dapmen
Đắp Mền
15 posts
Đắp Mền nè
Don't wanna be here? Send us removal request.
dapmen · 4 years ago
Text
PHÂN TÍCH LỜI THÚ NHẬN CỦA KACCHAN
PHÂN TÍCH LỜI THÚ NHẬN CỦA KACCHAN Nói đúng hơn, là diễn giải vài lời của Kacchan trong #chap_284, vì mình thấy chỉ dịch ra sẽ khó có thể truyền tải hết hàm ý mà nó muốn nói. Vì những lời này cũng có ý ám chỉ một vài sự việc đã từng xảy ra nữa. Trước đoạn trong hình, Kacchan đã hỏi All Might vì sao quyển sổ lại bỏ dở phần ghi chép về Đệ 4, liệu All Might đã biết điều gì về OFA mà ngập ngừng không giải thích thêm sau khi nó đọc quyển sổ và nói “Ai cũng chết trẻ.” (chap 257) Ông mới bảo không muốn khẳng định những điều mình chưa chắc, vì ông lo nghĩ cho Deku, và biết KACCHAN CŨNG VẬY. Nó nghe xong chỉ nhíu mày, là vì những điều chưa rõ ràng về OFA và cũng vì AM đã nói trúng suy nghĩ của nó. Nên những lời phía sau có thể hiểu là giải thích thêm vì sao nó phải hỏi AM về chuyện đó, cũng là để ổng hiểu rõ chuyện từng xảy ra giữa nó và Deku. 1. Khung trên cùng, câu thoại của Kacchan đại khái có ý nói Deku không bao giờ biết suy tính cho bản thân, từ xưa đã vậy và nhất là hiện tại khi Deku làm được nhiều thứ hơn thì nó càng như vậy. Khi nói về việc Deku không tính toán cho bản thân, Kacchan dùng cách diễn đạt là “không đặt bản thân vào bàn tính” (勘定に入れてねエ), cái này có nghĩa là Deku tính toán và lo nghĩ cho mọi người hay mọi thứ xung quanh, duy chỉ có bản thân cậu là cậu không biết quan tâm hay lo nghĩ. Để bổ nghĩa cho cụm đó, Kacchan dùng 根っこの部分, cụm từ ám chỉ những thứ là gốc rễ của vấn đề, là nguyên nhân cơ bản của những chuyện phát sinh nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhìn ra. Vì 根っこ tức chỉ cái gốc nằm dưới đất, trong khi mọi người chỉ nhìn thấy phần trên là cái cây, chỉ nhận ra bề nổi là những gì trước mắt. Nghĩa là Kacchan nhìn thấu và cũng công nhận cái tính thâm căn cố đế đó của Deku từ ngày xưa cho đến tận bây giờ. Về phần ngày xưa, chuyện đó đã được vẽ ra trong tình huống đầu tiên ngay ở trang đầu tiên của cả bộ truyện: Deku run rẩy khóc nhưng vì muốn bênh vực một đứa trẻ khác cũng đang khóc mà sẵn sàng giơ nắm đấm trước mặt Kacchan, rồi bị nó cho ăn đấm kèm nổ vào mặt. Hay ở chap 9 trong phần hồi tưởng của Kacchan, nó bị trượt chân té xuống một con rạch. Khi đó Deku cũng chạy xuống đưa tay ra với ý muốn đỡ nó đứng dậy vì sợ nó bị thương, mà không hề nghĩ đến việc đi xuống đó cũng có thể nguy hiểm cho bản thân, hay ít nhất là bị ướt giày ướt quần chẳng hạn. Hay một tình huống khác ngay trong chap 1, lúc Kacchan bị villain bùn tóm, cả đám đông phần lớn đang thể hiện sự háo hức như chờ đợi màn trình diễn của một hero nào đó, thì chỉ một mình Deku dại dột xông đến tấn công villain để cố kéo Kacchan ra. Về phần hiện tại khi những thứ mà Deku làm được đã nhiều hơn, tức ám chỉ cậu đã có quirk nghĩa là cũng có nhiều cách để xả thân vì người khác. Điều này đã diễn ra suốt nhiều sự kiện trong truyện, như cho đi cả 2 cánh tay để giúp Todoroki công nhận và dùng hết sức năng lực của mình, hay mạo hiểm tính mạng đánh với Muscular để cứu Kota, xông vào hang ổ villain cứu Kacchan,... Đó là sự xả thân đến liều lĩnh và quên mình, là một dạng hy sinh có phần cố chấp đến cực đoan. Hãy nhớ, mãi đến sau arc Kamino, khi mẹ Deku lên tiếng (chap 97), thằng bé mới thừa nhận bản thân đã liều lĩnh thế nào và làm mẹ mình lo lắng ra sao. Cũng sau đó, Deku mới nghĩ đến việc nâng cấp costume hay tạo ra chiêu thức dùng chân để cánh tay đỡ phải áp lực (chap 101). Sự phát triển này rốt cục cũng bắt nguồn từ việc lo mọi người xung quanh sẽ lo lắng cho cậu, chứ không hề là vì cậu tự nhận thức từ lòng vị kỷ và toan tính bản thân mình. Nói thêm một điều klq nhẹ là phát triển năng lực, sức mạnh của Deku suốt cả truyện được gắn chặt với phát triển nhân vật, một cách rất tinh vi, tinh tế và cũng vô cùng tình cảm. 2. Kacchan nói tiếp, đại khái là những điều đó khiến nó thấy rợn người nên muốn tránh thật xa Deku. Từ gốc của “rợn người” ở đây là 不気味, chỉ một trạng thái sợ hay bất an vì điều gì đó không rõ ràng, không thể hiểu được. Kacchan thấy không thể hiểu được cái tính liều lĩnh đó của Deku, mà trong trận của Todoroki vs Deku, Todoroki cũng từng bảo Deku thật điên rồ. Thường thi khi đối mặt với điều gì đó mà bản thân không hiểu được, con người hoặc là có xu hướng muốn tìm hiểu muốn tiếp cận để biết rõ về nó, hoặc muốn tránh xa, không muốn nhìn thấy nó để trấn áp đi cảm giác bất an trong lòng. Lấy ví dụ như chúng ta trong những vấn đề tâm linh, hay như cách học sinh đối mặt môn Toán, môn Hóa vậy. Có người sẽ muốn tìm hiểu đến cùng nhưng có người chỉ muốn tránh xa chúng. Kacchan thuộc nhóm thứ 2. Đây là LỜI THÚ NHẬN THỨ NHẤT. 3. Khung cuối là câu thoại quan trọng, chỉ trong một câu nhưng có thể phân tích đến 3 Ý THÚ NHẬN của Kacchan. Đoạn này tiếp nối đoạn trên, đại khái Kacchan bảo bản thân không lý giải được và nó lờ đi điểm yếu đó của bản thân rồi bắt nạt Deku. Bản Eng đoạn này đã thiếu ý “bản thân không lý giải được”. Câu Kacchan nói tức là từ thế giới quan của mình, Kacchan không thể lý giải được những hành động của Deku, không thể thấu suốt được tại sao Deku lại dám hy sinh đến như thế. Và quan trọng hơn NÓ THỪA NHẬN việc không thể hiểu được, không thể lý giải, chỉ muốn tránh xa đó chính là ĐIỂM YẾU (弱さ), là SỰ YẾU ĐUỐI của bản thân nó. ĐÂY LÀ LỜI THÚ NHẬN THỨ 2. LỜI THÚ NHẬN THỨ 3 trong câu Kacchan nói là vế “lờ đi điểm yếu đó”. “Lờ đi” ở đây trong bản gốc dùng là 棚に上げる, dịch word by word là đặt cái gì đó lên kệ. Tuy là “lờ đi”, nhưng thường được dùng với hàm ý tiêu cực là mặc kệ, là tỏ vẻ không biết xem như không có gì, là không muốn động chạm đến thứ gì đó mà bản thân thấy không ưng. Kacchan chúng ta từng biết một kẻ háo thắng và bướng bỉnh, một tên ngạo nghễ chỉ luôn nhắm đến vị trí cao nhất. Và cũng là một tên nhóc chẳng biết cách đối mặt những cảm xúc của bản thân. Nhưng lúc này nó lại thừa nhận những việc đó, thừa nhận sự yếu đuối của mình, thừa nhận việc bản thân đã lờ đi điểm yếu đó, với một vẻ bình tĩnh và hết sức từ tốn. Đây còn có thể là gì ngoài minh chứng cho sự trưởng thành của Kacchan? Cuối cùng và quan trọng nhất, cũng là LỜI THÚ NHẬN THỨ 4, Kacchan thừa nhận MÌNH ĐÃ BẮT NẠT DEKU. Khi mình tìm hiểu về “bắt nạt” (虐める) trong tiếng Nhật, thì thấy người ta xem nó là từ khá nhạy cảm nên thường dùng ở dạng hiragana (いじめる), tức là khi viết ở dạng hán tự, nó sẽ đem tới ấn tượng xấu và nặng nề hơn. Nên đó hiển nhiên không phải một câu dễ dàng nói ra. Mà trong thực tế mình cũng từng thấy nhiều fan cho rằng những hành vi của Kacchan như đốt sổ, đánh đấm Deku chỉ là trêu chọc bình thường giữa con trai với nhau. Nhưng ở đây Kacchan đã chính miệng nói ra từ đó, chính miệng thừa nhận hành vi của bản thân. Đặt vào cả câu nói thì chuyện bắt nạt đó là kết quả của (1) việc nó không hiểu được nên muốn tránh xa Deku và (2) nó đã làm ngơ điểm yếu của mình. Mền nghĩ, không nên hiểu (1) và (2) là Kacchan nói ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình để lấy chúng làm lời biện hộ cho hành vi bắt nạt. Đó nên được hiểu là nó đang đối mặt với nguyên nhân vấn đề, rút ra nhận định về phía bản thân và cuối cùng là tự thú tội. Ý thức được tội lỗi là tiền đề cho những hành động chuộc tội và ý chí muốn hướng đến điều tốt đẹp hơn. Vì tiếp theo những lời của Kacchan, All Might đã hỏi thằng bé, em thật tâm giúp Deku tập luyện cũng là vì muốn chuộc tội đúng không? Kacchan đã im lặng, nghĩa là thừa nhận. Sự trưởng thành của Kacchan rõ ràng không chỉ thể hiện từ tự thức tỉnh rồi thú tội mà còn thông qua hành động chuộc tội nữa. Chúng ta biết có một Bakugo Katsuki từng ao ước dáng vẻ chiến thắng của All Might, chỉ nhắm đến vị trí mạnh nhất, bỏ mặc và khước từ một Deku yếu đuối vô năng. Lúc này đây nó lại đang sẵn lòng và thật tâm muốn giúp một Deku đã dần trở nên mạnh mẽ và có thể việc giúp đó sẽ khiến Deku vượt qua cả nó. Nên tư tưởng cứu và giúp lúc này của Kacchan là hoàn toàn tự nguyện. Đó là cách những mảnh ghép trong triết lý anh hùng của Kacchan được hoàn thiện.
Tumblr media
4 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Text
"OFA nên được trao cho ứng cử viên xứng đáng", "All Might lẽ ra nên chọn một người đã sẵn sàng tiếp nhận sức mạnh khổng lồ này." 
Đó đều là những nhận định có cơ sở và chắc hẳn sẽ mở ra những hướng đi khác cho truyện. Không dám nói rằng hướng đi đó sẽ tốt hay tệ hơn hiện tại. Nhưng mình dám tin nếu người kế thừa thứ 9 là một ai đó ngoài Deku-vô-năng, câu chuyện hẳn sẽ phần nào thiếu sâu sắc hơn, ở cách thể hiện sự nhân văn và góc nhìn đầy chiêm nghiệm qua giá trị cốt lõi của One For All, là tính truyền thừa. 
Chính vì Deku vô năng, được sinh ra trong thế giới như BnHA mà không mang theo quirk - thứ có thể xem như vốn liếng cho giấc mơ anh hùng, nên thái độ của cậu đối với quirk nói chung như đã được thể hiện xuyên suốt truyện, là một cái nhìn háo hức, ngưỡng mộ và tôn thờ. Nếu là một nhân vật thuộc 80% kia của thế giới được tiếp nhận OFA, có lẽ tấm lòng trân quý và biết ơn đối với thứ được truyền cho đó chẳng thể nào đầy ắp đến nghẹn ngào như Deku. Mà thấu suốt ơn nghĩa lại là yếu tố quan trọng trong những mối quan hệ có tính trước - sau, cho - nhận. OFA cũng như thế, là mối dây liên kết nhiều thế hệ và là một tài sản đã được chắt chiu qua từng cuộc đời để gửi gắm cho thế hệ sau.
Điều đau lòng là Deku lại vì thế mà tiếp nhận mọi thứ liên quan đến OFA như một lẽ dĩ nhiên, những sức mạnh lạ thường nhưng đầy rủi ro, những vết thương luôn đe dọa đến tương lai, và còn thứ trách nhiệm mơ hồ nhưng lớn lao như gánh vác cả một thế giới trên vai. Trong cái thế giới quan lúc nào cũng đặt bản thân ở phía được ban ơn được trao tặng, Deku mới luôn nghĩ nó phải làm hết sức mình, phải buộc bản thân cố gắng đến cùng.
Nhưng ta phải hiểu thế giới của BnHA vốn đầy rẫy những mâu thuẫn và bộ truyện cũng nhiều lần dẫn ra những góc nhìn phản biện. Thế nên chẳng thể chỉ lọc lấy những chi tiết Deku được nhận bao nhiêu sức mạnh, cậu thấy biết ơn thế nào với chúng,... mà mặc định cho rằng mọi thứ đến với cậu bằng may mắn, rồi phẩm bình nhân vật chỉ dưới góc nhìn áp đặt rằng nhân vật phải ra sức thật nhiều để xứng đáng với nó. Không thể chỉ vì bản thân Deku nghĩ vậy mà ta lờ đi góc nhìn từ những người xung quanh (trong chap 284 là Kacchan), hay quên đặt cái nhìn tổng thể vào bộ truyện. Những điều đến với Deku có thể là phúc lành trên một quan điểm nào đó, nhưng lại là phúc lành đi cùng lời nguyền và bất hạnh theo một góc độ khác.
4 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Text
SHIGARAKI TOMURA HAY TẤN BI KỊCH ĐẦY TRÀO PHÚNG
SHIGARAKI TOMURA HAY TẤN BI KỊCH ĐẦY TRÀO PHÚNG
 Lúc lướt ngang cái khung này mình bỗng thấy có gì đó sai sai, ngẫm một hồi thì cười ngặt nghẽo không thôi.Bởi những ý tứ mỉa mai đầy chua chát của nó....
1. NGHỊCH ĐẢO
Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là một cái trope thường gặp. 
“Người hùng bất tỉnh nhân sự trong cuộc chiến với phản diện, thức dậy ở thế giới tiềm thức. Người thân và bạn bè còn sống kéo anh ta ra khỏi đó (các phương tiện thường thấy là nước mắt và giọng nói, hoặc nụ hun), người đã khuất thì xuất hiện ở đó để buff tinh thần, tạo cú huých đẩy anh ta tỉnh dậy.”
Tính trào phúng xuất hiện là khi cái trope này bị đảo ngược hoàn toàn qua nhiều yếu tố và góc độ.Trước hết, Tomura bản chất là phản diện chứ nào có phải người hùng. Tương phản đó, người thân của anh hùng kéo anh ta thức dậy khỏi tiềm thức, trong khi Tomura đang trong trạng thái chết giả tim ngừng đập, thì cả gia đình (trừ con chó huhu) xuất hiện với nỗ lực giữ hắn lại với sự chết, tránh thức tỉnh một con quái vật.
Ngoài ra, yếu tố đầu-cuối, khởi đầu và kết thúc của cái trope cũng bị đảo ngược. Với người hùng thì trope xuất hiện ở gần cuối cuộc chiến để tăng tính cao trào sau chót, trong khi với Tomura nó lại diễn ra ở giai đoạn tiền khởi đầu của trận chiến này. Ngoài mỉa mai, lối đảo nghịch này còn tạo nên một áp lực, một điềm báo không lành trước sự thức tỉnh của cái ác hùng mạnh.
Đây không phải lần đầu Horikoshi kể về phản diện bằng lối kể vốn dành cho người hùng. Hãy thử nhớ lại toàn bộ arc Giải Phóng Quân và tóm tắt nó xem sao.
“Một nhóm người (LMTP) được tin bạn mình (Giran) bị thế lực xấu (GPQ) bắt giữ. Họ tập hợp để bàn kế hoạch và cuối cùng quyết định sẽ xông pha đi cứu người bạn đó. Trải qua những trận đấu đổ máu và nước mắt cùng nhiều cú buff tinh thần và sức mạnh niềm tin, sức mạnh tình bạn ảo vcd, họ thành công đến được chỗ tên đầu sỏ và cứu bạn mình. Tại đây diễn ra trận chiến cuối cùng giữa thằng được phân vai nhân vật chính trong thế lực xấu (xem như villain) và thằng được phân vai nhân vật chính trong nhóm bạn ban đầu (xem là hero). Ở đó, hero (và đôi khi là cả villain) có thêm các pha flashback lâm li với ký ức về người thân đã mất. Kết thúc flashback, hero trở lại với sức mạnh trăm phần trăm vinamilk sau khi buff và thu phục phản diện. Villain được thông não và đổ gục trước lý tưởng của hero. Happy Ending.”
Chỉ báo đưa đến tham chiếu này là hình ảnh Spinner gắn bảng Villain che chữ Hero trên bìa vol 24. Mà làm gì còn cách nào hề hước hơn để kết thúc tấn hài kịch villain giả danh hero, bằng một cú cliche thường thấy trong các câu chuyện anh hùng cơ chứ? Cái kết mà nhiều người bôi chê ở chiếc arc GPQ, vốn được đặt ở đó là để hoàn thành vở hài kịch này. 
Cách BnHA đặt một tên villain vào câu chuyện tưởng như chỉ dành cho hero, ngoài mỉa mai thì còn ngầm chỉ “mỗi người đều là anh hùng trong câu chuyện của chính họ”. Nhưng khoan đã, nếu phản diện mà là anh hùng và anh hùng lại cũng là phản diện, thì đâu mới là anh hùng? Mâu thuẫn này rốt cục lại đưa đến câu hỏi quan trọng nhất và là huyết mạch tinh thần của BnHA: "ANH HÙNG LÀ GÌ"? Không phải tự nhiên mà arc GPQ là một trong những arc mình thích nhất, nó chứa đầy những ẩn dụ và biểu tượng, đương nhiên là gồm cả những thông điệp.
Dẫn dắt dài dòng về arc GPQ như vậy là để giải thích cho cách kể nghịch đảo của Horikoshi như trong chap này.
2. CHA VÀ MẸ
Cái tay tát vêu mồm Tenko bé bỏng, là cái tay gắn trên mặt Tomura bao lâu, cũng chính là cái tay chặn nó từ phía trước trong khung này: bàn tay trái của bố. Trong chap 235 bàn tay với cú tát đó tượng trưng cho việc cấm cản Tenko tiếp cận ước mơ trở thành anh hùng, nói một cách ngắn gọn là ngăn cách nó với anh hùng. Trong chap này, cũng chính bàn tay đó đang cản ngăn Tomura thức dậy, không cho nó tiếp cận các pro hero đang chiến đấu ngoài kia. Một lần nữa hình ảnh “ngăn cách con trai với anh hùng” lặp lại, nhưng với ý nghĩa hoàn toàn khác. Nếu thuở bé thơ bố Kotaro ngăn cản Tenko là để bảo vệ nó khỏi hiểm nguy của cái mộng tưởng trở thành một hero vô năng, thì bây giờ thứ ông ngăn cản lại chính là mối hiểm họa di động với các hero chuyên nghiệp. Bố Tomura luôn gắn với phép điệp, dễ thấy nhất là hình ảnh ngôi nhà trong chap 235. Ở khung truyện lần này, biện pháp điệp hình ảnh với ý nghĩa đảo ngược đem đến một cảm giác khốn cùng từ thứ gọi là nghiệp báo.
Trong chap 236, lúc Tenko thức tỉnh thần lực và hóa chao Mon-chàn với chị gái, ai là người chứng kiến nhưng vẫn dũng cảm đưa tay về phía Tenko? Và trong khung hình này, ai là người đang bóp lấy vị trí tối trọng yếu trên cơ thể - yết hầu của nó? Nghiệt ngã biết bao khi người mẹ luôn ôm ấp bảo vệ con trai, vào phút cuối đời vẫn muốn dang tay về phía nó mặc bao nỗi sợ hãi, dường như lúc này lại chỉ muốn bóp chết đứa con trước khi nó lại lầm lạc vào con đường tội lỗi. Buồn cười và đau đớn nhất là, người mẹ yếu đuối chẳng bảo vệ được con khỏi bị bạo hành, bây giờ sự mạnh mẽ cương quyết của bà là dành để giết nó.
3. BÀ NỘI ANH HÙNG
Trong chap 237, sau khi Tomura làm mắm 2 người qua đường Ất và người qua đường Giáp, All For One đã cho nó 5 bàn tay như một món quà. Trong đó bàn tay vô danh đặt trên đầu là hàng bonus, hiện đã được confirm là tay của bà nội Shimura Nana. 
Lỡ tay giết cả gia đình, có thể xem là bi kịch lầm lỡ khi năng lực bộc phát không đúng thời điểm. Dù cái ác có bùng lên thật sự lúc Tenko giết bố, thì nó cũng là hệ quả của một chuỗi các sự kiện đã diễn ra liền trước đó khi tinh thần Tenko không ổn định. Nhưng giết hai người lạ kia, là lúc cái ác thực sự thức tỉnh và Tomura thậm chí còn thưởng thức nó. Và cái tay của Nana, lại là món quà cho tội ác đó.
Nhưng sao chỉ có một bàn tay để đặt trên đầu nó? Mà khoan đã, vị trí bàn tay đó chẳng phải là cách một người lớn vẫn thường xoa đầu trẻ con để khen ngợi đứa trẻ sao? Thế có khác nào ý chỉ bà nội của Tomura, anh hùng Shimura Nana, đang khen ngợi và khích lệ nó vì tội ác nó vừa gây ra chứ? Một trò đùa châm biếm hết sức sâu cay, một pha nhổ toẹt vào sự nghiệp anh hùng và cái kết của Nana. Mà người thực hiện nó, là kẻ chẳng khiến ta bất ngờ dù cho hắn có tạo ra những trò đùa ghê tởm hơn: All for One. 
Ngay từ khi được đặt song hành với cuộc đời người được định sẵn sẽ trở thành anh hùng số một – Deku, bằng nhiều điểm tương đồng và đối nghịch, cuộc đời Shigaraki Tomura vốn đã là một trò đùa. Kể về nó bằng giọng kể dành cho hero, đặt nó vào những bối cảnh dành cho hero, nhưng những điểm mấu chốt lại hết sức ngược ngạo. Sự ngược ngạo là cái cốt của trào phúng, và ta có tấn bi kịch hài hước mang tên Shigaraki Tomura. 
Tumblr media
5 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Đây là oneshot về Nine được in trong tập truyện Vol.Rising phát tặng 1 triệu người đầu tiên ra rạp xem movie ở Nhật. Oneshot vốn là tranh trắng đen nhưng được bạn HEXAMENDLE tô màu. Nếu được hãy follow để ủng hộ bạn ấy trên insta hoặc twitter ở tài khoản @HEXAMENDLE nhaaa!!!
https://www.hexamendle.com/
5 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Text
Bài phỏng vấn trong VOL: RISING
Tumblr media
_______________________ Q: Thời niên thiếu sensei đã lớn lên cùng những manga nào ạ? Horikoshi: Sớm nhất chắc chắn là manga shonen như Bảy Viên Ngọc Rồng của Shonen Jump rồi. Còn cả những bộ mà gần đây tui vẫn đang đọc như One Piece, Naruto, Bleach nữa. Ngoài các tác phẩm của Jump, tui còn đọc nhiều manga thể loại u ám khác. Nên có vẻ tui không chỉ là fan thuần nhà Jump. Q: Cơ duyên nào khiến sensei đặt mục tiêu trở thành mangaka ạ? Horikoshi: Cơ duyên đầu tiên chính là khi tui được mẹ khen “con vẽ đẹp thật”. Hồi còn học mẫu giáo, tui cứ vẽ lên mặt sau mấy tờ rơi quảng cáo là mẹ sẽ lại bảo “đẹp quá”. Được mẹ khen như thế tui hạnh phúc lắm nên lúc ấy mới nghĩ muốn theo đuổi công việc vẽ tranh. Mà vẽ tranh thì khi đó tui biết mỗi việc là tác giả manga thôi, nên mới nghĩ mình sẽ trở thành mangaka vậy. Q: Vậy là giấc mơ đó được giữ mãi đến giờ không có gì thay đổi ạ? Horikoshi: Đúng là tui có mơ vậy, nhưng không phải lúc nào cũng nghiêm túc suy nghĩ về nó. Hồi tiểu học tui ghi “mangaka” vào cột ước mơ của em trong kỷ yếu tốt nghiệp, rồi cứ thế mơ hồ nghĩ mình muốn trở thành mangaka. Nhưng không phải vì thế mà tui bắt đầu sáng tác manga, chỉ vì tui rất thích vẽ nên vẫn duy trì việc vẽ vời thôi. Lần đầu tui nghiêm túc nghĩ về công việc mangaka là từ cấp 3. Khi phải chọn con đường tương lai, trong tui có hai suy nghĩ một là “học lên đại học” và hai là “làm mangaka”. Lựa chọn thôi thúc tôi mạnh mẽ nhất là “trở thành mangaka”. Nhưng rồi tui lại nghĩ về tương lai xa chút nữa và quyết định đi học đại học. Trong thời gian còn là sinh viên đại học đó, manga đầu tiên trong đời tui vẽ đã nhận được danh hiệu tác phẩm xuất sắc nhất của giải thưởng Tezuka. Từ đó tui bắt đầu lấy sáng tác manga làm con đường chính của mình. Sáng tác manga, nhận giải, rồi có người phụ trách, còn được bảo “hãy nhắm đến việc được đăng lên tạp chí”. Lúc đó tui mới bắt đầu có cảm giác kiểu “giấc mơ thành hiện thực”. Trước khi vô Đại học, chưa bao giờ tui vẽ manga đàng hoàng cả, khi thử vẽ rồi thì lập tức nhận ra giấc mơ mangaka của mình đang là hiện thực ngay trước mắt rồi. Q: Cảm xúc của sensei thế nào khi oneshot hay chương 1 của tác phẩm được đăng tải lên tạp chí? Horikoshi: Lúc chương 1 của Oumaga Doubutsuen được lên Shonen Jump tác động đến tui mạnh mẽ hơn hẳn so với khi oneshot được đăng lên Akamaru Jump trước đó. Bởi vì Jump chính là tạp chí có rất nhiều manga nổi tiếng mà. Tui được vẽ bộ mặt (trang bìa) của tạp chí đó, khi đang có nhiều những tác phẩm vĩ đại như One Piece được đăng tải. Nên tui không chỉ phấn khích cùng cực, mà còn có một loại cảm giác phức tạp khó diễn tả khác nữa. Vào đêm khuya Chủ Nhật khi Jump bắt đầu được lên kệ, tui đã chạy ra cửa hàng tiện lợi gần nhà để nhìn quyển tạp chí đó được xếp lên kệ sách. Tui còn nhớ lúc đó mình lén chụp hình lại không cho nhân viên cửa hàng biết nữa =)) Q: Cơ duyên nào khiến sensei bắt đầu sáng tác Boku no Hero Academia ạ? Horikoshi: Hồi đó cả 2 lần truyện tui vẽ được lên tạp chí nhưng chỉ trong thời gian ngắn lại bị cho kết thúc, nên tui tuyệt vọng cùng cực lắm, tới mức còn nghĩ “mình không vẽ được nữa rồi”. Khi ấy, biên tập viên phụ trách mới bảo tui, trong những tác phẩm cậu từng vẽ thì nhân vật chính của oneshot “Boku no Hero” là giống cậu nhất đúng không? “Thử vẽ lại ‘Boku no Hero’ lần nữa xem sao!”, và đây chính là cơ duyên đó. Các tác phẩm được đăng tải trước đó, tui đã cố sáng tác những thứ mà bản thân mình vốn không có, nên cũng tồn tại những thứ quá sức với mình. “Boku no Hero” lại là truyện không làm hao tốn sức lực của tui nhiều, nên lúc đặt tựa đề cũng không vất vả mấy. Trong khi bình thường phải mất thời gian lâu lắm tui mới vẽ ra được tựa truyện.
Về thiết lập truyện, hân vật chính của “Boku no Hero” là một người đàn ông làm công ăn lương, nhưng thế này thì không được nên tui đổi thành học sinh. Bối cảnh cũng là trường học anh hùng, nên quyết định lấy tên “academia”.
Tumblr media
Q: Khi so sánh với tác phẩm tiền đề là “Boku no Hero”, trong BnHA có rất nhiều nhân vật phức tạp và mâu thuẫn, mà trước hết là nhân vật chính Izuku nhỉ. Lúc tạo ra các nhân vật cho bộ truyện, sensei đã nghĩ gì ạ? Horikoshi: Về điểm này không phải là tui cố tình làm vậy đâu, vì đó như là bản tính của tui vậy. Bản thân tui là một người phức tạp lại có nhiều mâu thuẫn nên tự nhiên các nhân vật cũng giống vậy. Ngoài ra, “Boku no Hero Academia” là tác phẩm mà tui bắt đầu vẽ với những cảm xúc kiểu “Đây là cơ hội cuối cùng của mình!”, “Thử vẽ manga thêm một lần nữa thôi!”. Thế nên các nhân vật cũng có nhiều phân cảnh mang cảm giác “Thử cố gắng thêm lần nữa!”. Deku vào thời điểm chương 1 vừa ra mắt, từ tận đáy lòng nhóc dường như đã quyết định bỏ cuộc rồi. Nhưng rồi nhóc được All Might trao cho sức mạnh, và đó trở thành cơ duyên để Deku nghĩ lại, “thêm một lần nữa thôi”. Nên tui có cảm giác “Boku no Hero Academia” là câu chuyện kể về một sự bắt đầu mới của tất cả các nhân vật vậy. Khi tui muốn tạo drama cho sự khởi đầu mới của ai đó, thì không vẽ về sự phức tạp của người đó là không được. Do đó truyện này phác họa những mặt phức tạp của rất nhiều nhân vật là vậy. Q: Sensei có thể cho biết đâu là nhân vật anh đặt nhiều suy nghĩ nhất, nhân vật khiến anh vất vả nhất khi vẽ ra ạ? Horikoshi: Nhân vật tui phải suy nghĩ nhiều nhất là All Might. Và suốt từ chương 1 đến giờ, nhân vật thôi thúc tui nhất cũng là All Might. Tui còn nhớ lúc vẽ tới chương 3 hay chương 4 gì đó, biên tập viên có nói “Hiểu rồi! All Might là kiểu nhân vật rất vững vàng.” All Might là người có những câu thoại rất tích cực như “Cháu có thể trở thành anh hùng!”, hay “Đây chính là học viện anh hùng của cháu!”. Cả lộ trình bộ manga đi cũng là nhờ All Might lót trải ra cả. Tui không chọn được nhân vật nào vẽ vất vả nhất cả...Vì ai vẽ cũng cực hết á. Bộ truyện này có quá nhiều người xuất hiện nên cũng mệt về thể xác. Để có được những nhân vật với đặc trưng riêng, tui cũng nhiều lần thử thách mình với những thiết kế mà trước giờ chưa từng vẽ qua. Từ từ nét vẽ của tui cũng thay đổi, nhiều lần phải thêm thắt những motif này kia, nên là nhân vật nào vẽ cũng khổ hết. (ĐM: đây chính là character development của Horikoshi sensei…*chấm nước mắt*) Q: Dần dần bộ truyện trở nên nổi tiếng, sau anime thì có cả movie. Bây giờ BnHA đã là tác phẩm có lượng fan đông đảo khắp thế giới rồi nhỉ! Horikoshi: Ban đầu tui đâu có tin. Có nghe biên tập viên kể “Nước ngoài nhiều người thích lắm”, nhưng tui không tin tí nào cả. Thay vì vui, lúc đó tui lại thấy bối rối cơ. Tui tự hỏi lý do là gì nhưng cũng chẳng biết nữa. Vì tui nghĩ nếu đem so sánh với các tác phẩm khác của Jump thì BnHA cũng đâu có điểm gì khác lắm đâu. Nên lúc đó tui mới nghĩ chắc là do ra đúng thời điểm (aka thiên thời địa lợi =))). Năm ngoái tui đi comicon ở Mỹ, được gặp trực tiếp các fan nước ngoài rồi mới có cảm giác đấy là thật, hạnh phúc thiệt sự! Khi được mục sở thị ánh mắt long lanh lấp lánh từ các fan yêu thích tác phẩm của mình, tui mới nghĩ “Đúng là nổi ở nước ngoài thiệt!”. Tui còn nhớ mình vui cỡ nào khi gặp người cosplay Mt. Lady nữa cơ, “không ngờ một nhân vật phụ như vậy cũng có bạn cosplay!”. Sau dịp được tiếp xúc với các fan nước ngoài, tui càng nghĩ mình phải vẽ truyện cho thật tốt mới được! Q: Xin sensei hãy cho biết suy nghĩ, phản ứng của mình với movie đầu tiên BnHA: Two Heroes được ra mắt vào năm ngoái ạ! Horikoshi: Lần đầu lúc nghe bảo truyện sắp có movie, tui còn nghĩ “làm gì có vụ đó” á. Đúng là từ lúc anime lên sóng thì câu chuyện cũng diễn tiến được kha khá rùi nhưng tui nghĩ chắc không làm movie đâu. Tới tận khi được nhờ thiết kế nhân vật cho movie tui vẫn còn bán tín bán nghi nữa. Chuyện này đúng là thất lễ với mọi người trong đội ngũ chế tác anime quá… Trong lúc vẫn nửa tin nửa ngờ đó, tui mới nghĩ dù gì được làm movie cũng là cơ hội dường như chỉ có một trong đời của tác giả, nên bản thân phải thiết kế thật đàng hoàng, phải làm sao cho sau này không hối hận. Tui cũng hết lòng đóng góp ý tưởng, về All Might thời trẻ, cảnh kề vai sát cánh của All Might và Izuku. Khoảnh khắc được xem bản gốc của movie, tui không nghĩ gì mà bật khóc nức nở luôn. Movie còn hay hơn tui đã nghĩ, cảnh hành động cũng quá tuyệt vời. Q: Sau thành công rực rỡ của movie 1, movie thứ 2 nhận nhiều kỳ vọng “Boku no Hero Academia Heroes: Rising” đã được chế tác. Lần này sensei đã tham gia rất sát sao vào công tác giám sát, thiết kế nhân vật. Sau kinh nghiệm từ movie 1 thì lần chế tác movie thứ 2 này có điểm gì thay đổi không ạ? Horikoshi: So với movie 1 thì lần này tui được tham gia vào từ những công đoạn đầu tiên, nhiều lần được dự họp cùng nhà sản xuất và đạo diễn. Vào cùng ngày premiere show của movie 1, tui có tham gia buổi họp đầu tiên trong phòng họp của Toho. Nên so với lần đầu thì movie kỳ này tui được bắt tay vào sớm hơn, cũng nắm bắt được công việc nội bộ nhiều hơn. Ngoài những buổi họp tiến độ, tui cũng thường xuyên được thảo luận này kia. Từ việc lên dàn ý chính của kịch bản cho đến các chi tiết nhỏ nhặt, tui được tham gia mật thiết hơn nhiều so với lần movie 1. Tui biết movie lần này không làm hay hơn movie trước là không được, nhưng với tui movie 1 đã quá xuất sắc, chắc là đỉnh cao của BnHA luôn rồi, nên phải nghĩ làm sao để vượt qua được movie 1 cũng khiến tui sầu não dữ lắm. Tinh thần hào hứng như mọi khi là không được, tui mong mỏi “không phải 100%, phải giữ vững tinh thần 150% mới mong vượt qua movie 1”. Với suy nghĩ đó, tui đã đưa ra những quyết định quan trọng trong nội dung movie lần này, như là phân cảnh của Deku và Bakugo.
Q: Cảm giác kiểu như “Plus Ultra” phải không ạ?
Horikoshi: Đúng là vậy đó. Tui nhờ đạo diễn và các staff làm sao cho movie lần này “mọi người cùng Plus Ultra” chứ không chỉ là “mọi người được xuất hiện”. Phải là cảm giác “nhân vật nào cũng có đất diễn ra trò” chứ không phải “ai cũng được lên sàn”. Hồi hộp và mong chờ cũng nhiều hơn movie lần trước. Lúc đọc kịch bản, tui không vẽ ra tranh mà chỉ vừa đọc vừa tưởng tượng, “à nhóc này có nỗ lực tầm tầm”, “nhóc này bị hạ gục tầm tầm”. Rồi tranh cứ loang loáng hiện ra trong đầu, “nhóc còn tiến xa hơn được mà!”, “liên quan đến mạng người đó đừng có kỳ kèo vậy nữa!”. Thế là tui nhờ chỉnh lý lại những điểm như thế, nhờ họ làm movie bằng tâm trạng kiểu “Thằng bé này cố gắng hơn chút nữa”, “Tất cả phải cùng cố gắng”. Q: Trong movie lần này, biểu tượng hòa bình All Might đã về hưu, Izuku cùng những người bạn lớp 1A phải tự mình đối đầu với villain. Không biết sensei có suy nghĩ gì về tác phẩm lần này ạ? Horikoshi: Điểm khác biệt lớn nhất của movie lần này so với lần trước là, bọn nhóc không hề mượn sức All Might nữa. Không có All Might ắt hẳn bọn nhóc sẽ thấy bất an lắm, nhưng nếu cả 20 người cũng trầy trật gắng sức, chẳng phải có thể đạt được sức mạnh bằng 1 All Might sao. Main visual của tác phẩm lần này là cả lớp 20 người, cùng tỏa ra ánh sáng rạng ngời giống All Might. “20 người sẽ bằng 1 All Might, tất cả hợp sức lại biết đâu có thể kế thừa All Might!” chính là ý tưởng quan trọng nhất của movie. Về mặt này, nếu không có All thì phải làm sao đây, chính là suy nghĩ chung của bọn nhóc lẫn đội ngũ chế tác phim. Nên chỉ còn cách là bọn nhóc phải cố gắng hơn thật nhiều mà thôi. Thế là cảm giác của đám trẻ cùng đội chế tác phim chúng tui trở nên đồng điệu với nhau vậy đó.
Tumblr media
Q: Trong movie lần này, có nhiều villain xuất hiện mà trước hết là boss Nine. Lúc vẽ thiết kế nhân vật cho các vilain, đâu là những điểm mà sensei chú ý nhất? Horikoshi: Tui muốn để lại ấn tượng đây là một villain vừa ngầu vừa đẹp trai. Villain là vai mà kết cục thế nào cũng bị xử đẹp thôi, nhưng nếu tạo ra được nhân vật mà sau khi mọi người xem phim xong vẫn có thể nhận xét rằng “tên đó ngầu thiệt ha” thì thật là tốt quá. Kiểu như một villain rất đáng để đối đầu á. Villain Wolfram của movie trước có diện mạo giống boss của một tổ chức lớn, cơ thể cũng rất vạm vỡ nữa. Đúng là một villain oai phong thật, nhưng vẫn còn nhiều điểm có thể khai thác hơn. Trong movie 1, cảnh Wolfram tấn công buổi tiệc chỉ tạo ấn tượng đấy đơn giản là một kẻ xấu, nên tui thấy cũng hơi phí. Ví dụ cảnh đó cho Wolfram bốc đồ ăn mình vô tình thấy trong bữa tiệc rồi vừa ăn vừa nói chuyện, th�� biết đâu lại tạo được ấn tượng về tính cách hơn thì sao. Từ đó tui mới suy nghĩ về villain lần này. Cả những nhân vật khác cũng được cân nhắc kỹ lưỡng nữa. Trong đó có Chimera là nhân vật có thiết kế mang đậm dấu ấn của riêng tui. Tui rất thích kiểu người thú vậy á. Trong thế giới BnHA nếu chỉ có những nhân vật ngoại hình như người bình thường thì uổng quá, nên tui mới thiết kế thêm những nhân vật kiểu như vậy cho vào. Ngoài ra trong movie trước, tui chỉ đưa ý tưởng về ngoại hình nhân vật là chính, nên lần này muốn đóng góp về cả tính cách và hành động nữa. Tui trình bày cả những chi tiết nhỏ nhặt, ví dụ như là “Slice có thói quen hay vuốt tóc” nè. Tui cũng xin được xem trước những thiết kế đó trên phim để có thể cụ thể hóa những thứ như biểu cảm nhân vật trong suốt một cảnh hoạt họa nữa. Q: Ngoài ra trong movie lần này, anh hùng Hawks - nhân vật nhận được nhiều yêu thích chỉ trong thời gian ngắn - cũng được xuất hiện, trước cả trong anime. Nguyên cớ nào đã khiến sensei muốn tạo ra Hawks? Horikoshi: Từ lâu tui đã muốn để dành vị trí Hero No.2 này cho một nhân vật ngầu bá cháy. Là kiểu người đặc biệt đến mức cả trận chiến của All Might vói All For One cũng không hề xuất hiện. Bình thường thì tui không có tạo ra các nhân vật với mong mỏi người đó sẽ có nhiều fan. Nhưng với Hawks thì tui vẽ bằng ý đồ, “cậu này nhất định phải là một nhân vật được yêu thích!”. Cơ mà thật ra thiết kế nhân vật ban đầu vốn rất khác cơ. Tui định vẽ người chim, vì với tui người chim thật sự rất ngầu luôn. Hawks sẽ có thiết kế giống Takahiro trong Oumaga Doubutsuen, nhưng chỉnh sửa cho gương mặt góc cạnh hơn, trông ngầu và chững chạc hơn. Cơ mà Takahiro lại được dùng cho movie 1 mất rồi nên tui quyết định đổi thiết kế luôn. Tui quên mất tiêu mình định dùng thiết kế của Takahiro cho No.2, nên lúc các staff anime hỏi dùng nó cho movie được không là tui gật đầu cái rụp = ))). Ngoài ra cũng còn nhiều lý do khác khiến Hawks có diện mạo như bây giờ. Q: Hawks về sau sẽ là kiểu nhân vật như thế nào ạ? Horikoshi: Chắc chắn sẽ là một nhân vật làm chuyện đại sự. Vì thế tui mới vẽ Hawks với mong muốn cậu ấy trở thành người được yêu thích. Đó là tâm nguyện cũng như kỳ vọng của tui. Không đơn giản chỉ là vai trò tham gia vào câu chuyện, mà tui còn nghĩ tới những phân cảnh thật ngầu cho cậu ấy về sau nữa. Nên mọi người hãy đón chờ nhé! Q: Câu hỏi tiếp theo là về vấn đề đã trở thành đề tài được bàn tán trước khi movie được công chiếu. Khi có thông báo về movie lần này, Horikoshi sensei đã để lại lời bình rằng “movie lần này là có thể nói là cuối cùng của BnHA” hay “movie sẽ có cảnh tôi từng định dùng cho cảnh cuối truyện”. Sensei có thể nói về ý nghĩa sau những lời bình đó được không ạ? Horikoshi: Cảnh đó chính là khi Deku trao OFA lại cho Bakugo. Và như vậy thì giấc mơ của Deku cũng chương 1 cũng sẽ kết thúc ở đó. Lúc bàn về chuyện movie lần này sẽ có phần Deku và Bakugo cùng hợp sức chiến đấu, tui mới đề xuất dùng cảnh kia xem sao. Rồi mọi thứ được quyết định như thế luôn. Vì đấy là cảnh sốc nhất đến giờ chưa từng có, nên tui tin nếu dùng cho movie thì nhất định sẽ rất hay. Deku và Bakugo cùng nhau đối đầu boss cuối. Sau sự tương trợ từ mọi người, hai đứa cuối cùng cũng đến được đó, đây chẳng phải là thứ thích hợp nhất dành cho trận đấu cuối cùng của manga hay sao. Dù tui nghĩ vậy, nhưng lỡ dùng cho movie lần này mất rồi. Nhưng mà nghĩ ra một cảnh khác hay hơn cho manga là được thôi mà, thế nên lần này tui toàn tâm toàn ý không hề hối tiếc. Cơ mà giờ tui vẫn chưa nảy ra ý tưởng thay thế nào cho manga đâu = )))) Movie lần đầu quá hay rồi, vì muốn vượt qua giới hạn đó mà giờ tui mới khốn đốn thế này đây. Q: Đó đúng thật là cảnh gây xúc động mạnh nhỉ! Horikoshi: Với việc Deku trao đi OFA thế này, nhất định sẽ có rất nhiều bạn thấy hoang mang. Như tui đã noí, phần đó sẽ tạo biến động lớn đến cốt truyện trong manga. Nên tui mới xin để timeline movie vượt qua anime, bắt kịp timeline trong nguyên tác. Vì nếu không có trận đấu sau cuộc thi lấy bằng thì Deku sẽ không đưa ra lựa chọn đó, cũng như Bakugo không đời nào tiếp nhận OFA. Đây là thời điểm 3 người All Might, Bakugo và Deku cùng nắm giữ bí mật. Mặt khác, đó cũng là lúc Bakugo dù biết về sức mạnh OFA lại chẳng hề suy sụp chán nản mà vẫn tự mình rèn luyện, bắt đầu biết sửa đổi vế “giúp người” trong “chiến thắng để giúp người”. Điều này cũng đã thấy được trong arc A vs B. Từ đó, quan hệ của 3 người trở nên phức tạp dần, sau bài thi cuối kỳ rồi đến mùa đông, thì lúc này việc truyền lại năng lực cũng hợp lý hơn. Ngoài ra, trong phạm vi movie lần này không thể truyền tải được hết mọi thứ. Nhưng việc OFA không còn đọng lại trong Bakugo là có lý do cả. Timeline của movie thuộc vào khoảng thời gian ý chí của các người tiền nhiệm bắt đầu can thiệp này kia. Việc timeline movie vượt qua anime là trường hợp hiếm, nhưng tui nghĩ để tăng tính thuyết phục cho cảnh phim đầy kịch tính đó thì việc để mốc thời gian vào mùa đông là điều cần thiết. Q: Không biết sensei có thể nói về diễn biến nguyên tác sắp tới trong giới hạn cho phép không ạ? Horikoshi: Giờ tui đang vừa nghĩ về kết thúc của bộ truyện, vừa sáng tác hướng về kết cục đó. Từ giờ sắp tới tui nghĩ trong truyện sẽ thường xuyên có những biến động lớn xảy ra. Trong BnHA có rất nhiều nhân vật, những suy nghĩ và hành động của các nhân vật đan xen vào diễn biến lớn của câu chuyện và tất cả sẽ cùng hướng về cảnh cuối cùng đó. (dịch tới đây bùn ghê, cảm giác như BnHA sắp hết vậy : ( ) Q: Cuối cùng, xin sensei hãy gửi đôi lời đến những fan đang cầm quyển sách này (Vol. Rising) trên tay ạ! Horikoshi: Rất cảm ơn mọi người đã cất công đến rạp xem phim. Các bạn thấy sao? Cảm giác thế nào ạ? Mọi người có thể thưởng thức movie trọn vẹn là niềm vui lớn nhất của tui. Manga sắp tới cũng sẽ bước vào giai đoạn cao trào. Nhắc tới đây thì Nine có xuất hiện trên bìa sau của tập 23 đó, nếu các bạn quan tâm để ý chắc sẽ thấy rất thú vị. Tui sẽ cố gắng Plus Ultra đến cuối cùng, nên rất mong nhận được sự ủng hộ từ mọi người nhé! (Hết)
4 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
Những ngày anh đào chớm nở là những ngày đầu tháng 4 đón xuân về với khí trời trong lành mát mẻ. Thời tiết lúc này luôn ve vuốt tâm tình con người ta một cách dịu dàng, gợi lên những rạo rực để khơi dậy một bắt đầu mới. Nhưng dường như đối với đứa trẻ đó, cái nóng của mùa hè Kamino năm ngoái chưa bao giờ thôi bám riết lấy từng xentimét làn da. Có lẽ khi chọn lấy giấc mơ này, có một ngàn lần nó mơ về những trận chiến rực lửa, mơ thấy những hành trình mà nó đã găm sẵn trong từng thớ thịt lòng quyết tâm sẽ đi đến chặng cuối cùng để khẳng định bản thân. Nhưng cũng có lẽ, trong mười ngàn những khả năng từng ghé qua tâm trí, chẳng giấc mơ nào cho nó trải nghiệm mập mờ thứ nghiệt ngã như cơn ác mộng Kamino ngày ấy. Đó là một thứ tâm tình mà tôi cho rằng mình có nghĩ mãi cũng chẳng thể nào tiệm cận được. Một cảm xúc, một cơn nức nở, một tiếng sét trong lòng, một thứ chỉ sinh ra ở cái tuổi đó vào đúng thời khắc đó, sau những sự kiện mà nó kinh qua, với một thế giới quan có 15 năm lịch sử. Từ ngày đó đến nay, bao nhiêu ngày tháng đã trôi đi, bao nhiều giờ đồng hồ gõ nhịp, và tôi chưa bao giờ nghiệm ra có bao nhiêu những lần hình ảnh trong bi kịch ngày đó sượt qua tâm trí nó. Chắc là có khi chúng đi kèm dằn vặt. Trong những đêm nghĩ ngợi trước 9 giờ khuya. Rồi có lúc chúng lại đến với những thổn thức. Nhưng dù thế nào và dẫu là thời điểm nào đi nữa, ta có thể kết luận rằng chắc chắn đứa trẻ đó chưa bao giờ quên. Những lời gào thét trở thành tiếng vọng âm ỉ trong tim. Nỗi đau hóa thành nguồn cơn sức mạnh và ý chí. Để lúc này đây, nó có thể nói ra, có thể nhớ về những thứ đó, nhưng với một quyết tâm và lòng quả cảm tột cùng. Hoa đào chỉ chớm nở, cuộc chiến này chỉ mới bắt đầu. Rồi đây đến những ngày cánh hoa anh đào lẳng lặng rơi, tôi tự hỏi liệu đứa trẻ đó có thể đón một tuổi mới yên ả sau chiến thắng cuối cùng của cái thiện. Hay lại nặng nhọc bước qua một cột mốc tiến đến trưởng thành, bằng thể xác kiệt quệ và tâm trí cạn khô hy vọng, với trái tim chồng chéo những thất bại, những nỗi đau không thể hóa giải. Kacchan sinh ngày 20 tháng 4, thời điểm hầu như tất cả những bông hoa anh đào cuối cùng đã tàn.
5 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
LIONEL MESSI, HAWKS, và Horikoshi Chắc mọi người đều đang nghĩ sao lại ghép ảnh hai người chả liên quan này với nhau đúng không? Vậy hãy đọc tiếp bài này từ từ sẽ nhận ra... Trước tiên hãy để tui kể về con người bên trái. Anh là Lionel Messi, cầu thủ bóng đá người Argentina hiện đang chơi cho CLB Barcelona ở Tây Ban Nha. Messi hiện tại được mệnh danh là cầu thủ xuất sắc nhất hành tinh với 6 quả bóng vàng và hàng loạt danh hiệu cá nhân và tập thể. Nhưng ta hãy quay lại câu chuyện của hơn 20 năm trước, khi anh 11 tuổi. Lúc đó Messi bị chẩn đoán mắc bệnh về hormone tăng trưởng khiến cơ thể anh không thể lớn lên nữa. Số tiền chạy chữa mất khoảng 900 USD mỗi tháng - một con số quá lớn với gia đình mà bố làm công nhân nhà máy còn mẹ là lao công. CLB trẻ mà anh chơi lúc bấy giờ cũng không thể trang trải nổi số tiền khổng lồ đó. Lúc này, tài năng bóng đá của Messi được CLB Barcelona biết tới. Họ quyết định chiêu mộ anh và thỏa thuận sẽ trả mọi chi phí chữa bệnh. Cuối cùng, Messi năm 13 tuổi khăn gói rời quê hương đến Tây Ban Nha xa xôi để bắt đầu chuỗi ngày sống cùng bóng đá. Và phần còn lại là lịch sử. Kể đến đây chắc mọi người cũng ngờ ngợ ra điều gì rồi chăng? Dựa theo những gì chúng ta biết đến bây giờ, Hawks, hay Takami Keigo là một nhân vật có tài năng thiên bẩm và bộc lộ từ rất bé. Nhà cậu có vẻ nghèo khó, cuộc sống không mấy sáng sủa. Khi đó Hội Bảo an xuất hiện và đề nghị dùng tiền hỗ trợ gia đình để đổi lại được mang cậu bé Keigo đi. Từ đó cậu bắt đầu những ngày luyện tập để trở thành một chiến binh thực thụ và rồi đạt đến vị trí anh hùng số 2 Nhật Bản từ khi mới 23 tuổi. Từ đó anh làm việc cho Hội Bảo an như một lẽ dĩ nhiên, kể cả phải dấn thân vào con đường không thể thoái lui là gián điệp 2 mang. Là fan của Messi, tui biết về câu chuyện trên, nhưng chưa bao giờ liên tưởng đến sự tương đồng của cả hai. Cho tới hôm trước khi xem phỏng vấn của Honyasan với biên tập viên của BnHA tui mới nhận ra. Trong phỏng vấn đó, anh BTV có kể về đợt World Cup 2018. Lúc anh đến chờ lấy bản thảo, thì TV nhà sensei có mở WC chắc vì biết anh thích coi đá banh. Rồi sensei cũng xem chung và bắt đầu có hứng thú với bóng đá (Sensei từng đăng 1 sketch các nhân vật mặc áo đấu tuyển NB hồi 2018). Lúc đó anh BTV có kể về Messi và Horikoshi đã cho rằng câu chuyện đó thật thú vị. Rồi vài tuần sau, câu chuyện về Hawks với một số điểm tương đồng Messi ra đời. Ngoài ra, việc Hawks đeo khuyên tai cũng là vì Horikoshi thấy Cristiano Ronaldo đeo khuyên trông rất ngầu xD Anh BTV kể câu chuyện đó để mọi người có thể hình dung một phần về con người của Horikoshi sensei. Anh nhận xét dù cùng nhìn những thứ giống nhau nhưng sensei có tốc độ nắm bắt vấn đề thật sự rất đáng kinh ngạc. Dường như ổng có thể lấy cảm hứng từ mọi thứ trên đời vậy. Mà nhắc đến cảm hứng, chắc mọi người đều biết BnHA là một bộ có vô vàn easter egg liên quan đến văn hóa đại chúng với phần lớn là những thứ mà Horikoshi yêu thích như phim ảnh, truyện tranh, trò chơi,...Ngay cả một số chi tiết trong truyện cũng được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời riêng của Horikoshi. Mọi người có nhớ đoạn chơi đùa của mẹ con nhà Deku, lúc mẹ kêu cứu thì Deku đóng giả AM sẽ bật tung cửa không? Đó cũng là trò mà ngày bé sensei hay chơi với mẹ trong công viên, khác một điều là sensei đóng vai Leo trong Jungle Emperor Leo. Nên sensei đã vừa khóc vừa hồi tưởng lại khi vẽ cảnh đó. Ngoài ra chuyện quá khứ của Tamaki cũng là một phần từ câu chuyện của Horikoshi. Lúc chuyển từ cấp 1 lên cấp 2, sensei phải đi học ở một trường khác quận nên không có bạn. Vô lớp ai cũng có nhóm chơi chung còn ổng tự kỷ một mình. Thế là cũng có một người giống Mirio xuất hiện và giúp ổng hòa nhập với lớp. Sensei có bảo sáng tác truyện là tạo ra thứ ổng có thể tận hưởng. Nên BnHA giống như một thế giới riêng được sensei xây dựng một phần từ thế giới thật của mình. Thế giới đó có phức tạp, đôi khi có quá nhiều sự phê cần, chút chút cảm tính, lâu lâu hơi thiếu ổn định. Nhưng tui thích cách sensei thuật lại nó cho chúng ta. Đó là vừa đủ khách quan để độc giả có chỗ cho những nhận định và quan điểm riêng. Đủ những yếu tố fanservice, mà thật ra là trá hình chia sẻ sở thích riêng của tác giả, để độc giả có sự bất ngờ và thích thú khi khám phá. Cũng như, đủ sự khiêm nhường đầy tinh tế để chúng ta có thể phát huy khả năng săm soi, tưởng tượng, liên kết các vấn đề. Nhưng buồn là chính những cái đủ đó với tui, lại thành dư hoặc thiếu theo trải nghiệm của nhiều người. Nên có 2 chuyện ma tui hay lảm nhảm suốt, một là người ta không đánh giá đúng BnHA, và hai là BnHA xứng đáng với nhiều thứ hơn bây giờ.
4 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
CÁI GỌI LÀ BI KỊCH Từ ngày tiếp nhận OFA, All Might đã biết về sự qua đời của những người tiền nhiệm – lớp người đã ngã xuống đầy đau thương trong cuộc chiến trường kỳ với biểu tượng cái ác là All For One. Chính mắt ông cũng đã chứng kiến những phút sau cuối thấm đẫm tuyệt vọng trong cuộc chiến cuối cùng của sư phụ mình. Nghĩa là, All Might luôn sống với ý thức rằng ông có thể sẽ ra đi bất cứ lúc nào. Đó là lý do ông chọn một cuộc sống cô độc. Thử hỏi có bi thương không, khi một người phải ngày ngày mang trên vai gánh nặng là ý chí và khát khao của những người đi trước, nắm trong tay thứ sức mạnh là hy vọng cuối cùng, luôn hiểu rằng một mai mình sẽ chết và có thể sẽ là cái chết tột cùng đớn đau, thế nhưng lúc nào cũng phải lạc quan mà tiến lên, phải tỏa ra hào quang của hy vọng, của một biểu tượng hòa bình. BnHA vốn là câu chuyện vun đắp từ những bi kịch mang tính thời đại. Thời đại của một nhân loại đã tiến hóa đến gần ngưỡng siêu việt, và thời đại của chúng ta. Đó là bi kịch của một đứa trẻ bị hiện thực phũ phàng khước từ giấc mơ ngay từ những ngày đầu đời. Là sự vỡ mộng của một con tim ngạo nghễ đầy tự tôn khi chạm tay đến thực tế. Một đứa trẻ phải mang vết sẹo cả đời bởi chính tay người thân yêu nhất, mang vết thương lòng từ tham vọng vô lý và một gia đình tan vỡ. Một đứa con trai vì thiếu thốn tình mẹ mà lớn lên với cơn uất ức hận thù để rồi vô tình đè nghiến giấc mơ của con cái mình. Những người đã bị định đặt bên lề xã hội từ ngày sinh ra bởi ngoại hình hay năng lực không được chấp nhận. Một người nhìn thấy những tương lai thăm thẳm tuyệt vọng nhưng bắt buộc phải sống để tiến về phía đó mà chẳng cách nào đổi thay. Một tổ chức suy tàn cùng những hoài niệm cũ kỹ bị bước đi của thời đại lãng quên. Những bi kịch của BnHA là thứ thật sự tồn tại trong chính xã hội của chúng ta. Quirk – Kosei – Năng lực chỉ là thứ đẩy sự dị biệt của mỗi cá nhân lên cực đại đồng thời kéo bi kịch đến cực điểm. Nếu là một bộ truyện đầy đau thương như thế, thì vì sao chúng ta chẳng mấy khi nói về điều đó? Vì chủ đề của bộ truyện là hy vọng. Để làm nổi bật chủ đề đó thì những bi kịch là cần thiết, như ánh sáng cần bóng tối để được nhận diện. Nhưng nếu chỉ trưng bày ra những câu chuyện buồn bã đau thương thì niềm tin và sự lạc quan vốn là xương sống của bộ truyện sẽ dễ bị lung lay. Một trong những lý do mình vô cùng thích arc Villain là bởi sự trần trụi của thế giới BnHA được phô bày rõ ràng. Những nhân vật chính của arc đầy tuyệt vọng, họ cũng đang tiến lên trong số phận đã định đặt của mình, nhưng phía trước vẫn là bóng tối sâu thẳm như chính nơi họ đang đứng. Arc này khiến mình thức tỉnh ra rằng thế giới BnHA vốn là nơi như thế nào. Mỗi bi kịch của BnHA đều rất đời thường, là những câu chuyện mà ai đó trong ch��ng ta có thể đã từng gặp hay tự mình nếm trải. Tức là cũng sẽ có những người chưa từng trải qua hay chưa từng dừng lại để quan sát và cảm nhận. Nên có thể nói BnHA là một bộ truyện dễ đọc dễ hiểu, nhưng không hề nông cạn bởi ta có chạm được đến ý nghĩa ẩn giấu trong nó hay không là tùy vào trải nghiệm và khả năng thấu cảm của từng người. Mặt khác là do tác giả không hề lợi dụng những bi kịch điển hình mà chúng ta từng thấy hay thường bị bắt phải thấy trên phim ảnh, sách truyện – những thứ đã trở thành ám thị kiểu cứ mỗi khi nó xuất hiện thì tự nhiên sẽ lôi kéo được sự đồng cảm và thương xót từ người xem, người đọc. Mình sẽ không nêu ra ví dụ cụ thể vì dễ tạo mâu thuẫn không cần thiết, nhưng bạn sẽ hiểu nếu thử nghĩ về những bi kịch và kết cục của mỗi bi kịch mà bạn thường thấy trong phim hay những bộ truyện khác, rồi so nó với cách xử lý của Horikoshi. Tác giả BnHA không thồn cho bạn quá nhiều những chi tiết đau đớn siết buốt trái tim khi kể về câu chuyện hay bi kịch của từng nhân vật. Sensei đơn giản là thuật lại nó thật trung thực, kể cả những khuyết điểm hay sai trái của nhân vật, và mặc đó cho người đọc tự quyết định cảm xúc của chính mình. Cuối cùng là một ý mình đã viết ở trên, đó là những nhân vật của chúng ta luôn tiến về phía trước. Dù phía trước đó là ánh sáng như những đứa trẻ khoa anh hùng, hay bóng tối mờ mịt như phía villain, thì họ vẫn luôn tiến lên chứ không hề gục ngã hay đứng yên trong câu chuyện của chính mình. BnHA có thể chứa đầy bi kịch, nhưng cuối cùng đây vẫn là một bộ truyện của hy vọng và sẽ luôn mang đến hy vọng cho cả độc giả chúng ta.
5 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
GIẢ THUYẾT: BAKUGO LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI TIỀN NHIỆM OFA. Lúc các người tiền nhiệm xuất hiện lờ mờ trong giấc mơ của Deku ở chap 193+194, tui đã thấy người đứng sau cùng (1 trong 2 người đen thui) rất giống Bakugo. Nhưng sau khi đi coi movie 2 mới đây tui lại càng có thêm cơ sở cho giả thuyết này. Bài viết này sẽ có 2 phần chính: Các cơ sở tạo nên giả thuyết, và dự đoán tương lai câu chuyện. 1. Các cơ sở tạo nên giả thuyết Các bạn có tự hỏi lý do vì đâu Horikoshi lại dốc công xây dựng character development cho Bakugo như thế không? Chính vì sensei muốn tạo nên một Bakugo xứng đáng trở thành người thừa kế OFA! Theo như cái kết dự định ban đầu của sensei, vào cuối truyện Bakugo sẽ được Deku truyền lại năng lực và chính thức trở thành người nắm giữ OFA. Khác với Deku – một nhân vật ngay từ đầu đã có đủ phẩm chất để kế thừa OFA, Bakugo lại là kiểu nhân vật hoàn thiện theo tháng năm, khắc phục những điểm thiếu sót trong tư tưởng và dần trở thành một người xứng đáng. Như vậy BnHA sẽ bắt đầu với một người thừa kế OFA có đủ tư cách ngay từ đầu, và kết thúc với một người thừa kế khác – người đã trải qua một quá trình dài để đạt được tư cách đó. Mặc dù kết truyện bây giờ có lẽ đã thay đổi, một phần do nội dung movie 2, nhưng ý tưởng để Bakugo nắm giữ OFA theo cách khác biết đâu vẫn còn đó. Vì Bakugo là nhân vật cực kỳ quan trọng của BnHA, nếu không trở thành người kế thừa OFA sau Deku thì nó cần phải có một vai trò khác để có thể in lại dấu ấn trong truyện, cũng như là cột mốc cho character development của nó. Vậy ý tưởng Bakugo nắm giữ OFA, nhưng là trước Deku thì sao? Và thay vì Deku truyền lại OFA cho Bakugo, giờ sẽ là Bakugo truyền lại năng lực của nó cho Deku thông qua ý chí OFA thì sao? Thật sự thì ý tưởng một đứa có năng lực tự thân mạnh như Bakugo lại có thêm OFA nghe rất rù quến. Đấy là về phần ý tưởng, tiếp theo là về ngoại hình. Có một giả thuyết bên lề cho rằng những người tiền nhiệm có thể thấy rõ dung mạo là những người đã qua đời. All Might thì đang chấp chới giữa sống và chết nên có thể thấy lờ mờ. Vậy 2 người không thể thấy rõ kia phải chăng vẫn còn sống? Một: đúng là người tiền nhiệm và vẫn còn sống, hai: là người-có-thể là người tiền nhiệm, nhưng vì các yếu tố thời gian và tương lai có thể thay đ��i nên chưa thể thấy rõ diện mạo của họ. Sự giống nhau giữa cái bóng đó và Bakugo tui trình bày bằng hình bên dưới. Ngoài ra trong movie 2 lần này, mỗi người tiền nhiệm đã xuất hiện với MÀU SẮC ĐẠI DIỆN RIÊNG. Trong đó, màu của người giống Bakugo là đỏ, và người đó có ĐÔI MẮT XẾCH MÀU ĐỎ như hình tui vẽ luôn. <- đây chính là 1 trong những cơ sở quan trọng tui có được sau movie cho giả thuyết này. Vậy còn thứ tự trong cái tên thì sao? Như mọi người đã biết, trong tên của những người giữ OFA đều có yếu tố liên quan đến thứ tự kế thừa của họ. Ví dụ: Nana Shimura – NANA là 7, Toshinori Yagi – YA là 8, Midoriya Izuku – KU là 9. Nhưng tên Bakugo không hề xuất hiện yếu tố nào liên quan đến số. Thật ra muốn vạch cho có cũng được, ví dụ Gou trong Bakugou đọc gần giống Go – 5, hay Tsu trong Katsuki là cách đọc số 2 tiếng Anh trong tiếng Nhật, nhưng nó thật sự rất khiên cưỡng đúng không? Đấy là bởi vì ban đầu Horikoshi vốn muốn để nó làm nhân tố bất ngờ, được Deku truyền năng lực, chứ không phải là người tiền nhiệm nên có thể tạm bỏ qua yếu tố tên và thứ tự này. 2. Dự doán sắp tới Nếu giả thuyết trên thành sự thật thì tui nghĩ trước hết cần một yếu tố quan trọng. Đó là năng lực có khả năng tác động đến thời gian. Nghe có vẻ bá quá mức logic đúng hem? Nhưng BnHA vốn có những nhân vật như Overhaul hay Eri với năng lực cũng quá đáng sợ kia mà. Vả lại một thế giới với quá trời siêu năng lực đa dạng mà lại thiếu đi thứ liên quan đến thời gian thì có chút đáng tiếc. Nếu có những năng lực về điều khiển thời gian thì tương lai của thế giới trong truyện sẽ là thứ chẳng thể đoán trước được! Ngoài ra cũng cần một sự kiện lớn khi mà phe anh hùng tan tác và chỉ còn có thể trông chờ vào việc thay đổi/sửa lại một sai lầm nào đó trong quá khứ. Và sự kiện này sẽ xảy ra trong tương lai xa. Vì xét về chiều cao của các người tiền nhiệm khi đứng ngang hàng nhau (trong giấc mơ của Deku), thì người giống Bakugo cao xêm xêm All Might dù đứng xa hơn. Thực tế hiện giờ, Bakugo vẫn chỉ đang đứng tới nách All Might form xịt. Nên nếu Bakugo thật sự quay ngược về quá khứ và trở thành người kế thừa OFA thì việc này hẳn là sẽ xảy ra khi nó đã trưởng thành, hoặc ít nhất là học sinh năm 3. Thế giới trong quá khứ mà Bakugo sẽ quay về đó là nơi như thế nào? Thế giới BnHA mà ta biết đến là một thế giới rất lâu sau sự kiện nhân loại bắt đầu có siêu năng lực, là một nơi có quy củ, được đặt dưới sự kiểm soát của các siêu anh hùng. Dù vậy vẫn tồn tại những làn sóng ngầm với đủ loại tội phạm hay các tổ chức trực chờ nổi dậy. Thế thì thời điểm nhân loại đón nhận những cá thể siêu việt, thậm chí không giống hình người, thì thế giới lúc đó chắc chắn chẳng hề yên bình đúng không? Có một thứ mà mình vô cùng mong chờ Horikoshi khai thác, chính là chi tiết về quá khứ của AFO cùng người em trai và bối cảnh câu chuyện của cả hai. Trong chap 193, cũng xuất hiện những câu như “thế giới hiện tại đang chìm trong hỗn loạn” hay “thời kỳ hỗn mang” khi nói về thời đại của đệ Nhất và AFO. Về mặt này thì việc quay ngược dòng thời gian sẽ là chiếc cầu nối hoàn hảo để mở ra thế giới siêu năng lực thuở sơ khai đó. 3. Lời cuối Thật ra mình là chuyên gia đoán đâu trật đó, nên ngồi viết ra cái bài này tức là sâu thẳm trong mình cũng có phần không mong giả thuyết này sẽ trở thành sự thật. Thứ nhất, vì mình cực kỳ yêu quý Bakugo nên thấy nó có vai trò quan trọng trong truyện thì cũng hay đấy, nhưng nhìn nó gánh trọng trách lớn cùng chiếc death flag lơ lửng lại không vui tí nào. Thứ hai, nếu Bakugo thật sự quay ngược về quá khứ và không thể trở lại, thì ý tưởng OFA mà Deku đang nắm giữ có chứa đựng ý chí của nó, nó vẫn tồn tại đâu đó trong Deku, hay việc nó sẽ xuất hiện trong giấc mơ của thằng bé nghe hơi gay…go quá tui hold không nổi… Dù gì đây cũng chỉ là giả thuyết của tui. Mà cái fandom này vốn tồn tại với những giả thuyết mãi chưa có lời giải đáp từ bố trẻ, nên thêm một cái nữa cho dzui nhà dzui cửa cũng chả mất mát gì...Thôi thì chúng ta hãy cùng chờ đợi câu chuyện sắp tới của BnHA nhé
3 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
Sau tập 61 anime thì những ngày qua, người được nhắc tới nhiều nhất là Kacchan. Không chỉ anime, mà từ hồi manga thì mọi người đã luôn nói về nội tâm hay cảm xúc, bước ngoặt phát triển nhân vật của Kacchan…Mình không phủ nhận Kacchan là nhân vật đặc biệt nhất trong phần này, nhưng sau nhiều lần cày những chap truyện ấy cùng với xem đi xem lại đoạn Deku vs Kacchan trong anime, thì mình luôn muốn chia sẻ vài điều về Deku – cậu bé nhân vật chính của chúng ta. Deku là kiểu nhân vật không có ngoại hình hay tính cách quá rực rỡ, nhưng chính những phẩm chất và đức tính của em đã khiến em tỏa sáng hơn hết thảy. Deku tốt bụng, tử tế, Deku vị tha, biết hy sinh, Deku thông minh luôn cẩn trọng chu toàn mọi thứ…Không biết nói làm sao cho đủ về những thứ ấy, những chất liệu đẹp đẽ đã tạo nên nhân cách của cậu bé đầu xanh. Thế nên mình sẽ chỉ bày tỏ về một ưu điểm của Deku mà mình cảm nhận được rõ ràng nhất qua tập này. Vì sao dù bị ức hiếp nhưng Deku vẫn không ghét bỏ Kacchan, ngược lại luôn ca ngợi rằng nó thật giỏi, thật mạnh mẽ, và còn tha thứ cho nó? Các thủy thủ thì bảo vì Deku cuồng Kacchan. Fan sẽ nói rằng Deku có lòng vị tha vô bờ bến – phẩm chất thường thấy ở các nhân vật chính tốt tính. Mình lại nghĩ: vì Deku nhìn thấy được những thứ mà người ở vị trí của em khó thấy được. Thứ nhất, “vị trí” của Deku là vị trí của người bị xem thường, nhục mạ, vị trí phải chịu đựng đủ thứ tổn thương. Đứng ở vị trí đó, người ta có sinh ra lòng căm thù với đứa bắt nạt mình, thậm chí là thù cuộc đời, oán hận xã hội, muốn chửi chết cha cái làng Vũ…khụ…cũng là dễ hiểu (Gentle là một ví dụ), nên sao mà thấy được thứ gì ngoài sự xấu xa, độc ác của người khác. Nhưng Deku lại không. Thứ hai, mình xét trong bối cảnh “siêu anh hùng” của BnHA. Anh hùng sinh ra từ khát vọng của nhân loại, mang phẩm chất tinh thần và sức mạnh siêu việt, chiến đấu với cái ác để bảo vệ loài người. Đó là suy nghĩ thông thường nhất về những siêu anh hùng. Nhưng với mình, một người hùng còn là hiện thân của công lý và lòng tốt vĩ đại. Họ chính là sự tồn tại để khơi dậy và lan tỏa đạo đức con người, tôn vinh những ưu điểm thể chất và tinh thần của loài người. Thế nên, một người hùng đích thực phải là người nhìn ra và cảm nhận được rõ nhất những ưu điểm đó trong người khác. Từ hai điều trên, mình cho rằng đức tính này của Deku còn hơn cả lòng vị tha một bậc, đó chính phẩm chất của một anh hùng. Nói về anh hùng thì, dù Kacchan là nhân vật yêu thích nhất, nhưng mình tin rằng Deku mới là người sẽ trở thành anh hùng mình ngưỡng mộ nhất, theo cách mình ngưỡng mộ Superman. Dù xót xa vô cùng, nhưng mình biết có nhiều người không thích Deku, cũng như Sịp, bởi mẫu nhân vật tốt đến hoàn hảo dường như đã trở nên lỗi thời trong xã hội phức tạp ngày nay. Mang trên mình nỗi bất an về xã hội và thời thế, con người không còn tin mấy vào cái thiện ở đời. Thế nên những hiện thân của hy vọng, của lòng tốt vĩ đại tỏa đầy hào quang trở nên xa vời hay viễn vong, nhàm chán hoặc khó đồng cảm. Người ta muốn đặt niềm tin ở những gì gần gũi, như một anh hùng đầy thói hư tật xấu, hay một gã phản diện dễ được cảm thông khi mang chung nỗi trăn trở của loài người. Đó hoàn toàn là điều dễ hiểu. Nhưng mình muốn chọn tin vào những điều tốt đẹp tuyệt đối, như đứa trẻ lớn xác vẫn muốn tin vào truyện cổ tích ở hiền gặp lành. Có thể không với tới được, nhưng hào quang tuyệt đẹp của những anh hùng như thế sẽ như ngọn đuốc vĩnh cửu, giúp bản thân mình xác định được lối đi, tránh phải lầm lạc. Không thể chạm tới, nhưng có thể hướng về. Và trong thế giới đầy rẫy anh hùng của BnHA, mình tin Deku sẽ trở thành Người Hùng trong những anh hùng đó. _______________________ Artist: みかん https://twitter.com/mikan9278 Source: https://goo.gl/1ZBRNY Pixiv: https://goo.gl/3JWvLF Upload with artist's permission.
4 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
Mỗi người có một cách nhìn nhận vấn đề khác nhau Đứng trước nghi vấn về năng lực của Deku, Todoroki và Kacchan đều đã chọn cách đối diện và hỏi trực tiếp. Nhưng cách đặt câu hỏi của hai đứa khác nhau hoàn toàn, đem so sánh có vẻ buồn cười nhưng nếu ngẫm nghĩ một chút ta sẽ nhận ra kha khá điểm thú vị. Hai câu hỏi khác nhau đến từ hai quan điểm khác nhau, thế điều gì đã góp phần củng cố nên góc nhìn của mỗi đứa, và ý nghĩa từng câu đó là gì? Trước hết là Todoroki, sau cuộc thi chiến mã ở Hội Thao U.A, cậu vô tình sượt qua Deku lúc dùng năng lực và cảm thấy nó giống với loại năng lực của All Might. Xuất phát điểm của nghi vấn mà Todoroki đặt ra là năng lực, nhưng cậu lại hỏi “Cậu là con riêng All Might hay gì?”, một câu hỏi chẳng liên quan gì đến sức mạnh hay năng lực của Deku, dù là nghĩ theo nghĩa nào đi nữa. Nếu xét kỹ thì câu hỏi này rõ ràng đặt nghi vấn về “danh phận” của Deku, tức là Todoroki không quan tâm thằng nhóc kia năng lực rốt cục là gì, nó mạnh đến đâu, mà chỉ quan tâm rốt cục nó LÀ AI. Để hiểu được điều này, ta sẽ nhìn lại hoàn cảnh của Todoroki nhé. Cậu sinh ra từ một cuộc hôn nhân theo năng lực, từ bé đến lớn luôn bị cách ly, phải ra sức luyện tập để có được sức mạnh lớn nhất, không tuổi thơ, không tình yêu. Sự tồn tại của Todoroki đã từng không khác gì một công cụ để thỏa mãn thứ tham vọng cực đoan của Endeavor là đánh bại All Might. Đương nhiên Todoroki hận ông già vô cùng, ngoài mặt thì ra vẻ không quan tâm, càng không muốn làm ông ta đắc chí, nhưng thử nghĩ xem, suốt bao nhiêu năm thời thơ ấu cậu phải sống vì khát vọng vô lý đó, mọi thứ cậu làm đều bị bó buộc trong một cái khuôn để đi đến mục tiêu đó, dù cự tuyệt dù phản kháng nhưng tất nhiên tâm trí cậu đã phải in hằn một loại ám thị. Mặc dù không nói thành lời, nhưng trong suy nghĩ của Todoroki cũng đã hình thành một sự cạnh tranh. Nhưng nếu bảo cậu đánh bại All Might, có phải hơi gượng ép về thế hệ, tuổi tác,…đúng không? Thế nên một đối thủ ngang tầm cậu, cùng thế hệ, là truyền nhân của All Might chính là đối tượng khả thi nhất. Và có thể thấy, Todoroki khá tự tin vào năng lực của mình, nên tóm lại tất cả những gì cậu quan tâm là cái danh phận của Deku có “môn đăng hộ đối” để cậu đặt vào vị trí đối thủ hay không. Thế còn Kacchan với câu hỏi “Mày nhận sức mạnh đó từ All Might đúng không?” thì sao? Ta đã biết Kacchan và Deku lớn lên cùng nhau, bắt đầu từ trước khi cả hai có năng lực kìa. Cho dù Kacchan có không muốn đặt Deku vào mắt thì nó cũng thừa hiểu rõ về gia cảnh và khả năng của thằng bé. Từ những thông tin góp nhặt, cuối cùng điều mà nó đặt nghi vấn chính là “sức mạnh”, là “năng lực” của Deku. Nhưng nghĩ kỹ thử xem, Kacchan thông minh như thế và nó cũng chắc chắn với những thông tin có được (đọc lại chap 117), thế câu hỏi này có thực sự là đang muốn hỏi hay không? Kacchan rõ ràng đã hiểu thấu mọi chuyện, câu hỏi nó đặt không mang nghĩa khơi khơi về “sức mạnh”, thứ làm nó băn khoăn và đang dày vò nó thật ra chính là “sự công nhận” cơ. Từ bé đến giờ ai cũng bảo nó mạnh như thế, nhưng có một lần nào nó đạt chiến thắng tuyệt đối và xứng đáng như nó muốn đâu? Thay vào đó là những lần sa chân thất bại liên tiếp, dù cố chấp như nó cũng phải nhận ra vấn đề nằm ở đâu. Tỏ ra mạnh mẽ là thế nhưng rõ ràng Kacchan luôn có khúc mắc về khả năng của chính mình, nó chỉ hài lòng với sự công nhận từ người mà nó coi trọng, và sự công nhận của bản thân nó cơ. Thế nên tóm lại, câu hỏi Kacchan đặt ra chứa đựng uẩn khúc trong lòng về năng lực của chính nó. Mặc dù đối mặt với vấn đề tương đồng, nhưng Todoroki và Kacchan đứng trên những quan điểm hoàn toàn khác nhau, dựa vào thông tin đã có và muốn có, dựa vào kinh nghiệm sống riêng mà cách đặt nghi vấn hoàn toàn khác nhau. Và chỉ từ câu hỏi như thế, ta có thể suy ra được rất nhiều điều về bản thân mỗi đứa. Trong cuộc sống cũng vậy, cách ta đặt câu hỏi thể hiện con người của ta, đôi khi nó không phải là về điều bạn thắc mắc, mà nó có thể cho thấy được “bạn biết tới đâu”. Ngoài ra, qua vấn đề trên ta cũng dễ dàng nhận ra một điều, ai nấy trong xã hội đều có những quan điểm khác nhau, nó được củng cố từ những kinh nghiệm từng trải, từ ký ức, kiến thức và dẫn đến cách đánh giá vấn đề sẽ hoàn toàn khác nhau. Sự đồng cảm sinh ra khi người ta có điểm chung nào đó về mặt kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng bạn không thể có 100 năm kinh nghiệm ở 20 năm tuổi đời được. Thế nên, đặt mình vào vị trí người khác khi nhìn nhận chuyện gì đó, sẽ giúp ta phần nào trong việc đánh giá mọi thứ một cách khách quan hơn. Hai quan điểm khác nhau, không có nghĩa là ta đúng và bắt buộc họ phải sai.
5 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
Trong chap 282, Deku đã sử dụng tuyệt chiêu "Wyoming Smash" với công suất 100%. Đây là lần đầu Wyoming Smash xuất hiện.
Wyoming là một bang của Mỹ, trong đó thành phố lớn nhất bang là Cheyenne nổi tiếng với lễ hội đua ngựa hay đấu bò diễn ra hằng năm trong cả thế kỷ qua. Với Wyoming Smash, Deku sử dụng Black Whip như dây cương để ghì chặt đối thủ và giáng một đòn từ trên xuống, ở vị trí giống các chàng cao bồi ở Wyoming.
Còn một điều quan trọng nữa, đây là lần đầu Deku dùng tên một bang lớn ở Mỹ (Wyoming lớn thứ 10) để đặt tên tuyệt chiêu, thay vì dùng tên các bang nhỏ (như Delaware Smash) hay các thành phố (như Manchester Smash, St. Louis Smash) ăn theo tên chiêu của All Might. Điều này chứng tỏ thằng bé giờ đã trưởng thành về cả tinh thần cùng sức mạnh, và  cũng tự tin hơn rất nhiều!
2 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
Bài trích dịch chủ đề "Điểm khác biệt giữa My Hero Academia và Black Clover với tư cách manga anh hùng là gì?" của Sugimoto Hotaka trên Real Sound. Tác giả bài viết chủ yếu so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của 2 tác phẩm trong sự tương quan với tinh thần chung của Shonen Jump. Dưới đây chỉ dịch phần chỉ ra một điểm độc đáo của MHA so với cả nhà Jump nói chung.
________________________________________
Dù tương đồng đến thế nào đi nữa, giữa My Hero Academia và Black Clover vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt. Đặc biệt, MHA đứng ở một vị trí rất lạ trên con đường chung của các tác phẩm Shonen Jump.
Dễ chỉ ra nhất là, MHA không chỉ tham chiếu tinh thần của Jump mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ truyện tranh Mỹ. Các ý tưởng từ truyện tranh Mỹ xuất hiện khắp nơi trong MHA, ví dụ như hình tượng All Might - người mà nhân vật chính Deku ngưỡng mộ, hay việc sử dụng các từ tượng thanh tiếng Anh (sfx). Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy thì trong lịch sử Jump cũng đã từng tồn tại những tác phẩm vay mượn ý tưởng từ truyện tranh Mỹ như thế. Đặc trưng của MHA không chỉ dừng lại ở các đặc điểm bề nổi đó.
Các tác phẩm anh hùng Jump hầu như đều có điểm chung đó là sự thiếu vắng bóng dáng người mẹ. Rất ít trường hợp mẹ của nhân vật chính được xuất hiện trong thời điểm hiện tại của truyện, phần lớn đều chỉ được nhắc đến trong các cảnh về quá khứ hoặc hồi tưởng. Như Songoku của Dragon Ball, Luffy của ONE PIECE hay Naruto và Dragon Quest, nhân vật mẹ chỉ xuất hiện trong hồi tưởng. Trong tác phẩm nổi tiếng gần đây là Kimetsu no Yaiba, người mẹ cũng qua đời ngay từ chương 1 cùng những người thân khác, Itadori Yuji của Jujutsu Kaisen thì được ông nuôi lớn. Cả Black Clover cũng không ngoại lệ, mẹ của Asta hoàn toàn không hề xuất hiện (cho đến hiện tại).
Vậy mà, mẹ của Deku trong MHA lại tồn tại rất rõ ràng. Chẳng những thế, bà còn xuất hiện như một người mẹ hoàn toàn bình thường chỉ chăm sóc lo lắng cho con trai mình, chứ không hề sở hữu năng lực đặc biệt nào khác. Nhân vật mẹ của Deku chính là một ngoại lệ trong số những ngoại lệ của Shonen Jump.
Và người mẹ đó với tình thương dành cho con trai, còn từng đánh bại cả anh hùng All Might trong một cuộc tranh cãi. Khi U.A đưa ra chính sách học nội trú, mẹ của Deku với ý nghi ngờ trường vì liên tiếp thất bại trước bọn tội phạm, bà đã lên tiếng bằng một thái độ vô cùng rắn rỏi: "Với tình hình của U.A hiện tại, tôi không có đủ can đảm gửi gắm con mình đến đó" (Chương 96). Người viết cho rằng, chương 96-97 khắc họa cảnh đối đáp giữa All Might và người mẹ xoay quanh vấn đề của Deku, là một trong những cảnh đáng giá nhất truyện.
Thế thì tại sao, trong các manga anh hùng Jump lại không xuất hiện mẹ của nhân vật chính? Khi được hỏi lại sao trong ONE PIECE có rất nhiều trường hợp nhân vật không có mẹ hoặc mẹ đã mất, tác giả Oda Eiichiro đã trả lời rằng: "Rất đơn giản. Vì 'mẹ' là từ trái nghĩa của 'phiêu lưu'" (Tập 70).
Là tác giả của một MHA bám chặt tinh thần Jump, rất khó để thể nghĩ Horikoshi Kohei không biết điều đó. Dù có vậy đi nữa, cũng không lý nào biên tập viên phụ trách lại không biết. Nên chẳng phải, MHA đã có chủ ý đi lệch khỏi con đường chung của Jump như vậy sao?
Xuyên suốt câu chuyện của MHA chính là câu hỏi "Anh hùng là gì?". Anh hùng là gì đối với xã hội, vì sao chỉ anh hùng là được cho phép sử dụng bạo lực, phải chăng chính sự tồn tại của các anh hùng đã sinh ra tội phạm? Trong MHA đặt ra đầy những nghi vấn mang tính cốt lõi xoay quanh "anh hùng" như thế. Và người viết hiểu rằng, sự xuất hiện của người mẹ cũng là một phần trong các nghi vấn cơ bản đó. 
Ngược lại, Black Clover ưu tiên kể câu chuyện theo hướng đi thẳng con đường chung của Shonen Jump thay vì đặt ra những câu hỏi như MHA. Nhân vật chính Asta dù có thiết lập là bị bỏ lại trước cửa nhà thờ, nhưng có lẽ về sau câu chuyện sẽ làm sáng tỏ những bí ẩn về xuất thân của cậu. Nhưng dù sự ra đời của nhân vật đó được khắc họa đặc biệt đến đâu đi nữa, cũng sẽ tương tự các đặc trưng chung của Jump chứ không giống với sự mới mẻ lạ thường của nhân vật mẹ Deku. Nhưng tất nhiên việc đi theo lối cũ đó cũng là một điểm cuốn hút của Black Clover.
 Black Clover men theo con đường chung, MHA đi chệch khỏi lối mòn. Khi so sánh hai tác phẩm này với nhau, ta sẽ nhìn ra được rất nhiều điều về các đặc điểm của những người hùng Shonen Jump. Người viết rất mong chờ diễn biến của cả hai câu chuyện trong tương lai sắp tới.
_______________________
https://realsound.jp/book/2020/07/post-592410_2.html
3 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Photo
Tumblr media
MÂU THUẪN CỦA CÔNG LÝ
Bài diễn văn của Shigaraki trong chap 281 nghe qua như trẻ con ăn vạ nhưng thực tế đã xoáy sâu vào điểm nhức nhối nhất của thế giới anh hùng: mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực. Nó đặt ra nghi vấn về lựa chọn của các hero trong những tình thế nguy nan, vốn là những vấn đề đã được lồng ghép trong BnHA suốt từ đầu đến giờ.
Đầu tiên, ta có một Iida gương mẫu đã phá vỡ quy tắc vì thù hận riêng. Kế đó là All Might khựng lại trong sững sờ khi biết được thân thế của Shigaraki Tomura. Endeavor khi đối đầu với tên villain đang bắt giữ con trai, một khắc chững lại vì nghĩ tới chuyện gia đình thay vì xông đến cứu con tin đó dường như đã phủ định tư cách anh hùng của Hero No.1. Anh hùng no.2 được người người ngưỡng mộ, luôn phải bước đi trong đêm đen dù mơ ước trở thành một hero thắp sáng lối đi cho người khác.
Từng người, từng người trong số họ đều phải đối mặt với nỗi khắc khoải, rằng lý tưởng thật cao đẹp và sáng ngời nhưng hiện thực lại là những khó khăn ngay trước mắt. Họ đứng trước thế tiến thoái lưỡng nan của đạo đức, phải đưa ra lựa chọn tốt nhất dựa trên những cơ sở đầy mâu thuẫn là cảm xúc hay lý trí, tình riêng hay đại cuộc. Nhưng mỗi người họ chỉ có một cuộc đời, và Horikoshi chẳng phán định cho họ một cái kết rõ ràng ngay sau những quyết định đó. Chính họ là người phải đối mặt với chúng - cái cuộc đời sẽ tiếp diễn sau mỗi lựa chọn.
Với trường hợp của Shimura Nana, bà chọn rời xa con mình vừa để bảo vệ nó vừa là đặt lại tình riêng sau lưng mà xông vào cuộc chiến một mất một còn với thế lực tàn ác. Lựa chọn tưởng chừng đã hợp tình hợp lẽ nhất ấy, hóa ra lại theo hiệu ứng Domino mà dẫn đến những bi kịch chẳng thể vãn hồi. Nhưng lúc đó bà có đưa ra quyết định khác đi nữa, cũng có gì đảm bảo nó sẽ không đi đến kết cục hôm nay? Nếu là người ngoài cuộc, hẳn ai nấy đều thấy lý lẽ của Shigaraki khi trách cứ lựa chọn vì tập thể của hero nghe thật ích kỷ và ngớ ngẩn. Nhưng nếu bản thân ta là người bị bỏ lại bên lề, liệu có chắc rằng mình sẽ vượt qua được nỗi uất ức khuất tất đó? Hay chỉ cần cầu mong mình không phải trở thành trường hợp đặc biệt? 
Lẩn khuất sau hào quang của công lý là những mất mát đầy tính may rủi. Một ngày mà những mất mát tích tụ đến mức không thể làm ngơ nữa, là ngày hệ thống công lý đó sẽ sụp đổ.
2 notes · View notes
dapmen · 4 years ago
Text
HORIKOSHI KOHEI - VÀ MỘT HÀNH TRÌNH ĐẦY CẢM HỨNG
Rất lâu về trước, có cậu bé nọ luôn ấp ủ một hoài bão và có những hình tượng để đuổi theo. Bằng đam mê cháy bỏng, cậu không ngừng cố gắng, vấp phải thất bại, rồi lại tập luyện và cố gắng, để dần dần bắt đầu bước đi trên con đường tiến đến cạnh thần tượng của mình. Bạn có thấy câu chuyện này quen không? “Ừ cứ như Deku ý nhở?” Nhưng câu chuyện mình kể hôm nay, lại thuộc về Horikoshi Kohei – chính tác giả của BnHA.
Từ bé Horikoshi đã có một niềm yêu thích đặc biệt với truyện tranh, anh lớn lên cùng những Luffy, Naruto, chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa anh hùng của comic phương Tây như Marvel và DC. Nhưng nếu chúng ta chỉ mãi say đắm những cuộc hành trình trong truyện, thì Horikoshi lại dành từng ngày để tập vẽ và học hỏi. Năm 2002, có một bức tranh được đăng trong tập 23 của One Piece đề tên “Horikoshi Kohei từ tỉnh Aichi”. Để rồi đúng 13 năm sau, chính tác giả của OP là Oda Eiichiro đã nhắc đến tên anh lần nữa trong tập 77 với lời cảm thán “thật diệu kỳ”. Cậu học sinh ngày nào đang dần tiến đến gần thần tượng của mình, nhưng 13 năm đó lại chẳng phải một hành trình được trải thảm hoa.
Trong khi còn là sinh viên của Đại học Nghệ thuật Nagoya, Horikoshi đã bắt đầu làm thêm với công việc là trợ lý của các tác giả manga. Thời gian đó, anh liên tục có những oneshot được đăng trên Jump Next (ấn phẩm đặc biệt của Shounen Jump, chuyên đăng các oneshot của mangaka nghiệp dư). Oneshot “My Hero” được phát hành năm 2008 có lẽ là nền tảng đầu tiên cho sự ra đời của BnHA, khi ngoại hình và tính cách của Deku (thuở đầu) hầu như dựa trên nhân vật chính Jack Midoriya trong đó. Đến 2010, Horikoshi lần đầu debut trên tuần san Shounen Jump với Omagadoki Zoo và bắt đầu những ngày hùng hục sáng tác như một mangaka chuyên nghiệp. Nhưng câu chuyện về cô gái làm việc ở một sở thú bị nguyền rủa dường như không mấy thu hút độc giả và khó có chỗ đứng trên BXH hàng tuần, để kết cục là truyện buộc phải dừng vào tháng 4 năm 2011 sau 37 chương. Không từ bỏ, một năm sau đó anh tái khởi động cùng series Sensei no Bulge nhưng “nghiệt ngã’ hơn nữa, truyện bị dừng chỉ sau 4 tháng vật vã bám trên BXH rồi lại tụt dốc. Dục tốc bất đạt, Horikoshi chững lại một chốc để rồi 2 năm sau, một lần nữa trỗi dậy và cùng BnHA bước trên hành trình diệu kỳ.
Có ai nghĩ cậu bé năm xưa miệt mài gửi fanart, xin chữ ký và sketch (và cả bản sketch hỏng) của idol, chăm chỉ sưu tập goods như một otaku thứ thiệt nay lại có tác phẩm đứng vững đủ lâu để dần hình thành một thế lực mạnh mẽ ở Shounen Jump. Manga bán chạy hơn 27 triệu bản, được chuyển thể anime 4 mùa, có 3 bản movie và nhận hàng loạt những giải thưởng và đề cử. Nhìn vào những kết quả rực rỡ như thế ai cũng không khỏi trầm trồ, nhưng nếu biết đến những khoảng lặng dài của thất bại và cố gắng không ngừng nghỉ, hẳn mọi người đều phải ngưỡng mộ và cảm mến.
Mặc dù chính anh cũng tự nhận mình giống Deku ở khoản tính cách nhút nhát và dễ khóc, nhưng dưới góc nhìn nào đó, Horikoshi dường như chính là Midoriya Izuku ngoài đời thật. Có ước mơ ấp ủ, có hình tượng để phấn đấu, kiên trì cố gắng cho những mục tiêu cụ thể. Khác một điều nhỏ rằng tác giả đã có được những thành công nhất định trong khi con đường chú bé đầu xanh phải đi vẫn còn xa lắm. Nhưng chính điều đó càng khiến chúng ta phải mong mỏi dõi theo cuộc hành trình lấp lánh những phép màu từ nỗ lực của cậu về sau.
“If you have a dream to chase, nothing can stop you.” (Heart of a Lio)
4 notes · View notes