#thực phẩm giúp bà bầu đỡ nghén
Explore tagged Tumblr posts
Text
Các thực phẩm giúp mẹ bầu đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng
Tình trạng ốm nghén diễn ra chủ yếu ở 3 tháng đầu của thai kỳ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, sợ ăn, nôn mửa…Vì thế mẹ bầu cần có chế ăn uống khoa học đểđảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi và lấy lại năng lượng. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu các thực phẩm giúp bà bầu đỡ nghén nhanh chóng.
Bật mí ngay 8 thực phẩm giúp bà bầu đỡ buồn nôn mà vẫn đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu, vậy bà bầu nghén nặng nên ăn gì để giúp mẹ ngon miệng hơn và giảm tình trạng ốm nghén? Xem ngay sau đây nhé.
Cam
Nếu mẹ đang thắc mắc nên ăn gì để giảm nghén thì hãy lựa chọn quả cam. Cam là loại quả giàu vitamin C và chứa nhiều nước, giúp hỗ trợ hấp thu sắt từ thực phẩm. Vị chua ngọt của quả cam cũng giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, buồn nôn khi ốm nghén. Mẹ nên duy trì dùng cam hay nước cam trong suốt thai kỳ, đặc biệt những mẹ bầu thai đôi nên thêm cam vào thực đơn cho mẹ bầu song thai để cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng hiệu quả.
Xem thêm: uống canxi với nước cam cho bà bầu được không
Thanh long
Thanh long là loại quả dễ tìm, mọng nước, giàu chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón mẹ bầu hay gặp phải khi mang thai. Ngoài ra, quả thanh long còn có vị chua nhẹ giúp giảm nghén tốt, được nhiều bà bầu yêu thích và sử dụng thường xuyên.
Nho
Một trong số những thực phẩm giúp bà bầu đỡ nghén mẹ không nên bỏ qua là quả nho. Nhiều bà bầu thích ăn nho bởi loại quả này có vị ngọt, dễ ăn và có lợi cho hệ tiêu hóa. Nho còn chứa thành phần đường Glucose và dồi dào vitamin C giúp mẹ giảm bớt các dấu hiệu ốm nghén, hỗ trợ phục hồi năng lượng nhanh chóng.
Chuối
Chuối chứa hàm lượng lớn vitamin B6, vitamin C, kali và dồi dào chất xơ giúp mẹ tiêu hóa tốt, giảm bớt cảm giác buồn nôn, chán ăn. Bên cạnh đó, ăn chuối thường xuyên còn có tác dụng hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ.
Xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Khoai lang
Trong khoai lang có thành phần giàu chất xơ cùng các loại khoáng chất thiết yếu như vitamin B6, vitamin C, folate, phốt pho.. Ăn khoai lang không chỉ giàu dinh dưỡng, giúp mẹ khỏe mạnh mà còn có tác dụng giảm đáng kể triệu chứng ốm nghén mẹ đang gặp phải.
Me
Nếu mẹ vẫn chưa biết thực phẩm giúp bà bầu đỡ nghén là gì thì có thể thử ăn me. Me là loại quả được sử dụng trong Đông y để chữa ốm nghén cho bà bầu. Loại quả này còn cung cấp lượng lớn magie giúp mẹ giảm mệt mỏi hiệu quả.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng, có khả năng trung hòa acid dạ dày và nhờ đó làm giảm các triệu chứng buồn nôn, trào ngược dạ dày với các mẹ bầu. Thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp mẹ bồi bổ cơ thể rất tốt.
Gừng
Gừng được xem là thực phẩm chữa nghén hiệu quả cho các mẹ bầu bởi gừng chứa hợp chất gingerol và shogaol, giúp kiểm soát cơn buồn nôn cho bà bầu. Do đó, bà bầu ốm nghén có thể thử ăn các thực phẩm có chứa gừng, dùng nước uống hay các món từ gừng như bánh vị gừng, trà gừng..
Xem thêm: 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con gái theo dân gian
Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho bà bầu ốm nghén ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc ăn uống đúng cách sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng chiến thắng cơn ốm nghén. Do đó, khi thiết lập chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý:
Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong thực đơn, đảm bảo bữa ăn đủ chất béo, chất đạm, bột đường, vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các thực phẩm gây co thắt tử cung, đồ uống có ga, caffeine, đồ chế biến sẵn, thức ăn cay, thực phẩm nhiều dầu mỡ.. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày với từ 5-6 bữa nhỏ giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Uống nhiều nước để hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trường hợp bà bầu ốm nghén nặng không ăn được gì cũng nên uống sữa bầu để tránh bị đau dạ dày cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi.
Trong suốt thai kỳ, mẹ cần duy trì bổ sung các viên uống vi chất đặc biệt là viên sắt, canxi, DHA để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, nhất là khi bị nghén, không ăn được nhiều. Mẹ bầu cần lưu ý cách uống sắt canxi và DHA cho bà bầu đúng để bổ sung hiệu quả.
Buồn nôn khi ốm nghén là tình trạng sinh lý hết sức bình thường nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu buồn nôn thường xuyên, lâu không hết ốm nghén, không tăng cân sau nhiều tháng mang thai thì mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách giảm ốm nghén an toàn.
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 23 days ago
Text
Có thai 7 tuần mẹ nên ăn gì để bổ sung sắt?
Tình trạng thiếu sắt thiếu máu là vô cùng phổ biến ở các mẹ bầu hiện nay. Chính vì thế việc bổ sung các thực phẩm bổ máu cho bà bầu là vô cùng cần thiết. Vậy mang thai 7 tuần nên ăn gì để bổ sung sắt đúng đủ, đáp ứng nhu cầu của mẹ và thai nhi?
Xem thêm: 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con gái theo dân gian
Lợi ích của sắt đối với mẹ bầu 7 tuần
Như các mẹ đã biết, sắt là nguyên liệu để tạo ra những tế bào hồng cầu màu đỏ khỏe mạnh, giúp mang oxy và các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, sắt càng có vai trò quan trọng hơn trong việc duy trì sức khỏe cho người mẹ và giúp thai nhi được phát triển tốt nhất.
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, do đó lượng sắt cũng cần tăng theo. Cơ thể mẹ sẽ sử dụng sắt để tạo ra nhiều máu hơn nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Bổ sung đủ sắt mỗi ngày giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi có điều kiện để phát triển. Đồng thời, bổ sung sắt đúng đủ là cách giữ thai trong 3 tháng đầu rất cần thiết, giúp mẹ bầu và thai nhi phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ như sảy thai, đẻ non, băng huyết và nhiễm trùng hậu sản
Nếu mẹ không có đủ lượng sắt dự trữ hoặc không nhận đủ chất sắt khi mang thai sẽ dễ rơi vào tình huống thiếu máu do thiếu sắt. Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt khi mang thai có thể khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm sức đề kháng, dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công do sắt có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Thực phẩm nên có trong các bữa ăn bổ sung sắt cho mẹ bầu 7 tuần
Có thể thấy, thiếu máu rất dễ xảy ra với mẹ bầu và cả người bình thường. Do đó, trong giai đoạn quan trọng, mẹ nên đưa các loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn cho bà bầu thiếu máu để bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể:
Thịt bò: Mang thai 7 tuần nên ăn gì để bổ sung sắt đó là thịt bò. Thịt bò được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng sắt cao, trung bình trong 100g thịt bò chứa khoảng 2 mg sắt. Mẹ bầu nên ăn phần thịt nạc để bổ sung sắt tốt hơn nhé. Gan động vật: Gan lợn, gan bò, gan gà là những loại thực phẩm rất giàu sắt. Trong 100 g gan bò chứa khoảng 5 mg chất sắt, cung cấp 27% chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra, gan còn giàu protein, vitamin A, vitamin B, đồng, selen và đặc biệt là choline rất tốt cho sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Các loại đậu: Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành, đậu phộng, đậu Hà Lan… là nguồn cung cấp chất sắt, chất xơ và protein dồi dào cho mẹ bầu. Bông cải xanh: Trong các loại rau, bông cải xanh là loại rau chứa nhiều sắt giúp tăng cường máu cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin C, vitamin K, chất xơ… có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả, giảm tình trạng nóng trong hoặc táo bón ở mẹ bầu. Bí đỏ: Bí đỏ là loại rau củ giàu hàm lượng sắt và kẽm. Ngoài ra, trong bí đỏ còn chứa tinh bột, carotene, protein, canxi, photpho, chất xơ và các loại vitamin như B, C, K, T… Mẹ có thể chế biến bí đỏ thành nhiều món ngon như canh, cháo, soup, chè hoặc các món hầm vừa bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa vừa đỡ ngán.
Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Cách bổ sung sắt giúp sắt được hấp thụ tối ưu nhất
Khi mẹ bầu bổ sung sắt cần lưu ý:
Bổ sung sắt kết hợp với vitamin C. Vitamin C là loại vitamin tan trong nước, có tác dụng thúc đẩy sắt hấp thu vào cơ thể. Mẹ đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, chanh, bưởi…song song với bổ sung sắt nhé. Không uống thuốc bổ sung sắt cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hoặc thực phẩm giàu canxi vì lý do canxi có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt. Thời điểm uống canxi và sắt phải cách nhau ít nhất 2 giờ. Ngoài ra, khi uống thuốc bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa chứng táo bón trong thai kỳ. Mẹ chỉ nên uống nước lọc, tránh uống trà hoặc cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sắt và axit folic là bộ đôi dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi còn non nớt. Bổ sung đủ axit folic và sắt cho bà bầu giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa dị tật thai nhi, … Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt và axit folic chuyên biệt để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Trên đây là top thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu 7 tuần hữu hiệu nhất. Mẹ hãy đảm bảo bổ sung đủ sắt trước, trong và sau thai kỳ để có sức khỏe tốt và cho thai phát triển toàn diện, mẹ nhé!
0 notes
spachamsocbauhanoi · 26 days ago
Text
Cách giảm mệt mỏi cho bà bầu 3 tháng cuối
Tình trạng mệt mỏi xảy ra ở phụ nữ mang thai tháng cuối rất phổ biến và khiến họ phải chịu không ít phiền toái. Vậy bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối làm thế nào để cải thiện?
Xem thêm: bầu 38 tuần ăn dứa được không
Cách tự nhiên tốt nhất để chống lại mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối
Người phụ nữ khi mang thai phải đánh đổi rất nhiều, từ sự biến đổi trên cơ thể đến tình trạng tâm lý. Do đó việc thấu hiểu sẻ chia là vô cùng quan trọng. Không chỉ đơn giản là giúp đỡ sản phụ hết mệt mỏi mà còn làm điểm tựa tâm lý, phòng ngừa trầm cảm sau sinh. Để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy tham khảo một số biện pháp cải thiện như sau đây:
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng với các thực phẩm bổ dưỡng chứa các chất:
Sắt và protein để phòng ngừa thiếu máu và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Canxi có tác dụng giúp hệ xương-răng phát triển, chắc khỏe. Magie để giảm bớt tình trạng chuột rút, thư giãn cơ bắp. DHA cho sự phát triển trí não. Acid folic giúp phát triển hệ thần kinh, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Chất xơ để phòng ngừa táo bón thai kỳ.
Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất này qua các loại thực phẩm như: thịt đỏ, thịt nạc, rau có màu xanh thẫm, trái cây, đậu nành, sữa và sản phẩm từ sữa, yến mạch, hạnh nhân, quả óc chó, dầu cá, cá béo… Ngoài ra, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tránh ăn các thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Mẹ bầu nên uống từ 8-12 ly nước/ngày để tránh bị mất nước, giảm táo bón và chuột rút hay gặp trong giai đoạn này.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và dha cho bà bầu hiệu quả
Chế độ sinh hoạt của các bà bầu 3 tháng cuối
Chế độ sinh hoạt của bà bầu mệt mỏi 3 tháng cuối nên được điều chỉnh lại với các điều sau:
Vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga bầu, đi bộ hay tập kegel làm săn chắc cơ sàn chậu. Tư thế nằm ngủ tốt nhất là nằm nghiêng bên trái với chiếc gối kê giữa 2 chân để nâng đỡ cơ thể. Mang giày đế thấp, thoải mái để tránh bị ngã và giảm tình trạng đau lưng. Khi thấy mệt mỏi, mẹ nên cố gắng chợp mắt hay ngồi xuống và thư giãn. Tránh uống nhiều nước buổi tối để không bị đi vệ sinh nhiều ban đêm, gây mất ngủ.
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào thì dừng
Những điều mẹ cần tránh khi mang thai 3 tháng cuối
Tới 3 tháng cuối mang thai, bà bầu cần tránh những điều sau để đảm bảo thai kỳ an toàn và không gây ảnh hưởng tới em bé:
Tránh tập thể dục với cường độ cao hay làm việc nặng nhọc có thể làm vùng bụng tổn thương. Tránh uống rượu hay dùng đồ uống chứa caffeine, hút thuốc, dùng chất gây nghiện. Tránh ăn đồ ăn sống, cá sống, hải sản hun khói hay các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, sữa chua chưa tiệt trùng, rau mầm, thịt nguội… Tránh tiếp xúc với phân mèo bởi có thể gây nhiễm khuẩn toxoplasmosis. Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh nhất là thuốc isotretinoin để điều trị mụn trứng cá, acitretin trị bệnh vẩy nến, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) trị bệnh cao huyết áp…
Trong giai đoạn những tháng cuối mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ ngày càng nặng nề và mệt mỏi hơn khi thai nhi đã gần tới ngày chào đời. Mẹ cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ với một chế độ ăn dinh dưỡng, sử dụng đều đặn các viên uống sắt, canxi, DHA với hàm lượng tiêu chuẩn. Với những bà bầu mệt mỏi, hay bị chuột rút, đau nhức cơ bắp, tê bì tay chân thì cần xem có phải bà bầu bị thiếu magie và canxi hay không để bổ sung kịp thời. Nếu các mẹ đang bổ sung vi chất qua viên uống, hãy lưu ý uống magie và sắt cùng lúc được không để sắp xếp bổ sung cho hợp lý.
Thật may mắn nếu mẹ bầu có cơ địa khỏe mạnh, không ốm nghén, không mệt mỏi. Nhưng với hầu hết mẹ bầu, mệt mỏi khi mang thai là điều khó tránh khỏi. Thay vì lo lắng, âu sầu, mẹ bầu nên vui vẻ đón nhận như một phần tất yếu của hành trình làm mẹ vĩ đại. Khi mệt mỏi xuất hiện cùng bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh rủi ro ngoài ý muốn.
0 notes
Text
Làm gì để cải thiện tình trạng nghén ngủ khi mang thai?
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai do cơ thể thay đổi nên nhiều bà bầu hay buồn ngủ, ngủ nhiều hơn so với bình thường. Vậy tại sao bà bầu hay buồn ngủ? Bà bầu bị nghén ngủ phải làm sao?
Mẹ bầu nghén ngủ có tốt không?
Giấc ngủ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể thì liệu mẹ bầu nghén ngủ có tốt không? Nhiều người nghĩ rằng phụ nữ khi mang thai ăn và ngủ nhiều để tốt cho con. Tuy nhiên theo các chuyên gia về mẹ và bé, ngủ nhiều quá không thực sự tốt vì có thể gây ra nhiều bệnh lý thai kỳ, gây tác động xấu đến cả mẹ và con. Cụ thể:
Tumblr media
Tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp: Nằm quá lâu khiến bà bầu bị tê cứng xương khớp gây loãng xương, làm xương dễ bị tổn thương, đặc biệt là xương chậu phải nâng đỡ và bảo vệ bào thai trong suốt thai kỳ.
Tổn thương tinh thần: Ngủ quá nhiều khiến cảm giác mệt mỏi bị kéo dài hơn, trí não thiếu minh mẫn, linh hoạt, hay quên, dễ cáu gắt,… làm tăng nguy cơ bà bầu bị stress, trầm cảm trong thai kỳ và sau khi sinh nở.
Tăng nguy cơ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ: Ngủ quá nhiều khiến đường không được chuyển hóa thành năng lượng và làm chỉ số đường huyết tăng cao.
Tăng nguy cơ bị thuyên tắc mạch phổi: Nằm lâu khiến các cục máu đông trong tĩnh mạch dưới chân có thể di chuyển lên tĩnh mạch phổi làm tắc nghẽn mạch.
>>Xem thêm: bà bầu xuống máu chân mấy lần thì sinh
Làm gì để cải thiện tình trạng nghén ngủ khi mang thai?
Tương tự như những loại nghén khác, nghén ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, nhưng có những mẹ bị nghén ngủ suốt cả thai kỳ.NGuyên nhân là do tuyến yên tăng sản xuất hormone progesterone để làm dày niêm mạc tử cung, giúp hợp tử dễ dàng làm tổ và phát triển thành bào thai. Điều này lại dẫn tới một số rối loạn nhịp sinh học và các sinh hoạt hàng ngày do quá trình sản sinh thụ thể GABA (có tác động làm dịu và phục hồi não bộ) bị tác động.
Các triệu chứng nghén ngủ gồm có:
Thường xuyên ngáp ngủ
Luôn trong trạng thái buồn ngủ
Thời gian ngủ kéo dài khoảng 10 – 12h/ngày
>>Xem thêm: viên uống DHA cho bà bầu loại nào tốt
Nghén ngủ khiến bà bầu ngủ quá nhiều không tốt như chúng ta vẫn nghĩ. Thời gian ngủ tốt nhất cho bà bầu là 7 – 10h/ngày với khoảng ít nhất 7 – 8h/đêm và tối đa 30 phút vào buổi trưa. Để hạn chế tình trạng nghén ngủ, ngủ quá nhiều nhằm phòng ngừa tình trạng cứng khớp, thuyên tắc phổi bà bầu nên:
Tumblr media
Thực hiện thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, nên đi ngủ trước 22h và không nên ngủ sau 23h.
Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh bị kích động hay suy nghĩ quá nhiều
Làm việc nhẹ nhàng, vừa sức, hạn chế làm những việc nặng nhọc
Chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường rau xanh, trái cây tươi và các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. (Xem thêm: thuốc sắt và canxi nào tốt cho bà bầu )
Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với giai đoạn mang thai để cải thiện tâm trạng, nâng cao sức khỏe xương khớp và tăng cường trao đổi chất cho bà bầu.
Tư thế nằm ngủ thoải mái để mang lại giấc ngủ ngon mà không tác động tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ. Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu là nghiêng bên trái. sử dụng gối mềm để gối đầu và kê chân.
Bổ sung thêm thảo dược giảm nghén tăng cường đề kháng cho bà bầu để nâng cao sức khỏe, giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn trong thai kỳ.
Không uống nước trước khi đi ngủ và nên uống trước 21h để không bị đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Mỗi khi cảm thấy buồn ngủ trong giờ làm việc, không thể duy trì sự tỉnh táo và tập trung được vào công việc mẹ bầu nên đứng lên, đi lại một vài bước hoặc thực hiện một số động tác thể dục cơ bản để làm giãn cơ và thư giãn tinh thần. Một số động tác yoga dành cho bà bầu rất hữu dụng trong trường hợp này lại còn giúp giảm stress và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho thai nhi. Sau đó mẹ bầu có thể đi rửa mặt để tỉnh táo hơn.
Một số loại thực phẩm như gừng, chanh, các món ăn vặt như sữa chua, các loại hạt, bánh quy, ô mai,… cũng giúp mẹ bầu lấy lại sự tỉnh táo. Cơ miệng hoạt động cũng giúp mẹ bầu có thể tập trung hơn vào công việc. Tuy nhiên mẹ bầu không nên sử dụng cà phê để chống lại cơn buồn ngủ, đặc biệt là trong các buổi chiều. Cà phê có thể khiến mẹ bầu bị khó ngủ, mất ngủ, tim đập nhanh, giảm hấp thụ vitamin và khoáng chất,… lâu ngày có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
>>Xem thêm: cách uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho mẹ bầu
Hy vọng từ những kiến thức này, mọi phụ nữ mang thai đều có thể áp dụng đúng cách và có sức khỏe thai kỳ được tốt nhất
0 notes
daothingoctram · 2 years ago
Text
Top 9 Sua Hat Hàn Quoc Cho Ba Bau
Tumblr media
Tổng hợp top 9 sữa hạt Hàn Quốc cho bà bầu tốt nhất b��� sung đầy đủ dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe của mẹ và thai nhi, làm đẹp da và giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon. 
Sữa hạt là thức uống giàu dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn giúp làn da hồng hào, nhuận sắc. Đặc biệt là các loại sữa hạt Hàn Quốc cho bà bầu rất dễ uống, không hề bị ngán như sữa bột công thức. Sữa hạt Hàn Quốc cho bà bầu đang là xu hướng được nhiều mẹ bầu tìm đến. Thay vì lựa chọn các loại sữa dinh dưỡng, sữa bột công thức thường dễ ngán và tăng cân nhiều thì sữa hạt tự nhiên vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày mà còn mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 9 loại sữa hạt Hàn Quốc dành cho bà bầu được bác sĩ Phan Thanh Dần khuyên dùng, chị em cùng tham khảo ngay nhé.
Tác dụng của sữa hạt Hàn Quốc cho bà bầu Cung cấp dinh dưỡng tốt cho mẹ và thai nhi Các loại sữa bầu hạt Hàn Quốc mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào, bao gồm đa dạng các vitamin và khoáng chất sẽ cung cấp năng lượng đi nuôi cơ thể. Sữa hạt cung cấp một lượng lớn canxi tốt cho sự phát triển hệ xương ở thai nhi và làm giảm tình trạng nhức mỏi, đau lưng, tê bì tay chân cho mẹ.
Bên cạnh đó, các loại sữa hạt từ Hàn Quốc còn bổ sung axit amin, chất béo không bão hòa Omega 3 (chứa DHA, ARA, ALA) tốt cho sự hoàn thiện cấu trúc não bộ và thị lực của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Cùng với axit folic (vitamin B9) sẽ bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch,….
Cải thiện ốm nghén Trong thời kỳ mang thai, khẩu vị của mẹ bầu thay đổi và kén ăn hơn khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu chất. Lúc này, sữa hạt sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp mẹ cân bằng lại sức khỏe, giảm tình trạng ốm nghén.
Sữa hạt Hàn Quốc cho mẹ bầu hiện nay có thể được làm từ một hoặc kết hợp nhiều loại hạt khác nhau, có hương vị thơm ngon, dễ uống. Nhờ đó mà mẹ bầu có thể thay đổi thường xuyên cho đỡ ngán.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ Thành phần của sữa hạt có chứa vitamin B1 có khả năng kích thích cơ thể sản sinh hormone serotonin, thư giãn tinh thần thoải mái và giúp bà bầu dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon, ngủ sâu hơn. Khi chất lượng giấc ngủ được nâng cao đồng nghĩa với việc sức khỏe và tinh thần của mẹ cũng được cải thiện.
Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ Uống sữa hạt Hàn Quốc cung cấp một lượng lớn protein (chất đạm) giúp mẹ bầu cảm thấy no lâu. Từ đó có thể tránh tình trạng ăn nhiều, giảm được lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Hàm lượng chất xơ tự nhiên trong sữa hạt làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, kiểm soát đường huyết ở mức ổn định và giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Đồng thời cũng cải thiện và phòng ngừa chứng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Phòng ngừa huyết áp cao Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và có thể dẫn đến tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của mẹ và thai nhi. Uống sữa hạt có tác dụng hỗ trợ kiểm soát mức huyết áp an toàn. Các chất đạm và chất béo thực vật trong sữa hạt còn giúp mẹ bầu phòng tránh các vấn đề về tim mạch.
Duy trì làn da hồng hào căng mịn Nhờ có hàm lượng dồi dào các vitamin, đặc biệt là vitamin E - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng đẩy lùi sắc tố thâm sạm và bổ sung độ ẩm cho làn da. Từ đó giúp mẹ bầu duy trì làn da khỏe mạnh, hồng hào căng mịn trong suốt thời gian mang thai và cả sau khi sinh.
Top 9 sữa hạt Hàn Quốc cho bà bầu tốt nhất
Sữa hạt óc chó Sahmyook Được coi là loại sữa hạt “quốc dân” của người dân xứ kim chi, sữa hạt óc chó Sahmyook được sản xuất bởi Sahmyook Food, thương hiệu thành lập từ năm 1974 chuyên về thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu Hàn Quốc. Sữa có mùi thơm, vị ngọt nhẹ, béo dịu vừa miệng, không lo bị ngán.
Sữa hạt Hàn Quốc Vegamil Nằm trong top 9 sữa hạt Hàn Quốc dành cho bà bầu đang được yêu thích nhất hiện nay là sữa Vegamil. Sữa hạt Vegamil là sự kết hợp hoàn hỏa của đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, chỉ một hộp sữa đã có thể thay thế bữa ăn phụ hàng ngày.. Sữa hạt cho bà bầu Ligaro Với những mẹ bầu đang bị ốm nghén, khó ăn uống thì các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên sử dụng sữa hạt Ligaro trong giai đoạn thai kỳ. Loại sữa hạt này cũng được rất nhiều chị em yêu thích bởi hương vị thơm mát, thanh đạm tự nhiên.
Sữa hạt Mito Latte Sữa hạt Mito Latte Hàn Quốc đem đến cho mẹ bầu đầy đủ dưỡng chất của các loại hạt bên trong một ly sữa thơm ngon. Sản phẩm được đóng gói dạng túi nhỏ rất tiện lợi mang theo khi đi làm, đi du lịch nên mẹ bầu yên tâm nhé.
Sữa hạt maccadamia KC Health Sữa hạt maccadamia KC Health là sản phẩm của thương hiệu KC Health nổi tiếng Hàn Quốc, đạt chuẩn chất lượng HACCP toàn cầu. Từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, loại sữa này đã được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn.
Sữa óc chó cho bà bầu Maeil Sữa Maeil - sữa óc chó Hàn Quốc bà bầu uống được không? Hoàn toàn được, đây còn là thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời được các chuyên gia sức khỏe đánh giá cao. Sữa Maeil là sữa hạt Hàn Quốc cho bà bầu từ Maeil Dairy, công ty sữa hàng đầu của Hàn. Loại sữa này rất dễ uống, phù hợp với cả những mẹ đang bị ốm nghén.
Sữa hạt Hàn Quốc Golden Milk Sữa hạt Golden Milk là sự kết hợp từ nhiều loại hạt tự nhiên giàu dinh dưỡng. Thế nhưng khi uống không hề ngán mà còn rất lạ miệng, kích thích vị giác.
Sữa hạt dành cho bà bầu Kor Milk Sữa óc chó Hàn Quốc dành cho bà bầu Kor Milk được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, giữ được dưỡng chất quý giá trong các loại hạt tự nhiên. Không chỉ có lợi ích chăm sóc sức khỏe mà còn tốt cho làn da, sắc vóc của mẹ bầu.
Xem thêm: https://chiaki.vn/tin-tuc/sua-hat-han-quoc-cho-ba-bau
0 notes
Text
Tổ yến đối với sức khỏe phụ nữ mang thai có những công dụng gì?
Trong thế giới tự nhiên, có rất ít nguồn dưỡng chất có thể sánh được với giá trị dinh dưỡng của tổ yến. Tổ yến có thể được sử dụng cho mọi lứa tuổi và có ít hạn chế sử dụng. Yến sào được xem như thuốc tiên duy trì tuổi thanh xuân cho cơ thể, có công dụng cải thiện làn da, giúp da giữ lại nét đẹp tự nhiên. Do đó, yến sào được các vương phi hoàng hậu rất ưa thích và lựa chọn để chăm sóc sắc đẹp. Thêm vào đó, yến sào còn được dùng để kích thích sự thèm ăn, tăng cường giấc ngủ. Nó cũng có tác dụng tăng cường trí nhớ, cải thiện chức năng thần kinh ở cả người lớn và trẻ em.
Tumblr media
1. Yến sào cung cấp nhiều dưỡng chất cho quá trình mang thai ?
Khi mang thai, phụ nữ cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất để bồi bổ cơ thể và nuôi dưỡng sự phát triển của thai nhi. Theo các nhà khoa học phân tích, tổ yến chứa tới 18 axit amin, cùng các khoáng chất và vitamin thiết yếu đủ bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết cho bà mẹ bị thiếu hụt do ốm nghén, mệt mỏi trong quá trình mang thai.
2. Tổ yến sào giúp đẩy lùi các triệu chứng ốm nghén
Trong giai đoạn mang thai, do sự thay đổi của một số hooc-mon trong cơ thể, việc ăn uống sinh hoạt của người phụ nữ cũng bị ảnh hưởng. Khi sử dụng tổ yến, Threonine có trong đó giúp các bà mẹ ngủ ngon, ăn ngon hơn, từ đó giảm các triệu chứng ốm nghén, tăng cường sức khỏe.
3. Công dụng của tổ yến với phụ nữ mang thai
3.1 Tổ yến giúp chống trầm cảm khi mang thai
Trytopan có trong tổ yến là dưỡng chất quan trọng có tác dụng chống trầm cảm, nó làm tăng hưng phấn, giảm mệt mỏi, căng thẳng, lo ��u cho bà bầu.
Ngoài ra tổ yến còn hỗ trợ giúp các bà mẹ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh. Thêm vào đó, Trytopan cũng có khả năng tối ưu hóa sự phát triển của trẻ, khiến em bé phát triển khỏe mạnh hơn.
3.2 Tổ yến đối với sức khỏe phụ nữ mang thai có những công dụng gì?
Trong thời kỳ đầu mang thai, việc hình thành các tế bào thần kinh, hệ miễn dịch của bào thai rất quan trọng. Do đó sử dụng tổ yến giúp cung cấp các dưỡng chất như Methionine, Proline, Acid aspartic,…làm tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chống viêm khớp, giúp tăng trưởng tế bào và cải thiện trí nhớ cho bà bầu.
Đồng thời chất Glycine trong tổ yến còn làm giảm hiện tượng khuyết tật ống thần kinh của thai nhi, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của thai nhi. Khi sinh ra, trẻ sẽ khỏe mạnh và đỡ bệnh vặt hơn.
3.3 Giảm sự lão hóa, da dẻ tươi tắn
Chất Threonine là tiền chất hình thành Elastin và Collagen giúp da phụ nữ mang thai giảm đi các dấu hiệu lão hóa. Trong tổ yến có một lượng lớn Proline là các dưỡng chất rất tốt, hỗ trợ cho việc phục hồi tế bào, giúp các mẹ bầu có được làn da tươi tắn, môi hồng hào hơn.
3.4 Lưu ý khi dùng yến sào cho phụ nữ mang thai
Công dụng của tổ yến đối với phụ nữ mang thai là không hề nhỏ. Nó giúp các bà bầu bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho cả mẹ và bé. Nhưng tổ yến là thực phẩm có tính “hàn” nên khi sử dụng phải đúng liều lượng và chỉ nên dùng khi mang thai từ tháng thứ 4 trở lên.
4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng yến sào cho trẻ em
Vì là một thực phẩm giàu đạm nên việc cho ăn trước hoặc ngay sau bữa ăn sẽ khiến trẻ sinh ra biếng ăn vào các bữa chính. Như vậy, yến sào lại vô tình phản tác dụng đối với những trẻ vốn đã suy dinh dưỡng.
Tumblr media
Ăn yến tốt nhất là vào trước giờ ngủ tối 1–2 tiếng bởi sau khoảng 1 tiếng chìm vào giấc ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hormone sinh trưởng và tận dụng hết nguồn dinh dưỡng đã tiêu thụ vào để giúp cơ thể phát triển.
Để yến sào có tác dụng tốt nhất nên duy trì dùng đều đặn trong một thời gian với lượng nhỏ thay vì dùng lượng lớn trong một vài lần.
Ngoài ra, yến sào chỉ là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, chứ không phải là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Bên cạnh bổ sung yến sào, mẹ cũng cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho bé.
Cần đầy đủ chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi…, thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày.
Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp mẹ biết cách cho bé ăn yến sào sao cho hợp lý và hiệu quả nhất nhằm đem đến lợi ích sức khỏe và trí não cho sự phát triển của trẻ.
5. Mua Yến sào Khánh Hòa xuất khẩu đi Mỹ ở đâu?
Yến sào là sản phẩm quý hiếm và bổ dưỡng không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên để tìm được địa chỉ uy tín mua sản phẩm thật đảm bảo chất lượng thì khách hàng cần sự cân nhắc tham khảo thật kỹ để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” nhé.
Cửa hàng 719 CMT8, phường 6, quận Tân Bình là cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm Yến sào xuất khẩu đi Mỹ… với chất lượng tốt nhất và giá cả không thể nào hợp lý hơn tại TPHCM hiện nay.
Tumblr media
Hồ sơ yến xuất khẩu đi Mỹ
Cửa hàng này chuyên cung cấp các loại sản phẩm yến sào xuất khẩu đi Mỹ với chất lượng cao, mẫu mã được thiết kế khá bắt mắt. Thêm vào đó, nơi đây còn sở hữu đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, chuyên nghiệp, có kiến thức sâu về sản phẩm, khả năng tư vấn tốt giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đặt niềm tin tại đây.
Khỏi phải nói, để vượt qua hàng loạt các tiêu chuẩn khắt khe của FDA và các cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm Mỹ, sản phẩm này chắc chắn phải có chất lượng hàng đầu và vượt trội.
Tumblr media
Soup, cháo yến vừa ngon vừa bổ, giá chỉ… 100 ngàn
Tumblr media
Chè Yến cực kỳ thơm ngon,.. giá chỉ từ 80 ngàn.
Thêm 1 điểm cộng nữa đó là ở đây có những món chè yến rất ngon với giá khá mềm: chỉ với 80 ngàn. Hàng ngày vào mỗi buổi chiều tối, rất đông lượng khách ghé đến đây để thưởng thức các món ăn ngon, bổ và rẻ này.
Đa số khách hàng đánh giá đây là cửa hàng kinh doanh yến sào lớn nhất và uy tín nhất tại TPHCM hiện nay.
Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn có thêm kiến thức về cách sử dụng Tổ Yến, cũng như tìm được một địa chỉ uy tín để có thể mua được những sản phẩm yến sào tốt nhất dành tặng cho bạn bè và người thân của mình.
Tham khảo bài viết tại : To yen sao xuat khau di My
1 note · View note
monmomvn · 3 years ago
Text
Tổng hợp cách giảm nghén cho bà bầu hiệu quả
Trái cây là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu dành cho bà bầu, nhằm đem lại cho mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh, đặc biệt hơn là giúp mẹ bầu giảm nghén, kích thích phát triển trí não cho thai nhi. Hiện nay có rất nhiều các loại trái cây mà các mẹ bầu có thể thỏa thích lựa chọn. Cùng MonMom tham khảo một số cách giảm nghén cho bà bầu hiệu quả sau nhé.
1. Biểu hiện ốm nghén ở bà bầu
Nghén là triệu chứng đa phần chị em nữ giới đều gặp phải khi mang thai. biểu thị ốm nghén dễ thấy đó là: đau đầu chóng mặt, stress  buồn nôn và nôn, có người nôn quá nặng tới mức không dám nhà hàng siêu thị gì, ốm nghén thường xẩy ra vào buổi sáng sau lúc thức dậy và sau mỗi bữa ăn.
Thông thường  thực trạng ốm nghén chỉ xẩy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ, nhưng cũng có nhiều chị em phải chịu đựng cơn nghén này trong quãng 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén ở mỗi bà bầu cũng tương đối khác nhau  có một số người nghén nặng, có người chỉ nghén thoáng qua một số lần.
2. Vì sao bà bầu bị ốm nghén?
2.1 Hormone HCG tăng
Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) là Tại Sao chính tạo ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, nồng độ HCG trong khung người người mẹ sẽ tạo thêm 2 lần  dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ HCG cao hay thấp còn là dấu hiệu nhận thấy tuổi thai và các vấn đề thể chất liên quan đến thai nhi.
Tumblr media
2.2 Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn
Thật nhiều phụ nữ san sẻ rằng khi mang thai khứu giác của mình trở lên khó chiều hơn, mỗi lúc ngửi thấy mùi hương mạnh hoặc những mùi lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm... đều rất có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu và điều tra  có 1 mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen ở phái đẹp  Khi mức độ estrogen tăng thêm trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ dễ bị tác động bởi những mùi lạ hơn và vấn đề đó lý giải rằng Vì Sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.
2.3 Thay đổi hệ tiêu hóa
những đổi thay trong hệ tiêu hóa khi mang thai có khả năng làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời điểm đầu mang thai, mức độ progesterone tăng thêm đáng chú ý  tác động ảnh hưởng lên tử cung để tương hỗ phôi thai nâng tầm phát triển  sát gần đó  progesterone còn ảnh hưởng lên dạ dày, ruột và thực quản... tạo ra chứng chậm tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu  buồn nôn, nôn ói.
3. Cách hạn chế cơn ốm nghén ở bà bầu
Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.
Ăn/uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.
Ăn những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy.
Uống nhiều nước.
Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
Tập thể dục đều đặn.
Massage.
Tumblr media
4. Nghén nặng ăn gì cho đỡ?
4.1 Nước mía
Bà bầu bị nghén nặng cần chuẩn bị: 300g mía tím, 5g gừng tươi. Cách làm: mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã, chia làm 3 lần uống trong thời gian ngày  uống trước lúc ăn 30 phút, uống liên tiếp từ 3 - 5 ngày.
4.2 Nước ô mai
Bà bầu cần chuẩn bị: 20 quả ô mai, 5g gừng tươi, 30g đường đỏ. cho tất cả vào nồi, thêm 400ml nước đung nóng kỹ rồi chắt lấy nước thuốc đặc, chia làm 3 lần uống trong ngày  uống trước khi ăn 20 phút. Bà bầu bị nghén nặng cần uống liền 3 - 5 ngày.
4.3 Me, sấu ngâm gừng
Chuẩn bị: 200g quả me, 200g quả sấu, 10g gừng, 30g đường trắng. Quả me, quả sấu cạo bỏ vỏ ngoài đem đồ chín, quả me bóc bỏ vỏ cứng. Gừng cạo sạch, giã nhỏ, trộn với đường, cho vào cùng quả me, sấu trộn đều đến khi đường tan hết là được.
4.4 Cháo ý dĩ
Chuẩn bị: 15g ý dĩ, 100g gạo, 100g gừng, 20g đường đỏ. Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi, thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ, đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn nóng, ngày gấp đôi lúc đói. Bà bầu bị nghén nặng ăn liên tiếp 3 ngày.
4.5 Canh sấu
Chuẩn bị: 5 quả (50g) sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh, bột gia vị tương đối đầy đủ  Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị rồi xào chín, cho cả vào nồi, thêm nước vừa đủ đung nóng kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn lợn đã nhừ, cho bí xanh vào đun sôi lại là được. trước lúc ăn nên dầm nát sấu, ăn ngày 2 lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Bà bầu bị nghén nặng cần ăn liền 3 ngày.
Tumblr media
.4.6 Canh me
Chuẩn bị: 1 khúc khoảng tầm 300g cá trắm cỏ, quả me, cà chua, 100g rau cải trắng, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cá rửa sạch, bổ đôi, ướp gia vị trong 20 phút. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ. Cho cá, cà chua, dầu lấn sâu vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại thêm bột ngọt là được. Ăn lúc đói, ngày một lần, ăn liền trong 3 - 5 ngày.
Khi mang thai, chị em cần ăn vừa đủ chất dinh dưỡng, ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường rau xanh, quả chín, các loại đậu, sữa. Nên kiêng những chất cay, nóng, rượu, cafe  mỡ động vật  các món quay rán, thức ăn có khá nhiều gia vị dễ khiến cho nôn. Cần nghỉ ngơi hợp lý và phải chăng  tự do thoải mái về tâm thần  tránh sốt ruột  buồn bực  Nếu bị nôn rất nhiều khiến khung hình gầy sút, mất nước và xôn xao điện giải... bắt buộc phải đến bệnh viện để được điều trị.
0 notes
Text
Nghén nặng quá, ăn gì cho đỡ?
Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để cải thiện? Đây là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Bởi nếu mẹ không ăn uống đầy đủ dưỡng chất thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng hoặc sinh ra thiếu cân và cũng là tiền đề dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng khi lớn lên.
Xem thêm: 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con trai theo dân gian
Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Tình trạng nôn ói kéo dài khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái mất cảm giác thèm ăn, ăn ít. Lúc này, ngoài việc cố gắng bổ sung dinh dưỡng theo tháp dinh dưỡng được Viện Dinh dưỡng Quốc Gia khuyến nghị, mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm dưới đây vào thực đơn nhằm giảm cơn nghén đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé.
Nghén nặng nên ăn khoai lang
Khoai lang là loại củ giàu chất xơ và các loại vi chất thiết yếu như vitamin B6, vitamin C, folate, photpho… Mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên giúp cung cấp dưỡng chất tốt cho thai kỳ đồng thời còn giúp giảm các triệu chứng ốm nghén. Ngoài ra, khoai lang nướng cũng là món ăn nhẹ hoàn hảo cho mẹ bầu bởi cung cung chất bột đường giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày và làm giảm cảm giác buồn nôn.
Chuối chín tốt cho mẹ bầu nghén nặng
Chuối là loại trái cây cực kỳ giàu vitamin mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Lượng vitamin B6, vitamin C, kali và chất xơ trong chuối rất cao, có thể giúp mẹ cầu tăng cường sức khỏe, đồng thời cải thiện hiệu quả chứng buồn nôn, chán ăn, táo bón trong thai kỳ. Đây là loại quả mà mẹ nên thêm vào thực đơn cho bà bầu ốm nghén mỗi ngày.
Xem thêm: tại sao bà bầu uống sắt bị buồn nôn
Ăn bánh quy mặn giúp giảm nghén nặng
Mẹ bầu nào đang gặp phải cảm giác buồn nôn, khó ăn uống do thai nghén thì có thể ăn các loại bánh quy mặn nhé. Các loại bánh quy mặn giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn rất tốt. Tuy nhiên, mẹ bầu là không nên ăn bánh mặn quá nhiều vì có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp.
Gừng tốt cho mẹ bầu nghén nặng
Gừng chứa hợp chất gingerol và shogaol giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát các cơn buồn nôn, nôn hiệu quả. Mỗi sáng ngủ dậy, mẹ bầu hãy uống một ly nước ấm kèm 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh và vài lát gừng đập dập. Ngoài ra mẹ có thể nhâm nhi một miếng mứt gừng vào bất cứ lúc nào cảm thấy buồn nôn sẽ giúp giảm nghén nặng rất tốt.
Nghén nặng khi mang thai nên ăn dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây giúp bù lại lượng nước đã mất cho các mẹ bầu hay nôn ói. Những mẹ bầu nghén nặng dễ bị mất nước do nôn ói quá nhiều, bổ sung lượng nước bằng các loại hoa quả giúp mẹ nạp thêm được các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Vậy nên, ăn vài miếng dưa hấu hoặc nhâm nhi một ly nước ép dưa hấu cũng giúp cơn buồn nôn giảm dần các mẹ nhé.
Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho bà bầu ốm nghén ?
Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho bà bầu:
Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu nghén nặng không ăn quá nhiều trong ba bữa chính, thay vào đó nên chia thành những bữa ăn nhỏ tối thiểu 5-6 bữa/ngày. Nếu ăn quá nhiều thai phụ sẽ dễ nôn ói, ngược lại ăn quá ít lại khiến dạ dày khó chịu vì không được lấp đầy. Uống đủ nước: Nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể trong giai đoạn bị nghén nặng để tránh bị mất nước. Mẹ nên uống 1 ly nước khi cảm thấy khó chịu sẽ giúp giảm triệu chứng ốm nghén. Không cố ăn: Mẹ bầu nghén nặng không nên cố ăn những món ăn khiến mình khỏi chịu. Mẹ nên loại bỏ những thực phẩm khiến tình trạng nghén trở nên trầm trọng ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Mẹ có thể bổ sung lại khi cơ thể đã cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn.
Khi nghén nặng khiến mẹ không ăn được nhiều, do đó mẹ nên kết hợp bổ sung dưỡng chất bằng các viên uống: sắt, axit folic, DHA, … Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung magie B6 đầy đủ bởi theo nhiều nghiên cứu, đây là bộ đôi vi chất có tác dụng rất tốt giúp giảm nôn nghén ở bà bầu. Nếu mẹ bầu đang gặp tình trạng thiếu magie B6 thì cần kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và sử dụng viên uống để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
** Mẹ cần uống đúng cách, uống đúng thời điểm và tìm hiểu uống sắt và magie B6 cùng lúc được không để các dưỡng chất được hấp thu tối ưu.
Trên đây là một số thực phẩm giúp giảm triệu chứng nghén cũng như chế độ dinh dưỡng giúp mẹ bầu bị ốm nghén không bị thiếu hụt dưỡng chất trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ bị ốm nghén kéo dài hoặc ốm nghén nặng nên tìm gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 2 months ago
Text
Ốm nghén nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Ốm nghén là tình trạng gặp ở hầu hết mẹ bầu, khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn, khó chịu. Vậy mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì để vừa giảm bớt tình trạng này đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây để có hành trình thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển ổn định nhé!
Xem thêm: các loại bánh cho bà bầu tiểu đường đỡ ngán tăng dinh dưỡng
Bà bầu nghén khi mang thai nên ăn gì để thai kỳ khỏe mạnh?
Theo khuyến nghị, trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu không nên thiếu các thực phẩm sau:
Chuối chín
Bà bầu nghén nên ăn gì thì đó là nên ăn chuối. Chuối là loại trái cây có hàm lượng lớn vitamin B6, vitamin C, Kali và chất xơ giúp mẹ khỏe mạnh, giảm bớt cảm giác buồn nôn, chán ăn. Bên cạnh đó, loại quả này còn được ưa chuộng bởi còn giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón trong thai kỳ.
Khoai lang
Khoai lang giàu chất xơ và các loại vi chất thiết yếu như vitamin B6, vitamin C, folate, photpho… Mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên giúp cung cấp dưỡng chất tốt và còn giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày và làm giảm cảm giác buồn nôn, giảm các triệu chứng ốm nghén.
Xem thêm: tại sao uống thuốc sắt bị đau dạ dày
Bánh quy mặn
Bánh quy mặn là thực phẩm cực hiệu quả cho các mẹ bầu đang gặp phải cảm giác buồn nôn, khó ăn uống do thai nghén. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không nên ăn quá nhiều và bánh quá mặn có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp.
Các loại hạt trộn sữa chua
Mẹ bầu bị nghén có thể bổ sung thêm các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca, hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí,…vào thực đơn hằng ngày. Bởi những loại này cũng giàu omega-3 và các dưỡng chất khác như protein, vitamin, photpho… rất tốt cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ. Đồng thời ăn các loại hạt kết hợp cùng sữa chua có thể giúp các mẹ giảm nghén hiệu quả.
Mứt gừng
Gừng chứa hợp chất gingerol và shogaol giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa cũng như kiểm soát các cơn buồn nôn, nôn hiệu quả. Mẹ có thể ngậm vài lát mứt gừng cũng có thể khiến cơ thể dễ chịu hơn, đồng thời giảm nghén rất tốt. Mẹ nên chọn loại mứt có lượng đường vừa phải để tránh nguy cơ tiểu đường nhé.
Cam, quýt
Cam là hoa quả cung cấp vitamin C dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt hiệu quả. Bà bầu bị ốm nghén có thể ăn thêm cam để giúp giảm nghén rất tốt. Vị chua ngọt cùng mùi thơm dễ chịu của trái cam cũng giúp mẹ bầu đối phó tốt hơn với những cơn buồn nôn do ốm nghén. Mẹ có thể ăn cam tươi hoặc uống nước ép từ 1 – 2 ly mỗi ngày.
Xem thêm: uống canxi với nước cam được không
Thực phẩm cần tránh trong thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu
Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu, mẹ cũng nên tránh một số thực phẩm như:
Những loại thực phẩm gây co thắt tử cung: Nếu mẹ bầu bị ốm nghén ăn phải những thực phẩm gây co thắt tử cung có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như động thai, sảy thai… Vì vậy, mẹ cần tránh xa những thực phẩm như dứa, đu đủ xanh, rau ngót, ngải cứu, cam thảo, rau chùm ngây, rau răm… Đồ ăn chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo màu. Bà bầu đang ốm nghén có thể bị nghén nặng hơn khi ăn thực phẩm này. Món tái, sống, gỏi: Các loại thịt và cá sống hoặc tái như sushi, bò bít tết, thịt cá còn sống đều có chứa vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis,… gây ngộ độc. Bà bầu không nên ăn các loại thịt cá đang còn sống hoặc tái chín để tránh nguy cơ ngộ độc. Đồ ăn cay: Các mẹ cần loại bỏ những gia vị cay ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày của mình. Ăn cay có thể khiến tình trạng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn do đó mẹ nên tránh ăn các thực phẩm có vị cay nhé.
Xem thêm: bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Mang thai là thời kỳ quan trọng, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển tốt nhất cho trẻ, thai phụ cần lưu ý siêu âm, xét nghiệm khám thai định kỳ.
0 notes
spachamsocbauhanoi · 6 months ago
Text
Nghén ngủ ở bà bầu có tốt không?
Nghén ngủ khi mang thai có thể khiến mẹ buồn ngủ vào bất cứ thời điểm nào và xảy ra ở nhiều mẹ bầu. Vậy nghén ngủ có tốt không và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai kỳ? Bà bầu bị nghén ngủ phải làm gì để đảm bảo giấc ngủ khoa học?
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Nguyên nhân khiến bà bầu bị nghén ngủ
Bà bầu bị nghén ngủ do những nguyên nhân sau.
Khi mang thai, cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra hormone progesterone để điều hòa chu kỳ sinh sản trong cơ thể. Hormone này chính là “thủ phạm” khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn bao giờ hết. Trong thai kỳ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường, tim còn phải hoạt động nhiều lần hơn bình thường, thận phải vận động hết sức nhằm thích ứng với sự gia tăng lưu lượng máu. Chính vì vậy, các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và thèm ngủ hơn nhiều.
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu uống tối được không
Nghén ngủ ở bà bầu có tốt không?
Các chuyên gia đều cho biết, ngủ nhiều quá thực sự không tốt cho phụ nữ mang thai, nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, gây ra nhiều bệnh lý thai kỳ. Các mối đe dọa sức khỏe mà ngủ quá mức ở phụ nữ mang thai gây ra gồm:
Ảnh hưởng về xương khớp: Phụ nữ mang thai nếu ngủ quá nhiều mà không dành thời gian cho các hoạt động như thể dục nhẹ, đi dạo…dễ dẫn đến tê cứng xương khớp. Xương chậu có vai trò nâng đỡ thai nhi, thai nhi càng lớn thì áp lực lên xương chậu của mẹ càng nhiều. Do đó nếu không vận động, xương chậu có thể bị tổn thương, đau nhức. Có nguy cơ thuyên tắc phổi: Ngủ nhiều khi mang thai khiến mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với chứng thuyên tắc phổi. Khi nằm nhiều, các huyết khối tĩnh mạch chân có điều kiện phát triển và di chuyển lên trên phổi, gây tắc nghẽn Ảnh hưởng tới ăn uống: Ngủ quá nhiều khiến cho lịch sinh hoạt, ăn uống của mẹ bị xáo trộn. Mẹ có xu hướng mệt mỏi, lười ăn, ăn không ngon miệng hơn khi ngủ quá nhiều. Gián tiếp gây ra tiểu đường thai kỳ: Nghén ngủ lâu khiến các mẹ bầu cảm thấy lười vận động, luôn muốn ngồi nghỉ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu lại bổ sung rất nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu của các mẹ bầu sẽ tăng rất nhanh, nguy cơ gây nên hiện tượng tiểu đường thai kỳ. Xem thêm: những loại trái cây giúp thai nhi tăng cân
Cách ngăn ngừa tình trạng ngủ quá nhiều khi mang thai
Mặc dù nghỉ ngơi đầy đủ là điều quan trọng trong thời kỳ mang thai, nhưng ngủ quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và dẫn đến các biến chứng. Để chống ốm nghén cũng như nghén ngủ, dưới đây là một số cách hiệu quả giúp bà bầu luôn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng:
Thiết lập một lịch trình giấc ngủ lành mạnh trong khi mang thai. Đặt mục tiêu ngủ khoảng 8 tiếng vào ban đêm và cân nhắc kết hợp thêm 30 phút ngủ trưa vào ban ngày. Duy trì thói quen ngủ đều đặn và tạo môi trường thuận lợi cho giấc ngủ có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của các mẹ. Có chế độ ăn uống hợp lý, thai phụ nên ăn nhiều cá, các loại ngũ cốc, rau xanh, thức ăn chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bổ sung đủ sắt, DHA, magie và vitamin B6 cũng tác động tích cực đến hệ thần kinh từ đó giúp mẹ có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Có chế độ vận động, tập luyện thể dục phù hợp sẽ giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn và xương khớp dẻo dai hơn. Trong những tháng cuối của thai kỳ, bé sẽ lớn lên. Mẹ có thể nằm nghiêng về cả 2 bên nhưng tốt hơn là mẹ nên nằm nghiêng bên trái. Theo nghiên cứu, nằm ở tư thế này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm nguy cơ sinh non. Xem thêm: uống canxi có bị tiêu chảy không
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn tuy nhiên không nên để tình trạng nghén ngủ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ cần vận động tích cực và xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý, một chế độ ăn lành mạnh.
0 notes
Text
Những dấu hiệu mang thai khi chưa đến kỳ kinh là gì?
Những ai đang trong tâm trạng mong ngóng, hồi hộp chờ đợi bé yêu đến với mình chắc hẳn đều rất muốn xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa với người lần đầu làm mẹ.Tìm hiểu các dấu hiệu có thai sớm và cách chăm sóc bà bầu giai đoạn đầu thai kỳ.
Những dấu hiệu mang thai khi chưa đến kỳ kinh là gì?
Dưới đây là những dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh sẽ xác định được bạn đang có thai hay không. Hãy cùng tìm hiểu ngay:
Tumblr media
Ra máu âm đạo, khi hư thay đổi: Bị ra máu âm đạo và khí hư thay đổi có thể thấy sau 1 tuần quan hệ, báo hiệu mẹ đang mang thai sớm. Máu báo với số lượng ít, màu hồng hoặc nâu nhạt thường xuất hiện trước 1-2 ngày kinh nguyệt. Nguyên nhân là bởi bào thai đang làm tổ ở niêm mạc tử cung làm cho lớp niêm mạc bong và chảy máu. Khí hư cũng nhiều hơn và có màu trắng đục.
Cơ thể mệt mỏi, uể oải: Nồng độ hormone trong thai kỳ tăng cao đột ngột khiến cơ thể mẹ chưa thể thích nghi và xảy ra tình trạng mệt mỏi, uể oải nhiều hơn, mẹ không có sức lực để làm bất cứ điều gì.
Buồn nôn và nôn: Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh khá dễ thấy là hiện tượng buồn nôn và nôn như một khởi đầu của các cơn ốm nghén. Biểu hiện này có thể kéo dài suốt 3 tháng đầu tiên mang thai và đỡ dần khi mẹ bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
Bị đau lưng: Hiện tượng đau lưng do mang thai sớm thường tập trung tại vùng thắt lưng và dọc sống lưng. Nguyên nhân là bởi dây chằng dãn ra để thích nghi với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Bà bầu bị khó thở khi mang thai: Hàm lượng hormone sinh sản progesterone tăng cao khiến mẹ hô hấp khó khăn hơn, cơ thể cần nhiều oxy hơn để cung cấp đủ cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Đây là dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh hết sức bình thường, mẹ không cần lo lắng.
Nhạy cảm với mùi vị: Có thể bình thường mẹ từng rất thích một mùi nào đó nhưng tới một thời điểm lại cảm thấy mùi đó rất khó chịu và gây buồn nôn thì rất có thể mẹ đang có bé yêu trong bụng.
Điều cần làm khi có biểu hiện có thai sớm
Để mang thai, bạn hãy chuẩn bị cho mình cả về tinh thần và thể chất. Hãy để việc mang thai trở thành những trải nghiệm đáng nhớ hơn là những điều đáng sợ.
Tumblr media
Đi khám thai để biết rõ tình hình sức khỏe Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem mẹ có mang thai hay không và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để biết được một số thông tin cơ bản như ngày dự sinh là bao nhiêu, đo chỉ số BMI qua chiều cao và cân nặng của mẹ, kiểm tra huyết áp, đo nồng độ hormone hCG và glucose trong nước tiểu để đề phòng tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm máu để phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm.. >>Xem thêm: thuốc sắt và axit folic cho bà bầu ngăn ngừa thiếu máu Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đủ chất Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ vẫn đang dần thích nghi với sự có mặt của em bé trong bụng, vì vậy mẹ có thể không bổ sung được quá nhiều thực phẩm bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên cần ghi nhớ tăng cường đủ các thực phẩm như:
Thực phẩm giàu sắt: Sắt là khoáng chất góp phần tăng cường sức khỏe cho phụ nữ mang thai, đề phòng tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn khi mẹ bầu bí. Mẹ cần ăn các thực phẩm dồi dào sắt như thịt, ngũ cốc, rau dền, cải bó xôi, bánh mỳ nguyên hạt..
Thực phẩm giàu acid folic: Acid folic là vi chất không thể thiếu trong quá tình ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu acid folic qua ngũ cốc, rau xanh, cá béo, cam, đậu nành..
Thực phẩm giàu canxi: Bổ sung canxi đầy đủ giúp thai nhi hình thành và phát triển hệ xương và răng vững chắc. Thực phẩm mẹ nên ăn nhiều bao gồm tôm, cua, hải sản, các loại sữa..
Thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất: Là những dưỡng chất quan trọng giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và ổn định. Tăng cường nhóm thực phẩm này qua rau xanh và hoa quả tươi như bắp cải, quýt, nho, táo, bưởi..
Những thang đầu tiên mang thai, mẹ không chỉ cần tăng cường dinh dưỡng qua nguồn cung thực phẩm mà còn cần bổ sung các vi chất qua viên uống axit folic cho mẹ bầu, viên sắt, DHA và các vitamin nhằm đáp ứng đủ theo nhu cầu ngày một tăng của cơ thể để mẹ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện. >>Xem thêm: gold dha bầu có tốt không Lên kế hoạch cho lối sống khoa học và lành mạnh Thời gian đầu mang thai mẹ cần hết sức cẩn thận bởi đây là thời điểm rất dễ sảy thai. Lúc này, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Chú ý tắm rửa, thay quần áo hàng ngày bởi thân nhiệt mẹ cao hơn bình thường nên dễ bị cảm, đeo khẩu trang khi cần tới nơi đông người để tránh bị lây nhiễm cúm.
Hạn chế quan hệ tình dục: Bởi nhau thai chưa bám chắc vào thành tử cung nên các cặp vợ chồng cần hạn chế quan hệ tình dục thời gian này, tránh xảy ra các cơn co thắt và làm sảy thai.
Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi để không bị stress quá mức hay kiệt sức, ảnh hưởng tới em bé trong bụng.
>>Xem thêm: uống sắt và DHA cùng lúc được không Việc nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm sẽ là một cách để mẹ chủ động trong việc giữ gìn sức khỏe và chăm sóc tốt cho thai nhi. Tránh những việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong những tuần thai đầu tiên. Đồng thời, mẹ cần chú ý hơn nữa tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, bổ sung đủ dưỡng chất hàng ngày để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh, cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi sau này.
0 notes
yensaoxuan · 3 years ago
Text
Tác dụng của yến sào cho mẹ bầu? Và cách dùng yến sào hiệu quả nhất
 Yến sào cho mẹ bầu và các tác dụng của yến sào cho mẹ bầu như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình mang thai và phát triển tốt nhất để hình thành trí tuệ, sức khoẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi, sắt và các dưỡng chất khác. Cùng yến sào Quy Nhơn tìm hiểu về các tác dụng của yến sào cho bà bầu và hiệu quả tốt nhất. 
Mẹ bầu có nên dùng yến sào không? 
Bác sĩ sản khoa và nhiều chuyên gia khác đều khuyên mẹ bầu NÊN dùng yến sào bởi đây là thực phẩm quý giá với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, có thể được xem là “siêu thực phẩm” cực kỳ hữu ích trong việc tẩm bổ cho mẹ và thai nhi. 
Yến sào tốt cho mẹ bầu và bé  Yến sào giúp thanh độc giải nhiệt triệu chứng thai nghén
Có thể nói, nghén là một trong những triệu chứng mà hầu như phụ nữ nào cũng sẽ mắc phải trong giai đoạn đầu thai kỳ. Có thể kể đến các triệu chứng như: mệt mỏi, trầm cảm, buồn nôn, khó ngủ, chóng mặt,.... Những triệu chứng thai nghén thực sự sẽ làm tình trạng sức khỏe, tinh thần bà bầu đi xuống rõ rệt. Tuy nhiên, những dưỡng chất trong tổ Yến có khả năng đánh bay hoàn toàn chúng. 
Yến sào giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu 
Thành phần lớn nằm trong Yến sào đó là các chất đạm, canxi, axit amin và khoáng chất. Đây chính là những thành phần quan trọng để bù đắp lượng năng lượng, dinh dưỡng thiếu hụt trong quá trình mang bầu. 
Yến sào giảm triệu chứng mệt mỏi, giảm nhức mỏi 
Yến sào được sử dụng sẽ tăng cường lượng đề kháng cho cả mẹ và bé. Từ đó tránh được các loại virus, vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm, giúp cả mẹ và bé đều được an toàn. Lượng khoáng chất, axit amin và canxi giúp bé khỏe mạnh, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. 
Yến sào giúp trẻ phát sinh thể chất và trí tuệ, tăng cường sức đề kháng 
3 tháng đầu mang thai là giai đoạn rất quan trọng. Lúc này, thai nhi mới bắt đầu hình thành nên các tế bào thần kinh và hệ miễn dịch. Nếu sức đề kháng của mẹ yếu sẽ dễ mắc bệnh, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nâng cao sức đề kháng cho mẹ là yếu tố quan trọng cho sự phát triển hoàn thiện của thai nhi. Khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi cần glycine và alanine để phát triển hoạt động của não bộ. Trong tổ yến có nhiều axit folic, glycine và alanine có nhiệm vụ quan trọng duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh của thai nhi. 
Bà bầu mấy tháng dùng yến sào được? 
Bà bầu có thể sử dụng yến sào từ 3 tháng tiếp theo trở đi để đảm bảo tốt nhất an toàn cho thai nhi. 
Liều lượng dùng yến sào trong thời kì thai kì 
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng dùng yến sào vì đây là quá trình hình thành thai kì, yến sào mát sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa Khoảng thời gian kể từ tháng thứ 3 thì thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện các bộ phận, phát triển các hệ xương, miễn dịch,v.v… nên sẽ cần một lượng dinh dưỡng được cung cấp. Do đó, chúng ta nên dùng khoảng 5g tổ Yến cho mỗi ngày (tương đương 100g cho từng tháng). Việc sử dụng nên thực hiện đều đặn từng ngày thì mới có hiệu quả tốt nhất. Phụ nữ mang thai cuối kỳ Phụ nữ mang thai thời kỳ cuối nên bổ sung tiếp theo cho bà bầu và thai nhi giúp hình thành dưỡng chất và các khoáng chất tốt nhất cho sự hình thành tiền đề cho sự phát triển tốt nhất cho cơ thể của trẻ sau khi chào đời. Chế độ ăn yến cho bà bầu Bà bầu nên sử dụng yến sào vào buổi sáng sớm khi bụng đói hoặc khi buổi tối trước khi đi ngủ trước 30-40 phút. 
  Hướng dẫn cách chưng yến cho bà bầu 
– Đem ngâm nở tổ yến và làm sạch lông yến, loại bỏ tạp chấp hoặc nếu bạn chọn tổ yến tinh chế thì chỉ cần ngâm yến cho nở ra và tươi hơn là được. Thời gian ngâm yến tầm 30 phút đối với yến tinh chế. 
– Cho yến vào bát và 1/3 lượng nước tinh khiết so với bát. 
– Cho bát yến vào nồi chưng, bắc lên bếp chưng cách thủy khoảng 30 phút. 
– Cho thêm đường phèn, 1 lát gừng hoặc 1 nhánh lá dứa nhỏ cho thêm vị thơm ngon, đỡ vị tanh tự nhiên của tổ yến, trộn đều, đậy nắp chưng thêm 5 phút, tắt bếp. Bài viết hy vọng sẽ cung cấp các kiến thức cần thiết về yến sào cho bà bầu, mẹ bầu có nên dùng yến không,…Và lựa chọn được những sản phẩm yến sào tốt nhất an toàn và đảm bảo tốt nhất cho mẹ và thai nhi.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes
clbnhadautu · 3 years ago
Text
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong 9 tháng
Tumblr media
Để quá trình thai kỳ được trọn vẹn, dinh dưỡng cho bà bầu luôn là yếu tố được nhiều chị em quan tâm trong suốt quá trình thai nghén. Nếu mẹ bầu cung cấp đúng và đủ các chất cần thiết cho cơ thể; thì con trong bụng cũng sẽ phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai được cung cấp trong bài viết này của nhommebimsua sẽ cực kỳ hữu ích.
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Đây là thời kỳ ăn uống khó khăn nhất vì cơ thể bắt đầu thay đổi; nội tiết tố tăng lên làm mẹ bầu cảm thấy căng cứng, khó chịu, buồn nôn, không thể ăn uống bình thường. Chưa kể, trong thời kỳ này thai chưa ổn định và mẹ bầu sẽ dễ bị sảy thai. Do đó, chế độ ăn cho phụ nữ mang thai thời kỳ đầu cần được lựa chọn thật cẩn thận và chính xác.
Tăng cường axit folic (vitamin B9) và vitamin B12
Tumblr media
Ở giai đoạn này, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, tốt nhất là 6 bữa một ngày. Tăng cường các thực phẩm giàu axit folic như: tinh bột, trái cây khô, ngũ cốc, rau xanh đậm,... Đây đều được xem là dưỡng chất giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Và để tránh các bệnh liên quan đến ống thần kinh, mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm vitamin B12. Không nên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hoặc cay nóng. Bởi đây là những món có thể làm bạn thêm ốm nghén.
>>> Xem thêm: [Infographic] 05 chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu sau sinh
Bổ sung sắt và không nên tẩm bổ quá nhiều
Sắt cũng là dưỡng chất quan trọng, nhờ khả năng hình thành hồng cầu, enzym hệ miễn dịch, collagen,... Mẹ bầu thiếu sắt sẽ dễ sảy thai, sinh non hoặc thai bị dị tật. Các thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai giai đoạn này là: khoai tây, rau cải trắng, thịt bò, thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm,... Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thêm các thực phẩm chức năng có chứa sắt. Không chỉ 3 tháng đầu, sắt cần được bổ sung vào chế độ ăn xuyên suốt 9 tháng mang thai.
Lưu ý, trong 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn đồ sống. Tránh những thực phẩm dễ làm sảy thai hoặc không tốt cho sự phát triển của bào thai. Ở giai đoạn này, mẹ bầu không nên tẩm bổ quá nhiều; vì thai vẫn còn nhỏ, chưa hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Chỉ nên cẩn thận lựa chọn thực phẩm không gây ốm nghén và không gây hại cho thai nhi.
Tumblr media
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa
Ở giai đoạn 3 tháng giữa, mẹ bầu đã dứt tình trạng ốm nghén; nên quá trình ăn uống sẽ đỡ khó khăn hơn, cảm giác thèm ăn sẽ quay trở lại. Đây cũng là thời điểm thai nhi cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng trưởng. Chính vì vậy, nếu thèm ăn gì thì nên ăn ngay; tuyệt đối không được nhịn đói hay bỏ bữa.
Không thể thiếu canxi
Canxi là một thành phần khoáng chất vô cùng quan trọng; ngoài việc tạo xương và răng, canxi còn tham gia quá trình vận động, tuần hoàn, dẫn truyền thần kinh. Khi bạn mang thai, em bé không thể tự tổng hợp canxi; nên bạn là nguồn canxi duy nhất cho bé. Và nguồn canxi này sẽ được lấy chủ yếu từ xương và răng của mẹ.
Tumblr media
Từ tuần thai thứ 29 trở đi, bé sẽ l���y của mẹ trung bình 250mg canxi/ngày để phục vụ cho việc tạo xương. Mẹ bầu có thể uống 2 ly sữa cho phụ nữ mang thai mỗi ngày hoặc ăn trứng, chuối, kiwi, súp lơ xanh,... Các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất lượng canxi mẹ bầu cần chú trọng nạp vào mỗi ngày là 1000-1200mg; để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển hệ xương của bé.
>>> Xem thêm: [Infographic] Chế độ dinh dưỡng mẹ bầu trong 9 tháng mang thai
Thêm vitamin và các yếu tố vi lượng
Các loại vitamin quan trọng từ rau xanh, hoa quả tươi là rất cần thiết trong 3 tháng giữa thai kỳ. Có thể bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống. Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua,… giúp mẹ có sức đề kháng tốt. Vitamin B hỗ trợ sự phát triển của bé, đồng thời giúp tuyến sữa hoạt động tốt sau khi sinh em bé. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây tươi,... hỗ trợ tình trạng thiếu máu.
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
Vào 3 tháng cuối, lượng thức ăn cần phải cân đối. Không nên ăn quá nhiều vì sẽ dễ gây táo bón. Nhưng cũng không ăn quá ít vì sẽ dễ bị thiếu các nhóm chất.
Chú trọng đến protein
Ở giai đoạn này, các cơ bắp và mô của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai cần có những thực phẩm chứa protein. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, lượng protein mẹ cần nạp vô mỗi ngày trong giai đoạn này là 70g. Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều protein như: thịt lợn, các loại đậu, sữa,...
Tumblr media
>>> Xem thêm: [Infographic] Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
DHA có trong thành phần của axit béo Omega 3
Bổ sung axit béo DHA trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể giúp thai nhi phát triển trí não hiệu quả. Thành phần DHA trong Omega 3 giúp phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. DHA còn giúp phát triển võng mạc mắt, giảm nguy cơ sinh non, thai nhẹ cân.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, những thực phẩm giàu DHA mà mẹ bầu nên ăn thêm ngoài bữa chính như: dầu cá, quả óc chó, hạt lanh,... với hàm lượng 200mg mỗi ngày. DHA còn có trong các thực phẩm như: cá, lòng đỏ trứng gà, sữa, thịt đỏ, các loại hạt,... Tuy nhiên, việc cung cấp DHA qua viên uống Omega 3 là thuận lợi nhất.
Tumblr media
Lời kết
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong 9 tháng có vai trò then chốt để sinh ra đứa trẻ thật mạnh khỏe; và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của chúng sau này. Hy vọng những điều chia sẻ trên của Nhóm mẹ bỉm sữa sẽ giúp cho những ai sắp làm mẹ có thêm những thông tin bổ ích cho những năm tháng mang thai.
0 notes
nongsansachstore · 3 years ago
Text
tác dụng của yến sào
Tumblr media
Yến sào là một trong các loại thực phẩm và dược phẩm nổi tiếng. Bởi nó mang vị thế là 1 trong tám dòng cao lương mĩ vị bậc nhất. Vì thế người sử dụng mua tới yến sào bởi chính chất lượng và công dụng của nó.
Vậy bạn đã biết tác dụng của yến sào đối với sức khỏe của chúng ta như thế nào chưa? và tiêu dùng yến sào sao cho đúng cách?  Bài viết này của chúng tôi sẽ sở hữu đến cho bạn những thông báo thực sự phải thiết về yến sào, qua đó bạn với thể hiểu rõ thêm những tác dụng, phương pháp dùng và bảo quản yến sào sao cho đúng cách,… Hãy cùng tậu hiểu nhé.
YẾN SÀO LÀ GÌ?
Yến sào là một dạng hợp chất hữu cơ khi không siêu giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ. Giải thích cụ thể hơn, theo nghĩa Hán Việt thì yến sào là tổ của chim yến. Chúng mang hình dáng loại chén bổ đôi hoặc người ta thường ví nó giống như hình múi cau.
Tổ yến sào là mẫu thực phẩm và dược phẩm thường dùng để săn sóc sức khỏe siêu hiệu quả, bởi nó nức tiếng là một trong các chiếc cao lương mĩ vị.
Tổ yến sào được hình thành nhờ vào tuyến nước bọt dưới lưỡi của chim yến, sau ấy chúng được đan xếp vào với nhau và đông cứng lại nhờ không khí và tạo thành tổ yến.
TÁC DỤNG CỦA TỔ YẾN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA TỪNG ĐỐI TƯỢNG MÀ BẠN NÊN BIẾT
Tổ yến sào mang trong mình một lượng chất dinh dưỡng vô cùng cao, giàu protein và axit amin, vì vậy chúng cực kỳ rẻ cho việc sử dụng để coi ngó và cải thiện sức khỏe. Để khiến rõ hơn vấn đề việc ăn yến sào có tác dụng gì? dưới đây chúng tôi sẽ chia sẽ cho bạn yếu tố nhất sở hữu thể về các công dụng của yến sào:
Tác dụng của yến sào đối với những người già, người cao tuổi:
Tổ yến sở hữu tác dụng kích thích vị giác và hỗ trợ giai đoạn tiêu hóa cũng như việc tiếp nhận những dưỡng chất diễn ra dễ dàng hơn.
Ngoài ra nó còn khiến nâng cao cường hệ tuần hoàn tim mạch và khiến cho giảm thiểu tỉ lệ cao áp huyết ở người cao tuổi.
Phụ nữ khi có thai nên 1 lượng lớn nguồn dinh dưỡng với trong tổ yến, bởi nó đem lại siêu nhiều thuận tiện như:
Trong quá trình ốm nghén, ăn yến sẽ giúp má bầu ngăn phòng ngừa sự thiếu hụt những chất dinh dưỡng và tránh đáng nhắc sự căng thẳng, mệt mỏi.
Tăng cường hệ miễn nhiễm cho má và ngăn ngừa được các dị tật cho thai nhi.
Giúp các chị em đàn bà sở hữu thể kiểm soát phải chăng cân nặng trong quá trình mang thai.
Ngoài ra nó còn sở hữu khả năng tái hiện collagen giúp tế bào da được hồi phục kịp thời, từ đấy khiến cho hạn chế tình trạng bị rạn da sau sinh.
Lưu ý sử dụng tổ yến sào cho bà bầu:
Phụ nữ với thai trong 3 tháng đầu ko phải sử dụng yến sào
Từ sau tháng thiết bị 3 đến tháng đồ vật 6: cứ hai ngày thì ăn 1 lần, mỗi lần dùng từ 3-5gram.
Từ tháng thiết bị sáu trở đi: cứ 3 ngày ăn một lần, mỗi lần dùng từ 3-5gram.
Giúp an thần và nâng cao cường công dụng của yến sào khả năng hoạt động của não bộ:
Trong yến có đựng những vi chất dinh dưỡng cần thiết như: Mn, Br, Cu, Zn có tác dụng an thần, tránh căng thẳng thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ của não bộ
Ngoài ra tổ yến còn mang chức năng an thần, giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ hiệu quả
Tổ yến với khả năng làm cho cải thiện hệ miễn dịch:
Chứa 18 loại axit amin cùng mang các khoáng vật thiết yếu, nhờ thế ăn tổ yến thường xuyên sẽ cải thiện hệ miễn dịch
Từ ấy sức chống đỡ và ngăn chặn những tác nhân gây bệnh sẽ phải chăng hơn.
Yến sào giúp bổ phế, long đờm và giảm ho:
Tổ yến được xem là 1 bài thuốc để chữa lành những chứng bệnh về hô hấp, khiến cho sạch đàm nhầy
Dùng kèm mang gừng để nâng cao thêm khả năng làm cho sạch phổi và cải thiện các chức năng của hệ hô hấp.
Cải thiện cấu trúc da và chống lão hóa hiệu quả:
Trong yến sở hữu đựng Threonine (một mẫu axit amin nhu yếu hỗ trợ miễn nhiễm cho thân thể bằng phương pháp sản sinh kháng thể) phong phú.
Nhờ đó việc phân phối collagen và elastin cũng được liên quan để hình thành các dòng tế bào mới, từ đó nâng cao độ đàn hồi cho da và cải thiện cấu trúc da một bí quyết đáng kể.
Và đặc thù giả dụ kết hợp cùng sở hữu Glycerin, sẽ khiến chậm giai đoạn lão hóa da, và ngăn đề phòng sự hình thành các vết nám, tàn nhan và cả vết nhăn trên da.
Ăn yến sào mang tác dụng bổ máu
Trong yến mang đựng hàm lượng protein và Fe cao cần việc ăn yến thường xuyên sẽ giúp tăng cường lượng máu trong cơ thể.
Là thành phần quan yếu trong việc tái tạo hồng cầu, tạo máu cho thân thể và tổng hợp lượng Hemoglobin để nâng cao khả năng chuyển hóa oxy phân phối tới những tế bào.
Giúp trẻ nhỏ mang thể phát triển một bí quyết toàn diện hơn:
Trẻ nhỏ nên 1 lượng dinh dưỡng cần phải có để có thể lớn mạnh toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Là một trong số ít các loại thực phẩm sở hữu thể bảo đảm được nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ để trẻ đủ năng lượng trong mọi hoạt động vui chơi và học tập.
Ngăn ngừa bệnh béo phì:
Lượng axit amin Menthinine có trong yến sào nguyên chất sẽ giúp thân thể săn chắc hơn, và tiêu hủy lượng mỡ dư thừa. Từ ấy ngăn chặn những nguy cơ gây bệnh béo phì
Ăn yến hỗ trợ chức năng gan, giúp gan khiến việc tốt hơn:
ăn yến thường xuyên khiến thanh lọc máu và hỗ trợ gan trong việc đào thải độc tố 1 bí quyết hiệu quả.
Giúp cải thiện chức năng sinh lý cho cả nam và nữ, ngăn phòng ngừa bệnh yếu sinh lý:
Sử dụng yến mang một chế độ tuyệt vời sẽ nâng cao thêm sự dai sức khi quan hệ
Giúp kích thích cung ứng nội tiết tố và ngăn dự phòng bệnh yếu sinh lý, suy giảm say mê muốn dục tình ở cả nam và nữ
Nhằm nâng cao chất lượng mối quan hệ và duy trì hạnh phúc cho những cặp vợ chồng.
Tổ yến sở hữu tác dụng chống hư nhược cơ thể và nâng cao nhanh khả năng hồi phục cho thân thể sau lúc ốm hoặc sau phẫu thuật:
Trong yến sở hữu chứa chất Tyrosine ( 1 trong 20 loại axit amin có nhiệm vụ tổng hợp protein hiệu quả)
Sẽ giúp cho thân thể nhanh chóng bình phục và đồng thời ngăn đề phòng tình trạng thiếu máu.
Đối sở hữu bệnh nhân mới khỏi bệnh cũng được khuyên dùng yến sào thường xuyên để thân thể hồi phục nhanh.
Đối có xương khớp:
Tổ yến cung cấp canxi và Phenylalanine khiến cho những khung xương chắc khỏe và được lớn mạnh 1 phương pháp toàn diện. vì thế hạn chế những nguy cơ mắc bệnh lý về xương khớp (như: loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp,…)
Bên cạnh đó, nó còn có chức năng quan yếu trong việc tái hiện và phục hồi các thương tổn ở sụn, làm cho cho xương khớp được vận hành một phương pháp trơn tru và dễ dàng.
BÉ MẤY THÁNG ĂN ĐƯỢC YẾN SÀO? CÁCH SỬ DỤNG TỔ YẾN VỚI TRẺ EM:
Với khả năng khiến nâng cao hệ miễn dịch, yến sào giúp cho việc tiêu hóa và hấp thu diễn ra thấp hơn và hỗ trợ bé tăng trưởng một cách toàn diện. 
Với trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi:
Các má phải để ý là không buộc phải cho trẻ ăn yến khi trẻ dưới 12 tháng tuổi
Bởi vì ở giai đoạn này, các chức năng của thân thể bé vẫn chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa vẫn còn yếu phải chưa thể tiếp thu được các dưỡng chất có trong yến sào
Với trẻ từ 1- 3 tuổi:
Đây là quá trình mà trẻ nên được củng cố hệ miễn dịch
Vì thế để tránh được những bệnh vặt thường nhật như: cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt,… mẹ bắt buộc cho trẻ dùng yến một cách thường xuyên và đều đặn
Giai đoạn này, hãy cho trẻ ăn đều đặn mỗi ngày có lượng yến khuyên tiêu dùng là 50gr/ tháng.
Không cần sử dụng trước các bữa chính vì vị ngọt trong yến sẽ khiến cho cho bé biếng ăn.
Lưu ý: nên cho bé nếm thử vị của yến trước để ngừa giả dụ thân thể không tiếp thụ yến sào. Và ngừng việc cho trẻ ăn lại ví như có dấu hiệu bị đau bụng.
Với trẻ mỏ từ 3-10 tuổi:
Đây là độ tuổi mà cơ thể đang trong công đoạn tăng trưởng trí não lẫn thể chất
Vì thế trẻ cần được bổ sung 1 nguồn dinh dưỡng nhu yếu nhất.
Cho trẻ dùng đều đặn bí quyết ngày một lần có lượng yến khuyên sử dụng là 100gr yến trong 1 tháng.
CÁCH SỬ DỤNG YẾN SÀO CHO BÀ BẦU:
Tổ yến là 1 nguồn dinh dưỡng hoàn hảo giúp tăng cường sức khỏe cho cả má bầu và thai nhi
Phụ nữ sử dụng yến trong giai đoạn mang thai còn giúp mau chóng lấy lại sức khỏe.
Trong từng giai đoạn phát triển của thai nhi, các má bắt buộc để ý cách dùng như sau:
Tháng đầu tiên đến tháng thứ 3 của thai kỳ: ở giai đoạn này bẹ bầu ko nên tiêu dùng yến sào, vì khi này hệ tiêu hóa của thai nhi chưa ổn định
Từ tháng trang bị 3- tháng 7: là giai đoạn hệ tiêu hóa của thai nhi đã đi vào ổn định, những má nên tiêu dùng đều đặn phương pháp ngày khoảng 6-7gr yến
Tháng 8- tháng 9 của thai kỳ: lúc này thai nhi đã phát triển đầy đủ, đông đảo thời kì bé tiêu dùng để ngủ, buộc phải việc sử dụng yến là không phải thiết. Vì thế mẹ phải giảm lượng yến xuống còn 5gr yến tiêu dùng phương pháp ngày đều đặn. (trung bình khoảng 70gr yến/ tháng)
CÁCH SỬ DỤNG YẾN SÀO ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÀ:
Yến sào hỗ trợ công đoạn tiêu hóa – tiếp nhận dưỡng chất và khiến nâng cao cường hệ tuần hoàn tim mạch và làm cho giảm thiểu tỉ lệ cao huyết áp ở người cao tuổi.
Với người lớn tuổi, tháng đầu tiên cần dùng 150gr yến/ tháng, tương ứng mang khoảng 5gr/ngày
Từ tháng đồ vật hai trở đi có thể dùng đều đặn bí quyết ngày khoảng 6gr yến/ lần, tương ứng khoảng 90gr/ tháng.
CÁCH DÙNG YẾN SÀO ĐỂ NGƯỜI BỆNH MAU CHÓNG HỒI PHỤC:
Việc bổ sung yến cho người bệnh đồng nghĩa mang việc bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, giúp cơ thể bình phục 1 bí quyết nhanh chóng
Những người bị bệnh đang trong giai đoạn điều trị bắt buộc dùng đều đặn mỗi ngày, nhàng nhàng khoảng 150gr yến trong 1 tháng.
CÁCH LÀM SẠCH TỔ YẾN THÔ VÀ MẸO LÀM SẠCH TỔ YẾN SÀO THÔ ĐƠN GIẢN MÀ
0 notes
Text
Mang thai uống sữa hạt có tốt không?
Dinh dưỡng là một phần quan trọng không thể thiếu cho cả mẹ và em bé trong giai đoạn thai kỳ. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, việc sử dụng các loại sữa hạt cho mẹ bầu cũng là một trong những giải pháp tuyệt vời giúp mẹ bầu có đủ dinh dưỡng và thai nhi phát triển toàn diện. Vậy bà bầu uông sữa hạt có tốt không?
Xem thêm: Lỡ ăn đu đủ xanh khi mang thai có sao không
Mang thai uống sữa hạt có tốt không?
Sữa hạt là thực phẩm tốt mà mẹ bầu có thể sử dụng trong suốt thời gian mang thai và cả sau sinh với những lợi ích tuyệt vời sau:
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết: Sữa hạt bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, chất béo thực vật.. Loại sữa này giúp mẹ phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như loãng xương, bệnh tim mạch, đái tháo đường. (Xem thêm: thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương) Phòng ngừa ốm nghén, cải thiện sức khỏe: Bổ sung sữa hạt giúp mẹ cân bằng và cải thiện sức khỏe. Sữa hạt có thể được làm từ một hay kết hợp nhiều loại hạt để mẹ thay đổi khẩu vị cho đỡ bị ngán, hạn chế tình trạng ốm nghén mẹ đang gặp phải. Cải thiện sắc đẹp cho mẹ bầu: Hàm lượng vitamin E dồi dào trong sữa hạt giúp cải thiện sắc tố da, giúp làn da mẹ bầu luôn sáng khỏe, căng mịn, rạng rỡ trong suốt thai kỳ và sau sinh. Cải thiện giấc ngủ: Dùng sữa hạt cũng là biện pháp nhiều mẹ bầu lựa chọn để cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp mẹ ngủ sâu giấc, ngon giấc hơn. Kiểm soát tiểu đường và biến chứng thai kỳ: Sữa hạt giàu chất xơ và protein, giúp mẹ bầu giảm lượng đường trong bữa ăn hàng ngày, tránh tình trạng bị thừa cân trong thai kỳ. Ngăn ngừa huyết áp cao: Uống sữa hạt giúp mẹ kiểm soát huyết áp ở mức ăn toàn. Thành phần của sữa hạt cũng chứa nhiều chất đạm tốt, chất béo thực vật giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, tránh nguy cơ bị huyết áp cao và tiền sản giật thai kỳ.
Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Các lưu ý khi sử dụng hạt dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thai kỳ
Dù đã biết bà bầu uống sữa hạt có tốt không, trong quá trình uống sữa hạt các mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Không nên uống quá nhiều sữa hạt, lạm dụng uống quá mức (trên 2 ly/ngày) bởi có thể khiến mẹ bị đi ngoài. Không nên uống nhiều sữa óc chó trong một thời gian dài bởi điều này sẽ cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể, gây ra tình trạng thiếu máu. Sữa hạt sau khi chế biến có thể sử dụng trong vòng 24 giờ nếu được bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên nếu mẹ để quá lâu thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và lượng vitamin trong sữa hạt cũng bị phân hủy. Thời gian sử dụng sữa hạt vào buổi sáng hay buổi trưa là tốt nhất, mẹ không nên dùng sữa hạt buổi tối.
Sữa hạt là một trong những thức uống dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên các mẹ đừng quên tăng cường thêm các viên uống bổ sung vi chất đặc biệt là canxi hữu cơ cho bà bầu để cung cấp hàm lượng canxi cần thiết trong thai kỳ, phòng ngừa tình trạng thiếu hụt canxi và tránh loãng xương sau này. Mẹ có thể tham khảo thêm dòng canxi hữu cơ không táo bón, không nóng trong tại đây.
Uống sữa hạt rất tốt cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ và cả sau sinh. Hy vọng với các thông tin về lợi ích của sữa hạt trong bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm món mới trong thực đơn hằng ngày của mình để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 2 months ago
Text
Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị đau răng?
Các vấn đề về răng miệng như đau răng có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với thai nhi, bao gồm sinh nhẹ cân, sinh non, và tiền sản giật,… Dưới đây là nguyên nhân mẹ bầu bị đau răng mà các mẹ cần biết.
Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua một loạt thay đổi sinh lý và nội tiết tố, có thể tác động xấu đến sức khỏe răng miệng và gây ra hiện tượng đau răng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau răng:
Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng hormone progesterone và estrogen trong thai kỳ có thể làm tăng lưu lượng máu đến nướu, gây viêm nướu và đau răng. Viêm nướu và viêm nha chu: Hormone thai kỳ làm cho nướu dễ bị viêm và chảy máu, gọi là viêm nướu do thai kỳ. Nếu bệnh viêm nướu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành viêm nha chu, một tình trạng nghiêm trọng hơn gây nhiễm trùng nướu và xương nâng đỡ răng. Sâu răng: Mang thai có thể làm tăng sự thèm ăn đối với đồ ngọt, dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng hoặc do buồn nôn và nôn, một số phụ nữ mang thai có thể bỏ qua việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Erosion do axit: Axit từ dạ dày do nôn ói thường xuyên có thể làm mòn men răng, gây ra đau răng và nhạy cảm. Thiếu hụt dinh dưỡng: Canxi và vitamin D rất quan trọng cho sức khỏe răng miệng. Thiếu hụt những chất dinh dưỡng này có thể làm răng yếu đi và dễ bị tổn thương. Áp lực và căng thẳng: Căng thẳng và áp lực trong thai kỳ có thể dẫn đến nghiến răng, gây đau và mòn răng. Những bệnh lý răng miệng trước khi mang thai: Nếu mẹ bầu đã có các vấn đề răng miệng trước khi mang thai, các vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Thay đổi chế độ ăn uống: Việc ăn vặt nhiều lần trong ngày, đặc biệt là các loại thức ăn có đường, có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu.
Xem thêm: uống sắt và vitamin c cùng lúc được không
L��m thế nào để phòng ngừa tình trạng bà bầu bị đau răng?
Để phòng ngừa cơn đau răng xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên lưu ý các vấn đề như:
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Mẹ bầu nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride, có thể sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch kẽ răng, loại bỏ mảng bám và thức ăn mắc kẹt. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm viêm và ngăn ngừa vi khuẩn. Khám nha khoa định kỳ: Mẹ bầu khám răng định kỳ giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng, điều này rất quan trọng để nha sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho mẹ và thai nhi. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Mẹ bầu không nên hút thuốc và uống rượu thói quen này đều có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ nên giảm căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ và thư giãn, điều này giúp giảm nguy cơ nghiến răng do căng thẳng. Chăm sóc răng miệng khi bị ốm nghén: Nôn ói có thể làm axit từ dạ dày bám vào răng, gây mòn men răng. mẹ bầu hãy chờ khoảng 30 phút sau khi nôn rồi mới đánh răng để tránh làm hỏng men răng, hoặc nếu không thể đánh răng ngay, mẹ nên súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước sạch cũng giúp giảm axit trong miệng. Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường. Nên uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu canxi và vitamin như: Sữa, phô mai, sữa chua, các loại rau xanh, cá hồi giúp củng cố sức khỏe răng miệng và xương. Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung viên uống sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Sử dụng các sản phẩm bảo vệ răng miệng an toàn: Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride sẽ giúp bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng. Mặt khác, nước súc miệng không cồn an toàn hơn cho phụ nữ mang thai và giúp giảm vi khuẩn miệng.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng và cách xử lý hiệu quả cũng như phương pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai.
0 notes