#Tê chân tay sau sinh mổ
Explore tagged Tumblr posts
meowww-dieng · 1 year ago
Text
Tumblr media Tumblr media
📣 📣📣 Em bé Nguyễn Minh Khuê, con của bố Nguyễn Trạch Chung, mẹ Cao T. T. Linh chào đời lúc 21h20 ngày 02/11/2023, cân nặng 3,4kg 🥰
Hình ảnh của Minh Khuê lúc mới chào đời và Minh Khuê sau đó 1 tuần tuổi 🤣
Hành trình đi sinh Minh Khuê của mẹ đã diễn ra vô cùng gian nan, nhưng kết thúc bằng một trái ngọt. Chỉ định đẻ thường chỉ huy đấy vì Minh Khuê không chịu chuyển dạ, kích sinh đủ cách mà vẫn thật lì lợm. Vậy là bác Hồ cho mẹ đẻ mổ, bởi mẹ cũng đã mệt, con thì không ra. Nhưng không sao mẹ vẫn phải chấp nhận để đánh đổi được gặp em.
Mẹ không nhớ nổi đã bao nhiêu mũi tiêm cứ chi chít trên người mẹ. Mẹ cứ mệt dần và đau đớn, mẹ cũng buồn vì điều này nhưng mẹ cũng có chút hy vọng cuối cùng.
Trên bàn mổ, tiếng dụng cụ, những cái lắc bụng, mùi thịt cháy, tiếng bắn lazer, còn phía trên người mẹ cứ run bần bật vì tác dụng phụ của tiêm. Bác sĩ gây tê cứ luôn phải hỏi han và test độ tỉnh táo của mẹ để hoàn thành ca mổ thuận lợi.
Nhưng bỗng một tiếng khóc từ bé xíu đến to dần, to oang cả phòng, mẹ bật khóc nức nở, chưa bao giờ mẹ khóc vì vui mừng đến thế, nước mắt mẹ cứ rơi không ngừng được và thầm cảm ơn em đã đến với mẹ.
Cho đến giờ và mãi về sau, chắc chắn mẹ không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc con chào đời.
Mình thì không biết mọi người thế nào, nhưng lúc ấy đúng là hạnh phúc như trên thiên đường, chưa bao giờ bản thân khóc vì vui mừng, chỉ có vui là vui, mà lần đầu tiên khóc nức nở vì con gái chào đời. Kiểu đúng như thế giới có thêm một em bé, thêm một cuộc đời, thêm một dòng nhân sinh.
Nhưng sau đó mẹ lại cảm thấy trùng xuống vì Minh Khuê chỉ được kề má với mẹ một lúc, nhanh lắm, chừng 10s. Y tá bế con và bảo: "Đây mẹ Linh thấy con ngoan chưa kìa, em bé bình thường nhé, mẹ Linh có vui không?" Và đó như được an ủi phần nào. Rồi y tá đưa con v�� cùng người nhà, về cùng bà và bố. Bố sẽ được da kề da với con.
Còn mẹ, mẹ vẫn phải ở lại, hoàn thiện ca mổ, vô phòng theo dõi rồi cứ thế thiếp đi. Mẹ cứ mê man tê liệt vì thuốc, mẹ cứ nhìn đồng hồ, ngỡ ngủ phải được mấy tiếng rồi nhưng mỗi lần dậy chỉ được 15 20'. Bác sĩ nói cố gắng cử động chân tay, khi nào nhấc được chân hoặc co lên sẽ cho mẹ về phòng.
Nếu như đối với sinh thường mẹ sẽ được theo dõi hoặc đợi khâu tầm 45' - 1h, thời gian ngắn hơn, được áp da với con luôn và về phòng cho con bú. Nhưng mẹ bị buồn từ lúc này, con phải đợi mẹ chừng 6 tiếng, 6 tiếng thật dài, bố ở ngoài thì lo lắng cho mẹ bên trong không biết ntn, con thì không được bú mẹ ngay và truyền các loại kháng sinh. Mẹ thấy Cam thật thiệt thòi vì có mẹ đã khó sinh rồi còn không được đáp ứng nhu cầu.
Nhưng trộm vía, em Cam đã ti bình luôn từ lúc đó, cho giờ mẹ vẫn song song cả 2, em không chê bình để ăn cho no, vậy là mẹ mừng, mẹ không còn trách bản thân mình nữa. Mẹ cố gắng vận động và gọi y tá rằng: "Bạn ơi, mình vận động co chân lên được rồi, mình nhớ con lắm cho mình về nhé!"
Vậy là kiểm tra và mình được về. Cảm giác sau mổ cũng đau nhưng thốn nhiều hơn. Mình dùng bơm truyền tự động giảm đau 48h sau mổ nên đỡ được cơn đau. Mình nhìn các mẹ bên cạnh không có cái đó, sau 2h hết tê các mẹ cứ kêu đau xì soạt lắm, nghĩ cũng thương. Mẹ quyết định dùng giảm đau mặc dù nó cũng mắc cơ, 3tr9 lận và sẽ bị ảnh hưởng sau này, mình chưa biết ảnh hưởng gì nhưng vẫn dùng thôi. Bởi mẹ đã quá mệt rồi, mẹ không muốn ám ảnh tâm lý thêm về việc đẻ nữa 🥲 (vì quá kinh khủng), mẹ đã đuối những cơn đau của việc kích sinh đẻ thường trước đó, mẹ muốn nghỉ, để về gặp con.
Trộm vía con đã thích nghi dần được, con bụ bẫm đáng yêu và quan trọng đối với mẹ, con khoẻ mạnh là mẹ yêu nhất.
Cam của mẹ sinh 02/11 và mẹ sinh nhật hôm sau 03/11, 2 mẹ con mình lại đỡ được một cái sinh nhật cho bố nhỉ 😂 mong là bố sẽ luôn yêu thương và chăm sóc 2 mẹ con thật tốt.
Chúng mình đều lần đầu làm bố và làm mẹ, đều lóng ngóng và tất cả trên sách vở chỉ là lý thuyết, có con mới vỡ ra nhiều điều hơn.
Mẹ thầm cảm ơn cuộc sống đã cho mẹ một em bé thật xinh, mẹ cảm ơn Cam nhé! Đã đến bên và chữa lành cho mẹ. Bố mẹ yêu con 🍊
11 notes · View notes
Text
Mẹ sau sinh bị đau đầu có sao không?
Đau đầu sau sinh là vấn đề rất nhiều chị em gặp phải. Các triệu chứng đi kèm phổ biến gồm có 2 bên thái dương có cảm giác bứt r��t, khó thở, sốt, hoa mắt, chóng mặt,… Đau đầu sau sinh có nguy hiểm không?
Xem thêm: cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ hiệu quả
Mẹ sau sinh bị đau đầu có nguy hiểm không?
Đau đầu sau sinh có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu là gì. Nếu sản phụ bị đau đầu do các nguyên nhân sinh lý thì tình trạng đau đầu sẽ giảm dần và hết cùng với sự phục hồi của cơ thể. Nếu sản phụ bị đau đầu bệnh lý, không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của sản phụ.
Phân loại đau đầu ở mẹ sau sinh
Đau đầu ở mẹ sau sinh được chia làm 2 nhóm chính bao gồm:
Đau đầu nguyên phát: Dạng đau đầu này thường được xem là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe, không phải 1 loại bệnh. Nguyên nhân gây đau đầu nguyên phát gồm có đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng, khiến sản phụ có cảm giác đau ở vùng vòm sọ gây khó chịu. Đau đầu thứ phát: Sản phụ bị đau đầu do bị tụ máu dưới màng cứng do tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống hoặc bị tiền sản giật sau sinh.
xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Nguyên nhân sản phụ bị đau đầu sau sinh
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây đau đầu sau sinh như:
Huyết độc bị ứ đọng: Khi bị máu độc ứ đọng sản phụ sẽ có cảm giác đầu đau dữ dội, đau buốt từ sâu bên trong và cơn đau mỗi lúc một nghiêm trọng hơn. Nghiêm trọng hơn, sản phụ có thể bị co quắp chân tay, đột nhiên ngã nhào, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Stress sau sinh: Sau sinh sản phụ có nguy cơ bị stress cao do hormone thay đổi, thần kinh căng thẳng do thường xuyên lo âu, do phải chăm sóc con không được nghỉ ngơi, cơ thể chưa hồi phục sau sinh, bất đồng với người thân về cách chăm sóc trẻ,… Stress cũng khiến sản phụ bị đau đầu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Thiếu máu: Thiếu máu sau sinh là nguyên nhân khiến sản phụ bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, không có sức lực,… Nghỉ ngơi đầy đủ, uống viên sắt cho mẹ sau sinh và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp sản phụ cải thiện chứng thiếu máu, chữa đau đầu sau sinh hiệu quả. Các gốc tự do tác động: Các gốc tự do được sinh ra từ quá trình chuyển hóa kết hợp với sự căng thẳng tạo thành quá trình oxy hóa trong cơ thể. Sản phụ bị đau đầu do gốc tự do tấn công vào não khiến nội mạc mạch máu bị tổn thương, các mảng xơ vữa hình thành khiến máu khó lưu thông lên não gây thiếu máu não. Tác dụng phụ của thuốc gây tê: Đau đầu do thuốc gây tê tủy sống chỉ gặp ở sản phụ sinh mổ do quá trình gây tê trước mổ khiến dịch não tủy bị rò ra ngoài lỗ thủng tại màng cứng. Cơn đau có mức độ và thời gian khác nhau tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc, chống lại tác dụng phụ của thuốc ở mỗi sản phụ. Đau đầu do thuốc gây tê tủy sống thường diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày, cá biệt có 1 số sản phụ bị đau đầu đến vài tuần liên tục.
Xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Phòng ngừa đau đầu cho mẹ sau sinh
Đau đầu là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Để tránh những nguy cơ bệnh phát triển xấu hoặc trở thành mãn tính, các mẹ hãy thực hiện biện pháp sau:
Đưa các thực phẩm giàu sắt như thịt bò nạc, đậu đen, cải bó xôi, cá hồi, ngũ cốc nguyên cám,… vào bữa ăn hàng ngày kết hợp với uống viên sắt cũng cần được chú trọng để ngăn ngừa đau đầu do thiếu máu thiếu sắt hiệu quả hơn. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và tinh thần. Mẹ hãy cố gắng ngủ đủ 7-10 tiếng mỗi ngày, trong đó có ít nhất 7-8 tiếng ngủ vào ban đêm. Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít hoặc tùy theo cân nặng) không chỉ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh mà còn hỗ trợ sản xuất sữa cho bé bú. Thiếu máu thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây đau đầu sau sinh. Mẹ hãy uống viên sắt cho mẹ sau sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ các loại dưỡng chất gồm tinh bột, protein, lipid, chất xơ với tỉ lệ cân bằng. Mẹ sau sinh chỉ nên chọn mua các loại thực phẩm sạch, tươi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khiến sức khỏe bản thân và sức khỏe – sự phát triển của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng. Các chị em cũng cần lưu ý, viên sắt uống vào buổi sáng sớm, khi bụng rỗng giúp sắt dễ hấp thụ nhất. Tìm hiểu kĩ sắt uống trước hay sau ăn là tốt nhất để đảm bảo hấp thu tối đa lượng sắt khi bổ sung. Căng thẳng, stress cũng là một trong những “thủ phạm” gây đau đầu. Mẹ hãy dành thời gian thư giãn, vận động nhẹ nhàng, làm những điều mình yêu thích để luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Nhìn chung, đau đầu sau sinh là hiện tượng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng mẹ không nên chủ quan nếu biểu hiện thường kéo dài, khó dứt bệnh.
0 notes
Text
Mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm sinh thường được không?
Mang thai là kết quả của tình yêu và điều thiêng liêng với mỗi người phụ nữ, tuy vậy trong suốt thai kì và sau sinh, phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Điển hình trong số đó, là nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai, cùng với tuổi thai lớn dần. Nhiều bà bầu băn khoăn khi bị thoát vị đĩa đệm có sinh thường được không?
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha không
Dấu hiệu bà bầu bị thoát vị đĩa đệm
Dù triệu chứng của bệnh này giống với cơn đau bình thường nhưng mẹ cần lưu ý bởi nếu phát hiện bệnh muộn thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn. Dấu hiệu của bà bầu bị thoát vị đĩa đệm gồm có:
Thường xuyên đau, tê ở vùng lưng dưới hay ở các bộ phận trên cơ thể như: cổ, ngực, vai, cánh tay,… Đau dây thần kinh tọa, có khi cơn đau lan tận xuống phần mông hay bên chân. Đau lưng, đi lại khó khăn, cảm thấy khó ngủ.
Thai phụ khi bị thoát bị đĩa đệm sẽ phải chịu áp lực gấp đôi người bình thường. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để tìm ra giải pháp kịp thời, đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và em bé.
Xem thêm: xuống máu lần 3 sau bao lâu thì sinh
Bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai có sinh thường được không?
Trên thực tế, quyết định sinh thường hay sinh mổ của mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nếu mẹ bầu bị thoát vị đĩa đệm có tình trạng sức khỏe ổn định, bệnh ở mức độ nhẹ thì hoàn toàn có thể sinh thường. Bà bầu cần có sức khỏe tốt bởi sinh thường sẽ cần nhiều lực từ các cơ và lưng để đẩy em bé ra bên ngoài. Phụ nữ sinh con lần thứ 2 sẽ chuyển dạ nhanh chóng hơn. Trường hợp bệnh trở nặng và gây ra tình trạng thoái hóa các đốt sống, việc rặn đẻ quá mạnh tác động tới đĩa đệm thì người mẹ sẽ được chỉ định đẻ mổ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong giờ phút quan trọng này.
Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cho phụ nữ mang thai
Để ngăn ngừa và phòng tránh căn bệnh thoát vị đĩa đệm, các chị em thai phụ cần lưu ý các điều sau đây:
Kiểm soát và duy trì cân nặng một cách hợp lý, không để cân nặng tăng nhanh quá mức. Chú ý hoạt động đi lại, vận động, tránh ngồi hay đứng sai tư thế, không thay đổi tư thế một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng tới cột sống thắt lưng. Nằm ngửa hay nằm nghiêng bên trái khi ngủ và sử dụng gối ôm, đeo đai đỡ bụng để nâng đỡ phần bụng ngày một lớn của mẹ bầu. Buổi tối trước khi đi ngủ nên thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng thắt lưng để giảm cơn đau nhức. Động tác massage này cũng rất tốt cho sự lưu thông máu. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bộ môn như đi bộ, yoga bầu, bơi lội với cường độ phù hợp nhằm giúp cơ xương khớp dẻo dai, phòng tránh và giảm thiểu các triệu chứng bị đau lưng, đau tại vùng chậu, giúp cho cơ xương khớp dẻo dai hơn. Tránh tập các bài tập gây mệt mỏi hay bài tập có nguy cơ bị ngã, chấn thương bụng. Bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D, magie để tăng cường sức khỏe hệ xương khớp.
Xem thêm: sắt và canxi uống cách nhau bao lâu
Với những thông tin cung cấp như trên, hy vọng mẹ đã biết được khi bị thoát vị đĩa đệm có sinh thường được không và làm thế nào để cải thiện tình trạng của bệnh. Hy vọng chị em có thêm kiến thức để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón một thiên thần chào đời. Chúc bạn mẹ khỏe, con vuông.
0 notes
chamsocbaugiambeosausinhtot · 7 months ago
Text
9 việc cần kiêng cữ sau sinh mổ - Mẹ cần chú ý
Tumblr media
Dưới đây là 9 việc sản phụ cần kiêng cữ sau sinh mổ.
Kiêng đồ tanh, đồ ăn dầu mỡ
Sau khi sinh, toàn bộ cơ thể của mẹ đều suy yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu mẹ ăn đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày. Để tránh tình trạng đau bụng và tiêu chảy, mẹ nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, canh, hoa quả.
Ngoài ra, các loại đồ ăn tanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ còn làm giảm chất lượng sữa của mẹ, gián tiếp gây hại lên hệ tiêu hóa của em bé, khiến bé bị tiêu chảy, táo bón. Hệ tiêu hóa của bé lúc này hết sức non yếu nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Không làm việc quá sớm sau sinh mổ
Sau khi sinh, việc quan trọng nhất mà mẹ cần làm là tập trung vào việc nghỉ yên tĩnh và phục hồi sức khỏe sau quá trình sinh nở để có đủ năng lượng chăm sóc em bé. Để đảm bảo sức khỏe của mình và sự phát triển của em bé, mẹ nên tránh làm việc quá sớm sau khi sinh vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương sau sinh.
Chế độ vận động cũng là một điều cần thiết để tránh tình trạng vết thương lâu lành và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau sinh.
Ngoài ra, việc giảm áp lực từ công việc và tập trung vào việc chăm sóc con sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng căng thẳng và lo lắng không cần thiết. Điều này cũng giúp duy trì sự sản xuất sữa mẹ ổn định, giúp bé phát triển tốt và khỏe mạnh từ những ngày đầu đời.
>> Xem thêm: Cách giảm béo sau sinh hiệu quả!
Không nên nằm ngửa
Tư thế nằm sau sinh đối với mẹ sinh mổ là một phần quan trọng không thể bỏ qua, vì tư thế nằm đúng cách sẽ giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng, hiệu quả và bớt đau đớn hơn.
Ngay sau khi sinh, mẹ cần nằm ngửa để giữ cho vết thương được ổn định và tránh tình trạng nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng. Khi cảm thấy hết tê, mẹ nên trở mình nằm nghiêng để giảm áp lực lên tử cung và tránh cảm giác đau đớn không mong muốn.
Để cảm thấy thoải mái hơn khi nằm, mẹ nên sử dụng gối đệm để đặt sau lưng, giúp hỗ trợ vùng thắt lưng và giảm căng thẳng.
Không nằm một chỗ quá lâu
Sau khi sinh mổ, việc nghỉ ngơi là rất quan trọng để hồi phục sức khỏe và tránh tình trạng ảnh hưởng đến vết bệnh. Tuy nhiên, mẹ không nên nằm quá lâu mà cần vận động nhẹ nhàng để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động trở lại.
Đồng thời giúp phòng ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch và chứng dính ruột, mẹ cần cố gắng đi lại sau khoảng 24 giờ sau sinh. Nếu mẹ chưa thể đứng dậy, việc thay đổi tư thế nằm và massage cổ tay, bàn chân cũng là biện pháp hữu ích giúp máu lưu thông tốt hơn.
Việc duy trì sự vận động nhẹ nhàng sau sinh không chỉ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng mà còn giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Không quan hệ sớm sau sinh mổ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không nên quan hệ tình dục sớm sau khi sinh mổ. Một trong số đó là cơ thể của mẹ cần thời gian để hồi phục. Nếu quan hệ sớm, việc cọ sát và gồng mình có thể làm cho quá trình phục hồi kéo dài hơn.
Ngoài ra, quan hệ tình dục cũng tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn, gây nhiễm trùng âm đạo. Theo các chuyên gia, sau khi sinh mổ Khoảng 6 tuần mới nên quan hệ tình dục để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và em bé.
>> Xem thêm: Spa chăm sóc sau sinh uy tín hiệu quả!
Không nên ăn quá no
Sau khi sinh, mẹ thường mất rất nhiều sức lực, cơ thể cần phục hồi bằng cách ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, không nên ăn quá no vì sau ca phẫu thuật ruột và dạ dày của mẹ bị ảnh hưởng, gây ra vấn đề về tiêu hóa thức ăn.
Việc ăn quá không có thể dẫn đến trạng thái táo bón và đầy hơi. Ngoài ra, ăn quá no cũng có thể ảnh hưởng đến vết thương. Dạ dày phình to sau khi ăn nhiều gây áp lực lên bụng và vết thương, dẫn đến vết mổ bị căng và gây đau.
Điều này cũng có thể làm chậm quá trình lành vết thương và thậm chí chảy máu ở vết mổ. Do đó, mẹ cần ăn đủ nhưng không nên ăn quá no sau khi sinh mổ để tránh những vấn đề này.
Không tắm nước lạnh
Cơ thể sản phụ sau khi sinh rất yếu và dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng, do đó việc không tắm nước lạnh và uống nước lạnh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe sau sinh.
Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, mẹ nên tắm nhẹ nhàng bằng nước ấm và hạn chế ngâm mình trong bồn tắm. Thay vào đó mẹ nên tắm vòi sen và lau khô cơ thể bằng khăn mềm. Đặc biệt, mẹ cần chú ý đến vết mổ sau sinh để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
Vệ sinh sạch sẽ vết mổ và vùng kín
Để đảm bảo bảo vệ vùng kín và tránh viêm nhiễm, không chỉ sau sinh mà bất kể thời điểm nào, phụ nữ cũng cần lưu ý đến việc rửa sạch vùng kín hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh được bác sĩ chỉ định.
Không nên tự ý sử dụng những loại dung dịch có độ pH quá cao, vì điều này có thể gây mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo, dẫn đến đến tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.
Để giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, mẹ nên mặc quần lót bằng chất liệu 100% cotton, vì chất liệu này có khả năng hút tốt. Ngoài ra, không nên mặc quần lót quá chật vì điều này có thể gây áp lực lên vùng kín và gây nguy hiểm bất thường.
Nếu mẹ thấy có bất kỳ dấu hiệu nào như cứu nguy hoặc đau đớn, cần phải đi khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Không nịt bụng sớm ngay sau sinh mổ
Nhiều mẹ vì sợ bụng béo, bụng phệ sau khi sinh, gây mất thẩm mỹ nên đã dùng nịt bụng để lấy lại vóc dáng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, dùng nịt bụng quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.
Nịt bụng tác động trực tiếp lên vết mổ gây bí hơi, tạo áp lực lên vết mổ, làm vết mổ dễ bị nhiễm trùng. Nịt bụng cũng khiến máu khó lưu thông, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Mẹ chỉ nên dùng nịt bụng sau khi cơ thể đã hoàn toàn phục hồi và khỏe mạnh.
Tumblr media
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các mẹ tìm được câu trả lời cho câu hỏi sinh mổ phải ở cữ bao lâu và đâu là việc cần kiêng cữ sau sinh mổ. Để chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho mẹ sau sinh tốt nhất mẹ hãy tham khảo ngay spa chăm sóc sau sinh uy tín. Đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại đây mẹ được hỗ trợ giảm béo, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, tại spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ còn được xử lý nhanh những tình trạng hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả.
0 notes
spachamsocbauhanoi · 3 years ago
Link
Tê chân tay sau sinh mổ là tình trạng phổ biến mà rất nhiều mẹ sau sinh mắc phải. Hướng dẫn các mẹ những cách hay giúp giảm tê chân tay sau sinh mổ nhé.
0 notes
benhviendakhoabacha · 3 years ago
Text
Tìm hiểu về dịch vụ Thai sản trọn gói sinh mổ tại Bắc Hà
Sinh mổ đang dần trở nên phổ biến hơn hiện nay, phương pháp này đặc biệt áp dụng cho những ca sinh khó, mẹ và bé gặp những vấn đề về sức khỏe không đảm bảo trong quá trình sinh thường. Bệnh viện Bắc Hà triển khai dịch vụ Thai sản trọn gói sinh mổ mang tới chuỗi dịch vụ thai sản xuyên suốt trước, trong và sau sinh với chi phí tiết kiệm tối đa.
Gói thai sản sinh mổ gồm những dịch vụ gì?
Tumblr media
Dịch vụ thai sản trước sinh:
Khám thai định kỳ.
Khám với bác sĩ gây mê.
Siêu âm thai 2D, 4D.
Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng máy Monitoring sản khoa.
Tiêm vaccine uốn ván theo chỉ định của bác sĩ.
Các xét nghiệm máu thường quy: Xét nghiệm nhóm máu của mẹ; Xét nghiệm máu yếu tố Rh của mẹ; Xét nghiệm công thức máu; Xét nghiệm HBsAg; Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai; Xét nghiệm HIV; Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test; Xét nghiệm đường huyết; Xét nghiệm Cholesterol máu; Xét nghiệm Triglycerit; Xét nghiệm HDL - C máu; Xét nghiệm LDI - C máu; Xét nghiệm men gan; Xét nghiệm creatinin máu; Xét nghiệm Ure máu; Xét nghiệm Axit Uric máu; Xét nghiệm điện giải đồ; Xét nghiệm đông máu; Xét nghiệm Rubella; Xét nghiệm Toxoplasma; Xét nghiệm CMV; Xét nghiệm các loại vi khuẩn; Dung nạp đường huyết; Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
Điện tim.
Dịch vụ thai sản trong sinh:
Theo dõi trước và ngay sau sinh (tổng thời gian tối đa 12 tiếng).
Gây mê/ gây tê tủy sống.
Bác sĩ Sản khoa trực tiếp mổ đẻ.
Khâu thẩm mỹ vết mổ.
Tiêm vitamin K và vaccine viêm gan B cho con.
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh 5 bệnh: Thiếu men G6PD; Suy giáp bẩm sinh; Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh; Rối loạn chuyển hóa đường Galactose; Rối loạn chuyển hóa Phenylalanin.
Dịch vụ thai sản sau sinh:
Tumblr media
Siêu âm ổ bụng cho mẹ trước khi ra viện.
Khám sau sinh cho mẹ với bác sĩ Sản khoa (trong vòng 30 ngày sau sinh).
Kiểm tra sau sinh cho con với bác sĩ Nhi khoa (trong vòng 30 ngày sau sinh).
Bác sĩ Sản khoa thăm khám 1 lần/ngày, bác sĩ Nhi khoa thăm khám 1 lần/ngày, vệ sinh vết mổ 2 lần/ngày
Phòng sau sinh: Phòng tiêu chuẩn (1 giường đơn cho mẹ + 1 nôi sơ sinh cho bé).
Chế độ điều dưỡng chăm sóc 24/24 chỉ cần mẹ bấm chuông.
Đồ dùng và đồ ăn cho mẹ: 4 bữa/ ngày; Quần áo lưu viện; Bỉm: 3 cái/ ngày.
Đồ dùng va đồ ăn cho bé: Quần áo sơ sinh; Mũ, bao tay, chân; Khăn xô; Chăn ủ; Bình ti; Khăn ướt; Bỉm 5 cái/ngày.
Chi phí của dịch vụ Thai sản trọn gói sinh mổ
Thai sản trọn gói sinh mổ tại Bắc Hà được chia làm các gói theo các mốc thời gian trong thai kỳ và số lần mổ đẻ, phù hợp với nhu cầu và “ngân sách đi sinh” của từng mẹ. Hiện nay, gói sinh mổ tại Bệnh viện Bắc Hà có chi phí dao động từ 37.200.000 đồng đến 68.700.000 đồng. Chi phí này chưa áp dụng chương trình khuyến mại tại thời điểm đăng ký và chưa giảm trừ BHYT, bảo hiểm bảo lãnh.
Tumblr media
Thai sản trọn gói sinh mổ Bắc Hà nhận được rất nhiều sự tin tưởng, lựa chọn và đánh giá cao từ các mẹ bầu suốt những năm vừa qua. Chị Nguyễn Huyền Anh (26 tuổi, Việt Hưng, Long Biên) chia sẻ: “Mình lựa chọn dịch vụ Thai sản trọn gói sinh mổ Bắc Hà ngay từ lúc Bon 12 tuần. Mình cảm thấy đây là lựa chọn vô cùng đúng đắn của 2 vợ chồng, mọi dịch vụ mình đều hài lòng. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng vô cùng nhiệt tình, chuyên nghiệp, tận tâm. Chi phí cũng vừa với “túi tiền”. Nếu có lần sau mình vẫn sẽ chọn sinh con tại Bắc Hà”.
Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ, bạn đọc vui lòng liên hệ tới số Hotline 0986.822.333 hoặc Tổng đài 1900.8083.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ BẮC HÀ Địa chỉ : 137 Nguyễn Văn Cừ, P. Ngọc Lâm, Q. Long Biên, Hà Nội Tổng đài 1900.8083 - Hotline: 0986.822.333 Website: www.benhvienbacha.vn/ | Email:[email protected]
1 note · View note
hdiep2888 · 5 years ago
Text
Title, if u want one
Thông tin bệnh nhân AIDS chuẩn bị nhập viện sinh con đã khiến cả khoa sản náo loạn. Các y tá đồng thanh nói:
- “Ai sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp bị lây nhiễm?”
Ngay cả một số bác sĩ cũng phản đối :
- “Nếu bệnh nhân khác bị lây nhiễm qua dụng cụ phẫu thuật và giường chiếu thì phải làm thế nào?”.
Sau một hồi tranh luận, cuối cùng bệnh nhân cũng được sắp xếp vào chiếc giường số 13, phòng cách ly đặc biệt của khoa sản. Khi trưởng khoa phân công trực ban, không ai muốn nhận vào trong đó. Cuối cùng chỉ còn lại tôi – một y tá vừa tốt nghiệp ba tháng, nơm nớp lo sợ bước vào căn phòng.
Vừa vào tới phòng, người mẹ sắp sinh mỉm cười với tôi. Tôi cứ nghĩ rằng những phụ nữ mắc loại bệnh này hẳn sẽ phấn son trang điểm lòe loẹt. Nhưng không phải vậy, cô cũng như những người phụ nữ bình thường khác, khuôn mặt hiền từ, mái tóc dài ngang vai, chân đi đôi giày búp bê…
“Cảm ơn cô!”
Một giọng nói trong veo và nhẹ nhàng, cô là một phụ nữ bình thường nhưng lại mắc căn bệnh không hề bình thường chút nào.
Thì ra người mẹ trẻ tại giường số 13 này là một cô giáo trung học phổ thông. Một hôm trên đường từ trường về nhà, cô bị tai nạn xe hơi. Vì mất quá nhiều máu nên cô phải truyền máu gấp và không may bị nhiễm HIV.
Đến tận khi cô đi khám thai, bác sĩ mới phát hiện cô đã mắc phải căn bệnh thế kỷ. Cuộc đời cô đã bước sang một ngã rẽ mới, ảm đạm và mờ mịt với kết cục buồn phía trước.
Đáng thương nhất là đứa bé trong bụng, nguy cơ bị lây nhiễm cũng rất cao, xác suất không dưới 20% đến 40%. Người mẹ không còn hệ thống miễn dịch, vì thế các biến chứng trong quá trình sinh là vô cùng nguy hiểm.
Khi chồng cô đến đã khiến cho cả khoa một phen kinh ngạc. Chồng của một phụ nữ bị AIDS thì trông thế nào nhỉ? Khác xa với tưởng tượng của chúng tôi, chồng cô là một nhân viên văn phòng giỏi máy tính, đeo kính cận, cao ráo, lịch sự, và có phong thái rất đĩnh đạc.
- “Anh à, anh đoán xem con chúng ta sẽ giống em hay giống anh hơn?”
Tôi đang trải ga giường, nghe thấy những câu nói nhỏ nhẹ nỉ non của đôi vợ chồng trẻ thì sống mũi cay cay, nước mắt bắt đầu rơm rớm. Thì ra họ là một gia đình hạnh phúc.
- “Tất nhiên là giống anh rồi, nếu là con gái thì mới giống em chứ!”
Cô vợ nghe vậy còn phụng phịu làm nũng ra điều không chịu.
Khi tôi bước ra khỏi phòng bệnh, nước mắt tôi chảy dài, trái tim tôi chua xót vô cùng.
Hàng ngày cô ấy phải uống nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát lượng virus HIV, hầu như ngày nào cũng phải lấy máu và truyền dịch. Hai cánh tay đầy đặn, nõn nà nay đã chi chít những vết kim tiêm.
Tôi là y tá mới ra trường, vốn sống còn ít ỏi lại khá “nhát gan”. Nhất là những lúc lấy máu, tôi vẫn thường làm cô ấy đau đến chảy nước mắt, nhưng cô chưa bao giờ nổi cáu với tôi, chỉ âm thầm cắn răng chịu đựng, thỉnh thoảng còn mỉm cười nói "không sao".
Chỉ vài ngày sau khi cô nhập viện, tôi dần dần rất thích cô ấy.
Tuy còn vài ngày nữa mới đến ngày sinh, nhưng cả khoa đã chuẩn bị sẵn sàng.
Cô năm nay đã 31 tuổi lại mang trong mình căn bệnh AIDS, nên bệnh viện cả trên lẫn dưới đều trong trạng thái đề phòng cao độ. Nhưng bản thân cô lại rất bình tĩnh, hàng ngày đều đọc sách và nghe nhạc, còn viết thư tình hoặc vẽ tranh tặng con yêu.
Một hôm tôi đánh bạo hỏi:
- "Tại sao cô lại sinh đứa bé ra, rằng cô có biết nguy cơ lây nhiễm là rất cao?"
Cô vừa mỉm cười vừa trả lời tôi:
- “Con tôi đã đến với tôi, đó là duyên nợ, hơn nữa tôi không có quyền cướp đi sinh mệnh của bất kì ai.”
Tôi do dự, nhưng vẫn quyết định hỏi:
- “Nếu cháu bị nhiễm HIV thì sao?”
Cô ấy im lặng một lúc, sau đó tiếp tục nói:
- “Nếu không thử thì con tôi sẽ không có cơ hội sống nào.”
Tâm trạng tôi vừa buồn vừa xót xa, không khí trong căn phòng trở nên ngột ngạt. Khi tôi chuẩn bị ra ngoài, cô đã nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, đôi mắt rưng rưng và nói:
- “Tôi muốn nhờ cô một việc, khi tôi sinh con dù có xảy ra chuyện gì, chồng tôi nhất định sẽ cứu lấy tôi. Nhưng tình trạng của tôi cô cũng biết rồi đó, vì thế nếu thực sự xảy ra chuyện xấu, xin hãy cứu lấy con tôi.”
Tôi cảm động ôm cô và khóc, cô đúng là một người mẹ thực sự.
Dưới ánh đèn huỳnh quang nhạt màu, cô nằm yên lặng trên bàn mổ, thân dưới không ngừng chảy máu, nước ối vẩn đục đã ộc ra. Điều này có nghĩa là thai nhi đang lâm vào tình trạng nguy hiểm vì thiếu oxy.
Thể chất của cô vô cùng đặc thù, không hề có phản ứng với thuốc tê, chỉ có thể chọn mổ sống để lấy thai nhi ra và chấp nhận hy sinh người mẹ. Hai là tiêm thuốc gây mê, nhưng đợi khi thuốc có tác dụng thì em bé trong bụng đã bị ngạt thở hoặc bị sốc vì liều gây mê quá cao, nhưng chỉ như vậy mới có hy vọng cứu được người mẹ.
Cả hai trường hợp đều khiến bệnh viện và gia đình lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Cô nắm chặt tay tôi, đôi mắt nhìn tôi như van nài, giọng nói yếu ớt nhưng rất kiên quyết:
- “Cứu lấy con tôi, nhanh cứu lấy con tôi, không cần phải quan tâm đến tôi…!”
Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cái nhìn tuyệt vọng đến vậy, trong một căn phòng cũng tuyệt vọng như thế. Một người phụ nữ không thể gây tê, cũng không thể gây mê khi mổ đẻ, bao nhiêu bác sĩ đứng đó đều bất lực.
Con dao phẫu thuật nhanh chóng được đưa xuống bụng dưới, lớp da, lớp mỡ, lớp cơ, niêm mạc rồi tử cung… Người mẹ co giật từng cơn, toàn thân giãy giụa, quằn quại, mắt trợn ngược, khuôn mặt biến dạng vì đau đớn, miệng cắn chặt chiếc khăn trắng và rên lên từng cơn xé lòng.
Tôi không thể chịu nổi khi chứng kiến những giọt nước mắt của cô rơi xuống lã chã. Và tôi biết, đó không chỉ là đau đớn mà còn là tình yêu của người mẹ.
Đến tận hôm nay tôi mới hiểu vì sao làm con phải hiếu thảo với cha mẹ. Bởi mỗi đứa con chào đời là biết bao nhiêu đau đớn, biết bao nhiêu nhọc nhằn, thậm chí là hy sinh cả tính mạng của mẹ.
Cuối cùng, thai nhi đỏ hỏn cũng được đưa ra và khóc lên tiếng khóc yếu ớt đầu đời. Người mẹ vừa ngất lịm đi, đột nhiên nghe thấy tiếng khóc của con nên cô cố gắng hé mở đôi mắt liếc nhìn về phía con yêu, nhưng rồi mí mắt sưng h��p nặng trịch lại vội vã cụp lại.
Tôi vội vàng tháo đai cố định ở chân và tay cho cô, vì gồng mình vật lộn với cơn đau, cổ tay cổ chân cô đều rớm máu. Hai mắt tôi đẫm lệ, trái tim tôi cũng như thắt lại…
Thật khó để tin rằng đây là một người mẹ AIDS, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng nhìn thấy con trai của mình. Đôi mắt cô nhắm lại và sẽ không bao giờ còn mở ra được nữa. Cô bị nhiễm trùng nặng và không thể cầm được máu nên đã mãi mãi ra đi.
May mắn là em bé âm tính với virus HIV. Tôi tin rằng ở trên cao kia, cô cũng đang mỉm cười mãn nguyện.
Khi làm vệ sinh phòng bệnh, tôi đã tìm thấy một lá thư dưới gối của cô, bên trong còn vẽ một bức tranh ông mặt trời, bên dưới mặt trời là một đôi tay nhỏ. Cô viết cho con trai rằng:
- “Con yêu, cuộc sống giống như mặt trời, hôm nay lặn xuống ngày mai nhất định sẽ lại lên.”
Tôi không thể ngăn những giọt nước mắt, cuộc sống thật quá mong manh và cũng thật mạnh mẽ. Người mẹ nào mà chẳng thương con? Vậy cớ sao chúng ta lại phải phân biệt đối xử?
Cuối cùng tôi đã hiểu, cô cũng như những người mẹ bình thường khác, dũng cảm để giành lấy sự sống cho con.
Khi đứa bé được xuất viện, cháu nằm yên bình trong vòng tay cha. Ban đầu đứa trẻ khóc rất to, giống như biết mẹ nó sẽ không bao giờ còn quay về nữa. Nhưng nó chợt ngừng khóc khi tôi đặt bức thư lên ngực. Dường như trong lòng bé cũng đang mỉm cười khi nhận lấy cuộc sống vĩnh cửu này.
Mai này lớn lên em sẽ biết rằng, mẹ của em là người mẹ vĩ đại nhất trên đời.
Nguồn: facebook.
22 notes · View notes
Text
Hướng dẫn mẹ sau sinh mổ cách ngồi dậy không đau
Áp dụng cách ngồi dậy sau sinh mổ khoa học và hợp lý phần nào có thể giảm bớt cảm giác đau đớn và khiến chị em thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản về cách ngồi dậy sau sinh mổ mà bạn nên biết.
Xem thêm: bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ với đa dạng các món, đảm bảo đủ chất để mẹ ăn ngon miệng
Sinh mổ mấy tiếng thì có thể ngồi dậy được?
Sau sinh mổ, sản phụ không nên nằm quá lâu, thông thường bác sĩ sẽ khuyên các mẹ ngồi dậy sau mổ 24 tiếng. Do các mẹ sinh mổ phải dùng thuốc gây mê, gây tê trong quá trình phẩu thuật, ảnh hưởng đến khả năng vận động, nếu mẹ ngồi dậy quá sớm sẽ rất đau, thậm chí dễ gây bung vết mổ rất nguy hiểm.
Trong 24 giờ đầu tiên sau mổ, sản phụ nên xoay nghiêng người nhẹ nhàng tại giường, vận động co duỗi chân tay. Những ngày sau đó, mẹ có thể thực hiện những vận động khác một cách nhẹ nhàng như tập đứng, tập đi lại quanh phòng… Lưu ý mẹ tuyệt đối không được vận động mạnh hoặc mang vác đồ vật nặng.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Hướng dẫn mẹ sau sinh mổ cách ngồi dậy không đau
Dưới đây là một số hướng dẫn cách ngồi dậy sau sinh mổ không đau cho mẹ:
Sản phụ nằm trên giường, đồng thời nhẹ nhàng co gối vừa phải. Nghiêng người sang bên không thuận khoảng 2-3 phút để quen với tư thế này giúp giảm bớt cảm giác đau. Từ từ đưa tay thuận lên cao ngang vai, kết hợp chống tay thuận và khuỷu tay không thuận xuống giường để nâng dần người lên (lưu ý vẫn giữ nguyên tư thế nghiêng người). Sau khi đã nâng được phần trên cơ thể, duỗi nhẹ nhàng phần chân để tránh gây tác động mạnh đến vết mổ. Sau đó mẹ quay người và tựa lưng vào tường để nghỉ ngơi, hoặc thả chân xuống dưới để vết thương không bị bung ra (khi ngồi mẹ nhớ chèn thêm gối sau lưng để cơ thể thoải mái).
Xem thêm: uống viên sắt và dha cùng lúc được không
Cách chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành, hạn chế để lại sẹo
Việc chăm sóc vết mổ sau sinh lại đòi hỏi sự cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng và để lại sẹo. Theo đó, sản phụ nên lưu ý một số việc dưới đây:
Tập đi lại nhẹ nhàng
Sau mổ khoảng 24 giờ, sản phụ nên vận động nhẹ nhàng. Bắt đầu từ việc ngồi dậy, đứng lên và đi lại chậm rãi quanh phòng khoảng 30 phút mỗi ngày, sẽ giúp máu huyết lưu thông, hỗ trợ chức năng ruột và giúp mẹ nhanh hồi phục.
Chăm sóc vết mổ
Các mẹ hãy luôn chú ý chăm sóc vết mổ để vết mổ khô ráo, hàng ngày rửa bằng nước muối sinh lý và thấm khô bằng bông, băng gạc y tế, hạn chế chạm tay. Nếu vết mổ có dấu hiệu bị viêm, mẹ liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Không làm việc nặng
Sau sinh mổ, sản phụ nên giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giản, chăm sóc sức khỏe. Không nên làm các công việc nặng dễ mất sức ngoài ra có thể làm ảnh hưởng đến vết mổ.
Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Tinh thần lạc quan vui vẻ giúp sản phụ nhanh hồi phục cả về thể chất và tinh thần, hạn chế được tình trạng trầm cảm sau sinh. Vì vậy sản phụ sau sinh luôn giữ cho mình một tâm thể thoải mái để nhanh ổn định sức khỏe.
Ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho các mẹ sau sinh mổ là điều hết sức quan trọng, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể để bù lại sự thiếu hụt trong suốt quá trình mang thai và sinh nở, giúp mẹ nhanh hồi phục, tăng tiết sữa, chất lượng sữa tốt.
Các mẹ là nên ăn nhiều các thực phẩm có tác dụng chống viêm như cải xoăn, rau súp lơ, không nên ăn hải sản, rau muống, đồ nếp.
Ngoài ra, sản phụ sinh mổ cần bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin, sắt và canxi cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống để ngăn ngừa tình trạng thiếu vi chất ở mẹ.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các sản phụ có thêm tự tin và kiến thức để bắt đầu hành trình làm mẹ.
0 notes
Text
Thai phụ bị dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thông thường, nước ối theo tiêu chuẩn từ 300ml đến 800ml khi thai nhi được 16-34 tuần. Nếu lượng nước ối tăng lên ở mức 800ml đến 1500ml được coi là hiện tượng dư ối. Vậy mẹ bầu dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Thai phụ bị dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Dư ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng. Dư ối ảnh hưởng đến cả mẹ và bé như sau:
Tumblr media
Gây ra vỡ ối sớm bởi lượng chất lỏng trong tử cung lớn nên mẹ sẽ đối diện với nguy cơ vỡ màng ối sớm Tăng nguy cơ sinh ngôi mông, hoặc tình huống sinh không thuận lợi khác Dễ bị bong nhau thai hoặc bị sa dây rốn Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, nhất là phát triển khung xương bị hạn chế Để an toàn, các mẹ thường cần sinh mổ. Do đó dễ tăng thêm rủi ro so với sinh thường, hoặc bị nhiễm trùng hậu sản. Tăng nguy cơ sinh non và em bé khi đó các chức năng bộ phận chưa được hoàn thiện, có thể cần trợ giúp của thiết bị y tế, thuốc. Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh tăng cao do tử cung bị ch��n ép và khó co lại như thông thường. Nguy hiểm nhất là gây thai chết lưu, đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu giảm đau nhức tê bì chân tay
Triệu chứng nhận biết mẹ bị dư ối
Khi mẹ bị dư ối, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu nhận biết như:
Bụng bầu trở căng bóng, to hơn so với tuổi thai Khi đi khám khó nghe thấy tim thai Cảm thấy khó thở, đau bụng, ăn uống khó tiêu Tĩnh mạch bị giãn sớm
Nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu trên tuyệt đối không tự suy đoán bệnh hay tự ý dùng thuốc. Mẹ cần làm là nhanh chóng tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có chẩn đoán chính xác, xử trí kịp thời.
Xem thêm: uống sắt và sữa cách nhau bao lâu
Một số lưu ý khi mẹ bầu bị dư ối
Đa phần các trường hợp mang bầu bị dư ối đều có các dấu hiệu tương đối nhẹ và sinh ra các bé khoẻ mạnh. Vì thế, khi được chẩn đoán bị dư ối, các bà bầu nên bình tĩnh, đừng quá lo lắng, hoang mang, hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bầu gặp phải hiện tượng dư ối, cụ thể:
Tumblr media
Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi nhiều hơn
Một chế độ sinh hoạt như ngủ, nghỉ phù hợp sẽ giúp mẹ bầu được thư giãn. Từ đó giảm cơn co thắt tử cung, cân bằng lại mực nước ối cho thai nhi. Hạn chế căng thẳng và tiếp xúc môi trường ô nhiễm, độc hại… Từ đó sẽ giúp tối ưu việc điều hòa và trao đổi chất ở mẹ bầu.
Đi khám thai định kỳ, đúng lịch
Những dị tật bẩm sinh của thai nhi cũng có thể gây dư ối. Do đó mẹ cần đi khám thai định kỳ để phát hiện và theo dõi lượng nước ối hiệu quả nhất. Phương pháp siêu âm có thể giúp mẹ phát hiện những bất thường thai kỳ nhanh chóng và chính xác.
Kiểm soát chế độ dinh dưỡng thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường cũng là nguyên nhân gây dư ối. Do đó, kiểm soát dinh dưỡng thai kỳ là cần thiết giúp giảm lượng đường trong máu, hạn chế bị dư ối. Mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối, kết hợp với bổ sung viên uống vi chất như acid folic, sắt và canxi cho bà bầu giúp cân bằng dinh dưỡng và giảm thiểu nguy cơ dư ối.
Xem thêm: Uống sắt xong ăn hoa quả được không
Hy vọng bài viết này đã giúp trang bị cho các mẹ bầu có thêm kiến thức thai sản bổ ích. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh để chào đón con yêu!
0 notes
chamsocbaugiambeosausinhtot · 8 months ago
Text
Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì ngồi dậy được?
Tumblr media
Phụ nữ sau sinh mổ bao lâu thì ngồi dậy được?
Mẹ cần nắm rõ thời gian thích hợp để ngồi dậy sau sinh mổ. Từ đó hỗ trợ cơ thể khoẻ mạnh; hồi phục nhanh chóng nhất. Các chuyên gia cho biết, mẹ sau sinh mổ nên ngồi dậy sau thời gian sinh khoảng 24h. So với những mẹ sinh thường; mẹ sau sinh mổ phải chịu tác dụng của thuốc gây mê, gây tê. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng tới khả năng vận động của mẹ. Nếu ngồi dậy quá sớm sẽ ảnh hưởng tới vết mổ; thậm chí là gây bung vết mổ.
Trong 24h đầu tiên, mẹ chỉ nên nằm tại giường; xoay nghiêng người nhẹ nhàng hoặc vận động co duỗi chân tay. Những ngày sau đó; mẹ có thể thực hiện các vận động khác một cách nhẹ nhàng. Chú ý không nên vận động mạnh, tránh mang vác các vật nặng.
>> Xem thêm: Spa chăm sóc sau sinh uy tín!
Phụ nữ sau sinh mổ nên ngồi dậy như thế nào đúng cách?
Các bác sĩ cho biết, mẹ sau sinh mổ nên ngồi dậy theo những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn, tốt nhất cho cơ thể:
Mẹ nằm trên giường, nhẹ nhàng co gối vừa phải
Nghiêng người sang bên không thuận; giữ trong 2 – 3 phút để cơ thể quen với tư thế này. Nhờ đó giảm thiểu cảm giác đau.
Đưa tay thuận lên cao ngang vai; chống tay thuận và khuỷu tay không thuận xuống giường để tạo lực nâng dẫn người lên. Mẹ chú ý lúc này vẫn giữ nguyên tư thế nghiêng người.
Khi đã nâng được phần trên cơ thể; phần chân mẹ hãy duỗi nhẹ nhàng để không gây tác động mạnh lên vết mổ.
Cuối cùng mẹ quay người, tựa lưng vào tường để nghỉ ngơi, hoặc có thể thả chân xuống dưới để vết thương không bị bung ra. Khi ngồi mẹ hãy chèn thêm gối sau lưng để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.
Tumblr media
Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải pháp thắc mắc sau sinh mổ bao lâu thì ngồi dậy được? Có thể thấy rằng, việc chăm sóc sức khoẻ và cơ thể sau sinh là điều mọi mẹ bỉm cần chú ý thực hiện. Chỉ cần một tác động rất nhỏ cũng có thể gây ra những tổn hại cho sức khoẻ. Hiện nay, một trong những phương pháp được rất nhiều mẹ bỉm áp dụng là sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh tại các spa chăm sóc sau sinh uy tín, chất lượng. Giải pháp này sẽ giúp mẹ chăm sóc sức khoẻ tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần. Đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại đây mẹ được hỗ trợ giảm béo, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được xử lý nhanh những vấn đề hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả.
0 notes
cungcapluondong-blog · 6 years ago
Text
Lươn Đồng
Lươn Đồng có tên khoa học Monopterus albus thuộc Họ Lươn (Synbranchidae). Synbranchidae là tên gọi chung của khoảng 18 loài cá trong nhóm này. Lươn đồng thuộc lớp cá xương cứng có cơ thể giống như rắn, nhưng không có vảy con to có khi dài đến 1 mét. Lươn  thích môi trường sống tĩnh lặng, thường ẩn mình dưới nước, sống trong đồng ruộng, ao hồ, sông suối, đầm lầy và trong khe đá
Đặc điểm hình dáng
Lươn trưởng thành dài khoảng 40 đến 80 cm, thân dài mỏng thân trước có dạng hình ống, đến đuôi thì mỏng dẹt.Toàn thân trơn không có vảy, đầu to tròn, môi nhọn. miệng lớn. Hàm trên, hàm dưới và xương miệng đều có răng nhỏ. Mắt nhỏ được bao phủ bởi một lớn màng mỏng bảo vệ, lỗ mang trái và phải được hợp nhất lại thành một nằm bên dưới cổ họng  Loài cá đồng đa phần hô hấp bằng mang, nhưng mang của lươn đã bị thoái hóa và kém phát triển. Nên khi lươn hô hấp là nhờ vào lớp biểu bì, còn trong khoang miệng và cổ họng làm cơ quan phụ trợ lấy không khí trực tiệp để thở. Lươn vẫn có thể sống được ngay cả khi hàm lượng oxy trong nước rất kém, nếu đưa lươn ra khỏi nước chỉ cần giữ được cho da ẩm để ở nơi thoáng mát thì lươn có thể sống được vài ngày. Cơ thể lươn luôn tiết ra chất nhờn, chất nhờn này ngoài việc giúp cho lươn dễ dàng di chuyển, giảm được sự ma sát. Nó còn có chức năng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, ngăn ngừa động thực vật ký sinh bám víu vào giúp lươn hạn chế được bệnh tật cũng như để thuận lợi cho sự phát triển của cơ thể. Đầu to trơn giúp nó dễ dàng luồn lách trong bùn lầy, nó giống với cá chạch bùn nhưng thân to và dài hơn cá chạch bùn.
Lươn không có kỹ năng tấn công đặc biệt, cũng không có vũ khí phòng vệ mạnh mẽ, kỹ năng duy nhất của nó là lẫn trốn. Lươn không có vây ngực ,vây bụng, vây lưng và vây hậu môn vì bị thoái hóa, nên chỉ để lại nếp gấp trên da. Khi còn sống thân có màu vàng nâu, vàng nhạt, vàng cam, hoặc màu xám đen. Một số ít con biến đổi gen có màu vàng trắng dân gian ta thường gọi là lươn bạch tạng
Tập tính sinh hoạt
Lươn là loài cá ăn tạp, chủ yếu là bắt các loại động vật nhỏ làm nguồn thức ăn chính. Lươn sống ở các vùng ôn đới và nhiệt đới, có khả năng thích nghi mạnh mẽ với môi trường sống khắc nghiệt, sinh tồn được cả ở sông ,hồ, ao, suối, mương ruộng lúa. Vào ban ngày, lươn thích ẩn mình trong bùn có nhiều cây thủy sinh hoặc ẩn ở hang hay trong khe đá có nước dọc theo bờ ruộng. Vào ban đêm thì chúng ra khỏi hang để kiếm ăn. Lươn bắt đầu kiếm ăn vào mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 11. Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa khô hạn (hoặc mùa đông ngoài Bắc) lươn thường ẩn sâu trong hang, lươn có thể không ăn trong một thời gian dài mà cũng không chết.
Mùa sinh sản của lươn bắt đầu thường khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Lươn có quá trình sinh sản và phát triền khá đặc biệt, chúng có đặc tính là đảo ngược giới tính  Tức từ giai đoạn phôi thai đến khi trưởng thành, bộ phận sinh dục của chúng ban đầu đều là giống cái (những con lươn bé có chiều dài cơ thể khoảng dưới 30 ~ 34 cm đều có buồng trứng). Khi chiều dài cơ thể đạt đến khoảng 36 ~ 48 cm, một số sẽ sẽ bắt đầu đảo ngược giới tính vừa là đực vừa là cái trở thành loại động vật lưỡng tính. Đến khi chiều dài cơ thể phát triển hơn khoảng 52 cm thì buồng trứng gần như không còn nữa, vì vậy đa phần chúng là những con đực. Lươn bé dài chỉ khoảng 20 cm, sau 20 ~ 24 tháng mới đến giai đoạn trưởng thành, khi đó chiều dài cơ thể của lươn có thể đạt được ít nhất là 30 cm. Lươn sinh sản ở khu vực gần hang, tiết ra bọt để tạo thành tổ. Trứng được thụ tinh và phát triển trên mặt nước nhờ lực nổi của bọt, lươn cái và đực đều có tập tính bảo vệ tổ của chúng
Phân bổ
Ở nước ta Lươn đồng phân bố rộng rãi trong các vùng nước như đồng ruộng, ao hồ, mương, đầm lầy, sông, suối trải dài từ Bắc xuống Nam. Đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long là nơi có lượng lươn sinh sản và phát triển mạnh mẽ nhất. Lươn là một loài cá ăn được có giá trị kinh tế cao trong ngành nghề thủy hải sản. Ở một số quốc gia như Cambodia, Thái Lan, Myanmar, VN lươn được nuôi rộng rãi và được chế biến như là một loại thực phẩm cao cấp.
Giá trị
Lươn không chỉ để dùng làm những món ăn ngon trong ẩm thực. Mà trong đông y, thịt của nó được xem như vị thuốc tốt có tác dụng bổ não, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết. Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ máu, dân gian thường dùng lươn như là một phương pháp trị liệu có thể điều trị mệt mỏi, ho, bệnh trĩ, tiểu đường v.v..Thường xuyên ăn lươn cũng là một biện pháp chăm sóc sức khỏe vì nó rất bổ dưỡng, đặc biệt cho những người gầy yếu, người sau khi hết bệnh và phụ nữ sau khi sinh đẻ. Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Vietnamese Food Composition Table) thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của lươn có 14,4 g Protein, 11,7 g Chất béo, 35 mg Canxi, 164 mg Phospho và 1,00 mg Sắt. Ngoài ra còn chứa nhiều loại Vitamin quan trọng khác như Thiamine (Vitamin B1), Riboflavin (Vitamin B2), Niacin (Vitamin PP), Pantothenic Acid (Vitamin B5) và nhiều chất dinh dưỡng khác. Bộ phận cơ thể của Lươn hơn 60% là ăn được, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, như lươn kho, lươn xào , lẩu lươn …
Cách chế biến
Lươn là một loại thủy sản có lực nguẩy tương đối khỏe mạnh. Vì vậy khi giết, tốt nhất là dùng sống dao đập vào đầu như vậy sẽ dễ giết mổ hơn. Cách giết mổ lươn phổ biến nhất là cho một lượng muối và giấm vừa phải vào cái nồi, cho lươn vào đó rồi đổ nước sôi vào đóng nắp lại ngay, đợi lươn chết thì lấy ra mổ bụng. Khi mổ lươn sử dụng ba ngón tay để móc vào cổ lươn, tay còn lại giữ con dao sắc, đâm mũi dao vào cổ bụng lươn và xẻ theo chiều dài tới đuôi lươn, banh phần bụng ra bỏ hết nội tạng rửa sạch rồi chế biến.
Đối tượng nên và không nên ăn lươn
Nên ăn
Phù hợp cho cả trẻ và già, người suy nhược cơ thể, thiếu máu, thấp khớp, tê liệt, chân tay đau mỏi, tiểu đường, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch v.v … Nên ăn thường xuyên.
Không nên ăn
Bệnh nhân bị ngứa ngoài da, kiết lỵ, hen phế quản, ung thư, ban đỏ v.v… Không nên ăn.
Chọn mua và bảo quản
Khi chọn lươn nên chọn con có da mềm, màu xám vàng, thịt mịn, ngửi không có mùi hôi và tốt nhất là chế biến món ăn ngay sau khi giết mổ.
1 note · View note
maihuongthammyvien · 2 years ago
Text
Hỏi đáp phẫu thuật núm vú bị tụt vào trong
Núm vú bị tụt không chỉnh ảnh hưởng đến hình dáng, chức năng của núm vú mà còn khiến nhiều chị em cảm thấy thiếu tự tin trong đời sống vợ chồng. Thấu hiểu được điều đó, Bệnh viện thẩm m�� Ngô Mộng Hùng đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp phẫu thuật tạo hình núm vú bị tụt mang lại vẻ đẹp tự nhiên, quyến rũ hơn cho nhiều chị em. Xem ngay diễn đàn thẩm mỹ tâm sự dao kéo nơi chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp thẩm mỹ cho chị em
Tumblr media
Ai nên phẫu thuật tạo hình núm vú ? Núm vú bị tụt vào bên trong do bẩm sinh. Núm vú bị viêm dẫn đến tình trạng tụt vào trong. Kéo núm vú để cải thiện chức năng cho con bú. Kéo núm vú để nâng cao thẩm mỹ của bầu ngực. Không hài lòng với hình dáng của núm vú. Phẫu thuật tạo hình núm vú bị tụt đẹp tự nhiên. Tại Bệnh viện thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng, tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu kéo dài núm vú của từng khách hàng mà các bác sĩ sẽ lựa chọn những kỹ thuật khác nhau để kéo núm vú ra bên ngoài. Núm vú bị tụt vào bên trong những vẫn có thể kéo ra ngoài được: Trường hợp này không cần phẫu thuật, bác sĩ chỉ cần sử dụng dụng cụ kéo núm vú, máy hút sữa… và xoa bóp hằng ngày để kéo dài núm vú. Cho con bú hằng ngày cũng là cách giúp kéo dài núm vú ra bên ngoài hiệu quả. Núm vú có thể kéo ra được nhưng sau đó lại tụt vào bên trong: Để khắc phục tình trạng này cần sử dùng dụng cụ kéo núm vú để tác động và kéo núm vú dài ra. Nếu áp dụng một thời gian mà không có kết quả, cần phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật. Núm vú tụt hoàn toàn vào bên trong: Với trường hợp này thường là da ống dẫn sữa bị tắc, núm vú không thể ra ngoài được và phẩu thuật là cách duy nhất để khắc phục tình trạng này và dễ dàng cho con bú sau này. Phẫu thuật tạo hình núm vũ bị tụt vào bên trong được tiến hành bằng cách gây tê tại chỗ. Để kéo núm vú ra bên ngoài, bác sĩ sẽ rạch một đường mổ nhỏ nằm ở chân núm vú bị tụt (do tắc ống dẫn sữa, co rút, dị tật hoặc núm vú bị dính quá sâu vào bên trong), sau đó cắt bỏ vùng mô ống dẫn này, như vậy núm vú mới có thể nhô ra bên ngoài được. Xem ngay Thẩm mỹ viện Ngô Mộng Hùng có tốt không qua lời đánh giá của khách hàng đã lựa chọn làm đẹp thẩm mỹ tại đây
Tumblr media
Quy trình phẫu thuật tạo hình núm vú bị tụt tại Bệnh viện thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ Ngô Mộng Hùng trực tiếp thăm khám và xác định tình trạng núm vú để tư vấn phương pháp tạo hình núm vú bị tụt phù hợp và đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Kiểm tra sức khỏe khách hàng: Khách hàng được khám sức khỏe tổng quát để xác định các chỉ số xem có đủ điều kiện để phẫu thuật hay không. Gây tê: Gây tê tại chỗ để khách hàng cảm thấy thoải mái trong thời gian phẫu thuật. Tiến hành phẫu thuật: Kỹ thuật tạo hình núm vú bị tụt được thực hiện theo 1 trong 2 cách như sau: Kỹ thuật giữ lại tuyến sữa: Áp dụng với trường hợp bị tụt núm vú nhẹ và giảm khả năng tái phát. Vết mổ được thực hiện ở ngay trên núm vú, đường mổ hình tam giác tránh làm ảnh hưởng đến tuyến sữa. Kỹ thuật không giữ lại tuyến sữa: Thực hiện với những khách hàng không còn cho con bú và núm vú bị tụt sâu vào trong. Các bác sĩ sẽ thực hiện đường mổ trực tiếp trong núm vú và mở vết mổ ở giữa tuyến sữa. Kết thúc phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành đòng kín vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ. Chăm sóc sau phẫu thuật: Hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc ngực sau phẫu thuât để không để lại biến chứng và đạt kết quả tốt nhất. Xem ngay tư vấn của bác sĩ về mẹo chữa tụt núm vú Hình ảnh trước và sau phẫu thuật tạo hình núm vú bị tụt Phẫu thuật tạo hình núm vú bị tụt vào bên trong, mặc dù chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, bàn tay khéo léo để không làm ảnh hưởng đến việc cho con bú sau này. Là thẩm mỹ uy tín hàng đầu Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, đến với Bệnh viện thẩm mỹ Ngô Mộng Hùng khách hàng sẽ được bác sĩ Ngô Mộng Hùng nhiều kinh nghiệm trực tiếp chăm sóc cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại chắc chắc sẽ làm mọi khách hàng cảm thấy hài lòng. Xem ngay dáng ngực đẹp nóng bỏng của chị em sau khi lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ tại BVTM Ngô Mộng Hùng chi tiết tại: phau thuat num vu bi tut vao trong
0 notes
Text
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu chóng mặt sau sinh là gì?
Tumblr media
Đau đầu sau sinh mổ khiến mẹ luôn trong trạng thái khó chịu, nhức nửa đầu hoặc cả hai bên đầu, cảm thấy đầu óc quay cuồng không đứng vững. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt bình thường mà còn khiến cho việc chăm con gặp khó khăn, áp lực.
Nguyên nhân khiến mẹ bị đau đầu chóng mặt có thể do:
Rối loạn tiền đình sau sinh: Sức khỏe mẹ sau sinh bị suy kiệt, kèm theo việc thiếu ngủ do trông con, suy nghĩ nhiều gây ra tình trạng stress, mệt mỏi, căng thẳng… và khiến các mẹ bỉm sữa có nguy cơ bị rối loạn tiền đình sau sinh với các biểu hiện ù tai, quay cuồng, đau đầu, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng…( tham khảo cách massage sau sinh để giúp giảm đau nhức, stress hiệu quả ) Cơ thể bị thiếu máu: Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, sản phụ mất máu nhiều kèm theo việc không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau sinh khiến cơ thể bị thiếu máu, việc hồi phục vết thương bị chậm lại kèm theo cảm giác đau đầu, chóng mặt, khó thở, tức ngực, suy giảm sức đề kháng… Tụt huyết áp sau sinh: Nhiều mẹ sau sinh bị tụt huyết áp xuống còn thấp hơn 90/60mmHg khiến cho lưu lượng máu lên não và các bộ phận trong cơ thể bị giảm xuống, gây ra các cơn đau đầu, vã mồ hôi, mệt mỏi, tim đập nhanh, đau đầu, tay chân lạnh… Tiền sản giật: Đau đầu chóng mặt sau sinh còn có thể là biểu hiện của tiền sản giật, một bệnh lý nguy hiểm cho mẹ. Tình trạng này xảy ra do protein niệu tăng cao, kéo theo chứng tăng huyết áp và gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt. Ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc: Với các sản phụ sinh mổ, thuốc gây tê cũng có thể gây ra các tác dụng phụ với triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… trong khoảng từ 3-4 ngày.
0 notes
nangvietnam8-blog · 6 years ago
Text
Cắt cánh mũi sở hữu để lại sẹo không vậy mọi người
Cắt cánh mũi có để lại sẹo ko phụ thuộc vào phổ thông yếu ớt tố: tay nghề thầy thuốc, nhà sản xuất coi ngó, chế độ vệ sinh coi ngó sau thẩm mỹ… khi có bất kỳ dấu hiệu lạ: sưng đau kéo dài, chảy dịch, mùi hôi… liên hệ ngay để được bác sĩ can thiệp và xử lý kịp thời. Cắt cánh mũi là gì? Để hiểu rõ cắt cánh mũi với để lại sẹo không, đầu tiên bạn bắt buộc biết cắt cánh mũi là gì. 1 số nếu dáng mũi khá, nhưng cánh mũi quá lớn, làm cho khuân mặt kém dong dỏng gọn. một trong các biện pháp hiệu quả là cắt cánh mũi. Bằng bí quyết can thiệp trực tiếp vùng cánh mũi, giúp cánh mũi thon gọn và tạo lỗ mũi hình hạt chanh trẻ trung khi không. Cắt cánh mũi là tiểu phẫu nhỏ, khoa học khá thuần tuý, ko lấn chiếm rộng rãi, giải quyết hiệu quả nhược điểm cánh mũi to bè. bên cạnh đó không hề trường hợp nào cũng sở hữu thể thực hiện. Nâng mũi bằng sụn tự thân mang phải chăng không? Nâng mũi bọc sụn tự thân lạnh lẽo bao nhiêu? mức giá nâng mũi cho nam giới bao nhiêu? Theo TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – Giám đốc bệnh viện thẩm mỹ jw cho biết, cắt cánh mũi được chỉ định trong trường hợp cánh mũi lớn bè, mô mũi dày. nếu mô mũi mỏng, bác sĩ sẽ cuộn cánh mũi để thanh mảnh gọn cánh mũi. Tuy là 1 tiểu phẫu nhỏ, nhưng chỉ một sơ sót nhỏ có thể để lại biến chứng sau cắt cánh mũi, siêu nguy hiểm. bởi vậy, hãy Tìm hiểu kỹ, đặt niềm tin đúng chỗ để thẩm mỹ hiệu quả và an toàn. Cắt cánh mũi mang để lại sẹo không? TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung cho biết, các con phố mổ cắt cánh mũi nhỏ, nằm sát chân cánh mũi, tầm thường không để lại sẹo. tuy nhiên, chỉ sơ sót nhỏ trong quá trình cắt cánh mũi cũng có thể để lại sẹo xấu, thậm chí nhiễm trùng, cực kỳ nghiêm trọng. Trước lúc tiến hành cắt cánh mũi, người dùng buộc phải khám sức khỏe. Thể trạng thấp giúp giai đoạn phẫu thuật an toàn, vết thương nhanh chóng lành và ngăn dự phòng sẹo xấu và biến chứng sau thẩm mỹ. nâng mũi cấu trúc Trước khi tiến hành giải phẫu, lương y đo vẽ, sát khuẩn và gây tê, ngăn ngừa nhiễm trùng sau lúc cắt cánh mũi. trong khoảng ấy, hạn chế rủi ro để lại sẹo xấu, sẹo lồi sau khi cắt cánh mũi. Cắt cánh mũi sở hữu để lại sẹo không còn phụ thuộc vào công nghệ, tay nghề của thầy thuốc. bác sĩ khéo léo tạo các con phố mổ tinh tế, tránh gây thương tổn. Kỹ năng tóm máu, bóc tách, khâu vết yêu thương phải chăng ngăn ngừa sẹo xấu, sẹo lồi. Để giúp bác sĩ thực hiện đơn giản, nhanh và xác thực, bắt buộc mang sự tương trợ đắc lực của máy móc, thiết bị tiên tiến. ngoài ra, người mua nên sở hữu chế độ vệ sinh, coi sóc và kiêng cữ sau phẫu thuật. Uống thuốc và tái khám theo đúng sự chỉ định của y sĩ. giảm thiểu các thực phẩm gây sưng viêm, gây sẹo lồi: giết thịt bò, giết gà, rau muống… Để thành tựu thẩm mỹ hiệu quả và an toàn, tại 1 số cơ sở thẩm mỹ với dịch vụ chiếu ánh sáng sủa giúp vết yêu mến mau lành và ngăn phòng ngừa sẹo xấu sau lúc cắt cánh mũi. Trị sẹo sau cắt cánh mũi như thế nào? Cắt cánh mũi với để lại sẹo không? Cơ địa không tốt, sau lúc cắt cánh mũi mang năng lực cao để lại sẹo. Hoặc 1 số ví như do sơ sót trong thời kỳ vệ sinh, săn sóc sau phẫu thuật, mà để lại sẹo. Vậy trị sẹo sau cắt cánh mũi như thế nào? Sau khoảng 7 ngày cắt chỉ, với thể tiêu dùng những dòng kem trị sẹo, kem bôi nhanh lành vết yêu đương. tuy nhiên, nâng cao cường bổ sung các thực phẩm rẻ cho vết yêu thương. bồ ngót, làm thịt lợn, diếp cá và các loại rau họ cải được những lương y khuyên tiêu dùng chỉ mất khoảng sở hữu vết yêu đương để hạn chế sẹo xấu. không những thế, để tránh sẹo xấu, không phải sử dụng những thực phẩm gây dị ứng, những chất kích thích. trông nom sau lúc cắt cánh mũi Giúp vết yêu thương nhanh chóng lành, ngăn phòng ngừa sẹo xấu, nên sở hữu chế độ vệ sinh, coi ngó và kiêng cữ chỉ mất khoảng đầu. + Chườm đá, uống thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, để hạn chế sưng đau hiệu quả. + Uống thuốc và tái khám theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ + không để vết yêu đương tiếp xúc môi trường phổ biến khói bụi, hóa chất,.. + giảm thiểu các thực phẩm gây sưng viêm, chất kích thích,.. + lưu ý vệ sinh vết mến bằng nước muối sinh lý + không để vết yêu đương xúc tiếp mang nước trong thời gian dài + ko tự ý cắt chỉ vết yêu đương, khi chưa sở hữu sự chỉ định của lương y + không chuyển di mạnh, tập thể dục thể thao sau khi nâng mũi + không điểm trang, đeo kính, dưỡng da, trang điểm vùng mũi sau khi thẩm mỹ Cắt cánh mũi mang để lại sẹo không? lúc với bất kỳ dấu hiệu lạ: sưng đau kéo dài, chảy dịch, mùi hôi… địa chỉ ngay để được thầy thuốc can thiệp và xử lý kịp thời. Cắt cánh mũi ở đâu sang trọng và an toàn? Hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương hiệu trong khoảng bệnh viện Jeong Won, JW Hàn Quốc là bệnh viện thẩm mỹ uy tín chuẩn Hàn đầu tiên tại Việt Nam. Chuyên khoa thẩm mỹ Mũi – Tái giải phẫu mũi, tập kết các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và Hàn Quốc. + TS.BS Man Koon Suh – GĐ bệnh viện thẩm mỹ jw toàn cầu, chuyên gia nâng mũi hàng đầu Châu Á. + TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung – GĐ bệnh viện thẩm mỹ jw tại Việt Nam, là tác quyền phẫu thuật nâng mũi s line, chuyên gia thẩm mỹ bậc nhất Việt Nam.
Tumblr media
JW Hàn Quốc được chuyển giao 100% khoa học, đồ vật máy móc, thiết bị hiện đại, dưới sự kiểm soát nghiêm nhặt từ trụ sở chính. Đã thực hiện hàng nghìn ca thẩm mỹ mắt, JW Hàn Quốc được các chuyên gia đánh giá cao, chiếm được lòng tin của người dùng trong và bên cạnh nước. Tham khảo bảng rét thu gọn cánh mũi JW Hàn Quốc tại đây. + Miễn phí thăm khám và giải đáp bởi lương y hàng đầu Hàn Quốc và Việt Nam + Thuốc uống trước và sau trong suốt thời kỳ khiến nhà sản xuất + kiểm tra sức khỏe bao quát + Phòng ở lại coi sóc đặc thù + Tái khám, thay băng, cắt chỉ , chăm nom vết yêu thương hoàn toàn miễn phí + Chiếu ánh sáng sủa sinh học hạn chế sưng, lành yêu quý cửa hàng ngay để được thầy thuốc trực tiếp thăm khám và tư vấn.
1 note · View note
Text
Sau sinh có xăm mày được không?
Nhiều mẹ bỉm sau sinh thường lo lắng “sau sinh bao lâu thì phun mày được?” “Cho con bú có xăm chân mày được không?” do cảm thấy vẻ ngoài của mình có phần “tuột dốc” không còn được rạng ngời như trước. Nếu đang có thắc mắc về vấn đề này, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây để có được câu trả lời cho chính mình bạn nhé!
Xem thêm: bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ đủ chất cho mẹ và bé
Sau sinh có xăm mày được không?
Theo các chuyên gia, các mẹ có thể phun mày sau sinh bởi phun xăm vùng chân mày chỉ xảy ra ở vùng da lớp thượng bì nên không thể xâm nhập vào máu. Bên cạnh đó, tuyến sữa ở vị trí xa so với khu vực chân mày nên khi xăm sẽ hạn chế được ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ.
Tuy nhiên, các chuyên vẫn khuyến cáo mẹ nên tránh thực hiện phun xăm chân mày khi đang cho con bú sữa mẹ hoàn toàn. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn khoảng thời gian phù hợp, khi cơ thể mẹ đã ổn định hơn và con đã bớt phụ thuộc quá nhiều vào sữa mẹ. Thời gian cơ thể các mẹ phục hồi còn tùy thuộc và cơ địa, tình hình sức khỏe của từng mẹ. Khi đó việc phun xăm sẽ giảm thiểu được nguy hại đến sức khỏe và chất lượng sữa.
Xem thêm: thuốc dha nào tốt cho mẹ sau sinh
Bao lâu sau sinh thì phun mày được?
Thông thường, các mẹ bỉm có thể xăm mày sau khoảng 6 tháng sau khi sinh con. Bởi khoảng thời gian này cơ thể mẹ hầu như đã trở lại trạng thái ổn định hoàn toàn. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo an toàn và hạn chế những nguy cơ đến sức khỏe của mẹ và bé yêu, các mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi phun xăm.
Mặc dù mực xăm mày thông thường khó có thể thâm nhập vào máu, gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ nhưng nếu các mẹ lựa chọn spa không uy tín cũng có thể gây tổn hại vùng da và chân mày khi xăm. Quá trình điều trị các tổn hại này có thể gây ảnh hưởng đến việc nuôi con sữa mẹ. Do đó, mẹ nên chọn địa chỉ uy tín, kỹ thuật viên có tay nghề cao, mực xăm chất lượng để giảm thiểu nguy cơ sưng tấy, nhiễm trùng sau khi xăm.
Những mẹ có cơ địa và tiền sử dị ứng với thuốc tê thì nên đợi con đã cai sữa mới nên đi xăm mày. Bởi các mẹ có thể được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị dị ứng hoặc các vấn đề về da sau khi xăm. Những loại thuốc này có ảnh hưởng đến sữa mẹ nếu mẹ uống khi vẫn đang cho con bú!
Xem thêm: cách uống dha cho mẹ sau sinh
Những điều lưu ý khi phun xăm lông mày sau khi sinh
Từ những chia sẻ trên, các mẹ bỉm sữa đã có thể biết được đáp án về việc sau sinh xăm lông mày đuuợc không. Tuy nhiên, nếu mẹ bỉm nào muốn thực hiện phun xăm chân mày thì nên lưu ý một số điều dưới đây:
Chăm sóc da thật kỹ càng trước và sau khi xăm mày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và chuyên viên phun xăm để đẩy mau hồi phục, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm sau khi xăm mày hiệu quả Mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ để có thể cấp ẩm cho vùng da lông mày, đẩy nhanh thời gian hồi phục sau khi xăm, giúp da không bị khô Chú ý không nên chạm, gãi vào vùng da xăm lông mày khi vẫn chưa lành hẳn; Lựa chọn cơ sở xăm mày uy tín, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và những thiết bị hiện đại
Thời gian đầu mới sinh, bên cạnh các biện pháp làm đẹp, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng, vận động à nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể được phục hồi từ bên trong. Một thực đơn đa dạng, dinh dưỡng kết hợp sử dụng viên sắt cho mẹ sau sinh, canxi, DHA,… là biện pháp tối ưu để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này!
Xem thêm: uống sắt và canxi sau sinh như thế nào
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Đang cho con bú có xăm mày được không”. Thực tế, việc phun xăm chân mày không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc nếu đang nằm trong một số trường hợp đặc biệt đã kể trên để đảm bảo chất lượng sữa mẹ được tốt nhất.
0 notes
Text
Mang thai uống nước gừng được không?
Bà bầu uống nước gừng được không? Nước gừng có nhiều tác dụng với phụ nữ mang thai nhưng cũng có nhiều rủi ro khi sử dụng, xem ngay nhé!
>>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt ngừa thiếu máu thiếu sắt
Có bầu uống nước gừng được không?
Trà gừng được biết đến với nhiều công dụng như giảm buồn nôn, giảm viêm, chống lại các vấn đề hô hâp trong cảm lạnh, cảm cúm... Việc dùng trà gừng cho bà bầu có an toàn hay không thì phải phụ thuộc vào cách sử dụng.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu không nên tiêu thụ vượt quá 1gr gừng/ngày. Một số ít các trường hợp bà bầu có thể bị dị ứng với gừng và coi gừng là điều kiêng kỵ khi mang thai.
Tumblr media
Sau khi đã biết bà bầu uống nước gừng được không, mẹ có thể tìm hiểu một số tác dụng của gừng với sức khỏe bầu bí như:
Giúp giảm ốm nghén: Gừng có vị ấm, tính nóng nên giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu ổn định hơn sau mỗi bữa ăn. Mẹ có thể dùng trà gừng trong thời gian bị ốm nghén để ngăn ngừa tình trạng nôn ói. Thời gian dùng trà gừng nên vào buổi sáng sau thức dậy, tránh dùng buổi tối bởi trà gừng có thể gây mất ngủ. (Xem thêm: thảo dược prenalen giảm nghén cho bà bầu)
Hỗ trợ tiêu hóa: Những tác động tích cự của gừng với hệ tiêu hóa đã được chứng minh, khi shogaol trong gừng giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện sự hấp thu các vi chất có lợi. Dùng trà gừng cũng loại bỏ một số vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.
Làm dịu cổ họng: Gừng có đặc tính chống viêm, và mẹ bầu có thể dùng trà gừng để giảm đau họng, cải thiện tình trạng nhiễm trùng cổ họng khi tránh dùng thuốc.
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Bà bầu uống nước gừng được không? Sử dụng trà gừng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện tình trạng cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi của mẹ nhanh chóng do gừng có chứa các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tăng cường sản xuất các kháng thể.
Giảm cảm giác lo âu, căng thẳng: Mang thai là thời điểm khiến mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi nhiều hơn, và dùng trà gừng sẽ bổ sung các dưỡng chất kích thích hệ thần kinh thư giãn, giúp mẹ giảm stress và thấy phấn chấn hơn.
Kiểm soát đường huyết: Uống trà gừng đúng mực sẽ giúp ổn định lượng đường huyết tốt hơn cho bà bầu.
Điều hòa cholesterol máu: Trà gừng còn mang lại một tác dụng rất hữu ích với sức khỏe là giúp điều hòa cholesterol máu, khi gừng ngăn chặn sự oxy hóa chất béo, đồng thời ngăn gan tổng hợp cholesterol xấu (LDL)
>>Xem thêm: thuốc canxi cho bà bầu loại nào tốt ngừa đau nhức tê bì chân tay
Tumblr media
Tác dụng phụ của gừng với thai kỳ
Uống một cốc trà gừng mỗi ngày sẽ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đồ uống này có thể gây ra những tác dụng phụ như sau:
Dùng một liều lượng lớn gừng sẽ khiến mẹ bị sụt cân, mất cân bằng dinh dưỡng cơ thể, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Gừng có đặc tính làm loãng máu, ảnh hưởng tới quá trình đông máu, khi dùng gừng quá liều sẽ khiến gừng tương tác với thuốc gây mê và làm cho mẹ gặp nguy hiểm khi sinh mổ.
Lạm dụng gừng quá mức gây ra tình trạng co thắt tử cung, dẫn tới sảy thai, sinh non.
Trong suốt các giai đoạn thai kỳ, để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đừng quên bổ sung đều đặn các viên sắt, canxi, vitamin, DHA cho bà bầu để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của cơ thể, phòng tránh thiếu hụt vi chất, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
>>Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bà bầu uống nước gừng được không một cách chi tiết nhất. Bên cạnh đó, mẹ hãy xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để có một sức khỏe tốt, con khỏe mạnh thông minh, thai kỳ nhàn hạ nhé!
0 notes