#Đường lây truyền bệnh do Cryptosporidium
Explore tagged Tumblr posts
dulieuyte · 4 years ago
Text
Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh do Cryptosporidium
Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và chữa bệnh do Cryptosporidium
Trong bài viết này DanhBaYTe.com sẽ cùng quý vị tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa trị bệnh do Cryptosporidium hiệu quả.
Bệnh do Cryptosporidium là gì?
Bệnh do Cryptosporidium thường gặp là bệnh tiêu chảy cấp tính, ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém thì triệu chứng bệnh có thể nặng hơn và đe dọa đến tính mạng.
Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc ngành Apicomplexa, gây ảnh hưởng đến đường ruột, hệ hô hấp hay cả hệ miễn dịch gây suy giảm miễn dịch cá thể dẫn đến tiêu chảy hoặc ho dai dẳng.
Nguyên nhân bệnh do Cryptosporidium
Nguyên nhân lây nhiễm Cryptosporidium đến từ các loài động vật có xương sống như ngựa, cừu, khỉ, mèo, chó và đặc biệt là bò vì là nguồn lây nhiễm quan trọng liên quan đến sự lan truyền bệnh cho con người.
Các loại rau, quả có nang kén hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật cũng là nguyên nhân khiến con người nhiễm loại ký sinh trùng này.
Các loài động vật có vú, một số loại chim non hoặc động vật mới sinh như bê, cừu non, lợn con từ 1-3 tuần tuổi cũng là nguồn bệnh nguy hiểm truyền đơn bào Cryptosporidium.
Bệnh do Cryptosporidium thường gặp là bệnh tiêu chảy cấp tính, ở những đối tượng có hệ miễn dịch kém thì triệu chứng bệnh có thể nặng hơn và đe dọa đến tính mạng.
Triệu chứng bệnh do Cryptosporidium
Triệu chứng của bệnh do Cryptosporidium thường là tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ói mửa, sốt nhẹ và cơ thể bị mất nước, tuy nhiên một số trường hợp có thể không biểu hiện triệu chứng.
Các biểu hiện điển hình thường bắt đầu từ 2 đến 10 ngày sau khi tiếp xúc với ký sinh trùng, trung bình khoảng 7 ngày và kéo dài 1-2 tuần ở người khỏe mạnh. Sự nhiễm trùng có thể kéo dài lâu hơn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Ngoài các thể bệnh thông thường điển hình ở ruột, có một số trường hợp bệnh nhân biểu hiện triệu chứng bệnh lý ở đường hô hấp.
Đường lây truyền bệnh do Cryptosporidium
Bệnh do Cryptosporidium được lây truyền qua các con đường chủ yếu sau:
Người lành nuốt những thứ tiếp xúc với phân của người hoặc động vật nhiễm Cryptosporidium.
Uống các nguồn nước từ hồ bơi, bồn nước nóng, hồ, sông, suối nhiễm phân của người và động vật, trong đó có trứng của Cryptosporidium.
Thức ăn nhiễm Cryptosporidium không nấu chín, rau sống, trái cây không được rửa kỹ.
Nuốt Cryptosporidium nhiễm từ các bề mặt như đồ chơi, đồ đạc trong nhà vệ sinh, bô đi tiểu bị nhiễm phân của người bệnh.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh do Cryptosporidium
Người sống trong môi trường vệ sinh kém, nguồn nước và thức ăn nhiễm bẩn.
Người có thói quen sống kém vệ sinh, không ăn chín uống sôi, ít giữ vệ sinh cá nhân.
Người bị HIV/AIDS.
Người bị ung thư và thay ghép cơ quan do đang phải sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch.
Người có bệnh di truyền ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Phòng ngừa bệnh do Cryptosporidium
Rửa tay với xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, thay tã trẻ em hoặc trước khi ăn và chuẩn bị thức ăn.
Tránh sử dụng nguồn nước và thức ăn kém vệ sinh, nước từ ao hồ, sông, suối, vũng nếu chưa được lọc và xử lý theo tiêu chuẩn.
Rửa sạch hoặc bỏ vỏ trái cây tưới trước khi ăn.
Nếu đang ở khu vực có dịch bùng phát do nguồn nước nhiễm Cryptosporidium thì cần đun sôi nước 1 phút trước khi sử dụng để diệt trùng.
Khi đi du lịch ở vùng có nguồn nước không an toàn cũng cần tránh uống nước trực tiếp từ vòi mà không qua đun sôi hay ăn thức ăn chưa được nấu chín.
Tránh tắm hồ bơi nếu bản thân nhiễm bệnh ít nhất 2 tuần sau khi ngừng tiêu chảy để trảnh là nguyên nhân lan truyền Cryptosporidium cho cộng đồng.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh do Cryptosporidium
Chẩn đoán xác định bệnh do Cryptosporidium dựa vào biểu hiện lâm sàng thường không có giá trị mà phải dựa vào kết quả xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng bằng các phương pháp như nhuộm Aumarin huỳnh quang hoặc nhuộm Ziehl-Neelsen cải tiến, các phương pháp soi tươi, nhuộm iod thì khó phát hiện hơn.
Các biện pháp điều trị bệnh do Cryptosporidium
Hiện nay việc điều trị bệnh do Cryptosporidium vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, dù một số nhà khoa học đã sử dụng thuốc spiramycin để điều trị và có ghi nhận tích cực nhưng phương pháp điều trị hiện nay vẫn là điều trị triệu chứng
Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy, bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol hoặc viên Hydrite. Chú ý cần pha đúng dung dịch bù nước theo hướng dẫn sử dụng và dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết thì phải bỏ đi
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch mà được chẩn đoán bị bệnh do Cryptosporidium thì cần phải giảm liều để có thể có đủ khả năng loại trừ được ký sinh trùng
Nhiều phòng khám uy tín tại DanhBaYTe.com có danh mục chữa trị bệnh do Cryptosporidium hiệu quả với liệu trình và phác đồ chữa trị khoa học cùng chi phí hợp lý. Quý vị có thể tham khảo danh sách các phòng khám đa khoa tại đây.
Nguồn: https://danhbayte.com/danh-sach-cac-loai-benh/nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-va-chua-benh-do-cryptosporidium.html.
0 notes
dadayvitosvn · 4 years ago
Text
Viêm dạ dày ruột: nguyên nhân và triệu chứng
Viêm dạ dày ruột là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa. Bệnh lý này có thể gây ra những biến chứng cấp tính nguy hiểm, đe dọa sức khỏe người bệnh. Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày ruột, người bệnh tuyệt đối không được xem thường. Vậy viêm dạ dày ruột do đâu? Triệu chứng bệnh lý này là gì? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý về đường tiêu hóa này qua những thông tin dưới đây.
Tumblr media
Tìm hiểu chung về viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm niêm mạc ruột, thường do nhiễm trùng. Một số người có thể nghĩ rằng họ bị cúm dạ dày nhưng thuật ngữ chính xác hơn là viêm dạ dày ruột. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại virus nhưng cũng có thể gây ra do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Các vi sinh vật này lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với người bệnh. Các vấn đề thường gặp nhất với viêm dạ dày ruột là mất nước. Điều này xảy ra khi bạn bị mất quá nhiều chất lỏng do nôn mửa và tiêu chảy.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột
Do nhiễm vi rút: Theo thống kê, virus là nguyên nhân chính gây bệnh đối với các trường hợp bị viêm dạ dày ruột được ghi nhận. Loại virus này xâm nhập vào các tế bào ruột tại lớp biểu mô của ruột nuột, tiết ra các chất làm đẩy nước và muối vào lòng ruột; làm giảm hấp thụ carbohydrate, từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy cấp. Người bị bệnh do virus không gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu. Norovirus được xếp vào danh mục những tác nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm dạ dày ruột phổ biến nhất gây bệnh. Norovirus là mối nguy sức khỏe và có thể xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, 80% số ca bệnh được ghi nhận thường rơi khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4.
Do nhiễm ký sinh trùng: Ký sinh trùng Giardia intestinalis (G. Lamblia), loại này có khả năng bám dính, xâm nhập vào niêm mạc ruột. Ký sinh trùng Giardia lây truyền giữa người với người và đặc biệt tình trạng bệnh lý viêm dạ dày ruột do ký sinh này có thể trở thành mãn tính. Ký sinh trùng Cryptosporidium parvum, Ký sinh trùng này gây tiêu chảy nước ở người bệnh, thường có trong nguồn nước bị ô nhiễm.
Do nhiễm vi khuẩn: Salmonella và Campylobacter là hai loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất. Con đường nhiễm khuẩn thường gặp là do việc ăn các loại thịt gia cầm chưa được nấu chín. Cả hai bệnh nhiễm trùng này thường gặp nhất là qua gia cầm chưa nấu chín. Ngoài ra, sữa không tiệt trùng cũng là môi trường lý tưởng cho loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó, gia đình có vật nuôi cần lưu ý, vi khuẩn Campylobacter có thể xâm nhập vào cơ thể của chó, mèo. Vi khuẩn Salmonella có trong trứng sống, các loài bò sát, chim, loài lưỡng cư. Nếu sử dụng các món ăn từ các loại thực phẩm đó chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Tiếp đến là vi khuẩn Shigella – tác nhân gây tiêu chảy phổ biến thứ ba. Loại vi khuẩn này có thể lây truyền giữa người với người. Trong đó, vi khuẩn Shigella dysenteriae loại 1 tiết ra tạo ra Shiga,- một loại chất độc có khả năng làm tan ure trong máu.Chủng E.coli gây xuất huyết đường ruột: tạo ra độc tố Shiga, dẫn đến viêm đại tràng xuất huyết. Còn được gọi là E. Coli O157: H7 – chủng E.coli gây bệnh phổ biến nhất, có trong thịt bò sống, sữa nước trái cây chưa tiệt trùng, nước bị ô nhiễm… Chủng E.coli gây viêm dạ dày ruột này có thể lây truyền giữa người với người. Hội chứng tan ure máu là biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở 5-10% trường hợp bị nhiễm chủng này.
Xem thêm: Triệu chứng bệnh dạ dày
Viêm dạ dày ruột và những dấu hiệu phổ biến nhất
Triệu chứng chính của bệnh này là tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, bạn có thể bị đau dạ dày, đau quặn bụng, sốt, buồn nôn và đau đầu, khô da, khô miệng, cảm thấy nâng nâng, rất khát nước.
Viêm dạ dày ruột và biến chứng không thể bỏ qua
Mất dịch điện giải: Xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước khi tiêu chảy hoặc nôn, lượng nước má bạn uống hàng ngày không đủ để bù lại lượng nước mất đi. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến tụt huyết áp, giảm lượng máu cung cấp đến các cơ quan của cơ thể. Không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận. Ngoài ra nó còn gây đau khớp, viêm khớp, viêm da, viêm kết mạc,....
Cách phòng tránh viêm dạ dày ruột
Có hai vắc-xin rotavirus đường uống hiện có sẵn an toàn và hiệu quả trong điều trị đa số các chủng gây ra bệnh. Tiêm chủng Rotavirus là một phần trong lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh được khuyến cáo. Để ngăn ngừa nhiễm khuẩn do nước tại các nơi giải trí, không nên bơi nếu bị tiêu chảy. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần phải kiểm tra tã thường xuyên và nên thay tã trong phòng tắm mà không gần nước. Những người đi bơi nên tránh nuốt nước khi bơi. Trẻ sơ sinh và những người bị suy giảm miễn dịch khác dễ bị mắc và tiến triển nhiễm salmonella nặng vì vậy không nên tiếp xúc với các loài bò sát, chim chóc hoặc động vật lưỡng cư là một nguồn lây của Salmonella.
Viêm dạ dày ruột là bệnh lý cấp tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể trở thành mãn tính nếu không được xử lý hiệu quả. Chuyên gia Vitos khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong mỗi bữa ăn hàng ngày, để bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ sức khỏe gia đình. Liên hệ theo số 0972.261.222 để được tư vấn sức khỏe trực tiếp.
Xêm thêm:
Viêm dạ dày ruột ở trẻ em do đâu? Triệu chứng và cách chữa viêm dạ dày ruột
Top 9 bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày tại nhà
Viêm loét đại tràng ăn gì? Cách giảm viêm loét đại tràng tốt nhất
Viêm đại tràng uống thuốc gì? Bài thuốc nam chữa viêm đại tràng hiệu quả
Viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của co thắt tâm vị? Triệu chứng và cách chữa co thắt tâm vị
Thủng dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Hẹp môn vị: biến chứng và cách chữa hẹp môn vị
Tổng hợp các loại rau củ tốt cho người bệnh dạ dày nên ăn hàng ngày
0 notes
hellobacsi · 5 years ago
Text
Bệnh do Cryptosporidium - Hellobacsi
Tìm hiểu chung
Cryptosporidium là gì?
Cryptosporidium là một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc ngành Apicomplexa, gây ảnh hưởng đến đường ruột, hệ hô hấp hay cả hệ miễn dịch. Chúng làm suy giảm miễn dịch cá thể, dẫn đến tiêu chảy hoặc ho dai dẳng.
Bệnh do Cryptosporidium là gì?
Bệnh do Cryptosporidium (hay còn gọi là nhiễm Cryptosporidium) là một căn bệnh do ký sinh trùng đơn bào cryptosporidium gây ra. Khi ký sinh trùng này xâm nhập vào cơ thể, chúng di chuyển đến ruột non, ký sinh tại thành ruột, cuối cùng theo phân đào thải ra ngoài.
Ở hầu hết những người khỏe mạnh, bệnh do Cryptosporidium dẫn đến tiêu chảy cấp và thường tự khỏi trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Nếu hệ thống miễn dịch kém thì bệnh có thể đe dọa đến tính mạng khi không được điều trị.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh do Cryptosporidium là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của bệnh do Cryptosporidium thường xuất hiện trong vòng 1 tuần sau khi nhiễm bệnh, có thể bao gồm:
Tiêu chảy
Mất nước
Chán ăn
Sụt cân
Đau quặn bụng
Sốt
Buồn nôn
Nôn
Các triệu chứng có thể kéo dài đến hai tuần hoặc biến mất và quay lại trong vòng một tháng ở cả những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một số trường hợp người bị nhiễm Cryptosporidium mà không có triệu chứng. Ngoài các thể bệnh thông thường điển hình ở ruột, có một số người bệnh biểu hiện triệu chứng bệnh lý ở đường hô hấp.
Nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm trong vài ngày, người bệnh cần nhanh chóng đến viện kiểm tra, thăm khám.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh do Cryptosporidium là gì?
Bệnh do Cryptosporidium là do ký sinh trùng cryptosporidium đơn bào xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng. Một số chủng cryptosporidium có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn.
Những ký sinh trùng này tấn công vào đường ruột và bám trụ lại thành ruột để sinh sôi. Sau đó, chúng di chuyển vào phân để đào thải ra ngoài. Ở giai đoạn này, bệnh rất dễ lây lan nếu tiếp xúc với phân hoặc vật dụng có ký sinh trùng.
Ngoài ra, bệnh có thể lây nhiễm nếu:
Uống nước bị nhiễm bẩn có chứa ký sinh trùng Cryptosporidium
Bơi trong nước bị nhiễm bẩn có chứa ký sinh trùng Cryptosporidium và vô tình nuốt phải nước này
Ăn thực phẩm chưa nấu chín, nhiễm bẩn có chứa Cryptosporidium
Chạm tay vào miệng sau khi bàn tay tiếp xúc với bề mặt, vật thể, người hoặc động vật bị nhiễm bẩn
Nếu hệ miễn dịch bị tổn thương, suy giảm miễn dịch (như người mắc HIV/AIDS, ung thư, cấy ghép cơ quan đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có bệnh di truyền ảnh hưởng đến hệ miễn dịch) thì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium sẽ cao hơn người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bệnh do Cryptosporidium ở người nhiễm HIV/AIDS có thể có các triệu chứng nghiêm trọng và trở thành dạng bệnh mạn tính, dai dẳng, khó điều trị.
Ký sinh trùng này rất khó để tiêu diệt hoàn toàn vì chúng kháng nhiều chất khử trùng và có thể dễ dàng len qua các bộ lọc nước. Cryptosporidium tồn tại được trong nhiều tháng ở nhiệt độ khác nhau nhưng có thể chết nếu bị đun sôi.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do Cryptosporidium bao gồm:
Trẻ em, đặc biệt là những trẻ còn mặc tã và đi nhà trẻ
Cha mẹ của trẻ bị nhiễm bệnh
Người chăm sóc trẻ em
Người chăm sóc động vật
Người quan hệ tình dục bằng miệng qua đường hậu môn
Du khách quốc tế, đặc biệt là những người đi du lịch đến các nước đang phát triển
Người uống các nguồn nước ô nhiễm, chưa được lọc hay nấu chín (thường là người đi bộ đường dài, đi leo núi hay cắm trại)
Người đi bơi lội và nuốt phải nước trong hồ bơi hoặc sông hồ ngoài tự nhiên
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh do Cryptosporidium?
Chẩn đoán xác định bệnh do Cryptosporidium dựa vào biểu hiện lâm sàng thường không có giá trị mà phải dựa vào kết quả xét nghiệm. Các xét nghiệm sau đây có thể chẩn đoán bệnh do Cryptosporidium:
Xét nghiệm nhuộm Aumarin huỳnh quang hoặc nhuộm Ziehl-Neelsen cải tiến. Để lấy tế bào phân tích dưới kính hiển vi, bác sĩ có thể lấy mẫu phân hoặc mẫu mô (sinh thiết) từ ruột của người bệnh.
Cấy phân. Xét nghiệm phân bằng cách nuôi cấy bệnh phẩm phân tuy không thể phát hiện ra cryptosporidium nhưng có thể giúp loại trừ nguyên nhân do các mầm bệnh vi khuẩn khác.
Các xét nghiệm khác. Khi đã chắc chắn tình trạng của người bệnh là do ký sinh trùng cryptosporidium gây ra, bác sĩ có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra biến chứng. Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan và túi mật có thể xác định liệu nhiễm trùng có lan rộng hay không.
Những phương pháp điều trị bệnh do Cryptosporidium
Tuy chưa có thuốc đặc trị nhưng hầu hết những người khỏe mạnh mắc bệnh Cryptosporidiosis đều hồi phục trong vòng 2 tuần mà không cần điều trị.
Nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu, mục tiêu điều trị là làm giảm các triệu chứng và cải thiện phản ứng miễn dịch.
Các loại thuốc như nitazoxanide (Alinia) có thể giúp giảm tiêu chảy bằng cách tấn công ký sinh trùng. Azithromycin (Zithromax) được dùng cùng với một trong những loại thuốc này cho người có hệ miễn dịch bị suy giảm. Ngoài ra, các phương pháp khác điều trị triệu chứng bệnh do Cryptosporidiosis bao gồm:
Thuốc chống co thắt và làm giảm nhu động ruột. Những loại thuốc này làm chậm sự nhu động ruột và tăng hấp thụ chất lỏng để giảm tiêu chảy. Thuốc bao gồm Loperamid và các dẫn xuất của nó như Imodium A-D.
Bù nước. Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. Khi này cơ thể sẽ cần bù nước bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch các chất điện giải chứa khoáng chất, chẳng hạn như natri, kali và canxi giùp duy trì cân bằng dịch lỏng trong cơ thể.
Thuốc kháng virus. Nếu bị nhiễm HIV/AIDS, liệu pháp kháng retrovirus hoạt tính cao có thể làm giảm tải lượng virus trong cơ thể và tăng cường đáp ứng miễn dịch. Khôi phục hệ miễn dịch đến một mức độ nhất định có thể giúp người bệnh khỏi các triệu chứng của bệnh do Cryptosporidium.
Biến chứng
Biến chứng của bệnh do Cryptosporidium là gì?
Các biến chứng của nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium bao gồm:
Suy dinh dưỡng do hấp thụ kém chất dinh dưỡng từ đường ruột
Mất nước nghiêm trọng
Sụt cân nhiều
Viêm đường mật trong gan, túi mật và ruột non (ống mật)
Viêm túi mật, gan hoặc tuyến tụy
Bệnh do Cryptosporidium không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu người bệnh đã từng thực hiện phẫu thuật cấy ghép hoặc nếu hệ miễn dịch yếu thì rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm như trên.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh do Cryptosporidium?
Bệnh do Cryptosporidium là bệnh truyền nhiễm, vì vậy cần thận trọng để tránh lây lan ký sinh trùng cho người khác. Bệnh vẫn chưa có vắc-xin để ngăn ngừa, vì vậy các biện pháp cần thiết để phòng chống là:
Giữ vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh và thay tã cho trẻ, trước và sau khi ăn. Cần lưu ý, nước rửa tay khô chứa cồn không thể tiêu diệt ký sinh trùng Cryptosporidium.
Rửa kỹ bằng nước sạch tất cả các loại trái cây và rau quả ăn sống, tránh ăn thực phẩm nghi ngờ có thể nhiễm bẩn. Nếu đang đi du lịch và không rõ nguồn gốc món ăn, hãy tránh các món chưa được nấu chín.
Làm sạch nước uống trước khi dùng bằng cách đun sôi (để nước ở nhiệt độ sôi ít nhất một phút) hoặc dùng các hệ thống, thiết bị lọc nước. Tuy nhiên, phương pháp lọc nước có thể không hiệu quả như đun sôi để nguội.
Tránh quan hệ tình dục thiếu an toàn như tiếp xúc với hậu môn, phân của đối tác.
Không đi bơi nếu nhiễm bệnh trong ít nhất 2 tuần sau khi ngừng tiêu chảy vì ký sinh trùng vẫn có thể tiếp tục truyền nhiễm.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
  The post Bệnh do Cryptosporidium appeared first on Hello Bacsi.
0 notes
suckhoetv · 7 years ago
Text
HIV-AIDS nguyên nhân,triệu chứng và cách phòng bệnh
I. Tìm hiểu về HIV AIDS
hiện tại đại dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối đến tính mệnh, sức khỏe, con người và tương lai của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Nó tác động mạnh mẽ đến sự lớn mạnh về kinh tế, văn hóa, an ninh quy trình và an toàn phát triển bền vững của rất nhiều tất cả các nước trên toàn cầu. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp những vùng miền từ thành phố tới nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xăm của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.
Theo số liệu Báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Bộ y tế, tính đến ngày 17/4/2013 trên cả nước có trên 210.612 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 54.361 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn aids và đã có tới 54.485 người tử vong.
Riêng tại Đồng Nai, theo trung tâm phòng chống HIV/AIDS trực thuộc Sở y tế Đồng Nai thì: Tính tới tháng 4 năm 2013, đã có đến 6.169 trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong đó có 2.423 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn aids và đã có trên 1.428 người tử vong;
Và theo dự đoán, nếu chúng ta không sở hữu những giải pháp hữu hiệu, thì tới năm 2020, số người lây truyền HIV/AIDS có thể lên đến 700.000 người…Và cứ mỗi ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam, lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. bởi thế biết phương pháp tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để đề phòng HIV/AIDS hiện giờ.
II. HIV AIDS là gì ?
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của giai đoạn nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của thân thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc những bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...
III. Dấu hiệu và triệu chứng HIV AIDS
dù rằng bạn không thể hiện bất kỳ triệu chứng, bạn vẫn có thể lây nhiễm virus cho người khác. đó là bởi vì HIV có thể mất đến 2-15 năm để xuất triệu chứng. Bạn có thể bị nhiễm HIV và trông vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường . Bạn chẳng thể biết liệu bạn với bị nhiễm HIV hay không cho tới lúc bạn đi kiểm tra.
HIV không trực tiếp gây tổn hại các cơ quan, nhưng nó sẽ tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, vì vậy cho phép các bệnh khác, đặc biệt là nhiễm trùng cơ hội tấn công cơ thể. những triệu chứng trước nhất của HIV như vậy như bất kỳ bị nhiễm virus nào khác:
Sốt;
Nhức đầu;
Mệt mỏi;
Đau cơ;
Sụt cân;
Sưng hạch ở cổ họng, nách hoặc háng.
AIDS là giai đoạn tiến triển của nhiễm HIV. HIV có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn, vì thế dẫn tới nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. giả dụ bạn bị sida, bạn có thể bị nhiễm nhiều tác nhân tại 1 thời khắc.
Nhiễm trùng, 1 hay nhiều tác nhân: lao, nhiễm cytomegalovirus, viêm màng não, nhiễm toxoplasma, cryptosporidiosis;
Ung thư: phổi, ung thư thận hoặc u lympho và sarcoma Kaposi;
Bệnh lao (TB): ở tất cả quốc gia nghèo, lao là bệnh nhiễm trùng thường cơ hội gặp nhất can dự đến HIV và là nguy cơ tử vong hàng đầu ở những người bị AIDS;
Cytomegalovirus: virus herpes này thường được truyền đi phê chuẩn dịch cơ thể như nước miếng, máu, nước đái, tinh lực và sữa mẹ. 1 hệ thống miễn nhiễm khỏe mạnh sẽ bất hoạt virus, và nó sẽ không hoạt động trong thân thể của bạn. nếu như hệ thống miễn nhiễm của bạn suy yếu, virus này lại trỗi dậy – gây tổn hại cho mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc những cơ quan khác của bạn;
Nấm Candida: nhiễm nấm Candida là bệnh liên quan đến HIV thường gặp. Nó gây ra viêm và phủ một lớp màu trắng dày trên niêm mạc miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo của bạn;
Viêm màng não do Cryptococcus: viêm màng não là trạng thái viêm của màng não và chất lỏng tiếp giáp với não và tủy sống. Viêm màng não là một bệnh của hệ thống tâm thần trung ương thường gặp liên quan tới HIV, gây ra bởi 1 mẫu nấm được tìm thấy trong đất; Nhiễm Toxoplasmosis: nhiễm trùng với khả năng gây chết người này là do Toxoplasma gondii, 1 ký sinh trùng lây truyền cốt yếu từ mèo. Mèo bị nhiễm phê duyệt các ký sinh trùng trong phân của chúng và sau chậm tiến độ các ký sinh trùng với thể lan sang người và động vật khác;
Nhiễm Cryptosporidium: bệnh này do một loại ký sinh trùng tuyến đường ruột thường thấy ở động vật. Bạn co cryptosporidiosis khi bạn tiêu hóa thực phẩm hoặc nước ô nhiễm. các ký sinh trùng vững mạnh trong ruột và đường mật của bạn, dẫn đến, tiêu chảy mãn tính trầm trọng ở những người bị AIDS;
bên cạnh nhiễm trùng, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh thần kinh cũng như các vấn đề về thận khi bạn bị aids.
những bệnh này cóthể bộc lộ như:
Tưa miệng – 1 mảng dày, màu trắng bao quanh lưỡi hoặc miệng do nhiễm trùng nấm men và đôi khi đương nhiên đau họng;
Nhiễm nấm âm đạo nặng hoặc tái phát;
Bệnh viêm vùng chậu mãn tính;
Nhiễm trùng nặng và thường xuyên với những giai đoạn cực kỳ mỏi mệt mà không giải thích được kết hợp sở hữu đau đầu, choáng váng, và / hoặc chóng mặt;
Sụt cân nhanh hơn 4,5 kg trọng lượng mà không phải là do việc tập thể dục hoặc ăn kiêng;
Dễ bầm tím hơn bình thường;
ỉa chảy thường xuyên kéo dài;
Sốt liên tiếp và / hoặc ra mồ hôi ban đêm;
Sưng hoặc xơ cứng của những tuyến nằm trong cổ họng, nách, háng;
các giai đoạn ho khan kéo dài;
nâng cao khó thở;
Sự xuất hiện và vững mạnh của những đốm đổi màu ở da hoặc trong khoang miệng;
Chảy máu ko rõ xuất xứ trong khoảng da, miệng, mũi, lỗ đít hay âm đạo hoặc từ bất kỳ lỗ bỗng nhiên nào trêm cơ thể;
Phát ban da thường xuyên hoặc bất thường;
Tê nhiều hoặc đau ở tay hoặc chân, mất kiểm soát cơ bắp và phản xạ, liệt hoặc mất sức mạnh cơ bắp;
lẫn lộn, thay đổi tính phương pháp hoặc giảm chức năng nhận thức.
IV. Nguyên nhân HIV - AIDS 
Aids do HIV gây ra. HIV truyền nhiễm qua tiếp xúc máu bị nhiễm bệnh, tinh dịch và dịch âm đạo của người bị nhiễm bệnh. Ví dụ:
 quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng ko dùng bao cao su của người nhiễm HIV. HIV thường được truyền nhiễm qua đường tình dục. đó là vì hỗn tạp các chất dịch và virus có thể được lây nhiễm, đặc biệt là nơi sở hữu các vết rách trong các mô âm đạo, lỗ đít, vết thương hoặc bệnh lây qua con đường tình dục khác (STDs). các cô gái đặc biệt dễ bị nhiễm HIV vì màng âm đạo của họ là mỏng hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn so với những người phụ nữ trưởng thành;
dùng chung kim tiêm, ống chích và trang bị tiêm chích ma túy khác đã nhiễm HIV;
dùng chung đồ vật xăm mình và xỏ lỗ thân thể – bao gồm cả mực – mà không được tiệt trùng hoặc làm sạch;
Mẹ nhiễm HIV truyền nhiễm sang con (trước hoặc khi sinh) và cho con bú;
có bệnh lây truyền qua con đường tình dục khác (STI) như chlamydia hoặc bệnh lậu. STIs có thể khiến suy yếu sự bảo vệ của cơ thể và khiến tăng nguy cơ bạn bị nhiễm HIV giả dụ bạn tiếp xúc có virus;
xúc tiếp máu, tinh khí hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm HIV tại vết thương hở hoặc lở loét.
HIV chẳng thể lây nhiễm qua tiếp xúc hàng ngày như sờ, bắt tay, ôm ấp hoặc hôn. Bạn cũng không thể bị thể truyền nhiễm HIV qua các hoạt động như ho, hắt xì hơi, cho máu, sử dung hồ bơi hoặc bồn cầu, sử dụng chung ra trải giường, ăn chung hoặc sử dụng chung phương tiện ăn uống có người nhiễm bệnh. Động vật, mũi hoặc côn trùng khác cũng ko là tác nhân lây nhiễm HIV.
V. Cách phòng tránh HIV AIDS
Dựa vào đường truyền nhiễm HIV, có những biện pháp phòng sau:
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ 1 vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. ko quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một người chưa biết rõ là có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện các biện pháp tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng phương pháp dùng bao cao su đúng cách thức.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời những bệnh truyền nhiễm qua con đường dục tình cũng giúp hạn chế nguy cơ lây truyền HIV/AIDS vì các tổn thương do nhiễm trùng truyền nhiễm qua tuyến đường tình dục sẽ là cửa vào xuất sắc cho HIV
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- ko tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu lúc thật cấp thiết, và chỉ nhận máu và những chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Chỉ dùng bơm kim tiêm vô trùng. không sử dụng chung bơm kim tiêm. sử dụng công cụ đã sát trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- tránh xúc tiếp trực tiếp mang những dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS truyền nhiễm từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên mang thai vì tỷ lệ lây nhiễm HIV sang con là 30%, giả dụ đã mang thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở vật chất y tế để được giải đáp về cách thức phòng truyền nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ ví như có điều kiện thì nên cho trẻ tiêu dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
Coi thêm tại : HIV-AIDS nguyên nhân,triệu chứng và cách phòng bệnh
0 notes