#truyện gay THẦY GIA SƯ
Explore tagged Tumblr posts
Text
THẦY GIA SƯ - by MM-88
THẦY GIA SƯ – by MM-88
Truyện gay: THẦY GIA SƯ – by MM-88. Khang được nhỏ Mai cùng lớp giới thiệu cho học chung một vị gia sư hiện đang làm giáo viên của một trường cấp ba có tiếng thành phố.
Truyện gay: THẦY GIA SƯ – Chương 1: Lần đầu gặp gỡ by MM-88
Lúc đầu cậu khá phân vân vì cậu ngại đi học thêm là cái thứ nhất, học phí là cái thứ hai. Cậu biết hiện tại gia đình mình đang vô cùng khó khăn, tuy nói ra mẹ chắc chắn…
View On WordPress
#mm-88#T#THẦY GIA SƯ#THẦY GIA SƯ full#truyen gay 2018#truyện gay boy#truyện gay hay#truyện gay mới nhất#truyện gay mới THẦY GIA SƯ#truyện gay THẦY GIA SƯ#truyện gay xxx#truyện THẦY GIA SƯ#truyen tinh gay#web truyện gay
19 notes
·
View notes
Text
Đức Phật và Nàng ( Bất phụ như lai - Bất phụ khanh
Biết đến “Đức phật và nàng” từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn do dự một phần là vì mình là người theo Đạo Phật- bởi tác phẩm đề cập đến tình yêu của nhà xuất gia - những người vốn nên tránh xa sắc dục . Nhưng không , sau khi đọc rất nhiều review - bạn đọc có - thậm chí còn là người đã xuất gia . Người đó viết rằng :"Mình là người xuất gia, cấm đọc truyện ngôn tình để khởi sắc dục. Nhưng quả thật đây là một câu chuyện tình đầy sự trọn vẹn với người tu hành. Vẫn nhập niết bàn để theo phật vẫn yêu Ngải Tình và âm thầm hướng về cô ấy. Sư phụ tôi nói, hãy đọc để trải nghiệm khổ vì yêu là gì, vì vậy khi thấy sư thầy cúi mặt xuống đất hay ngước lên trời thì mong các phật tử hiểu cho chúng tôi lỡ rung vì bạn mất rồi. Rung nhưng không động sẽ là cách tốt nhất để chúng tôi cầu an cho người xuất gia thương "
Nhân vật nam chính trong “Đức phật và nàng” có lẽ là nam chính kinh điển nhất trong lịch sử ngôn tình. Không phải hoàng thượng, một vị vương gia hay một công tử phong trần tuấn dật nào đó, mà người ấy là Kumarajiva – một vị hòa thượng đắc đạo nổi tiếng của phật giáo. Ngài Cưu Ma La Thập là dịch giả kinh phật vĩ đại, là nhân vật có thật trong lịch sử. Như vậy, một vấn đề được đặt ra ở đây là, liệu tác phẩm này có đụng chạm, thậm chí là làm méo mó đi hình tượng của một nhân vật vĩ đại của nhân loại? Tất nhiên là không! Chương Xuân Di là một cây bút vô cùng thông minh, đã từng đi đây đi đó và có nguồn kiến thức sâu rộng về phật giáo, bởi vậy những điều cô viết ra chắc chắn trùng khớp với lịch sử, và những gì được cô thêm vào cũng có căn cứ hợp logic. Chắc hẳn sẽ có những độc giả phân vân không biết có nên đọc tác phẩm này không, bởi truyện đề cập đến tình yêu của nhà sư – những người vốn phải tránh xa sắc dục, nên việc một vị hòa thượng có vợ có con thật khó để chấp nhận. Tuy nhiên theo mình được biết, ngài Cưu Ma La Thập trong lịch sử thật sự phá giới kết hôn với công chúa Khâu Từ, ngài không sống trong chùa như các nhà sư khác mà có phủ đệ riêng, sống vui vầy bên vợ con
Qua ngòi bút của tác giả Chương Xuân Di, vị sư tăng nổi tiếng hiện lên rất người, mà đã là người thì đều có sinh lão bệnh tử, sinh ly tử biệt, vì yêu nên sợ hãi, vì yêu nên ưu phiền, vì yêu mà…ghen. Nhưng vượt lên tất cả, Kumarajiva vẫn không quên đi lý tưởng mà Phật Tổ đã phó thác cho mình.
Bởi vậy mà Chương Xuân Di đã đổi tên từ " Đức Phật và Nàng " thành " Bất Phụ Như Lai Bất Phụ Nàng "
" Nơi ấy trên lưng lạc đà , những dòng kinh văn trôi bồng bềnh
Nơi ấy sau bão giông , sau những chông gai , một bậc danh sư đã đến với cõi đời
Nơi ấy tình yêu vượt qua thời gian , vượt trên thế tụ để trở thành huyền thoại
Nơi ấy , họ đã gặp gỡ , đã tin yêu , đã trao gửi và sánh bước bên nhau "
Ai muốn tìm hiểu về ngài Cưu Ma La Thập có thể xem https://youtu.be/Rf2UkLq5kRY
1 note
·
View note
Text
Bi kịch trong lò đào tạo thiên tài ở Trung Quốc: Từ cậu bé 'đệ nhất thần đồng', 10 tuổi đỗ ĐH, 17 tuổi làm giảng viên đến kẻ mất phương hướng, sớm tìm lối thoát nơi cửa Phật
Lò đào tạo thiên tài hay Lớp học thần đồng là một dự án được thành lập lần đầu vào năm 1978 tại Đại học Khoa học và Công nghệ tỉnh An Huy, Trung Quốc. Mục đích để chọn sinh viên trẻ tài năng vào các trường đại học.
Dự án này đã thành công rực rỡ khi đào tạo ra nhiều người tài cho xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là nơi chôn vùi tuổi thơ của nhiều thiên tài, khiến họ gặp cú sốc tâm lý lớn và có bước trượt dài. Chỉ tập trung vào việc học và không được tham gia các hoạt động vui chơi, cũng như không được rèn luyện các kỹ năng sống đã khiến những thần đồng gặp phải nhiều bi kịch.
Lò đào tạo thiên tài ở Trung Quốc. Ảnh: NetEast163
Mỗi năm, trên thế giới có rất nhiều trẻ em dưới 15 tuổi trở thành sinh viên đại học. Dư luận xã hội ngay lập tức gán cho những sinh viên nhí này nhãn hiệu "thần đồng". Không ít bi kịch đã bắt đầu từ đây...
Đệ nhất thần đồng cùng tài năng kinh động Phó Thủ tướng
Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Giang Tây, Trung Quốc, Ninh Bạc (1965) ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng phi thường, trí nhớ tuyệt vời và có thể học mà không cần thầy dạy. Năm 2 tuổi, Ninh Bạc đã đọc thuộc lòng hơn 30 bài thơ trong tuyển tập thơ Mao Trạch Đông; năm 3 tuổi, ông phân biệt được các con số từ 1 đến 100; năm 4 tuổi đã biết hơn 400 chữ Hán.
Nhờ trí thông minh vượt trội, Ninh được cha mẹ cho đi học sớm khi mới 5 tuổi. Điều này đã giúp cho ông tích lũy kiến thức sâu rộng và mở mang tầm nhìn của mình. Một năm sau đó, ông bắt đầu say mê đọc cuốn "Khái luận về Trung y học" và những sách nói về thảo dược dành cho sinh viên Đại học Y.
Khả năng "phân tâm nhị dụng" của Ninh cũng được báo chí nhiều lần thử nghiệm và công nhận: 8 tuổi đã có thể vừa đánh cờ vây vừa đọc vanh vách các chương trong truyện Thủy Hử. Ninh Bạc cũng biết ngâm thơ, làm thơ khi 9 tuổi. Không làm mọi người thất vọng, năm 10 tuổi, ông được nhận vào Đại học Khoa học và Công Nghệ Quốc gia Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận thiếu niên đầu tiên được đặc cách vào đại học khi mới 10 tuổi là Ninh Bạc. 12 tuổi thắng 2 ván cờ vây với Phó thủ tướng Trung Quốc, Phương Nghị. Ninh Bạc khi đó là hiện tượng phủ sóng khắp các mặt báo. Mọi người tôn sùng gọi ông là "thần đồng của các thần đồng".
Ninh Bạc chơi cờ cùng Phó Thủ tướng. Ảnh: Sohu
Cuộc đời ngang trái – Bi kịch bắt đầu
Trong năm đại học thứ 2, Ninh Bạc được một giáo sư là người bạn của cha mình giới thiệu với Phó Thủ tướng Phương Nghị, cũng là chủ tịch của Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc. Lúc đó, Phó Thủ tướng đang chuẩn bị thành lập một lớp học dành cho những người trẻ tài năng trên toàn quốc. Ninh Bạc đã tham gia bài kiểm tra và đạt được điểm số rất cao.
Năm 1978, Ninh Bạc là một trong 21 thiếu niên toàn Trung Quốc được chọn vào lò đào tạo thiên tài. Trong lớp này, người lớn nhất 16 tuổi còn người nhỏ nhất chỉ mới 11 tuổi. Những học viên ưu tú nhất của lớp gồm Ninh Bạc, Tạ Nhiêm Bác và Tiền Chính.
Ninh Bạc từ nhỏ đã rất giỏi toán, ngoan ngoãn, đúng chuẩn "con nhà người ta" trong truyền thuyết. Ảnh: NetEast163
Hình tượng Ninh Bạc được tô vẽ hết sức tốt đẹp, đến mức người ta gọi ông là "Thần đồng hoàn hảo". Báo chí khắp các tỉnh Trung Quốc viết về ông, còn tại các gia đình, người ta rất hay nói với con cái: "Hãy học tập Ninh Bạc kìa".
Sau này, tuy Ninh Bạc từ chối nói về bức thư được cho là đã thay đổi cuộc đời ông, nhưng vị giáo sư từng thừa nhận trên mặt báo: "Tôi rất đau khổ vì lá thư ấy. Nếu để Ninh Bạc học xong cấp 3 rồi thi đại học như những học sinh khác, có lẽ cậu ấy đã không phải đi tu".
Con đường chông gai
Tuy hào quang là vậy nhưng đường đời của Ninh lại không xán lạn như mọi người tưởng tượng. Khi vào lò đào tạo thiên tài, Ninh không hạnh phúc và luôn cảm thấy có áp lực vô hình đè nặng lên vai.
Ninh thậm chí phải học môn mình ghét là Vật Lý. Ông từng muốn đến Nam Kinh học Thiên văn học nhưng nhà trường không đồng ý. Họ ép Ninh sống theo khuôn mẫu, sống vì mọi người, vì nhà trường, xã hội chứ không được tự do theo ý mình. Nhà trường nói với Ninh: "Em là tấm gương cho trẻ em và thanh thiếu niên trong nước. Hãy ngoan ngoãn và làm gương tốt".
Ninh Bạc khi trưởng thành. Ảnh: Sohu
Vì quá trình trưởng thành của Ninh Bạc khác với bạn bè cùng trang lứa nên ông có những hành vi kỳ lạ và khác biệt về thể chất so với những người xung quanh. Ninh Bạc được nhận vào lớp xuất sắc của Đại học, nhưng việc học của ông ở trường lại không tốt, thậm chí còn trượt một số môn. Có lẽ chính áp lực từ những người xung quanh và những thất bại trong học tập đã khiến Ninh Bạc ngày càng không thích chuyên ngành của mình tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Năm 1982, Ninh Bạc tốt nghiệp đại học và được giữ lại trường giảng dạy, báo chí Trung Quốc gọi ông với cái tên "giảng viên trẻ nhất Trung Quốc". Ít lâu sau khi làm giảng viên, Ninh Bạc bắt đầu có những biểu hiện lạ thường. Ông ba lần đăng ký thi nghiên cứu sinh, nhưng cả ba lần đều bỏ cuộc khi đặt chân đến cửa phòng thi. Giám thị phòng thi đi tìm thì thấy ông đang trốn ở phía sau cửa ký túc xá. Giám thị này túm lấy cổ áo Ninh Bạc bắt làm bài thi, ông nói nếu tiếp tục ép buộc ông sẽ nhảy xuống đất.
Cuối cùng, trong một cuộc phỏng vấn năm 34 tuổi, Ninh Bạc đã công khai chỉ trích lò đào tạo thiên tài và nhấn mạnh: "Tôi không phải thần đồng. Tôi chỉ là một sản phẩm của thời đại. Nếu tuổi trẻ có thể quay lại, tôi sẽ không bao giờ vào lò đào tạo này nữa".
Sau này, Ninh Bạc chuyển sang nghiên cứu chiêm tinh học và dành nhiều thời gian cho triết học, tôn giáo. Hôn nhân không hạnh phúc, ông dành hết thời gian học khí công, ăn chay và dần tách mình khỏi xã hội.
Tìm lối thoát cho bản thân- nương nhờ nơi cửa Phật
Đệ nhất thần đồng Trung Quốc tìm lối thoát nơi cửa Phất. Ảnh: NetEast163
Kỳ vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Do không tạo ra kỳ tích nên mọi người không còn kỳ vọng vào thiên tài này nữa. Họ còn bắt đầu nghi ngờ tài năng của ông.
Ở tuổi 38, Ninh Bạc quyết định đi tu ở núi Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Có thể nói, Ninh Bạc là một trường hợp "giành chiến thắng ở vạch xuất phát nhưng không thể nở nụ cười ở vạch đích".
Trở thành đệ tử Phật gia, Ninh Bạc cuối cùng cũng đạt được ước nguyện của mình. Nhìn lại cuộc đời của ông, ai cũng xót xa cho sự vô thường của thế gian. Đối với mọi người, sự sa ngã của một đứa trẻ thần đồng là điều đáng tiếc. Đối với Ninh Bạc, việc trở nên nổi tiếng khi còn trẻ giống như một chiếc cùm đã giam cầm cuộc đời.
Theo điều tra của tờ Thẩm Dương ngày nay, chính sự gượng ép trong nền giáo dục Trung Quốc, cụ thể là Đại học Khoa học kỹ thuật nước này đã đẩy thần đồng đi quá "giới hạn chịu đựng của một con người".
Trả lời trong một buổi phỏng vấn, "đệ nhất thần đồng" năm xưa cho biết: "Tôi đã nghiên cứu Phật pháp để giải quyết những ưu tư trong đời sống cá nhân mình. Đó là những điều tôi phải chịu đựng suốt những năm tháng tuổi trẻ, và phải mất nhiều năm mới tìm ra câu trả lời".
Khi than thở, chúng ta nên hoạch định cuộc sống của chính mình. Khi gặp áp lực và thất bại, chúng ta nên dũng cảm đối mặt và lựa chọn cuộc sống cho bản thân. Chúng ta là người bình thường, không có tài năng như Ninh Bạc. Do vậy, chúng ta cần làm việc chăm chỉ, cố gắng hết sức mình để bù đắp những điểm yếu và tạo ra cuộc sống rực rỡ. Hy vọng tấm gương của Ninh Bạc sẽ là bài học quý báu giúp mọi người đối mặt với tương lai và vững tin vào sự lựa chọn của bản thân.
Theo Trí Thức Trẻ
Adblock test (Why?)
Nguồn https://ift.tt/390PjqQ
0 notes
Text
List truyen Bach Hop hay duoc nhieu luot danh gia cao
Trong những năm gần đây, tiểu thuyết bách hợp được nhiều người tìm hiểu. Sức quyến rũ của dòng tiểu thuyết này được mọi người chấp nhận, đánh giá cao. Các tác cũng viết nhiều hơn về dòng truyện bách hợp. Tuy vậy lượng truyện cũng chưa được nhiều. Nội dung truyện bách hợp đa dạng, lanh quanh chuyện tình ái của công và thụ, ngọt ngào lãng mạn lẫn đau đớn. Để đáp ứng nhu cầu đọc truyện của độc giả, bài viết sau đây sẽ giới thiệu top những truyện bách hợp hay được đa số người đánh giá cao. Tình cảm giữa nam và nữ phong phú, nhiều thể loại, vậy tình yêu giữa nữ và nữ có gì mới? Hãy cùng chúng tôi điểm qua top các truyện sau đây và cảm nhận. Chúc các bạn tìm được bộ truyện ưa thích.
Bài viết cùng chủ đề: https://vk.com/@thegioitruyen-list-truyen-bach-hop-hay-co-nhieu-luot-yeu-thich
1. Dò hư lăng
Không ít fan truyện bách hợp “lọt hố” tác phẩm Dò hư lăng lại nhớ hoài không thôi. Câu chuyện bắt đầu từ cổ đại và diễn biến đến hiện đại. Truyện hơi dài, độc giả cần phải nhẫn nại thưởng thức. Khởi truyện dễ rơi vào tình trạng khó hiểu, nhưng càng đọc lại càng thấy hay, càng cuống. Truyện tựa như một dây thừng có nhiều nút thắc, đọc mỗi chương sẽ gỡ ra được 1 nút. Tình tiết truyện không rời rạc mà tác động chặt chẽ với nhau, cái gì cũng có cái cớ của nó. Cặp đôi chính trong Dò hư lăng là Sư Thanh Y và Lạc Thần. Nếu bạn thích truyện bách hợp thì Dò hư lăng là 1 trong những tác phẩm xuất sắc ko thể bỏ qua.
2. Cung khuynh
Cung khuynh là một bộ truyện bách hợp cực phẩm của tác giả Minh Dã. Truyện bách hợp cổ đại, ngược luyến tàn tâm, được người đọc đánh giá cao. Nội dung kể về tình yêu nghiệt duyên của Vệ hậu Vệ Minh Khê và Dung Vũ Ca. Dung Vũ Ca là thái tử phi dung mạo tuyệt sắc, tâm tính bá đạo, là vợ của hoàng thái tử Cao Hiên – con trai của Minh Khê. Dung Vũ Ca chẳng xem hoàng thái tử ra gì, suốt ngày cứ bám lấy má chồng Vệ Minh Khê. Dần về sau, Minh Khê nhận ra mình khởi đầu có tình cảm với Dung Vũ Ca, nhưng lại quyết định nhường nàng ta cho cho con trai. Tình yêu, dằn vặt, hổ thẹn và đau khổ. Truyện chạm đến hầu hết cung bậc cảm xúc của người đọc. Trong mối tình đáng lẽ không nên tồn tại này, lắm bi thương làm cho độc giả tốn không ít nước mắt.
Xem full truyện: https://wattpad.vn/cung-khuynh/
3. Ngã vi ngư nhục
Ngã vi ngư nhục là bộ truyện bách hợp cổ trang của tác giả Ninh Viễn, thể loại: cổ đại, quyền mưu, cung đấu. Truyện nhắc về chuyện tình của hai cô nương thông minh, mưu trí: Chân Văn Quân và Vệ Tinh Húc. Công thuở đầu mang ý định hại thụ nhưng về cuối lại có tình ý với thụ. Câu chuyện giữa hai kẻ đầu óc đầy mưu mô quỷ kế này không khi nào là không thú vị. Truyện khá chậm nhiệt, nhiều chương, tình tiết sủng ngọt tận răng. Yếu tố cung đấu không quá gay gắt, hai nhân vật chính không thuộc hai chiến tuyến đối đầu quá gay gắt, trái lại thì họ cực kỳ là ngọt và đáng yêu, một chuyện tình “mèo vờn chuột” cực kỳ hấp dẫn.
4. Sáu năm chờ đợi, chúng ta nghênh đón hạnh phúc
Sáu năm chờ đợi, chúng ta nghênh đón hạnh phúc là bộ truyện của tác giả Cầm Gian Đích Luật Động, thể loại truyện bách hợp tâm đắc của độc giả. Nội dung nói về chuyện tình 16 năm của Hạ Mạt (Trứng muối) và Ngữ Yên (Tiểu Bảo). Truyện hài hòa giữa quá khứ (chính văn) và hiện tại (phiên ngoại). Truyện khá chậm nhiệt, nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng ko kém phần hài hước. Người đọc vô cùng ngưỡng mộ tình cảm giữa Hạ Mạt và Ngữ Yên. Một câu chuyện tình đẹp như trong mơ, nhẹ nhàng, sâu sắc và ấm áp. Bên cạnh ái tình đẹp thì Sáu năm chờ đợi, chúng ta nghênh đón hạnh phúc còn mang lại nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống: về tình bạn, tình thân, tình thầy trò, phương pháp đối nhân xử thế.
Xem full truyện: https://wattpad.vn/sau-nam-cho-doi-chung-ta-nghenh-don-hanh-phuc/
5. Nữ thần đụng phải nữ thần kinh
Truyện thu hút độc giả bởi cái tên thú vị. Nữ thần đụng phải nữ thần kinh của tác gả Mị Cốt xoay quanh chuyện tình cảm oan gia của Qúy Ưu Trạch và Khang Tịch trong giới showbiz. Hai người có nhân sinh quan khác nhau, gặp nhau, yêu nhau và nhau điên lên vì tình. Chuyện ái tình dễ thương, với các tình tiết hài hước gây tiếng cười cho độc giả. Đây là truyện bách hợp có tínhhài hước cao , kết HE. Ngoài việc thấy được độ dễ thương của hai nhân vật, còn đánh giá truyện này khá “nhiều muối”, tình huống truyện vui nhộn.
Mời các bạn xem thêm các truyện tại: https://wattpad.vn/the-loai/bach-hop/
0 notes
Text
Hồng Vệ Binh đào mồ Khổng Tử
“Cách mạng Văn hóa” Trung Quốc do Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ tháng 5/1966, mục đích chính được nhiều người cho là một cách để Mao lấy lại quyền lực sau cuộc “Đại Nhảy vọt” bị thất bại. Ở đây xin nhìn lại những hành động man rợ “đào mộ nhục thi” trong thời kỳ này.
Hồ Kiều Mộc, Ủy viên Ban Bí thư Ủy ban Trung ương, viết «Tẩm viên xuân – Hàng Châu cảm sự» và nhờ Mao Trạch Đông chỉnh sửa giúp. Mao viết lời phê gay gắt trên bản thảo “Hàng Châu và nhiều nơi khác đều làm bạn với ma quỷ, hàng trăm năm qua chưa thể quét sạch. Chỉ đào mấy đống xương tàn mà cho là có thể giải quyết thì quá khinh địch. Đến một cái miếu cũng chưa thể động vào”. Năm 1964, Hồ Kiều Mộc đến Hàng Châu và nói với lãnh đạo Hàng Châu: “Chủ tịch Mao đi vãn cảnh ở Lưu Trang thuộc Tây Hồ, chứng kiến phần mộ của người xưa cảm thấy rất không vui!”.
Tỉnh ủy không dám sơ xuất, lập tức lên kế hoạch phá hủy những ngôi mộ của những danh nhân quan tướng thời xưa, như mộ Vu Khiêm (1398 – 1427), Trương Cang Thủy (1620 – 1664), Từ Tích Lân (1873 – 1907), Cầu Thiệu (1887-1920), Doãn Duy Tuấn (1896—1919)… cùng hàng loạt những tượng Phật và đài tưởng niệm chiến tranh.
Ngày 1/6/1966 có bài xã luận trên Nhân dân Nhật báo với tựa đề “Bài trừ mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ đầu độc nhân dân do giai cấp bóc lột dựng nên”, từ đây phong trào “phá tứ cựu” bắt đầu lên cao, còn gọi là thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” điên cuồng. Trên khắp cả nước, Hồng vệ binh bắt đầu đập phá chùa chiền di tích, hủy hoại miếu thờ tượng Phật, đốt sách vở, tranh chữ. Ngoài ra, tình trạng đào mộ thiêu hủy xương cốt đặc biệt phổ biến tại nhiều nơi.
Thời Mông Nguyên diệt nhà Tống cũng không dám hủy miếu Khổng; đến nhà thời Mãn Thanh xâm lược miếu Khổng cũng còn được giữ lại nguyên vẹn; Nhật Bản xâm lược cũng không đụng đến. Bất luận ai làm vua Trung Hoa cũng tôn kính Khổng Tử, nhưng “Cách mạng Văn hóa” là ngoại lệ. Vừa khởi đầu “Cách mạng Văn hóa”, Phó Chủ tịch Trung ương Khang Sinh đến tìm gặp Đàm Hậu Lan, cán bộ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đề nghị đến xử lý Khổng miếu ở Khúc Phụ. Khang Sinh nói: “Tôi nghĩ ba ngày ba đêm mới vẽ được bức họa ấn tượng này”. Khang đưa bức họa cho Đàm: “Đi đến đó, muốn phá gì thì phá”.
Khang Sinh chỉ thị: “Thứ gì nên phá thì phá ngay”.
Ngày 7/11/1966, Đàm Hậu Lan dẫn theo một nhóm người đến trước đài kỷ niệm anh hùng nhân dân tại Thiên An Môn tuyên thệ phá hủy “Khổng gia trang”. Đàm Hậu Lan dẫn đầu hơn hai trăm người, bừng bừng hào khí đi đến Khúc Phụ để phá hủy miếu Khổng. Từ ngày 9/11 – 7/12, họ đã “lập thành tích” phá hủy hơn 6000 văn vật và đốt đi hơn 2700 cuốn sách cổ, hơn 900 tranh chữ, hơn 1000 bia đá. Để đào mộ nhanh chóng, Hồng vệ binh đã phải dùng đến cả thuốc nổ. Sau khi lấy xương cốt Khổng tử cáo thị dân chúng thì cho thiêu hủy. Bia mộ của Văn Tuyên Vương (551- 479 TCN) cũng bị phá nát. Nhiều mộ của con cháu họ Khổng cũng bị đào lên cáo thị dân chúng.
Vì chuyện này mà Khổng Đức Thành (Kung Te-cheng, 1920 – 2008), cháu đời thứ 77 của Khổng tử sống tại Đài Loan đã nhiều lần từ chối lời mời của chính quyền Trung Quốc Đại Lục, thề đến chết không trở lại Khúc Phụ, thậm chí còn không muốn gặp mặt người chị Khổng Đức Mậu đang nhậm chức Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc trọn đời tại Bắc Kinh.
Vào một ngày tháng 8/1966, thầy cô một trường trung học tại Thanh Đảo với tinh thần nêu cao khẩu hiệu “đưa thủ lĩnh phái bảo hoàng ra thị chúng” đã đào mộ của Khang Hữu Vi (1858 – 1927) biểu tượng cho phái bảo hoàng của giai cấp tư sản và quý tộc. Buổi chiều cùng ngày, xương cốt Khang Hữu Vi được bỏ vào một cái xe đẩy để các thầy trò đẩy đi thị chúng, họ tự hào đào được mộ nhân vật quan trọng nhất của phái bảo hoàng. Sau khi diễu hành xong, phần xương đầu Khang Hữu Vi bị treo lên và ghi chú dòng chữ “con chó Khang Hữu Vi, đại biểu cao nhất của phái bảo hoàng trên toàn quốc”, sau đó lại được gửi đến “Hội triển lãm Cách mạng Văn hóa thành phố Thanh Đảo”.
Mùa thu năm 1966, Hồng vệ binh trên tất cả các trường học của huyện Nam Bì cùng phe “Cách mạng Văn hóa” của một nhà máy quyết định thực hiện “phá tứ cựu”. Sau khi họ cột dây thừng kéo đổ bia mộ của Trương Chi Động (1837 – 1909) đã cùng nhau đập nát và phát thông báo trên toàn huyện, cho biết vào ngày 26/9 âm lịch đã đào mộ của Trương Chi Động.
Khoảng 8 giờ sáng, họ mang theo cuốc và xẻng, cầm cờ khua chiêng đi đến hiện trường. Hai tiếng sau họ đào lên một quan tài và lôi thi thể vợ chồng họ Trương ra làm nhục. Trong ngôi mộ không có gì đáng giá. Khi Trương Chi Động qua đời trong nhà không còn một xu, chỉ có sách vở và tranh chữ…
Ngày 28/8/1966, vì yêu cầu phê bình «Vũ Huấn truyện», Hồng vệ binh lại đào mộ Vũ Huấn (1838 – 1896), nhà hoạt động giáo dục thời Thanh, mang xương cốt ông ra thị chúng và thiêu hủy thành tro. Cùng năm, khi phê phán «Hải Thị bãi quan», phái “Cách mạng Văn hóa” đã đào mộ hủy cốt Hải Thụy (1514 – 1587, vị quan nổi tiếng nhà Minh. Trong mộ Hải Thụy chỉ có vài sợi tóc, răng, xương tàn và vài đồng tiền đồng. Tất cả bị cho vào trong một cái hộp để mang ra thị chúng, cuối cùng thiêu hủy thành tro.
Mồ mả của vua chúa từ thời thượng cổ cũng bị đập phá tan tành, lăng vua Thuấn (? – 2184 TCN) ở Vận Thành bị san bằng, trong lăng mộ ông có treo cái kèn đồng lớn. Điện chính của lăng Viêm đế và kiến trúc xung quanh bị hủy hoại và mọi thứ bên trong bị cướp sạch. Di hài của hoàng đế Vạn Lịch (1573 – 1620) và hậu phi bị lôi ra, xương đầu hoàng đế bị treo lên cây, sau đó cho thiêu hủy chung với xương cốt của hoàng hậu…
Mộ của những quan tướng tiêu biểu khác bị đào lên có thể kể như: mộ Bao Chửng (999 – 1062) ở Hợp Phì, mộ Trương Cư Chính (1525 – 1582) ở Lăng Giang, mộ Vu Khiêm (1398 – 1457) ở Hàng Châu, mộ Hoắc Khứ Bệnh (140 – 117 TCN), Hà Đằng Giao (1592 – 1649)…
Mộ văn nhân bị đào hủy như mộ nhà thư pháp nổi tiếng Vương Hi Chi (303 – 361), toàn khu quang cảnh đình vàng rộng 20 mẫu bị san phẳng; mộ Bồ Tùng Linh (1640 – 1715) có vật tùy táng gồm ống thuốc lá sợi, sách kê dưới đầu, 4 con dấu riêng, hài cốt của nhà văn bị phá hủy ném ra ngoài đồng…
Thời kháng chiến Trung – Nhật, quân Nhật đào mộ Chương Thái Đàm (1868 – 1936) nằm dưới cây vải núi Nam Bính ở Tây Hồ. Một sĩ quan Nhật biết tin đã đến bắt quân lính làm lễ truy điệu lại. Cuối năm 1966, Hồng vệ binh san phẳng mộ Chương Thái Đàm và ném di thể ra đồng, quan tài cũng bị mang đi đâu không rõ.
Tưởng Giới Thạch đối đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tưởng thua bỏ chạy khỏi Đại Lục nhưng mộ tổ tiên họ Tưởng thì còn ở lại, mộ mẹ ruột của Tưởng (ở Khê Khẩu, Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang) bị lãnh đạo sinh viên Đại học Thượng Hải đào lên, hài cốt bị ném vào rừng.
Mộ cha mẹ Tống Khánh Linh (1893 – 1981) ở nghĩa trang Vạn Quốc tại Thượng Hải, vì là cha mẹ vợ của Tưởng Giới Thạch (Tưởng lấy Tống Mỹ Linh, em Tống Khánh Linh) nên cũng bị Hồng vệ binh đào lên và quăng xương cốt đi. Trong «Tống Khánh Linh truyện» ghi lại: “Khi hình ảnh mồ mả gia đình bị phá hoại từ Thượng Hải truyền đến Bắc Kinh, lần đầu tiên những nhân viên làm việc trông thấy bà suy sụp tinh thần, than khóc đau khổ”. Một lá thư viết vội gửi cho Chu Ân Lai thỉnh cầu giữ gìn. Sau này tuy mộ họ Tống được sửa chữa lại nhưng tất cả phần tên tuổi anh chị em của Tống Khánh Linh trên mộ bia ban đầu đã không còn.
---------------------------
Tuyết Mai
0 notes
Text
Truyện Thanh Niên Trai Tân Và Cô Gái Nô Lệ Hay Yahalue Aharoo Và Dàn Harem
Truyện Thanh Niên Trai Tân Và Cô Gái Nô Lệ là một trong những bộ truyện tranh 18+ Hàn Quốc dành cho những độc giả thích một chút “xôi thịt” và một nội dung đơn giản nhưng không kém phần thú vị.
Truyện Thanh Niên Trai Tân Và Cô Gái Nô Lệ: Nam chính số hưởng với dàn harem xinh đẹp
Truyện Thanh Niên Trai Tân và Cô Gái Nô Lệ là bộ truyện tranh người lớn của Hàn Quốc khai thác bối cảnh Châu Âu thời kỳ Trung Cổ đầy tăm tối. Bộ truyện còn có tên khác là Ahab Road hay Yahalue Aharoo.
Nhân vật chính của truyện Thanh Niên Trai Tân và Cô Gái Nô Lệ là Yahalue Aharoo – con trai của một quý tộc cai quản một vùng lãnh thổ nhỏ và là một nam tước trẻ tuổi vừa tốt nghiệp trường kị binh.
Để ăn mừng lễ tốt nghiệp, các đàn anh của Yahalue Aharoo đã dẫn anh tới một buổi đấu giá nô lệ để tìm một anclar. Các anclar là những hầu nữ, xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng sở hữu vẻ ngoài xuất chúng hoặc trí thông minh sắc sảo.
Nhiệm vụ của các anclar là ở bên cạnh và hầu hạ cho chủ nhân của họ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tới đây chắc bạn cũng đã lờ mờ đánh hơi được mùi truyện 18+ rồi đúng không?
Và ở buổi đấu giá nô lệ đó, Yahalue Aharoo đã bắt gặp cô nàng nô lệ Kamiya và mua cô với cái giá bằng cả một đội quân (bằng tiền của đàn anh).
Vì là một goodboy điển hình, Yahalue Aharoo đã không hề có ý định “xơ múi” Kamiya mà thay vào đó anh tuyên bố cô có thể đi bất cứ đâu mình muốn.
Nhưng mà đó là tình yêu, nên áp dụng nguyên lý “theo tình thì tình chạy, còn chạy tình thì tình theo”, Kamiya sau khi cảm thấy Aharoo là một người đáng tin tưởng, vì vậy cô chấp nhận trở thành hầu gái của anh và thề sẽ phục vụ chủ nhân trọn đời. Và từ đây cuộc phiêu lưu của bộ truyện Thanh Niên Trai Tân và Cô Gái Nô Lệ bắt đầu.
Giới thiệu các nhân vật trong bộ truyện Yahalue Aharoo
Yahalue Aharoo
Nhân vật chính của truyện của bộ truyện người lớn Thanh Niên Trai Tân và Cô Gái Nô Lệ. Con nhà quý tộc, trẻ tuổi, đẹp trai, giỏi võ, mưu trí và tấm lòng nhân hậu.
Anh không thích chế độ chiếm hữu nô lệ của thời đại, đối với anh nô lệ cũng là con người và đó là lý do tại sao anh không thích sở hữu anclar.
Dù vậy ghét của nào trời trao của đó, thời tới cản không kịp, sau Kamiya, Yahalue Aharoo nhanh chóng có một dàn harem.
Kamiya
Là một cô gái bí ẩn được tìm thấy trên bờ biển. Kamiya không nhớ bất kỳ chuyện gì trước đây.
Cảm phục con người của Yahalue Aharoo, Kamiya trở thành hầu gái của anh và vai trò của cô có thể thấy gần như là “vợ cả” trong dàn harem.
Thân phận thật của Kamiya sau này đã dần được hé lộ khi cô chính là công chúa thứ 4 của vương quốc Daroon – người có khả năng thừa kế ngôi vị. Đó chính là lý do vì sao cô bị các phe cánh thù địch khác săn lùng và tìm cách hạ sát.
Rene
Rene là con gái của thương gia Haren. Cô từng là một người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng. Rene có khả năng chữa bệnh cho người khác và cô đã tận dụng khả năng này để giúp đỡ mọi người. Nhưng chính vì điều đó đã khiến cô bị một mụ phù thủy để ý và mụ ta đã thuê người để hãm hại cô.
Nhờ năng lượng thần linh ban cho, Rene đã tái sinh trở lại nhưng cơ thể cô bị bị biến dạng khủng khiếp. Rất nhiều giáo sỹ và thầy thuốc đã tìm mọi cách nhưng vẫn không thể chữa trị cho cô.
Nhưng sau khi được “á hự” với Yahalue Aharoo, Rene đã giải phóng khỏi cơ thể xấu xí và trở thành một người xinh đẹp như xưa. Và lẽ dĩ nhiên cô nàng cũng tự nguyện xin trở thành hầu gái của nam chính để đền ơn.
Hwerina
Là con gái của một kỵ sĩ ở Aroon nhưng quê hương cô đã bị quân đội Daroon tấn công và tàn phá. Bố mẹ cô bị giết, còn bản thân Hwerina bị bán đi làm nô lệ, trở thành những con mồi để giới quý tộc săn bắn.
Được Yahalue Aharoo cứu giúp, Hwerina tự nguyện trở thành hầu gái của cậu. Và không ngoài dự đoán, Hwerina có một nền tảng pháp thuật rất tốt, có tiềm năng trở thành một pháp sư giỏi sau này.
Marian
Thuộc dòng dõi quý tộc nhà Norian nhưng gia đình của Marian bị khép tội danh mưu phản. Vì vậy cô trở thành nô lệ và được chủ hội Chamberlin mua về.
Cô nàng sau này trở thành một trong những sát thủ xuất sắc của đội hộ tống Chamberlin và được chủ hội gửi gắm cho Yahalue Aharoo như một món quà đền ơn cứu mạng.
Review truyện Thanh Niên Trai Tân Và Cô Gái Nô Lệ – Yahalue Aharoo
Bộ truyện Thanh Niên Trai Tân Và Cô Gái Nô Lệ là một bộ truyện tranh webtoon khá hay. Bối cảnh độc đáo, chủ đề hấp dẫn, tạo hình nhân vật quyến rũ, đó là tất cả những tiêu chuẩn một bộ truyện Hàn chịch đáng xem cần phải có.
Nếu xét về giá trị “giải trí” (về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) thì độc giả chắc chắn sẽ không có gì phải phàn nàn về bộ truyện này.
Điểm hạn chế duy nhất của bộ truyện Thanh Niên Trai Tân Và Cô Gái Nô Lệ chính là những tình tiết quá đơn giản, diễn biến tâm lý nhân vật quá dễ đoán và thiếu chiều sâu. Để “thấm” được bộ truyện ecchi này, người đọc chẳng cẩn phải vận dụng nhiều chất xám.
Có thể kết luận truyện Thanh Niên Trai Tân Và Cô Gái Nô Lệ là một bộ truyện manhwa mang nhiều giá trị giải trí. Đối với những ai đi tìm những yếu tốt hack não, chiều sâu, dark deep các thứ thì rõ ràng đây không phải là lựa chọn phù hợp.
source https://doctruyen365.com/tin/truyen-thanh-nien-trai-tan-va-co-gai-no-le/
0 notes
Text
Top 4 game cực hot giúp game thủ FA có thể hẹn hò “bạn gái ảo”
Summer Lesson
Summer Lesson vốn đã được phát hành tại Nhật Bản vào tháng 10/2016 vừa qua, nhưng cho đến năm 2017 mới ra mắt phiên bản tiếng Anh. Được biết, đây vốn là 1 trong tựa game đầu tiên được tung ra để quảng bá cho kính thực tế ảo PlayStation VR – thiết bị giúp game thủ có thể trải nghiệm môi trường mô phỏng 3D như đời thực trên PS4.
Trong game, người chơi sẽ được đóng vai một anh chàng gia sư (giống Onizuka), giữ vai trò thầy giáo giúp ích cho cô nữ sinh Hikari Miyamoto nỗ lực học tập, phát triển tiềm năng của chính mình ở trong cả việc học lẫn những công việc thường ngày khác.
Nhờ góc quan sát thực tế kết hợp cùng với những NPC nữ được gia công rất xinh đẹp và có phần khiêu gợi, Summer Lesson đã thu hút rất nhiều sự chú ý của game thủ trên toàn thị trường quốc tế chứ không chỉ riêng Nhật Bản.
Ở quê nhà, Summer Lesson trong tháng đầu tiên phát hành đã đứng trong khu vực top 2 những tựa game bán chạy nhất, chỉ xếp sau Battlefield 1. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên khi trò chơi vốn được gia công đánh trúng tâm lý của giới otaku Nhật Bản.
ProjectM: Daydream
Là 1 trong những sản phẩm đầu tay của EVR Studio, ProjectM: Daydream được phát triển dựa trên cốt truyện của một bộ phim điện ảnh. Nhân vật chính của người sử dụng là một chàng trai có tên Dong – Won, người sẽ trải qua một chuyến tham quan vòng quanh thế giới với cô bạn gái xinh đẹp và cùng không kém phần nóng bỏng.
Qua kỹ thuật tân tiến của công nghệ thực tế ảo, người chơi sẽ được thăm quan hàng loạt danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên khắp thế giới, từ những dãy núi hùng vĩ ở Interlaken, Thụy Sĩ cho đến những bãi biển tuyệt đẹp ở Nerja, Tây Ban Nha, hoặc cũng có thể là những vùng đồi núi nhiệt đới ở Châu Phi hay Nam Mỹ… Với ProjectM: Daydream, bạn gần như sẽ có một kỳ nghỉ tuyệt v��i và sống động như thật.
AI Shouj
Trong AI Shoujo, bạn sẽ đóng vài một nam thanh niên bị lạc trên đảo hoang. Tuy nhiên, bạn sẽ không cô độc mà sẽ đồng hành cùng một cô bạn gái (vợ ảo). Tựa như những trò chơi sinh tồn khác, bạn sẽ phải ăn bắn, hải lượm, tìm nguyên liệu để sinh tồn trên hòn đảo nào. Điểm khác biệt duy nhất là sự hiện diện của người vợ ảo sẽ khiến cho hành trình của bạn thêm sinh động, hấp dẫn và cũng không kém phần nóng bỏng.
Happy Manager
Happy Manager là một tựa game hẹn hò lãng mạn, nơi người chơi sẽ được đóng vai thành chủ một phòng trọ. Điều khá nổi bật rằng tại đây, bạn sẽ có cơ hội làm quen, hẹn hò với 3 nữ khách hàng, cũng là 3 cô gái xinh đẹp sống tại phòng trọ nhà bạn.
Happy Manager được xây dựng như là mộ tựa game hẹn hò thực tế ảo, nơi người chơi có thể “tương tác” một cách cực chân thực với những cô gái trong tựa game này, giống giống hệt như ngoài đời thật vậy.
Điểm nhấn của Happy Manager rằng nó mô phỏng lại một cuộc sống thực trong game trông giống như ngoài đời, nơi người chơi có thể trò chuyện, hẹn hò, đi chơi cùng những cô nàng người ảo xinh như mộng. Chắc chắn, đây sẽ là một tựa game hẹn hò cực khá nổi bật dành cho những game thủ FA.
Tổng hợp nhận xét Ghost of Tsushima: Game hành động chặt chém hot nhất 2020
Theo Trí Thức Trẻ Copy link
Link bài gốcLấy link
Nguồn: GameK
Bài viết Top 4 game cực hot giúp game thủ FA có thể hẹn hò “bạn gái ảo” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Đồ Chơi Công Nghệ.
source https://dochoicongnghe.com.vn/top-4-game-cuc-hot-giup-game-thu-fa-co-the-hen-ho-ban-gai-ao-18928.html
0 notes
Text
Nếu không có các giáo sỹ ngoại quốc truyền đạo ở VN, liệu chữ quốc ngữ có được hoàn thiện như hiện nay?
(bởi adminTD, 19/12/2019)
Nguyễn Văn Nghệ, 19-12-2019
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2019/12/19/neu-khong-co-cac-giao-si-ngoai-quoc-truyen-dao-o-vn-lieu-chu-quoc-ngu-co-duoc-hoan-thien-nhu-hien-nay/)
Mặc dù tôi không đặt mua tuần báo Giác ngộ, nhưng lại là độc giả của tuần báo Giác ngộ, do tôi thường xuyên đến đọc báo ở phòng đọc báo chí của thư viện tỉnh Khánh Hòa.
Có cần phải biết ơn các giáo sỹ ngoại quốc không?
"Tuần báo Giác ngộ số 1028 ngày 6/12/2019 trang 18 có bài viết “Tiếng nói & chữ viết” của tác giả Thích Thanh Thắng. Tác giả đã viết: “Tôi cám ơn chữ Quốc ngữ được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, nhưng bảo tôi nhất định phải cảm ơn thực dân Pháp, chấp nhận đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes thì rất buồn cười, bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt gốc nguồn với tổ tiên tôi”"(1).
Theo quan niệm của người Việt Nam, kết quả của một sự việc gì cũng phải có căn nguyên, có nguồn gốc, không thể tự dưng mà có được.
Đọc xong đoạn trên, tôi cảm thấy chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay giống như “từ dưới đàng nẻ chui lên” rồi “được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt”. Lời văn trên như có vẻ né tránh sự biết ơn các giáo sỹ ngoại quốc đến truyền giáo ở Việt Nam đã đem chữ Latin để sáng chế ra chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng.
Tiến sỹ Lê Văn Phong, hiện công tác tại trường chính trị tỉnh Thanh Hóa, viết: “Khi đến Việt Nam truyền đạo, các giáo sỹ không sử dụng chữ Hán, chữ Nôm sẵn có, họ tìm cách sáng chế ra một thứ chữ viết mới ghi âm tiếng Việt tiện lợi cho công cuộc truyền giáo, mà sau này gọi là chữ Quốc ngữ”(2).
Ngày 22/12/1995, tại Hà Nội, trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, bộ văn hóa – thông tin tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 335 ngày mất của Alexandre de Rhodes. Hội thảo đã khẳng định: “Sự ra đời của chữ Quốc ngữ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên hay chỉ do ý muốn của một cá nhân tài năng nào đó, mà là kết quả của một quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây” và thừa nhận “Alexandre de Rhoes là một trong những người có công sáng tác ra chữ Quốc ngữ, một nhà hoạt động văn hóa có cống hiến quý giá cho sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam, và cũng là cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam”(3).
Trên đây là những phát biểu từ những cơ quan của đảng và nhà nước chứ không phải của giáo hội Công giáo Việt Nam.
Hai tác giả Hoa Bằng và Tiến Đàm có nhận xét: “Nay có chữ Quốc ngữ làm lợi khí để xây dựng một nền Quốc văn, ta không thể không thật tình cảm ơn người đặt ra nó: ông Alexandre de Rhodes”(4).
Trong ngày khánh thành nhà bia Alexandre de Rhodes gần đền Bà Kiệu, hội trưởng hội truyền bá quốc ngữ là cụ Nguyễn Văn Tố đã phát biểu: Chính các giáo sỹ Bồ Đào Nha đến nước ta trước đã cùng với một số người Việt Nam phần lớn là các thầy giảng đã sáng chế ra cách phiên âm và cách viết tiếng Việt. Nhưng họ không để lại tên tuổi như Alexandre de Rhodes. Chính Alexandre de Rhodes là người kế tiếp quá trình sáng chế chữ Quốc ngữ, dùng chữ cái Latin ghi âm tiếng Việt và đưa ra một hệ thống gần hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ như hiện nay(5).
Chữ Quốc ngữ không hề cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên
Tác giả Thích Thanh Thắng nuối tiếc chữ Hán Nôm: “… bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên tôi”.
Xin thưa với tác giả Thích Thanh Thắng, ông cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên tôi”, thì tại sao khi ông viết bài “Tiếng nói & chữ viết” gởi đăng trên tuần báo Giác ngộ lại sử dụng chữ Quốc ngữ là thứ chữ theo như ông là “xa lạ cắt đứt với nguồn gốc của tổ tiên”?
Trước đây khi trả lời nhóm sinh viên khoa sử trường đại học sư phạm Huế, “nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân đã nói: “Từ chữ Hán, chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: ‘Thị tại môn huyền náo / Nguyệt lai môn hạ nhàn’. Còn chữ Quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây. Chữ Quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ Quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”(6).
Nay ông Thích Thanh Thắng lại viết: “Trong thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XVIII biết bao nhà nho trí thức tài tử phong lưu của chúng ta vẫn thăng hoa trong trước tác văn học Nôm mà đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du kia mà”(7).
Xin thưa với “nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân và ông Thích Thanh Thắng là nếu dùng chữ Hán – Nôm đúng trường lớp thì không sao, còn nếu dùng theo kiểu “Thị tại môn huyền náo / Nguyệt lai môn hạ nhàn” thì đúng là “làm mất cả hồn dân tộc”, làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của cụ Nguyễn Công Trứ!(8).
Khi dùng chữ Quốc ngữ để viết lại “Truyện Kiều”, không hề làm “mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”, bởi chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ là dùng để ghi âm (ký âm) tiếng Việt mà thôi. Ví dụ câu: “Trăm năm trong cõi người ta” khi viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ đều phát âm là “Trăm năm trong cõi người ta” không có gì khác biệt cả!
Ngay cả “Truyện Kiều” khi được Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Nôm thì không mấy người đọc được. Để đọc được chữ Nôm đâu phải dễ, do chữ Nôm “không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường thì phải cao đoán mới đọc được thông”(9). Ngược lại “Truyện Kiều” chép lại bằng chữ Quốc ngữ thì trẻ em lên 6, lên 7 đều đọc được. Nhận định về ngôn ngữ học như “nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân rất là non nớt.
Theo suy nghĩ của tôi, những ai hiện nay cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên” và chữ Nôm “mang đậm hồn dân tộc” hơn chữ Quốc ngữ chính là những kẻ tự dối với lòng mình!
Hoàng Xuân Việt nhận định về những người có lối suy nghĩ trên: “Hễ ghét đạo Chúa, ghét Tây thì ghét luôn cả chữ Quốc ngữ”(10).
Các cụ trong phong trào Duy tân đã nhận ra “chữ Quốc ngữ là hồn trong nước” chứ không phải chữ Hán hay chữ Nôm! Do đó: “Đầu thế kỷ XX, giới trí thức Việt Nam đã vượt qua tâm lý nghi ngờ, đố kỵ của người dân mất nước, mà nhận ra cái hay, cái tiện và phép “màu nhiệm” của chữ Quốc ngữ đối với dân tộc Việt Nam. Họ bắt đầu công cuộc cổ vũ, truyền bá thứ chữ viết này ra khỏi phạm vi Công giáo đến với quần chúng nhân dân lao động, chống lại chính sách “ngu dân” của chính quyền cai trị”(11).
Đôi lời với tác giả Thích Thanh Thắng
Tác giả Thích Thanh Thắng không chấp nhận đặt tên đường Alexandre de Rhodes với lý do: “Chỉ với nội dung khi nói về Tam giáo trong “Phép giảng tám ngày”, đã tạo nên những xung đột tôn giáo một cách gay gắt, mà chúng tôi, những người Phật tử thấy bị tổn thương, khó có thể chấp nhận được”(12).
Nếu tên tác giả bài viết chỉ ghi “Thanh Thắng” thì không có vấn đề, đằng này, tên tác giả lại thêm họ “Thích” (họ nhà Phật) nên tôi mới mạo muội có đôi lời với tác giả: Từ lúc nhỏ, tôi có nghe kể một câu chuyện về Đức Phật: Một hôm trên đường đi thuyết pháp, Đức Phật bị một nhóm người đi theo chửi bới, nói những l��i tục tĩu xúc phạm đến Đức Phật, nhưng Đức Phật vẫn nín lặng không nói lại lời nào. Khi về đến tịnh xá, đệ tử mới hỏi lý do tại sao Đức Phật không phản bác lại. Đức Phật bèn nói: Khi người ta cho anh một cái bánh mà anh không nhận, thì cái bánh ấy sẽ thuộc về ai? Cũng vậy, khi người ta chửi bới mình mà mình không phản đối đáp trả thì những lời chửi bới ấy quay về với kẻ chửi bới.
Nếu Đức Phật hiện tiền mà nghe giáo sỹ Alexandre de Rhodes mạ lỵ thì Đức Phật sẽ chọn phương pháp “thủ khẩu như bình”. Từ bi-Hỷ xả là đức tính cao quý của Phật giáo.
Đừng để mang tiếng là “đồ vô ơn”
Ông bà ta luôn dạy con cháu chớ vong ân, bội nghĩa, chớ trở thành kẻ “ăn cháo đá bát”, kẻ “ăn rồi quẹt mỏ như gà” mà phải luôn là người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn một bát cơm / Nhớ người cày ruộng”.
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây, Diên Khánh, Khánh Hòa
Chú thích:
1; 7; 12- Tuần báo Giác ngộ số 1028 ngày 6/12/2019, trang 18.
2; 3; 5; 11- TS. Lê Văn Phong, “Lịch sử hội Truyền bá Quốc ngữ (1938 – 1945)”, (sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia sự thật, trang 11; 16; 190; 200.
4- Hoa Bằng, Tiến Đàm: “Ông Alexandre de Rhodes 1591 – 1660” tạp chí Tri tân, số 2- 1941, trang 21.
6- https://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
8- Lời bài thơ “Chữ nhàn” (Nguyễn Công Trứ) [xem kỹ chú thích 1 của bài thơ: https://poem.tkaraoke.com/11221/Chu_Nhan.html].
9- chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html.
10- Hoàng Xuân Việt, “Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ”, NXB văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2007, trang 338.
0 notes
Photo
sachtruyenvn.com - Đồ Thần Chi Lộ
Giới Thiệu Truyện - Bạn là nam nhi? Bạn đã từng trải qua tuổi trẻ bồng bột? Bạn đã từng khát khao mơ ước được vung gươm múa kiếm chinh chiến nếm trải cảm giác phong vân giang hồ? Bạn đã từng chăm chú lắng nghe một tên huynh đệ nào đó chém gió với sự tò mò pha lẫn thích thú về đám giang hồ du côn và đặc biệt là xã hội đen…… Có thể xã hội đen là một cái gì đó vô cùng ghê rợn khát máu nhưng với những con nghiện đã tiêm nhiêm thâm căn cố đế hương vị tiếu ngạo giang hồ bạt kiếm cung thương như chúng huynh đệ tàng thư viện sao lại không bị cái thế giới ngầm chứa đầy sắc màu huyền bí mê người với man rợ, khiếp đảm cũng như bão táp huyết tinh đó kích thích cho được... - Bạn muốn nghe về sự tích của một siêu cấp sát thủ? Bạn muốn biết những kĩ xảo cùng với những trận đổ bạc tiền tỉ của một siêu đổ vương? Bạn muốn hiểu thế nào là một thượng vị giả, một người có thể hô mưa gọi gió khuynh đảo giang hồ. Bạn có biết một nhà bác học siêu phàm một cái đại máy tính di động kết hợp với một siêu ma sát thủ sẽ tạo thành một loại người gì không? - Bạn có muốn biết một bác sĩ tâm lý đại tài kết hợp với một bậc thầy tiếp thị marketing sẽ biến thành một tên thương gia đại thần thánh cỡ nào chăng. Ban muốn biết một thiên tài có khả năng tổng hợp trí tuệ của một nhà hùng biện, một tên thuyết khách bậc thánh, một sử gia uyên thâm, một võ sư siêu hạng, một tên khát máu hung tàn…. sẽ có thể làm nên những chiến tích lẫy lừng đến cỡ nào chăng? - Có lẽ lâu nay bạn đã nhàm chán với sự cường điệu hóa quá mức của tiên hiệp, bạn đã sình bụng khi phải hấp thụ quá nhiều về đám ma pháp huyễn hoặc, bạn đã sặc máu cam cho đám sắc hiệp nhố nhăng….. Vậy đã đến lúc bạn nên đổi một chút khẩu vị đi thôi…. Đảm bảo văn phong ”Sát phạt” của La Bá Đạo sẽ cho bạn một liều thuốc đủ mạnh để sốc lại khẩu vị kiếm hiệp của bạn.. - Tình tiết dồn dập, gay cấn, nghẹt thở…. Lối viết văn “trảm phong bạt tụy” đến rợn người, ngòi bút sắc sảo lạnh lùng khiến người đọc bị hút hồn…. Tất cả tạo nên sự lôi cuốn kì lạ cho ĐỒ THẦN CHI LỘ HAY CÒN GỌI LÀ ĐỔ THẦN ĐƯỜNG theo ngôn ngữ Việt dân dã hơn còn gọi là “con đường diệt thần”. Một siêu phẩm đang cực hot! Đến với Con đường diệt thần là chúng ta đang cùng bước trên con đường trải đầy máu tươi, cuồng bạo nhưng cũng đầy sự hấp dẫn bí ẩn và đặc sắc của Trương Dương cùng người bạn côn đồ Lưu Bưu….. Những cuộc chém giết điên cuồng trên đường phố, nhà kho, bên bãi… Những cuộc ám sát kinh nhân để có thể được sánh ngang tầm với đám siêu sát thủ của ”Thời kì thần thoai”. Những cuộc sát phạt tiền tỉ trên song bạc để chứng tỏ ngôi vị đổ vương… nhưng cũng có những cuộc tình nóng bỏng lãng mạn rất đời thực của tuổi trẻ đam mê…. Bên cạnh đó bạn còn được tiếp cận với một đống tri thức về toán học, tâm lý học, sử học... của rất nhiều lĩnh vực khác nhau được lồng ghép khéo léo tinh tế đến không ngờ. Mời các bạn cùng khám phá
https://sachtruyenvn.com/do-than-chi-lo/?feed_id=4245&_unique_id=5fec45dca5445
0 notes
Text
Giang hồ biến địa thị kì ba
Giang hồ lắm kẻ dở hơi
Tác giả:Ngữ Tiếu Lan San Thể loại: cổ trang, 1x1, xuyên không, hài, HE Nhân vật: biến thái lưu manh giả danh thâm tình Cung chủ công x mỹ mạo ngoan hiền nhưng suy nghĩ thoát tuyến Thiếu chủ thụ Người dịch: Mỹ Ngân
Văn Án
Hai mươi hai tuổi, Thẩm Thiên Lăng giành được giải thưởng Ảnh đế đầu tiên trong đời.
Lúc hắn nước mắt lưng tròng cầm cúp, một mảnh trần nhà ầm ầm rơi xuống, không hề sai lệch rớt trúng đầu hắn! Sau đó hắn liền... xuyên việt!
Tần Thiếu Vũ mỉm cười: Nếu Lăng nhi bằng lòng, Truy Ảnh cung của ta bất cứ lúc nào đều có thể lo chuyện đám cưới!
Thẩm Thiên Lăng rơi lệ: Lão tử cực kì không bằng lòng!
Giới thiệu
Em thụ là diễn viên xuyên không về cổ đại trở thành thiên hạ đệ nhất mỹ nhân. Cuộc sống mới đầy “chông gai” và “thử thách” của em xoay quanh những con người như sau: - Chồng: Đại hiệp nổi danh giang hồ, đẹp trai con nhà giàu giỏi võ… (Sự thật là: Fan của drama Hàn Quốc, thích cosplay “cảnh sát bắt cướp”, “thầy giáo x học sinh”, “bệnh nhân và cô y tá” trên giường/ cửa sổ/ thùng tắm/ xe ngựa) - Mẹ: Phu nhân quý phái, xuất thân con nhà võ... (Sự thật là: Có khả năng rơi nước mắt trong vòng 1s mà không cần V-Rohto) - Đại ca: Minh chủ võ lâm, chững chạc và chín chắn, tấm gương sáng cho biết bao nhân sĩ võ lâm noi theo... (Sự thật là: Đầu gỗ thê nô trung khuyển M công =.=) - Đại tẩu: Thần y tài ba, đảm việc nước giỏi việc nhà... (Sự thật là: Tạc mao biệt nữu không được tự nhiên S thụ ~) - Con trai: Phượng hoàng cao quý, vua của chim muông... (Sự thật là: Thích PK với ngan ngỗng, thường dùng dáng vẻ moe đi lừa tình lẫn tiền của người khác) - Sư phụ: Chân nhân đắc đạo, được xưng tụng là “bán thần tiên”... (Sự thật là: Hay nói xấu đồng nghiệp =.=) - Tả hộ pháp: Giỏi cả võ công lẫn y thuật, mạnh mẽ và cá tính... (Sự thật là: Thích mặc áo hở ngực và xức nước hoa thơm lừng mỗi khi đi đánh nhau ~) - Ám vệ: Trung thành và tận tuỵ, liều mình bảo vệ chủ nhân... (Sự thật là: Paparazzi chốn võ l��m - chuyên mục tình yêu hôn nhân và gia đình ~) - Ma giáo giáo chủ: Nham hiểm độc ác, dã tâm rộng lớn, không có chuyện ác nào không làm... (Sự thật là: Mỗi đêm trăng tròn sẽ cởi truồng tru lên dưới ánh trăng, muốn hấp thụ tinh hoa của trăng sao và cây cỏ ~) - Hoàng đế: Yêu nước thương dân, hết lòng vì quốc gia xã tắc... (Sự thật là: Mắc chứng brother – complex* hạng nặng =.=) *brother – complex: hội chứng yêu anh (em) trai. - Tình địch: Xinh đẹp lạnh lùng như đoá tuyết liên, xếp hạng 3 trong top ten võ lâm cao thủ... (Sự thật là: Hồ ly tinh ~) Cùng với sự góp mặt của dàn fanboy/fangirl đa cấp, từ anh đốn củi đến chú chiên bánh tiêu, từ cô hàng nước cho đến thím tạp dịch, và nhiều nhân vật quần chúng “kì ba” khác nữa ~ Một vài trích đoạn
[1]
Khi anh công dẫn em thụ đi đánh nhau, em thụ mắc cười vì tên của địch nhân, anh công: "Phu nhân cứ việc cười, việc đánh nhau cứ giao cho vi phu là được."
[2]
Thiếu trang chủ Hồng Phi Hoàng đến trách cứ Tần Thiếu Vũ...
Phiên bản bình thường: "Thiếu trang chủ Thái Hồ bang hùng hổ xông vào quán trọ Hỉ Phúc, chất vấn Tần cung chủ vì sao không giúp Hồng lão bang chủ báo thù, kết quả bị Tần cung chủ một chưởng quét ra khỏi phòng, vì vậy sợ hãi giận dữ bỏ đi."
Sau đó qua lời dân chúng thì phát triển thành phiên bản kì lạ: "Thiếu trang chủ Thái Hồ bang hùng hổ xông vào quán trọ Hỉ Phúc, vốn định chất vấn Tần cung chủ vì sao không giúp Hồng lão bang chủ báo thù, kết quả gặp được cảnh Thẩm công tử (bạn thụ) đang tắm, vì vậy Tần cung chủ bốc lên dấm chua, Thẩm công tử bị việc này hù doạ, hức hức khóc suốt cả ngày, rúc trong chăn không chịu ra. Mà Tần cung chủ vì an ủi hắn mà không tiếc dâng lên thân thể của mình, hiện tại đã là lần thứ 18 mà còn không có xu hướng dừng lại."
Khuyến cáo
- Không nên ăn uống gì khi đọc truyện vì sẽ làm bẩn màn hình máy tính và điện thoại (vì phun đồ ăn ra)
- Không nên đọc truyện vào ban đêm vì người khác sẽ nghĩ bạn bị tự kỷ (vì cười không ngừng được)
- Chấm hết! :D
Liên hệ mua sách :
Giang hồ lắm kẻ dở hơi tập 1 : tại đây
Mục Lục
♥ Chương 01 ♥
♥ Chương 02 ♥ Chương 03 ♥
♥ Chương 04 ♥ Chương 05 ♥ Chương 06 ♥
♥ Chương 07 ♥ Chương 08 ♥ Chương 09 ♥ Chương 10 ♥
♥ Chương 11 ♥ Chương 12 ♥ Chương 13 ♥ Chương 14 ♥ Chương 15 ♥
♥ Chương 16 ♥ Chương 17 ♥ Chương 18 ♥ Chương 19 ♥ Chương 20 ♥
♥ Chương 21 ♥ ♥ Chương 22 ♥ Chương 23 ♥ Chương 24 ♥
♥ Chương 25 ♥ Chương 26 ♥ Chương 27 ♥
♥ Chương 28 ♥ Chương 29 ♥
♥ Chương 30 ♥
♥ Chương 31 ♥ Chương 32 ♥
♥ Chương 33 ♥ Chương 34 ♥ Chương 35 ♥
♥ Chương 36 ♥ Chương 37 ♥ Chương 38 ♥ Chương 39 ♥
♥ Chương 40 ♥ Chương 41 ♥ Chương 42 ♥ Chương 43 ♥ Chương 44 ♥
♥ Chương 45 ♥ Chương 46 ♥ Chương 47 ♥ Chương 48 ♥ Chương 49 ♥
♥ Chương 50 ♥ Chương 51 ♥ Chương 52 ♥ Chương 53 ♥
♥ Chương 54 ♥ Chương 55 ♥ Chương 56 ♥
♥ Chương 57 ♥ Chương 58 ♥
♥ Chương 59 ♥
♥ Chương 60 ♥ Chương 61 ♥
♥ Chương 62 ♥ Chương 63 ♥ Chương 64 ♥
♥ Chương 65 ♥ Chương 66 ♥ Chương 67 ♥ Chương 68 ♥
♥ Chương 69 ♥ Chương 70 ♥ Chương 71 ♥ Chương 72 ♥ Chương 73 ♥
♥ Chương 74 ♥ Chương 75 ♥ Chương 76 ♥ Chương 77 ♥ Chương 78 ♥
♥ Chương 79 ♥ Chương 80 ♥ Chương 81 ♥ Chương 82 ♥
♥ Chương 83 ♥ Chương 84 ♥ Chương 85 ♥
♥ Chương 86 ♥ Chương 87 ♥
♥ Chương 88 ♥
♥ Chương 89 ♥
♥ Chương 90 ♥ Chương 91 ♥
♥ Chương 92 ♥ Chương 93 ♥ Chương 94 ♥
♥ Chương 95 ♥ Chương 96 ♥ Chương 97 ♥ Chương 98 ♥
♥ Chương 99 ♥ Chương 100 ♥ Chương 101 ♥ Chương 102 ♥ Chương 103 ♥
♥ Chương 104 ♥ Chương 105 ♥ Chương 106 ♥ Chương 107 ♥ Chương 108 ♥
♥ Chương 109 ♥ Chương 110 ♥ Chương 111 ♥ Chương 112 ♥
♥ Chương 113 ♥ Chương 114 ♥ Chương 115 ♥
♥ Chương 116 ♥ Chương 117 ♥
♥ Chương 118 ♥
♥ Chương 119 ♥
♥ Chương 120 ♥ Chương 121 ♥
♥ Chương 122 ♥ Chương 123 ♥ Chương 124 ♥
♥ Chương 125 ♥ Chương 126 ♥ Chương 127 ♥ Chương 128 ♥
♥ Chương 129 ♥ Chương 130 ♥ Chương 131 ♥ Chương 132 ♥ Chương 133 ♥
♥ Chương 134 ♥ Chương 135 ♥ Chương 136 ♥ Chương 137 ♥ Chương 138 ♥
♥ Chương 139 ♥ Chương 140 ♥ Chương 141 ♥ Chương 142 ♥
♥ Chương 143 ♥ Chương 144 ♥ Chương 145 ♥
♥ Chương 146 ♥ Chương 147 ♥
♥ Chương 148 ♥
♥ Chương 149 ♥
♥ Chương 150 ♥ Chương 151 ♥
♥ Chương 152 ♥ Chương 153 ♥ Chương 154 ♥
♥ Chương 155 ♥ Chương 156 ♥ Chương 157 ♥ Chương 158 ♥
♥ Chương 159 ♥ Chương 160 ♥ Chương 161 ♥ Chương 162 ♥ Chương 163 ♥
♥ Chương 164 ♥ Chương 165 ♥ Chương 166 ♥ Chương 167 ♥ Chương 168 ♥
♥ Chương 169 ♥ Chương 170 ♥ Chương 171 ♥
TOÀN VĂN HOÀN
Đọc nguyên bài viết tại : Giang hồ biến địa thị kì ba
0 notes
Text
Tết trung thu: Nguồn gốc và ý nghĩa
Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm Lịch hàng năm, đây là một dịp lễ truyền thống đã tồn tại nhiều thế kỷ, ghi dấu nhiều phong tục tập quán thú vị và mang nhiều ý nghĩa. Rằm tháng 8 là ngày mặt trăng tròn và sáng nhất, cũng chính là thời gian người Á châu vừa xong mùa thu hoạch. Vì thế mà tết Trung thu vừa là tết trông trăng, vừa mang ý nghĩa hàm ơn với trời đất đã mang đến bội thu mùa màng.
Món ăn quan trọng nhất trong dịp Trung thu chính là bánh trung thu, với đa dạng vị nhân và thường được thưởng thức với trà, thường là trà thơm và đặc.
Gắn liền với ngày lễ Trung thu có rất nhiều những sự tích và truyền thuyết dân gian, những tục lệ đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hôm nay, hãy cùng HAN Mooncake tìm hiểu về lịch sử và nguồn gốc của dịp lễ vô cùng quan trọng này nhé!
1. Các truyền thuyết dân gian về tết Trung thu
Truyền thuyết Hậu Nghệ – Hằng Nga
Ngày xửa ngày xưa, dương gian có chàng Hậu Nghệ là người bất tử, còn trên thiên đình có tiên nữ Hằng Nga xinh đẹp, phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Hậu Nghệ và Hằng Nga bén duyên, trở thành vợ chồng. Một ngày, ghen ghét bởi sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ, các vị thần tiên đã vu oan cho Hậu Nghệ một lỗi tày trời và mách với Vua Nghiêu. Từ đó, vợ chồng Hằng Nga – Hậu Nghệ bị đuổi khỏi thiên đình, đày xuống hạ giới làm thường dân. Cuộc sống phàm trần luyện Hậu Nghệ thành một xạ thủ cừ khôi, nổi tiếng trong dân gian.
Khi đó, thế giới có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, thay phiên nhau chiếu sáng hạ giới. Một ngày, tai hoạ ập đến khi cả 10 mặt trời xuất hiện cùng lúc, dọa thiêu cháy mọi sinh linh. Trước tình thế khốc liệt này, Vua Nghiêu sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời, chỉ để lại một. Hậu Nghệ hoàn thành sứ mạng một cách xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu ban cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn Hậu Nghệ hãy ăn chay và cầu nguyện một năm tròn, sau đó uống thuốc.
Làm theo lời dặn của Vua Nghiêu, Hậu Nghệ mang thuốc về giấu ở cái rui trên nóc nhà, ngày đêm khổ luyện. Nửa năm sau, Vua Nghiêu mời chàng đến chơi. Ở nhà, Hằng Nga để ý thấy một vật sáng lóng lánh trên mái nhà. Biết đó là linh đan quý, nàng bèn uống ngay viên thuốc. Đúng lúc đó, Hậu Nghệ về đến nhà; song cơ sự đã muộn, Hằng Nga uống tiên dược đã bay về trời. Hậu Nghệ đuổi theo nàng với chiếc nón trong tay, nhưng đến nửa đường thì bị Thần Gió cản. Khi Hằng Nha bay đến cung Trăng, viên thuốc trong cổ họng nàng bỗng văng ra. Thế là nàng không thể về hạ giới, mãi mãi lưu lạc trên mặt trăng. Truyền thuyết còn nói rằng Hằng nga cầu cứu những chú thỏ trên cung trăng để làm lại viên linh dược đã mất, nhưng mọi nỗ lực đều bất thành.
Bức vẽ Hằng Nga
Ở hạ giới, Hậu Nghệ ngày đêm mong nhớ vợ. Chàng bèn xây một lâu đài trong Mặt Trời, đặt tên là Dương. Trong khi đó, Hằng Nga cũng cất một lâu đài ở trên Mặt Trăng, đặt tên là Âm. Mỗi năm một lần, vào rằm tháng Tám, Hậu Nghệ và Hằng Nga được đoàn tụ, Âm Dương vẹn trong. Chính vì thế mà trăng luôn tròn và sáng tỏ vào đêm trung thu, như hân hoan trước cảnh đoàn tụ của con người.
Trích tài liệu truyền thuyết của Trung Quốc thời Tây Hán (206 TCN – 24 SCN)
Truyền thuyết vua Đường Minh Hoàng
Truyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) đi dạo vườn Ngự Uyển vào đêm 15 tháng 8 Âm Lịch. Đêm trung thu, tiết trời thanh mát, trăng tròn rỡ êm dịu. khi nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn, người có phép tiên có thể đưa nhà vua lên cung trăng. Nơi Mặt Trăng, cảnh trí càng huyền diệu hơn. Nhà vui thưởng thức tiên cảnh, mê mẩn với ánh sáng của nơi bất phàm với những nàng tiên thướt tha trong xiêm y duyên dáng. Trời sắp sáng, đại sĩ nhắc nhà vua rằng giờ tiễn biệt đã đến; Vua Đường Minh Hoàng ra về mà lòng bàng hoàng luyến tiếc.
Về đến hạ giới, nhà vua vì vương vấn cảnh tiên nên viết khúc Nghê Thường Vũ Y và hạ lệnh rằng cứ đến đêm rằm tháng Tám mỗi năm, dân gian lại tổ chức rước đèn và mở tiệc ăn mừng. Từ đó, mỗi năm vào Trung thu, nhà vua sẽ cùng Dương Quý Phi uống rượu, thưởng trăng với ca nữ hầu hạ xung quanh để hoài niệm chuyến viễn du kỳ diệu.
Truyền thuyết này có tính thần thoại.
“Đường thư” chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài “Tây Thiên điệu khúc”, đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc “Nghê Thường vũ y”.
Tài liệu này có phần thực tế.
“Nghê” là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.
“Thường” là xiêm, để che phần hạ thân của người. “Nghê Thường” có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu.
“Vũ y” là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.
“Nghê Thường vũ y”, ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.
2. Nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam
Theo tư liệu khảo cổ về hình in trên trống đồng Ngọc Lữ, Tết Trung thu đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu. Một nguồn khác là văn bia chùa Đọi năm 1121 tiết lộ rằng từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
Họa tiết trống đồng Ngọc Lữ
Theo nghiên cứu về nguồn gốc Trung thu của học giả P. Giran (Magiet Religion, Paris 1912), người Á Đông từ lâu rất coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, một số nền văn hoá còn cho rằng Mặt Trăng và Mặt Trời là một cặp vợ chồng. Họ quan niệm rằng Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau mỗi cuộc gặp, Mặt Trăng nhờ ánh dương quang sẽ tuần hoàn, trở lại trạng thái trăng non, bắt đầu một chu kỳ mới. Như vậy, Mặt Trăng theo văn hoá phương Đông biểu trưng cho tính nữ và là biểu tượng ý nhị của tình cảm vợ chồng. Vào ngày rằm tháng Tám, Mặt Trăng tròn vẹn và lộng lẫy nhất, nhân dân lấy đó làm điều mừng và mở hội trông trăng. Theo sách “Thái Bình Hoàn Vũ Ký”, người Lạc Việt vào mùa trăng tháng tám sẽ mở hội giao duyên cho trai gái trong làng. Ai gặp gỡ và ưng ý nhau trong hội trăng sẽ nên duyên vợ chồng.
Việt Nam là nước nông nghiệp nên tháng 8 là thời điểm nhân dân đã gieo trồng xong, thời tiết mát dịu, “muôn vật thảnh thơi”. Người Việt thường mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung thu.
Cả người Trung Hoa và người Việt Nam đều làm bánh trung để cúng tết trăng, vừa để ăn và biếu cho gia quyến, ân nhân, xóm làng. Đặc biệt hơn, cả hai dân tộc đều có truyền thống rước đèn trong đêm Trung thu.
3. Ý nghĩa tết Trung thu
Trung thu là ngày lễ của tình thân và tình tâm giao, dù khởi phát đây là dịp lễ đặc biệt dành cho con trẻ. Vào Trung thu, mọi người mua quà, chuẩn bị các thức bánh, hoa quả để đối đãi nhau. Trung thu là dịp người bề dưới bày tỏ lòng kính trọng với ông bà, mẹ cha, thầy cô; đây đặc biệt cũng là dịp ta nhớ đến những người ân nhân và quý nhân trong đời. Chưa dừng lại ở đó, cha mẹ thường làm đồ chơi hoặc mua đồ chơi, quần áo mới cho con mình vào lễ Trung thu để thể hiện tình yêu thương một cách cụ thể. Những tập quán hữu lễ như thưởng trăng, phá cỗ, rước đèn cũng tạo cơ hội để mọi người quây quần bên nhau, khiến cho tình cảm thêm mặn nồng, bền chắc.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Tương truyền nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
4. Các tục lệ trong dịp Trung thu
Ngắm trăng (Thưởng nguyệt)
Trăng đêm rằm tháng Tám là bội minh, tức trăng sáng. Trăng đêm Trung thu tròn đầy và sáng tỏ nhất trong một năm, vì thế mà gia đình Việt có truyền thống cùng nhau thưởng trăng, phá cỗ. Trong đêm trăng thu, trẻ em thì cùng nhau rước đèn lồng, đèn ông sao đi khắp khu phố. xóm làng; còn người lớn thì quây quần bên mâm cỗ để cùng trò chuyện, tận hưởng một đêm thu mát mẻ, an nhàn.
Ở Việt Nam, vào đêm Trung thu thường có phong trào rước đèn và phá cỗ trông trăng theo cụm dân cư. Ở đó, mọi người cùng nhau chia sẻ các thức bánh truyền thống, hoa quả đ���c trưng của mùa và dàn dựng các màn văn nghệ độc đáo. Vào rằm tháng 8 cũng có rất nhiều chương trình phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình lớn của quốc gia, hoà cùng không khí lễ hội náo nhiệt.
Trung thu là lúc Trăng tròn nhất
Hát trống quân
Tết Trung thu ở miền Bắc có tục hát trống quân. Đầy là hình thức đôi bên nam nữ vừa hát vừa đối đáp với nhau, đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng. Hát trống quân thường theo nhịp ba “thình, thùng, thình”. Khi hát trống quân, người hát vừa hát vận (theo vần, theo ý), hát đố hoặc hát ứng khẩu. Cuộc đối đáp trong những cuộc hát trống quân rất vui, nhiều khi gay go vì những câu đối hiểm hóc, đòi hỏi sự ứng biến tài tình từ đôi bên.
Trai gái dùng điều hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, đặc biệt là vào rằm tháng Tám. Họ hát đối đáp vừa để vui, vừa để ý nhị kén chọn người bạn trăm năm. Hát trống quân dùng những bài thơ theo thể lục bát hay lục bát biến thể. Theo truyền thuyết, tục này có từ thời vua Lạc Long Quân, đời Hồng Bàng. Tết Trung thu của người Hoa không có phong tục này.
Múa sư tử (múa lân)
Vào dịp Tết Trung thu, người Việt có tục múa Lân. Trong khi người Hoa hay tổ chức múa lân vào Tết Nguyên Đán, người Việt lại đặc biệt tổ chức múa lân, múa sư từ vào Tết Trung thu. Trong văn hoá của người Việt Nam, lân tượng trưng cho điềm lành. Nhân dân ta thường múa lân vào hai đêm ngày 14 và 15 tháng 8 (Âm Lịch). Đám múa lân không thể thiếu một người đội đầu lân làm bằng giấy bìa hoặc vải cùng vật trang trí tinh xảo. Còn đuôi lân thường được may bằng vải vàng, dài đủ cho một hoặc nhiều người cùng điều khiển. Người múa lân chuyển động uyển chuyển theo nhịp trống. Tuỳ vào độ khó và kỳ công của màn biểu diễn mà người xem sẽ có được một trải nghiệm thật ấn tượng và nhiều màu sắc, mang đậm dấu ấn ngày Trung thu truyền thống. Đám múa lân đi khắp khu phố, xóm làng; trong đoàn lân thường có chú Tễu tay cầm quạt, bụng phệ, đeo mặt nạ, vừa đi vừa chơi đùa với người xem múa. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao để cho lân leo lên lấy.
Múa lân trung thu
Phá cỗ Trung thu
Trung tâm của mâm cỗ Trung thu là chú chó trắng được làm khéo léo từ các múi bưởi; hai hạt đậu hay hạt nhãn sẽ được dùng làm mắt. Xung quanh mâm cỗ lớn là nhiều loại hoa quả đặc trưng của mùa thu như hồng đỏ, hồng ngâm, na dai, cốm.. và các thức bánh kẹo truyền thống. Bánh trung thu không thể thiếu cả bánh nướng và bánh dẻo. Đặc biệt, cho mâm cỗ thưởng trăng, người Việt đặc biệt chuẩn bị bánh nướng, bánh dẻo có hình cá chép, hình đàn lợn bụ bẫm.
Bánh nướng con heo trên mâm cỗ
Pháo hạt bưởi là một “đặc sản” của dịp lễ truyền thống, được làm từ hạt bưởi phơi khô 2-3 tuần trước đêm rằm, xâu thành một chuỗi bằng dây thép mỏng. Vào đêm Trung thu, người ta mang pháo này ra đốt.
Khi trăng lên đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người cùng nhau thưởng thức hoa quả, cắt bánh, xem múa Lân, tổ chức văn nghệ. Phong tục phá cỗ trông trăng cũng gợi nhắc đến sự tính chú Cuội. Chú Cuội có cây đa, một hôm đi vắng, Cuội về nhà thấy cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, bèn bám vào rễ cây níu lại. Cây đa không những không dừng, còn kéo theo cả Cuội bay lên trời. Từ đó, chú Cuội và cây đa ở lại trên cung trăng, nhìn xuống hạ giới. Theo truyện dân gian, nhìn lên mặt trăng ta sẽ thấy vết đen mang hình hải của một cây cổ thụ và một người ngồi dưới gốc; đó chính là cây đa và chú Cuội.
5. Nguồn gốc và ý nghĩa của các loại bánh
Theo nhiều sách sử, Tết Trung thu và bánh Trung thu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo chiều dài lịch sử, lễ tết này đã lan truyền đến Việt Nam. Bánh trung thu có tên gọi khác là bánh nguyệt bởi hình dáng tròn tựa trăng ngày Rằm.
Bánh trung thu còn tượng trưng cho hình ảnh dịu dàng của người phụ nữ xinh đẹp, công dung ngôn hạnh. Chính vì thế mà ở Trung Hoa, vào ngày Tết Trung thu, người phụ nữ thường là người tự tay bài tiệc cúng trăng với hương đèn, mâm ngũ quả và Nguyệt Bính.
Bánh trung thu Thanh Nguyệt HAN Mooncake
Khi Tết Trung thu du nhập vào Việt Nam, ngày lễ đã trải qua nhiều biến đổi và mang đậm dấu ấn văn hóa riêng của người Việt. Ở miền Bắc, mỗi dịp rằm tháng Tám, người phụ nữ trong gia đình cũng thường bày tiệc cúng trăng với hương và hoa quả tươi cùng bánh trung thu. Bên cạnh đó, mâm cỗ không thể thiếu rất nhiều các món bánh mứt, hạt dưa, hạt điều..
Ý nghĩa những chiếc bánh Trung Thu:
Theo truyền thống, vào ngày 18 tháng 8 âm lịch hằng năm, các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết thường trao nhau những chiếc bánh Trung thu thay cho lời chúc vạn sự như ý và bình an vẹn toàn.
Dành tặng yêu thương – Trao tặng ngọt ngào
Tục trao tặng bánh trung thu là một nét văn hoá hữu lễ của người Việt Nam. Bánh trung thu mang hình tròn vẹn toàn, thường được gói ghém trong vỏ hộp mang màu sắc tươi sáng, bắt mắt, mang tâm ý của người trao tới người nhận. Tặng bánh trung thu cũng là gửi gắm lời chúc an yên, sum vầy. Người Việt Nam thường thể hiện tình thân bằng cách tặng đồ ăn, bánh trung thu cũng không phải ngoại lệ. Cách chọn thức bánh tinh tuyển, gói trong vỏ hộp có màu sắc hợp mệnh hay mang hình ảnh mà người nhận thích (lân, liên, đăng, ngư) là cách người Việt Nam bày tỏ chân tình ý nhị.
Đủ màu sắc – Đủ hương vị
Bánh trung thu ngoài bánh nướng trứ danh với vỏ vàng óng, còn có bánh dẻo mềm thơm hương hoa bưởi, bánh ngàn lớp được phối nhiều màu sắc. Ngoài ra, chúng ta còn có bánh trung thu lạnh hay cả bánh trung thu rau câu. Với sức sáng tạo vô hạn của những nghệ nhân và các gia đình yêu ẩm thực, bánh trung thu tại Việt Nam đã trở nên rất đa dạng với nhiều hương vị và sắc màu mới.
bánh trung thu Nguyệt Viên
Các loại bánh:
Bánh nướng
Bánh nướng gồm hai phần chính: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh được làm từ bột mì lên men trộn với trứng gà, nướng đến khi đạt được độ vàng đẹp mắt và dậy hương thơm. Nhân bánh truyền thống có jambon bát bửu với các loại mứt quả, mứt hạt, mỡ đường và rượu mai quế lộ. Nhân bánh hiện đại thì vô cùng đa dạng, từ các loại hạt quả sên với đường đến độ mịn hài hoà, tới những thức quý trong ẩm thực như yến sào, vi cá, nhân sâm.
Tương tự như bánh dẻo, hình tròn của bánh nướng thể hiện sự viên mãn và gắn kết. Hương vị cầu kỳ của bánh nướng chính là hương vị của văn hoá phương Đông phong phú, trong đó tính hữu lễ cẩn mật và tình cảm gia đình luôn được đặt ở vị trí quan trọng nhất.
Bánh nướng Trung thu
Dù có đi đâu, về đâu, Trung thu luôn là dịp lễ để trở về; bởi ấy là ngày chúng ta đoàn viên với gia đình. Trung thu 2019 này, các bạn hãy gác lại bề bộn công việc để ở bên những người thân yêu của mình, chia nhau chiếc bánh thơm bùi và thưởng trăng như tổ tiên ta đã làm trong những ngày cũ. Trong suốt một năm dài, hãy dành một ngày để ở bên gia đình, bạn bè mình một cách giản dị, tròn vẹn như vầng trăng tháng Tám!
Bánh dẻo
Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh nhồi nhuyễn với nước đường và nước hoa bưởi mùa thu, đúc trong khuôn gỗ hình tròn. Nhân bánh dẻo vô cùng đa dạng trong đó phổ biến nhất là nhân bánh thập cẩm, hạt sen hay đậu xanh nghiền nhuyễn. Nhiều thương hiệu bánh trung thu còn kỳ công chế biến ra các thức bánh dẻo chay thanh mát, phù hợp với người ăn chay hoặc những người lưu tâm đến sức khoẻ.
Bánh dẻo Trung thu
Bánh trung thu dẻo thường mang hương vị thanh mát, ngọt ngào rất dễ chịu. Hình tròn và màu trắng tinh khiết của bánh gợi nhắc đến trăng đêm rằm dịu tỏ, biểu tượng cho sự đoàn viên và tâm hữu linh tê của các cặp vợ chồng.
HAN Mooncake giới thiệu Bộ sưu tập bánh Trung thu cao cấp 2019
Để nói về nghệ nhân làm bánh nhà HAN, ngoài bề dày kinh nghiệm thì chính là sự chăm chỉ và chỉn chu trong từng chi tiết. Họ tỉ mỉ ngay từ khâu chọn nguyên liệu bởi đây là yếu tố quyết định chất lượng bánh sau khi hoàn thành. Kế đến là đôi bàn tay dẻo dai nặn bánh sao cho khéo, ép bánh sao cho chặt khuôn để vân bánh nổi rõ, ngon mắt. Và cuối cùng là sự chính xác: về thời gian, về tỉ lệ, về mọi yếu tố để cho ra đời những chiếc bánh tròn vị nhất.
Đây cũng là lý do HAN Mooncake ngày càng được đông đảo quý khách hàng biết đến và ủng hộ. Không chỉ là một hộp bánh thơm ngon, HAN Mooncake còn tặng bạn một mùa Trung thu ý nghĩa, tròn vị từ chính TÂM của người nghệ nhân lành nghề.
Tiếp nối hai mùa Trăng thành công viên mãn, HAN Mooncake hân hạnh được trở lại với bộ sưu tập bánh Trung thu mùa vị 2019!
Mang chủ đề Nguyệt – Trăng Vàng, bánh Trung thu HAN Mooncake 2019 tròn vẹn như trăng ngày rằm, là tinh tuý của ẩm thực ngàn đời, cũng là biểu tượng của những mối tâm giao trong cuộc sống.
Xem nguyên bài viết tại: Tết trung thu: Nguồn gốc và ý nghĩa
0 notes
Text
Huyền Thoại Lục Địa MU P1, Chương 4, kỳ 4
Kỳ 4: Sự lựa chọn.
- Này ! Quỳnh, cháu làm sao thế? Chú ý vào nào!
Không hiểu đang suy nghĩ gì đó mông lung, đang kéo lưới cùng ông Fultugor mà đầu óc Quỳnh cứ để ý đi đâu ấy, nghe tiếng ông gọi Quỳnh giật mình:
- Dạ? À! Cháu quên mất, xin lỗi ông!
Ông Fultugor chống tay thở dài:
- Ông bảo khi nào ông hô thì cháu cùng ông kéo lên mà, cháu đang suy nghĩ gì vậy? Những giấc mơ đó vẫn cứ ám ảnh cháu à?
Đôi mắt Quỳnh thoáng buồn:
- Vâng! - Rồi cậu quay cái cần gạt.
Bỗng ông Fultugor hét lên:
- Sợi dây kìa! Cẩn thận!
Không kịp rồi, cái lưới tuột xuống kéo sợi dây đang vướng vào chân Quỳnh thật mạnh và nhanh, ngay lập tức cậu bị hất xuống sông cùng với đống lưới đánh cá, chúng như bủa vây xung quanh Quỳnh, cậu không kịp định thần thì đã ở dưới làn nước lạnh buốt rồi. Thấy vậy ông Fultugor vội kéo lưới lên thật nhanh, vừa kéo ông vừa kêu lên:
- Chúa ơi! Cầu mong thằng bé không bị sao, cố lên nào!
Bỗng ông thấy dưới nước có bọt nước sủi lên rất nhiều, rồi Quỳnh ngoi đầu lên khỏi mặt nước thở hồng hộc, bên cạnh là người cá Andy, ông mới thở phào:
- May quá, cảm ơn cô nhiều nhé Andy.
Cô Người Cá Andy nháy mắt cười:
- Bắt được một con mồi ngon lành rồi nhá, lần này cậu bé chết với ta, hihi.
Quỳnh mở mắt ho húng hắng:
- Ai... ai... vậy ông?
Andy nheo mày:
- Ơ cái thằng nhóc này, không cảm ơn chị lấy một tiếng à? Thả ra bây giờ!
Quỳnh rối rít:
- Úi! Cảm...ơn...chị. Tại...em đang....bị ...sặc nước...- Phù! Sợ quá.
Andy ghé sát mặt Quỳnh nhìn nhìn, ngó nghiêng, rồi cười:
- Trông cũng xinh trai đấy nhỉ, sao không giới thiệu cậu ấy cho mọi người hả ông Fultugor? Hay sợ cháu làm thịt cậu ấy?
Ông Fultugor bật cười:
- Thôi đừng đùa cậu ấy nữa, xem cậu ta sợ đến xanh cả da mặt kìa, thôi đưa cậu ấy lên đây nào.
Sau khi lên trên thuyền Quỳnh mới nhìn thấy Andy một cách rõ ràng hơn, hồi nãy vừa ngượng vừa sợ nên cậu cứ im thin thít - chắc cậu tưởng chị ta... không mặc gì cả (!).
Thì ra đây chính là người cá, không như suy nghĩ lúc đầu của Quỳnh, từ cổ chị ấy xuống toàn vẩy là vẩy, da mặt xanh dương, đôi tai dài nhọn với mái tóc vàng bồng bềnh, chị ấy cứ như bước ra từ trong truyện tranh của Nhật Bản ấy. Hai bên hông có nhiều vẩy dài trông đẹp lắm, và tất nhiên là không có... chân rồi. Andy cứ lượn lờ dưới mặt nước một chút rồi mất hút. Ông Fultugor đưa cho Quỳnh bộ quần áo khô rồi áy náy:
- Cháu không sao chứ? Ông quên mất cháu không biết bơi, làm cháu gặp nguy hiểm thế này, cháu không giận chứ?
Quỳnh cười:
- Sao ông lại nói thế? Giúp đỡ được ông là cháu vui rồi, đấy là tại cháu không biết bơi nên làm vướng ông, cháu xin lỗi!
Ông Fultugor xoa đầu Quỳnh:
- Đừng nói như vậy, thôi cháu vào trong kia thay quần áo ướt đi, không lạnh rồi ốm đ��y.
- Vâng!
Trên đường về Quỳnh cứ suy nghĩ lung tung, dạo này những giấc mơ kia có vẻ ngày càng dày đặc hơn, chúng cứ tiếp diễn trong đầu cậu, nhưng đến khi cậu tỉnh dậy thì lại không tài nào nhớ lại được, thật kì lạ. Thôi bỏ đi - Cậu tặc lưỡi - Mặc kệ những giấc mơ chết tiệt đó,bây giờ cậu phải sống cho tốt đã, cần phải nghĩ cách giúp ông Fultugor, xem nào, bắt cá... bắt cá... Chỗ mình có cách nào bắt cá mà không cần xuống nước không nhỉ? Nghe có vẻ hơi bị phi lý thì phải, rồi cậu bật cười lắc đầu.
Phía xa kia, cô bé Hanna đang đứng chờ Quỳnh trên con đường mòn, hai bên là những thảm cỏ xanh bất tận, thỉnh thoảng có vài cái cây hiện lên phía xa xa. Cô bé mặc chiếc váy xanh dương như hòa vào màu bầu trời trong xanh, mái tóc óng ánh ẩn dưới chiếc mũ rộng vành che nắng, như làm đôi mắt cô bé thêm sâu thẳm, một khung cảnh thật... lãng mạn - Quỳnh nghĩ - điều đó làm trái tim cậu hồi hộp một cách kì lạ, và nó càng đập loạn lên khi cô bé... khoác tay nó. Ôi, tình hình này quả là gay go đây.
Ông Fultugor về sau cùng, lúc đó cũng gần đến trưa rồi, khi về đến nhà ông ngạc nhiên khi thấy ngoài sân treo mấy con cá nhỏ, rõ ràng chỉ có ông đi đánh cá thôi mà, sao lại có cá ở đây nhỉ? Cá bắt được phải để ở thuyền chứ, có ai mang biếu chăng? Ai mà biếu mấy con cá bé tí tẹo thế này cơ chứ? Chợt Hanna đi ra, ông Fultugor chưa kịp hỏi thì cô bé đã khoe rối rít:
- Ngạc nhiên không ông? Mấy con cá kia là anh Quỳnh bắt đấy!
Ông Fultugor ồ lên:
- Thật à? Làm thế nào vậy? Quỳnh đâu có biết bơi, mà sông này sâu lắm đấy, hay là hai đứa đi câu hả? Nhưng mà nhà ta làm gì có đồ câu?
Hanna vội kéo ông đi:
- Đi theo cháu rồi cháu cho ông xem, cái này hay lắm nhé!
Hai ông cháu đi đến khúc sông gần nhà, ở đó Quỳnh đang hì hục kéo cái khung gì đó từ dưới sông lên, bên trong mảnh lưới đó là mấy con cá bé tẹo đang nhảy tưng tưng. Thấy ông Fultugor đến Quỳnh vội quay người lại lắp bắp:
- Ơ!... Cháu.....!
Ông Fultugor cười:
- Cháu làm cái gì đấy?
Hanna chen vào giải thích ngay:
- Anh ấy chặt mấy cái cây nhỏ, rồi buộc nó lại thành khung, sau đó dùng cái mảnh lưới hỏng ông vứt trong góc nhà ấy, buộc lại thế là thành.
Ông Fultugor vào gần xem xét, rồi ông nói vẻ ngạc nhiên:
- Ồ! Cái này hay thật đấy, làm sao cháu nghĩ ra được?
Quỳnh gãi đầu:
- Dạ! Tại cháu không biết bơi nên mới làm cái này, chỗ cháu có mấy anh vẫn hay bắt cá ở sông kiểu này mà, nó gọi là "vó", cái "vó" bắt cá ấy ạ , ờ... nó sử dụng nguyên lý "đòn bẩy"... Ủa?
Ông và Hanna tròn mắt:
- "Vó?" "đòn bẩy?"
Quỳnh chẳng biết giải thích thế nào nữa, đành chống chế:
- Thôi để lúc khác cháu giải thích cho, bây giờ mang ít cá này về nhà làm bữa thôi, cháu đói lắm rồi.
Bữa trưa hôm đó mấy ông cháu nói chuyện với nhau rất nhiều và vui, công nhận bé Hanna nấu ăn ngon thật, vừa ăn cô bé vừa tíu tít kể chuyện ở trường, chuyện bạn Brim pha thuốc bỏ nhầm chất nên bị bốc lửa cháy tóc này, chuyện bạn Haidy bị con thằn lằn bám vào tóc, mà thủ phạm lại chính là mấy tên nhóc bàn trên nên bị Cha Kamie phạt cho một trận. Và cả chuyện hôm nay cô bé giúp Quỳnh làm cái "vó" ra sao nữa, Quỳnh nói rằng cái đó còn có thể lắp trên thuyền của ông, giúp ông đỡ mệt phần nào nhờ hệ thống quay tay thay vì kéo lưới trực tiếp kiểu này.
Ông Fultugor tỏ ra rất vui vì không ngờ Quỳnh có thể nghĩ ra được mấy cái trò đó. Qua lần này Quỳnh thấy mình cũng không đến nỗi quá vô dụng, cần phải... phát huy hơn nữa mới được, không thể cứ ăn bám thế này mãi, nghĩ rồi cậu mỉm cười, chợt Hanna nhìn thấy, cô bé nghiêng đầu mỉm cười nhìn Quỳnh làm cậu tự dưng thấy nóng bừng hai tai. Ôi thật là... gay go.
Tối hôm đó khi "cả nhà" đang dùng bữa tối - không biết từ bao giờ Quỳnh đã coi nơi này là gia đình thứ hai của mình, mặc dù trong lòng cậu vẫn luôn nhớ về gia đình thực sự ở một nơi giờ rất xa lắm, nhưng trong thâm tâm cậu cảm thấy nơi này thật sự đem lại cảm giác yên bình cho mình, một cảm giác mà đã rất lâu rồi cậu không có.
Phía xa kia, nơi màn đêm tối đen đang bao trùm không gian, có tiếng vó ngựa bước chầm chậm trong đêm, tiếng lộp cộp đều đều ma quái.
Dừng trước cửa nhà là một người mặc áo trắng trùm kín đầu, như một thầy tu vậy, tay ông ta cầm cây trượng dài bằng gỗ, trên đó có vài cái lá cây còn xanh nguyên, thật kì diệu! Ông ta xuống ngựa rồi đi đến gõ cửa. Hanna nghe tiếng liền chạy ra mở cửa, vừa mở cửa cô bé hét lên thất thanh:
- Á!... Ông ơi!
Quỳnh và ông Fultugor nghe tiếng vội chạy ra xem có chuyện gì, thấy ông Fultugor chạy ra Hanna vội ôm chầm lấy ông, ông Fultugor hét lên:
- Ngươi là ai? Tại sao lại đến đây?
Trước mặt họ là một người cao lớn với khuôn mặt xấu xí như ma quỷ, ông ta tiến lại gần hơn rồi đưa tay bỏ mũ trùm đầu xuống, lập tức khuôn mặt xấu xí biến mất, hiện ra một ông già hiền hậu, với bộ râu bạc trắng rất dài, đó chính là Đại Pháp Sư Entramus - Quyền Pháp Sư toàn lục địa MU.
Ông Fultugor tròn mắt ngạc nhiên lắp bắp:
- Ôi!... Lạy Chúa tôi, là Đại Pháp Sư Entramus sao?
Pháp Sư Entramus không nói gì mà chỉ mỉm cười hiền hậu, ông tiến đến đứng trước mặt Quỳnh, rồi đột nhiên ông... quỳ xuống trước mặt Quỳnh nói:
- Kính chào Pháp Sư Thánh Chiến Radims, chúng tôi chờ Ngài đã rất lâu rồi.
Quỳnh giật mình lùi lại:
- Ông bị điên à? Này, thôi cái trò này đi nhé, tôi mệt lắm rồi đấy - rồi cậu tự véo má mình - chẳng lẽ từ nãy đến giờ mình lại mơ sao?
Pháp Sư Entramus đứng dậy cười:
- Thưa Ngài, đây không hề là một giấc mơ, mà là sự thật.
Rồi Quỳnh bỗng nhận ra khuôn mặt của "ông già" đ��:
- À....à đúng rồi, ông chính là cái ông già đã kéo tôi xuống nước lúc ở trên cầu Kì Cùng, đúng rồi chính là ông! Ông làm cái trò này là có mục đích gì hả?
Ông Fultugor hốt hoảng:
- Kìa Quỳnh! Sao cháu dám gọi Đại Pháp Sư entramus là "ông già"? Đó là người có quyền cao chức trọng trong Hoàng Cung đấy!
Pháp Sư Entramus đưa tay lên:
- Không sao! Cậu ấy có quyền nói như vậy.
- Hả? - Ông Fultugor tròn mắt ngơ ngác không hiểu gì cả.
Pháp Sư Entramus nhìn Quỳnh rồi hỏi:
- Chẳng lẽ linh hồn Pháp Sư Thánh Chiến Radims chưa gặp cậu sao Quỳnh?
Quỳnh ngơ ngác một lúc rồi hiểu ra:
- À ! ...Có phải ông già cũng mặc đồ trắng như ông tôi gặp trong giấc mơ không?
Pháp Sư Entramus vội nói:
- Đúng rồi đấy! Ông ấy có nói gì với cậu không?
Quỳnh cười:
- Nói chung là chưa kịp nói gì thì đã bị tôi... đá đít rồi!
- Hả?! - Rồi Pháp Sư Entramus ôm đầu - Chúa ơi sao lại thế này?
Sau một hồi chán nản, Pháp Sư Entramus thở dài:
- Vậy thì cậu hãy nghe lời ta nói đây. Cậu thực ra chính là kiếp sau của Pháp Sư Thánh Chiến Radims, một trong năm Anh Hùng Thánh Chiến đã chiến đấu chống lại Chúa Quỷ KunDun và phong ấn hắn hai ngàn năm trước. Trong cuộc chiến cuối cùng đó, người còn lại đến phút chót chính là Pháp Sư Radims, chính Ngài đã hi sinh mạng sống của mình, chiến đấu đến giây phút cuối cùng để phong ấn Chúa Quỷ KunDun cùng với các vị thần.
Đó là sự hi sinh cao cả mà tất cả cư dân lục địa MU đều mang ơn Ngài, là tấm gương sáng cho các chiến binh lục địa MU noi theo. Điện thờ Ngài nằm ngay chính giữa Thánh Điện Hoàng Cung, là nơi uy nghi nhất trong Thánh Điện, được mọi người tôn thờ như một vị thần.
Giờ đây Chúa Quỷ KunDun đã thực sự hồi sinh và sẽ sớm quay trở lại báo thù trong nay mai. Chúng tôi cần sự hiểu biết và sức mạnh của Ngài, Pháp Sư Thánh Chiến Radims, Ngài sẽ là người dẫn đường cho chúng tôi tấn công vào sào huyệt của Chúa Quỷ KunDun và bè lũ tay sai đó, giải thoát cho Nữ Thần Elpis và đoạt lại bí kíp Secromin, không để chúng rơi vào tay KunDun.
Chợt Quỳnh giơ tay ngăn lại:
- Ê! Khoan đã, ông nói từ nãy toàn những chuyện vớ vẩn không đâu ấy, có thấy liên quan gì đến tôi đâu?
Pháp Sư Entramus thở dài:
- Cậu không hiểu sao? Cậu chính là hiện thân, là kiếp sau của Pháp Sư Thánh Chiến Radims, chúng tôi đã phải rất khó khăn mới có thể tìm ra cậu trong tương lai, tại thế kỉ 21 này và tìm cách đưa cậu trở về lục địa MU để có thể giúp chúng tôi trong cuộc chiến sắp tới.
Quỳnh cười khẩy:
- Vậy đây là chuyện của mấy ông chứ không phải của tôi, tôi thì có liên quan gì? Tôi chỉ là một thằng nhóc 22 tuổi, ăn học còn chưa đến nơi đến chốn, người yêu còn chưa có nữa là... Tôi sẽ không mạo hiểm sinh mạng của mình vào những trò chơi của mấy ông đâu. Các ông tưởng mình quyền cao chức trọng rồi muốn làm gì cũng được à? Muốn tôi đến là đến, muốn tôi đi là đi sao? Tôi không đi đâu! Mà chắc gì các ông đã tìm đúng người? Lỡ có sự nhầm lẫn thì sao?
Đại Pháp Sư Entramus nghiêm mặt:
- Đây không phải trò chơi, mà là cuộc chiến sống còn của cả lục địa MU này, cho nên chúng tôi tuyệt đối không thể có sự nhầm lẫn. Tương lai của cả lục địa MU này cũng chính là tương lai của thế giới, chúng tôi đi xuyên thời gian và không gian được thì Chúa Quỷ KunDun cũng có thể làm được điều đó.
Lục địa MU là một thế giới hoàn toàn cách biệt với bên ngoài, là tấm lá chắn đầu tiên Chúa Quỷ KunDun gặp phải khi muốn thống trị thế giới, chính những anh hùng trên lục địa MU mới là những người bảo vệ trái đất này khỏi bàn tay của quỷ dữ. Đáng ra cậu phải cảm thấy vinh dự khi được đứng trong hàng ngũ những anh hùng lục địa MU mới đúng. Thời gian không còn nhiều đâu, nếu không cố gắng ngay từ bây giờ, tất cả chúng ta sẽ phải chết. Tôi hi vọng cậu suy nghĩ lại, những suy nghĩ thật sự chín chắn. Tạm biệt!
Nói xong Đại Pháp Sư Entramus quay lưng bỏ đi, có lẽ ông thật sự thất vọng, một thất vọng bất ngờ mà ông không hề nghĩ đến. Ông cứ tưởng "người được chọn" phải là một con người toàn năng, ưu tú mới có thể đảm đương trách nhiệm nặng nề này, vậy mà trước mặt ông chỉ là một thằng nhóc chết nhát, vô trách nhiệm, chỉ biết đến cái lợi trước mắt...
Đáng buồn thay. Không thể hiểu được tại sao Pháp Sư Thánh Chiến Radims lại chọn cậu ta cơ chứ? Trong đầu ông giờ quá nhiều suy nghĩ đang chen lấy nhau và rối tung cả lên, phải làm sao nếu cậu ta không thể vượt qua được thử thách đây? Tất cả sẽ chấm hết, phải làm sao đây?
------------------------- Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Youtube: https://youtube.com/c/beeline92 Facebook: https://www.facebook.com/xoiduamedia/ Website: http://xoidua.com
0 notes
Text
Top các câu nói nổi tiếng nhất trong Ngôn tình Trung Quốc
New Post has been published on https://wikicachlam.com/top-cac-cau-noi-noi-tieng-nhat-trong-ngon-tinh-trung-quoc/
Top các câu nói nổi tiếng nhất trong Ngôn tình Trung Quốc
Tổng hợp 10 câu nói nổi tiếng nhất trong ngôn tình Trung Quốc. Những câu nói có thể khiến bất cứ cô nàng nào độc đến cũng phải ám ảnh.
Top 10 câu nói hay nhất trong ngôn tình trung quốc
Câu nói Hoa Thiên Cốt trong “Hoa Thiên Cốt”
1, “Ta không có sư phụ, không có bạn bè, không có người yêu, không có con cái, trước kia ta tưởng rằng ta có cả thiên hạ, nhưng hóa ra tất cả đều là giả. Người yêu ta, vì ta mà chết, người ta yêu, một mực muốn ta chết. Người ta tin, phản bội ta,người ta nương tựa, ruồng bỏ ta. Ta không cần gì, cũng chẳng cầu chi, chỉ muốn sống thật đơn giản, nhưng ông trời bức ta, chàng cũng bức ta! Chàng tưởng rằng đến bây giờ ta còn có thể quay đầu lại sao?” Đây là câu nói kinh điển trong bộ truyện ngôn tình “Hoa Thiên Cốt” của tác giả Fresh Quả Quả. Đây là câu chuyện nói mối tình thầy trò của Hoa Thiên Cốt (cô bé mang mùi hương dẫn dụ những quỷ yêu, là tiền thân của Yêu Thần – vị thần cuối cùng còn sót lại) và Trưởng môn Trường lưu Bạch Tử Họa (là người tu tiên được tiên giới kính trọng, và yêu thương chúng sinh thiên hạ). Câu nói này của Hoa Thiên Cốt sau khi trải qua đau khổ tình trường hóa thân thành Yêu Thần. Câu nói thể hiện mối hận, oán trách của Hoa Thiên Cốt đối với Bạch Tử Họa khi chàng chối bỏ tình cảm của mình với Hoa Thiên Cốt. Và vì chúng sinh thiên hạ mà thương tổn nàng.
Câu nói của Bạch Tử Họa trong “Hoa Thiên Cốt”
2, “Sao nàng có thể tàn nhẫn như thế. Ép ta tự tay giết nàng, rồi để lại một mình ta? Muốn thứ gì, nàng nói là được. Bất kể là đúng hay sai, ta đều cho nàng. Tình yêu cho nàng, người cũng cho nàng. Lục giới diệt vong thì liên quan gì tới chúng ta? Những kẻ này sống hay chết thì liên quan gì tới chúng ta? Ta đưa nàng đi, đi đâu cũng được, nàng muốn thế nào cũng được. Nhưng xin nàng đừng rời bỏ ta…” Đây lại là một câu nói bất hủ khác trong bộ truyện ngôn tình đã được chuyển thể thành phim “Hoa Thiên Cốt”. Đây là câu nói của Bạch Tử Họa đối với Hoa Thiên Cốt. Bạch Tử Họa đã không thể từ bỏ chúng sinh thiên hạ vì Hoa Thiên Cốt. Do dó, nàng đã chọn cách khiến Bạch Tử Họa chính tay giết nàng. Đồng thời, nàng cũng lấy danh Thần ra để nguyền Bạch Tử Họa “Bạch Tử Hoạ, ta lấy danh nghĩa của thần nguyền rủa chàng, đời này kiếp này, bất lão bất tử, bất thương bất diệt”. Điều này khiến Bạch Tử Họa không thể chết cùng Hoa Thiên Cốt. Câu nói trên chính là lời ân hận của Bạch Tử Họa sau khi đã lỡ lầm mà chính tay giết Hoa Thiên Cốt.
Câu nói của Sở Kiều trong “Đặc công hoàng phi Sở Kiểu truyện”
3, “Người sống trên đời, giống như ở trong bụi gai vậy. Tâm bất động thì người cũng không động, không động sẽ không bị thương. Nếu tâm động thì người tất động. Người bị thương, đau tận xương, thân chịu nhiều khổ sở thế gian. Đây là câu nói của Sở Kiều – trong truyện ngôn tình nổi tiếng “Đặc công hoàng phi Sở Kiều Truyện”. Đây là câu chuyện đầy khó về về mối tình của Sở Kiều với 2 nhân vật Yến Tuân và Vũ Văn Nguyệt. Đều là 2 chàng trai tài hoa, cùng yêu Sở Kiểu, nhưng mỗi người lại yêu theo một cách riêng. Người thì hi sinh thầm lặng nhưng lại thể hiện nhẫn tâm. Người lại thể hiện yêu thương hết lòng nhưng đến cuối cùng lại ích kỉ, hiềm nghi. Sở Kiều mang trong mình nhiều đau thương và khó khăn, đã làm cách nào để vượt qua? Và nàng làm cách nào để nhận ra người thật sự yêu mình? Hãy xem truyện để biết thêm nhé!
Câu nói của Phượng Lạn Dạ trong “Độc Y Vương Phi”
4, “ Từ nay trở đi, trong vương phủ này, Gia chính là gà, gà chính là Gia”. Đây là câu nói kinh điển nhưng đầy hài hước trong bột truyện “Độc Y Vương Phi” của tác giả Ngô Tiếu Tiếu. Đây là câu nói thể hiện sự bá đạo của nữ chính – Phượng Lan Dạ, ngay từ lần đầu xuất hiện trọng nhà của nam chính – Nam Cung Diệp. Vốn là một nhân vật xuyên không, với sự cơ trí và mạnh mẽ của mình ở kiếp trước. Nữ chính đã làm chủ hoàn toàn thế cục câu chuyện. Đồng thời, khiến nam chính – vị vương gia vốn đã từ hôn, phải yêu nàng trở lại.
Câu nói trong “Cô Phương Bất Tự Thưởng”
5, “Chúng ta thề dưới ánh trăng, không bao giờ phụ bạc.” Đây là lời thề bất hủ trong bộ truyện ngôn tình “Cô Phương Bất Tự Thưởng” của tác giả Phong Lộng. Bộ truyện kể về mối tình đẹp giữa nữ tử tài sắc, thông minh, lanh lợi – Bạch Sính Đình và vị vương gia uy chấn tứ phương Sở Bắc Tiệp. Đây là lời thề cho tình yêu của cả hai. Dù trải qua muôn ngàn khó khăn, sóng gió, đến cuối truyện, Sở Bắc Tiệp vẫn mãi giữ được lời thề này.
Câu nói trong “Vân Trung Ca”
6, “Hận vì yêu, nếu không yêu thì sao hận được?” Đây là câu nói gây ám ảnh trong tiểu thuyết “Vân Trung Ca” của nhà văn Đồng Hoa. Tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành phim cùng tên và gây được tiếng vang trong công chúng.
Câu nói trong “Bên nhau trọn đời”
7, “ Giờ đây cuối cùng tôi đã biết yêu, tiếc rằng cuối cùng em đã rời xa, đã mất hút trong biển người mênh mông”. Đây là câu nói kinh điển trong bộ truyện “Bên nhau trọn đời” của tác giả Cố Mạn. Bộ truyện này đã được chuyển thể thành phim và được khán giả yêu thích. Không quá ồn ào, hay ướt át, nhưng đầy cô đọng. Câu chuyện mang đến một tình yêu thú vị, ngọt ngào và đi sâu vào tâm hồn của người đọc.
Câu nói trong “Phù thế phù thành”
8, Thực ra, tất cả những đôi lứa trên thế gian này… đều đã từng là những người xa lạ với nhau. Đây là câu nói kinh điển của tác giả Tần Di Ổ trong bộ truyện nổi tiếng “Phù thế phù thành”. Đây là câu chuyện của 4 con người Triệu Tuần Tuần, Trì Trinh, Tạ Bình Ninh, Tăng Dục – với 4 tính cách và 4 cuộc sống khác nhau. Câu chuyện mang đến nhưng chi tiết rất đời thực, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Câu nói trong “Không thể quên em”
9, “Nếu khoảng cách giữa chúng ta là một ngàn bước chân, chỉ cần em đi bước đầu tiên, anh sẽ đi về phía em nốt chín trăm chín mươi chín bước còn lại…” Đây là câu nói nổi tiếng trong truyện “Không thể quên em” của tác giả Hoa Thanh Thần. Câu chuyện kể về tình yêu đầy bất ngờ của 2 con người tưởng chừng như trái ngược nhau. Đó là Tang Du – tiểu thư nhà giàu, xinh đẹp nhưng ngông cuồng và Thẩm Tiên Phi – chàng học sinh nghèo, trầm tĩnh và luôn tránh xa “con gái”.
Câu nói trong “Đồng Lang Cộng Hôn”
10, “Bởi lẽ con người ta không nhớ được mình có những gì nhưng lại nhớ rất rõ những gì mình không thể có”. Đây là câu nói trong bộ truyện ngắn Đồng Lang Cộng Hôn của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm. Bộ truyện nói về chuyện tình giữa 2 nhân vật chính đáng yêu. Đó là cô cảnh sát xinh đẹp và lão đại khét tiếng trong giới xã hội đen.
Trên đây là tổng hợp 10 câu nói ngôn tình Trung Quốc nổi tiếng. Chúng có thể khiến các nàng mê mẩn hoặc ám ảnh mỗi khi coi tới.
0 notes
Text
Góc Manhwa Hay Cho Team “Thích Thịt”
Chuỗi truyện tranh manhwa hay dành cho các tín đồ thích thể loại 18+ sau đây sẽ khiến bạn thấy nóng hơn bao giờ hết. Nào cùng đổ mồ hôi với top các bộ adult này nhé!
Mở Khóa Tim Em
Truyện manhwa 18+ “Mở Khóa Tim Em” kể về cậu thanh niên siêu nhọ Chiho thường xuyên bị bắt nạt và làm chân chạy vặt cho chị đại trong lớp những ngày tháng đi học. Đặc biệt, mẹ Chiho vốn là một bà thầy bói với tượng thần rất linh nhưng suốt bao năm cậu không hề biết điều này.
Chuyện bắt đầu từ ngày ảm đạm, cậu về nhà và ngồi trước tượng thần ban điều ước về cuộc sống khác đi, thoát khỏi sự bắt nạt của chị đại. Sau đêm đó, số phận của cậu hoàn toàn thay đổi. Ngoài số phận, cậu còn được thần ban cho năng lực siêu nhiên có thể mở khoá các cô gái thông qua 1 lần chạm.
Từ những hành động kì lạ đầy “ham muốn” của chị đại, ánh sáng lạ phát ra từ bàn thờ ở nhà, cậu bất ngờ được mẹ tiết lộ bí ẩn về cuộc đời của mình. Cậu hiếu kì và tìm hiểu về cuộc đời mình thông qua những cái chạm, còn chạm như thế nào, chạm vào đâu thì phải còn chờ bạn đọc khám phá.
Dù mới chỉ xuất bản chưa đến 15 chương nhưng nội dung rất lôi cuốn và hình ảnh 18+ ướt át được nhiều bạn đọc đánh giá là manhwa hay nên đọc ngay khi có thời gian rảnh rỗi.
Cửa Hàng Tiện Lợi Của Chị Eunhye
Truyện Cửa hàng tiện lợi của chị Eunhye thuộc thể loại adult kể về anh chàng Chae Yun Bae thương thầm trộm nhớ cô chị bán hàng ở cửa hàng tiện lợi gần trường. Cô gái xinh đẹp ấy có tên là Eun Hye.
Eun Hye không những xinh đẹp mà còn có một thân hình nóng bỏng, đầy ngọt ngào. Chính vì những ưu thế này mà chị cửa hàng tiện lợi lại được các cậu trai cấp 3 tràn đầy sức xuân vây quanh.
Về phía Yun Bae, cậu được một bạn nữ cấp 3 tươi trẻ ngọt ngào đeo bám hang ngày nhưng chẳng màng đến. Chuyện lên cao trào khi Yun Bae phát hiện cậu bạn học chuyên săn các cô nàng khóa trên để “ăn thịt” nhắm vào chị Eun Hye, cậu lo lắng và quyết tâm bảo vệ người mình thương thầm.
Yun Bae sẽ làm gì để bảo vệ chị Eun Hye và từ chối cô bạn cấp 3 ngọt ngào? Đọc ngay bộ truyện manhwa hay này để quay về tuổi học trò rộn rang.
Kênh Của Solmi
Thêm một truyện manhwa hay thuộc thể loại 18+ nên đọc mùa hè này là truyện Kênh Của Solmi. Truyện kể về kênh phát sóng trực tiếp của nữ chính Kim Solmi với giấc mơ làm giàu bằng nghề streamer.
Để thực hiện được giấc mơ làm giàu, cô đã tìm đến hợp tác với một kỹ sư thiết kế ba chiều Cha Jinsoo với mục đích thực hiện những video clip khỏa thân và có nội dung gây shock. Ý nghĩ ban đầu là sẽ kiếm thật nhiều lượt người xem kênh của cô và nhận tài trợ từ người hâm mộ, để rồi sau đó có hàng loạt tình huống nằm ngoài dự đoán của cô gái trẻ này.
Cha Jinsoo cũng phải tham gia bất đắc dĩ vào livestream của Solmi với vai trò là người tình và phải làm tình trực tiếp trên kênh trực tiếp. Họ đã diễn vai diễn chân thực và gay cấn như thế nào mời độc giả vào xem thêm chi tiết nhé.
Thư Mục Bí Mật
Truyện Thư mục bí mật là một chuỗi các câu chuyện ngắn với những nhân vật có độ “bệnh” không phải dạng vừa như: Sếp mạnh bạo và cô nhân viên bạo dâm, cô gái ảo tưởng và chang trai huyền bí, chàng trai hư hỏng và cô nàng hư hỏng,…
Nhưng tất cả đều có nội dung 18+ nên sẽ không thiếu những phân cảnh nóng bỏng mắt. Bên cạnh đó là những pha hài hước cười sặc sụa vì những nhân vật “bệnh” đỉnh cao. Chuyện gì sẽ xảy ra giữa anh sếp mạnh bạo và cô nhân viên bạo dâm chốn công sở? Hay giữa chàng và nàng, ai hư hỏng hơn đây? Đây là một bộ truyện manhwa hay được xây dựng từ đời sống 18+ của nhiều nhân vật và những tình huống hài hước khiến độc giả khó quên.
Còn chần chờ gì mà không đọc ngay những bộ manhwa thuộc thể loại 18+ đầy “xôi thịt” hấp dẫn này. Các cảnh nóng được mô tả chân thực qua nét vẽ sắc sảo, cận cảnh từng chi tiết sẽ làm cho các bạn mãn nhãn không muốn ngừng lại.
source https://truyenvn.com/tin/manhwa-hay-18.html?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=manhwa-hay-18
0 notes
Text
"Điểm danh" những bộ phim chiếu rạp cực hấp dẫn trong tháng 9 (P.1)
Bỏ lại đằng sau một tháng 8 ảm đạm, tháng 9 này các rạp chiếu phim trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam sẽ được dịp “bùng nổ” với hàng loạt bộ phim chiếu rạp trong và ngoài nước cực kỳ hấp dẫn.
Renegades (Đột Kích Hồ Giấu Vàng) - 1/9/2017
Renegades là một bộ phim hành động với đề tài chiến tranh do đạo diễn Steven Quale “cầm trịch”. Bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao như Sullivan Stapleton, J.K.Simmons và Charlie Bewley.
Nội dung phim xoay quanh cuộc phiêu lưu của biệt đội gồm 5 chàng lính thuộc biệt đội phản ứng nhanh SEAL của Hải Quân Mỹ. Vào năm 1995, trong một nhiêm vụ tại vùng quê ở Bosnia, quân đội Mỹ đã phát hiện ra một kho báu dưới lòng hồ sâu, ước tính trị giá của khối tài sản này lên tới hơn 300 triệu USD. Khi đó, một biệt đội đặc biệt có tên Sarajevo được thành lập từ 5 thành thành viên của đội SEAL được cử đi thực hiện nhiệm vụ là tìm ra số kho báu và trao trả lại chúng cho chính quyền Bosnia trước khi số kho báu khổng lồ này rơi vào tay của kẻ thù.
Để hoàn thành nhiệm vụ, nhóm 5 đặc vụ này buộc phải tự thiết kế và điều khiển tàu ngầm để thám hiểm lòng hồ đồng thời tìm ra số kho báu kia. Tuy nhiên, tình hình trở nên xấu đi khi kẻ thù phát hiện ra dấu vết của 5 người và tiến hành truy lùng họ để săn lùng được số kho báu khổng lồ kia. Chỉ với 10 tiếng để hoàn thành nhiệm vụ, 5 đặc vụ bị đẩy vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phải vừa bảo toàn được tính mạng của bản thân và vừa ngăn chặn được âm mưu đen tối của kẻ thù.
IT (Chú Hề Ma Quái) - 8/9/2017
IT 2017 là một bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nổi tiếng Stephen King. Phim có sự tham gia của nam diễn viên Bill Skarsgård trong vai diễn chú hề Pennywise nổi tiếng cùng với dàn diễn viên nhí triển vọng như Jaeden Lieberher, Jeremy Ray Taylor, Sophia Lillis, Finn Wolfhard, Wyatt Oleff, Chosen Jacobs, Jack Dylan Grazer, Nicholas Hamilton, Jackson Robert Scott.
Được chỉ đạo bởi đạo diễn Andrés Muschietti, Chú Hề Ma Quái lấy bối cảnh tại một thị trấn giả tưởng nằm tại Derry, Maine, Hoa Kỳ, nơi mà có 7 đứa trẻ hay bị ức hiếp tự lập thành một nhóm có tên là The Loser Club. Khi nhiều người bạn đồng trang lứa mất tích một cách bí ẩn, chúng quyết định điều tra chân tướng sự việc và phát hiện ra sự tồn tại của một con quỷ dữ đội lốt gã hề mang biệt danh Pennywise. The Loser Club đã bước vào một cuộc hành trình giải cứu những người bạn của mình và tìm hiểu về nguồn gốc của loại sinh vật kỳ dị kia, tuy nhiên những sự việc mà lũ trẻ phát hiện ra đã khiến chúng chịu đựng sự ám ảnh suốt nhiều năm sau đó.
IT 2017 dự được chia làm hai phần phim. Phần tiếp theo sẽ lấy bối cảnh sau đó 27 năm, khi The Losers Club đã trưởng thành và thêm một lần nữa phải đối đầu với thế lực ma quái đã ám ảnh chúng cả nửa đời người.
Wind River (Vùng Đất Tử Thần) - 8/9/2017
Wind River là một bộ phim kinh dị được viết kịch bản và đạo diễn bởi Taylor Sheridan – cái tên rất có uy tín trong giới điện ảnh tại Mỹ. Không chỉ được chỉ đạo bởi vị đạo diễn tài ba, bộ phim còn sở hữu dàn diễn viên thực lực, trong đó có những ngôi sao vốn được biết đến với những vai diễn trong Vũ trụ điện ảnh Marvel gồm: Jeremy Renner, Elizabeth Olsen, Jon Bernthal và Kelsey Asbille. Dàn diễn viên tên tuổi góp phần nâng cao thương hiệu của bộ phim và đưa Wind River trở thành bộ phim kinh dị được chờ đợi nhất nửa cuối năm 2017.
Vùng Đất Tử Thần có nội dung xoay quanh hai nhân vật Jane Banner - một đặc vụ FBI và Cory Lambert - một nhân viên cứu hộ. Trải qua nhiều tình cảnh ngặt nghèo, họ đã cùng nhau vượt qua những thử thách cam go của thiên nhiên nơi đây để khám phá một thế giới bị tàn phá bởi bạo lực con người và sự khắc nghiệt của thời tiết.
Khởi đầu bộ phim là nhân viên cứu hộ cá và động vật hoang dã của Hoa Kỳ - Cory Lambert phát hiện ra một xác chết trong vùng hoang dã của Khu bảo tồn Gió ở Ấn Độ. Thông tin được đưa đến đội FBI và tân binh Jane Banner được cử đến để giải quyết vụ án này.Vì là nhân viên mới nên Jane Banner chưa hề có kinh nghiệm xử lý những vụ án thực sự và cũng chưa hề có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đối diện với những khó khăn trong vụ án tại vùng đất đầy gió và tuyết khắc nghiệt này. Chính vì vậy cô đã thuê Cory để giúp sức để có thể điều tra và tìm ra chân tướng của sự việc.
Terminator 2: Judgment Day 3D (Kỷ Hủy Diệt 2: Ngày Phán Xét 3D) - 8/9/2017
Đích thân đạo diễn lừng danh James Cameron đã đứng ra phục dựng tác phẩm hành động - viễn tưởng nổi tiếng Kẻ hủy diệt 2 thành phiên bản 3D. Bộ phim gốc đã được ra mắt vào năm 1991 nên khán giả hẳn đã quá quen thuộc với nội dung của Judgment Day. Trong phần phim này, người máy T-800 (Arnold Schwarzenegger thủ vai) đến từ tương lai đã xuất hiện để bảo vệ hai mẹ con Sarah và John Connor. Tuy nhiên, đối thủ dành cho họ mà Skynet cử về lại là người máy chất lỏng tân tiến T-1000 (Robert Patrick thủ vai).
Birth of the Dragon (Câu chuyện Lý Tiểu Long: Cuộc Chiến Của Rồng) - 8/9/2017
Bộ phim Cuộc Chiến Của Rồng có nội dung dựa trên một sự kiện có thật, kể về cuộc đấu của lý Tiểu Long vào năm 1965, thời điểm Chinatown đang nằm trong sự kiểm soát của Hội Tam Hoàng, được kể theo nhãn quan của một môn đệ võ thuật Steve McKee (Billy Magnussen).
Phim có bối cảnh ở Chinatown (khu phố Tàu), San Francisco, trong đó kể lại con đường thành một siêu sao võ thuật của Lý Tiểu Long sau khi cuộc thách đấu bí mật huyền thoại của ông với Hoàng Trạch Dân, một bậc thầy của nền võ thuật Thiếu Lâm. Thời đó, võ sư người Hoa dạy võ cho người da trắng bị coi là điều cấm kỵ. Do đó, Lý Tiểu Long nghiễm nhiên trở thành cái gai trong mắt của nhiều võ sư và nhận được không ít lời thách đấu, một trong số đó là Hoàng Trạch Dân, một trong võ sư đầu tiên cũng dạy võ cho người da trắng ở San Fancisco.
Khi thách đấu, Hoàng Trạch Dân đã đưa ra điều kiện nếu Lý Tiểu Long thua cuộc, ông phải đóng cửa Trấn Phan Võ Quán, còn Trạch Dân thua trận, ông ta sẽ ngừng dạy võ. Cuộc đấu này không được ghi chép lại chi tiết, tuy nhiên câu chuyện này vẫn được thêu dệt đủ đường ngay sau khi cuộc đấu kết thúc. Có nguồn tin thì nói rằng cuộc đấu chỉ kéo dài 3 phút 25 giây, có người lại nói nó kéo dài hơn 20 phút và chỉ chỉ có khoảng 7-15 người chứng kiến, có điều cho đến giờ người ta vẫn không biết được thực sự ai mới là người thắng cuộc.
Mọi người chỉ biết duy nhất một điều rằng, sau cuộc đấu, Lý Tiểu Long đã hoàn toàn làm mới bản thân và thay đổi phong cách võ thuật của mình. Đầu những năm 1970, ông bắt đầu xuất hiện trong một số bộ phim trước khi qua đời do phù não hồi năm 1973. Trong khi đó, Hoàng Trạch Dân vẫn không bao giờ lên tiếng thêm về cuộc đấu này thời gian dài và năm 2005 ông ngừng dạy võ thuật sau 45 năm.
Mrs. K (Bà K) - 8/9/2017
Mrs K là bộ phim có nội dung xoay quanh bà K - một người phụ nữ trung niên đảm đang, giản dị, thanh lịch và luôn sống một cuộc sống an nhàn bên người chồng hiền lành. Cuộc sống ấy tưởng chừng sẽ yên bình cho đến khi xuất hiện một vị khách lạ trong bữa tiệc tại nhà của họ. Đó chính là Mã Lưu – một cựu cảnh sát Ma Cao . Chuyến viếng thăm bất ngờ này thực chất là nhằm mục đích đe doạ bà K bằng những bí mật từ nhiều năm trước về một nhóm người đã âm mưu đánh cướp sòng bài Thế Kỷ. Từ đó, lớp mặt nạ về cuộc sống yên bình đang diễn ra của bà dần bị tháo bỏ khi không chỉ vị cựu cảnh sát ở Ma Cao mà còn những kẻ thù cũ trong quá khứ của bà liên tục xuất hiện. Mọi việc được đẩy lên đỉnh điểm khi cô con gái duy nhất của bà K ngay sau đó bị bắt cóc bởi chính “kẻ thứ năm” tham gia vào vụ cướp mà năm xưa bà đã tha mạng.
Detective Conan: Crimson Red Letter (Thám Tử Lừng Danh Conan: Bản Tình Ca Màu Đỏ Thẫm) - 8/9/2017
Đây là bộ phim hoạt hình dài thứ 21 dựa trên loạt truyện tranh nổi tiếng Thám tử Conan. Bộ phim khởi đầu bằng vụ đánh bom ở đài truyền hình Nichiuri. Trong vụ đánh bom này, Heiji Hattori cùng Toyama Kazuha đã được Conan giải cứu trong gang tấc.
Khi danh tính kẻ đánh bom vẫn còn là điều bí ẩn thì một cô gái kỳ lạ bỗng xuất hiện và tự xưng là hôn thê của Heiji Hattori. Cô gái này được biết đến với danh hiệu nhà vô địch giải đấu thẻ bài Karuta. Nhưng đây cũng là lúc hàng loạt cao thủ Karuta liên tiếp bị sát hại một cách bí ẩn.
Ra mắt tại Nhật Bản hồi tháng 4 năm nay, Thám Tử Lừng Danh Conan: Bản Tình Ca Màu Đỏ Thẫm đã đạt được mức doanh thu lên tới 60 triệu USD, qua đó trở thành phim hoạt hình dài thành công nhất trong lịch sử thương hiệu Thám tử Conan.
American Assassin (Sát Thủ Kiểu Mỹ) - 15/9/2017
Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Vince Flynn, American Assassin là câu chuyện về chàng trai trẻ Mitch Rapp (Dylan O'Brien thủ vai). Năm 14 tuổi, Mitch đã mất đi cha mẹ trong một vụ tai nạn giao thông. Gần 10 năm sau, đau khổ vẫn chưa buông tha cho chàng trai trẻ khi anh lại mất tiếp vợ mình trong một vụ đánh bom khủng bố ngay sau khi họ mới kết hôn.
Nuôi khao khát trả thù, Mitch Rapp đăng ký vào khóa huấn luyện đặc biệt của CIA và được chuyên gia Stan Hurley (Michael Keaton thủ vai) trực tiếp dìu dắt. Sau khi trải qua quá trình huấn luyện, Mitch Rapp đã biết rằng kẻ khủng bố đã cướp đi tính mạng vợ anh có biệt danh “Ghost” (Taylor Kitsch thủ vai). Không dừng lại tại đó, tên này còn đang mang dã tâm phát động chiến tranh ở vùng Trung Đông.
Trên đây là những tác phẩm đầu tiên trong danh sách những bộ phim điện ảnh không thể bỏ qua trong tháng 9, Bạn có thể xem tiếp phần 2 của danh sách tại đây.
Xem thêm tại: Rapchieuphim
0 notes
Text
Đạo đức của Hồ Chí Minh là viết sách bốc thơm cá nhân mình
(truy cập từ https://danlambaovn.blogspot.com/2019/10/ao-uc-cua-ho-chi-minh-la-viet-sach-boc.html)
Phương Nguyễn (Danlambao) Thời đại tin học, internet cực đ���c, độc hơn thịt vịt xiêm lai. Nó lạnh lùng không khoan nhượng, mạnh tay lột truồng tư tưởng, đạo đức “xúc xích” của “cha già DT” Hồ Chí Minh.
Việc internet lột truồng Hồ khiến cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên cộng sản có chút sĩ diện còn sót lại, nhìn thấy Hồ “trần truồng” phải ngậm “hột thị” không há mồm được. Tuy thế vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ khác cãi chày, cãi cối bênh vực Hồ, sụt sùi kính cẩn trích dẫn lời Hồ:
“Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì tới vòng danh lợi”.
Tội nghiệp cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mù đảng, mê muội Hồ đọc lời thoại trong vở kịch “thiện lương” của Hồ, vì mù thông tin chỉ biết mỗi loa đài nên tưởng thật, không nhận ra lối sống gian manh, hai mặt của Hồ Chí Minh.
Một bộ phận không nhỏ, không nhận ra lối sống hai mặt của Hồ có thể là do mù đảng, cuồng Hồ hoặc giả vờ ngu ngơ không biết kịch sỹ “đại tài” nhập vai diễn trò cho đám cháu ngoan lé mắt thán phục “đức tính khiêm nhượng, cuộc sống đơn sơ không màng danh lợi của Hồ…”.
Thật ra kịch bản này Hồ đã diễn đi diễn lại nhiều lần trong cái gọi là tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, có sự hỗ trợ tích cực của loa đài lẫn loa phường, loa miệng lẫn loa liếm của các bút nô, tuyên truyền viên, dư luận viên. Thành phần chỉ biết lặp lại lời tuyên giáo như cái máy nên không biết Hồ đã sử dụng chiêu trò “lưu manh nhập vai hiền” không biết bao nhiêu lần trong sự nghiệp đóng kịch của Hồ.
Thời nay đoạn văn “diễn trò lố bịch” nổi tiếng của Hồ mà ai cũng biết, là chuyện Hồ giả danh Trần Dân Tiên tự nâng bi mình trong cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ Tịch” có đoạn mở đầu khiến người đọc nổi gai ốc như sau:
“Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn:
Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình.
Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử.
Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Ngày thứ hai tôi viết thư xin phép được gặp Hồ chủ tịch. Ngay chiều hôm ấy, tôi rất sung sướng nhận được thư trả lời của Hồ chủ tịch viết như thế này:
"Ngày mai 7 giờ 30 mời chú đến"
Ký tên: HỒ CHÍ MINH
Thư trả lời chóng, nội dung thư giản đơn và giờ hẹn gặp sớm khiến tôi rất băn khoăn.
Sáng ngày mồng 4 tháng 9, 7 giờ 25, tôi đến dinh chủ tịch. Đúng 7 giờ 30, một người thanh niên đến phòng khách, lễ phép nói với tôi: "Hồ chủ tịch đang đợi anh ở phòng làm việc". Phòng làm việc của chủ tịch là một gian phòng rất rộng, một bên có nhiều cửa sổ lớn.
Trong phòng có một cái bàn làm việc, một chiếc giường, một tủ sách nhỏ kê sát vào tường, và hai bàn nhỏ của hai thư ký. Phía trên lò sưởi, có một lọ hoa. Đây là tất cả những đồ trong phòng làm việc, không có một thứ trang trí gì khác.
Hồ chủ tịch thường mặc bộ quần áo ka-ki, đi giày vải đen. Tóc người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng, râu che nửa miệng, mặt gầy, da ngăm ngăm đen, khiến ta nghĩ đến sương gió dãi dầu trong rừng sâu và những nỗi gian khổ của chiến tranh du kích.
Lần mới gặp, tôi có cảm giác người giống một thầy giáo ở nông thôn.
Tôi bước vào phòng kính cẩn chào. Chủ tịch đứng dậy bắt tay tôi và mời ngồi trước bàn làm việc.
Trước hết, người hỏi thăm sức khỏe của thầy mẹ tôi và sau mới nói: "Tôi có thể giúp chú việc gì nào?". Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp:
"Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại.
Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!".
Tôi như chạm phải một bức tường. Nhưng tôi không thất vọng...
Về sau tôi đặt kế hoạch khác.
Phương pháp trực tiếp, nghĩa là nói chuyện thẳng thắn với Hồ chủ tịch để có tài liệu, điều ấy đã không thành. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tôi mới hiểu là phương pháp ấy không thể không thất bại.
Một người như Hồ chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?”.
Có lẽ tính từ thời trí năng con người phát triển, không còn mông muội, biết phân biệt tốt xấu tới bây giờ và có thể ngay cả hàng vạn năm sau cũng không có ai đủ can đảm tự mình thổi đít mình bay phất phơ như Hồ đã làm trong cuốn tự truyện “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch��.
Xa hơn nữa, lố bịch hơn nữa là Hồ rất “khiêm nhường” diễn lại kịch bản nâng bi mình với cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện”.
Theo dõi sát sao về cuộc đời hoạt động tay sai cho cộng sản quốc tế sẽ không khó để thấy, Hồ đóng kịch, diễn trò là bình thường. Hồ diễn trò yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam là thế mạnh để Hồ làm tay sai cho cộng sản quốc tế trong bức màn bưng bít thông tin.
Thời hiện đại với rừng thông tin về Hồ tràn ngập trên các trang báo, các trang mạng xã hội và trong các kho lưu trữ tin học thì bộ mặt thật của Hồ đã bị lột trần lộ ra nanh vuốt rất ghê sợ, dù có đám cháu ngoan thường xuyên trang điểm, sửa sang…
Dẫu thông tin tràn ngập về Hồ nhưng vẫn tồn tại những kẻ cuồng cộng, mù đảng, mê muội Hồ mở mồm ra là trích dẫn các câu khẩu hiệu tuyên truyền của Hồ dăng mắc khắp đầu đường xó chợ, bị gió bụi thời gian làm cho “xốc xếch, tả tơi”.
Vậy mà lời Hồ vẫn được chúng xem như danh ngôn sống, học tập làm theo và ra rả ngợi ca: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Câu nói “nước Việt Nam là một…” của Hồ cũng tầm thường không có gì đặc biệt, không mang vóc dáng của tầm cao trí tuệ và không cả hơi hám của tư tưởng triết học. Câu này thực chất chỉ có giá trị “diễn trò” nhằm dụ dỗ thanh niên Việt Nam lao vào cuộc chiến kháng Pháp, đánh Mỹ cho Nga-Tàu và nó thường được đội ngũ tuyên giáo lặp đi lặp lại như thánh ngôn khá tội nghiệp, cùng với những câu như:
“… Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…
Tôi chỉ có một đảng: đảng Việt Nam... Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim tôi…”.
Những câu nói của kịch sỹ Hồ vừa trích dẫn ở trên được các tên bưng bô bằng mồm của làng Ba Đình ca tụng, nâng lên thành những câu nói hay nổi tiếng và được tên phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Phòng là viện sỹ học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ chí Minh, le lưỡi liếm chất thải của lời Hồ thành ra chủ nghĩa nhân văn như sau:
“… Đó chính là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, vừa thấm đượm tinh thần nhân văn Việt Nam vừa mang bản chất nhân văn nhân loại, vừa mang bản chất nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lê-nin nhưng cũng đầy tính thực tiễn và tính thời đại…”.
Thật ra ai có lòng yêu nước đều có thể nói được những câu đơn giản, nôm na như Hồ nói. Nhưng khác biệt là những câu nói của Hồ chỉ là diễn trò cho đúng kịch bản đánh Pháp, đuổi Mỹ để nhuộm đỏ Việt Nam cho Nga-Tàu và để Hồ lếu láo: “Tôi dắt năm châu đến đại đồng” chứ không xuất phát từ tấm lòng yêu dân yêu nước như những người yêu nước chân chính.
Trò diễn khơi gợi lòng yêu nước, phục vụ mục đích tuyên truyền chính trị kích động hận thù của Hồ còn lộ rõ qua các câu nói trong chiến tranh: “đánh Mỹ cho Nga-Tàu đến người Việt Nam cuối cùng” được Hồ gọi là “chống Mỹ cứu nước”.
Trước đây trong thời đại Hồ Chí Minh, với phương tiện thông tin còn lạc hậu, thô sơ chỉ có loa đài của đảng, nhà nước tán phét, bịt kín mọi nguồn thông tin để tuyên giáo độc quyền tuyên truyền láo cho Hồ ngụy trang yêu nước, thương dân dưới vỏ bọc dân tộc nhằm giúp Hồ che dấu tung tích làm tay sai cho cộng sản quốc tế.
Ngày nay, thời đại tin học với các nguồn thông tin đa chiều, phong phú không khó để cho người dân tham khảo, đối chiếu tìm ra sự thật của cái chiến tranh mà Hồ Chí Minh gọi là kháng Pháp, chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam… “miền Nam trong trái tim tim tôi…”.
Tất cả chỉ là trò diễn bịp bợm của kịch sỹ Hồ Chí Minh. Thực chất đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng của Hồ là – như câu nói của đàn em Lê Duẫn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên xô, cho Trung quốc, cho chủ nghĩa xã hội…”.
24.10.2019
Phương Nguyễn
(danlambaovn.blogspot.com)
0 notes