#Bà bầu ngủ nhiều 3 tháng đầu
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tại sao bà bầu ngủ nhiều 3 tháng đầu?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai nhiều mẹ lại ngủ rất nhiều so với bình thường, cảm thấy ngủ bao nhiêu cũng không thấy đủ, đặc biệt ở mẹ bầu 3 tháng đầu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không
Tại sao bà bầu ngủ nhiều 3 tháng đầu?
Theo các chuyên gia sức khỏe, có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai ngủ nhiều hơn bình thường có thể do:
Do sự thay đổi hormone thai kỳ: Như các mẹ đã biết, khi mang thai cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi trong đó là hệ thống các loại hormone thay đổi rất lớn. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, lượng hormone progesterone tăng sinh mạnh mẽ, đây cũng là thủ phạm chính gây ra cơn buồn ngủ ở nhiều mẹ bầu. Bên cạnh đó, bà bầu ngủ nhiều trong 3 tháng đầu cũng có thể là một trong các kiểu nghén khi mang thai – nghén ngủ. Ngoài ra, khi mới mang thai các cơ quan như tim, thận,… hay cả các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể thai phụ cũng hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường. Như vậy, mẹ bầu rất dễ bị mệt mỏi và buồn ngủ. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp thai phụ giải quyết mọi muộn phiền, mệt mỏi và cũng là cách phục hồi năng lượng nhanh chóng.
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Bà bầu ngủ nhiều ảnh hưởng như thế nào?
Nếu bà bầu chỉ lo ngủ mà không chú ý đến việc vận động thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.
Ngủ quá nhiều khiến mẹ không muốn ăn hoặc thời gian ăn uống bị xáo trộn dẫn đến việc bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ gặp khó khăn. Tăng nguy cơ mắc chứng thuyên tắc mạch phổi bởi vì nằm lâu sẽ tạo điều kiện cho khối máu ở tĩnh mạch dưới chân di chuyển lên tĩnh mạch phổi và có thể gây tắc nghẽn. Mẹ bầu ngủ nhiều sẽ dần đến ít có thời gian vận động và thể dục từ đó gây cứng khớp và cơ, khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn. Ngoài ra, bà bầu ngủ nhiều làm mức đường huyết tăng lên dễ dẫn tới đái tháo đường thai kỳ. Không chỉ thế, việc vận động không thường xuyên còn làm sức bền của mẹ bị giảm sút, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi vượt cạn. Mẹ bầu ngủ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ hơn so với những mẹ có chế độ ngủ điều độ khoa học. Xem thêm: canxi nào không gây táo bón cho bà bầu
Bà bầu ngủ như thế nào để tốt cho sức khỏe
Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé thì bà bầu nên dành thời gian cho giấc ngủ từ 7-9 tiếng vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Đặc biệt trong giai đoạn bà bầu buồn ngủ nhiều 3 tháng đầu, để hạn chế tình trạng này và phòng ngừa nguy cơ thuyên tắc mạch phổi, cứng khớp cần lưu ý những vấn đề như:
Khi mang thai, mẹ bầu nên duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya, dậy quá muộn hay ngủ bù vào hôm sau. Mẹ cũng đừng bỏ qua giấc ngủ ngắn buổi trưa bởi đó là thời gian quý giá giúp mẹ phục hồi sức khỏe. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ hormone progesterone tăng nhanh làm cơ thể mệt mỏi hơn nên mẹ đừng lo lắng khi cho phép bản thân được ngủ nhiều hơn một chút tuy nhiên đừng ngủ quá nhiều so với mức bình thường. Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát, dễ chịu. Mẹ nên tránh sử dụng điện thoại, máy tính hoặc xem ti vi sát giờ đi ngủ. Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường rau xanh và các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh tiểu đêm. Có chế độ vận động, tập luyện thể dục phù hợp, điều này sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn và xương khớp dẻo dai hơn. Mẹ nên vận động phù hợp và tránh tập luyện quá sát giờ đi ngủ. Khi mang thai, nếu cơ thể mẹ bị thiếu hụt các dưỡng chất như sắt, canxi, magie, vitamin B6 cũng có thể gây mệt mỏi và buồn ngủ hơn. Nếu thấy các dấu hiệu của việc thiếu chất, đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi, thiếu magie B6, … cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch bổ sung kịp thời nhé!
Xem thêm: sau khi uống canxi không nên ăn gì
Tóm lại, nghén ngủ khi mang thai không phải hiện tượng bất thường, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều sẽ kéo theo những vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé. Bằng cách áp dụng những lời khuyên bên trên và ưu tiên chăm sóc bản thân, mẹ bầu có thể giảm nguy cơ nghén ngủ để tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.
0 notes
meowww-dieng · 10 months ago
Text
Tumblr media
Post hơi dài, nếu ai có đọc đc, cho tui xin 1 cái ôm tự nhiên đc ko?
Sau sinh hay có Hội chứng mất ngủ sau sinh thế và tui ko trượt phát nào luôn. Kiểu rất mệt nhưng con nó quằn cho mệt hơn càng khó vào giấc. Rùi khi đã ngủ đc lại vô cùng khó để dậy haizz
Dạo này tui rất buồn vì chồng tui á, con thì đỡ lo hơn rồi vì tụi này ko bao giờ ngừng lo, nên cx quen. Trước kia zk ck tình cảm bao nhiêu có con vào tự nhiên mấy thứ cơ bản bị quên đi như ôm hun dỗ dành cái biến mất liền.
Lúc bầu bí bụng tui nó to ra thì cx hơi vướng ko nằm ngủ ôm đc, tui phải dùng chiếc gối cho bà bầu để nó đỡ bụng. Vậy là zk ck tui ko ôm nhau ngủ suốt 9 tháng 10 ngày, mặc dù tui thích điều đó lắm, tui muốn ôm ngủ, dù làm mẹ nhưng tui vẫn là "em bé" mà 🥹 nhất là bầu cx nhạy cảm và thèm đc ôm an ủi, ôm cho hết quạu. Ck tui thì lúc nào cx ngủ trước tui :)
Nhưng rồi tui có nói chuyện vs 1 chị cx bầu và sinh gần ngày cùng, chị ấy kể 2 zk ck vẫn ôm nhau ngủ bthg, trừ những hum chị ấy đau lưng quá cần đến chiếc gối đỡ thì mới ko ôm ngủ đc thui chứ ko ôm ck ko ngủ đc, làm tui cx ghen tị.
Đến lúc sinh con thì lại kêu vướng con phải chăm nên quên mất. Tui cx ok. Ck ngủ trc tui say sưa, có hum tui tắc sữa phát sốt đau mình mẩy hết người gọi ck ngủ ngay bên cạnh mà ko đc, tui mệt mỏi khóc ướt hết gối, sụt sùi vì đau đầu, sốt mà ck chỉ ngủ ko gọi đc, tui ko bao giờ quên đc đêm hôm ấy làm tui buồn như nào.
Có vài lần tui đặt con nằm rìa để vk ck tui nằm cạnh cho thoải mái, con cx đã ngủ đêm ổn r. Vậy mà ck tui cx ko thèm ôm tui ngủ lấy 1 cái 🥹 đến nỗi mà tui vã quá tui ôm ổng trc mà ổng cx ko thèm ôm lại tui...và ổng lúc nào cx ngủ trc, nên ko bao giờ bít tui tủi thân khóc như nào, có những cơn đau ngực ra sao, con dậy phải vỗ về trấn an nó đi ngủ. Hnao tui mệt quá muốn ngủ kêu ổng dậy bế con dỗ nó vào giấc lại đi thì ổng đâu có biết dỗ đâu, con bé càng khóc thét hơn, vẫn là tôi phải dậy, biết thế rồi tui dậy ngay từ đầu dỗ nó tẹo cái xong, nh tui cx mệt lắm muốn lười 1 đêm... nhưng ko lười nổi...
Sau đó tui nảy ra 1 ý khác là để sẵn cái thảm ngủ của con ra rìa để tui nằm giữa, thế nào đến giờ ck đi ngủ ổng để lại cái thảm ra giữa luôn, thế là bọn tui lại bị ngăn cách. Tui nói thẳng vs ck là em cố ý để vậy rùi mà anh còn để cái thảm vô lại, ck nói tại zì vướng con mà, khó nằm ôm đc ?! Thui từ giờ để vk ck mình nằm ôm nhau cho con ra rìa.
Rồi là ôm nhau zữ chưa? Ổng quên lời ổng nói rùi, tui vẫn chẳng nhận đc cái ôm nào.
Ck lo công việc, tui lo con, chẳng có điểm gì chung giữa chúng tôi cả. Bữa nọ 2 zk ck đi xem film Mai, tui cx thấy có khoảng cách rùi, thấy mọi thứ ko còn như trc nữa, cảm xúc đã thay đổi nhiều rùi, còn chẳng dựa vào nhau gác đầu, cứ thế ăn bỏng uống nước ngồi xem từ đầu đến cuối, đoạn nào cười thì cười đoạn nào sến sến bỗng nhiên thấy nổi cả da gà.
Cam nhà tui bỗng 1 ngày bỏ bình và tui đang nhờ bà nội tập cho ti bình lại. Vậy là đêm lúc nào tui cx phải dậy 1-2 cữ thậm chí là 3-4 để cho em ti. Ko như trc kia đêm tui có thể nhờ ck dậy pha sữa bế con cho nó ăn rùi t ngủ đc giấc. Tui cx chấp nhận kiên trì bế con ti vừa ti vừa ngủ gật chả đc cái giấc nào trọn vẹn, ổng đc ngủ ngon, tui cx nghĩ thui cho ổng nghỉ để ổng còn đi làm, chỗ làm xa, cviec thì cần tỉnh táo nên đêm lúc nào cx chỉ có tui dậy lọ mọ thay bỉm cho con ăn, đợt này con tui cx đỡ hơn rùi.
Có hum đêm tui bế con vì nó quấy quá, tui ko lấy đc đ��, nhưng ổng cx mới ngủ thui, tui gọi ổng dậy để lấy giúp tui mà mãi ông ko nghe thấy. Tôi đạp cái vì tay còn phải bế con, bảo là sao nay ngủ sớm thế. Ổng quay ra cáu vào mặt t bảo: "đang ngủ cứ gọi gọi gì ĐANG NGỦ" rồi ngủ tiếp luôn mặc kệ 2 mẹ con. Khoảnh khắc ấy tui có chút hối hận, hối hận vì sao có thể lấy phải người tồi tệ như vậy.
Thực ra khách quan mà nói như vậy cx chưa đến nỗi tệ, nh người đón nhận điều đó là người vợ lại vô cùng tệ.
Tui cz tức và buồn, buồn nhiều hơn. Tui cx chả nghĩ gì nữa, tui cứ sống thật. Tui ghét ck nhiều hơn, thấy ck rất vô dụng, tui tự làm đc mọi thứ, chẳng cần nhờ vả gì nữa. Có hum tui nhìn cx tức thế là ck đang ngủ ngon tui tát cho cái để dậy lấy đồ cho con hộ tui vì nó quấy. Ck dậy tức lắm, chắc nhìn tui trông cx ghét hẳn và luôn doạ rồi có ngày vũ phu cho :)
Tui thèm đi làm, đi làm để khỏi phải nghĩ nhiều hay ở nhà trông ngóng ck về, nh đi làm rồi thì sẽ lo lắng cho con.
Tui thỉnh thoảng ghen tị với những người bạn của tui. Con theo bố, bố bế khéo chăm con ngoan, mẹ chẳng phải làm gì, luôn yêu chiều con và vk. Tui biết ko nên so sánh như vậy vì t biết ck cx rất vất vả để làm việc nọ việc kia, cx cố gắng vì con nhưng lúc tui cần thì ổng chẳng giúp đc việc gì cả. Như kiểu dỗ con hộ t ổng ko làm đc, hay những việc đơn giản như dọn dẹp, cách chăm con bthg t làm mỗi ngày lù lù ra đấy ko biết để ý đỡ đần tui, vật lộn vs con rất cực, rất khổ tâm chỉ muốn gào lên một trận là: "Mày có im đi kooooooo, mày khóc nữa tao ném mày đi giờ đấyyyyy, tao đang cố gắng làm rồi đâyyyyy" nhưng lại chịu đựng thêm chút, thỉnh thoảng tét đít con hư, thỉnh thoảng cáu xíu rùi lại hôn hít con...
Ôm ấp đã kiệm rùi thì việc vk ck cx đừng có nghĩ đến thường xuyên hay zui zẻ ko, không nha! Chán chẳng buồn nói thêm.
Thậm chí khi tui có khúc mắc gì, ổng chẳng bao h bênh tui, dù chỉ 1 câu.
Lấy ck hơn 1 năm rùi nhưng tui vẫn ko quen đc hay hoà hợp đc vs nếp sống nhà ck. Tui quen ở nhà đc ăn nhạt, mẹ nấu ngon hay thỉnh thoảng nghĩ ra món j làm là sắn tay làm thể hiện cho bố mẹ lun. Còn ở đây mẹ ck tui nấu rất mặn và nhiều dầu mỡ ko tốt cho sk, tui cx góp ý rùi mà chắc bà quên. Cho nên nhiều khi ăn uống tui rất chán, thậm chí có những bữa ko có nổi 1 đĩa rau luộc, tui thèm rau, rau luộc thanh đạm, chứ ko đòi hỏi j sơn hào hải vị. Nhiều khi tui muốn tự nấu cơm cho 1 mình mình ăn thui, theo kiểu của tui, đơn giản thanh đạm mà đầy đủ chất. Tui đã từng nấu kiểu của tui cho cả nhà ăn nhưng đều có vẻ ko hợp lắm, đồ tui nấu đều thừa cả. Tui ko ăn đc đồ để tủ lạnh chiên đi chiên lại hay để quá lâu vì bụng dạ tui nhạy cảm lắm, nó đau bụng liền. Đã mấy lần mẹ ck tui nấu đi nấu lại rùi đồ ăn cất tủ lạnh để cả tuần liền bừa phứa, tui ko biết cứ ăn rồi lại đau bụng. Tui bầu và cho con bú dính bn chưởng rồi, vậy mà bà chả bao h để ý đến chế độ ăn của tôi. Tui thực ra cx ko đòi hỏi và cx chẳng muốn bàn đến, vì tôi biết phận tui con dâu ko thể thay đổi đc 1 bản ngã đã hình thành từ quá lâu.
Tui ko dám kể vs bố mẹ mình tui ăn uống ntn ở đây, chỉ bảo ăn mặn thui. Còn thói quen của tui bme tui cx biết tui ko bao h ăn lại đồ trong tủ lạnh trừ khi là thịt băm hấp lại hoặc thịt đông. Cùng lắm tui chỉ ăn lại 1 bữa hoặc phải chế biến kỹ lại. Tui mà kể ra ko có món rau luộc cho tui chắc bme tui buồn lắm. Vì ở nhà bme tui ăn uống rất khoa học, ăn nhạt, tuyên truyền con cái về sức khoẻ, đốc thúc tập thể dục, giúp đỡ tui trong việc giữ gìn sức khoẻ. Mặc dù tui chỉ thực hiện đc 70% thui nh bme cx mừng rùi vì thực ra ko thể bắt con theo bme 100% đc, vẫn phải có khẩu vị yêu thích riêng như trà sữa, gà giòn, chè cháo linh tinh, đồ ăn vặt,...
Tui nhớ cảnh sinh hoạt ở nhà tui lắm, tui thèm ăn cơm vs bme, tui thèm rau luộc 😭 thèm ăn cơm mẹ nấu và thèm cả thịt băm của e Văn 😭
Nhiều khi chẳng ưng cái bụng ăn tui lại muốn ăn ngoài, cơm đường cháo chợ cho xong chứ ngồi ăn cùng bme ck, ck và em ck tui cho qua bữa.
May là tui lấy ck gần. Tui còn đc chơi va Bob.
Ở nhà ck tui chỗ nào cx bầy bừa ko đc gọn gàng, tui có muốn dọn cx ko dọn nổi, ai bầy ng đó dọn chứ 🥲 tui bầy tui sẽ dọn. Ở nhà tui gọn gàng quen r, bầy cx lắm nhưng cx ngăn nắp, từ bát ăn cho đến phơi quần áo, chỗ học hành làm việc, ko đến nỗi OTD nhưng sáng sủa con mắt. Ở đây, mn phơi quần áo cx nhăn nhúm hết cả tui nhìn rất bực, ko duỗi đồ ra, cứ thế phơi, hỏng hết quần áo😔 mẹ ck tui vs em ck tui phưi đồ cho cháu lúc mà rui bạn cứ rúm ró hết cả khăn lại, quần áo có mắc thì ko dùng cho thẳng quần áo cứ lấy kẹp kẹp vào lung tung hết cả. Tui mua mắc treo đồ cho con mẹ ck tui mang lên tầng 3 để treo đồ của ông bà :)
Đã quá muộn rồi mà tui vẫn chưa ngủ đc, con đã dỗ mấy làn rùi, ck vẫn ngủ. Thấy cảnh này mỗi ngày lặp đi lặp lại tui đều rất chán. Nhưng chưa có gì kéo tui ra khỏi nỗi buồn ấy, cho nên dạo này tui đã chia tay vs ck rùi, ko nói chuyện chia sẻ gì hết, cx chẳng nhắn tin gì, vì tui chán, chán cãi nhau, chán ck nhiều rồi.
Ước j đc ở vs bố mẹ mãi, bố mẹ sẽ kéo tui ra khỏi bùn lầy, như việc động viên tui tập thể dục, cho tui đi du lịch và để tui đc làm điều mình thích.
Bái bai, đến đây quá dài rùi, tui phải ngủ để chăm em bé tiếp đây...
10 notes · View notes
nhathuocnamdominhduong · 10 months ago
Text
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu chỉ là dấu hiệu của thai kỳ hoặc cũng có thể là một trong những triệu chứng cảnh báo suy giảm sức khỏe khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ trong giai đoạn này, nhưng phổ biến nhất là do thay đổi hormone để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Vậy làm cách nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
https://dominhduong.org/ba-bau-mat-ngu-3-thang-dau-16297.html
Tumblr media
6 notes · View notes
writetomesblog · 1 year ago
Text
Anh trai lớn 4 tuổi tình cảm của mẹ
Con tôi đứa nào cũng trộm vía rất dễ và đáng yêu, tụi nó trong tháng hay đã ra tháng, những tháng đầu tiên, những năm đầu đời không hề khóc lóc, hay cười, dễ chịu, hay cười, ai bế cũng được, không bám hơi mẹ dù mẹ ẵm bế thường xuyên.
Đến khi con tôi thậm chí lên 3 tuổi, vẫn không hề bám mẹ như những em bé khác, có lẽ vì xung quanh là ông bà chăm sóc, thương yêu, em bé có thể chơi với ai cũng được. Có đợt tôi phải đi công tác Hàn Quốc hơn 1 tuần, em bé ở với ông bà nội, ba cũng chỉ qua thăm cuối ngày chứ không về ngủ với ba, khi tôi call video cho con, em bé cũng chỉ biết là mẹ vậy thôi chứ không đòi không khóc bao giờ, nhiều khi còn không thèm nói chuyện với mẹ vì muốn chơi.
Đến khi tôi có bầu em bé thứ 2, anh hai đã biết có em, cũng hay nói em trong bụng mẹ, nhưng cũng không bám mẹ, vẫn ham chơi.
Vậy mà khi tôi mang em bé về nhà, anh hai bắt đầu giữ mẹ, bám mẹ, đi đâu cũng sợ mẹ đi mất, rất tội nghiệp.
Tôi biết con trai lớn thì nó đã biết về mẹ, biết đòi mẹ, biết tủi thân nên lúc nào tôi cũng ưu tiên cho con lớn hơn. Còn em bé nhỏ hơn cần chăm sóc nhưng chưa biết về mẹ, người khác có thể ẵm giúp nên cứ lúc nào mà anh hai đòi tôi cũng ưu tiên dỗ anh hai trước, vậy mà khi nào tôi ôm em bé thi anh hai cũn tò tò theo sau, mẹ đi đâu, anh hai đi theo đó, mẹ ngồi xuống, anh hai ngồi kế bên rồi lấy tay khều cầm được ngón tay của mẹ. Có khi mẹ phải ẵm em bé, anh hai bên cạnh năm nhắm mắ nhưng tay hay chân phải kêu lấy chạm vào mẹ mới yên tâm. Hay đi tò tò theo mẹ thỉnh thoảng lại nói "mẹ ơi thương con đi" nghe thấy thương kinh khủng.
Đi ngủ cũng phải mẹ dỗ em bé ngủ, xong anh hai sẽ chờ mẹ xuống ôm anh ngủ, xong mẹ lại lên ngủ với em bé. Đêm dậy cho em bé bú, anh hai giựt mình khóc đòi mẹ lại lo chạy xuống ôm anh hai. Cứ vòng lên vòng xuống cả đêm, sáng dậy đi làm.
Ngày nào ngoài công việc ra thi về là chăm 2 đứa con, chăm nhà cửa, ...mọi thứ bận bù đầu nhưng lại thấy đây có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất. Con trai lớn 4 tuổi, cái độ tuổi nhiều lý sưj, nhiều sự quan sát và tình cảm lắm. Nói chuyện chăm lo cho các con, được hưởng tình cảm của gia đình, thấy mình như mạnh mẽ nhiều hơn và lúc nào cũng cảm ơn sự may mắn này mà cuộc đời ban cho.
Cuối tuần, con ăn hết thức ăn mình nấu, uống sữa tắm rửa đầy đủ xong việc là thấy mãn nguyện, có thể vui vẻ đi dọn nhà cửa, nấu cơm tiếp.
Mong con vẫn luôn tình cảm và khoẻ mạnh, đừng ốm đau.
2 notes · View notes
Text
Bầu tháng cuối bị đau háng có phải sắp sinh?
Bà bầu bị đau khớp háng khi mang thai là tình trạng gây khó chịu bởi bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. Cơn đau háng khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhiều người băn khoăn tình trạng đau háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh hay do nguyên nhân nào khác.
Xem thêm: thuốc dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Bầu bị đau háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh?
Theo cấu tạo cơ thể của nữ giới, phần xương chậu kết hợp với xương mu và hai khớp tạo thành khung xương vững chắc giúp nâng đỡ phần thân trên đồng thời bảo vệ tử cung. Ở những tháng cuối thai kỳ khi em bé lớn dần sẽ có khuynh hướng quay đầu xuống phía dưới tử cung. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu của phát triển của em bé, cơ thể mẹ sẽ tiết ra những hóc môn nhằm kích thích khung xương chậu giãn ra như progesterone hay relaxin. Tình trạng giãn nở quá mức sẽ khiến mẹ bị đau khớp ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Tumblr media
Các cơn đau khớp háng sẽ bắt đầu xuất hiện từ khu vực thắt lưng và xương chậu, đầu tiên sẽ là những cơn đau âm ỉ rồi tăng dần cường độ đau. Các cơn đau sẽ mạnh hơn khi mẹ vận động khớp háng nhiều hoặc di chuyển hay đi ngủ, nhất là gần ngày dự sinh thì các cơn đau càng rõ rệt hơn. Do đó, nhiều mẹ bầu băn khoăn đau háng khi mang thai tháng cuối có phải sắp sinh.
Theo Y học, đau khớp háng ở tháng cuối cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp chuyển dạ và sắp sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý khi chuyển dạ ngoài cơn đau khớp háng còn đi kèm một số triệu chứng khác như: sa bụng bầu, co thắt tử cung hay các cơn đau quặn bụng, âm đạo tiết dịch nhày hơn,…
Xem thêm: mẹ uống sắt và canxi sau sinh như thế nào
Tại sao mẹ bầu bị đau háng khi mang thai?
Ngoài dấu hiệu cảnh báo sắp sinh, ngoài ra, mẹ bị đau háng còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
Tăng cân nhanh: mẹ bị tăng cân mất kiểm soát và cân tăng nhanh sẽ khiến các khớp háng chịu nhiều áp lực làm mẹ bị đau nhức. Thiếu canxi: nhu cầu về canxi trong thời gian mang thai của mẹ khá lớn, do đó, mẹ không cung cấp đủ canxi sẽ dẫn đến tình trạng đau khớp háng và một số triệu chứng khác như mất ngủ, khô da, tê tay, đau lưng, xương giòn dễ gãy,… Ngoài ra, bà bầu bị thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng. Vận động nhiều, làm việc quá sức: mẹ vận động, làm việc với cường độ nhiều sẽ làm tổn thương các khớp xương, từ đó gây đau nhức, nghiệm trọng hơn là mẹ có thể bị sưng phù. Bà bầu bị viêm khớp háng: chủ yếu do tình trạng nhiễm khuẩn, thừa cân, vận động sai cách hoặc chấn thương,…dẫn đến một số triệu chứng như: cứng khớp khi ngủ dậy, đau nhói ở háng hay đi lại tập tễnh, sưng đau, nóng đỏ khớp. Tình trạng viêm khớp háng có thể phát triển trước hoặc sau khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bị mắc một số bệnh lý như thoái hóa khớp háng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng.
Xem thêm: vitamin tổng hợp gold vit mama có tốt không
Cần làm gì khi chị em bị đau khớp háng khi mang thai
Mang thai là một giai đoạn vất vả và khó khăn với nhiều mẹ bầu. Nếu xuất hiện tình trạng đau khớp háng lại càng trở nên nặng nề hơn. Do đó, chị em nên thực hiện một số biện pháp điều trị và hỗ trợ như sau:
Đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Mẹ cần chú ý chế độ sinh hoạt, nên hạn chế làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng. Khi nằm mẹ nên nằm ở giường thẳng, chèn gối ở phía dưới lưng hoặc ngồi trên ghế có điểm tựa nhằm giúp máu lưu thông tốt. Khi ngồi mẹ cần tránh ngồi xổm hoặc vắt chéo chân. Mẹ có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng cũng sẽ giúp giảm bớt cơn đau. Mẹ có thể đeo đai nâng bụng bầu để tránh tạo áp lực lên khung xương chậu. Mẹ cũng cần có chế độ luyện tập thể dục hợp lý, tập yoga với những bài tập nhẹ nhàng giúp giảm bớt cơn đau khớp háng, quá trình sinh nở thuận lợi hơn. Chú ý đến trang phục: mẹ bầu cũng nên mặc trang phục thoáng mát, rộng rãi, không nên mang giày cao gót trong 3 tháng cuối thai kỳ vì dễ khiến mẹ bị ngã và tăng nguy cơ đau khớp háng.
Tumblr media
Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu cho cơ thể, nhất là các vi chất cần thiết với hệ xương khớp: canxi, vitamin D, Magie, Vitamin nhóm B, … Mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu những dưỡng chất này và bổ sung đầy đủ canxi cho bà bầu. Trường hợp mẹ có các dấu hiệu thiếu magie, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp bổ sung kịp thời!
Xem thêm: uống sắt và magie b6 cùng lúc được không
Những thông tin trên vừa giải đáp thắc mắc “đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải dấu hiệu sắp sinh?”. Có thể thấy, việc chuyển dạ chỉ là một trong số ít những nguyên nhân gây ra những cơn đau khớp háng trong những ngày cuối cùng của thai kỳ. Bạn nên thận trọng thăm khám để đảm bảo duy trì được sức khỏe tốt nhất cho tới ngày vượt cạn.
0 notes
Text
Mẹ bầu cần làm gì khi bị viêm lợi?
Viêm nướu hay còn gọi là viêm lợi, là một căn bệnh về răng lợi phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Không chỉ riêng gì ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, khi người mẹ mang bầu bị viêm nướu có thể gây ra những yếu tố nguy hiểm cho thai nhi. Vậy mẹ bầu cần làm gì khi bị viêm nướu?
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt - canxi
Một số cách chữa viêm lợi cho bà bầu
Bà bầu bị viêm lợi phải làm sao? Cùng tìm hiểu một số cách chữa viêm lợi cho bà bầu tại nhà nhé.
Tumblr media
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày
Phần lớn các trường hợp viêm sưng lợi có thể được cải thiện khi áp dụng biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách, giúp mẹ giảm tình trạng ê buốt, sâu răng, răng nhạy cảm… Mẹ hãy thực hiện vệ sinh răng miệng dựa theo hướng dẫn sau đây:
Đánh răng đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có thể, mẹ hãy đánh răng thêm 1 lần sau khi ăn trưa khoảng 30 phút để làm sạch mảng bám và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn bên trong khoang miệng. Chọn bàn chải kích thước nhỏ, đầu lông mềm sẽ giúp làm sạch mảng bám trên răng nhưng không gây chảy máu chân răng hay làm tổn thương lợi. Những bà bầu có tiền sử bị viêm nướu, sâu răng trước khi mang thai có thể dùng máy tăm nước để làm sạch thức ăn và mảng bám thừa ở kẽ răng, giúp khoang miệng sạch sẽ. Sau mỗi bữa ăn mẹ bầu cần súc miệng với nước muối sinh lý để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Dùng chỉ nha khoa 1-2 lần mỗi ngày sau khi ăn để làm sạch kẽ răng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu
Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học
Trong các giai đoạn mang thai, bà bầu dễ bị thiếu chất nên khiến cho răng dễ bị lung lay, tổn thương chảy máu. Trong trường hợp bà bầu bị viêm lợi do thiếu chất dinh dưỡng, mẹ cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học theo hướng dẫn sau đây:
Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cá, nghêu, sò, tôm, sữa, phô mai… Ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, nho, táo… bởi vitamin C giúp mô nướu khỏe mạnh, hạn chế tình trạng viêm nhiễm và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung thêm thực phẩm giàu đạm, khoáng chất, chất chống oxy hóa, acid amin giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tumblr media
Việc bổ sung đầy đủ các vi chất cho cơ thể có vai trò quan trọng với sức khỏe thai kỳ, trong đó có sức khỏe răng miệng. Do đó, ngoài chế độ ăn hàng ngày, mẹ bầu nên kết hợp sử dụng các viên uống vi chất: DHA, axit folic, thuốc sắt và canxi cho bà bầu … để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này!
Thực hiện mẹo trị viêm lợi
Viêm lợi khi mang thai gây ra cảm giác đau nhức, sưng đỏ, mẹ có thể áp dụng các mẹo trị viêm lợi đơn giản sau đây:
Súc miệng với dầu dừa: Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, ức chế nấm, virus mạnh mẽ, đồng thời dầu dừa còn chứa nhiều amin thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng độ pH sinh lý ở trong khoang miệng. Mẹ hãy hòa 3-4 thìa dầu dừa với nước ấm và súc miệng hàng ngày. Súc miệng với gừng: Gừng cũng là gia vị có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, chống viêm, giảm đau, khử mùi hôi trong khoang miệng. Mẹ bầu có thể dùng 1 nhánh gừng nhỏ, đập dập, hòa với chút muối và súc miệng ngày 2 lần.
Đi khám nha khoa trị viêm lợi
Nếu tình trạng sưng viêm lợi không giảm, các bà bầu cần tìm tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm. Các bác sĩ có thể chỉ định lấy cao răng và yêu cầu mẹ dùng một số loại thuốc súc miệng giúp kháng khuẩn, sát trùng.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và dha cho bà bầu hiệu quả
Những lời tư vấn trong bài viết này chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay thế lời khuyên từ nha sỹ. chúng tôi khuyến cáo bạn đọc gặp nha sĩ để có lời khuyên từ chuyên gia nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng.
0 notes
spachamsocbauhanoi · 1 month ago
Text
Uống nước dừa khi mang thai 5 tuần được không?
Từ xa xưa, nước dừa được xem như là một thức uống “vàng” cho phụ nữ mang bầu. Tuy nhiên, việc bầu 5 tuần uống nước dừa được không thì không phải là điều mà tất cả các bà bầu đều biết. Bởi có người bảo uống nhiều cho tốt con, có người khuyên không nên uống. Trong bài viết này, sẽ cung cấp câu trả lời và giải đáp chi tiết để bà bầu có thể an tâm uống nước dừa.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Tác dụng của nước dừa với bà bầu
Theo nghiên cứu, nước dừa giàu protein, natri, photpho, vitamin C, B1, B6, chất xơ, canxi, magie, kali, kẽm vì thế đây là thức uống tốt cho phụ nữ mang thai. Một số tác dụng nổi bật của nước dừa với mẹ bầu có thể kể đến:
Tumblr media
Là chất điện giải Lợi tiểu Giảm táo bón, ợ nóng Duy trì và kiểm soát huyết áp, cân nặng Tăng cường chức năng miễn dịch Giảm nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ
Xem thêm: các loại bánh dành cho bà bầu tiểu đường nên ăn
Thai 5 tuần uống nước dừa được chưa?
Câu trả lời của chúng tôi là bà bầu có thai 5 tuần không được uống nước dừa. Uống nước dừa trong 3 tháng đầu khiến bà bầu bị tăng nguy cơ sảy thai. Nguyên nhân vì sao chúng tôi sẽ giải đáp tại phần tiếp theo của bài viết:
Nước dừa có tính hàn lại có chứa hàm lượng chất béo cao. Mẹ bầu mang thai 5 tuần thường có các hiện tượng nôn nghén, chướng bụng, đầy hơi, táo bón,… Uống nước dừa có thể khiến các triệu chứng này tăng lên khiến bà bầu mệt mỏi nhiều hơn. Nếu mẹ bầu để tình trạng nôn nghén, táo bón, nóng trong kéo dài còn g��y ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tính hàn của nước dừa có công dụng làm mát. Đây là nguyên nhân khiến bà bầu có thai 5 tuần nói riêng, bà bầu có thai 3 tháng đầu nói chung, bị tăng nguy cơ sảy thai. Nước dừa khiến các cơ bị mềm, huyết áp giảm, hạn chế khả năng chuyển hóa của bà bầu trong thai kỳ cũng khiển tỉ lệ sảy thai trong 3 tháng đầu tăng cao.
Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Những lưu ý cho bà bầu khi uống nước dừa
Sau tháng thứ 4, chị em nên uống nước dừa để tăng cường sức khỏe và cần lưu ý một số điểm sau:
Thời điểm uống nước dừa tốt nhất trong thai kỳ là trong tam cá nguyệt thứ 2 (tháng 4, 5, 6). Trong thời điểm này mỗi ngày bà bầu có thể uống 1 quả dừa và giảm dần vào 3 tháng cuối, mỗi tuần uống khoảng 2 – 3 quả. Với những mẹ bầu bị thiếu nước ối thì có thể uống nhiều hơn để tăng lượng nước ối, giúp thai nhi phát triển tốt nhất cũng như quá trình vượt cạn của mẹ bầu được thuận lợi hơn. Bà bầu uống nước dừa trong 3 tháng đầu làm tăng các triệu chứng thai nghén và tăng nguy cơ sảy thai. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần thận trọng khi uống nước dừa dù đây là loại đồ uống có ít đường. Không uống nước dừa ngay khi mới đi năng về, hoạt động mạnh ra nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi Không uống nước dừa để qua đêm hay có vị lạ Không uống nước dừa trước khi ngủ có thể khiến mẹ bầu mất ngủ vì đi tiểu đêm Không nên lạm dụng, uống quá nhiều nước dừa có thể khiến thai nhi bị thừa cân và ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ
Tumblr media
Bà bầu mang thai 5 tuần cần bổ sung đầy đủ sắt cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe thai kỳ và, hỗ trợ quá trình hình thành, phát triển của thai nhi thuận lợi nhất.
Như vậy, Mang thai 5 tuần có nên uống nước dừa không thì câu trả lời là không. Bà bầu chỉ nên uống nước dừa khi bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và nên uống đúng cách để nhận được những lợi ích tốt từ nước dừa.
0 notes
debetquest · 4 months ago
Text
Những câu hỏi thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, hành trình mang một sinh linh bé bỏng ra đời luôn đầy ắp những cung bậc cảm xúc. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, khi mẹ bầu còn bỡ ngỡ với thiên chức mới, muôn vàn những câu hỏi và nỗi lo lắng thường trực hiện hữu. Bài viết này sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất, giúp mẹ bầu tự tin và an tâm hơn trong giai đoạn đầu tiên đầy biến động này.
1. Tại sao tôi luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn?
Mệt mỏi và buồn nôn, hay còn gọi là ốm nghén, là “người bạn đồng hành” quen thuộc với phần lớn mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng đột biến của hormone progesterone và hCG (hormone thai kỳ).
Dù gây ra những khó chịu nhất định, nhưng ốm nghén lại là dấu hiệu tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tình trạng này thường giảm dần và chấm dứt hẳn khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
2. Những triệu chứng thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kỳ là gì?
Bên cạnh mệt mỏi và buồn nôn, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
Thay đổi tâm trạng: Dễ xúc động, vui buồn thất thường do ảnh hưởng của nội tiết tố.
Ngực căng tức, nhạy cảm: Do sự phát triển của các tuyến sữa để chuẩn bị cho con bú.
Thay đổi khẩu vị: Thèm ăn hoặc chán ăn một số loại thực phẩm nhất định.
Táo bón: Do hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa.
Đi tiểu nhiều: Do tử cung phát triển chèn ép vào bàng quang.
Chảy máu chân răng: Do sự thay đổi nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu đến nướu.
Chóng mặt, hoa mắt: Do huyết áp thấp.
3. Tôi nên ăn gì và kiêng gì trong 3 tháng đầu?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu axit folic: Rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá, trứng, sữa... cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm giàu canxi: Sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá nhỏ ăn cả xương... giúp xương và răng của bé phát triển tốt.
Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, gan, các loại đậu, rau xanh đậm... giúp ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày (từ 2-2,5 lít) và hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau:
Rượu, bia, thuốc lá: Gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm sống, tái: Có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây hại cho cả mẹ và bé.
Thực phẩm nhiều đường, chất béo: Dễ gây tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ.
Thực phẩm chứa caffeine: Cà phê, trà đặc, nước tăng lực... có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt và gây mất ngủ.
4. Tôi có nên tập thể dục trong 3 tháng đầu?
Tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội,... Tránh các bài tập cường độ cao, va chạm mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Khi nào tôi nên đi khám thai lần đầu?
Sau khi thử thai dương tính, mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu tiên trong khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, siêu âm thai để xác định vị trí thai, tuổi thai, nhịp tim thai,...
6. Tôi cần lưu ý gì khác trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Uống viên bổ sung axit folic và sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc (từ 7-8 tiếng/ngày).
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.
Chia sẻ cảm xúc và những băn khoăn của bạn với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ.
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho hành trình mang một sinh mệnh mới ra đời. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp mẹ bầu trang bị kiến thức và sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình thiêng liêng này.
👉 Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: https://www.acare.abbott.vn/ba-thang-dau-thai-ky/
Tumblr media
0 notes
noanythingsworld · 5 months ago
Text
18082024
Nay lễ vu lan báo hiếu - tự thấy nhớ nhà, nhớ gia đình kinh khủng khiếp. Mình luôn tự cho rằng mình là một người hay quên nhưng thật ra chẳng phải.
Mình vẫn nhớ như in cảm giác và khuôn mặt người thân của mình ngay kể cả từ những kỉ niệm hồi bé tí..
Hồi xíu xiu còn chưa đi học mẫu giáo, buổi chiều bà nội đi chợ, nhốt mình cả cậu bạn gần nhà trong nhà chơi trò chơi. Tuy không thể nhớ mặt mũi cậu bạn trông như nào. Nhưng mình vẫn nhớ y nguyên cái bờ rào nhỏ đấy, buổi chiều ngập nắng, 2 đứa chúng nó vặt cây trong vườn rồi giã - chơi trò thầy thuốc cả nhau.
Lớn hơn một xíu, gần đi học lớp 1, mình vẫn nhớ cảm giác chui vào cái làn đi chợ của bà, bà nội và bà hàng xóm, mội người một quai làn xách mình ra tận ngoài chợ. Mình vẫn nhớ như in cảm giác bà đuổi nhưng khóc không chịu chui ra. Và đâu đó trong trí nhớ mình vẫn có cái cảm giác đang ngoạc mồm ra khóc và cái làn đi chợ của bà thì đổ nghiêng sang một bên.
Hơn một xíu nữa chắc khoảng 2 năm trước khi vào lớp 1, ngày đó ông đã bắt mình học đọc và viết chữ rồi, tối nào ông cũng ngồi đọc 1 truyện trong quyển truyện đọc và bắt mình chép lại, để luyện viết chữ. Cũng không nhớ rõ khung cảnh xung quanh bàn học mình trông như nào, nhưng vẫn nhớ như in cảm giác vừa viết chữ vừa khóc, xong ngõ sau nhà thì bạn bè xung quanh khắp xóm chúng nó chơi đuổi nhau la hét còn mình thì đang ngồi chép chính tả. Và chuyện ấy lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi hết cấp 1. Hồi đấy sợ ông nội lắm, vì ông nội nghiêm khắc, hồi đó ông còn trẻ mặt nổi nóng trông rất đáng sợ, giờ thì đỡ hơn nhiều rồi.
Bà nội cùng những cái “quy tắc bàn tay phải” theo mình cả tuổi thơ, trong những giấc giục đi ngủ trưa và gần như trong tất cả những việc không nghe lời. Hồi mình sinh ra cũng là lúc bà nghỉ hưu để trông cháu, nên cả tuổi thơ của mình ở với bà là chính. Loanh quanh với bà cả ngày nên từ khi nào đó mình biết nấu cơm mặc dù chẳng cần phải học. Hồi nhỏ bà hay nhận vàng mã về dán, rồi nhận áo len về thêu.. và chắc từ lúc ý là khởi đầu cho những việc thích làmm những thứ tỉ mẩn mà không thấy chán sau này. Đối với bà mình nhớ rất nhiều thứ, kể cả khuôn mặt thay đổi theo tháng năm cũng là một cái khắc sâu trong tâm trí mình.
Mình nhớ cả ngôi nhà tuổi thơ của mình trước khi xây thêm tầng, nhớ cái sân rộng to đùng có cây bưởi trĩu quả giữa sân, nhớ cái ao trước cửa nhà hồi nó chưa xây lên một khu trường học như bây giờ. Nhớ cả những hôm câu trộm cá, chủ ao sang tận nhà mách bà sợ gần chết, nhớ cả những hôm bé tí chưa biết bơi, trưa trốn ngủ ra ra ven bờ ao hớt mấy con cá nhỏ xíu bơi theo đàn, xong bắt cua bẳt ốc ven bờ rồi hụt chân xuống uống mấy ngụm nước, may mà bám được vào bờ leo lên. Nghĩ lại thấy dại dột, trưa vắng vẻ không có ai hụt chân thật thì đ ai cứu. Nhớ cả skill trèo cây vì cả tuổi thơ trèo hết cây này cây kia trong xóm, ngồi vắt vẻo hái quả trứng cá trên cây, mà trộm vía may chưa ngã lần nào.
Lớn lên một xíu hồi mẹ có bầu thằng em, vẫn nhớ chiều mẹ đón đi học về,mình ngồi đằng trước xong tình trạng đít trong đít ngoài vì bụng mẹ to choán hết chỗ, đằng sau thì mẹ đèo cậu bạn gần nhà. Vẫn nhớ cảm giác gió thổi vào mặt, đít đặt hờ hững trên yên xe, tay ôm vào cái mặt đồng hồ xe, chân ngồi xổm trên cái gác baga phía trước, đi đường làng về nhà.
Hồi sau khi được tự đi học bằng xe đạp, cấp 1, lớp 3 gì đấy cũng là 1 cái gì đấy khởi điểm đầu cho việc vẽ một cái gì đấy to đùng. Mở màn là chiếc xe đạp gấp nhỏ cute không nhớ màu gì, sau một buổi trưa không ngủ thì nó đã biến thành một cái xe đạp màu trắng nham nhở, chỉ nhớ mang máng là sử dụng sơn dầu sơn cửa và sau đó bôi kín cái xe kể cả từng cái nan hoa. Sau đó chiếc xe được mang ra hàng cải tổ lai thành một chiếc xe màu xanh lá mới kính coong, không nhớ hồi ý có bị đánh không nhưng chú thợ tẩy sơn rồi sơn lại xe cho mình cũng thật sự khá chắc là mất công.
Sau đấy thì là đoạn lớn hơn chút, bắt đầu nhớ những thứ buồn và chắc là khởi đầu cho những điều buồn trong cuộc sống.
Mình nhớ như in cảm giác đứng khóc sau cửa sổ có mấy cái thanh sắt khi mẹ mình đẻ em mình và cả nhà dồn mọi chú ý về phía nó. Chắc đấy là phút giây đầu tiên trong đời mình chạm được vào cảm giác biết tủi thân là gì.
Không hiểu sao sau đó tương đối mình không nhớ được kỉ niệm gì vui lắm hay nhẹ nhàng lắm nữa.
Có một vài cột mốc sau đó mà mình vẫn nhớ rõ. Như là cái tát đầu tiên rất mạnh mà mình tát em mình, hồi đấy cả 2 đứa còn rất nhỏ, mình không nhớ có chuyện gì nhưng mình đã tát nó một cái rất mạnh, tay mình đau điếng, nó ngoạc mồm ra khóc và lúc đó là cảm giác vừa tức vừa rất sợ vì cái tát đấy rất đau, cảm giác tức giận xen lẫn hối hận cũng khá khỏ tả với 1 đứa lớp 4 lớp 5 như mình. Chỉ là sau đó khi lớn lên lần nào nghĩ lại mình cũng khóc và ước gì mình đã không làm thế.
Sau tiếp đó là hình ảnh bố mẹ cãi nhau, và lần đầu tiên mình thấy bố mẹ cãi và đánh nhau kể từ khi mình lớn lên. Mình vẫn nhớ cái cửa cổng màu đỏ nhà mình, mẹ vừa đii vào cửa thì bố lao vào đạp xe mẹ ngã vào cửa. Mình cũng không nhớ câu chuyện cãi nhau về vấn đề gì, chỉ nhớ ngày hôm đó cãi nhau rất to, ông nội đứng ra giảng hoà hay gì đó. Cái nhớ nhất lúc đó của mình là mình ôm em mình 2 đứa ngồi trong góc và khóc. Cái cảm giác một đứa mới đầu cấp 2 ôm thằng em bé tí tẹo ở trong góc nhà, khóc vì thấy mọi người to tiếng mà chẳng hiểu chuyện gì xảy ra nó ám ảnh trong tuổi thơ của mình phết.
Sau đó là những câu chuyện siêu buồn và thảm khốc liên quan tới tình cảm hồi mới lớn rồi. Nó vẫn là một cái gì đó siêu tệ và ám ảnh cho đến tận bây giờ. Trộm vía là mình gần như não mình không chấp chứa nhữg chuyện vui chuyện buồn của đoạn này, nên mình cũng chỉ thấy buồn vui lẫn lộn nói chung thôi và rất nhiều bài học. Ý là có lẽ mình không quen nhiều người nên những gì mình bị đối xử trong 6 năm đầu tiên với 1 người nó lại là một cái bước đệm đầu đời trong tình yêu để mình bị nghĩ là tình yêu nó chỉ là như thế, những điều mình bị đối xử như thế mình cũng vẫn thấy nó không quá đáng hay vẫn thấy ok vì xung quanh khi đó chẳng có ai cũng như chẳng có gì để mình so sánh cả. Rồi sau bước 1 là lại đến một bước 2 kéo dài 5 năm, câu chuyện có khá hơn một chút nhưng chẳng đáng kể.. Và từ đấy là nó cứ miên man. Một cái gì đấy ở đoạn sau khiến mình cảm giác đời sống tình cảm của mình nó buồn và đau lòng đến thảm khốc khiến mình không có mấy cảm xúc khi tin vào tình yêu cũng như cách mình đối xử với tình yêu như nào là đúng, thành ra nó cũng có rất nhiều cái loằng ngoằng không tránh khỏi. Học hơi chậm nên thôi đành chấp nhận học từ từ cũng là một cách..
Hi vọng đời sống phía sau khá hơn nhé sắp bước vào tuổi 30 rồi.
0 notes
tintucsuckhoecom · 5 months ago
Link
0 notes
Text
Điểm danh mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh, hiệu quả nhất
Trong quá trình chuyển dạ sinh con, có những mẹ đau nhanh rồi hạ sinh em bé, tuy nhiên, cũng có những mẹ cổ tử cung đã mở 3-5 phân rồi nhưng tận 2-3 ngày sau mới sinh. Để giúp rút ngắn thời gian đau đẻ cho các mẹ, bài viết sau sẽ mang đến một số mẹo dân gian giúp sinh nhanh cho bà bầu, tham khảo và thực hành trước ở nhà giúp mẹ trải qua hành trình vượt cạn dễ dàng hơn.
Xem thêm: cách chuyển dạ nhanh ở tuần 38
Mẹo dân gian giúp chuyển dạ nhanh, hiệu quả nhất
Bên cạnh sự mong chờ vì thiên thần nhỏ sắp chào đời, nhiều mẹ bầu cũng mang nỗi bất an, lo lắng khi gần đến ngày dự sinh nhưng cơ thể vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Hiểu được điều đó, chúng tôi chia sẻ đến bạn các mẹo dân gian khi thai quá ngày hiệu quả như sau:
Tumblr media
Ăn chè vừng đen để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ
Bắt đầu vào tuần thứ 34, 35 của thai kỳ là thời điểm mẹ nên bổ sung thêm chè vừng đen vào chế độ ăn uống của mình. Chỉ cần ăn khoảng 3 lần/tuần, mẹ sẽ thấy những hiệu quả tích cực khi đến ngày sinh nở. Vừng đen có tác dụng giúp cho cổ tử cung mềm hơn, co giãn tốt hơn và giúp mẹ chuyển dạ nhanh hơn.
Trong thành phần của vừng đen còn chứa một lượng lớn dầu, protein, vitamin E và bổ sung axit folic, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé, vừng đen cũng có tác dụng bổ máu, giúp mẹ không bị thiếu máu sau sinh nở. Kết hợp vừng đen với bột sắn dây nấu thành chè là món thanh nhiệt giải độc mùa hè ngon miệng.
Massage trong quá trình chuyển dạ
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, từng cơn co dồn dập sẽ khiến cho cơ thể khó chịu và căng cứng toàn thân, mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng thật nhiều. Mẹo dân gian giúp sinh nhanh nhiều thai phụ đã áp dụng là nhờ chồng hoặc người thân massage trong quá trình chuyển dạ để giúp mẹ bầu thư giãn, thoải mái hơn.
Bắt đầu massage từ đầu, cổ, chân, lưng, vai tay là những bộ phận nên được xoa bóp, chườm ấm/lạnh những vùng đau mỏi cũng là cách giảm đau nhức hữu hiệu. Thêm một chút tinh dầu thơm để mẹ bầu thả lỏng hơn trong thời gian đợi sinh.
Xem thêm: loại sắt nào tốt nhất cho bà bầu ngừa thiếu máu
Dành thời gian ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn
Theo nghiên cứu khoa học, phụ nữ mang thai nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày và đặc biệt là vào tháng cuối cùng của thai kỳ. Với những mẹ có thời gian ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày, thời gian chuyển dạ dự tính sẽ lâu hơn tới 11 tiếng so với những mẹ có giấc ngủ đầy đủ mỗi đêm. Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn là điều mẹ bầu nên làm nếu muốn sinh nở dễ dàng hơn, mẹ cũng có khả năng sinh mổ cao gấp 4 lần nếu không ngủ đủ giấc.
Để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn, có thể mẹ sẽ cần kê gối đệm quanh cơ thể để kê gác chân cho thoải mái, tạo môi trường ngủ tốt nhất với nhiệt độ phòng và ánh sáng hợp lý. Một chiếc bụng no giúp mẹ ngủ ngon hơn khi không thức dậy giữa đêm vì đói, và hạn chế uống nước buổi tối để không phải đi tiểu nhiều lần.
Tắm nước ấm
Mẹ có thể thử mẹo dân gian giúp sinh nhanh bằng cách tắm nước ấm. Nước ấm giúp cơ thể thư giãn nhiều hơn, có tác dụng giảm các cơn co thắt hữu hiệu. Thời gian tắm nước ấm sau khi chuyển dạ tầm 1-2 tiếng hoặc hơn.
Ng��m mình trong nước giúp mẹ giảm sự khó chịu và làm cho bản thân thư thái hơn, xoa dịu các cơn đau nhức cơ bắp nhanh chóng. Nếu không thể ngâm mình trong bồn tắm, mẹ có thể dùng vòi hoa sen.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu
Vận động nhẹ nhàng
Bằng cách để bản thân được vận động mỗi ngày, hành trình vượt cạn không còn là nỗi lo. Vận động giúp máu lưu thông và cơ thể được luyện tập sẽ linh hoạt, dẻo dai hơn để chịu đựng được những cơn đau đẻ kéo dài, rút ngắn thời gian sinh nở và sinh ít đau hơn. Vận động với tần suất phù hợp là mẹo dân gian giúp sinh nhanh rất hữu hiệu nhiều mẹ đã thử và thành công.
Những môn thể thao khuyến khích dành cho bà bầu khi gần đến ngày sinh như đi bộ, tập yoga, pilates… chú ý hít thở đều, bắt đầu tăng dần cường độ chỉ khi mẹ đã quen với bài tập, tập sức bền nâng cao thể lực từ từ. Có rất nhiều khóa học vận động dành cho phụ nữ mang thai để mẹ tham khảo.
Tumblr media
Tăng cường thể lực, bồi bổ đủ vitamin và khoáng chất là điều phụ nữ mang thai nên làm để có một sức khỏe tốt hơn chuẩn bị cho ngày sinh gần kề. Trong đó, canxi, DHA, sắt cho bà bầu là những vi chất quan trọng giúp mẹ bầu không bị mệt mỏi, đau nhức, thiếu máu hay gặp bất cứ vấn đề gì trong quá trình mang thai. Dùng viên bổ sung sắt để đảm bảo mẹ không bị thiếu máu thiếu sắt trong quá trình vượt cạn và hồi phục nhanh sau sinh.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn đọc các mẹo dân gian giúp sinh nhanh và không đau. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những phương pháp truyền tai nhau, có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người khác. Do đó, các mẹ nên cân nhắc cũng như cần phải lựa chọn phương pháp một cách kỹ càng để không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé nhé.
0 notes
vienthammylatin · 5 months ago
Text
"Tủ lạnh 3 con" Hà thành phẫu thuật từ đầu tới chân để đẹp như thời 20
Sau nhiều lần sinh nở khiến nhan sắc tàn phai, bà mẹ U40 tự ví mình như "tủ lạnh". Không hài lòng với ngoại hình kém sắc, người phụ nữ đã quyết định phẫu thuật thẩm mỹ, lấy lại nhan sắc thời thanh xuân.
Tumblr media
Sự khác biệt về gương mặt trước và sau khi chị phẫu thuật thẩm mỹ
Tumblr media
Để trở nên xinh đẹp như thời con gái, bà mẹ U40 ở Hà Nội - Chị Vân đã quyết định "trùng tu" lại toàn thân, "lột xác" ngoạn mục khiến ai cũng ngỡ ngàng. Nữ doanh nhân trước kia cũng thon thả, mỹ miều như ai, nhưng kể từ sau khi lấy chồng, sinh con, thân hình của chị trở nên phát phì, xuống sắc nhanh chóng. 
"Mẹ sề" từng trải qua 3 lần sinh nở (năm 2003, 2012 và tháng 12.2015), mỗi lần mang bầu tăng trung bình 20kg, có lần đạt đỉnh 71kg. Chị tự ví mình "trông như một bao gạo, sinh con xong 6 tháng rồi mà số đo 3 vòng là 88-88-89cm, nhìn y như cái tủ lạnh."
Chị Vân khá may mắn khi có một ông chống rất tâm lý, không bao giờ chê bai vợ mà luôn động viên "béo khoẻ béo đẹp, quan trọng là tính cách con người". Tuy nhiên, chị vẫn luôn tự ti về hình thể của mình, nhất là khi đứng cạnh anh nhà.
Bà mẹ U40 thổ lộ: "Từ bé, tôi đã là người yêu cái đẹp, cũng điệu đà lắm nhưng vì sinh nở 2 bé út gần nhau, công việc lại stress nên không chăm sóc được bản thân. Nhiều khi cứ tự an ủi, mình có chồng, có con, lại gần 40 rồi, không cần đẹp quá. 
Nhưng mà nhiều người chê tôi béo, đỉnh điểm 1 tuần mà có 2 người hỏi - Thế mấy tháng nữa để đấy? Tôi bị căng thẳng đến trầm cảm luôn, lúc đấy con gái út mới được 6 tháng. Có lần chồng đi làm, tôi cởi bỏ hết trang phục, tự ngắm mình trong gương mà không muốn nhìn nữa. Vì thân hình trông như một con heo, mặt mũi đen sạm vì nám. Người béo nhưng mặt lại có n���p nhăn, tôi thất vọng kinh khủng."
Không đầu hàng trước hiện thực, đầu tiên, chị Hường lao vào tập thể dục. Chị tập liền 2 tuần mà không thấy biến chuyển gì, một phần vì không biết tập, một phần vì không dám nhịn ăn và uống thuốc giảm cân do đang cho con bú. Lúc đó, bà mẹ bỉm sữa rất nản chí. Chị quyết định đến spa để giảm béo, cũng thấy xuống được 3kg và 5cm vòng bụng sau 10 buổi nhưng phí khá tốn kém, hết tổng cộng 53 triệu đồng. 
Hết cách, chị đẹp quay lại phòng gym và may mắn gặp được một huấn luyện viên trẻ rất có tâm, là một vận động viên từng đạt huy chương vàng quốc gia. "Mỗi ngày, tôi tập 60 phút. Nhưng nhiều hôm bận quá, vì vừa phải làm việc, vừa vắt sữa từng cữ cho con gái, lại việc nhà và lo con cái, tôi không muốn đi tập. May có bạn HLV hay gọi điện thoại động viên đến phòng tập. Vì phòng tập ở tầng 1 nhà tôi nên ngại quá lại xuống tập", chị tiết lộ. 
Không ít lần chị Vân định bỏ cuộc vì quá mệt, có hôm còn ngã lăn ra đất, nhưng vì mơ ước một thân hình săn chắc, xinh đẹp, chị lại cố. Qua 1 tháng đầu tiên tập gym, chị giảm được 5kg và số đo cứ xuống đều đều. Lúc đó, có thể lực rồi, chị tập cũng không nản như ban đầu. 
Sau 3 tháng tập gym, chị giảm được tổng cộng 12kg, vòng eo nhỏ nhất xuống còn 66,5cm - nhỏ hơn lúc chưa sinh em bé đầu tiên. Xét về tổng thể, chị thấy tạm ổn nhưng còn gương mặt thì vẫn chưa hài lòng vì sống mũi thấp, mí mắt đã từng cắt nhưng lại bị hỏng, lông mày và môi săm cũng không đẹp nữa. Hơn thế, ngực sau khi cho 3 đứa con bú thì xập xệ, không tự tin chút nào.
Vì thế, chị nảy sinh ý định phẫu thuật thẩm mỹ. Chị đã nói và nhận được sự ủng hộ tích cực từ gia đình. 
Tháng 12.2016, chị sang Hàn lần đầu, thực hiện các ca nâng mũi S-line, cắt lại mí mắt, mở rộng góc mắt, hút mỡ đùi bơm lên trán, thái dương, mép, hút mỡ nách, nâng ngực. Nữ doanh nhân cho biết: "Sau 9 tiếng gây mê, tôi tỉnh dậy như trải qua một giấc ngủ thôi, cũng đau vì tôi làm nhiều thứ tại 1 thời điểm nhưng sau 10 tiếng phẫu thuật thì đã đi về khách sạn được. Sau 5 ngày, tôi tái khám và mọi thứ đều tốt. Tôi lên máy bay về nhà. Sau 3 tuần thì cơ thể và gương mặt tôi phục hồi, tôi như một con người khác, tươi trẻ hơn, mọi người đều khen ngợi."
Lần thứ 2 phẫu, chị được bơm mỡ tự thân lên gương mặt, vì phải làm 2 lần mới giữ được từ 4-5 năm. "Lần này, tôi bơm mỡ thêm vào phần cằm để tạo gương mặt V-line, phẫu thuật làm lại vùng kín vì cả 3 bé đều sinh thường", bà mẹ này cho biết thêm.
Lần thứ 3 chị Vân quay lại Hàn là ngày 25.7 vừa qua, chị tiêm mỡ vào cằm lần 2, tiêm má baby, phẫu thuật tiêu mỡ nọng cằm để gương mặt thanh thoát hơn.
Sau ca đại "trùng tu" nhan sắc, chị Vân khẳng định: "Tôi thấy hài lòng với tất cả các bộ phận trên cơ thể của mình và không có ý sửa chữa gì nữa. Từ ngày tôi giảm cân, hết béo, phẫu thuật để đẹp hơn, con người cũng trở nên vui vẻ hơn, tự tin hơn rất nhiều. Tôi chỉ nghĩ là phụ nữ thì phải luôn đẹp, phải là người đầu tiên yêu bản thân mình."
Chị  mong rằng, hành trình "lột xác thành thiên nga" của chị sẽ giúp nhiều người có thêm động lực trong làm đẹp và có những thay đổi tích cực trong cuộc sống. 
0 notes
Text
Bật mí thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ giúp con khoẻ mạnh, hiệu quả
Tumblr media
Thực đơn 1:
Bữa sáng: Bún sườn mọc; nước ép táo – cà rốt.
Bữa phụ: Sữa tươi, nho khô
Bữa trưa: Thịt bò xào đậu hà lan; đậu sốt cà chua; canh rau dền; cơm
Bữa phụ: Sữa hạnh nhân; chè đậu đỏ cốt dừa.
Bữa tối: Canh mồng tơi nấu tôm; thịt rang cháy cạnh; cơm
Bữa phụ: Sữa chua xoài
Thực đơn 2:
Bữa sáng: Miến ngan; nước cam
Bữa phụ: Chuối; hạnh nhân
Bữa trưa: Cá thu sốt cà chua; canh rau khoai nấu tôn; bông bí xào tôm; cơm
Bữa phụ: Sữa chua; bánh mì phô mai
Bữa tối: Rau lang xào tỏi; thịt kho tàu; canh đậu trứng cà chua; cơm
Bữa phụ: Sữa óc chó.
>> Xem thêm: Spa chăm sóc bầu uy tín hiệu quả!
Thực đơn 3:
Bữa sáng: Cháo sườn; nước ép dưa hấu
Bữa phụ: Chè ngô cốt dừa
Bữa trưa: Canh chua cá lóc; sườn xào chua ngọt; súp lơ xào thịt bò; cơm.
Bữa phụ: Sinh tố bơ
Bữa tối: Cá bống kho tiêu; thịt kho củ cải; canh rau dền nấu ngao; cơm
Bữa phụ: Sữa chua probiotic.
Thực đơn 4:
Bữa sáng: Bánh mì pate trứng; nước chanh dây
Bữa phụ: Bột ngũ cốc
Bữa trưa: Đâu phụ sốt thịt bằm; canh cải bó xôi nấu mọc; nấm cà rốt xào bông xải xanh; cơm.
Bữa phụ: Sữa chua dâu tây
Bữa tối: Mực rim nước mắm; canh rong biển sườn non; ngó sen xào tôm; cơm trắng.
Bữa phụ: Sữa đậu nành
Thực đơn 5:
Bữa sáng: Phở bò, nước cam
Bữa phụ: Sữa chua mix hạt hạnh nhân
Bữa trưa: Thịt bò xào ngô non; bắp cải luộc; canh cá nấu chua; cơm.
Bữa phụ: Ngô luộc
Bữa tối: Thịt ba chỉ rang tôm; rau muống luộc; nộm hoa chuối; cơm.
Bữa phụ: Sữa chua probiotic
Tumblr media
Trên đây là gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối mẹ nên tham khảo. Như vậy, việc quan tâm tới chế độ dinh duỡng trong thai kỳ chính là bí quyết hàng đầu giúp mẹ chăm sóc bầu khoẻ mạnh. Ngoài ra, xua tan đi những mệt mỏi, đau nhức khó chịu của thai kỳ, có rất nhiều mẹ bầu hiện nay đã tìm tới liệu trình massage bầu chuyên nghiệp tại spa chăm sóc bầu uy tín. Đến spa chăm sóc bầu uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage bầu chuyên nghiệp giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại spa chăm sóc bầu uy tín mẹ còn được chăm sóc da cho bà bầu đúng cách và bước ngâm chân cho bà bầu bằng thảo dược giúp lưu thông khí huyết, giảm phù nề và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
0 notes
rosekidstore · 7 months ago
Text
Cách đeo đai nịt bụng cho bà bầu đúng cách
Đai nịt bụng cho bà bầu có thể mang lại nhiều lợi ích như hỗ trợ cột sống, giảm đau lưng, thu gọn vòng eo sau sinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, đai nịt bụng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Dưới đây là hướng dẫn cách đeo đai nịt bụng cho bà bầu đúng cách:
1. Chọn thời điểm thích hợp:
Nên sử dụng đai nịt bụng sau khi thai kỳ đã ổn định, thường là sau tuần thứ 16.
Không nên sử dụng đai nịt bụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2. Chọn loại đai phù hợp:
Chọn đai nịt bụng có chất liệu mềm mại, thoáng khí, co giãn tốt.
Chọn size phù hợp với vòng eo của mẹ bầu.
Nên chọn mua đai nịt bụng tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.
3. Cách đeo đai:
Mặc quần áo lót trước khi đeo đai nịt bụng.
Đặt đai nịt bụng ở vị trí dưới bầu ngực, cách rốn khoảng 5-10 cm.
Quấn đai quanh bụng và điều chỉnh độ ôm vừa vặn, không quá chật hoặc quá lỏng.
Cố định đai bằng khóa dán hoặc móc cài.
4. Lưu ý khi sử dụng:
Không nên sử dụng đai nịt bụng quá 4 tiếng mỗi ngày.
Nên tháo đai nịt bụng khi ngủ hoặc vận động mạnh.
Nếu cảm thấy khó chịu khi sử dụng đai nịt bụng, nên ngừng sử dụng ngay.
Vệ sinh đai nịt bụng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý:
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đai nịt bụng, đặc biệt là đối với những mẹ bầu có vấn đề sức khỏe như cao huyết áp, tim mạch, bệnh về đường hô hấp,...
Kết hợp sử dụng đai nịt bụng với chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để có hiệu quả tốt nhất.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi
Theo dõi thêm Rose Kid Store để cùng đồng hành trên hành trình làm mẹ, chăm bé
0 notes
Text
Có nên uống sắt cho mẹ sau sinh không?
Đa số bà bầu đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bổ sung sắt trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt sau sinh lại chưa được quan tâm đúng mức. Vậy phụ nữ sau sinh có nên uống sắt không?
xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Bà đẻ có nên uống sắt không?
Theo các nghiên cứu, tỉ lệ thiếu sắt trong thai kỳ và sau sinh có thể lên đến 30% nghĩa là cứ 3 mẹ sau sinh sẽ có một sản phụ bị thiếu máu. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sắt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu sắt sau sinh có thể kể đến:
Tumblr media
Thiếu sắt từ trong thai kỳ Chế độ dinh dưỡng sau sinh thiếu sắt Mất máu trong quá trình sinh nở, đặc biệt là với mẹ sinh mổ
Do đó, việc bổ sung sắt sau sinh đặc biệt quan trọng. WHO khuyến cáo, mẹ nên uống viên sắt trong suốt thai kỳ và cả sau sinh để đảm bảo nhu cầu sắt của cơ thể. Nếu không bổ sung sắt sau sinh đầy đủ, chị em sẽ dễ gặp phải tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau:
Thiếu sắt, mẹ sau sinh dễ gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải, rụng tóc, da sần sùi, đau đầu, chóng mắt, hay cáu gắt, … Bà mẹ sau sinh thiếu sắt lâu dài còn làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh Ngoài ra, thiếu sắt nghiêm trọng còn làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, sức khỏe yếu hơn, dễ ốm bệnh hơn… Tình trạng thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của mẹ, từ đó ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa cho bé, khiến sữa mẹ ít hơn hoặc không đủ dinh dưỡng. Tình trạng đau đầu, mất ngủ, hay cáu gắt, suy nhược cơ thể … kéo dài sẽ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và cả việc chăm sóc bé yêu của mẹ.
xem thêm: mẹ uống sắt và canxi sau sinh như thế nào
Nên uống sắt sau sinh đến khi nào?
Uống sắt sau sinh đến bao giờ? Theo các chuyên gia, điều này sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người:
Nếu không cho con bú, mẹ nên uống ít nhất 3 tháng sau sinh. Trường hợp cho con bú, mẹ nên uống trong suốt thời gian nuôi con sữa mẹ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, với mẹ sau sinh mổ, mẹ đang bị thiếu máu thiếu sắt hoặc có chế độ dinh dưỡng nghèo sắt, cần bổ sung sắt trong thời gian dài hơn. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Việc dừng uống sắt sau sinh quá sớm dễ khiến mẹ bị thiếu máu thiếu sắt sau sinh với các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, tóc rụng nhiều, mất ngủ, hay cáu gắt, … Mẹ nên chú ý các dấu hiệu của cơ thể để có thể kịp thời bổ sung vi chất sớm nhất!
xem thêm: mẹ sau sinh uống sắt và canxi trong bao lâu
Bổ sung sắt cho phụ nữ sau sinh cần lưu ý gì?
Để đảm bảo an toàn và phát huy tốt nhất công hiệu của chất sắt khi bổ sung, bạn cần lưu ý những điều sau:
Chọn viên sắt uy tín, chính hãng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng. Tránh những sản phẩm hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc. Ưu tiên sắt hữu cơ để đảm bảo hàm lượng sắt được hấp thu tối ưu. Uống viên sắt cách thời điểm uống canxi 1-2 giờ để tránh cản trở hấp thu sắt. Uống sắt vào ban ngày (buổi sáng hoặc buổi trưa). Không nên uống sắt vào buổi tối để tránh sắt khó hấp thu gây lắng cặn, táo bón. Ngoài ra, cần tìm hiểu sắt uống trước hay sau ăn tốt hơn để có thể lựa chọn thời điểm uống sắt phù hợp nhất! Uống sắt cùng nước lọc hoặc nước cam, nước chanh tươi. Không uống sắt cùng sữa, trà, cà phê, nước uống có ga. Bởi những thức uống này chứa thành phần cản trở hấp thu sắt của cơ thể. Mẹ nên uống sắt kết hợp với chế độ dinh dưỡng giàu sắt để vừa đảm bảo lượng sắt được hấp thu tốt vừa bổ sung đa dạng các vi chất cho cơ thể.
Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì để tăng hiệu quả hấp thu
Thiếu máu do thiếu sắt sau sinh là một trong những vấn đề có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp dự phòng thiếu máu do thiếu sắt càng sớm càng tốt. Nếu mẹ lo ngại các vấn đề về tiêu hóa khi dùng viên uống bổ sung sắt thì hãy lựa chọn viên bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài để phòng ngừa thiếu máu hiệu quả, ít tác dụng phụ nhé!
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 1 month ago
Text
Mẹ bầu uống canxi như thế nào cho đúng?
Canxi là một trong những khoáng chất được khuyến cáo cần được tăng cường bổ sung trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng canxi cho bà bầu. Vậy bà bầu uống canxi như thế nào để hấp thu tốt không?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Sự cần thiết của việc bổ sung canxi cho mẹ bầu
Trong suốt các giai đoạn thai kỳ, nhu cầu về canxi của mẹ bầu tăng lên nhiều hơn để đáp ứng sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng mẹ.
Tumblr media
Mặc dù cơ thể mẹ bầu đã phân giải phần nào hợp chất canxi trong xương và phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu canxi tăng cao nhưng sự đáp ứng này chưa đủ. Trên thực tế, mẹ bầu cần bổ sung canxi nhiều hơn đặc biệt trong những tháng cuối mang thai. Nếu không được đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi có thể bị chậm phát triển, bị còi xương bẩm sinh, bị khò khè, dị dạng xương..
Bổ sung canxi khi mang thai còn mang ý nghĩa quan trọng với sức khỏe của bà bầu. Bởi khi bị thiếu hụt canxi, mẹ bầu thường bị tê chân, mất ngủ, mệt mỏi và khiến mẹ bị suy yếu, dễ đau lưng, mỏi vai, đau khớp sau sinh. Thiếu canxi nghiêm trọng sau sinh là tiền đề gây ra tình trạng loãng xương khi mẹ bước vào độ tuổi mãn kinh.
Xem thêm: mẹ bầu uống canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Lượng canxi cần bổ sung cho phụ nữ mang thai theo thai kỳ
Việc bổ sung canxi khi mang thai không thể tùy tiện và phải có hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên có 3 giai đoạn quan trọng sau đây mẹ bầu nên biết.
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Nhu cầu canxi cần khoảng 800mg/ngày. Mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn khoa học với các thực phẩm giàu canxi để đảm bảo nhu cầu canxi này! Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: Nhu cầu canxi khoảng 1.200mg/ngày. Các bà bầu cần bổ sung canxi với thực phẩm giàu dinh dưỡng, kết hợp sử dụng viên uống canxi cũng như chú ý tắm nắng để tổng hợp vitamin D và nâng cao sự hấp thu canxi. Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Nhu cầu canxi tăng lên đến 1.500mg/ngày. Giai đoạn này xương của em bé đã ổn định và phát triển mỗi ngày, mẹ cần bổ sung canxi nhiều hơn để trẻ được tạo điều kiện phát triển toàn diện và đảm bảo sức khỏe cho bản thân người mẹ.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Bà bầu cần lưu ý gì khi uống canxi
CÓ một số lưu ý để mẹ bầu có thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất cho cơ thể. Cụ thể như sau:
Hàm lượng canxi bổ sung vào cơ thể hàng ngày không được vượt quá 2.500mg/ngày để tránh tình trạng quá liều, gây tăng canxi máu. Mỗi lần cơ thể chỉ có thể hấp thu tối đa 500mg canxi, mẹ bầu nếu cần bổ sung canxi với liều lượng cao thì nên chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày. Khi bổ sung canxi, mẹ nên lựa chọn sản phẩm canxi có kèm theo thành phần vitamin D để tăng hiệu quả hấp thu canxi tối ưu. Thời điểm uống canxi tốt nhất là vào buổi sáng, tuyệt đối không nên uống buổi tối vì có thể gây ra tình trạng sỏi thận. Nên lựa chọn sản phẩm canxi hữu cơ, tìm mua viên canxi nào không gây táo bón để tránh gặp tác dụng phụ khi sử dụng. Tránh sử dụng canxi và sắt cùng lúc bởi có thể gây tương tác lẫn nhau và cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể. Nếu đang uống cả sắt và canxi, mẹ nên bổ sung các vi chất này cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ. Tránh uống canxi cùng lúc với các thực phẩm như sữa, trà, cà phê, cacao bởi có thể xảy ra tương tác làm giảm sự hấp thu canxi. Tránh dùng canxi lúc đói mà nên uống canxi sau khi ăn từ 1-2 giờ đồng hồ để không gây kích ứng dạ dày. Lưu ý sau khi uống canxi không nên ăn gì để sắp xếp bữa ăn hợp lý.
Canxi là một yếu tố quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ. Việc bổ sung canxi cho bà bầu là rất cần thiết để cả mẹ và bé phát triển toàn diện. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung canxi đúng cách và đúng liều.
0 notes