#đại kỷ nguyên feed
Explore tagged Tumblr posts
alperenreis44 · 5 years ago
Text
Tumblr media
"Hepiniz ermeni iseniz, Azerbaycan'da yaptığınız soykırımın hesabını verin!" "Muhsin Yazıcıoğlu"
28 yıldır Türklüğün kanayan yarası... #HocalıSoykırımı
17 notes · View notes
sunnnysworld · 5 years ago
Text
Tumblr media
27 notes · View notes
katspktor · 5 years ago
Text
Tumblr media
K💎
6 notes · View notes
roszvamilano · 5 years ago
Text
1 note · View note
nikt-wazn-y · 5 years ago
Text
Bierzmowanie
Kurwa
Czy dla was Bierzmowanie jest potrzebne ?
Jeśli tak to po co ?
Co to jest ?
Według mnie Bierzmowanie to test dorosłości do katolicyzmu .
A co jak ja nie dorosłam do tego testu ?
Jak uważasz ?
3 notes · View notes
Text
youtube
1 note · View note
bagdoklein · 5 years ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Fast service text +1 (202) 505 9335
Wickr ID badohklein..
0 notes
anonimho7-7 · 6 years ago
Text
"His arms were enough to feel that the world could make sense again".
0 notes
lookintomyeyeblog · 6 years ago
Text
Một tách trà là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa ta thấy được thuần chân
Thuở nhỏ tôi rất sợ uống trà, vừa nhìn thấy liền nhăn mặt, đến khi cổ họng khát khô mới chịu vớ lấy chiếc chén mà nhắm mắt nhắm mũi uống, ực một cái là xong hết! Sau này lớn lên mới biết, thì ra, hoa có hương sắc của hoa, nước có ý vị của nước, ấm có tâm tình của ấm, mà trà lại có đạo lý của trà.
Uống trà, nếu coi như một thức uống sẽ chỉ thấy vị đắng của chén trà. Mà nếu coi như một niềm vui khi nhàn nhã lại thấy cái thú vị khi nâng lên tách trà nóng, hít hà một hơi cảm nhận hương thơm thanh khiết, sau đó khẽ nhấp một ngụm, từng giọt đăng đắng lan tỏa trong miệng rồi chuyển sang vị ngọt thanh mát tự lúc nào không hay.
Còn nếu coi trà như một phần của Đạo, một phần của thiền, thì lại thấy để thưởng thức trọn vẹn tách trà là cần phải tẩy đi lớp phấn hoa phù phiếm, cởi đi lớp xiêm y hào nhoáng, buông bỏ những âu lo phiền muộn, gác lại đằng sau hết thảy mọi huyên náo ồn ào của thế gian… Để lúc này ta trở lại là chính ta, chân thật và bình dị, ngồi bên tách trà nhâm nhi từng giọt thuần khiết, thuần chân.
“Thánh trà” Lục Vũ và Trà Kinh
Uống trà sẽ nhớ tới “Thánh trà” Lục Vũ, tác giả cuốn Trà Kinh nổi tiếng. Cuộc đời ông là một truyền kỳ, và tất cả đều liên quan đến trà và Đạo. Kể rằng, vào năm Khai Nguyên thứ 21 đời Đường, một ngày khi vừa ngủ dậy hòa thượng Tích Công nghe thấy có tiếng chim nhạn từ đâu vọng lại. Ông mở cửa thì thấy đàn chim đang dang cánh ủ ấm cho một em bé sơ sinh nằm lạnh cóng trên nền đất. Ông bèn đem đứa trẻ về nuôi, và vì đứa bé nằm dưới cánh chim nhạn nên ông đặt tên là Lục Vũ.
Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà, nên cậu bé Lục Vũ phải thường xuyên pha trà cho ông. Dần dà, Tích Công hòa thượng chỉ uống trà do Lục Vũ pha, nếu không phải Lục Vũ pha thì không uống. Đến khi Lục Vũ rời đi, ai pha trà ông cũng thấy nhạt nhẽo vô vị, từ đó mà đành ngậm ngùi từ bỏ nhã thú uống trà.
Khi hoàng đế biết chuyện, ngài đã vời hòa thượng Tích Công vào cung để thưởng thức trà cung đình, nhưng vừa nhấp một ngụm ông đã nhăn mặt chau mày không uống nữa. Hoàng đế lại bí mật triệu Lục Vũ vào cung rồi ra lệnh pha trà, Tích Công hòa thượng vừa nhấm thử đã tấm tắc khen rằng: “Đây đích thị là trà do Lục Vũ pha”.
[caption id="attachment_970168" align="alignnone" width="711"] Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà, nên Lục Vũ từ nhỏ phải thường xuyên pha trà cho ông. (Ảnh: vnwriter.net)[/caption]
Những năm sau này, Lục Vũ đã dành toàn bộ thời gian vào việc nghiên cứu trà và tổng kết trong một cuốn sách gọi là Trà Kinh, nâng văn hóa thưởng trà lên một cảnh giới cao của tinh thần.
Tương truyền, người Hồi Hột ở phương Bắc có giống ngựa quý, hàng năm họ đều mang ngựa đến Đường triều để đổi lấy trà. Một lần sứ thần Hồi Hột mang ngàn con ngựa tới, nhưng không phải đổi trà mà là để đổi lấy cuốn sách quý tên là Trà Kinh. Lời đề nghị đường đột này khiến nhà Đường phải đi tìm khắp dân gian, hỏi thăm qua bao v��ng đất, lặn lội qua bao địa danh, cuối cùng mới tìm thấy cuốn Trà Kinh mà sứ giả yêu cầu.
Dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí thanh cao
Về sau người Nhật Bản nhờ học hỏi nghệ thuật trà Trung Hoa mà nâng lên thành Trà Đạo, khái quát lại trong bốn chữ: Hòa - Kính - Thanh - Tịch (和 - 敬 - 清 - 寂). Nhưng các triết lý về trà không dừng lại ở đó. Người yêu trà tổng kết ra “Trà đạo lục sự”, bao gồm trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm - thông qua sáu yếu tố này mà chứng ngộ tinh thần của Đạo. Trong Ẩm trà thập đức cũng viết: “Dĩ trà khả hành đạo, dĩ trà khả nhã chí”, nghĩa là, dùng trà có thể hành Đạo, dùng trà có thể đạt được chí thanh cao.
Cũng chính từ đó mà văn hóa thưởng trà trở nên tinh tế, cầu kỳ và hoa mỹ. Người Nhật Bản thưởng trà là phải ngồi trong khung cảnh có thể nuôi dưỡng thiền tâm. Đó có thể là căn phòng nhỏ trang nhã, thanh tịnh, gọi là “trà thất”, hay cũng có thể là vườn cây bình yên, tĩnh tại, gọi là “trà viên”, được Kobiri Emshiu miêu tả là:
“Một chòm cây mùa hạ, một nét biển xa xa, một vừng trăng chiếu mờ nhạt.”
“Tôi nhìn ra, không có hoa, cũng không có lá.
Trên bờ biển, một chòi tranh đứng trơ trọi, trong ánh nắng nhạt chiều thu.”
[caption id="attachment_970193" align="alignnone" width="700"] Người Nhật Bản thưởng trà là phải ngồi trong khung cảnh có thể nuôi dưỡng thiền tâm. (Ảnh: intertour.vn)[/caption]
Còn với người Trung Hoa, trà ngon phải là cây trà được thiên nhiên nuôi dưỡng, mọc nơi núi cao rừng thẳm, không vương bụi trần, chỉ có gió núi mây ngàn. Rồi trà ấy lại phải được pha bằng thứ nước tinh khiết như nước ở Nam Nhũ, cất trong chiếc ấm nặn từ bùn đất đã chôn lâu ngày, kinh qua lửa thời gian hun đúc, và lại được tháng năm bào mòn thành bóng láng... Người thưởng trà cũng phải là bậc sâu sắc và cao khiết, có thể bỏ lại sau lưng mọi thế gian tục sự để toàn tâm toàn ý bên chén trà.
Thưởng trà, là phải giống như nàng Diệu Ngọc trong Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Diệu Ngọc là một ni cô sống khép mình trong am Lũng Thúy, cô tịch, yên tĩnh, nằm ở một góc nhỏ của vườn Đại Quan hoa lệ. Cô giống như đóa hoa lan lặng lẽ, trang nhã, ngát hương, nhưng lại có phần tịch mịch. Cả đời mình Diệu Ngọc tâm đắc nhất với hai câu thơ: “Cửa sắt nghìn năm dầu vững chắc/ Đất bùn một nắm cũng chôn vùi”.
Xưa có một vị thiền sư rất giỏi thư pháp, nổi danh xa gần. Người đến xin chữ của ông nhiều không đếm xuể, chen lấn đến nỗi làm gãy cả bậu cửa, sau ông phải lấy lá thép bọc lại mới giữ cho bậu cửa được bền lâu. Nhưng nào hay biết rằng, người đời trong phồn hoa xô bồ, tranh tranh đoạt đoạt, giành giật cả một đời, nỗ lực cả một đời, vinh nhục cả một đời, cuối cùng đều phải ngậm ngùi kết thúc dưới nấm mồ.
Đây cũng chính là ý tứ đằng sau hai câu thơ: “Cửa sắt nghìn năm dầu vững chắc/ Đất bùn một nắm cũng chôn vùi”. Diệu Ngọc nhờ hai câu thơ đó mà thấu triệt cái lẽ sinh tử, ngộ ra đạo lý của nhân sinh. Bởi vậy, mặc dù chưa hoàn toàn dứt đoạn trần duyên, nhưng Diệu Ngọc vẫn luôn giữ thái độ dửng dưng với thế sự, sống bình thản trong am Lũng Thúy, an tĩnh mà cô tịch, giống như đóa hoa lan thanh khiết mặc kệ phồn hoa ngoài cửa thiền.
Một tâm hồn cao khiết như thế thì khi thưởng trà sẽ có bao nhiêu phần ý vị, bao nhiêu phần thanh tao?
Trong truyện kể rằng, Diệu Ngọc pha trà là pha bằng nước tuyết đọng trên hoa mai, nghĩa là một thứ nước thanh khiết, và cũng là lấy từ một nơi thanh tịnh, đó là nước tuyết trên hoa mai trong chùa Huyền Mộ Bàn Hương từ 5 năm trước. Thứ nước ấy chỉ chứa đầy một lọ hoa xanh, chôn xuống đất, xưa nay vẫn tiếc không nỡ dùng.
Mà thứ trà thanh khiết ấy thì đựng bằng gì? Chén rót mời Bảo Thoa - một đóa mẫu đơn rực rỡ, đài các, đoan trang, nền nã - thì phải là chiếc chén cổ mang dòng chữ "Vương Khải trân ngoạn", nghĩa là chiếc chén quý của Vương Khải ngày xưa. Còn chén rót mời Đại Ngọc - một tâm hồn băng thanh ngọc khiết, cao quý vô ngần - thì phải là chiếc chén khắc ba chữ “điểm tế kiều”, nghĩa là có tâm linh tương thông. Đại Ngọc và Diệu Ngọc cùng là phường cô tịch cao khiết, có thể giao cảm tâm linh, vậy nên chén quý mời khách quý cũng phải sánh với mối tình tri giao ấy.
[caption id="attachment_970221" align="alignnone" width="700"] Một tâm hồn cao khiết như thế, thì khi thưởng trà sẽ có bao nhiêu phần ý vị, bao nhiêu phần thanh tao? (Ảnh: touchyourskin.com)[/caption]
"Có thứ mùi vị là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa lại thấy được thuần chân"
Trước nay cứ ngỡ trà ở đâu vẫn chỉ là “trà” thôi, nào ngờ trà của mỗi vùng đất, mỗi con người, mỗi văn hóa lại khác nhau nhiều đến thế. Nếu như trà Nhật Bản là “Đạo”, trà Trung Hoa là “Mỹ”, trà Hàn Quốc là “Lễ”, thì trà Việt lại gắn liền với chữ “Chân” - mộc mạc, đơn sơ, dung dị, thuần phác.
Người Việt ngồi bên tách trà không phân sang hèn, không kể thân sơ, cũng có thể đàm đạo dăm ba câu chân tình. Người ta nói uống rượu là để say, càng uống lại càng say, uống cho quên hết sự đời, cho mê man, có khi say đến mức quên cả bản thân mình, quên cả đường về nhà. Nhưng uống trà lại là để tỉnh. Người ngồi bên tách trà không hấp tấp, không vội vàng, cứ thế nhàn tản mặc gió mưa.
Nâng chén trà thơm, có khi luận bàn chuyện nhân tình thế thái, có khi lại mường tượng về những tháng ngày xưa cũ, chuyện gì cũng có thể thổ lộ tâm tình nơi bàn trà. Uống trà là phải như người Việt, cứ thong thả mà trải lòng mình, mặc cho thời gian cứ thế trôi.
Dẫu không phải là người đã nếm đủ sự đời, nhưng sẽ đến một lúc nào đó ta chợt nhận ra rằng: Trần gian vạn nẻo, đều là để tìm về một chốn bình yên.
Nghe nhạc cũng vậy, âm nhạc đích thực là nên để tâm hồn thăng hoa, từng nốt nhạc du dương trầm bổng, khi cao vút, khi êm đềm, khi lắng đọng, giống như dòng suối nhẹ nhàng cuốn trôi đi lớp bụi phủ dày trong tâm trí. Tôi đã từng được nghe một bản nhạc như thế, trong veo, khiến tâm mình tĩnh tại mà hòa theo tiếng đàn. Xem vũ đạo cũng vậy, màn vũ đạo đích thực rất có thể sẽ khiến người xem như lạc vào tiên cảnh, tâm và thân hòa hợp, chỉ muốn rũ bỏ mọi hồng trần để đạt tới độ thánh khiết thanh cao.
Thưởng thức hội họa cũng vậy, hội họa đích thực là phải làm rung động mọi trái tim sắt đá, khiến những tâm hồn chai sạn và lạnh lùng kia được gột rửa mà trở nên thuần khiết hơn. Mà cái hồn ấy không phải đến từ thủ pháp nghệ thuật người ta chỉ cần bỏ tiền ra là học được, mà là kết tinh từ tâm hồn nghệ sĩ. Khi người nghệ sĩ đạt đến cảnh giới cao của tinh thần, thì phải chăng nét vẽ, tiếng đàn, hay điệu múa sẽ đạt đến độ mà người ta vẫn nói là "xuất thần nhập hóa"?
Nói xa xôi vậy cũng chỉ là tản mạn bên chén trà. Nhà văn Bạch Lạc Mai có một câu rất hay rằng: "Có thứ mùi vị là niềm vui thanh đạm, giữa phồn hoa lại thấy được thuần chân". Trà ngon cũng giống như ngọc dịch quỳnh tương, khi người thưởng thức có thể rũ bỏ mọi thế gian tục sự, buông xuống những ân oán thị phi, để tâm mình lắng lại, tĩnh tại, bình yên, thì không cần lễ nghi phiền phức, không cần bình ngọc chén vàng, vẫn có thể chạm đến cái “Đạo”, cái “Thiền” của trà…
Tâm Minh
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - http://bit.ly/2sOONXQ via IFTTT
2 notes · View notes
katspktor · 5 years ago
Text
Tumblr media
K💎
5 notes · View notes
daikynguyen · 6 years ago
Text
Điểm tin Thế giới 2/3: Mỹ nói Trung Quốc nên ngừng nhận ưu đãi từ WTO; Mỹ tiếp tục trừng phạt các thành viên của chính phủ Maduro
Mục Điểm tin Thế giới ngày 2/3 xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Mỹ nói Trung Quốc nên ngừng nhận ưu đãi từ WTO
Phái viên của Hoa Kỳ tại Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nói hôm thứ Năm (28/2) rằng Trung Quốc không nên tiếp tục nhận các đặc quyền của WTO vốn được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, theo Nikkei.
"[Vẫn] không có gì đặc biệt hay khác biệt khi một thành viên đã hạ cánh lên phần tối của mặt trăng [ám chỉ đã đạt được những bước phát triển lớn] ... [lại vẫn] khăng khăng đòi được đối xử giống như một trong những thành viên nghèo nhất của chúng ta", ông Dennis Shea, đại sứ Mỹ tại WTO, nói tại trụ sở Geneva.
WTO hiện cho phép các quốc gia tự quyết định xem họ có phải là quốc gia đang phát triển hay không. Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, họ vẫn cho rằng mình thuộc diện 'hộ nghèo' để nhận được cách đối xử "đặc biệt và khác biệt", được miễn các yêu cầu tự do hóa thương mại nhất định từ WTO.
[caption id="attachment_1104860" align="aligncenter" width="651"] Trung Quốc cho rằng mình còn là một quốc gia đang phát triển, nhưng Hoa Kỳ lập luận rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thuộc về các quốc gia phát triển. (Ảnh 1, nông dân Trung Quốc của Reuters, ảnh 2, mô hình thăm dò mặt trăng của China Space của News / Reuters)[/caption]
Mỹ tiếp tục trừng phạt các thành viên của chính phủ Maduro
Hoa Kỳ tiếp tục tăng ��p lực lên chính phủ Maduro vào Thứ Sáu (2/3) bằng việc áp các biện pháp trừng phạt đối với 6 quan chức an ninh cấp cao cũng như thu hồi thị thực của hàng chục quan chức cấp cao khác trong chính phủ của quốc gia Nam Mỹ bị nhiều nước trên thế giới tẩy chay, theo VOA.
Chính quyền Trump nói rằng các lệnh trừng phạt là một phản ứng đối với các quan chức quân đội Venezuela, những người cuối tuần trước đã xua quân ngăn chặn các xe hàng viện trợ nhân đạo từ phía Colombia vào nội địa.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lohena-reveron-tren-twitter-los-dejan-solos-diplomaticos-aba_2c3d1cbf1.html"]
"Chúng tôi đã trừng phạt các thành viên của lực lượng an ninh của Maduro để đáp trả các hành vi bạo lực, [gây ra] những cái chết thương tâm, và sự đối xử một cách phi nhân tính đối với thực phẩm và thuốc men dành cho những người dân Venezuela bị [chính phủ Maduro] bỏ đói".
[caption id="attachment_1104889" align="aligncenter" width="700"] Một chiếc xe tải chở hàng viện trợ bị hư hỏng, được nhìn thấy trên cây cầu biên giới Francisco de Paula Santander nối Colombia và Venezuela, sau cuộc đụng độ giữa những người ủng hộ chính phủ Juan Guaido và lực lượng an ninh trung thành với Maduro. (Ảnh: VOA)[/caption]
Lính Pakistan và Ấn Độ xả súng vào nhau suốt đêm, làm 4 người chết
Bất chấp các phát biểu mang tính xoa dịu tình hình của quan chức cấp cao hai nước, các binh sĩ Ấn Độ và Pakistan một lần nữa lại xả súng vào nhau dọc theo các đồn quân sự trên đường biên giới giữa hai nước ở Kashmir, làm ít nhất 4 thường dân thiệt mạng và 4 người khác bị thương, các quan chức cho biết hôm thứ Bảy (2/3), theo AP.
Lực lượng quân sự của hai bên đã liên tục xả súng và pháo kích trong đêm và chỉ dừng lại tới rạng sáng ngày thứ Bảy, khiến 3 thành viên trong một gia đình người Ấn Độ ở biên giới Kashmir chết vì trúng đạn pháo. Ở phía lãnh thổ Pakistan, một cậu bé cũng đã bị trúng đạn và tử vong.
Xung đột giữa hai nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân ở Nam Á bùng lên khi ít tuần trước Ấn Độ tố Pakistan xả súng làm chết 40 lính của họ, và sau đó trả đũa bằng một cuộc tấn công vào một doanh trại của đối phương. Căng thẳng tiếp tục gia tăng trong tuần này khi hai nước dùng máy bay chiến đấu để tấn công đối phương, Pakistan nói rằng đã bắn hạ 2 máy bay phản lực của Ấn Độ, ở chiều ngược lại, Ấn Độ tuyên bố đã bắn hạ một máy bay của Pakistan.
[caption id="attachment_1104899" align="aligncenter" width="640"] Bản đồ khu vực Kashmir, nơi Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền và tranh chấp dai dẳng suốt nhiều thập kỷ qua. (Ảnh: mclaughlinhistory)[/caption]
Tổng thống Sudan từ chức chủ tịch đảng cầm quyền
Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir, đã từ chức chủ tịch đảng cầm quyền NCP. Đảng này đưa ra thông báo về quyết định của ông Bashir vào cuối ngày thứ Năm (28/2), sau nhiều tuần diễn ra các cuộc biểu tình phản đối ông Bashir với cáo buộc vị tổng thống đương nhiệm là nguyên nhân để xảy ra khủng hoảng kinh tế, theo VOA.
Tổng thống Bashir đã chuyển vai trò lãnh đạo đảng của mình cho phó chủ tịch đảng NCP, Ahmed Harun, cho đến kỳ đại hội tiếp theo của đảng này.
Đảng NCP có số thành viên chiếm đa số trong quốc hội Somali, chủ tịch của đảng sẽ là ứng viên tổng thống theo điều lệ đảng. Việc ông Bashir phải rời bỏ vị trí chủ tịch của đảng này đồng nghĩa với việc ông sẽ không còn tại vị tổng thống ở nhiệm kỳ tiếp theo.
[caption id="attachment_1104906" align="aligncenter" width="600"] Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir. (Ảnh: AFP)[/caption]
Canada đồng ý cho dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ
Chính phủ Canada hôm Thứ Sáu (1/3), nói rằng sẽ cho phép tiến hành thủ tục dẫn độ CFO của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, sang Mỹ, theo như yêu cầu của Washington, AP đưa tin.
Giới chức Bộ Tư Pháp Canada đưa ra bản thông cáo nói rằng họ đã xem xét hồ sơ cùng các chứng cứ và đi đến kết luận là việc dẫn độ con gái của người sáng lập Huawei có thể tiến hành.
Bà Mạnh sẽ phải ra tòa vào hôm 6/3, và ngày đó tòa sẽ ấn định ngày tổ chức cuộc điều trần về việc dẫn độ.
Quyết định của Bộ Tư Pháp Canada là một thủ tục bắt buộc phải có để tòa có thể nghe tranh luận là có chấp thuận yêu cầu dẫn độ của chính phủ Mỹ hay không.
[caption id="attachment_1104908" align="aligncenter" width="651"] CFO của Huawei, Mạnh Vãn Châu. (Ảnh: CTV News)[/caption]
Đại Kỷ Nguyên News
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2EnXePm via https://ift.tt/2EnXePm https://www.dkn.tv
1 note · View note
bing0-b0ng0 · 6 years ago
Text
If this post gets 100- Yes, only 100 notes, I will type all of Fireflies, word by word, in the tags of my next post
5 notes · View notes
letyourmindpe14 · 6 years ago
Text
13 câu nói ‘triết lý nhân sinh’ thấm thía nhất trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
Đọc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, độc giả không chỉ yêu mến một tay viết lão luyện với vốn hiểu biết uyên bác về các môn phái võ công truyền thống, mà còn say mê trước bút pháp tinh diệu, thể hiện qua những câu văn “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” của ông.
Dưới đây là một vài lời vàng ý ngọc, chúng được ví như những ‘nhãn tự’ tô điểm cho sự thành công về cả nội dung và nghệ thuật trong các pho tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung:
1. “Có nỗi khổ không nói ra được, đó mới là khổ thực sự”. (Thiên long bát bộ)
Nỗi khổ có thể nói ra được thì không được coi là khổ, nỗi khổ không nói ra được mới là khổ thực sự. Khi nỗi khổ đè nặng trong lòng, nếu như có người tâm đầu ý hợp, hay có người tri kỷ tri âm để nghe ta thổ lộ tâm tư, thì nỗi lòng ấy đã nguôi ngoai đi rất nhiều rồi. Khổ nhất là không biết thổ lộ cùng ai, đó mới là khổ thực sự, lâu dài, dai dẳng. Không ai hiểu, chỉ mình ta hết lần này đến lần khác nếm trọn nỗi cay đắng trong lòng.
2. “Làm người có thể lơ mơ thì cứ lơ mơ, cuộc sống hãy buông lỏng hết cỡ”. (Lộc đỉnh ký)
Nhân thế hỗn độn, sự đời rối ren, lòng người đen trắng nào ai sáng tỏ? Nếu cầu toàn trách bị quá, truy cầu hoàn mỹ quá, hay xét nét người quá, thì sẽ chỉ thấy căng thẳng, bất hạnh và khổ đau. Thế giới quá rộng lớn, sao cứ phải ngụp lặn mãi trong những chuyện thị thị phi phi? Cho nên, cứ lơ mơ một chút, buông xả một chút, rất có thể con đường phía trước sẽ là một chân trời bát ngát hương hoa.
3. “Thông minh quá ắt tổn thương, tình sâu quá ắt tổn thọ, mạnh mẽ quá ắt chịu nhục, vậy nên, hãy là người quân tử khiêm nhường, ấm áp như ngọc sáng”. (Thư kiếm ân cừu lục)
Thông minh quá sẽ có lúc bị trí tuệ làm cho thương tổn, si tình quá sẽ có lúc bị ái tình làm cho đau khổ, giàu có quá sẽ có lúc bị tiền bạc làm cho khánh kiệt, mà kiêu ngạo quá lại có lúc bị danh lợi làm cho ê chề...
Vì sao Phật gia giảng ‘Thủ Trung’, Nho gia giảng ‘Trung Dung’, Đạo gia giảng ‘ m Dương cân bằng’? Bởi vì các bậc Thánh nhân, Giác Giả đã thấu hiểu một chân lý rằng “chỉ có ở giữa là Đại Đạo”, hễ vượt quá giới hạn đều bước sang cực đoan, mà xưa nay trạng thái cân bằng mới là bền vững nhất.
[caption id="attachment_1044860" align="alignnone" width="643"] Xưa nay trạng thái cân bằng mới là bền vững nhất. (Ảnh minh họa từ youtube)[/caption]
4. “Lửa thiêu thân xác, lửa thiêng rừng rực, sống có gì vui, chết có gì khổ? Hành thiện trừ ác, còn mãi sáng soi. Hoan lạc sầu bi, đều về cát bụi. Thương thay thế nhân, lo nghĩ ưu sầu”. (Ỷ thiên đồ long ký)
Con người đến thế gian dạo chơi vùng vẫy một phen, rồi sau cùng tất cả lại rời đi. Khi đến là tấm thân trần trụi, khi đi là hai bàn tay trắng, dẫu cả đời phú quý vinh hoa thì cuối cùng lại chẳng thể mang theo được thứ gì. Thế nên, người thấu hiểu đạo lý sẽ coi nhẹ danh vọng, coi thường tiền tài, coi khinh sắc dục; họ sống là để tu dưỡng bản thân, trở nên ngày càng chân thành, chất phác, giản đơn, thanh tịnh.
5. “Nam nhi đại trượng phu, thứ nhất luận nhân phẩm tấm lòng, thứ nhì luận tài năng sự nghiệp, thứ ba luận văn học võ công”. (Thiên long bát bộ)
Tự cổ chí kim, thiên thượng vẫn luôn coi trọng người có đức. Lịch sử nhân loại ghi nhận biết bao anh hùng hào kiệt, bao đấng quân vương minh chủ, bao danh sĩ lẫy lừng lưu danh thiên cổ... đều bởi một chữ “Đức” đứng đầu. Thế nên người xưa tu đức, lại khuyên răn con cháu trước phải tu nhân tích đức, rồi sau mới là rèn rũa tài năng. Vì đức nâng đỡ tài năng, còn tài năng lại dựa vào đức mà thi triển. Hữu đức bất tài, dẫu không thể giúp đời thì vẫn là một tấm thân trong sạch. Hữu tài vô đức, càng thi triển tài năng thì chỉ càng gây họa cho xã hội mà thôi.
6. “Họ mạnh mặc họ mạnh, gió mát phẩy núi đồi. Họ ngang mặc họ ngang, trăng sáng soi sông lớn”. (Ỷ thiên đồ long ký)
Những người có chí hướng sẽ chuyên tâm thành tựu bản thân, đâu để ý đến thành bại, tốt xấu, khen chê của người đời. Trong tâm có Đạo thì lúc nào cũng vui - Đó là điều mà Nho gia vẫn giảng: “An bần lạc Đạo” (yên lòng với cảnh nghèo mà vui với Đạo), hay: “Triêu văn Đạo tịch khả tử” (sáng nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng).
7. “Hãy xem những đám mây trắng kia, tụ rồi lại tán, tán rồi lại tụ. Nhân sinh ly hợp cũng như thế”. (Thần điêu đại hiệp)
Đời người chính là như thế: hợp rồi tan, tan rồi hợp, ly biệt rồi hội ngộ, hội ngộ rồi biệt ly. Gặp gỡ hay chia lìa, ấy là do cái duyên nhiều hay ít, dày hay mỏng. Hiểu duyên thì sẽ biết trân quý giây phút bên nhau, trân trọng tình cảm ấm áp dành cho nhau. Mà đã trân quý rồi thì sẽ chẳng phí hoài thời gian mà soi mói, xét nét, luận bàn chỗ hay chỗ dở của người khác. Duyên kia một khi đã qua đi, thì có muốn một ánh mắt, một lời hỏi han cũng là quá muộn màng.
[caption id="attachment_1044866" align="alignnone" width="697"] Đời người chính là như thế: hợp rồi tan, tan rồi hợp, ly biệt rồi hội ngộ, hội ngộ rồi biệt ly. (Ảnh minh họa: sohu.com)[/caption]
8. “Thị phi chỉ vì cố xuất ngôn, phiền não chỉ bởi cố xuất đầu”. (Tiếu ngạo giang hồ)
Con người nơi thế gian phồn hoa, thật khó mà không bị dẫn động theo danh vọng, địa vị, tiền tài... Nếu cứ cố chấp chứng tỏ bản sự tài năng của mình, thì sẽ chỉ gây phản cảm, khiến mọi người rời xa. Còn nếu cứ cố chấp chứng tỏ mình xuất chúng hơn người, thì ai nấy cũng đều ghét bỏ, khiến bản thân cô lập. Thế nên, cẩn trọng mỗi lời nói hành vi, âm thầm lặng lẽ mà luyện đức rèn tài, thì công danh sự nghiệp, điều gì đáng đến sẽ tự khắc đến.
9. “Sách đến khi dùng mới hận mình đọc ít, thịt đến khi miếng ngon mới hận mình đã ăn quá nhiều”. (Lộc đỉnh ký)
Không ít người tuổi trẻ chỉ muốn rong chơi vùng vẫy, hưởng thụ mọi phú quý vinh hoa. Đến khi tuổi đã sang chiều, mới nhận ra rằng phú quý kia chỉ là phù phiếm, vinh hoa kia chỉ là hư ảo. Nay ở cái thế gần đất xa trời, mới thấy đời người giàu ở Đức, cao ở Trí, mà sang là ở Tài. Giá như có thể quay ngược lại thời gian, ta sẽ tận dụng từng khắc từng giờ mà học tập, tu dưỡng, và bồi bổ cái đức, cái tài của mình.
10. “Hồng nhan chớp mắt thành đầu bạc, hương hoa trong khoảnh khắc”. (Thiên long bát bộ)
Dung nhan dẫu đẹp thế nào cũng không thể chống lại sức tàn phá của thời gian. Cuộc sống này cũng vậy: phú quý, vinh hoa, lầu vàng, gác bạc, danh vọng, tiền tài... hết thảy đều chỉ là giấc mộng phù vân.
[caption id="attachment_1044876" align="alignnone" width="693"] Cuộc sống này cũng vậy... hết thảy đều chỉ là giấc mộng phù vân. (Ảnh minh họa từ youtube)[/caption]
11. “Yêu một người thì phải yêu cả một đời, nhưng không làm được không phải vì không muốn làm được, mà bởi không cách nào làm được. Thế sự khó lường, thuở ban đầu cũng chỉ là thuở ban đầu mà thôi”. (Tiếu ngạo giang hồ)
Ai cũng mơ mộng về một tình yêu đẹp như trong tiểu thuyết: Một túp lều tranh, hai trái tim vàng, lòng chàng ý thiếp, một đời thủy chung...
Nhưng cuộc sống quá tàn khốc, hiện thực quá đắng cay, khiến mối tình thơ chỉ có thể nằm hoài trong giấc mộng. Đến khi mộng đẹp tan vỡ, thì người trong cuộc đành phải bất lực mà thốt lên rằng: “Tình là vật, vốn là như thế, đến miệng ngọt ngào, dư vị đắng chát, mà thương tích khắp thân. Dù có muôn phần cẩn trọng thì cũng không tránh khỏi bị tình làm tổn thương” - (trích “Thần điêu đại hiệp”).
12. “Cái xa ngàn dặm không nhấc nổi cái lớn, cái cao ngàn trượng chẳng thể lấp nổi cái cực sâu”. (Ỷ thiên đồ long ký)
Khoảng cách xa xôi ngàn dặm không thể hình dung được cái to lớn, độ cao ngàn trượng chẳng thể nào chạm được chỗ thâm sâu. Sinh mệnh có giới hạn nhưng vũ trụ thì vô hạn. Vạn vật trên đời cũng chẳng dám ỷ thế mình cao hay lớn, mà đều phải nương tựa vào nhau mà sinh tồn. Giống như con thuyền cưỡi trên đầu ngọn sóng, ví không có sóng thì thuyền sao có thể ra khơi? Và giống như đại bàng đạp gió bay lên, ví không có gió thì đôi cánh kia sao có thể chao liệng giữa bầu trời?
13. “Bậc thiên tử có Đạo thì mọi người suy tôn làm chúa tể, vô Đạo thì mọi người sẽ vứt bỏ chẳng dùng, quả thực đáng sợ”. (Thư kiếm ân cừu lục)
Là bậc quân vương đứng đầu một quốc gia, nếu trong tâm có Đạo thì mới có thể làm cho thiên hạ thái bình, lòng dân yên ổn. Khi thần dân tin yêu, tất sẽ suy tôn quân vương của mình là ‘chân mệnh thiên tử’. Nhưng nếu vua là kẻ hôn quân vô Đạo, thì đất nước loạn lạc, lòng người rối ren, dân chúng khắp nơi đều ai oán. Khi ấy, vận nước sao tránh khỏi nạn loạn lạc đao binh? Đúng như lời Hoàng đế Đường Thái Tông từng nói: “Vua giống như thuyền, còn dân giống với nước. Nước có thể nâng thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền”.
Nam Phương
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2reGeFc via IFTTT
3 notes · View notes
yoyoko123-blog · 6 years ago
Text
#kỹnăngsinhtồn #BearGrylls - Trong hơn 60 phần của seri "Chống chọi với thiên nhiên", chúng ta đã cùng nhân vật trải nghiệm Bear Grylls đi khắp nơi, tới tận cùng trời cuối đất để đối đầu với những điều kiện khắc nghiệt nhất của thiên nhiên. Qua những lần như thế, anh đã học được nhiều điều. Trong phần 67 này, Bear Grylls sẽ dùng những trải nghiệm đó để làm một việc hoàn toàn mới - chỉ cho chúng ta cách sinh tồn dù ở nơi nào trên Trai đất. Đây sẽ là chương trình chuyên biệt về cách sinh tồn trên địa cầu. # mọi chi tiết liên hệ : [email protected]
https://www.youtube.com/watch?v=6vPqLt0TAf8&feature=youtu.be
2 notes · View notes
wearevillaneve · 5 years ago
Photo
Sweets for the sweetest assassin ever.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
.
386 notes · View notes
katspktor · 5 years ago
Text
Tumblr media
K💎
2 notes · View notes