Tumgik
#thành cát tư hãn
itsnothingbutluck · 8 months
Text
Từ năm 1206 đến khi chết vào năm 1227, thủ lĩnh Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục gần 31 triệu km vuông lãnh thổ - nhiều hơn bất cứ cá nhân nào trong lịch sử. Trên hành trình chinh phục của mình, ông ta đã xẻ một đường tàn bạo xuyên qua châu Á và châu Âu, với hậu quả là hàng chục triệu người chết. Mặt khác ông cũng hiện đại hóa văn hóa Mông Cổ, bảo đảm tự do tôn giáo và giúp mở ra mối giao lưu giữa phương Đông và phương Tây. …Không như nhiều vị xây dựng nên các đế chế khác, Thành Cát Tư Hãn chấp nhận sự đa dạng trong các lãnh thổ mà ông mới chinh phục. Ông đã thông qua các đạo luật thừa nhận tự do tôn giáo cho tất cả mọi người và thậm chí còn miễn thuế cho những nơi thờ cúng.
Sự khoan dung này có một ý nghĩa chính trị - Đại Hãn biết rằng các chủ thể của đế chế nếu hạnh phúc thì họ sẽ ít khi nổi loạn. Nhưng vấn đề không chỉ vậy. Bản thân người Mông Cổ có một thái độ tự do đặc biệt đối với tôn giáo.
Thành Cát Tư Hãn và nhiều người Mông Cổ khác tôn thờ thần trời, gió và núi. Bản thân Thành Cát Tư Hãn rất tin vào yếu tố tâm linh. Người ta kể rằng ông đã cầu nguyện trong lều của mình trong nhiều ngày trước các chiến dịch quan trọng. Ông thường gặp gỡ với các lãnh đạo tôn giáo khác nhau để trao đổi chi tiết về niềm tin của họ…
0 notes
sunwingames · 3 days
Text
Tumblr media
Giới thiệu về Nổ Hũ Thành Cát Tư Hãn tại Sunwin
Nổ Hũ Thành Cát Tư Hãn là một trong những trò chơi nổi bật tại sòng bài trực tuyến Sunwin, thu hút người chơi bởi tính giải trí cao và cơ hội thắng lớn. Được phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại, game mang đến trải nghiệm đặc sắc với đồ họa sinh động, âm thanh sống động và các tính năng độc đáo.
Các đặc điểm nổi bật của Nổ Hũ Thành Cát Tư Hãn
Đồ họa và âm thanh chân thực: Nổ Hũ Thành Cát Tư Hãn tại Sunwin được thiết kế với đồ họa sắc nét và hiệu ứng âm thanh ấn tượng, mang đến trải nghiệm như đang sống động trong mỗi vòng quay.
Tính năng Nổ Hũ đa dạng: Game cung cấp nhiều loại Nổ Hũ với các mức cược khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng người chơi. Người chơi có thể tham gia với mức cược thấp hoặc cao tùy theo mong muốn.
Cơ hội trúng thưởng lớn: Nổ Hũ Thành Cát Tư Hãn không chỉ mang đến niềm vui giải trí mà còn cơ hội trúng thưởng lớn với các phần thưởng hấp dẫn. Các giải thưởng được phân bổ ngẫu nhiên, giúp mỗi người chơi có cơ hội thắng lớn một cách công bằng.
Lợi ích khi chơi Nổ Hũ Thành Cát Tư Hãn tại Sunwin
Trải nghiệm giải trí tuyệt vời: Với đồ họa đẹp mắt và âm thanh sống động, người chơi sẽ được thư giãn và giải trí một cách tối đa.
Cơ hội thắng lớn: Với tỷ lệ trúng thưởng cao và các giải thưởng hấp dẫn, Nổ Hũ Thành Cát Tư Hãn mang lại cơ hội kiếm tiền thực sự từ những ván chơi.
An toàn và tin cậy: Sunwin cam kết bảo mật thông tin cá nhân của người chơi và đảm bảo tính công bằng trong mỗi ván chơi.
Xem chi tiết tại: https://sunwin-games.com/no-hu-thanh-cat-tu-han/
0 notes
danhnhan · 2 years
Text
DOÃN CHÍ BÌNH
Theo Sohu, Doãn Chí Bình (1169 – 1251) là người sống vào thời Bắc Tống (cùng thời điểm với những diễn biến xảy ra trong 2 bộ tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ). Ngay từ khi còn nhỏ, Doãn Chí Bình đã tỏ ra là người hâm mộ Đạo giáo và nổi tiếng thông minh. Ông có trí nhớ cực tốt và có thể học được 1.000 chữ trong vòng một ngày.
Tổ tiên ông là một gia đình quan chức trong triều đại Bắc Tống, cha và tổ tiên của ông là những người tốt bụng và rộng lượng. Năm 1182, ông gặp Mã Ngọc và bắt đầu con đường trở thành một đạo sĩ. Từ năm 1187 đến 1190, ông bị cha mình bắt phải về nhà và giam lỏng ông vì không muốn con trai làm đạo sĩ mà muốn ông tiếp nối truyền thống làm quan của gia đình.
Nhưng ông cứ mỗi lần như vậy, lại tìm cách trốn thoát để tiếp tục con đường tu đạo. Cuối cùng, cha ông không thể nào ngăn cản ông nên đành phải đồng ý. Ông đến Lạc Dương thăm đệ tử của Vương Trùng Dương, Lưu Xứ Huyền, người cùng quê với ông làm sư phụ, chính thức bước trên con đường trở thành một đạo sĩ chuyên nghiệp, lấy đạo hiệu là Thanh Hoà Tử. Sau khi thực hành Đạo giáo ở Tây An, Doãn Chí Bình đến Phật Sơn để chăm sóc người nghèo và người yếu đuối.
Năm 1191, ông lại bái Khâu Xứ Cơ, người nổi tiếng nhất Toàn Chân thất tử làm sư phụ. Năm 1220, ông cùng Khâu Xứ Cơ đến Samarkand để bái kiến Thành Cát Tư Hãn. Năm 1227, khi Khâu Xứ Cơ mất, đã truyền chức vị chưởng giáo lại cho ông. Doãn Chí Bình trở thành chưởng giáo thứ 6 của Toàn Chân giáo.
Trong chiến tranh Mông – Tống, Doãn Chí Bình chú trọng việc cứu giúp những người dân gặp nạn và đứng ngoài cuộc chiến. Ông nổi tiếng là một thầy thuốc giỏi và được người dân yêu quý.
Theo Sohu, khi người dân khắp nơi tới Thái Cực Cung (trụ sở chính của Toàn Chân giáo ở Bắc Kinh) dâng cống vật để bày tỏ lòng ngưỡng mộ, Doãn Chí Bình đã một mực từ chối:
“Công đức của tôi quá nông cạn, làm sao chịu nổi lễ vật và hương hỏa ở đây?”
Doãn Chí Bình sau đó rời khỏi Thái Cực Cung – nơi ở của nhiều đời chưởng môn phái Toàn Chân – tìm tới một căn lều cỏ ở sau núi Chung Nam tu luyện.
Năm 1238, Doãn Chí Bình một mực từ chức trưởng môn phái Toàn Chân bất chấp sự ngăn cản của nhiều đệ tử. Ông dành phần đời còn lại sống ẩn dật và nghiên cứu Đạo giáo.
Trong quá trình tìm hiểu Đạo giáo, Doãn Chí Bình cho rằng trạng thái giác ngộ có liên quan rất lớn đến việc tích lũy công đức của con người và những hành động ở kiếp này có thể ảnh hưởng tới nhiều kiếp sau. Ông cho rằng, việc lựa chọn tu tập theo Phật giáo hay Đạo giáo đều không quan trọng. Tín đồ chỉ cần tích thật nhiều công đức, bài trừ dâm dục, đạt đến sự thanh thản trong tâm hồn là có thể tìm tới giác ngộ.
Theo Sohu, Doãn Chí Bình là người đặc biệt thích ngao du, truyền giáo. Ông cũng có công xây dựng và tu sửa hơn 100 đền thờ Đạo giáo ở Trung Quốc. Doãn Chí Bình cũng để lại cho hậu thế 3 cuốn “Bảo Quang tập”, khuyên con người tích cực làm điều thiện, buông bỏ sắc dục.
Năm 1251, Doãn Chí Bình qua đời. Mười năm sau, Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt) truy phong ông danh hiệu Thanh Hoà Diệu Đạo Quảng Hoá Chân Nhân. Năm 1310, Doãn Chí Bình được Nguyên Vũ Tông (Khúc Luật Hãn) truy tặng danh hiệu Thanh Hoà Diệu Đạo Quảng Hoá Sùng Giáo Đại Chân Quân.
Có thể thấy rằng Doãn Chí Bình trong lịch sử là vị đạo sĩ đức cao vọng trọng, không màng danh lợi và đặc biệt là không ham mê nữ sắc như miêu tả trong các tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.
Về nhà văn Kim Dung, ông bị người trong Đạo Giáo có thành kiến rất nhiều. Họ xem ông là một người đã làm ô uế đi danh tiếng của bật tôn sư Doãn Chí Bình.
Sau này, Kim Dung phải đổi tên Doãn Chí Bình trong tác phẩm thành Chân Chí Bình nhưng cũng không được lòng Đạo giáo và cả khán thính giả vì họ đã quá quen với người họ Doãn trong nguyên tác.
Kim Dung yêu cầu các nhà làm phim không miêu tả quá rõ cảnh Doãn Chí Bình và Cô Cô khi thực hiện các bộ phim từ tiểu thuyết của ông để nhằm tôn trọng Doãn Chí Bình
Tôi tổng hợp dựa trên Wikipedia và 24h.
0 notes
timysoul2 · 3 years
Link
Thành Cát Tư Hãn (Chương 9): Trận đầu thắng Kim, vui mừng được mãnh tướng người Hán
1 note · View note
yanguyn · 4 years
Photo
Tumblr media
Q: TẠI SAO ALEXANDER ĐƯỢC TÔN LÀ “ĐẠI ĐẾ”, TRONG KHI THÀNH CÁT TƯ HÃN LÀ MỘT “TÊN BẠO CHÚA”? (Hai người họ đều là những kẻ chinh chiến tàn bạo, cùng làm giống nhau một việc: thảm sát đối phương. Tại sao hai danh hiệu lại khác nhau một trời một vực như vậy?) A: John Cate, Biên tập viên Thể thao địa phương tại Mount Airy, North Carolina (NC) https://qr.ae/pNvQGK Để tôi giải thích trước điều này: Bạn đang hỏi câu này bằng tiếng Anh, trên một trang web cung cấp những góc nhìn và quan điểm văn hóa phương Tây. Alexander “Đại đế” là một người Hy Lạp, thuộc về văn hóa phương Tây. Những trận thắng của ông ấy trở thành một phần lịch sử cốt yếu ở đây. Gần 200 năm sau cái chết của ông, tướng Hannibal (người Carthage) và tướng Scipio (người La Mã) – hai hảo thủ đối đầu trong trận Zama, đã gặp nhau ở một khu vực trung lập và trò chuyện. Đó là nơi Hannibal và Scipio đều phải thừa nhận Alexander là một người chỉ huy quân sự kiệt xuất nhất mọi thời đại. Không ai trong cả hai được nuôi lớn bởi nền văn hóa Hy Lạp, nhưng những chiến công của Alexander được mọi người biết đến và tán dương, tại nơi họ được sinh ra. Những chiến thắng của Alexander trước quân Ba Tư, một đất nước từ lâu là kẻ thù của phương Tây (và được coi như vậy đến bây giờ, chỉ chúng tôi gọi họ là Iran thôi*), đã chiếm được cảm tình của người dân châu Âu. Vì vậy trong giai đoạn ông ấy đi viễn chinh, mọi chuyện tàn ác đều được che đậy; ít ra thì ông ấy cũng không giết quân sĩ của mình. Còn về Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, tên thật là Temujin – Thiết Mộc Chân), nơi ông được biết đến với những cuộc chinh chiến là ở những thảo nguyên xa xôi của châu Á, và quân lính của ông, mãi đến khi ông về tuổi già, mới đặt chân đến châu Âu. Những lời kể về việc ông ấy đàn áp nước Ba Tư hay nước Nga Kiev (Kievan Rus), trớ trêu thay, dù đến tai người dân Trung Âu và Tây Âu, nó đều chỉ là những lời phiến diện. Về sau, dưới thời Oa Khoát Đài, quân Mông Cổ đặt chân đến Trung Âu, nhưng vì nhiều lí do khác nhau nên chưa từng có ý định thu phục nơi đây. Quân Mông Cổ cũng không để lại những ấn tượng tốt đẹp hay điều gì đáng ngưỡng mộ trong những lần xâm nhập này. Được rồi, hãy bỏ qua những góc nhìn lịch sử hạn hẹp của chúng tôi (người phương Tây). Thành Cát Tư Hãn là một người Mông Cổ, ông trong lòng người dân Mông Cổ thì như thế nào? (Hình dưới) Hãy cứ gọi đây là núi Rushmore của Mông Cổ. Đó chính là vị anh hùng của họ, bạn có thể thấy được hình ảnh này từ thủ đô Khổ Luân Ba Thác (Ulan Bato – Ulaanbaatar) của đất nước họ. Chưa kể, tại một nơi khác trên thế giới – Kazakhstan, ông được tưởng nhớ như là một vĩ lãnh đạo liêm chính. Có nhiều những di tích của ông trải khắp châu Á. Họ nhớ nhiều về ông như là người tạo điều kiện phát triển cho giao thương giữa phương Đông và phương Tây, là một người tôn trọng tất cả các đức tin, là người đưa giang sơn thu về một mối lần đầu tiên trong lịch sử Mông Cổ; hơn là một Thành Cát Tư Hãn tàn bạo. Sự thật là, trên phương diện một vị tướng và một người lãnh đạo đất nước, Thanh Cát Tư Hãn là một phiên bản hoàn thiện hơn của Alexander. Thành Cát Tư không có một người cha lừng lẫy đứng ra thống nhất Mông Cổ như cách vua Phillippe đệ Nhị làm với Hy Lạp và truyền ngôi cho con trai mình. Thiếu niên Thiết Mộc Chân lúc ấy phải làm tất cả mọi thứ một mình, kể cả việc gầy dựng nên một đế chế cho bản thân. Khi Thành Cát Tư băng hà, trong tay ông có một người kế thừa đầy tiềm năng là Oa Khoát Đài. Còn với Alexander, Đế quốc của ông cũng sụp đổ khi ông giã từ cõi đời. (Và trước khi có ai kịp ngắt lời tôi thì: Đúng, đúng là như vậy. Alexander sẽ dễ dàng giành chiến thắng nếu đem so sánh những di sản ông để lại ở mỗi vùng đất mình đi qua sau mỗi lần chinh phạt.) Ký ức về các danh nhân lịch sử sẽ phải chịu những ảnh hưởng từ những việc họ đã làm. (*) Có thể người trả lời nghĩ rằng những nước khác vẫn giữ tên gọi Ba Tư
1 note · View note
minhchantuong004 · 3 years
Link
Thành Cát Tư Hãn (Chương 9): Trận đầu thắng Kim, vui mừng được mãnh tướng người Hán
0 notes
minhchantuong003 · 3 years
Link
https://minhchantuong.com/anh-hung-thien-co/thanh-cat-tu-han/thanh-cat-tu-han-chuong-9-tran-dau-thang-kim-vui-mung-duoc-manh-tuong-nguoi-han/
0 notes
thaydoicachnghi · 5 years
Link
♻️10 câu nói để đời của Alexander Đại Đế
🎯Alexandros Đại đế đã chiến đấu 17 trận mà không một trận thua với tổn thất quân đội của ông không quá 16%.
#Alexandros
✔️http://bit.ly/2XprKno
0 notes
itsnothingbutluck · 8 months
Text
Thành Cát Tư Hãn luôn biết vận dụng điểm mạnh của từng người. Ông trọng dụng những người trung thành và có tài năng, không màng đến giai cấp và dân tộc. Thậm chí kể cả những tù binh trên chiến trường, nếu trung thành theo ông cũng đều được đối xử và trọng dụng như người khác. Đấy chính là môt trong nguyên tắc xây dựng sức mạnh quân đội của Thành Cát Tư Hãn. Tổ chức, chỉnh đốn quân đội, phân chia nhiệm vụ đến tận tay những thân tín của các chi chính trong các dòng họ. Đây chính là lực lượng nòng cốt giúp Thành Cát Tư Hãn chiến thắng kẻ địch. Kế hoạch tác chiến được xây dựng chặt chữ tỉ mỉ, cố gắng tránh mù quáng và làm liều. Ông không đánh nếu chưa nắm rõ tình hình của địch, không tấn công khi chưa có chuẩn bị kỹ lưỡng, quyết không bao giờ hành động hàm hồ hay đại khái. Dưới sự chỉ huy của ông, kỉ luật quân đội nghiêm minh, thưởng phạt công minh đấy chính là một trong những sách lược quan trọng của nhà cầm quân tài ba lỗi lạc. Ông chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng tác phong tư tưởng anh dũng ngoan cường cho quân binh. Ông cũng chú trọng trang bị vũ khí cho đội quân Mông Cổ, từ những vũ khí đơn giản phổ biến đến việc trang bị các loại vũ khí tiên . Mỗi khi dừng chân hạ trại, đội quân luôn phải dựng trại theo đội ngũ chiến đấu. Có lúc tập trung các đội quân để khảo sát chất lượng công tác luyện quân hoặc lựa chọn nhưng binh sĩ xuất sắc từ các đội quân tiến hành cho thi đấu, cọ sát võ thuật. Người chiến thắng sẽ được tuyên dương và trọng thưởng. Luôn xem trọng công tác đảm bảo hậu cần. Mỗi khi viễn chinh số lượng dê ngựa cũng rất hạn chế. Nhằm có thể bổ sung thêm thực phẩm cho quân đội Thành Cát Tư Hãn còn quy định rõ cách giết mổ để có thể giúp thu chất lượng thịt cao nhất, đảm bảo dinh dưỡng và mùi vị được giữ nguyên, bảo quản thịt cũng được lâu hơn. Ngoài ra, trên đường viễn chinh sẽ bổ sung thêm thực phẩm bằng các chiến lợi phẩm thu được hoặc đơn giản là dựa vào khả năng săn bắn của đội quân thiện chiến Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn luôn coi trọng giữ liên lạc thông suốt trong quân đội và sự thông suốt trong tuyến đường giao thông vận chuyển.Theo ghi chép trong sử sách gần như mỗi lần xuất quân khỏi doanh trại, cứ mỗi cự ly khoảng 50 đến 100 dặm, ông đều cho dựng một thích chiến ( đây là trạm để binh sỹ và ngựa nghỉ ngơi, tiếp thực phẩm và nước, đồng thời lấy tin tức từ người đưa tin)...
0 notes
shangct · 3 years
Text
Tumblr media
Tên các Quốc Gia và địa danh mà người Sài Gòn hay gọi trước năm 1975 được phiên âm theo âm Hán- Việt.
Ở Saigon trước 1975 hoặc những ai từng xem phim Hồng Kông mà được lồng tiếng Việt vào những năm 90, 2000 thì chắc sẽ nghe những cái tên này , người ta hay gọi các địa danh và tên riêng bằng cái tên phiên âm ra tiếng Việt (ảnh hưởng từ phiên âm của tiếng Hoa). Có nhiều cái tên khá lạ lẫm, nhưng vẫn có nhiều tên hiện nay gọi vẫn được sử dụng là Thượng Hải, Hà Lan, Luân Đôn, Bình Nhưỡng…
Nữu Ước (New York)
Hoa Thịnh Đốn (Washington)
Mã Nhật Tân (Manhattan, khu trung tâm của New York)
Cựu Kim Sơn (San Francisco – bang California, Mỹ)
Phú Lang Sa (France)
Úc Đại Lợi (Australia)
Luân Đôn (London)
Phi Luật Tân (Philippine)
Tân Tây Lan (New Zealand)
Điện Cẩm Linh (điện Kremly – nơi làm việc của tổng thống Nga)
Hoa Lệ Ước (Hollywood)
Mạc Tư Khoa (Moscow, thủ đô Nga)
Cơ Phụ (Kiev – thủ đô Ukraine)
sông Phục Nhĩ Gia (sông Volga)
sông Đa Não Hà (sông Danuble)
Ba Tây (Brazil)
A Phú Hãn (Afganishtan)
Gia Nã Đại (Canada)
A Mỹ Lợi Gia (America)
Á Căn Đình (Argentina)
Áo Môn (Macau)
Cao Ly (Korea)
Hạ Uy Di (Hawaii)
Hoành Quốc (Monaco, công quốc thuộc Pháp)
Hoành Tân (Yokohama – Nhật Bản)
Hưng Gia Lợi (Hungary)
Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya – dãy núi)
Hương Cách Lý Lạp (Shangri La)
Mễ Tây Cơ (Mexico)
Tân Đức Lợi (New Delhi – Ấn Độ)
Hương Cảng (Hongkong)
Thánh Hà Tây (San Jose – California, Mỹ)
Tô Cách Lan (Scotland)
Uy Nê Tư (Venice – Ý)
Ái Nhĩ Lan (Ireland)
Ba Lê (Paris)
Bảo Gia Lợi (Bulgary)
La Tỉnh (Los Angeles – California, Mỹ)
Á Lan Đại (Atlanta)
Á Tế Sá (Asia)
Bá Linh (Berlin)
Bạch Nga (Belarus)
Bàn Môn Điếm (Panmomjum, khu phi quân sự chia đôi Nam – Bắc Triều Tiên)
Bình Nhưỡng (Pyongyung)
Băng Đảo (Iceland)
Cao Miên (Campuchia)
Chi Gia Kha (Chicago, bang Illinois, Mỹ)
Đông Hồi (Banglades)
Hán Thành (Seoul, thủ đô Hàn Quốc)
Đông Kinh (Tokyo)
Hồi Quốc (Oman)
Lục Xâm Bảo (Luxembourg)
Lỗ Mã Ni (Romania)
Mạnh Mãi (Mumbay, còn có tên là Bombay, thành phố đông dân nhất Ấn Độ)
Phú Sỹ (Fuji –ngọn núi ở Nhật)
Tân Đức Lợi (New Delhi, thủ đô Ấn Độ)
Tây Hồi (Pakistan)
Tây Nhã Đồ (Seattle, bang Washington, Hoa Kỳ)
Tích Lan (Sri Lanca)
Vọng Cát (Bangkok – thủ đô Thái Lan)
Trân Châu Cảng (Pearl Harbor).
Tân Gia Ba (Singapore)
Ý Đại Lợi ( Italia )
Chú thích
1. Mã Nhật Tân (Manhattan): là nơi xảy ra sự kiện 11/9, khu vực tòa tháp đôi giờ gọi là Ground Zero.
2. Cựu Kim Sơn: Ai xem phim Hongkong hay Trung Quốc, bối cảnh cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thì hay thấy người ta nói đi Cựu Kim Sơn để ám chỉ đi Mỹ, vì thời điểm đó người Hoa di cư sang Mỹ khá đông và có nhiều người Hoa sống tại San Francisco. Người Hoa bắt đầu đến San Francisco trong giai đoạn người ta đổ xô đến California để tìm vàng (thế kỷ XIX). Nhà văn Mỹ Jack London cũng lấy bối cảnh này để viết nên tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dãnổi tiếng.
3. Hương Cách Lý Lạp: một vùng đất, trong huyền thoại, được xem là lạc cảnh thần tiên của Trung Quốc. Trong phim Xác Ướp 3, địa danh này là nơi cất thuốc trường sinh, Hongkong, Singapore đều có khách sạn nổi tiếng tên này
4. Washington: là tên của tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington, tên của một tiểu bang giáp biên giới Canada, còn là tên của thủ đô Hoa Kỳ. Khi mang tên của thủ đô Hoa Kỳ thì thường phải viết đầy đủ là Washington D.C, có khi người ta chỉ viết là DC để nói cho Washington DC. DC là viết tắt của cụm District of Columbia, tức có thể dịch là Đặc khu Columbia hay quận Columbia. Điểm đặc biệt của DC là không có đại diện trong quốc hội Hoa Kỳ.
5. Thượng Hải, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Hà Lan…: cũng là từ đã được Việt Hóa
6. Những từ Việt hóa này không thống nhất lắm về cách dịch. Có những từ là được dịch, có những từ bắt nguồn từ cách lý giải riêng. Ví dụ: San Francisco lẽ ra phải dịch là Thánh Phan Xi Cô (giống như San Jose được dịch là Thánh Hà Tây), từ San và St có nghĩa là Thánh, bang Minessota của Hoa Kỳ có thành phố St Paul tức là thành phố Thánh Bôn. Nhưng trong trường hợp San Francisco thì có một chút khác biệt từ cách dịch của người Trung Quốc. Người Trung Quốc đến San Francisco để tìm vàng và vàng ở các dãy núi ở San Francisco khá nhiều. Chính vì thế, người TQ gọi là Cựu Kim Sơn (“cựu” là cũ, xưa; “Kim” là vàng) tức có nghĩa là “núi vàng xưa.
Cũng như Đông Kinh vốn dĩ là bản dịch của người Nhậ từ Tokyo,còn người Trung Quốc giải nghĩa Đông Kinh là kinh đô ở phía đông của Nhật Bản. Ngày xưa, Trung Quốc vẫn hay dùng vị trí địa lý phía đông để nói về Nhật Bản, thời nhà Tống và nhà Minh (Trung Quốc) thì vẫn hay gọi Nhật Bản là Đông Doanh. Cũng như từ Hoa Kỳ là do nước này có lá cờ có nhiều ngôi sao như những bông hoa, Hoa Kỳ có nghĩa là Cờ Hoa (lá cờ hoa), còn chữ Mỹ thì lấy từ America (tức A Mỹ Lợi Gia). Chính vì vậy, cách Việt Hóa vẫn chưa hề thống nhất.
NHÂN VẬT
Nã Phá Luân (Napoleon)
A Lịch Sơn đại đế (Alexander đại đế)
Bối Đa Phần (nhạc sỹ Beethoven)
A Lịch Sơn Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes)
Đạt Lai Lạc Ma (Dalai Lama)
Kha Luân Bố (Colombo)
Lệ Ninh (Lenin)
Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, cố lãnh tụ Bắc Hàn)
Kim Chính Nhất (Kim Jong-il, đương kiêm lãnh tụ Bắc Hàn, con trai Kim Nhật Thành)
Lỗ Bình Sơn (Robinson)
Mã Lý Lệ Mộng Cổ (Marilyn Monroe)
Mã Khắc Tư (Karl Marx)
Mạnh Khắc Lạc Khắc Tốn (Micheal jackson)
Phi Cát (Picasso – họa sỹ).
Bài viết trên group Nghiên cứu lịch sử. Góc Nhìn An Nam
28 notes · View notes
holaaiorg · 1 year
Text
Vì sao đế quốc Mông Cổ sụp đổ? Tóm tắt quá trình hình thành
Bạn có biết rằng đế quốc Mông Cổ là một trong những đế chế lớn nhất trong lịch sử thế giới? Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn đã sáng lập ra đế quốc Mông Cổ và góp phần biến lãnh thổ của đế quốc này kéo dài từ Đông sang Tây
Ảnh hưởng của đế quốc Mông Cổ đến thế giới không chỉ là quy mô lãnh thổ khổng lồ mà còn ở sự lan tỏa văn hóa, kinh tế, và chính trị. Một số tác động đáng kể bao gồm:
Thúc đẩy giao thông vận tải và giao lưu văn hóa thông qua con đường tơ lụa
Kết nối các nền văn hóa khác nhau. Ngường Mông Cổ nổi tiếng với kỹ thuật chiến đấu trên lưng ngựa. Thậm chí, họ có thể vừa bắn tên vừa cưỡi ngựa. Vì vậy, người Mông Cổ đã giúp cải tiến những kỹ thuật, chiến thuật chiến tranh trên thế giới.
Đứng trước sức mạnh của quân đội Mông Cổ, nhiều quốc gia đã phải đầu hàng.
0 notes
timysoul2 · 3 years
Link
0 notes
itsnothingbutluck · 8 months
Text
0 notes
holaaiorg · 1 year
Text
Hốt Tất Liệt là ai? Sự nghiệp và những CHIẾN CÔNG vang dội
Hốt Tất Liệt được xem là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử của đế chế Mông Cổ vào thế kỷ 13. Với sự thừa kế bản lĩnh và tài năng của cha và ông nội (Thành Cát Tư Hãn), Hốt Tất Liệt đã trở thành vị vua thứ năm của đế chế Mông Cổ vào năm 1260
Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt không chỉ là một nhà lãnh đạo xuất sắc về mặt quân sự, mà còn là một nhà cải cách thông minh và nhân từ. Ông đã thực hiện các chính sách mang tính đổi mới, bao gồm khôi phục lại nền kinh tế suy yếu, xây dựng các tuyến đường giao thông, thúc đẩy thương mại và giáo dục. Hốt Tất Liệt cũng tạo điều kiện cho các nhà thám hiểm và nhà khảo cổ học từ châu Âu đến thăm vương quốc của ông, góp phần nâng cao sự phát triển của đế chế Mông Cổ.
Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt cũng không tránh khỏi những cuộc xâm lược và chiến tranh với các nước láng giềng. Ông đã tiến hành cuộc xâm lược Nhật Bản, chiến tranh với đế chế Đại Việt và nhiều quốc gia khác, gây ra nhiều thương vong và tổn thất. Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt vẫn được tôn vinh là một vị hoàng đế vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng và đóng góp lớn vào sự phát triển của đế chế Mông Cổ.
0 notes
donghoang · 5 years
Text
✝️☪️✡️TOÀN TẬP VỀ NGUỒN GỐC SÂU XA MÂU THUẪN Ở TRUNG ĐÔNG.
Tumblr media
Hôm nay, chúng ta đến với câu chuyện, mà tôi tin rằng những gì tôi viết ra đây, sẽ khác hoàn toàn những gì các bạn cảm nhận được về Hồi Giáo, Trung Đông, Syria, Iraq, hay IS mà mỗi ngày bạn được nghe tivi nói từng đêm, từng ngày. Có lẽ tất cả chúng ta hồi nhỏ nếu biết xem thời sự thì đều ghét Israel lắm nhỉ? Bắn phá cả dải Gaza, đánh người Palestine tội nghiệp. Trong cái suy nghĩ của trẻ thơ của tôi hồi ấy, tôi nghĩ bọn này ác lắm. Không phải như thế. Bài viết này sẽ là bài viết của những điều kiểu như thế.
Ai đúng? Ai sai? Ai đáng cảm thông? Ai hơn ai? Vì sao khủng hoảng tồi tệ này có mặt trên trái đất. “Mùa xuân Ả Rập” vì sao sinh ra, nhà nước Hồi Giáo IS hay “Nội chiến Syria” có liên quan gì đến chuyện này? IS có thật là là hoàn toàn xấu? Phương Tây có thật là hoàn toàn tốt? Liệu Israel có vai trò trong mớ hỗn loạn này không?Câu chuyện về Trung Đông thuộc về BẢN CHẤT LỊCH SỬ.
📖 1. TÔN GIÁO – SỰ RA ĐỜI CỦA MÂU THUẪN
Trong phần 1 này, các bạn sẽ hiểu về sự ra đời của tôn giáo trên thế giới. Thiên chúa giáo, Hồi giáo, vì sao mà sinh ra? Lý do vì sao xuất hiện các cuộc thập tự chinh? Lý do vì sao Israel lại là cái gai trong mắt của cộng đồng Ả Rập.
Tôi sẽ cố gắng nói một cách dễ hiểu và tóm lược cho các bạn nhé:
Đầu tiên là một thông tin thú vị: Do Thái giáo, Kito giáo (Thiên Chúa Giáo theo cách gọi của tiếng Việt) và Hồi giáo – 3 tôn giáo đang đánh nhau chí chóe ở khu vực Trung Đông ... có cùng chung 1 gốc. Đấy được gọi là các tôn giáo độc thần có nguồn gốc chung từ Abraham – một nhân vật sống vào đầu thiên niên kỷ 2 TCN (tức cách đây 4000 năm). Nôm na, có cùng … một cha sinh ra. Và địa điểm được sinh ra chính chỗ bom đạn đang nổ ầm ầm: Trung Đông. Tức là, có cùng quê hương.
3000 năm về trước, tộc người Do Thái đến định cư ở phía tây bán đảo Ả Rập. Vị vua đầu tiên của người Do Thái tên là vua David (người đã đánh bại tên khổng lồ Goliath) mà tôi và 1 số nhà báo thể thao hay dùng để so sánh đấy. Tiếp tục, thủ đô và trung tâm của người Do Thái tên là … Jerusalem. Và trên quê hương với những vùng đất được định hình này, Do Thái giáo đã được sinh ra từ gốc khởi nguồn của Abraham. Các bạn hãy nhớ cho rằng:
1/ Do Thái giáo của người Israel đã xuất hiện từ rất lâu, và còn xuất hiện đầu tiên.
2/ Vùng đất mà họ đang sinh sống của hôm nay, là nơi mà tổ tiên họ đã ở đó từ 3000 năm trước.
Nắm kỹ được 2 điều đó, chúng ta mới hiểu để đi đến phần sau của câu chuyện.
Người Do Thái lập nước được một thời gian thì bị đô hộ, đầu tiên là Babylon (Iran, Iraq) ngày nay. Sau đó đến đế chế La Mã. 1000 năm sau khi bị mất nước, và vẫn đang nằm dưới chế độ cai trị của người La Mã, thì có 1 người Do Thái đã xuất hiện. Người đàn ông này và sự vĩ đại của ông ta sẽ thay đổi lịch sử thế giới. Tên ông là … Jesus. Ông tiến vào thành Jerusalem trên lưng một con lừa.Vì KINH CỰU ƯỚC của người Do Thái ghi rõ “Vị vua của Israel ở tương lai sẽ tiến vào Jerusalem trên lưng một con lừa” nên người Do Thái đã vây lấy ông, nghe ông nói chuyện, đợi ngày ông giải phóng dân tộc khỏi đế chế La Mã. Nhưng không, chỉ 1 tuần sau, đế chế La Mã biết tin, và người đàn ông ấy đã bị đóng đinh câu rút. Một bộ phận người Do Thái tin rằng chúa Jesus đã chết. Nhưng một bộ phận khác thì không, họ tin rằng chúa sẽ phục sinh và đưa họ ra khỏi dòng khổ ải trầm luân. Bộ phận này tách thành một giáo lý riêng gọi l�� KINH TÂN ƯỚC, với lễ Giáng Sinh (Chúa ra đời), và Lễ phục sinh (Chúa sống lại), đấy chính là Đạo Thiên Chúa (Kito giáo) của phương Tây.
3000 năm trước, Do Thái giáo ra đời. 2000 năm trước, Thiên Chúa giáo ra đời. Vậy Hồi Giáo? 1400 năm trước, đến lượt Hồi Giáo xuất hiện. Vẫn là trên bán đảo Ả Rập đầy huyền bí đó. Một chàng trai trẻ khác tên là Muhammad (Mô ha mét), đã đến và vẫn là lấy gốc từ chính Abraham để tạo nên Hồi Giáo. Các bạn chú ý, Hồi Giáo thừa nhận hết những con người như Jesus, như Moise, như Abraham. Tuy nhiên, có 1 điểm khác biệt cốt lõi, chính điểm này đã sinh ra mâu thuẫn, và gián tiếp sinh ra đau thương. Bao gồm 2 điểm chính:
1/ Muhammad chỉ tự nhận mình là “Nhà tiên tri”, là sứ giả của thượng đế, là người phát ngôn của Thượng đế xuống truyền đạt đúng y lời của thượng đế.
2/ Muhammad nói rằng KINH KORAN là quyển kinh gốc mà thượng đế ban cho, là quyển kinh “Nguyên sơ nhất”, “Trọn vẹn nhất”. Trong khi Kinh Cựu Ước của người Do Thái và Kinh Tân Ước của người Thiên Chúa đã bị bóp méo đi rồi.
Người theo Do Thái đương nhiên không tin, người theo Thiên Chúa cũng chẳng tin. Nhưng người Hồi Giáo thì tin. Vậy là mâu thuẫn xảy ra khi người Hồi Giáo với niềm tin sắt đá đã xem những kẻ kia là dị giáo. Còn những người kia thì gọi bên kia là “Cực đoan”.
Trong cuộc sống này, suy nghĩ “Ta là số 1, ta là đúng nhất, còn ngươi mới sai” có thể đơn giản chỉ là nghỉ chơi với nhau, thỉnh thoảng nói xấu nhau cho vui miệng. Nhưng với vấn đề tôn giáo, khi có sự va đụng về quyền lợi, về vùng đất, thì cái đem lại chính là máu đổ, là chiến tranh.
Như đã nói ở trên, người Do Thái mới lập nước chưa được bao lâu thì bị tấn công và đô hộ (giống y như Việt Nam đấy). Các đế quốc hùng mạnh lần lượt tấn công họ và đặt họ vào trong thế vong quốc suốt 2000 năm lần lượt là đế chế Babylon, đế chế La Mã, và cuối cùng là đế chế Ottoman. Sang thế kỷ 20, đế chế Ottoman tan rã thì người Do Thái lại đối mặt với họa diệt chủng từ phía Phát Xít Đức. Nhưng 2000 năm đau thương và bơ vơ đó, người Do Thái chưa bao giờ ngừng phản kháng, chưa bao giờ chịu đầu hàng, và chưa bao giờ quên đi tổ tiên của mình.
Đế chế La Mã vì quá bực mình trước cái chuyện người Israel luôn phản kháng. Họ đã làm một việc mang tính đồng hóa, đấy là sau khi đập Israel một quả nổ đom đóm mắt. Người La Mã đã nhét tất cả 3 tôn giáo tôi kể trên kia vào 1 vùng đất, với mục đích triệt tiêu sự tồn tại của người Do Thái, một vùng Ả Rập rộng lớn được hình thành, và tên của vùng đất hỗn tạp đó là … Palestine ! Bạn không nghe nhầm, Palestine gốc là như thế. Vâng, ai ra đời sau, ai ra đời trước, ai là kẻ mất nước? Chắc đến đây bạn đã hiểu.
2. ĐẾ CHẾ OTTOMAN.
Sau khi đế chế La Mã suy yếu, một đế chế khác xuất hiện. Tên của đế chế đó là Ottoman. Không đơn thuần là Thổ Nhĩ Kỳ, nước Thổ chỉ là cái gốc sơ khởi để Ottoman đi ra thế giới. Những vị vua giỏi nhất lên nắm quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ và bắt đầu con đường chinh phục của họ, chẳng hạn vua Selim I, người đánh bại Ba Tư, tiêu diệt Ai Cập và đến đại đế Suleiman lấy luôn cả Trung Đông sát nhập vào Ottoman. Người Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay vẫn nói về Ottoman như người Mông Cổ nói về thời đại Thành Cát Tư Hãn.
Và đế chế đó … theo HỒI GIÁO. Đấy là một trong những đế quốc rộng lớn nhất lịch sử nhân loại, đã từng “phủ” lên cả ba châu lục Á, Âu, Phi, với đội quân khát máu nhất cùng một đế chế thịnh vượng. Có nghĩa, đã có giai đoạn mà Hồi giáo đè bẹp cả Châu Âu. Trong lòng đế quốc Ottoman thời kỳ thịnh trị nhất, đế chế này đã bao gồm cả Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Nam Tư (rồi lại tan rã làm 5 nước độc lập khác chẳng hạn Croatia, Serbia…), Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Tunisia, Algérie, Síp, Armenia, Gruzia, Ukraina và một phần nước Nga. Tức là có tới 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman. Bạn có thể nhận ra những cái tên quen thuộc của mùa xuân Ả Rập ở trong ấy: Tunisia, Algeria, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya.
Thiên Chúa Giáo ở Châu Âu lại bị đế chế Ottoman đe dọa. Chính ở đây, sinh ra mâu thuẫn giữa người Ả Rập và người Châu Âu. Tất cả liên quan đến một vùng đất thánh tên gọi là Jerusalem.
Ở phần 1 của bài viết này. Các bạn đều biết sự ra đời của 3 tôn giáo đều ở vùng đất Ả Rập, và 3 người truyền bá. Trêu ngươi thay cả 3 đều xem Jerusalem là vùng đất thánh minh của mình.
Vua David chọn Jerusalem là kinh đô, chúa Jesus xuất hiện ở Jerusalem, và nhà tiên tri Muhammad đã bay lên thiên đường từ …Thánh Đường Đá ở Jerusalem. Vậy là Jerusalem trở thành điểm hành hương, và cũng điểm tranh giành của 3 tôn giáo, đồng nghĩa là điểm tranh giành của cả thiên hạ. Bây giờ có lẽ bạn đã hiểu vì sao Trung Đông lại nóng đến như thế rồi?
Những giáo hoàng Châu Âu, nơi truyền bá Thiên Chúa Giáo, cũng có niềm tin về chúa Giêsu, và vì muốn bảo vệ cũng như tranh giành Jerusalem, họ đã phát động một cuộc chiến tranh kéo dài từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 13. Tên của cuộc chiến đó có lẽ các bạn đã đoán ra: THẬP TỰ CHINH. Đấy là một cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Kitô giáo và Hồi Giáo trên ngọn cờ hiệu “Giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Công giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo."
Đoàn quân “Thập tự chinh” đầu tiên đánh vào Jerusalem và tàn sát quân hồi giáo chính là…PHÁP. Và Pháp chính là quốc gia chủ đạo với những “hiệp sĩ dòng Đền” trong các cuộc tấn công vào Ả Rập 8 lần tiếp theo, trong các cuộc chinh chiến này thì Anh, Bồ đều tham gia, và cả gì bạn biết không: thập tự quân Bắc Âu.
Màn báo thù mà các bạn thấy được hôm nay ở Paris hay ở Bắc Âu mà các tín đồ hồi giáo làm, sâu xa đều có ý nghĩa lịch sử cả. Những vụ khủng bố tại Pháp và Châu Âu hôm nay không phải là “trên trời rơi xuống”, cũng không phải vì IS hay những cuộc tấn công của Pháp tại Syria hay Lybia, đó là những mâu thuẫn có từ rất lâu rồi. Cuộc thập tư chinh, Quân Pháp giành được những thắng lợi bước đầu trước khi bị quân Ottoman đánh bại. Cuộc thập tự chinh lần cuối kết thúc vào năm 1272. Đến năm 1517, đế quốc Ottoman thâu tóm cả Trung Đông, Ả Rập, 20 năm tiếp theo, họ lấy luôn Hy Lạp và Hungary. Cả Châu Âu bị Ottoman đe dọa. Ottoman chính là đế quốc đường đường chính chính nhất thế giới Hồi Giáo thách thức thế lực phương tây và thậm chí còn đe dọa nuốt luôn họ. Châu Âu luôn phải lập nên các liên minh thần thánh để bảo vệ thế giới Ki Tô giáo trước các cuộc xâm lăng nay.
Israel lúc này ở đâu?
Đang bị đè bẹp trong cái vùng đất gọi là Palestine (giờ do Ottoman cai trị), và vẫn hành hương đi khắp nơi, không quên nhắc nhau về nguồn gốc và tôn giáo Do Thái của mình. Đặc biệt, vào cuối thế kỉ 19, một phóng viên, nhà văn tên là Theodor Herzl đã quyết định vươn cao hơn tất cả. Bằng ngòi bút của mình, ông kích thích dân tộc, ông gợi lại lịch sử, ông nhắc nhở cho người Do Thái biết mình ở đâu, mình đến từ nơi nào. Ông gọi lại cái tên “Miền đất hứa”, để những người dân Do Thái trở về Palestine để phục hưng lại vương quốc. Những người Do Thái tha hương bắt đầu trở về, đợi đến ngày “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trả lại cho họ vùng đất của 3000 năm trước.
Đấy là khi Ottoman theo thời gian đã suy yếu dần, các lãnh thổ dần dần bị mất hoặc bị vùng lên tự trị để thành quốc gia riêng rẽ tách biệt với Ottoman. Thế rồi, điều gì đến cũng đã đến, năm 1914-1918 khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra. Đế chế Ottoman dù yếu thì vẫn là một đế quốc rộng lớn. Trong cuộc chiến này, họ đã chọn phe, và họ chọn Đức. Kết quả các cường quốc đồng minh Anh – Pháp - Nga đã giành thắng lợi. Khi thế chiến 1 kết thúc, Ottoman trong vai trò kẻ thua cuộc nên bị những người Châu Âu quyết tâm làm tan rã lãnh thổ to lớn của Ottoman – một đế chế đã đe dọa Châu Âu suốt 7 thế kỷ.
Ottoman đã bị Anh Pháp Nga xé lẻ ra ra. Kết quả:
Thoả thuận Sykes-Picot năm 1916 đặt ra số phận của Tây Nam Á hiện đại trong thế kỷ tiếp sau, Pháp có vùng phía bắc của Ottoman ( bao gồm Syria, với sau này là Liban), và Anh có vùng phía Nam của Ottoman (Jordan, Iraq và sau này, Palestine). Ottoman chính thức sụp đổ vào năm 1918, khi Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố độc lập. Phương Tây luôn sợ hãi rằng đế chế Ottoman, đế chế đe dọa sự tồn vong của phương Tây và từng bao vây Viên, xâm lược Hungary, lấy Hy Lạp, … sẽ một ngày trở lại. Và các cuộc thập tư chinh mâu thuẫn tôn giáo luôn là thứ im sẵn trong lòng của phương Tây. Dù cho phương tây văn minh cỡ nào, họ cũng không thoát khỏi suy nghĩ “Chúa của mình mới là ưu việt nhất, còn Hồi giáo là không”. Bởi vì “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” Người Anh và Pháp quyết định phân chia lại biên giới của một loạt các quốc gia như Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya …. Vâng, thưa các bạn, tất cả các quốc gia này (bao gồm cả Syria đang bắn phá ầm ầm), đã được sinh ra bằng một cuộc họp và một tấm bản đồ trải ra đó. Hồi Giáo đã thua cuộc chính ở đây. Vì sao Syria đánh nhau. Mọi thứ sẽ đến từ chính ở đó. Nhưng trước khi đến phần 3 của câu chuyện, tôi sẽ nói tiếp về sự ra đời Israel. Lý do vì sao họ bị căm ghét.
Bên cạnh sự phân chia đất đai cho những quốc gia hồi giáo, thì Israel chính thức được đền bù sau 3000 năm đau khổ. Câu chuyện diễn ra sau thế chiến II, khi những đau thương mà Israel phải chịu đựng dưới thời Đức Quốc Xã, khi những người Do Thái ưu tú nhất đã vận động hành lang, khi những người Do Thái giàu có nhất đang tích cực mua bất động sản ở Palestine. Tất cả đã khiến cho Anh và Pháp và Mỹ phải đền bù cho Israel, và một quốc gia đã trở lại sau 3000 năm, Jerusalem thành đặc khu được LHQ bảo vệ, một phần đất là của người Palestine theo đạo Hồi, phần còn lại là người Palestien theo đạo Do Thái (tức nước Israel) . Tuy nhiên, khác với việc vẽ ra bản đồ cho những Jordan hay Ai Cập, Syria (đều cùng theo đạo Hồi). Palestine lúc này có 1 điểm khác: sự va chạm giữa 2 tôn giáo: Do Thái và Hồi Giáo. Bạn tưởng tượng giống như thể 1 bàn nhậu với 6 anh em đang chung chí hướng, bỗng có 1 thằng khác biệt nhảy tót lên giữa bàn múa máy, thậm chí còn có tư tưởng dị giáo. 6 anh em kia sẽ làm gì đây? Còn làm gì ngoài việc nhảy lên mà không “úp sọt” thằng đó.
Đấy chính là Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948 đấy các bạn. Liên quân Ả Rập bao gồm Ai Cập, Syria, Jordan, Liban, Iraq, Ả Rập Saudi, Yemen và Palestine đã sát cánh cùng nhau quyết tâm đập chết quốc gia Israel. Kết quả: y như Việt Nam đánh Trung Quốc vậy. Cái nước bé nhỏ hơn đập tan tác cả 5, 6 quốc gia kia. Người Do Thái gọi cuộc chiến tranh này là “Giải phóng dân tộc”, còn người Palestine hồi giáo gọi đó là “Thảm họa.”
Đến năm 1967, có một cuộc chiến tranh gọi là “Chiến tranh 6 ngày”(chắc các bạn có đọc qua 1 lần rồi), Israel 1 lần nữa chiến thắng, lần này họ chiếm luôn Jerusalem, khiến cho các nước Ả Rập phải cầu hòa. Và có lẽ tin này các bạn chắc biết gần đây rồi, ngày 6 /12/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ chuyển Đại sứ quán Mỹ về thành phố này một khi công tác chuẩn bị hoàn tất. Khiến cho các quốc gia hồi giáo phản ứng mãnh liệt. Israel lại tiến thêm một bước dài.
Israel đã được đứng vững, và người phóng viên Theodor Herzl năm nào, dù không bao giờ nhìn thấy ngày dân tộc mình hôm nay, đã ngậm cười nơi chín suối. Để tôn vinh ông, người bằng ngòi bút đã thay đổi cả số phận dân tộc. Tuyên ngôn độc lập của Israel khi được đọc lên, thì cái tên Theodor Herzl đã được gọi là người cha tinh thần của đất nước. Người Israel đặt ra 1 ngày, gọi là Ngày Herzl là ngày lễ quốc gia hàng năm.
Israel, một quốc gia có lịch sử đau thương và đẫm máu (mất nước 3000 năm và đối mặt với họa diệt chủng), người dân nam cũng như nữ luôn sống trong tư thế của những con người cầm chắc tay súng để bảo vệ vùng đất của tổ tiên mà họ chỉ có lại được sau thế chiến II, và luôn ám ảnh cảnh bị mất nước và xóa tên trên bản đồ thế giới. 60 năm qua, ai là phản diện? Ai là chính diện? Người Do Thái thực ra đáng thương hơn nhiều lần những quốc gia Ả Rập. Khi luôn bị những đất nước đó vây lấy và đòi tiêu diệt họ không ngừng nghỉ. Không có quốc gia nào, mà cơ quan tình báo (Mossad), lại được xem như là văn hóa, là thần tượng của người dân, là cột chống bão giông, và là điểm tựa bảo vệ cuối cùng cho quốc gia mỗi ngày như Mossad của Israel.
Mâu thuẫn giữa Trung Đông Hồi Giáo, Israel Do Thái giáo và Phương Tây Thiên Chúa Giáo là một mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ. Đấy là tất cả lý do vì sao Israel, Ả Rập, và phương Tây lại đánh nhau chí chóe. Vì sao Trung Đông luôn là cái lò lửa, bản tin thời sự.
Nhưng cho đến tận hôm nay, người Ả Rập vẫn tin rằng trong vòng vài thập niên, hoặc vài thế kỷ, "người Do thái, cũng như các vương quốc Thập tự chinh, cuối cùng cũng sẽ bị thế giới Ả rập đè bẹp.”
Và vì thế, phương Tây và người Do Thái phải hành động.
📖 PHẦN 2: CÂU CHUYỆN VỀ “MÙA XUÂN Ả RẬP”, VÌ SAO SYRIA NỘI CHIẾN?
Điểm 1: Sự hình thành của nhà nước Israel, và nguồn gốc của 3 tôn giáo đang gây điên đảo thế gian hôm nay, mà các bạn được nghe trên tivi mỗi ngày.
Điểm 2: Những quốc gia của “Mùa xuân Ả Rập”, hay cụ thể là Syria, là được hình thành từ sau năm 1918, theo bản đồ phân chia quyền lợi của Anh và Pháp khi đánh đổ được đế chế hồi giáo Ottoman.
Điểm 3: Khói lửa bom đạn hôm nay tại Trung Đông không đơn thuần chỉ là giải quyết bài toán về Dầu Mỏ - tức là an ninh năng lượng của thế kỷ XX. Mà mâu thuẫn giữa các nước Hồi Giáo và Châu Âu là mâu thuẫn tính bằng thiên niên kỷ về về ý thức tôn giáo khác biệt, về những cuộc chiến tranh xâm lăng của Hồi Giáo đánh vào lòng Châu Âu, và về những cuộc thập tự chinh của Châu Âu đi vào lòng Hồi Giáo suốt mấy nghìn năm qua.
Khi lịch sử đã tìm thấy cho bạn căn nguyên vấn đề, bây giờ, chúng ta sẽ đi đến với câu chuyện mà tất cả đều đang quan tâm: NỘI CHIẾN SYRIA. Cuộc chiến này được sinh ra từ đâu? Tất cả bắt đầu từ…
1. MÙA XUÂN Ả RẬP
Vào một ngày của tháng 12 của năm 2010. Một ngày cũng như mọi ngày khác của người bán hàng rong tên là Mohamed Bouazizi. Anh đang bán rau trên đường phố Sidi Bouzid ở Tunisia. Nhưng hôm đó, anh bị thanh tra cảnh sát đòi tịch thu chiếc xe bán hàng rong vì cấm bán hàng rong. Để có thể giữ được chiếc xe, anh phải đóng khoản tiền hối lộ 7 đô la cho một thanh tra của chính quyền. Mohamed Bouazizi phải nuôi mẹ, năm người em và một người cậu đang ốm. Trong khi 7 đô la là thu nhập của cả một ngày. Phẫn uất bị thu xe bán hàng, Bouazizi đã phản đối và bị một nữ cảnh sát tát vào mặt. Phẫn uất, nhục nhã, và ở trong thế đường cùng, người đàn ông đó đã đến trước tòa nhà thị chính để đòi công bằng. Nếu không được giải quyết, anh sẽ tự thiêu để phản đối. Chính quyền đã mặc kệ anh. Và kết quả, ngọn đuốc sống Bouazizi đã cháy lên.
Hình ảnh bi phẫn đó đã khiến người dân Tunisia bị o ép lâu nay không chịu nổi, dẫn tới một loạt cuộc biểu tình ở Tunisia. Được hà hơi và giúp sức bởi tầng lớp cánh tả chán ngán chính quyền. Bởi hững thành phần trí thức luôn có tư tưởng cấp tiến trước một chế độ độc tài và tồn tại quá lâu nếu không thay đổi. Cuộc biểu tình rộng lớn đã khiến cho tổng thống Zine El Abidine Ben Ali - người cầm quyền Tunisia suốt 22 năm qua phải bỏ chạy chỉ sau … 2 tuần. Cơn địa chấn cũng nhanh chóng lan ra các nước bên cạnh, tạo nên làn sóng được mang tên “mùa xuân Ảrập”. Sự thành công của Tunisia đã lan sang các quốc gia láng giềng bên cạnh, đó là Algeria, Jordan, Ai Cập và Yemen. Tổng thống Mubarak, người đã cai trị Ai Cập trong 30 năm qua, nhanh chóng bị lật đổ. Tổng thống Yemen, Ali Abdullah Saleh, sau 32 năm cầm quyền cũng xin từ chức để được miễn tội. Danh nhân văn hóa dân tộc Nguyễn Trãi từng có câu thơ: “Phúc chu thủy tín dân do thủy” (lật thuyền mới biết sức dân như nước - đẩy thuyền đi là dân mà lật thuyền cũng là dân). Giờ đây, bạn có thể thấy được qua câu chuyện ở Trung Đông.
Nhưng khi biểu tình đi đến Lybia, thì gặp khó. Bởi đại tá Gaddafi không chịu từ chức. Đại tá Gadhafi – một người đi lên từ nỗ lực và tạo nên đất nước Lybia hiện đại, có thừa sự dũng mãnh để đưa quân đội đến trấn áp cuộc nổi dậy và tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ truy đuổi những người chống đối như những con chuột.
Kết quả: Lybia xảy ra tình trạng nội chiến như ở Syria giữa quân nổi dậy và quân chính phủ.
Ngay khi thấy nội chiến xảy ra, Mỹ và phương Tây lập tức can thiệp. 15 quốc gia phương Tây đã thành lập liên minh, đem không quân và hải quân tới thực thi khu vực cấm bay và phong tỏa hải quân nước này. NATO, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mỹ, Pháp, Ý , đã tiến hành không kích vào lực lượng của ông Gadhafi để hỗ trợ quân nổi dậy. Kết quả: Gadhafi nhanh chóng bị “quật đổ”, bị kéo lên từ ống cống, và nhận đủ sự lăng trì của những kẻ mà trước đó còn gọi ông là người cha tinh thần. Lybia bị đánh sụp.
Đến lượt Syria, cũng như Gadhafi, ông Bashar al-Assad, Tổng thống Syria không dễ dàng trốn chạy như 3 vị đồng cấp ở Ai Cập, Yemen, Tunisia. Một loạt vụ đàn áp biểu tình của quân đội chính phủ đã xảy ra tại Syria để thiết lập trật tự. Mỹ và phương Tây phản đối, lại chuẩn bị lực lượng tấn công Syria như đã làm với Lybia. Dừng tại đây. Bạn thấy rồi đấy. Những gì bạn thấy ở Syria trên tivi bây giờ, thì khi xuất phát điểm, nó cũng giống y như ở Ai Cập, và đáng lẽ cũng sẽ y như Lybia với cảnh Assad bị lật đổ bởi không kích của NATO. Nhưng không, Nga đã tới, và mọi thứ không còn như ở Lybia nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga đang bán vũ khí cho Syria. Tại Liên Hợp Quốc, không như ở Lybia, lần này Nga và Trung Quốc đã phủ quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Syria (viết đến đây tôi thấy thương cho mấy nước nhỏ quá). Vì đã bị phủ quyết, nên Mỹ không thể công khai đánh Syria được (đó là lý do hôm 14/4 khi Trump bắn tên lửa ầm ầm, dân tình hoảng sợ về chiến tranh thế giới thứ 3 đấy), do vậy, phía Mỹ và NATO chuyển sang ủng hộ quân nổi dậy về vũ khí, đạn dược, CIA và chuyên gia quân sự. Vậy là nội chiến leo thang. Cùng thời điểm này, IS đã xuất hiện. Sự xuất hiện của IS lại tạo cớ cho Nga đưa quân vào Syria với mục đích bên ngoài là tiêu diệt IS, nhưng bên trong là bảo vệ chính quyền của ông Bashar al-Assad. Bàn cờ của Syria trở nên phức tạp và không ai chịu nhượng bộ.
Vì sao không ai nhượng bộ ai? Tôi sẽ nói ở phần sau.
Bây giờ, hãy tổng kết những gì còn lại của “Mùa xuân Ả Rập.”
- Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Tunisia là đất nước có tỉ lệ đói nghèo là 2%, hợp pháp hóa nạo thai, giáo dục đứng thứ 17, và quyền phụ nữ sánh ngang với các nước Châu Âu.
- Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Phụ nữ quay trở lại thế kỷ XV về quyền của bản thân, kinh tế èo uột. Và chính trị lâm vào bế tắc.
- Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Ai Cập tĩnh lặng như Kim Tự Tháp, du lịch phát triển và người dân sống bên sông Nile
- Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Ai Cập cứ 1 năm 6 tháng thay 1 tổng thống, biểu tình xảy ra khắp nơi. Và nữ phóng viên Châu Âu bị hiếp dâm đều đều nếu cứ lang thang vào đó đưa tin.
- Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Nếu Việt Nam vừa đòi đóng thuế cho nhà trên 700 triệu, thì xin thưa tổng thống Gaddafi hồi còn tại vị đã đưa ra sắc lệnh “có nhà ở được coi là một quyền tự nhiên của con người và được chính phủ cấp miễn phí.” Nhắc lại, cấp miễn phí. Người dân Libya được dùng điện miễn phí. Xăng thì chỉ có giá 0,14 USD/lít. Thủ tướng Ý hôn tay Gaddafi và “Xin lỗi vì đã đô hộ, tôi đền bù 2 tỷ đô cho Lybia” (Pháp sao không làm vậy với Việt Nam đi).
- Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Gaddafi hiện lên là tên dâm đãng và khát máu, đất nước vô chính phủ trong một thời gian dài. Mọi công lao của ông bị phủ nhận sạch trơn. Trong khi đó, Sakozy, cái tay tổng thống Pháp đi đầu trong việc không kích Lybia, chính là người đã được Gaddafi cho tiền để tranh cử cách đó 5 năm (Mới bị khui và bị bắt gần đây). Than ôi, nhân tình thế thái !
- Trước khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: Syria bình an và Damacus luôn là điểm đến đẹp đẽ của một chứng nhân về vương quốc hồi giáo từng thống trị thế giới.
- Sau khi “Mùa xuân Ả Rập” xảy ra: IS được sinh ra tại Syria, nội chiến bùng nổ và lâu lâu lại lo lắng về việc không biết có chiến tranh thế giới hay không? Hàng ngàn người chết, và hàng triệu dân thường chạy nạn sang châu Âu, đi cùng vài ba anh bỏ bom ở Paris và Berlin.
“Mùa xuân Ả Rập” lại trở thành “Mùa đông chết chóc”. Cần lưu ý: tôi chỉ điểm ra vài ý tốt, chứ không nói rằng trước mùa xuân thì tốt hoàn toàn. Nhưng cái cách thay thế này thật sự .... chết chóc !
Tại sao có những điều trên:
- Điểm 1: Dân chủ không phải là một đêm ngủ dậy là có. Dân chủ là một quá trình. Ai Cập là ví dụ điển hình của việc lật đổ người này, và người kia lên nắm quyền hiện ra chỉ là tên bất tài vô dụng. Hoặc phía “Huynh đệ hồi giáo” một tổ chức bảo thủ, nguy hiểm nắm quyền. Dân chủ có được phải từ chính người dân biết mình, biết người.
- Điểm 2: Mỹ - Phương Tây và Nga, thực tế không tốt hoàn toàn ở trên đất này. Trong khi đó, bản chất của các quốc gia Hồi Giáo lại chưa hẳn là quốc gia.
Tất cả được thể hiện qua cuộc nội chiến Syria. Ai tốt? Ai xấu? Ai đáng cảm thông? Ai trục lợi?
2. NỘI CHIẾN SYRIA !
Thứ nhất, như các bạn đã đọc ở bên trên. Nga để mặc cho Lybia tự xử, nhưng đã bảo vệ Syria. Và tạo nên sự giành giật của hôm nay.
Vậy vì sao Nga không can thiệp vào Lybia mà can thiệp vào Syria? Lý do: Nga không thể tiếp tục nhìn bàn tay của Mỹ vươn hẳn sang Trung Đông và kẹp sát nách họ
như vậy. Cảng Tartus của Syria hiện là căn cứ hải quân bên ngoài lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ duy nhất của Nga. Khi Mỹ và Phương Tây lật đổ được al-Assad, thì Nga sẽ mất đi căn cứ này. Syria cũng là thị trường xuất khẩu vũ khí chính, để giúp kinh tế Nga. Và cuối cùng là quan trọng nhất: mối quan hệ giữa Nga và Syria là mối quan hệ truyền thống có từ thời Liên Xô. Từ thập niên 60, Syria và Liên Xô đã hợp tác toàn diện từ dầu mỏ, kỹ thuật, sinh viên du học. Và có một bản hiệp ước quân sự đặc biệt vào năm 1980 giữa Damascus và Moscow, trong đó, Liên Xô được ủy nhiệm bảo vệ Syria nếu nước này bị bên thứ ba tấn công. Vậy đấy. Cuộc nội chiến Syria chính thức diễn ra. Trong khi đó, bản chất của các quốc gia Hồi Giáo lại chưa hẳn là quốc gia, mà là sự xung đột giữa 2 nhánh nhỏ trong lòng 1 tôn giáo lớn: Shia và Sunni. Ông Assad là người Hồi giáo dòng Alawite (nhánh nhỏ của Shia), ông bảo trợ cho nhánh Shia và những sắc dân thiểu số ở Syria nên không được lòng người Sunni - dòng Hồi giáo chiếm số đông ở Syria. Và đây chính là quân nổi dậy.
Mỹ cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy, quân chính phủ thua liên tục. Nga đưa quân vào Syria, quân nổi dậy bị đẩy lùi. Đỗ Nam Trung (cháu 7 đời của Đỗ Thích nhà ta) nhân cái cớ thằng ngu nào bên chính phủ Syria dùng vũ khí hóa học, điều vài quả Tomahawk nhắm vào căn cứ của quân chính phủ. Quân nổi dậy ào lên chiếm lại đất. Cuộc nội chiến Syria là một cuộc chiến mà khi có 1 bên thua cuộc, thì lập tức có 1 bàn tay bên ngoài nhúng vào để đổi ngược tình thế, hà hơi nhân tạo, và đánh nhau tiếp. Trong cuộc đấu tương tàn ấy, chỉ có người dân là chịu khổ. Mất cửa, mất nhà, di tản, chết chóc. Và rồi, vấn đề người nhập cư lại trở thành nghiệm số tiếp theo trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay. Khi Trump cho tên lửa Tomahawk tấn công. Dân tình nóng lạnh tưởng có thế chiến III sắp xảy ra. Nhưng không phải. Các bên lên gân chứ không đụng vào nhau đâu. Vì sao bạn biết không? Vì bàn cờ lợi ích không đến mức phải hạ sát nhau ở đây. Và vì quá khứ cuộc đấu ở các nước nhỏ của các nước lớn quá quen với chuyện này rồi, chỉ có báo chí và mạng xã hội làm quá lên thôi.
Điểm quan trọng: Vì sao Mỹ và Phương Tây lại can thiệp vào thế giới Ả Rập.
Quay lại chuyện Phương Tây (các bạn cần có sự lồng ghép với phần 1). Phương Tây dù đã phân rã được đế chế Hồi Giáo Ottoman sau thế chiến I, nhưng vẫn luôn coi sự trỗi dậy một ngày nào đó của thế lực hồi giáo sẽ là sự đe dọa tồn vong của họ. Như đã nói, vốn dĩ cuộc tranh đoạt và đấu đá của trang sử đẫm máu hình thành nên bộ mặt Tiểu Á, Châu Âu hôm nay chính vì các chiến tranh lịch sử ấy. Chẳng hạn thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vốn là thủ đô của đế chế Đông La Mã, và thánh đường Haya Sophia nổi tiếng, vốn là nơi thờ chúa, nhưng sau đó các tượng Kitô đã bị phá hủy hoàn toàn để thay bằng thánh đường Hồi Giáo. Đấy là 2 ví dụ điển hình về sự khống chế nhau và tiêu diệt nhau giữa 2 tôn giáo này (khi chưa có dầu mỏ).
Sang thế kỷ 20, 21, một khái niệm mới được hình thành, đó là AN NINH NĂNG LƯỢNG. Tất cả bắt đầu từ khi James Watt, một người phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước, mở đầu quá trình cơ giới hóa của nhân loài, cũng mở đầu một cuộc cách mạng công nghiệp, mà khi đó năng lực lao động thủ công của con người sẽ được thay thế dần bằng máy móc. Đương nhiên cũng như con người, thì máy móc cũng cần có … thức ăn, không phải là rau củ quả, thịt bò, thịt heo, mà chính là … than đá và đặc biệt: DẦU MỎ - VÀNG ĐEN.
Sự ra đời của cách mạng công nghiệp, vốn là đến từ chiến thắng ở cấp chính trị của giai cấp tư sản, giai cấp tư sản lớn mạnh ấy là nhờ các cuộc phát kiến địa lý mà những Magellan (người đầu tiên đi vòng quanh thế giới), Colombo (người phát hiện ra Châu Mỹ) hay Vasco da Gama (người đầu tiên giao thương giữa Châu Âu và Ấn Độ) dọn đường. Thế còn lý do sinh ra những nhà hàng hải vĩ đại ở trên? Là vì … HỒI GIÁO. Khi các Thập tự chinh năm nào đã giúp cho người Châu Âu biết về những món hàng hóa, vàng bạc tư phía phương Đông xa xôi, các cuộc tấn công của người Hồi Giáo đi cùng sự xuất hiện những học giả xuất chúng nhất đã mở 1 tư tưởng lạ trong lòng Đêm trường trung cổ ở Châu Âu, trong khi Con đường tơ lụa huyền thoại lại bị đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao thương của Phương Tây phải chuyển sang … biển.
Thế đấy, giờ thì các bạn đã tin lời tôi nói ở phần 1 rồi chứ: “Hãy đi tìm lịch sử, bởi chỉ có lịch sử mới đi kể cho bạn về nguồn gốc của vấn đề”.
Người Hồi Giáo đã gián tiếp tạo nên Giai cấp tư sản phương Tây. Giai cấp tư sản phương Tây lại tạo nên cách mạng công nghiệp. Sứ lớn mạnh của giai cấp tư sản đi theo sự lớn mạnh theo nền Công nghiệp mà họ tạo ra. Và vươn lên thành sự ưu việt đứng đầu cả thế giới. Sự phát triển của giai cấp tư sản đi lên chế độ thực dân thuộc địa, chế độ đế quốc, và bây giờ: cây gậy và củ cà rốt. Phương Tây đã thắng nhờ máy móc, và họ cũng cần thắng mãi, họ cần năng lượng. Tất cả đi cùng an ninh năng lượng để đảm bảo cho sự chiến thắng về vũ khí, tiền bạc, để họ có thể đứng trên đầu thế giới. An ninh năng lượng là sống còn. Trung Đông với những Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya là cái gai trong mắt, và cũng là cái mối nguy tiềm ẩn nhất mà phương Tây lo ngại: chủ nghĩa Hồi Giáo. Tuy nhiên, Trung Đông với những Tunisia, Ai Cập, Yemen, Syria, Iraq, Libya có một thứ mà phương Tây khao khát, đấy là năng lượng, là Dầu mỏ. Dầu mỏ chính là phần thưởng để thế giới của những người Ki tô giáo như Mỹ và phương Tây muốn nhúng tay vào lục địa này. Khi Mỹ muốn chuyển trục qua đây sau chiến tranh lạnh, họ đối mặt với một vấn đề rất khó khăn, đấy là sự “ăn sâu bén rễ” của các lãnh đạo tại Thế giới Ả Rập. Vậy nên khi biểu tình xảy ra. Mỹ và Phương Tây đã xem đó là cơ hội trời cho để vừa thực hiệp cuộc thập tư chinh lần thứ 10, lại vừa có dầu mỏ mang về nhà:
Tóm lại:
- Lịch sử xung đột
- Tâm linh tôn giáo
- Kinh tế dầu mỏ
Đủ cả 3 yếu tố để Mỹ và phương Tây tạo nên cuộc chiến của ngày hôm nay. Còn Nga, cũng vì lợi ích của quốc gia mà cần phải giành lại. “Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu” chính là như thế.
📖 PHẦN 3 VÀ HẾT: CHUYỆN VỀ ĐẾ CHẾ HỒI GIÁO.
Chào các bạn. Đây là phần 3, và cũng là phần cuối cùng của câu chuyện. Hôm nay, tôi sẽ đi 1 vòng lịch sử, kể cho các bạn biết “Hồi giáo thực sự là thế nào?”
Các bạn không hề đọc nhầm.
Hồi giáo từng là mạnh nhất lịch sử. Chúng ta có lẽ đều từng là những đứa trẻ mộng mơ đứng trước phiến đá và hô “Vừng ơi mở ra”. Đã từng sống trong một thế giới lung linh và đẹp diễm lệ, đặt đôi chân bước vào thế giới ấy trong mỗi giấc mơ của cuộc phiêu lưu với thuyền trưởng Sinbad. NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - những truyện cổ tích của nàng Sêhêrazat (Sheherazade) như “Alibaba và 40 tên cướp” “Aladdin và cây đèn thần”. Vâng, đó là đạo Hồi, lấy bối cảnh là Ba Tư, nhưng được viết ra trong thời đại hoàng kim Hồi giáo. Dùng chuyện xưa, miêu tả về thế giới Hồi giáo của thế kỷ 13. Nghìn lẻ một đêm không chỉ là một tập truyện cổ tích, đó là cả một thế giới. “Thế giới của người A Rập trong cuộc đời thực tại cũng như trong cảnh thần tiên ma quái, thế giới của đạo Hồi từ khi có sử thành văn và đạo Hồi qua các truyền thuyết dân gian.” Có ai nói cho ta, những bom đạn hôm nay, chính là nói về những quốc gia của Nghìn lẻ một đêm hay không? Than ôi, Jordan, Iran, Bắc Phi, Ai Cập, Iraq, Syria...đã ở đó, và đẹp trong những câu chuyện cổ của nàng Sêhêrazat. Không phải như hôm nay, không phải như bây giờ với máu chảy, đầu rơi.
1. ĐẾ CHẾ MẠNH NHẤT THẾ GIỚI
1.1 Ra đời
Vinh quang ấy đến từ nhà tiên tri Mohammed (570-632), lớn lên tại thánh địa Mecca. Sinh ra khi đã mất cha, và mất mẹ năm 6 tuổi, ông sống bằng sự chở che của một phụ nữ nô lệ da đen. Hoàn cảnh tạo nên một con người yêu thương đồng loại, thương quý người nghèo và kẻ cơ khổ. Ông nổi tiếng là một người hào hiệp, bảo vệ người yếu đuối, thông minh, tài năng và cả…đẹp trai. Ở tuổi 25, ông có một mối tình với người vợ hơn mình 15 tuổi. Theo truyền thuyết, năm Mohammed 40 tuổi, một sứ giả của thượng đế hiện ra và nói rằng ông đã được chọn để cứu giúp nhân loại. Từ đó, Mohammed bắt đầu truyền đạo Hồi trên khắp vùng Ả Rập. “Vạn sự khởi đầu nan”, những sự ủng hộ luôn có, nhưng sự dèm pha của những kẻ bất tài cũng không ít. Một ngày vào năm 615, Mohammed cùng khoảng 101 tín đồ Hồi giáo đã rời khỏi Mecca, nơi khai sinh nhưng cũng là nơi đố kỵ, nơi bảo thủ đã vùi dập lại ông khi thấy sức ảnh hưởng của những đoạn kinh Koran. Ông và những người ủng hộ đến thành phố Medina, ngày nay thuộc Ả Rập Saudi. Tại đây, khác với nơi cũ, ông được các tín đồ đón tiếp nồng nhiệt, trở thành lãnh tụ của phần đông người dân thành phố này. 7 năm sau, khi quanh ông đã hùng mạnh, Mohammed tuyên bố thành lập nên nhà nước Hồi giáo đầu tiên trong lịch sử. Không chỉ là người truyền giáo xuất chúng bậc nhất trong lịch sử, Mohammed còn là một vị đại tướng xuất sắc trên trận tiền ở những năm đầu thành lập nhà nước Hồi Giáo. Với 8 cuộc chiến tranh lớn và 38 hoạt động quân sự do ông trực tiếp chỉ huy, ngài đã bảo vệ được vương quốc non trẻ của mình trước mối đe dọa của hai đế chế mạnh nhất ở xung quanh là đế chế Byzantine (Đông La Mã) và đế chế Ba Tư (Iran), và mở rộng sức ảnh hưởng của hồi giáo đến Syria và các nước Ả Rập xung quanh.
Năm 627, ông đập tan liên minh 100.000 quân đến từ Mecca để đánh sập đế chế non trẻ. Thừa thắng xông lên, năm 630, Mohammed phát động cuộc chiến ở Mecca với 10.000 người, các cuộc vây diệt của ông nhanh chóng thu được thành quả. Thủ lĩnh Abu Sufyan của thành Mecca tuyên bố đầu hàng và xin gia nhập đạo Hồi. Vậy là sau 15 năm lưu lạc khỏi quê hương, Mohammed đã trở về quê hương Mecca trong tư thế hiên ngang của một “Trạng nguyên vinh quy bái tổ về làng”. Hành trình của một đứa trẻ mồ côi đi đến sự thống nhất ở quê hương, chẳng khác gì Gia Long Nguyễn Ánh của lịch sử Việt Nam.
Người đàn ông trẻ tuổi ngày nào, giờ đã làm nên được điều kỳ diệu khi thống nhất các bộ lạc vùng bán đảo Ả Rập dưới một tôn giáo tên là Hồi Giáo (Islam). Trên quê hương Mecca, trên danh nghĩa của thượng đế, của sứ giả cuối cùng mà thượng đế phái đến cho loài người, người đàn ông ấy nêu cao những lý tưởng đẹp đẽ nhất, đánh sập những suy đồi đạo đức, đánh sập hố ngăn giàu nghèo, bằng một lý tưởng thuần khiết do thượng đế ban tặng, phục vụ thượng đế, hướng đến những quyền về cơm ăn áo mặc, mưu cầu hạnh phúc và đặc biệt: quyền tự do cho phụ nữ. Tin nổi không? Thế kỷ thứ 7, mà người đàn ông ấy đã đưa ra những bộ luật để bảo vệ trẻ em gái, bảo vệ phụ nữ, đặt phụ nữ lên ngang hàng ở các quyền thừa kế. Để rồi 1400 năm sau, một bộ phận những kẻ đi theo giáo lý của ông, đã giải nghĩa những khái niệm nguyên sơ của Kinh Konran theo chiều hướng khác để vùi những người phụ nữ xuống bùn sâu của sự đau khổ, tủi nhục và những chiếc khăn choàng đen không thấy sự giải phóng.
Năm 632, Mohammed mất ở tuổi 62. Gia sản ngài để lại là một bán đảo Ả Rập thống nhất, là sự nhìn về một hướng của các bộ lạc Ả Rập, khi tất cả cùng nhau quy phục dưới một tôn giáo Islam. Những sơ khởi ban đầu do ông lập nên chính thức trở thành một chính thể hợp nhất. Để 100 năm sau, không chỉ mở rộng, mà còn đánh tan cả Châu Âu. Vì những công tích đã làm được mà đến hôm nay, Mohammed trở thành thần tượng, biểu trưng của sự vĩ đại của 1,6 tỷ người theo Đạo Hồi ngóng trông cho đến tận hôm nay. Nhưng, cũng trở thành sự lý giải rời khỏi nguyên sơ ban đầu, để tạo nên chia rẽ, chặt đầu, ngay trong lòng thế giới do ông tạo ra.
1.2 Chinh phục.
Abu Bakr được chọn làm người kế vị nhà tiên tri Mohammed, và phát triển con đường chinh phạt của thế giới Hồi Giáo. Trong đó, chiến dịch quan trọng nhất, là bước ngoặt để đội quân Hồi giáo trở thành thế lực mạnh nhất Trung Đông. Chính là việc chiếm thành Damascus từ đế chế Đông La Mã. Damascus, vâng, là thủ đô Syria đang chiến tranh loạn lạc hôm nay đấy. Những nỗ lực của hoàng đế La Mã Heraculius và chỉ huy đội quân phòng thủ tại Damascus là vô vọng. Cuộc vây ráp của tướng Khalid ibn Walid đã đưa đến chiến thắng cho quân đội Hồi Giáo. Thành Damascus trở thành trung tâm văn hóa Hồi giáo. Thất bại tại Damacus đã khiến cán cân giữa đế chế cũ là Byzantine và đế chế mới là Hồi giáo thay đổi. Đạo quân Hồi giáo đánh bại La Mã, tiến về Bắc Phi theo thế như chẻ tre, chiếm Ai Cập, Libya, Tunisia, Algeria và Morocco (mấy đại ca của "Mùa xuân Ả Rập" hôm nay đó). Năm 711, họ băng qua eo biển Gibraltar để tiến vào châu Âu. Vậy là 100 năm sau ngày mất của nhà tiên tri Mohammad, các đạo quân Hồi giáo đã chinh phục lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Trung Đông đến Tây Ban Nha, trước khi đến vùng Gaul, ngày nay là nước Pháp.
Thế đấy, những người mà bạn nghĩ rằng mông muội và cực đoan trên tivi đã làm nên những điều vĩ đại như thế. Lịch sử thế giới đã vận động cho đến hôm nay xung quanh cuộc chiến tranh giữa Hồi giáo và Châu Âu. Đến thế kỷ XX, XXI, Mỹ - vốn là quốc gia của tầng lớp tinh hoa nước Anh sáng lập nên, tiếp tục là ngọn cờ đầu thay thế cho Anh - Pháp.
Quay lại thế kỷ thứ 8, phương Tây đứng trước sự tồn vong bởi vó ngựa của đoàn quân này. Vương quốc Frank (bao gồm 3 quốc gia là Đức, Italia và Pháp), là quốc gia lớn nhất Tây Âu, cũng là nhà nước Cơ đốc giáo lớn nhất, đã điều 30.000 quân với bộ binh mang giáp nặng tinh nhuệ làm nòng cốt, do Hoàng thân Charles chỉ huy, để ngăn chặn lại cuộc tấn công của 80.000 quân Hồi giáo do tướng Abdul Rahman Al Ghafiqi cầm đầu. Địa điểm được lựa chọn là Tours (tỉnh lỵ nước Pháp). Cuộc chiến ấy tương tự như trận đánh giữa Napoleon và công tước xứ Wellington sau này. Một bên chuyên tấn công bằng kỵ binh, và bên kia phòng ngự bằng sơ đồ hình vuông. Khác là, hoàng thân Charles với lợi thế về địa lợi (đánh trên sân nhà), nên đã cho các cánh quân đi những điểm hiểm để đập phía sau hậu phương quân Hồi Giáo. Sự giằng co kéo dài khiến bất lợi đổ dồn cho Hồi Giáo cho đến khi Abdul Rahman Al Ghafiqi buộc phải rút quân. Trận đánh tại Tours đã chặn đứng sự bành trướng của Hồi giáo ở châu Âu.
Và sau này được sử gia Godefroid Kurth đánh giá là : "Đến nay, trận Tours vẫn được xem là một trong những sự kiện vĩ đại trong lịch sử thế giới, bởi nó quyết định Cơ đốc giáo hay Hồi giáo sẽ thống trị khắp châu Âu".
Tại sao Hồi Giáo được đánh giá cao như thế? Bởi phương Tây đã được khai sáng bởi nền văn minh và khoa học mà đế chế Hồi Giáo dành tặng cho họ ở các cuộc chinh phục.
“Con đường tơ lụa” (The Silk Road) đoạn đường nối từ Trung Hoa cho đến Tây Á, tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử, tạo ra sự giao thoa giữa văn hóa, kinh tế, tôn giáo Đông – Tây. Mà ở trong đó Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã và những quốc gia Hồi Giáo của vùng Tây Á là trung tâm của cuộc chơi. Lượng giác và hình học không gian mà các anh em đang điêu đứng, thì chính các nhà khoa học Hồi giáo phát triển rực rỡ. Thiên văn học mà hôm nay NASA làm ầm ầm, chính bởi những nhà khoa học Ả Rập đặt nền tảng. Y học của thế giới hồi giáo phát triển cũng rực rỡ và biết giải phẫu từ thời xưa, một bức tranh giải phẫu mắt chữ Ả Rập vẫn còn được chụp lại, trước thời Leonardo da Vinci khá xa. Vào thập niên 1950, một nhà khoa học tên là George Sarton, ông là một trong những nhà khoa học phương Tây nổi tiếng thế giới, người đã viết nên báo cáo và tham luận 4000 trang về Lịch sử Khoa học, để biến nó trở thành một dòng riêng kết hợp giữa lịch sử và khoa học. Trong tham luận ấy, ông đã trả lại vị thế của nhà tư tưởng Ả Rập và Ba Tư. Và một đánh giá trung thực nhất:
“Nếu không có các nhà khoa học Hồi Giáo, cũng như không có những thành tựu của họ thì chắc chắn các nhà khoa học sau này đã phải bắt đầu từ con số 0 và nền văn minh của chúng ta có hôm nay, chắc chắn sẽ bị trì hoãn vài thế kỷ”.
Vinh quang tiếp theo của đế chế hồi giáo chính là Ottoman và các cuộc thập tự chinh, mà tôi đã đề cập với các bạn ở phần 1. Trước khi diệt vong xuất hiện, không chỉ đến từ sau thế chiến I, mà âm ỉ từ sau cái chết của nhà tiên tri.
2. ĐẾ CHẾ DIỆT VONG VÀ CHUYỆN IS
2.1 Đế chế diệt vong
Năm 632, Mohammed mất. Bên cạnh sự vĩ đại ông để lại, còn là một sự chia rẽ trong nội bộ về việc tranh chấp quyền thừa kế.
Abu Bakr được chọn làm người kế vị nhà tiên tri Mohammed như đã nói ở trên. Tuy nhiên, bên cạnh Abu, nhà tiên tri Mohammad còn có một người cháu bên họ nội là Ali ibn Abi Talib. Anh là một người xuất sắc nhất của thế hệ thứ 2. Ali có thừa sự dũng mãnh của 1 chiến binh, trái tim trong sáng của một kẻ anh hùng, nhưng lại thiếu cái nhẫn tâm của 1 người làm chính trị. Anh bị đẩy ra ngoài trong cuộc tranh giành ngôi vị lãnh đạo Ả Rập. Cho tới khi anh được lựa chọn thì đã quá muộn màng cho một quốc gia thống nhất. Ngày Ali lên cầm quyền thì sự đấu đá phe nhánh đã lan rộng ra từ 3 dòng tộc đã nắm quyền trước đó. Trong cuộc đấu của Ali và thống đốc vùng Syria (lại là Syria) là Muawiyah, Ali đã thể hiện sự ngây thơ trước kẻ gian giảo. 100.000 người lính đã thấy Ali thua cuộc, nhìn thấy sự phản bội đức tin ấy của người cầm quyền, và tách ra thành một nhóm riêng gọi là Khawarij (có nghĩa là “Những kẻ bỏ ra đi”). Đây là nhóm hồi giáo sẵn sàng chọc dao vào bụng 1 bào thai chỉ vì người mẹ nói từ “Ủng hộ Ali.” Bạn có quen không? Vâng, đó chính là nhóm tổ chức hồi giáo cực đoan đầu tiên trên thế giới!
Ali chết đi, dòng tộc ông bị thảm sát, những người cháu của nhà tiên tri Mohammed bị bêu đầu trên những ngọn giáo. 1400 năm sau, lịch sử hồi giáo chính là sự đẫm máu, chia rẽ và đánh giết nhau như thế. Cũng bắt đầu ở Ali – bởi vì anh chính là gốc gác của cái gọi là Shia và Sunnimà các bạn được nghe kể hôm nay. Để kể ra sự khác biệt giữa Shia và Sunni thì quá nhiều. Nhưng một trong những cái khác là phía Sunni tin rằng Mohammed không chỉ định một người kế nhiệm. Còn Shia tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Mohammed đến Mecca, ông đã chỉ định Ali làm người kế vị. Sunni – Shia đánh nhau chí chóe đến hôm nay chính vì tổ tiên của họ cũng đánh nhau. Nhắc lại câu châm ngôn của tôi trong loạt bài này: hãy đi tìm lịch sử, bởi chỉ có lịch sử mới giải thích cho bạn căn nguyên của vấn đề. Nội chiến Syria diễn ra ta đang thấy, sâu xa cũng vì mâu thuẫn trong lòng Hồi giáo mà ai cũng nhận mình là phát ngôn chính xác nhất lời Thương đế. Tổng thống Syria ông Assad là người Hồi giáo dòng Alawite (nhánh nhỏ của Shia), ông bảo trợ cho nhánh Shia và những sắc dân thiểu số ở Syria nên không được lòng người Sunni - dòng Hồi giáo chiếm số đông ở Syria. Và đó chính là quân nổi dậy.
Vấn đề của "Mùa xuân Ả Rập" cũng ở đó. Người ta nổi dậy ngoài sự bất mãn với chế độ, còn vì chế độ ấy đi theo nhánh Hồi Giáo khác nhánh Hồi Giáo mà họ theo.
Bản thân những người Hồi giáo rất tốt. Đấy là những người có quan niệm tiếp khách như dân miền Tây ở Việt Nam, dù nhà có nghèo cỡ nào, thì cũng mổ thịt con gà cuối cùng cho khách. Tuy vậy, khác với sự sảng khoái của người Việt Nam trong vấn đề tôn giáo, thì những người hồi giáo không chứa chấp nhau dù họ cùng đọc Kinh Koran, cùng yêu kính Mohammed. Sâu xa, KINH KORAN được coi là quyển kinh gốc mà thượng đế ban cho, là quyển kinh “Nguyên sơ nhất”, “Trọn vẹn nhất” và lời thượng đế nhắn nhủ đã được hiểu rằng “Những Tân ước và Cựu ước đã bị bóp méo. Lần này thượng đế sẽ nói lần cuối lời dạy dỗ, được viết bằng tiếng Ả Rập, Mohammed sẽ là người cuối cùng.” Bởi vậy những nhánh giáo lý được sinh ra ai cũng tự nhận mình là ưu việt nhất, họ tàn phá những di tích lịch sử.
Tại sao Anh và Pháp có thể phân rã được đế chế Ottoman để khiến tất cả đế chế này tan hoang đến như thế?
Bởi lẽ Anh và Pháp đã biết rằng, vấn đề của đế chế Hồi giáo không phải là quốc gia, mà là BỘ LẠC. Những bộ lạc này có những giáo lý riêng, nên các quốc gia phương tây đã hứa hẹn, chia đất, và dùng phương pháp “chia để trị”, đồng thời lại ném cả Shia và Sunni với những giáo nhỏ khác vào nhau trong lòng một quốc gia. Những Syria, Ai Cập, loạn là vì thế. Mâu thuẫn của các nhánh nhỏ trong lòng 1 tôn giáo lớn, của các bộ lạc, trong lòng 1 quốc gia cứ thế bung bét như ta thấy hiện tại. Hồi Giáo đã chính thức thua Kito giáo.
Một kết luận: Đoàn kết tạo nên Hồi giáo đứng đầu thế giới. Chia rẽ biến Hồi giáo trở thành bộ mặt cực đoan của hôm nay.
2.2 IS
Vâng, bức tranh cuối cùng của các bạn ở đây, IS là ai?
Đã bao giờ các bạn thắc mắc vì sao những gì các bạn đọc về IS thấy nó man rợ vậy mà nhiều người theo nó không? Cũng như các bạn thắc mắc vì sao bây giờ bạn không được nghe nói về IS nữa? Vì Nga tiêu diệt hết rồi ư?
Khi các bạn ngủ dậy, các bạn mở báo, đọc tin, cái các bạn đang đọc là của ai? Đấy chính là các kênh truyền thông của Phương Tây. Những kênh truyền thông lớn nhất của thế giới đều thuộc về phương Tây, đó là CNN, là BBC, là Times, là AP, là Reuters. Có nghĩa, bạn đâu có đọc được về hồi giáo từ trong lòng của nó, khi lúc này thống trị thế giới đâu phải là hồi giáo. Người Mỹ đã rút kinh nghiệm rất lớn về cuộc chiến tranh Việt Nam khi truyền thông đóng góp vai trò quan trọng trong cuộc chiến này (Để hiểu thêm điều này, các bạn vào facebook cá nhân của tôi đọc thêm về bài VUA QUANG TRUNG, TBT LÊ DUẨN, VÀ MẬU THÂN 1968.   Chiến tranh Việt Nam đã có một vai trò quan trọng trong việc định hình thế giới hôm nay. Khi Internet và mạng xã hội phát triển, thì sự lợi hại của truyền thông trong công nghệ mới là điều cần phải đề cập.
Phương Tây đã cho IS đi ra, vẽ nên IS ghê sợ, và Nga đã khôn khéo lợi dụng chính IS xấu xí để giương cao ngọn cờ chính nghĩa (chuyện, Mỹ cũng cần vũ khí hóa học để bắ Syria mà), Nga vào Syria, lấy cớ tấn công IS và bảo vệ luôn chính quyền Damacus. Phương Tây bị việt vị, và để IS chìm vào quên lãng. Sáng ngủ dậy, ta không còn thấy IS tràn ngập phương tiện truyền thông nữa.
Bây giờ tôi sẽ cho các bạn biết về một khuôn mặt khác của IS:
Vì sao IS vẫn được ủng hộ?
Chính bởi Lý tưởng của IS là điều mà người theo đạo Hồi mơ ước. Cái tên IS nghĩa là gì Islamic State – Nhà nước Hồi giáo.
 Mục tiêu tối hậu của IS là thiết lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn Trung Đông, áp dụng luật Hồi giáo Sharia. Họ giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Hồi Giáo. Tạo ra một vương quốc của riêng người Hồi Giáo, và sẵn sàng tạo nên một đế quốc rộng lớn chỉ riêng cho Hồi giáo, tiêu diệt các “dị giáo” khác, gợi về những vinh quang thịnh vượng của ngàn năm về trước, về một nền văn minh từng đứng đầu thế giới như Ottoman hay thời đại của Mohammand.
Đấy là tham vọng vĩ đại của IS, là giấc mơ thầm kín của những người theo Đạo Hồi luôn nhớ về đế chế đã mất.
Khi đã có một tính chính thống, một lý tưởng, cùng với nguồn tiền dồi dào, họ có người theo về (đấy là lý do các bạn gặp những bài báo có các cô gái, chàng trai người Anh, người Đức bỏ cả gia đình văn minh để gia nhập IS). Từ nhân lực và vật lực, họ xây dựng nên những địa phương dưới trướng của họ. Địa phương ấy dành những gì tốt đẹp cho một hệ giáo phái họ tôn thờ, và tiêu diệt những hệ phái khác.
IS chỉ lớn lên từ trong “Mùa xuân Ả Rập” và “nội chiến Syria”., chứ thực sự,
IS vốn được sinh ra sau sự sụp đổ của Tổng thống Saddam Hussein vào năm 2003. Các bạn đọc báo chắc không lạ gì cái cảnh IS chặt đầu con tin phương tây và hành quyết những người theo hệ hồi giáo Shia. Cùng là hồi giáo, tại sao lại giết nhau, vì IS là của dòng Hồi giáo Sunni,mà Sunni và Shia lại có mối “thâm hải huyết thù” (như đã nói ở mục 2.1).
Vào năm 2003 khi Hussein – người thủ lĩnh của hệ phái Sunni bị lật đổ, quyền lực của hệ phái này dồn cả vào tay hệ phái Shia, hệ phái này lại đàn áp chính hệ Sunni. Những người thuộc dòng Sunni còn lại trở thành đứa con rơi của chế độ. Hệ phái này lặng lẽ tập hợp với nhau, tiến hành khủng bố khắp nơi ở Iraq. Các bạn còn nhớ cái tên al-Zaqawi không? Đã có thời, cái tên này bị truy lùng chỉ sau Bin La Den. Bạn al-Zaqawi là thủ lĩnh đầu tiên của tiền thân IS, sau này al-Zaqawi bị tiêu diệt (tôi nhớ là bằng 2 con F16 của Mỹ). Tuy nhiên, dòng hồi giáo Sunni thì không mất, họ cơ cấu, kết hợp các nhóm du kích chống Mỹ lẻ tẻ. Cơ hội đến, cuộc nội chiến Syria nổ ra. “Trai cò cắn nhau, ngư ông đắc lợi”, khi quân nổi dậy và quân chính phủ đang đánh nhau chí chóe, khi Nga và Mỹ đang gườm nhau. Anh IS anh nổi lên, anh đánh một lèo nguyên biên giới Syria và Iraq, sở hữu cả một vùng đất rộng lớn và khủng bố cả thiên hạ. Điều mà nếu hòa bình thì anh ta sẽ không làm được.
Ngày 29/6/2014, ISI có một tân vương Hồi giáo, Abu Bakr al-Baghdadi, người sẽ đổi tên lãnh thổ của mình thành IS (Islamic State, Nhà nước Hồi giáo), tuyên bố đặt thủ đô ở Ar-Raqqah, Syria. IS ra đời, cái tên giờ trở thành sự sợ hãi cho cả thế giới vì những sự chặt đầu, nhưng nếu nói là Islamic State thì người ta sẽ biết tôn trọng hơn.
Đương nhiên những tội ác của IS là không thể phủ nhận nhưng ta cần biết mặt sau. Tôi không có thông tin về kẻ đứng sau IS, kẻ đã tham mưu và bày chiến lược cho IS. Nhưng tôi đây phải là kẻ rất giỏi, rất thông minh, rất kiệt xuất một cách tàn ác. Khác với sự kiệt xuất của những người lãnh đạo Qatar, Ả Rập Saudi hay UAE. Đó là dùng dầu mỏ, nương theo Mỹ để vẫn giữ tôn giáo mà vẫn giàu màu. Cái khác của Trung Đông liên quan đến sự phân hóa và cả tham vọng. Tuy nhiên người tài Hồi giáo không thiếu. Người tạo nên IS không chỉ giỏi về quân sự khi bày chiến lược để giúp IS nắm một dải đất rộng lớn khi nội chiến Syria xảy ra, mà tạo nên một hệ thống tuyên truyền rộng rãi ở trên mạng xã hội, đồng thời còn làm kinh tế rất hay. Hầu như ngay cả chính phủ Syria, quân nổi dậy, Thổ Nhĩ Kỳ và có tin là cả Nga cũng làm ăn buôn bán dầu mỏ với vương quốc này. 2 triệu đô la huy động một ngày là những gì có về kinh tế của IS. Vượt trên sự tưởng tượng của các bạn về một quốc gia man rợ. IS còn có tòa án, cảnh sát, trường học và các tổ chức từ thiện. Ở các vùng tạm chiếm, IS còn làm được chính phủ đương thời. IS đã xây dựng chợ, đường, trường, trạm, bến xe… Khi Nga đưa quân vào Syria, bên cạnh việc bảo vệ chính quyền Damacus, thì còn không kích IS, và IS đã bị thất bại trên quy mô lớn. Lúc này, các chiến binh IS trở lại chiến thuật chiến tranh du kích, với các cuộc tấn công chết chóc gần như mỗi ngày vào lực lượng liên quân tại Iraq. Đấy là một cuộc chiến chưa tìm thấy hồi kết. Bởi vì: anh có thể giết họ, tiêu diệt đất nước họ nhưng không bao giờ tiêu diệt được niềm tin. Niềm tin hồi giáo ấy đã tồn tại được cả nghìn năm qua rồi.
Hôm nay nói về IS, bởi chưa chắc ngày mai IS không tìm về. Sự lớn mạnh của tôn giáo nào, sẽ đi cùng với sự xâm chiếm tôn giáo còn lại. Thế kỷ thứ 20, 21 văn minh phương Tây đã thắng thế. Chuyện “Mùa xuân Ả Rập” trở thành “Mùa đông chết chóc” hoặc “Mùa xuân hồi giáo cực đoan” như hôm nay ta thấy với các cuộc biểu tình, bạo loạn ở Ai Cập, cùng hình ảnh điêu tàn của Syria, chính bởi người phương tây đã áp đặt suy nghĩ của họ vào trong tôn giáo Hồi Giáo, áp đặt văn hóa của họ vào trong lịch sử văn hóa người Hồi. Kết quả như hôm nay, đã chứng minh sự khác biệt về ý thức hệ có tính kế thừa hàng thế kỷ sẽ không phải được giải quyết chỉ bằng 2, 3 cuộc biểu tình.
📖
Lời kết:
Hãy nhớ: Chúa không dạy chúng ta làm điều xấu. Nguyên thủy đẹp nhất của Hồi Giáo, Ki tô giáo hay Phật giáo đều mang cái đẹp như nhau, mang trí tuệ, và những phẩm chất lớn lao của một con người hướng đến chân, thiện mỹ. Trên đời này không có gì xấu hoàn toàn, không có gì tốt hoàn toàn. Và Hồi Giáo không hề quá xấu như những gì bạn thấy ở trên truyền thông. Tôi hy vọng rằng sau 3 loạt bài vừa qua, các bạn đã có được một bức tranh toàn vẹn về Trung Đông, Syria, và Hồi Giáo.
DŨNG PHAN
400 notes · View notes
visibleinfrared · 4 years
Text
[F] Chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt
Một bài dài ngoằn về lịch sử
Tumblr media
Stalingrad và chiến tranh Nguyên Mông - Đại Việt là hai cuộc chiến mình thích tìm hiểu nhất. Giờ bàn về cái thứ hai, mình thích nó không chỉ bởi đây là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc, mà còn vì cuộc chiến này không có sự xuất hiện của những quốc gia thứ ba hay những sự kiện bên ngoài gây xáo trộn diễn biến và tương quan lực lượng. Nó được sử sách ghi chép lại khá rõ ràng, chính xác. Muốn tìm hiểu rất dễ, không cần phải bận tâm về việc những vấn đề chính trị ảnh hưởng đến thông tin đọc được.
Nhưng mà, sách Giáo khoa Lịch Sử Việt Nam lại ghi chép về hai cuộc chiến trên CỰC KÌ TỆ. Stalingrad thì viết quá ngắn gọn, không làm rõ được sự khốc liệt và tầm quan trọng của nó trong việc xoay chuyển cục diện Chiến tranh Thế giới thứ 2. Còn chiến tranh Mông Nguyên - Đại Việt thì viết đúng kiểu cho bọn trẻ con đọc, quá phiến diện và bài vở. Học qua sách xong chắc hẳn nhiều đứa vẫn không hiểu rõ làm thế nào mà mình chiến thắng được Mông Cổ. Sách viết về "Vườn không nhà trống" như một diệu kế tuyệt vời, một đỉnh cao trong nghệ thuật quân sự mà chỉ có vua tôi nhà Trần mới nghĩ ra được. Rõ ràng là, đứa nào học cũng thấy sai sai, ủa vậy nếu nước nào cũng dùng kế này thì tụi Mông Cổ tuổi gì mà ăn được...
Học Lịch Sử, phải biết rằng có thua thì mới có thắng, mà thua là thua - không thể gọi phiến diện là rút quân chiến thuật hay là tạm lui binh bởi thế địch quá mạnh được. Phải biết về thất bại thì mới hiểu được sức mạnh của quân địch, như thế người đọc mới đánh giá cao chiến thắng cuối cùng.
Viết hết về ba lần kháng chiến Mông Nguyên thì có lẽ phải viết tới 8 giờ tối, mình chỉ viết sương sương về kháng chiến lần thứ nhất để mọi người đọc chơi.
_______________
Bối cảnh lịch sử:
Sau khi Thành Cát Tư Hãn hoàn thành kế hoạch thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, Đế Quốc Mông Cổ liên tục tiến hành các cuộc xâm lược và bành trướng lãnh thổ. Đến thời Đại Hãn thứ ba là Mông Kha, cái gai lớn nhất còn sót lại của Mông Cổ là Đại Tống. Để đánh được Đại Tống, Mông Kha cử Hốt Tất Liệt thu phục Đại Lý và Đại Việt hòng tạo thế gọng kiềm tấn công nhà Tống. Sau khi đánh bại Đại Lý, Hốt Tất Liệt trở về thảo nguyên, để Ngột Lương Hợp Thai ở lại đánh nốt Đại Việt.
Một số điều mà sách giáo khoa không ghi rõ:
Tương quan lực lượng: Mông Cổ chỉ mang theo 2 vạn kị binh tinh nhuệ cộng thêm 2 vạn hàng binh Đại Lý đến Đại Việt. Phía nhà Trần, tổng số quân thường trực và quân dự bị là 10 vạn nhưng họ chỉ kịp huy động 6 vạn binh. Có thể thấy, xét về tương quan lực lượng ở lần kháng chiến thứ nhất này, chúng ta hơn hẳn quân địch về số lượng.
Bình Lệ Nguyên: vua tôi nhà Trần chắc chắn biết được sức mạnh hủy diệt của kị binh Mông Cổ, nhưng vì nhận thấy tương quan lực lượng không quá chênh lệch (tức là sau khi trừ hao sự tinh nhuệ của quân địch rồi thì hai bên coi như ngang kèo về lực lượng) nên rốt cuộc đã đưa ra phương án chống địch sai lầm: đánh chính quy trên thảo nguyên. Mà cũng không trách họ được, chẳng lẽ lại chuyển sang đánh du kích khi chưa đương đầu trực tiếp với quân địch một trận nào. Trên Bình Lệ Nguyên, dù chiếm được ưu thế đầu trận nhờ địa hình và voi chiến nhưng quân ta nhanh chóng bị Mông Cổ phản công, đánh cho tan tác. Ngay từ đầu Ngột Lương Hợp Thai đã vạch sẵn kế hoạch để không chỉ đánh tan quân Đại Việt mà còn bắt sống vua Trần, nhanh chóng kết thúc cuộc xâm lược. Vua Trần và bộ sậu chỉ huy sau khi thất thế đã quyết định rút binh tháo chạy và liên tục bị quân địch truy đuổi. May nhờ có tướng Phạm Thiệu Trinh liều chết ứng cứu, chặn được đạo quân cướp thuyền của Triệt Triệt Đô mà vua tôi nhà Trần mới có thuyền để chạy về Thăng Long :3
Vườn không nhà trống: đó là kế sách đúng đắn nhưng không thể gọi là diệu kế trong nghệ thuật quân sự, đừng thêu hoa dệt gấm nó. Nói chính xác hơn, sau thất bại ở Bình Lệ Nguyên, nhà Trần chỉ còn hai lựa chọn: hàng địch hoặc rời bỏ Thăng Long, rút về Thiên Mạc. Nếu xem nhiều phim lịch sử, chắc bạn sẽ hiểu Kinh Đô là nơi linh thiêng như thế nào. Trong tư tưởng của phần lớn các vị lãnh đạo thời phong kiến, Kinh Đô còn là nước còn, Kinh Đô mất là nước mất. Rõ ràng, bỏ lại Kinh Đô rút về Thiên Mạc là một nước đi mà vua Trần không hề mong muốn. Thử nghĩ những cung điện, lăng tẩm của tổ tiên ở Thăng Long bị quân giặc chà đạp, chắc hẳn Trần Thái Tông ruột đau như cắt...
Tuy nói vậy, ở nước đi này nhà Trần cũng đã cao tay trong việc cất giấu toàn bộ lương thực ở Kinh Thành. Điều này đã đánh ngay vào điểm yếu của quân đội Mông Cổ. Bọn chúng hành quân theo kiểu du mục với mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh, lương thực mang theo chỉ đủ dùng vài ngày. Thường thì thắng trận xong chúng sẽ cướp lương thực tại chỗ để nuôi binh và tiếp tục chiến đấu. Sau khi đóng ở Thăng Long nhiều ngày mà không cướp được lương thực, lại thêm khí hậu khó thích ứng và dịch bệnh, quân địch nhanh chóng suy yếu cả về sức lực và tinh thần. Lợi dụng thời cơ, quân đội nhà Trần tổ chức phản công và giành được một số thắng lợi. Ngột Lương Hợp Thai nhận thấy tình thế bất lợi nên chủ động rút quân, kế hoạch xâm lược Đại Việt xem như thất bại.
Tóm lại, cuộc chiến không đơn giản chỉ là thấy địch mạnh thì mình bỏ lên núi đợi tụi nó đói thì đánh sml như hồi nhỏ tui được dạy.
Việc đề cao kế sách vườn không nhà trống của sách Giáo khoa đã phần nào khiến học sinh Việt Nam mất đi sự kiêu hãnh sau khi học xong ba cuộc chiến chống Mông Nguyên. Đặc biệt là ở những lần kháng chiến thứ hai và thứ ba, nơi mà kế sách này vẫn được sử dụng lại nhưng không phải mấu chốt của thắng lợi.
______________
Ở 2 lần chinh phạt tiếp theo, Mông Cổ đã rút kinh nghiệm và thay đổi chiến thuật tấn công. Cùng với đó là việc chúng đem số lượng quân áp đảo sang Đại Việt. Trong hai cuộc chiến này, tài chỉ huy quân sự của Trần Hưng Đạo được thể hiện rất rõ. Mặc dù vẫn phải dùng đến hạ sách "Vườn không nhà trống" nhưng diễn biến của chiến dịch phức tạp và trường kì hơn rất nhiều. Nếu chỉ đơn thuần dùng kế vườn không nhà trống ở hai lần đánh tiếp theo thì không thể thắng địch nổi, tài năng của Hưng Đạo Vương là không thể bàn cãi. Đại Việt hoàn toàn có thể tự hào vì đã ba lần đánh bại Đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.
Dark Prince
3 notes · View notes