#Bầu 3 tháng đầu có được uống nước ngọt không
Explore tagged Tumblr posts
Text
Có được uống nước ngọt khi mang thai 3 tháng đầu không?
Trong quá trình mang thai, việc chọn lựa loại nước ngọt phù hợp nhằm mục đích kiểm soát lượng đường và chất phụ gia nạp vào cơ thể của mẹ. Vậy bà bầu 3 tháng đầu có được uống nước ngọt không?
Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được uống nước ngọt không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể uống nước ngọt nhưng nên hạn chế dùng, bởi nước ngọt có chứa nhiều thành phần không tốt cho mẹ và bé như chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản, hương liệu, caffeine… Các chất này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ bầu khiến mẹ bị thiếu chất, làm cơ thể mệt mỏi, táo bón, chán ăn.. tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, gây sảy thai ngoài ý muốn, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh hơn.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các bà bầu cần chú ý nhiều hơn về vấn đề ăn uống bởi lúc này nhu cầu của mẹ bầu tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của em bé trong bụng. Mẹ cần sắp xếp một thực đơn healthy cho bà bầu để bồi bổ cơ thể hiệu quả.
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Những loại nước thay thế nước ngọt để an toàn cho bà bầu
Để thay thế nước ngọt và đảm bảo sự an toàn cho bà bầu, có một số loại nước khác mà chị em có thể tiêu thụ được như:
Nước lọc: Uống đủ nước mỗi ngày giúp mẹ tránh bị buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, đồng thời giảm táo bón, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm niệu đạo. Bổ sung đủ nước còn giúp mẹ thanh lọc cơ thể, tăng cường trao đổi chất và giữ ẩm cho làn da đẹp mịn màng. Trà thảo mộc: Thông thường các loại trà đều chứa thành phần caffeine không tốt cho bà bầu, tuy nhiên mẹ có thể sử dụng các loại trà có chiết xuất thảo mộc như trà hoa cúc, trà atiso, trà gừng, húng chanh, bạc hà.. Uống trà thảo mộc giúp mẹ ngủ ngon hơn, tăng cường miễn dịch và giảm tình trạng ốm nghén. Nước ép trái cây: Nước ép trái cây giúp bổ sung vitamin và khoáng chất mẹ bầu cần trong thời gian đầu mang thai. Bổ sung nước trái cây giúp mẹ ngừa táo bón, tăng cường hệ miễn dịch và nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Nước ép rau củ: Nước ép rau củ cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu 3 tháng đầu. Các loại nước ép như nước cà chua, cà rốt, củ dền, bí đỏ.. cung cấp một hàm lượng vi chất dồi dào, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ ngủ ngon và giúp phát triển não bộ của thai nhi.
Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Mẹ bầu cần quan tâm những gì khi uống nước trong thai kỳ?
Bên cạnh việc chọn đúng loại nước uống phù hợp, mẹ bầu nên có cách uống nước đúng cách, cụ thể như sau:
Lượng nước bà bầu bổ sung vào cơ thể hàng ngày cần phụ thuộc theo cân nặng của mẹ hiện tại. Mẹ tránh uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận. Mẹ bầu không nên uống liên tục một loại nước ép hay sinh tố trong nhiều ngày mà cần thay đổi đa dạng các loại nước uống để cơ thể hấp thu đủ các chất cần thiết. Tốt nhất mẹ nên uống nước trái cây vào buổi sáng để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Mẹ bầu cần tránh uống các đồ uống có hại trong 3 tháng đầu như rượu, bia, nước có ga.. để tránh làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh và sảy thai ngoài ý muốn.
Thời gian 3 tháng đầu thai kỳ rất nhạy cảm, thai nhi chưa phát triển ổn định trong tử cung của người mẹ và mẹ bầu cũng đang bị ốm nghén, mệt mỏi nhiều. Do đó, ngoài việc thực hiện bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, mẹ cần chú ý cách uống uống sắt canxi và DHA cho bà bầu để đáp ứng nhu cầu vi chất cơ thể cần. Bổ sung đều đặn các viên uống giúp bù đắp lượng vi chất bị thiếu hụt khi mẹ không thể ăn uống đủ do nghén, giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu dễ gặp phải, phòng tránh thiếu canxi, thiếu chất ở phụ nữ mang thai.
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là cách tốt nhất để giảm thiểu một số triệu chứng thai kỳ như táo bón, ngứa bụng, mệt mỏi, đau đầu… Mỗi ngày, bạn cần uống ít nhất tám ly nước. Tuy nhiên, làm được điều này không phải là việc dễ. Chính vì vậy, bạn nên thêm một số loại thức uống lành mạnh trên vào chế độ ăn của mình và tránh xa các loại nước ngọt và đồ uống giải khát nhé.
0 notes
Text
Thực đơn cho bà bầu đủ chất mà không lo tăng cân
Chế độ ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy thực đơn cho bà bầu không tăng cân, chỉ vào bé như thế nào để thai nhi khỏe mạnh?
Xem thêm: thực đơn healthy cho bà bầu cả tuần đủ chất
Lưu ý với chế độ ăn không tăng cân tốt cho mẹ và bé
Tăng cân trong thai kỳ là dấu hiệu tốt cho thấy em bé đang phát triển khỏe mạnh. Việc áp dụng chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất:
Chia nhỏ bữa ăn: Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp mẹ dễ dàng nạp đủ các dưỡng chất cho thai nhi phát triển, khắc phục tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu tiên và tối ưu chuyển hóa dinh dưỡng. Hãy thêm vào giữa các bữa chính trong ngày 3 bữa phụ với các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bổ sung nhiều rau xanh: Rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp phòng ngừa tình trạng táo bón và tiểu đường thai kỳ. Ăn rau còn làm tăng cảm giác no, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và mang tới làn da đẹp mịn màng cho mẹ. Ăn chậm nhai kỹ: Khi mang thai, dạ dày sẽ bị thai nhi chèn ép làm hiệu quả hoạt động của dạ dày suy giảm. Hành động ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp dạ dày làm việc tốt hơn, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tối ưu. Thói quen ăn chậm nhai kỹ còn tạo cảm giác ngon miệng và giúp mẹ no lâu hơn. Ăn đa dạng thực phẩm: Tăng cường đa dạng các loại thực phẩm chứ không nên tập trung vào chỉ một nhóm thực phẩm cố định. Ngoài ra, mẹ không nên dùng thức ăn nhanh bởi món này ít dinh dưỡng lại dễ gây tăng cân. Uống nhiều nước: Nước rất quan trọng và cần thiết cho việc thải độc cơ thể, phòng ngừa tình trạng thiếu ối. Tuy nhiên mẹ không nên thay thế nước lọc bằng các loại nước ngọt, rượu, bia.. Sử dụng viên uống tăng cường vi chất: Bên cạnh nguồn cung cấp dinh dưỡng từ thực phẩm, phụ nữ mang thai cần chú ý thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu và khoáng chất để đảm bảo nhu cầu của mẹ và thai nhi trong bụng.
Gợi ý thực đơn ăn vào con mẹ không tăng cân
Dưới đây là một số thực đơn cho bà bầu ăn vào con không vào mẹ:
Thực đơn 1
Bữa sáng: 1 bát phở bò, 1 ly nước cam nguyên chất.
Bữa phụ 1: 1 ly sữa tươi không đường, đu đủ chín.
Bữa trưa: 1 bát cơm, cá sốt cà chua, canh thịt bò rau củ, bí đỏ xào tỏi.
Bữa phụ 2: 1 hộp sữa chua không đường, 1 quả kiwi.
Bữa tối: 1 bát súp gà, 1 đĩa rau luộc chấm kho quẹt.
Bữa phụ 3: 1 ly sữa tươi không đường, 1 quả táo.
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Thực đơn 2
Bữa sáng: 1 bát cháo cá chép, 1 ly nước ép nho.
Bữa phụ 1: 1 ly sữa tươi không đường, bánh quy mè đen.
Bữa trưa: 1 bát cơm, sườn xào chua ngọt, canh mồng tơi nấu tôm, rau cải xào mực.
Bữa phụ 2: 1 ly sinh tố bơ chuối.
Bữa tối: 1 bát canh thịt bò, salad rau củ sốt bơ.
Bữa phụ 3: 1 ly sữa tươi không đường, dưa hấu tráng miệng.
Thực đơn 3
Bữa sáng: 1 bát cháo yến mạch thịt bằm rau củ, 1 quả táo.
Bữa phụ 1: 1 ly sữa tươi không đường, 1/2 quả thanh long.
Bữa trưa: 1 bát cơm, gà kho gừng, canh rau ngót thịt bằm, bông cải xanh xào thịt bò.
Bữa phụ 2: 1 hũ kem caramen.
Bữa tối: 1 bát bún bò Huế, 1 ly nước ép táo.
Bữa phụ 3: 1 ly sữa tươi không đường, bánh quy gừng.
Xem thêm: uống canxi và omega 3 cùng lúc được không
Ăn gì vào con không vào mẹ là trăn trở chung của hầu hết các mẹ bầu, nhất là những mẹ “tập đầu” còn khá bỡ ngỡ trong hành trình thai kỳ này. Mẹ hãy kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh, chú ý thời gian uống sắt khi nào tốt và uống đủ liều lượng mỗi ngày để có thai kỳ an toàn, suôn sẻ.
0 notes
Text
Trái Cây Tốt Cho Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, khi cơ thể mẹ bầu cần nhiều dưỡng chất để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Trong số các loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Hãy cùng tìm hiểu những loại trái cây nào tốt nhất cho mẹ bầu 3 tháng đầu và nên ăn ra sao để tối ưu sức khỏe.
1. Chuối – Nguồn Cung Cấp Kali và Vitamin B6
Chuối là loại trái cây dễ ăn và phổ biến, cung cấp lượng lớn kali, giúp cân bằng điện giải, giảm triệu chứng mệt mỏi và chuột rút cho mẹ bầu. Đặc biệt, vitamin B6 trong chuối còn giúp giảm buồn nôn – triệu chứng phổ biến trong ba tháng đầu thai kỳ.
Cách sử dụng: Mẹ bầu có thể ăn chuối trực tiếp, làm sinh tố chuối, hoặc kết hợp với sữa chua để tăng cường dinh dưỡng.
2. Cam – Bổ Sung Vitamin C Tăng Sức Đề Kháng
Cam và các loại trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ sắt, từ đó giúp giảm nguy cơ thiếu máu – một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, cam chứa chất xơ hòa tan giúp cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón. Là loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu.
Cách sử dụng: Mẹ bầu có thể ăn cam trực tiếp, ép lấy nước hoặc thêm vài lát cam vào nước uống hàng ngày.
3. Lựu – Cung Cấp Chất Chống Oxy Hóa và Axit Folic
Lựu giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Đặc biệt, axit folic trong lựu rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi trong ba tháng đầu. Lựu còn có khả năng cung cấp sắt, giúp giảm nguy cơ thiếu máu.
Cách sử dụng: Mẹ bầu có thể ăn lựu tươi hoặc làm sinh tố lựu để dễ hấp thụ hơn.
4. Táo – Hỗ Trợ Tiêu Hóa và Bổ Sung Vitamin C
Táo là loại trái cây dễ dàng tìm thấy, chứa nhiều vitamin C, kali và chất xơ. Các chất dinh dưỡng này không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện tiêu hóa mà còn cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Cách sử dụng: Mẹ bầu có thể ăn táo trực tiếp, ép lấy nước hoặc kết hợp với các loại trái cây khác làm salad.
5. Nho – Tăng Cường Sức Khỏe Tim Mạch và Giảm Mệt Mỏi
Nho chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate, chất chống oxy hóa và khoáng chất như sắt, giúp giảm mệt mỏi và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Folate trong nho cũng rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh của bé trong giai đoạn đầu.
Cách sử dụng: Nho có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố nho để bổ sung dinh dưỡng một cách đa dạng.
6. Dưa Hấu – Cải Thiện Tiêu Hóa và Giảm Cảm Giác Buồn Nôn
Dưa hấu là loại trái cây nhiều nước, giúp cung cấp độ ẩm cho cơ thể, giảm triệu chứng buồn nôn và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, dưa hấu chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào. Là một trong những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu.
Cách sử dụng: Mẹ bầu có thể ăn dưa hấu trực tiếp, làm sinh tố hoặc chế biến thành nước ép dưa hấu.
7. Bơ – Giàu Axit Béo Omega-3 và Folate
Bơ là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, đặc biệt là axit béo Omega-3, rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra, bơ còn chứa folate, vitamin K và chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Cách sử dụng: Mẹ bầu có thể ăn bơ trực tiếp, làm sinh tố bơ hoặc thêm vào các món salad để tạo hương vị thơm ngon.
8. Đu Đủ Chín – Nguồn Vitamin C và Beta-Carotene Dồi Dào
Đu đủ chín cung cấp nhiều vitamin C và beta-carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ thị lực cho thai nhi. Đu đủ chín còn giàu enzyme papain, giúp cải thiện tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu.
Cách sử dụng: Mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín trực tiếp, chế biến thành sinh tố hoặc kết hợp với sữa chua.
Lưu Ý Khi Ăn Trái Cây Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ
Rửa sạch và gọt vỏ: Luôn rửa sạch và gọt vỏ trái cây trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất có thể gây hại.
Hạn chế trái cây quá ngọt: Những loại trái cây có hàm lượng đường cao như xoài chín, mít cần được ăn ở mức độ vừa phải để tránh tăng đường huyết.
Không ăn quá nhiều: Mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn một lượng vừa đủ, khoảng 200-300 gram trái cây để bổ sung dinh dưỡng mà không lo thừa năng lượng.
Kết Luận
Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và giữ cho sức khỏe mẹ được tối ưu. Các loại trái cây như chuối, cam, lựu, táo, nho, dưa hấu, bơ và đu đủ chín là những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và đa dạng sẽ giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm tại:
Website: babycung.vn
Fanpage: Baby Cưng – Mẹ Bầu Và Em Bé
0 notes
Text
Những điều cần biết về trước khi sinh mổ
Sinh mổ được thực hiện khi mẹ gặp khó khăn khi sinh thường. Vậy trước khi sinh mổ bố mẹ cần lưu ý gì để giúp mẹ "vượt cạn" thành công?
Xem thêm: Những món an vặt cho mẹ sau sinh mổ an toàn lành mạnh
Sinh mổ là gì?
Sinh mổ có thể được hiểu là mổ lấy thai, là một thủ thuật lấy thai nhi từ trong bụng mẹ ra ngoài thông qua vết mổ ở ổ bụng và tử cung của mẹ. Một số mẹ bầu được bác sĩ yêu cầu phải mổ gấp vì không thể sinh thường như:
Cổ tử cung của mẹ bầu không mở để em bé di chuyển xuống bụng mẹ Mẹ bầu mang 2 thai hoặc 3 thai hoặc kích cỡ thai nhi quá lớn Mẹ bầu vỡ nước ối,cạn ối Mẹ nhiễm vi-rut, nhiễm trùng, bệnh mãn tính về tim, gan sẽ ảnh hưởng đến thai nhi khi sinh thường…
Mẹ bầu khi đã lựa chọn sinh mổ lần đầu sẽ có nguy cơ cao phải sinh mổ lần tiếp theo. Ngoài ra, mẹ cũng cần có thời gian nghỉ ngơi dài hơn trước khi bắt đầu thai kì tiếp theo.
Xem thêm: thuốc dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Những lưu ý cho mẹ chuẩn bị sinh mổ
Sinh mổ là một phẫu thuật lớn nên cần sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ cả phía bác sĩ và thai phụ. Dưới đây là những lưu ý cho mẹ bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Khám sức khỏe mẹ và thai nhi
Trước khi mẹ bầu lựa chọn sinh mổ, đầu tiên bố mẹ cần đến gặp bác sĩ hướng dẫn và được kiểm tra sức khỏe của mẹ và thai nhi xem có đủ điều kiện để mẹ sinh mổ hay không. Tránh xảy ra trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm trùng, thiếu máu,bệnh tim hoặc tăng huyết áp…
Lựa chọn bệnh viện sinh mổ hoặc các bác sĩ có kinh nghiệm và thiết bị y tế tốt để có thể đảm bảo ca phẫu thuật an toàn cho mẹ và con
Tâm lí thoải mái
Không ít bà bầu sẽ luôn lo lắng khi chuẩn bị lên bàn mổ và sợ đau, sợ vết mổ to, sợ chảy máu. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, khi sinh mổ sẽ được tiêm giảm đau, khâu thẩm mỹ, chăm sóc vết mổ chuẩn khoa học, đảm bảo an toàn. Do đó, mẹ có thể yên tâm và giữ một tâm lý thoải mái nhất trước khi sinh mổ!
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng
Mẹ bầu cần nhịn ăn trước khi mổ
Trước khi sinh mổ, các mẹ sẽ được các bác sĩ dặn nhịn ăn trước 6 – 8 tiếng đồng hồ và tránh những thức ăn đặc, tinh bột và các loại thực phẩm khó tiêu. Đêm trước ngày phẫu thuật chỉ được uống các loại thức ăn dễ tiêu. Tránh sử dụng nước ngọt, kem; các trái cây như : lê, cam, táo… và các thực phẩm có nhiều chất xơ vì chất xơ cần thời gian tiêu hóa lâu hơn. Cơ thể không tiêu hóa kịp thời sẽ gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật.
Vì sao mẹ phải nhịn ăn trước khi mổ? Bởi trước khi mổ, sản phụ được gây tê, khi dạ dày còn chứa thức ăn, nước uống sẽ dễ xảy ra nguy cơ tai biến trào ngược thức ăn vào phổi gây tắc nghẽn đường thở, làm tăng nguy cơ đột tử và tử vong.
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân
Các mẹ sinh mổ thường phải ở lại theo dõi lâu hơn sinh thường và ít nhất là 5 -7 ngày mới có thể xuất viện, tùy thuộc vào cơ địa nhanh lành vết thương của mẹ bầu. Vì vậy các mẹ cần chuẩn bị đồ dùng sinh hoạt cá nhân của mẹ và bé.
Sinh mổ mẹ sẽ cần thời gian quan sát lâu hơn hoặc khiến sữa mẹ về muộn hơn, có thể lỡ thời điểm bé ti cữ đầu tiên. Do đó, cần chuẩn bị sữa công thức cho bé để tránh bé bị đói.
Không chọn ngày, giờ sinh mổ quá sớm
Ngày nay vẫn có một số gia đình mong muốn con sinh ra ngày đẹp, giờ đẹp và xin bác sĩ mổ sớm hơn hai tuần so với ngày dự sinh. Điều đó sẽ khiến con đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm.
Theo khảo sát, mổ lấy thai chủ động quá sớm khi chưa chuyển dạ làm tăng nguy cơ suy hô hấp ở trẻ cao gấp 2.6 lần so với sinh mổ có chuyển dạ và cao gấp 1.9 lần so với khi sinh thường. Ngoài ra mổ đẻ chủ động sớm còn kèm theo rất nhiều nguy hiểm do thai nhi chưa được phát triển toàn diện! Vì vậy trước khi đề nghị chọn ngày giờ, sản phụ cần tìm hiểu kĩ, lắng nghe tư vấn của bác sĩ để tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra.
Bên cạnh các lưu ý kể trên, mẹ bầu đừng quen chú ý bổ sung sắt đầy đủ nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ và cả sắt và canxi cho mẹ sau sinh. Bởi giai đoạn cuối thai kỳ là thời điểm bé tích trữ sắt cho những tháng đầu đời. Trong khi đó, sau sinh mổ, cơ thể mất nhiều máu hơn và mẹ rất dễ thiếu máu do thiếu sắt. Bổ sung sắt sẽ giúp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, đảm bảo sức khỏe tối ưu cho mẹ và bé!
Trên đây là tổng hợp những điều cần biết về việc sinh mổ cho mẹ bầu. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn và giúp bạn dễ dàng lựa chọn phương pháp sinh con phù hợp với mình.
0 notes
Text
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu Trong 3 Tháng Đầu Thai Kỳ
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, vì đây là lúc các cơ quan và hệ thống chính của bé bắt đầu hình thành. Việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu mà còn đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng, đặc biệt là não bộ, tủy sống, hệ tim mạch và các cơ quan chính. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để đảm bảo thai nhi có điều kiện phát triển tốt nhất.
Các nhóm thực phẩm quan trọng cần bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ:
+ Axit folic: đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 400-600 mcg axit folic mỗi ngày thông qua các thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và trái cây như cam, chuối.
+ Sắt: giúp duy trì sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho mẹ. Mẹ bầu có thể bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, rau cải xanh, đậu phụ và các loại hạt.
+ Canxi: giúp hỗ trợ sự phát triển xương và răng của thai nhi. Mẹ bầu cần cung cấp đủ lượng canxi mỗi ngày từ các nguồn thực phẩm như sữa, phô mai, sữa chua, hạnh nhân và rau bina.
+ Protein: là dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng các tế bào và mô cơ cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung đủ lượng protein từ các thực phẩm như thịt gà, cá, trứng, đậu hũ và các loại đậu.
Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu
Ngoài các thực phẩm cần bổ sung, mẹ bầu cũng cần tránh một số thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi trong 3 tháng đầu:
Thực phẩm chứa nhiều caffeine:Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai. Mẹ bầu nên hạn chế uống cà phê, trà đậm, và nước ngọt có gas.
Thực phẩm tái sống:Thực phẩm tái sống hoặc chưa nấu chín kỹ như sushi, thịt tái, và trứng sống có thể chứa vi khuẩn gây hại như listeria hoặc salmonella, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Thực phẩm chứa nhiều đường và muối:Mẹ bầu cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường và muối, vì chúng có thể gây tăng cân nhanh và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp.
Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm, mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được tư vấn về các loại vitamin và khoáng chất bổ sung thêm như axit folic, canxi, và sắt. Điều này giúp đảm bảo mẹ bầu nhận đủ lượng dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn uống đều đặn với nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng buồn nôn, mệt mỏi thường gặp trong giai đoạn này.
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ bầu cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như axit folic, sắt, canxi, và omega-3 sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện và tránh được các rủi ro về sức khỏe.
0 notes
Link
0 notes
Text
Ruou Vang Castel D Oro
Khám Phá Rượu Vang Castel D'Oro – Nét Đặc Trưng Của Vùng Puglia
Rượu vang Castel D'Oro là một trong những sản phẩm vang đỏ nổi bật của vùng Puglia, miền Nam nước Ý. Được sản xuất từ giống nho Primitivo, rượu vang Castel D'Oro nổi bật với hương vị đậm đà và cấu trúc phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu về rượu vang Castel D'Oro và những điểm đặc biệt của loại rượu này.
1. Giới Thiệu Về Vùng Puglia và Giống Nho Primitivo
Puglia, nằm ở miền Nam nước Ý, là một vùng đất nổi tiếng với điều kiện khí hậu lý tưởng cho việc trồng nho. Với khí hậu ấm áp và đất đai màu mỡ, Puglia đã trở thành một trong những khu vực sản xuất rượu vang hàng đầu của Ý.
Giống nho Primitivo là một trong những giống nho đặc trưng nhất của vùng này. Primitivo có nguồn gốc từ Croatia nhưng đã được người Ý đưa vào trồng tại Puglia từ nhiều thế kỷ trước. Những cây nho Primitivo tại Puglia thường cho ra trái nho chín mọng với hương vị đậm đà và độ ngọt tự nhiên cao. Điều này tạo ra nền tảng lý tưởng cho các loại rượu vang đỏ như Castel D'Oro.
2. Quy Trình Sản Xuất Rượu Vang Castel D'Oro
Quy trình sản xuất rượu vang Castel D'Oro bao gồm các bước quan trọng để đảm bảo chất lượng và hương vị đặc trưng của rượu.
Thu hoạch nho: Nho Primitivo được thu hoạch bằng tay vào thời điểm chín mùi nhất để đảm bảo chất lượng. Việc thu hoạch thủ công giúp chọn lọc những quả nho tốt nhất.
Ép nho và lên men: Sau khi thu hoạch, nho được ép nhẹ để lấy nước và bắt đầu quá trình lên men. Quá trình này thường kéo dài từ 10-15 ngày trong thùng thép không gỉ hoặc thùng gỗ sồi, giúp bảo toàn hương vị và cấu trúc của rượu.
Ủ rượu: Sau khi lên men, rượu vang Castel D'Oro được ủ trong thùng gỗ sồi từ 12 đến 18 tháng. Gỗ sồi giúp phát triển các hương vị phức hợp và làm mềm vị tannin, tạo ra sự cân bằng hoàn hảo giữa hương vị và cảm giác trên vòm miệng.
Đóng chai và ủ thêm: Cuối cùng, rượu vang được đóng chai và tiếp tục ủ thêm một thời gian ngắn trước khi đưa ra thị trường. Quá trình này giúp rượu vang ổn định hương vị và cấu trúc.
3. Hương Vị Đặc Trưng Của Rượu Vang Castel D'Oro
Rượu vang Castel D'Oro mở đầu với một hương thơm phong phú và quyến rũ. Ngay khi mở chai, bạn sẽ cảm nhận được mùi hương của các loại trái cây chín mọng như mâm xôi, anh đào đen và dâu tây. Kèm theo đó là một chút hương thơm của gia vị như tiêu đen và vani, tạo nên một tổ hợp hương thơm đa dạng và hấp dẫn.
Khi nhấp ngụm đầu tiên, dòng vang Ý này mang đến một cảm giác mềm mại và mượt mà trên vòm miệng. Vị trái cây chín đậm đà, chủ đạo là mâm xôi và anh đào, tiếp nối bằng hương vị cay nhẹ của tiêu đen và một chút ngọt ngào của vani. Rượu vang Castel D'Oro Rosso có cấu trúc tannin mịn màng, không quá gắt, tạo nên sự cân bằng hoàn hảo giữa hương vị và cảm giác trên vòm miệng.
Hậu vị của rượu vang kéo dài và ấm áp, để lại dư vị dễ chịu của trái cây chín và gia vị. Một chút vị chua nhẹ nhàng của trái cây kết hợp với vị cay của gia vị và gỗ sồi tạo nên một kết thúc tròn trịa và hài hòa, khiến người thưởng thức muốn thưởng thức thêm nữa.
4. Thưởng Thức Rượu Vang Castel D'Oro
Rượu vang Castel D'Oro nên được phục vụ ở nhiệt độ từ 16-18 độ C để phát huy tối đa hương vị và cấu trúc của rượu. Việc sử dụng ly uống rượu vang có bầu lớn sẽ giúp tăng cường quá trình oxy hóa, giúp rượu "thở" và làm cho hương vị trở nên phong phú và cân bằng hơn.
Kết hợp đồ ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thưởng thức rượu vang Castel D'Oro. Dòng vang đỏ này rất thích hợp để đi kèm với các món ăn đậm đà như thịt đỏ nướng, thịt cừu, phô mai chín, và các món ăn Ý truyền thống như pasta với sốt cà chua và thịt bò.
5. Mua Rượu Vang Castel D'Oro Chính Hãng
Để mua rượu vang Castel D'Oro chính hãng với mức giá hợp lý, hãy đến cửa hàng Rượu Tốt. Cửa hàng cung cấp các sản phẩm vang nhập khẩu chất lượng cao từ Ý và nhiều quốc gia khác.
Cửa hàng Rượu Tốt không chỉ có rượu vang Castel D'Oro mà còn có nhiều loại rượu vang khác để bạn lựa chọn. Hãy ghé thăm cửa hàng hoặc liên hệ qua Hotline để nhận tư vấn và đặt hàng.
0 notes
Text
Những điều cần kiêng kỵ khi mang thai 5 tuần tuổi?
Với những mẹ lần đầu làm “chuyện ấy”, giai đoạn đầu của thai kỳ chắc hẳn sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Mẹ cần chú ý có thai 5 tuần nên kiêng gì để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ?
xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi
Bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ, thai nhi đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là phát triển hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Trong nhiều trường hợp, khi thực hiện khám thai 5 tuần tuổi, các bác sĩ có thể thấy nhịp tim thai của em bé xuất hiện.
Một số đặc điểm phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi cụ thể:
Trong túi phôi hình thành mầm phôi 3 lá (gồm lá phôi ngoài, lá phôi giữa, lá phôi trong). Thai nhi hình thành hệ thống tuần hoàn, nhịp tim của em bé xuất hiện và nhịp tim đập khoảng từ 100 – 160 lần/phút. Các đường nét bắt đầu hình thành rõ ràng trên khuôn mặt. Não phát triển nhanh hơn với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong 1 phút. Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển nhưng chưa xác định được giới tính của thai nhi.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu giảm đau nhức chuột rút
Những điều cần kiêng kỵ khi mang thai 5 tuần tuổi?
Để quá trình mang thai diễn ra an toàn cho cả mẹ và bé, khi khám thai 5 tuần tuổi các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu cần lưu ý tránh những việc sau đây:
Không dùng hóa chất sơn móng tay bởi có thể ảnh hưởng tới chỉ số thông minh của em bé khi chào đời. Không dùng nước hoa hay xịt nước hoa vào cơ thể. Không bê vác vật nặng quá sức trước bụng. Không với hai tay lên trên cao. Không đi giày cao gót mà nên đi dép, giày đế thấp để tránh trơn trượt. Không đi nhanh, không đi xe đường xa mà cần đi chậm rãi, đảm bảo an toàn cho thai nhi. Không tẩy trắng răng bởi thời gian đầu mang thai nướu răng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Không thực hiện vận động mạnh, không làm việc quá sức. Không quan hệ tình dục thường xuyên, mạnh bạo. Không hút thuốc lá, không sử dụng thuốc lá, trà, cà phê, nước ngọt có ga.. Không tắm bồn, xông hơi..
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Mẹ bầu cần kiêng ăn gì khi thai nhi 5 tuần tuổi?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung, mẹ bầu cũng nên tránh một số thực phẩm có hại cho thai nhi như:
Mướp đắng: Ăn quá nhiều mướp đắng có thể khiến mẹ bị co bóp dạ dày và tử cung, tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non. Rau sam: Là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao nhưng có thể khiến tử cung bị kích thích mạnh, tăng tần suất co bóp, gây sảy thai. Rau răm: Ăn nhiều rau răm dễ khiến mẹ bị mất máu, làm tử cung co bóp và tăng nguy cơ sảy thai.
Trong các giai đoạn thai kỳ đặc biệt là thời gian đầu mang thai, mẹ bầu cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng điều độ, lành mạnh hơn. Mang thai 5 tuần mẹ có thể bị ốm nghén và không ăn uống được gì, do đó mẹ nên kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất qua viên uống như sắt, axit folic, DHA, vitamin tổng hợp không gây táo bón chuyên biệt dành cho phụ nữ mang thai để đảm bảo cung cấp vi chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của em bé.
Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không
Có thể trong thời kỳ đầu mang thai, cơ thể mẹ sẽ khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên, chỉ cần bổ sung những thực phẩm lành mạnh cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng trên và giúp con của bạn tăng trưởng và phát triển tốt. Chúc mẹ có thai kỳ trọn vẹn!
0 notes
Text
Tìm hiểu ngay: Mẹ bầu bị tiền sản giật nên kiêng gì?
Tình trạng mẹ bầu bị tiền sản giật là vấn đề lo lắng của các mẹ đang mang thai. Các mẹ băn khoăn không biết mẹ bầu bị tiền sản giật nên kiêng gì và nên ăn gì? Tìm hiểu về tiền sản giật và chế độ dinh dưỡng an toàn với bà bầu bị tiền sản giật ngay trong bài viết này nhé!
1. Bệnh tiền sản giật là gì? Tiền sản giật là giai đoạn trước sản giật với các triệu chứng ở bà bầu gồm tăng huyết áp, protein niệu và sưng phù chân tay. Tiền sản giật thường xảy ra từ tuần 20 cho đến hết thai kỳ, phổ biến nhất là ở tuần 37 nhưng có một số bà mẹ bị tiền sản giật sau khi sinh nở khoảng 48h.
Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của tiền sản giật bà bầu cần đi khám tại các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu của tiền sản giật gồm có:
Huyết áp tăng cao đột ngột Xuất hiện phù nề và cân nặng đột ngột tăng cao Nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao (protein niệu) Giảm tiểu cầu Tăng men gan Mệt mỏi, đau đầu nghiêm trọng Rối loạn thị giác Đau thượng vị Khó thở Buồn nôn hoặc bị nôn Rối loạn nhận thức Đột quỵ (hiếm gặp)
Các triệu chứng của mẹ bầu bị tiền sản giật
2. Tìm hiểu: Mẹ bầu bị tiền sản giật nên kiêng gì?
Mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây tiền sản giật nhưng có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt, bổ sung Magie B6 cho bà bầu sẽ có thể cải thiện tiền sản giật, bảo đảm an toàn cho bà mẹ và thai nhi. Đồng thời bà bầu cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ sắt, ngăn ngừa thiếu máu sắt để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Vậy hạn chế sử dụng thực phẩm không tốt là những thực phẩm nào? Mẹ bầu bị tiền sản giật nên kiêng gì?
Mẹ bầu bị tiền sản giật cần kiêng những loại thực phẩm sau:
Nội tạng động vật: Tim, gan, cật
Các món nhiều dầu mỡ: Mỡ động vật, bơ, các món chiên xào
Gia vị cay nóng: Gừng, ớt, hạt tiêu
Thực phẩm nhiều đường: Mứt, bánh, kẹo
Thực phẩm chế biến sẵn: Mì ăn liền, thịt đóng hộp, giò chả, thịt xông khói,…
Dưa, cà muối, kim chi…
Quả sấy khô
Rượu, bia, đồ uống có ga, nước ngọt đóng chai, thuốc lá
Các món chưa được nấu chín kỹ: Gỏi, tiết canh, trứng trần,…
Cùng với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, mẹ bầu cũng cần được nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần. Nhờ đó có thể kiểm soát các triệu ch��ng và cải thiện tình trạng tiền sản giật. Việc khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng đối với bà bầu, đặc biệt là các bà bầu bị tiền sản giật. Quá trình khám và th��c hiện xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện kịp thời các dấu hiệu tiền sản giật diễn biến thành biến chứng thai sản và có biện pháp can thiệp nhằm đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi.
Bà bầu bị tiền sản giật không nên ăn nội tạng động vật
3. Chế độ ăn tốt cho mẹ bầu bị tiền sản giật Không chỉ cần tìm hiểu tiền sản giật nên kiêng gì, mẹ bầu cũng cần biết chính xác như cầu năng lượng của từng giai đoạn thai kỳ để đảm bảo sức khỏe, giúp cơ thể duy trì và ổn định các hoạt động thông thường.
Nhu cầu năng lượng của mỗi giai đoạn thai kỳ cụ thể như sau:
3 tháng đầu: E = 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 50kcal 3 tháng giữa: E = 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 250kcal 3 tháng cuối: E = 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày + 450kcal Trong đó:
Uống đủ nước: 2-3l/ngày Protein: 15 – 20%, trong đó protein động vật chiếm hơn 50% Chất béo: 20 – 25%, trong đó các axit béo không no chiếm 2/3 Chất xơ: 28g/ngày Glucid: 55 – 60% Muối: 6 tháng đầu dùng ít hơn 6g/ngày, 3 tháng cuối chỉ ăn khoảng 2 – 3g/ngày Vitamin và khoáng chất: Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, axit folic, DHA, … Với những mẹ bầu được chỉ định bổ sung magie và vitamin B6, cần bổ sung theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Viên uống bổ sung magie và vitamin B6 – nhập khẩu Châu Âu chính hãng
>> Tham khảo thêm: Vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu
Trên đây là những thông tin mẹ bầu bị tiền sản giật nên kiêng gì, nhu cầu dinh dưỡng và nhu cầu năng lượng trong từng giai đoạn thai kỳ của mẹ bầu. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung dưỡng chất thiết yếu qua đường uống, lựa chọn sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để được đảm bảo về chất lượng và hiệu quả bổ sung dưỡng chất.
0 notes
Text
Thai 7 tuần có được uống nước mía không?
Nước mía mang đến nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi mới có thai, phụ nữ nên cẩn trọng khi uống bất cứ loại nước nào. Vậy bầu 7 tuần uống nước mía được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây nhé.
Xem thêm: mẹ có biết bầu con gái da đẹp hay xấu
Thành phần dinh dưỡng của nước mía
Trong cây mía, thành phần chủ yếu là đường saccarozơ, ngoài ra mía còn chứa nhiều khoáng chất như canxi, crôm, cô-ban, đồng, magie, mangan, photpho, kali và kẽm. Nước mía không chỉ là nguồn cung cấp chất sắt cho cơ thể mà còn chứa nhiều loại vitamin như A, C, B1, B2,… cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác phytonutrient, protein, chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan.
Các dưỡng chất có trong nước mía đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của nhiều cơ quan trong cơ thể như thận, dạ dày, mắt, tim, đường ruột và cơ quan sinh dục. Sử dụng nước mía đúng cách giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Uống nước mía khi mang thai 7 tuần được không?
Câu trả lời là có, lý do là vì mía thực sự mang đến những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe của mẹ, đồng thời cũng rất tốt cho thai nhi. Cụ thể:
Giảm nghén: Vị ngọt thanh của nước mía có tác dụng kích thích vị giác cho mẹ bầu. Mẹ có thể uống nước mía kết hợp 1-2 lát gừng đập dập cũng giúp mẹ giảm nghén hiệu quả. Giảm táo bón: Trong nước mía rất giàu kali tốt cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy việc uống nước mía sẽ giúp giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa hiện tượng táo bón rất hiệu quả. Cải thiện sức khỏe răng miệng: Nước mía có lợi cho sức khỏe răng miệng bởi nước mía giàu các khoáng chất như canxi và phosphorus, giúp củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Cung cấp năng lượng: Nước mía cung cấp cho mẹ bầu một lượng đường giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Mẹ bầu thường xuyên uống nước mía trong thai kỳ giúp mẹ bầu cải thiện được tâm trạng và tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Tăng cường hệ miễn dịch: Trong thành phần của nước mía chứa chất chống oxy hóa cơ thể cần để xây dựng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Mẹ bầu uống nước mía có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thông thường. Đây cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu hiệu quả, tránh các bệnh lý cảm cúm, cảm lạnh… Làm đẹp da: Nước mía là nguồn cung cấp vitamin C, một chất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, giúp da trở nên sáng tạo và đàn hồi. Ngoài ra, nước mía cũng được cho là có khả năng bảo vệ làn da khỏi tác động có hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: uống sắt và vitamin c cùng lúc được không
Lưu ý khi uống nước mía dành cho mẹ bầu
Như vậy các mẹ mang thai 7 tuần có nên uống nước mía để bổ xung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng với lượng nhất định. Đặc biệt, để tránh những ảnh hưởng không tốt, mẹ bầu nên có những lưu ý sau khi uống nước mía:
Uống nước mía với lượng vừa phải. Uống nước mía quá nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tốt nhất mỗi ngày, bà bầu 7 tuần nên uống nước mía nhiều nhất là 400ml và cũng không nên uống thường xuyên, khuyến khích 1-2 lần/tuần. Thời gian uống nước mía thích hợp nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ. Mẹ bầu nên tránh việc uống nước mía trước khi ăn vì lượng đường trong mía sẽ tạo cảm giác nhanh no, không thèm ăn, ảnh hưởng việc hấp thu dinh dưỡng của thai nhi. Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế uống nước mía. Nên uống nước mía vừa mới xay, không uống nước mía xay lâu hoặc để qua đêm. Hơn nữa, việc uống nước mía quá lạnh rất dễ khiến mẹ bầu lạnh bụng và xảy ra tình trạng khó tiêu.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ cần đặc biệt chú ý tới việc bổ sung các dưỡng chất trong đó sắt và axit folic là bộ đôi dưỡng chất rất quan trọng. Bổ sung đủ axit folic và sắt cho bà bầu giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, đảm bảo sự phát triển toàn diện ống thần kinh của thai nhi. Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu sắt, axit folic kết hợp uống viên sắt và axit folic cho bà bầu trong suốt thai kỳ để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Mang thai 7 tuần uống nước mía được không đã được làm sáng tỏ trong bài viết trên. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết thêm về nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích.
0 notes
Text
Các Loại Trái Cây Bà Bầu Không Nên Ăn Để Tránh Ảnh Hưởng Đến Thai Kỳ
Bà bầu không nên ăn quả gì là thắc mắc của nhiều chị em, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ. Bởi bên cạnh những loại trái cây tốt cho sức khỏe cũng có không ít loại hoa quả mà mẹ bầu nên tránh trong suốt thai kỳ. Vì thế, các mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết ngay sau đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé!
7 loại trái cây bà bầu cần tránh
Trong thời kỳ mang thai, một số loại trái cây có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là 7 loại trái cây bà bầu không nên ăn:
Quả dứa xanh: mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu
Dứa là loại quả ngọt, thơm, chứa nhiều vitamin có lợi cho thai kì tuy nhiên đây là loại quả mẹ bầu không nên ăn nhiều và không nên ăn trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân là chất bromelain có trong quả dứa tươi nếu ăn một lượng lớn có tác dụng làm mềm tử cung, hậu quả là sảy thai hoặc sinh non. Nó cũng gây ra những cơn co thắt tử cung, dễ gây tiêu chảy và dị ứng cho bà bầu. Những mẹ bầu 3 tháng đầu có sức khỏe yếu tuyệt đối không nên ăn dứa nhé. Qua 3 tháng đầu, mẹ có thể ăn dứa, nhưng chỉ nên ăn ít, không ăn quả dứa xanh và không ăn phần lõi quả dứa mẹ nhé!
Xem thêm: bầu 38 tuần an dứa được không
Bà bầu có nên ăn quả đào không?
Đào chứa lượng sắt, protein, kẽm và pectin tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, đào lại nằm trong danh sách những loại trái cây bà bầu không nên ăn nhiều vì tính nóng của loại quả này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường ở bà bầu. Ngoài ra, lông ở vỏ đào rất dễ gây dị ứng, đau họng… Do đó, tuy không nằm trong top những quả tuyệt đối không ăn nhưng bà bầu cũng nên hạn chế ăn đào trong thai kì nhé
Mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh
Đu đủ chín rất giàu các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C và những chất dinh dưỡng khác, giúp ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của giai đoạn đầu thai kỳ như ốm nghén, ợ nóng và táo bón. Trái lại, đu đủ xanh lại là 1 trong 7 loại trái cây mẹ cần tránh ăn trong thai kì. Vây lỡ ăn đu đủ xanh khi mang thai có sao không? Đu đủ xanh là loại trái cây gây sảy thai bởi nó có chứa prostaglandin và oxytocin gây nên những cơ co thắt tử cung, khiến mẹ dễ sảy thai hoặc sinh non nếu ăn nhiều.
Mẹ bầu cần hạn chế ăn quả vải
Thêm 1 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn nữa là quả vải. Ăn quả vải với một lượng nhỏ, có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe các mẹ bầu như tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ cân bằng điện giải, giúp lưu thông khí huyết.
Tuy nhiên, ăn nhiều vải có thể gây ra một số tác dụng phụ như: gây bệnh tiểu đường thai kỳ, xuất huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Những mẹ bầu đang thừa cân, tiểu đường thai kì thì không nên ăn loại quả này nhé.
Xem thêm: uống canxi với nước cam cho bà bầu được không
Quả ổi xanh
Ổi là loại trái cây lý tưởng cho các bà bầu vì cung cấp nhiều vitamin C tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, khi ổi còn xanh lại có cả tính chát nên rất dễ làm bà bầu bị táo bón, nhất là khi các mẹ ăn ổi không gọt vỏ. Những mẹ bầu khó tiêu dễ táo bón thì nên tránh ăn ổi xanh nhé.
Quả táo mèo
Ăn nhiều táo mèo khi mang thai có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non nhất là đối với những mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng. Do đó, táo mèo là loại trái cây được vào danh sách thực phẩm bà bầu không nên ăn, để tránh ảnh hưởng cho mình và thai nhi.
Quả dưa hấu ướp lạnh
Dưa hấu là loại trái cây bổ máu cho bà bầu và giúp cơ thể đào thải độc tố, ngừa táo bón, cung cấp thêm chất xơ. Tuy nhiên, dưa hấu có lượng đường cao nên không thích hợp cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kì. Mẹ nên tránh ăn để hạn chế nguy cơ lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn. Ngoài ra, dưa hấu nhất là dưa ướp lạnh khi ăn dễ khiến mẹ dễ bị tiêu chảy.
Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn trái cây để an toàn cho mẹ
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi mẹ bầu ăn trái cây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:
Ăn trái cây đã chín hẳn nhưng không phải là quá chín vì sẽ bị lên men không tốt cho hệ tiêu hóa. Luôn rửa sạch trái cây trước khi ăn để tránh bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật hoặc nhiễm ký sinh trùng Ăn trái cây ngay sau khi tách vỏ để tránh bị nhiễm khuẩn và giữa được hương vị thơm ngon nhất. Bất kì loại trái cây nào cũng nên ăn với lượng vừa phải. Mẹ ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng dư thừa chất không tốt cho tiêu hóa. Sau khi ăn trái cây nên súc miệng sạch để tránh axit và đường của trái cây làm hỏng men răng. Không ăn trái cây để lạnh vì dễ gây đau bụng. Sau khi vừa ăn cơm xong không nên ăn trái cây ngay. Điều này sẽ gây gánh nặng cho dạ dày và làm dạ dày hấp thu chất kém.
Ngoài việc ăn trái cây để bổ sung vitamin, mẹ cũng nên chú ý lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu để bổ sung các thành phần tạo máu đồng thời bổ sung được vitamin C cho cơ thể.
Trên đây là tổng hợp những loại trái cây không tốt cho mẹ bầu. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các chị em có thêm nhiều thông tin bổ ích và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ.
0 notes
Text
Uống nước ép củ dền khi mang thai được không?
Củ dền là loại rau dễ kiếm, dễ mua với giá thành hợp lý lại đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc sử dụng củ dền cho bà bầu. Vậy thực chất bà bầu uống nước ép củ dền được không?
Xem thêm: thực đơn cho bà bầu thiếu máu
Dinh dưỡng có trong củ dền
Thành phần chủ yếu có trong củ dền là nước. Ngoài ra còn có carb, chất xơ, đường, đạm,… Loại đường có trong củ dền là đường đơn (glucose và fructose). Trong củ dền còn có fructan – một loại carbs chuỗi ngắn, một số người không thể tiêu hóa từ đó sẽ có những triệu chứng tiêu hóa khó chịu. Củ dền có chỉ số đường huyết là 61 – ở mức trung bình nên không có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu vì tổng lượng carb trong mỗi khẩu phần khá thấp.
Chất xơ có trong củ dền đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác như táo bón, nhuận tràng, điều hòa đường huyết…
Vitamin và khoáng chất là những thành phần không thể thiếu khi nói đến củ dền, cụ thể như sau:
Vitamin B9 – Folate: Đây là một loại vitamin nhóm B quan trọng đối với sự phát triển của mô và chức năng tế bào và đặc biệt cần thiết cho quá trình mang thai. Vitamin C: Là chất chống oxy hóa, có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể và sức khỏe làn da. Các nguyên tố vi lượng như: Mangan, kali, sắt… Đây là những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, kali có thể làm giảm mức huyết áp và có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe hệ tim mạch. Sắt thì có nhiều chức năng quan trọng như tham gia vào quá trình vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu đi khắp cơ thể…
Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất
Uống nước ép củ dền khi mang thai được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ uống nước ép củ dền sẽ mang lại những công dụng sau đây:
Hỗ trợ đường tiêu hóa: Trong thời gian mang bầu, mẹ hay gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… Củ dền chứa nhiều chất xơ và có thể giúp sản phụ cải thiện sức khỏe đường ruột tránh gặp những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Thiếu máu: Nước ép củ dền chính là một trong số các loại nước ép bổ máu tốt cho bà bầu. Bởi củ dền có chứa sắt giúp bổ sung máu cho mẹ bầu, cải thiện sức khỏe bà bầu trước và sau sinh. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Trong củ dền có acid folic rất cần thiết cho sự phát triển và hình thành của các mô trong cơ thể. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn xương sống của trẻ phát triển – mẹ bầu nên bổ sung củ dền trong thời điểm này ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh và giảm thiểu nguy cơ gây tật nứt đốt sống. Phòng ngừa tình trạng loãng xương: Khi mang thai, mẹ thường gặp phải tình trạng thiếu canxi. Trong củ dền có chứa canxi và photpho giúp cơ thể ngăn ngừa hao hụt canxi. Điều chỉnh lượng đường máu: Sản phụ thường cảm thấy thèm ngọt trong khi mang thai, tuy nhiên khi cung cấp quá nhiều đồ ngọt sẽ làm lượng đường máu tăng cao đột biến và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nước ép củ dền là loại thực phẩm có vị ngọt và hàm lượng đường thấp nên mẹ có thể bổ sung các món từ củ dền để thỏa mãn cơn nghén mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tăng cường hệ miễn dịch: Củ dền chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, là tấm chắn vững chắc cho sức khỏe con người.
Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất
Mẹ bầu ăn củ dền sao cho tốt?
Dưới đây là lưu ý những điều sau đây khi ăn củ dền:
Mẹ hãy lựa chọn nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không chứa các chất bảo vệ thực vật. Sử dụng những nguyên liệu tươi, sạch giúp đảm bảo được chất lượng và nguồn dinh dưỡng, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn bổ sung nước ép trong thời kì mang thai là điều cần thiết như liều lượng dùng, cách chế biến… Tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trước khi mẹ quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào trong thai kỳ.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống khoa học và cân đối cùng với bổ sung dinh dưỡng qua thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu, DHA, acid folic,… sẽ đảm bảo nhu cầu dưỡng chất tốt nhất cho mẹ và thai nhi.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và dha cho bà bầu
Bài viết này đã giải đáp cho mẹ bà bầu uống nước ép củ dền được không. Mặc dù củ dền mang đến nhiều lợi ích sức khoẻ cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều để tránh xuất hiện tác dụng phụ nhé.
0 notes
Text
Cách giảm đau đầu chóng mặt khi mang thai hiệu quả, an toàn
Tình trạng đau đầu chóng mặt sẽ thường xuyên xuất hiện trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ và có khả năng xuất hiện ở cả 3 tháng cuối thai kỳ. Nó khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.
Vì vậy, nếu mẹ bầu đang gặp tình trạng này, hãy sử dụng một vài biện pháp chăm sóc bầu giảm đau đầu chóng mặt khi mang thai xảy ra thường xuyên dưới đây:
Hạn chế đứng quá lâu trong một thời gian dài, và thay vào đó, ngồi nhiều có lợi hơn đối với mẹ bầu Khi đang ngồi mà cần đứng lên thì phải đứng từ từ, không nên đứng dậy đột ngột Ngồi sẽ tốt hơn so với đứng đứng nhưng mẹ bầu cũng không thể ngồi một chỗ quá lâu, mà thỉnh thoảng hãy đứng dậy và vận động một cách nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu Không nên nằm ngửa trong thời gian 6 tháng cuối thai kỳ, mà thay vào đó hãy nằm nghiêng sang bên trái Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo đầy đủ năng lượng, tránh bị hạ đường huyết vì nó gây ra chóng mặt, choáng váng. Trong khẩu phần ăn mẹ bầu cũng nên hạn chế tinh bột, chất béo, thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt,… Uống nhiều nước để đảm bảo cho cơ thể luôn đủ nước, tránh mất nước, và nhất là khi bị nôn ói Mẹ bầu nên lựa chọn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và không nên mặc quần áo bó. Khi bị chóng mặt kèm theo tình trạng chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần nhanh chóng đi khám ngay ở cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Tuyệt đối mẹ bầu không được tự ý mua thuốc uống vì không những không thể cải thiện được tình trạng này mà còn có khả năng gây hại cho cả hai mẹ con.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo các liệu trình massage bầu để giảm tình trạng đau đầu chóng mặt khi mang thai, cùng với đó là giảm các cơn đau nhức trên cơ thể tại spa chăm sóc bầu uy tín. Đến địa chỉ chăm sóc bầu uy tín mẹ không chỉ được tận hưởng liệu trình massage bầu bao phê giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả mà mẹ bầu còn được tận hưởng bước chăm sóc da cho bà bầu hiệu quả và mẹ còn được tận hưởng bước ngâm chân cho bà bầu bằng thảo dược giúp lưu thông khí huyết và giảm phù nề hiệu quả.
0 notes
Text
Ruou Fume
Cóp nhặt tinh hoa khoáng vị trên bờ biển Nam Úc tuyệt đẹp, rượu Fume Blanc Taltarni mang đến các tín đồ trên toàn thế giới một trải nghiệm thưởng thức thượng hạng. Siêu phẩm vang Úc này được làm từ 100% giống nho Sauvignon Blanc tuyển chọn thủ công từ các nông trường nho của Pyrenees và Lebrina, cho ra đời nước rượu mịn màng và phức hợp hương thơm tươi mát rất đặc trưng.
Hương vị rượu Fume Blanc Taltarni Nước rượu vang Taltarni Fume Blanc có màu vàng rơm bắt mắt và thân rượu medium-body rất vừa vặn dễ dàng cảm nhận ngay khi được rót ra ly. Màn thể hiện vô cùng mãn nhãn của những ly vang trắng mát lạnh này luôn được xuất hiện trong những bữa tiệc bãi biển ngày hè. Nổi bật cùng diện mạo đó là các note hương nồng nàn của gỗ sồi đan xen cùng khoáng vị phong phú. Chúng bung tỏa trong không gian thưởng rượu và có thể được cảm nhận sắc nét bằng khứu giác.
Nhấp một ngụm rượu, các bouquet hương thơm của chanh đào, vỏ cam quýt hòa quyện trong mùi vị mơ mận, đào và xoan đào chín, đem lại sự tươi mát, nhẹ nhàng và tinh tế cho bữa tiệc. Sau cùng, rượu Fume Blanc Taltarni để lại dấu ấn với một hậu vị kéo dài, hàm lượng axit cao vượt trội (6.3g/L) và vị ngọt rất hạn chế. Trên nền vang chát lúc này là phảng phất mùi vị ngầy ngậy của Whipping Cream và bánh mì nướng. Nồng độ 12,5% ABV.
Giá rượu Fume Blanc Taltarni 12,5% Hiện nay, giá rượu Fume Blanc dao động từ 775,000 - 835,000 đồng/chai, tùy thuộc vào số lượng và địa chỉ mua hàng. Với hơn 50 năm truyền thống sản xuất vang, Taltarni là một trong những đơn vị tiên phong tại vùng làm rượu Pyrenees, phía Tây tiểu bang Victoria. Những dòng vang hảo hạng của họ chưa bao giờ khiến khách hàng phải hối hận với quyết định xuống tiền của mình.
Order ngay qua Hotline hoặc ghé thăm cửa hàng Rượu Tốt trên cả nước để được tư vấn cụ thể. Rượu Tốt tự hào là cửa hàng phân phối bia rượu nhập khẩu chính hãng, full giấy tờ kiểm định chất lượng từ bộ Công thương. Với mong muốn phục vụ rượu vang thượng hạng xứng tầm, Rượu Tốt rất hân hạnh được phục vụ quý khách.
Phục vụ và thưởng thức rượu Fume Blanc Taltarni Vang trắng Taltarni Fume Blanc có thể uống được ngay khi rượu còn trẻ hoặc ngon nhất khi để lão hóa trong chai từ 3 - 5 năm sau niên vụ. Các phức hợp hương thơm được bung tỏa mạnh mẽ hơn khi decant rượu từ 2 - 3 tiếng trước khi thưởng thức. Phục vụ vang trắng Sauvignon Blanc ở nhiệt độ từ 7 - 9 độ C. Nếu bạn bỏ chai vang trong ngăn mát qua đêm, nhiệt độ ngày hôm sau có thể xuống tới 3 độ C. Tuy nhiên, lưu ý không nên lấy rượu ra khỏi tủ làm mát quá sớm trước khi uống. Thưởng thức vang trắng Riesling trong các dáng ly bầu chữ U.
Việc kết hợp món ăn cùng rượu Fume medium-body có ủ sồi cũng có rất nhiều sự lựa chọn. Các món hải sản tươi sống luôn là những gợi ý hàng đầu như sushi nhím biển, hàu tái chanh, tôm càng Langoustines nướng phô mai, cá hồi áp chảo sốt bơ tỏi, nộm mực chua cay, ốc hương hấp cốt dừa, sò huyết xào, tôm ghẹ hấp xả, sushi cá hồi, gỏi sứa ngó sen,...
Sản xuất rượu Fume Blanc Taltarni Victoria Niên vụ 2022 chứng kiến vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 2 đến hết tháng 3 với lượng mưa thấp kỷ lục, một điều kiện vô cùng lý tưởng để tối ưu độ chín của trái nho. Sau khi được hái xuống, nho được giữ cả chùm và vận chuyển trực tiếp đến bộ phận máy nghiền ngay trong ngày để giữ được hương vị đặc trưng của trái nho tươi và hàm lượng axit hoàn toàn tự nhiên. Sau khi được nghiền nát, làm mát và sang thùng, nước ép nho bắt đầu quá trình lên men tự nhiên.
Rượu vang lúc này sẽ được chuyển vào các thùng gỗ sồi Pháp lớn để hoàn thiện quá trình lên men. Việc lên men trong thùng sồi ở nhiệt độ thấp giúp tập trung hương vị và cân bằng nhiều chỉ số cần thiết.
Giới thiệu về nhà sản xuất rượu Fume Blanc Taltarni Vườn nho Taltarni được thành lập vào năm 1969 và thuộc quyền sở hữu của John Goelet - hậu duệ trực hệ của nhà Guestier. Đây là gia đình buôn rượu có tầm ảnh hưởng bậc nhất tại Bordeaux thời bấy giờ. Goelet đã một mình tìm thấy và mua lại điền trang Taltarni.
Ban đầu, nơi đây vẫn chủ yếu canh tác các giống nho gốc Bordeaux như Cabernet Sauvignon, Cabernet Franc, và Merlot. Nhưng ngay sau đó, họ nhanh chóng phát triển các giống nho trắng như Sauvignon Blanc, Chardonnay,.. cho phép nhà sản xuất ra mắt các dòng sản phẩm với nhiều phong cách khác nhau.
#wine #winelover #vanguc #RuouFume #ruoutot
0 notes
Text
Cần làm gì để ngăn ngừa bà bầu bị sảy thai?
Sảy thai là điều không ai mong muốn, thế nhưng thống kê có tới 10 - 15% trường hợp mắc phải tình trạng này, trong đó các trường hợp xảy ra trước 12 tuần thai chiếm tới 80%. Những lưu ý tránh sảy thai mẹ bầu nên nhớ sau đây sẽ giúp ích cho các mẹ trong hành trình mang thai sắp tới.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Nguyên nhân sảy thai giai đoạn sớm
Một số lý do khiến thai kỳ kết thúc sớm là:
Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi: Phần lớn nguyên nhân gây sảy thai tự nhiên xuất phát từ bất thường nhiễm sắc thể của phôi thai, khiến phôi thai không thể tiếp tục phát triển như thai kỳ khỏe mạnh bình thường. Mất cân bằng hormone: Hormone có một vai trò cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Ví dụ như hormone progesterone có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung, nếu cơ thể của mẹ không đủ progesterone thì nhau thai sẽ dễ bong và dẫn đến sảy thai. Bất thường về nhau thai: Nhau thai được ví như một bộ máy vận chuyển các chất dinh dưỡng từ người mẹ đẻ nuôi dưỡng cơ thể thai nhi, cầu nối liên kết giữa mẹ và con,… Chính vì vậy, nếu nhau thai gặp phải bất cứ vấn đề gì thì thai nhi có cũng có nguy cơ sảy thai cao. Mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia: Nếu trong thai kỳ, mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích thường xuyên thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao hơn những mẹ có lối sống lành mạnh. Mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe: Việc mẹ bầu bị bệnh khi mang thai, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp khi mang thai, lupus, bệnh thận và các vấn đề với tuyến giáp,… có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Xem thêm: uống canxi với nước cam được không
Cần làm gì để ngăn ngừa bà bầu bị sảy thai?
Bà bầu bị sảy thai là tai biến đau lòng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Ai cũng có nguy cơ và nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà không báo trước. Vì vậy, thay vì lo lắng, mẹ bầu hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa:
Ăn uống đúng cách
Mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì cơ thể mới khỏe mạnh và đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Ngược lại, nếu bổ sung dinh dưỡng sai cách sẽ tác động xấu đến sức khỏe mẹ bầu, làm tăng nguy cơ sảy thai.
Trong cả thai kỳ, mẹ bầu chỉ nên tăng trung bình khoảng 10 đến 12kg. Nếu ăn uống quá nhiều, nhất là những chị em mang thai trong tình trạng thừa cân, có thể dẫn đến tăng cân quá nhiều dễ gây tiểu đường thai kỳ và làm tăng nguy cơ sảy thai. Mặt khác, những trường hợp kiêng khem quá mức sẽ dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, đặc biệt là một số nhóm dưỡng chất quan trọng như sắt, axit folic và các loại vitamin cũng như khoáng chất,… có thể dẫn tới dị tật thai nhi và sảy thai.
Ngoài ra, mẹ nên kiêng ăn đồ tái sống, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn, quá ngọt, ăn thức ăn nhanh. Thói quen ăn uống không tốt kéo dài có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai.
Xem thêm: uống canxi và axit folic cùng lúc được không
Không được hút thuốc, uống rượu bia
Hút thuốc, uống rượu bia là một trong những nguyên nhân có thể gây sảy thai. Do đó, những chị em chuẩn bị mang thai và đang mang thai tuyệt đối không tiếp xúc với các loại chất kích thích này. Hút thuốc không chỉ hại cho phổi của người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh. Ngay cả những gia đình có người thân khác của sản phụ hút thuốc cũng nên bỏ thói quen này để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con.
Khám thai định kỳ đúng lịch
Chị em có các chứng bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim cũng làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, nếu chị em đang gặp phải những bệnh này nên nhờ bác sĩ khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai đồng thời khám thai để theo dõi sức khỏe thật sát sao trong thai kỳ. Nếu sức khỏe mẹ không tốt sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến sảy thai và không tốt cho thai nhi lẫn thai phụ.
Khám thai đúng lịch còn giúp các mẹ theo dõi được sự phát triển của em bé trong bụng, đây cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ hiệu quả.
Tập luyện phù hợp
Tập thể dục là thói quen rất tốt để tăng cường sức khỏe, tránh nguy cơ sảy thai. Trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên thực hiện tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức bền, nâng cao hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn những bài tập phù hợp và tập đúng cách mới mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh tập luyện quá sức các mẹ nhé.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ
Những loại thuốc trị có thể chứa những dược liệu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, chị em đang mang thai phải hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc uống. Chị em cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang mang thai để có đơn thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào!
Với những viên uống bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu trong thai kỳ, cần lựa chọn loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu, axit folic, canxi, … chuyên biệt cho bà bầu, chọn sản phẩm uy tín, chính hãng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng!
Mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên, các mẹ đã biết thêm những lưu ý tránh sảy thai mẹ bầu nên nhớ. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thai kỳ, hãy tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, để xác định chính xác vấn đề đang gặp phải cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời nhất, nhằm đảm bảo điều tốt nhất cho cả thai phụ và thai nhi.
0 notes
Text
Đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới làm ngay cách này!
Có nhiều nguyên nhân gây đi tiểu thường xuyên, từ nhẹ đến nặng. Xử lý cũng khác nhau và cần được điều chỉnh theo nguyên nhân. Do đó, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân của việc đi tiểu nhiều lần để có thể tiến hành điều trị thích hợp.
1. Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới
1.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là nguyên nhân phổ biến nhất của việc đi tiểu nhiều lần trong ngày ở nữ giới. Tình trạng này xảy ra khi không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu từ hậu môn vào niệu đạo do 2 bộ phận này gần nhau.
Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây viêm cản trở khả năng giữ nước tiểu của bàng quang. Các triệu chứng điển hình đi kèm với nhiễm trùng tiểu là sốt và đau ở vùng bụng dưới hoặc thắt lưng.
1.2. Bàng quang hoạt động quá mức
Bàng quang tăng hoạt hay bàng quang hoạt động quá mức xảy ra khi bàng quang co bóp quá mức mặc dù chưa đầy nước tiểu. Kết quả là những người mắc chứng này thường xuyên buồn tiểu.
Ngoài việc đi tiểu thường xuyên, bàng quang hoạt động quá mức được đặc trưng bởi cảm giác muốn đi tiểu khó trì hoãn và thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
1.3. Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận thường xảy ra do nhiễm trùng bàng quang lan đến thận. Triệu chứng nhiễm trùng thận thường xuất hiện hai ngày sau khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn.
Các triệu chứng mà những người bị nhiễm trùng thận gặp phải bao gồm đi tiểu thường xuyên, sốt, đau lưng và cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
1.4. Sỏi thận
Đi tiểu thường xuyên có thể là triệu chứng của bệnh sỏi thận. Ngoài việc đi tiểu thường xuyên, các triệu chứng xuất hiện ở bệnh nhân sỏi thận là buồn nôn và nôn, đau bụng dưới , tiểu ra máu và nước tiểu có màu đục.
1.5. Mang thai
Trong ba tháng đầu, bà bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này xảy ra vì tử cung đang phát triển có thể gây áp lực lên bàng quang.
Ngoài tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn trong tam cá nguyệt thứ ba. Tình trạng này xảy ra do đầu của em bé đã lọt vào khung xương chậu nên có thể đè lên bàng quang.
1.6. Bệnh tiểu đường
Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường Điều này xảy ra bởi vì cơ thể cố gắng loại bỏ glucose không sử dụng trong máu qua nước tiểu.
1.7. Tác dụng của thuốc lợi tiểu
Việc sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm mục đích loại bỏ chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp hoặc tích tụ chất lỏng trong cơ thể sẽ được bài tiết qua nước tiểu.
Do đó, dùng các loại thuốc này có thể làm tăng tần suất đi tiểu.
1.8. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là một bệnh nhiễm trùng túi thừa, là những túi hình thành dọc theo thành ruột già. Viêm túi thừa được đặc trưng bởi đau ở vùng bụng dưới bên trái, đi tiểu thường xuyên, tiêu chảy và chảy máu từ hậu môn.
Ngoài một số bệnh lý trên, đi tiểu nhiều lần còn có thể do rối loạn thần kinh, đột quỵ, rối loạn lo âu …
2. Cách chữa đi tiểu nhiều lần tại nhà
Cách chữa đi tiểu nhiều lần nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể cho thuốc kháng sinh, chẳng hạn như fosfomycin trometamol và nitrofurantoin.
Trong khi đó, việc xử lý tình trạng đi tiểu thường xuyên do bàng quang hoạt động quá mức có thể được hỗ trợ bằng các mẹo sau:
Đào tạo bàng quang
Bạn có thể huấn luyện bàng quang của mình để kiểm soát việc đi tiểu. Bạn có thể thực hiện bài tập này trong khoảng 12 tuần. Mục đích là để luyện cho bàng quang giữ nước tiểu lâu hơn. Bằng cách đó, tần suất đi tiểu có thể trở lại bình thường.
Thực hiện bài tập Kegel
Các bài tập Kegel có thể tăng cường các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo để chúng có thể làm giảm cảm giác muốn đi tiểu. Kiểm soát bàng quang có thể được thực hiện bằng các bài tập tập trung vào các cơ vùng chậu. Thực hiện các bài tập Kegel trong 5 phút 3 lần một ngày.
Đặt chế độ ăn kiêng
Để giảm cảm giác muốn đi tiểu, bạn nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích bàng quang hoặc lợi tiểu. Thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffein, chất làm ngọt nhân tạo và thực phẩm cay có thể làm tăng nhu cầu đi tiểu.
Vì vậy, bạn nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống này. Thay vào đó, hãy bổ sung đầy đủ chất xơ và uống nước, nhưng tránh uống nhiều trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần có thể khác nhau và cách điều trị không giống nhau. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp triệu chứng đi tiểu nhiều lần. Có như vậy mới xác định được nguyên nhân và xử lý thích hợp.
Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy liên hệ hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia của Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh tư vấn bạn nhé!
0 notes