#yếu sinh lý ở nam giới vì bệnh gút
Explore tagged Tumblr posts
Text
[Blog Trị Bệnh] Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Nam Giới Không? - TriBenh.Vn
[Blog Trị Bệnh] Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Nam Giới Không? – TriBenh.Vn
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Nam Giới Không?
================================
** Nhiều nam giới mắc bệnh gout đang có nỗi lo bệnh có thể gây suy giảm tình dục. Cụ thể là trong tuần qua chúng tôi có nhận được nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này với nội dung như sau:
“Bác sĩ ơi cho tôi hỏi bệnh gút có ảnh hưởng đến sinh lý không? Trước đây khi chưa bị bệnh gút vợ chồng tôi vẫn quan hệ…
View On WordPress
#bệnh gút ảnh hưởng đến sinh lý nam giới#bệnh gút có ảnh hưởng đến sinh lý của nam giới không#benh gut co kieng quan he tinh duc#[email protected]#nanocare#nanocare việt nam#nanocare vietnam#vien gout nanocare#yếu sinh lý ở nam giới vì bệnh gút#yếu sinh lý vì gút#yếu sinh lý vì mắc bệnh gút
0 notes
Text
Tại sao mắc bệnh?
Ảnh từ trang ionwater.com.vn
1- Tại sao mắc bệnh? Cơ thể của sinh vật (động vật và thực vật) luôn luôn có sức mạnh để chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài hay biến động môi trường trong cơ thể sinh vật. Khi sức mạnh nầy kém xa các tác nhân gây hại từ bên ngoài, hay sức mạnh nầy không tái cân bằng được biến động môi trường trong cơ thể, cơ thể sinh vật mắc bệnh. Bài viết sau đây chú trọng về con người. Các sinh vật khác thì cơ chế cũng tương tự.
2- Có cá thể sinh vật nào không mắc bệnh? Không trả lời được, mà về lý thuyết phải có. Nhưng ngành Y (Nhân Y) là khoa học thực nghiệm, chỉ trọng chứng hơn trọng cung nên ở đầu câu viết: Không trả lời được là vì vậy! Câu hỏi nầy (2) cùng câu (1) là một cặp dính liền: Mắc bệnh/Không mắc bệnh sẽ được bàn kỹ ở các phần tiếp theo.
3- Y học hiện đại chủ trương tìm nguyên nhân để điều trị. Đó là một tiến bộ lớn về tư tưởng, khoa học cùng kỹ thuật của con người, và thu được thành quả lớn lao trong việc bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng mà không ai phủ nhận được.
Với các bệnh do các vi sinh vật từ bên ngoài như lao phổi thì dùng kháng sinh giết vi khuẩn lao, chó dại cắn thì tiêm vắc xin đủ liều ngừa bệnh phát… mà gần nhất là đại dịch Covid-19 cần rất gấp vắc xin AstraZeneca, Moderna, Pfizer… gấp đến mức các vắc xin nầy được giấy phép lưu hành khẩn cấp (bỏ qua nhiều công đoạn kiểm định) và may quá, các nước trên thế giới lần lượt vượt qua đại dịch.
Các bệnh tự trong cơ thể sinh ra, cũng có thể tìm nguyên nhân như bướu cổ lành tính là do thiếu Iod, chữa bệnh bằng cách uống Iod thì bướu co dần, Ngừa bệnh bằng cách toàn dân dùng muối pha Iod. Bệnh Gút (Gout) là do lắng đọng nhiều tinh thể muối urat (do axít uric tăng cao). Chữa bệnh bằng thuốc giảm viêm (đỡ đau), giảm tạo axít uric (Allopurinol) và tăng đào thải axit uric (Probenecid). Ngoài ra, người bệnh được khuyên bớt ăn thịt và hải sản.
Bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) lại tìm ra nguyên nhân từ trong gen, vậy đây là bệnh di truyền! Tỉ lệ mang gen bệnh (lặn) ở Việt Nam là 1/8 dân số (12 triệu người). Vợ chồng cùng mang gen lặn thì mỗi lần sinh con, xác suất con bệnh là 25%. Muốn chữa lành bệnh phải ghép tế bào gốc máu không bệnh rất đắt tiền (tức là tương tự ghép gen)
4- Hai ngành Y và Dược phục vụ nhân loại đã có tiến bộ vượt bậc trong việc chữa bệnh từ nguyên nhân: Số trẻ em chết non giảm, tuổi thọ tăng. Nhiều thành tựu tiên tiến trong việc chữa bệnh được áp dụng thần kỳ đã cứu người trước ngưỡng cửa tử thần. Tuy thế vẫn còn câu hỏi: Tại sao cùng hoàn cảnh có người mắc bệnh lại có người không? Bệnh Lao là một ví dụ, là bệnh lây nhưng không phải mọi người trong gia đình đều mắc bệnh! Tôi ăn thịt cá cả đời vẫn khỏe mạnh, tại sao anh phải cử kiêng vì bệnh Gout? Câu trả lời cho bệnh Lao là do miễn dịch của cơ thể chống vi khuẩn Lao tốt. Hỏi tiếp, cùng huyết thống tại sao miễn dịch tốt hay không tốt, ngang đây bèn bí, có lẽ cơ địa mỗi người nó thế! Câu trả lời cho người mắc và không mắc bệnh Gout nhanh hơn: À, cơ địa mỗi người nó thế! Từ Cơ địa có từ lâu, thời Pasteur, để mô tả mỗi người có đặc điểm về tình trạng sức khỏe, sức chống đỡ bệnh tật. Theo tôi, nói cơ địa cũng như chưa nói!
Với kiến thức khoa học hiện đại, điều gì nêu lên sự khác biệt giữa mỗi người? Quá dễ, đấy là gen, là ADN (hay DNA) quy định mỗi khác biệt mỗi người dù là anh em ruột. Chính gen, sợi dây hóa học siêu nhỏ có trong mỗi tế bào mang các dữ liệu về cấu trúc và đặc điểm của từng loại nucleotide có trong cơ thể sinh vật, do đó ADN sẽ góp phần quy định các đặc tính của sinh vật. [Ghi chú: Nucleotide là các phân tử trong gen, sắp xếp khác biệt để quy định sự khác biệt, đơn giản là chuỗi A-T-G-C sắp xếp khác nhau] Vậy trở lại chuyện mắc bệnh hay không mắc bệnh, phải nói rõ đó là do gen quyết định ở từng người! Phải hiểu câu nầy như sau: gen tạo ra đặc tính từng người, và có người có những đặc tính (hay quen gọi là cơ địa) chống bệnh lao tốt, không bệnh Gout, mà có người bởi gen đã tạo ra đặc tính (cơ địa) dễ nhiễm bệnh lao (do sức đề kháng yếu) hoặc mắc bệnh Gout do chuyển hóa Purin kém. [Purin hay các chất trong nhân tế bào, nên hầu như mọi thức ăn đều có ít hay nhiều. Chứa nhiều là hải sản, nội tạng động vật, nem chua]
5- Vậy sao Y học hiện đại không khẳng định nguyên nhân gây bệnh là do gen? 5a- Y học là khoa học cứu người, nên trước tiên y học phải nhân bản (vì lợi ích con người có phẩm cách) trong việc tuyên bố nguyên nhân bệnh. Những tật bệnh nhẹ quá như tật mù màu (ảnh hưởng đến sinh hoạt, không ảnh hưởng đến sức khỏe), hoặc rất nặng đe dọa tính mạng đến thế hệ sau như Bệnh Tan máu bẩm sinh thì ngành Y mới công bố nguyên nhân do gen, bởi có thể ngừa sinh những trẻ mắc bệnh nếu vợ chồng có xét nghiệm chuyên khoa. Còn đa số các trường hợp bệnh khác, ngành Y thường cố gắng tránh vấn đề di truyền, do gen, bởi sợ phân biệt gia phả, dòng họ như kiểu phân biệt chủng tộc!
5b- Mà nói cho cùng, (Ví dụ) việc chứng minh bệnh lao do gen là một vấn đề rất phức tạp ngay hiện tại, trong khi nguyên nhân là vi khuẩn lao gây bệnh lại sờ sờ trước mắt, cần dùng thuốc kháng sinh chuyên trị lao là khỏi. Vậy ai rảnh hơi đi tìm các gen phụ trách chống vi khuẩn lao xem nó có bị hao tổn (đột biến) hay không rồi gây nhận dạng vi khuẩn lao kém hay sản xuất kháng thể chống lao suy giảm? Mặt khác lao là bệnh lây, thuộc về bệnh xã hội. Cần các biện pháp nhanh, triệt để để cách ly và điều trị để tiệt nguồn lây lan lao cho xã hội. Trong khi xét nghiệm ADN thuộc về cá nhân có chi phí tốn kém. Kết quả thế nào cũng chỉ là tham khảo, và phải được các chuyên gia thẩm định ý nghĩa. Trong hiện tại, nói kết quả xét nghiệm ADN về đề kháng bệnh thật vô ích là không đúng, phải nói là gần như vô ích!
5c- Tuy thế nhưng qua thực tế khám bệnh, bệnh do di truyền danh sách mỗi lúc một dài thêm: Tăng cholesterol máu, một số ung thư, bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh múa giật Huntington, Bệnh hồng cầu hình liềm, Viêm khớp, Sa sút trí tuệ, Bệnh tiểu đường, Bệnh tim mạch, Huyết áp cao, Đa xơ cứng, bệnh Parkinson, Nứt đốt sống, Bệnh lý tuyến giáp… Một số bệnh được xác định cơ chế rõ do hư hại ở một gen cố định và truyền lại cho đời sau, người ta gọi nhóm nầy là nhóm bệnh di truyền. Một số bệnh cũng do gen, nhưng cũng chịu tác động bởi một số yếu tố khác, chẳng hạn như môi trường, lối sống và chế độ ăn uống… người ta chỉ dè dặt gọi là bệnh có tính gia đình, nghĩa là trong nhóm nầy, các rối loạn gen chỉ tạo nguy cơ mắc bệnh, bệnh chỉ khởi phát khi có tác nhân khác như môi trường, ăn uống… Thú vị nhất là khám phá ít người có khả năng miễn nhiễm HIV. Ta biết nhiễm HIV là nhiễm siêu vi chuyên tấn công hệ miễn dịch của chúng ta, bởi hệ miễn dịch suy yếu, rất khó chữa bệnh nầy. Thuốc chữa HIV hiện nay chỉ là kìm hãm HIV phát triển. Tuy thế có người nhiễm HIV mà không bệnh! Các nhà khoa học chú tâm và giải mã hiện tượng nầy: đột biến gen [CCR5]-Δ32. Và khoảng 10% người gốc châu Âu hoặc Tây Á có đột biến di truyền này không mắc HIV. Cho đến nay 8/2022 chỉ có 4 người nhiễm HIV lâu và nặng được chữa khỏi hoàn toàn HIV nhờ cấy ghép tế bào đột biến gen [CCR5]-Δ32. Chuyện cấy ghép là để chữa bệnh bạch cầu, chuyện lành HIV là quà tặng may mắn. Không thể ghép tế bào đại trà cho gần 40 triệu bệnh nhân HIV vì quá tốn kém, quy trình phức tạp và chứa đựng nguy hiểm chết người. Tuy thế, cũng mở hướng cho các nhà nghiên cứu đột biến gen [CCR5]-Δ32 để điều trị HIV.
6- Tương lai của Y học hiện đại là điều trị gen! Bạn còn nhớ vắc xin Covid-19 chứ? Vắc xin của Anh (AstraZeneca) liên quan đến gen virus gọi là vắc xin tái tổ hợp. Moderna (Mỹ) hay Pfizer-BioNTech (Mỹ-Đức) dùng hoàn toàn đoạn gen virus, gọi là vắc xin mRNA. [Ghi chú: gen virus đa số là RNA, gen người và các động thực vật là DNA] Nhấn mạnh rằng vắc xin dù liên quan đến gen, nhưng dựa trên cơ chế miễn dịch học: Nghĩa là dù tiêm gen virus vào người, gen nhân bản thành virus hay một phần vỏ virus (gọi là kháng nguyên). Cơ thể sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên và lành bệnh (hay ngừa bệnh).
Giữa năm 2022 tại Mỹ có tin chấn động giới Y học: Thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư: Tất cả (18) bệnh nhân ung thư đại tràng đều khỏi bệnh sau lộ trình điều trị 6 tháng! Thuốc chữa là Dostarlimab được mô tả là một kháng thể đơn dòng (chỉ tác động 1 vị trí cụ thể). Trên tế bào T là tế bào bạch cầu chuyên giết các tế bào lạ có 2 công tắc: công tắc Mở để giết tế bào lạ và công tắc Đóng (ký hiệu là PD-1) để ngừng giết. Thuốc Dostarlimab có nhiệm vụ phá hủy công tắc Đóng PD-1 nầy cho phép tế bào T tự do tấn công khối ung thư. Ung thư sở dĩ phát triển tự do, vượt qua miễn dịch là do các tế bào ung thư tiết ra chất kích hoạt công tắc đóng PD-1 nầy. [Cần nhận định rõ về chuyên môn: dù thuốc Dostarlimab được mô tả là một kháng thể đơn dòng (Miễn dịch dịch thể) nhưng cơ chế chữa bệnh hoàn toàn dựa vào tế bào T là Miễn dịch trung gian tế bào.] [Ghi chú: Gọi là tế bào T, nhưng cũng có nhiều loại tế bào T, mỗi loại có chức năng riêng. Không cần thiết đi sâu] Một cuộc thí nghiệm chưa biết kết quả có tốt không, rồi kết quả 100% (18) người đều lành, vậy thành công hơn mơ ước! Và đương nhiên thuốc thử nghiệm biến ngay thành thuốc chữa bệnh chính thức. Các thử nghiệm nếu tiếp tục chỉ là xem phản ứng cơ thể lâu dài, và liệu có thể mở rộng cho các ung thư khác không (Thuốc Dostarlimab vốn dùng cho ung thư nội mạc tử cung, và kháng thể khóa thụ thể PD-1 trên tế bào T gần như không đặc hiệu, bởi tế bào T nào cũng có). Tuy nhiên về mặt nghiên cứu, có công tắc đóng thì phải có chìa khóa. Dostarlimab không phải chìa khóa mà là một mớ dây kẽm quấn chằng chịt công tắc. Tìm ra được chìa khóa, ấy là gen, bởi gen chi phối mọi hoạt động sinh hóa trong cơ thể. Một bệnh nhân bệnh đái đường thể nặng, cần tiêm thuốc Insulin đúng liều và đúng giờ. Chuyện nầy đã thực hiện. Nhưng tương lai, chỉ cần tiêm gen vào một cơ quan chỉ định, cơ quan ấy kiêm thêm chức năng tự tiết Insulin đúng lúc cơ thể cần (lượng đường máu tăng cao). Thế là xong! Tôi mơ mộng đến ngày Nội Khoa là một chuyên khoa về điều trị gen: các bệnh nhiễm khuẩn và siêu vi hoàn toàn được điều trị là vắc xin mRNA hay một thuốc gen tương đương. Chỉ còn khó chịu với lũ ký sinh trùng xác lớn như giun sán. Các bệnh chuyển hóa hay nội tiết thuần túy là việc đóng hay mở các gen tương ứng, các bệnh gia đình như Hen, Huyết áp cao, Loét dạ dày… cũng là tu bổ các khiếm khuyết nhỏ về gen. Ngành Ngoại Khoa chỉ còn can thiệp các bệnh đột ngột bởi tác dụng vật lý như lực mạnh chèn ép, gây thủng vỡ tạng, xương biến dạng, như sức nóng gây bỏng… Hết rồi thời mổ ung thư não… Giã từ bệnh tật từ đây!
7- Tương lai con người: Hết bệnh, đương nhiên con người sẽ sống thọ với cuộc sống đầy năng lượng. Ngay cả tuổi thọ hình như cũng nằm trong gen. Nghe rằng trong cấu trúc gen, có đoạn ngắn ở 2 mút gọi là Telomere, đoạn nầy ngắn dần sau mỗi lần tế bào phân chia. Trung bình con người phân chia được 50 lần là lão hóa. Các tế bào ung thư sinh sôi vô hạn giống như biết cách làm dài thêm đoạn Telomere nầy. Lại tìm ra chất Telomerase gắn thêm cho Telomere một đoạn. Vậy hình như bí mật của ung thư đang nằm trong tầm tay nhân loại, và tuổi thọ cũng thế, nghĩa là tuổi thọ con người sẽ vô hạn! Ui, Trái Đất rồi sẽ chật đi!
1 note
·
View note
Link
Có nên tập gym khi bị bệnh hay không ? Bạn chắc chắn cũng đang rất thắc mắc vấn đề này đúng không nào. Ngày nào bạn cũng được đi tập vui vẻ, tự dưng bệnh rồi không biết đi tập có ảnh hưởng gì không, rồi không tập thì teo cơ làm sao v.v. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thật kĩ liệu đi tập khi bị bệnh có an toàn không nha.
[caption id="attachment_31771" align="aligncenter" width="650"] Liệu bạn có nên tập gym khi bị bệnh hay không đây ?[/caption]
Tìm giải đáp cho câu hỏi có nên tập gym khi bị bệnh hay không
Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh tật nhưng không có nghĩa là bệnh sẽ hoàn toàn tránh được nó.
Chúng ta đều biết trong môi trường sống của chúng ta ở đâu cũng có vi khuẩn có thể khiến bạn mắc bệnh, tùy vào khả năng miễn dịch của từng người mà có thể mắc các bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, bệnh thì có hàng trăm kiểu bệnh, nhẹ thì nhức đầu, sổ mũi, nặng thì sốt cao, cảm giác mất sức sống....
Liệu ốm như thế nào thì có thể tập và như thế nào thì nên nghỉ ngơi ?
Sự phục hồi nhanh chóng luôn là mục tiêu của chúng ta khi bị bệnh, nhưng thật khó có thể nói được là khi nào bạn có thể sẵn sàng cho việc tập luyện. Bạn sẽ luôn bị thôi thúc đi tập khi nó đã trở thành thói quen của mình ngay cả khi bị bệnh.
Thật sự thì việc quyết định đi tập hay không phụ thuộc vào những gì bạn cảm thấy, nó có thể tốt trong 1 số tình huống nhưng cũng có thể sẽ ngược lại. Ví dụ như là nếu bạn chỉ cảm lạnh sơ sơ thì có thể đi tập bình thường. Nhưng nếu bạn bị cảm sốt, người nóng hừng hực thì không nên đi tập.
Khi sốt cơ thể bạn vốn đã nóng và việc đi tập lại càng phát nhiệt nhiều hơn và nó khiến bạn làm căn bệnh thêm trầm trọng.
Hầu hết những người đang khỏe mạnh thường cảm thấy khá khó chịu khi không được tập luyện, nhưng nếu bạn bị cúm nặng và không nhấc đầu được ra khỏi gối thì đừng cố làm gì.
Bạn cần phải biết giới hạn của bản thân mình. Nếu bạn cảm thấy không ổn, chỉ nên thực hiện tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, hoặc giảm cường độ tập hay tập các bộ mốn nhẹ nhàng như Yoga hoặc Pilates.
Bạn có thể xem xét việc tập luyện bằng cách xem các triệu chứng ở khu vực nào nhiều nhất.
Ví dụ những triệu chứng tập trung trên cổ như là đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi...thì bạn có thể tiếp tục tập luyện.
Ngược lại, những triệu chứng nằm ở dưới cổ như là mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt cao, tiêu chảy, buồn non, tức ngực, ho có đờm... thì bạn nên nằm nghỉ tại nhà vì đâu là dấu hiệu trở nặng của bệnh rồi.
Bạn chỉ cần ghi nhớ là tập luyện là quá trình kích hoạt sự căng thẳng trong cơ thể, khi bạn khỏe mạnh thì cơ thể có thể dễ dàng xử lý vấn đề này nhưng khi bị ốm thì hệ miễn dịch có thể bị quá tải.
Xem thêm: Có nên chạy bộ khi bị cảm không ?
Những trường hợp an toàn để đi tập khi ốm
Cảm lạnh nhẹ
Cảm lạnh thường do nhiễm siêu vi ở mũi hoặc họng, các triệu chứng sẽ khác nhau ở từng người nhưng đa phần là nghẹt mũi, nhức đầu, hắt hơi và ho nhẹ.
Nếu bạn bị cảm lạnh nhẹ thì không cần phải nghỉ ngơi ở nhà nếu bạn cảm thấy mình vẫn ổn để đi tập.
Nếu bạn cảm thấy mình hơi thiếu năng lượng để tập thì có thể giảm cường độ và thời gian tập xuống.
Tuy nhiên hãy lưu ý là khi đi tập nhớ rằng bạn có thể lây bệnh cho người khác và khiến họ bị bệnh.
Bạn nên rửa tay, lau sạch mồ hôi và đeo khẩu trang để giữ vệ sinh chung cho người khác nhé.
Đau tai
Đau tai thường là 1 cơn đau mạnh, âm ỉ hoặc nóng rát ở 1 bên hoặc cả 2 bên tai.
Mặc dù đau tai ở trẻ em thường là do nhiễm trùng, còn ở người lớn thì thường do cổ họng bạn có vấn đề. Kiểu đau này gọi là "đau xuất chiếu" (referred pain) khi mà cơn đau được cảm nhận ở vị trí khác với vị trí bị đau thật sự.
Việc bị đau tai nhìn chung là an toàn nếu bạn cảm thấy cơ thể vẫn giữ được sự cân bằng tốt, khỏe mạnh và khả năng nhiễm trùng đã được loại bỏ.
Một số loại nhiễm trùng có thể làm bạn khó giữ thăng bằng và 1 số triệu chứng khác có thể làm cho việc tập luyện không an toàn. Hãy đảm bảo là bạn không bị nhiễm trùng tai trước khi đi tập nhé.
Tuy nhiên hãy tránh các bài tập gây nên áp lực cho vùng xoang của mình nhé.
Nghẹt mũi
Nghẹt mũi có thể là loại bệnh khiến chúng ta thấy khó chịu nhất, nếu nó có liên quan đến các vấn đề khác như ho, tức ngực thì bạn nên tránh đi tập.
Còn nếu chỉ có mỗi nghẹt mũi thì bạn có thể đi tập bình thường vì thực tế là đi tập có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn đấy.
Bạn nên thay đổi 1 chút về buổi tập hôm đó để phù hợp với tình trạng hiện tại của bạn ví dụ như thay vì chạy bộ thì đi bộ nhanh chẳng hạn và cũng nên giữ vệ sinh khi đi tập để tránh lây cho người khác nhé.
Đau họng nhẹ
Đau họng thường là do bị nhiễm vi rút cúm, nếu đau họng có kèm theo sốt, ho khan, khó nuốt...thì bạn nên nghỉ ngơi ở nhà.
Nếu chỉ là đau họng nhẹ và cảm thấy nó như cảm thông thường hoặc di dị ứng thì có thể an toàn để đi tập.
Bạn nên giảm cường độ tập trong trường hợp này, không nên quá sức khi tập.
Giữ cơ thể bạn đủ nước là cách tốt nhất làm giảm cơn đau họng khi tập thể dục, do thế hãy luôn nhớ uống nước bạn nhé.
Những trường hợp bị bệnh thì không nên đi tập
Đa phần các bệnh thông thường thì đi tập đều an toàn, nhưng dưới đây là 1 số bệnh bạn nên nghỉ ngơi.
Sốt
Khi sốt thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao và nó bị gây ra bởi nhiều thứ nhưng đa phần là do cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng và cơ thể đang cố gắng chống lại nó.
Sốt thường gây ra các triệu chứng như suy nhược cơ thể, mất nước, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi....
Tập luyện khi bị sốt sẽ làm tăng nhiệt cơ thể, gây mất nước và làm bạn sốt nặng hơn.
Ngoài ra khi bị sốt thì khả năng chịu lực của cơ bắp cũng giảm đi và nó sẽ có thể làm bạn mất an toàn khi tập luyện cũng như gia tăng nguy cơ chấn thương.
Vì thế, khi bị sốt tốt nhất là nên nghỉ ngơi ở nhà nhé.
Xem thêm: Bệnh Gút có phải là do ăn nhiều protein hay không ?
Ho nặng
Ho thỉnh thoảng là phản ứng bình thường của cơ thể và nó giúp cơ thể bạn khỏe mạnh.
Nhưng ho thường xuyên thì đó lại là chuyện khác, đó có thể là triệu chứng của viêm đường hô hấp do cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi.
Mặc dù ho không làm giảm khả năng thực hiện 1 số bài tập nhưng nó có thể không tốt khu tập nặng cần giữ hơi cũng như là rất dễ gây lây bệnh cho những người khác trong phòng tập.
Ho thường xuyên còn khiến nhịp tim bạn tăng cao nên khiến bạn khó thở khi tập.
Đau bụng
Đau bụng thường do nhiều nguyên nhân, có thể do ăn uống thức ăn nhiễm độc hoặc bị cúm dạ dày.
Khi đau bụng có thể gặp các hiện tượng như tiêu chảy, nôn mửa, mất nước và rất dễ gây chấn thương khi tập luyện.
Và tất nhiên bạn cũng không mong muốn mình gặp cảnh tượng đang nâng tạ mà làm 1 bãi ra phòng tập đúng không nào.
Vì thế tốt nhất là nên nghỉ ngơi ở nhà cho khỏe rồi đi tập lại. Nghỉ 1 ngày thì cơ cũng không teo lại đâu.
Dấu hiệu bị cúm
Cóm là bênh truyền nhiễm liên quan đến hô hấp, nó gây ra các triệu chứng như ớn lạnh, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi...
Cúm nặng hay nhẹ tùy vào việc bạn bị nhiễm năng đến đâu, nó có thể gây tử vong nếu bị nặng.
Không phải ai bị cúm cũng bị sốt nhưng khi bị cúm bạn rất dễ mất nước nên tập thể dục trong điều kiện như thế là không tốt.
Mặc dù cúm thường khỏi sau 2 tuần nhưng việc cố gắng đi tập có thể khiến nó kéo dài hơn và cản trở sự phục hồi của bạn.
Những bài tập cường độ cao như chạy bộ đường dài có thể chặn đứng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cúm lại là bệnh cực kỳ dễ lây cho nên đi tập ở phòng tập đông đúc sẽ làm người khác bị bệnh.
Bao nhiêu lâu thì bạn có thể đi tập lại ?
Cảm lạnh thường sẽ hết hoàn toàn sau 1 tuần, do vậy bạn có thể nghỉ ngơi hoặc tập nhẹ nếu muốn. Còn cảm cúm thì lâu hơn, có thể nửa tháng nếu không có phương pháp điều trị thích hợp. Điều đáng chú ý là ở nữ giới thường thời gian hết bệnh sẽ nhanh hơn nam giới.
Quan trọng là bạn cần để cơ thể khỏe hoàn toàn trước khi tập luyện trở lại và không nên quay lại với cường độ tập lúc đầu ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi trong 1 thời gian.
Bạn đừng quá lo lắng khi không tập vài ngày sẽ làm bạn bị mất cơ bắp, điều đó chỉ xảy ra khi bạn ngưng tập hơn 3 tuần mà thôi.
Xem thêm: Điều gì xảy ra khi bạn ngưng tập luyện.
Vào ngày đầu quay lại tập luyện, bạn nên bắt đầu với cường độ thấp và thời gian tập ngắn hơn so với bình thường.
Hãy nhớ là cơ thể bạn đang yếu và cần phải làm quen lại với việc tập luyện sau khi bị bênh nên hãy chú ý đến phản ứng của cơ thể nhé.
Mặc dù ngay cả khi bạn cảm thấy mình đã khỏe thì nguy cơ lây bệnh cho mọi người đến 7 ngày sau khi bạn cảm thấy khỏe.
Xem thêm: Bị thoát bị đĩa đệm cần làm gì để mau hồi phục
Tập thể dục ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như thế nào ?
Đây là phần để bạn có thể hiểu thêm về các nguy cơ khi tự hỏi có nên tập gym khi bị bệnh hay không.
Tập thể dục có tác động đến hệ miễn dịch lẫn khả năng thích ứng của cơ thể như sau:
Sau khi tập thể dục ở cường độ cao trong thời gian dài, chúng ta sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Ví dụ sau khi chạy marathon bạn có thể bị suy yếu tạm thời hệ miễn dịch tới 72 tiếng. Đây là lý do tại sao nhiều vận động viên sau khi chạy marathon thường rất dễ bị bệnh.
Những buổi tập cường độ cao nhưng thời gian ngắn không làm nên hiện tượng này, và một buổi tập cường độ vừa phải có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Điều thú vị là tập luyện kháng lực có thể kích thích hệ miễn dịch của bạn còn tập thể dục vừa phải thì sẽ tăng sự thích nghi của cơ thể.
Vì thế, kết hợp tập kháng lực và thể dục vừa phải sẽ làm hệ miễn dịch và sự thích nghi gia tăng và giúp bạn chống chọi lại các bệnh thông thường tốt hơn.
Sự ảnh hưởng của tập luyện lên hệ miễn dịch
Dưới đây là kết quả thu thập được của 1 nghiên cứu về thói quen tập luyện với hệ miễn dịch như sau
Những người không bao giờ tập luyện rất thường xuyên bị bệnh.
Những người tập 1-3 lần mỗi tuần cho sức khỏe tốt nhất
Những người tập trên 4 lần/tuần thì vẫn thường xuyên bị bệnh.
Như vậy có thể thấy không tập luyện hoặc tập quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe miễn dịch.
Căng thẳng và sự miễn dịch
Tập luyện không chỉ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến miễn dịch, sự căng thẳng cũng là 1 phần và có vai trò không nhỏ.
Căng thẳng thể chất: Do tập luyện, chơi thể thao, làm việc, nhiễm trùng....
Căng thẳng tâm lý: Sự nghiệp, quan hệ xã hội, tài chính....
Căng thẳng do môi trường: Nóng, lạnh, ánh sáng, ô nhiễm, độ cao....
Căng thẳng do lối sống: Uống bia, rượu, hút thuốc, vệ sinh...
Căng thẳng có thể gây nên 1 loạt các thay đổi về nội tiết tốt và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn.
Căng thẳng cấp tính: Diễn ra trong thời gian ngắn dưới vài tiếng thì có thể có lợi cho hệ miễn dịch.
Căng thẳng mãn tính: Diễn ra nhiều này đến nhiều năm có thể là 1 vấn đề lớn.
Vì thế, khi căng thẳng kéo dài thì hệ miễn dịch cũng suy yếu và bạn cũng dễ mắc bệnh hơn.
Kết luận
Câu hỏi "Có nên tập gym khi bị bệnh hay không" đã được giải đáp cho bạn rồi, vì thế mỗi khi bị bệnh hãy nhớ lại những điều này để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn các bạn nha.
Nếu bạn chỉ ốm nhẹ và cảm thấy không ảnh hưởng gì đến việc tập luyện thì bạn không cần nghỉ chỉ cần thực hiện các bài tập với cường độ thấp hơn, ngược lại thì nếu tình trạng nặng hơn khiến bạn cảm thấy không nhắc nổi cánh tay mình thì nên nghỉ.
Dù trong tình huống nào thì vẫn cần phải ưu tiên sức khỏe trên hết bạn nhé.
The post Có nên tập gym khi bị bệnh hay không ? Liệu đi tập có an toàn không ? appeared first on Thể Hình Channel - Hướng dẫn tập thể hình, tập gym, fitness.
Nguồn: Thể Hình Channel
1 note
·
View note
Text
Đồ uống có cồn có thực sự có hại hay không?
Đồ uống có cồn luôn được cho là một thức uống có hại cho người sử dụng, chẳng hạn như nó gây suy giảm chức năng gan, thận và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, sự thật có đúng như thế không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Tác dụng của đồ uống có cồn đối với sức khỏe
1. Tác dụng của đồ uống có cồn
Sử dụng đồ uống có cồn với lượng vừa đủ có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
1.1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong một số nghiên cứu của đại học Harvard phát hiện ra rằng sử dụng lượng đồ uống có cồn vừa phải làm tăng mức lipoprotein mật độ cao (HDL) hay còn gọi là cholesterol tốt và mức HDL cao hơn có liên quan đến việc chống lại bệnh tim.
Sử dụng đồ uống với lượng vừa phải cũng có liên quan đến độ nhạy cảm tốt hơn với insulin đến cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu,... Những thay đổi như vậy sẽ có xu hướng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông nhỏ có thể gây tắc nghẽn động mạch.
1.2. Giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ
Sử dụng đồ uống có cồn vừa phải tốt cho sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người uống rượu vừa phải ít có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức hoặc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác thấp hơn 23%.
Tác dụng này có thể giải thích là do khi sử dụng với rượu vừa phải sẽ gây căng thẳng cho các tế bào và do đó làm chúng trở nên dẻo dai hơn để đối phó với những căng thẳng lớn có thể gây ra chứng mất trí nhớ.
1.3. Giảm nguy cơ sỏi mật
Theo các nhà nghiên cứu khoa học cho thấy uống hai đơn vị rượu mỗi ngày có thể giảm ⅓ nguy cơ mắc sỏi mật. Do đó, bạn có thể sử dụng những đồ uống có cồn mỗi ngày nhưng với liều lượng vừa đủ.
1.4. Tốt cho đường ruột
Một số đồ uống có cồn khác cho thấy tác dụng với đường tiêu hóa. Chẳng hạn như bia là một thức uống lên men và nó có chứa polyphenol bao gồm acid ferulic, xanthohumol, catechin, epicatechin và proanthocyanidins có thể hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột.
Bài nên xem
Cao Gắm - Thảo dược quý của núi rừng cải thiện Bệnh Gout
2. Những điều bạn nên biết
Để hiểu rõ hơn về những đồ uống có cồn, hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!
2.1. Sự thật thú vị về đồ uống có cồn
Hình ảnh về đồ uống có cồn
Một đồ uống có cồn là một thức uống có chứa ethanol, một loại rượu được sản xuất bởi quá trình lên men của hạt, trái cây hoặc các thực phẩm khác giàu carbohydrate.
Những đồ uống này là một trong những loại thuốc kích thích được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và khoảng 33% tổng số người đang sử dụng đồ uống này. Đồ uống có cồn thường có nồng độ cồn từ 3% đến 50%.
2.2. Đồ uống có cồn gồm những loại nào?
Do đồ uống có cồn thường được lên men từ những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate nên nó có thể chia thành nhiều loại, chẳng hạn như:
Bia
Bia là một loại đồ uống được lên men từ nhiều ngũ cốc. Nó thường được làm từ lúa mạch hoặc sự pha trộn của một số loại ngũ cốc và có hương vị với hoa bia.
Hầu hết bia được tạo ga tự nhiên như một phần của quá trình lên men. Nếu hỗn hợp lên men được chưng cất thì nó sẽ chuyển thành thức uống với nồng độ cồn mạnh.
Phân loại đồ uống có cồn
Rượu vang
Rượu là một loại đồ uống lên men được sản xuất từ nho và đôi khi là các loại trái cây khác. Rượu vang bao gồm một quá trình lên men lâu hơn bia và một quá trình lão hóa kéo dài (khoảng vài tháng hoặc nhiều năm) và nó có nồng độ cồn từ 9% - 16%.
Rượu hoa quả
Đây là một thức uống lên men được làm từ các loại hoa quả nhưng chủ yếu là từ táo, lê, đào. Nồng độ rượu hoa quả thay đổi từ 1,2% đến 8,5% hoặc nồng độ cao hơn nữa.
Rượu mật ong
Đây là thức uống có cồn được làm bằng cách lên men mật ong với nước, đôi khi là các loại trái cây, gia vị, ngũ cốc hoặc hoa bia. Nồng độ của rượu mật ong có thể nằm trong khoảng từ 3% đến hơn 20%.
Rượu gạo
Đây là thức uống nổi tiếng của khu vực Đông Nam Á và được lên men từ gạo nếp, chẳng hạn như sake, huangjiu,...
3. Tác dụng không mong muốn của đồ uống có cồn
Như đã đề cập ở trên, đồ uống có cồn có thể mang đến một số lợi ích cho cơ thể nếu sử dụng sử dụng quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa là hai ky đối với nam giới.
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều những đồ uống này, bạn có thể gặp một số rủi ro như sau:
3.1. Gây trầm trọng tình trạng bệnh gout
Bị gout có uống được rượu vang không? Bị gout có được uống bia không? Tại sao uống rượu bia lại bị gout? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều nam giới đang gặp tình trạng bệnh gout.
Người bệnh gout không nên sử dụng đồ uống có cồn
Thực tế, rượu bia hay những đồ uống có cồn vốn là những thức uống không tốt cho những người khỏe mạnh và những người bệnh gout lại càng không.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng những đồ uống này có thể làm nghiêm trọng tình trạng bệnh do làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Điều này có thể do những lý do sau đây:
Suy giảm chức năng gan và thận, từ đó giảm khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Nó còn là một nguồn prurin. Chất này sau khi được chuyển hóa trong cơ thể tạo thành acid uric.
Bài nên xem
TPBVSK VIÊN CAO GẮM
Trong một nghiên cứu cho biết, các đồ uống có cồn có nồng độ purin khác nhau, hàm lượng purin thấp thường có trong các loại rượu và bia thường có hàm lượng tương đối cao.
Hơn nữa, uống những đồ có chứa cồn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát bệnh gout ở những người từ 40 tuổi trở lên.
Tìm hiểu thêm chế độ ăn cho người bệnh gout: Bệnh gút nên ăn gì tốt nhất - 13 thực phẩm "vàng" cho người bệnh gút
3.2. Gây hại cho nội tạng
Rủi ro của những đồ uống có cồn là khi bạn chuyển chế độ uống từ vừa phải sang say nặng.
Uống nhiều đồ uống có cồn có thể gây hại cho ga vì gan là cơ quan chuyển hóa gần như hoàn toàn các chất trong cơ thể. Nếu gan chuyển hóa các đồ uống này, nó có thể tạo ra các chất chuyển hóa có hại cho sức khỏe như gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
Những thức uống này cũng được chứng minh là có thể gây hại cho toàn bộ đường tiêu hóa, bao gồm thực quản, ruột, dạ dày nếu sử dụng ở nồng độ cao.
Nó cũng có thể tăng huyết áp và có thể gây hại cho tim nếu uống thường xuyên với lượng nhiều. Theo khuyến cáo, việc uống nhiều đồ uống có cồn đối với nam giới tương đương với 15 ly rượu và phụ nữ tương đương với tám ly rượu.
3.3. Tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư
Uống nhiều đồ uống có cồn có thể gây ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nhiều đồ uống có cồn có liên quan đến bệnh ung thư như ung thư vú, gan và ruột.
Nó kích thích sự phát triển của khối u ung thư và thúc đẩy sự tiến triển của chúng. Sử dụng những đồ uống này là một trong những nguy cơ cao hơn cho người có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
3.4. Gây tình trạng loãng xương
Đồ uống có chứa cồn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt ở phụ nữ trẻ. Những người trẻ tuổi, nếu sử dụng những thức uống này thường xuyên có thể hạn chế sự phát triển khối lượng xương của cơ thể.
3.5. Ảnh hưởng đến chức năng não
Uống nhiều rượu gây ảnh hưởng đến chức năng não
Sử dụng nhiều đồ uống có chứa cồn có thể có tác động xấu đến não của người sử dụng. Điều này là do ethanol làm giảm “sự liên lạc” giữa các tế bào não, từ đó gây ra một tác động ngắn gây ra nhiều triệu chứng say rượu, thậm chí có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ tạm thời.
Những triệu chứng trên có thể xảy ra tạm thời nhưng nếu lạm dụng nó quá mức có thể gây ra suy giảm chức năng não, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và gây co rút não ở người trung niên và lớn tuổi.
3.6. Tăng nguy cơ làm nghiêm trọng các tình trạng bệnh tim
Uống rượu vừa đủ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim trong khi uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh này như đột tử nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch, tổn thương cơ tim dẫn đến suy tim, đột quỵ, huyết áp cao,
4. Một số chú ý khi dùng đồ uống có cồn mà bạn nên biết
Lưu ý khi sử dụng đồ uống có cồn
Để hạn chế những tác dụng không mong muốn, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Không trộn lẫn nhiều loại đồ uống với nhau: Khi các hỗn hợp cồn được trộn với nhau, chúng nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể và gây tình trạng nhức đầu, khó chịu.
Nên ăn nhẹ trước khi sử dụng đồ uống có chứa cồn: Điều này giúp hạn chế tối đa tác dụng do những đồ uống này đem lại.
Không nên sử dụng rượu cho phụ nữ có thai và thai nhi, người nghiện rượu đang hồi phục, người bệnh gan và những người đang dùng một hoặc nhiều loại thuốc tương tác với rượu.
Chỉ nên sử dụng những đồ uống này với lượng vừa phải, khoảng một ly nhỏ mỗi ngày để phát huy tác dụng có lợi của nó.
Chắc hẳn qua bài viết trên bạn có thể đưa ra lựa chọn có nên sử dụng những đồ uống có cồn hay không. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn và gia đình.
Đối với những người đang gặp các tình trạng bệnh như bệnh gout, bạn không nên sử dụng những đồ uống này mà thay thế bằng những thức uống từ hoa quả rau củ hoặc những thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn và đưa ra giải pháp cho từng tình trạng bệnh.
0768 299 399
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
from Cao Gắm - Giải pháp cho người bị GOUT và Khớp https://caogam.vn/do-uong-co-con
0 notes
Text
Nguyên nhân Đau nhức xương khớp ở người già và cách giảm đau hiệu quả
Hỏi: Chào các bác sĩ Đau nhức xương khớp ở người già Nguyên nhân do đâu ạ và biến chứng là gì có nguy hiểm không. Mong có câu trả lời từ phía các chuyên gia để tìm cách trị an toàn đau khớp ở ông bà ngoại em . Chân thành cảm ơn.
Trả lời: Chào bạn được tham vấn vấn sức khoẻ từ Đỗ Xuân Tính cho biết rằng Đau nhức xương khớp ở người già là một trong các biểu hiện thường gặp. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết trở lạnh những cơn đau nhức xương khớp giống như một “cực hình” ở người cao tuổi. Vậy làm sao để cải thiện các cơn đau nhức xương khớp lúc trời trở lạnh một cách an toàn cũng như hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Xem thêm: Cây kê huyết đằng Những bài thuốc trị bệnh vô cùng hiệu quả
Đau nhức xương khớp ở người già Đau nhức xương khớp ở người già Sơ lược về bệnh đau nhức xương khớp ở người già Đau nhức xương khớp cùng một số bệnh rối loạn khớp là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở người cao tuổi. Theo thống kê, có tới 60% người bệnh xương khớp là người trên 60 tuổi cũng như tỉ lệ này tăng dần lên theo tuổi già.
rất nhiều bệnh nhân lớn tuổi có xu hướng coi đau nhức cơ thể và đau xương khớp là một phần của lão hóa, vì thế họ lặng lẽ chịu đựng cơn đau. Tuy nhiên họ không hề biết rằng, nếu không thể nào trị, một số cơn đau này có thể trở thành mãn tính và làm cho gián đoạn cuộc sống thường ngày. Hơn thế nữa, khoảng 10% người bệnh không thể nào trị sẽ gặp hậu quả làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, thậm chí dẫn đến tàn tật.
Người già có khả năng mắc đau nhức ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, có thể là đau cổ, đau lưng dưới hoặc đau tay. Thống kê cho thấy các ở vùng khớp hay bị đau nhất ở người cao tuổi là:
Khớp đầu gối. Khoảng 30,6% bạn nam và tăng theo tuổi ở phụ nữ. Khớp hông. Tỉ lệ ít hơn khớp gối, 17,5% và bệnh cũng tăng theo tuổi. Khớp tay. Khoảng 13% người bệnh cũng như 26% nữ giới trên 70 tuổi được phát hiện bị đau ít nhất một khớp tay. Cột sống. Tỉ lệ từ 16,9 tới 19% bạn nam. Nhận biết đau nhức xương khớp ở người già Đau nhức xương khớp là tình trạng thường xảy ra ở người cao tuổi. Khác với người trẻ, người già có hệ thống xương khớp suy yếu, mô sụn có triệu chứng xơ hóa, bào mòn, dây chằng lỏng lẻo cũng như cấu trúc ổ khớp mất cân bằng. Những yếu tố này khiến xương khớp dễ mắc đau nhức, tê bì, ê mỏi hoặc thậm chí là nứt gãy khi chuyển động và di chuyển mạnh.
Mặc dù không đe dọa tới sức khỏe nhưng nhức mỏi xương khớp kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động sinh hoạt, gây mất ngủ, tương đối khó ngủ, ngủ chập chờn cũng như dẫn tới chứng suy nhược.
Số liệu thống kê cho rằng, phần lớn người cao tuổi mắc đau nhức khớp xương đều do hệ quả của vô cùng trình lão hóa. Vì vậy hiện tượng này thường không thể chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên nếu như xây dựng chế độ chăm sóc khoa học, người già hoàn toàn có thể kiểm soát cơn đau cũng như “sống chung” với bệnh. Người cao tuổi thường mắc đau nhức khớp, khớp tê bì, nhức mỏi, cứng cũng như phức tạp lúc di chuyển
Những triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp ở người cao tuổi: trường hợp đau nhức xuất hiện khi cử động mạnh, mang vác nặng hay chuyển động khá nhiều Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc khá nhiều khớp, ảnh hưởng cơ bản tới khớp đầu gối, khớp háng, ở tại vùng thắt lưng và ở tại vùng cổ vai gáy Ổ khớp thường tê cứng vào sáng sớm sau khi thức dậy Khớp phát ra âm thanh “lục cục” lúc chuyển động Xuất hiện một số triệu chứng chèn ép dây thần kinh như tê bì, châm chích, ngứa ran Cứng khớp gối, khớp vai thường xuyên Giảm khả năng và phạm vi di chuyển Thực tế, một số triệu chứng đau nhức xương khớp ở người già có sự khác biệt ở từng hiện tượng. Mức độ triệu chứng và biểu hiện lâm sàng tùy thuộc hoàn toàn vào nguyên do rõ ràng.
Nhận biết đau nhức xương khớp ở người già Nhận biết đau nhức xương khớp ở người già Nguyên do gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức ở người già là do quá trình lão hóa, thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển động và di chuyển rất nhiều. Bên cạnh đấy, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp mãn tính.
Bên dưới là các lý do cơ bản dẫn đến đau nhức xương khớp ở người cao tuổi:
Nguyên do Ngoại vi bình thường Hơn 60% người cao tuổi mắc đau nhức xương khớp do một số lý do bình thường như:
Đau nhức xương ở người cao tuổi thường là hệ quả của khá trình lão hóa
Ảnh hưởng của khá trình lão hóa: Đây được xem là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới trường hợp đau nhức, tê bì cũng như ê mỏi xương khớp. Tuổi tác cao làm các bộ phận trong cơ thể nói chung và hệ thống xương khớp có xu hướng mắc tổn thương, hư hại cũng như suy yếu. Hiện tượng này khiến ổ khớp dễ bị đau nhức, tê cứng cũng như ê mỏi khi di chuyển, chuyển động hay lúc thời tiết thay đổi. chuyển động, đi lại nhiều: Ổ khớp cũng như cấu trúc cột sống của người cao tuổi thường kém linh hoạt hơn so với người trẻ. Vì thế nếu như vận động và vận động khá nhiều, các bộ phận này có khả năng mắc chèn ép, ma sát mạnh vào nhau cũng như gây ra tình trạng nhức mỏi. Tiền sử chấn thương khớp: Ở người trẻ, vô cùng trình hồi phục và chữa trị lành vết nứt, gãy ở xương khớp thường diễn ra nhanh chóng. Nhưng ở người cao tuổi, quá trình này có tốc độ chậm cũng như hầu như không thể hồi phục xương khớp trở lại như trạng thái lúc ban đầu. Bởi thế những vết nứt ở khớp tổn thương có xu hướng bùng phát cơn đau khi có yếu tố kích thích như thời tiết lạnh, chuyển động nhiều, uống rượu bia. Thời tiết lạnh đột ngột: lúc thời tiết chuyển lạnh đột ngột, người cao tuổi thường mắc đau nhức khớp gối, khớp vai và cổ tay. Nguyên nhân là do nhiệt độ lạnh làm mạch máu co lại cũng như dẫn tới giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng tới những khớp. Thừa cân – béo phì: Người cao tuổi bị thừa cân – béo phì thường có nguy cơ bị đau nhức xương khớp cao – đặc biệt là khớp gối cũng như cột sống thắt lưng. Trọng lượng cơ thể cao làm cho tăng mức độ chèn ép lên đĩa đệm, đốt sống, mô sụn, dây thần kinh cũng như những mô mềm bao xung quanh ổ khớp. ngoài ra, đau nhức khớp ở người già còn có thể là hệ quả do thói quen uống nhiều rượu, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, thức khuya, suy nhược, căng thẳng khá mức,…
Nguyên do Ngoại vi bình thường Nguyên nhân Về bệnh lý làm đau nhức người già Viêm xương khớp/ thoái hóa khớp: khi bạn già đi, lớp đệm tự nhiên giữa những sụn khớp bị suy giảm, khiến sụn trở phải mỏng, mòn, yếu cũng như dễ tổn thương. Khi lớp sụn mất đi, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây ra sưng, đau, mất sự linh hoạt, thậm chí có khả năng hình thành gai xương. Thoái hóa khớp thường gặp các người từ 40 đến 60 tuổi và là một bệnh mãn tính.
Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng viêm khớp tự miễn, hay thấy ở khớp gối. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào chính một số khớp của cơ thể, gây đau đớn. Nếu như không chữa, bệnh có kh�� năng gây ra trường hợp dính khớp cũng như biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp chủ yếu ảnh hưởng tới một số người từ 40 tới 60 tuổi, phụ nữ có nguy cơ bị bệnh cao gấp 3 lần so với bạn nam.
Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một túi nhỏ chứa dịch, có vai trò như một lớp đệm ở phần xương, gân và một số cơ gần khớp, giúp ta cử động dễ dàng. Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các túi này mắc sưng, đỏ lên, gây ra tình trạng đau và cứng khớp. Càng lớn tuổi, ta càng có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch, đặc biệt là ở các người khiến cho các công việc cần lặp đi lặp lại một hoạt động rất nhiều lần, ví dụ như họa sĩ, người làm cho vườn, nhạc công…
triệu chứng của viêm bao hoạt dịch là sưng, đỏ, đau nơi các khớp (Ảnh minh họa)
Viêm gân xương bánh chè: Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ gần giống hình tròn nằm phía trước khớp gối, nó có khả năng chuyển động lên xuống, nghiêng và xoay. Vai trò của xương bánh chè là giúp chân đi lại, đứng thẳng. Gân xương bánh chè được cấu thành bởi một số sợi cơ quá bền cũng như dai, khỏe. Khi gân xương bánh chè bị viêm nhiễm, nó sẽ dẫn tới tình trạng sưng tấy, đau nhức ở phần khớp gối.
Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng một số nhân nhầy trong đĩa đệm ở cột sống mắc trượt ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép và dây thần kinh hay tủy sống. Bệnh dẫn đến tình trạng đau nhói tại vùng cổ, lưng dưới, đau như bắn vào hông và có thể lan xuống chân. Ở Việt Nam, bệnh hay gặp ở các người trên 30 tuổi và trở cần tồi tệ hơn vào các năm 60 tuổi.
Nguyên nhân Về bệnh lý làm đau nhức người già Nguyên nhân Về bệnh lý làm đau nhức người già Gút Đây là bệnh lý dẫn đến sự đau đớn cùng cực, nếu không trị tốt có thể dẫn tới biến dạng khớp. Gút có thể khởi phát cơn đau đột ngột ở bất kỳ khớp nào, nhưng thường là khớp ngón chân cái, hay ngón tay, cổ tay, khuỷu tay hoặc đầu gối. Lứa tuổi được tìm ra bị bệnh gút khá nhiều nhất là 30 đến 50 tuổi.
Loãng xương: Là hiện tượng xương liên tục mắc mất mật độ cũng như mỏng dần. Điều này làm xương trở bắt buộc giòn, dễ tổn thương và dễ gãy. Một số biểu hiện trước tiên của bệnh loãng xương thường là đau lưng cũng như sụt cân. Theo thống kê, khoảng 1/2 phụ nữ cũng như 1/4 đàn ông trên 50 tuổi trở lên gặp tác hại gãy xương do loãng xương.
Một số bệnh khác. một số bệnh xương khớp khác cũng gây ra đau nhức xương khớp ở người già là:
Viêm khớp nhiễm khuẩn Bệnh giả gút Hội chứng dải chậu chày Nhuyễn hoá sụn mặt khớp xương bánh chè Đau thần kinh tọa .v.v. Lưu ý. Có hơn 150 loại bệnh về cơ xương khớp khác nhau có khả năng gây ra hiện tượng đau nhức xương khớp ở người già. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ nói tới các lý do cơ bản nhất.
Cách xử lý đau nhức xương khớp ở người già Người cao tuổi (đặc biệt là người trên 65 tuổi) có khả năng gan, thận kém phải nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bớt đau nhức cũng như kháng viêm. Để giảm tình trạng đau nhức xương khớp, phải ưu tiên áp dụng các biện pháp bớt đau tại nhà cũng như chỉ dùng thuốc trong các trường hợp quan trọng.
1. Biện pháp giảm đau nhức người già tại nhà tình trạng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường có mức độ nhẹ đến trung bình, tiến triển dai dẳng, âm ỉ, hoặc đi kèm với chứng tê bì, cứng khớp và ê mỏi. Để cải thiện một số dấu hiệu này, có thể áp dụng một số biện pháp bớt đau tại nhà như:
có thể thực hiện châm cứu, xoa bóp để giảm đau nhức cũng như cải thiện chức năng của xương khớp
Chườm ấm: Giảm lưu lượng máu đến khớp là yếu tố làm khớp xương đau nhức, ê mỏi cũng như tê bì. Để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giãn không gian trong ổ khớp và cải thiện đau nhức, nên chườm túi ấm lên khớp xương từ 10 – 15 phút. Có khả năng áp dụng biện pháp này khi cơn đau bùng phát hay thực hiện trước khi đi ngủ để tránh tình trạng cứng khớp vào sáng sớm sau lúc thức dậy. Nghỉ ngơi: đi lại quá mức là nguyên nhân khiến cho ổ khớp ma sát mạnh, kích thích cũng như đau nhức. Do đó người cao tuổi buộc phải hạn chế vận động quá nhiều và mang vác nặng. Thay vào đấy phải dành thời gian nghỉ ngơi để giảm áp lực lên khớp xương và kiểm soát cơn đau. sử dụng nẹp, đai: Trong hiện tượng quan trọng, có khả năng mang đai, nẹp nhằm bảo vệ ổ khớp và cột sống. Giải pháp này còn giúp ổn định cấu trúc xương khớp, giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh, dây chằng cũng như những bộ phận xung quanh. Bấm huyệt, châm cứu: Bấm huyệt, châm cứu là những phương pháp chữa trị bệnh có nguồn gốc từ Đông y. Một số kỹ thuật này giảm đau nhức tùy trên cơ chế thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm chèn ép dây thần kinh cũng như mô mềm xung quanh. Ngoài ra, châm cứu và bấm huyệt còn giúp ổn định ổ khớp, cải thiện phạm vi cũng như cường độ chuyển động. Tuy nhiên chỉ buộc phải thực hiện châm cứu tại nhà khi có đủ chuyên môn. Biện pháp giảm đau nhức người già tại nhà Biện pháp giảm đau nhức người già tại nhà
Xem thêm: Cách trị tàn nhang từ sữa chua có thật sự hiệu quả và chi tiết thực hiện
2. Dùng thuốc khi cần thiết Trong trường hợp đau nhức xương khớp kéo dài dai dẳng cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt, có khả năng cân nhắc dùng những loại thuốc giảm đau nhức sau:
Capsaicin gel: Capsaicin gel là thuốc giảm đau dạng bôi chứa thành phần chính là hoạt chất Capsaicin chiết xuất từ quả ớt. Dòng thuốc này có khả năng giảm đau nhẹ đến trung bình bằng cách làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu đau đến thần kinh trung ương. Salonpas: Salonpas là thuốc giảm đau nhức, tê bì cũng như đau nhức cơ dạng miếng dán. Thuốc chứa thành phần chính là menthol 3% và methyl salicylate 10% có tác dụng làm mát, giảm đau nhức khớp và căng cứng cơ. Mức độ hấp thu của thuốc quá thấp buộc phải tương đối an toàn với người cao tuổi. Voltaren gel: Voltaren gel là dòng thuốc giảm đau nhức dạng bôi chứa hoạt chất chống viêm không steroid – Diclofenac. Thuốc có tác dụng cải thiện cơn đau cũng như giảm sưng viêm vô cùng hiệu quả. Để giảm đau nhức xương khớp, buộc phải dùng thuốc 1 – 2 lần/ ngày lên ở vùng da bao quanh khớp tổn thương. Paracetamol: Trong hiện tượng cơn đau xảy ra ở khá nhiều khớp hoặc không có đáp ứng với các mẫu thuốc sử dụng tại chỗ, có khả năng sử dụng Paracetamol dạng uống. Loại thuốc này có thể giảm đau nhẹ đến trung bình cũng như tương đối an toàn với người cao tuổi. Tuy nhiên nên tránh dùng thuốc nếu như có vấn đề về gan, thận hoặc có tiền sử nghiện rượu. Dùng thuốc giảm đau nhức người già Thuốc bôi. Capsaicin. sử dụng để kiểm soát các cơn đau nhức xương khớp do viêm khớp. Thuốc có tác dụng chậm và có thể dẫn tới bỏng cục bộ. Ở người lớn tuổi, phải đặc biệt chú ý để tránh bỏng cũng như nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. NSAID tại chỗ. Nhóm thuốc này được chỉ định để bớt đau nhức ở viêm khớp tay cũng như đầu gối. Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ ở khoảng 4% bệnh nhân. Tiêm nội khớp. Tiêm steroid đã được dùng rộng rãi để chữa đau do viêm khớp, trong đó viêm khớp gối là chỉ định điển hình nhất. Tiêm corticosteroid vào khớp gối có khả năng khiến bớt đau nhức cũng như viêm trong thời kỳ đầu của viêm xương khớp. Lưu ý. Việc tiêm nội khớp chỉ được chỉ định như phương pháp cuối cùng để điều trị đau nhức xương khớp ở người già.
Các bài thuốc nam điều trị đau nhức xương khớp ở ngưởi già 1. Bài thuốc từ cây dây đau xương Trong cây dây đau xương có chứa hoạt chất Ancaloit – hoạt chất có tác dụng chống viêm, giảm đau xương khớp hiệu quả.
Nguyên liệu: 50g dây đau xương
Cách thực hiện:
Bước 1: Đem cây dây đau xương rửa sạch, giã nát Bước 2: Đắp trực tiếp lên ở vùng xương khớp bị đau nhức, kiên trì thực hiện trong khoảng 30 ngày bài thuốc nam điều trị đau nhức xương khớp ở ngưởi già bài thuốc nam điều trị đau nhức xương khớp ở ngưởi già 2. Bài thuốc từ cây trinh nữ Theo đông y, cây trinh nữ có vị ấm nóng, tính hàn nên thường được sử dụng trong bài thuốc chữa đau nhức xương khớp cho người già.
Chuẩn bị nguyên liệu: 40g rễ trinh nữ
Cách thực hiện:
Bước 1: Đem rửa sạch rễ trinh nữ, cắt thành khúc nhỏ, tẩm với rượu cũng như sao vàng Bước 2: Sau đấy cho vào nồi sắc cùng với 400ml nước, lúc còn khoảng 150ml thì tắt bếp Bước 3: Chắt lấy nước uống trong ngày, chia làm cho 2 lần sáng cũng như tối 3. Bài thuốc từ mật ong và bột quế Trong bột quế và mật ong đều có chứa hoạt chất bớt đau nhức, chống viêm vô cùng tốt. Vì vậy, đây được xem là bài thuốc trị đau nhức xương khớp rất phù hợp dành cho người già.
Chuẩn nguyên liệu:
2 thìa cafe mật ong 1 thìa cafe bột quế Cách thực hiện: Cho mật ong cũng như bột quế vào 1 cốc nước nóng, khuấy đều cho đến khi hòa tan, uống 2 lần/ngày.
4. Bài thuốc từ đu đủ Chuẩn mắc nguyên liệu:
30g mỗi mẫu đu đủ chín 10g mễ nhân sống Cách thực hiện:
Bước 1: Cho đu đủ cũng như mễ nhân vào nấu với 300ml nước Bước 2: Nấu cho đến khi mễ nhân chín, thêm con đường trắng, chia ra uống 2 lần/ngày Bài thuốc từ đu đủ chữa đau nhức ở người già Bài thuốc từ đu đủ chữa đau nhức ở người già Những câu hỏi liên quan đến đau nhức xương khớp người già Đau nhức xương khớp ở người già có chữa trị được không? Đối với đau khớp do lý do cơ giới, bệnh có khả năng khắc phục bằng cách thay đổi thói quen, lối sống, giảm cân, trị các chấn thương.
Đối với đau khớp do bệnh lý (thấp khớp, viêm xương khớp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch…), phần lớn bệnh không phải cách để chữa dứt điểm, nhưng một số phương pháp trị có khả năng giúp bớt đau cũng như duy trì chức năng khớp lâu dài.
kỹ thuật trị đau nhức xương khớp ở người già phải được cá nhân hóa với từng nam giới, có khả năng là điều trị bằng một biện pháp hay kết hợp.
Đau nhức xương khớp ở người già có chữa trị được không Đau nhức xương khớp ở người già có chữa trị được không Đau nhức xương khớp ở người già có hiểm nguy không? Câu trả lời là CÓ. Đau nhức xương khớp ở người già là một tình trạng lão hóa tự nhiên, nhưng nếu như không chữa nó có khả năng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Té ngã Theo Trung tâm kiểm soát cũng như ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, người cao tuổi mắc bệnh khớp có nguy cơ té ngã hay chấn thương cao gấp 2,5 lần người trẻ.
khi người già ngã, đặc biệt là ngã nhiều lần, làm cho tăng nguy cơ chấn thương, nhập viện cũng như tử vong. Sau lúc ngã, người già cũng sợ ngã lần nữa, bởi thế họ hạn chế đi lại, hoạt động, thậm chí tránh các hoạt động như mua sắm, dọn dẹp. Điều này lại làm cho tình trạng cứng, yếu và đau nhức xương khớp diễn ra trầm trọng hơn.
Mất ngủ những cơn đau nhức xương khớp làm người già – các người vốn đã rất khó có giấc ngủ ngon lại càng mất ngủ hơn. Không ngủ đủ giấc lại làm cho một số cơn đau nhức tăng lên cũng như trầm trọng hơn.
Đau nhức xương khớp ở người già có nguy hiểm không Ảnh hưởng hoạt động thường ngày khá nhiều người già mắc suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động bình thường do bệnh đau xương khớp, như: làm cho việc nhà, nấu nướng, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân,…
Tăng cân các cơn đau nhức xương khớp làm người già ngại di chuyển, đặc biệt là tham gia vào các hoạt động thể thao. Điều này có khả năng làm cho họ tăng cân cũng như làm cho trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh khớp. Ngoài ra, thừa cân cũng dẫn tới tăng nguy cơ biến chứng khác, chẳng hạn: bệnh tiểu con đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,…
Trầm cảm Một nghiên cứu năm 2010 đã điều tra mối liên hệ giữa lo lắng, trầm cảm và bệnh xương khớp. Người ta phát hiện rằng, một số cơn đau nhức xương khớp khiến cho ảnh hưởng chuyển biến phức tạp đến sức khỏe tâm thần, hơn 40% những người tham gia nghiên cứu có triệu chứng trầm cảm gia tăng, nguyên nhân là do một số triệu chứng viêm khớp. một số tác hại của đau nhức xương khớp ở người già
Những hậu quả khác những biến chứng khác có thể phát sinh từ đau nhức khớp bao gồm:
Chết xương (hoại tử xương); Gãy xương; Chảy máu hay nhiễm trùng ở khớp; Suy thoái gân cũng như dây chằng quanh khớp; Dây thần kinh bị chèn ép gây đau đớn nhiều hơn; .v.v. Các điều nên làm khi đau nhức xương khớp ở người già Đau nhức xương khớp là trường hợp hay thấy ở người cao tuổi. Mặc dù chưa thể trị hoàn toàn nhưng nếu xây dựng lối sống khoa học, hiện tượng này có khả năng thuyên giảm đáng kể. Hơn nữa, lối sống lành mạnh còn giúp người già kiểm soát và phòng ngừa những bệnh mãn tính như viêm gan, tiểu con đường, cao huyết áp,…
Người cao tuổi phải dành 15 – 30 phút/ ngày để tập một số bộ môn có cường độ nhẹ nhàng
Lối sống khoa học giúp kiểm soát đau nhức xương khớp ở người già:
giảm thiểu di chuyển vô cùng rất nhiều, mang vác nặng và lao động rất sức. Song song bắt buộc tránh các thói quen dẫn đến chèn ép lên ổ khớp như ngồi xổm, tư thế sai lệch,… phải điều chỉnh cân nặng nếu mắc thừa cân – béo phì. Trọng lượng cơ thể cao không chỉ dẫn đến một số vấn đề xương khớp mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thận, gan. Bổ sung một số nhóm thực phẩm tốt cho cơ thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng như sữa, phô mai, cá hồi, rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các mẫu hạt. Tuyệt đối không dùng thức ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá và hạn chế dùng thức uống chứa caffeine. Người cao tuổi phải dành 15 – 30 phút/ ngày để tập một số bộ môn có cường độ nhẹ như bơi lội, thái cực quyền và yoga. Tập luyện thường xuyên có thể cải thiện hệ thống xương khớp, kiểm soát cân nặng, tăng tuần hoàn máu và làm chậm vô cùng trình lão hóa. Thận trọng lúc chuyển động, tham gia giao thông, chơi thể thao,… để hạn chế nguy cơ chấn thương khớp. Loãng xương hay thấy ở nữ giới sau mãn kinh do sụt giảm hormone estrogen. Do đó ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu canxi, nên tăng cường những nhóm thực phẩm có khả năng kích thích sản sinh nội tiết tố như đậu nành, đậu phụ, rong biển, dầu ô liu,… Trong trường hợp đau nhức xương khớp xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, nên tích cực chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát biểu hiện cũng như phòng tránh tiến triển của bệnh.
Phía trên là những thông tin cần thiết về đau nhức xương khớp ở người già mong rằng giúp bạn tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khoẻ của mình
Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để có thể tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn và có thể tìm ra hướng giải quyết tình trạng và thắc mắc của bạn.
Xem thêm: Có nên quan hệ trong ngày đèn đỏ hay không ảnh hưởng gì không?
0 notes
Text
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn : Nguyên nhân Biến chứng và Chẩn đoán đúng
Những chuyên gia từ Sức khoẻ vabuta cho biết rằng viêm khớp nhiễm khuẩn là một trong số đấy. Viêm khớp nhiễm khuẩn hay thấy ở trẻ em, người lớn tuổi. tình trạng căn bệnh có khả năng gây nên thoái hóa khớp, biến dạng khớp, thậm chí tổn thương vĩnh viễn. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về vấn đề này ngay bài viết dưới đây nhá.
viêm khớp nhiễm khuẩn viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng tại một số khớp hoặc trong hoạt dịch bao khớp do sự xâm nhập của ký sinh trùng hay virus. Thông thường, nhiễm trùng sẽ bắt đầu ở một vị trí những trong cơ thể. Sau đó, các ký sinh trùng cũng như virus theo mẫu máu đến một số khớp dẫn tới viêm. Một số vi trùng dẫn tới bệnh có thể tấn công thông qua những vết thương hở, con đường tiêm hay do phẫu thuật.
Xem thêm: Đau sau lưng vùng phổi trái phải là bệnh gì? Cách trị như thế nào
Bệnh viêm khớp không xảy ra ở rất nhiều khớp mà thường chỉ xuất Ngày nay một khớp, cơ bản là ở khớp vai, khớp hông, khớp mắt cá chân cũng như nhất là khớp gối. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên trẻ em, người cao tuổi và các đối tượng dùng các chất gây nghiện thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thường dẫn đến các biểu hiện sau đây:
Sốt, cơ thể mệt mỏi Khớp bị sưng, đỏ, có cảm giác ấm nóng. Đau ở vị trí khớp bị tổn thương, cơn đau tăng lên khi bệnh nhân đi lại. Cơ thể ớn lạnh. Tim đập nhanh. dẫn tới yếu cơ Có cảm giác kích thích, rất khó chịu Ẳn không ngon miệng Chán ăn, cơ thể mệt mỏi là một trong một số biểu hiện thường gặp lúc mắc viêm khớp nhiễm khuẩn
ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa cũng như độ tuổi của từng đối tượng mà bệnh có khả năng dẫn đến một số biểu hiện khác không thể nào chúng tôi đề cập. Trao đổi với những b.sĩ để được cung cấp thêm kiến thức về vấn đề này.
Viêm khớp nhiễm khuẩn có chữa được không?
Bệnh hoàn toàn điều trị được nếu như được chữa sớm và tích cực. Bởi thế, trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa viêm khớp nhiễm khuẩn là rất cần thiết.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn Dấu hiệu nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp nhiễm khuẩn do những nguyên do sau dẫn đến ra:
Do vi khuẩn,virus, nấm. Trong đấy, nhiễm tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus được cho là nguyên nhân dẫn tới bệnh chủ yếu nhất. Mẫu tụ cầu khuẩn này thường sinh sống ở trên da, nhất là các làn da khỏe mạnh. chức năng bảo vệ của màng hoạt dịch khớp xương mắc suy yếu. Vì màng bảo vệ này bị suy yếu, vì vậy khi các ký sinh trùng và vi rút tiến công đến cơ quan này, chúng dễ dàng xâm nhập được vào những khớp sụn và hủy hoại sụn trong khớp. Khi này, cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng với vi khuẩn gây viêm, tăng áp lực quanh khớp, trong khớp. Song song, lưu lượng máu được cung cấp đến những khớp cũng sẽ mắc suy giảm. Điều này góp phần khiến cho các khớp tổn thương trầm trọng hơn. Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn phát triển lên lúc mắc các nhiễm trùng khác, chẳng hạn như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da. Hay một số ký sinh trùng có khả năng xâm nhập qua một số vết thương hở, những vết tiêm… Bên cạnh đấy, các yếu tố khiến tăng nguy cơ bị bệnh mà chúng ta có thể kể đến bao gồm:
Chấn thương khớp Do cấy ghép khớp nhân tạo gây nhiễm trùng Đã hay đang bị những bệnh liên quan tới khớp như viêm khớp. Gout, lupus Có những vết thương hở trên da Tiểu con đường hoặc bị những bệnh khác dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch Lạm dụng rượu bia, dùng ma túy cũng như các chất dẫn đến nghiện khác. dùng một số dòng thuốc ức chế hệ miễn dịch. mắc ung thư Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn Hậu quả viêm khớp nhiễm khuẩn phải biết nếu như để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, viêm khớp nhiễm trùng có khả năng dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp, dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh có khả năng dẫn đến một số biến chứng khác như:
Viêm xương khớp Biến dạng khớp nếu như bệnh trầm trọng, quý ông bắt buộc bắt buộc thực hiện phẫu thuật thay khớp. Tình trạng không may bị nhiễm trùng cũng như ảnh hưởng tới khớp, một số chuyên gia sẽ thay khớp thật bằng những dòng khớp chân, tay giả. Đối tượng nào dễ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn? Ai cũng có khả năng bị viêm khớp nhiễm khuẩn. Nhưng những yếu tố nguy cơ khiến cho bạn dễ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn đó là:
Có các vấn đề khớp đang hiện diện đó là những bệnh lý mạn tính ảnh hưởng tới khớp của bạn. Ví dụ như: gút, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ… những tình trạng này khiến cho bạn dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn hơn.
bên ngoài ra, khớp nhân tạo, phẫu thuật khớp trước đó, chấn thương khớp cũng là một số yếu tố nguy cơ đáng kể.
Uống thuốc trị viêm đa khớp dạng thấp những người mắc viêm khớp dạng thấp dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn hơn nữa. Bởi vì loại thuốc chữa bệnh này có khả năng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể. Bởi vậy, nhiễm trùng dường như dễ xảy ra hơn. Hơn nữa, việc chẩn đoán bệnh ở người mắc viêm khớp dạng thấp gặp rất nhiều phiền hà. Bởi những triệu chứng cũng như triệu chứng bệnh na ná nhau.
Xem thêm: Tại sao ngồi lâu bị đau lưng những biến chứng nên biết
Đối tượng nào dễ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn? Có một số vấn đề về da Da dễ tổn thương hay lành da kém có thể làm cho tạp khuẩn dễ dàng tiến công vào cơ thể. Một số tình trạng da như bệnh vảy nến, bệnh chàm, vết thương da nhiễm trùng… làm cho tăng nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn. Những người thường xuyên tiêm thuốc cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn tại nơi tiêm.
những vấn đề về da như chàm có thể làm cho bạn dễ bị viêm khớp nhiễm trùng hơn.
Có hệ miễn dịch kém những người có hệ miễn dịch kém sẽ tăng nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn. Đấy là một số người mắc đái tháo con đường, những người bị mắc bệnh thận, bệnh gan, một số người dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Chấn thương khớp bị động vật cắn, vết thương hở hoặc vết phẫu thuật cắt thông qua khớp có thể làm cho tăng nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn.
Lúc nào cần gặp bác sĩ? nếu nhận thấy một số triệu chứng và triệu chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn như đột nhiên mắc đau nặng ở một hay khá nhiều khớp, phái mạnh cần liên hệ với b.sĩ chuyên khoa để được kiểm tra chữa trị bệnh.
Trong tình trạng hiện tượng nhiễm khuẩn có nguy cơ phát triển, nhận thấy triệu chứng cũng như triệu chứng của nhiễm trùng, cụ thể như ớn lạnh cũng như sốt, bệnh nhân phải đến bệnh viện và gặp b.sĩ chuyên khoa liền. Bởi việc tiến hành thăm khám và trị sớm có thể ức chế khá trình lây lan nhiễm trùng. Đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho các khớp mắc ảnh hưởng.
Chẩn đoán và chữa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn nên đi kiểm tra và chữa tr�� sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sẽ được chẩn đoán cũng như chữa trị bằng các biện pháp sau đây:
1. Chẩn đoán trước tiên, các chuyên gia sẽ chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn tùy trên những triệu chứng lâm sàng, kiểm tra thực thể và tìm hiểu về tiền sử bệnh lý. Qua những kiến thức thu được, những chuyên gia sẽ đưa một số kết luận lúc ban đầu về bệnh và chỉ định cho người bệnh thực hiện những xét nghiệm khác. Cụ thể:
Chọc dò dịch khớp: Đây là một thủ thuật thường được chỉ định để cẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn. Một số b.sĩ sẽ tiến hành đưa một đầu kim vào phía bên trong khớp, sau đấy lấy mẫu hoạt dịch ra. Mẫu vừa lấy sẽ được đưa đi phân tích về độ đặc, màu sắc để phát hiện ra xem có tồn tại bạch cầu hay vi khuẩn trong đấy hoặc không.
Xét nghiệm máu: phương pháp xét nghiệm máu được chỉ định nhằm mục đích kiểm tra số lượng bạch cầu cũng như khám xem có sự xuất hiện của tạp khuẩn trong máu hoặc không. Qua xét nghiệm này, một số b.sĩ cũng sẽ xác định được mức độ nặng nhẹ mà bệnh gây ra.
Chẩn đoán và chữa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn Các biện pháp xét nghiệm hình ảnh: biện pháp này được sử dụng để xác nhận xem trong khớp gối có sự có mặt của ổ nhiễm khuẩn hay không. Song song, thấy được mức độ tổn thương của một số khớp do bị nhiễm trùng. Thông thường, một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh được dùng bao gồm:
Chụp X quang Chụp phẫu thuật cắt lớp CT Chụp phổ MRI Kỹ thuật chữa trị viêm khớp nhiễm khuẩn Có hai phương pháp trị chính đối với bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Bao gồm: sử dụng thuốc kháng sinh và chọc hút dịch khớp.
Chọc hút dịch khớp: Chọc hút dịch khớp tại khớp bị viêm là phương pháp điều trị chính và đóng vai trò khá quan trọng trong khá trình điều trị bệnh. Kỹ thuật trị này có khả năng được thực hiện một cách đơn giản bằng kim hút, chọc hút dịch khớp thông qua nội soi khớp hoặc phẫu thuật đối với một số tình trạng tổn thương khớp háng. dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Mẫu thuốc này được lựa chọn tùy trên nguyên nhân dẫn tới bệnh, loại ký sinh trùng dẫn đến nhiễm trùng trên cơ thể của nam giới. Thông thường thời gian điều trị bệnh với thuốc kháng sinh sẽ kéo dài từ 2 đến 6 tuần, giúp phái mạnh ức chế hoạt động của ký sinh trùng cũng như kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Nhưng việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể khiến tăng nguy cơ phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn. Chủ yếu như buồn nôn, nôn ói, dị ứng, tiêu chảy. Phản ứng phản vệ… Chế độ sinh hoạt cho người mắc viêm khớp nhiễm khuẩn bệnh nhân có thể kiểm soát cũng như khiến cho giảm trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn bằng cách lưu ý và áp dụng một vài điều sau đây:
Tái kiểm tra đúng lịch hẹn và sử dụng thuốc theo chỉ định của b.sĩ chuyên khoa. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường đi lại để nâng cao sức khỏe cũng như độ dẻo dai của xương khớp. Trong trường hợp cảm thấy đau khớp sau lúc thực hiện một số bài tập thể dục, phái mạnh buộc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hay chuyên gia vật lý trị liệu để lựa chọn bài tập và điều chỉnh thời gian luyện tập phù hợp hơn. Kiên trì tham gia vật lý chữa liệu, không bắt buộc bỏ cuộc. Song song nghe theo chỉ dẫn của chuyên viên để rút rất ngắn thời gian phục hồi. Trong trường hợp mắc thừa cân béo phì, bạn nam phải áp dụng chế độ ăn kiêng phù hợp cũng như kiên trì tập luyện theo hướng dẫn của b.sĩ nhằm kiểm soát cân nặng, duy trì cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt nếu như giảm cân, áp lực tác động lên khớp ở chân sẽ giảm đáng kể. Song song giúp sức khỏe tổng thể được cải thiện.
Phía trên là những thông tin cần thiết về viêm khớp nhiễm khuẩn mong rằng giúp bạn tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khoẻ của mình
Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để có thể tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn và có thể tìm ra hướng giải quyết tình trạng và thắc mắc của bạn.
Xem thêm: Tại sao bị Đau mỏi vay gáy Nguyên nhân và Cách giảm đau nhanh nhất
0 notes
Text
CÂY MẬT NHÂN [TÁC DỤNG, CÁCH SỬ DỤNG CHỮA BÊNH, HÌNH ẢNH MẬT NHÂN].
Mật nhân được ví như một loại “thần dược”, cũng bởi những giá trị mà nó mang lại đối với sức khỏe con người. Với xu hướng tìm về với thiên nhiên, cây mật nhân đang trở thành cái tên được tìm kiếm hàng đầu, đặc biệt đối với phái nam.
Đặc biệt là những người yếu sinh lý. Ngoài hiệu quả tuyệt vời trong khía cạnh đó, dược liệu còn được tin dùng vì tác dụng giải độc, làm đẹp da,… Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu nhé!
Xem thêm: QUẢ DỨA DẠI CÓ TÁC DỤNG THẦN KỲ CHỮA TRỊ BỆNH GOUT, VIÊM GAN HIỆU QUẢ.
cay mat nhan
Rễ cây cật nhân khô
Mật nhân là gì? Mật nhân là một loại thảo dược quý được sử dụng rộng rãi trong Đông y. Cây còn có tên gọi khác là cây bách bệnh, cây bá bệnh, cây mật nhơn,… Cây có tên khoa học là Eurycoma Longifolia, thuộc họ Thanh thất. Người ta thường dùng vị thuốc trong các bài thuốc chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới, bệnh xương khớp và nhiều loại bệnh khác.
Mô tả hình ảnh cây mật nhân Cây mật nhân là cây mọc bụi có thân mảnh, thưởng sinh trưởng và phát triển ở một số nơi rừng thấp, có thể mọc trên đất, sỏi,...
Cây có kích thước cao, sống lâu năm, lá lông chim hình chét, mỗi cành nhỏ có 10 đên 20 lá. Hoa có hình chuỳ mọc ở cạnh lá, hoa có 5 cánh và màu đỏ. Rễ của cây thường có màu vàng ngà. Hiện nay cây được tìm thấy ở một số nơi nước Đông Nam Á.
Dưới đây là một số thông tin cơ bản về mô tả mật nhân mà bạn có thể tham khảo.
Cây mật nhân Cây mật nhân là một loại cây thân gỗ. Cây có chiều cao trung bình từ 10-15m và thường mọc núp dưới bóng râm của những cây lớn. Nhiều bộ phận của cây có lông. Mặc dù là cây thân gỗ nhưng thân cây lại khá nhỏ.
Hoa mật nhân thuộc dạng lưỡng tính, thường mọc thành cụm và có màu đỏ nâu. Cánh hoa rất mềm và nhỏ. Hoa và bao hoa phủ đầy lông.
Quả mật nhân thuộc dạng quả hạch cứng, hình trứng và hơi dẹt. Bình thường có màu nâu vàng, khi chín chuyển sang màu nâu đỏ.
cay mat nhan tuoi
Hình ảnh cây mật nhân tươi
Lá mật nhân Lá mật nhân thuộc dạng lá kép lông chim, lá chẵn, mọc đối. Hai mặt của lá có màu khác nhau, mặt trên màu xanh còn mặt dưới màu trắng. Lá có dạng hình trứng dài, dày và nhẵn. Cành lá có cuống rất dài, khoảng 30-40cm. Cuống màu đỏ nâu, mọc nhiều ở phần ngọn.
Rễ cây mật nhân (Củ mật nhân) Rễ cây mật nhân hay còn gọi là củ mật nhân. Cây mặc dù là loại thân gỗ nhưng lại có bộ rễ khá lớn. Có cây có bộ rễ lên tới hàng chục kg. Rễ cây thường có màu trắng hoặc vàng ngà. Đây cũng là bộ phận chứa nhiều dược tính nhất của cây với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cây mật nhân mọc ở đâu? Cây thường mọc hoang ở các vùng đồi núi của các tỉnh miền Trung và Đông Nam Bộ nước ta. Bên cạnh đó, dược liệu cũng đang được các nhà vườn gieo trồng ở nhiều nơi để thu hái làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu mang lại giá trị kinh tế và y học cao.
Bộ phận dùng làm thuốc của mật nhân Hầu hết tất cả bộ phận cùa cây đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh: thân, lá, hoa, hạt, rễ… Đặc biệt là phần rễ có chứa nhiều dược tính và thành phần hóa học có lợi, giúp điều trị bệnh hiệu quả.
re cay mat nhan
Rễ cây mật nhân khô
Cách chế biến rễ mật nhân thành thuốc Sau khi thu hái dược liệu về, rửa sạch Phần rễ thái lát mỏng Sau đó đem phơi hoặc sấy khô, cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần. Công dụng của cây mật nhân Mật nhân trị bệnh gì? Nó có tính mát, vị đắng, quy vào 2 kinh là Can và Thận. Có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Sau đây là một số công dụng mà dược liệu mang lại:
Công dụng của cây mật nhân khô giúp kích thích tăng tiết hormon (testosterol) trong cơ thể nam giới một cách tự nhiên qua đó tăng cường sinh lý cho nam giới. Giúp giảm stress, tăng năng lượng cho cơ thể, tăng hệ miễn dịch. Giúp ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hoá. Công dụng của cây mật nhân khô điều trị khí hư huyết kém, cơ thể suy nhược, ăn không tiêu, đầy hơi, chữa kiết lỵ, tiêu chảy. Giúp giải độc rượu, giải độc gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan... Công dụng cây thuốc mật nhân tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể. Giúp chữa trị mụn nhọt, trứng cá, ghẻ lở,... Công dụng cây mật nhân ổn định đường huyết, kích thích cơ thể sản sinh insulin tự nhiên, phòng ngừa biến chứng tiểu đường. Đẩy nhanh sản dịch cho phụ nữ sau sinh, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Công dụng của cây mật nhân giúp điều trị đau dạ dày, chán ăn, mất ngủ, huyết áp cao. Hỗ trợ điều trị bệnh gân xương đau nhức, tê chân tay, đau thắt lưng, thấp khớp. Công dụng giảm sốt, giữ ấm cơ thể. Xem thêm: Lá lốt chữa bệnh gì? Tác dụng và tác hại của lá lốt?
tac dung cay mat nhan
Rễ cây mật nhân khô
Cây mật nhân có tác dụng gì? Đây là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Không phải tự nhiên mà cây được gọi là cây bách bệnh. Sau đây là chi tiết về những tác dụng cùa mật nhân bạn cần biết:
Cây mật nhân có tác dụng giảm căng thẳng, bảo vệ gan Dược liệu có chứa một lượng nhỏ hoạt chất Anxiolytic. Chất này có tác dụng trong việc tăng cường hoạt động não bộ, giảm căng thẳng, lo lắng. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nếu kết hợp dược liệu cùng với cà gai leo sẽ tạo nên một bài thuốc giúp bảo vệ gan. Giúp phòng ngừa và ngăn chặn sự hình thành bệnh xơ gan. Bài thuốc này rất tốt cho những người hay dùng rượu bia. Hoặc người bị xơ gan nhằm phục hồi sức khỏe sinh lý.
tac dung cua mat nhan
Tác dụng của cây mật nhân giúp bảo vệ gan
Tìm hiểu thêm về nhân trần, bán chi liên đều là những vị thuốc quý trong dân gian điều trị bệnh gan.
Cây mật nhân có tác dụng giúp bồi bổ khí huyết, điều trị đau lưng Dược liệu chứa rất nhiều dưỡng chất mà ít cây thuốc nào có. Có tác dụng giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Đồng thời giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Dược liệu đặc biệt phù hợp với những người bị suy nhược cơ thể, gầy yếu, khí huyết kém, ăn uống không tiêu.
Cây mật nhân có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường Một trong những tác dụng hàng đầu của dược liệu đó chính là điều trị bệnh tiểu đường. Dược liệu có khả năng làm chậm quá trình hấp thu lượng đường từ ruột vào máu. Làm tăng hoạt tính và độ nhạy cảm của insulin. Giúp ngăn chặn tình trạng tăng lượng đường huyết hiệu quả hơn. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng kích thích tế bào beta của tuyến tụy và tăng khả năng sản xuất insulin.
Tác dụng của cây mật nhân tăng cường sức khỏe cho phái mạnh Một trong những tác dụng nổi bật nhất của dược liệu là tăng cường khả năng sinh lý ở nam giới. Dược liệu giúp cơ thể nam giới tăng chức năng sản xuất hooc môn giới tính nam một cách tự nhiên. Giúp kích thích sự hưng phấn trong quan hệ, tăng cường chức năng sinh lý. Từ đó giúp phái mạnh duy trì và tăng cường khả năng cường dương. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có tác dụng bổ sung năng lượng và sức bền cơ thể. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều hòa và ổn định huyết áp…
Ngoài ra, trong vỏ và rễ dược liệu có chứa các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit,… Đây đều là những hoạt chất có khả năng ngăn chặn sự suy giảm sinh lực khi bước vào độ tuổi trung niên. Nó được sử dụng trong các trường hợp nam giới đang bị xuất tinh sớm và tinh dịch kém. Có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tình trạng tăng số lượng tinh trùng, tinh dịch. Khiến mật độ tinh trùng lưu động. Giúp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn cương dương hiệu quả.
Xem thêm: Nấm ngọc cẩu có tác dụng bổ thận, tráng dương cho quý ông.
Tác dụng của cây mật nhân đối với phụ nữ Không chỉ là thần dược cho nam giới, cây mật nhân cũng là một loại thảo dược rất tốt đối với chị em phụ nữ. Người ta thường sử dụng dược liệu cho các trường hợp phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh.
Xem thêm: CÀ GAI LEO CÓ TÁC DỤNG GÌ CHỮA BỆNH GÌ? CÁCH SỬ DỤNG CÂY CÀ GAI LEO.
tac dung cua cay mat nhan doi voi phu nu
Mật nhân thái lát mỏng
Cây mật nhân chữa bệnh gì? Bài thuốc chữa bệnh từ mật nhân Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ mật nhân rất được dân gian tin dùng mà bạn nên biết.
Cây mật nhân chữa bệnh gan Chuẩn bị 10g mật nhân, 30g diệp hạ châu và 70g cà gai leo. Tất cả rửa sạch đem sắc chung với 1 lít nước. Sắc đến khi còn khoảng phân nửa là được. Để nguội, chia uống hết trong ngày, kiên trì dùng đều đặn trong 1-3 tháng.
Cây mật nhân chữa bệnh tiểu đường Chuẩn bị 100g mật nhân khô dạng thái lát mỏng. Rửa sạch, để ráo rồi đem sao vàng. Mỗi lần dùng lấy 20g sắc sùng 2 lít nước với lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng. Dùng nước này uống thay nước lọc hàng ngày.
Cây mật nhân chữa bệnh gút (gout) Chuẩn bị 20g mật nhân khô, rửa sạch. Sau đó đem sắc với 1 lít nước đến khi còn khoảng 500ml thì tắt bếp. Lấy nước này uống hết trong ngày, uống nước khoảng 1 tháng bệnh gút sẽ thuyên giảm.
Xem thêm: Cây nở ngày đất thảo dược điều trị gout hàng đầu.
mật nhân cao tuỏi
Củ mật nhân
Cây mật nhân chữa bệnh đau bụng, ăn không tiêu Chuẩn bị củ cây mật nhân, cam thảo, trần bì, củ bồ bồ, dây mơ, sả, hoắc hương, củ ấu, hậu phác mỗi vị 50g. Tất cả đem rửa sạch, để khô rồi tán thành hỗn hợp bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 12g hỗn hợp trên hãm với nước uống trong ngày.
Cách sử dụng cây mật nhân Có rất nhiều cách sử dụng dược liệu vừa mang lại hiệu quả cao lại đơn giản rất được dân gian tin dùng. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến mà bạn nên biết.
Cách dùng cây mật nhân nấu nước uống Có thể sắc độc vị hoặc kết hợp với cây xạ đen, cà gai leo, cây cỏ ngọt để giảm bớt vị đắng của dược liệu và dễ uống hơn.
Lấy khoảng 30 gram mật nhân khô, chẻ nhỏ, rửa sạch Đun với 1 lít nước sôi 85 độ C, sau đó sử dụng Dùng 1 ngày 3 lần sau bữa ăn. Cách pha trà mật nhân
Đây là cách thực hiện đơn giản, đầu tiên bạn đem cây mật nhân thái nhỏ. Sau đó pha cùng với nước sôi 80 độ như cách pha trà thường. Mỗi ngày dùng khoảng 10-20g chia 3 lần uống trong ngày. Tuỳ vào cơ địa có thể tăng liều lượng uống trong ngày.
Khi uống trà bạn lưu ý khi đổ nước sôi vào khoảng 10 phút, đợi khi dược chất tan ra rồi mới uống.
cach su dung cay mat nhan
Cách sử dụng cây mật nhân
Cách dùng rượu mật nhân Rễ cây mật nhân ngâm rượu là cách dùng vô cùng hiệu quả, có tác dụng đặc biệt là đối với những người bị yếu sinh lý, mất ngủ, suy nhược, đau nhức xương. Ngoài ra nó rất đắng nên khi dùng rượu loại thảo dược này người ta hay pha với mật ong.
Cách ngâm rượu mật nhân Dùng 1kg rễ mật nhân khô cho 7 lít rượu trắng Rửa sạch dược liệu, để ráo rồi cho vào bình thủy tinh Đổ rượu vào cho ngập dược liệu Ngâm trong vòng 3 tháng để rượu ngấm thuốc là có thể dùng Ngoài ra, có thể ngâm kết hợp với bạch tật lê để bổ thận, hoa atiso hoặc chuối hột rừng để giảm bớt vị đắng của thuốc. Liều dùng: Mỗi ngày chỉ nên dùng một chén nhỏ, không nên dùng nhiều.
Lưu ý: Không dùng dược liệu cho phụ nữ đang mang thai.
ruou mat nhan
Rượu mật nhân
Rượu mật nhân có tác dụng gì? Tác dụng cây mật nhân ngâm rượu giúp hỗ điều trị và tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới. Đặc biệt là những ai đang bị yếu sinh lý thì nên dùng ngay. Ngoài ra, rượu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương, suy nhược, mất ngủ…
Cao mật nhân Cao mật nhân là một dạng bào chế của dược liệu. Để bào chế cao mật nhân, người ta dùng dược liệu khô đem tán thành bột mịn. Sau đó trộn chung với mật ong tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Cho lên bếp nấu ở nhiệt độ 55 độ C cho thành cao.
Để nguội, bỏ hộp rồi cho vào tủ lạnh bảo quản. Mỗi lần dùng, lấy một muỗng cà phê nhỏ đem pha với nước uống.
Đối tượng sử dụng mật nhân Sau đây là những đối tượng nên sử dụng dược liệu ngay để ngăn chặn và điều trị bệnh hiệu quả:
Qúy ông yếu sinh lý. Qúy ông thường xuyên sử dụng rượu bia. Phụ nữ bị khí hư huyết kém. Người ăn không tiêu, đầy hơi, ngủ không sâu, suy nhược cơ thể, căng thẳng. Phụ nữ sau sinh. Bệnh nhân dạ dày, xương khớp. Người cao huyết áp, sốt cao Bệnh nhân tiểu đường. Người nóng trong người, thường xuyên bị mụn nhọt. Người bình thường nên sử dụng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, ngăn ngừa khối u, chống lão hóa.
Tác dụng phụ của cây mật nhân Mật nhân có gây tác dụng gì hay không là thắc mắc chung của nhiều người. Để biết nó có tác dụng phụ hay không, độc giả lưu ý một số cảnh báo sau đây:
Tác dụng phụ khi sử dụng cây mật nhân bị mốc, để lâu ngày Mật nhân khi để lâu ngày có dấu hiệu bị mốc, mùi dược liệu bất thường bạn không nên sử dụng. Nếu dùng phải mật nhân kém chất lượng có thể dẫn đến một số triệu chứng không mong muốn như: cảm thấy chóng mặt, hơi buồn nôn, muốn ói, hạ huyết áp. Do đó, nên mua tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo sức khỏe.
Tác dụng phụ khi sử dụng cây mật nhân quá liều Do có tác dụng tăng cường sinh lý, kích thích tăng hormone nam testosterone nên khi sử dụng quá liều, nam giới sẽ có nhu cầu cao, khó kiểm soát sinh lý.
Đồng thời người bị đái tháo đường, mất ngủ, bệnh thận cũng nên sử dụng một cách đều độ và khoa học. Ngoài ra, không nên tự ý kết hợp các vị thuốc khác khi chưa có sự chỉ định.
tac dung phu cua cay mat nhan
Hình ảnh cây mật nhân
Bạn có thể mua cây mật nhân ở đâu? Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán mật nhân chất lượng và uy tín. Sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay. Tất cả dược liệu, thảo dược tại cửa hàng đều có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, đảm bảo đúng chủng loại và không có chất bảo quản. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Nhà thuốc có dịch vụ giao hàng tại nhà toàn quốc. Đặc biệt miễn phí giao hàng tại TP.HCM với mỗi đơn hàng từ 5 kg trở lên.
Liên hệ đặt hàng: 0902 743 250 (mobi) - 0961 744 414 (viettel).
Xem thêm: Trái nhàu bán ở đâu?
Giá cây mật nhân
Hiện nay giá bán cây mật nhân trên thị trường không ổn định dao động từ 250.000 đồng/kg - 300.000 đồng/kg. Bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua hàng, tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
Tại An Quốc Thái giá bán luôn bình ổn và cam kết sản phẩm từ thiên nhiên, không chất bảo quản.
Giá bán cây mật nhân: 200.000đ/kg.
Xem thêm: Review 11 Loại ngũ cốc calbee giảm cân và ngon nhất hiện nay của Nhật
0 notes
Text
Thoái hoá khớp: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn khớp, tế bào tại khớp và quanh khớp. Tình trạng này hiện đang là “nỗi ám ảnh” của không ít người bởi nó có thể dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ, tràn dịch ổ khớp, thậm chí gây tàn phế. Do vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh là điều hết sức cần thiết nhằm phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Hoạt động vì cộng đồng và bảo vệ môi trường
Bệnh thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là gì? Bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” đối tượng Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, thay đổi cấu trúc và hình dạng theo thời gian dẫn tới nứt, rách,… khiến xương cọ xát vào nhau gây đau đớn vô cùng khi cử động. Hiểu một cách đơn giản, bệnh có thể được giải thích như sau:
Trong cơ thể có nhiều khớp. Khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương, giữa các khớp có một lớp sụn mềm và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn nhằm giúp việc cử động được linh hoạt, dễ dàng.
Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị tổn thương đầu tiên, sau đó tới phần xương dưới sụn, dây chằng và các cơ quan cạnh khớp, dịch khớp.
Banner xương khớp Thoái hóa khớp được gọi là bệnh của thời gian bởi nó thường gặp ở những người lớn tuổi, đặc biệt là trên 60 tuổi. Tác nhân chính cơ bản dẫn tới bệnh được xác định là quá trình lão hóa của con người. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, có thể bắt gặp ở nhiều người trẻ tuổi.
Nói về vấn đề trẻ hóa của bệnh, thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, cho biết: “Thoái hóa khớp là biểu hiện lão hóa của cơ thể, các khớp sẽ bị hư dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu như trước đây các bệnh về xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi thì nay tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi.
Mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận nhiều ca bệnh về xương khớp, trong dó nhiều trường hợp thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân chính dẫn tới thoái hóa khớp ở người trẻ thường do chấn thương, tập luyện sai cách, quá sức. Nguy hiểm hơn, đây còn là biến chứng của các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận,…”
Thầy thuốc ưu tú Lê Phương nhận định thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa Thầy thuốc ưu tú Lê Phương nhận định thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa Đánh giá chung về căn bệnh này, Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết có tới 80% bệnh nhân gặp phải các hạn chế vận động khi mắc bệnh. 20% còn lại không thể tự mình thực hiện các sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, gây cứng khớp và thậm chí có thể dẫn tới tàn phế.
Các tình trạng bệnh thường gặp nhất phải kể tới:
Thoái hóa khớp gối: Là tình trạng sụn khớp ở khớp gối bị bào mòn, biến dạng, mất tính đàn hồi hoặc rách nứt, khiến xương bị va chạm, gây ra hiện tượng đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động. Thoái hóa đốt sống cổ: Là bệnh lý xảy ra ở các đốt sống cổ bắt nguồn từ các hiện tượng hư khớp tại diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng từ đó gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Thoái hóa đốt sống thắt lưng: Là những biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau gây đau nhức, hạn chế vận động ở người bệnh. Thoái hóa khớp cổ chân, bàn chân,… : Là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp, hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân, cổ tay gây đau nhức, vướng víu khi hoạt động. Nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp Các triệu chứng thoái hóa khớp rất đa dạng. Ở mỗi bệnh nhân, tình trạng bệnh sẽ có điểm khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp nhất phải kể tới:
Đau nhức quanh khớp: Người bệnh cảm thấy đau nhức âm ỉ quanh các khớp. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển tới một mức nhất định, các cơn đau sẽ xuất hiện liên tục, dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết. Thoái hóa khớp gây đau nhức các khớp Thoái hóa khớp gây đau nhức các khớp Cứng khớp: Bệnh nhân cảm thấy khó cử động các khớp, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ở giai đoạn đầu, sau khi nghỉ ngơi 10 – 30 phút, tình trạng cứng khớp sẽ giảm dần. Nhưng nếu ở giai đoạn nặng, triệu chứng này có kéo dài hơn. Nghe thấy tiếng kêu lạo xạo khi cử động mạnh: Do phần sụn và khớp giữa hai đầu xương bị hao mòn nên khi cử động, phần đầu xương sẽ tiếp xúc với nhau gây ra tiếng lạo xạo. Dấu hiệu này rõ ràng hơn khi vận động mạnh và thường đi kèm với các cơn đau dữ dội. Hạn chế vận động các khớp: Người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác như cúi người, quay cổ,… Teo cơ, khớp sưng đau hoặc biến dạng: Các khớp xương bị sưng tấy, biến dạng khiến cơ xung quanh yếu, teo dần. Nếu không có biện pháp khắc phục có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng vận động, lâu ngày có thể bị tàn phế. Khi nào cần gặp bác sĩ? Xương khớp khi có vấn đề thường bộc lộ các triệu chứng khá dễ nhận biết. Người bệnh chỉ cần nhanh chóng phát hiện, thăm khám và điều trị sẽ có thể ngăn chặn bệnh phát triển nghiêm trọng hơn đồng thời ngăn ngừa các biến chứng một cách hiệu quả
Theo đó khi thấy các triệu chứng đặc trưng dưới đây, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay:
Đau nhức khớp: Vùng khớp chân, khớp tay hay khớp gối có dấu hiệu đau nhức đặc biệt là vào ban đêm, sáng sớm hay trong lúc hoạt động. Cứng khớp: Khớp không hoạt động một cách linh hoạt khiến quá trình đi lại, hoạt động gặp khó khăn. Cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng: Các triệu chứng của thoái hóa khớp gây ra những cản trở đáng kể trong đời sống, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Ngay khi thấy các dấu hiệu kể trên thì người bệnh cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để trao đổi và xác định chính xác tình trạng của bản thân.
Nguyên nhân thoái hóa khớp do đâu? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thoái hóa xương khớp. Một số tác nhân chính gây bệnh có thể kể đến như:
Tuổi tác: Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể, thường gặp ở những người ngoài 50 tuổi. Ở độ tuổi này, chất lượng sụn khớp kém dần, khả năng tái tạo hay tự tiết ra dịch nhầy để bôi trơn cho các khớp cũng suy giảm. Theo thời gian, sụn khớp mất tính đàn hồi, dẫn tới tình trạng cứng, nứt vỡ và bị bào mòn, gây đau, cử động khó. Công việc và thói quen sinh hoạt không khoa học: Người làm các công việc đặc thù, thường xuyên hoạt động ở một tư thế hoặc phải mang vác nặng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân là do các tư thế sai có thể gây áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm, lâu ngày khiến sụn khớp, đĩa đệm yếu đi và rất dễ bị thoái hóa. Làm việc sai tư thế có thể gây thoái hóa xương khớp Làm việc sai tư thế có thể gây thoái hóa xương khớp Luyện tập thể dục thể thao quá độ: Một số môn thể thao như bóng đá, nhảy xa, quần vợt… có thể gây sức ép lớn tới xương khớp, khiến người chơi gặp nhiều chấn thương như giãn dây chằng, rạn xương, trật khớp,… Những tổn thương này làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Di truyền: Trong gia đình có người thân bị thoái hóa khớp, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Do các dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh như gù, vẹo cột sống cũng là nguyên nhân dẫn tới thay đổi hình thái, cấu trúc xương khớp, dần dần gây thoái hóa. Do các bệnh lý: Thoái hóa xương khớp có thể là hệ lụy của các bệnh như tiểu đường, bệnh gút, loãng xương… Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là canxi, chondroitin – những chất cần thiết giúp xương chắc khỏe cũng là nguyên nhân khiến tình trạng thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn. Thừa cân: Trọng lượng cơ thể quá nặng có thể gây nhiều áp lực tới các sụn khớp. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, gây thoái hóa. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp Dựa vào những yếu tố dưới đây, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối.
Dấu hiệu lâm sàng
Đau khớp có tính chất cơ học: Đau khi hoạt động, thay đổi tư thế, nghỉ ngơi thì cơn đau thuyên giảm. Vận động khó khăn: Lên xuống cầu thang, ngồi xổm, đi bộ lâu… sẽ có cảm giác đau nhức tại khớp. Khớp bị biến dạng: Hình thái của khớp bị biến dạng do mọc các gai xương, lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch. Các dấu hiệu khác: Tại khớp có tiếng lục cục khi vận động, sờ thấy các biến dạng của khớp, teo cơ… Thoái hóa khớp thông thường không xuất hiện các biểu hiện toàn thân.
Xem thêm: Da nhiễm corticoid nên dùng gì? Các sản phẩm chăm sóc và phục hồi da
Đánh giá cận lâm sàng
Chụp X-quang: Trên hình ảnh chụp X-quang phát hiện các khe khớp không đồng đều, đặc xương dưới sụn hoặc mọc gai xương. Chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính: Xác định sự tổn thương ở khớp. Nội soi khớp: Thiết bị chuyên dụng được đưa vào khớp thông qua một vết mổ nhỏ nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh lý của khớp. Xét nghiệm dịch khớp: Dịch có màu vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ. Các phương pháp điều trị hiệu quả Tùy theo mức độ bệnh cũng như tình trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp. Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp như điều trị bằng Tây y, sử dụng Đông y, kết hợp tập luyện, vật lý trị liệu…
1. Chữa thoái hóa bằng Tây y Với phương pháp này, bệnh nhân thường được điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc vào mức độ và tình trạng đau nhức khớp.
Điều trị nội khoa Trường hợp nhẹ người bệnh có thể được kê đơn dùng một số loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen, aspirin.
Với trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp với thuốc giảm đau chống viêm không steroid (uống hoặc tiêm), kết hợp tiêm corticoid nội khớp để mang lại hiệu quả cao.
Lưu ý khi sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc ngưng khi chưa đủ liệu trình. Ngoài ra, cần lưu ý những loại thuốc này cắt cơn đau nhanh chóng, nhưng nếu sử dụng lâu có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa…
Điều trị ngoại khoa Người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp nội soi, đục xương, nắn chỉnh trục khớp,.. Nếu bệnh nặng, cần phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp.
Điều trị bằng Tây y giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn, gây tổn thương, xâm lấn đến các cơ quan bên cạnh.
2. Đẩy lùi đau nhức xương khớp tại nhà với các mẹo dân gian Với thoái hóa khớp, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị ở nhà như xoa bóp, chườm nóng, để giảm bớt các cơn đau nhức, khó chịu.
Xoa bóp Xoa bóp các phần khớp bị tổn thương là cách giúp giảm đau tức thì, mang tới cảm giác dễ chịu hơn. Trong quá trình xoa bóp, có thể sử dụng hỗn hợp dầu mù tạt đun nóng cùng đinh hương và tỏi. Hỗn hợp này giúp giảm căng cơ, cải thiện tuần hoàn máu và mang tới hiệu quả giảm đau tốt hơn.
Người bệnh có thể chuẩn bị một chai dầu nóng ngay đầu giường để tiện cho việc chăm sóc các khớp xương.
Chữa thoái hóa khớp tại nhà Chữa thoái hóa khớp tại nhà Chườm đá nóng Đây là phương pháp giảm đau hàng đầu dành cho bệnh nhân thoái hóa xương khớp. Sức nóng từ đá có thể đả thông huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông, tăng cường máu dinh dưỡng tới các khớp và cơ từ đó giúp giảm đau nhanh chóng.
Với phương pháp này, người bệnh có thể cho đá vào nồi nước sôi từ 7 – 10 phút. Sau đó lấy đá bọc trong túi vải rồi chườm vào vị trí bị đau.
Không thể phủ nhận các mẹo dân gian kể trên rất hữu ích trong việc đẩy lùi các cơn đau nhức xương khớp gây ra. Tuy nhiên, đây là những phương pháp có tác dụng giảm đau tức thời, không giúp điều trị dứt điểm bệnh. Muốn điều trị tận gốc bệnh, vẫn cần kết hợp với các biện pháp đặc trị khác.
3. Chữa thoái hóa khớp bằng Y học cổ truyền Chữa thoái hóa khớp trong y học cổ truyền có 2 phương pháp chính là tác động bằng vật lý trị liệu và sử dụng thuốc điều trị. Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa và cơ địa của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Người bệnh có thể cần kết hợp trị liệu và dùng thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, cải thiện bệnh từ bên trong căn nguyên.
Vật lý trị liệu trong Đông y Châm cứu hay bấm huyệt là hai phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh thoái hoá khớp. Đây là những biện pháp tác động trực tiếp tới vùng gân, cơ của khớp cũng như các huyệt đạo, đường kinh nhằm giãn cơ, giảm đau, lưu thông khí huyết, từ đó mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho bệnh nhân và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
Dùng thuốc Đông y Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Đông y hiện đang là phương pháp được nhiều bệnh nhân tin dùng. Theo quan niệm của Đông y, thoái hóa khớp là bệnh chứng Tý, có nghĩa là “tắc”. Bệnh do bế tắc kinh mạch, khí huyết ngưng trệ lâu ngày, hệ thống kinh mạch không vận hành trơn tru, ứ trệ ở xương khớp mà sinh ra các cơn đau nhức, khó chịu.
Bác sĩ Lê Phương cho biết: “Quan điểm điều trị thoái hóa khớp của Đông y không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ triệu chứng bên ngoài mà còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng gan, thận, hệ cơ xương, từ đó đẩy lùi căn nguyên gây bệnh, đồng thời cũng giúp bồi bổ, nâng cao thể trạng, cải thiện sức khỏe của người bệnh.”
Ứng dụng nguyên tắc điều trị này của Đông y, bác sĩ Lê Phương cùng các cộng sự tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam đã nghiên cứu, điều chế thành công bài thuốc chữa thoái hóa xương khớp Cốt Vương Thần Hiệu Thang. Hiện bài thuốc đã được sử dụng điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc thoái hóa khớp với hiệu quả ấn tượng.
Bài thuốc chữa thoái hóa khớp từ Trung tâm Đông y Việt Nam
Cốt Vương Thần Hiệu Thang là một sản phẩm từ công trình nghiên cứu “Cách chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Nam” của bác sĩ Lê Phương cùng các cộng sự. Với nền tảng là bài thuốc chữa bệnh thoái hóa xương khớp cổ truyền, Cốt Vương Thần Hiệu Thang được ra đời nhằm mang tới phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.
Cốt Vương Thần Hiệu Thang là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược quý từ thiên nhiên như: Đương quy, Phòng phòng, Xuyên khung, Thương truật, Phòng kỷ, Ngưu tất, Thiên niên kiện, Quế chi, Hoàng bá, cùng một số thảo dược quý khác với tác dụng:
Giảm đau nhức, kháng viêm Thanh nhiệt, giải độc, cải thiện sức đề kháng Tăng cường lưu thông khí huyết Bổ can, thận, cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng sụn, khớp Ngăn ngừa bệnh phát triển thành các biến chứng nguy hiểm Phục hồi hệ thần kinh, cột sống. Cốt Vương Thần Hiệu Thang chữa thoái hóa khớp Cốt Vương Thần Hiệu Thang chữa thoái hóa khớp Chia sẻ về hiệu quả và chất lượng của Cốt Vương Thần Hiệu Thang trong điều trị thoái hóa khớp, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Tất cả thành phần của bài thuốc đều được chúng tôi lấy từ vườn biệt dược sạch 100%, đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO.
Đánh giá của bác sĩ về bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang Đánh giá của bác sĩ về bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang Đặc biệt, từ hiệu quả của Cốt Vương Thần Hiệu Thang, các bác sĩ tại Trung tâm tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học hiện đại cùng kiến thức chuyên sâu cho ra đời bộ đôi sản phẩm Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn và Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn Gold nhằm mang tới sự tiện lợi cho việc điều trị.
Sản phẩm Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn Sản phẩm Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn Nói về hai sản phẩm này, bác sĩ Lê Phương chia sẻ: “Không ít bệnh nhân than phiền với chúng tôi về những khó khăn trong quá trình điều trị như gia đình không có thời gian sắc thuốc hay tính chất công việc thường xuyên phải đi công tác,… Bởi vậy, chúng tôi đã nghiên cứu và bào chế nên hai sản phẩm Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn và Cốt Vương Thần Hiệu Hoàn Gold dạng viên giúp quá trình điều trị của bệnh nhân thuận tiện hơn.
Hai sản phẩm này vẫn giữ nguyên hiệu quả điều trị của bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang. Đặc biệt, sản phẩm còn giúp người bệnh bổ gan thận, kiện gân cốt, thông kinh hoạt lạc, nâng cao sức khỏe người bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát.”
Bệnh nhân nói gì về bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang?
Bài thuốc Cốt Vương Thần Hiệu Thang từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cũng nhận được nhiều nhận xét tích cực từ người bệnh. Hiệu quả của bài thuốc đã được chứng minh qua hơn 35 nghìn bệnh nhân đã và đang điều trị thoái hóa khớp tại trung tâm. Dưới đây là một số chia sẻ của bệnh nhân sau quá trình điều trị và sử dụng thuốc.
Chia sẻ bệnh nhân Nguyễn Thị Tuyên, Ứng Hòa, Hà Nội:
Lời khuyên từ thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho bệnh nhân thoái hóa khớp Cùng với việc điều trị và sử dụng thuốc ngăn ngừa thoái hóa khớp, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để cho hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
1. Bị thoái hóa khớp cần làm gì? Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: “Trong quá trình sử dụng Cốt Vương Thần Hiệu Thang, bệnh nhân nếu kết hợp thêm các bài tập sẽ giúp kết quả điều trị tốt hơn, thời gian điều trị được rút ngắn. Cụ thể:
Thường xuyên rèn luyện thân thể bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể. Không được hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, rượu bia,… Duy trì cân nặng ở mức vừa phải nhằm giảm áp lực lên hệ xương khớp. Suy nghĩ tích cực, lạc quan. Thực hiện chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ khoa học. Điều trị bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị
2. Thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì? Theo bác sĩ Phương, có nhiều loại thực phẩm giúp giảm tình trạng viêm và hạn chế các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó cũng có một số thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh cần tránh.
Người bị thoái hóa khớp nên ăn:
Các loại cá như cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ tươi,… Sữa và các sản phẩm từ sữa Rau có màu xanh đậm Quả mọng như dâu tây, cherry, việt quất,… Gia vị như tỏi, gừng,… Dầu oliu Bệnh thoái hóa xương khớp ăn gì, kiêng gì? Bệnh thoái hóa xương khớp ăn gì, kiêng gì? Ngoài ra, cần kiêng một số thực phẩm như:
Thực phẩm chứa nhiều đường Tránh chất béo bão hòa Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích Bột mì trắng Thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhanh,.. Khi phát hiện những dấu hiệu thoái hóa khớp, người bệnh hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam để được thăm khám, kiểm tra và đưa ra lộ trình điều trị tốt nhất. Việc điều trị càng sớm sẽ mang tới hiệu quả tốt hơn, hạn chế những di chứng về sau.
Xem thêm: Tuyển Dụng, Việc Làm Y Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền [Đông Y] Tháng 6/2020
0 notes
Text
Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Bệnh viêm khớp gối gây sưng đau đầu gối và khiến cho lớp sụn bên trong bị ăn mòn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động cũng như sinh hoạt của người bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được điều trị nội khoa bằng thuốc, vật lý trị liệu hay tập luyện. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là cần thiết cho những người bị viêm khớp gối nặng.
Bệnh viêm khớp gối là gì? Viêm khớp gối là bệnh lý xảy ra khi có hiện tượng viêm nhiễm ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên đầu gối. Hiện tượng này gây phá hủy sụn khớp nghiêm trọng và khiến cho bệnh nhân có biểu hiện sưng, đau đầu gối, đi lại khó khăn.
bệnh viêm khớp gối Viêm khớp gối là bệnh lý về xương khớp thường gặp
Trong y học, bệnh viêm khớp được chia thành nhiều dạng khác nhau. Trong đó các loại có thể ảnh hưởng đến khớp gối bao gồm:
Viêm xương khớp ( còn gọi là thoái hóa khớp gối) Viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp dạng thấp Viêm khớp phản ứng Viêm khớp vảy nến Bệnh gout Bệnh Pseudogout ( lắng đọng Canxi Pyrophosphate) Nguyên nhân gây viêm khớp gối Bệnh viêm khớp gối có thể khởi phát do các nguyên nhân sau:
Xem thêm: 1001 Stt yêu đơn phương hay nhất thấm đến từng cảm xúc
Bị chấn thương: Các chấn thương ở khớp gối như rách sụn, đứt dây chằng, nứt xương… có thể xảy ra sau một tai nạn hoặc do chơi thể thao quá sức. Nếu không được điều trị triệt để, tổn thương có thể phát triển thành viêm. Áp lực lặp đi lặp lại ở khớp gối: Một số người làm việc trong môi trường phải đứng lâu, đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc uốn cong đầu gối thường xuyên rất dễ bị viêm khớp gối. Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương, đặc biệt là canxi, kali hay phốt pho. Điều này có thể khiến khớp gối bị suy yếu, dễ chấn thương và là mầm mống cho bệnh viêm khớp phát triển. Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp bị viêm khớp gối do nhiễm khuẩn. Bệnh thường khởi phát sau một đợt nhiễm trùng cấp ở cơ quan khác. Rối loạn tự miễn: Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn sản xuất ra nhiều kháng thể tấn công vào các mô liên kết trong bao khớp, từ đó khiến cho khớp bị sưng viêm. Rối loạn chuyển hóa: Hoạt động chuyển hóa purin của cơ thể bị rối loạn làm tăng axit uric trong máu dẫn đến bệnh gút. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào, trong đó có cả khớp gối. Các yếu tố nguy cơ của viêm khớp gối Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối như:
Tuổi tác: Nguy cơ bị viêm khớp tăng dần theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì hệ thống cơ xương khớp càng có tốc độ lão hóa nhanh nên dễ bị tổn thương và phát triển thành viêm. Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có bố mẹ hoặc anh chị em từng bị viêm khớp gối thì nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với người khác. Giới tính: Ở bệnh viêm khớp dạng thấp, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Trong khi đó, các dạng viêm khớp đầu gối khác lại chủ yếu ảnh hưởng đến phái mạnh. Thừa ăn: Béo phì, dư thừa cân nặng khiến khớp gối chịu nhiều áp lực. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể hình thành nên phản ứng viêm tại khớp. Hút thuốc lá: Chất độc trong khói thuốc lá gây hại cho mạch máu, làm cản trở lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp gối và khiến khớp dễ bị bệnh. Triệu chứng của bệnh viêm khớp gối Các dấu hiệu của viêm khớp gối bao gồm:
Đau khớp Cơn đau khớp gối ban đầu thừng xuất hiện một cách âm ỉ, từ từ nhưng đôi khi cũng có thể đến một cách đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Lúc đầu bạn có thể thấy đầu gối bị đau vào buổi sáng hoặc sau một giấc ngủ.
Cơn đau trở nên rõ ràng hơn khi leo cầu thang, khi ngồi hoặc quỳ. Triệu chứng đau do viêm khớp gối cũng có thể xuất hiện vào ban đêm khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ.
Sưng đỏ quanh khớp Sưng đau khớp gối là phản ứng bình thường của viêm. Tình trạng nhiễm trùng có thể gây tích tụ nhiều chất lỏng khiến khớp bị sưng phồng. Kèm theo đó là tình trạng ấm nóng, tấy đỏ tại khớp bị tổn thương.
triệu chứng viêm khớp gối Bệnh viêm khớp gối gây sưng đau, nóng đỏ khớp Khó vận động khớp Bệnh viêm khớp gối phát triển khiến cho lớp sụn bảo vệ khớp bị ăn mòn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động của đầu gối, khiến khớp không còn vận động trơn tru. Bạn có thể gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện các cử động đơn giản như gập đầu gối, duỗi thẳng chân, đứng lên, ngồi xuống.
Khớp phát ra âm thanh khi vận động Khi lớp sụn bị ăn mòn, các đầu xương sẽ cọ sát vào nhau mỗi khi bạn vận động. Điều này không chỉ gây đau mà còn phát ra tiếng kêu lục cục hay âm thanh lạo xạo ở khớp.
Cứng khớp gối Đây cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp gối. Hiện tượng cứng khớp thường xuất hiện rõ ràng nhất vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khi ngồi xoa bóp một lúc.
Tê yếu chi dưới Bệnh viêm khớp gối nặng có thể gây teo cơ, tê yếu bên chân bị ảnh hưởng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đi lại, lao động của người bệnh.
Bên cạnh các triệu chứng chung, tùy theo giai đoạn phát triển mà bệnh viêm khớp gối sẽ có những đặc điểm khác. Việc đánh giá được chính xác mức độ bệnh cho phép bác sĩ có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với bạn.
Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm khớp gối Đi từ nhẹ đến nặng, bệnh viêm khớp gối được chia làm 4 giai đoạn phát triển gồm:
Giai đoạn sớm: Quan sát hình ảnh trên phim chụp X-quang đầu gối phát hiện trong khớp xuất hiện những gai nhỏ. Có tổn thương ở sụn nhưng còn nhẹ. Giai đoạn nhẹ: Các gai xương hình thành nhiều hơn, lớp sụn có biểu hiện bị ăn mòn và mỏng dần. Bệnh chưa có nhiều triệu chứng rõ ràng ra bên ngoài. Nếu có thì chỉ xuất hiện thoáng qua nên nhiều người chủ quan không đi khám. Giai đoạn tiến triển: Hình ảnh trên phim chụp X-quang cho thấy sụn khớp bị hư hỏng và ăn mòn nhiều khiến cho khoảng cách giữa các đầu xương bị thu hẹp lại. Bệnh nhân có biểu hiện sưng đau đầu gối, khó vận động, cứng khớp. Giai đoạn nặng: Các đầu xương chạm sát vào nhau, dịch bôi trơn ổ khớp còn rất ít, lớp sụn bị vỡ ra thành nhiều mảnh hoặc cũng có khi bị ăn mòn hoàn toàn. Nghiêm trọng hơn, đầu gối còn bị biến dạng. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Bệnh viêm khớp gối càng để lâu thì khớp càng bị hư hại làm ảnh hưởng đến chức năng vận động. Chính vì vậy, ngay từ khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạn nên đi khám sớm. Đặc biệt, các trường hợp sau nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay:
Không đáp ứng được với thuốc giảm đau thông thường và các phương pháp điều trị tự nhiên. Triệu chứng bệnh ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên tồi tệ hơn Các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến chất lượng sống, sinh hoạt, khả năng đi lại và cả giấc ngủ của bạn. Bệnh viêm khớp gối có nguy hiểm không? Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp gối sẽ ngày càng trở nặng hơn. Bạn sẽ có nguy cơ phải đối diện với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Mất chức năng vận động: Ở giai đoạn nặng, người bị viêm khớp gối sẽ khó có thể thực hiện các chức năng vận động thông thường như đi lại, co duỗi đầu gối, đứng lên ngồi xuống…
Teo cơ, biến dạng đầu gối Bệnh viêm khớp gối gây đau đớn khiến người bệnh ít vận động, hạn chế đi lại vì sợ đau. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây teo cơ, tê yếu chi. Lớp sụn bị ăn mòn hoàn toàn cũng khiến các đầu xương bị trệch ra khỏi ổ khớp cộng với sự xuất hiện của gai xương khiến cho khớp bị biến dạng.
biến chứng của viêm khớp gối Biến dạng đầu gối là biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp gối Tàn phế Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm khớp gối. Người bệnh hoàn toàn không đi lại được và mất khả năng lao động.
Biến chứng ở da và tim mạch: Trường hợp bị bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh còn có nguy cơ gặp biến chứng ở da và tim mạch như: Đau tim, đột quỵ, xuất hiện nhiều đốm nâu, khối cứng trên da. Chuẩn đoán viêm khớp gối Bệnh viêm khớp gối thường được chẩn đoán thông qua một cuộc kiểm tra thể chất kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.
Trước tiên, bác sĩ sẽ trao đổi về lịch sử y tế, các triệu chứng cụ thể bạn đang gặp phải. Sau đó, tiến hành kiểm tra đầu gối bằng mắt thường để tìm kiếm các dấu hiệu bên ngoài. Bác sĩ cũng có thể chạm vào một số điểm trên đầu gối để xác định mức độ đau hoặc yêu cầu bạn đứng lên đi lại, thực hiện một số hoạt động nhằm đánh giá chức năng của khớp bị bệnh.
Một số loại viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp có xu hướng ảnh hưởng đến cả hai bên đầu gối cùng lúc và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Vì vậy, bác sĩ sẽ cẩn thận quan sát ở nhiều vị trí khác để tìm kiếm các dấu hiệu bên ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để phục vụ cho việc chẩn đoán nguyên nhân, giai đoạn bệnh và thiệt hại tại khớp. Chẳng hạn như:
Chụp X-quang Chụp CT Scan Chụp MRI Xét nghiệm kháng thể Xét nghiệm axit uric Phương pháp điều trị viêm khớp gối Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp đều được điều trị bằng thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên nếu bị tổn thương khớp nghiêm trọng bạn có thể cần làm phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.
1. Thuốc chữa viêm khớp gối Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh viêm khớp gối sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và loại viêm khớp mắc phải. Được sử dụng phổ biến nhất là các thuốc sau:
– Thuốc giảm đau:
Thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau nhanh chóng đối với các trường hợp bị đau đầu gối nghiêm trọng. Trường hợp viêm khớp gối gây sốt, thuốc giảm đau có thể giúp khắc phục.
Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như:
Acetaminophen Tramadol Vicodin Tylenol Paracetamol… thuốc chữa viêm khớp gối Bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh viêm khớp gối – Thuốc kháng viêm non-steroid:
Nhóm thuốc này ngoài tác dụng chống viêm, giảm sưng khớp gối còn giúp hỗ trợ giảm đau. Thường được chỉ định là Ibuprofen hay Aleve. Thuốc được điều chế dưới các dạng kem bôi, viên uống hay miếng dán.
– Thuốc DMARDs
Còn được gọi là thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh. Thuốc được sử dụng cho các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn không để hệ miễn dịch tiếp tục tấn công vào khớp gối.
Một số thuốc trị viêm khớp gối thuộc nhóm DMARDs:
Methotrexate (Trexall) Hydroxychloroquine (Plaquenil) – Thuốc corticoid:
Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh, đồng thời còn ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, qua đó cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp gối. Các thuốc nhóm corticoid được bào chế dưới dạng viên uống hoặc tiêm.
Bạn có thể được kê đơn các thuốc như:
Prednison Cortisone – Thuốc sinh học:
Thuốc sinh học thường được chỉ định dùng kèm với DMARDs nhằm mục đích điều chỉnh hệ miễn dịch bằng cách tác động trực tiếp vào các phân tử protein có liên quan đến phản ứng miễn dịch.
Các thuốc sinh học được sử dụng bao gồm:
Etanercept (Enbrel) Infliximab (Remicade) – Thuốc làm giảm axit uric:
Trường hợp bị viêm khớp gối do bệnh gút có thể được chỉ định loại thuốc này để kiểm soát lượng axit uric trong máu.
2. Biện pháp giảm đau, chữa viêm khớp gối tự nhiên Ngoài thuốc, một số phương pháp khắc phục bệnh tự nhiên cũng có thể hữu ích trong việc giảm đau và cải thiện các triệu chứng viêm khớp gối.
Nghỉ ngơi hợp lý: Trong những ngày khớp gối bị đau nặng, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại hoặc thực hiện các cử động tại khớp. Khi cơn đau đã thuyên giảm hãy vận động và tập luyện trở lại với cường độ tăng dần để tránh bị teo cơ.
Xem thêm: Top 10 Kem trị mụn được chị em đánh giá tốt nhất 2020 Giảm cân: Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh có thể giải phóng áp lực cho khớp gối, giảm đau và giúp tổn thương viêm nhanh hồi phục. Vì vậy, nếu đang có dấu hiệu thừa cân, béo phì bạn nên có kế hoạch giảm cân sớm. Tập thể dục: Tập luyện giúp nâng cao sức mạnh cho các cơ bắp xung quanh đầu gối, giúp khớp ổn định hơn, đồng thời tăng cường tưới máu đến nuôi dưỡng vùng bị tổn thương. Một số bài tập cũng giúp cho khớp gối vận động trơn tru, linh hoạt hơn. Dùng kem capsaicin: Kem bôi capsaicin chứa chiết xuất từ ớt có khả năng chống viêm, xoa dịu cơn đau. Loại kem này có bán sẵn tại các tiệm thuốc Tây mà không cần bác sĩ kê đơn. Châm cứu: Liệu pháp châm cứu tác động đến các huyệt đạo trong cơ thể giúp đả thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu, giảm sưng đau khớp gối. châm cứu điều trị viêm khớp gối Châm cứu là phương pháp điều trị viêm khớp gối đang được áp dụng trong y học cổ truyền Bổ sung glucosamine và chondroitin: Đây là hai thành phần quan trọng hình thành nên mô sụn và dịch nhờn. Uống bổ sung các chất này giúp khớp gối bớt đau và có khả năng vận động linh hoạt hơn. Mang nẹp: Sử dụng nẹp cố định khớp gối giúp giảm trọng lượng đè lên khớp và tránh những ảnh hưởng đến đầu gối mỗi khi vận động, đi lại. Điều này có thể giúp bạn tránh được cơn đau và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khác như nạng hay xe lăn để hỗ trợ cho việc đi lại trong thời gian bị bệnh. Chườm nóng, chườm lạnh: Những phương pháp này có hiệu quả tích cực trong việc giảm đau, cải thiện tình trạng sưng viêm khớp gối. Vật lý trị liệu: Bao gồm nhiều phương pháp như chiếu đèn hồng ngoại, thủy trị liệu, điện trị liệu. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cho bạn một số bài tập để tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, cải thiện phạm vi hoạt động của khớp gối. Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn duy trì được trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa ( rau xanh, quả mọng), vitamin C, D, Canxi hoặc các thực phẩm có đặc tính chống viêm, giảm đau tự nhiên ( cá béo, gừng, tỏi, nghệ…) vào thực đơn. Hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh chế, nội tạng động vật, thịt đỏ, thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt hay các món chiên xào nếu không muốn bệnh viêm khớp gối phát triển nặng hơn. 3. Phẫu thuật điều trị viêm khớp gối Phẫu thuật chữa viêm khớp gối thường được chỉ định cho các trường hợp sau:
Không đáp ứng được với thuốc và các phương pháp điều trị khác Viêm khớp gối gây đau nhiều, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động và chất lượng sống của người bệnh. Sụn khớp bị phá hủy nghiêm trọng Bệnh nhân có nguy cơ bị biến dạng khớp, tàn phế Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị bệnh viêm khớp gối:
– Phẫu thuật nội soi khớp:
Bác sĩ rạch một số đường nhỏ ngoài da để đưa ống nội soi cùng dụng cụ phẫu thuật vào bên trong tiếp cận với vị trí bị tổn thương. Sau đó loại bỏ các mảnh xương bị bệnh, sửa chữa vết rách ở sụn hoặc dây chằng nếu có.
cách điều trị viêm khớp gối bằng phẫu thuật Phẫu thuật nội soi là phương pháp được lựa chọn để điều trị cho các trường hợp bị viêm khớp gối Phẫu thuật nội soi ít gây đau, hạn chế nguy cơ bị mất nhiều máu, nhiễm trùng và các biến chứng khác. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng hồi phục nhanh hơn.
– Phẫu thuật ghép sụn:
Các mô sụn được lấy từ khu vực khác trên cơ thể sẽ được ghép vào quanh xương đầu gối để sửa chữa tổn thương ở lớp sụn bảo vệ khớp.
– Thay khớp gối toàn phần hoặc bán phần: Khớp gối bị tổn thương sẽ được loại bỏ và thay thế bằng khớp nhân tạo được làm từ chất liệu nhựa hay kim loại.
Sau phẫu thuật bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động của khớp.
Sử dụng thuốc Nam chữa viêm khớp gối an toàn, hiệu quả lâu dài Bên cạnh phương pháp điều trị viêm khớp gối từ Y học hiện đại, ngày nay ngày càng nhiều bệnh nhân lựa chọn cách trị bệnh bằng thuốc Đông y. Đây là phương pháp đẩy lùi bệnh viêm khớp gối từ bên trong, hỗ trợ sản sinh dịch khớp, đồng thời nâng cao chức năng tạng phủ và bồi bổ cơ thể. Do đó, thuốc cho hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Trong y học cổ truyền có lưu truyền và sử dụng một số bài thuốc điều trị viêm khớp gối như:
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang: 8g Độc hoạt, 4g Tế Tân, 8g Sinh địa, 8g Đẳng sâm, 4g Quế chi, 6g Phòng phong, 8g Đương quy, 6g Phục Linh, 12g Tang ký sinh, 8g Ngưu tất, 6 Bạch Thược, 4g Cam Thảo, 6g Tần giao, 8g Đỗ Trọng, 6g Xuyên khung. Đem tất cả sắc với nước uống trong ngày. Bài thuốc PT5: 8g Lá lốt, 8g Thiên niên kiện, 10g Hà thủ ô, 10 Mắc cỡ, 14 Cỏ Xước, 10g Sinh địa, 6g Quế chi, 14g Thổ phục linh. Sắc uống trong ngày, ngày 2 lần sáng và tối. Bài thuốc từ lá lốt: 30 Lá lốt, 30g Rễ cây bưởi bung, 30g Rễ cây vòi voi. Các nguyên liệu cắt nhỏ và sao vàng đều. Sau đó cho vào ấm sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hình ảnh thuốc nam chữa viêm khớp Thuốc Nam điều trị viêm khớp gối Lưu ý khi chữa viêm khớp gối bằng thuốc Nam:
Hiệu quả của thuốc Nam phụ thuộc vào cơ địa từng người, mức độ tổn thương tại khớp. Thuốc Nam điều trị từ từ, tác dụng chậm nên phải kiên trì sử dụng trong thời gian lâu dài để thấy được hiệu quả. Mỗi bài thuốc tương ứng với từng thể bệnh khác nhau. Dựa trên bệnh tình cũng như thể trạng của từng cá nhân mà thầy thuốc có thể gia giảm liều lượng hoặc thêm bớt các dược liệu khác nhau. Không tự ý dùng thuốc khi chưa qua thăm khám và sự chỉ định từ bác sĩ, chuyên gia Y học cổ truyền. Bên cạnh những bài thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc đặc trị viêm khớp gối của nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – bài thuốc được giới thiệu rộng rãi trong chương trình “Khỏe thật đơn giản” trên kênh VTV2.
Cơ chế điều trị viêm khớp gối của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
Bàn về cơ chế điều trị viêm khớp gối của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh, lương y Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh cho biết:
“Y học cổ truyền quan niệm viêm khớp khối thuộc phạm vi chứng tý. Bệnh sinh ra do vệ khí bất cân bằng khiến phong – hàn – thấp – nhiệt xâm nhập vào gân, khớp, khiến khí huyết bít tắc mà gây viêm sưng.
Vì vậy để điều trị triệt để tình trạng này, chúng tôi đã xây dựng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh. Đây là sự kết hợp hài hòa của 4 bài thuốc nhỏ gồm: Thuốc đặc trị Viêm khớp, Thuốc bổ thận dưỡng huyết, Thuốc bổ gan giải độc và Thuốc kiện tỳ ích tràng. Bài thuốc mang lại tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, giải độc tố, đồng thời tái tạo sụn khớp, làm lành tổn thương, hồi phục chức năng xương khớp, giúp chữa bệnh toàn diện”.
Bài thuốc trị khớp gối đỗ minh đường Ưu điểm có “1-0-2” của bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh:
Thảo dược có xuất xứ rõ ràng, được thu hái trực tiếp từ các vườn dược liệu đạt chuẩn hữu cơ của Bộ Y tế do chính Đỗ Minh Đường phát triển. Thuốc không lẫn hóa chất, không thuốc tân dược, không tác dụng phụ. 100% thuốc nam. Thuốc gia giảm thành phần phù hợp với từng bệnh nhân, đảm bảo phát huy hiệu quả chữa bệnh tối đa. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh còn thực hiện song song liệu pháp châm cứu bấm huyệt giúp giải phóng chèn ép, giảm đau, hỗ trợ công dụng bài thuốc uống. Hỗ trợ sắc sẵn bài thuốc thành dạng cao MIỄN PHÍ nếu có yêu cầu. Giúp quá trình chữa bệnh trở nên tối giản, tiết kiệm thời gian. Hình ảnh cao thuốc đỗ minh đường Nhờ những ưu điểm trên, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân xương khớp, viêm khớp gối khỏi bệnh. Nghệ sĩ Xuân Hinh đã từng livestream chia sẻ về hiệu quả bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh như sau:
“Sau 2 tháng uống thuốc và thực hiện xoa bóp bấm huyệt tôi đã hết hẳn bệnh thoái hóa, cử động uyển chuyển, ngon lành rồi. May mắn mà tôi tới Đỗ Minh Đường điều trị sớm nên bệnh còn nhẹ, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động cũng như sức khỏe”.
[Nghệ sĩ Xuân Hinh và nhiều bệnh nhân khác đã khỏi bệnh xương khớp nhờ bài thuốc của Đỗ Minh Đường]
Hiện tại Đỗ Minh Đừng khám và tư vấn miễn phí cho người bệnh Viêm khớp gối. Nếu bạn đọc đến bài thuốc có thể truy cập website: dominhduong.com hoặc gọi đến Hotline nhà thuốc 0963 302 349 (Hà Nội) hoặc 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn Miễn Phí.
Phòng tránh viêm khớp gối Mặc dù không có cách nào giúp ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm khớp gối nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng những giải pháp đơn giản sau:
Xem thêm: Thuốc kéo dài thời gian quan hệ loại nào tốt, an toàn?
Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể. Tránh lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, cân đối Tập thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, nhịp điệu, bơi lội… Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu Uống nhiều nước giúp giữ cho sụn luôn được bôi trơn Hạn chế khiêng vác đồ nặng Điều trị triệt để các chấn thương ở đầu gối nếu có Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp trong gia đình có tiền sử bị viêm khớp gối.
0 notes
Text
Tìm hiểu chi tiết về bệnh Viêm khớp
Tìm hiểu chi tiết về bệnh Viêm khớp
Trong bài viết này DanhBaYTe.com sẽ cùng quý vị tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và chữa trị bệnh Viêm khớp hiệu quả.
Bệnh Viêm khớp là gì?
Bệnh Viêm khớp là thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp, là bệnh lý thường gặp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn.
Dấu hiệu thường gặp nhất của Viêm khớp đó là hạn chế tầm vận động của khớp và đau tại khớp. Các triệu chứng khác có thể có đó là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp.
Có khoảng 100 loại viêm khớp, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Hai loại viêm khớp thường gặp nhất là Viêm xương khớp (OA) và Viêm khớp dạng thấp (RA).
Viêm xương khớp: viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp-sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dẽ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp. Vì vậy khi bị viêm xương khớp làm các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.
Viêm khớp dạng thấp: đây là một bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, vị trí tổn thương đầu tiên trong viêm khớp dạng thấp là các màng hoạt dịch, sau đó làm rối loạn các thành phần khác trong khớp. Đối tượng thường mắc viêm khớp dạng thấp là phụ nữ trên 40 tuổi.
Nguyên nhân bệnh Viêm khớp
Bệnh viêm khớp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng nhưng có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân sau:
Các nguyên nhân tại khớp: thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp..
Các nguyên nhân ngoài khớp: thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm khớp.
Bệnh Viêm khớp là thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến c���u trúc và hoạt động của khớp, là bệnh lý thường gặp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động do đau đớn.
Triệu chứng bệnh Viêm khớp
Dấu hiệu của viêm khớp tùy thuộc vào vị trí khớp viêm và loại viêm khớp, các triệu chứng cảnh báo bạn có thể bị viêm khớp bao gồm:
Đau khớp, có thể đau khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động.
Hạn chế tầm vận động của khớp, hầu hết các trường hợp hạn chế có kèm theo đau tuy nhiên cũng có thể có hạn chế đơn thuần.
Sưng và cứng khớp: thường gặp trong các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.
Đỏ vùng da quanh khớp.
Lạo xạo khi cử động các khớp, thường gặp và buổi sáng.
Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể có như: sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, gầy sút cân..các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Viêm khớp
Tuổi: mặc dù viêm khớp có thể gặp ở cả trẻ em nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn hầu hết là do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ các chấn thương kéo dài.
Giới: bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Nghề nghiệp: các công việc lao động nặng, ngồi lâu trong một tư thế, vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn.
Chấn thương: các chấn thương tại khớp có thể gây ra viêm khớp cấp tính ngay lúc đó hoặc tăng nguy cơ viêm khớp sau này.
Thừa cân: làm tăng sức ép lên các khớp từ đó gây các bệnh viêm khớp hoặc đẩy nhanh quá trình viêm đã có sẵn tại khớp.
Các rối loạn trao đổi chất: ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng các thành phần của khớp và các xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp.
Các bệnh hệ thống miễn dịch và một số rối loạn di truyền cũng có thể tăng nguy cơ bệnh khớp.
Phòng ngừa bệnh Viêm khớp
Viêm khớp không phải lúc nào cũng phòng ngừa được, tuy nhiên thực hiện các biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh viêm khớp tốt hơn:
Tập thể dục: các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.
Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
Ngồi và làm việc đúng tư thế.
Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm khớp
Mỗi bệnh viêm khớp đều có tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau về lâm sàng và các xét nghiệm. Chẩn đoán viêm khớp: với một trường hợp đau tại khớp cần thực hiện các phương pháp sau:
Khám bệnh: hỏi các triệu chứng cơ năng và thực hiện khám xác định tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp, và một số nghiệm pháp để xác định tràn dịch của khớp.
Các xét nghiệm cần thực hiện.
Các xét nghiệm cơ bản: tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), xét nghiệm chức năng gan, thận, Xquang tim phổi, điện tâm đồ.
Chụp xquang khớp: phát hiện các biến đổi về cấu trúc của khớp.
Chụp xạ hình xương: đây là phương pháp hiện đại vừa cho biết các thay đổi về hình dạng của các xương khớp, vừa có thể phát hiện các rối loạn về chuyển hóa. Đặc biệt giúp phát hiện sớm các trường hợp ung thư và u xương khớp. Phương pháp đã được áp dụng tại nhiều viện viện lớn đặc biệt là bệnh viện Vinmec với kết quả cao.
Các xét nghiệm khác về miễn dịch trong trường hợp viêm khớp dạng thấp như: định lượng yếu tố dạng thấp( RH), anti CCP….
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm khớp
goại trừ viêm khớp do nhiễm khuẩn, phần lớn các bệnh viêm khớp đều được coi là các bệnh mạn tính, vì vậy điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp hầu như là rất khó.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp nhưng mục tiêu điều trị chung là giảm đau, trả lại mức độ hoạt động cho khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:
Điều trị nội khoa: áp dụng cho hầu hết các trường hợp, có thể chỉ điều trị nội khoa bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật. Các thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp, bao gồm thuốc giảm đau chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân. Vì vậy việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.
Các thuốc giảm đau chống viêm thường dùng để điều trị trong bệnh viêm khớp là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) với các biệt dược như mobic, ibuprofen.
Corticoid có thể sử dụng chống viêm trong một số trường hợp.
Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp:
Khớp không thể hoạt động được.
Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa.
ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân.
Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp.
phẫu thuật làm cứng khớp: các đầu xương sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành.
tạo hình xương: xương sẽ được phẫu thuật tái tạo để đảm bảo thực hiện chức năng của khớp.
Chế độ sinh hoạt hợp lý: bên cạnh các phương pháp điều trị chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết cho các bệnh nhân viêm khớp. Tập luyện thể dục và ăn kiêng là hai vấn đề cần được quan tâm:
Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp dẻo dai hơn. Bơi lội là một sự lựa chọn tốt cho các bệnh nhân viêm khớp do môn thể thao này sẽ giảm áp lực lên các khớp. tuy nhiên cần đảm bảo chế độ tập luyện vừa sức.
Chế độ ăn nên giảm lượng tinh bột đặc biệt với các trường hợp béo phì. Tăng các loại thức ăn có chứa chất oxi hóa để giảm viêm. Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giảm tiến triển nặng thêm của viêm khớp.
Nhiều phòng khám uy tín tại DanhBaYTe.com có danh mục chữa trị bệnh Viêm khớp hiệu quả với liệu trình và phác đồ chữa trị khoa học cùng chi phí hợp lý. Quý vị có thể tham khảo danh sách các phòng khám đa khoa tại đây.
Nguồn: https://danhbayte.com/danh-sach-cac-loai-benh/tim-hieu-chi-tiet-ve-benh-viem-khop.html.
#Các biện pháp điều trị bệnh Viêm khớp#Cách chẩn đoán bệnh Viêm khớp#Cách chữa trị bệnh Viêm khớp#Cách phòng ngừa bệnh Viêm khớp#Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Viêm khớp#Đường lây truyền bệnh Viêm khớp#Nguyên nhân bệnh Viêm khớp#Nơi chữa bệnh Viêm khớp#Nơi khám bệnh Viêm khớp#Triệu chứng bệnh Viêm khớp#Danh sách các loại bệnh
0 notes
Text
Thịt lợn có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?
Thịt lợn là loài thịt phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á. Đây là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo khác nhau. Vì thế đây là nó mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm này có thực sự tốt hay không?
Tác dụng của thịt lợn đối với sức khỏe
1. Tác dụng của thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm thông dụng trong nhiều nền ẩm thực. Nó là một nguồn phong phú của một số vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần để hoạt động như sắt và kẽm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được một số lợi ích sức khỏe tiềm năng liên quan đến việc ăn thịt lợn:
1.1. Duy trì khối lượng cơ
Ăn thịt lợn giúp duy trì khối lượng cơ
Giống như hầu hết các loại thực phẩm động vật, thịt lợn là một nguồn protein tuyệt vời. Các protein trong thịt lợn là các acid amin hoàn chỉnh và do đó các khối cơ được phát triển và giảm các tình trạng thoái hóa cơ nghiêm trọng.
1.2. Cải thiện hiệu suất tập thể dục
Ăn thịt không chỉ có lợi ích cho việc duy trì khối lượng cơ mà còn có thể cải thiện chức năng cơ và hoạt động thể chất. Hàm lượng carnosine cao trong cơ thể con người có liên quan đến việc giảm mệt mỏi và cải thiện hiệu suất thể chất.
1.3. Cung cấp canxi
Như chúng ta đã biết, canxi rất cần thiết cho cơ thể để duy trì sức khỏe của xương. Trong khi đó, thịt lợn có chứa 7mg canxi trong 100 gam thịt lợn.
Vì vậy, việc tiêu thụ thịt lợn cung cấp canxi để duy trì sức khỏe của xương, ngăn ngừa loãng xương và hỗ trợ tăng trưởng cho những người đang trong độ tuổi phát triển.
1.4. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Ăn thịt lợn giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Tương tự như thịt đỏ, thịt lợn cũng rất hữu ích để chữa bệnh thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng sức khỏe thiếu hồng cầu và thường cảm thấy chóng mặt, yếu ớt, không khỏe, nôn mửa.
Do đó, việc ăn thịt lợn giúp cung cấp selen có thể chữa bệnh thiếu máu và cũng ngăn ngừa sự xuất hiện của nó.
1.5. Duy trì sức khỏe cho làn da
Thịt lợn có hàm lượng collagen cao cần thiết để duy trì làn da, khuôn mặt và cơ thể. Việc tiêu thụ thịt lợn mang lại lợi ích của collagen giúp da loại bỏ mụn trứng cá, ngăn ngừa và giảm thiểu chống lão hóa, làm săn chắc da và cung cấp độ ẩm cho da.
1.6. Tăng cường khả năng miễn dịch
Miễn dịch là điều cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Nó ngăn ngừa cơ thể khỏi các bệnh tật, điều cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus, phục hồi sau chấn thương.
Việc tiêu thụ thịt lợn có hàm lượng chất béo và năng lượng cao giúp người ta có hệ miễn dịch tốt để bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề khác nhau. Vì vậy, tiêu thụ thịt lợn với lượng vừa phải có thể hữu ích đối với sức khỏe.
Bài nên xem
Cao Gắm - Thảo dược quý của núi rừng cải thiện Bệnh Gout
2. Những điều bạn nên biết
Mặc dù thịt lợn là thực phẩm quen thuộc của nhiều người nhưng có thể bạn chưa hiểu rõ về nó. Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu về nó nhé!
2.1. Những sự thật thú vị về thịt lợn
Hình ảnh thịt lợn
Bạn có biết?
Thịt lợn hơi là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ khối lượng toàn bộ con lợn còn sống.
Thịt lợn móc hàm là gì? Nó có nghĩa là khối lượng của con lợn sau khi đã chọc tiết, làm lông và bỏ hết nội tạng.
Có thể bạn quan tâm: Dầu cá - Thực phẩm vàng tiện lợi cho sức khỏe
2.2. Thành phần dinh dưỡng trong thịt lợn
Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm giàu protein và chữa nhiều chất béo khác nhau. Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn bao gồm:
Protein: Giống như các loại thịt khác, thịt lợn chủ yếu được tạo thành từ protein. Nó chứa tất cả các acid amin thiết yếu cho sự phát triển và duy trì cơ của cơ thể.
Chất béo: Tỷ lệ chất béo trong thịt lợn thường dao động từ 10 - 16% và chủ yếu gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa.
Vitamin và khoáng chất như thiamin, selen, kẽm, vitamin B12, vitamin B6, niacin, phospho, sắt.
Các hợp chất khác: creatine, taurine, glutathione, cholesterol.
3. Tác động ngoại ý của thịt lợn
Tương tự như hầu hết các loại thực phẩm, thịt lợn cũng có một số lo ngại về sức khỏe.
3.1. Chứa ký sinh trùng
Ăn thịt lợn bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh ký sinh trùng được gọi là bệnh giun xoắn.
Bệnh này được gây ra bởi một loài vi khuẩn giun đũa, có thể lây nhiễm và xâm nhập vào ruột, cơ và thậm chí các cơ quan của cơ thể. Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm buồn nôn, đau bụng và viêm các cơ.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách đảm bảo thịt lợn được nấu chín. Nấu thịt ở nhiệt độ 71 độ C là đủ tiêu diệt tất cả các loại ký sinh trùng và vi khuẩn trước khi ăn.
3.2. Một số sản phẩm từ thịt lợn có chứa nitrat và nitrit
Thịt lợn chế biến sẵn chứa nhiều nitrat và nitrit
Các sản phẩm từ thịt lợn như thịt xông khói và một số phần thịt được xử lý có thể chứa nitrat và nitrit. Đây là hai chất bảo quản hóa học thường được sử dụng trong các loại thịt đã được chế biến.
Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa thịt lợn đã chế biến và ung thư đường tiêu hóa. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm thịt lợn được chế biến sẵn.
4. Lưu ý khi ăn thịt lợn
Dưới đây là một số chú ý bạn cần quan tâm khi bổ sung thịt lợn trong chế độ ăn hàng ngày:
Tránh ăn thịt lợn có mỡ màu vàng và thịt trong nhão hoặc ẩm.
Thịt lợn là thực phẩm có tính lạnh nên những người thường xuyên bị lạnh tay chân hoặc những người có hệ tiêu hóa yếu.
Thịt lợn có thể kết hợp có những thực phẩm có tính nóng như nhân sâm, mật ong, sữa ong chúa, rượu gạo và lươn.
Bài nên xem
TPBVSK VIÊN CAO GẮM
5. Món ăn ngon từ thịt lợn
Thịt lợn là một trong những thực phẩm phổ biến của nền ẩm thực Việt Nam. Nó dễ dàng chế biến thành các món ăn như thịt lợn kho, thịt lợn luộc,... Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ thịt lợn mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Thịt lợn kho tiêu
Thịt lợn kho tiêu
Nguyên liệu gồm có: 300 gam thịt nạc, hành tím, tỏi và gia vị.
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Thịt rửa sạch, thái thịt thành từng miếng vừa ăn. Tỏi và hành băm nhỏ. Ướp thịt với 2 thìa nước mắm, 1 thìa nhỏ muối, tiêu trong khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Bước 2: Thắng đường cùng với dầu ăn đến khi tạo thành màu vàng cánh gián thì thêm thịt vào để thịt đượm màu và nấu trong khoảng 5 phút.
Bước 3: Thêm một lượng nước vừa ngập mặt thịt và đun sôi trên lửa nhỏ đến khi thịt cạn gần hết nước thì tắt bếp.
5.2. Thịt lợn xào chua ngọt
Thịt lợn xào chua ngọt
Nguyên liệu gồm có: 300 gam thịt lợn, gừng, trứng gà, ớt chuông, thơm, cà rốt, hành tây, sốt cà chua, bột mì, bột nở, giấm gạo, dầu hào, bột khoai tây, dầu ăn, nước tương, đường và muối.
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Thịt lợn rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn. Ướp thịt với nước tương, dầu hào và nước gừng trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Làm nước sốt chua ngọt với công thức: 1 chén nước, ½ chén giấm gạo, 3 thìa đường, 2 thìa bột khoai tây và ¼ thì muối. Nấu hỗn hợp này trên bếp đến khi nước sốt sền sệt lại thì tắt bếp.
Bước 3: Trộn bột mì và bột khoai tay theo tỷ lệ 2:1 cùng nửa thìa bột nở, cho thêm nước vào đánh đều. Sau đó, đập trứng vào tô đánh đều lên đến khi thành hỗn hợp lỏng là được.
Bước 4: Đun nóng dầu trên chảo. Chiên thịt lợn đã nhúng qua bột đến khi vàng đều hai mặt thì cho ra giấy thấm dầu. Sau thử thì xào ớt chuông, hành tây, thơm, cà rốt đã cắt nhỏ cho tới khi chín thì vớt ra.
Bước 5: Cho thịt và rau củ chiên vào cùng với nước sốt, nấu nhỏ lửa đến khi thịt và rau đều ngắm sốt thì tắt bếp và dọn ra đĩa.
6. Mọi người thường hỏi về thịt lợn
Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ăn thịt lợn:
Người bệnh gout có nên ăn thịt lợn không?
Người bệnh gout có thể ăn thịt lợn
Thịt lợn là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm đạm, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời protein có trong thịt tham gia vào quá trình câu thành tế bào cũng như năng lượng cho thể.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, trong 100 gam thịt lợn có chứa 150 - 200 gam purin, thuộc nhóm nồng độ purin trung bình. Do đó, người bệnh gout có thể ăn được thịt lợn. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên ăn một lượng không quá 100 gam/ngày và chỉ nên sử dụng 2 lần/tuần.
Có thể bạn quan tâm đến chế độ ăn cho người bệnh gout: Bệnh gút nên ăn gì tốt nhất - 13 thực phẩm "vàng" cho người bệnh gút
Thịt lợn kỵ gì?
Cũng giống như các thực phẩm khác, thịt lớn không nên kết hợp với một số thực phẩm như:
Thịt bò: Giảm các chất dinh dưỡng có trong thịt bò và thịt lợn.
Thịt chim: Có thể hình thành các hắc tố gây đen da.
Thịt trâu: Dễ sinh nhiễm sán dây, sán sơ mít.
Bông cải xanh, thịt ba ba: Có thể gây chứng khí trệ, trướng bụng, khó chịu.
Gừng sống: Gây chứng phong thấp hoặc khiến da nổi các nốt đen.
Thịt lợn là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của người sử dụng là điều cần thiết, đặc biệt người bệnh gout. Hy vọng bài chia sẻ trên hữu ích đối với bạn và những người xung quanh.
Nếu bạn còn băn khoăn gì về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
0768 299 399
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
from Cao Gắm - Giải pháp cho người bị GOUT và Khớp https://caogam.vn/thit-lon
0 notes
Text
Revita Blu – Hỗ Trợ Tái Tạo Tế Bào Gốc Tủy Xương
Revita Blu – Hỗ Trợ Vấn Đề Xương Khớp Và Nâng Cao Sức Khỏe
Bằng việc ứng dụng công thức tế bào gốc nổi tiếng thuộc thương hiệu Jeunesse, sản phẩm Revita Blu là một hỗn hợp chứa chiết xuất từ thực vật với hương vị tuyệt vời. Revita Blu hỗ trợ giúp giải phóng các tế bào gốc trong tủy xương, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Giới thiệu sản phẩm Revita Blu
Tủy xương có 2 loại tế bào gốc, gồm tế bào tạo máu (sản sinh ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) và các tế bào nền (sản xuất mỡ, sụn và xương). Do đó, việc tái tạo tế bào gốc tủy xương rất quan trọng, đóng góp rất lớn trong quá trình điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Tế bào gốc tủy xương có thể chữa được bệnh bạch cầu (ung thư máu), ung thư hạch, u tủy và u đa tủy, bệnh thiếu máu nặng cùng một số bệnh về suy giảm hệ miễn dịch.
Ngoài các bệnh phổ biến trên, tế bào gốc tủy xương còn có vai trò lớn trong nhiều quá trình trị liệu các loại bệnh nguy hiểm như: bệnh khớp, tim mạch, tai biến, tổn thương tủy sống,…
Hiểu được tầm quan trọng của tế bào gốc tủy xương, kết hợp với công thức độc quyền tái tạo tế bào gốc của mình, thương hiệu Jeunesse đến từ Mỹ đã nghiên cứu các thành phần thực vật cần thiết, áp dụng và phát triển vào sản phẩm Revita Blu, hỗ trợ *Lưu ý: Hiệu quả sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.giúp sản sinh tế bào gốc tủy xương trong cơ thể người dùng một cách tự nhiên.
Công dụng sản phẩm Revita Blu
Sản phẩm Revita Blu có một số công dụng đặc biệt sau:
Hỗ trợ hệ thống tái sinh tế bào mới của cơ thể, cải thiện chức năng của xương khớp. Hỗ trợ giảm các cơn đau ở các khớp xương, hỗ trợ và duy trì hoạt động của xương khớp hiệu quả, hạn chế các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,… Hỗ trợ bảo vệ cơ thể tránh những tác động xấu từ môi trường, làm chậm quá trình lão hóa. Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Hỗ trợ bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh, đủ năng lượng, tập trung, minh mẫn. Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và kích thích ăn ngon miệng hơn, phù hợp với người suy nhược cơ thể. *Lưu ý: Hiệu quả sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Tế bào gốc tủy xương rất quan trọng và cần thiết để duy trì các nhóm tế bào gốc khỏe mạnh, giúp hỗ trợ sửa chữa và tái tạo tế bào mới có lợi cho cơ thể con người. Do đó, công dụng mà tế bào gốc tủy xương mang lại thì không thể chối bỏ được.
Thành phần trong sản phẩm Revita Blu
Sản phẩm Revita Blu được xây dựng bởi chuyên gia Christian Drapeau, MSC, một nhà tiên phong trong việc nghiên cứu tế bào gốc. Ông đã lựa chọn những thành phần có trong tự nhiên, an toàn, lành tính. Các thành phần chính gồm có:
Tảo xanh lam: Được nuôi trồng từ hồ Oregon Klistath thượng lưu, tảo xanh lam là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất hành tinh, có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ trị bệnh tim mạch, hạ huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ,… Quả hắc mai biển: Chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Các bệnh như gút và phát ban da cũng được thành phần này ức chế sự phát triển của chúng. Nha đam: Có công dụng tăng cường chức năng gan, hỗ trợ trị chứng táo bón, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, nha đam còn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa,… Và còn một số thành phần khác.
Sau quá trình nghiên cứu, chuyên gia kết luận rằng khi 3 thành phần này kết hợp với nhau, Revita Blu sẽ hỗ trợ kích thích các tế bào gốc trong cơ thể cho phép chúng tự đổi mới, thay thế các tế bào bị hư hỏng, từ đó cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người dùng.
Đối tượng sử dụng sản phẩm Revita Blu
Sản phẩm Revita Blu phù hợp với một số đối tượng người bệnh như:
Người mắc các bệnh về xương khớp: Bệnh loãng xương, đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,… Người đang trong quá trình lão hóa, mong muốn cải thiện làn da và sức khỏe. Người đang mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim mạch,… Người đang trong quá trình điều trị phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị muốn duy trì sức khỏe hiện tại, cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể sau quá trình phẫu thuật. Người có sức đề kháng yếu, cần ăn ngon, ngủ ngon để tinh thần được cải thiện. Người muốn phòng ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu. Sản phẩm Revita Blu phù hợp cho cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, chống chỉ định với người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm.
*Lưu ý: Hiệu quả sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Revita Blu
Hòa tan 1 gói sản phẩm Revita Blu với 250ml nước lọc và uống sau bữa ăn nào đó trong ngày. Sử dụng mỗi ngày 1 gói. Liệu trình khuyên dùng: Từ 2 đến 3 hộp, mỗi hộp có 30 gói sản phẩm. *Lưu ý:
Sản phẩm phù hợp với nhiều độ tuổi, từ 18 tuổi trở lên đều có thể sử dụng sản phẩm. Để xa tầm tay trẻ em. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này. Revita Blu - Hỗ Trợ Tái Tạo Tế Bào Gốc Tủy Xương Lời khuyên khi sử dụng sản phẩm Revita Blu Để việc sử dụng sản phẩm Revita Blu thực sự mang lại hiệu quả, trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm này, người bệnh nên kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý.
Thay đổi thói quen ăn uống: Tránh các thực phẩm gây hại cho sức khỏe như chất béo xấu, đường, tinh bột xấu. Nên bổ sung nhiều rau củ, ưu tiên đồ hấp luộc, chế biến ít gia vị. Thay đổi lối sống: Tập thể dục thường xuyên hoặc tối thiểu 30 phút một ngày. Tận dụng các khoảng thời gian trống để vận động, tránh ngồi nhiều. Khi ăn uống bên ngoài: Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các món ăn chiên xào bằng dầu mỡ. Sử dụng sản phẩm Revita Blu đúng theo liệu trình khuyến nghị để được hỗ trợ trị bệnh hiệu quả và an toàn. Định kỳ theo dõi và thăm khám sức khỏe để xem bệnh đã tiến triển tốt hay chưa. Cần tuân thủ và áp dụng theo lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn nếu người dùng đang điều trị kết hợp cùng các loại tân dược khác. Với tính hiệu quả và tiện dụng, sản phẩm Revita Blu hiện đang được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn. Nếu bạn hoặc những người thân đang gặp những vấn đề về sức khỏe và cần tư vấn về sản phẩm này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí.
Cơ chế tác động sản phẩm Revita Blu
Thực Phẩm Chức Năng Revita Blu có cơ chế tác động trực tiếp vào cơ thể người dùng, mang lại hiệu quả nhanh chóng đối với người có tình trạng bệnh nhẹ.
Sản phẩm sử dụng công nghệ tế bào gốc để chắt lọc những tinh túy có bên trong các thành phần, hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, tiêu diệt các gốc tự do, từ đó hỗ trợ cải thiện làn da, vóc dáng, cơ thể. Các hoạt chất có trong nha đam giúp hỗ trợ điều hòa lượng đường dư thừa trong cơ thể, giảm hấp thụ đường và ức chế sự phát triển của bệnh tiểu đường. Sản phẩm có chiết xuất từ các loại thảo mộc, vì thế cung cấp nhiều canxi và vitamin, hỗ trợ cải thiện xương khớp cho người sử dụng. Hỗ trợ duy trì lượng cholesterol tốt và cung cấp lượng đường tự nhiên có trong quả hắc mai biển, giúp cơ thể người bệnh không mệt mỏi, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như mỡ máu, tim mạch, huyết áp,… Trong sản phẩm có chứa thành phần anthocyanin glycosides giúp hỗ trợ: phục hồi các tế bào hư tổn, nuôi dưỡng cơ thể, kích thích chức năng của các cơ quan hệ miễn dịch, tiêu hóa, từ đó nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Mỗi thành phần trong sản phẩm Revita Blu sẽ có cơ chế tác động riêng, tuy nhiên các hoạt chất này sẽ bổ sung lẫn nhau, hỗ trợ ức chế hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh cho người dùng.
*Lưu ý: Hiệu quả sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Vì sao nên chọn sản phẩm Revita Blu?
Một số đặc điểm nổi bật của sản phẩm Revita Blu mà nhờ đó được lòng người tiêu dùng ở Mỹ cũng như tại nhiều quốc gia khác.
Sản phẩm Revita Blu được nghiên cứu và phát triển bởi chuyên gia Christian Drapeau, MSC, một nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc. Đây là sự kết hợp giữa công thức độc quyền thuộc thương hiệu Jeunesse nổi tiếng và nhiều thành phần thảo mộc được nuôi trồng và chọn lọc kỹ càng, mang lại sự an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Revita Blu được sản xuất dưới dạng gói sủi trên dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, do đó sản phẩm giữ lại những dưỡng chất quý giá trong mỗi thành phần, đồng thời cũng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn. So với phương pháp phẫu thuật cấy ghép tế bào thì việc sử dụng sản phẩm Revita Blu hỗ trợ tái tạo tế bào tủy xương một cách tự nhiên, không gây đau đớn và mất sức. DƯỚI ĐÂY LÀ VIDEO ĐIỀU CHẾ RA SẢN PHẨM REVITA BLU CỦA TẬP ĐOÀN JEUNESSE (MỸ)
Ý kiến chuyên gia về sản phẩm Revita Blu
Đã có rất nhiều bài báo ở nước ngoài nói về sản phẩm Revita Blu. Họ đánh giá rằng sản phẩm này thực sự độc đáo và xứng đáng giành nhiều giải thưởng về dược phẩm nổi tiếng ở Mỹ.
Một nhóm các bác sĩ và các nhà khoa học có chuyên môn đã cùng nhau nghiên cứu và phát triển sản phẩm Revita Blu. Mỗi thành viên trong nhóm này phải có kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, họ hỗ trợ và cùng nhau xây dựng, thử nghiệm sản phẩm.
Nhà khoa học Christian Drapeau là một trong số những người thuộc Hội đồng tư vấn khoa học Jeunesse (năm 2018). Ông là chuyên gia về tế bào gốc và được sự công nhận toàn cầu trong việc nghiên cứu tế bào gốc thực vật và thuốc tái sinh tế bào.
Ông đã chia sẻ trong một bài phỏng vấn: “Người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm Revita Blu vào chế độ ăn uống hằng ngày. Đây chính là một giải pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện với các thành phần cao cấp, có nguồn gốc đặc biệt và đạt chất lượng toàn cầu.”
Ông nói thêm: “Với công thức độc quyền của chúng tôi, những thành phần có nguồn gốc từ tế bào gốc thực vật này sẽ nuôi dưỡng và hỗ trợ cơ thể bạn. Trên cơ s�� khoa học, sản phẩm Revita Blu có thể tiếp thêm năng lượng cho bạn từ trong ra ngoài.”
Phản hồi từ khách hàng Revita Blu
Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng về sản phẩm Revita Blu được chúng tôi tổng hợp lại. Đa số khách hàng đều đã sử dụng hết từ 1 đến 2 hộp sản phẩm.
Chị Nguyễn Thị Hoài (Hà Nội): “Tôi năm nay đã 34 tuổi, cái ngưỡng phải đối mặt với lão hóa da, sức khỏe kém đi. Tôi có xem tin tức và biết đến thương hiệu Jeunesse nổi tiếng với công nghệ tế bào gốc cùng nhiều sản phẩm ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. Tôi chọn sản phẩm Revita Blu vì ngoài việc hỗ trợ cải thiện làn da, tôi còn bị mắc bệnh huyết áp cao và tiểu đường loại 1. Sản phẩm này có thể hỗ trợ điều trị cả 3 loại bệnh nên tôi tin dùng. Sau 2 hộp tôi đã thấy bệnh cải thiện rõ rệt. Đây là hình ảnh sau 2 tháng sử dụng của tôi, da mặt trắng sáng, nếp nhăn hạn chế nhiều rồi.”
Cô Ngọc Tiên (Vũng Tàu): “Được nhỏ cháu mua cho uống, tôi cũng không nghĩ sản phẩm này phù hợp với người đã hơn 45 tuổi như tôi. Ngoài cải thiện làn da, sản phẩm còn giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và huyết áp rất tốt. Tôi đã dùng hết 1 hộp rồi.”
Bảng giá sản phẩm Revita Blu
Sản phẩm hiện đang được phân phối trên website SIEUTHISONGKHOE.COM là website hàng đầu trong bán lẻ thực phẩm chức năng CHÍNH HÃNG tại Việt Nam với mức giá vô cùng hợp lý, kèm với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Giá một hộp sản phẩm Revita Blu là 2.290.000 đồng/hộp/30 gói.
Để đảm bảo lợi ích mua sắm của quý khách, công ty TNHH SIÊU THỊ SỐNG KHỎE – An Tâm Mua Hàng Chính Hãng chỉ chuyên phân phối hàng chính hãng. Nếu phát hiện hàng giả, công ty sẽ hoàn tiền lại 200% cho khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để đặt hàng ngay hôm nay, thông qua số 0888 533 350 hoặc chọn mua sản phẩm Revita Blu ngay tại bài viết này.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm Revita Blu, khách hàng đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi hoặc để lại bình luận dưới phần đánh giá bài viết. Chúng tôi rất vui khi nhận được những phản hồi từ bạn đọc.
Thông tin sản phẩm Revita Blu Hãng sản xuất: Jeunesse, USA. Xuất xứ: Mỹ. Quy cách đóng gói: Hộp 30 gói. Nhà phân phối: Công ty TNHH Siêu Thị Sống Khoẻ online là công ty tiên phong trong bán lẻ thực phẩm chức năng CHÍNH HÃNG tại Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 8 Toà nhà Thuỷ Lợi 4, 205A Nguyễn Xí, Phường 26, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh. *Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không thể dùng thay thế thuốc trị bệnh. Nguồn: https://sieuthisongkhoe.com/san-pham/xuong-khop-revitablu/
0 notes
Text
Probenecid: Tác dụng, Chỉ định, Chống chỉ định, Liều dùng,...
Thuốc Probenecid
1. Probenecid là thuốc gì?
Probenecid còn được gọi là acid probenecid hoặc Benemid, thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ benzensulfonamid. Đây là hợp chất có chứa nhóm sulfonamid có liên kết S với vòng benzen.
Cấu trúc của probenecid
Probenecid là thuốc được sử dụng làm tăng đào thải acid uric (axit uric) trong huyết thanh qua nước tiểu. Nó chủ yếu được sử dụng trong điều trị bệnh Gout (Gút) và axit uric tăng cao.
2. Tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng của probenecid
Tác dụng dược lý của probenecid có thể kể đến như:
Probenecid cạnh tranh ức chế tái hấp thu acid uric ở ống lượn gần nên làm tăng bài tiết acid uric vào nước tiểu và là giảm acid uric trong huyết thanh. Từ đó, probenecid có thể làm giảm hoặc ngăn chặn urat lắng đọng. hình thành hạt tophi và các biến đổi mạn tính ở khớp.
Tại ống lượn gần và ống lượn xa, probenecid còn ức chế cạnh tranh sự bài tiết của nhiều acid hữu cơ yếu như penicillin, hầu hết các cephalosporin và một số kháng sinh nhóm beta-lactam khác, do đó, làm tăng nửa đời thải trừ và kéo dài thời gian tác dụng.
Cơ chế tác dụng của probenecid
Ở người khỏe mạnh, probenecid không ảnh hưởng tới tốc độ lọc cầu thận cũng như tái hấp thu ở ống thận các thành phần của nước tiểu như glucose, arginine, ure, natri, kali hay phosphat.
Ngoài ra, nó còn ức chế vận chuyển nhiều thuốc và hợp chất nội sinh ở thận và/hoặc mật, cũng như vận chuyển và vào ra khỏi dịch não tủy.
Probenecid dùng để chẩn đoán hội chứng Parkinson và trầm cảm do sau khi dùng probenecid, nồng độ trong dịch não tủy của 5-HIAA (5-hydroxyindoleacetic acid), HVA (homovanillic acid), adenosine monophosphate vòng, và 4-hydroxy-3-methoxyphenyl glycol tăng.
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
3. Dược động học của probenecid
Bất kỳ thuốc nào khi đưa vào cơ thể để trải qua bốn giai đoạn của quá trình động học: Hấp thu, Phân bố, Chuyển hóa và Thải trừ. Vậy quá trình động học của probenecid như thế nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
3.1. Hấp thu
Sau khi uống, probenecid được hấp thu hoàn toàn.
:Sau khi uống liều duy nhất 1g probenecid:
Nồng độ huyết tương đạt 25 microgam/mL.
Nồng độ tối đa đạt sau 2 - 4 giờ.
Nồng độ duy trì trên mức 30 microgam/mL trong vòng 8 giờ sau
Sau khi uống liều duy nhất 2g probenecid:
Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt khoảng 150 - 200 microgam/mL sau 4 giờ.
Nồng độ duy trì ở mức trên 50 microgam/mL trong vòng 8 giờ.
Để có tác dụng tăng bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể thì nồng độ probenecid cần đạt khoảng 100 - 200 microgam/mL. Nồng độ trong huyết tương từ 40 - 60 microgam/mL có thể ức chế bài tiết các penicillin ở ống thận.
3.2. Phân bố
Probenecid liên kết mạnh với phần lớn albumin huyết tương (75 - 90%). Nồng độ trong dịch não tủy đạt khoảng 2% nồng độ trong huyết tương. Probenecid qua được nhau thai.
Thuốc Probenecid chuyển hóa qua gan
3.3. Chuyển hóa
Probenecid được gan chuyển hóa chậm thành probenecid monoacyl glucuronide, hai hợp chất mono hydroxyl hóa, một chất chuyển hóa carboxyl hóa và một hợp chất N-propyl hóa.
Các chất chuyển hóa này vẫn giữ được một số hoạt tính làm tăng thải trừ acid uric.
3.4. Thải trừ
Sau khi uống 2 g probenecid, thời gian bán thải trong huyết tương của thuốc từ 4 - 17 giờ; thời gian bán thải giảm khi liều giảm từ 2g đến 500mg.
Một phần nhỏ probenecid được lọc qua cầu thận, còn lại phần lớn được bài tiết qua ống thận ở ống lượn gần theo cơ thế vận chuyển tích cực.
Probenecid tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần trong điều kiện pH nước tiểu acid.
Hai ngày sau khi uống liều duy nhất 2g, thuốc được thải trừ dưới dạng: 5 - 11% liều dùng bài xuất qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn, 16 - 33% dưới dạng dẫn chất chuyển hóa mono acyl glucuronide. Phần còn lại phân đều cho hai hợp chất mono hydroxyl hóa, một chất chuyển hóa carboxyl hóa và một hợp chất N-propyl hóa.
4. Chỉ định
Thuốc probenecid được chỉ định trong những trường hợp sau:
Tăng acid uric trong máu do bệnh gout (viêm khớp mạn tính và bệnh gout đã có hạt tophi) giai đoạn mạn tính (mãn tính).
Tăng acid uric huyết do các nguyên nhân khác như sau khi dùng thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, acid ethacrynic hay ethambutol (trừ thứ phát do hóa trị liệu ung thư, xạ trị, bệnh ung thư).
Thuốc probenecid được chỉ định trong tăng acid uric huyết do gout
Hỗ trợ liệu pháp kháng sinh để tăng và kéo dài nồng độ thuốc trong huyết tương bằng cách phối hợp thuốc probenecid với
Amoxicillin để điều trị lậu cầu nhạy cảm không tiết penicilinase và không biến chứng.
Cefuroxim axetil khi lậu cầu sản xuất penicillinase.
Cefoxitin để điều trị ngoại trú viêm cùng chậu cấp.
Penicillin G procaine trong điều trị ngoại trú giang mai thần kinh.
Dự phòng nhiễm độc thận do cidofovir.
#QUANG_CAO_TIN_BAI_NEN_XEM
5. Chống chỉ định
Người bệnh dị ứng với probenecid.
Rối loạn chức năng đông máu.
Những người sỏi thận do tăng acid uric.
Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận do tăng acid uric
Đang sử dụng aspirin hay các dẫn chất salicylat.
Bệnh gout cấp.
Trẻ em dưới 2 tuổi.
6. Thận trọng khi sử dụng thuốc probenecid
Người bệnh có tiền sử loét tiêu hóa.
Không phối hợp với kháng sinh nhóm penicilin cho bệnh nhân suy thận
Ngưng thuốc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nếu có ý định sử dụng thuốc thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
7. Tác dụng không mong muốn (ADR)
Giống như tất cả các loại thuốc, thuốc probenecid có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ở một số người bệnh khi dùng thuốc như:
Thường gặp là đau đầu, buồn nôn, nôn, đau lợi, cảm giác chóng mặt, tăng số lần tiểu tiện.
Thuốc probenecid còn gây phản ứng phản vệ kèm sốt, viêm da, ngứa, mày đay, ban da, rất hiếm khi gặp sốc phản vệ hoặc hội chứng Stevens - Johnson.
Viêm da có thể xảy ra ở người bệnh sử dụng probenecid
Ngoài ra, nó còn gây hoại tử gan, hội chứng thận hư, thiếu máu bất sản, thiếu máu, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD, tuy nhiên các tác dụng này rất hiếm gặp.
8. Hướng dẫn xử lý ADR
Khi xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, người bệnh nên ngừng ngay thuốc.
Trong trường hợp sử dụng probenecid ở người bệnh gout có kèm đau quặn thận, đái ra máu, đau dọc thắt lưng. Để dự phòng việc hình thành sỏi urat, người bệnh cần duy trì khả năng bài niệu với pH nước tiểu kiềm ( bù đủ dịch 2 - 3 lít/ngày).
9. Liều dùng và cách dùng
Liều dùng thuốc probenecid ở mỗi người bệnh là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
9.1. Liều dùng cho người lớn
Liều thường dùng cho người lớn đối với từng bệnh như sau:
Tăng acid uric máu trong bệnh Gout
Tuần đầu: Uống 250mg/lần x 2 lần/ngày.
Những tuần sau đó: Uống 500mg/lần x 2 lần/ngày.
Nếu liều trên không có tác dụng thì tăng dần liều thêm 500mg sau mỗi 4 tuần đến khi đạt liều tối đa 2g/ngày.
Lưu ý:
Xuất hiện cơn Gout cấp khi đang sử dụng thuốc thì vẫn tiếp tục điều trị bằng probenecid với liều không đổi.
Khi không còn cơn Gout cấp trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị, có thể giảm liều từ từ, giảm 500mg sau mỗi 6 tháng cho đến khi đạt liều tối thiểu kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu và duy trì ở mức liều này.
Phối hợp với kháng sinh nhóm beta-lactam
Liều thường dùng của probenecid là 500mg/lần, 4 lần/ngày.
9.2. Liều dùng cho trẻ
Probenecid chỉ được trong trường hợp phối hợp với liệu pháp kháng sinh nhóm beta-lactam.
Trẻ em từ 2 - 14 tuổi: Liều khởi đầu 25mg/kg/ngày chia làm 4 lần, sau đó tăng lên 40 mg/kg/ngày chia làm 4 lần.
Trẻ em cân nặng trên 50kg và trẻ em trên 15 tuổi có thể dùng liều của người lớn.
9.3. Cách dùng
Thuốc probenecid dùng theo đường uống, trong bữa ăn để giảm kích ứng đường tiêu hóa.
Nên bù đủ dịch để đảm bảo sự bài niệu và duy trì pH nước tiểu kiềm.
Nên bù đủ nước để duy trì pH nước tiểu kiềm
Liều dùng tùy chỉnh theo đáp ứng và mức độ dung nạp thuốc của bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với trẻ từ 2 - 6 tuổi, cần nghiền viên nén chứa probenecid và trộn với sữa chua hoặc các dịch lỏng có đường.
10. Tương tác của các thuốc với thuốc probenecid
Theo thống kê, hiện nay có 167 loại thuốc được cho là có tương tác với probenecid, chẳng hạn như:
Các thuốc không nên phối hợp
Ketorolac vì probenecid làm tăng độc tính của Ketorolac trên thận, tiêu hóa và huyết học.
Methotrexat do làm tăng nồng độ trong máu và độc tính của methotrexat.
Các thuốc hạn chế kết hợp do probenecid làm tăng tác dụng và độc tính của chúng:
Kháng sinh nhóm carbapenem.
Kháng sinh nhóm cephalosporin.
Dapson
Các thuốc NSAIDs - chống viêm không steroid.
Các kháng sinh quinolon
Các sulfamid hạ đường huyết.
Natri benzoat,...
11. Lưu ý khi sử dụng thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc để tránh gặp phải những hệ quả không đáng có, người bệnh cần chú ý những điều sau:
Thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đó.
Nếu bạn quên liều thì có thể bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì người bệnh có thể bỏ qua và dùng liều tiếp theo.
Trong trường hợp người bệnh sử dụng quá liều cho phép, có thể xử lý bằng cách cho uống than hoạt tính, gây nôn và rửa dạ dày để loại bỏ phần thuốc còn lưu lại trong đường tiêu hóa.
Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh nên uống 2 - 3 lít nước lọc mỗi ngày.
Để đảm bảo hoạt tính của thuốc còn nguyên vẹn, người bệnh nên bảo quản thuốc trong bao bì kín, ở nhiệt độ từ 15 - 30 độ C.
Gây nôn khi người bệnh sử dụng quá liều
12. Một số sản phẩm và giá thuốc probenecid
Sau đây, xin giới thiệu với bạn đọc một số thuốc có thành phần probenecid như:
12.1. Thuốc probenecid 500mg
Dạng bào chế: Viên bao phim.
Thành phần: Probenecid.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm - Việt Nam.
12.2. Thuốc probenecid
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Thành phần: Probenecid.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm DANAPHA - Việt Nam.
12.3. Thuốc Auzitane
Dạng bào chế: Viên nén.
Thành phần: Probenecid 500mg.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Me Di Sun.
Giá: 4.800 VND/1 viên.
Trên đây là những thông tin về thuốc probenecid mà độc giả có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên là thông tin hữu ích cho người bệnh.
Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, do đó, khi có ý định sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự điều chỉnh liều phù hợp với tình trạng bệnh.
Bạn đang có thắc mắc gì về bệnh Gout cũng như phương pháp điều trị Gout, hãy liên hệ theo hotline 0961 666 383 để được tư vấn chi tiết.
Nếu thấy bài viết hay và có ý nghĩa, hãy like và chia sẻ những thông tin hữu ích này đến những người xung quanh bạn nhé. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Click vào link để xem bài viết gốc: https://khoexuongkhop.com/thuoc-probenecid
0 notes
Text
Viêm khớp là gì? Các dạng viêm khớp và cách điều trị
Viêm khớp là tình trạng đau nhức xương khớp, sưng và gây ảnh hướng tới vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bệnh viêm khớp do rất nhiều nguyên nhân gây ra và triệu chứng có thể thay đổi tùy theo mức độ của bệnh. Bệnh viêm khớp nếu không sớm điều trị có thể sẽ gây ra tình trạng mãn tính.
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là thuật ngữ được dùng để mô tả chung về khoảng 200 tình trạng ảnh hưởng đến khớp, các mô bao quanh khớp và những mô liên kết khác. Đó là một tình trạng thấp khớp.
Dạng viêm khớp phổ biến nhất là viêm xương khớp. Các bệnh thấp khớp thường thấy khác liên quan đến viêm khớp bao gồm bệnh gout, đau cơ xơ hóa và viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp phần lớn xảy ra ở những người lớn tuổi (trên 65 tuổi) nhưng vẫn có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi khác, kể cả trẻ em.
Ngoài ra có hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp(OA) và viêm khớp dạng thấp(RA).
Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến, vị trí tổn thương là sụn hay khớp sụn. Nên khi bị viêm xương khớp làm cho các khớp khó chuyển động, biến dạng đi hoặc làm lệch đi khỏi vị trí bình thường, thường ở các bộ phận khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Những người ở tuổi trung niên dễ mắc bệnh hơn, từ tuổi 40 trở lên. Tuy vậy viêm xương khớp cũng hay gặp ở người trẻ đặc biệt là sau chấn thương ở khớp.
Viêm khớp dạng thấp lại là trường hợp khác khi bệnh lại liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, vị trí tổn thương đầu tiên là màn hoạt dịch xong tiếp theo mới ảnh hưởng đến bộ phận khác, xuất hiện nhiều ở phụ nữ trên 40 tuổi.
Viêm khớp có những dạng nào?
1. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là phụ nữ hay những người có tiền sử gia đình bị viêm xương khớp.
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do chấn thương hoặc có liên quan đến những bệnh lý về khớp khác như gout hay viêm khớp dạng thấp.
Viêm xương khớp ban đầu gây ảnh hưởng đến lớp sụn của khớp. Từ đó, người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển rồi dẫn đến đau và cứng khớp.
Khi lớp sụn bắt đầu mỏng đi và trở nên thô ráp, gân và dây chằng cần phải hoạt động nhiều hơn. Điều này có thể gây sưng tấy và hình thành nên các gai xương.
Mất sụn sẽ khiến xương cọ sát vào nhau và làm biến dạng khớp, khiến xương không nằm đúng vị trí tự nhiên ban đầu.
Những khớp bị ảnh hưởng nhiều trong bệnh lý này nằm ở:
Tay Cột sống Đầu gối Hông
2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 40–50 và phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao gấp 3 lần so với đàn ông.
Ở bệnh này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị nhầm lẫn và tấn công vào các khớp gây sưng và đau. Màng hoạt dịch là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng.
Tình trạng này sau đó lan ra xung quanh khớp, gây sưng và biến dạng khớp. Cuối cùng, xương và sụn có thể bị phá hủy.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có khả năng phát triển nhiều vấn đề về mô và các cơ quan khác trong cơ thể.
3. Các dạng viêm khớp khác và những vấn đề liên quan
Điều trị viêm khớp
Viêm cột sống dính khớp: một tình trạng viêm kéo dài, ảnh hưởng chủ yếu đến xương, cơ và dây chằng của cột sống, dẫn đến cứng khớp hay dính khớp.
Những vấn đề khác bao gồm sưng gân, mắt và những khớp lớn.
Thoái hóa cột sống cổ: ảnh hưởng đến khớp và xương ở cổ, dẫn đến đau và cứng khớp.
Đau cơ xơ hóa: gây đau ở cơ, dây chằng và gân của cơ thể.
Lupus: một tình trạng rối loạn tự miễn và có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Bệnh gout: một dạng viêm khớp xảy ra do hàm lượng axit uric trong máu quá cao. Bệnh thường ảnh hưởng đến khớp ở ngón chân cái, gây đau dữ dội, sưng và đỏ.
Viêm khớp vẩy nến: tình trạng viêm khớp xuất hiện ở những người bị bệnh vẩy nến.
Viêm khớp – ruột hay bệnh lý đường ruột có viêm khớp: một dạng viêm khớp mạn tính đi kèm với bệnh viêm ruột (IBD), chủ yếu là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Khoảng 1–5 người mắc bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng sẽ phát triển viêm khớp. Những khu vực thường bị ảnh hưởng là các khớp ngoại biên và cột sống.
Viêm khớp phản ứng: bệnh này có thể gây viêm ở khớp, mắt và niệu đạo. Bệnh thường xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng đường ruột, đường sinh dục hoặc nhiễm trùng họng (ít gặp).
Viêm khớp thứ phát: một dạng viêm khớp hình thành sau khi chấn thương khớp, có khi xuất hiện sau nhiều năm.
Các nguyên nhân viêm khớp phổ biến
Không có một nguyên nhân chung nào cho tất cả các dạng viêm khớp, tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân:
Nguyên nhân ngoài khớp: do rối loạn chuyển hóa(tăng acid uric trong bệnh gút), gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp), tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm.
Nguyên nhân tại khớp: do viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, chấn thương khớp…
Một số nguyên nhân viêm khớp bao gồm:
Chấn thương dẫn đến thoái hóa khớp
Chuyển hóa bất thường gây ra gout hoặc gout giả
Di truyền, chẳng hạn như viêm xương khớp
Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm khớp trong bệnh Lyme
Rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch, như viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ hệ thống
Hầu hết các dạng viêm khớp xuất hiện do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Một số dạng không có nguyên nhân rõ ràng và không phòng ngừa trước được.
Yếu tố di truyền có khả năng gây ra một vài tình trạng về khớp nhất định. Các yếu tố khác như chấn thương, nhiễm trùng, hút thuốc hay nghề nghiệp đòi hỏi hoạt động thể chất đôi khi gây tác động đến gene và làm tăng thêm nguy cơ viêm khớp.
Chế độ ăn uống cũng góp phần vào việc kiểm soát viêm khớp và làm tăng nguy cơ viêm khớp. Các thực phẩm làm tăng phản ứng viêm, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc động vật và khẩu phần ăn nhiều đường tinh luyện có thể khiến triệu chứng viêm khớp trầm trọng hơn. Lý do là vì thực phẩm bạn hấp thu có thể kích thích những phản ứng của hệ miễn dịch.
Gout là một dạng viêm khớp có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Bệnh xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao và đó là kết quả của một chế độ ăn nhiều purin.
Chế độ ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin cao như hải sản, rượu vang đỏ và thịt có thể khiến cơn gout bùng phát. Thế nhưng, rau hay thực phẩm từ thực vật giàu purin dường như không khiến triệu chứng bệnh gout trầm trọng hơn.
Những yếu tố nào làm bạn dễ bị viêm khớp?
Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến viêm khớp, trong đó có những yếu tố thay đổi được và ngược lại, nhiều yếu tố bạn không thể tác động vào.
– Yếu tố không thể thay đổi bao gồm:
Tuổi tác: nguy cơ phát triển hầu hết các dạng viêm khớp đều tăng theo tuổi. Giới tính: các dạng viêm khớp hầu như xuất hiện phổ biến hơn ở nữ giới, khoảng 60% người bị viêm khớp là phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh gout lại gặp ở nam giới nhiều hơn. Yếu tố di truyền: một số gene liên quan đến một vài dạng viêm khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và viêm cột sống dính khớp. Yếu tố có thể thay đổi:
Thừa cân và béo phì: cân nặng vượt quá mức hợp lý sẽ kích thích thoái hóa khớp gối xuất hiện cũng như tiến triển nặng thêm.
Chấn thương khớp: chấn thương xảy ra ở khớp cũng là tác nhân gây phát triển viêm xương khớp tại đó.
Nhiễm trùng: vi sinh vật gây nhiễm trùng khớp có khả năng kích thích sự hình thành của nhiều dạng viêm khớp khác nhau.
Nghề nghiệp: những nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng lên ngồi xuống nhiều lần, liên tục cũng liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp gối.
Các triệu chứng viêm khớp ban đầu
Các triệu chứng viêm khớp và cách chúng xuất hiện rất khác nhau, tùy thuộc vào từng dạng viêm khớp.
Những triệu chứng có thể phát triển dần dần hay đột ngột. Thông thường, viêm khớp là một tình trạng mạn tính nên các dấu hiệu có khả năng xuất hiện rồi biến mất hoặc kéo dài theo thời gian.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ 4 trong số các dấu hiệu cảnh báo sau đây thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
Đau: những cơn đau do viêm khớp có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt. Người bệnh đôi khi chỉ thấy đau tại một khu vực nhưng có khi là nhiều vị trí khác nhau.
Sưng: một số dạng viêm khớp, vùng da bên ngoài khớp bị viêm sẽ sưng, đỏ và cảm thấy hơi ấm khi chạm tay vào.
Cứng khớp: đây là một dấu hiệu điển hình. Một số trường hợp, cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy hay sau khi ngồi làm việc, lái xe trong thời gian dài. Có những người lại bị cứng khớp sau khi tập thể dục…lạo xạo khi cử động các khớp.
Khó di chuyển khớp: nếu cảm thấy đau đớn khi di chuyển các khớp hoặc đứng dậy sau khi ngồi thì có thể bạn bị viêm khớp hoặc gặp phải những vấn đề khác liên quan đến khớp.
Các triệu chứng kèm theo có thể là : phát ban hay ngứa, khó thở, gầy, sút cân…theo đó các triệu chứng này có liên quan đế bệnh khác.
0 notes
Text
Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không?
Không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà rụng tóc nhiều có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý trong cơ thể. Thậm chí, nhiều người còn lo ngại rằng rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không? Chính điều này có thể gây ra tâm lý sợ hãi cho rất nhiều người đang đối mặt với tình trạng rụng tóc. Vậy thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tường tận về vấn đề này.
1. Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không?
Theo các chuyên gia y tế, rụng tóc nhiều KHÔNG phải bị bệnh ung thư, rụng tóc nhiều cũng không có mối liên quan gì tới bệnh ung thư.
Sở dĩ mọi người lại hiểu nhầm rằng rụng tóc nhiều là bị bệnh ung thư là do tác dụng phụ của những phương pháp điều trị ung thư gây ra cho người bệnh. Hoàn toàn không có điều ngược lại, quan niệm rụng tóc là biểu hiện của ung thư là hoàn toàn sai lầm.
Rụng tóc không phải là biểu hiện của bệnh ung thư
Do vậy, khi bị rụng tóc bạn cần nên tìm hiểu kỹ một số nguyên nhân dưới đây và có biện pháp xử lý kịp thời nhé.
2. Nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc nhiều
Rụng tóc có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng. Rụng tóc có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần và chỉ ảnh hưởng đến da đầu hoặc toàn bộ cơ thể bạn. Rụng tóc có thể là tình trạng tạm thời hoặc là vĩnh viễn và không thể hồi phục.
2.1. Dấu hiệu của tình trạng rụng tóc
Các biểu hiện của rụng tóc bao gồm:
- Tóc rụng dần ở đỉnh đầu: đây là loại rụng tóc phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cả nam và nữ khi có tuổi. Ở nam giới, tóc thường bắt đầu lõm xuống từ trán theo một đường giống với chữ M.
- Các đốm hói tròn hoặc loang lổ. Một số người có biểu hiện rụng tóc tạo thành các đốm nhỏ trên da đầu, kích thước bằng đồng xu. Loại rụng tóc này thường chỉ ảnh hưởng đến da đầu, nhưng đôi khi nó cũng xảy ra ở râu hoặc lông mày. Trong một số trường hợp, da của bạn có thể bị ngứa hoặc đau trước khi tóc rụng.
- Đột nhiên bị rụng tóc: có thể bạn đã từng chứng kiến một ai đó khi trải qua một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần thì tóc của họ có thể bị rụng nhiều hoặc bạc trắng trong thời gian ngắn. Khi đó, chỉ cần họ chải nhẹ hoặc gội đầu thì tóc có thể bị rụng rất nhiều. Loại rụng tóc này thường gây ra tình trạng tóc mỏng và không bị hói.
- Rụng tóc toàn thân: Khi một số người trải qua các phương pháp điều trị bệnh thì họ có thể bị rụng tóc do tác dụng phụ của chúng. Chẳng hạn như hóa trị ung thư có thể dẫn đến rụng tóc và lông trên khắp cơ thể của bạn. Trong những trường hợp này thì tóc có thể hồi phục và thường mọc lại.
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng nói trên? Theo các nghiên cứu, trung bình một người có thể mất khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này thường không gây ra sự mỏng đi đáng chú ý của tóc trên da đầu bởi vì tóc mới cũng đang phát triển và mọc cùng một lúc với quá trình rụng tóc.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rụng tóc
2.2. Nguyên nhân của rụng tóc
Nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc thường liên quan đến một hoặc nhiều yếu tố sau:
Tiền sử gia đình (di truyền): đây có thể là nguyên nhân phổ biến nhất của rụng tóc. Tình trạng di truyền này có thể được gọi là hói đầu kiểu nam hoặc hói kiểu nữ. Nó thường xảy ra từ từ khi tuổi tác của người bị rụng tóc tăng lên do quá trình lão hóa của cơ thể ngày một nhanh lên.
Thay đổi nội tiết tố hoặc mắc các bệnh lý: Sự thay đổi về nội tiết tố có thể gây chứng rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời như mang thai, sinh nở, mãn kinh và các vấn đề về tuyến giáp. Hoặc khi bạn mắc các bệnh nhiễm trùng da đầu thì cũng có thể làm yếu chân tóc và gây ra chứng rụng tóc.
Tác dụng phụ của thuốc: Rụng tóc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc được sử dụng cho bệnh ung thư, viêm khớp, trầm cảm, các vấn đề về tim, bệnh gút và huyết áp cao.
Trải qua cú sốc về thể chất hoặc tinh thần: Những biến cố của cuộc sống có thể làm cho một ai đó bị rụng tóc nhanh chóng. Loại rụng tóc này là tạm thời.
Kiểu tóc hoặc các phương pháp làm đẹp cho tóc: Buộc tóc quá chặt hoặc dùng những phương pháp làm đẹp tóc như: ép tóc, uốn tóc hoặc nhuộm tóc… đều có thể gây ra chứng rụng tóc. Không chỉ có vậy, những phương pháp làm đẹp cho tóc có thể gây viêm nang lông ở tóc và gây rụng tóc.
Các nguyên nhân gây rụng tóc
3. Biện pháp cải thiện, điều trị chứng rụng tóc nhiều
Các cụ có câu: “ Cái răng, cái tóc là góc con người”, tóc rụng liên miên cũng gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Vì thế, bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị, cải thiện chứng rụng tóc như sau:
Sử dụng thuốc điều trị
Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phê duyệt hai loại thuốc điều trị rụng tóc đó chính là minoxidil và finasteride.
Minoxidil
Để điều trị rụng tóc, các nhà sản xuất đã khuyến cáo là nên dùng minoxidil với hàm lượng 2% và 5%. Cách sử dụng là thoa trực tiếp vào vùng tóc bị rụng. Sau 6 – 12 tháng dùng thuốc, hiệu quả mọc tóc sẽ được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tới một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng minoxidil có thể bao gồm:
Viêm da do tiếp xúc.
Kích ứng da.
Mọc tóc quá mức.
Finasteride
Finasteride (Propecia) là một loại thuốc uống để điều tri rụng tóc. Những người bị rụng tóc có thể sử dụng 1 miligam mỗi ngày. Đây là một loại thuốc theo kê theo đơn của bác sĩ dành cho những người đàn ông đã thử minoxidil nhưng không thành công.
Tác dụng phụ của việc dùng finasteride có thể bao gồm:
Rối loạn cương dương
Giảm ham muốn
Phát triển của mô vú quá mức
Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng theo đơn của bác sỹ, bạn không nên sử dụng tùy ý nhằm tránh những tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tóc
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và độ săn chắc của tóc. Các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, và một số vitamin và khoáng chất có thể quyết định tình trạng của tóc.
Mọi người có thể nhận thấy sự cải thiện trong sự phát triển của tóc khi họ tăng việc sử dụng các loại thực phẩm nhất định trong chế độ ăn uống.
Thực phẩm có thể thúc đẩy tăng trưởng tóc bao gồm:
Trứng: trứng có chứa protein, vitamin B rất cần thiết cho sự phát triển của tóc.
Quả óc chó: loại quả này cũng chứa omega-3, giúp cải thiện quá trình mọc tóc.
Thực phẩm giàu vitamin D: thiếu vitamin D gây ra hiện tượng rụng tóc, do đó cần giải quyết sự thiếu hụt loại vitamin này có thể cải thiện tình trạng tóc mỏng dần đi. Một trong những cách để bạn có thể bổ sung vitamin D đó chính là ăn các loại thực phẩm như: cá, gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng, nấm và một số loại thực phẩm khác chẳng hạn như sữa, ngũ cốc và nước trái cây.
Sử dụng một số loại tinh dầu kích thích mọc tóc
Một số loại tinh dầu có thể kích thích quá trình mọc tóc, giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe như:
Tinh dầu hương thảo: Một số nghiên cứu trên động vật gần đây cho thấy dầu hương thảo có thể làm tăng lưu lượng máu và do đó có thể giúp nâng cao sức khỏe da đầu. Một da đầu khỏe mạnh là rất cần thiết cho sự phát triển tóc khỏe mạnh.
Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà cũng có khả năng kích thích lưu thông máu, giúp tóc mọc nhanh và dày dặn hơn.
Ngoài ra một số loại tinh dầu khác cũng rất tốt cho quá trình mọc tóc, hạn chế rụng tóc như: dầu hoa oải hương, dầu húng tây… Hoặc bạn có thể kết hợp massage da đầu với các loại tinh dầu này để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị rụng tóc nhé.
Tinh dầu bạc hà chống rụng tóc
Áp dụng các phương pháp y học cổ truyền trong điều trị rụng tóc
Bạn biết đấy, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc là do sự lo lắng, căng thẳng tinh thần. Và các phương pháp điều trị đông y có thể giải quyết vấn đề này cho bạn, chẳng hạn như: châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…
Mục đích của các phương pháp giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện tinh thần của người bệnh. Nhờ đó mà giúp hạn chế rụng tóc cũng như các vấn đề khác về tâm lý cho người bệnh.
Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc rụng tóc có phải bị ung thư không?Chúc bạn sẽ luôn mạnh khỏe và tràn ngập hạnh phúc nhé!
Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Bích
Nguồn: https://kienthucungthu.vn/rung-toc-co-phai-bi-ung-thu
0 notes
Text
Bệnh Phong Thấp Là Gì ? 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Phong Thấp
Phong thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi. Nếu không tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách chữa trị thì bệnh tình có thể trở nên nặng hơn. Vậy bệnh phong thấp là gì ? Cùng gani.vn tìm hiểu bạn nhé !
Bệnh phong thấp là gì?
Bệnh phong thấp hay phong tê thấp là một bệnh viêm khớp dạng thấp với các triệu chứng như: các khớp xương bị sưng đỏ, đau nhức, sưng tấy khắp cơ thể. Cơn đau xương khớp có thể hành hạ bệnh nhân đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh khiến cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn.
bệnh phong thấp gây khó khăn trong sinh hoạt Thậm chí nhiều trường hợp không chữa trị kịp thời gây nguy hiểm đến các dây thần kinh, cột sống, hệ tim mạch,... Bệnh phong thấp tiếng anh là gì? Trong tiếng anh thuật ngữ bệnh phong thấp in english là rheumatism có nghĩa là đau sưng xương khớp athritis https://www.youtube.com/watch?v=GcIkH2TsgaI Bệnh phong thấp là gì?
Bệnh phong thấp có bị lây không?
Bệnh phong thấp có lây không là câu hỏi của rất nhiều người . Theo như cuốn “Bệnh phong thấp và bệnh gút” của He Jian – De Hong thì bệnh phong thấp là một loại bệnh do tự thân của con người không phải và cũng không có yếu tố lây nhiễm từ người sang người Một người khỏe mạnh bình thường có thể hoàn toàn yên tâm tiếp xúc, làm việc hay sinh hoạt với người bị bệnh phong thấp mà không cần phải lo lắng. Bệnh phong thấp chạy là gì ? Đây là một khái niệm quen thuộc: tức là bệnh đã ‘lây’ sang các chỗ khác trên cơ thể hay nói khác là đã có biến chứng ảnh hưởng của bệnh.
Bệnh phong thấp chạy là bệnh phong thấp đã có biến chứng Tuy nhiên, có khá nhiều nguyên nhân từ bên ngoài có thể ảnh hưởng trực tiếp và dễ dàng mắc bệnh phong thấp. Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3766928/
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp
Hiện có rất nhiều nguyên nhân tuy nhiên không có thực sự nguyên nhân nào là biểu hiện rõ ràng của bệnh phong thấp. Theo các chuyên gia nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp có thể là do các yếu tố sau đây: Di truyền: có nghĩa là các gen di truyền từ thế hệ trước có thể ảnh hưởng và liên quan đến thế hệ sau tỉ lệ từ 40- 71%.Truyền nhiễm: người bệnh nhiễm một số loại vi rút, vi khuẩn truyền nhiễm như cúm, Epstein-Barr, Parvovirus B19 có thể xâm nhập vào các mô xương và gây ra các bệnh xương khớp. Nguyên nhân khác: hút thuốc lá, có tiền sử bị chấn thương và lao động nặng nhọc được cho là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phong thấp.
Rượu bia gây ảnh hưởng bệnh phong thấp - nguyên nhân gây bệnh phong thấp
Triệu chứng bệnh phong thấp hay gặp phải
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), các triệu chứng của bệnh phong thấp rất đa dạng và điển hình theo từng giai đoạn. Có nhiều triệu chứng và dấu hiệu bị bệnh phong thấp phải kể đến đó là: Đau nhức xương khớp: đây cũng là dấu hiệu đầu tiên để biết xem mình có mắc bệnh xương khớp hay không. Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ kèm theo hiện tượng sưng, đau nhức các khớp xương đặc biệt là ngón tay và ngón chânTê cứng: Thường khi vào buổi sáng sớm, thường người bệnh phong thấp sẽ có triệu chứng cứng ở khớp rất khó co duỗi, nếu nặng thì không thể tự mặc áo vệ sinh cá nhân. Xương khớp kêu răng rắc: với bệnh phong thấp, thường khi cử động người bệnh sẽ dễ nghe thấy tiếng xương kêu trong các khớp. Khớp gối, khớp tay là 2 nơi thường nghe thấy nhất. Mệt mỏi, chán ăn: Nếu bệnh đau nhức kéo dài sẽ dẫn tới mệt mỏi ăn không ngon, ngủ cũng không tốt. Bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân: đây là một dấu hiệu cũng khá phổ biến. Nhất là khi cầm nắm các đồ vật mà nguyên nhân là do rối loạn đường dẫn khí của cơ thể đặc biệt là ở tay và chân. Nếu bị nặng thì tuyến mồ hôi càng ra nhiều
Bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân Xem thêm: 10 Dấu hiệu nhận biết bệnh phong thấp
Bệnh phong thấp và cách điều trị
Bệnh phong thấp có khá nhiều cách trị tuy nhiên cách chữa bệnh phong thấp bằng thuốc nam là hiệu quả nhất được dân gian lưu truyền. Cách điều trị bệnh phong thấp bằng lá lốt Ít ai biết rằng lá lốt ngoài việc dùng để chế biến trong ẩm thực thì lá lốt còn được biết đến là loại thảo dược quý và tốt trị được nhiều bệnh đặc biệt là những người bị bệnh phong thấp.
Cách điều trị phong thấp bằng lá lốt Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân bằng lá lốt: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 chén nước còn 1chén. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa. Cách nấu canh lá lốt chữa bệnh phong hàn thấp: Canh lá lốt vừa ngon vừa bổ lại giúp giảm viêm, đau nhức xương khớp nên chế biến thường xuyên sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Canh lá lốt chữa bệnh phong hàn thấp: Lá lốt sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nước đun sôi, nêm nếm gia vị thêm ít gừng sẽ có mùi thơm hơn Bài thuốc trị phong thấp từ lá lốt khi trời lạnh: 15g lá lốt phơi khô (khoảng 20-30g lá tươi), sắc 2 chén nước còn ½ chén, uống trong ngày. Nên uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày. Cách chữa bệnh phong tê thấp theo tây y: Dùng thuốc tây trị phong thấp: thông thường bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc giảm đau nhức và kháng viêm, ức chế miễn dịch hay chống trầm cảm, các loại vitamin B... Bạn chỉ nên dùng khi cần xử lý các cơn đau cấp tính
Dùng thuốc tây trị phong thấp Phẫu thuật thay khớp: khi bệnh trở nên quá nặng thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm cuộc giải phẫu khớp và tái tạo chức năng khớp Tùy vào thể trạng, sức khỏe của bệnh nhân mà bệnh phong thấp và cách chữa đông hay tây y sẽ có hiệu quả hơn. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc liệu chỉ thực phẩm chúng ta ăn vào có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe xương khớp đăc biệt là bệnh phong thấp?
Bệnh phong thấp nên ăn gì và kiêng ăn gì ?
Bệnh phong thấp không phải là bệnh thiếu dinh dưỡng nên việc ăn gì và tẩm bổ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tình trạng của người bệnh Bệnh phong thấp nên ăn gì? Một số thực phẩm tốt và hỗ trợ giảm đau xương khớp khi bị bệnh phong tê thấp như sau: Canxi: việc bổ sung canxi là điều cần thiết, các loại hải sản, xương ống, mè đen là các loại thực phẩm chứa nhiều canxi giúp giảm đau và tái tạo sụn khớp và loãng xương. Không nên lạm dùng nhiều vì có thể gây ra bệnh gút Rau xanh và trái cây luôn là lựa chọn số một : chuối, táo, dưa hấu, rau cải xanh, súp lơ, … giúp hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung các khoáng chất và vitamin cho cơ thể tốt cho xương khớp, hệ miễn dịch.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi - bệnh phong thấp nên ăn gì Uống nhiều nước: nước là thứ không thể thiếu dù bạn có bị bệnh hay không. Việc bổ sung lượng nước lọc, nước ép trái cây, … có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, giảm căng thẳng mà theo Đông y còn có tác dụng khu phong, kiện tỳ. Bệnh phong thấp kiêng ăn gì? Hạn chế ăn thịt đỏ: khi mắc bệnh xương khớp hay phong thấp cần hạn chế ăn thịt đỏ vì không tốt cho tình trạng bệnh.
Hạn chế các loại thịt đỏ không tốt cho sức khỏe xương khớp - bệnh phong thấp kiêng ăn gì Các thức uống kích thích như cà phê, trà, rượu bia và đồ uống có ga nên loại bỏ hay hạn chế vì chất dẫn này có thể phá hủy các tế bào sụn khớp gây ra thoái hóa khớp gối Thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, xúc xích, bánh kẹo… cũng nên hạn chế vì tăng mỡ trong máu, tăng nguy cơ đau, sưng khớp. Thực phẩm giàu axit oxalic như củ cải trắng, mận, … nên kiêng ăn vì sẽ làm mất cân bằng lượng canxi trong cơ thể. Xem thêm: 6 nhóm thực phẩm người bệnh phong thấp cần tránh
Thực phẩm bổ sung hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp
Ngoài việc ăn những loại thực phẩm tốt và không ăn những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe xương khớp thì việc bổ sung thêm các chất tái tạo sụn khớp là việc nên làm. Với hơn 10 triệu sản phẩm được bán ra ở Mỹ và trên toàn thế giới, thực phẩm chức năng arthro 7 đã chứng minh được sự hiệu quả của nó. Thực phẩm chức năng arthro 7 giúp điều bảo vệ và tăng cường sức khỏe xương khớp, phục hồi các khớp bị thoái hóa hay tổn thương
Thực phẩm chức năng Arthro 7 - hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp Arthro 7 có gì đặc biệt ? Được nghiên cứu và sản xuất bởi các chuyên gia hàng đầu tại Mỹ và cấp chứng nhận tiêu chuẩn về chất lượngSản phẩm đã được kiểm định, chứng minh lâm sàng về chất lượng và an toàn thực phẩm.Mang lại kết quả rõ rệt chỉ trong vòng 2 tuần sử dụng liên tục.Đã có hơn 10 triệu sản phẩm đã được bán ở Mỹ và các nước trên thế giới.Phù hợp với người trưởng thành và đặc biệt là lứa tuổi trung niên, người cao tuổi.Dễ uống, dễ hấp thu, không gây dị ứng, thích hợp cho mọi đối tượng. Đặc biệt, sản phẩm thích hợp cho những người muốn xương khớp chắc khỏe nhưng lại bị dị ứng với đồ biển.
Arthro 7 hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp và các bệnh xương khớp Nhờ những ưu điểm trên sản phẩm Arthro 7 đã giúp cho hàng triệu người thoát khỏi sự ám ảnh của căn bệnh phong thấp hay xương khớp nói chung. Tìm hiểu thêm tại đây Read the full article
0 notes