#ngứa khi mang thai tháng cuối
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tại sao mẹ bầu tháng cuối bị ngứa?
Khi mang thai, đặc biệt là cuối thai kỳ mẹ bầu thường bị ngứa. Tình trạng bị ngứa khi mang thai tháng cuối khiến mẹ bầu khó chịu. Giúp các mẹ tìm hiểu nguyên nhân mẹ bị ngứa khi mang thai tháng cuối từ đó rút ra cách chăm sóc bà bầu cải thiện sao cho hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây ngứa khi mang thai tháng cuối 
Bị ngứa khi mang thai tháng cuối có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Mẹ hãy xem mình có rơi vào trường hợp nào sau đây không nhé.
Tumblr media
Nguyên nhân khách quan
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến mạch máu của mẹ bị dãn làm mẹ dễ bị ngứa da hơn. Tình trạng này xuất hiện ngay từ đầu thai kỳ và nặng dần vào tháng cuối.
Vào tháng cuối thai kỳ, bụng và ngực của mẹ ngày càng lớn hơn nên vùng da ở đây sẽ căng ra, xuất hiện các vết rạn. Da căng ra nhưng các tuyến dầu không thể đáp ứng yêu cầu độ ẩm bình thường của da dẫn đến da bị rạn và gây ngứa ngáy.
>>Xem thêm: thuốc bổ sung DHA cho bà bầu loại nào tốt
Nguyên nhân chủ quan
Mẹ bầu ăn phải các thực phẩm gây dị ứng hoặc dị ứng do mĩ phẩm, uống viên sắt bị dị ứng do sử dụng sản phẩm kém chất lượng…
Đổ mồ hôi nhiều ở mẹ bầu gây rôm sảy, thưởng ở vùng nếp gấp da như ngực, cổ, gáy, lưng… cũng khiến mẹ rất dễ ngứa.
Vệ sinh chưa kĩ khiến mẹ dễ bị viêm nang lông, viêm da bọng nước. Viêm nang lông và viêm da bọng nước thường xuất hiện trong tháng cuối thai kỳ, bệnh có thể khiến mẹ ngứa ở vùng có lông như nách, tay chân, vùng kín.
Bệnh lý ứ mật trong gan có thể xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ đặc biệt là tháng cuối cùng. Mẹ bầu bị bệnh này gây ngứa ngáy, đặc biệt là có thể gây ra những biến cố bất lợi cho mẹ và thai nhi.
>>Xem thêm: thuốc sắt canxi cho bà bầu loại nào tốt ngăn ngừa thiếu máu thiếu canxi
Cách cải thiện ngứa khi mang thai nhanh chóng và an toàn cho mẹ bầu
Ngay từ khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện ngứa dù là nhỏ nhất, mẹ cũng nên có những cách giảm ngứa khi mang thai phù hợp để xoa dịu vết ngứa và tránh cho tình trạng ngứa lan rộng. Mẹ nên chú ý:
Tumblr media
Tuyệt đối không cào, gãi vết ngứa. Cào gãi không đỡ ngứa mà ngược lại còn khiến vết ngứa dễ bị nhiễm khuẩn và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Tắm rửa thường xuyên mỗi ngày để loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn tích tụ trên da. Mẹ nên dùng nước ấm để tắm hoặc lau người. Tuyệt đối không sử dụng nước quá nóng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm trong đó tăng cường rau xanh và trái cây mỗi ngày. Tránh ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng…
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, lau khô bằng khăn bông mềm rồi mới mặc quần lót, quần lót chất liệu thoáng mát cần được giặt sạch sẽ phơi khô trước khi mặc.
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm lành tính, an toàn cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt không nên tự ý sử dụng các loại sản phẩm tự chế để bôi lên da vì nguy cơ nhiễm khuẩn.
Mẹ bầu là đối tượng rất nhạy cảm, rất dễ dị ứng. Do đó, cần có sự chăm sóc đặc biệt. Khi lựa chọn các sản phẩm cho bà bầu cần lựa chọn những sản phẩm uy tín, chính hãng. Tránh tuyệt đối những sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.
>>Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và DHA cho bà bầu
Với những trường hợp mề đay ở thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị này mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
0 notes
huyensgoingsomewhere · 2 years ago
Text
Tà Năng Phan Dũng - đôi ngày đầu hè
Tumblr media
(ảnh chụp từ góc cắm trại ở Phan Dũng)
những chuyến đi mình mà mình có thể thực hiện được có lẽ đều nhờ vào hai thứ là: duyên số và sự kiên trì.
ví như lần đi Ô Quy Hồ mình vừa cảm thấy muốn đi thì mấy hôm sau có người bạn dẫn mình đi liền, đó hẳn là cái duyên.
còn với chuyến đi Tà Năng-Phan Dũng lần này, mình bắt đầu muốn đi từ khoảng 9 năm trước mà vì nhiều lý do đến hôm nay mới thực hiện được, mình nghĩ đó chính là nhờ sự kiên trì.
------ trước chuyến đi ------
do đã có khá nhiều kinh nghiệm đi trek trước đó nên với một chuyến mountain hiking thì mình không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. chỉ hơi khó khăn là mình phải gửi đồ (balo, quần áo trek, v.v.) đi 2000km thôi. haha.
Tumblr media
mình đã xin nghỉ làm trước, cũng đã thu xếp công việc gọn gàng, vậy mà 2 ngày trước khi khởi hành thì lại phát sinh những phần việc ngoài kế hoạch. thêm vào đó, khởi hành lúc 22:45 nhưng mình vẫn quyết tâm không nghỉ học dù lớp học 21:30 mới kết thúc. mình cảm thấy khá mệt nhưng mình nghĩ "chỉ cần mình không nói ra rằng mình mệt thì mình sẽ không thấy mệt nữa". vậy là mình chỉ tập trung giải quyết từng thứ mình cần làm.
cuối cùng mình cũng đã có mặt ở điểm tập trung rồi!
đây là lần đầu tiên mình đi theo tour. trước đó mình đều đi tự túc nên sẽ bận hơn ví dụ như phải liên lạc với tài xế, với potter. lần này thì mình chỉ cần có mặt đúng giờ rồi đi theo hướng dẫn của bạn dẫn đoàn (tour guide) thôi. thật nhẹ nhàng!
tác dụng của việc bị mệt chính là ngủ rất ngon. trên chuyến xe giường nằm từ thành phố HCM đến Lâm Đồng mình ngủ một mạch thật sâu.
------ngày đầu tiên------
Tumblr media
khoảng 6 giờ sáng xe đến Đà Lâm, Đà Lạt.
ở đây tụi mình được ăn sáng phở bò. là người ở Hà Nội nhiều năm rồi nhưng vẫn phải cảm thán rằng tô phở bò của tiệm rất đầy đặn và hương vị rất ổn.
Tumblr media
đây là phần mình thấy thích nhất! mình được ngồi trên chiếc xe ngầu thế này. mình gọi trải nghiệm này là "sáng sớm ngồi uống cafe trên chiếc công n��ng"
sau một hồi hưởng thụ thì mình cũng phải chia tay chiếc "siêu xe" trong nuối tiếc. bọn mình dừng chân để khởi động cơ thể và nghe các lưu ý từ bạn dẫn đoàn.
ở đây mình đã tìm được niềm vui mới: những bông hoa cafe!
tháng 12 mình đã nói rằng "mùa hoa cafe em sẽ quay lại", mình lúc đó chỉ là mạnh miệng thôi, vậy mà thực tế là mình đã quay lại thật này!
Tumblr media
đây đều là những bông cafe robusta (cafe catimor và cafe mít không nở vào thời gian này)
Tumblr media
từ đây hành trình mới chính thức bắt đầu!
Ngày 1: 16km từ Tà Năng tới bãi cắm trại
mình không có nhiều tâm sự trong buổi sáng cho lắm, bởi vì quãng đường quá ư nhẹ nhàng. điều thú vị là bạn local (người địa phương tham gia dẫn đoàn) đã chỉ cho mình nhiều kiến thức mới lạ:
+ cây sơn: nếu ta chạm vào nhựa của nó sẽ bị nổi mẩn ngứa. ngoài ra có những người thể trạng đặc biệt thì không cần chạm vào nhựa mà chỉ đến gần lá cây cũng bị ngứa.
+ đốt rừng để phòng chống cháy rừng: đốt một cách có kiểm soát để làm giảm đi lớp cỏ khố/lá cây khô có khả năng gây cháy rừng.
Tumblr media
đây là mảnh rừng đã đốt sương sương này.
Tumblr media
bọn mình có đi qua dốc Ngo, dốc Lông Mít, dốc Dầu cơ mà chắc mình khỏe quá nên đi qua dốc hồi nào mình cũng chẳng nhận ra luôn.
đến bữa trưa nào! đây là bạn local đang nấu bữa trưa (bò kho) cho tụi mình trong chiếc nối này. ăn cùng bánh mì và tráng miệng với quýt.
Tumblr media
đi chút chút là tụi mình (mình, nhóc em, cùng cả đoàn) đến đỉnh cao 1100m.
Tumblr media Tumblr media
lợi ích của việc siêng thể thao là sức khỏe và sức bền tốt. vì thế mà dọc đường mình có nhiều thời gian để vu vơ ngắm cỏ cây hơn. các loài cây rất mới lạ với mình, rất xinh đẹp nữa.
Tumblr media
đến buổi chiều hạnh phúc nào!
từ trước hành trình mình đã quyết tâm phải tự tay dựng lều. thật tốt là các bạn supporter (người dân địa phương hỗ trợ đêm ở trại) rất nhiệt tình chỉ dạy mình!
Tumblr media
đây là một phần trong bữa tối của mình nhé! cảm giác tắm rồi thay đồ sạch sẽ rồi mang chiếc ghế nhỏ ra ngắm hoàng hôn chờ món gà nướng chín ... thật hạnh phúc!
Tumblr media
đây là hoàng hôn~
Tumblr media
(bạn nhỏ đã đi rất xa để tham gia hành trình cùng mình)
đêm ngày leo thứ nhất, trong lúc mọi người chơi ma sói, mình cùng các bạn local ngồi sưởi bên đám than củi, vừa nướng ngô, vừa ngắm sao. các bạn kể mình nghe những câu chuyện về rừng thiêng. mặc dù lạnh lạnh sống lưng nhưng vì đặc biệt thích những câu chuyện nên mình cảm thấy khoảng thời gian đó rất vui vẻ.
Ngày 2 : chặng còn lại 12km và grab rừng 7km để tới làng Phan Dũng ra khỏi rừng.
sáng sớm ngày thứ 2 là khoảng thời gian mình cực kỳ thích! thật may là một đứa ngủ nướng như mình cũng kịp vừa đánh răng vừa chụp ảnh bình minh *cười* (lúc này là một bạn cầm giúp mình cốc nước đáng răng, tay phải mình vẫn cầm bàn chải, tay trái thì cầm máy chụp hình nè)
Tumblr media
bữa sáng rất ngon. mình ăn gần 2 tô, mặc dù rất muốn ăn tiếp nữa nhưng sợ no quá không leo nổi nên đành tém lại.
Tumblr media
cuối cùng đã thấy một bãi cỏ cháy chưa bị đốt này.
Tumblr media
bọn mình đi qua rất nhiều con dốc nhỏ như này. thỉnh thoảng sẽ đi trong rừng nữa, tuy nhiên tán rừng không rậm rạp như rừng phía bắc, bởi vậy ánh nắng vẫn chiếu xuống và gió vẫn thổi người khô queo (2/3 chặng đường đầu là gió mát, 1/3 còn lại là gió nóng)
Tumblr media Tumblr media
ngầu không này?? đây là sáng tạo của người dân địa phương. họ lắp thêm xích ngoài lốp xe để khi leo dốc sình lầy thì sẽ bám hơn.
Tumblr media
đây là gỗ hương - một loại gỗ quý, hơi buồn là trong khu rừng có những cây mấy chục hoặc trăm năm tuổi giờ chỉ còn lại gốc (mà gốc cũng bị đào phần lớn rồi vì rễ cây cũng có giá trị). mình thích cây gỗ này là vì màu của nhựa này - nhìn như máu vậy nhưng lại mãi đỏ tươi.
Tumblr media
đây là phần mình thích nhất của hành trình: được ngâm chân trong con suối mát lành ~
Tumblr media
có thể mang bàn ghế để dưới suối để ăn trưa như này. hơi tiếc là mình đã không kịp chụp bữa trưa đầy đủ *cười*
Tumblr media
gần kết thúc hành trình, tụi mình được đi "grab rừng" ra ngoài bìa rừng. cảm giác rất ngầu! mình không sợ chút nào, chỉ muốn được ngầu tiếp và tiếc nuối khi chặng đường 7km cuối cùng kết thúc.
đây là nơi bọn mình lên xe về Sài Gòn. từ đằng xa có thể nhìn thấy thật nhiều chiếc cối xay gió đang làm việc chăm chỉ. mình luôn cảm thấy rất yên bình khi nhìn cối xay gió quay.
Tumblr media
có lẽ, có lẽ, mình sẽ còn quay lại Tà Năng vào mùa cỏ xanh. điều này hẳn là cũng cần một chữ duyên nữa đi.
mình thấy thật biết ơn với tất cả những trải nghiệm mình may mắn có được - hết thảy đều là những trải nghiệm mình chưa từng hối hận. cảm giác nếu có điều ước cho quay lại quá khứ để sửa chữa thì bản thân vẫn chẳng có gì cần sửa thật là tốt nhỉ?
-Tà Năng, Lâm Đồng ~ Phan Dũng, Bình Thuận, Việt Nam
photos by Huyen
5 notes · View notes
Text
Bà bầu bị viêm lợi có ảnh hưởng gì không?
Trên thực tế, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai không phải là mối quan tâm hàng đầu của nhiều mẹ bầu. Thế nhưng, có thể bạn không biết rằng viêm lợi khi mang thai xảy ra khá phổ biến. Nếu mẹ chưa rõ ảnh hưởng của viêm lợi với cơ thể, hãy đọc bài sau để tìm hiểu bà bầu bị viêm lợi có sao không và cách khắc phục hiệu quả.
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu ngừa thiếu máu
Mẹ bầu bị viêm lợi là bị sao?
Tumblr media
Nguyên nhân chính khiến bà bầu bi viêm lợi là sự tăng lên đột ngột của hormone estrogen và progesterone làm cho mao mạch tại mô lợi phình to ra, làm cho lợi nhạy cảm hơn, dễ bị kích thích và sưng đau. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố cơ thể cũng cản trở cơ thể phản ứng bình thường với vi khuẩn, làm cho mảng bám vi khuẩn dễ dàng tấn công lợi của mẹ.
Xem thêm: cặp sắt canxi chela ngừa thiếu máu loãng xương
Bà bầu bị viêm lợi có nguy hiểm cho thai kỳ không?
Mức độ nghiêm trọng của viêm lợi thường sẽ tăng lên trong khoảng 3 tháng giữa mang thai. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm lợi ở bà bầu gồm: Lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, hôi miệng, ngứa, đau lợi.
Viêm lợi khiến lớp lợi bên trong và xương hàm bị đẩy lùi về sau, tạo thành lỗ hổng quanh răng và đây là nơi tích tụ mảnh vụn thức ăn giắt vào gây nhiễm trùng. Nếu bà bầu bị viêm lợi không được điều trị, chăm sóc răng miệng đúng cách có thể gây viêm lợi có mủ nguy hiểm và kéo theo các vấn đề khác.
Mảng bám trên răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể phải cố gắng chiến đấu chống lại vi khuẩn. Các độc tố kháng vi khuẩn và enzyme trong cơ thể được sản sinh ra sẽ dần phá hủy hàm và mô liên kết có tác dụng định vị, giữ răng chắc chắn.
Khi bị viêm xung quanh răng, tổ chức dây chằng xung quanh răng bị giãn rộng, làm răng lung lay, lợi tụt xuống làm lộ chân răng ra ngoài. Khi những lỗ hổng ngày một sâu, răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng mất.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Các biện pháp phòng ngừa viêm lợi trong thai kỳ
Viêm lợi khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bà bầu. Để giúp mẹ phòng ngừa viêm lợi khi mang thai, dưới đây là một số biện pháp hiệu quả mẹ có thể áp dụng ngay:
Bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng cách đánh răng ngày 2 lần và sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày thay vì dùng tăm. Mẹ nên dùng bàn chải mềm và đánh răng theo vòng tròn. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thực phẩm gây hại cho men răng, nướu răng và gây sâu răng như đồ ăn thức uống chứa nhiều đường, nhiều tinh bột chế biến.. Hạn chế ăn các món ăn cay nóng, các đồ uống có cồn như rượu, bia.. Không ăn thức ăn quá cứng và nên nhai kỹ khi ăn để tránh gây tổn thương nướu răng. Súc miệng, đánh răng sau khi ăn thức ăn dính, đồ ăn ngọt bám trên răng như kẹo dẻo, bánh ngọt, trái cây sấy khô.. Khám răng định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương răng lợi nếu có, từ đó điều trị kịp thời.
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân đối các nhóm chất, ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi để tăng cường sự chắc khỏe hệ xương-răng.
Tumblr media
Mẹ cũng cần lưu ý duy trì sử dụng các viên uống canxi suốt thời gian bầu bí để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao. Khi lựa chọn sản phẩm canxi, các bà bầu nên cân nhắc ưu tiên tìm mua canxi hữu cơ cho bà bầu uy tín, chính hãng và được cấp phép lưu hành từ Bộ Y Tế để mang lại hiệu quả sử dụng tối ưu.
Vậy là những thông tin trong bài trên đã giúp mẹ tìm hiểu khi bà bầu bị viêm lợi có sao không và làm sao để phòng tránh tình trạng này. Tin tốt là sau khi bạn sinh em bé, lợi của bạn sẽ trở lại bình thường khá nhanh. Nếu bạn vẫn bị đau và khó chịu, hãy tìm gặp nha sĩ để kiểm tra và tư vấn nhé.
0 notes
babycung · 3 months ago
Text
Dấu Hiệu Rạn Da Khi Mang Thai: Nhận Biết Sớm Để Chăm Sóc Làn Da Tốt Hơn
Mang thai là một trong những giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, nhưng đi kèm với sự thay đổi về cơ thể là những dấu hiệu mà mẹ bầu cần lưu ý, trong đó có rạn da. Vậy những dấu hiệu rạn da khi mang thai là gì và cách chăm sóc da như thế nào để hạn chế tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đọc thêm: Dấu hiệu rạn da khi mang thai
1. Rạn Da Là Gì?
Rạn da (hay còn gọi là striae) là những vết nứt trên da xuất hiện khi da căng giãn quá nhanh, thường thấy ở vùng bụng, đùi, mông và ngực. Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và tăng cân nhanh chóng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Vậy cùng Baby Cưng tìm hiểu về Dấu Hiệu Rạn Da Khi Mang Thai nhé.
Tumblr media
2. Dấu Hiệu Rạn Da Khi Mang Thai
Đỏ hoặc Tím: Những dấu hiệu đầu tiên của rạn da thường là những vết màu đỏ hoặc tím, thể hiện sự căng giãn của da. Những vết này thường xuất hiện ở những tháng giữa của thai kỳ.
Ngứa và Khô Da: Khi da bắt đầu kéo giãn, mẹ bầu có thể cảm thấy ngứa và khô ở những vùng da dễ bị rạn. Cảm giác này thường xảy ra trước khi các vết rạn xuất hiện.
Bề Mặt Da Thay Đổi: Mẹ bầu có thể thấy làn da trở nên kém đàn hồi và xuất hiện những vết nứt nhỏ, điều này cho thấy da đang trong tình trạng căng thẳng và sắp rạn.
Vết Rạn Xuất Hiện: Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt đầu thấy rõ các vết rạn da màu sáng hơn, từ hồng đến trắng. Những vết này thường nằm ở bụng, mông, đùi và ngực.
3. Nguyên Nhân Dấu Hiệu Rạn Da Khi Mang Thai
Tăng Cân Nhanh: Trong quá trình mang thai, việc tăng cân nhanh là một yếu tố chính dẫn đến Dấu Hiệu Rạn Da Khi Mang Thai. Mẹ bầu cần chú ý kiểm soát cân nặng để giảm thiểu nguy cơ rạn da.
Thay Đổi Nội Tiết Tố: Hormone thay đổi trong thai kỳ cũng góp phần làm mất độ đàn hồi của da, dễ dẫn đến tình trạng rạn.
Di Truyền: Nếu mẹ có tiền sử gia đình mắc phải tình trạng rạn da, khả năng cao bạn cũng sẽ gặp phải vấn đề tương tự.
4. Cách Chăm Sóc Da Để Giảm Rạn Da Khi Mang Thai
Dưỡng Ẩm Thường Xuyên: Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân để giữ cho làn da luôn mềm mại và tránh tình trạng khô da.
Uống Nhiều Nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp da luôn đủ ẩm và giảm thiểu nguy cơ rạn da.
Chế Độ Dinh Dưỡng Lành Mạnh: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như vitamin E, C, và kẽm từ rau xanh, trái cây, và thực phẩm giàu omega-3 sẽ giúp duy trì sức khỏe làn da.
Tập Thể Dục Nhẹ Nhàng: Các bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và duy trì sự đàn hồi cho da.
Tumblr media
Kết Luận
Dấu hiệu rạn da khi mang thai là điều mà mẹ bầu nào cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, bằng cách nhận biết sớm và chăm sóc đúng cách, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng này. Hãy theo dõi cơ thể và làn da của mình trong suốt thai kỳ để có những biện pháp chăm sóc hợp lý, giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong hành trình làm mẹ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng rạn da trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!
Tìm hiểu thêm
Fanpage: Baby Cưng – Mẹ Bầu Và Em Bé
Website: babycung.vn
0 notes
stillwrite · 3 months ago
Text
Rõ ràng lúc bầu 30w mình có vào đây viết hẳn một bài dài ơi là dài để tổng kết 6 tháng thai kỳ. Vậy mà nay vào xem lại thì không thấy đâu, lục tung Tumblr từ private đến draft cũng không có.
Vậy là mẹ cần phải kể lại rồi Lá ơi. Mà đã qua 5 tuần nữa rồi, không biết mẹ còn nhớ rõ đầy đủ và chi tiết không nữa.
Hiện tại mẹ đang mang con ở 35w. Giờ là lúc đếm ngược từng ngày con đến với ba mẹ.
Mẹ không dám kể lể nhiều với ai quá về chuyện bầu bì của mình. Vì ngoài việc ở mốc 14w-15w, ba mẹ đau đáu về chuyện gen bệnh của con (mà thực ra là chỉ một mình mẹ quằn quại, khóc lóc nhiều thôi), thì trộm vía đến hôm nay con vẫn phát triển bình thường, trộm vía con không có biểu hiện nào bất thường. Sức khoẻ của con vẫn ổn, đó là điều mà mẹ thầm biết ơn. Còn về bản thân mẹ. Trộm vía là thai kỳ này mẹ không khổ sở gì nhiều, không bị nghén.
Ở 3 tháng đầu, mẹ chỉ dễ mệt mỏi hơn một chút, ăn uống vẫn bình thường, thậm chí còn ăn ngon miệng hơn.
Sang 3 tháng giữa, sức khoẻ mẹ vẫn ổn. Có vài lần, cứ đến chiều là mẹ thấy nặng đầu, nằm nghỉ mà vẫn đau, chỉ khi ngồi dậy dọn dẹp, nấu nướng thì mới hết. Cũng vài lần, 2-3 ngày liên tục cả tối mẹ không ngủ được. Mẹ cứ thấy hăng hái trong người và chỉ muốn trời sáng thật nhanh để dọn dẹp, làm việc này việc kia. Thời gian này ăn uống thì cực kỳ ngon miệng.
Vừa chạm 3 tháng cuối, mẹ dễ bị trào ngược dạ dày. Không quá nghiêm trọng vì mẹ vẫn ăn uống được. Chỉ là lúc đi ngủ, mẹ phải kê cao gối nằm thì mới thấy thoải mái. Lúc này em bé của mẹ có da có thịt hẳn rồi, xương cũng to và phát triển hơn. Mẹ đi lại nặng nề, khó khăn hơn chút, không còn thoải mái đi đứng kiểu sao cũng được. Lúc ngủ, mỗi lần xoay trở người, mẹ vất vả hơn vì phải xoay luôn cả cái bụng to. Trộm vía là da dẻ mẹ không xấu đi, chân không bị phù. Bụng có dấu rạn từ 22 23w nhưng không quá tệ đến nỗi ngứa hay đau rát nứt nẻ. Mẹ vẫn đều đều tự đi ăn sáng, đi chợ, nấu nướng, giặt đồ cho ba, mỗi ngày đợi ba đi làm đến tối và về với mẹ.
Chỉ có một vấn đề là mẹ khóc nhiều quá, kiểu như cực kỳ nhạy cảm và dễ rơi nước mắt. Tâm lý mẹ yếu hẳn. Có khi mẹ tự suy nghĩ tiêu cực rồi tủi thân. Ba thương mẹ nhiều, ba không bỏ rơi mẹ. Khi thấy mẹ buồn, ba có nhường nhịn, an ủi mẹ nhưng giá như ba cứ bày tỏ tình cảm với mẹ lố hơn gấp 10 lần nữa. Mẹ biết khóc nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến con nữa, nhưng mẹ không biết làm sao kiềm chế lòng mình. Rồi mẹ quay sang sợ và lo cho con, rồi lại khóc nhiều hơn.
Mẹ và ba đã soạn xong đồ đi đón con. Giờ chỉ còn chờ mua nốt vài món cần cho mẹ nữa thôi. Con yên tâm ở trong lòng mẹ đến khi đủ cứng cáp thì hẵng xuất hiện nhé.
0 notes
daupiecc · 5 months ago
Text
Trong buổi học nào đó chị Hồng Anh bảo: "Minh ơi cái tiếng mà em phát ra khi phân vân đáp án đúng sai rất giống con mèo nhà chị khi nó phải lựa chọn". Nếu thế thật thì mình nghĩ cả tuần nay mình đã là một con mèo ư ử mãi không thôi mỗi khi ngồi trước màn hình trang chủ của KLM. Antibes qua những gì mình tìm hiểu rất xinh và trong v��t, mình nghĩ sẽ thật tuyệt nếu hai đứa đi picnic date ở đâu đó dọc bãi biển. Thế nhưng tất cả vẫn mới chỉ là mình nghĩ chứ không phải những gì Nghĩa muốn.
Mình đã nghĩ từ trước rồi, rằng Nghĩa chẳng có nghĩa vụ phải làm gì cho mình trong suốt quãng thời gian ở Antibes. Mình tự đến tự đi được thì cũng tự chơi được. Có chăng mình muốn đi cùng Nghĩa vì nghĩ có khi dành thời gian cho mình Nghĩa cũng không thiệt cho lắm. Nhưng biết đâu mình đã sai, biết đâu cả hai đứa đã và đang thiệt thòi vì tiếp tục dây dưa với nhau rồi. Tự nhủ rằng mình không thể đòi hỏi sự tối thiểu của một mối quan hệ bởi đây còn chẳng phải là một mối quan hệ.
Con mèo bất mãn trong người ngừng rên rỉ và bắt đầu cào lên não mình những vết ngứa râm ran. Để xoa dịu nó, mình quyết định tự đi date với chính mình.
Tumblr media
Hẹn hò với bản thân gọi tắt là tiêu tiền.
Nghe lời mấy cái reel Quân gửi, mình lên kế hoạch sẽ đi đến hai cái bảo tàng rồi đi mua quần áo trên Ams. Cái bảo tàng mèo cũng xinh nhưng thực sự là không đáng tiền. Trong lúc mình đang chùn bước giữa tầng hai ở Rijksmuseum vì bắt đầu mệt và chán thì tình cờ mình nghe được một anh tour guide siêu hay ho. Thế là mình cứ bám theo đoàn của ảnh và nghe lỏm. Sau cùng, mình đứng hẳn lên đầu hàng và nghe chăm chú không để rớt chữ nào cho đến lúc ảnh bảo giờ của ảnh đã hết, mong được gặp lại mọi người vào lần khác. Không có gì sướng bằng việc được học thêm vài điều hay ho về mấy tác phẩm mà trước đó mình tưởng rằng chẳng có gì cả. Vui phát điên lên được huhu. Mình quyết định trong tháng này sẽ quay lại và bỏ tiền đi tour từ đầu cho tử tế.
Thật ra chuyện tiêu tiền của đứa con được nuôi dạy bởi một người mẹ tiết kiệm có thể tóm gọn bằng cụm ‘mất thời gian’. Đi mua trà sữa nhưng tiếc tiền nên gọi trà chanh, đi metro rồi cuốc bộ mười phút thay vì đi tram do rẻ hơn, bước vào siêu thị tiến thẳng đến quầy giảm giá. Tiếp đó là mười phút đứng trong phòng thử đồ nghĩ xem có nên mua chiếc áo xinh xắn kia không. Điều nực cười nhất của việc chụp lại ảnh và hỏi mọi người xem có nên mua không không phải để nghe mười người khen mà là để đợi một người chê, để rồi sau đó mình có thể treo lại ẻm lên giá và nghĩ rằng bản thân chưa xứng đáng mặc nó. Một buổi hẹn hò mà chưa gì đã cảm thấy bản thân thật nghèo nàn và quê mùa. Đến lúc này mình thực sự nghĩ có khi Nghĩa không muốn đi date lại hay, đi bên cạnh một đứa tằn tiện với chính mình, hở ra là chạy theo người lạ như thế này cũng đến xấu hổ.
Nghĩ bụng đã không thể cứu vớt được nhân cách thì ít ra trông mình cũng nên tử tế một chút. Thế là mình chọn Uniqlo để quẹt thẻ bởi quần áo ở đây dễ phối. Ba mươi phút đầu lượn trong cửa hàng, mình cầm lên tất cả mọi thứ cùng một size trong bất cứ quầy nào đề dòng sale off. Tiếp tục là ba mươi phút hoang mang trong phòng thử đồ. Câu 'con gái tìm đến việc mua quần áo để xả stress' chắc chắn không thể áp dụng với mình vì khi nhìn bản thân trong gương và cố gắng đào bới sự tự tin vốn không có, não mình căng như dây đàn. Sự tự tin mà đáng ra một đứa con gái bình thường nên có có thể mua được với bao nhiêu tiền? Và bao nhiêu sự tự tin để đổi lấy một câu "Hôm nay trông em tuyệt lắm"? Não mình bắt đầu mường tượng ra viễn cảnh Nghĩa sẽ nói gì. Chẳng hiểu vì lý do gì đầu mình bắt đầu tua lại lời bài hát của Amee: ‘..nếu như em đang hỏi anh một ngàn câu. Thì chính em cũng đang hỏi bản thân chừng một ngàn câu nữa...’
Cuối cùng thì mình cũng bịt một ngàn câu hỏi lại và bước ra khu thanh toán mua gần hết đống đồ đã thử. Mình ngủ gà ngủ gật rồi cứ cộc đầu vào cửa kính dọc chuyến tàu về. Lúc đứng đợi metro, mình nhìn thấy bản thân qua lớp phản chiếu của cửa tàu, không biết nên nghĩ gì. Một ngày thứ năm hơi khác so với mọi khi.
0 notes
spachamsocbauhanoi · 7 months ago
Text
Công dụng của việc ngâm chân đối với mẹ bầu
Ngâm chân là phương pháp chữa trị được ông cha ta sử dụng từ rất lâu đời, thích hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy tác dụng của ngâm chân cho bà bầu là gì?
Xem thêm: thời gian uống sắt, canxi và dha cho bà bầu
Công dụng của việc ngâm chân đối với mẹ bầu
Ngâm chân mang lại nhiều tác dụng rất tốt khác cho mẹ bầu bao gồm:
Khử mùi hôi chân
Nếu mẹ bầu nào bị hôi chân, có mùi khó chịu ở chân thì việc lựa chọn ngâm chân sẽ giúp ích cho vấn đề này. Ngâm chân với nước ấm kết hợp một số loại thảo dược, tinh dầu thiên nhiên không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn khử mùi hôi chân hiệu quả.
Giảm phù nề
Phù nề là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ, khi kích thước bụng bầu càng lớn sẽ gây áp lực cho vùng chậu, chi dưới. Áp lực này làm ứ trệ sự lưu thông máu, khiến vùng chi dưới bị thiếu sự nuôi dưỡng nên dần dần gây ra tình trạng phù nề.
Việc ngâm chân với nước ấm là một cách giảm phù chân khi mang thai vì nước ấm sẽ giúp thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu tới chân, từ đó, cải thiện tình trạng phù nề, giúp giảm đau nhức chân hiệu quả.
Xem thêm: xuống máu chân lần 3 bao lâu thì de
Giảm căng thẳng mệt mỏi
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố cùng với rất nhiều vấn đề mẹ bầu phải quan tâm, lo lắng khiến nhiều mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Việc ngâm chân sẽ giúp mẹ bầu thả lỏng, xoa dịu mệt mỏi. Nguyên nhân là do nước ấm tác động trực tiếp vào các huyệt đạo lòng bàn chân nên sẽ mang lại tác dụng thư giãn.
Hỗ trợ ngủ ngon
Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Việc ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Mẹ bầu hãy tạo thói quen ngâm chân hằng ngày để không bị thiếu ngủ nhé.
Tăng cường sức khỏe
Theo các chuyên gia sức khỏe thì việc ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ có khả năng phòng ngừa được một số bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn, viêm nhiễm… Nước ấm giúp tăng cường lưu thông máu ở chân và giải độc cho các cơ quan của cơ thể, từ đó giúp ngừa bệnh tốt hơn.
Chữa bệnh ngoài da
Nếu mẹ bầu bị một số bệnh ngoài da như nhiễm nấm ở chân thì việc ngâm chân với nước muối ấm sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Muối có tác dụng tẩy tế bào chết, kháng viêm, giảm ngứa… nên sẽ giúp nhanh hồi phục bệnh.
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi ngâm chân
Để đảm bảo an toàn và đem lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi ngâm chân, cụ thể là:
Không nên ngâm chân với nước nóng quá vì có thể gây bỏng rát, tổn thương da. Nhiệt độ nước ngâm chân phù hợp nhất là khoảng 40 độ. Sau khi ngâm chân, mẹ nên lau khô chân ngay để tránh bị nhiễm lạnh. Chỉ nên ngâm chân trong khoảng 10-15 phút, không ngâm quá lâu vì lúc này nước cũng hết ấm, ngâm chân lâu sẽ gây hại cho sức khỏe, khiến khí lạnh đi ngược vào cơ thể. Không nên ngâm chân khi đang đói hoặc khi vừa mới ăn no. Tốt nhất nên ngâm sau ăn tối khoảng 1-2 giờ! Khi ngâm chân, nên đổ đầy nước cao hơn mắt cá chân của mẹ khoảng 1-2 cm, hoặc có thể ngâm nước đến bắp chân giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch chi dưới.
Bên cạnh việc ngâm chân, mẹ cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để giúp duy trì sức khỏe cho mẹ và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh cho đến khi chào đời. Mẹ bầu nên bổ sung sắt để hạn chế thiếu máu thiếu sắt cho mẹ và giúp chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh bé sắp tới. Sắt cũng rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi nên mẹ cần bổ sung đủ trong suốt thời kỳ mang bầu.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
0 notes
Text
Bị trĩ sau sinh mẹ bỉm nên làm gì?
Bị trĩ sau sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng và thường biến mất với vài biện pháp điều trị tại nhà. Thế nhưng, trĩ cũng sẽ khiến cuộc sống bạn không được dễ chịu lắm nhất là đối với người mới sinh xong và đang trong thời gian ở cữ. Dưới dây là nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh tại nhà mà bạn cần biết.
Tại sao phụ nữ hay bị trĩ sau sinh?
Sau thời gian gần 40 tuần thai và sinh nở, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Ngoài thay đổi dễ nhìn thấy nhất về cân nặng thì chị em còn dễ gặp phải một số bệnh lý như són tiểu, đau đầu, đau mỏi khớp…. Đặc biệt, bệnh trĩ sau sinh là bệnh lý thường gặp không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn tác động không nhỏ tới tâm lý người mẹ. Dưới đây là những yếu tố khiến chị em dễ bị bệnh trĩ sau sinh:
Sau sinh, phụ nữ thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cho con bú mà vô tình quên đi thành phần rau xanh, chất xơ, uống ít nước, bổ sung quá nhiều đạm, thịt, sữa,… gây ra bệnh táo bón. Điều này dẫn tới bệnh trĩ. Mẹ bị bệnh trĩ từ khi mang thai. Sau đó tới quá trình sau sinh mẹ không điều trị dứt điểm và bệnh biến chứng nặng hơn. Trong quá trình chuyển dạ, rặn đẻ, áp lực bị dồn xuống vùng bụng dưới khiến búi trĩ sa ra ngoài. Vào tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn có thể gây áp lực lên bụng dưới, chèn ép tĩnh mạch khiến cho đám rối búi trĩ căng phồng, gây trĩ sau sinh. Táo bón sau sinh diễn biến nặng nề có thể gây ra chảy máu hậu môn, dẫn tới trĩ. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai đứng lâu và ngồi quá nhiều gây áp lực dồn xuống tĩnh mạch, hình thành bệnh trĩ.
Xem thêm: vitamin bầu không gây táo bón sau sinh
Bị trĩ sau sinh mẹ bỉm nên làm gì?
Tùy theo mức độ nặng nhẹ khi bị trĩ sau sinh, các mẹ bầu có thể tham khảo những phương pháp điều trị sau đây.
Thiết lập dinh dưỡng khoa học, cân đối
Nước uống hàng ngày chính là yếu tố cần thiết để cải thiện bệnh trĩ sau sinh. Bởi nước là thành phần giúp chuyển hóa thức ăn dễ dàng hơn, giúp làm mềm phân và tiêu hóa tốt. Từ đó tránh tình trạng táo bón, phòng và chữa trĩ tốt hơn. Ngoài nước lọc mẹ có thể uống thêm trà, sữa tươi, nước ép…
Mẹ sau sinh khi bị trĩ nên ăn các loại rau xanh, củ quả có tác dụng nhuận tràng như: Rau đay, rau lang, rau bina, rau mùng tơi, rau cải, bầu, bí xanh, khoai lang; khoai tây… Đây đều là các thực phẩm này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, làm phân mềm theo khuôn. Nhờ đó mẹ đi đại tiện dễ dàng hơn, làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ.
Xem thêm: thuốc sắt tốt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu
Ngâm hậu môn với nước ấm để chữa bệnh trĩ sau sinh
Đây là mẹo hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, đơn giản. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 1 thìa cà phê muối và 1 chậu nước ấm sạch Tiến hành vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn Ngâm vùng hậu môn 15 – 20 phút với nước ấm rồi lau khô. Lưu ý không chà xát bởi có thể gây tổn thương búi tri
Dùng dầu dừa để chữa bệnh trĩ sau sinh
Trong dầu dừa chứa axit lauric giúp giảm đau, giảm cảm giác ngứa ở hậu môn và chống viêm tốt. Ngoài ra, dầu dừa còn kích thích nhu động ruột hoạt động trơn tru, giảm nguy cơ mắc hội chứng kích thích ruột. Từ đó ngăn ngừa bệnh táo bón. Không những thế, dược liệu còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn búi trĩ, làm lành viêm hậu môn nhanh hơn.
Cách thực hiện:
Làm sạch hậu môn rồi lau khô. Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ rồi bôi lên búi trĩ và các vùng da xung quanh thật nhẹ nhàng. Giữ nguyên như vậy trong 20 phút rồi làm sạch với nước ấm là được. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và duy trì liên tục cho đến khi khỏi bệnh mẹ nhé.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh
Chữa bệnh trĩ sau khi sinh tại nhà bằng cây lá bỏng
Theo Đông y, lá bỏng có tính mát, vị chua, có tác dụng tiêu thũng, giảm sưng, hoạt huyết rất tốt. Do đó, các mẹ sau sinh có thể tận dụng loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên này để chữa trĩ sau sinh bằng các cách làm sau:
Cách 1: Giã nát lá lỏng cùng ít muối hạt rồi đắp trực tiếp lên hậu môn đã được làm sạch, cố định lại bằng băng gạc rồi để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.
Cách 2: Chuẩn bị một lượng lá bỏng vừa đủ, làm sạch, ngâm với nước muối rồi để ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước để dùng.
Cách 3: Để đạt được hiệu quả tốt hơn, mẹ cũng có thể kết hợp lá bỏng với các dược liệu như trắc bá, nhọ nồi, ngải cứu. Sau đó làm sạch, cho vào ấm, sắc cùng với nước rồi uống hết trong ngày.
Ngoài các cách kể trên, mẹ cũng nên xây dựng và duy trì cho mình những thói quen tốt như: hạn chế đồ cay nóng, đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn đi vệ sinh, tránh làm việc nặng, mang vác nặng, thực hiện một số động tác yoga… để phòng và cải thiện bệnh trĩ.
Xem thêm: sau sinh uống sắt và canxi bao lâu
Trên đây là một số cách cải thiện bệnh trĩ sau sinh hiệu quả mẹ có thể tham khảo và thực hiện tại nhà. Các mẹ bầu cũng cần phải lưu ý, sau một thời gian dài chăm sóc tại nhà nhưng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bị chảy máu thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy khối trĩ ngày càng cứng và đau hơn thì rất có thể bên trong đã hình thành huyết khối, lúc này sẽ cần phải sử dụng đến những thủ thuật can thiệp, thậm chí phẫu thuật để loại bỏ khối trĩ.
0 notes
thai-ha-clinic · 2 years ago
Text
Bệnh giang mai lây qua đường nào
Bệnh giang mai là bệnh tình dục cực kỳ nguy hiểm và bất cứ ai cũng có thể là đối tượng bị lây nhiễm căn bệnh này. Vậy Bệnh giang mai lây qua đường nào ? sau đây chúng ta cùng tìm hiểu để có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh cho chính mình.
Tumblr media
Bệnh giang mai hình thành bởi một loại xoắn khuẩn có hình lò xo, nó xâm nhập và làm tổn thương nặng nề đến toàn bộ những cơ quan trên cơ thể người bệnh: phủ tạng, cơ, xương khớp, nghiêm trọng hơn cả là giang mai làm tổn hại đến tim mạch và hệ thần kinh. Nhiều trường hợp liệt toàn thân, tim, nội tạng bị hủy hoại nặng dẫn đến tử vong.
Mặc dù là bệnh xã hội nguy hiểm đứng top đầu và có tốc độ lây lan chóng mặt, tuy vậy thực tế đáng buồn hiện nay là vẫn còn rất nhiều người không biết cách phòng tránh để bệnh vô tình lây nhiễm sang mình.
Bệnh giang mai lây qua đường nào
Bạn Ngọc Thy (23 tuổi, Bắc Giang) gửi thắc mắc có nội dung như sau: “Thưa các bác sĩ Thai Ha Clinic, mấy ngày hôm nay em thấy lo lắng lắm. Tự nhiên ở vùng kín em có một vét loét đỏ, không ngứa, không đau sau vài tuần thì nó tự mất đi. Theo tìm hiểu thì em thấy có những biểu hiện của bệnh giang mai. Em và anh ấy đã quan hệ tình dục, nhưng anh ấy xuất tinh bên ngoài. Vậy có thể nào mà anh ấy lây bệnh sang em không? Em nghĩ là tinh trùng không vào trong âm đạo thì sẽ không bị lây bệnh tình dục.”
Bạn Hải Yến (21 tuổi, Ninh Bình) có hỏi: “Em chưa quan hệ tình dục vậy mà giờ em đang nổi ban đỏ khắp người, đi khám bác sĩ nói em bị bệnh giang mai giai đoạn 2. Em hoang mang quá, xin hỏi bác sĩ ngoài đường tình dục thì bệnh giang mai lây qua đường nào nữa không?”
Các bác sĩ Thai Ha Clinic cho biết, quan hệ tình dục là con đường chính yếu lây nhiễm nhưng xoắn khuẩn giang mai còn có thể lây nhiễm bằng những con đường thứ yếu khác. Dưới đây sẽ là giải đáp cho câu hỏi Bệnh giang mai lây qua đường nào :
- Quan hệ tình dục không bảo vệ: khi quan hệ tình dục việc cọ xát làm chảy máu và xây xước, niêm mạc da cơ quan sinh dục bị tổn thương, đây là điều kiện để xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp.  Với những người vùng kín trước đó đã có tổn thương chẳng hạn như có mụn lở loét, viêm ngứa thì xoắn khuẩn xâm nhập rất dễ dàng.
- Qua đường máu việc dùng chung kim tiêm là một ví dụ điển hình.
- Tiếp xúc vết thương hở với dịch chứa xoắn khuẩn của người bệnh: hôn môi, quan hệ miệng, dùng tay kích thích cơ quan sinh dục…
- Lây nhiễm từ mẹ sang con: sang tháng thứ 4-5 xoắn khuẩn có thể đi qua bánh nhau và nhiễm sang thai nhi. Thai nhi có thể bị chết lưu, phù nhau thai, sinh non, trẻ sơ sinh ra đời bị suy dinh dưỡng nặng, mù lòa, câm điếc.
- Các con đường khác: tiếp xúc với những vật dụng cá nhân như đồ lót, quần áo chứa xoắn khuẩn, khăn tắm, giường ngủ…
Như vậy theo mô tả của cả hai bạn Ngọc Thy và Hải Yến thì rất có thể bạn bị lây nhiễm bệnh giang mai ở nữ. Bạn Ngọc Thy đã sai lầm khi nghĩ rằng xuất tinh ngoài mới lây nhiễm bệnh, nhưng chỉ cần có sự cọ xát tình dục thì xoắn khuẩn đã lây nhiễm sang bạn rồi. Còn bạn Hải Yến, nếu chưa có quan hệ tình dục bạn cũng không loại trừ nguy cơ nhiễm bệnh nếu có tiếp xúc với xoắn khuẩn theo các con đường lây nhiễm như trên đã nêu: đường máu, tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ cá nhân.
Điều trị bệnh giang mai thế nào?
Bệnh giang mai phát triển lúc âm thầm lúc rầm rộ, phát triển qua nhiều tháng, nhiều năm và đôi khi có trường hợp phát hiện ra bệnh đã rất nặng. Tốt nhất khi có dấu hiệu sớm bệnh giang mai người bệnh nên đi khám để bác sĩ nắm rõ tình trạng. Không tự mua thuốc về điều trị bởi có thể làm tình trạng nặng nề thêm, xoắn khuẩn kháng thuốc gây khó khăn trong điều trị.
Giang mai giai đoạn cuối tổn thương quá nặng không thể chữa trị được, những phương pháp điều trị cũng chỉ ngăn chặn tổn thương lan rộng mà thôi.
Hiện tại Thai Ha Clinic đang áp dụng những kỹ thuật hiện đại, an toàn, hiệu quả trong khám chữa bệnh giang mai, đảm bảo bệnh giang mai được điều trị triệt để mà không tái phát.
Tham khảo một số địa chỉ khám bệnh giang mai ở đâu tốt tại Hà Nội.
0 notes
Text
Những điều cần biết khi bà bầu bị ngứa bụng tháng cuối
Điều này nghe có vẻ kỳ cục nhưng chỉ có phụ nữ mang thai mới hiểu được những khó khăn khi phải kiểm soát thói quen gãi bụng bầu do bị ngứa. Vậy nguyên nhân gây ngứa bụng bầu tháng cuối là gì? Làm sao để xử lý tình trạng này?
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối ngừa thiếu máu
Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa bụng tháng cuối
Ngứa bụng trong thai kỳ có thể gặp phải ở bất cứ mẹ bầu nào bởi các nguyên nhân sau:
Do biến đổi về sinh lý, sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần trong bụng mẹ. Ngoài bụng thì mẹ còn sẽ gặp tình trạng ngứa ở các vị trí như bầu vú, cánh tay, mông, đùi… do vùng này tích tụ nhiều mỡ. Đổ mồ hôi nhiều ở mẹ gây rôm sảy, thường ở vùng nếp gấp da như là bẹn, ngực, cổ, gáy, lưng… Do cơ thể mẹ bầu tháng cuối tăng nồng độ Estrogen và tăng sinh mạch máu ngoài da. Tình trạng viêm nang lông thai kỳ xuất hiện trong tháng cuối thai kỳ cũng dễ gây ngứa bụng cho mẹ. Do bệnh lý như bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm sinh dục… Các bà bầu tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm, bị dị ứng thức ăn cũng khiến tình trạng ngứa ở bụng tồi tệ hơn. Thai phụ mắc chứng ứ mật cũng có thể bị khô da và ngứa. Đi kèm với ngứa là các dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, vàng da, mệt mỏi…
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu
Cách chữa trị tình trạng mẹ bầu bị ngứa bụng
Dưới đây là những gợi ý đơn giản và dễ thực hiện giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu bị ngứa ở bụng:
Tuyệt đối không gãi ngứa
Khi mẹ bầu bị ngứa bụng thì nên hạn chế việc gãi ngứa vì nếu càng gãi thì da mẹ sẽ càng bị kích ứng và gây ngứa ngáy nhiều hơn.
Dùng kem dưỡng ẩm
Nếu tình trạng ngứa ở vùng bụng do da khô ráp, bên cạnh lựa chọn sữa tắm phù hợp, mẹ bầu cũng cần dưỡng ẩm vùng da bụng bằng kem dưỡng ẩm, lotion nhé. Mẹ bầu nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có dán nhãn an toàn cho bà bầu hoặc dùng các loại dầu thực vật như dầu dừa, olive để cải thiện tình trạng khô da ở bụng. Nên sử dụng thường xuyên để có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài kem dưỡng ẩm thì mẹ cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để dưỡng ẩm da như gel nha đam, sữa chua, bột yến mạch…
Xem thêm: mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Uống nhiều nước
Nước có khả năng cân bằng độ ẩm cho làn da. Vì thế mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai muốn da bụng bớt ngứa thì nên uống nhiều nước lọc, trà để chống khô da.
Giữ quần áo khô ráo
Nếu mẹ bầu đang ngứa bụng hay bất cứ bộ phận nào trên cơ thể thì cần giữ quần áo luôn khô ráo. Nếu chẳng may quần áo bị dính nước ướt thì các mẹ nên thay quần áo khô ngay sau đó. Mẹ bầu nên chọn quần áo bằng chất liệu cotton sẽ ít gây kích ứng da hơn.
Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
Sử dụng máy tạo độ ẩm có thể sẽ giúp làn da của mẹ bầu tháng cuối khỏi bị khô. Tuy nhiên, máy tạo độ ẩm có thể lan tỏa vi khuẩn và khiến mẹ bị dị ứng nếu sử dụng không đúng cách. Vì thế, mẹ bầu hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn khi sử dụng loại máy này nhé.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung các vi chất thiết yếu: sắt, canxi, DHA, axit folic … qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi!
Xem thêm: lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp mẹ bầu biết cách xử lý khi bị ngứa bụng trong thai kỳ. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để tận hưởng khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa này.
0 notes
roiloankinhnguyet · 4 years ago
Text
Bi rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là tình trạng hầu hết phụ nữ độ tuổi trung niên phải đối diện. Thời kỳ tiền mãn kinh, chu kỳ kinh của phụ nữ thưa dần và ra ít máu, nhưng vài trường hợp có thể bị rong kinh. Để biết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh, chị em theo dõi nội dung dưới đây.
Tìm hiểu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì? Mãn kinh là giai đoạn phát triển bình thường trong cơ thể người phụ nữ. Thực tế, tình trạng này có thể xảy ra sớm, có thể xảy ra muộn ở những phụ nữ khác nhau mà không có sự đồng nhất về độ tuổi.
Độ tuổi trung bình từ 45 – 55, hoạt động buồng trứng suy giảm. 2 loại hormone nữ là estrogen và progesterone cũng giảm theo làm nội tiết tố nữ mất cân bằng. Vì vậy, hiện tượng rụng trứng diễn ra thất thường khiến kinh nguyệt rối loạn.
Yếu tố thúc đẩy giai đoạn tiền mãn kinh xảy ra nhanh hơn:
Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia,...
Yếu tố di truyền: Những phụ nữ trong một gia đình có xu hướng trải nghiệm giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi giống nhau.
Không sinh con
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Nắm rõ từng nguyên nhân giúp việc điều trị mang lại kết quả nhanh chóng. Dưới đây là 6 yếu tố dẫn tới rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh.
Tham khảo: https://roiloankinhnguyet.webflow.io/posts/roi-loan-kinh-nguyet-tien-man-kinh-nguyen-nhan-cach-khac-phuc
1. Suy giảm chức năng buồng trứng
Giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố nữ tiết ra ít, chức năng buồng trứng suy giảm dần. Lượng hormone estrogen tiết ra không đều sẽ ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt.
2. Tâm lý căng thẳng
Phụ nữ khoảng 40 tuổi có nhiều vấn đề lo lắng trong cuộc sống, dễ căng thẳng, mệt mỏi. Kèm theo thói quen sinh hoạt không điều độ, thức khuy,... Khiến lượng nội tiết tố tiết ra không ổn định, làm rối loạn kinh nguyệt.
3. Bệnh lý ở tử cung
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nên thăm khám kịp thời để phát hiện bệnh lý tử cung tiềm ẩn. Một vài bệnh lý phổ biến:
Polyp cổ tử cung: Những tế bào tử cung phát triển không bình thường. Polyp có màu hồng, dễ chảy máu. Mắc bệnh này, chị em có thể rong huyết thời gian dài, thậm chí cả tuổi đã mãn kinh.
Viêm nội mạc tử cung: Tử cung bị vi khuẩn, nấm tấn công sẽ dẫn tới viêm nhiễm. Người bệnh thấy âm đạo đau rát, ngứa, kinh nguyệt không đều,...
Tăng sinh nội mạc tử cung: Lớp niêm mạc tử cung phát triển bất thường trở nên dày hơn.
Ung thư cổ tử cung: Giai đoạn tiền mãn kinh, nếu bị ung thư dễ bị rong kinh. Ngoài ra, máu kinh sẫm hơn, dễ bị đông thành cục.
4. Do dùng thuốc
Phụ nữ dùng một số loại thuốc thời gian dài có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt: Thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu,... Lượng thuốc này đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng quá trình sản sinh nội tiết tố, khiến kinh nguyệt ra chậm, sớm, rong kinh.
5. Do vòng tránh thai
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể do vòng tránh thai. Vòng tránh thai đôi khi làm chảy máu âm đạo khoảng 5 ngày. Nếu lựa chọn cơ sở kém chất lượng để đặt vòng, chị em có thể gặp tình trạng chảy máu kéo dài và ra nhiều máu.
6. Bệnh tuyến giáp
Theo nghiên cứu, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn so với đàn ông. Hormone tuyến giáp tiết ra nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vô kinh, chậm kinh thường thấy ở người thiếu hormone tuyến giáp. Rong kinh, cường kinh có thể do thừa hormone tuyến giáp.
Giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường gặp phải vấn đề về sức khỏe, cụ thể là rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Nắm rõ từng nguyên nhân giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ở chị em có thể xảy ra với nhiều dấu hiệu khác nhau. Thực tế, không phải phụ nữ nào cũng trải qua hết các triệu chứng rối loạn này.
Chu kỳ kinh ít thường xuyên: Xảy ra khi rụng trứng ít thường xuyên hơn bình thường
Chu kỳ dài hơn với máu kinh nhiều hơn: Điều này xảy ra vì niêm mạc tử cung có thời gian tích tụ, phát triển dày hơn và mất nhiều thời gian để rơi ra.
Chu kỳ kinh ngắn hơn: Diễn ra khi nồng độ Estrogen thấp hơn bình thường, làm tăng độ dày của niêm mạc tử cung.
Chu kỳ kinh không đều: Thời kỳ tiền mãn kinh có thể dẫn tới kinh nguyệt không đều, xuất hiện đốm máu giữa các kỳ của giai đoạn tiền mãn kinh.
Thay đổi triệu chứng kinh nguyệt: Đôi khi, chị em có thể nhận thấy sự tăng hoặc giảm cơn đau trong kỳ kinh.
Nói chung, giai đoạn tiền mãn kinh khiến thời gian chu kỳ của người phụ nữ ngắn dần và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn. Một người đã mãn kinh thì không có chu kỳ kinh trong suốt 12 tháng. Nếu 1 năm không thấy chảy máu ở âm đạo, chị em cần đi thăm khám bác sĩ.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm?
Thực tế, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh không trực tiếp ảnh hưởng tính mạng chị em phụ nữ. Tuy nhiên, phái đẹp tuyệt đối không chủ quan, cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời nhằm tránh biến chứng nguy hiểm.
Suy giảm ham muốn
Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh ảnh hưởng không nhỏ chuyện “chăn gối”. Do vùng kín khô hạn, giảm ham muốn hơn nữa chu kỳ kinh thay đổi liên tục khiến chị em mệt mỏi, e ngại gần gũi chồng.
Mệt mỏi
Một số phụ nữ tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt dễ gặp tình trạng đau bụng dữ dội trong kỳ kinh, dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, khó chịu.
Mắc bệnh phụ khoa
Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến chị em phụ nữ gặp phải triệu chứng cường kinh, rong kinh, liên tục phải dùng băng vệ sinh,... Điều này dễ gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục nếu không thường xuyên thay băng vệ sinh sạch sẽ.
Ảnh hưởng vóc dáng và nhan sắc
Một số chị em phụ nữ gặp phải hiện tượng cường kinh, rong kinh sẽ luôn mệt mỏi, căng thẳng mỗi khi có chu kỳ kinh. Do lượng máu ra nhiều hoặc kéo dài làm suy nhược cơ thể. Lúc này, phụ nữ dễ bị mất ngủ, da xỉn màu, xuất hiện nhiều nếp nhăn, đồi mồi,...
Trên đây là những tác động tiêu cực của tình trạng rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh. Hy vọng chị em không chủ quan, chủ động thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Cách xử lý rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh
Nếu các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh khiến chị em phụ nữ lo lắng hoặc khó chịu, bạn có thể áp dụng một số cách xử lý sau:
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc trao đổi với bác sĩ về loại thuốc đặc trị triệu chứng
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để hạn chế cảm giác khó chịu ở vùng bụng và tình trạng chuột rút
Thực hiện một số bài tập giúp làm giảm căng thẳng như yoga, thiền,...
Bên cạnh đó, chị em phụ nữ tiền mãn kinh có thể thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện triệu chứng. Một số mẹo ăn kiêng trong giai đoạn tiền mãn kinh:
Thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe tổng thể
Bổ sung canxi, vitamin D để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương
Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, giúp cải thiện tình trạng da khô, khô âm đạo.
Điều quan trọng, chị em phụ nữ đừng quá lo lắng. Bởi đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường mà tất cả phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh sẽ trải qua.
Thời điểm nào nên đến gặp bác sĩ?
Thực tế, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là tình trạng bình thường và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh lý phụ khoa. Thêm nữa, người phụ nữ có thể bị chảy máu ở âm đạo bởi nhiều nguyên nhân khác ngoài rối loạn kinh nguyệt.
Vì vậy, nếu trải qua những thay đổi trong chu kỳ kinh, chị em phụ nữ đến ngay địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Những thay đổi như:
Chảy máu kinh rất nhiều khiến chị em phải thay băng vệ sinh mỗi giờ
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
Chảy máu kinh thường xuyên, 2 – 3 tuần/lần
Xuất hiện kinh sau 1 năm không có kinh
Cảm thấy đau hoặc chảy máu trong hoặc sau quan hệ tình dục
Nếu đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội, chị em phụ nữ có thể đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để thăm khám. Đây là địa chỉ y tế có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tân tiến, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi,... giúp việc chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
1 note · View note
satchobabauchelaferrforte · 10 days ago
Text
Mang thai hay bị tê chân tay là thiếu chất gì?
Một trong những vấn đề mà bà bầu thường gặp phải đó là hiện tượng tê chân tay đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Việc bà bầu bị tê chân tay thường không phải vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu. Vậy bà bầu hay bị tê chân tay là thiếu chất gì?
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu
Phụ nữ mang thai hay bị tê chân tay là thiếu chất gì?
Mẹ khi mang thai bị tê bì có thể do thiếu các dưỡng chất có thể kể đến như:
Tumblr media
Canxi: trong xương và răng chứa tới 99% canxi, do đó khi cơ thể bị thiếu canxi đồng nghĩa với việc mẹ sẽ gặp các vấn đề về xương khớp: thoái hóa cột sống, mất xương, thoái hóa cột sống,…Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, tê chân tay và đau xương khớp. Kali: đây là vi chất tác động đến não bộ và hàm lượng oxy có trong máu, thiếu hụt kali sẽ dẫn đến tình trạng tê bì, máu không cung cấp được lên não và các dây thần kinh trung ương. Magie: sản xuất năng lượng cho cơ thể, kiểm soát các hoạt động ở hệ thần kinh, hệ xương khớp. Do đó, mẹ bầu bị thiếu magie quá mức sẽ dễ bị tê buốt ở bàn chân, bàn tay. Vitamin E: ngoài là vi chất chống oxy hóa, vitamin E còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ cục máu đông, mở rộng mạch máu. Cơ thể thiếu vitamin E sẽ gây tổn thương thần kinh và cơ khiến tay chân bị mất cảm giác. Vitamin B1: cơ thể thiếu hụt vi chất này sẽ dẫn đến sự giảm sút các tế bào khiến cơ thể chóng mặt, mệt mỏi và cứng khớp, có thể đi kèm cảm giác như kim châm. Vitamin B2: mẹ bị thiếu vitamin B2 sẽ dễ bị thiếu máu khiến chân tay bị tê bì, mệt mỏi, nặng hơn có thể suy giảm khả năng nhận thức. Vitamin B6: sự thiếu hụt vitamin B6 có thể làm tổn thương thần kinh dẫn đến các triệu chứng như đau rát và ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, bàn chân.
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất ngừa thiếu máu
Ăn gì tốt cho bà bầu hay bị tê chân tay?
Mẹ bầu bị tê nhức tay chân do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần cải thiện chế độ ăn hàng ngày, ăn đa dạng các loại thực phẩm như:
Thiếu canxi: mẹ bổ sung canxi từ các loại thực phẩm như bông cải xanh, xương sườn và sụn, trứng, sữa,… Mẹ cũng nên sử dụng thêm sản phẩm bổ sung canxi bởi nhu cầu canxi ở mẹ bầu cao hơn nhiều so với người bình thường. Thiếu kali: kali chứa nhiều trong các loại thực phẩm như đậu đen, củ dền, chuối,… Thiếu magie: mẹ nên ăn những thực phẩm chứa nhiều magie vào bữa phụ như óc chó, bơ, hạnh nhân, các thực phẩm họ đậu,… Thiếu vitamin E: chứa nhiều trong các loại thực phẩm như hạnh nhân, quả kiwi, hạt hướng dương, cá hồi, dầu ô liu. Thiếu vitamin B1: những thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 như thịt lợn, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám,… Thiếu vitamin B2, B6: vitamin B2 có trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, sữa, trứng, thịt bò, ngũ cốc,…
Ngoài chế độ ăn, mẹ bầu bị tê bì chân tay do thiếu chất, đặc biệt là những khoáng chất đa lượng như canxi hay magie nên kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và viên uống để sớm khắc phục tình trạng này, tránh trường hợp thiếu magie, canxi lâu dài gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực với sức khỏe.
Tumblr media
** Uống sắt và magie b6 cùng lúc được không? Nếu đang đồng thời bổ sung viên uống magie và viên sắt nên uống cách nhau ít nhất 2h để đảm bảo các chất được hấp thu tối ưu nhất.
Cách cải thiện tê bì chân tay khi mang thai hiệu quả
Để hạn chế tình trạng tê bì chân tay khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
Để phòng ngừa bệnh tê bì chân tay mẹ trong thời gian mang thai cần tránh sử dụng các chất kích thích, không nên uống rượu, bia hoặc ăn quá nhiều đồ ăn chứa ngập dầu mỡ. Mẹ khi bị tê nhức muốn cải thiện nhanh chóng có thể ngâm chân vào nước ấm kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng nhằm giúp khí huyết lưu thông. Mẹ bầu trong quá trình làm việc, nghỉ ngơi nên ngồi đúng tư thế tránh ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu. Mẹ trong thời gian mang thai cũng nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày vừa cải thiện tê nhức, tê bì chân tay vừa nâng cao sức khỏe.
Xem thêm: lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu hiệu quả
Tình trạng tê bì có thể do vấn đề sinh lý, chế độ ăn thiếu các vi chất hoặc gặp phải bệnh lý nào đó. Khi mẹ bầu bị tê bì chân tay kèm theo các dấu hiệu bất thường khác của cơ thể thì cần lập tức đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Tóm lại, bà bầu hay tê chân tay là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, vì vậy các mẹ không cần quá lo lắng, thay vào đó nên vận động hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng này. Nếu bà bầu bị tê tay chân thường xuyên và gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì nên tới cơ sở y tế để kiểm tra cũng như tìm biện pháp khắc phục đúng cách.
0 notes
wikisuckhoevang · 4 years ago
Text
WiKi Sức Khỏe Vàng
Chữa viêm cổ tử cung tại nhà bằng top 3 mẹo dân gian phổ biếnĐiều trị viêm cổ tử cung bằng lá trầu khôngMẹo dân gian từ lá trà xanh dễ thực hiệnMẹo hay “đánh bại” bệnh bằng tỏiĐịa chỉ mua hoa tam thất đảm bảo chất lượng – hàng thật 100%Mua trực tiếp tại nơi trồng hoa tam thấtMua hoa tam thất qua giới thiệu từ bạn bè hoặc người thânMua nụ hoa tam thất tại cửa hàng gần nơi bạn sốngMua tam thất trên các website trực tuyếnCây Nha Đam: Tác dụng và cách trồng cây Nha Đam
Chữa viêm cổ tử cung tại nhà bằng lá trầu, tỏi, lá trà xanh,… được nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Nhưng công dụng thực chất của những mẹo này như thế nào, cần lưu ý gì khi thực hiện? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 
Top 3 mẹo dân gian chữa viêm cổ tử cung tại nhà
Khi bị viêm nhiễm cổ tử cung ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị đắt tiền bằng thuốc đặt phụ khoa, áp lạnh, đốt điện hoặc đốt laser, nhiều chị em lựa chọn mẹo dân gian chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa như một vị “cứu tinh” giúp đánh bại bệnh.
Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa viêm nhiễm cổ tử cung tại nhà, chị em có thể thực hiện nếu thấy vùng kín xuất hiện tình trạng huyết trắng ra nhiều, khí hư có mùi hôi, ngứa vùng kín, khí hư bất thường, …
Theo Đông y, lá trầu không vị cay nồng và tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng hiệu quả. Đặc biệt, cứ 100 gram lá trầu không có thể chứa tới 2,4% tinh dầu, có tính kháng sinh mạnh. Nhờ đó, nó có tác dụng ức chế và tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh viêm cổ tử cung; đồng thời làm lành khu vực bị tổn thương.
Xem thêm  TỰ CHỮA RỒI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG ĐƠN GIẢN
Để sử dụng lá trầu không chữa viêm cổ tử cung, chị em có thể áp dụng 1 trong 3 cách dưới đây:
Rửa sạch khoảng 5 lá trầu không, cho vào nồi nước 200ml, đun sôi 10-15 phút. Đợi nước nguội bớt, dùng nước đó rửa vùng kín vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng hôm sau. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tuần, dấu hiệu viêm cổ tử cung sẽ thuyên giảm.
Rửa sạch 5-6 lá trầu cùng với 2-3 lá húng quế, cho vào máy xay sinh tố cùng với ít nước để xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt, hòa thêm chút nước ấm và dùng để rửa bên ngoài vùng kín tuần 2-3 lần.
Đem lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi 15 phút. Cho thêm muối, khuấy tan. Đổ nước ra chậu, để nguội bớt rồi tiến hành xông hơi nhằm giảm ngứa vùng kín, mùi hôi khó chịu,…
Theo y học cổ truyền lá trà xanh có vị đắng chát, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Trong khi đó, theo y học hiện đại, trà xanh chứa lượng lớn epigallocatechin-3-gallate (EGCG) giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm sinh ra các bệnh phụ khoa như nấm âm đạo, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Đặc biệt, các hợp chất có trong trà xanh còn giúp loại bỏ tình trạng khí hư có mùi hôi, hạn chế khí hư ra nhiều, giữ cho âm đạo luôn khô thoáng.
Bởi vậy, chị em có thể dùng lá trà xanh chữa viêm cổ tử cung tại nhà bằng cách rửa sạch nắm lá, vò nát và cho vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó, các bạn cho thêm một chút muối, khuấy đều và đổ nước ra chậu rồi điều chỉnh tư thế ngồi cho phù hợp để xông hơi vùng kín. Thực hiện 2-3 lần/tuần, mọi người sẽ thấy sự thay đổi tích cực ở vùng kín.
Xem thêm  TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA BỘI NHIỄM AN TOÀN
Cách làm này còn được áp dụng cho trường hợp chị em bị viêm cổ tử cung khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối mà không lo bất kỳ tác dụng phụ nào.
Không chỉ là một loại gia vị được dùng trong chế biến món ăn hàng ngày, tỏi còn được sử dụng như “thần dược” giúp điều trị cảm cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh phụ khoa như viêm nấm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,…
Sở dĩ như vậy bởi theo Đông y, tỏi có tính ấm, vị cay, có tác dụng giải độc tiêu viêm rất tốt. Đặc biệt, trong tỏi có chứa nhiều acillin – một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Nhờ đó, việc dùng tỏi điều trị viêm nhiễm cổ tử cung sẽ giúp giải quyết tốt tình trạng khí hư ra nhiều, khí hư có mùi hôi, ngứa vùng kín.
Một số mẹo dân gian  chữa viêm cổ tử cung tại bằng tỏi:
Ăn sống 1 tép tỏi vào buổi sáng mỗi ngày hoặc chế biến cùng đồ ăn
Dùng nước ép tỏi rửa bên ngoài vùng kín 2-3 lần/tuần
Luồn 1 sợi chỉ vào 1 nhánh tỏi, đặt sâu vào trong âm đạo vào buổi tối trước khi đi ngủ, lấy ra và rửa sạch vùng kín vào sáng hôm sau
Ngoài ra, chị em có thể chữa bệnh viêm cổ tử cung bằng lá lốt, ngải cứu hoặc lá bàng. Tùy theo tình trạng bệnh, hiệu quả điều trị và thời gian của mỗi người sẽ khác nhau.
Home » Địa chỉ mua hoa tam thất đảm bảo chất lượng – hàng thật 100%
Hoa tam thất được biết đến là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán hoa tam thất khiến bạn không biết nên chọn mua hoa tam thất ở đâu đảm bảo uy tín, chất lượng để tránh mua phải mua phải hoa tam thất giả, hoa tam thất nhái, kém chất lượng.
Nội Dung Chính
Địa chỉ mua hoa tam thất đảm bảo chất lượng – hàng thật
Mua trực tiếp tại nơi trồng hoa tam thất
Mua hoa tam thất qua giới thiệu từ bạn bè hoặc người thân
Mua nụ hoa tam thất tại cửa hàng gần nơi bạn sống
Mua tam thất trên các website trực tuyến
Mua hoa tam thất qua các kênh thương mại điện tử
Xem thêm  [TƯ VẤN] cách nhận biết cây ba kích chuẩn xác nhất
Địa chỉ mua hoa tam thất đảm bảo chất lượng – hàng thật
Có rất nhều nơi, nhiều địa chỉ bạn có thể chọn mua hoa tâm thất đảm bảo chất lượng, hàng uy tín để đảm bảo an toàn và tác dụng trong quá trình sử dụng. Cùng tham khảo một số địa chỉ mua hoa tam thất được Hotmeal.vn giới thiệu dưới đây nhé!
Đây là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn bởi vì mua tận vườn trồng bạn sẽ có cơ hội lựa chọn hoa tam thất có chất lượng tốt nhất, vừa tìm hiểu được về sự sinh trưởng và phát triển của thảo dược này, lại với giá rẻ hơn những người bán lẻ trên thị trường.
Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp trong trường hợp bạn sống ở gần nơi trồng, hoặc bạn có công việc hay du lịch cần đến đó. Bạn cũng có thể nhờ người thân, bạn bè sống ở vùng đó hoặc đang đi du lịch. Nếu có cơ hội mua theo cách này thì hãy mua nhiều chút nhé, để dành hoặc có thể bán lại cho người quen.
Nếu bạn có bạn bè hoặc người thân đã từng sử dụng hoa tam thất, hãy hỏi họ về kinh nghiệm mua thảo dược này. Nếu họ đã sử dụng rồi, họ sẽ nói cho bạn hiệu quả của sản phẩm, hoặc kinh nghiệm (liều lượng) dùng cho hợp lý. Hoặc nếu không, chí ít họ cũng báo cho bạn những chỗ không nên mua để bạn tránh.
Nếu bạn đang sống ở các thành phố lớn, bạn có thể ghé thăm các cửa hàng thảo dược, siêu thị hoặc trung tâm thương mại cũng có bán hoa tam thất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn nhưng đơn vị bán uy tín nhé vì cũng rất dễ gặp hàng kém chất lượng.
Dấu hiệu để nhận biết một cửa hàng uy tín là thứ nhất phải chuyên nghiệp, khang trang, thứ hai phải có công ty đàng hoàng, thứ ba có giấy tờ liên quan, thứ tư nếu có hệ thống càng tốt (nghĩa là họ có nhiều cửa hàng tương tự trên toàn quốc).
Đây là lựa chọn thứ tư nếu không có 3 lựa chọn bên trên. Bây giờ bạn đang đọc bài viết này tôi tin chắc rằng bạn đã có lên Google search từ khóa các “mua nụ hoa tam thất ở đâu” hay “địa điểm bán hoa tam thất” rồi click vào website của tôi, hoặc bạn tìm thấy website này trên Facebook, hoặc bạn đã biết từ trước.
Đây cũng chính là cách thức mà tôi muốn chia sẻ, khi bạn đang ở một nơi xa thành phố, không có cửa hàng offline, không có người thân chia sẻ thì chỉ có thể lựa chọn cách này. Thường thì một công ty sản xuất hay một vùng trồng sẽ có nhiều đơn vị phân phối sản phẩm của họ. Do đó khi bạn tìm kiếm trên mạng sẽ thấy rất nhiều quảng cáo về hoa tam thất.
Với cách này, bạn cũng hết sức thận trọng, xem xét kĩ lưỡng khi mua, nếu giá rẻ quá thì cũng không ham, đắt quá thì không cần thiết (chủ yếu đắt thương hiệu). Hãy kiểm tra hồ sơ công ty, địa chỉ cửa hàng, giấy tờ liên quan trước khi mua nhé.
Cây nha đam được biết đến với công dụng làm đẹp cho da nên rất được chị em phụ nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết được ngoài tác dụng làm đẹp thì cây còn có nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Tốt cho sức khỏe của con người. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn vềtác dụng của cây nha đam và cách trồng cây nha đam qua bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
Cây nha đam là cây gì?
Đặc điểm của cây nha đam
Tác dụng chữa bệnh của cây Nha đam
Đối tượng nên dùng cây nha đam để chữa bệnh
Đối tượng không nên dùng cây nha đam
Cách trồng cây nha đam
Cây nha đam là cây gì?
Cây nha đam được biết đến với tên gọi là cây lô hội, mang tên khoa học Aloe vera, thuộc chi lô hội, loại cây mà đông đảo chị em phụ nữ ưa chuộng lựa chọn làm đẹp.
Đặc điểm của cây nha đam
Nha đam là loại cây nhỏ, phần gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng bẹ, không cuống, mọc vòng sát nhau, màu sắc từ lục nhạt đến lục đậm. Lá cây mọng nước, mép có răng cưa như gai nhọn. Phát hoa nơi nách lá, nhiều hoa mọc rũ xuống, có thể dài đến 1m. Quả nang chứa nhiều hột.
Tác dụng chữa bệnh của cây Nha đam
Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của cây nha đam:
1. Chữa bệnh dạ dày
Các hợp chất trong cây nha đam có khả năng hạn chế tiết dịch vị dạ dày, nguyên nhân chính khiến tình hình bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng. Nhất là, thành phần enzyme như oxydaza, lypaza, catalaza… đóng vai trò phân hủy protein, thúc đẩy hấp thu catalase, cellulose nhanh chóng, hiệu quả.
Đồng thời, chống lại sự tích tụ phần nước đã oxy hóa bên trong cơ thể, tăng cường chức năng miễn dịch. Vì thế, khi được sử dụng cây nha đam đúng cách sẽ giúp bệnh nhân đau dạ dày thuyên giảm những cơn đau.
Bài thuốc 1: Nha đam kết hợp mật ong
Cần có 5 nhánh nha đam, mật ong nguyên chất 500ml. Trước hết, bạn rửa sạch nha đam, tách lấy phần thịt, đem rửa qua nước sạch cho bớt nhớt, thái thành từng miếng nhỏ, xay nhuyễn rồi trộn cùng mật ong.
Xay nguyên liệu lần nữa cho nhuyễn, bỏ vào lọ thủy tinh, cất ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần pha chế 30ml hỗn hợp với nước ấm để uống trước bữa ăn khoảng 10 phút, ngày áp dụng 2-3 lần.
Bài thuốc 2: Nha đam và nghệ
Bạn chuẩn bị 2 nhánh nha đam, 6g cam thảo, 20g nghệ vàng, 20g dạ cẩm. Cho tất cả nguyên liệu vào sắc cùng 3 chén nước, đun sôi 5-7 phút tắt bếp. Lấy nước uống hàng ngày, thời điểm trước khi ăn khoảng 10 phút, chia đều 3 lần sáng, chiều, tối.
Bài thuốc 3: Trường hợp bị viêm loét dạ dày, tác dụng cây nha đam phát huy trọn vẹn giá trị khi người dùng uống nhựa nha đam tươi. Cứ vài giờ, bạn uống 1 muỗng khi bụng còn đói sẽ nhanh chóng làm lành vết loét, liều lượng <40mg/ngày.
2. Chữa bệnh khớp
Bài thuốc 1: Lô hội rửa sạch, gọt phần vỏ lá xanh, lấy thịt trắng bên trong xay nhuyễn, chắt gel, bôi lên vị trí khớp bị viêm, sưng tấy (nên kiểm tra về mức độ dị ứng thành phần dược liệu trước khi dùng). Bạn nhanh chóng cảm nhận sự dịu mát, đẩy lùi các cơn đau nhức.
Bài thuốc 2: Hàng ngày, người bị bệnh khớp có thể uống 1 ly nước ép nha đam. Nếu cơ thể phản ứng tốt, tăng tuần suất lên 2 ly/ngày, muốn dễ uống cho thêm chút mật ong. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh giảm đi tác dụng thuốc khớp đang sử dụng.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị ly nước ép nha đam, thêm 1 thìa café táo, vài lát gừng, khuấy đều. Kiên trì thường xuyên để thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc 4: Lấy 2 thìa gel lô hội, trộn cùng 8-10 giọt tinh dầu bạc hà để thoa lên các khớp bị đau nhức, tiến hành massge nhẹ nhàng trong vài phút giúp làm mát. Tiến hành thường xuyên trong ngày cho đến khi hết triệu chứng đau nhức, sưng viêm.
Bài thuốc 5: Làm ấm gel nha đam, thêm 1 thìa café bột nghệ, khuấy đều. Dùng bôi lên vùng khớp sưng đau, băng quấn quanh duy trì nhiệt. Áp dụng 2 – 3 lần/ngày, đến khi triệu chứng biến mất.
3. Trị bệnh ngoài da
Công dụng cây nha đam tươi làm săn da, thu nhỏ lỗ chân lông nên chỉ cần dùng gel thoa lên vị trí da mụn, nám, tàn nhang… sẽ cải thiện tình trạng.
4. Chống mỏi mắt
Chỉ cần dùng một nhánh nha đam, gọt lớp vỏ xanh bên ngoài, dùng phần thịt đắp lên vùng quanh mắt mỗi tối trước khi đi ngủ.
5. Chữa rụng tóc
Chất nhờn của lá lô hội bạn lấy thoa lên đầu, chú trọng vào khu vực tóc rụng nhiều. Đợi nhựa khô, sau khoảng 2-3 giờ đồng hồ mới gội sạch lại. Áp dụng 6 tháng trở nên để tóc mới mọc trở lại.
6. Đối với đôi môi nứt nẻ
Xem thêm  10+ tác dụng của cây thông đất trong việc chữa bệnh bạn không ngờ tới
Vào mùa hanh khô, đôi môi nứt nẻ luôn thường trực. Đừng quá lo lắng, bạn hãy dùng nhựa nha đam bôi lên môi sẽ lấy lại được sự căng mọng.
7. Trị mụn
Bài thuốc 1: Ngay khi nhận thấy nốt mụn xuất hiện trên mặt, để ngăn chặn quá trình phát triển, bạn chỉ cần bôi phần gel lên đó.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 500ml nước cốt nha đam, 20 ml mật ong để trộn đều, cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần uống 3 muỗng canh trước bữa ăn, ngày chia 3 lần.
Bài thuốc 3: Khi vo gạo xong, bạn để nước lắng, lấy phần bên trên, đồng thời nạo lấy nhựa nhớt bên trong cây nha đam (liều lượng bằng nhau). Trộn đều hai thứ lại với nhau, buổi tối trước khi đi ngủ bạn lau sạch mặt, thoa dung dịch lên đều khắp, đến sáng rửa lại với nước ấm.
8. Trị nguyệt san thất thường
Nếu bạn đang gặp rắc rối về vấn đề này, hãy khắc phục bằng cách nấu nước lô hội, cho thêm chút đường tạo thành siro. Uống trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần để cải thiện tình hình.
9. Chữa đau bụng kinh
Nha đam, rễ củ gai mỗi loại 20g; nghệ đen, tô mộc mỗi thứ 12g; cam thảo 4g. Cho tất cả vào sắc nước uống 2-3 lần mỗi ngày.
10. Trị bệnh xơ gan cổ chướng
Từ một nắm lô hội, bạn đem gọt phần gai hai bên lá, thêm chút mật ong nguyên chất, cho tất cả vào máy xay sinh tố để xay. Lấy nước uống ngày 3 lần, mỗi lần 20ml (trước bữa ăn 15 phút). Sau thời gian liên tục duy trì, tình hình bệnh có những tín hiệu tích cực.
11. Trị ho
Bài thuốc 1: Ho có đờm dùng 200g lô hội, lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch chất dính, sắc nước uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Sắc nước uống bằng 12-20g hoa lô hội khô để uống, trị ho khạc ra máu.
12. Chữa đau đầu, chóng mặt
Bạn dùng nha đam, lá dâu mỗi thứ 20g, hoa đại 12g, đun nước uống ngày 2-3 lần.
13. Cải thiện tiêu hóa kém
Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, sắc nước uống 2-3 lần/ngày.
14. Trị tiểu đục
Giã nát 20g lô hội tươi, thêm 30 hạt đạm qua tử nhân. Uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.
15. Điều trị ung thư đại tràng
Quá trình nghiên cứu cây nha đam có tác dụng gì, người ta còn phát hiện ra khả năng ức chế ung thư đại tràng. Theo đó, bài thuốc hình thành với sự góp mặt của 20g nha đam, 15g chu sa, dùng rượu làm viên. Ngày uống 4g cùng rượu.
16. Chữa u não
Nha đam, thanh đại, đại hoàng mỗi thứ 15g, đường quy 20g, long nha thảo 12g, chi tử 10g; hoàng liên, hoàng cầm, mộc hương mỗi vị 6g, hoàng bá 4g, xạ hương 2g. Tán bột nguyên liệu, uống ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 8-12g.
WiKi Sức Khỏe Vàng
Hotline: 0968013966
Address: 22 DV5- Mo Lao-Ha Dong-Ha Noi
Hashtags, tag: #suckhoevang #tinsuckhoe #suckhoevang #wikisuckhoevang
Website: https://wikisuckhoevang.com
2 notes · View notes
stillwrite · 5 months ago
Text
Trong ngày Vu Lan, mình muốn ghi chép lại thai kỳ khi đang ở tuần thai 30.
Trộm vía tỷ lần, hiện tại mình đang ở mốc 30 tuần 3 ngày và em bé vẫn đang ở bên mình bình an. Mình luôn biết ơn vì con đã đến với mình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
3 tháng đầu thai kỳ, trộm vía mình không bị nghén, ăn uống hoàn toàn bình thường, suôn sẻ.
3 tháng giữa, có 2-3 lần, mình gặp chứng mất ngủ, kiểu như thay vì tắt đèn, lên giường và buồn ngủ thì mình cứ trong trạng thái tỉnh táo, không phải vì trằn trọc nghĩ ngợi gì, mà cảm giác trong người tràn trề năng lượng và chỉ muốn đợi đến hôm sau để được làm gì đó. Triệu chứng kỳ lạ thứ 2 là cảm thấy nhức đầu, nặng đầu. Mỗi lần như vậy, điều đầu tiên là chỉ muốn được nằm hoài để nghỉ ngơi. Nhưng thực ra khi mình ngồi dậy và loay hoay tay chân làm việc nhà thì không bị nhức đầu nữa. Vậy là mình phát hiện mình chỉ mệt mỏi, nặng đầu khi mình nằm mãi một chỗ hoặc cả ngày lười, không làm gì. Tổng kết 3 tháng giữa, là lúc cơ thể vẫn còn nhẹ nhàng, đi đứng thoải mái, ăn uống ngon miệng, tóc và móng mọc nhanh, cơ thể tràn đầy năng lượng làm việc này việc nọ.
21 tuần, test tiểu đường thai kỳ không vượt ngưỡng. Siêu âm hình thái 4D không có gì bất thường.
22 tuần, mình mới cảm nhận rõ rệt con đạp và cử động. Trễ hơn các mẹ khác vì nhau thai bám mặt trước.
25 tuần, mình bắt đầu có dấu rạn ở bụng dưới. Trước đó là rạn ở đùi gần bẹn, rồi mông. Lúc này bụng nhô rõ rồi, phải nhìn vào gương mới phát hiện. Giờ là 30 tuần, vết rạn nhiều và rõ hơn, nhưng không ngứa hay đau.
26 tuần, nằm ngửa không được nữa, cảm giác như có tấm thớt đè lên người. Chỉ có thể nằm nghiêng trái hoặc phải, giữa hai chân phải kẹp 2 cái gối mới thấy thoải mái; Đi Cần Thơ, vào cửa hàng mẹ và bé sắm những món đồ đầu tiên cho em.
28 tuần, mình cảm nhận được con nấc cụt. Có gì đó nhẹ nhẹ và đều. Mỗi lần con nấc cụt mình thấy khá khó chịu.
29 tuần, vừa vào 3 tháng cuối là thấy cơ thể nặng nề hơn rồi. Đứng lên, ngồi xuống, đổi tư thế không hề dễ dàng. Đau háng nên phải đi 2 hàng. Trở mình lúc ngủ là cái gì đó cần rất nhiều công sức. Thỉnh thoảng bắp chân bị chuột rút.
30 tuần, mỗi ngày con nấc cụt khoảng 2 lần. Nhất là ban đêm, lúc ngủ, mình dậy đi toilet rồi lên giường là con lại nấc cụt. Phải đợi con nấc cụt xong và nằm im, mình mới ngủ lại được; Con máy nhiều hơn, rõ hơn; Cơn gò Braxton kick lúc nằm làm mình khó thở, hoặc mình khó thở nên mới gò? Đổi tư thế hoặc ngồi dậy thì bình thường lại.
Trộm vía da dẻ mình đến giờ vẫn bình thường, thậm chí mình cảm thấy đỡ tiết dầu nhờn và bớt mụn hơn trước. Nghe nói da lúc mang bầu dễ bị tác động bên ngoài, dễ thâm nám nhưng mình không xài kem chống nắng gì cả, siêng thì tối thoa dưỡng ẩm rồi thôi.
Trộm vía sức khoẻ mình đến giờ vẫn bình thường, không bị cảm ho sổ mũi hay bệnh vặt.
Trừ chuyện tinh thần mình có chút không ổn. Dễ xúc động, dễ rơi nước mắt. Nói động một tí là khóc. Nói chung là số lần khóc khá nhiều. Khóc vì chuyện bên ngoài, khóc vì tự hoang mang về bản thân, về em bé sắp chào đời. Haizzz.
0 notes
muoigentis · 4 years ago
Text
16 Loại nhiễm trùng ở bà bầu dễ gặp biến chứng xấu
Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm rất nhiều. Điều này trở thành cơ hội lý tưởng để các loại vi khuẩn tấn công và gây ra nhiều căn bệnh nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé yêu.
Mang thai là giai đoạn tuyệt vời nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, đi kèm với niềm vui, niềm hạnh phúc khi sắp được ôm bé cưng vào lòng là những nỗi lo bất tận về bệnh tật và những biến chứng thai kỳ có thể tấn công bất cứ lúc nào. Bà bầu hay mắc phải những bệnh nhiễm trùng nào và làm thế nào để phòng ngừa? Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ sau của sàng lọc trước sinh gentis.
16 Loại nhiễm trùng ở mẹ bầu dễ gặp biến chứng
1. Viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus tấn công gan và có nguy cơ cao lây nhiễm sang cho bé. Chính vì vậy, trong lần khám thai đầu tiên, bạn sẽ được làm xét nghiệm để xác định có mắc phải loại virus này hay không.
2. Viêm gan C
Virus viêm gan C cũng gây ảnh hưởng nhiều đến gan và có nguy cơ lây nhiễm sang cho bé. Thông thường, việc xác định sẽ khá khó khăn bởi bạn thường không có triệu chứng hoặc nếu có thì những triệu chứng ấy cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của thai kỳ. Loại virus này chủ yếu lây truyền qua đường máu, tiếp xúc trực tiếp hoặc qua việc quan hệ tình dục không an toàn.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh mà rất nhiều chị em mắc phải khi mang thai. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bàng quang, thận, gây viêm và dẫn đến sinh non, thai nhẹ cân. Triệu chứng thường gặp khi mắc phải tình trạng này là cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc thậm chí có máu.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy mình mắc tiểu thường xuyên ngay cả khi không có nước tiểu trong bàng quang và đau vùng bụng dưới. Uống nhiều nước, không nhịn tiểu, đi tiểu ngay sau khi giao hợp, vệ sinh vùng âm hộ – hậu môn hàng ngày và sau khi đi đại tiện là một số biện pháp có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng mà bạn nên thử.
4. Viêm âm đạo
Đây là loại nhiễm trùng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng cao khiến các vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá nhanh. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau, rát âm đạo, đôi khi xuất hiện chất dịch màu vàng hoặc trắng, có mùi hôi hoặc tanh. Loại nhiễm trùng này thường được điều trị bằng thuốc mỡ.
5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Phụ nữ mang thai rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), phổ biến nhất là nhiễm nấm chlamydia. Mẹ bầu gặp tình trạng này có thể không chỉ làm cho bé bị nhẹ cân mà còn khiến người mẹ có nguy cơ chảy máu trước khi sinh, sinh non hoặc sẩy thai.
6. Thủy đậu
Nếu bạn từng bị thủy đậu hoặc đã được chủng ngừa, bạn sẽ ít có nguy cơ mắc phải căn bệnh này trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có thật sự miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không.
Bà bầu bị thủy đậu trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai, bé sẽ có có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây khuyết tật về thể chất và tinh thần. Nếu bạn bị trong tam cá nguyệt thứ ba, lúc này bé đã nhận được nhiều kháng thể hơn thông qua nhau thai nên nguy cơ bị phơi nhiễm cũng sẽ giảm xuống. Nếu bạn thấy mình bị sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn và xuất hiện các chấm đỏ trên cơ thể, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách can thiệp phù hợp.
7. Rubella
Rubella hay còn gọi là sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Bà bầu bị nhiễm Rubella trong bốn tháng đầu của thai kỳ có thể khiến bé mắc các khuyết tật về não, tim, mất thính lực và đục thủy tinh thể, thậm chí còn có thể dẫn đến sẩy thai. sàng lọc trước sinh là gì ?
Khi bị nhiễm rubella, bà bầu sẽ có các triệu chứng như cúm nhẹ, sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết, đau, đỏ mắt và đau khớp. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh này, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Thông thường, xét nghiệm sàng lọc sẽ được thực hiện trong tháng thứ tư của thai kỳ để phát hiện virus. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thực hiện tất cả các kiểm tra cần thiết trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe bản thân và bé cưng.
8. Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B strep – GBS)
Liên cầu khuẩn nhóm B là loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo và trực tràng của phụ nữ khỏe mạnh. GBS không gây hại cho phụ nữ nhưng nếu bạn mang thai và nhiễm liên cầu khuẩn này, bé cưng có thể bị đe dọa tính mạng và bạn cũng sẽ gặp phải nhiều biến chứng.
Cụ thể, GBS có thể gây nhiễm trùng bàng quang, viêm nội mạc tử cung, vỡ ối sớm, mẹ bị sốt khi sinh hoặc chuyển dạ sớm. Nhiễm trùng này thường không có triệu chứng, do đó, bạn bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc vào khoảng tuần thứ 35 – 37 của thai kỳ. Để điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
9. Bệnh má đỏ hay còn gọi là bệnh parvo
Đây là bệnh nổi sẩy ngoài da do parvovirus B19 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đặc trưng là những vết mẩn đỏ xuất hiện ở má đi kèm với sổ mũi, cúm và đau nhức. Đối với người bình thường, căn bệnh này không gây nhiều nguy hiểm nhưng với những người có chỉ số hồng cầu bất thường, căn bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng vì có tác động ức chế quá trình sản xuất RBC.
Virus parvo thường lây lan qua nước bọt và dịch tiết mũi. Bà bầu mắc bệnh parvo có thể gặp phải tình trạng thai chết lưu, sẩy thai, các vấn đề về tim ở thai nhi và thiếu máu thai nhi.
10. Nhiễm trùng Cytomegalovirus
Cytomegalovirus (CMV) là loại virus cự bào ít được nhắc đến như rubella. Với người có sức khỏe bình thường, việc nhiễm CMV không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch suy giảm như phụ nữ có thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) thì việc nhiễm CMV lại là rất nghiêm trọng.
Người mẹ bị nhiễm CMV có thể lây truyền sang thai nhi, hậu quả là thai nhi bị mất thính giác, giảm thị lực, đầu nhỏ bất thường, gan và lá lách to, vàng da, thậm chí còn có thể chết non. Để phòng tránh nhiễm trùng, bạn cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Nếu mắc bệnh, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé.
11. Sốt xuất huyết
Đây là bệnh do muỗi lây truyền, có thể gây chuyển dạ sớm, nhẹ cân và thai chết lưu. Bà bầu bị sốt xuất huyết sẽ có các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau khớp, đau cơ và xương, chảy máu mũi hoặc nướu. Để phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa muỗi đốt.
12. Mụn rộp sinh dục (bệnh herpes)
Mụn rộp sinh dục là bệnh do virus herpes simplex (HSV) gây nên. Căn bệnh này thường lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những vết loét đỏ xuất hiện dưới dạng mụn nước đi kèm sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn. Nếu mắc bệnh trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể sẽ phải sinh mổ để tránh bé bị nhiễm trùng.
13. Nhiễm khuẩn Listeria
Listeria là bệnh nhiễm trùng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogens, một loại vi khuẩn thường có nhiều trong thịt chưa nấu chín và các sản phẩm từ sữa. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn này bởi hệ miễn dịch suy yếu. Nhiễm khuẩn Listeria trong thai kỳ có thể khiến bà bầu chuyển dạ sớm, sinh non.
14. Nhiễm Toxoplasma
Nhiễm Toxoplasma là tình trạng nhiễm trùng gây ra do một loại ký sinh trùng có tên Toxoplasma gondii. Loại ký sinh trùng này thường lây qua việc ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc với cát vệ sinh cho mèo hoặc phân mèo bị nhiễm bệnh. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng trong giai đoạn sớm của thai kì có thể bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc có thể trẻ sinh ra với những dị tật bẩm sinh.
15. Nhiễm Trichomonas
Trichomonas là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis, một loại ký sinh trùng siêu nhỏ, gây ra. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trichomonas có thể sinh non và vỡ ối trước khi sinh. Triệu chứng thường gặp khi bị bệnh là âm đạo trở nên đỏ, ngứa, sần sùi, kèm theo dịch tiết màu xanh lá cây hoặc hơi vàng có mùi hôi.
16. Nhiễm virus Zik
Virus Zika có thể lây truyền qua muỗi hoặc qua đường tình dục. Bà bầu bị nhiễm virus Zika khi mang thai có thể khiến thai nhi mắc chứng đầu nhỏ. Khi lớn hơn, bé có thể bị suy giảm thị giác, thính giác, tăng trưởng kém và thậm chí co giật.
Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng trong thai kỳ như thế nào?
Để đảm bảo bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, bà bầu cần thực hiện một số biện pháp sau để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng khi mang thai:
Chủng ngừa đầy đủ trước và trong khi mang thai
Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng để được điều trị kịp thời
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm
Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh
Luôn uống sữa tiệt trùng
Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt
Uống nhiều nước
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Thực tế là việc phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng có thể khá khó khăn. Do vậy, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi nhỏ trong cơ thể để sớm phát hiện những bất thường và có cách bảo vệ tốt nhất cho bé yêu trong bụng.
Đọc thêm: các gói xét nghiệm tổng quát uy tín
1 note · View note
spachamsocbauhanoi · 8 months ago
Text
Viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối: những điều mẹ cần biết
Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng âm đạo bị viêm hoặc nhiễm trùng. Bệnh thường gặp ở phụ nữ với mọi lứa tuổi khác nhau. Nhất là phụ nữ đang mang thai. Vậy, viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối mẹ nên làm gì?
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối
Những nguyên nhân phổ biến khiến cho mẹ bầu 3 tháng cuối dễ bị viêm phụ khoa hơn bình thường có thể là:
Yếu tố bên trong: sự thay đổi của nội tiết tố, lúc này sẽ kéo theo sự mất cân bằng ở vùng kín và vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây viêm phụ khoa. Yếu tố bên ngoài: không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lạm dụng dung dịch vệ sinh, thụt rửa sâu vào bên trong â m đạo… gây mất cân bằng môi trường âm đạo. Do ăn uống không hợp lý khiến cho sức đề kháng kém, cơ thể suy nhược là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh phụ khoa
Để sớm có hướng điều trị đúng khi bị viêm nhiễm phụ khoa thì các mẹ bầu 3 tháng cuối cần lưu ý đến một số dấu hiệu sau:
Viêm nhiễm phụ khoa do nấm : Vùng kín sưng đỏ, mẩn ngứa gây khó chịu, ra nhiều khí hư có mùi hôi, màu trắng đục, đặc. Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn : Vùng kín ngứa ngáy, viêm đỏ và sưng tấy, khí hư có mùi hôi, màu trắng ở thể loãng, có bọt. Viêm nhiễm do trùng roi : Khí hư ra nhiều bất thường và có màu xanh kèm theo mùi tanh, niêm mạc âm đạo sưng đỏ.
Khi phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường kể trên, mẹ cần đến các cơ sở Y tế uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời!
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu
Giải pháp cho mẹ bầu bị iêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối
Nếu đã phát hiện ra bệnh lý trong thai kỳ, các chị em nên bình tĩnh, phối hợp cùng bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý :
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Khi vệ sinh chỉ nên rửa nhẹ nhàng với nước ấm, nước muối sinh lý, tránh chà xát mạnh, thụt rửa sâu, tránh xịt vòi vào sâu bên trong âm đạo, tránh lạm dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh. Lựa chọn quần lót mềm mại, có chất liệu thấm hút tốt để mặc. Thay quần lót thường xuyên. Giặt quần lót ngay sau khi thay, đem phơi ở nơi có nắng. Kiêng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, hải sản, thực phẩm ăn nhanh, đồ ngọt. Hạn chế uống rượu, bia hay sử dụng đồ uống chứa các chất kích thích khác. Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không: Bạn rửa sạch, đem đun sôi, chắt lấy nước rồi để ấm, sau đó tiến hành rửa vùng kín. Rửa vùng kín với muối sạch: Nước muối sạch có tác dụng khử khuẩn rất tốt. Các mẹ khi mang thai 3 tháng cuối nếu bị viêm phụ khoa có thể lấy nước muối sạch rửa hàng ngày để có kết quả tốt nhé.
Ngoài ra, để chăm sóc sức khỏe khi mang thai và sau sinh sau này thì xuyên suốt quá trình mang thai của mình và cho tới cuối thai kì, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: DHA, axit folic, canxi hữu cơ, vitamin tổng hợp, sắt dành cho bà bầu 3 tháng cuối … qua cả chế độ ăn và viên uống để có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể ngày một tăng cao, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của em bé sau khi sinh ra.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn các cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Nếu đang gặp tình trạng này, bạn hãy thử ngay một trong các cách sau để cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm phụ khoa gây ra nhé.
0 notes