#biển
Explore tagged Tumblr posts
Text
Nhiều khi chỉ một vài chi tiết, đặc điểm nào đó thoáng qua mà vô tình va phải điểm chạm. Chỉ là đọc được một câu hỏi đơn giản, ngắn gọn của người lạ, ký ức lại ùa về rưng rưng.
Như một người đánh bắt vụng về, không kiến thức, không tư duy, không nghĩ suy, ai lại đi bắt cá trên cạn, và ai lại đi lấy cái vợt rỗng mà mong vớt được mặt trời. Chỉ là ánh sáng, le lói, trôi qua, tuột mất. Có hay không có cũng không quan trọng nữa, đã từng ấm áp, chiều tàn rồi. Nắng tắt, đêm buông.
Ảnh: hình mình chụp bằng điện thoại không chỉnh sửa gì hết, nhiều năm trước, ở Mũi Né, Bình Thuận.
10 notes
·
View notes
Text
Nếu thời gian có thể quay trở lại, có thể lại đem tóc xanh đổi một đời?.
Không hối hận, trải qua quanh co ngoặt ngoèo cũng là say.
Trong chỗ tình sâu mới hiểu hết bi thương.
Tây tiến đường rất xa, nhìn lại chỉ mây khói.
Ai giữ chân chợt bừng tỉnh.
Tìm tìm kiếm kiếm, không thể quên.
Chúng ta đã từng ước định.
Lúc đó trăng sáng, mây nhẹ nhàng trôi.
Không thể quên được phần tình cảm này
7 notes
·
View notes
Text
Loài người chẳng cần ra khơi để thấy chông chênh, nhỉ?
Mình có ít cơ hội để lên thuyền ra biển, nhưng lần nào đi cũng là một trải nghiệm đáng nhớ, mình nhớ cái cảm giác chông chênh, lắc lư giữa một màu xanh ngắt, nơi mà con người mới nhỏ bé làm sao. Người ta cứ thế lèo lái con thuyền rẽ sóng và tiến lên.
Những ngọn gió khẽ vờn cùng cái nắng cháy da, tất cả như in vào trong tâm trí của một cậu nhóc mới lớn. Một kỷ niệm đẹp và nên thơ biết nhường nào.
Rồi lớn hơn một tí, 18 tuổi rời nhà để theo đuổi sự học, 20 21 bước những bước đầu trong hành trình đi tìm mình trong công việc. Và rồi mình lại chông chênh, trên chính con tàu cuộc đời mình.
Cũng chẳng buồn mấy, vài cơn sóng to, đôi ba con sóng nhỏ. Gió bão hay mưa ra rồi cũng đến, nhưng mình biết con tàu "đời" đang được gia cố từng ngày, bằng những:
Hạnh phúc - động viên - đúng đắn - sai lầm - hối hận - chấp nhận - mở lòng - khép mình - biết ơn - khôn lớn - giúp đỡ - mộng mơ - ...
Để mà kể ra hết thì chắc phải đến khi nào biển cạn.
Nên là mình chẳng sợ chông chênh mấy, chỉ mong trong hành trình này, dẫu lạc lối nhưng rồi cũng sẽ tìm được bến đỗ mà mình hằng đợi mong (hoặc có khi nó vốn đã ở trên tàu rồi cũng nên)
(Ảnh tôi chụp trên con sóng Phú Quốc, một ngày nào đó cách đây vài năm, lúc còn là một thằng nhóc mười mấy tuổi đầu với những nỗi buồn trong vắt)
#trưởng thành#lớn khôn#biển#thuyền#trích dẫn#câu nói hay#thanh xuân#cuộc sống#buồn#người lớn#hành trình#tuổi trẻ
20 notes
·
View notes
Text
taken by me
tôi ra biển vì một ngày buồn quá
hoa hồng nhỏ, tuổi 20
nhận ra mình thích viết hơn là mình nghĩ
vì trước giờ mình chẳng viết gì cho cuộc đời này cả
sợ thế giới cười chê và hiểu được tâm trạng mình
lần đầu tiên viết, lần đầu tiên có người khen viết hay
nên muốn viết thêm nhiều nữa
chẳng biết mọi người còn sử dụng tumblr ko nhỉ?
6 notes
·
View notes
Text
Nhiều lúc tâm trạng tuột dốc không phanh, không biết tâm sự cùng ai. Cũng không phải không tìm được ai để trút nỗi niềm mà chỉ đơn giản là chính bản thân mình cũng chẳng thể hiểu nổi thứ cảm xúc hỗn tạp đó!
7 notes
·
View notes
Text
Sợ côn trùng, nhưng mình rất thích, rất thích thiên nhiên.
Sẽ có những lúc sự bài xích của mình dành cho biển đi mất, để sự nhớ nhung thế vào. Mình yêu cách gió lướt qua gò má và lọn tóc, dù nhiều lúc mình tưởng chừng bị thổi bay, mà có lẽ cũng chẳng tệ.
Và rồi mình nhớ rừng, những khu rừng ít tiếng vận hành của máy móc. Rừng phủ đầy rêu và lá. Rêu trên đất, thân cây, nơi xưa cũ. Để gió lạnh và hơi ẩm ôm lấy thân mình giữa rừng. Như đi cùng vân gỗ về chốn xưa. Mình luôn biết bản thân nhớ và nhìn thấy hình bóng nơi nào.
Nhưng bản thân ra đường một mình rất dễ gặp chuyện, mình sợ.
15 notes
·
View notes
Text
"Tôi không muốn có một mình như thế này. Sao em không quay lại ám ảnh anh đi? [...] Hãy gửi hồn ma của em về cho anh. Hãy hành hạ anh, nếu em thích thế. Lắc dây xích của em cho nó xủng xoảng lên đi, kéo lê vải liệm của em trên sàn đi, như con ma xó ấy, gì cũng được. Anh sẽ còn có được một hồn ma."
John Banville, Biển
4 notes
·
View notes
Text
as one being
anh xem chúng ta như là một chúng ta là thiên nhiên là núi rừng Việt Nam là những con suối mát lành chảy từ thượng nguồn là những đám mây trôi bồng bềnh trên bầu trời và ta là con sóng vỗ vào bờ là những ngọn gió heo mây ta là những khu rừng trong sương sớm tinh mơ phủ kín một trời nên thơ
anh và em là một cá thể không chia lìa là niềm vui là nỗi buồn ta sẽ là mọi thứ ôm ấp thế gian vào lòng và để mình hòa vào nhau
1 note
·
View note
Text
Biển Diêm Điền, Việt Nam.
"Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau"
-Xuân Quỳnh-
#Diêm Điền#biển#poetic#poetry#seaside#Sóng#sóng#thơ#thơ việt#thơ xuân quỳnh#xuân quỳnh#biển Diêm Điền#hoàn cảnh sáng tác Sóng#hoa dọc chiến hào#vietnamese poetry#poet#vietnam#Việt Nam#Việt Nam's sea#nhà thơ Việt#thơ tình yêu#romantic#romantic poetry#romantic poem#art#female poets#thơ tình#thơ trữ tình#thơ lãng mạn
6 notes
·
View notes
Text
Một ngày mùa sang
Chỉ là một chút cập nhật cuộc sống hiện tại mà mình muốn ghi nhớ. 1. Xưa cũ Trước khi gõ vào đây cuộc sống hiện tại của mình, mình đã quay lại nhìn xem những suy nghĩ trong khoảng ba năm về trước và tự hỏi vì sao lại quá buồn, quá đau lòng đến vậy. Mình hẳn có câu trả lời. Có lẽ vậy. Vì quá quan trọng? Vì quá hết lòng? Vì đã đặt vào đó một ý nghĩa lớn lao? Cũng không quan trọng lắm nữa vì cơn…
View On WordPress
3 notes
·
View notes
Text
Never stop being a good person because of bad people.
2 notes
·
View notes
Text
Một đêm tuyệt vời 👍
Lần tới tôi sẽ cho các bạn xem mèo của tôi
1 note
·
View note
Video
youtube
BÃI BIỂN RIÊNG TẠI DỰ ÁN LIBERA NHA TRANG
0 notes
Text
Điều gì sẽ xảy ra nếu không lấy được N
I don't know. Có lẽ mình sẽ đi chết. Cũng có lẽ mình sẽ phát điên. Ai biết mình sẽ làm nên chuyện điên rồ gì.
Từ bé tới giờ, mỗi khi mình muốn có điều gì thì mình sẽ có bằng được.
Hạnh phúc phải tự mình giành lấy, không thể xin được từ ai.
Nếu mình muốn lấy N. Mình sẽ lấy bằng mọi cách.
Kể cả có phải trả giá bằng tất cả mọi thứ đi chăng nữa.
1 note
·
View note
Text
Lời người dịch
(Trịnh Lữ trong bản dịch tiểu thuyết Biển của John Banville)
-----
Đã bao nhiêu lần bạn tự nhủ, hoặc khuyên người khác, rằng thôi, ta hãy quên quá khứ đi, hãy đào sâu chôn chặt những chuyện đã qua để sống với hiện tại và hướng tới tương lai? Nhưng rồi kết quả ra sao? Bạn cứ nghĩ thật lòng mà xem.
Lần đầu đọc The Sea, nguyên tác của bản dịch bạn đang cầm trên tay đây, tôi bỗng nhớ lại một con sâu nho. Nó to bằng một ngón tay dài mập mạp, xanh mọng, trong veo dưới nắng sớm, bệ vệ nằm giữa những tay nho xoăn tít cũng xanh mọng như thế và uốn lượn khắp xung quanh. Cái giàn nho ấy mẹ tôi trồng hồi Hà Nội còn đang bị Mỹ ném bom, ngay trên khu hầm trú ẩn công cộng mà chúng tôi đã nương náu mấy tháng trời sau khi thoát chết lúc một quả tên lửa chệch mục tiêu phá sập hết ngôi nhà của gia đình.
Tại sao lại con sâu nho? Nó có liên quan gì đến The Sea và John Banville?
Vì những con chữ của cuốn sách này đã ngấm vào tôi như một dị bản văn chương của giây phút phát ngộ đã đến với tôi nhiều năm trước đây trong dịp sinh nhật lần thứ 50 khi tôi còn ở nơi đất khách quê người. Cái phát ngộ ấy là thế này: cuộc đời cũng như con sâu nho, cái đầu là tương lai, khúc giữa là hiện tại, và phần đuôi là quá khứ, có đủ cả ba phần thì mới có con sâu nho ấy, cắt rời từng phần thì chẳng còn là nó nữa. Ngộ ra điều này, tôi mới đủ sức chấp nhận quá khứ, không còn hoảng sợ tương lai, và như nhân vật Max Morden, đã thấy “trong tôi, quá khứ đập như một quả tim thứ hai.”
Khi quyết định dịch cái đầu đề thành một chữ Biển duy nhất như trong nguyên tác, tôi cũng vẫn bị con sâu nho thuở thiếu thời ấy ám ảnh. Trên những tay nho xoắn xuýt kia, nó dịch chuyển thật đường bệ. Toàn bộ tấm thân nó trở thành những đợt sóng có nhịp điệu hẳn hoi, và cái lung linh của nắng sáng trước giờ báo động đã cộng hưởng cái nhịp điệu ấy trong tâm trí tôi thành âm thanh rào rạt mênh mông của sóng biển, cái vùng biển Quảng Ninh mà hồi ấy năm nào tôi cũng xách đèn đất đi ủng vác gỗ vào chống hầm lò vài ba tháng. Thấy biển trong bước đi của con sâu nho, tôi mới hiểu tại sao ta có thể thấy toàn bộ thế giới trong một mảy bụi và ngược lại. Hệt như khi đọc cuốn sách này, vì mỗi một chi tiết tưởng chừng rất nhỏ nhặt của nó cũng làm tôi rung động tận tâm can với những suy niệm về toàn bộ cuộc nhân sinh. Mà John Banville có cái phép riêng của ông để làm ta phải rung động một cách thật đường bệ, im ắng, giản dị, tất yếu, trong vắt, xanh mướt, căng mọng, xa lạ mà thật gần gụi, như con sâu nho đang đi trong nắng trước giờ báo động ấy của tôi vậy. Chỉ có cái Đẹp mới làm ta rung động kiểu như thế, lúc đầu nó lan tỏa như những vòng sóng khi ta ném một hòn sỏi xuống mặt hồ phẳng lặng, nhưng sau này, ta mới giật mình khi thấy đáy hồ đã hằn sâu những nếp rung động ấy, và cho dù ngàn vạn lớp bùn sẽ trùm lấp lên chúng theo năm tháng, chúng sẽ mãi mãi ở đó, thành một tầng hóa thạch ghi dấu cái rung động ban đầu ấy của ta. Cái giật gân tân kì không thể làm được chuyện này.
Nói đến cái Đẹp. Hơn một thế kỷ qua người ta đã không còn đi tìm cái Đẹp nữa. Văn nghệ sỹ thấy xấu hổ nếu tác phẩm của mình bị gọi là đẹp. Người ta chỉ tôn vinh những gì mạnh mẽ khủng khiếp làm cho người xem người đọc phải choáng váng, thậm chí nôn ọe. Tôi thích John Banville, vì một lần trả lời phỏng vấn ông có bảo ông không xấu hổ khi nói đến cái Đẹp. Nhưng cái phép văn chương của ông để mang cái Đẹp đến với người đọc là gì vậy? Tôi đã tự nhủ thế mỗi khi đọc xong một vài trang, và rất buồn thấy mình không đủ kiến văn để tìm ra một câu trả lời xác đáng. Nhưng cái cảm giác được tiếp xúc với cái Đẹp khi đọc văn ông thì là đích xác, không thể lầm lẫn được.
Cái Đẹp của cuốn tiểu thuyết này không giống cái Đẹp của văn chương theo nghĩa quan phương trong giới phê bình đương đại. Nó không hiện hình ở chủ đề, ở câu chuyện, ở vấn đề và cách giải quyết vấn đề. Nhiều nhà phê bình phương tây đã gọi The Sea là một tiểu thuyết không có chuyện. Hai trong số bốn thành viên của ban giám khảo giải ManBooker 2005 đã nhất định không bỏ phiếu cho nó. Nhưng Giáo sư Sutherland, chánh chủ khảo, đã bỏ lá phiếu quyết định khi ông nói rằng đây là một tác phẩm văn chương đích thực, một cuốn sách mà toàn bộ giá trị và vẻ đẹp của nó hầu như hoàn toàn nằm trong những con chữ của chính mình. Văn chương phải là chữ nghĩa. Thật là một nhận xét cổ điển và can đảm. Mà hoàn toàn không phải là hình thức chủ nghĩa, vì chữ lúc nào cũng đi liền với nghĩa, nếu không thì đâu còn là văn chương.
Tiếng Anh của John Banville trong The Sea đã làm cho tôi phải lao tâm khổ tứ rất nhiều trong khi dịch. Để diễn tả một cảm xúc chẳng hạn, ông không ngại dùng một từ đã thông dụng cách đây hàng bốn năm trăm năm, bây giờ không ai còn nhớ đến nữa, mà câu văn vẫn tươi mới như thường. Mà cái từ rất xưa ông chọn ra ấy đúng là khác hẳn những từ đồng nghĩa bây giờ, vì nó không nhiễm những hàm ý đương đại mà ông không muốn có khi mô tả cái cảm xúc ban sơ tự nhiên kia. Umberto Ecco có viết rằng chức năng đầu tiên của văn chương là nuôi dưỡng và phát triển ngôn ngữ, đúng lắm thay! Nhưng đây lại là một thách thức lớn lao nhất cho người dịch. Tôi đã thử làm như tác giả, chọn những từ Việt cổ tương đương với từ tiếng Anh ấy, và cố làm cho câu văn Việt cũng tươi mới như thế; nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Không phải lúc nào tôi cũng có thể tìm được một từ Việt cổ mang cái ý nghĩa ban sơ độc đáo cần phải được truyền đạt tương đương với cái từ tiếng Anh xưa cũ ấy. Và tôi vỡ ra rằng không thể câu nệ hình thức như vậy được. Cái quan trọng là phải truyền đạt được cái ý nghĩa ban sơ độc đáo kia, chứ không phải là tìm một từ cổ để giữ cái hình thức ngôn ngữ của nguyên tác. John Banville không có ý làm dáng với lối dùng chữ của ông, mà chỉ muốn mỗi con chữ phải nói được nhiều nhất cái mà ông muốn nói. Vậy thì tôi cũng nên như vậy, hiểu và cảm câu văn của ông thế nào, tôi hãy cứ cố diễn đạt cho hết bằng những từ Việt mà tôi tin rằng có hiệu quả nhất. Trong dịch thuật cũng như hội họa, hồn vía quyết định hình thức, ‘khí vận sinh động’ là phép tắc đầu tiên.
Nói đến hội họa, quả là khi đọc The Sea, tôi có cảm giác như đang xem một bức tranh cổ điển phương Tây, hoặc chính xác hơn, như đang lang thang trong những gian sảnh giành cho hội họa tây phương thế kỷ 19 của bảo tàng Louvre ở Paris hoặc MET ở New York vậy. Trong Biển, John Banville chỉ đưa ra những cảnh trí cụ thể, như những bức tranh, và hầu như không có những đoạn văn tóm tắt để kết nối những cảnh trí ấy. Người đọc cảm thấy như được hoàn toàn một mình lang thang từ bức tranh này sang bức tranh kia, không cần ai giảng dải, dẫn dắt, mà tự mình đắm chìm trong vẻ đẹp tự thân của những bức tranh ấy, chẳng thắc mắc đến chuyện chúng có ý nghĩa gì hay không nữa. Thử tưởng tượng mà xem, khi ta ngắm một bức tĩnh vật, hoặc phong cảnh, hoặc chân dung, cái hớp hồn ta đầu tiên và cuối cùng là sự sống rất thuyết phục của bức tranh ấy và tất cả những chi tiết của nó, ta đâu có đặt câu hỏi nó có ý nghĩa gì không khi ngây ng��t trước vẻ đẹp của nó. Cũng như khi ta ngồi một mình trước cảnh hoàng hôn lộng lẫy trên hồ nước mênh mông, ta có bắt hoàng hôn phải có ý nghĩa gì đâu, ngay lúc ấy. Với một người đàn bà đẹp cũng vậy thôi. Ý nghĩa là do ta gán cho mọi vật, kể cả bản thân mình, nếu ta trống rỗng thì chẳng có gì có ý nghĩa hết. Bạn cứ đọc cuốn sách này đi đã, rồi bạn sẽ hiểu tôi đang nói gì.
Đọc The Sea, cái giọng văn đầy tiết tấu, trau chuốt mà vẫn mộc mạc tự nhiên của tác giả còn khiến tôi có cảm giác như mình đang được nghe một bản hòa tấu viết cho vĩ cầm và dàn nhạc của một bậc thầy như Brahm hoặc Barber. Có những đoạn vĩ cầm một mình đi giai điệu chính tưởng chừng thật giản dị mà rung động tận đáy lòng, rất nhiều đoạn trầm lắng và dồn nén sâu thẳm khi dàn nhạc giao đãi thật kiệm lời với nhạc cụ độc đấu kia, mà hình như cả bản nhạc chỉ là một chương chậm mênh mang, nhưng chẳng có một nốt nào không có lí do, không một câu nào không đúng chỗ, và làn sóng âm thanh ấy cuốn hút tôi như một hải lưu ngầm, đưa tôi đi mà không biết sẽ tới đâu, mà không thể cưỡng lại được.
Chắc bạn đang tự hỏi vậy rốt cuộc thì cuốn tiểu thuyết này sẽ kể cho bạn chuyện gì? Không, nó không kể, mà phô bày cho bạn thấy và lôi cuốn bạn vào những mảnh đời rất xa lạ mà đầy rẫy những điều thật quen thuộc. Lối viết của John Banville đưa bạn thẳng vào tâm can của tất cả mọi thứ, từ lớp lông măng trên môi một bé gái đến một cái vỏ trứng chim vỡ vụn dưới gốc một bụi kim tước. Khi dịch xong đoạn cuối cùng, tôi có cảm giác hệt như Max ở đoạn kết, thấy mình như đang bước thẳng vào biển cả cuộc đời, và bỗng nhận ra rằng Biển là câu chuyện của mọi câu chuyện, vừa là chuyện thơ ấu lớn lên, chuyện vợ chồng con cái bạn bè, vừa là chuyện già đi, chuyện bệnh tật, và chuyện chết, trong những hoàn cảnh thật bình thường và xác thực mà mình vẫn thấy hàng ngày. Đúng thế, sinh lão bệnh tử là biển đời của chúng sinh, và cuốn tiểu thuyết này đã cho tôi chiêm nghiệm tất cả bốn thứ đó, cái tứ khổ mà Phật đã vạch ra, một cách đường bệ, im ắng, giản dị, tất yếu, trong vắt, xanh mướt, căng mọng, xa lạ mà thật gần gụi, như con sâu nho đang đi trong nắng trước giờ báo động ngày nào.
Vâng, Biển không phải ch��� là chuyện một người đàn ông cô đơn lẩn thẩn tìm về quá vãng của mình như nhiều bài điểm sách đã viết sau khi The Sea nhận được giải ManBooker 2005. Với tôi, Biển là một áng văn chương xác thực về thân phận làm người, và nếu bạn hư tâm chậm rãi đọc nó ở một nơi yên tĩnh, chắc bạn cũng sẽ như tôi, ngỡ ngàng thấy mình gặp nhiều tri kỉ ở những nơi tưởng như hoàn toàn xa lạ.
Dịch xong The Sea, tôi càng tin rằng loài người chúng ta chỉ có một ngôn ngữ, và Việt, Anh, Nga, Pháp... chỉ là những thổ ngơi tạm thời sau ngày tháp Babel sụp đổ mà thôi. Nhưng dù sao, Biển cũng vẫn chỉ là phiên bản của The Sea qua cảm nhận và cách diễn đạt của tôi, xin bạn đọc rộng lượng thể tất.
Trịnh Lữ
Hà Nội, đầu Thu 2006
2 notes
·
View notes