#có rất nhiều biến thể khác nhau
Explore tagged Tumblr posts
greenhouse2345 · 1 year ago
Text
Cây cảnh trong nhà: Kỹ năng và kinh nghiệm tin
#Cây cảnh trong nhà: Kỹ năng và kinh nghiệm tin#Cây cảnh trong nhà là một xu hướng ngày càng phổ biến trong việc trang trí không gian sống hiện đại. Không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên. Câ#để đạt được thành công trong việc chăm sóc cây cảnh#bạn cần có kỹ năng. Chuyên môn và hiểu biết về loại cây cụ thể mà bạn muốn nuôi. Trong bài viết này#chúng tôi sẽ giới thiệu về cây cảnh trong nhà và chia sẻ những kinh nghiệm. Kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực này để giúp bạn xây#Lựa chọn cây cảnh phù hợp#Lựa chọn loại cây phù hợp với không gian và điều kiện ánh sáng trong nhà là yếu tố quan trọng đầu tiên. Điều này đảm bảo rằng cây cảnh của#Cây cỏ may mắn (Dracaena): Loại cây này có khả năng chịu bóng tốt và không yêu cầu quá nhiều ánh sáng. Cây cỏ may mắn mang lại sự tươi mới#Cây lưỡi hổ (Sansevieria): Với khả năng chịu khô và chống côn trùng tốt#cây lưỡi hổ là một lựa chọn. Phổ biến cho những người mới bắt đầu chăm sóc cây cảnh. Loại cây này cũng giúp cải thiện chất lượng không khí#Cây kim ngân hoa (Pachira aquatica): Được biết đến như cây tiền#cây kim ngân hoa được cho là mang lại tài lộc và may mắn. Loại cây này có thể trồng trong nước và không cần nhiều ánh sáng.#Chăm sóc và bảo quản cây cảnh trong nhà#Khi bạn đã chọn được loại cây phù hợp. Việc chăm sóc và bảo quản đúng cách là rất quan trọng để cây cảnh của bạn phát triển mạnh mẽ. Dưới đ#chăm sóc cây cảnh#Chăm sóc cây cảnh#Tưới nước đúng cách: Mỗi loại cây cần lượng nước khác nhau#vì vậy hãy đảm bảo tìm hiểu về yêu cầu tưới nước của cây bạn. Tránh tình trạng cây bị ngập nước hoặc thiếu nước.#Cung cấp ánh sáng phù hợp: Đa số cây cảnh trong nhà cần ít nhất 4 giờ ánh sáng mặt trời trực tiếp mỗi ngày. Đặt cây gần cửa sổ hoặc sử dụng#Bón phân định kỳ: Tùy thuộc vào loại cây#bạn nên bón phân theo đúng tần suất và liều lượng phân cụ thể. Việc bón phân định kỳ giúp đảm bảo rằng cây được cung cấp đủ dưỡng chất.#Kỹ năng và chuyên môn#Để trở thành một người trồng cây cảnh trong nhà thành công. Bạn cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọ#Hiểu biết về loại cây: Mỗi loại cây có yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Vì vậy việc hiểu rõ về loại cây bạn đang trồng là rất quan trọng. Tìm h#cung cấp ánh sáng và phân bón cho loại cây cụ thể đó.#Phân biệt được các triệu chứng bệnh: Như bất kỳ sinh vật sống nào khác#cây cảnh trong nhà cũng có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Kỹ năng phân biệt các triệu chứng. ệnh giúp bạn xử lý và điều trị bệnh một#Quản lý thời gian: Chăm sóc cây cảnh yêu cầu sự cam kết và quản lý thời gian. Hãy đảm bảo rằng bạn dành thời gian thường xuyên để kiểm tra#Cơ quan và niềm tin#Khi bạn thể hiện được kinh nghiệm. Kiến thức và kỹ năng trong việc trồng cây cảnh trong nhà
3 notes · View notes
aw8top · 2 years ago
Text
keo-nha-cai-7749-cach-soi-keo-bong-da-chuan-chi-tu-cao-thu
Tumblr media
0 notes
antruongnguyenthuy · 3 months ago
Text
Tumblr media
Gần đây công việc đưa tôi trở lại với Tâm lý học, mở ra cho tôi những ưu tư mới, chen nhét vào hàng đống nghĩ suy vốn quá đỗi chằng chịt của mình.
Tôi tìm hiểu về não, về cái chết và những diễn biến lâm sàn của một người khi được đánh giá là vừa "quyện vào sương". Tôi chợt nhớ lại cái buổi sáng khi mà nắng vừa mới ửng lên ngoài dãy hành lang bệnh viện cũ, tôi ký vào giấy báo tử đưa đưa Ba mình về nhà, khi nét mực cuối cùng dừng lại cũng là khi tôi hụp xuống gầm bàn. Hôm ấy tôi 22 tuổi.
Cái chết là điều tôi vốn chưa từng nghĩ ��ến nhưng từ khi tôi biết đến sự tồn tại của nó, tôi nghĩ đến nó nhiều hơn. Không phải nghĩ để nằm xuống, mà nghĩ để đứng lên. Thế là bằng cách nào đó mà những năm qua trong sự trơ trọi tột cùng của lớn khôn, hôm nay vẫn là chuyện cũ nhưng lòng đã êm ái nhiều.
Mỗi năm, tôi viếng chùa vào dịp đầu năm. Mỗi ngày, tôi có đi ngang một cái nhà thờ. Tín ngưỡng ở gần là vậy nhưng cho đến giờ tôi vẫn nghĩ rằng mình chưa cần nương tựa vào đâu, nhất là về phương diện ý nghĩ. Chỉ là trong giây phút nào đó nếu cầu nguyện được tính là một biểu hiện của lòng tôn kính, của sự biết mình không toàn năng và bất bại, thì tôi cũng chỉ cầu nguyện rất khiêm tốn đó là: Xin các Ngài hãy cứ để mọi việc diễn ra đúng tuần tự, hãy cứ để mọi người quanh con làm những điều mà họ muốn. Con tha thứ cho mọi động cơ và tổn hại họ mang đến cho mình, con chỉ xin cho con sức mạnh để vượt qua tất thảy và bỏ chúng lại hết phía sau. Vì đã có vài buổi sáng khi mà con thức dậy, con chợt hiểu tường tận ý nghĩa sâu xa của một cái thở phào, con khoan khoái với những buổi sáng đó và muốn nó lặp lại thế thôi.
Và có thể thấy để sống tiếp, tâm lý học có thể học hoặc không, nhưng sự kiên cường và sự hiểu mình là thứ phải học. Học từ sự đổ vỡ và xấu số của chính mình ấy, không phải từ ai cả.
…/
Vừa qua tôi có xem một bộ phim trên Netflix tên là Split (Tách biệt). Đó là cuộc chiến của một bệnh nhân đa nhân cách nhưng cũng là hành trình “sinh nghề tử nghiệp” của một bà bác sĩ tâm lý già. Và với tôi, cái nghề này, nếu ai cũng làm như bà ấy làm... thì may ra.
Tôi cũng có lần nghe qua chuyện một người em của đồng nghiệp đã tìm đến các chuyên gia tâm lý nhưng rồi lại trở về với một cảm nhận mà nhìn chung là… “không có gì khá hơn”.
Tôi chợt nghĩ về lý do mình không theo hướng trở thành chuyên viên tâm lý. Tôi có thể không thực sự tường tận vì sao mình theo đuổi điều gì đó nhưng chắc chắn sẽ luôn biết rõ vì sao mình dừng lại trước một điều gì. Dù ngày ngày, chuyên môn tâm lý và tâm lý giáo dục vẫn hiển hiện trong công việc của tôi ở những ngách khác nhau, từ trong mỗi sản phẩm bài viết, ý tưởng cho đến cách nhìn nhận và thỏa hiệp với mỗi cộng sự có phần trời ơi đất hỡi của mình. (Dĩ nhiên “trời ơi đất hỡi” là tôi nói, bạn có thể bỏ qua ý này).
Tôi đã đến cái tuổi bắt đầu hiểu dần vì sao người ta cần một người khác rót cho mình một cốc nước ấm vào lúc nửa đêm về sáng, với tôi thì sự hiện diện này sống động và chân thực hơn vạn lời nói. Tâm lý hay tham vấn/tư vấn tâm lý không phải chỉ là việc anh phải trả tiền để nói chuyện với tôi. Mà nó là trong một cuộc trò chuyện, có một người đem toàn bộ mỏng giòn của mình để chia sẻ với một người khác và người còn lại phải thực sự tập trung. Sự tập trung mà tôi vừa đề cập, bạn có chắc là bạn đạt được tính toàn diện của nó không? Tôi thì không (chắc).
Thật mừng vui là để rồi sau đó, khi đã đi một con đường khác, tôi được tự do trong chọn lựa ngồi xuống hay không ngồi xuống với một ai đó đi qua đời mình. Nó thuần túy là sự chân thành và sẵn lòng, nó không phải là trách nhiệm. Dĩ nhiên, tính cam kết vẫn sẽ là vẹn nguyên vì chỉ có dạng thức của sự chia sẻ thay đổi, còn tôi vẫn là tôi.
…/
Tôi trộm nghĩ, có năng lực để hiểu được người khác hay hiểu chính mình thì đều chỉ là một niềm may phước, một sự vinh hạnh. Đừng quá hãnh diện với sự hiểu (biết) này vì không có gì chắc chắn nó là niềm hãnh diện bền vững. Ta làm sao dám chắc ta có thể hiểu một người đến khi nào thì không hiểu nổi nữa?! Có khi chỉ qua một đêm hay qua một lần úp mặt vào tay, người ta từng biết đã là một người khác.
Tâm lý học vẫn chỉ là một ngành khoa học, nó không phải công cụ thần tiên biến một người đang muốn chết mà vực dậy sống kiên cường hơn. Để sống được trong đời này, ngoài chỉ số thông minh trí tuệ IQ, chỉ số thông minh cảm xúc EQ, ta còn ít nhất 7 chỉ số thông minh khác, trong đó có AQ (Adversity Quotient). Đây là chỉ số về khả năng vượt khó, nói văn vở thì nó là mức độ bản lĩnh của một người trong cuộc sống, nói trần trụi là khả năng lì đòn trước số phận.
Rất vui vì sau tất cả, quanh ta toàn là vua lì đòn.
— AN TRƯƠNG
53 notes · View notes
lemd · 3 months ago
Note
hi Lemd, hiện tớ đang ở nước ngoài, mà tớ đang định về thăm gia đình, chuyện là chưa kịp về thăm thì bị ông già gọi điện chửi sấp mặt (do say rượu), tớ thật muốn huỷ không muốn về chút nào, cảm giác mìn không được welcome đó, mà để về chuyến này tớ đã phải dành dụm rồi sắp xếp rất vất vả. Theo Lemd tớ có nên về nữa không? một mặt thấy không một tí thoải mái nào và cũng không còn muốn về, một mặt tự thương mình vì đã rất vất vả để sắp xếp được chuyến đi trong tâm trạng háo hức. Mong tin Lemd
Chào bạn,
Là một người đã từng đi xa quê 15 năm, mãi đến năm ngoái mình mới trở về nhà, mình đã nhận ra rất nhiều điều đã thay đổi. Xuyên suốt thời gian từ khi còn nhỏ cho đến 15 năm đi xa, mình và bố không hề nói chuyện với nhau bao giờ. Chính xác thì, hai bố con, kể cả với ông anh ruột mình cũng vậy, 3 người đàn ông không hề có sự tương tác với nhau và sống ở 3 thế giới hoàn toàn tách biệt, chưa bao giờ thực sự ngồi xuống để nói chuyện với nhau đầy đủ về những gì đã diễn ra trong cuộc sống, rằng có thể cho nhau lời khuyên gì không, hoặc đơn giản là cập nhật tin tức gia đình, khám chữa bệnh, và những kì vọng của tương lai.
Chỉ đến khi mình về lại Hà Nội và sống lại căn nhà này 1 lần nữa, mình với bố mới có lần đầu tiên nói chuyện với nhau, khi mình 35 và bố thì sắp 70. Hai bố con cùng uống cafe buổi sáng trước khi mình đi làm, ngắm mèo, ngắm cây cảnh, nói chuyện thời tiết, nói chuyện gia đình, nói về công việc, tiền lương, và thuốc gì bố cần mua sắp tới. Những giá trị này đương nhiên chẳng có gì đánh đổi được, nó sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi. Rồi sẽ biến mất mãi mãi. Không quay về được nữa, chỉ còn trong kí ức thôi.
Có những người khác, mình biết, họ có mối quan hệ khắc khẩu hơn với bố mẹ họ. Dù là đi xa hay ở gần thì vẫn luôn to tiếng với nhau. Nhưng họ thật sự yêu thương nhau. Bố chửi thì cứ chửi, con vẫn về. Về thì mới có đứa ở bên cạnh cho bố chửi chứ. Con đi thì bố chửi ai, chửi con mèo à? Phải không nào.
Một số người đàn ông gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc của họ. Việc bố của bạn uống rượu say gọi cho bạn cũng là 1 cách bày tỏ cảm xúc, nhìn vào điểm tích cực mà nói thì say nhớ đến con mới bốc điện thoại lên mà chửi chứ. Không thì ngủ xừ cho nó xong rồi.
Bạn cứ về đi. Bạn hãy về đi.
Những giá trị gia đình nhỏ bé này sẽ có ngày bạn không còn được trải nghiệm nữa. Hãy trân trọng nó. Bạn nhé.
28 notes · View notes
len-yolo · 1 year ago
Text
Bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây đau đớn y hệt như nỗi đau thể xác.
Tumblr media
Tối qua, một bạn nữ kể với chúng tôi về chuyện người yêu bạn liên tục im lặng kéo dài mỗi khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Không phải sự im lặng để cho nhau thời gian suy nghĩ mà là đột ngột biến mất và tảng lờ những cố gắng kết nối của người kia. Hoặc khi bạn vô tình khiến người yêu mếch lòng, thì họ sẽ giữ im lặng với bạn như một cách để tr*ng phạt thay vì thẳng thắn trao đổi vấn đề. “Dần dần mình cảm thấy mọi lỗi lầm đều thuộc hết về mình. Càng lúc mình càng sợ hãi việc giao tiếp vì mình nghĩ bản thân sẽ lại nói điều gì đó sai sót, khiến người khác khó chịu và muốn xa cách với mình”.
Dưới bài viết, nhiều người ngay lập tức nhận ra nhân vật nữ đang bị bạn trai bạo hành tinh thần bằng sự im lặng độc hại, nhưng chính nạn nhân lại không đủ tỉnh táo để ý thức được vấn đề mà mình đang gặp phải, bởi đây là một dạng bạo hành đặc biệt xảo quyệt.
Bạo lực lạnh (cold violence) chính là một hình thức bạo hành về tinh thần, khi một người phản ứng tiêu cực lên đối phương bằng cách ngắt kết nối về mặt giao tiếp, phớt lờ, im lặng, né tránh gặp gỡ, cố tình không đối thoại để giải quyết xung đột hoặc thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như đảo mắt, thở dài, chép miệng liên tục để thể hiện sự không hài lòng. Những động thái này thường được thực hiện trong 1 thời gian dài và liên tục lặp lại.
Hành vi này khác với việc giữ im lặng để có thời gian tự bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bạo lực lạnh cũng khác với chiến tranh lạnh ở chỗ: chiến tranh lạnh là việc hai người cùng ngừng giao tiếp với nhau, còn bạo lực lạnh lại mang tính một chiều - một người cố tình im lặng trong khi người kia thì cố hết sức để trò chuyện mà không được hồi đáp. Với những người có xu hướng ái kỷ (narcissism), họ thường xuyên sử dụng bạo lực lạnh khi ai đó có hành vi khiến họ không hài lòng, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Bạo lực lạnh là một “công cụ” độc hại để thao túng cảm xúc. Nó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên tâm trạng và tinh thần của nạn nhân, bắt đầu từ việc nạn nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài và bị suy giảm lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học cũng gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đ-au đ-ớn" bởi nó khiến một người cảm thấy mình không được công nhận và sự tồn tại của mình là vô nghĩa.
Để chấm dứt không khí ngột ngạt và bức bối trong mối quan hệ, nạn nhân sẽ buộc phải nhún nhường để xin lỗi mặc dù họ không làm gì sai. Điều này gây ra nỗi áp lực tột độ và nạn nhân sẽ luôn phải tìm cách làm vui lòng đối phương để mình được thoải mái - đây cũng là khởi đầu cho sự lệ thuộc cảm xúc, khi họ luôn phải mong đợi người kia “ban phát” tình cảm cho mình mà không bao giờ dám làm phật lòng đối phương. Lâu dần, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ và tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống, căm gh-ét bản thân, không còn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, sự tự ti này cũng khiến nạn nhân không có can đảm để rời khỏi mối quan hệ nữa.
Việc đột ngột im lặng được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy bản thân đang bị cô lập - bộ não sẽ kích hoạt cùng một vùng não như khi họ phải chịu một cơn đau thể xác. Có nghĩa rằng: bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây cảm giác đau đớn y hệt như nỗi đau vật lý vậy.
Nếu bạn đang loay hoay trong tình trạng này, vậy làm sao để thoát khỏi nó và bước đầu chữa lành cho những cảm xúc và tâm lý của mình?
Đầu tiên, nạn nhân cần biết và nhận dạng được hình thức mà mình đang bị bạo lực. Bạo lực lạnh tinh vi ở chỗ đôi khi chính nạn nhân cũng không ý thức được đó là một hành vi thao túng tinh thần, mà sẽ nghĩ rằng đó là “cách yêu” của đối phương hay vì đối phương không giỏi giao tiếp nên chọn cách im lặng. Nhưng hãy tỉnh táo trước những dấu hiệu, bởi việc nhìn ra những hành động thao túng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đó, hãy thiết lập ranh giới cá nhân và xây dựng lại lòng tin về chính mình. Việc thiết lập ranh giới lành mạnh sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về những hành động mà người khác đối xử với bản thân bạn. Ví dụ như việc đối phương dùng sự im lặng để tr*ng phạt bạn thay vì thẳng thắn trao đổi về điều họ không hài lòng, họ cố tình biến mất đột ngột trong những cuộc cãi vã để bạn một mình hoang mang với những câu hỏi. Ví dụ như, việc người bạn yêu lại khiến bạn tự ti về giá trị của mình - thì có lẽ đó cũng không phải là một tình yêu mà bạn nên tiếc nuối.
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Sẽ rất khó để thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi bạn can đảm bước ra những điều làm mình đau, thì bạn mới có thể bắt đầu hành trình tiến về những điều tốt đẹp phía trước. Chúc bạn bình an.
cre: the memory.
83 notes · View notes
chieclamauxanh · 3 months ago
Text
Vạch ranh giới rõ ràng cho các mối quan hệ.
Với mình thì việc rạch ròi ranh giới cho từng mối quan hệ là chuyện nên làm, dù đôi khi sẽ gây khó chịu cho đối phương. Tình bạn là tình bạn, bạn thân là bạn thân, tìm hiểu là tìm hiểu, người yêu là người yêu. Bạn thông thường thì không nên chia sẻ quá nhiều như bạn thân, tìm hiểu thì không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của nhau như người yêu. Bất kỳ mối quan hệ nào cũng vậy, cần được gọi tên và có một giới hạn rõ ràng.
Mình là đứa sống thiên về cảm xúc, mình từng “bao đồng” và cả “tưởng bở” trong nhiều mối quan hệ, mình quan tâm thái quá những điều lẽ ra mình chưa nên, chưa đủ quyền, và người ta cũng chưa cần. Và tất nhiên mình không níu kéo được họ ở lại lâu trong đời.
Về sau, mỗi khi mình có thêm bất kỳ mối quan hệ nào mới, mình đều mong muốn đó là một mối quan hệ có thể gọi tên được, và với từng người mình sẽ có ranh giới khác nhau. Nghe giống kiểu scope of work trong công việc vậy. Mình thấy điều đó không tốt cho bạn, okay, mình nhắc nhở vì bạn là bạn của mình, nhưng mình không yêu cầu hay ép bạn sửa nó, vì mình không có quyền, ranh giới của tình bạn chỉ cho phép mình tới đó. Tương tự nếu là người yêu, là tri kỷ, mình tin là mình nên giúp bạn tốt lên và chuyện can thiệp sâu hơn vào cuộc sống của nhau cũng là điều cần thiết.
Việc vạch rõ ranh giới, đôi khi cảm giác nghe hơi lý trí, cũng hơi khó chịu, kiểu ở cạnh nhau sao phải tính toán chi nhiều, cứ làm theo con tim mách bảo thôi. Nhưng thật ra khi mọi thứ rõ ràng sẽ luôn giúp tụi mình thấy thoải mái hơn á, bởi sẽ chẳng ai muốn ở trong một mối quan hệ không thể gọi tên, quan tâm nhau như người yêu nhưng danh nghĩa thì là tình bạn, đúng không nào?
Và thật ra từ khi mình thay đổi góc nhìn, biến mọi thứ trong cuộc sống trở nên rõ ràng, mình thấy mình sở hữu những mối quan hệ chất lượng hơn rất nhiều. Mình ít vướng vào những rắc rối “không tên”, thay vào đó mình càng thoải mái hơn với mọi người xung quanh, miễn là không vượt quá giới hạn cho phép.
Vậy đó, nguyên tắc đâu phải lúc nào cũng khó khăn đâu, ha?
Tumblr media
15 notes · View notes
baosam1399 · 2 years ago
Text
Radio Nhụy Hy ngày 25/03 - 19:50
〔Bài dịch số 1037〕 ngày 27.03.2023 :
Tumblr media
Có người nói, một đoạn tình cảm lâu bền được bắt đầu từ một câu tỏ tình lãng mạn và một bó hoa hồng.
Thế nhưng, có rất ít người tình nguyện thừa nhận rằng, hoa hồng và tỏ tình không phải là chủ điểm chính của tình yêu, mà nó chỉ là sự mở màn chính thức của một đoạn tình cảm mà thôi.
Khi bông hoa hồng ấy đã phai nhạt đi màu sắc vốn có của nó , câu chuyện từng khiến ta tim đập chân run biến thành khoảnh khắc không thể đơn giản hơn nữa trong cuộc sống thì sự khảo nghiệm mới thực sự bắt đầu.
Đổi một cách nói khác, khi chúng ta gạt bỏ đi lớp mặt n�� và quầng sáng tự mình tạo ra, thể hiện ra một khía cạnh chân thực nhất của bản thân, tình yêu chân chính mới bắt đầu hiện rõ.
Một mối quan hệ tốt đẹp phải bắt đầu từ “sự chán nản”.
Tumblr media
Hồi vẫn còn những mơ ước viển vông, tôi thích xem phim thần tượng, luôn nghĩ nếu như có yêu đương thì phải giống như nam nữ chính trong đó, yêu tới mức điên cuồng nóng bỏng, yêu tới mức chết đi sống lại.
Nhưng sau khi lớn rồi, phát hiện ra trong tình yêu không chỉ tồn tại bong bóng màu hồng, phần nhiều các cặp đôi ở bên nhau, đều phải chấp nhận những sự thật mà khi mới bắt đầu yêu nhau họ không nhìn ra được.
Trên mạng tôi nhìn thấy một câu chuyện có nội dung thế này :  Bạn nữ quen được bạn nam trên một nền tảng mạng xã hội, hai người nói chuyện rất hợp nhau, chưa tới một tuần đã đánh dấu mối quan hệ.
Khi họ vừa ở bên nhau, bạn nam chăm sóc cô cực kì chu đáo, giống như sấy tóc, vứt rác, đi tất cho bạn nữ, đều không nỡ để bạn nữ này tự mình làm.
Tumblr media
Những tiểu tiết nhỏ nhặt này khiến bạn nữ cảm động không nói lên lời, nên cô tự động bỏ ra khỏi đầu những vấn đề tồn tại ở bạn nam ví dụ như anh thường thích chơi trò mờ ám với những bạn nữ khác, thích chơi game thâu đêm, ham mê vay tiền mời khách hàng.
Nhưng đối với con gái trong thời kì yêu mù quáng mà nói, những điều này đều được bạn nữ biến thành sự đáng yêu cùng gợi cảm.
Nguyên do họ chia tay rất đơn giản, bạn nam trở nên không còn chủ động và tận tâm, bạn nữ cảm thấy thói quen sinh hoạt của bạn nam rất không tốt, hai người họ không còn tìm thấy được cảm giác ban đầu của bản thân dành cho đối phương nữa.
Ừm, thực ra tôi khá là hiểu được cảm giác của hai người họ, không phải cặp đôi gà bông nào cũng có thể chấp nhận được mặt chân thực nhất của người ấy của mình, sau thời kì yêu nồng nhiệt, nhiều người khi đối diện với sự “sụt cấp” của nửa kia đều chủ động lựa chọn chia tay.
Tumblr media
Sự thân mật là thứ thử nghiệm bản chất con người, hai người thực lòng yêu thương nhau không chỉ cần hưởng thụ quãng thời gian đẹp đẽ khi yêu đương nồng nhiệt mà còn phải dựa vào sự hiểu biết ngầm đề hòa hợp và khả năng yêu thương để tạo mối quan hệ lâu dài ổn định.
Cô bạn tên Tiểu Duy của tôi năm ngoái kết hôn, cô ấy quen bạn trai của cô ấy vào năm học cấp III, họ yêu nhau 4 năm đại học, sau khi tốt nghiệp lại yêu thêm ba năm, sau cùng họ dắt tay đối phương cùng nhau nâng cốc chúc rượu các vị khách mời tại hôn lễ.
Mọi người đều rất hiếu kì, phải thích một người tới thế nào mới có thể yêu từ thời học sinh ngây ngô lên tới váy cưới, đem tám năm thanh xuân của bản thân giao phó cho một người.
Cô ấy nói, trên mạng có một câu nói rất hiện thực rằng, hai người ở bên nhau, nhất định có rất nhiều khoảnh khắc muốn chia tay và bóp chết người ấy nhưng tình cảm ấy mà, phần nhiều là bao dung và hòa hợp.
Tumblr media
Trước khi kết hôn cô ấy cảm thấy bạn trai là người lãng mạn hào phóng, nhưng kết hôn rồi mới nhận ra, bạn trai cũng có chút kì kèo nhỏ mọn.
Trước kia hai người cãi nhau, bạn trai thường dỗ dành cô nhường nhịn cô, nhưng sau khi kết hôn, nếu cãi nhau tới vấn đề nguyên tắc tính tình thì bạn trai sẽ lí luận cả ngày cùng cô.
Những thời khắc như thế sẽ khiến cô cảm thấy “chán nản”, cảm thấy đối phương thay đổi rồi. 
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, làm gì có ai chỉ có yếu điểm mà không có khuyết điểm,làm gì đoạn tình cảm nào không qua sự ma sát mà đi được tới sau cùng chứ!?
Tumblr media
“Chuyến đi dài đằng đẵng khiến con người ta khoan dung hơn.”
Có những khi tôi cảm thấy, quãng thời gian bảy năm này giống y như một mệnh đề, mệnh đề này khiến một số người đã chuẩn bị tốt muốn trốn chạy, họ bỏ đi giữa chừng.
Thực ra không phải là họ không muốn trải qua cuộc sống quãng đời còn lại, chỉ là chưa chắc chắn chuẩn bị cho tốt quãng đường còn lại về sau sẽ phải đi như thế nào mà thôi.
Tumblr media
Một mối quan hệ tốt đẹp là một quá trình thử thách và liên tục mắc sai lầm trong cuộc sống, cũng là không ngừng phát hiện ra những hành vi “không ổn” trong cuộc sống của đối phương nhưng vẫn có thể chấp nhận và muốn kéo dài nó.
Một đoạn tình cảm có thể dài lâu, cái phải nhìn không phải là người này có khiến bạn “chán nản” hay không mà là những khoảnh khắc “chán nản” bất chợt ập tới, bạn còn có muốn tình nguyện đi cùng người đó hay không.
Một đoạn tình cảm bền lâu là bắt đầu từ quãng thời gian “chán nản” đôi bên, câu này có ý nghĩa là tôi tình nguyện chấp nhận sự không hoàn mĩ của người ấy và cũng tình nguyện yêu người ấy tới mãi về sau.
So với những mối tình nồng nhiệt ban đầu sau đó lại chia tay trong ồn ào, thì câu chuyện sau khi đã trải qua sóng to gió lớn nhưng vẫn lâu bền sau bao năm không phải càng khiến người khác cảm động hơn hay sao?
Tumblr media
Tôi từng nghe qua rất nhiều những nghiên cứu thảo luận về tình yêu, nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất là câu của Tam Mao từng viết : “Tình yêu giống như một khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng, có thể thưởng thức ưu điểm của đối phương, đây là bổ sung thu nhập; có thể nhẫn nhịn khuyết điểm của đối phương, đây là chi tiêu vừa phải.
Đối với những cặp đôi yêu nhau mà nói thì dù hai bạn có cãi nhau như thế nào nhưng chỉ cần không bỏ nhau thì bạn vĩnh viễn sẽ không bao giờ sạt nghiệp, yêu và không yêu, bao dung và trân trọng, đều là tài sản quý giá nhất của bản thân, là điểm tựa của bạn trong suốt những năm tháng sau này.
(Vũ Thu Hoài/baosam1399 dịch)
172 notes · View notes
mocdieptu · 29 days ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Sơ chế, tẩm ướp và cách kho cá ngon.
1. Vì sao cá lại có mùi tanh?
Nhiều người không thích mùi tanh đặc trưng của cá. Tác giả - đầu bếp Tateno đã lý giải về điều này như sau: Trước hết, “mùi tanh” ở cá không có nghĩa là tất cả các mùi đều là “mùi cần phải loại bỏ”. Có một số món ăn từ cá sẽ ngon hơn bởi mùi đặc trưng của cá và rõ ràng không thể loại bỏ hoàn toàn mùi đặc trưng này.
Trong quá trình phân hủy cá sau khi đánh bắt lên bờ, một thành phần gọi là “trimethylamine oxit” có trong cá bị vi sinh vật phân hủy sẽ tạo ra một chất gọi là “trimethylamine”. Khi chất này tăng lên sẽ xuất hiện mùi giống amoniac, tạo thành mùi tanh hôi của cá. Trimethylamine có mùi khó chịu, có thể cảm nhận được ngay cả với lượng nhỏ, vì vậy nhiều kĩ thuật khác nhau đã được sử dụng trong chế biến cá. Lá nguyệt quế được cho vào cá ngừ đóng hộp ngâm dầu để khử mùi hôi, nghệ được thêm vào các chế phẩm từ cá. Do đó, chìa khóa để giảm mùi tanh của cá là chế biến cá càng sớm càng tốt. Hơn nữa, mùi tanh của cá có thể được hạn chế bằng cách loại bỏ triệt để chất nhờn trên da, nội tạng và máu xung quanh cá.
2. Cách sơ chế loại bỏ mùi tanh:
Để loại bỏ mùi tanh của cá, điều quan trọng là phải rửa thật kĩ để loại bỏ chất nhờn, máu trong nội tạng và xung quanh mang. Để rửa cá, chúng ta cần tiến hành theo ba bước:
- Đầu tiên, rửa sạch bề mặt bằng nước: Hãy rửa thật kĩ dưới vòi nước chảy để loại bỏ triệt để phần nhớt trên da, máu, màng đen và các cơ quan nội tạng. Nếu máu hoặc nội tạng còn sót lại sẽ gây ra mùi tanh khó chịu. Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để loại bỏ máu và các cơ quan nội tạng. Sau khi rửa sạch hãy nhẹ nhàng thấm khô cá bằng giấy bếp.
- Bước thứ hai, rắc muối: Sau khi rửa cá thật sạch, rắc muối lên bề mặt cá và để yên một lúc. Cá có hơn 70% là nước. Rắc muối lên cá khiến cá bị mất nước, giúp các axit amin tạo nên hương vị ngưng tụ trong cơ thể cá.
- Bước thứ ba, rửa sạch lại bằng nước muối loãng: Rửa sạch lại phần muối rắc trên bề mặt cá. Nên rửa sạch bằng nước muối có nồng độ khoảng 3%, tương tự như nước biển. Cá rắc muối bị mất nước nhưng nếu rửa bằng nước ngọt thì nước sẽ quay trở lại cá do áp suất thẩm thấu. Điều này không chỉ lãng phí quá trình ướp muối mà còn khiến cá hấp thụ lượng nước dư thừa, dẫn đến cá bị nhão. Vì vậy, mấu chốt để làm món cá ngon là phải rửa nhanh bằng nước muối loãng sau khi đã ướp muối.
Về cơ bản, có thể loại bỏ những mùi tanh không cần thiết bằng cách rửa kĩ bề mặt cá trong giai đoạn sơ chế. Tuy nhiên, đối với các loài cá biển da xanh (Blue-backed fish/ 青魚) như cá nục, cá thu, cá ngừ, cá mòi… được cho là có mùi tanh đặc biệt, các bạn nên rửa bằng giấm. Rửa giấm là phương pháp nấu ăn trong đó các nguyên liệu được ngâm trong nước giấm. Rửa bằng giấm không chỉ khử mùi tanh mà còn tiêu diệt vi sinh vật trên bề mặt cá.
Trimethylamine gây mùi cá có tính kiềm nên trung hòa bằng giấm có tính axit sẽ làm giảm mùi hôi. Người ta đã xác nhận rằng axit axetic 0,1% có tác dụng kìm khuẩn. Vì vậy, để phát huy tác dụng kép vừa khử mùi vừa kháng khuẩn, nên pha 1 thìa cà phê giấm với 180 ml nước để rửa cá. Tuy nhiên, lưu ý không nên rửa cá bằng giấm ngay từ đầu vì sẽ làm hỏng thớ cá và khiến cá bị nát. Nếu nấu cá ở trạng thái đó sẽ bị khô và độ ngon của cá sẽ giảm đi một nửa. Trước khi rửa cá da xanh bằng giấm, hãy tiến hành rắc muối lên toàn bộ bề mặt cá và để yên 10 phút. Ướp chặt thịt cá bằng muối giúp bảo vệ thớ thịt cá, cá sẽ không bị nát khi rửa lại bằng giấm.
- Ngoài ra, có một phương pháp loại bỏ mùi tanh khác ở cá là nhúng cá vào sữa chua. Phương pháp này rất hiệu quả để trung hoà trimethylamine nhưng sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên của cá.
- Đối với các món kho, nấu, luộc… bạn hãy đổ nước sôi lên trên hoặc ngâm cá trong nước sôi trong khoảng 2 phút. Nó không chỉ làm giảm độ nhớt và mùi tanh trên bề mặt cá mà còn bó chặt các sợi trên bề mặt, giúp cá giữ lại vị ngọt tự nhiên khi nấu.
3. Phương pháp ướp gia vị:
Trong kĩ thuật nấu ăn của Nhật, có một phương pháp gọi là “Usujio” (薄塩/うすじお), nghĩa là phủ một lớp gia vị mỏng lên bề mặt sau khi sơ chế. Đối với cá nướng hay kho, trước khi nướng cá, quét nước xốt gồm 3 phần mirin và 2 phần nước tương lên bề mặt cá và để yên trong khoảng 30 phút. Sau đó, chỉ cần nướng cá như bình thường và thêm nước xốt vào cuối cùng. Bằng cách rắc gia vị lên bề mặt cá trước, gia vị sẽ dễ hấp thụ hơn khi nêm gia vị sau đó.
Phương pháp "usujio" này cũng có hiệu quả đối với các phương pháp nấu ăn khác. Ví dụ, nếu bạn rắc muối lên cá hấp, luộc, nấu canh, kho trước khi đun nóng, thịt sẽ đóng chặt và ít bị nát hơn.
4. Nguyên tắc kho cá:
- Sau khi sơ chế loại bỏ mùi tanh ở cá, hãy tiến hành “usujio” nghĩa là rắc một lớp gia vị mỏng trước khi ướp cá với các loại gia vị khác. Tức là bạn hãy ướp cá với muối và để yên 10 phút. Sau đó lần lượt ướp các loại gia vị khác.
- Ướp gia vị xong phải để cá nghỉ, khoảng 1 tiếng. Sau đó đun cho phần nước ướp cá này cạn đi mới thêm nước nóng ngập mặt cá và kho lửa nhỏ.
- Cần có thịt mỡ và tốt nhất cho bì vào kho cùng cá sẽ giúp cá kết dính, không bị khô vỡ mặt.
- Phải kho qua 3 lửa, kho - ủ - kho - ủ - kho thì miếng cá mới rắn ngoài mềm trong.
5. Cá trắm kho riềng:
Nguyên liệu:
- 1kg cá trắm (chọn cá trắm đen).
- 400g thịt ba chỉ.
- 100g bì lợn.
- 2 củ riềng (bằng khoảng 2 ngón tay).
- 5 củ hành khô và 1 nắm vỏ hành khô, vỏ hành tây.
- 3-4 quả ớt khô/ ớt tươi.
- Gia vị: Nước mắm, tương bần (thay bằng miso ở Nhật), muối, nước hàng, đường phèn hoặc đường cát vàng, mì chính, hạt tiêu.
- 3-4 quả chuối xanh (nếu thích).
Cách làm:
- Cá trắm nên chọn cá trắm đen chắc thịt, ít xương dăm, thịt béo. Khi sơ chế cần bỏ ruột, cạo phần màng đen, màng trắng và máu phía trong, cắt khúc dày khoảng 5 - 7cm. Rắc chút muối lên cá, để yên 10 phút. Sau đó, ngâm cá trong nước chanh hoặc nước giấm loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra. Rửa sạch, thấm thật khô.
- Thịt ba chỉ và bì lợn ngâm nước vo gạo khử mùi hôi trong khoảng 15 phút, rửa sạch lại, để ráo nước. Thịt ba chỉ thái miếng vuông khoảng 2-3cm. Bắc nồi nước, cho vào 1 nhánh gừng đập dập, cho bì lợn vào luộc qua rồi cạo sạch lông, rửa sạch với nước chanh loãng. Để ráo nước, thái dải dài khoảng 6-7cm.
- Riềng rửa sạch, thái miếng mỏng.
- Ớt rửa sạch, bóp bỏ hạt. Hạt tiêu sọ rang thơm, đập dập.
- Nước hàng nên tự thắng sẽ ngon hơn. Mình thường cho chút dầu ăn rồi bỏ đường vào đun chảy, ban đầu để nhiệt vừa cho đường tan chảy, lắc nhẹ để chảy dần tan ra thì hạ lửa liu riu. Khi đường sôi chuyển màu hổ phách nhẹ, nổi bong bóng nhỏ là được.
- Cá có thể rán vàng qua hai mặt để tạo độ rắn chắc khi kho. Mình không rán mà đun nước sôi, đổ lên mặt cá cho cá săn lại rồi thấm khô cá mới tiến hành tẩm ướp. Ướp cá với muối, để cá nghỉ 15 phút. Sau đó đến đường (mật mía) và nước hàng, để ngấm 15 phút mới đến nước mắm, tương bần. Đậy kín để ngăn m��t tối thiểu 1 tiếng trước khi kho.
- Phần gia vị ướp: Ướp vào cá 1 thìa cà phê muối hạt, 3 thìa cơm nước hàng, 2 thìa cơm đường cát vàng hoặc mật mía, 3 thìa cơm nước mắm, 3 thìa cơm tương bần (thay bằng 2 thìa cơm miso nếu ở Nhật).
- Xếp riềng thái lát mỏng, hành khô, vỏ hành khô + hành tây xuống dưới đáy nồi, tiếp đó là thịt ba chỉ, bì lợn và cá xếp xen kẽ nhau, phía trên có thể thêm chuối xanh, cuối cùng thêm 1 lớp riềng phủ lên trên, cho ớt và hạt tiêu đập dập vào. Đổ phần nước vừa ướp cá lên trên cùng.
- Đặt cá lên bếp, vặn lửa to, đun đến khi cá chín săn thì cho nước nóng vào sao cho nước ngập mặt cá. Đun sôi lại và hạ nhỏ lửa, đun kĩ cho cá chín nhừ ít nhất khoảng 60 phút. Tắt bếp, để nguội, sau 1 tiếng kho lại lần 2, để lửa liu riu, kho khoảng 2 tiếng, tắt bếp, để cá trong nồi qua đêm. Hôm sau kho lại lần 3 đến khi cạn nước, cá chín nhừ, trong mềm ngoài rắn là đạt. Cá càng đun lâu, càng săn chắc, gia vị càng ngấm và đậm đà thơm ngon.
- Nếu có thời gian nên đun tối thiểu 10 tiếng, khi đó cá nhừ tơi, xương mềm rục, ăn cùng cơm nóng, dưa chua rất ngon. Khi cá gần cạn, rưới lên cá 2 thìa canh mỡ nước. Mở vung cho cá thoát hơi và săn chắc, món cá sẽ bóng và thơm ngậy.
- Đối với các bạn sử dụng Instant Pot: Sau khi tẩm ướp, xếp như bước sử dụng nồi thường. Đầu tiên, dùng chế độ Áp chảo/ Sauté, nhiệt cao, để 10 phút, mở nắp, nước ướp cá cạn thêm nước nóng vào ngập mặt cá. Đóng nắp, gạt van sang vị trí đóng. Chọn chế độ nấu Áp Suất/ Pressure Cook, nhiệt cao (high) trong 15 phút. Chú ý: tăng thời gian nếu lượng thịt cá nhiều hơn hoặc muốn xả van hơi nhanh (bằng cách gạt van sang vị trí mở để hơi thoát hết rồi mở nắp). Giữ ấm thêm 10 phút rồi lại chuyển về chế độ Áp chảo, nhiệt cao, để tiếp 10 phút rồi đậy nắp, để qua đêm. Sáng hôm sau, chọn lại chế độ nấu Áp suất, nhiệt cao trong 20 phút và giữ ấm thêm 5 phút. Sau đó chuyển chế độ Áp chảo, nhiệt cao, mở nắp đun cạn nước. Cá mềm và rắn chắc như khi được kho và ủ trong rơm.
6. Cá nục/ cá basa/ cá thu/ kho sả ớt:
Nguyên liệu:
- 500g cá nục/ cá thu/ cá basa.
- 250g thịt ba chỉ.
- 100g bì.
- 3 cây sả to.
- 3 củ hành tím.
- 5 tép tỏi.
- 4- 5 quả ớt hiểm.
- 2 tbsp nước hàng hoặc sử dụng nước dừa.
- 1 tbsp hạt tiêu sọ giã dập.
- 1 tbsp muối.
- 2 tbsp đường.
- 3 tbsp nước mắm 40 độ.
- 1 tbsp dầu hào.
- 1 tsp mì chính/ hạt nêm.
- 2 tbsp mỡ nước/ dầu ăn.
Cách làm:
- Thịt ba chỉ rửa sạch, thấm khô, thái miếng bao diêm.
- Cá nục/ cá basa làm sạch đầu và ruột, rửa sạch rồi thấm khô. Rắc muối lên cá và để yên 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước muối loãng. Thấm khô cá bằng giấy ăn, cắt khúc vừa ăn.
- Đun sôi nước đổ lên cá, để yên 2 phút. Sau đó thấm khô.
- Bì lợn rửa nước chanh loãng, cạo sạch lông.
- Sả cắt khúc 7cm, đập dập.
- Hành tím, tỏi băm nhỏ.
- Xếp 1 lớp sả đập dập xuống đáy nồi đất, tiếp đó là 1 lớp thịt mỡ và đến cá, cuối cùng là sả và lớp thịt mỡ nữa để lên trên. Trên cùng xếp bì.
- Ướp cá với muối 10 phút. Cho lần lượt hành, tỏi băm, đường, nước hàng, nước mắm, dầu hào, hạt nêm, hạt tiêu, ớt hiểm, cuối cùng rưới đều mỡ nước lên mặt cá. Ướp 60 phút trong ngăn mát tủ lạnh.
- Bắc nồi lên bếp, để lửa trung bình đun cho nước bay hơi gần cạn thì thêm nước nóng vào ngập mặt cá. Đun lửa trung bình không đậy vung cho cạn 1/2 thì tắt bếp. Để ủ 60 phút sau kho tiếp lần 2 cho đến khi nước sánh lại, có màu nâu đỏ là được.
7 notes · View notes
quytrng2711 · 9 months ago
Text
Hồi hộp sống cho cuộc sống của riêng mình
Thời gian vội vã trôi như tôi đã từng nói, ngoảnh lại tôi đã ở Hà Nội tới hơn 10 năm rồi.
Hồi sinh viên, bố mẹ bảo tôi ở cùng bác, cách trường Đại học 1km, nhưng may mắn là cả bác và tôi đều thống nhất là không nên ở chung. Sau đó bác xin cho tôi vào ở ký túc xá với khoản chi phí không thể thấp hơn 1000k/học kỳ. Tôi có một cuộc sống tự do vừa phải.
Ra trường, để tiết kiệm chi phí, tôi thuê phòng trọ sinh viên cùng một bạn ở chung ký túc xá và có một cuộc sống ít người hơn, cụ thể là hai người. Một năm sau đó, hai đứa thuê được một phòng trọ tốt hơn, có ban công, có cây, có bếp và có nhiều tiện nghi nữa. Chúng tôi không cùng quan điểm sống, nhưng sống với nhau không vấn đề gì cả, vì tôi nghĩ cả hai đều rất tôn trọng lối sống của nhau.
Sau này khi mở quán, tôi ở cùng bé em nhân viên, sau khi dịch covid nổ ra, tôi ở quán luôn để tiết kiệm chi phí, nhưng bạn biết đấy, đó là cuộc sống tạm bợ. Sau dịch, tôi ở cùng một bé nữa cho tới bây giờ, cách chỗ làm 8km.
29 tuổi, chưa từng một lần tôi cảm thấy mình có một cuộc sống, một khoảng không riêng tư cho chính mình, điều đó thực sự rất tệ đối với một người yêu thích sự riêng tư như tôi. Tôi không quá ngại việc sống hòa hợp cùng người khác, nhưng tôi thực sự cần một nơi là của riêng mình, không phải của ai khác cả.
Tôi vừa thuê phòng mới, là một căn hộ mới, nhỏ và sẽ xinh. Tháng tới sẽ chuyển vào ở. Từ hôm qua tới giờ tôi hồi hộp lắm. Cuối cùng, sau 10 năm, tôi cũng đã có một nơi cho riêng mình.
Chuyện này thực sự rất rất có ý nghĩa với tôi. Chắc tôi sẽ ở đây lâu dài và biến nó thảnh tổ ấm của riêng tôi.
Một cuộc đời mới bắt đầu. Bình thường như bao cuộc đời khác nhưng vô cùng ý nghĩa với riêng tôi!
23 notes · View notes
gaucuoititmat · 1 year ago
Text
Tumblr media
Bạo lực LẠNH không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây đau đớn y hệt như nỗi đau thể xác.
Tối qua, một bạn nữ kể với chúng tôi về chuyện người yêu bạn liên tục im lặng kéo dài mỗi khi cả hai xảy ra mâu thuẫn. Không phải sự im lặng để cho nhau thời gian suy nghĩ mà là đột ngột biến mất và tảng lờ những cố gắng kết nối của người kia. Hoặc khi bạn vô tình khiến người yêu mếch lòng, thì họ sẽ giữ im lặng với bạn như một cách để tr*ng phạt thay vì thẳng thắn trao đổi vấn đề. “Dần dần mình cảm thấy mọi lỗi lầm đều thuộc hết về mình. Càng lúc mình càng sợ hãi việc giao tiếp vì mình nghĩ bản thân sẽ lại nói điều gì đó sai sót, khiến người khác khó chịu và muốn xa cách với mình”.
Dưới bài viết, nhiều người ngay lập tức nhận ra nhân vật nữ đang bị bạn trai bạo hành tinh thần bằng sự im lặng độc hại, nhưng chính nạn nhân lại không đủ tỉnh táo để ý thức được vấn đề mà mình đang gặp phải, bởi đây là một dạng bạo hành đặc biệt xảo quyệt.
Bạo lực lạnh (cold violence) chính là một hình thức bạo hành về tinh thần, khi một người phản ứng tiêu cực lên đối phương bằng cách ngắt kết nối về mặt giao tiếp, phớt lờ, im lặng, né tránh gặp gỡ, cố tình không đối thoại để giải quyết xung đột hoặc thể hiện những hành động phi ngôn ngữ như đảo mắt, thở dài, chép miệng liên tục để thể hiện sự không hài lòng. Những động thái này thường được thực hiện trong 1 thời gian dài và liên tục lặp lại.
Hành vi này khác với việc giữ im lặng để có thời gian tự bình tĩnh và tìm cách giải quyết vấn đề. Bạo lực lạnh cũng khác với chiến tranh lạnh ở chỗ: chiến tranh lạnh là việc hai người cùng ngừng giao tiếp với nhau, còn bạo lực lạnh lại mang tính một chiều - một người cố tình im lặng trong khi người kia thì cố hết sức để trò chuyện mà không được hồi đáp. Với những người có xu hướng ái kỷ (narcissism), họ thường xuyên sử dụng bạo lực lạnh khi ai đó có hành vi khiến họ không hài lòng, hoặc khi họ không có được sự chú ý mà họ muốn.
Bạo lực lạnh là một “công cụ” độc hại để thao túng cảm xúc. Nó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực lên tâm trạng và tinh thần của nạn nhân, bắt đầu từ việc nạn nhân cảm thấy căng thẳng, lo lắng kéo dài và bị suy giảm lòng tự trọng. Các nhà tâm lý học cũng gọi biện pháp này như hành vi "cố ý gây đ-au đ-ớn" bởi nó khiến một người cảm thấy mình không được công nhận và sự tồn tại của mình là vô nghĩa.
Để chấm dứt không khí ngột ngạt và bức bối trong mối quan hệ, nạn nhân sẽ buộc phải nhún nhường để xin lỗi mặc dù họ không làm gì sai. Điều này gây ra nỗi áp lực tột độ và nạn nhân sẽ luôn phải tìm cách làm vui lòng đối phương để mình được thoải mái - đây cũng là khởi đầu cho sự lệ thuộc cảm xúc, khi họ luôn phải mong đợi người kia “ban phát” tình cảm cho mình mà không bao giờ dám làm phật lòng đối phương. Lâu dần, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ và tự đổ lỗi cho bản thân trong mọi tình huống, căm gh-ét bản thân, không còn tin tưởng vào nhận thức của chính mình, sự tự ti này cũng khiến nạn nhân không có can đảm để rời khỏi mối quan hệ nữa.
Việc đột ngột im lặng được xem như một cách gây tổn thương lên người khác mà không để lại vết thâm tím, tuy nhiên, cảm giác này khiến nạn nhân cảm thấy mình như bị chối bỏ. Khi ai đó thấy bản thân đang bị cô lập - bộ não sẽ kích hoạt cùng một vùng não như khi họ phải chịu một cơn đau thể xác. Có nghĩa rằng: bạo lực lạnh không để lại vết thương trên da thịt nhưng cũng gây cảm giác đau đớn y hệt như nỗi đau vật lý vậy.
Nếu bạn đang loay hoay trong tình trạng này, vậy làm sao để thoát khỏi nó và bước đầu chữa lành cho những cảm xúc và tâm lý của mình?
Đầu tiên, nạn nhân cần biết và nhận dạng được hình thức mà mình đang bị bạo lực. Bạo lực lạnh tinh vi ở chỗ đôi khi chính nạn nhân cũng không ý thức được đó là một hành vi thao túng tinh thần, mà sẽ nghĩ rằng đó là “cách yêu” của đối phương hay vì đối phương không giỏi giao tiếp nên chọn cách im lặng. Nhưng hãy tỉnh táo trước những dấu hiệu, bởi việc nhìn ra những hành động thao túng cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mà mình đang gặp phải.
Sau đó, hãy thiết lập ranh giới cá nhân và xây dựng lại lòng tin về chính mình. Việc thiết lập ranh giới lành mạnh sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn hơn về những hành động mà người khác đối xử với bản thân bạn. Ví dụ như việc đối phương dùng sự im lặng để tr*ng phạt bạn thay vì thẳng thắn trao đổi về điều họ không hài lòng, họ cố tình biến mất đột ngột trong những cuộc cãi vã để bạn một mình hoang mang với những câu hỏi. Ví dụ như, việc người bạn yêu lại khiến bạn tự ti về giá trị của mình - thì có lẽ đó cũng không phải là một tình yêu mà bạn nên tiếc nuối.
Yêu một người liên tục im lặng khi vấn đề nảy sinh có thể để lại nhiều hậu quả tinh thần cho bạn sau này. Sẽ rất khó để thoát khỏi nó, nhưng chỉ khi bạn can đảm bước ra những điều làm mình đau, thì bạn mới có thể bắt đầu hành trình tiến về những điều tốt đẹp phía trước. Chúc bạn bình an.
| summer.
📸 Ảnh minh hoạ/Pinterest.
35 notes · View notes
humansofhanoi · 10 months ago
Text
Tumblr media
Tớ đang yêu xa lần thứ 3, sau 2 lần thất bại. Lần đầu, yêu khoảng 2 tuần thì người yêu tớ đi Pháp. Chắc chưa đủ đậm sâu nên hai đứa cũng xa nhau không khúc mắc lắm. Dù anh ý và tớ đồng cảm đến mức chưa bao giờ tớ gặp thêm một người như vậy. Ngày chia tay, anh ý bảo tớ “Em có 30 phút để còn thấy mọi thứ về anh trong tương lai”. Và biến mất hoàn toàn đến bây giờ.
Lần 2 thì tớ yêu được 2 năm thì anh ý đi Working Holiday ở Úc, với mục tiêu là đi làm kiếm tiền về cưới nhau. Ban đầu niềm tin và tình yêu cũng mãnh liệt lắm. Nhưng ở xa, nhiều chuyện xảy ra, mất niềm tin, dần bớt tình cảm. Có lần tớ chia tay, anh ý bay về trong ngày luôn. Xong bọn tớ quay lại, rồi anh lại sang Úc, lại chia tay. Một vòng luẩn quẩn. Đến nửa năm sau mới hết dùng dằng với nhau, mệt lắm. Sau cuộc tình ấy thì tớ kết luận là bản thân mình không thuộc tuýp người có thể yêu xa.
Thế mà giờ lại yêu xa tiếp. Ngày biết tin sẽ phải tạm xa nhau, tớ khóc như mưa, cũng nghĩ đến việc chia tay luôn, không làm mất thêm thời gian nữa. Dù cũng chưa rõ là sẽ phải xa trong bao lâu ý. Nhưng thấy như thế thì hèn lắm. Thế là vẫn liều. Biết đâu lần này sẽ ổn hơn nhỉ. Có câu như này “Chẳng lẽ vì sợ hoa tàn mà không cho nở”, đúng với lúc này phết. Đến giờ là tháng thứ 3 xa nhau rồi, mọi thứ vẫn rất tuyệt. Điều hay nhất của yêu xa là có thời gian để làm nhiều thứ khác phát triển bản thân, để ngày gặp lại nhau, cả hai đều tốt hơn. Cứ cố gắng thôi! . This is my third distant relationship after having failed twice. My first one lasted for two weeks until he moved to France. As it was not deep enough, we weren't really wounded by it although he sympathized with me so much that I could not find an equal one until now. On the day we parted, he said, "You have thirty minutes to see everything of me." He has disappeared till this day.
On my second time, we kept our love for two years when he went working holiday in Australia, allegedly to earn some sweet money before marrying me. At first, we kept our trust vigorous. Living far away from each other, with many things getting in the way, we gradually lost faith and affection. The first time I broke up with him, he flew straight back to Vietnam on that day. Then we made up, and he returned to Australia. Then we broke up again. A vicious circle. It was not until half a year later that we officially put an end to our relationship. After that, I concluded that distant relationships do not cut out for me.
Notwithstanding, I followed the beaten track for the third time. The day we knew we had to part, I sobbed bitterly, thinking of a breakup so as not to waste time, even though I had no idea how long we would be separate. But I didn’t want to be a wimp! So we gave it a go. Who knows it would turn out fine this time? There is this applicable saying, “Nothing ventured, nothing gained." This is the third month we've been apart and it's been great. The best thing about loving afar is having time to build ourselves so that both become better when reunifying. Just hang in there!
31 notes · View notes
changlagica · 2 months ago
Text
Ngồi đọc sách về Dịch, thấy câu "trong Âm có Dương, trong Dương có Âm", lại nhớ bài viết của một bạn trong lớp Bói Dịch năm 2019, đăng về đề thi Đại học của Trung Quốc năm 2019, mọi người đọc và suy ngẫm nhé.
Đề thi đại học Trung Quốc 2019:
"Mỗi vật đều có một tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế.
.........................
Thí sinh đạt điểm tuyệt đối (150/150) đã đặt tựa đề:
...........
"Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác".
Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, cậu luôn hăm he làm thịt nó.
Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.
Từ đây Tom hiểu được một đạo lý, thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn.
Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn.
Vật đã thế, con người càng thế...
Tả Truyện từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.
Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?
Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.
Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.
Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: “Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình.”
Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.
Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: “Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp.”
Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: “Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ”. Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.
Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: “Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau.” Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.
Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.
Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.
Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất.
Từ Tiểu Bình từng nói: “Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất.”
Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.
Vậy vấn đề mới lại sinh ra, dung hợp có làm mất đi bản chất của mình không? Hoà hợp, chỉ là điều hoà, không phải hoà tan rồi làm mất bản thân. Bạn có thể đứng ở Trung Quốc nhìn ra thế giới, cũng có thể đứng ngoài thế giới nhìn vào Trung Quốc, nhưng đầu tiên bạn phải là người Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa, sau mới là thế giới.
Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!
-------
7 notes · View notes
iam-annhien · 6 months ago
Text
Tumblr media
Nếu được sống lại một lần. Đời tôi sẽ khác hơn không???
Năm 18 tuổi, chân ướt chân ráo lên SG. Lần đầu tiên đi làm cho công ty sản xuất thuốc thủy hải sản, anh Đ - giám đốc công ty L.G để cho tôi, cô bé mới tốt nghiệp lớp 12 ra trường làm việc part time ở đó. 18 tuổi với một sức sống tràn đầy và nhiệt huyết, tôi dành cả thời gian của tôi cho trường học và công việc. Trụ sở công ty chính tại Sài Gòn, anh mướn một cái nhà - kim cái kho để tiện viện phân phối sản phẩm. Tôi - cô con gái học mới xong cấp 3, có cái bằng vi tính cơ bản, tối nào cũng ngồi nhồi nhét con số, anh chỉ dẫn tận tình cách làm số liệu, tôi kiêm luôn kế toán, thu ngân, thủ kho và đòi nợ. Bất cứ thời gian rãnh nào ngoài việc học là tôi dành hết cho công việc đó. Lương lúc đó ở tuổi 18 rất nhiều, anh trả lương hậu hỉnh cho tôi lắm, làm được hơn một năm tôi nghỉ để đi du lịch, số tiền dành dụm được cộng tiền cầm sợi dây chuyền tôi có cũng đủ để đi bụi đời hai tháng ở đất Việt từ Nam chí Bắc!
Ở tuổi mười tám tôi cũng có ước mơ cháy bỏng về nghề nghiệp, có những ước mơ không với được trong tay, tuổi trẻ bồng bột không chia sẻ với cha mẹ, nên tôi bạo ngược tự xây dựng ước mơ một mình - TÔI THẤT BẠI VỀ ƯỚC MƠ, NHƯNG VỮNG CHÃI VỀ KINH NGHIỆM - Ừ TÔI THUỘC TUÝP NGƯỜI MÊ LÀM VIỆC, MÊ CHƠI, VÀ ĐẶC BIỆT TÔI CỰC THÍCH XÀI TIỀN!
Phóng khoáng và nỗ lực, tôi trải qua cuộc sống ở Sài Gòn hoa lệ - hoa khi có lương, lệ khi hết tiền đóng trọ, nhưng tôi vẫn anh hùng bảo bọc được vài người quan trọng trong cuộc đời tôi! Có lẽ sẽ nếu tính tôi thông minh chút, sống nghiêng về lý trí chút và… ít mê trai chút thì chắc tôi sẽ thành công hơn bây giờ!
Thời đó, bạn sẽ thấy tầm 1-2 giờ khuya có cô gái chạy xe đạp màu xám đạp về từ Thái Văn Lung, ghé trái cây Nguyễn Trãi ngồi ăn mình ên. Ừ - nó thích cảm giác mình ên cực kì vì nguyên ngày nó đã phải cười nói từ chổ làm - nó làm dịch vụ từ bán quần áo xuất khẩu ở chợ Tân Bình, tới làm lễ tân của số 3A Lê Hồng Phong, thu ngân ở siêu thị co.op mart đến hotesse của highland, kế toán quầy của chuỗi nhà hàng khách sạn Quê Hương rồi Le Bouchon de Saigon...
Có thể thấy rằng tuổi thanh xuân của tôi rực rỡ, đầy kỉ niệm và tôi cũng có một tình yêu rất đẹp. Có thể đây là một câu chuyện tôi sẽ kể cho con tôi nghe (nếu như kết hôn và sinh con) với ý niệm muốn truyền đạt - CỐNG HIẾN, NỖ LỰC VÀ YÊU THƯƠNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG CỦA CUỘC SỐNG NÀY CẦN CÓ VÀ LUÔN PHẢI NÂNG CAO!
Tôi thích kiếm tiền đến nỗi ai cũng hỏi sao tôi có thể có thời gian làm được 2 jobs và còn đi học, tôi cười: Học thì hay cúp cua, mượn bài các bạn, mấy môn ko thích thì tịch luôn, rồi thức xuyên đêm để tự học ở nhà. Nhưng mà đi làm thì ko ai thay thế được. Không đi làm thì làm gì có tiền, ai sẽ là người cung phụng cho cái nước thích xài tiền của tôi!
Đó là Thanh Xuân, thanh xuân rong chơi đầy biến cố và trải nghiệm, những kí ức tuyệt vời mà nếu có quay lại, tôi vẫn chắc sẽ rực rỡ như thế. Còn bây giờ?
Những ngày tháng giữa năm của năm hai ngàn không trăm hai mươi bốn
Tôi. 30 tuổi. Làm sai 2 lần và mất đi 2 người đàn ông tôi yêu.
Tôi. Ở tuổi 30. Một mình nơi đất khách quê người. Với niềm hy vọng có hạnh phúc và bình an. Tôi có một công việc khá tốt. Job phụ cũng quá tuyệt vời. Tôi có chỗ ở tốt, cũng có thể tự mua những món đồ mình thích, ăn những món ngon mà không cần lăn tăn quá nhiều và đi du lịch bất kỳ lúc nào tôi muốn.
Thành phố này không phụ tất cả những phấn đấu tuổi trẻ của tôi.
Tôi có hạnh phúc không? Tôi không biết.
Trước kia tôi dành hết thời gian để vừa làm vừa học nên hầu như chưa bao giờ ngủ đủ 6 tiếng. Bây giờ, tôi có thời gian nhiều hơn nhưng lại không thể nào ngủ được. Một ngày. Nhiều nhất tôi chỉ có thể ngủ 3 tiếng nếu cộng hết giấc ngủ vụn vặt lại.
Tôi có bình an không? Tôi cũng không biết. Tôi sống cùng 1 em mèo. Chúng tôi nương tựa vào nhau ở nơi này. Có lúc tôi thấy đủ. Có lúc lại thấy thiếu.
Tôi bất ngờ với bản thân mình hiện tại. Bất ngờ đến độ ngay cả tôi cũng không thể tin được. Một người phong bạc như tôi lại có thể lành đến thế. 2 người bạn thân nhất của tôi nói: Ở bên cạnh tôi bình an như một cái hồ... không bao la, không sóng lớn, không gì khác ngoài tĩnh lặng, và an toàn…
Nhưng mà. Chỉ một mình tôi biết. Lòng tôi như biển lúc nửa đêm. Toàn sóng lớn. Tối tăm và nghẹt thở.
9 notes · View notes
dieutich · 1 year ago
Text
“Tôi biết em hiện tại rất áp lực, cũng từng suy nghĩ từ bỏ chính mình vô số lần, nhưng mà tất cả những điều đó chỉ đang nói lên em còn rất non kém. Thật ra có rất nhiều chuyện chúng ta không thể tự quyết được, tương tự khi ta chế biến món ăn vậy, quá trình chế biến của nó cần rất nhiều thời gian. Một phần khó khăn em gặp phải trong hiện tại hoàn toàn giống với quá trình em chế biến món ăn, mỗi ngày một hương vị khác nhau, mỗi ngày mỗi độ khó khác nhau. Có ngọt, có nhạt, thậm chí đôi khi rất khó ăn. Ý tôi là, bất kể đó là món ăn khó ăn như thế nào, hoặc là trong cuộc sống của em có những trở ngại gì đi nữa, tôi luôn hy vọng em có thể bình thản đối diện nó một cách tích cực nhất. Cô gái nhỏ, mong em luôn tốt đẹp.”
Tumblr media
21 notes · View notes
yukidaro · 6 months ago
Text
TMNT - Con cái phải được dạy ngược lại mới thành đại sự
99% cha mẹ đều làm hư con cái, muốn dạy con làm nên những việc lớn lao, bạn phải làm ngược lại tất cả những gì mà cha mẹ khác làm. Bất cứ ai đã làm cha mẹ đều biết rằng, khi con bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ngoài ngoại hình hiền lành dễ thương, bạn sẽ thấy hành vi cử chỉ của chúng không hề có bóng dáng gì là tốt cả, niềm tin của trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ tám chữ: “Thuận ta thì thịnh, nghịch ta thì diệt”.
Trẻ bẩm sinh luôn tự đặt mình làm trung tâm, chúng hoàn toàn không đứng về phía bạn để suy nghĩ, chỉ cần chúng muốn thứ gì, chúng sẽ lấy nó, nếu lấy không được thì khóc, nếu khóc mà vẫn không lấy được thì khóc to hơn, cho đến khi lấy được món đồ ấy. Tư tưởng độc tôn này của trẻ không cần phải được ai truyền đạt, mà bẩm sinh có sẵn. Nếu trẻ không ích kỷ, thì loài người có thể đã không tồn tại đến ngày nay.
Khi thấy mẹ đang cầm bánh quy chuẩn bị đưa vào miệng, đứa trẻ ích kỷ hoàn toàn sẽ không đứng về phía mẹ để suy nghĩ, nó sẽ không có lòng trắc ẩn, càng không có tình cảm xấu hổ, nó sẽ mạnh tay giằng lấy bánh quy từ tay mẹ và đưa vào miệng mình mà không chút lưỡng lự. Nếu đứa trẻ phải quan tâm đến cảm xúc của mẹ khi đói bụng, thì nó đã chết đói từ lâu rồi.
Mỗi người từ khi chào đời đều biết sử dụng những thủ đoạn quyền mưu giả dối, nên con bạn đã là một chính khách ngay từ lúc mới sinh ra. Bạn dạy con nghe lời từ nhỏ, ngoan hiền, kẻ nội trợ, giữ phận mình, thì đã dìm chết bản năng tấn công vốn có của chúng.
Làm như vậy dẫn đến chúng lớn lên yếu đuối vô năng, chỉ có thể trở thành con mồi trong mắt những người giàu có, đó là bạn đã biến con sói thành cừu non.
Nhiều đứa trẻ được cha mẹ dạy ngoan ngoãn lớn lên rồi lại gặp khó khăn khi lấy vợ, thậm chí cả ăn cơm cũng gặp khó khăn, chúng bị xã hội khinh khi, bị lợi dụng tùy ý.
Tôi kể một sự việc có thật, con gái tôi lúc đó học lớp 1, một ngày về nhà khóc lóc nói với tôi rằng 5 cây bút chì mới mẹ mua cho nó đã bị lớp trưởng giật lấy. Tôi nói con đừng khóc nữa, dùng bất cứ cách nào, phải giật lại 5 cây bút chì đó, nếu không giật được thì bị đánh đòn.
Ngày hôm sau nó về, tôi hỏi có lấy lại được bút chì chưa, nó lắc đầu một cách sợ hãi, tôi biết nó thất bại rồi, tôi bảo nó nếu đến cuối tuần mà không lấy lại được bút chì thì sẽ bị đòn. Đến cuối tuần, tôi hỏi nó có lấy lại được bút chì chưa, nó ấp úng một hồi rồi nói sợ quá không dám hỏi. Tôi bảo ngày mai con phải báo cho cô giáo, và phải lấy lại được bút chì cho tôi.
Vợ tôi đứng bên cạnh nói rằng tôi làm quá lớn chuyện, chỉ là vài cây bút chì thôi mà, mất rồi thì thôi, tại sao phải dai dẳng đến vậy, làm con sợ hãi thế. Bình thường khi con học không tốt, cũng không thấy tôi tích cực đến vậy. Tôi không giải thích với vợ, vì cô ấy chưa từng học hệ thống bản chất con người của chúng tôi, cô ấy sẽ không bao giờ hiểu được thế giới quyền mưu. Tối hôm đó, tôi gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm của con gái và kể chuyện bị lấy bút chì, cô giáo nói ngày mai sẽ xử lý vụ việc.
Ngày hôm sau, con gái tôi về rất vui vẻ, lấy ra 5 cây bút chì mới khác được lớp trưởng đền bù. Tôi khen ngợi con gái. Sau đó tôi nói: “Ngày mai con hãy mang 5 cây bút đó đến trường, để lại 3 cây, rồi tặng 2 cây cho lớp trưởng và nói rằng chúng ta hãy trở thành chị em, sau này có gì ngon thì chia sẻ cho nhau.”
Con gái tôi ngẩn ra, ngơ ngác hỏi: “Bố à, tại sao bố bắt con phải đòi lại 5 cây bút đó, rồi lại bảo con tặng 2 cây cho lớp trưởng?”. Nhìn vẻ mặt ngây thơ của con, tôi trả lời: “Lớn lên con sẽ hiểu thôi”.
Tại sao tôi không quan tâm lắm đến kết quả học tập của con, nhưng lại coi trọng việc này?
Trước hết, lý do tôi buộc con phải đòi lại bút chì là vì đây là lần đầu tiên lớp trưởng bắt nạt con gái tôi. Nếu để lần này nó bắt nạt thành công, sẽ có lần thứ hai, rồi lần thứ ba, thứ ba sẽ có vô số lần khác…
Nếu người khác lần đầu bắt nạt bạn mà bạn không phản kháng, khi họ quen với việc bắt nạt rồi, bạn mới phản kháng thì họ sẽ không muốn, họ sẽ tiếp tục cho đến khi đánh bạn gục xuống.
Trong đầu họ sẽ nghĩ: “Thằng hèn này đã dám phản lại mình, phải tẩn nó một trận cho biết mùi chó phản chủ”.
Tại sao họ lại có suy nghĩ đó? Bởi vì lần đầu tiên họ bắt nạt bạn, bạn không phản kháng, hành động của bạn đã cho họ biết rằng bạn có thể bị bắt nạt.
Tôi sẽ giải thích thêm tại sao sau khi giật lại 5 cây bút chì, tôi lại bảo con gái tặng lớp trưởng 2 cây. Cách tôi dạy con khác hoàn toàn với đại đa số cha mẹ. Những cha mẹ khác thường chỉ dạy con học giỏi, ngày càng tiến bộ để lớn lên có thể kiếm một công việc tốt, kết quả con cái lớn lên rồi chẳng biết làm gì cả ngoài tìm việc làm.
Tôi luôn dạy con gái rằng trong lớp có người giỏi Toán, người giỏi Ngữ văn, người giỏi Tiếng Anh. Thành tích của họ tốt đến vậy, lớn lên chắc chắn sẽ đi làm. Công việc của con khi lớn lên là sắp xếp công việc cho họ làm cho tốt.
Cha mẹ khác chỉ bảo con học giỏi, tôi lại huấn luyện năng lực lãnh đạo cho con từ nhỏ. Nếu con của bạn có thể lãnh đạo trẻ khác chơi đùa, trở thành vua trẻ con, nghĩa là con bạn có năng lực lãnh đạo người khác. Tôi bảo con gái tặng 2 cây bút cho lớp trưởng và kết bạn với lớp trưởng để huấn luyện khả năng hy sinh, trở thành vua trẻ con, huấn luyện năng lực lãnh đạo lớp trưởng.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy nhiều người trở thành kẻ thống trị đều có một điểm chung là khi còn nhỏ đã là vua trẻ con. Hãy nói về vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi, thổi cơm.”
Có thể thấy thửa ấu thơ, Đinh Tiên Hoàng đã là vua trẻ con của một nhóm người như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng ông đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. (Thật lòng mà nói, tôi cho rằng giai đoạn “Thập nhị sứ quân chi loạn” này cũng có thể coi là một thời kỳ chiến quốc của Việt Nam, tương tự như thời Xuân Thu – Chiến Quốc của Trung Quốc.)
Mỗi ngày, vua trẻ con đều nghĩ cách khiến trẻ nghe lời mình và đối phó với những đứa không nghe lời. Vì vậy, chúng ta nên khuyến khích con trẻ trở thành lớp trưởng càng nhiều càng tốt. Hãy nhớ, phải tạo điều kiện và dùng mọi cách để chúng đạt được vị trí này. Nếu không làm được lớp trưởng, hãy huấn luyện cho chúng khả năng lãnh đạo lớp trưởng.
Ngay từ nhỏ phải học cách hy sinh. Tôi nhớ có câu nói nổi tiếng nói rằng: “Không sợ lãnh đạo có nguyên tắc, chỉ sợ lãnh đạo không có sở thích”. Hai câu này là cốt lõi của năng lực lãnh đạo.
Lý do con người muốn bạn lãnh đạo họ là vì họ tin rằng có thể thu được lợi ích từ bạn. Mọi người còn nhớ khi còn nhỏ chúng ta thích chạy theo đàng sau ai nhất?
Nói thẳng ra, ai cho chúng ta đồ chơi là chúng ta chơi với người đó, ai cho chúng ta đồ ăn là chúng ta nghe lời người ấy.
Sức hấp dẫn thực sự của một nhà lãnh đạo nằm ở khả năng chi tiêu rộng rãi và phương pháp của họ. Chỉ cần bạn sẵn sàng chi tiêu, biết cách chi tiêu, bạn sẽ ngay lập tức thiết lập hình tượng thần thánh trong lòng họ. Chỉ cần bạn là người keo kiệt trong nhóm, dù bạn làm gì cũng không thể bù đắp được, vì họ biết mình sẽ không bao giờ được lợi từ bạn nữa và sẽ không muốn được bạn lãnh đạo.
Điều này giải thích tại sao nhiều người học giỏi chỉ làm nhân viên, trong khi nhiều người học kém lại dẫn dắt anh em khởi nghiệp làm chủ. Vì những người học giỏi ở trường chỉ tìm hiểu trong sách vở, còn những người học kém thì tìm hiểu con người, họ am hiểu bản chất con người.
Những người học kém quá buồn chán, không có gì để làm, cả ngày chỉ mơ tưởng về việc sau này trở thành ông chủ, để hiệu trưởng nghiêm khắc đến làm thư ký cho mình.
Tôi bảo con gái đòi lại bút chì, rồi tặng đi có 2 mục đích:
1. Lớp trưởng sẽ không dám bắt nạt con gái tôi nữa
2. Con gái không chỉ không tạo ra kẻ thù mới mà còn có một người bạn tốt
3 bí quyết dạy ngược
1. Cho trẻ làm quen với luật rừng từ nhỏ
Cha mẹ thường dạy chúng ta từ nhỏ rằng lớn lên phải kiếm một công việc ổn định, đừng nói năng hấp tấp, đừng động vào tiền bạc, kết quả như mong đợi, chúng ta trưởng thành theo cách của họ, vì thực sự chúng ta nghèo quá không có tiền động vào.
Từ nhỏ chúng ta được dạy khái niệm nghèo khó, dạy làm người yếu đuối, chúng ta khinh thường người giàu có, tránh xa họ, thậm chí thù ghét. Chúng ta tin rằng người nghèo mới là người tốt, người nghèo mới có tấm lòng nhân hậu, chúng ta giữ cho thế giới nội tâm của trẻ nhỏ không bị ô nhiễm.
Cho đến khi trẻ bước vào xã hội, đa số đều không thể thích nghi với luật rừng của xã hội. Chúng phát hiện xã hội hoàn toàn trái ngược với thế giới mà chúng được hiểu, vì từ nhỏ chúng đã khinh ghét người giàu có nên chúng không biết cách kiếm tiền. Vì chúng tin con người vốn thiện nên chúng không thể đối phó khi bị những kẻ xấu lường gạt trong kinh doanh, khiến chúng không thể hiếu kính với cha mẹ, để cha mẹ trở thành những người già cô đơn tủi cực, không phải vì chúng bất hiếu mà vì bất lực.
Chúng ta không thể thực hiện trách nhiệm và tình thương với con cái, khiến chúng trở thành đứa trẻ bị tụt lại, không phải vì chúng ta tàn nhẫn mà vì kém cỏi. Nếu không cho trẻ học cách đấu tranh quyền lực, lớn lên chúng chỉ có một kết cục là cừu vào nanh hổ.
Người mạnh mẽ được rèn luyện từ nhỏ, khi con cái còn nhỏ, bố mẹ nhất định phải nghiêm khắc với chúng một chút, tạo ra cho chúng sự thất bại và đả kích, bạn ở nhà đã đủ bắt nạt chúng, chúng ra ngoài sẽ ít bị người khác bắt nạt, bạn ở nhà đã mắng nhiều, đã đánh đủ, khi chúng ra ngoài, mới có thể có khả năng chống chịu sự thất bại mạnh mẽ hơn.
Có những đứa trẻ, ở nhà bị cha mẹ cưng chiều đến mức không còn ra dáng, tôi trong lòng nói, cứ đợi đấy, những ngày xui xẻo ở phía sau kia kìa, khi ra xã hội, không phải ai cũng là cha mẹ ruột của chúng, ai sẽ yêu thương chúng như thế? Ai sẽ quan tâm đến cảm xúc của chúng?
Bạn không thể chiều chuộng chúng suốt đời, đừng để chúng phát triển thành thói quen được chiều chuộng, qua áp lực và thất bại mà bạn tạo ra ở nhà, để chúng học cách đánh giá tình hình, tiến thoái lựa chọn, nếu đánh được thì đánh, không đánh được thì nói chuyện, nói không xong thì chạy, không chạy được thì chịu.
Tóm lại là phải học cách giảm thiểu tổn thương cho bản thân mình đến mức thấp nhất, để học cách đối mặt và chịu đựng áp lực, đây mới là trí tuệ, xã hội tương lai sẽ đối xử với chúng như thế nào, bạn ở nhà đã nên đối xử với chúng như thế, khi trẻ em còn nhỏ, nếu bạn thành công giúp chúng vượt qua mọi thất bại, thì khi chúng lớn lên, chúng sẽ thất bại trong việc vượt qua mọi thành công.
2. Nuôi dưỡng ý thức cạnh tranh
Trong phòng họp của Công ty Sữa Mengniu, có treo một bức tranh, trên đó vẽ một con sư tử và một con linh dương, có đoạn văn như sau: Vào buổi sáng trên đồng cỏ châu Phi, con linh dương tỉnh giấc, nó biết cuộc đua mới lại bắt đầu, đối thủ vẫn là con sư tử chạy nhanh nhất, muốn tồn tại, nó phải chạy hết tốc lực. Mặt khác, áp lực với con sư tử cũng không nhỏ, nếu không đuổi kịp con linh dương chậm nhất, thì sẽ không có gì để ăn. Khi mặt trời mọc, hãy chạy hết sức để sinh tồn!
Chúng ta phải cho trẻ hiểu ngay từ nhỏ rằng, mọi lợi ích đều không rơi từ trên trời xuống, mà phải đạt được thông qua cạnh tranh.
Thành công của chúng ta đều dựa trên sự mạnh mẽ của bản thân và thất bại của đối thủ. Làm thế nào để nuôi dưỡng ý thức cạnh tranh cho trẻ?
Có thể tôi khá bảo thủ, nhưng nếu chỉ là sở thích mà không đi kèm năng khiếu bẩm sinh thì tốt nhất vẫn là không nên cho trẻ theo học âm nhạc, hội họa, thư pháp, những hoạt động nghệ thuật như vậy. Chúng ta nên cho chúng học cờ vây, cờ tướng, cờ quân sự – những môn thể thao đối kháng. Để chúng có ý thức đối kháng ngay từ nhỏ, có quan niệm phải đánh bại đối thủ, nếu thua cũng sẽ rèn luyện khả năng chống chịu thất bại. Nhiều ông chủ giàu có rất thích các hoạt động cờ bạc, họ không ngừng tăng cường ý thức cạnh tranh của mình. Tại sao tôi không khuyến khích quá nhiều môn thể thao thể lực? Vì thể thao thể lực sẽ làm giảm sự rèn luyện tư duy.
Tôi không phản đối thể thao, rèn luyện là để có một cơ thể khỏe mạnh, từ đó có thể cạnh tranh tốt hơn, nhưng cuối cùng vẫn là nên tập trung vào cạnh tranh về tư duy, nhận thức.
3. Huấn luyện tư duy quyền mưu
Hãy cho trẻ đọc nhiều sách trước thời Hán Vũ Đế hơn, như Hàn Phi Tử, Quỷ Cốc Tử, Tả Truyện, Binh Pháp Tôn Tử – những loại sách như vậy. Trẻ phải học tư duy kiếm tiền từ nhỏ, bất kỳ tư tưởng nào không kiếm được tiền đều là giả tưởng, chiếc ví là thước
đo duy nhất để kiểm tra tư tưởng đúng sai của bạn.
Một lần, con gái tôi biểu diễn ở trường, khi về nhà tô vẽ một chút son phấn. Tối đến khi ăn cơm, với đôi mắt sắc sảo, vợ tôi nhận ra đứa con gái lấy đồ trang điểm của cô ấy để tô vẽ vì cô ấy dùng màu son cà chua khô.
Cô ấy hỏi con gái có lấy đồ trang điểm của mẹ không, con bé
sợ bị đòn nên cứng đầu phủ nhận. Vợ tôi tức giận, đánh một trận và nói: “Mới 7 tuổi mà đã dám nói dối, lớn lên có phải dám ăn trộm ăn cắp không hả”. Tối đó, vợ tôi kể lại chuyện này với tôi và tự hào về cách dạy dỗ của mình. Tôi nghe xong thì sốc, tôi nói: “Đứa trẻ nói dối thì đánh nó làm gì?”
Vợ tôi nói: “Chồng à, anh đang đùa sao? Anh điên rồi hay sao? Nói dối mà không đánh à?” Tôi hỏi cô ấy nhỏ nhẹ: “Tháng trước có lần nào em nói dối không?” Cô ấy ngạc nhiên một lúc rồi ậm ừ “Không”. Tôi lặp lại câu hỏi, cô ấy vẫn trả lời “không”. Tôi nói: “Có lần em đi nhậu cùng bạn bè, mẹ gọi, em nhắn tin là đang đi mua sắm, em quên rồi sao?” Cô ấy không thể phủ nhận nữa, nói: “À ừ, nhưng mà…cái đó khác”. Thực ra vợ tôi thường nói dối, không chỉ lần đó. À quên, nói luôn là tôi cũng thường nói dối. Tôi nói với vợ: “Con bé nói dối em đánh nó, còn khi em nói dối thì ai đánh em?”
Ôi vợ ơi, cần phải trưởng thành hơn nữa. Nếu cứ đánh mắng và bắt nó nghe lời như thế, đứa trẻ không còn chút kỹ năng sinh tồn nào, lớn lên nó kiếm sống ra sao trên thị trường, không phải trực tiếp trở thành vô dụng sao?
Tôi bảo con gái: “Con không được tuyệt đối không nói dối, nhưng tiền đề là nói dối phải mang lại lợi ích cho người khác mới được”. Con gái ngơ ngác nhìn tôi: “Bố à, đó có phải là ‘nói dối vì thiện ý’ không?” Nghe con nói vậy, tôi rất vui, ranh mãnh hơn vợ tôi cả đoạn đường. Đường Tăng miệng thì nói ra tu hành không nói dối, nhưng lại bảo Tôn Ngộ Không đội cái mũ đẹp lên. Sau khi bị Đường Tăng niệm chú gậy sắt, Tôn Ngộ Không nói: “Thầy lừa con”. Đường Tăng đáp: “Thầy cũng vì lợi ích của con mà thôi”.
• Thủ đoạn ngoan hiểm + Tấm lòng nhân hậu = Đức Phật
• Thủ đoạn ngoan hiểm + Tâm địa hung ác = Kẻ xấu xa
• Không có thủ đoạn + Tấm lòng nhân hậu = Người vô dụng
Khi dạy dỗ con trẻ, chúng ta không chỉ truyền đạt một tư tưởng đơn thuần là làm người hiền lành, ngoan ngoãn, trở thành người tốt. Chúng ta cần cho chúng trở thành nhân vật tài đức song toàn, quy tụ các tư duy:
• Lòng dũng cảm của kẻ cướp
• Kỹ năng của tên trộm
• Sự khôn ngoan của gã lừa đảo
• Sự chân thành của nhà buôn
• Hệ thống của chính trị gia
• Nền tảng văn hóa của nhà văn
• Niềm tin của nhà tu hành
Từ nhỏ, trẻ phải học tất cả những điều này. Chỉ có tích hợp đủ các yếu tố trên, trẻ mới trở thành nhân vật đứng trên đỉnh cao quyền lực và tiền tài.
10 notes · View notes
meowww-dieng · 8 months ago
Text
Tumblr media
Post hơi dài, nếu ai có đọc đc, cho tui xin 1 cái ôm tự nhiên đc ko?
Sau sinh hay có Hội chứng mất ngủ sau sinh thế và tui ko trượt phát nào luôn. Kiểu rất mệt nhưng con nó quằn cho mệt hơn càng khó vào giấc. Rùi khi đã ngủ đc lại vô cùng khó để dậy haizz
Dạo này tui rất buồn vì chồng tui á, con thì đỡ lo hơn rồi vì tụi này ko bao giờ ngừng lo, nên cx quen. Trước kia zk ck tình cảm bao nhiêu có con vào tự nhiên mấy thứ cơ bản bị quên đi như ôm hun dỗ dành cái biến mất liền.
Lúc bầu bí bụng tui nó to ra thì cx hơi vướng ko nằm ngủ ôm đc, tui phải dùng chiếc gối cho bà bầu để nó đỡ bụng. Vậy là zk ck tui ko ôm nhau ngủ suốt 9 tháng 10 ngày, mặc dù tui thích điều đó lắm, tui muốn ôm ngủ, dù làm mẹ nhưng tui vẫn là "em bé" mà 🥹 nhất là bầu cx nhạy cảm và thèm đc ôm an ủi, ôm cho hết quạu. Ck tui thì lúc nào cx ngủ trước tui :)
Nhưng rồi tui có nói chuyện vs 1 chị cx bầu và sinh gần ngày cùng, chị ấy kể 2 zk ck vẫn ôm nhau ngủ bthg, trừ những hum chị ấy đau lưng quá cần đến chiếc gối đỡ thì mới ko ôm ngủ đc thui chứ ko ôm ck ko ngủ đc, làm tui cx ghen tị.
Đến lúc sinh con thì lại kêu vướng con phải chăm nên quên mất. Tui cx ok. Ck ngủ trc tui say sưa, có hum tui tắc sữa phát sốt đau mình mẩy hết người gọi ck ngủ ngay bên cạnh mà ko đc, tui mệt mỏi khóc ướt hết gối, sụt sùi vì đau đầu, sốt mà ck chỉ ngủ ko gọi đc, tui ko bao giờ quên đc đêm hôm ấy làm tui buồn như nào.
Có vài lần tui đặt con nằm rìa để vk ck tui nằm cạnh cho thoải mái, con cx đã ngủ đêm ổn r. Vậy mà ck tui cx ko thèm ôm tui ngủ lấy 1 cái 🥹 đến nỗi mà tui vã quá tui ôm ổng trc mà ổng cx ko thèm ôm lại tui...và ổng lúc nào cx ngủ trc, nên ko bao giờ bít tui tủi thân khóc như nào, có những cơn đau ngực ra sao, con dậy phải vỗ về trấn an nó đi ngủ. Hnao tui mệt quá muốn ngủ kêu ổng dậy bế con dỗ nó vào giấc lại đi thì ổng đâu có biết dỗ đâu, con bé càng khóc thét hơn, vẫn là tôi phải dậy, biết thế rồi tui dậy ngay từ đầu dỗ nó tẹo cái xong, nh tui cx mệt lắm muốn lười 1 đêm... nhưng ko lười nổi...
Sau đó tui nảy ra 1 ý khác là để sẵn cái thảm ngủ của con ra rìa để tui nằm giữa, thế nào đến giờ ck đi ngủ ổng để lại cái thảm ra giữa luôn, thế là bọn tui lại bị ngăn cách. Tui nói thẳng vs ck là em cố ý để vậy rùi mà anh còn để cái thảm vô lại, ck nói tại zì vướng con mà, khó nằm ôm đc ?! Thui từ giờ để vk ck mình nằm ôm nhau cho con ra rìa.
Rồi là ôm nhau zữ chưa? Ổng quên lời ổng nói rùi, tui vẫn chẳng nhận đc cái ôm nào.
Ck lo công việc, tui lo con, chẳng có điểm gì chung giữa chúng tôi cả. Bữa nọ 2 zk ck đi xem film Mai, tui cx thấy có khoảng cách rùi, thấy mọi thứ ko còn như trc nữa, cảm xúc đã thay đổi nhiều rùi, còn chẳng dựa vào nhau gác đầu, cứ thế ăn bỏng uống nước ngồi xem từ đầu đến cuối, đoạn nào cười thì cười đoạn nào sến sến bỗng nhiên thấy nổi cả da gà.
Cam nhà tui bỗng 1 ngày bỏ bình và tui đang nhờ bà nội tập cho ti bình lại. Vậy là đêm lúc nào tui cx phải dậy 1-2 cữ thậm chí là 3-4 để cho em ti. Ko như trc kia đêm tui có thể nhờ ck dậy pha sữa bế con cho nó ăn rùi t ngủ đc giấc. Tui cx chấp nhận kiên trì bế con ti vừa ti vừa ngủ gật chả đc cái giấc nào trọn vẹn, ổng đc ngủ ngon, tui cx nghĩ thui cho ổng nghỉ để ổng còn đi làm, chỗ làm xa, cviec thì cần tỉnh táo nên đêm lúc nào cx chỉ có tui dậy lọ mọ thay bỉm cho con ăn, đợt này con tui cx đỡ hơn rùi.
Có hum đêm tui bế con vì nó quấy quá, tui ko lấy đc đồ, nhưng ổng cx mới ngủ thui, tui gọi ổng dậy để lấy giúp tui mà mãi ông ko nghe thấy. Tôi đạp cái vì tay còn phải bế con, bảo là sao nay ngủ sớm thế. Ổng quay ra cáu vào mặt t bảo: "đang ngủ cứ gọi gọi gì ĐANG NGỦ" rồi ngủ tiếp luôn mặc kệ 2 mẹ con. Khoảnh khắc ấy tui có chút hối hận, hối hận vì sao có thể lấy phải người tồi tệ như vậy.
Thực ra khách quan mà nói như vậy cx chưa đến nỗi tệ, nh người đón nhận điều đó là người vợ lại vô cùng tệ.
Tui cz tức và buồn, buồn nhiều hơn. Tui cx chả nghĩ gì nữa, tui cứ sống thật. Tui ghét ck nhiều hơn, thấy ck rất vô dụng, tui tự làm đc mọi thứ, chẳng cần nhờ vả gì nữa. Có hum tui nhìn cx tức thế là ck đang ngủ ngon tui tát cho cái để dậy lấy đồ cho con hộ tui vì nó quấy. Ck dậy tức lắm, chắc nhìn tui trông cx ghét hẳn và luôn doạ rồi có ngày vũ phu cho :)
Tui thèm đi làm, đi làm để khỏi phải nghĩ nhiều hay ở nhà trông ngóng ck về, nh đi làm rồi thì sẽ lo lắng cho con.
Tui thỉnh thoảng ghen tị với những người bạn của tui. Con theo bố, bố bế khéo chăm con ngoan, mẹ chẳng phải làm gì, luôn yêu chiều con và vk. Tui biết ko nên so sánh như vậy vì t biết ck cx rất vất vả để làm việc nọ việc kia, cx cố gắng vì con nhưng lúc tui cần thì ổng chẳng giúp đc việc gì cả. Như kiểu dỗ con hộ t ổng ko làm đc, hay những việc đơn giản như dọn dẹp, cách chăm con bthg t làm mỗi ngày lù lù ra đấy ko biết để ý đỡ đần tui, vật lộn vs con rất cực, rất khổ tâm chỉ muốn gào lên một trận là: "Mày có im đi kooooooo, mày khóc nữa tao ném mày đi giờ đấyyyyy, tao đang cố gắng làm rồi đâyyyyy" nhưng lại chịu đựng thêm chút, thỉnh thoảng tét đít con hư, thỉnh thoảng cáu xíu rùi lại hôn hít con...
Ôm ấp đã kiệm rùi thì việc vk ck cx đừng có nghĩ đến thường xuyên hay zui zẻ ko, không nha! Chán chẳng buồn nói thêm.
Thậm chí khi tui có khúc mắc gì, ổng chẳng bao h bênh tui, dù chỉ 1 câu.
Lấy ck hơn 1 năm rùi nhưng tui vẫn ko quen đc hay hoà hợp đc vs nếp sống nhà ck. Tui quen ở nhà đc ăn nhạt, mẹ nấu ngon hay thỉnh thoảng nghĩ ra món j làm là sắn tay làm thể hiện cho bố mẹ lun. Còn ở đây mẹ ck tui nấu rất mặn và nhiều dầu mỡ ko tốt cho sk, tui cx góp ý rùi mà chắc bà quên. Cho nên nhiều khi ăn uống tui rất chán, thậm chí có những bữa ko có nổi 1 đĩa rau luộc, tui thèm rau, rau luộc thanh đạm, chứ ko đòi hỏi j sơn hào hải vị. Nhiều khi tui muốn tự nấu cơm cho 1 mình mình ăn thui, theo kiểu của tui, đơn giản thanh đạm mà đầy đủ chất. Tui đã từng nấu kiểu của tui cho cả nhà ăn nhưng đều có vẻ ko hợp lắm, đồ tui nấu đều thừa cả. Tui ko ăn đc đồ để tủ lạnh chiên đi chiên lại hay để quá lâu vì bụng dạ tui nhạy cảm lắm, nó đau bụng liền. Đã mấy lần mẹ ck tui nấu đi nấu lại rùi đồ ăn cất tủ lạnh để cả tuần liền bừa phứa, tui ko biết cứ ăn rồi lại đau bụng. Tui bầu và cho con bú dính bn chưởng rồi, vậy mà bà chả bao h để ý đến chế độ ăn của tôi. Tui thực ra cx ko đòi hỏi và cx chẳng muốn bàn đến, vì tôi biết phận tui con dâu ko thể thay đổi đc 1 bản ngã đã hình thành từ quá lâu.
Tui ko dám kể vs bố mẹ mình tui ăn uống ntn ở đây, chỉ bảo ăn mặn thui. Còn thói quen của tui bme tui cx biết tui ko bao h ăn lại đồ trong tủ lạnh trừ khi là thịt băm hấp lại hoặc thịt đông. Cùng lắm tui chỉ ăn lại 1 bữa hoặc phải chế biến kỹ lại. Tui mà kể ra ko có món rau luộc cho tui chắc bme tui buồn lắm. Vì ở nhà bme tui ăn uống rất khoa học, ăn nhạt, tuyên truyền con cái về sức khoẻ, đốc thúc tập thể dục, giúp đỡ tui trong việc giữ gìn sức khoẻ. Mặc dù tui chỉ thực hiện đc 70% thui nh bme cx mừng rùi vì thực ra ko thể bắt con theo bme 100% đc, vẫn phải có khẩu vị yêu thích riêng như trà sữa, gà giòn, chè cháo linh tinh, đồ ăn vặt,...
Tui nhớ cảnh sinh hoạt ở nhà tui lắm, tui thèm ăn cơm vs bme, tui thèm rau luộc 😭 thèm ăn cơm mẹ nấu và thèm cả thịt băm của e Văn 😭
Nhiều khi chẳng ưng cái bụng ăn tui lại muốn ăn ngoài, cơm đường cháo chợ cho xong chứ ngồi ăn cùng bme ck, ck và em ck tui cho qua bữa.
May là tui lấy ck gần. Tui còn đc chơi va Bob.
Ở nhà ck tui chỗ nào cx bầy bừa ko đc gọn gàng, tui có muốn dọn cx ko dọn nổi, ai bầy ng đó dọn chứ 🥲 tui bầy tui sẽ dọn. Ở nhà tui gọn gàng quen r, bầy cx lắm nhưng cx ngăn nắp, từ bát ăn cho đến phơi quần áo, chỗ học hành làm việc, ko đến nỗi OTD nhưng sáng sủa con mắt. Ở đây, mn phơi quần áo cx nhăn nhúm hết cả tui nhìn rất bực, ko duỗi đồ ra, cứ thế phơi, hỏng hết quần áo😔 mẹ ck tui vs em ck tui phưi đồ cho cháu lúc mà rui bạn cứ rúm ró hết cả khăn lại, quần áo có mắc thì ko dùng cho thẳng quần áo cứ lấy kẹp kẹp vào lung tung hết cả. Tui mua mắc treo đồ cho con mẹ ck tui mang lên tầng 3 để treo đồ của ông bà :)
Đã quá muộn rồi mà tui vẫn chưa ngủ đc, con đã dỗ mấy làn rùi, ck vẫn ngủ. Thấy cảnh này mỗi ngày lặp đi lặp lại tui đều rất chán. Nhưng chưa có gì kéo tui ra khỏi nỗi buồn ấy, cho nên dạo này tui đã chia tay vs ck rùi, ko nói chuyện chia sẻ gì hết, cx chẳng nhắn tin gì, vì tui chán, chán cãi nhau, chán ck nhiều rồi.
Ước j đc ở vs bố mẹ mãi, bố mẹ sẽ kéo tui ra khỏi bùn lầy, như việc động viên tui tập thể dục, cho tui đi du lịch và để tui đc làm điều mình thích.
Bái bai, đến đây quá dài rùi, tui phải ngủ để chăm em bé tiếp đây...
10 notes · View notes