#trịnh lữ
Explore tagged Tumblr posts
Text
Lời người dịch
(Trịnh Lữ trong bản dịch tiểu thuyết Biển của John Banville)
-----
Đã bao nhiêu lần bạn tự nhủ, hoặc khuyên người khác, rằng thôi, ta hãy quên quá khứ đi, hãy đào sâu chôn chặt những chuyện đã qua để sống với hiện tại và hướng tới tương lai? Nhưng rồi kết quả ra sao? Bạn cứ nghĩ thật lòng mà xem.
Lần đầu đọc The Sea, nguyên tác của bản dịch bạn đang cầm trên tay đây, tôi bỗng nhớ lại một con sâu nho. Nó to bằng một ngón tay dài mập mạp, xanh mọng, trong veo dưới nắng sớm, bệ vệ nằm giữa những tay nho xoăn tít cũng xanh mọng như thế và uốn lượn khắp xung quanh. Cái giàn nho ấy mẹ tôi trồng hồi Hà Nội còn đang bị Mỹ ném bom, ngay trên khu hầm trú ẩn công cộng mà chúng tôi đã nương náu mấy tháng trời sau khi thoát chết lúc một quả tên lửa chệch m��c tiêu phá sập hết ngôi nhà của gia đình.
Tại sao lại con sâu nho? Nó có liên quan gì đến The Sea và John Banville?
Vì những con chữ của cuốn sách này đã ngấm vào tôi như một dị bản văn chương của giây phút phát ngộ đã đến với tôi nhiều năm trước đây trong dịp sinh nhật lần thứ 50 khi tôi còn ở nơi đất khách quê người. Cái phát ngộ ấy là thế này: cuộc đời cũng như con sâu nho, cái đầu là tương lai, khúc giữa là hiện tại, và phần đuôi là quá khứ, có đủ cả ba phần thì mới có con sâu nho ấy, cắt rời từng phần thì chẳng còn là nó nữa. Ngộ ra điều này, tôi mới đủ sức chấp nhận quá khứ, không còn hoảng sợ tương lai, và như nhân vật Max Morden, đã thấy “trong tôi, quá khứ đập như một quả tim thứ hai.”
Khi quyết định dịch cái đầu đề thành một chữ Biển duy nhất như trong nguyên tác, tôi cũng vẫn bị con sâu nho thuở thiếu thời ấy ám ảnh. Trên những tay nho xoắn xuýt kia, nó dịch chuyển thật đường bệ. Toàn bộ tấm thân nó trở thành những đợt sóng có nhịp điệu hẳn hoi, và cái lung linh của nắng sáng trước giờ báo động đã cộng hưởng cái nhịp điệu ấy trong tâm trí tôi thành âm thanh rào rạt mênh mông của sóng biển, cái vùng biển Quảng Ninh mà hồi ấy năm nào tôi cũng xách đèn đất đi ủng vác gỗ vào chống hầm lò vài ba tháng. Thấy biển trong bước đi của con sâu nho, tôi mới hiểu tại sao ta có thể thấy toàn bộ thế giới trong một mảy bụi và ngược lại. Hệt như khi đọc cuốn sách này, vì mỗi một chi tiết tưởng chừng rất nhỏ nhặt của nó cũng làm tôi rung động tận tâm can với những suy niệm về toàn bộ cuộc nhân sinh. Mà John Banville có cái phép riêng của ông để làm ta phải rung động một cách thật đường bệ, im ắng, giản dị, tất yếu, trong vắt, xanh mướt, căng mọng, xa lạ mà thật gần gụi, như con sâu nho đang đi trong nắng trước giờ báo động ấy của tôi vậy. Chỉ có cái Đẹp mới làm ta rung động kiểu như thế, lúc đầu nó lan tỏa như những vòng sóng khi ta ném một hòn sỏi xuống mặt hồ phẳng lặng, nhưng sau này, ta mới giật mình khi thấy đáy hồ đã hằn sâu những nếp rung động ấy, và cho dù ngàn vạn lớp bùn sẽ trùm lấp lên chúng theo năm tháng, chúng sẽ mãi mãi ở đó, thành một tầng hóa thạch ghi dấu cái rung động ban đầu ấy của ta. Cái giật gân tân kì không thể làm được chuyện này.
Nói đến cái Đẹp. Hơn một thế kỷ qua người ta đã không còn đi tìm cái Đẹp nữa. Văn nghệ sỹ thấy xấu hổ nếu tác phẩm của mình bị gọi là đẹp. Người ta chỉ tôn vinh những gì mạnh mẽ khủng khiếp làm cho người xem người đọc phải choáng váng, thậm chí nôn ọe. Tôi thích John Banville, vì một lần trả lời phỏng vấn ông có bảo ông không xấu hổ khi nói đến cái Đẹp. Nhưng cái phép văn chương của ông để mang cái Đẹp đến với người đọc là gì vậy? Tôi đã tự nhủ thế mỗi khi đọc xong một vài trang, và rất buồn thấy mình không đủ kiến văn để tìm ra một câu trả lời xác đáng. Nhưng cái cảm giác được tiếp xúc với cái Đẹp khi đọc văn ông thì là đích xác, không thể lầm lẫn được.
Cái Đẹp của cuốn tiểu thuyết này không giống cái Đẹp của văn chương theo nghĩa quan phương trong giới phê bình đương đại. Nó không hiện hình ở chủ đề, ở câu chuyện, ở vấn đề và cách giải quyết vấn đề. Nhiều nhà phê bình phương tây đã gọi The Sea là một tiểu thuyết không có chuyện. Hai trong số bốn thành viên của ban giám khảo giải ManBooker 2005 đã nhất định không bỏ phiếu cho nó. Nhưng Giáo sư Sutherland, chánh chủ khảo, đã bỏ lá phiếu quyết định khi ông nói rằng đây là một tác phẩm văn chương đích thực, một cuốn sách mà toàn bộ giá trị và vẻ đẹp của nó hầu như hoàn toàn nằm trong những con chữ của chính mình. Văn chương phải là chữ nghĩa. Thật là một nhận xét cổ điển và can đảm. Mà hoàn toàn không phải là hình thức chủ nghĩa, vì chữ lúc nào cũng đi liền với nghĩa, nếu không thì đâu còn là văn chương.
Tiếng Anh của John Banville trong The Sea đã làm cho tôi phải lao tâm khổ tứ rất nhiều trong khi dịch. Để diễn tả một cảm xúc chẳng hạn, ông không ngại dùng một từ đã thông dụng cách đây hàng bốn năm trăm năm, bây giờ không ai còn nhớ đến nữa, mà câu văn vẫn tươi mới như thường. Mà cái từ rất xưa ông chọn ra ấy đúng là khác hẳn những từ đồng nghĩa bây giờ, vì nó không nhiễm những hàm ý đương đại mà ông không muốn có khi mô tả cái cảm xúc ban sơ tự nhiên kia. Umberto Ecco có viết rằng chức năng đầu tiên của văn chương là nuôi dưỡng và phát triển ngôn ngữ, đúng lắm thay! Nhưng đây lại là một thách thức lớn lao nhất cho người dịch. Tôi đã thử làm như tác giả, chọn những từ Việt cổ tương đương với từ tiếng Anh ấy, và cố làm cho câu văn Việt cũng tươi mới như thế; nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Không phải lúc nào tôi cũng có thể tìm được một từ Việt cổ mang cái ý nghĩa ban sơ độc đáo cần phải được truyền đạt tương đương với cái từ tiếng Anh xưa cũ ấy. Và tôi vỡ ra rằng không thể câu nệ hình thức như vậy được. Cái quan trọng là phải truyền đạt được cái ý nghĩa ban sơ độc đáo kia, chứ không phải là tìm một từ cổ để giữ cái hình thức ngôn ngữ của nguyên tác. John Banville không có ý làm dáng với lối dùng chữ của ông, mà chỉ muốn mỗi con chữ phải nói được nhiều nhất cái mà ông muốn nói. Vậy thì tôi cũng nên như vậy, hiểu và cảm câu văn của ông thế nào, tôi hãy cứ cố diễn đạt cho hết bằng những từ Việt mà tôi tin rằng có hiệu quả nhất. Trong dịch thuật cũng như hội họa, hồn vía quyết định hình thức, ‘khí vận sinh động’ là phép tắc đầu tiên.
Nói đến hội họa, quả là khi đọc The Sea, tôi có cảm giác như đang xem một bức tranh cổ điển phương Tây, hoặc chính xác hơn, như đang lang thang trong những gian sảnh giành cho hội họa tây phương thế kỷ 19 của bảo tàng Louvre ở Paris hoặc MET ở New York vậy. Trong Biển, John Banville chỉ đưa ra những cảnh trí cụ thể, như những bức tranh, và hầu như không có những đoạn văn tóm tắt để kết nối những cảnh trí ấy. Người đọc cảm thấy như được hoàn toàn một mình lang thang từ bức tranh này sang bức tranh kia, không cần ai giảng dải, dẫn dắt, mà tự mình đắm chìm trong vẻ đẹp tự thân của những bức tranh ấy, chẳng thắc mắc đến chuyện chúng có ý nghĩa gì hay không nữa. Thử tưởng tượng mà xem, khi ta ngắm một bức tĩnh vật, hoặc phong cảnh, hoặc chân dung, cái hớp hồn ta đầu tiên và cuối cùng là sự sống rất thuyết phục của bức tranh ấy và tất cả những chi tiết của nó, ta đâu có đặt câu hỏi nó có ý nghĩa gì không khi ngây ngất trước vẻ đẹp của nó. Cũng như khi ta ngồi một mình trước cảnh hoàng hôn lộng lẫy trên hồ nước mênh mông, ta có bắt hoàng hôn phải có ý nghĩa gì đâu, ngay lúc ấy. Với một người đàn bà đẹp cũng vậy thôi. Ý nghĩa là do ta gán cho mọi vật, kể cả bản thân mình, nếu ta trống rỗng thì chẳng có gì có ý nghĩa hết. Bạn cứ đọc cuốn sách này đi đã, rồi bạn sẽ hiểu tôi đang nói gì.
Đọc The Sea, cái giọng văn đầy tiết tấu, trau chuốt mà vẫn mộc mạc tự nhiên của tác giả còn khiến tôi có cảm giác như mình đang được nghe một bản hòa tấu viết cho vĩ cầm và dàn nhạc của một bậc thầy như Brahm hoặc Barber. Có những đoạn vĩ cầm một mình đi giai điệu chính tưởng chừng thật giản dị mà rung động tận đáy lòng, rất nhiều đoạn trầm lắng và dồn nén sâu thẳm khi dàn nhạc giao đãi thật kiệm lời với nhạc cụ độc đấu kia, mà hình như cả bản nhạc chỉ là một chương chậm mênh mang, nhưng chẳng có một nốt nào không có lí do, không một câu nào không đúng chỗ, và làn sóng âm thanh ấy cuốn hút tôi như một hải lưu ngầm, đưa tôi đi mà không biết sẽ tới đâu, mà không thể cưỡng lại được.
Chắc bạn đang tự hỏi vậy rốt cuộc thì cuốn tiểu thuyết này sẽ kể cho bạn chuyện gì? Không, nó không kể, mà phô bày cho bạn thấy và lôi cuốn bạn vào những mảnh đời rất xa lạ mà đầy rẫy những điều thật quen thuộc. Lối viết của John Banville đưa bạn thẳng vào tâm can của tất cả mọi thứ, từ lớp lông măng trên môi một bé gái đến một cái vỏ trứng chim vỡ vụn dưới gốc một bụi kim tước. Khi dịch xong đoạn cuối cùng, tôi có cảm giác hệt như Max ở đoạn kết, thấy mình như đang bước thẳng vào biển cả cuộc đời, và bỗng nhận ra rằng Biển là câu chuyện của mọi câu chuyện, vừa là chuyện thơ ấu lớn lên, chuyện vợ chồng con cái bạn bè, vừa là chuyện già đi, chuyện bệnh tật, và chuyện chết, trong những hoàn cảnh thật bình thường và xác thực mà mình vẫn thấy hàng ngày. Đúng thế, sinh lão bệnh tử là biển đời của chúng sinh, và cuốn tiểu thuyết này đã cho tôi chiêm nghiệm tất cả bốn thứ đó, cái tứ khổ mà Phật đã vạch ra, một cách đường bệ, im ắng, giản dị, tất yếu, trong vắt, xanh mướt, căng mọng, xa lạ mà thật gần gụi, như con sâu nho đang đi trong nắng trước giờ báo động ngày nào.
Vâng, Biển không phải chỉ là chuyện một người đàn ông cô đơn lẩn thẩn tìm về quá vãng của mình như nhiều bài điểm sách đã viết sau khi The Sea nhận được giải ManBooker 2005. Với tôi, Biển là một áng văn chương xác thực về thân phận làm người, và nếu bạn hư tâm chậm rãi đọc nó ở một nơi yên tĩnh, chắc bạn cũng sẽ như tôi, ngỡ ngàng thấy mình gặp nhiều tri kỉ ở những nơi tưởng như hoàn toàn xa lạ.
Dịch xong The Sea, tôi càng tin rằng loài người chúng ta chỉ có một ngôn ngữ, và Việt, Anh, Nga, Pháp... chỉ là những thổ ngơi tạm thời sau ngày tháp Babel sụp đổ mà thôi. Nhưng dù sao, Biển cũng vẫn chỉ là phiên bản của The Sea qua cảm nhận và cách diễn đạt của tôi, xin bạn đọc rộng lượng thể tất.
Trịnh Lữ
Hà Nội, đầu Thu 2006
2 notes
·
View notes
Text
Những ngày cuối năm mang theo năng luọng thật khác lạ, mọi thứ lên xuống cứ như đang chơi trò tàu lượn siêu tốc. Đột nhiên nhớ lại ngày còn nhỏ đi Đầm Sen rất hay ngắm người ta chơi, trong đầu trộm nghĩ khi nào lớn mình sẽ thử.
Rồi mình thử mấy cái trò xích đu vòng xoay này kia thật, nhưng tuyệt nhiên vẫn chưa đủ gan thử tàu lượn siêu tốc. Những ngày cuối năm này, cảm xúc của mình cũng lên xuống nhanh nhanh và gấp gáp như thế. Không biết ngồi tàu lượn có giống vậy không nhỉ?
Mượn tàu lượn nói cho vui chứ chẳng có nhu cầu ngồi chơi để thử cảm giác mạnh nữa, bởi lớn rồi thì cuộc đời cũng phân phát cho mình thử thách này, khó khăn kia. Cứ mỗi lần bước qua một thử thách, khó khăn nào đó, mình vẫn ngoái đầu nhìn lại và luôn bị bất ngờ không biết vì sao mình đã bước qua được tất cả. Nhưng phải công nhận lúc ở trong đó, mình cứ nghĩ chắc còn lâu mới bước qua được. Ai mà có ngờ ở giây phút tưởng chừng không còn có thể cứu vãn, “chiếc tàu lượn siêu tốc” đã cập bến đỗ từ lúc nào.
Khó nói. Khó giải thích. Khó hiểu.
Nhưng một điều mà mình nhận ra được rằng là cứ hết mình dù có buồn có khổ đau. Những cái khó nói, khó giải thích, khó hiểu đó rồi một ngày cũng tan vào đất trời. Như cái cách mình được sinh ra, lớn lên và sống ngay ở khoảnh khắc này vậy đó.
Sáng nay đọc được một câu của bác Trịnh Lữ mà thấy chạm vô cùng: “Chắc đã sinh ra đời có thân xác có sống chết là sẽ có khóc cười... Những giọt nước mắt đời không thấy...”
Cuộc đời tuy lắm những điều không thể hiểu, nhưng may mắn là cũng có nhiều thứ có thể yêu.
Mấy ngày nay mà tâm trạng xuống xuống lên lên, cứ cho phép mình lên lên xuống xuống đi vậy. Tự nhiên thế nào, con người thế ấy thôi. Bởi con người cũng là một phần của tự nhiên.
27.11.2024 💛
2 notes
·
View notes
Photo
1.
Nghe đi nghe lại playlist tiếng Hàn trên Spotify, thứ âm nhạc vốn chẳng thể hiểu lời, chỉ có thể bắt lấy giai điệu.
Có khi như vậy lại hay, vốn tôi cũng đang trong giai đoạn không muốn nghe ai không muốn hiểu ai.
Như một cây đàn bị phô cần sửa dây, phải có một xúc tác gì đó để tôi ngân đúng note của mình.
2.
Người ta nói mãi về chuyện công nghệ có thể thay thế mọi thứ trong tương lai. Áp đảo con người nhanh chóng và vứt lại chúng ta bên l�� thế giới hiện đại hỗn mang.
Hôm rồi bác Trịnh Lữ bảo, có lẽ thứ chúng ta còn giữ lại được và vượt lên trên máy móc chỉ là phần tình cảm thôi. Nhưng rồi tôi cũng bỗng hoài nghi về điều đó. Cảm xúc của con người có thể là một thứ đẹp đẽ vô biên vô tận, nhưng cũng có thể một thứ méo mó yếu ớt dễ chi phối làm sao.
Ta học cách không để những thứ hỗn loạn ngoài kia tác động đến mình hàng bao thế kỉ rồi? Thực sự chắc mình vượt được bước cam lai này không?
3.
Tôi chọn một hướng đường khác để về nhà trong giờ tan tầm, thay vì ngồi cố thủ ở văn phòng chờ cơn kẹt xe giãn bớt, thay vì đâm đầu chen vào những tuyến đường cao điểm đông ngất.
Tan làm đúng giờ và đi trên con đường sát biển, cũng lâu rồi được thấy cảnh hoàng hôn buông mình trước mắt, mặt trời đỏ rực chói lòa. Một quãng xa hơn, nhưng dễ chịu hơn, lại bỗng nhớ đến lời bác Trịnh Lữ nói hôm trước. Nếu sống trên đời mà cái gì cũng tùy tiện, cũng làm cho nó tiện thì phí lắm.
4.
Anh chuyển chỗ ở về gần tôi hơn, dù nơi chốn sẻ chia của hai đứa không còn rộng rãi như trước, nhưng quãng đường gặp nhau có lẽ dễ dàng hơn, và thời gian có thể cũng dài rộng hơn.
Vẫn làm những việc như thường, như tan làm mong mỏi được nhìn thấy nhau, cùng nấu một bữa cơm. Anh xắt thịt tôi nhặt rau, nấu một món mặn nêm một bát canh, bình bình đạm đạm.
Tôi đọc mấy dòng của Lu bảo khóe mắt bỗng dưng cay cay, rằng “tự nhiên nhớ lời ai đó nói, rằng mình chẳng sống được một mình, lúc nào cũng mong có ai đó chờ đợi, nghĩ đến, quan tâm, dù hầu như chẳng bao giờ thừa nhận.”
Như tôi từng viết vu vơ mấy dòng trên insta mấy hôm trước, khi cuối cùng mình hiểu và chấp nhận lòng mình mong manh là một lẽ thường tình chẳng còn cần phải cắt nghĩa, những gồng ghánh trước đây tới một ngày nhẹ tênh như mây khói vì mình biết mình vốn dĩ chỉ là như vậy thôi không khác được.
Murakami cũng nói với chúng tôi nhiều lần về điều gì là nó thì sẽ luôn là chính nó, không phải thì không phải chẳng cần cố đổi dời. Những điều đơn sơ như vậy, nhưng chấp nhận lại chẳng dễ dàng và vầng vũ nhau một đời không tìm được lối ra.
3 notes
·
View notes
Text
Mộc Spa TP Tam Kỳ
Mộc Spa Tam Kỳ được biết đến là một địa chỉ làm đẹp uy tín tại Tam Kỳ, Quảng Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp. Đội ngũ chuyên gia tại đây gồm các bác sĩ da liễu đầu ngành như Bác sĩ Trịnh Thị Thu Phượng, Bác sĩ Lữ Đình Tiện, tất cả đều có bằng cấp chuyên khoa da liễu từ các trường đại học danh tiếng trong nước. Về công nghệ trị mụn, Mộc Spa sử dụng phương pháp kết hợp giữa điều trị nội khoa bằng các loại thuốc uống, thuốc bôi đặc trị và các liệu trình công nghệ cao như lăn kim, laser CO2 fractional để loại bỏ mụn cám, mụn đầu đen, mụn viêm. Đặc biệt, họ áp dụng công nghệ mới nhất hiện nay là Hydrafacial để lấy nhân mụn, làm sạch sâu lỗ chân lông, giúp da mịn màng, sạch mụn triệt để. Quy trình điều trị mụn tại Mộc Spa bao gồm các bước: tư vấn, chẩn đoán tình trạng da, xác định nguyên nhân gây mụn, thiết lập phác đồ điều trị phù hợp, thực hiện các liệu trình trị liệu, theo dõi và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết. Tất cả các bước đều được thực hiện một cách khoa học, chuyên nghiệp dưới sự giám sát của đội ngũ chuyên gia. Về giá cả, một liệu trình điều trị mụn tại Mộc Spa dao động từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng tùy theo mức độ và tình trạng da của từng khách hàng. Mức giá này được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung nhưng phù hợp với chất lượng dịch vụ và công nghệ hiện đại mà Mộc Spa đang sử dụng. Ưu điểm lớn nhất của Mộc Spa chính là đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, sử dụng công nghệ hiện đại kết hợp với các phương pháp điều trị khoa học, đem lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ mụn và phục hồi làn da. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm của đội ngũ nhân viên cũng được đánh giá cao. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của Mộc Spa chính là mức giá cao, khó tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, việc không có thông tin về chế độ bảo hành sau điều trị cũng là một điểm trừ đáng kể, khiến khách hàng không hoàn toàn yên tâm về hiệu quả lâu dài của liệu trình. Thông tin chi tiết: - Địa chỉ: Số 293 Đường Nguyễn Văn Trỗi, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam - Điện thoại: 0971 367 334 & 0378 083 700 - Email: [email protected] - Fanpage: www.facebook.com/profile.php?id=100063516963175 - Giờ mở cửa: 09:00 – 21:00
Đánh Giá Của Người Dùng Về Mộc Spa Tam Kỳ Trên Facebook Read the full article
0 notes
Text
Khả năng phát triển bất động sản Tây Hồ
Khả năng phát triển bất động sản Tây Hồ
Bất động sản Tây Hồ - Tương lai hứa hẹn với nhiều cơ hội đầu tư lớn
Với vị trí địa lý đắc địa, phong cảnh tuyệt đẹp và sự phát triển bền vững của chính quyền địa phương, Quận Tây Hồ đang trở thành trung tâm văn hóa hóa và du lịch của Hà Nội. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi bất động sản tại đây đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư đến từ khắp nơi trong cả nước cũng như các Việt kiều khi quay về quê hương.
Bất động sản Tây Hồ - Các dự án tiềm năng cho tương lai
Quận Tây Hồ - một trong những khu vực quận của Hà Nội - là một nơi có tiềm năng lớn để phát triển bất động sản. Với một di sản văn hóa và lịch sử đa dạng, Tây Hồ không chỉ duy trì và phát triển những giá trị truyền thống của mình mà còn khai thác toàn bộ tiềm năng của khu vực.
Với các kế hoạch khai thác hồ Tây và các khu vực lân cận, chính quyền địa phương đã đề xuất nhiều kế hoạch đầy hoành tráng để phát triển khu vực này. Từ việc biến hồ Tây thành một điểm đến vui chơi, du lịch trọng điểm của Thủ đô, đến việc xây dựng các điểm đến nổi tiếng như vườn đào Nhật Tân, quất Quảng Bá, Tứ Liên, phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Thung lũng hoa Hồ Tây, chợ hoa Quảng Bá, chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc, quận Tây Hồ đã có những bước phát triển vượt bậc.
Quy hoạch phân khu cụ thể cũng đã được thực hiện để hình thành thị trường bất động chặt chẽ và minh bạch hơn. Những bước phát triển này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư trên cả nước và những Việt kiều khi quay về với đất nước.
Bất động sản Tây Hồ - Những dự án đáng chú ý
Với tiềm năng phát triển bất động sản rất lớn, Tây Hồ là một trong những quận sáng giá của Thủ đô Hà Nội. Với bề dày lịch sử và văn hóa của mình, Tây Hồ không chỉ giữ gìn bản sắc truyền thống mà còn khai thác tối đa tiềm năng của khu vực. Chính phủ địa phương đã đưa ra nhiều kế hoạch táo bạo nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hồ Tây, từ việc tạo ra điểm đến vui chơi, du lịch trọng điểm của Thủ đô đến việc xây dựng các địa danh nổi tiếng như vườn đào Nhật Tân, quất Quảng Bá, Tứ Liên, phủ Tây Hồ, chùa Vạn Niên, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, Thung lũng hoa Hồ Tây, chợ hoa Quảng Bá, chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc.
Với các kế hoạch hoành tráng và chi tiết, Tây Hồ đang trải nghiệm qua một quá trình phát triển dự án đáng kể, đi kèm với đó là các kế hoạch quy hoạch khu vực cụ thể giúp hỗ trợ hình thành thị trường bất động sản của khu vực trong tương lai gần. Những bước chuyển mình này đã giúp thị trường mua bán nhà đất Tây Hồ trở nên minh bạch và rõ ràng hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư trên cả nước và những Việt kiều khi trở về quê hương.
Đánh giá tiềm năng phát triển Bất động sản Tây Hồ
UBND quận Tây Hồ đang đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy phát triển du lịch ở khu vực này, và đây cũng là lý do cho tiềm năng phát triển của thị trường Bất động sản Tây Hồ trong tương lai rất lớn. Điều này được hỗ trợ bởi các kế hoạch quy định rõ ràng và ổn định, đặc biệt là cho các loại hình căn hộ dịch vụ cho thuê và kinh doanh nhà mặt phố, cho thuê căn hộ quận Tây Hồ.
UBND quận Tây Hồ đã tổ chức một sự kiện giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch của khu vực này với hơn 100 công ty lữ hành du lịch trên toàn quốc. Điều này thể hiện sự cam kết của chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Sự quy hoạch rõ ràng và ổn định cũng là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường bất động sản Tây Hồ trong tương lai.
Với những yếu tố này, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ được thu hút và giúp thị trường Bất động sản Tây Hồ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các dự án, căn hộ, nhà đất, biệt thự mua bán và cho thuê tại quận Tây Hồ, quý khách hàng có thể liên hệ với BĐS Tân Long qua số hotline: 0989.734.734.
1 note
·
View note
Text
Điểm danh những trận đá gà kinh điển tại lễ hội đặc trưng của Việt Nam
Lễ hội đá gà được coi là một trò chơi truyền thống trong các kỳ nghỉ đầu xuân. những kỳ nghỉ này được tổ chức để thỏa mãn say mê của các người yêu gà, cùng lúc quảng bá lòng can đảm và khuyến khích chăn nuôi. Hãy tham dự SV388 để Đánh giá nơi đơn vị lễ hội này và ý nghĩa của n��!
Lễ hội đá gà là gì?
Lễ hội đá gà, như người miền Nam nói, đã phát triển thành một sở thích thanh lịch của phổ thông nhân tình thể thao. Lễ hội này ko chỉ với tính tiêu khiển cao, khuyến khích cung cấp, mà còn tượng trưng cho ý thức đoàn kết trong cộng đồng vào dịp lễ hội, đặc biệt là trong khoảng Tết tới mùa xuân.
trị giá lịch sử của lễ hội đá gà
Như bạn đã biết,lễ hội đá gà đã thành lập từ rất lâu. Trong triều đại Lý, đây được coi là 1 trò tiêu khiển của những quan lại với quyền cao trong thời đó. Sau đó, sở thích này đã chẳng thể giữ nguyên như trước mà được phát triển hơn nữa, đỉnh cao là vào thời è cổ, trò chơi đá gà cũng được ghi lại trong "Hích tướng quân".
tuy nhiên, đá gà còn được nói đến nhiều trong sách trạng nguyên của Quỳnh, liên quan đến phổ quát câu chuyện dân gian hẳn nhiên thời thơ ấu của đa dạng người. Trong câu chuyện, nhân vật Quỳnh đã từng mượn gà đá để giễu cợt các quan trong triều Trịnh.
Theo lịch sử, trong giai đoạn Tây Sơn, loại gà chiến Bình Định được nhắc phổ quát. Ông Nguyễn Lữ - em trai của vua triều Nguyễn là một chuyên gia nuôi gà chiến nức danh tại thời khắc ấy. Vì mê say đấy, ông đã tạo ra một môn võ mang tên "Hùng kê quyền".
Lễ hội đá gà đã xuất hiện trong khoảng thời đại è và được xem là 1 đặc biệt văn hóa độc đáo của Việt Nam. Lễ hội đá gà không chỉ là 1 hình thức tiêu khiển mà còn khuyến khích cung ứng, đồng thời biểu tượng cho tinh thần đoàn kết trong cùng đồng nhân dịp lễ hội, đặc thù là từ Tết tới mùa xuân.
phê chuẩn trò chơi dân gian này, cha ông của chúng ta muốn truyền bá tinh thần quân sự của dân tộc ta qua hàng ngàn thế hệ. tinh thần kết đoàn luôn được trình bày và gắn bó chuẩn y trò chơi này.
Lễ hội đá gà chủ yếu được diễn ra tại các khu vực nuôi gà chiến nổi tiếng. thí dụ như ở Thọ Hà, có gà chiến Thọ Hà, ở Đồng Tháp, sở hữu gà chiến Cao Lãnh, v.v. ngoài ra, ở một số làng chiến như yên Phú - Bắc Ninh, Đình Bảng, phố Kim, làng Cánh Điền, v.v., truyền thống những lễ hội dân gian được gìn giữ, bao gồm cả đá gà. Lễ hội này chủ yếu quy tụ ở miền Bắc và Trung Quốc.
Trong quá khứ, lễ hội đá gà luôn được tổ chức hàng năm để giữ gìn truyền thống mà thánh sư chúng ta đã vun đắp. Vào mỗi dịp Tết khi người chơi xa nhà, đấy cũng là thời khắc lễ hội tất cả nhất. các người đến tham dự lễ hội không chỉ tham dự chơi đá gà mà còn học hỏi thêm về văn hóa Việt Nam.
Lễ hội đá gà thường từ khi tháng 1 tới tháng 3 âm lịch, tùy thuộc vào địa điểm tổ chức sẽ có thời kì khác nhau.
Ý nghĩa truyền thống của lễ hội đá gà
Mỗi bước từ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, nuôi dạy gà đá đều đòi hỏi đông đảo kỹ năng. đồng thời, nó buộc phải sự kiên trì cao của những người nuôi gà. Thậm chí, nó được coi là một nghề mà ngay cả lúc bạn học suốt đời, bạn cũng không thể học hết, vì với ngày càng đa dạng kỹ năng được vẽ ra.
Đá gà ko chỉ là 1 trò chơi tiêu khiển mà còn là 1 bí quyết với ý nghĩa để giới thiệu truyền thống từ thời cổ đại của tổ tông. phê duyệt những trò chơi, bạn sẽ thấy tình yêu dân tộc luôn được gắn kết. Lễ hội đá gà cũng được coi là 1 kỷ niệm can dự đến hàng ngàn năm lịch sử sau những năm chiến tranh dài.
cách chọn 1 con gà đá phải chăng trong lễ hội
Theo kinh nghiệm của những nuôi gà đá trước đấy, để chọn 1 con gà đá rẻ, cần xác định bác mẹ của nó. Gà mái phải có giọng hát tốt và gà trống phải với phổ biến kinh nghiệm trong cuộc thi để có cuộc sống tốt.
Trong 1 đ��n gà non mới nở, người nuôi gà thường sẽ chọn ra các con gà con và tách chúng ra để cho chúng ăn vào ban ngày và ko vào vùng dưới cánh mẹ vào ban đêm. ví như thiếu điện, thì lúc mới khởi đầu, người nuôi sẽ phải dựa vào những nhân tố căn bản như móng đôi màu đen hoặc trắng, gà với đôi mắt, gà con với vết đốm trên lưỡi hoặc có vỏ sò.
Người dân ta còn có một tóm lược về bí quyết chọn gà đá. Cụ thể, "Thân công, thân cốc, cánh vỏ/vạc ngắn, đùi dài không sợ ai/chân khô, mặt tài năng". Kinh nghiệm của cha truyền lại, chọn 1 con gà theo các chỉ tiêu này sẽ đảm bảo con gà ko chỉ là gà đá 100 trận, mà còn là con gà quả cảm.
Tóm lại, lễ hội đá gà cần được bảo tồn và phát triển hơn nữa vì đây ko chỉ là 1 hình thức giải trí mà còn là một nét văn hóa tốt của quốc gia ta. đặc trưng là ở miền Bắc, nơi thường mang những lễ hội làng tụ tập số đông nhiều cháu chắt đến thăm. Cảm ơn Anh chị đã đọc bài viết này của SV388!
Xem thêm bài viết liên quan:
0 notes
Text
Thời tiết mấy nay ảm đạm quá, em cũng đã cố gắng khiến mình vui vẻ rồi nhưng mà không thể. Chẳng biết bản thân làm sao nữa, nhưng tâm trạng cứ ngày một chùng xuống, hệt như những hạt mưa ngoài kia, rơi xuống vỡ tan tành...
.N
Saigon 23.05.21
📸: Khanh Trịnh (Group: Những kẻ lữ hành)
48 notes
·
View notes
Photo
Best books to read when you high:
1. Biển – John Banville:
Nó có 1 đoạn mở đầu thế này: “Họ đã ra đi, những vị thần ấy, vào một ngày thủy triều lên rất lạ lùng. Suốt buổi sáng, nước trong vịnh đã cồn mãi lên dưới bầu trời đục lờ như sữa, dâng cao chưa từng thấy, với những con sóng nhỏ trườn cả đến vùng cát khô cháy đã nhiều năm chưa từng được thấm nước trừ phi trời mưa, ì oạp vào tận chân những đụn cát dài...”
Wow, just wow.
2. Trên đường – Jack Kerouac
Vì sao à, vì nó là cuộc phiêu lưu bằng cả ngôn từ, thị giác lẫn tất cả các xúc giác nếu thêm 1 quại bia và cái sofa đủ êm nữa. Link mua, mình không biết có còn ko: https://shp.ee/5pn3f27
3. Cloud Atlas của David Mitchell.
Có hẳn 6 câu chuyện để mà lạc lối. Và lạy chúa tôi, bậc thầy ngôn từ. Hu hu. Link mua: https://shp.ee/bmg6447
4. Cuộc đời của Pi. – Yann Martel
Đơn giản là câu chuyện kỳ diệu của Pi. Khi được hỏi tại sao lại chọn cái tên Pi? Yann Martel đã trả lời đại ý rằng: “Tôi chọn cái tên Pi vì đây là một con số không thể được diễn giải. Ngược lại, các nhà khoa học lại dùng con số không diễn giải được này để giải thích trật tự của vũ trụ. Với tôi, tôn giáo cũng gần như thế, tuy không thể giải thích, nhưng chúng giúp ta nhận thức về vũ trụ”.
Một bản dịch đỉnh cao của bác Trịnh Lữ. Link mua: https://shp.ee/473jb27
5. Dodoro của Tezuka Osamu:
Một cuốn Manga “hủy diệt” của vị thánh.
6. Hoa bên bờ của An Ni Bảo Bối.
Trời ơi nó thấm. Người đàn bà vẽ nỗi cô đơn trong bóng tối.
7. Những người đàn ông không có đàn bà của Murakami.
Đơn giản vì (thỉnh thoảng) chúng tôi không cần. Đùa đó, có vài truyện ngắn trong đó, sẽ làm ae mất ảnh. Tôi chắc chắn. Link mua: https://shp.ee/hf6fh37
8. Looking for Alaska của John Green.
Chúng ta đều cần tìm Alaska. Tin tôi đi. Link mua: https://shp.ee/wtrmw27
9. Ánh đèn giữa 2 đại dương của M.L Stedman
Chúng ta cần một chỗ như thế để cách ly xã hội. Nói đùa đó, một cuốn sách buồn thương nhưng luôn làm ta khao khát phải giở tiếp, lật tiếp. Link mua: https://shp.ee/cduw727
10. Trường An Loạn của Hàn Hàn
Đọc đi các anh em. Rồi sẽ hiểu tại sao tôi chọn nó.
11. Bốn mùa, trời và đất của Sandor Marai
Tôi có chép trong sổ 1 đoạn thế này: "Ngày cuối tháng Chín, trong veo và mỏng mảnh dễ vỡ như thủy tinh. Lá, hoa quả rụng lên mặt đất, tiếng rơi như bị vỡ."
Như thôi miên. Link mua: https://shp.ee/ji9yp27
12. Alain Nói Về Hạnh Phúc của Émile Chartlier
Thật vinh dự được đọc ông! Link mua: https://shp.ee/jktgqk7
13. Chuyện dài bất tận - Michael Ende
Cuộc đời anh hoặc con anh nếu chưa đọc cuốn này thì thật sự là phí hoài. Anh đọc, và đầu anh chạy một cuốn phim vừa dài vừa đẹp, hiển nhiên là cực kỳ bánh cuốn. From BeP
633 notes
·
View notes
Text
Cụ mở đầu bằng một câu nổi tiếng: “Thực ra là không có Nghệ thuật. Mà chỉ có nghệ sỹ”. Rồi cụ phân biệt khái niệm Nghệ thuật viết hoa với nghệ thuật không viết hoa, nói rõ rằng cụ chỉ để ý đến nghệ thuật không viết hoa, vì “Nghệ Thuật với nghĩa phải viết hoa ấy đã thành ra một thứ ma quái đáng sợ, một thứ bùa ngải”. ... Hay nhất là Gombrich còn dặn dò người đọc về những tác dụng phụ không mong muốn của loại sách lịch sử nghệ thuật nói chung, và của chính cuốn sách này nữa. Vì cụ sợ nhất là người đọc chỉ nhớ được tên tuổi các nghệ sĩ và phong cách của họ để khoe mẽ và "chém gió". Cụ muốn Câu chuyện nghệ thuật sẽ giúp người đọc có được khả năng thưởng thức nghệ thuật với quan điểm lịch sử có tính khoa học đúng đắn chứ không bị úm ba la bởi những thuật ngữ hoa mỹ và khái niệm viển vông, hiểu rằng nghệ thuật không tiến hóa theo kiểu ngày một tiến bộ hơn như khoa học, và cái mới lạ không phải là mục đích của nghệ thuật.
- Họa sĩ Trịnh Lữ nói về cuốn sách Câu chuyện nghệ thuật của E.H. Gombrich
22 notes
·
View notes
Photo
1.
Bác Trịnh Lữ dặn tôi mỗi ngày cố gắng ghi lại một ít suy tư. Tôi thực lòng mong mình có thể nhớ và có thể bớt lười để làm được hằng ngày.
2.
Dạo này lười luyện đàn hẳn, cảm thấy thời gian sao mà ít ỏi. Một ngày xoay vòng với công việc, yêu đương, ăn uống, gia đình, chó mèo cũng khiến tôi xây xẩm.
Luyện ngón mãi vẫn chưa ra hồn. Chơi bản Van Gogh chỉ có xác không có hồn. Tôi đã lười quá rồi. Mày đã ước ao điều gì vào ngày mua cây piano đầu tiên?
3.
Hôm trước tôi viết trên instagram mấy dòng đại loại, đến cuối cùng ta chỉ có thể ở cạnh bên những người giống mình, khác biệt tự khắc xa. Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
Thực lòng những lời ấy muốn dành cho những người bạn tôi không còn muốn giao thiệp, nhưng chẳng làm sao biết cách nào bày tỏ. Nghe có vẻ hơi hèn, nhưng vẫn có chút nào lo mình đang suy nghĩ không thấu đáo.
4.
Tiếp tục là câu chuyện về những người tôi không còn muốn giao thiệp, cũng chỉ bởi tôi không được trao cho nhiều cảm xúc tích cực khi ở bên họ nữa. Có sai không khi ở tuổi này điều tôi truy cầu là những kết nối lành mạnh? Cảm thấy bản thân được xây đắp cho những đổi thay tươi tắn.
Phí hoài làm sao khi ta phải dành thời gian cho những mối liên hệ chỉ khiến ta cảm thấy hoài nghi rằng liệu mình có còn nên gặp lại nhau hay không. Thực sự cảm thấy phí hoài.
5.
Đăng rồi ấy thế mà còn vào edit lại. Chỉ để biên mấy dòng, ôi cô Sonata đã đi lấy chồng. Cổ còn viết một câu:
Yêu là gì? Là việc hoặc là không làm, hoặc là làm đến cùng...
Đích thị là loại câu mà đã nghe thì sẽ phải nhớ đấy mà.
0 notes
Photo
Chỉ muốn khoe là view Starbucks New World đẹp rạng ngời, nhất là... sau cơn mưa.
Chỉ muốn khoe là hai chị em đội mưa sml từ quận Tân Bình lên The Landmark chỉ để tậu mấy cái áo từ thiện của Terry Fox Run 2019.
Chỉ muốn khoe là buổi chiều được một chị bạn-thân tặng cho ly nước dễ thương mê hồn. Sao con người mình dễ hài lòng vậy trời - dễ dàng xúc động với những tốt lành nho nhỏ xung quanh.
“Ký ức khi đã trưởng thành thường cũng chỉ xúc động vì những điều giản dị.” (Trịnh Lữ - dịch “Rừng Nauy")
Tháng 11 tràn ngập dự định, dù tâm trạng hôm nay mới sáng sớm đã bị tác động, nhưng mà mình nghĩ mình nên kiên định với suy nghĩ của mình, ít nhất là một lần, mình không muốn cuộc đời cứ liên tục bị người khác điều khiển... một cách trắng trợn, phi lí.
1 note
·
View note
Text
Hữu bằng tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ?
Người ta có thể cởi áo với người lạ Chỉ sau một ly bia Hay một lần đứng cùng hút thuốc Dưới mái hiên yên tĩnh Có mùi hoa quỳnh khép nép Còn trái tim Và linh hồn Có lẽ ở đâu đó Trong làn khói màu lam Hay là nhấp nhánh như sao hôm Hay là vàng cam như đèn đường Đang trở nên lờ mờ trong những đôi mắt đã ngà say Hoặc cũng có thể Đã từ lâu Người ta không còn tự hỏi Bản thân mình có vui không Có thấy hạnh phúc không Như cậu bé ba tuổi Đắp chăn giữa mùa hè Trong căn phòng điều hòa 20 độ Cậu bé lim dim áp mặt vào chăn Cuộn lại như chú sâu bướm nhỏ Rồi bảo "Yên bình êm ấm" Tâm hồn có cần một chiếc chăn như thế không Hay linh hồn Vốn là lữ khách Và thân xác là quán trọ Có lúc đi cùng nhau Rồi có lúc Linh hồn đi vào sa mạc Không phải để tìm đóa hồng như hoàng tử bé Cũng không phải tìm cho được ốc đảo và những hàng chà là xanh mướt Sa mạc không phải là mục đích Nó là con đường mà định mệnh dành cho linh hồn Mà cũng có thể Cả vũ trụ này Là hạt cát Của một sa mạc nào đó Còn thân xác Đi trên đường phố Bụi bặm ô nhiễm Đầy rác rưởi Đầy con người Đầy sự sống Những tiếng chửi bới Rủa sả Rên xiết Của xã hội Mà nhiều người chọn chối bỏ Hoặc là gắn chặt vào nó mà không thể chịu nổi sự cô độc Chỉ để nhìn vào bản thân Dù chỉ một phút Người ta phải cắm mặt vào một sự việc nào đó Hít ngửi hóng hớt rồi nghĩ về nó Như một bậc trí giả Một nhà nhân đạo Và rồi nói về nó Mà không, nó chỉ là cái cớ Để người ta bốc thơm ngợi ca bản thân Ve vuốt cái tôi đớn hèn nhỏ mọn Tự mình trấn an Sau những giây phút Đã bị cuộc đời giày xéo Hoặc là đã và đang bị cưỡng hiếp Dưới gót giày của những kẻ mạnh Những linh hồn rách nát Nhưng tuyệt đối chẳng đáng thương Chúng đui mù Và khiếm khuyết đến nỗi Chẳng thể bước vào sa mạc Mà cứ loay hoay mãi nơi cửa ải Dù gió cát và ánh mặt trời Đang thổi vào da bỏng rát Người ta có thể đưa tay cởi cúc áo nhau Hoặc thắt lưng Hoặc là móc cài áo lót Nhưng người ta không thể giơ tay lên như động tác gõ cửa "Xin hỏi tôi có thể bước vào trái tim bạn không" Dù đó là một cuộc viếng thăm không mất vé vào Và cũng chẳng có ông bảo vệ khó tính nào giương mục kỉnh lên trịnh trọng Hay một tấm biển Xuống xe tắt máy xuất trình giấy tờ Cũng chẳng có chỉ dẫn Bạn có thể đi vào Dạo quanh một vòng Hoặc chỉ ngó nghiêng Rồi bước xuống con đường Nơi người ta lái xe Như đang tìm đến cái chết Hoặc chả quan tâm đến cái chết Với kế hoạch sẽ uống nước mía Ở quán nơi góc ngã tư Những cây mía không có vẻ ôi thiu vì mặt trời nhiệt đới Cái máy ép nước mía trông sáng bóng Có vẻ sạch Và có thể ngửi thấy mùi quất Dằn lại vị ngọt mía đường Và linh hồn cất tiếng nói "Quán nước mía đéo có quất thì đừng bán nước mía nữa"
0 notes
Text
Sách “Vẽ gì cũng là tự hoạ” của bác Trịnh Lữ là sự góp nhặt gần 60 năm sáng tác của bác. Bố mẹ bác đều là hoạ sĩ. Bác vẽ từ lúc nhỏ, 6-7 tuổi gì đó. Hạt giống hội hoạ được ươm từ bố mẹ.
60 năm bằng cả đời người. Bây giờ mình 28, nếu cộng thì đâu đó sẽ là 88 tuổi. Cũng như bác Yo Yo Ma đã chơi đàn từ độ lên 6, lên 7...và cho đến bây giờ, sau này nữa.
Đúng rồi, chuyện tuổi tác, hay bao nhiêu năm thật ra không quan trọng lắm. Tìm ra cái việc mà giống như là việc thở, việc ăn hằng ngày đấy mới thực sự là ý nghĩa lớn nhất của cuộc đời. Những ai may mắn thì sẽ được thừa hưởng từ bố mẹ, gia đình. Những ai may mắn muộn hơn thì tự mình đi tìm và thấy được. Chúng ta chẳng để ý nhiều lắm, vì bản thân ta là việc đó rồi, đã là một rồi.
0 notes
Text
Bác Trịnh Lữ. Sách “Vẽ gì cũng là tự hoạ”
youtube
Lâm Ngữ Đường -
Tâm như thế nào thì từ ý nghĩ, lời nói đều theo Tâm và, NÉT VẼ, NÉT VIẾT đều là trực chỉ của Tâm mình.
anh làm gì cũng ra anh.
khi anh là mình, thì ai không thắng anh được.
tạo ra bản màu của cá nhân
hội hoạ có phúc lớn nhất là “cái ngã của mình nhập với cái ngã lớn ngoài kia. mình chẳng còn thèm thuồng ham muốn hay đau khổ gì nữa. Chỉ thấy mình như tiếp thêm một năng lượng.”
ra vẽ ngoài kia đi, cho nó quên tất cả cái nhỏ nhặt của mình đi.
-
nó là cái số thôi. việc của mình là phải sống
lúc mới lớn lên xin vào đại học không được. tôi lớn lên trong một giai đoạn như thế.
họ gọi mình đi 10+1 , nhưng mình không đi.
bố tôi có dặn như thế này: con vẽ chân dung như thế, bây giờ con cứ đi học cái nghề cắt tóc, sắm cái bộ đồ cắt tóc. rồi lấy cái xe đạp đi chu du thiên hạ đi đến đâu ng ta chả cho con ăn. việc gì phải lo việc đấy. không ở trường càng tốt.
bạn bè của bố phải bảo lãnh để mình vào khoa mỏ địa chất. tình cờ như thế mình thành kĩ sư mỏ. về già mình thấy rất khó khăn, mình làm việc này không đứng với mình.
lúc này, đài phát thanh đang tìm một phát thanh viên nói tiếng anh cho chương trình Mỹ vận. nhưng 4 năm sau mới được vào bên trên. cuộc đời lại ngã theo ngả khác. sau này, được làm việc các chuyên gia họ qua họ giúp về tiếng anh. về nghề báo mình cũng rất thích. 14 năm cũng không phải là ít
mình nghĩ rằng, đã nhận tiền, nghề đó đã nuôi sống mình, bao giừo mình cũng phải biết ơn nó. mình làm hết sức, mình tìm cái hay cái đẹp của nó để mình làm. tự nhiên , cuộc đời không chán nữa. nó không chán đời. căn bản, là mình tìm cách không chán đời. cách tốt nhất là hãy yêu việc mình làm và tìm thấy những cái hay của nó.
học xong đại học, mình lại gặp cái chuyện về bằng (cấp). mình không chịu vào đoàn. anh em ở trường bảo rằng mày cứ làm cái đơn thôi. mình thấy các cậu cứ ngồi họp là một người rất khác. nhưng ra chơi với tớ thì các cậu rất khác. tôi thì tôi không như thế được. thành ra cái chuyện rất khó khăn. May mà có đài phát thanh thiếu người.
qua cai thời gian ở đài phát thanh, hết chiến tranh, đài phát thanh không còn thú vị mấy như thời đánh nhau. ... mình xin vào làm tổ chức liên hợp quốc. họ giao cho mình phụ trách bên truyền thông. tự nhiên, mình thành một anh chuyên môn đi phụ trách các dự án truyền thông giáo dục ở Việt Nam.
họ đưa mình sang new York để mà tu nghiệp thêm. rồi họ muốn lấy mình làm cán bộ quốc tế. khi ở bên đó, mình xin được học bổng ở đại học Cornell, để đi học thêm về truyền thông.
tất cả những chuyện đó, nó cứ diễn biến, nó thành những chuyện mình có thể sống được. mình chấp nhận mình làm. mà một khi mình làm cái gì cũng làm hết sức. không bao giờ mình làm với thái độ là cái việc này không xứng với mình. chả có cái việc gì nuôi sống mình không xứng với mình cả.
những năm thất nghiệp, tôi đã làm tượng, thợ mộc, làm khung tranh cổ...để mà sống. thành ra các bạn đừng nghĩ tôi là 1 cái người nho nhã, hay gì lắm đâu. đó là biết 1 mà không biết 2. chớ mình cũng phong trần lắm rồi.
những người cứu mình, trong giới mafia, an ninh khi tiếp xúc với mình họ thấy à thằng này nó rất thật.
bố mình dặn một điều, mà không bao giờ tôi quên, khi ở trên rừng sông Kì Cùng: ngày nào con cũng vẽ một tí, đừng bỏ luyện tập. ngày nào cũng vẽ, vẽ gì thì vẽ.
Vẽ, với thái độ, là giữ liên lạc với cái việc đấy. chứ không bao giờ nghĩ là thành một hoạ sĩ để bán tranh hay gì.
___
Trịnh Tú:
anh em ở cùng nhà, thi thoảng dươcdj ngồi uôgsn rượi với ông anh, câu chuyện gì cũng là nghệ thuật
một lần tôi hơi say say, tôi hỏi anh” sao bác vẽ mãi mà bác không thay đổi
bác chỉ nói một câu: tao vẽ tao thấy hạnh phúc. cậu vẽ theo cách của cậu chắc cậu cũng cảm thấy hạnh phúc. hãy vẽ theo cách của chính mình.
___
0 notes
Text
Chúng ta không tìm thấy mình ở mình mà tìm thấy mình ở những người xung quanh
Mình thật sự đồng ý và tâm dắc với câu này của bác Trịnh Lữ trong bài phỏng vấn của bác với Have a sip. Thú thật thì việc chấp nhận điều này với mình ban đầu cũng khá khó khăn.
Bắt đầu từ lúc mẹ mình nghe mình kể chuyện mình gặp phải hồi cấp 3 từ việc tiếp xúc với các bạn. Mẹ nói càng giống nhau thì càng dễ ghét tính nhau đấy. Dù là lúc đó khăng khăng là không phải, mình sao mà giống tính đó được. Nhưng dần dần mình nhận ra rằng thì những điều mình thấy ở mọi người xung quanh chính là thứ tồn tại trong mình.
Việc chấp nhận cũng là một bước tiến với mình, vì mình có thể từ đó chấp nhận bản thân, xem xét những điểm còn tồn tại trong mình đó điều nào nên thay đổi, điều nào cứ tiếp tục gắn bó. Có lẽ dần dà mình càng yêu bản thân hơn cũng đơn giản vì mình chính là người ý thức bản thân, chấp nhận và phát triển mình theo hướng nào đó nhất định. Mình quyết định bằng cả lý trí và cảm xúc, tự mình như vậy nên mình sẽ dần dần thấy nhẹ nhõm hơn mới đúng, cũng có thể gọi đó là yêu chính mình nhỉ?
Mình yêu bản thân vì luôn tự tạo những niềm vui nhỏ bé cho bản thân mình, hài hước với những người mình yêu thương, là chính mình 100% lúc một mình, lúc bên mọi người dù chỉ 80% là mình nhưng tự hào vì bản thân biết giữ lại 20% cho chính mình.
Là cố gắng biết ơn hơn mỗi ngày, bớt phán xét, biết dành năng lượng, quan tâm vào đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ.
Cố gắng gặp nhiều người hơn để thấy được bản thân mình rõ hơn và yêu mình hơn nữa nhé.
0 notes
Text
Cả tuần nay đọc lại Rừng Na Uy
Có lúc mình thầm chia chác thế giới thành 3 loại người, loại người đã nghe thiên hạ nhắc về RNU nhưng chưa đọc, loại người thích RNU, và loại người đã đọc RNU và thất vọng. Mình là loại người thứ hai. Nhưng điều đó không có nghĩa là mình hào hứng khôn xiết khi phát hiện ra ai đó cũng là loại người thứ hai. Mình chả quan tâm.
Rất rõ ràng, RNU là một trong những niềm yêu thích bất chấp của mình. Mình vẫn luôn thích cảm giác mà "một niềm yêu thích bất chấp" mang lại. Bất cứ ai nói bất cứ điều gì về nó, đều không quan trọng. RNU mang lại cho mình sự đồng cảm cá nhân quá lớn, các nhân vật đạt độ chân thực và gần gũi vượt ra khỏi trang sách, và thật hơn cả nhiều sinh vật sống mình lướt qua hằng ngày.
Có lúc mình đã nghĩ, nếu đời này chỉ đọc một cuốn tiểu thuyết tâm lý tình cảm tuổi trẻ thôi thì cuốn đó sẽ là Rừng Na Uy. Với mình, bản dịch của Trịnh Lữ rất hay. Niềm yêu thích của mình có một phần bự là nhờ câu chữ tiếng Việt của bản dịch.
Vẫn nhớ lần đầu đọc cuốn này là năm 16 tuổi, ngồi co chân đọc ebook trong máy tính và nhăn mặt chê bai. Lần thứ hai, năm 22 tuổi, mua ở tầng hầm của một hội sách giảm giá, lúc đọc lấy sáp màu gạch từa lưa và nghĩ bụng có ai mua lại quyển này giá hai trăm ngàn cũng không bán. Đọc một cuốn sách ở các tầng tuổi tăng dần trong đời và nhận ra bản thân đã thay đổi thế nào là một chuyện rất buồn cười.
1 note
·
View note