#nguoiduatinvn
Explore tagged Tumblr posts
Text
Mỹ hoãn thử tên lửa vì căng thẳng Triều Tiên
Giới chức quân sự Mỹ cho hay Lầu Năm Góc đã hoãn thử một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vốn được lên kế hoạch vào tuần tới, do lo ngại Bình Nhưỡng có thể hiểu sai về vụ thử.
Vụ thử tên lửa Minuteman 3 đã được hoãn lại giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao và có lo ngại xảy ra xung đột tại đây. Vụ thử có thể được hoãn tới tháng 5.
Triều Tiên đã ra một loạt đe dọa mạnh mẽ khác thường kể từ khi bị Liên hợp quốc trừng phạt hồi tháng 3 vì đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3.
Triều Tiên dọa tấn công hạt nhân vào Mỹ, chính thức tuyên chiến với Hàn Quốc và tuyên bố sẽ tái khởi động lò phản ứng hạt nhân bất chấp các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Một quan chức Lầu Năm Góc cho hay Mỹ muốn "tránh bất cứ hiểu nhầm hay tính toán sai lầm nào" có thể gây ra từ vụ thử.
Trong khi đó, giới chức Mỹ-Hàn trong những ngày gần đây đã tìm cách giảm nhẹ lo ngại xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Vào ngày hôm thứ sáu vừa qua, Triều Tiên đã cảnh báo không thể đảm bảo cho sự an toàn của các nhân viên sứ quán nước ngoài tại Bình Nhưỡng trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, cho tới nay không có chính phủ nước ngoài nào công bố kế hoạch sơ tán sứ quán.
Washingtonhối thúc Bắc Kinh "mạnh tay" với Triều Tiên
Theo báo chí Mỹ, chính quyền Obama đã lên tiếng kêu gọi tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình phải có "biện pháp mạnh" với Bình Nhưỡng. Bằng không, Bắc Kinh sẽ phải trực diện với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đang được tăng cường tại vùng Bắc Á
Trong bản tin hôm thứ sáu 5/4, nhật báo The New York Times tiết lộWashington đã có nhiều cuộc trao đổi với Bắc Kinh , kể cả cuộc điện đàm của tổng thống Mỹ Barack Obama với tân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo nguồn tin ẩn danh từ phía chính phủ Mỹ, phía Hoa Kỳ đã thông báo với giới lãnh đạo Bắc Kinh một cách chi tiết kế hoạch tăng cường hệ thống tên lửa phòng thủ để đối phó với thái độ đe dọa của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Triều Tiên Kim Jong Un.
Hoa Kỳ đã lần lượt đưa oanh tạc cơ tàng hình B2, chiến đấu cơ tàng hình F22, hai khu trục hạm và giàn tên lửa chống tên lửa đến đảo Guam.
Theo AFP, Bắc Kinh không chỉ trích công khai mà cũng không phê phán riêng về động thái tăng cường vũ khí của Mỹ vào Bắc Á sát nách Trung Quốc. Thái độ im lặng này biểu lộ sự bất bình của ban lãnh đạo Trung Quốc đối với Triều Tiên và họ hiểu rằng ủng hộ Bình Nhưỡng sẽ gây tác hại cho quan hệ Mỹ-Trung.
Cố vấn an ninh Mỹ Tom Donilon nhận định rằng đây là thời điểm quan trọng mà Trung Quốc cần phải tỏ thái độ: Quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung, và quan trọng vào lúc khởi đầu nhiệm kỳ một của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiệm kỳ hai của tổng thống Obama.
Cũng theo báo The New York Times, trong những ngày tới, Washington sẽ cử nhiều nhân vật cao cấp sang Bắc Kinh để chuyển tải thông điệp muốn Trung Quốc "mạnh tay" cảnh cáo Kim Jong Un.
Về phần mình, Ngoại trưởng John Kerry sẽ đến Bắc Kinh vào ngày 13/04/2013, thứ bảy tuần tới.
Theo Phan Anh/Dân trí
Theo BBC
Từ khoá: hạt nhân chính phủ mỹ triều tiên quan trọng bão kế hoạch trung quốc
#tinmoi#nguoiduatinvn#hatnhan#tumblr#tintonghop#thongtin#photo#quantrong#news#docbao#trungquoc#trieutien#tintuc#kehoach#tin#bao#vn#chinhphumy
0 notes
Text
Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp của nhân loại
Động đất, sóng thần và những cơn bão khổng lồ đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng, và cũng khiến nền kinh tế thế giới ngả nghiêng.
1. Động đất và sóng thần Nhật Bản (2011) - 235 tỷ USD
Không chỉ là trận động đất 9 độ richter và sóng thần đắt đỏ nhất, thảm họa năm 2011 này còn gây thương vong nhiều nhất. Ước tính có tới 8.649 người chết và 13.262 người mất tích. Chính xác, trận động đất tấn công xứ sở mặt trời mọc từ ngày 11/3/2011, và sau đó là những cơn sóng lớn cuốn phăng mọi thứ trên đường đi.
Chưa dừng lại ở đó, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima còn khiến người ta lo lắng hơn về một thảm họa đe dọa cuộc sống lâu dài và rộng rãi. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế của nước Nhật, khiến sản xuất của hàng loạt công ty bị đình trệ, giao dịch bị tê liệt.
2. Bão Katrina, Mỹ (2005) - 125 tỷ USD
Cho đến nay, Katrina vẫn là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất từng gây ra cho nước Mỹ, với con số ước tính lên tới 125 tỷ USD. Các bang bị thiệt hại năng nề nhất là Alabama, Florida, Louisiana và Mississipi với 1.836 người chết. Rất nhiều thành phố bị lụt trong hàng tuần, ngăn chặn bất cứ ai trở về ngôi nhà của họ. Bên cạnh đó, đây cũng là sự kiện mà Chính phủ Mỹ bị chỉ trích nặng nề do chậm trễ trong công tác cứu nạn và khắc phục hậu quả.
3. Động đất Kobe, Nhật Bản (1995) - 100 tỷ USD
Nằm ở khu vực bị đe dọa thường xuyên bởi động đất, Nhật Bản chính là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhì thế giới vì những thảm họa thiên nhiên.
Theo đó, trận động đất mạnh 6,8 độ richter này đã tấn công khu vực phía nam của tỉnh Hyogo năm 1995, khiến 6.500 người thiệt mạng. Mặc dù cơ sở hạ tầng tại đất nước này đã bị tàn phá nặng nề sau đó, mọi thứ đã được khôi phục lại rất nhanh chỉ trong vòng một năm.
4. Trận động đất Northridge, Mỹ (1994) - 42 tỷ USD
Một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất ở Mỹ là trận động đất Northridge với cường độ 6,7 richter tại phía bắc Los Angeles và kéo dài trong khoảng 10-20 giây.
May mắn là con số thương vong không đến mức quá lớn (60 người bị chết, 5.000 người bị thương), mặc dù hậu quả kinh tế là vô cùng nghiêm trọng khi 42 tỷ USD đã biến mất sau 1/3 phút đồng hồ. Trong đó, 25.000 người dân đã bị mất nhà.
5. Trận động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc (2008)
29 tỷ USD, 70.000 sinh mạng và 18.000 người mất tích là những gì mà trận động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên gây ra cho Trung Quốc. Trận động đất mạnh 8,0 độ richter này xảy ra vào ngày 12/5/2008.
Theo Therichest, Zing
Từ khoá: nền kinh tế sóng thần khắc phục hậu quả chính phủ mỹ thảm họa nhật bản thảm họa thiên nhiên kinh tế thế giới động đất kinh tế thiên nhiên
#nguoiduatinvn#tintuc#tin#nenkinhte#docbao#tinmoi#thiennhien#news#kinhte#thamhoathiennhien#vn#nhatban#thamhoa#songthan#chinhphumy#thongtin#tintonghop#khacphuchauqua#kinhtethegioi#dongdat#photo#tumblr
0 notes
Text
Một ngày 'sống chậm' với phố cổ nơi địa đầu Tổ quốc
gia đình du khách kiến trúc văn hoá hấp dẫn bão gia khách du lịch
Giữa chót vót những núi đá tai mèo dựng đứng, một khu phố với niên đại hàng trăm năm tuổi còn nguyên kiến trúc xưa, không cơi nới, không sửa sang.
Người tìm đến đây ngày một đông nhưng phần lớn họ không cố chen chân ở lại như với phố cổ Hà thành. Có lẽ bởi thế, khu phố cổ Đồng Văn thuộc huyện Đồng Văn, Hà Giang không bị thương mại hóa. Người người đến đây đều có thể trải nghiệm cảm giác được sống chậm lại để biết yêu thương nhiều hơn khi trở về.
Thâu đêm với cà phê phố cổ
Tôi không thể nhớ nổi trên hành trình chừng 150km từ trung tâm TP. Hà Giang vào đến thị trấn Đồng Văn có bao nhiêu khúc quanh tay áo, dốc cheo leo lên, thăm thẳm xuống, bao nhiêu cái vách dựng đứng của núi đá và hun hút của vực sâu. Chỉ có thể khẳng định một điều rằng: Con đường ấy sẽ là rất đủ để h��i lòng những tay "phượt thủ" (những người chuyên đi du lịch bằng xe máy, ham thích chinh phục những cung đường nguy hiểm - PV) khó tính nhất trong giới "phượt" ở Việt Nam.
Một góc của ngôi nhà cổ trên 300 năm tuổi của gia đình bà Tân.
Khi chúng tôi vừa chạm chân đến đầu thị trấn thì cũng là lúc mặt trời chuẩn bị trò chơi trốn tìm sau đỉnh núi. Ánh nắng nhạt, kéo ngang lưng lửng trên nền trời trong veo khiến phố núi trở nên mơ mộng mà khoáng đạt lạ. Khoảng từ 4h chiều, du khách dù đi đâu cũng sẽ tìm về thị trấn. Bởi ở nơi con người ta "sống trong đá chết vùi trong đá" như thế này thì thị trấn là nơi tập trung đông dân cư nhất, có điều kiện nhất, cũng là điểm dừng chân lý tưởng để chọn cho mình một chỗ nghỉ tương đối không xoàng. Một lý do khác để thị trấn Đồng Văn luôn trong tình trạng cạn phòng nghỉ vì ở đây có khu phố cổ, nơi mang đ���n nhiều cảm giác mới lạ cho du khách phương xa. Vào những ngày nghỉ lễ, nếu khách du lịch không có kinh nghiệm, không đặt phòng trước thì khả năng không có chỗ ngủ là chuyện bình thường.
Tôi cùng bạn đồng hành được coi là may mắn sau khi dạo một vòng quanh khu thị trấn, tất cả các nhà nghỉ khách sạn đều treo biển hết phòng thì lại gặp ngay người quen. Anh Hoàng Tân, cán bộ trẻ, hiện làm việc ở phòng văn hóa huyện hứa một lời chắc như đinh đóng cột: "Các em cứ yên tâm, anh sẽ bố trí phòng cho các em ở nhà người quen ngay khu phố cổ để cảm nhận cuộc sống của con người nơi đây". Hứa là làm, anh dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà, đối diện quán cà phê phố cổ của thị trấn. Một bữa tối ấm cúng và nhiều thú vị bên những người bạn mới. Ăn uống vui vẻ xong xuôi, chúng tôi từ chối lời mời đi hát hò vì muốn được đắm mình trong không gian cà phê phố về đêm. Chọn một góc quán gần cửa sổ, chúng tôi gọi mỗi người một ly nâu nóng và cảm nhận.
Có lẽ đó là quán cà phê duy nhất ở phố cổ phục vụ khách cả đêm. Quán cà phê mang tên "Cà phê phố cổ", nằm ở ngay đầu đường vào khu nhà cổ với kiến trúc nhà sàn hai tầng, lợp mái và được bài trí hết sức khoa học. Cà phê phố cổ cũng là địa chỉ mà người ta có thể thức trọn vẹn một đêm vùng cao và cảm nhận những chuyển động tinh tế nhất của đất trời. Những người đi theo nhóm sẽ tổ chức hát hò, một số hoạt động vui chơi. Những người đi riêng lẻ thì thường chọn cho mình một góc nhỏ để tự mình nhấm nháp vị đêm. Đây cũng là địa chỉ lý tưởng cho những người lỡ đến muộn mà không còn chỗ nghỉ
Toàn cảnh khu phố cổ Đồng Văn.
Văn hóa giao thoa trong mỗi nếp nhà
Đến khoảng 1h sáng hôm sau, chúng tôi về lại nhà người quen nghỉ ngơi để giữ sức cho một chặng đường dài sắp tới. Quán cà phê vẫn đông đúc một cách lạ thường nhưng chỉ còn những âm thanh nhỏ nhẹ mà dường như ai cũng muốn nín thở để lắng nghe những điều đặc biệt từ đêm phố cổ. Buổi sáng sớm hôm sau, thị trấn Đồng Văn lất phất mưa phùn. Mưa, sương dày bao phủ, chúng tôi không thể quan sát toàn bộ con đường hình cánh cung dài gần một cây số, nơi tập trung dãy nhà cổ độc đáo. Nhờ vậy, chúng tôi được dịp táp vào một ngôi nhà cổ xin trú mưa và biết thêm khá nhiều câu chuyện thú vị.
Phố cổ Đồng Văn là niềm tự hào của những người dân nơi đây. Bởi những nét cổ kính còn nguyên vẹn trong kiến trúc chưa hề bị tác động của bàn tay con người. Tuy tuổi đời không bằng phố cổ Hà Nội hay phố cổ Hội An nhưng sức hấp dẫn của phố cổ Đồng Văn thì không kém hai khu phố kia là mấy. Theo lời giới thiệu của anh Tân, khu phố cổ hiện nay còn khoảng gần hơn 40 nóc nhà. Ngôi nhà cổ nhất ở đây có tuổi đời chừng 300 năm tuổi thuộc quyền sở hữu của bà Hoàng Thị Tân (70 tuổi). Bà chia sẻ: "Tôi cũng không nhớ rõ ngôi nhà của tôi đã có từ bao giờ nhưng cả năm đời nhà tôi các cụ đều sống và chết ở tại ngôi nhà này. Bây giờ, tường vách và gỗ đã mục đi nhiều. Có những khi mưa to gió lớn phải sang nhà khác ở nhờ. Tuy nhiên, vì là nhà của cha ông để lại nên tôi cũng muốn được gắn bó trọn cuộc đời mình với nó".
Rẽ vào ngôi nhà khác ở ngay trung tâm khu phố cổ, khi mưa vẫn không ngừng rơi, chúng tôi đã được nghe câu chuyện khá thú vị. Nhà cổ ở đây không chỉ thuần túy có giá trị về mặt kiến trúc, được lưu giữ qua nhiều đời mà mỗi nếp nhà cổ đều có sự giao thoa văn hóa một cách độc đáo giữa các dân tộc. Điển hình là gia đình nhà cụ ông Phạm Văn Dục, năm nay cụ đã bước sang tuổi 84. Cụ Dục vốn có gốc tổ tiên ở Nam Định. Ông nội của cụ rời quê lên Đồng Văn và kết duyên với một người phụ nữ gốc Hoa. Sau này, bố của cụ lại lấy vợ là người Thái ở Lai Châu lên, sinh ra cụ. Cụ cũng theo gương cha chọn người con gái Thái đảm đang làm vợ, rồi đến thế hệ con gái cụ bây giờ lại có cô lấy chồng người Hoa. Cứ thế, cụ Dục khẳng định: "Mỗi nóc nhà cổ nơi đây đều có sự giao thoa về văn hóa giữa ít nhất là hai dân tộc. Điều này là một trong những điểm đặc biệt của chất cổ nơi đây". Người Kinh, người Thái, người Hoa, người Tày, người Mông... cứ sống và giao lưu với nhau qua mỗi đời, để đến bây giờ, mỗi gia đình đều có ít nhất là hai nền văn hóa cùng hòa quyện, tạo nên sự gắn kết độc đáo. Hàng năm, có gia đình tổ chức Tết đến ba lần. Một là Tết cổ truyền người Kinh, hai là Tết theo người Hoa và Tết thứ ba là Tết của người Thái.
Theo quan sát của chúng tôi, tường nhà cổ ở đây hầu hết được trình bằng đất và có những đoạn trúc tre nằm ngang để giữ vững cho bức tường. Tường vách dày khoảng 60cm, và có chiều cao chừng 6m. Cột gỗ trong nhà cụ Dục khá chắc, không bị mối mọt. Mỗi cột gỗ đo được chu vi bằng ba gang tay và chiều dài từ 5m - 6m. Mái nhà được lợp nguyên bằng ngói âm dương bản địa theo kiểu một hàng ngửa, một hàng úp. Toàn bộ dãy nhà cổ đều có hướng ngoảnh mặt về phía Nam nên mang lại không khí ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè.
Cà phê phố cổ là một trải nghiệm rất riêng khi đến với thị trấn Đồng Văn, Hà Giang.
"Say" với chợ phiên
Chúng tôi có thêm một may mắn khi dừng chân ở thị trấn Đồng Văn đúng hai ngày cuối tuần. Bởi thế, sau khi đi thăm khắp khu nhà cổ, chợ phiên cách đó chừng một cây số cũng là điểm hấp dẫn của thị trấn vùng cao này. Anh Tân rất nhiệt tình dẫn chúng tôi ra chợ phiên mặc dù trời càng lúc càng mưa nặng hạt. Chợ phiên Đồng Văn mỗi tuần chỉ họp một lần vào ngày chủ nhật. Người đến chợ từ 4, 5h sáng và chỉ rời khỏi chợ khi đã mỏi cái chân, ưng cái bụng. Có những người ở mãi bên kia con đèo Mã Pì Lèng cũng không quản ngại đi bộ qua gần 20km đường đèo để đến với chợ.
Người nơi đây quan niệm, chợ không chỉ là nơi giao thương hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, chia sẻ, gặp gỡ. Vì mỗi tuần có một ngày nên chợ phiên được coi trọng. Người ta có thể sửa soạn cả ngày hôm trước, có thể đi bộ cả ngày đường chỉ để đến chợ phiên mang theo một con gà, hay là một gùi măng để bán.
Hàng quán trong chợ vô cùng phong phú. Từ những thứ hàng chín cho đến sống. Nhưng đông vui nhất là khu chợ mua bán gia súc, chủ yếu là trâu, bò và ngựa, lợn. Người cầm cương ngựa, thổi sáo hát những bài ca đặc sắc của dân tộc mình. Có khi sau mỗi buổi chợ trở về, con trâu con ngựa vẫn là của mình, không bán. Nhưng có mặt ở buổi chợ và được nhìn thấy mọi người cùng giao lưu chia sẻ họ đã cảm thấy hạnh phúc rồi. Cái hạnh phúc ấy lấn lướt cả sang suy nghĩ của những người khách phương xa đến như chúng tôi. Một nụ cười thân thiện của người bản và những bước chân tấp nập từ khắp mọi nẻo đường dồn về chợ phiên ngày chủ nhật là những kỷ niệm đẹp trong chúng tôi khi trở về...!
Xây dựng kế hoạch bảo tồn
Anh Hoàng Tân cho biết: "Phố cổ Đồng Văn là một trong những điểm đến hấp dẫn của Hà Giang, vì nó còn nguyên vẻ cổ kính thâm trầm của những nếp nhà cổ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang có những kế hoạch để bảo tồn và gìn giữ vì không phải ngôi nhà nào cũng đảm bảo để người dân sống an toàn. Dù sao, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức lưu giữ lại những gì là cổ nhất để du khách thập phương được có những trải nghiệm mới lạ khi đến đây".
Dương Thu
bão hấp dẫn du khách gia đình văn hoá gia kiến trúc khách du lịch
#insurance#giadinh#tintuc#kientruc#nguoiduatinvn#vanhoa#hapdan#thongtin#baohiem#photo#news#dukhach#bao#thitruongbaohiem#gia#khachdulich#docbao#tintonghop#tintucbaohiem#tin#dichvubaohiem#vn#tumblr#tinmoi#assurance#tinbaohiem#services
0 notes
Link
Bình Nhưỡng hôm nay tiếp tục chặn đường vào khu công nghiệp chung với Hàn Quốc ngày thứ hai liên tiếp, điều chưa từng có trước đây.
Các xe tải Hàn Quốc xếp hàng đợi ở một chốt kiểm tra quân sự tại Paju, gần biên giới liên Triều, hôm nay. Ảnh: AFP
Phóng viên AFPcó mặt ở biên giới liên Triều Tiên cho hay, khoảng 40 phương tiện đang đợi để qua biên giới vào khu công nghiệp Kaesong do Hàn Quốc đầu tư ở nước láng giềng. Tuy nhiên, tương tự hôm qua, các xe này phải quay đầu trở lại, sau khi một thông báo qua loa cho hay đường sang Triều Tiên đã bị cấm.
Tổng cộng 526 người Hàn Quốc và 421 phương tiện dự kiến vượt biên giới sang Triều Tiên hôm nay, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết.
Từ hôm qua, Bình Nhưỡng đã thông báo với Seoul rằng sẽ dừng hoạt động di chuyển hàng ngày của các công dân láng giềng vào khu công nghiệp Kaesong, nằm cách biên giới Triều Tiên 10 km. Có 484 người Hàn Quốc đã không được cho vào làm việc tại Kaesong như thường lệ.
Được thành lập vào năm 2005, khu công nghiệp này cho phép 123 công ty Hàn Quốc làm ăn với sự tham gia của 53.000 nhân công Triều Tiên giá rẻ và có tay nghề. Đổi lại, Triều Tiên thu về một lượng ngoại tệ cần thiết.
Kaesong chưa bao giờ phải đóng cửa, kể cả vào những thời điểm tồi tệ nhất trong quan hệ hai nước suốt những năm qua như vụ thử hạt nhân năm 2009 và vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong năm 2010 của Triều Tiên.
Hiện chưa rõ lệnh cấm này sẽ kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng sẽ cho phép 861 người Hàn Quốc đang có mặt ở đây được rời khỏi khu công nghiệp.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định đã có kế hoạch dự phòng, bao gồm cả hành động quân sự, nếu an toàn của các công dân ở Kaesong bị đe dọa. Mô tả vụ việc ở Kaesong là "rất đáng tiếc", Bộ Thống Nhất Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên bình thường hóa hoạt động ở khu công nghiệp này ngay lập tức.
Sự ổn định trong hoạt động của Kaesong là cơ sở để đánh giá mối quan hệ liên Triều. Nếu khu công nghiệp đóng cửa, một giai đoạn căng thẳng mới sẽ diễn ra, vượt qua tất cả các đe dọa bằng quân sự trước đó.
Theo Vnexpress.net
Từ khoá: bão hàn quốc quân sự triều tiên
#nguoiduatinvn#tumblr#photo#trieutien#docbao#hanquoc#tintuc#vn#tintonghop#tinmoi#tin#bao#thongtin#news#quansu
0 notes
Text
Lão nông hiến kế đuổi bèo lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông
Lục bình xâm chiếm hết mặt sông Vàm Cỏ Đông khiến nhiều người dân vô cùng bức xúc.
Nhiều năm qua, người dân ở Tây Ninh sinh sống, làm nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, kinh doanh dọc hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông (dài khoảng gần 100km), đoạn từ huyện Củ Chi (TP.HCM) qua địa phận tỉnh Tây Ninh hết sức bức xúc chuyện bèo lục bình chiếm hết diện tích mặt nước. Nhiều phương án tiêu diệt, đuổi bèo lục bình cũng được các ban ngành, cá nhân của tỉnh đưa ra, triển khai thực hiện nhưng kết quả vẫn không hiệu quả, bèo vẫn dày đặc dòng sông. Trước cảnh bèo chiếm sông ngày càng trầm trọng, lão nông Tư Đảnh đã hiến kế đuổi...bèo.
Dân bức xúc bèo chiếm sông
Đang ngồi nói chuyện trong quán cà phê với chúng tôi, lão nông Tư Đảnh (ông tên thật là Đặng Văn Đảnh, 65 tuổi, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) móc điện thoại nói: "Để tôi gọi cho nguyên Giám đốc sở Khoa học - Công nghệ Tây Ninh ra đây uống cà phê, nói chuyện đuổi bèo lục bình cho vui. Ông này ủng hộ và khoái chuyện đuổi bèo của tôi lắm". Tiếc rằng, vị cựu cán bộ kia lại bận, thế là chúng tôi bắt đầu câu chuyện đuổi bèo lục bình trên dòng Vàm Cỏ Đông do ông Đảnh nghĩ ra.
Lão nông dân Tư Đảnh và sợi dây dù dùng để ngăn bèo
"Để đuổi hay diệt bèo lục bình trên dòng sông Vàm Cỏ Đông với nhiều năm gắn bó, tôi đã nghĩ ra nhiều cách, nhưng khả thi nhất vẫn là chỉ đuổi nó đi chứ không diệt", ông Tư Đảnh chia sẻ. Ấp ủ dự án này khá lâu, cuối cùng rồi ông cũng có cơ hội để trình bày với những người chức trách. Trong một cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiều cử tri dọc hai bên dòng sông đưa kiến nghị vấn đề bèo lục bình chiếm hết mặt sông. Các đại biểu cũng chia sẻ, vấn đề này chính quyền tỉnh Tây Ninh cũng đã quan tâm giải quyết nhưng chưa rốt ráo.
Ông Tư Đảnh chia sẻ, trước đó, nhà máy Phân bón Bình Điền đóng ở Tây Ninh cũng đã tiến hành thu gom bèo về sản xuất phân vi sinh. Đây là phương án "vẹn cả đôi đường", vừa có thể diệt bớt bèo trên dòng sông Vàm Cỏ Đông, lại có nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để sản xuất phân bón. Được biết, phân vi sinh được sản xuất từ bèo có chất lượng khá tốt nhưng ngặt nỗi, giá thành phẩm lại cao nên phương án này không khả thi. Một phương án khác cũng đã được thực hiện để mong diệt hết bèo lục bình: Đó là cho lính của Sư đoàn 5, đóng trên địa bàn tỉnh xuống vớt bèo. Nhiều chiến sỹ khỏe mạnh đã được huy động, một ngày, họ dọn cả khúc sông là chuyện thường. Thế là hiệu quả thấy rõ. Nhưng ai ngờ, sáng hôm sau ra sông để tiếp tục công việc, mọi người không tin vào mắt mình, vì không biết bèo từ đâu tấp về cả đám to tướng!
Một phương án khác cũng được tỉnh cho triển khai thực hiện, khi được bộ Khoa học - Công nghệ chuyển giao công nghệ cho chiếc máy cắt, ép, rong, cỏ, lục bình. Nghe đâu, chiếc máy này trị giá cả tỷ đồng, với trọng tải khoảng 7 tấn. Máy này cắt, ép thì hiệu quả nhưng do dòng sông có diện tích quá rộng nên hiệu quả không đáng là bao, lại tốn thêm thời gian di chuyển đến bãi đỗ.
Nghe đến đây, như c��� mở trong bụng, lão nông Tư Đảnh xin được ý kiến. Ông trình bày phương án đuổi bèo lục bình với các đại biểu. Nghe có vẻ chịu, các đại biểu Hội đồng Nhân dân hứa sẽ tiếp thu và mời ông lên làm việc với các ngành chức năng.
Trong buổi làm việc với các sở, ngành của tỉnh, ông Tư Đảnh giới thiệu về phương pháp đuổi bèo ra biển khá đơn giản. Theo tính toán của lão nông Tư Đảnh thì con nước sông Vàm Cỏ Đông cũng đủng đỉnh lắm. Chính cái đủng đỉnh nước lớn, nước ròng trên sông mà ông nghĩ ra cách đuổi lục bình. Cụ thể, chỉ cần một sợi cáp dù, có đường kính khoảng 4,5cm, dài 250m, hai mỏ neo to bằng thép, một chiếc ghe, một chiếc xuồng, chục chiếc phao cứu sinh và khoảng 10 nhân công khỏe mạnh, biết bơi lội là có thể đuổi lục bình xuống khu vực nước lợ, nước mặn.
Lão nông Tư Đảnh
Đuổi bèo ra biển
Nhiều người nghe phương án đuổi bèo lục bình của lão nông dân Tư Đảnh trên lý thuyết còn ngờ ngợ chưa biết thế nào. Thế là tỉnh cấp kinh phí, một cuộc thử nghiệm đuổi bèo diễn ra. Người chỉ huy trưởng dự án đuổi bèo lục bình là Tư Đảnh, cùng một số người khỏe mạnh bắt đầu công việc nơi đầu nguồn con sông Vàm Cỏ Đông, thuộc địa phận xã Biên Giới, giáp với nước bạn Campuchia. Sau khi đóng mỏ neo ở bờ sông bên này, cột dây cáp chắc chắn, mấy người ngồi trên xuồng kéo sợi cáp ngay mặt sông cột vào mỏ neo bờ bên kia. Khi nước sông dâng lên theo thủy triều, lục bình từ khu vực hạ nguồn chạy theo con nước lên phía đầu nguồn nhưng chúng không thể đi tiếp khi mắc phải sợi dây dù do lão Tư Đảnh giăng ngang mặt sông. Khi bị chặn lại, đám lục bình đủng đỉnh chen lấn nhau, chật kín cả mặt sông. Sợi dây dù do bị lục bình xô đẩy cũng cong theo hình cánh cung. Trong khoảng 4-5h đồng hồ cả đám lục bình rộng lớn bị chặn lại trên mặt sông. Nhiều người đứng đặc nghẹt hai bên bờ sông xem lão nông này sẽ làm gì tiếp. Họ cũng trông chờ sẽ có mặt sông thông thoáng cho dễ thông thuyền, đi lại và làm ăn.
Khi nước bắt đầu ròng, lão nông Tư Đảnh cho anh em thả neo, rút dây, thế là bèo theo con nước trôi xuôi. Khi nước rút mạnh, cả đám lục bình đua nhau rút ầm ầm. Rút được một đoạn dài, khoảng chục km, lão lại cho anh em "bày binh bố trận" tiếp, giống như lần trước. Và cứ thế, trong một ngày, lão nông Tư Đảnh cùng anh em đã "giải phóng" được mấy chục km dòng sông khỏi lục bình. Cuộc thử nghiệm kết thúc tại cầu Gò Dầu, huyện Gò Dầu.
Theo tính toán của ông Tư Đảnh thì trong khoảng thời gian gần 2 tháng, ông sẽ đuổi lục bình xuống tận sông Vàm Cỏ Tây ở Long An rồi đi ra biển. Khi gặp nước lợ, nước mặn, đám lục bình sẽ tự chết. Việc thử nghiệm thành công bước đầu làm cho người dân hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông tại Tây Ninh và chính quyền địa phương hết sức phấn khởi. Nhiều người tin rằng, vấn nạn bèo lục bình trên sông Vàm Cỏ Đông đã có cách trị. Thế là một chương trình đuổi bèo lục bình được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt, giao cho các sở, ngành liên quan phối hợp với lão nông Tư Đảnh thực hiện. Việc thực hiện kéo dài trong năm 2011 có kết quả khá tốt, làm nhiều người dân vui mừng. Chính quyền địa phương cũng không phải lo lắng thêm về chuyện bèo lục bình chiếm hết mặt sông.
Công việc vẫn cứ thế tiếp tục cho tới tháng 8/2012 buộc phải ngưng lại cho tới nay. Lý do được ông Tư Đảnh cho biết là do không có ai đóng tiền bảo lãnh. Theo đó, để được làm nhiệm vụ đuổi bèo lục bình, ông Tư Đảnh phải có tư cách pháp nhân, nghĩa là phải có công ty đứng ra ký hợp đồng để thực hiện. Thế là ông Đảnh phối hợp với một vị bác sỹ lập ra công ty TNHH Xây dựng Thanh Sơn do ông Huỳnh Thanh Nhân làm giám đốc. Trải qua cuộc đấu giá gần 5 tỷ đồng, công ty của ông đã thắng thầu dự án đuổi bèo lục bình trong thời gian 5 năm (mỗi năm khoảng 1 tỷ) và đang thực hiện cho tới thời điểm tháng 8/2012 thì buộc phải tạm ngưng. "Nếu muốn thực hiện tiếp, chúng tôi phải nộp 850 triệu đồng tiền bảo lãnh nhưng do công ty không có tiền, chắc có lẽ là ngưng luôn thôi chú ạ. Chúng tôi thì không vấn đề gì, chỉ tội bà con l���i phải lo lắng vì vấn nạn lục bình chiếm mặt sông mà thôi", lão nông Tư Đảnh buồn buồn chia sẻ.
Phương pháp đuổi bèo của lão nông
Nói về cách diệt lục bình, lão nông Tư Đảnh cho biết: "Tôi còn nhiều cách lắm nhưng sau khi triển khai thấy nhiều chuyện không giống như mình nghĩ, đâm ra cũng nản. Ví dụ như, diệt lục bình theo phong thủy. Theo đó, lợi dụng địa hình, gió và nước để đưa bèo về nhà máy hay bán cho công ty của Singapore bón phân cho ổi hoặc hợp tác xã trồng mãng cầu của tỉnh... Vì nước sông Vàm Cỏ Đông lúc lên, lúc xuống, từ đó có thể chọn vị trí thuận lợi, rồi dùng một đoạn dây dài nối từ bờ ra giữa lòng sông. Điểm cuối nối với một thùng phuy cho nổi cố định giữa lòng sông. Sợi dây này nối với bờ sông sẽ tạo ra một hình tam giác nhọn. Khi gió nổi lên, nước thủy triều lên sẽ bố trí tam giác này ngay góc bờ thuận lợi cho bèo dạt vào đó. Cứ thế, gió càng mạnh, nước càng lên thì bèo sẽ dồn vào càng đông. Tại điểm nhọn của tam giác, sẽ đặt một máy tời, móc bèo lên xe đợi sẵn và đưa bèo đi. Hết điểm này, sẽ bố trí điểm khác tương tự, như vậy bèo cũng sẽ vơi đi rất nhiều.
Trung Nghĩa
Từ khoá: người dân công ty triển khai gia công nghệ hiệu quả
#thongtin#nguoiduatinvn#hieuqua#tintonghop#nguoidan#congty#tintuc#congnghe#trienkhai#docbao#tumblr#tinmoi#tin#vn#photo#gia#news
0 notes
Text
Bố chồng quỳ và van lạy con dâu cho giặt quần áo lót
bão đôi chân
Ông van xin mình cho ông được giặt quần dài và đặc biệt là quần lót cho mình mỗi ngày. Ông xưng là tên nô lệ già và tôn mình là nữ hoàng.
Đọc bài "Bố chồng thích sưu tập đồ lót của con dâu", mình cũng gặp tình huống tương tự bạn. Mình cũng rất khó xử, không biết nói gì với bố chồng. Mình cũng rất tò mò không biết ông làm thế để làm gì, ông đã làm gì với số quần đó. Mình cũng không dám nói cùng ai.
Hơn cả bạn, bố chồng mình còn giấu hẳn một chiếc quần dài trắng satin. Ông không để chung trong ngăn với số quần lót mà ủi thẳng ngăn nắp, treo trên móc trong ngăn trên. Ch��� là mình làm ở ngành ngân hàng, nên hàng ngày đều mặc áo dài đi làm. Mình cũng hay bắt gặp bố chồng nhìn lén sau lưng mỗi khi mình mặc áo dài. Hôm mất chiếc quần trắng mình thấy ông hơi khác lạ, bây giờ mình mới nhớ lại. Thú thật các bạn mình thuộc hàng hoa khôi, dáng người đẹp, chuẩn, trắng và cao ráo.
Suy nghĩ nhiều, cuối cùng mình nghĩ chỉ có cách nói chuyện riêng với bố. Số quần lót và kể cả quần dài trắng mình vẫn để yên trong ngăn tủ của cho ông. Mình chọn một hôm không có chồng và mẹ chồng ở nhà, mình gõ cửa vào phòng ông xin hỏi một chút chuyện. Rất nhiều điều bất ngờ xảy ra đó các bạn à.
Ông đang nằm trên gường đọc báo, vội ngồi dậy khi mình vào phòng. Ông chỉ chiếc ghế bành trong phòng bảo mình ngồi rồi hỏi mình "Có việc gì vậy con?". Mình mới bảo, con có việc này hỏi bố nhưng bố hứa phải trả lời thật nhé. Ông hứa với mình như vậy. Nghe vậy, mình làm mặt nghiêm nghị vừa chỉ vào ngăn tủ mà hôm trước mình phát hiện:
- Bố có thể cho con biết trong ngăn này đựng quần áo gì vậy bố?
Ông có vẻ hơi hoảng hốt, hỏi lại mình có chuyện gì vậy?
- Bố đã hứa nói thật với con rồi, nếu không con sẽ kể chuyện này cho mẹ và chồng con nghe đấy! - Mình nói vậy.
Ông nhìn mình trố mắt, ra điều không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Mình thoáng suy nghĩ, hay là ông đã phát hiện ra vì hôm trước mình có lục lên đôi chút nên đã phi tang hết, bây giờ mới vững giọng như vậy. Nhưng mình nghĩ, đã lỡ vào đây hỏi rồi thì không còn đường nào lui. Nghĩ vậy nên mình nghiêm mặt nhìn thẳng vào mắt ông:
- Không có chuyện gì đâu, con chỉ tò mò muốn biết bố đựng gì trong đấy mà - Mình vừa nói vừa quan sát thái độ của ông và phát hiện ông hơi run run đôi chân, tay cử động mất tự nhiên. Nhưng nếu không có gì sai trái thì chuyện gì bố phải giấu con - Mình bồi thêm một câu nữa.
Ông nhìn mình bằng đôi mắt hơi sợ sệt. Mình cũng không vừa, hai chân vắt chữ ngũ, dựa vào ghế bành, liên tục nhìn thẳng vào mắt ông. Các bạn biết không, ông nhìn mình lần nữa, ánh mắt dịu xuống, như van lơn điều gì đó, rồi đột ngột quỳ xuống, lết gối đến ôm đôi chân trần của mình.
Các bạn có biết không, mình vô cùng sửng sốt, không phản ứng kịp, không rút kịp chân lên. Mình ngớ cả người, chả là hôm đấy mình mặc chiếc đầm trắng ở nhà, để đôi chân trần. Ông gục đầu sát đất, sát chân mình, van xin mình tha tội cho ông, không nói cho mẹ chồng và chồng mình biết. Ông cầm lấy bàn chân mình đặt lên đầu ông, ông xin làm bất cứ chuyện gì mình muốn, làm nô lệ, làm tôi tớ cho mình, miễn là mình tha tội cho ông.
Mình nhẹ nhàng nhấc chân lên. Ông ngước mặt lên nhìn mình cầu khẩn. Mình bảo ông cứ mở ngăn tủ cho mình xem. Ông lết bằng hai gối đến từ từ mở ngăn tủ đựng số quần lót và đứng lên mở lấy chiếc quần dài trắng ra. Mình hỏi ông làm gì với chúng. Ông thành thật khai rằng ông hôn hít, rồi treo chúng lên, bò qua bò lại. Ông nói ông tôn thờ mình, tôn thờ quần lót quần dài của mình. Ông quỳ dưới chân mình, hai tay chống đất, khai thật từ lâu mỗi khi nhìn mình mặc áo dài đi làm, ông ao ước được có ngày được quỳ sau gót chân mình, đội vạt áo dài, chui đầu vào háng, úp mặt vào mông, cho dù chỉ bên ngoài lớp quần.
Ông đột ngột cúi sát đất, hôn bàn chân mình, rồi liếm vào từng ngón chân, gót chân, lòng bàn chân. Mình nhột không chịu được, rút chân ra, chà lòng bàn chân lên mái tóc bạc của ông cho đỡ nhột. Các bạn biết không, nhìn cảnh này mình thấy khoan khoái và khác lạ làm sao. Ông van xin mình cho ông được giặt quần dài và đặc biệt là quần lót cho mình mỗi ngày. Ông xưng là tên nô lệ già và tôn mình là nữ hoàng. Lúc đó mình chợt nghĩ, tại sao mình không tận dụng tình huống này để sai khiến, để cho ông phục dịch cung phụng mình. Nghĩ vậy nên mình hứa không nói cho ai biết chuyện này.
Thế là từ đó hàng ngày ông bố chồng được vinh hạnh giặt, phơi, ủi toàn bộ quần dài, quần lót của mình. Mình cũng chẳng cần biết ông làm gì trước khi giặt, có lẽ hôn hít liếm láp gì đó. Thỉnh thoảng, mình ban cho ông được ân huệ lau chân rửa chân cho mình, ông vô cùng sung sướng và hầu hạ mình chu đáo hơn. Mình trả thù bố chồng như vậy có độc ác và có nên không?
Theo Afamily
bão đôi chân
0 notes
Link
bão
"Cô ấy bỏ bê con cái rồi lao vào những cuộc chơi như một kẻ khát tình".
Gần 20 năm làm vợ chồng, sát cánh bên nhau từ cái thủa hàn vi, không thể ngờ được rằng, đến khi giàu sang phú quý, anh Hưng lại bị rơi vào tấm bi kịch nghiệt ngã đến đến như vậy...
Thủa hàn vi
Từ một anh công nhân của nhà máy gạch rồi trở thành người có số má trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm với khối tài sản kếch xù, anh Hưng bảo, cuộc đời anh đã trải qua biết bao nhiêu là cơ cực và sóng gió.
Lấy vợ từ năm 20 tuổi rồi 2 vợ chồng đưa nhau lên thành phố Nam Định làm ăn. Nhưng bằng cấp không có, trình độ lại không, cả 2 vợ chồng chỉ còn biết cần mẫn lao động bằng chân tay.
Anh là công nhân của nhà máy gạch, còn chị Giang - vợ anh là lao công quét rác trên phố. Rồi, không muốn an phận với công việc hiện tại, anh quyết định cùng vợ vừa học vừa làm để nâng cao trình độ văn hóa.
15 năm sau, nhờ chăm chỉ làm ăn lại biết vun vén cần kiệm, 2 vợ chồng anh đã có nhà lầu xe hơi. Vợ anh, từ một cô thôn nữ đen đúa với đôi tay xù xì, và đôi chân bị nứt gót quanh năm thì nay đã biết đi tiệm làm đẹp, biết diện những bộ váy hàng hiệu. Còn anh, cũng cũng đã trở thành người đàn ông phong độ và lịch lãm.
Ai nhìn vào cũng bảo, cuộc đời anh, thế là viên mãn, nào vợ đẹp, con khôn, có trai có gái đủ cả, lại có ngôi nhà 5 tầng rộng thênh thang nằm ngay trên con phố đẹp nhất Hà Nội... Anh chỉ cười, cho tới một ngày ...
Ảnh minh họa.
Hồ sơ ngoại tình dày đặc của vợ
Anh tình cờ phát hiện, chị Giang - vợ anh đang cùng với người đồng nghiệp uốn éo ôm hôn nhau ngay ở quán cà phê gần cơ quan anh.
Nhưng kỳ lạ là, trong khoảnh khắc anh xuất hiện, chị không giật mình lo sợ như bao nhiêu người ăn vụng khác mà lại đùng đùng nổi giận vì... bị theo dõi rồi bỏ đi như thể anh mới là người có lỗi.
Lần thứ 2, anh lại phát hiện ra vợ đang đi với sếp vào nhà nghỉ. Lần này, anh không trực tiếp ra mặt mà nhờ bạn là công an phường đến tận nơi để lập biên bản. Vụ việc vỡ lở, ông sếp bị thôi chức, còn vợ anh bị điều chuyển sang cơ quan khác.
Cứ tưởng, sau vụ đó vợ anh đã biết lỗi của mình và thấy xấu hổ mà quay trở về sám hối với chồng con. Ai ngờ, chị bắt đầu sống bất cần và liên tục lao vào những cuộc tình chóng vánh khác.
"Cô ấy bỏ bê con cái rồi lao vào những cuộc chơi như một kẻ khát tình. Đến mức độ, một tuần có 7 ngày thì có tới 4 ngày cô ấy không ngủ ở nhà. Đi học lái xe ô tô hôm trước thì hôm sau đã cùng ông thầy dạy lái đi vào nhà nghỉ".
"Tôi không hiểu vợ tôi bị làm sao nên đã thuê người đi theo dõi vợ. Nhưng mới chỉ 1 tuần mà số lượng những người đi nhà nghỉ với vợ tôi đã đếm gần hết 2 bàn tay" - anh Hưng tâm sự với luật sư bằng cái giọng rầu rĩ sau khi đã quyết định viết đơn ly dị vợ.
Anh bảo, "tôi đã tha thứ và cho cô ấy rất nhiều cơ hội để quay trở lại với gia đình. Việc ly dị cũng chỉ là bất đắc dĩ. Vì tôi không muốn các con phải chứng kiến cảnh bố mẹ nó nhìn nhau như kẻ thù. Hơn nữa, cả 2 vợ chồng cũng đã cùng nhau gây dựng nên cơ đồ này từ cái thủa hàn vi. Thế nhưng, cô ấy dường như không quan tâm đến điều tôi nói".
"Bây giờ, cứ nhìn thấy 2 đứa con, 1 đứa thì đang hỏng dần vì không có người dạy dỗ, 1 đứa thì lầm lũi trong ngôi nhà vắng bóng người, tôi lại thấy đau lòng. Nhiều lúc cứ nghĩ, giá mà cứ như xưa, chẳng giàu có làm gì nhiều để không "rửng mỡ" thì có khi gia đình lại yên ấm đến hết cuộc đời...".
Theo VietNamNet
bão
#baohiem#tintucbaohiem#services#photo#nguoiduatinvn#tinmoi#insurance#vn#dichvubaohiem#assurance#tinbaohiem#tintonghop#thongtin#docbao#thitruongbaohiem#bao#news#tin#tumblr#tintuc
0 notes
Text
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên nổi tiếng cỡ nào?
triều tiên phu nhân hàn quốc thời trang quốc tế thông tin mạng xã hội gia
Kể từ khi được công bố là phu nhân nhà lãnh đạo Triều Tiên, cư dân mạng không ngừng bàn tán về danh tính của bà Ri Sol Ju. Thậm chí, một số người còn so sánh bà Ri như Kate Middleton của Triều Tiên.
Trong 6 tháng qua, các hãng truyền thông của Hàn Quốc và quốc tế không ngừng đưa tin về bà Ri Sol Ju và góp phần tạo dựng hình ảnh của bà như một ngôi sao quốc tế.
Nhiều người bất ngờ khi một phụ nữ bình thường bỗng chốc trở thành một biểu tượng quan trọng bên cạnh nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên. Bà Ri càng trở nên đặc biệt hơn bởi trước đó, thân phụ Kim Jong-un là cố lãnh đạo Kim Jong-il chưa bao giờ công bố hình ảnh của các bà vợ. Tuy nhiên, con trai ông lại đi theo hướng ngược lại với một phong cách mềm dẻo và hiện đại hơn.
Trong khi các hãng truyền thông quốc tế đưa tin bà Ri như là một người nổi tiếng bí ẩn, thì ở Hàn Quốc, hình ảnh của phu nhân Kim Jong-un lại gây sự hoài nghi. Các bài báo viết về Ri Sol Ju tại đây gây nhiều tranh cãi về hình ảnh thực sự của người phụ nữ này, dựa trên những giá trị chung của 2 nước về người phụ nữ truyền thống.
Một trang fanpage của bà Ri trên mạng xã hội.
Sự nổi tiếng của bà Ri cũng được góp sức một phần nhờ các trang mạng xã hội. Theo NKNews, trong số 83 triệu tài khoản giả mạo trên mạng xã hội, có 11 tài khoản mang tên Ri Sol Ju. Một bài báo trên tạp chí kinh doanh Maeil của Hàn Quốc thậm chí còn lọc ra những thông tin quan trọng trong những trang hồ sơ giả mạo đó. Theo đó, chân dung của bà Ri Sol Ju được phác họa như "sinh sống hiện tại ở Bình Nhưỡng, học ở Đại học Kim Il Sung, đã kết hôn, quê quán ở tỉnh Hamkyong".
Trong khi đó, thông tin ở các trang fanpage của bà Ri thưa thớt hơn một chút và miêu tả bà như một nhân vật hư cấu. Trong các trang của người hâm mộ này, nhiều người ca ngợi về vẻ đẹp của bà trong các bức ảnh được chụp khi phu nhân Kim Jong-un tham dự Asian Games 2005 ở Incheon. Trên thực tế, có rất ít bằng chứng để xác thực liệu có tồn tại tài khoản thật của bà Ri trên mạng xã hội hay không. Cho dù tồn tại bao nhiêu tài khoản giả mạo, bà vẫn được xem là một thường dân hơn là người của công chúng.
Ngoài việc bị giả mạo trên mạng xã hội, Ri Sol Ju cũng là một chủ đề được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội tiếng Hàn. Công ty PR Hàn Quốc Medicom đã phân tích số liệu và chỉ ra rằng, trong 22 ngày từ 25/7/2012 (khi bà Ri lần đầu tiên được công bố là phu nhân Kim Jong-un) đến 15/8/2012, lượng bình luận của các thành viên có số lượng nhảy vọt. Điều đó cho thấy sự quan tâm lớn của người dân Hàn Quốc với phu nhân lãnh đạo Triều Tiên. Một số cư dân mạng trên mạng xã hội bàn luận sôi nổi về phong cách thời trang của bà Ri. Nhiều người ca ngợi bà biết cách sử dụng các "phụ kiện hàng hiệu" để nhấn nhá cho trang phục. Bà thường diện những bộ váy có bèo, đính hạt và ruy băng, khoác áo ren có phần tay xuyên thấu và nhấn nhá thêm bằng phụ kiện cài áo hình hoa.
Mỗi lần đệ nhất phu nhân Triều Tiên lại mang đến một diện mạo mới mẻ. Hầu hết người dân Bình Nhưỡng, vốn được xem là tầng lớp thượng lưu trong xã hội Triều Tiên, cũng chỉ mặc trang phục có màu xanh lá hơi xỉn hoặc xanh nước biển pha xám truyền thống, và theo một kiểu dáng nhất định. Bởi thế, đệ nhất phu nhân trẻ tuổi như một làn gió mới cho nền thời trang phẳng lặng của Triều Tiên.
Hình ảnh của bà Ri xuất hiện nhiều trên mạng sau khi được công bố là phu nhân Kim Jong-un.
Nhìn chung, do thiếu thông tin về phu nhân Kim Jong-un, hình ảnh của bà Ri được cư dân mạng phác họa với nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có cả tốt và xấu. Nhiều người ca ngợi vẻ đẹp của bà và phong cách thời trang hiện đại, nhưng cũng có người tỏ ra hoài nghi. Những người cực đoan hơn lại cho rằng bà là một con búp bê thời trang để làm đẹp khi xuất hiện bên cạnh Kim Jong-un.
Theo Infonet
gia triều tiên phu nhân mạng xã hội thông tin quốc tế hàn quốc thời trang
#tumblr#photo#gia#nguoiduatinvn#thongtin#thoitrang#docbao#hanquoc#tin#tintuc#news#phunhan#tinmoi#tintonghop#vn#mangxahoi#trieutien#quocte
0 notes
Link
kế toán bất ngờ
Dù bắt quả tang vợ ngoại tình nhưng khi xuất hiện thay vì ghen tuông thì ông chồng trong trường hợp này lại lao vào giải cứu vợ.
Cuộc đánh ghen bất ngờ
Một buổi trưa giữa tuần, tiến vào khách sạn H. là một đôi nam nữ đứng tuổi. Người đàn ông ước chừng ngoài 50 và người phụ nữ đã bước qua tuổi 40. Cùng thời điểm này, cũng có một đôi bạn trẻ tay trong tay đi vào khách sạn. Họ cùng đợi trước bàn lễ tân, đặt chứng minh thư để lấy 2 chìa khóa phòng và bước vào chung thang máy...
Lên đến nơi, đôi trẻ đang định tra chìa khóa để vào phòng thì bất ngờ, người phụ nữ lớn tuổi tiến đến năn nỉ xin đổi phòng.
Tuy có chút bất ngờ, nhưng sau cái nháy mắt đầy vẻ cầu xin của người phụ nữ, đôi bạn trẻ đã không ngần ngại trao lại chìa khóa và nhận về chiếc chìa khóa kia. Họ đổi phòng...
Khoảng 30 phút sau, bên phòng của đôi tình nhân đứng tuổi tiếng gõ cửa vang lên liên hồi.
Khi cánh cửa phòng vừa hé mở, thì tiếng la hét, chửi rủa rồi cả tiếng kêu khóc van xin vang lên om sòm. Đó là do có sự xuất hiện của người vợ chính thức.
Tuy nhiên chỉ một lúc sau thì cánh cửa phòng lại được đóng chặt. Tiếng ầm ĩ cũng thưa dần.
Rồi người ta nghe thấy tiếng người phụ nữ thuê phòng lúc trước gọi điện cầu cứu ai đó. Một lúc sau, người chồng xuất hiện, tay lăm lăm con dao, mắt long sòng sọc, miệng quát tháo ầm ĩ nhưng lại chặn đứng cơn cào cấu và la hét của những người đang sôi máu vì ghen. Cô vợ được sự giải cứu của chồng, rời khỏi phòng khách sạn một cách an toàn.
Những người chứng kiến, kể cả đôi bạn trẻ ở ngay phòng bên cạnh cũng không khỏi bất ngờ. Họ thán phục sự nhẫn nhục của người chồng, thấy vợ ngoại tình mà vẫn làm mọi cách để bảo vệ vợ...
> Đọc thêm: 'Chồng rủ bạn đến nhà nhậu say, bạn chồng ngủ với tôi'
Ảnh minh họa
Và câu chuyện của thám tử
Sẽ có nhiều người thắc mắc, tại sao, người vợ lại biết chồng ngoại tình, và lại tìm được đúng phòng mà chồng mình đang ở cùng nhân tình trong khi cặp đôi này đã bí mật tráo đổi phòng với một đôi bạn trẻ khác?
Chuyện là, một buổi chiều cuối tháng 5, tại văn phòng thám tử của anh Phạm Ngọc Tỉnh, một người phụ nữ đã gần 50 tuổi xuất hiện.
Trên gương mặt tràn đầy vẻ mệt mỏi, đôi mắt thâm quầng, chị kể về mối nghi ngờ chồng quan hệ với cô kế toán của trường (chồng chị hiện là hiệu trưởng của một trường cao đẳng).
Cả 3 người họ đều làm cùng nhau. Chuyện xì xầm về chồng chị với cô kế toán, chị đã nghe từ lâu, nhưng chị luôn tin chồng. Với lại chị nghĩ, với chức vị như của chồng, không lý nào chồng chị lại chọn người làm cùng trong trường để cặp bồ.
Thế nhưng, gần đây, thông tin cô kế toán cỏn con ấy bỗng dưng được cân nhắc lên chức trưởng phòng khiến cho những lời bàn tán càng nhiều...
> Đọc thêm: Phát hoảng 'Hậu cung' méo mó, đầy sẹo của vợ đêm tân hôn
Để giúp chị giải tỏa mối nghi ngờ, các thám tử đã vào cuộc. Bản hợp đồng được thực hiện không mấy khó khăn vì chỉ sau một vài ngày tham gia theo dõi, thông tin ông chồng của khách hàng đang đi vào nhà nghỉ cùng cô kế toán vừa thăng chức đã được chuyển đến bà vợ.
Với yêu cầu muốn biết chính xác số phòng ông chồng đang ở từ phía khách hàng, 2 thám tử đã đóng vai một cặp tình nhân vào đặt phòng.
Họ nhận phòng cùng một thời điểm nên số phòng tương đối gần nhau.
Người phụ nữ đứng tuổi, vì muốn đề phòng trường hợp có người theo dõi đến tìm và lần theo chứng minh thư đăng ký phòng dưới lễ tân, nên đã khéo léo tráo đổi phòng với cặp khách vào cùng.
Chỉ có điều, không may cho cặp đôi này là đôi bạn trẻ kia chính là 2 thám tử mà người vợ đã thuê để theo dõi chồng mình... nên mới có chuyện bắt quả tang ngay tại phòng khách sạn.
"Còn về người chồng của cô kế toán. Dù đã biết sự việc từ lâu nhưng vẫn cố ngoảnh mặt làm ngơ và nhẫn nhục đến giải cứu cho vợ là vì, từ trước nay, cuộc sống gia đình anh đều phải dựa vào vợ. Bản thân anh lúc nào cũng tự cho mình là bất tài. Tuy nhiên sau sự việc xảy ra tại khách sạn hôm đó, anh ta đã tự tay viết đơn ly hôn..." - Anh Tỉnh kể.
Theo Vietnamnet.net
bất ngờ kế toán
#tinbaohiem#tumblr#nguoiduatinvn#tin#tinmoi#batngo#docbao#tintuc#tintucbaohiem#tintonghop#insurance#assurance#vn#thitruongbaohiem#thongtin#news#ketoan#photo#services#dichvubaohiem#baohiem
0 notes
Link
công an tai nạn giao thông
Công an thị xã Hương Trà (Thừa Thiên- Huế) cho biết, trên địa bàn thị xã vừa xảy ra vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng, khiến một thanh niên chết ngay tại chỗ.
Trước đó, vào khoảng 22h45' đêm 11/3, tại Km 812 + 800 trên tuyến đường QL1A, đoạn đi qua địa phận thuộc phường Hương Văn, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đã xảy vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết một người. Nạn nhân xấu số được xác định là anh Nguyễn Công (27 tuổi), trú tại xóm Bồ, xã Phong An, huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế).
Hiện trường vụ tai nạn
Được biết, anh Công điều khiển xe mô tô mang BKS: 75F1-112.50 chạy theo hướng TP. Huế ra huyện Phong Điền, khi đi đến địa điểm trên thì bất ngờ không làm chủ được tốc độ đã tông thẳng vào ngay phần giữa bên phải của xe cẩu mang BKS: 75K-1183 thuộc Công ty TNHH nhà nước Môi trường và Công trình đô thị Huế, do anh Hoàng Trung Nam (SN 1973), điều khiển và xe đang dừng ngay trên vệ đường để cẩu thùng rác.
Theo quan sát của chúng tôi tại hiện trường, nguyên nhân vụ tai nạn là do anh Công đã đâm thẳng vào xe cẩu đang dừng vệ đường để cẩu thùng rác lên. Cú va chạm mạnh khiến anh bị chấn thương ở vùng đầu và chết ngay tại chỗ. Sau khi nhận được tin báo, Công an thị xã Hương Trà và các cơ quan chức năng có mặt kịp thời để bảo vệ hiện trường và lập hồ sơ vụ tại nạn nói trên.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan công an thị xã Hương Trà tiếp tục điều tra làm rõ.
Hoàng Ngọc
công an tai nạn giao thông
#tumblr#nguoiduatinvn#tin#vn#docbao#tinmoi#tintonghop#thongtin#photo#congan#news#tainangiaothong#tintuc
0 notes
Link
đàn ông thay đổi gia gia đình hạnh phúc
Hai năm sống với anh là hai năm em tràn trề thất vọng và chán chồng - người đàn ông em đã yêu và kết hôn.
Em năm nay 29 tuổi, đã có chồng và một bé gái 9 tháng tuổi. Em viết thư này trong tình trạng rất tuyệt vọng về hạnh phúc gia đình. Hai năm sống với anh là hai năm em vô cùng thất vọng trước người đàn ông em đã lấy làm chồng.
Ngay sau khi cưới, anh thể hiện rõ là một người đàn ông vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình. Dù hơn em 4 tuổi nhưng với em, anh chẳng khác gì một đứa trẻ mới lớn, suốt ngày ham chơi, nhậu nhẹt. Nhờ anh làm việc nhà, chăm sóc con cái là giấc mơ xa vời của em.
Từ việc nhỏ tới việc lớn trong gia đình đều do một tay em gánh vác. Ngày nào anh cũng đi nhậu tới 2 giờ sáng mới về. Em khuyên can, anh bỏ ngoài tai. Em nhờ tới sự giúp đỡ của bố mẹ, bạn bè... thì tất cả cũng đều "bó tay" với anh.
Nhớ thời gian còn mang bầu, em mệt mỏi và nhờ anh dắt hộ cái xe. Anh chửi mắng, nhiếc móc và bảo em làm mất giấc ngủ của anh.
Không những thế, có lần em tâm sự với anh về suy nghĩ, tình cảm của mình, những mong vì gia đình mà anh thay đổi. Anh còn đang tâm đánh em một trận tơi bời.
Em thất vọng hoàn toàn về anhấy (Ảnh minh họa).
Con em giờ 9 tháng nhưng những ngày anh chơi cùng con đếm được trên đầu ngón tay. Anh phó mặc toàn bộ việc gia đình, chăm con, giao tế với gia đình hai bên cho một mình em. Em tủi thân lắm chị a. Em thèm khát một gia đình hạnh phúc mà sao quá khó khăn thế này.
Em có nên ly dị với người chồng này không? Hiện giờ, em không còn chút tình cảm nào dành cho người đàn ôngấy nữa. Gia đình duy trì như hiện nay cũng chỉ vì con. Nếu có li dị, em vẫn có thể nuôi con một mình dù cho kinh tế không được sung túc lắm.
Nhiều lúc em muốn buông xuôi, anh lại tỏ vẻ ăn năn và nói lời yêu tha thiết. Nhưng thực sự em quá cô đơn trong chính gia đình này. Em mơước mình cũng được hạnh phúc như gia đình của bao chị em khác...
Em nên làm gì vào lúc này? Em bế tắc vì quá chán chồng rồi!
(Hoàng Thu, Q3, TP HCM)
Hoàng Thu thân mến,
Đọc thư của em, chị rất thương cảm trước sự vất vả, tần tảo, chịu khó và sự chịu đựng, cố gắng vì gia đình của em.
Chị biết, em rất yêu thương, hết lòng với gia đình, con cái. Dù chán chồng bao nhiêu cay đắng, buồn tủi, có chồng vô tâm, bị chồng đánh nhưng em vẫn cố gắng chịu đựng tất cả vì con cái.
Hiện nay, chồng vô tâm, lười biếng là vấn đề mà rất nhiều chị em bức xúc chứ không riêng gì em. Điều này khiến rất nhiều phụ nữ sau khi kết hôn cảm thấy chán chồng mình. Do đó, lúc em đang buồn chán, thất vọng vì chồng thì đừng nên quyết định gì vào lúc này mà hãy cân nhắc kỹ lưỡng. Qua thư của em, chị nghĩ chồng vẫn còn tình cảm với em. Em hãy suy nghĩ thật kỹ xem có nên cho chồng thêm một cơ hội nữa hay không.
Em hãy nói rõ ràng với chồng rằng, con đang dần khôn lớn, cha mẹ là tấm gương để con cái soi vào. Nếp sống, cách sinh hoạt, bầu không khí gia đình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con. Vì thế, em và anh ấy cần phải có trách nhiệm hoàn thiện mình, tổ chức gia đình êm ấm để giúp con được lớn lên trong môi trường lành mạnh.
Nếu chồng em không thay đổi, không muốn gánh vác vai trò người làm chồng, làm cha thì lúc đó, chị tin em sẽ có một quyết định sáng suốt để lựa chọn.
Mơ ước gia đình có tiếng cười của em hay bất cứ người phụ nữ nào cũng thật chính đáng. Tuy nhiên hạnh phúc gia đình phải do từ hai phía cùng cố gắng chứ một mình em khó có thể hoàn thành được.
Chị vẫn khuyên em hãy cho chồng thêm thời gian và cơ hội để hoàn thiện, thay đổi mình. An tâm lên, chị tin một người phụ nữ tần tảo, chịu khó như em sẽ thay đổi, cảm hóa được người đàn ông đó.
Theo Cuộc sống & Gia đình
đàn ông thay đổi hạnh phúc gia gia đình
#tin#nguoiduatinvn#vn#tumblr#tinmoi#gia#photo#danong#news#tintuc#giadinh#tintonghop#thaydoi#docbao#thongtin#hanhphuc
0 notes
Link
gia bão gia đình công ty giám đốc
Khi bố của giám đốc Hoan chìa tay xin cô thư ký 10.000 đồng để mua xôi ăn cầm hơi, Hoan chỉ muốn có lỗ nẻ để chui xuống.
Muốn độn thổ vì bố thích... ăn xin
Anh Hoan 49 tuổi, là giám đốc một công ty ở Hà Nội. Anh được mọi người quý mến, vì nể không chỉ vì năng lực lãnh đạo, giúp anh em có thu nhập ngày một khá, mà còn vì tính rộng lượng và tình cảm, cách đối nhân xử thế đàng hoàng, chính trực. Bởi thế, khi thông tin Hoan thực chất là một kẻ bất hiếu được một số người thì thầm vào tai nhau, hầu như chẳng ai tin.
Người đầu tiên đưa ra tin này là cô thư ký của chính anh Hoan. Thực ra, cô chỉ kể với duy nhất người bạn gái thân trong công ty, nhưng không hiểu sao thông tin vẫn lan rộng. Chuyện là, hôm ấy họ tiếp đối tác tại nhà hàng, gần đến lúc về thì cậu lái xe của Hoan nhận được điện thoại của vợ cho biết con trai bị bỏng. Hoan bèn bảo cậu ta cứ chở con đi cấp cứu. Tan tiệc, cô thư ký chở anh về bằng xe máy. Xe dừng lại trước cổng nhà Hoan thì bố anh, một ông cụ cao gầy, tóc bạc trắng, đã đứng ở cổng từ bao giờ, trán tì vào song sắt như đang chờ đợi.
Thấy vị khách trẻ đẹp lễ phép chào mình, ông cụ bảo: "Cámơn cô. Cô có thể cho tôi 10.000 đồng để mua xôi không? Tôi đói quá, từ sáng đến giờ chả có gì vào bụng". Cô gái há hốc mồm, không hiểu gì, chưa biết nói sao thì ông cụ tiếp: "Tôi sinh mấy đứa con, đứa nào cũng thành đạt, nhưng toàn là đồ bất hiếu, bỏ đói bố mẹ già. Bà nhà tôi chết năm ngoái cũng vì đói đấy côạ".
Anh Hoan đứng ngây như phỗng, vẻ mặt đau khổ và nhục nhã, khiến cô thư ký thấy ái ngại và khó xử, vội chào về. Sau đó mấy ngày, chuyện được truyền tai nhau trong công ty, nhưng chẳng ai tin, cho đến khoảng chục ngày sau.
Hôm đó, bố giám đốc Hoan xuất hiện ở công ty, xin gặp con trai. Trong lúc ngồi chờ gọi Hoan từ phòng họp ra, ông cụ bắt chuyện với mấy cô gái ở phòng lễ tân, rồi xin tiền để mua... dầu gió về bóp chân. "Tôi đau khắp mình mẩy các côạ, xin thằng con ít tiền mua dầu bóp cho đỡ đau mà nó chẳng cho. Khổ quá, có mấy nghìn chứ bao nhiêu". Cô lễ tân sinh nghi, không biết đây có phải người giả mạo bố giám đốc? Chợt nhớ đến câu chuyện được truyền tai hôm nọ, cô bèn gọi điện cho thư ký sếp xuống nhận diện.
> Đọc thêm: Con cái thấp thỏm sau cửa sợ mẹ gãy xương vì... 'yêu'
Ảnh minh họa
Cô thư ký xuống, thấy đúng là thân phụ của giám đốc. Ông già thấy cô, trách: "Cô đẹp mà tệ quá, không cho nổi già này mấy nghìn mua xôi. Hôm nay tôi không đói đâu. Cô xem này, dọc đường có người tốt bụng cho tôi nửa cái bánh mỳ đây, đủ ăn trưa rồi. Tôi chỉ xin các cô mấy nghìn mua dầu xoa bóp. Tôi định chờ xin thằng Hoan nhưng chắc nó chẳng cho tôi đâu"...
Khi giám đốc xuất hiện, anh thấy bố mình đang ngồi kể khổ, trên tay là một nắm tiền. Mọi người lỉnh ra, không ai dám nhìn anh.
Mọi chuyện chỉ sáng tỏ vào 2 tháng sau đó, khi mấy người trong công ty đến nhà giám đốc thăm anh ốm. Họ đến đúng lúc cả nhà đang ăn cơm, vợ Hoan đang ép bố chồng ăn thêm nhưng ông cụ gắt lên bảo "no vỡ bụng rồi, đừng nhồi nữa", rồi về phòng.
Thấy khách đến, Hoan ra bàn tiếp. Họ nói chuyện được chừng 15 phút thì bố Hoan lại xuất hiện, chìa tay về phía mấy vị khách: "Các cô chú cho tôi xin vài nghìn mua cái bánh bao được không? Mấy ngày nay chúng nó chả cho tôi ăn gì. Tôi sắp chết đói rồi".
Thấy mấy nhân viên bàng hoàng nhìn mình, cái nhìn của sự lần đầu tiên thấu hiểu, kèm theo cảm giác có lỗi, Hoan bảo: "Cứ cho ông mấy nghìn đi". Khi ông cụ rời đi, Hoan mới thở dài: "Bây giờ mọi người tận mắt chứng kiến tôi mới dám tâm sự. Lần trướcở công ty, tôi đành im lặng bởi sợ mọi người nghĩ thanh minh là thú tội. Ông cụ nhà tôi bị thế mấy năm rồi, gặp ai cũng kể khổ và xin tiền, xin ăn. Sểnh ra là cụ ra đường, ra chợ, ai có gì xin nấy".
> Đọc thêm: 'Trâu già': Chồng tôi nhất định 'bú bình' đến khi nhắm mắt
Nỗi khổ có bố mẹ già "trở tính"
Bị mang tiếng oan bất hiếu như anh Hoan là một trong nhiều nỗi khổ của những người có bố mẹ già lẫn cẫn. Gia đình ông Thực ở Hà Đông, Hà Nội, vẫn được coi là có phúc bởi mẹ già đã 92 tuổi mà còn rất khỏe, rất ít khi ốm đau, mỗi bữa ăn 3 bát cơm. Ông Thực cũng tự cảm thấy mình may mắn vì đã sắp đến tuổi cổ lai hy mà vẫn còn mẹ. Tuy nhiên, những người trong gia đình ông cũng không ít lần khốn đốn với bà cụ.
Ở cái tuổi cửu tuần, bà cụ như trở lại thời trẻ nít, không chỉ thích dỗi hờn, nũng nịu mà còn... ham chơi. Suốt ngày, cụ đòi đi chơi, nhưng con cái chỉ đủ khả năng đưa cụ đi mỗi hôm một vài lần. Thời gian còn lại, cụ ra sức năn nỉ con cháu mở cửa cho mình đi, sau đó lang thang khắp nhà tìm chìa khóa, tìm không được thì giật cổng, rồi ngồi phệt xuống khóc thút thít.
"Mỗi ngày khi tôi đưa mẹ ra ngoài chơi, cụ cứ xông vào nhà hàng xóm quấy rối, làm phiền họ, hoặc chạy băng qua đường, rất nguy hiểm. Cụ đi chơi không biết mệt, rời mắt một tí là lỉnh mất. Tôi là con, ít tuổi hơn nhiều mà theo mẹ muốn đứt hơi. Phải tiếng rưỡi, hai tiếng đồng hồ cụ mới chịu về. Những khi không thể đưa đi, tôi đành khóa cổng để mẹ trong nhà, không dám để cụ đi chơi một mình", ông Thực chia sẻ.
Ấy thế mà nhiều lần, bằng cách nào đó, bà cụ trộm được chìa khóa "đào tẩu", hoặc rình lúc có người mở cổng mà sơ ý để lỉnh ra ngoài. Không ít lần, "cuồng chân" quá, cụ còn trèo cổng để trốn đi chơi. "Giờ bảo một bà già ngoài 90 trèo cổng trốn ra ngoài chơi thì ai cũng bảo là bịa đặt, nhưng đó là sự thật. Có hôm tôi chứng kiến mẹ trèo ra đến phía ngoài, vội lấy chìa khóa mở cổng ra để đỡ, nhưng ra đến nơi thì mẹ đã xuống được rồi, chạy tít, sợ tôi bắt được", ông Thực kể.
Cái thói trốn nhà đi chơi của bà cụ làm cả gia đình không ít phen náo loạn, vì tìm kiếm khắp nơi, mãi mới thấy. Đôi khi bà được hàng xóm dắt về. Có lần, sau gần một ngày trời tìm kiếm, họ mới thấy bà đang hý hửng ngồi xem trẻ con đánh giày ở cái quán cà phê gần Ngã Tư Sở.
Nhà anh Học ở Việt Trì, Phú Thọ lại có nỗi khổ khác. Bố anh, một vị sếp về hưu, sống cả cuộc đời mực thước, gần đây ở tuổi ngoài 80 bỗng trở chứng... dê xồm. Chuyện được nêu ra đầu tiên bởi chị giúp việc ngoài 40 tuổi. Một hôm chị đùng đùng bảo không làm nữa, bởi ông già quấy rối tình dục chị.
Nghe nói vậy, cả gia đình anh Học đùng đùng giận dữ. Họ cho rằng chị ô sin muốn tăng lương nên đặt điều cho ông già cái chuyện không thể có ấy, nên cho chị ta nghỉ luôn, thuê người khác, một phụ nữ 31 tuổi chưa chồng. Mới làm được mấy ngày, cô gái này hốt hoảng mách với vợ Học rằng "ông cứ toàn sờ mông em, đòi thơm em nữa".
Vợ Học kể với chồng. Cả hai bán tín bán nghi. Chả nhẽ cả 2 ô sin đều tố cáo ông cùng một tội? Đang chưa hiểu nên tin hay không thì chính anh Học chứng kiến cảnh bố mình nhân lúc cô ô sin lau cửa kính, đã đến từ phía sau một tay ôm, một tay bóp ngực cô ta, khiến cô hét toáng lên. Sau khi cô gái bỏ việc, anh chị không dám thuê người giúp nữa.
Tưởng thế là yên, ai ngờ có lần con trai anh đưa bạn gái cùng lớp đại học đến nhà chơi. Cô gái chào ông rất lễ phép. Ông già mỉm cười bảo: "Em xinh quá, ngực to đẹp quá, cho tôi ôm một cái nhé?". Cô gái đỏ mặt tía tai, chực khóc. Bị mọi người mắng, ông cụ ngạc nhiên bảo: "Đẹp thì tôi bảo đẹp, mọi người mắt mũi làm sao mà không thấy đẹp? Ôm một cái thì có sao đâu?". Từ đó về sau, gia đình anh Học không bao giờ còn dám mời khách nữ về nhà.
"Thằng con tôi bảo ông già rồi còn dâm ô bệnh hoạn, rằng hồi trẻ ông đạo đức giả, giờ mới lòi đuôi ra, nhưng tôi không nghĩ thế. Đó chỉ là một hệ lụy của tuổi già. Tuy có phiền, nhưng vợ chồng tôi không bao giờ oán giận cụ", anh Học tâm sự.
"Mình từ bé đến lúc thanh niên gây bao nhiêu chuyện, bố mẹ phải gánh đỡ hết mà có bớt yêu thương, lo lắng cho mình chút nào đâu, giờ mình lẽ nào vì những hành vi do tuổi già lẫn cẫn mà phán xét cụ? Bố mẹ khổ vì mình cả đời, giờ mới làm phiền mình một chút đó, nếu cứ than thân hoặc bỏ mặc cụ thì còn gì là đạo làm con!".
> Đọc thêm: Quý bà Hà Nội làm bóng đèn vỡ vụn khi thủ dâm
Theo Sức khỏe và Gia đình
"Đừng nói không vớiước mơ" là talkshow trên XoneFM, là nơi gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu đến thính giả những người Việt trẻ cá tính, tự tin, không ngại thử thách và chinh phục bản thân mình ở các công việc khác nhau. Chương trình phát sóng 22h - 22h15 thứ 2 - thứ 4 - thứ 6 hàng tuần trong chương trình Hot10@10 trên XoneFM-VOV3. Nhanh tay nhắn tin theo cú pháp: TXKD [khoảng cách] [khoảng cách] gửi đến tổng đài 6155 dành cho tất cả các thuê bao di động (cước phí 1000đ/tin nhắn) để đăng ký tham gia chương trình nhé!!! Cùng XoneFM sống hết mình với ước mơ của mình và tham gia gameshow " Thử thách cùng Không Độ" để nhận những quà tặng hấp dẫn từ nhà tài trợ!
bão gia đình gia công ty giám đốc
#docbao#nguoiduatinvn#tintuc#giadinh#thongtin#tintonghop#vn#tumblr#tin#photo#news#congty#tinmoi#bao#gia#giamdoc
0 notes
Text
Bắt nhóm nghi phạm tấn công ba cảnh sát
bất ngờ thanh niên tấn công bệnh viện cảnh sát bão nạn nhân người dân bị thương công an
Đang trên đường đi làm nhiệm vụ, ba cảnh sát bị một nhóm côn đồ "máu lạnh" tay cầm cào sắt, dao, mã tấu lao vào chém xối xả khiến một người bị thương tích nặng, hai người bị thương ở tay
Tấn công cảnh sát bất ngờ
Người dân tỉnh Kon Tum đang rất phẫn nộ trước vụ tấn công cảnh sát hết sức tàn bạo của một nhóm thanh niên, xảy ra địa bàn xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy). Nhiều người dân chứng kiến vụ việc cho biết, không thể tưởng tượng nổi nhóm côn đồ trên tay cầm "hàng nóng" là cào sắt, dao, mã tấu liên tục chém vào người ba cảnh sát khiến họ bị chấn thương nặng. Vụ truy sát này gióng lên hồi chuông cảnh báo về hành vi tấn công người ngày càng manh động và tàn bạo của bọn tội phạm hiện nay.
Cảnh sát Vũ Xuân T. bị cào sắt đâm vào sau gáy
Chiều 12/3, PV Người Đưa Tin tìm về xã Tân Lập để tìm hiểu thông tin về vụ truy sát vừa xảy ra trên địa bàn. Hầu như người dân nào cũng biết rõ sự việc. Anh H.V.N. (34 tuổi, ngụ xã Tân Lập) cho biết: "Vào khoảng 21h30' ngày 10/3, ba cán bộ cảnh sát của công an huyện Kon Rẫy là anh Vũ Xuân T. (23 tuổi); Hoàng Vũ D. (23 tuổi) và Lưu Ngọc V. (24 tuổi) đang đi làm nhiệm vụ trên địa bàn xã Tân Lập thì bất ngờ bị một nhóm cô đồ từ đâu lao tới tấn công tới tấp khiến ba cảnh sát không kịp trở tay".
Theo các nhân chứng thì nhóm côn đồ trên có nhiều đối tượng, trên tay cầm cào sắt dùng để cào lá cà phê, dao, mã tấu...hung hãn lao đến đâm, chém loạn xạ vào người ba cảnh sát. Bị nhóm thanh niên tập kích bất ngờ, ba cán bộ công an của huyện Kon Rẫy không kịp chống cự. Chỉ sau vài phút truy sát, anh D. và anh V. bị nhóm thanh niên dùng mã tấu chém trọng thương ở tay. Riêng anh T. vì chống cự quyết liệt nên bị một thanh niên cầm cào sát bổ thẳng vào đầu gây thương tích nặng.
Ông P., (56 tuổi, ngụ xã Tân Lập) không giấu được sự bức xúc cho biết: "Sau khi gây án, nhóm côn đồ liền nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường. Một lúc sau, người dân nghe tin liền chạy đến để hỗ trợ ba cảnh sát gặp nạn. Tại hiện trường, tôi và một số người dân thấy máu của các nạn nhân rơi vãi khắp nơi. Giày dép của nạn nhân nằm lăn lóc trên đường. Trước vụ truy sát kiểu xã hội đen, chúng tôi liền báo tin ngay cho cơ quan công an đến hiện trường để điều tra làm rõ".
Hai cảnh sát còn lại bị thương ở tay
Cào sắt dính trên gáy nạn nhân
Nhận được tin báo của người dân, công an huyện Kon Rẫy đã cử cán bộ đến hiện trường, nhanh chóng đưa các nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
Đại diện bệnh viện đa khoa tỉnh Kom Tum cho biết, anh T. nhập viện trong tình trạng mất nhiều máu, hai đầu nhọn trên chiếc cào sát đâm vào phần gáy, bùn đất dính ở xung quanh vết thương... Bác sĩ Võ Văn Thanh, Giám đốc bệnh viện, người trực tiếp phẫu thuật cho anh T. cho biết: "Trong quá trình thực hiện ca mổ, ông phát hiện hai răng của cây cào sắt đâm xuyên vào vùng chẩm xuống gáy và chạm vào cột sống cổ của nạn nhân. Rất may, cú phang mạnh nhưng không bị đâm vào hộp sọ nên nạn nhân may mắn thoát chết".
Ca phẫu thuật của anh T. kéo dài hơn một giờ đồng hồ. Chiều 12/3, anh Tiềm đã qua cơn nguy kịch và đang dần bình phục. Được biết hiện sức khỏe của anh D. và anh V. cũng đang tiến triển tốt.
Theo cơ quan CSĐT Công an huyện Kon Rẫy sau một ngày tung lực lượng đến hiện trường truy tìm tang vật, lấy thông tin từ nhân chứng và rà soát những đối tượng cộm cán trên địa bàn, hiện cơ quan CSĐT vẫn chưa bắt được các đối tượng gây án. Cơ quan CSĐT kêu gọi các đối tượng chém trọng thương ba công an huyện Kon Rẫy ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.
Bắt ba nghi can trốn trong rừng
Sáng 13/3, cơ quan CSĐT Công an xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) cho biết cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kon Tum đã khởi tố vụ án giết người, cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Cơ quan CSĐT đã bắt khẩn cấp ba nghi can chém cảnh sát đang lẩn trốn trong vùng rừng huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) gồm: Hoàng Văn Phát (19 tuổi), Nguyễn Thành Đạt (16 tuổi, cùng ngụ huyện Kon Rẫy) và Hồ Ngọc Nam (18 tuổi, quê Bình Định). Các nghi can này đã tham gia nhóm dùng cào sắt, dao, mã tấu tấn công khiến ba cảnh sát công an huyện Kon Rẫy bị thương vào tối 10/3.
T.Anh - H.Minh
bị thương cảnh sát tấn công thanh niên nạn nhân bệnh viện bão người dân bất ngờ công an
#photo#nannhan#nguoiduatinvn#congan#canhsat#nguoidan#tumblr#thongtin#tin#benhvien#tintuc#bao#docbao#bithuong#vn#thanhnien#tintonghop#batngo#tinmoi#news#tancong
0 notes
Link
bão
Cô bạn nói, tới ngày 'đèn đỏ' nhiều khi chồng cũng không tha. Không phục vụ thì chồng khó chịu, mang hết chuyện này chuyện khác không hay ra để gán cho mình. Cô bạn còn kể, chồng đi làm xa, thi thoảng mới về mà không chiều chồng thì chồng lại dỗi. Thế là, dù có khó khăn về sức khỏe hay chuyện phụ nữ đi chăng nữa thì cũng đành lòng. Nhưng sau những lần đó, bản thân người vợ thường cảm thấy sợ hãi vô cùng. Và vô tình những lần chồng về nhà chơi lạ là nỗi sợ hãi thay vì sự vui mừng sau bao ngày xa cách.
Đúng là, quan hệ tình dục không thể thiếu được trong cuộc sống vợ chồng, tuy nhiên, khi người đàn ông không biết điều phối ở mức độ vừa phải, không biết tâm ý của người phụ nữ thì sẽ rất dễ biến chuyện ấy thành nỗi sợ hãi với người vợ.
Tôi cũng từng rơi vào trường hợp như vậy. Chồng tôi luôn luôn đòi hỏi bất kì lúc nào cảm hứng lên, thậm chí có ngày nghỉ chồng còn muốn vợ 'chiều' liên tục. Nhưng chuyện ấy thường xuyên sinh nhàm chán và khiến người vợ sợ hãi, suy nghĩ chồng mình là cuồng dâm hay ham hố chuyện ấy. Vì thế, mọi chuyện trong sinh hoạt vợ chồng cần có kế hoạch, cũng cần có mức độ và giới hạn. Tôi đã góp ý thẳng thắn với chồng về chuyện này, tôi không thể chịu được khi lúc nào chồng cũng đòi hỏi. Và vì thế, chồng tôi cũng đã hiểu ra nhiều điều. Nếu chồng bạn không biết, có thể cho anh ấy tham khảo sách báo, đọc thêm một số câu chuyện và hậu quả của nó để anh ấy hiểu thêm những gì bạn nói. Đừng biến sự mong mỏi đợi chồng về sau chuyến đi công tác dài ngày thành nỗi sợ hãi của người vợ.
Việc một số người chồng liên tục bắt vợ phục vụ, lúc nào cũng muốn vợ làm theo ý mình ngay cả khi lên giường, đó là điều không nên chút nào. Tình dục vừa phải sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, hưng phấn, nhưng tình dục quá đà sẽ khiến cho đố phương ghê sợ mình. Thế nên, đừng bao giờ tự biến mình thành kẻ cuồng dâm trong mắt vợ. Những người chồng chỉ biết tới chuyện ấy thì không bao giờ có được một mái ấm hạnh phúc và vô tình điều đó trở thành bạo lực tình dục. Hãy bảo vệ gia đình mình và điều hòa mọi việc một cách vừa phải, đó là điều tốt nhất mà cả vợ và chồng nên làm.
> Đọc thêm: Vợ cuồng sex, nhìn thấy đàn ông là 'thèm muốn điên cuồng'
> Chán vì chồng không có 'cú đúp' trong 'chuyện ấy'
> Ngày đầu sống thử: Một đêm 'làm' đến 3 lần
Theo Eva
bão
0 notes
Link
bão kinh hoàng thông tin người dân
Chức tỉnh trưởng Bến Tre giúp Leon Leroy không phải che giấu tội ác diệt chủng bằng những cuộc giết chóc của Hắc y đảng.
Việc tập trung xây dựng đơn vị lưu động UMDC, Tỉnh trưởng Một On, một lần nữa chứng minh chủ trương nâng cấp hệ thống đao phủ, bộ máy giết chóc để khủng bố nhân dân một cách phổ biến hơn, công khai hơn. Và điển hình là vụ thảm sát hơn 286 người tại ấp Cầu Hòa, xã Phong Nẫm.
Sự thật đằng sau đội lưu động bảo vệ công giáo
Cách mạng tháng 8/1945 thành công thúc đẩy phong trào nổi dậy giành tự do dân tộc bùng phát mạnh mẽ khắp ba miền, trong đó, phong trào Nam kỳ là sôi sục nhất. Chính điều này làm cho giặc Pháp điên cuồng tìm cách đàn áp. Để đè bẹp phong trào đấu tranh của nhân dân, chúng dùng những tướng tá người Việt thông thuộc địa bàn các tỉnh Nam kỳ len lỏi, lùng sục, đánh hơi Việt Minh được nhân dân đùm bọc.
Với bề dày tội ác với nhân dân Bến Tre, Leon Leroy được thực dân Pháp tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ và chức vụ đủ lớn nhằm dập tắt mối liên hệ, nuôi giấu của người dân với Việt Minh. Sau khi giữ chức Tỉnh trưởng Bến Tre, Leon Leroy nhanh chóng huấn luyện một đội quân để săn lùng Việt Minh đang trà trộn trong những bưng biền của xứ dừa. Nhận thấy, cần phải nhanh chóng tăng cường thêm những đơn vị quân sự chuyên biệt làm vũ khí hữu hiệu trong việc đè bẹp ý chí chiến đấu của người dân Nam Bộ, đội lưu động UMDC tiếp tục được chú ý phát triển mạnh về quân số.
Thông tin về đội quân đặc biệt trên, ông Phạm Hoàng Em, Quản lý khu di tích Cầu Hòa, xã Phong Nẫm cho biết: "Lúc đó tôi còn nhỏ nên cũng không biết, không hiểu sự thành lập và chức năng về đội quân này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn được người lớn nói về sự ác ôn của nó. Vì sự dã man, tàn bạo của nó nên thời trước, người dân nơi đây không gọi chúng là UMDC mà gọi là đội quân Uống máu dân chúng".
Ghi nhận trong nhiều tài liệu lịch sử địa phương, UMDC là một lực lượng quân sự do chính Leon Leroy tuyển mộ, xây dựng với tên gọi Đội lưu động bảo vệ Công giáo (UMDC: Viết tắt từ Umté Mobile Defense Chrétien).
Với danh nghĩa bảo vệ Công giáo, các đơn vị UMDC hoạt động cơ động, rộng khắp theo hình thức của những đơn vị cảnh sát, công an bây giờ. Nhận thấy đây là thứ vũ khí gần gũi và dễ dàng sử dụng nên chỉ tính đến tháng 6/1947, Một On đã tổ chức được 6 đại đội quân UMDC và đến năm 1949, hắn đã có trong tay 3 tiểu đoàn. Sau khi lên nắm quyền Tỉnh trưởng kiêm Chỉ huy trưởng Tiểu khu Bến Tre, Leon Leroy cũng đưa các tiểu đoàn UMDC về làm lực lượng cơ động cho tiểu khu.
Bia Căm thù ghi dấu vụ thảm sát tại ấp Cầu Hòa, xã Phong Nẫm.
Với tên gọi đầy nhân văn nhưng trên thực tế, UMDC không khác nhiều so với Hắc y đảng trước đó, mục đích của chúng vẫn là tiêu diệt cán bộ Việt Minh, các phong trào đấu tranh, cơ sở cách mạng. Với khả năng cơ động, được trang bị hỏa lực, UMDC tiến hành những cuộc càn quét, khủng bố bắn giết bất kỳ những người nào chúng nghi là Việt Minh.
Sự tàn nhẫn, dã man của đội quân Uống máu dân chúng đã thật sự trút bỏ bức màn bí mật được che đậy bằng bóng đêm của Hắc y đảng. Theo tin của bọn tay sai, gián điệp, UMDC có thể được huy động với lực lượng lớn, hỏa lực mạnh tấn công vào làng ấp, tàn sát nhân dân. Khủng khiếp hơn, sau khi tàn sát chúng thực hiện chiến lược "Đốt sạch, giết sạch, phá sạch" với âm mưu triệt tiêu đường sống của những người may mắn thoát nạn.
Hơn thế, sự lớn mạnh của những tiểu đoàn UMDC về quân số trong một thời gian ngắn như trên, Leroy đã thực hiện những chính sách vơ vét triệt để mồ hôi nước mắt thậm chí xương máu của nhân dân Bến Tre. Tỉnh trưởng Leroy tích cực đặt những thứ thuế mới, ra sức bóc lột dân cày, tiểu thương một cách khốc liệt. Tài liệu xưa, cũng như nhiều bậc cao niên nơi đây khẳng định: Mỗi lần thu thuế, Một On đều dẫn đám Uống máu dân chúng đến thu, chúng vơ vét hết thóc gạo và đánh đập dân cày như nô lệ.
Kinh hoàng vụ thảm sát 286 mạng người
Để có vị trí, chỗ đứng cho đời binh nghiệp, Leon Leroy liên tục đánh đổi bằng máu của nhân dân Nam Bộ, đặc biệt là nhân dân Bến Tre. Những tội ác chất chồng từ chính sách, chủ trương ác ôn hóa chiến tranh của hắn đã đi vào lịch sử với một loạt các sự kiện kinh hoàng.
Thông tin về những tội ác của tên Tây lai Leroy, ông Nguyễn Hùng, Phó Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Bến Tre nhận định: "Tội ác của Một On đã chất chồng trong những tài liệu lịch sử của địa phương. Sự ác ôn, tàn bạo của hắn nhiều đến nỗi, khi biên soạn và đưa vào các tài liệu lịch sử, chúng tôi cũng chỉ lựa chọn những tội ác điển hình nhất...". Theo ông, những tội ác điển hình của Leon bao gồm những vụ thảm sát nhân dân Bến Tre, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Vĩnh Long... Tuy nhiên, điển hình hơn cả, kinh khiếp hơn cả là vụ thảm sát 286 người tại ấp Cầu Hòa.
Ghi nhận trong những tài liệu lịch sử địa phương, chỉ trong khoảng hai năm, từ năm 1946 đến năm 1947, Leon đã tổ chức hơn năm cuộc giết chóc kinh hoàng, trong đó có vụ thảm sát Cầu Hòa. Đầu tiên, sau khi nắm chút binh quyền và được Pháp tin tưởng giao nhiệm vụ tiêu diệt, chia cắt cán bộ Việt Minh, Leon thực hiện buổi giết chóc tại cù lao Lá (Phú Long) vào ngày 9/1946, với hàng chục người dân bị giết, thiêu rụi nhiều nhà cửa, ruộng đồng.
Ngày 6/1/1947, Một On tiếp tục vây bắt 62 người dân vô tội thuộc ấp Bình Thạnh nay thuộc xã Thạnh Trị và cho quân dẫn ra vàm Bà Khoai bắn rồi vứt toàn bộ xác xuống sông. Trong lần thảm sát này, chỉ có hai người may mắn chạy thoát. Nửa tháng sau, hơn 14 người dân ấp Bình Huề lại bị chặt đầu, bỏ vào giỏ cần xé đem treo trên cột cờ chợ Bình Đại. Ngày 5/5/1947, chúng tiếp tục ruồng bố Giuồng Kiến giết hơn 23 người và đốt trụi 150 ngôi nhà, cướp toàn bộ tài sản trong ấp.
Tuy nhiên, những con số trên sẽ trở nên vô cùng bé nhỏ khi đem so với cuộc thảm sát kinh hoàng diễn ra vào ngày 10/1/1947. Theo bảng thông tin của Khu di tích thảm sát Cầu Hòa, đã có 286 người thiệt mạng với những cái chết thương tâm nhất. Đây được nhận định là cuộc thảm sát có quy mô lớn nhất và độc ác nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.
Theo lời kể của những nhân chứng cũng như ban quản lý Khu di tích, ngày 10/1/1947, Leon Leroy trực tiếp chỉ huy hai trung đội lính lê dương theo An Hóa xuôi dòng Chẹt Sậy bất ngờ đổ ập lên ấp Cầu Hòa, ấp Nhì nay thuộc xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm với mục đích tìm diệt Việt Minh. Chúng đổ quân tại Vàm Hàm rồi chia làm hai cánh thọc sâu vào ấp Cầu Hòa và ấp Kinh. Tại đây, sau khi tiến sâu vào ấp, hung tàn, manh động lùng sục mọi ngõ ngách, mọi gốc dừa vẫn không phát hiện một mống Việt Minh chúng đã tàn nhẫn thực hiện chủ trương giết sạch, đốt sạch, phá sạch, phủ màu chết chóc khắp làng ấp.
Tại đây, Leon Leroy lệnh thảm sát tất cả những ai chúng tìm thấy, bất kể dân thường hay Việt Minh. Lệnh ban xuống, đã nghe lẫn trong tiếng lá dừa reo những thanh âm chát chúa của súng đạn, lưỡi lê. Rồi tiếng thét, tiếng kêu la kinh hãi, hốt hoảng, tiếng kêu cứu, tiếng khóc và cả tiếng vật nuôi giãy chết, vang dậy khắp một góc trời. Chẳng mấy chốc, người ta thấy thây người chất lên nhau dày đặc dưới mặt đất, gốc dừa, bờ ruộng, trước ngõ, ngoài sân, trong nhà. Cuối cùng, khi tiếng thét, tiếng kêu hãi hùng hòa cùng tiếng súng im bặt, người ta lại thấy lửa bùng lên, phừng phừng thiêu rụi nhà cửa, dậy mùi khét của thịt người cháy...
Kýức đau thương
Sau cùng, khi lũ hung tàn rời đi, dân Phong Nẫm thấy một vài em nhỏ lấm khói bụi, mặt tím tái vì khiếp hãi. Đâu đó những người cha, người mẹ, ông bà, anh chị ngồi rũ, thất thần bên những cái xác còn đang loang máu đỏ. Và người ta đếm được hơn 286 cái xác, phần lớn l�� phụ nữ và trẻ em. Những cái xác nát như bươm vì đạn rỉa, rách toạc ngực, bụng vì lưỡi lê, đầu dập nát vì báng súng, xác trẻ em bị xé toạc làm hai, cháy xém khét lẹt. Xác vật nuôi chết la liệt, vương vãi lẫn trong xác người.
Mùi máu tanh, mùi thịt người cháy sém gây gây dậy khắp một vùng lẫn trong khung cảnh tiêu điều chết chóc, hoang tàn. Khi ấy, nỗi khiếp đảm, hãi hùng bất ngờ trước sự tàn độc dã man của địch như nhát búa bổ vào trí não, tinh thần những người may mắn sống sót. Họ không thể hiểu, không dám tin và không biết chuyện gì đã xảy ra nhưng những ký ức kinh hoàng đó đã theo họ suốt kiếp như một vết thương mãi không thể kéo da non. Và giờ đây nhớ lại, họ vẫn khóc, khóc vì khiếp hãi, thương tâm và đau đớn bởi cho một ngày phải chôn hàng loạt người thân trong những ngôi mộ chung khổng lồ.
Hà Nguyễn - Ngọc Lài
bão người dân kinh hoàng thông tin
#tumblr#nguoiduatinvn#news#tintonghop#kinhhoang#thongtin#tinmoi#vn#photo#tin#tintuc#nguoidan#bao#docbao
0 notes
Link
sản xuất nông nghiệp người dân bão gia
Già Ma Cai (70 tuổi, làng Sóp) là người biết nhiều chuyện liên quan đến đền Sóp, nơi từng chứa nhiều cổ vật được cho là vua Chàm gửi gắm lại.
Vì già Ma Cai là bậc cao niên và cũng là vợ của già Ya Tang (đã mất), vị thầy cúng cuối cùng phụ trách việc lễ lạt, cúng bái của đền Sóp. Khi không còn thầy cúng trông đền nữa, cũng đồng nghĩa với việc ngôi đền bị lãng quên. Câu chuyện về những cổ vật quý trong đền, hậu thế người Churu ở làng Sóp cũng chẳng ai buồn nhớ nữa.
Dấu tích người trông đền
Những câu chuyện về các ngôi đền (Bơ- Mung) chứa đầy cổ vật của người Chàm trong các làng đồng bào Churu ở Tà In đã thôi thúc bước chân chúng tôi lên đường. Từ thị trấn Liên Nghĩa thuộc huyện Đức Trọng, xuôi theo QL 20, đến ngã ba đập thủy điện Đại Ninh là đường vào vùng Tà In, nơi cư ngụ bao đời của người Churu. Ở Lâm Đồng người Churu sinh sống rải khắp các vùng phía Đông và Đông Nam, nơi giáp với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai.
Tập tục của họ là chỉ sống ở vùng đồi núi xa xôi, hẻo lánh xen lẫn các thung lũng, có các con suối để tiện trồng lúa nước. Làng Sóp của người Churu, nơi có ngôi đền chứa cổ vật cũng không nằm ngoài truyền thống đó, ngày nay làng Sóp được phân thành thôn thuộc xã Đà Loan, của huyện Đức Trọng.
Đường vào thôn Sóp quanh co, khúc khuỷu qua nhiều dốc cao, núi thẳm và khe suối, con đường đôi lúc chỉ lọt bánh xe đi, nhiều đoạn không có người ở. Cái nắng đầu mùa như thiêu đốt khiến cỏ cây hai bên đường vàng úa, xác xơ, gió từng đám tung lên bụi mù. Phải mất gần 3 giờ đồng hồ thì chúng tôi đến được làng.
Làng Sóp sống trong thung lũng, có đập tích nước, trên đồi là những vạt cà phê, dưới sườn trũng những nương lúa non đang kỳ ra lá. Lối sống của đồng bào Churu nơi đây giờ đã đổi thay nhiều, họ không còn co cụm, bó buộc như ngày xưa nữa. Việc vận dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nông nghiệp, chăn nuôi cho năng suất, vì thế đời sống người dân được nâng cao hơn. Trong gầm của những ngôi nhà sàn người dân đã có xe máy, máy cày, bên cạnh đó họ biết nuôi trâu, bò, heo, gà... để bán chứ không mang tính tự cung tự cấp xưa nữa.
Già Ma Cai sống dưới chân đền Sóp từng thấy trong đền rất nhiều cổ vật
Nhưng điều dễ thấy là tính chất quần cư, mang tính cộng đồng vẫn còn hiện rõ, anh em con cháu người Churu sống quây quần với nhau, gồm nhiều thế hệ. Chuyện một nhà thì cả làng đều biết. Họ chia sẻ cái ăn, cái mặc, niềm vui hay nỗi buồn lẫn nhau. Điều đặc biệt là đồng bào rất thật thà và mến khách. Biết chúng tôi là nhà báo lặn lội về làng để "nghiên cứu" ngôi đền, ai nấy đều hồ hởi bắt chuyện. Một người đàn ông trung tuổi chỉ đường đến nhà trưởng thôn Ya Hoa.
Nhà Ya Hoa lớn, nằm trên con dốc đầu làng, với vườn cà phê xanh mướt, nhưng thật buồn, cả nha Ya Hoa đi vắng. Mon men hỏi đường, người ta lại chỉ chúng tôi đến nhà Ya Bang. Ya Bang được xem là cao niên trong làng, có "cái bụng" hiểu về cổ vật đền Sóp cũng như các tập tục cúng bái. Thế nhưng nối tiếp thất vọng, khi chúng tôi tìm đến, thì người con gái của Ya Bang cho biết, ông đã đi chăm trâu trong thung lũng từ sáng sớm, đến cuối ngày mới về.
Chúng tôi đem hỏi chuyện về ngôi đền và những báu vật mà cha ông họ từng thờ cúng trong đền Sóp, thì gần như không ai biết. Còn hỏi đến thầy cúng đền thì nhiều người cười vì cho rằng, đó là chuyện của người xa xưa. Hóa ra cách đây gần 10 năm, người dân làng Sóp đã theo đạo Thiên Chúa nên tục trông giữ và cúng đền Sóp cũng không còn. Rất may cho chúng tôi khi gặp được già Ma Cai (70 tuổi) là vợ của già Ya Tang (đã mất)- ông cũng là vị thầy cúng cuối cùng từng có thời gian trông đền Sóp.
Là vợ của một người từng gắn bó với đền nên "cái bụng" Ma Cai rất hiểu về những câu chuyện về đền. Gặp chúng tôi già Ma Cai vui vẻ tiếp chuyện. Già cho biết, từ lâu rồi không có cán bộ về làng, nên quý lắm, già lấy áo và xà-rông (váy) ra mặc để tiếp chuyện với khách. Ngay cả trang phục truyền thống mà già Ma Cai mặc cũng có sự giao thoa giữa người Churu, Chăm và K'ho. Người Churu biết trồng lúa, nuôi heo, gà... người Chăm biết dệt vải, rèn kim khí... họ mang đổi với nhau. Từ nét sinh hoạt hàng ngày cũng cho thấy, người Churu nơi đây có quan hệ khăng khít với người Chàm tự bao đời.
Già Ma Cai bảo, bản thân sinh ra và lớn lên trên đám ruộng, con rẫy ở đây, khi biết khôn đã thấy Bơ- Mung của làng được những bậc cao niên trông giữ rồi. Bơ- Mung được dựng trên ngọn đồi cao, thuở trẻ các ngày lễ, Ma Cai thường theo chân người lớn vào Bơ- Mung thì thấy vô số đồ vật quý, được để ở nơi trang trọng. Khi "bắt" Ya Tang về làm chồng (người Churu theo chế độ mẫu hệ), thì chồng già được làng giao cho chức thầy cúng. Ya Tang cúng bệnh người đau ốm, cúng cho mùa màng bội thu, mưa thuận, gió hòa, người qua hoạn nạn và tất nhiên nhiệm vụ quan trọng là phải trông coi các báu vật trong đền Sóp. Nhưng sau khi Ya Tang mất đi thì không còn ai nối nghiệp cúng bái nữa. Dân làng cũng theo đạo Thiên Chúa, nên gần 10 năm nay người dân làng không còn lên đền Sóp, ngôi đền đã bỏ hoang trên đỉnh đồi.
Tuy nhiên, những câu chuyện về ngôi đền thiêng vẫn còn hằn in trong ký ức của già Ma Cai. Cụ không chỉ ở làng Sóp mà các làng khác trong khắp thung lũng vùng Tà In các ngôi đền đều có báu vật. Những vật rất quý bằng vàng, bạc, kim khí, sứ, vải vóc... được dân làng trông coi rất kỹ. Nhưng ngay chính già Ma Cai cũng chỉ biết mang máng do cha ông kể lại là của người Chàm gửi từ nhiều đời trước và các đời sau có nhiệm vụ trông giữ mà thôi.
"Thuở xưa ta thấy trong đền nhiều đồ vật quý lắm nhà báo ạ, nhiều đồ dùng bằng vàng bạc của vua Chàm, có cả kho y phục bằng lụa của người Chàm. Hàng năm vào dịp lễ (tháng Chạp âm lịch) thì các thầy cúng lấy đồ ra mặc xong lại cất trả lại trong kho, nhưng nay thì hết mất rồi. Người có cái bụng tham nhiều thì lấy vàng, bạc, tham vừa thì lấy vải vóc, đĩa, bát... những thứ mà dân làng chúng tôi trông giữ qua bao đời", già Ma Cai nói trong nuối tiếc.
Kho báu chỉ còn là dĩ vãng
Từng là nơi chứa nhiều cổ vật, thế nhưng theo như lời già Ma Cai thì hiện nay trong đền chỉ còn một số bát, đĩa mà thôi, những vật báu đã biến mất khi nào thì không một ai trong làng biết. Và, đền cũng bị bỏ hoang từ nhiều năm nay nên giờ đây chẳng ai quan tâm trong đó còn gì. Theo hướng chỉ đường của già Ma Cai, tôi đã lội bộ tìm lên đền. Đền nằm trên chóp ngọn đồi cuối làng, phải băng qua một đoạn rẫy cà phê, đường đi dựng như mái nhà thì đến đền.
Đường vào đền gần như không có, khắp nơi gai và cây dại phủ kín. Phải loay hoay mãi chúng tôi mới đặt chân được đến đền và đến nơi thì nỗi thất vọng ê chề. Ngôi đền được mệnh danh là nơi từng cất giữ báu vật của vua Chàm giờ chỉ là căn chòi đổ nát, lụp xụp, trên mái tôn cũ kỹ, dưới nền là những miếng ván bị mối ăn rỗ bục. Nhưng dấu tích nơi đây từng diễn ra tế lễ vẫn còn, vì ngôi đền thiết kế cho một gian thờ tự, hai bên là nơi ngồi. Duy nhất ở giữa đền có một sọt bằng sắt, bên trong chứa nhiều bát, đĩa, ấm uống nước bằng sứ, màu lam, bên trên là hai cái mâm gỗ có chân dùng để dâng lễ vật, dù cố kiếm tìm nhưng chúng tôi không thu được gì thêm.
Theo tài liệu của bà Đoàn Bích Ngọ (Phó giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng) thì vào năm 1992, đoàn khảo cứu của bà ghi nhận, tại đền Sóp có hai cái bát lớn (trông giống như hai cái nắp) bằng đồng màu đen thường dùng để đựng nước cúng, còn có tới 15 hiện vật bằng gốm sứ (chủ yếu là gốm hoa lam). Đặc biệt trong đó có một tô bên ngoài có những ô viết chữ Hán (có thể là một bài thơ vịnh) và một liễn sứ men trắng vẽ lam. Năm bà Ngọ đến thống kê đồ vật thì các cổ vật quý đã biến mất, không còn các đồ bằng vàng, bạc, lụa là như những nhà khoa học thời Pháp và chế độ cũ mô tả nữa. Và đến nay thì hoàn toàn không còn gì, đền chỉ còn là phế tích.
Một căn cứ lý giải cho sự mất đi của những cổ vật quý thì, theo những người dân trong làng cũng kể lại rằng, những năm 60 của thế kỷ trước, khi Mỹ - Ngụy bình định vùng cao nguyên, quân lính đã tràn vào các ngôi đền cướp phá, lùng sục cổ vật lấy đi những vật quý và trừ lại bát đĩa bằng sứ, những thứ ít giá trị. Độc ác hơn, chúng còn ném bom xăng đốt phá đền. Đền Sóp ngày nay cũng là do người dân dựng lại, những chén, đĩa, bát hiện tại cũng được người dân Làng gom lại mà thôi.
Bẽ bàng trước hiện thực, tôi đành chớp mấy góc ảnh làm kỷ niệm, để mai này khi xem còn biết, nơi đây từng có ngôi đền ẩn chứa những câu chuyện về kho báu của người xưa.
Nếu lấy"vật thiêng" sẽ bị "thần" phạt
Theo chúng tôi tìm hiểu thì không có chuyện người dân trong làng, hoặc làng khác tự ý lấy cổ vật làm của riêng. Bởi trong suy nghĩ, người Churu rất tôn sùng và cho rằng đó là vật thiêng, nếu không được "cho phép" của "thần" mà chạm vào thì sẽ bị thần phạt chết.
Kỳ Anh
sản xuất nông nghiệp bão người dân gia
#nguoiduatinvn#thongtin#vn#sanxuatnongnghiep#tin#docbao#tumblr#tintonghop#tintuc#photo#bao#tinmoi#gia#nguoidan#news
0 notes