#tranhchap
Explore tagged Tumblr posts
daohannganhangvn · 4 years ago
Link
Company: Công ty TNHH TM DV Trust Holding
Address : 72 Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1.
Web : https://daohannganhang.vn/
Fb : https://www.facebook.com/daohangiaichap/
Ins : https://www.instagram.com/daohannganhang/
Tw : https://twitter.com/daohannganhang
Maps : https://g.page/Trustholding?share
Linkedin : https://lnkd.in/eXCp-XR
0 notes
thoisu858 · 8 years ago
Link
Thanh tre  chỉ làm vì lợi ích của lãnh đạo thôi
1 note · View note
akarilawvietnam · 2 years ago
Text
Tumblr media
Các luật sư chuyên về BĐS của Akari Law Việt Nam chúng tôi sau khi dự hội thảo lấy ý kiến sửa đổi Luật đất đai 2022 có nêu ra những vấn đề như sau:
#akarilawvietnam #luatsu #tranhchap
- 📌 Bỏ hay giữ khung giá đất?!!!
- 📌 Việc người dân trốn thuế Chuyển nhượng QSDĐ bằng cách hạ thấp giá trị chuyển nhượng cho phù hợp khung giá đất?!!!!
Về vấn đề khung giá đất:
Đề xuất bỏ khung giá đất theo quy định trong luật bởi chỉ có ở VN mới điều chỉnh giá đất theo cơ chế khung trần và sàn mà không theo giá của thị trường.
📌Giải pháp đơn giản là giao về cho từng địa phương đưa ra bảng giá đất hàng năm theo giá thị trường. Để tính theo giá thị trường đất đai của địa phương đó thì sẽ tham khảo các hồ sơ công chứng về chuyển QSDĐ.
Trên thế giới để tính giá thị trường của mảnh đất sẽ xem xét những hồ sơ giao dịch đó +-20% thì sẽ ra được giá tương đối chính xác của thị trường.
Dĩ nhiên không ai có thể tính chính xác giá đất từng đồng được nên con số 20% chênh lệch là đại lượng cần thiết.
Để có hồ sơ công chứng tham khảo làm bảng giá đất lại liên quan đến việc người dân lách 2% thuế chuyển nhượng nên sẽ không theo giá thị trường trong HĐ công chứng.
📌 Về hạn chế việc “lách” 2% thuế: có thể hạn chế bằng cách giảm thuế chuyển nhượng QSDĐ cho người dân, thay vì lấy 2% thì Nhà nước sẽ lấy 1%, 0,7% hoặc 0,5% theo giá chuyển nhượng thì các giao dịch về BĐS sẽ theo giá thị trường (chúng tôi đã có bài viết về rủi ro “lách” thuế chuyển nhượng QSDĐ các bạn có thể xem lại).
📌 Việc “lách” thuế có nhiều nguyên nhân nhưng tựu trung lại là vấn đề 2% người dân thấy chưa được hợp lý khi chuyển nhượng QSDĐ nên tình trạng này xảy ra hơn chục năm trong các giao dịch BĐS.
Đối với nhà thầu những dự án lớn thì sẽ không làm như này (chúng tôi dành riêng bài viết khác).
📌 Nếu Nhà nước giảm phí 2% nêu trên người dân sẽ làm HĐ công chứng tiệm cận với giá thị trường. Căn cứ vào đó các địa phương sẽ làm được bảng giá đất hàng năm.
Trung ương không phải vất vả làm luật quy định khung giá đất không hợp lý như hiện nay. Tránh được tình trạng đầu cơ đất mua đi bán lại để thổi phồng giá trị thật của mảnh đất và gây sốt ảo thị trường BĐS
0 notes
tintuc4 · 12 years ago
Link
Philippines hoan nghênh cam kết của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về một giải pháp hoà bình cho Biển Đông thậm chí nếu giải pháp ấy không có sự đồng thuận từ phía Trung Quốc.
 Trong một tuyên bố hôm nay, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, ông đã nhận được một cam kết từ phía người đồng cấp Kerry trong một cuộc gặp tại Washington ngày 2/4 rằng, Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với Philippines trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hoà bình giải quyết tranh chấp Biển Đông.
 Theo ông Del Rosario, ở cuộc gặp ngày 2/4 - cuộc gặp đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước đồng minh kể từ khi ông Kerry thay thế vị trí của bà Hillary Clinton đầu năm nay - ông Kerry cho biết, Mỹ ủng hộ sự phân xử của trọng tài và coi đó là công cụ chính để giải quyết vấn đề.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và người đồng cấp Mỹ John Kerry. Ảnh: AP
 "Chúng tôi đã cam kết tìm kiếm trọng tài phân xử. Không nên có sự nhầm lẫn hay hồ nghi về cách giải quyết của chúng tôi", Ngoại trưởng Philippines nói. Ông Rosario khẳng định, người đồng cấp Kerry hoàn toàn ủng hộ Công ước LHQ về Luật Biển, và cũng là một trong số những người ủng hộ mạnh mẽ nhất để Công ước được thông qua tại Thượng viện.
 "Chúng tôi lo ngại sâu sắc về một số căng thẳng gần đây và mong muốn vấn đề sẽ được giải quyết thông qua tiến trình phân xử của trọng tài", ông Del Rosario dẫn lời ông Kerry. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố, Washington lo ngại về những căng thẳng ở Biển Đông.
 Ông Del Rosario khẳng định: "Tôi đã cập nhật với Ngoại trưởng Kerry về quyết định đem tranh chấp biển ra tổ trọng tài quốc tế. Tôi nhấn mạnh đó là điều quan trọng cho một tương lai ổn định của khu vực nói riêng và tương lai hiệu quả thực thi luật pháp quốc tế nói chung".
 Ngoại trưởng hai nước cũng nhất trí làm việc cùng nhau trong bối cảnh các cuộc họp của ASEAN và những sự kiện khác liên quan để giải quyết tình hình ở Biển Đông thông qua các biện pháp hoà bình. "Tôi cũng hoan nghênh cam kết của Ngoại trưởng Kerry trong việc hợp tác với Brunei, nước chủ tịch hiện nay của ASEAN về vấn đề Biển Đông", ông Del Rosario cho biết.
 Trong hai năm qua, Manila liên tục phản đối thái độ ngày càng gây hấn của Bắc Kinh giành chủ quyền ở Biển Đông và chính thức khởi kiện hôm 22/1 vừa qua. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng, quyết định được đưa ra sau khi Manila đã cạn kiệt "hầu hết mọi con đường chính trị và ngoại giao" để giải quyết tranh chấp hàng hải với Bắc Kinh. Trong đơn đệ trình lên tòa, Philippines nói cái mà Bắc Kinh gọi là "đường 9 đoạn" chứng tỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc kể cả những vùng biển và đảo sát cạnh bờ biển láng giềng là trái pháp luật.
 Thái An(theo gulfnews)
Từ khoá: tranh chấp giải pháp trái pháp luật philippines giải quyết
0 notes
tintucmoi · 12 years ago
Link
Trung Quốc hôm nay cử tàu Ngư Chính lớn ra "tuần tra và bảo vệ nghề cá" ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham tranh chấp với Philippines, đồng thời đe dọa sẽ sử dụng biện pháp mạnh nếu cần thiết.
Tàu Ngư Chính 46012 của Trung Quốc. Ảnh: Chinanews
Xinhua đưa tin, tàu Ngư Chính 46012, thuộc biên chế Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam, sáng nay bắt đầu rời cảng Hải Khẩu để tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, điểm nóng về tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc, trên Biển Đông.
Chuyến đi lần này của tàu Ngư Chính được lên kế hoạch kéo dài đến ngày 13/4, với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra tại khu vực bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham trên Biển Đông.
Chuyến đi nhằm bảo vệ cái gọi là "chủ quyền và quyền hàng hải của Trung Quốc, tăng cường quản lý đối với bãi cạn, xử lý các tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải và nghề cá, đảm bảo an ninh sản xuất cho khu vực bãi cạn", Xinhua cho hay.
"Đây là lần đầu tiên Tổng đội Giám sát Hải dương và Nghề cá tỉnh Hải Nam thực hiện nhiệm vụ tại bãi cạn Hoàng Nham, quãng đường rất dài và đối diện với nhiều tình huống phức tạp trên biển", ông Ngô Tráng, cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nói.
"Trong quá trình tuần tra, nếu phát hiện các nước láng giềng có hành động xâm phạm lãnh hải và nghề cá thì sẽ tiến hành các biện pháp mạnh, nếu cần thiết có thể lên tàu lục soát hoặc bắt giữ", ông nói thêm.
Ông Ngô cho biết thêm tàu Ngư Chính 46012 có lượng rẽ nước 576 tấn, từng được điều tới Biển Đông và nhiều lần đuổi các tàu nước ngoài đi vào vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải của mình. Còn lực lượng của Cục Ngư chính Nam Hải có nhân sự hơn 4.000 người, năm nay ngoài việc lưu tâm đến bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, đá Vành Khăn, thì sẽ tăng cường lực lượng tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vịnh Bắc Bộ.
Các tàu của Trung Quốc và với Philippines đối đầu tại bãi cạn Scarobrough/Hoàng Nham trong nhiều tháng hồi năm 2011, căng thẳng do tranh chấp chủ quyền vẫn kéo dài đến nay. Đầu năm nay, Manila đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Philippines thể hiện mong muốn hội đồng trọng tài sẽ coi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp là sai trái.
Tuy nhiên, Trung Quốc bác bỏ vụ kiện và cho rằng nước này và từ chối cử đại diện đến tòa án trọng tài quốc tế.
Trước việc Trung Quốc cử nhiều tàu Hải giám và Hải tuần ra tuần tra tại Biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong những tuần qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới đây một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo kể trên.
TheoVũ Hà/Vnexpress.net
Từ khoá: bão tranh chấp philippines việt nam trung quốc
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Hội thảo về biển Đông tại New York
trung quốc giải quyết quốc tế tranh chấp singapore
Từ ngày 13 - 15.3, tại New York (Mỹ) diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông: Nhân tố trung tâm của hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương" do tổ chức Asia Society và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng chủ trì.
Hội thảo có sự tham dự của các học giả, luật sư, chuyên gia từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Philippines... Việt Nam có Phó trưởng khoa Luật quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao Nguyễn Thị Lan Anh và Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Thanh Hà tham dự.
Nội dung thảo luận tập trung vào 4 chủ đề: nguồn gốc tranh chấp ở biển Đông; quan hệ Mỹ - Trung ở biển Đông; vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế; quan điểm của ASEAN về biển Đông và hệ quả đối với hòa bình - an ninh khu vực cũng như các bài học, đề xuất chính sách. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà khẳng định Việt Nam luôn mong muốn giải quyết tranh chấp tại biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS).
Trong khi đó, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Christopher Hill cho rằng Trung Quốc có vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Theo ông, Trung Quốc không có lợi gì khi làm tăng thêm căng thẳng với các láng giềng. Trả lời câu hỏi của học giả Trung Quốc về những khuyến nghị đối với nước này nhằm giải quyết vấn đề hiện nay, Giáo sư Robert Beckman thuộc ĐH Quốc gia Singapore cho rằng Trung Quốc nên tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp.
TTXVN
trung quốc quốc tế giải quyết singapore tranh chấp
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Text
Việt Nam dự hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông
quốc tế tranh chấp giải quyết hội thảo trung quốc gia singapore
Từ ngày 13-15/3, tại thành phố New York của Mỹ đã diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông: Nhân tố trung tâm của hòa bình và an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương" do Hội châu Á (Asia Society) phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng tổ chức.
[Hội thảo Biển Đông diễn ra tại Mỹ từ ngày 13-15/3]
Theo phóng viên TTXVN tại New York, hội thảo có sự tham dự của các học giả, luật sư, chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu đến từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam với hai học giả từ trong nước là tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó trưởng khoa Khoa Luật quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao và bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao.
Trong thời gian diễn ra hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận bốn chủ đề: nguồn gốc của tranh chấp ở Biển Đông; quan hệ Mỹ-Trung ở Biển Đông; vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế; quan điểm của ASEAN về Biển Đông và hệ quả đối với hòa bình và an ninh khu vực và các bài học, đề xuất chính sách.
Trình bày quan điểm của mình, bà Nguyễn Thị Thanh Hà khẳng định Việt Nam luôn mong muốn giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc về tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Trong khi đó, giáo sư Mỹ Jerome A. Cohen đến từ Đại học Luật New York cho rằng tranh chấp tại Biển Đông liên quan đến luật pháp, chính trị quốc tế vì vậy cần phải áp dụng luật pháp, thể chế quốc tế để giải quyết.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Christopher Hill, hiện là Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel, Đại học Denver, cho rằng Trung Quốc có vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Theo ông, Trung Quốc không có lợi gì khi làm gia tăng thêm căng thẳng với các quốc gia láng giềng, các quốc gia có quan hệ gắn bó, thân thiện với mình từ lâu.
Trả lời câu hỏi của học giả đến từ Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc phòng Trung Quốc về những khuyến nghị đối với Trung Quốc để giải quyết vấn đề hiện nay, siáo sư Robert Beckman, Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng Trung Quốc nên tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp hiện nay./.
(TTXVN)
giải quyết tranh chấp gia hội thảo singapore trung quốc quốc tế
0 notes
tintuc6293 · 12 years ago
Link
quân đội chuyên gia trung quốc quốc phòng ngân sách quốc gia tranh chấp nhật bản gia quân sự
Các chuyên gia an ninh nhận định một loạt cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và các nước láng giềng khác sẽ khiến Trung Quốc tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng trong năm nay
Trước thềm Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Chính hiệp) khai mạc ở Bắc Kinh hôm 3-3, người phát ngôn hội nghị này, ông Lưu Tân Hoa, cảnh báo Nhật Bản phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của những cuộc đụng độ xảy ra "do làm xáo trộn các hoạt động thực thi pháp luật bình thường" của nước này quanh quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku) mà Bắc Kinh đang đòi chủ quyền.
Theo ông, Trung Quốc là một quốc gia "yêu chuộng hòa bình và muốn giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ thông qua đối thoại". Dù vậy, quan chức này mạnh miệng tuyên bố Bắc Kinh sẽ không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Ông nói: "Trung Quốc sẽ không gây rắc rối nhưng sẽ không sợ những kẻ gây rắc rối". Ông cũng lặp lại khẳng định Điếu Ngư là một phần lãnh thổ Trung Quốc và kêu gọi Nhật Bản dừng những hoạt động gây hại chủ quyền nước này.
Ông Lưu Tân Hoa tại cuộc họp báo về Hội nghị Chính hiệp hôm 2-3. Ảnh: THX
Các chuyên gia an ninh nhận định một loạt cuộc tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và các nước láng giềng khác sẽ khiến Trung Quốc tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng khi quốc hội nước này dự kiến nhóm họp từ ngày 5-3. Sau gần 3 thập kỷ tăng mạnh khoản chi tiêu này, Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng "quyết đoán hơn" do tin rằng mình có đủ hỏa lực để thách thức các bên tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông và biển Đông. Hải quân Trung Quốc, hiện được cho là chỉ mạnh thua Mỹ, thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận và cái gọi là tuần tra tại những vùng biển tranh chấp, đe dọa khiến căng thẳng leo thang.
Để chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất, hầu hết nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục xu hướng tăng chi tiêu quốc phòng ở mức từ 10% trở lên trong năm nay. Nhĩ Lạc Hùng, một chuyên gia quân sự tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, nói với hãng tin Reuters: "Mức tăng chi tiêu quốc phòng sẽ được duy trì ổn định".
Dù vậy, việc Trung Quốc không ngừng gia tăng chi tiêu cho quân sự đang đặt một gánh nặng không nhỏ lên ngân sách quốc gia vốn đã dành phần lớn cho việc hiện đại hóa nhanh chóng quân đội, bao gồm việc đặt mua tàu chiến, tàu ngầm, chiến đấu cơ và tên lửa mới. Vào năm ngoái, Bắc Kinh công bố tăng 11,2% chi tiêu quân sự lên mức 106 tỉ USD. Dù vậy, các nhà phân tích quân sự nước ngoài cho rằng con số thực tế còn lớn hơn nhiều. Lầu Năm Góc ước tính rằng chi tiêu thực sự cho quốc phòng của Trung Quốc năm 2012 dao động từ 120 tỉ đến 180 tỉ USD, chỉ đứng sau Mỹ.
Bên cạnh đó, các lãnh đạo Trung Quốc còn đang phàn nàn về nạn tham nhũng và lãng phí tràn lan trong quân đội nước này. Vào đầu năm 2013, quân đội Trung Quốc đã ban hành các quy định mới về thắt chặt chi tiêu trong một loạt lĩnh vực, từ xây dựng, mua sắm cho đến hội nghị, chiêu đãi nhằm đối phó với những vấn đề nói trên.
trung quốc quốc phòng quân sự ngân sách quốc gia chuyên gia gia tranh chấp nhật bản quân đội
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Quote
"Liên minh Châu Âu nên gửi chiến hạm đến Biển Đông"
- Học giả James Rogers lại đền nghị, EU nên tính toán đến phương án gửi chiến hạm tới Biển Đông.Hình minh họaThông tấn xã Đài Loan CNA ngày 8/3 đưa tin, hôm nay 8/3 Ủy ban Đối ngoại Nghị viện Châu Âu đã một buổi hội thảo nghe các học giả trình bày về vấn đề tranh chấp Biển Đông.Tham gia báo cáo trước Ủy ban này có Tống Yên Huy, học giả Đài Loan, Theresa Fallon thuộc Trung tâm nghiên cứu sự vụ Châu Á - EU (EIAS), Jonathan Holslag - Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại BICCS.Các học giả tham gia báo cáo đều cho rằng khu vực Biển Đông có trữ lượng dầu và khí đốt thiên nhiên rất phong phú, có liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia từ các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, thậm chí với cả Mỹ. Tình hình Biển Đông hiện tại rất phức tạp.Tống Yên Huy cho rằng cũng đã đến lúc EU nên thể hiện rõ lập trường của mình đối với tranh chấp trên Biển Đông. Nghị viện EU có thể học theo cách của Hạ nghị viện Mỹ trong việc đưa ra các tuyên bố về vấn đề Biển Đông.Học giả James Rogers lại đền nghị, EU nên tính toán đến phương án gửi chiến hạm tới Biển Đông.Tống Yên Huy cho biết, hiện tại do Trung Quốc ngăn cản nên Đài Loan không thể tham gia cơ chế đàm phán giải quyết tranh chấp Biển Đông, nhưng nêu ASEAN và Mỹ ủng hộ, Đài Loan có thể tham gia cơ chế đàm phán giải quyết tranh chấp tại vùng biển này.Học giả Theresa Fallon nhận định, tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông hiện nay rất đáng chú ý, mặc dù Bắc Kinh liên tục có những động thái ở khu vực này như phái máy bay xâm nhập không phận Senkaku, nhưng mục đích của Bắc Kinh chỉ là nhằm dọa nạt Tokyo, uy hiếp tinh thần người Nhật chứ không chủ động gây chiến ở đây.
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Text
TP Hồ Chí Minh: Tranh chấp lao động gia tăng
bảo hiểm xã hội tranh chấp lao động đồng bảo hiểm
Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh cho biết, từ tháng 1/2013 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 28 vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc với 9.979 công nhân tham gia, tăng 5 vụ so với cùng kỳ năm 2012.
Phần lớn tranh chấp lao động xảy ra ở các doanh nghiệp ngành dệt, may, da giày. 50% số vụ tranh chấp thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân tranh chấp lao động chủ yếu liên quan đến vấn đề tiền lương, tiền thưởng, không đóng bảo hiểm xã hội...
tranh chấp lao động bảo hiểm xã hội đồng bảo hiểm
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Link
tranh chấp trung quốc
Mỹ và Trung Quốc đang ra sức chèo kéo Indonesia, có lẽ vì nước này giữ vai trò quan trọng trên cương vị cường quốc khu vực.
Tổng thống Obama và Tổng thống Indonesia Susilo Yudhoyono.
Mỹ đang tăng cường quan hệ đối tác với Indonesia qua việc cam kết bảo vệ vùng biển Đông Nam Á chống lại các hiểm họa đề ra bởi nạn khủng bố, hải tặc và các căng thẳng lãnh hải vừa nhen nhúm trở lại. Trung Quốc cũng đang xây dựng sự hiện diện hàng hải trong khu vực. Theo thông tín viên VOA Sara Schonhardt ở Jakarta, cả hai nước đang ra sức chèo kéo Indonesia.
Một số trong các tuyến hàng hải sinh động nhất của thế giới đi ngang qua Indonesia, một quốc gia gồm hơn 17 ngàn hòn đảo. Với hàng tỷ USD kim ngạch thương mại lưu chuyển qua lãnh hải mỗi năm, các giới chức Hoa Kỳ nói rằng Indonesia là chìa khóa trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong khuôn khổ chính sách "xoay trục" hướng đến châu Á-Thái Bình Dương được Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta loan báo hồi tháng 6 năm ngoái, Mỹ tìm cách tăng cường quan hệ hợp tác với Indonesia trong nhiều lĩnh vực, kể cả an ninh hàng hải. Mục tiêu là cùng với các liên minh trong khu vực chống lại các hiểm họa chung như xung đột ở Biển Đông, hải tặc, thiên tai, khủng bố và phổ biến vũ khí giết người hàng loạt... Mỹ đã tiến hành các cuộc luyện tập chống hải tặc và tăng cường các kỹ thuật tác chiến. Các cuộc thao diễn đã tăng lên đáng kể sau khi Mỹ nối lại quan hệ quân sự với Indonesia vào năm 2005.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng mở rộng quan hệ thương mại và quốc phòng với Indonesia. Giới truyền thông Indonesia loan tin mới đây Trung Quốc đã bán các tên lửa C-705 để trang bị cho hơn một chục chiến hạm của Indonesia. Hai nước cũng sẵn sàng ký một hợp đồng chuyển nhượng kỹ thuật giúp Indonesia sản xuất tên lửa trong nước.
Sự tăng cường hợp tác nói trên diễn ra vào lúc tranh chấp gia tăng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên ASEAN. Bốn trong số 10 thành viên của ASEAN tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc lại đòi chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển này.
Indonesia không đòi chủ quyền phần nào trong lãnh hải đang có tranh chấp và trong quá khứ, đã đóng một vai trò chủ chốt như một nhà hòa giải tranh chấp. Nhưng, sau khi không đạt được một thỏa thuận nào cụ thể về Biển Đông trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới đây nhất, có một số nhà phân tích lo ngại rằng tranh chấp Biển Đông có thể trở thành một cuộc chiến giành ảnh hưởng trong khu vực, gây hại cho tình đoàn kết ASEAN, bất chấp các nỗ lực trung gian hòa giải của Indonesia.
:
:
trung quốc tranh chấp
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Lập trường của Việt Nam trước việc Philippines khởi kiện Trung Quốc
giải quyết khởi kiện tranh chấp việt nam bão tổng thư ký philippines trung quốc quốc tế gia
TPO - Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao nước ta ngày 24/1 có phản ứng về việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Các tàu cá của Trung Quốc quanh đảo Thị Tứ.
Các tàu cá của Trung Quốc quanh đảo Thị Tứ.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài được thành lập theo Điều 287 và Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến nêu rõ: "Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982".
Ông Nguyễn Duy Chiến cũng nêu rõ Việt Nam cho rằng các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Xung quanh việc vừa qua Tân Hoa Xã và Nhân dân Nhật báo đưa tin Cục Đo vẽ Bản đồ Quốc gia Trung Quốc công bố đã hoàn thành và dự kiến cho phát hành "Bản đồ toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" và "Bản đồ địa hình Trung Quốc" khổ dọc mới vào cuối tháng 1/2013, trong đó vẽ yêu sách "đường chín đoạn" (hay còn gọi là "đường lưỡi bò") và các đảo, đá, bãi ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ông Nguyễn Duy Chiến khẳng định: "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Mọi bản đồ thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông là phi pháp và vô giá trị."
Tàu Hải Tuần 21 của Trung Quốc được điều ra Biển Đông cuối tháng trước. Ảnh: Xinhua.
Trước đó, trong một động thái được cho là mang tính bước ngoặt, Philippines tuyên bố sẽ đệ trình tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án Liên Hợp quốc. Ngoại trưởng Philippines Del Rosario tuyên bố: "Philippines sẽ dùng mọi cách thức chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp biển đảo với Trung Quốc theo phương thức đàm phán. Chúng tôi hi vọng sẽ mang lại giải pháp lâu dài cho tranh chấp này".
Manila cũng thông báo cho đại sứ Trung Quốc tại Philippines, bà Mã Khắc Thanh về quyết định đưa Trung Quốc ra tòa án phân xử theo Công ước về Luật biển (UNCLOS) của Liên hợp quốc, được cả 2 nước ký năm 1982.
Trong bản đệ trình lên tòa án Liên Hợp quốc, Philippines cho biết cái gọi là "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh, vẽ tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có cả vùng biển, đảo nằm sát bờ biển các nước láng giềng, là bất hợp pháp.
Bản đệ trình cũng kêu gọi Trung Quốc "rút lại các hoạt động phi pháp, vi phạm quyền tối cao và tài phán của Philippines theo Công ước 1982 UNCLOS".
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, tâm điểm tranh chấp và căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines.
Trong thời gian qua, Trung Quốc và Philippines có những căng thẳng xung quanh tranh chấp bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Ngày 22-1, ngay sau khi Philippines tuyên bố khởi kiện, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Thanh đã khẳng định: "Quan điểm trước sau như một của phía Trung Quốc đối với những tranh chấp tại Biển Đông cần phải được các bên liên quan giải quyết thông qua đàm phán. Điều này cũng là thỏa thuận đạt được giữa các bên liên quan trong Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DOC)."
Bà Mã Khắc Thanh phát biểu như trên trong cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lasaro, người trao công hàm thông báo với Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Ma Keqing về quyết định của Philippines.
Ngày 22-1 tại Mỹ, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon nói rằng, về việc đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng ra tòa án của LHQ, cơ quan này "sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn, nếu cần thiết, nếu được yêu cầu".
Ông Ban Ki-moon nói thêm: Các nước trong khu vực nên giải quyết tranh chấp "thông qua đối thoại theo cách hòa bình, hòa giải.
Trí Đường
gia bão giải quyết trung quốc philippines tranh chấp tổng thư ký quốc tế việt nam khởi kiện
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
LHQ: Cần giải pháp hòa bình về tranh chấp lãnh hải
philippines tổng thư ký tranh chấp trung quốc
LHQ: Cần giải pháp hòa bình về tranh chấp lãnh hải
Ngày 22/1, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Á.
Phát biểu với báo giới tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York của Mỹ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định điều quan trọng đối với các nước tại khu vực là giải quyết mọi vấn đề thông qua đối thoại hòa bình
Ông nhấn mạnh Liên hợp quốc sẵn sàng trợ giúp về mặt kỹ thuật, song điều cơ bản là mọi vấn đề tranh chấp phải được giải quyết giữa các bên.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Philippines ngày 22/1 đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc lên Tòa án quốc tế theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982, Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho biết ông đang theo dõi một cách thận trọng vụ việc này.
Trước đó, Ngoại trưởng Philíppin Albert del Rosario cho biết đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines tới để thông báo về quyết định của Manila đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước ra tòa án Liên hợp quốc.
[Trung Quốc phản ứng việc Philippines đưa ra tòa LHQ]
Trong đơn gửi tòa, Philippines khẳng định "cái mà Trung Quốc gọi là đường 9 đoạn bao gồm hầu hết lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông, là bất hợp pháp." Do đó, Manila yêu cầu Bắc Kinh "từ bỏ các hoạt động bất hợp pháp, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines theo UNCLOS năm 1982."./.
(TTXVN)
tổng thư ký tranh chấp philippines trung quốc
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Mỹ kêu gọi giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư thông qua đàm phán
Mỹ kêu gọi giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư thông qua đàm phán
(TNO) Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 18.1 tuyên bố Washington phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào làm suy yếu việc Nhật kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Trung Quốc...  
... "Dù Mỹ không đứng về bên nào trong tình trạng tranh chấp chủ quyền quần đảo này (Senkaku/Điếu Ngư-NV), chúng tôi công nhận chúng dưới quyền kiểm soát của Nhật", Hãng tin Kyodo News dẫn lời Ngoại trưởng Clinton khẳng định.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) và người đồng cấp Nhật Fumio Kishida tại cuộc họp báo ngày 18.1 - Ảnh: Reuters
Bà Clinton còn tái khẳng định Hiệp ước an ninh hai nước sẽ bảo vệ Nhật nếu xảy ra cuộc xung đột quân sự về Senkaku/Điếu Ngư.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Clinton kêu gọi Tokyo và Bắc Kinh giải quyết tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư thông qua đàm phán.
Bà Clinton đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo chung giữa với Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida tại Washington. Kyodo News nhận định tuyên bố mới của Ngoại trưởng Clinton sẽ chọc giận Trung Quốc. Bắc Kinh chưa có phản ứng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Kishida khẳng định Senkaku/Điếu Ngư là một phần lãnh thổ của Nhật và Tokyo sẽ không thỏa hiệp về vấn đề này.
Cũng tại cuộc họp báo, hai bên nhất trí tăng cường liên minh an ninh song phương. Ngoài ra, bà Clinton thông báo Mỹ đã mời Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thăm Washington để hội đàm với Tổng thống Barack Obama vào tuần thứ 3 của tháng 2.
Trước đó, Tokyo muốn chuyến thăm Mỹ của ông Abe diễn ra trong tháng 1, nhưng phải hủy bỏ ý định này, một phần do phía Tổng thống Obama chưa sắp xếp được lịch tiếp vị khách này.
Văn Khoa
 Source: www.thanhnien.com.vn/pages/20130119/my-keu-goi-giai-quyet-tranh-chap-senkaku-dieu-ngu-thong-qua-dam-phan.aspx
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Chính trị gia Trung Quốc kêu gọi đàm phán với Nhật
Chính trị gia Trung Quốc kêu gọi đàm phán với Nhật
 Ông Jia Qinglin (bên phải) trong cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama ở Bắc Kinh
 (VnMedia) -Cố vấn chính trị hàng đầu Trung Quốc - ông Jia Qinglin hôm qua (16/1) đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản nên giải quyết cuộc tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông thông qua đối thoại và tham vấn. Phải chăng Bắc Kinh bắt đầu dịu giọng sau cuộc đối đầu căng thẳng và đáng lo ngại với Tokyo ở vùng biển tranh chấp?   "Hai bên nên xử lý cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư một cách hợp lý nhằm đảm bảo rằng mối quan hệ song phương Trung-Nhật tiếp tục được duy trì trên con đường phát triển ổn định và lành mạnh", ông Jia - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia, Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) - cơ quan tư vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc, đã nói như vậy trong cuộc họp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama.   Ông Jia Qinglin cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ đem lại lợi ích căn bản và then chốt cho cả hai bên cũng như toàn khu vực và cộng đồng quốc tế.   Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với Nhật Bản và sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm phát triển mối quan hệ song phương phù hợp với những thoả thuận mà hai nước ký kết trước đó, Chủ tịch CPPCC cho biết thêm.   Trong khi đó, cựu Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama nói rằng, Tokoy cần hợp tác với Bắc Kinh trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng như củng cố mối quan hệ hợp tác ở khu vực Đông Á. Cùng quan điểm với ông Jia, ông Hatoyam cho biết, những khó khăn hiện nay trong quan hệ song phương Trung-Nhật nên được giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán.   Ông Hatoyama đang có chuyến thăm kéo dài 4 ngày đến Nhật Bản. Cựu Thủ tướng Hatoyam là một nhân vật chính khách nổi bật trong Đảng Dân chủ đối lập Nhật Bản. Tuy ông Hatoyama không đại diện cho chính phủ mới ở Tokyo nhưng Trung Quốc cũng hy vọng thông qua vị chính khách này để giải quyết mối quan hệ căng thẳng hiện nay với Nhật Bản.   Trung Quốc và Nhật Bản đang rơi vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao cực kỳ trầm trọng vì tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông. Bắc Kinh liên tiếp có những bước đi lấn tới trong việc "khẳng định chủ quyền" đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong sự quản lý của Nhật Bản. Tokyo cũng quyết không lùi bước, đáp trả một cách quyết liệt. Người ta đang lo ngại về viễn cảnh nổ ra xung đột quân sự giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á.   Với những phát biểu mới nhất của cố vấn chính trị hàng đầu Trung Quốc, nhiều người đang tự hỏi, liệu có phải Bắc Kinh đã bắt đầu dịu giọng trong vấn đề tranh chấp biển đảo sau những bước đi đầy lo ngại ở biển Hoa Đông vừa rồi?   Tuy nhiên, câu hỏi trên rất khó trả lời bởi song song với những phát biểu dịu giọng, Trung Quốc vẫn có những tuyên bố đầy cứng rắn. Cùng ngày ông Jia kêu gọi đối thoại, đàm phán với Tokyo, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng khẳng định, Bắc Kinh tiếp tục cảnh giác cao độ trước những "hành động làm leo thang căng thẳng" ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản gần đây.   Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori o­nodera hôm 15/1 bày tỏ lập trường sẽ xử lý các cuộc xâm nhập vào không phận trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của máy bay Trung Quốc theo các tiêu chuẩn quốc tế, phát ngôn viên Hồng Lỗi cho biết: "Trung Quốc rất chú ý đến những thông tin có liên quan. Các cuộc tuần tra công khai của tàu thuyền và máy bay Trung Quốc ở vùng nước và vùng không phận thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một hoạt động thực hiện nhiệm vụ bình thường nhằm thực thi quyền tài phán ở đây".   Ông Hồng Lỗi đã nhắc lại lập trường phản đối của Bắc Kinh đối với việc "tàu thuyền và máy bay Nhật Bản đi vào vùng lãnh hải và không phận ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư".   Kể từ sau khi Tokyo mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tay  một người chủ sở hữu tư nhân hồi tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã hàng chục lần đưa tàu thuyền ra vào vùng tranh chấp. Sau những cuộc vờn đuổi, gầm ghè nhau của tàu thuyền hai nước Trung-Nhật ở dưới biển, Trung Quốc đã có một bước đi leo thang mới khi đưa máy bay tiếp cận quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, trong đó có cả máy bay quân sự.
Kiệt Linh - (theo THX)
 Source: www6.vnmedia.vn/vn/quoc-te/tin-tuc/17_605881/trung_quoc_diu_giong_trong_tranh_chap_bien_dao.html
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Thủ tướng Nhật mong muốn gì trong chuyến công du Đông Nam Á?
Thủ tướng Nhật mong muốn gì trong chuyến công du Đông Nam Á?
(GD&TĐ) - Lần trước khi làm Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc. 7 năm sau khi trở lại vị trí này, vào thời điểm quan hệ với Bắc Kinh có căng thẳng, Thủ tướng Nhật đã thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức với điểm đến là các nước có nền kinh tế đang lên ở khu vực Đông Nam Á.  
Ông Abe mong muốn các nước này giúp cân bằng lại sức mạnh kinh tế và quân sự đang lên của Trung Quốc vào thời điểm mà Nhật Bản cần có thêm nhiều nguồn lực cho nền kinh tế bị suy giảm của mình và đang xem xét liệu có phát triển thêm nền quân sự của nước nhà để nó trở nên mạnh mẽ hơn hay không.
Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm những cơ hội đầu tư, giao thương mới và các nguồn vật liệu thô trong khu vực. Tuy nhiên, nước này cũng có xung đột với các nước ở đây vì tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, cũng như với Nhật Bản về nhóm đảo ở Đông Hải.
"Nhật Bản đang cố gắng củng cố các mối quan hệ với những nước khác trong khu vực và tăng cường thế mạnh thương lượng trước khi nói chuyện với Trung Quốc" - giáo sư Narushige Michishita của Viện Graduate ở Nhật Bản cho biết.
Ông Abe đã hy vọng sẽ đến Washington trước tiên vào thời điểm Đảng Dân chủ tự do (LDP) của ông thắng lớn trong cuộc bầu cử tháng trước, để tăng cường quan hệ với liên minh chính của Nhật, nhưng vì TT Obama quá bận rộn nên Thủ tướng Nhật tới thăm các nước Đông Nam Á trước.
Các công ty Nhật Bản đã sẵn sàng xem Đông Nam Á là một sự lựa chọn để đầu tư thay thế cho Trung Quốc sau khi tranh chấp đảo với Bắc Kinh trở nên căng thẳng vào năm ngoái, gây ra những cuộc biểu tình ở Trung Quốc làm ảnh hưởng tới thương mại.
Thủ tướng Abe nói rõ rằng việc hợp nhất của ASEAN vào năm 2015 nhằm tạo nên một khối có các nền kinh tế kết hợp trị giá 2 nghìn tỉ USD và dân số 600 triệu, là một sự hấp dẫn đối với nền kinh tế Nhật đang bị giảm phát trong hàng thập kỷ và dân số đang già đi nhanh chóng. Tuy nhiên, ông cũng muốn đi xa hơn các mối quan hệ kinh tế và mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực an ninh. Dự kiến ông sẽ có một bài phát biểu tại Jakarta, Indonesia.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu trong một cuộc họp báo ở Tokyo ngày 11.1.2013
Tìm kiếm những giá trị chung
Với mục đích thúc mở rộng thêm "vòng cung tự do và thịnh vượng" của châu Á vốn đã được củng cố trong chính sách ngoại giao ở nhiệm kỳ đầu tiên làm thủ tướng của ông Abe, nhà lãnh đạo Nhật Bản cũng mong muốn có quan hệ chặt chẽ hơn với các nước có cùng chung sự dân chủ và các giá trị khác.
"Con đường của Nhật Bản kể từ khi chấm dứt Thế chiến thứ 2 đã bảo vệ vững chắc dân chủ, các quyền cơ bản của con người và nhấn mạnh vào quy định của luật pháp" - ông Abe nói trên đài truyền hình NHK - "Tôi muốn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ với các nước có cùng chung những giá trị đó".
Một vấn đề có thể nổi lên là "Bộ quy tắc ứng xử" trên biển mà Mỹ đã thúc giục Trung Quốc và các nước hàng xóm của Trung Quốc ở Đông Nam Á nhất trí để tiến tới giảm căng thẳng.
"Nhật Bản muốn đóng một vai trò trách nhiệm, có ý nghĩa hơn không chỉ vì sự thịnh vượng mà còn vì sự ổn định tại khu vực này trên thế giới, đặc biệt là ở vùng biển" - ông Kunihiko Miyake, một nhà cựu ngoại giao thân cận với ông Abe; hiện làm giám đốc tại Viện nghiên cứu toàn cầu Canon, cho biết - "Có khả năng chúng tôi sẽ hợp tác với Đông Nam Á trong một Bộ Quy tắc ứng xử mở rộng hơn ở vùng biển để tránh những xung đột không cần thiết và không dự tính trước".
Thủ tướng Abe đã nhắc lại rằng ông mong muốn cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh mặc dù ông có quan điểm dứt khoát về vấn đề tranh chấp đảo. Tuy nhiên, một số người cho rằng cách nói này có thể khiêu khích Trung Quốc và gây lo lắng cho các nước Đông Nam Á đang có các mối quan hệ ngày càng liên quan tới Trung Quốc.
Ưu tiên kinh tế
Ông Abe sẽ cần phải khẳng định với các nước chủ nhà trong chuyến viếng thăm này rằng ông sẽ không để cho tranh chấp đảo với Trung Quốc mất kiểm soát cho dù ông có quan điểm cứng rắn về vấn đề này. "các nước trong khu vực sẽ muốn tập trung nhiều hơn vào phát triển kinh tế hơn là thấy cuộc xung đột trên" - Damrong Kraikuan - Giám đốc Phòng các vấn đề Đông Á của Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết - "Vấn đề biển Đông sẽ không được nêu bật trong chuyến thăm của ông Abe tới Bangkok. Thái Lan sẽ chú ý những điều Nhật Bản nói, chúng tôi sẽ lắng nghe, nhưng chúng tôi cũng phải xem xét các nước khác nữa để phát triển".
Nhật Bản vẫn có sự ảnh hưởng lớn về kinh tế ở châu Á vì Nhật là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại đây, sau liên minh châu Âu và gần gấp 3 so với Trung Quốc.
Ở Việt Nam, Nhật cam kết đầu tư 4,9 tỉ USD trong 10 tháng đầu tiên của năm ngoái, gần gấp đôi so với toàn bộ năm 2011. Tại Thái Lan, từ tháng 1 đến tháng 9 năm ngoái, đầu tư nước ngoài gần gấp 3 tới khoảng 8,1 tỉ USD. Tại Indonesia, đầu tư trực tiếp năm ngoái được xem là tới mức kỷ lục.
Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn thứ 2 của châu Á, chỉ sau Trung Quốc - theo con số của ASEAN.
Chính phủ non trẻ của ông Abe đã nỗ lực cải thiện những mối quan hệ trong khu vực. Ông đã cử Bộ trưởng Ngoại giao của mình tới Brunei, Singpapore, Australia và Philippines vào năm ngoái.
Phương Hà (Theo Reuters)
 Source: giaoducthoidai.vn/channel/2767/201301/Thu-tuong-Nhat-mong-muon-gi-trong-chuyen-cong-du-Dong-Nam-A-1966331/
0 notes