#thực đơn của người bệnh gút
Explore tagged Tumblr posts
spachamsocbauhanoi · 8 months ago
Text
Dọc mùng có tốt cho bà bầu không?
Dọc mùng (cây bạc hà) có tính ngọt mát, mềm thơm, làm món canh hay món xào cũng đều phù hợp. Thế nhưng bà bầu ăn dọc được không vẫn là thắc mắc cần 'tháo gỡ' của nhiều phụ nữ mang thai.
Xem thêm: gold dha có tốt không
Dọc mùng có tốt cho bà bầu không?
Bà bầu có thể ăn dọc mùng mà không cần phải kiêng khem. Dọc mùng có hương vị khá dễ ăn, có thể dùng để chế biến trong nhiều món ăn hấp dẫn mà mẹ bầu ăn được.
Ăn dọc mùng có thể mang lại các lợi ích cho sức khỏe dưới đây:
Dọc mùng giúp kiểm soát cân nặng
Trong dọc mùng có chứa chất xơ thấm hút chất béo và cholesterol ở ruột. Ngoài ra, chất xơ cũng có tác dụng cản trở hấp thu cholesterol trong cơ thể, nhờ vậy, ăn dọc mùng giúp giải chất béo rất tốt và an toàn.
Thành phần nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Thành phần canxi và photpho trong dọc mùng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đây cũng là hai khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của hệ xương và răng. Ăn thực đơn nhiều canxi giúp mẹ bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể, cũng là cách tốt để có thai kỳ khỏe mạnh.
Ngoài ra, dọc mùng còn chứa sắt, kali, magie,… là những khoáng chất góp phần tạo thành hồng cầu, giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt thường gặp khi mang thai.
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Chất xơ trong dọc mùng giúp tiêu hóa tốt
Dọc mùng chứa thành phần rất nhiều chất xơ, kích thích trực tràng hoạt động, nhờ vậy thúc đẩy hệ tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón rất hay gặp ở mẹ bầu. Trong Đông y, dọc mùng cũng được sử dụng như bài thuốc khi ăn nhiều đồ béo, khó tiêu.
Một số lưu ý dành cho các mẹ khi ăn dọc mùng
Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Câu trả lời là được nhưng cần ăn có khoa học để tránh tác dụng phụ. Theo đó, mẹ bầu khi sử dụng cũng cần lưu ý:
Dọc mùng trước khi nấu cần được sơ chế cẩn thận bằng cách gọt sạch vỏ, ngâm qua nước muối loãng để hạn chế tối đa tình trạng bị ngứa, ngộ độc khi ăn. Cần chọn dọc mùng có nguồn gốc rõ ràng, tránh sử dụng dọc mùng được trồng ở vùng nước ẩm, ô nhiễm. Bà bầu tuyệt đối không ăn các món dọc mùng chưa được đun sôi, chín kỹ như: nộm dọc mùng, dọc mùng muối… Dọc mùng có thể làm tăng lượng axit furic trong máu. Chính vì vậy, mẹ bầu có tiền sử bị gút hoặc những người bệnh gút, có nguy cơ bị gút nên tránh lạm dụng món ăn này, cần cẩn trọng trước khi quyết định ăn để đảm bảo sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Do đó, mẹ hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học với những thực phẩm đa dạng, bổ dưỡng để đảm bảo đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể nhé. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp bổ sung đầy đủ các viên uống vi chất thiết yếu: sắt, canxi, DHA, … chuyên biệt cho mẹ bầu.
Xem thêm: thuốc sắt và canxi tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Đến đây, chắc hẳn đã giải đáp được thắc mắc của mọi người rằng bà bầu có ăn được dọc mùng không. Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng các mẹ sẽ bổ sung thêm dọc mùng là lựa chọn rau xanh cho bữa ăn của mình, góp phần cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết để mẹ và bé cùng khỏe.
0 notes
Text
Ăn thịt chó khi mang thai 3 tháng cuối không?
Nhiều ý kiến về việc mang thai có nên ăn thịt chó hay không? Bởi đây là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại có tính nóng gây đầy bụng, táo bón, khó tiêu. Vậy bà bầu 3 tháng cuối ăn được thịt chó không và ăn uống như nào để mẹ khỏe con khỏe để chào đời khỏe mạnh?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Thành phần dinh dưỡng của thịt chó
Thịt chó là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Trong thịt chó chứa một số thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, lipit, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C, canxi, sắt…Cụ thể 100g thịt chó chứa khoảng 19g protein, 28g chất béo, 270mg canxi, 168mg photpho, 2,8mg sắt, vitamin và nhiều loại khoáng chất khác.
Thịt chó có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như luộc, nướng, cháo, hấp…Thịt chó tuy tốt nhưng có những người được khuyến cáo không nên ăn món này vì có thể gây hại cho sức khỏe. Những đối tượng nên kiêng ăn thịt chó bao gồm:
Người bệnh gút, huyết áp, tiểu đường Người bị bệnh mạch máu não Người bị xơ gan, suy thận
Xem thêm: gold dha có tốt không
Ăn thịt chó khi mang thai 3 tháng cuối không?
Mặc dù, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng bà bầu chỉ nên ăn thịt chó ở mức độ vừa phải. Bởi khi mẹ bầu 3 tháng cuối ăn nhiều thịt cho có thể gây nên những tác động xấu cho sức khỏe bà bầu. Những tác hại khi mẹ bầu ăn nhiều thịt chó bao gồm:
Tăng nguy cơ tiền sản giật: Thịt chó là món giàu đạm, khi ăn quá nhiều thịt chó sẽ khiến cho bà bầu thừa protein, khiến cho acid uric trong máu tăng, dẫn đến nguy cơ cao bị sản giật và tiền sản giật rất nguy hiểm. Gây chán ăn: Người mẹ ăn nhiều thịt chó sẽ cảm thấy đầy bụng, không muốn ăn uống những thực phẩm khác. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng và thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Dễ gây nóng trong: Mẹ bầu thân nhiệt vốn đã cao, ăn thịt chó có thể gây khó tiêu, nóng trong, nổi mụn nhọt, ngứa ngáy, rối loạn tiêu hóa, táo bón. Nguy cơ nhiễm độc cao: Nếu mẹ bầu mua thịt chó ở những lò mổ không đảm bảo chất lượng có thể mua phải thịt chó nhiễm bệnh dại hoặc chó bị đánh bả. Khi mẹ bầu ăn phải thịt chó không đảm bảo an toàn sẽ có nguy cơ nhiễm độc cao.
Xem thêm: viên sắt không gây táo bón cho bà bầu
Chế độ ăn uống trong 3 tháng cuối cần lưu ý gì?
Trong suốt thai kỳ, bà bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng như sau:
Nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa chính sẽ giúp mẹ tiêu hóa tốt và hấp thu các dưỡng chất hiệu quả hơn. Không nên bỏ bữa hay nhịn ăn lâu. Mẹ bầu nên bổ sung protein từ các loại thực phẩm khác nhau như các loại đậu, sữa, trứng, thịt,… Bổ sung thêm chất sắt trong thực đơn hàng ngày tránh tình trạng thiếu máu, thiếu sắt khi chuyển dạ và sau sinh. Một số thực phẩm có chứa nhiều sắt mà mẹ bầu nên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày như đậu nành, các loại rau màu xanh đậm, các loại trái cây sấy khô, thịt đỏ, thịt gia cầm,… Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời giúp quá trình sản xuất sữa cho con bú sau khi sinh thuận lợi hơn. Mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai,… Bổ sung magie có tác dụng giảm nguy cơ chuột rút ở mẹ bầu, phòng tránh nguy cơ sinh non. Hơn nữa, magie cũng cần thiết để đồng hóa canxi. Một số thực phẩm giàu magie có thể kể đến là đậu đen, lúa mạch, cám yến mạch, hạnh nhân, atiso,… Cần uống nhiều nước, không nên ăn mặn để tránh bị phù nề. Không ăn đồ ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhiều. Ăn nhiều rau và trái cây để ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ăn chín uống sạch, tránh ăn đồ sống, thực phẩm chưa tiệt trùng để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.
Xem thêm: viên canxi nào không gây táo bón cho bà bầu
Bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu trả lời câu hỏi bầu 3 tháng cuối có ăn được thịt chó không? Món ăn này tuy bổ dưỡng nhưng mẹ bầu nên hạn chế ăn, đặc biệt bầu 3 tháng cuối không nên ăn. Thay vì ăn thịt chó, mẹ bầu có thể bổ sung các loại thịt khác an toàn hơn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà…
0 notes
Text
Mang thai 3 tháng cuối ăn cua đồng được không?
Cua là thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Cua mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường chức năng tim mạch, cải thiện sức khỏe miễn dịch và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn e ngại không biết bà bầu 3 tháng cuối ăn cua đồng được không?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Mang thai 3 tháng cuối ăn cua đồng được không?
Cua có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn cua đúng cách, mẹ bầu có thể nhận được những lợi ích như sau:
Tăng cường hệ miễn dịch
Axit amino và chất chống oxy hóa của cua đồng sẽ giúp mẹ bầu có một sinh lực khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch, hạn chế mắc bệnh vặt khi mang thai.
Bổ sung canxi
Khi mang thai, cả mẹ và bé đều cần 1 lượng lớn canxi lớn để bổ sung cho hệ xương và răng. Nếu mẹ bầu thiếu canxi có thể đối mặt với các triệu chứng như: Chảy máu chân răng, đau nhức khớp xương… Còn với thai nhi, việc thiếu canxi khi sinh ra bị thấp còi, nhẹ cân. Vậy nên, cua là hải sản giàu canxi cho bà bầu nhất định mẹ nên bổ sung.
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Hàm lượng sắt trong cua đều rất cao. Khi mẹ bầu ăn sẽ tránh được tình trạng bị thiếu máu, giúp duy trì ổn định mức hemoglobin của thai nhi.
Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi
Trong cua rất giàu folate – Đây là 1 loại vitamin thiết yếu giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, giúp phát triển hoàn thiện bộ não cho con.
Củng cố sự phát triển của thai nhi
Nguồn vitamin A và D, omega-3 cùng đạm trong cua khá dồi dào góp phần tăng cường sự phát triển của thai nhi. Do đó, hãy thêm cua đồng vào thực đơn hàng tuần của mình mẹ nhé!
Xem thêm: gold dha có tốt không
Những lưu ý khi bà bầu ăn cua đồng
Bà bầu cần lưu ý những điều sau khi ăn nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé yêu:
Không nên ăn cua quá thường xuyên vì cua có tính lạnh, nếu mẹ ăn nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu khi ăn cua cần chú ý chọn mua cua đồng còn sống và khỏe. Tuyệt đối không ăn cua đồng đã chết bởi chất đạm trong cua sinh ra Histamin dễ gây ngộ độc, nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng. Mẹ chỉ nên ăn cua đồng đã nấu chín kỹ, tuyệt đối không ăn cua chưa chín vì có thể sẽ bị nhiễm ấu trùng sán, đặc biệt là sán lá phổi. Canh cua đồng đã chế biến không nên để trong tủ lạnh qua đêm và ăn tiếp. Điều này sẽ làm cho mẹ bầu bị lạnh bụng và bị rối loạn tiêu hóa. Gạch cua đồng có nhiều Cholesterol nên với những mẹ bầu bị huyết áp cao, bệnh tim mạch thì cần hạn chế dùng. Khi ăn cua, mẹ bầu nên ăn cùng các loại lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Theo nghiên cứu, cua đồng cũng chứa nhiều Sodium và Purines nên sẽ không thích hợp cho mẹ bầu bị bệnh gút. Với những mẹ đang bị ho hen, cảm cúm tốt nhất không ăn cua đồng. Một số mẹ bầu dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn thường bị nổi mề đay khắp người thì tuyệt đối không ăn nhé.
Bên cạnh việc bổ sung canxi từ cua thì bước vào những giai đoạn cuối của thai kì, bà bầu nên bổ sung thêm các viên uống sắt, acid folic, DHA, Omega-3, canxi hữu cơ cho bà bầu để giúp nạp đủ dưỡng chất, hạn chế loãng xương sau sinh cũng như giúp bé phát triển tốt nhất.
Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Trên đây là những chia sẻ về việc ăn cua đồng dành cho mẹ bầu. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về lối sống ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
0 notes
power-lemon · 1 year ago
Text
Đừng chủ quan với tình trạng đau lưng
Đau lưng là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân và cách điều trị đúng đắn cho tình trạng này. Đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, từ những bệnh không nguy hiểm như cơ thắt, dây thần kinh kẹp, đến những bệnh nghiêm trọng như ung thư, viêm nhiễm, thoát vị đĩa đệm, gãy xương, v.v. Do đó, không nên chủ quan với tình trạng đau lưng mà cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Một số nguyên nhân gây ra đau lưng
Cơ thắt: Đây là tình trạng cơ bắp bị co cứng, đau nhức do làm việc quá sức, ngồi lâu một tư thế, thay đổi đột ngột tư thế, hoặc do thời tiết lạnh. Cơ thắt thường gây ra đau lưng ở vùng thắt lưng, vai, cổ, hoặc gáy. Cách điều trị cơ thắt là nghỉ ngơi, xoa bóp, massage, hoặc sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm.
Dây thần kinh kẹp: Đây là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép do các bệnh lý ở cột sống như thoát vị đĩa đệm, bệnh gút, viêm khớp, v.v. Dây thần kinh kẹp gây ra đau lưng lan xuống chân, kèm theo tê, bên, yếu cơ. Cách điều trị dây thần kinh kẹp là giảm áp lực lên dây thần kinh bằng cách tập thể dục, đeo nẹp, hoặc phẫu thuật.
Ung thư: Đây là tình trạng tế bào bất thường phát triển quá mức, gây nên khối u ác tính. Ung thư có thể xuất phát từ cột sống hoặc di căn từ các bộ phận khác như phổi, vú, thận, v.v. Ung thư gây ra đau lưng liên tục, không giảm khi nghỉ ngơi, thường kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, sốt, mệt mỏi, v.v. Cách điều trị ung thư là phối hợp các phương pháp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, v.v.
Tumblr media
Phòng ngừa đau lưng hiệu quả
Để phòng ngừa và điều trị đau lưng hiệu quả, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, ngồi lâu một tư thế, hay vận động đột ngột.
Chú ý tư thế ngồi, đứng, nằm, và cách cõng vác vật nặng. Nên sử dụng ghế, giường, gối, nệm phù hợp với cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên, chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và độ tuổi. Nên tập các bài tập giúp cải thiện sức bền và độ dẻo dai của cơ bắp, khớp xương.
Ăn uống cân bằng, bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D, và protein. Hạn chế ăn các thực phẩm gây viêm, gây tích nước, gây béo phì.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có triệu chứng đau lưng kéo dài hoặc nghiêm trọng. Nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, thiết bị hiện đại, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tumblr media
Một số bài tập giảm đau lưng
Giới thiệu một số bài tập đơn giản và hiệu quả để giảm đau lưng, bạn có thể thực hiện tại nhà hoặc nơi làm việc. Đây là những bài tập được các chuyên gia y tế khuyên dùng, có tác dụng cải thiện sức khỏe cột sống, giúp bạn thoải mái và tự tin hơn.
Bài tập xoay cổ: Bạn đứng thẳng, hai tay để tự nhiên, đầu hơi ngẩng lên. Bạn xoay đầu sang trái, giữ trong 5 giây, rồi xoay sang phải, giữ trong 5 giây. Lặp lại 10 lần.
Bài tập duỗi cánh tay: Bạn đứng thẳng, hai tay duỗi thẳng ra trước ngực, đan chéo hai bàn tay. Bạn hít thở sâu, đẩy hai tay ra xa, cố gắng duỗi thẳng lưng. Giữ trong 10 giây, rồi thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Bài tập gập bụng: Bạn nằm ngửa trên sàn, hai chân cong gối, hai tay đặt sau gáy. Bạn hít thở sâu, gập người lên, cố gắng chạm đầu gối bằng cằm. Giữ trong 5 giây, rồi trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần.
Bài tập kéo chân: Bạn nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay để tự nhiên. Bạn nâng một chân lên, kéo về phía ngực, giữ trong 10 giây, rồi thả xuống. Làm tương tự với chân kia. Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.
Bài tập xoay hông: Bạn nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay duỗi ra hai bên. Bạn nâng một chân lên, xoay sang một bên, cố gắng chạm sàn bằng bàn chân. Giữ trong 10 giây, rồi trở lại vị trí ban đầu. Làm tương tự với chân kia. Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.
Tumblr media
Đau lưng là một triệu chứng không nên chủ quan, vì nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn về tình trạng đau lưng, bạn có thể liên hệ với Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa xương khớp, cột sống, có kinh nghiệm và nhiệt tình
Xem thêm: https://phongkhamdakhoahoancauxk.vn/dung-chu-quan-voi-tinh-trang-dau-lung.html
Báo gì nói gì về phòng khám đa khoa Hoàn Cầu: https://vov.vn/suc-khoe/phong-kham-da-khoa-hoan-cau-kham-chua-benh-chat-luong-hieu-qua-an-toan-post1021818.vov
Báo gì nói gì về phòng khám đa khoa Hoàn Cầu: https://suckhoedoisong.vn/da-khoa-hoan-cau-dia-chi-kham-benh-uy-tin-gia-tot-169220909150009618.htm
0 notes
truongvietvn · 2 years ago
Text
Cách vo gạo nấu cơm vẫn giữ được nguyên chất dinh dưỡng
Vo gạo tưởng chừng như là một việc cực kỳ đơn giản mà một đứa trẻ 5 tuổi vẫn có thể làm được. Tuy nhiên, vo gạo thì dễ nhưng vo làm sao để gạo vẫn giữ được những khoảng chất và Vitamin thì lại hoàn toàn không đơn giản. Việc vo gạo cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ thơm ngon của nồi cơm nấu ra. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ngay cho bạn những cách vo gạo nấu cơm đúng chuẩn nhất. 
Thành phần dinh dưỡng trong gạo
Gạo là loại thực phẩm thiết yếu và được sử dụng làm món ăn chính của các gia đình tại nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Loại lương thực này cũng được phân chia thành nhiều loại đa dạng với những đặc điểm và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng trong gạo đều sẽ bao gồm những chất dinh dưỡng sau: 
Carbohydrate: Gạo chủ yếu là nguồn cung cấp carbohydrate, đặc biệt là tinh bột, chiếm phần lớn thành phần dinh dưỡng của nó.
Protein: Gạo cũng chứa một lượng nhỏ protein. Tuy nhiên, hàm lượng protein trong gạo không cao bằng so với các nguồn thực phẩm khác như thịt, cá hay đậu.
Glucid: Theo đo lường, trong gạo có chứa đến 70 - 80% hàm lượng Glucid bao gồm tinh bột và Xenlulozơ. Trong đó, tinh bột đóng vai trò là hoạt chất giúp no lâu và xenlulozơ có nhiệm vụ kích thích tiêu hóa và thủy phân tinh bột. 
Chất béo: Gạo chứa một lượng chất béo rất ít, gần như không đáng kể.
Vitamin và khoáng chất: Gạo cung cấp một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các vitamin và khoáng chất có mặt trong gạo bao gồm vitamin B1 (thiamine), vitamin B3 (niacin), sắt và kẽm.
Chất xơ: Gạo cũng chứa một lượng nhất định chất xơ, nhưng không phải là nguồn chất xơ chính trong chế độ ăn uống.
Tumblr media
Tại sao phải vo gạo nấu cơm đúng cách?
Công đoạn vo gạo nấu cơm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt cơm khi nấu xong. Tuy nhiên, nhiều người lại không nhận biết được tầm quan trọng của quá trình này và thường thực hiện theo những quan niệm sai lầm của họ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân tại sao phải vo gạo nấu cơm đúng cách trong phần dưới đây nhé!
Làm mất các chất dinh dưỡng quý giá trong gạo
Một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải khi nấu cơm đó chính là cố gắng vo gạo thật kỹ đến khi nước trong vắt thì mới thôi. Tuy nhiên, cách vo gạo nấu cơm này là hoàn toàn sai lần bởi nó sẽ rửa trôi đi các chất dinh dưỡng lớp ngoài hạt gạo như chất xơ, Vitamin, kẽm, sắt, Omega 3,... Đây đều là những hoạt chất có lợi cho sức khỏe. 
Không những thế, cách vo gạo nấu cơm quá kỹ sẽ khiến hạt gạo bị chà xát quá nhiều, chắt bỏ hết phần nước đục, sẽ làm mất đi hết các chất dinh dưỡng quan trong có trong hạt gạo. Không những thế lợp vỏ cám xung quanh cũng chứa rất nhiều xenlulozơ có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol và làm giảm tối đa lượng cholesterol trong máu, cực kỳ có lợi cho sức khỏe chúng ta.  
Xem thêm: 1kg gạo nấu được bao nhiêu kg cơm? Cách nấu cơm ngon nở đều
Vo gạo quá kỹ vô tình gây hại cho cơ thể
Ngoài việc làm mất đi các chất dinh dưỡng quý quá bên ngoài hạt gạo. cách vo gạo nấu cơm sau lần còn vô tình gây ra những tác hại lớn cho sức khỏe con người. Cụ thể, khi vo gạo càng kỹ, cơm nấu ra sẽ trắng tinh, đẹp mắt nhưng lại làm mất đi hết hàm lượng xenlulozơ trong gạo khiến cơm khó tạo ra cảm giác no bụng. Lúc này, con người sẽ tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn dẫn đến hậu quả là dễ mắc các bệnh béo phì, bệnh gút, cũng như các căn bệnh khác về tiêu hóa,... 
Đặc biệt, việc loại bỏ đi các chất dinh dưỡng trong gạo sẽ khiến cơ thể bạn phải hấp thụ quá nhiều tinh bột từ gạo trắng có thể dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh phù thũng, huyết áp cao,... cực kỳ nguy hiểm. Do đó, khi nấu cơm, bạn chỉ nên vo gạo sơ qua khoảng 2 lần để loại bỏ bụi bẩn bám xung quanh rồi nấu như bình thường. 
Cách vo gạo nấu cơm bằng nồi và tủ công nghiệp đúng cách
Để cơm không bị nhão và vẫn giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng tối đa thì cách vo gạo nấu cơm cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, cách vo gạo khi nấu bằng nồi cơm điện thông thường lại khác với khi bạn nấu bằng tủ công nghiệp. Do đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vo gạo nấu cơm cho các loại nồi/tủ công nghiệp đúng nhất trong phần sau:  
Các bước vo gạo nấu cơm
Để nấu cơm bằng nồi/tủ công nghiệp giữ được độ thơm ngon, mềm dẻo và dinh dưỡng tối đa, mọi người nên thực hiện cách vo gạo nấu cơm theo 2 bước sau: 
Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành đong gạo vào nồi rồi xả nước và dùng tay khuấy đều nhẹ nhàng để lớp bụi bẩn được nổi lên trên mặt nước và loại bỏ chúng. 
Bước 2: Vo gạo lần 2 bằng cách xả nước vào, khuấy nhẹ nhàng rồi đổ đi. Như vậy là bạn đã vừa hoàn thành cách vo gạo nấu cơm đúng chuẩn và khoa học nhất rồi đó. 
Ngoài ra, để cơm nấu bằng tủ công nghiệp được thơm ngon, mềm dẻo hơn thì hãy ngâm gạo với một chút dầu ăn, muối hoặc giấm,... trong khoảng từ 15 - 30 phút. Ngoài ra, chẳng may bạn quên mất và ngâm lâu hơn thì cũng không sao nhé. Cách này sẽ làm cho phần cơm nấu ra thơm hơn và dẻo hơn rất nhiều đấy. 
Xem thêm: Có nên ngâm gạo trước khi nấu cơm? Nên ngâm gạo bao lâu?
Các lưu ý khi vo gạo nấu cơm
Để nếu ra một nồi cơm ngon bằng tủ công nghiệp, mọi người nên lưu ý một vài kinh nghiệm khi vo gạo nấu cơm sau: 
Khi vo gạo, không nên chà xát quá mạnh khiến gạo sau khi vo trắng bóc và nước thì trong. Thay vào đó, bạn nên khuấy nhẹ tay, gạt nước từ từ để loại bỏ lớp bụi bẩn dính trên mặt cũng như giữ được những chất dinh dưỡng tự nhiên của hạt gạo. 
Nên dùng nước sôi để nấu cơm thay vì dùng nước lạnh hay nước máy trực tiếp từ vòi. Cách này không những khiến cơm nhanh chín, nở đều mà còn có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Khi cơm sôi, mọi người nên xơi đều và đậy vung giữ nhiệt từ 5 - 15 phút để đảm bảo hạt cơm được nở điều, tránh tiếp xúc với không khí để đảm bảo được hàm lượng các Vitamin trong gạo không bị mất đi. 
Nến lựa chọn các loại nồi/tủ nấu cơm công nghiệp chất lượng, uy tín, có khả năng tản nhiệt đều. Một số loại tủ nấu cơm tốt nhất mà bạn có thể tham khảo là tủ nấu cơm công nghiệp 10 khay, tủ nấu cơm 20 khay và tủ nấu cơm công nghiệp 24 khay,...  
Hy vọng thông qua bài viết trên, mọi người có thể học được cho mình cách vo gạo nấu cơm đúng chuẩn để không làm mất đi các chất dinh dưỡng dồi dào trong gạo. Đồng thời, quý khách hiện đang có nhu cầu mua tủ nấu cơm công nghiệp chất lượng, đủ mọi kích thước, giá thành hợp lý có thể ghé ngay đến siêu thị điện máy Trường Việt. 
Đơn vị chúng tôi không những cung cấp đầy đủ các loại máy đóng gói, máy chế biến thực phẩm, máy tập luyện thể hình mà những những hàng đồ da dụng sử dụng trong gia đình, công nghiệp cũng rất đầy đủ, trong đó không thể thiếu các loại nồi/tủ nấu cơm công nghiệp cao cấp. 
Khách hàng khi đến tại đơn vị chúng tôi sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí từ đội ngũ nhân viên tận tâm, giàu kinh nghiệm. Họ sẽ là người giúp bạn lựa chọn được loại tủ nấu cơm phù hợp với tài chính cũng như quy mô doanh nghiệp của bạn. Đảm bảo khách hàng khi đến đây sẽ cực kỳ hài lòng về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ mà chúng tôi mang lại. 
Thông tin liên hệ: 
Hotline: 0969.38.38.09
Tel: (028) 2236.8382
Trụ sở: Tk30/4 Nguyễn Cảnh Chân (đường Trần Hưng Đạo rẽ vào) P. Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
CN 1: 30 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho, Quận 1
CN 2: 822 Hậu Giang, P.12, Quận 6
Nguồn bài viết:
https://dienmaytruongviet.vn/cach-vo-gao-nau-com
1 note · View note
caonguangogia-blog · 2 years ago
Link
0 notes
blogtribenh · 4 years ago
Text
[Blog Trị Bệnh] Đừng Dại Ăn Cá Chép Nếu Bị Bệnh Gút - TriBenh.Vn
[Blog Trị Bệnh] Đừng Dại Ăn Cá Chép Nếu Bị Bệnh Gút – TriBenh.Vn
Tumblr media
Trị Bệnh Blog Đừng Dại Ăn Cá Chép Nếu Bị Bệnh Gút =========================
** Cá chép là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên liệu người bị bệnh gút có được ăn cá chép không? Đây là mối bận tâm chung của những bệnh nhân bị gút cũng như người nhà của họ.
** Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép Cá chép được xem như một món quà tặng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho…
View On WordPress
0 notes
jennifertple · 4 years ago
Text
Viết cho 8x và 9x
1. Với người có ngoại hình đẹp, mọi thứ đều thuận lợi hơn. Xưa nay loài người vẫn có cảm tính như vậy. Hồi mới đi làm, có lần mình làm sai, sếp rướn cổ lên định mắng, nhìn thấy gương mặt thanh tú thoáng nét buồn, cơn nóng giận cũng nguôi ngoai và ngồi nghĩ "nó đẹp trai vậy hem lẽ chửi nó". Còn anh bạn đồng nghiệp của mình bị basket face (mặt rổ), lỗi sai y chang mà bị sếp chửi tơi bơi hoa lá. Hồi phổ thông, trong lớp có bạn Mộng Hòi hoa khôi, có lần kiểm tra bài không thuộc, cái Hòi bật khóc, mắt bồ câu long lanh, cô giáo nói thôi về chỗ đi em, 5 điểm, nhìn theo, nói con nhà ai đẹp quá (là nhép miệng thôi nhưng mình đoán). Rồi cô kêu cái Ngạc Thuý (còn gọi là Thúy răng vẩu) lên trả bài, Thuý cũng không trả lời được, vậy mà cô làm lớn chuyện, la mắng xài xể đủ kiểu, cho 2 điểm, còn chua chát nói "đã không xinh đẹp thì phải học giỏi chứ". Sự phân biệt đối xử của cô khiến cái Thúy khóc tu tu, nước mắt nước mũi dàn dụa nhưng không chảy ướt được cằm vì cái răng hứng hết.
Mình đã phấn đấu để có CHÂN, THIỆN (tử tế, trung thực, giúp người) rồi, thì bây giờ phải hướng tới cái MỸ (cái đẹp). Ví dụ như mình khi xưa đi làm nhân viên bán hàng, chỉ vì sở hữu nụ cười ngoại giao tựa trăng rằm, đối tác hồn xiêu phách lạc nói chuyện luống cuống, đàm phán ở thế yếu hơn, mình chốt hợp đồng không kịp thở. Khổng Minh và Bàng Thống được xem là tài năng ngang ngửa nhau, mà Khổng Minh thì đẹp trai thanh tú trong khi Bàng Thống thì dung mạo không bắt mắt nên Lưu Bị trọng dụng Khổng Minh hơn (ý trong truyện Tam Quốc). Mặt mũi tướng mạo không có mà đòi đi làm ngoại giao thì cũng khó cho đất nước. Đi làm chung công sở với nhiều người mặt mũi sáng sủa sẽ đỡ nhức đầu. Đi máy bay, có tiếp viên xinh gái hay phi công đẹp trai, hành khách ngồi cũng yên tâm hơn. Bay đường dài, khi máy bay bay vào vùng thời tiết xấu, hành khách hoảng sợ nhưng nghĩ lại, úi cha, tụi tiếp viên nó đẹp vậy mà còn hem sợ chết nữa là mình, yên tâm mà ngủ tiếp.
1. Tất nhiên, tốt gỗ vẫn hơn tốt nước sơn. NHƯNG NƯỚC SƠN LÀ CÁI QUYẾT ĐỊNH NGƯỜI TA GHÉ CỬA HÀNG MÌNH MUA GỖ. Thời đại mới, trăm người bán tranh nhau, mình vẫn bảo thủ nói câu “tốt gỗ” thì không có cơ hội cho người ta biết gỗ mình tốt. Đặc biệt là đi nước ngoài, làm công dân toàn cầu, ăn mặc lùi xùi, Tây Tàu nó nghĩ lao động nhập cư lậu mới sang, nó hạn chế tiếp xúc, thì mình không có cơ hội để trình bày nhân cách cao đẹp hay trí tuệ lung linh. Thời trang là phục vụ con người đẹp hơn, phải tận dụng. Có tiền là bọc lại răng sứ sáng lóa, không việc gì phải sở hữu bộ răng lởm chởm như đá tai mèo Hà Giang hay đen thui do kháng sinh thuở bé.
Khi ra đường, nhất nhất phải tắm gội sạch, quần áo phẳng phiu chỉnh tề và sử dụng nước hoa vài tháng phải hết 1 chai. Nâng cấp lên đi, não khác đi. Một bộ đồ nhàu nát, đổ lông, loang lổ vết bẩn hay có rách thủng…khi tiếp xúc người khác là không tôn trọng họ. Mặt phải rửa đừng để nhờn bóng. Xức bột baby powder hay lăn nách nếu bị bệnh “hống hách từ trong nôi”. Răng phải đánh kỹ sau khi ăn, 1 năm phải đi lấy cao răng 1 lần. Nên dùng nước súc miệng pha thật loãng 2-3 lần trong tuần, kem đánh răng không diệt hết vi khuẩn gây ra chứng “mạnh mồm”. Nhiều bạn đi phỏng vấn, người tuyển dụng hỏi 1 câu xong, nghe nó trả lời hết muốn hỏi thêm. Nhưng các bạn ấy nào có nhận ra, cứ chồm chồm lên đặt câu hỏi. Đặc biệt là các bạn ham ăn thịt quá mức, ăn ớt nhiều, đạm gốc A-mo-ni (NH4+) thừa phân hủy thành NH3 bay lên miệng, gặp phòng máy lạnh, khí a-mô-ni-ắc này thì không thoát được. Miệng hút thuốc thì nên nhai kẹo trước khi gặp đối tác. Đừng để người ta chịu đ��ng, tội người ta.
2. Danh ngôn thế giới nói, “xấu là một loại bệnh, nếu không, sao chỗ phẫu thuật thẩm mỹ vẫn được gọi là bệnh viện?“ Có bệnh thì chữa, mũi tẹt quá nhìn không phân biệt đâu là mũi đâu là gò má thì nâng cao chút. Răng diện hắc ô (HO là hô) hoặc Em-Âu-EM (MOM là móm) thì đi niềng răng. Mặt to như cái mâm gắn trên cổ, đi đâu người ta cũng tưởng là cái biển báo giao thông thì mình bớt ăn thịt cá, chuyển qua ăn cơm trộn đậu cho nó nhỏ lại. Mắt to mắt nhỏ thì cắt mí cho đều. Nhớ lựa chỗ uy tín, đàng hoàng, của nước ngoài hay bệnh viện lớn càng tốt. Béo bụng hay gầy còm thì mình đi tập gym chạy bộ, đổi chế độ ăn uống. Chiều cao của 1 người thì có thể do di truyền, nhưng cân nặng của người đó thì chắc chắn là do lối sống và sự kỷ luật. Nhìn cơ thể cân đối thì biết chắc là người đó đã ăn uống sinh hoạt lành mạnh và có ý chí mạnh mẽ.
2. Lúc còn hạc bên Mỹ, mình hay cười, mấy thầy bên đó nói mày nên làm lại bộ răng, nhìn màu trắng đục xỉn xỉn, cốt cách vậy sao làm doanh nhân lớn. Lúc đó mình nói “cha mẹ sinh sao để vậy”, “don’t judge a book by its cover”- đừng quánh giá cuốn sách qua cái bìa. Nhưng mấy ổng nói sự bảo thủ châu Á hạn chế cái tầm của mày, giữa vô vàn cuốn sách, mày phải nổi bật trước. Rồi mới tới nội dung hay, bán lâu dài, long selling khó hơn best selling. Mình cãi liền, nói sao Steve Jobs cũng áo thun quần jean? Tao giản dị và yêu vẻ đẹp của sự giản dị. Ổng nói, mày khác, 7 tỷ người chỉ có 1 Steve Jobs hay Mark Zucker, họ mặc quần đùi hay ở truồng thì người ta vẫn ngưỡng mộ. Mày vô danh, ăn mặc "giản dị" kiểu của mày nói là "xuề xoà" với giới doanh nhân, mình làm business mà, có phải nhà đạo đức học đâu. Mình không chịu sửa, não vẫn bảo thủ kiểu châu Á rập khuôn ăn học theo công thức, kiên quyết bảo lưu quan điểm.
Năm ngoái mình đi sang London, vào khách sạn Marriott dự hội nghị các nhà đầu tư nông nghiệp toàn cầu, cái mình bị bảo vệ ngăn không cho vào, kêu đi thang máy khác vì tưởng mình đi giao hàng cho khách sạn. Rồi các đối tác nhìn nhìn nghi ngạị, đưa card họ miễn cưỡng cầm lấy, xúc tiến bán nông sản mãi không được. Mình nghĩ có khi nào họ khinh mình không ta, quyết định chơi lớn luôn. Mình ra phố sắm đôi giày Ý 2000 bảng, bộ veston 3000 bảng, thắt cà vạt Gucci, về mặc đi tới đi lui cho nó tự nhiên, rồi hôm sau, vẫn hội nghị đó, bước vô thì bảo vệ tiếp tân gập đầu nói “Good morning, Sir” (chào quý ngài). Mình đang ngồi họp, buồn ngủ lấy tay vân vê định nặn mụn theo thói quen thì Tây Tàu bu tới đưa card, tiếp thị khí thế, mình gút được chục đơn hàng, lãi mấy chục ngàn đô, coi như đầu tư đã có lời. Được đà tiến tới, mình không bay về Việt Nam mà đáp thẳng sang Seoul, bọc răng sứ hết để cười đẹp hơn nữa, xuất khẩu nông sản hiệu quả hơn nữa. Về sân bay VN, ai cũng chỉ trỏ nói anh này đóng phim Hậu Duệ Mặt Trời nẹ, ở ngoài anh cao ghê, nhưng hơi đen, chắc trong phim ảnh quánh phấn dữ lắm…
3. Các bạn nói không có tiền đi phẫu thuật thẩm mỹ, bọc răng sứ, giờ phải làm sao để tự tin. Các bạn yên tâm. TÂM SINH TƯỚNG. Chính suy nghĩ và hành động thiện sẽ tạo ra khuôn mặt đẹp. Chính thể thao nhiều (1h/ngày MIN) và ăn uống heo thì (healthy) sẽ có body đẹp, mặt đẹp.
Khuôn mặt, đường chỉ tay không phải là bất biến. Số phận con người thay đổi theo sự cho đi mà người đó thực hiện (không cần cúng kính hay giải hạn cầu xin gì mà được như ý cả, cứ hiến máu hiến tạng, cho tiền từ thiện không cần lo lắng người ta sử dụng thế nào, hào sảng cho đi là muốn gì được đó). Càng giúp người càng may mắn, càng đẹp, chính xác là như vậy. Trẻ em mẫu giáo gương mặt đứa nào cũng thơ ngây giống nhau, các bạn cứ vào trường mầm non mà xem. Cấp 1 tụi nó cũng xinh đều, nhưng từ từ lớn lên sẽ thay đổi thành đẹp người xấu, người thiện người ác, người nhìn thiện cảm người nhìn ác cảm. Thậm chí hai chị em sinh đôi, lúc mới sinh ra thì khó phân biệt, nhưng lớn lên, sẽ dần khác nhau.
Người Á Đông đúc kết, đời người 90 tuổi là thượng thọ, được chia ra ba thời kỳ.
- 30 năm đầu, do di truyền. Dung mạo khôi ngô mỹ miều là do ăn ở đạo đức hiền hậu từ kiếp trước. Kiếp trước làm chủ nợ giật hụi, bóc lột nô lệ nô tì, chăn dắt mại dâm..., thì kiếp này phải chịu xấu. Đẻ ra là xấu.
- Năm 30 tuổi, bắt đầu dậy thì. "Dậy thì" thành công hay thất bại là do cách sống của 30 năm đầu. Cứ sân si, đố kị, ganh ghét, giận dữ, nói chuyện cá nhân người khác (bàn bạc chê bai người ta, bàn về cuộc sống người ta), nói lời tiêu cực, nghĩ người khác là xấu, nhìn mặt xấu của người khác, phòng thủ cứ nghĩ người khác chuẩn bị LỪA MÌNH,...thì tướng mạo auto xấu. Thêm bệnh lười thể dục thể thao, không hiến máu, không cho đi, không từ thiện, không yêu thương và giúp người, không tạo cơ hội cho người khác....thì sẽ có 1 trung niên cực xấu xí, mặt to, bụng to, mặt nhìn tham lam xôi thịt hoặc gầy tong teo,....và bệnh đủ đường. Hồi họp lớp năm 31 tuổi, ai cũng ngạc nhiên vì thấy cái Thuý đẹp lộng lẫy và dễ thương cùng cực, cũng là nhờ 30 năm đầu sống tích cực và khôn ngoan.
- 30 năm cuối nếu vẫn xấu thì trùng tu di tích bằng cách từ thiện và cho đi, ăn thực vật nhiều hơn động vật, tự nhiên sẽ đẹp lão, nhìn phúc hậu. Đừng để "di tích" thành "phế tích".
Từ năm 31 tuổi, sau đêm sinh nhật, ngủ dậy, đi tắm, có bạn sẽ thấy soái ca hay soái nương nào đó trong gương. Cũng có bạn, 30 năm đầu đẹp rực rỡ, tự nhiên qua 31 tuổi, trở nên xấu xí, bị bồ đá, bạn bỏ, khách hàng không ký hợp đồng, làm ca sĩ hát không ai nghe…làm nghề gì cũng ế.
Sưu tầm: Facebook Tony Buổi sáng
----------------------------
Monday read
Nói chung là phải đẹp các mẹ ạ =)))
10 notes · View notes
bsvuhailong · 4 years ago
Text
Bệnh thoái hóa khớp: Dấu hiệu, nguyên nhân & cách điều trị | Tracuuthuoctay | tracuuthuoctay
Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng hư tổn của sụn khớp và đĩa đệm, bệnh thường xuất hiện ở các bệnh nhân lớn tuổi; có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị Thoái hóa khớp. Vậy làm thế nào để phòng tránh cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh? Hãy cùng Tracuuthuoctay tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng bất ổn của xương khớp tại nhiều vị trí trên cơ thể. Các lớp sụn khớp trở nên thoái hóa, chúng bắt đầu xù xì, bào mòn và lâu dần nếu không được điều trị dẫn đến tình trạng rách, nứt rất nguy hiểm.
Không chỉ tổn thương ở phần sụn khớp, phần xương bên dưới sụn do bị ảnh hưởng cũng sẽ trở nên biến dạng về hình thái và cấu trúc. Sự thay đổi này dẫn đến phần đầu xương khớp bị thừa, trơ ra, biến đổi thành gai xương ở rìa; kèm theo sự hụt giảm của mật độ khoáng và dịch khớp.
Những khớp nào bị ảnh hưởng?
Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất bởi thoái hóa có thể kế đến như:
Đầu gối: Thoái hóa khớp gối rất phổ biến; nguyên do đầu gối của bạn phải chịu áp lực cực lớn, xoắn và xoay cũng như chịu trọng lượng cơ thể.
Hông: Thoái hóa khớp háng cũng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai hông. Khớp háng có phạm vi cử động rộng cho nên nó cũng chịu rất nhiều trọng lượng của bạn.
Bàn tay và cổ tay: Thoái hóa khớp bàn tay thường xảy ra như một phần của tình trạng thoái hóa khớp dạng nốt. Điều này chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ và thường bắt đầu vào khoảng thời gian mãn kinh.
Lưng và cổ: Xương cột sống và các đĩa đệm ở giữa thường bị ảnh hưởng bởi những thay đổi rất giống với bệnh. Ở cột sống, những thay đổi này thường được gọi là thoái hóa đốt sống.
Bàn chân và mắt cá chân: Thoái hóa khớp bàn chân thường ảnh hưởng đến khớp ở gốc ngón chân cái của bạn. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp bàn chân giữa cũng khá phổ biến. Mắt cá chân là phần ít bị ảnh hưởng nhất của bàn chân.
Vai: Vai bao gồm hai khớp, một trong hai khớp có thể bị ảnh hưởng bởi thoái hóa khớp: khớp bi và khớp nơi cánh tay trên tiếp xúc với xương bả vai. khớp nhỏ hơn nơi xương đòn gặp đỉnh của xương bả vai.
Khuỷu tay: Khớp khuỷu tay thường không bị ảnh hưởng bởi bệnh thoái hóa khớp. Khi bị ảnh hưởng, nó thường xảy ra sau một chấn thương nghiêm trọng hoặc một số chấn thương nhẹ hơn.
Hàm: Hàm, hay khớp thái dương hàm, là một trong những khớp được sử dụng thường xuyên nhất trên cơ thể và sụn ở khớp này đặc biệt dễ bị mòn.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp là gì?
Triệu chứng của bệnh chính là đau, mất khả năng vận động và thường bị cứng. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động kéo dài và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Tình trạng căng cứng thường gặp nhất vào buổi sáng và thường kéo dài dưới 30 phút sau khi bắt đầu các hoạt động hàng ngày; nhưng có thể trở lại sau thời gian không hoạt động.
Một số người báo cáo rằng cơn đau tăng lên liên quan đến nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao hoặc giảm áp suất không khí, nhưng các nghiên cứu cho kết quả khác nhau.
Ở các khớp nhỏ hơn, chẳng hạn như ở các ngón tay, có thể hình thành các kh��i phình to bằng xương cứng, được gọi là nút Heberden (trên các khớp liên xương xa ); hoặc các nút Bouchard (trên các khớp liên đốt sống gần) và mặc dù chúng không nhất thiết gây đau; nhưng chúng hạn chế cử động của các ngón tay đáng kể.
Dấu hiệu thoái hóa khớp:
Đau nhức;
Cứng khớp;
Có tiếng kêu lạo xạo khi cử động;
Khó vận động các khớ;
Teo cơ, sưng tấy và biến dạng.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh thoái hóa khớp ?
Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn đệm đầu xương trong khớp của bạn dần bị thoái hóa. Sụn ​​là một mô cứng, trơn cho phép khớp chuyển động gần như không có ma sát. Cuối cùng, nếu sụn bị mòn hoàn toàn, xương sẽ cọ xát vào xương.
Các yếu tố là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp:
Tuổi tác: nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp tăng lên theo tuổi tác.
Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn.
Thừa cân: trọng lượng cơ thể góp phần gây ra bệnh theo một số cách và bạn càng nặng nguy cơ của bạn càng lớn. Ngoài ra, mô mỡ tạo ra các protein có thể gây viêm có hại trong và xung quanh khớp của bạn.
Tổn thương khớp: Các chấn thương, chẳng hạn như những chấn thương xảy ra khi chơi thể thao hoặc do tai nạn, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Tạo nhiều áp lực trên khớp: Nếu công việc của bạn hoặc một môn thể thao bạn chơi gây căng thẳng lặp đi lặp lại trên khớp; thì khớp đó cuối cùng có thể bị thoái hóa khớp.
Di truyền: Một số người thừa hưởng xu hướng phát triển bệnh.
Dị dạng xương: Một số người được sinh ra với khớp dị dạng hoặc sụn khiếm khuyết.
Một số bệnh chuyển hóa: Chúng bao gồm bệnh tiểu đường và tình trạng cơ thể bạn có quá nhiều chất sắt (bệnh huyết sắc tố).
Biến chứng bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một bệnh thoái hóa, nặng hơn theo thời gian, thường dẫn đến đau mãn tính. Đau và cứng khớp có thể trở nên nghiêm trọng đến mức gây khó khăn cho các công việc hàng ngày. Trầm cảm và rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến đau và tàn tật của thoái hóa khớp.
Bệnh thoái hóa khớp được chẩn đoán như thế nào?
Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp bị ảnh hưởng của bạn xem có bị đau, sưng, đỏ và kém linh hoạt hay không.
Kiểm tra hình ảnh
Để có được hình ảnh của khớp bị ảnh hưởng, bác sĩ có thể đề nghị:
Chụp X-quang: Sụn ​​không hiển thị trên hình ảnh X-quang, nhưng sự mất sụn được bộc lộ do không gian giữa các xương trong khớp bị thu hẹp. Chụp X-quang cũng có thể cho thấy các gai xương xung quanh khớp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Một MRI sử dụng sóng radio và một từ trường mạnh để sản chi tiết hình ảnh của xương và mềm các mô, bao gồm sụn. Một MRI không cần thiết thông thường để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp nhưng có thể giúp cung cấp thêm thông tin trong trường hợp phức tạp.
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu: Mặc dù không có xét nghiệm máu để tìm thoái hóa khớp; nhưng một số xét nghiệm nhất định có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây đau khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
Phân tích dịch khớp: Bác sĩ của bạn có thể sử dụng kim để hút dịch từ khớp bị ảnh hưởng. Sau đó, chất lỏng được xét nghiệm để tìm tình trạng thoái hóa; để xác định xem cơn đau của bạn là do bệnh gút hay do nhiễm trùng chứ không phải do bệnh thoái hóa khớp.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp như thế nào?
Không có cách điều trị thoái hóa khớp hoàn toàn; nhưng thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và thiết bị hỗ trợ có thể giúp giảm đau. Phương án cuối cùng, một khớp bị hư hỏng có thể được phẫu thuật thay thế bằng một khớp kim loại, nhựa hoặc gốm.
Sử dụng thuốc
Thuốc giảm đau và chống viêm cho viêm xương khớp có sẵn dưới dạng thuốc viên, xi-rô, miếng dán và kem hoặc chúng được tiêm vào khớp. Chúng bao gồm: 
Thuốc giảm đau: Đây là những loại thuốc giảm đau, bao gồm acetaminophen và opioid. Acetaminophen có bán không cần kê đơn (OTC) và opioid phải được bác sĩ kê đơn.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm viêm và giảm đau. Chúng bao gồm aspirin , ibuprofen , naproxen , celecoxib. Chúng có sẵn OTC hoặc theo toa, nhưng các phiên bản OTC chỉ giúp giảm đau.
Phản đối: Các sản phẩm OTC này có các thành phần như capsaicin, tinh dầu bạc hà và lidocain. Chúng gây kích thích các đầu dây thần kinh, do đó vùng đau có cảm giác lạnh, ấm hoặc ngứa để không tập trung vào cơn đau thực sự.
Corticosteroid: Những loại thuốc chống viêm theo toa này hoạt động theo cách tương tự như một loại hormone gọi là cortisol. Thuốc được uống hoặc tiêm vào khớp tại phòng khám của bác sĩ.
Axit hyaluronic: Có sẵn từ bác sĩ bằng cách tiêm, gel này giống như dịch khớp được tạo ra tự nhiên trong cơ thể.
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Được bác sĩ tiêm qua đường tiêm, sản phẩm này có các protein giúp giảm đau và viêm.
Các loại thuốc khác: Thuốc chống trầm cảm duloxetine ( Cymbalta ) và thuốc chống co giật pregabalin ( Lyrica ) là những loại thuốc uống được FDA chấp thuận để điều trị đau viêm khớp.
Liệu pháp Nondrug
Tập thể dục
Vận động là một phần thiết yếu của kế hoạch điều trị thoái hóa khớp. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, bạn nên tập thể dục 150 phút ở mức độ vừa phải đến mạnh mỗi tuần. Một chương trình tập thể dục tốt để chống lại cơn đau và cứng khớp có bốn phần:
Các bài tập tăng cường sức mạnh giúp xây dựng các cơ xung quanh các khớp bị đau và giúp giảm bớt căng thẳng cho chúng.
Tập thể dục hoặc kéo giãn phạm vi chuyển động giúp giảm độ cứng và giữ cho các khớp vận động.
Các bài tập aerobic hoặc tim mạch giúp cải thiện sức chịu đựng và mức năng lượng cũng như giảm trọng lượng dư thừa.
Các bài tập thăng bằng giúp tăng cường các cơ nhỏ xung quanh đầu gối và mắt cá chân và giúp ngăn ngừa ngã.
Nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới.
Giảm cân
Cân nặng nhiều hơn mức khỏe mạnh sẽ gây thêm căng thẳng cho hông, đầu gối, bàn chân và lưng. Giảm cân giúp giảm đau và ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương khớp. Mỗi pound trọng lượng giảm đi sẽ loại bỏ bốn pound áp lực lên các khớp dưới cơ thể.
Liệu pháp vật lý và các thiết bị hỗ trợ
Nhà trị liệu vật lý và bác sĩ chỉnh hình có thể cung cấp:
Các bài tập cụ thể để giúp ổn định khớp và giảm đau.
Thông tin về các phương pháp điều trị tự nhiên và các sản phẩm có thể làm dịu cơn đau.
Hướng dẫn giúp cử động dễ dàng hơn và bảo vệ khớp.
Niềng răng, miếng lót giày hoặc các thiết bị hỗ trợ khác.
Phẫu thuật
Phẫu thuật khớp có thể cải thiện chức năng hoặc thay thế các khớp bị tổn thương để phục hồi khả năng vận động và giảm đau. Hông và đầu gối là những khớp thường được thay thế nhất. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có thể xác định quy trình tốt nhất dựa trên mức độ hư hỏng của khớp.
Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Không thể ngăn ngừa thoái hóa khớp hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển tình trạng này bằng cách tránh chấn thương và sống một lối sống lành mạnh.
Tập thể dục
Tránh tập thể dục gây căng thẳng cho khớp và buộc chúng phải chịu tải quá mức, chẳng hạn như chạy và tập tạ. Thay vào đó, hãy thử các bài tập như bơi lội và đạp xe, nơi sức căng trên khớp của bạn được kiểm soát nhiều hơn.
Cố gắng thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu vừa phải (chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh) mỗi tuần; cộng với các bài tập sức mạnh vào 2 ngày hoặc nhiều hơn mỗi tuần có tác dụng với các nhóm cơ chính, để giữ cho bản thân nói chung khỏe mạnh.
Tư thế đúng
Nó cũng có thể giúp duy trì tư thế tốt mọi lúc và tránh giữ nguyên một tư thế quá lâu.
Nếu bạn làm việc trên bàn làm việc; hãy đảm bảo rằng ghế của bạn ở độ cao phù hợp và thường xuyên nghỉ ngơi để di chuyển.
Giảm cân
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng sức căng cho khớp và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.
Sử dụng công cụ tính cân nặng hợp lý để biết bạn thừa cân hay béo phì.
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp (1)
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp (2)
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp (3)
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Tracuuthuoctay không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Nguồn Tracuuthuoctay
Tài liệu tham khảo
Nguồn tham khảo:
Nguồn https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925 , cập nhật ngày 08/08/2020.
Nguồn https://www.nhs.uk/conditions/osteoarthritis/ , cập nhật ngày 08/08/2020.
Nguồn https://www.cdc.gov/arthritis/basics/osteoarthritis.htm , cập nhật ngày 08/08/2020.
Nguồn uy tín Tracuuthuoctay.com: https://tracuuthuoctay.com/benh-thoai-hoa-khop/ , cập nhật ngày 08/08/2020.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
The post Bệnh thoái hóa khớp: Dấu hiệu, nguyên nhân & cách điều trị appeared first on Tra Cứu Thuốc Tây.
Bác sĩ Vũ Hải Long Dẫn nguồn từ Tra Cứu Thuốc Tâyhttps://tracuuthuoctay.com/benh-thoai-hoa-khop/
Dẫn nguồn từ Bác sĩ Vũ Hải Long https://bsvuhailong.blogspot.com/2020/08/benh-thoai-hoa-khop-dau-hieu-nguyen.html
1 note · View note
spachamsocbauhanoi · 1 year ago
Text
Sau sinh có nên ăn lòng lợn không?
Khi mang thai, bà bầu có được ăn lòng lợn (dạ dày, trường, cổ hũ, gan, bầu dục lợn) không, sau khi sinh bà đẻ có phải kiêng ăn lòng heo không là câu hỏi của nhiều người.
Sau sinh có nên ăn lòng lợn không?
Để trả lời câu hỏi này thì có hàng loạt lý do để “thuyết phục” chị em, khiến các bà đẻ phải suy nghĩ lại khi muốn ăn lòng lợn sau khi sinh:
Dễ nhiễm khuẩn
Cũng như nhiều món nội tạng của các loài động vật khác, lòng lợn có chứa rất nhiều ký sinh trùng gây bệnh cho con người, chẳng hạn như giun, sán,… Thế nên, nếu trong quá trình chế biến và nấu nướng, lòng lợn không được làm sạch hoặc đun chín kỹ, người ăn sẽ rất dễ bị nhiễm các loại khuẩn vào cơ thể.
Do đây, nhiều trường hợp khi ăn nội tạng lợn, mẹ sau sinh có thể xảy ra các triệu chứng như đau bụng, tả, kiết lị,… Hơn thế, nhiều ký sinh trùng gây hại còn tồn tại khả năng xâm nhập vào nguồn sữa mẹ và theo đó để lây bệnh sang cơ thể bé. Nên các chuyên gia đã nhận định để đưa ra lời khuyên rằng phụ nữ mới sinh tuyệt đối không được ăn lòng lợn.
Xem thêm: loại sắt không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Khó tiêu
Nội tạng lợn vốn là món ăn có chứa hàm lượng cholesterol rất cao. Dù trải qua nhiều khâu chế biến cẩn thận và kỹ lượng thì thành phần cholesterol vẫn là cao đối với cơ thể mỗi chúng ta.
Bởi vậy, khi dùng các thực đơn có lòng lợn, người ăn sẽ gặp tình trạng khó tiêu và đầy bụng. Đặc biệt, đối với những mẹ sức khỏe yếu và hệ tiêu hóa đang trong quá trình hồi phục, ăn nội tạng lợn khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, không thoải mái và ngán ăn các món khác.
Dễ mắc bệnh
Trong lòng lợn có chứa nhiều cholesterol xấu và đây là thành phần chính gây ra các bệnh về gút, tiểu đường, huyết áp, tim mạch đập loạn,…Nên mẹ sau sinh nếu ăn nội tạng lợn thường xuyên sẽ dễ mắc những bệnh mãn tính và khó điều trị này.
Ngoài ra, đối với chị em có tiền sử của các bệnh trên, lòng lợn trở thành món ăn trong danh sách thực phẩm phải kiêng khem. Bởi khi ăn, các tác nhân gây hại có trong nội tạng lợn sẽ làm tình trạng biến chuyển nhanh cũng như nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sau sinh
Dù đã sinh con, nhưng bạn vẫn đang “ăn cho 2 người”, đồng thời, cơ thể bạn cũng cần phục hồi. Để có thể đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho mẹ và con, mẹ cần bổ sung những dưỡng chất sau đây:
Nhu cầu về chất đạm (Protein)
Lượng chất đạm cần thiết cho mẹ đang nuôi con bú theo khuyến cáo cho các mẹ Việt Nam như sau:
Trong 6 tháng đầu, ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường, tổng lượng đạm/ngày là 79g. 6 tháng tiếp theo, thêm 13g/ngày, tổng lượng đạm cần cung cấp 1 ngày là 73g.
Các chất đạm giúp cung cấp năng lượng cho mẹ, giúp cơ thể mẹ mau chóng hồi phục sau sinh hiệu quả. Mẹ có thể bổ sung thực phẩm có protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
Nhu cầu chất béo (Lipid)
Mẹ sau sinh cần cung cấp 20-30% năng lượng là chất béo trong khẩu phần ăn. Các chuyên gia khuyến khích mẹ cần bổ sung đầy đủ axit béo không no như EPA, DHA có nhiều trong một số loại dầu thực vật, dầu cá, một số loại cá mỡ. Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực của bé.
Nhu cầu về nước
Để sản xuất đủ sữa, mẹ cần uống trung bình khoảng 2,0 – 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước) mẹ nhé. Mẹ nên kết hợp nước lọc cùng nhiều loại nước: nước canh, nước trái cây, nước ép, … cùng các loại trà: trà táo đỏ, chè vằng, … để lợi sữa nhé!
Vitamin và khoáng chất
Tuy cần bổ sung với lượng nhỏ nhưng những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của bé và nâng cao sức khỏe của mẹ, giúp mẹ mau chóng hồi phục. Mẹ sau sinh cần bổ sung các vitamin như vitamin nhóm B, vitamin A, C,… qua rau củ để cung cấp đủ chất xơ và tránh táo bón.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên kết hợp chế độ ăn với việc bổ sung đầy đủ sắt, canxi, DHA cho mẹ sau sinh. Những dưỡng chất này có thể bổ sung qua thực phẩm và cả viên uống giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể.
Những thông tin trên đã giải đáp cho mẹ “Sau sinh ăn lòng lợn được không?” rồi. Hy vọng cả nhà đã hiểu và nắm rõ các kiến thức quan trọng để chăm sóc thật tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh nhé.
0 notes
bsquanghuy · 4 years ago
Text
Bệnh thoái hóa khớp: Dấu hiệu, nguyên nhân & cách điều trị | Tracuuthuoctay | Tracuuthuoctay
Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng hư tổn của sụn khớp và đĩa đệm, bệnh thường xuất hiện ở các bệnh nhân lớn tuổi; có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị Thoái hóa khớp. Vậy làm thế nào để phòng tránh cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh? Hãy cùng Tracuuthuoctay tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Bệnh thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng bất ổn của xương khớp tại nhiều vị trí trên cơ thể. Các lớp sụn khớp trở nên thoái hóa, chúng bắt đầu xù xì, bào mòn và lâu dần nếu không được điều trị dẫn đến tình trạng rách, nứt rất nguy hiểm.
Không chỉ tổn thương ở phần sụn khớp, phần xương bên dưới sụn do bị ảnh hưởng cũng sẽ trở nên biến dạng về hình thái và cấu trúc. Sự thay đổi này dẫn đến phần đầu xương khớp bị thừa, trơ ra, biến đổi thành gai xương ở rìa; kèm theo sự hụt giảm của mật độ khoáng và dịch khớp.
Những khớp nào bị ảnh hưởng?
Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất bởi thoái hóa có thể kế đến như:
Đầu gối: Thoái hóa khớp gối rất phổ biến; nguyên do đầu gối của bạn phải chịu áp lực cực lớn, xoắn và xoay cũng như chịu trọng lượng cơ thể.
Hông: Thoái hóa khớp háng cũng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai hông. Khớp háng có phạm vi cử động rộng cho nên nó cũng chịu rất nhiều trọng lượng của bạn.
Bàn tay và cổ tay: Thoái hóa khớp bàn tay thường xảy ra như một phần của tình trạng thoái hóa khớp dạng nốt. Điều này chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ và thường bắt đầu vào khoảng thời gian mãn kinh.
Lưng và cổ: Xương cột sống và các đĩa đệm ở giữa thường bị ảnh hưởng bởi những thay đổi rất giống với bệnh. Ở cột sống, những thay đổi này thường được gọi là thoái hóa đốt sống.
Bàn chân và mắt cá chân: Thoái hóa khớp bàn chân thường ảnh hưởng đến khớp ở gốc ngón chân cái của bạn. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp bàn chân giữa cũng khá phổ biến. Mắt cá chân là phần ít bị ảnh hưởng nhất của bàn chân.
Vai: Vai bao gồm hai khớp, một trong hai khớp có thể bị ảnh hưởng bởi thoái hóa khớp: khớp bi và khớp nơi cánh tay trên tiếp xúc với xương bả vai. khớp nhỏ hơn nơi xương đòn gặp đỉnh của xương bả vai.
Khuỷu tay: Khớp khuỷu tay thường không bị ảnh hưởng bởi bệnh thoái hóa khớp. Khi bị ảnh hưởng, nó thường xảy ra sau một chấn thương nghiêm trọng hoặc một số chấn thương nhẹ hơn.
Hàm: Hàm, hay khớp thái dương hàm, là một trong những khớp được sử dụng thường xuyên nhất trên cơ thể và sụn ở khớp này đặc biệt dễ bị mòn.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp là gì?
Triệu chứng của bệnh chính là đau, mất khả năng vận động và thường bị cứng. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động kéo dài và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Tình trạng căng cứng thường gặp nhất vào buổi sáng và thường kéo dài dưới 30 phút sau khi bắt đầu các hoạt động hàng ngày; nhưng có thể trở lại sau thời gian không hoạt động.
Một số người báo cáo rằng cơn đau tăng lên liên quan đến nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao hoặc giảm áp suất không khí, nhưng các nghiên cứu cho kết quả khác nhau.
Ở các khớp nhỏ hơn, chẳng hạn như ở các ngón tay, có thể hình thành các khối phình to bằng xương cứng, được gọi là nút Heberden (trên các khớp liên xương xa ); hoặc các nút Bouchard (trên các khớp liên đốt sống gần) và mặc dù chúng không nhất thiết gây đau; nhưng chúng hạn chế cử động của các ngón tay đáng kể.
Dấu hiệu thoái hóa khớp:
Đau nhức;
Cứng khớp;
Có tiếng kêu lạo xạo khi cử động;
Khó vận động các khớ;
Teo cơ, sưng tấy và biến dạng.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh thoái hóa khớp ?
Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn đệm đầu xương trong khớp của bạn dần bị thoái hóa. Sụn ​​là một mô cứng, trơn cho phép khớp chuyển động gần như không có ma sát. Cuối cùng, nếu sụn bị mòn hoàn toàn, xương sẽ cọ xát vào xương.
Các yếu tố là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp:
Tuổi tác: nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp tăng lên theo tuổi tác.
Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn.
Thừa cân: trọng lượng cơ thể góp phần gây ra bệnh theo một số cách và bạn càng nặng nguy cơ của bạn càng lớn. Ngoài ra, mô mỡ tạo ra các protein có thể gây viêm có hại trong và xung quanh khớp của bạn.
Tổn thương khớp: Các chấn thương, chẳng hạn như những chấn thương xảy ra khi chơi thể thao hoặc do tai nạn, có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Tạo nhiều áp lực trên khớp: Nếu công việc của bạn hoặc một môn thể thao bạn chơi gây căng thẳng lặp đi lặp lại trên khớp; thì khớp đó cuối cùng có thể bị thoái hóa khớp.
Di truyền: Một số người thừa hưởng xu hướng phát triển bệnh.
Dị dạng xương. Một số người được sinh ra với khớp dị dạng hoặc sụn khiếm khuyết.
Một số bệnh chuyển hóa. Chúng bao gồm bệnh tiểu đường và tình trạng cơ thể bạn có quá nhiều chất sắt (bệnh huyết sắc tố).
Biến chứng bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một bệnh thoái hóa, nặng hơn theo thời gian, thường dẫn đến đau mãn tính. Đau và cứng khớp có thể trở nên nghiêm trọng đến mức gây khó khăn cho các công việc hàng ngày. Trầm cảm và rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến đau và tàn tật của thoái hóa khớp.
Bệnh thoái hóa khớp được chẩn đoán như thế nào?
Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp bị ảnh hưởng của bạn xem có bị đau, sưng, đỏ và kém linh hoạt hay không.
Kiểm tra hình ảnh
Để có được hình ảnh của khớp bị ảnh hưởng, bác sĩ có thể đề nghị:
Chụp X-quang: Sụn ​​không hiển thị trên hình ảnh X-quang, nhưng sự mất sụn được bộc lộ do không gian giữa các xương trong khớp bị thu hẹp. Chụp X-quang cũng có thể cho thấy các gai xương xung quanh khớp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Một MRI sử dụng sóng radio và một từ trường mạnh để sản chi tiết hình ảnh của xương và mềm các mô, bao gồm sụn. Một MRI không cần thiết thông thường để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp nhưng có thể giúp cung cấp thêm thông tin trong trường hợp phức tạp.
Xét nghiệm
Phân tích máu hoặc dịch khớp của bạn có thể giúp xác định chẩn đoán.
Xét nghiệm máu. Mặc dù không có xét nghiệm máu để tìm thoái hóa khớp, nhưng một số xét nghiệm nhất định có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây đau khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.
Phân tích dịch khớp. Bác sĩ của bạn có thể sử dụng kim để hút dịch từ khớp bị ảnh hưởng. Sau đó, chất lỏng được xét nghiệm để tìm tình trạng thoái hóa; để xác định xem cơn đau của bạn là do bệnh gút hay do nhiễm trùng chứ không phải do bệnh thoái hóa khớp.
Điều trị bệnh thoái hóa khớp như thế nào?
Không có cách điều trị thoái hóa khớp hoàn toàn; nhưng thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và thiết bị hỗ trợ có thể giúp giảm đau. Phương án cuối cùng, một khớp bị hư hỏng có thể được phẫu thuật thay thế bằng một khớp kim loại, nhựa hoặc gốm.
Sử dụng thuốc
Thuốc giảm đau và chống viêm cho viêm xương khớp có sẵn dưới dạng thuốc viên, xi-rô, miếng dán và kem hoặc chúng được tiêm vào khớp. Chúng bao gồm: 
Thuốc giảm đau: Đây là những loại thuốc giảm đau, bao gồm acetaminophen và opioid. Acetaminophen có bán không cần kê đơn (OTC) và opioid phải được bác sĩ kê đơn.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm viêm và giảm đau. Chúng bao gồm aspirin , ibuprofen , naproxen , celecoxib. Chúng có sẵn OTC hoặc theo toa, nhưng các phiên bản OTC chỉ giúp giảm đau.
Phản đối: Các sản phẩm OTC này có các thành phần như capsaicin, tinh dầu bạc hà và lidocain. Chúng gây kích thích các đầu dây thần kinh, do đó vùng đau có cảm giác lạnh, ấm hoặc ngứa để không tập trung vào cơn đau thực sự.
Corticosteroid –Những loại thuốc chống viêm theo toa này hoạt động theo cách tương tự như một loại hormone gọi là cortisol. Thuốc được uống hoặc tiêm vào khớp tại phòng khám của bác sĩ.
Axit hyaluronic: Có sẵn từ bác sĩ bằng cách tiêm, gel này giống như dịch khớp được tạo ra tự nhiên trong cơ thể.
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Được bác sĩ tiêm qua đường tiêm, sản phẩm này có các protein giúp giảm đau và viêm.
Các loại thuốc khác: Thuốc chống trầm cảm duloxetine ( Cymbalta ) và thuốc chống co giật pregabalin ( Lyrica ) là những loại thuốc uống được FDA chấp thuận để điều trị đau viêm khớp.
Liệu pháp Nondrug
Tập thể dục
Vận động là một phần thiết yếu của kế hoạch điều trị thoái hóa khớp. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, bạn nên tập thể dục 150 phút ở mức độ vừa phải đến mạnh mỗi tuần. Một chương trình tập thể dục tốt để chống lại cơn đau và cứng khớp có bốn phần:
Các bài tập tăng cường sức mạnh giúp xây dựng các cơ xung quanh các khớp bị đau và giúp giảm bớt căng thẳng cho chúng.
Tập thể dục hoặc kéo giãn phạm vi chuyển động giúp giảm độ cứng và giữ cho các khớp vận động.
Các bài tập aerobic hoặc tim mạch giúp cải thiện sức chịu đựng và mức năng lượng cũng như giảm trọng lượng dư thừa.
Các bài tập thăng bằng giúp tăng cường các cơ nhỏ xung quanh đầu gối và mắt cá chân và giúp ngăn ngừa ngã.
Nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới.
Giảm cân
Cân nặng nhiều hơn mức khỏe mạnh sẽ gây thêm căng thẳng cho hông, đầu gối, bàn chân và lưng. Giảm cân giúp giảm đau và ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương khớp. Mỗi pound trọng lượng giảm đi sẽ loại bỏ bốn pound áp lực lên các khớp dưới cơ thể.
Liệu pháp vật lý và các thiết bị hỗ trợ
Nhà trị liệu vật lý và bác sĩ chỉnh hình có thể cung cấp:
Các bài tập cụ thể để giúp ổn định khớp và giảm đau.
Thông tin về các phương pháp điều trị tự nhiên và các sản phẩm có thể làm dịu cơn đau.
Hướng dẫn giúp cử động dễ dàng hơn và bảo vệ khớp.
Niềng răng, miếng lót giày hoặc các thiết bị hỗ trợ khác.
Phẫu thuật
Phẫu thuật khớp có thể cải thiện chức năng hoặc thay thế các khớp bị tổn thương để phục hồi khả năng vận động và giảm đau. Hông và đầu gối là những khớp thường được thay thế nhất. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có thể xác định quy trình tốt nhất dựa trên mức độ hư hỏng của khớp.
Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp
Không thể ngăn ngừa thoái hóa khớp hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển tình trạng này bằng cách tránh chấn thương và sống một lối sống lành mạnh.
Tập thể dục
Tránh tập thể dục gây căng thẳng cho khớp và buộc chúng phải chịu tải quá mức, chẳng hạn như chạy và tập tạ. Thay vào đó, hãy thử các bài tập như bơi lội và đạp xe, nơi sức căng trên khớp của bạn được kiểm soát nhiều hơn.
Cố gắng thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu vừa phải (chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh) mỗi tuần; cộng với các bài tập sức mạnh vào 2 ngày hoặc nhiều hơn m��i tuần có tác dụng với các nhóm cơ chính, để giữ cho bản thân nói chung khỏe mạnh.
Tư thế đúng
Nó cũng có thể giúp duy trì tư thế tốt mọi lúc và tránh giữ nguyên một tư thế quá lâu.
Nếu bạn làm việc trên bàn làm việc; hãy đảm bảo rằng ghế của bạn ở độ cao phù hợp và thường xuyên nghỉ ngơi để di chuyển.
Giảm cân
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng sức căng cho khớp và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tình trạng này.
Sử dụng công cụ tính cân nặng hợp lý để biết bạn thừa cân hay béo phì.
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp (1)
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp (2)
Hình ảnh bệnh thoái hóa khớp (3)
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Tracuuthuoctay không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Nguồn Tracuuthuoctay
Tài liệu tham khảo
Nguồn tham khảo:
Nguồn https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925 , cập nhật ngày 08/08/2020.
Nguồn https://www.nhs.uk/conditions/osteoarthritis/ , cập nhật ngày 08/08/2020.
Nguồn https://www.cdc.gov/arthritis/basics/osteoarthritis.htm , cập nhật ngày 08/08/2020.
Nguồn uy tín Tracuuthuoctay.com: https://tracuuthuoctay.com/benh-thoai-hoa-khop/ , cập nhật ngày 08/08/2020.
Đánh giá 5* post
The post Bệnh thoái hóa khớp: Dấu hiệu, nguyên nhân & cách điều trị appeared first on Tra Cứu Thuốc Tây.
from Tra Cứu Thuốc Tây https://ift.tt/3krZNnw Bác sĩ Nguyễn Quang Huy Dẫn nguồn từ Tra Cứu Thuốc Tâyhttps://tracuuthuoctay.com/benh-thoai-hoa-khop/
from Bác sĩ Nguyễn Quang Huy https://ift.tt/30At33M Dẫn nguồn từ Bác sĩ Nguyễn Quang Huy https://bsquanghuy.blogspot.com/2020/08/benh-thoai-hoa-khop-dau-hieu-nguyen.html
1 note · View note
artcoffeevietnam · 5 years ago
Text
Uống cà phê đúng cách như thế nào? Thời điểm uống café tốt nhất | 2020
Cà phê là một thức uống quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên để uống cà phê đậm đà chuẩn vị “Tây Nguyên” và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thì lại không nhiều người biết đến. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cần uống cà phê đúng cách và đúng thời điểm. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Bài này đăng tải lần đầu tại: https://artcoffee.vn/uong-ca-phe-dung-cach-nhu-the-nao/
Uống cà phê đúng cách như thế nào?
Tốt nhất đừng cho quá nhiều đường, sữa vào cà phê
Sẽ chẳng còn là một cốc cà phê đúng nghĩa khi bạn cho thêm quá nhiều đường và sữa. Ban biết đó một ít đường và sữa chắc chắn sẽ giúp cốc cà phê có hương vị thơm ngon hơn, tuy nhiên quá nhiều đường sữa sẽ làm mất đi hương vị thật của cà phê. Một cốc cà phê ngon thực chất chính là một cốc cà phê có vị đắng đặc trưng, nhâm nhi vị đắng “truyền thống” của nó mới gọi là nhâm nhi cà phê, nhưng nếu đổi sang vị ngọt của đường và sữa thì liệu có còn là thưởng thức cà phê hay không? Do vậy để đảm bảo cà phê chuẩn vị, đừng bỏ quá nhiều chất ngọt.
[caption id="attachment_1052" align="alignnone" width="1024"] Uống cà phê quá nhiều sữa, đường sẽ làm tăng lượng calo gây béo phì[/caption]
Ngoài ra theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho quá nhiều đường, sữa hay các nguyên liệu khác sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có trong cà phê. Theo đó, trong cà phê có chứa nhiều vitamin và chất khoáng có nhiều lợi ích cho cơ thể , ngoài ra nó còn chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn chặn quá trình lão hóa, giúp con người trẻ lâu hơn. Tuy nhiên nếu bạn thêm quá nhiều đường và sữa vào cà phê sẽ làm tăng lượng calo nạp vào trong cơ thể, là nguyên nhân khiến mỡ tích tụ và gây béo phì. Do vậy, để uống cà phê đúng cách tốt nhất là nên uống cà phê nguyên chất.
Không nên uống 1 lượng quá nhiều café trong 1 ngày
Cà phê là thức uống tốt được ưa chuộng trên khắp thế giới vì mang lại nhiều tác dụng diệu kỳ như: Tăng khả năng tập trung, giúp tinh thần hưng phấn, giải tỏa stress, kích thích khả năng làm việc,… Tuy nhiên uống quá nhiều cà phê trong ngày lại gây tác dụng ngược ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo các nhà khoa học cho biết, uống cà phê đúng cách cần uống đúng thời điểm và uống theo một liều lượng thích hợp. Theo đó nên uống vào buổi sáng, vì buổi sáng là thời điểm cơ thể chuẩn bị năng lượng cho một ngày dài, uống cà phê vào lúc này để giúp não bộ “tỉnh thức” và giúp cơ thể sảng khoái, linh hoạt để bắt đầu các hoạt động với một tâm thế tốt nhất.
[caption id="attachment_1053" align="alignnone" width="786"] Uống cà phê quá nhiều trong một ngày sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe[/caption]
Ngoài ra, chỉ nên uống 1-2 cốc cà phê tương đương với 400mg caffeine/ngày. Nếu uống quá nhiều sẽ gây chứng mất ngủ khó kiểm soát, các bạn biết đó cà phê có thể ở lại trong cơ thể đến 6 tiếng, chúng sẽ làm bạn khó đi vào giấc ngủ và có thể thức giấc giữa đêm bất kỳ lúc nào. Do vậy, bạn hãy chỉ nên uống cà phê vào buổi sáng hoặc trưa, hạn chế tối đa thói quen uống cafe vào buổi tối và tốt nhất là chỉ nên uống với một liều lượng nhất định.
Không uống cà phê khi bụng rỗng 
Một sai lầm mà những người “nghiện” cà phê thường hay mắc phải đó chính là uống cà phê khi chiếc bụng đang đói và rỗng. Sở dĩ là vậy bởi vì uống cà phê khi đói làm tăng lượng acid có trong dạ dày, làm tổn thương lớp màng dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, ợ hơi,… Ngoài ra, caffein có trong cà phê sẽ thúc đẩy sự tăng tiết dịch vị dạ dày khiến các vết loét ở trên niêm mạc dạ dày cũng sẽ sâu hơn, là nguồn cơn gây ra các cơn đau dạ dày dai dẳng. Không những vậy, khi chiếc bụng đang rỗng tếch, uống cà phê vào sẽ khiến cho bạn dễ bị táo bón và càng  khiến cho tình trạng táo bón của người đang bị trở nên thêm phần trầm trọng vì cà phê có tính lợi tiểu, dễ gây mất nước.
[caption id="attachment_1054" align="alignnone" width="894"] Uống cà phê khi bụng rỗng sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày hệ tiêu hóa...[/caption]
Như vậy, chúng ta phải uống cà phê đúng cách như thế nào? Các chuyên gia sức khỏe cho biết, những ai vẫn muốn duy trì thói quen uống cà phê buổi sáng khi chiếc bụng vẫn đang đói mà vẫn không gây hại cho sức khỏe thì hãy ăn nhẹ một món gì đó hoặc nếu không có thời gian ăn sáng, hãy uống một cốc nước lọc trước khi uống cà phê. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh điều này sẽ giúp dạ dày hay hệ tiêu hóa không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ caffein có trong cà phê.
Thời gian uống cà phê tốt nhất trong ngày 
Uống ly cà phê đầu tiên sau khi vừa thức dậy
Như đã đề cập đến ở trên, thời gian uống cà phê tốt nhất là vào buổi sáng, ngay sau khi vừa thức dậy khi cơ thể đang còn uể oải và muốn nạp năng lượng cho một ngày dài. Bên cạnh đó, theo những nghiên cứu mới nhất đã chỉ khoảng 2 đến 3 tiếng sau khi ngủ dậy, lượng cortisol trong máu giảm xuống là lúc lý tưởng nhất để uống cà phê, vì đây cũng là thời điểm tốt nhất để cafein trong cà phê được tối ưu hoá tác dụng và không gây hại đến cơ thể.
[caption id="attachment_1055" align="alignnone" width="734"] Nên uống ly cà phê đầu tiên vào buổi sáng sau khi ăn dặm chút gi đó[/caption]
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, để không xảy ra tình trạng mệt mỏi thiếu năng lượng vào mỗi sáng, thay vì uống cà phê sớm tức thì ngay khi ngủ dậy thì hãy ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước. Vì vậy, tốt nhất đừng uống cà phê quá vội vàng mà hãy chờ cho cơ thể ổn định trước. Như vậy nếu bạn thức dậy vào mỗi 7h sáng, hãy uống ly cà phê đầu tiên vào lúc 9h hoặc 10h và đừng quên ăn dặm một chút gì đó trước khi nhâm nhi tách cà phê yêu thích.
Uống ly cà phê thứ hai sau khi cơ thể mệt mỏi
Sau khi uống ly cà phê đầu tiên vào thời điểm như trên trên nếu bạn vẫn muốn nhâm nhi thêm một tách cà phê nữa thì thời điểm tiếp theo trong ngày mà bạn có thể uống cà phê đó chính là khi cơ thể mình bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Thời điểm này có thể dao động trong khung giờ từ 10 đến 11h30, đây là thời gian vô cùng lý tưởng bởi vì lúc này các hormone căng thẳng giảm thấp nên theo các chuyên gia uống cà phê vào lúc này sẽ rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ.
[caption id="attachment_1056" align="alignnone" width="900"] Bạn vẫn có thể uống ly cà phê thứ hai vào thời gian 10 - 11h30 khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi[/caption]
Đặc biệt hơn nữa là thời điểm này thường nhiều bạn sau một quá trình làm việc cũng sẽ thường bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải và các cơn buồn ngủ cũng sẽ bắt đầu ập đến, do vậy để tăng khả năng tập trung và giúp tinh thần tỉnh táo hơn để tiếp tục công việc thì  bạn hoàn toàn có thể thưởng thức ly cà phê thứ hai vào lúc này. Đây cũng là một trong những nghiên cứu khoa học của các chuyên gia về cách uống cà phê đúng cách.
Tuyệt đối không uống cà phê sau 3h chiều
Không nên uống cà phê sau 3h chiều là một điều mà các tín đồ nghiện cà phê cần phải ghi nhớ nếu bạn không muốn phải đối mặt với chứng mất ngủ hay những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe khác. Rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, caffein có trong cà phê sẽ còn tồn đọng trong cơ thể đến tận 6 tiếng và có thể gây mất ngủ sau khi uống. Vì vậy, nếu muốn được tận hưởng giấc ngủ ngon vào lúc 9-10 giờ tối thì cách tốt nhất là hãy ngừng ngay việc uống cafe sau khung giờ đó. Ngoài ra, nếu bạn uống cafe sau 3 chiều, cơ thể sẽ chịu sự kích thích tim và thần kinh quá mức, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
[caption id="attachment_1057" align="alignnone" width="1024"] Bạn không nên uống cà phê sau 3h chiều không tốt cho sức khỏe[/caption]
Nếu lúc này bạn cảm thấy tinh thần tụt ‘mood”  hay cơ thể có dấu hiệu uể oải thì có thể thay thế việc uống cà phê bằng uống trà xanh. Caffein có trong trà xanh chỉ chiếm khoảng 1/3 không gây hại cho giấc ngủ và cũng có thể giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn cũng như khắc phục ngay được cơn buồn ngủ đang ập đến mà không ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Lợi ích to lớn khi uống cà phê
Tác động tích cực đến hệ thống não bộ
Bạn thường thấy tinh thần hưng phấn, giảm stress và căng thẳng sau khi uống cà phê? Đó chính là nhờ caffein, caffein có trong cà phê có tác dụng tuyệt vời trong việc “đánh thức” mọi tế bào, kích thích tư duy và trí tuệ con người mang đến sự minh mẫn, tỉnh táo nhanh chóng trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Nếu bạn cảm thấy đau đầu,  hãy thử tự  tự pha cho mình một tách cà phê ngay lúc ấy, đảm bảo với bạn cơn đau đầu dữ dội sẽ được thuyên giảm đáng kể. Các nghiên cứu và các thống kê thực tế trên thế giới cho thấy có đến 58% các trường hợp cho rằng cảm giác đau đầu giảm đáng kể khi họ có uống cafe.
[caption id="attachment_1058" align="alignnone" width="710"] Cà phê có chứa caffein giúp giảm căng thẳng, tỉnh táo, tăng khả năng tập trung...[/caption]
Ngoài ra, một tác động tích cực hay lợi ích khi uống cà phê đến não bộ nữa đó là giúp bạn có thể tăng khả năng tập trung, suy nghĩ tích cực hơn, việc sử dụng cà phê đen nguyên chất thường xuyên còn có khả năng giảm 15% nguy cơ trầm cảm và giảm đến 50% nguy cơ phụ nữ tự tử do trầm uất sau sinh. Chính vì thế khi bạn hay người thân cảm thấy tiêu cực hay căng thẳng đầu óc quá mức, đừng bỏ qua cách giải quyết đơn nhất là pha ngay một tách cà phê để nhâm nhi nhé!
Ngăn ngừa bệnh gout, phòng chống ung thư
Giảm nguy cơ mắc bệnh gout là một trong những điều tuyệt vời nhất mà cà phê mang lại đối với sức khỏe người dùng. Đây là một thông tin vô cùng xác thực đã được chứng minh bởi giới khoa học, theo đó bệnh gút xảy ra do sự gia tăng axit uric trong máu, mà việc uống nhiều cà phê có khả năng đào thải axit uric vô cùng hiệu quả. Ngoài ra trong cà phê có chứa nhiều hợp chất có lợi bao gồm caffein và các khoáng chất, polyphenol rất tốt cho người mắc bệnh gout. Để hỗ trợ trị bệnh gout tích cực, người bệnh nên uống 1 đến 2 ly cà phê trên ngày.
[caption id="attachment_1059" align="alignnone" width="894"] Cà phê có khả năng đào thải axit uric trong máu vô cùng hiệu quả, giảm khả năng bị gút, ngừa ung thư[/caption]
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể uống cà phê để  ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu khác, cà phê có tác dụng  phòng chống ung thư một cách diệu kỳ, các bạn biết đó chất oxy hóa có trong café có khả năng chống lại các tế bào ung thư một cách vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, cà phê mang đến hiệu quả vô cùng tích cực với các căn bệnh ung thư nguy hiểm như: Ung thư gan, ung thư vú, ung thư da hay ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
Tăng sức bền cũng như khả năng chịu đựng
Một trong những lợi ích khi uống cà phê đó chính là giúp bạn tăng sức bền và tăng khả năng chịu đựng. Bạn sẽ thật sự bất ngờ với công dụng  tuyệt vời này của cà phê. Thật sự uống cà phê sẽ giúp bạn có sức dẻo dai hơn, có sức chịu đựng tốt hơn khi làm việc hay luyện tập ở cường độ cao. Các thống kê cũng đã cho thấy những người có thói quen uống cà phê thường sẽ đạt thành tích cao hơn trong các môn thể thao so với những người không biết uống cà phê. Nghiên cứu đã chỉ ra caffein có trong cà phê chính là hoạt chất “đa công dụng” không chỉ giúp bạn tỉnh táo hơn mà còn gia tăng sức chịu đựng và sức bền.
[caption id="attachment_1060" align="alignnone" width="894"] Cà phê có tác dụng không ngờ là có khả năng tăng sức bền, sức chịu đựng rất thíc hợp cho người tập thể thao[/caption]
Do vậy khi tham gia một cuộc đua hay một cuộc thi quan trọng  bạn có thể uống ngay một cốc cà phê đen nguyên chất yêu thích để khả năng dành chiến thắng cao hơn. Đây cũng là một trong những cách uống cà phê đúng cách giúp tăng hiệu suất cơ thể mà các vận động viên Olympic vẫn thường áp dụng.
LỜI KẾT
Chúng ta đều phải thừa nhận cà phê là một trong những thức uống được nhiều người yêu thích nhất hiện nay trên thế giới. Cà phê không chỉ mang đến hương vị thơm nồng dễ gây nghiện mà chúng còn là một “liều thuốc” kích thích tinh thần thoải mái, tỉnh táo và tập trung hơn. Chắc chắn trong số chúng ta đã có không ít người đôi lần bạn phải tìm đến sự trợ giúp đắc lực của tách cà phê giữa giờ làm việc đúng không? Và cũng có rất nhiều tín đồ nghiện cà phê có thể uống vài ba cốc cà phê trong cùng một ngày. Tuy nhiên, không phải lúc nào cà phê cũng phát huy đúng tác dụng của nó. Do đó, hãy ghi nhớ uống cà phê cần phải đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng để mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe mà không gây ra các phản ứng ngược, tác động tiêu cực đến cơ thể. Các bác sĩ khuyên chúng ta chỉ nên uống 1-2 ly cà phê một ngày, tổng số caffeine là khoảng 150 đến 250mg là vừa phải, tối đa nhất là khoảng 400 mg. Hãy ghi chép lại điều này ngay bạn nhé!
Thưởng thức cà phê là một nghệ thuật mà không phải ai cũng biết. Hy vọng với những chia sẽ trên đây sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích cũng như các cách để uống cà phê đúng cách. Chúc bạn khởi đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng với một cốc cà phê yêu thích!
Nguồn: ArtCoffee.vn
Xem thêm:
https://www.facebook.com/ArtcoffeeVietnam/
https://about.me/artcoffee
Coi bài nguyên văn tại : Uống cà phê đúng cách như thế nào? Thời điểm uống café tốt nhất | 2020
1 note · View note
bitchymooncoffee-blog · 5 years ago
Text
Cách sử dụng tổ yến đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh gút
Tổ yến sào là một món đặc sản quý hiếm và ngon bổ, giàu dưỡng chất. Thế nhưng có một số người nói rằng tổ yến sào không tốt cho người bị bệnh gút. Để tìm hiểu xem bị gút có ăn được yến không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tumblr media
1. Thắc mắc về việc sử dụng tổ yến sào cho người bệnh”gút
Thời gian qua Sâm Yến Linh Chi đã nhận được nhiều thắc mắc của quý khách về vấn đế liên quan đến việc sử dụng Tổ yến sào. Trong đó có một thắc mắc như sau: “Ông xã tôi bị bệnh gút nhưng rất thích ăn tổ yến sào. Có người nói ăn tốt, người lại khuyên không nên. Xin hỏi người bị bệnh gút ăn tổ yến sào được không? Nếu ăn thì liều lượng thế nào là vừa? Phan Thị Ánh Hoa ( anhhoaphan@…).
2. Bệnh nhân gút có nên ăn tổ yến sào không ?
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá có liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Các tinh thể này lắng đọng ở khớp làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần gây biến dạng, cứng khớp. Người bệnh gút cần ăn uống đều đặn và cân đối, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như thịt, cá, hải sản, óc, gan, cật, nước hầm xương thịt, rượu bia…
Thành phần của tổ yến sào bao gồm chất đạm, chất bột đường, các vi khoáng chất như canxi, photpho, sắt, natri, kali, và axit amin… không bao gồm nhân purine.
Do đó, người bị bệnh gút vẫn có thể dùng được tổ yến sào. Tuy nhiên, đối với thực phẩm lạ, chưa từng ăn thì cũng chỉ nên thử dần từng ít một và hãy “lắng nghe” phản ứng từ cơ thể mình.
3. Công dụng của tổ yến sào đối với cơ thể
Tumblr media
Tổ yến sào xưa nay vẫn được mệnh danh là thực phẩm đại bổ được nhiều người tin dùng nên rất giá cả cũng vô cùng đắt đỏ.
Theo các nhà khoa học thì yến là thực phẩm bổ dưỡng, chữa nhiều chất đạm và acid amin như Aspartic Acid, Leucine Valine, Serine, Arginine, Phenylalanine và nhiều kháng chất vi lượng như magie, kali, canxi, sắt phốt pho, kẽm…
Yến có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chống lão hóa, bền xương khớp, hấp thị vitamin C tốt, bổ sung năng lượng cho cơ thể, tăng cường trí nhớ, hồi phục tế bào nhanh…
Quay trở lại vấn đề người bị gút có được ăn yến không. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần căn cứ vào hàm lượng purin có trong yến. Sở dĩ bệnh nhân bị lên cơn đau gút là do purin đi vào cơ thể và chuyển hóa thành axit uric.
Trong khi đó, theo các nhà khoa học thì yến không chứa hàm lượng purin quá mức cho phép, không thể gây hại và làm khởi phát cơn đau gút cấp. Vì thế tất cả bệnh nhân bị gút có thể yên tâm bổ sung yến vào chế độ ăn mà không cần quá lo lắng.
4. Tổ yến sào có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bệnh nhân gút
Cách sử dụng tổ yến đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh gút : Yến có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như nấu cháo, tổ yến sào hầm, súp yến… tuy nhiên không nên vì thế mà ăn quá nhiều, tránh gây béo phì, thừa cân.
Qua bài viết này quý khách đã hiểu hơn về vấn đề bị gút có ăn được yến không. Hãy yên tâm bổ sung yến vào thực đơn ăn uống hàng tuần, cẩn thận với những món ăn chứa nhiều purin.
Ngoài ra, có rất nhiều món ăn bổ dưỡng tốt cho người bị gút, anh nên tìm hiểu kỹ tránh kiêng cữ quá đà khiến cơ thể suy nhược nhé!
4. Mua Yến sào Khánh Hòa xuất khẩu đi Mỹ ở đâu?
Yến sào là sản phẩm quý hiếm và bổ dưỡng không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên để tìm được địa chỉ uy tín mua sản phẩm thật đảm bảo chất lượng thì khách hàng cần sự cân nhắc tham khảo thật kỹ để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” nhé.
Cửa hàng 719 CMT8, phường 6, quận Tân Bình là cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm Yến sào xuất khẩu đi Mỹ… với chất lượng tốt nhất và giá cả không thể nào hợp lý hơn tại TPHCM hiện nay.
Tumblr media
Hồ sơ yến xuất khẩu đi Mỹ
Cửa hàng này chuyên cung cấp các loại sản phẩm yến sào xuất khẩu đi Mỹ với chất lượng cao, mẫu mã được thiết kế khá bắt mắt. Thêm vào đó, nơi đây còn sở hữu đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, chuyên nghiệp, có kiến thức sâu về sản phẩm, khả năng tư vấn tốt giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đặt niềm tin tại đây.
Khỏi phải nói, để vượt qua hàng loạt các tiêu chuẩn khắt khe của FDA và các cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm Mỹ, sản phẩm này chắc chắn phải có chất lượng hàng đầu và vượt trội.
Tumblr media
Soup, cháo yến vừa ngon vừa bổ, giá chỉ… 100 ngàn
Tumblr media
Chè Yến cực kỳ thơm ngon,.. giá chỉ từ 80 ngàn.
Thêm 1 điểm cộng nữa đó là ở đây có những món chè yến rất ngon với giá khá mềm: chỉ với 80 ngàn. Hàng ngày vào mỗi buổi chiều tối, rất đông lượng khách ghé đến đây để thưởng thức các món ăn ngon, bổ và rẻ này.
Đa số khách hàng đánh giá đây là cửa hàng kinh doanh yến sào lớn nhất và uy tín nhất tại TPHCM hiện nay.
Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn có thêm kiến thức về cách sử dụng Tổ Yến, cũng như tìm được một địa chỉ uy tín để có thể mua được những sản phẩm yến sào tốt nhất dành tặng cho bạn bè và người thân của mình.
Mời bạn xem thêm : To yen sao xuat khau di My
1 note · View note
satchobabauchelaferrforte · 2 years ago
Text
Ăn hột vịt lộn khi  mang thai được không?
Trứng vịt lộn là món ăn được khá nhiều người Việt Nam ưa thích trong đó các mẹ bầu cũng không phải ngoại lệ. Vậy các mẹ mới có thai ăn hột vịt lộn được không và ăn như thế nào tốt nhất trong thời gian mang thai?
Phụ nữ mang thai ăn hột vịt lộn được không?
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công bố khoa học nào nói về tác hại của hột vịt lộn đối với bà bầu. Vì có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên mẹ bầu có thể bổ sung hột vịt lộn vào thực đơn thai kỳ của mình. Những lợi ích tuyệt vời khi ăn hột vịt lộn khi mang thai như:
Tumblr media
Phòng ngừa mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai: Trong 100g trứng vịt lộn chứa 3 mg sắt. Đây là lượng sắt dồi dào giúp mẹ bầu phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.
Phát triển xương cho thai nhi: Lượng canxi dồi dào có trong hột vịt lộn giúp hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương ở mẹ và phát triển xương khớp của bé. Lượng canxi dự trữ tạo tiền đề cho thai nhi phát triển xương răng trong giai đoạn tiếp theo.
Bổ sung vitamin A dồi dào: Vitamin A có trong trứng lộn giúp thai nhi phát triển tốt gan, thận, mắt, tim, phổi và hệ thần kinh trung ương.
Bổ sung năng lượng cho mẹ bầu: Khi mang thai, cơ thể mẹ phải hoạt động với công suất gấp nhiều lần so với bình thường để nuôi dưỡng thai nhi. Ăn hột vịt lộn giúp mẹ bổ đắp năng lượng cho cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng: Trong thời gian 3 tháng đầu sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm do sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể. Dưỡng chất từ hột vịt lộn nuôi dưỡng sức khỏe mẹ bầu, giúp mẹ bầu vượt qua mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.
>>Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu giúp bổ sung sắt hữu cơ ngừa thiếu máu, táo bón nóng trong
Cách ăn hột vịt lộn đúng cách cho mẹ bầu và thai nhi
Trứng lộn chứa nguồn dưỡng chất dồi dào cho mẹ và bé, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bà bầu. Cần lưu ý những điều sau đây:
Tumblr media
Chỉ ăn hột vịt lộn với lượng vừa phải
Hột vịt lộn là thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất do đó mẹ chỉ nên ăn với lượng 1-2 quả/ tuần. Việc ăn quá nhiều trứng vịt lộn cũng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, dễ gây thừa cân, béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường… đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Ăn đúng thời điểm trong ngày
Thời gian bà bầu ăn hột vịt lộn tốt nhất là vào buổi sáng hay trước bữa ăn trưa từ 1 – 2 giờ. Đây là thời điểm vàng để cơ thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ bầu nên tránh ăn hột vịt lộn vào ban đêm bởi món ăn này chứa nhiều đạm dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu hoặc nôn nao khó ngủ cả đêm.
>>Xem thêm: thuốc DHA bầu loại nào tốt giúp em bé thông minh ngay từ trong bụng mẹ
Sử dụng thực phẩm ăn kèm có chọn lọc
Khi ăn hột vịt lộn mẹ bầu nên tránh kết hợp với những thực phẩm sau:
Hạn chế ăn rau răm: Bà bầu ăn trứng lộn tuyệt đối không nên ăn rau răm, hoặc hạn chế tối đa rau răm vì các chất có trong loại rau này có thể kích thích thành tử cung co bóp mạnh gây sảy thai.
Không kết hợp với các gia vị nóng: Không nên ăn trứng lộn với các gia vị có tính nóng như tỏi, ớt quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu bị nóng người, đầy hơi, khó tiêu.
Không ăn hột vịt hầm ngải cứu: Bà bầu ăn nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Những mẹ bầu nên hạn chế ăn hột vịt lộn
Nếu phụ nữ mang thai bị cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… thì không nên ăn hột vịt lộn để tránh những rủi ro trong thai kỳ. Lượng cholesterol trong hột vịt lộn khá lớn có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
>>Xem thêm: mẹ bầu nên uống canxi dạng nước hay viên
Như vậy, mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu ăn trứng vịt lộn được không. Bên cạnh ăn trứng vịt lộn, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ.
0 notes
caonguangogia-blog · 2 years ago
Link
0 notes
hotrobenhgan · 2 years ago
Text
Béo phì ở trẻ tăng gấp đôi trong 10 năm
Sau một thập niên, tỷ lệ béo phì ở trẻ em Việt Nam tăng gấp đôi, nguyên nhân chủ yếu do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý.
Thông tin được các chuyên gia nêu tại Tập huấn triển khai Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì, do Bộ Y tế tổ chức, chiều 17/11. Cụ thể, tỷ lệ béo phì ở trẻ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, chủ yếu ở thành thị.
Bác sĩ Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết chế độ dinh dưỡng nhiều đường, chất béo xấu như bánh, nước ngọt, các loại sốt, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh; ngủ muộn; ít hoạt động... là các nguyên nhân hàng đầu gây thừa năng lượng, rối loạn chuyển hóa.
"Những năm 90, tỷ lệ béo phì chỉ khoảng 2-3%. Từ năm 2000 trở đi, khi kinh tế phát triển, tiêu thụ dinh dưỡng dư thừa và lối sống tĩnh, khiến tỷ lệ béo phì tăng mạnh", bác sĩ Nga nói.
Theo bà Nga, trẻ dưới hai tuổi chưa cần cân nhắc chẩn đoán thừa cân bởi hầu hết trẻ bụ sữa, chưa ảnh hưởng sức khỏe. Song, trẻ trên hai tuổi nếu bị béo phì, cần chẩn đoán và can thiệp. Dù vậy, việc điều trị cần chú ý, không phải trường hợp nào cũng can thiệp bởi sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
"Sau 9 tuổi, chỉ trong tình huống trẻ béo phì quá nặng, rối loạn chuyển hóa như mỡ máu, men gan cao, ngáy ngủ... thì cần phải hướng dẫn giảm cân, song cũng chỉ nên giảm khoảng 500 gram/tháng", bác sĩ Nga nói và thêm rằng giai đoạn này cần tập trung kích thích chiều cao cho trẻ.
Một sai lầm khác là quan niệm "trẻ em như người lớn thu nhỏ", do đó phụ huynh lên thực đơn, áp dụng chế độ giảm cân khắc nghiệt cho trẻ, từ đó đem lại nhiều hệ luỵ sức khỏe. Trong khi việc điều trị thừa cân béo phì ở trẻ phải phối hợp nhiều phương pháp như lượng thức ăn, giấc ngủ, học tập và hoạt động cân đối...
Một bệnh nhân điều trị béo phì tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Lê Nga Một bệnh nhân điều trị béo phì tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Lê Nga
Ngoài trẻ em, tình trạng béo phì ở người lớn cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt trong 10 năm gần đây. Giáo sư Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết Đái tháo đường Việt Nam, cho biết tỷ lệ béo phì gia tăng nhanh tại Việt Nam, từ 2,6% năm 2010 lên đến 3,6% năm 2014 - tương đương với tốc độ tăng là 38%.
Một thống kê tại Việt Nam năm 2021 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Hà Nội và TP HCM chiếm 18% tổng số người thừa cân, béo phì trên toàn quốc.
Béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Y khoa Mỹ (American Medical Association) công nhận là một bệnh mạn tính, cần quản lý và điều trị lâu dài.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, béo phì dạng nam thường có mỡ phân bố nhiều ở bụng, thân, vai, cánh tay, cổ, mặt..., xảy ra ở người ăn nhiều. Béo phì dạng nam có thể dẫn đến các biến chứng như tiền đái tháo đường, đái tháo đường tuýp 2, bệnh gút, bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh túi mật, ung thư vú,...
Còn béo phì dạng nữ là béo phì phần dưới cơ thể, béo phì hình quả lê. Mỡ phân bố chủ yếu ở phần dưới của cơ thể (khung chậu, vùng thắt lưng, mông, đùi). Người mắc thường bị suy nhược, kèm suy tĩnh mạch, rối loạn kinh nguyệt.
Những biện pháp dự phòng, điều trị thừa cân, béo phì và duy trì kiểm soát cân nặng lâu dài có thể cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm biến chứng cho người bệnh. Thực tế đã chứng minh, nếu giảm 5-15% cân nặng trong 6 tháng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe. Có thể cân nhắc giảm cân nhiều hơn (20% trở lên) đối với những người có mức độ béo phì cao hơn.
Ngoài ra, người bệnh cần được theo dõi và tái khám thường xuyên để ngăn ngừa tăng cân trở lại, đồng thời theo dõi nguy cơ bệnh tật cũng như điều trị các bệnh đồng mắc nếu xuất hiện (như đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch)..
0 notes