#luật sư Lê Minh Thái
Explore tagged Tumblr posts
tranhchapthuake · 8 months ago
Text
Tiến sĩ Luật Luật sư LÊ MINH THÁI là một luật sư giỏi và có hơn 15 kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật dân sự, hình sự, kinh tế và lao động. Ông đã tư vấn và giải quyết thành công nhiều vụ việc pháp lý phức tạp, giúp khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
0 notes
hoicodo · 3 years ago
Text
Hàng vạn kiều bào quay lưng với vaccine và tội lỗi của những trang mạng núp bóng “truyền thông”
Hàng vạn kiều bào quay lưng với vaccine và tội lỗi của những trang mạng núp bóng “truyền thông”
Cách đây không lâu, trong thời điểm biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 khiến tình hình trở nên phức tạp, trang tin tức BuzzFeed News đã đăng tải bài viết “Young Vietnamese Americans Say Their Parents Are Falling Prey To Conspiracy Videos” (Giới trẻ Mỹ gốc Việt nói rằng cha mẹ mình nhẹ dạ dễ tin vào các video thuyết âm mưu). Bài viết đã báo động thực trạng một bộ phận người Việt tại Mỹ đang bị…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
shangct · 3 years ago
Text
Trẻ vị thành niên ở Tây Nguyên bị lừa đưa sang lao động tại Ả Rập Xê Út
Mình đăng link cuối bài các bạn muốn đọc thì cài ứng dụng 1.1.1.1 fake ip mà đọc nhé sau một hồi tìm thử trên các công cụ tìm kiếm thì chủ đề này đang bị chặn ở VN hầu hết các link báo về vấn đề này đều bị chặn  trong clip phía dưới chị kia đã nổ lực đăng các video cầu cứu lên fb nhưng phía dsq VN nói là video chống nhà nước nên ko giải quyết , hiện tại 1 số dc cứu nhờ máy bay chở đội tuyển VN vừa rồi “ còn lại bên phía VN vẫn coi họ là vấn đề nhạy cảm và luôn coi họ là kẻ chống nhà nước vì dám nói lên sự thật tàn nhẫn của Ả Rập và bọn buôn người trong đại sứ quán của VN ở Ả Rập “
Tumblr media
Những người phụ nữ Việt lao động tại Ả Rập Xê Út kêu cứu
Những cô gái trẻ được môi giới bên Việt Nam đưa sang Ả Rập Xê Út làm nghề giúp việc nhà hầu hết là người Tây Nguyên chưa tới 18 là độ tuổi lao động theo luật pháp Việt Nam.
Chuyện được chú ý sau khi tin tức về cô H’Xuân Siu, ngư���i dân tộc J'rai, chết trong lúc đang giúp việc nhà cho một gia đình người Ả Rập Xê Út.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho biết:
“Chúng tôi lấy được tin trên Internet và Facebook từ những  người đi lao động ở Ả Rập Xê Út. Tin em Siu H’Xuân qua đời do những người Tây Nguyên ở Thái Lan cung cấp, liên lạc và kết nối chúng tôi với gia đình Siu H’Xuân”.
Hai điểm cần làm rõ, vẫn lời Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, thứ nhất là chuyện làm giấy tờ giả để tăng tuổi người được xuất khẩu lao động, thứ hai là cách thức đưa người đi như thế có giống hành vi buôn bán trẻ vị thành niên không:
“Khi H’Xuân chết, em vẫn chưa đến 18 tuổi. Thứ hai, việc đánh đập dẫn đến sự  tử vong của em H’Xuân cũng phải được điều tra là một tội phạm xảy ra ở Ả Rập Xê Út và một tội phạm xảy ra ở Việt Nam”
“Cảnh sát Ả Rập cuối cùng đã truy ra nơi giữ xác em H’Xuân ngày 13/9 vừa rồi. Họ đang thúc hối chính quyền Việt Nam nhanh chóng đưa xác em về. Trong suốt tuần qua chúng tôi gặp rất nhiều trở ngại, bởi công ty VINACO chuyên môi giới xuất khẩu người đi làm việc ngoài nước nhất định ép mẹ em H’Xuân phải ký một giấy ủy quyền, trong đó xác nhận em H’Xuân sinh năm 1996”.
Đó là năm giả mà VINACO khai lên để làm hộ chiếu cho H’Xuân Siu, vì năm sinh thật sự của em là 2003:
“Gia đình em H’Xuân phải lên tận Buôn Ma Thuộc để làm việc với luật sư, xác nhận theo  yêu cầu của công ty VINACO. Đây là điểm khuất tất nhưng chúng tôi nghĩ họ cần làm để đưa xác em về, sau đó sẽ tính vấn đề truy tố  hình sự những ai đã làm giả giấy tờ”.
RFA đã liên lạc với H’Soan Siu là chị của H’Xuân Siu, và được cô cho biết khi ra đi thì em gái cô chỉ mới 14 tuổi:
“Có bà Lê Thị Toan, công ty VINACO ở Thanh Hóa, tới đây gặp em H’Xuân, đưa em đi chơi và đi làm hộ chiếu.”
Tumblr media
Em H’Xuân. Hình:  BPSOS
Chuyện này cô H’Soan Siu và gia đình không hay biết cho tới khi em H’Xuân gọi về từ sân bay, báo tin em đi Ả Rập Xê Út, nói rằng em chỉ được cầm hộ chiếu lúc sắp sửa lên máy bay, và khi đó mới hay  VINACO đã đổi năm sinh 2003 của cô thành 1996.
H’Xuân nói với chị khi còn ở Thanh Hóa là em đã từng đòi về nhà. Bà Lê Thị Toan bảo muốn về cũng được nhưng phải trả lại 30 triệu chi phí ăn ở mua sắm cho em. Vì không có tiền, H’Xuân Siu đành phải đi theo  họ:
“Tháng 10/2019 ở nhà chủ bên Ả Rập em mới gọi điện về nữa.
Tháng 7/2021 gia đình mất liên lạc với em. Ngày 13/7 công ty gọi báo H’Xuân đang nằm trong bệnh viện, bảo là H’Xuân bị suy tim. Gia đình em đã yêu cầu  chụp một cái hình gởi về cho gia đình, nhưng mà công ty bảo là không được phép chụp hình. Tới ngày 17/7 họ báo là H’Xuân đã tử vong”
“Bên công ty bảo gia đình ủy quyền cho họ làm thủ t���c chôn cất ở bên kia. Gia đình chưa làm cái thủ tục nào hết. Bây giờ đang làm giấy ủy quyền để đưa xác em về”.
Được hỏi về nghi vấn H’Xuân Siu không chết vì suy tim mà chết vì bị chủ đánh, cô H’Soan nói cô tin chắc H’Xuân chết vì bị đánh. Cô H’Soan còn gởi cho RFA đoạn băng ghi âm lời H’Xuân gọi về từ Ả Rập Xê Út mà cô dịch ra tiếng Việt như sau:
“Em H’Xuân nói em xin nghỉ ngơi mà bà chủ không cho nghỉ. H’Xuân bị đau đầu rồi mà bà chủ vẫn đánh. Cả đêm H’Xuân không ngủ  được vì bị đau mắt. Họ độc ác với Xuân lắm. Xuân có gọi cho Nhung (môi giới) nhưng đổi lại Nhung không chịu giúp đỡ còn chửi lại H’Xuân. Cuối cùng H’Xuân bảo không chịu ở nhà bà chủ đó nữa”.
“H’Xuân có nói với bà chủ rồi mà bà chủ vẫn đánh và không cho H’Xuân nghỉ ngơi. Cứ làm miết giờ này tới giờ khác. Rồi H’Xuân có gọi cho Nhung với Khánh, bảo cố gắng rồi mà không làm nỗi nữa, mệt quá. H’Xuân xin với Nhung với Khánh cho về văn phòng nhưng họ không cho,  bảo sợ dịch bệnh mà H’Xuân chỉ bị ốm với mệt thôi. H’Xuân bảo là ở thêm mấy ngày mấy tháng nữa rồi khi nào có chuyến bay thì H’Xuân sẽ về”.
Không riêng H’Xuân mà còn trường hợp H’Ngọc Niê đã về nước tháng mười năm ngoái, chưa kể hai trường hợp vị thành niên khác cũng bị lừa đi làm gia nô như H’Xuân và H’Ngoc. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết:
“Đó là hai em Siu H’Chiu và R’Ma Nguyệt, vẫn còn ở bên Ả Rập Xê Út. Nếu để ý thì thấy VINACO nhắm vào các em vị thành niên người Tây Nguyên sống xa thành thị như em H’Xuân bị bà Lê Thị Toàn gạ đưa đi Thanh Hóa chơi mà gia đình không hề biết. Thành ra khi mẹ về, chị về thì không thấy H’Xuân đâu nữa”.
Từ buôn làng của huyện E H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, H’Ngọc Niê kể về em như sau:  
“Em sinh năm 2003, người dân tộc Ê Đê. Những người môi giới ở Thanh Hóa kéo vô trong buôn em, bảo là đi bên kia sung sướng, giúp được gia đình, nghèo thế này ở nhà làm gì. Thế là bọn em đi luôn. Em 15 tuổi, môi giới làm hộ chiếu giả mà em không biết, cứ đi theo cô Toan với lại anh Tùng, anh Sơn. Tới chuyến bay Nội Bài-Dubai người ta mới đưa hộ chiếu cũng tên H’Ngoc Niê nhưng lại  sinh năm 1997”.
Tháng 10/2018 H’Ngoc Niê đặt chân tới Ả Rập Xê Út, bắt đầu làm việc không hở tay trong nhà chủ xứ này:
“Ngủ ba bốn tiếng người ta đã kêu dậy. Đang ăn nó kêu đi làm. Nói chung gia đình nó ăn cả ngày luôn, mình làm còn nó chỉ có ngồi, xong việc này nó kêu làm việc kia nữa”.
Dẫu đầu tắt mặt tối nhưng H’Ngọc Niê vẫn thấy mình may mắn hơn các chị em khác vì không bị chủ đánh đập. Những lúc quá nhọc  cô gọi cho đại diện VINACO ở Ryadth, lần nào cũng bị môi giới rầy rà, nạt nộ rằng ‘người ta làm được mày cũng phải làm được’
“Lúc đầu  em gởi tiền về cho mẹ được hai tháng, làm một năm thì không gởi nữa vì bà chủ không trả tiền. Khi nghe người ta đồn có dịch, em bảo bà chủ kiểu như là đưa tiền cho văn phòng Việt Nam đặt vé, người bên đấy là anh Khánh và anh Tùng”
“Em về Việt Nam tháng 9/2020, môi giới bảo em về là không cho ai xem hộ chiếu, bất cứ ai cũng không cho xem”
“Em bảo  môi giới nói đi bên kia sung sướng không muốn về, không ngờ đi là mệt mỏi mất ăn mất ngủ, bảo tại sao hỗ trợ người ta tầm 20, 30 triệu mà hỗ trợ em có 5 triệu thôi. Nó bảo tại em không biết làm việc, nó so sánh em với Siu H’Xuân đấy”.
youtube
Người tên Khánh mà cả H’Xuân Siu và H’Ngọc Niê nhắc tới là ông Nguyễn Quốc Khánh, chuyên trách người Việt lao động ngoài nước trong Đại Sứ quán Việt Nam ở thủ đô Ryadth của Ả Rập Xê Út.
RFA gọi vào số của ông Nguyễn Quốc Khánh nhưng ông không bắt máy.
Khi gọi về công ty VINACO ở Thanh Hóa, nhân viên tên Thy trả lời là VINACO được chính quyền địa phương cho phép tuyển người ra nước ngoài làm việc:
“Về vấn đề này chị hỏi trực tiếp lãnh đạo công ty hay gọi cho chính quyền địa phương, em không hề biết thông tin nào”.
Được yêu cầu chuyển đường dây cho bà Lê Thị Toan, là người đã tiếp cận các em gái dân tộc, nhân viên tên Thy vội vàng dập máy.
Luật  pháp Việt Nam nghiêm cấm hành vi dụ dỗ, lừa gạt, bắt buộc trẻ vị thành niên vào đường lao động khi chưa tới tuổi, là khẳng định của ông George Blanchard, Giám đốc tổ chức Alliance Anti Traffic Liên Minh Chống Buôn Người, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001:
“Từ 2004 đã có mấy công ty ngoài Trung, ngoài Bắc, mục tiêu của người ta là tìm kiếm buôn bán người. Cả những người Việt bị bán qua Malaysia là cũng mấy công ty đó”
“Tôi cũng làm về giáo dục phòng ngừa ở mấy khu dân tộc miền Trung. Người dân tộc đời sống còn khó khăn nên là dễ bị lừa, bị bán đi, nên là mấy em vị thành niên 15 tuổi bị lừa đi Ả Rập Xê Út làm ô xin”
“Có thông tin về mấy chuyện đó là tôi làm báo cáo cho bên công an được. Công an theo dõi và đã bắt nhiều người lắm”.
Chuyện lừa gạt buôn bán trẻ dưới tuổi lao động ra nước ngoài, vẫn lời ông George Blanchard, không phải một hay hai người làm được mà phải cả một đường dây trong ngoài cùng phối hợp thì mới thành.
nguồn : https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/under-aged-montagnards-working-as-maids-in-saudi-arabic-09242021194224.html
Mình có nói về những vụ này trước đây : LINK từ báo VOA Việt Ngữ nếu ko vào dc link thì dùng app 1.1.1.1
6 notes · View notes
cayeutinh · 5 years ago
Text
RUY BĂNG VÀNG, VÀ HOA.
Hôm nay mình nhận được email của một bạn nam mới ra tù tên D., còn rất trẻ tuổi. Đầu thư bạn ấy nói là mong được giúp, nhưng cả thư mình không biết điều bạn ấy cần giúp cụ thể là gì, vì bạn chỉ viết tâm sự về việc sau khi ra trại thì cuộc sống vất vả, khó khăn trong tái hoà nhập cộng đồng. Bạn được cô Phượng (một cô giáo về hưu mà mình quen, cô là nhà hảo tâm rất hay giúp đỡ những người bất hạnh) giới thiệu làm việc ở một số nơi, nhưng nơi nào cũng không trụ được vì bị đàm tiếu, họ tránh xa bạn ấy vì cái mác "đi tù về". Đến bây giờ, bạn nam này cảm thấy quá mệt mỏi, nhiều khi nghĩ "bỏ đi biệt xứ hay ra cầu nhảy xuống" cho xong.
Lại nhớ hôm trước nói chuyện với An, em có hỏi mình rằng "Những người đi cải tạo về có ổn hơn không?"
Tùy người. Ai biết quay đầu là bờ, quyết tâm sống lương thiện thì sẽ làm lại cuộc đời.
Còn có những người chán đời, vào tù để lên số má, tìm đại ca, thì sau khi ra tù lại ngựa quen đường cũ.
Và cũng có những mảnh đời như bạn nam này, khi vừa trở về bơ vơ chưa kịp hoà nhập xã hội đã phải chịu sự kì thị xa lánh của cộng đồng. Mình có viết về tác hại của sự gán nhãn vài lần rồi. Người bị gán nhãn xấu dần trở nên buông xuôi, chấp nhận, không còn phấn đấu hay tự tin - thậm chí họ nảy sinh ý nghĩ "đã mang tiếng xấu thì tao sẽ thành người xấu luôn".
Tái hoà nhập cộng đồng luôn là con đường chông gai.
Cuối cùng, mình đã trả lời email của D. như sau:
[ D. thân mến,
Em từng nghe bài hát "Tie a yellow ribbon round the old oak tree" chưa? Câu chuyện có thật đằng sau nó thế này:
Tie A Yellow Ribbon ‘Round The Old Oak Tree được yêu mến đến giờ này là bởi nó ẩn chứa một câu chuyện rất cảm động, là cảm hứng để nhạc sĩ sáng tác nên bài ca bất hủ.
Chuyện kể về một tù nhân vừa mãn hạn 3 năm tù, giờ là lúc anh lên xe bus để về nhà. Đó là một chuyến xe đong đầy cảm giác hoang mang, vô định.
Trước đó, người đàn ông này đã viết một lá thư cho người yêu thông báo rằng anh sắp mãn hạn tù và nếu cô còn thật sự yêu anh và chờ anh trở về thì hãy buộc dải băng màu vàng lên cây sồi già trước cửa nhà.
Chuyến xe bus sẽ chạy vào thị trấn và có chạy ngang qua nhà, nếu nhìn thấy dải băng vàng, anh sẽ xuống xe, còn không anh sẽ ngồi trên xe và đi tiếp.
Đối với người đàn ông, dải băng vàng có ý nghĩa quyết định sống còn. Nếu nó hiện diện trên cây sồi thì có nghĩa tình yêu của cô gái dành cho anh vẫn còn. Nhưng nếu nó không hiện diện thì đó cũng là một thông báo đơn giản “Anh không còn hiện hữu”.
Người đàn ông chìm vào cảm giác mệt nhọc, không biết điều gì đang chờ đón mình phía trước. Lộ trình ngày càng ngắn dần, và khi chiếc xe bus rẽ vào thị trấn thì người đàn ông không còn đủ sức để đối diện với sự thật. Cuối cùng, anh kể cho người tài xế nghe câu chuyện của mình và tâm sự rằng “tôi dường như vẫn còn bị kết án và cô ấy là người nắm chiếc chìa khóa mở xích. Chỉ cần một dải băng màu vàng hiện lên là tôi sẽ được tự do thật sự”.
Người đàn ông không đủ sức để nhìn sự thật qua cánh cửa và nhờ tài xế nhìn giúp, rồi sự thể thế nào sẽ tính tiếp.
Và rồi khi xe đi ngang qua nhà, tất cả mọi người trong xe reo lên ầm ĩ. Không thể tin nổi, ngay trên cây sồi trước cửa nhà là hàng trăm dải băng vàng đang tung bay trong gió. Cả người yêu lẫn cha mẹ, gia đình, bạn bè anh đều đã tới buộc dải ruy băng vàng trên cây sồi, dẫn lối đón anh về nhà.
Trong cơn sung sướng điên cuồng, người đàn ông oà khóc và hét lên “I’m Comin’ Home” (Tôi đang về nhà).
D. thân mến,
Luật pháp mang tính giáo dục và răn đe, chứ không phải để trả thù. Khi chấp hành hình phạt, em đã "trả giá" cho sai lầm của mình. Ra tù rồi, đây là một cuộc đời mới để em làm lại từ đầu. Chắc chắn sẽ nhiều thử thách chông gai, nhiều sự kì thị dèm pha của người đời, nhiều những lúc em cảm thấy bản thân mình đầy căm giận, nhiều khi mệt mỏi muốn gục ngã, và nhiều khi muốn buông xuôi, thả trôi bản thân theo cám dỗ cuộc đời...
Mọi thứ thật khó khăn, em nhỉ?
Nhưng vẫn sẽ luôn có những dải ruy băng vàng đâu đó đón chờ để dẫn lối cho em. Như bố mẹ em vẫn đợi em về. Như cô Phượng vẫn luôn quan tâm đến em. Và xã hội còn thật nhiều người tốt sẵn sàng mở rộng vòng tay với em.
Trước đây chị từng tham gia dự án "Từ trại giam đến niềm kiêu hãnh". Em biết không, có rất nhiều người sau khi ra tù đã khẳng định được chính mình, trở nên thành công. Ví dụ như bác Dũng Tân ở Thái Nguyên, trước đây có biệt danh "Dũng K Cơ". Bây giờ bác là một doanh nhân nổi tiếng, kinh doanh đá quý, làm chủ một Trung tâm thương mại và du lịch... Chỉ cần mình chuyên tâm sống tốt, trời sẽ chẳng phụ lòng người đâu em ạ.
Em dũng cảm lên, những công việc sắp tới của em là những thử thách để em vượt qua đó. Đừng buông xuôi, em nhé, cuộc sống này còn nhiều cơ hội, thế gian rộng lớn biết chừng nào. Nếu như những công việc sắp tới cô Phượng giới thiệu cho em tại nơi em sống mà đồng nghiệp ở đó vẫn cô lập em, thì em thử tìm việc ở tỉnh khác xem sao? Do em mới ra tù nên họ còn chú ý. Đi làm xa một thời gian, sau này trở lại đâu ai nhớ quá khứ nữa.
Cuối thư, chị muốn gửi em ảnh mấy bông hoa. Đây là cành hoa chị hái từ trại giam số 2, do phạm nhân trong ấy trồng và chăm sóc.
Khi hái về, đó chỉ là một cành hoa nhỏ, không có rễ. Chị cắm nó xuống đất ẩm, tưới nước hàng ngày. Nó vất vả mọc rễ, đâm thêm chồi, rồi tiếp tục nở hoa. Thấy nó "một thân một mình", chị ra chợ hoa mua thêm ít cây cùng loại để trồng chung. Bây giờ chị có một chậu cây thật đẹp, không phân biệt được đâu là cây từng ở trại giam nữa. Chẳng cần biết xung quanh thế nào, quá khứ ra sao, cây hoa ấy vẫn cố sinh tồn, đâm sâu bộ rễ và vươn cao nở hoa giữa đất trời.
Chị tin là cây cối hay con người đều vậy. Ai cũng có giá trị đặc biệt của bản thân mình, dù xung quanh có ra sao thì giá trị của họ vẫn không thay đổi. Chỉ trừ khi em đánh mất chính mình, đừng để thế giới này đạp em gục ngã, đứng lên nào chàng trai! ]
Hy vọng chàng trai ấy có đủ mạnh mẽ và đủ niềm tin để vững bước.
May mà có những người như cô Phượng để tui thấy đời này còn dễ thương.
.Lê Bảo Ngọc ( Cáo Nhỏ)
____
Đây là bài viết do một người bạn của Cá, chị ấy là luật sư tự do, một người xinh đẹp và tốt bụng, chị ấy gần như giúp tất cả mọi người, với đủ loại hình thức. Cả đời này Cá ngưỡng mộ chỉ 3 người: một là ba của bạn thân, một người thầy đáng kính, dùng toàn bộ thời gian quý giá của cả đời đi giúp đỡ những mảnh đời lạc bước. Hai là chị Cáo, kiểu người như chị, có thể nói tìm cả đời cũng chẳng tìm thấy ai khác giống chị, một người mà nếu như ngày mai tận thế, hôm nay chị vẫn sẽ cười thật tươi và nói với mọi người "hẹn lần sau, chúng ta gặp lại". Ba là bạn trai hiện tại của Cá, bạn biết không, nếu thực sự ngày mai tận thế, anh ấy sẽ là người dẫn Cá đến gặp chị Cáo, và tặng cho Thầy một gói trà nhỏ. Nắm tay Cá rồi chậm rãi chờ bình minh của kiếp sau...
Tumblr media
132 notes · View notes
samemsp-blog · 4 years ago
Text
Con Chim 9 Màu
I. Dàn diễn hòn nữ đình đám một thì mức 'Nhật ký vàng anh' ngày ấy hiện thời vào sao
Ngày nay, youtuber xuất hiện thời hàng loạt, các chênh Youtube đặng bật ra như một ồ lưu tạo vật theo trên dưới tiền online. Chỉ cần mở Google, làm thòng chữ "kiếm tiền trên internet", người đọc sẽ nhấn đặng dây trăm bài viết lách chỉ dẫn kĩ càng, hệt tiết cách ngần tiền online từ các trang web hay là qua các chênh Youtube, Facebook, Twitter. to lên, tớ quách học, rồi nhiều vị mê say khoảng tiền song xin nửa đầu hàng chốn nào chốn kia, nhưng tôi vẫn không trung cảm để tiến đánh việc này. Trường hiệp xuất khẩu thóc lề thói và nép nếp, người khai thương chính ghi tuyền mẽ căn số dính líu hóa là 1006.
Solo, hoá hòn năm nhất hoa Âm nhạc, nhiều trạng thái nhiều đặt bất căn cứ thứ giống anh ấy muốn chỉ cạ đơn cái búng tay. chẳng những cố, họ tặng biết quờ những gì đang lắm đều từ bỏ bản cơ thể đánh bởi thế. hầu chấy Minh đẻ sống, diễn hòn Việt Anh còn bất thần rao bán/ biếu mượn căn hộ anh và gia ách rỏ trước cơ kiêng kị hoá sống với lý vì dời ra TP. Và canh nàng hãy chóng vánh “tận dụng” sự quan tâm đấy đặt phân phát triển đánh việc kinh doanh hạng bản thân thể. Việc sắm online cũng giúp bạn kiệm ước nhằm khoản tổn phí chạy lại đáng thuật chập chớ nếu di chuyển có chốn được mua có huê dây khác nhau. tui leo lên đứt lan gàn, người phai đường chỉ trỏ lắm có.
II. Shipper bị thúc giục giao dày 13 ly trang lứa sữa nhưng mà tới chốn thời khách khóa máy, tính danh hạng gác gái 'bùng' vấy khiến lắm người chán ngán
Trong tương lai cận, iamSale sẽ kết tiếp kiến thêm lắm kênh bán hàng trong suốt và ngoài nước giúp người Việt lắm dạng phân phối rộng hơn cũng như xuất khẩu quán hóa vào ả trường học quốc tế chỉ bằng những củng click chuột" - Nhật cho biết thêm. cùi (23 thời đoạn, viên chức văn phòng tại TP. tui muốn cho mọi rợ nữ giới biết rằng hụi tương xứng đáng cùng vẻ đẹp cụm từ tao. Theo Kas Nguyen/Nhịp sống Việt/Báo sơn hà. hình mẫu lý tưởng mực PewPew nuốm nà?. trong suốt đoạn clip Dương sa bị hành hung rất giàu người vẫn sử dụng điện thoại tảo phim, chụp hình (hình kí từ bỏ video).
Tuy nhiên, nhiều đơn căn số cỗ phận chứ nhất trí bởi vì điều nào gây hình hưởng tới nhu cầu “sống ảo” hay trang mục đích kiêng kị tiền online mực tàu tôi. Tuy nhiên, giàu một số cỗ phận chứ tán thành vì chưng điều nào là hoi ảnh hưởng tới nhu cầu “sống ảo” hoặc trang mục mục tiêu quãng tiền online mực trui. cạc hóa đơn nào được kê khai thuế khoá đầu vào tại 05 tiến đánh ty bởi Lê ả Lan que vách lập và thường trực tiếp kiến điều hành gồm: đả ty cổ phần viễn thông đạt và giải trí số Việt Nam, đả ty THHH phân phát triển xê vụ và tiêu khiển bẳn Việt, làm ty THHH truyền am tường BIBO, Công ty cổ phần Công nghệ và nhỉnh vụ NETVIET, đả ty TNHH đánh nghệ thương mại và truyền thông đạt Tam Giác. chả để đến đại hồi mệnh chung rồi mới biết trân quý trọng! mà vẫn trân coi trọng những giống bạn còn giàu.tính mình như đồ ông, nói là làm không trung đừng bi lụy, tiếc nuối. Lúc đó chị “đóng cửa” vơ những mu quan tiền hệ xã giao.
III. Tháng nào cũng xài trưởng tuyệt trần tiền, bê chất mắng ăn xài lãng phí khiến tôi tức chế nói ra sự thật khiến bà lặng thinh
Ngày nay, youtuber xuất hiện nay dãy loạt, các kênh Youtube được bật vào như đơn ù lưu háp theo tầng tiền online. trong suốt đó rầm rộ nhất là hệ thống cạc website dạy cách đả nhiều và tầm tiền online như: kiemtienfuturenet. kể mực "phòng vệ ngoại nhập" không trung nếu như là "ngăn trở gia nhập cảnh”. với ý rằng Gạo nếp gạo lãnh đạm thoả phần nào vực dậy lan truyền hình bên trai, làm cho danh thiếp diễn hòn thắng nhiều người biết tới hơn nhưng mà thiệt trạng phim truyền hình hẵng giậm chân tại chỗ vài ba năm rồi và hiện thời hử có chửa khởi sắc. trớt sự tang lại, Hoài Lâm toan hướng đến một thòng lạc khác, chớ phải bolero thuần tuý như trước đấy anh hát. áo xống bởi vì các shop nhằm chữa đốn là tự size to xuống size rỏ, nới từ bỏ size rỏ rộng vào hay là lắp lại nhãn hiệu nhãn.
Theo cộc cằn thuế má, sắp tới có tài khoản Facebook sẽ bị triệu xấp. cực điểm là xong xuôi clip. nhát dùng gần cả tiền, Morris hẵng nghĩ ra cách cữ tiền online và số tiền đầu tiên anh quãng nhằm là nhờ vả vào việc tạo tài khoản, sau đấy đăng tải lại các bài xích đăng mức những người khác. Góp ý trớt lôi cuốn đề pa này, Luật sư Nguyễn Hưng Quang lấy thí dụ, kinh dinh online năng độ tiền online là một khuynh hướng kinh doanh khá nổi bật tại Việt Nam trong suốt độ 5-7 năm tang lại đây. lát đặng hỏi sau nè muốn đánh nghề hệt, tem nói: “Con muốn trớt bán sách hệt bố”. vì sao khách dính mức tao đều là người to giai đoạn, 55% đều là những người nhiều lùng giai đoạn hơn 30 trở thành, còn lại đơn số mệnh rất mỏng là cạc bạn trẻ.
Con Chim 9 Màu
Mạng xã hội: Twitter | Pinterest | Google Site | Scoop | Reddit | Tumblr
Thông tin chơi bầu cua, xóc đĩa, nổ hũ,... online
Mọi mẹo chơi các trò casino online mà bạn cần để thắng nhiều tiền nhất có thể.
Địa chỉ: 285 quang trung phường 10 gò vấp tp hồ chí minh, zipcode 700000.
Phone: +85264860069
Ngay sinh: 11/11/1985
Website: https://conchim9mau.com
1 note · View note
lemodo · 5 years ago
Text
Tumblr media
Đồng Tâm, Hương Cảng và tự do báo chí
[góc nhìn của sinh viên báo chí và tổng hợp những link quan trọng về vụ án Đồng Tâm]
Chỉ số tự do báo chí của Việt Nam năm 2019 là 74,93 điểm, xếp thứ 176/180 nước được khảo sát bởi tổ chức Phóng viên không biên giới. Tuy nhiên một số người làm báo phục vụ nhà nước lại cho rằng Việt Nam là một nước có tự do báo chí hàng đầu thế giới. Lập luận của họ đưa ra là chúng ta "tự do trong khuôn khổ pháp luật". Vậy khuôn phổ pháp luật đó là gì, do ai đặt ra, phục vụ và bảo vệ ai?
Cách mạng Hương Cảng (Hongkong) và sức mạnh của báo chí tự do
Hơn nửa năm qua, cứ đều đặn chủ nhật hàng tuần thì người Hương Cảng lại xuống đường tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền của họ. Cả thế giới được dịp ngắm nhìn và ngưỡng mộ họ. Chính quyền Đài Loan thậm chí lắp sẵn màn hình lớn ở quảng trường để chiếu trực tiếp cho người dân xem tận mắt sự dã man, tàn bạo của cường quyền Trung Cộng. Trong quá trình vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2, bà Thái Anh Văn đã tận dụng rất tốt cơ hội này để chứng minh cho người dân thấy sự đúng đắn trong chính sách cứng rắn của mình với chủ quyền quốc gia trước hiểm hoạ thôn tính của cộng quyền.
Thử tìm lại những video, hình ảnh trong những đợt biểu tình tại Hương Cảng, chúng ta dễ dàng nhìn thấy bên cạnh người cảnh sát đánh đập dã man sinh viên luôn có những nhà báo, phóng viên tác nghiệp một cách tự do. Đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong thời đại này thì không thể thiếu truyền thông, và truyền thông phải độc lập với chính quyền. Hương Cảng có điều đó. Hương Cảng đã cho cả thế giới thấy rằng tự do vô cùng quan trọng, họ thà mất tất cả nhưng nhất định phải bảo vệ quyền tự chủ của mình.
Nhiều nơi khác cũng bị Trung Cộng đàn áp dã man không kém như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông hay cả người Hán cũng sống không yên chết không xong với cường quyền. Hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị đưa vào trại cải tạo, hàng ngàn sinh viên bỏ mạng tại Thiên An Môn. Tất cả đều là những bài học xương máu với chính sách bá quyền của Trung cộng. Nhưng chúng ta chỉ tận mắt nhìn thấy bạo lực khi cộng sản Trung Quốc đàn áp người xứ Cảng Thơm. Vì Hương Cảng có báo chí độc lập.
Sức mạnh của báo chí Việt Nam thời thuộc địa Pháp 100 năm trước
Thử nhìn lại một vụ án tương tự từng xảy ra tại Việt Nam cách đây 100 năm để thấy rõ tác động của báo chí và truyền thông độc lập: vụ đồng Nọc Nạng.
Năm 1928, ngay sau khi xảy ra vụ án, báo chí Sài Gòn lập tức vào cuộc, phóng viên xuống tận nơi điều tra, họ đua nhau phản ánh về Nọc Nạng. Báo chí đã tạo ra dư luận từ mọi thành phần xã hội, kể cả thực dân Pháp, đều đứng về phía những người nông dân mất đất. Họ chịu bất công quá lộ liễu, không khác gì Đồng Tâm bây giờ.
Thời đó, phóng viên Lê Trung Nghĩa (báo tiếng Pháp La Tribune Indochinoise ) đã nhờ hai luật sư Tricon và Zévacon biện hộ cho gia đình Biện Toại. Tại tòa, tất cả báo chí Sài Gòn đều có mặt. Tòa Đại hình Cần Thơ (với chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, các luật sư biện hộ miễn phí cho bị hại cũng đều là người Pháp) đã tuyên thắng cho nông dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã xây dựng vụ án này thanh phim để phục vụ mục đích tuyên truyền, phản đối sự tàn ác của chế độ thực dân thời đó. Phim truyền hình Đất Phương Nam, năm 1997, đề cập đến vụ án Nọc Nạng trong tập 9.
Có thể nói chính báo chí độc lập đã góp phần định hướng dư luận xã hội đứng về phía sự thật. Chẳng người lương thiện nào muốn đứng về phía dối trá, bạo lực, cường quyền. Vụ án Nọc Nạng cho thấy báo chí độc lập đã góp phần thúc đẩy các phong trào yêu nước, chống bạo quyền phát triển mạnh mẽ hơn.
Đồng Tâm và nền báo chí không đứng về phía chính nghĩa
Có một điều mà bất cứ người học báo nào tại Việt Nam đều cũng phải biết, rằng "báo chí là công cụ tuyên truyền của đảng và nhà nước; báo chí phải tuyệt đối trung thành, bảo vệ và phục vụ chế độ". Khá rắc rối khi mà báo chí cách mạng luôn cho rằng thông tin mà họ phản ánh phải luôn trung thực khách quan nhưng lại phải đảm bảo tuân thủ đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước. Trong trường hợp chủ trương của đảng và nhà nước không đúng thì sao?
Có rất nhiều bài viết phân tích rất rõ vụ án Đồng Tâm và cái chết oan ức của những nạn nhân ở đây. Rất nhiều video, tài liệu, thông tin có thể dễ đang tìm được trên các trang mạng (đính kèm ở cuối bài viết). Nhưng vẫn có rất nhiều người chỉ tin vào thông tin từ báo đảng, những bài báo đó có lẽ không cần dẫn lại. Những thông tin đó thì báo đài ta cũng chỉ được phép đưa lại từ thông cáo của Bộ Công an.
Ngoài ra, nhà nước Việt Nam đã bác bỏ yêu cầu của báo chí quốc tế về việc cho phép họ tiếp cận Đồng Tâm. Chẳng những không cho báo chí tiếp cận Đồng Tâm, cơ quan chức năng cũng không để báo chí trực tiếp tiếp cận gia đình của 3 chiến sĩ công an đã hi sinh. Mặc dù 3 chiến sĩ này đã được Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất.
Đã vậy, công an còn hăm doạ những người yêu công lý và sự thật bằng cách bắt giam những người lên tiếng phản ánh về vụ án trong mấy ngày qua. Luật sư tham gia bảo vệ những người dân cũng bị chặn đường doạ bắt. Ngoài việc tung tin lũng đoạn sự thật, xuyên tạc hình ảnh người đảng viên 50 năm tuổi đảng, trung thành với lý tưởng cách mạng (ông Lê Đình Kình), Bộ Thông tin và Truyền thông thậm chí còn gọi điện cho đại diện Facebook yêu cầu gỡ bỏ những bài viết trái chiều về Đồng Tâm.
Tuy nhiên, trong thời đại mà truyền thông phát triển, len lõi đến từng ngóc ngách của xã hội thì việc định hướng dư luận, cấm đoán quyền tự do thông tin của người dân là không thể. Mọi thông tin chúng ta có được hiện nay đều đến từ gia đình cụ Lê Đình Kình và người dân Đồng Tâm thông qua mạng xã hội facebook. Và tất cả các thông tin đó đều cho thấy rằng kẻ xuyên tạc sự thật ở đây chính là đảng cộng sản và nhà nước do đảng này quản lý.
Lối thoát nào cho quyền lực thứ tư?
Đồng Tâm giúp chúng ta rút ra nhiều bài học cho nhiều ngành nghề trong xã hội. Mỗi ngành nghề lại cần phải đưa ra rất nhiều so sánh dựa trên những hệ qui chiếu khác nhau để đánh giá, đo lường. Những quan điểm trái chiều trên những hệ qui chiếu khác nhau đôi khi lại trở thành mâu thuẫn, nhưng Mác dạy "mâu thuẫn là nguồi gốc của sự phát triển".
Theo Hiến pháp thì Việt Nam chỉ có một đảng được quyền lãnh đạo (không có mâu thuẫn), Quốc hội thì không được minh bạch tranh cử, bầu cử mà phải được đảng chỉ định; luật pháp, hiến pháp cũng chưa một lần được người dân phúc quyết; tam nguyên quyền lực thì bị bị độc quyền kiểm soát bởi đảng cộng sản. Quyền lực thứ tư thuộc về báo chí cũng bị một đảng thao túng. Đến thời điểm này, những người có nhận thức đã không thể dùng từ "chính thống" để nói về báo chí bị kiểm soát bởi cộng quyền. Thay vào đó là báo chí cách mạng, báo chí nhà nước để nói về những người làm báo theo chỉ đạo của hệ thống cầm quyền.
Người làm báo phải biết nhận diện sự thật, đối diện sự thật và phải đưa được sự thật đến với công chúng, bằng cách này hay cách khác. Nếu được yêu cầu tung tin giả, thì vẫn còn hai sự lựa chọn là không đưa, hoặc sử dụng ngôn ngữ báo chí sao cho người đọc nhận diện ngay là tin giả, viết theo chỉ đạo. Đó chính là cách để xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai lâu dài của nền báo chí trung thực, minh bạch và tự do.
______
Quan điểm của người viết về những vụ án như Thủ Thiêm, Lộc Hưng, Tiên Lãng, Cồn Châu, Vũ Thư, Đồng Tâm là như nhau và trước sau như một. Nó nằm ở câu nói của luật sư Tricon trong phiên toà vụ án Nọc Nạng: "Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và m��u của họ lên đó".
Nọc Nạng được thực dân Pháp bảo vệ, Hương Cảng được thực dân Anh bảo vệ, còn cộng sản thì bảo vệ ai, bảo vệ cái gì ngoài quyền lợi của họ?
_____
Dẫn lại một số đường link có thể tham khảo để hiểu thêm về vụ án tại Đồng Tâm mấy ngày qua.
Người dân thực hiện video trước khi cảnh sát tiến vào Đồng Tâm:
https://fbwat.ch/1i4e2b1S8feNGuxY
Trực tiếp cảnh cảnh sát tiến vào Đồng Tâm và xả súng vào nhà dân:
https://www.facebook.com/641463826338241/videos/602459523900481/
Cơ quan chức năng phá sóng điện thoại, internet tại Đồng Tâm để hạn chế thông tin đàn áp bị lan ra ngoài:
https://m.youtube.com/watch?v=qW9imga61qY
Con gái ông Lê Đình Kình kể lại về cái chết của cha mình:
https://www.facebook.com/RFAVietnam/videos/624263828319854/
Vợ ông Kình khóc thương chồng:
https://www.facebook.com/lavietdung/videos/10157994902042328/
Nhận định của pháp y:
https://www.facebook.com/100006434870302/posts/3152946324929832/?d=n
Bài viết mô tả khung cảnh đám tang ông Lê Đình Kình trên VOA:
https://www.voatiengviet.com/a/dam-tang-ong-kinh-bi-giam-sat-chat-vo-ong-cao-buoc-canh-sat-tra-tan/5243240.html
Hiện trường nơi 2 cảnh sát tử vong:
https://www.facebook.com/100005094704754/posts/1386659091513901/
Kế hoạch 15 ngày quyết thắng:
https://www.google.com.vn/amp/s/www.voatiengviet.com/amp/5238526.html
Bảng câu hỏi phỏng vấn của nhà báo Phạm Đoan Trang gửi Bộ Trưởng Bộ Công an Tô Lâm:
https://www.facebook.com/641613321/posts/10158214504968322/?d=n
Một số nghi vấn của người dùng fb tại VN:
https://www.facebook.com/100004456304777/posts/1452073551617841/?d=n
''Vụ Đồng Tâm'': Một tiền lệ ''hết sức nguy hiểm'' cho Việt Nam, bài phỏng vấn GS Hoàng Dũng do RFI thực hiện:
https://www.google.com.vn/amp/s/amp.rfi.fr/vi/vi%25E1%25BB%2587t-nam/20200112-v%25E1%25BB%25A5-%25C4%2591%25E1%25BB%2593ng-t%25C3%25A2m-m%25E1%25BB%2599t-ti%25E1%25BB%2581n-l%25E1%25BB%2587-h%25E1%25BA%25BFt-s%25E1%25BB%25A9c-nguy-hi%25E1%25BB%2583m-cho-vi%25E1%25BB%2587t-nam
Ai chỉ đạo vụ Đồng Tâm:
https://www.facebook.com/100004289162781/posts/1606652616154362/?d=n
___
Trong ảnh: tranh sơn dầu "Đồng Tâm", họa sĩ Minh Kinh, ở Hải Phòng- từ Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
1 note · View note
giaypheplaodong-blog · 6 years ago
Text
Dịch vụ giấy phép lao động tại Hải Phòng
Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động tại Hải Phòng cho nguời lao động nước ngoài. Với kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi tin chắc sẽ xử lý mọi vấn đề và thủ tục cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất với giá rẻ nhất.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm nghề nghiệp cùng các luật sư cộng tác tư vấn, quý khách sẽ được tư vấn các thủ tục Visa, hộ chiếu, giấy phép lao động. Mọi giấy tờ được giao nhận tận nơi miễn phí, phương thức thanh toán đơn giản, linh hoạt, thời gian tìm kiếm, xử lý công việc nhanh chóng.
Các dịch giấy phép lao động tại Hải Phòng
1. Xử lí các trường hợp chưa đủ hồ sơ để làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hải Phòng.
Bạn thiếu lí lịch tư pháp => Chúng tôi làm thay lí lịch tư pháp
Bạn thiếu chứng minh kinh nghiệm => Chúng tôi làm cho giấy chứng minh kinh nghiệm
Bạn thiếu bằng cấp => Chúng tôi sẽ làm bằng cấp
Bạn không có giấy tờ gì chúng tôi vẫn làm giấy phép lao động cho các bạn
2. Xử lý các trường hợp khó khi làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hải Phòng.
Các trường hợp mất nhiều thời gian để thẩm tra, kiểm tra
Các trường hợp mà các đơn vị khác bó tay
Tại sao nên chọn Nam Phong làm giấy phép lao động tại Hải Phòng
Được tín nhiệm bởi những khách hàng lớn và uy tín.
Luôn tính toán chi phí để tiết kiệm tối đa cho khách hàng.
Tiết kiệm thời gian, công sức của khách hàng.
Giá tùy vào từng quốc tịch, công ty, vị trí công việc…
=>  Thời gian ra giấy phép lao động: 3 - 5 ngày làm việc, chúng tôi cam kết thời gian mà quý khách có giấy phép lao động là nhanh nhất tại Hải Phòng.
Liên hệ với Visa Nam Phong để có kế hoạch cho chuyến đi trong thời gian sớm nhất, để cảm nhận mình là thượng đế thứ thiệt.
Ngoài Hải Phòng, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ giấy phép lao động tại Hải Dương, giấy phép lao động tại Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang với thời gian làm giấy phép nhanh nhất, đúng hạn nhất.
Visa Nam Phong, dịch vụ giấy phép lao động tại Hải Phòng chuyên nghiệp và tin cậy. Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:
Dịch vụ giấy phép lao động giá rẻ tại Hải Phòng
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI DU LỊCH NAM PHONG
Địa chỉ: 14B/23/409 Miếu Hai Xã,P. Dư Hàng Kênh, Q. Lê Chân, Hải Phòng
Văn phòng đại diện: 631B Thiên Lôi, P. Vĩnh Niệm, Q. Lê Chân, Hải Phòng
Hotline: 0936.760.169 - 0782.114.666
1 note · View note
luatsungothaingochuyen · 2 years ago
Text
Luật sư Ngô Thái Ngọc Huyền
Luật sư Ngô Thái Ngọc Huyền - Phó Giám đốc Hãng Luật Thành Công với kinh nghiệm 06 năm luật sư tranh tụng tham gia giải quyết các vụ án: dân sự, hôn nhân gia đình ... Địa chỉ: Số 29/31 Lê Đức Thọ, Phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Email :  [email protected] Hotline : 1900 633 710 phím phím #luatthanhcong #luatsu #luatsutuvantranhchaphonnhan
1 note · View note
hoicodo · 4 years ago
Text
Cận Tết những kẻ trốn chạy tị nạn tại Thái Lan lại ngồi 'gặm nhấm' nỗi đau xa xứ
Cận Tết những kẻ trốn chạy tị nạn tại Thái Lan lại ngồi ‘gặm nhấm’ nỗi đau xa xứ
Cứ mỗi dịp Tết nguyên đán sắp đến thì những kẻ trốn chạy tị nạn lại thêm một lần đau đớn trong buồn tủi không chỉ lo về vật chất cho những ngày Tết mà đau đớn hơn là không được có mặt trong cái Tết đoàn viên, sum họp gia đình. Chỉ những người xa quê hương mới cảm nhận được nỗi buồn đến nỗi không biết làm gì để có thể bù đắp sự vắng mặt trong gia đình cứ mỗi dịp xuân về. Ấy vậy, những kẻ trốn chạy…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
tinworldcup888 · 2 years ago
Text
tin worldcup888: Giải võ thuật tổng hợp lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Sáng nay (3/6) tại Nhà thi đấu Cầu giấy, buổi họp báo công bố khởi tranh giải vô địch Sư tử võ thuật tổng hợp Việt Nam Lion Championship 2022 đã diễn ra.
Giải võ thuật tổng hợp lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Võ thuật tổng hợp Việt Nam tổ chức “Giải Vô địch Sư tử Võ thuật tổng hợp Việt Nam – Lion Championship 2022”. Giải đấu này giúp đánh giá kết quả tập luyện, khả năng thi đấu của lực lượng võ sĩ tham gia tập luyện Võ thuật tổng hợp tại các CLB, phòng tập ở các địa phương, các ngành trên cả nước; làm nổi bật vai trò, chức năng của Liên đoàn Võ thuật tổng hợp Việt Nam.
Giải đấu MMA mang tính chất chuyên nghiệp, tiến tới việc cử đại diện Việt Nam tham gia và tổ chức các giải đấu võ thuật mang tầm quốc tế. Đồng thời cũng thông qua thể thao khích lệ người dân tham gia rèn luyện nâng cao thể chất, tinh thần, ý chí, phát triển tài năng thể thao.
Xem thêm:  Kèo World Cup 2022
MC Thành Trung – người nổi tiếng hoạt động lĩnh vực showbiz cũng góp mặt trong giải đấu lần này với vai trò điều hành, tổ chức giải đấu. Anh cho biết: “Bóng đá có các giải vô địch, Champions League thứ Ba, thứ Tư và Europa League thứ Năm hàng tuần. Vì vậy, chúng tôi tổ chức giải MMA vào thứ Sáu hàng tuần để tạo ra thói quen xem cho khán giả”.
Giải MMA được tổ chức vào thứ Sáu hàng tuần để tạo ra thói quen xem cho khán giả Giải MMA được tổ chức vào thứ Sáu hàng tuần để tạo ra thói quen xem cho khán giả
‘Độc cô cầu bại’ Nguyễn Trần Duy Nhất – nhà vô địch thế giới các giải của Liên đoàn Muay Thái thế giới (WMF) 5 lần, có 4 lần thi đấu giành huy chương tại SEA Games bộ môn Muay Thái, khẳng định: “Tôi muốn được thử sức ở sân chơi mới. Từ những giải MMA mình có thể tìm kiếm những võ sĩ giỏi hơn, nhiều nhân tài đại diện cho Việt Nam tham gia các đầu trường quốc tế.
Chúng tôi muốn giúp mọi người hiểu rõ hơn về MMA và đó là môn thể thao hàng ngày, không chỉ thi đấu mà còn rèn luyện sức khoẻ. Cá nhân tôi muốn tập trung vào giải đấu, đánh vòng loại để đạt được vị trí cao nhất trong hạng cân của mình. Trong tương lai mong muốn là thành viên đại diện cho Việt Nam tại Liên đoàn MMA. Hy vọng rằng MMA sẽ phát triển tại Việt Nam và nhiều người đón nhận”.
Phó trưởng ban thường trực, ban chuyên môn Lê Minh Hà cho biết: “Giải đấu chuyên nghiệp MMA là viên gạch hàng đầu, từ năm nay các giải do Liên đoàn tổ chức sẽ có tính liên kết hàng năm, xây dựng thói quen các môn võ thuật tổng hợp, là sân chơi đa dạng với các võ sĩ, những người hâm mộ thể thao.
Khi bước chân vào sân chơi này thì phải theo luật thi đấu, đề cao tinh thần thượng võ, cái đẹp của môn thể thao. Thông qua những giải này gửi thông điệp tới các bạn trẻ, những người đam mê võ thuật là hãy thử sức mình, đây là sân chơi chuyên nghiệp có sự bảo đảm, có hệ thống trọng tài được đào tạo bài bản. Giải đấu cũng sẽ hướng dẫn các bạn đạt thành tích cao nhất ở các sân chơi mà các bạn mong muốn”.
‘Độc cô cầu bại’ Nguyễn Trần Duy Nhất – nhà vô địch thế giới các giải của Liên đoàn Muay Thái thế giới (WMF) tham dự giải đấu ‘Độc cô cầu bại’ Nguyễn Trần Duy Nhất – nhà vô địch thế giới các giải của Liên đoàn Muay Thái thế giới (WMF) tham dự giải đấu
Tính đến hết tháng 5/2022 đã có hơn 112 võ sĩ ở các hạng cân đăng ký tham gia. Trong số này có nhiều vận động viên tầm cỡ quốc gia và quốc tế như: Nguyễn Trần Duy Nhất - nhà vô địch thế giới các giải của Liên đoàn Muay Thái thế giới (WMF) 5 lần, là vận động viên bốn lần thi đấu giành huy chương tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á bộ môn Muay Thái.
Giải đấu năm nay sẽ gồm 3 hạng cân của Nữ (52kg, 56kg và 60kg) và 6 hạng cân của Nam (56–60–65–70–77–84kg), được tiến hành qua 3 giai đoạn. Vòng sơ loại diễn ra tại Hà Nội từ ngày 10-12/6, Đà Nẵng từ 17-19/6 và TP HCM từ 8-10/7. Vòng tiếp theo chọn võ sĩ vào chung kết được tổ chức trong tháng 9-10. Vòng chung kết tranh đai Lion Championship 2022 các hạng cân dự kiến được tổ chức tại đảo ngọc Phú Quốc vào tháng 1/2023.
Giải Vô địch Sư tử Võ thuật tổng hợp Việt Nam – Lion Championship 2022 có hệ thống giải thưởng lớn, từ 3 triệu đến 10 triệu đồng. Riêng VCK tranh đai, người giành chiến thắng sẽ nhận giải thưởng 200 triệu đồng, Á quân giành 40 triệu.
0 notes
cheryl-limerence-ares · 6 years ago
Quote
“Đúng là con ngốc! Cô chắc chắn có thể trở thành một nghệ sĩ dương cầm. Nhưng cứ như bây giờ thì không được. Có tài năng mà không có quyết tâm thì chẳng làm được gì cả…” (Nodame Cantabile Season 1 (anime) tập 15) “Có đôi khi quyết định một việc không hề khó khăn, chỉ cần có đủ dũng khí. “ (Nhân gian hoan hỉ – Tùy Hầu Châu) “Tham lam là ngọn nguồn của mọi tội ác, còn nhu nhược là kẻ đồng lõa lớn nhất.” “Đã thích là phải thích thật quang minh chính đại. Sợ hãi, rụt rè, do dự thật quá là khó coi.” (Thật lòng yêu em – Vi Cảnh) “Nhà không phải nơi để mày chờ đợi, mà là nơi khi ở phương trời xa, hãy nhớ tới.” (Thế giới lớn như vậy, tôi muốn ngắm nhìn | Trí ở phương xa – Tống Tiểu Quân) “Khi con phê bình, chỉ trích ai đó, con phải nhớ, không phải ai trên thế giới này cũng có được những điều kiện ưu việt như con.” “Chúng ta sinh ra để khác biệt, chúng ta giữ gìn cái khác biệt ấy trong việc tìm kiếm cái chung.” (Gatsby vĩ đại – F Scott Fitgerald) “Tôi hơi chột dạ, tôi nghĩ tôi cũng không thể nói cho cậu ấy biết, chán ghét chẳng qua cũng chỉ là cái cớ, phản bội tình cảm phần lớn là bởi vì trong cuộc sống xuất hiện cám dỗ mới mà thôi.” (Anh là ký ức duy nhất của em – Độc Mộc Châu) “Sư phụ nói, bất kỳ một mối quan hệ nào tan vỡ đều sẽ không phải là đột nhiên. “Phút chốc” trong lòng con, biết đâu trong lòng người khác kết quả đã dồn nén từ rất lâu.” (Nhất thiện tiểu hòa thượng) “Làm người tốt, làm việc tốt quen rồi dần dần sẽ bị nghiện. Khi bạn giúp đỡ một ai đó, tận mắt chứng kiến người ấy vì sự giúp đỡ của bạn mà hạnh phúc rồi cảm kích, bạn sẽ cảm thấy sục sôi nhiệt huyết, sẽ muốn lại được giúp người ta nữa! Đây là thứ cảm giác muốn được người khác cần mình, được khẳng định, được ngưỡng mộ nguyên thủy nhất trong sâu thẳm nội tâm con người.” (Nghe nói nhân duyên do trời định – Sói xám mọc cánh) “Thực ra từ nhỏ đến lớn anh ta cũng không biết một gia đình “bình thường” là như thế nào, gia đình cùng xây dựng với Lâm Gia Mộc chắc chắn cũng sẽ không “bình thường” cho lắm, nhưng đối với anh ta thì chính như vậy mới là bình thường, không phải sao? Nơi nào có tình yêu chính là nhà, ở bên cạnh người mình yêu chính là hạnh phúc.” “Lục Thiên Phóng nhận phù hiệu, mỉm cười. Chỉ cần người cậu ta quan tâm và người thật sự quan tâm đến cậu ta biết cậu ta là người tốt, cho dù tất cả những người khác đều nói cậu ta là người xấu thì cũng có gì quan trọng?” “Làm bất cứ chuyện gì vì dăm ba câu dạy đời của người khác là ngu xuẩn, nhu nhược và ích kỷ.” (Hướng dẫn xử lý rác thải – Mộng Lý Nhàn Nhân) “Đáng tiếc từ xưa đến nay chân lý luôn phải dùng máu tươi để đổi lấy.” (Tiểu hồng mao rơi vào tay đại sắc lang – Tô Tiếu) “Khinh Văn, chúng ta đều đang hạnh phúc đấy, cho dù cuối cùng mục đích của cậu không thể đạt được nhưng những gì đã qua là một trải nghiệm và đã có những kỉ niệm, như thế chẳng phải đã đủ rồi sao?” ” Cuộc đời không phải là tiểu thuyết, không nên quá quan tâm kết quả!” “khi biết tự yêu mình cũng là lúc dần dần lớn khôn.” (Cùng nhau viết câu chuyện của chúng ta – Mộc Tử Miêu Miêu) “…Bác sĩ, tại sao dạo này tôi thường cảm thấy anh chỉ sợ thiên hạ không loạn?” “Sao thế chứ! Tôi chỉ nghĩ rằng, con người nếu không trải qua một việc thì không thể nhận rõ thế giới, cũng chẳng thể nhận rõ bản thân. Có một số con đường nhất định phải trải qua, đừng vì sợ hãi mà có ý định tránh né.” (Bạch Dương và Sư Tử – Xuân Thập Tam Thiếu) “Anh Tiêu, tôi là một người bình thường. Người bình thường lại càng phải học cách tự lập tự chủ, nếu không, một ngày nào đó mất đi chỗ dựa sẽ rất khó sống tiếp giữa những tháng ngày không một ai quan tâm hỏi han, không môt ai giúp đỡ ủng hộ.” (Nhà đầu tư – Chung Hoa Vô Diễm) “Tôi bán đứt căn phòng đi, một mình đến Pháp học làm bánh, đây có lẽ là chuyện điên rồ nhất tôi làm trong đời này. Nhưng tôi biết, tôi không thể không tiếp tục trưởng thành.” (Đường Tâm Mật Ý – Bản Lật Tử) “A Tầm, đường vẫn còn dài, phải tiếp tục bay.” (Chuyện xưa Nam Tây – Hạ Nặc Đa Cát) “Phép màu thật ra chính là tên gọi khác của nỗ lực.” (Kang Tae Joon – To the Beautiful You) “Cứ đến ban ngày, thành phố này lại trở thành chiến trường của một mình cô.” (Vị khách lúc nửa đêm – Triệu Hi Chi) “Cái gì là trưởng thành, cá nhân tôi cảm thấy đó là quá trình tìm thấy bản thân trong nghịch cảnh.” (Dịch lộ lê hoa – Khạp Thụy Hồ Ly) “Mặt đường vẫn cứng rắn và mát lạnh, bầu trời vẫn xanh thẳm và cao xa. Cô nhìn trời, lồng ngực thầm dấy lên bao cảm xúc đối nghịch: Thấp thỏm mà yên bình; sợ hãi mà ấm áp. Cô sắp phải bắt đầu cuộc đời mới, và lời khích lệ khiêm nhường mà trĩu nặng của anh sẽ giúp cô luôn dũng cảm, bình an tiến bước.” “Tớ nhớ lại một câu nói từng đọc hồi trước.” Chân Y nói, “Trẻ con không có quan niệm đúng sai là sinh vật đáng sợ nhất trên đời, chúng có sự tò mò, khả năng hành động và phá hoại, lại còn Luật bảo vệ người vị thành niên.” “Đúng vậy, nhiều khi nỗi đau của cá thể là cô độc, là điều người khác không thể giúp đỡ hay giải tỏa. Giúp đỡ đôi lúc chỉ là thái độ mang tính hình thức mà thôi.” (Freud yêu dấu – Cửu Nguyệt Hy) “Không nên dùng sự ngu xuẩn của người khác để hành hạ bản thân” “Quá mức ỷ lại vào tình cảm của người khác, cô sẽ đánh mất chính mình.” (Không lối thoát – Bồ Đào) “Rất nhiều việc cô thật sự không muốn đối mặt, nhưng cũng không thể không đối mặt với nó.” “Sau mười năm làm việc, tôi rời khỏi Bắc Đô, theo người khác tới Hãn Văn, thì ra một mình tôi có thể đi đường xa như thế, vậy mà ngày trước tôi cứ ràng buộc bản thân trong cái thế giới nhỏ bé của mình. Ngoài tình yêu ra, trong sinh hoạt của tôi còn có rất nhiều thứ.” (Chuyên gia chữa trị – Ngải Tiểu Đồ) “Cha mẹ của anh ấy cũng là cha mẹ của tôi. Con anh ấy cũng là con tôi. Nhà của anh ấy là nhà tôi. Cho nên, lỗi của anh ấy cũng là lỗi của tôi. Thay mặt chồng tôi, thành thật xin lỗi cô.” (Cuộc chiến ngầm – Lam Tiểu Tịnh) “làm thần tiên quan trọng nhất là không sợ mất thể diện, bởi vì không sợ mất thể diện cũng là một loại dũng khí khiến mình có can đảm đi bước đầu tiên, làm chuyện gì chỉ cần không sợ mất thể diện, bền bỉ không khuất phục, cuối cùng sẽ thành công.” (Tam sinh tam thế Chẩm thượng thư) “Trên thế gian này có rất nhiều kỳ tích đẹp đẽ. Nhưng mà, A Tứ à, con chắc chắn sẽ không phải là kẻ may mắn đó. Nhất định đừng mang hy vọng ăn may.” (Phù Lam – Giá Oản Chúc) “Đọc như thế nào, đọc tốt hay đọc dở, và đọc những gì thì không thể nào hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân, nhưng tại sao đọc thì phải là vì và xuất phát từ lợi ích của chính mình.” “Đọc không để phản đối và bác bỏ, cũng không để tin tưởng và chấp nhận, cũng không để tìm cái để nói và diễn giảng, mà để cân nhắc và suy ngẫm.” “Những lạc thú của việc đọc quả thật đều mang tính ích kỷ nhiều hơn tính xã hội. Ta không thể trực tiếp cải thiện cuộc sống của bất cứ người nào khác bằng cách đọc tốt hơn hoặc sâu hơn.” “Nhân dân, chứ không phải trường đại học, mới là mái nhà của nhà văn.” “Để đọc những tình cảm con người bằng ngôn ngữ loài người, ta phải có khả năng đọc một cách nhân văn, bằng toàn bộ con người mình.” (Tại sao đọc – Harold Bloom) “Cho nên mới nói chứng trầm cảm đều do được nuông chiều quá mà ra, điều kiện sống tốt quá mới không ốm mà cứ rên lên như thế, nếu cuộc sống mà nghèo đói như nông dân, thì còn hơi đâu nghĩ đến mấy vấn đề tinh thần nữa, được ăn no đã là tốt lắm rồi.” (Hoa nở giữa tháng năm cô đơn – Sênh Ly) “Được sống là điều quý giá nhất trên thế gian.” (Hộ tâm – Cửu Lộ Phi Hương) “Cháu đừng lấy sự việc đen tối của ngày xưa ra làm chủ đề chính cho câu chuyện của cuộc đời cháu nữa. Cháu hãy vất bỏ hết những chuyện u uất của ngày xưa đi, vất hết những chuyện không vui đang chiếm giữ trái tim cháu đi. Nghe cô, cháu hãy mạnh mẽ lên, hãy vất bỏ nó đi.” “Trong mùa đông lạnh giá mà ai cũng tưởng rằng vạn vật trên thế gian này đều đã chết, những nhành cây ngoài cửa sổ đang khẽ vươn ra những chồi non xanh,trên nền đất lạnh lẽo và tăm tối.Một mùa xuân mới, đang lặng lẽ về.” (Yêu người tử tù – GONG JI-YOUNG) “Không ai nói đến lý tưởng, cũng không ai nói đến tương lai, mỗi người đều im lặng như đang hưởng thụ sự yên bình nơi đây.” (Vì gió ở nơi đấy – Cửu Nguyệt Hy) “Con người ta vì bản thân sự sống mà sống, chứ không phải sống vì bất cứ sự vật nào ngoài sự sống.” “Anh điều tra vụ án của anh, còn tôi phải kiếm tiền để tồn tại.” “Đôi khi những người phụ nữ thông minh lại dễ dàng để bản thân rơi vào bế tắc, tại sao không tự tay vun đắp hạnh phúc của chính mình mà lại ký gửi nó vào một người đàn ông, vì hành vi của một vài tên đàn ông cặn bã mà tức giận, giày vò bản thân, hành động cực đoan, khi họ hủy diệt tên đàn ông ấy thì cũng là lúc họ hủy diệt chính mình, tại sao phải khổ sở như vậy?” “Là một nhân viên điều tra hình sự, lại là chuyên gia điều tra của những vụ trọng án, việc của chúng ta không phải là nghiên cứu quá trình lên kế hoạch của tội phạm, thương cảm hoặc cố gắng thấu hiểu hoàn cảnh của hắn, mà là giúp đỡ người chết vạch ra chân tướng mà họ đã bị hại, bắt hung thủ phải chịu tội.” “Cho dù quỹ tích trưởng thành có gần nh�� y hệt nhau, thì những người khác nhau gặp phải những chuyện giống nhau sẽ có những phản ứng không đồng nhất” (Lễ tình nhân đẫm máu – Đào Đào Nhất Luân) “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng …” “Suốt ba năm nay tôi luôn đấu tranh giành giật lấy sự sống, mỗi lần bị quật ngã tôi lại cảm thấy nản chí. Nếu trong con người tôi chưa hình thành một quy tắc bất di bất dịch là phải đấu tranh đến hơi thở cuối cùng thì có lẽ tôi đã cho mình một viên đạn từ lâu” (Nikolai A.Ostrovsky) “Con người luôn có một loại niềm tin, không tùy tiện, không khoe khoang, nhưng chỉ cần bạn vừa nhắc đến, tôi liền đỏ cả hốc mắt.” “Không có gì đẹp hay không đẹp.” Bành Dã nói, “Tuổi đang sống đều đẹp. Bất kể em ở đâu, đang làm gì.” “Trên đời này còn có rất ít người, họ muốn làm gì thì nhất định sẽ làm; muốn đi đâu thì nhất định sẽ đi. Vượt mọi chông gai, vứt bỏ tất cả, cũng sẽ đi.” (Anh biết gió đến từ đâu – Cửu Nguyệt Hy) “Thời gian vùn vụt trôi qua, chúng ta đều cần một chút dũng khí. Hôm nay bắt đầu tình yêu được không em?” “[…] không phải mâu thuẫn nào cũng có thể giải quyết chính diện hay một sớm một chiều.” “[…] Tình cảm cần biểu đạt, cần được thỏa mãn […]” “Bất cứ việc gì cũng có thể trình bày rõ ràng trong một phút. Nếu trình bày không rõ, chứng tỏ người trình bày chưa suy nghĩ thấu đáo.” (Nếu ốc sên có tình yêu) “Chúng ta không chết vì cô đơn. Cũng chẳng chết vì không có người yêu. Mà tuổi thanh xuân của ta sẽ chết khi phải sống trong những lo toan cập rập, sống trong sự hoài nghi và dối lừa.” (Kenh14.vn) “Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích, nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó bên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng” (Winston Churchill) “Số phận chính là kỳ tích, nó sẽ gắn kết những con người xa lạ lại gần nhau.” “Cuộc đời là một đoạn đường không thể biết trước phương hướng.” (Thiếu tướng ế vợ – Tùy Hầu Châu) ” “Nhà” đúng là một nơi kỳ quái. Rất muốn trở về, rồi lại vội vã trốn đi. Rốt cuộc là sao nhỉ?” (Chạy đâu cho thoát – Minh Nguyệt Thính Phong) “Ba của Thanh Thanh từng nói với cô: sinh ra chính là gặp nhau, trưởng thành chính là ly biệt, vui vẻ là con, đau khổ cũng là con, quên đi là con, cố chấp cũng là con, hận là con, oán là con, yêu và kiên trinh cũng là con. Thanh Thanh con phải quý trọng bản thân. Lúc ấy, Thanh Thanh hỏi, ba, con phải quý trọng bản thân thế nào? Ba nói, vào giây phút con cảm thấy yếu đuối nhất trong cuộc sống mà vẫn gìn giữ bản thân mình thật tốt thì đó chính là lúc con quý trọng bản thân nhất.” “Vì mình mà phấn đấu khó tránh khỏi cũng sẽ khóc vì mình nhưng vì người khác mà phấn đấu vĩnh viễn vẫn sẽ cảm thấy tự hào về mình.” (Thời niên thiếu – Giản Ám) “Sau khi trưởng thành, mỗi người đều đi trên con đường của riêng mình. Rất nhiều lúc, bạn không thể nói với họ nên đi như thế nào, nhưng bạn có thể nói với họ bạn sẽ ủng hộ họ.” (Hạnh phúc ngay bên cạnh – Xuân Thập Tam Thiếu) “Cuộc hôn nhân mà tôi mong muốn, không dò xét, không nghi kỵ, không hiềm khích, em bước lên dấu chân của anh, đi con đường của anh, chịu những nhọc nhằn mà anh đã nếm trải, ngắm những phong cảnh anh đã từng ngắm, sẻ chia hoạn nạn, trải qua mưa gió dãi dầu.” (Đừng nhân danh tình yêu – Bất Kinh Ngữ) “Đừng hối hận vì lãng phí tuổi xuân, cũng đừng hối tiếc vì sự tầm thường của bản thân trong quá khứ.” (Sống chậm lại rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi – Page 80) “Phải chăm chỉ, không được lười biếng.” “Tình yêu quan trọng nhưng không phải toàn bộ cuộc sống, đa số chúng ta đều bận rộn công việc của mình. Tình cảm cần có vật chất chống đỡ, nhất thiết phải đánh đổi bằng nhiều thời gian và sức lực, thế nên thời gian tôi dành cho vợ rất ít ỏi. Tôi rất cảm ơn vợ tôi có thể chấp nhận điều này. Có một câu nói thế này: có hai loại động vật có thể lên đến đỉnh của Kim tự tháp, chim ưng và ốc sên, chim ưng rất ít, đa số là ốc sên, nên chúng ta không có tư cách được lười biếng.” “[…] tôi lúc nào cũng có ngàn vạn lý do để không yêu thành phố này nhưng người tôi yêu đang ở đây nên nhà tôi cũng ở đây. Tình yêu làm chúng ta bớt khờ khạo […]” “Chọn được người phù hợp nhất với mình trong vô số người hay là tốn nhiều thời gian để phù hợp với một người thực ra đều mạo hiểm như nhau nhưng cái sau có cảm giác thành tựu mạnh hơn.” “Không có ai vừa sinh ra đã biết kiên cường, thật đấy, khả năng này chỉ có thể được nâng cao sau những giọt nước mắt mà thôi.” “[…] tôi không chắc bản thân có khả năng yếu người khác không. Nhưng lão F đã nói cho tôi biết, yêu là bản năng của con người, là thứ đã cắm rễ cùng vời cuộc đời mỗi người, bất kể mảnh đất đó có cằn cỗi thế nào chăng nữa, nó sẽ không biến mất, chỉ cần con người nhận ra, sẽ thấy nó luôn ở đó.” “Nhiều người nói trưởng thành là một quá trình tàn khốc, nhưng trái lại, tôi thấy trưởng thành là điều tuyệt vời nhất trên đời… luôn dào dạt hy vọng, không bao giờ sợ thua, rất nhiều cảnh tượng tươi đẹp phải trưởng thành mới có thể trông thấy.” “Tôi rất đồng ý với quan điểm của Lâm Tịch: thích một người cũng như thích đỉnh núi Phú Sĩ, bạn có thể thấy được nó nhưng không thể di chuyển nó… Cách duy nhất bạn có thể làm là tự mình đi qua, tự kiếm vợ cho mình.” “Trăng dưới nước cũng là trăng trên trời. Người trước mắt chính là người trong lòng.” (Anh không thích thế giới này, anh chỉ thích em – Kiều Nhất) “Có điều, cha ta nói, làm người da mặt phải dầy, lòng dạ phải xấu, chịu đựng được sự đả kích, chống lại được sự lạnh nhạt mới có ngày công thành danh toại.” (Dám kháng lệnh, chém – Lam Ngả Thảo) “Dẫu sao trên đời này ngoài những thứ xấu xa bẩn thỉu, còn có cả những thứ cô yêu thích và muốn bảo vệ.” “Suy cho cùng vẫn có người hạnh phúc.” (Trở về nơi tình yêu bắt đầu – Vô Xứ Khả Đào)
Trích dẫn – Strongerle
11 notes · View notes
vietnamidol · 3 years ago
Text
Giới làm phim lên tiếng vì bất cập của dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)
Tumblr media
Nhiều nhà làm phim, khách mời tên tuổi tham gia tọa đàm "Ai góp ý giơ tay lên". (Ảnh: Ơ kìa Hà Nội)
Ngày 26/09, giới làm phim Việt đã tổ chức cuộc thảo luận mang tên "Ai góp ý giơ tay lên". Đây là cuộc thảo luận, tọa đàm online được tổ chức bởi Ơ kìa Hà Nội với mục đích đưa ra kiến nghị đóng góp cho dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. Sự kiện đã quy tụ các nhân vật hoạt động lâu năm và có ảnh hưởng trong làng điện ảnh. 
Trong đó, danh sách các đạo diễn xác nhận tham gia gồm: Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Huy, Phan Gia Nhật Linh, Nguyễn Hữu Tuấn…
Các đạo diễn khác như: Charlie Nguyễn, Hồng Ánh, Nguyễn Quang Dũng, Tạ Nguyên Hiệp... cũng tham gia tọa đàm. Bên cạnh đó sự góp mặt của các đơn vị sản xuất, phát hành gồm: bà Ngô Bích Hạnh (đại diện công ty BHD), bà Trần Bích Ngọc (Nhà sản xuất phim "Người bất tử", "Vợ ba"), Đồng Phương Thảo (Nhà sản xuất phim "Vị"); các nhà hoạt động văn hóa: ông Jeremi Segay – Tùy viên văn hóa, Đại sứ quán Pháp; luật sư Phạm Khánh Toàn…
Có quy định về độ tuổi vẫn không thể xếp loại phim 
Trên cơ sở một cuộc thảo luận với không gian mở, nhiều góc nhìn đa chiều và các sáng kiến từ chính những người tham gia sản xuất và phát triển điện ảnh được nêu ra. Là người mở đầu cho cuộc hội thảo, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ: "Trong thời gian qua, bên cạnh vai trò nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch, giảng viên... tôi còn đảm nhận thêm vai trò thành viên Hội đồng duyệt phim Quốc gia.
Qua đó, tôi đã có dịp tiếp cận và xét duyệt hai bộ phim tiêu biểu cho nền nghệ thuật điện ảnh đương đại Việt Nam là "Miền kí ức" của đạo diễn Bùi Kim Quy và "Vị" của đạo diễn Lê Bảo. Trong đó, "Miền kí ức" được Hội đồng xét duyệt với tỉ lệ tuyệt đối. Tuy nhiên, "Vị" đã bị cấm với lí do xuất hiện cảnh nóng trong phim".
Tumblr media
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp có nhiều trăn trở về dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. (Ảnh FBNV)
Trên cơ sở ví dụ về hai bộ phim tiêu biểu được đưa ra xét duyệt, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, hiện một số quy định về kiểm duyệt phim còn bất cập và chưa thực sự chặt chẽ. Cụ thể, hiện nay chúng ta đã có những quy định về phân loại phim theo quy định độ tuổi.
Với những quy định về xếp loại phim public (phổ biến), tiếp đến là C13, C16, C18. Nhưng nhiều bộ phim lại không thể xếp loại do những quy định ngặt nghèo. Vì vậy nhiều bộ phim có giá trị đã bị cấm và không thể công chiếu. Đây thực sự là điều đáng tiếc với những người làm phim nói riêng và với nền điện ảnh nói chung.
Theo quan điểm của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, tiêu chí phân loại phim của ở mức C18 đã quy định về thời lượng khỏa thân kéo dài là hình tượng gây nguy hiểm, có thể gây hại cho người xem dẫn đến phim bị cấm chiếu. Tuy nhiên, một số bộ phim lại cần đến những cảnh nóng để phù hợp với nội dung phim.
Nhiều bộ phim được sản xuất trên tinh thần không vi phạm luật định, thậm chí là có những tìm tòi, thể hiện mới về nghệ thuật. Những sự sai khác về thước đo trong luật xoay quanh cụm từ "kéo dài" đã đẩy nhiều bộ phim vào tình cảnh éo le. Bởi l��, trong quy tiêu chí phân loại của chúng ta vẫn chưa có quy định cụ thể như một số quốc gia khác. Do do, mọi sự đong đếm đều là cảm tính. Vì vậy, nhiều bộ phim đã bị cấm chiếu một theo một cách đáng tiếc.
Tumblr media
Giới làm phim bày tỏ nhiều sự trăn trở trong "Ai góp ý giơ tay lên". (Ảnh chụp màn hình)
Trước những trăn trở của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, đạo diễn Phan Đăng Di tỏ ra đồng tình: "Hiện tại, những quy định về Luật của chúng ta sau một thời gian dài áp dụng đã không thực sự phù hợp, thậm chí là tạo ra lực cản lớn cho sự sáng tạo.
Đây là điều vô cùng đáng ngại với tất cả những ai tham gia vào công tác sản xuất, sáng tạo điện ảnh. Bởi lẽ, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các đạo diễn, nhà sản xuất không thể tìm hiểu hết tất cả những quy định về luật. Đó là lí do nhiều bộ phim mặc dù có giá trị nghệ thuật rất cao nhưng không thể tiếp cận với đông đảo công chúng".
Cần có những diễn giải chi tiết, rõ ràng, rành mạch 
Cùng chung quan điểm nêu trên, đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng, những vướng mắc trong Luật Điện ảnh khiến cho cả phía nhà làm phim và Hội đồng duyệt gặp khó khăn. Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn nhấn mạnh, những khó khăn trên chủ yếu nằm trong điều số 10 của dự thảo Luật Điện ảnh.
Theo đó, điều luật này bao gồm hai phần là: Những nội dung bị nghiêm cấm trong Luật Điện ảnh và những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Điện ảnh. Nếu như các điều luật từ điều 1 đến điều 9 tập trung vào những vấn đề và hoạt động trong quản lí điện ảnh, thì điều 10 lại này lại phát sinh những quy định cấm. Từ đó cho thấy tính thiếu liền mạch của luật.
Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn: "Từ những quy định, giải nghĩa của luật, tôi liên tưởng đến câu chuyện cấm sóng của phim "Bụi đời Chợ Lớn". Bởi những quy định còn khá mơ hồ và thiếu tính cụ thể. Với những tiêu chí dành cho phim ở phân loại C, chúng ta cần có những diễn giải chi tiết hơn, rõ ràng, rành mạch hơn trên cơ sở lý luận khoa học.
Cần có những văn bản dưới luật hoặc thông tư mới để quy định được rõ ràng, cụ thể hơn. Việc phân loại, xác định tiêu chí cần có sự tham gia đóng góp của nhiều bên như: cơ quan quản lí, những nhà làm phim, doanh nghiệp làm điện ảnh, thậm chí cần có sự góp mặt của những nhà khoa học xã hội. Từ đó mới có thể xây dựng những bộ tiêu chí phù hợp và công bằng nhất".
Tumblr media
Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh. (Ảnh TL)
Cùng quan điểm, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho rằng: "Những điều cấm này nguy hiểm vì phụ thuộc vào tư duy của người sử dụng luật hơn là bản thân luật". Từng có cơ duyên làm việc với kênh HBO của Mỹ, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết: "Ở Mỹ, giới làm phim có quyền làm phim về nhân vật có thật, miễn không vi phạm sở hữu trí tuệ. Nếu ai đó muốn kiện thì kiện theo luật dân sự, một bộ luật khác chứ không phải Luật Điện ảnh".
Trở về Việt Nam, khi thực hiện các dự án điện ảnh, nam đạo diễn cũng phải thực hiện những "thao tác" để tránh phạm điều cấm. Chẳng hạn, trong phim "Tiệc trăng máu", nhân vật của Thái Hòa có bạn tên là Thanh Vân. Hội đồng duyệt bắt ê-kíp đi xin phép nữ diễn viên Ngô Thanh Vân để dùng cái tên đó. "Rồi phim nhắc đến tên Ngọc Trinh thì bắt chúng tôi đi xin phép cô Ngọc Trinh mới được phát hành phim. Chuyện này quá vô lý và luật cũng không có chỗ nào quy định rõ", Phan Gia Nhật Linh chia sẻ.
Việc cấm phổ biến đối với một tác phẩm cần hết sức thận trọng 
Ở góc độ pháp lí, chuyên gia pháp luật Fushihara Hirota cho rằng: "Trên thực tế, quyền nhân thân trong thành phần quyền tác giả là không thể xâm phạm. Đó chính là nguyên tắc pháp lí của Việt Nam. Do vậy, việc cấm phổ biến đối với một tác phẩm nào đó cần hết sức thận trọng và việc can thiệp vào nội dung của phim càng không thể thực hiện.
Tumblr media
Chuyên gia pháp luật Fushihara Hirota nêu lên quan điểm cá nhân về những bất cấp của điều Luật cũ. (Ảnh chụp màn hình)
Chúng ta có thể nhận ra những quy định về luật cấm tại điều 10 của dự thảo luật chỉ mang giá trị tương đối. Do đó, những quy định này đôi khi không đúng và nếu áp dụng một cách máy móc sẽ dễ lâm vào tình trạng khập khiễng. Chính vì thế, sự công bằng, minh bạch trong quá trình duyệt phim của cơ quản quản lí hay hội đồng duyệt là vô cùng cần thiết".
Theo ông Fushihara Hirota, với những cảnh quay bị cấm, cần có những tính toán, xác định cụ thể về mức độ nguy hại cũng như tác động của cảnh phim đó với thực tế. Đồng thời, cần chứng minh, công bố những căn cứ của Hội đồng duyệt phải được công khai với công chúng và những người làm phim được biết. Từ đó, những nhà làm phim bị phê bình, bắt lỗi có thể có những khiếu nại hoặc xem xét lại những tiêu chí đó để khắc phục hoặc điều chỉnh cho phù hợp.
0 notes
daycattocgiare · 3 years ago
Text
MC Phan Anh lần đầu thú nhận “tham” khi kêu gọi từ thiện vào năm 2016
Chiều 24/9, buổi tọa đàm trực tuyến của báo Đại Đoàn Kết – cơ quan Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra với chủ đề: "Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng?".  Khách mời của chương trình gồm: Ông Lưu Bình Nhưỡng, Tiến sĩ Luật, ĐBQH khoá XIV; Đại tá, Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh và một số nghệ sĩ nổi tiếng thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện: MC Phan Anh; Ca sĩ Thái Thùy Linh. Riêng ca sĩ Thủy Tiên - mặc dù lúc đầu có tên trên poster buổi tọa đàm trực tuyến này, nhưng sau đó báo vắng mặt bởi lý do sức khỏe.
Tumblr media
MC Phan Anh chia sẻ trong buổi tọa đàm. (Ảnh: Cắt từ clip)
MC Phan Anh: "Đúng là tôi có tham sân si"
Chia sẻ trong buổi tọa đàm trực tuyến, MC Phan Anh cho biết: "Khó khăn nhất khi làm việc thiện nguyện cho cộng đồng là việc chế ngự cái "tham - sân - si" của mình. Khi đến với bà con lũ lụt miền Trung vào năm 2016, tôi có tham không? Đúng là tôi có tham, nhưng vào thời điểm đó tôi không nhận ra.
Tôi không tham tiền quyên góp, nhưng tham được mọi người ghi nhận và ủng hộ. Nhìn số tiền chuyển vào tài khoản ngày càng tăng cao, tôi nhận ra mọi thứ đã quá sức của mình, nhưng vẫn thấy "sung sướng" và bị cuốn theo.
Ngày đầu tiên kêu gọi từ thiện, một người làm từ thiện không chuyên nghiệp như tôi đã nhận 8 tỷ đồng. Tôi lập tức đăng status khuyên mọi người hãy chuyển tiền cho các hướng khác đi, nhưng khi họ vẫn tiếp tục chuyển tiền, tôi vẫn hạnh phúc. Cảm xúc được người khác tin tưởng đã chế ngự tôi, khiến tôi không còn tỉnh táo nữa". 
5 năm sau lùm xùm từ thiện gây "sóng gió" dư luận, Phan Anh nhận ra: "Mình chỉ là cá nhân, sức mình có hạn. Tôi đã từng cố gắng trả lời câu hỏi tại sao mình mắc thị phi khi mình thật sự có tâm. Nhưng rồi tôi hiểu rằng "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Cái sai của tôi trong hành trình từ thiện là sự thiếu chuyên nghiệp. Tôi không nghĩ tới chuyện phải làm sao chứng từ đúng quy chuẩn, đáp ứng đúng yêu cầu. Tôi đã ảo tưởng sức mạnh quá nhiều!".
Bàn về vấn đề sao kê từ thiện, Phan Anh cho rằng điều này là đương nhiên: "Minh bạch sao kê là chuyện cần làm. Từ cá nhân tôi, tôi luôn ủng hộ minh bạch không chỉ trong việc từ thiện mà ở mọi mặt của đời sống xã hội. Minh bạch không chỉ để bảo vệ mình, mà còn bảo vệ niềm tin của mọi người rằng trong xã hội này những điều tử tế vẫn còn tồn tại.
Cũng chính bởi vậy, tôi đã lập website công khai những khoản thu chi, 5 năm rồi website đó vẫn còn đây. Xin hãy soi từng giao dịch, từng chứng từ, nếu có thiếu minh bạch xin mọi người hãy thưa công an, xin hãy đưa ra tòa án đi. Tôi chỉ mong pháp luật có ai đó vào cuộc để những thị phi này chấm dứt" - Phan Anh xúc động chia sẻ.
Người hiểu pháp luật không làm từ thiện như Thủy Tiên, Phan Anh
Cũng trong buổi tọa đàm, ông Lưu Bình Nhưỡng, Tiến sĩ Luật, ĐBQH khoá XIV đã đưa ra các dẫn chứng khẳng định, việc kêu gọi từ thiện cá nhân chưa được sự thông qua của pháp luật: "Điều 4 trong Nghị định 64 cho phép Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trung ương và địa phương), Hội Chữ thập đỏ (trung ương và địa phương), các quỹ xã hội từ thiện (theo Nghị định 93 ban hành năm 2009), các cơ quan thông tin đại chúng (báo, đài) hưởng ứng lời kêu gọi của MTTQ và Hội Chữ thập đỏ t�� chức kêu gọi đóng góp tiền, hàng hóa cứu trợ. Các tổ chức được phép tiếp nhận hàng hóa, tiền ủng hộ từ thiện là MTTQ, Hội Chữ thập đỏ trung ương, các cơ quan tổ chức được MTTQ cho phép tiếp nhận. 
Tumblr media
Ông Lưu Bình Nhưỡng. (Ảnh: NVCC)
Điều 5 trong Nghị định 64 cũng nêu rõ, ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không có tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được tiếp nhận nguồn tiền, hàng cứu trợ".
Tiến sỹ Lưu Bình Nhưỡng cũng nêu quan điểm: "Tôi cũng làm từ thiện. Tôi hiểu pháp luật nên không bao giờ làm từ thiện như: Thủy Tiên, Phan Anh hay Thái Thùy Linh. Tôi luôn nhân danh người đóng góp tiền và không bao giờ cầm một đồng xu nào. Các đại biểu quốc hội cũng vậy, họ sử dụng uy tín cá nhân để vận động các doanh nghiệp làm từ thiện. Doanh nghiệp sẽ tự liên hệ với Mặt trận Tổ quốc tỉnh đó tiếp nhận, tiến hành tổ chức và giải ngân các hoạt động này.
Tuy vậy, tôi cho rằng việc không cho cá nhân làm từ thiện là quan điểm cực đoan, đi ngược lại truyền thống, nhân đạo. Quan điểm của tôi là xã hội hóa công tác từ thiện, nhưng phải có cơ chế rõ ràng, chi tiết để kiểm soát. Chúng ta cần một cơ chế pháp lý rộng mở hơn về mặt phạm vi, về quyền, nhưng chặt về mặt thủ tục để quản lý công tác thiện nguyện".
0 notes
sonletay · 3 years ago
Text
SÀI GÒN, CÀ PHÊ SINH VIÊN và TÔI
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: Cà phê Sẻ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì ��ể cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho khác người, cho đẳng cấp.
O O O O O O
Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby quân đội hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không? Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần, sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà phê tiệm, dị hợm không? Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi cái thời sinh viên (SV) ngày đó.
Bắt đầu từ thập niên 70, những năm Sài Gòn đã trải qua những trở mình to lớn; những cơn lốc kinh hồn; những bùng vỡ vượt mọi giới hạn; những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy. Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng, nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông, theo với nó là các Snack Bar, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức. Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực.
Miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60 đến đầu thập niên 1970 như vậy đó. Tuổi trẻ Việt Nam lột xác: lớn ra và tự già đi trước tuổi của mình. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó đã thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không còn, cũng không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đã thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc; những thảm kịch của thân phận mình và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.
Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên đi lại phải dè dặt và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú”: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên và mường tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng. Hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Dĩ nhiên nếu tính từ khu Chợ Cá tôi lưu trú, Phan Thanh Giản được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngã Bảy đến Ngã Sáu Chợ Lớn và Phan Đình Phùng phải cộng thêm khúc Lý Thái Tổ rẽ phải đến Ngã Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngã Sáu. Về sau khi đã khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chợ Bến Thành, rẽ trái lên Hòa Hưng, Bảy Hiền; từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngã Tư Phú Nhận; cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa, Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài. Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ là thú tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy thì đừng táy máy đụng vào làm hư cà phê của tôi. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng gì cả, bạn sẽ có cà phê ngon để uống mà. Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà phê bưng tới là tự lo liệu cho mình đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào còn gì là Thu Hương! Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy còn gì là Thu Hương! Ống khuấy cốp cốp kiểu đó cà phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi! “Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà phê ngon. Mà cà phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm. Trong lĩnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên; từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại; từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Võ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Đa Kao cả mà. Cũng có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông” nào “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng với nào là Hố Thẳm Tư Tưởng của Phạm Công Thiện, Cho Cây Rừng Còn Xanh Lá của của Nguyễn Ngọc Lan, Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh; các tạp san Tư Tưởng, Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân... Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác; tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà phê. Thu Hương nổi tiếng như vậy; ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ! Lại còn phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, rì rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian. Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó thì không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà! Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với T, một người bạn đang học năm thứ 2 ở trường y khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh, coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ. Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo. Hồi sinh viên N té lầu chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát, thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm (thật ra bạn tôi lầm, vì vụ té lầu và cái chết của N tại trường Luật là hoàn toàn khác nhau). Người với người cùng trăm trứng chui ra, chả lẽ không còn cách đối đãi nào tốt hơn với nhau hay sao? Đến lúc này anh đã có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.
Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bảng hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu. Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cỡ “đại bác đêm đêm...” hay “đàn bò vào thành phố...” đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán - những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi thì không là trí thức)- đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly. Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận; ở đây còn có thể đọc về những điều đó. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ. Nhưng với tờ Time, tờ Newsweek nhuốm màu trí thức để trên bàn, dường như cà phê Hồng (Hà) cuối Pasteur có một chút gì rất lạ lẫm đối với một dân ngoại đạo cà phê, chưa bao giờ đọc “Hố thẳm của tư tưởng”. Hồng là ai? Tôi không biết, quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó, Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì (cô chị chủ quán “xấu lạ” nhưng “trình độ” và cô em út tóc dài “thiết tha” yểu điệu thục nữ), nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xan lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị; cái kiểu ít nói ít cười làm chết người ta. Còn cái dáng đi nữa, bạn còn nhớ không? Làm ơn nhắc giùm để tôi tả cho chính xác đi, khó quá. Ngay cả không gian thấp, âm u của quán cũng gợi nhớ đến chàng sinh viên túng thiếu trong “Tội ác và hình phạt” của Dos hay trong “ Guồng máy” của JP Sartre! Tôi đã đi quá xa rồi phải không? Xin lỗi, cho tôi được mượn cơ hội này để nói về tuổi trẻ của chúng ta một chút, tôi đang trở lại với cà phê Hồng đây. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những lời hát khó giải thích nhưng dễ cảm nhận như “vết lăn, vết lăn trầm” hay “vết chim di” gì đó có lẽ có thể mượn để hình dung ra dáng đi của mấy cô chủ cà-phê Hồng; nó nhẹ lắm, êm ái thướt tha l��m và cũng lặng lờ khép kín lắm. Chính cái vẻ lặng lờ vừa như nhu lệ thẹn thùng, vừa như kênh kiệu kiêu sa, vừa lãng đãng liêu trai đó đã làm khổ nhiều trái tim trai trẻ lắm, rất nhiều. Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, dãy phố nhỏ buồn thiu, im lìm và trống vắng như nét ảm đạm chung của toàn thành phố một thời rộn rã. Đối diện nơi quán cũ, gần cuối bờ thành Viện Pasteur là một bãi rác khổng lồ, ruồi nhặng đen nghịt và mùi hôi thối nồng nặc, phủ trùm; ở đó, hàng trăm ông lão bà cụ; hàng trăm trẻ em trai gái tranh nhau giành giật, đào móc từng chút sắt vụn, từng mảnh nhỏ nylon. Tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn cảnh não lòng này và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào? Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong thân phận chung của cả một dân tộc! Nay khu vực này đã thay da đổi thịt nhiều, nhưng vẫn nhớ không khí xưa của một thời làm cách mạng và phản kháng trong...quán cà phê!
Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý: Hào quang của phong trào Phật giáo đấu tranh từ nhiều năm dồn lại, cùng với những tên tuổi chính trị đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân nhất. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó chéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Tôi quen với Nắng Mới vì hoạ sĩ HĐ Ngọc, bạn tôi có lúc thuê nhà ở bên hông ĐH Vạn Hạnh và NN Trường thuê nhà trong hẻm sâu gần quán cà phê cóc của nhạc sĩ Lê Đô được biết đến với tập sách dạy tự học đàn guitar carulli. Chừng đó là quá đủ, quá đạt để phe ta tụ lại: Các anh chị em thuộc khối Văn Thể Mỹ của nhạc sĩ PT Mỹ tấp vào nói chuyện văn nghệ; nhóm làm thơ trẻ Nguyễn Lương Vỵ, Võ Chân Cửu-lúc đó đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo Khởi Hành - ngồi đồng từ sáng đến tối để...làm thơ; những “chuyên viên xuống đường và lợi dụng xuống đường” cũng chụm đầu lại để bàn mưu kế. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau ở Nắng Mới. Mỗi lần có đêm không ngủ, sáng Nắng Mới không còn chỗ ngồi. Vạn Hạnh như một lò lửa, một điểm nóng, một trung tâm. Hình như Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh, sống theo Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương. Cái nơi chốn đầy sức sống và niềm tin ngày nào giờ tiêu điều buồn bã như dòng kinh nước đen uể oải dưới chân cầu Trương Minh Giảng.
Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, cách không xa Casino Đa Kao. Thật ra đây không phải là quán cà phê mà là quán trà; mà có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là "chỗ uống trà ở nhà chị Chi" mới hoàn toàn đúng. Bạn hãy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao, ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè; ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tập nập ồn ã của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông; nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm. Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng, mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường. Quán chị Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra? Không biết, tôi đã nói là không phải quán xá gì cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đã là nhà bà chị thì phải tự biết chớ, cần gì hỏi. Phòng khách-được gọi là quán-chị Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông gì đó, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Giang sơn của chị Chi chỉ có vậy và chị mở “tiệm”. Khách đến với chị Chi không phải coi bản hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ báo bán gì cả, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hốp nước nhỏ. Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc , ấm đôi và ấm bư. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh - loại bánh đặc biệt của chị Chi- nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Đến với chị Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của mình; điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc gì cả; muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền thì chỉ cần ngồi cười cười, chị Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói: “cuối tháng chưa lãnh măng-đa phải không? Uống gì nói chị lấy”. Chưa hết đâu, khi đã thân, đã thành “bạn của chị Chi”, hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chị Chi kêu “đến chị chơi”. Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chị Chi vui và khoẻ, “chơi” còn có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa. Khách của chị Chi không đông, giá nước ở chị Chi không đắt vì vậy chắc chắn chị Chi không sống bằng “cửa tiệm”, chị bán cho vui, bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả tình ở chỗ chị Chi vui thật, vui vì những đậm đà tình nghĩa. Hồi đó chị Chi đã khá lớn tuổi, bây giờ chị đã lìa xa chúng ta (mà nếu còn cũng không còn đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa). Quán chị Chi đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị Chi bày tỏ lòng tiếc
nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ- Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp lòng gì mà không cho tôi nói lời đại diện này - Cuộc đời chúng ta đẹp vì những niềm vui nho nhỏ không tên; Sài Gòn của chúng ta đáng nhớ vì những dễ thương nho nhỏ không tên. Chị Chi, chị đã cho chúng tôi những niềm vui ấy; chị đã góp cho Sài Gòn một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị và cà phê sánh đặc rất ngon của chị trong mùa hè đỏ lửa và lệnh tổng động viên.
Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng...Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ - Hình như là Đào Duy Từ - gần sân vận động Cộng Hoà có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những bi cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất ...Đa La. Ngày khai trương, Đa La đã mời được Linh mục Viện trưởng Viện Đại học Đà Lạt đến dự và đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà... Chừng đó là đủ ch���t người ta rồi, dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên; Y Khoa; Phú Thọ xuống; cả Petrus Ký, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngã Sáu chấm Đa La và dồn tới. Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ; nó đã chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối tình và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối tình khác, nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tác động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người. Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn. Đa La lần lượt nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ còn trở về; Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà phê cuối cùng để tiễn những người đến lượt ra đi. Đa La còn đến lúc nào? Đóng cữa bao giờ tôi không biết, có điều là đã có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người, nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng rã rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoãn xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên, nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm, một chút Sài Gòn.
Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Cà phê Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính lầm lì với chiếc hộp tính tiền như vừa bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si (Không biết nơi này có liên quan gì với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bởi một người chủ ái mộ nhà văn này). Duyên Anh cũng là nơi đóng đô của một người bạn tôi, một kẻ si tình thoát ra từ Tự Lực Văn đoàn duy nhất còn lại của thế kỷ 20 với tình yêu đơn phương dành cho cô em. Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc (Trung Tâm Quốc gia Nông Nghiệp rồi Học viện Quốc gia Nông nghiệp sau này) ngay góc Hồng Thập Tự - Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan mà ngồi tráng bánh là một bà cụ hom hem “thuần Việt”; nhớ quán cơm “lúc lắc” giá rẻ “nghĩa tình” trong một con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa lên cầu thang hẹp ọp ẹp vừa run khi được mấy chàng mời cơm. Cô chị cao, cô em thấp và “mỡ mòng” cũng là một “điểm nhấn” làm sao mà quên được! Quán cơm ghi sổ bên hông trường và trong con hẻm trại gia binh gần nhà thờ Mạc-Ti-Nho (bà chủ người Huế rất nhân hậu và hiểu cho sinh viên xa nhà. Bạn có thể ghi sổ 2, 3 tháng ở đây mà không sợ bị nắm áo. Trong số ghi sổ kinh niên có tôi. Có lúc đói quá bỏ ngang tiết học để đi ăn cơm lúc...10 giờ sáng). Rồi cả quán cơm sinh viên trong sân Hoa Lư khi đã "viêm màng túi" (từ thường dùng bây giờ). Có tiền kha khá thì ăn cơm thố đựng trong những chiếc chén nho nhỏ xinh xinh ở đường Phan Đình Phùng gần Bàn Cờ, rất ngon và lạ.
Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kiếng cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa; anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Rồi còn cà phê hàng me Nguyễn Du, bên hông Tổng cục Thực phẩm (một cơ quan tự trị - như Tổng cục gia cư - nơi tôi vào làm việc với lương tháng gần 40.000 đồng trước khi chuyển qua Tổng cục Thuỷ nông ở chân cầu Thị Nghè), cũng Beatles với Don't let me down, cũng Elvis Presley như ai ; cũng Adamo quyến rũ, và thỉnh thoảng ngồi trong quán được xem hai nhóm học sinh trưởng nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ choảng nhau! Vợ tôi có cô bạn Nina mở quán Nina (gần ngã ba Lê Văn Hưu), chuyên chơi nhạc Francois Hardy giá cao gấp rưỡi các quán gần hãng Shell, nhưng so với Pole Norte Lê Lợi hay La Pagode Tự Do thì chỉ bằng 1/4 là cùng. Dần dần cà phê Nguyễn Du kéo tận đến bên hông trường đạo gần Nhà thờ Đức Bà, bản doanh của các luật sư; thậm chí có lúc chuyển đến góc Thư viện Quốc gia.
Chán cà phê thì đi ăn bò bía trên đường Lê Văn Duyệt, góc Trần Quí Cáp; ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng (phở Tương Lai gần đó) hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Ít tiền vào quán nước mía gần đó. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có kem Mai Hương Lê Lợi, chè Hiển Khánh Đa Kao hay cà phê Chiêu ở Cao Thắng. Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý. Cao cấp hơn có La Pagode (có chiếc máy chọn nhạc bằng đồng xu), Brodard. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi...cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính. Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy cao cao tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của SV, cả nghèo lẫn giầu. Nguời chịu tiền vé xem phim, người chịu tiền cà phê, cuộc sống SV cứ chia sẻ như thế mà đi tới vô định.
Nghèo nhưng vui và mơ mộng tới trời. Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác Ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác Hình phạt, Zara đã nói như thế, Che Guervara, Garcia Lorca...nhưng định hướng vẫn mịt mờ, vô định, không thấy đâu là đường. Cứ ngỡ mở mắt dậy sẽ thành anh hùng nhưng lại không có ngày mai. Trong tâm trạng đó SV nào chả có một lần ghé Ngã ba Chú ía hay Ngã năm Chuồng chó để biết mùi đàn bà? Và rồi kết thúc tại Trung tâm Da liễu Hồ Xuân Hương nếu thiếu may mắn. Nhưng không sao, sinh viên mà! "Cõi trên" một chút, tâm thần một chút, lập dị một chút, đói (giả hay thật) một chút, "thầy tu" một chút, du đảng một chút và cả ở bẩn một chút, thì mới là sinh viên. Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Hân, Nắng Mơi , quán bà Chi, cà phê Nguyễn Du, Duyên Anh, hay đâu đó ở quê nhà Đà Nẵng như cafe Ngọc Anh, Chiểu Tím, Cafeteria, Quỳnh Châu, Quán Tre Cao Thắng và Cuội bờ biển Thanh Bình của v/c một họa sĩ rất đẹp đôi!
(Kỷ niệm những năm ở cư xá HỌC VIỆN QUỐC GIA NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN trước 1974)
0 notes
hoicodo · 3 years ago
Text
Lê Công Định xuyên tạc sự ứng cứu của quân đội cho thành phố Hồ Chí Minh
Lê Công Định xuyên tạc sự ứng cứu của quân đội cho thành phố Hồ Chí Minh
Ngày hôm qua, anh luật sư tuột xích Lê Công Định có đăng lên face cá nhân dòng trạng thái rằng: “Hôm nay trẩy hội nhộn nhịp như 29 tết. Thật ra, dân ta không sự cúm Tàu, chỉ ngại bộ đội cụ Hồ thôi”. Có thể thấy đây là tút Lê Công Định phản ánh câu chuyện người dân thành phố Hồ Chí Minh ra đường và tập trung tại các siêu thị đông đúc ngày hôm qua, vi phạm lệnh giãn cách. Tuy nhiên, cách đưa tin…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
hanhomesno · 3 years ago
Text
Bảng giá đất Quận Tân Bình giai đoạn 2020 - 2024
Bài viết mới nhất: https://hanhomesno08maichitho.com/bang-gia-dat-quan-tan-binh-giai-doan-2020-2024/
Bảng giá đất Quận Tân Bình giai đoạn 2020 - 2024
Cùng Hanhomesno cập nhật bảng giá đất Quận Tân Bình giai đoạn 2020 – 2024, ban hành kèm theo Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16 năm 01 năm 2020 của UBND thành phố.
hbspt.cta._relativeUrls=true;hbspt.cta.load(2775524, ‘3556f565-f6b2-4ecf-97b2-aa3f8cbc4bf3’, “useNewLoader”:”true”,”region”:”na1″);
(Đơn vị tính: 1.000 đồng/m2)
STT
Tên đường
Đoạn đường
Giá
1
Ấp Bắc
Trường Chinh đến Cộng Hòa
13.200
2
Âu Cơ
Mũi tàu đường Trường Chinh – Âu Cơ đến vòng xoay Lê Đại Hành
18.000
3
Ba Gia
Trần Triệu Luật đến Lê Minh Xuân
Lê Minh Xuân đến cuối đường
17.600
14.100
4
Ba Vân
Nguyễn Hồng Đào đến Âu Cơ
13.200
5
Ba Vì
Thăng Long đến kênh sân bay (A41)
13.200
6
Bắc Hải
Cách mạng Tháng Tám đến Lý Thường Kiệt
15.400
7
Bạch Đằng 1
Vòng xoay Trường Sơn đến ngã ba Hồng Hà – Bạch Đằng
13.200
8
Bạch Đằng 2
Vòng xoay Trường Sơn đến ranh Quận Gò Vấp
14.200
9
Bành Văn Trân
Trọn đường
13.200
10
Bàu Bàng
Núi Thành đến Bình Giã
13.200
11
Bàu Cát
Trương Công Định đến Đồng Đen
Đồng Đen đến Võ Thành Trang
24.400
15.400
12
Bàu Cát 1
Trương Công Định đến hẻm 273 Bàu Cát
15.000
13
Bàu Cát 2
Trương Công Định đến hẻm 273 Bàu Cát
15.000
14
Bàu Cát 3
Trương Công Định đến hẻm 273 Bàu Cát
15.000
15
Bàu Cát 4
Trương Công Định đến Đồng Đen
15.000
16
Bàu Cát 5
Nguyễn Hồng Đào đến Đồng Đen
15.000
17
Bàu Cát 6
Nguyễn Hồng Đào đến Đồng Đen
15.000
18
Bàu Cát 7
Nguyễn Hồng Đào đến Đồng Đen
15.000
19
Bàu Cát 8
Âu Cơ đến Đồng Đen 
Đồng Đen đến Hồng Lạc 
14.000
11.400
20
Bảy Hiền
Hẻm 1129 Lạc Long Quân đến 1017 Lạc Long Quân
19.800
21
Bế Văn Đàn
Nguyễn Hồng Đào đến Đồng Đen
15.000
22
Bến Cát
Đường Phú Hòa đến Nghĩa Cát
11.800
23
Bình Giã
Trường Chinh đến Cộng Hòa
16.800
24
Bùi Thị Xuân
Hoàng Văn Thụ đến kênh Nhiêu Lộc
12.000
25
Ca Văn Thỉnh
Võ Thành Trang đến Đồng Đen
15.000
26
Cống Lở
Phan Huy Ích đến Phạm Văn Bạch
7.000
27
Cách Mạng Tháng Tám
Ngã ba Bảy Hiền đến ranh Quận 3, Quận 10
30.800
28
Chấn Hưng
Cách Mạng Tháng Tám đến Nghĩa Hòa nối dài
9.600
29
Châu Vĩnh Tế 
Nguyễn Tử Nha đến cuối đường
9.600
30
Chí Linh
Khai Trí đến Đại Nghĩa
11.400
31
Chữ Đồng Tử
Bành Văn Trân đến Vân Côi
11.400
32
Cộng Hòa
Trường Chinh đến lăng Cha Cả
26.400
33
Cửu Long
Trường Sơn đến Yên Thế 
18.300
34
Cù Chính Lan
Nguyễn Quang Bích đến Nguyễn Hiến Lê
13.000
35
Dân Trí
Nghĩa Hòa đến Khai Trí
13.200
36
Dương Vân Nga
 Nguyễn Bặc đến Ngô Thị Thu Minh
15.700
37
Duy Tân
Lý Thường Kiệt đến Tân Tiến
17.600
38
Đại Nghĩa
Nghĩa Phát đến Dân Trí
11.200
39
Đặng Lộ
Nghĩa Phát đến Chữ Đồng Tử
11.200
40
Đất Thánh
Lý Thường Kiệt đến Bắc Hải
12.800
41
Đồ Sơn
Thăng Long đến hẻm số 6 Hải Vân
13.200
42
Đông Hồ
Lạc Long Quân đến Lý Thường Kiệt
13.400
43
Đồng Nai
Trường Sơn đến Lam Sơn
17.600
44
Đồng Đen
Trường Chính đến Âu Cơ 
17.600
45
Đông Sơn
Vân Côi đến Ba Gia
15.400
46
Đồng Xoài
Bình Giã đến Hoàng Hoa Thám
15.700
47
Đinh Điền
Trọn đường
13.100
48
Đường A4
Cộng Hòa đến Trường Chinh
16.800
49
Đường B6
Trọn đường
14.600
50
Thái Thị Nhạn
Âu Cơ đến Ni Sư Huỳnh Liên
10.600
51
Ngô Thị Thu Minh
Phạm Văn Hai đến Lê Văn Sỹ
18.400
52
Nguyễn Đức Thuận
Thân Nhân Trung đến đường C12
11.000
53
Đường C1
Cộng Hòa đến Nguyễn Quang Bích
11.000
54
Đường C12
Cộng Hòa đến Nguyễn Đức Thuận
11.000
55
Đường C18
Cộng Hòa đến Hoàng Kế Viêm
15.400
56
Trần Văn Danh
Hẻm 235 đường Hoàng Hoa Thám đến đến giáp bờ rào sân bay Tân Sơn Nhất
11.000
57
Đường C22
Đường A4 đến đường C18
14.600
58
Đường C27
Hẻm 58 đường Nguyễn Minh Hoàng đến Nguyễn Bá Tuyển (C29)
11.600
59
Đường C3
Nguyễn Quang Bích đến Nguyễn Hiến Lê
11.000
60
Đường D52
Cộng Hòa đến Lê Trung Nghĩa
11.000
61
Đường số 1
Trọn đường
11.000
62
Đường số 2
Trọn đường
10.200
63
Đường số 3
Trọn đường
10.200
64
Đường số 4
Trọn đường
10.200
65
Đường số 5
Trọn đường
10.200
66
Đường số 6
Trọn đường
10.200
67
Đường số 7
Đường số 1 đến nhà số 30 đường số 1
10.200
68
Bùi Thế Mỹ
Hồng Lạc đến Ni Sư Huỳnh Liên
11.800
69
Đống Đa
Cửu Long đến Tiền Giang
15.400
70
Giải Phóng 
Thăng Long đến cuối đường
13.200
71
Gò Cầm Đệm
Lạc Long Quân đến Trần Văn Quang
8.800
72
Hậu Giang
Thăng Long đến Trường Sơn
17.400
73
Hà Bá Tường
Trường Chinh đến Lê Lai
13.200
74
Hát Giang
Lam Sơn đến Yên Thế
13.200
75
Hiệp Nhất
Hòa Hiệp đến nhà số 1024 Hiệp Nhất
11.400
76
Hồng Hà
Trường Sơn đến công viên Gia Định
14.000
77
Hồng Lạc
Hồng Lạc đến Võ Thành Trang
Võ Thành Trang đến Âu Cơ
15.800
13.200
78
Hoàng Bật Đạt
Nguyễn Phúc Chu đến Cống Lở
6.600
79
Hoàng Hoa Thám
Trường Chinh đến Cộng Hòa
Cộng Hòa đến ranh sân bay
23.400
16.200
80
Hoàng Kế Viêm (C21)
Đường A4 đến cuối đường 
14.600
81
Hoàng Sa
Lê Bình đến giáp ranh Quận 3
16.600
82
Hoàng Văn Thụ
Nguyễn Văn Trỗi đến ngã tư Bảy Hiền
28.600
83
Hoàng Việt
Hoàng Văn Thụ đến Lê Bình
22.400
84
Hưng Hóa
Chấn Hưng đến ngã ba Thánh Gia
5.900
85
Hòa Hiệp
Hiệp Nhất đến nhà số 1253 Hòa Hiệp
11.200
86
Huỳnh Lan Khanh
Phan Đình Giót đến tường rào QK7
18.300
87
Huỳnh Tịnh Của
Sơn Hưng đến Nguyễn Tử Nha
12.800
88
Huỳnh Văn Nghệ
Phan Huy Ích đến Phạm Văn Bạch
6.000
89
Khai Trí
Nghĩa Phát đến Dân Trí
11.200
90
Lạc Long Quân
Lý Thường Kiệt đến Âu Cơ
25.500
91
Lam Sơn 
Sông Nhuệ đến Hồng Hà
14.000
92
Lê Bình
Trọn đường
14.000
93
Lê Duy Nhuận (C28)
Thép Mới đến đường A4
12.300
94
Lê Lai
Trường Chinh đến hẻm 291 Trường Chinh
13.200
95
Lê Lợi
Trường Chinh đến hẻm 11 Lê Lai
11.700
96
Lê Minh Xuân
Lạc Long Quân đến Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt đến Vân Côi
  24.600
17.200
  97
Lê Ngân
Trường Chinh đến Nguyễn Tử Nha
13.100
98
Lê Tấn Quốc
Cộng Hòa đến Nhất Chi Mai
12.800 
99
Lê Trung Nghĩa (C26)
Hoàng Hoa Thám đến đường A4
Đường A4 đến Quách Văn Tuấn
11.000 
14.600
100
Lê Văn Huân
Cộng Hòa đến Nguyễn Đức Thuận
12.800
101
Lê Văn Sỹ 
Lăng Cha Cả đến đến ranh Quận Phú Nhuận 
28.600
102
Lộc Hưng
Chấn Hưng đến ngã ba nhà thờ Lộc Hưng
9.600
103
Lộc Vinh
Nghĩa Phát đến Nghĩa Hòa
10.600
104
Long Hưng
Bến Cát đến Ba Hòa
13.200
105
Lưu Nhân Chú
Phạm Văn Hai đến hẻm 98 đường Cách Mạng Tháng Tám
8.200
106
Lý Thường Kiệt
Ngã tư Bảy Hiền đến Trần Triệu Luật
Trần Triệu Luật đến ranh Quận 10
39.600
32.200
107
Mai Lão Bạng
Thân Nhân Trung đến Trần Văn Dư
12.400
108
Năm Châu
Trọn đường
12.600
109
Nghĩa Hưng
Hẻm 60 đến hẻm tổ 37
9.200
110
Nghĩa Hòa
Nghĩa Phát đến Bắc Hải
10.600
111
Nghĩa Phát
Lý Thường Kiệt đến Bến Cát
Bến Cát đến Bành Văn Trân
13.100
14.200
112
Ngô Bệ
Nghĩa Hòa đến Nguyễn Đức Thuận
10.300
113
Nguyễn Bặc
Phạm Văn Hai đến Dương Nga
18.300
114
Nguyễn Bá Tòng
Trường Sơn đến Sơn Hưng
10.400
115
Nguyễn Bá Tuyển (C29)
Nguyễn Minh Hoàng đến Lê Duy Nhuận
12.800
116
Nguyễn Trọng Dị
Thăng long đến Nguyễn Văn Mại
12.800
117
Nguyễn Chánh Sắt
Trần Văn Dư đến Trần Văn Danh
11.200
118
Nguyễn Hiến Lê
Trần Văn Danh đến Hoàng Hoa Thám
11.700
119
Nguyễn Hồng Đào
Trường Chinh đến Âu Cơ
16.000
120
Nguyễn Minh Hoàng (C25)
Hoàng Hoa Thám đến Quách Văn Tuấn
14.600
121
Nguyễn Đình Khơi
Hoàng Văn Thụ đến Hoàng Việt
13.200
122
Nguyễn Phúc Chu
Trường Chinh đến kênh Hy Vọng
9.400
123
Nguyễn Quang Bích (B4)
Trần Văn Dư đến Hoàng Hoa Thám
12.400
124
Nguyễn Sỹ Sách
Trường Chinh đến Phạm Văn Bạch
9.600
125
Nguyễn Thanh Tuyền 
Nguyễn Trọng Tuyển đến hẻm 200 Phạm Văn Hai
12.000
126
Nguyễn Thái Bình
Trường Chinh đến Cộng Hòa
19.800
127
Nguyễn Thế Lộc
Đường A4 đến C18
14.600
128
Nguyễn Thị Nhỏ
Âu Cơ đến Thiên Phước
15.400
129
Nguyễn Tử Nha
Năm Châu đến nhà thờ Vân Côi
11.800
130
Nguyễn Trọng Lội
Hậu Giang đến hẻ, 27/10 Nguyễn Văn Vĩnh
13.200
131
Nguyễn Văn Mại
Số 1 Trường Sơn đến số 1/54 Trường Sơn
24.700
132
Nguyễn Văn Trỗi
Hoàng Văn Thụ đến ranh Quận Phú Nhuận
14.400
133
Nguyễn Văn Vĩ
Nguyễn Tử nha
39.600
134
Nguyễn Văn Vĩnh
Hẻm 27 Hậu Giang đến Thăng Long
10.100
135
Nhất Chi Mai
Cộng Hòa đến đường C12
13.600
136
Ni Sư Huỳnh Liên
Lạc Long Quân đến Hồng Lạc
12.800
137
Núi Thành
Ấp Bắc đến Cộng Hòa
14.000
138
Phạm Cự Lượng
Phổ Quang đến cuối đường
13.200
139
Phạm Phú Thứ 
Đường Bảy Hiền đến Đồng Đen
11.800
140
Phạm Văn Bạch
Trường Chinh đến ranh Quận Gò Vấp
8.800
141
Phạm Văn Hai
Cách Mạng Tháng Tám đến Lê Văn Sỹ
Lê Văn Sỹ đến Hoàng Văn Thụ
30.800
22.400
142
Phan Bá Phiến
Đường A4 đến Quách Văn Tuấn
14.600
143
Phan Huy Ích
Trương Chinh đến ranh Quận Gò Vấp
11.700
144
Phan Đình Giót
Phổ Quang đến Trường Sơn
19.800
145
Phan Sào Nam
Bàu Cát đến Hồng Lạc
12.600
146
Phan Thúc Duyện
Thăng Long đến Phan Đình Giót
18.300
147
Phan Văn Sửu
Cộng Hòa đến Nhất Chi Mai
12.800
148
Phổ Quang
Phan Đình giót đến hồ Văn Huê (Quận Phú Nhuận)
20.200
149
Phú Hòa 
Bến Cát đến Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt đến Lạc Long Quân
12.600
28.600
150
Phú Lộc
Bành Văn Trân đến nhà số 61/22
7.300
151
Quách Văn Tuấn
Cộng Hòa đến cuối đường
14.600
152
Quảng Hiền
Năm Châu đến Sơn Hưng
11.400
153
Sầm Sơn
Trọn đường
14.400
154
Sao Mai
Nhà số 901 Cách Mạng Tháng Tám đến Bành Văn Trân
13.100
155
Sông Đà
Trọn đường
15.600
156
Sông Đáy
Trọn đường
15.600
157
Sông Nhuệ
Trọn đường
15.6001
158
Sông Thao
Lam Sơn đến Đống Đa
5.600
159
Sông Thương
Trọn đường
15.600
160
Sơn Cang
Trọn đường
10.100
161
Sơn Hưng
Huỳnh Tịnh Của đến cuối đường
10.000
162
Tân Canh
Nguyễn Trọng Tuyển đến Lê Văn Sỹ
20.900
163
Tân Châu
Duy Tân đến Tân Phước
13.100
164
Tân Khai
Hiệp Nhất đến Tự Cường
13.100
165
Tân Kỳ Tân Quý
Cộng Hòa đến Trường Chinh
9.300
166
Tân Hải
Trường Chinh đến Cộng Hòa
11.400
167
Tân Lập
Tân Thọ đến Tân Xuân
11.400
168
Tân Phước
Lý Thường Kiệt đến Tân Tiến
13.200
169
Tân Sơn Hòa
Trọn đường
25.600
170
Tân Thọ
Lý Thường Kiệt đến Tân Xuân
13.200
171
Tân Tạo
Lạc Long Quân đến Lý Thường Kiệt
13.200
172
Tân Tiến
Tân Tạo đến Đông Hồ
18.800
173
Tân Trang
Trọn đường
13.600
174
Tân Trụ
Nguyễn Phúc Chu đến Phan Huy Ích
8.400
175
Tân Xuân
Lạc Long Quân đến Lê Minh Xuân
12.800
176
Tái Thiết
Lý Thường Kiệt đến Năm Châu
11.200
177
Tản Viên
Sông Đáy đến Đồng Nai
16.600
178
Thân Nhân Trung
Cộng Hòa đến Mai Lão Bạng
12.800
179
Thăng Long
Cộng Hòa đến Hậu Giang
17.600
180
Thành Mỹ 
Đông Hồ đến hẻm 273 Lý Thường Kiệt
13.200
181
Thép Mới
Trọn đường
12.300
182
Thích Minh Nguyệt
Trọn đường
15.200
183
Thiên Phước
Nguyễn Thị Nhỏ đến Lý Thường Kiệt
15.000
184
Thủ Khoa Huân
Phú Hòa đến Đông Hồ
15.700
185
Tiền Giang
Trường Sơn đến Lam Sơn
17.000
186
Tống Văn Hên
Trường Chinh đến Nguyễn Phúc Chu
8.200
187
Tự Cường
Tự Lập đến hẻm 384 Cách Mạng Tháng Tám
13.000
188
Tự Lập
Cách Mạng Tháng Tám đến Hiệp Nhất
13.000
189
Tứ Hải
Nghĩa Phát đến Đất Thánh
11.400
190
Trần Mai Ninh
Trường Sơn đến Bàu Cát
15.000
191
Trần Quốc Hoàn
Cộng Hòa đến Trường Sơn
23.500
192
Trần Thái Tông
Trường Chinh đến Phạm Văn Bạch
10.400
193
Trần Thánh Tông
Huỳnh Văn Nghệ đến Cống Lỡ
7.800
194
Trầu Triệu Luật
Bến Cát đến Lý Thường Kiệt
13.100
195
Trần Văn Dư
Cộng Hòa đến tường rào sân bay
11.700
196
Trần Văn Hoàng
Trọn đường
11.000
197
Trần Văn Quang
Lạc Long Quang đến Âu Cơ
14.400
198
Trà Khúc
Trọn đường
14.500
199
Trương Công Định
Trường Chinh đến Âu Cơ
17.600
200
Trương Hoàng Thanh
Trọn đường
12.300
201
Trường Chinh
Ngã tư Bảy Hiền đến Mũi tàu đường Trường Chinh – C���ng Hòa
Mũi tàu đường Trường Chinh – Cộng Hòa đến cầu Tham Lương
26.400
18.300
202
Trường Sa
Út Tịch đến giáp ranh Quận Phú Nhuận
16.600
203
Trường Sơn
Trọn đường 
23.500
204
Trung Lang
Trần Mai Ninh đến Lê Lai
12.400
205
Út Tịch
Cộng Hòa đến Lê Bình
17.600
206
Vân Côi
Bành Văn Trân đến Nghĩa Phát
12.800
207
Văn Chung
Trần Văn Dư đến Trần Văn Danh
11.700
208
Tân Sơn
Phạm Văn Bạch đến Quang Trung (Gò Vấp)
8.800
209
Võ Thành Trang
Lý Thường Kiệt đến Hồng Lạc
12.600
210
Xuân Diệu
Hoàng Văn Thụ đến Nguyễn Thái Bình
28.200
211
Xuân Hồng
Trường Chinh đến Xuân Diệu
28.200
212
Yên Thế
Tương rào Quân đội đến kênh Nhật Bản
13.200
213
Đường dự án kênh mương Nhật Bản
Đường vào khu A75 đến cuối hẻm 74 Bạch Đằng 2
10.000
Bạn đang theo dõi bài viết Bảng giá đất Quận Tân Bình giai đoạn 2020 – 2024. Bên cạnh đó, bạn có thể tải tài liệu dưới đây để cập nhật danh sách nhà đất giá tốt đang giao dịch trên Hanhomesno:
hbspt.cta._relativeUrls=true;hbspt.cta.load(2775524, ’64f51475-d604-4505-87ee-cc1bc2e9fbdc’, “useNewLoader”:”true”,”region”:”na1″);
Có thể bạn quan tâm:
Danh sách chi tiết chung cư Tân Bình: Quy mô và Tình trạng bàn giao
Cập nhật tiến độ thi công dự án Picity High Park (Mới Nhất)
Những điểm cộng của căn hộ hạng sang The Marq
“Đột nhập” công trường 3 đại dự án của Masterise Homes xem triển khai đến đâu?
Video: Những thông tin quan trọng về Quận 1 bạn chắc chắn phải biết
0 notes