thể chắc chắn rằng mình đã khỏi bệnh và tôi hiểu việc khỏi bệnh này là nhờ công đức niệm Phật, công phu tọa thiền và thực hành thiện nghiệp mà có được.
Hôm qua, tôi điện thoại hỏi thăm sức khỏe của một người bạn học chung lớp cách nay hơn 30 năm, nhằm lúc đang bị bệnh nên cô ấy than với tôi rằng: “Không khí thì bao la mà hít vào sao khó khăn quá, nó cứ như bị chặn ngang cổ họng, mỗi lần hít vào thở ra đều phải gắng sức, thật khó chịu vô cùng”.
Do cách xa hàng trăm cây số, tôi chỉ biết an ủi, động viên cô ấy, khuyên nên đi khám bệnh và chịu khó uống thuốc nghiêm chỉnh theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Cô ấy bảo đã đi khám rồi, uống thuốc vào thì bị vật, ói te tua, tôi khuyên cô nên đi khám lại để có hướng điều trị thích hợp. Nghe cô ấy thở dài chán nản, tôi thấy thấm thía câu nói của một bậc đại trí thời xưa: “Ta có họa lớn vì ta có cái thân”.
Quả thật, sanh ra trên cõi tạm này, ai lại không vướng bệnh đau một đôi lần trong đời. Đó là nói kẻ có phần, có phước ít bệnh, còn những người vô phước, không may mang bệnh tật cả đời, suốt kiếp làm người chỉ biết tối tăm mặt mũi, vật vã đau đớn vì bệnh, chẳng hề có được cái cảm giác của một thân thể khỏe mạnh cường tráng, ăn ngon, ngủ yên, thoải mái hưởng những điều tốt đẹp do cuộc sống mang lại. Thật khổ và tội nghiệp cho những mảnh đời như vậy.
Trông người mà nghĩ đến mình, nhớ hơn 20 năm về trước, tôi cũng từng là một người sanh ra “nhằm ngôi sao xấu”, bệnh tật đã đến với tôi rất sớm, từ thời còn chập chững bước vào lớp một. Tôi bị mắc bệnh suyễn. Trong ký ức về tuổi thơ, tôi khó có thể quên được những lần khó thở đã hành hạ mình như thế nào khi bị lên cơn.
Đúng như cô bạn tôi đã nói, không khí thì mênh mông mà lá phổi của tôi không thể hít vào một cách dễ dàng, các xương sườn phải co kéo, cánh mũi phập phồng cố mở rộng để lấy thêm chút ít hơi, bụng phình ra, thót vào mới có thể hô hấp trong tình trạng các ống khí, phế quản co thắt lại, tăng tiết đàm nhớt, tiếng không khí qua những chỗ tắc, hẹp, tạo nên âm thanh “cò cử” khót khét, khọt khẹt… thật khó chịu như bị tra tấn.
Những lúc bệnh hành, dù muốn nằm cũng không thể nằm, tôi phải ngồi, gục đầu vào vách tường, vào thanh giường chịu đựng. Khi qua cơn rồi thì thân thể bèo nhèo, tay chân bủn rủn, mặt mày xanh mét, làm việc gì cũng rất mệt, ăn uống không biết ngon là gì.
Đau chân thì há miệng, bệnh tật thì phải thuốc thang, tôi cũng đã được điều trị bằng đủ phương pháp, từ đông đến tây y, chú trọng ăn uống, thay đổi không khí, vật lý trị liệu, thể dục thể thao… Tất cả các phương pháp đó đều chỉ có tác dụng tạm thời, một thời gian sau căn bệnh suyễn lại bùng phát trở lại.
Tôi còn nhớ rất rõ lúc lần đầu tiên dùng thuốc trị suyễn, khi tôi khoảng sáu tuổi, bị lên cơn vào ban ngày. Lúc tôi đang khổ sở ngồi vịn hai tay vào thành ghế, thở khò khè thì một người anh bà con chú bác làm nghề bán thuốc tây ghé thăm, thấy tình trạng tôi như vậy, anh ấy lấy nửa viên thuốc suyễn cho tôi uống.
Sau khi uống xong khoảng nửa tiếng thì tôi khỏe lại, cơn khó thở biến mất, thật sung sướng vô cùng. Kể từ đó, người tôi lúc nào cũng có thuốc tây trị suyễn trong túi áo, khi nào lên cơn khó thở thì lấy ra uống.
Thuốc nào cũng có tác dụng phụ, cứ mỗi lần dùng thuốc tây để cắt cơn xong thì tay chân tôi run rẩy, tim đập nhanh như ngựa phi, mắt mở trao tráo không cách nào ngủ được. Dùng thuốc một thời gian dài thì bị lờn thuốc, phải tăng liều lên, tác dụng phụ càng nhiều, rồi đến giai đoạn dùng liều cao cũng không có tác dụng, tôi phải đổi sang thuốc trị suyễn có pha chất corticoide với chất giãn phế quản mới cắt được cơn. Loại thuốc này tuy có hiệu lực cao nhưng tác dụng phụ của corticoide càng làm tôi thê thảm hơn.
Những trận nhiễm khuẩn liên tục do bị suy giảm miễn dịch gây ra khiến tôi bị ho, sốt vừa hết đợt này thì gầy đợt khác đến tối mặt, tối mày, rồi mặt bị phù tròn như mặt trăng rằm, nổi đầy mụn trứng cá, bao tử bị loét… Về sau, có các loại thuốc xịt thẳng vào họng để hít, tác dụng phụ ít hơn nhưng chỉ có tác dụng cắt cơn tại chỗ chứ không thể giải quyết tận gốc căn bệnh.
Đó là về phần dùng thuốc tây, còn về đông y thì tôi dùng không biết cơ man nào là thuốc bắc, thuốc nam, những bài thuốc chính thống, dân gian trị suyễn tôi đều nếm qua nhưng căn bệnh không hề thuyên giảm mà càng ngày càng nặng thêm.
Một hôm, đọc trong một quyển sách nói về luyện tập cơ thể để giữ sức khỏe, tôi quyết định đi học võ để tăng cường hoạt động thể lực mong chống đỡ căn bệnh quái ác này nhưng vẫn vô ích. Dù đeo đuổi học võ cổ truyền hơn 5 năm kết hợp với chơi tạ tay, tạ đôi, bệnh suyễn vẫn không tha tôi, hàng ngày tôi vẫn phải xịt thuốc vào phổi để cắt cơn.
Rồi tôi còn luyện cả yoga nhưng chẳng ăn thua gì căn bệnh này. Có lúc nản quá, tôi muốn tìm đến cái chết cho thoát khỏi nỗi khổ triền miên này nhưng bản năng sống trong tôi quá mạnh nên đã kiềm chế được những ý định dại dột. Tuổi thơ và thời trai trẻ của tôi là thế đó, một quãng đời khốn khổ nếu không nhờ đến Phật pháp, tôi chẳng bao giờ thoát ra được.
Năm hơn 30 tuổi, tôi may mắn quen với một Phật tử chuyên tu thiền, với sự dìu dắt của người đó, tôi đã đến với Phật pháp. Sau những lần đến chùa lạy Phật, cúng dường, học giáo lý, tôi dần hiểu bệnh tật của mình là bệnh nghiệp, chỉ có thực hành theo lời Phật dạy mới mong thoát được.
Ngoài ăn chay, lạy Phật, thực hành thiện nghiệp, hàng đêm và rạng sáng tôi đều tọa thiền. Tôi tọa thiền theo phép quán sổ tức, theo dõi hơi thở ra vào để tâm được định. Thực hành thiền định như vậy gần hai năm, tâm tôi dần yên bình, dù bệnh khổ vẫn còn nhưng không chán nản, oán trời trách đất nữa, tôi vui vẻ trả nghiệp đã tạo trong quá khứ.
Một hôm, tôi được một vị Phật tử tặng cho bộ Phật học phổ thông do thầy Thích Thiện Hoa soạn thảo. Bộ sách này cung cấp rất nhiều kiến thức về giáo lý Phật pháp. Ngày nọ, khi đọc đến đoạn nói về thiền định, tôi rất chú ý một câu nói của tác giả: “Thiền mà kết hợp với niệm Phật giống như hổ thêm cánh”. Rồi tôi chợt nghĩ, bấy lâu mình tu thiền theo phép quán sổ tức, tuy đạt được chút định tâm nhưng bệnh khổ không dứt.
Nay nghe thầy nói, niệm Phật công đức vô lượng, sao không kết hợp vừa thiền vừa niệm Phật để tăng thêm phước, biết đâu nhờ phước này mà hết bệnh. Thế là tôi quyết định vừa theo dõi hơi thở vừa niệm danh hiệu Phật A Di Đà.
Ngoài kết hợp thiền với niệm Phật, tôi vẫn thường xuyên thực hành thiện nghiệp, đặc biệt là tôi thường bỏ công đi chặt những cây thuốc Nam để đem tặng cho một tịnh xá chuyên trị bệnh miễn phí bằng đông y cho dân nghèo. Lúc rảnh rỗi, tôi lại đến phụ sắc thuốc, phơi khô, cho vào bao để bảo quản nhằm phục vụ cho việc điều trị.
Cứ như thế, thời gian trôi qua mau, sau hai năm kiên trì thiền định kết hợp niệm Phật, một hôm, lúc đang tịnh niệm, tôi bỗng thấy nháng lên hình ảnh Đức Phật A Di Đà sắc thân vàng rực rỡ, hình ảnh đó chỉ hiện lên trong khoảng một phần tư giây nhưng khiến tôi rất hoan hỷ vui mừng” các vị tổ sư khuyên không nên bám chấp vào những hình ảnh này, vì rất nhiều trường hợp đó là ma vương biến hóa ra “.
Tôi tiếp tục Thiền-Tịnh song tu không xao lòng cho đến năm 1992. Vào ngày vía Đức Phật A Di Đà, đêm đến, xong thời lễ bái, tôi tiếp tục tọa thiền và niệm Phật. Sau 45 phút tịnh niệm, tôi bỗng cảm thấy có một luồng hơi ấm từ đỉnh đầu lan tỏa xuống toàn thân rất dễ chịu. Qua thời công phu, tôi đi ngủ, cảm nhận thân tâm thoải mái chưa từng có trước đây.
Đêm đó, tôi nằm mơ, thấy Đức Phật A Di Đà đưa tay xoa đầu tôi, Ngài nhìn tôi với ánh mắt từ bi vô lượng. Khi tỉnh dậy, lòng tôi mừng vô hạn, lòng thầm nghĩ, biết đâu Đức Phật đến xoa đầu ban phước giúp mình thoát khỏi bệnh khổ bấy lâu.
Và kể từ ngày đó, tôi không còn phải uống những viên thuốc trị suyễn đủ thứ tác dụng phụ, không còn phải kè kè ống thuốc khí dung theo người. Tôi sống thoải mái như cánh chim thoát khỏi cảnh ràng buộc của chiếc lồng chật hẹp.
Việc tôi khỏi bệnh một cách thần kỳ như vậy khiến nhiều người ngạc nhiên, nhất là thân nhân, họ hàng, bởi cái biệt danh Út suyễn họ đặt cho tôi không còn phù hợp nữa, bây giờ họ đặt tên mới cho tôi là Út chùa, vì tôi thường đến chùa tu tập.
Từ ngày lành bệnh đến nay đã 20 năm, bệnh suyễn của tôi cũng không hề tái phát. Tôi có thể chắc chắn rằng mình đã khỏi bệnh và tôi hiểu việc khỏi bệnh này là nhờ công đức niệm Phật, công phu tọa thiền và thực hành thiện nghiệp mà có được.
Hôm nay kể lại chuyện đời mình, tôi muốn nhắn gửi với những ai nếu không may mắc phải bệnh khổ hãy kiên trì sống, tu hành theo lời Phật dạy, chắc chắn không sớm thì muộn bạn sẽ thoát khỏi bệnh khổ.
Phật tử Đức Nhẫn (Báo Giác Ngộ)
Sưu tầm: Diệu Âm Lệ Hiếu.
0 notes
vie-vie-vian · 7 years ago
Photo
Tumblr media
Hãy Yêu Lấy Những Mặt Tối Của Bản Thân Đầu tiên, tôi thừa nhận mình có nhiều hơn một mặt tối. Tôi có thể gọi đó là điểm yếu, là thứ khiến tôi xấu hổ, mất tự tin, ngại ngùng, muốn giấu đi, trốn tránh, sợ phải đối mặt, là con người thật của tôi, kiểu đại loại như thế. Trong tiếng Anh, có một từ diễn tả những điều này đó chính là “Dark side”. Tôi tạm dịch nó là “mặt tối”. Mặt tối (đã từng) của tôi đó là: thiếu tự tin (thứ làm tôi đôi khi cảm thấy mình kém cỏi), rất nhạy cảm (thứ khiến nhiều người nghĩ rằng tôi sống nội tâm), kém giao tiếp (hệ quả của việc thiếu tự tin). Tôi biết, ai cũng có mặt tối. Đó có thể là khuyết điểm về ngoại hình, nghiện Internet, nghiện game, nghiện rượu, nghiện thuốc, thích shopping, hay khóc, thích một mình, thức đêm, ngủ nướng… hay một lỗi lầm nào đó đã từng mắc phải trong quá khứ. Mặt tối có thể là bất cứ điều gì. Và thường, đó là những thứ về bản thân mà chúng ta không muốn người khác nhìn thấy. Chúng chưa đến mức khiến chúng ta trở thành những “người bất thường”, nhưng đúng hơn nó khiến chúng ta xấu hổ, cảm thấy có điều gì đó “sai sai” ở chính mình. Thậm chí, có lúc, chúng ta còn tưởng chừng không thể yêu bản thân mình nữa. “Thi thoảng bạn thức dậy và không thể yêu hơi thở của mình Thi thoảng bạn đi ngủ và dường như không thể ngủ yên Họ nói rằng bạn là người tuyệt vời nhất và tất cả điều bạn nghe thấy là bạn chỉ là đứa rắc rối Họ nói rằng đó không phải là lỗi của bạn và tất cả điều bạn biết là bạn là nguyên nhân Bạn đọc về yêu bản thân trên Internet và ghét bản thân mình nhiều hơn vì không làm được như vậy Bạn mua cuốn sách về thiền và việc tập thở khiến bạn vỡ mộng Bạn gọi mình bằng những cái tên họ đã gọi bạn khi bạn còn là một đứa trẻ Sau đó, bạn xấu hổ về mình vì việc cảm thấy xấu hổ về mình Cho tới khi bạn ngã quỵ Cơ thể bạn đau đớn Đầu óc bạn quay cuồng Trái tim bạn vỡ tan Ngực nhói đau Chân khựng lại Cơn đau ở lưng kẹp chặt bạn Ruột co thắt lại Bạn không thể kết nối mọi thứ Thực tại của bạn là ác mộng Bạn không thể tách mình ra khỏi những ồn ã của tinh thần Bạn không có lựa chọn Nhưng chấp nhận rằng ngày hôm nay, bạn không yêu chính mình Và điều đó ổn thôi Không khó để yêu bản thân mình Chỉ là dễ dàng hơn để ghét bản thân Ngày mai lại là một ngày khác”. (Jessica Semaan) Thật dễ dàng để chạy trốn nhưng sự thật là chúng ta không thể nào trốn mãi được. Bởi vì đó là mặt tối của chính chúng ta và dù bằng cách này hay cách khác thì tốt nhất, hãy đối mặt với nó. Ôm lấy mặt tối Hãy yêu lấy những mặt tối của bạn Trước đây, tôi thường sợ đối diện với việc mình có nhiều cảm xúc. Mỗi lần khóc khi xem phim, hay có chuyện gì vui hay cảm thấy mất tự tin, tôi thường trốn vào một nơi nào đó không có ai cả. Hoặc chỉ xem phim một mình hoặc dặn bản thân cố kiềm chế cảm xúc: “Không được vui quá, không được buồn quá, hãy cố gắng bình thường”. Thế nhưng, càng làm vậy tôi càng nhận thấy “mình không được là chính mình”. Giống như thể tôi đang cố gắng làm hài lòng những người xung quanh vậy. Một thời gian sau, tôi quyết định sẽ sống thật. Tôi buồn sẽ nói buồn. Tôi vui sẽ nói vui. Tôi để bản thân thoải mái với cảm xúc trong một chừng mực nhất định (để không trở nên quá lố). Tôi thoải mái khi nói rằng tôi thiếu tự tin và cần được giúp đỡ. Tôi vui vẻ đón nhận sự hỗ trợ từ mọi người. Tôi không e ngại, cau có hay vội vàng phản bác, bào chữa khi ai đó nói tôi “quá nhạy cảm”. Tôi thừa nhận và coi như đấy là một phần của con người mình. Tôi ôm lấy những điểm yếu và cố gắng cải thiện những gì có thể. Trong một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chính Tâm lý học xã hội và tính cách, các nhà nghiên cứu đã nhận ra những người tham gia mà chấp nhận (thay vì phán xét) những trải nghiệm về mặt tinh thần của họ, có thể có sức khỏe tâm lý tốt hơn. Lý do ở đây là: việc chấp nhận sự không hoàn hảo về mặt cảm xúc khiến họ ít gặp bất lợi và bị ám ảnh. Bạn có thể không phải là người 100% lúc nào cũng hạnh phúc nhưng chấp nhận điều này, bạn sẽ tìm ra hướng để kiểm soát các mặt tối. “Mỗi mặt trong bản thân mỗi chúng ta đều là một món quà. Mỗi một cảm xúc và đặc điểm chúng ta sở hữu đều chỉ cho chúng ta thấy cách để tỏa sáng, để trở nên duy nhất” – trích trong cuốn sách The Dark Side of the Light Chasers của tác giả Debbie Ford. Làm thế nào để kiểm soát mặt tối? Là người có nhiều mặt tối, và cũng từng trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc trong nhiều tình huống khác nhau, tôi nhận ra rằng trốn tránh hay phủ nhận chúng là điều tệ nhất. Thay vì như vậy, bạn hãy thừa nhận và tìm cách cải thiện theo chiều hướng tích cực. Hiển nhiên, có những mặt tối có thể cải thiện được và có những mặt tối ở chừng mực nào đó chỉ có thể kiểm soát. 1. Nói với một người nào đó về mặt tối của bạn, có thể là gia đình, bạn bè hoặc một người nào đó bạn tin tưởng. Tốt nhất nên là những người tích cực, luôn sẵn sàng đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và người mà những lời đóng góp hay sự có mặt của họ khiến bạn cảm thấy ấm áp. Đây là lời khuyên mà tôi áp dụng thường xuyên và thấy cực kỳ hiệu quả. Mọi người sẽ cho bạn những lời động viên đúng thời điểm, tiếp thêm cho bạn niềm tin và nhận ra rằng có khuyết điểm, sai lầm hay mặt tối đều là những điều rất tự nhiên của con người. Không một ai hoàn hảo cả. 2. Hãy nhẹ nhàng, dịu dàng với bản thân. Hãy xem xét bản thân bằng đôi mắt và trái tim đầy tình yêu thương thay vì chối bỏ, dằn vặt và trách móc. Trước đây, tôi cùng từng cảm thấy “ghét” chính mình khi không được tự tin và khéo léo trong giao tiếp như người khác. Không trưởng thành, chững chạc như bao người. Nhưng càng suy nghĩ như vậy, tôi càng thấy mệt mỏi và căng thẳng cực độ. Cuối cùng, chỉ tôi làm hại tôi mà thôi. Source: Pinterest 3. Viết tất cả những mặt tối của bạn ra giấy, nếu có thể. Sau đó, đánh dấu những mặt tối nào có thể cải thiện và những mặt tối nào có thể kiểm soát. Những mặt tối nào là xấu (nghiện rượu, nghiện Internet…) và mặt tối nào là những cái thuộc về “bản chất” (ngoại hình…). Ghi bên cạnh những người có thể hỗ trợ bạn, làm gì để thay đổi chúng theo hướng tích cực, theo dõi sự thay đổi của bản thân thường xuyên và cố gắng hành động từng bước một. 3. Nghĩ về những điều bạn cảm thấy hài lòng về chính mình và học cách biết ơn, trân trọng. Đôi khi, mặt tối được hình thành bởi thói quen chúng ta thường so sánh mình với người khác, bởi chúng ta quá “nghiêm trọng” hóa vấn đề, quá lao lực để theo đuổi một thứ gì đó mà bỏ quên chăm sóc sức khỏe tinh thần hay rất nhiều lý do tương tự khác. Do vậy, một cách hay để cải thiện là hãy dừng lại và nghĩ về những điều đã có với một thái độ hài lòng. Bằng cách này, rất nhiều mặt tối sẽ được kiểm soát. 4. Dừng lại và thở. Tôi biết nhiều người thường “hành động” ngay khi có ai đó bỗng nhiên “gọi tên” mặt tối của họ. Thậm chí, họ còn ngay lập tức nói ra những lời không hay hoặc có cử chỉ không phù hợp, bất chấp chốn đông người. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến một mặt tối khác có cơ hội hình thành, đó chính là sự mất bình tĩnh, bốc đồng và khó tiết chế cảm xúc. 5. Đặt ra một khoảng thời gian bất kỳ để hẹn hò với bản thân. Chăm sóc cho đời sống tâm hồn của bạn sẽ giúp bạn có thời gian lắng nghe chính mình và sống chậm lại. Tôi thường “hẹn hò với tôi” vào cuối tuần, chỉ có mình tôi, làm những gì tôi thích. Mọi thứ thực sự rất tuyệt. Một mẹo mà tôi cũng đã áp dụng đó là những lúc như vậy, hãy dừng lại và thở. Hãy tự hỏi bản thân “mình đang cảm thấy như thế nào?” “Có điều gì đang đè nén muốn bột phát đúng không?”, “Mình có phải như họ nghĩ không?” “Nếu sự thật là vậy thì tại sao phải phủ nhận?”… Nghe có vẻ không dễ dàng nhưng tôi khuyên bạn hãy thử. Đừng ngần ngại nói ra những khuyết điểm của bạn với một thái độ cầu thị, hướng đến việc cải thiện và phát triển bản thân. Hãy chấp nhận chúng là một phần của bạn và hãy luôn là chính con người mình. Biết rằng hành động khó gấp nhiều lần so với nói ra nhưng nếu bạn luôn duy trì những suy nghĩ này trong đầu và làm thực sự thì tôi tin, hiệu quả sẽ rất bất ngờ. Be Real. Be Yourself. Embrace Your Struggles. Theo spiderum.com (Copy từ page ƯhyPsychology)
26 notes · View notes
daycattocgiare · 3 years ago
Text
Lần đầu tiên nữ ca sĩ gốc Việt được đề cử giải Grammy ở thể loại nhạc cổ điển
Tumblr media
Sangeeta (Teresa Mai) có chất giọng cao vút, mạnh mẽ và ngọt ngào. Ảnh: NVCC
Giọng nữ cao Hilla Plitmann, người hát chung với Sangeeta (Teresa Mai) trong album cũng được đề cử.   Ở thể loại này, trong lịch sử của giải Grammy từ 1959, đây là lần đầu tiên, một giọng hát nữ của Á Đông nói chung và cũng là một giọng hát người Mỹ gốc Việt nói riêng được đề cử. Chỉ có 5 album trên thế giới được bình chọn cho mỗi hạng mục.
Ca sĩ Sangeeta (Teresa Mai) rất xúc động và hãnh diện khi nhận được tin này. Cô chia sẻ: "Đây là một tin vui với cộng đồng gốc Việt và cũng là một thành tựu cho riêng mình".
Tumblr media
Sangeeta Kaur (Teresa Mai) có tên là Mai Xuân Loan, sinh ra ở bang California (Mỹ) từ một gia đình gốc Việt.
Trong album "Mythologies", nhà soạn nhạc Danea Xantha Vlasse đã sáng tác những tác phẩm dựa trên thần thoại Hy Lạp cho 2 giọng ca nữ đầy nội lực Sangeeta Kaur và Hilla Plitmann.
Sangeeta Kaur (Teresa Mai) có tên là Mai Xuân Loan, sinh ra ở bang California (Mỹ) từ một gia đình gốc Việt. Cô tốt nghiệp nhạc viện ở Boston, bang Massachusetts với bằng Master về biểu diễn. 
Tumblr media
Album "Mythologies" của Sangeeta (Teresa Mai) đã được đề cử vào giải Grammy ở Mỹ trong hạng mục "Album nhạc cổ điển có giọng hát hay nhất". Ảnh: NVCC
Sau gần 2 năm học cao học về luyện thanh ở Venice, Ý, cô sở hữu một giọng hát cao vút, mạnh mẽ nhưng ngọt ngào cho thể loại nhạc cổ điển và opera.
Nữ ca sĩ chuyên về nhạc thiền, sáng tác nhạc, sản xuất âm nhạc và trình diễn nhiều nơi tại Mỹ cũng như trên thế giới. Hơn 30 giải thưởng âm nhạc giá trị đã được dành cho cô. 
Tumblr media
Sangeeta từng được không ít nhà bình luận khen ngợi vì giọng hát tinh tế và thanh lịch.
Giới âm nhạc ở Mỹ gọi cô là "Người phụ nữ thời Phục Hưng trong thời đại của nhạc mới". 
Những tác phẩm của Sangeeta vượt qua giới hạn đặc thù của nhiều thể loại âm nhạc, đến nỗi không ít nhà bình luận đã ngợi khen: "Một giọng hát tinh tế và thanh lịch".
Cô cũng thành lập tổ chức phi lợi nhuận "Empower with Art Productions" với mong muốn những sáng tạo âm nhạc đem lại sự lạc quan tích cực cho cuộc đời.
Những album giành các giải thưởng của cô có thể tìm ra trên nền tảng kỹ thuật số. 
Chương trình mới ra mắt dài 1 tiếng "Sangeeta Kaur and Friends" nằm trong chuỗi chương trình "Front and Center" của PBS đang được phát sóng trên toàn nước Mỹ, trong đó có nhạc phẩm "Penelope" trong album "Mythologies".
0 notes
insearchofperadams · 3 years ago
Text
the last letter
Charlie thân mến,
Những ngày vừa qua, anh đã dạo bước qua thế giới của em. Thật là một thế giới huy hoàng và hiền hoà quá, anh đã gặp được rất nhiều người bạn mới, những người đồng hương của em, họ cũng đều rất chân thành, trong trẻo, vị tha - giống như em vậy.
Anh đã đến thăm rất nhiều nơi, anh nghĩ rằng nếu giờ chúng ta có thể gặp lại, hẳn anh sẽ có rất nhiều điều để nói với em. Anh biết nơi em yêu thích nhất trên hành tinh này - nơi gần những vì sao nhất. Anh cũng có nơi yêu thích nhất trên hành tinh này của em rồi đó, đó nơi duy nhất trên hành tinh này có tuyết rơi, bởi vì nó khiến anh nhớ về nhà của mình. Nơi ấy thời tiết có chút khắc nghiệt, khắc nghiệt hơn tất cả mọi nơi trong hành tinh dịu dàng này, giống như nhà của anh vậy. Nhưng tuyết ở đây sáng hơn rất nhiều, sự băng giá trở nên lấp lánh chứ không đến nỗi khốn khổ như nơi anh ở. Nếu có thể gặp lại, có lẽ anh sẽ cùng em đến đây ngắm tuyết, không biết em có thích tuyết không? Nhưng sự lạnh lẽo đó sẽ khiến chúng ta xích gần lại nhau hơn và mỗi cử chỉ ấm áp sẽ giống như một ngọn lửa hồng. Em vẫn có thể ngắm nhìn những vì sao, dù họ xa xôi lắm, xa xôi như thể không thể với tới nổi, nhưng bầu trời đen đặc sẽ lấm tấm ánh sáng, như một lời hứa, như những hy vọng.
Từng ngày từng ngày ở đây, cơ thể anh đều nhẹ bẫng đi rất nhiều, anh thậm chí không thể tưởng tượng nổi mình đã sống nặng nề như thế nào. Đôi khi, anh cảm thấy mình không còn chút khác biệt nào với những người dân ở đây nữa, và anh có thể sống ở đây mãi mãi. Anh không gặp em, anh không thể tìm thấy em ở bất cứ đâu ở đây, nhưng anh cũng đã thông suốt được nỗi nhớ em rồi.
Trước đây, đôi khi anh đã nghĩ rằng có lẽ anh chỉ nhớ về em như biểu tượng cho một thế giới cao hơn, một nơi tốt đẹp hơn, và anh tự hỏi liệu anh yêu em, hay yêu thế giới nơi em thuộc về? Nhưng giờ đây, khi đã đến đây rồi, anh vẫn nhớ em rất nhiều, nhớ em mỗi ngày. Anh thậm chí vẫn luôn mơ về em.
Điều này khiến trái tim anh nhẹ nhõm hơn một chút, bởi vì nếu đã là yêu em, đương nhiên anh sẽ muốn cho em những điều tốt đẹp nhất. Có lẽ, em đã đi khỏi đây và đến một nơi khác, thậm chí còn đẹp đẽ hơn nơi đây, huy hoàng hơn, thanh nhẹ hơn, để cư ngụ. Ý nghĩ ấy khiến anh cảm thấy vui vẻ, bởi vì anh hiểu cảm giác, di chuyển từ bóng tối ra ánh sáng như thế nào, từ một nơi nặng nề ra một nơi nhẹ nhàng hơn như thế nào. Anh tưởng tượng rằng, có lẽ, em đang ở một nơi đẹp đẽ lắm, mà anh chẳng thể nào tưởng tượng được.
Anh nghĩ rằng anh muốn tìm em, nhưng rồi anh chợt nhận ra rằng mình có những việc khác cần làm. Anh đã may mắn được gặp em, lỡ yêu em, để có thể vượt qua bóng đêm dày đặc để chạm tới một nơi tràn ngập ánh sáng như thế này, một nơi mà sự lạnh lẽo cũng lấp lánh đẹp đẽ. Nhưng những người bạn của anh, những người ở nhà của anh, hành tinh của anh, lại không ai hay biết rằng họ không nhất thiết phải đau khổ. Và rồi anh nghĩ, làm sao anh có thể để họ chật vật như thế, khi anh ở nơi đây tận hưởng sự thanh nhẹ?
Charlie thân mến, khi anh quay về, anh biết mình đã từ bỏ cơ hội được gặp em. Nhưng anh biết, có những điều cần làm hơn chỉ là hạnh phúc cá nhân. Đặc biệt là khi, anh biết rằng, ở một nơi nào đó, em vẫn tiếp tục hoà vào ánh sáng cao nhất, huy hoàng và hạnh phúc. Vì thế, kể cả anh vẫn mơ về em, thì anh cũng sẽ tạm dừng hành trình này để trở về nhà, anh biết mình có thể giúp đỡ cho rất nhiều người...
Cảm ơn vì đã xuất hiện và là động lực cho anh xé toạc những rào cản và bóng tối. Dù không thể gặp lại, anh hy vọng vẫn có thể tiếp tục mơ về em.
.....................
Khi tôi đi xuống, mọi thứ trở nên nặng nề và khó thở hơn rất nhiều. Mỗi khi tôi cảm thấy bóng tối đang chèn lên tâm thức của mình, khiến tôi chểnh mảng quên đi ý niệm về những điều cao đẹp và ánh sáng, tôi lại bình tĩnh ngồi thiền.
Khi tôi trở về nhà, một nơi phủ tuyết quanh năm và ánh mặt trời luôn ảm đạm, tôi nhìn thấy Charlie, lấp lánh như một vì sao, ấm áp như một tia hy vọng, đang đứng giữa những người anh em của tôi. Tôi không nhớ cô ấy đang làm gì cụ thể, nhưng cô ấy đang cười, còn tôi thì chợt nghệt ra khi nhìn thấy cô ấy từ phía xa.
Khi cô ấy nhìn thấy tôi, liền tiến lại.
Thế giới này, bởi vì sự hiện diện của cô ấy, khách quan hoặc chủ quan từ tôi mà thôi, trở nên có chút sáng sủa và ấm áp hơn.
Tôi thật sự không biết nói gì giữa một biển những tâm tư. Khuôn mặt của cô tràn đầy thắc mắc, cũng không biết phải nói gì.
" Em đến đây để đem ánh sáng đến phải không?"
" Không. Em đến đây để gặp anh. Và em đã đi 1 quãng đường dài đến, mà anh lại đi đâu đến giờ mới xuất hiện ... "
Vậy thì, Charlie à, hãy cùng anh ngắm tuyết rơi và lan toả ánh sáng, biến nơi đây thành ngôi nhà thứ hai của em.
0 notes
vietnamzen · 3 years ago
Photo
Tumblr media
Rửa chén Chúng ta thường nghĩ rằng việc rửa chén không có gì lý thú; thật ra khi chúng ta đứng trước bồn rửa chén, xăn tay áo lên và nhúng hai tay trong nước ấm, chúng ta sẽ thấy rửa chén vui và dễ chịu. Tôi thích để thì giờ rửa từng cái chén một cách thong thả, cẩn trọng, chú ý đến cái chén, đến nước rửa và từng cử động của hai tay. Nếu tôi rửa chén một cách vội vã để mau mau đi ăn món tráng miệng thì thời gian rửa chén trở nên vô bổ và phí phạm. Đó là điều đáng tiếc vì mỗi giây mỗi phút của sự sống là một sự mầu nhiệm. Những cái chén có mặt đã là một sự mầu nhiệm, và việc tôi đứng đây rửa chén cũng là một mầu nhiệm. Nếu tôi không có khả năng có hạnh phúc trong khi đang rửa chén, chỉ muốn rửa cho xong để đi ăn tráng miệng, thì chắc chắn tôi cũng không có khả năng để thưởng thức món tráng miệng của tôi. Bởi vì trong khi ăn tôi lại nghĩ đến chuyện này chuyện nọ và cái thú được ăn món tráng miệng thơm và ngon lại bay mất. Lúc nào tôi cũng bị đẩy về phía trước bởi dự tính này kế hoạch nọ, không bao giờ tôi biết sống cho giây phút hiện tại. Trong ánh sáng của chánh niệm, mọi t�� tưởng và hành động đều trở nên thiêng liêng, không còn biên giới nào giữa thánh và phàm. Tôi thường bỏ nhiều thì giờ để rửa chén nhưng tôi sống trọn vẹn cho mỗi giây phút nên lúc nào tôi cũng thấy hạnh phúc. Công việc rửa chén vừa là cứu cánh vừa là phương tiện, vì r���a chén không phải chỉ để có chén sạch. Rửa chén là để rửa chén, nên trong khi rửa chén mình vẫn không mất một giây phút nào để sống trọn vẹn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh ‘ #vietnamzen #vietmeditation #zenbuddhism #ThichNhatHanh #SuOngLangMai #zenmaster #meditação #méditation #meditation #zen #zeninlife #zenpractice #zenmeditation #meditationtraining #méditationguidée #meditationguidee #meditationinlife #meditationmaster #meditación #meditationguide #meditate #howtozen #howtomeditate #howpracticezen #wherelearnzen #wheretozen #Wheretomeditate #Wherelearnmeditation #Wherepracticezen #wherepracticemeditation (tại Gò Tháp - Di tích Quốc gia đặc biệt) https://www.instagram.com/p/CVfJcdDFbNp/?utm_medium=tumblr
0 notes
songvuikhoevn · 3 years ago
Text
Duy trì vóc dáng săn chắc như Natalie Portman
SongVuiKhoe.vn https://songvuikhoe.vn/duy-tri-voc-dang-san-chac-nhu-natalie-portman/
Duy trì vóc dáng săn chắc như Natalie Portman
Tumblr media
Với bom tấn “Thor: Love and Thunder” (dự kiến phát hành năm 2022) Natalie Portman được yêu cầu tập luyện vô cùng chăm chỉ để vào vai nàng Jane Foster – Thần Sấm nữ.
Rất nhiều người hâm mộ hào hứng trước vai diễn mới của nữ diễn viên đạt giải Oscar – hình tượng Thấn Sấm nữ can đảm, mạnh mẽ, hứa hẹn với nhiều cảnh hành động. Dưới đây là một số cách luyện tập nàng thiên nga đen áp dụng để hoá thân vào nhân vật mới của mình.
Tumblr media
1.Thường xuyên tập cardio và gyrotonic
Ngay cả khi không nhất thiết phải tập luyện cho một vai diễn, nữ diễn viên vẫn biết cách giữ dáng. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với Women’s Health, Natalie Portman đã chia sẻ cách cô duy trì việc tập luyện của mình dù  lịch trình rất bận rộn: “Tôi thường chạy khoảng ba lần một tuần. Khi chạy được tầm 1 tiếng đồng hồ… tôi cảm thấy hơi giống như mình vừa thiền xong vậy”.
Bên cạnh đó, ngôi sao gốc Do Thái cũng tập gyrotonic – bộ môn gồm các động tác kết hợp được lấy cảm hứng từ nhiều môn khác nhau như yoga, khiêu vũ, bơi lội, thể dục dụng cụ và Thái Cực quyền.
Tumblr media
2.Duy trì chế độ ăn thuần chay
Để có cơ bắp săn chắc, điều quan trọng là phải nạp đủ protein, chủ yếu từ thịt. Trong lần phỏng vấn với tờ Harper’s Bazaar, nữ diễn viên bật mí cô thường ăn sáng với bột yến mạch hoặc bánh mì nướng ăn kèm bơ. Quả bơ là một nguồn protein tuyệt vời và nó cũng là một trong những chất béo lành mạnh, rất tốt cho việc cung cấp năng lượng khi tập luyện cường độ cao. Kết hợp với rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, đây là một món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể.
Tumblr media
3.Tập các bài tập cường độ cao
So sánh những bức ảnh của Natalie Portman cuối năm 2020 với những bức ảnh chụp gần đây tại phim trường, cánh tay cô to và săn chắc hơn  so với thời điểm trước đó.
Huấn luyện viên của CrossFit, Maddy Black và Vogue Fitness, đã đưa ra một số suy đoán như sau “Natalie sẽ thực hiện nhiều động tác cử tạ tổng hợp như squat, ép và kéo. Để duy trì cơ thể không có chất béo, cô ấy thực hiện một số bài tập cường độ cao ngắt quãng trong thói quen hàng tuần của mình”.
Ngoài ra để có cơ thể cường tráng như Thần Sấm nữ bản trong truyện tranh, theo huấn luyện viên sẽ cần tập đến bộ môn cử tạ: “Cử tạ sẽ hình thành cơ sở nền tảng trong khi các bài tập Fuctional Training sẽ phát triển các kỹ năng, cải thiện tính linh hoạt và tăng cường sức bền”.
Tumblr media
Natalie Portman là nữ diên viên người Mỹ gốc Israel nổi tiếng từng đoạt đoạt 1 giải Oscar và 2 giải Quả Cầu Vàng. Bên cạnh sự nghiệp diễn xuất đáng ngưỡng mộ, cô còn từng là cựu sinh viên ngành Tâm lý học của trường Đại học Harvard – ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới.
#Làm_đẹpNatalie Portman#Natalie_Portman
0 notes