Tumgik
#phật a di đà
gat-mua-vts · 6 months
Text
0 notes
thanhthatniemphat · 2 months
Text
Tumblr media
Chuyện nhân quả nghe như cơn gió, nhưng chạm đến người lại lạnh thấu xương. Lúc tạo nhân thì cười ngốc nghếch, đến lúc nhận quả lại khóc thấu Trời. Chỉ muốn nhắn người một câu, kiếp người ngắn ngủi có sống hãy sống theo thiện Pháp. Lợi mình lợi người mới làm. Đừng sống theo ác Pháp !
0 notes
dogodoitam · 2 months
Text
Ý nghĩa thực sự của câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”
0 notes
vidieuphap · 6 months
Text
Phật Thuyết Kinh A Di Đà – HT Thích Trí Tịnh dịch PDF
Phật Thuyết Kinh A Di Đà là kinh giới thiệu về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà và pháp môn niệm Phật để chúng sanh có thể được vãng sanh về cõi này.
0 notes
buddhistbooks · 27 days
Text
Tumblr media
Ngày mới hữu duyên thấy Phật, nguyện cho mọi người luôn được bình an, may mắn và phúc lành .
Nam Mô A Di Đà Phật🙏🙏🙏
2 notes · View notes
meowww-dieng · 2 months
Text
Hừm, gần gần đây mình cứ bị sợ, sau nhiều thông tin và hình ảnh trên mạng, bận bịu lắm nhưng cứ mở đt ra check là lại có người chết, lại có những sự việc đau lòng đến gợn gai óc. Rồi tự nhiên mình sợ chết lắm ý (adidaphat không gở mồm), khiến mỗi ngày mình ra đường thôi cũng phải đi lại xe cộ cho cẩn thận. Có lúc đến đoạn đường vắng, rồi qua đồng, nghĩa trang, mình cứ lẩm bẩm "nam mô a di đà phật" hay "nam mô quan thế âm bồ tát cứu khổ cứu nạn", kiểu có thể bám víu vào tâm linh cho nhẹ nhàng yên tâm. Bà ngoại mình cũng dặn thế, đi đường đến đoạn nghĩa trang hay lạnh lạnh cứ niệm vậy mặc dù có lúc ngang qua cũng quên nọ quên kia nhưng nhiều khi lại nhớ.
Trước kia vào giai đoạn đen tối của tuổi trẻ mình cứ chỉ nghĩ chủ động tìm đến caichet cho thoát khỏi tâm lí dày vò. Nhưng thật may mình đã qua rồi, cho đến giờ, có chồng con gia đình, mình chỉ muốn sống lâu thôi, mình biết có những trường hợp ko tránh khỏi số phận nhưng mình mong ông trời ko chọn mình theo cách đấy. Mình thương con, vậy nên hãy để mình ở lại với con lâu nhất có thể nhé!
Rồi tự nhiên những ký ức đã qua mình nhớ lại, phải đẻ mổ, cơn run lên bần bật, lúc đó mình thật liều, lên bàn mổ, cửa sinh cửa tử cận kề, trộm vía mình đã may mắn vượt qua. Nhiều thai phụ còn sốc phản vệ với thuốc, rồi co giật, sau đó cả mẹ cả con đều đi, cứ nghĩ đến chuyện đó mình lại hãi. Kiểu mình cứ bảo với ck: "Chúng mình có thể ko sinh thêm em bé nữa ko?, em sợ lắm, sợ chết" ck t bảo "ok đẻ hay ko là quyền của em, anh thích tập trung vào 1 thứ, còn đâu e muốn đẻ tiếp hay dừng là quyền của em, anh chấp nhận hết"
Ko biết có phải ổng nói thật ko nhưng cảm giác cũng xuôi xuôi lấy đúng người =))))))) (trừ những lúc hay dỗi ck =)) )
Còn chưa kể công việc của t làm pháp lý cũng thuộc top nguy hiểm chứ chả đùa 🥲 động phát vớ vẩn khách nó điên lên xiên như chơi 🥲 bây giờ mạng người bị coi thường hay sao á, kể cả những kẻ 40-50 rồi vẫn coi thường, thậm chí còn ra tay dã man hơn huhu.
Tôi mong tất cả chúng ta đều ổn, tốt nhất ra đường cứ nhường nhịn một tý, nhẹ nhàng thui, có gì hãy giải quyết bằng nụ cười, bằng cốc nước hay câu chuyện. Đừng để mắc nợ làm gì, tui nè, nhiều lúc cũng cứ nóng nảy, giờ phải điều tiết, phải hoan hỷ lại thôi 😭😭😭
4 notes · View notes
chucnguyet1995 · 6 months
Video
Niệm a di đà phật #giácngộ #cáttường #maymắn #adidaphat #tâmlinh #phuocd...
2 notes · View notes
haoquang1407 · 6 months
Text
Đời Vô Thường🌍🪷A Di Đà Phật🪷😊
2 notes · View notes
thanh-phat-niem-phat · 9 months
Text
Tumblr media
Uống nước, tự nhiên có thể giải khát; ăn cơm, tự nhiên sẽ no bụng; niệm Phật, tự nhiên có thể vãng sanh, đây là tự nhiên. Kinh Vô Lượng Thọ nhiều lần nhắc đến từ ‘tự nhiên’, ‘tự nhiên dẫn dắt’, ‘tướng tự nhiên trong tự nhiên’, chẳng cần tạo tác gì cả. Đây là tự nhiên của nguyện lực Di-đà. Nguồn: Pháp Sư Tịnh Tông
XIN THƯỜNG NIỆM A DI ĐÀ PHẬT
2 notes · View notes
caterzennyking4 · 1 year
Text
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tumblr media
8 notes · View notes
cater-king-france · 1 year
Text
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tumblr media
6 notes · View notes
thanhthatniemphat · 2 months
Text
Tumblr media
Trong cõi đời gần đây, bọn thiếu niên do tình dục quá nặng, nên buông lung chơi bời, hoặc mê mệt thê thiếp, hoặc do ý chuyên nghĩ đến điều dâm mà tinh thần ngầm bị tổn thương, hoặc thủ dâm để rò rỉ, phung phí thứ quý báu nhất. Do vậy, thân yếu, tâm hèn, chưa già đã suy; học vấn, sự nghiệp đều chẳng thành tựu. Thậm chí con cái sanh ra đều bấy bớt hoặc khó khôn lớn, thành người được! Mà thọ mạng của chính mình cũng khó thể dài lâu như trong số mạng đã định, chẳng đáng buồn ư?
0 notes
suhautricusudam · 1 year
Text
Lại nói đến “cõi Cực Lạc kia công đức vô lượng, đầy đủ trang nghiêm”. Câu nói này hiển nhiên là tán thán thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vì sao vậy? Mười phương bao gồm tất cả cõi nước, những chúng sanh trong đó niệm Phật vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, mỗi người đều là tâm thanh tịnh, mỗi người đều là nhớ Phật, niệm Phật. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là một đạo tràng lớn, chúng ta liền có thể nghĩ đến vì sao tất cả Chư Phật đều tán thán? Ở trên kinh này, Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán A Di Đà Phật là “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Thích Ca Mâu Ni Phật một mình tán thán là đại biểu hết thảy tất cả chư Phật đều tán thán như vậy. Không có một vị Phật nào mà không tán thán A Di Đà Phật là “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”.
2 notes · View notes
vidieuphap · 7 months
Text
A Di Đà Phật là vua của các loại chú
A Di Đà Phật cũng là một chú ngữ, nhưng rất ngắn, chỉ gồm một câu là A Di Đà Phật. Bất luận bộ kinh điển nào, bất luận câu chú ngữ nào đều là một pháp môn…
0 notes
khoaisangaogvnb · 2 years
Text
Tập 48
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang sáu mươi hai:
(Sớ) Kim đản nhất tâm trì danh, tức đắc Bất Thoái, thử nãi trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật, nhược năng đế tín, hà tu biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp, bất việt nhất niệm, đốn chứng Bồ Đề, khởi phi đại sự?
(疏) 今但一心持名 , 即得不退 , 此乃直指凡夫自心 究竟成佛。若能諦信,何須遍歷三乘,久經多劫,不越一念,頓證菩提,豈非大事。
(Sớ: Nay chỉ nhất tâm trì danh liền đạt được Bất Thoái. Đấy chính là chỉ thẳng thừng: Từ tự tâm của phàm phu mà rốt ráo thành Phật. Nếu có thể tin tưởng chắc chắn [điều này], cần gì phải trải khắp ba thừa, qua nhiều kiếp lâu xa, chẳng ngoài một niệm mà nhanh chóng chứng Bồ Đề, đây há chẳng phải là đại sự ư?)
Ý nghĩa của tiểu đoạn này là biệt chỉ “nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” (một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong cõi đời). Trong hội Pháp Hoa, sau khi đức Phật nói câu này, các tông giải thích khác nhau. Nói cách khác, mỗi tông có phương pháp tu học riêng và có thứ tự thành Phật riêng của tông ấy. Nhưng nói rốt ráo, chúng ta dựa trên mục đích cuối cùng khách quan nhất để nói, quả thật không chi hơn được kinh này, vì sao? Phương pháp tu hành trong kinh này là “nhất tâm trì danh”, hãy chú ý hai chữ “nhất tâm”. Nay chúng ta trì danh, vì sao chẳng thể thụ dụng? Nguyên nhân là do chúng ta trì danh luôn dùng cái tâm tán loạn để trì danh, chẳng dùng nhất tâm! Nếu nhất tâm trì danh, không ai chẳng thành tựu. Nếu muốn chính mình thật sự sớm có ngày thành tựu, quý vị chẳng thể không chú ý điều này! Vì sao biết là tâm tán loạn? Ví như tôi niệm Phật, vẫn mong tham thoại đầu, vẫn mong niệm chú, trì giới, thậm chí còn muốn đọc những kinh khác, nghe những thứ Phật học giảng diễn khác, tâm bèn loạn, chẳng thể nhất tâm.
  Chúng ta thấy có rất nhiều vị đại đức từ xa xưa, các Ngài thành tựu do suốt đời tu hành một bộ kinh Di Đà và một câu Phật hiệu. Trong Phật đường của các Ngài chỉ thờ mình A Di Đà Phật, chẳng có tượng của vị Phật thứ hai, kinh là một bộ kinh Di Đà, chẳng thấy bộ kinh thứ hai, đó gọi là “nhất tâm trì danh”. Nay trong nhà chúng ta, kinh Phật chất đống, tâm tán loạn, chẳng phải là nhất tâm. Do vậy, niệm Phật suốt mười mấy năm, niệm mấy chục năm, ngay cả tin tức cũng chẳng có! Chẳng thể nói pháp môn này không linh, mà do chính mình phạm sai lầm, chính quý vị không nắm vững nguyên tắc. Do vậy, nói thật thà thì trong hiện thời, người xuất gia tu hành thành tựu chẳng bằng người tại gia, người tuổi trẻ chẳng bằng người cao tuổi. Người tuổi tác đã cao, chuyện gì cũng đều buông xuống, tuổi đã già nua, chẳng cầu vãng sanh cũng không được! Kinh họ cũng chẳng nghe, cũng chẳng đọc, suốt ngày từ sáng đến tối thật thà một câu A Di Đà Phật, họ bèn thành công. Do điều này có thể biết: Thật sự thành công là nhất tâm xưng danh! Chư vị nhất định phải hiểu đạo lý này. Tịnh Độ Tông có rất nhiều vị tổ sư suốt đời giảng một bộ kinh, suốt đời giảng kinh Di Đà hai ba trăm lần, chẳng giảng bộ kinh thứ hai nào! Điều này nhất định tương ứng với sự tu hành của các Ngài, các Ngài có thể trở thành tổ sư một đời chẳng phải là vô lý!
  Pháp môn thù thắng là nhìn từ chỗ nào? Thù thắng ở chỗ này, vì sao? Không có ai làm chuyện xen tạp, không có thứ tri kiến nào khác xen lẫn vào đó, đó là thù thắng nhất. Thù thắng nhất là tâm địa thanh tịnh, chuyên nhất, thù thắng khôn sánh! Đạo tràng thù thắng chẳng do đông người, mà do chuyên nhất. Đạo tràng của Viễn Công đại sư chỉ có một trăm hai mươi ba người, chẳng kể là nhiều, nhưng ai nấy đều vãng sanh. Vì sao? Vì họ chuyên, vì họ nhất, đó là thù thắng. Đạo tràng ngày nay dăm ba người, quyết định chẳng tính là ít! Dăm ba người cùng tu với nhau, trong tương lai ai nấy đều vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới thì mới thật sự là trang nghiêm cõi Phật! Do vậy, kỵ nhất là loạn tâm. Loạn tâm thì tu bất cứ pháp môn nào cũng đều chẳng thể thành tựu.
  Nếu nhất tâm xưng danh, sẽ giống như kinh dạy: “Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật” cho đến “nhược thất nhật” bèn thành tựu. Lợi căn thì một ngày thành tựu. Kẻ căn tánh chậm lụt, nghiệp chướng nặng nề, tội nghiệp sâu nặng thì cũng chẳng quá bảy ngày. Trong phần trên, tôi đã từng kể với quý vị nhiều câu chuyện vãng sanh, những điều đó đều chứng minh cho chúng ta thấy: Quả thật họ vãng sanh, họ làm được! Kinh nói từ một ngày cho đến bảy ngày, bảy ngày chẳng phải là giả mà là sự thật ngàn phần vạn phần xác đáng. Chúng ta đả Phật thất, khi vào thất như thế nào mà khi ra thất vẫn giống hệt như cũ là vì trong bảy ngày quý vị luôn trì danh bằng loạn tâm, cho nên vô ích, chẳng đắc lực. Nhất tâm trì danh là tu nhân.
  “Tức đắc Bất Thoái” (liền đạt Bất Thoái), đây là nói tới quả báo. Quả báo quá thù thắng, bởi lẽ, lập tức có thể chứng đắc Bất Thoái Chuyển. Bất Thoái Chuyển chẳng phải là chuyện rất đơn giản, đừng nên xem thường. Nói cách khác, bản thân chúng ta học Phật chẳng phải chỉ một đời này, nhất là quý vị có thể gặp gỡ pháp môn này, đúng như kinh này đã dạy: Do thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp thì mới có thể gặp gỡ. Đã là đời đời kiếp kiếp tu học, đáng tiếc là chúng ta công phu chẳng đắc lực, thường xuyên thoái chuyển, tiến tiến, lùi lùi, chẳng thể thành tựu. Điều này cũng chứng tỏ đời đời kiếp kiếp niệm Phật đều dùng cái tâm tán loạn để niệm Phật, chẳng buông tiếng tăm, lợi dưỡng thế gian xuống được. Tâm tán loạn, lúc tưởng cái này, khi nghĩ cái nọ, đối với hết thảy kinh, luận, pháp môn trong Phật pháp chẳng buông xuống được! Nói chung là muốn nghe thêm mấy bộ kinh, muốn đọc thêm mấy bộ luận, đi tham học nhiều hơn!
  Nói đến tham học thì Thiện Tài đồng tử cũng tham học, cớ sao chúng ta chẳng thể tham học? Nói thật thà, chúng ta đâu có tư cách như Thiện Tài! Quý vị hãy nghĩ xem, Thiện Tài đồng tử đi tham học khi nào? Dùng niệm Phật để nói thì khi Ngài đã đắc Lý nhất tâm bất loạn rồi mới đi tham học. Do vậy, Ngài đã trọn đủ điều kiện để tham học, có bản lãnh tham học, còn nay chúng ta dựa vào đâu? Người ta đi tham học là nhất tâm trì danh đi tham học, tuyệt đối chẳng có gì [có thể] phá hoại nhất tâm của Ngài, Ngài có năng lực ấy. Chúng ta ngày nay hễ tham học tâm bèn loạn ngay, không có cách nào tiếp nhận cảnh giới bên ngoài; vừa tiếp xúc bèn loạn, vừa tiếp xúc trong tâm liền khởi vọng niệm, dấy vọng tưởng. Đấy là thiếu tư cách tham học mà muốn bắt chước Bồ Tát tham học bên ngoài sẽ mắc lỗi, nhất định phải hiểu rõ điều này! Cổ đại đức đi tham học đều phải là đại triệt đại ngộ. Trong Thiền Tông, đã đại triệt đại ngộ rồi mới có tư cách tham học, [trò đã đại triệt đại ngộ thì] thầy nhất định bảo quý vị đi tham học, chẳng giữ quý vị lại. Trong Tịnh Độ Tông thì chứng đắc Lý nhất tâm bất loạn rồi mới có tư cách tham học, nhưng Tịnh Độ Tông tham học không nhiều, vì sao? Vì pháp môn này là vô thượng đạo thỏa đáng, thẳng thừng, chẳng cần phải tham học. Điều này cũng hiển thị sự thù thắng của pháp môn này!
  “Trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật” (chỉ thẳng tự tâm phàm phu có thể rốt ráo thành Phật): Câu này xuất phát từ kinh Hoa Nghiêm, kinh Viên Giác cũng có nói: “Hết thảy chúng sanh vốn đã thành Phật”, vấn đề là bản thân chúng ta có thể tin tưởng hay không. Bản thân tôi có thể tin, có thể tin mà vẫn là phàm phu! Làm thế nào để khôi phục diện mục sẵn có của chính mình? Nhà Thiền thường nói “bổn lai diện mục trước khi được cha mẹ sanh ra”, bổn lai diện mục là Phật, khôi phục bằng cách nào? Nhất tâm trì danh; dùng phương pháp này để khôi phục, nhưng quý vị phải tin [vào chính mình có khả năng thành Phật]. Do chính quý vị thiếu lòng tự tin, nên quý vị mới suy nghĩ cách đi tham học! “Biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp” (trải khắp tam thừa, trải qua nhiều kiếp lâu xa): Quý vị phải đi theo đường lối ấy (trải khắp tam thừa) là do chẳng tin tưởng! Như vậy thì không có cách nào hết! Quý vị càng làm như vậy, thời gian tu học của chính quý vị càng bị lỡ làng, chẳng thành tựu nhanh chóng, thù thắng như người chuyên nhất; bởi lẽ, trí huệ là cái mà quý vị vốn sẵn trọn đủ. Quý vị vốn sẵn trọn đủ trí huệ Bát Nhã, trí huệ ấy không phải do bên ngoài đưa tới. Chẳng phải là nói tôi đọc kinh Đại Bát Nhã thì trí huệ Bát Nhã của tôi sẽ mở mang, chẳng hề có đạo lý ấy! Nếu quý vị tán tâm niệm kinh Đại Bát Nhã, dẫu quý vị niệm cả trăm lần, vẫn cứ hồ đồ!
  Kinh có ích hay không? Hữu ích! Kinh giúp quý vị khai ngộ, quả thật là hữu dụng; nhưng phải đọc như thế nào? Phải dùng cái tâm thanh tịnh để đọc tụng. Mỗi một bộ kinh đều giúp quý vị khai ngộ; đối với tất cả pháp môn, chỉ cần chọn lấy một thứ. Một thứ thì mới có thể ngộ, hễ hai thứ sẽ chẳng ngộ! Nhất tâm mới có thể ngộ, nhị tâm chẳng thể ngộ. Quý vị hãy chú tâm đọc Cao Tăng Truyện, Cư Sĩ Truyện, người ta khai ngộ đắc nhất tâm, đấy chính là đạt được kết quả nơi một pháp môn. Người nào tu rất nhiều pháp môn, đọc rất nhiều kinh điển, quý vị thấy người ấy có ngộ xứ hay chăng? Không có! Từ xưa đến nay, không hề có trường hợp như vậy, nhưng các đại đức xưa kia cũng trước tác rất nhiều, cũng chú giải kinh nhiều lắm, chuyện này là như thế nào? Thưa với quý vị, đó là chuyện sau khi đã ngộ. Đã ngộ rồi mới có tư cách tham học, có thể đọc nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều, giảng nhiều, giống như năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài. Chưa đại triệt đại ngộ, sẽ chẳng có tư cách tham học! Quý vị phải hiểu đạo lý này. Trước khi ngộ, quyết định là thâm nhập một môn, ngộ rồi mới có thể đơm hoa kết quả.
  Do vậy, quý vị nhất định phải tin vào chính mình, tin cái tâm thanh tịnh của chính mình đúng như Lục Tổ đã nói: “Vốn sẵn đầy đủ, có thể sanh ra vạn pháp”. Tự tánh là tâm thanh tịnh, là nhất tâm. Bởi lẽ, nhất tâm là chân tâm, rất gần với Phật, có thể tương ứng với Phật. Tâm tán loạn là tâm phàm phu, chẳng tương ứng với Phật. Dùng cái tâm tán loại nên mới phải trải qua nhiều kiếp, thời gian dài lâu. Dùng nhất tâm, thời gian [tu học] ngắn ngủi, cho nên từ một ngày cho đến bảy ngày liền có thể thành tựu. Ở đây nói “nhất niệm đốn chứng Bồ Đề, khởi phi đại sự” (nhanh chóng chứng Bồ Đề trong một niệm, há chẳng phải là đại sự?). Dùng điều này để giải thích câu “nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” trong kinh Pháp Hoa, giảng giải câu “khai thị ngộ nhập Phật tri chi kiến”, đúng là chẳng còn gì hay hơn được nữa, mà cũng là thù thắng nhất trong các cách thuyết pháp của các tông!
  Chúng ta lại xem sách Diễn Nghĩa giảng “tâm niệm Phật”, tâm niệm Phật nhập tri kiến của Phật, [điều này] hết sức trọng yếu đối với sự tu học hiện tiền của chính mình.
 
  (Diễn) Niệm Phật tâm, tức tối sơ Sự Lý nhị trì chi tâm.
  (演) 念佛心,即最初事理二持之心。
  (Diễn: Tâm niệm Phật chính cái tâm Sự Trì và Lý Trì ban đầu).
 
  Nhất tâm trì danh có hai phương thức khác nhau: Một là Sự Trì, hai là Lý Trì. Trong Sự Trì không có Lý Trì, nhưng trong Lý Trì có Sự Trì. Quý vị phải nhớ: Có Lý, ắt có Sự; nhưng có Sự, chưa chắc đã có Lý! Có Lý mà không có Sự sẽ thành rỗng tuếch, chẳng phải là trì danh. Sự Trì là gì? Chiếu theo phương pháp được giảng trong kinh, trong mười hai thời chấp trì danh hiệu, đừng để câu Phật hiệu này bị gián đoạn, đó gọi là Sự Trì. Giống như những kẻ hạ căn, căn tánh kém cỏi hơn, không biết chữ, nghe Phật pháp cũng chẳng hiểu, quý vị bảo họ niệm A Di Đà Phật, được rồi, họ niệm A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật sốt sắng! Quý vị bảo họ mỗi ngày niệm Phật mười vạn câu, họ thật thà niệm mười vạn câu. Quý vị hỏi: “Có ý nghĩa gì?” Họ chẳng biết, chẳng hiểu. “Niệm Phật có gì hay ho?” “Tôi cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới”. Đến khi lâm chung, Phật thật sự đến tiếp dẫn họ. Quý vị đừng xem thường Sự Trì! Sự Trì lâu ngày sẽ có thể khai ngộ, vì sao? Người ấy nhất tâm, tâm thanh tịnh không có vọng niệm; cho nên niệm lâu ngày có thể khai ngộ, đắc Định, đó gọi là Sự Trì. Sự Trì cũng có thể niệm đến Sự nhất tâm hay Lý nhất tâm, hoàn toàn chẳng kém Lý Trì.
  Lý Trì là gì? Hoàn toàn thông đạt đạo lý, lý luận, phương pháp và cảnh giới của pháp môn Tịnh Độ, thật sự liễu giải “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”, người ấy hiểu đạo lý này. Đó là Lý Trì. Có niệm Phật hay chăng? Vẫn niệm! Niệm giống hệt như người Sự Trì, đó gọi là “Lý Trì chân chánh”. Nếu biết “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, [bèn nghĩ] chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối chẳng niệm thì chẳng niệm vẫn là niệm, lầm lẫn to lớn quá! Kết quả chắc chắn là xôi hỏng, bỏng không! Đó là “ác thủ Không” (chấp Không một cách sai trái), hiểu lầm mất rồi! Quý vị nhất định phải nhớ kỹ: Lý Trì chẳng lìa Sự Trì, Sự Trì thì chưa thấy rõ Lý. Đối với hai phương pháp này, chỉ cần nhất tâm thực hiện [một phương pháp] sẽ có thể nhập tri kiến của Phật. Nhập tri kiến của Phật là chứng quả.
 
  (Diễn) Nhập Phật tri kiến, nãi tối hậu Tịch Quang vô thượng quả.
  (演) 入佛知見,乃最後寂光無上果。
  (Diễn: Nhập tri kiến của Phật chính là quả sau cùng: Vô Thượng Tịch Quang ).
 
  Chúng ta thường nói tới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đấy là tri kiến viên mãn của Phật. Nếu nói tới tri kiến của Phật, quý vị niệm Phật đến mức Lý nhất tâm bất loạn bèn nhập tri kiến của Phật. Phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, đó là nhập tri kiến của Phật một phần, là “phần chứng”. [Phật tri kiến] được nói tới ở đây là viên mãn, nó chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
 
  (Diễn) Tức thử Sự Lý nhị trì, giai tùng hữu niệm nhi khởi.
  (演) 即此事理二持,皆從有念而起。
  (Diễn: Hai thứ Sự Trì và Lý Trì này đều bắt đầu từ hữu niệm).
 
  Hai thứ trì danh đều bắt đầu từ “hữu niệm”; do vậy, chỗ hay của pháp môn này là ở chỗ này. Hiểu Lý hay không, chẳng sao cả! Hiểu Lý, rất tốt! Không hiểu Lý, cũng được, chẳng giống như các pháp môn khác. Trong các pháp môn khác, nhất định phải hiểu Lý trước rồi mới tu hành, quá trình là “tín, giải, hành, chứng”, các pháp môn đều chiếu theo trình tự ấy, nhưng pháp môn này không như vậy! Có thể không cần hiểu mà vẫn có hành, sau khi hành sẽ có giải, có chứng, hoặc chúng ta có thể nói là hành và giải đồng thời, chẳng phân chia trước sau. Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, những pháp môn khác đều là giải trước hành sau; pháp môn Tịnh Độ đặc biệt dễ dàng, đặc biệt đơn giản là do đạo lý này!
  Nhưng quý vị phải nhớ: Phải chuyên nhất thì mới được! Chẳng chuyên sẽ vô ích. Nói thật thà, bất luận độn căn hay lợi căn, thật sự muốn cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới trong một đời này, chẳng có bí quyết đặc biệt nào khác, chỉ có một bí quyết là nhất tâm. Tôi không xem hết thảy các kinh, chẳng phải là do những kinh khác không hay, mà do vì xen tạp, khiến tôi phân tâm. Tôi chẳng nghe các pháp sư khác giảng kinh, chẳng phải vì họ giảng không hay, mà vì tôi nghe xong sẽ dấy vọng niệm, sẽ bị phân vân. Nói cách khác, nhất tâm của chính mình bị phá hoại. Cổ nhân bảo: “Ninh động thiên giang thủy, bất động đạo nhân tâm” (Thà lay động nước của ngàn con sông, chẳng lay động cái tâm của người tu đạo). Nghe kinh thì tôi tu niệm Phật, nhất tâm trì danh, nghe người kia giảng Thiền, nghe người nọ giảng Mật, tâm tôi cũng động, cái tâm tu đạo của tôi bị phá hoại. Người khác giảng kinh, người ta chẳng kêu mình đến nghe, mà là quý vị tự mò đến. Người ta chẳng phá hoại đạo tâm của quý vị, mà chính quý vị cam tâm tình nguyện đến đó, khiến đạo tâm của chính mình bị nhiễu loạn, còn nói gì được nữa? Chính chúng ta tự lầm lạc! Nếu bản thân nắm chắc, chẳng động tâm thì được, đạo tràng nào cũng có thể đến tham học, giống như Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần vậy. Chính mình chẳng nắm vững, vẫn bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, vậy thì chính quý vị phải dè chừng! Do vậy, bắt đầu tu học phải từ hữu niệm.
 
  (Diễn) Niệm chi ký cửu, căn trần tự không, chư niệm tự lạc.
  (演) 念之既久,根塵自空,諸念自落。
  (Diễn: Niệm đã lâu ngày, căn và trần tự rỗng không, các niệm mất hết).
  Đây là nói quý vị công phu đắc lực, đắc lực là như thế nào? Đắc lực là “căn trần tự không” như chúng ta thường nói: Quý vị đã thấy thấu suốt! “Chư niệm tự lạc” là quý vị đã buông xuống. Quý vị thật sự thấy thấu suốt, thấy thấu suốt như thế nào? Quý vị chẳng giữ lấy tướng, tức chẳng chấp tướng, giống như kinh Kim Cang đã dạy: “Bất thủ ư tướng” (chẳng giữ lấy tướng). Buông xuống sẽ chẳng động tâm, đấy là “như như bất động”. Đó là công phu thành tựu, Niệm Phật tam-muội hiện tiền. Cảnh giới ấy thấp nhất cũng là Sự nhất tâm bất loạn, đây đã đạt đến công phu này.
 
  (Diễn) Nhược phục tinh tấn bất dĩ, hòa niệm Phật chi niệm diệc phục thoát lạc, đốn nhập Vô Tâm tam-muội.
(演) 若復精進不已 , 和念佛之念亦復脫落 , 頓入無
心三昧。
(Diễn: Nếu tinh tấn chẳng ngơi, ngay cả ý niệm niệm Phật cũng mất, sẽ nhanh chóng nhập Vô Tâm tam-muội).
 
  Đây là cảnh giới Lý nhất tâm bất loạn. Nếu công phu nâng cao lên một tầng nữa, sẽ là “tinh tấn chẳng ngơi”. Tinh tấn chẳng ngơi thì có còn phải niệm hay chăng? Vẫn phải niệm! Tuy là bên ngoài chẳng giữ lấy tướng, bên trong chẳng động tâm, nhưng câu Phật hiệu vẫn liên tục không ngớt, giống như Đại Thế Chí Bồ Tát trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Người ấy niệm Phật hiệu từng câu liên tục không gián đoạn, trong mười hai thời, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Dẫu ý niệm niệm Phật cũng chẳng có, cũng chẳng chấp trước, nhưng vẫn niệm Phật hiệu; khi ấy; niệm Phật đúng là “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”. “Vô niệm mà niệm” chẳng phải là không niệm, vẫn niệm! A Di Đà Phật, A Di Đà Phật từng tiếng chẳng ngớt. Đã là niệm, vì sao lại nói là vô niệm? “Vô niệm” là nói đến cảnh giới của chính người đó; còn “niệm” là nói theo mặt hình tướng. Trên hình tướng, quả thật người ấy niệm Phật, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Luận theo mặt cảnh giới, cảnh giới của người ấy cao lắm, thật sự nhập “tam luân thể không”, chẳng thể tìm được cái tâm năng niệm, mà đức Phật được niệm cũng bất khả đắc, danh hiệu được chấp trì ở giữa [cái tâm niệm Phật và đức Phật được niệm] cũng bất khả đắc. Tam luân thể không đấy! Đó là nói về cảnh giới.
  Lão hòa thượng Quảng Khâm vãng sanh,  Ngài thật sự vãng  sanh.
Lão nhân gia trước khi viên tịch đã nói hai câu: “Chẳng đến, cũng chẳng đi, chuyện gì cũng chẳng có”. Cảnh giới “chuyện gì cũng chẳng có” chính là tam luân thể không, cảnh giới trong hai câu ấy là cảnh giới Lý nhất tâm bất loạn. Vì sao biết Ngài chắc chắn vãng sanh? Quý vị biết Ngài tham Thiền, đến cuối cùng tu pháp môn Tịnh Độ, tự mình niệm Phật, mở Niệm Phật Đường khuyên mọi người niệm Phật. Có nhiều người đã gặp lão pháp sư, hướng về lão pháp sư thỉnh giáo, lão pháp sư đều dạy họ niệm A Di Đà Phật. Đương nhiên chính Ngài là người niệm Phật. Người niệm Phật ra đi tự tại ngần ấy, chắc chắn vãng sanh, không còn bàn cãi gì nữa!
  Vì thế, bản thân chúng ta, nhất là người xuất gia, càng phải đề cao cảnh giác, trong một đời hiện tại này, quý vị còn chưa chết thì còn có thể giở trò gian lận, có thể nghĩ ra những thứ màu mè; tục ngữ có câu: “Hòa thượng bất tác quái, cư sĩ bất lai bái” (Hòa thượng chẳng giở trò, cư sĩ chẳng đến lễ). Nhưng đến lúc cuối cùng, chân tướng của quý vị sẽ hoàn toàn bộc lộ; quý vị tu thật hay giả, chẳng lừa được ai! Đến phút cuối cùng, chẳng thể gạt ai, mọi người đều trông thấy rõ ràng, rành rẽ. Nếu quý vị chết hồ đồ, ắt đọa trong tam đồ.
  Đồng tu tại gia tu hành, niệm Phật tự tại vãng sanh, tôi thấy rất nhiều. Trong số những vị xuất gia, tôi thấy mình lão hòa thượng Quảng Khâm là như vậy. Do vậy, người xuất gia chẳng bằng người tại gia! Tôi vừa mới nói: Người trẻ tuổi chẳng bằng người lớn tuổi. Người cao tuổi thật sự buông xuống, không có vọng niệm. Pháp sư nào giảng kinh người ấy cũng chẳng nghe, người ấy thấy niệm Phật ở nhà là khẩn yếu, không xen tạp. Người trẻ tuổi thích đến nhiều đạo tràng, thích đi các nơi tham học. Tham học đến mức đầu óc suy nghĩ loạn xạ, tà tri, tà kiến; do vậy, chẳng bằng người cao tuổi. Người cao tuổi có thành tựu, người trẻ tuổi rất khó có thành tựu. Nghe kinh nhằm mục đích đoạn nghi sanh tín; nếu chẳng nghi hoặc, đã tin tưởng, ta còn nghe để làm gì nữa? Chẳng cần nghe! Quay về nhà thật thà niệm Phật là được rồi, chắc chắn thành tựu!
  Mấy câu tiếp theo đây nhằm nói về người đã khai trí huệ. Sau khi đắc Sự nhất tâm, trí huệ Bát Nhã nhất định hiện tiền.
 
  (Diễn) Tự nhiên Ngũ Ấm câu tiêu, viên minh phát hóa.
  (演) 自然五陰俱消,圓明發化。
  (Diễn: Tự nhiên Ngũ Ấm đều tiêu, viên minh sẽ phát khởi tác dụng).
  “Viên” (圓) là viên mãn, “minh” (明) là quang minh, tức trí huệ Bát Nhã phát khởi, hiện tiền khởi tác dụng, đúng như Tâm Kinh đã nói: “Chiếu kiến Ngũ Uẩn đều không”, nhưng quý vị phải hiểu: Trí huệ Bát Nhã phải từ Vô Tâm tam-muội thì mới có thể hiện tiền. Vô tâm là chân tâm, nói cách khác, hễ có tâm thì đều là vọng tâm. Hữu tâm niệm Phật vẫn là vọng tâm. Người mới học luôn bắt đầu bằng hữu niệm, đấy là bắt đầu tu hành bằng vọng tâm. Tu đến mức công phu thành phiến vẫn là vọng tâm, vẫn là hữu tâm; đạt đến Sự nhất tâm bất loạn vẫn là hữu tâm! Phải đạt đến Lý nhất tâm bất loạn mới nhập Vô Tâm tam-muội. Do vậy, Lý nhất tâm bất loạn, “vô tâm” là không có vọng tâm, chứ không phải là chẳng có chân tâm! Chữ “vô tâm” trong Vô Tâm tam-muội nghĩa là “không có vọng tâm”, nói cách khác, chân tâm hiện tiền. Hễ có vọng tâm, chân tâm sẽ chẳng thể hiện tiền. Không có vọng tâm, chân tâm bèn hiện tiền. Trí huệ Bát Nhã từ chân tánh thấu lộ, có thể chiếu kiến Ngũ Uẩn đều là Không. Do đây biết rằng: Chính mình vốn sẵn trọn đủ kinh Đại Bát Nhã, chẳng phải do bên ngoài đưa tới. Nếu quý vị muốn tu Đại Bát Nhã, nhất định phải tu cái tâm thanh tịnh.
  Hôm nay, có một cư sĩ hỏi tôi:
- Quán Âm Bồ Tát niệm một biến chú Đại Bi liền nhanh chóng vượt lên địa vị Thập Địa. Chú Đại Bi rất linh, chẳng thể không niệm!
- À! Ông niệm bao nhiêu biến?
- Mỗi ngày nói chung con niệm mười biến.
- Niệm bao nhiêu năm như vậy mà như thế nào? Có vượt lên Thập Địa hay chăng? Vẫn là phàm phu! Vì sao ông chẳng vượt lên được? Là vì ông niệm khác với cách Quán Âm Bồ Tát niệm! Chẳng phải là âm thanh khác nhau, không phải là nhịp điệu khác nhau, không phải là chữ [trong bài chú] khác nhau; những thứ đó đều giống nhau, nhưng dụng tâm khác nhau! Ông dùng cái tâm gì? Ông dùng tâm vọng tưởng. Không chỉ là cái tâm vọng tưởng, mà còn là cái tâm phiền não lớn nhất. Ông dùng cái tâm tham: “Tôi muốn nhanh chóng đạt lên Thập Địa. Tôi niệm thêm mấy biến, tôi sẽ đạt lên Thập Địa”. Ông thấy đó: Ông dùng tâm tham để niệm. Phật pháp là đoạn tham, sân, si. Ông dùng tham, sân, si để tu học, tăng trưởng tham, sân, si, làm sao thành công cho được? Quán Âm Bồ Tát niệm một biến chú Đại Bi là dùng tâm đại từ đại bi để niệm, cho nên Ngài mới có thể nhanh chóng vượt lên Thập Địa. Chúng ta niệm một vạn biến đều là tự tư, tự lợi, vô ích!
Quý vị phải hiểu: Chú Đại Bi là nói tới tâm đại bi; tâm đại bi chẳng thể hiện tiền thì niệm chú Đại Bi cũng uổng công. Đủ thấy dụng tâm như thế nào chính là mấu chốt của người tu hành. Đoạn văn tiếp theo đây giảng về tác dụng.
 
  (Diễn) Như thị nãi siêu Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, Bồ Tát sở hành Kim Cang Thập Địa, Đẳng Giác viên minh.
(演) 如是乃超十信 、 十住、十行、十迴向、四加行
心,菩薩所行金剛十地,等覺圓明。
  (Diễn: Như thế cho đến vượt thoát Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, hạnh Kim Cang Thập Địa của hàng Bồ Tát, Đẳng Giác viên minh).
 
  Thật sự phi phàm! Quý vị phải biết: Đối với lý và sự thật này, tra cứu trọn khắp ngàn kinh muôn luận chẳng thấy có cách nói như thế này. Các địa vị trong tu hành theo thứ tự nhất định phải trải qua Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh, Thập Địa, quý vị mới có thể thành Phật; chứ vượt qua ngay thì đâu có chuyện như vậy? Chẳng thể nào! Thế nhưng chỉ có pháp môn này đặc biệt! Hiện thời có lắm kẻ tự xưng họ đã khai ngộ, đã chứng Tu Đà Hoàn, chứng quả A La Hán, chứng địa vị Bồ Tát. Quý vị đọc đoạn này xong, chuyện ấy đâu có gì phi phàm! Quý vị đã chứng Đẳng Giác, vẫn chưa bằng tôi! Tôi đã vượt qua rồi! Ngàn vạn phần đừng bị kẻ khác lừa gạt.
  Trong hiện tại, đối với pháp môn này, quả thật quý vị chưa thể vượt thoát. Quý vị là phàm phu, nhưng hễ vãng sanh bèn vượt thoát. Bất luận quý vị vãng sanh trong phẩm vị nào, dẫu là Hạ Phẩm Hạ Sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, kinh đã giảng rất rõ ràng: “Viên chứng ba thứ Bất Thoái”. Tôi thường nhắc nhở các đồng tu, quý vị phải chú ý chữ Viên. Vì sao? Viên chứng ba thứ Bất Thoái là Đẳng Giác Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát thật sự vượt thoát. Ngài có thể thật sự vượt qua [những địa vị] Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh[1], Kim Cang Thập Địa. Nếu nói tới ba thứ Bất Thoái, luận theo Viên Giáo, Thập Trụ Bồ Tát mới chứng ba thứ Bất Thoái. Luận theo Biệt Giáo, phải là từ Sơ Địa trở lên mới chứng ba thứ Bất Thoái, nhưng chưa viên mãn; đạt đến Đẳng Giác mới là viên mãn. Địa vị Đẳng Giác ấy phải là Đẳng Giác trong Viên Giáo, chứ Đẳng Giác của Biệt Giáo vẫn chưa được! Biệt Giáo Phật cũng không được! Phải là Đẳng Giác trong Viên Giáo thì mới có thể nói là “viên chứng ba thứ Bất Thoái”. Tịnh Độ thù thắng chẳng thể nghĩ bàn! Vì vậy, bất cứ ai vãng sanh, chỉ cần thật sự là vãng sanh, chúng ta có thể nói: “Người ấy đã thành Phật”. Đó  là  đại  đạo  để  thành
Phật, là con đường tắt để thành Phật.
 
  (Diễn) Nhập ư Như Lai diệu trang nghiêm hải.
  (演) 入於如來妙莊嚴海。
  (Diễn: Vào trong biển trang nghiêm mầu nhiệm của Như Lai).
 
  Cách nói này hoàn toàn giống với kinh Lăng Nghiêm.
 
  (Diễn) Viên mãn Bồ Đề, quy vô sở đắc.
  (演) 圓滿菩提,歸無所得。
  (Diễn: Viên mãn Bồ Đề, trở về chỗ không thể đạt được).
 
  Hai câu này cũng trích dẫn từ kinh Lăng Nghiêm. Thể, Tướng và tác dụng của Chân Như bổn tánh được hiển lộ trọn vẹn.
 
  (Diễn) Thị chi vị nhập Phật tri kiến dã.
  (演) 是之謂入佛知見也。
  (Diễn: Điều đó gọi là ‘nhập tri kiến của Phật’).
 
  Đoạn này nhằm giải thích từ ngữ “nhập Phật tri kiến”. Giải thích hết sức viên mãn! Đây là một thứ nhập Phật tri kiến viên mãn.
  Chúng ta đọc xong đoạn văn trên đây, có cảm giác: Trong một đời mà chúng ta có thể gặp gỡ pháp môn này, phải kể như may mắn nhất. Sau khi gặp được pháp môn này, nếu chẳng thể nhất tâm thọ trì, đúng là ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ, đáng tiếc lắm! Nếu các vị nói: “Hiện thời tôi còn rất trẻ, tôi có thể học nhiều một chút, đọc nhiều một chút, nghe nhiều một chút, khi tôi về già tôi mới chuyên tu, đấy chẳng phải cũng là rất tốt hay sao?” Phải đấy! Cũng khá lắm! Nhưng tôi thưa với quý vị: Tôi đã làm như vậy đó. Lúc tôi còn trẻ, thứ gì cũng xem! Một bộ Đại Tạng Kinh còn chưa đủ, tôi tích cóp bảy tám bộ Đại Tạng Kinh, muốn học rộng nghe nhiều; nhưng tôi thấy người trẻ tuổi đi theo con đường ấy,
tôi cảm thấy hết sức tiếc nuối, vì sao? Bây giờ, tôi hối hận chẳng kịp!
  Nếu thuở ấy, thật sự có một vị thầy giỏi chỉ điểm cho tôi, chẳng qua nói thật thà thì khi ấy tôi cũng rất ngoan cố, muốn bảo tôi thật sự tu một môn, chắc tôi cũng chẳng cam tâm, tôi chẳng chịu làm! Khi ấy, nếu tôi thâm nhập một môn thì thưa với quý vị, dù ngày nay tôi chưa thể đạt đến Lý nhất tâm bất loạn, chắc chắn chứng đắc Sự nhất tâm bất loạn, quả thật có thể chứng đắc! Có thể tự do tự tại vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thích đi lúc nào bèn đi lúc ấy, thích ở trong thế gian này mấy năm bèn trụ mấy năm, thật sự có thể làm được như vậy. Lãng phí thời gian tốt đẹp nhất trong kinh điển khác, quá đáng tiếc! Tôi nói ra kinh nghiệm và sai lầm của chính mình để mọi người tham khảo, nếu quý vị muốn giẫm theo lối cũ của tôi thì ráng chịu, tôi chẳng còn gì để nói nữa!
Nếu quý vị chịu nghe lời tôi, quý vị sẽ thành tựu chẳng thể nghĩ bàn, cao hơn tôi rất xa. Nếu quý vị cứ đi theo con đường cũ của tôi, chắc chắn sẽ không bằng tôi, quý vị sẽ tụt sau tôi một khoảng cách rất lớn, không có cách nào vượt qua được!
 
  (Diễn) Bổn dục độ sanh thành Phật giả.
  (演) 本欲度生成佛者。
  (Diễn: Vốn muốn độ chúng sanh thành Phật).
 
  Đây là lời giải thích cho câu “bổn dục độ chư chúng sanh tất giai thành Phật” (vốn muốn độ các chúng sanh thảy đều thành Phật) trong lời Sớ.
 
  (Diễn) Pháp Hoa vân: “Phật tự trụ Đại Thừa, như kỳ sở đắc pháp, Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh. Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, nãi chí ư nhất nhân, ngã tắc đọa xan tham, thử sự vi bất khả”.
(演) 法華云 : 佛自住大乘 , 如其所得法,定慧力莊
嚴,以此度眾生;若以小乘化,乃至於一人,我則墮慳貪,此事為不可。
  (Diễn: Kinh Pháp Hoa nói: “Phật tự trụ Đại Thừa, đạt được pháp như vậy, sức Định Huệ trang nghiêm, dùng đây độ chúng sanh. Nếu dùng Tiểu Thừa độ, dẫu chỉ độ một người, ta bèn đọa keo tham, chuyện ấy chẳng thể được”).
  Trích dẫn một đoạn kinh Pháp Hoa nhằm thuyết minh bổn hoài xuất thế, cũng như bổn nguyện của đức Thế Tôn. “Phật tự trụ Đại Thừa”, nếu nói xuyên suốt thì Đại Thừa rốt ráo viên mãn là Tây Phương Cực Lạc thế giới, vì sao biết? Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy chúng ta [như thế]. Nếu chúng tôi nói kinh Hoa Nghiêm là pháp Đại Thừa rốt ráo viên mãn, quý vị có tin tưởng hay chăng? Đương nhiên tin, không bàn cãi gì nữa! Kinh Hoa Nghiêm là căn bản pháp luân trong Phật pháp, hết thảy các kinh đều là quyến thuộc của kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là pháp Đại Thừa viên mãn rốt ráo, tới cuối cùng, “Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, vậy thì thế giới Cực Lạc chẳng phải là Đại Thừa viên mãn rốt ráo ư? Do đây, có thể biết: Đức Phật giảng kinh Di Đà nhằm thẳng thừng, thỏa đáng khuyên mọi người hãy cầu sanh Tịnh Độ, đấy sẽ là thật sự thỏa thích bổn hoài của Phật. Thế nhưng, chúng sanh không tin tưởng, thành Phật đâu có đơn giản như vậy? Một câu A Di Đà Phật bèn thành Phật ư? Quý vị không tin tưởng! Bất đắc dĩ phải đi đường vòng, quý vị thích đi lòng vòng bèn để quý vị đi vòng quanh, đó là chuyện không làm sao khác được, là chuyện bất đắc dĩ. Do vậy, trước hết, đức Phật phải nêu ra bổn nguyện độ sanh của chính mình.
  Mấy câu này hoàn toàn nói về pháp hội Hoa Nghiêm. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện thành đạo, trong mười bốn ngày vì bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ giảng Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, mấy câu này có ý nghĩa như vậy đó. “Như kỳ sở đắc pháp” (như các pháp do Phật đã đắc): Kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn giảng về những pháp do chính Phật chứng đắc, “Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh” (sức Định Huệ trang nghiêm, dùng những pháp ấy để độ chúng sanh). Đấy là thời Hoa Nghiêm trong năm thời thuyết pháp. Nếu đức Phật thật sự dùng pháp Tiểu Thừa hay pháp nhân thiên để giáo hóa chúng sanh, đức Phật sẽ có lỗi với chúng sanh. Do vậy, đức Phật tự nói: “Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, nãi chí ư nhất nhân, ngã tắc đọa xan tham”, [tức là] đối với một người nào mà ta dùng pháp Tiểu Thừa để giáo hóa thì ta có lỗi với người ấy, Phật bèn phạm lỗi tham lam, keo kiệt. “Thử sự vi bất khả” (chuyện này chẳng thể được), đức Phật quyết định chẳng làm chuyện ấy.
  Do đây mà biết rằng: Gọi là Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bồ Tát, đều là pháp phương tiện. Trong hội Pháp Hoa, đức Phật mới nói: “Duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị, diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết” (Chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai cũng chẳng ba, trừ Phật nói phương tiện). Đây là đức Phật phương tiện mà nói ra [các pháp Tam Thừa], pháp chân thật là pháp Nhất Thừa. Tôi lại thưa cùng quý vị: Pháp Nhất Thừa là gì? Niệm một câu A Di Đà Phật chính là pháp Nhất Thừa. Có mấy ai hiểu rõ? Mấy ai chịu tin tưởng? Người nào thật sự nghe hiểu, thật sự tin tưởng, người ấy có đại phước báo, người ấy chẳng thể nghĩ bàn, vì sao?  Vì người ấy muốn thành Phật trong một đời,
muốn thành tựu trong một đời, đương nhiên chẳng thể nghĩ bàn!
 
  (Diễn) Bất đắc dĩ quyền thuyết Tam Thừa giả.
  (演) 不得已權說三乘者。
  (Diễn: Bất đắc dĩ quyền biến nói pháp Tam Thừa).
 
  Ở đây đều là dùng nguyên văn kinh Pháp Hoa để thuyết minh.
 
  (Diễn) Pháp Hoa vân: “Ngã sở đắc trí huệ, vi diệu tối đệ nhất, chúng sanh chư căn độn, vân hà nhi khả độ?”
(演) 法華云 : 我所得智慧 , 微妙最第一,眾生諸根
鈍,云何而可度。
  (Diễn: Kinh Pháp Hoa nói: “Trí huệ ta chứng đắc, vi diệu tột bậc nhất, các chúng sanh căn độn, làm thế nào để độ?”)
 
  Mọi người chẳng tin tưởng pháp do đức Phật đã giảng, hoài nghi! Thậm chí còn bài xích, hủy báng. Đức Phật chẳng muốn chúng sanh tạo nghiệp, phải làm sao? Ẩn pháp Nhất Thừa đi, bất đắc dĩ phải nói pháp thích ứng căn cơ. Quý vị thích Nhân Thừa bèn giảng Nhân Thừa, kẻ thích Thiên Thừa bèn giảng Thiên Thừa, thích Thanh Văn bèn giảng Thanh Văn, thích Duyên Giác bèn giảng Duyên Giác. Đấy là bất đắc dĩ, đó gọi là “ủy khúc cầu toàn” (khéo léo uyển chuyển để đạt tới sự toàn vẹn), thiện xảo phương tiện, nên mới có cái gọi là Tam Thừa hay Ngũ Thừa. Đấy là vì chúng sanh căn tánh chậm lụt. Đức Phật thuyết pháp theo cách này thì cũng có tiền lệ để noi theo: Cổ Phật giáo hóa chúng sanh cũng dùng phương pháp ấy!
 
  (Diễn) Tầm niệm quá khứ Phật, sở hành phương tiện lực, ngã kim sở đắc đạo, diệc ưng thuyết Tam Thừa.
(演) 尋念過去佛 , 所行方便力 , 我今所得道,亦應
說三乘。
  (Diễn: Nghĩ lại Phật quá khứ, cũng hành sức phương tiện. Nay với đạo ta đắc, cũng nên nói Tam Thừa).
 
  Sau thời Hoa Nghiêm, tạm thời gác pháp chân thật qua một bên, dùng phương tiện thiện xảo để tiếp dẫn đại chúng; nhưng đến hội Pháp Hoa, căn tánh của chúng sanh đã chín muồi; đã chín muồi thì nói cách khác là họ đã khá thông minh, trí huệ, cũng có hùng tâm, nghị lực rất lớn, khi ấy, rất nên khai Quyền hiển Thật, phải nói pháp chân thật.
 
  (Diễn) Hậu chí cơ thục, hội tam quy nhất giả.
(演) 後至機熟會三歸一者。
  (Diễn: Về sau, đến khi căn cơ [của chúng sanh] chín muồi, bèn gom tam thừa về nhất thừa).
 
  Một đời đức Phật giáo hóa đến lúc cuối cùng, căn cơ của học sinh đã chín muồi, lại nói pháp Nhất Thừa.
 
  (Diễn) Pháp Hoa vân: “Thập phương Phật độ trung, duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”.
(演) 法華云 : 十方佛土中 , 唯有一乘法,無二亦無
三,除佛方便說。
  (Diễn: Kinh Pháp Hoa chép: “Trong mười phương cõi Phật, chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai, cũng chẳng ba, trừ Phật phương tiện nói”).
 
  Nói ra pháp chân thật, Nhị Thừa là Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tam Thừa là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Ngũ Thừa là [Tam Thừa] kể thêm Nhân, Thiên. Những thừa này đều là nói phương tiện.
 
  (Diễn) Duy thử nhất sự thật, dư nhị tắc phi chân.
  (演) 唯此一事實,餘二則非真。
  (Diễn: Chỉ một sự thật này, hai thứ kia chẳng thật).
 
  Nói với quý vị Tiểu Thừa và Đại Thừa đều chẳng phải thật, chỉ có một Phật Thừa là chân thật.
  (Diễn) Chung bất dĩ Tiểu Thừa, tế độ ư chúng sanh.
  (演) 終不以小乘濟度於眾生。
  (Diễn: Trọn chẳng dùng Tiểu Thừa để tế độ chúng sanh).
 
  Đây là nguyên tắc tối cao để Phật giáo hóa chúng sanh. Đức Phật cũng thật sự hậu đãi chúng sanh.
 
  (Diễn) Phương thù bổn ý giả, Pháp Hoa vân: “Ngã bổn lập thệ nguyện, dục linh nhất thiết chúng, như ngã đẳng vô dị, như ngã tích sở nguyện, kim giả dĩ mãn túc”.
(演) 方酬本意者 , 法華云:我本立誓願,欲令一切
眾,如我等無異,如我昔所願,今者已滿足。
  (Diễn: “Mới là phù hợp với bổn ý”: Kinh Pháp Hoa chép: “Ta vốn lập thệ nguyện, muốn hết thảy mọi loài, giống như ta chẳng khác. Như xưa ta phát nguyện, nay đã được trọn vẹn”).
 
  Đức Phật hy vọng chúng ta giống như Ngài. Khi chúng ta nên khiêm hư lại chẳng khiêm hư, khi chẳng nên khiêm hư lại quá mức khiêm hư! Bình thường đãi người tiếp vật phải nên khiêm hư thì quý vị ngạo nghễ, ngã mạn, coi thường người khác; hiện thời đối với Thích Ca Mâu Ni Phật lẽ ra chẳng cần khiêm hư thì quý vị lại khiêm hư quá mức: “Con chỉ mong Hạ Phẩm Hạ Sanh là tốt lắm rồi, con làm sao dám sánh bằng Phật?” Phật mong quý vị giống như Ngài, đừng nên khách sáo quá đáng! Đấy mới là bổn nguyện của Phật. Làm sao để nhanh chóng giống như Ngài? Thưa quý vị! Chỉ có vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Hễ vãng sanh, tuy chưa thật sự thành Phật, nhưng quý vị đã chẳng khác Phật cho mấy! Vì sao? Viên chứng ba thứ Bất Thoái, cảnh giới ấy chẳng thể nghĩ bàn. Nếu quý vị nói người [vãng sanh] ấy là Phật thì người ấy chẳng phải, người ấy là phàm phu, người ấy đới nghiệp vãng sanh. Nếu quý vị nói người ấy là phàm phu thì người ấy đã viên chứng ba thứ Bất Thoái, địa vị viên chứng ba món Bất Thoái là Đẳng Giác Bồ Tát! Người ấy đã chẳng phải là Đẳng Giác Bồ Tát, mà cũng chẳng thể coi là phàm phu. Đấy là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, là chỗ thù thắng trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Do vậy, bộ kinh này được mười phương ba đời hết thảy chư Phật khen ngợi là do đạo lý này!
  Trong mười phương ba đời hết thảy các thế giới Phật, không có cảnh giới này, chỉ riêng thế giới của A Di Đà Phật là đầy đủ viên mãn. Chúng ta có thể khẳng định bộ kinh này được mười phương ba đời hết thảy chư Phật cùng nhau hoằng dương, và nó còn là bộ kinh trọng yếu nhất trong các kinh được hoằng dương, là pháp môn thù thắng nhất. Nói cách khác, tám vạn bốn ngàn pháp môn khác đều nhằm phụ trợ, giúp đỡ pháp môn này. Pháp môn này thật sự là pháp môn chủ chốt, nhưng hiện thời mấy ai có thể nhận biết bộ kinh này? Hiểu rõ chân tướng sự thật này? Ai thật sự hiểu rõ, người ấy sẽ chết sạch so đo, khăng khít niệm câu Phật hiệu. Thật sự hiểu rõ rồi, thứ gì cũng đều chẳng cần nữa, còn dạy quý vị xem kinh gì nữa? Một bộ kinh là đủ rồi, chẳng cần đến bộ thứ hai! Tu pháp môn nào nữa? Một câu A Di Đà Phật là được rồi!
  Cổ đại đức mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, các Ngài chẳng niệm kinh, mà cũng chẳng trì chú. Trong mười hai thời, mười vạn câu Phật hiệu chẳng gián đoạn, đó là khóa tụng của các Ngài. Ngày nào cũng như thế, Thượng Phẩm Thượng Sanh! Đấy là người thật sự nhận biết pháp môn này nên mới có thể làm được, đó gọi là “duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” (chỉ có bậc thượng trí và kẻ ngu muội nhất mới chẳng thay đổi ý nguyện). Bậc thượng trí đã thấu triệt toàn bộ rồi, chết sạch so đo, khăng khăng niệm một câu Phật hiệu đến tột cùng. Kẻ hạ ngu chẳng biết chữ, chưa từng học hành, chuyện gì cũng chẳng hiểu, quý vị có giảng cho họ, họ nghe cũng chẳng hiểu, một câu A Di Đà Phật cũng niệm đến tột cùng, hằng ngày họ niệm được mười vạn câu Phật hiệu. Họ nói điều này dễ làm, vì sao? Chẳng cần dùng đến đầu óc! Họ có thể thành công. Do vậy, bậc thượng trí dễ thành công, kẻ hạ ngu cũng dễ thành công. Khó thực hiện nhất là những kẻ nửa vời, nói là thượng cũng không được, bảo là hạ cũng chẳng xong!
 
  (Diễn) Chủng chủng pháp môn thiển thâm bất nhất giả.
  (演) 種種法門淺深不一者。
  (Diễn: Đủ mọi pháp môn sâu hay cạn khác nhau).
 
  Đây là đức Phật vì hạng người giữa vời (không thượng, không hạ) mà nói, loại người này phiền phức nhất, khó độ nhất, đúng là “cang cường nan hóa” (ương ngạnh khó giáo hóa) như Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh đã nói.
Đấy là hạng người căn tánh bậc trung, ương ngạnh, khó giáo hóa. Bậc thượng trí và kẻ hạ ngu rất dễ hóa độ, Phật chẳng phải bận lòng, họ là học sinh ngoan của Phật. Phiền phức nhất là những kẻ căn tánh bậc trung.
  (Diễn) Như A Hàm bảo chứng, Phương Đẳng đàn ha, Bát Nhã đào thải đẳng.
  (演) 如阿含保證,方等彈呵,般若淘汰等。
  (Diễn: Như A Hàm bảo đảm, Phương Đẳng quở trách, bài xích, Bát Nhã đào thải).
 
  Đây là ba quá trình trong sự dạy học của đức Phật. Thời A Hàm (Āgama) có thể nói là đức Phật dạy lớp Tiểu Học, dùng pháp Tiểu Thừa. Thanh Văn và Duyên Giác đều căn cứ trên kinh luận A Hàm. A Hàm cũng có Tam Tạng, tức là Tam Tạng của Tiểu Thừa, có Kinh, Luật, Luận. Chiếu theo những lý luận và phương pháp ấy để tu học, quý vị có thể đoạn tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc trong tam giới, chứng Sơ Quả của Tiểu Thừa. Khi ấy, bảo đảm quý vị chẳng đọa vào ba ác đạo. Chữ “bảo chứng” ở đây có ý nghĩa như vậy. Đồng thời lại còn có một thứ “bảo chứng” nữa: Từ nay trở đi, bảy lần sanh trong cõi trời hay trong nhân gian, sẽ chứng quả A La Hán. Chắc cũng có người muốn hỏi: Nếu đến lần tái sanh thứ bảy, khi ấy trong thế giới không có Phật thì làm cách nào? Không có Phật thì cũng chẳng cần phải đợi đến đời thứ tám! Khi không có Phật, tự mình có thể chứng quả, gọi là Độc Giác, đó là một loại Duyên Giác. Nếu gặp Phật, chứng quả A La Hán. Khi không có Phật xuất hiện trong thế gian, bèn chứng Bích Chi Phật (Pratyekabuddha), Bích Chi Phật là Độc Giác, tự mình khai ngộ, chứng quả. Hai thứ bảo đảm: Bảo đảm thứ nhất là chẳng đọa trong tam ác đạo, bảo đảm thứ hai là bảy lần qua lại cõi trời và nhân gian, nhất định chứng quả, vượt thoát tam giới.
  Đến thời Phương Đẳng (Vaipulya), khi ấy, đức Phật bèn quở trách, khuyến khích những người tu Tiểu Thừa phát Bồ Đề tâm, hồi Tiểu hướng Đại. Đức Phật quở trách Tiểu Thừa A La Hán và Bích Chi Phật là “bại chủng” (hạt giống lép), không có tương lai gì! Họ tốt nghiệp Tiểu Học, cho là đủ rồi, chẳng muốn học hành nữa, rất đáng tiếc! Phải nên cổ vũ họ học Trung Học, khích lệ họ học cao hơn. A Hàm giống như tốt nghiệp Tiểu Học. Trong Phật pháp, A La Hán và Bích Chi Phật giống như tốt nghiệp Tiểu Học, chưa mở mang trí huệ, chưa kiến tánh, trong Giới - Định - Huệ họ chỉ thành tựu Giới và Định, chưa có trí huệ. Chúng ta thường nói họ thành tựu Cửu Thứ Đệ Định vì tám món Định trước đó đều thuộc thế gian, chưa vượt thoát thế gian, nên gọi là “thế gian Thiền Định”. Tứ Thiền và Tứ Không gọi là “thế gian Thiền Định”. Đệ Cửu Định đã vượt thoát tam giới, vượt thoát sanh tử luân hồi, nhưng A La Hán và Bích Chi Phật chưa kiến tánh. Đối với người niệm Phật chúng ta mà nói, nếu chỉ bàn về phương diện đoạn phiền não, luận theo phương diện ấy, cảnh giới ấy hoàn toàn giống với cảnh giới Sự nhất tâm bất loạn. Là vì A La Hán, Bích Chi Phật đã đoạn sạch Kiến Tư phiền não, mà người đắc Sự nhất tâm bất loạn cũng đã đoạn sạch [các phiền não ấy]. Nhưng quý vị phải hiểu: Xét theo phương diện này, người niệm Phật bình đẳng với Bích Chi Phật và A La Hán, ngang hàng, nhưng xét theo các phương diện khác, người niệm Phật vẫn cao hơn rất nhiều. Bất luận là xét theo trí huệ hay công đức, A La Hán và Bích Chi Phật tuyệt đối chẳng thể sánh bằng! Cao hơn quá nhiều! Do vậy, trong thời Phương Đẳng, đức Phật đặc biệt quở trách Tiểu Thừa, khuyến khích tu học Đại Thừa.
  Giai đoạn thứ ba là thời Bát Nhã. Nếu tính cả thời Hoa Nghiêm, thì đây là thời thứ tư. “Bát Nhã đào thải”, có giống như trường học loại bỏ học sinh hay chăng? Không phải vậy! Đào thải những phân biệt, chấp trước của chính mình. Vì sao? Vì trong sự dạy học của thời Phương Đẳng, quả thật nói rất nhiều kinh, quý vị có rất nhiều phân biệt, chấp trước, sợ quý vị chết cứng trong danh tướng, sợ quý vị chấp chết cứng vào cảnh giới chẳng chịu buông bỏ. Vì v��y, “Bát Nhã đào thải” là đào thải hết thảy phân biệt, vọng tưởng, chấp trước của chính mình.
  Bát Nhã giảng Không, trứ danh nhất là phần Kim Cang Bát Nhã trong bộ kinh Đại Bát Nhã. Hiện thời chúng ta đọc kinh Kim Cang tức là đọc một quyển trong bộ Đại Bát Nhã[2] gồm sáu trăm quyển, đặc biệt lấy ra phần này để lưu thông riêng biệt, nhằm đào thải sạch những phàm tình của chúng ta. Đây là nói về quá trình tu học, đào thải phàm tình hòng nhập Nhất Thừa. Do vậy, đến hội Pháp Hoa, khai Quyền hiển Thật, nhập tri kiến của Phật, có một quá trình như vậy.
 
  (Diễn) Hà tu biến lịch Tam Thừa giả.
  (演) 何須遍歷三乘者。
  (Diễn: Há cần trải khắp ba thừa).
 
  Nếu quý vị nhất tâm trì danh, chẳng cần noi theo khuôn khổ này. Khuôn khổ này cực nhọc, quả thật là lỡ làng chẳng ít thời gian, phải phí không ít tinh thần để tu học. Nếu quý vị thật sự có thể tin tưởng thì đối với những giải thích trong phần trước sẽ “nhược năng đế tín, hà tu biến lịch Tam Thừa” (nếu có thể tin chắc chắn, cần gì phải trải khắp ba thừa), quý vị thẳng thừng thỏa đáng tu pháp Nhất Thừa, chẳng cần phải đi vòng vo, chẳng cần phải chuốc lấy những phiền phức đó!
  Tôi in ba bản kinh Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm Biệt Hành Sớ Sao, Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản và Tây Phương Công Cứ, những sách khác tôi không in. Tôi in ba thứ kinh này, giảng ba thứ kinh này, tự mình tu hành cũng chiếu theo ba cuốn sách ấy, những thứ khác không cần. Vì sao? Nếu chẳng chuyên nhất, e rằng trong tương lai, khi tôi vãng sanh sẽ phô bày vết tích rất khó thông cảm được! Tôi hy vọng trong tương lai sẽ vãng sanh trên giảng đài, vì tôi cả đời giảng kinh, đến khi vãng sanh, giảng kinh xong, mọi người niệm Phật, tôi xin phép mọi người cho nghỉ để tôi vãng sanh thế giới Tây Phương, tự tại lắm, ra đi ngay trên giảng đài.
Cổ nhân đã có người như vậy, có mấy vị pháp sư giảng kinh tịch ngay trên giảng đài. Tôi hy vọng trong tương lai cũng tịch trên giảng đài; do vậy, hiện thời nhất tâm nhất ý muốn làm chuyện này, những chuyện khác đều là chuyện nhỏ nhặt, lông gà, vỏ tỏi, ai thích làm thì cứ làm, tôi chẳng làm những chuyện ngốc nghếch ấy. Chẳng thể làm chuyện ngốc nghếch nữa, phải làm chuyện chánh đáng! Do vậy, nhất định phải chuyên, nhất định phải nhất.
  Trong tương lai, nếu tôi ở ngoại quốc, các vị đồng học phải ghi nhớ: Nếu khi quý vị công phu chẳng gián đoạn, liên tục nỗ lực, mọi người theo lệ thường thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu đến đây niệm kinh, đọc bản chú giải này. Mọi người hợp lại gõ mõ và dẫn khánh để cùng nhau niệm, công đức ấy cũng hết sức thù thắng. Quý vị niệm thuần thục thì khi nghe tôi giảng, quý vị sẽ có cảm nhận khác hẳn. Ở nhà một mình chưa chắc quý vị đã chịu niệm,  cũng như bị người trong nhà lôi kéo quý
vị xen tạp, chẳng bằng đến nơi đây niệm.
Do vậy, công khóa của chúng ta nhất định đừng để gián đoạn! Công đức niệm kinh chẳng thể nghĩ bàn, cũng có thể khai ngộ. Hôm nay chúng tôi giảng đến chỗ này.
 
 
[1] Tứ Gia Hạnh là Noãn Pháp, Đảnh Pháp, Nhẫn Pháp, và Thế Đệ Nhất Pháp. Theo tông Duy Thức, để tu hành đạo Bồ Đề, nhằm tu tập phước đức và trí huệ và tiến nhập địa vị Kiến Đạo trong Biệt Giáo, phải tu hành Tứ Gia Hạnh, thành tựu địa vị Lục Trụ trong Biệt Giáo để tiếp tục tiến lên những địa vị cao hơn.
[2] Trước khi ngài Huyền Trang dịch kinh Đại Bát Nhã đã có rất nhiều hội trong bộ này được dịch riêng lẻ. Có thể nói không sai là toàn bộ những bản kinh nào có chữ Bát Nhã trong tựa đề đều là một hội của kinh Đại Bát Nhã. Kinh Kim Cang (Vájra-cchedikā-prajñā-pāramitā-sūtra) hiện thời còn giữ được sáu bản dịch:
1. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần. Đây là bản được lưu hành rộng rãi nhất từ xưa đến nay.
2. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch vào đời Đường.
3. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Chân Đế dịch vào đời Tùy.
4. Kim Cang Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Đạt Ma Cấp Đa dịch vào đời Tùy.
5. Năng Đoạn Kim Cang Hội tức hội thứ chín trong kinh Đại Bát Nhã do ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường.
6. Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường.
Nguồn: www.niemphat.net
/ 289
www.youtube.com/phaphanh"
https://ph.tinhtong.vn/Home/ADiDaKinhSoSaoDienNghia?d=ADiDaKinhSoSaoDienNghia_048.html#:~:text=ph.tinhtong.vn,youtube.com/phaphanh
7 notes · View notes
cater-kingusa · 1 year
Text
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tumblr media
4 notes · View notes