#đoản
Explore tagged Tumblr posts
mmwtears · 1 year ago
Text
Tumblr media
mười lăm
những đứa trẻ của tuổi mới lớn, chúng có đôi tay dài, bờ vai rộng, một tâm hồn nổi loạn và một trái tim non nớt.
những đứa trẻ của tuổi mới lớn, chúng ngộ nhận rằng trao đi yêu thương lần đầu tiên là tình đầu đẹp như tranh vẽ, nhưng nào có biết lần đầu chúng biết yêu một ai đó, tình yêu ấy lại dành cho người mẹ.
những đứa trẻ, có một ngọn lửa bập bùng trong trái tim con con, có một đam mê cháy bỏng đang chờ ngày thức giấc trong tâm hồn mình. cứ như thế từng ngày trôi qua, chúng ấp ủ khát vọng lớn lao và ẩn mình trong những nỗ lực miệt mài, rằng chúng biết cố gắng hôm nay dựng thành công mai sau.
nhưng cũng có những đứa trẻ, để cho cảm xúc chi phối trái tim và tâm hồn mình nổi loạn, có hai phần trong mình nhưng lại chọn phần "con". và rồi cho đến khi nhận ra, chúng đã trở thành một con dã thú chẳng thể nào quay đầu.
bởi vì chúng là những đứa trẻ, dáng đứng dáng ngồi, làm sao để ăn và làm sao để nói, tất cả đều từ người lớn, những tượng đài trong lòng lũ trẻ con. tất cả những đứa trẻ con trên đời ngay từ khi sinh ra chỉ là một tờ giấy trắng, chúng sẽ và đang trở thành nét bút, sắc màu mà ai đó tô nên. bởi vì vậy mà ai nhàu nát những tờ giấy, ai vấy bẩn những tờ giấy, ai tô, ai vẽ, ai giày vò thân chúng qua từng ngày đều ảnh hưởng đến tâm hồn và cảm xúc của chúng - những đứa trẻ con chưa từng trải đắng cay lần đầu tiên nếm nhận đắng cay.
và dorothy cũng chỉ là một đứa trẻ, một con bé đương tuổi dậy thì có những xúc cảm và suy nghĩ của riêng mình.
dorothy thích viết, nhưng nó không còn viết nữa. bởi vì những bộn bề độ mười lăm khiến đôi tay nó chẳng thể ôm lấy những mộng mơ thuở bé, bởi vì những niềm vui ban sơ đã biến đi mất tăm và thay thế vào đó là những cơn ủ dột ngày qua ngày hoài kéo về. dorothy không biết tại sao nó buồn, chỉ là vào một ngày nọ, nó thấy mình vô dụng quá, yếu kém quá. nó bỗng dưng nhận ra rằng mình học không giỏi, cũng chẳng xinh, có nhiều khuyết điểm và hơn hết là những câu chuyện thần tiên mà nó viết ra chỉ là mộng tưởng của riêng mình, để cho bản thân tạm thời quên đi mất những vết sẹo nhức nhối chạy dọc cánh tay vốn có.
dorothy không còn yêu nàng tiên trong khu vườn sau nhà, không còn nhớ bầu trời xanh ngút ngàn, cũng chẳng còn vương vấn đôi ba câu chuyện cổ tích mẹ kể khi còn là một em bé. nó bắt đầu tập lớn lên, lớn lên và bỏ rơi tuổi thơ của mình, tình yêu của mình mà quên mất rằng dorothy cũng chỉ là một đứa trẻ đang tập trưởng thành. mà một đứa trẻ thì luôn luôn choáng ngợp bởi vấp ngã lần đầu tiên.
(...)
mmwtears
1 note · View note
banhtroinho · 1 month ago
Text
Mong cầu duy nhất của tớ là kiếm thật nhiều tiền để báo hiếu và trả ơn cho những người đã giúp đỡ tớ, sau đó tớ sẽ trở thành một cá thể tách biệt, đi đến một thành phố xa lạ nào đó, không còn mối quan hệ với bất kì ai, không ai biết đến tớ, cứ thế làm một công việc chân tay nào đó sống qua ngày, không cần suy nghĩ, không cần tương tác xã hội. Rồi một ngày nào đó hoàn toàn biến mất...
Tumblr media
19 notes · View notes
krellatotti · 4 months ago
Text
LẦM LỠ CỦA MỘT THIÊN SỨ
Nàng xứng đáng nhận được cái chết.
Chúa đã gây ra một sai lầm khi gửi nàng tới đây.
Lý do không phải là nàng đã gây ra tội tày đình gì mà là vì nàng không phải người của nhân gian - cõi vô thường tăm tối này. Nàng là thiên sứ, nàng thuộc về bầu trời.
Nàng trắng trong và thuần khiết quá đỗi, tâm hồn mong manh tựa tấm lụa hồng của nàng không thể để bị xé rách. Thân xác tuyệt đẹp như tượng tạc chẳng thể bị bàn tay người phàm động chạm làm cho điêu tàn. 
Ấy thế mà nhân gian đã làm gì nàng thế này?
Hiện thực tàn khốc đã giết chết đứa con mang ân sủng của Chúa với đức hạnh vẹn nguyên một cách không thương tiếc, từng chút từng chút một. 
[...]
Một đứa bé xinh đẹp đã chào đời vào một đêm đông giá rét. Gia đình Liechtens của đứa bé ấy vô cùng giàu có, sống trong một tòa lâu đài cổ kính và từ trước đến nay nắm gi�� vị trí thống trị nền kinh tế của cả một vùng rộng lớn. Sinh ra đã được định sẵn một cuộc đời trải thảm cùng lẵng hoa và sâm panh, luôn được nâng niu và trân trọng, em là một nàng công chúa được cưng chiều chẳng kém gì những người trong hoàng tộc thực thụ. 
Đôi mắt em là trời trong những ngày nắng hạ, trong veo và long lanh. Tôi biết mình đã lạc trong đó từ lâu rồi, như một linh hồn thả mình lững lờ trôi giữa những tầng mây trắng bồng bềnh êm dịu chẳng biết điểm dừng. Tâm hồn em hướng thiện như một nàng tiên chưa từng gãy cánh mà rơi xuống vũng bùn lầy của sự khổ đau. Em là giấc mộng đêm hè trong những áng thơ ca của Shakespeare, là báu vật mà tất cả đàn ông sống trên Trái Đất này đều mong ước được sở hữu. 
“Anh ơi, nhìn chú bướm kia đi. Trông nó đẹp thật đó, một con bướm màu trắng!” 
Trong sáng và thuần khiết như em vậy, tôi nghĩ. 
Em quay ra nói với tôi. Giọng nói em lanh lảnh mà thanh thoát như tiếng chim hót, như tiếng đàn hạc cầm trong những buổi hòa nhạc được tổ chức nơi nhà hát sang trọng mà giới thượng lưu thường lui tới. Tôi luôn ngóng chờ một ngày được ở bên cạnh nghe em hát ca và tắm mình trong nắng chiều rạng rỡ. 
Em thật tốt và đáng yêu biết bao, em yêu thương và quan tâm đến tất cả mọi người. Những người nô bộc và gia nhân đang hầu cận cho nhà Liechtens luôn nhận được món quà nhỏ nhắn từ em, đôi khi là những cái ôm ấm áp, khi thì những túi bánh quy em tự mày mò làm ở trong nhà bếp.
Em luôn tin vào những điều tốt đẹp, tin rằng chỉ cần mình cố gắng làm việc thiện, hạnh phúc tự khắc sẽ đến với ta, bất kể khó khăn và những niềm đau có là gì thì đều xứng đáng. 
“Anh biết gì không, em mới học được một câu nói của một họa sĩ rất nổi tiếng. Ông ấy là Pierre-Auguste Renoir, ông ấy nói rằng nỗi đau sẽ qua đi và cái đẹp sẽ ở lại. Con đường chúng ta đi sẽ gặp nhiều chông gai và thử thách, thậm chí là cả những mất mát và đau thương, nhưng em tin rằng chúng ta dù thế nào cũng sẽ vượt qua anh nhỉ?”. 
Cuộc đời của em vẫn luôn đẹp như những bức tranh của Renoir, những gam màu tươi sáng rực sắc cầu vồng hài hòa, lãng mạn và tràn đầy xúc cảm của trái tim người thiếu nữ xinh đẹp đương tuổi hồng xuân sắc. Dưới từng bước chân em đi được rải đầy lông vũ trắng muốt và cánh hoa hồng nhung mịn, không gì có thể khiến em chịu tổn thương và đau đớn. 
Một nhân sinh quan không chút tì vết, không một nét hoen ố của đố kị hay d��c vọng, hoàn toàn thuần khiết. Như được chính tay Chúa tắm rửa trong dòng nước Thánh và tất cả những thiên thần trên vườn Địa đàng trao nụ hôn ban phước. 
Em hoàn hảo và đáng trân trọng như vậy đấy, nhất là khi em dành trọn thời gian của mình học những lễ nghi của một tiểu thư lá ngọc cành vàng, và giam mình trong thư phòng học thuộc hàng đống sách lịch sử và dày cộp để xứng đáng hơn với vị thế của bản thân mình. Một cô tiểu thư đáng quý sao có thể có những hành vi thiếu chuẩn mực trên bàn trà và dễ dàng bị ngó lơ trong những cuộc trò chuyện của các cô nàng khác vì thiếu kiến thức được. Và hơn hết, em luôn cố gắng chắt chiu thời gian quý báu của mình để ở bên tôi. 
Những ngày bên em là những ngày nằm dài trên thảm cỏ đón nắng ấm, rong ruổi cả buổi chiều hồng trên những cánh đồng lúa mạch, và dĩ nhiên là không thể thiếu tắm suối.
Ngâm mình dưới dòng nước lóng lánh, em đưa mắt lên nhìn tôi, miệng ngập ngừng định nói gì đó nhưng không rõ thành tiếng. Tôi nhẹ nhàng vươn ra ôm lấy em, ghé tai hỏi thầm.
“Sao thế em, có vấn đề cứ chia sẻ cho tôi này, tôi vẫn ở đây với em mà.”
Vừa nói tôi vừa đưa tay ra vuốt ve làn da mịn màng của người thương. 
“Anh…liệu có yêu em thật lòng?”
Mắt em hướng lên nhìn thẳng vào mắt tôi, không chớp, môi mím chặt thành một đường kẻ mảnh, có phải em đang căng thẳng hay không. Tôi không rõ tại sao em lại cảm thấy như vậy trong khi từ trước tới nay tôi đều làm mọi thứ vì em. Tại sao em lại nghi ngờ tình cảm của tôi, tôi không thể hiểu. Hay là em đã phát hiện ra điều gì rồi nhỉ?
“Dĩ nhiên là có rồi, Celineor của tôi. Nhân danh, dưới sự phán xét của Chúa, và danh dự của dòng tộc Rolsburg, tôi xin thề rằng tôi yêu em.”
Nhà Rolsburg là tùy tùng thân cận nhất của Liechtens. Từ đời đầu tiên, những vị tiền bối của chúng tôi đã phải cúi đầu phục vụ cho lũ Liechtens cậy tiền cậy quyền để cho những thế hệ sau có cơ hội tốt hơn. Khốn nạn thay, Liechtens luôn ném một ánh mắt khinh thường về phía Rolsburg, chỉ vì xuất thân hèn kém mà bị chà đạp và xua đuổi, dễ dàng bỏ qua tất thảy những gì chúng tôi đã hết mình dâng hiến cho bọn họ. 
Là con trai trưởng của gia đình Rolsburg, tôi đã ở bên cạnh em từ những ngày em còn là cô bé nhỏ xíu nằm trong chiếc nôi mạ bạc. Chúng tôi đã có hôn ước với nhau từ thuở mới lọt lòng. Coi như là ân huệ đáng giá ngàn vàng, à không, còn hơn cả ngàn vàng ấy chứ, mà chúng ta trao cho mấy người, biết thân biết phận mà yêu thương chăm sóc cho con gái của chúng ta. Cái vị trí con r�� quý chẳng thuộc về thằng bé kia đâu, đáng nhẽ đó phải là người của hoàng gia. Nhưng thôi, coi như là mọi chuyện đã lỡ rồi là những lời mà cha của em đã nói với ông của tôi. Thật căm phẫn biết bao cái thái độ rẻ mạt và khinh thị đó, khiến một trong những người mà tôi yêu thương nhất trên đời phải chịu nhục nhã. Ông tôi, quý ngài Francis Schmidt Rolsburg đáng kính đối với tất cả con cháu của Rolsburg, dành cả sức trẻ của ngài để tiếp nối những giá trị từ đời xưa truyền lại, đó là cái giá được trả bằng máu và nước mắt. Đến thời khắc nhắm mắt xuôi tay, ông vẫn cố xoa đầu tôi âu yếm và nhắc tôi trong hơi thở yếu dần: “Con là tương lai của Rolsburg con ạ, cố lên cháu trai yêu dấu của ta, phải làm rạng danh dòng tộc này, ngẩng cao đầu và kiêu hãnh lên con". 
Nghe lời dặn của ông, tôi tự giao cho mình nhiệm vụ kết thân với em. Làm cho em nguyện yêu tôi say đắm, nguyện trao tấm chân tình vẹn nguyên của mình cho tôi, và quan trọng nhất là sự tin tưởng tuyệt đối vào tôi trên cõi trần thế này. Thật đáng thương và khờ khạo quá đỗi, em đã tự tay kết liễu chính đế chế của gia đình mình.
“Tôi yêu em, yêu hơn tất thảy những gì có trên đời.”
“Xin em hãy trao trái tim mình cho tôi, em sẽ không ân hận đâu Celineor à. Rồi sau này chúng ta sẽ hạnh phúc bên nhau, và em sẽ hát cho anh nghe những câu ca em viết nhé, có được không?”
“Trăng đêm nay đẹp thật!”
Dưới ánh trăng sáng rọi dẫn lối cho tình cảm lứa đôi, hơi rượu vang cay nồng thấm nhuần vào phổi và con tim, ta trao nhau tấm chân tình vĩnh cửu, suốt đời suốt kiếp vĩnh viễn không chia cắt. 
Những lời dụ dỗ nhúng qua đường mật không ngừng được tôi rót vào trí óc non nớt và trái tim ngốc nghếch ôm trọn nỗi đau thế gian và sẵn sàng hứng trọn hàng vạn vết đâm vô điều kiện của em. Cũng nhờ thế mà toàn bộ tài liệu quan trọng trong việc kinh doanh hàng hóa trong và ngoài khu vực của Liechtens đều rơi vào tay tôi, không sót thứ gì.
Những đợt đầu tư thua lỗ cứ thế liên tục diễn ra, chẳng mấy chốc ngân sách của Liechtens để bù đắp vào thiệt hại đã khánh kiệt. Trên thương trường, Liechtens đã trở thành một cái xác rỗng tuếch vì bị moi ruột từng ngày. 
Từ những tập giấy tờ em gửi, tôi còn phát hiện ra hàng loạt giao dịch bất hợp pháp khác của gia đình em và điều kinh hoàng nhất, gia đình Liechtens phản quốc. Những bức điện tín được đóng dấu đỏ tiết lộ hàng loạt bí mật quân sự cho vương quốc ở bên kia chiến tuyến. Thật chẳng thể ngờ ông bà Liechtens lại để cô con gái bé nhỏ của mình gánh lấy hết thảy lời luận tội cho những điều sai trái từ trước tới nay mà hai người đã gây ra. Khi tất cả những thứ này được công khai trước toàn th��� dân chúng thì đó là thời điểm Rolsburg đặt dấu chấm hết cho một thời kỳ lẫy lừng của dòng dõi Liechtens danh giá. 
Cuộc sống của em tuyệt diệu và hào nhoáng là thế, nhưng đáng tiếc thế cờ đã bị lật ngược. Quân Hậu bị ăn rồi, thưa tiểu thư Celineor Maria Liechtens. 
Bi kịch ập đến quá đỗi bất ngờ đối với cả gia tộc Liechtens. Gia đình em phá sản vì không may dính vào bẫy của Rolsburg. Cha mẹ em vì biến cố quá lớn mà chọn cách kết liễu đời mình bằng những phát đạn, “thật vô tâm" - tôi đã nghĩ vậy - để lại một mình em bơ vơ lạc lõng một thân một mình trên thế giới này đấu tranh. Nhưng hỡi ôi, một cô con gái từ nhỏ đến lớn luôn được bao bọc cẩn thận trong vòng tay của mẹ cha làm sao có thể đối mặt và chống chọi với nghịch cảnh. Gánh trên vai khoản nợ khổng lồ, em chỉ có thể biết vật lộn với những công việc nặng nhọc sớm tối, gắng công gắng sức dành dụm từng đồng một. 
Từ một tiểu thư đài các được nâng từng bước chân đi, giờ đây đã trở thành một nô lệ chịu nhục mà bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cả ngày đã quá mệt vì làm việc quá sức, đến tối muộn lại bị những người chủ tồi tệ hành hạ, tra tấn đến chết đi sống lại vì không làm được việc. Cũng dễ hiểu thôi khi người con gái này đã quen với việc được nuông chiều và chăm sóc tỉ mẩn, đây vốn chẳng phải những việc em nên làm, nhưng lại là việc mà em phải làm. Buồn thay em lại không đủ khả năng làm những điều ấy. Gương mặt em vẫn xinh đẹp như vậy, nhưng nó nhem nhuốc bùn đất và cỏ dại, làn tóc mây không còn mượt và sáng bóng nữa mà rối tung hết cả. Thân xác em kiệt quệ và rệu rã. Thần trí đôi lúc còn nửa tỉnh nửa mê, chẳng thể nào phân biệt ngày đêm. Chúa đã làm mọi cách để đứa con của mình trở về bên và vị thần Số Phận cũng đành phục mệnh mà giáng cho em một đòn đau đớn, một cái chỉ tay tước đoạt hết tất cả những điều mà em tự hào ở trần thế. Từ cuộc sống, nhan sắc cho đến danh dự. Em chẳng còn gì cả, đến cả tấm thân của em một đồng cũng chẳng đáng giá. Điều này hoàn toàn trái ngược so với lời của người cha đã chết của em. Ông ta đã cho rằng em là vật ngàn vàng và hơn thế nữa, một nàng tiểu thư đài các kiêu sa được nâng niu từng tấc gót chân ngọc ngà, vốn dĩ em là như vậy, nhưng bây giờ thì không có ai thèm để mắt đến một nô lệ cả hèn kém đứng ở đáy của tầng lớp xã hội cả. Và cũng chẳng một ai sẵn sàng vươn tay ra mà đỡ lấy một kiếp khốn khổ khi gia đình của ả ta đã phản bội Tổ quốc. 
Em có thấy nỗi tuyệt vọng bủa vây lấy thân xác gầy gò? Thể xác em còn toàn vẹn hay cuộc đời tàn nhẫn kia đã cấu xé tỉ mẩn từng mảnh xương? Nỗi đau có gặm nhấm tâm hồn cô quạnh và đau đớn của em từng chút một? Em không thể trả nổi số nợ ấy đâu.
“Xin chào, chúng tôi là người của tòa án phái xuống. Chúng tôi xin thông báo với cô Celineor Maria Liechtens thông tin như sau: Gia đình Liechtens hiện tại đang nợ gia đình Rolsburg số tiền là mười lăm tỷ, và gia đình Liechtens đã không trả nợ đúng hạn định. Xin mời cô Rolsburg theo chúng tôi về tòa để xử lý vụ việc.”
Rất nhiều người đổ ra đường để bàn tán to nhỏ về em. Em vẫn đứng đó chết lặng. Cái ngày này đã đến sớm hơn dự tính. Hai bàn tay sần sùi và phồng rộp vì bê vác nặng nhọc của em buông thõng xuống, đôi môi run rẩy, gương mặt em tái mét lại. Rồi bất ngờ, em quỳ thụp xuống mà khẩn cầu:
“Tôi xin các ông tha cho tôi, xin đừng bắt tôi đi. Tôi sẽ cố gắng để trả tiền mà. Tôi xin các người hãy làm ơn tha cho tôi.”
Em vừa nói vừa khóc, đôi tay nắm lấy xin khoan nhượng mà không thành. Mặc kệ những lời van xin tha thiết thất thanh của Celineor, những người kia vẫn kiên quyết bắt giữ, không thương tiếc mà dùng chiếc gông bằng gỗ trói chặt hai bàn tay gầy guộc của em lại. 
Hãy nhìn xem em còn lại gì, em còn ai bên cạnh? Chẳng có một ai cả, có lẽ em nên cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh của chính bản thân mình thôi và đón chờ ngày hành quyết. 
Tôi cảm thấy mình thật vô tâm và tệ hại khi bỏ lại em như thế trong khi tôi chính là người đã đẩy em vào bước đường cùng. Một nỗi đau vô cùng tận. Nhưng biết làm sao bây giờ, đó là cái giá mà Liechtens phải nhận, và người chịu đau khổ chính là em, Celineor ạ. Em vô tội, nhưng người chịu trừng phạt là em. Không trả được nợ, sửa chữa được lỗi lầm thì phải trả bằng máu. Đó là cách thế giới nhẫn tâm và vô tình vô cảm này vận hành, từ trước đến nay đều là như vậy. 
Thật nghiệt ngã biết bao, dòng dõi Liechtens chảy trong trong huyết quản của em giờ chẳng còn xứng đáng để gọi lên hai từ “quý tộc” nữa.
Tôi thương em, Celineor - nàng thơ của tôi. Nhưng tôi cũng hận em vô cùng, hận cái dòng dõi thối nát đáng nguyền rủa của em vì đã chà đạp lên thanh danh của Rolsburg. Celineor, em đã sai rồi, thực sự sai khi cư ngụ ở nơi dương gian vốn ngay từ đầu không hề dành cho em. 
Ngày hành hình, tôi ngồi trên bục cao cùng những người khác. Từ đầu, người được giao nhiệm vụ chém đầu không phải tôi, nhưng tình yêu và đôi niềm ân hận của tôi thôi thúc tôi phải làm điều gì đó, có thể là dành tặng món quà cuối cùng dành cho em, sau tất cả những gì em đã hi sinh cho tôi. 
Người con gái đáng thương ấy nhanh chóng bị áp giải vào pháp trường. Hàng vạn người đứng xung quanh chỉ trỏ, thì thầm to nhỏ. Những câu từ chế nhạo, phỉ báng từ tứ phía vang lên không ngớt. Lần lượt những hòn đá ném về phía em, máu tươi từ đỉnh đầu lập tức tuôn ra, nhưng em chẳng để tâm. Những thứ này đã là gì đâu so với những tháng ngày em bị nhục mạ và chịu đớn đau từ những sợi roi da quất lên người không ngớt.
Có vẻ như là lần này lời họa sĩ Pierre-Auguste Renoir không còn đúng nữa rồi nhỉ? Khi mà thứ qua đi là cái đẹp, còn thứ ở lại sẽ chính là nỗi đau. 
Tôi đã từng nói em sẽ không hối hận khi tin tưởng vào tôi, và tôi thầm nghĩ đến giờ chắc sẽ là hối hận nhỉ?
“Em có hối hận không, Celineor?”
Tôi đứng trước mặt em, với thanh kiếm cầm trên tay đã vào vị trí. Nhưng nàng không trả lời, chắc vì cổ họng đã khô khốc không thành tiếng, hoặc cũng vì đôi mắt nàng đã trả lời thay nàng. Đôi mắt nặng trĩu, thâm quầng hướng vào không trung vô định. Thứ thắp lên ánh sáng trong đôi mắt em là gia đình và tình yêu đã không còn nữa. Nó không còn là bầu trời xanh trong mà mờ mịt và tối đen không chút tia sáng của hy vọng. Đối diện với cái chết, nàng không khóc, tôi đoán rằng nàng đã khóc quá nhiều nên hiện tại nước mắt cũng cạn kiệt chẳng còn để mà rơi nữa.
Celineor à, em hãy nhớ rằng, từ đầu tới cuối, em không làm sai bất kì điều gì. Em không giao dịch trái phép, em cũng không làm gì có tội với đất nước của mình. Chỉ đành rằng em quá trong sáng và thánh thiện, quá tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống mà quên mất đi rằng cuộc đời vốn tàn nhẫn biết bao nên em hủy hoại và tự tay đánh mất đi tất cả mọi thứ là gia đình em và tình yêu em có. Nhưng Williams Frederick Rolsburg tôi đây lại phải cảm ơn em vì điều đó. 
Lầm lỡ duy nhất của em chính là “sống". Nhưng không sao hết, nếu Chúa đã lỡ tay đưa em đến đây, tôi sẽ đưa em quay về nơi mà em vốn dĩ nên thuộc về và mọi sự sẽ chấm dứt.
Tôi yêu em nhưng tôi cũng không ngần ngại mà thừa nhận rằng tất cả những gì mà em và dòng tộc Liechtens cao quý của em phải chịu đựng là do tôi. Đến tận ngày hôm nay, đến tận khoảnh khắc này, và đến khi tôi chết, tôi cũng sẽ không hối hận. 
Trời bắt đầu nổi gió rồi lần lượt những tiếng sấm nổ chói tai trên bầu trời. Có vẻ là Chúa đã đến đòi người rồi Celineor yêu quý. Ngài đã phát giác ra mọi điều độc địa tôi đã làm với em và nổi cơn thịnh nộ với tôi cùng toàn cõi nhân loại. Quả thực tôi chẳng xứng đáng với em, xứng đáng với thứ tình cảm tốt đẹp và trọn vẹn nhất của một thiên thần.
Sấm rít gào lần cuối, một đường kiếm lóe sáng trước hàng vạn con mắt.
Một chú bướm trắng bất ngờ bay đến đậu trên mũi kiếm nhuốm máu. Màu trắng tinh khôi nổi bật trước màu đỏ tanh tưởi chói mắt. Nó chỉ ở đó vài giây như lời chào vĩnh biệt rồi vụt bay đi mất, bay về phía bầu trời - nơi là nhà của nó.
Một giọt nước mắt chợt rơi khỏi khóe mắt tôi. Không đau lòng vì người đã đi xa, chỉ đau vì mối tình mãi mãi chẳng cập bến, cũng tiếc thương cho một kiếp bất hạnh và chịu vạn tổn thương cứa thẳng vào tim gan đến rỉ máu của một thiên sứ tài đức vẹn toàn.
Xin cho phép tôi nhắc lại một lần nữa, và cũng là lần cuối cùng tôi nói điều này.
“Tôi yêu em, Celineor. Và mong em cho tôi được tận tay tiễn em trở về với thiên đường.”
HẾT
Tumblr media
4 notes · View notes
dammymoingay · 14 days ago
Text
Nghi ngờ có lý
Tác phẩm: Nghi ngờ có lý Tác giả: Nặc Danh Hàm Ngư Thể loại: Đ a m m ỹ, hiện đại, tình cảm Độ dài: 24 chương Continue reading Nghi ngờ có lý
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thatvanconuong · 1 year ago
Text
Nhân Vật Nguy Hiểm [Dịch Dung Thuật Cửu]
Tumblr media
wikidich
Kết thúc lãng xẹt, tác giả tịt văn nên bỏ đó thì đúng hơn :)) đáng tiếc đọc cũng được quá cơ mà.
0 notes
buddhistbooks · 2 months ago
Text
Tumblr media
Cổ nhân nói: “Trạng thái tu dưỡng cao của đời người là nhìn thấu mà không tranh cãi.”
1. Nhìn thấu mà không nói ra là tôn trọng
Vương Dương Minh từng nói: “Mỗi người nên có ít lời khuyên răn, phê bình và nhiều lời khuyến khích, khen thưởng”.
Đúng là khi hòa đồng với bạn bè, cách giao tiếp đúng đắn là bớt trách móc và bao dung hơn.
Trương Đại Thiên, một bậc thầy về hội họa truyền thống Trung Quốc, đã từng vẽ một bức tranh có tên “Lục Liễu Minh Thiên Đồ”, trong đó một con ve sầu lớn cúi đầu và kêu lên trên cành liễu, rất sống động như thật.
Chuyện xảy ra khi Trương Đại Thiên đến thăm Từ Nãi Lâm với những bức tranh của anh ấy, Tề Bạch Thạch cũng ở đó. Sau khi xem bức tranh này, Tề Bạch Thạch đánh giá cao tác phẩm: sự kết hợp giữa chuyển động và tĩnh lặng khá biểu cảm.
Trương Đại Thiên gật đầu và bày tỏ ý định của mình đối với bức tranh.
Sau đó, Tề Bạch Thạch nói rằng anh ấy cũng đã vẽ ve sầu, khi kêu nó sẽ ngẩng đầu lên.
Tình cờ lúc đó, có một ông nông dân già nói với Tề Bạch Thạch rằng tư thế của ve sầu khi kêu là “cúi xuống”.
Để tránh xung đột, Tề Bạch Thạch nói rằng: “Kỳ thật ta cũng chưa tận mắt nhìn thấy, có thể ta đã nhìn lầm”.
Trương Đại Thiên đã suy nghĩ về vấn đề này rất lâu sau khi vụ việc xảy ra. Mãi cho đến khi nhìn thấy một con ve sầu trên cành liễu ở vùng quê khi đang phác họa, ông mới phát hiện ra rằng đầu của con ve sầu thực sự hướng lên trên khi nó kêu.
Tề Bạch Thạch đã biết từ lâu, nhưng ông cũng không nói gì, chỉ để tránh cho người khác thấy xấu hổ.
Bình tĩnh là sự tôn trọng nhìn thấu mọi việc mà không nói ra, và đó cũng là lòng tốt thể hiện tấm lòng của một người.
Cổ nhân có câu: “Nhân hữu đoản, thiết mạc yết; nhân hữu tư, thiết mạc thuyết”. Dịch nghĩa: Người có lỗi, chớ vạch trần; việc riêng người, chớ nói truyền.
Khi tương tác với mọi người, chừa một con đường cho người khác là nền tảng của một mối quan hệ lâu dài.
Có một câu chuyện như vậy được ghi lại trong “Những câu nói của Khổng Tử”: Khổng Tử và một nhóm đệ tử ra ngoài không may gặp phải mưa lớn và không mang theo ô.
Đi ngang qua nhà Tử Hạ, một đệ tử đề nghị mượn ô của Tử Hạ.
Khổng Tử không đồng ý nói với các đệ tử: “Tử Hạ là người keo kiệt, không cho ta mượn thì mọi người cho là không kính trọng thầy; nếu cho ta mượn thì trong lòng sẽ khó chịu”.
Theo quan điểm của Khổng Tử, điều khôn ngoan là biết khuyết điểm của người khác và không làm khó họ, tránh khiến họ rơi vào tình thế khó xử.
Nhìn thấu một điều gì đó thì dễ, nhưng điều khó nhất là không nói ra. Người có thể nhìn thấu mà không nói là người thông minh.
2. Biết người mà không phán xét là tu dưỡng
Có một câu nói cổ: “Bạn không cần phải nói với mọi người mọi điều bạn biết, nếu không bạn sẽ không có bạn bè”.
Chúng ta không thể can thiệp vào cuộc sống của người khác, nhưng chúng ta có thể kiểm soát lời nói và hành động của chính mình.
Có một câu chuyện như vậy: Có một người đàn ông tên là Sĩ Thành Khỉ, rất tự cao về bản thân, anh ta nghe danh về Lão Tử đã lâu, nên muốn đến để học hỏi. Nhưng khi đến nơi, thấy nơi ở của Lão Tử dơ bẩn và lộn xộn, cảm thấy rất bực bội, liền nói với Lão Tử:
“Tôi nghe nói ông có trí tuệ, là một nhà đạo đức; cho nên ngưỡng mộ thanh danh mà nghìn dặm từ xa đến, nhưng đến đây lại thất vọng vô cùng. Rõ ràng nhà ông chẳng khác nào hang chuột, chuồng bò, chuồng ngựa, chuồng heo. Tôi không biết ông có gì đáng để tôi thỉnh giáo?”
Trên đường về, anh cảm thấy áy náy. Anh cứ suy nghĩ mãi, ngày hôm sau chịu không nổi, anh trở lại gặp Lão Tử nói: “Thật kì lạ! Hôm qua, tôi đến thỉnh giáo ông, nhưng không giữ lễ phép với ông, lại nói những lời mạ nhục ông. Vì sao ông không phản ứng, cũng không tức giận?”
Lão Tử trả lời: “Nếu như tôi là một người có đạo đức thật sự, thì cho dù anh mắng tôi là con trâu, con ngựa; hoặc là con chuột thì có liên quan gì với tôi? Việc này chẳng có gì quan trọng cả!”
Người xưa có câu: “Không thể nói chuyện biển cả với ếch ngồi đáy giếng, không thể bàn về băng tuyết với côn trùng mùa hè”.
Khi đối xử với người khác, bạn không nên đối xử với người khác theo tiêu chuẩn đánh giá của bản thân và nên giữ im lặng, chỉ khi đó bạn mới có thể giành được sự tôn trọng của người khác.
Nếu bạn chỉ trích người khác về những khuyết điểm của họ, bạn sẽ không thể sửa chữa chính mình.
Đừng chỉ trích người khác mà không làm việc của mình, bởi nói nhiều có thể làm tổn thương lòng người. Biết người mà không phán xét họ là trình độ tu dưỡng cao nhất của một người.
3. Biết sự thật mà không tranh cãi là trí tuệ
Tôi đã từng chứng kiến ​​một câu chuyện như vậy: Ngày xửa ngày xưa, có một kỳ thủ nổi tiếng đến nỗi có khách đến nhà ông để bàn luận về kỹ năng chơi cờ dưới danh nghĩa xin lời khuyên, kỳ thủ gật đầu đồng ý.
Người khách chỉ vào hộp cờ và nói: “Ông có biết trong đó có bao nhiêu quân cờ không?”
Người chơi cờ mỉm cười nói: “Có 181 quân đen, 180 quân trắng và tổng cộng 361 quân cờ”.
Người khách sau đó cười lớn, lấy ra một quân cờ giấu trong lòng bàn tay và dọa rằng người chơi cờ đã trả lời sai và thua kém mình.
Khi các học trò của người chơi cờ thấy thầy mình bị xúc phạm, họ bắt đầu tranh cãi với vị khách.
Sau một lúc, người chơi cờ lịch sự thừa nhận sự thiếu sót của mình và vị khách vui vẻ rời đi.
Các học trò phàn nàn rằng người này rõ ràng là cố ý, người chơi cờ dùng điều này để dạy đệ tử: “Đã biết hắn là người vô lý, sao còn tranh cãi với hắn? Nếu tranh cãi sẽ không giải quyết được gì”.
Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử nói: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện”. Người lương thiện không tranh không cãi, người tranh cãi không phải người lương thiện.
Mọi người đều biết sự thật nhưng rất ít người có thể làm được không vạch trần.
Chúng ta luôn phàn nàn rằng người khác vô lý, nhưng khi bạn tranh cãi với người khác, bạn sẽ trở thành loại người hay phàn nàn.
Tranh luận với người mạnh hơn bạn là vô ích; tranh luận với người yếu hơn bạn là vô nghĩa.
Kiềm chế ý muốn tranh luận với người khác về đúng sai là khả năng lớn nhất của con người. Bởi nhận thức là khác nhau, nếu tranh luận sẽ là lãng phí.
Nếu bạn thắng trong cuộc tranh luận, đối phương sẽ mất mặt; Nó không mang lại lợi ích gì cho người khác hoặc cho chính mình. Có thể nói hùng hồn là một loại năng lực, nhưng biết mà không tranh cãi là một loại trí tuệ.
Có câu nói rằng: “Chúng ta chỉ mất hai năm để học nói, nhưng phải mất sáu mươi năm để học cách im lặng”.
Cách nói của người khôn ngoan là: đừng nói nhiều, bớt phán xét người khác và đừng tranh cãi. Chỉ bằng cách nhìn thấu sự việc mà không nói ra, chúng ta mới có thể hòa hợp với nhau một cách thoải mái; Chỉ bằng cách biết mà không phán xét, bạn mới có thể giành được sự tôn trọng; Chỉ khi không tranh cãi, bạn mới có cuộc sống hạnh phúc. Đó là sự tôn trọng và cũng là cảnh giới tu dưỡng cao của đời người.
Thùy Dung biên tập
Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)
21 notes · View notes
doctoti · 7 months ago
Text
Thứ 3 ngày 30/4/2024 Một ngày nắng nóng và buồn bã trôi qua. Đêm qua không ngủ được. Nên đã ngồi thu đoản khúc này cho ngày 30/4 Những dự định mãi mãi dang dở. Có lẽ mình là con người thật sự thất bại! Đêm đành rót một chút rượu ra uống để có thể ngủ. Và cũng ngủ được đến 6AM. không biết khi nào những trang buồn này sẽ chấm dứt!
11 notes · View notes
jameswithblues · 1 year ago
Text
Có lúc nào các bạn đã tự đặt cho bản thân rằng tại sao chuyện xui xẻo lại luôn đến với những người tốt và tử tế không? 
Từ lúc còn bé, mình đã được nghe biết bao câu chuyện cổ tích với một kịch bản chung là “Ở hiển gặp lành” còn “Ác giả ác báo”, ví dụ như Thạch Sanh được kết hôn với công chúa và lên ngôi vua, Sọ Dừa đỗ Trạng nguyên và lấy được con gái Phú ông, ... Các tác giả dân gian luôn đứng về phe chính diện, cảm thông trước những đau khổ, đắng cay và oan ức của các nhân vật ấy, tìm cách để họ  được đền đáp xứng đáng. Trong khi các nhân vật phản diện luôn phải chịu một kết cục bi thảm, đau đớn. Đấy là niềm tin và mong ước của cha ông ta gửi gắm vào truyện mang đến cho cuộc đời tươi mới hơn, Vậy còn ngoài đời thực thì sao nhỉ? Bây giờ vẫn còn rất nhiều kẻ có lương tâm tàn ác đang nhởn nhơ tận hưởng cuộc sống của mình kia? Phải chăng chuyện cổ tích chỉ là liều thuốc an thần dành cho giai cấp bị trị trong xã hội phong kiến cũ? Xét trên góc nhìn của một người mang tiếng là Gen Z, mình cảm nhận được mấy trường hợp như là người X này ăn ở lương thiện, tốt tính nhưng người thân của họ lại gặp nạn, kẻ thủ ác gây ra lại bỏ trốn, thế rồi người X này bây giờ trở thành trụ cột của gia đình nuôi con và chồng qua ngày. Đúng là “người tốt thường đoản mệnh, còn kẻ xấu sẽ sống tận ngàn năm”.
Những người xấu xa gian xảo luôn khôn lỏi, trục lợi cho bản thân còn người tốt  thì, thường dại, họ không toan tính. Người tốt họ làm mọi thứ bằng sự tự nguyện và điều đương nhiên họ sẽ bị lợi dụng và bắt nạt. Nhưng có khi ta đặt mình vào vị trí của “người ở hiền” thì ta sẽ thấy “gặp lành” rồi đó. Như người X nói “tôi đã nghĩ chồng tôi chẳng qua khỏi, may mà có các cụ phù hộ”. Nghe được từ ‘May mà” có nghĩa là với họ, họ đã gặp lành rồi.
Nếu ta nghe có ai than thở “ôi mình lương thiện thế này tại sao đời lại bất công như vậy?” thì hẳn là họ đang ôm giữ một ác ý nào đó. Mình nghĩ vậy vì đây là một câu nói của nhà sư nào mà quên mất rồi. “nếu một người nội tâm không có điều ác thì họ sẽ không có cảm giác thống khổ”. ÁC ở đây không phải là tàn ác hay hung bạo gây ảnh hưởng tới người khác, mà có nghĩa là tâm còn đố kỵ Nghe có vẻ hơi giáo điều đúng không nhưng mà “ở hiền gặp lành” không chỉ là hành động bên ngoài, nó còn là cái tâm ở bên trong hướng thiện nữa cơ. Người ở hiền xuất phát từ tâm trong sạch, hiền cả trong tâm tính, biết bản thân đang làm những việc tốt giúp đời mà chẳng mưu cầu được đền đáp. Khi gặp những hoàn cảnh tệ hại, người ở hiền sẽ nhìn ra được những mặt tích cực đầu tiên. Dẫu người ngoài nói ôi ở hiền thế này mà vẫn bị thế nọ thế kia, nhưng đây cũng chỉ là góc nhìn của người ngoài mà thôi, còn bản thân người trong cuộc đã bước ra khỏi bất hạnh đó từ lâu rồi.
Chuyện xấu thật ra xảy ra với tất cả mọi người chứ không riêng gì người tốt, vậy nên đừng đặt câu hỏi vô tri như thế n���a. Mà hãy hỏi bản thân là liệu mình có trở thành người tốt được không. Mọi quy luật tự nhiên sẽ không có ngoại lệ cho ai cả. Chúng ta không thể mong đợi một cuộc sống toàn những màu hồng bao phủ và cũng không nên khăng khăng rằng ta cứ giúp đời, giúp người. Lúc đó đứa trẻ bên trong ta sẽ thôi tự hỏi “tại sao mình lại là nạn nhân?”, rồi đứa trẻ ấy sẽ phá kén và dũng cảm đương đầu với khó khăn. Không phải màn đêm đến vì bạn đã làm gì đó sai, mà bạn xứng đáng với mặt trời ngay sau đó!
10 notes · View notes
thptngothinham · 6 days ago
Text
[Văn mẫu 10] Phân tích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên, đoạn trích khắc họa rõ nét hình ảnh người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Phân tích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên, qua đó hiểu thêm về một vị tướng có tài, mưu lược có tầm nhìn sáng suốt sâu rộng, có tình yêu thương dân, trọng dân và lo cho dân. Cùng tham khảo tuyển tập những bài văn mẫu chọn lọc phân tích đoạn trích này mà THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp em nhé! Đề bài: Phân tích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên >> Tham khảo Dàn ý phân tích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên Bài văn mẫu phân tích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên Bài văn mẫu 1 Ngô Sĩ Liên là nhà sử học lớn của dân tộc, có công lao trong việc biên soạn bộ “ Đại Việt sử kí toàn thư” theo lệnh của vua Lê Thánh Tông. Đoạn trích “ hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn” trích trong “ Đại Việt sử kí toàn thư” phần “ bản kỉ”. Nội dung viết về nhân vật Trần Quốc Tuấn người anh hùng kiệt xuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Mở đầu, nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn, bộc lộ lòng trung quân ái quốc, nó biểu hiện tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm cao với sơn hà xã tắc. Trong lúc đang lâm bệnh, nhà vua đã tới thăm và hỏi về việc chống giặc phương Bắc, ông đã kể vua về những trận đánh trong lịch sử và nói với vua về việc trị nước là việc khó khăn, phức tạp, sự thành bại dựa vào nhiều yếu tố, việc dùng binh phải linh hoạt không có khuân mẫu nhất định, phù hợp thời thế. Dùng đoản chế trường, nếu chỉ thấy quân giặc kéo đến như lửa thì dễ chế ngự, nếu tiến chậm, không cần nóng lòng thắng mà cứ từ từ chọn tướng giỏi, tùy tạo thế. Điều quan trọng là toàn dân đoàn kết một lòng,vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, quân đội một lòng như cha con, giặc phải bị bắt. Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, cho nhân dân cuộc sống ấm no hạnh phúc, đó chính là thượng sách giữ nước. Qua đó ta thấy Trần Quốc Tuấn là một vị tướng có tài, mưu lược có tầm nhìn sáng suốt sâu rộng, có tình yêu thương dân, trọng dân và lo cho dân. Trần Quốc Tuấn có lòng chung nghĩa không ai sánh bằng, ông mang lời cha dặn ra để hỏi những người gia nô và vợ con, hai người gia nô là Dã Tượng và Yết Kiêu ông luôn rất tôn trọng họ, còn đem việc quan trọng để hỏi họ. Khi mất, cha ông đã dặn ông dành lấy đất nước, ông luôn ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do mình ông đem lời cha dặn nói với hai gia nô, hai gia nô khuyên can nguyện làm gia nô cả đời chứ không vì chức quan mà bất trung hiếu, để lại tiếng xấu ngàn năm, Quốc Tuấn vô cùng cảm động, khen ngợi hai người họ. Ông hỏi Hưng Vũ Vương ông ngầm cho là phải, hỏi đến Hưng Nhượng Vương ông rút gươm định giết nhưng vì là con mình ông đành tha nhưng không cho gặp trước khi chết. Qua đó ta thấy ông là người có tấm lòng nhân nghĩa, trung hiếu với nhà vua, dù tài giỏi nhưng chỉ phò trợ vua, và vô cùng nghiêm khắc trong chuyện giáo dục con cái. Ông là một người thận trọng, chín chắn trong mọi việc, có chủ kiến, quyết đoán trong hành động, luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình. Đối với đất nước thì ông sẵn sàng quên thân tận trung báo quốc, ông từng soạn sách khích lệ tướng sĩ dưới quyền, ông tiến cử những người tài ra giúp nước, ông được vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác nhưng ông chưa bao giờ phong cho ai cả, khi nhà Hồ vào cướp , ông lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp quân lương, mà chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không dám cho làm lang tướng thật, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Đối với giặc ông không hề nương tay nếu chúng cứ tiếp tục muốn xâm lược, bọn giặc rất sợ ông và rất nể phục. Khẳng định tài năng và đức độ của Trần Quốc Tuấn. Khi sắp ra đi ông dặn dò con phải hỏa táng rồi trôn mình trong vườn không cho ai biết làm sao cho xương nhanh mục, để ông vĩnh viễn biến mất khỏi thế gian này. Ông đã để lại những lời dặn dò trân thành và đầy yêu thương cho con mình.
Cách kể chuyện ngắn gọn, cô đọng mà tự nhiên, sinh động, hấp dẫn. Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện, không theo trình tự thời gian nhưng vẫn mạch lạc, khúc chiết, nhân vật được khắc họa sống động, mang màu sắc huyền thoại nhằm ca ngợi tài năng của Hưng Đạo Vương. Đoạn trích có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đã khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn tài năng, đức độ mẫu mực sáng ngời, một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng dân tộc. Bài văn mẫu 2 Thời trung đại, văn – sử – triết bất phân là hiện tượng thường thấy trong một văn bản ngôn từ. Đó cũng chính là lí do khiến nhiều câu chuyện lịch sử lại có giá trị văn học lớn lao. Từ những trích đoạn trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam thời trung đại: tinh thần yêu nước. Cùng với lòng nhân đạo, yêu nước là một trong các phẩm chất tuyệt đẹp của con người Việt Nam mọi thời đại. Một trong những biểu hiện của yêu nước là lòng tự hào dân tộc. Các trích đoạn Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ thể hiện một cách sâu sắc niềm tự hào của Ngô Sĩ Liên về những bậc anh hùng dân tộc, những điển hình yêu nước tiêu biểu của nhân dân, đất nước. Niềm tự hào đó được thể hiện trong nghệ thuật xây dụng nhân vật và cảm hứng ngợi ca nhân cách tuyệt đẹp của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ. Trong Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một bức chân dung tuyệt đẹp về một con người toàn đức toàn tài. Qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh, bất cứ ai cũng nhận thấy tinh thần hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân của Quốc Tuấn. Suốt cuộc đời, Trần Quốc Tuấn đã thờ trọn chữ “trung”. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh thử thách đặc biệt. Trần Quốc Tuấn không quên mối hiềm khích giữa cha ông (An Sinh Vương) và Trần Thái Tông. Ông cũng không quên lời dặn dò của cha mình trước khi lâm chung. Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”. Nhưng khi đươc nắm binh quyền trong tay, Trần Quốc Tuấn đã đặt “trung” lên trước “hiếu”, đặt nợ nước lên tình nhà. Hay nói cách khác, ông đã không hiểu chữ “hiếu” một cách cứng nhắc. “Trung” và “hiếu” đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đối với đất nước. Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với Yết Kiêu, Dã Tượng (cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người), đối với Hưng Vũ Vương (ngầm cho là phải) và đối với Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tuấn (rút gươm kể tội) khi nghe câu trả lời của họ càng tôn thêm lòng trung nghĩa của ông. Có thể nhận thấy ở Trần Quốc Tuấn tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước. Lòng trung quân ái quốc của trần Quốc Tuấn lại đi vùng với tài năng mưu lược. Ông đã phò giúp hai vị vua nhà Trần chống giặc ngoại xâm, trấn an nhân dân. Tài đức của ông khiến quân giặc phương Bắc còn khải kính cẩn, nể sợ: Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Vương Vương Trần Quốc Tuấn mà không dám gọi tên. Ông để lại câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng” và cống hiến cho đời sau những tác phẩm quân sự có giá trị (Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư). Qua cách ông trình bày với vua về thời thế, tương quan ta – địch, sách lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là chú trọng đoàn kết sức mạnh toàn dân, có thể thấy rõ tầm nhìn sáng suốt, xa rộng của vị tướng tài ba. Không chỉ trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Dù được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông chủ trương khoan thư sức dân, vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Giã Tượng, Yết Kiêu, là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Ông cẩn thận tính toán phòng xa việc hậu sự của mình.
Trong tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông còn linh hiển phù trợ dân chống lại tai nạn,dịch bệnh: Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp bưng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn. Cuộc đời Trần Quốc Tuấn có bao nhiêu câu chuyện đáng được kể để nêu gương nhưng người viết đã biết chọn lọc những câu chuyện tiêu biểu nhất, hàm súc nhất để ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của ông. Không có một sự thấu suốt, am hiểu, không có thái độ tôn kính, Ngô Sĩ Liên không thể viết nên câu chuyện ngắn mà thấm đẫm niềm tự hào như thế. Một nhân vật lịch sử khác được Ngô Sĩ Liên lựa chọn để ngợi ca chính là Trần Thủ Độ. Khác với cách xây dựng chân dung Trần Quốc Tuấn, ở hình tượng này, tác giả lại đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh có phần gai góc để nhân vật tự bộc lộ mình. Khi có người hặc tội chuyên quyền của Trần Thủ Độ với vua, Trần Thủ Độ không những biện bạch cho bản thân và tỏ lòng thù oán, tìm cách trừng trị mà còn công nhận lời nói phải, lại còn thưởng xuyên cho người dám dũng cảm vạch tội lỗi của mình. Qua đó có thể thấy ông là người phục thiện, công minh, độ lượng và có bản lĩnh. Nghe Linh Từ Quốc Mẫu khóc và mách về tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, Trần Thủ Độ không bênh vợ bắt tội tên quân hiệu mà tìm hiểu rõ sự việc rồi còn khen thưởng kẻ giữ đúng luật pháp. Câu chuyện thứ hai này thể hiện sự chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân trong nhân cách Trần Thủ Độ.  Có người chạy chọt nhờ Linh Từ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương – một chức dịch nhỏ trong xã, nhưng ông đã dạy thêm cho tên này một bài học: muốn làm chức quan ấy hắn phải chịu chị chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác do xứng đáng mà được cử. Qua đó, có thể thấy ông giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích. Và chuyện thứ tư, vua muốn phong chức tướng cho An Quốc, anh của Trần Thủ Độ nhưng ông thẳng thắn trình bày quan điểm: chỉ nên lựa chọn người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai an hem sẽ làm rối việc triều đình. Câu chuyện cho thấy Trần Thủ Độ luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, gây bè kéo cánh. Có thể nói chí công vô tư, thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh là những phẩm chất đáng quí trong nhân cách của Trần Thủ Độ khiến tác giả Đại Việt sử kí toàn thư không thể không đề cao, kính mến. Những phẩm chất của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ là những phẩm chất làm nên nhân cách bất tử, vĩ đại của hai người con trong lòng dân tộc. Những câu chuyện ngắn của Ngô Sĩ Liên đã khắc họa chân dung nhân cách tuyệt đẹp của hai con người. Thái độ tự hào, ngợi ca, kính trọng công đức, tài trí đối với Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ chính là biểu hiện lòng yêu nước của sử gia vĩ đại. Cùng với nhiều sáng tác thơ văn khác, Đại Việt sử kí toàn thư nói chung và hai đoạn trích nói riêng đã làm nên diện mạo nội dung yêu nước của văn học trung đại Việt Nam. >> Xem thêm: Phân tích hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn Bài văn mẫu 3 Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của thưở “BÌnh Nguyên”,văn võ song toàn,tên tuổi của ông gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử.Trong Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên,Trần quốc Tuấn hiện lên với những khắc họa sắc nét của tác giả, cùng với đó là những câu truyện sinh động để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc họạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau: Mở đầu tác giả nêu lên sự kiện khác thường để tạo ra một mốc thời gian đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Với quan niệm “thiên nhân tương dữ" tức là giữa trời và người có
quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia (vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. Điềm báo này ứng vào việc Hưng Dạo Dại Vương ốm. Hưng Dạo Dại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết. Vậy, Hưng Dạo Dại vương là ai? Đó là Trần Quốc Tuấn với những nét riêng về hoàn cảnh xuất thân, về tướng mạo và những sự kiện đáng chú ý trong đời. Sau khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được vua phong tặng rất trọng hậu vì có-nhiều công lao to lớn đối với đất nước và có phẩm chất, đức độ đáng kính phục. Phần đầu nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn. Có thể nói đây là những lời vàng ngọc của vị thánh nhân Đại Việt khi vua Trần ngự tới thăm ông và hỏi ông: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào? Đại Vương đã nhắc lại những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lịch sử: Triệu Vũ dùng kế "thanh dã” và phục kích mà đánh tan quân nhà Hán; đời nhà Đinh, nhà Lê thì “dùng người tài giỏi”, “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống”. Thời nhà Lí, nhờ "có thế” mà Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm đến trận Mai Lĩnh. Thời nhà Trần, khi Tọa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây”, nhưng “vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”. Giặc dùng trường trận thì ta dùng đoàn binh để chế ngự, để tuỳ thời tạo thế, và phải có một đội quân "một lòng như cha con Thượng sách giữ nước là "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Mưu lược trong dụng binh, xây dựng quân đội (phụ tử chi binh), dùng đoản binh chế trường trận, bồi dưỡng sức dân, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc – là những bài học sâu sắc để giữ nước và dựng nước mà Trần Quốc Tuấn để lại cho dân tộc ta muôn đời sau. Phần thứ hai, Ngô Sĩ Liên nói về tư chất và tính cách của Trần Quốc Tuấn. Ông là con Yên Sinh Vương Trần Liễu. Lúc mới sinh ra, có một ông thầy tướng xem cho và bảo: “người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn “dung mạo khôi ngô”, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ”. Tác giả kể lại mối hiềm khích giữa An Sinh Vương và Trần Thái Tông, lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn chí “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Chuyện Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn nói với Dã Tượng, Yết Kiêu, với các con, và thái độ của ông, lúc thì "cảm phục đến khóc, khen ngợi… lúc thì “ngầm cho là phải ”, lúc thì nổi giận quát Quốc Tảng là “tên loạn thần…đứa con bất hiếu ”, rút gươm toan chém – tất cả đều thể hiện tấm lòng trung nghĩa của vị Quốc công, xoá hận thù riêng, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết. Phần thứ ba nói về đức độ “kính cẩn giữ tiết làm tôi” của Trần Quốc Tuấn. Tuy chức trọng quyền cao, được nhà vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, nhưng "Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào”. Vì thế, mùa thu ngày 20 tháng 8 ta (năm 1300), ông mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, nhà vua và triều đình đã tặng ông là "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Vua Thánh Tông soạn bài văn bia, ví ông với Thượng phụ ngày xưa. Điều đó cho biết Trần Quốc Tuấn được trọng vọng như thế nào. Qua đoạn trích, người đọc yêu mến, tự hào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Đó là mục đích và cũng là thành công của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên. Ngày nay, ông đã được tôn vinh là một trong những tướng lĩnh kiệt xuất của thế giới, là Danh nhân văn hoá thế giới. Bài văn mẫu 4 Ngô Sĩ Liên là sử quan xuất sắc đời Lê, góp phần chủ yếu trong việc sưu tầm, bổ sung và soạn thảo Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam còn được giữ lại nguyên vẹn cho tới ngày nay,đây là một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học trung đại. Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh-mất người làng Trúc Lý,huyện Chương Đức nay là huyện Chương Mỹ tĩnh Hà Tây.Ông đỗ tiến sĩ năm 1442,dưới triều Lê Thái Tông,được cử vào Viện Hàn Lâm,đền dời Lê Thánh Tông ông giữ chức Hữu Thị Lang bộ lễ,Triều Liệt đại phu kiêm Tư Nghiệp Quốc Tữ Giám.
Tu soạn Quốc sử giám Ông vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bọ đại việt sử ký toàn thư. Đại Việt sử ký toàn thư là cuốn sách lớn chép về các sự kiện lịch sử nước Việt Nam,được Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời nhà Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhưng trước Ngô Sĩ Liên) và được các nhà sử học khác như Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt,tác phẩm vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ vừa có giá trị sử học,vừa có giá trị văn học. Qua các sự kiện về cuộc đởi Trần Quốc Tuấn bài viết khắc họa chân dung nhân vật lịch sử HDDVTQ Tuấn,nêu cao phẩm chất TQT là một con người trung quân ái quốc,tài năng mưu lược,đức dộ lớn lao.. Lòng trung vời vua của TQT thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với dát nước phẩm chất trung quân của ông thể hiện ngay từ đầu đoạn trích. Một hôm ông ốm nặng,vua đến thăm hỏi ông về kế sách giữ nước,Trần Quốc Tuấn lần lượt trình bài với vua về những sách lượt uyển chuyển,binh pháp linh hoạt,khả năng dùng người tài giỏi,phải tùy thời mà tạo thế::”Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước vua hán cho quân đánh nhân dân làm kế thanh dã,Đời Đinh,lê dùng người tài giỏi đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì suy yếu.Trên dưới một dạ,lòng dân không lìa.Vua Lí mở nền,nhà Tống xâm phạm địa giới,dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm,Liêm đến tận Mai Lĩnh là vì có thế,vua tôi dồng tâm,anh em hòa mục,cả nước nhà góp sức,giặc phải bị bắt”,và phải biết:”Khoan thư sức dân”đấy chính là thượng sách giữ nước. Lòng trung nghĩa và giữ tiết bề tôi của TQT,được đặt trong những hoàn cảnh có thử thách giữa cha ông và Trần Thái Tông:”Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: '[Người này] ngày sau có thể cứu nước giúp đời'."Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Trần Thái Tông – Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Do An Sinh vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng là Thuận Thiên công chúa, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con nên năm 1237, Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Đến khi vận nước trong tay,nắm vững binh quyền ong nhớ đến lới cha dặn,nhưng TQT đã đặt trung hiếu lên trên thù nhà,ông thử đem chuyện của mình để thử lòng 2 người gia nô và 2 ngưới con:”Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăn trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi,Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?" Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!" Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ. Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.”
Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng.Chính điều này càng làm tôn lên tấm lòng trung nghĩa của ông. Bản thân ông dù được vua trao quyền phong tước cho người khác,nhưng ông không một lần nào phong tước.Đấy là giữ tiết bề tôi. Đi đôi với lòng trung nghĩa,TQT còn là một vị tướng anh hùng tài ba với tài thao lượt,đức độ lớn lao qua cách ông trình bày với vua về thời thế tượng quan ta địch,sức mạnh của địch,dối sách của ta,tin vào sức mạnh của dân.nhìn xa trông rộng.khi Thánh tông bảo: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng"Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến phương bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn Trần Quốc Tuấn từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn —- tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, dụ họ bằng bài Hịch tướng sĩ.Trần Quốc Tuấn từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền Ông còn là một nguo trộng rộng,lo cả việc hậu sư sau khi ông mất,ông dặn con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau phục".Chính vì đức tính tốt đẹp này ma ông đã được nhiều người sùng kính và gọi là Đức Thánh Trần. Bài văn mẫu 5 Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên là tập biên niên sử nhưng mang đậm chất văn học (theo tinh thần "vãn sử bất phân” của thời trung đại). Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được để cập đến thường kèm theo những câu chuyện sinh động, để lại ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Chân dung các nhân vật lịch sử thường được tác giả khắc hoạ khá sắc nét. Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những ví dụ tiêu biểu cho cách viết nói trên. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những vị anh hùng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông giữ vai trò trụ cột của nhà Trần và là vị tướng có đóng góp to lớn trong ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên. Với tầm vóc lịch sử quan trọng và những phẩm chất tốt đẹp của một vị tướng tài, sau khi mất, ông đã được nhân dân thần thánh hoá và được lập đền thờ trên khắp nước Nam. Qua bài viết, tác giả Ngô Sĩ Liên đã xây dựng thành công một hình tượng đẹp đẽ về người anh hùng văn võ song toàn. Những câu chuyện phản ánh cách ứng xử của Trần Hưng Đạo đối với nhà vua, với các tướng lĩnh, với người thân và những mẩu chuyện nhỏ về đời riêng đã thể hiện tính cách và phẩm chất quý báu của ông. Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc hoạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau: Mở đầu tác giả nêu lên sự kiện khác thường để tạo ra một mốc thời gian đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Với quan niệm "thiên nhân tương dữ" tức là giữa trời và người có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia (vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. Điềm báo này ứng vào việc Hưng Dạo Đại Vương ốm. Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết. Vậy, Hưng Đạo Đại vương là ai? Đó là Trần Quốc Tuấn với những nét riêng về hoàn cảnh xuất bản, về tướng mạo và những sự kiện đáng chú ý trong đời. Sau khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được vua phong tặng rất trọng hậu vì có - nhiều công lao to lớn đối với đất nước và có phẩm chất, đức độ đáng kính phục.
Cách kể chuyện mạch lạc, khúc chiết của tác giả vừa giúp người đọc hình dung được nhân vật là ai, có những đặc điểm gì đáng đưa vào lịch sử, vừa giữ được mạch chuyện với những chi tiết sinh động, hấp dẫn, làm rõ nét chân dung nhân vật. Phẩm chất nổi bật nhất của Trần Quốc Tuấn là lòng trung quân ái quốc. Lòng trung quân của ông thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cao đối với sơn hà xã tắc. Khi được nhà vua hỏi về việc chống giặc: Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc sang xâm lược thì kế sách như thế nào? thì Hưng Đạo Đại Vương đã hiến những kế sách đúng đắn và sáng suốt: Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế "thanh dã”, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Dời Dinh, Lê dùng được người tài giỏi, đất phương Nam mỗi mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lí mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đốn tận Mai Linh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản (binh) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thố, có được đội quân, một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy. Sau khi đưa ra những bài học trị nước, Trần Quốc Tuấn đã khẳng định rằng trị nước là một công việc phức tạp, khó khăn, sự thành bại phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tuỳ thuộc từng hoàn cảnh cụ thể mà đấng quân vương có kế sách phù hợp. Để chống giặc, có thể dùng kế thanh dã (vườn không nhà trống), biết dùng người tài giỏi và đoàn kết toàn dân, để lòng dân không lìa cũng là bài học quý giá. Kế sách trị nước còn là vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức để đánh đuổi ngoại xâm. Kế sách phù hợp ắt sẽ thành công. Câu trả lời của Hưng Đạo Đại Vương chứa đựng những kế sách trị nước quý giá, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một thiên tài. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và tư tưởng thân dân. Hạt nhân của kế sách trị nước chính là khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc. Qua lời lẽ Hưng Đạo Đại Vương trình bày với vua vế thời thế, về mối tương quan giữa ta và địch, chiến lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là coi trọng đến sức mạnh đoàn kết toàn dân, chúng ta thấy rõ ông là nhà quân sự có tài năng kiệt xuất. Vậy Hưng Đạo Đại Vương là ai? Tác giả lần lượt nêu vài nét chính trong tiểu sử và kể những của chuyện nhỏ về cuộc đời ông: Quốc Tuấn - con An Sinh Vương, lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: "Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời". Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. Lòng trung quân của Trần Quốc Tuấn dược đặt trong hoàn cảnh có nhiều thử thách: Mối hiểm khích giữa thân phụ của ông là An Sinh Vương Trần Liễu với vua Trần Thái Tông rất khó hoà giải. Trước khi qua đời, người cha trăng trối rằng: Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mất được. Trần Quốc Tuấn ghi để hiểu đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Bị đặt vào tình thế mâu thuẫn gay gắt giữa hiếu và trung, nhưng Trần Quốc Tuấn đã đặt chữ trung lên trên chữ hiếu, nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói khác đi, ông đã không thực hiện đạo hiếu một cách cứng nhắc. Trung cũng như hiếu ở Trần Quốc Tuấn đều được chi phối bởi nghĩa lớn là trách nhiệm đối với đất nước. Vì thiết tha với vận mệnh đất nước nên Hưng Đạo Đại Vương luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên quyền lợi của bản thân và gia đình. Lúc đã nắm quyền hành trong tay, Trần Quốc
Tuấn đem lời cha dặn ngày nào ra hỏi hai gia nô là Dã Tượng Yết Kiêu thì họ can ông: Làm kế ấy tuy phú quý một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chốt già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu... Thái độ của Yết Kiêu, Dã Tượng khiến Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Lần khác, Quốc Tuấn vờ hỏi con trai là Hưng Vũ Vương: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?". Hưng Vũ Vương trả lời: "Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là cùng một họ''. Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con trai thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vặn nên có được thiên hạ". Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra". Định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin vội chạy tó khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mời cho Quốc Tảng vào viếng". Sau khi mất, Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng rất trọng hậu: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhà viết sử lí giải tại sao mà ông lại được phong tặng rất hậu như vậy. Thông thường, các nhân vật lịch sử sau khi chết mới được khẳng định tài năng và nhân cách các quý qua hàng loạt chi tiết, sự việc đã được chọn lọc. Cách làm đó là theo tinh thần "cái quan định luận” có nghĩa là đóng nắp quan tài rồi mới có thể khẳng định đúng đắn về giá trị của nhân vật đó. Ở đoạn này, tác giả nhận xét rằng đi đôi với lòng trung nghĩa và tài cầm quân dẹp giặc, Trần Quốc Tuấn còn có đức độ lớn lao. Ông khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết của bề tôi dù được vua trọng đãi rất mực, luôn coi là bậc thượng phụ (là thầy, là cha). Lúc ông còn sống, đích thân vua Thánh Tông đã soạn văn bia ở sinh từ của Quốc Tuấn và cho phép ông được quyền phong tước cho người khác... Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Ông cẩn thận phòng xa trong việc hậu sự: Khi sắp mất, ông dặn con rằng "Ta chết thì phải hoả táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây. Như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền nên bỏ công soạn sách để dạy bảo khích lệ họ: Quốc Tuấn lại từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền dẫn chuyện Kỉ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử. Thế là dạy đạo trung đó. Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dù, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Thánh Tông vờ bảo Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi", Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng' Vì thế, đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn, dịch bệnh, nhiều người cầu đảo ông. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền đình, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn. Trong tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, Hưng Đạo Đại vương vẫn thường linh hiển để phò trợ dân chúng chống lại tai nạn, dịch bệnh và giặc ngoại xâm. Ông đã thực sự trở thành một vị phúc thần của dân chúng. Có thể nói Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là mẫu mực của một vị tướng: tài đức vẹn toàn, không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng vô cùng kính phục. Qua đoạn trích, người đọc yêu mến, tự hào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Đó là mục đích và cũng là thành công của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên. Ngày nay, ông đã
được tôn vinh là một trong những tướng lĩnh kiệt xuất của thế giới, là Danh nhân văn hoá thế giới. Dân tộc Việt Nam rất tự hào về vị anh hùng kiệt xuất Trần Quốc Tuấn. *********** Hy vọng rằng những bài văn mẫu phân tích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên trên đây sẽ giúp các em hoàn thành bài làm của mình một cách hoàn thiện và thuận lợi nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
karaoketuankiet · 7 days ago
Video
youtube
Karaoke Đoản Khúc Lam Giang (Chiến Công Thầm Lặng Nguyễn Kha), Beat Hiếm hay
0 notes
phuonglinhpro · 10 days ago
Text
Một Trong Những Việc Làm Dại Khờ Của Tuổi Trẻ Chính Là Đem Cái Khuyết Điểm Của Mình Đi So Với Cái Ưu Điểm Của Người Ta Rồi Tự Áp Đặt Rằng Mình Thật Kém Cỏi
Trong những năm tháng tuổi trẻ, chúng ta thường có thói quen so sánh mình với những người xung quanh. Cứ như thể cuộc đời này là một cuộc đua không ngừng nghỉ, và mỗi người đều phải nỗ lực để giành lấy vị trí “tốt nhất”. Nhưng ít ai hiểu rằng, việc đem cái sở đoản của mình ra để so với cái sở trường của người khác, hay nói cách khác, mang khuyết điểm của bản thân đối chiếu với ưu điểm của người…
0 notes
boacase · 11 days ago
Text
Những lưu ý khi chọn mua sạc dự phòng
Khi chọn mua sạc dự phòng, bạn nên lưu ý những điểm sau để đảm bảo rằng sản phẩm bạn chọn phù hợp với nhu cầu và an toàn khi sử dụng:
1. Dung lượng pin
Xác định nhu cầu sử dụng: Nếu bạn chỉ dùng để sạc điện thoại, dung lượng khoảng 10.000 - 20.000mAh là hợp lý. Với nhu cầu sạc cho nhiều thiết bị hoặc thiết bị lớn hơn như máy tính bảng, bạn có thể cần sạc dự phòng có dung lượng lớn hơn.
Công suất thực tế: Dung lượng pin ghi trên sạc dự phòng không phải là dung lượng thực tế bạn có thể sử dụng, vì sẽ có sự hao hụt năng lượng. Thường hiệu suất chỉ đạt khoảng 60-80% so với thông số lý thuyết.
2. Công nghệ sạc nhanh
Hỗ trợ các công nghệ sạc nhanh (như Power Delivery, Quick Charge) giúp rút ngắn thời gian sạc. Hãy kiểm tra xem thiết bị của bạn có tương thích với công nghệ này hay không.
Chú ý đến công suất đầu ra (Watt), thường công suất cao hơn giúp sạc nhanh hơn.
3. Số cổng kết nối và khả năng sạc đồng thời
Cân nhắc số lượng cổng đầu ra (USB-A, USB-C) để đáp ứng nhu cầu sạc nhiều thiết bị cùng lúc.
Một số sạc dự phòng còn có cổng sạc vào USB-C, cho phép sạc nhanh hơn khi nạp điện cho sạc dự phòng.
4. Kích thước và trọng lượng
Nếu bạn thường xuyên di chuyển, chọn sạc dự phòng nhỏ gọn và nhẹ nhàng là điều cần thiết.
Dung lượng càng lớn thì thường kích thước sẽ càng to và nặng hơn, nên hãy tìm một sự cân bằng phù hợp.
5. Chất lượng và thương hiệu
Thương hiệu uy tín: Chọn các thương hiệu nổi tiếng và được đánh giá cao về độ an toàn. Các hãng nổi tiếng thường có bảo hành chính hãng và chế độ hỗ trợ khách hàng tốt.
Chứng nhận an toàn: Đảm bảo sản phẩm có chứng nhận an toàn (như CE, FCC, RoHS) để tránh nguy cơ cháy nổ hoặc hỏng thiết bị.
6. Tính năng bảo vệ an toàn
Sạc dự phòng nên có các tính năng bảo vệ như: chống quá nhiệt, chống đoản mạch, chống sạc quá mức, và bảo vệ khi quá tải.
Một số sạc cao cấp còn có khả năng điều chỉnh dòng điện phù hợp với thiết bị được sạc, đảm bảo an toàn cho thiết bị của bạn.
7. Giá thành và chế độ bảo hành
So sánh giá giữa các thương hiệu, nhưng đừng ham rẻ mà bỏ qua chất lượng và độ an toàn.
Kiểm tra chế độ bảo hành và các điều khoản đổi trả của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.
Bạn có thể cân nhắc sạc dự phòng từ các hãng uy tín như Anker, Xiaomi, Samsung, Baseus, hoặc những thương hiệu đã được người dùng đánh giá cao về độ bền và an toàn.
Tất cả những gì bạn cần đều có tại: https://www.phukienboacase.com/danh-muc-san-pham/sac-du-phong/
1 note · View note
hieulam-drama-notes · 1 month ago
Text
🎶” Ta muốn tự do như cơn mưa kia, lẫn trong bùn đất vẫn có thể nở hoa”
❄️ #Ninh_An_Như_Mộng #宁安如梦 tập 31❄️
Tumblr media Tumblr media
Khúc này bàng hoàng vì nhận ra ông thầy thích mình, đã vậy còn tha thiết năn nỉ mình đừng xa ổng, ổng liệt kê một danh sách lí do: nàng muốn có bạn ổng gọi Định Phi, muốn xử Tiết Thù ổng có trăm ngàn cách, ổng còn chưa cứu công chúa, chưa đưa Yến Lâm trở về, và ổng nhắc luôn ổng còn nợ nàng một mạng 🥹🥹🥹
Tumblr media
Đang shock nên mạnh miệng lắm, mấy hôm sau rầu rĩ cả ngày 🤭
Thầy bị đánh xĩu 🤭
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
❄️Cảnh này vẫn trong tập 31, đang buồn buồn thì thầy tìm đến nhà, gặp thầy vui 1 rồi xin được cùng đi ra biên quan với thầy nên vui 10 mặc kệ nguy hiểm không lo. Mới đêm qua còn tự dặn lòng không phải thầy thích mình mà là vì thầy chỉ muốn giám sát mình thoai 🙄🙄🙄
Tumblr media
Khúc này thầy thân thủ phi thường lắm nha. Tuy không biết đánh võ (chỉ biết dùng đoản 🗡️ và bắn cung giỏi) nhưng vung đàn túi bụi đỡ đòn các kiểu, vừa ôm lấy Ninh nhị né gươm rồi trong khi bị văng ra thì tích tắc thầy xoay người 180 độ đỡ nàng tiếp cái lưng xuống đất🤭
Tumblr media
1 note · View note
ngoclancap1 · 2 months ago
Text
Cầu dao tự động CP có có nhiệm vụ tự động đóng ngắt mạch điện khi phát hiện các sự cố về điện như ngắt mạch, đoản mạch, chập mạch,… bảo vệ an toàn cho hệ thống điện và thiết bị điện. https://hoplongtech.com/category/cp-cau-dao-tu-dong
Tumblr media
0 notes
dammymoingay · 14 days ago
Text
Nghi ngờ có lý
Tác phẩm: Nghi ngờ có lý Tác giả: Nặc Danh Hàm Ngư Thể loại: Đ a m m ỹ, hiện đại, tình cảm Độ dài: 24 chương Continue reading Nghi ngờ có lý
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thatvanconuong · 1 year ago
Text
Pháo Đài [Vu Triết]
Cứ mỗi khi muốn đọc bối cảnh hiện đại với hài thì Vu Triết chưa bao giờ làm t thất vọng. Tuy là đoản văn nhưng khá trọn vẹn và đọc xong rồi vẫn cứ muốn đọc tiếp nữa. Bút lực rất tốt luôn.
0 notes