Tumgik
#sự thật về làng cổ cửu phần
motvongthegioi · 2 years
Text
Top 6 sự thật thú vị về làng cổ Cửu Phần nổi tiếng
Top 6 sự thật thú vị về làng cổ Cửu Phần nổi tiếng
Ngôi làng cổ Cửu Phần cổ kính, lung linh và vô cùng đặc biệt này không chỉ đẹp mà còn mang rất nhiều câu chuyện. Ngôi làng cổ Cửu Phần ở huyện Thụy Phương, thành phố Tân Bắc có thể nói chính là địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Đài Loan (Trung Quốc). Bước chân vào thị trấn cổ này, người ta có cảm giác như được quay ngược thời gian trở về quá khứ hay vùng đất thần tiên vì khung cảnh nên thơ, cổ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
dapmen · 4 years
Photo
Tumblr media
Sau tập 61 anime thì những ngày qua, người được nhắc tới nhiều nhất là Kacchan. Không chỉ anime, mà từ hồi manga thì mọi người đã luôn nói về nội tâm hay cảm xúc, bước ngoặt phát triển nhân vật của Kacchan…Mình không phủ nhận Kacchan là nhân vật đặc biệt nhất trong phần này, nhưng sau nhiều lần cày những chap truyện ấy cùng với xem đi xem lại đoạn Deku vs Kacchan trong anime, thì mình luôn muốn chia sẻ vài điều về Deku – cậu bé nhân vật chính của chúng ta. Deku là kiểu nhân vật không có ngoại hình hay tính cách quá rực rỡ, nhưng chính những phẩm chất và đức tính của em đã khiến em tỏa sáng hơn hết thảy. Deku tốt bụng, tử tế, Deku vị tha, biết hy sinh, Deku thông minh luôn cẩn trọng chu toàn mọi thứ…Không biết nói làm sao cho đủ về những thứ ấy, những chất liệu đẹp đẽ đã tạo nên nhân cách của cậu bé đầu xanh. Thế nên mình sẽ chỉ bày tỏ về một ưu điểm của Deku mà mình cảm nhận được rõ ràng nhất qua tập này. Vì sao dù bị ức hiếp nhưng Deku vẫn không ghét bỏ Kacchan, ngược lại luôn ca ngợi rằng nó thật giỏi, thật mạnh mẽ, và còn tha thứ cho nó? Các thủy thủ thì bảo vì Deku cuồng Kacchan. Fan sẽ nói rằng Deku có lòng vị tha vô bờ bến – phẩm chất thường thấy ở các nhân vật chính tốt tính. Mình lại nghĩ: vì Deku nhìn thấy được những thứ mà người ở vị trí của em khó thấy được. Thứ nhất, “vị trí” của Deku là vị trí của người bị xem thường, nhục mạ, vị trí phải chịu đựng đủ thứ tổn thương. Đứng ở vị trí đó, người ta có sinh ra lòng căm thù với đứa bắt nạt mình, thậm chí là thù cuộc đời, oán hận xã hội, muốn chửi chết cha cái làng Vũ…khụ…cũng là dễ hiểu (Gentle là một ví dụ), nên sao mà thấy được thứ gì ngoài sự xấu xa, độc ác của người khác. Nhưng Deku lại không. Thứ hai, mình xét trong bối cảnh “siêu anh hùng” của BnHA. Anh hùng sinh ra từ khát vọng của nhân loại, mang phẩm chất tinh thần và sức mạnh siêu việt, chiến đấu với cái ác để bảo vệ loài người. Đó là suy nghĩ thông thường nhất về những siêu anh hùng. Nhưng với mình, một người hùng còn là hiện thân của công lý và lòng tốt vĩ đại. Họ chính là sự tồn tại để khơi dậy và lan tỏa đạo đức con người, tôn vinh những ưu điểm thể chất và tinh thần của loài người. Thế nên, một người hùng đích thực phải là người nhìn ra và cảm nhận được rõ nhất những ưu điểm đó trong người khác. Từ hai điều trên, mình cho rằng đức tính này của Deku còn hơn cả lòng vị tha một bậc, đó chính phẩm chất của một anh hùng. Nói về anh hùng thì, dù Kacchan là nhân vật yêu thích nhất, nhưng mình tin rằng Deku mới là người sẽ trở thành anh hùng mình ngưỡng mộ nhất, theo cách mình ngưỡng mộ Superman. Dù xót xa vô cùng, nhưng mình biết có nhiều người không thích Deku, cũng như Sịp, bởi mẫu nhân vật tốt đến hoàn hảo dường như đã trở nên lỗi thời trong xã hội phức tạp ngày nay. Mang trên mình nỗi bất an về xã hội và thời thế, con người không còn tin mấy vào cái thiện ở đời. Thế nên những hiện thân của hy vọng, của lòng tốt vĩ đại tỏa đầy hào quang trở nên xa vời hay viễn vong, nhàm chán hoặc khó đồng cảm. Người ta muốn đặt niềm tin ở những gì gần gũi, như một anh hùng đầy thói hư tật xấu, hay một gã phản diện dễ được cảm thông khi mang chung nỗi trăn trở của loài người. Đó hoàn toàn là điều dễ hiểu. Nhưng mình muốn chọn tin vào những điều tốt đẹp tuyệt đối, như đứa trẻ lớn xác vẫn muốn tin vào truyện cổ tích ở hiền gặp lành. Có thể không với tới được, nhưng hào quang tuyệt đẹp của những anh hùng như thế sẽ như ngọn đuốc vĩnh cửu, giúp bản thân mình xác định được lối đi, tránh phải lầm lạc. Không thể chạm tới, nhưng có thể hướng về. Và trong thế giới đầy rẫy anh hùng của BnHA, mình tin Deku sẽ trở thành Người Hùng trong những anh hùng đó. _______________________ Artist: みかん https://twitter.com/mikan9278 Source: https://goo.gl/1ZBRNY Pixiv: https://goo.gl/3JWvLF Upload with artist's permission.
4 notes · View notes
danhgiacanthomarcom · 4 years
Text
Những Đánh Giá Về Chuyến Đi Trải Nghiệp Cần Thơ
Cần Thơ là khu vực trọng điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, mang nếp sống văn hóa đặc thù của miền tây sông nước. Nơi dây nổi danh có Chợ nổi loại Răng, những vườn cây ăn trái sum xuê trĩu quả và các làng nghề truyền thống, đây là điểm tới bạn không nên bỏ qua trong chuyến hành trình khám phá vùng sông nước. Cần Thơ sở hữu 3 dân tộc sống chung là Việt, Hoa, Khmer nên vì thế mà mang các lễ hội hay những làng nghề riêng của mỗi dân tộc góp phần tại nên sự phong phú và phổ quát cho mảnh đất này.
DI CHUYỂN
Từ TP.HCM và những tỉnh giấc lân cận, bạn nên sử dụng phương tiện xe khách. Bạn có thể đón xe ở Bến xe Miền Tây hoặc giao thông với những hãng xe khách khác để mua vé như: Mai Linh, Phương Trang. Mình hay chọn Phương Trang vì hãng này uy tín, sở hữu trạm dừng chân và tần xuất khởi hành dày 1 tiếng/chuyến. Thời gian trên xe sẽ từ 2,5 giờ - 5 giờ, tùy mật độ giao thông. Ở Hà Nội hay Đà Nẵng bạn với thể đáp chuyến bay trực tiếp đến Cần Thơ khoảng 2 tiếng, đi tãi khoảng 10 km nên bạn hãy đi taxi về trọng tâm. Tại Cần Thơ bạn nên thuê xe máy để tiện lợi di chuyển và thăm quan thành phố, nhà cung cấp thuê xe máy thường với tại các khách sạn.
MÙA PHÙ HỢP CHO DU LỊCH Ở CẦN THƠ
Cần Thơ ít bị tác động của gió bão nên bạn mang thể tới bất kỳ thời kì nào trong năm. cuốn hút nhất là vào mùa hè trong khoảng tháng 5 – 8 là thời khắc mà những vườn trái cây sai trái, nhộn nhịp thích hợp cho bạn tham quan và chụp ảnh. Lưu ý đây cộng là thời khắc mùa mưa ở Cần Thơ (tháng 5 – 11), tuy nhiên lượng mưa phổ thông nhất thì khoảng tháng 8 – 11 nên bạn lưu ý mang theo dụng cụ đi mưa nếu như rơi vào thời kỳ này.
CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN
Cần Thơ nức tiếng sở hữu Chợ nổi mẫu Răng, bởi vậy hãy khởi đầu chuyến thăm quan của bạn vào buổi sáng sớm để đến với chợ nổi, chợ phương pháp trung tâm khoảng 7km, thời gian hoạt động tầm 6 – 7 giờ sáng là chợ họp đông nhất. Về lại trung tình thực phố Cần Thơ bạn đừng quên ké thăm cụm điểm tham quam Khu du hý Mỹ Khánh sở hữu những trò chơi hấp dẫn, ghé vườn du lịch Vàm Sáng thưởng thức dâu, bòn bon, cam, bưởi và viếng Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – Chùa lớn nhất tại khu vực Tây Nam Bộ. Ngày hôm sau, bắt đầu hành trình bạn hãy ghé tham quan Vườn Cò Bằng Lăng, cách trọng tâm khoảng 40km hướng về Long Xuyên. Về lại thị thành bạn tiếp diễn ghé thăm Nhà cổ Bình Thủy của gia đình họ Dương vun đắp năm 1870. giả dụ thích thăm quan Chùa thì sở hữu khá nhiều chùa để bạn chọn lựa như Chùa Ông - là nơi sinh hoạt tôn giáo và văn hoá của người Hoa, Chùa Nam Nhã, Chùa Phước Hậu. Và ko quên ghé tham quan Chợ Cần Thơ, Bến Ninh Kiều ngay khu vực trung chân thành phố.
ĐẶC TRƯNG CẦN THƠ
Cần Thơ là nơi tập trung của 3 dân tộc Việt, Khmer, Hoa nên các lễ hội tại đây bắt nguồn trong khoảng tập quán cổ truyền hay tín ngưỡng dân gian của các dân tộc. giả dụ bạn tới đây vào các ngày rằm hàng tháng thì đều với lễ cúng thánh thần để xem, nhưng ngày lễ lớn trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có “Lễ Vu Lan” kéo dài từ hai -3 ngày. tuy nhiên, tại Đình Bình Thủy, sở hữu Lễ Hạ điền để cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch) và Lễ Thượng điền nhằm Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (rằm tháng chạp Âm lịch). nếu thích văn hóa của người Khmer, bạn nên tới đây vào Lễ Cholchonam Thomay - Ðón năm mới trong ba ngày 13,14,15 tháng 3 Âm lịch, nếu là năm nhuận thì lùi lại một ngày, lễ đưa nước Okombok – Lễ cúng trăng (tháng 10 âm lịch) và lễ cúng Ông bà - Dolta (tháng 8 âm lịch)
KHÁCH SẠN
Cần Thơ là thành phố tăng trưởng nhất trong khu vực Tây Nam Bộ nên bạn tiện lợi mua được khách sạn bằng lòng tại đây. Bạn mang thể tham khảo những Đánh giá khách sạn trên tripadvisor hay Agoda. 1 số khách sạn gợi ý cho bạn những khách sạn 2 sao như Phương Nga, Xoài, Kim Lan, Hậu Giang hai hay các khách sạn 3 sao như Anh Đào Mekong, Holiday, Hậu Giang, Kim Thơ đều được
CẦN THƠ ĂN GÌ?
Các món ngon đặc sản địa phương và khiến níu chân du khách như nem nướng mẫu Răng, bánh tầm phân bì, bánh hỏi – heo quay Phong Điền, hủ tiếu piza, ốc bươu nướng tiêu xanh, bún tôm khô dòng Răng, ba khía mười Kiều, lẩu bần Phù Sa, lẩu mắm mùa nước nổi… là các món ăn bạn nên thử qua nhé! không những thế, Cần Thơ còn lừng danh với các loại bánh dân gian như bánh tét lá cẩm, bánh xèo, bánh khọt, bánh cóng, bánh gan, bánh quai vạc, bánh da lợn. Buổi tối, bạn hãy đi dạo ra chợ đêm Cần Thơ bán hầu hết món ăn đặc sản của Cần Thơ.
ĐẶC SẢN CẦN THƠ
Cần Thơ sở hữu phổ thông đặc sản để bạn sắm về làm quà cho người thân như bánh tét lá cẩm nhà họ Huỳnh ở Bình Thủy, nem chua mẫu Răng. đặc biệt đây là vùng miệt vườn sông nước nên trái cây luôn sở hữu nói quanh năm. đến Cần Thơ, du khách mang thể tậu 1 số trái cây đặc sản của vùng như cam mật Phong Điền, dâu Hạ Châu, mít ruột đỏ, sầu riêng hạt gạnh, ca cao Phong Điền của chú Mười Cương... Hoặc các dòng cá khô, mắm đóng hộp.
Hãy trải nghiệm một chuyến tham quan thú vị tại mảnh đất phù sa ấm lòng người viễn khách này nhé. Chúc bạn có một chuyến đi thật vui vẻ
from Đánh giá Cần Thơ Marcom https://ift.tt/2VaXPxy via IFTTT
1 note · View note
hangjrlk · 5 years
Text
Một chuyến đi Huế
Nếu không bắt đầu viết những dòng này, không chừng tôi lại bị dằn vặt bởi nỗi nhớ của mình về một vùng đất, canh cánh trong lòng là phải viết một điều gì đó.
Khoảng cuối năm ngoái, tôi được cô bạn ở Hà Nội cho hay là sẽ đi Huế chơi vài ngày, điểm bắt đầu cho cuộc hành trình hơi dài của cô ấy lần này. Một chút gì đó rung động, giống như đáy giếng đón hạt mưa rơi đầu tiên của mùa vậy, lan ra dần, tôi gặng hỏi thêm về chuyến đi lần này của cô ấy, và bắt đầu nung nấu quyết định "đi chơi xa xa một tý". (Một chuyến đi xa lần đầu tiên trong đời mà vắng bóng phụ huynh).
Ngày 1
Xác định thời gian, địa điểm, chi phí, ... tôi lại chọn di chuyển bằng xe đò (hoặc xe đường dài), phần vì lúc tôi tìm mua vé máy bay đã không còn vé giá rẻ. Quả thật đấy là một trong những trải nghiệm mà có lẽ tôi sẽ suy nghĩ kỹ hơn cho những lần đi sau này của mình. Tuy nhiên, chặng đường dài này thật khiến tôi ấn tượng nhiều với những phong cảnh được thấy qua cửa kính xe. từ những khu vườn xanh mát trên quốc lộ 1, khu vực trồng thanh long ở Bình Thuận, Ninh Thuận, những dải núi đá trập trùng, thấp thấp, biển một bên và dãy Trường Sa một bên, có cái nhà máy nhiệt điện nào to to, nhưng tôi lại quên tên mất rồi, xung quanh nó là núi đá. Những ngọn đèn đêm ở Cam Ranh, Nha Trang, Đà Nẵng, cũng khác lắm, một hương vị khác vô cùng. Những đoạn đường đèo chao đảo, mà tôi thực sự thấy phục dữ lắm các bác tài, đèn xe đối diện cứ lóe, xe thì lượn như một chú ruồi chuyên nghiệp né mọi vật cản. 
Ngày 2 Khoảng 6h sáng thì đi ngang vườn quốc gia Bạch Mã. Vẫn bên núi, bên biển, nhưng cảm giác không khí tươi mới vô cùng. Tươi và xanh mát mắt là cảm nhận khi đứng dưới đường QL1 nhìn lên, là khi nhìn thấy sương phủ là là trên ruộng lúa người dân trong khu vực, những ngôi nhà với mái ngói đó sậm màu, cả cây cau cao cao - những thứ đó thực sự - thực sự là touch my soul, my spirit.
Khoảng 8h sáng thì đã vào bên trong thành phố. Dịu dàng và nhẹ nhàng là cảm nhận khi nhìn thấy những công viên, tòa nhà cũ, cây sứ và ghế đá, dịu dàng như người Huế vậy. Sau khi được anh lễ tân ở khách sạn cho tấm bản đồ và hướng dẫn những nơi nên đi, thì tôi đã làm một vòng qua khu vực thôn Vĩ Dạ - nắng cũng nhẹ nhàng, trời có hơi mây mù, nhưng hơi thất vọng vì khu vực này khá đông dân cư, nhà cửa san sát, tôi đã tưởng nó vẫn như một cái thôn đúng nghĩa. Gặp vài cái đình, nhà thờ cổ (không phải nhà thờ của người Công giáo) có xin vào chụp hình nhưng ko được phép, tôi còn nhớ mang máng hình ảnh cái cổng đồ sộ như ngôi nhà 2-3 tầng, cổ, cũ, màu sơn tường bong tróc, mấy cái cây to to nhô ra ngoài, cành lá um tùm, như nói lên độ tuổi của thành phố này. Bắt gặp một đám rước dâu, thấy chú rể kéo nguyên một dàn 12 chiếc xe 4 chỗ màu trắng đi, có vẻ đại gia dữ.
Sau đó, theo lời chỉ dẫn của một vài cô gái xinh đẹp, tôi tìm được đường qua Cồn Hến. Có thể hiểu là bạn đang đứng ngay bìa rừng, sau lưng là ngôi làng, trước mặt là rừng rậm, cảm giác khi bước lên cầu qua bên kia sông của tôi là như vậy. Vừa đi vừa suy nghĩ: có lẽ đây mới là thôn Vỹ Dạ như lời Hàn Mặc Tử. Như một ngôi làng, một con đường dài chừng 3 km, kéo từ giữa dải đất ra đến ngoài rìa đầu cồn. Những ngôi nhà nơi đây không kín cổng cao tường vì đã có hàng rào dâm bụt chắn ngang, không betong, cốt thép, cũng không dùng tre nứa mà thành, có mùi cũ nhưng không xưa, hiện đại mà vẫn chân chất, có lẽ thôn Vỹ Dạ ở thế kỷ trước cũng tựa tựa như cồn Hến lúc này. Mặc dù trên google maps có hiện lên vài con đường nhỏ vòng ngược lại, tuy nhiên khi hỏi một chị ở đây thì được biết là chỉ có một con đường duy nhất (có lẽ lần tới tôi sẽ quay lại xem thử). Hết đường, tôi thấy được bến đò, có nên gọi là bến hay không, tôi cũng không rõ, vì lần đầu thấy cái đò máy, chân có chút run run :) may là không say đò. Lần đầu được ngồi đò, cảm giác ha ha.. thực sự là tôi không nghĩ được nhiều như vậy, nhưng sao nhỉ, chưa kịp nghĩ nhiều đã thấy thành phố hiện ra trước mắt rồi. 
Đò tấp vào một góc sau chợ Đông Ba, chợ rất rất là rộng, những bậc thang từ chợ xuống sông .. với tôi khá là thú vị. Đường sông có lẽ là thứ mà đã ngấm vào máu người dân nơi đây, trong vòng mấy ngày ở Huế, tôi không nhớ được tổng cộng mình chạy qua bao nhiêu cái cầu. Quay lại với chợ Đông Ba, thú thực đông người như vậy có chút lo sợ, nhưng họ cũng có khác chi lắm người nơi kẻ chợ khác, vẫn vồn vã chào hàng, vẫn rác rến, rau dưới đất, nhìn phía sau chợ Đông Ba từ xa thực ra rất nên thơ, xanh xanh, có những bậc thang, hàng cây phượng (tôi vẫn hy vọng mình có thể đến vào một mùa hoa phượng nở) tuy nhiên, đúng là xa thơm gần hơi thúi :) những thứ nên thơ như vậy, nhưng đến gần thì hơi nhiều rác. Nhưng thôi kệ, tôi tiếp tục bò lên phía trước chợ. Ồn ào, tấp nập, nhộn nhịp. Rẽ ngược lại cầu Trường Tiền, vừa đi vừa đếm nhịp cầu theo như lời ba nói, nhưng không đếm được lâu, chính tôi bị mất hồn vào nơi sông nước này mất rồi. Sông và nước bao la, bầu trời thì xanh và mây thì trắng, người đi qua rất đông, nhưng không hề ảnh hưởng một chút nào đối với việc tôi vừa đi vừa ....ngẩn ngơ và thẫn thờ. đoạn cầu chỉ vài trăm mét, nhưng tôi có thể thẫn thờ gần cả 1 tiếng đồng hồ. Dạo thêm một vòng phố đi bộ, công viên bên sông Hương, tôi nhận ra hình như bên kia là Hoàng Thành. Tôi e là mình phải lòng con sông này mất rồi.
Sau đấy tôi ngồi ở một quán cafe gần khách sạn và uống một ly cafe sữa - vì được recommend là: cafe ngoài đó lạ lắm. Buổi chiều, tôi chọn ngủ 1 giấc sau khi lại xơi một tô bún bò. Cái món mà đi đâu tôi cũng quyết tâm ăn :) Buổi tối, khi partner đến, lúc này, chúng tôi chọn đi 2 vòng quanh sông Hương, ăn một chút đồ ăn vặt bánh xèo, chè, gì đó, mà tôi cũng không nhớ tên lắm ở khu phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, dạo một vòng qua khu phố Tây. Thành phố về đêm mát mẻ, thông thoáng và dễ chịu. 
Ngày 3
Hoàng Thành Đại Nội Huế là nơi bạn phải đi khi đến Huế. Tôi chụp rất rất nhiều hình ảnh nơi đây, phương vị cũ của một triều đại không còn, Khu vực Cửu đỉnh, khu nội viện, hồ ao, những cổng cửa bao quanh, nó mang lại cho bạn nhiều cảm xúc mà chính bạn cũng không ngờ tới được. Những góc đình, miếu, hoặc sâu bên trong, khu vực biểu diễn Nhã Nhạc, những nơi các vị hoàng thân quốc thích của triều Nguyễn từng ở. 
Chúng tôi thăm khu vực hoàng thành mất hơn nữa buổi sáng. Đến đầu giờ chiều, quay về lại chợ Đông Ba và ăn món bún bò quen thuộc mất 30k/tô, ăn gánh ngay chợ. 
Buổi tối, chúng tôi tiếp tục đi dạo quanh sông Hương,  lại ăn chè, ăn bánh khọt, bánh xèo, bánh bèo, ... Một điều đặc trưng nơi đây chính là giọng nói. Giọng nói của người dân xứ Huế là điều mà bạn sẽ ấn tượng mãi. Lúc đầu chưa quen, họ sẽ nói chậm để bạn nghe rõ, nhưng khi quen rồi, giọng nói cũng nhanh hơn đôi chút, và nghe nhu có vần thơ trong đó. 
Chiều chập choạng, chúng tôi đi chùa Thiên Mụ, ngồi trên đò dạo dòng sông Hương. Tin tôi đi, trời ban cho chùa Thiên Mụ một góc view tuyệt vời, một con sông thơ mộng, và mọi thứ xung quanh đẹp ngất ngây hồn người cái nước. 
Ngày 4
Chúng tôi chọn đây sẽ là ngày đi thăm lăng. 
Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng và Lăng Gia Long. Cấu trúc của lăng Minh Mạng và lăng Khải Định khá giống nhau, tuy nhiên, bạn sẽ thấy được độ tuổi của từng lăng. Nếu lăng Khải Định mới nhất, đặc biệt nhất với việc lăng được đặt ở triền núi, kiến trúc hiện đại, các món đồ được trang trí cũng được tác giả - vua Khải Định chăm chút. Lăng vua Minh Mạng.. cảm xúc đầu tiên khi tôi nhìn khu vực xung quanh đó là: giống một trường tiểu học. Điều này có vẻ khá đúng khi vua Minh Mạng cũng là một trong những vị vua khuyến học. Cảm giác chính giữa là khuôn viên trường học, xung quanh các hòn non bộ, núi giả, đình đài, đền thờ cũng là nơi nhiều, hồ sông, mát mắt lắm. 
Lăng Gia Long - Để tìm được đường vào lăng Gia Long không dễ dàng gì. Giờ nếu bạn bảo thì tôi cũng không biết đi như thế nào mới có thể đến được với lăng Gia Long. Có lẽ trải nghiệm lăng Gia Long mới là trải nghiệm thú vị nhất vì cung đường đến đó không dễ dàng chút nào. Qua vườn tược, qua cầu phao, qua đường ruộng, qua hẻm hóc, qua sông với hồ. Đường nắng đẹp, vườn tược xanh mướt mắt, bầu trời rộng thênh thang, chỉ duy con đường có hơi bé. Và dường như khu lăng Gia Long không được hoan nghênh trong việc đẩy mạnh du lịch. Nên dường như là xung quanh hoang vu, và có vẻ như là nơi thả bò lý tưởng thì phải. Nếu có cơ hội, bạn đừng vì đường đi khó mà bỏ qua khu lăng Gia Long. Đặc biệt, những ai nghiên cứu kiến trúc, địa thế dựng nhà, hoặc phong thủy, thì 3 cái lăng trên chính là nơi bạn phải để tâm nghiên cứu. 
Kết thúc vào buổi chiều, chúng tôi vẫn mệt phờ sau khi lái xe máy băng đồng, lội ruộng, vượt cầu phao, và thu hoạch mĩ mãn. Mặc dù không có quá nhiều hình đẹp. 
Chiều tối về thành phố, chúng tôi chọn món cơm hến - một điều buồn là món này người ta làm cực ít, cực kỳ ít cơm. T_T không đã thèm, cũng không đủ ưng cái bụng. Nhưng được cái nhờ vậy mà tôi lại được thưởng thức trọn vẹn món bánh bèo và lẩu tại một nhà hàng có tiếng ở đó. 
Ngày 5. 
Thay vì đi đâu đó các khu vực, một quán cafe gần trường quốc học Huế và view nhìn sông Hương chính là điều tuyệt vời để kết thúc chuyến đi. Cafe vẫn vậy, mùi vẫn thơm nồng nàn, vẫn vị đắng quện sữa đặc. Thành phố vẫn thơ một cách đặc biệt như vậy. 
Kết: Có vẻ viết hơi đầu voi đuôi chuột. Nhưng sự thực là lúc này đã quá đuối cho chuyến hành trình dài hơi như vậy rồi. Bạn nên đến Huế một lần trong đời, nên cảm nhận dòng sông Hương 4 màu với 4 thời điểm trong ngày. Bạn nên đến các lăng tẩm, đền đài, cố cung, để biết người xưa từng ở đấy. Để có thể hít thở chút không khí của Đại Nội, của ‘vang bóng một thời’. Để thấy được hàng phượng bên chợ Đông Ba đỏ rực một vùng, để thấy được cầu Trường Tiền sừng sững trên sông, để thấy được chiếc cồn Hến xanh mướt mắt. Để thấy được rằng thành phố đã từng cũ, nay mới biết bao nhiêu. 
180415
21 notes · View notes
congaitaynguyen · 6 years
Text
Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên nay còn không?
Nhà dân tộc học người Pháp Giắc-cơ Đu-nê (Jacques Dournes) khi nói về vùng đất Tây Nguyên, có một câu bất hủ: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”.
Suốt hơn thế kỷ qua, biết bao người đã yêu Tây Nguyên theo cách riêng của mình và đã mong được hiểu, nhưng yêu nhiều mà hiểu vẫn chưa bao nhiêu. Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên mãi là dòng chảy bất tận và tồn tại trong những nghịch lý phát sinh cần giải quyết. Nhưng trước hết, cần một sự hiểu biết và một tình yêu đầy tôn trọng, chất chứa trong đó cả những ưu tư khi lý giải về sự biến đổi của không gian văn hóa đó theo tiến trình thời gian…
Tumblr media
Huyền hoặc và nồng nàn
Tôi cũng yêu và cảm nhận Tây Nguyên theo cách của mình. Giống như nhiều người, vì yêu, nên cái nhìn về văn hóa bản địa ở vùng đất vốn nhiều bí ẩn này đôi lúc vẫn còn cảm tính. Bình tĩnh hơn, chợt nhận ra, có những điều phải kiểm chứng trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đang có nh��ng biến động, dịch chuyển nhanh chóng. Một vùng văn hóa Tây Nguyên đã và đang có những đổi khác rất rõ ràng so với những gì mà các nhà nghiên cứu dân tộc học như Henri Maitre, Georges Condominas, Sabatier, Jacques Dournes rồi Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi, Phan Đăng Nhật, Đặng Nghiêm Vạn, Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh… từng ấn định như những giá trị nguyên thủy bất biến.
Tôi đặt mình trong dòng tâm thức của những người con Tây Nguyên để được buồn vui cùng nỗi vui buồn của họ. Mỗi lần có dịp lang thang trên những nẻo đường rừng xưa núi cũ, về nơi những buôn làng heo hút, tít tắp mờ xa dưới chân Trường Sơn Nam, tâm hồn tôi lại ám ảnh với những ca từ huyền hoặc và giai điệu khắc khoải của ca khúc “Đi tìm lời ru mặt trời” của nhạc sĩ Yphôn K’sor: Một mình lang thang trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày. Một mình qua sông, qua núi đồi, tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời… Với những giai điệu thuần chất Ê Đê ấy, Yphôn K’sor đã tự tình thay cho nỗi lòng của biết bao chàng trai, cô gái núi da nâu, mắt sáng, vóc dáng hiền hòa. Họ, một thế hệ lớn lên trong những nỗi niềm băn khoăn.
Họ muốn được hát giữa mọi người không ngại ngần như khẳng định về sự tồn tại với thời cuộc hiện đại đang đổi thay từng ngày. Họ cũng đang tìm cách níu giữ những không gian, những khoảnh khắc huyền thoại. Họ muốn đổi thay và phát triển nhưng lại chưa biết tìm con đường nào để không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình, không đánh mất những gì mà cha ông ngàn đời nay tích góp, lưu giữ như những di sản vô giá trước vòng quay nghiệt ngã của thời gian.
Những ca từ và giai điệu trong các tác phẩm của Yphôn K’sor, của Linh Nga Niê K’Đăm, của K’razăn Đich, K’razăn K’Plin… cứ cất lên thống thiết, cuồng nhiệt và thẳm sâu. Những thông điệp của niềm khát khao cần một sự sẻ chia, một lời giải đáp. Những đứa con của đại ngàn yêu biết bao những ngôi nhà dài, những bến nước xưa, những bức tượng nhà mồ đầy ma lực, tiếng chiêng khắc khoải đêm trường hay những đêm khan (loại hình hát kể sử thi) huyền hoặc giữa hai miền mơ thực.
Họ khao khát được đắm chìm trong ngôn ngữ tộc người, trong dòng chảy văn hóa của vùng đất mình đang sống. Tôi không hiểu nhiều về họ nhưng tôi hiểu nỗi âu lo của họ. Họ đi ra với thị thành, với rộng dài đất nước, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, tìm đến cái mới và thích nghi dần với đời sống hiện đại. Nhưng nơi họ trở về với chính tâm thức của mình vẫn là làng buôn, nương rẫy, núi rừng, với thiên nhiên bí ẩn mà gần gũi.
Đêm đêm, bên bếp lửa nhà sàn giữa những người đồng tộc, khi cần rượu trên chiếc chóe cổ ngấm men lúa mẹ nồng nàn vít xuống là lúc tiếng chiêng ngân lên những giai điệu thiết tha. Những chàng trai, cô gái Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông, Mạ, Cơ Ho… uống dòng nước nguồn của những con sông K’rông Nô, K’rông Ana, Sê-rê-pốc, Đa Dâng, Đa Nhim không thể lớn lên, không thể vững vàng khi rời bỏ cội nguồn, xa lạ với không gian văn hóa mà ông cha đã dày công gìn giữ và bồi đắp.
Trong đôi mắt mầu nâu ánh lên giấc mơ trở về với những mùa suốt lúa thơ mộng ngày xưa. Đó là mùa cao nguyên trùng trùng những trận gió hoang dại. Miệng ngậm đọt lúa làm khèn Đinh Puốt, mắt nhìn rẫy lúa đầy những chiếc chong chóng mầu đang quay, vòng quay chầm chậm, tiếng quay buồn buồn. Tiếng lục lạc giục trâu thong thả về buôn. Tiếng đàn tre đẩy nước ngoài bến sông như kéo dài thêm dòng chảy của thời gian vĩnh cửu. Tiếng con chim Tia Chôm, con chim Phí bay về núi xa. Tiếng con nai, con hươu gọi bầy tha thiết.
Tumblr media
Thiếu nữ Mạ trong ngày hội truyền thống.
Đừng để mai một theo thời gian
Miền ấy, miền mơ tưởng. Nó vẫn còn đó mà như đang dần rời xa. Những giá trị văn hóa cổ truyền đang đứng trước nguy cơ phai nhạt nhưng những người con Tây Nguyên vẫn mãi lưu tồn tình yêu với làng buôn. Vì sao văn hóa cổ truyền mai một? Lý do quan trọng nhất là bởi không gian thực hành văn hóa đang dần bị xâm hại, đó là: rừng và làng…
Làng ở Tây Nguyên (boom trong tiếng Mơ Nông, buôn trong tiếng Ê Đê, plai trong tiếng Gia Rai, veil trong tiếng Cơ Tu…) là một đơn vị cơ bản trong xã hội cổ truyền và còn lưu dấu đậm nét cho đến ngày nay. Người ta thường nói, người Tây Nguyên có tính cộng đồng rất cao, thì tính cộng đồng đó là tính cộng đồng làng, thậm chí “tính làng” còn sâu đậm và cụ thể hơn cả ý thức tộc người. Làng Tây Nguyên từng là một thiết chế xã hội bền vững và quy củ. Làng được điều hành bằng “hội đồng già làng”, là tập hợp những người hiền minh nhất của làng. Hội đồng già làng từng quản lý và điều hành mọi hoạt động của làng bằng một “hệ thống luật pháp” cổ truyền đặc biệt: luật tục. Cho đến nay, luật tục Tây Nguyên vẫn tồn tại song hành cùng luật pháp và những mặt tích cực vẫn được phát huy giá trị trong quản lý xã hội…
Làng Tây Nguyên là một kết cấu “làng rừng” - một không gian thực hành văn hóa và tín ngưỡng lý tưởng cho các tộc người, nó bao hàm: một cộng đồng cư trú, một cộng đồng sở hữu và lợi ích, một cộng đồng tâm linh, một cộng đồng văn hóa. Nói khái quát, đó là một không gian văn hóa. UNESCO hết sức tinh tế khi không phải là công nhận “cồng chiêng” hay “âm nhạc cồng chiêng” là di sản Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, mà công nhận “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Không gian đó là rừng và làng. Có lẽ, họ hiểu rằng, khi không còn không gian thực hành đó nữa, văn hóa cồng chiêng cũng như những giá trị văn hóa quý giá khác sẽ khó có điều kiện bảo tồn, phát huy.
Rừng, với người Tây Nguyên không chỉ là nguồn tài nguyên, không chỉ là hệ sinh thái mà chính là cội nguồn của đời sống tâm linh. Trong thẳm sâu tâm hồn của họ, có một tình cảm ruột thịt và một lòng kính trọng thiêng liêng đối với rừng, họ coi cây rừng đúng như một sinh vật sống, cũng tràn đầy cảm xúc, cũng vui sướng, hạnh phúc, khổ đau, cũng có linh hồn. Khi buộc phải chặt hạ một cây rừng cho nhu cầu thiết yếu, bao giờ người Tây Nguyên cũng ân cần làm lễ xin lỗi cây, tạ ơn rừng. Rừng là không gian sinh tồn, theo nhà dân tộc học G.Con-đô-mi-nát (Georges Condominas) còn là “không gian xã hội”, và là cội nguồn của tâm linh, phần sâu xa nhất của đời sống con người. Mất rừng thì con người và cộng đồng người mất đi cái nền rộng lớn, bền chặt, thẳm sâu nhất của mình, trở nên bơ vơ, tha hóa, mất gốc, mất cội nguồn. Văn hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng. Toàn bộ đời sống văn hóa đó, từ hệ giá trị đến những tín hiệu nhỏ đều là biểu hiện mối quan hệ khăng khít, máu thịt của con người, của cộng đồng với rừng. Khi không còn rừng, tất yếu văn hóa rừng sẽ mai một và dẫn đến biến mất.
Rừng đang dần mất. Kết cấu làng có nguy cơ tan rã. Cơ cấu dân cư bị đảo lộn. Tập quán sống dựa vào rừng ít dần cùng với sự thay đổi phương thức canh tác. Đó là những nguy cơ có thể dẫn đến sự đổ vỡ văn hóa truyền thống bản địa Tây Nguyên. Khi nói đến văn hóa Tây Nguyên, người ta thường nói đến hệ thống các lễ hội, nhà rông, nhà dài, cồng chiêng, các loại nhạc cụ, các làn điệu dân ca, dân vũ…, là những thực hành văn hóa gắn chặt máu thịt với không gian rừng và thiết chế làng.
Không gian huyền thoại đang dần dần trở về với thời dĩ vãng. Những buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số không còn gì nhiều để phân biệt với nhau và với làng người Kinh. Họ ăn mặc như nhau và cũng giống người Kinh. Nhà khá giả thì xây biệt thự, đi làm rẫy bằng xe ô-tô, xe máy đời mới. Lễ hội các dân tộc cứ nhạt nhòa dần. Sinh hoạt truyền thống cộng đồng buôn làng cũng không còn mấy người quan tâm. Nước ngọt, bia lạnh thay cho rượu cần. Những bến nước nguồn thiêng không còn được sửa sang, chăm chút. Những nghệ nhân dân gian trong các buôn làng cũng dần dần ra đi và bỏ lại phía sau những khoảng trống không thể bù đắp. Sợi dây thắt chặt một cộng đồng văn hóa hình như đang lơi lỏng, tuột dần theo nhịp sống hiện đại. Người già ngậm tẩu ngồi im lìm bên bậc cầu thang mà lòng nao nao buồn nhớ tháng ngày đã xa. Lứa trẻ hoang mang, khó tìm đường theo cánh chim Phí bay về cội nguồn…
Người Tây Nguyên đang thật sự lo lắng khi phải chứng kiến những biến động theo chiều mai một dần của hệ thống giá trị văn hóa cổ truyền Tây Nguyên.
Tumblr media
Nghề dệt thổ cẩm ngày càng mai một, chủ yếu chỉ còn trong các buổi trình diễn.
4 notes · View notes
daycattocgiare · 3 years
Text
Nhà văn Trần Chiến: Văn hoá nông thôn đang tự ti trước văn hoá thị thành
Tumblr media
Chủ đề nông thôn vốn không phải là sở trường của anh, trước đó anh hầu như viết về đề tài thị dân và người ta nhắc đến nhà văn Trần Chiến là một người viết cực kỳ tinh tế về trí thức đô thị, viết về Hà Nội của những tháng năm xưa, một người am hiểu phố cổ và đời sống thị dân. Vậy thì đối với anh đề tài nông thôn được quan niệm như nào? có ý nghĩa như nào?
- Viết về nông thôn đối với tôi là sở đoản. Mặc dù trước đây cũng có xuất hiện trong một vài truyện ngắn hình ảnh những người ở quê về Hà Nội sống, hoặc thân phận của người dân tái định cư vì nhường đất cho thuỷ điện. Tái định cư nên bỏ mất những con sông, mặt nước, những bản làng đẹp, đẹp lắm, để về chỗ không có nước, phải dùng nước giếng khoan. Tôi thậm chí còn có trong một tiểu thuyết hẳn hoi nhân vật là một người đi khai hoang. Nhưng đó cũng không phải là người nông dân thuần tuý mà là người từng làm ruộng làm rẫy rồi đi khai hoang rồi sau này là nhân viên chiếu bóng.
Chứ đúng là nếu tôi "đứng vào vai" một nhân vật chính là nông dân để kể một câu chuyện thì tôi không đủ sức. Tôi không định viết, cũng không có ý gì để viết về nông thôn. Mà vẫn khư khư ý nghĩ mình là người viết về thành thị, nhất là về Hà Nội, mà là một Hà Nội trung lưu trở lên và cũng có một chút cổ xưa thì mới là sở trường của mình.
Nhưng mà suy cho cùng, tôi sống ở HN, nghĩ kiểu thị dân nhưng lại thấy căn cốt Việt ở nông thôn.
Tumblr media Tumblr media
Vậy nên tôi hơi tò mò là vì sao anh biết đến và tham gia cuộc thi Truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập"?
- Rất bất ngờ vì có một hôm anh Phạm Xuân Nguyên gọi điện rủ tôi đi dự Lễ phát động cuộc thi viết truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập" của báo Dân Việt/ NTNN tổ chức. Về nhà tôi cũng suy nghĩ về cuộc thi, tôi đem những phận người ở quê đi ra Hà Nội làm ở xung quanh nhà mình – đấy là những người đi lau nhà, cửu vạn, đánh giày, thậm chí có người làm công ty, ăn mặc đồng phục văn phòng. Tôi nói một phần đến cảnh ngộ thôi, chủ yếu tôi viết về tâm lý tự ti với những người xung quanh của họ, trong đó tự ti nhất là về văn hoá và nỗi nhớ quê. Tôi đã viết trong 3 truyện ngắn và cũng có thể cho là để hưởng ứng cuộc thi được.
Tumblr media
Nhưng gần đến hết hạn cuộc thi thì tôi mới bắt đầu thấy có những thứ "trồi ra" ở trong lòng. Tại sao mình không viết những gì đang chất chứa ở trong lòng mình, về một làng quê đang biến đổi. Tôi rất đồng cảm với ý kiến của chị Dạ Ngân là nông thôn bây giờ đang trống toang rồi. Không có thanh niên ở nhà, toàn ông già bà cả, chỉ sợ chết mà không có người khoẻ mạnh khiêng đòn, đồng lúa không ai làm nữa. Đấy là những cái mặt ngoài thôi. Thật ra hiểu về nông thôn bây giờ tôi cũng không cặn kẽ lắm, nếu bắt mình nói bằng giọng của người già ở quê, thì tôi rất "ngọng". Nói giọng của lớp mới làm cán bộ ở xã hoặc thanh niên nông thôn thông thạo máy móc tin học thì mình cũng chịu.  
Vì thế mà ở truyện ngắn đoạt giải Nhất của anh, tôi vẫn nhìn thấy góc nhìn của người ở phố về quê?
- Đúng là khi tôi viết chuyện "Con chú con bác" thì tôi dùng cách tiếp cận qua mắt của người phố. Tôi vẫn dùng ngôi thứ 3 kể thôi nhưng cái nhìn và ngôn ngữ hoàn toàn của người phố. Cái đó làm tôi tự tin, chứ dùng giọng kể của người quê thì "lúng túng" lắm. Tôi dùng cách tiếp cận nông thôn qua cách nhìn của người phố để kể chuyện này thì cũng tránh được những cái yếu của mình.
Bằng cách đó tôi thấy cuối cùng mình vượt qua được để viết về một nông thôn hôm nay mất mát di sản rất lớn, di sản làng, di sản gia đình.
Mà bây giờ có tuổi rồi tôi nghĩ khác, chứ hồi trẻ thì mình thấy những cái này thuần tuý là những thứ trở ngại cho phát triển. Làng xóm họ tộc và gia đình dù sao có tính cộng đồng nhiều, cái tính giải phóng cá nhân ít, nếu mà thế sự phát triển xã hội sẽ chậm. Nhưng bây giờ tôi bắt đầu thấy tiếc. Cũng giống như có những động thái thay đổi ở thành thị về văn hoá mà ngày trước mình rất thích ví dụ thế giới phẳng chẳng hạn thì bây giờ không hấp dẫn mình như xưa, vì mình đã nhận ra thế giới phẳng cũng bộc lộ những mặt này mặt khác. Thế thì những cái cũ kỹ, những cái nhiêu khê chậm dề dà ở nông thôn mà hồi xưa mình thấy nó cản trở phát triển thì cũng đã bắt đầu thấy tiếc nó hơn.
Như vậy là tôi đã xác định được chủ đề và ngôn ngữ, cũng như xác định đề tài này không thể nói ngắn. Cuộc thi cho một "đoạn chữ" thì tôi dùng gần hết. Gói ghém lại trong một truyện ngắn như thế tôi cho là cũng đủ.
Tumblr media
Trước đây ở Việt Nam, đề tài nông thôn cũng đã có nhiều nhà văn viết thành công. Trong số các nhà văn hiện nay, anh đánh giá ai viết về nông thôn "mả" hơn cả?
- Nói chung văn hoá nông thôn đang tự ti trước văn hoá thị thành. Văn hoá thị thành Việt Nam lại đang cực kỳ tự ti trước văn hoá thế giới. Mà trong khi đó có nhiều thứ mình đang có rất hay.
Có những người đang ở nông thôn viết về nông thôn sinh động, nhưng tầm khái quát lại non, lại không nâng lên được. Còn những ông ở thành phố viết chặt chẽ nhưng chi tiết yếu.
Bây giờ tôi không nhớ có tác phẩm nào về đề tài nông thôn gây ấn tượng. Nhưng có một quyển lâu lắm rồi, vị trí của nó chưa được đánh giá đúng lắm là Thời xa vắng của Lê Lựu. Tiểu thuyết này "được" nhiều thứ lắm. Tôi vẫn nhớ anh Lê Lựu tả mặt đầm quê ở làng có đám mày ngô trôi trên mặt đầm. Phải quan sát ghê lắm, phải đi từ nông thôn ra mới có được chi tiết ấy.
Trở lại với câu chuyện nhà quê và thành thị, những quan sát và trải nghiệm của ông về nông thôn được thể hiện thế nào trong truyện ngắn giải Nhất "Con chú con bác"?
- Ở đó có hình ảnh ông trưởng họ điển hình, vừa gia trưởng, vừa cách mạng, vừa làm cán bộ, ông ấy đùm bọc con cháu trong nhà hết tất cả, có gì ông đỡ hộ cho nhưng ông ấy cũng quyết hết mọi thứ. Mình về chỗ đấy mình được bao bọc trong một không khí yêu thương chăm lo, nhưng nó làm cho mình không cảm thấy tự do.
Những người thành danh rồi thì hay về đô thị lớn sống. Ít nhất về mặt văn hoá, sống ở đô thị rất có lợi, nhiều mối quan hệ và dễ tiếp cận với cả thế giới bên ngoài chứ không phải chỉ với đô thị. Họ quay về với tâm lý cho có gốc, cho phải phép, cho trách nhiệm, đóng tiền với họ tộc, xây nhà thờ họ, xong đấy thì đi để mặc mọi thứ cho ông trưởng họ lo. Tình thân dần dần ít đi, tất nhiên cũng có người này người khác, nhiều người rất thắm thiết, nhưng tôi thấy tâm lý nhiều người là nhạt dần quê đi, thậm chí là về quê nói tiếng quê nhưng ra Hà Nội nói tiếng Hà Nội ngay. Điều này cũng bình thường thôi, yêu quê thì vẫn yêu nhưng có lẽ tình thương và trách nhiệm với quê nhiều hơn.
Như vậy là về văn hoá anh bị đánh đổi dần. Khi chiến tranh qua đi quay về cuộc sống ổn định thì đô thị bao giờ cũng là đích quyến rũ người ta hơn. Có thể về quê chỉ như một món nhúng thôi.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Anh thực ra đã bao giờ sống ở nông thôn chưa?
- Tôi đẻ ra ở chỗ gọi là đồng rừng, 3 tuổi rưỡi về Hà Nội đã chạy vững rồi nhưng trông thấy cầu thang vẫn còn bò lên mà không dám trèo. Sau đó ở Hà Nội đến năm 17 tuổi đi bộ đội thì cũng biết đến nông thôn. Tôi còn có những kỷ niệm như là độ 5h sáng đi ra khỏi nhà dân thì bà cụ chủ nhà đưa cho mỗi người 1 miếng trầu. Ăn vào đi một lúc thì nóng sực cả người lên. Những kỷ niệm ở nhà quê một dạo tôi cũng nhiều đấy nhưng đến 30 tuổi thì hết, 30 tuổi thành anh giai phố.
Tôi biết anh rất ngại khi được nhắc đến với danh xưng là con trai nhà sử học Trần Huy Liệu. Nãy anh nói đề tài nông thôn là sở đoản nhưng tôi nhớ là trong cuốn tiểu thuyết "Cõi người" viết về nhà sử học Trần Huy Liệu, những đoạn miêu tả về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ cũng "ra gì" đấy chứ?
- Là do tôi vẫn có thói quen quan sát. Thứ nhất là tôi làm báo thì cũng hay đi, thứ 2 là tôi cũng hay tọc mạch hỏi chuyện. Có lẽ vẫn "ngọ nguâỵ" ở đâu đấy một làng quê ở trong mình.
Làng quê ấy có cụ thể là quê gốc Nam Định của anh không?
- Nếu nói về gốc gác thì tôi là người Nam Định, mà là Nam Định rất đặc biệt đấy. Ai hỏi quê ở đâu, thì vỗ ngực bảo quê Phủ Giày người làng bà Chúa Liễu đây. Nhưng nếu người ta hỏi vài câu cặn kẽ nữa thì không biết ai, không biết gì, chỉ biết đấy là một trung tâm tín ngưỡng có lẽ lớn nhất Bắc Bộ. Ban đêm chầu văn réo rắt, lên đồng cả đêm và đốt mã hàng trăm triệu một đêm.
Chả lẽ vùng đất Phủ Giày rất giàu bản sắc văn hoá, lại không còn có phần nào trong con người anh, không có ảnh hưởng gì cho dù anh không sinh ra cũng không lớn lên ở đấy?
- Tôi không tưởng tượng ra nó có cái gì trong con người tôi. Nói một cách tự hào chân thực bảo tôi người làng bà Chúa Liễu đây thì cũng hơi hài hước. Nhưng có thể bản sắc văn hoá vùng đất ấy vẫn nằm trong cái gì rất mơ hồ, rất vô hình ở trong con người tôi.
Có thể anh chỉ cảm thấy có chút gì Phủ Giày ở trong con người anh, nhưng người ngoài như tôi chẳng hạn thì nhìn thấy rất rõ ở con người anh dù có sự thị dân rất đậm vẫn đồng thời mang tính cách của một ông đồ gàn miền quê Bắc Bộ?
- Có lẽ! Tôi thấy mình gàn ở chỗ, mình không muốn giống người khác, không cố gắng để làm người khác, để sành điệu hoặc để hiện đại. Nhịp ông đồ từ xưa đến nay nổi tiếng thích chữ nhàn, thì tôi cũng bắt đầu ưa cái nhịp ấy, bây giờ ai gọi đi chơi thì đi ngay, chứ bảo trưa nay đi nhậu, tôi cũng không thích lắm, mà phải xem đội hình như nào, ngồi với ai thì mới nhận lời.
Tôi có một số mặt co lại, có những mặt khác mở ra. Ví dụ nếu thích chỉ thích đi chơi xa, vẫn nhảy xe khách được. Rồi đến vùng đất nào đó có thể ngã vào một quán trọ, phiêu lưu kiểu ấy vẫn thích.
Tumblr media Tumblr media
Anh vừa nói đẻ ra ở đồng rừng là ở chỗ Đại Từ (Thái Nguyên)?
- Không, tôi đẻ ra ở Vĩnh Phúc. Đại Từ là bên bà cả, bên này Vĩnh Phúc là bà hai. Ông bố tôi "lội qua lội lại" giữa "2 bên"… (cười)
Có vẻ như đến lượt mình anh rút kinh nghiệm không "lội qua lội lại" nên anh có một đời tư chả "điều tiếng" gì nhỉ?
- Chứng kiến cảnh "này nọ" của cha, có người bảo ông mạnh mẽ, giàu tình cảm, chứ tôi thấy "đèo bòng" mệt vô cùng.
Cuốn Cõi người được anh viết bằng cái giọng nhẹ tênh, không kể lể, không ca tụng, không giấu cả những việc "này nọ", anh đã để cho tư liệu tự nói cái ưu tư của nhà sử học Trần Huy Liệu. Điều gì đã khiến có một Cõi người khác đời như thế?
- Đầu tiên, tôi là con bà hai, gần như không sống với cha, về phần tình cảm khác hẳn các anh chị cùng cha. Hồi nhỏ có lần cha tôi cho đi tỉnh xa, đêm mót tiểu đến chết không dám gọi ông, nếu là mẹ thì đã khác. Ít ở cùng, nên những câu ông nói dễ nằm lòng hơn.
Sau này tôi tiếp cận với cha trên lai cảo, thư từ, nhật ký... ông để lại, nghĩa là qua văn bản là chính. Nhận thức về ông khác dần dần. Đến lúc viết Cõi người, tôi muốn nó thật khách quan, coi cha như đối tượng ngắm nghía, mô tả, trình bầy, còn mình là tác giả, hạn chế phần con khen cha đi.
Tumblr media Tumblr media
Nhà sử học Trần Huy Liệu mất khi anh mới 18 tuổi. Suốt những năm qua, khi tiếp cận với nguồn tư liệu, rồi viết thành cuốn "Cõi người", điều gì khiến anh bất ngờ nhất trong cuộc đời nhà sử học mà khi cụ còn sống anh chưa thấy được?
- Tôi không ở cùng bố tôi lúc bé, lớn lên thì đi bộ đội. Sau này đọc lại tư liệu mới biết lúc bố tôi mất ông đang gặp rất nhiều vấn đề. Ví dụ như đề cương cuốn Thông sử không được thông qua, nhiều người bạn thân không gặp được, quan hệ gia đình cũng căng thẳng…
Càng tiếp cận tư liệu tôi càng không ngờ bố tôi lại vất vả thế. Ông luôn luôn "ngọ nguậy" trong suy nghĩ, muốn "kê lại" cả những việc tưởng đã xong rồi.
Tiếp cận với nguồn tư liệu anh có cho là có cái khó của những "sử quan" trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể? Đòi hỏi những trang sử toàn diện, khách quan có phải luôn là khát khao của hậu thế, thời nào cũng vậy?
Tumblr media
- Lịch sử không thể đơn giản chỉ có trắng và đen, phải nhìn mọi thứ toàn diện hơn. Người ta vẫn kể ngày xưa có sử quan thà chịu chém chứ không cho vua xem những điều mình ghi chép. Tôi nghĩ câu chuyện ấy giống như lời răn thì đúng hơn chứ trong thực tế cũng không hẳn thế. Quốc sử quán lập ra là để ghi công các vị tiền liệt. Vậy thì sử quan cũng bị chi phối bởi việc mình ăn cơm ai, ăn lộc ai, mặc áo ai. Chưa kể khi cần xử lý các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia thì cũng phải có sự khéo léo.
Sử quan ăn lộc khó khách quan, nhất là đương đại. Ông Liệu làm cách mạng thành nhân vật lịch sử, là người viết dự thảo Quân lệnh tổng khởi nghĩa số 1… Nhưng lại là người có cá tính không hợp với khuôn khổ của tổ chức, nên có lúc không được trọng dụng nữa, trở thành người viết sử. Ông là người xin thành lập ra cơ quan nghiên cứu Sử - Địa – Văn (sau là Viện Văn – Sử - Địa). Nhưng ngay cả trong tư cách người viết sử, ông cũng có những chủ ý riêng trong cách đánh giá. Như thời ấy ông đã từng cho rằng nhà Tây Sơn chưa hoàn thành việc thống nhất đất nước. Là một nhân vật lịch sử với một sử quan thì một bên là con người hành động một bên là đánh giá. Trần Huy Liệu viết sử đã dùng chủ quan của mình đôi khi một cách khá lãng mạn.
Nếu nói nhận xét của mình về sử gia Trần Huy Liệu trên góc độ là người được tiếp cận với rất nhiều di cảo, anh nói điều gì?
- Trần Huy Liệu là người tự học. Khi làm Viện trưởng Viện Sử, những chuyên đề do cán bộ nghiên cứu trẻ trình bầy, ông mang sổ nghe, ghi chép. Cái mạnh của ông là đời sống, cụ thể là tham gia cách mạng, ở tù, làm báo, trực tiếp gặp Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu hay nhiều nhân vật lịch sử khác, lúc nào cũng nhặt nhạnh gom góp, cất vào cái đầu có trí nhớ tốt. Nhờ đó mà ra đời những "Lịch sử cách mạng cận đại VN", "Lịch sử tám mươi năm chống Pháp"... Có ông sử gia Liên Xô hỏi tư liệu đâu mà viết, ông chỉ vào đầu.
Có thể quan điểm, lí luận Trần Huy Liệu ít tính hệ thống, do tự học là chính. Nhưng đời sống, sự từng trải trực tiếp có điểm mạnh của nó. Bài "Xét lại hồ sơ giai cấp địa chủ" (sau cải cách ruộng đất) in tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (năm 1961) bị một lãnh đạo cấp cao lúc đó phê bình "mơ hồ giai cấp", tôi nghĩ ông không hồn nhiên thì không có được.
Mà không nói chuyện "ông Liệu" nữa nhé!
Tumblr media
Vâng, bây giờ trở lại với đề tài nông thôn, theo quan sát của anh thì vấn đề lớn nhất của nông thôn hiện nay là gì? Những đoàn người rất dài vội vã trở về quê trong đợt dịch Covid-19 vừa rồi đang bộc lộ điều gì?
- Nông thôn đang biến đổi, nhất là về vật chất. Nhưng tâm hồn con người thật ngổn ngang, nhiều thứ quý báu đang trôi tuột. Tôi có nhiều mâu thuẫn khi nghĩ nó "nên" thế nào. Mà mình nghĩ thế nào thì cuộc sống nó vẫn mặc kệ thôi.
Chuyện trở về nông thôn mùa dịch vừa rồi có một sắc thái rất buồn. Nghèo không còn trụ được thì mới quay về, bởi vì về thì không chết đói, về thì được an toàn. Sống ở nông thôn thì dưới ao có con cá, nuôi con gà, chăm vườn rau... Tất cả những thứ đó làm cho người ta tồn tại, hết dịch thì người ta lại đi thôi. Cứ nghiệm mà xem, khi chiến tranh thì nông thôn có giá trị hơn thành thị. Khi dịch bệnh cũng thế thôi. Nông thôn tồn tại với nghĩa là gốc gác thì ít, mà là chỗ để khi khó thì về. Giống con cái khi khó khăn thì về vì bao giờ lòng bố mẹ cũng rộng mở. Như hồi đầu dịch Covid-19 chúng ta có những chuyến bay chở người Việt Nam ở nước ngoài về.
Nước Việt cũng có những sắc thái giống nông thôn đang bị bỏ quên, và những cái đã mất không lấy lại được nữa.
Về mặt chính sách của nhà nước thì các chương trình dành cho nông thôn nhiều chứ không phải ít. Cụ thể bộ mặt nông thôn cũng khác nhiều. Đường mới, nhà xây, nhưng có một cái là sinh hoạt tinh thần không níu người ta lại ở nông thôn. Tôi có một lần đi với một ông bạn nhiếp ảnh, ông ấy giương máy lên càu nhàu chỗ nào cũng có dây điện. Tôi bảo thế ông có đi vệ sinh ở cái chuồng người ta rắc tro như ngày xưa được không.
Vâng, đúng là cần có một cái nhìn khác về nông thôn thời hội nhập, chứ không phải là sự tiếc nuối quá khứ. Đáng tiếc là chúng ta chưa tìm ra được ngôn ngữ cho nông thôn hiện đại. Nông thôn phải hiện đại lên nhưng có ngôn ngữ và bản sắc riêng thì chưa tìm ra được điều ấy. Kiến trúc thì bị bê nguyên xi kiến trúc thành thị về. Chứ bây giờ mà cứ bảo nông thôn phải giống như ngày xưa thì không đúng…
- Đúng, nóc nhà của Ý, cột của Pháp, chỗ này kiến trúc thuộc địa, chỗ kia Đông Dương. Còn về mặt lời ăn tiếng nói thì chỗ nào cũng có mấy từ tiếng Anh. Một thứ văn hoá ngổn ngang, những thứ chắp lại không hợp với nhau. Người nông thôn thì cố gắng cho giống người thành thị, người thành thị lại cố gắng giống người Anh, người Mỹ. Có lẽ là  do tâm lý tự ti về cộng đồng.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Anh có bất ngờ khi được giải Nhất cuộc thi viết Truyện ngắn "Làng Việt thời hội nhập" do báo Dân Việt/NTNN tổ chức không?
- Bất ngờ rất nhiều. Bởi vì là nhà văn được coi là viết về thành thị là chính thì lại được giải về nông thôn. Vậy là trong người tôi chất nông thôn vẫn còn lại. Có lẽ do tôi chăm chú đọc những thứ về làng quê cổ xưa. Hơn nữa, ông ngoại tôi (học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc – nv) soạn nhiều sách về văn hoá Việt Nam như các cuốn Đàn lương ca, tục ngữ phong dao... Nó đã vào trong người tôi, không biết còn lại được bao nhiêu sau những lần nó ra bằng chữ.
Được giải là mừng. Mà giải thưởng to quá đối với cuộc thi truyện ngắn của một tờ báo không phải tờ báo văn chương.
Không phải vì anh được giải Nhất mà hỏi anh câu này, nhưng nói một cách khách quan, giải thưởng văn chương của một tờ báo về đề tài nông thôn theo anh có ý nghĩa như nào?
- Tôi nghĩ câu hỏi này không sáo rỗng vì tôi cho rằng những cuộc thi như này rất cần. Nó đánh động được nhiều điều về nông thôn. Những gì người viết đem ra kể lại thì tạo nên một tâm thức, ít nhất là những thông tin về làng quê. Có thể một giải thưởng truyện ngắn không đem lại hiệu quả hiển nhiên, trực tiếp. Nhưng nó có tác động đem lại hiệu ứng tích cực cho nông thôn. Rất nhiều truyện ngắn được kể khiến người đọc thành phố nhìn nông thôn cũng đỡ khinh bạc đi. Đấy là cái tích cực của cuộc thi. Có thể ngay bây giờ nó không thể tạo ra một hiệu ứng ghê gớm, một việc làm có ý thức chưa chắc đã đem lại hiệu quả ngay đâu, nhưng tôi đánh giá là hành động tích cực của báo Dân Việt/NTNN.
Hỏi điều này hơi giống kịch bản các cuộc trao giải là anh dùng tiền giải thưởng làm gì?
- Góp cho nhà thờ họ.
Xin chúc mừng và cảm ơn nhà văn Trần Chiến!
Tumblr media Tumblr media
0 notes
sangomvn · 3 years
Text
Men rạn là gì? Vai trò của đồ gốm men rạn trong phong thủy và thờ cúng?
Men rạn là gì? Đây là loại men nổi tiếng và duy nhất chỉ có ở làng gốm Bát Tràng. Không chỉ mang trong mình vẻ đẹp cổ điển, nghiêm trang pha lẫn một chút trầm mặc. Gốm sứ men rạn còn là vật phẩm chứa đựng nhiều giá trị tâm linh, phong thủy đặc biệt. Cùng sangom.vn tìm hiểu về loại men này qua bài viết dưới đây nhé!
Tumblr media
Lịch sử hình thành men rạn
Men rạn là loại men nổi tiếng đặc trưng của làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Theo các tài liệu, thư tịch nghiên cứu về gốm men cổ ở Việt Nam, sản phẩm gốm men rạn được sản xuất ở Bát Tràng từ khoảng thế kỷ XVI. Công thức pha chế dòng men này chỉ lưu truyền trong một số gia tộc. Do những nghệ nhân giỏi làm nghề nắm vững.
Mặc dù đã thất truyền trong một thời gian rất dài. Nhưng trong những năm đổi mới, được sự động viên của làng nghề và các bậc tiền nhân. Những lớp nghệ nhân sau đã làm ra và phục chế được dòng men rạn.
Tumblr media
  Gần đây, trong Bát Tràng cũng có một nghệ nhân rất trẻ và tài năng về dòng men rạn như là nghệ nhân Phạm Đạt đã đạt đến trình độ có thể kế thừa của cha ông.
“Là một người con của làng gốm Bát Tràng, tôi muốn phát triển men rạn – men truyền thống của làng nghề vào những sản phẩm đời sống tâm linh như bộ đồ thờ đầy đủ và những sản phẩm phong thủy trưng bày.” – Nghệ nhân Phạm Đạt chia sẻ.
Men rạn là gì? Đặc điểm men rạn
Men rạn là gì? 
Men rạn là dòng men độc đáo có nhiều vết rạn được tạo ra do sự chênh lệch về độ co giãn giữa xương gốm và men.
Dòng gốm men rạn trước hết đặc biệt về kỹ thuật. Kỹ thuật là làm sao giữ xương và men để qua đó tạo ra hoa văn qua những vết rạn. Nhìn vào đó cảm thấy như một mê cung với những nét ảo diệu trong gốm.
Cách điều chế các điểm rạn này thì tùy nghệ nhân mới có thể làm được. Dòng men rạn ngoài cá nhân trực tiếp làm thì cũng phải phụ thuộc vào lửa lò mà những người thợ lò quyết định. Càng có kinh nghiệm nhiều năm, người ta sẽ càng dễ khống chế được men rạn.
youtube
Nhờ đó tạo nên những hình rạn tam giác, tứ giác. Hay kể cả những hình xoáy tròn ốc vô cùng độc đáo. Những vết rạn này đa dạng kích thước lớn nhỏ.
Đầu tiên, có thể là những vết rạn lớn dạng thạch. Tức là dạng to như móng tay, hay còn gọi là rạn đá. Đến những vết rạn chân chim. Đặc biệt còn một dạng nữa đó là rạn tăm, rạn hạt vừng. Bé li ti nhưng ô nào ra ô nấy.
Xem thêm: Men gốm là gì? Các loại men gốm phổ biến hiện nay
Đặc điểm men rạn 
Cấu tạo của gốm men bao gồm phần xương từ đất sét xanh và bã lọc men. Tiếp đó, phần xương gốm được phủ một lớp men dày từ 0.2 – 0.4 mm. Người nghệ nhân đã vận dụng sự chênh lệch giữa bề mặt men và xương gốm để tạo độ rạn cho lớp men.
Lớp phủ men của xương gốm càng dày thì độ rạn của men càng chất lượng. Chất men có độ bền cao và có tính thẩm mỹ. Để làm được điều đó, nghệ nhân làm gốm phải biết kết hợp nguyên liệu, tính chất giữa xương gốm, da gốm và lớp men theo tỷ lệ hợp lý nhất.
Tumblr media
Quy trình sản xuất gốm men rạn cổ nhúng men rạn
Bản chất men rạn là trong quá trình nung đã được sự va đập và sự co ngót của xúc tác giữa men và xương. Men rạn có độ dày gấp 3 lần men bóng. Được nung ở nhiệt độ rất khắc nghiệt.
Men rạn tự nhiên có màu ngả vàng nâu, hay xám tro nhẹ dịu. Gợi cảm giác chân thực và hoài cổ. Phần rạn tách nhau ra bằng cách đánh rạn bằng mực tàu hoặc bằng thuốc tím. Nếu truyền thống hơn là dùng củ nâu. Công đoạn này thực hiện sau khi nung xong để nguội. Cách này làm cho men rạn có vân rõ hơn, nổi bật hơn. 
Chính những đặc điểm trên đã giúp gốm men rạn trở nên độc đáo nổi bật và khác hẳn các loại gốm thông thường.
Ý nghĩa phong thủy của gốm men rạn
Đối với những người quan tâm đến phong thủy, việc chọn màu sắc gắn với mệnh là điều quan trọng. Vì thế, màu sắc của gốm men rạn này có những ý nghĩa đặc biệt đối với những người chơi đồ gốm. Nhiều người cho rằng việc lựa chọn men rạn này đóng vai trò quan trọng để giúp gia chủ làm ăn thịnh vượng, may mắn.
Men rạn tự nhiên có màu xám nhẹ. Màu này thuộc mệnh Kim, sinh với hành Thủy. Do đó, gia chủ mệnh Thủy rất thích hợp với các sản phẩm gốm men rạn.
Tumblr media
Men rạn là gì? Ý nghĩa phong thủy của lục bình men rạn
Trong khi đó, theo thuyết tương sinh tương khắc, Kim tương sinh Thủy nhưng tương khắc Mộc. Vì vậy, gia chủ mệnh Mộc nên hạn chế dùng các sản phẩm đồ gốm men rạn. Còn đối với mệnh Hỏa và Thổ, màu men rạn là trung tính.
Gốm men rạn Bát Tràng thường được vẽ những họa tiết tinh xảo, cầu kỳ. Màu sắc của những hoa văn đó phần nào át đi được tính xấu của màu xám rạn. Vì thế, tùy vào từng mẫu sản phẩm gốm khác nhau mà gia chủ có thể lựa chọn những mẫu phù hợp để mang lại vận khí tốt cho ngôi nhà.
Sản phẩm men rạn có những loại nào?
Đồ gốm men rạn được ứng dụng vào rất nhiều sản phẩm khác nhau. Nhưng nhiều nhất là vào các sản phẩm đồ thờ cúng, phong thủy bởi vẻ trầm mặc của nó. Có thể phân loại đồ gốm sứ men rạn thành hai loại: gốm sứ men rạn trơn và men rạn nổi.
Men rạn trơn
Gốm sứ men rạn trơn có trước gốm sứ men rạn nổi. Đặc điểm chính của gốm sứ men rạn trơn đó là lớp vẽ nằm giữa lớp cốt gốm sứ và lớp men rạn. Bạn có thể hiểu đơn giản là người thợ làm ra cốt gốm sứ rồi vẽ lên nền cốt gốm sứ đó. Sau đó mới làm men rồi cho vào lò.
Men rạn nổi
Gốm sứ men rạn nổi có sự cầu kỳ hơn gốm sứ men rạn trơn. Vì các họa tiết đắp nổi rất tỉ mỉ, công phu. Cách làm của nó giống với men rạn trơn nhưng có thêm một khâu đắp nặn trang trí. Sau đó mới vẽ màu lên các phần đắp nặn này.
Như vậy sẽ mất khá nhiều thời gian và tâm sức người làm gốm. Vì vậy, gốm sứ men rạn nổi thường có giá thành cao hơn gốm sứ men rạn trơn.
Tumblr media
Lục bình men rạn hoa văn đắp nổi Phúc Đức
Dù là men rạn trơn hay nổi nhưng nhìn chung thì mọi người thường thích bề mặt men láng mịn, có điểm rạn nhỏ đều hơn là những điểm rạn lớn. Những sản phẩm gốm sứ có điểm rạn mạng nhện hoặc xoắn ốc thì càng được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn.
Có nên dùng đồ thờ men rạn không?
Đồ thờ men rạn có những ưu điểm về chất lượng, giá trị thẩm mỹ, giá trị phong thủy và tâm linh sâu sắc nên ngày càng được mọi người quan tâm và tìm mua.
Tính độc đáo của đồ thờ men rạn:
Mỗi món đồ thờ đều có đường nét, điểm rạn khác nhau, không trùng lặp. Được nung ở nhiệt độ cao lên đến 1300 độ C.
Màu men được phủ trên nền đắp nổi và được làm hoàn toàn thủ công. Tạo nên sản phẩm có độ đậm nhạt khác nhau. Vẫn đảm bảo nước men bóng, bền, không bị phai màu theo thời gian.
Men rạn còn có khả năng hội tụ và cân bằng quy luật Ngũ hành:
Kim: được tạo thành trong lò nung gốm.
Mộc: từ tro trấu trong men.
Thủy: trong công đoạn nhào nặn và vẽ họa tiết trang trí.
Hỏa: nhiệt độ cao bên trong lò nung.
Thổ: chất đất, chất men biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.
Men rạn có làm sản phẩm bị nứt không?
Thật ra men rạn chỉ là phần rạn trên bề mặt men. Cốt gốm sứ không hề có rạn nứt như nhiều người vẫn hiểu lầm. Với những thông tin giải thích về men rạn là gì ở trên, Sàn Gốm đã chia sẻ chi tiết về quá trình làm men rạn là hoàn toàn đắp nổi thủ công. Do đó, việc men rạn làm sản phẩm bị nứt là vô lý, không khả thi. Vậy nên mọi người cứ yên tâm về chất lượng của đồ gốm sứ men rạn nhé.
Giá thành đồ men rạn có cao hay không?
Đồ thờ men rạn được xem là hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Có thời gian sản xuất lâu. Cùng sự tỉ mỉ tâm huyết của người làm nghề. Vì vậy có giá thành cao hơn những đồ thờ thông thường khác. Nhưng giá cũng sẽ tương đương hoặc rẻ hơn so với đồ thờ bằng đồng.
Tuy nhiên, xét về nhiều khía cạnh, việc chọn đồ thờ cúng bằng men rạn là vô cùng hợp lý. Đây là một khoản đầu tư mang tính bền vững. Bởi những giá trị vĩnh cửu như màu men, độ bền sẽ được tăng dần theo nét hoài cổ, linh thiêng. 
  Ngoài ra, với mong muốn mang đến không gian thờ phụng uy nghiêm, có hồn, hợp phong thủy. Rất nhiều sản phẩm đồ thờ men rạn được chế tác sao cho phù hợp với những nhu cầu khác nhau. Đem đến nhiều mức giá từ bình dân đến cao cấp. Bất kỳ ai cũng có thể sở hữu.
Các sản phẩm men rạn đẹp
Đồ thờ cúng men rạn
Đồ thờ cúng men rạn có đa dạng các loại vật phẩm khác nhau. Có thể liệt kê ra như: Lư hương, đỉnh hạc men rạn, bát hương men rạn nhiều cỡ, đĩa thờ men rạn, chân nến, bình lọ hoa men rạn, kỷ chén nước men rạn, lục bình men rạn…
  Ấm chén men rạn
Để tạo thêm sự độc đáo và sang trọng cao cấp, nghệ nhân Bát Tràng đã kết hợp đồng và sứ. Tạo nên những bộ ấm chén men rạn có tính thẩm mỹ rất cao.
Với những bộ ấm chén uống trà men rạn bọc đồng thì những mảnh đồng được dát mỏng và điêu khắc hoa văn tỉ mỉ. Đồng thời được ép chặt, bao bọc bên ngoài ấm chén. Tạo nên những đường nét tinh tế, những điểm nhấn tươi mới mà vẫn giữ được những nét truyền thống.
Tumblr media
Ấm chén men rạn Bát Tràng
Lộc bình men rạn
Lục bình sứ men rạn có 2 hình thái là lục bình sứ men rạn trơn và lục bình sứ men rạn nổi. Lục bình men rạn thường được đặt tại hai bên của tủ thờ, sập thờ. Lộc bình men rạn gợi cảm giác khá hoài cổ, nghiêm trang cho không gian, rất thích hợp cho việc thờ cúng hoặc làm vật trưng bày phong thủy.
Bình hoa men rạn
Bình hoa men rạn không chỉ dùng để trang trí cắm những loại hoa đậm nét truyền thống Việt Nam như hoa sen, hoa cúc… Mà còn được nhiều người ưu ái làm vật phẩm phong thủy. Hoặc sử dụng vào mục đích biếu tặng.
Tumblr media
Lọ hoa men rạn Bát Tràng
Bình hút lộc men rạn
Bình hút tài lộc hay còn gọi là bình hút lộc. Có dáng bóng tròn, miệng loe, cổ nhỏ, bụng tròn lớn. Loại đồ gốm men rạn này có khả năng lưu giữ tài lộc, tích khí. Tăng cường sự may mắn cho người sử dụng.
Bình hút tài lộc được đặt nhiều tại bàn làm việc, trên tủ kệ chính, trưng bày nhà cửa và được dân kinh doanh rất ưa thích. Đặc biệt, bên cạnh mèo gốm thần tài thì bình hút lộc men rạn còn được bày tại quầy thu ngân của nhiều cửa hàng lớn. 
Tumblr media Tumblr media
Bình hút lộc men rạn phong thủy đẹp
Địa chỉ bán các sản phẩm gốm sứ men rạn chất lượng, uy tín
Trong sự đa dạng của các loại men, men rạn là dòng men với vẻ đẹp huyền bí vẫn có một vị trí đặc biệt trong lòng người yêu gốm. Với kinh nghiệm lâu năm trên thị trường gốm sứ, Sàn Gốm đã và đang được xem là nơi dừng chân lý tưởng cho các tín đồ yêu thích nghệ thuật gốm sứ men rạn.
Tôn chỉ lấy khách hàng làm trung tâm luôn được chúng tôi gìn giữ và phát huy. Vì thể Sàn Gốm tự tin đem đến những sản phẩm gốm men rạn thờ cúng phong thủy chất lượng đảm bảo và giá thành tốt nhất.
  Đồng thời, Sàn Gốm luôn cập nhật thông tin, kiến thức đa dạng về gốm sứ. Nhằm giúp khách hàng có cái nhìn chi tiết hơn, hiểu rõ hơn nhu cầu của bản thân, và đưa ra được lựa chọn đúng đắn. Cùng với đó là các chính sách khuyến mãi, bán hàng và vận chuyển phù hợp. Tất cả làm nên thương hiệu Sàn Gốm uy tín và được đánh giá cao. 
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn men rạn là gì. Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm gốm sứ men rạn chính hãng, hãy đến với Sàn Gốm Bát Tràng để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!
Tumblr media
Đã bán 12
Tumblr media
Đã bán 48
Tumblr media
Đã bán 27
Tumblr media
Đã bán 37
Tumblr media
Đã bán 41
Tumblr media
Đã bán 35
Tumblr media
Đã bán 15
Tumblr media
Đã bán 21
0 notes
bdscuatui · 4 years
Photo
Tumblr media
Hội Kiến trúc sư Việt Nam có tân chủ tịch Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn cho biết, đất nước ta ngày nay đã đổi thay, thành phố mở rộng, hạ tầng hiện đại, nông thôn đổi mới, cuộc sống Nhân dân từ thành thị đến nông thôn đã được cải thiện. Thành tựu đó có sự đóng góp của ngành xây dựng, của các thế hệ kiến trúc sư.Trong 5 năm qua, Hội Kiến trúc sư Việt Nam chú trọng phát động và cổ vũ kiến trúc xanh, kiến trúc thông minh, kiến trúc vì cộng đồng, đồng thời hướng các hội viên tham gia các dự án nhà ở nông thôn, vùng bão lũ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bào dân tộc có nhiều công trình được các tổ chức kiến trúc sư quốc tế ghi nhận và vinh danh.Đặc biệt trong năm 2018, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã dành 1 trong 4 giải thưởng lớn của Liên hiệp Kiến trúc sư thế giới, góp phần nâng cao vị thế kiến trúc Việt Nam và kiến trúc sư Việt Nam trên diễn đàn kiến trúc quốc tế.Còn Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Quốc Thông cho biết, giai đoạn 2015 - 2020, diện mạo kiến trúc và môi trường sống đô thị và nông thôn ở nước ta đã thay đổi căn bản theo hướng tiến bộ. Những biểu hiện tích cực của xu hướng kiến trúc đương đại phù hợp với điều kiến kinh tế, thích ứng với đặc điểm tự nhiên và văn hóa địa phương bước đầu đang được hình thành. Trong đó kiến trúc xanh, kiến trúc vì công đồng được đánh giá cao. Tuy nhiên, kiến trúc phát triển nhanh về số lượng nhưng chưa tương xứng về chất lượng thẩm mỹ đậm bản sắc văn hóa Việt Nam cũng như chưa tận dụng được lợi thế của công nghệ số. Kiến trúc đương đại Việt Nam có bản sắc chưa thực sự định hình, trong khi kiến trúc nhại cổ vẫn hiện diện. Kiến trúc nông thôn, đặc biệt là nhà ở chưa được nhiều kiến trúc sư quan tâm để có những đóng góp hiệu quả. Đặc biệt, vẫn còn những giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc không chuẩn, lệch lạc. Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những thành tựu và đóng góp to lớn của đội ngũ kiến trúc sư Việt Nam, của Hội Kiến trúc sư Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển và trong nhiệm kỳ vừa qua. Phó Thủ tướng cho rằng, hơn 70 năm qua, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đội ngũ kiến trúc sư cả nước đã có những góp quan trọng và ghi dấu ấn đậm nét vào từng chặng đường phát triển của đất nước. Gần 850 thành phố, đô thị lớn nhỏ được hình thành khắp cả nước. Hàng trăm khu đô thị mới được xây dựng với nhiều công nghệ tiên tiến tiếp cận trình độ quốc tế. Diện mạo nông thôn từ miền núi tới miền xuôi, từ biên giới tới hải đảo cũng ngày càng tươi mới với hàng triệu công trình xây dựng mới. Nhiều công trình kiến trúc lớn, tầm vóc tạo được điểm nhấn được giới chuyên môn, bè bạn quốc tế đánh giá cao…Bên cạnh những thành tựu, Phó Thủ tướng đã nêu lên những hạn chế, bất cập và cả những trăn trở, lo âu không chỉ của đội ngũ kiến trúc sư mà cả của xã hội trước nhiều khiếm khuyết không khó để nhận ra trên diện mạo kiến trúc nước nhà. Đó là xung đột giữa bảo tồn và phát triển chưa được chú trọng thật sự ở nhiều nơi. Nhiều thành phố, đô thị mở rộng rất nhanh nhưng manh mún, chắp vá, không đồng bộ, thiếu vắng không gian xanh, không gian cho hoạt động cộng đồng, đặc biệt là cho trẻ em và người cao tuổi. Còn nhiều công trình kiến trúc phô trương, và rất xa lạ với văn hóa dân tộc.Những làng quê truy���n thống bị phá hỏng bởi xu hướng đô thị hóa cưỡng bức. Những khu nhà ở cho công nhân, người lao động rất bất tiện về công năng, nhếch nhác về hình thức… Dù có đã có những công trình, nhiều tác giả đạt giải về kiến trúc song, trên bình diện quốc tế, kiến trúc nước nhà vẫn chưa có nhiều những tác phẩm kiến trúc mang tầm cỡ, tầm vóc lớn, mang tính thời đại.Đội ngũ kiến trúc sư phát triển nhanh chóng nhưng chưa định hình được thật rõ kiến trúc mang bản sắc Việt Nam trong thời kỳ hiện đại và hội nhập quốc tế. Công tác lý luận phê bình có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa làm tốt chức năng định hướng và nâng cao thẩm mỹ kiến trúc cho toàn xã hội. “Chúng ta nhìn nhận những vấn đề đó với thái độ nghiêm túc, cầu thị và với niềm tin để từ đó có những giải pháp thiết thực giúp kiến trúc nước nhà có bước phát triển vững chắc, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Đây là những tồn tại, bất cập không chỉ riêng đội ngũ kiến trúc sư hay Hội Kiến trúc sư Việt Nam xử lý, khắc phục mà là trách nhiệm của cả hệ thống, của toàn xã hội. Nhưng hơn ai hết, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đội ngũ kiến trúc sư mang trách nhiệm là lực lượng, là tổ chức nòng cốt, tiên phong”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.Tại Đại hội, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu 95 đại biểu vào Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020 - 2025. TS. KTS Phan Đăng Sơn, Tổng Biên tập Tạp chí Kiến trúc được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa mới. Đại hội cũng bầu 4 Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khoá X, bao gồm các KTS: Đặng Kim Khôi, Nguyễn Trường Lưu, Nguyễn Thu Phong, Hoàng Thúc Hào.[ad_2] Nguồn Reatimes
0 notes
zuytcom · 4 years
Text
5 năm đi khắp Việt Nam ghi lại cảnh đẹp 3 miền
Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng đã đi dọc 3 miền Bắc – Trung – Nam và chia sẻ với Zing những khung hình cảm xúc của từng điểm đến trên dải đất chữ S với góc nhìn từ trên cao.
Đi khắp đó đây, khám phá văn hóa nhiều đất nước trên thế giới, nhưng nét thân thuộc, hiền hòa dọc 3 miền Bắc – Trung – Nam Việt Nam vẫn in sâu và chiếm trọn tình cảm trong tôi.
Với niềm say mê nhiếp ảnh, tôi cố gắng thu vào ống kính những khung hình chỉn chu và cảm xúc về vẻ đẹp đất nước. Tôi muốn gìn giữ những khoảnh khắc bình dị đó để sau này không nuối tiếc muộn màng như nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê (Nguyễn Minh Châu): “Suốt đời, Nhĩ từng đi khắp đó đây vậy mà cái bờ bên kia sông Hồng tưởng gần gũi nhưng lại xa lắc xa lơ bởi anh chưa đặt chân đến đó bao giờ”.
Núi non hùng vĩ
Nhiều nhiếp ảnh gia say mê vẻ đẹp đất nước và có chung ý tưởng thực hiện những bộ ảnh chủ đề Việt Nam nhìn từ trên cao. Dẫu vậy, mỗi người gửi gắm cảm xúc riêng qua những khung hình và câu chuyện đằng sau mỗi tấm ảnh cũng tạo nên sự khác biệt.
Tumblr media
Tà Xùa (Sơn La) nhìn từ trên cao được ví như “sống lưng khủng long”.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Tây Bắc hùng vĩ với núi non trùng điệp.
Tôi dành nhiều năm để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp dọc 3 miền đất nước. Những tấm hình đầu tiên được bấm máy vào cuối năm 2014. Thời điểm đó, tôi là người đầu tiên thực hiện dự án về đất nước nhìn từ trên cao. Những khung cảnh quan sát từ bầu trời đem đến trải nghiệm thú vị cho tôi, để tôi tiếp tục hành trình lưu giữ cảnh đẹp khắp 3 miền.
Nói đất nước ta rừng vàng biển bạc quả không sai vì cảnh quan miền nào cũng đầy mê hoặc. Những lần “bay” trên bầu trời ở Việt Nam, tôi thu vào ống kính những khoảnh khắc của núi non hùng vĩ, biển cả xanh ngợp trời, của những vùng đồng bằng trù phú… Mỗi nơi để lại một dấu ấn riêng.
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”
Những câu thơ viết về Tây Bắc trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên thôi thúc tôi ghi lại những cảnh đẹp đồi núi nơi vùng cao. Nét hùng vĩ hiện lên qua những cung đường hiểm trở trên “sống lưng khủng long” Tà Xùa ở Sơn La, cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) nguyên sơ nơi địa dầu Tổ quốc, hay những ngọn núi trùng điệp ở thị trấn Sa Pa (Lào Cai) mờ sương. Điểm xuyết giữa núi đồi là những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Y Tý (Lào Cai) uốn lượn từng tầng, vàng rực khi vào mùa gặt….
Tumblr media
Mùa vàng Mù Cang Chải làm nên cảnh đẹp đặc trưng của vùng cao Tây Bắc.
“Bay” trên bầu trời Tây Bắc nhiều lần nhưng điều khiến tôi luôn say mê là vẻ đẹp của những đồng ruộng bậc thang trong mùa lúa chín nhìn từ trên cao. Từ trung tuần tháng 9 thường niên, lúa trên khắp sườn đồi, cánh đồng ở Mù Cang Chải chuyển sang sắc vàng rực rỡ, cuốn hút.
Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ruộng bậc thang Mù Cang Chải là di sản văn hóa do người dân tộc địa phương tạo nên qua nhiều thế hệ.
Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha được Nhà nước công nhận Danh thắng quốc gia. Không chỉ vậy, cảnh sắc Mù Cang Chải còn vào top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi đây được “tô vẽ” trên 2.200 ha ruộng bậc thang kỳ vĩ đang vàng rực làm nao lòng bất cứ ai khi đến thăm.
Tumblr media
Mù Cang Chải mùa nước đổ nhìn từ trên cao đẹp tựa những tấm gương trời.
Quang cảnh núi non không chỉ có vùng cao Tây Bắc. Xuôi về Phú Thọ, những đảo chè Long Cốc huyền ảo trong sương cũng hấp dẫn ống kính của tôi.
Khu vực này cách Hà Nội khoảng 130 km, được dân nhiếp ảnh xem là đồi chè đẹp nhất Việt Nam. Để chụp những bức ảnh đồi chè ẩn hiện trong sương, tôi phải đưa thiết bị bay lên chừng 200 m, vượt khỏi tầm sương trắng xóa. Nếu bay cao hơn sẽ không thấy đồi chè mà chỉ là một biển sương dày đặc.
Tumblr media
Không gian xanh mượt bao phủ cả đồi chè Long Cốc.
Khi tới nơi 4 quả đồi nằm liền kề, nối tiếp nhau, cảnh quan hiện ra trước mắt vô cùng mãn nhãn. Những búp chè xanh non đang đến kỳ thu hoạch, phía xa là cung đường quanh co ảo diệu dẫn từ ngọn đồi này tới ngọn đồi khác… Cảnh quan cứ thế luân chuyển liên tục, mỗi khúc quanh lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Cảm giác bình yên bao trùm cả một vùng không gian xanh ngát.
Bên cạnh núi đồi, những vùng biển trải dài, nước xanh trong bên bờ cát trắng góp phần tạo điểm nhấn trong bộ ảnh Việt Nam nhìn từ trên cao của tôi.
Biển cả mênh mông
Với đường bờ biển dài 3.260 km, nhiều bãi biển ở Việt Nam từng vào top các bãi biển đẹp nhất thế giới. Từ Bắc vào Nam, có vô vàn điểm du lịch biển quen thuộc với du khách như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vịnh Lan Hạ (Hải Phòng), Đà Nẵng, Mũi Né (Bình Thuận), Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang)…
Tumblr media
Từ cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi), du khách sẽ đi tàu để ra đảo Lý Sơn.
Thế mạnh của Hạ Long là cảnh sắc với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, rải đều trên vịnh như những nét chấm phá, điểm tô cho thiên nhiên nơi đây. Tôi cũng ghi lại vẻ đẹp của vùng vịnh ở Lan Hạ. Vẻ đẹp miền biển phía bắc mang nét hùng vĩ mà nguyên sơ.
Từ năm 2015 đến nay, tôi ghé nhiều tỉnh thành ở Trung Bộ, lưu lại cảnh biển nhìn từ trên cao ở nơi nối 2 đầu đất nước. Với tôi, miền biển đẹp nhất, tình nhất có lẽ ở duyên hải Nam Trung Bộ. Không đem theo phù sa nặng hạt, nước biển ở đây quanh năm trong xanh, sóng vỗ hiền hòa bên những bờ cát trắng.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Các bãi biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hấp dẫn du khách bởi làn nước xanh trong.
Một trong những điểm du lịch biển làm nên hấp lực của miền Trung phải kể đến mũi Kê Gà (Bình Thuận). Kê Gà là một mũi đất nhô ra biển Đông cách thành phố Phan Thiết khoảng 40 km về phía tây nam. Nơi đây nổi tiếng với nước biển xanh mát, những ngọn núi được phủ đầy cát trắng tạo nên những điểm nhấp nhô tuyệt đẹp. Thủy triều lên biến khu vực thành một hòn đảo biệt lập, vây quanh là biển xanh. Những hòn đá đủ kích thước lớn, nhỏ và hình dạng tròn vuông, ngắn dài phơi mình bên bãi biển như đang “bày binh bố trận”.
Phú Yên cũng là điểm sở hữu cảnh biển đẹp nhất nhì miền Trung. Tôi tới Phú Yên trước khi nơi này được biết đến nhiều qua bộ phim điện ảnh “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Nhờ nét nguyên sơ, xứ Nẫu trong khuôn hình của tôi là những bãi biển xanh như ngọc, đường bờ biển quanh co, đẹp mắt.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Bãi biển ở Phú Yên nhìn từ bầu trời.
Nếu miền Bắc có Hạ Long, miền Trung có Nha Trang, Phú Yên, thì bờ biển phía nam lại hấp dẫn du khách nhờ nét quyến rũ của Phú Quốc, vẻ đẹp hoa lệ của bờ biển ở Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Trên bản đồ du lịch Việt, 2 thành phố du lịch nổi tiếng ở Nam Bộ đều là những diểm nghỉ dưỡng quen thuộc với du khách.
Tumblr media
Bình minh trên ngọn hải đăng Mũi Điện, Phú Yên.
Dọc theo chặng đường ghi lại bộ ảnh Việt Nam nhìn từ trên cao, tôi không đến từng nơi theo thứ tứ Bắc – Trung – Nam, cũng không ghé mỗi nơi một lần chỉ để chụp hình rồi rời đi. Tôi trở đi trở lại nhiều lần một địa điểm quen thuộc, khai thác bằng hết mọi góc chụp, hơn cả là hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương.
Đồng bằng trù phú
Ngược dòng về cuối năm 2015, thời điểm tròn một năm tôi “bay” trên những nẻo đường của dải đất chữ S, cũng là lúc chiếc drone (thiết bị ghi hình trên không) của tôi cất cánh ở đất mũi Cà Mau – cực Nam đất nước. Lúc đó, tôi hoàn thành tạm thời bộ khung cho chuỗi hình ảnh Việt Nam nhìn từ bầu trời đã thực hiện dần trong suốt một năm.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Những cánh đồng thốt nốt đặc trưng ở An Giang.
Nam Bộ trong ấn tượng của tôi là vùng Đồng bằng sông Cửu Long trù phú, như bức tranh đa sắc. Nơi đó có sự nhộn nhịp của những con người hào sảng, có vẻ đẹp mặn mòi từ thiên nhiên.
Trong những lần đến miền Tây, tôi có ghé chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) để cảm nhận nhịp sống thường ngày của người dân vùng sông nước. Khu chợ nổi bật với những chiếc ghe thuyền đủ màu xuôi ngược, người chèo xuồng như nghệ sĩ uốn dẻo với cây chèo điều khiển những chiếc xuồng con len lỏi khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà không hề va quệt.
Tumblr media Tumblr media
Đến miền Tây, du khách có thể ghé thăm chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cái Bè, hay chợ ở Châu Đốc.
Tumblr media
Chợ nổi không chỉ có ở Cần Thơ, những phiên chợ miền sông nước còn hiện diện ở Cái Bè (Tiền Giang), Châu Đốc (An Giang). Mỗi sáng, giữa bốn bề sông nước, hàng trăm chiếc thuyền lớn bé đậu san sát với hình ảnh cây bẹo chào hàng, trên thuyền treo bán sản vật bán không cần phải rao hàng như các chợ trên đất liền.
Ngoài bức tranh đa sắc ở Cần Thơ, An Giang cũng là nơi tôi ấn tượng nhiều nhất bởi sự bình yên. Nét đẹp đồng quê miền Tây in dấu qua những cánh đồng thốt nốt xanh rì, rừng ngập mặn trù phú, vườn trái cây sai trĩu quả…
Để cảm nhận hết vẻ đẹp của miền Tây, bạn nên đến vào mùa nước nổi, khoảng tháng 7-10 âm lịch. Mùa nước nổi cũng là mùa mưu sinh của người dân miền Tây, lúc này các đàn cá đồng, nhất là cá linh non theo con nước đổ về, mang đến nguồn thủy sản phong phú. Trái với nét dung dị, chất phác của nhịp sống vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các địa điểm thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung lại gợi vẻ hoài cổ, trầm mặc.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Người dân thu hoạch muối và lúa trên những cánh đồng ở Bình Thuận.
Hội An (Quảng Nam) thấp thoáng bóng dáng đô thị cổ sầm uất thế kỷ 17-18. Huế lại hằn lên dấu vết thời gian về quá khứ tôn nghiêm, lịch sử hào hùng. Ninh Thuận khác biệt với văn hóa Chăm đặc sắc…
Tumblr media
Toàn cảnh kinh thành Huế nhìn từ trên cao.
Tumblr media Tumblr media
Hội An giữ được nét hoài cổ qua nhiều thế kỷ.
Thật thiếu sót nếu bỏ qua nét đẹp bức tranh nông thôn vùng quê miền Bắc, nơi có những ruộng lúa thẳng cánh cò bay, điểm xuyết vài cây hoa gạo đỏ ven đường làng… gợi tôi nhớ đến những câu thơ trong bài Mộc miên chẳng nhạt phai của nhà thơ Nguyễn Đình Huân
“Mộc miên bên sông tháng tư cháy đỏ
Như tình mình ngày xưa đó đắm say
Bến sông quê tay ta nắm trong tay
Dưới gót chân sen rụng đầy hoa gạo”.
Bức tranh đồng bằng trên dải đất chữ S không thể thiếu mảnh ghép của Hà Nội nhìn từ bầu trời. Giữa vòng quay cuộc sống biến đổi không ngừng, thủ đô vẫn còn đó những bóng hình xưa cũ như cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, 36 phố phường cũ kỹ, di tích lịch sử nghìn năm…
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Hà Nội nhìn từ trên cao là sự giao thao giữa nhịp sống hiện đại và lịch sử lâu đời.
Từ trên cao nhìn xuống, tôi có thể quan sát được tổng thể những sự thay đổi của dải đất chữ S theo năm tháng. Hành trình tô đỏ bản đồ Việt Nam vẫn tiếp tục được thực hiện, thành quả là những bức hình chỉn chu và cảm xúc.
Tumblr media
Lê Thế Thắng
!function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '175226273524464'); fbq('track', 'PageView');
Bài viết 5 năm đi khắp Việt Nam ghi lại cảnh đẹp 3 miền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/kham-pha/5-nam-di-khap-viet-nam-ghi-lai-canh-dep-3-mien/
0 notes
Photo
Tumblr media
Xây mộ thế nào đúng theo phong thủy
“Xây mộ thế nào cho đúng? Cần phải làm những việc gì, làm như thế nào khi bắt tay vào việc xây sửa mộ phần?…” Trên đây là những băn khoăn mà bất cứ ai cũng gặp phải khi chuẩn bị thi công xây dựng các công trình lăng mộ cho người quá cố. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những băn khoăn, thắc mắc trên qua bài viết sau đây.
Xây mộ cần chọn nơi như thế nào?
Ngày nay loài người gần như đã thừa nhận con người ta tồn tại 3 thể: Thể Xác (Body) là thân xác của ta, thể Vía (Soul) là Phần hồn của ta và thể Trí (Spirit) là tâm trí của ta. Muốn rèn luyện toàn diện, con người cần rèn luyện cả 3 Thể này. Khi ta chết, thể Xác phân huỷ trở về đất và Khí. Còn thể Vía và thể Trí, còn gọi là Linh hồn ta, thì tồn tại dưới dạng sóng vi tế trong một không gian khác, ta gọi là cõi âm. Đây chính là một người Trời trong ta suốt cả cuộc đời, nay bỏ thân xác ta mà về cõi Tr���i.
Xây mộ thế nào cho đúng?
Vì sóng vi tế rất thanh nhẹ nên nó bị các sóng tia Hồng ngoại và tia Nhìn thấy trong phổ bức xạ mặt trời áp đảo. Do đó ở những nơi thờ cúng, ta không nên để có quá nhiều ánh sáng mặt trời, người âm sẽ khó ngự. Nói cách khác, ở những nơi này cần có bầu không khí mát, hơi tối một chút, không được nóng quá và sáng quá. Ở mộ cũng vậy, phải mát. Muốn mát thì trên mộ phải có cỏ xanh. Cỏ xanh trên mộ là để cho không khí nghĩa trang được mát, không bị cương nóng, làm cho người âm sợ mỗi khi ta cũng mới họ về.
Nhiều người quan niệm trồng cây to cao thì rễ ăn vào mộ làm cho “động mộ”. Quan niệm này không đúng thực, vì không có chuyện động mộ như ta quan niệm. Động ở đây là sợ rễ cây to ăn lan rộng sẽ phá nứt hỏng mộ (Giống như hè phố bị gãy nứt do rễ hàng cây bóng mát). Vì ta quan niệm phải giữ ngôi mộ lâu bền nên cứ sợ trồng cây ta bóng mát thì rẽ nó sẽ làm hỏng mộ. Một nghĩa trang có quy hoạch cây xanh lường trước điều này thì không sợ điều này. Vậy nên các nghĩa trang cũng nên có trồng cây xanh bóng mát, vừa thích hợp cho cả người Trần và người âm mỗi lần về nghĩa trang.
Người chết cần những gì?
Người chết cần những gì ở người sống?
Người chết cần ở người sống một tấm lòng: Tấm lòng chân thành tưởng nhớ đến họ. Thế thôi.
Cần lưu ý những gì khi xây mộ phần?
Phương tiện để tưởng nhớ đó là bàn thờ. Thắp hương trên bàn thờ là gặp được người âm rồi, không cần phải ra mộ. Đối với người chết, ngôi mộ to nhỏ, sang hèn có hay không có mộ đều không quan trọng. Người chết không ai yêu cầu xây mộ cho mình thật hoành tráng cả. Mộ to nhỏ, sang hèn là ý thích của người sống mà thôi. Có khi chẳng vì người chết, mà chỉ là ganh đua giữa người sống với nhau.
Người chết cần trở về với đất mẹ
Con người ta sinh ra từ đất, còn gọi là sinh ra từ Khí, chết lại trở về với đất, thành Khí. Đó là quy luật vận hành tự nhiên của hàng triệu thế hệ xưa nay. Vậy theo thông thường thì khi chết có thể đốt xác thành tro bụi và trải về với đất đồng quê, tức là về với đất mẹ mà mình sinh ra. Cũng có thể lập một ngôi mộ đơn giản để con cháu đời sau có chỗ thăm viếng tưởng nhớ. Ngôi mộ này sau khoảng 4 đời có thể hoá thành đất, không còn ai nhớ đến nữa. Con cháu chỉ thờ tổ tiên đến 4 đời (Cao Tằng Tổ Khảo), tức là thờ tới đời Kỵ của mình. Đó là lý do ở các nhà thờ Họ người ta thường chỉ lập bài vị tới đời Kỵ của mình mà thôi. Đến đời thứ 5 thì chắt chút không còn biết cụ kỵ mình là ai nữa. Nó chỉ tưởng niệm tổ tiên trên bàn thờ chứ không còn ra mộ. Ngôi mộ này đã hoá thành đất. Người chết đã về với đất mẹ. Vì thế mới có từ “Quê hương”.
Quê hương, người xưa trong nền kinh tế tiểu nông, quan niệm là làng xã của mình. Người chết mộ chôn trên cánh đồng làng. Ngày nay từ Quê hương quan niệm rộng hơn: Quê hương là tổ quốc. Vì vậy khi chết mộ đặt bất cứ đâu trên đất nước mình đều là đất mẹ. Tổ quốc của ta thiêng liêng đối với mỗi người là vì vậy.
Người chết phải về với đất. Nấm mồ rồi cũng phải được phân huỷ thành đất. Đó là lý do vì sao hàng triệu thế hệ người đã chết mà trên trái đất này hiện chỉ còn mộ của khoảng vài thế hệ gần đây thôi. Còn các mộ khác đi đâu? Nó đã hoá thành đất cả rồi. Cho nên chôn mộ thế nào để khoảng 4 thế hệ sau đã thành đất là tốt nhất. Đó chính là đã đảm bảo môi trường bền vững.
Một dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên có tục chôn mộ đất phẳng, trên dựng một lều bằng tranh tre rất nhỏ, làm bằng cành cây và lá cọ, thấp chỉ che đủ ngôi mộ, không có tường bao quanh. Người ta chui vào cúng mộ trong lều tranh này. Qua năm tháng, đời sau không còn biết cụ kỵ mình nữa thì lều tranh cũng tự phân huỷ. Ngôi mộ bấy giờ đã hoá thành đất, không ai biết đến nữa. Đó là một cách ứng xử rất thông minh của người sống: Vẫn tưởng nhớ đến người chết mà lại hoà đồng với quy luật tự nhiên: người chết phải về với đất, phải hoá thành đất.
Nếu chúng ta ai cũng xây mộ như một nhà tầng thu nhỏ, cũng sắt thép bê tông, thì ngôi mộ này biết đến bao giờ mới phân huỷ thành đất? Vậy thì những thế hệ sau lấy đất đâu mà chôn? Do đó xây mộ như ở Hình 1 là không đảm bảo môi trường bền vững và rất lãng phí đất. Rồi đây, khi thế hệ những người xây mộ này và con cháu họ chết đi, đã để lại một hậu quả lớn cho xã hội: Mộ đã xây cứ tồn tại đấy mà không ai biết đến cả. Cho nên xây mộ còn phải đảm bảo vệ sinh môi trường cho các thế hệ sau.
Xây mộ thế nào cho đúng?
Mộ tốt nhất là đắp bằng đất và có cỏ xanh. Do điều kiện sống hiện nay khá hơn trước kia, nên người sống có tâm lý muốn có cho người chết một ngôi mộ đàng hoàng hơn. Đó là một cách nghĩ có tâm, đáng tôn trọng. Tuy nhiên, làm gì cũng vậy, đơn giản vẫn là tốt. Cho nên một ngôi mộ đúng mức chỉ nên xây gạch bao quanh, trên có trồng cỏ. Tường cũng chỉ nên xây mỏng vừa phải (dày 6- 11cm) để sau này dễ phân huỷ.
Có mấy cách lập mộ được xếp thứ tự ưu tiên tốt nhất, nhì, ba, tư như sau:
– Đốt xác thành tro bụi trải về đồng quê, sông biển để thành đất, không lập mộ là tốt nhất. Xã hội cần phát triển phương thức này.
– Chôn đại quan, san đất phẳng, không lập mộ. Người chết đã về với đất.
– Chôn đại quan, lập mộ đắp đất đơn giản, không xây mộ, không cải táng. Ở các nghĩa trang của các thành phố lớn cũng không nên vì hiếm đất mà khuyến khích táng mả. Cần phải cải cái hủ tục này mà tìm giải pháp khác
– Chôn đại quan xây mộ đơn giản, chỉ xây tường 11cm, quét vôi đơn giản (để mộ tự phân hủy sau khoảng 4-5 đời). Hoặc đốt xác rồi tro cốt lập mộ xây đơn giản như trên.
Tư Vấn Kích Thước Mộ Xây Hợp Phong Thủy
Lựa chọn kích thước ngôi mộ theo phong thủy là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Tôi xin đưa ra một số kích thước hợp lý cho quý khách hàng tham khảo:
Kích thước của mộ như thế nào để chuẩn theo phong thủy
Kích thước mộ đơn sau bốc
– Bể chìm âm : Rộng 112 cm, dài 152 cm, sâu 140 cm – Xây gạch, trát xi măng cát.
– Phần mộ đá nổi: Rộng 81 cm, dài 133 cm, cao 74 cm.
– Hướng, kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ phải tuân thủ theo qui định của công ty.
Kích thước mộ đơn không bốc (kích thước mộ địa táng)
– Bể chìm âm: Rộng 133 cm, dài 260 cm, sâu 180 cm – Xây gạch, trát xi măng cát.
– Phần mộ đá nổi: Rộng 133 cm, dài 235 cm, cao 81 cm.
Đây là các kích thước mộ theo phong thủy thước Lỗ Ban (lấy các số đỏ thước Lỗ Ban làm kích thước phủ bì). Ngoài ra còn phụ thuộc vào diện tích đất và số lượng mộ trong khuôn viên lăng mộ dòng họ của khách hàng.
Chọn Hướng Xây Mộ Đá Hợp Phong Thủy
Trước tiên, cần phải chọn lựa mảnh đất “mạch núi có nhựa sống lưu động”. Đất là hữu hình, nhựa sống (long mạch) trong đất là vô hình, nhưng khi nhìn vào hình thế của gò đất có thể nhận biết được đất có sinh khí hay không. Cổ nhân có câu: “Long mạch thật thì huyệt thật, long mạch giả thì huyệt giả”. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tốt tươi thì nên chọn đặt mộ. Gia chủ và con cháu sẽ phú quý, phát đạt. Tiếp đến, phải để ý màu sắc đất. Sẽ rất tốt cho đặt mộ nếu đất ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, hồng có vân. Đất này gọi là “Thái cực biên huân”.
Cần chọn hướng xây mộ thế nào cho đúng?
Sau đó, nơi đặt mộ phải có “Sa bao”. Sa bao tức là nơi đất đó được núi bao bọc.
Núi bao bọc thì khí tụ, tụ được nhựa sống, không làm tản sức sống. Đất cao thì đồi núi ôm lấy mà không bị khuyết, như vậy là đất lành. Đặc biệt, đất để chôn cất cần được “Thủy bọc”.
Thủy ở đây là dòng nước, hồ ao, sông suối hoặc biển cả. Thủy là nguồn gốc tiền tài, là ngoại khí của nhựa sống. Huyệt mộ nằm trên đồi được các dòng nước chảy dưới chân bao bao được xem là huyệt quý. Sinh thủy thì sẽ vượng. Kinh táng có câu: “Phép trong phong thủy, được thủy là thứ nhất, tàng phong là thứ hai”.
Huyệt cát, huyệt hung còn do chọn giờ, ngày, tháng và năm hạ huyệt. Sách Tuyết Tâm Phú viết: “Tuy là huyệt cát vẫn kỵ táng hung”. Chính bởi thế chọn giờ hạ huyệt khôn cùng quan trọng.
Cứ vào phép sinh khắc ngũ hành để đặt hướng mộ, cần chọn giờ, ngày, tháng, năm hạp để tránh hung phùng cát:
– Tọa Đông (thuộc Mộc): mộ nhìn hướng Tây Đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Tỵ, Dậu, Sửu (tam hợp Kim cục).
– Tọa Tây (thuộc Kim): mộ nhìn hướng Đông Đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Hợi, Mão, Mùi (tam hợp Mộc cục).
– Tọa Nam (thuộc Hỏa): mộ nhìn hướng Bắc Đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Thân, Tý, Thìn (tam hợp Thủy cục).
– Tọa Bắc (thuộc Thủy): mộ nhìn hướng Nam Đại kỵ động thổ, hạ huyệt giờ, ngày, tháng, năm Dần, Ngọ, Tuất (tam hợp Hỏa cục).
Bất kể huyệt mộ đặt như thế nào chỉ cần chọn ngày Hoàng đạo thì gặp hung hóa cát. Các ngày có sao: Thái Tuế, Tuế Phá, Kiếp Sát, Diệt Sát, Tuế Sát, Ngũ Hoàng, Nguyệt Kiến, Nguyệt Phá, Nguyệt Yếm, Tứ Tuyệt, Tứ Ly thì tuyệt đối không được động thổ, táng. Gia đình khi táng người thân nên thật chu đáo trong việc chọn thời giờ. ắt phải được làm từ cái tâm của người con đạo hiếu. Có như thế, những việc làm đó mới mang được phước lành về cho gia đình, còn tổ sư được mỉm cười nơi cửu nguyên.
Chọn Vị Trí Đặt Mộ Khi Cải Táng
Việc chọn vị trí để đặt mộ nếu chọn theo cách của Phong thủy thời xưa như là phải có Long, Hổ, Sa, Thuỷ, thì sẽ mất rất nhiều thời gian và rất tốn kém tiền bạc cho gia chủ, để tìm vì đất đai bây giờ chật hẹp lại thuộc sự quản lý của chính quyền nên không thể tùy tiện đặt mộ như thời xưa được vì vậy việc đặt mộ hiện nay phần lớn là dựa vào hướng mộ, còn vị trí đặt mộ thì một số thầy Địa lý ngày nay cho rằng, vị trí tốt để đặt mộ chỉ cần đạt được trong những điều sau đây:
Chọn vị trí xây mộ thế nào cho đúng?
– Nhập thủ đầy đặn: Nhập thủ là nơi long mạch vào mộ. Nếu nơi đó hơi lồi như mu con rùa, đầy đặn, cỏ cây tươi tốt thì nên chọn đặt mộ, gia chủ và con cháu sẽ phú quý. Chú ý về sắc đất: Sau khi đào huyệt mộ thấy đất ở dưới mịn, có màu ngũ sắc, màu hồng vàng, màu son đậm, hồng có vân đất này gọi là “Thái cực biên huân” rất tốt.
– Những huyệt mộ ở đồng bằng thì nên có ít nước ở dưới huyệt, hoặc kỵ chôn đè lên huyệt cũ của người khác. Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm trước mộ đè lên mộ, hoặc các góc nhọn của mộ khác chọc vào trước mộ, hoặc đâm xuyên vào cạnh mộ.
– Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách (tốt).Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
– Quan sát cẩn thận đường đi xung quanh mộ. Nếu mộ có đường đi đâm thẳng vào giữa ,phía trước hoặc phía sau mộ, hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Tốt nhất chọn huyệt mộ nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
– Nếu an táng ở địa hình bằng phẳng thì nên chọn nơi nhô cao, không nên chọn nơi trũng thấp, vì chỗ nhô cao mới hấp thu được sinh Khí, khi an táng, chôn sâu mà không đ���ng mạch nước ngầm là tốt.
Liên hệ tư vấn, thiết kế xây mộ đá, lăng mộ đá
Lăng mộ đá Ninh Bình
Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Số Điện Thoại: 0973.699.505
Website: https://langmodaninhbinh.info
Chúng tôi xin cam kết đem lại các sản phẩm chế tác từ đá với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý theo thị trường.
0 notes
damynghebinhminh · 3 years
Text
68 Mẫu cột hiên đá xanh rêu đẹp dùng cho công trình tâm linh
Cột hiên đá xanh rêu là một trong những hạng mục xây dựng được chế tác từ đá xanh rêu tự nhiên, dùng trong việc chống đỡ mái hiên đình chùa, nhà thờ họ hay miếu thờ, am tự.
Đá xanh rêu được khai thác hoàn toàn trong tự nhiên nên vô cùng sáng đẹp và bền chắc, ngoài ra cột hiên đá được chế tác từ đá tự nhiên còn mang nhiều yếu tố về phong thủy tâm linh trong thờ phụng.
Chất liệu cột hiên đá xanh rêu 
Cột hiên đá xanh rêu được chế tác từ đá xanh tự nhiên khai thác tại Thanh Hóa, các vùng như: Nhồi, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Ngọc Lặc,.. có rât nhiều các mỏ đá, với chất lượng đá nổi tiếng trên cả nước. Màu sắc rất đẹp, chất lượng đá tốt nhất, mang lại nhiều giá trị về vật chất và tinh thần cho con người.
Đá xanh rêu Thanh hóa được thiên nhiên ban tặng với đầy đủ các yếu tố:
Chất lượng: Được khai thác hoàn toàn từ các mỏ đá tự nhiên, có độ cứng rất cao và bền chắc với thời gian, có khả năng chịu được thời tiết tại Việt Nam như: Nắng, mưa, bão,…càng để lâu đá xanh rêu càng lên màu sáng bóng.
Yếu tố thẩm mỹ: Đây là một sản phẩm của tự nhiên, sở hữu vẻ đẹp cổ kính, thô sơ, việc dùng đá xanh rêu trong chế tác cột hiên đá xanh rêu, mang đến cho công trình của gia chủ một vẻ đẹp tự nhiên, màu sắc ấn tượng, độc nhất vô nhị.
Quá trình bảo dưỡng: Đá là một chất liệu bền chắc, không ảnh hưởng bởi ngoại lực và không khí nên hầu như không phải bảo dường nhiều, ngoài việc lau chùi vệ sinh để màu sắc của đá được sáng bóng hơn.
Cột hiên đá tự nhiên đẹp
Hoa văn trên cột hiên đá xanh rêu
Hoa văn làm cho cột hiên đá xanh rêu thêm độc đáo và tinh tế hơn, Nếu như cột đá không điêu khắc hoa văn mà chỉ đơn thuần là một khối đá thô cứng thì nghệ thuật không còn giá trị trong kiến trúc đình chùa. Vì vậy mà hoa văn mang lại nhiều ý nghĩa cũng như linh hồn cho cột đá.
1, Hoa văn Bình Sen
Hoa sen luôn được coi là biểu tượng của văn hóa Phật giáo, hình ảnh hoa sen xuất hiện nhiều tại các công trình nổi tiếng nhất Việt Nam như: Chùa Một Cột, Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, Chùa Tây Phương.
Đây là biểu tượng của sự bừng tỉnh, tinh khôi, thuần khiết, vươn lên trước mọi sự khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, còn tượng trưng cho tấm lòng thánh thiện, thuần khiết.
2, Hoa văn Tứ Quý
Bộ hoa văn Tứ Quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai thể hiện sự luân chuyển của 4 mùa trong năm, với những nét đặc trưng của mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Sự lay động của thiên nhiên đất trời không chỉ đem lại may mắn, tiền tài mà còn là sự hy vọng, ước mơ về 1 cuộc sống thịnh vượng.
Cột hiên đá xanh rêu nhà thờ họ
3, Hoa văn bộ tứ linh
Bộ tứ linh gồm đại diện bốn con linh vật được dân gian thờ phụng: Long, Ly, Quy, Phượng. Long là con vật đứng đầu trong bộ tứ, dân gian thường gọi là rồng. Rồng là con vật không có thật trong tự nhiên nhưng lại được mô tả hết sức chân thực, mình rồng giống như thân rắn có vảy, tuy nhiên rồng có chân và đuôi xòe như đuôi công, cong vút lên cao, đầu rồng được mô tả đẹp nhất với mắt sáng, miệng rộng, lưỡi đỏ lúc nào cũng đưa về phía trước để hút mọi khí độc và nhả ra dương khí tốt.
Nếu rồng đại diện cho sức mạnh thì Phượng đại diện cho cái đẹp, vì vậy mà cột hiên đá xanh rêu xuất hiện khá nhiều hình ảnh của rồng và phượng. Thời phong kiến rồng và phượng được coi là đại diện cho hình ảnh của vua và hoàng hậu.
Lân là một con vật được thần thoại hóa, đại diện cho thần linh mang lại điềm may cho con người. Quy là hình ảnh của con rùa, đại diện cho sức sống trường tồn và khả năng chịu đựng gian khổ.
Cột hiên đá tự nhiên điêu khắc bộ tứ linh
Địa chỉ cung cấp cột hiên đá xanh rêu trên Toàn Quốc
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIÊU KHẮC ĐÁ NON NƯỚC chuyên thi công thiết kế các hạng mục từ đá phục vụ công trình tâm linh như cột hiên đá xanh rêu, cột đồng trụ đá nhà thờ họ, cổng đá tam quan, cổng đá tự trụ, lăng mộ đá, cuốn thư đá.
Sản phẩm của công ty luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng trong nhu cầu thờ phụng tâm linh, nâng cao giá trị đời sống tinh thần của mỗi người dân trong nhịp sống hiện đại.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIÊU KHẮC ĐÁ BÌNH MINH
Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới để nhận được báo giá chi tiết cho từng sản phẩm cụ thể nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIÊU KHẮC ĐÁ BÌNH MINH
Trụ sở chính: Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình.
Xưởng sản xuất: Làng nghề Đá mỹ nghệ Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình.
Xưởng trưng bày: Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình.
Hotline/Zalo: 0912 396 986 
Website: Daninhbinh.com.vn
Bản đồ đường đi: https://goo.gl/maps/DXBkp11TLoueHxbg7
Xin chân thành cảm ơn!
Nguồn bài viết: 68 Mẫu cột hiên đá xanh rêu đẹp dùng cho công trình tâm linh
from CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIÊU KHẮC ĐÁ BÌNH MINH https://ift.tt/3nWvUAg via https://ift.tt/3zuHhCm
0 notes
giaitritonghop123 · 4 years
Text
Dời dân để bảo tồn cây da hơn 100 tuổi
Tumblr media
Đồng ThápTP Sa Đéc sẽ đổi đất cho các hộ dân quanh cây da hơn 100 tuổi bị nghiêng để bảo tồn cổ thụ gắn với quá trình phát triển đô thị xưa.
Tumblr media
Phần thân cây da từ mái nhà ông Sa trở lên, cách mặt đất khoảng 4 m. Ảnh: Cửu Long.
Trong khuôn viên 86 m2 đất thổ cư của gia đình ông Nguyễn Hoàng Sa, 47 tuổi, ở góc đường Phan Chu Trinh - Hùng Vương (phường 1, TP Sa Đéc), có 19 m2 không thể sử dụng được vì gốc da án ngữ. Cây có đường kính hơn 3 m, cao 25 m, bị nghiêng vào bên trong. Gốc và thân cây đã mục ruỗng nhiều lỗ rất to, ngươi lớn có thể chui vào... 
Căn nhà cấp bốn ọp ẹp cũng là nơi bán quán cơm nuôi sống tám người trong gia đình ông Sa. "Mỗi khi mưa gió là mọi người không thể ngủ yên vì dột nước và sợ cây ngã đè", ông Sa nói và cho biết nhà đã xuống cấp, hư hỏng nhiều nơi nhưng không thể sửa, xây mới được. Gia đình cũng phải đóng phần thuế cho diện tích bị cây da "lấn chiếm".
Chủ nhân thửa đất cho rằng cha mẹ mình sống ở đây từ năm 1960, khi đó đã có cây da. Đến năm 1985, cơn bão lớn quét qua khiến cây bị nghiêng và đè lên căn nhà. Đầu tháng 8/2019, trận mưa giông kèm lốc xoáy làm cổ thụ bật gốc, phần thân đè sập mảng tường của phòng thờ trên gác và gian bếp bên dưới với tổng diện tích gần 20 m2. Các căn nhà lân cận cũng bị thủng tôn, nứt tường.
Tumblr media
Gốc cây da phía bên trong nhà ông Hoàng Sa. Ảnh: Cửu Long
Theo ông Nguyễn Văn Của Anh, 62 tuổi, nhà liền kề với ông Hoàng Sa, cây da được cắt tỉa nhánh nhưng vẫn còn rất cao, tán rộng. "Chúng tôi rất lo sợ cây bật gốc khi đang vào mùa mưa", ông nói.
Lo sợ nguy hiểm, gia đình ông Sa cùng 5 hộ lân cận làm đơn đề nghị chính quyền địa phương đốn hạ hoặc di dời cây nhưng không được chấp nhận vì đây là một trong hai cổ thụ trăm tuổi thuộc diện bảo tồn của TP Sa Đéc.
Ông Võ Thanh Tùng, Chủ tịch TP Sa Đéc cho biết chính quyền địa phương chia sẻ trước lo lắng và những khó khăn của các hộ dân sống cạnh cây da.
"Cây da này gắn với sự hình thành và phát triển của Sa Đéc, vì vậy việc bảo tồn cổ thụ này như giữ cái hồn của đô thị xưa", ông Tùng nói và cho biết tháng 8/2019, cây bị bất gốc, nghiêng 10-15 độ nhưng được hai lần cắt tỉa nhiều cành, nhánh to, nên khó xảy ra đổ ngã.
Tumblr media
Đầu tháng 8/2019, cây da bật gốc, nghiêng đè sập bức tường nhà dân. Ảnh: Cửu Long.
Do đây là cây bảo tồn nên UBND TP Sa Đéc quyết tâm giữ lại và đã có giải pháp đảm bảo sự an toàn và quyền lợi của người dân.
"Chính quyền sẽ đối thoại với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cây da để đổi bằng phần đất có giá trị tương đương và sớm hỗ trợ các hộ này di dời đến nơi ở mới, ổn định cuộc sống", ông Tùng nói và cho biết đồng thời, thành phố sẽ triển khai phương án bảo vệ, chăm sóc cổ thụ thật tốt, không để đổ ngã.
Sa Đéc trở thành thành phố năm 1993, là trung tâm kinh tế, tài chính, giáo dục, văn hóa và duc lịch ở phía Nam Đồng Tháp. Vùng đất Sa Đéc xưa có tên Khmer là Phsar Dek, nghĩa là Chợ Sắt. Giai đoạn 1976-1994, tỉnh lỵ của Đồng Tháp đặt ở Sa Đéc giữ, sau đó dời về Cao Lãnh (nay là TP Cao Lãnh). 
Sa Đéc nổi tiếng với làng hoa được hình thành hơn 100 năm trước. Đến nay có hơn 2.300 hộ dân trồng 2.500 loài hoa kiểng khác nhau, với diện tích hơn 500 ha, trở thành một trong những vựa hoa kiểng lớn nhất miền Tây.
Cửu Long
from Tin mới nhất - VnExpress RSS https://ift.tt/2U9p1vK via IFTTT
0 notes
redbullrb · 7 years
Photo
Tumblr media
Năm 1772 Lịch sử Việt Nam ghi rằng có ba anh em họ Nguyễn: anh cả là Nhạc, người thứ hai là Lữ, thứ ba là Huệ xuất thân ở giới thương nhân thuở đó đã tổ chức cuộc Cách mạng quanh vùng Quy Nhơn và An Khê. Chữ Tây Sơn chỉ rằng trong thời khởi thủy dẫy núi phía Tây đã là sào huyệt của anh em nhà họ Nguyễn. Cuộc Cách mạng được toàn thể nhân dân hưởng ứng, nghĩa là có cả nông dân lẫn thương nhân, một số khách trú sinh sống từ lâu ở đây (theo tài liệu của các giáo sĩ và các nhà du hành Barrow đã đặt chân vào đất Tây Sơn năm 1793). Gia đình của anh em Nguyễn Nhạc chuyên nghề bán cau là một thứ sản phẩm rất thông dụng ở khắp các thị trường trong nước. Phong trào Tây Sơn, cứ lời thuật lại của giáo sĩ Diego de Jumilla đã bắt đầu hoạt động mạnh vào tháng 4 năm 1773. Quân đội của Tây Sơn từ miền núi phóng xuống các thôn quê, vào các chợ búa giữa ban ngày. Họ có đủ gươm, giáo, súng, nỏ nhưng không hại tính mạng và tài sản của ai hết. Trái lại, họ tuyên ngôn làm cái việc công bằng, thẳng thắn, chỉ trừ khử bọn quan tham lại nhũng, những kẻ trọc phú lưu manh và trộm cướp. Họ lấy của người giàu phân phát cho kẻ nghèo, chỉ dành cho họ một phần nào thóc gạo mà thôi. Ai chống thì họ giết, biết điều thì thôi.
Một giáo sĩ Tây Ban Nha kể rằng họ đã tự xưng là những người theo mệnh trời để thi hành công lý và giải phóng nhân dân khỏi ách quan liêu phong kiến đúng như điều các nhà cách mạng xã hội chủ trương ngày nay.
Cũng như những cuộc khởi nghĩa của nông dân Châu Âu đời Trung Cổ, họ được giới nhà chùa, Phật giáo và Lão giáo ủng hộ nhiệt liệt, chính Nguyễn Lữ cũng là một nhà sư trước đây và sau này Lữ được coi gần như một vị giáo chủ ở Nam Hà ; ngoài ra các người Mọi, các sắc dân thiểu số, và theo sử gia Pétrus Ký, có cả vị vua cuối cùng của người Chàm cũng tiếp tay cho họ.
Rồi quân Tây Sơn đi đến đâu, thắng đến đó như trận cuồng phong lướt cỏ. Sử ta có chép về lý lịch của anh em nhà Tây Sơn có đưa ra một số chi tiết như sau:
Ông tổ của ba anh em nhà họ Nguyễn thực ra là họ Hồ và cũng là ông tổ của Hồ Quý Ly, con người đã cương quyết làm cuộc cách mạng quốc gia hết sức táo bạo dưới đời Trần về mọi phương diện
Đến đời anh em Nguyễn Nhạc thì chi nhánh của cả hội đã lưu lạc vào tới huyện Phù Ly, nay đổi là Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định (Xưa kia họ Hồ phát tích ở tỉnh Chiết Giang bên Tàu, tổ là Hồ Hưng Dật sang nước ta từ đời Ngũ Quý đến ở làng Bào Đột huyện Quỳnh Lưu, sau dời ra Thanh Hóa). Sự phiêu lưu của gia đình các ông Nhạc, Lữ, Huệ, xảy ra từ đời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Các ông cũng như nhiều đồng bào khác bị đưa vào ấp Tây Sơn, thôn Cửu An, thuộc phủ Hoài Nhơn, theo chương trình khẩn hoang các vùng đất mới chiếm của Chiêm Thành. Thân sinh ra các ông là Hồ Phi Phúc, sau đổi sang ngụ ở ấp Kiện Thành, nay là làng Phú Lạc, huyện Tuy Viễn.
Sử của Nguyễn triều chép như vậy có đáng tin chăng? Dầu sự kiện này có đúng chăng nữa thì ta cũng phải nghĩ rằng dưới một chính thể ung nhọt, vô trách nhiệm đến nỗi dân chúng đói rách chết nửa xứ thì người dân có nên có phản ứng này hay phản ứng khác không? Nếu anh em ông Nhạc tiêu tiền thuế vào cờ bạc hay dùng số tiền này vào việc dấy quân lật đổ đám vua quan mục nát thì những hành động đó cũng là những điều tất nhiên không thể tránh được. Chứng cớ là trước phong trào Tây Sơn tại Nam Hà cướp giặc dã nổi lên như ong rồi. Chúng ta lại nên nhớ rằng gia thế của bọn ông Nhạc bấy giờ cũng phong túc và anh em ông hẳn là những tay hào hiệp, có nhiều uy tín tại địa phương mới phát động nổi một phong trào cách mạng.
Nguyễn Nhạc là con người can đảm và mưu trí nên việc hạ thành Quy Nhơn để khởi thanh thế của ông đã là một câu chuyện kỳ thú: ông ngồi vào cũi giả bị nhân dân bắt đem nộp quan tỉnh lấy thưởng. Tuần phủ ở đây là Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật cho khiêng cũi vào thành, nhưng đến nửa đêm Nhạc tháo cũi chui ra mở cửa thành cho quân của mình xông vào đánh đuổi quân quan một cách bất ngờ, trở tay không kịp. Thành Quy Nhơn lọt vào tay Tây Sơn, từ đấy anh em ông Nhạc, Huệ có một căn cứ để xuất phát đi các nơi khác. Trong số người Tàu tiếp tay, có hai lãnh tụ là Lý Tãi và Tập Đình cũng mộ quân theo. Quân Tây Sơn đặt xong đại bản doanh ở đây, tổ chức binh đội có qui củ và trang bị đủ khí giới là lúc ngọn cờ cách mạng tiến ra Quảng Nam rồi chẳng bao lâu Quảng Nghĩa, Bình Thuận cũng mất nốt.
Ngay lúc đầu chúa Nguyễn bị quân Trịnh do tướng Hoàng Ngũ Phúc đuổi phải chạy vào Quảng Nam nương náu chưa được vài tháng ở Bến Ván ; tại đây chúa lập cháu là Nguyễn Phúc Dương lên làm Đông Cung để lo việc khôi phục và phòng xa nếu mình bị rủi ro đã có người kế vị ngay cho kịp với thời cuộc.
Tây Sơn vẫn tiến lên, quân Bắc vẫn đi xuống, chúa Nguyễn bị kẹp giữa hai gọng kìm, trốn tránh vào Trà Sơn, sau rốt phải cùng cháu là Nguyễn Phúc Ánh xuống thuyền chạy vào Gia Định.
Đông cung Nguyễn Phúc Dương ở lại xứ Quảng, đóng đồn ở làng Câu Để thuộc huyện Hòa Vinh cũng không làm được gì đáng kể. Nhạc liền nghĩ ra kế hoạch lợi dụng danh nghĩa của ông Hoàng đang thất thế này để vơ vét thêm một số người trong các giới quân dân còn lại đang theo giúp Đông cung hoặc vẫn có cảm tình với dòng Chúa. Nhạc cho dụ Đông Cung Dương về Hội An bề ngoài để cùng chống quân Bắc. Tại đây ít ngày sau Tây Sơn phải đương đầu với quân của Hoàng Ngũ Phúc khi đó đã vượt được qua đèo Hải Vân, đánh được đồn Trung Sơn và Câu Để. Nhạc cho Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm trung quân, tự mình làm hậu tập. Binh sĩ của hai viên tướng Tàu này phần đông là người Quảng Đông, vóc to lớn, mình để trần ai nấy đều sử dụng một thanh phạng có vẻ rất lợi hại, dữ tợn. Chiến trường bấy giờ là làng Cẩm Sa (thuộc Hoa Vinh). Tiền đội của Trịnh đánh không nổi, Ngũ Phúc phải cử ngay Hoàng Đình Thể và Hoàng Phùng Cơ đem kỵ binh đánh áp lại hai bên, quân Tập Đình núng thế phải rút về bến Bản và Đông cung được đưa về Quy Nhơn trong khi chiến cuộc đang khai diễn. Sau trận đắc thắng này, quân Trịnh vào đóng ở Quảng Nam
3 notes · View notes
tapchidangnho · 5 years
Text
Đạo hiếu là gì? Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào?
Các bạn biết chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.Đọc bài "Đạo hiếu" của Nhất Thanh (Tr.331 cuốn "Đất lề quê thói"- NXB Đồng Tháp) cùng với một số bài nói về lễ Mừng lão,Yến lão, tôi rất nhất trí và không lặp lại, chỉ xin nói thêm vài lời.Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đình đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đã đành mà trong số những phong tục đã lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu."Hiếu" là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đã nói nhiều, ngay trong bài học vỡ lòng, trong "Luân lý giáo khoa thư" các em đã hiểu: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"... Những chân lý đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa.Tôi không dám lên mặt dạy đời, chỉ xin thuật lại một buổi tranh luận trong nội bộ gia đình tôi:Trước hết tôi hỏi" "Hiếu" là gì? Cháu nhanh nhảu trả lời: "Hiếu" là hiếu với dân, Bác Hồ khuyên" "Trung với nước, hiếu với dân". Đài báo cũng nhắc luôn: " Hiếu với chân, tức là cán bộ phải chăm lo cho dân, đừng ăn hôi lộ, đừng hách dịch với dân".- "Việc hiếu" là gì?- "Việc hiếu " là việc ... là việc... là việc cán bộ chăm lo cho nhân dân mà không ăn của đút, không... Đến đây cháu lúng túng. Thằng con út tôi trả lời thay:- "Việc hiếu" là việc đưa đám ma, vì hôm trước, đưa đám ma xong, ông hàng xóm đứng lên cảm ơn thân bằng cố hữu đã giúp gia đình lo xong việc hiếu....Đến đây, được chú em tôi phụ hoạ thêm:- Cháu nói có lý đấy anh ạ! "Việc hiếu" là việc đối với người chết, cho nên người ta thường nói "Hiếu", "Hỷ", tức là chỉ việc tang, việc cưới. Nhưng cháu ạ, việc hiếu phải ba năm chứ không phải đưa ma xong là xong đâu ! Đến như tiến sĩ Lý Trần Quán, một người tận trung tận hiếu cuối triều Lê, trước khi chết còn viết đôi câu đối "Tam niên chi hiếu dĩ hoàn. Thập phần chi trung vị tận" (Chữ "Hiếu" 3 năm đã xong, chữ "Trung" mười phần chưa trọn).
Tumblr media
- Hiếu đối với người chết, còn đối với người sống thì sao? "Sự tử như sự sinh" kia mà?- ồ, anh muốn biết con anh có hiếu hay không, xin anh hãy ráng chờ sau khi anh chết sẽ rõ. Ca dao có câu "Khi sống thì chẳng cho ăn. Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi". Thời xưa còn thế nữa là bây giờ. Nhưng anh cũng đừng lo ruồi ăn hết phần, vì thanh niên ngày nay có biết đọc văn nữa đâu mà tế ruồi.Đến đây lại chuyển sang mục tranh cãi giữa tôi và chú em về quan niệm chữ "Hiếu" thời xưa vàc thời nay.- Thời nay lớp trẻ chẳng biết "Chín chữ cù lao" là cái gì. Công ơn mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn tốn bao nhiêu tâm lực, đến nay chúng nó có lớn mà chẳng có khôn.- Tôi phàn nàn - Đã thế còn hỗn láo, bướng bỉnh...- Đó chẳng qua là cái món nợ đồng lần, mình nuôi con rồi nuôi cháu cũng thế. Lớp trẻ bây giờ nhiều người nói ngược: "Sinh ra ta, nuôi ta lớn lên, đó là trách nhiệm của các ông bô bà bô". Có đứa còn trách bố mẹ: "Sao người ta ăn sung mặc sướng, được chiều chuộng. Bố mình thì "Khắt khe", "Ky bo' mà còn kể ơn huệ!" - Chú em tôi kể thêm.Đối với những ông bố bà mẹ có những đứa con như vậy, quả thật là bất hạnh, song cũng phải khẳng định số người đó rất ít, vả lại khi đến tuổi trưởng thành, được tiếp thu sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội và qua khảo nghiệm thực tế của cuộc đời, chúng sẽ thay đổi tính tình. Bố mẹ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ, nước mắt chảy xuôi là lẽ thường tình.Bàn đến câu ca dao: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư", rồi "Trứng khôn hơn vịt"... được dịp, con cả tôi xen vào:- Con xin phép cha mẹ và chú, con cãi cha mẹ không phải trăm phần trăm con hư cả. Nếu cha mẹ nghĩ sai làm sai, con can ngăn thì đó có phải là bất hiếu đâu!Ông chú gật gù tán thành:- Cháu nói có lý. Câu "Con cãi cha mẹ trăm phần con hư" chỉ đúng khi đứa con còn thơ ấu, chứ khi đã trưởng thành có nhiều cô cậu còn khôn hơn cha mẹ. "Con hơn là nhà có phúc" mà ! Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật tiến vùn vụt, tư duy chính trị, kinh tế bây giờ cũng đổi mới mà cánh già chúng ta thường hay thủ cựu, bảo thủ cố chấp. Âu cũng là mâu thuẫn giữa hai thế hệ...- Theo chú, câu tục ngữ "Có con tội sống, không có con tội chết" có đúng không?- Đúng thời xưa nhưng không đúng thời nay. Thời xưa có câu "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" (có 3 điều bất hiếu với cha mẹ, trong đó không có con là điều nặng nhất). Cha mẹ ông bà tuy đã qua đời nhưng không còn sống trong ta, nếu ta không có con thì sau khi ta chết, ta cũng làm tiêu tan nốt giòng máu của bao đời tổ tiên, ông cha lưu lại. Nhưng còn tội sống thì sao ? Có ít người cho rằng nuôi con chẳng qua chỉ mang thêm tội vạ. Đã vậy sao nhiều người ghét con lại thương cháu. Có lẽ họ nghĩ rằng chon họ đã không nối được nghiệp cha ông thì hy vọng cháu mình sẽ nối.Trong cuốn "Một nghìn lẻ một đêm" một nhà thông thái đã trả lời đám đông: "Nỗi khổ nhất và dai dẳng nhất trên đời là có đứa con hư". Nhưng còn một mặt khác, mà là mặt tích cực và phổ biến "Con khôn nở mặt mẹ cha" "Một con một của", có ai từ. Gặp nhau người ta hỏi thăm nhau: "Mấy trai máy gái rồi ?", chứ có hỏi: "Mấy của rồi ?"đâu. Còn như câu "Trẻ cậy cha, già cậy con" ngày nay liện còn đúng không ?Nhân nhắc đến những gương hiếu kính thời xưa được nhà vua ban biển vàng như thời vua Lê Huyền Tông cách đây gần ba trăm năm (1663-1671), ban biển đỏ với bốn chữ vàng "Hiếu hạnh khả phong" như thời vua Hàm Nghi cách đây hơn một trăm năm (1885-1888) chú em tôi thắc mắc có tính chất gợi ý: "Thời nay thiếu gì gương hiếu kinh sao từ trung ương đến địa phương chưa thấy có hình thức khen thưởng biểu dương gì ?. Trong quyển "Nhị thập tứ hiếu" có Lục Tích người quận Cửu Chân mới 6 tuổi đến nhà họ Viên ăn tiệc xong dấu quả quýt mang về cho mẹ Quận Cửu Chân là đất Thanh Hoá ngày nay. Lục Tích cũng được liệt trong số "Thảo hai mươi bốn, thơm nghìn muôn thu", sao trong sử sách ta, không thấy nói đến.Ông chú vừa dứt lời, cậu con trai thứ của tôi xen ngay :- Tưởng ai nổi danh, chứ như Lục Tích giấy quýt về cho mẹ cũng đưa vào sử sách, thì ở nước ta giấy mực đâu mà thống kê cho hết, ở một vùng cũng đến hàng ngày hàng vận người. Ngay như cháu đây, lúc nhỏ cùng đi ăn giỗ với chú ở nhà thờ họ, hẳn chí còn nhớ, lúc đó cháu mới bốn, năm tuổi, cháu còn nhớ chú xé sẵn cho cháu một tài lá chuối trước khi ăn cỗ, thế rồi phần giò, phần nêm, chả, xôi, hoa quả của cháu, cháu đều gói cả lại mang về phần mẹ, phần em, mặc dầu cháu rất thèm, cháu hơn hẳn Lục Tích chứ chú!Nghe con nhắc lại chuyện cũ, vợ tôi nhoẻn miệng cười gật đầu tán thưởng. Tôi liếc thấy vợ tôi còn rơm rớm nước mắt vì cảm động.Cậu con thứ của tôi, bỗng quay lại phía chú, đột ngột hỏi:- Vua ban bằng 'Hiếu hạnh" gì gì đó có đúng đối tượng không chú ? Hay lại nghe dưới tâu báo lên, chỉ phong cho bọn lắm tiền, khéo nịnh, để được ăn khao cho to ? Chú ạ, ngày xưa các cụ ngốc lắm" "Đức Đại thánh họ Ngu vua Thuấn" thì đúng là không khôn: hiếu với cha mẹ đã đành một nhẽ, chứ với mụ gì ghẻ cay nghiệt như kiểu mẹ con Cám, gặp phải cháu thì ăn đám chứ đừng hòng "Trăm cay đắng một niềm ngon ngọt". Đời nhà ai, có người chôn con nuôi mẹ như Hán Quách Cự mà cũng được "Thơm nghìn muôn thu". Đáng lý ra triều đình phải ngiêm trị tội giết người, hơn nữa lại là tội giết hại trẻ con.Cuối cùng chú em tôi quay sang hỏi tôi:- Theo ý anh, thế nào là "Có hiếu", thế nào là "Bất hiếu". Giữa hai đứa con, anh chọn đứa nào, một như cháu đây: Con nhà nghèo, mới 4, 5 tuổi đã biết giành phần ngon về biếu mẹ, một là đưa giàu sang, không đúng ngày giỗ cha cũng lấy cớ bịa ra ngày giỗ, cỗ bàn linh đình để khoản đãi, cầu cạnh những kẻ cao sang, lmà ra vẻ người con chí hiếu, trong khi đó thì hắt hủi người mẹ quê mùa, lam lũ nghèo hèn như trong chuyện "Báo hiếu cha" của Nguyễn Công Hoan. Thế nào, giữa "Lục Tích nhà ta" mặc dầu có lúc còn hỗn láo bướng bỉnh và nhân vật "Chủ hãng ô tô con cọp" của Nguyễn Công Hoan, anh chọn đứa nào?Dường như để tránh dung dưỡng cho những điều không phải, chú em tôi quay lại, nhỏ nhẹ bảo cháu:- Cháu ạ, cháu có thể tranh luận với cha mẹ nhưng phải lễ độ, từ tốn, phải biết lựa lời, chọn lúc, tuyệt đối không được có thái độ nóng nảy, cáu gắt, hỗn láo, nhất là khi có khách, khi ra đường, giữa công chúng, hoặc trước mặt vợ con, đừng để ông bà trên bàn thờ quở mắng bố mẹ cháu rằng không biết dạy con; đừng để vợ con cháu, em út cháu khinh nhờn bố mẹ cháu, tất nhiên cũng khinh nhờn cả cháu. Sau này cháu sẽ rõ: có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.Từ nãy đến giờ nhà tôi chỉ ngồi nghe, bây giờ mới lên tiếng: "Nghe cha con, chú cháu nhà ông nói thì ai cũng có lý "!Xin mượn câu đó làm câu kết cho bài này. https://dangnho.com/kien-thuc/phong-tuc/dao-hieu-la-gi-hieu-theo-quan-niem-thoi-xua-khac-thoi-nay-nhu-the-nao.html
0 notes
bliblablobloop-blog · 7 years
Text
Câu Chuyện Tình Yêu Của Cặp Đôi Họa Sĩ Bên Nhau 66 Năm
Câu Chuyện Tình Yêu Của Cặp Đôi Họa Sĩ Bên Nhau 66 Năm
Tất cả các truyện cổ tích trên website đều được tự động cập nhập bới 1 phầm mềm máy tính.  Có một ngày sau khi Đặng Thông hút xong máu mủ ở vết thương, Văn Đế mới hỏi Đặng Thông rằng: Thiên hạ ai là người yêu ta nhất?”. Thế nên trong quá trình làm trang web này, cùng 1 câu chuyện tôi lại bắt gặp rất nhiều những phiên bản khác nhau. Đồng chí Nguyễn Tiến Long - Đại tá, Phó chỉ huy tr­­ưởng về chính trị, được bầu giữ chức Phó Bí thư­­ Th­­ường trực Đảng uỷ. Đồng chí Tô Quốc Trịnh - Đại tá, Chỉ huy trưởng được bầu giữ chức Phó Bí thư Đảng uỷ. Cuối năm 1991, Đồng chí Đại tá Nguyễn Tiến Long nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Đại tá Phạm Quang Vinh được bổ nhiệm Phó chỉ huy trưởng về chính trị và đư­­ợc bầu giữ chức Phó Bí th­ư Th­­ường trực Đảng uỷ. Cảm động trước sự chở che, giúp đỡ từ Young Nam, Do Hee dần dần yêu quý và muốn trở thành một bản sao của cô. Có điều, Young Nam hoàn toàn không biết những kí ức kinh hoàng mà cô bé Do Hee hồn nhiên trong sáng kia đã phải chịu đựng và cả những bí ẩn xoay quanh em. Tuy nhiên, do phải sống lâu ngày trong cung cấm, không có nhiều cơ hội tiếp xúc với những người khác giới khiến họ luôn bị đè nén bởi những khát vọng bản năng. Một phần sự bối rối của tôi bắt đầu từ việc thời đó, xă hội không biết nhiều về khái niệm đồng tính. Đổng Hiền dù mang phận nam nhi, nhưng lại sở hữu gương mặt thanh tú như một mỹ nhân, từ lời nói tới cử chỉ đều y tạc đàn bà, tính tình lại nhẹ nhàng, e ấp. Vì lẽ ấy, Hán Ai đế luôn sủng ái, cưng nựng Đổng Hiền như với một cô gái liễu yếu đào tơ.
Chuyện tưởng êm xuôi, nhưng từ hồi thằng Tâm nghỉ hè ra đây thì mọi chuyện lộn xộn hết : gã phải mượn thằng thiếu úy mấy ngàn bạc chuộc lại bầy vịt đem nhốt trong chuồng nếu không nó về nhà thèo lẻo nói lại thì gia đình sóng gió; chưa hết, chuyện đi lại của gã không được thuận lợi vì sợ thằng Tâm nghi ngờ; bây giờ còn thêm thằng Lực, gã không chắc nhưng bằng kinh nghiệm của mình gã tin rằng đó chính là thằng Lực chứ không ai khác. Khoảng 17 giờ 35 phút, ngày 7-5-1954, ông vui sướng được biết qua thông tin liên lạc của đơn vị mình điện báo Chiến dịch đã thắng lợi hoàn toàn” và chính ông đã trực tiếp cầm máy bộ đàm TA57 thông báo cho các đơn vị rằng: Tướng Đờ Cát và toàn bộ bộ chỉ huy, binh lực địch ở cứ điểm Điện Biên Phủ đã bị ta bắt sống hoàn toàn. Với sức của nó, việc đẩy thằng Tâm nhô đầu khỏi mặt nước không phải là chuyện khó, nhưng nó buộc phải đứng nước, quạt tay hồi lâu mới tới chiếc xuồng.
Salai đã xuất hiện trong nhiều bản thảo và một số tập thơ của đại thiên tài này trong suốt 20 năm gắn bó. Tuy nhiên, sau đó vì 1 sai lầm nào đó của Salai, đã khiến Leonardo đuổi cậu học trò này đi. Dù sao đây chỉ là giả thuyết của giới học giả này, chưa có ai chứng minh được giới tính thật của Leonardo; điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn là ông chưa từng quan hệ với bất kỳ phụ nữ nào trong suốt cuộc đời. Qua ngòi bút của W. Shakespeare, Romeo và Juliet không chỉ trở thành vở kịch xuất sắc và nổi tiếng nhất của tác giả, được dàn dựng trên nhiều sân khấu, mà còn trở thành một trong những câu chuyện tình yêu nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng chuyện hắn thì khác, hắn chẳng những không biết điều với bạn bè, không bao chúng chơi gái, lại còn chẳng coi mấy ông xếp to ra gì, thậm chí có người gạ gẫm đặt điều kiện với hắn, hắn cũng làm ngơ. Bẻ ngô về nhà, người gọi khỉ đến để trả nợ. Khỉ chọn những bắp to nhất, mảy nhất và lấy đúng số bắp bằng số hạt ngày trước khỉ cho vay. Cả bài đồng dao này được viết lại dựa trên câu chuyện cổ tích trên, nên cách lý giải cũng vì thế mà nên hiểu cho đúng.
Về phía Nhà xuất bản Trẻ, đơn vị phát hành của Ngày xưa có một chuyện tình thì ra mắt tập truyện dài này là một sự đột phá, vì nói như ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ thì trong thời điểm gần cuối năm nay, về góc độ kinh doanh người ta sẽ đổ dồn đi in lịch Tết chứ không ai ra sách mới. Sau khi đám cưới che mắt gia đình và xã hội được diễn ra, Min Soo và Hyojin lại trở về làm chính mình, hẹn hò với người mình thực sự yêu, sống một cuộc sống bình thường giản dị như bao cặp đôi đồng tính khác. Điều ngạc nhiên là chính bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã bi���t nó không phải người Mường mà là người Kinh. Sự lưỡng tính ấy mới là của thân xác, nhà phân tâm học Carl Gustav Jung rồi sẽ đưa nó vào cả tâm hồn nữa. Biết phận mình, lại bản tính hiền lành nên cô chịu đựng hết thảy, nín lặng làm hết mọi việc mà bà dì ghẻ giao cho. Trong rất nhiều tiểu thuyết và sử sách còn lưu lại, tình yêu đồng tính nữ trở thành chuyện có thể chấp nhận, thậm chí được ca ngợi. Sự đền đáp vô liêm sỉ Không ít lần chúng ta nghe nói về những đôi tân hôn nam nữ sau ngày cưới có những biểu hiện rất khác biệt. Matin và Lyon là một trong những cặp đôi đồng tính nữ nổi tiếng nhất nước Mỹ. Họ đã ở bên cạnh trong trong suốt quãng đời của mình, từ những năm 50 cho đến khi bà Martin qua đời vào năm 2008. Các phụ huynh chắc hẳn đồng ý với tôi rằng khi được sự cho phép và khích lệ, ý tưởng và sáng tạo của các con có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc. Tuy nhiên tài liệu cũng cho thấy một số chuyện đã được học giả Huình Tịch Của phỏng dịch và viết trong Chuyện Giải Buồn từ năm 1885.
Một lần khi đang ngồi đóng giày, Hàn Tử Cao thấy ầm ầm ngựa phi, tiếng hò hét kêu khóc ngày càng gần. Mọi người đều có thể truyền thông, tạo ra diễn đàn như câu chuyện chém lợn làng Ném Thượng (Bắc Ninh), một giáo sư nước ngoài đã nhận xét đây là chuyện của cộng đồng đã trở thành sự kiện của truyền thông, bị thổi thành một vấn đề lớn. Nhưng rồi cái ngày đen tối nhất trong cuộc đời mình đã ập đến và đảo lộn mọi thứ. Đình làng bao đời đã là một địa thế gần chợ, gần sông, nơi tụ họp dân làng vào những ngày hội hè đình đám. Dưới triều vua Thuận Trị (Thanh Thế Tổ, nhà Thanh 1644-1911), đậu tú tài (đồng tử) năm 1658 lúc 18 tuổi, đậu cử nhân (cống sinh) thời Khang Hy năm 1711 khi ông được 71 tuổi. Người trần gian ngày đấy đông đúc lắm, con cháu lại sinh sôi nảy nở đàn đàn, lũ lũ. Mọi người hàng ngày phải giã gạo để ăn. Người càng ngày càng đông nên gạo ăn hết ngày càng nhiều, nên từ mờ sáng tinh mơ người đã phải giã gạo để ăn. Họ thi nhau giã, có khi đâm cả chày vào bụng trời lúc trời còn đang ngủ. Ngoài ra trong tập truyện cũng còn có một truyện khác nhắc đến đồng tình luyến ái, đó là chuyện Hoàng Cửu Lang.
2 notes · View notes
vemaybayonlinegiare · 6 years
Text
Ban se di dau, neu chi co 48h o Dai Bac ?
Thủ đô Đài Bắc của Đài Loan được xem là một trong những địa danh du lịch được nhiều du khách châu Á cũng như thế giới vô cùng yêu thích. Và nếu bạn chỉ có 2 ngày lưu lại thành phố này, quả là con số quá ít ỏi để khám phá hết những điều thú vị nơi đây. Hãy cùng ABAY.vn tham khảo 10 điều bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Đài Bắc nhé.
1. Ngắm toàn cảnh Đài Bắc từ tòa nhà Taipei 101
Tòa nhà Taipei 101 không chỉ là một điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Bắc, đây còn được xem là biểu tượng của thành phố cũng như đất nước Đài Loan. Và đặc biệt, từ vị trí tầng 89 của tòa nhà, bạn sẽ được ngắm toàn cảnh thành phố Đài Bắc vô cùng ngoạn mục.  
Tumblr media
Tòa nhà Taipei 101 - biểu tượng của Đài Bắc
2. Tham quan núi Voi hoặc núi Hổ 
Cách tòa nhà Taipei 101 chỉ vài bước chân là lối vào núi Voi (Elephant Mountain) và núi Hổ (Tiger Mountain). Cả 2 đều là những địa điểm tuyệt vời để bạn có thể ngắm hoàng hôn buông xuống thành phố. Ở đây bạn sẽ tìm thấy con đường mòn giúp bạn đi bộ dễ dàng lên tới đỉnh núi chỉ mất khoảng 20-30 phút. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, nếu có dự định lên đỉnh núi để ngắm hoàng hôn, bạn nên mặc quần dài và bôi thuốc chống muỗi nhé. 
3. Chìm đắm ở chợ đêm Raohe 
Có lẽ, với những tín đồ ẩm thực thì đây là địa điểm được yêu thích nhất. Đến với chợ đêm Raohe, bạn sẽ được thỏa sức thưởng thức các món ăn Đài Loan vô cùng độc đáo, ngon miệng. Không chỉ có đa dạng lựa chọn về ẩm thực, ở đây còn có rất nhiều hoạt động mua sắm thú vị khác. Bạn cũng đừng quên ghé qua đền Ciyou ở cuối khu chợ để ngắm nhìn khung cảnh rực sáng của ngôi đền vào buổi tối nhé. 
4. Tham quan Bảo tàng Cung điện quốc gia 
Bảo tàng Cung điện quốc gia được đánh giá là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, chưa khoảng 700.000 cổ vật, hiện vật từ thời Trung Quốc cổ đại. Đây là nơi bạn có thể tìm hiểu rõ nét, chi tiết và sống động nhất về văn hóa của đất nước Đài Loan trong lịch sử. 
5. Làng cổ Cửu Phần (Jiufen)
 Đặt vé máy bay Hà Nội đi Đài Bắc, bạn nhất định không nên bỏ lỡ chuyến đi trong ngày đến với thị trấn cổ Cửu Phần – một làng cổ nhỏ xinh, trầm tĩnh với cảnh sắc mộc mạc và cuốn hút. Bạn cũng đừng quên ghé chân vào một quán trà nào đó ở thị trấn, để chậm rãi nhâm nhi tách đồ uống nóng và nhìn ngắm khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây nhé.
Tumblr media
Vẻ đẹp của thị trấn cổ Cửu Phần 
6. Thăm thác nước Thập Phần (Shifen) và phố cổ Thập Phần (Shifen) 
Phố cổ Thập Phần là một ngôi làng nhỏ thanh bình nằm bên cạnh tuyến đường ray Pingxi nổi tiếng. Điểm độc đáo thu hút du khách nơi đây chính là văn hóa thả đèn lồng trên bầu trời, hình ảnh những ngôi nhà cổ kính, trầm mặc, những tập tục sống vẫn đậm nét xưa cũ của người dân. Nếu có dự định đến làng cổ Thập Phần, bạn nhất định nên trải nghiệm thả đèn lồng vô cùng ý nghĩa và thú vị. Ngoài ra, bạn còn có thể tham quan lễ hội đèn lồng Pingxi Sky đặc sắc diễn ra thường niên.  
Đặc biệt, đến Thập Phần, bạn cũng đừng quên ghé thăm thác nước Thập Phần – một danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của xứ Đài. Nhìn từ xa, thác nước tựa như một bức tranh cổ tích huyền ảo và kì bí. Thác nước Thập Phần được mệnh danh là phiên bản Niagara của châu Á, đủ thấy vẻ đẹp của nơi đây như thế nào.
 7. Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch 
Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch tọa lạc ở Quảng trường Tự Do của trung tâm thành phố Đài Bắc. Du khách có thể dễ dàng tới đây bằng xe bus hoặc tàu điện ngầm. 
Địa danh này không chỉ là nơi tham quan, chụp ảnh thú vị mà còn là di tích quốc gia để tưởng niệm một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Đài Loan, giúp bạn tìm hiểu nhiều điều về lịch sử của đất nước này. 
8. Đi cáp treo Gondola Maokong thăm cánh đồng trà 
Maokong là khu vực trồng trà và còn là nơi thưởng thức trà vô cùng thú vị, độc đáo. Chuyến đi bằng cáp treo khá nhanh chóng và tiện lợi sẽ đưa bạn lên đồi trà Maokong để ngắm nhìn vẻ đẹp xanh tươi và hít thở bầu không khí trong lành, khoáng đạt nơi đây. Bạn cũng đừng quên thưởng thức một tách trà địa phương và nếm thử món kem mềm với hương vị trà xanh thật tinh tế nhé. 
9. Mua sắm ở chợ đêm Ximending 
Chợ đêm Ximending hay phố đi bộ Ximending là một chợ đêm rất được du khách yêu thích và ghé thăm trong chuyến du lịch Đài Loan. Hoạt động nổi tiếng nhất ở Ximending là ăn uống và mua sắm. Bạn có thể tìm thấy ở đây đủ các loại sản phẩm như quần áo, phụ kiện, hay thưởng thức vô số món ăn ngon như Ya Rou Bian, thịt vịt hấp, vịt quay,  bánh mì Ay-Chung, mì gạo kiểu Đài Loan, món hầm Lautianlu. 
Không chỉ có mua sắm hay ăn uống, Ximending còn thu hút du khách bởi các hoạt động giải trí như rạp chiếu phim, phòng karaoke, nhà hàng, câu lạc bộ, quán bar… 
Xung quanh khu vực Ximending cũng tập trung nhiều ngôi chùa cổ kính, tương phản với không khí hiện đại và nhộn nhịp, mang lại màu sắc độc đáo của nơi này.  
Tumblr media
Chợ đêm Ximending sầm uất 
10. Khám phá công viên văn hóa sáng tạo (Huashan 1914 Creative Park)
 Công viên được xây dựng vào năm 1914, cải tiến từ không gian của một trong những nhà sản xuất rượu vang lớn nhất Đài Loan trong suốt những năm 1920. Ngày nay, Huashan 1914 Creative Park là một khu phức hợp rộng lớn, la trung tâm nghệ thuật sáng tạo chính của Đài Bắc cũng như trung tâm tổ chức sự kiện cho các triển lãm văn hóa và lễ hội. 
Hy vọng rằng, với những gợi ý trên đây, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến du lịch Đài Bắc 2 ngày sắp tới. Nếu bạn có nhu cầu mua vé máy bay, đừng ngần ngại liên hệ tổng đài 1900 6091 của ABAY để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
0 notes