#thai 39 tuần bị tiêu chảy
Explore tagged Tumblr posts
spachamsocbauhanoi · 3 months ago
Text
Mẹ bầu bị tiêu chảy ở tuần 39 có an toàn không?
Có thai 39 tuần bị tiêu chảy có sao không? Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề trên và cung cấp cho mẹ tất tần tật những thông tin cần thiết về triệu chứng tiêu chảy khi mang thai mẹ nhé.
Xem thêm: thai 39 tuần canxi hóa độ 2 có sao không
Có thai 39 tuần bị tiêu chảy có an toàn không?
Tiêu chảy tại tuần thai thứ 39 là một trong các dấu hiệu chuyển dạ phổ biến. Nguyên nhân vì những thay đổi về nội tiết tố, cụ thể là nồng độ hormone prostaglandins tăng cao giúp làm mềm tử cung để mẹ sinh nở dễ dàng hơn. Nhưng đây lại cũng chính là nguyên nhân khiến thai phụ bị tiêu chảy. Cùng với đó sự thay đổi bất thường nồng độ hormone estrogen, progesteron và gonadotropin cũng khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Mẹ bầu sẽ có hiện tượng bị tiêu chảy, buồn nôn,…
Thông thường bà bầu sẽ chuyển dạ sau khi bị tiêu chảy 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian này có thể dài hơn hoặc ít đi. Một số mẹ bầu chuyển dạ sau khi bị tiêu chảy chỉ 1 – 2 ngày. Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy đi kèm những cơn co thắt dữ dội ở bụng dưới, chảy máu âm đạo, vỡ ối,… thì rất có thể mẹ sẽ được gặp bé chỉ sau đó khoảng một vài giờ đến 24 giờ.
Mẹ bầu 39 tuần bị tiêu chảy phần lớn sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày để hệ tiêu hóa có thể ổn định trở lại. Khi đó bệnh tiêu chảy cũng không tạo ra ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài lại gây mất nước, rối loạn điện giải,… nguy hiểm cho cả mẹ và bé, mẹ cần đi khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị nếu bị tiêu chảy nghiêm trọng, kéo dài.
Xem thêm: cách uống sắt canxi và dha cho mẹ sau sinh đảm bảo dưỡng chất cho mẹ cho con bú
Mẹ bầu 39 tuần bị tiêu chảy do đâu?
Tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp bạn biết được cách điều trị phù hợp. Mẹ bầu bị tiêu chảy ở tuần 39 có thể do các nguyên nhân sau:
Mẹ bầu nhiễm khuẩn Crohn, mắc hội chứng ruột kích thích Chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh, không thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, ăn thức ăn đường phố,… khiến mẹ bầu bị nhiễm khuẩn và ngộ độc thực phẩm. Mẹ bầu có tiền sử dị ứng thực phẩm và ăn phải các loại thức ăn bị dị ứng gây tiêu chảy. Ngoài ra chế độ ăn giàu đạm bất thường cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy ở tuần thai thứ 39 Mẹ bầu uống các loại thuốc điều trị huyết áp, thuốc kháng sinh,… có nguy cơ bị tiêu chảy cao do lợi khuẩn bị thuốc tiêu diệt một lượng lớn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mẹ bầu ăn nhiều các loại thực phẩm giữ nước như dưa chuột, dưa hấu, cà chua, củ cải, sữa chua,… khiến lượng nước trong cơ thể gia tăng gây tiêu chảy.
Xem thêm: uống canxi và sữa cách nhau bao lâu
Các biện pháp điều trị tiêu chảy khi mang thai
Nếu đang dùng thuốc khi đang mang thai, có thể không cần dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào để điều trị tiêu chảy. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp tiêu chảy tự khỏi mà không cần điều trị.
Nhưng có một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bà bầu có thể thực hiện:
Uống dung dịch oresol hoặc nước đun sôi để nguội để bù nước và điện giải. Nên chọn loại dung dịch oresol pha sẵn hoặc pha thuốc bột/viên sủi theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất hướng dẫn trên bao bì. Nên ăn cháo loãng, các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu cho đến khi tình trạng tiêu chảy được cải thiện Không tự ý uống bất kỳ một loại thuốc điều trị tiêu chảy nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ Duy trì uống viên sắt và canxi đều đặn hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, thiếu canxi ở bà bầu khiến sức khỏe bị giảm sút, khả năng miễn dịch suy giảm khiến tình trạng tiêu chảy chậm được cải thiện hơn. Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn chưa đun chín kỹ, thức ăn ôi thiu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chọn thực phẩm sạch, tươi và áp dụng tiêu chí thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ để thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn Đi khám khi bị tiêu chảy kéo dài hơn 14 ngày, đi ngoài liên tục 4 – 5 lần/ngày và không thuyên giảm sau 2 ngày, tiêu chảy kèm sốt trên 38 độ hay đau bụng dữ dội,…
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Trên đây là những thông tin giải đáp các thắc mắc liên quan đến tình trạng bà bầu 39 tuần bị tiêu chảy. Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe để có thể trang bị thêm cho bản thân và người thân.
0 notes
tintucsuckhoecom · 4 months ago
Link
0 notes
Text
Phương pháp sinh mổ: sinh mổ ngang hay sinh mổ dọc tốt hơn?
Từ tuần thứ 37 của thai kỳ, em bé đã có thể tự thở và sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có ý định sinh mổ thì hãy kiên nhẫn chờ đến khi thai nhi được 39 tuần tuổi. Vậy sinh mổ lần 3 mổ ngang hay dọc? Phương pháp mổ nào đem lại tính thẩm mĩ cao hơn cho sản phụ?
Xem thêm: các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh mổ
Tìm hiểu về các phương pháp mổ đẻ
Phương pháp mổ dọc
Là cách bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường dọc từ dưới rốn chạm đến vùng xương mu của người mẹ. Đường mổ dài và sẽ đi qua nhiều lớp để đến tử cung lấy thai ra ngoài.
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép thực hiện một cách nhanh chóng, mất rất ít thời gian, phù hợp với các trường hợp mổ cấp cứu mổ như vỡ tử cung, thai ngoài tử cung mất máu nhiều. Ngoài ra với phương pháp mổ này, bác sĩ có thể chủ động mở rộng thêm vết mổ nếu có phát sinh. Nhược điểm của mổ dọc đó là vết mổ dọc thường không đẹp, dễ để lại sẹo lồi hơn và dễ bị rách tại vết mổ cũng như nguy cơ biến chứng sau mổ đẻ cao hơn phương pháp mổ ngang.
Phương pháp mổ đẻ ngang
Mổ đẻ ngang là bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường dài từ 10 – 12cm, vị trí đường rạch ngay trên xương vệ, theo đường viền quần trong, phía trên thành tử cung để thực hiện bắt thai.
Ưu điểm: Đây là phương pháp mổ đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, bởi vết mổ ngang thường lẫn vào nếp gấp bụng, rất khó phát hiện, ít để lại sẹo, có tính thẩm mĩ cao, hơn nữa vết mổ ngang được đánh giá là nhanh lành hơn so với mổ dọc. Nhược điểm: Phương pháp mổ này sẽ mất nhiều thời gian hơn mổ dọc, không thể mở rộng thêm được vết mổ, có thể xuất hiện cảm giác tê sau khi mổ sau khi vết thương đã lành từ rất lâu.
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Phương pháp sinh mổ: sinh mổ ngang hay sinh mổ dọc tốt hơn?
Thông thường, sinh mổ lần 3 sẽ phải mổ dọc nếu trường hợp mẹ bầu phải cấp cứu gấp như vỡ tử cung, mất nhiều máu hay phải lấy thai gấp, tiên lượng mổ khó. Bởi ưu điểm của đường mổ dọc là có thể thực hiện trong thời gian ngắn giúp em bé ra ngoài an toàn
Trường hợp mẹ bầu có sức khỏe bình thường, các bác sĩ sẽ lựa chọn mổ ngang để bắt thai. Bởi mổ ngang đem lại tính thẩm mỹ cao, vết thương nhanh lành hơn so với mổ dọc. Do đó, hầu hết những ca sinh lần 3 không khẩn cấp, không mất nhiều máu thì bác sĩ sẽ ưu tiên mổ ngang.
Như vậy sinh mổ lần 3 là mổ dọc hay mổ ngang phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, để các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mổ phù hợp với từng đối tượng.
Xem thêm: Bầu uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Sinh mổ lần 3 cần lưu ý điều gì để hạn chế biến chứng?
Sinh mổ lần 3 mang đến rất nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi mang thai lần thứ 3, mẹ cần được theo dõi thai kỳ cẩn thận bởi bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hết sức những điều sau để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh:
Việc khám thai định kì thường xuyên là rất quan trọng, đối với các mẹ sinh mổ lần 3 lại càng quan trọng hơn. Bởi qua các mốc khám thai bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của mẹ, dự đoán các nguy cơ có thể xảy ra đối với mẹ và thai nhi, từ đó có chỉ định nhập viện mổ phù hợp, an toàn. Các mẹ cần thường xuyên chủ động theo dõi sự thay đổi cơ thể khi mang thai lần 3 cũng như vết mổ trước đó. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: Ra máu, đau vết mổ cũ, cần tới cơ sở y tế ngay để kịp thời xử trí. Nên lựa chọn những bệnh viện uy tín, đảm bảo yêu cầu về trình độ của bác sĩ và các cơ sở thiết bị máy móc hiện đại… để làm nơi sinh mổ được an toàn. Chủ động nhập viện sớm để được bác sĩ chỉ định ngày mổ tránh nguy cơ bị bục sẹo đường mổ cũ rất dễ xảy ra. Sinh mổ lần 3 khó khăn hơn 2 lần trước, bởi nguy cơ biến chứng đối với sản phụ và em bé sẽ cao hơn. Do vậy, những mẹ bầu sinh mổ lần 3 cần đặc biệt lưu ý những điều trên để giữ an toàn cho bản thân và em bé.
Chế độ dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng với quá trình phục hồi sức khỏe của cơ thể. Do đó, bên cạnh việc xây dựng thực đơn khoa học hàng ngày, mẹ sau sinh đừng quên bổ sung đầy đủ canxi và sắt cho mẹ sau sinh bằng các viên uống, để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu canxi, giúp cơ thể phục hồi tốt nhất!
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc sinh mổ lần 3 nên mổ ngang hay dọc và những lưu ý ba mẹ cần quan tâm để có một thai kỳ khỏe mạnh và quá trình sinh thuận lợi. Sinh mổ lần 1, lần 2 đã nguy hiểm nên mẹ mang bầu lần 3 cần được theo dõi chặt chẽ từ quá trình mang thai, sinh và sau sinh.
0 notes
ovixbaby-blog · 1 year ago
Text
Hướng dẫn điều trị chân tay miệng tại nhà cho trẻ
1. NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG TAY CHÂN MIỆNG Trẻ có thể có các triệu chứng sau:
Tumblr media
- Sốt, ăn uống kém hơn, đau họng, mệt mỏi, quấy khóc nhiều - Loét miệng thường bắt đầu như đốm đỏ phẳng, làm trẻ chảy dãi nhiều hoặc khó ăn uống. Vị trí quanh môi, lưỡi hoặc họng. - Phát ban các đốm đỏ phẳng hoặc các phỏng nước nhỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi đầu gối, khuỷu tay, mông và / hoặc khu vực sinh dục. - Những triệu chứng này thường xuất hiện trong các giai đoạn, không phải tất cả cùng một lúc. Không phải ai cũng sẽ có tất cả các triệu chứng này. Cần đi khám BS để chẩn đoán xác định.
2. NHẬN BIẾT TRẺ NẶNG
Tumblr media
Nguy cơ bệnh nặng ĐI KHÁM BỆNH TẠI BV - Sốt hơn 2 ngày. - Sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ. - Buồn nôn và nôn. - Quấy khóc nhiều vô cớ.
Bệnh đã nặng CẦN ĐI VIỆN GẤP: - Giật mình chới với: lúc thiu thiu ngủ, giật nẩy tay chân người, mắt nhìn lên tí sau nằm lại. - Không đi vững, tay chân yếu, đi lại loạng choạng, người run - rùng mình ngay cả lúc thức. - Nôn tất cả mọi thứ.
Rất nặng ĐI CẤP CỨU KHẨN CẤP Khó thở, da nổi vân tím, mạch sờ không thấy hay quá nhanh.
3.ĐIỀU TRỊ Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh TCM. Điều quan trọng là cho trẻ uống đủ chất lỏng để ngăn ngừa mất nước
CHĂM SÓC điều trị chân tay miệng TRẺ TẠI NHÀ VỚI TRẺ NHẸ Tay chân miệng là bệnh nhiễm trùng do virus, hiếm khi gây biến chứng nặng hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus và không được dùng đầu tay cho trẻ em mắc bệnh TCM.
Tumblr media
- Nổi mụn nước nhiều quá: - Thường trẻ nổi ngày càng nhiều làm phụ huynh lo nhưng thường nổi nhiều lại nhẹ hơn nổi ít. -Không cần bôi thuốc xanh. -Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô, không được chọc thủng hoặc nặn ép. Quấy khóc, khó chịu, khó ngủ -Đau họng do vết loét:Nếu bé đau hoặc quá khó chịu, dùng paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của Bs, Ds. -Ngứa ngáy quá có thể do kiêng không tắm. Không chịu ăn do miệng đau -Ăn mềm, ngọt, mát dễ nuốt -Uống đồ uống lạnh, chẳng hạn như sữa hoặc nước đá, có thể ăn kem, ngậm đá bào để giảm đau ở trẻ lớn trước khi ăn. - Không ăn nóng, cay, chua, mặn Súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn hoặc nhiều lần trong ngày khi có thể giúp giảm đau và viêm loét miệng.
Xịt Delicaderma : trực tiếp vào vùng bị ngày 4-5 lần, đủ ướt vùng bị. Xịt phủ bề mặt da ngày 2-3 lần: giúp ngừa virus ở mụn cũ ra vùng da xung quanh (virus bị tiêu diệt khi tiếp xúc xịt Delicaderma vì thành phần có nano bạc), giúp hạn chế hình thành mụn mới và làm vùng da tổn thương.
Tumblr media
- Nếu trẻ không bị sốt nhưng nổi mẩn da (đốm đỏ nhỏ hoặc đốm tím hoặc vết bầm không giải thích được), căng da không mất, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng não mô cầu cần khám ngay.
BỊ RỒI CÓ BỊ LẠI KHÔNG? Có! Bệnh được gây ra bởi một nhiều virus khác nhau, nên có thể mắc bệnh nhiều lần. Các loại virus thông thường là Coxaki A16 và A6, EV71(hiếm gặp nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng viêm não hoặc tử vong)
CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM? - Người mắc TCM dễ lây nhất trong tuần đầu tiên, và kéo dài nhiều tuần khi đã hết triệu chứng, một số người đặc biệt là người lớn có thể lây nhiễm virus mà không có triệu chứng. - Virus có trong dịch tiết mũi họng, phân, phỏng nước trên da, bệnh có thể lây khi: - Hít phải giọt bắn trong không khí có virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. -Tiếp xúc với người bệnh: ôm, hôn, dùng chung cốc, dụng cụ ăn uống. - Tiếp xúc phân của trẻ bệnh khi thay tã hoặc đi vệ sinh sau đó chạm vào mắt mũi miệng. - Chạm vào bề mặt có virus: tay nắm cửa, đồ chơi…sau đó chạm vào mắt mũi miệng.
4.PHÒNG BỆNH - Không có vắc-xin phòng bệnh, tiêm chủng đầy đủ các loại khác để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh nhất. - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng ít nhất 20s hoặc bằng dung dịch rửa tay khô đặc biệt sau khi chăm sóc trẻ bệnh ( thay tã, giúp vệ sinh…) - Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay. -Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không sạch. - Tránh tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, dùng chung dụng cụ và đồ ăn với trẻ bệnh. - Khử trùng các bề mặt và đồ vật thường xuyên chạm vào, như đồ chơi và tay nắm cửa, đặc biệt nếu có người bị bệnh. -Trẻ có thể đi học lại nếu hết triệu chứng gây khó chịu tuy nhiên nên tránh tiếp xúc trực tiếp, dùng dụng cụ ăn chung hoặc dùng chung đồ với bạn bè. Trẻ cũng cần vệ sinh tay sạch, tránh tiếp xúc dịch mắt, mũi miệng…gây phát tán virus.
0 notes
beyeume · 4 years ago
Text
Trẻ nhỏ bị bệnh vào dịp lễ tết thường có những dấu hiệu nào?
 ​Trẻ em là 1 trong các đối tượng dễ dàng bị ảnh hưởng trước những tác động bên ngoài như thực phẩm, thời tiết… Đặc thù là trong thời tiết lạnh cuối năm, hay những dịp lễ, Tết, trẻ rất dễ dàng nhiễm phải những bệnh về hô hấp & dị ứng thời tiết.
Để biết được các bệnh trẻ con em thường gặp vào mùa lạnh & cách phòng chứng bệnh dành cho trẻ nhỏ là giữ gìn sức khỏe dành cho trẻ. Cùng Bé yêu Mẹ chúng tôi tham khảo Trẻ nhỏ bị bệnh vào dịp lễ tết thường có những dấu hiệu nào? qua bài viết sau nhé.
Bệnh cảm lạnh ở trẻ
Bệnh cảm lạnh là 1 chứng bệnh đa dạng ở trẻ con, thậm chí là vào mùa hè hay mùa đông. Triệu chứng của chứng bệnh là ngứa họng, sổ mũi, sốt nhẹ và tinh thần uể oải. Những biểu hiện mẹ thường xuyên dùng tới hình thành ở trẻ mắc chứng bệnh cảm lạnh là thở khò khè vì nghẹt mũi, sổ mũi ở dạng lỏng hoặc dạng đặc. Một số triệu chứng nặng hơn như ho liên tục, sốt cao. Những tình huống bé mắc chứng bệnh nặng, mẹ cần đưa đến bác sĩ với tiêu chí bé được kiểm tra & chỉ định.
Tumblr media
Các bạn cũng không nên cho bé uống nhiều thuốc kháng sinh với mục tiêu trị chứng bệnh. Thuốc kháng sinh không tốt dành riêng cho những bé nhỏ tuổi. Cách chăm sóc & điều trị dành cho trẻ trở nên cảm lạnh là bổ sung phần đông dinh dưỡng cho bé, chườm nóng dành riêng cho bé.
>> Tham khảo qua: Cân nặng thai nhi theo các tuần tuổi
Tiêu chảy ở trẻ
Ăn rất nhiều loại thực phẩm khác nhau vào dịp lễ, Tết có thể khiến trẻ nhỏ mắc các dấu hiệu bệnh về đường ruột như tiêu chảy hoặc táo bón. Những loại ẩm thực nhân dịp lễ, Tết rất hấp dẫn đối với trẻ nhỏ, như bánh kẹo ngọt, nước ngọt & những loại thịt, chả, xúc xích…
Ba mẹ cần kiểm soát thức ăn mà trẻ nhỏ ăn trong những dịp này, không nên với tiêu chí trẻ con thoải mái ăn uống thỏa thích theo sở thích của mình. Ngoài ra, bạn cần dạy trẻ nhỏ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn nhằm phòng chống vi khuẩn, vi rút đi vào cơ thể qua đường ruột.
Tumblr media
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng là do vi rút gây ra nên rất dễ lây lan qua đường hô hấp, hay chạm trực tiếp qua da. Các ngày lễ, Tết, gia đình đưa bé đi chơi ở những nơi công cộng, bé rất dễ dàng trở nên nhiễm vi rút gây bệnh. Dấu hiệu của bệnh ban đầu là sốt cao, từ 38 -39 độ C. Một vài ngày sau thì dấu hiệu bệnh ở nên nghiêm trọng, miệng bị lở loét, nổi ban, nổi mụn nước trên tay, chân.
Cách phòng bệnh hoàn chỉnh nhất là thường xuyên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn và đi vệ sinh, hạn chế xa các khu vực đông đúc chen lấn. Không dành riêng cho trẻ nhỏ xúc tiếp đối với những người mắc dấu hiệu bệnh.
1 note · View note
Text
Chuyển dạ ở tuần 38 liệu có an toàn không?
Tumblr media
Người ta thường nói, mẹ bầu mang nặng trong 9 tháng 10 ngày. Đó chính là lý do khiến không ít bà mẹ thắc mắc rằng: “Chuyển dạ ở tuần 38 có đảm bảo an toàn không?”. Trên thực tế, sinh con ở tuần thai thứ 38 không phải là sinh non, thậm chí nhiều mẹ còn tìm cách chuyển dạ nhanh ở tuần 38 này.
Ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng khoảng thời gian từ 37 – 40 tuần là lúc mà thai nhi đã đủ tháng và có thể chào đời một cách an toàn an toàn. Trong đó, thời điểm lý tưởng nhất chính là tuần 39 – 40. Do vậy chuyển dạ ở tuần 38 là một điều hoàn toàn có thể. Lúc này, cơ thể bé đã hoàn thiện và bé cũng có cân nặng ổn định, sẵn sàng để chào đời.
Mẹ bầu chuyển dạ ở tuần 38 sẽ đối mặt với một số vấn đề sau: Cân nặng ngừng tăng lên, cơ thể trở nên mệt mỏi, kèm theo đó là những cơn đau thắt lưng với tần suất dày đặc. Đôi khi mẹ cũng có thể bắt gặp tình trạng tiêu chảy. Cuối cùng, khi tử cung mở rộng hơn cho tới lúc vỡ nước ối, đó chính là lúc mà mẹ chuẩn bị đón bé chào đời.
0 notes
nhansamcanada139 · 2 years ago
Text
Những lưu ý cần nhớ về bột nhân sâm nguyên chất
Nhân sâm được biết đến như là một loại thần dược đứng đầu trong tứ đại danh dược “sâm nhung quế phụ”, nó có tác dụng tốt rất nhiều mặt đối với sức khỏe. Bên cạnh của nhân sâm thì bột nhân sâm nguyên chất cũng không ngoại lệ, nó cũng có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nó sẽ có một vài lưu ý bạn cần nhớ, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bột nhân sâm. 
Công dụng của bột nhân sâm nguyên chất
Bột nhân sâm nguyên chất là sản phẩm được chiết xuất từ hồng sâm, tiến hành quá trình phơi khô nhân sâm trong môi trường không có ánh nắng chiếu trực tiếp. Người ta sẽ phải mất khá nhiều thời gian, công sức cũng như một lượng lớn củ sâm tươi để có thể sản xuất ra bột nhân sâm nguyên chất. 
Tumblr media
Sử dụng bột nhân sâm nguyên chất thường xuyên sẽ mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:
Tăng cường cho cơ thể sức đề kháng tăng cường sức bền cho quá trình vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau khi vận động quá độ.
Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, nâng cao sự tập trung và năng lực phân tích của tư duy, chống rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí nhớ.
Giúp cải thiện nội tiết tố ở cả nam giới và nữ giới, kích thích hoạt động của các hormon giới tính, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng rối loạn chức năng ở cơ thể, giúp cải thiện đời sống vợ chồng trở nên viên mãn hơn.
Tác dụng của bột nhân sâm nguyên chất đối với tim mạch là giúp ổn định nhịp tim, cải thiện được tình trạng suy tim sung huyết, điều trị chứng co thắt tim, tắc động mạch. Cải thiện được khả năng tuần hoàn máu, ổn định hoạt động bơm máu đi khắp cơ thể.
Đối với hệ tiêu hóa, bột nhân sâm còn có tác dụng giúp làm sạch đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa làm tăng cường khả năng hấp thu chất cho cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn dạ dày như chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn.
Tumblr media
Đối với người có khối u, theo nghiên cứu trong nhân sâm có nhiều hoạt chất ginsenosides Rh2, Rg3 giúp hạn chế sự gia tăng của các tế bào khối u, làm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Đối với gan, nhân sâm là thảo dược hàng đầu trong việc bảo vệ khỏi các bệnh lý nguy hiểm, tăng cường sức khỏe cho gan. Bột nhân sâm có tác dụng chống viêm, đào thải đi độc tố, làm nhanh lành chức năng của gan, hạn chế được các tác hại của đồ uống có cồn lên gan.
Bột nhân sâm nguyên chất có tác dụng chuyển hóa, chống lão hóa, nuôi dưỡng các tế bào da từ sâu bên trong giúp da dẻ tươi mịn, dồi dào sức sống, giúp làm mờ đi các vết thâm, giảm nhăn, ngăn ngừa mụn.
Xem thêm: Dùng nhân sâm dưỡng da đơn giản tại nhà
Những lưu ý cần biết khi dùng bột nhân sâm nguyên chất
Ngoài những công dụng của bột nhân sâm nguyên chất chúng tôi vừa cung cấp như trên bạn còn cần nên chú ý thêm về những đối tượng cũng như những yếu tố khác sau không nên sử dụng bột nhân sâm:
Người thường xuyên trong tình trạng đầy bụng, căng bụng, đang bị tiêu chảy
Người bị đau dạ dày
Người đang bị nôn mửa, trào ngược
Người đang bị nóng sốt, viêm nhiễm
Người bị cao huyết áp
Phụ nữ có thai
Với trẻ em nên hạn chế sử dụng, chỉ trừ những trường hợp được bác sĩ hướng dẫn.
Cần lưu ý nên dùng nhân sâm vào ban ngày, không nên dùng vào buổi chiều tối vì sẽ gây ra mất ngủ.
Trong quá trình nấu bột sâm không được sử dụng đồ dụng cụ kim loại vì sẽ làm ảnh hưởng đến tính chất và hiệu quả của nhân sâm.
Tumblr media
Sau khi tìm hiểu về bột nhân sâm nguyên chất cũng như những công dụng và điều lưu ý thì nơi mua cũng đang được người tiêu dùng quan tâm. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều địa điểm bán bột nhân sâm nguyên chất nhưng để lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng là điều không dễ dàng. Nhân Sâm Canada 139 chuyên phân phối các dòng sản phẩm nhân sâm và tinh chế từ nhân sâm vùng Ontario – Canada tại thị trường Việt Nam và các nước khu vực châu á. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được chuyên viên chúng tôi tư vấn tận tình và tìm cho bạn được dòng sản phẩm phù hợp nhất nhé. 
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU 139
Địa chỉ: 39 Nhất Chi Mai, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090 230 9999
0 notes
Text
Giải đáp: Mang thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn có phải chuyển dạ không?
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, người phụ nữ sẽ xuất hiện những biểu hiện sắp sinh báo hiệu cho việc em bé chuẩn bị chào đời. Vậy thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn có phải chuyển dạ không?
Đau bụng dưới từng cơn ở tuần 39 có phải chuyển dạ không?
Vào thai kỳ thứ 39, việc mẹ bầu cảm thấy bụng đau từng cơn là không hiếm. Đôi khi nó có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ thật sự. Mẹ bầu có thể sinh nở trong 24h tới nếu có 3 trong 6 dấu hiệu chuyển dạ thật sự dưới đây:
Tumblr media
Có cơn đau chuyển dạ thật sự: Đau chuyển dạ là những cơn đau âm ỉ xuất hiện ở vùng bụng dưới, lưng và vùng xương chậu xuất hiện cảm giác căng cơ. Cơn đau chuyển dạ xuất hiện đều đặn, thường xuyên với tần suất mỗi phút 1 cơn cho dù sản phụ có nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế. Các cơn gò tử cung sẽ tăng lên với tần suất dày đặc hơn.
Âm đạo có dịch nhầy màu hồng
Cổ tử cung có dấu hiệu xóa – mở khi khám trong
Xuất hiện đầu ối
Ngôi thai có sự tiến triển sau mỗi cơn co tử cung
Cổ tử cung mở 10cm khi thăm khám âm đạo
>>Xem thêm: kinh nghiệm chuyển dạ của các mẹ dễ sinh
Gợi ý các dấu hiệu tiền chuyển dạ ở tuần thai thứ 39
Trước khi dấu hiệu chuyển dạ thật sự xảy ra, mẹ bầu ở tuần thai thứ 39 có thể xuất hiện các dấu hiệu tiền chuyển dạ trước đó 1 hay vài tuần với các dấu hiệu như:
Dịch âm đạo nhiều hơn do nút nhầy tử cung bong ra để thai nhi thuận lợi chào đời
Tụt bụng xuống thấp hơn vì thai nhi di chuyển dần xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời
Tiểu tiện nhiều hơn do tử cung hạ thấp khiến bàng quang và cổ tử cung chịu áp lực lớn khiến cơn buồn tiểu xuất hiện thường xuyên hơn
Xuất hiện cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks (chuyển dạ giả) với những cơn co tử cung nhẹ, thưa, cơn đau không rõ rệt
Đau khớp ở vùng xương chậu do xương chậu được mở rộng và linh hoạt hơn để sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thật sự sắp tới
Cổ tử cung có dịch màu nâu và bắt đầu xóa
Tiêu chảy và có thể bị nôn mửa do hormone thay đổi trước khi chuyển dạ khiến đường ruột bị kích thích thường xuyên
Ngừng tăng cân hoặc có thể bị giảm cân do lượng nước ối giảm đi
Thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vì phải thức giấc đi tiểu đêm nhiều lần khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng và do sự thay đổi của các nội tiết tố trước khi sinh nở
Thường xuyên bị đau lưng, chuột rút do xương chậu bị căng cơ và khớp, tình trạng này phổ biến hơn ở các mẹ bầu sinh con so
>>Xem thêm: bà bầu bị chuột rút khi mang thai phải làm sao
Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai 39 tuần
Khi mang thai tuần 39, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, bởi quá trình chuyển dạ có thể đến bất cứ lúc nào. Những việc mẹ bầu nên làm đó là:
Tumblr media
Đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để đo huyết áp, cân nặng, cử động khai, xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm xác định ngôi thai, bánh nau, nước ối, kiểm tra cổ tử cung,…
Giữ tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng để có sức khỏe tốt nhất trước và trong khi vượt cạn
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần 39 bằng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, uống thuốc sắt và canxi cho bà bầu đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Không nên cố gắng ăn quá no, quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu. Chú ý tìm hiểu mang thai 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ giúp giảm sự khó chịu, mệt mỏi, mất sức do các cơn đau chuyển dạ gây ra.
Hỗ trợ em bé xoay đầu về ngôi thai thuận bằng các bài tập hỗ trợ nếu em bé của bạn vẫn đang có ngôi thai ngược. Khi đó mỗi ngày mẹ bầu thực hiện 3 lần bài tập nghiêng xương chậu bằng cách quỳ gối (2 đầu gối cách xa nhau) cúi xuống đến khi ngực chạm mặt đất.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đi sinh bao gồm các loại giấy tờ cần thiết, tài chính, phương tiện đi lại, vật dụng, tư trang thật cần thiết cho con và bố mẹ.
>>Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp
Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích các mẹ thật nhiều, giúp mẹ giải đáp được thắc mắc về việc thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn có phải chuyển dạ không cũng như đưa ra những lời khuyên ở tuần 39 thai kỳ để mẹ không quá lo lắng và cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này thật suôn sẻ.
0 notes
spachamsocbauhanoi · 3 months ago
Text
Lời khuyên của bác sĩ khoa sản khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ
Những tuần cuối cùng của thời gian thai kỳ, người mẹ thường cảm thấy lo lắng về việc chuyển dạ và sinh con bất kỳ lúc nào. Các bác sĩ sản khoa thường khuyên mẹ bầu hãy theo dõi các dấu hiệu và chờ cho tới khi chuyển dạ nếu như thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu
Bầu 39 tuần chưa có chuyển dạ có đáng lo không?
Thực tế mẹ không cần lo lắng nếu thai kỳ của mẹ vẫn diễn ra bình thường. Quan niệm sinh sớm hơn so với ngày dự sinh cũng tùy vào nhiều trường hợp và không phải ai cũng sinh sớm. Có người 40 tuần mới sinh, thậm chí sang tuần 41 mới sinh bé.
Thực tế, chỉ có khoảng 5% phụ nữ sinh đúng ngày dự sinh. Đa số sinh sớm hoặc muộn hơn 5-7 ngày. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi tuần 39 chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Chỉ trong trường hợp mẹ có biểu hiện bất thường thì hãy đến bệnh viện ngay còn không thì cũng không có gì đáng lo, mẹ hãy cứ ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ nhiều và chờ đợi bé yêu chào đời.
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Nên làm gì khi thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh?
Dưới đây là một số cách mà mẹ có thể áp dụng để thúc đẩy cơn chuyển dạ diễn ra:
Giữ tinh thần thoải mái
Những tuần cuối mẹ có nhiều vấn đề phải lo lắng như tuần 39 ăn gì để nhanh chuyển dạ, ăn gì để dễ sinh, làm sao để vượt cạn thành công, ít đau… Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng quá vì tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến cả hai mẹ con.
Vì thế, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để khỏe mạnh mới có sức để vượt cạn thành công.
Chăm sóc cơ thể
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân cả về sức khỏe cũng như việc làm đẹp. Điều này giúp mẹ cảm thấy vui vẻ, lạc quan và tự tin hơn để chào đón con yêu.
Ăn uống đủ chất
Không chỉ tuần 39 mà suốt thai kỳ mẹ bầu đều phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ nên bổ sung đủ các dinh dưỡng quan trọng như DHA, acid folic, sắt và canxi, các loại vitamin, chất xơ… để cơ thể mẹ khỏe mạnh cũng như thai nhi được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Ăn uống đủ chất giúp mẹ khỏe mạnh để có đủ sức sinh bé. Nếu mẹ ốm yếu thì việc sinh con sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.
Xem thêm: có nên tiếp tục bổ sung sắt canxi dha cho mẹ sau sinh
Luyện tập các bài tập phù hợp
Khi mang thai những tuần cuối, mẹ nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập phù hợp cho bà bầu như đi bộ, yoga, thể thao nhẹ nhàng. Đi bộ thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp thai nhi quay đầu thuận lợi cũng như hỗ trợ mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Mỗi ngày mẹ hãy cố gắng dành 30 phút đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng để giúp quá trình sinh bé diễn ra thuận lợi, tốt đẹp.
Ăn món ăn hỗ trợ chuyển dạ
Khi gần đến ngày dự sinh, nhiều mẹ bầu 39 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ để giúp sinh bé dễ hơn, nhanh hơn. Một số món ăn có tác dụng kích thích chuyển dạ thường được sử dụng như: uống nước ép dứa, uống nước mè đen, …
Xem thêm: cách gọi sữa về bằng sữa ông thọ hiệu quả
Với những thông tin trên, hy vọng mẹ bầu tuần 39 chưa có dấu hiệu sinh sẽ không còn quá lo lắng. Hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái, giữ gìn sức khỏe để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ sắp tới nhé!
0 notes
debehettaoboninfabiotix · 3 years ago
Text
Vì sao mà bé gặp tình trạng tự nhiên nôn trớ nhiều?
Trong những tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp tình trạng nôn trớ khiến các bậc cha mẹ đau đầu lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ lâu ngày sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tìm hiểu biện pháp chăm sóc bé tự nhiên nôn trớ nhiều hiệu quả và nhanh chóng nhất trong bài viết sau.
Tumblr media
 XỬ LÝ TÌNH TRẠNG TRẺ BỊ NÔN TRỚ NHIỀU NHƯ THẾ NÀO?
Theo các chuyên gia, khi trẻ bị nôn trớ nhiều bố mẹ cần:
·         Thay đổi chế độ ăn: Khi trẻ bị nôn trớ nhiều, hệ tiêu hoá của con lúc này đang bị tổn thương nên mẹ cần cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, chia nhỏ các bữa ăn và không ép trẻ ăn quá nhiều.
·         Theo dõi dấu hiệu mất nước: Trẻ bị mất nước ở mức độ nhẹ thường bị khô môi, luôn khát nước. Trường hợp trẻ có dấu hiệu khóc ít nước mắt, không đi tiểu trong 6 tiếng, mắt trũng,… thì bố mẹ cần cho con đi khám càng sớm càng tốt.
·         Bổ sung men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ cũng là cách cải thiện sức khỏe tiêu hóa cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Việc tăng cường lợi khuẩn thường xuyên sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích các chức năng tiêu hóa như chống nôn trớ, đầy bụng, táo bón. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé, từ đó hạn chế và phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe đường ruột cho trẻ.
·         Cho trẻ nằm cao đầu: Điều này nhằm giảm bớt tình trạng trào ngược, đồng thời mẹ hãy giúp giảm áp lực đến ổ bụng của trẻ bằng cách mặc quần áo thoải mái.
Tóm lại, bé tự nhiên nôn trớ nhiều, liên tục trong ngày là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ mà mẹ không được phép chủ quan. Mẹ cần nhận biết những triệu chứng nguy hiểm như: nôn mật xanh mật vàng, nôn liên tục trong vòng 24 giờ, đau bụng nhiều và sốt cao trên 39 độ thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám.
TÌM HIỂU NGUYÊN DO TÌNH TRẠNG BÉ TỰ NHIÊN NÔN TRỚ NHIỀU
Hiện tượng bé tự nhiên nôn trớ nhiều là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý vô cùng nguy hiểm mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Cụ thể:
Bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây cũng là một trong các bệnh lý hay khiến bé bị nôn trớ nhiều. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này với các biểu hiện đặc trưng: sốt cao, nước tiểu có mùi, khó chịu khi đi tiểu,...
Bệnh hẹp phì đại môn vị
Hẹp phì đại môn vị là bệnh hiếm gặp. Dẫu vậy, bố mẹ cũng không được phép chủ quan, nhất là những trẻ từ 3-5 tuần tuổi. Khi thấy con đột nhiên nôn nhiều, thường xuyên lặp lại chu kỳ bú – trớ – đói thì rất có thể là bé bị hẹp phì đại môn vị rồi đó.
Bé bị lồng ruột
Trường hợp trẻ có các dấu hiệu: nôn ói liên tục nhưng không sốt kèm theo chán ăn, bỏ bú, nhưng lại không đi tiêu được thì khả năng là trẻ mắc chứng lồng ruột là rất cao. Biểu hiện của bệnh lồng ruột mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy bằng quan sát trẻ: co chân về phía bụng, người tím tái, đi ngoài phân lỏng,...
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến trẻ bị nôn trớ nhiều và liên tục. Do đó, trong trường hợp mẹ thấy bé hay trớ khi bú hoặc có dấu hiệu muốn ói mà không ói được thì rất có thể trẻ đang mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Dấu hiệu nhận biết bé bị trào ngược dạ dày thực quản:
·         Trẻ nôn ói ra nhiều sữa qua đường miệng và mũi
·         Quấy khóc thường xuyên vào ban đêm, ngủ không sâu giấc
·         Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và đặc biệt là tình trạng thiếu máu kéo dài
·         Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể xuất hiện cảm giác đau phía sau xương ức, kèm với ợ nóng khó chịu.
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ là tác nhân gây bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, răng mòn, chậm tăng cân và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về hành vi của trẻ.
Bệnh viêm dạ dày
Dấu hiệu điển hình của bệnh này là trẻ bị nôn nhiều, 10-30 phút/ lần. Đồng thời, kèm với sốt cao, tiêu chảy, đau bụng,... tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 12-72 giờ.
Bố mẹ rất hay nhầm lẫn bệnh viêm dạ dày ở trẻ với hiện tượng ngộ độc thức ăn. Khi thấy bé nôn nhiều nhưng không sốt thì có thể là do ngộ độc thức ăn. Bé bắt đầu có dấu hiệu nôn nhiều sau khi ăn thực phẩm kém chất lượng trong khoảng 2-12 giờ. Bên cạnh đó, trẻ bị ngộ độc thức ăn thường không có biểu hiện tiêu chảy như viêm dạ dày nhưng bố mẹ vẫn cần đưa bé đi thăm khám để chẩn đoán và điều trị.
Bé bị tắc ruột
Thường xuất hiện khi ruột của bé có hiện tượng bị xoắn lại. Tắc ruột ở trẻ là một bệnh hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh nôn liên tục, triệu chứng phổ biến nhất của tắc ruột là trẻ bị đau bụng dữ dội, dồn dập khiến trẻ không đứng thẳng hay ngồi thẳng được. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như: nôn ra mật xanh vàng, nôn vọt, tái xanh, vã mồ hôi liên tục.
0 notes
Text
4 biểu hiện nhận biết ứ sản dịch sau sinh
Bất cứ người phụ nữ nào vừa trải qua sinh nở đều sẽ có sản dịch và cần có thời gian để sản dịch tống hết ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do nhiều nguyên nhân mà sản dịch không thể ra ngoài được và ứ lại trong tử cung, tình trạng này hết sức nguy hiểm và cần được xử lý ngay. Gợi ý 4 biểu hiện ứ sản dịch sau sinh mẹ nên biết để chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân sau sinh được tốt nhất.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Ứ sản dịch sau sinh là gì?
Như các mẹ đã biết, sau khi sản phụ sinh em bé thì nhau thai sẽ được lấy ra ngoài, lúc này tử cung của người mẹ sẽ co lại tạo thành một khối cầu an toàn, trường hợp tử cung co hồi tốt sẽ giúp cho cầm máu sinh lý và hạn chế tối đa sự mất máu sau sinh.
Lúc này, cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra sản dịch gồm: máu, nước ối còn sót lại, dịch tiết cổ tử cung cùng những mảnh vụn của nội mạc cổ tử cung. Sản dịch sẽ được tống ra ngoài âm đạo dần dần cho đến khi hết sạch, quá trình này thường diễn ra trong khoảng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên rất nhiều mẹ gặp tình trạng sản dịch không thể thoát ra ngoài mà nằm lại bên trong tử cung gọi là ứ sản dịch sau sinh.
Ứ sản dịch nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn sản dịch, rối loạn đông máu, chảy máu không cầm… cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng sản phụ.
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
4 biểu hiện nhận biết ứ sản dịch sau sinh
Nếu bạn thấy cơ thể mình xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng ứ sản dịch sau sinh và cần đi khám ngay:
Sản dịch có mùi hôi khó chịu
Bình thường, khi sản dịch nhiều và đặc sẽ có mùi tanh nồng, còn ít và loãng màu hơn thì sẽ giảm dần mùi tanh. Nếu như sản phụ đã vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng sản dịch có mùi hôi khó chịu thì có thể do ứ sản dịch khiến đường âm đạo bị nhiễm khuẩn.
Có rất ít sản dịch chảy ra
Thoát sản dịch là vấn đề tất cả các mẹ sau sinh đều phải trải qua. Trong vài ngày đầu sau khi sinh, cơ thể sẽ đẩy ra một lượng máu khá lớn, màu đỏ tươi và trông giống như kinh nguyệt, kèm theo những cục máu đông nhỏ. 10 ngày sau khi sinh, sản dịch loãng dần, chủ yếu là tế bào bạch cầu và tế bào từ niêm mạc tử cung. Nếu mẹ nhận thấy sản dịch ra quá ít thì có thể nghĩ ngay đến bản thân có thể bị ứ sản dịch.
Sốt nhẹ
Nếu mẹ thấy sản dịch bất thường kèm theo cơ thể bị sốt 38-39 độ thì mẹ có thể nghĩ ngay đến tình trạng ứ sản dịch sau sinh. Khi cơ thể bị sốt cảnh báo nguy cơ mẹ đã bị nhiễm khuẩn ở tử cung, âm đạo hoặc các phần phụ có liên quan. Mẹ nên đi khám ngay để sớm được can thiệp và xử lí.
Căng tức, đau bụng dưới
Biểu hiện rất dễ nhận thấy khi bị ứ sản dịch đó là căng tức và đau vùng bụng dưới. Mẹ có thể cảm thấy ở bụng có cục cứng dễ dàng sờ thấy được. Ngoài ra, khi khám tử cung sản phụ sẽ cảm thấy đau khi ấn vào đáy tử cung, cổ tử cung đóng kín.
Phương pháp phòng ngừa bế sản dịch hiệu quả
Để phòng ngừa bế sản dịch hiệu quả bạn cần phải:
Cho bé bú mẹ sớm và thường xuyên có tác dụng kích thích cổ tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Vì thế, ngay sau khi sinh, các mẹ hãy cho bé bú sớm nhất có thể nhé. Tư thế nằm để sản dịch ra nhanh là tư thế nằm nghiêng. Đây còn là tư thế giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giảm đau cho mẹ sinh mổ hiệu quả. Mẹ nên ăn thêm các món ăn giúp đẩy nhanh sản dịch như canh rau ngót, cháo vừng đen, nước đậu đen và đậu đỏ rang. Vệ sinh vùng kín đúng cách mỗi ngày giúp ngăn ngừa vi khẩu xâm nhập vào đường sinh dục. Chị em nên thay băng vệ sinh 4 – 6 giờ/lần, mỗi lần thay cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, sau đó thì lau khô. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội, hoặc nước ấm. Vận động không chỉ giúp cổ tử cung co bóp mạnh để đẩy sản dịch ra ngoài mà còn tốt cho tiêu hóa của mẹ, hạn chế tình trạng táo bón sau sinh, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…
Bên cạnh đó, các loại vitamin và khoáng chất là những yếu tố rất cần thiết, không thể thiếu đối với cơ thể mẹ sau sinh. Mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học kết hợp bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu: sắt, canxi, DHA cho mẹ sau sinh với liều lượng phù hợp. Nên lựa chọn các sản phẩm uy tín, chất lượng cao, uống đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất!
Ứ sản dịch sau sinh là tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng mang thai lần sau của mẹ. Mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế điều trị uy tín, có trang thiết bị đảm bảo điều trị an toàn. Chúc mẹ sớm hồi phục sức khỏe!
0 notes
arekashop · 3 years ago
Text
Giải đáp băn khoăn: vi khuẩn Hib gây bệnh gì cho trẻ nhỏ?
Hib là loại vacxin được khuyến cáo nên tiêm cho trẻ nhỏ dưới 24 tháng và hiểu được lợi ích của việc chủng ngừa nên rất nhiều cha mẹ đã cho trẻ tiêm phòng mũi này. Hiểu rõ vi khuẩn Hib gây bệnh gì ở trẻ chúng ta sẽ càng thấy được những lợi ích của việc tiêm vacxin này mang lại.
1. Giải đáp băn khoăn vi khuẩn Hib gây bệnh gì ở trẻ
1.1. Vi khuẩn Hib là loại vi khuẩn gì
Trong mũi họng của trẻ rất dễ tìm thấy sự trú ngụ của một loại vi khuẩn mang tên Haemophilus influenzae. Loại vi khuẩn này có 6 týp thì Hib chính là tuýp b (Hib) và là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh nhiễm khuẩn nặng còn lại các tuýp khác thì lại không có liên quan đến các ca bộc phát bệnh.
1.2. Các loại bệnh do vi khuẩn Hib gây ra
Rất nhiều người băn khoăn và không biết vi khuẩn Hib gây bệnh gì nên khi mắc bệnh họ vô cùng hoang mang. Loại vi khuẩn này chủ yếu gây ra các loại bệnh sau:
Vi khuẩn Hib là nguyên nhân chủ yếu gây viêm màng não ở trẻ
– Viêm lớp màng bao quanh dây thần kinh cột sống và não hay còn gọi là viêm não.
– Sưng nắp thanh quản hay còn gọi là viêm nắp thanh quản.
– Bệnh viêm phổi.
– Viêm tủy xương.
– Viêm lớp mô dưới da hay còn gọi là viêm mô tế bào.
Trong số các bệnh lý ấy thì viêm nắp thanh quản và bệnh viêm màng não phát tác nhanh đôi khi, có thể dẫn đến tử vong. Thêm vào đó bệnh do Hib có thể lây truyền khi mà vi khuẩn này vẫn còn trong mũi họng của người bệnh và chỉ được loại bỏ khả năng lây truyền sau khi đã được điều trị 1 – 2 ngày.
Vậy ở trẻ nhỏ, vi khuẩn Hib gây ra bệnh gì không? Xin được trả lời rằng nó chính là tác nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi bị viêm phổi. Không những thế, Hib còn là nguyên nhân chính khiến trẻ dưới 5 tuổi bị viêm màng não cấp. Việc phát hiện trẻ bị những bệnh lý này trong giai đoạn đầu là rất khó khăn vì Hib không gây ra triệu chứng rõ ràng gì.
1.3. Các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn Hib
Hib có khả năng lây từ người này qua người khác qua giọt bắn trong không khí khi người bệnh hắt hơi, ho. Mặc dù không có triệu chứng gì điển hình nhưng những người mang mầm bệnh Hib đều có thể lây lan bệnh cho người khác khi vi khuẩn này trú ngụ trong mũi họng của họ.
Ở trẻ nhỏ, vi khuẩn Hib gây ra hai loại bệnh phổ biến nhất là viêm phổi và viêm màng não. Vậy khi đã biết vi khuẩn Hib gây bệnh gì chúng ta có thể nhận diện triệu chứng của bệnh với các biểu hiện như sau:
Trẻ bị viêm phổi do Hib thường sốt rất cao
– Sốt trên 39 độ C.
– Ho.
– Sổ mũi.
– Rối loạn thị giác, tri giác.
– Trẻ quấy khóc.
– Ngủ li bì.
– Bỏ bú.
– Nôn trớ.
– Hôn mê hoặc lơ mơ.
– Co giật.
– Tiêu chảy.
Những triệu chứng này thay đổi tùy theo độ tuổi mắc bệnh, tương đối giống với các bệnh lý đường hô hấp nên thường bị cho qua, chủ quan không nghĩ đến mức độ nguy hiểm của bệnh. Trẻ bị viêm màng não do Hib có thể biến chứng rối loạn tâm thần, bị di chứng thần kinh mãi mãi hoặc tổn thương não, nặng nhất có thể tử vong nếu không điều trị sớm. Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải cảnh giác đề phòng, khi có các triệu chứng nêu trên cần cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám ngay.
2. Phòng ngừa bệnh do vi khuẩn Hib bằng cách nào
Như đã giải đáp vi khuẩn Hib gây bệnh gì ở trên chúng ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm của loại bệnh này. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh do vi khuẩn Hib đã có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vacxin phòng bệnh Hib. Kể từ khi loại vacxin này được đưa vào chủng ngừa, qua giám sát cho thấy Hib đã không còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm màng não nữa.
Nhờ được tiêm phòng loại vacxin này mà hàng ngàn trẻ em đã thoát khỏi nguy cơ bị viêm phổi và viêm màng não do Hib. Điều ấy cũng có nghĩa là nguy cơ biến chứng do các bệnh này gây ra đã được phòng ngừa.
Bác sĩ giải thích cho cha mẹ hiểu vi khuẩn Hib gây bệnh gì và khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ
Đối tượng được khuyến cáo nên tiêm vacxin phòng Hib là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và dưới 24 tháng tuổi. Hiện nay vacxin phòng Hib có các loại sau:
– Vacxin Pentaxim 5 trong 1 giúp phòng ngừa 5 loại bệnh: viêm màng não/viêm phổi do Hib, ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván.
– Vacxin Infanrix Hexa 6 trong 1 giúp phòng ngừa 6 loại bệnh: viêm màng não/viêm phổi do Hib, viêm gan B, uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt.
Về liều lượng tiêm, trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm 3 mũi cơ bản, mũi sau cách mũi trước 8 tuần. Riêng mũi dành cho trẻ trên 12 tháng tuổi thì chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất.
Hai loại vacxin này cần được tiêm vào thời điểm khi trẻ được 2 – 4 tháng sau đó tiêm nhắc lại vào thời điểm trẻ được 16 – 18 tháng. Việc tiêm vacxin liều phối hợp không những giúp giảm số mũi tiêm, giảm đau cho trẻ mà còn tiết kiệm thời gian cho cha mẹ.
Tác dụng phụ của các loại vacxin này là rất hiếm, thường gồm có: sưng đau và đỏ ở nốt chích, sốt nhẹ, quấy khóc và khó chịu. Nếu thấy trẻ sốt trên 39 độ C, nổi ban đỏ hay có bất kỳ biểu hiện khác lạ nào sau khi tiêm vacxin cha mẹ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để nhanh chóng xử lý, tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
Ngoài việc tiêm vacxin, cha mẹ cũng có thể giúp trẻ phòng ngừa vi khuẩn Hib gây các bệnh lý trên đây bằng cách thực hiện vệ sinh cá nhân thật tốt trong suốt quá trình chăm sóc trẻ, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn tốt nhất 6 tháng đầu, đảm bảo vệ sinh môi trường sống và không khí trong nhà sạch sẽ và không ô nhiễm để giúp trẻ cải thiện sức đề kháng.
Bài viết Giải đáp băn khoăn: vi khuẩn Hib gây bệnh gì cho trẻ nhỏ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày An Dược Phương.
from BLOG – An Dược Phương https://ift.tt/2XwiShN
0 notes
bloghealthcom · 3 years ago
Text
Đề phòng bé hay ốm khi giao mùa Update 08/2021
Bài viết Đề phòng bé hay ốm khi giao mùa Update 08/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu, dịch cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp ở trẻ... bùng phát khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vì thế, cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cùng biện pháp phòng bệnh đúng cách cho trẻ.
1. Một số bệnh lý thường gặp ở trẻ em lúc giao mùa
1.1. Cảm cúm
Thời điểm giao mùa là lúc trẻ nhỏ dễ bị nhiễm cảm cúm do hệ miễn dịch còn non yếu. Cảm cúm ở trẻ nhỏ có thể có các biểu hiện: trẻ bị sốt khi giao mùa, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân...
Để phòng tránh cảm cúm cho trẻ, cha mẹ có thể bảo vệ trẻ thông qua các cách:
Giữ ấm cho trẻ khi trời chuyển lạnh, nhất là ở các vị trí quan trọng như ngực, cổ, đầu, bàn tay, bàn chân.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là những người có biểu hiện đang cúm.
Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, các đồ ăn lạnh như kem, đá...v..v..
Tăng cường thêm dinh dưỡng và vitamin C, uống nhiều nước để tăng sức đề kháng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm vắc-xin cúm cho bé mỗi năm một lần.
1.2. Sốt phát ban
Sốt phát ban thường gây ra do virus sởi hoặc virus Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và có biểu hiện: mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sổ mũi, viêm kết mạc mắt, kích ứng niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện các chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí vùng cổ, sau hai bên tai của trẻ sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt khi giao mùa, nổi ban đỏ khắp người, tập trung nhiều ở phần thân và tứ chi.
Để phòng tránh sốt phát ban cho trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng Sởi và Rubella theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
1.3. Viêm tai
Chứng viêm tai có khả năng cao xảy ra vào mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi thời tiết lạnh hơn, sẽ tăng nguy cơ trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ cảm thấy đau tai, nghe khó, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Tumblr media
Khi giao mùa, trẻ có thể bị viêm tai
Để phòng tránh trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên để trẻ tránh xa môi trường ô nhiễm, có khói thuốc. Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông lạnh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang mắc bệnh. Đặt trẻ ngồi khi bú bình, tránh cho ngậm bình sữa khi ngủ để tránh sữa chảy vào tai gây nhiễm khuẩn.
Ngoài ra cũng cần giữ vệ sinh cho trẻ, nhất là bàn tay, mũi, họng. Nếu tai trẻ bị dính nước cần dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh tai, mũi cho trẻ, sau đó dùng tăm bông sạch để lau khô tai tránh việc tích tụ nước lâu dài sẽ gây viêm nhiễm.
1.4. Viêm đường hô hấp
Khi thời tiết dần chuyển mùa, các loại virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và tác động vào hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của trẻ, nhất là hệ hô hấp dẫn tới các chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp ở trẻ.
Bệnh thường lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng ăn uống. Trẻ có thể bị sốt cao đột ngột, đau đầu, lạnh toát, đau nhức toàn thân, đau họng, ho, mệt mỏi, khó thở, chán ăn, tiêu chảy nhẹ...
Do các tác nhân từ bên ngoài như môi trường, khí hậu, thời tiết, miễn dịch cộng đồng thấp hay các tác nhân xấu từ khói thuốc, ô nhiễm... Hơn nữa trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và khả năng thích ứng với thời tiết kém nên khi giao mùa, nóng lạnh thất thường sẽ dễ ốm và mắc các bệnh chủ yếu ở đường hô hấp.
Cách để cha mẹ phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ:
Thường xuyên hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường, hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người cũng như không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Bổ sung các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cho trẻ. Hạn chế cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng đông người hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.
1.5. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền, không chỉ diễn ra thời điểm giao mùa mà còn có thể xuất hiện quanh năm. Trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, thậm chí xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiểu ra máu... Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn xảy ra.
Nếu có thể cha mẹ nên chủ động phòng tránh sốt xuất huyết cho trẻ thông qua các cách:
Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn để hạn chế muỗi đốt.
Không để trẻ sinh sống ở nơi thiếu ánh sáng, môi trường ẩm thấp để tránh nơi sinh sôi của muỗi.
Che kín các lu, vại, chum, hồ, bể chứa nước để không tạo nơi cho muỗi đẻ. Hàng tuần nên vệ sinh, cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra.
Vệ sinh nhà cửa và giữ cho môi trường sống ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú ngụ, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp rỗng, cốc chén, chai lọ vỡ, vỏ xe...). Thay mới nước bình hoa mỗi ngày.
1.6. Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và tích tụ chất nhầy trong đường dẫn khí phổi thường xảy ra vào mùa thu đông chủ yếu ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bệnh xảy ra do virus hợp bào hô hấp (VRS) lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang bệnh. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, thở khò khè, thở nhanh, chảy nước mũi trong, trẻ bị sốt khi giao mùa. Khi trẻ có các dấu hiệu nặng như khó thở, ít bú, tím tái, có biến chứng thì cần đưa trẻ nhập viện để điều trị.
Nếu bị viêm tiểu phế quản bệnh thường tiến triển nặng hơn, dễ bị suy hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn hay kéo dài và hay tái phát.
Cách phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ:
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, không ôm hôn trẻ.
Nếu trẻ bị sổ mũi, nên thường xuyên hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn virus xâm nhập xuống khí phế quản.
Không cho trẻ tiếp cận với những người đang bị sổ mũi hoặc dùng chung đồ cá nhân với trẻ khác.
Tumblr media
Viêm tiểu phế quản cũng là bệnh trẻ thường gặp khi giao mùa
2. Làm sao để hạn chế bé hay ốm khi giao mùa?
Để giúp trẻ phòng ngừa bệnh lý hô hấp lúc giao mùa, cha mẹ cần quan tâm từ khâu ăn uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ. Hạn chế cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội lạnh, nhất là uống nước lạnh. Khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà. Trong sinh hoạt hàng ngày nếu trẻ làm ướt quần áo cần được đưa đi thay đồ ngay, không cho trẻ nghịch nước để tránh cảm lạnh. Khi tắm cho trẻ nên dùng nước ấm và tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người và mặc quần áo thật nhanh và sấy khô người. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng vui chơi của trẻ.
Hàng ngày cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen giữ vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn, rửa tay với xà phòng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn đủ chất, ăn thêm trái cây, thức ăn giàu vitamin để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể.
Tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, tiêu chảy, sởi, bệnh hô hấp,... Cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng vắc-xin đầy đủ đúng lịch để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhi khoa, dược sĩ và điều dưỡng có trình độ cao, chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là thái độ tận tâm và chuyên nghiệp.
Đặc biệt với sự hỗ trợ đầy đủ của nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, Vinmec luôn đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện và hiệu quả nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
source https://blog-health.com/de-phong-be-hay-om-khi-giao-mua/
0 notes
sharengayonline · 4 years ago
Text
iPhone 6S
Sharengay Trang Tin Tức Độc Đáo VIDEO iPhone 6S
Tumblr media
iPhone 6S và iPhone 6S Plus(hay còn có cách viết khác là iPhone 6s và iPhone 6s Plus) là những chiếc smartphone được thiết kế bởi Apple Inc.. iPhone 6S và iPhone 6S Plus là hai điện thoại iPhone được giới thiệu vào 9 tháng 9 năm 2015, tại Bill Graham Civic Auditorium ở San Francisco bởi Giám đốc điều hành Tim Cook. Chiếc iPhone 6S và iPhone 6S Plus là những sản phẩm kế tiếp của iPhone 6 và iPhone 6 Plus, được ra mắt vào 2014.[16]
Tumblr media
Bạn đang xem: iPhone 6S
Hai chiếc iPhone 6S và iPhone 6S Plus không thay đổi gì nhiều về thiết kế so với người tiền nhiệm. Tuy nhiên, nó được trang bị nhiều tính năng mới bao gồm công nghệ cảm ứng lực 3D Touch mới, camera trước và sau đều được nâng cấp, bộ vi xử lý nhanh hơn; bộ vỏ mới được sử dụng vật liệu nhôm Series 7000, máy sẽ nhẹ và chịu lực uốn cong tốt hơn;[17] cảm biến vân tay Touch ID thế hệ thứ hai; kết nối LTE và Wi-Fi tiên tiến hơn và còn có thêm màu Vàng Hồng bên cạnh các màu Xám, Bạc vàng xuất hiện trên các thế hệ trước. Các thiết bị đều đã được cài đặt sẵn hệ điều hành iOS 9.
iPhone 6S và 6S Plus đã đạt kỷ lục mới về doanh thu trong hai ngày cuối tuần đầu tiên, với 13 triệu chiếc được bán, bỏ xa 10 triệu mẫu được bán của iPhone 6 và 6 Plus năm trước đó.[18]
Xem thêm: Mẹo vặt Phỏng Vấn – Những Câu Hỏi Kinh Điển Phải Chuẩn Bị Khi Đi Phỏng Vấn (p1)
Trước khi chính thức được giới thiệu, hình ảnh của chiếc iPhone 6S đã bị rò rỉ trên mạng. Mặc dù không chính thức, những thông tin rò rỉ ra đã xác nhận nhiều tính năng mới của điện thoại. Những tính năng bị rò rỉ ra bao gồm hình ảnh của chiếc iPhone 6S bản 16 GB, vi xử lý mới, vỏ màu Vàng Hồng mới,[19]
Tumblr media
Hai chiếc iPhone 6S và iPhone 6S Plus của Apple được chính thức giới thiệu vào ngày 9 tháng 9 năm 2015, trong một sự kiện mang tên là “Hey Siri, give us a hint.”[20] ở Bill Graham Civic Auditorium ở San Francisco.[16][21] Khách hàng đã có thể đặt trước iPhone 6S và iPhone 6S Plus vào ngày 12 tháng 9 năm 2015. Cả hai thiết bị có mặt trong các store vào ngày 25 tháng 9 năm 2015 với mức giá khởi điểm là $199 và $299 cùng với một bản hợp đồng hai năm, $649 và $749 không có hợp đồng.[22]
Về phần thiết kế, iPhone 6S không có nhiều điểm khác biệt với iPhone 6, thân máy cấu thành từ loại chất liệu nhôm Series 7000 có khả năng chịu lực hơn gấp nhiều lần vốn được sử dụng bởi những Apple Watch Sport  nhằm nâng cao độ bền và độ cứng.[17] Nó có sẵn trong màu Vàng, Bạc, Xám và màu Vàng Hồng – xuất hiện lần đầu trên 6S[23] iPhone 6S được trang bị vi xử lý A9, CPU mạnh hơn 70% và GPU mạnh hơn 90% so với Apple A8 trên iPhone 6.[23] iPhone 6S được trang bị bộ nhớ RAM 2GB, nhiều hơn bất cứ sản phẩm iPhone tiền nhiệm nào,[7] và củng cố LTE cấp cao.[17] Cảm biến vân tay Touch ID cũng được nâng cấp trên phiên bản 6S, với khả năng quét vân tay tiên tiến hơn so với những phiên bản trước.[24]
Cho dù dung lượng pin bị giảm chút ít, nhưng Apple lại đánh giá pin của iPhone 6S và 6S Plus có tuổi thọ trung bình gần giống những người tiền nhiệm.[25] Bộ vi xử lý A9 được duy trì lõi kép của TSMC và Samsung. Mặc dù có những tin đồn rằng phiên bản Samsung ăn pin nhiều hơn so với phiên bản của TSMC, nhưng nhiều bài test đã chỉ ra răng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai loại chip.[26][27] Cho dù không chính thức được xác thực, iPhone 6S có khả năng chịu nước nhờ những thay đổi về thiết kế bên trong, vòng đệm cao su chạy quanh thân máy và bo mạch chủ. Chi tiết này giúp hạn chế nước từ ngoài chảy vào các linh kiện điện tử bên trong[28]
Tumblr media
Màn hình giữ nguyên thông số so với iPhone 6, màn hình 4.7 inch cùng độ phân giải 750p và màn hình 5.5 inch với độ phân giải 1080p (Plus). iPhone 6S được trạng bị thêm tính năng mới, được biết đến với tên gọi 3D Touch, cảm ứng nhận biết lực nhấn. Apple đưa lên iPhone 6S ba mức cảm ứng lực là yếu, vừa và mạnh, mỗi lực nhấn là một tác vụ, một chức năng khác nhau đối với từng ứng dụng. 3D Touch được kết hợp với Taptic Engine sẽ phản hồi lại người dùng bằng cách rung lên.[29] Mặc dù có nhiều điểm tương tự, tính năng khác biệt hoàn toàn công nghệ Force Touch sử dụng trên những chiếc Apple Watch và MacBook, vì nó nhạy hơn Force Touch và cảm ứng nhận được nhiều lực nhấn khác.[30][31] Vì có những linh cần thiết để thực hiện tính năng 3D Touch, iPhone 6S nặng hơn so với thế hệ trước.[32]
Camera sau của iPhone 6S được nâng cấp với từ 8 megapixel từ các thế hệ trước lên 12 megapixel. Camera trước cũng được trang bị với độ phân giải 5 megapixel. Ngoài ra, nó cũng cũng có thể quay video với độ phân giải 4K cũng như 1080p tại 60 khung hình trên giây.[33][34]
Xem thêm: Cuộc Sống Miền Trung/ Chuyện Lạ Câu Cá Giữa Lòng Thành Phố Huế
Một trong những cải tiến rõ rệt so với iPhone 6 đó là iPhone 6S và 6S Plus dùng chip flash TLC NAND của SK Hynix sử dụng công nghệ NVMe, cho phép tốc độ đọc tối đa lên tới 1,840 megabytes trên giây.[9][35]
Tumblr media
iPhone 6S được cài đặt iOS 9; hệ điều hành mới được trang bị tính năng 3D Touch cho phép sử dụng các thao tác mới, bao gồm Peek (dùng lực ngón tay nhấn nhẹ) vào để xem trước và Pop (nhấn lực mạnh hơn) thì thông tin và các tùy chọn sẽ xuất hiện,[29] và đối với các icon cũng như tất cả ứng dụng đều sẽ hiển thị nội dung theo cách nhấn tương tự.[29] Tính năng “Retina Flash” đóng vai trò như đèn flash hỗ trợ khả năng selfie khi chụp ảnh trong môi trường có ánh sáng rất yếu. Tính năng “Live Photos” cho phép chụp ảnh đồng thời quay một video ngắn về đối tượng chụp.[17][34]
Nilay Patel của The Verge năm 2015 đã mô tả 6S, đặc biệt là mẫu Plus là “điện thoại tốt nhất trên thị trường bây giờ…. Không có công ty nào khác có thể tung ra một tính năng như 3D Touch và làm cho nó hoạt động theo cách gợi ý tạo ra các mô hình giao diện hoàn toàn mới và mọi nhà sản xuất điện thoại khác cần tìm hiểu chính xác lý do tại sao camera của Apple rất phù hợp trước khi chúng thực sự có thể cạnh tranh.”[36] Samuel Gibbs của The Guardian nhận xét rằng điện thoại “có tiềm năng trở thành điện thoại thông minh bán chạy nhất trên thị trường, nhưng thời lượng pin của nó gây thất vọng sâu sắc” và mô tả camera này là “không đi trước đối thủ nữa”.[37] Tom Salinger của The Register đã ca ngợi hiệu năng, lưu ý rằng “chúng tôi hiện đang sử dụng điện thoại có hiệu năng của PC”, nhưng mô tả 3D Touch “chỉ là một máy rung được tôn vinh” và “không tốt… bạn vẫn không biết điều gì sẽ xảy ra cho đến khi bạn thử nó “.[38] Ryan Smith và Joshua Ho của AnandTech đã trao tặng iPhone 6S và 6S Plus Giải thưởng Editors’ Choice Gold Award, chủ yếu dựa trên hiệu năng của thiết bị và bổ sung 3D Touch.[39]
Vào thứ Hai sau khi iPhone 6S ra mắt vào cuối tuần, Apple đã thông báo rằng họ đã bán được 13 triệu chiếc, một con số kỷ lục vượt quá doanh số 10 triệu chiếc ra mắt của iPhone 6 vào năm 2014.[40][41][42] Trong những tháng sau khi ra mắt, Apple đã chứng kiến ​​sự sụt giảm hàng quý đầu tiên hàng năm về doanh số iPhone,[43][44] được quy cho một thị trường điện thoại thông minh bão hòa tại các quốc gia bán hàng lớn nhất của Apple và người tiêu dùng ở các nước đang phát triển không mua iPhone.[45]
Tumblr media
Vào tháng 11 năm 2016, Apple đã thông báo rằng “một số lượng rất nhỏ” các thiết bị iPhone 6S được sản xuất từ ​​tháng 9 đến tháng 10 năm 2015 có pin bị lỗi đột ngột ngừng hoạt động. Mặc dù Apple lưu ý rằng các vấn đề về pin “không phải là vấn đề an toàn”, họ đã công bố chương trình thay pin cho các thiết bị bị ảnh hưởng. Khách hàng có thiết bị bị ảnh hưởng, trải rộng “phạm vi số sê-ri giới hạn”, có thể kiểm tra số sê-ri thiết bị của họ trên trang web của Apple và nếu bị ảnh hưởng, họ sẽ được thay pin miễn phí tại Apple Store hoặc các nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền Apple.[46][47][48]
Vào tháng 12 năm 2016, Apple đã tiết lộ chi tiết mới về vấn đề này, nói rằng các thiết bị bị ảnh hưởng có chứa “thành phần pin tiếp xúc với không khí xung quanh được kiểm soát lâu hơn so với trước khi lắp ráp vào bộ pin”.[49][50]
Nguồn: https://sharengay.online Danh mục: Đời Sống
iPhone 6S
from Sharengay Trang Tin Tức Độc Đáo VIDEO https://bit.ly/3dmvdtS via IFTTT
0 notes
muoigentis · 4 years ago
Text
Một số rủi ro có thai sau khi sinh mổ 3 tháng
Có thai sau khi sinh mổ 3 tháng sẽ gặp rủi ro gì? Vì sao bạn đã ngừa thai mà vẫn ''cấn bầu''? sàng lọc trước sinh gentis sẽ giải thích lý cho bạn, đồng thời chia sẻ những điều cần làm để thai kỳ được khỏe mạnh.
Những rủi ro có thai sau sinh mổ 3 tháng
Bé đầu lòng được hơn 3 tháng, chị Mai (Tân Phú, TP. HCM) thường xuyên thấy mệt mỏi trong người, có lúc còn choáng váng. Tưởng mình chăm con vất vả nên chị cố chợp mắt thường xuyên để lấy sức và sữa cho con bú. Dạo này con hay tiêu chảy, có người bảo: ”Tại nó bú sữa bà bầu nên mới thế”.
Chị Mai như bừng tỉnh, vội vàng đi khám thì phát hiện mình đúng là đã mang bầu được 3 tuần. Khổ thân chị vì tin mọi người mách đang thời kỳ cho con bú mẹ thì không dính bầu, vả lại anh xã còn cẩn thận xuất ra ngoài.
Trường hợp của chị Mai cũng là băn khoăn của nhiều chị em. Dưới đây gentis sẽ giải thích lý do vì sao mẹ ngừa thai mà vẫn có thai sau khi sinh mổ 3 tháng, những rủi ro khi mang thai trở lại quá sớm và điều mà mẹ cần làm để thai kỳ được khỏe mạnh.
Không thấy kinh nguyệt, vì sao vẫn có bầu?
Về mặt lý thuyết thì giai đoạn cho con bú sẽ giúp kéo dài khoảng thời gian bạn không có kinh nguyệt, đặc biệt vào 6 tháng đầu hậu sản. Một số chị em quyết định chọn hình thức này như một cách tránh thai.
Trong y khoa người ta gọi đây là biện pháp ngừa thai LAM (lactational amenorrhea method – tức vô kinh khi đang cho con bú). Lúc này hoạt động cho con bú và những hormone tiết ra cùng với sữa mẹ có thể kiềm hãm sự rụng trứng, dẫn đến không thể thụ thai và đồng thời không có kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, giai đoạn ngưng rụng trứng này kéo dài bao lâu còn tùy vào mỗi người. Nó thường phụ thuộc vào việc bạn có thường xuyên cho con bú hay không, bé thường ngủ bao nhiêu giấc và mỗi giấc bao lâu. Các yếu tố môi trường cũng tác động tới khả năng thụ thai của mẹ, chẳng hạn như: mẹ bị mất ngủ, căng thẳng, ốm.
Có người phải 9 tháng tới 24 tháng mới xuất hiện kinh nguyệt trở lại, nhưng có người chỉ 6 tuần sau sinh là đã có kinh rồi.
Các chuyên gia cho rằng dựa vào việc cho con bú để ngừa thai chỉ hiệu quả khi:
Bé dưới 6 tháng tuổi
Bé chỉ bú sữa mẹ, không bú bình, không dùng núm vú giả hay ăn các loại thực phẩm khác.
Bé bú mẹ theo nhu cầu
Bé vẫn bú đêm
Mẹ cho con bú ít nhất 6 lần mỗi ngày, ít nhất 60 phút mỗi ngày.
Bất kì sự dao động nào trong hoạt động cho con bú cũng có thể khiến kinh nguyệt quay trở lại. Để an toàn, 9 tuần sau sinh, bạn không nên chỉ ngừa thai bằng phương pháp cho con bú, mà phải dùng thêm biện pháp khác. chi phí xét nghiệm nipt tại gentis ?
Rủi ro có thai sau khi sinh mổ 3 tháng
Các chuyên gia cho rằng thời điểm lý tưởng nhất để mang thai lần kế tiếp là từ 12-60 tháng sau sinh. Trước hơn hoặc muộn hơn khoảng thời gian này đều có thể dẫn đến rủi ro cho mẹ và bé.
Đối với mẹ:
– Nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ trong quá trình chuyển dạ, thường gặp ở phụ nữ từng mổ lấy thai hoặc mổ cắt u xơ tử cung.
– Vết mổ chưa lành hẳn khiến mẹ bị đau khi mang thai.
– Tăng nguy cơ rau tiền đạo, rau bám thấp dẫn đến xuất huyết thai kỳ hoặc chảy máu nặng trong khi sinh.
– Thai bám vào sẹo mổ cũ: đây là một dạng thai ngoài tử cung hiếm gặp, gây xuất huyết trong ồ ạt và thường phải bỏ thai. Nguy cơ mẹ vỡ tử cung cũng khá cao.
– Nguy cơ nhau cài răng lược: Lúc này bánh nhau ăn sâu vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn ra các cơ quan xung quanh, khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh, không thể đông cầm máu dẫn đến tử vong.
– Mẹ kiệt sức vì chăm con nhỏ nên không thể dưỡng thai tốt.
Đối với bé:
– Nguy cơ sinh non cao, nhẹ cân, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dẫn tới nhiều nguy cơ bệnh tật, khó nuôi.
– Nếu mẹ bị nhau tiền đạo cài răng lược thì thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỷ lệ tử vong sơ sinh cao.
Những điều mẹ nên làm khi phát hiện có thai sau khi sinh mổ 3 tháng
Nếu chưa đến một năm sau sinh mà đã lại ”cấn bầu”, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng mà hãy thực hiện các bước sau:
– Chọn lựa cơ sở uy tín, khám sớm ngay khi phát hiện có thai để theo dõi nguy cơ rủi ro cho mẹ và bé.
– Khám đều đặn để đánh giá tình trạng vết mổ cũ.
– 3 tháng cuối thai kỳ, nguy cơ nứt vết mổ cao nhất. Mẹ cần quan sát cơ thể thường xuyên và kịp đi khám nếu thấy có dấu hiệu nguy hiểm.
– Nhằm tránh biến chứng, mẹ nên xin tư vấn của bác sĩ để mổ thai sớm vào tuần thứ 39.
Việc mang thai ngoài ý muốn như thế này quả thật rất rủi ro, tuy nhiên mẹ cũng không nhất thiết phải vội vàng bỏ con. Khá nhiều thai phụ rơi vào trường hợp có thai sau khi sinh mổ 3 tháng đều mẹ tròn con vuông. Nếu thai đã quá 12 tuần thì việc phá thai ở những người có sẹo mổ còn mới cũng khá nguy hiểm. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình cũng như ý kiến chuyên môn của bác sĩ để có quyết định hợp lý và an toàn nhất nhé.
Mẹ tham khảo thêm: bệnh edward sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thế nào
0 notes
spachamsocbauhanoi · 3 years ago
Link
Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu thường bị rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng như táo bón, tiêu chảy,... Có thai 39 tuần bị tiêu chảy có sao không?
0 notes