Tumgik
#xe chống đạn
hoangpnd · 3 months
Text
Tumblr media
Ông nội mình là thương binh. Ngón tay bị cụp xuống vì đạn bắn, vết đạn còn hằn trên da. Và nhiều thương tích khác.
Hồi cấp 3, ông bảo bằng tuổi cháu ông đi đánh trận Bồ Bồ rồi. Chiến thắng Bồ Bồ được mệnh danh "Điện Biên Phủ" trên chiến trường Quảng Nam trong kháng chiến chống Pháp. Ông mò lên thằng địch vừa bị tiêu diệt thấy trên cổ tay có cái gì sáng sáng, ông tháo về thì mới hay là đồng hồ vì cả quãng đời toàn làm ruộng nên ông chẳng biết.
Sang đánh Mỹ, ông nhận nhiệm vụ vận chuyển vũ khí vào Đà Nẵng bằng xe bò. Đó là một nhiệm vụ hy sinh bất kể lúc nào. Trước chuyến đi, ông sẽ hóa trang thành người già để che mắt địch. Có lần lính Ngụy thấy thương quá nên đẩy hộ cả đoạn. Một bác sĩ, đại úy quân y biết chuyện nhưng hiểu chuyện, có tình cảm với cách mạng đã giúp đỡ ông. Để cảm ơn vị bác sĩ đó, ông đặt tên mình theo tên bác sĩ như thầm cảm ơn năm tháng kia.
Sắp 27/7, mong ông mạnh khỏe, sống thật lâu với tụi con. Thương ông nhiều.
📷 Canon FTb
🎞 Kodak Gold 200
🖨 Dev & scan: Cinephile FilmLab Đà Lạt
#filmphotography #filmisnotdead #filmcommunity #filmisalive #filmpassion #filmvietnam #believeinfilm #filmonly #shootfilmfeelgood #35mm #the35mmdiary #canon #kodak #hoian #cinephilefilmlab
4 notes · View notes
tapnhan · 1 year
Text
Tumblr media
VII. Khả Khả Tây Lý, Ngọc Thụ
Nếu ai có đọc series Mật mã Tây Tạng của tác giả Hà Mã thì chắc sẽ nhớ tới hành trình của nhân vật chính Trác Mộc Cường Ba tới Khả Khả Tây Lý (Kekexili) trên cao nguyên Thanh Tạng. Là địa điểm làm bối cảnh chính trong cuốn 1, được miêu tả với muôn vàn cảnh thiên nhiên kì bí sông băng núi tuyết... , là khu thảo nguyên mênh mang khí hậu khắc nghiệt người ko thể sống nổi nên khu này đã trở thành thiên đường của các loài động vật hoang dã: gấu, sói, cáo, hươu ... và linh dương Tạng.
Tumblr media
Linh dương đực nè
Khả Khả Tây Lý là quê hương của linh dương Tây Tạng, do sống ở khu vực khí hậu khắc nghiệt cao hơn 5000m so với mực nước biển lạnh giá quanh năm này nên linh dương tiến hoá để có một bộ lông rất chi là dày, rất được giới mộ điệu phương Tây ưa chuộng bán được giá rất cao nên vào những năm 90 trước linh dương ở đây bị dân người Hồi (nghe nói, và cả số ít người Tạng nữa) săn trộm và tàn sát dã man. Số lượng linh dương ở đây giảm từ hàng triệu con xuống vài trăm ngàn con tiệm cận bờ tuyệt chủng.
Tumblr media
Chính phủ TQ thời đó có bận đấu đá lẫn nhau rảnh đâu mà để ý tới cái khu đồng không mông quạnh này chứ đừng nói gì tới mấy con linh dương. Xuất phát từ cả yếu tố tín ngưỡng, Phật giáo Tây Tạng vốn rất tôn trọng tự nhiên cũng như các loài động vật xung quanh, ý thức bảo vệ môi trường của họ trước giờ vốn vô cùng cao. Vậy nên là thấy chuyện bất bình rút đao tương trợ, có một chú anh hùng người Tạng ở đây đã đứng ra thành lập đội đi tuần dã chiến, quyết tâm chống lại bọn săn bắt trộm này. Chú tên là Suonan Dajie.
Tumblr media
Cáo Tạng
Do đội đi tuần này hoàn toàn là tự phát, không có chính phủ đứng đằng sau hỗ trợ vật tư vv trong khi dân săn bắt trộm do kiếm bộn từ việc buôn lậu nên ăn chơi trác táng, mua sắm khí tài đầy đủ, xe cộ súng ống không thiếu thứ gì. Ko ai tay ko mà bắt giặc được nên là để có thể đối chọi được với bọn chúng, trớ trêu là đội của chú cũng bắt buộc phải lấy linh dương bán kiếm tiền để mua súng ống đạn dược. Chú vốn ko phải là dân du mục lỗ mạng ít được ăn học mà thực tế là chú học rất cao, làm việc cũng có chức tước lớn nhưng đã bỏ tất cả vì sự nghiệp bảo vệ linh dương này.
Tumblr media
Mông trắng chính là linh nguyên
Mặc dù có tiến hành vận động hành lang tác động để chính phủ quan tâm đến vấn đề này hơn nhưng không có hiệu quả, đồng thời cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều sau khi bị phát hiện chính đội của chú cũng dùng sinh mạng của linh dương để đổi lấy khí tài, chú đi thêm một bước nữa là mời một số nhà báo trong và ngoài nước đến tận nơi để chứng kiến sự tàn ác của cuộc đấu tranh tại xứ sở này. Chính bản thân chú cũng đã hy sinh trong công cuộc đó.
Tumblr media
Côn Luân sơn khẩu tại Khả Khả Tây Lý
Nhờ có các nhà báo vào cuộc nên là vấn đề này được dư luận quốc tế rất quan tâm, chính phủ TQ chịu áp lực từ quốc tế cũng đã nhìn nhận chuyện này một cách nghiêm túc hơn là quyết định thành lập khu bảo tồn Khả Khả Tây Lý và đặt các trạm bảo hộ cũng như đưa quân đội vào đây để chấm dứt nạn săn bẳt trộm. 1 trong những trạm bảo hộ đã được đặt theo tên của chú Suonan Dajie. Cũng là trạm bảo hộ duy nhất ở Khả Khả Tây Lý mà khách du lịch được tới thăm. Khu vực sâu hơn của Khả Khả Tây Lý về cơ bản là cấm cả người TQ lẫn khách quốc tế. Để có thể vào được bắt buộc phải xin một cái permit vô cùng đắt tiền ( hình như mấy chục vạn 1 người cho 1,2 hôm trong đó). Vậy nên là đợt này chỉ có trớt quớt đi được ở cái mép Khả Khả Tây Lý thôi.
Tumblr media
Checkin ngay với cái bia. Bình thường trước kia ở ngay gần viewpoint này có thể nhìn thấy nhiều linh dương Tạng lắm nhưng bây giờ mấy đoạn gần đường đông xe tụi linh dương ko xí xớn ra chơi nữa rồi nên chả thấy mống nào.
Nếu đi sâu vào bên trong thảo nguyên nữa thì chắc gặp nhiều thú lắm nhưng mà theo luật thì xe ko phải biển Khả Khả Tây Lý chính người bản địa thì ko được đi ra khỏi phạm vi đường bê tông. Vượt ra khỏi đường chính một cái là xem như phạm pháp có người alo cảnh sát luôn nên ko thể léng phéng lái xe việt dã xuyên cao nguyên ngắm thú như trong Mật mã Tây Tạng được.
Tumblr media
Ngày đến Kekexili thì trời lại xấu, rồi lại có thêm một vài sự cố buồn khác nữa nên là ko enjoy hết được :(
Tumblr media
Vịt ở đầu nguồn Trường Giang, Khả Khả Tây Lý
Để đến được Khả Khả Tây Lý từ phải đi từ Ngọc Thụ đến huyện Trị Đa (Zhiduo). Zhiduo như post trước có nói thì nổi tiếng vì nằm ở đầu nguồn sông Trường Giang, được xưng là "vạn lý Trường Giang đệ nhất huyện". Được ca tụng là "nguồn của Trường Giang, tổ của trăm sông, đất của bò lông,quê của ca vũ,ngọn nguồn sinh thái, vương quốc động vật,cổ đạo Đường-Phồn cố đạo" và "nhất giang cửu hà thập đại than". Từ huyện Trị Đa đi về phía Tây, đêm ngủ ở Khúc Mã Lai (Qu Ma Lai), lên đồn công an điểm danh xong hôm sau mới được tiến vào khu không người ở Khả Khả Tây Lý. Thực ra cũng có thể nói huyện Trị Đa này là một bộ phận của Khả Khả Tây Lý.
Tumblr media
Vịt Trường Giang tiếp
Tumblr media
Gặp nhiều nhất là lừa Tạng nè. Tụi này sống bầy đàn, có quả bụng và chân màu trắng là đặc điểm nhận biết.
Tumblr media
Sếu cổ đen cũng rất nổi tiếng nhưng mà hình mờ tịt :))
Tumblr media
Bonus thêm hình e Ngao Tạng đi hoang :(
13 notes · View notes
dachivn · 6 days
Text
18 Loại Càng xe nâng Chuyên Dụng
Đối với một số ứng dụng, xe nâng chuyên dụng có thể giúp công việc của bạn dễ dàng hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.
Đối với hầu hết các ngành công nghiệp, càng xe nâng khá bình thường. Không ai nghĩ nhiều đến chúng ngoài việc kiểm tra thường xuyên và thay thế thỉnh thoảng. Tuy nhiên, cũng giống như có những phụ kiện xe nâng độc đáo cho các ngành công nghiệp cụ thể, cũng có những càng xe chuyên dụng. Sau đây là một số loại càng xe chuyên dụng có sẵn.
Tumblr media
Càng thép không gỉ
Càng bọc thép không gỉ thường được sử dụng trong các hoạt động hóa chất, chế biến thực phẩm và dược phẩm. Những chiếc càng chống ăn mòn này dễ vệ sinh và chống vi khuẩn.
Càng chống tia lửa
Những nơi có khả năng nổ hoặc dễ cháy như mỏ, nhà máy hóa chất, thang máy ngũ cốc, kho đạn dược và các ứng dụng dễ bay hơi khác cần có càng không tạo ra tia lửa. Những càng bọc đồng thau này được thiết kế để ngăn ngừa tia lửa.
Càng chống trượt
Được thiết kế để xử lý pallet nhựa trơn trượt, càng chống trượt có lớp phủ nhám, mài mòn ở phía trên lưỡi càng. Một hợp kim thép cứng được phủ lên càng, tạo ra bề mặt gồ ghề để giữ pallet. Độ bám thêm giúp hàng hóa vẫn an toàn trên càng khi lái, lùi hoặc dừng.
Tháo rời nhanh chóng
Khi cần thiết, càng tháo nhanh (QD) có thể được tháo ra khỏi giá đỡ của xe nâng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Móc trên giúp tháo càng mà không cần tháo giá đỡ/thanh giữ càng trước. Khả năng hoán đổi nhanh chóng này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc.
Càng gấp
Càng gấp thường được sử dụng khi vận hành trong không gian làm việc hạn chế hoặc cho xe nâng được kéo đến nhiều địa điểm làm việc khác nhau. Càng gấp gập ở gót trên chốt, cho phép lưỡi dao được đặt ở vị trí thẳng đứng và được cố định bằng xích.
Càng xoay
Càng xoay được gắn vào một phụ kiện xoay có thể đảo ngược càng. Thông thường, càng vừa với các túi trong thùng cần nghiêng hoặc đảo ngược để đổ hết đồ bên trong.
Càng ngược
Inverted Fork được lắp cố định ở vị trí “lộn ngược”. Chúng thường được sử dụng để nâng túi hoặc bao tải có vòng hoặc điểm vào ở phía trên cùng của sản phẩm. Inverted fork thực sự mở rộng chiều cao nâng tổng thể so với các loại càng gắn tiêu chuẩn trên cùng một cột. 
Càng Bu lông
Càng nâng bu lông được gắn vào giá đỡ bằng bu lông thay vì móc hoặc ống. Tùy chọn lắp này làm giảm đáng kể mọi chuyển động của càng nâng khi xe nâng đang di chuyển hoặc đang tải/dỡ hàng.
Càng nâng khối bê tông
Càng nâng khối bê tông được sử dụng để nâng khối bê tông khối lượng lớn. Chúng có thể được đặt hàng theo bộ khi cần, dựa trên trọng lượng, chiều rộng tải và cấu hình.
Càng cuộn
Càng cuộn tròn bán kính được sử dụng để di chuyển các cuộn cáp, cuộn thép hoặc các tải có hình dạng tương tự khác như ống bê tông. Càng nằm trên tải trọng và nâng đỡ khi tải trọng được di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Càng nâng Lốp xe
Càng nâng vát lốp được sử dụng để nâng lốp xe mọi kích cỡ. Những càng nâng này có các góc bên trong trên cùng được vát đặc biệt để xử lý lốp xe. Vát này cho phép càng nâng dễ dàng trượt bên dưới lốp xe.
Càng gợn sóng
Xe nâng hàng chủ yếu được sử dụng để trượt bên dưới và nâng các tấm tôn đang nằm trên sàn trong trường hợp không có thanh trượt hoặc miếng đệm ngăn cách tấm tôn với bề mặt.
Càng Trống
Càng phuy trống có thể được sử dụng để nâng một hoặc hai trống cùng một lúc. Mặc dù chúng thường có kích thước dành cho các trống tiêu chuẩn 55 gallon, nhưng chúng cũng có thể được sản xuất để phù hợp với các kích thước khác.
Càng Offset/Inset
Càng nâng lệch được thiết kế để cho phép càng nâng trên xe nâng rộng hơn giá đỡ. Tuy nhiên, bất cứ khi nào sử dụng càng nâng lệch, cần phải đánh giá lại khả năng chịu tải của xe tải.
Phuộc lắp ghép thì ngược lại – chúng được thiết lập sao cho phuộc hẹp hơn giá đỡ. Những phuộc này thường vừa khít với thanh đỡ trung tâm thẳng đứng trên giá đỡ.
Càng PAB
Càng nâng Peek-a-Boo (PAB) được thiết kế để tăng khả năng quan sát của người vận hành xe nâng. Thường được sử dụng trong ngành công nghiệp gỗ, các loại càng nâng này rộng và dày dưới 2 inch. Có thể giảm chiều rộng cán vì ứng suất tác dụng lên càng nâng trong khi nâng giảm dần khi tiến về phía đỉnh cán.
Càng thạch cao
Được sử dụng chủ yếu cho tấm tường, càng thạch cao được thiết kế đặc biệt để bảo quản sản phẩm. Chúng được thiết kế với một góc vát hai mặt ở đầu để dễ dàng đưa vào giữa các tấm tường, một mặt sau cao để hỗ trợ và lưỡi dao được đánh bóng để loại bỏ các góc sắc và ngăn ngừa hư hỏng cho các sản phẩm tường thạch cao.
Càng đĩa thiếc
Được sử dụng để nạp máy tạo hình lon, càng tấm thiếc có đầu nhọn, lệch để dễ dàng tiếp cận các tấm trượt nhỏ. Một lớp lót bằng neoprene hoặc polyurethane có thể tháo rời được sử dụng để bảo vệ các tấm thép khỏi các vết lõm, có thể khiến máy tạo hình bị kẹt.
Càng nâng thuyền
Được sử dụng trong bến du thuyền và xưởng đóng thuyền, càng nâng thuyền được thiết kế để nâng và hạ thuyền. Lưỡi càng nâng kiểu này được bọc cao su 1/2" để tăng thêm khả năng bảo vệ tải.
0 notes
thptngothinham · 20 days
Text
Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết đề văn phân tích nội dung tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Văn mẫu lớp 12. Tài liệu hướng dẫn lập dàn ý phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn gồm mẫu dàn ý chi tiết và bài văn mẫu tham khảo hay giúp em nắm được cách làm. Dàn ý phân tích truyện Những đứa con trong gia đình I. Mở bài - Tác giả Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ miền Nam, thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm của ông phản ánh hiện thực nóng bỏng của chiến trường Nam Bộ và vẻ đẹp con người nơi đây. - Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Nam Bộ. II. Thân bài 1. Vẻ đẹp dòng sông truyền thống gia đình - Gia đình kiên cường chịu nhiều đau thương trong chiến tranh: ông nội bị giặc giết, cha của Việt bị giặc chặt đầu, má bị trúng đạn của Mĩ, thím Năm bị giặc bắn chết. Đau thương đã nhen nhóm ngọn lửa căm thù trong mỗi thành viên. a. Vẻ đẹp của khúc sông trước - Cha Việt và Chiến là cán bộ Việt Minh, kiên cường, trung thành với cách mạng đến cùng đến đã bị giết hại. - Má là một người phụ nữ mạnh mẽ, gan góc: dám đi đòi lại đầu chồng, đối đáp với bọn giặc Mĩ mà không hề run sợ, biết nén đau thường thành lòng hận thù. Mặt khác cũng là người phụ nữ tháo vát, yêu thương chồng con. - Chú Năm là là người luôn lưu giữ truyền thống gia đình (cuốn sổ), là người lao động chất phác có tâm hồn nghệ sĩ, hết lòng vì cách mạng (thu xếp cho cả hai chị em đi tòng quân). - Nhận xét: đây là khúc sông thượng nguồn, kết tinh những vẻ đẹp truyền thống để truyền cho khúc sông sau phát huy. b. Vẻ đẹp của khúc sông sau * Nhân vật Chiến: - Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo ... chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào má “Tao cũng đã lựa ý ... nên tao cũng tính vậy”. - Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát, ...) nhưng có lúc vẫn rất trẻ con (vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ). - Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự tay cầm súng để trả thù cho người thân. - Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình: “nếu giặc còn thì tao mất” * Nhân vật Việt: - Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con + Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội, ... + Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun, ... + Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết. + “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội. + Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ “khóc đó rời cười đó”. - Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm: + Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình + Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi. Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc. + Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày ... mày là thằng chạy”. - Nhận xét: Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước. 2. Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm - Đó là sự tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ đã khuất - Không khí thiêng liêng đã khiến Việt cảm thấy mình trưởng thành hơn: biết thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai. - Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em, đã biết tự lo toan mọi điều, gánh vác những công việc quan trọng trong gia đình. III. Kết bài - Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, kể theo mạch hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, giọng kể giàu chất sử thi, ...
- Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Nam Bộ, khẳng định truyền thống gia đình và dân tộc là sức mạnh to lớn để chống lại kẻ thù xâm lược. Tham khảo thêm: Văn mẫu Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình Bài văn mẫu hay phân tích truyệnNhững đứa con trong gia đình Nguyễn Thi – một con người tài hoa, sáng tác trên nhiều thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,… Ngòi bút của ông tập trung chủ yếu vào những người dân Nam Bộ yêu nước mãnh liệt, có lòng căm thù giặc sâu sắc và có tinh thần chiến đấu kiên cường. Những đứa con trong gia đình có thể coi là kết tinh phong cách nghệ thuật của ông. Tác phẩm hoàn thành vào tháng 2 năm 1966 – giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ đang rất căng thẳng, ác liệt. Tác phẩm được xây dựng dựa trên tình huống Việt – một chiến sĩ giải phóng quân bị thương, lạc đồng đội giữa cánh rừng cao su. Đây là trận đánh đầu tiên của Việt nhưng đã lập được chiến công vang dội: dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép và sáu tên Mĩ lẻ. Anh chịu tổn thất nặng nề, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại Việt lại có dòng hồi ức miên man về gia đình, về những kỉ niệm ngày xưa. Câu chuyện được kể lại là những dòng hồi ức đứt nối giữa những lần chợt ngất đi tỉnh lại của Việt. Xây dựng tình huống này, tác giả nhằm khẳng định tình cảm lớn lao bao giờ cũng bắt nguồn từ những gì gần gũi, bình dị nhất. Việt bị thương trong một lần đánh giặc, cậu bị lạc đồng đội, bị ngất đi và tỉnh lại nhiều lần, trong những lần ấy, Việt nhớ về những kỉ niệm khi còn ở nhà, nhớ về cuốn sổ gia đình và những kỉ niệm trẻ thơ. Một cách rất tự nhiên tác giả đã trao ngòi bút cho nhân vật tự trần thuật về cuộc đời mình, khiến cho câu chuyện chân thực và giàu cảm xúc hơn. Việt sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ rạng rỡ những chiến công và có nhiều đau thương mất mát. Cha của Việt bị chặt đầu, chỉ có ba mẹ con nhưng dám dắt díu nhau đi đòi lại đầu chồng, không hề run sợ trước những lời hăm dọa của kẻ thù. Không chỉ vậy, má của Việt cùng ông nội và thím Năm đều chết dưới sự tàn sát, bom đạn của kẻ thù. Gia đình anh hùng mà cũng đầy đau thương, mất mát. Đây đồng thời cũng là hoàn cảnh chung của những gia đình Nam Bộ lúc bấy giờ. Việt là một người giàu tình cảm, luôn dành tình yêu thương sâu nặng nhất cho gia đình. Giữa lúc nằm một mình ở rừng, cái chết đang cận kề, nhiều lần ngất đi tỉnh lại, điều cậu nghĩ tới đầu tiên chính là gia đình, là má của mình, và trong những lần ấy cậu còn tưởng má mình đang ở quanh đâu đây. Và ngay cả đêm trước khi lên đường ra chiến trường, nhìn vào hình ảnh chị Chiến cậu cũng liên tưởng đến má. Dù má đã mất, nhưng tình yêu thương dành cho má vẫn không bao giờ vơi cạn trong lòng Việt. Không chỉ dành tình yêu thương cho mẹ, mà Việt còn rất thương chị Chiến. Mẹ mất, chỉ có hai chị em nương tựa vào nhau, trong ngày khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm, nghe thấy những bước chân bình bịch của chị, cậu thương chị đến lạ, có lẽ đây là lần đầu tiên trong suốt bao năm cùng chung sống dưới một mái nhà, tình cảm ấy được biểu lộ một cách rõ ràng đến vậy. Và một phản ứng vừa ngây ngô trẻ con mà cũng vô cùng đáng yêu của Việt ấy là khi ra chiến trường cậu giấu nhẹm chị mình, không bao giờ kể về chị với đồng đội, vì cậu sợ lỡ kể ra người ta sẽ lấy mất người chị thân yên của cậu, cậu giữ lấy chị làm của riêng. Hành động, suy nghĩ tuy trẻ con nhưng lại cho thấy tình yêu thương sâu sắc Việt dành cho chị. Không chỉ vậy, Việt còn có lòng căm thù giặc sâu sắc và luôn nung nấu quyết tâm trả thù. Gia đình Việt đã có biết bao người ngã xuống dưới sự tàn sát ghê rợn của kẻ thù: cha, mẹ, họ hàng, … bởi vậy lòng căm thù giặc càng trở nên mạnh mẽ, mãnh liệt hơn. Ngay sau cái chết của má, ý nghĩ ấy thôi thúc cậu mãnh liệt hơn bao giờ hết, Việt tranh giành quyết liệt với chị Chiến để lên đường ra chiến trường, dù cậu còn nhỏ, vẫn chưa đủ tuổi nhưng ý chí, lòng quyết tâm vẫn không hề bị lay chuyển. Khi khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, suy nghĩ trong tâm trí hai chị em: “…khi nào nước nhà độc lập chúng con lại đưa má về”.
Lòng căm thù giặc chính là động lực mạnh mẽ nhất để Việt cũng như Chiến nêu cao quyết tâm đánh giặc, trả thù cho gia đình. Ngoài mặt trận Việt là một người chiến sĩ hết sức gan góc, dũng cảm và vô cùng kiên cường. Mặc dù mới vào trận lần đầu tiên song với lòng dũng cảm, ý chí giết giặc cậu đã tiêu diệt được một xe bọc thép của kẻ thù và sáu tên giặc. Ngày cả khi bị thương thì tinh thần chiến đấu của Việt vẫn không hề giảm sút. Mặc dù bị lạc đồng đội, mắt không còn nhìn rõ, chín đầu ngón tay gần như bị tê liệt, nhưng Việt không hề nao núng sợ hãi, anh vẫn lắng nghe từng chuyển động để phán đoán hành động của kẻ thù và ngón tay duy nhất còn lại vẫn nắm chặt vào cò sung, sẵn sang chiến đấu. Việt luôn tâm niệm: “Bầu trời này có mày, mặt đất này có mày nhưng cánh rừng này có tao nếu mày giết tao thì tao sẽ giết mày”. Chỉ với một câu nói ấy thôi nhưng đã chủ thấy sự hiên ngang, chủ động của Việt. Dù trên chiến trường hết sức gan dạ, dũng cảm, nhưng trong cuộc sống đời thường cậu vẫn mang những nét hết sức dễ thương, hồn nhiên, vô tư của một đứa trẻ. Khi còn ở nhà, Việt luôn tranh giành, hay giận dỗi với chị Chiến. Ngay cả đêm trước khi lên chiến trường cậu cũng không them để tâm đến những gì chị nói và còn ngủ quên. Không chỉ vậy, tính cách trẻ con của Việt còn được biểu lộ ngay cả khi ở chiến trường cậu mang theo một chiếc ná thun và không bao giờ kể về chị mình với đồng đội. Dù gan góc, dũng cảm là thế, nhưng cậu có một nỗi sợ hết sức trẻ con ấy là sợ ma. Bên cạnh nhân vật Việt, cũng không thể không nhắc đến chị Chiến. Chị Chiến là người chan chứa tình cảm cho gia đình, đầu tiên là tình y��u thương với má. Chị giống má như tạc, có lẽ là do ngưỡng mộ má, tự tạc mình theo má. Đồng thời chị cũng rất yêu thương Việt, chị luôn nhường nhịn em, duy chỉ có việc ra chiến trường đầy nguy hiểm là chị tranh giành với việt. Trong chị Chiến cũng có lòng căm thù giặc sâu sắc. Dù là một người con gái bé nhỏ, nhưng chị sẵn sàng xung phong đi bộ đội. Khi khiêng bàn thờ ba má: “Chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má…”, “mối thù thằng Mĩ có thể rờ thấy được”. Đêm trước ngày ra chiến trường: dặn em và cũng là dặn chính mình phải quyết tâm trả thù giặc bằng xong với về. Tự hứa: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”. Bằng những lời nói thật giản dị nhưng chất chứa lòng căm thù giặc sâu sắc của chị. Trong cuộc sống hàng ngày chị là một người con gái đảm đang, tháo vát. Trước khi đi, chị thu xếp việc nhà chu toàn: viết thư cho chị Hai, cho xã mượn nhà làm trường học;… Xây dựng hai nhân vật Việt và Chiến, tác giả đã cho thấy lòng căm thù giặc, cùng ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước, lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng của những người con trong các gia đình nông dân Nam Bộ. Đồng thời cũng khẳng định sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên chiến thắng vẻ vang. Vẻ đẹp của hai nhân vật chính là bắt nguồn từ thế hệ trước. Gia đình Chiến có lòng dũng cảm và lòng căm thù giặc sâu sắc. Bên cạnh đó mỗi thế hệ lại mang những nét đẹp riêng, chú Năm luôn có ý thức gánh vác việc gia đình, tạo cơ hội cho các thế hệ sau được ra chiến trường trực tiếp cầm súng chiến đấu, lập chiến công trả thù. Má Tư Năng, chồng mất, can trường bất khuất, một mình nuôi con. Thế hệ sau có Việt và Chiến với lòng căm thù giặc sâu sắc, khúc sông sau chảy mạnh hơn, đi xa hơn, đã hòa vào biển lớn. Truyền thống gia đình đã cho thấy sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên chiến thắng vẻ vang. Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm là một nét đặc sắc của tác phẩm. Tác phẩm được trần thuật từ ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mình, tạo nên tính trung thực, khách quan. Bên cạnh đó còn còn phải kể đến ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Tác phẩm đã xây dựng hàng loạt chân dung anh hùng, mang trong mình lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
Ở họ không còn là cá nhân anh hùng đơn lẻ mà là tập thể, gia đình anh hùng. Qua đó nhà văn cũng khẳng định sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên chiến thắng vẻ vang. -/- Để bài văn phân tích của em thêm phần trọn vẹn thì các em đừng quên đọc và cảm thụ qua các bài văn mẫu cảm nghĩ về Những đứa con trong gia đình. Mong rằng với nội dung kiến thức này sẽ giúp các em có một bài văn hay cho riêng mình, và đừng bỏ lỡ các bài văn mẫu lớp 12 khác theo các chủ đề đã học do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp!
0 notes
thiendoanng · 3 months
Text
242 / NHÂN TÌNH THỜI THẾ
Lâu lắc lắm một chuyến về quê ,
Thăm lại xứ Huế khổ não nề …!
Hun hút con đường tung gió bụi ,
Nghi ngút bầu trời túi khói xe .?
Ngoảnh lại chung quanh quá ê chề ,
Mấy năm trời điền thế nhanh ghê ..?
Dân đi đâu , tứ bề chật hết ,
Kiểu cách lạ hoắc giọng ồ ề …?
Lứa tuổi chúng ta như bao kẻ ,
Sinh ra đời là để chiến tranh .?
Bắt vào cuộc bắn giết tội tình ,
Chấm dứt đau thương xác thình mặt biển !
Thế cũng chửa xong , tìm cách tiêu khiển ,
Thoả lòng mặc cảm ứng chiến ra tay ?
Oan hồn thất thểu dưới bóng trăng gầy ,
Tình cảm yêu thương khổ thay khó kiếm .!
Bản chất giống nhau đều là nham hiểm ,
Tư thù tiếp nối từ thuở khai thiên .?
Rêu rao nhân nghĩa chẳng thấy ai hiền ,
Lịch sử chứng minh truyền ra muôn kiếp …!
Phật Chúa khéo bày tình thương nối tiếp ,
Cảm hoá được gì lũ điếm dối gian .?
Luân phiên chém giết giành giật hung tàn ,
Ôi thôi khổ thay cung đàn lỗi nhịp ,
Từ nhỏ lớn lên nhìn đời lừa bịp
Toàn đồ trở mặt một kíp hôi tanh .
Làm sao có được cuộc sống an lành …
Thế giới đảo điên mượn hình tôn giáo ..?
Cuồng ngu những kẻ ôm bom đạn pháo ,
Nhảy vào đám đông nghiệp báo phanh thây .?
Cả vùng Trung Đông xác chết đống đầy ,
Triều triệu con dân phanh thây tàn bạo…
Dân tộc chủ nghĩa cốt nòi trơ tráo ,
Ỷ mạnh hơn người lãnh đạo lâng bang .
Có hơn ai đâu , chết thảm đầu hàng ,
“Thiên Võng Khôi Khôi Bầy Đàn Bất Lậu ..!..?.”…(1)
Ra tay trần áp con đen đánh lận ,
Lừa người nong nỗi vào trận u mê .?
Lộng hành kềm chế trên mọi vấn đề ,
Bè lũ lưu manh mọi bề cứ vẫn …?
Không biết cái thân bùn nhơ dơ bẩn ,
Nghĩ cách hại người cướp lẫn tham lam .?
Có tồn tại đâu ép chế dân lành ,
“Hàm Huyết Phún Nhân Tiên Ô Tự Khẩu ! ..?.”…(2)
Đưa chân nhắm mắt vâng lời kẻ xấu ,
Lấy của giết người chẳng dấu được ai ?
Đảng trên củng cố sắc máu cốt loài
“ Quy trình “ giết lầm nguy tai bỏ sót …!
Tham ô kết bè cùng nhau bốc hốt ,
Khoanh vùng phân phát trấn lột lương dân .
Mặc tình thao túng quần chúng cùng bần ,
Căng túi no đầy lần khân gây oán …!…?
“Thượng Bất Chánh” theo đường “Hạ Tác Loạn .(3)
Đau giống nòi lấm nạn vùi sâu .?
Năn nỉ Cận Bình xin giữ lấy đầu ,
Được làm cấp trên gồm thâu thiên hạ …
Miệng la chống Tàu cầu tha như đã …
Chơi kiểu mỵ dân vội vã làm trò .?
Bài bản ăn chia mấy chú khỏi lo ,
Đấm đá cho hay thăm dò phản động …? (4)
Từ trên xuống dưới cuộc đời lồng lộng ,
Nòi giống đảng viên nhà rộng tường cao .
Cho dân Miền Nam đói khổ thều thào ,
Miền Bắc học đòi phồn vinh giả tạo …!…? ( mới vô )
(1) Cái lưới của Trời sưa lắm mà không lọt thằng gian nào hết .
(2) Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước
(3) Cấp Trên ăn cướp của nước , bọn tôi đòi ăn trộm của dân .
Thì tất cả đều là xương máu của quốc gia dân tộc .
(4) khởi tố tham nhũng , nói lên sự thật chính quyền bán nước là phản động ...
Nguyễn Doãn Thiện
Antioch , California ngày 20 tháng 02 năm 2016 .
Tumblr media
0 notes
xemercedesvip1 · 8 months
Text
Mercedes S600 Maybach Pullman – Siêu xe triệu đô khả năng chống đạn
Mercedes S600 Maybach Pullman là một chiếc sedan hạng sang được sản xuất bởi hãng xe Mercedes-Benz. Đây là một trong những mẫu xe cao cấp nhất của Mercedes-Benz được trang bị nhiều tính năng cao cấp và tiên tiến nhất. Hãy cùng Xemercedes.vip tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Giới thiệu chung
Mercedes S600 Maybach Pullman là mẫu xe sang trọng và đẳng cấp của hãng xe danh tiếng Mercedes-Benz. Kích thước dài hơn 6,5 mét và khoang xe rộng rãi, Maybach S600 Pullman mang lại không gian thoải mái và sang trọng cho những khách hàng đòi hỏi cao về tiện nghi và sự thoải mái. Phiên bản Pullman đặc biệt này còn có các tính năng an ninh và bảo vệ cao cấp nhất, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Thiết kế đẳng cấp, động cơ mạnh mẽ và khả năng vận hành ổn định, Mercedes S600 Maybach Pullman đích thực là biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp trong làng xe hạng sang.
Thiết kế nội thất
Mercedes-Maybach S 600 Pullman Guard là sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và kỹ thuật thủ công tinh tế, giúp tạo ra một không gian nội thất rộng rãi và sang trọng.
Chiếc xe dài tổng thể 6,50 mét và khoảng cách giữa hai trục bánh xe là 4,41 mét. Maybach limousine (7 chỗ) cho phép các hành khách thoải mái ngồi trong xe.
S600 Pullman sở hữu khoang nội thất làm từ những vật liệu sang trọng như da, gỗ và nhôm cao cấp. Khoang lái không khác gì dòng Mercedes-Maybach S600, khách hàng ngồi trong Mercedes-Maybach S600 Pullman sẽ hoàn toàn hài lòng với sự sang trọng bậc nhất bao gồm ghế giám đốc ở hàng ghế sau có thể ngả tới 43,5 độ.
Xem thêm tại: https://xemercedes.vip/mercedes-s600-maybach-pullman
#mercedess600maybachpullman #xemercedesvip
Tumblr media
0 notes
maihienxep · 1 year
Text
Mai nhua lay sang tai Cam Pha - Quang Ninh
Mái nhựa lấy sáng tại Cẩm Phả - Quảng Ninh là 1 sản phẩm được làm từ nhựa polycarbonate với thành phần chính là carbon và polime. Carbon chính là thành phần chính tạo nên tinh thể xoàn sở hữu độ cứng cao nhờ liên kết siêu bền. Còn polime là một hợp chất nhựa tổng hợp với sự dẻo dai. Sự phối hợp 2 dòng hợp chất tạo nên 1 vật liệu vừa kiên cố vừa bền bỉ.
Tumblr media
Các sản phẩm được làm từ polycarbonate khá phổ biến. Chúng được áp dụng cực kì phổ biến trong việc sản xuất các cái vật liệu trong xây dựng.
Tumblr media
Mái nhựa lấy sáng là bước đột phá mới trong ngành công nghiệp nói chung và thi công xây dựng nói riêng. Giúp tiết kiệm công sức, chi phí trong việc lấy sáng, nâng cao tính thẩm mỹ cho môi trường sống. áp dụng đa dạng nhất của sản phẩm mái nhựa lấy sáng ấy là : tấm lợp nhà xe, tấm lợp giếng trời, mái nhà hồ bơi, mái hiên, mái nhà kính… hay thậm chí còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất kính chống đạn.
 SẢN XUẤT TẠI KHO_ KHÔNG LO VỀ GIÁ.
Quý khách có nhu cầu sử dụng hoặc tham khảo thêm về sản phẩm xin vui long liên hệ :
_ Website: https://maihienxep.net/
_ Hotline: 0839 622 622 (Zalo) Hoặc 0979 15 86 83 (Zalo)
_ Địa chỉ : 268 Nguyễn Thị Minh Khai , Huyện Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Xin chân thành cảm ơn quý khách!
0 notes
Text
BẢO TÀNG TÂY NINH - Nơi Lưu Giữ Chiến Tích Hào Hùng
Tumblr media
Trong hành trình tham quan, khám phá “nóc nhà Nam Bộ”, du khách không thể bỏ qua địa danh bảo tàng Tây Ninh. Được thành lập vào năm 1980, công trình đã trở thành nơi nghiên cứu, lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản vật thể và phi vật thể của mảnh đất Tây Ninh trung dũng kiên cường. Hãy cùng Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình tham khảo qua bài viết này, ngoài ra chúng tôi còn có rất nhiều bài viết khác giới thiệu về các địa diểm du lịch Tây Ninh hấp dẫn khác trong cùng chuyên mục.
Bảo Tàng Tây Ninh Nằm Ở Đâu Và Những Cách Di Chuyển Đến Nơi?
Bảo tàng tọa lạc tại địa chỉ số 44A Hoàng Lê Kha, KP3, Phường 3, Thành phố Tây Ninh. Thông tin liên hệ: - Hotline: (0276) 3822562 - Điện thoại: (0276) 3810353 - Email: [email protected] - Website: baotang.tayninh.gov.vn Lưu ý: Hiện tại, giá vé tham quan và thời gian mở cửa của bảo tàng chưa được cập nhật. Vì thế, để đảm bảo chuyến hành trình được trọn vẹn và ý nghĩa, du khách có thể liên hệ tới số hotline ở trên để được tư vấn cụ thể và rõ ràng. Một lưu ý nhỏ nữa là một số bảo tàng chỉ mở cửa giờ hành chính nên nếu các bạn tham quan Bảo tàng Tây Ninh vào những ngày cuối tuần thì nên khảo sát trước.
Tumblr media
Cách di chuyển tới bảo tàng Tây Ninh rất đơn giản. Du khách có thể tham khảo 1 trong 2 cách di chuyển bên dưới: Xe khách Từ bến xe An Sương có rất nhiều tuyến xe khách chạy tuyến Sài Gòn – Tây Ninh. Thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng đồng hồ. Giá vé dao động từ 100.000đ – 120.000đ/lượt. Tới ngã 3 giao lộ với đường Hoàng Lê Kha và 30/4, bạn có thể đi xe ôm hoặc grab car hoặc ô tô thêm 2km là tới. Xe cá nhân Nếu bạn là tuýp người năng động, muốn tự khám phá thì có thể tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Bạn có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy với cung đường như sau: Đường QL22B qua thị xã Trảng Bàng, tiếp tục đi thẳng tới trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 40km. Sau đó, tới ngã ba giao lộ đường 30/4 và Hoàng Lê Kha, bạn rẽ phải và đi tiếp quãng đường khoảng 2km sẽ tới.
Bảo Tàng Tây Ninh Có Gì Để Hấp Dẫn Du Khách Đến Tham Quan?
Qua nhiều năm được đầu tư khai quật khảo cổ, tính tới hiện nay, bảo tàng Tây Ninh đang lưu giữ nhiều kỷ vật có giá trị từ thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bên cạnh đó, công trình cũng đang bảo tồn nhiều tư liệu quý về các nghề truyền thống thủ công, về con người, lịch sử và văn hóa của Tây Ninh. Để phục vụ cho việc tham quan, bảo tàng có 2 phòng chính. Một là phòng nghiên cứu sưu tầm di tích. Ở phòng này lưu giữ nhiều hiện vật được xem là di sản văn hóa. Bên cạnh đó còn là nơi lên kế hoạch quản lý nhiều di tích trên địa bàn tỉnh như gò Cổ Lâm, Di tích Chiến thắng Tua Hai, tháp Chót Mạt…
Tumblr media
Phòng còn lại của bảo tàng Tây Ninh là phòng trưng bày thuyết minh, là nơi có nhiều bản đồ, chứng cứ pháp lý về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Trong đó phải kể tới bản đồ: - “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do chính Trung Quốc xuất bản năm 1904. - “Đại Nam nhất thống toàn đồ”. - “Bản đồ các đài khí tượng ở Đông Dương”. Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều hiện vật có ý nghĩa khác, đó là: - Sưu tập hiện vật về cuộc kháng chiến. - Bộ sưu tập về cổ vật qua các giai đoạn lịch sử. - Sưu tập về dân tộc học của đồng bào các dân tộc ở Tây Ninh. - Bộ sưu tập về khảo cổ học.
Tumblr media
Bên cạnh đó, khi du khách bước chân vào khuôn viên của bảo tàng Tây Ninh sẽ thấy hai chiếc trực thăng được trưng bày ở sân. Đây là 2 chiếc máy bay trực thăng mà Mỹ đã từng sử dụng để gây chiến cho chiến trường miền Nam năm ấy. Hình ảnh một Tây Ninh anh dũng, kiên cường đã từng chịu nhiều bom đạn được tái hiện ở sân bảo tàng làm cho du khách khi đặt chân đến đều bồi hồi, xúc động…
Một Số Lưu Ý Khi Tham Quan Bảo Tàng Tây Ninh
Để chuyến tham quan được trọn vẹn và ý nghĩa, du khách cũng nên “bỏ túi” một số lưu ý như sau: - Như đã đề cập ở trên, du khách nên tìm hiểu kỹ về thời gian mở cửa để sắp xếp tham quan cho phù hợp. - Cũng giống như các bảo tàng khác, bảo tàng Tây Ninh cũng có hướng dẫn viên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới công trình, bạn có thể liên hệ để được hỗ trợ. - Khi tham quan bảo tàng du khách nên ăn mặc gọn gàng, lịch sự, tránh hở hang, phản cảm. - Tuyệt đối không được leo trèo, hay sờ vào hiện vật được trưng bày ở bảo tàng. - Có thể chụp ảnh lưu lại khoảnh khắc của chuyến hành trình. Tuy nhiên, ở những địa điểm có treo biển chỉ báo không chụp hình thì bạn hãy tuân thủ đúng quy định. Khi có dịp đi du lịch Tây Ninh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan bảo tàng Tây Ninh để hiểu hơn về lịch sử, văn hóa, con người nơi đây. Hi vọng với những thông tin trên giúp bạn có được chuyến trải nghiệm trọn vẹn và thú vị. Read the full article
0 notes
Video
Paraffin Wax 58
Paraffin Wax  Fully Refined 56 58 Kunlun Sáp parafin fully 56,58-Quy cách 50kg/bao Liên hệ 0946546655 Giới thiệu sản phẩm: Sáp paraffin rắn tinh chế hàm lượng dầu 0,5%, nhãn hiệu kunlun. Sáp paraffin 1.100% sáp paraffin nguyên chất 2.ISO 9001 đã được chứng minh 3.Trong suốt và trắng 4. Hàm lượng dầu thấp 5. SGS 6. REACH Sáp paraffin tinh chế hoàn toàn và bán tinh chế được sử dụng rộng rãi, chủ yếu được sử dụng làm nến, bảng, nhựa, cao su và các hàng hóa khác (như giấy sáp, bút màu, nến, giấy than) của thành phần và vật liệu đóng gói, hộp nướng có băng, được sử dụng cho các bộ phận điện, khả năng chống lão hóa cao su cách nhiệt và tăng tính linh hoạt, v.v. Sáp parafin có rất nhiều ứng dụng, Làm nến, Bút chì màu, Khắc sáp, Bôi trơn xích xe đạp, Lớp phủ cho giấy sáp hoặc bông sáp, Sáp paraffin cấp thực phẩm, Lớp phủ sáng bóng được sử dụng trong sản xuất kẹo, mặc dù có thể ăn được, nhưng nó là không thể tiêu hóa, đi qua cơ thể mà không bị phá vỡ. Lớp phủ cho nhiều loại phô mai cứng, như phô mai Edam. Keo dán lọ, lon, chai, Phụ gia kẹo cao su. Đúc đầu tư, Chất chống đóng bánh, chống ẩm và lớp phủ chống bụi cho phân bón. Chất chuẩn bị mẫu cho mô học, Chất bôi trơn đầu đạn – với các thành phần khác như dầu ô liu và sáp ong Chất tạo đờm, thường được sử dụng để ổn định/khử độ nhạy của chất nổ cao như RDX, v.v. Giới thiệu dịch vụ Người mẫu 56/58 Thương hiệu Côn Lôn Nguồn gốc Liêu Ninh, Trung Quốc Màu sắc Trắng hàm lượng dầu  Ít hơn 0,5% Hình dạng chặn/tát Vật liệu paraffin chỉ số tinh thể 99% sàng lọc hoàn toàn tinh chế Loại sàng lọc Tinh chế hoàn toàn/ Bán tinh chế/ Sáp thô Ứng dụng Nến, diêm, giấy, bút màu, giấy than, bìa cứng, vải canvas
1 note · View note
bengoan · 1 year
Text
0552 / NHÂN TÌNH THỜI THẾ , CỌNG PHỈ BƯNG BÔ BUÔN DÂN BÁN ĐỨNG CƠ ĐỒ , LÒN TRÔN TRUNG CỌNG CUỒNG HỒ TAY SAI
Lâu lắc lắm một chuyến trở về , Thăm lại xứ Huế khổ tình quê …! Hun hút con đường tung gió bụi , Nghi ngút bầu trời túi khói xe .?
Ngoảnh lại chung quanh quá ê chề , Mấy năm trời điền thế nhanh ghê ..? Dân đi đâu , tứ bề chật hết , Kiểu cách lạ hoắc giọng ồ ề …?
Lứa tuổi chúng ta não nề là thế , Sinh ra đời chỉ sống để chiến tranh .? Dấn thân vào cuộc bắn giết tội tình , Chấm dứt đau thương xác thình mặt biển !
Rồi thế cũng chưa xong , tìm tiêu khiển , Thoả lòng tự ái ác nghiệt ra tay ? Oan hồn thất thểu dưới bóng trăng gầy , Tình cảm yêu thương khổ thay khó kiếm .!
Phải chăng cọng quân đều nhau nham hiểm , Tư thù tiếp nối tìm kiếm luân phiên . Rêu rao nhân nghĩa chẳng thấy ai hiền , Lịch sử chứng minh truyền ra muôn kiếp …!
Phật Chúa tỏ bày tình thương nối tiếp , Cảm hoá được gì lũ điếm dối gian .? Cướp của muôn dân tất bật hung tàn , Than ôi khổ thay cung đàn lỗi nhịp ,
Từ nhỏ lớn lên nhìn đời lừa bịp , Toàn đồ trở mặt một kíp hôi tanh . Làm sao cho được cuộc sống an lành … Thế giới láo liên mượn hình tôn giáo ..?
Cuồng ngu những kẻ ôm bom đạn pháo , Nhảy vào đám đông nghiệp báo phanh thây .? Cả vùng Trung Đông xác chết đống đầy , Cuộc sống điêu linh khổ đày huyên náo !
Dân tộc chủ nghĩa cốt nòi trơ tráo , Ỷ mạnh hơn người bá đạo cuồng si . Đem quân xâm lấn chết thảm còn gì , “Thiên Võng Khôi Khôi Sơ Nhi Bất Lậu ..!..?.”…(1)
Ra tay áp bức con đen đánh lận , Lọc lừa nong nỗi vào trận u mê .? Lộng hành kềm chế trên mọi vấn đề , Bè lũ lưu manh mọi bề cứ vẫn …?
Không hề biết thân bùn nhơ dơ bẩn , Nghĩ cách hại người tàn nhẫn cọng nô . Có tồn tại đâu khốn kiếp hung đồ , “Hàm Huyết Phún Nhân Tiên Ô Tự Khẩu ! ..?.”…(2)
Nhắm mắt gật gù vâng lời kẻ xấu , Dã man tàn bạo nung nấu căm hờn ? Tà quyền củng cố quỳ gối lòn trôn , Chính sách “ giết lầm vẫn hơn bỏ sót …! “
Tham ô bóc lột chia bè cùng hốt , Khoanh vùng khuynh loát trấn lột lương dân . Mặc tình thao túng quần chúng cùng bần , Căng túi no đầy lần khân gây oán …!…?
“Thượng Bất Chánh” a tòng “Hạ Tác Loạn ..!”…(3) Đau khổ giống nòi uất hận ngàn sau ? Van xin thằng tập cho giữ cái đầu , Được làm bí thư gồm thâu thiên hạ …
Miệng la chống Tàu , cầu tha như đã … Chơi kiểu mỵ dân vội vã làm trò .? “ Bài bản ăn chia mấy chú khỏi lo : Đấm đá cho hay thăm dò phản động …? “ (4)
Từ trên xuống dưới cuộc đời lồng lộng , Con cháu đảng viên nhà rộng tường cao . Cướp sạch Miền Nam điêu đứng lệ trào , Ân oán trả vay trời cao chứng giám…!…?
Cũng bất quá vì bản chất nông cạn , Thiếu sự học hành lũng đoạn tranh ăn . Nô lệ trung hoa bán nước chia phần , Lũ cọng Việt gian bầy đàn quấy phá .
Ghi chú : (1) Cái lưới của Trời sưa lắm mà không lọt thằng gian nào hết . (2) Ngậm máu phun người miệng mình dơ trước (3) Cấp Trên ăn cướp của nước , bọn tôi đòi ăn trộm của dân . Thì tất cả đều là xương máu của quốc gia dân tộc . (4) khởi tố tham nhũng , nói lên sự thật chính quyền bán nước là phản động .
Nguyễn Doãn Thiện; Antioch , California ngày 20 tháng 02 năm 2016 .
Tumblr media
0 notes
imoim36news · 1 year
Text
Tumblr media
Mắc bệnh mỡ máu cao khi đã ngoài 80 tuổi, Đại tá Nguyễn Ngọc Bào chỉ mất một thời gian ngắn để đưa các chỉ số về ngưỡng bình thường khi áp dụng đúng phương pháp điều trị. “Ít người cao tuổi như tôi Còn đi xe máy khắp nơi tung hoành Thăm bạn, hiếu, hỷ, họp hành Chưa nhờ con cháu xung quanh phiền hà…” Đó là lời tự sự của Đại tá Nguyễn Ngọc Bào, dù đã 88 tuổi, Đại tá Bào vẫn giữ được sức khỏe tốt, trí nhớ minh mẫn để kể và ghi chép lại những mẩu chuyện kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời mình. Súng đạn gian nan chẳng ngại – Chỉ sợ mỡ máu tăng cao Trong căn nhà riêng số 297 Thôn Sáp Mai, Xã Võng La, Huyện Đông Anh, Hà Nội, vị Đại tá về hưu có dịp ôn lại những năm tháng chiến đấu trên đường Trường Sơn mịt mù bom đạn. Lúc bấy giờ, Đại tá Bào thuộc đội Vận tải Quân sự, tham gia vận chuyển vũ khí, hàng hóa từ Bắc vào Nam, phục vụ quân đội chống giặc Mỹ - Ngụy. “Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ/ Đâu Đảng cần là ta cứ đi”. Thời trẻ, hầu hết thời gian, tâm sức của Đại tá đều dành cho Tổ Quốc. Vì vậy, khi về hưu, ông mong muốn có những ngày tháng tuổi già trọn vẹn bên gia đình. Dù đã 88 tuổi Đại tá Nguyễn Ngọc Bào vẫn giữ được sức khỏe và trí nhớ tốt Nói về bí quyết sống khỏe của mình, Đại tá Bào cho biết, ông luôn chủ động theo dõi các chỉ số sức khỏe thông qua thăm khám định kỳ, nếu thấy chỉ số nào “lệch” là phải chỉnh cho “chuẩn”. Thế nhưng không phải lúc nào việc điều chỉnh cũng tuân theo ý mình. Cụ thể, năm 2020 trong một lần kiểm tra sức khỏe, Đại tá Bào được chẩn đoán mắc mỡ máu cao với chỉ số Cholesterol toàn phần 6,87mmol/l. Bác sĩ giải thích, nguyên nhân mắc bệnh của ông là do chức năng gan suy giảm khiến quá trình chuyển hóa mỡ gặp vấn đề. Điều này rất phổ biến ở những người cao tuổi, kể cả những người luôn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học như ông. Ý thức được mỡ máu cao có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho...
Tumblr media
0 notes
webgamemini · 2 years
Text
Tank Hero Online
Tumblr media
Link chơi game: https://webgamemini.app/game/tank-hero-online/
Giới thiệu game:
Trận chiến đã bắt đầu. Đưa đối thủ của bạn với những khẩu đại bác và tiêu diệt càng nhiều xe tăng càng tốt trước khi chúng giết bạn. Chiến đấu chống lại kẻ thù xảo quyệt, thu thập sức mạnh và hoàn thành hơn 100 cấp độ hành động tuyệt vời. Thu thập tiền xu và nâng cấp cỗ máy chiến tranh của bạn với đại bác, đạn và áo giáp mới để trở thành người dẫn đầu.
Hướng dẫn:
- Trên máy tính: Click chuột để chơi game.
- Trên Smartphones: Chạm vào màn hình để chơi game.
Chơi nhiều game online vui nhộn khác: https://webgamemini.app/
Theo dõi Fanpage của chị để được giới thiệu game mới mỗi ngày: https://www.facebook.com/webgamemini
Google Maps: https://goo.gl/maps/S37yVqbuybupdckb9
#games #webgameminiapp #webgamemini #gameonline #gamemienphi
0 notes
thptngothinham · 29 days
Text
[Văn mẫu 9] Phân tích đoạn thơ trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (từ Không có kính không phải vì xe không có kính đến Như sa, như ùa vào buồng lái) để thấy được hiện thực trần trụi của những chiếc xe dùng để chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh trống Mĩ Phân tích đoạn thơ trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (từ Không có kính không phải vì xe không có kính đến Như sa, như ùa vào buồng lái) để thấy được hiện thực trần trụi của những chiếc xe dùng để chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh trống Mĩ ---------- Phân tích hai khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất Vậy, vì sao những chiếc xe làm nhiệm vụ này lại không có kính để chắn gió, chắn bụi. Điều này được nhà thơ Phạm Tiến Duật giải thích trong hai câu đầu bài thơ: Không có không phải xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Như vậy, ở đây thông qua cách giới thiệu, cách giải thích độc đáo, người đọc biết được về lí do "xe không kính": "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Một lí do rất đơn giản nhưng đằng sau câu thơ chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng tác giả muốn nói một điều khác, đó là cái không khí ác liệt của chiến trường, của chiến tranh. Đó là cái ác liệt của "bom giật, bom rung" của súng đạn quân thù. Câu thơ là một lời nói giản dị nhưng ẩn chứa biết bao xót xa trước hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc tàn ác. Nó rất gần với văn xuôi, giọng điệu tinh nghịch, vui đùa pha chút ngang tàng biểu lộ thái độ bình thản, chấp nhận gian khó. Hai câu thơ đầu, không chỉ là lời giải thích mà còn phản ánh hiện thực chiến tranh. Vi vậy, hình ảnh "chiếc xe không kính" – hậu quả của cuộc chiến tranh ác liệt ấy  trở thành một hình tượng độc đáo trong thời kì chống Mỹ. Xe làm nhiệm vụ trên tuyến trường Trường Sơn gập gềnh, khói lửa trong tình trạng không kính, chắc hẳn các chiến sĩ lái xe sẽ vô cùng vất vả. Nhưng không: Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Tính từ "ung dung" và điệp từ “nhìn” thể hiện niềm sảng khoái bất tận, tư thế hiên ngang sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách của người chiến sĩ lái xe. Nếu như ở hai câu thơ trên, còn đang là "bom giật", "bom rung" dữ dội, ác liệt, hiểm nguy; thì xuống những câu thơ này là tư thế "ung dung" của người lính. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp đối lập ở đây, để làm nổi bật tư thế hiên ngang, quả cảm của các chiến sĩ. Họ không hề run sợ, sợ hãi trước bom đạn của quân thù, ngược lại, trong cái xe không có kính vì bom đạn ấy, các anh vẫn ung dung, tự tại. Hình ảnh các anh trở nên đẹp đẽ, phi thường như một bức tượng đài về người chiến sĩ cách mạng. Hành động nhìn đất, nhìn trời mà còn là nhìn thẳng ấy như là hành động đối mặt trực tiếp với gian khó của cuộc chiến, không hề nao núng. Chứng tỏ, các anh đã rất bản lĩnh, hiên ngang. Vị trí từ "ung dung" trong câu thơ đượng đặt lên trước cả cụm chủ vị, trước cả trạng ngữ chỉ nơi chốn (buồng lái) để làm rõ tư thế đứng trên đầu thù của các chiến sĩ lái xe. Các sử dụng nhịp thơ hai – hai – bốn, hình ảnh, ngôn ngữ thơ chân thật, biểu hiện thái độ và tư tưởng người lính: tin tưởng và quyết tâm vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. Qua đoạn thơ có thể thấy cách chọn chi tiết xe không kính để lập tứ của tác giả là rất độc đáo vì nó nói lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh, nói về tinh thần vượt lên trên hiện thực khốc liệt của chiến tranh và cũng thể hiện được sự  bất bình thường trong cuộc chiến đấu nhằm bộc lộ vẻ đẹp trong tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe. Đến đoạn thơ thứ hai, nhà thơ tập trung làm rõ vẽ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái Đoạn thơ đã diễn tả về tốc độ chiếc xe đang lao nhanh với cảm giác mạnh, đột ngột bởi xe không có kính chắn gió nhưng vô cùng lãng mạn. khiến người đọc hình dung được rõ ràng những ấn tượng, cảm giác như chính mình đang ngồi trên chiếc xe không kính đó. Điệp từ "nhìn" nhằm nhấn mạnh, khắc sâu vẻ đẹp tỏa ra từ cách nhìn của người chiến sĩ. Anh nhìn
"con đường", nhìn những thử thách, gian nan với một thái độ bình tĩnh, tự tin đến lạ thường. Cách miêu tả, diễn đạt của nhà thơ Phạm Tiến Duật thật tài tình, độc đáo và rất thật: khi xe không có kính, cảm giác về gió mạnh trực diện hơn; "nhìn thấy" gió mang theo bụi đường "xoa mắt đắng" và như càng thấy con đường phía trước: "chạy thẳng vào tim". Hình ảnh "chạy thẳng vào": vượt qua thử thách của chiến trường ác liệt là còn nhờ ở cả tìm cảm của những người lính biết rõ công việc mình làm vì ai và cho ai. Đường ra trận gian nguy nhưng tâm hồn người lính vẫn đẹp, cách nhìn vẫn tinh tế, lạc quan: một ánh sao, một cánh chim đêm hôm lạc đàn cũng làm anh xao xuyến. Câu thơ thật dễ thương, lãng mạn, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các hình ảnh "gió, sao trời, cánh chim" và cách dùng các từ ngữ "như sa, như ùa" cho thấy được sự hiểm nguy nơi chiến trường ác liệt đã biến thành sự thân mật, thú vị giữa con người với thiên nhiên, biểu hiện vẻ đẹp của tâm hồn người lái xe. Từ hiện thực chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy, từng giờ từng phút đối mặt với cái chết nhưng qua con mắt nhìn của Phạm Tiến Duật trở nên thật thi vị, lãng mạn. Với hai khổ thơ này, người đọc vừa hình dung được hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, vừa cảm nhận được vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính. ---------- Trên đây là bài văn phân tích hai khổ thơ đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất mà THPT Ngô Thì Nhậm đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp các bổ sung thêm vốn từ cũng như nội dung trong quá trình làm bài.
0 notes
theodongthoisu · 4 years
Text
Range Rover SVAutobiography bản chống đạn giá 1,3 triệu USD
Range Rover SVAutobiography bản chống đạn giá 1,3 triệu USD
Tại Đức, giá một mẫu Range Rover SVAutobiography từ 240.000 USD. Hãng độ Klassen tại địa phương biến mẫu SUV hạng sang đầu bảng thương hiệu Anh thành phiên bản chống đạn dành cho các khách hàng giàu có, giá lên đến 1,3 triệu USD. Với mức giá này, khách hàng có thể mua một mẫy hypercar như McLaren Senna.
Tumblr media
SVAutobiography phiên bản chống đạn. Ảnh: Klassen
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
   Trên bản độ SVAutobiography, toàn…
View On WordPress
0 notes
lemodo · 3 years
Text
Vũ Xuân Lan : BÙI QUYỀN (30/4/1937-30/5/2020) VÀ TÔI
Tumblr media
Chúng tôi chỉ là hai chị em họ: Mẹ của Bùi Quyền là em ruột của bố tôi, tuy vậy chúng tôi thân thiết từ thời thơ ấu, có lẽ gần gũi nhau còn hơn chị em ruột. Tôi mồ côi mẹ lúc mới 5 tuổi lại có bà mẹ kế rất nghiêm nên hay tìm đến tình thương của cô. Cô tôi lại chỉ có một mình Quyền nên rất thương chúng tôi. Nhà ở gần nên chạy qua chạy lại chơi đùa rất vui.
Sau khi di cư vào miền Nam bà cô tôi qua đời và Quyền cũng có dì ghẻ giống như tôi. Chỉ khác là bà dì ghẻ này đã có trước khi cô tôi mất. Bà có sinh một cậu con trai. Quyền không có chị em gái nên tôi được coi như một nơi an ủi cho Quyền trong tình cảnh “mấy đời bánh đúc có xương” này. Tôi có người em trai tên Tòng là trung úy trong quân đội Việt Pháp. Mỗi lần nghỉ phép em tôi và Quyền thường đi chơi với nhau. Người em trai tôi sau đó tử trận khi mới 22 tuổi. Sau này Quyền kể lại với tôi là có lần hai anh em đang đi chơi thấy anh dừng lại trước mặt một tên lính Tây, tên lính đập gót giầy, chào rất nghiêm chỉnh nhưng ông anh đã đứng lại, tiến thẳng đến sửa cái cổ áo làm anh lính sợ tái mặt. Quyền rất thích ông anh tay cầm cái gậy chỉ huy, mặt lầm lỳ ít nói. Không biết bao nhiêu điều đó có làm ảnh hưởng đến quyết định của Quyền để đi vào con đường binh nghiệp sau này không. Quyền và Tòng là hai thế hệ, cách điều binh khiển tướng có khác nhau, cách cư xử có khác nhau, em trai tôi là một sĩ quan người Việt có thể phải nghiêm khắc với những người lính Pháp để giữ kỷ luật quân đội, còn Quyền lúc xông pha trận mạc, chỉ huy mặt trận ra sao tôi không được biết nhưng những lần về phép cũng như khi tôi đến nhà Quyền, gặp những quân nhân rất thân thiện, rất thương quý Quyền đúng với tình nghĩa huynh đệ chi binh. Hai anh em họ lại có gương mặt rất giống nhau đến nỗi có một vài người bạn đến nhà thăm Quyền ở San Jose khi nhìn lên bàn thờ phải giật mình khi thấy một ông trong bộ quân phục giống hệt người đang đứng ngoài. Có lẽ điều này đã cho tôi nghĩ rằng khi mất một người em ruột, tôi lại có một người em mà cơ duyên khiến tôi được săn sóc, lo lắng trong suốt cuộc đời, những điều mà tôi chưa làm được cho người em trai vắn số của tôi.
Thời gian sau đó, Ông Bùi Nam thân phụ của Quyền bị ung thư phổi. Khi biết bệnh đến thời kỳ nặng, cụ muốn Quyền lập gia đình để cụ yên chí có cháu đích tôn trước khi nhắm mắt. Quyền là một người con rất có hiếu nên đã vâng lời. Quyền nói tôi đi với cụ bà Trần Trọng Kim, chị ruột của ông Bùi Nam tức là bác ruột của Quyền, để xin hỏi Quế Mai mà bà nội là bạn thân của cụ. Quả đất tròn, Quế Mai lại là bạn học với con gái tôi tại trường Trưng Vương. Sau đó, cụ Trần Trọng Kim cũng nhờ tôi đứng ra lo liệu đám hỏi và đám cưới cho Quyền. Điều này đã làm mất lòng bà dì ghẻ không ít nhưng có lẽ Quyền muốn tôi thay mặt cô tôi để lo những việc trọng đại này.
Sau đám cưới, Quyền lại trở về quân ngũ, hành quân liên miên, tôi phải nhiều lần lau nước mắt cho người vợ trẻ khi tình hình chiến sự ngày càng khốc liệt. Tôi thường dỗ dành cô em dâu: “em đừng khóc lóc quá, người ta thường nói thần giao cách cảm, nếu ở ngoài mặt trận Quyền cảm nhận được những buồn rầu lo lắng của em, rồi trong 1 giây bất cẩn, hòn tên mũi đạn có tránh ai đâu”. Nhưng Quyền đã thoát nạn cả trong những trận đánh lớn để một ngày gần cuối tháng tư, đến nhà tôi, mặt rất buồn rầu nói: “em phải tạm gửi vợ con em ra Phú Quốc để em yên tâm ở lại chiến đấu đến cùng, em cũng không biết có gặp lại nhau không nhưng ít ra còn đỡ nguy hiểm hơn là ở lại khi em vắng nhà. Em phải vào Tổng Tham mưu để họp, cố giữ được đô thành cho cuộc thuơng thuyết của Tướng D.V.M. được thuận lợi. Em chỉ xin anh sắp sẵn cho em mấy viên Cyanure để có chuyện gì em sẽ tự xử mà không để bị chúng làm nhục”, (nhà tôi là Dược Sĩ nên ở Viện Bào Chế có sẵn cyanure). Nghe câu này chúng tôi cùng choáng váng chỉ ừ hữ cho xong lúc đó. Nhưng cơ trời vận nước đã không giúp em tôi được toại nguyện vì sáng 30 tháng 4 tướng Minh đã ra lệnh buông súng. Quyền trở về nhà tôi, trút bỏ quân phục, mặc thường phục và nói: “em cố xuống vùng 4 xem còn hy vọng gì”. Chúng tôi nhìn em đi mà rất lo lắng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.
Sáng 1 tháng 5, điện thoại reo. Tôi điếng người khi nghe con tôi nói: “mẹ có điện thoại của cậu.” Tôi cầm máy để nghe Quyền nói: “Em về đây rồi, em không muốn ghé chị vì sợ họ nhận ra em. Chị mang mấy viên thuốc cho em”. Tôi lặng người nghĩ: đã thật đến lúc này rồi sao? Cố giữ bình tĩnh, tôi lái xe lên Trần Quang Khải. Nhìn thấy em bơ phờ mệt mỏi, hai mắt đỏ ngầu mà lòng tôi tan nát. Quyền hỏi tôi: “chị có mang thuốc cho em không?” Tất nhiên tôi không mang nhưng tôi nói: “thuốc trong túi chị nhưng em nghĩ kỹ đi, em uống thì em sẽ ra đi, nhẹ nhàng cho em nhưng còn vợ con em đang chờ, nếu em sống thì còn có ngày đoàn tụ.” Nghe tôi nói, Quyền khóc và chỉ ra ngoài cửa sổ: “chị nhìn kìa, lính em đang cởi trần đi lang thang thế kia, em sống làm gì?” Nhìn người chỉ huy xông pha trận mạc, không chùn bước trước gian nguy, giờ đây ngồi khóc sụt sùi khi nhìn thấy chiến binh thất trận đang ngơ ngác không biết đi về đâu, tôi rất đau lòng nhưng cũng yên tâm vì em không còn đòi thuốc nữa. Tôi biết khi nhắc đến vợ con, Quyền đã tỉnh trí lại và không nghĩ đến tìm cái chết vì còn hy vọng ngày nào được gặp lại.
Trong mấy tháng đầu, chưa tổ chức được chỗ tập trung và muốn tránh những chống đối có thể xảy ra, cộng sản đã thả lỏng, không đả động hay giam cầm bắt bớ những người của chế độ cũ. Tất cả dân chúng đều bị lừa và yên lòng sống bình thường cho đến đầu tháng 6 mới có thông cáo tập trung để Học Tập. Các hạ sĩ quan và nhân viên cấp nhỏ chỉ phải đi học 10 ngày. Sĩ quan và nhân viên cao cấp trong chính quyền cũ được báo chuẩn bị lương thực và áo quần mùng mền để đi tập trung học tập trong một tháng. Mọi người đều thở dài nhẹ nhõm, bảo nhau đi cho xong nợ rồi về lo kiếm sống. Tất cả đã bị lừa vì sau 1 tháng không ai được về mà thân nhân còn không biết người nhà của mình hiện bị giam giữ ở đâu. Sau một thời gian khá dài lo sợ, hoang mang tìm kiếm thì người nhà nhận được miếng giấy nhỏ cho phép gửi đồ tiếp tế đến 1 mật số không ai biết địa điểm ở đâu. Lần đầu chỉ được gửi một gói 2 kilogrammes đồ ăn khô. Dần dần quy hạn định 2 tháng 1 lần được gửi 1 gói 2 kilo. Rồi lại bẵng một thời gian dài không tin tức chính thức mà chỉ có tin đồn là một số người bị đưa ra miền Bắc. Tin đó đã thành sự thực khi chúng tôi nhận được những lá thư ngắn gửi về nói là người thân đã được đưa ra học tập ngoài miền Bắc, tất cả đều được đối xử tử tế và nhà nước khoan hồng cho mỗi gia đình được tiếp tế 5 kilo mỗi 3 tháng. Sau đó, cuối năm 78 lại có đợt khoan hồng thứ 2: gia đình dược phép đi thăm và mang quà ra tận những trại tù miền Bắc. Tuy hoàn cảnh rất khó khăn vì những lượt đổi tiền và kiểm kê tài sản, các gia dình đều cố vơ vét những gì còn lại để đi ra tận miền Bắc xa xôi mang đồ tiếp tế cho mạng sống của những người thân yêu. Chạy được miếng giấy di chuyển cũng không dễ gì. Sau những cố gắng chạy chọt các cửa Công an từ Công An tổ dân phố đến Công An Quận và Thành, con gái tôi cũng lên được tầu (xe lửa) Thống Nhất để đi thăm chồng ở Thanh Hóa và thăm cậu (Quyền) ở Vĩnh Phúc Yên. Chúng tôi ở nhà chờ trong hồi hộp lo âu, 1 tháng sau, con gái tôi mới trở về, khi xe lửa đến ga Bình Triệu, con gái tôi ở trên toa tầu bước xuống khóc òa “con không được gặp cậu”. Trong tiếng khóc, con tôi kể lại đã phải mang về những gói quà thấm nước khi lội suối vì cậu đang bị phạt không được thăm nuôi. Sau chuyến đó con tôi mang 2 con nhỏ đi vượt biên vì người bố trong chốn lao tù đã kín đáo khuyên vợ hãy ra đi vì tương lai các con.
Ở lại, tôi gánh vác việc thăm nuôi, lại chạy chọt giấy phép, thu góp 2 phần quà và đi ra Hà Nội mua sắm thêm 1 số đồ ăn tươi, đáp tầu ngược lại Thanh Hóa, xong vụ thứ nhất, nghỉ lại Hà Nội mua sắm thêm rồi đáp tầu lên Phú Thọ thăm Quyền. Chuyến đi đó, tôi nhớ lại, không có gì đặc biệt ngoài những thăm hỏi tin tức mà Quyền rất chú tâm là: “Chị có nghe tin nhà em và các cháu ở đâu? Họ ra sao bây giờ?” Tôi cũng đáp lại cho em yên lòng là mọi người đều bình yên tuy lúc đó liên lạc giữa trong và ngoài nước rất khó khăn, tôi chưa nghe tin gì về những người đã đi thoát. Về lại trong Nam tôi nhận được thư Quyền nói là được chuyển qua đội rau xanh và dặn tôi trong đợt gửi quà lần tới nhớ cho thật nhiều xà bông. Tôi mừng là qua đội rau xanh chắc công việc nhẹ nhàng hơn, đỡ vất vả. Sau này mới biết đó là 1 hình phạt quái ác nhất mà họ dùng để dằn mặt Quyền về tội cứng đầu với họ. Tôi xin miễn tả ra đây để tránh cho mọi người hình dung cái trò dơ bẩn này, Quyền không bao giờ kể lể những nhọc nhằn phải gánh chịu nhưng có lần tôi hỏi về việc xin thật nhiều xà bông mới cho tôi biết cái công việc nặng mùi đó rất cần nhiều xà bông tẩy rửa, tôi nghe mà ngậm ngùi thương cảm.
Lần sau cùng, khi có giấy báo ngày đi Bỉ để đoàn tụ với con trai, tôi ra thăm để báo cho Quyền biết tôi sắp rời VN. Vì là lần sau cùng nên tôi mang rất nhiều đồ tiếp tế: mấy chục gói mì, 10kg gạo, sữa, đường, bánh mì khô, cơm nắm muối vừng và một ít đồ ăn tươi. Di chuyển bao nhiêu thức ăn đó vào trong trại tù trước con mắt không chút thiện cảm của những người công an cán bộ không dễ gì nhưng chế độ lót tay đã giúp tôi mang được vào đến nơi. Tôi lạnh người khi người cán bộ quản giáo nói: “chị mang về đi, anh Quyền hiện bị phạt, không được nhận tiếp tế kỳ này”. Nước mắt lưng tròng, tôi liếc nhìn người cháu đi cùng để cầu cứu (Người cháu này là một thầy giáo dậy học ở Hà Nội vẫn đi theo giúp đỡ tôi mỗi khi tôi đi thăm nuôi như vậy). Biết là tình hình nghiêm trọng, người cháu tôi rút trong túi bao thuốc lá thơm, quàng vai thân mật rủ anh quản giáo ra ngoài hút thuốc. Một lúc sau, đối với tôi dài hơn một thế kỷ, Quyền đi ra, quần áo rách tả tơi, chân đi đất dưới cái lạnh cắt da của miền Bắc. May quá tôi đã nhờ người Hà Nội mua hộ 1 chiếc áo bông mang vào, vội khoác lên cho em đỡ lạnh. Sau này Quyền kể lại đã tặng tấm áo ấy cho một người bạn tù vì “anh ta ốm yếu quá, em khỏe hơn”. Hôm đó nhờ bao thuốc lá thơm của miền Nam, hai chị em tôi được ngồi nói chuyện khá lâu. Quyền như quên cả đói rét đang hành hạ tấm thân tù đày mà chỉ ân cần căn dặn tôi phải “tìm gặp nhà em và các cháu, xem cuộc sống ra sao và cho em tin tức”. Lúc đó, đau lòng quá, tôi thoáng có ý nghĩ không biết tôi có làm đúng không khi ngày 1 tháng 5 tôi đã không đưa cho em mấy viên thuốc như em yêu cầu. Nhiều năm sau này tôi biết tôi đã làm đúng.
Sang tới Mỹ, liên lạc được với Quế Mai, tôi tạm yên lòng vì ba mẹ con đã ổn định, các cháu khôn lớn, ngoan ngoãn và học rất giỏi. Tôi viết thư nhờ người cháu đi tiếp tế mang vào cho Quyền. Người cháu cho biết khi vào đến cửa trại giam, gặp Quyền đi lao động về, thấy cháu, Quyền nói to như quát: “cháu đi ra ngoài mua cho cậu mấy bao khoai lang, cậu đói lắm đói lắm”. Cách biểu lộ tức giận này sau cũng được trả thù bằng cách biệt giam và bỏ đói. Tin này làm tôi ăn ngủ không yên tuy tôi vẫn đều đều gửi tiền về nhờ người cháu này đi thăm nuôi cho đến ngày Quyền được chuyển vào miền Nam rồi được thả.
Một ngày đẹp trời tôi nhận được điện thoại. Đầu dây kia một người xưng là Đại tá Masuoka, sĩ quan liên lạc của trường Không quân. Ông nói ông có 2 Sinh viên Sĩ Quan Không quân, rất được để ý vì học rất xuất sắc. Khi nghe nói có bố là tù nhân của chế độ cộng sản, ông muốn liên lạc với người bố này để giúp đỡ và hai cháu đã cho số điện thoại của tôi. Ông nói rằng ông có thể đón Quyền sang Mỹ thật nhanh. Tôi báo tin ngay cho Quyền và cho biết Ông Masuoka sẽ về VN gặp tận mặt và phỏng vấn Quyền. Tôi cho địa điểm để Quyền đến gặp ông ở Sài Gòn. Sau lần gặp gỡ này ông Masuoka đã về nhờ mọi thế lực để mang Quyền sang cho kịp ngày lễ mãn khóa của cháu Bùi Quang. Ông đã làm hết sức và mỗi lần đều gửi bản sao giấy tờ cho tôi biết công việc diễn tiến đến đâu. Rồi tin mừng đã đến với tôi: chỉ vài tuần sau ông cho biết sẽ có máy bay riêng đón Quyền sang Thái Lan và ông cam đoan là Quyền sẽ có mặt ngày cháu Quang được gắn lon của trường Không Quân Hoa Kỳ. Tin mừng sau cùng là ông cho biết ngày giờ chuyến bay hạ cánh ở San Francisco để tôi đi đón. Ông Masuoka rất muốn đưa tôi đi dự lễ ra trường của cháu Quang nhưng vì công việc phải trở lại quận Cam ngày hôm sau nên tôi đành từ chối. Tôi không biết rằng ông đã thu xếp để Tổng Thống G.H.W. BUSH gắn lại cho Quyền những huy chương của Mỹ mà Quyền đã được gắn tại Việt Nam trước 1975. Đối với mọi người, đây là một vinh dự nhưng Quyền lại ít nhắc đến. Riêng tôi thì lại tiếc rằng trong bao thăng trầm của cuộc sống tôi đã chia sẻ với Quyền, tôi lại bỏ lỡ dịp này.
Từ trái: Tổng thống Hoa Kỳ thứ 41, George H. W. Bush;
giữa: MĐ Bùi Quyền; phải: Trưởng nam của MĐ BQ trong ngày lễ mãn khóa SVSQKQ/Hoa Kỳ
Từ Colorado về, Quyền ở với tôi một thời gian trước khi lên San Jose đi làm, mua nhà và ở cho đến khi về hưu trí. Nhà của Quyền cũng đã là nơi trú ngụ của những chiến hữu và cả những bạn tù của Quyền khi mới đến Mỹ mà chưa ổn định được chỗ ở. Về hưu rồi Quyền cũng còn ở lại một thời gian khá lâu để thu xếp vì xung quanh Quyền là cả một kho sách chữ Nho cũng như chữ Việt. Quyền rất thích nghiên cứu về khoa tử vi và lúc trong tù Quyền đã học nhiều chữ Hán và nói được tiếng Trung Hoa. Nhưng sức khỏe xuống dần khiến Quyền không còn do dự mà phải quyết định bán nhà và dọn xuống Quận Cam ở. Nhà Quế Mai nhỏ, chật chội cho việc viết lách của Quyền nên thỉnh thoảng Quyền lên chơi ở lâu với tôi vì có chỗ cho Quyền tha hồ bày biện: chỗ này tài liệu sách vở, chỗ kia Laptop và tự điển. Không biết có phải vì linh tính sắp phải ra đi mà lần sau cùng Quyền ở với tôi khá lâu. Lần này Quyền hay trầm ngâm nghĩ ngợi, và hầu như suốt ngày vùi đầu vào Laptop, miệt mài viết, có khi quên cả ăn khiến tôi phải luôn giục giã. Bây giờ tôi mới nghĩ ra là lúc đó Quyền đã linh cảm không còn nhiều thời gian mà còn nhiều việc dở dang nên cố gắng hoàn tất. Đầu tháng 12 các cháu lên đón bố về, không biết Quyền có hoàn tất được cuốn sách nào viết dở về những chiến trận xa xưa.
Quyền còn đi thăm tôi được 1, 2 lần. Ngày Mother’s Day 10 tháng 5 còn gọi chúc mừng tôi. Biết em yếu rồi nhưng rồi dịch Covid–19 khiến chúng tôi không còn gặp nhau được nữa. Ngày 24 tháng 5 tôi được nói chuyện lần cuối cùng với Quyền. Quyền nói: “em yếu lắm chị ơi”. Tôi cũng đành an ủi: “thôi em đừng nói nhiều nữa mệt, nghỉ cho khỏe, chờ tình hình sáng sủa chị em mình sẽ gặp nhau.” Nhưng tình hình chưa sáng sủa, giới nghiêm còn kéo dài. Sáng ngày 30 tháng 5 Quế Mai cho hay Quyền trở nặng hơn, đau quá nên phải chích morphine mỗi giờ. Tôi và các con thu xếp đến gặp cậu. Giờ này, dưới tác dụng của morphine Quyền nằm yên nhắm mắt nhưng vẫn thở đều. Tôi nắm tay, bàn tay vẫn còn ấm và mềm, ngón tay vẫn mang chiếc nhẫn của Trường Võ Bị. Tôi nói với em là tôi đến thăm em, mong em nghỉ ngơi cho khỏe rồi sẽ gặp nhau. Tình hình Covid–19 không cho phép tụ tập đông nên khoảng 2 tiếng sau chúng tôi ra về và đến nhà độ gần 1 tiếng sau Quế Mai cho hay Quyền đã ra đi. Trong nỗi nhớ thương vô tận tôi chỉ còn tự an ủi rằng dù sao em cũng đã ra đi nhẹ nhàng, trong ngôi nhà ấm cúng, giữa những người thân yêu.
Ngày tang lễ, các bạn cũ, các chiến hữu đã đến phân ưu với những lời nồng ấm, vô cùng cảm động. Trong điếu tang nói lời từ biệt bố, cháu Bùi Quang thổ lộ rằng trong những năm dài vắng mặt cha, cháu đã buồn giận khi nghĩ rằng bố đã đưa ba mẹ con lên máy bay mà không nghĩ đến tương lai của vợ con nơi đất lạ quê người, nhưng sau này lớn lên, đã hiểu thế nào là bổn phận trách nhiệm thì cháu lại hãnh diện có người bố đã sống đúng chí hướng. Lúc đó tôi muốn nói với cháu rằng viễn tượng còn gặp lại vợ con đã là động lực để bố cháu sống sót sau 13 năm tù đày, gian khổ và để ngày 1 tháng 5 năm 1975 đã không tự kết liễu đời bằng mấy viên thuốc độc.
Sau cùng một tang lễ quân cách trang nghiêm ngày 10 tháng 6 năm 2020 đã là phần thưởng xứng đáng cho người Chiến Binh Mũ đỏ Bùi Quyền.
Vĩnh biệt em. Chị Vũ Xuân Lan.
Vũ Xuân Lan
6 notes · View notes
Video
Paraffin Wax Fully Refined 56 58 Kunlun
Paraffin Wax  Fully Refined 56 58 Kunlun Sáp parafin fully 56,58-Quy cách 50kg/bao Liên hệ 0946546655 Giới thiệu sản phẩm: Sáp paraffin rắn tinh chế hàm lượng dầu 0,5%, nhãn hiệu kunlun. Sáp paraffin 1.100% sáp paraffin nguyên chất 2.ISO 9001 đã được chứng minh 3.Trong suốt và trắng 4. Hàm lượng dầu thấp 5. SGS 6. REACH Sáp paraffin tinh chế hoàn toàn và bán tinh chế được sử dụng rộng rãi, chủ yếu được sử dụng làm nến, bảng, nhựa, cao su và các hàng hóa khác (như giấy sáp, bút màu, nến, giấy than) của thành phần và vật liệu đóng gói, hộp nướng có băng, được sử dụng cho các bộ phận điện, khả năng chống lão hóa cao su cách nhiệt và tăng tính linh hoạt, v.v. Sáp parafin có rất nhiều ứng dụng, Làm nến, Bút chì màu, Khắc sáp, Bôi trơn xích xe đạp, Lớp phủ cho giấy sáp hoặc bông sáp, Sáp paraffin cấp thực phẩm, Lớp phủ sáng bóng được sử dụng trong sản xuất kẹo, mặc dù có thể ăn được, nhưng nó là không thể tiêu hóa, đi qua cơ thể mà không bị phá vỡ. Lớp phủ cho nhiều loại phô mai cứng, như phô mai Edam. Keo dán lọ, lon, chai, Phụ gia kẹo cao su. Đúc đầu tư, Chất chống đóng bánh, chống ẩm và lớp phủ chống bụi cho phân bón. Chất chuẩn bị mẫu cho mô học, Chất bôi trơn đầu đạn – với các thành phần khác như dầu ô liu và sáp ong Chất tạo đờm, thường được sử dụng để ổn định/khử độ nhạy của chất nổ cao như RDX, v.v. Giới thiệu dịch vụ Người mẫu 56/58 Thương hiệu Côn Lôn Nguồn gốc Liêu Ninh, Trung Quốc Màu sắc Trắng hàm lượng dầu  Ít hơn 0,5% Hình dạng chặn/tát Vật liệu paraffin chỉ số tinh thể 99% sàng lọc hoàn toàn tinh chế Loại sàng lọc Tinh chế hoàn toàn/ Bán tinh chế/ Sáp thô Ứng dụng Nến, diêm, giấy, bút màu, giấy than, bìa cứng, vải canvas
1 note · View note