#THẦY GIA SƯ
Explore tagged Tumblr posts
Text
"Một em bé lang thang kiếm tìm mình..."
Hôm giờ trên mạng có cái trend đăng hình ảnh ngày bé và bây giờ kèm theo lời nhạc "Vòng xoay thời gian cuốn em về ngày hôm qua", mình thấy trend này dễ thương, mình theo được. Rồi cũng ngồi lục lại mớ ảnh cũ từ hồi xa xưa, mình vẫn luôn cảm thấy biết ơn vì ngày xưa dù nhà mình không có nhiều điều kiện, nhưng ông bà ngoại vẫn cố gắng chụp nhiều ảnh nhất có thể để giờ đây mình có cái để xem lại.
Trong ảnh là mình hồi thôi nôi (tròn 12 tháng), kế bên là bà ngoại và em trai họ của mình. Mới hơn 20 năm, giờ em mình đã có vợ, ngoại mình thì cũng có tuổi rồi, và ngôi nhà cũ năm xưa giờ cũng đã khang trang hơn, còn mình, vẫn mãi là em bé được cả nhà yêu thương nhất nhất. Thi thoảng có dịp tụ họp gia đình, cả nhà vẫn hay ngắm mình thật lâu thật lâu rồi xuýt xoa, nhanh quá trời ha, lớn thế này rồi. Mẹ kể hồi nhỏ mình dễ thương lắm, ai nhìn cũng muốn bế, cũng muốn nựng hết á. Mà lớn lên, giai đoạn dậy thì bắt đầu thay đổi tâm sinh lý nên mình hay gắt gỏng, khó chịu và cũng hay cãi lý với mọi người, lúc này là bớt đáng yêu rồi. Giờ thì lớn hơn chút xíu, tính tình vẫn cáu gắt và bướng lắm nhưng đã biết yêu thương gia đình hơn nên tuyệt nhiên hông còn vậy với những người mình yêu nữa. Và rồi giờ các em mình thì cũng bắt đầu bước vào giai đoạn bướng như mình hồi đó, hơn ai hết mình hiểu các em nghĩ gì, mình kiên nhẫn nói với các em từng chút, nhưng chung quy lại mình biết qua giai đoạn này các em sẽ khác thôi.
Trong mớ hình cũ, mình vẫn hay bắt gặp vài tấm hình của ông ngoại. Ông ngoại mình không thích chụp ảnh nên chỉ trong vài dịp rất rất đặc biệt mới có được hình ông thôi. Và ông ngoại mình thì mất lâu rồi, nhưng mình biết mình mãi là đứa cháu được ông ngoại cưng nhất vì mình bị thiếu thốn tình thương nhiều. Trong ảnh là ở đám tang bố mình, mẹ mình kể lúc đó ông ngoại đã khóc, cũng là lần đầu mẹ thấy ông ngoại khóc.
Mình là một trong số ít những đứa cháu may mắn được sống với ông ngoại, thấy mặt và nhớ mặt ông ngoại đến giờ, thi thoảng có dịp ngồi kể lại cho các em, các em vẫn luôn ghen tỵ với mình vì được hưởng trọn tình yêu thương của ông ngoại.
Cách đây ít năm, khi mình mới vào cấp 3, lúc đó trường mình có một đoàn sinh viên về trường kiến tập, có thầy giáo đứng lớp dạy mà còn run run, mồ hôi nhễ nhại do lo lắng. Trong kí ức khi ấy mình thấy họ thật vĩ đại, mình ước được đến ngày mình cũng lớn như thế để được đi dạy. Rồi vài năm sau, cũng tới lượt mình và các bạn mình. Tầm này các bạn sinh viên sư phạm đang đi kiến tập ở các trường cấp 3, mình thì đời đưa đẩy hông học sư phạm nhưng mà nhiều khi nghĩ lại mình cũng bật cười, lẹ thiệt chớ ha.
Trưởng thành là một chuỗi những ngày kì lạ. Khi lớn lên mình học được nhiều thứ mà mình chưa từng biết và cũng chưa từng có ai nói với mình. Nếu không lớn lên có lẽ mình sẽ không thể biết mình yêu gia đình nhiều đến vậy, và càng không thể nhận ra mình may mắn đến nhường nào khi có gia đình yêu thương hết mực như thế. Và tất nhiên nếu không trưởng thành, mình cũng sẽ không thể biết được đời người có thể có nhiều sắc màu đến vậy.
Dù vẫn chỉ là một em bé lang thang kiếm tìm mình nhưng mình biết giờ mình đang ngày càng lớn lên, bắt đầu những hành trình mới mà trên hành trình đó sẽ chỉ có mình mình. Ông bà, bố mẹ không thể đồng hành cùng mình tiếp mà lui về làm hậu phương vững chắc, đủ để mình biết dù mình có thế nào, vẫn luôn có một nơi chào đón mình trở về, ôm ấp và che chở.
Khi lớn lên, mình không thể nói ra những bận tâm trong lòng mình cho mẹ hay ngoại, cũng càng không thể nói những triết lý lớn lao cho các em nhỏ của mình nghe, mình không thể bắt một đứa bé đang tuổi ương bướng phải bỏ tính đó ngay đi và yêu thương gia đình nhiều vào. Nhưng mình biết, rồi mọi thứ sẽ đâu vào đấy, như cái cách mình lớn lên, thay đổi và chiêm nghiệm về cuộc đời mình, từng ngày từng ngày. Gia đình thì vẫn luôn ở đó, thấu hiểu và yêu thương mình vô điều kiện. Mình là cô bé may mắn nhất thế gian này.
28 notes
·
View notes
Text
Chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp Tôn Kính Phật tuyệt đối. Từ bi thương yêu tất cả chúng sinh vô hạn. Giữ tâm khiêm hạ tột cùng, luôn tôn trọng muôn vạn loài chúng sinh, thấy mình chỉ là tầm thường thấp kém, là cỏ rác cát bụi. Chúng con nguyện tin nhân quả là công bằng tuyệt đối. Dù trong khổ đau nghịch cảnh luôn biết nhận lỗi về mình. Ứng dụng và đối chiếu với nhân quả mỗi ngày. Suy tư chiêm nghiệm nhiều về nhân quả để dừng tay tạo nghiệp khi nghiệp đến với chúng con. Nguyện trên Phật gia hộ cho chúng con luôn biết rõ bản chất cuộc đời này là đau khổ, ái dục ở thế gian thì vui ít, khổ nhiều. Thân xác này là vô thường. Tâm này là vô ngã. Sống ở thế gian nhưng tâm thường lìa thế gian, để khi phước đến chúng con không đắm say hưởng thụ, nghiệp đến không nản chí ngã lòng. Nguyện trên Phật gia hộ cho chúng con định hướng mục tiêu tu hành là Vô Ngã . Là giải quyết vấn đề khổ và chấm dứt đau khổ, không chạy theo một mục tiêu nào khác. Nguyện trên Phật gia hộ cho chúng con đời đời kiếp kiếp sinh ra đều gặp được Phật Pháp. Gặp được Thầy lành, bạn tốt, Thiện Minh Sư dẫn dắt chúng con trên bước đường tu tập giải thoát giác ngộ. Khi có chuyện không hay xảy ra, chúng con nguyện luôn nhận lỗi về mình, không kết t��i ai. Tự hứa nghiêm khắc với lầm lỗi của chính mình và quyết tâm không phạm lại.Về phần lỗi của người thì độ lượng, tha thứ, khéo léo tế nhị, chỉ lỗi trong tình thương yêu khi có cơ hội hoặc hoàn cảnh thuận tiện.
Nguồn: Via-coitaba.net
33 notes
·
View notes
Text
Thời gian tu học là thời gian cho con làm tốt bản thân con hơn
Hỏi: Con kính chào Sư Cô ạ ! Bản thân con cảm thấy rằng con thật sự may mắn khi được biết đến đạo Phật từ sớm, từ khi được tiếp xúc và biết đến Sư Ông Thích Nhất Hạnh và Làng Mai con luôn ao ước được đến Làng Mai để xuất gia và tu học. Khi nhìn các sư cô và sư thầy con luôn có cảm giác thật bình an và dễ chịu và con luôn ước mơ mình cũng có thể trở thành 1 người như vậy. Nhưng trong hành trình chinh phục ước mơ này con luôn lo lắng, con lo lắng rằng không biết con có được các sư cô và sư thầy Làng Mai chấp thuận không? Liệu con có thể làm tốt khi trở thành 1 sư cô ở Làng Mai không? Và khi con đi rồi con sợ sẽ nhớ và lo cho mẹ con rất nhiều…Trong con lúc nào cũng lo lắng và lo sợ như vậy. Mặc dù vậy nhưng con chưa bao giờ muốn từ bỏ ước mơ này… Con kính mong Sư Cô có thể cho con thêm lời khuyên được không ạ? Con cảm ơn sư cô rất nhiều ạ.
Đáp: Thay vì ở nhà lo lắng và suy nghĩ nhiều, con có thể trực tiếp tới nơi có các cơ sở của Làng Mai để xin phép được ở vài tháng sinh hoạt chung với các sư cô, lúc đó con có thể nhận ra mình có thực sự thích hợp đời sống xuất gia hay không rồi tính tiếp nha. Trong thời gian ở đó để tìm hiểu về môi trường sống và sinh hoạt của người tu, cũng đồng thời hiểu rõ ước muốn của mình hơn, con cũng có thể gặp các sư cô ở đó mà tìm hiểu sâu hơn rồi quyết định có muốn xuất gia hay không cũng chưa muộn. Trước khi có quyết định xuất gia, con cũng nên thưa lại với mẹ và cho mẹ biết những suy nghĩ và lo lắng của con khi muốn trở thành người xuất gia để xem mẹ con có yểm trợ con không. Nếu con là người ở Đồng Nai, thì Làng Mai có đạo tràng Phùng Xuân tọa lạc ở thành phố Biên Hòa nơi các sư cô Làng Mai đang tu tập, rất gần chỗ của con sinh sống. Con có thể lên google map để tìm ra địa chỉ và số điện thoại liên lạc trực tiếp với các sư cô rồi hỏi thăm cách thức tới đó sinh sống vài tháng để thực tập.
Nếu con có sức khỏe ổn định, có khả năng sống hòa hợp cùng mọi người thì con sẽ dễ dàng được các sư cô hoan nghênh chào đón con gia nhập vào gia đình áo nâu của Làng Mai. Vấn đề làm tốt hay không con không phải lo lắng. Nếu chưa làm tốt thì học hỏi để làm tốt hơn. Thời gian tu học là thời gian cho con làm tốt bản thân con hơn. Vấn đề là con có tâm muốn thay đổi để tốt hơn không thôi. Những ai chọn con đường xuất gia đều là vì muốn mình trở nên tốt hơn cho nên mới chọn con đường tu học là để sửa mình đó con, vì vậy con chưa làm tốt cũng không sao, quan trọng là con có tâm muốn thay đổi mình trở thành tốt hơn hay không thôi. Nếu con có quyết tâm dũng mãnh thì con sẽ rất nhanh trở thành người tốt hơn thôi, còn nếu con giãi đãi, buông lung thì con sẽ khó có được hạnh phúc khi nhìn thấy các bạn đồng tu hạnh phúc và được sự ưa mến của các vị khác vì họ tinh tấn trên con đường tu học.
Hy vọng những lời chia sẻ trên giúp con giải quyết được những suy nghĩ ở trong lòng.
5 notes
·
View notes
Text
180723
Lâu quá mình không quay lại đây,
Có Threads, nó cũng khá giống Tumblr, ít nhất là với mình. Nhưng mà mình vẫn thích, vẫn thương, vẫn yêu Tum lắm.
Mình mới coi xong tập cuối của phần 3 "Người thầy y đức". Phù, mãi mới xong, bộ phim mà mình đã trân quý dành dụm thời gian để xem thật cẩn thận chi tiết. Một điều thú vị ở mình đó là, các bộ phim liên quan đến bác sĩ mình đều khá ưu ái và mến mộ. Nó giúp mình có nhiều động lực đối với những thứ mình đang làm, và có lẽ so với việc giành giật mạng sống nơi phòng cấp cứu kia thì cố gắng đi tiếp với cuộc sống chẳng mấy dễ dàng này của mình vẫn dễ thở hơn.
Mọi người ổn không? Mọi người khoẻ chứ?
Hôm qua ấy, ngày 17.07, mình đã kí hợp đồng và thử đồng phục xong ở công ty mới. Mình không chắc mình có chọn đúng không, kiểu như là mình đã dành rất nhiều sức lực để quyết định rời đi hay ở lại nơi này. Nhưng mà chắc là đến lúc mình cần phải đi, mình cảm thấy nếu không ở một môi trường nào đó khác, nhiệt huyết và sức cháy của mình sẽ lụi tàn đi rất nhiều. Với một con nhỏ cung Sư Tử như mình thì việc đó rất là không ổn đối với lòng tự trọng và tham vọng của mình.
Mình đang gầy lắm đó, nhưng mình cũng áp lực với việc gầy đó. Trông mình có đẹp hơn không? Trông mình có thu hút hơn chứ? Mặc dù điều đó trong mắt hầu hết nhưng người thương yêu mình đều là không quan trọng. Nhưng với riêng mình thì đó là rất nhiều vấn đề.
Mình đã có giai đoạn viêm tai khá nặng, nên chỉ trong một tuần đã xuống hẳn một con số kí khá bất ngờ. Mình không còn theo dõi các shop bigsize, thay vào đó là những bộ đồ mới với vóc dáng gọn gàng hơn.
Tuần rồi mình có vô tình lướt trúng một clip tiktok của bạn cấp 3, bạn đó trong mắt mình là khá xinh, cao, body cuốn hút. Thế nhưng mà trong những clip viral của bạn, "lũ đàn ông thiếu kiến thức và trí tuệ" lại tràn ngập phần bình luận với những câu từ vô cùng khiếm nhã, cười cợt thậm chí xúc phạm bạn của mình.
Dĩ nhiên là so với việc căng thẳng hay buồn rầu dài lâu với những thành phần thô lỗ đó, ánh hào quang của việc được một vài lần lên xu hướng tiktok vẫn giúp bạn mình có động lực đăng tải nhiều clip thêm. Hoặc có khi đơn giản vì bạn thích. Mình hoàn toàn không có ý kiến gì về điều đó.
Nhưng mà, Tlinh đã nói một câu khá đỉnh: "Trí tuệ nhân tạo sắp thống trị thế giới và tất cả các bạn vẫn đang mắc kẹt trong thời kỳ đồ đá để chỉ ra cơ thể phụ nữ trông như thế nào". Trời ơi, hãy thôi xét nét về cơ thể phụ nữ đi, các bạn chưa bao giờ đủ tầm đâu.
Mình cảm thấy nực cười, khi mà thay vì cố gắng phát triển tốt hơn, người ta, một phần cộng đồng nào đó vẫn nỗ lực miệt mài núp sau bàn phím để rồi phán xét ai đó trong khi họ vẫn đang thật sự toả sáng với cá tính và chất riêng của họ. Mình thấy đẹp, tất cả những người con gái trên đời này đều đẹp lắm. Nhưng mà đôi khi vẫn trừ một vài thành phần khó hiểu không chấp nhận được thôi.
Aishhh, thôi kệ đi!
Mình có người yêu rồi, anh ấy là người yêu cũ của mình. Là người đã khiến mình đau khổ, là điều đã đưa mình quay trở lại Tum sau 5 năm hờ hững. Và giờ đây nhờ có cậu ấy, hay là do ha, mình cũng đã thôi dần sử dụng Tum. Mình vẫn muốn viết chứ, mình vẫn vào mỗi ngày một lần theo dõi mọi người đó. Nhưng có lẽ thời gian, sức lực và tâm trí con chữ của mình đã dành hết vào những dòng tin nhắn mỗi ngày với bạn đó rồi.
Mình không giải thích với ai được, và chắc chắn không ai sẽ hiểu được trọn vẹn lí do vì sao mình chọn anh, chọn quay lại với anh, chọn yêu và thương anh một lần nữa. Nhưng mà mình tin là mình đang đúng, đôi khi thì vẫn thấy khó hiểu. Nhưng mà mình không hối hận. Gặp anh, mình muốn có gia đình với anh. Muốn đi xa hơn với anh, cùng nấu cơm với anh, ôm anh ngủ, khóc lóc với anh, đeo cùng loại nhẫn với anh, đứng tên trong sổ hộ khẩu với anh trong danh xưng vợ chồng.
Tụi mình vẫn chỉ là những đứa trẻ 23, nhưng tụi mình tham ước mơ. Tụi mình đều động viên nhau bằng những câu từ nếu - thì, sau này - sẽ. Nó sẽ thật phù phiếm hoặc hão huyền, nhưng được sống trong những lời nói ước mơ đó với anh, mình vẫn cảm thấy vui vẻ nhiều.
Tụi mình có vấn đề đấy, mỗi tuần, mỗi ngày. Mình có khi khóc, anh có khi đứng dậy với tư thế tưởng như sẽ bỏ đi. Nhưng mà khi khoảng lặng dành cho mỗi đứa đến, mình sẽ ôm lấy tấm lưng ấy, anh sẽ không rời bỏ mình một mình mà đi mà thay vào đó là một cái thơm trán nhẹ nhàng.
Các bạn, một người con gái đã sứt sẹo nhiều đến nỗi có suy nghĩ tồi tệ về tình yêu, vẫn có thể một lần tìm thấy anh ban mai cho trái tim cô ấy. Vậy thì các bạn cũng hãy thế nhé. Hãy từ từ cho mọi thứ thời gian, và đừng lặp lại một lỗi sai nhiều lần. Đối diện và tìm ra giải pháp. Bạn chỉ có thể đi tiếp khi bạn có một đôi chân vững chắc, một trái tim đã thật sự được chữa lành.
Cuộc sống của mình, hai tháng gần đây dường như rất ít sử dụng mạng xã hội. Có một vài trend như Vinamilk hay thậm chí là ứng dụng Locket hay là Threads, mình cập nhật siêu trễ. Tự nhiên đôi khi cũng thấy hơi hoảng, lật đật tìm hiểu chứ sợ trông già sớm quá. Nhưng mà một ngày của mình đang rất hài lòng với vài ứng dụng và những mẩu tin định kì đó rồi. Messenger hay Instagram còn không truy cập quá nhiều. Mình trông hơi có phần Lowkey rồi nhe. Hihi,
Mình mệt, lười và thích thu về thế giới của mình. Quỹ thời gian của mình khá ít nên thành ra mình không hào hứng để san sẻ cho thêm cái gì mới. Hơn 2 tuần nay mình toàn ngủ từ 9 rưỡi 10 giờ. Vô tình hôm nay lại tỉnh táo đến lạ ấy chứ. Chắc do muốn tranh thủ nốt bộ phim.
Mình đã có khá nhiều vấn đề căng thẳng đó, mà toàn là vấn đề mới. Mình khóc chứ, mình buồn, nhưng mà mình cũng dửng dưng. Kiểu đau cái đầu ghê muốn lẹ lẹ không muốn dây dưa mệt óc.
Mình bị la nữa, mình đã tuột dốc nhiều. Trong khi ngoài kia ai cũng cố gắng phát triển và đi lên. Mình cũng 1 phần vui 1 phần quên 1 phần tự hổ thẹn và buồn day dứt với chính mình.
Nhưng mà cuộc sống là được trải qua nhiều cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau. Mình chỉ muốn mình có thể khóc và mình có thể ăn. Mình có gia đình. Mình vẫn còn rất may mắn và hạnh phúc so với hàng tỉ sinh mệnh đang không ngừng vượt lên số phận ngoài kia.
Mình không rõ mục đích ban đầu mình viết là dài hay ngắn, lan man hay tập trung vào vấn đề nào. Có điều, mình đã gõ xong rồi đó.
Các bạn ngủ ngon,
Thảo Nguyên 🦖
33 notes
·
View notes
Text
Để giúp bạn đọc nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, Sài Gòn Review đã biên soạn danh sách 5 trung tâm gia sư ở Quận 5, TPHCM được đánh giá tốt nhất. Đồng hành để khám phá những địa chỉ giáo dục hàng đầu này, giúp bạn cũng như gia đình đưa ra lựa chọn tối ưu cho hành trình học tập.
#saigonreview#sài_gòn_review#Education#GiaoDuc#GiaSu#TrungTamGiaSu#Tutor#TPHCM#education system#learning#students#higher education#engineering
5 notes
·
View notes
Text
Cái ngu của người việt :
Stt này hơi dài nhưng nội dung hay !
Vì mấy câu hỏi trong này mà Vântui vô chùa thì bị…các thày không ưa , NÓI chuyện với mấy anh chi lớn tuổi cũng bị …ghét
😂😂😂
NỌC ĐỘC TỪ KHỔNG TỬ, NÓ CÀNG KINH KHỦNG KHI ÔNG LÀ MỘT HỌC GIẢ.
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.
Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.
Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:
● Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.
● Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình?
● Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?
Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
● Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.
● Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”.
● Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?
● Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người:
● Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?
● Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.
Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !
■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.
Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."
■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
■ Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?
Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?
Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?
Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi, nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân, mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v..
HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG
"Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.
Ba nhân vật ấy là ai?
- Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,
- Thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi
- Thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.
■ Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân:
● Dân tộc Độc lập,
● Dân quyền Tự do,
● Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc,
là bộ ba không thể tách rời nhau.
■ Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận"
trong đó có một ý tôi diễn nôm na là thế này:
chỉ cần là hàng xóm của Tàu đã là điều đáng xấu hổ rồi, đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.
Ai không tin diễn nôm của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc xem có đúng như vậy không!
■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo.
Chả tin, mời bạn đọc lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh đăng" để xem tôi nói có đúng không.
Điều thú vị là cả ba nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.
Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù quáng rũ ra không được.
Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.
Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!
Một lần nữa, cho tôi được nhắc lại:
Nhà nước toàn trị kiểu Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.
Chính thể toàn trị nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.
Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.
Tôi có đọc tuy không được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm vào vòng tăm tối ngu muội.
Khổng giáo - Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.
Về phương diện đạo đức nó cực kì giả dối; về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động.
Cho nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào.
Tôi không có ý định tranh luận với ai.
Anh chị em nào đồng ý thì like.
Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"
7 notes
·
View notes
Text
AG, 14/3/2023,
Như thường lệ, chỉ khi tâm trạng xuống cấp mình mới tìm lên đây, viết đôi dòng nhật ký tiêu cực. Gần 3 tháng đầu năm trôi qua, trộm vía mình vui vẻ, tuần tiêu cực đi qua cũng nhẹ nhàng, công việc nhẹ nhàng. Không cáu gắt, không mất ngủ, không hướng nội hướng ngoại quá, bình yên trôi qua.
Đến ngày 8/3/2023, bà nội của Dung mất, là mẹ của chú S cơ quan mình. Mình được đi đám tang ở miền tây, biết đến những phong tục mới lạ, cũng biết được cách người ta quan tâm nhau thì sẽ ngọt ngào đến thế nào. Các chú thông báo cho những toà khác, những người không tới được sẽ gửi tặng vòng hoa chia buồn, người tới được sẽ tới, ở lại ăn cơm, uống rượu cùng chủ nhà. Cỗ bàn thuê nhà hàng, có sư thầy về tụng kinh, có múa lửa xua đuổi tà ma xấu. Mình như được đi dự đám tang của bà Dok Sun trong Reply 1988 vậy đó, giống hệt. Chú C, chú T, chị H, chú Tùng, ngày ngày thay phiên nhau túc trực ở đó, cùng chú S tiếp khách. sức khoẻ chú S không tốt, nhưng chú minh mẫn, chú tiếp khách từ sáng đến đêm, mỗi bàn uống cùng mọi người 1 ít. Không giờ nào là không có khách, nên các chú của mình tới để tiếp khách cùng, đỡ cho chú S một phần. Đó là tình cảm, mình thấy quá là đáng trân trọng. Chỉ 2 ngày, mà các chú của mình bị mất cả tiếng, nhưng hề tỏ ra mệt mỏi chút nào hết.
Ngày 12/3/2023, chú S mời mình, Tùng, Huyền đi ăn, cảm ơn tụi mình đã giúp chú mấy ngày qua. Rồi chú và cô đi cafe với nhau, tụi mình đi hát tiếp. Mình thấy gia đình ở miền tây rất ngọt ngào á, rất quan trọng thời gian ở cạnh bạn đời của mình. Ai nói đó là làm màu, là nghi thức chứ?? Ở nhà mình, ngày lễ không hoa không quà không lời chúc, cơm nhà ăn thì ăn không ăn thì cắt cơm, đi nhậu với bạn bè, đi ăn sáng với bạn bè, đến giờ cơm thì về nhà, ăn rồi ngủ chiều lại đi. Không hành động yêu thương, mỗi ngày trôi qua đều bình thường tạm bợ như vậy. Nghi thức là minh chứng tốt nhất cho việc không từ bỏ bản thân. mình không biết diễn tả ntn, nhưng mình thấy việc sống của bm mình nó giống nghĩa vụ chứ không giống “được sống”, bm sống mỗi ngày, ăn, uống, ngủ, nghỉ, làm việc, xem điện thoại, quan tâm con cái, chơi với bạn bè. Cứ vậy hàng chục năm, không có thời gian cho bản thân, và đã quen với việc không quan tâm bản thân, nên moi nghi thức đều bị gượng, là không cần thiết. Mình thấy thương quá.
Các chú của mình, rất yêu thương vợ. Đi nhậu đến giờ là về, ăn cơm với vợ, tối chở vợ đi dạo. Ngày lễ thì mua hoa, hoặc đưa vợ đi ăn nhà hàng. Từ chối các cuộc nhậu để về ăn cơm nhà, vợ chồng đi cafe với nhau. Dù đã lớn tuổi nhưng vẫn giận hờn, dỗ dành, chiều ý. Yêu nhò. Gia đình nói chuyện nhiều với nhau, chia sẻ, cảm thông, yêu thương. Người lớn mở lòng nói chuyện với con trẻ, con trẻ thấu hiểu sự lo lắng của mẹ cha. Cuộc sống mơ ước của mình, mình cũng sẽ cố gắng, tìm một người, có chung chí hướng, tâm, trí, tín, đức để gia đình nhỏ của mình, có thể chia sẻ, cảm thông, bao dung lẫn nhau. Mình muốn mọi ngày trôi qua đặt biệt, không phải vì gì cả, vì chính mình. Mình muốn mỗi ngày trôi qua vẫn như thế, những hoạt động thường ngày đó, nhưng khác đi 1 tí. Bản chất vẫn là ngồi làm việc thôi, nhưng có thêm 1 lọ hoa thì sao? Bản chất vẫn là đi ra đường, nhưng mặc đẹp hơn 1 tí thì sao? Vẫn nhìn nhận mọi thứ nó vẫn là, but we don’t we spice it up? Mọi thứ sẽ thú vị, lãng mạn hơn nếu bạn nhìn nhận nó một cách thú vị, lãng mạn hơn. Tự quan trọng hoá mọi điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, nếu không, chả có là quan trọng cả.
Ngày 13/3/2023, chú S và chú H rời nhóm chat cơ quan, dọn đồ đạc, 15/3 có người mới nhận công tác. Mình chuyển đi, vào 1/4. Biết 2 tin cùng lúc khiến tinh thần mình vỡ oà, mình đã không vui như mình và bao người khác nghĩ. Mình luôn chắc chắn trong lòng là sẽ chuyển đi chứ không gắn bó ở đây. Nhưng lúc nhận được tin, khác với những gì mình nghĩ, mình nghĩ sẽ vui, háo hức, hào hứng lưu hồ sơ, dọn đồ hát ca. Nhưng mình khóc, nhìn thấy đồng nghiệp là khóc, mình nói với phòng 1/4 cháu đi mà mình khóc không nói được, khóc cả buổi chiều. Gặp ai cũng khóc, muốn ôm tất cả mọi người, muốn nói nhiều lắm, mà không nghĩ ra gì, không biết nói gì.
Đến tối, toà mình tổ chức tiệc chia tay cho chú, mình nữa. Chú đã phát biểu thật nhiều, tâm huyết của chú mấy chục năm qua, tình yêu thương, biết ơn, tinh thần đoàn kết, bao bọc nhau của toà mình, mình cảm thấy từng lỗ chân lông đều ngập trong tình yêu thương. Chú cũng nói về mình nữa, chú nói 2 năm qua cuộc sống của mình ở đây, chú quan sát và biết mình là người tốt, sau này sẽ trở thành người giỏi, chúc mình giữ vững được bản chất con ngừoi, bản lĩnh với nghề. Các chú động viên mình nhiều, xoa đầu, vỗ lưng, cảm ơn mình thời gian qua đã làm giúp chú. Mình chỉ ngồi khóc không thôi. Chú nói ở môi trường mới, có thể khắc nghiệt hơn, không được như ở đây cũng phải cố lên. Nhưng mọi người cũng yên tâm về mình, bảo mình đi đâu cũng sẽ được yêu thương. Chị Nhớ dặn mình sau này về nhà, có khó khăn, thành công, hay sự kiện gì trong đời mình, cũng hãy báo với mọi người, hãy giữ liên lạc. Hãy như cũ, có vấn đề gì thì gọi chị. Mọi người vẫn bảo chị Nhớ sống nghị lực, không biết sao có thể vượt qua được những ngày tháng như thế, vẫn luôn quan tâm mọi người. Mình không biết chị trải qua những gì, nhưng mình nghĩ sẽ thật khó để có thể gặp người thứ hai tốt như vậy. Lúc các chú lấy hộp nhẫn ra tặng cho mình, món quà chia tay, mình khóc không thành tiếng, giờ ngồi viết lại vẫn khóc. Chú dặn lúc nào cũng phải đeo ở tay nhé, để luôn nhớ về toà hình sự. Yêu quá làm sao bây giờ.
Áp lực từ trước đến nay trong công việc của mình chỉ là nhiều việc quá, mình làm quá mệt, chứ không có đến từ đồng nghiệp. Mọi người yêu thương, đùm bọc nhau, âm thầm gỡ rối cho nhau, quan tâm nhau lắm. Chưa bao giờ mình cảm thấy lạc lõng trong đại gia đình đó. Tội lỗi mình gây ra viết 80 tờ A4 mới hết, nhưng chưa bao giờ bị bế lên gặp lãnh đạo, mình được bao che, được bảo bọc, được yêu thương. Chú nạt mình nhiều, nhưng nạt toàn vì mình làm sai lỗi ngớ ngẩn, nạt để mình biết mà sửa chứ không hề thù ghét. Chú nóng tính, mình cũng sợ chú, nhưng mình an tâm với vòng tròn an toàn các chú tạo ra cho. Giông bão ngoài kia các chú gánh hết vậy đó. Chú S nói đã bảo vệ toà mình nhiều năm qua, và sẽ tiếp tục bảo vệ đến ngày cuối cùng. Chuyện ban nghành, chuyện chính trị mình không hiểu, nhưng mình tin là chú đã gánh cả bầu trời, để tụi mình được sống vô tri như này.
Minh lo lắng, đến nơi mới, không biết sẽ như nào, có được vô tri nữa không?
8 notes
·
View notes
Text
American Prometheus - J.Robert Oppenheimer
Nhân dịp mới coi xong phim xong sách đọc lâu lắm rồi nhưng thôi lên bài luôn cho nóng sốt. Phim chuyển thể rất sát với cuốn tiểu sử đạt giải Putlizer về giám đốc dự án Manhattan, cha đẻ của bom nguyên tử - cụ #oppenheimer. Cuốn này phải nói là dày cui, 2 tác giả mất 25 năm tổng hợp thông tin từ hàng ngàn trang hồ sơ mật của chính phủ, phỏng vấn các đương sự liên quan chắc đến mờ cả mắt lạc cả giọng mới viết xong nên là mấy trăm trang sách chuyện từ lúc đẻ cho đến lúc già, đến nhà bố mẹ đẻ của Oppenheimer treo cái tranh nào của Picasso tổng cộng mấy cái cũng được kể ra tuốt. Nhưng mọi thứ được viết rất lôi cuốn, miêu tỏ rõ cho người đọc thấy cuộc đời với rất nhiều thái cực trái ngược của nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng này: vừa thông minh nhưng lại vừa có điểm ngây thơ, vừa tài năng cuốn hút nhưng lại cũng rất khép kín và phức tạp, là người thành công chế tạo ra bom nguyên tử nhưng cũng là người mạnh mẽ chống đối sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích chiến tranh, đạt đến đỉnh cao vinh quang và nổi tiếng khi dẫn dắt thành công Manhattan Project nhưng ngay sau đó cũng bị thất sủng và gần như thân bại danh liệt vì bị nghi ngờ là gián điệp cho Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh Nga-Mỹ.
Oppenheimer sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở New York. Bố thì kinh doanh, mẹ là hoạ sĩ, ko phải bận tâm về vấn đề tiền bạc, nhà thì treo toàn tranh Rembrandt, Picasso.. nên là ngay từ bé Oppenheimer vừa chuyên tâm vào đam mê của mình với khoa học vừa có tâm hồn rất lãng mạn, có thể nói nhiều ngoại ngữ, văn thơ, thưởng lãm nghệ thuật cái gì cũng rất có hiểu biết. Cillian Murphy đẹp trai là thế nhưng mà nhiều lúc nhìn vẫn kém hơn bản gốc 1 tý nhé. Nhưng mà cũng giống như bao thanh niên loay hoay với cuộc đời của mình, lúc ở Harvard cụ học Hoá nhưng lúc tốt nghiệp xong chuyển sang Cambrige xin vào lab vật lý thí nghiệm thì do tay chân lóng ngóng quá làm thực nghiệm kém dữ bị thày mắng xì trét thiếu điều muốn đầu độc giáo sư luôn (thực ra thì có vẻ như trong phút bốc đồng có làm thật =)). Đã tẩm độc vào quả táo nhưng kịp hẩy đi trước khi thầy cầm ăn thật. ). Sau đó được Niels Bohr suggest là nếu tay vụng thì chuyển qua vật lý lý thuyết đi để được thoả sức dùng đầu óc suy nghĩ nên Oppenheimer mới chuyển sang trung tâm của ngành vật lý bấy giờ là nước Đức để theo đuổi ngành này. Tìm được đúng tiếng gọi của mình nên từ đây sự nghiệp của cụ thăng hoa luôn, đạt được rất nhiều thành tựu nghiên cứu rồi vẻ vang trở về Mỹ để xây dựng nền móng cho ngành vật lý ở đây. Ở Mỹ vừa đi dạy vừa nghiên cứu ở Berkeley vì rất chi là charismatic lại luôn tạo cơ hội và ủng hộ dìu dắt nghiên cứu sinh chứ ko bao giờ lỗ mạng ép buộc nên là cụ được mọi người rất là yêu quý.
Vào thời điểm đó khi thế giới bước vào chiến tranh thế giới thứ 2, chính phủ Mỹ lên kế hoạch triển khai dự án Manhattan để đối chọi với phát xít Đức khi nghe được tin tình báo là Đức đang tiến hành chế tạo bom nguyên tử. Để bắt đầu được dự án tối mật này thì điều đầu tiên là phải tìm được giám đốc dự án. Có thể nói Manhattan Project thành công được chính là bởi vì tướng Groves đã quyết định chọn Oppenheimer làm người đứng đầu trong khi ông thậm chí còn ko có giải thưởng Nobel vật lý nào cũng như ko phải là người hướng ngoại xuất sắc ngoại giao hay đã từng có kinh nghiệm điều hành dự án quy mô lớn(Einstein cũng bị loại vì quan ngại ô là người Đức). Tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn Oppenheimer đã tự điều chỉnh và chuyển mình thành nhà lãnh đạo dự án xuất sắc chỉ trong vòng 6 năm đã dẫn dắt 6000 người ở Los Alamos chế tạo thành công quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào năm 1945. Thời điểm vụ thử Trinity cho nổ thành công quả bom test mang tên Gadget khi hàng ngàn người trong phòng thí nghiệm dự án Manhattan ôm nhau chúc mừng thành quả khoa học cũng là thời điểm con người tự tạo ra vũ khí huỷ diệt chính giống loài mình.
Như câu tiếng Phạn "Now I am become Death, the destroyer of worlds.” rất nổi tiếng được Oppenheimer trích từ Bhagavad Gita, vào thời điểm tháng 7/1945 khi chiến tranh thế giới thứ 2 đã đi vào hồi kết thúc, Đức đã tuyên bố bại trận và Nhật đang trong ở trạng thái sắp đầu hàng việc chính phủ Truman vẫn quyết định ném 2 quả bom liên tiếp chỉ cách nhau 1 khoảng thời gian ngắn ở Hiroshima và Nagasaki, đặc biệt là quả thứ 2 vào một quốc gia đã trên thềm đầu hàng chỉ để chứng tỏ sức mạnh quân sự của Mỹ đã khiến cho Oppenheimer suy sụp rất nhiều. Tuy nhiên, ông cho dù có là giám đốc dự án Manhattan nhưng cũng chỉ là một nhà khoa học, khi thực hiện xong nhiệm vụ của mình, việc sử dụng vũ khí đó như thế nào ko phải là vấn đề ông có quyền quyết định. Chính vì vậy mà sau đó ông đã từ chức và sử dụng danh tiếng của mình để lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Liên Hợp Quốc lập uỷ ban kiểm soát năng lượng hạt nhân và chống chạy đua vũ trang nguyên tử. Như ai cũng biết là việc này ko có nhiều thành công, và vào thời điểm đỉnh cao chống Cộng ở Mỹ, việc Oppenheimer do từ chối tham gia vào việc phát triển dự án H-Bomb, một loại bom còn có tác dụng huỷ diệt gấp mấy ngàn lần bom nguyên tử đã khiến ông bị tình nghi là gián điệp của Liên Xô, bị điều tra và danh tiếng bị phá huỷ nặng nề cho đến mãi sau này mới được JFK phục hồi danh dự. 1/3 đoạn sau của cuốn sách quay quanh mấy vấn đề chính trị, tranh giành bè phái âm mưu là nhiều đọc thấy đời cụ cũng thảm.
Phim thì cũng dài gần 3h đồng hồ nhưng cũng ko thể cover kỹ lưỡng hết được toàn bộ sách nên có 1 số đoạn cũng thấy hơi rushed. Mình thì đặc biệt thích đọc giai đoạn đầu khi cụ còn trẻ, biết được sự hình thành tính cách, tâm lý và quá trình trưởng thành của Oppenheimer để có thể phần nào giải thích được những lý do và nguyên cớ những quyết định và hành động sau này của cụ. Sách thì phải nói siêu dài nhưng nói chung cũng rất recommend.
2 notes
·
View notes
Text
Bên cạnh sự mến mộ, ngài còn bị nhiều thế lực chống đối, âm mưu và vu khống. Chắc hẳn mọi người đã từng nghe nhiều lời đồn thổi sai sự thật về Thầy Thích Chân Quang. Vậy Thượng Tọa Thích Chân Quang là ai? Gia thế khủng của thầy Thích Chân Quang là gì? Tại sao sư thầy lại bị bắt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
1 note
·
View note
Link
Các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Hà Nội tiếp nhận thăm khám, tư vấn, điều trị các vấn đề tiết niệu, tăng cường sức khỏe sinh lý và phòng ngừa các rủi ro liên quan. Điều quan trọng là xác định bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và uy tín để có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn.
3 notes
·
View notes
Text
[Văn mẫu 8] Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-top để thấy được qua hình ảnh hai cây phong là tình yêu quê hương sâu sắc Phân tích đoạn trích Hai cây phong ngữ văn 8 của nhà văn Ai-ma-top để thấy được qua hình ảnh hai cây phong là tình yêu quê hương sâu sắc và câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò của mình. Đề bài: Phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-top để hiểu rõ tình yêu quê hương sâu sắc mà Ai-ma-top muốn thể hiện. Dàn ý phân tích đoạn trích Hai cây phong I. Mở bài: Khái quát về tác giả, tác phẩm Ông là nhà văn Cư- rơ-gư-xtan, ông được trao giải thưởng với 3 tác phẩm : Người thầy đầu tiên; Cây phong non trùm khăn đỏ; Mắt lạc đàVăn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, đây là đoạn trích ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời là bài ca về người thầy chân chính II. Thân bài: phân tích Hai cây phong 1. Hình ảnh hai cây phong Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núiAi đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng ⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhauHai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ.Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen.Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng ⇒ Bằng cách kể, miêu tả, nhân hóa so sánh cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên 2. Hình ảnh con người Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phongCó một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phongCó trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê ⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa được khám phá từ điểm nhìn trên hai cây phong- là những kỉ niệm tuổi thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích III. Kết bài Khái quát giá trị nội dung làm nên thành công của đoạn tríchHai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu. THPT Ngô Thì Nhậm vừa giới thiệu đến các em dàn ý phân tích đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-top. Với dàn ý này các em hoàn toàn có thể triển khai những ý riêng của mình để viết được một bài văn hay. Và nếu muốn có thêm nhiều nội dung để bổ sung cho bài viết của mình thêm phong phú thì các em có thể tham khảo qua một số bài văn mẫu mà chúng tôi đã sưu tầm dưới đây nhé. ---------- Những bài văn mẫu phân tích Hai cây phong của Ai-ma-top Bài văn mẫu 1 Ai-ma-tốp sinh năm 1928, trong một gia đình viên chức ở nước cộng hoà cư-rư-gư-xtan (hay còn gọi là Kir-ghi-zi) ở vùng Trung Á (thuộc Liên Xô cũ). Năm 1953, Ai-ma-tốp tốt nghiệp Đại học nông nghiệp, trở thành kĩ sư chăn nuôi. Mấy năm sau, ông học sáng tác rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Tập Núi đồi và thảo nguyên của Ai-ma-tốp đã được trao tặng Giải thưởng Lê-nin, một giải thưởng cao quý của Liên bang Xô viết. Tác phẩm này gồm ba truyện vừa: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà. Ngoài ra, Ai-ma-tốp còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1966). Con tàu trắng (1970), Một ngày dài hơn thế (1980)… Tên tuổi nhà văn Ai-ma-tốp đã trở nên quen thuộc với bạn đọc trên toàn thế giới. Hai cây phong là đoạn trích từ mấy trang đầu của truyện Người thầy đầu tiên.
Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu ở một vùng núi hẻo lánh, nghèo nàn, lạc hậu vào thời kì đầu thế kỉ hai mươi. Thời đó, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường và trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai đã mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ gia đình chú thím. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày và chịu sự giám sát hà khắc của bà thím dâu đáo để, độc ác. Thầy giáo trẻ Đuy-sen được Đoàn thanh niên Cộng sản cử về làng để mở trường xoá mù chữ đã hết lòng giúp đỡ để An-tư-nai được đi học. Bà thím tham tiền ép gả cô bé làm vợ lẽ một gã đàn ông khá giả trong vùng. Một lần nữa, cô bé lại được thầy Đuy-sen giải thoát và gửi lên tỉnh học, rồi tiếp tục học đại học ở Mát-xcơ-va. Sau này, cô trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Cồn thầy Đuy-sen lúc về già làm nghề đưa thư. Đoạn trích Hai cây phong là bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ và là kí ức sâu sắc của tuổi thơ hiện lên qua dòng hồi tưởng tràn đầy cảm xúc yêu thương. Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp của hai cây phong, tác giả ca ngợi quê hương yêu dấu, nơi đã khắc sâu bao kỉ niệm buồn vui và hun đúc trong tâm hồn thơ dại những ước mơ, khát khao cháy bỏng. Đây là câu chuyện của một người xa quê kể về nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng tình cảm gắn bó tha thiết, thiêng liêng. Mở đầu đoạn văn, tác giả giới thiệu vị trí của làng mình trên thảo nguyên bao la:Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây. Khung cảnh trữ tình này vừa là phông nền làm nổi bật hình ảnh hai cây phong, vừa là nguồn cảm hứng bất tận của tác giả: Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong l��n. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi… Cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. Tâm trạng này của tác giả giống như tâm trạng của người đi xa, nóng lòng muốn gặp lại người thân sau bao ngày cách biệt. Dẫu chưa nhìn thấy cây nhưng hình ảnh thân thuộc của chúng đã hiện rõ trong tâm tưởng: Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lức nào cũng nhìn rõ. Hình ảnh của hai cây phong được coi là dấu ấn của làng đã in sâu trong trái tim, khối óc và trở thành một phần máu thịt của người đi xa : Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong! Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Tình yêu tha thiết dành cho hai cây phong tuôn chảy không ngừng dưới ngòi bút tinh tế của nhà văn đã mang lại cho hai cây phong đời sống tâm hồn phong phú như con người. Đây là bức tranh được vẽ bằng thứ ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc: Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoảng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông,
xô gãy cành, tia trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ. Bên cạnh bức tranh bằng ngôn từ là một bản giao hưởng của âm thanh với đủ cung bậc buồn vui. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê, nồng nhiệt của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. Có khi chúng thì thầm thiết tha nồng nàn, có khi chúng bỗng im bặt một thoáng, rồi khấp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Được nhân cách hóa cao độ nên hai cây phong có tiếng nói và tâm hồn đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người. Âm thanh huyền ảo phát ra từ hai cây phong làm say đ��m tuổi thơ sau này đã được nhà văn khám phá ra nhờ những hiểu biết khoa học: Về sau, khi nhiều năm đã trôi qua, tôi mới hiểu được điều bí ẩn của hai cây phong. Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp tại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua. Dấu ấn và kỉ niệm về hai cây phong vẫn còn nguyên vẹn sau ngần ấy thời gian bởi vì hai cây phong gắn bó thân thiết với tuổi học trò. Tác giả kể rằng : Việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tồi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay. Và cho đến tận ngày nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thân xanh… Hai cây phong đẹp như những cây thần trong cổ tích, vẻ đẹp kì diệu của chúng sẽ mãi mãi in sâu trong tâm khảm nhà văn, bất chấp quy luật thay đổi của thiên nhiên, của lòng người bởi vì nó được nhìn qua đôi mắt trẻ thơ chan chứa tình yêu nồng nàn, sâu đậm đối với những gì thân thuộc nhất của quê hương. Theo dòng hồi tưởng miên man, kỉ niệm gắn liền với hai cây phong dần dần hiện lên rõ ràng, tươi mới như vừa xảy ra hôm qua. Những lúc được vui chơi cùng cây là những khoảnh khắc vui sướng, hạnh phúc của tuổi thơ: Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, cõng kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt kêu lên, chao đi chao lại trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa, cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! Và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Tưởng chừng như cảm giác háo hức, hiếu kì của cậu bé mười mấy tuổi năm nào khi trèo lên ngọn cây, phóng tầm mắt về phía chân trời và lắng tai nghe tiếng gió ảo huyền thì thầm trò chuyện với lá phong giờ đây vẫn còn nóng hổi trong tâm hồn người họa sĩ: Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt. Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất trên thế gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời
như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Hình ảnh hai cây phong gợi lại những ki niệm khó quên về thời niên thiếu tinh nghịch, hồn nhiên, trong sáng. Nó nâng cao và mở rộng tầm mắt, đồng thời thổi bùng lên ngọn lửa khát khao hiểu biết trong lòng nhà văn về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia… Kết thúc đoạn văn, tác giả đặt ra câu hỏi ai đã trồng hai cây phong và đặt tên cho quả đồi: Thuở ấy, chỉ có một điều tồi chưa hề nghĩ đến ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này ? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói, những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này? Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là “Trường Đuy-sen”. Cuối tác phẩm, tác giả đã giải thích nguồn gốc của hai cây phong bằng một câu chuyện cảm động gắn liền với tình thầy trò thắm thiết. Cách đây bốn mươi năm, chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi này và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non hi vọng của mình vào những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ trở thành những người hữu ích. Thầy Đuy-sen đã gieo những hạt giống ước mơ vào tâm hồn non trẻ. Hai cây phong đầu làng qua bao năm tháng đã thầm lặng góp phần cùng người thầy đầu tiên biến ước mơ thành hiện thực. Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen. Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Hai cây phong Bài văn phân tích đoạn trích Hai cây phong mẫu 2 Ai-Ma -Tốp là một nhà văn nước cộng hòa vùng trung á thuộc Liên Xô trước đây. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thời kì bấy giờ. Ông đã để lại rất nhiều những tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Những tác phẩm của ông được rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến trong đó phải kể đến tác phẩm “hai cây phong”là một trong những tác phẩm rất xuất sắc của ông. Tác phẩm được trích trong “người thầy đầu tiên”,trong đoạn trích truyện hai cây phong được miêu tả một cách sinh động với ngòi bút đậm chất hội họa. Trước tiên tác phẩm đặc biệt ở cách kể và ngôi kể trong chuyện nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi cùng tâm sự chia sẻ những suy nghĩ cảm xúc với người đọc. Do đó ngôn từ hình ảnh chấp chới lúc ẩn lúc hiện lúc thực lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên những trò chơi ngày bé được hiện lại những suy nghĩ sâu lắng những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên theo mỗi câu chữ. Câu chuyện kể về tôi thì lúc ở hiện tại còn lúc chuyện kể với ngôi chúng tôi thì chỉ ở quá khứ. Hai mạch kể ít nhiều phân biệt và trùng vào nhau. Nhân vật xưng tôi đóng vai trò là người kể chuyện được tác giả tạo ra để dẫn dắt câu chuyện. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng tôi tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong mạch kể chuyện nhân vật xưng chúng tôi vẫn là người kể chuyện nhưng lại xưng danh là bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong đó. Căn cứ vào mạch kể chuyện ta thấy ngôi nhân vật xưng tôi quan trọng hơn và được tác giả gửi gắm nhiều những tâm sự hơn. Hình ảnh so sánh hai cây phong được so sánh với ngọn hải đăng trên núi cho ta thấy được dường như ánh sáng của quê hương và những hồi ức những trải nghiệm trên quê hương đã soi sáng bước chân những đứa trẻ nơi đây để chúng tự tin bước đi trên chính bước chân của chúng đến những miền đất xa lạ và trong số đó chắc hẳn có nhân vật chính của tác giả hay chính là tác giả. Hai cây phong lớn lên như những ngọn đèn hải đăng trên núi từng gây ấn tượng đối với bất kì ai. Với họa sĩ tình yêu quê hương đã chan hòa gắn bó tình thương nhớ hai cây phong đầu làng. Mỗi lần về thăm quê nhà thì
họa sĩ đã đưa mắt nhìn hai cây phong quen thuộc và coi đó chính là bổn phận đầu tiên của mình. Nhớ hai cây phong đối với họa sĩ là nỗi nhớ với một nỗi buồn da diết nên càng về tới gần nhà lại càng nhớ. Đứa con ấy thầm tự hỏi lòng mình “ta sắp được thấy chúng chưa,hai cây phong sinh đôi ấy?Mong sao cho nhanh được về tới làng chóng lên tới đồi để được đến với hai cậy phong. Và niềm hạnh phúc biết bao nhiêu đối với đứa con lâu ngày mới được trở về được đứng mãi ở dưới gốc cây để được nghe thấy tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ng���t. Đúng là một mối quan hệ khăng khít của tác giả đối với quê hương đối với tuổi thơ mình. Dường như đó cũng là điều mà tác giả muốn nhắn nhủ đối với tất cả chúng ta hãy nhớ đến quê hương nhớ đến tuổi thơ mình bởi đó chính là nền tảng để tạo nên chúng ta ngày hôm nay. Hai cây phong mọc trên đồi với dáng vóc khổng lồ với các mắt mấu các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay với bóng râm mát rượi với dáng vẻ đung đưa như đang chào mới tất cả mọi người đến với nó. Phải chăng chính dáng vẻ chào mời ấy đã khiến cho tác giả có nhiều kỉ niệm đối với nó như thế. Bức tranh thiên nhiên được tác giả ngắm nhìn từ trên cao tạo ra cho người đọc cảm thấy không gian được mở rộng đến muôn vùng xa thẳm thảo nguyên hoang vu và cả dòng sông lấp lánh như đang hiện lên trước mắt người đọc khiến ta như đang hòa chung cùng một cảm xúc đối với tác giả. Bức tranh mà tác giả gợi cho người đọc thật ấn tượng đầy đặc trưng và quyến rũ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng khó quên. Hai cây phong đã làm cho người kể chuyện say sưa ngây ngất và khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện. Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết của tác giả khiến cho người đọc cảm thấy thật đáng quý và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ mà đôi lần chúng ta đã vội lãng quên. Tác phẩm gợi cho chúng ta những kỉ niệm ấy và từ khi nào nó bỗng hiện lên một cách vô thức khi ta đọc những kỉ niệm đáng nhớ của nhà văn. Hai cây phong đối với tác giả đó chính là những kỉ niệm vô cùng đẹp đẽ của tuổi học trò ,tuy đã là quá khứ đã xa thật xa nhưng mỗi khi hồi tưởng lại nó dường như tác giả đang cảm nhận nó một chút một chút một và đưa người đọc cùng cảm nhận cùng hồi tưởng lại với nhà thơ. Hai cây phong chính là nhân chứng câu chuyện hết sức sinh động về thầy Đuy –sen và cô bé An-t –nai. Chính thầy đã đem hai cây phong trồng trên đồi với cô bé đó và thầy đã gửi gắm những hi vọng mơ ước cho những đứa trẻ nghèo khổ thất học như An-t-Nai ngày càng được mở mang kiến thức và trở thành những con người có ích. Hình ảnh nhân hóa hai cây phong có tiếng nói riêng và chan chứa những lời nói êm dịu, hai cây phong chính là những con người có tâm hồn với những tâm trạng những cung bậc cảm xúc khác nhau. Hai cây phong được kể và tả bằng chính trí tưởng tượng và những tâm trạng đan xen của người nghệ sĩ. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc thật nhiều tâm trạng và dạt dào cảm xúc về quê hương. Quê hương chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn lớn lên và đó còn là nền tảng để con người có thể đứng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Đó chính là cảm xúc lòng biết ơn của người họa sĩ đối với quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tác phẩm như một lời thức tỉnh đối với chúng ta cho chúng ta những cảm nhận thật gần gũi về quê hương. Bài văn mẫu 3 phân tích Hai cây phong "Người thầy đầu tiên" là tác phẩm xuất sắc của Ai-ma-tốp - nhà văn xứ Cư-rơ-gư-xtan. "Hai cây phong" thuộc phần đầu của tác phẩm trên. Với lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc, đoạn trích đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh sắc của làng quê tác giả. Đồng thời, ông cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, lòng biết ơn đối với người thầy đã vun trồng mơ ước, hi vọng cho những người học trò nhỏ. Hóa thân vào nhân vật "tôi" - người họa sĩ - tác giả đã miêu tả cảnh sắc làng Ku-ku-rêu và vẻ đẹp của hai cây phong sau nhiều năm đi xa trở về. Những tiếng "làng Ku-ku-rêu chúng tôi", "phía dưới làng tôi", "phía trên làng tôi" cất lên thật đầm ấm và thương mến. Ngôi làng ở "ven chân núi", trên một cao nguyên.
Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la, có "thung lũng Đất Vàng", có "cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông" rồi thì "rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía Tây". Khung cảnh được cảm nhận bằng những hình ảnh, đường nét đậm nhạt, cao thấp, gần xa, đầy hoang sơ và thơ mộng, thể hiện sự tài hoa của người họa sĩ trước thiên nhiên và cả tình yêu, niềm tự hào của người con đối với mảnh đất quê hương. Nhớ làng Ku-ku-rêu cũng chính là nhớ về hai cây phong nằm trên đồi cao, người họa sĩ biết chúng từ thuở " bắt đầu biết mình" - một sự gắn bó tha thiết. Hai cây phong được so sánh với "những ngọn hải đăng đặt trên núi"- một hình ảnh đầy ý nghĩa. Nếu như ngọn hải đăng dừng trên biển, tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bến thì hai cây phong đã dẫn lối, chỉ đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Có thể nói chúng đã trở thành biểu tượng cho làng quê tác giả. Và tình yêu quê hương gắn liền với tình cảm dành cho hai cây phong. Ta bắt gặp một loạt các hình ảnh so sánh, nhân hóa để gợi tả về "tiếng nói riêng’, ‘tâm hồn riêng" của hai cây phong quê nhà, có lúc "tưởng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát", có lúc nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", có khi lại "bỗng im bặt một thoáng như thương tiếc người nào". Nếu cây tre Việt Nam hiện lên với hình ảnh: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" (Nguyễn Duy) thì cây phong làng Ku-ku-rêu, cây phong thảo nguyên trong mây đen và giông bão bị "xô gãy cành, tỉa trụi lá" vẫn "dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Câu văn cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong và phải chăng chúng cũng mang tính cách của con người nơi đây: dẻo dai, kiên cường mà rất đỗi dịu dàng, thân thương? Chắc chắn nhà văn tài ba của chúng ta phải mang một tâm hồn nghệ sỹ hài hòa hai tố chất: tố chất âm nhạc và tố chất âm nhạc mới có thể vẽ nên một bức tranh có đường nét, màu sắc, nghe được những âm thanh trầm bổng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của hai cây phong. Cả đoạn văn gây được ấn tượng sâu sắc bởi sắc thái biểu cảm, âm nhạc và hội họa cùng nhau chắp cánh, qua đó nổi bật lên vẻ đẹp của hai cây phong và tình cảm của tác giả với chúng. Như lời tâm sự: "Chẳng qua chúng đứng trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí" thế nhưng "việc khám phá ra chân lí đơn giản ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa’, và tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh", " mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh" ấy là tâm hồn tuổi thơ vô cùng trong sáng. ��� phần hai trích đoạn, tác giả kết hợp tự sự và miêu tả, mạch kể "tôi" đan xen với mạch kể"chúng tôi", gợi lại kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Những hoài niệm bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha. Với con người Việt Nam chúng ta, mỗi lần xa quê là "nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương", là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, mái đình, nhớ con sông quê: "Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ..." (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh) Còn người họa sĩ trong câu chuyện lại nhớ về những năm tháng tuổi thơ bên hai cây phong thân thương. Làm sao quên được "năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè", bọn con trai nghịch ngợm và hồn nhiên ‘reo hò, huýt còi ầm ĩ" chạy lên đồi. Hai cây phong như người bạn" nghiêng ngả đung đưa", "chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. "Lũ nhóc con đi chân đất" trèo lên cây " làm chấn động cả vương quốc loài chim". Một lời kể thật ngây thơ mà thú vị! Các cậu bé giống như những chú chim non đã chiếm lĩnh vòm cây xanh này. TRên những cành cao nhất, chúng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật gần xa, tưởng như "có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng". Cây phong đã làm lũ trẻ được mở rộng tầm mắt.
Dưới con mắt trẻ thơ, chuồng ngựa của nông trang chỉ như một căn nhà xép bình thường, này đây dải thảo nguyên xa thẳm xanh biếc, mất hút trong làn sương mờ, kia những dòng sông xa lạ "lấp lánh chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh". Lũ trẻ lắng nghe tiếng gió, tiếng lá cây.Quả thật trong giây phút ấy, cả trí tuệ và tâm hồn của các cậu bé như được khơi sâu. Nhân vật "tôi" sung sướng hạnh phúc đến nỗi "tim đập rộn ràng", người họa sĩ tương lai cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Các câu văn cuoi sđoạn trích:"Thuở âý một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này...Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng tôi họ gọi là Trường Đuy-sen" đã dẫn người đọc vào câu chuyện về người thầy Đuy-sen- ngườ đem ánh sáng văn hóa tới cho bọn trẻ. Có thể nói từ việc cảm nhận vẻ đẹp của hai cây phong, người họa sĩ đã kể về những kỉ niệm ấu thơ tươi đẹp, giàu ý nghĩa. Với ngòi bút sinh động, đạm chất hội họa, Ai-ma-tốp đã khiến hai cây phong vừa mang vẻ đẹp thân thuộc nhưng cũng rất cao quý. Đoạn trích cũng nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên đi quá khứ, tuổi thơ, quên bóng dáng quê hương. --------- Trên đây là một số bài văn mẫu phân tích đoạn trích Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) của nhà văn Ai-ma-top bao gồm nhưng bài văn hay nhất được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng với nhưng chia sẻ này phần nào giúp ích cho các em trong quá trình làm bài. Chúc các em học tốt môn văn mẫu lớp 8
0 notes
Text
Bật mí những thân phận khác của Lê Tiếu trong siêu cấp cưng chiều
Lê Tiếu, nhân vật chính trong "siêu cấp cưng chiều," là một hình mẫu đa diện với hàng loạt thân phận và kỹ năng đặc biệt. Mỗi vai trò của cô đều mang đến sự bất ngờ và ấn tượng nhờ các trải nghiệm, mối quan hệ và điều kiện sống mà cô đã trải qua. Hãy cùng khám phá những thân phận đặc biệt của Lê Tiếu và lý do vì sao cô lại sở hữu những vai trò này.
Khâm Liệm Sư
Lê Tiếu trở thành một khâm liệm sư vì sự ám ảnh và trân trọng với đồng đội đã hy sinh. Kỹ năng này không chỉ giúp cô thực hiện các nghi thức cuối cùng cho những người lính ngã xuống mà còn là một cách để cô duy trì tinh thần chiến hữu trong lòng.
Phó chỉ huy Quân Đội Tại Biên Giới Sư Tử Vàng Myanmar - “Chị Đại Ngầm”
Ở tuổi 7, sau khi trải qua một lần bắt cóc, Lê Tiếu được đưa vào môi trường quân đội để học kỹ năng tự vệ và chiến đấu. Thân thủ nhanh nhẹn và khả năng ứng biến cao giúp cô trở thành một người chị đại ngầm trong lực lượng biên giới của nhà họ Lê, mang trong mình sức mạnh và uy nghiêm đặc biệt.
Công Chúa Nhà Họ Lê - Gia Tộc Giàu Có Nhất Nhì Nam Dương
Sinh ra trong gia đình giàu có và quyền lực bậc nhất Nam Dương, Lê Tiếu chính là công chúa của gia tộc họ Lê. Thân phận cao quý này giúp cô được hưởng một nền giáo dục tinh hoa và sự hỗ trợ tối đa từ gia đình.
Bác Sĩ Quân Y
Trong thời gian chiến đấu ở biên giới, Lê Tiếu thường xuyên phải băng bó vết thương cho đồng đội. Chính vì vậy, cô đã học hỏi kỹ năng y tế và trở thành bác sĩ quân y, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mình mà còn chăm sóc cho những người chiến đấu bên cạnh.
Sinh Viên Đại Học Y
Với lòng yêu thích y học và niềm đam mê trong việc chữa bệnh, Lê Tiếu theo học tại trường đại học y khi đến tuổi. Đây là bước đệm để cô phát triển các kỹ năng chuyên sâu về y tế và mở rộng kiến thức của mình.
Hoa Khôi Ngành Y
Nhờ nhan sắc nổi bật và thành tích học tập xuất sắc, Lê Tiếu được bình chọn là hoa khôi của ngành y. Danh hiệu này không chỉ khẳng định vẻ đẹp bên ngoài mà còn phản ánh sự quyết tâm, tự tin của cô trong mọi vai trò.
Đại Thần IT, Hacker Đỉnh Cấp
Trong những lần quan sát người anh họ của mình - Lê Thiếu Quyền, một chuyên gia công nghệ, Lê Tiếu đã học hỏi và tự mình trở thành một hacker đỉnh cấp. Nhờ tài năng IT xuất sắc, cô có thể xử lý các vấn đề công nghệ phức tạp và bảo vệ an ninh thông tin cho gia tộc.
Em Gái Cưng Của Tổng Bí Thư - Lê Quân
Lê Tiếu là em gái của Lê Quân, Tổng Bí Thư và người có quyền lực cao nhất trong gia tộc. Mối quan hệ thân thiết này giúp cô có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có thể dựa vào gia đình khi cần thiết.
"Đóa Hoa Ăn Thịt Người"
Được gọi là "đóa hoa ăn thịt người," Lê Tiếu không phải là "bình hoa di động" chỉ có vẻ đẹp bên ngoài. Cô sở hữu sự quyết đoán, bản lĩnh và luôn có những suy nghĩ chu toàn, thể hiện một cá tính mạnh mẽ không dễ khuất phục.
Bậc Thầy Pha Chế Rượu
Lê Tiếu cũng là một bậc thầy pha chế rượu, một sở thích và kỹ năng mà cô rèn luyện để thư giãn và thể hiện sự tinh tế. Khả năng pha chế của cô không chỉ để thưởng thức mà còn để thể hiện phong cách và sự độc đáo.
Chuyên Viên Nghiên Cứu Chính Tại Viện Y Học Sinh Vật
Trong vai trò chuyên viên nghiên cứu chủ chốt, Lê Tiếu tập trung vào lĩnh vực y học sinh vật. Sự cống hiến và tài năng của cô giúp cô đóng góp nhiều thành tựu trong y học, trở thành một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu.
Em út của tổ chức Thất Tử ở biên giới
Là thành viên trẻ nhất của tổ chức Thất Tử, Lê Tiếu sở hữu trí thông minh và kỹ năng vượt trội, xứng danh trong tổ chức bí ẩn và đầy quyền lực tại khu vực biên giới. Với khả năng ứng biến linh hoạt và bản lĩnh, cô là nhân tố chủ chốt, đóng góp vào các nhiệm vụ tối mật của tổ chức.
Chuyên gia độ, cải tạo xe
Lê Tiếu còn là một thợ độ xe chuyên nghiệp, biến những chiếc xe bình thường thành những tác phẩm độc đáo, vừa mạnh mẽ vừa phong cách. Kỹ năng này không chỉ giúp cô nổi bật mà còn hỗ trợ trong các phi vụ cần tốc độ và sự linh hoạt cao.
Chuyên gia chứng khoán
Ngoài khả năng chiến đấu, cô còn am hiểu lĩnh vực tài chính, chứng khoán, có khả năng đầu tư và phân tích thị trường vượt trội, giúp bản thân và gia tộc gia tăng tài sản một cách tinh tế.
Những thân phận khác nhau của Lê Tiếu không chỉ làm nổi bật tài năng xuất chúng mà còn phản ánh các thử thách và trải nghiệm mà cô đã vượt qua. Chính những vai trò đa dạng này đã tạo nên hình ảnh một Lê Tiếu mạnh mẽ, độc lập, và cuốn hút trong truyện siêu cấp cưng chiều.
#siêu cấp cưng chiều#thân phận của lê tiếu trong siêu cấp cưng chiều#review truyen sieu cap cung chieu
0 notes
Text
Những bài học Sư Thầy Bửu Chánh đã dạy cho mình: 1. Đức Phật là Người mà càng tìm hiểu nhiều, thì ta càng thấy tôn kính Người. Còn người trong thế gian, chưa đạt được quả vị gì, thì khi ta càng tìm hiểu ta càng thấy nên tìm về với đạo. 2. Phải biết cảm ơn sâu sắc, những người, những chuyện đã đẩy mình vào nghịch cảnh khốn cùng. Hầu hết ai vào đạo đều phải trả một cái giá nào đó. 3. Người thân của mình có khi không ủng hộ mình vào Đạo, vì họ chưa biết được sự màu nhiệm của Đạo đến mức nào. Họ khuyến khích ta đi theo con đường của họ, vì họ không biết có con đường khác tuyệt diệu hơn. 4. Cứ tâm niệm rằng, cuộc đời này vô thường. Biết sống giây phút này, khắc sau không biết được. Vậy thì đau khổ mà chi. Hầu hết mọi người không đau khổ vì hiện tại, mà do quá khứ và tương lai. 5. Cảng buông bỏ sự dính mắc, sự tham sân si nhiều chừng nào, càng tự do, càng an vui chừng đó. Ngược lại, càng dính mắc, càng tham sân si càng đau khổ. 6. Nếu quyết tâm đi tìm lời giải cho bài toán sinh tử, xuất gia tu học cứ về với thầy. Nơi thầy, đói cùng ăn đói, no cùng ăn no. 7. Siêng năng tu hành thiền lên, một ngày 10-15 phút thôi cũng được. Minh chăm bẵm cho cái thân bằng ăn uống thể dục, mà cái tâm mình bỏ rơi.
7 notes
·
View notes
Video
youtube
Cùng Thầy Nguyễn Trọng Mạnh Khám Phá Khóa Học Phong Thủy Đại Đạo Chí Giản Vào 20h00 ngày 11/11/2024, Phong Thủy Đại Nam sẽ tổ chức buổi livestream miễn phí với sự tham gia của Thầy Nguyễn Trọng Mạnh, Thạc sĩ Phong thủy sư, giúp quý gia chủ khám phá các nguyên lý phong thủy quan trọng. Đây là cơ hội để tìm hiểu, giải đáp thắc mắc và áp dụng phong thủy vào cuộc sống, cải thiện môi trường sống và công việc của mình. Chi tiết: https://phongthuydainam.vn/
0 notes
Text
21 - 31. 10. 2024
1. Cám ơn vì mình đã có 10 ngày học tập bổ ích 😊
2. Cám ơn sư phụ alan kang đã rất nhiệt tình chỉ bảo cho mình những ngày qua, biết ơn thầy rất nhiều ♥️
3. Cám ơn cô Hà và các cô chú anh chị trong đội nhóm đã giúp đỡ cho mình ăn uống và đi xe trong những ngày qua 🥰
4. Cám ơn cô Thu Hường, Lại Hường và chị Tara cũng như bạn Hiền đã cho mình ở nhờ trong những ngày qua và giúp đỡ cho mình rất nhiều ☺️
5. Cám ơn các chị các cô phiên dịch đã giúp đỡ chỉ bảo mình trong khoản phiên dịch 😍
6. Cám ơn bố mẹ , 2 em, bà ngoại và họ hàng đã luôn ủng hộ và giúp đỡ mình trong mọi việc 🥰
7. Cám ơn vì tiền bạc yêu thích mình và mình cũng yêu thích tiền bạc, tiền bạc đang theo đuổi mình và chảy trong tk ngày càng nhiều hơn, mình chi ra bao nhiêu thì mình cũng nhận lại gấp 5, 10 lần như thế
8. Cám ơn vì gia đình mình luôn khoẻ mạnh bình an và ngày càng giàu có hơn
9. Cám ơn guowei đã chịu khó đi vs mình những ngày này ☺️
10. Cám ơn vì mình luôn trẻ trung, xinh đẹp, giàu có và tràn đầy sức sống ♥️♥️♥️♥️♥️♥️
0 notes
Video
youtube
8 Câu Nói Mới Nhất Của Sư Thích Minh Tuệ | Tâm Nguyện Của Thầy Khi Về Gia Lai
Trong video này, chúng ta sẽ cùng lắng nghe cuộc phỏng vấn sâu sắc giữa Thầy Phước Nghiêm và Sư Minh Tuệ, nơi Sư Minh Tuệ chia sẻ về hành trình tu hành và những niềm tin vững chắc vào Phật pháp.
Cuộc trò chuyện bắt đầu với việc Sư Minh Tuệ giải thích lý do về Gia Lai để tu hành, nhấn mạnh sự chân thành và cam kết hoàn thành lời hứa với cộng đồng phật tử. Sư Minh Tuệ làm rõ rằng mình không chống phá đạo Phật mà chỉ thực hành theo giới luật và pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xem đó là niềm tin và hộ mệnh.
Tiếp theo, Sư Minh Tuệ nói về vai trò trong công ty Phát Tâm Thiên Định Tuệ, khẳng định rằng mục tiêu của mình là tu tập và khất thực trong môi trường yên tĩnh, không tìm kiếm lợi nhuận hay xây dựng tổ chức. Một phần quan trọng khác là về hạnh đầu đà, nơi Sư Minh Tuệ xác nhận rằng những hạnh này xuất phát từ giáo lý của Đức Phật và không phải sáng tạo cá nhân.
Sư Minh Tuệ cũng chia sẻ về niềm tin vào đạo nhân quả và pháp môn Niệm Phật Cầu Vãn Sinh, giải thích cách thức thực hành đúng giáo pháp giúp đạt được giải thoát và hạnh phúc. Ngoài ra, Sư Minh Tuệ mở lòng về những khó khăn và sự kỳ thị mà mình phải đối mặt, nhưng nhấn mạnh rằng sự nhẫn nhục và kiên định với niềm tin vào Phật pháp đã giúp vượt qua mọi cản trở.
Cuối cùng, Sư Minh Tuệ giải thích về chiếc áo hạnh phấn tảo y, thể hiện sự giản dị và cam kết với con đường tu hành không bám víu vào vật chất.
#sống_nhẹ #ThichMinhTue #thíchminhtuệ #sưminhtuệ #thầyminhtuệ #thích_minh_tuệ #phước_nghiêm
0 notes