#tuyentruyen
Explore tagged Tumblr posts
ngochoang23 · 8 years ago
Photo
Tumblr media
Boy over flower 🏵 Hay còn gọi là Trai đẹp hơn hoa 💮🌸🌼 . #tuyentruyen #birthday #flower #bof #love #18th #young #creative #hanoi #vietnam #hoankiemlake
0 notes
tintuc8985-blog · 11 years ago
Link
Các cấp CĐ tỉnh Bến Tre, từ đầu năm đến nay đã phát triển gần 2.650 đoàn viên mới, nâng tổng số đoàn viên toàn tỉnh lên 62.679/71.965 CNVCLĐ, chiếm tỉ lệ 87,1%; thành lập mới 8 CĐCS khu vực ngoài nhà nước, nâng tổng số CĐCS lên 1.088. Các cấp CĐ giới thiệu 1.483 đoàn viên ưu tú cho tổ chức Đảng, có 551 người được xem xét kết nạp vào Đảng, đạt tỉ lệ 37,15%. L.N.G
LĐLĐ huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) thời gian qua đã tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 03 - CT/T.Ư của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong các cấp CĐ. Tại hội nghị sơ kết 2 năm, đã có 17 tập thể, cá nhân xuất sắc được Huyện ủy khen thưởng. Phạm Chí
LĐLĐ tỉnh Bình Dương:Các cấp CĐ đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Tháng qua, đã tuyên truyền, vận động thành lập được 12 CĐCS, phát triển mới 2.945 đoàn viên. S.T
CĐ Cty CP ximăng La Hiên - Vinacominđã phối hợp với chuyên môn đảm bảo việc làm và thu nhập cho NLĐ. 9 tháng đầu năm, đơn vị đã SX được gần 400.000 tấn ximăng, đạt doanh thu hơn 395 tỉ đồng; thu nhập bình quân của NLĐ đạt mức hơn 4,1 triệu đồng/tháng.Bắc Việt
LĐLĐ tỉnh Bắc Cạn:Vừa qua, đã tổ chức giải ngân 205 triệu đồng từ quỹ "vì nữ CNVCLĐ nghèo" cho 41 nữ CNVCLĐ được vay vốn để giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống. L.Nguyên
Ban CĐ Quốc phòng: Thực hiện kế hoạch phát triển đoàn viên và thành lập CĐ năm 2013, trong tháng qua, đã tuyên truyền vận động kết nạp được hơn 300 đoàn viên. Đây là nhiệm vụ quan trọng được CĐ quân đội chú trọng đẩy mạnh trong hoạt động giai đoạn 2013-2018. T.H
LĐLĐ tỉnh Yên Bái: Trong 8 tháng của năm 2013 đã giải quyết việc làm cho 317 LĐ, dạy nghề cho LĐ nông thôn là 3.984 người. Theo khảo sát của các cấp CĐ, CNVCLĐ khối SXKD còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp hoặc có DN nợ lương CN, lương  bình quân là 2.700.000 đồng/người/tháng.H.A
LĐLĐ tỉnh Ninh Bình:Chỉ đạo CĐ cấp trên cơ sở triển khai phong trào thi đua "Dân vận khéo", đến ngày 30.9 đã có 15/16 đơn vị cấp trên cơ sở đăng ký mô hình về LĐLĐ tỉnh. LĐLĐ tỉnh chọn LĐLĐ huyện Gia Viễn làm điểm xây dựng mô hình "Dân vận khéo" cấp tỉnh.V.L
CĐ Than khoáng sản:Trong quý III đã tổ chức xây dựng và sửa chữa 56 nhà "mái ấm CĐ" cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn về chỗ ở. Tổng số tiền chi cho hoạt động này là 2,4 tỉ đồng. T.E.A
LĐLĐ tỉnh Bến Tre:Để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hoạt động cho CB CĐ, trong quý III, các cấp CĐ đã tổ chức được 21 lớp tập huấn cho 4.662 CB CĐ chủ chốt. Hoạt động này tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới. H.T.T
CĐ Giao thông vận tải VN:Chỉ đạo các cấp CĐ ngành về tổ chức hội nghị NLĐ và hội nghị CBCC năm 2013. Đến nay, đã có 87% số đơn vị tổ chức hội nghị NLĐ và 99% số đơn vị tổ chức hội nghị CBCC theo kế hoạch.H.Thảo
LĐLĐ tỉnh Kiên Giang:Quý III tiến hành khảo sát 5 DN chưa có tổ chức CĐ, triển khai tuyên truyền Bộ luật LĐ, Luật CĐ năm 2012 và Điều lệ CĐVN cho CNLĐ để xúc tiến thành lập tổ chức CĐ; kết nạp mới 298 đoàn viên, thành lập mới 5 CĐCS, nghiệp đoàn. LĐLĐ tỉnh cũng đã củng cố BCH 2 CĐCS cảng cá Tắc Cậu và Cty Bảo Việt nhân thọ Kiên Giang; tiếp nhận và kiện toàn BCH CĐCS Cty CP Nông sản Kiên Giang. L.N.G
LĐLĐ tỉnh Bình Dương:235 cán bộ CĐCS của các DN đã tham dự Hội nghị tập huấn về các chế độ, chính sách BHXH do LĐLĐ tỉnh và BHXH tỉnh phối hợp tổ chức. BHXH tư vấn, hướng dẫn về Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn về đối tượng, mức đóng, quyền lợi BHXH bắt buộc như sau: Đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng BHXH hằng tháng; quyền lợi như: Chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động, chế độ hưu trí...Đăng Hải - Nam Dương
Từ khoá: triển khai thu nhập thấp bảo việt nhân thọ việc làm tuyên truyền phát triển tai nạn lao động iii bhxh
tin tức pháp luật 24h
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Nhận thức chuẩn, hành động đúng
(GD&TĐ) - Nghị định 34/2010 NĐ-CP quy định cả việc học sinh khi đi xe đạp điện, cha mẹ chở con bằng xe máy phải cho con đội mũ bảo hiểm. Nhưng rất nhiều phụ huynh học sinh chưa nắm được nội dung này để nhắc nhở con em mình (đặc biệt ở các vùng nông thôn). Và với việc lơ mơ về luật này, các bậc phụ huynh sẽ gặp lực lượng chức năng, khi từ nay đến 1/6, Hà Nội mở đợt cao điểm xử lý trẻ em trên 6 tuổi ngồi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
 "Đội vào kẻo công an phạt..."
Đây là câu nói đầu tiên của phụ huynh đối với những đứa con "nhỡ nhàng" tuổi lớn đi xe đạp điện đến trường. Dạo một vòng các trường THPT trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nhiều lần được chứng kiến hình ảnh ông bố bà mẹ đi xe máy đuổi theo xe đạp điện của con đến tận cổng trường, tay đưa mũ cho con, miệng nhắc: "Này này, đội vào không công an phạt",  hoặc giúi cho con chiếc mũ giọng van nài: "Nhớ mang mũ chứ, không tí nữa lại điệu bố ra xin công an". Có phụ huynh ở vùng nông thôn, khi đi xe máy chở con đi học, nếu có ai nhắc đội mũ bảo hiểm cho con còn gắt gỏng: "Đi đường làng làm gì có công an mà phải đội...".
Cha mẹ cần nêu gương cho con
Chuyện đối phó với cơ quan chức năng khi đội mũ bảo hiểm được bắt đầu từ ngay chính tâm thức của các bậc phụ huynh, thế nên cũng không lạ khi con cái đều tỏ vẻ thờ ơ, hờ hững với việc chấp hành luật pháp với hành động đơn giản là đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện đi học.
Trong công tác quản lý của nhà trường cũng gặp phải không ít khó khăn xoay quanh vấn đề đội mũ bảo hiểm cho học sinh. Ở các trường Tiểu học, học sinh đều được bố mẹ đưa đến trường và mang luôn mũ bảo hiểm về nhà. Nhưng với trường THCS và THPT, số lượng học sinh đi xe đạp điện ngày một nhiều hơn. Có những phụ huynh sợ con đánh mất mũ, đã cho con đội mũ "dởm", để nếu có mất cũng không tiếc nhằm đối phó với quy định của nhà trường. Ban giám hiệu làm sao phân biệt được đâu là mũ "xịn" đâu là mũ "dởm". Nói dại, nếu chẳng may các em bị ngã trên đường, những chiếc mũ "dởm" này thì...
Không nên chỉ trông chờ vào nhà trường
Giải pháp tốt nhất hiện nay để mũ bảo hiểm đến trường trở thành một thói quen hàng ngày của học sinh như việc mặc đồng phục mỗi ngày chính  là tuyên truyền để mọi người cùng tự giác thực hiện.
Hiện tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông còn ít
Thầy cô giáo cần tuyên truyền cho học sinh, và kể cả trong các cuộc họp phụ huynh học sinh để thấy rõ tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, nhất là khi cho con trẻ đi xe đạp điện một mình. Các bậc phụ huynh nên yêu cầu con mình đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, bởi tuy là "xe đạp" nhưng tốc độ không kém gì xe máy, trong khi đó học sinh (người sử dụng xe đạp điện) lại chưa hiểu rõ luật, chưa xử lý được tình huống như người lớn khi đi xe máy nên tai nạn rất dễ xảy ra.
- Theo Ban An toàn giao thông Hà Nội, tỉ lệ đội mũ bảo hiểm ở các trường tiểu học đạt thấp nhất so với khối THCS và THPT. Cụ thể ở quận Ba Đình đạt 9%, quận Đống Đa đạt 7,3% và quận Cầu Giấy là 11,4%.
- Tại các thành phố lớn nhất của Việt Nam tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm chỉ chiếm 18% trong khi tỷ lệ người lớn đội mũ bảo hiểm là 89%. Hàng năm có hơn 3000 trẻ em thiệt mạng và hàng chục ngàn trẻ em bị chấn thương nghiêm trọng khi tham gia giao thông ở Việt Nam
Ngay từ cấp học mầm non, các cô giáo cần nhắc các con về tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm. Đến khi học các trường tiểu học, các tiết học về an toàn giao thông, thầy cô cũng tranh thủ tuyên truyền về tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm đúng cách cũng như những tác hại gây ra khi bị tai nạn giao thông mà không đội mũ bảo hiểm. Có thể tính vào điểm thi đua của cá nhân, của lớp, hạ hạnh kiểm nếu như vi phạm.
Trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, cần tuyên truyền về Nghị định 34/2010 NĐ-CP. Để nâng cao ý thức cho học sinh trong việc tự giác đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy hoặc đi xe đạp điện, nhà trường đã tuyên truyền đầu giờ chào cờ hàng tuần. Nếu có điều kiện, mời cán bộ Phòng cảnh sát giao thông về nói chuyện chuyên đề.
Tuy nhiên, cũng không nên chỉ trông chờ vào nhà trường khi mỗi thầy cô giáo còn mang nặng trách nhiệm giảng dạy văn hóa, kiến thức cho học sinh. Mỗi gia đình, mỗi bậc cha mẹ, người lớn trong gia đình cũng cần góp sức mình để mang lại giá trị thực cho sự an toàn của con em mình. Vai trò nêu gương của người lớn, dạy cho con kỹ năng sống không thầy cô nào tốt hơn chính những người lớn trong gia đình.
 Lời khuyên của Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á Greig Craft
Theo ông Greig Craft, lớp học là nơi lý tưởng để hướng dẫn và khuyến khích sử dụng mũ bảo hiểm. Kiến thức về hành vi tham gia giao thông an toàn của trẻ sẽ được tăng cường nếu giáo viên và bố mẹ cùng cung cấp thông điệp giống nhau. Một số cách sau theo ông Chủ tịch Quỹ phòng chống thương vong châu Á có thể giúp tăng tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm ở học sinh.
Với nhà trường
Phối hợp với công an địa phương: Thảo luận với công an địa phương về mục đích tăng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và đề nghị họ giúp đỡ trong việc thực thi. Có công an giám sát tại cổng trường sẽ cải thiện việc sử dụng mũ bảo hiểm hiệu quả.
Đếm số lần học sinh đội mũ bảo hiểm: Kết hợp việc đội mũ bảo hiểm như là một phần trong bảng thi đua của các bé bằng cách đếm số lần bé đội mũ bảo hiểm đến trường hàng ngày. Bé nào đội mũ bảo hiểm thường xuyên nhất có thể nhận được giải thưởng khích lệ vào cuối năm.
Họp phụ huynh: Hiệu trưởng của trường hoặc giáo viên có thể nói chuyện về tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm tại các buổi họp phụ huynh hai lần mỗi năm. Nhà trường giải thích và kêu gọi phụ huynh bảo vệ con em mình bằng cách đội mũ bảo hiểm mỗi ngày khi đưa trẻ đến trường. Nếu trong số phụ huynh có gia đình có con thiệt mạng do tai nạn giao thông, hãy mời họ chia sẻ về những mất mát của gia đình họ.
Qui định đồng phục: Sửa đổi qui định đồng phục để mũ bảo hiểm trở thành một phần thiết yếu của bộ đồng phục của tất cả học sinh. Khi tư vấn cho phụ huynh mua đồng phục sẽ bao gồm cả thông tin về nơi có thể mua được mũ bảo hiểm chất lượng cao cho học sinh.
Với gia đình
Ở Việt Nam, trẻ em ngồi xe máy tham gia giao thông từ rất sớm, thậm chí trước cả khi bé biết nói hay thắc mắc. Trẻ em thường chú ý tới các thói quen hàng ngày của bố mẹ và học hỏi những hành vi lặp đi lặp lại này. Đây là lý do quan trọng vì sao các bậc phụ huynh phải làm gương cho con và luôn thực hiện tốt hành vi tham gia giao thông an toàn.
Chính bởi vậy, cha mẹ hãy luôn đội mũ bảo hiểm để con nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng mũ bảo hiểm ngay từ khi còn nhỏ.
Diễm Nguyệt
Từ khoá: tuyên truyền an toàn gia bảo hiểm cho học sinh học sinh chất lượng cao tham gia giao thông gia đình bảo hiểm tầm quan trọng bão bảo hiểm cho trẻ tai nạn giao thông tai nạn quan trọng an toàn giao thông công an giao thông bảo hiểm cho trẻ em
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Link
an toàn giao thông xử lý nghiêm tuyên truyền quy định giao thông kinh doanh bảo hiểm gia bão người dân tham gia giao thông người tiêu dùng chiến dịch
(VOV) -Chiến dịch giúp người dân phân biệt mũ giả mũ bảo hiểm với mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
Thực hiện Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có kế hoạch tổ chức chiến dịch tuyên truyền và cao điểm xử lý vi phạm sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm. Chiến dịch sẽ triển khai quyết liệt, hiệu quả và đồng loạt trên phạm vi cả nước.
Chiến dịch được thực hiện từ 15/3 - 15/6/2013, với chủ đề "Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để bảo vệ chính mình" nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm, quản lý chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm để ngăn chặn các loại mũ bảo hiểm giả, không hợp chuẩn trên thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm.
Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các trường hợp đội mũ bảo hiểm giả và xử lý nghiêm các trường hợp không đội mũ bảo hiểm, đội không đúng quy định
Chiến dịch giúp người dân phân biệt mũ giả mũ bảo hiểm với mũ bảo hiểm đạt chuẩn (Mũ giả mạo mũ bảo hiểm là những loại mũ không có tem hợp quy CR hoặc không đủ ba bộ phận vỏ mũ, đệm bảo vệ và quai đeo), hướng dẫn cách sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách...
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ Giao thông Vận tải có biện pháp tăng cường quản lý chất lượng mũ bảo hiểm sử dụng cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông, nhất là đối với việc sản xuất, kinh doanh, chất lượng kiểu dáng, màu sắc và ghi tem, nhãn các loại mũ bảo hiểm đang được người tiêu dùng sử dụng khi tham gia giao thông.
Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các trường hợp đội mũ bảo hiểm giả và xử lý nghiêm các trường hợp người đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không đúng quy định.../.
giao thông tuyên truyền người tiêu dùng chiến dịch gia quy định bão kinh doanh xử lý nghiêm người dân bảo hiểm tham gia giao thông an toàn giao thông
0 notes
tintuc6293 · 12 years ago
Link
cộng đồng an toàn giám đốc giáo dục chiến dịch tài trợ cảnh sát đào tạo bão vi phạm triển khai tham gia giao thông an toàn giao thông giao thông mạng xã hội bảo hiểm cho trẻ em giao thông đường bộ bảo hiểm bảo hiểm cho trẻ tai nạn giao thông tuyên truyền gia
(VEN) - Hội nghị triển khai giai đoạn 2 chiến dịch quốc gia "Trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm" vừa diễn ra sáng 16/3/2013 tại Hà Nội. Tại đây, Ban An toàn giao thông Hà Nội đã công bố kế hoạch chiến dịch và cùng các cơ quan hữu quan thảo luận việc thực hiện các hoạt động mới. Trong đó nổi bật một số nội dung như tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm và cấp tài trợ cho các đoàn thể thực hiện các sáng kiến thúc đẩy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của trẻ em.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh Phan Anh
Đây là giai đoạn 2 của chiến dịch quốc gia thuộc Dự án Tăng cường việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em kéo dài ba năm được triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Chiến dịch do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) phối hợp thực hiện.
Sau giai đoạn một của chiến dịch, tỉ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể, từ 22% lên 50% như quan sát tại các trường tiểu học. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ em ở độ tuổi tiểu học có đội mũ bảo hiểm tại một số nơi ở Hà Nội chỉ ở mức 8%, mặc dù đã có quy định người tham gia giao thông trên xe mô-tô, gắn máy, xe đạp điện bao gồm cả trẻ em từ 6 tuổi trở lên đều bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
"Chúng tôi rất ấn tượng với thành tựu đạt được từ hoạt động tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm kết hợp với tuyên truyền về mũ bảo hiểm cho trẻ em tại TP. Hồ Chí Minh. Hà Nội cũng sẽ tích cực triển khai các hoạt động này trong Giai đoạn 2 nhằm gia tăng tỉ lệ đội mũ bảo hiểm ở trẻ em và giảm thiểu thương vong do tai nạn giao thông tại thành phố", ông Nguyễn Xuân Tân, Ủy viên Thường trực, Ban An toàn giao thông TP. Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Hà Nội cho biết.
Hội nghị cũng kêu gọi các đề xuất sáng kiến thúc đẩy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em. Mỗi thành phố sẽ có hai sáng kiến được chọn, mỗi sáng kiến được tài trợ 3.000 đôla Mỹ. Tổng giá trị chương trình tài trợ sáng kiến là 18.000 đôla Mỹ. Các đề xuất được lựa chọn của Hà Nội sẽ được công bố tại Ngày hội gia đình hưởng ứng Tuần lễ An toàn giao thông quốc gia tại Hà Nội vào ngày 4/5/2013.
Bắt đầu từ tháng 4, các đơn vị cảnh sát chuyên trách sẽ bắt đầu tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm trên các tuyến đường trọng điểm, cảnh cáo và xử phạt phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con em khi tham gia giao thông bằng xe môtô, gắn máy, xe đạp điện. Việc tăng cường cưỡng chế sẽ được hỗ trợ bởi các hoạt động truyền thông đại chúng thông qua các phương tiện như truyền hình, mạng xã hội, pa-nô ngoài trời và các sự kiện cộng đồng.
Bà Nguyễn Diệu Nương, Giám đốc chương trình quốc gia Quỹ AIP phát biểu: "Để thông điệp của chiến dịch đến với các bậc làm cha mẹ một cách trực tiếp và sâu sát, chúng tôi tập trung phát huy sự chủ động, khả năng am hiểu địa bàn và năng lực của các đối tác địa phương cấp quận huyện thông qua việc hỗ trợ họ thực hiện những sáng kiến mới mẻ và thiết thực cho cộng đồng".
Đoạn phim tuyên truyền của chiến dịch sẽ được tiếp tục được phát sóng rộng khắp toàn quốc. Ngoài ra,100 panô sẽ được lắp đặt tại các trường tiểu học, các địa điểm công cộng và xe buýt trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, phim phóng sự về các gia đình có trẻ em bị tai nạn giao thông mà không đội mũ bảo hiểm cũng sẽ được phát sóng.
Các đoàn thể địa phương, bao gồm hội liên hiệp phụ nữ, Ban An toàn giao thông và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hơn 20 buổi tuyên truyền từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013. Tại các buổi thông tin chuyên đề này, phụ huynh sẽ thực hiện cam kết đội mũ bảo hiểm cho con em mình mỗi ngày. Hơn 5.500 người đã cam kết thông qua mạng xã hội Facebook và địa chỉ email của chiến dịch.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phát biểu: "Để đạt được hiệu quả tối đa, chúng ta phải truyền tải thông tin về mũ bảo hiểm cho trẻ em trực tiếp đến được các bậc phụ huynh, đối tượng cần được cung cấp kiến thức nhất. Trẻ em chính là tương lai của đất nước. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là biện pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất để bảo vệ các em"./.
Ngọc Mai
Bắt đầu từ tháng 4, các đơn vị cảnh sát chuyên trách sẽ bắt đầu tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm trên các tuyến đường trọng điểm, cảnh cáo và xử phạt phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con em khi tham gia giao thông bằng xe môtô, gắn máy, xe đạp điện. Việc tăng cường cưỡng chế sẽ được hỗ trợ bởi các hoạt động truyền thông đại chúng thông qua các phương tiện như truyền hình, mạng xã hội, pa-nô ngoài trời và các sự kiện cộng đồng.
giao thông đào tạo vi phạm cộng đồng an toàn gia giám đốc giáo dục bảo hiểm cho trẻ em triển khai tai nạn giao thông mạng xã hội tham gia giao thông tuyên truyền bảo hiểm cho trẻ bảo hiểm bão tài trợ cảnh sát giao thông đường bộ chiến dịch an toàn giao thông
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Đẩy mạnh truyền thông về phòng chống gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm
Dân Việt - Ngày 4.4.2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 550/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm".
Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao nhận thức, hướng tới thay đổi hành vi, thói quen của người tiêu dùng trong việc ứng xử với sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và sức khỏe của người dân.
Đề án thực hiện trong 2 năm 2013-2014 trên phạm vi các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, ưu tiên tập trung tuyên truyền ở các tỉnh biên giới - "điểm nóng" về nhập lậu gia cầm và các địa phương có sức tiêu thụ lớn gia cầm và các sản phẩm gia cầm. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nông thôn ngày nay và Dân Việt là hai trong số trong những tờ báo được lựa chọn tham gia thực hiện đề án truyền thông này.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch chi tiết trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong tháng 4.2013 và triển khai thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để cùng thực hiện Đề án. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có trách nhiệm hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc cung cấp thông tin và tác nghiệp trên địa bàn, chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thông tin tuyên truyền ở cơ sở.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn báo chí TƯ và địa phương chủ động tổ chức tuyên truyền theo kế hoạch của đơn vị, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các năm 2013, 2014.
Quỳnh Hương
  Từ khoá: thông tin thủ tướng sản phẩm bão chính phủ gia nông thôn người tiêu dùng tuyên truyền
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Bảo hiểm cháy nổ- Đã đến lúc doanh nghiệp và người dân phải quan tâm
bảo hiểm nhà tư nhân bão số tiền bảo hiểm bảo hiểm trùng cung cấp sản phẩm bảo hiểm chứng nhận bảo hiểm tái bảo hiểm đồng bảo hiểm tham gia bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn aaa cung cấp bảo hiểm aaa doanh thu phí bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm mua bảo hiểm công ty cổ phần bảo hiểm rủi ro bảo hiểm quản trị rủi ro gia mức trách nhiệm giấy chứng nhận phí bảo hiểm tổ chức kinh tế tăng trưởng doanh thu sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm cháy nổ cung cấp sản phẩm bảo hiểm người dân sản phẩm tuyên truyền bảo hiểm nhà bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bắt buộc cháy nổ doanh nghiệp thiệt hại bảo hiểm cháy tai nạn công ty cổ phần bảo hiểm con người công ty cổ phần bảo hiểm aaa công ty bồi thường bị thương pccc tổng giám đốc công ty bảo hiểm tiền bảo hiểm tài sản
Vụ nổ kinh hoàng tại nhà hẻm số 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3 rạng sáng ngày 24/2 vừa qua khiến 11 người chết và nhiều người bị thương, thiệt hại về tài sản rất lớn khó có thể ước tính. Ngoài những đau thương mất mát về người và của thì câu hỏi đặt ra đối với các cơ quan chức năng và người dân là phải làm sao để những vụ việc như trên không còn xảy ra?
CôngThương - Nhìn lại tình hình cháy nổ một thập niên qua có thể thấy tình hình an toàn cháy nổ đang ở mức báo động. Theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 nămtrở lại đây, cả nước đã xảy ra 16.767 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân và 6.109 vụ cháy rừng, làm chết 688 người, bị thương 1.848 người.
Đối với nhà hoặc căn hộ dùng để ở và/hoặc có một phần để kinh doanh nhỏ việc tham gia bảo hiểm rất đơn giản. Thủ tục bao gồm cung cấp thông tin theo mẫu của Công ty bảo hiểm, bảng câu hỏi này đồng thời cũng là giấy yêu cầu Công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ. Công ty bảo hiểm căn cứ nội dung giấy yêu cầu sẽ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho hộ yêu cầu. Giấy chứng nhận bảo hiểm cho rủi ro cháy nổ/sập đổ này chỉ sẽ có hiệu lực khi người yêu cầu đã thanh toán phí bảo hiểm theo thông báo. Bảo hiểm này chỉ có giá trị với chính căn nhà được yêu cầu bảo hiểm và không có giá trị với các căn nhà xung quanh, có nghĩa là công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường cho các căn nhà không được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
Trung bình mỗi năm xảy ra 1.677 vụ cháy, làm chết và bị thương 254 người (chết khoảng 60 người mỗi năm), thiệt hại về tài sản trị giá 419 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày xảy ra 6 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 8 người. Theo Sở PCCC TP.HCM, năm 2012 chỉ tính riêng tại TP.HCM có 121 vụ cháy, làm chết 9 người, bị thương 12 người. Thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 9 tỉ đồng, chưa kể 18 vụ tự đốt.
Khi sự cố xảy ra, thiệt hại về người là không gì có thể bù đắp nhưng tài sản thì hoàn toàn có thể khôi phục hoặc khôi phục lại phần nào những tổn thất nếu các doanh nghiệp và người dân chủ động có các biện pháp quản trị rủi ro nhằm bảo đảm cho tài sản của mình. Nhìn chung người dân không quan tâm đến việc mua bảo hiểm trừ khi buộc phải mua ví dụ như phải thế chấp khoản vay qua ngân hàng và được yêu cầu mua bảo hiểm.
Hiện nay, có khá nhiều công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm cháy nổ. Tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA, sản phẩm bảo hiểm cháy nổ tập trung vào 02 gói sản phẩm chính là: BH hỏa hoạn, nổ cho đối tượng là các cơ quan, tổ chức kinh tế ... có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam và BH nhà tư nhân (rủi ro bảo hiểm là hỏa hoạn): áp dụng cho đối tượng là cá nhân có tài sản là nhà ở trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Theo ông Trần Tam Phúc- Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm AAA- trong thực tế, phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo Thông tư 220/2010 TT-BTC về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chỉ giao động từ khoảng 0,06% - 0,7% trên giá trị tham gia bảo hiểm và tỷ lệ phí phụ thuộc vào đặc điểm của từng đối tượng tham gia bảo hiểm và các rủi ro có liên quan. Còn với sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân, tùy vào giá trị tham gia bảo hiểm/giá trị căn nhà phí bảo hiểm sẽ khác nhau. Ví dụ, với căn hộ có diện tích xây dựng khoảng 100m2, phí bảo hiểm sẽ vào 1 triệu đồng/năm, tương đương 1 tháng khoảng 80 ngàn bằng với chi phí thuê truyền hình cáp. Chi phí bỏ ra hoàn toàn chấp nhận được cho việc an tâm có được một căn nhà khác thay thế nếu chẳng may gặp sự cố. Ngoài ra, Bảo hiểm AAA cũng sẽ bồi thường trong trường hợp thiệt hại hỏa hoạn do chập điện, cháy nổ do xì khí gas gia dụng là nguy cơ lớn nhất trong khu vực dân cư.
Trở lại với vụ việc đau lòng cách đây ít ngày. Nếu  những nạn nhân đã tử vong hay bị thương nếu có bảo hiểm có được bảo hiểm bồi thường hay không? Ông Phúc cho biết: nạn nhân sẽ được bảo hiểm nếu công ty bảo hiểm được yêu cầu bảo hiểm con người. Phí bảo hiểm dao động từ 28.000 đồng/năm với số tiền bảo hiểm tối đa 10 triệu đồng hoặc phí bảo hiểm đến vài triệu đồng hoặc nhiều hơn tùy vào mức trách nhiệm và quyền lợi được yêu cầu. Trong trường hợp có tham gia bảo hiểm sinh mạng/thương tật do tai nạn, Công ty bảo hiểm sẽ chi trả đến hết hạn mức/đến số tiền cao nhất mà hai bên đã thỏa thuận và được qui định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ hợp đồng bảo hiểm qui định bồi thường 100 triệu đồng trong trường hơp tử vong do tai nạn thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường đến 100 triệu đồng nếu người tham gia chết do tai nạn.
Cũng theo ông Phúc, "Tại Bảo hiểm AAA, trong những năm qua, đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ khoảng gần 20%/năm; đồng thời Bảo hiểm AAA rất tích cực trong việc kết hợp với cơ quan quản lý tổ chức tuyên truyền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại địa bàn TP.HCM. Vào cuối năm 2012 , Bảo hiểm AAA đã kết hợp cùng Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM tổ chức tuyên truyền về Luật PCCC cho hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung và kết quả buổi hội thảo này rất tích cực, có sức lan tỏa lớn và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM."
Để giảm thiểu tình trạng cháy nổ và không còn những vụ việc đau lòng như thời gian qua, thiết nghĩ ngoài việc tăng cường công tác quản lý và tuyên truyền của các cơ quan chức năng thì các doanh nghiệp và người dân nên chủ động trong việc tự bảo vệ mình. Chủ động phòng ngừa rủi ro cho mình cũng chính là đã hạn chế rủi ro cho cộng đồng và xã hội.
công ty cổ phần tham gia bảo hiểm doanh nghiệp công ty người dân mua bảo hiểm bị thương hợp đồng bảo hiểm tuyên truyền thiệt hại cung cấp sản phẩm bảo hiểm tăng trưởng doanh thu rủi ro bảo hiểm công ty cổ phần bảo hiểm aaa công ty bảo hiểm phí bảo hiểm aaa gia bảo hiểm cung cấp sản phẩm mức trách nhiệm bắt buộc số tiền bảo hiểm tiền bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm aaa tai nạn chứng nhận bảo hiểm giấy chứng nhận tổ chức kinh tế bão bồi thường công ty cổ phần bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm tổng giám đốc bảo hiểm cháy nổ cháy nổ tái bảo hiểm hoả hoạn tài sản bảo hiểm nhà bảo hiểm con người cung cấp bảo hiểm trùng đồng bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm pccc bảo hiểm nhà tư nhân bảo hiểm cháy nổ bắt buộc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo hiểm cháy quản trị rủi ro
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Link
chủ tịch nước tuyên truyền bão
- Trong tuyên truyền về các phong trào thi đua, gương người tốt việc tốt cần tránh bệnh thành tích - đại diện các báo đài góp ý tại hội nghị hôm nay (30/1) của Ban Thi đua - Khen thưởng TƯ.
Đánh giá kết quả phối hợp tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước với các báo đài, Ban Thi đua - Khen thưởng TƯ nhận định báo chí và các đài phát thanh, truyền hình còn chưa chú trọng dành thời gian, thời lượng đúng mức để tuyên truyền về công tác này.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. Ảnh: Chung Hoàng
"Khung giờ phát sóng về phong trào thi đua, gương người tốt việc tốt trên các đài truyền thanh, truyền hình chưa được bố trí trong khoảng thời gian thu hút được đông đảo người dân theo dõi. Các chuyên mục được xây dựng trên các tờ báo còn là những chuyên mục nhỏ thuộc các chuyên mục lớn, nằm ở những trang chưa lối cuốn được nhiều độc giả", báo cáo nhận định.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Phạm Văn Linh yêu cầu tăng thời lượng, đúng thời điểm cho các tin bài này để tạo sự chú ý trong xã hội, có tính thuyết phục, sinh động và đa dạng.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng TƯ, không phải cứ có chuyên trang, chuyên mục mới là tập trung tuyên truyền các phong trào thi đua, gương người tốt việc tốt.
"Mọi chuyên mục, chương trình trên báo đài đều động đến các phong trào thi đua, những người tốt việc tốt, nếu có cách làm hay, thu hút được công chúng", bà nhấn mạnh lĩnh vực tuyên truyền này cũng góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân trước những vấn đề lớn, trọng đại của đất nước.
Chia sẻ nhận định này, đại diện Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đều cho rằng cũng cần tránh tư duy thành tích trong tuyên truyền về các phong trào thi đua, gương người tốt việc tốt.
Bà Nguyễn Thị Doan lưu ý các báo đài tiếp tục thông tin, giới thiệu về những con người bình dị, thầm lặng làm những công việc khiêm tốn nhưng đem lại cho xã hội, cuộc sống những giá trị tốt đẹp.
Chung Hoàng
bão tuyên truyền chủ tịch nước
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Iran bác bỏ thông tin về một vụ nổ tại cơ sở hạt nhân
tuyên truyền hạt nhân iran
(VOV) -Iran cho rằng đây là "bài tuyên truyền của phương Tây" nhằm tác động tới cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới.
Ngày 28/1, Iran lên tiếng phủ nhận thông tin về một vụ nổ lớn tại 1 trong những cơ sở làm giàu urani của nước này và cho rằng đây là "bài tuyên truyền của phương Tây" nhằm tác động tới cuộc đàm phán hạt nhân sắp tới.
Hãng thông tấn IRNA dẫn lời Phó giám đốc Tổ chức Năng lượng hạt nhân Iran Saeed Shamseddin Bar Broud cho biết, thông tin sai sự thật này là kế hoạch tuyên truyền của phương Tây nhằm gây ảnh hưởng đến kết quả và tiến trình của vòng đàm phán hạt nhân sắp tới
Theo hãng tin Reuters và giới truyền thông Israel, phương Tây hôm 25/1 đưa tin đã xảy ra một vụ nổ tại cơ sở hạt nhân ngầm Fordow, gần thành phố Qom, của Iran và gây ra thiệt hại đáng kể. Sau đó, Iran đã lên tiếng cáo buộc Israel và Mỹ đằng sau các cuộc tấn công không gian mạng và những vụ ám sát các nhà khoa học hạt nhân của nước này nhằm phá hoại chương trình hạt nhân dân sự mà phương Tây cho rằng đó là một nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Iran.
Các nhà ngoại giao phương Tây cho rằng Fordow trong cuối năm 2011 đã bắt đầu sản xuất uranium làm giàu 20%, cấp độ vũ khí, so với mức 3,5% cần thiết để duy trì hoạt động của các nhà máy năng lượng hạt nhân.
Iran và các nước phương Tây đã lên kế hoạch nối lại các cuộc đàm phán trong những tuần tới. Tuy nhiên, các bên vẫn chưa thống nhất được thời gian và địa điểm cụ thể để tiến hành./.
hạt nhân tuyên truyền iran
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Tập trung hướng mạnh về cơ sở
tuyên truyền lợi ích hợp pháp bảo vệ quyền lợi phát triển
Tập trung hướng mạnh về cơ sở
Đại hội Công đoàn tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2013-2018):
Ngày 23.1, LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã khai mạc Đại hội lần thứ XIV. Tới dự có Ủy viên T.Ư Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Bùi Văn Nam. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh và 230 đại biểu đại diện hơn 54.000 đoàn viên CĐ trong tỉnh.
5 năm kết nạp mới hơn 20.000 đoàn viên
Trong 5 năm (2008-2013), tỉnh Ninh Bình có nhiều KCN, cụm công nghiệp được hình thành và hằng trăm DN được thành lập, hằng năm đã tạo thêm từ 8.000-10.000 việc làm mới. Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình Lê Thị Mai Thủy cho biết: Trong 7 nhiệm vụ chủ yếu mà nhiệm kỳ XIII CĐ tỉnh đề ra thì công tác phát triển đoàn viên đã thực hiện đạt 243% so với chỉ tiêu ĐH đề ra. Trong 5 năm, đã thành lập được 101 CĐCS, kết nạp mới 20.262 đoàn viên. Tỉ lệ CĐCS đạt tiêu chuẩn vững mạnh hằng năm là 88%.
Trong công tác phát triển đoàn viên, khó khăn lớn nhất mà các cấp CĐ tỉnh Ninh Bình gặp phải là sự không hợp tác của người sử dụng LĐ. Họ không muốn có tổ chức CĐ ở DN, bởi suy nghĩ CĐ sẽ là đối trọng khi chủ DN không chấp hành pháp luật về LĐ, các chế độ chính sách đối với NLĐ...
Là đơn vị đạt 381% kế hoạch phát triển đoàn viên so với chỉ tiêu LĐLĐ tỉnh giao, trong thời gian qua LĐLĐ huyện Yên Khánh đã phát triển thêm được trên 2.500 đoàn viên CĐ. Để đạt được kết quả trên, Chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Khánh Đinh Xuân Ninh chia sẻ, thực hiện phương châm "chủ động, kiên trì, linh hoạt, hiệu quả", LĐLĐ huyện tiến hành khảo sát tình hình CNVCLĐ và hoạt động SXKD của DN, để có các hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động cho phù hợp với từng loại hình; chủ động gặp gỡ chủ DN để đặt vấn đề giúp đỡ về những nội dung CĐ nắm được như việc xây dựng nội quy, công tác BHLĐ... qua đó để người sử dụng LĐ hiểu rõ về vai trò của tổ chức CĐ - CĐ không chỉ bảo vệ quyền lợi cho NLĐ mà còn giáo dục NLĐ có ý thức trách nhiệm trong LĐSX.
LĐLĐ huyện cũng thường xuyên cử CBCĐ xuống cơ sở để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của NLĐ, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc của NLĐ, đáp ứng với nhu cầu nguyện vọng chính đáng của NLĐ và chủ DN.
Tập trung triển khai Luật CĐ và Bộ luật LĐ sửa đổi
Thời gian tới, LĐLĐ tỉnh đã đặt ra một số chỉ tiêu như: Phấn đấu đến hết năm 2018 kết nạp mới từ 10.000 đoàn viên CĐ trở lên; có ít nhất 10.000 đề tài, sáng kiến được các cấp công nhận; 70% số CĐCS trong DN tổ chức thương lượng với người sử dụng LĐ để xây dựng, ký kết và giám sát thực hiện tốt TƯLĐTT; 100% cán bộ CĐ các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ CĐ...
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình Đỗ Việt Anh cho rằng, quan trọng nhất trong thời gian tới, các cấp CĐ tỉnh sẽ tiếp tục hướng mạnh các hoạt động CĐ về cơ sở.
Tại ĐH các cấp CĐ tỉnh cũng kiến nghị Tổng LĐLĐVN sớm thống nhất chỉ đạo đối với mô hình CĐ phòng giáo dục cấp huyện để thống nhất một mô hình trong cả nước; cần có quy định về độ tuổi đối với CBCĐCS ở các DN ngoài quốc doanh, vì một số cán bộ CĐ ở các đơn vị này đã hết tuổi LĐ nhưng được DN hợp đồng vào làm việc; đề nghị Tổng LĐLĐVN tiếp tục đề xuất với T.Ư, phân cấp cho Tổng LĐLĐVN chủ động biên chế CBCĐ và giao cho CĐ cấp tỉnh tuyển dụng cán bộ CĐ cho phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay...
Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh cho rằng: Trong nhiệm kỳ vừa qua, các cấp CĐ trong tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ. Nhiệm kỳ 2013-2018, các cấp CĐ tỉnh cần nghiên cứu nắm vững tình hình ở địa phương và CNVCLĐ. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, làm cho mỗi CB, đoàn viên, CNVCLĐ nhận thức sâu sắc những thuận lợi, khó khăn trong tình hình mới.
Trước mắt, cần tập trung tuyên truyền triển khai Luật CĐ, Bộ luật LĐ sửa đổi cho đoàn viên, CNVCLĐ, nhất là CNLĐ trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước... Với phương châm hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn chủ yếu, lấy CNVCLĐ làm đối tượng vận động, ngay sau ĐH, các cấp CĐ tỉnh Ninh Bình cần sớm có kế hoạch phổ biến sâu rộng Nghị quyết ĐH CĐ tỉnh đến các cấp CĐ và CNVCLĐ.
Chiều 23.1, ĐH đã bầu BCH LĐLĐ tỉnh Ninh Bình khóa XIV gồm 35 ủy viên; đồng chí Đỗ Việt Anh tái đắc cử Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình khóa XIV, nhiệm kỳ 2013-2018.
Tại đại hội, LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã trao quà ủng hộ chương trình "Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa - Trường Sa" do Tổng LĐLĐVN phát động, với số tiền 50.000.000 đồng.
phát triển tuyên truyền bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Khát vọng "du lịch xanh"
Khát vọng "du lịch xanh"
Ngoài việc tuyên truyền, vận động người dân có ý thức bảo vệ vịnh Hạ Long, các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thiện cơ chế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn di sản  
Tròn 2 năm kể từ khi được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long đã có những bước chuyển mình rõ rệt, từng bước hiện thực hóa khát vọng "du lịch xanh".
Thu gom rác trên bến tàu du lịch
Vận động, tuyên truyền
Theo Ban Quản lý (BQL) vịnh Hạ Long, song hành với việc phát triển du lịch, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của vịnh luôn được tỉnh Quảng Ninh coi trọng. Theo đó, các cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản từng bước được nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện. Tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động chuyên đề về vịnh Hạ Long, trong đó có nhiều giải pháp quyết liệt và tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, nâng cao vị thế và sự hấp dẫn của vịnh Hạ Long. Rõ nét nhất là dự án "Hỗ trợ xây dựng hệ thống tuần hoàn tài nguyên trên vịnh Hạ Long có sự tham gia của địa phương" do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ thực hiện. Theo ông Nguyễn Tiến Tâm, Phó Phòng Quản lý Môi trường thuộc BQL vịnh Hạ Long, dự án trên được thực hiện từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2012 với tổng kinh phí khoảng 350 triệu yen từ nguồn vốn ODA Nhật Bản. Dự án nhằm tăng cường năng lực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững ở khu vực Hạ Long. Hiện trên vịnh có 7 làng chài, lượng rác thải từ các làng chài khoảng hơn 10 tấn/ngày. Mỗi ngày, đều có những người dân chèo thuyền đi nhặt rác khắp các làng chài. Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh trong vai trò 5 nhóm nòng cốt đã hướng dẫn người dân làng chài thay giẻ rửa chén bằng những mảnh lưới nhỏ sang sử dụng giẻ len, vừa tiết kiệm được nước lẫn chất tẩy rửa vừa giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường biển. Việc hướng dẫn này trở nên gần gũi với bà con khi lồng ghép với chương trình "Ba sạch" (sạch nhà/thuyền, sạch bếp, sạch môi trường/biển) của hội và các đợt tuyên truyền, vận động đến từng hội viên nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vịnh.
Bên cạnh đó, các dự án trồng và phục hồi rừng ngập mặn tại khu vực vụng Ba Cửa vịnh Hạ Long; gắn chip điện tử theo dõi hành trình tàu đổ thải trên vịnh; ứng dụng và lắp đặt thử nghiệm thiết bị tách nhanh dầu - nước; đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phục vụ công tác quan trắc chất lượng môi trường nước cũng đã đem đến một diện mạo mới cho cảnh quan môi trường vịnh Hạ Long.
Cần biện pháp mạnh
Vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ Tài nguyên - Môi trường, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị sớm có nghị định riêng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị thắng cảnh vịnh Hạ Long, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của BQL vịnh Hạ Long. Theo đó, trong nhiều năm nay, dù tỉnh đã thành lập BQL vịnh nhưng trên thực tế, chức năng quản lý Nhà nước của ban này không có cơ sở pháp lý. Khi có các vi phạm trên vịnh Hạ Long, công tác quản lý Nhà nước không có đầu mối chủ trì, không rõ trách nhiệm đơn vị cụ thể. Song song đó, tỉnh Quảng Ninh đang bắt tay xây dựng nghị quyết chuyên đề về việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long giai đoạn 2013-2015. Cụ thể, mục tiêu đến năm 2013, 90% nguồn gây ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long được kiểm soát; giải quyết triệt để tình trạng đeo bám, bán hàng rong, ăn xin, cò mồi, ép giá đối với khách du lịch. Đến hết tháng 6-2014, hoàn thành việc sắp xếp, di dời dân cư nhà bè sinh sống trên vịnh Hạ Long; 100% các nhà bè nổi và các công trình nổi được phép hoạt động trên vịnh Hạ Long phải sử dụng vật liệu bền vững, không gây ô nhiễm môi trường. Năm 2015, 100% nguồn gây ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long được kiểm soát và xử lý; hoàn thành việc quy hoạch hệ thống cảng, bến tàu du lịch...
Hạn chế tối đa lấn biển, lấp biển
Theo lộ trình, đến năm 2013, toàn bộ nước thải ra vịnh Hạ Long sẽ được qua xử lý, hạn chế tối đa việc lấn biển, san đồi lấp biển. Các trạm quan trắc môi trường sẽ lắp đặt ưu tiên ở khu vực du lịch vịnh Hạ Long. Riêng với ngành than, tỉnh Quảng Ninh đề nghị chấm dứt việc vận chuyển than bằng đường bộ, chuyển sang vận chuyển bằng băng tải kín. Nhà máy tuyển than sẽ được di dời ra xa vùng vịnh. Việc khai thác than lộ thiên tại khu vực ven vịnh Hạ Long sẽ chấm dứt trước năm 2017.
Năm 2012, có 1.022 hộ ngư dân ký cam kết bảo vệ cảnh quan môi trường di sản; 4.660 m3 rác thải được thu gom; lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 13 vụ vi phạm về môi trường trên vịnh Hạ Long. (Báo cáo của BQL vịnh Hạ Long)
 Source: nld.com.vn/201301211117714p0c1002/khat-vong-du-lich-xanh.htm
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Tiếp tục đổi mới công tác tuyên giáo ở Ninh Bình
Tiếp tục đổi mới công tác tuyên giáo ở Ninh Bình
NDĐT - Đó là nhiệm vụ do trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình, Phan Tiến Dũng đề ra về công tác tuyên giáo năm 2013 với các huyện, thị xã, thành phố và Sở, ban ngành trong tỉnh vừa diễn ra tại TP Ninh Bình.  
Năm 2012, mặc dù kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh thiếu vốn, sản xuất cầm chừng thậm chí không ít cơ sở phải ngừng hoạt động. Trong bối cảnh ấy, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình tham mưu cấp ủy tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Chính phủ trên địa bàn. Đồng thời phát hiện cách làm hay để nhân rộng điển hình hoặc tìm hiểu về những khó khăn, vướng mắc, hạn chế để tháo gỡ. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức tốt 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nổi bật là việc triển khai các nghị quyết của Đảng kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành phong trào rộng rãi và ngày càng có chiều sâu, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Cụ thể là đến nay, tỉnh Ninh Bình có 666/714 tổ chức cơ sở Đảng xây dựng được chuẩn mực đạo đức, tác phong của người cán bộ theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ lãnh đạo các Ban, ngành, đoàn thể chú trọng tính gương mẫu, tự giác đi đầu của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Tập trung đổi mới, nâng cao sinh hoạt chi bộ, lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm để giải quyết. Tổ chức hướng dẫn tuyên truyền có trọng tâm, chất lượng các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương như ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí.
Năm 2013, công tác tuyên giáo ở tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đổi mới trên các lĩnh vực: tham mưu, hướng dẫn, nâng cao chất lượng việc quán triệt, học tập các nghị quyết của Đảng ở cấp ủy cơ sở. Thực hiện nghiêm chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị( khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng, xuất bản tài liệu lịch sử, tài liệu tuyên truyền cũng như nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị.
 Source: www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/2.670/ti-p-t-c-i-m-i-cong-tac-tuyen-giao-ninh-binh-1.386616
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Hà Giang không còn tình trạng tái trồng cây thuốc phiện
Hà Giang không còn tình trạng tái trồng cây thuốc phiện
 (GD&TĐ)- Trong các ngày 11- 12/1, đoàn công tác của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý- Ủy viên Ủy ban quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tình hình sau một năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015 tại tỉnh Hà Giang.
Cùng đi trong đoàn có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an thành viên Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm.
Thứ trưởng Trần Quang Quý phát biểu tại buổi làm việc với BCĐ tỉnh. Ảnh, gdtd.vn
Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế tại Thành phố Hà Giang và có buổi làm việc với Ban chỉ đạo tỉnh Hà Giang. Dự buổi làm việc có đồng chí Đàm Văn Bông, phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Đoàn công tác đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp quan trọng cho việc tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy trong những năm tiếp theo.
Từ nhiều năm nay công tác phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội đã được tỉnh Hà Giang chú trọng. Từ tháng 5/2010, tỉnh đã sát nhập và kiện toàn BCĐ phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm trên cơ sở 2 BCĐ Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và BCĐ phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm để đồng bộ hóa trong chỉ huy đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm ma túy, tai tệ nạn xã hội.
Toàn tỉnh còn có 478 người nghiện ma túy, tăng 16% so với năm 2011. Trong đó có 303 người nghiện ngoài xã hội, 81 người đang cai nghiện tại trung tâm; có 1.631 người nhiễm HIV/AIDS. 745 người đã chuyển sang AIDS, đã có 293 người tử vong do AIDS, năm 2012 phát hiện thêm 71 người nhiễm HIV/AIDS. Tình hình tệ nạn mại dâm tuy không hình thành các điểm nóng, gây bức xúc nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
Tuy đây là địa phương không trọng điểm về tội phạm ma túy, mại dâm nhưng hoạt động tội phạm ma túy trên địa bàn vẫn có diễn biến phức tạp. Lực lượng nòng cốt trong công tác này là công an và bộ đội biên phòng đã phối hợp với quần chúng nhân dân không ngừng đẩy mạnh đấu tranh, trấn áp tội phạm ma tuýtriệt phá các tụ điểm nóng về ma túy, mại dâm.
Theo báo cáo, trong thời gian quan CA tỉnh Hà Giang đã phát hiện, bắt giữ 63 vụ, 86 đối tượng có hành vi phạm tội về ma túy, khởi tố 45 vụ, đề nghị truy tố, xét xử 15 vụ. Lực lượng biên phòng đã phát hiện, bắt giữ 7 vụ có hành vi phạm tội về ma túy.
Hà Giang đã tích cực vận động người dân xóa bỏ cây thuốc phiện và có một số chính sách quan trọng ổn định cuộc sống cho người dân nên đã cơ bản xóa được tình trạnh tái trồng cây thuốc phiện trên toàn địa bàn tỉnh...;
Đoàn công tác của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm làm việc với BCĐ tỉnh. Ảnh, gdtd.vn
Song song với công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, cán bộ Đảng viên, lực lượng vũ trang HSSV thanh thiếu niên nhận thức được tác hại của ma túy, mại dâm và các biện pháp phòng tránh, trong thời gian qua các lực lượng mà nòng cốt là công an tỉnh đã vận động quần chúng nhân dân và các tầng lớp khác tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm ma túy. Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm của tỉnh và các ban, ngành thành viên đã tổ chức quản lý tốt người nghiện và tổ chức cai nghiện, đẩy mạnh thanh kiểm tra và đấu tranh triệt phá ổ nhóm mại dâm, chú trọng công tác dạy nghề cho người nghiện ma túy, người hoạt động mại dâm để tái hòa nhập cộng đồng...
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quang Quý đã đánh giá cao sáng kiến sát nhập hai BCĐ của tỉnh Hà Giang; trong thời gian tới tỉnh nên có chỉ đạo từ huyện tới cơ sở sát nhập và kiện toàn BCĐ phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm trên cơ sở 2 BCĐ Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và BCĐ phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm để đảm bảo tinh gọn, hiệu quả trong hoạt động;
Đồng thời cho rằng tỉnh Hà Giang nên mạnh dạn thí điểm kiện toàn sát nhập các BCĐ tương đồng về chức năng, nhiệm vụ như: BCĐ Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; BCĐ phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm và Ban Chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em để đồng bộ hóa vai trò lãnh đạo và các hoạt động trong chỉ huy đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm ma túy, tai, tệ nạn xã hội.
Thứ trưởng Trần Quang Quý cũng đã biểu dương Hà Giang sớm đạt mục tiêu cơ bản xóa được tình trạng tái trồng cây thuốc phiện; đồng thời không để tình trạng tội phạm ma túy hoạt động công khai; không còn "điểm nóng" về tội phạm và người nghiện ma túy trên địa bàn.
Hà Giang không còn tình trạng tái trồng cây thuốc phiện. Trong ảnh: phá bỏ nương thuốc phiện. Ảnh minh họa/Luyện Ngọc Tuấn
Trong thời gan tới, để triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015, Thứ trưởng Trần Quang Quý đề nghị tỉnh Hà Giang tiếp tục giữ vững 2 thành quả trên đây; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tác hại của ma túy, tệ nạn mại dâm để các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là HSSV thấy được tác hại, các hiểm họa để tránh xa ma túy và tích cực đấu tranh tố giác tội phạm ma túy, tệ nạn mại dâm;
Rà soát, quản lý tốt số lượng người nghiện ma túy trên địa bàn. Tích cực đấu tranh trấn áp tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; quản lý, giáo dục tốt người nhiễm HIV/AIDS không để lây nhiễm ra cộng đồng;
Đẩy mạnh công tác cai nghiện, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng; chú trọng công tác dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng.
Công tác tuyên truyền phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm phải được phát động, lồng ghép với các phong trào thi đua của các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương để vừa tranh thủ được kinh phí hoạt động vừa tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm ma túy, bài trừ mại dâm.
Bá Hải
 Source: giaoducthoidai.vn/channel/2774/201301/Ha-Giang-khong-con-tinh-trang-tai-trong-cay-thuoc-phien-1966249/
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Văn phòng Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013
Văn phòng Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013
(Tài chính) Ngày 11/1/2013, Văn phòng Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2012 - Kế hoạch nhiệm vụ năm 2013 và Hội nghị cán bộ công chức.Tham dự hội nghị có đại diện các đơn vị thuộc Bộ và toàn thể cán bộ, công chức của Văn phòng Bộ  
Đồng chí Nguyễn Đức Chi, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, phát biểu tại Hội nghị
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Chi, Chánh Văn phòng Bộ cho biết, Văn phòng Bộ Tài chính là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo, điều phối, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy chế làm việc, các chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức quản lý công tác hành chính, lưu trữ; công tác báo chí tuyên truyền và đoàn xe của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, trong năm 2012 tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp do vậy, khối lượng công việc của Bộ Tài chính nói chung và của Văn phòng Bộ nói riêng tăng lên rất lớn. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, tập thể cán bộ, công chức Văn phòng Bộ đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của toàn ngành Tài chính.
Theo đồng chí Nguyễn Đức Chi, năm 2012, khối lượng các đề án và công việc nhiều, tuy nhiên nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ và sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Văn phòng, khối lượng các đề án về cơ bản hoàn thành theo đúng tiến độ đã đăng ký với chất lượng được nâng cao; các công tác báo chí, tuyên truyền, hành chính, văn thư, lưu trữ, kiểm soát thủ tục hành chính và quản lý đoàn xe Bộ đều đã đáp ứng được yêu cầu và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Văn phòng Bộ luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy chế làm việc chung của cơ quan; tổng hợp, xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác của Bộ, công tác cải cách hành chính; xây dựng chương trình công tác tuần, tháng, quý của cơ quan Bộ; công tác tổng hợp, báo cáo định kỳ tháng, quý, năm; tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp trong cải cách hành chính, chủ động duy trì nội dung này trong các chương trình công tác hàng tháng và các cuộc họp sơ kết, tổng kết cơ quan Bộ.
Năm 2013, một năm bản lề có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) đã được Quốc hội quyết định. Vì vậy, kết quả thực hiện năm 2013 có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, theo đồng chí Nguyễn Đức Chi, tập thể cán bộ, công chức Văn phòng Bộ quyết tâm nỗ lực phấn đấu trên mọi mặt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong kế hoạch Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.
Tại Hội nghị Tổng kết, đại diện một số đơn vị trong Bộ đã tham gia ý kiến, hầu hết các đại biểu đều nhất trí và đánh giá cao với những kết quả Văn phòng Bộ đã đạt được trong năm 2012. Và mong muốn, trong thời gian tới, đặc biệt trong năm 2013, Văn phòng Bộ tiết tục phát huy tốt những kết quả đó và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để cùng góp phần cơ quan Bộ Tài chính hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Tại Hội nghị, Công đoàn Văn phòng Bộ đã tổ chức Lễ phát động và ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong Văn phòng Bộ. Đại diện các phòng đã cùng nhau thống nhất ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, nghiệp vụ sẽ tiếp tục duy trì công tác xây dựng Văn phòng, tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong sạch, vững mạnh toàn diện; thực hiện tốt quy chế dân chủ, nội bộ đoàn kết, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt nếp sống văn minh công sở trong công tác Văn phòng. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; quy chế làm việc của Chính phủ, của Bộ Tài chính. Tổ chức tốt phong trào văn thể lành mạnh trong cơ quan, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào vận động của Nhà nước, của Bộ, ngành. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng với chủ đề "Bác Hồ với phong trào thi đua yêu nước", giáo dục lịch sử truyền thống, nêu gương "người tốt - việc tốt". Thực hiện tốt việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước do Bộ phát động và chính thức phát động phong trào thi đua năm 2013 với chủ đề "Phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính - ngân sách năm 2013".
Theo Cổng thông tin Điện tử Bộ Tài chính
 Source: tapchitaichinh.vn/su-kien-tai-chinh/van-phong-bo-tai-chinh-to-chuc-hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-nam-2012-va-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2013/19582.tctc
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Học Bác Hồ chúc Tết
Học Bác Hồ chúc Tết
Sinh thời, cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, Bác Hồ đi thăm và chúc Tết nhân dân. Qua cảnh Tết ở mỗi nhà mà Bác biết được đời sống của nhân dân ra sao. Bác đến với dân thật tự nhiên, quen thuộc, thân thiết như người cha trong gia đình.  
Lần đầu tiên, việc thăm, chúc Tết của lãnh đạo được Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định rõ trong Chỉ thị mới đây. Ban Bí thư yêu cầu, Tết năm nay, "Không tổ chức để các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, chúc Tết các địa phương. Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/2013) là năm lẻ, không tổ chức đón, tiếp khách tại trụ sở các cơ quan đảng".
Trước đó, trong chuyến thăm và làm việc tại địa phương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý: Khác với các năm trước, năm nay Trung ương không cử cán bộ về địa phương chúc Tết, tránh gây phiền hà cho cơ sở. Ưu tiên chăm lo, thăm hỏi các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo, vùng đặc biệt khó khăn...
Chuyện lãnh đạo cấp trên xuống cấp dưới thăm hỏi, chúc Tết đã trở thành thông lệ lâu nay. Với lãnh đạo Trung ương xuống địa phương, việc đón tiếp tại trụ sở Tỉnh ủy, UBND tỉnh, rồi đi thăm một số địa điểm cũng đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng với đầy đủ ban bệ, báo chí để tuyên truyền.                     
Việc lặp lại thường niên như thế lâu dần trở thành thói quen. 
Chúc Tết, đương nhiên cái được thấy rõ, đó là sự động viên tinh thần, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên với cấp dưới, của Trung ương với địa phương. Đó cũng là niềm tự hào của địa phương sau một năm tất bật. Nhưng có rất nhiều điều để ngẫm đằng sau đó. Thực tình ba ngày Tết, thời gian gấp gáp, lãnh đạo địa phương phải lo rất nhiều việc. Đoàn chúc Tết của lãnh đạo Trung ương thường đi theo "ban bệ", phía sau người dẫn đầu là các "tùy tùng": văn phòng, tham mưu, Bộ này, Cục nọ... Tiếp đón bộ phận "tùy tùng" ấy xem ra mới là cái khó, vì đã là chúc Tết thì mọi cái phải vui, đương nhiên quà cáp lót tay cũng không thể như ngày thường. Mà tất tật, không gì khác đều từ ngân sách, chỉ khác ngân sách đó trích ra sau khi đã phân bổ về địa phương!
Còn về nội dung, hình thức không gì khác là nghe "báo cáo tình hình" và phát biểu chỉ đạo, rồi chúc Tết cũng không ngoài văn bản. Sự lặp lại của điệp khúc nặng nề tính hình thức đó khiến các địa phương đều rập theo khuôn mẫu, lãnh đạo chúc Tết cũng không khác mẫu, chỉ khác tên địa phương nơi đến. Trong khi đó, đời sống thực tại của người dân như thế nào, làm sao để trực tiếp gặp họ mà xung quanh không có "tùy tùng", lại là điều ít thấy.
Làm sao để việc chúc Tết không sa vào hình thức, lãng phí. Chúc Tết kiểu vi hành, bình lặng đến với người nghèo, người có công để thăm hỏi, động viên đồng bào mà không cần kéo theo ban bệ, không cần nghe đọc văn bản ở hội trường, không cần "nhiệt liệt chào mừng", ấy mới là chiều sâu của giá trị.
Sinh thời, cứ mỗi độ xuân về, Tết đến, Bác Hồ đi thăm và chúc Tết nhân dân. Qua cảnh Tết ở mỗi nhà mà Bác biết được đời sống của nhân dân ra sao. Bác đến với dân thật tự nhiên, quen thuộc, thân thiết như người cha trong gia đình.
Sáng ngày 30/1/1963 (sau Tết Nguyên đán Quý Mão), Bác Hồ về thăm Nghiêm Xuyên và tiếp xúc với nhân dân. Theo chương trình, đồng bào hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên sẽ tập trung ở cánh đồng Nghiêm Xuyên để nghe Bác Hồ nói về chuyện chống hạn. Bác đến sớm hơn giờ hẹn và đi thẳng đến khu cầu Bầu xem tình hình chống hạn. Khi qua Bác rẽ vào một ngôi nhà. Bác hỏi chủ nhà Tết vừa rồi, ăn Tết có vui không? Mọi người đều thưa với Bác vui, riêng có một bà chừng 60 tuổi nói: "Thưa Bác, nhà cháu ăn Tết không vui!". Bác hỏi: Vì sao? Bà liền báo cáo, vốn gia đình đã nhiều năm có ngôi nhà ở gần đường. Nay huyện có lệnh dời dân để mở rộng đường, không bồi thường, cũng không chỉ dẫn phương hướng cho gia đình chuyển đi đâu, vì thế gia đình ăn Tết không vui. Bác lắng nghe và chỉ thị cho cán bộ địa phương phải tìm cách giải quyết đất ở cho gia đình bà. Khi lên xe, Bác không vui và nói với các đồng chí đi cùng: "Đối xử với dân như thế là không tốt".
Bác Hồ của chúng ta là như thế. Bác quý dân, yêu dân, đến với dân rất thân ái, gần gũi, nhưng rất cụ thể.
Ngày nay, lệ chúc Tết đã khác xưa nhiều. Trong cái đổi mới của thời đại, người ta vẫn tha thiết nhớ những Tết xưa, nhớ những chuyến đi chúc Tết kiểu vi hành như Bác Hồ, ấm áp, giản dị mà thật sâu sắc, nghĩa tình. Bởi thế, Chỉ thị lần này của Ban Bí thư được dư luận hưởng ứng và chờ đợi sự biến chuyển
 Source: www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2012/12/188563.cand
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Ban Tuyên giáo T.Ư triển khai nhiệm vụ năm 2013
Ban Tuyên giáo T.Ư triển khai nhiệm vụ năm 2013
Ngày 4-1, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2013. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư dự.  
Đánh giá những việc đã đạt được trong năm 2012; phân tích hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục, Ban Tuyên giáo T.Ư đề ra những giải pháp thực hiện bảy nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2013: Tập trung tổ chức thật tốt việc học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; làm tốt công tác tham mưu, giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư; chỉ đạo nghiên cứu dư luận xã hội, công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chỉ đạo, tổ chức đấu tranh chống quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động...
Phát biểu ý kiến chỉ đạo hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh biểu dương tập thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Ban Tuyên giáo T.Ư về những kết quả toàn diện đã đạt được trong năm 2012. Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, đồng chí nhấn mạnh, bối cảnh trong nước và quốc tế tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó lường, để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, tập thể Ban Tuyên giáo T.Ư cần phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, tập trung tổ chức việc triển khai học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tiếp tục tuyên truyền đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XI, góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh; chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước tiếp tục tuyên truyền về kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết T.Ư 4 ở cấp quận, huyện và cấp cơ sở; chú trọng phát hiện, biểu dương, cổ vũ những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, có việc làm cụ thể, tạo chuyển biến rõ rệt trong công việc; đồng thời phê phán những nơi làm qua loa, chiếu lệ. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội về các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại, nhất là việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện tốt các chủ trương, giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, mở rộng hoạt động đối ngoại, tạo nền tảng vững chắc để đất nước phát triển bền vững, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia. Bám sát thực tiễn, nhất là những vấn đề liên quan việc làm, đất đai, y tế, giáo dục - đào tạo, môi trường, an sinh - xã hội, văn hóa, đạo đức... kịp thời nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội, phát hiện những vấn đề bức xúc, phức tạp nảy sinh trong nhân dân để tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phối hợp các bộ, ban, ngành, địa phương giải quyết. Trong công tác đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, cần đổi mới phương thức và nội dung tiến hành. Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đinh Thế Huynh trao Huân chương Độc lập hạng ba tặng đồng chí Chu Văn Đạt, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư.
 Source: www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/su-kien/ban-tuyen-giao-t-tri-n-khai-nhi-m-v-n-m-2013-1.385043
0 notes