#vì sao bà bầu bị đau xương mu
Explore tagged Tumblr posts
Text
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu ở bà bầu được cho là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp trong thời kì mang thai. Hiện tượng này khiến mẹ bầu đau nhức, mệt mỏi, khó khăn trong di chuyển, vận động. Tìm hiểu vì sao bà bầu bị đau xương mu và cách giảm cơn đau nhanh chóng.
Xem thêm: bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu
Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai
Xương mu là một phần trong cấu tạo của xương chậu và đối xứng hai bên, hợp lại tạo thành khớp xương chậu. Phần khớp này sẽ giãn ra khi mang thai để phù hợp với kích thước của thai nhi và chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn”. Nguyên nhân dẫn tới các cơn đau xương mu đó là:
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là do sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Xương mu, khớp háng và dây chằng có cấu tạo liên kết với nhau, nâng đỡ các cơ quan phía trên của cơ thể. Khi em bé càng lớn, tử cung to lên kéo theo sự giãn ra của xương chậu, gây ra cảm giác ê ẩm và đau xương mu. Đặc biệt tới các tháng cuối thai kỳ thì cơn đau có thể tiếp diễn khiến mẹ mệt mỏi nhiều hơn. Mang đa thai: Nguyên nhân này tới từ việc mẹ bầu hai, thậm chí là ba em bé. Các mẹ sinh nhiều lần trước đó cũng có thể bị đau xương mu trong thai kỳ. Th��ng thường từ lần mang bầu thứ hai trở đi, cơ bụng của mẹ sẽ có mềm hơn, em bé ở vị trí thấp hơn nên khả năng bị đau xương mu cũng cao hơn. Phù nề: Thể tích tuần hoàn trong cơ thể tăng cao và nhau thai là nơi được tập trung để nuôi dưỡng thai nhi. Khu vực gần xương mu của mẹ phải hoạt động nhiều gây phù nề, bị chèn ép và dẫn tới đau xương mu. (Xem thêm: xuống máu chân lần 3 bao lâu thì de) Biến đổi hormone: Sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể bà bầu cũng dẫn tới các cơn đau. Khi mang thai, lượng progesterone – hormone giúp giản nỡ khớp xương tăng cao, khiến vùng xương chậu không được linh hoạt và gây đau. Sự vận động của thai nhi: Bé đạp quá mạnh cũng có thể khiến cho xương mu của mẹ đau nhói. Tư thế của thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ: Để chuẩn bị cho hành trình chào đời, em bé có xu hướng tiến về phía dưới âm đạo của mẹ bầu và gây ra nhiều áp lực hơn cho xương mu, khiến mẹ bị đau.
Xem thêm: dha có uống cùng sữa được không
Các cách giảm đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu khi mang thai có thể không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên nó khiến cho thai phụ đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số cách giảm đau xương mu khi mang thai mà phụ nữ có thể tham khảo.
Tập thể dục đều đặn để xương chắc khỏe, dẻo dai hơn. Không chỉ giúp làm giảm đau xương mu mà việc tập thể dục còn giúp mẹ vượt cạn dễ dàng. Đeo đai bụng bầu giúp giảm áp lực lên xương mu và giúp giảm đau nhanh, tuy nhiên mẹ không nên quá lệ thuộc vào đai đeo. Giữ tư thế đúng khi mang thai, khi đứng men nên mở lòng hai vai, chân mở nhỏ hơn vai. Khi ngồi mẹ nên tựa lưng vào ghế, kê thêm gối tựa lưng. Khi nằm thì nên nằm nghiêng để lưu lượng tuần hoàn máu nuôi thai nhi được đầy đủ. Tránh xa những đôi giày cao bởi khả năng giữ thăng bằng của phụ nữ mang thai thường kém hơn bình thường. Mang giày cao không chỉ khiến mẹ dễ ngã mà còn tạo áp lực lên phần dưới cơ thể, làm những cơn đau xương mu thêm trầm trọng.
Trong suốt những giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ với đa dạng các loại thực phẩm tươi ngon, chú ý thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu. Duy trì dùng viên uống thường xuyên sẽ giúp đảm bảo cung cấp các vi chất quan trọng cho cơ thể, giúp mẹ và bé trải qua thai kỳ an toàn.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích về tình trạng đau xương mu khi mang thai cho các mẹ bầu. Khi gặp phải tình trạng này, khuyến khích các mẹ bầu nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp nhất.
0 notes
Text
Mang thai 38 tuần những dấu hiệu chuyển dạ mẹ nên biết
Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 – Đây là tuần mà các mẹ luôn mong ngóng chờ gặp được mặt con yêu của mình, khi gần kề thời điểm này thì các mẹ lại lo lắng, hồi hộp.
Bà bầu 38 tuần có dấu hiệu chuyển dạ như nào?
Khi mang thai được 38 tuần, thai nhi đã gần đủ tháng và trưởng thành hoàn toàn. Ở thời điểm này, sản phụ có thể sinh con bất kỳ lúc nào. Khi thai được 38 tuần, các dấu hiệu chuyển dạ có thể bắt đầu. Một số dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 bao gồm: Ra dịch âm đạo màu hồng hoặc nâu Dịch âm đạo cũng là dấu hiệu rõ ràng cho thấy quá trình chuyển dạ sắp đến gần. Khi dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều hơn, đặc, không có mùi, có màu hồng nhạt hoặc nâu thì cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ sinh con. Hiện tượng này xảy ra là do nút nhầy bảo vệ cổ tử cung của mẹ bị bong ra nhằm sẵn sàng cho quá trình chào đời của em bé.
>>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu
Xuất hiện những cơn co thắt Dấu hiệu chuyển dạ mẹ không nên bỏ qua đó là xuất hiện những cơn có thắt. Những cơn co này sẽ khiến mẹ thấy đau quặn thắt như và thúc xuống khu vực dưới khiến mẹ có cảm giác như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị đưa em bé ra ngoài. Đi tiểu thường xuyên, tần suất nhiều Dấu hiệu chuyển dạ thường gặp ở tuần 38 sản phụ cũng có thể đi tiểu nhiều lần trong ngày. Lúc này thai nhi đã lọt xuống khung chậu làm chèn ép bàng quang làm cho mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn, tuần suất đi tiểu dày đặc trong ngày. Vỡ ối Đây được coi là dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng cho thấy mẹ bầu chuẩn bị sinh em bé. Thai nhi phát triển trong 1 túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối, khi túi ối vỡ nghĩa là em bé đã chuẩn bị chào đời. Cảm giác vỡ ối ở mỗi thai phụ là không giống nhau. Mẹ bầu sẽ có cảm giác một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo nhưng không hề thấy đau đớn.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ bầu loại nào tốt
Chuột rút và đau lưng diễn ra nhiều hơn Một trong những dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 mà mẹ bầu thường gặp phải là hiện tượng chuột rút, đau xương mu, xương háng và phần lưng nhiều hơn. Hiện tượng này thường diễn ra ở những người sinh con lần đầu. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này được cho là do các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng để chuẩn bị cho thai nhi chào đời. >>Xem thêm: mẹ bầu bị chuột rút khi mang thai phải làm sao
Bụng tụt rất thấp Khoảng từ vài tuần trước khi sinh, thai nhi sẽ có xu hướng dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu, đầu của bé sẽ chúc xuống dưới phục vụ cho quá trình sinh ra thuận lợi hơn. Ở tuần 38, bé đã ở trong tư thế sẵn sàng gặp mẹ, bụng mẹ đã tụt rất thấp và trở nên nặng nề hơn. Chị em cần quan sát kĩ tình trạng của bụng bầu để chuẩn bị tinh thần đi sinh nhé.
Mẹ cần làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?
Những dấu hiệu chuyển dạ trên có thể xuất hiện đồng thời, tuy nhiên ở một số mẹ chỉ xuất hiện một vài dấu hiệu. Do đó, khi mẹ nhận thấy những dấu hiệu chuyển dạ điển hình thì hãy gọi ngay người thân để được giúp đỡ. Việc đầu tiên đó là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi để có phương án can thiệp cho phù hợp. Thai nhi 38 tuần cũng là thời điểm chạy nước rút cuối cùng để bạn và gia đình chính thức chào đón một thiên thần nhỏ bé. Vì vậy, hãy chuẩn bị một tâm lý và vật dụng cần thiết cho mọi trường hợp có thể xảy ra. Ngoài ra, mẹ vẫn nên bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể bằng các bữa ăn nhẹ, các loại viên uống vitamin để có thêm sức lực giúp quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng hơn. >>Xem thêm: cách uống sắt canxi và vitamin tổng hợpTrên đây là thông tin về 6 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 mà các mẹ bầu cần nắm rõ để áp dụng và theo dõi thai kỳ của mình. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông.
0 notes
Text
Dấu hiệu thai nhi quay đầu nhiều mẹ chưa biết
Vào những tuần cuối của thai kỳ, 95% thai nhi sẽ quay đầu xuống, hướng về phía tử cung. Vị trí này được gọi là ngôi thai thuận, tức là tư thế lý tưởng để mẹ có thể dễ sinh thường.Làm sao để em bé quay đầu xuống? Giúp mẹ nhận biết những dấu hiệu thai nhi quay đầu trong bài viết dưới đây.
Sự cần thiết của việc thai nhi quay đầu
Thai nhi quay đầu sẽ giúp mặt trước của bé úp vào lưng mẹ. Đây là tư thế tự nhiên và tối ưu nhất khi con chào đời. Vì thế, bước vào giai đoạn chuyển dạ mẹ nên chú ý dấu hiệu thai nhi quay đầu bởi những lý do như sau:
Thai nhi quay đầu đúng vị trí sẽ giúp giảm biến chứng khi sinh non, rút ngắn thời gian chuyển dạ, hạn chế được đau đớn và rủi ro.
Động tác quay đầu sẽ gây áp lực lên tử cung của mẹ, từ đó cổ tử cung được mở rộng và kích thích sự sản xuất các nội tiết tố cần thiết.
Đầu của bé ở tư thế quay đầu sẽ chạm đến đáy xương chậu- phần rộng nhất của khu vực này sẽ giúp trẻ dễ dàng đi qua, quá trình chào đời sẽ không gặp trở ngại.
Trường hợp bé không quay đầu thì nguy cơ bị mắc kẹt trong ngả âm đạo sẽ cao hơn và mẹ không thể cung cấp oxy cho bé bằng dây rốn.
>>Xem thêm: viên uống canxi cho bà bầu giảm đau nhức xương khớp
Dấu hiệu thai nhi quay đầu
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thai nhi đã quay đầu hay chưa mà các mẹ bầu có thể tham khảo:
Ấn nhẹ tay vào vùng quanh xương mu: thai nhi quay đầu thì đầu sẽ hướng về phía âm đạo, khi mẹ ấn nhẹ tay vào vùng xương mu sẽ thấy gì đó cứng, tròn. Ngược lại, ở vùng xương mu nếu mẹ sờ thấy mềm thì đó là mông của bé và thai nhi chưa quay đầu.
Lắng nghe nhịp tim: mẹ có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim của bé, nếu thấy nhịp tim phát ra rõ ràng ở vùng bụng dưới thì khả năng cao thai nhi đã hoàn thành quá trình quay đầu.
Cảm nhận cử động thai thay đổi: mẹ sẽ thấy cử động thai thay đổi so với lúc bé chưa quay đầu, đó là tiếng nấc và đập nhẹ ở vùng bụng dưới (cử động tay) và cú đá mạnh (bởi đầu gối và bàn chân) ở vùng bụng trên.
Siêu âm: một trong những dấu hiệu thai nhi quay đầu là mẹ đi thăm khám thai định kỳ khi siêu âm có thể xác định chính xác vị trí đầu của em bé, từ đó biết được bé đã quay đầu hay chưa.
Bên cạnh đó, mẹ lưu ý những yếu tố có thể khiến bé không quay đầu như: dây rốn quá dài, u xơ tử cung, đa thai, tử cung của mẹ có kích thích hoặc hình dạng không đều, nhau tiền đạo, tập yoga sai cách, ít hoặc quá nhiều nước ối xung quanh bé.
>>Xem thêm: thuốc sắt và acid folic cho bà bầu giúp ngừa dị tật thiếu máu thai kỳ
Mẹ nên làm gì nếu như thai nhi không chịu quay đầu?
Tư thế quay đầu giúp mẹ bầu sinh thường dễ nhất, do đó nếu thai nhi chưa quay đầu, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để hỗ trợ cho bé:
Tập thể dục thay vì ngồi trên ghế thì ngồi trên quả bóng mềm.
Quỳ trên thảm theo tư thế em bé tập bò rồi rướn người lên xuống trong vài phút và mẹ nên thực hiện tư thế này vài lần mỗi ngày để giúp bé dễ dàng xoay đầu.
Mẹ dành thời gian 20 phút mỗi ngày đi bộ và hoạt động tích cực tạo ra chuyển động trong khung xương chậu kích thích thai nhi quay đầu xuống dưới. (Xem thêm: mẹ bầu sắp sinh có nên đi bộ không)
Khi ngồi trên ghế, mẹ không nên để đầu gối cao hơn hông, trường hợp công việc đòi hỏi ngồi nhiều thì nên giải lao thường xuyên và di chuyển xung quanh phòng.
Giữ tư thế quỳ trên chiếc nệm hoặc giường có độ cao thấp, sau đó hai tay chạm xuống sàn rồi cúi đầu xuống, giữ lưng thẳng đồng thời đưa mông lên cao trong vài giây rồi bắt đầu ngồi dậy.
Khi ngủ mẹ tránh đặt chân lên cao khi nằm ngửa bởi sẽ khiến bé xoay tư thế sai, từ đó kéo dài quá trình chuyển dạ và gây đau lưng dữ dội khi sinh bé.
Bé sẽ phản ứng với tiếng ồn ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ nên nghe vài bản nhạc êm dịu giúp bé nghe thấy sau đó di chuyển xuống nơi phát ra tiếng động.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tiếp tục xây dựng chế độ ăn khoa học, sử dụng viên uống bổ sung sắt canxi cho bà bầu để đảm bảo nhu cầu các vi chất thiết yếu trong thời gian mang thai giúp mẹ và bé cùng khỏe.
>>Xem thêm: sắt và canxi nên uống cách nhau bao lâu Bên cạnh những giải pháp trên thì mẹ bầu có thể xin thêm ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để có thêm các phương pháp điều chỉnh vị trí thai nhi tốt nhất. Chúc mẹ luôn giữ vững sức khỏe tốt và chờ ngày đón bé yêu chào đời thành công!
0 notes
Text
Các cách giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả
Đau lưng khi có thai là tình trạng rất thường gặp ở bà bầu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm lý và cuộc sống của họ nên cần được khắc phục.Các cách giảm đau lưng khi mang bầu hiệu quả nhất
Sự thay đổi của lưng khi mang bầu
Khi có thai, cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormone, dưới tác dụng của hormone, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, khiến khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng thay đổi dây chằng xương chậu này ở thai phụ có thể trợ giúp sinh thai nhi thuận lợi hơn.Nhưng, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn.Ngoài ra, bên trong giai đoạn cuối thời kì mang thai, tử cung lớn ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước.
Nhiều mẹ bầu mắc phải tình trạng đau lưng khi mang thaiĐể giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong vùng lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức.Nếu thai phụ không chú ý kết hợp cân bằng giữa ăn uống, lao động & nghỉ ngơi, nhức nhối quá sức hoặc ăn uống thiếu canxi thì những triệu chứng này sẽ tăng rõ rệt.Nếu trước kia thai phụ đã có các bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, lưng… thì các triệu chứng này càng rõ ràng hơn.Vì vậy, thai phụ đau lưng khi mang bầu là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần quá lo lắng về việc này. Sau khi nhỏ chào đời, vấn đề đau lưng sẽ tự nhiên giảm bớt.
bên trong khi có bầu, thai phụ nên chú ý vận động thường xuyên, làm cho những triệu chứng nói trên giảm bớt.
sàng lọc trước sinh là gì ?
Nguyên nhân đau lưng khi có thai
Có nhiều lý do có thể tại sao nó xảy ra. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể xảy ra:Tăng cânKhi mang thai khỏe mạnh, phụ nữ thường tăng từ 11 đến 15kg. Lúc này cột sống phải gánh chịu trọng lượng đó & có thể gây nên đau thắt lưng dưới. Trọng lượng của em bé và tử cung đang phát triển cũng tạo áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh ở xương chậu & lưng.Tư thế thay đổicó bầu làm biến đổi trọng tâm của cơ thể. Do đó, bạn có thể dần dần điều chỉnh tư thế & cách bạn di chuyển. Điều này có thể dẫn đến đau lưng hoặc căng thẳng.Hormone thay đổiKhi có thai, cơ thể bạn gây ra một loại hormone gọi là relaxin cho phép dây chằng ở mảng xương chậu thư giãn & những khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vì vậy những cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và tạo đau. Tương tự, khung chậu giãn nở làm giảm sự liên kết của cho những khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.StressCăng thẳng cảm xúc có thể gây nên căng cơ ở lưng, có thể cảm thấy như đau lưng hoặc co thắt lưng. Phụ nữ mang thai trải qua sự gia tăng đau lưng trong thời kỳ căng thẳng của thời kì mang thai.
Stress khi có thai có thể dẫn đến đau lưng
7 cách bảo vệ lưng tốt nhất dành cho thai phụ
Dáng điệuKhi đứng, hãy tưởng tượng rằng bạn được đo chiều cao, tức là tư thế đứng thẳng khi dựa sát vào tường, sao cho lưng & đầu thẳng hàng, chạm vào tường. Căng cơ hông & cơ bụng cũng giúp lưng dễ chịu hơn. Mặc dù vậy, không cần đứng quá lâu bên trong tư thế này.Khi ngồi, thai phụ nên ngồi đúng. Thai phụ hãy đảm bảo là lưng luôn được nâng đỡ. Luôn đặt một gối nhỏ ở phía sau thắt lưng, hoặc ngồi trên gối lõm có hình chữ D.Ngồi ghế tựa dành cho bàn ăn cũng giúp bảo vệ lưng tốt hơn là ngồi ghế mềm, hay sofa vì lưng luôn được giữ thẳng. Nếu bị đau thắt lưng, hãy tập động tác nghiêng hông 5 – 10 lần (sau 10 – 15 phút ngồi). Nếu ngồi lâu, hãy đứng dậy & đi lại loanh quanh một chút.Khi nằm, thai phụ nên nằm giường, nệm bằng & chắc; không nên nằm giường và nệm mềm. Thai phụ nằm nệm quá mềm không tiện cho sự kéo dài của xương cột sống, làm cho triệu chứng đau lưng càng nặng hơn.Tránh nâng vật nặngKhi dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn thì thai phụ cũng dễ bị tai nạn hơn. Nếu bạn nâng hay mang vác bất kỳ vật gì, hãy đưa nó sát về phía cơ thể, trùng đầu gối thay vì cúi lưng xuống & chớ có vặn người.Luyện tập thể dục đều đặnLuyện tập thể dục thích hợp khi có bầu có thể làm tăng sức cho cơ bắp xương chậu, cơ bắp lưng, đảm bảo tính co giãn tốt; đồng thời thúc đẩy việc cung cấp máu ở lưng và các bộ phận dưới lưng, giúp giảm đau lưng.
các loại hình thể thao thai phụ có thể tập: bơi lội, đi bộ, pilate hay yogaHãy thử bài tập sau: đứng dựa lưng vào tường. Để chân cách tường vài centimet & hơi nâng đầu gối lên. Để một tay vào phần thắt lưng và nghiêng hông về phía đó, rồi đổi tay và làm lại động tác. Tiếp tục lặp đi lặp lại hai động tác này 1 cách nhẹ nhàng.Khi đã thành thục, thai phụ có thể tập ở bất kì đâu, không nhất thiết phải dựa vào tường. Bài tập này sẽ hiệu quả khi thai phụ thực hiện thường xuyên và trước khi cơn đau xuất hiện. Nếu bị đau thắt lưng, bài tập nghiêng hông sẽ tốt hơn là ngồi xổm.Bài tập bò: Quỳ gối và chống tay xuống sàn nhà, sao cho lưng với đầu thẳng một đường thẳng. Bài tập này sẽ giúp giảm áp lực do thai nhi gây ra cho lưng. Bạn có thể tập thường xuyên hằng ngày, giúp giảm đau thắt lưng rất hiệu quả nhất.Không đi giày cao gótGiày cao gót ảnh hưởng tới tư thế đứng của bàn chân, toàn bộ trọng lượng của cơ thể được dồn vào vùng ngón chân và ảnh hưởng xấu tới dây thần kinh hai bên hông. Khi thai nhi càng phát triển, những dây thần kinh sẽ chịu áp lực ngày càng lớn, dẫn đến những cơn đau lưng ngày càng tăng. Do đó, không mang giày cao gót là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn vào thời điểm này.Thai phụ nên đi dày có đế bằng & thấp, có độ rộng & mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ khiến cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, tạo đau lưng ở thai phụ.Chườm nước nóngNếu đau lưng dữ dội, có thể sử dụng túi nước nóng chườm lên lưng sẽ giảm bớt triệu chứng đau lưng. Các thai phụ bị đau lưng nghiêm trọng nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có phải do những bệnh khác gây ra hay không.
Còn các người vốn đã bị bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, nên theo bệnh tình cụ thể mà tiến hành điều trị.Tư thế nằm đúngVào tuần thai thứ 17, bạn nên nằm nghiêng chứ không cần nằm ngửa khi ngủ để giảm bớt tình trạng đau lưng. Bạn cũng có thể đặt gối giữa hai đầu gối hay kê một chiếc dưới bụng. Cách làm này giúp tử cung không đè lên xương sống & tránh tạo nên đau lưng sau khi ngủ dậy. Ngoài tư thế nằm, bạn cũng cần chú ý không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Khi ngồi nên chọn ghế có phần tựa lưng & đặt có 1 chiếc gối bé phần sau lưng.Massage lưng thường xuyênBuổi tối trước khi đi ngủ bạn nên nhờ chồng massage lưng hay bất cứ chỗ nào cảm thấy nhức mỏi. Xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích sự lưu thông máu, các cơ được thoải mái & các cơn đau lưng sẽ dần biến mất. Đồng thời, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để thư giãn & giảm chứng đau lưng thời kì mang thai.
Khi nào cần điều trị từ bác sỹ
Nếu chứng đau lưng của bạn ngày càng nặng hơn, bạn nên nói chuyện với bác sỹ, họ sẽ đưa ra một số lời khuyên về phương pháp chẩn đoán đau lưng. Ngoài ra, đau lưng kèm theo chảy máu âm đạo, sốt hoặc đi tiểu nhiều lần, có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.bên trong 1 số ít trường hợp, đau lưng nghiêm trọng có thể liên quan đến những vấn đề như loãng xương liên quan đến thời kỳ mang thai, viêm xương khớp đốt sống hoặc viêm khớp nhiễm trùng. Những cơn đau nhịp nhàng có thể là biểu hiện của chuyển dạ sinh non.Vì vậy, nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong số này, điều quan trọng là phải được bác sỹ kiểm tra.
Đọc thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền? bảng giá sàng lọc trước sinh nipt tại gentis ?
0 notes
Text
Chương 1 - Ngôi nhà bóng đêm 4
Tiếng kêu caw! caw! cawing! của một con quạ ngu ngốc theo tôi suốt cả buổi tối ( Vâng, chính xác hơn, là cả ngày nay – nguyên nhân thì, bạn biết đấy, tôi là một ma cà rồng tập sự và chúng tôi có quy định thời gian ngày đêm đổi chỗ cho nhau). Dù sao, cả ngày hôm qua tôi không ngủ được. Nhưng giấc ngủ chán chường này lại là cách dễ dàng nhất để đối phó với cuộc sống tồi tệ hiện nay. Thực tế giờ đây, tôi là Zoey Redbird, một nữ hoàng không thể nào cùng tham gia vào cái thế giới với những bạn bè hiện đang tức giận chính tôi.
Persephone, một con ngựa cái lớn màu nâu đỏ và là con ngựa duy nhất mà tôi có thể tự chăm sóc miễn là tôi còn sống ở Ngôi nhà Bóng Đêm, kéo dài đầu của nó vòng quanh và đánh hơi má của tôi. Tôi hôn lên mõm nó rồi quay trở lại chải cái cố bóng mượt kiểu cách. Việc chải chuốt cho Persephone luôn luôn giúp tôi suy nghĩ và cảm thấy khá hơn. Và đó là thứ tôi thực sự rất cần.
“OK, vậy nên, tao đã xoay xở né tránh cuộc đối đầu lớn hai ngày qua,” Tôi nói với con ngựa. “Ừ, tao biết hiện giờ họ đang ở trong quán ăn tự phục vụ, ăn bữa tối trong khi tất cả bọn họ đi chơi với nhau một cách thân thiết và hoàn toàn bỏ rơi tao”.
Persephone khịt mũi rồi tiếp tục nhai cỏ.
“Uhm, tao nghĩ tất cả họ đều ngốc. Chắc chắn, tao đã nói dối họ, nhưng chủ yếu là vì bắt buộc. Và, uhm, tao đã không nói một vài chuyện với họ. Nhưng phần lớn là tốt cho họ.” Tôi thở dài. Ưhm, chuyện Stevie Rae không chết là muốn tốt cho họ. Chuyện tôi đã làm với Loren Blake – ma cà rồng Thi Ca và là giáo sư tại Ngôi nhà Bóng Đêm, đó là muốn tốt cho tôi. “Tuy nhiên vẫn vậy thôi”. Persephone hất một tai để lắng nghe tôi. “Họ thực sự đang đánh giá tao”.
Persephone khịt mũi một lần nữa. Tôi lại thờ dài. Tôi không thể né tránh họ hơn nữa.
Sau khi cho con ngựa ngọt ngào này một cái vuốt nhẹ cuối cùng, tôi chậm chạp ra khỏi chuồng đến phòng để đồ và đặt hai bàn chải ngựa và bàn chải bờm/đuôi mà tôi đã sử dụng lên trên tường. Tôi hít thật sâu mùi da và ngựa, để cho hỗn hợp nhẹ nhàng đó thư giãn đầu óc. Bóng của tôi được phản chiếu trên cửa sổ thủy tinh trơn tru của phòng để đồ, tôi tự động lấy tay xuyên qua mái tóc đen, cố gắng làm cho nó trông không quá rối. Tôi đã được đánh dấu trở thành một ma cà rồng tập sự và chuyển đến Ngôi nhà Bóng Đêm chỉ hơn hai tháng, thế nhưng tóc tôi đã trông dày và dài hơn. Và mái tóc tuyệt đẹp này chỉ là một trong rất nhiều sự thay đổi của tôi. Một số chúng vô hình, chẳng hạn tôi có mối liên hệ với cả năm thực thể vật chất. Một số khác lại có thể nhìn thấy như hình xăm độc đáo hiện trên khuôn mặt tôi một cách kỳ lạ, phức tạp và rồi, không giống như bất kì ma cà rồng tập sự hay ma cà rồng trưởng thành nào, hình xăm màu ngọc bích đó lan xuống cổ và vai, dọc theo xương sống, và gần đây nhất, đã di chuyển xung quanh thắt lưng tôi, với một thực tế nhỏ là không một ai ngoại trừ con mèo của tôi – Nala, nữ thần Nyx, và tôi biết.
Hay là ai nữa mà tôi có thể nói cho họ?
“Ưhm, ngày hôm qua ngươi có không chỉ một, mà những ba người bạn trai”, tôi nói với chính mình cùng đôi mắt đen và nụ cười nửa châm biếm được phản chiếu trên kính. “Nhưng chính ngươi đã thay đổi điều đó, không phải sao? Hôm nay không chỉ không có người bạn trai nào, mà còn không có một ai tin tưởng ngươi ít nhất là một lần nữa, ta không biết, một ngàn năm sau cũng thế”. Tốt thôi, ngoại trừ Aphrodite, hoàn toàn bị hoảng loạn và biến mất hai ngày trước bởi cô ta bất ngờ biến thành một con người, và Stevie Rae, đuổi theo Aphrodite-một-lần-nữa-trở-thành-con-người- bởi vì cô ta có thể gây ra những rắc rối của một con người tập sự, khi tôi tạo ra vòng tròn và đưa Rae từ kẻ chết dở sống dở sang một-ma-cà-rồng-mang-hình-xăm-màu-đỏ. “Dù bằng cách nào”, Tôi nói lớn với chính mình, “ngươi chế ngự để rắc rối chỉ xảy ra với những người có liên quan tới cuộc sống của ngươi. Làm tốt lắm!”
Môi bắt đầu run và tôi cảm thấy nghẹn ngào. Không. Đôi mắt đỏ hoe của tôi sẽ không làm mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Ý tôi là, một cách nghiêm túc, nếu nó có thể làm được điều đó, thì tôi và nhóm bạn sẽ ôm hôn nhau (tất nhiên, không phải theo nghĩa đen) và làm lành vào nhiều ngày trước rồi. Tôi chỉ cần đối mặt với họ và cố gắng làm mọi thứ ổn thỏa hơn mà thôi.
Đêm cuối tháng mười hai lạnh và có một ít sương mù phủ xuống. Các quầng sáng nhỏ màu vàng từ các ngọn đèn gas trên vỉa hè trải dài từ chuồng ngựa, sân vận động trường đến tòa nhà chính lung linh và cổ kính. Trên thực tế, toàn bộ khuôn viên của Ngôi nhà Bóng Đêm rất đẹp và luôn khiến tôi nghĩ đến thứ gì đó thuộc về huyền thoại Arthurian ở thế kỉ 21. Tự nhắc nhở bản thân rằng tôi yêu nơi này. Đây là nhà của tôi, là nơi mà tôi thuộc về. Tôi sẽ làm lành với bạn bè, và sau đó mọi thứ sẽ ổn.
Khi tôi đang cắn môi và tập trung lo lắng làm cách nào để có thể hòa thuận được với bạn bè thì bị ngắt bởi một tiếng vỗ ồn ào kì lạ tràn ngập ở không gian xung quanh. Một âm thanh nào đó làm tôi ớn lạnh xương sống. Tôi nhìn lên. Không có gì ngoại trừ bóng đêm, bầu trời và các nhánh cây bị đóng băng của những cây sồi lớn xếp thành hàng trên vỉa hè. Tôi rùng mình, khoảnh khắc đi-bộ-qua-ngôi-mộ-của-chính-mình giống như một đêm đi từ êm đềm và đầy sương mù sang bóng tối và độc ác.
Khoan đã – bóng tối và độc ác? Ồ, thực sự ngu xuẩn! Những gì tôi nghe được có lẽ chỉ là tiếng gió xào xạc qua những cành cây. Không thể nào* (*Jeesh:một tính từ chỉ sự ngạc nhiên, shock), tôi đã lạc mất nó.
Tự lắc đầu, tôi tiếp tục đi bộ nhưng mới được vài bước thì điều đó lại xảy ra một lần nữa. Tiếng vỗ kì lạ ở phía trên thực sự gây ra một đám khí, dường như lạnh hơn mười độ, rung dữ dội lên làn da của tôi. Theo tự nhiên, tôi giơ tay đánh lên trên, tưởng tượng như dơi, nhện, và tất cả những thứ đáng sợ khác.
Những ngón tay của tôi xuyên qua không khí, nhưng lạnh lẽo, và một cơn đau băng giá cắt xuyên qua tay. Hoàn toàn hoảng loạn, tôi hét lên và ôm lấy tay đặt ở trước ngực. Trong một khoảnh khắc tôi không biết phải làm gì, và cơ thể thì tê liệt vì sợ hãi. Tiếng vỗ trở nên to hơn, lạnh hơn và cuối cùng tôi cũng di chuyển. Cúi đầu, rồi tôi thực hiện hành động duy nhất tôi nghĩ mình có thể làm. Đó là chạy đến cánh cửa gần nhất để vào trường.
Sau khi trượt vào bên trong, tôi đóng sầm cánh cửa gỗ dày phía sau và thở hổn hển, quay lại nhìn xuyên qua ô cửa nhỏ cong cong ở trung tâm. Bóng đêm di chuyển và lướt qua trước mắt tôi, giống như phủ sơn đen xuống một trang giấy tối màu. Tuy nhiên, trong tôi vẫn tồn tại cái cảm giác khủng khiếp của sự sợ hãi băng giá đó. Điều gì đã xảy ra? Hầu như không nhận ra những gì mình đã làm, tôi thì thầm, “Lửa, hãy đến với tôi. Tôi cần sự ấm áp của Người”.
Ngay lập tức thể vật chất phản ứng, không khí xung quanh tôi được lấp đầy bởi nhiệt độ ấm áp của một ngọn lửa. vẫn nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ nhỏ, tôi ấn lòng bàn tay chống lên tấm gỗ thô của cánh cửa. “Ngoài đó”, tôi thì thầm. “Hãy truyền nhiệt của Người ra ngoài đó nữa”. Với dòng chảy của hơi ấm, thể vật chất di chuyển từ tôi, xuyên qua cánh cửa, và lấp vào đêm tối. Có một tiếng rít, nghe như hơi nước bốc lên từ băng khô. Sương mù bị khuấy đục, dày đặc, đem đến cảm giác choáng váng làm tôi buồn nôn, và bóng tối kì lạ bắt đầu bốc hơi. Sau đó hơi ấm xua tan sự lạnh lẽo, và đột ngột như lúc bắt đầu, đêm trở về yên tĩnh và quen thuộc.
Điều gì vừa mới xảy ra?
Bàn tay đau buốt kéo sự chú ý của tôi khỏi cửa sổ. Tôi nhìn xuống. Trên khắp mu bàn tay của tôi có những vết sưng đỏ, như thể cái gì đó có vuốt, hoặc móng vuốt, đã cào qua da thịt. Tôi xoa những vết sưng trông đáng giận đó, chúng đau nhói giống như vết bỏng vậy.
Sau đó cảm giác bị đánh mạnh mẽ, cứng, áp đảo – và với giác quan thứ sáu nhận được của Nữ thần tôi biết rằng không nên ở đây một mình. Cái lạnh giá xuất hiện trong đêm – một thứ quỷ quái nào đó đã đuổi theo vào bên trong và gây nên những vết sưng trên tay tôi – lấp đầy tôi với một linh tính khủng khiếp và lần đầu tiên trong một thời gian dài, tôi thực sự và hoàn toàn sợ hãi. Không phải cho bạn bè của tôi. Không phải cho bà ngoại hay người bạn trai cũ thậm chí không phải cho người mẹ ghẻ lạnh của tôi. Tôi lo sợ cho chính bản thân mình. Tôi không chỉ mong muốn sự hòa hợp với bạn bè; mà hơn hết, tôi cần họ.
Vẫn chà xát tay, tôi di chuyển chân của mình và biết rằng vượt qua mọi nghi ngờ tôi thà đối mặt với tổn thương và thất vọng của bạn bè còn hơn bất cứ thứ bóng tối gì chờ đợi tôi trong sự che giấu của đêm đen .
Tôi lượn lờ khoảng một giây bên ngoài cánh cửa mở bận rộn của “phòng ăn” (quán ăn tự phục vụ tại trường) nhìn những người khác nói chuyện một cách dễ dàng và vui vẻ với nhau, tôi gần như choáng ngợp với mong muốn bất ngờ rằng tôi có thể chỉ là một ma cà rồng tập sự – mà không có bất kì một khả năng phi thường hay trách nhiệm đi cùng nào. Trong giây lát, tôi muốn được trở nên bình thường một cách trầm trọng đến nỗi làm tôi khó thở.
Sau đó tôi cảm thấy gió lướt nhẹ qua làn da, dường như được sưởi ấm bởi ngọn lửa vô hình. Tôi ngửi được mùi của đại dương, mặc dù chắc chắn là không có đại dương nào gần Tulsa, Oklahoma. Tôi nghe tiếng chim hót và cảm nhận mùi cỏ mới cắt. Và tinh thần của tôi phập phồng với niềm vui thầm lặng bên trong vì nó thừa nhận Nữ thần quyền năng đã trao tặng món quà là mối liên hệ với cả năm loại thực thể vật chất cho tôi: Không Khí,Lửa, Nước, Đất, và Linh Hồn.
Tôi không phải là người bình thường. Tôi không giống bất kì một ai khác, ma cà rồng tập sự hay trưởng thành, và đó là sai lầm khi tôi muốn được khác đi. Một phần không bình thường trong tôi nói rằng tôi phải đi vào trong và cố gắng làm lành với bạn bè. Tôi đứng thẳng và tìm kiếm xung quanh phòng ăn với ánh mắt tự thương hại bản thân, dễ dàng tìm thấy nhóm đặc biệt của mình, ngồi ở gian bàn của chúng tôi.
Tôi hít sâu rồi nhanh chóng xuyên qua quán ăn tự phục vụ, gật đầu hay mỉm cười với những người nói xin chào. Tôi nhận thấy tất cả mọi người dường như phản ứng lại với sự tôn trọng và sợ hãi như thường lệ, có nghĩa là những bạn của tôi đã không nói những chuyện tồi tệ về tôi với mọi người. Nó cũng có nghĩa là Neferet vẫn chưa phát động hết mức, mở cuộc tấn công chống lại tôi. Vẫn chưa.
Tôi lấy món salad ăn nhanh và một lon nước ngọt. Sau đó, cầm chặt cái khay trên tay làm ngón tay tôi trở nên trắng bệch, tôi tiến thẳng đến gian bàn của chúng tôi và ngồi xuống chỗ ngồi quen thuộc của tôi bên cạnh Damien.
Khi tôi ngồi xuống, không một ai nhìn tôi, nhưng cuộc tán gẫu của họ lập tức dừng lại như thể một cái gì đó tôi thực sự ghét. Ý tôi là, có gì khủng khiếp hơn so với việc bạn đi bộ tới một nhóm-đã-từng-là-bạn-bè và tất cả im lặng và bạn biết chắc chắn rằng họ đang nói về bạn? Ghê sợ thật!* (*ugh: dung như một dấu chấm than thể hiện sự ác cảm, ghê tởm, kinh dị hoặc tương tự).
“Xin chào!”, tôi nói, thay vì chạy đi hay bật khóc như tôi muốn.
Không ai nói bất cứ điều gì.
“Vậy, dạo này bồ thế nào?” Tôi hướng câu hỏi tới Damien, tự nhiên biết rằng anh bạn đồng tính của tôi là mối liên kết yếu nhất trong cái chuỗi đừng-nói-chuyện-với-Zoey.
Đáng buồn thay, Hai chị em sinh đôi trả lời tôi chứ không phải là anh chàng đồng tính, do đó lịch sự và nhạy cảm hơn, Damien.
“Không tệ, phải không, cô em sinh đôi?” Shaunee nói.
“Đúng vậy, bà chị sinh đôi ạ, không tệ. Vì chúng ta không đáng tin cậy để được biết mấy thứ nhảm nhí mà “, Erin nói. “ Bà chị sinh đôi, chị đã biết chúng ta hoàn toàn không đáng tin cậy chưa?”
“Mãi cho đến gần đây, cô em ạ, còn em?” Shaunee nói.
“Cũng cho đến gần đây” Erin kết thúc.
Được rồi, Hai chị em sinh đôi không phải là cặp song sinh thực sự. Shaunee Cole là người Mĩ-Jamaica với làn da màu nâu lớn lên trên bờ biển phía Đông. Erin Bates là một cô gái tóc vàng lộng lẫy, được sinh ra ở Tulsa. Hai người gặp nhau sau khi được đánh dấu và chuyển đến Ngôi nhà Bóng Đêm vào cùng một ngày. Họ đi đôi với nhau ngay lập tức – nó làm cho di truyền học và địa lý học dường như không còn tồn tại nữa. Họ, theo nghĩa đen, trau chuốt câu chữ cho nhau. Và tại thời điểm này, họ đang nhìn trừng trừng vào tôi với vẻ hoài nghi đầy tức giận.
Chúa ơi, họ làm tôi mệt mỏi.
Họ cũng làm tôi điên lên. Đúng, tôi giữ bí mật với họ. Đúng, tôi nói dối họ. Nhưng tôi phải làm vậy. Tốt, hầu hết là thế. Và những chuyện tào lao thánh-thiện của Hai chị em sinh đôi đã đánh lên dây thần kinh cuối cùng của tôi.
“Cảm ơn hai bồ về lời bình luận đáng yêu đó. Và bây giờ tớ sẽ cố gắng yêu cầu một trong hai người không trả lời như trong cái phiên bản stereo của Gossip Girl Blair đáng ghét đó”. Tôi chuyển sự chú ý khỏi họ và nhìn thẳng vào Damien, mặc dù tôi có thể nghe thấy không gian tồi tệ của Hai chị em sinh đôi và đã sẵn sáng để nói điều tôi hy vọng có một ngày họ sẽ hối tiếc. “Nè, tớ đoán những gì tớ thực sự muốn hỏi khi tớ nói "dạo này thế nào" là bồ có nhận thấy bất cứ sự kỳ lạ nào rung rợn, giống ma quỷ và có tiếng vỗ ở bên ngoài vừa mới đây, đúng không?”
Damien là một chàng trai cao ráo, thực sự dễ thương với cấu trúc xương tuyệt vời lại sở hữu đôi mắt nâu ấm áp và truyền cảm nhưng là, vào thời điểm này, cảnh giác và lạnh lùng hơn. “ Một điều ma quái và có tiếng vỗ?” Cậu ấy nói. “Xin lỗi, tôi không biết bồ đang nói về chuyện gì”.
Trái tim tôi thắt lại khi nghe ngữ điệu xa lạ trong giọng nói của cậu ấy, nhưng tôi tự nhủ rằng ít nhất cậu ấy đã trả lời câu hỏi của tôi. “Trên đường từ chuồng ngựa về đây, có thứ gì đó đã tấn công tớ. Tớ thực sự không thể nhìn thấy thứ gì, nhưng nó rất lạnh và quét một vết sưng tấy lên tay tớ”. Tôi đưa tay lên để cho cậu ấy thấy – nhưng không có bất kì vết sưng tấy nào trên đó nữa.
Tuyệt.
Shaunee và Erin khịt mũi với nhau. Damien trông thật sự, thật sự rất buồn. Tôi đang định mở miệng để giải thích rằng vết sưng đã ở đó vào vài phút trước, thì Jack vội vã bước lên.
“Oh, xin chào! Tớ thật sự xin lỗi, tớ đến trễ, nhưng khi tớ mặc áo vào thì tớ thấy một vết bẩn cực kỳ lớn ở ngay phía trước áo. Bồ có thể tin điều đó không?” Jack vừa nói vừa vội vã với khay thức ăn và ngồi tại vị trí của mình bên cạnh Damien.
“Một vết bẩn? Nó không phải trên chiếc áo dài tay màu xanh đáng yêu Armani mà tớ tặng bồ vào Giáng sinh, đúng không?” Damien nói, dịch sang để dành chỗ cho bạn trai của cậu ấy.
“Chúa ơi, không! Tớ không bao giờ làm đổ bất cứ thứ gì lên nó. Tớ chỉ yêu nó và – “ Lời nói của cậu ấy dừng lại đột ngột khi thoáng nhìn từ Damien sang tôi. Cậu ấy nuốt khan “Oh, uh. Xin chào, Zoey.”
“Chào, Jack,” tôi nói và mỉm cười với cậu ấy. Jack và Damien quen nhau. Họ là người đồng tính. Bạn bè và tôi, cùng với bất cứ ai không hẹp hòi và hoàn toàn không đánh giá người khác, thì cảm thấy đều đó không tồi chút nào.
“Tôi không nghĩ sẽ gặp bồ,” Jack lảm nhảm. “Tôi nghĩ rằng bồ vẫn còn … uh … tốt …“ Giọng cậu ấy nhỏ dần, trông có vẻ không thoải mái và khuôn mặt ửng hồng một cách đáng yêu.
“Bồ nghĩ tớ vẫn còn trốn trong phòng?” Tôi bổ sung cho cậu ấy.
Cậu ấy gật đầu.
“Không”, tôi chắc chắn nói. “Tớ đã làm xong điều đó rồi”.
“Chẳng sao cả” (Well, la-te-da: cụm từ dung để chỉ việc mà bạn làm không có ý nghĩa hay tác động gì đến bạn bè của bạn cả), Erin bắt đầu, nhưng trước khi Shaunee có thể làm hành động phụ họa mà cô ấy thường làm, một tiếng cười gợi cảm trắng trợn vang lên từ phía cánh cửa sau chúng tôi làm mọi người ngoảnh lại và trố mắt ra nhìn một cách ngớ ngẩn.
Aphrodite nhanh chóng bước vào phòng, cười trong khi cô nháy mắt với Darius – một trong những người chiến binh trẻ nhất, hot nhất của nhóm Con trai Bóng Đêm, người bảo vệ của Ngôi nhà Bóng Đêm – và hất nhẹ mái tóc tuyệt vời của cô ta. Cô ta luôn luôn là người có thể làm tốt nhiều chuyện cùng một lúc, nhưng tôi hoàn toàn bị sốc bởi cách nhìn lãnh đạm, cực kì lạnh lùng, và mang tính kiểm soát của cô ta. Chỉ hai ngày trước đây cô ta gần như đã chết và sau đó hoàn toàn hoảng loạn vì dấu ấn hình mặt trăng lưỡi liềm màu ngọc bích – thứ xuất hiện trên trán của tất cả ma cà rồng tập sự, đánh dấu họ đã bắt đầu biến đổi, hoặc sẽ kết thúc trở thành một ma cà rồng trưởng thành hoặc sẽ chết – đã biến mất khỏi khuôn mặt của cô ta.
Có nghĩa là cô ta đã bằng cách nào đó trở lại thành một con người.
0 notes
Text
Tư Vấn Mua Bồn Ngâm Chân Tốt Cho Gia Đình
Bồn ngâm chân có lẽ là đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta, nhất là tại các gia đình có người lớn tuổi, bà bầu và người có bệnh lý về da liễu ở chân. Bồn ngâm chân không chỉ để ngâm chân với nước sạch để loại bỏ các bụi bẩn bám trên chân mà còn giúp massage chân để được thư giãn sau một ngày di chuyển nhiều nơi.
Blog chia sẻ kiến thức mua sắm online thông minh Chonlatot.com
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại bồn ngâm chân và bài viết hôm nay mình sẽ tổng hợp 5 loại bồn ngâm chân đang rất được ưa chuộng trên thị trường để mọi người tham khảo.
Review 5 Chiếc Bồn Ngâm Chân Tốt Nhất Hiện Nay
Dưới đây mình sẽ chia sẻ với bạn 5 chiếc bồn ngâm chân tốt nhất đang được đánh giá rất cao từ người dùng trên các sàn thương mại điện tử.
1. Bồn Ngâm Chân Massage OEM cắm điện cao cấp
Bồn ngâm chân Massage OEM
Sản phẩm đầu tiên mình giới thiệu chí là một chiếc chậu ngâm chân đến từ thương hiệu OEM, kết hợp ngâm chân và massage mang lại những giây phút thực sự thư giãn.
Bồn ngâm chân có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ nhỏ tuổi đến lớn tuổi.
Chậu được hoạt động với nguồn điện 220V phù hợp với nguồn điện hộ gia đình hiện nay. Với thiết kế có quai xách và ống xả nước vô cùng tiện lợi, đặc biệt chậu có thể tự làm ấm nước nên bạn không cần phải đổ nước ấm vào chậu để ngâm chân.
Thiết kế nút vặn 4 chức ngay trước mặt dễ dàng trong việc điều chỉnh. Vùng đặt chân của chậu tương đối rộng, thỏa mái đặt chân. Hỗ trợ trị các chứng đau nhức xương khớp, chống lạnh chân, trị ngứa,…
Xem giá Shopee
Ưu điểm:
Giá thành hợp lý.
Sản phẩm của thương hiệu uy tín.
Ngâm kết hợp massage chân rất dễ chịu, có thể đổ dầu gừng để ngâm.
Nhược điểm:
Chưa xuất hiện nhược điểm của sản phẩm này.
2. Bồn Ngâm Chân Massage Laica PC1301 Ytali
Bồn ngâm chân Laica
Mẫu bồn ngâm chân massage với nhiều chế độ khác nhau phục vụ nhu cầu của người sử dụng, hỗ trợ để trị hoặc cải thiện tình hình các bệnh lý xương khớp, nhức mỏi,…
Bồn ngâm chân này hoàn toàn có thể được sử dụng bởi các đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau.
Thiết kế sang trọng, màu sắc đơn giản, tinh tế. 4 chức năng chính là đun nước, giữ ấm, massage rung, massage sủi và đèn hồng ngoại trị liệu giúp trị liệu các chứng bệnh ở chân mang lại sức khỏe tốt cho bạn.
Thao tác sử dụng và điều chỉnh chế độ đơn giản và áp dụng công nghệ tiên tiến xoa bóp và massage chân rất dễ chịu. Nguồn điện sử dụng là 230V với tần số 50Hz, công suất lên đến 350W.
Xem giá Shopee
Ưu điểm:
Dung tích bồn ngâm lên đến 8,3L mang lại sự thỏa mái mỗi khi sử dụng.
Massage sâu tạo được cảm giác thư giãn và giúp đôi chân không còn mệt mỏi sau 1 ngày dài đi lại.
Nhiệt độ được duy trì ổn định.
Nhược điểm:
Giá thành tương đối cao.
3. Bồn ngâm chân massage hồng ngoại Beurer FB50
Bồn ngâm chân Beurer
Bồn ngâm chân có thiết kế sáng tạo, độc đáo, màu sắc đơn giản nhưng vẫn sang trọng. Với chức năng tự làm ấm nước, bồn ngâm chân sẽ giúp thông kinh, hoạt lạc, trị các chứng đau mỏi xương khớp,….
Bồn sẽ phù hợp với người lớn, đặc biệt là những ai có bệnh lý về xương khớp, người lớn tuổi xương khớp yếu thường xuyên bị đau mỏi.
Với 3 chức năng massage rung, massage sủi bọt và đèn hồng ngoại, mỗi chức năng sẽ hỗ trợ và mang lại kết quả khác nhau. Chân sẽ được xoa bóp đều, tác động sâu và loại bỏ bụi bẩn, đánh tan cảm giác đau mỏi để giúp có một giấc ngủ ngon và say giấc hơn.
Kích thước của sản phẩm 500:390:220mm rất nhỏ gọn, dễ dàng cất để. Nguồn điện sử dụng 220-260V với tần số 50-60Hz, công suất lên đến 400W hoạt động cực mạnh mẽ.
Xem giá Shopee
Ưu điểm:
Sản phẩm của thương hiệu uy tín.
Chế độ hẹn giờ để đảm bảo thời gian ngâm vừa đủ.
Hiệu quả cao, các chứng bệnh hoặc đau mỏi giảm hẳn sau một vài lần ngâm chân.
Nhược điểm:
Giá thành tương đối cao.
Trọng lượng 5,2kg tương đối nặng.
4. Bồn ngâm chân đa năng Homedics Luxury
Bồn ngâm chân Homedics Luxury
Thiết kế rất đơn giản, màu sắc trang nhã. Với nhiều chức năng khác nhau phục vụ tối đa nhu cầu của người sử dụng.
Bồn ngâm chân sẽ phù hợp với người lớn, những người có công việc đặc thù đi lại nhiều, người lớn tuổi xương khớp kém hay bị đau mỏi, người bị bệnh lý xương khớp, da liễu,…
Ứng dụng công nghệ con lăn tự động và sục khí đều để massage chân thật sâu, tác động toàn bàn chân và mu bàn chân. Chất liệu nhựa y tế cao cấp, bền bỉ và dày dặn. Với màn hình led hiển thị rõ ràng 4 chức năng vừa tầm mắt để bạn dễ dàng lựa chọn và kết hợp các chức năng nếu muốn.
Xem giá Shopee
Ưu điểm:
Hiệu quả massage cực tốt, tình trạng đau mỏi cải thiện rõ rệt sau một vài lần ngâm chân.
Các chức năng hiển thị rõ, dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu.
Nhiệt độ ổn định, đủ ấm để ngâm chân.
Nhỏ gọn và nhẹ dễ dàng di chuyển hay cất để.
Nhược điểm:
Giá thành tương đối cao.
5. Chậu ngâm chân bằng gỗ thông
Chậu ngâm chân gỗ thông
Một sản phẩm đến từ thiên nhiên giúp bảo vệ môi trường và bàn chân rất tốt. Gỗ thông thường được làm các thiết bị nội thất trong gia đình nhờ tính chắc chắn và bền với thời gian.
Chậu ngâm chân bằng gỗ thông được thiết kế gọn gàng, bố chí thêm nhiều hạt massage ở bề mặt chậu giúp chúng ta vừa có thể ngâm chân và kết hợp massage luôn, rất tiện lợi.
Ưu điểm:
Gỗ thông tự nhiên.
Thiết kế gọn gàng đẹp mắt.
Có hạt massage giúp tuần hoàn máu.
Giá thành phải chăng.
Nhược điểm:
Hơi nặng một chút đối với người cao tuổi.
Một Vài Tiêu Chí Lựa Chọn Bồn Ngâm Chân Tốt
Bồn ngâm chân là một sản phẩm đang nhận được sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Vậy nên việc lựa chọn kỹ lưỡng là một điều hoàn toàn dễ hiểu khi mà rất nhiều sản phẩm khác nhau đang được bán trên thị trường. Để mọi người có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định, mình sẽ nêu ra một vài tiêu chí để mọi người cân nhắc sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân.
Các chức năng:
Vì là loại bồn ngâm chân đặc thù hỗ trợ đánh tan mệt mỏi, đau nhức và cải thiện tình trạng do các bệnh lý nên các chức năng là tiêu chí luôn được quan tâm hàng đầu. Các chức năng thông thường một bồn ngâm chân có như tự làm nóng và duy trì nhiệt độ của nước, massage rung, massage sủi bọt, đèn hồng ngoại,….
Kích thước và kiểu dáng:
Các bồn ngâm chân chủ yếu sẽ có kích thước vừa vặn với tay cầm và trọng lượng không quá nặng để người lớn tuổi hoàn toàn có thể tự sử dụng mà không gặp khó khăn gì. Kiểu dáng của bồn ngâm chân cũng là mối quan tâm của không ít khách hàng. Các bồn với kiểu dáng đơn giản, màu sắc trang nhã sẽ là lựa chọn của nhiều người.
Nếu bạn đang quan tâm tới sức khỏe và tìm một sản phẩm nhỏ gọn tiện lợi thì gối massage hồng ngoại là một sự lựa chọn đúng đắn.
Sản phẩm của thương hiệu uy tín:
Các thương hiệu uy tín luôn cố gắng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để mọi người có thể sở hữu được một sản phẩm hài lòng. Các sản phẩm của thương hiệu uy tín vừa chất lượng và vừa có độ an toàn cao. Một số thương hiệu có thể kể đến như: Maxcare, Beurer, OEM,….
Độ bền của sản phẩm:
Là một sản phẩm sẽ được sử dụng lâu dài nên độ bền của sản phẩm cũng chính là một trong số tiêu chí mang tính quyết định. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn một sản phẩm giá thành cao nhưng có độ bền tốt hơn là một sản phẩm giá rẻ và chóng hỏng.
Giá thành:
Giá thành của bồn ngâm chân tương đối phong phú, có nhiều mức giá và sự chênh lệch cũng rõ rệt. Tiêu chí này đặt ra để người mua xác định được khoảng giá mà mình sẽ mua phù hợp với khả năng tài chính gia đình.
Chế độ bảo hành:
Với các sản phẩm bồn ngâm chân luôn có chế độ bảo hành đi kèm khi mua sản phẩm. Hãy nhớ bảo quản giấy tờ bảo hành cẩn thận để khi cần bạn sẽ đảm bảo được quyền lợn.
Trả Lời Một Vài Câu Hỏi Trước Khi Mua Bồn Ngâm Chân
Mình sẽ giải đáp một vài câu hỏi thường gặp khi bạn tự đi mua bồn ngâm chân cho gia đình.
Q: Bồn ngâm chân có dùng cho trẻ em được không?
Được bạn nhé. Nếu bạn muốn dùng cho các bé nhỏ thì bạn phải giúp đỡ và theo dõi bé trong suốt thời gian bé ngâm chân nhé.
Q: Bồn ngâm chân có dễ sử dụng không?
Thông thường bồn ngâm chân sẽ được thiết kế với các chức năng rất dễ hiểu và dễ dàng sử dụng. Chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn và làm đúng hướng dẫn là bạn hoàn toàn có thể tự làm được.
Q: Dùng bồn ngâm chân có thể bỏ các loại như gừng, dầu gió vào nước được không?
Hoàn toàn được bạn nhé, khi nước đủ ấm bạn có thể cho vài lát gừng để tiết tinh dầu gừng giúp sảng khoái, thông kinh, hoạt lạc.
Tóm Lại Nên Mua Bồn Ngâm Chân Nào Tốt
Tại đây mình sẽ chia sẻ với bạn sự lựa chọn của mình.
Một ngày dài làm việc, tối về đặt đôi chân vào bồn ngâm chân và chọn chế độ mong muốn và thư giãn cùng gia đình với những câu chuyện thường nhật. Chọn 1 trong 5 bồn ngâm chân mà mình đã giới thiệu cho bản thân và cũng có thể là món quà dành cho cha mẹ, bạn bè đầy ý nghĩa.
Nhà mình chọn Chậu Ngâm Chân Massage OEM cắm điện cao cấp để cho bố mẹ mình sử dụng mỗi tối, ông bà đã lớn tuổi và xương khớp kém đi nhiều. Từ khi dùng bồn ngâm chân thì đã đỡ nhức mỏi và ngủ ngon giấc hơn rồi. Mình rất hài lòng về sản phẩm này.
source https://chonlatot.com/bon-ngam-chan-tot.html
0 notes
Text
Cách chăm sóc vết mổ sau sinh: các lưu ý về vết thương
Sẹo sau sinh mổ
Sẹo mổ là vết sẹo dưới bụng sau khi sinh mổ, chúng thường có màu trắng hoặc xám trắng, mịn và lớp da cứng. Khoảng hai đến ba tuần sau khi mổ sẽ bắt đầu để lại sẹo, vết sẹo bắt đầu phát triển, lúc này vùng da khu vực đó trở nên đỏ, tím, cứng và nổi rõ bề mặt da. Chỗ vết sẹo có mút thần kinh mới, nhưng thật ra là vô cùng lộn xộn.
Lựa chọn vết mổ khi sinh
Vết mổ thẳng dọc
Phương pháp phẫu thuật: Ở giữa phần dưới của rốn, kéo dài một đường thẳng dọc khoảng 15 cm ngay ngắn.
Ưu điểm: Nếu có bất kỳ tình huống bất ngờ nào trong quá trình phẫu thuật, có thể dễ dàng kéo dài vết mổ, phạm vi phẫu thuật sẽ rõ ràng hơn và thời gian sẽ nhanh hơn.
Khuyết điểm: Bề ngoài của vết thương gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, do vết sẹo được kéo dài sẽ có thể chịu được áp lực lớn hơn, vết thương thẳng cũng có nhiều khả năng phát triển mô sẹo hoặc khiến bị sa nang dưới bụng.
Vết mổ ngang
Phương pháp phẫu thuật: Ở rìa trên của xương mu dưới bụng, cũng chính là vị trí của rìa trên của lông mu, một vết thương ngang khoảng 10-15 cm, giống như là dấu của nụ cười.
Ưu điểm: Vết thương nhìn vào mỹ quan hơn, và ít có khả năng xảy ra sa nang dưới bụng và mô sẹo.
Khuyết điểm: Phạm vi nhìn của vết thương bị thu nhỏ, ít phù hợp với các phẫu thuật phức tạp khác hoặc trường hợp béo phì.
Cách chăm sóc sau sinh mổ
Nhiều người nghĩ rằng, sinh mổ không cần chịu đau đớn dày vò như một cuộc chuyển dạ bình thường, chỉ cần một dao là có thể xong chuyện rồi, rất nhẹ nhàng.
Nhưng thật ra điều đó quả thực không đơn giản, người mẹ cũng phải trải qua rất nhiều đau đớn, cần trải qua rất nhiều điều sau khi phẫu thuật và còn khá nhiều điều phải trải qua. Đặc biệt, các vấn đề sau đây thường khiến họ bị quấy nhiễu.
Làm thế nào để chăm sóc vết thương sau phẫu thuật
Về cơ bản nó giống như chăm sóc vết thương phẫu thuật khác. Bình thường phải chú ý đến ba điểm sau:
Giữ vết thương khô và sạch, làm theo lời khuyên của bác sĩ thay thuốc đúng giờ, không tùy tiện chạm vào vết thương.
Không nâng vật nặng, hai tuần sau sinh mổ bạn có thể đi bộ vừa phải, nhưng không nên làm quá nhiều việc vặt.
*Chú ý không đụng đến vết thương khi di chuyển, đứng dậy, lật người và đi lại.
Vết thương bị nhiễm trùng không
Một số bà mẹ sẽ rất lo lắng và nghi ngờ vết thương có phải là bị nhiễm trùng hay không. Nên kiểm tra vết thương nếu thấy các tình trạng sau đây, nếu có phải báo cho bác sĩ kịp thời.
Máu chảy ra từ vết mổ hơi nhiều
Đỏ và sưng ở vết mổ
Có cảm giác đau xung quanh vết mổ
Cơ thể bắt đầu có tình trạng sốt.
Sau khi mổ bao lâu thì cho con bú
Một số bà mẹ lo lắng rằng thuốc gây mê được sử dụng trong khi sinh mổ sẽ ảnh hưởng đến sữa của họ, dự định qua một thời gian nữa mới cho con bú.
Thực ra không cần thiết. Thuốc gây mê được sử dụng trong sinh mổ đi vào trong máu rất ít. Thuốc gây mê từ máu đến sữa mẹ được ngăn cách bằng một “hàng rào sữa máu”, về cơ bản sẽ không ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, không cần phải đợi một thời gian sau khi sinh mổ mới cho con bú.
Tư thế cho con bú khi sinh mổ
Mỗi bà mẹ và mỗi em bé sẽ cảm thấy thoải mái trong tư thế cho bú khác nhau. Tuy nhiên, hai vị trí này sẽ phù hợp hơn cho những bà mẹ sinh mổ:
Kiểu bóng bầu dục
Người mẹ ngồi xuống, cánh tay giống như ôm một quả bóng dưới tay, để đứa bé nằm trong cánh tay. Người mẹ dùng hai tay đỡ đầu em bé và đỡ em bé bằng một cái gối.
Kiểu nằm nghiêng
Mẹ nằm nghiêng một bên, để bé ở đối diện với ngực của bạn, dùng một tay ôm giữ lấy cơ thể của bé, tay kia đưa núm vú đến gần miệng bé.
Sinh mổ bao lâu có con thứ 2
Thông thường chúng tôi khuyên sau khi sinh mổ 18-24 tháng nhưng không phải thời gian càng lâu thì càng tốt, vì tuổi tác cũng ảnh hưởng đến nguy cơ sinh sản. Ngoài ra, tốt nhất là lắng nghe ý kiến của bác sĩ trước khi sinh con thứ hai.
Bé đầu sinh mổ, bé thứ hai có thể sinh thường được không
Lần sinh mổ đầu tiên không có nghĩa là bạn phải sinh mổ trong tương lai. Con thứ hai lựa chọn sinh thường sẽ tốt hơn rất nhiều cho cơ thể đối với việc liên tục mổ hai lần. Tuy nhiên, việc có thể sinh thường hay không vẫn là phải căn cứ vào kết quả đánh giá của bác sĩ để quyết định.
Cách chăm sóc vết thương sau khi mổ
Sinh mổ, vì phạm vi của vết thương phẫu thuật lớn, vết thương ngoài da sau 5-7 ngày phẫu thuật có thể tháo chỉ, nhưng phải mất khoảng năm đến sáu tuần để hồi phục hoàn toàn. Nếu vết thương được điều trị tốt, chu kỳ phục hồi có thể được rút ngắn.
Các nguyên tắc chăm sóc cho cả vết thương rạch âm hộ hoặc vết thương dưới bụng là gần như nhau, nhưng vì các vị trí khác nhau, cho nên để giúp vết thương hồi phục như cũ thì cũng cần sử dụng các phương pháp khác nhau.
Vết thương sinh mổ dưới bụng nên được thay băng thường xuyên để giữ cho chúng luôn được sạch sẽ và khô ráo. Bảo vệ vết mài cẩn thận sau khi phẫu thuật. Khi nghỉ ngơi tốt nhất là giữ tư thế hơi gập người nằm nghiêng để giảm căng cơ thành bụng. Có thể được áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, thoa một số loại thuốc bôi.
Phải giữ sẹo sạch sẽ bất kì lúc nào, lau mồ hôi kịp thời và không rửa bằng nước nóng. Sau khi tháo chỉ, tránh tập thể dục quá sức, kéo căng cơ thể quá mức hoặc uống cong nghiêng người.
Các tips bảo vệ:
1. Khuyến khích các bà mẹ đi dạo nhiều hơn sau khi phẫu thuật. Đi bộ có thể giúp mẹ nhanh chóng khôi phục chức năng của hệ tiêu hóa.
2. Mỗi ngày nhất định phải kiểm tra vết mổ dưới bụng và khử trùng vết thương.
3. Đo nhiệt độ cơ thể hai lần một ngày trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật (nếu người mẹ cảm thấy không khỏe, hãy tăng số lần đo nhiệt độ).
4. Trong vòng hai tuần sau khi phẫu thuật, tránh làm ướt vết mổ ở bụng. Người mẹ có thể lau người bằng khăn ướt, dịch tiết âm đạo chưa sạch hoàn toàn thì nhất quyết không được tắm bồn.
Nhắc nhở: Khi xuất viện, bác sĩ sẽ dán một gói băng lên vết thương của người mẹ. Túi này chỉ có thể dùng tối đa 3 ngày, lúc đó nhất định phải tháo ra. Nhiều bà mẹ sợ động vào vết thương sẽ bị ảnh hưởng. Thực tế, miễn là bạn mặc đồ lót dành cho bà bầu trước khi sinh là bạn có thể che vết thương rồi.
Ngoài ra, hầu hết các vết thương khâu là chỉ Chromic Catgut. Trong trường hợp gặp phải tình trạng đường chỉ bị lộ ra ngoài, mẹ đừng dùng kéo cắt, cũng đừng thử kéo nó ra, đợi sau 42 ngày kiểm tra rồi để bác sĩ giải quyết.
Chăm sóc vết thương sau mổ lấy thai
Cách chăm sóc vết thương sau khi mổ như thế nào? Thay băng kịp thời khi máu thấm ra. Nên chiếu xạ hồng ngoại theo hướng dẫn của bác sĩ nếu vết mổ bị sưng. Nếu vết thương bị ngứa, bạn có thể lau vết thương bằng cồn… để tránh nhiễm trùng vết thương.
Sau khi phẫu thuật vết mổ còn đau thì sao
Vết mổ sẽ đau trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật. Nếu cần thiết, có thể tiêm 50-100mg Meperidine có thể được lặp lại sau mỗi 4-6 giờ. Một lượng nhỏ morphine cũng có thể được bác sĩ gây mê thông qua đặt ống thông gây tê ngoài màng cứng khi phẫu thuật kết thúc để giảm đau mà không ảnh hưởng đến hoạt động cơ bắp.
Sinh mổ bao lâu thì tháo chỉ
Hiện nay, loại chỉ khâu chủ yếu được sử dụng cho vết mổ phẫu thuật là chỉ khâu tiêu được và không cần tháo chỉ sau phẫu thuật. Bác sĩ đã thay băng vô trùng vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Nếu không có gì bất thường, hãy thay băng trước khi xuất viện.
Làm gì khi vết mổ chảy máu
Vết mổ nên được theo sát trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật xem có bị chảy máu không. Nếu có chảy máu, nên thay băng kịp thời (chủ yếu là gạc che vết mổ) và xác định nguyên nhân.
Phải làm gì nếu vết mổ bị sưng
Nếu vết mổ có màu đỏ và sưng sau khi phẫu thuật, bức xạ hồng ngoại có thể được thực hiện dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế và thay băng hàng ngày.
Làm gì vết mỗ nhiễm trùng
Nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục cao sau khi sinh mổ và vết mổ bị sưng, sốt và đau tại chỗ, điều đó có nghĩa là vết mổ phẫu thuật bị nhiễm trùng. Nên tiêm truyền tĩnh mạch để điều trị chống nhiễm trùng hoặc uống kháng sinh.
Nếu vết mổ bị ngứa thì sao
Lúc trong bệnh viện nếu vết mổ bị ngứa, bác sĩ sẽ xử lý. Sau khi trở về nhà, mẹ hoặc người nhà có thể dùng tăm bông vô trùng nhúng vào cồn 75% lấy vết mổ làm trung tâm bôi và thay băng vô trùng xung quanh. Nếu bạn bị dị ứng với băng, bạn có thể sử dụng băng khử mẫn cảm.
Làm thế nào để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ
Ngoài việc che vết mổ phẫu thuật bằng băng vô trùng, còn cần phải được bọc băng bụng y tế, lúc đi vệ sinh nếu như xảy ra tình trạng bị nhiễm bẩn thì cần lập tức đến bác sĩ giải thích tình trạng và thay băng mới ngay.
Có thể hoạt động sau khi sinh mổ
Trong 6 giờ sau khi phẫu thuật cần được giữ ở tư thế nằm ngửa, sau đó đổi sang vị trí tự do. Ngày hôm sau, bạn có thể ngồi dậy để tống máu trong dịch âm đạo, cố gắng trở người. Sau khi rút ống thông ra, bạn có thể xuống đất di chuyển để tránh sự bám dính của các cơ quan thành bụng.
Trong thời gian trong viện có thể sử dụng băng bụng quấn bụng để bảo vệ vết mổ phẫu thuật. Sau khi được xuất viện, có thể dùng quấn bụng có đàn hồi, để từ từ thu gọn của mình. Thực hiện các bài tập thể dục sau sinh từ 2 tuần nhưng đừng để quá sức nhé.
Sinh mổ ăn gì cho nhanh lành vết thương
Sinh mổ do có vết thương và áp lực ổ bụng đột ngột giảm sau khi sinh. Cơ bụng giãn ra, nhu động ruột chậm nên hay xảy ra táo bón. Cách sắp xếp chế độ ăn uống phải khác với sinh thường bao gồm: Protein, axit amin, vitamin, carbohydrate…
Kẽm
Thiếu kẽm sẽ khiến chức năng của tế bào sợi giảm xuống. Kẽm chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm như mộc nhĩ và rong biển…
Chất béo
Thiếu lipid có thể dẫn đến khó chữa lành vết thương. Dầu cá rất giàu axit béo, có tác dụng chống viêm và có những lợi ích nhất định để chữa lành vết thương.
Glucose
Đường là chất cung cấp năng lượng chính của cơ thể con người. Cung cấp đủ năng lượng là điều không thể thiếu để chữa lành vết thương. Trong thời gian chữa lành vết thương, bạn có thể ăn nhiều trái cây giàu đường, không chỉ làm tăng hàm lượng đường mà còn bổ sung đủ vitamin.
Protein
Thêm protein vào chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Thực phẩm giàu protein bao gồm nhiều loại thịt nạc, sữa, trứng…
Vitamin A
Có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương. Nó chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm như dầu cá, cà rốt và cà chua.
Vitamin C
Có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương. Tồn tại trong các loại rau và trái cây khác nhau, táo tàu và hạt tiêu chứa rất nhiều vitamin C.
The post Cách chăm sóc vết mổ sau sinh: các lưu ý về vết thương appeared first on Mammy Kids.
source https://www.mammykids.com/cham-soc-vet-mo-sau-sinh.html
0 notes
Text
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau xương cụt khi mang thai
Đau xương cụt khi mang thai là một hiện tượng hiếm gặp ở các mẹ bầu. Tình trạng đau nhức khi mang thai không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn cảm thấy lo lắng không yên. Đâu là nguyên nhân gây đau xương cụt và mẹ bầu cần khắc phục tình trạng này như thế nào?
Triệu chứng đau xương cụt khi mang thai
Xương cụt là phần cuối cùng của cột sống, nằm ở giữa 2 mông và vì vậy, nhóm các xương này còn được gọi là xương cùng. Khi bị đau xương cụt, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện từ nhẹ tới nặng như:
Những cơn đau có thể từ âm ỉ tới đau dữ dội ở đốt xương cụt.
Đau phần trên hông
Đau phần xương mu
Đau ở khớp háng
Đau chân
Nguyên nhân gây đau xương cụt khi mang thai
Do sự thay đổi đột biến của relaxin và estrogen hormon tới các dây chằng gần xương cụt gây ra các cơn đau.
Do sự tăng trọng nhanh của cơ thể dồn nên phần trọng tâm phía sau khiến cho tư thế cột sống của mẹ bầu bị ảnh hưởng.
Do thay đổi tư thế không đúng cách hoặc do lao động nặng cũng khiến các cơn đau xương cụt nghiêm trọng hơn.
Tam cá nguyệt cuối cùng, có thể do đầu em bé chèn vào xương cụt của mẹ gây cảm giác đau mỏi khiến mẹ bầu khó chịu.
Các nguyên nhân khác gây đau xương cụt khi mang thai có thể là: táo bón, chấn thương vùng dưới lưng do ngã hoặc tai nạn, thoát vị đĩa đệm phần dưới của lưng, rối loạn chức năng xương mu hoặc ung thư vùng chậu.
Đau xương cụt khi mang thai phải làm sao?
>>> Tham khảo thêm: Chuột rút bắp chân khi ngủ
Tin tốt cho mẹ là có thể tự làm giảm các cơn đau xương cụt khi mang thai, nếu tiến triển tốt, mẹ sẽ mất hẳn cảm giác khó chịu. Mẹ thử áp dụng những cách sau nhé:
1. Tư thế ngủ của bà bầu nên nghiêng bên trái với một cái gối kẹp giữa 2 đùi để trọng lượng cơ thể được chia đều
2. Tránh vận động mạnh: hạn chế đi bộ ngay khi xương cụt có biểu hiện đau.
3. Không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài: Nếu do tính chất công việc, mẹ bầu có thể thay đổi vị trí đều đặn sẽ tạo cảm giác tốt hơn. Đôi khi bạn nên đi quanh chỗ ngồi của mình vài phút, lặp lại nhiều lần trong ngày giúp lưu thông máu và làm các đốt xương linh hoạt hơn.
4. Hoạt động thể thao như bơi lội cũng có ích trong việc giảm đau xương cụt khi mang thai nhưng mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành.
5. Tránh tăng cân quá nhanh và quá nhiều sẽ tăng áp lực lên xương cụt của bạn cũng như kéo theo nhiều vấn đề tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé.
6. Đeo đai hỗ trợ vùng bụng giúp bạn giảm áp lực dồn lên phần xương dưới thắt lưng, giúp bạn cải thiện tư thế và giảm mệt mỏi nhất là trong tam cá nguyệt cuối. Đai này mẹ tham khảo tại các cửa hàng mẹ và bé.
7. Ngồi thẳng giúp trọng tâm cơ thể được cố định giảm áp lực nặng nề lên phần xương cụt. Nếu được, mẹ nên ngồi trên một quả bóng chuyên dùng để tập thể dục.
Trên đây là các lời khuyên hữu ích hỗ trợ các mẹ giảm cơn đau xương cụt khi mang thai. Nhưng nếu mẹ bầu đau nặng, kéo dài thì nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa sản hoặc chấn thương chỉnh hình để nhận được điều trị.
0 notes
Link
Tập Yoga cho bà bầu là bộ môn thể thao kỳ diệu rất tốt để bà bầu có thân hình dẻo dai, săn chắc, cung cấp nhiều oxy, giảm stress và ngăn chặn những triệu chứng thường gặp như phù nề, ốm nghén…
Thể Hình Channel sẽ cung cấp những lợi ích, lưu ý, và những bài tập yoga cho bà bầu
Lợi ích tập yoga cho bài bầu
Tập Yoga khi mang bầu sẽ mang lại cho bạn những lợi ích bất ngờ trong suốt thai kỳ. Trong số đó, yoga có thể giúp bà bầu vượt qua trầm cảm. Dưới đây là những lợ ích mà yoga mang lại:
Yoga giúp bà bầu có cơ thể săn chắc, di chuyển nhẹ nhàng, mềm mại vì các khớp và cơ được vận động
Giúp bà bầu lưu thông khí huyết, giảm thiểu khả năng mắc phải những triệu chứng khi mang thai
Tập yoga khi mang bầu được chứng minh giúp mẹ bầu thư thái đầu óc, quên đi những âu lo buồn phiền của công việc và giảm trầm cảm trong khi mang thai. Điều này rất quan trọng vì trên thức tế khi giai đoạn chuẩn bị lâm bồn khiến các bà bầu rất dễ đánh mất bình tĩnh.
Giúp tăng cường sức mạnh cho cơ chậu, giảm nguy cơ tiểu không tự chủ, sa ruột và bàng quan
Giảm căng cơ bắp toàn thân, cơ bắp trở nên đàn hồi giúp giảm nguy cơ bị chuột rút, đau nhức khi mang thai vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Giúp bạn ngủ ngon, giấc ngủ sâu hơn
Tập yoga khi mang thai giúp bạn không bị tăng cân quá nhiều, nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.
Giảm nguy cơ sinh sớm, huyết áo cao
Duy trì lượng nước ối đủ
Lợi ích tập yoga cho thai nhi
Khi tập yoga, mẹ bầu được thư giãn, điều đó cũng sẽ có lợi cho em bé. Vì nếu bà bầu có áp lực quá lớn hoặc tâm trạng căng thẳng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cải thiện lưu thông oxi qua nhau thai tới thai nhi nhờ tập luyện hít thở sâu thường xuyên.
Tập yoga cho bà bầu giúp kết nối, gắn bó tình cảm giữ mẹ và bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ
Em bé sinh ra có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh
Xem thêm: 40 lợi ích tập yoga không phải ai cũng biết
Những lưu ý khi tập Yoga cho bà bầu
Một số mẹ bầu đã được chuẩn đoán chứng tiền sản giật, từng sẩy thia hoặc trong nhóm có nguy cơ sẩy thai cao nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tập Yoga.
Trong quá trình tập, mẹ bầu thấy một trong những biểu hiện sau đây thì nên dừng tập luyện lại ngay:
Tăng huyết áp
Màng ối bị vỡ và bắt đầu chuyển dạ
Chảy máu âm đạo hoặc thường cảm thấy khó chiuk
Buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
Ngoài ra, có một số lưu ý khi tập luyện dưới đây:
Không tập quá căng: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin giúp thư giãn các dây chằng, cho phép bé chui ra từ xương chậu. Nhưng hormone này không chỉ ảnh hưởng đến dây chằng xung quanh khung chậu, mà còn toàn bộ cơ thể. Vì vậy, hãy giới hạn phạm vi căng cơ, chỉ làm đến độ bản thân cảm thấy thoải mái, không đau đớn.
Nên tìm người hướng dẫn riêng: Trước khi muốn tự tập ở nhà, bạn nên tìm một người hướng dẫn riêng trước. Tốt nhất hãy tìm người có kinh nghiệm hướng dẫn tập cho phụ nữ mang thai.
Uống đủ nước: đảm bảo bạn luôn uống đủ nước trong suốt thười gian tậpluyện. Mất nước đặc biệt quan trọng vì có thể gây ra sảy thai non hoặc chuyển dạ sớm
Cường độ tập luyện
Cường độ tập luyện tùy thuộc vào từng tam cá nguyệt. Đối với 3 tháng đầu, bầu nên tập những động tác Yoga nhẹ nhàng,cơ bản nhất. Thời gian tập luyện trong vòng 15 - 30 phút.
Mẹ bầu có thể tập 1 - 2 lần/ tuần. Nếu tập trong phòng tập yoga có sự hướng dânc của huấn luyện viên thì thời gian có thể kéo dài từ 60 - 75 phút/buổi tập. Nếu tập tại nhà thì mẹ bầu có thể tập luyện trong 30 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, kết hợp yoga cùng các môn thể thao khác như bơi lội hoặc đi bộ.
Đặc biệt khi tập yoga trong từng tam cá nguyệt, mẹ bầu cần chú ý tập những động tác theo từng giai đoạn thai kỳ và tập sao cho dúng để không tác động xấu đến thai nhi.
Xem thêm: 8 bài tập giảm cân sau sinh cho mẹ nhưng vẫn ôm con thoải mái
10 tư thế tập yoga cho bà bầu
Lưu ý trước khi tập luyện
Mỗi tư thế, mẹ bầu nên tập luyện trong khoảng 5 - 8 hơi thờ dài bằng mũi, lặp lại 3 lần
Thờ sâu và thở đúng
Khi thở không đúng cách sẽ có biểu hiện chóng mặt, dừng lại ngay
Tư thế Cobbier
Cách thực hiện:
Ngồi thẳng lưng trên thảm. Khoanh chân sao cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau
Đặt 2 bàn tay nhẹ nhàng lên 2 đầu gối
Nâng 2 đầu gối nên rồi đặt 2 đầu gối xuống thảm sao cho lưng phải thẳng. Giữ tư thế này trong khoảng 45 - 1 phút
Tư thế Balasana (tư thế em bé)
Cách thực hiện:
Quỳ gối trên tấm thảm, bàn chân để ngửa, hai tay chạm vào ngón chân cái
Đầu gối mở rộng sang 2 bên, mở rộng gót chân
Cúi gập người xuống sao cho phần thân nằm giữ 2 bên đùi, chán chạm thảm
Nhắm mắt, hít thở sâu, hai tay duỗi ra phía trước, úp tay xuống mặt thảm, giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút.
Lưu ý: Tư thế này chỉ tập trong thời kỳ 3 tháng đầu
Tư thế chó và mèo
Cách thực hiện:
Quỳ đầu gối xuống tấm thảm đồng thời chống 2 tay xuống sàn sao cho tay và đùi song song với nhau.
Tư thế chó: Hít một hơi thật sâu và cong lưng lên, đầu cúi xuống thở ra nhẹ nhàng
Tư thế mèo: Thở ra nhẹ nhàng, ngẩng đầu lên trên, hõm sương cột xuống sau đó thở thật sâu
Lặp lại ít nhất 5 lần
Tư thế Eagle (tư thế chim đại bàng)
Cách thực hiện:
Quỳ 2 đầu gối xuống thảm, úp mắt chân xuống
Ngồi trên 2 gót chân
Duỗi cánh tay ra phía trước song song với mặ sàn. Vắt chéo tay trước ngực, tay phải ở trên tay trái sau đó cong khủy tay lại, mu bàn tay úp vào nhau.
Đưa tay ra trước mặt và giữ ở tư thế căn bằng.
Tư thế Viparita karani (tư thế lộn ngược)
Cách thực hiện:
Nằm ngửa trên thảm, co hai chân sát vào thân
Sử dụng lực ở khủy tay khi đưa chân lên
Toàn bộ nửa thân người ở phía trên được thư giãn trên tấm thảm. Giữ tư thế này trong vài phút
Nếu bạn cảm thấy chóng mặt thì dừng lại ngay
Xem thêm: 6 động tác yoga cho bà bầu giúp cải thiện xương chậu và tư thế khi mang thai
Tư thế chiến binh 2
Tư thế này an toàn cho tất cả giai đoạn thai kỳ. Cách thực hiện:
Bắt đầu bằng tư thế Trái Núi, bước chân phải quan bên phải từ 1m -1.2m. Quay bàn chân phải thành một góc 90 độ rồi quay bàn chân trái ra một góc 45 độ, sao cho gót chân phải thằng hàng với phần giữa của bàn chân trái. Hai vai và bắp đùi phải hướng ra phía trước và nằm cùng trên một mặt phẳng với 2 chân.
Ấn xương cụt xuống, hít vào đồng thời nâng hau tay lên cao ngang vai, bàn tay úp xuống. Buông thõng 2 vai xuống và ra sau cách xa hai tai
Thở ra, cong đầu gối phải cho tới khi thẳng với mắt cá chân phải. Đầu gối và các ngón chân phải cùng hướng về một hướng. Chân trái thẳng và hai bàn chân cùng áp xuống sàn.
Quay đầu nhìn về bên phải và nhìn qua các ngón tay của tay phải
Giữ tư thế từ 30s đến 1 phút.
Tree bose
Cách thực hiện:
Đứng ở tư thế Tadasana, sau đó đặt áp lòng bàn tay vào thắt lưng, gập gối phải và đặt bàn chân phải lên đùi trái. Nếu động tác này quá khói đối với bạn, hãy đặt bàn chân lên bắp chân, tập trung nhìn vào một điểm và giữ thăng bằng cơ thể.
Sau khi đã giữ được thăng bằng, hãy dang 2 cánh tay ra, kéo lên trên và chắp 2 bàn tay phía trên đỉnh đầu
Tư thế Uttanasana (đứng gập người)
Cách thực hiện:
Đứng trong tư thế Tadasana, sau đó đặt lòng bàn tay lên thắt lưng, gập người lại và để lòng bàn tay chạm sàn.
Nếu lòng bàn tay không chạm được bàn, đặt một khối gạch yoga ở trước mũi chân và đặt lòng bàn tay lên khối gạch.
Nếu cảm thấy chóng mặt, dừng lại và trở về tư thế Tadasana
Bridge Pose (tư thế cây cầu)
Cách thực hiện:
Nằm ngửa, hai đầu gối co lên và hai bàn chân cách nhau một khoảng bằng hông. Khoảng cách giữa hông và gót chân bằng một bàn tay. Hai cánh tay để dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống.
Hít vào, cảm nhận chiều dài của lưng áp trên sàn. Thở ra, đồng thời đẩy bàn chân xuống sàn để nâng hông và sau đó là lưng trên khỏi sàn. Giữ hai bàn chân nằm ngay dưới đầu gối, đặc biệt là khi bạn có vấn đề về đ��u gối.
Giữ nguyên tư thế và hít vào.
Tư thế Tadasana
Các bước thực hiện:
Đứng dang 2 chân rộng bằng hông, đặt bàn chân sao cho 2 ngón cái song song với nhau.
Giữ 2 cánh tay ở 2 bên thân người
Nhắm mắt lại rồ thả lỏng cơ mặt và cơ vai.
Kết
Khi tập Yoga cho bà bầu, các mẹ bầu nhớ là phải luôn làm đúng theo hướng dẫn các bước luyện tập. Chú ý đến biểu hiện sức khỏe của mình trong khi tập luyện nhé.
Trong thai kỳ, sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi vì thiếu ngủ hoặc do nồng độ hormone thay đổi, việc hít thở đúng cách khi tập luyện giúp bạn cảm thấy luôn tràn năng lương, đồng thời hệ tuần hoàn sẽ hoạt động tốt hơn. Điều đó giúp bạn cảm thấy sảng khoái và khỏe mạnh hơn.
Chúc các mẹ có những giây phút luyện tập đầy năng lượng và sảng khoái.
The post 10 tư thế tập Yoga cho bà bầu tốt cho cả mẹ và bé appeared first on Thể Hình Channel - Hướng dẫn tập thể hình, tập gym, fitness.
Nguồn: Thể Hình Channel
0 notes
Text
Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị đau xương chậu
Đau xương chậu sau sinh gây ra những cơn đau âm ỉ và dai dẳng ở vùng cột sống, thắt lưng, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt, và tâm sinh lý của phụ nữ. Nguyên nhân mẹ bị đau xương chậu sau sinh là gì thì không phải chị em nào cũng biết. Cùng đi tìm những nguyên nhân gây đau xương chậu sau sinh trong bài viết dưới đây.
Vì sao mẹ bị đau xương chậu sau sinh?
Khung xương dưới là nơi ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình mang thai do kích thước tử cung lớn dần. Do đó tình trạng đau xương vùng chậu rất thường gặp. Bên cạnh đó, những nguyên nhân sau đây cũng có thể dẫn đến tình trạng đau xươngchậu sau sinh:
Khớp xương mu bị kéo dãn quá mức gây đau xương chậu sau sinh
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau xương chậu sau sinh là do vùng khớp xương mu bị kéo dãn quá mức. Khớp mu được tạo thành bởi hai xương mu, được kết nối với nhau bằng các mô liên kết, còn gọi là dây chằng. Trong những tháng cuối thai kỳ, đầu thai nhi tì đè xuống khung chậu làm các dây chằng giãn ra, gây cảm giác đau âm ỉ.
Khi em bé chào đời, các dây chằng này phải căng ra hết cỡ để em bé có thể chui ra và chưa kịp phục hồi lại sau sinh khiến các phụ nữ bị đau vùng xương chậu. Mẹ sinh thường sẽ bị đau xương chậu sau sinh nhiều hơn những mẹ sinh mổ.
>>Xem thêm: triệu chứng thiếu canxi ở phụ nữ sau sinh
Đau xương chậu sau sinh do xương cụt vỡ trong quá trình chuyển dạ
Vỡ xương cụt cũng là nguyên nhân đau gây đau xương chậu sau sinh mà mẹ không ngờ tới. Xương cụt là nhóm xương cuối cùng của cột sống ở người, gồm 4 đến 6 đốt sống dính liền với nhau tạo thành. Khi sinh, đứa trẻ đi qua khung chậu người mẹ với tốc độ quá nhanh hoặc ở tư thế không phù hợp, xương cụt của mẹ có thể bị vỡ.
Đau xương chậu sau sinh do vỡ xương cụt có thể kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Cảm giác đau tăng lên nhiều hơn ở tư thế ngồi, đứng lâu hoặc khi quan hệ tình dục.
>>Xem thêm: thuốc DHA sau sinh loại nào tốt
Viêm nhiễm vùng chậu có thể gây đau xương chậu
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ còn yếu nên rất dễ bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản. Theo đường âm đạo, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể gây nên các viêm nhiễm không mong muốn. Viêm nhiễm ở cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm xương chậu khiến mẹ bỉm sữa sẽ bị những cơn đau nhức xương chậu.
>>Xem thêm: uống vitamin tổng hợp sau sinh trong bao lâu
Điều trị đau xương chậu sau sinh hiệu quả
Bác sĩ sẽ có những chỉ định và phương pháp điều trị khác nhau tùy vào biểu hiện và tình trạng bệnh để chấm dứt tình trạng đau xương chậu:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Cơ thể mẹ sau sinh cần hấp thu đủ dưỡng chất để có nhiều năng lượng giúp việc phục hồi diễn ra nhanh chóng. Bổ sung các dưỡng chất đặc biệt là canxi để đề phòng thiếu canxi sau sinh và giúp hệ xương chắc khỏe hơn.
Tắm nước ấm: Tắm nước ấm không những giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi mà còn cải thiện tình trạng nhức mỏi xương chậu rất hiệu quả.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Chị em có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh đắp vào vùng bị đau sẽ giúp dễ chịu hơn, giảm tình trạng đau nhức xương chậu.
Tư thế ngồi phù hợp: Tư thế ngồi không đúng sẽ giúp mẹ bỉm sữa bị đau xương chậu. Vì thế chị em nên thay đổi tư thế ngồi bằng cách ngồi nghiêng về phía trước, giúp giảm áp lực lên xương chậu.
Tập các bài tập giảm đau xương chậu sau sinh: Các động tác yoga sau sinh giúp cho các khớp xương chậu dẻo dai, dây chằng đàn hồi hơn, giảm đau xương chậu hiệu quả.
>>Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh ngừa đau nhức loãng xương
Trên đây là chia sẻ về tình trạng đau xương chậu sau sinh. Hy vọng mẹ đã nắm được nguyên nhân gây bệnh và cách giảm đau hiệu quả để sớm phục hồi sau sinh
0 notes
Text
[MYC 131] CÁCH NGÂM CHÂN TRONG THAI KỲ CỰC TỐT CỦA MẸ BẦU XINH ĐẸP
youtube
Với cách ngâm chân bằng những thảo dược thân thuộc, dễ tìm như trà, muối, gừng, chanh và sả... bà bầu xinh đẹp Ngọc Hân không bao giờ lo mất ngủ, phù nề chân.
THAM KHẢO CÁC VIDEO HAY CHO BÀ BẦU
[MYC 126] BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ VÀO BUỔI SÁNG VÀ TỐI
https://www.youtube.com/watch?v=FkNDgHW_cvI
[MYC 127] 5 SAI LẦM CỦA BÀ BẦU VÀO THÁNG CUỐI THAI KÌ
https://www.youtube.com/watch?v=A0tHdOp8KUQ
[MYC 128] CẦN LƯU Ý GÌ KHI CON BỊ VIÊM AMIDAN
https://www.youtube.com/watch?v=fH_5GllkUL0
[MYC 129] ĐỌC TRUYỆN CHO THAI NHI - CHO THAI NHI NGHE NHẠC BÀ BẦU
https://www.youtube.com/watch?v=fSBawRllzPo
[MYC 130] LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ SƠ SINH KHÔNG VẶN MÌNH KHI NGỦ
https://www.youtube.com/watch?v=3inAlR7urn4
Bà bầu Nguyễn Thị Ngọc Hân (sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh) từng được nhiều người biết tới khi trong thai kỳ vẫn chăm chỉ luyện tập thể thao, có lối sống khoa học để luôn giữ được vóc dáng vạn người mê dù "bụng bầu vượt mặt". Thêm nữa, bà mẹ xinh đẹp này cũng thường xuyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm tốt nhất cho mẹ bầu trên trang cá nhân và được rất nhiều người tin tưởng, ủng hộ.Cô cũng đã chia sẻ cách giúp cô không lo mất ngủ trong thai kỳ bằng phương pháp ngâm chân vô cùng đơn giản mà mọi bà bầu đều có thể làm được.
Vì sao mẹ bầu nên ngâm chân mỗi buổi tối?Các mẹ bầu từ tháng 7 trở đi sẽ có dấu hiệu chân bị phù nề (có nhiều mẹ bầu sẽ bị sớm hơn tuỳ cơ địa) và vì nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng cân nhiều (nhìn chân múp múp chứ chưa hẳn là phù nề) cộng thêm ăn mặn (giữ nước trong người), ít vận động tập thể dục, ngồi lâu và ngôi nhiều.Ngoài ra, Theo Hiệp hội mang thai Mỹ cơ thể phụ nữ mang thai tạo ra máu và dịch nhiều hơn khoảng 50 phần trăm so với trước khi mang thai. Một số chất lỏng này tích tụ ở bàn chân và mắt cá chân, một tình trạng phổ biến được gọi là phù nề. Sau khi mình đi máy bay về vì ngồi nhiều nên mu bàn chân có hiện tượng phù nề nhẹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt nhưng bạn có thể nhận thấy được, còn có nhiều chị em bị nặng là ảnh hưởng đến việc đi lại. Sau khi tập thể dục thì mình thấy hiện tượng này giảm hẳn. Và việc mà mỗi buổi tối gần đây mình hay làm là ngâm chân trước khi đi ngủ, điều này cực kì có ích cho các mẹ bầu, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ 3. Ngâm chân giúp giảm tình trạng sưng và căng thẳng ở bàn chân.Tác dụng ngâm chân cùng với nhiệt sẽ làm giảm tình trạng phù nề cho bàn chân Theo Đông y, chân là gốc của cơ thể bàn chân có đến 60 huyệt đạo quan trọng. Khi ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ tốt cho đôi bàn chân mà còn tác dụng đến cả cơ thể. Bởi khi hai bàn chân thường xuyên tiếp đất, đất thuộc âm, lại thêm sự ẩm ướt từ môi trường sẽ làm cho âm càng tăng, trở thành âm tà là nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức xương khớp…Theo Tây y, bàn chân là “trái tim thứ hai” chứa rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Phương pháp Ngâm chân được rút ra từ nền y học cổ truyền phương Đông, cưc kì dễ chịu đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đây là một liệu pháp đơn giản rẻ tiền tại gia mang lại lợi ích và rất nhiều bà bầu đã cảm thấy tuyệt vời hơn khi ngâm chân.
Các nguyên liệu chuẩn bị để ngâm chân của mẹ bầu Ngọc Hân.Phương pháp ngâm chân mà mình hay áp dụng gồm có các thành phần sau:
1. Trà (dùng bã trà)
2. Muối hột (1 muỗng)
Ngâm chân với muối đặc biệt hữu ích cho phụ nữ mang thai vì nó điều chỉnh hơn 300 phản ứng sinh hóa, các phụ tá của cơ bắp và chức năng thần kinh, giữ cho xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
3. Xả tươi (đập dập khoảng 3 tép, gừng tươi 1 nhánh (giã ra) hoặc cắt thành lát (ngâm lâu hơn cho ra chất), chanh 1 trái (cắt nhỏ ra)
Cách làmĐổ trà vào cho nước nấu sôi vào, trộn các thành phần còn lại trong thau gỗ hoặc inox (đừng dùng thau nhựa) vì có thể ra các tạp chất không tốt, đợi khoảng 10-15 phút cho các thành phần hòa lẫn vào nhau. Sau đó pha với nước lạnh (sờ vào vừa đủ ấm là được) rồi cho chân vào ngâm. Chuẩn bị 1 khăn để lau chân.
Lưu ý
Phụ nữ mang thai chỉ nên ngâm chân ở nhiệt độ vừa phải không nên ngâm với nước quá nóng, dưới 37 độ C là tốt nhất khoảng 40-50 độ. Nước quá nóng có thể làm tăng nhiệt độ có thể làm tăng nhịp tim và làm giảm lưu lượng máu đến em bé.
Ngâm bàn chân khoảng 15- 20 phút là được (không ngâm quá 30 phút) và chú ý là nước phải ngập trên cổ chân. Ở cổ chân có ba đường kinh dương, ba đường kinh âm. Phải để nước ngập cổ chân để thuốc tác động lên các huyệt làm khí huyết trong kinh mạch này lưu thông, từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
Công dụng tuyệt vời của việc ngâm chân với phụ nữ mang thai
1. Giảm phù nề
2. Giảm mất ngủ
Nước ấm, muối, bã trà, các thành phần trên sẽ kích thích các đầu mút thần kinh ở bàn chân, trong khi ngâm việc xoa bóp chân nhẹ nhàng sẽ tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, khí huyết được điều hòa và cải thiện, giúp cân bằng cơ thể, cải thiện giấc ngủ.
3. Xóa tan mỏi mệt
4. Giảm đau do viêm khớp
Trong thành phần của muối có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể, khi kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng đến các khớp xương theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì thế nếu đang bị các khớp xương đau nhức dạng viêm khớp, viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên sử dụng phương pháp này.
5. Giữ cho chân không bị lạnh
Khi thời tiết lạnh hoặc nhưng người hay ngủ với máy lạnh nhiều bị lạnh cóng chân nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí mất ngủ vì đôi bàn chân lạnh ngắt dù đã được cuộn trong chăn ấm. Hiện tượng tay, chân lạnh là do việc lưu thông máu không được tốt vì chân là bộ phận xa tim nhất. Lúc này, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu giúp làm ấm cơ thể. Sau khi ngâm xong, nên lau khô và bọc chân trong một chiếc khăn khô để chân luôn ấm.
6. Trị các bệnh ngoài da và khử mùi hôi chân
Kể cả với phụ nữ sau sinh, đây là thời điểm cơ thể đang yếu (theo cách nói của ng xưa) rất dễ bị bệnh vậy nên mọi ng thường khuyên phụ nữ sau sinh đi tất suốt thời gian ở cữ (khoảng 1 tháng) cũng chính là nhằm giữ ấm đôi bàn chân. Bởi suốt thời kì mang thai 9 tháng 10 ngày và khi sinh nở làm cho người phụ nữ hao tổn khí huyết.
Vì vậy mà khi ngâm chân chính là việc ôn ấm để làm tăng dương khí. Khí huyết lưu thông điều hòa thì lục phủ ngũ tạng, cân cơ não bộ được nuôi dưỡng đầy đủ nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh. Việc ôn ấm của đôi chân chính là nhờ sự tác động bởi nhiệt, nhiệt sẽ làm dãn nở mạch máu tại vùng bàn chân được ngâm, làm tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, tăng nuôi dưỡng và đồng nghĩa với việc đó là sự tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do trong máu bao gồm các thành phần hữu hình và hồng cầu nuôi dưỡng.Đồng thời, các thành phần miễn dịch nằm trong huyết tương là các kháng thể, miễn dịch tế bào… cùng với việc đem máu đến nuôi dưỡng là đem các tác nhân bảo vệ sức khỏe con người, vừa phòng bệnh, vừa chữa bệnh mà khi bị viêm nhiễm thì nó sẽ tiêu diệt các ổ viêm và ngăn các ổ dịch khác đến bảo vệ tế bào và tăng cường nuôi dưỡng cho tế bào.Vì vậy mà khi ngâm chân xong thường sẽ mang lại cảm giác rất khoan khoái, dễ chịu, tạo giấc ngủ sâu là vì thế. Vậy thì các mẹ bầu trong quá trình mang thai và sau khi mang thai nên duy trì thói quen ngâm chân.Ngoài kết hợp ngâm chân, các mẹ bầu nên hạn chế ngồi một chỗ, cố gắng đi bộ, vận độngnhiều để tuần hoàn máu tốt hơn và nên kê gối cao dưới chân khi ngủ, sáng mai dậy sẽ thấy chân giảm phù hẳn. Ngày nào cũng ngâm chân mình toàn ngủ một giấc thẳng đến sáng, không có tình trạng tiểu đêm dù đã ở cuối thai kỳ
.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN :
[MYC 126] BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ VÀO BUỔI SÁNG VÀ BUỔI TỐI?
[MYC 127] BÀ BẦU TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẠM 5 SAI LẦM SAU KHI BƯỚC VÀO NHỮNG THÁNG CUỐI THAI KỲ
[MYC 128] BA MẸ CẦN LƯU Ý GÌ KHI TRẺ BỊ VIÊM AMIDAN
[MYC 129] CÁCH ĐỌC TRUYỆN DÀNH CHO THAI NHI GIÚP CON PHÁT TRIỂN NÃO BỘ VƯỢT TRỘI
[MYC 130] CÁCH HAY GIÚP TRẺ SƠ SINH HẾT RƯỚN MÌNH, VẶN MÌNH KHI NGỦ
#BA BAU THANG THU 8#Bà bầu#những điều cần biết khi mang thai#chăm sóc bà bầu#sức khỏe bà bầu#ngâm chân#cách ngâm chân#kinh nghiệm mang thai#có thai#mang thai#mẹ bầu#phụ nữ mang thai
0 notes
Text
Cách massage lưng giúp làm giảm đau lưng cho mẹ bầu
Bài viết hướng dẫn cách massage lưng, đấm bóp lưng để giảm mệt mỏi đau bên trong, giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong thai kỳ.
Muốn da khỏe đẹp, hãy đọc 7 bí quyết chăm sóc da cho mẹ bầu dưới đây 10 món ăn ngon bổ dưỡng nên có trong thực đơn dành cho bà bầu Quá trình mang thai cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi trong đó có những điều khiến mẹ cảm thấy không thoải mái và đau lưng là một trong những điều phiền toái phổ biến nhất đối với các mẹ bầu. Biết được cách massage lưng đúng cách sẽ giúp mẹ bầu có được sự thoải mái trong thai kỳ.
1. Tại sao mẹ bầu thường bị đau lưng trong suốt thai kỳ?
Khi mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều loại hormone khiến dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng này nhằm giúp người mẹ có thể trợ giúp sinh thai nhi thuận lợi hơn.
Nhưng nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung lớn ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước. Để giữ cho cơ thể được thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức.
2. Lợi ích massage lưng cho mẹ bầu
Massage không chỉ là hình thức thư giãn đơn thuần mà còn mang lại rất nhiều lợi ích trong quá trình mang thai của mẹ. Điều này sẽ giúp lưu thông máu tốt, tăng cường cung cấp oxy cho thai nhi giúp thai nhi tăng cân tốt hơn.
Bên cạnh đó, massage lưng cho bà bầu giúp làm giảm đau cơ, nhất là ở vùng hông, lưng, giúp đào thải chất độc trong cơ thể mẹ. Massage không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, mà thai nhi trong bụng cũng được hưởng lợi khi mẹ được massage đúng cách và khoa học.
3. Hướng dẫn cách massage lưng, đấm bóp giảm đau cho mẹ bầu
Ở lưng, mẹ bầu không thể tự massge được nên có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân. Thao tác massage lưng cho mẹ bầu tưởng chừng rất dễ, nhưng lại không hề đơn giản, nếu massage đúng cách thì sẽ giúp mẹ bầu giảm đi các cơn đau lưng, nhưng nếu không đúng cách và sai thời điểm thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Khi massage, các mẹ có thể nằm nghiêng hoặc nằm úp trên một loại gối được thiết kế đặc biệt dành cho bà bầu có một khoảng lún sâu ở giữa dành cho bụng bầu. Mẹ đừng lo bởi những chiều gối này sẽ không gây hề hấn gì với việc nằm úp trong thời gian, giúp cảm thấy dễ chịu và thư giãn. Bởi vì mẹ không thể tự massage được nên có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân. Thao tác massage lưng thường rất đơn giản, bắt đầu từ gáy rồi từ từ xoa bóp nhẹ nhàng xuống hông. Sau đó đưa trở lại vai, kéo dọc cơ thể rồi tỏa ra hai bên sườn. Dùng hai tay lần lượt ấn nhẹ và kéo giãn các cơ. Dùng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay nhấn và xoa bóp thật nhẹ nhàng vào vùng lưng. Mẹ cũng nên cân nhắc sử dụng dịch vụ chăm sóc bà bầu tại các spa uy tín. Ở đây mẹ sẽ không cần phải di chuyển nhiều bởi các spa thường có dịch vụ phục vu tại nhà. Vừa được chăm sóc cẩn thận với các động tác massage đúng kĩ thuật, mẹ và người thân có thể tham khảo thêm các cách chăm sóc bản thân trong thai kỳ, giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện.
0 notes
Text
Có đáng lo khi bầu 3 tháng giữa bị đau bụng?
Sau giai đoạn ốm nghén, mang thai 3 tháng giữa được coi là “thời điểm vàng” giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng 3 tháng giữa khiến mẹ lo lắng vô cùng. Đau bụng ở 3 tháng giữa thai kỳ có nguy hiểm không và phải làm gì để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu để có biện pháp cải thiện tình trạng này hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Đau bụng ở 3 tháng giữa thai kỳ là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng khi đang mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2. Trong đó, có những nguyên nhân chính sau:
Tử cung ngày một to và dây chằng của mẹ giãn nở để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Chính sự thay đổi này khiến mẹ bị đau bụng. Nguyên nhân này hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại.
Mẹ bầu thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể gây đang bụng, đau lưng.
Thai nhi phát triển nhanh về kích thước khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2 gây chèn ép các cơ vùng bụng khiến mẹ bị đau bụng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị đau bụng. Trường hợp này, mẹ thường bị đau vùng bụng dưới, đau trên xương mu kèm theo cảm giác khó chịu, đau buốt khi đi tiểu.
Thiếu sắt thiếu máu khiến máu tuần hoàn chậm, các cơ quan không nhận đủ máu và oxy kịp thời có thể là nguyên nhân gây đau bụng.
>>Xem thêm; thuốc sắt và acid folic cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu dị tật thai nhi
Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa bị đau bụng có nguy hiểm không?
Thông thường, đau bụng khi mang thai là hiện tượng không đáng lo ngại, xảy ra do sự thay đổi bên trong cơ thể mẹ khi mang bầu. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đau bụng cảnh báo nguy cơ nguy hiểm. Nếu chỉ đau bụng râm râm thì mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp đau liên tục, đau dữ dội kèm theo các triệu chứng như chảy máu âm đạo, chuột rút, đau buốt lưng… thì bạn nên đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của thai kỳ như bong nhau non, xuất huyết sau bánh nhau, sinh non…
>>Xem thêm: bà bầu bị đau lưng khi mang thai phải làm sao
Cách chăm sóc bà bầu bị đau bụng 3 tháng giữa thai kỳ
Cách ứng phó nhanh nhất là người mẹ nên nghỉ ngơi khi cơn đau xuất hiện. Ngoài ra để giảm bớt cảm giác khó chịu, người mẹ cũng có thể thử các cách sau: Chú ý trong sinh hoạt Nếu bị đau bụng khi mang thai 3 tháng giữa, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau trong sinh hoạt thường ngày:
Đi giày bệt, đế bằng, không đi giày cao gót.
Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng hay đi lại, vận động nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết.
Khi ngủ, nên nằm nghiêng bên trái để làm giảm áp lực lên bụng bầu cũng như không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
Đi lại nhẹ nhàng, không khiêng vác đồ nặng, không gập người hoặc đứng lên ngột xuống một cách đột ngột.
>>Xem thêm: thuốc canxi bổ sung cho bà bầu giúp ngừa đau nhức xương khớp
Bổ sung sắt Thiếu sắt thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng. Vì thế, việc bổ sung sắt là cần thiết để khắc phục tình trạng này. Mẹ bầu có thể bổ sung sắt qua thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, trứng, các loại hạt, rau có màu xanh đậm… Tuy nhiên, khi mang thai, nhu cầu sắt tăng gần như gấp đôi nên nếu chỉ bổ sung qua thực phẩm sẽ khó đáp ứng đủ. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng các loại viên sắt hoặc thuốc bổ sung sắt dạng nước, phù hợp Bổ sung sắt là cần thiết nhưng phải bổ sung đúng cách. Vậy mẹ bầu bổ sung sắt từ tháng thứ mấy? Ngay từ khi mang thai, mẹ đã phải bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu và giúp thai nhi phát triển tốt nhất cả về cân nặng và trí tuệ. Thiếu sắt có thể khiến thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân… nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.
>>xem thêm: thuốc sắt giá bao nhiêu
Tập thể dục nhẹ nhàng Việc căng dây chằng khiến mẹ bị đau bụng. Mẹ bầu có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng này. Những bộ môn phù hợp với phụ nữ mang thai 3 tháng giữa gồm: đi bộ, bơi lội, yoga… Chúng không chỉ giúp giảm đau bụng mà còn giúp tăng cường thể lực và mang đến tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng cho bà bầu. Nói chung, các cơn đau khi có thai là bình thường và không có gì đáng ngại.Tuy nhiên, nếu đi kèm với chảy máu âm đạo, đau dữ dội… thì mẹ bầu nên đi khám ngay để đề phòng những biến chứng xấu có thể xảy ra.
0 notes
Text
Cách massage lưng giúp làm giảm đau lưng cho mẹ bầu
Bài viết hướng dẫn cách massage lưng, đấm bóp lưng để giảm mệt mỏi đau bên trong, giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong thai kỳ.
Quá trình mang thai cơ thể mẹ sẽ có nhiều thay đổi trong đó có những điều khiến mẹ cảm thấy không thoải mái và đau lưng là một trong những điều phiền toái phổ biến nhất đối với các mẹ bầu. Biết được cách massage lưng đúng cách sẽ giúp mẹ bầu có được sự thoải mái trong thai kỳ.
1. Tại sao mẹ bầu thường bị đau lưng trong suốt thai kỳ?
Khi mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều loại hormone khiến dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng này nhằm giúp người mẹ có thể trợ giúp sinh thai nhi thuận lợi hơn.
Nhưng nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho thai phụ đi đứng khó khăn. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung lớn ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của thai phụ di chuyển về phía trước. Để giữ cho cơ thể được thăng bằng, đầu và vai thai phụ di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức.
2. Lợi ích massage lưng cho mẹ bầu
Massage không chỉ là hình thức thư giãn đơn thuần mà còn mang lại rất nhiều lợi ích trong quá trình mang thai của mẹ. Điều này sẽ giúp lưu thông máu tốt, tăng cường cung cấp oxy cho thai nhi giúp thai nhi tăng cân tốt hơn.
Bên cạnh đó, massage lưng cho bà bầu giúp làm giảm đau cơ, nhất là ở vùng hông, lưng, giúp đào thải chất độc trong cơ thể mẹ. Massage không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ, mà thai nhi trong bụng cũng được hưởng lợi khi mẹ được massage đúng cách và khoa học.
3. Hướng dẫn cách massage lưng, đấm bóp giảm đau cho mẹ bầu
Ở lưng, mẹ bầu không thể tự massge được nên có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân. Thao tác massage lưng cho mẹ bầu tưởng chừng rất dễ, nhưng lại không hề đơn giản, nếu massage đúng cách thì sẽ giúp mẹ bầu giảm đi các cơn đau lưng, nhưng nếu không đúng cách và sai thời điểm thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Khi massage, các mẹ có thể nằm nghiêng hoặc nằm úp trên một loại gối được thiết kế đặc biệt dành cho bà bầu có một khoảng lún sâu ở giữa dành cho bụng bầu. Mẹ đừng lo bởi những chiều gối này sẽ không gây hề hấn gì với việc nằm úp trong thời gian, giúp cảm thấy dễ chịu và thư giãn.
Bởi vì mẹ không thể tự massage được nên có thể nhờ sự giúp đỡ của người thân. Thao tác massage lưng thường rất đơn giản, bắt đầu từ gáy rồi từ từ xoa bóp nhẹ nhàng xuống hông.
Sau đó đưa trở lại vai, kéo dọc cơ thể rồi tỏa ra hai bên sườn. Dùng hai tay lần lượt ấn nhẹ và kéo giãn các cơ. Dùng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay nhấn và xoa bóp thật nhẹ nhàng vào vùng lưng.
Mẹ cũng nên cân nhắc sử dụng dịch vụ chăm sóc bà bầu tại các spa uy tín. Ở đây mẹ sẽ không cần phải di chuyển nhiều bởi các spa thường có dịch vụ phục vu tại nhà. Vừa được chăm sóc cẩn thận với các động tác massage đúng kĩ thuật, mẹ và người thân có thể tham khảo thêm các cách chăm sóc bản thân trong thai kỳ, giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển toàn diện.
0 notes
Text
Mang thai to dấu hiệu nên mừng hay lo ?
Thai to không hẳn là điều đáng mừng bởi tình trạng này ảnh hưởng đến mẹ lẫn em bé trong cả thai kỳ lẫn quá trình sinh nở.Khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi kích thước của thai nhi để đánh giá mức độ tăng trưởng của con. Mức độ tăng trưởng là một chỉ số tốt, thể hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Trong một số trường hợp, thai nhi lại phát triển vượt quá mong đợi.Một số bà mẹ cảm thấy vui mừng khi bác sĩ thông báo bé cưng trong bụng phát triển đạt đến mức thai to. Thực tế, điều này không hề có lợi cho cả mẹ lẫn con.
Bài viết sau dịch vụ sàng lọc trước sinh GENTIS sẽ đem đến các thông tin quan trọng về tình trạng này, bao gồm nguyên nhân, cách điều trị, biện pháp phòng ngừa để bạn trải qua một thai kỳ suôn sẻ và vượt cạn thành công.
Mẹ bầu mang thai to dấu hiệu nên mừng hay lo ?
Thai to là gì?Cân nặng của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 2,8 – 3,5kg nếu bé sinh đủ tháng. Một thai nhi nặng hơn 4kg thì sẽ được gọi là thai to. Trong trường hợp thai to, nguy cơ mẹ bầu gặp khó khăn khi sinh nở và bé cưng bị chấn thương trong quá trình sinh sẽ tỷ lệ thuận với cân nặng của trẻ. Ngoài ra, nguy cơ gặp phải biến chứng cũng tăng lên khi em bé nặng hơn 4,5kg và nguy cơ cao nhất khi em bé nặng hơn 5kg.Nguyên nhân gây thai to
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kích thước của bé và đôi khi chính bác sĩ cũng không biết vì sao thai nhi lại phát triển đến kích thước to. Một số ý kiến cho rằng cân nặng của mẹ bầu, sức khỏe và yếu tố di truyền đều góp phần dẫn đến tình trạng thai to. Ngoài ra, còn có các yếu tố sau:
Lượng đường trong máu cao: Mẹ bầu có nhiều nguy cơ sinh con nặng cân nếu bị đái tháo đường trước khi mang thai hoặc mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Từng có thai to trước đây: Nếu em bé trước đó chào đời nặng hơn 4kg, bạn có khả năng gặp lại điều này ở lần mang thai tiếp theo.
Thừa cân trước khi mang thai: Nếu bị béo phì trước lúc mang thai, mẹ bầu dễ gặp phải thai to.
Tăng cân quá nhiều khi mang thai: Những gì bạn bạn ăn và số cân nặng tăng lên trong thời gian bầu bí sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng của em bé khi chào đời.
Mang thai nhiều lần trước đó: Trường hợp này không phải lúc nào cũng xảy ra nhưng thông thường, bé sau thường nặng cân hơn bé sinh trước đó.
Mang thai con trai: Con trai có xu hướng nặng hơn bé gái.
Vượt qua ngày dự sinh: Em bé tiếp tục tăng cân và phát triển khi ở trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu thời gian mang thai của bạn tiếp tục kéo dài hơn 40 tuần, em bé sẽ càng lớn.
Tuổi tác của người mẹ: Bạn có nhiều khả năng gặp phải thai to nếu mang thai trên 35 tuổi.
Ăn các loại tinh bột đã qua chế biến: Nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng việc ăn các thực phẩm giàu chất bột đường không chỉ khiến mẹ bầu tăng cân quá nhiều mà còn có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của thai nhi. Điều này còn làm tăng nguy cơ cơ quan của thai nhi phát triển một cách phì đại. Tiến hành đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì.
Dấu hiệu nhận biết thai to
Thông thường, việc phát hiện thai to không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, một vài dấu hiệu cảnh báo thai nhi có nguy cơ to như:Bề cao tử cung: Khi bạn đi khám thai, bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung (khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung) của mẹ bầu. Thông thường, khi thai kỳ bước qua tuần thứ 16, độ dài đo được của bề cao tử cung sẽ tương ứng với tuổi thai tính theo tuần. Nếu bề cao tử cung có kích thước lớn hơn dự kiến, đây có thể là dấu hiệu thai to.Nước ối quá nhiều: Việc mẹ bầu có quá nhiều nước ối có thể là một dấu hiệu cho thấy thai lớn hơn mức trung bình. Lượng nước ối phản ánh lượng nước tiểu của em bé và thai to sẽ tiết ra nhiều nước tiểu hơn.Phương pháp giúp chẩn đoán thai toBên cạnh việc đo bề cao tử cung còn có một số yếu tố để bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này bao gồm:Cân nặng mẹ bầu: Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình tăng cân của bạn và đưa ra những câu hỏi về chế độ ăn uống. Nguyên do là tình trạng béo phì và tăng cân quá mức khi mang thai có nguy cơ dẫn đến thai to.Siêu âm thai: Siêu âm sẽ hỗ trợ xác định kích thước đầu, kích thước vòng bụng và chiều dài xương đùi trên của thai nhi. Những yếu tố này nhằm xác định thai nhi có kích thước lớn hay không.Xét nghiệm tiền sản: Các bài kiểm tra như non-stress test hoặc sơ lược tình trạng lý sinh của thai sẽ được tiến hành để theo dõi sức khỏe em bé.Biện pháp ngăn ngừa thai toThực tế là bạn không thể ngăn ngừa thai phát triển đến mức to. Một số thai nhi có kích thước lớn một cách tự nhiên. Nhưng để tránh biến chứng khi thai nhi quá nặng, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của mẹ bầu trong thời gian mang thai để quá trình bầu bí và chuyển dạ sẽ diễn ra suôn sẻ nhất.1. Kiểm soát cân nặng
Đừng vì tư tưởng ăn cho hai người mà nạp vào cơ thể lượng calo không cần thiết, bạn nên dựa vào lời tư vấn của bác sĩ để lựa chọn thực đơn cho phù hợp. Bạn nên tránh ăn quá nhiều để không gây hại cho cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, mức tăng cân lý tưởng gợi ý cho mẹ bầu qua từng tam cá nguyệt cụ thể như sau:
Tam cá nguyệt thứ nhất: khoảng: 0,8 – 8kg
Tam cá nguyệt thứ hai: khoảng 5 – 6kg
Tam cá nguyệt thứ ba: 3 – 5kg.
2. Kiểm soát lượng đường trong máuNếu mẹ bầu bị đái tháo đường trước khi mang thai hoặc gặp chứng đái tháo đường thai kỳ, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này. Việc kiểm soát lượng đường trong máu là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả thai to.3. Vận động đều đặnViệc vận động cơ thể mỗi ngày với cường độ phù hợp sẽ cải thiện sức khỏe mẹ bầu cũng như hạn chế nguy cơ thai phát triển to.Thai to ảnh hưởng đến quá trình sinh nở như thế nào?Thực tế không có biện pháp điều trị nào cho tình trạng thai phát triển to, thay vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra các dự đoán để có thể có sự chuẩn bị tốt nhất cho ca sinh của bạn. Thai to sẽ gây ra một số vấn đề trong quá trình vượt cạn, chẳng hạn như:
Thời gian sinh con kéo dài hơn so với thông thường
Trẻ sơ sinh gãy xương đòn hoặc một số loại xương khác
Trẻ sơ sinh không nhận được đủ lượng không khí cần thiết
Sinh khó: Em bé quá to dễ dẫn đến nguy cơ khó sinh do kẹt vai. Tình trạng này có thể gây tổn thương một số dây thần kinh ở cánh tay, vai của bé và gây tổn thương vùng chậu của mẹ.
Biến chứng thai to đối với trẻ sơ sinhKhi bé có trọng lượng vượt quá tiêu chuẩn, con có thể gặp các nguy cơ như:
Gặp chấn thương khi sinh ở đầu, vai, tay, xương đòn do bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ đỡ sinh
Trẻ sơ sinh lớn hơn bình thường có nhiều nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh
Em bé dễ gặp vấn đề về hô hấp do sinh khó hoặc hít phải phân su
Thời gian nằm viện lâu hơn bình thường do bác sĩ muốn quan sát bé kỹ lưỡng hơn
Cân nặng khi sinh cũng có liên quan đến cân nặng sau này. Thai lớn có thể dẫn đến béo phì ở trẻ trong tương lai và các vấn đề sức khỏe đi kèm.
Biến chứng thai to đối với người mẹViệc hạ sinh một em bé có cân nặng từ 4kg trở lên có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Các nguy cơ bao gồm:
Vỡ tử cung
Băng huyết sau sinh
Tổn thương vùng đáy chậu trong khi sinh như rách tầng sinh môn hoặc đau ở xương sống
Tiêu tiểu không tự chủ: rỉ nước tiểu khi bạn hắt hơi, cười hoặc nhảy, són phân.
Hồi phục sau khi sinh con
Việc lo lắng về kích thước của em bé quá lớn là điều bình thường khi bạn đến gần ngày dự sinh. Tuy nhiên, nếu thai kỳ của bạn được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng, hầu hết các tình trạng thai to đều chào đời an toàn và không gặp biến chứng nghiêm trọng, lâu dài.
Đọc thêm: Kĩ thuật chọc ối được thực hiện ở đâu ?
0 notes
Text
Chọn trị liệu bấm huyệt tại Thu Cúc Clinics Vinh, vì sao?
Trị liệu bấm huyệt là một giải pháp tăng cường sức khỏe, mang lại sự thoải mái sảng khoái về tinh thần, cơ thể sẽ được thư giãn tích cực. Tại Vinh, trị liệu bấm huyệt tại Thu Cúc Clinics là sự lựa chọn của đông đảo khách hàng. Hãy khám phá xem vì sao?
Trị liệu bấm huyệt là một giải pháp tăng cường sức khỏe, mang lại sự thoải mái sảng khoái về tinh thần, thư giãn cơ thể
Thu Cúc Clinics Vinh hội tụ những phương pháp trị liệu bấm huyệt phong phú
Trải nghiệm dịch vụ trị liệu bấm huyệt tại Thu Cúc Clinics Vinh, khách hàng được có cơ hội trải nghiệm đầy đủ các phương pháp trị liệu bấm huyệt đa dạng.
Trị liệu bấm huyệt chống nhức mỏi đầu vai
Tại Thu Cúc Clinics Vinh, khách hàng trải nghiệm dịch vụ sẽ được thực hiện các động tác xoa bóp tại vùng đầu, mặt, vai, gáy của các kỹ thuật viên, từ đó mà giúp lưu thông khí huyết, tiêu tan những đau nhức trên cơ thể, xóa mọi căng thẳng mệt nhọc.
Trị liệu bấm huyệt tay
Sự linh hoạt dẻo dai của đôi tay sẽ được lấy lại bằng phương pháp trị liệu bấm huyệt tại Thu Cúc. Các chuyên viên tại đây sẽ kích thích nhẹ các dây thần kinh, mạch máu ở lòng bàn tay một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
Trị liệu bấm huyệt chân
Sự đau mỏi chân sẽ được dịu đi khi các chuyên viên tác động trực tiếp vào huyệt ở ngón, lòng bàn chân, mu bàn chân, các mạch năng lượng, giúp khớp ngón chân được kéo dãn, tăng tuần hoàn máu.
Thu Cúc Clinics Vinh hội tụ những phương pháp trị liệu bấm huyệt phong phú
Trị liệu bấm huyệt tại Thu Cúc Clinics phục vụ đa dạng các đối tượng
Trị liệu bấm huyệt chống nhức mỏi cho bà bầu
Quá trình lưu thông máu khi mang thai gặp khó khăn chính vì vậy mà vùng lưng của thai phụ dễ bị đau mỏi, chân phù nề. Với những công thức riêng biệt dành cho bà bầu, chuyên viên trị liệu của Thu Cúc sẽ nhẹ nhàng xoa bóp các vị trí nhức mỏi trên toàn cơ thể. Phương pháp này sẽ đẩy nhanh lưu thông khí huyết, tăng lượng oxy trong máu, xua tan mệt mỏi và tăng cường sức khỏe.
Trị liệu bấm huyệt dành cho người chơi thể thao
Sự vận động mạnh của quá trình chơi thể thao khiên gân, cơ đau mỏi. Xoa bóp bấm huyệt làm cho người chơi thể thao tăng độ linh hoạt của hệ thống cơ xương, giúp loại bỏ nhanh chóng sự căng thẳng và đau nhức, duy trì sức bật của cơ thể hiệu quả. Tùy thuộc vào môn thể thao mà khách hàng chơi, kỹ thuật viên sẽ trị liệu chủ yếu vào đó, gúp cơ thể sớm cân bằng, thoải mái.
Trị liệu bấm huyệt tại Thu Cúc Clinics hội tụ các phương pháp điển hình của các nước
Văn hóa khác nhau, mỗi quốc gia có một phương pháp xoa bóp bấm huyệt riêng, tại Thu Cúc Clinics hội tụ đầy đủ các phương pháp trị liệu bấm huyệt điển hình của các nước trên thế giới:
Trị liệu bấm huyệt bằng phương pháp Thái Lan
Phương pháp trị liệu bấm huyệt thái Lan sẽ tác động vào 10 mạch năng lượng chính khắp cơ thể. Sau thực hiện, mạch máu được lưu thông, các chức năng của cơ thể cũng được cân bằng.
Trị liệu bấm huyệt với phương pháp Nhật Bản
Chuyên viên sẽ sử dụng ngón tay ấn lực mạnh vào huyệt đạo và các đường mạch sen, kích thích lưu thông tuần hoàn giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống.
Trị liệu bấm huyệt tại Thu Cúc Clinics Vinh – trải nghiệm thiên đường thư giãn tâm hồn và cơ thể
Thu Cúc Clinics Vinh được đông đảo khách hàng tin chọn
Tại Thu Cúc Clinics Vinh, khách hàng thực hiện dịch vụ được trải nghiệm không gian nhẹ nhàng, thư thái, lối kiến trúc độc đáo, sang trọng.
Đội ngũ chuyên viên sẽ tư vấn tận tình và thực hiện các thao tác thuần thục đem đến cho khách hàng cảm giác thư thái, nghỉ dưỡng tuyệt vời. Chuyên viên trị liệu được đào tạo bài bản, có nền tảng y khoa vững chắc, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Với những ưu thế tuyệt vời, Thu Cúc Clinics Vinh xứng đáng là địa chỉ tuyệt vời để trị liệu bấm huyệt. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm sự thoải mái, thư giãn tại đây?
The post Chọn trị liệu bấm huyệt tại Thu Cúc Clinics Vinh, vì sao? appeared first on Thẩm mỹ Thu Cúc - Phẫu thuật & thẩm mỹ công nghệ cao hàng đầu.
Nguồn: http://ift.tt/2lTgbSQ
0 notes