#dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho con bú
Explore tagged Tumblr posts
Text
Dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ
Rất nhiều bà mẹ sau sinh muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng lo lắng nguồn sữa mẹ ít ỏi, không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng của trẻ. Tìm hiểu những dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho con bú sẽ giúp mẹ tìm ra cách khắc phục nhanh chóng.
Xem thêm: 15 món an mất sữa mẹ cần tránh
Dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ
Qua cơ chế tiết sữa thì hầu hết các bà mẹ đều có thể có đủ sữa cho bé bú, thậm chí cho cả hai trẻ sinh đôi. Các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để nhận biết trẻ không nhận đủ sữa mẹ:
Thời gian bú quá ngắn hay đang quá dài
Dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho em bú đầu tiên và dễ thấy nhất là thời gian bú của trẻ. Một cữ bú của em bé thường kéo dài khoảng từ 10-20 phút. Nếu thấy thời gian trẻ bú quá ngắn (khoảng dưới 5 phút) hay quá dài (hơn 1 giờ đồng hồ) thì có thể trẻ đang gặp vấn đề với việc bú mẹ hay lượng sữa của mẹ cung cấp đang bị quá ít.
Chậm lên cân là biểu hiện trẻ bú không đủ sữa
Sau khi sinh xong, trẻ sẽ có hiện tượng sụt cân nhẹ. Đây là dấu hiệu bình thường nên bố mẹ không cần lo lắng. Sau khoảng 10-14 ngày thì cân nặng của bé sẽ quay lại bình thường và tăng trưởng theo các giai đoạn. Cụ thể, trẻ sẽ tăng 140-200gr mỗi tuần trong khoảng 0-6 tháng và từ 85-140gr mỗi tuần từ 6-12 tháng. Nếu bố mẹ thấy trẻ có hiện tượng bị sút cân không quá nhiều (không phải do nguyên nhân bệnh lý) hoặc chậm lên cân thì có thể do con không được bú đủ sữa.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh
Số lượng tã ướt và tã bẩn ít hơn so với bình thường
Theo dõi số lượng tã ướt của trẻ cũng là cách bố mẹ biết được trẻ có đang được bú đủ sữa hay không. Thường thì 1-2 ngày đầu sau sinh trẻ sẽ thay 1-2 chiếc tã mỗi ngày, khoảng từ 2-6 ngày sau sinh thì thay 5-6 chiếc tã mỗi ngày và sau 6 tuần tuổi trẻ sẽ thay khoảng 6-8 chiếc tã mỗi ngày. Khi bé không được bú đủ sữa thì lượng tã bẩn sẽ ít hơn.
Lượng sữa mẹ tiết ra cho bé bú không tăng lên sau nhiều ngày
Sau sinh từ 3-4 ngày sữa mẹ sẽ dần tăng lên và nhiều sữa hơn. Một trong những dấu hiệu mẹ không đủ sữa cho con bú dễ là lượng sữa mẹ tiết ra không tăng lên sau nhiều ngày, mẹ cần tìm cách tăng tiết sữa với các biện pháp dân gian như cách gọi sữa về bằng sữa ông Thọ, gọi sữa về với lá đinh lăng..
Ngực mẹ bị xẹp xuống cho thấy bé không đủ sữa bú
Hiện tượng ngực mẹ bị xẹp xuống, không có cảm giác căng tức cho thấy sữa mẹ đang giảm dần, bầu ngực tiết ít sữa hơn và thậm chí là bị mất sữa. Trẻ sẽ không được bú đủ lượng sữa cần thiết trong ngày.
Núm vú của mẹ bị đau khi cho con bú
Nếu mẹ có cảm giác núm vú đau rát khi cho con bú thì có thể là do trẻ đang ngậm bắt núm vú sai cách, khiến cho bé đang không bú được nhiều sữa, bú chậm và thậm chí là bú không đủ sữa.
Màu sắc nước tiểu cho thấy biểu hiện trẻ không đủ sữa mẹ
Khi bú không đủ sữa, màu sắc nước tiểu của trẻ sẽ vàng đặc, nặng mùi. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra mất nước ở bé, bố mẹ cần hết sức lưu ý.
Xem thêm: vitamin bầu không gây táo bón sau sinh
Cách tăng tiết sữa cho mẹ
Không phải mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào để cho con bú. Với những mẹ đang có những dấu hiệu ít sữa thì cần áp dụng các phương pháp kích sữa. Dưới đây là các cách tăng tiết sữa cho mẹ:
Cho trẻ bú thường xuyên và không nên chờ tới khi bé khóc mới cho con bú. Những bé ngủ nhiều, bú ít có thể ngủ quên và bỏ mất cữ bú sữa. Tìm tư thế bú đúng cho con bú và giúp bé ngậm bắt núm vú đúng cách, để cho con tự quyết định khi nào thì nên ngừng bú, kết thúc cữ bú. Cho bé bú cả 2 bên vú mỗi cữ bú. Mẹ nên cho con bú hết một bên vú và chỉ chuyển sang bầu vú bên kia khi bé đã bú chậm lại hay ngừng hẳn. Tăng số cữ bú cho con trong ngày cũng như kích thích sản xuất sữa mẹ với máy hú sữa hay kích sữa bằng tay. Tránh cho con dùng sữa công thức quá sớm bởi điều này có thể khiến cho trẻ chán bú sữa mẹ, gây giảm nguồn sữa mẹ tiết ra. Hạn chế sử dụng ti giả bởi làm vậy sẽ khiến cho trẻ có cảm giác ảo như bé đang bú mẹ và từ đó bé không bú mẹ nữa. Thực hiện massage bầu vú đều đặn để tăng lượng sữa lên nhiều hơn. Mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước v�� ăn uống đủ chất để tạo ra dòng sữa mẹ về dồi dào, chất lượng.
Trong quá trình hồi phục sau sinh, các mẹ cần chú ý bồi bổ cơ thể với nguồn thực phẩm dinh dưỡng, tươi ngon cũng như kết hợp bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt mẹ cần bổ sung viên sắt cho mẹ sau sinh, viên DHA, viên canxi để đáp ứng nhu cầu của cơ thể sau sinh, làm lành các thương tổn, phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng như tăng tiết sữa, sản sinh ra dòng sữa chất lượng.
Lượng sữa tiết ra ở mỗi người là khác nhau, người dồi dào trẻ bú không hết cần phải vắt sữa trữ đông, người sữa ít không đủ cho con bú. Do đó, nếu như xuất hiện các dấu hiệu mẹ ít sữa thì chị em cần phải sớm có phương pháp để thay đổi chế độ ăn và nghỉ ngơi, đồng thời điều trị những bệnh liên quan đến tuyến vú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa và quá trình tạo sữa.
0 notes
Text
27/2/2023
Cam là em bé cún tôi ôm trên tay, tôi mua Cam lúc còn ở nhà của sếp công ty cũ của chồng.
Lúc mua Cam về, người bán tư vấn Cam đã cứng cáp, tiêm phòng đầy đủ, ăn cơm đc rồi. Nhưng khi nhận đc em, em bé xíu, mong manh nhìn em quá non để tách mẹ. Người bán nhất quyết bảo em đã lớn... đôi co không để làm gì, tôi và chồng quyết vẫn nuôi em.
Ngày đầu tiên Cam về, lạ nhà Cam chui 1 góc, kêu i ỉ, có người bế trên tay thì em ngủ ngoan. Tối chúng tôi sợ em lạnh, nên bật đèn học sưởi cho em, chồng tôi còn trải chiếu nằm dưới sàn nhà, để cho Cam kê lên tay... nhìn Cam nhìn chồng mà thương vô kể.
Do cả 2 vợ chồng phải đi làm, để Cam 1 mình ở nhà k đành lòng, nên chúng tôi quyết gửi em ở tiệm thú cưng. Các bạn khám sơ cho Cam và bảo Cam còn quá non để tách mẹ, chưa thể ăn ngoài đồ linh tinh được và tình trạng sức khoẻ của Cam đang rất kém.... chúng tôi quyết định gửi Cam cả ngày và đêm ở tiệm thú cưng 1 tuần liền. Ở đó Cam được bú ké sữa của 2 mẹ Cún khác, và được 1 mẹ Cún mất con chăm. Thật may mắn là tiệm thú cưng đó đang có nhiều điều kiện để Cam đc chăm sóc kỹ hơn.
Sau 1 tuần, Cam cũng đỡ hơn, Chúng tôi đón Cam về tối, sáng cho Cam đi "nhà trẻ". Cứ như thế 1 thời gian, chúng tôi để hẳn Cam ở nhà với 1 bé mèo tên Mây. Sau 1 thời gian, Cam cứng cáp, tôi đưa Cam về quê như mục đích ban đầu.
Cam về quê, có Quýt chơi cùng nên dễ hoà nhập. Quýt từ chú cún duy nhất, bây giờ có Cam nên thỉnh thoảng có ghen tị nếu mn chỉ vuốt ve Cam mà quên vuốt ve Quýt. Cam thì ngược lại, rất ngoan, hiền và hiểu chuyện.
Đưa Cam về 1 thơi gian, mẹ báo tin Cam có bầu, tôi thương Cam ngẩn ngơ, vì với tôi Cam còn quá bé. Mẹ bảo tôi thương vớ vẩn. Cam bé xíu, bụng bầu to uỳnh. Đúng dịp lễ 2/9, chúng tôi về quê chơi, thì Cam có dấu hiệu sinh. Cả gia đình theo ý Cam làm tổ cho Cam. Cam đẻ đc 6 bạn, mất 2 bạn, ng ta bảo 2 con để trả chuồng. Cam thật kiên cường!
Vì Cam bé, lại phải nuôi 4 bạn nhỏ, nên Cam xơ xác vô cùng. Một ngày nọ, em trai tôi báo tin Cam bị cứng hét cả người, k động đậy được. Tức tốc chúng tôi gọi bs thú cưng ở quê để đến cấp cứu Cam, ng ta bảo Cam bị thiếu canxi (dù đã cho Cam uống canxi hằng ngày sau sinh) sau họ mang Cam về phòng khám chữa trị. Cam bình thường trở lại. Các con của Cam cũng cứng cáp hẳn, về với những chủ mới.
Rồi một ngày sau Tết k lâu, Cam đang ở bên đường chơi, nghe tiếng mẹ gọi, chạy qua đường bị xe tông phải. Cam bị gãy xương chậu, bs bảo chỗ đó k thể bó bột được. Chỉ uống thuốc và để về thương tự lành. Cam uống thuốc rất ngoan, vì đau nên chỉ đi bằng 3 chân. Và thường xuyên nằm liếm chân còn lại.
Mấy ngày hôm nay, Cam có vẻ khoẻ lên, đã đi đc bằng 4 chân... thì tối qua, em trai tôi gọi điện thút thít: "Cam mất rồi ả ạ" tôi đứng hình, ngơ người 1 lúc, rồi oà khóc! Cam mất do hít phải thuốc hoặc bả chuột.
Lúc Cam mất bố mẹ sợ tôi buồn, nên chỉ gọi cho em gái tôi, bảo đừng cho 2 vợ chồng tôi biết. Còn em trai tôi thì lại gọi cho tôi và cũng dặn, đừng cho em gái tôi biết. Mọi người sợ chúng tôi sẽ quá đau buồn mà ảnh hưởng những thứ xung quanh.
Tôi thương Cam của tôi, thương vô cùng. Một em bé kiên cường, chịu nhiều thiệt thòi từ bé. Chồng tôi và cả gia đình tôi chắc chắn cũng buồn nhiều lắm! Thôi thì coi coi như Cam được hoá kiếp mới. Và Cam cũng không còn phải chịu đau nữa.
Tạm biệt em, bé Cam của gia đình chị. Yêu em 🖤
3 notes
·
View notes
Text
Bị táo bón sau sinh mổ phải làm gì?
Táo bón sau sinh mổ là tình trạng thường gặp ở khá nhiều sản phụ. Khi bị táo bón kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ. Nhiều mẹ băn khoăn sau sinh mổ bị táo bón phải làm sao để cải thiện?
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Cách trị táo bón sau sinh mổ
Sau sinh bị táo bón phải làm sao, cách trị táo bón sau sinh mổ là gì? Mẹ cùng tham khảo những cách sau đây nhé!
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tăng cường chất xơ
Sau sinh mẹ bỉm cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống để phục hồi sức khỏe và cung cấp đủ sữa cho con bú. Ngoài thực phẩm giàu đạm, mẹ đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ bởi chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc khắc phục táo bón.
Khi chất xơ vào trong ruột sẽ hút nước, trương nở, tạo khối phân và đào thải phân ra bên ngoài. Bên cạnh đó, chất xơ cũng kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này sẽ kích thích nhu động ruột để tiết ra acid lactic, giúp kéo nước vào trong ruột làm mềm phân.
Mẹ nên ăn nhiều các loại rau xanh, đậu, ngũ cốc nguyên hạt như rau đay, mồng tơi, súp lơ.. bổ sung táo, lê, đu đủ, quả bơ.. Ngoài ra, cần hạn chế các món chiên rán dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay uống các đồ uống chứa chất kích thích như trà, cà phê, đồ uống có ga.
Mẹ bỉm cũng nên lưu ý bổ sung đầy đủ sắt canxi dha cho mẹ sau sinh mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu về vi chất của cơ thể, đồng thời giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi trong giai đoạn này.
Uống đủ nước mỗi ngày
Chất xơ cần có nước để trương nở và làm mềm phân, do đó, song song với việc tăng cường chất xơ là bổ sung thêm chất lỏng. Nếu không được cung cấp đủ nước, phân sẽ bị thiếu nước và khô cứng. Mẹ bỉm đang bị táo bón nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây, sữa, nước canh.. đảm bảo lượng nước bổ sung từ 2-2.5 lít/ngày.
Vận động nhẹ nhàng
Sau sinh mổ bị táo bón phải làm sao để khắc phục? Hãy dành thời gian cho việc tập luyện nhẹ nhàng, tốt nhất mẹ nên duy trì đi bộ mỗi ngày từ 30-60 phút để hỗ trợ trao đổi chất, kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ tích tụ chất thải ở ruột già, giúp việc đi ngoài dễ dàng, nhanh chóng.
Rèn luyện thói quen đi vệ sinh
Rèn luyện thói quen đi vệ sinh sẽ giúp điều trị táo bón sau sinh rất tốt, mẹ đừng quên những nguyên tắc sau:
Đi vệ sinh đúng giờ: Đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng sẽ giúp đường ruột hoạt động ổn định trở lại. Không được nhịn đi vệ sinh: Việc nhịn đi đại tiện quá lâu sẽ làm mất phản xạ, lâu dần làm táo bón nặng hơn. Nguy hiểm hơn, việc nhịn đi vệ sinh sẽ gây tích tụ chất thải lâu ngày, sản sinh nhiều chất độc hại cho cơ thể. Ngồi đúng tư thế: Tư thế giúp đi đại tiện tốt nhất là ngồi xổm, tuy nhiên hiện nay hầu hết các gia đình đều dùng bệ xí bệt. Mẹ có thể thêm một chiếc ghế nhỏ dưới chân để cải thiện tư thế ngồi đi vệ sinh. Không ngồi quá lâu: Nhiều mẹ có thói quen sử dụng điện thoại quá lâu khi đi vệ sinh dẫn đến việc không tập trung, ngồi lâu khi đại tiện sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, lâu ngày gây ra táo bón, trĩ.
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
Bị táo bón sau sinh mổ: Khi nào nên đi khám?
Tình trạng táo bón sau sinh mổ thường xảy ra khá phổ biến và triệu chứng này thường giảm dần theo thời gian. Thế nhưng đôi khi, việc mẹ bị táo bón sau sinh mổ cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu sau khi đẻ mổ, mẹ bị táo bón kèm một số dấu hiệu dưới đây, thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm:
Không thể đi đại tiện. Táo bón xen kẽ với tiêu chảy. Đi ngoài phân lẫn máu hoặc chất nhầy. Chảy máu trực tràng quá nhiều. Đau đớn ở âm đạo, đáy chậu. Đau trực tràng dữ dội. Đau bụng dữ dội.
Xem thêm: các loại bánh dành cho mẹ sau sinh mổ đỡ ngán
Hy vọng với bài viết này các mẹ sẽ khắc phục và phòng ngừa được vấn đề khó chịu này, đồng thời từ đó cũng hỗ trợ phục hồi sức khỏe từ thể chất đến tinh thần nhé!
0 notes
Text
Em Bé Sơ Sinh Uống Bao Nhiêu Ml Sữa
Em bé sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa: Hướng dẫn chi tiết
Các bậc cha mẹ luôn quan tâm đến việc cho trẻ ăn đủ sữa. Sữa mẹ và sữa công thức đều quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn biết là em bé sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa và hiểu rõ lượng sữa phù hợp cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi.
Chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của sữa trong sự phát triển của trẻ. Bạn sẽ biết dấu hiệu cho thấy trẻ đã no. Hướng dẫn về lịch bú sữa mẹ và sữa công thức cũng được chia sẻ.
Vai trò quan trọng của sữa cho sự phát triển của trẻ sơ sinh
Sữa rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Nó không chỉ cung cấp vai trò sữa quan trọng. Mà còn quyết định đến sự hình thành và phát triển của trẻ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất
Sữa mẹ chứa đựng tất cả các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Bao gồm protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và các yếu tố miễn dịch. Vì vậy, sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sữa công thức hỗ trợ phát triển toàn diện
Trong trường hợp mẹ không thể cho con bú, sữa công thức là lựa chọn tốt. Sữa công thức được thiết kế để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Mặc dù không thể hoàn toàn thay thế sữa mẹ, sữa công thức vẫn giúp trẻ nhận được các dưỡng chất cần thiết và phát triển một cách toàn diện.
Lượng sữa khuyến nghị cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Vậy em bé sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa? Để trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, cần đủ sữa. Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi lượng sữa nhất định. Trẻ mới sinh cần 450-700 ml sữa mỗi ngày. Từ tháng thứ 2 đến 6, lượng sữa cần tăng lên, khoảng 600-850 ml mỗi ngày.
Điều chỉnh lượng sữa cho trẻ sơ sinh rất quan trọng. Hãy chú ý đến dấu hiệu bé được cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa.
youtube
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang no đủ sữa
Khi trẻ sơ sinh được cung cấp đầy đủ sữa, bạn sẽ thấy một số dấu hiệu quan trọng. Những dấu hiệu này cho thấy trẻ đang nhận đủ lượng sữa cần thiết. Chúng cũng giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Số lần tã ướt trong ngày
Số lần tã ướt trong ngày là một chỉ số quan trọng. Trẻ sơ sinh cần 6-8 tã ướt mỗi ngày. Điều này cho thấy bé đang nhận đủ sữa.
Trẻ tỉnh táo, khỏe mạnh
Ngoài số lần tã ướt, trẻ sơ sinh no đủ sữa còn thể hiện qua các biểu hiện khác. Bé sẽ tỉnh táo, khỏe mạnh, tăng cân đều đặn. Họ cũng sẽ hài lòng sau mỗi lần bú.
Em bé sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa
Trong những tháng đầu đời, lượng sữa rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Một em bé sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi cần uống khoảng 450-850 ml sữa mỗi ngày. Điều này giúp bé phát triển tốt.
Lượng sữa cần thiết sẽ tăng dần theo từng giai đoạn:
Tháng đầu tiên: 450-700 ml/ngày
Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6: 600-850 ml/ngày
Mỗi trẻ sơ sinh có nhu cầu lượng sữa khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe, cân nặng và tốc độ phát triển của bé. Vì vậy, việc theo dõi dấu hiệu no đủ sữa rất quan trọng.
Lịch trình cho bé bú mẹ và bú sữa công thức
Xây dựng lịch bú sữa cho trẻ sơ sinh rất quan trọng. Trẻ cần bú sữa mẹ theo nhu cầu, không cứng nhắc. Điều này giúp trẻ nhận đủ sữa mẹ cần thiết.
Bú mẹ theo nhu cầu
Trẻ sơ sinh có thể bú sữa mẹ 8-12 lần mỗi ngày. Mỗi bé có nhu cầu khác nhau. Bú theo nhu cầu giúp bé phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
Chia lịch bú sữa công thức
Trường hợp bé bú sữa công thức, cần chia lịch bú hợp lý. Khoảng 6-8 lần mỗi ngày, với lượng sữa phù hợp. Điều này giúp bé bú đều đặn, đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Xây dựng lịch bú sữa hợp lý giúp bé phát triển toàn diện. Đảm bảo đủ lượng sữa công thức và sữa mẹ cần thiết.
Những lưu ý khi cho trẻ bú sữa
Khi cho trẻ sơ sinh bú sữa, cha mẹ cần chú ý một số điều quan trọng. Điều này giúp bé phát triển và khỏe mạnh. Đây là những lưu ý bú sữa mà mọi cha mẹ nên biết:
Vệ sinh sạch sẽ: Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho núm vú và bình sữa trước khi cho trẻ bú.
Không để trẻ bú quá lâu: Không nên để trẻ bú sữa quá 20-30 phút mỗi lần để tránh trẻ bị đầy bụng.
Theo dõi phản ứng của trẻ: Chú ý quan sát phản ứng của trẻ sau mỗi lần bú, như đại tiện, ợ hơi, ngủ say. Điều này giúp cha mẹ điều chỉnh lượng sữa nếu cần thiết.
Khuyến khích bú sữa mẹ: Nếu có thể, hãy cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn vì đây là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất.
Thay đổi lượng sữa theo thời gian
Lượng sữa mà trẻ sơ sinh cần thay đổi theo thời gian. Điều này phản ánh sự phát triển và nhu cầu dinh dưỡng của em bé. Các bậc cha mẹ cần nắm rõ những thay đổi này để đảm bảo sự tăng trưởng tối ưu của con.
Giai đoạn 0-3 tháng
Trong 3 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh cần khoảng 450-700 ml sữa mỗi ngày. Lượng sữa này tăng dần theo sự phát triển của trẻ. Đây là thời kỳ quan trọng khi trẻ cần chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng.
Giai đoạn 4-6 tháng
Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, trẻ sơ sinh cần khoảng 600-850 ml sữa mỗi ngày. Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh chóng. Vì vậy, cung cấp đủ lượng sữa cần thiết là rất quan trọng.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Phụ huynh cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Họ cũng phải chú ý đến việc trẻ nhận đủ protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và yếu tố miễn dịch.
Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và hệ miễn dịch. Nó cũng tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng khỏe mạnh trong tương lai.
Protein: Cung cấp sự phát triển của các tế bào, cơ bắp và mô.
Chất béo: Hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thần kinh.
Vitamin và khoáng chất: Tăng cường hệ miễn dịch, xương và răng.
Yếu tố miễn dịch: Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Bằng cách đảm bảo trẻ sơ sinh được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, cha mẹ sẽ xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc cho con. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Kết luận
Bạn đã tìm hiểu về lượng sữa cho em bé từ 0 đến 6 tháng. Lượng sữa thay đổi theo từng giai đoạn, từ 450-850 ml mỗi ngày. Điều quan trọng là theo dõi dấu hiệu no đủ và bú sữa đúng lịch.
Cám ơn Quý khách đã tin dùng sản phẩm bên shop.
Tham khảo shop mẹ và bé
Website: Babycung.vn
Fanpage: Babycung
0 notes
Text
Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như thế nào
Chào đón một thiên thần nhỏ đến với thế giới là niềm hạnh phúc vô bờ của mỗi gia đình. Tuy nhiên, giai đoạn sau sinh cũng là lúc người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi sức khỏe, đồng thời em bé cần được y��u thương và chăm sóc chu đáo để phát triển toàn diện. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cẩm nang chi tiết về cách chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh một cách khoa học và hiệu quả.
Phần 1: Chăm Sóc Sản Phụ Sau Sinh
1. Giai Đoạn Hậu Sản: Thời Kỳ "Ở Cữ" Hiện Đại
Giai đoạn hậu sản kéo dài khoảng 4-6 tuần sau sinh. Đây là lúc cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn để trở về trạng thái bình thường. Chế độ chăm sóc khoa học trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng, giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho hành trình nuôi con sau này.
2. Chế Độ Dinh Dưỡng: Nạp Năng Lượng, Lấy Lại Vóc Dáng
Ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng: Thực đơn của mẹ cần giàu protein (thịt, cá, trứng, sữa), sắt (thịt bò, rau xanh đậm), canxi (sữa, tôm, cua), vitamin và khoáng chất (rau củ quả).
Uống nhiều nước: Khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước trái cây, sữa...
Chia nhỏ bữa ăn: Ăn thành nhiều bữa nhỏ (5-6 bữa/ngày) giúp mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga: Những thực phẩm này có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
3. Vận Động Nhẹ Nhàng: Khỏe Mẹ, Sáng Con
Sau sinh 6-8 tiếng: Mẹ có thể ngồi dậy trên giường và tập các động tác nhẹ nhàng như xoay cổ tay, cổ chân.
Sau sinh 1-2 ngày: Mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng, tập đi cầu thang.
Sau sinh 1 tuần: Mẹ có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ...
Lưu ý: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào.
4. Vệ Sinh Thân Thể: Phòng Ngừa Nhiễm Khuẩn Hiệu Quả
Vệ sinh vùng kín: Rửa sạch vùng kín bằng nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh, thay băng vệ sinh thường xuyên.
Vệ sinh cơ thể: Mẹ có thể tắm gội sau sinh 2-3 ngày bằng nước ấm, sử dụng các sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ.
Giữ ấm cơ thể: Tránh gió lạnh, mặc quần áo dài tay, đi tất chân.
5. Nghỉ Ngơi Hợp Lý: Nạp Lại Năng Lượng, Giảm Căng Thẳng
Ngủ đủ giấc: 7-8 tiếng mỗi ngày, có thể ngủ trưa 30-60 phút.
Tránh căng thẳng: Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Chia sẻ việc nhà: Nhờ người thân hỗ trợ chăm sóc bé để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.
6. Chăm Sóc Tinh Thần: Xua Tan Nỗi Lo Âm Lí
Giao tiếp, chia sẻ: Nói chuyện với người thân, bạn bè về những cảm xúc của mình.
Tham gia các hoạt động giải trí: Nghe nhạc, đọc sách, xem phim...
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý nếu cần thiết.
Phần 2: Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh: Ấp Ủ Yêu Thương, Chắp Cánh Ước Mơ
1. Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ: Món Quà Vô Giá Cho Bé Yêu
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Cho bé bú sớm ngay sau sinh: Trong vòng 1 giờ đầu tiên.
Cho bé bú theo nhu cầu: Không giới hạn số lần và thời gian bú.
Cho bé bú đúng cách: Đảm bảo bé ngậm bắt vú đúng cách.
2. Bú Dặm Và Ăn Dặm: Hành Trình Khám Phá Hương Vị Mới
Bú dặm: Bắt đầu khi bé được 4-6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé bú thêm sữa công thức.
Ăn dặm: Bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ cho bé làm quen dần với các loại thức ăn dạng lỏng, loãng như bột, cháo...
3. Vệ Sinh Cho Bé: Giữ Cho Bé Luôn Sạch Sẽ, Thoải Mái
Tắm cho bé: Dùng nước ấm, tắm nhanh trong vòng 5-10 phút.
Vệ sinh rốn: Dùng bông gòn sạch thấm nước muối sinh lý lau sạch rốn cho bé 2 lần/ngày.
Thay tã cho bé: Thường xuyên kiểm tra và thay tã cho bé, giữ cho vùng qu���n tã luôn khô thoáng.
4. Theo Dõi Và Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bé: Phát Hiện Sớm, Điều Trị Kịp Thời
Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch: Bảo vệ bé khỏi các bệnh nguy hiểm.
Khám sức khỏe định kỳ: Theo dõi sự phát triển của bé và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.
Lưu ý các dấu hiệu bất thường: Sốt, ho, tiêu chảy, quấy khóc... và đưa bé đến cơ sở y tế ngay khi cần thiết.
Kết Luận:
Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh là hành trình đong đầy yêu thương và trách nhiệm. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích để chăm sóc cho mẹ và bé yêu một cách tốt nhất.
Xem thêm: https://www.acare.abbott.vn/cham-soc-san-phu/
#acarevietnam#acare#abbott#mevabe#chamsocsausinh#ancaredonghanhcungme#nuoiconbangsuame#andam#budam#suckhoesacdep
0 notes
Text
cho con bu co uong duoc dong trung ha thao khong
Đông trùng hạ thảo từ lâu đã được biết đến là một dược liệu quý hiếm với nhiều lợi ích cho sức khỏe, như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang cho con bú, câu hỏi đặt ra là cho con bú có uống được đông trùng hạ thảo không?
1. Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như axit amin, vitamin, khoáng chất, và các hoạt chất sinh học có lợi cho cơ thể. Nó được cho là có khả năng:
Tăng cường sức đề kháng
Cải thiện tuần hoàn máu
Hỗ trợ chức năng hô hấp và tim mạch
Tăng cường năng lượng, giảm căng thẳng, mệt mỏi
Chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa
2. Tác động đối với phụ nữ sau sinh
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi và cung cấp đủ sữa cho bé. Một số công dụng của đông trùng hạ thảo có thể mang lại lợi ích trong giai đoạn này, đặc biệt là khả năng tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hồi phục năng lượng, và cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất nằm ở việc các dưỡng chất trong đông trùng hạ thảo có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
3. Đông trùng hạ thảo và sự an toàn cho bé
Hiện tại, chưa có đủ nghiên cứu lâm sàng về việc sử dụng đông trùng hạ thảo ở phụ nữ đang cho con bú. Một số thành phần trong đông trùng hạ thảo có thể gây ra phản ứng bất lợi đối với trẻ sơ sinh, bởi vì bé vẫn đang phát triển và có hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Việc sử dụng các sản phẩm thảo dược mà không có chỉ định rõ ràng có thể tiềm ẩn nguy cơ cho cả mẹ và bé.
4. Lời khuyên từ chuyên gia
Nếu bạn đang cho con bú và muốn sử dụng đông trùng hạ thảo, điều quan trọng nhất là nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng. Họ sẽ giúp bạn cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro tiềm tàng, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với sức khỏe của mẹ và bé.
5. Các lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo
Chọn sản phẩm an toàn: Đảm bảo sản phẩm đông trùng hạ thảo bạn sử dụng là chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng, và được kiểm định chất lượng.
Liều lượng hợp lý: Không nên lạm dụng. Việc sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
Theo dõi phản ứng của bé: Nếu bạn quyết định sử dụng, cần theo dõi kỹ phản ứng của bé. Nếu bé có dấu hiệu dị ứng hoặc khó chịu, hãy ngừng ngay lập tức và liên hệ bác sĩ.
Mặc dù đông trùng hạ thảo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất, hãy luôn tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://dongtrungvietfarm.net/
Email: [email protected]
Địa chỉ: Biệt Thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
#dongtrungvietfarm #dongtrunghathaovietfarm #dtvf
0 notes
Link
0 notes
Text
Cho trẻ sơ sinh bú bình bao nhiêu là đủ? Các lưu ý khi con bú
“Cho trẻ sơ sinh bú bình bao nhiêu là đủ?” là thắc mắc hàng đầu. Việc cho con bú bình hay bú mẹ đều cần sự cẩn trọng và lưu ý, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về cách cho trẻ bú bình, lượng sữa phù hợp, cũng như những lưu ý cần thiết trong quá trình chăm sóc con.
Cho trẻ sơ sinh bú bình bao nhiêu là đủ?
Không có con số chính xác về lượng sữa mỗi lần bú cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dựa vào dấu hiệu của trẻ để biết con đã bú đủ hay chưa:
1. Dấu hiệu cho thấy trẻ bú no:
Trẻ bú đều đặn, không ngậm bình rồi nhả ra.
Trẻ bú xong, bình tĩnh, ngủ ngon, không quấy khóc.
Trẻ đi tiểu và đại tiện đều đặn.
Trẻ tăng cân đều đặn.
2. Dấu hiệu cho thấy trẻ bú chưa đủ:
Trẻ bú không đều đặn, ngậm bình rồi nhả ra, thường xuyên khóc.
Trẻ bú xong, vẫn quấy khóc, khó ngủ.
Trẻ đi tiểu và đại tiện ít, phân cứng.
Trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân.
3. Cách xác định lượng sữa phù hợp cho trẻ:
Bắt đầu với lượng sữa ít hơn so với hướng dẫn trên bao bì, sau đó tăng dần lượng sữa cho đến khi trẻ bú no.
Quan sát phản ứng của trẻ sau mỗi lần bú. Nếu trẻ bú no, thì không cần tăng lượng sữa.
Nếu trẻ vẫn bú chưa no, hãy tăng lượng sữa cho lần bú tiếp theo.
Nên cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, không nên ép trẻ bú quá nhiều.
Xem thêm tại đây: https://nobinobi.vn/goc-nho-cua-me/nhat-ky-hieu-minh-hieu-con/cho-tre-so-sinh-bu-binh-bao-nhieu-la-du
0 notes
Text
Bỏ túi 5 cách vượt qua stress sau sinh hiệu quả, an toàn
Tìm hiểu những cách vượt qua stress sau sinh giúp mẹ thư giãn tốt hơn, thả lỏng về mặt tâm lý để sẵn sàng đồng hành cùng bé yêu.
>> Xem thêm: Cách giảm béo sau sinh hiệu quả!
Mẹ sau sinh cân dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi
Trong những ngày em bé mới chào đời, mẹ có thể không được ngủ suốt đêm. Để giữ thể lực khỏe mạnh và có tinh thần tốt, các mẹ bỉm nên chợp mắt khi bé đang ngủ hoặc đi ngủ sớm. Nếu cho con bú, mẹ có thể vắt sữa hay pha sữa và để chồng, người thân cho con bú qua đêm. Tốt nhất hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giấc sẽ giúp cơ thể tái tạo năng lượng, sản xuất nguồn sữa mẹ chất lượng và tránh bị stress, trầm cảm sau sinh.
Duy trì chế độ ăn kiêng hợp lý, điều độ
Tập thói quen ăn các thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp mẹ cảm thấy tốt hơn, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự hồi phục sau sinh cũng như hỗ trợ việc nuôi em bé, giúp mẹ giảm cân. Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, các mẹ có thể ghi lại nhật ký thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, theo dõi lượng calo và điều chỉnh lại cho phù hợp. Nhớ bổ sung đủ nước để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Tập thể dục là cách giúp tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh
Một trong những cách vượt qua stress sau sinh là tập thể dục. Việc tập thể dục có thể giúp mẹ chống trầm cảm một cách hiệu quả. Các mẹ có thể tận dụng thời gian bế em bé hay đẩy bé đi dạo để đi bộ, hít thở không khí trong lành, vừa tăng cường sức khỏe, lại giúp xoa dịu chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Dù vậy, mẹ cũng không nên tập thể dục quá lâu mà chỉ nên vận động cơ thể khoảng 10 phút mỗi lần, vài lần trong ngày với các bài tập đơn giản, không cần thiết bị cầu kỳ.
Đừng tự cô lập chính mình - Mẹ sau sinh chú ý
Ngày nay, sức mạnh của mạng xã hội cũng tác động tới quá trình hồi phục của các mẹ sau sinh. Mẹ có thể gọi điện thoại, nhắn tin hay tương tác qua mạng xã hội với những người bạn thân thiết, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để được tư vấn tốt hơn. Nếu mẹ thấy có dấu hiệu bất ổn về mặt tâm lý hay hành vi, hoặc nghi ngờ bản thân bị trầm cảm sau sinh, tốt nhất hay đi khám để được điều trị sớm.
Tạo khoảng thời gian thư giãn dành riêng cho bản thân
Địa chỉ spa chăm sóc sau sinh, giảm cân sau sinh hiệu quả - Mama Maia Spa
Phụ nữ sau sinh đôi khi sẽ bị choáng ngợp trước trách nhiệm với gia đình, con cái. Thay vì phải đối phó với căng thẳng này một mình, mẹ hãy tìm sự trợ giúp từ người thân, gia đình. Hãy thuyết phục để mọi người trông bé vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày, sau đó mẹ có thể dành thời gian cho bản thân. Điều này sẽ giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể. Ví dụ như thực hiện một liệu trình chăm sóc sau sinh chuyên nghiệp tại spa chăm sóc sau sinh uy tín sẽ giúp mẹ lấy lại sự tự tin, thư giãn và nâng cao sức khỏe hiệu quả hơn. Tại spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng bước massage sau sinh chuyên nghiệp, xoa bóp tăng cường tuần hoàn máu giúp mẹ ngủ ngon giấc cũng như chăm sóc làn da mịn màng, tươi trẻ , giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại đây mẹ được hỗ trợ giảm béo, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn . Ngoài ra đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ con được xử lý nhanh những tình trạng hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả.
0 notes
Text
Mách nhỏ cách đơn giản giúp khắc phục tình trạng trẻ đi phân nhây
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng đi ngoài phân nhầy là một vấn đề thường gặp, đặc biệt khi hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện. Để giúp các bậc phụ huynh giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, dưới đây là các nguyên nhân và giải pháp đơn giản có thể áp dụng Nguyên nhân đi ngoài phân nhầy ở trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị đi ngoài phân nhầy do nhiều nguyên nhân khác nhau: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Men tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ, dẫn đến quá trình tiêu hóa không hiệu quả. Dị ứng thực phẩm: Việc ăn dặm khiến bé tiếp xúc với các thành phần thực phẩm mới, có thể dẫn đến dị ứng hoặc khó tiêu hóa. Nhiễm trùng: Virus và vi khuẩn từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào ruột bé, gây kích ứng và tăng tiết chất nhầy. Xem thêm; Trẻ 3 tháng đi tướt lẫy Mách mẹ cách đơn giản giúp khắc phục tình trạng trẻ đi phân nhầy Trẻ bị đi ngoài phân nhầy có thể là biểu hiện sinh lý bình thường, tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh. Bố mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ bị đi phân nhầy, đặc biệt nếu tình trạng đó kéo dài hoặc có thêm máu trong phân. Lúc này, cần cho con đi khám để bác sĩ chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ. Ngoài việc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, để khắc phục tình trạng trẻ đi phân nhầy, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau đây cho con: Với trẻ bú mẹ: Người mẹ nên thay đ��i chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ và các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế ăn các món ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt để mang tới dòng sữa mẹ bổ dưỡng, mát lành cho bé. Bổ sung nước cho bé: Nếu bé bú mẹ, cần tăng cữ bú trong ngày cho con để bé đủ dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Vớ trẻ lớn, cần đảm bảo con uống đủ từ 1.5-2 lít nước để duy trì sự cân bằng điện giải bên trong cơ thể. Tăng thêm chất xơ: Cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại củ, hoa quả để hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài phân tốt hơn với các bé ăn dặm. Bổ sung lợi khuẩn: Dùng sữa chua và các thực phẩm có chứa lợi khuẩn khác cho trẻ trong khẩu phần ăn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé, cải thiện tiêu hóa tốt. Kết hợp dùng men vi sinh: Cho trẻ uống men vi sinh đều đặn mỗi ngày khi bé bị đi ngoài phân nhầy sẽ giúp nhanh chóng ổn định và cân bằng hệ vi sinh của trẻ, giảm nhanh dấu hiệu đi ngoài phân nhầy do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Từ đó, trẻ sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, ăn uống tốt hơn cũng như phòng tránh các bệnh lý hệ tiêu hóa dễ gặp phải ở độ tuổi này. Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc Thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp khắc phục tình trạng trẻ đi phân nhầy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên nếu bố mẹ thấy con bị đi ngoài phân nhầy không được cải thiện hoặc có thêm các dấu hiệu bất thường khác thì cần đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách điều trị phù hợp.
0 notes
Text
Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh mổ bị táo bón nên ăn gì để mau khỏi?
Sau sinh chị em có thể bị táo bón và tình trạng này xảy ra với người sinh thường lẫn người sinh mổ. Và với chị em sinh mổ cần thời gian để vết mổ phục hồi còn bị táo bón thì vô cùng khó chịu. Vậy bị táo bón sau sinh mổ nên ăn gì để cải thiện?
Xem thêm: các loại bánh cho mẹ sau sinh mổ nên thêm vào bữa phụ
Nguyên nhân khiến phụ nữ bị bệnh táo bón sau sinh mổ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng táo bón sau sinh mổ như:
Do thuốc gây mê sử dụng trong quá trình phẫu thuật, có thể tạm thời làm cho cơ của người bệnh hoạt động chậm chạp hơn. Do tác dụng phụ của thuốc gây mê, thuốc giảm đau hay thuốc gây tê. Do tình trạng mất nước đột ngột và không bù nước kịp thời khi cho con bú. Do việc bổ sung sắt qua các thực phẩm hay viên uống trước khi sinh. Do cơ xương chậu có dấu hiệu yếu hơn. Một số nguyên nhân khác mẹ bị táo bón là do tâm lý sợ hãi, sợ đau, sợ vết khâu bị đứt.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Bà đẻ bị táo bón sau sinh mổ nên ăn gì để cải thiện?
Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà mẹ sau sinh bị táo bón nên ăn mà bạn đọc có thể tham khảo:
Mận khô
Quả mận khô có chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan lớn, giúp ngăn ngừa táo bón bằng cách bổ sung lượng lớn nước vào trong phân và đẩy nhanh quá trình di chuyển của chất thải ra bên ngoài. Mẹ có thể dùng mận khô với ngũ cốc ấm hay uống nước ép mận để cải thiện tình trạng táo bón đang gặp phả
Đủ đủ chín
Mẹ bị táo bón sau sinh mổ nên ăn gì thì tốt? Hãy thêm ngay đu đủ chín vào khẩu phần ăn nếu mẹ đang khó đi ngoài. Đu đủ chín là loại hoa quả giàu chất xơ, lại có thành phần enzym tiêu hóa papain giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường quá trình đào thải phân ra ngoài. Không những thế, mẹ ăn đu đủ chín sau sinh còn rất lợi sữa.
Xem thêm: sắt và canxi chela có tốt không
Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm nổi tiếng với công dụng nhuận tràng và trị táo bón. Khoai lang cũng là loại củ lành tính, không gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ và còn chứa thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cả mẹ và em bé. Mẹ có thể dùng khoai lang như một món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ để bồi bổ cơ thể và phòng táo bón tái phát.
Quả bơ
Quả bơ chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Đây là những chất có tác dụng chữa táo bón sau sinh rất hiệu quả. Ăn bơ còn giúp tăng cường magie tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ làm mềm phân và đào thải phân ra bên ngoài nhanh hơn.
Kiwi xanh
Nếu mẹ thắc mắc bị táo bón sau sinh mổ nên ăn gì thì không nên bỏ qua kiwi xanh. Quả kiwi xanh chứa khoảng 2.5gr chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin E, C, K, folate, kali.. Hàm lượng chất xơ hòa tan trong kiwi xanh cũng khá cao, khiến cho loại quả này có tác dụng trị táo bón hiệu quả.
Sữa chua
Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả cũng như bổ sung các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ sau sinh. Mẹ nên thường xuyên sử dụng sữa chua để cải thiện tình trạng táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác đang gặp phải.
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn nhiều chất xơ, bổ sung nhiều nước là cách giúp mẹ có hệ tiêu hóa hoạt động tốt, phòng tránh táo bón, khó tiêu cũng như tăng cường sức khỏe toàn diện. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên sử dụng viên sắt và canxi cho mẹ sau sinh để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt, thiếu canxi có thể gặp phải trong giai đoạn này.
Phụ nữ sau sinh mổ bị táo bón không phải tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên táo bón sau sinh mổ cũng không gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh có thể giảm theo thời gian nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, hợp lý.
Mặc dù vậy, khi bị táo bón sau sinh mổ, mẹ cũng không nên chủ quan mà cần thực hiện các biện pháp cải thiện tình trạng này. Khi có bất kỳ triệu chứng nào của táo bón trở nên nặng hơn, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
0 notes
Text
Tham khảo trẻ đi phân nhầy và cách xử trí kịp thời
Trẻ đi ngoài phân nhầy là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi trẻ nhỏ. Việc nhận biết biểu hiện đúng cũng như biết cách xử lý hiệu quả sẽ giúp bố mẹ an tâm trong việc chăm sóc con. Bài viết sau sẽ đưa ra thông tin về tình trạng này cũng như các phương pháp khắc phục phù hợp. Biểu hiện trẻ đi phân nhầy thế nào
Tình trạng trẻ đi ngoài phân nhầy cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang không khỏe. Lúc này, theo dõi các biểu hiện trẻ đi phân nhầy sẽ giúp bố mẹ biết được tình trạng sức khỏe của con để có cách xử trí kịp thời. Thông thường, phân của bé cũng có chất nhầy, là chất nhầy tiêu hóa sinh ra từ niêm mạc lót ở mặt trong của ruột, hỗ trợ đào thải chất cặn bã từ ruột xuống hậu môn. Tuy nhiên, nếu trẻ đi ngoài bất thường, bố mẹ có thể thấy chất nhầy xuất hiện trong phân của bé với những vệt rõ ràng hoặc có độ đặc sệt như gel, thạch. Khi lượng chất nhầy tiết nhiều hơn, tã của bé có vẻ nhầy nhụa. Phân có màu xanh lục với những sợi sáng bóng vắt qua. Xem thêm; Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường Cách xử trí hiện tượng bé đi ngoài phân nhầy Trẻ đi ngoài phân nhầy là một trong những vấn đề tiêu hóa của trẻ dễ gặp phải, do hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn thiện. Nếu trẻ đi ngoài bất thường và nhanh chóng kết thúc sau 1 ngày thì không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu bé đi phân nhầy với lượng nhiều hoặc có máu trong phân, kèm theo các dấu hiệu bất thường thì bố mẹ cần cho con đi khám sớm. Để giúp trẻ bị đi ngoài phân nhầy mau khỏi và hồi phục sức khỏe nhanh chóng, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho con khoa học, đảm bảo an toàn cho trẻ: Với trẻ còn bú mẹ, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ. Cho con bú cạn một bên sau đó mới đổi sang bên vú còn lại để bé bú trọn được cả sữa đầu và sữa cuối. Khi trẻ bị đi ngoài liên tục hay gặp bệnh lý đường ruột, cơ thể sẽ có nguy cơ mất nước rất cao, khiến cho bé mệt mỏi, khó chịu, uể oải.. Do đó, mẹ cần bổ sung đủ nước cho con mỗi ngày với khoảng 1.5-2 lít nước tùy theo độ tuổi nếu bé đã đến tuổi ăn dặm. Nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây, sữa nhằm bổ sung năng lượng cho con. Tăng cường thêm chất xơ vào chế độ an của trẻ để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa và hỗ trợ hoạt động của đường ruột, thúc đẩy quá trình đào thải phân ra bên ngoài. Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua hay thực phẩm lên men để cân bằng hệ tiêu hóa và hạn chế tình trạng đi ngoài phân nhầy. Khi chế biến thức ăn cho bé cần đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi để hạn chế vi khuẩn, virus tấn công vào đường ruột, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con. Bổ sung men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để ổn định sức khỏe hệ tiêu hóa, cân bằng hệ sinh thái đường ruột, giảm nhanh dấu hiệu đi ngoài phân nhầy bởi rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Với những trẻ tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng thì nên duy trì dùng men vi sinh cho bé đúng cách giúp hỗ trợ bảo vệ hệ tiêu hóa của bé, tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể. Xem thêm: Mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh
Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc Biết được những biểu hiện trẻ đi phân nhầy sẽ giúp bố mẹ có các biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng của con, giúp trẻ phục hồi hiệu quả và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
0 notes
Text
Đồ đi sinh
5 Lưu Ý Quan Trọng Về Chuẩn Bị Đồ Đi Sinh Cho Mẹ Và Bé
Để có thể chuẩn bị chu toàn chào đón các bé chào đời, các mẹ nên chuẩn bị combo đi sinh từ sớm. Lúc này mẹ sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ đồ ��i sinh nhất cho bé. Cùng Baby cưng tìm hiểu ngay những món đồ cần phải chuẩn bị cho kì sinh nở nhé.
Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ
Theo Baby cưng, mẹ nên lên danh sách chuẩn bị đồ đi sinh như sau:
Chiếc áo thun rộng rãi để mẹ mặc trong lúc chờ sinh
Vớ
Quần áo thoải mái đẻ mặc cho bé bú
Áo ngực có nút gài ở trước để có thể cho bé bú và dùng thoải mái
Túi băng vệ sinh
Quần lót giấy để mẹ tiện thay và không cần giặt nhiều
Đồ dùng vệ sinh cá nhân
Giấy tờ của mẹ: Giấy CMND; Sổ hộ khẩu; Thẻ bảo hiểm (nếu có); sổ khám thai và các giấy tờ xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai.
Một vài món ăn nhẹ hoặc nước uống nhỏ gọn. Sau nhiều giờ vượt cạn, mẹ có thể sẽ đói, do đó nên mang theo bánh quy giòn, trái cây tươi hoặc trái cây sấy khô,…
Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho bé
Bộ vớ, mũ, quần áo cotton.
Bình sữa, hộp sữa cho trẻ sơ sinh, khăn sữa.
Mềm nhỏ để giữ ấm cho bé..
Danh sách chuẩn bị đồ đi sinh cho bố và người chăm sóc mẹ
Tiền mặt hoặc thẻ ATM hoặc một khoảng tiền vài triệu đồng trong ví để chi trả viện phí và các chi phí liên quan khác.
Tiền lẻ để trả tiền gửi xe khi ra vào bệnh viện, mua nước uống hay các món linh tinh khác.
Điện thoại, pin sạc dự phòng, máy ảnh, máy quay phim,…
Dụng cụ vệ sinh cá nhân (khăn lau mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kem cạo râu…)
Bộ quần áo để tiện thay đổi, chăn mền hoặc gối du lịch.
Thuốc giảm đau, thuốc chống đau bụng để dùng khi cần.
Dép lê hoặc giày thoải mái để dễ dàng và nhanh chóng đi lại trong bệnh viện.
Bản thân mẹ cần chuẩn bị gì khi sắp sinh?
Bên cạnh việc trang bị các đồ đi sinh cần thiết cho chuyến vượt cạn, mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho những trải nghiệm sắp tới:
Tìm hiểu về các giai đoạn cũng như dấu hiệu chuyển dạ, trầm cảm sau sinh, hậu sản,…
Luyện tập kỹ thuật thở khi chuyển dạ, thư giãn khi sinh. Việc thở đúng cách không chỉ giúp mẹ giảm đau trong khi sinh con mà còn giúp sự trao đổi dưỡng khí cho thai nhi tốt hơn.
Lên kế hoạch gia đình, quan hệ vợ chồng sau sinh để có phương án điều chỉnh thích hợp.
Trao đổi với bác sĩ về phương án sinh thường hay sinh mổ để có thể chuẩn bị mọi thứ tốt nhất.
Gội đầu, massage trước ngày dự sinh 2 – 3 ngày, để được thư giãn và chuẩn bị tinh thần trước khi sinh một cách tốt nhất.
Một vài lưu ý khi sắp xếp giỏ đồ sinh: Với quần áo, khăn, mẹ nên cuộn tròn và xếp ngang cho dễ lấy. Những món đồ nhỏ như bao tay, bao chân, nón thì để gọn vào túi nhỏ vì rất dễ thất lạc.
Thông tin về nơi sinh
Trước khi đi sinh, bạn nên tìm hiểu rõ về bệnh viện hoặc cơ sở y tế bạn sẽ sinh. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đăng ký và chuẩn bị đồ đi sinh trước cho việc nhập viện. Nên tham khảo ý kiến của những người đã từng sinh để được hướng dẫn cụ thể về dịch vụ tại bệnh viện.
Kết luận
Việc chuẩn bị đồ đi sinh cho quá trình vượt cạn không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy sẵn sàng mà còn đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra thuận lợi. Hy vọng rằng với danh sách trên, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi đến ngày sinh. Nếu bạn có thêm kinh nghiệm nào khác, đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi!
0 notes
Text
Triệu chứng cảm cúm và cách chăm sóc trẻ nhỏ mắc cúm (phần 2)
Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Khi bé yêu bị cảm cúm, bố mẹ nào cũng lo lắng, tìm cách chữa trị cho con nhanh khỏi. Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn các mẹo dân gian được lưu truyền từ xa xưa.
Hiểu được nỗi lòng của các bậc phụ huynh, a.care Việt Nam xin chia sẻ những thông tin hữu ích về cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa cảm cúm ở trẻ bằng phương pháp dân gian, kết hợp với lời khuyên từ chuyên gia để giúp bé yêu khỏe mạnh.
1. Nhận biết dấu hiệu cảm cúm ở trẻ:
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc cảm cúm. Để có biện pháp xử lý kịp thời, bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng:
Sốt: Thường là dấu hiệu đầu tiên, sốt cao từ 39.5 - 41 độ C. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị cúm nhưng không sốt.
Các biểu hiện khác: Ớn lạnh, run rẩy, ho khan, đau họng, sổ mũi/nghẹt mũi, mệt mỏi, kém ăn, đau tai, quấy khóc, cáu gắt.
Trường hợp nặng: Nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ.
Lưu ý: Cảm cúm và cảm lạnh đều là bệnh đường hô hấp nhưng do virus khác nhau gây ra. Cúm thường khiến bé mệt mỏi, khó chịu hơn cảm lạnh.
2. Mẹo dân gian hạ sốt nhanh chóng, an toàn:
Khi trẻ bị sốt, điều quan trọng là hạ sốt kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả:
Lau người bằng nước ấm: Dùng nước ấm khoảng 33-35 độ C (thử bằng khuỷu tay), lau nhẹ nhàng khắp cơ thể bé, tập trung vào trán, nách, bẹn. Thay khăn thường xuyên và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ hạ xuống.
Cho trẻ uống nhiều nước: Bù nước cho cơ thể, giúp hạ sốt hiệu quả. Nên cho bé uống từng ngụm nhỏ, nước ấm hoặc nước trái cây.
Mặc quần áo thoáng mát: Giúp cơ thể bé tỏa nhiệt tốt hơn. Không nên ủ ấm quá mức khi trẻ đang sốt.
3. Bài thuốc dân gian trị ho, sổ mũi hiệu nghiệm:
Húng chanh: Chứa tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. Giã nát lá húng chanh, thêm nước ấm, chắt lấy nước cho bé uống.
Tỏi: Tính ấm, kháng khuẩn, long đờm. Nướng tỏi, giã nhuyễn, thêm nước ấm cho bé uống hoặc cho tỏi vào cháo.
Mật ong (trên 1 tuổi): Kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Cho bé ngậm 1/2 thìa cà phê mật ong hoặc pha với nước ấm.
Hấp quất mật ong/đường phèn: Giúp long đờm, giảm ho. Quất rửa sạch, thái lát mỏng, hấp với mật ong/đường phèn, cho bé uống nước và ăn cả quất.
4. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian:
Tham khảo ý kiến bác sĩ/lương y: Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn.
Theo dõi phản ứng của trẻ: Ngưng sử dụng ngay lập tức nếu bé có dấu hiệu bất thường và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin C từ rau củ quả, nghỉ ngơi đầy đủ.
5. Phòng ngừa cảm cúm cho bé:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để tăng cường sức đề kháng cho bé, hạn chế nguy cơ mắc cảm cúm:
Cho bé bú mẹ đầy đủ: Sữa mẹ là nguồn kháng thể tự nhiên quý giá.
Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm vắc xin cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên cho bé, vệ sinh đồ chơi, môi trường sống sạch sẽ.
Hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh: Tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh, nơi đông người.
Tăng cường sức đề kháng: Cho bé ăn uống đủ chất, vận động hợp lý, ngủ đủ giấc.
a.care Việt Nam hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái, lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn nhất cho con!
👉 >> Xem thêm thông tin chi tiết và lời khuyên từ chuyên gia trong bài viết: https://www.acare.abbott.vn/trieu-chung-cam-cum-va-cach-cham-soc-tre-nho-mac-cum-phan-2/
0 notes
Text
Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất? Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh.
Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi thời tiết mát mẻ, không quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên, thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
1. Lịch trình của bé:
Trẻ sơ sinh có chế độ ăn uống và ngủ nghỉ theo lịch trình riêng. Nếu bé đã có lịch sinh hoạt ổn định, cha mẹ nên lựa chọn thời điểm tắm phù hợp với lịch trình đó. Ví dụ, nếu bé thường dậy sớm và bú sữa vào 6 giờ sáng, thì cha mẹ có thể tắm cho bé vào khoảng 8-9 giờ sáng, sau khi bé bú no.
2. Thời tiết:
Tránh tắm cho bé vào thời điểm thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Nên chọn thời gian mát mẻ, không có gió mạnh hoặc mưa. Đặc biệt, lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phòng tắm phù hợp, tránh để bé bị lạnh hoặc quá nóng.
Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất? Nên tắm buổi sáng hoặc chiều tối
3. Hoạt động của bé:
Tránh tắm cho bé ngay sau khi bé thức dậy, hãy cho bé ngủ đủ giấc, tỉnh táo và bú no trước khi tắm. Nên tắm cho bé trước khi cho bé đi ngủ, việc tắm rửa sẽ giúp bé thư giãn, ngủ ngon hơn.
4. Tình trạng sức khỏe của bé:
Không tắm cho bé khi bé ốm hoặc có dấu hiệu bất thường. Luôn theo dõi sức khỏe của bé và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm cho bé.
Xem thêm tại: https://nobinobi.vn/goc-nho-cua-me/nhat-ky-hieu-minh-hieu-con/tre-so-sinh-tam-vao-gio-nao-la-tot-nhat
0 notes
Text
Biểu hiện của stress sau sinh cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con
Biểu hiện của stress sau sinh cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con
Stress sau sinh có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực không chỉ đối với sản phụ mà còn ảnh hưởng đến bé con. Vì thế, cần phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện thường gặp của stress sau sinh mà các mẹ cần chú ý:
Luôn cảm thấy lo lắng: Phụ nữ sau sinh thường có nhiều suy nghĩ lo lắng hơn người bình thường, đặc biệt là về sự phát triển của con và sự hồi phục sức khỏe của bản thân. Làm sao để bé bú no, ngủ ngon, và dỗ bé khi khóc là những điều mẹ luôn phải suy nghĩ. Những lo lắng này nếu xuất hiện liên tục có thể chuyển thành ám ảnh, đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm của stress sau sinh.
Suy nhược cơ thể: Nhiều sản phụ luôn cảm thấy bất an, mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Họ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài, dần dần dẫn đến suy nhược cơ thể. Tâm trạng bất ổn, ăn không ngon và ngủ không yên khiến họ ngày càng mệt mỏi hơn.
Rối loạn giấc ngủ: Nhiều mẹ sau sinh dù muốn ngủ nhưng lại không thể chợp mắt, ngay cả khi em bé đang ngủ ngon lành, tình trạng này diễn ra thường xuyên thì đây là dấu hiệu của stress sau sinh. Theo các chuyên gia, tình trạng rối loạn giấc ngủ này thường xảy ra từ tuần thứ 8 sau khi sinh em bé.
Mất tập trung: Stress sau sinh cũng khiến sản phụ mất tập trung, khó có thể tập trung vào một việc nào đó dù là làm việc hay thư giãn. Sau khi sinh, phụ nữ thường ở trong nhà với con, ít ra ngoài nên dễ cảm thấy không thoải mái, dẫn đến khó tập trung vào bất cứ việc gì.
Khó gắn kết với con: Trong suốt thời gian mang thai, mẹ luôn mong ngóng ngày được gặp con yêu. Tuy nhiên, áp lực, căng thẳng và stress sau sinh có thể khiến mẹ cảm thấy khó gắn kết với con. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được giải tỏa và hướng dẫn cách cải thiện tình trạng này.
Rối loạn ăn uống: Stress sau sinh có thể khiến mẹ chán ăn, ăn không ngon miệng, hoặc ngược lại, ăn nhiều hơn so với bình thường. Sự thay đổi hormone và tâm lý có thể dẫn đến rối loạn ăn uống. Đây là tình trạng bình thường, nhưng nếu mẹ xuất hiện thêm các triệu chứng như mất ngủ và lo âu, thì nên đi khám bác sĩ.
Có ý nghĩ tự tử: Một số người bị stress nặng thậm chí còn xuất hiện ý nghĩ tự tử. Điều này không chỉ gây hại cho sản phụ mà còn ảnh hưởng đến đứa trẻ. Nếu đã từng có ý định này, người thân xung quanh cần chú ý hơn đến sản phụ để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
>> Xem thêm: Spa chăm sóc sau sinh uy tín hiệu quả!
Một số biện pháp phòng tránh stress sau sinh hiệu quả - Mẹ có thể tham khảo
Học cách thư giãn: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh sẽ phát triển tốt hơn khi có một người mẹ thư thái. Các bà mẹ mới sinh nên dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn, dù là hít thở sâu, thiền hay ngâm mình trong bồn tắm. Những bà mẹ dành thời gian thư giãn thường dễ vượt qua áp lực làm mẹ hơn.
Tranh thủ ngủ khi con ngủ: Mặc dù ai cũng khuyên bà mẹ mới sinh hãy tranh thủ ngủ khi con ngủ, nhưng không phải ai cũng làm theo. Nhiều người thường dùng thời gian rảnh để dọn dẹp hoặc làm việc vặt. Hãy nhờ bạn bè, gia đình hoặc thuê người trông bé để bạn có thể ngủ đủ giấc.
Dành thời gian để tập thể dục: Những người tập thể dục trước và sau khi sinh thường có tâm trạng tốt hơn và nhanh chóng thích nghi với cuộc sống sau khi làm mẹ hơn. Đừng ép mình với những bài tập nặng nề, hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể.
Thay đổi chế độ ăn uống: Sau sinh, nhiều sản phụ ăn uống kiêng khem lo mất dáng, hoặc lo ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ nên ăn uống đa dạng thực phẩm để có nguồn sữa chất lượng. Nếu bạn đang gặp stress sau sinh, hãy bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu vitamin B, C, kẽm, magie, omega-3… Những chất này có tác dụng chống stress, giúp tinh thần thoải mái hơn.
Không so sánh mình với người khác: Mỗi người có quan điểm, cách nhìn nhận và sự phát triển khác nhau. Đừng so sánh mình với người khác, đừng lo lắng tại sao họ lấy lại dáng nhanh còn mình thì không, hay tại sao con họ mập mạp còn con mình thì còi cọc. Những so sánh này chỉ làm mẹ thêm căng thẳng. Hãy tin tưởng vào em bé của bạn và tự tin với cơ thể của chính mình để có suy nghĩ tích cực, hạn chế stress sau sinh.
Nhờ sự giúp đỡ của người thân: Hãy bỏ qua các công việc vặt trong nhà, nhờ bạn bè mang bữa tối đến cho bạn, hoặc nhờ chị/em gái hoặc mẹ chồng/mẹ ruột trông con để bạn có thể đi mua sắm. Nếu cảm thấy quá tải hoặc mệt mỏi, hãy chủ động nhờ mọi người giúp đỡ thay vì chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác.
Hãy linh động: Thay vì giữ các thói quen cũ và cố gắng làm mọi thứ “đúng giờ” như trước khi sinh con, hãy linh động và làm mọi thứ dựa theo tình hình thực tế của bạn. Đừng hoảng sợ khi cuộc sống của bạn bị đảo lộn vì có con. Hãy loại bỏ “thời khóa biểu” hàng ngày và linh động trong mọi việc.
Tham gia nhóm các bà mẹ mới sinh con: Thiếu giao tiếp xã hội là nguyên nhân dẫn đến stress. Hãy tham gia vào các hội nhóm của các bà mẹ mới sinh để hiểu rằng bạn không phải là người duy nhất đối mặt với áp lực và sự thay đổi khi có con. Chia sẻ và thấu hiểu sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Stress sau sinh không chỉ là ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý mà còn có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu mẹ có suy nghĩ và hành động thiếu suy nghĩ. Tìm hiểu để phòng tránh tình trạng này là cách tốt nhất để bảo vệ cả sản phụ và em bé.
Ngoài ra, để chăm sóc tinh thần và sức khỏe tốt cho mẹ sau sinh mẹ nên tham khảo địa chỉ spa chăm sóc sau sinh uy tín. Đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại đây mẹ được hỗ trợ giảm béo, giảm béo sau sinh hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ còn được xử lý nhanh những vấn đề hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả.
1 note
·
View note