#Geoffrey A. Landis
Explore tagged Tumblr posts
Text
Những gợn sóng trên biển Dirac - Geoffrey A. Landis
Về tác giả
Geoffrey A. Landis (sinh năm 1955) là một nhà khoa học và nhà văn khoa học viễn tưởng người Mỹ. Ông hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Lewis của NASA, nơi ông tham gia vào các nhiệm vụ nghiên cứu vũ trụ liên quan đến du hành liên hành tinh và năng lượng mặt trời.
Bên cạnh công việc khoa học, Landis cũng là một nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng, với nhiều tác phẩm được giới yêu thích thể loại này đón nhận nồng nhiệt. Các truyện ngắn như A Walk in the Sun, Approaching Perimelasma và Impact Parameter của ông đã mang về cho ông những giải thưởng danh giá như Hugo, Nebula và Locus. Với khả năng kết hợp xuất sắc giữa khoa học và văn học, Landis được coi là một trong những nhà khoa học viễn tưởng hàng đầu của thế kỷ 20 và 21.
Về tác phẩm
Những gợn sóng trên biển Dirac (tựa gốc: Ripples in the Dirac Sea) là một truyện ngắn của Geoffrey A. Landis, đăng lần đầu trên tạp chí Asimov's Science Fiction vào tháng 10 năm 1988. Truyện đã thắng giải Nebula cho truyện ngắn xuất sắc nhất.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Cái chết bao trùm lấy tôi tựa một cơn thủy triều, chầm chậm xô về phía tôi với sự uy nghiêm không cách nào lay chuyển. Và tôi vẫn cứ trốn chạy, dẫu điều đó chừng như vô nghĩa.
Tôi ra đi, và những gợn lăn tăn của tôi lan truyền tới vô tận, như con sóng xóa nhòa dấu vết của kẻ lữ hành vào quên lãng.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Chúng tôi đã vô cùng cẩn trọng để phòng ngừa mọi nghịch lý, cái ngày đầu tiên thử nghiệm cỗ máy ấy. Chúng tôi dán một dấu X bằng băng dính trên mặt sàn bê tông của phòng thí nghiệm không cửa sổ, đặt lên chiếc đồng hồ báo thức, và khóa chặt cửa. Một giờ sau, chúng tôi quay lại, lấy chiếc đồng hồ ra và đặt cỗ máy thí nghiệm vào phòng, cùng với một máy ảnh Super-8 giữa các cuộn dây. Tôi hướng máy quay về phía dấu X, và một trong số các nghiên cứu sinh của tôi lập trình cỗ máy để đưa nó quay về quá khứ nửa giờ, ở lại đó năm phút, rồi quay về. Nó rời đi và trở lại mà không hề có một dao động nào. Khi chúng tôi rửa cuộn phim, thời gian trên đồng hồ lùi lại nửa giờ trước khi chúng tôi bắt đầu đặt máy. Chúng tôi đã thành công mở được cánh cửa vào quá khứ. Chúng tôi ăn mừng bằng cà phê và champagne.
Giờ đây, khi hiểu rõ hơn về thời gian, tôi nhận ra sai lầm: chúng tôi đã không đặt một máy quay trong phòng để ghi lại cảnh cỗ máy xuất hiện từ tương lai. Điều này giờ đây rõ ràng, nhưng khi đó tôi chưa nghĩ đến.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Tôi đến nơi, và những gợn sóng hội tụ về khoảnh khắc hiện tại từ biển cả vô hạn. San Francisco, ngày 8 tháng 6 năm 1965. Một cơn gió ấm áp khẽ lay động thảm cỏ điểm xuyết bằng những bông bồ công anh, trong khi những đám mây trắng bồng bềnh tạo nên những hình thù kỳ lạ và tuyệt vời cho con người ta ngắm nhìn. Nhưng thật ít người dừng lại để tận hưởng cảnh tượng ấy. Họ vội vã chạy đi, bận rộn một cách cần mẫn, tin rằng nếu bản thân đủ bận rộn, họ hẳn phải là người quan trọng. “Họ vội vàng quá,” tôi nói. “Tại sao họ không thể chậm lại, ngồi xuống, tận hưởng ngày hôm nay?”
“Họ bị mắc kẹt trong ảo ảnh về thời gian,” Dancer nói. Cậu nằm ngửa và thổi bong bóng xà phòng, mái tóc nâu xõa dài sau lưng trong thời đại mà tóc “dài” có nghĩa là bất cứ kiểu tóc nào dài quá mang tai. Một làn gió nhẹ đưa bong bóng xuống dốc và hòa vào dòng người đi bộ. Tất cả đều phớt lờ nó. “Họ bị mắc kẹt trong niềm tin rằng những gì họ làm là quan trọng đối với một m���c tiêu tương lai nào đó.” Bong bóng vỡ tan trên một chiếc cặp táp, và Dancer thổi một quả khác. “Còn cậu và mình, chúng ta biết đó là một ảo tưởng sai lầm như thế nào. Không có quá khứ, không có tương lai, chỉ có hiện tại, vĩnh cửu.”
Cậu đã đúng, đúng hơn cả những gì cậu có thể tưởng tượng. Tôi cũng từng bận rộn và tự cho mình là quan trọng. Tôi từng thông minh và đầy tham vọng. Tôi hai mươi tám tuổi, và đã có phát hiện vĩ đại nhất trên thế giới.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Từ chỗ ẩn nấp của mình, tôi quan sát hắn ta đi lên bằng thang máy phục vụ. Một gã đàn ông gầy đến mức gần như suy nhược, vẻ ngoài lo lắng với mái tóc vàng xơ xác và chiếc áo phông trắng không tay. Hắn nhìn lên nhìn xuống hành lang, nhưng không thấy tôi đang ẩn nấp trong tủ đồ của nhân viên. Dưới mỗi bên nách của hắn là một can xăng hai gallon, còn mỗi tay lại cầm một can khác. Hắn đặt ba can xuống và lật ngược cái còn lại, rồi đi dọc hành lang, để lại một vệt xăng nồng nặc. Khuôn mặt hắn vô cảm. Khi hắn bắt đầu mở can xăng thứ hai, tôi nghĩ đã đến lúc đủ rồi. Khoảnh khắc hắn đi ngang qua chỗ tôi đang ẩn nấp, tôi đập mạnh vào đầu hắn bằng một cái cờ lê, và gọi bảo vệ khách sạn. Sau đó, tôi quay lại tủ và để cho những gợn sóng thời gian giao hòa.
Tôi xuất hiện trong một căn phòng đang cháy, lửa bùng lên dữ dội, nhiệt độ gần như không thể chịu đựng được. Tôi hít một hơi sâu - một sai lầm - và gõ mạnh vào bàn phím.
GHI CHÉP VỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH DU HÀNH THỜI GIAN:
Du hành chỉ có thể thực hiện về quá khứ.
Vật thể được vận chuyển sẽ trở lại đúng thời điểm và địa điểm xuất phát.
Không thể mang vật thể từ quá khứ đến hiện tại.
Hành động trong quá khứ không thể thay đổi hiện tại.
Một lần, tôi thử nhảy ngược thời gian một trăm triệu năm về trước, đến kỷ Phấn trắng, để xem khủng long. Trong tất cả những cuốn sách tranh, khủng long xuất hiện dày đặc trên các vùng đất. Tôi đã dành ba ngày lang thang trong một đầm lầy – trong bộ vest vải tweed mới của mình – chỉ để bắt gặp một con khủng long lớn hơn chó săn chân lùn. Con đó – một loài khủng long chân thú nào đó, tôi không biết – chạy mất khi vừa đánh hơi thấy tôi. Thật thất vọng.
Giáo sư môn toán vô cực của tôi từng kể câu chuyện về một khách sạn có vô số phòng. Một ngày nọ, tất cả các phòng đều kín chỗ, và một vị khách mới đến. “Không vấn đề gì,” nhân viên lễ tân nói. Ông ta chuyển người ở phòng một sang phòng hai, người ở phòng hai sang phòng ba, và cứ thế tiếp tục. Presto! Một phòng trống.
Một lúc sau, vô số khách đến. “Không vấn đề gì,” vị nhân viên lễ tân quả cảm lại nói. Ông ta chuyển người ở phòng một sang phòng hai, người ở phòng hai sang phòng bốn, người ở phòng ba sang phòng sáu, và cứ thế tiếp tục. Presto! Vô số phòng trống.
Máy thời gian của tôi hoạt động dựa trên nguyên tắc đó.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Lại một lần nữa tôi quay trở lại năm 1965, điểm cố định, điểm hút kỳ lạ trong quỹ đạo hỗn loạn của mình. Trong những năm lang thang, tôi đã gặp vô số người, nhưng Daniel Ranien - Dancer - là người duy nhất thực sự sáng suốt. Cậu có nụ cười nhẹ nhàng, dễ chịu, một cây đàn guitar cũ kỹ, và một trí tuệ mà tôi phải mất hàng trăm kiếp mới có được. Tôi đã biết cậu trong những khoảnh khắc tốt đẹp và tồi tệ, trong những ngày hè với bầu trời xanh mà chúng tôi thề sẽ tồn tại hàng nghìn năm, trong những ngày đông bão tố tuyết phủ cao quá đầu. Trong những thời khắc hạnh phúc hơn, chúng tôi đã đặt hoa hồng lên nòng súng, chúng tôi đã nằm trên đường phố giữa đám đông bạo loạn, và không bị thương. Và tôi đã ở bên cậu khi cậu chết, một lần, hai lần, hàng trăm lần.
Cậu chết vào ngày 8 tháng 2 năm 1969, một tháng sau khi Vua Richard Kẻ Mạo Nhiệm và gã hề của ông ta, Spiro, lên ngôi, một năm trước khi Kent State và Altamont và cuộc chiến bí mật ở Campuchia dần bóp nghẹt mùa hè của những giấc mơ. Cậu chết, và chẳng điều gì tôi đã – cũng như giờ đây - có thể làm được. Lần cuối cùng cậu chết, tôi kéo lê cậu đến bệnh viện, gào thét như điên dại cho đến khi cuối cùng cũng thuyết phục được người ta cho cậu nhập viện để quan sát, mặc dù dường như cậu chẳng bị làm sao cả. Dùng X-quang, chụp mạch máu và chất đánh dấu phóng xạ, họ tìm thấy một chiếc bong bóng bắt đầu phồng lên trong não cậu; họ cho cậu dùng thuốc, cạo đi mái tóc nâu dài đẹp đẽ, và phẫu thuật cắt bỏ mao mạch bị ảnh hưởng và buộc chặt lại gọn gàng. Khi thuốc mê hết tác dụng, tôi ngồi trong phòng bệnh và nắm tay cậu. Dưới mắt cậu là những vết bầm tím; cậu ghì chặt tay tôi và im lặng nhìn vào hư không. Bất kể có phải giờ thăm hay không, tôi cũng không để người ta đuổi tôi ra khỏi phòng. Cậu cứ nhìn chằm chằm như vậy. Trong những giờ xám xịt trước bình minh, cậu thở nhẹ một hơi và chết. Tôi chẳng thể làm gì hơn.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Du hành thời gian tuân theo hai nguyên tắc: bảo toàn năng lượng và nhân quả. Năng lượng để xuất hiện trong quá khứ chỉ được mượn từ biển Dirac, và vì những gợn sóng trong biển Dirac lan truyền theo hướng âm, việc du hành chỉ có thể trở về quá khứ. Năng lượng được bảo toàn trong hiện tại miễn là vật được du hành trở lại mà không có sự trễ thời gian, và nguyên tắc nhân quả đảm bảo rằng các hành động trong quá khứ không thể thay đổi hiện tại. Ví dụ, nếu bạn quay lại quá khứ và giết cha mình thì sao?
Vậy, khi đó, ai sẽ phát minh ra cỗ máy thời gian?
Có lần tôi đã cố tự sát bằng cách giết cha mình, trước khi ông gặp mẹ tôi, hai mươi ba năm trước khi tôi ra đời. Tất nhiên, điều đó không thay đổi gì, và thậm chí khi làm vậy, tôi biết nó sẽ không thay đổi gì. Nhưng bạn phải thử những điều như vậy. Làm sao tôi có thể biết chắc chắn nếu không thử?
-; ࿐ ࿔*:・゚
Tiếp theo, chúng tôi thử gửi một con chuột về quá khứ. Nó thực hiện chuyến hành trình qua biển Dirac và trở về mà không hề hấn gì. Sau đó, chúng tôi thử một con chuột được huấn luyện, một con chúng tôi mượn từ phòng thí nghiệm tâm lý học bên kia bãi cỏ mà không nói cho họ biết chúng tôi muốn làm gì với nó. Trước chuyến đi nhỏ của nó, nó đã được dạy chạy qua một mê cung để lấy một miếng thịt xông khói. Sau đó, nó chạy qua mê cung nhanh hơn bao giờ hết.
Chúng tôi vẫn cần phải tiến hành thử nghiệm trên người. Tôi tình nguyện và kiên quyết không để ai thuyết phục từ bỏ. Nhờ đó, tôi đã lách luật của trường đại học về việc thử nghiệm trên người.
Việc lặn vào biển năng lượng âm không mang lại cảm giác gì cả. Khắc trước tôi còn đang ở trung tâm của cuộn dây Renselz, được theo dõi bởi hai nghiên cứu sinh và một kỹ thuật viên; khắc sau tôi đã đứng một mình, và đồng hồ đã nhảy ngược lại chính xác một giờ. Một mình trong một căn phòng khóa với chỉ một máy ảnh và một chiếc đồng hồ, khoảnh khắc đó là đỉnh cao cuộc đời tôi.
Khoảnh khắc tôi gặp Dancer lần đầu tiên là khi tôi chạm đáy. Tôi đang ở Berkeley, trong một quán bar tên là “Trishia’s”, chầm chậm tự hủy hoại chính mình. Tới lúc đó tôi đã làm điều này rất nhiều, bị mắc kẹt giữa toàn năng và tuyệt vọng. Ấy là năm 1967. ’Frisco lúc bây giờ - giữa thời kì hippie - có vẻ là một địa điểm phù hợp.
Có một cô gái, ngồi bên một chiếc bàn với một nhóm người từ trường đại học. Tôi đi đến bàn của cô và tự cho mình ngồi xuống. Tôi nói với cô rằng cô không tồn tại, rằng toàn bộ thế giới của cô không tồn tại, nó được tạo ra bởi ánh nhìn của tôi, và sẽ biến mất trở lại biển vô thực ngay khi tôi ngừng quan sát. Tên cô là Lisa, và cô đã cãi lại. Bạn bè của cô, buồn chán, đã bỏ ra ngoài, và sau một lúc Lisa nhận ra tôi say đến mức nào. Cô đặt một tờ tiền lên bàn và bước ra màn đêm mù sương.
Tôi theo cô ra ngoài. Khi thấy tôi theo dõi, cô túm chặt ví và chạy đi.
Cậu đột nhiên xuất hiện dưới ánh đèn đường. Trong một giây, tôi đã tưởng cậu là một cô gái. Cậu có đôi mắt xanh sáng và mái tóc nâu thẳng xõa ngang vai. Cậu đang mặc một chiếc áo sơ mi thêu kiểu Anh-điêng với một chiếc mặt dây chuyền bạc và ngọc lục bảo đeo quanh cổ và một cây đàn guitar vác trên lưng. Cậu gầy nhom, và di chuyển như một vũ công hoặc một bậc thầy karate. Nhưng tôi không nghĩ đến việc sợ hãi.
Cậu nhìn tôi. “ Việc đó không giải quyết được vấn đề của cậu đâu, cậu biết mà.”
Và ngay lập tức tôi xấu hổ. Tôi không còn chắc chắn chính xác những gì tôi đã nghĩ hay tại sao tôi lại đi theo cô gái ấy. Đã nhiều năm kể từ khi tôi trốn thoát khỏi cái chết của mình lần đầu tiên, và tôi đã bắt đầu nghĩ rằng những kẻ khác là không thực, vì không có gì tôi có thể làm để ảnh hưởng vĩnh viễn đến họ. Đầu tôi quay cuồng. Tôi trượt xuống tường và ngồi thụp xuống trên vỉa hè. Tôi đã trở thành thứ gì vậy?
Cậu đưa tôi trở lại quán bar, cho tôi uống nước cam và bánh quy giòn, và khiến tôi nói chuyện. Tôi kể cho cậu mọi thứ. Tại sao không, khi mà tôi có thể nói lại bất cứ điều gì tôi nói, hoàn tác bất cứ điều gì tôi làm? Nhưng tôi không có ý định. Cậu lắng nghe tất cả, không nói gì. Chưa ai từng nghe toàn bộ câu chuyện trước đây. Tôi không thể giải thích ảnh hưởng của nó lên tôi. Trong vô vàn năm, tôi đã cô đơn, và sau đó, chỉ trong một khoảnh khắc… Nó đánh vào tôi với cường độ của một liều LSD. Trong một khoảnh khắc, tôi không cô đơn.
Chúng tôi rời đi tay trong tay. Đi được nửa dãy nhà, Dancer dừng lại trước một con hẻm. Trời tối.
“Có chuyện xảy ra rồi.” Giọng cậu có vẻ bối rối.
Tôi kéo cậu lại. “Đợi đã. Cậu không muốn đi xuống đó đâu—” Cậu giật tay mình khỏi tay tôi và đi vào ngõ. Sau một chút do dự, tôi theo sau.
Con hẻm bốc mùi bia cũ, trộn lẫn với rác, nước tiểu và mồ hôi. Một lúc sau, mắt tôi quen với bóng tối.
Lisa đang co rúm trong một góc sau một số thùng rác. Quần áo của cô đã bị cắt bằng dao, và nằm rải rác xung quanh. Máu thẫm lại trên đùi và một bên cánh tay cô. Cô dường như không nhìn thấy chúng tôi. Dancer ngồi xổm xuống bên cạnh cô và nói điều gì đó nhẹ nhàng. Cô không trả lời. Cậu cởi áo sơ mi và quấn nó quanh cô, sau đó bế bổng cô trong vòng tay. “Giúp mình đưa cô ấy đến căn hộ của mình.”
“Căn hộ à, lạy Chúa tôi. Chúng ta phải gọi cảnh sát,” tôi nói.
“Gọi bọn lợn đó á? Cậu điên rồi à? Cậu muốn chúng cưỡng bức cô ấy nữa à?”
Tôi đã quên rằng đây là những năm sáu mươi. Hợp sức lại, chúng tôi đưa Lisa đến chiếc xe VW của Dancer và chở cô đến căn hộ của Dancer ở The Hashbury. Cậu thì thầm giải thích với tôi trong lúc lái xe, một mặt tối của mùa hè tình yêu mà tôi chưa từng thấy trước đây. Đó là những kẻ bẩn thỉu, cậu nói. Chúng đến Berkeley vì chúng nghe nói rằng những cô gái hippie cho không, và nổi khùng lên khi gặp một cô gái có suy nghĩ khác.
Vết thương của Lisa chủ yếu chỉ là ngoài da. Dancer tắm rửa sạch sẽ cho cô, đặt cô lên giường, và thức suốt đêm bên cạnh cô, chuyện trò và hát ru và thầm thì những lời trấn an. Tôi ngủ trên một chiếc nệm trong phòng. Khi tôi thức dậy vào buổi sáng hôm sau, cả hai đều đang ở trên giường của cậu. Lisa thì ngủ yên. Dancer đã tỉnh giấc, đang ôm lấy cô. Tôi đủ tỉnh táo để nhận ra rằng đó là tất cả những gì cậu đang làm, ôm cô ấy, nhưng tôi vẫn cảm thấy một cơn ghen tuông sắc nhọn, và không biết mình đang ghen tị với ai trong số hai người họ.
GHI CHÚ CHO MỘT BÀI GIẢNG VỀ DU HÀNH THỜI GIAN
Đầu thế kỷ XX là thời đại của những người khổng lồ trí tuệ, những người mà tầm vóc của họ có lẽ không kẻ hậu thế nào có thể sánh kịp. Einstein vừa phát minh ra thuyết tương đối, Heisenberg và Schrödinger tìm ra cơ học lượng tử, nhưng chưa ai biết cách kết hợp hai lý thuyết này với nhau. Năm 1930, một nhân vật mới tiếp cận vấn đề. Tên ông là Paul Dirac. Ông hai mươi tám tuổi. Ông thành công ở nơi những kẻ khác đã thất bại.
Lý thuyết của ông là một thành công chưa từng có tiền lệ, ngoại trừ một chi tiết nhỏ. Theo lý thuyết của Dirac, một hạt có thể có năng lượng dương hoặc âm. Vậy hạt năng lượng âm nghĩa là gì? Làm thế nào một thứ có thể có năng lượng âm? Và tại sao các hạt năng lượng dương bình thường lại không rơi xuống các trạng thái năng lượng âm, giải phóng một lượng lớn năng lượng tự do trong quá trình đó?
Bạn hoặc tôi có thể chỉ đơn giản quy ước rằng không thể cho một hạt năng lượng dương bình thường chuyển đổi sang năng lượng âm. Nhưng Dirac không phải là một người bình thường. Ông là một thiên tài, nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, và ông có câu trả lời. Nếu mọi trạng thái năng lượng âm có thể đều đã bị chiếm giữ, một hạt không thể rơi vào trạng thái năng lượng âm. A ha! Vì vậy, Dirac đã giả định rằng toàn bộ vũ trụ được lấp đầy hoàn toàn bằng các hạt năng lượng âm. Chúng bao quanh chúng ta, thâm nhập vào chúng ta, trong chân không của không gian bên ngoài và ở trung tâm của trái đất, ở tất cả mọi nơi mà các hạt có thể chạm đến. Một “biển” vô hạn các hạt năng lượng âm. Biển Dirac.
Lập luận của ông có lỗ hổng, nhưng chúng ta sẽ bàn đến điều đó sau.
Một lần tôi tới thăm cuộc đóng đinh của Chúa. Tôi đi máy bay phản lực từ Santa Cruz đến Tel Aviv, và bắt xe buýt từ Tel Aviv đến Jerusalem. Trên một ngọn đồi bên ngoài thành phố, tôi lao qua biển Dirac.
Tôi đến nơi trong bộ suit ba mảnh của mình. Chẳng còn cách nào khác, trừ khi tôi muốn khỏa thân. Vùng đất ấy khá xanh tươi và màu mỡ, hơn những gì tôi mong đợi. Ngọn đồi bây giờ là một trang trại, được bao phủ bởi những cây nho và ô liu. Tôi giấu những cuộn dây sau một số tảng đá và đi xuống đường. Tôi không đi được xa. Năm phút trên đường, tôi bắt gặp một nhóm người. Họ có tóc đen, da đen và mặc những chiếc áo tunic trắng sạch sẽ. Người La Mã chăng? Người Do Thái? Hay người Ai Cập? Làm sao tôi biết được? Họ nói chuyện với tôi, nhưng tôi không hiểu một từ nào. Sau một lúc, hai người trong số họ giữ tôi, trong khi người thứ ba lục soát tôi. Họ là kẻ cướp, đang tìm kiếm tiền chăng? Là người La Mã, đang tìm kiếm một loại giấy tờ tùy thân nào đó? Tôi nhận ra mình đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng mình có thể chỉ cần tìm trang phục phù hợp và bằng cách nào đó hòa nhập với đám đông. Không tìm thấy gì, kẻ lục soát đánh đập tôi một cách cẩn thận và có phương pháp. Cuối cùng hắn ta đẩy tôi úp mặt xuống đất. Trong khi hai người kia giữ tôi xuống, hắn rút một con dao và cắt đứt gân ở mặt sau mỗi chân. Họ rất nhân từ, tôi đoán vậy. Họ để tôi sống. Họ bỏ đi sau khi cười và nói những câu tôi không tài nào hiểu nổi.
Chân tôi vô dụng. Một cánh tay của tôi bị gãy. Tôi mất bốn giờ để bò lên đồi, kéo lê mình trên mặt đất bằng bên tay lành lặn. Thỉnh thoảng có người đi qua trên đường, cố tình bỏ qua tôi. Khi tôi đến nơi ẩn náu, việc kéo những cuộn dây Renselz ra và quấn chúng quanh mình là một sự đau đớn tuyệt đối. Đến khi tôi nhập liệu trả về trên bàn phím, tôi đã gần như ngất đi. Cuối cùng tôi cũng nhập được lệnh. Từ biển Dirac, những gợn sóng hội tụ và tôi đang ở trong phòng khách sạn của mình ở Santa Cruz. Trần nhà đã bắt đầu rơi xuống nơi các xà nhà bị cháy. Còi báo cháy hú và rít lên, nhưng không có nơi nào để chạy. Căn phòng dày đặc khói, cay xè. Cố gắng không thở, tôi nhấn một mã trên bàn phím, một lúc nào đó, bất cứ lúc nào khác ngoài khoảnh khắc đó và tôi đang ở trong phòng khách sạn, năm ngày trước. Tôi thở hổn hển. Người phụ nữ trên giường khách sạn hét lên và cố kéo chăn lên. Người đàn ông đang vặn vẹo trên người cô ta quá bận rộn để quan tâm. Dù sao họ cũng không có thật. Tôi bỏ qua họ và chú ý nhiều hơn đến nơi cần đi tiếp theo. Quay lại năm 65, tôi nghĩ. Tôi nhập tổ hợp lệnh và đang đứng trong một căn phòng trống trên tầng ba mươi của một khách sạn đang xây dựng. Trăng tròn rọi lên bóng đen im lặng của những chiếc cần cẩu xây dựng. Tôi thử gập chân. Ký ức về cơn đau đã bắt đầu mờ dần. Điều đó là hợp lý, bởi vì nó chưa bao giờ xảy ra. Du hành thời gian. Không phải sự bất tử, nhưng là điều tuyệt vời nhất sau nó.
Bạn không thể thay đổi quá khứ, dù có cố gắng thế nào đi nữa.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Vào buổi sáng hôm sau, tôi khám phá căn hộ của Dancer. Trông nó thật điên rồ, một căn hộ nhỏ tầng ba cách Haight Ashbury một dãy nhà, đã được biến đổi thành một thứ gì đó như thể đến từ một hành tinh khác. Sàn nhà được phủ kín bằng nệm cũ, trên đó là một mớ hỗn độn của mền may chần, gối, chăn Anh-điêng, thú nhồi bông. Bạn phải cởi giày trước khi vào - Dancer luôn đi dép, dép da từ Mexico với đế cắt từ lốp cũ. Các bộ tản nhiệt, dù sao thì cũng không hoạt động, được sơn màu sắc rực rỡ. Các bức tường được dán đầy áp phích: bản in của Peter Max, các bức họa Escher đầy màu sắc, thơ của Allen Ginsberg, bìa album nhạc, áp phích mít-tinh hòa bình, tấm biển “Haight is Love”, áp phích mười kẻ bị truy nã nhất của FBI bị xé từ bưu điện với ảnh của những nhà hoạt động chống chiến tranh nổi tiếng được khoanh tròn bằng bút dạ xanh, một biểu tượng hòa bình khổng lồ màu hồng rực. Một số áp phích được chiếu sáng bằng đèn UV và phát ra những màu sắc không thể tưởng tượng được. Không khí ẩm mốc với hương trầm và mùi ngọt ngào của cần sa. Ở một góc, một máy hát đĩa đang phát liên tục bài Lonely Hearts Club Band của Sergeant Pepper. Bất cứ khi nào một bản sao của album bị xước quá nhiều, chắc chắn một trong những người bạn của Dancer sẽ mang một bản khác đến. Cậu không bao giờ khóa cửa. “Nếu ai đó muốn ăn cướp của mình, thôi nào, họ có lẽ cần nó hơn mình, được chứ? Ổn mà.” Mọi người ghé thăm bất cứ lúc nào, bất kể ngày hay đêm.
Tôi để tóc dài ra. Dancer, Lisa và tôi đã trải qua mùa hè đó cùng nhau, cười đùa, chơi guitar, làm tình, viết những bài thơ ngớ ngẩn và những bài hát ngớ ngẩn hơn, thử nghiệm với ma túy. Đó là khi LSD nở rộ như hoa hướng dương, khi mọi người vẫn không sợ hãi thế giới kỳ lạ và đẹp đẽ bên kia thực tế. Đó là quãng thời gian để sống. Tôi biết rằng Lisa thực sự yêu Dancer, không phải tôi, nhưng trong những ngày đó, tình yêu tự do tràn ngập trong không khí như mùi hương của hoa anh túc, và điều đó không quan trọng. Không quá quan trọng, dù sao đi nữa.
GHI CHÚ CHO MỘT BÀI GIẢNG VỀ DU HÀNH THỜI GIAN (TIẾP THEO)
Sau khi giả định rằng toàn bộ không gian được lấp đầy bởi một biển vô hạn các hạt năng lượng âm, Dirac tiếp tục đặt câu hỏi về việc liệu chúng ta, trong vũ trụ năng lượng dương, có thể tương tác với biển năng lượng âm này hay không. Điều gì sẽ xảy ra, giả sử, nếu bạn thêm đủ năng lượng cho một electron để đưa nó ra khỏi biển năng lượng âm? Hai điều: thứ nhất, bạn sẽ tạo ra một electron, dường như từ hư không. Thứ hai, bạn sẽ để lại một “lỗ hổng” trong biển. Dirac nhận ra rằng cái lỗ đó sẽ hoạt động như thể nó là một hạt, một hạt giống hệt như một electron ngoại trừ một điều: nó sẽ có điện tích ngược lại. Nhưng nếu cái lỗ có khi nào gặp một electron, electron sẽ rơi trở lại vào biển Dirac, tiêu diệt cả electron và lỗ trong một vụ nổ năng lượng sáng chói. Cuối cùng, người ta đặt tên cho lỗ trong biển Dirac là “positron.” Khi Anderson phát hiện ra positron hai năm sau để chứng minh lý thuyết của Dirac, đó gần như là một sự nhàm chán.
Và trong suốt năm mươi năm tiếp theo, thực tế của biển Dirac gần như bị các nhà vật lý bỏ qua. Phản vật chất, những lỗ hổng trong biển, là đặc điểm quan trọng của lý thuyết; phần còn lại chỉ là một sản phẩm toán học.
Bảy mươi năm sau, tôi nhớ lại câu chuyện mà giáo viên toán vô cực của tôi kể và kết hợp nó với lý thuyết của Dirac. Giống như đặt thêm một vị khách vào một khách sạn có vô số phòng, tôi đã tìm ra cách mượn năng lượng từ biển Dirac. Hoặc, nói cách khác: tôi đã học cách tạo ra sóng.
Và những con sóng trên biển Dirac di chuyển ngược thời gian.
Tiếp theo, chúng tôi phải thử một điều gì đó tham vọng hơn. Chúng tôi phải gửi một con người trở về quá khứ xa hơn và lấy bằng chứng về chuyến đi. Chúng tôi vẫn sợ thay đổi quá khứ, mặc dù toán học nói rằng hiện tại không thể thay đổi.
Chúng tôi lấy máy quay phim của mình và chọn kỹ các điểm đến.
Vào tháng 9 năm 1853, một du khách tên là William Hapland và gia đình ông đã vượt qua Sierra Nevadas để đến bờ biển California. Con gái ông, Sarah, đã giữ một cuốn nhật ký, và trong đó cô ghi lại rằng, khi họ đến đỉnh của dãy Parker, cô đã lần đầu trông thấy Thái Bình Dương xa xôi khi mặt trời chạm vào đường chân trời, “trong một luồng ánh sáng rực rỡ,” như cô đã viết. Nhật ký vẫn còn tồn tại. Đối với chúng tôi, khá dễ dàng để ẩn náu mình cùng một máy quay phim trong một khe đá trên đèo và chụp ảnh những con người mệt mỏi trong chiếc xe ngựa kéo ấy khi họ băng qua.
Mục tiêu thứ hai là trận động đất lớn San Francisco năm 1906. Từ một nhà kho bỏ hoang sẽ tồn tại sau trận động đất - nhưng không phải là đám cháy sau đó - chúng tôi đã xem và quay phim khi các tòa nhà đổ sụp xung quanh chúng tôi và những lính cứu hỏa chiến đấu trong những xe cứu hỏa kéo ngựa cố gắng dập tắt hàng trăm đám cháy. Chỉ vài phút trước khi lửa lan đến tòa nhà của chúng tôi, chúng tôi chạy trốn về hiện tại.
Những thước phim thật ngoạn mục.
Chúng tôi đã sẵn sàng tuyên bố cho cả thế giới.
Có một cuộc họp của AAAS ở Santa Cruz trong vòng một tháng. Tôi gọi cho chủ tịch chương trình và giành được một vị trí là diễn giả khách mời mà không tiết lộ những gì chúng tôi đã đạt được cho đến nay. Tôi dự định chiếu những thước phim đó tại buổi nói chuyện. Chúng sẽ khiến chúng tôi nổi tiếng ngay lập tức.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Ngày Dancer chết, chúng tôi tổ chức một bữa tiệc chia tay, chỉ có Lisa, Dancer và tôi. Cậu biết mình sắp chết; tôi đã nói với cậu ấy và bằng cách nào đó cậu ấy đã tin tôi. Cậu lúc nào cũng tin tôi. Chúng tôi thức trắng đêm, chơi cây mandolin cũ của Dancer, vẽ những họa tiết ảo giác lên cơ thể nhau bằng sơn dầu, thi đấu một trận cờ tỉ phú khốc liệt kéo dài cả đêm, làm hàng trăm điều ngớ ngẩn, bình thường chỉ có ý nghĩa vì đó là lần cuối cùng. Khoảng bốn giờ sáng, khi ánh sáng hoàng đạo bắt đầu xuất hiện trên bầu trời, chúng tôi xuống vịnh và, ôm nhau để giữ ấm, đi chơi. Điều cuối cùng cậu nói là đừng để những giấc mơ chết đi; hãy ở bên nhau.
Chúng tôi chôn cất Dancer, trong một ngôi mộ phúc lợi, chi phí do thành phố trả. Chúng tôi chia tay ba ngày sau đó.
Tôi vẫn liên lạc với Lisa, một cách mơ hồ. Vào cuối những năm bảy mươi, cô quay trở lại trường, đầu tiên là học MBA, sau đó là trường luật. Tôi nghĩ cô đã kết hôn một thời gian. Chúng tôi viết thư cho nhau vào dịp Giáng sinh một thời gian, rồi tôi mất dấu cô. Nhiều năm sau, tôi nhận được một bức thư từ cô. Lisa nói rằng cuối cùng cô cũng tha thứ cho tôi vì đã gây ra cái chết của Dan.
Đó là một ngày tháng Hai lạnh lẽo và nhiều sương mù, nhưng tôi biết tôi có thể tìm thấy sự ấm áp trong năm 1965. Những gợn sóng hội tụ.
DỰ ĐOÁN NHỮNG CÂU HỎI TỪ KHÁN GIẢ
H (giáo sư già, cứng nhắc): Theo tôi, giả thuyết du hành thời gian của anh vi phạm định luật bảo toàn khối lượng/năng lượng. Ví dụ, khi một vật thể du hành về quá khứ, một lượng khối lượng dường như biến mất khỏi hiện tại, rõ ràng vi phạm định luật bảo toàn.
T: (Tôi) Vì sự trở về là vào đúng thời điểm xuất phát, nên khối lượng hiện tại là không đổi.
H: Được rồi, nhưng còn việc đến quá khứ thì sao? Điều này không vi phạm định luật bảo toàn à?
T: Không. Năng lượng cần thiết được lấy từ biển Dirac, theo cơ chế mà tôi giải thích chi tiết trong bài báo trên Phys Rev. Khi vật thể trở lại “tương lai,” năng lượng được trả lại cho biển.
H (nhà vật lý trẻ tuổi, nhiệt tình): Vậy thì nguyên lý bất định Heisenberg có hạn chế lượng thời gian có thể ở trong quá khứ không?
T: Một câu hỏi hay. Câu trả lời là có, nhưng vì chúng ta mượn một lượng năng lượng vô cùng nhỏ từ vô số hạt, nên lượng thời gian ở trong quá khứ có thể lớn tùy ý. Hạn chế duy nhất là bạn phải rời khỏi quá khứ một khoảnh khắc trước khi bạn rời khỏi hiện tại.
Trong nửa giờ nữa, tôi dự kiến trình bày bài báo sẽ đưa tên tôi ngang hàng với Newton, Galileo và Dirac. Tôi hai mươi tám tuổi, cùng tuổi với Dirac khi ông công bố lý thuyết của mình. Tôi là một ngọn lửa, sẵn sàng làm bùng cháy cả thế giới. Tôi lo lắng tập đi tập lại bài phát biểu trong phòng khách sạn. Tôi uống một ngụm Coca cũ mà một trong những nghiên cứu sinh của tôi để lại trên nóc TV. Đội tin tức buổi tối đang lảm nhảm, nhưng tôi không nghe.
Tôi chẳng bao giờ có thể trình bày bài nói đó. Khách sạn bắt đầu bốc cháy; cái chết của tôi đã được định trước. Cột cà vạt ngay ngắn, tôi soi mình trong gương, rồi bước đến cửa. Tay nắm cửa nóng sực. Tôi mở cửa ra, một màn lửa bùng lên. Ngọn lửa tràn qua cánh cửa mở như một con rồng khát máu. Tôi lảo đảo lùi lại, nhìn chằm chằm vào ngọn lửa với sự kinh ngạc.
Ở đâu đó trong khách sạn, tôi nghe thấy một tiếng hét, và đột nhiên tôi thoát khỏi sự mê mụ. Tôi đang ở tầng ba mươi; không có lối thoát. Tôi nghĩ đến cỗ máy của mình. Tôi lao qua phòng và mở tung chiếc hộp đựng máy thời gian. Với những ngón tay nhanh nhẹn, chắc chắn, tôi rút ra cuộn dây Renselz và quấn quanh người. Thảm bắt lửa, một tấm lửa ngăn cách tôi với mọi lối thoát. Nín thở để tránh ngạt khói, tôi nhập một lệnh vào bàn phím và lặn vào thời gian.
Tôi quay lại khoảnh khắc đó nhiều lần. Khi tôi nhấn phím cuối cùng, bầu không khí đã đặc quánh khói đến mức gần như không thể thở được. Lúc đó tôi còn khoảng ba mươi giây để sống. Qua nhiều năm, tôi đã gặm nhấm thời gian của mình xuống còn mười giây hoặc ít hơn.
Tôi sống bằng thì giờ vay mượn. Có lẽ tất cả chúng ta đều như vậy. Nhưng tôi biết khi nào và ở đâu khoản nợ của mình sẽ đến hạn.
-; ࿐ ࿔*:・゚
Dancer chết vào ngày 9 tháng 2 năm 1969. Đó là một ngày mịt mù sương. Vào buổi sáng, cậu ấy nói rằng mình đau đầu. Điều đó thật bất thường, vì Dancer chưa bao giờ bị đau đầu cả. Chúng tôi quyết định đi dạo trong sương mù. Thật đẹp, như thể chúng tôi đang đơn độc trong một thế giới kỳ lạ, vô hình. Tôi đã quên hẳn về cơn đau đầu của cậu, cho đến lúc, khi đang đứng trong công viên nhìn ra vịnh biển sương mù, cậu ngã xuống. Cậu chết trước khi xe cứu thương đến, chết với một nụ cười bí ẩn trên môi. Tôi chưa bao giờ hiểu được nụ cười đó. Có lẽ cậu cười vì cơn đau đã qua.
Hai ngày sau, Lisa tự sát.
Các bạn, những người bình thường, các bạn có cơ hội thay đổi tương lai. Các bạn có thể sinh con, viết tiểu thuyết, ký đơn kiến nghị, phát minh ra máy móc mới, đi dự tiệc cocktail, tranh cử tổng thống. Các bạn tạo ra ảnh hưởng đến tương lai với mọi thứ bạn làm. Còn tôi, dù có làm gì, tôi cũng không thể. Đã quá muộn cho điều đó, đối với tôi. Mọi điều tôi làm đều như dòng nước chảy. Và hoàn toàn vô dụng, cũng như tôi vô trách nhiệm. Điều tôi làm không có ý nghĩa gì cả.
Lần đầu trốn thoát khỏi đám cháy vào quá khứ, tôi đã cố gắng hết sức để thay đổi mọi thứ. Tôi ngăn chặn kẻ phóng hỏa, tranh luận với các thị trưởng, thậm chí còn đến nhà mình và nói với bản thân đừng đi dự hội nghị.
Nhưng thời gian không hoạt động như vậy. Cho dù tôi làm gì, nói chuyện với thống đốc hay phá hủy khách sạn, khi tôi đến thời điểm quan trọng – hiện tại, số phận của tôi, khoảnh khắc tôi rời đi – tôi biến mất khỏi bất cứ nơi nào tôi đang ở và quay trở lại phòng khách sạn, đám cháy lại đến gần hơn một chút. Tôi còn khoảng mười giây. Mỗi lần tôi lặn qua biển Dirac, mọi thứ tôi thay đổi trong quá khứ đều biến mất. Đôi khi tôi giả vờ rằng những thay đổi tôi thực hiện trong quá khứ tạo ra tương lai mới, mặc dù tôi biết điều này không đúng. Khi tôi trở lại hiện tại, tất cả những thay đổi đều bị xóa sạch bởi những gợn sóng hội tụ, giống như xóa bảng đen sau giờ học.
Một ngày nào đó tôi sẽ trở lại và gặp số phận của mình. Nhưng hiện tại, tôi sống trong quá khứ. Đó là một cuộc sống tốt đẹp, tôi đoán vậy. Bạn quen với thực tế rằng không có gì bạn làm sẽ ảnh hưởng đến thế giới. Nó mang lại cho bạn cảm giác tự do. Tôi đã đến những nơi mà không ai từng đến, nhìn thấy những điều mà không ai còn sống đã từng thấy. Tất nhiên, tôi đã từ bỏ vật lý. Không có phát hiện nào của tôi có thể tồn tại sau đêm định mệnh ở Santa Cruz. Có lẽ một số người sẽ tiếp tục vì niềm vui thuần túy của kiến thức. Đối với tôi, cảm giác đó đã mất đi rồi.
Nhưng sẽ có những sự bù đắp. Mỗi khi tôi trở lại phòng khách sạn, không có gì thay đổi ngoài ký ức của tôi. Tôi lại hai mươi tám tuổi, lại mặc bộ suit ba mảnh, lại có vị Cola cũ trong miệng. Mỗi lần trở về, tôi lại sử dụng thêm một chút thời gian. Rồi sẽ đến ngày tôi chẳng còn thời gian nữa.
Dancer cũng sẽ không bao giờ chết. Tôi sẽ không để cậu ra đi. Mỗi lần tôi sống đến buổi sáng tháng Hai cuối cùng, ngày cậu chết, tôi lại quay trở về năm 1965, về một ngày tháng Sáu hoàn hảo. Cậu không biết tôi, cậu không bao giờ biết tôi. Nhưng chúng tôi gặp nhau trên ngọn đồi, hai con người duy nhất sẵn sàng tận hưởng ngày hôm ấy mà không cần làm gì cả. Cậu nằm ngửa, lười biếng gảy đàn guitar, thổi bong bóng và nhìn lên bầu trời xanh mây phủ. Sau đó, tôi sẽ giới thiệu cậu với Lisa. Cô cũng sẽ không biết chúng tôi, nhưng không sao cả. Chúng tôi có nhiều thời gian.
“Thời gian,” tôi nói với Dancer, khi hai đứa nằm trên ngọn đồi trong công viên. “Chúng mình có vô khối thời gian mà nhỉ.”
“Tất cả thời gian trên đời,” cậu đáp.
Hết
-; ࿐ ࿔*:・゚
Biên dịch: Khánh Ngân Lê (Japanophile Lee)
Biên tập: Diệu Mây
-; ࿐ ࿔*:・゚
Tác giả Geoffrey A. Landis (Ảnh: Wikipedia)
Minh họa tác phẩm Những gợn sóng trên biển Dirac trên tạp chí Asimov's Science Fiction:
0 notes
Text
The Mammoth Book of the End of the World edited by Mike Ashley
3.5 out of 5
A collection of twenty-four short stories and novellas exploring the destruction of civilization and/or the planet. The authors range from Golden Age giants to more modern ones. While the majority of the stories are reprints, there are a few original to this collection.
I've taken my time reading this chunky book which is reflected in the time taken from start to finish. I find collections like this work better for me when I dip in when I want something different from what else that I've been reading. However the stories are different enough to read through with no interruptions.
One of the better collections of this trope that I've read in many years. Only one story came in rated at less than 3 stars, an unusual situations with such a narrow focus and large number of stories. A few of my favorites include "When Sysadmins Ruled the World" by Cory Doctorow; "The Last Sunset" by Geoffrey A. Landis, particularly heart wrenching; and "And the Deep Blue Sea" by Elizabeth Bear.
If you love well written stories, consider picking this up. It is well worth your time.
#book review#The Mammoth Book of the End of the World#Mike Ashley#science fiction#collection#science fiction collection#Robert Silverberg#Sushma Joshi#Dominic Green#Kate Wilhelm#Cory Doctorow#Dale Bailey#Linda Nagata#David Barnett#Frederik Pohl#Alastair Reynolds#Geoffrey A. Landis#William Barton#Kage Baker#Robert Reed#Elizabeth Bear#Damien Broderick#James Tiptree Jr.#Fritz Leiber#Eric Brown#Paul Di Filippo#Jack Williamson#F. Gwynplaine MacIntyre#Stephen Baxter#Elizabeth Cuonihan
1 note
·
View note
Text
Griffin Dunne, Sydney Bromley, Geoffrey Burridge, Michael Carter, Brenda Cavendish, Will Leighton and David Naughton on set of An American Werewolf In London (1981)
#an american werewolf in london#1981#john landis#david naughton#jenny agutter#griffin dunne#sydney bromley#geoffrey burridge#michael carter#brenda cavendish#will leighton#john woodvine#frank oz
27 notes
·
View notes
Text
A couple of underrated short stories are Going Once, Going Twice + The Wonderful Adventures of Geoffrey Scrutinous. I just think they’re fun and quirky and the mystery aspect is very appealing. and there’s George the bee
22 notes
·
View notes
Text
Marvel Preview: The Incredible Hulk Annual #1
Read a preview of The Incredible Hulk Annual #1 from Marvel Comics, written by Derek Landy with art by Geoff Shaw.
0 notes
Text
Marvel Preview: The Incredible Hulk Annual #1
Read a preview of The Incredible Hulk Annual #1 from Marvel Comics, written by Derek Landy with art by Geoff Shaw.
0 notes
Text
The Science Fiction and Fantasy Poetry Association recently released the poems that made it to the finalist stage for consideration for the 2024 Rhysling Awards for Short and Long Speculative Poems of the year. Congratulations to all of the nominees! This will be the 46th year these awards have been conferred!
Short Poems (50 finalists)
Attn: Prime Real Estate Opportunity!, Emily Ruth Verona, Under Her Eye: A Women in Horror Poetry Collection Volume II
The Beauty of Monsters, Angela Liu, Small Wonders 1
The Blight of Kezia, Patricia Gomes, HWA Poetry Showcase X
The Day We All Died, A Little, Lisa Timpf, Radon 5
Deadweight, Jack Cooper, Propel 7
Dear Mars, Susan L. Lin, The Sprawl Mag 1.2
Dispatches from the Dragon's Den, Mary Soon Lee, Star*Line 46.2
Dr. Jekyll, West Ambrose, Thin Veil Press December
First Eclipse: Chang-O and the Jade Hare, Emily Jiang, Uncanny 53
Five of Cups Considers Forgiveness, Ali Trotta, The Deadlands 31
Gods of the Garden, Steven Withrow, Spectral Realms 19
The Goth Girls' Gun Gang, Marisca Pichette, The Dread Machine 3.2
Guiding Star, Tim Jones, Remains to be Told: Dark Tales of Aotearoa, ed. Lee Murray (Clan Destine Press)
Hallucinations Gifted to Me by Heatstroke, Morgan L. Ventura, Banshee 15
hemiplegic migraine as willing human sacrifice, Ennis Rook Bashe, Eternal Haunted Summer Winter Solstice
Hi! I am your Cortical Update!, Mahaila Smith, Star*Line 46.3
How to Make the Animal Perfect?, Linda D. Addison, Weird Tales 100
I Dreamt They Cast a Trans Girl to Give Birth to the Demon, Jennessa Hester, HAD October
Invasive, Marcie Lynn Tentchoff, Polar Starlight 9
kan-da-ka, Nadaa Hussein, Apparition Lit 23
Language as a Form of Breath, Angel Leal, Apparition Lit October
The Lantern of September, Scott Couturier, Spectral Realms 19
Let Us Dream, Myna Chang, Small Wonders 3
The Magician's Foundling, Angel Leal, Heartlines Spec 2
The Man with the Stone Flute, Joshua St. Claire, Abyss & Apex 87
Mass-Market Affair, Casey Aimer, Star*Line 46.4
Mom's Surprise, Francis W. Alexander, Tales from the Moonlit Path June
A Murder of Crows, Alicia Hilton, Ice Queen 11
No One Now Remembers, Geoffrey Landis, Fantasy and Science Fiction Nov./Dec.
orion conquers the sky, Maria Zoccula, On Spec 33.2
Pines in the Wind, Karen Greenbaum-Maya, The Beautiful Leaves (Bamboo Dart Press)
The Poet Responds to an Invitation from the AI on the Moon, T.D. Walker, Radon Journal 5
A Prayer for the Surviving, Marisca Pichette, Haven Speculative 9
Pre-Nuptial, F. J. Bergmann, The Vampiricon (Mind's Eye Publications)
The Problem of Pain, Anna Cates, Eye on the Telescope 49
The Return of the Sauceress, F. J. Bergmann, The Flying Saucer Poetry Review February
Sea Change, David C. Kopaska-Merkel and Ann K. Schwader, Scifaikuest May
Seed of Power, Linda D. Addison, The Book of Witches ed. Jonathan Strahan (Harper Collins)
Sleeping Beauties, Carina Bissett, HWA Poetry Showcase X
Solar Punks, J. D. Harlock, The Dread Machine 3.1
Song of the Last Hour, Samuel A. Betiku, The Deadlands 22
Sphinx, Mary Soon Lee, Asimov's September/October
Storm Watchers (a drabbun), Terrie Leigh Relf, Space & Time
Sunflower Astronaut, Charlie Espinosa, Strange Horizons July
Three Hearts as One, G. O. Clark, Asimov's May/June
Troy, Carolyn Clink, Polar Starlight 12
Twenty-Fifth Wedding Anniversary, John Grey, Medusa's Kitchen September
Under World, Jacqueline West, Carmina Magazine September
Walking in the Starry World, John Philip Johnson, Orion's Belt May
Whispers in Ink, Angela Yuriko Smith, Whispers from Beyond (Crystal Lake Publishing)
Long Poems (25 finalists)
Archivist of a Lost World, Gerri Leen, Eccentric Orbits 4
As the witch burns, Marisca Pichette, Fantasy 87
Brigid the Poet, Adele Gardner, Eternal Haunted Summer Summer Solstice
Coding a Demi-griot (An Olivian Measure), Armoni “Monihymn” Boone, Fiyah 26
Cradling Fish, Laura Ma, Strange Horizons May
Dream Visions, Melissa Ridley Elmes, Eccentric Orbits 4
Eight Dwarfs on Planet X, Avra Margariti, Radon Journal 3
The Giants of Kandahar, Anna Cates, Abyss & Apex 88
How to Haunt a Northern Lake, Lora Gray, Uncanny 55
Impostor Syndrome, Robert Borski, Dreams and Nightmares 124
The Incessant Rain, Rhiannon Owens, Evermore 3
Interrogation About A Monster During Sleep Paralysis, Angela Liu, Strange Horizons November
Little Brown Changeling, Lauren Scharhag, Aphelion 283
A Mere Million Miles from Earth, John C. Mannone, Altered Reality April
Pilot, Akua Lezli Hope, Black Joy Unbound eds. Stephanie Andrea Allen & Lauren Cherelle (BLF Press)
Protocol, Jamie Simpher, Small Wonders 5
Sleep Dragon, Herb Kauderer, The Book of Sleep (Written Image Press)
Slow Dreaming, Herb Kauderer, The Book of Sleep (Written Image Press)
St. Sebastian Goes To Confession, West Ambrose, Mouthfeel 1
Value Measure, Joseph Halden and Rhonda Parrish, Dreams and Nightmares 125
A Weather of My Own Making, Nnadi Samuel, Silver Blade 56
Welcoming the New Girl, Beth Cato, Penumbric October
What You Find at the Center, Elizabeth R McClellan, Haven Spec Magazine 12
The Witch Makes Her To-Do List, Theodora Goss, Uncanny 50
The Year It Changed, David C. Kopaska-Merkel, Star*Line 46.4
Voting for the Rhysling Award begins July 1; a link to the ballot will be sent with the Rhysling Anthology, as well as with the July issue of Star*Line. More information on the Rhysling Award can be found here.
757 notes
·
View notes
Photo
The dolphin suits return to Sci-Fi Dolphin Saturday with this great 2001 artwork by Bob Eggleton, for Impact Parameter and Other Quantum Realities, by Geoffrey A. Landis. Thanks to @Pno_nwa for pointing me to it.
1K notes
·
View notes
Text
A Walk in the Sun, Geoffrey Landis || For All Mankind, 2x01, "Every Little Thing" || Unknown
13 notes
·
View notes
Text
Veteran British born/based film/TV actors born before and including 1936 still alive:
With the recent death of Dame Maggie Smith, I thought I'd detail the legendary actors of UK cinema and television that are still living as of the date of this post:
June Spencer (b. 1919)
Eileen Bennett (b. 1919)
Arnold Yarrow (b. 1920)
Beulah Garrick (b. 1921)
Elizabeth Kelly (b. 1921)
Elisabeth Kirkby (b. 1921)
Sara Luzita (b. 1922)
Annabel Maule (b. 1922)
Paul Harding (b. 1923)
Vincent Ball (b. 1923)
David Lawton (b. 1923)
Anne Vernon (b. 1924)
Donald Pelmear (b. 1924)
Thelma Ruby (b. 1925)
Pete Murray (b. 1925)
Michael Beint (b. 1925)
Shelia Mitchell (b. 1925)
Kerima (b. 1925)
David Attenborough (b. 1926)
Elizabeth Benson (b. 1926)
Margaret Barton (b. 1926)
Terry Kilburn (b. 1926)
Stanley Baxter (b. 1926)
David Frankham (b. 1926)
William Glover (b. 1926)
Josephine Stuart (b. 1926)
Patricia Davidson (b. 1926)
Barbara Clegg (b. 1926)
Glen Michael (b. 1926)
Araby Lockhart (b. 1926)
Eileen Page (b. 1926)
Rosemary Harris (b. 1927)
Cleo Laine (b. 1927)
Lee Montague (b. 1927)
Genevieve Page (b. 1927)
Neville Phillips (b. 1927)
Jean Lodge (b. 1927)
Barbara Ashcroft (b. 1927)
Jill Freud (b. 1927)
Jean Southern (b. 1927)
Antonia Pemberton (b. 1927)
Peter Cellier (b. 1928)
Jeanette Landis (b. 1928)
Sheila Ballantine (b. 1928)
Dorothea Phillips (b. 1928)
Jeannie Carson (b. 1928)
Hazel Ascot (b. 1928)
Brenda Hogan (b. 1928)
Philip Guard (b. 1928)
Raymond Llewelyn (b. 1928)
Pauline Brailsford (b. 1928)
Leonard Weir (b. 1928)
Kevin Scott (b. 1928)
Tony Hughes (b. 1928)
Joan Plowright (b. 1929)
Patricia Routledge (b. 1929)
Colin Jeavons (b. 1929)
Michael Craig (b. 1929)
Thelma Barlow (b. 1929)
Peter Myers (b. 1929)
Paul Williamson (b. 1929)
Kevin Miles (b. 1929)
John Gale (b. 1929)
Phillip Ross (b. 1929)
Jimmy Fagg (b. 1929)
Hazel Phillips (b. 1929)
Mignon Elkins (b. 1929)
Margaret Stallard (b. 1929)
Clive Revill (b. 1930)
Charles Kay (b. 1930)
Roy Evans (b. 1930)
Una McLean (b. 1930)
Roddy Maude-Roxby (b. 1930)
Ruth Trouncer (b. 1930)
Cyril Appleton (b. 1930)
Vera Frances (b. 1930)
Gary Watson (b. 1930)
Keith Alexander (b. 1930)
Libby Morris (b. 1930)
Pauline Jefferson (b. 1930)
Claire Bloom (b. 1931)
Leslie Caron (b. 1931)
Carroll Baker (b. 1931)
Virginia McKenna (b. 1931)
Vivian Pickles (b. 1931)
Stanley Meadows (b. 1931)
Gerald Harper (b. 1931)
Patricia Greene (b. 1931)
Ellen McIntosh (b. 1931)
Elvi Hale (b. 1931)
Maureen Connell (b. 1931)
June Laverick (b. 1931)
James Martin (b. 1931)
Denyse Alexander (b. 1931)
Arthur Nightingale (b. 1931)
Eileen Derbyshire (b. 1931)
Carl Held (b. 1931)
Shelia Bernette (b. 1931)
George Eugeniou (b. 1931)
Corinne Skinner-Carter (b. 1931)
Tusse Silberg (b. 1931)
Petula Clark (b. 1932)
Prunella Scales (b. 1932)
Phyllida Law (b. 1932)
Ray Cooney (b. 1932)
Brian Murphy (b. 1932)
Edward De Souza (b. 1932)
Alan Dobie (b. 1932)
John Turner (b. 1932)
Roland Curram (b. 1932)
Gabriel Woolf (b. 1932)
Johnnie Wade (b. 1932)
Eileen Moore (b. 1932)
Laurie Leigh (b. 1932)
William Roache (b. 1932)
Athol Fugard (b. 1932)
Carmen Munroe (b. 1932)
Norman Bowler (b. 1932)
Marcia Ashton (b. 1932)
Thelma Holt (b. 1932)
Antony Carrick (b. 1932)
Sally Bazely (b. 1932)
Michael Caine (b. 1933)
Joan Collins (b. 1933)
Sian Phillips (b. 1933)
Sheila Hancock (b. 1933)
Elizabeth Seal (b. 1933)
Shani Willis (b. 1933)
Patrick Godfrey (b. 1933)
Caroline Blakiston (b. 1933)
Donald Douglas (b. 1933)
Ann Firbank (b. 1933)
Vera Day (b. 1933)
Tsai Chin (b. 1933)
Geoffrey Frederick (b. 1933)
Marla Landi (b. 1933)
Monte Landis (b. 1933)
Mary Germaine (b. 1933)
Ruth Posner (b. 1933)
Barbara Archer (b. 1933)
W.B. Brydon (b. 1933)
Robert Gillespie (b. 1933)
Brian Patton (b. 1933)
Arthur White (b. 1933)
Barbara Archer (b. 1933)
Sally Bazley (b. 1933)
Madhur Jaffrey (b. 1933)
Jeanette Sterke (b. 1933)
Ann Rogers (b. 1933)
Barbara Knox (b. 1933)
John Boorman (b. 1933)
Derek Martin (b. 1933)
Michael Aspel (b. 1933)
Bill Edwards (b. 1933)
Judi Dench (b. 1934)
Eileen Atkins (b. 1934)
Tom Baker (b. 1934)
Alan Bennett (b. 1934)
Timothy West (b. 1934)
Jean Marsh (b. 1934)
Annette Crosbie (b. 1934)
Wendy Craig (b. 1934)
Richard Chamberlain (b. 1934)
Millicent Martin (b. 1934)
John Standing (b. 1934)
Vernon Dobtcheff (b. 1934)
Nanette Newman (b. 1934)
David Burke (b. 1934)
Christopher Benjamin (b. 1934)
Mary Peach (b. 1934)
Geraldine Newman (b. 1934)
Renny Lister (b. 1934)
Priscilla Morgan (b. 1934)
Audrey Dalton (b. 1934)
Leila Hoffman (b. 1934)
Simone Lovell (b. 1934)
Magda Miller (b. 1934)
Robert Aldous (b. 1934)
Ram John Holder (b. 1934)
Jamila Massey (b. 1934)
Margaretta D’Arcy (b. 1934)
Leslie Saeward (b. 1934)
Maurice Podbrey (b. 1934)
Steve Emerson (b. 1934)
Peter Bland (b. 1934)
Michael Darlow (b. 1934)
Barbara Archer (b. 1934)
Joy Webster (b. 1934)
Jacqueline Ellis (b. 1934)
Jacqueline Jones (b. 1934)
Julie Andrews (b. 1935)
Julian Glover (b. 1935)
Jim Dale (b. 1935)
Anne Reid (b. 1935)
James Bolam (b. 1935)
Christina Pickles (b. 1935)
Judy Parfitt (b. 1935)
Wanda Ventham (b. 1935)
Amanda Barrie (b. 1935)
Derren Nesbitt (b. 1935)
Nadim Swalha (b. 1935)
Gary Raymond (b. 1935)
Janet Henfrey (b. 1935)
Melvyn Hayes (b. 1935)
Susan Engel (b. 1935)
Amanda Walker (b. 1935)
Delena Kidd (b. 1935)
Derek Partridge (b. 1935)
Allister Bain (b. 1935)
Derry Power (b. 1935)
Phyllis MacMahon (b. 1935)
Rowena Cooper (b. 1935)
Derek Partridge (b. 1935)
Jill Dixon (b. 1935)
Des Keough (b. 1935)
Barbara Angell (b. 1935)
Lucille Soong (b. 1935)
Anita West (b. 1935)
June Watson (b. 1935)
David Daker (b. 1935)
Shirley Cain (b. 1935)
Bobby Pattinson (b. 1935)
George Roubicek (b. 1935)
Brian Blessed (b. 1936)
Richard Wilson (b. 1936)
Tommy Steele (b. 1936)
Edward Petherbridge (b. 1936)
Ursula Andress (b. 1936)
John Leyton (b. 1936)
Jess Conrad (b. 1936)
Elizabeth Shepherd (b. 1936)
Sandra Voe (b. 1936)
Doug Sheldon (b. 1936)
John Golightly (b. 1936)
Peter Ellis (b. 1936)
Andria Lawrence (b. 1936)
Jon Laurimore (b. 1936)
Tony Scoggo (b. 1936)
Barry MacGregor (b. 1936)
Frank Barrie (b. 1936)
Kenneth Farrington (b. 1936)
Eileen McCallum (b. 1936)
Frederick Pyne (b. 1936)
Philip Lowrie (b. 1936)
Marian Diamond (b. 1936)
Anthony Higginson (b. 1936)
Elsie Kelly (b. 1936)
Ann Taylor (b. 1936)
Heidi Erich (b. 1936)
Keith Faulkner (b. 1936)
#dannyreviews#uk#british actors#judi dench#eileen atkins#rosemary harris#brian blessed#julie andrews#michael caine#joan collins#petula clark#david attenborough#richard chamberlain#carroll baker#claire bloom#tom baker#joan plowright#ursula andress
2 notes
·
View notes
Text
new blog post: ICFA: the last two days
new blog post on https://mizkit.com/icfa-the-last-two-days/
ICFA: the last two days
Let’s see. Friday I had a 10:30am thing, which I know because I couldn’t have breakfast with the family. Oh, yes, it turned out to be what Geoffrey Landis said might have been the most fun he’d ever had at an ICFA panel! laughs
It was a panel with myself and Kate JohnsTon, moderated by Novella, and Kate read an incredibly funny piece from the point of view of a genetically engineered modern T-Rex who was very, very horny, followed by two more very funny pieces, after which I read from my Pride & Prejudice pastiche, Magic & Manners, which was not nearly as funny and yet led, ultimately, to what arguably became the theme for the panel, which was…ejaculation. o.o
(See, in Austen, people don’t ‘burst out’ with words when they speak enthusiastically. Sometimes they exclaim, but very often they ejaculate, and given the whole horny T-Rex part of the panel… yes, well, it was very funny and poor Novella was just sort of sitting there with a hand over her face while Kate and I howled with laughter. It was AMAZING.)
Seriously, though, it was a great panel; the audience had good questions, the whole thing was obviously incredibly silly, and we had a truly wonderful time. Kate and I felt like kindred spirits immediately, and just, my god, yeah, it was really fun. I’m sure I could come up with more details (actually, the Magic & Manners stuff led into a pretty good, if brief, conversation about decolonization of fantasy), and I know we made Kate read more of her T-Rex book (which is actually a post-apocalyptic story based in a lot of science, and I’m really looking forward to it), but yeah, overall, it was great.
I think we went straight to lunch after that, where Mame and his wife, Woppa Diallo, who was the other guest scholar but was unable to attend in person, gave plenary speeches that ended with me having an entire LIST of non-fiction books to read; Mame (suffering, as he was, from imposter syndrome) kept saying he hadn’t even realized he WAS a scholar, but my god, the man is incredibly well-read, well-spoken, and insightful. We should all ‘not be scholars’ like he is. He and Woppa both spoke about ‘whimsy’ in African cultures, which was so interesting I may break it out into a short blog post of its own, and just…yeah, it was great.
Friday afternoon all the GoHs had a student caucus thingy that we went to in order to be available to answer questions specifically from students. Mostly there weren’t students in attendence, but the moderator (Andrew, from yesterday’s post) was great, and we ended up having a really good discussion, some great audience questions, and hopefully some insightful stuff was said. (Mary did end up asking me if I’d considered the possibility that I’d been a shaman in a previous incarnation, so, you know, things went a lot of places in that conversation!)
Ellen (Kushner, yes yes I’m definitely name dropping) invited me out to dinner on Friday with herself and Delia, and a couple of other people, including Kate of the T-Rex story, MaryAnne Mohanraj, who ofc I knew OF (we own one of her cookbooks, in fact!) but whom I’d never actually met, and a charming man named Will whose last name I’ve forgotten but whose reading I’d enjoyed earlier in the conference. Ellen apparently has a thing about finding good places to eat that aren’t right on the conference site, and we ended up going out for an Uzbek/Turkish meal that was almost impossibly delicious. We were partway through ordering when it became clear we were going to order half the menu, and the guy taking our order said, more or less “ok but you’ve got to order the to’y osh, it’s the house special,” and upon being reassured that we intended to, we just hadn’t gotten there yet, was satisfied. :D It was a wonderful, funny, delightful evening with absurd amounts of truly delicious food, and I’m extremely grateful for it. wibbly smile
Saaaaaaturday…oh, I hung out with MaryAnne Mohanraj in the morning for a bit, and…at some point? I had another panel? I think? With the other GoHs? And it was–well, for one thing, we were asked to read, which literally none of us expected, but Mame had his award-winning short story on his phone and Mary had a copy of one of her books of poetry with her AND she had a copy of URBAN SHAMAN!!! that she plopped in front of me to sign and, as it turned out, read from. :D And after that it was a Q&A that ranged from use of time in our various pieces (AGAIN, some really INTERESTING STUFF about African perceptions of time in storytelling that could probably use a post of their own) to copaganda, which as I’ve become aware, my stuff is rife with.
I went for a little walk after that and came back into the hotel to sit down and play Pokemon in the lobby, and after a few minutes Mame came by from a walk of his own and sat and we chatted, and then MaryAnne dropped by just as he had to leave, and then just as she was leaving, someone else she knew stopped by, so I was introduced, and as SHE was leaving, someone SHE knew stopped by–it was great, I felt like I was holding court. :D
I met–ah, man, I met so many cool people. I was sitting with the head of the conference’s fairy tale division at dinner one night, and at the banquet reception on Saturday she introduced me to her fairy tale ladies, who included a real genuine fan of mine (the woman who had asked about the copaganda, which was such a good question, honestly), so we had a lovely conversation and then they invited me to be in their annual picture. Obviously I said yes, and my fan, who is short but happened to be standing right next to me, when I said, “Should the shorter people go in front?” said, “I am short but I am not going anywhere. I am never moving from this spot ever in my whole life,” which was pretty cute. laughs She kept saying she was trying REALLY HARD not to completely fall apart, and she didn’t, and she was adorable and sweet and I loved her. :)
The dinner and awards ceremony were lovely–I, as were the other GoHs, was given an honorary award from the BIPOC committee, which made me extremely emotional–and post-dinner we all went out to the pool for an after-party, where I went with the express goal of “I’ll say good night and goodbye and that’s it,” and which took longer than the 90 minutes I’d expected it to (quite a lot longer, actually), but was a wonderful way to end the conference.
I could honestly write more and more and more about it all, but post-con writeups are taking up my “ok I have no brain to write fiction with” time, and I think by tomorrow I’ll be back to Able To Write, so I probably can’t spend the rest of my life waxing lyrical about the conference. :)
Me, Mary & Mame (picture by Mame): We had a great time. :)
3 notes
·
View notes
Text
I recently read The Improbable Adventures of Sherlock Holmes (Ed. John Joseph Adams), which is a fun collection of "nontraditional" pastiches, including some with SFF elements (though they're all reprints of stories that have been published elsewhere).
But it amused me that the collection includes two different stories that both read like fix-it fic of Michael Dibdin's The Last Sherlock Holmes Story.
(Story spoilers below.)
In "The Horror of the Many Faces" by Tim Lebbon, Watson witnesses Holmes committing a brutal murder (and removing an organ from the body, Ripper-style) and starts to have a mental breakdown over it, but it turns out to have been a doppelganger.
In "The Singular Habits of Wasps" by Geoffrey A. Landis, Holmes is Jack the Ripper, but he actually had a perfectly good reason for slaughtering all those women: they were infested by alien parasites and were functionally already dead!
Like I can't prove either of these writers had read Dibdin's infamous pastiche, but you could say I've got a hunch.
#sherlock holmes#pastiche#tbh i've got a bit of a weakness for the last sherlock holmes story#it's the kind of ridiculous melodramatic angst that i'm into#but it amuses me to think that multiple different people were so disturbed by the story#that they felt the need to repair it in some way
3 notes
·
View notes
Link
In Dante Alighieri’s epic poem The Divine Comedy, the famous words “Abandon all hope, ye who enter here” adorn the gates of hell. Interestingly enough, Dante’s vision of hell is an apt description of what conditions are like on Venus. With an average temperature of 450 °C (842 °F), atmospheric pressures 92 times that of Earth, and clouds of sulfuric acid rain to boot, Venus is the most hostile environment in the Solar System. It is little wonder why space agencies, going all the way back to the beginning of the Space Age, have had such a hard time exploring Venus’ atmosphere. Despite that, there are many proposals for missions that could survive Venus’ hellish environment long enough to accomplish a sample return mission. One such proposal, the Sample Return from the Surface of Venus, comes from aerospace engineer and author Geoffrey Landis and his colleagues at the NASA Glenn Research Center. Their proposed concept was selected for this year’s NASA Innovative Advanced Concepts (NIAC) program. It consists of a solar-powered aircraft that would fashion propellant directly from Venus’ atmosphere and deploy a sample-return rover to the surface. The concept of a solar-powered airplane exploring Venus is one Landis and his colleagues have been developing for roughly twenty years. In his first paper, released in 2001, “Exploring Venus by Solar Airplane,” Landis indicated how a solar-powered airplane could safely explore above the cloud deck on Venus – roughly 60 km (37 mi) above the surface. At this altitude, he claimed, the solar intensity is “comparable to or greater than terrestrial solar intensities,” and the atmospheric pressure makes flight easier than on Mars. He also noted how Venus’s slow rotation would ensure that the airplane would be exposed to continuous sunlight and wouldn’t require stored energy for night-time flight. In a paper released in 2003, “Atmospheric Flight on Venus: A Conceptual Design,” Landis and colleagues from NASA Glenn and the University of Illinois shared specifications for a potential fleet of solar-powered aircraft. Two years later, This was followed by “Venus atmospheric exploration by solar aircraft” in 2005, where Landis and these same colleagues advocated for a mission to explore Venus’ atmosphere 50 to 75 km (31 to 47 mi) from the surface. This region is part of Venus’ “middle atmosphere,” where temperatures range from -100 °C (-148 °F) to about 30-70 °C (86-158 °F), and exposure to sulfuric acid rain would be minimal. What’s more, thanks to Venus’ slow rotational period (243 days), a solar-powered aircraft flying above the cloud deck would also be exposed to perennial daylight. As Landis told Universe Today via email: “The middle atmosphere of Venus is nearly the most unknown region of the planet, and simply flying an airplane in this region could lead to some interesting science. Aircraft have the advantage that they have complete control over flight; you go where you want to go, not where the wind sends you. For the sample return, the airplane gives us the option to do a controlled rendezvous with the return rocket.” In a subsequent paper released in 2004, “Robotic Exploration of the Surface and Atmosphere of Venus,” Landis presented a mission architecture that included both surface robots and a solar-powered airplane. Whereas the robots would explore the surface for 50 days (their full lifetime), the aircraft would probe Venus’ atmosphere between 100 km (62 miles) and 60 km (37 mi) above the surface – i.e., just above the cloud deck. From this point onward, Landis and his colleagues at NASA’s Glenn began to consider how advances in materials science would enable a mission to the surface. Slide from a 2008 presentation to NASA’s STDT for Venus. Credit: Geoffrey A. Landis/NASA In 2008, Landis and his team presented their concept to NASA’s Science and Technology Definition Team (STDT) for Venus. As they revealed, the concept would have a wingspan of 9 meters (29.5 feet) and measure 7 m (23 ft) long, with a foldable design that would allow it to fit inside an aeroshell. The aircraft would unfold once it reached Venus and would have many advantages over other airborne concepts – such as balloons and solar-powered airships. Several studies by Landis and his team followed, and the design has evolved with time. Suffice it to say the concept has evolved considerably over the past twenty years and owes its existence to many different sources. In its latest version, which was selected for Phase I NIAC development, the aircraft relies on carbon monoxide rocket technology and generates its own propellant directly from Venus’ atmosphere. As Landis told Universe Today, this concept is still in line with the original idea and could enable the first sample-return mission from Venus: “[T]he first paper I did, looking at Venus airplanes, was back in 2001, when we were still hoping it would be exciting to celebrate the centenary of the Wright Flyer with the first flight on another planet. The solar airplanes we looked at in the past, though, were for flight in the upper atmosphere, not in the hot near-surface atmosphere. But high-temperature electronics are being developed at NASA Glenn and elsewhere, and it was reasonable to start thinking whether it’s possible to actually fly all the way to the surface and back up.” “Separately, we were looking at in-situ propellant production for other missions, and I started thinking, where else could we think to apply in-situ propellant production that hasn’t already been analyzed, and particularly, where could it make a real difference in an otherwise nearly impossible mission?” said Landis. “The Venus sample return stemmed from that kind of thinking.” The aircraft would be paired with a surface element that takes advantage of high-temperature surface systems. As explored in previous articles, scientists have spent years working on concepts that could operate in Venus’ hellish environment. This has led to a diverse range of proposals that incorporate “steampunk” technology, a wind sail, or special electronic systems that can withstand the extreme heat and pressure of Venus’ atmosphere. In addition, the aircraft could also obtain atmospheric samples, perhaps settling the debate on whether there could be life in Venus’ clouds. “For the surface sample, this would be primarily a geology and mineralogy mission,” said Landis. “An atmospheric sample would also have tremendous scientific value for astrobiology and would be a good stepping stone to the more difficult surface sample mission. The recent discovery of phosphine in the clouds of Venus makes the idea of a cloud sampler even more exciting.” With Phase I funding secured, Landis and his colleagues are now focused on turning the conceptual mission architecture into detailed designs. As Landis explained, this will consist of a step-by-step concept of operations (CONOPS), where all the mission components will be combined to create a mass budget, produce some hard numbers, and show that it is feasible. Looking to the future, Landis and his colleagues hope that their proposal will lead to applications for aerial vehicles and exploration that go far beyond Venus and Mars: “I do think that the next big step in planetary exploration, pioneered by the Mars ‘Insight’ helicopter, is flight. In-situ resource utilization, although talked about extensively, has yet to be attempted on any solar system body (other than Earth). Putting these together should open doors to the exploration of many planetary bodies.” To learn more, check out the full list of NASA’s NIAC 2024 selections here. Further Reading: NASA The post NASA Selects a Sample Return Mission to Venus appeared first on Universe Today.
0 notes
Text
Funding Future Tech: NASA Names 2024 Innovative Concept Studies
A collage of illustrations highlighting the novel concepts proposed by the 2024 NIAC Phase I awardees. Credit: clockwise, from upper right: Steven Benner, Beijia Zhang, Matthew McQuinn, Alvaro Romero-Calvo, Thomas M. Eubanks, Kenneth Carpenter, James Bickford, Alvaro Romero-Calvo, Peter Cabauy, Geoffrey Landis, Lynn Rothschild, and Ge-Cheng Zha.NASA NASA selected the 2024 Phase I awardees for…
View On WordPress
0 notes
Text
Những Wattpad username mình từng có trong đời:
across-the-stars: Tên này mình đặt từ hồi 2016 cơ, lúc vẫn còn là fan cứng của Star Wars í. Hồi đấy mình tạo tài khoản Wattpad chỉ với mục đích duy nhất là đọc Mãi đừng xa tôi của Kazuo Ishiguro, nên không quan trọng tên miền lắm, trong đầu nghĩ gì thì đặt như thế. Across the Stars là tên love theme của Anakin Skywalker và Padme Amidala. Nhưng sau này mình đã dùng cái tên này để đăng fic bóng đá vào năm 2019 :)))).
noloosewirejokes & acertainpointofview: Cũng bắt nguồn từ Star Wars. Đây là tên clone account mà hồi 2019 mình đã dùng để đi comment khắp nơi, vì hồi đấy mình bị ngại việc dùng nick chính để tương tác với tác giả khác kinh khủng. Sau này account across-the-stars kia bị mất (vì mình chơi ngu) thì mình đăng fic trên account này. Đó là lý do trên rất nhiều fanfic bóng banh từ hồi 2019 có comment của mình :)))).
chuonchuonkhiengnang: Là username mình dùng hồi mới đăng fic cho U23 lứa mới vào khoảng giữa năm 2022. Bắt nguồn từ câu thơ của Hoàng Cầm: "Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc / Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông", cũng là câu thơ đã gợi cảm hứng để mình viết fic Chuyện chuồn chuồn khiêng nắng hồi cuối 2019. Sau này mình đổi vì sợ người quen cũ nhận ra - kiểu các bạn cứ tưởng tượng rằng mình hồi 2019 là một cô bé vô cùng trong sáng, xong đến 2022 thì tương quả fic Though the heart be still as loving, nó rất :) :) :).
diracsea: Username hiện tại, lấy từ truyện ngắn Ripples in the Dirac Sea của Geoffrey A. Landis. Trong truyện này, Dirac Sea (biển Dirac?) là một lý thuyết được áp dụng để giúp con người du hành về quá khứ. Đây chắc là tên miền khiến mình vừa lòng nhất, vì nó ngắn nhất, mỗi lần xóa truyện đỡ phải gõ một cái tên dài thườn thượt :).
0 notes