Tumgik
#vậtchất
cuangangbuong · 7 years
Text
Trước đến giờ, em là một đứa rất sợ " mắc nợ ", nợ về tinh thần lẫn vật chất.... nên không phải ai cho gì, ai tặng gì em cũng nhận đâu kể cả là người yêu em... 
Tumblr media
75 notes · View notes
minhsmilie · 5 years
Photo
Tumblr media
Xin cảm ơn Anh Chị Em, Bạn bè hôm nay Đã gửi lời cmsn đến Mình. Cảm ơn anh em bạn bè không quản ngại đường xá xa xôi, dở dang công việc, bỏ bê việc đời... Đến #LàmLễ #MừngThọ cho Minh Smilie. ____ Cuộc sống này, có thể thiếu #Tiền, thiếu #VậtChất ... Nhưng không thể thiếu #AnhEm #BạnBè 🥰🥰🥰 https://www.instagram.com/p/B6N7GgLAMjQ/?igshid=9j832dmt8iui
0 notes
Photo
Tumblr media
KẼM
Kẽm là một nguyên tố kim loại chuyển tiếp, ký hiệu là Zn và có số nguyên tử là 30. Nó là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn các nguyên tố. Kẽm, trên một số phương diện, có tính chất hóa học giống với magiê, vì ion của chúng có bán kính giống nhau và có số ôxy hoá duy nhất ở điều kiện bình thường là +2. Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong lớp vỏ Trái Đất và có 5 đồng vị bền. Quặng kẽm phổ biến nhất là quặng sphalerit, một loại kẽm sulfua. Những mỏ khai thác lớn nhất nằm ở Úc, Canada và Hoa Kỳ. Công nghệ sản xuất kẽm bao gồm tuyển nổi quặng, thiêu kết, và cuối cùng là chiết tách bằng dòng điện.
Đồng thau là một hợp kim của đồng và kẽm đã bắt đầu được sử dụng muộn nhất từ thế kỷ X TCN tại Judea và thế kỷ VII TCN tại Hy Lạp cổ đại. Mãi cho đến thế kỷ XII thì kẽm nguyên chất mới được sản xuất quy mô lớn ở Ấn Độ, và đến cuối thế kỷ XVI thì người châu Âu mới biết đến kẽm kim loại. Các mỏ ở Rajasthanđược khai thác từ thế kỷ VI TCN. Cho đến nay, bằng chứng cổ xưa nhất về kẽm tinh khiết là từ Zawar ở Rajasthan vào khoảng thế kỷ IX, người ta dùng phương pháp chưng cất để tạo ra kẽm nguyên chất. Các nhà giả kim thuậtđốt kẽm trong không khí để tạo thành một chất mà họ gọi là "len của nhà triết học" hay "tuyết trắng".
3 notes · View notes
gioithieusachaz · 2 years
Text
Mô hình One Piece : Bộ 9 nhân vật
Mô hình One Piece : Bộ 9 nhân vật
THÔNG TIN SẢN PHẨM:Tên mô hình: One Piece team Luffy – set 9 nhân vậtChất liệu: Nhựa PVC an toàn cho sức khỏeKích thước: 6-8cmBao gồm: 9 nhân vật như hình Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng…
View On WordPress
0 notes
hosodangkynhanhieu · 5 years
Text
Luật Xuất bản năm 2004 số 30/2004/QH11
QUỐC HỘI ********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********
Số: 30/2004/QH11
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004
LUẬT
CỦAQUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 30/2004/QH11 NGÀY 03 THÁNG12 NĂM 2004 VỀ XUẤT BẢN
Căn cứ vào Hiến pháp nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghịquyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ10; Luật này quy định về xuất bản.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạmvi điều chỉnh
Luật này quy định về tổ chức vàhoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham giahoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản bao gồm cáclĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
Điều 2. Đốitượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quannhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xãhội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinhtế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân Việt Nam (sau đâygọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoàihoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặcgia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Vịtrí, mục đích của hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnhvực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đếnnhiều người nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội,giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sốngtinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹpcủa người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế -xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia,góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 4. Xuấtbản phẩm
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệuvề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và côngnghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu sốViệt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trêncác vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau.
Tài liệu theo quy định của Luậtnày bao gồm tài liệu tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn học tập, thi hành chỉthị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn kỹ thuật sảnxuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kỷ yếu hội thảo.
Điều 5. Bảođảm quyền phổ biến tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả
1. Nhà nước bảo đảm quyền phổbiến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộquyền tác giả.
2. Nhà nước không kiểm duyệt tácphẩm trước khi xuất bản.
3. Không một cơ quan, tổ chức,cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 6. Chínhsách phát triển sự nghiệp xuất bản
1. Nhà nước có chính sách khuyếnkhích, tạo điều kiện xây dựng ngành xuất bản trở thành ngành kinh tế – kỹ thuậtphát triển toàn diện.
2. Nhà nước có chính sách đặthàng đối với xuất bản phẩm về lý luận, chính trị; xuất bản phẩm phục vụ thiếuniên, nhi đồng, đồng bào dân tộc thiểu số, người khiếm thị; xuất bản phẩm cầnphổ biến rộng rãi nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trọng yếu và thôngtin đối ngoại; trợ cước vận chuyển đối với xuất bản phẩm cho vùng có điều kiệnkinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khókhăn; xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại; xuất bản phẩm phục vụđồng bào miền núi, hải đảo.
3. Nhà nước mua bản thảo đối vớinhững tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đốitượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nướcngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Chính phủ quy định cụ thể việcthực hiện các chính sách quy định tại Điều này.
Điều 7. Cơquan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
1. Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Văn hóa- Thông tin chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhànước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phốihợp với Bộ Văn hoá – Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bảntheo thẩm quyền.
3. Uỷ ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương theosự phân cấp của Chính phủ.
Điều 8. Nộidung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản
1. Xây dựngchiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản; ban hành theo thẩmquyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động xuất bản.
2. Quản lý công tác nghiên cứukhoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản.
3. Quản lý hợp tác quốc tế tronghoạt động xuất bản.
4. Tổ chức đọc xuất bản phẩm lưuchiểu.
5. Thanh tra, kiểm tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản.
6. Thực hiện công tác khen thưởng,kỷ luật trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuấtbản phẩm có giá trị cao.
Điều 9. Khiếunại, tố cáo trong hoạt động xuất bản
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền khiếu nại các quyết định, hành vi trái pháp luật; cá nhân có quyền tố cáocác hành vi trái pháp luật trong hoạt động xuất bản. Cơ quan, tổ chức, cá nhânchịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khiếu nại, tố cáo của mình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cóquyền yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, tác giả cảichính trên báo chí, bồi thường thiệt hại, khởi kiện về dân sự hoặc yêu cầu cơquan nhà nước có thẩm quyền khởi tố về hình sự khi xuất bản phẩm có nội dungsai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc làm thiệt hại đến quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 10. Nhữnghành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Tuyên truyền chống lại Nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dântộc.
2. Tuyên truyền, kích động chiếntranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích độngbạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tộiác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhànước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân vàbí mật khác do pháp luật quy định.
4. Xuyên tạc sự thật lịch sử;phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vukhống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Chương 2:
LĨNH VỰC XUẤT BẢN
Điều 11. Đốitượng được thành lập nhà xuất bản
Cơ quan nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác do Chính phủ quy định đượcthành lập nhà xuất bản.
Nhà xuất bản tổ chức và hoạtđộng theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệpcó thu.
Điều 12. Điềukiện thành lập nhà xuất bản
Việc thành lập nhà xuất bản phảicó đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tôn chỉ, mục đích, đốitượng phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
2. Có người lãnh đạo nhà xuấtbản đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 14 và đội ngũ biên tập viên đủ tiêuchuẩn quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này;
3. Trong các chức danh lãnh đạonhà xuất bản phải có ít nhất một người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản từ banăm trở lên;
4. Có trụ sở hoạt động, vốn và cácđiều kiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật;
5. Phù hợp với quy hoạch pháttriển sự nghiệp xuất bản toàn quốc, quy hoạch của từng ngành, từng địa phương.
Điều 13. Nhiệmvụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản
Cơ quan chủ quản nhà xuất bản làcơ quan, tổ chức đứng tên xin phép thành lập nhà xuất bản, có nhiệm vụ và quyềnhạn sau đây:
1. Xác định và chỉ đạo việc thựchiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của nhà xuất bản; xét duyệt kếhoạch xuất bản của nhà xuất bản;
2. Cấp vốn ban đầu và bảo đảmcác điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động;
3. Bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản sau khi có văn bảnthỏa thuận của Bộ Văn hoá – Thông tin;
4. Thanh tra, kiểm tra hoạt độngcủa nhà xuất bản theo thẩm quyền;
5. Chịu trách nhiệm về những viphạm pháp luật của nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyềnhạn của mình.
Điều 14. Tiêuchuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản
1. Giám đốc, tổng biên tập nhàxuất bản là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; cótrình độ đại học, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất bảnvà phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
2. Giám đốc nhà xuất bản cónhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Bảo đảm thực hiện đúng tônchỉ, mục đích của nhà xuất bản;
b) Xây dựng bộ máy tổ chức vànhân lực của nhà xuất bản;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiệnkế hoạch xuất bản;
d) Ký quyết định xuất bản đốivới từng bản thảo trên cơ sở kế hoạch xuất bản đã đăng ký;
đ) Ký duyệt bản thảo trước khiđưa in và ký duyệt xuất bản phẩm trước khi phát hành;
e) Định giá, điều chỉnh giá bánlẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật, kể cả xuất bản phẩm liên kết;
g) Quản lý tài sản và cơ sở vậtchất của nhà xuất bản;
h) Chịu trách nhiệm trước cơquan chủ quản và trước pháp luật về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuấtbản.
3. Tổng biên tập nhà xuất bản cónhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giúp giám đốc nhà xuất bản xâydựng kế hoạch xuất bản;
b) Tổ chức bản thảo;
c) Tổ chức biên tập bản thảo;
d) Đọc duyệt bản thảo trước khitrình giám đốc nhà xuất bản và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về nộidung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.
Điều 15. Tiêuchuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên nhà xuất bản
1. Biên tập viên nhà xuất bản làcông dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; có trình độ đạihọc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất bản và phẩm chất chính trị, đạo đứctốt.
2. Biên tập viên nhà xuất bản cónhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Được đứng tên trên xuất bảnphẩm theo quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Được khước từ biên tập nhữngtác phẩm mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này vàbáo cáo với giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản;
c) Chịu trách nhiệm trước giámđốc nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.
Điều 16. Cấpgiấy phép thành lập nhà xuất bản
1. Trước khi thành lập nhà xuấtbản, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ xin cấp giấy phép gửi BộVăn hoá – Thông tin. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép ghi têngọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, giám đốc, tổng biên tập, trụ sở vàvốn của nhà xuất bản;
b) Lý lịch trích ngang của giámđốc, tổng biên tập và danh sách biên tập viên nhà xuất bản.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin phảicấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
3. Sau khi được cấp giấy phépthành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bảnvà hoàn thành các thủ tục cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Thayđổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản; thay đổi tên gọi, tôn chỉ,mục đích, đối tượng phục vụ và trụ sở của nhà xuất bản
1. Khi thay đổi cơ quan chủquản, tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản thì cơ quan chủ quản mới phải làm thủtục xin cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo quy định tại Điều 16 của Luậtnày.
2. Khi thay đổi tên gọi của cơquan chủ quản hoặc nhà xuất bản, thay đổi đối tượng phục vụ của nhà xuất bảnthì cơ quan chủ quản phải có văn bản gửi Bộ Văn hoá – Thông tin xin đổi giấyphép.
3. Khi thay đổi trụ sở, nhà xuấtbản phải thông báo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuấtbản chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới.
Điều 18. Đăngký kế hoạch xuất bản
Hằng năm, nhà xuất bản phải đăngký kế hoạch xuất bản với Bộ Văn hoá – Thông tin trước khi xuất bản.
Điều 19. Quyềntác giả trong lĩnh vực xuất bản
Việc xuất bản tác phẩm, tái bảnxuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sởhữu tác phẩm theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Liênkết trong lĩnh vực xuất bản
1. Nhà xuất bản được liên kếtvới tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhvề in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chứcbản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm.
2. Giám đốc nhà xuất bản tổ chứcbiên tập hoàn chỉnh và ký duyệt bản thảo trước khi đưa in, ký duyệt xuất bản phẩmliên kết trước khi phát hành.
3. Tổ chức, cá nhân liên kết vớinhà xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này được đứng tên trên xuất bản phẩm vàliên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với xuất bản phẩm liên kết.
Điều 21. Tácphẩm cần thẩm định nội dung trước khi tái bản
Những tác phẩm sau đây nếu nộidung có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bảnphải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký kế hoạch xuất bản:
1. Tác phẩm xuất bản trước Cách mạngTháng Tám năm 1945; tác phẩm xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bịtạm chiếm;
2. Tác phẩm xuất bản từ năm 1954đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạnglâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam cho phép;
3. Tác phẩm xuất bản ở nướcngoài.
Điều 22. Xuấtbản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam
1. Việc xuấtbản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam không thực hiện quanhà xuất bản phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấyphép theo quy định sau đây:
a) Bộ Văn hoá- Thông tin cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở trung ương;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấpgiấy phép cho cơ quan, tổ chức của địa phương, chi nhánh, văn phòng đại diện,đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại địa phương.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:
a) Đơn xin phép xuất bản ghi têncơ quan, tổ chức xin phép, tên tài liệu, số lượng in, khuôn khổ, số trang, nộidung tóm tắt, đối tượng và phạm vi phát hành, cam kết thực hiện đúng nội dungghi trong giấy phép;
b) Hai bản thảo tài liệu; trườnghợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theobản dịch bằng tiếng Việt.
3. Trong thời hạn mười ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bảnquy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấyphép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Điều 23. Xuấtbản tác phẩm, tài liệu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tạiViệt Nam
1. Việc xuất bản tác phẩm của tổchức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để kinh doanh tại Việt Nam phải được nhàxuất bản của Việt Nam có chức năng tương ứng thực hiện.
2. Việc xuấtbản tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại ViệtNam không thực hiện qua nhà xuất bản của Việt Nam phải được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép.
Hồ sơ xin cấp giấy phép được thựchiện theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này; đối với chi nhánh, vănphòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế xin phép xuất bản phảikèm theo bản sao có công chứng giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện docơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Trong thời hạn mười ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin phảicấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Điều 24. Đặtvăn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam
1. Việc đặt văn phòng đại diệncủa nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luậtViệt Nam và phải được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp giấyphép.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:
a) Đơn xin đặt văn phòng đạidiện ghi mục đích, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, trụ sở, tên người đứng đầu vănphòng đại diện và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Văn bản xác nhận tư cách phápnhân của nhà xuất bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
3. Trong thời hạn ba mươi ngày,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin phảicấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
4. Văn phòng đại diện của nhàxuất bản nước ngoài tại Việt Nam được giới thiệu về nhà xuất bản, sản phẩm củanhà xuất bản; xúc tiến các giao dịch về bản quyền và xuất bản phẩm theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam.
Điều 25. Xuấtbản trên mạng thông tin máy tính (Internet)
1. Việc xuất bản trên mạng thôngtin máy tính phải do nhà xuất bản thực hiện và phải tuân theo quy định của Luậtnày.
Những xuất bản phẩm lưu hành hợppháp được đưa lên mạng thông tin máy tính.
2. Việc đưa xuất bản phẩm lênmạng thông tin máy tính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 26. Thôngtin ghi trên xuất bản phẩm
1. Đối với sách và tài liệu dướidạng sách, việc ghi thông tin được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Bìa một ghi tên sách, tên tácgiả, nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản, số thứ tự của tập;
b) Trang tên sách, ngoài cácthông tin quy định tại điểm a khoản này còn phải ghi thêm tên người chủ biênhoặc người dịch, người hiệu đính, số lần tái bản, năm xuất bản;
c) Đối với sách dịch, mặt saucủa trang tên sách phải ghi đầy đủ tên nguyên bản, tác giả, nhà xuất bản nướcngoài, năm xuất bản; nếu sách dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bảnphải ghi rõ ngôn ngữ và tên người dịch bản đó;
d) Trang cuối sách ghi tên ngườichịu trách nhiệm xuất bản, tên người biên tập nội dung, tên người trình bàybìa, minh họa; khuôn khổ; số đăng ký kế hoạch xuất bản; số quyết định xuất bảncủa giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhànước về hoạt động xuất bản, số lượng in, tên cơ sở in, ngày nộp lưu chiểu;
đ) Bìa bốn ghi giá bán lẻ; đốivới sách đặt hàng phải ghi là sách đặt hàng; đối với sách không kinh doanh phảighi là không bán; đối với sách liên kết phải ghi tên, địa chỉ của đối tác liênkết xuất bản, in hoặc phát hành.
2. Đối với xuất bản phẩm khôngphải là sách, tài liệu dưới dạng sách phải ghi tên xuất bản phẩm, tên nhà xuấtbản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản; số lượng in, tên cơ sở in; sốquyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơquan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩmđặt hàng phải ghi là đặt hàng; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghilà không bán; đối với xuất bản phẩm liên kết phải ghi tên, địa chỉ của đối tácliên kết xuất bản, in hoặc phát hành.
Điều 27. Nộpxuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam
1. Tất cảxuất bản phẩm phải được nộp lưu chiểu trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểuxuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ít nhất mười ngày trước khiphát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bảncho Bộ Văn hoá – Thông tin; trường hợp số lượng in dướiba trăm bản thì nộp hai bản;
b) Cơ quan, tổ chức có tài liệudo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản, ngoài số bản phải nộp theoquy định tại điểm a khoản này còn phải nộp hai bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Sau khi xuất bản phẩm đượcphát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp năm bảncho Thư viện Quốc gia Việt Nam; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộphai bản.
Điều 28. Đọcxuất bản phẩm lưu chiểu
1. Bộ Văn hoá- Thông tin tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổchức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do mình cấp giấy phép xuất bản.
Trong trườnghợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Văn hoá -Thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan,tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện phápxử lý theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Văn hoá – Thông tin chủtrì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc xuất bảnphẩm lưu chiểu.
Điều 29. Quảngcáo trên xuất bản phẩm
1. Đối với sách chỉ được quảngcáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản trên bìa hai, ba và bốn, trừ sách chuyênvề quảng cáo.
2. Đối với tài liệu không kinhdoanh chỉ được quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của cơ quan, tổ chứcxuất bản tài liệu đó.
3. Không được quảng cáo hànghoá, dịch vụ mà pháp luật cấm quảng cáo.
Điều 30. Xửlý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản
1. Nhà xuất bản, cơ quan, tổchức được phép xuất bản có xuất bản phẩm vi phạm quy định tại các điều 10, 18,19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27 và 29 của Luật này thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị tạm đình chỉ phát hành,thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ; trường hợp gây thiệt hại cho cơquan, tổ chức, cá nhân khác thì phải công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí,bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Nhà xuất bản, tổ chức, cánhân tham gia trong lĩnh vực xuất bản có xuất bản phẩm vi phạm quy định tạiĐiều 10 của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tạm đình chỉhoạt động, thu hồi giấy phép hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệthại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý nhà nước vềhoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình.
Chương 3:
LĨNH VỰC IN XUẤT BẢN PHẨM
Điều 31. Cấpgiấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
1. Điều kiện để cấp giấy phéphoạt động in xuất bản phẩm gồm:
a) Giám đốchoặc chủ cơ sở in là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam;có nghiệp vụ về in và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
b) Có mặt bằngsản xuất, thiết bị để in xuất bản phẩm;
c) Bảo đảm các điều kiện về anninh, trật tự;
d) Phù hợp với quy hoạch pháttriển in xuất bản phẩm.
2. Hồ sơ xincấp giấy phép gồm:
Đơn xin cấp giấy phép ghi tên,địa chỉ cơ sở in, mục đích, sản phẩm chủ yếu;
Tài liệu chứng minh về việc cómặt bằng sản xuất, danh mục thiết bị chính, lý lịch trích ngang của giám đốchoặc chủ cơ sở in;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăngký kinh doanh của cơ sở in có công chứng;
d) Bản cam kết thực hiện cácđiều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
3. Thẩmquyền cấp giấy phép được quy định như sau:
a) Bộ Văn hoá- Thông tin cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấpgiấy phép cho cơ sở in của địa phương.
4. Trong thời hạn mười ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bảnquy định tại khoản 3 Điều này phải cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Điều 32. Điềukiện nhận in xuất bản phẩm
1. Việc in xuất bản phẩm đượcthực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với xuất bản phẩm của nhàxuất bản thì phải có quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản;
b) Đối với tài liệu không kinhdoanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản thì phảicó giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
c) Đối với tài liệu không kinhdoanh của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam không thực hiện qua nhàxuất bản của Việt Nam thì phải có giấy phép xuất bản do BộVăn hoá – Thông tin cấp;
d) Đối với xuất bản phẩm in giacông cho nước ngoài tại cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương thì phải cógiấy phép in gia công do Bộ Văn hoá – Thông tin cấp; đốivới xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài tại cơ sở in của địa phương thìphải có giấy phép in gia công do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
2. Việc in xuất bản phẩm phải cóhợp đồng. Việc in nối bản xuất bản phẩm phải được sự đồng ý của nhà xuất bản vàphải có hợp đồng.
Điều 33. Hoạtđộng của cơ sở in xuất bản phẩm
1. Cơ sở in chỉ được in xuất bảnphẩm sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
2. Cơ sở in chỉ được nhận inxuất bản phẩm theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
3. Khi thay đổi tên gọi, địachỉ, chủ sở hữu, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấyphép hoạt động in xuất bản phẩm.
4. Khi thay đổi giám đốc hoặc chủcơ sở in, cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạtđộng in xuất bản phẩm kèm theo lý lịch trích ngang của giám đốc hoặc chủ mớicủa cơ sở in.
Điều 34. Ingia công xuất bản phẩm cho nước ngoài
1. Cơ sở inxuất bản phẩm được in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài. Việc in gia côngxuất bản phẩm cho nước ngoài phải được Bộ Văn hoá -Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép. Hồ sơ xin cấp giấyphép gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép ghitên, quốc tịch người đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt in, tên xuấtbản phẩm đặt in, số lượng in, cửa khẩu xuất;
b) Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặtin;
c) Bản sao giấy phép hoạt độngin xuất bản phẩm có công chứng.
2. Trong thời hạn mười ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin, Uỷban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phảicó văn bản nêu rõ lý do.
Điều 35. Pháthiện xuất bản phẩm vi phạm trong quá trình in
1. Khi phát hiện xuất bản phẩmcó nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này thì cơ sở in phải báo cáongay với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, đồng thời thông báovới nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in.
2. Trường hợp cơ quan quản lýnhà nước về hoạt động xuất bản quyết định đình chỉ in xuất bản phẩm thì nhàxuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có xuất bản phẩm bị đình chỉ in phải bồi thườngthiệt hại cho cơ sở in; nếu quyết định sai thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạtđộng xuất bản phải bồi thường thiệt hại cho nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhâncó xuất bản phẩm bị đình chỉ in.
Điều 36. Xửlý vi phạm trong lĩnh vực in xuất bản phẩm
Cơ sở in, tổ chức, cá nhân thamgia trong lĩnh vực in xuất bản phẩm có hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất,mức độ vi phạm mà bị đình chỉ in xuất bản phẩm đang in, tạm đình chỉ hoạt độngin xuất bản phẩm, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm hoặc bị truy cứutrách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định củapháp luật:
1. In xuất bản phẩm không cógiấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
2. In xuất bản phẩm không cóquyết định xuất bản của nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
3. In xuất bản phẩm gia công chonước ngoài không có giấy phép in gia công;
4. In xuất bản phẩm đã có quyếtđịnh đình chỉ in, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ;
5. In xuất bản phẩm không đúngvới bản thảo đã được nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản kýduyệt; không có hợp đồng in hoặc in vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng.
Chương 4:
LĨNH VỰC PHÁT HÀNH XUẤTBẢN PHẨM
Điều 37. Hoạtđộng phát hành xuất bản phẩm
1. Phát hành xuất bản phẩm baogồm các hình thức mua, bán, phân phát, cho thuê, triển lãm, hội chợ, xuất khẩu,nhập khẩu xuất bản phẩm và đưa xuất bản phẩm lên mạng thông tin máy tính(Internet) để phổ biến đến nhiều người.
2. Cơ sở phát hành xuất bản phẩmlà cơ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất bản phẩm.
Nhà xuất bản được thành lập cơsở phát hành xuất bản phẩm.
3. Cơ sở kinh doanh nhập khẩuxuất bản phẩm (sau đây gọi là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm) phải có giấy phéphoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Văn hoá – Thông tin cấp.
Điều 38. Cấpgiấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Điềukiện để cơ sở phát hành xuất bản phẩm được cấp giấy phép hoạt động kinh doanhnhập khẩu xuất bản phẩm gồm:
a) Là doanh nghiệp nhà nước;
b) Có nhân lực đủ trình độ ngoạingữ, nghiệp vụ về nhập khẩu.
2. Hồ sơxin cấp giấy phép gồm:
a) Đơn xin phép hoạt động nhậpkhẩu xuất bản phẩm;
b) Văn bản đề nghị của cơ quanchủ quản.
3. Trong thờihạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin phải cấpgiấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Điều 39. Kinhdoanh nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Việc nhập khẩu xuất bản phẩmđược thực hiện thông qua các cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.
2. Hằngnăm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhậpkhẩu với Bộ Văn hoá – Thông tin trước khi nhập khẩu.
3. Giám đốc cơ sở nhập khẩu xuấtbản phẩm phải tổ chức kiểm tra nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hànhvà chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm mà mình nhập khẩu.
Điều 40. Nhậpkhẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Việc nhập khẩu xuất bản phẩmkhông kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nướcngoài, tổ chức quốc tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt độngtại Việt Nam do Chính phủ quy định.
Điều 41.Xuất khẩu xuất bản phẩm
Xuất bản phẩm của nhà xuất bảnlưu hành hợp pháp khi xuất khẩu ra nước ngoài không phải xin phép cơ quan quảnlý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Điều 42. Hoạtđộng triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm
1. Việc tổ chức triển lãm, hộichợ xuất bản phẩm tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức,cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạtđộng xuất bản cấp giấy phép theo quy định sau đây:
a) Bộ Văn hoá- Thông tin cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức, cá nhânnước ngoài, tổ chức quốc tế;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấpgiấy phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương, chi nhánh, văn phòngđại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại địa phương.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép ghi mụcđích, thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ;
b) Danh mục xuất bản phẩm đểtriển lãm, hội chợ.
3. Trong thời hạn mười ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bảnquy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấyphép phải có văn bản nêu rõ lý do.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổchức triển lãm, hội chợ không có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dungghi trong giấy phép thì bị đình chỉ việc tổ chức hoặc thu hồi giấy phép.
Điều 43. Hợptác với nước ngoài về phát hành xuất bản phẩm
1. Cơ sở phát hành xuất bản phẩmcó tư cách pháp nhân được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài dưới hìnhthức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh để kinh doanh xuất bản phẩmtheo quy định của pháp luật.
2. Việc đặt văn phòng đại diệncủa tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm thựchiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải được Bộ Văn hoá – Thông tincấp giấy phép theo quy định sau đây:
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép gồmđơn xin cấp giấy phép hoạt động ghi mục đích, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, trụsở, tên người đứng đầu văn phòng đại diện và cam kết thực hiện đúng các quyđịnh của pháp luật Việt Nam; văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của tổ chức xinđặt văn phòng đại diện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
b) Trong thời hạn mười ngày, kểtừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá – Thông tin phải cấp giấy phép; trườnghợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
3. Vănphòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực phát hànhxuất bản phẩm được giới thiệu về tổ chức và sản phẩm của mình, xúc tiến cácgiao dịch về phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 44. Xửlý vi phạm trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm
1. Khi phát hiện xuất bản phẩmcó nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này thì cơ sở phát hành xuấtbản phẩm phải báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
2. Cơ sở phát hành xuất bảnphẩm, tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm có hànhvi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tạm đình chỉ phát hành,đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ xuất bản phẩm viphạm, tạm đình chỉ hoạt động nhập khẩu, thu hồi giấy phép hoạt động nhập khẩuhoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật:
a) Phát hành xuất bản phẩm màviệc xuất bản, in, nhập khẩu không hợp pháp;
b) Phát hành xuất bản phẩm đã cóquyết định đình chỉ in, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ;
c) Bán xuất bản phẩm thuộc loạikhông kinh doanh;
d) Tiêu thụ, phổ biến xuất bảnphẩm in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam;
đ) Nhập khẩu xuất bản phẩm khôngđăng ký danh mục nhập khẩu hoặc thực hiện không đúng danh mục đã đăng ký.
3. Trường hợp cơ quan quản lýnhà nước về hoạt động xuất bản quyết định tạm đình chỉ phát hành, đình chỉ pháthành, thu hồi, tịch thu xuất bản phẩm vi phạm thì nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩuxuất bản phẩm có xuất bản phẩm vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở pháthành; nếu quyết định sai thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bảnphải bồi thường thiệt hại cho nhà xuất bản hoặc cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 45. Hiệulực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01 tháng 7 năm 2005.
2. Luật này thay thế Luật xuấtbản ngày 07 tháng 7 năm 1993.
Điều 46. Hướngdẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03tháng 12 năm 2004.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Văn An
window.fbAsyncInit = function () FB.init( appId: '1511287122454022', xfbml: true, status: true, cookie: true, version: 'v2.8' ); ; (function (d, s, id) var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "http://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v2.8&appId=1511287122454022"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); (document, 'script', 'facebook-jssdk'));
The post Luật Xuất bản năm 2004 số 30/2004/QH11 appeared first on Hồ Sơ Đăng Ký Nhãn Hiệu.
https://ift.tt/2ndYRuj
0 notes