#mẹ bầu bị sổ mũi
Explore tagged Tumblr posts
Text
Các nguyên nhân gây ra sổ mũi cho bà bầu
Sổ mũi là tình trạng bình thường nhưng khi mang thai, bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi sẽ rất ngại việc uống thuốc bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tìm hiểu nguyên nhân mẹ bầu bị sổ mũi để sớm có giải pháp khắc phục.
Xem thêm: uống sắt có bị nóng không
Các nguyên nhân gây ra sổ mũi cho bà bầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sổ mũi cho bà bầu, trong đó cần chú ý đến các nguyên nhân chủ yếu sau:
Hệ miễn dịch của mẹ suy giảm: nhất là ở 3 tháng đầu, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể khiến mẹ bị bệnh, phổ biến là các bệnh liên quan đến đường hô hấp với biểu hiện là sổ mũi. Nội tiết tố thay đổi: nội tiết tố của mẹ thay đổi thất thường khiến nồng độ hormone estrogen tăng lên làm cho màng mũi của mẹ bị sưng và đóng dịch nhầy. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi hay chảy nước mũi. Dị ứng: mẹ bị dị ứng cũng dẫn đến tình trạng hắt hơi, sổ mũi. Triệu chứng rõ nhất báo hiệu mẹ bị sổ mũi là mẹ bị hắt hơi kéo dài từng cơn, chảy nước mũi trong suốt kèm theo đau nhức đầu, khoang mũi cảm thấy không thoải mái. Mắc một số bệnh: mẹ trong thời gian mang thai dễ mắc các bệnh điển hình như cảm cúm, cảm lạnh, hen suyễn, mẹ bị polyp mũi,…
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Mẹ bầu bị sổ mũi có sao không?
Như đã biết, mẹ bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp mẹ bầu bị sổ mũi do cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, polyp mũi thì không gây nguy hiểm cho em bé trong bụng. Tuy nhiên, đối với mẹ bị sổ mũi do cảm cúm hoặc hen suyễn sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi, cụ thể:
Đối với mẹ: mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi liên tục kéo dài dễ khiến cơ thể mẹ bị chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ,… Lâu ngày mẹ bầu sẽ bị stress, xanh xao, cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh,… Đối với thai nhi: nếu mẹ bị hắt hơi sổ mũi do hen suyễn sẽ tác động không tốt tới quá trình hình thành và phát triển của em bé trong bụng, đặc biệt là sự phát triển não bộ của bé. Trường hợp nặng hơn thì em bé có thể bị dị tật bẩm sinh, sứt môi, dị dạng phần đầu hoặc tim bẩm sinh,… Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo sốt cao sẽ khiến tử cung bị kích thích tạo ra các cơn co bóp dẫn đến tình trạng thai nhi bị sinh non, thậm chí là thai chết lưu.
Xem thêm: uống sắt và vitamin e cùng lúc được không
Cách chữa sổ mũi vô cùng đơn giản cho bà bầu
Nếu đang phải đối mặt với tình trạng sổ mũi khi mang thai vô cùng khó chịu. Mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp dưới đây, vừa đơn giản, dễ làm mà lại đem đến hiệu quả cao.
Xông mũi: đây là giải pháp vừa giúp mẹ thông mũi vừa nhanh chóng, an toàn. Mẹ chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm nước cốt gừng tươi, sả và nước nóng. Mẹ chú ý khi xông để cách mũi tầm 50cm, chỉ xông mũi chứ không được xông toàn tháng hơn. Ăn cháo giải cảm: một số loại cháo giải cảm cúm cho bà bầu nên ăn là cháo tía tô, cháo hành và tiêu sẽ giúp làm cơ thể mẹ ấm lên, tiết ra mồ hôi, từân. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: mỗi sáng mẹ nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp các chất nhầy trong mũi được loại bỏ, mũi thông tho đó cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi. Giải pháp ăn cháo này vừa giúp mẹ bổ sung chất dinh dưỡng vừa giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi an toàn. Trường hợp mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm hoặc đang bị dọa sảy thai, động thai thì nên cân nhắc khi ăn các loại cháo này.
Ngoài ra, để có sức khỏe tốt trong thời gian mang thai, mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn khoa học, tích cực ăn thực phẩm giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ thuốc sắt và canxi cho bà bầu – bộ đôi vi chất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ!
Hy vọng qua bài viết này các bà bầu có thể nắm rõ những nguyên nhân gây ra chứng hắt hơi sổ mũi, qua đó có những biện pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân bệnh gây ra để mẹ và bé đều được khỏe mạnh và đặc biệt giúp bé phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai.
0 notes
Text
6 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho phụ nữ mang thai
Tình trạng hắt hơi sổ mũi xảy ra trong thai kỳ khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Để khắc phục tình trạng này, các giải pháp tự nhiên thường được ưu tiên lựa chọn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là top 6 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu an toàn, cho hiệu quả nhanh chị em không nên bỏ qua.
Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu
6 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho phụ nữ mang thai
Nếu như nguyên nhân hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi thì bà bầu có thể áp dụng một số cách hữu hiệu dưới đây:
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng giấm táo
Thành phần giấm táo có chứa nhiều Vitamin C và nhiều loại axit hữu cơ, có tác dụng sát khuẩn và ức chế hoạt động của các tác nhân gây nhiễm trùng mũi xoang, làm giảm hiện tượng sưng phù ở niêm mạc mũi. Giúp giảm nhầy tiết ra trong mũi, cải thiện triêu chứng chảy nước mũi và hắt hơi ở mẹ bầu.
Cách thực hiện:
Đun một ít nước sôi Cho nước nóng đun sôi ra tô và thêm 2 – 3 thìa giấm táo Mẹ đưa mặt lại gần tô nước và giữ khoảng cách vừa đủ để không bị bỏng, tiến hành xông mũi khoảng 5-7 phút hoặc ngắn hơn nếu mẹ thấy khó thở.
Xem thêm: bà bầu đau đầu có được dán cao không
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng lá tía tô
Lá tía tô là một trong những thảo dược có tính ấm có thể giảm cảm, kháng viêm và trị hắt hơi, sổ mũi, đồng thời cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp. Các mẹ bầu có thể dùng lá tía tô để nấu cháo để tận dụng những lợi ích mà thảo dược này mang lại khi bị hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, mẹ chỉ dùng lượng ít lá tía tô và tránh dùng quá nhiều để không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Chữa hắt hơi sổ mũi từ gừng
Theo Đông Y, gừng có rất nhiều tác dụng như: Hoạt huyết, giảm đau, tiêu thũng, giữ ấm đường thở… Gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể giúp làm giảm triệu chứng hắt hơi và sổ mũi.
Cách làm trà gừng tươi với mật ong trị sổ mũi:
Đun sôi một lát gừng tươi trong nước khoảng 10 phút. Thêm một chút mật ong và chanh để tăng cường hiệu quả. Uống trà gừng 2-3 lần mỗi ngày.
Xem thêm: uống sắt và dha cùng lúc được không
Dùng nước muối sinh lý
Xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý vào mũi có thể giúp làm sạch đường hô hấp và giảm tình trạng sổ mũi. Mẹ bầu có thể mua nước muối sinh lý từ hiệu thuốc hoặc tự làm tại nhà bằng cách hòa 1/4 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm!
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng chanh và mật ong
Chanh cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm dịu cổ họng. Trong khi đó mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm giảm triệu chứng viêm họng và ho.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 quả chanh và 10ml mật ong nguyên chất Rửa sạch chanh để cả vỏ và thái thành lát mỏng Bỏ chanh vào chén cùng với mật ong, sau đó hấp cách thủy khoảng 20 phút Chắt nước chanh hấp mật ong uống mỗi lần 2 – 3 thìa và mỗi ngày uống 2 lần để trị hắt hơi sổ mũi khi mang thai
Chữa hắt hơi sổ mũi bằng lá húng chanh
Lá húng chanh (hay còn gọi là cây tần dày lá) là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề như ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi, và viêm họng. Trong lá húng chanh có hàm lượng cao carvacrol và codein, giúp diệt khuẩn, ức chế virus và giảm phản ứng viêm nhiễm trong đường hô hấp.
Cách làm lá húng chanh hấp đường phèn:
Thái nhỏ 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch. Bỏ lá vào chén hấp cùng với đường phèn. Uống nước hấp và ăn cả xác lá để có hiệu quả tốt hơ
Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là axit folic, sắt và canxi cho bà bầu, DHA,… qua cả chế độ ăn và viên uống. Chú ý lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu là yếu tố quan trọng với sức đề kháng của mẹ và thai nhi, hỗ trợ bé phát triển toàn diện!
Hy vọng qua bài viết này các bà bầu có những biện pháp điều trị phù hợp với từng nguyên nhân bệnh gây ra để mẹ và bé đều được khỏe mạnh và đặc biệt giúp bé phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai.
0 notes
Text
Trong ngày Vu Lan, mình muốn ghi chép lại thai kỳ khi đang ở tuần thai 30.
Trộm vía tỷ lần, hiện tại mình đang ở mốc 30 tuần 3 ngày và em bé vẫn đang ở bên mình bình an. Mình luôn biết ơn vì con đã đến với mình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
3 tháng đầu thai kỳ, trộm vía mình không bị nghén, ăn uống hoàn toàn bình thường, suôn sẻ.
3 tháng giữa, có 2-3 lần, mình gặp chứng mất ngủ, kiểu như thay vì tắt đèn, lên giường và buồn ngủ thì mình cứ trong trạng thái tỉnh táo, không phải vì trằn trọc nghĩ ngợi gì, mà cảm giác trong người tràn trề năng lượng và chỉ muốn đợi đến hôm sau để được làm gì đó. Triệu chứng kỳ lạ thứ 2 là cảm thấy nhức đầu, nặng đầu. Mỗi lần như vậy, điều đầu tiên là chỉ muốn được nằm hoài để nghỉ ngơi. Nhưng thực ra khi mình ngồi dậy và loay hoay tay chân làm việc nhà thì không bị nhức đầu nữa. Vậy là mình phát hiện mình chỉ mệt mỏi, nặng đầu khi mình nằm mãi một chỗ hoặc cả ngày lười, không làm gì. Tổng kết 3 tháng giữa, là lúc cơ thể vẫn còn nhẹ nhàng, đi đứng thoải mái, ăn uống ngon miệng, tóc và móng mọc nhanh, cơ thể tràn đầy năng lượng làm việc này việc nọ.
21 tuần, test tiểu đường thai kỳ không vượt ngưỡng. Siêu âm hình thái 4D không có gì bất thường.
22 tuần, mình mới cảm nhận rõ rệt con đạp và cử động. Trễ hơn các mẹ khác vì nhau thai bám mặt trước.
25 tuần, mình bắt đầu có dấu rạn ở bụng dưới. Trước đó là rạn ở đùi gần bẹn, rồi mông. Lúc này bụng nhô rõ rồi, phải nhìn vào gương mới phát hiện. Giờ là 30 tuần, vết rạn nhiều và rõ hơn, nhưng không ngứa hay đau.
26 tuần, nằm ngửa không được nữa, cảm giác như có tấm thớt đè lên người. Chỉ có thể nằm nghiêng trái hoặc phải, giữa hai chân phải kẹp 2 cái gối mới thấy thoải mái; Đi Cần Thơ, vào cửa hàng mẹ và bé sắm những món đồ đầu tiên cho em.
28 tuần, mình cảm nhận được con nấc cụt. Có gì đó nhẹ nhẹ và đều. Mỗi lần con nấc cụt mình thấy khá khó chịu.
29 tuần, vừa vào 3 tháng cuối là thấy cơ thể nặng nề hơn rồi. Đứng lên, ngồi xuống, đổi tư thế không hề dễ dàng. Đau háng nên phải đi 2 hàng. Trở mình lúc ngủ là cái gì đó cần rất nhiều công sức. Thỉnh thoảng bắp chân bị chuột rút.
30 tuần, mỗi ngày con nấc cụt khoảng 2 lần. Nhất là ban đêm, lúc ngủ, mình dậy đi toilet rồi lên giường là con lại nấc cụt. Phải đợi con nấc cụt xong và nằm im, mình mới ngủ lại được; Con máy nhiều hơn, rõ hơn; Cơn gò Braxton kick lúc nằm làm mình khó thở, hoặc mình khó thở nên mới gò? Đổi tư thế hoặc ngồi dậy thì bình thường lại.
Trộm vía da dẻ mình đến giờ vẫn bình thường, thậm chí mình cảm thấy đỡ tiết dầu nhờn và bớt mụn hơn trước. Nghe nói da lúc mang bầu dễ bị tác động bên ngoài, dễ thâm nám nhưng mình không xài kem chống nắng gì cả, siêng thì tối thoa dưỡng ẩm rồi thôi.
Trộm vía sức khoẻ mình đến giờ vẫn bình thường, không bị cảm ho sổ mũi hay bệnh vặt.
Trừ chuyện tinh thần mình có chút không ổn. Dễ xúc động, dễ rơi nước mắt. Nói động một tí là khóc. Nói chung là số lần khóc khá nhiều. Khóc vì chuyện bên ngoài, khóc vì tự hoang mang về bản thân, về em bé sắp chào đời. Haizzz.
0 notes
Text
18082024
Nay lễ vu lan báo hiếu - tự thấy nhớ nhà, nhớ gia đình kinh khủng khiếp. Mình luôn tự cho rằng mình là một người hay quên nhưng thật ra chẳng phải.
Mình vẫn nhớ như in cảm giác và khuôn mặt người thân của mình ngay kể cả từ những kỉ niệm hồi bé tí..
Hồi xíu xiu còn chưa đi học mẫu giáo, buổi chiều bà nội đi chợ, nhốt mình cả cậu bạn gần nhà trong nhà chơi trò chơi. Tuy không thể nhớ mặt mũi cậu bạn trông như nào. Nhưng mình vẫn nhớ y nguyên cái bờ rào nhỏ đấy, buổi chiều ngập nắng, 2 đứa chúng nó vặt cây trong vườn rồi giã - chơi trò thầy thuốc cả nhau.
Lớn hơn một xíu, gần đi học lớp 1, mình vẫn nhớ cảm giác chui vào cái làn đi chợ của bà, bà nội và bà hàng xóm, mội người một quai làn xách mình ra tận ngoài chợ. Mình vẫn nhớ như in cảm giác bà đuổi nhưng khóc không chịu chui ra. Và đâu đó trong trí nhớ mình vẫn có cái cảm giác đang ngoạc mồm ra khóc và cái làn đi chợ của bà thì đổ nghiêng sang một bên.
Hơn một xíu nữa chắc khoảng 2 năm trước khi vào lớp 1, ngày đó ông đã bắt mình học đọc và viết chữ rồi, tối nào ông cũng ngồi đọc 1 truyện trong quyển truyện đọc và bắt mình chép lại, để luyện viết chữ. Cũng không nhớ rõ khung cảnh xung quanh bàn học mình trông như nào, nhưng vẫn nhớ như in cảm giác vừa viết chữ vừa khóc, xong ngõ sau nhà thì bạn bè xung quanh khắp xóm chúng nó chơi đuổi nhau la hét còn mình thì đang ngồi chép chính tả. Và chuyện ấy lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hết cấp 1. Hồi đấy sợ ông nội lắm, vì ông nội nghiêm khắc, hồi đó ông còn trẻ mặt nổi nóng trông rất đáng sợ, giờ thì đỡ hơn nhiều rồi.
Bà nội cùng những cái “quy tắc bàn tay phải” theo mình cả tuổi thơ, trong những giấc giục đi ngủ trưa và gần như trong tất cả những việc không nghe lời. Hồi mình sinh ra cũng là lúc bà nghỉ hưu để trông cháu, nên cả tuổi thơ của mình ở với bà là chính. Loanh quanh với bà cả ngày nên từ khi nào đó mình biết nấu cơm mặc dù chẳng cần phải học. Hồi nhỏ bà hay nhận vàng mã về dán, rồi nhận áo len về thêu.. và chắc từ lúc ý là khởi đầu cho những việc thích làmm những thứ tỉ mẩn mà không thấy chán sau này. Đối với bà mình nhớ rất nhiều thứ, kể cả khuôn mặt thay đổi theo tháng năm cũng là một cái khắc sâu trong tâm trí mình.
Mình nhớ cả ngôi nhà tuổi thơ của mình trước khi xây thêm tầng, nhớ cái sân rộng to đùng có cây bưởi trĩu quả giữa sân, nhớ cái ao trước cửa nhà hồi nó chưa xây lên một khu trường học như bây giờ. Nhớ cả những hôm câu trộm cá, chủ ao sang tận nhà mách bà sợ gần chết, nhớ cả những hôm bé tí chưa biết bơi, trưa trốn ngủ ra ra ven bờ ao hớt mấy con cá nhỏ xíu bơi theo đàn, xong bắt cua bẳt ốc ven bờ rồi hụt chân xuống uống mấy ngụm nước, may mà bám được vào bờ leo lên. Nghĩ lại thấy dại dột, trưa vắng vẻ không có ai hụt chân thật thì đ ai cứu. Nhớ cả skill trèo cây vì cả tuổi thơ trèo hết cây này cây kia trong xóm, ngồi vắt vẻo hái quả trứng cá trên cây, mà trộm vía may chưa ngã lần nào.
Lớn lên một xíu hồi mẹ có bầu thằng em, vẫn nhớ chiều mẹ đón đi học về,mình ngồi đằng trước xong tình trạng đít trong đít ngoài vì bụng mẹ to choán hết chỗ, đằng sau thì mẹ đèo cậu bạn gần nhà. Vẫn nhớ cảm giác gió thổi vào mặt, đít đặt hờ hững trên yên xe, tay ôm vào cái mặt đồng hồ xe, chân ngồi xổm trên cái gác baga phía trước, đi đường làng về nhà.
Hồi sau khi được tự đi học bằng xe đạp, cấp 1, lớp 3 gì đấy cũng là 1 cái gì đấy khởi điểm đầu cho việc vẽ một cái gì đấy to đùng. Mở màn là chiếc xe đạp gấp nhỏ cute không nhớ màu gì, sau một buổi trưa không ngủ thì nó đã biến thành một cái xe đạp màu trắng nham nhở, chỉ nhớ mang máng là sử dụng sơn dầu sơn cửa và sau đó bôi kín cái xe kể cả từng cái nan hoa. Sau đó chiếc xe được mang ra hàng cải tổ lai thành một chiếc xe màu xanh lá mới kính coong, không nhớ hồi ý có bị đánh không nhưng chú thợ tẩy sơn rồi sơn lại xe cho mình cũng thật sự khá chắc là mất công.
Sau đấy thì là đoạn lớn hơn chút, bắt đầu nhớ những thứ buồn và chắc là khởi đầu cho những điều buồn trong cuộc sống.
Mình nhớ như in cảm giác đứng khóc sau cửa sổ có mấy cái thanh sắt khi mẹ mình đẻ em mình và cả nhà dồn mọi chú ý về phía nó. Chắc đấy là phút giây đầu tiên trong đời mình chạm được vào cảm giác biết tủi thân là gì.
Không hiểu sao sau đó tương đối mình không nhớ được kỉ niệm gì vui lắm hay nhẹ nhàng lắm nữa.
Có một vài cột mốc sau đó mà mình vẫn nhớ rõ. Như là cái tát đầu tiên rất mạnh mà mình tát em mình, hồi đấy cả 2 đứa còn rất nhỏ, mình không nhớ có chuyện gì nhưng mình đã tát nó một cái rất mạnh, tay mình đau điếng, nó ngoạc mồm ra khóc và lúc đó là cảm giác vừa tức vừa rất sợ vì cái tát đấy rất đau, cảm giác tức giận xen lẫn hối hận cũng khá khỏ tả với 1 đứa lớp 4 lớp 5 như mình. Chỉ là sau đó khi lớn lên lần nào nghĩ lại mình cũng khóc và ước gì mình đã không làm thế.
Sau tiếp đó là hình ảnh bố mẹ cãi nhau, và lần đầu tiên mình thấy bố mẹ cãi và đánh nhau kể từ khi mình lớn lên. Mình vẫn nhớ cái cửa cổng màu đỏ nhà mình, mẹ vừa đii vào cửa thì bố lao vào đạp xe mẹ ngã vào cửa. Mình cũng không nhớ câu chuyện cãi nhau về vấn đề gì, chỉ nhớ ngày hôm đó cãi nhau rất to, ông nội đứng ra giảng hoà hay gì đó. Cái nhớ nhất lúc đó của mình là mình ôm em mình 2 đứa ngồi trong góc và khóc. Cái cảm giác một đứa mới đầu cấp 2 ôm thằng em bé tí tẹo ở trong góc nhà, khóc vì thấy mọi người to tiếng mà chẳng hiểu chuyện gì xảy ra nó ám ảnh trong tuổi thơ của mình phết.
Sau đó là những câu chuyện siêu buồn và thảm khốc liên quan tới tình cảm hồi mới lớn rồi. Nó vẫn là một cái gì đó siêu tệ và ám ảnh cho đến tận bây giờ. Trộm vía là mình gần như não mình không chấp chứa nhữg chuyện vui chuyện buồn của đoạn này, nên mình cũng chỉ thấy buồn vui lẫn lộn nói chung thôi và rất nhiều bài học. Ý là có lẽ mình không quen nhiều người nên những gì mình bị đối xử trong 6 năm đầu tiên với 1 người nó lại là một cái bước đệm đầu đời trong tình yêu để mình bị nghĩ là tình yêu nó chỉ là như thế, những điều mình bị đối xử như thế mình cũng vẫn thấy nó không quá đáng hay vẫn thấy ok vì xung quanh khi đó chẳng có ai cũng như chẳng có gì để mình so sánh cả. Rồi sau bước 1 là lại đến một bước 2 kéo dài 5 năm, câu chuyện có khá hơn một chút nhưng chẳng đáng kể.. Và từ đấy là nó cứ miên man. Một cái gì đấy ở đoạn sau khiến mình cảm giác đời sống tình cảm của mình nó buồn và đau lòng đến thảm khốc khiến mình không có mấy cảm xúc khi tin vào tình yêu cũng như cách mình đối xử với tình yêu như nào là đúng, thành ra nó cũng có rất nhiều cái loằng ngoằng không tránh khỏi. Học hơi chậm nên thôi đành chấp nhận học từ từ cũng là một cách..
Hi vọng đời sống phía sau khá hơn nhé sắp bước vào tuổi 30 rồi.
0 notes
Text
Cách dùng đường phèn trị ho cho trẻ có thực sự hiệu quả?
Theo đông y, đường phèn có vị ngọt, giúp giải nhiệt và được sử dụng phổ biến trong việc chế biến các món ăn, làm bánh hay pha chế đồ uống. Đây cũng là nguyên liệu nhiều người sử dụng trong các bài thuốc trị ho. Nội dung bài viết này sẽ chia sẻ cách dùng đường phèn trị ho cho trẻ có tốt không, có hiệu quả không?
Cách dùng đường phèn trị ho cho trẻ có thực sự hiệu quả?
Đường phèn là nguyên liệu thường được dùng để tăng hương vị cho các món ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Theo các nghiên cứu, đường phèn còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, góp mặt trong nhiều bài thuốc Đông y gia truyền. Đường phèn có tính bình, hòa vỉ, nhuận phế, trừ đàm, bổ trung khí nên có thể sử dụng trong trường hợp trị đau đầu, chóng mặt, ho khan, thanh nhiệt làm mát cơ thể. Bố mẹ có thể dùng đường phèn trị ho cho trẻ kết hợp với các nguyên liệu khác như lá hẹ, quất (tắc).. tạo thành các bài thuốc chữa ho tự nhiên, làm dịu và cắt cơn ho, giảm đau rát cổ họng hiệu quả.
Đường phèn là nguyên liệu giúp giảm ho, cắt cơn ho tự nhiên lành tính
2. Bài thuốc dùng đường phèn trị ho cho trẻ lành tính
Dưới đây là 2 công thức trị ho dùng đường phèn hiệu quả:
Quất chưng đường phèn trị ho
Quất chưng đường phèn giảm cơn ho nhanh
Quất chưng đường phèn là món ăn cho trẻ bị ho sổ mũi rất tốt giúp giảm nhanh các cơn ho khan, đau họng mà lại rất dễ thực hiện.
Cách làm:
Lấy 2-3 quả quất xanh mang đi rửa sạch, cắt đôi. Cho quất vào bóp nát và trộn với đường phèn, mang đi chưng cách thủy. Tới khi quất và đường phèn đã chín nhuyễn thì lấy ra để nguội, cho trẻ uống trong ngày. Dùng 2 lần mỗi ngày tới khi bé ngưng ho.
Lá hẹ hấp với đường phèn giảm ho nhanh
Chưng lá hẹ với đường phèn giúp giảm ho và đau họng cho trẻ
Lá hẹ hấp đường phèn cũng là bài thuốc trị ho dân gian được nhiều người sử dụng, lành tính và an toàn dùng cho cả trẻ nhỏ lẫn bà bầu.
Cách làm:
Dùng 1 nắm lá hẹ tươi mang đi rửa sạch, sau đó để cho ráo nước. Cắt nhỏ lá hẹ vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ dùng. Mang bát lá hẹ có đường phèn đi chưng cách thủy tới khi lá hẹ chín mềm và đường phèn tan hoàn toàn. Cho trẻ uống nước lá hẹ đã chưng khoảng 2-3 lần một ngày tới khi giảm cơn ho.
Ngoài những cách trên, mẹ có thể kết hợp dùng đường phèn với các nguyên liệu tự nhiên khác để tạo nên bài thuốc chữa ho lành tính hoạt cho con ngậm một viên đường phèn để giảm ho cũng rất tốt.
Bố mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng để tăng cường hàm lượng vi chất quan trọng mà cơ thể cần. Đặc biệt trong giai đoạn trẻ ho ốm mệt mỏi và không ăn uống được nhiều, gây thiếu hụt dinh dưỡng thì việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng là rất cần thiết. Bố mẹ hãy tìm mua các sản phẩm có thành phần lành tính, an toàn và phù hợp với độ tuổi của bé.
Sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé chậm lớn nhập khẩu chính hãng của Hàn Quốc
Biện pháp sử dụng đường phèn trị ho cho trẻ là một trong những mẹo dân gian phổ biến được tin dùng. Tuy nhiên nếu bố mẹ dùng cách này không giúp trẻ giảm cơn ho thì cần đưa con đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm ho cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Trong thời gian bé bị ho ốm mệt mỏi, bố mẹ hãy sắp xếp một chế độ dinh dưỡng cho bé đủ chất, ăn theo nhu cầu và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ với sản phẩm tăng đề kháng tự nhiên mỗi ngày, giúp trẻ mau khỏi bệnh.
0 notes
Text
Nguyên nhân gây ho ở phụ nữ sau sinh
Thời điểm sau sinh là khoảng thời gian người phụ nữ nhạy cảm nhất, chính vì vậy, ho là một tình trạng rất hay gặp phải. Nhiều mẹ quan tâm nguyên nhân mẹ sau sinh bị ho và cải thiện sao cho an toàn.
Nguyên nhân gây ho ở phụ nữ sau sinh
Theo các bác sĩ, ho sau sinh (ho hậu sản) có nhiều biểu hiện khác như là: ho có đờm, ho kèm sốt, sổ mũi, ho cấp tính… Trong đó có một vài nguyên nhân có thể kể đến như:
Do thay đổi thời tiết: Sau sinh, sức khỏe của chị em phụ nữ khá yếu, sức đề kháng kém nên dễ bị cảm lạnh… Điều này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công, gây ho kèm theo đó là sốt nhẹ, đau rát cổ họng. Do nhiễm khuẩn đường hô hấp: Có thể kể đến như viêm amidan, viêm xoang, viêm họng, viêm mũi… với triệu chứng ho có đờm kèm theo sốt, đau rát họng, bị ngạt mũi…. Ngoài ra, viêm phế quản, viêm phổi cũng là nguyên nhân gây ho cho phụ nư sau sinh. Ho do nguyên nhân khác: Do hít phải khói bụi, phấn hoa, lông động vật, thuốc lá…khiến các bệnh đường hô hấp trở nên nặng hơn. Ngoài ra, mẹ sau sinh ho có thể do bị trào ngược dạ dày hay dùng 1 thuốc kháng sinh…
Xem thêm: thuốc sắt sau sinh ngừa thiếu máu
Phụ nữ sau sinh bị ho kéo dài phải làm sao?
Có nhiều cách chữa ho hậu sản hay cách chữa ho sau sinh mổ khác nhau. Tùy thuộc vào cơ địa của từng chị em mà sẽ cho hiệu quả không giống nhau. Dưới đây là những cách chữa phổ biến nhất, được nhiều bà mẹ sau sinh bị ho lựa chọn:
Uống nhiều nước lọc giúp mẹ cải thiện ho
Mỗi ngày, mẹ sau sinh nên uống đủ nước từ 2 – 2,5 lít nước lọc. Ngoài ra, mẹ có thể uống thêm nước gừng ấm, nước ép hoa quả. Việc uống nhiều nước đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể luôn khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Trong khi đó, nước ép trái cây cũng giúp bổ sung năng lượng rất tốt cho cơ thể mẹ, giúp mẹ mau chóng khỏi bệnh.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh
Trị ho sau sinh bằng gừng, quất hồng bì, đường đỏ
Cách trị ho cho mẹ sau sinh này khá đơn giản, đẩy lùi cơn ho nhanh chóng và chữa đau đầu, mệt mỏi, khó chịu rất tốt được nhiều mẹ phản hồi tốt. Mẹ làm như sau:
Quất hồng bì, gừng tươi mẹ đem rửa sạch, để ráo nước sau đó đem cắt sợi. Thêm một bát nước vào rồi đun đến khi cô cạn còn một nửa bát nước là được. Chắt lấy nước rồi cho thêm đường đỏ vào, khuấy đều. Mẹ uống thuốc khi còn nóng ấm.
Dùng lá húng chanh trị ho sau sinh
Tinh dầu cavaron trong lá húng chanh có tác dụng giúp tiêu độc, trị ho có đờm rất hiệu quả. Vì thế phụ nữ bị ho sau sinh mổ thường sử dụng cách này.
Cách làm:
Mẹ dùng 1 nắm lá húng chanh, vài quả quất đem rửa sạch. Cho vào bát rồi thêm đường phèn rồi đem hấp cách thủy đến khi quất chín mềm là được. Uống nước này 2 lần vào sáng và tối.
Xem thêm: tư thế nằm để sản dịch ra nhanh
Cháo hành và lá tía tô trị ho cho mẹ sau sinh
Nếu phụ nữ sau sinh bị ho là do thay đổi thời tiết thì có thể áp dụng cách chữa ho hậu sản này, cách làm vô cùng đơn giản như sau:
Nấu cháo nhừ rồi thêm hành và lá tía tô đã được rửa sạch và thái nhỏ cho vào nồi cháo. Có thể thêm một chút nước cốt gừng tươi vào để tăng mùi vị, cũng như hiệu quả trị ho sau sinh tốt hơn. Mẹ cố gắng ăn liên tục trong 3 ngày liền, tình trạng ho sẽ biến mất nhanh chóng.
Chanh và mật ong chữa ho cho phụ nữ sau sinh
Đây là cách mà mẹ mới sinh bị ho cực kì ưa chuộng. Cách thực hiện như sau:
Chanh tươi mẹ đem vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong nguyên chất vào theo tỷ lệ 1 : 3 Uống sau bữa ăn 30 phút, liên tục trong 1 tuần, những cơn ho sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Chú ý: Nếu mẹ mới sinh bị ho kéo dài hoặc bị sốt cao trên 39 độ kèm theo các biểu hiện như: ho khạc ra máu, khó thở thì nên ngừng cho bé bú, ngay lập tức đến bệnh viện thăm khám.
Xem thêm: cách uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu sau sinh
Ngoài chế độ ăn cân bằng và đầy đủ, mẹ sau sinh nên két hợp sử dụng các sản phẩm viên uống bổ sung sắt, canxi, DHA hoặc duy trì sử dung sắt canxi dạng viên, canxi dạng nước cho bà bầu mẹ đã uống trong thai kì. Khi chọn viên uống bổ sung vi chất cho mẹ sau sinh cần chú ý chọn sản phẩm chính hãng, thương hiệu uy tín, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành.
0 notes
Text
Góc review xịt mũi họng ovix cho bé
Góc review sản phẩm mình dùng cho bé Bắp mình từ khi đi học, con thường xuyên sổ mũi, sau đó qua ho, rồi tới viêm amidan. Lần đầu bé bị viêm amidan , mình rất lo lắng vì đó là lần đầu tiên con bắt buộc phải dùng đến kháng sinh và bản thân mình lại không có kinh nghiệm trong việc con bị bệnh viêm amidan. Hơn 2 năm đầu đời của con, chỉ quanh đi quẩn lại ở việc sốt mọc răng , or táo bón.
Lần đầu con uống kháng sinh 1 tuần hết viêm amidan - được 1 tuần con lại tái viêm. Đâu cỡ 4 lần việc con tái đi tái lại trong khoảng 1,5 tháng, con sốt , con bỏ ăn . Mình không anti kháng sinh nhưng việc cho con uống nhiều kháng sinh , lặp đi lặp lại mình thật sự thấy không ổn.
Theo dõi page ovix baby từ khi bầu Bắp, mình được tư vấn nhiệt tình, và mình cảm nhận anh có tâm.
Trước kia thì mình hay dùng men , or sáp ấm cucciolo bên page . Sau này con viêm amidan mình mới trải nghiệm thêm nhiều loại xịt họng ovix , siro ho , và mình thấy thật sự con ổn hơn rất nhiều và mình đỡ lo lắng hơn.
CON MÌNH VẪN BỆNH , VẪN SỔ MŨI , VẪN HO , chỉ có điều là con không qua viêm amidan như trc , con hạn chế bệnh hơn , tgian bệnh của con ngắn hơn. 2 hôm trước con mình sổ mũi , mình xịt mũi họng ovix cho con , thoa sáp ấm , và dùng tăng đề kháng , nay con ổn . Bản thân mình đã làm mẹ nên rất cân nhắc khi chia sẽ cũng như giới thiệu những trải nghiệm này đến mọi người , mình sẽ thấy rất có lỗi nếu như các mẹ vì tin mình mà mình lại nói sai sự thật. Nhưng với những gì mình lo lắng , rồi an tâm , với những gì mình cùng con vượt qua, với những gì mà anh tư vấn , lắng nghe , và với sự có tâm - mình nghĩ mình nên chia sẽ.
Với mình, đồng ý là mình bỏ tiền ra mua thuốc cho con , nhưng kết quả nhận lại làm mình thật sự biết ơn.
0 notes
Text
Tình trạng nổi mẩn ngứa khi mang thai 3 tháng đầu
Nổi mẩn ngứa khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng ngứa ngáy, châm chích, đau rát khó chịu tại các vùng da như mặt, tay, chân, bụng, đùi.. Có thể nổi nốt mẩn sần, mảng da đỏ như phát ban, sưng phù. Các triệu chứng nổi mẩn ngứa rất dễ quan sát bằng mắt thường vì chúng xuất hiện trên chính làn da với các dấu hiệu như:
Xuất hiện các tổn thương dị ứng trên làn da như vết hồng, đỏ, trắng rải rác và lan rộng khắp cơ thể.
Sưng phù da, sưng mí mắt, sưng môi ở một vài trường hợp.
Cảm giác ngứa ngáy âm ��� hay dữ dội đặc biệt khi về đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ bầu.
Vài trường hợp bị đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, đau đầu..
>> Xem thêm: Cách massage bầu giúp giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả!
0 notes
Text
Bà bầu nên uống canxi vào lúc nào trong ngày là tốt nhất?
Việc bà bầu nên uống canxi vào lúc nào trong ngày là vô cùng quan trọng đối quá trình hấp thu của cơ thể. Đồng thời, uống canxi đúng thời điểm còn giúp hạn chế tình trạng bị nóng trong, táo bón cho bà bầu. Vậy, cụ thể trong ngày thời điểm nào bà bầu uống canxi là tốt nhất?
Xem thêm: bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Nhận biết 5 dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu
Biểu hiện thiếu canxi ở phụ nữ mang thai có khó nhận biết không? Những dấu hiệu bị thiếu canxi ở bà bầu có thể dễ dàng nhận biết được. Dưới đây là 5 dấu hiệu thiếu canxi ở bà bầu thường gặp nhất:
Móng tay dễ bị gãy: Móng tay bị nứt, ố vàng, mềm xốp và dễ bị gãy là dấu hiệu cho thấy bà bầu thiếu canxi. Nguyên nhân có tình trạng này là do móng cần một lượng canxi để duy trì sự khỏe mạnh. Đau nhức cơ bắp, bị chuột rút, tê bì chân tay: Thiếu canxi khiến mẹ bị đau nhức bắp cơ, đau các khớp, dễ bị chuột rút. Nếu hàm lượng canxi trong cơ thể xuống quá thấp, mẹ có thể bị co giật cơ mặt, co rúm bàn tay, bàn chân, tê bì chân tay… Đau răng: Sự thiếu hụt canxi khi mang thai sẽ khiến cơ thể không đủ canxi để nuôi dưỡng em bé và phải huy động canxi từ nơi khác trên cơ thể, ví dụ như ở răng và xương. Điều này sẽ khiến hệ xương, răng của mẹ yếu dần, gây đau răng, dễ gãy răng. Cơ thể mệt mỏi: Canxi có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể, do đó mẹ bầu thiếu canxi sẽ dễ bị cảm vặt, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, tay chân rã rời, hay buồn ngủ.. Đau lưng: Phụ nữ mang thai rất dễ bị đau lưng đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Ở giai đoạn này, thai nhi đã ngày một lớn và nặng hơn, khiến người mẹ phải dồn sức để đỡ bụng bầu, cộng thêm việc thiếu canxi sẽ khiến mẹ bị đau nhức, ê ẩm lưng.
Xem thêm: bà bầu uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Nhu cầu canxi hằng ngày của mẹ bầu là bao nhiêu?
Khi mang thai, mặc dù cơ thể người mẹ đã chủ động phân giải một phần canxi từ xương để hòa tan vào máu nhằm đáp ứng nhu cầu canxi tăng cao của thai nhi. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ vì nhu cầu canxi của mẹ bầu sẽ tăng theo tuổi thai, cụ thể như sau:
Giai đoạn 3 tháng đầu: Lượng canxi cần bổ sung là 800mg/ngày. Mẹ có thể ưu tiên bổ sung canxi tự nhiên với các thực phẩm giàu canxi để đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé. Giai đoạn 3 tháng giữa: Lượng canxi mẹ cần cung cấp khoảng 1000-1200mg/ngày để phát triển hệ xương và răng của em bé. Ngoài chế độ dinh dưỡng giàu canxi, bà bầu cũng được khuyên nên dùng viên uống canxi có thành phần vitamin D. Tốt nhất mẹ hãy chọn viên uống canxi canxi hữu cơ, tìm mua viên canxi nào không gây táo bón để cơ thể hấp thu hiệu quả. Giai đoạn 3 tháng cuối: Lượng canxi mẹ cần bổ sung khoảng 1200-1500mg/ngày. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ, do đó các bà bầu cần bổ sung canxi qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu canxi cơ thể cần, hỗ trợ bé phát triển toàn diện và phòng ngừa loãng xương sau này cho mẹ!
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần duy trì dùng viên canxi �� giai đoạn sau sinh cho con bú bởi khi nuôi con sữa mẹ, mẹ còn mất nhiều canxi hơn cả giai đoạn mang thai. Bổ sung canxi đầy đủ lúc này giúp mẹ phòng ngừa nhiều bệnh lý do thiếu canxi có thể xảy ra sau sinh.
Xem them: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Uống canxi bầu lúc nào trong ngày dễ hấp thu?
Thời gian bổ sung canxi trong ngày cũng là yếu tố quan trọng mẹ cần lưu ý. Mẹ bầu nên sử dụng canxi vào buổi sáng sau ăn với thật nhiều nước để cơ thể hấp thu hiệu quả. Không nên uống canxi lúc đói để tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Buổi sáng cũng là thời điểm cơ thể được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, cung cấp vitamin D để chuyển hóa canxi dễ dàng. Các bà bầu cần tránh dùng canxi vào chiều, tối để không tạo ra lắng cặn khi canxi không chuyển hóa kịp thời, tạo sỏi thận, sỏi tiết niệu nguy hiểm.
xem thêm: sau khi uống canxi không nên ăn gì
Mong rằng những nội dung trên đây đã giúp bạn đọc biết được nên bổ sung canxi cho bà bầu vào thời điểm nào để có kế hoạch chủ động bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé.
0 notes
Text
Thai phụ ăn gừng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Gừng là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhưng liệu bà bầu ăn gừng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều phụ nữ khi mang thai.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Mẹ bầu ăn gừng có lợi ích gì?
Gừng là thực vật có giá trị dinh dưỡng lớn. Trong đó phải kể đến Carbohydrate, Protein thực vật, chất xơ, chất béo, chất khoáng và các vitamin có lợi cho sức khoẻ như vitamin C, B3, B6, photpho, folate, kali, magie, kẽm,… Đặc biệt các tinh dầu có trong gừng như gingerols và shogaols giúp nâng cao sức khỏe của bà bầu. Với thành phần dinh dưỡng phong phú khi mẹ ăn gừng sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
Hạn chế ốm nghén thai kỳ: Khi mẹ bị buồn nôn, mẹ có thể ăn một lát gừng thêm một ít muối để ngậm. Mẹ có thể sử dụng gừng khô. Hỗ trợ tiêu hóa trong thai kỳ: Trong gừng chứa shogaol sẽ cải thiện hấp thụ, kích thích tiêu hóa, hạn chế tình trạng khó tiêu trong thai kỳ. Tăng cường miễn dịch thai kỳ: mẹ khi bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi do giảm miễn dịch, khi mẹ dùng gừng sẽ tăng sức đề kháng. Giảm căng thẳng, stress thai kỳ: Để giảm thiểu cảm giác âu lo trong thai kỳ có thể ăn gừng bởi mùi thơm của thực phẩm này giúp tinh thần mẹ sảng khoái. Ổn định đường huyết trong thai kỳ: Gừng có nhiều khoáng chất nên tốt cho sức khoẻ nên kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tăng cường hấp thu dinh dưỡng: dưỡng chất có trong gừng bổ sung các chất cần thiết cho thai kỳ Điều hòa lượng cholesterol máu: mẹ bầu ăn gừng giúp ngăn ngừa tổng hợp cholesterol xấu tại gan, ngăn quá trình oxy hóa chất béo trong máu hiệu quả. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong gừng giúp hoạt động của thận của bà bầu hiệu quả, hỗ trợ cơ thể giải độc tốt
Xem thêm: lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu
Thai phụ ăn gừng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đối với phụ nữ đang mang thai, việc ăn gừng hoặc uống trà gừng được coi là an toàn cho cả mẹ và bé nếu sử dụng với liều lượng hợp lý. Tuy bà bầu ăn gừng mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ nhưng nếu mẹ ăn quá nhiều gừng có thể gây những ảnh hưởng đến thai nhi:
Gây thiếu máu hoặc tăng tương tác thuốc: Do gừng có đặc tính làm máu bị loãng nên ảnh hưởng đến quá trình đông máu hoặc thiếu máu. Ngoài ra dùng quá liều khiến tăng tương tác với thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non trong thai kỳ: Nếu mẹ bầu lạm dụng ăn gừng quá nhiều trong thai kỳ rất dễ gây tình trạng tăng co thắt tử cung. Từ đó có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Xem thêm: bà bầu uống thuốc sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Sử dụng gừng đúng cách cho mẹ bầu
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng gừng ở mẹ bầu:
Mẹ cần ăn với liều lượng phù hợp, tránh ăn quá nhiều. Mẹ không nên ăn quá 5 gam/ ngày. Ăn quá nhiều cũng gây ợ hơi, kích ứng miệng, khó chịu vùng bụng. Với những mẹ có tiền sử rối loạn đông máu, nên để đảm bảo an toàn mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng Nếu mẹ đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ, các mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi chuẩn bị sử dụng gừng. Bởi gừng có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị tiểu đường. Bên cạnh đó mẹ cũng nên chọn gừng chất lượng, tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm!
Ngoài chú ý ăn gì và không nên ăn gì, để có thai kỳ luôn đủ chất và khỏe mạnh, mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày để có sức khỏe tốt, hỗ trợ sự phát triển của em bé. Đừng quên bổ sung viên uống tăng cường vi chất đặc biệt là sắt và canxi cho bà bầu để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của cơ thể, phòng tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi trong thai kỳ.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Gừng là loại gia vị quen thuộc và đem đến nhiều chất dinh dưỡng cùng chất khoáng cần thiết có lợi cho sức khỏe. Nhưng mẹ không nên quá lạm dụng để tránh tác dụng phụ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã giải đáp được thắc mắc “Mẹ bầu ăn gừng có ảnh hưởng đến thai nhi không?” rồi.
0 notes
Text
Mẹo chữa ho cho mẹ sau sinh an toàn hiệu quả, dễ áp dụng
Nếu giai đoạn mang thai các mẹ bầu cần chú ý bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho con 1 phần thì sau khi sinh phải chú ý những 10 phần! Bởi lẽ giai đoạn này, đặc biệt với mẹ sinh mổ, sức khoẻ vẫn còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị mắc các bệnh như ho, sốt, cảm…
Bài viết này sẽ giúp mọi người làm rõ nguyên nhân khiến các mẹ sau sinh ho kéo dài cũng như một số cách chữa ho đơn giản tại nhà.
>>Xem thêm: kinh nghiệm dân gian chăm sóc bà đẻ nhanh phục hồi sức khỏe
Nguyên nhân gây ho sau sinh
Khả năng đề kháng, miễn dịch của mẹ sau sinh bị suy giảm do quá trình sinh nở mất nhiều máu và tốn nhiều năng lượng, lại phải chịu đựng những cơn đau, sự tổn thương bên trong và cả bên ngoài cơ quan sinh sản. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn, virus đường hô hấp dễ dàng xâm nhập và gây bệnh, khiến sản phụ bị ho do cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp,… khi thời tiết thay đổi, không khí bị ô nhiễm hay tiếp xúc với nguồn bệnh. Các triệu chứng đi kèm gồm có sốt, sổ mũi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức,…
Ngoài nguyên nhân trên bà mẹ sau sinh cũng có thể bị ho do trào ngược dạ dày, tác dụng phụ của một số loại kháng sinh, ho cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý khác,… Nếu nghi ngờ mình bị ho do trào ngược dạ dày hoặc mắc bệnh lý khác mẹ sau sinh cần đi khám để xác định chính xác nguyên nhân ho và được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị khoa học, phù hợp. Trường hợp bị ho do mắc bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh lý diễn biến nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
>>Xem thêm: thuốc sắt sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt
Bật mí 5 mẹo chữa ho cho mẹ sau sinh hiệu quả
Để xoa dịu, sớm chấm dứt cơn ho, tránh gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe mẹ và bé thì mẹ có thể tham khảo ngay những giải pháp an toàn sau đây:
Mẹo chữa ho cho mẹ sau sinh bằng nước cốt chanh và mật ong: Pha 1 thìa nước cốt chanh với 3 thìa mật ong và uống trong khoảng 30p. Lưu ý uống thật chậm để nước cốt chanh mật ong thấm đều trong khoang miệng, loại bỏ tối đa vi khuẩn, kháng viêm, làm dịu cảm giác đau rát họng, giúp chữa ho nhanh chóng hơn. Lưu ý chanh có tính axit mạnh, có thể gây kích ứng gây đau dạ dày. Những mẹ sau sinh có tiền sử bị bệnh dạ dày không uống nước cốt chanh mật ong khi đói bụng. (Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh giảm đau nhức loãng xương)
Chữa ho cho mẹ sau sinh bằng gừng, quất và đường đỏ: Quất cắt đôi, gừng thái sợi cho vào nồi đun cùng 1 bát nước, 1 chút đường đỏ đến nước cạn còn 1/2 bát thì tắt bếp, để nguội bớt (38 – 40 độ C) thì rót vào ly và uống để chữa hoa dai dẳng, làm giảm cơn đau đầu do ho.
Mẹo chữa ho cho mẹ sau sinh bằng cháo hành, tía tô: Cháo hành, tía tô thường được dùng để chữa ho do thời tiết. Mẹ sau sinh chỉ cần nấu nhừ cháo, thái sợi nhỏ hành lá, tía tô cho vào cháo ăn khi nóng. Có thể thêm một chút nước gừng vào bát cháo để tăng mùi vị và hiệu quả trị ho.
Chữa ho có đờm cho mẹ sau sinh bằng lê hấp đường phèn: Mẹ sau sinh lấy 1 quả lê rửa sạch, gọt vỏ, khoét bỏ lõi và cho đường phèn vào bên trong. Cho quả lê vào xửng hấp cách thủy đến khi lê chín mềm thì tắt bếp. Ăn lê hấp đường phèn khi còn ấm, nhai chậm và kỹ để lê có thể làm dịu cổ họng, có hiệu quả trị ho có đờm tốt hơn.
Chữa ho, viêm họng do dị ứng cho mẹ sau sinh bằng ổi nướng: Lấy một quả ổi tươi chín vừa tới rửa sạch, để ráo nước, cho vào lò vi sóng nướng chín mềm. Mỗi ngày ăn 1 trái ổi nướng sẽ giúp mẹ sau sinh chữa ho và viêm họng do dị ứng rất hiệu quả.
>>Xem thêm: cách uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu sau sinh
Song song đó, mẹ bầu vẫn phải duy trì chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, đừng quên thăm khám thai định kỳ để cả mẹ và thai nhi được an toàn, khỏe mạnh.
0 notes
Text
HUYỀN THOẠI VỀ CON CADEHO - Miguel Augel Asturias
(Nguyễn Trung Đức dịch)
Và từ cánh đồng phì nhiêu con cadeho hiện ra, bắt cóc những cô gái có bím tóc và làm tổ trên bờm những chú ngựa.
Mẹ Elvira de San Francisco, ni viện trưởng của tu -viện Santa Catalina, trước đây là một cô tu sĩ làm nhiệm vụ cắt bánh thánh trong chủng viện Concepción, một trinh nữ có sắc đẹp được ngợi ca và ăn nói rất nha nhặn đến mức ngôn từ trên môi nàng như hoa nở e ấp dịu dàng.
Từ cửa sổ rộng không kính chắn, nữ tu sĩ mới tu ngắm nhìn những tàu lá khô bị gió cuốn bay, ngắm nhìn cây cối phủ đầy hoa và những quả chín rụng trong vườn hàng xóm của chủng viện, về phía chủng viện bị đổ nát, nơi những lùm cây che khuất bức tường lở lói và mái nhà bị tốc mái đã biến những xà lim và phòng tu kín thành những thiên đường thơm lựng mùi hoa bách hợp, hoa hồng dại. Khi nói đến các bài kí sự thì đó là buổi liên hoan rầm rộ, nơi những con bồ câu có đôi chân màu hoa hồng sẽ thay thế các nữ tu và tiếng hót líu lo của lũ chim rừng thay cho những bài thánh ca của các cô.
Ở bên ngoài cửa sổ, trong những hầm sâu, bóng râm ấm áp được hội tụ lại, trong đó những con bướm nhẹ bôi bụi trên cánh chúng vào sự thanh lặng của cái sân đang nhộn nhạo sự đi lại của những chú thằn lằn và bôi vào mùi thơm bảng lảng do những tàu lá khuếch tán tình cảm mến yêu của những thân cây vào những bức tường cổ kính.
Ở bên trong, trong sự đùm bọc ngọt ngào của Thượng đế, vì Ngài đã bọc vỏ trái cây của các thiên thần để phát hiện cùi và hạt vốn là Hình Hài của Chúa Cristo – vere tues Deus abconditus! – Elvira de Francisco hội nhập tinh thần và thể xác của mình vào ngôi nhà của tuổi thơ nàng, một ngôi nhà có những cái vồ nặng nề dùng để gọi cửa và khóm hồng bên cửa, ngôi nhà những bức tường phản chiếu trong nước các bồn tắm theo cách hơi thở in dấu trên pha lê trong suốt.
Tiếng nói của thành phố đã khuấy động không khí thanh bình nơi cửa sổ nàng: đó là những tiếng nói buồn thương của du khách người ta nghe thấy dường như lay động cả bến cảng trước khi con tàu nhổ neo, đó là tiếng cười của một người đàn ông vào lúc kết thúc vòng đua của một con ngựa, hay tiếng bánh lăn của một cỗ xe, hay tiếng khó của một chú nhóc.
Con ngựa, cỗ xe, người đàn ông và chú nhóc diễu qua mắt nàng gợi nhớ khung cảnh làng quê dưới những bầu trời với gương mặt xám ngoét đã bỏ bùa mê thuốc lá cho cái nhìn thông thái của những bức tượng tròn ngồi bên cạnh hồ nước với vẻ đau thương của những con rắn già.
Hương thơm đi cùng với những hình ảnh. Bầu trời thơm mùi bầu trời, trẻ nhỏ thơm mùi trẻ nhỏ, đồng ruộng thơm mùi đồng ruộng, cỗ xe thơm lựng mùi cỏ, con ngựa thơm mùi hoa hồng, con người thơm hương thơm thần thánh, những bức tượng tròn mang mùi bóng tối, những bóng tối mang vẻ nghỉ ngơi ngày chủ nhật, và sự nghỉ ngơi của Thượng đế thơm mùi quần áo vừa giặt sạch.
Đã xảy ra chuyện rồi. Bóng tối xoá đi tư tưởng của nàng: đó là mối liên hệ rực rỡ của những hạt bụi nhỏ li ti đang bơi trong một tia nắng. Những quả chuông ngân vang đưa những chiếc môi đến gần cốc rượu buổi chiều. Ai nói về những nụ hôn nhỉ? Gió đung đưa những bông hướng dương. Hoa hướng dương hay những chú cá ngựa? Những con chim ruồi vẽ vụn những ước muốn của Thượng đế trên dòng chảy những bông hoa. Ai nói về những nụ hôn?
Tiếng đế giày nện ầm ầm trên nền nhà khiến nàng giật thột. Những mũi tên của tiếng vọng khua trống vang khắp cả hành lang.
Nghe nhầm chăng? Lẽ nào lại không phải là người đàn ông có đôi lông mày rậm vẫn thường đến đây vào cuối ngày thứ sáu lấy bánh thánh để mang đến chín địa điểm thuộc Thung lũng Đức bà Đồng Trinh, đó là nơi một đền thờ hạnh phúc đứng thẳng trên đỉnh một ngọn đồi?
Người ta gọi ông là người đàn ông ngủ gật. Ngọn gió đi theo chân ông. Nhưng bóng ma ông xuất hiện vào lúc bước chân dê đực của ông dừng lại: chiếc mũ trên tay, những chiếc cúc nhỏ, một vật gì đó tựa như vòng vàng cuộn trong chiếc áo khoác ngoài. Ông đứng đợi.
Vâng, đúng là ông ta; nhưng lần này ông đến với vẻ thảng thốt và khẩn trương như để tránh một thảm họa.
- Thưa cô, thưa cô – vừa bước vào phòng, ông vừa nói, - người ta sẽ cắt mất bím tóc của cô, người ta sẽ cắt mất bím tóc của cô, người ta sẽ cắt mất bím tóc của cô!...
Người tái nhợt và mềm nhũn ra, nữ tu sĩ mới tu cố đứng dậy đi đến cửa khi thấy ông ta bước vào. Nàng chỉ đi đôi giày mà một nữ tu sĩ bại liệt dùng trong cuộc đời và khi nghe thấy ông ta gào to, nàng cảm thấy rằng cô tu sĩ cả một đời bất động sẽ đặt đôi chân cho mình và mình không thể bước nổi...
Một tiếng khóc nức nở, như một ngôi sao, rung ngân trong cổ họng. Những con chim đang thêu dệt buổi hoàng hôn buông xuống giữa những đống đổ nát màu nâu và lộn xộn. Hai cây khuynh diệp sừng sững đứng ngâm vang những khúc ca salmo.
Bị trói chặt vào chân một tử thi, không thể nào cựa quậy được, nàng rầu rĩ khóc, cố nuốt nước mắt trong im lặng như những người ốm biết rằng các cơ quan lục phủ ngũ tạng của bản thân đang khô đi và lạnh đi từng phần từng phần một. Nàng cảm thấy mình chết, cảm thấy mình bị chôn, cảm thấy trên mộ mình đám hồng dại những lời trắng trong sẽ nở hoa và nỗi đau của nàng dần dà biến thành niềm vui lâng lâng... Các nữ tu sĩ – những khóm hồng lưu động đi cắt từng bông từng bông hồng một đem về bài trí bàn thờ Đức b�� Đồng Trinh và từ những bông hồng, tháng năm giăng ra một tấm mạng nhện sực nức hương thơm, trong nó Thánh Bà của chúng ngã xuống thành tù nhân đang run rẩy như một con ruồi ánh sáng.
Nhưng cảm giác về cơ thể mình nở hoa sau khi chết là một niềm hạnh phúc thoáng qua.
Như một chiếc diều bỗng bị đứt dây giữa những đám mây sức nặng của bím tóc nàng làm nó chúi đầu xuống rồi cả chiếc diều rơi xuống địa ngục. Trong bím tóc nàng có điều kì diệu. Đó là tổng số những khoảnh khắc đau thương. Nàng mất cảm giác vài tiếng thở dài não ruột và cho đến khi đến gần lọ thủy tinh trong đó lũ quỷ đang làm phép màu, thì nàng lấy lại cảm giác mình đang ở trên mặt đất. Một chiếc quạt những thực tế có thể có mở ra quanh nàng: đêm với những tấm kẹo gương, những cây thông thơm lựng, phấn hoa của cuộc đời ở trên tóc của gió, và con mèo không hình thù không màu sắc đang cào lên mặt nước trong các bể và làm lộn tùng phèo những tờ giấy cũ.
Cửa sổ và nàng lấp đầy cả bầu trời.
- Thưa cô! Thượng đế biết bàn tay cô khi nào tôi làm lễ ban thánh thể cho cô!... – Người đàn ông khoác áo khoác thì thầm nói và trong lúc nói lướt dài mớ tóc bị cắt trước đôi mắt đỏ như than hồng của nàng.
Nữ tu sĩ mới tu rút tay khỏi những chiếc bánh thánh khi nghe thấy lời mắng mỏ... Không, không phải là một giấc mộng! Nàng tự vỗ lên cánh tay, lên vai, lên cổ, lên mặt, lên bím tóc... Nàng ngừng thở một lát dài như cả một thế kỉ vào lúc cảm nhận được bím tóc. Không, không phải một giấc mộng! Bên dưới nạm tóc ấm áp của mình nàng sống lại nhờ nhận ra những đồ trang sức của mình, được mang theo trong các đám cưới ma quái với người đàn ông ngủ gật và nhận ra ngọn đèn cháy sáng ở cuối phòng, căn phòng dài như một cái quan tài. Ánh sáng duy trì cái thực tại không thể có về người yêu dang rộng hai cánh tay như một chúa Cristo mà trong một phút lâm chung đã trở lại làm con dơi và là chính da thịt mình. Nàng nhắm mắt lại, tự bọc mình trong sự mù lòa của chính mình để chạy trốn cái hình ảnh địa ngục ấy, hình ảnh người đàn ông vốn chỉ là đàn ông để mơn trớn nàng cho đến khi nàng là người đàn bà – người đàn bà đáng nguyền rủa nhất trong số những thê thiếp mà thôi - nhưng tất cả có cái gì đó rơi xuống dưới mi mắt tròn và dựng dậy từ đôi giày của nàng đó là nữ tu sĩ bại liệt, người ướt đẫm nước mắt, chạy nhiều nhất đã mở mắt nàng... Nàng cào rách bóng tối, mở bừng hai con mắt với con người sống động đung đưa, bước ra khỏi nội tâm sâu thẳm của mình như những con chuột mắc trong bẫy, nhớn nhác, điếc đặc, tự làm đỏ hồng đôi má, vùng vẫy giữa tiếng rên rẩm của cơn hấp hối xa lạ mà nàng mang trên đôi chân và dòng chảy nóng của bím tóc xoắn lại trong tó lửa vô hình nàng mang trên lưng…
Và nàng không biết thêm về mình nữa. Giữa một tử thi và một người đàn ông, với tiếng khóc ấm ức trên lưỡi mình nàng cảm thấy chất độc; như trái tim mình, nửa điên loạn, trong lúc tãi bánh thánh nàng vùng vẫy đi tìm chiếc kéo của mình và khi tìm được nó nàng cắt phăng bím tóc và tự giải thoát bùa yểm của ông, nàng chạy đi tìm nơi ẩn nấp an toàn của mệ bề trên mà không cảm thấy trên chân mình có đôi chân của nữ tu sĩ bại liệt...
Nhưng khi bím tóc nàng rơi xuống nó không còn là bím tóc nữa. Nó ngọ nguậy, trườn bò trên tấm chăn phơi bánh thánh trải trên sàn nhà.
Người đàn ông ngủ gật hướng về ánh sáng tìm kiếm. Trên hàng lông mày rậm rì những giọt nước mắt lóng lánh như những đốm lửa cuối cùng trong than của cây đèn nến đã tắt. Ông bò theo mặt bức tường với hơi thở hổn hển mà không hề động đến bóng tối, không hề gây tiếng động, chỉ khao khát được đến đống lửa mà ông tin rằng đó là sự cứu mạng của mình. Bỗng bước đi chệnh choạng của ông bị hụt và ông ngã nhào trong cuộc chạy trốn hãi hùng. Con rắn không đầu để lại đám lá rụng thiêng liêng của bánh thánh và lao theo ông. Nó bò bên dưới chân ông như một dòng máu đen của một con vật chết và khi tiếp xúc với ánh sáng bỗng nó nhảy vút lên với những quả chuông phun nước ra thoải mái và nhẹ nhàng nước uốn cong lại như sợi bấc trong ngọn đèn nến cháy sáng như khóc hoài cho đến khi lụi tàn, khóc cho tâm hồn của người vì nàng trinh nữ đã tắt lịm lửa đời. Và như vậy, người đàn ông ngủ gật đã đến cõi vĩnh hằng và thương cho ông những cây xương rồng vẫn khóc hoài tuôn ra những giọt nước mắt trắng.
Con quỷ đã đi qua như một làn gió thổi bởi bím tóc, mà khi ngọn lửa cây đèn nến lụi tắt, đã rơi xuống nằm bất động trên sàn nhà.
Đến nửa đêm, nhờ biến thành một con vật mình dài – dài gấp đôi con cừu và cao bằng tầm một cây liễu rủ với đầu dê, tai thỏ và mặt dơi, người đàn ông – ngủ gật kéo theo xuống địa ngục bím tóc đen của nữ tu sĩ mới tu, với thời gian nàng sẽ là Mẹ Elvira de San Francisco – Caheho đã sinh ra như thế đấy – trong lúc đó nàng mơ - giữa những tiếng cười của các thiên thần, quỳ gối trong phòng tu kín độc thân với hoa huệ và con cừu huyền bí.
11 notes
·
View notes
Text
Bà bầu thoa dầu tràm được không?
Tinh dầu tràm là loại tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất từ các bộ phận của cây tràm thông qua phương pháp chưng cất hơi nước. Tinh dầu tràm có thành phần chính bao gồm các hoạt chất như α-Terpineol chiếm 5,9 – 12,5%; 1,8-Cineole chiếm 45 – 60,2%. Những hoạt chất này đóng vai trò trong việc giữ ấm cơ thể, chống viêm, kháng khuẩn, trị nấm, hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho, cảm lạnh, ngăn ngừa virus gây hại tới sức khỏe,…
Tinh dầu tràm nguyên chất tự nhiên được các chuyên gia cho biết rằng khá lành tính và an toàn đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả phụ nữ có thai. Khi sử dụng tinh dầu tràm lúc có bầu thì cả mẹ và bé đều an toàn, không bị ảnh hưởng sức khỏe. Tinh dầu tràm được dùng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên. Khi mẹ gặp các vấn đề như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm phế quản thì thay vì sử dụng thuốc mẹ bầu có thể sử dụng tinh dầu tràm để hỗ trợ trong việc điều trị.
Vậy phụ nữ có bầu thoa dầu tràm được không? Câu trả lời là có. Mẹ bầu khi mang thai cơ thể sẽ dễ bị đau nhức cơ xương khớp, nhất là ở các vị trí như cổ vai gáy, chân, tay,… Mẹ bầu có thể sử dụng vài giọt tinh dầu để xoa đều và massage bầu lên các vị trí đau nhức, cảm giác mệt mỏi cùng cơn đau nhức sẽ được giảm hẳn đi.
Ngoài việc sử dụng tinh dầu tràm để thoa bóp thì mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm bằng các cách khác như pha loãng cùng nước để tắm, xông tinh dầu giúp mẹ xả tress, ngăn ngừa rụng tóc bằng tinh dầu tràm,…
0 notes
Text
Cách hạ sốt khi mang thai 3 tháng đầu
Bị sốt trong quá trình mang thai 3 tháng đầu là điều không mẹ bầu nào mong muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Chủ động hạ sốt tại nhà tránh dùng thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh.Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu làm sao để hạ sốt nhanh trong 3 tháng đầu mang thai.
Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu
Bà bầu sốt khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng gì không?
Theo các chuyên gia, rất khó để nhận biết bà bầu có bị sốt hay nóng đặc biệt biệt là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bởi đây là thời điểm các mẹ bầu có thân nhiệt cao hơn bình thường, mẹ cũng hay bị “bốc hỏa” do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể. Mẹ cần phát hiện sớm cơn sốt để tìm ra những cách hạ sốt cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn.
Những trường hợp bà bầu sốt trên 39.5 độ C rất nguy hiểm bởi cơn sốt sẽ tác động tới hệ thần kinh và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, làm tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, dị tật tim bẩm sinh hay dị tật ống thần kinh… Giai đoạn đầu thai kỳ người mẹ mới mang thai, thai nhi chưa ổn định nên dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Nếu mẹ bị sốt lúc này cần hết sức thận trọng, tốt nhất mẹ cần đi khám sớm để bác sĩ đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Cách hạ sốt cho bà bầu an toàn, hiệu quả trong 3 tháng đầu
Tốt nhất, phụ nữ đang mang thai nên thường xuyên để ý đến nhiệt độ cơ thể của mình. Nếu phát hiện bản thân đã sốt nhẹ, hoặc thân nhiệt đang tăng dần lên, mẹ có thể áp dụng ngay các phương pháp dưới đây để ngăn chặn tình trạng này tiến triển nặng hơn nhé!
Mặc quần áo theo nhiệt độ
Mặc quá nhiều quần áo khi bị sốt sẽ khiến thân nhiệt tăng lên, tuy nhiên nếu mặc ít, mẹ có thể có cảm giác ớn lạnh, hắt hơi sổ mũi, cơ thể sinh nhiệt khiến tình trạng ốm sốt nặng thêm. Do đó, bà bầu bị sốt nên mặc quần áo vừa đủ, phù hợp với nhiệt độ xung quanh, mặc quần áo rộng, thoáng để không khí lưu thông tốt. Đừng ủ ấm quá mức hay mặc quá phong phanh khi bà bầu ốm sốt.
Giữ phòng thoáng mát
Mẹ bầu ốm sốt nên mở cửa sổ, giữ phòng thoáng mát hay bật điều hòa nhiệt độ thích hợp. Phòng có không khí mát mẻ và khô thoáng sẽ giúp cơ thể hạ sốt hiệu quả hơn. Bà bầu bị sốt cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ, khi cơ thể còn chưa thích nghi với việc mang thai và bị mệt mỏi do cơn sốt.
Ăn đủ chất
Một trong những cách hạ sốt cho bà bầu 3 tháng đầu hiệu quả chính là ăn uống đủ chất. Sự tăng nhiệt độ khi bà bầu bị sốt khiến cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng hơn, tiêu hao nhiều calo hơn. Lúc này, mẹ bầu bổ sung thêm các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng sẽ giúp nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Mẹ hãy tìm hiểu bà bầu bị sốt nên ăn cháo gì để sắp xếp thực đơn cho phù hợp, kết hợp ăn thêm các loại hoa quả giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.
Uống nhiều nước ấm
Đổ mồ hôi và hơi thở nóng do bị sốt có thể gây mất nước, cơ thể chưa kịp bù đắp lượng nước bị thiếu hụt sẽ rất nguy hiểm. Mẹ nên uống nhiều nước hơn, uống từng hớp nhỏ trong cả ngày. Lưu ý không nên uống nước lạnh và có thể bổ sung thêm dung dịch bù nước và điện giải Oresol theo chỉ định của bác sĩ.
Tắm nước ấm bà bầu hạ sốt
Tắm nước ấm với vòi hoa sen cũng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dễ chịu và hạ sốt hiệu quả hơn. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống khi mẹ tắm nước ấm và mang tới sự thư giãn tuyệt vời. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý tắm nhanh, không tắm quá 10 phút.
Trong thời gian mẹ bầu ốm sốt, việc tăng cường dinh dưỡng cần được chú trọng nhiều hơn. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu các dưỡng chất cần thiết, uống nhiều nước, mẹ đừng quên tăng cường các vi chất thiết yếu cho cơ thể gồm có: sắt, canxi, DHA,…. Mẹ bầu hãy lưu ý cách uống sắt canxi và DHA cho bà bầu đúng như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu.
Trên đây là những cách hạ sốt cho bà bầu 3 tháng đầu đơn giản mẹ có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng những chia sẻ này giúp mẹ bầu có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc cơ thể khi mang thai.
0 notes
Text
16 Loại nhiễm trùng ở bà bầu dễ gặp biến chứng xấu
Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm rất nhiều. Điều này trở thành cơ hội lý tưởng để các loại vi khuẩn tấn công và gây ra nhiều căn bệnh nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé yêu.
Mang thai là giai đoạn tuyệt vời nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, đi kèm với niềm vui, niềm hạnh phúc khi sắp được ôm bé cưng vào lòng là những nỗi lo bất tận về bệnh tật và những biến chứng thai kỳ có thể tấn công bất cứ lúc nào. Bà bầu hay mắc phải những bệnh nhiễm trùng nào và làm thế nào để phòng ngừa? Những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ sau của sàng lọc trước sinh gentis.
16 Loại nhiễm trùng ở mẹ bầu dễ gặp biến chứng
1. Viêm gan B
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus tấn công gan và có nguy cơ cao lây nhiễm sang cho bé. Chính vì vậy, trong lần khám thai đầu tiên, bạn sẽ được làm xét nghiệm để xác định có mắc phải loại virus này hay không.
2. Viêm gan C
Virus viêm gan C cũng gây ảnh hưởng nhiều đến gan và có nguy cơ lây nhiễm sang cho bé. Thông thường, việc xác định sẽ khá khó khăn bởi bạn thường không có triệu chứng hoặc nếu có thì những triệu chứng ấy cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của thai kỳ. Loại virus này chủ yếu lây truyền qua đường máu, tiếp xúc trực tiếp hoặc qua việc quan hệ tình dục không an toàn.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh mà rất nhiều chị em mắc phải khi mang thai. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bàng quang, thận, gây viêm và dẫn đến sinh non, thai nhẹ cân. Triệu chứng thường gặp khi mắc phải tình trạng này là cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc thậm chí có máu.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy mình mắc tiểu thường xuyên ngay cả khi không có nước tiểu trong bàng quang và đau vùng bụng dưới. Uống nhiều nước, không nhịn tiểu, đi tiểu ngay sau khi giao hợp, vệ sinh vùng âm hộ – hậu môn hàng ngày và sau khi đi đại tiện là một số biện pháp có thể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng mà bạn nên thử.
4. Viêm âm đạo
Đây là loại nhiễm trùng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng cao khiến các vi khuẩn trong âm đạo phát triển quá nhanh. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau, rát âm đạo, đôi khi xuất hiện chất dịch màu vàng hoặc trắng, có mùi hôi hoặc tanh. Loại nhiễm trùng này thường được điều trị bằng thuốc mỡ.
5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Phụ nữ mang thai rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), phổ biến nhất là nhiễm nấm chlamydia. Mẹ bầu gặp tình trạng này có thể không chỉ làm cho bé bị nhẹ cân mà còn khiến người mẹ có nguy cơ chảy máu trước khi sinh, sinh non hoặc sẩy thai.
6. Thủy đậu
Nếu bạn từng bị thủy đậu hoặc đã được chủng ngừa, bạn sẽ ít có nguy cơ mắc phải căn bệnh này trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có thật sự miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không.
Bà bầu bị thủy đậu trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai, bé sẽ có có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh, gây khuyết tật về thể chất và tinh thần. Nếu bạn bị trong tam cá nguyệt thứ ba, lúc này bé đã nhận được nhiều kháng thể hơn thông qua nhau thai nên nguy cơ bị phơi nhiễm cũng sẽ giảm xuống. Nếu bạn thấy mình bị sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn và xuất hiện các chấm đỏ trên cơ thể, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách can thiệp phù hợp.
7. Rubella
Rubella hay còn gọi là sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Bà bầu bị nhiễm Rubella trong bốn tháng đầu của thai kỳ có thể khiến bé mắc các khuyết tật về não, tim, mất thính lực và đục thủy tinh thể, thậm chí còn có thể dẫn đến sẩy thai. sàng lọc trước sinh là gì ?
Khi bị nhiễm rubella, bà bầu sẽ có các triệu chứng như cúm nhẹ, sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết, đau, đỏ mắt và đau khớp. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh này, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Thông thường, xét nghiệm sàng lọc sẽ được thực hiện trong tháng thứ tư của thai kỳ để phát hiện virus. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thực hiện tất cả các kiểm tra cần thiết trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe bản thân và bé cưng.
8. Liên cầu khuẩn nhóm B (Group B strep – GBS)
Liên cầu khuẩn nhóm B là loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo và trực tràng của phụ nữ khỏe mạnh. GBS không gây hại cho phụ n��� nhưng nếu bạn mang thai và nhiễm liên cầu khuẩn này, bé cưng có thể bị đe dọa tính mạng và bạn cũng sẽ gặp phải nhiều biến chứng.
Cụ thể, GBS có thể gây nhiễm trùng bàng quang, viêm nội mạc tử cung, vỡ ối sớm, mẹ bị sốt khi sinh hoặc chuyển dạ sớm. Nhiễm trùng này thường không có triệu chứng, do đó, bạn bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc vào khoảng tuần thứ 35 – 37 của thai kỳ. Để điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
9. Bệnh má đỏ hay còn gọi là bệnh parvo
Đây là bệnh nổi sẩy ngoài da do parvovirus B19 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đặc trưng là những vết mẩn đỏ xuất hiện ở má đi kèm với sổ mũi, cúm và đau nhức. Đối với người bình thường, căn bệnh này không gây nhiều nguy hiểm nhưng với những người có chỉ số hồng cầu bất thường, căn bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng vì có tác động ức chế quá trình sản xuất RBC.
Virus parvo thường lây lan qua nước bọt và dịch tiết mũi. Bà bầu mắc bệnh parvo có thể gặp phải tình trạng thai chết lưu, sẩy thai, các vấn đề về tim ở thai nhi và thiếu máu thai nhi.
10. Nhiễm trùng Cytomegalovirus
Cytomegalovirus (CMV) là loại virus cự bào ít được nhắc đến như rubella. Với người có sức khỏe bình thường, việc nhiễm CMV không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch suy giảm như phụ nữ có thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) thì việc nhiễm CMV lại là rất nghiêm trọng.
Người mẹ bị nhiễm CMV có thể lây truyền sang thai nhi, hậu quả là thai nhi bị mất thính giác, giảm thị lực, đầu nhỏ bất thường, gan và lá lách to, vàng da, thậm chí còn có thể chết non. Để phòng tránh nhiễm trùng, bạn cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. Nếu mắc bệnh, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé.
11. Sốt xuất huyết
Đây là bệnh do muỗi lây truyền, có thể gây chuyển dạ sớm, nhẹ cân và thai chết lưu. Bà bầu bị sốt xuất huyết sẽ có các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu dữ dội, đau khớp, đau cơ và xương, chảy máu mũi hoặc nướu. Để phòng tránh bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa muỗi đốt.
12. Mụn rộp sinh dục (bệnh herpes)
Mụn rộp sinh dục là bệnh do virus herpes simplex (HSV) gây nên. Căn bệnh này thường lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những vết loét đỏ xuất hiện dưới dạng mụn nước đi kèm sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn. Nếu mắc bệnh trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể sẽ phải sinh mổ để tránh bé bị nhiễm trùng.
13. Nhiễm khuẩn Listeria
Listeria là bệnh nhiễm trùng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogens, một loại vi khuẩn thường có nhiều trong thịt chưa nấu chín và các sản phẩm từ sữa. Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn này bởi hệ miễn dịch suy yếu. Nhiễm khuẩn Listeria trong thai kỳ có thể khiến bà bầu chuyển dạ sớm, sinh non.
14. Nhiễm Toxoplasma
Nhiễm Toxoplasma là tình trạng nhiễm trùng gây ra do một loại ký sinh trùng có tên Toxoplasma gondii. Loại ký sinh trùng này thường lây qua việc ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc với cát vệ sinh cho mèo hoặc phân mèo bị nhiễm bệnh. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng trong giai đoạn sớm của thai kì có thể bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc có thể trẻ sinh ra với những dị tật bẩm sinh.
15. Nhiễm Trichomonas
Trichomonas là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis, một loại ký sinh trùng siêu nhỏ, gây ra. Phụ nữ mang thai bị nhiễm trichomonas có thể sinh non và vỡ ối trước khi sinh. Triệu chứng thường gặp khi bị bệnh là âm đạo trở nên đỏ, ngứa, sần sùi, kèm theo dịch tiết màu xanh lá cây hoặc hơi vàng có mùi hôi.
16. Nhiễm virus Zik
Virus Zika có thể lây truyền qua muỗi hoặc qua đường tình dục. Bà bầu bị nhiễm virus Zika khi mang thai có thể khiến thai nhi mắc chứng đầu nhỏ. Khi lớn hơn, bé có thể bị suy giảm thị giác, thính giác, tăng trưởng kém và thậm chí co giật.
Phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng trong thai kỳ như thế nào?
Để đảm bảo bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, bà bầu cần thực hiện một số biện pháp sau để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng khi mang thai:
Chủng ngừa đầy đủ trước và trong khi mang thai
Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng để được điều trị kịp thời
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm
Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh
Luôn uống sữa tiệt trùng
Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt
Uống nhiều nước
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Thực tế là việc phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng có thể khá khó khăn. Do vậy, bạn cần phải chú ý đến những thay đổi nhỏ trong cơ thể để sớm phát hiện những bất thường và có cách bảo vệ tốt nhất cho bé yêu trong bụng.
Đọc thêm: các gói xét nghiệm tổng quát uy tín
1 note
·
View note
Text
Tỏi có tốt cho mẹ bầu không?
Trong một số món ăn như thịt lợn rán, rau muống xào tỏi, bánh mì bơ tỏi, tôm rim tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi…, tỏi góp phần làm cho món ăn dậy mùi thơm ngon, hấp dẫn. Với người bình thường, việc ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, cung cấp chất dinh dưỡng (mangan, vitamin B1, B6, C, selen, chất xơ, canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt…) nhưng lại ít calorie, giảm huyết áp, giảm nguy cơ gây bệnh tim… Còn với mẹ bầu, việc ăn tỏi này có thật sự tốt không?
Xem thêm: Bà bầu nên uống sắt dạng nước hay viên
Tỏi có tốt cho mẹ bầu không?
Nếu ăn tỏi với lượng lớn trong thời kỳ mang thai, điều này có thể không an toàn cho em bé. Do đó, mẹ bầu chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày. Dưới đây là một số công dụng của tỏi đối với mẹ bầu:
Giảm huyết áp và cholesterol
Chất allicin trong tỏi giúp hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong cơ thể mẹ ở mức ổn định. Ngoài ra, hợp chất này còn giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng đột quỵ và đau tim.
Đối với mẹ bầu bị cao huyết áp cần phải đề phòng nguy cơ tiền sản giật. Vì thế, mẹ có thể bổ sung tỏi trong chế độ ăn hàng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ bị huyết áp cao và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật mẹ nhé!
Ngăn ngừa rụng tóc
Trong tỏi chứa lượng lớn allicin, đây là một hợp chất của lưu huỳnh. Nó giúp mẹ ngăn ngừa rụng tóc và tóc thưa bằng việc thức đẩy sự phát triển của tóc mới. Ví dụ cụ thể tại nghiên cứu của trường ĐH Hoàng gia Journal năm 1993. Nghiên cứu này cho thấy tỏi giúp giảm lượng cholesterol đến 12% chỉ sau 4 tuần sử dụng.
Phòng chống bệnh ung thư
Với việc ăn tỏi thường xuyên còn bảo vệ mẹ chống lại một số bệnh ung thư, nhất là ung thư ruột già.
Ngăn ngừa cảm lạnh và cúm
Trong thai kỳ, mẹ bị cảm cúm tốt nhất không nên sử dụng thuốc. Bởi nó sẽ gây hại rất lớn đến sự phát triển của bé. Lúc này, dùng tỏi chữa cảm cúm cho bà bầu là phương thuốc tuyệt vời nhất. Nó sẽ giúp mẹ kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, mẹ có thể uống nước ép tỏi tươi để phòng cảm lạnh và điều trị các chứng cúm, sổ mũi, viêm họng. Theo một nghiên cứu của Úc đã chỉ ra rằng ăn tỏi giảm tỷ lệ cảm lạnh hơn 50%. Đồng thời, ăn tỏi cũng giúp giảm mức độ nghiêm trọng và biến chứng của cảm lạnh, cúm.
Những lưu ý khi bà bầu ăn tỏi
Để thai nhi và mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu ăn tỏi cần lưu ý một số điều sau đây:
Các mẹ nên lưu ý về lượng tỏi ăn mỗi ngày. Theo các bác sĩ, mẹ nên bổ sung khoảng 2-4g tỏi tươi chế biến cùng các món ăn hàng ngày. Ngoài ra, mẹ có thể xay nhỏ tỏi, cho vào chai dầu ăn để nấu ăn hàng ngày. Cần nhớ rằng cứ 1-2 tuần, mẹ phải thay tép tỏi trong chai dầu một lần. Một số loại thảo dược hay thực phẩm chức năng thành phần tỏi cũng sẽ là sự lựa chọn tốt cho mẹ. Thời điểm tốt nhất để mẹ ăn tỏi là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do khi đó chế độ dinh dưỡng của mẹ không ảnh hưởng nhiều đến bé như những tháng sau. Khi mẹ dùng tỏi để chữa cảm cúm tốt nhất là giã nát sau đó cho vào nước ấm để uống. Với những mẹ không chịu được mùi tỏi có thể thử ngâm nó với dấm. Đặc biệt trong thời tiết giao mùa mẹ nên thêm tỏi vào chế độ ăn của mình. Mẹ đang sử dụng thuốc hay bổ sung vi chất nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn.
Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất kết hợp bổ sung vitamin tổng hợp không gây táo bón giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu mẹ nhé.
Xem thêm: sau khi uống sắt bao lâu thì uống sữa
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mẹ bầu an tâm hơn khi muốn ăn tỏi, loại gia vị ưa thích của mình trong những món ăn. Điều quan trọng là không nên ăn tỏi quá nhiều và tránh ăn vào những tháng cuối thai kỳ để bảo đảm sức khỏe cho con yêu và bản thân nhé!
0 notes