#tỉnh Bình Phước
Explore tagged Tumblr posts
baominhland · 2 years ago
Text
Bình Phước muốn làm sân golf 36 lỗ
Bình Phước muốn làm sân golf 36 lỗ
Nếu dự án sân golf kết hợp khu đô thị nghỉ dưỡng trên diện tích đất hơn 240 ha được triển khai, Bình Phước sẽ phải di dời một nghĩa trang lớn, thậm chí phải hoán đổi quỹ đất quân sự. Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Theo báo cáo về phương án quy hoạch sân golf kết hợp khu đô thị, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tại xã Minh Thắng (thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước), tổng quy mô diện tích khu…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
banmaihong · 1 year ago
Text
Khi đời bình yên, nhớ dặn lòng luôn tỉnh thức
Thật ra tất cả đều là những bậc thang, những bài học giúp ta tiến bộ mà thôi. Đừng bao giờ chủ quan trước những điều như ý. Vì an yên bên ngoài cũng chỉ là bề mặt của cuộc đời. Khi hoàn cảnh bình yên, người ta lại dễ đắm chìm không tỉnh thức. Quên mất rằng cuộc đời vô thường biến hoại. Nỗi đau cũng vô thường, và ngay cả bình yên đó cũng vô thường. Những đến đi trong cuộc đời, vốn là không thể…
Tumblr media
View On WordPress
1 note · View note
anmienn · 11 months ago
Text
Tumblr media
2023 của mình là một năm với nhiều điều không ngờ đến
Mãi tới thời điểm ngồi với T và chị H ở 3T, nhìn dòng người tấp nập ngược xuôi, mình chợt nghĩ về một năm trước, cũng những con người đó nhưng ở một khung cảnh khác. Cũng ngày này vào năm trước, có lẽ mình không thể ngờ 2023 lại có quá nhiều thay đổi, nhiều nỗi buồn đến như vậy.
Vậy 2023 của mình có gì?
Ông mình qua đời đột ngột
Mắc Covid lần 2 vào đúng ngày sinh nhật, hủy vé về quê
Đổi công việc, thu nhập không được như trước
Phát hiện bị bệnh, cần theo dõi thời gian dài, mém chút nữa mình đã phẫu thuật
Bị lừa một khoản tiền lớn
....
2023 đến và đi với nhiều u sầu và những "cú lừa" thật ngoạn mục mà cuộc đời mình chẳng bao giờ có thể ngờ đến. Đã có những lúc mình tự hỏi, nếu mình lựa chọn khác đi thì mọi thứ có khởi sắc hơn hay không, tại sao lúc nào mình cũng là người lựa chọn sai? Tại sao dù mình đã cố gắng bao nhiêu thì cuộc đời mình cứ như một trò đùa?
Nhưng rồi những ngày cuối năm lại đến và đi, trong những ngày khi thế giới đang rộn rã chuẩn bị cho thời khắc mới, đột nhiên trong mình nảy ra một câu hỏi, liệu có phải những điều mình đang trải qua là tệ nhất hay không?
Ở một góc nào đó trên thế giới này, có thể đang có nhiều người phải đối mặt với những điều tệ hơn mình, thậm chí những điều mình đang có cũng là điều nhiều người mong muốn. Mình tin là có.
Đương nhiên cũng chẳng phải mình muốn dựa vào sự không may của người khác để thêm tự tin cho bản thân. Chỉ là đột nhiên mình nghĩ, những điều đó hoàn toàn có thể tệ hơn, mình hoàn toàn có thể bị bệnh nặng hơn, hoặc thất nghiệp, hoặc bị lừa với số tiền lớn hơn ngoài khả năng của bản thân. Có thể chứ. Nhưng bằng một cách nào đó những điều ít-tệ-hơn đã xảy đến, trong một mức độ mình có thể học được cách chấp nhận, sống chung với nó và vượt qua nó.
Mình coi đây cũng là một phước lành.
Và ở một khía cạnh nào đó, mình cảm thấy bản thân đã thật mạnh mẽ vượt qua những trắc trở lần đầu gặp trong đời.
Khi ông mất, mình rất bình tĩnh, đặt vé về quê, phụ gia đình, an ủi mẹ, không rơi một giọt nước mắt.
Khi mắc covid, mình tự cách li trong phòng, uống thuốc đẩy đủ, mua bánh sinh nhật, tự thổi nến một mình.
Ngày nghỉ việc, mình đã có thêm nhiều option mới, môi trường thoải mái hơn phù hợp với sức khỏe
Bị bệnh, mình đi khám theo định kì, biết kết quả vẫn ổn (trộm vía) và hiện tại chưa cần phẫu thuật.
Cú sốc lớn nhất là bị lừa. Lúc biết chuyện, sau những phút hoảng hốt ban đầu, mình đến ngân hàng, hỏi cặn kẽ mọi hồ sơ, cung cấp những gì cần thiết. Cuối cùng đến lúc mình gần về, chị GDV bảo mình "Em là khách hàng bình tĩnh nhất mà chị từng thấy."
Lúc đó mình cảm thấy bất ngờ về bản thân, mình không khóc, không tuyệt vọng, mình chỉ nghĩ làm cách nào để trả được khoản tiền đó, và nên làm những gì tiếp theo. Đôi khi, mình cũng không ngờ bản thân có thể tỉnh táo đến như vậy, lí trí như vậy, khi mình chắc chắn không phải người biết suy nghĩ lí trí mà thường phụ thuộc vào cảm xúc nhiều hơn.
Cũng ở một khía cạnh nào đó, năm 2023 mang đến cho mình nhiều biến cố và nhiều nỗi đau, nhưng mình vui vì bản thân đã mạnh mẽ và điềm tĩnh hơn bản thân trong quá khứ, vượt lên cả những gì mình nghĩ được.
Và rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Những ngày này mình hay dặn lòng như vậy. Rồi mọi chuyện sẽ ổn, có tể mình phải làm quen với một cuộc sống mới, cách sống và suy nghĩ mới, có thể mình mất đi nhiều điều nhưng lại có thêm những điều mới.
Trước đây mình không hiểu tại sao con người phải biết ơn những gì đang có, không phải những điều này đến vì mình cố gắng có được hay sao, mình xứng đáng với điều đó, tại sao phải biết ơn? Nhưng giờ mình hiểu đọc mọi thứ trên cuộc đời đều có quy luật của nó. Mọi thứ sẽ đến và đi. Bản thân con người chẳng có điều gì ở lại mãi mãi.
Và cũng vào khoảnh khắc cuối năm nay, mình tìm được niềm vui vào cuộc sống và tình yêu. Với mình, tình yêu nghe thật xa lạ và đầy rủi ro. Những cuộc hôn nhân chẳng mấy êm đẹp của mẹ đã vẽ ra trong đầu mình những viễn cảnh u ám, nhuốm màu bi quan về sự chung thủy và niềm tin. Nhưng hóa ra vẫn có những người có thể ở bên cạnh nhau lâu đến như vậy. Dù mình vẫn chưa tìm được người như vậy, nhưng 2024 lại biết đâu, nhỉ?
Dẫu sau, 2023 cũng đã qua rồi, lại một năm 2024 đến, hy vọng bản thân bước qua tuổi 25 thật mạnh mẽ, học được cách yêu đời, yêu mình và dịu dàng hơn với thế giới này. Sẽ có những điều may mắn hoặc không, nhưng hãy đối mặt với mọi thứ thật điềm tĩnh, ung dung và th��u hiểu.
Thân Thương.
17 notes · View notes
hoanmy · 8 days ago
Text
Bất Động Sản Bình Phước điểm đến đầu tư hấp dẫn năm 2024
Bất Động Sản Bình Phước đang trở thành một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam năm 2024. Với vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương, Bình Phước là một tỉnh mang đến nhiều cơ hội vàng cho các nhà đầu tư. Đất nền, nhà ở và các dự án bất động sản Bình Phước không chỉ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở mà còn là kênh đầu tư sinh lợi cao. Hãy cùng chúng tôi khám phá những điểm mạnh và tiềm năng phát triển cho thị trường bất động sản Bình Phước qua bài viết này.
2 notes · View notes
buddhistbooks · 1 month ago
Text
Tumblr media
10 CÁCH GIEO TRỒNG PHƯỚC ĐỨC THEO LỜI PHẬT DẠY.
1. Luôn gần gũi người hiền
Lánh xa kẻ xấu ác
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.
2. Biết chọn môi trường tốt
Để làm các việc lành
Cùng hướng về đường thiện
Là phước đức lớn nhất.
3. Siêng học lại giỏi nghề
Biết giữ gìn đạo đức
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.
4. Biết hiếu dưỡng cha mẹ
Thương yêu gia đình mình
Lại làm nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất.
5. Sống vui vẻ bố thí
Giúp gia đình người thân
Bình đẳng tùy theo duyên
Là phước đức lớn nhất.
6. Tránh không làm điều ác
Không say sưa nghiện ngập
Siêng năng làm việc lành
Là phước đức lớn nhất.
7. Biết khiêm cung lễ độ
Để học hỏi điều hay
Nhớ ơn và biết đủ
Là phước đức lớn nhất.
8. Biết kiên trì phục thiện
Thân cận bậc hiền Thánh
Siêng năng cùng tu học
Là phước đức lớn nhất.
9. Sống tinh thần tỉnh thức
Biết quay lại chính mình
Để sống đời giải thoát
Là phước đức lớn nhất.
10. Làm việc cùng mọi người
Tâm không hề thay đổi
Não phiền dứt, an nhiên
Là phước đức lớn nhất.
Kinh Phước Đức.
Xin thường niệm:
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
2 notes · View notes
quynhwindy · 5 months ago
Text
Tumblr media
Là nhẫn nhịn? Là hi sinh? Hay là thói quen cố hữu? Khi xung quanh bạn toàn những người phụ nữ đã quen sống không được thương yêu, bạn đến một lúc tự nhiên mê hoặc bản thân rằng chỉ cần mình được quan tâm hơn họ một chút vậy là tốt rồi. Mình không hiểu đây là kiểu hội chứng gì. Nhưng cần tỉnh ngộ. Thậm chí những người không được yêu thương ấy khi thấy một người phụ nữ khác không được thương yêu cũng xem chuyện đó là điều bình thường, và xem một người phụ nữ được quan tâm hơn một chút là “có phước”. Lý luận về những người cùng khổ không muốn người khác sướng hơn mình là có thật.
Nữ quyền chẳng có gì to t��t. Chỉ cần biết mưu cầu hạnh phúc, kiếm tìm hạnh phúc để nương nhờ, và hãy xứng đáng với nó. Đừng để sự cùng khổ của đám đông làm dập tắt ngọn lửa bên trong bạn. Dù cô độc còn hơn bị vùi dập. Tránh xa ra!
2 notes · View notes
itsnothingbutluck · 1 year ago
Text
VÈ XIN THUẾ
Lẳng lặng mà nghe
Cái vè xin thuế
Mùa màng mất tệ
Buôn bán không ra
Kẻ gần người xa
Cũng nghèo cũng khổ
Hai đồng sáu nọ
Bảy ngày công sưu
Cao đà quá đầu
Kêu gào ngắn cổ
Ở đâu ở đó
Cũng rúc mà ra
Kẻ kéo xuống tòa
Người nằm trên tỉnh
Đông đà quá đông
Tự trong Hà Đông
Ngoài từ Diên Phước
Đại Lộc xin trước
Duy Xuyên Quế Sơn
Thăng Bình Hòa Vang
Huyện mô cũng có
Lạy quan bảo hộ
Dân thiệt cơ hàn
Phải tới kêu oan
Nhờ ơn chuẩn giảm
Người thôi lổm chổm
Đùm muối đùm cơm
Kẻ chạy lơm xơm
Bọc khoai bọc đỗ
Quần thì đóng khố
Áo chỉ mông trôn
Hình tợ Châu Ôn
Dạng như phật đất
Trong toàn đã chật
Nằm tới ngoài đàng
Từ phố Hội An
Đến sông Chợ Củi
Kêu nghèo kêu đói
Xin thuế xin xâu
Có kẻ trọc đầu
Có người dài tóc
Đi ngang đi dọc
Kéo vô kéo ra
Miệng nói chu choa
Đồng thời tớ mớ
Thằng thâu thuế chợ
Cũng đánh chạy tan
Ông cai đắp đàng
Sợ đều trốn phức
Ban đầu la cực
Sau lại làm hung
Vì kẻ lung tung
Bắt người sàm sục
Nhộn nhộn nhựt nhựt
Túi bụi tăng băng
Kẻ tống thiếp đen
Người trao thiếp đỏ
Trác quan sức tỏ
Tất cả vọng vô
Từ dân trấn vô
Bất tuân trong đã
Lạ đà quá lạ
Kinh cũng quá kinh
Trong réo Lãnh binh
Ngoài khiêng Tri phủ
Có quan Tổng cũ
Cũng thích nước thầu
Xin thuế xin xâu
Sao hung chi dữ
Từ tỉnh từ sứ
Chí huyện chí nha
Thấy toàn người ta
Nằm thôi chật ních.
Sứ đà hiểu sức
Biểu kéo nhau về
Dân chẳng chịu nghe
Cứ việc nằm đó
Quan kêu khố đỏ
Đánh bể mật xanh
Kẻ thì giập mình
Người thì bể trốc
Mấy người không tóc
Xiểng liểng mang tai
Mấy ông tóc dài
Cũng giơ kiếng guốc
Súng đạn rật rật
Roi quất vo vo
Ai nấy tự lo
Không còn tập hợp
Tra Tri ra gấp
Bộ kéo về liền
Hai trăm lính tập
Quan một quan hai
Súng đạn hẳn hoi
Đàn áp thẳng tay
Kẻ chạy xuống sông
Người bay lên núi
Kẻ rúc vô bụi
Người bay vô rừng
Bắt đi lịu địu
Vợ chồng bận bịu
Cha mẹ thiết tha
Kẻ giải xuống tòa
Người giam tại phủ
Thuế đà đến vụ
Xâu đã hết kỳ
Chẳng miễn giảm chi
Đã đánh lại tù
Chẳng biết làm sao
Thôi đành thúc thủ!
Năm 2018, tròn 110 năm, ngày “Cuộc dân biến Trung kỳ” (tên gọi do chính quyền thực dân và phong kiến đặt cho thời ấy) nổ ra mà đầu tiên bắt nguồn từ làng Phiếm Ái, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Các nguồn sử liệu gọi là phong trào vì ngọn lửa đấu tranh của nhân dân thời ấy với khí thế bừng bừng khắp cả huyện, cả tỉnh rồi khắp các tỉnh miền Trung. Cuộc dân biến như một ngọn lửa bùng lên và lan nhanh vào mùa xuân năm 1908, nhưng chỉ là cuộc bạo động có tính tự phát, do bị bóc lột đến cùng cực phải đấu tranh, không được tổ chức quy củ nên bị chính quyền thực dân phong kiến đương thời thẳng tay đàn áp trong biển máu. Hàng trăm người bị bắt xử chém, bị tù đày. Tuy vậy, cuộc đấu tranh cũng đã minh chứng cho tinh thần bất khuất của người dân Quảng Nam trước bạo lực cường quyền.
Đã hơn trăm năm nay, người dân vùng Đại Lộc vẫn còn lưu truyền bài vè “Vè xin thuế” kể lại sự kiện này. Bài vè được nhân dân sáng tác bằng ngôn ngữ bình dị, bộc trực như tính cách của vùng đất con người nơi đây miêu tả sống động nỗi uất ức của người dân, sự bóc lột của bọn thực dân phong kiến, và như giọt nước tràn ly, hệ quả của sự bóc lột đàn áp ấy dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân đòi công lý: “Lẳng lặng mà nghe/ Cái vè xin thuế/ Mùa màng mất tệ/ Buôn bán không ra/ Kẻ gần người xa/ Cũng nghèo cũng khổ/ Hai đồng sáu nọ/ Bảy ngày công sưu/ Cao đà quá đầu/ Kêu gào ngắn cổ…”.
Theo nhiều nguồn sử liệu, thì sau năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu công việc khai thác thuộc địa. Dân chúng từ thành thị đến thôn quê thảy đều nai lưng đóng thuế, đi phu vô cùng khốn đốn. Thời ấy, ruộng đất của người nông dân từ nhiều đời đã thuộc sở hữu của bọn địa chủ, hào trưởng phong kiến. Người dân cày sống kiếp đời làm thuê với bao tầng bóc lột đến trắng tay, cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm. Đã vậy, còn phải đi phu làm đường, nộp tiền thuế thân, “sưu cao thuế nặng”. Từ năm 1908, thực dân Pháp lại bắt đầu cho sửa chữa và mở rộng mặt đường từ huyện Đại Lộc đi tỉnh lỵ. Bởi viên tri huyện ăn hối lộ nên phân bổ nhân công không đều làm cho đông đảo dân phu bất mãn. Những yếu tố trên manh nha cho một cuộc đấu tranh đòi công bằng cũng là lẽ đương nhiên.
3 notes · View notes
diemtin24hhomnay · 1 hour ago
Text
Giá cà phê tăng 400 đồng/kg - Giá tiêu cao nhất 139.000 đồng/kg | Giá tiêu - giá cà phê hôm nay 14/11 
Giá cà phê tăng đồng loạt tại các địa phương trọng điểm
Sáng ngày 14/11, thị trường cà phê ghi nhận đợt tăng giá đáng chú ý khi các khu vực trọng điểm đều đồng loạt điều chỉnh tăng 400 đồng/kg. Cụ thể, tại Đắk Lắk và Gia Lai, giá cà phê hiện đang ổn định ở mức 110.700 đồng/kg, thu hút sự quan tâm của nông dân và thương lái. 
Trong khi đó, tại Lâm Đồng, mức giá thu mua cà phê thấp nhất là 110.500 đồng/kg, vẫn nằm trong ngưỡng tương đối cao so với những ngày trước. Đặc biệt, tỉnh Đắk Nông đang có mức giá cao nhất khu vực, đạt 110.800 đồng/kg. 
Đợt tăng giá này được xem là tín hiệu tích cực cho người trồng cà phê sau thời gian dài giá cả biến động mạnh. Việc tăng giá ở các địa phương trọng điểm có thể là cơ hội cho bà con nông dân bán sản phẩm ở mức có lợi, giúp cải thiện thu nhập, nhất là trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng cao.
Tumblr media
Giá tiêu ổn định, Gia Lai điều chỉnh tăng nhẹ
Trong khi cà phê tăng giá, thị trường hồ tiêu sáng nay không có nhiều biến động lớn, duy trì mức ổn định trong khoảng từ 138.000 đến 139.000 đồng/kg. Riêng tại Gia Lai, giá tiêu đã tăng nhẹ 500 đồng/kg lên mức 138.500 đồng/kg, phản ánh sự thay đổi nhỏ nhưng đáng chú ý. 
Tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước, giá tiêu hiện ở mức 139.000 đồng/kg, cho thấy sự ổn định và nhất quán trong hoạt động thu mua. Ngược lại, hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai ghi nhận mức giá tiêu đi ngang, vẫn ở mức 138.000 đồng/kg, không có sự thay đổi so với những ngày trước. 
Tình hình giá tiêu ổn định giúp nông dân trồng tiêu có thể yên tâm về đầu ra sản phẩm, giảm bớt áp lực về giá cả biến động. Tuy nhiên, với mức giá hiện tại, người trồng tiêu cần có chiến lược bán hàng phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận trong thời điểm này. Sự ổn định của giá tiêu cũng có thể là yếu tố tích cực, giúp ngành hồ tiêu duy trì đà tăng trưởng ổn định trong dài hạn và củng cố niềm tin của người nông dân vào sản xuất.
0 notes
saigondoorvninfo · 14 hours ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
🌟 CỬA NHỰA GIẢ GỖ SAIGONDOOR - GIẢI PHÁP BỀN VỮNG VÀ THẨM MỸ CHO MỌI GIA ĐÌNH 🌟
🚪Bạn đang tìm kiếm một loại cửa vừa bền bỉ vừa đẹp mắt cho ngôi nhà của mình? Hãy để SaiGonDoor mang đến giải pháp hoàn hảo!
✨ Ưu điểm nổi bật của cửa nhựa giả gỗ SaiGonDoor:
���️Độ bền cao: Chống mối mọt, ẩm mốc, chịu được môi trường khắc nghiệt. 
🎨Thẩm mỹ vượt trội: Vân gỗ tự nhiên, màu sắc đa dạng, phù hợp mọi không gian. 
💰Giá cả hợp lý: Chất lượng cao với chi phí cạnh tranh. 
🧼Dễ dàng vệ sinh: Chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng, luôn sáng bóng như mới. 
=======================
👉 Xem thêm chi tiết các mẫu cửa tại: 
👉 Hoặc xem nhiều video tại kênh Youtube: 
youtube
—-----------------
🌿HỆ THỐNG SIÊU THỊ CỬA & NỘI THẤT SAIGONDOOR
🌿Điện thoại : 0818.400.400
🌿Fax: 028.37.712.989
🌿Email : [email protected]
🌿Website: https://saigondoor.vn
🌿Fanpage: https://www.facebook.com/SaigonDoor
🌿Youtube: https://www.youtube.com/c/SAIGONDOOR
📌 Showroom I: 511 Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM
📌 Showroom II: 535 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp HCM.
📌 Showroom III: 92/4D Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp.HCM.
📌 Showroom IV: 615 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp HCM.
📌 Showroom V: 94C Đường 3 tháng 2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
📌 Showroom VI: #65, National Road No.1, Sangkat Niroth , Khan Chbar Ampov, Phnom Penh, Cambodia
📌 Showroom VII: 133 Đại Lộ Bình Dương, P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
📌 Showroom VIII: F6/24 R8 Quách Điêu, Ấp 6 Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TPHCM
📌 Showroom IX: Số 8 Đường B15 Khu Dân Cư 91B, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
📌 Showroom X: 1725 Nguyễn Ái Quốc, KP4, Phường Tân Tiến, Biên Hòa Đồng Nai
#cuanhuagocomposite #cuagonhuacomposite #cuacomposite #cuagocomposite #cửagỗcôngnghiệp #cuagocongnghiep #cửanhựagiảgỗ #cuanhuagiago #cuanhuavango #cửathépchốngcháy #cuathepchongchay #cửachốngcháy #cuachongchay #cửagỗchốngcháy #cuagochongchay #cửathépvângỗ #cuathepvango #cửagỗtựnhiên #cuagotunhien #cuagocaocap #cuanhuacaocap #cửanhựagiárẻ
0 notes
huutoanlogistics99 · 1 day ago
Text
Thị Trường Thuê Kho Bình Dương Tính Đến Quý III Năm 2024
Bình Dương, một trong những tỉnh phát triển nhanh nhất ở miền Nam Việt Nam, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông thuận lợi và chính sách ưu đãi từ chính quyền, thuê kho Bình Dương đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và cho thuê kho bãi.
Tình Hình Phát Triển Thị Trường
Tính đến quý III năm 2024, thị trường cho thuê kho tại Bình Dương đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Sự dịch chuyển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với nhu cầu gia tăng từ các doanh nghiệp sản xuất và thương mại điện tử, đã tạo ra áp lực lớn lên hệ thống kho bãi hiện có. Điều này đã thúc đẩy các chủ đầu tư mở rộng diện tích và cải thiện chất lượng kho bãi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
Theo thống kê, tỷ lệ lấp đầy các kho bãi hiện nay đã đạt mức gần 90%, một con số ấn tượng cho thấy sức hấp dẫn của khu vực này. Các khu công nghiệp lớn như VSIP (Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore), Đồng An và Mỹ Phước tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư và phát triển hệ thống kho bãi.
Tumblr media
Xu Hướng và Dự Báo
Chuyển Đổi Số và Tích Hợp Công Nghệ: Doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc tự động hóa và áp dụng công nghệ trong quản lý kho bãi. Việc sử dụng hệ thống quản lý kho (WMS) giúp tối ưu hóa quy trình lưu trữ và phân phối hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nhu Cầu Tăng Cao từ Thương Mại Điện Tử: Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã làm gia tăng nhu cầu về kho bãi, đặc biệt là các kho logistics gần khu vực dân cư. Các doanh nghiệp cần các kho có khả năng xử lý đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Phát Triển Bền Vững: Nhu cầu về các kho bãi thân thiện với môi trường ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp sẽ cân nhắc lựa chọn các dự án có tiêu chuẩn xanh và được xây dựng theo mô hình phát triển bền vững.
Tăng Cường Hợp Tác Địa Phương: Các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác địa phương để tận dụng tốt hơn nguồn nhân lực và tài nguyên sẵn có tại Bình Dương.
Thách Thức
Dù có nhiều cơ hội nhưng thị trường cho thuê kho tại Bình Dương cũng đang phải đối mặt với một số thách thức. Sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước là rất lớn, đặc biệt là từ các khu vực khác như TP.HCM và Long An. Ngoài ra, vấn đề về chi phí vận hành và quản lý kho cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Kết Luận
Thị trường thuê kho tại Bình Dương tính đến quý III năm 2024 đang diễn ra đầy sôi động và tiềm năng. Những xu hướng mới cùng với nhu cầu gia tăng từ các lĩnh vực khác nhau sẽ tiếp tục định hình lại bức tranh thị trường. Các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như vượt qua thử thách để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt này.
Hãy theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường bất động sản công nghiệp và cho thuê kho bãi tại Bình Dương!
0 notes
baominhland · 2 years ago
Text
Bình Phước dừng quy hoạch khu công nghiệp và dân cư quy mô hơn 6.300ha
Năm 2019, tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp và dân cư với diện tích hơn 6.300ha. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký công văn về việc dừng quy hoạch dự án. Dự án đang mở bán: Vinhomes Móng Cái Chiều 3/1, UBND tỉnh Bình Phước ban hành văn bản về việc dừng thực hiện quy hoạch Khu công nghiệp và Dân cư Đồng Phú có quy mô diện tích 6.317ha. Công văn do bà Trần Tuệ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 3 days ago
Text
Tuyển chọn văn mẫu thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc là một trong những tài liệu giúp em hoàn thiện đề tài thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương em Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đây là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam.  Quần thể di tích gồm chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đền thờ Trần Nguyên Đán. Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo những bài văn mẫu hay dưới đây thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc bạn nhé: Văn mẫu thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc hay nhất Top 2 bài văn thuyết minh ngắn gọn nhất về di tích Côn Sơn Kiếp Bạc Bài số 1 - Thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc ngắn gọn nhất      Với những ai đã từng đến thăm mảnh đất Hải Dương, không thể không biết đến di tích lịch sử Côn Sơn Kiếp Bạc, đây được coi là một trong số các di tích đặc biệt cấp quốc gia gắn liền với những sự kiện lịch sử đầy oai hùng của dân tộc Việt Nam ta.      Quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tọa lạc tại xã Cộng Hòa, Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gắn liền với các chiến công đánh thắng quân Nguyên Mông của dân tộc vào thế kỉ XIII, cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh xâm lược ở thế kỉ XV đồng thời gắn với các vị anh hùng dân tộc, danh nhân lớn như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo. Đến với quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc, ta không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi đây mà còn được tìm hiểu những kiến thức văn hóa lịch sử vô cùng hữu ích về chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc và các đền thờ (đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn).      Trước tiên, cùng ghé thăm chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc Tự (chùa được trời ban phước lành), hoặc chùa Hun - gắn với sự kiện quân dân ta hun gỗ làm than, hỏa công hun giặc khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (thế kỉ X). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh năm 1329 và được mở rộng hơn về quy mô dưới thời nhà Trần. Chùa nằm ẩn mình dưới những vòm cổ thụ xanh rì bên chân núi Côn Sơn với lối kiến trúc độc đáo hình chữ công. Cấu trúc chùa bao gồm Thượng điện, Tiền đường, Thiêu lương, nhà Tổ. Nơi đây không chỉ thờ Phật mà còn thờ các vị Tổ có công tu tạo chùa như vua Trần Nhân Tông, thiền sư Huyền Quang, thiền sư Pháp Loa và là nơi gìn giữ rất nhiều cổ vật giá trị.      Tiếp đến là đền Kiếp Bạc, nằm giữa hai thôn nên tên đền là sự ghép tên của làng Kiếp (Vạn Yên) và làng Bạc (Dược Sơn) , thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh. Vị trí của đền một bên nằm gần Lục Đầu Giang, chính là nơi tụ hội của 6 con sông: Sông Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và sông Thái Bình; một bên được bao bọc bởi Đền cách thủ đô Hà Nội khoảng 80 cây số và khoảng 5 cây so với chùa Côn Sơn. Lịch sử ra đời của đền Kiếp Bạc gắn với sự kiện Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chọn nơi đây làm nơi huấn luyện quân binh, cất giấu vũ khí, lương thực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau khi giành thắng lợi giòn giã, đến thế kỉ XIV, để tưởng nhớ công ơn của vị tướng kiệt xuất này, nhân dân đã xây dựng đền thờ Kiếp Bạc. Tại nơi đây, bước qua cánh cổng lớn, du khách sẽ nhìn thấy Giếng Ngọc mắt rồng, men theo con đường lát đá sạch sẽ là nơi để kiệu và một án thờ. Đền Kiếp Bạc gồm tòa điện bên ngoài thờ Phạm Ngũ Lão, tòa tiếp thờ Trần Hưng Đạo và trong cùng là thờ công chúa Thiên Thành (vợ ông) cùng Nhị vị Vương cô (hai con gái). Ngoài những bức tượng đồng, trong điện còn trưng bày bài vị thờ các con trai Hưng Đạo Vương và hai tướng Yết Kiêu, Dã Tượng. Đền mở hội vào đúng ngày mất của Trần Hưng Đạo (20/8 Âm lịch hằng năm) với phần lễ và phần hội trang nghiêm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của ông.      Ngoài chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc, du khách đến với quần thể di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc còn được tham quan đền thờ Nguyễn Trãi - danh nhân văn hóa thế giới, được xây dựng trên khu đất rộng gần 10 nghìn mét vuông, tọa lạc tại chân núi Ngũ Nhạc và đền thờ Trần Nguyên Hãn - đại công thần nhà Lê, cũng là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi với kiến trúc độc đáo, hòa hợp với thiên nhiên, đất trời.      Nếu có
dịp, bạn hãy một lần tới thăm Côn Sơn, Kiếp Bạc để tận hưởng vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây, để cùng hòa mình vào thiên nhiên như năm xưa Nguyễn Trãi đã từng miêu tả trong những vần thơ trữ tình đặc sắc: "Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm Trong rừng có bóng trúc râm Dưới màu xanh mát, ta ngâm thơ nhàn..." Em có thể tham khả một bài văn thuyết minh di tích khá nổi tiếng khác: Thuyết minh về Bến Nhà Rồng Bài số 2 - Thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc hay khác      Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng đất thiêng của Đại Việt, sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng... đã mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua còn lưu giữ bao dấu tích của Người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử sách.      Núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc,... mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử gợi nhớ gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở “bình Ngô”. Nghe tiếng sóng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo của trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên-Mông.      Khu di tích Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gần làng Chi Ngại quê hương của dòng họ Nguyễn Trãi. Khu di tích này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử. những dấu tích thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp.      Ta đến Chùa Côn Sơn, Chùa có tên là Tư Phức tự, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Hun, có từ trước đời Trần, nơi tu luyện của Trạng nguyên Lý Đạo Tái, Pháp danh Huyền Quang. Nguyễn Trãi có thời gian được vua giao chức “Đề Cử" chùa Côn Sơn. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của những cây cổ thụ. Trong chùa còn đầy đủ hệ thống tượng Phật, trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tổ - tức Trần Nhân Tông, tượng Nhà sư Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hiện trong chùa còn nhiều di vật có giá trị được lưu giữ như 8 bia thời Trần – Lê.      Ta hãy soi hồn mình vào Giếng Ngọc. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên bàn cờ tiên. Tương truyền đây là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.      Rồi đến Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá lớn, mặt phẳng và nhẵn gọi là Thạch Bàn, nơi Bác Hồ tới thăm Côn Sơn (15/2/1965), Bác đã dừng chân nghỉ tại đây. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.      Và ta ngắm nhìn Bàn cờ tiên. Từ chùa Côn Sơn leo lên các bậc đá đến đỉnh núi, là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu vọng lâu đình, hai tầng cổ, tám mái. Đứng tại đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn: Lục Đầu Giang -Côn Sơn-Kiếp Bạc.      Đền thờ Nguyễn Trãi: Năm 2002, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi trên một khu đất rộng trong quần thể khu di tích Côn Sơn. Trong đền thờ có tượng Nguyễn Trãi bằng đồng với kích thước hợp lý đặt trong nhà tưởng niệm rất trang trọng.      Hội Côn Sơn có hai dịp trong năm: Hội Xuân từ ngày 16 đến 22 tháng Giêng Âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm; hội Thu từ 15 đến 20 tháng 8 Âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi.      Đến Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi dây là thung lũng trù phú trông ra sông Thương và ngã sáu Lục Đầu Giang, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc. Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, vị chỉ
huy tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII đã đặt bản doanh ở đây, trên vị trí chiến lược này.      Đền thờ ông được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, trên một khu đất trung tâm thung lũng, nơi đã diễn ra chiến thắng Kiếp Bạc lừng lẫy do ông chỉ huy và cũng là nơi ông về sống những năm tháng cuối đời. Trong đền hiện còn 5 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão cùng 4 bài vị thờ 4 con trai.      Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 âm lịch) thu hút rất đông đảo khách thập phương về dự “Tháng 8 giỗ Cha”. >> Xem thêm: Thuyết minh về Hồ Gươm Bài văn thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc chi tiết nhất Bài văn mẫu thuyết minh danh lam thắng cảnh Côn Sơn Kiếp Bạc dưới đây khá dài, các em có thể tham khảo các ý để đưa vào bài văn của mình:      Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia; thời Trần, thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía bắc giáp huyện Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang), phía nam giáp 2 phường Cộng Hòa và Văn An (thị xã Chí Linh), phía đông giáp xã Bắc An và xã Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí Linh), phía tây giáp huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang).      Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình, kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân, nghìn tướng chầu về…ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề; Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 phường Cộng Hòa và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng với sông núi Chí Linh.      Đây là vùng đất lịch sử mãi còn âm vang những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang…      Nếu như khu di tích lịch sử Kiếp Bạc có một di tích trung tâm, lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần; du khách về chủ yếu là để tưởng niệm nhớ ơn Đại Vương và để sinh hoạt tâm linh, thì ở quần thể di tích lịch sử - văn hóa - danh thắng Côn Sơn, cụm di tích thờ Phật (chùa Hun) và cụm di tích về danh nhân (đền thờ Nguyễn Trãi), đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt; du khách tới đây dâng hương niệm Phật, tưởng nhớ Ức Trai và ngoạn cảnh, tiêu dao, nên có nhiều người là trí giả, văn nhân và đông đảo thày giáo, học trò. Xưa nay, người đời tìm đến Côn Sơn là cuộc tìm về với căn nhà vũ trụ, nơi hòa hợp tột cùng của âm dương, sơn thuỷ và trời đất. Để ở đó, con người được hưởng thụ khí trời trong mát, với hương rừng, gió núi và tiếng ca muôn thuở của suối chảy, thông reo; được đắm mình trong hồn thiêng sông núi, trong cổ tích ngàn năm còn rung động trái tim của muôn triệu con người.      Côn Sơn là mảnh đất lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trước, Định quốc công Nguyễn Bặc, thượng thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước vào năm 968. Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc, quân dân trong vùng thường lấy rừng núi Côn Sơn làm căn cứ đánh giặc.      Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm và
Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Đệ nhất tổ - Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ - Pháp Loa tôn giả và đệ tam tổ - Huyền Quang tôn giả đều đã về đây hoằng dương thuyết pháp, phát triển giáo giới, xây dựng chùa Hun thành chốn tổ đình, một Thiền viện lớn từ thời đại nhà Trần.      Côn Sơn là mảnh đất có bề dầy văn hóa hiếm có. Ở đây, văn hóa Phật giáo, văn hóa Nho giáo và văn hóa Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối… Văn hóa Lý - Trần, văn hóa Lê - Nguyễn hiển hiện trước mắt mọi người và ở các tầng văn hóa dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học. Di sản văn hóa phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú. Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hóa đến thăm, cảm hứng và sáng tạo đến như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hóa Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách. Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn - "núi nhà", tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) v.v. đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị. Tháng 2-1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân. Người xưa từng đúc kết: "Núi chẳng cần cao có tiên ắt nổi tiếng. Nước chẳng cần sâu có rồng ắt thiêng". Mỗi sự vật, di tích ở Côn Sơn đều lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi - Sao Khuê; mỗi địa danh ở Côn Sơn đều in đậm dấu ấn thiêng liêng, áng thi văn, cổ thoại, truyền thuyết ly kỳ và những sự tích bất hủ của những danh nhân kim cổ. Những di tích và tên tuổi các danh nhân, của Trúc Lâm Tam Tổ, đặc biệt là của Nguyễn Trãi, đã nâng tầm vóc Côn Sơn trở thành quốc tự, thành di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thành "một cõi đi về" trong đời sống tâm hồn của muôn triệu người dân Việt, kể cả những người sống xa Tổ quốc .      Cảnh sắc thiên nhiên và con người tạo dựng đã làm cho Côn Sơn thành một "Đại thắng tích". Ở đây, có núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, với rừng thông bát ngát, suối chảy rì rầm, nước hồ trong mát; có Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn, Giếng Ngọc; có chùa Hun, am Bạch Vân, đền Nguyễn Trãi, động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, có Ngũ Nhạc linh từ… Cũng vì Côn Sơn cảnh vật tốt tươi, “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”, chùa chiền cổ bích, am pháp thâm nghiêm, u tịch và tao nhã, nước biếc, non xanh, hữu tình và hòa hợp, thành miền thắng cảnh làm say đắm hồn người, là nơi con người có thể gửi gắm ước nguyện tâm linh, thoả chí hướng và rung động tâm hồn. Cho nên, từ bao đời nay, mùa trẩy hội, "trai thanh gái lịch đi lại đông như mắc cửi"; bao thi nhân, trí giả tìm về rồi ở đó, nghiền ngẫm và xúc cảm viết nên những trước tác có giá trị sâu sắc, những áng thơ văn tuyệt đẹp. Ở đây, Huyền Quang viết kinh, thuyết pháp, làm thơ; Trần Nguyên Đán nghiên cứu nông lịch và viết "Băng Hồ ngọc hác tập", Nguyễn Phi Khanh viết “Thanh Hư Động ký” và Nguyễn Trãi viết "Côn Sơn ca" cùng nhiều bài thơ xứng là kiệt tác.      Những năm gần đây, nhân dân Hải Dương, được sự đồng lòng của đồng bào cả nước, đã tu bổ hàng loạt di tích, đồng thời xây dựng mới nhiều
công trình văn hóa lớn như đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đường lên Ngũ Nhạc v.v. làm cho Côn Sơn càng giàu thêm giá trị văn hóa, cảnh sắc càng thêm tráng lệ, tôn nghiêm và ngoạn mục, hấp dẫn nhiều du khách bốn phương. (Bạn đang xem bài thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc chi tiết nhất)      Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục", có "tứ đức, tứ linh". Thế sông núi hiểm mà hài hòa, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.      Vào thời nhà Trần ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông đã chọn Vạn Kiếp để đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Với tài thao lược của Quốc Công Tiết Chế, Kiếp Bạc - Lục Đầu Giang đã phát huy sức mạnh tổng lực của thế trận chiến tranh nhân dân. Dưới sự chỉ huy của Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương, quân và dân Đại Việt đã "trên dưới một lòng, cả nước giúp sức" lập nên những chiến côn vang dội: Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp và cuối cùng là trận Bạch Đằng lừng lẫy, đánh bại hoàn toàn đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, để non song toàn vẹn, dân tộc khải hoàn ca khúc thái bình. Từ sau cuộc đại thắng giặc Nguyên lần thứ ba, Trần Hưng Đạo đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho tới cuối đời. Tại đây, trước nguy cơ quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, Đại Vương đã viết "Binh gia diệu lý yếu lược" để dạy tướng sỹ, và viết "Hịch tướng sỹ" để xác định trách nhiệm, nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực học tập binh thư, luyện tập võ nghệ, sắn sàng diệt giặc cho họ; sau khi về nghỉ, Ngài lại viết "Vạn Kiếp tông bí truyền thư", đúc kết những kinh nghiệm, những bí quyết đánh giặc giữ nước của một đời cầm quân truyền lại cho hậu thế. Trước khi mất, được vua Trần Anh Tông về thăm bệnh và hỏi kế sách giữ nước, Đại Vương đã căn dặn: "Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước".      Bởi Đại Vương là danh tướng bậc nhất "tài mưu lược, anh hùng, một lòng giữ gìn trung nghĩa … lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên". Ngài đã được triều đình nhà Trần cho lập đền thờ ngay khi còn sống, gọi là Sinh Từ; Thượng hoàng Trần Thánh Tông tự soạn văn bia ngợi ca công đức Đại Vương. Ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300), Đại Vương mất tại Kiếp Bạc. Triều đình đã tôn phong là Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương; nhân dân Đại Việt tôn là Đức Thánh Trần, xây đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ công lao to lớn đối với non sông, đất nước. Ngày giỗ Đại Vương hàng năm trở thành ngày chính hội Đền Kiếp Bạc. Hội Đền kéo dài hàng tuần, thu hút hàng chục vạn con dân Đại Việt từ khắp mọi miền đất nước về kính bái, nguyện cầu. Đó là một trong số lễ hội lớn nhất của cả nước được gìn giữ hơn 7 thế kỷ nay, trở thành mỹ tục truyền thống, thể hiện sâu sắc đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.      Đền Kiếp Bạc cùng với hai ngôi đền trên núi Bắc Đẩu và Nam Tào được ví như "một cõi thiên bồng giữa hạ giới". Tại vị trí trang trọng nhất của Đền Kiếp Bạc, tượng Đức Thánh Trần
bằng đồng nặng hàng tấn ngự trên ngai sơn son thếp vàng đường bệ, uy nghi, bao thế kỷ vẫn toát ra hùng tâm tráng chí và hào khí Đông A lẫm liệt, khiến khách hành hương không ai không ngưỡng vọng thành kính. Được phối thờ tại Đền là gia quyến của Đại Vương, gồm 04 tượng thờ: Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa (tức phu nhân của Trần Hưng Đạo), tướng quân Phạm Ngũ Lão (danh tướng đời Trần, và là con rể của Đại Vương), 2 người con gái của Trần Hưng Đạo là Đệ nhất Khâm từ Hoàng thái hậu Quyên Thanh công chúa (phu nhân của vua Trần Nhân Tông), Đệ nhị Nữ đại hoàng Anh Nguyên quận chúa (phu nhân tướng quân Phạm Ngũ Lão) và 04 ngai cùng bài vị thờ vọng bốn con trai của Đại Vương.      Cổng đến Kiếp Bạc có câu đối nổi tiếng: Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh      Nghĩa là: Kiếp Bạc muôn ngọn núi đều có hùng khí của kiếm thiêng Lục Đầu không con nước nào chẳng vọng tiếng thu.      Trong nhiều thế kỷ qua, những giá trị lịch sử - văn hóa lớn lao của Côn Sơn - Kiếp Bạc, cùng với danh thơm, sự nghiệp của các bậc vĩ nhân đã toả rọi hào quang vào lịch sử và văn hóa dân tộc. Sự linh thiêng của Kiếp Bạc, Côn Sơn tồn tại vĩnh hằng cùng sông núi nước Nam. Những công trình như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, Đền Nam Tào, Đền Bắc Đẩu, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Ngũ Nhạc linh từ.... trong quần thể Côn Sơn - Kiếp Bạc mãi mãi là những chốn thờ tự thiêng liêng, nơi đặt niềm tin nhân thế. Vẻ đẹp hùng vỹ mà nên thơ, tráng lệ mà trầm mặc thanh u của cảnh vật do thiên nhiên và con người tạo dựng tại Côn Sơn - Kiếp Bạc đang tiếp tục được chăm sóc, tu bổ cho ngày càng tốt tươi, hoành tráng, giàu tiềm năng, ngày càng hấp dẫn du khách thập phương Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt được mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ người Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nước về đây niệm Phật, tưởng nhớ các danh nhân, "nghỉ ngơi chơi ngắm, nâng cao tri thức và bồi bổ tâm hồn…      Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt được mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ người Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nước. -/- Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm đã gửi tới các em tham khảo 3 bài văn thuyết minh về Côn Sơn Kiếp Bạc trong các đề tài thuyết minh về danh lam thắng cảnh của quê hương em. Chúc các em hoàn thiện bài văn mình thật tốt! Đừng quên còn kho văn mẫu 9 các đề tài liên quan khác mà em có thể tham khảo nữa nhé!
0 notes
thitruonghomnay24h · 7 days ago
Text
Giá Heo Hơi Ngày 7/11: Tiếp Tục Tăng Nhẹ Tại Nhiều Địa Phương Trên Cả Nước
Giá heo hơi hôm nay, ngày 7/11, tiếp tục xu hướng tăng nhẹ tại một số địa phương, đặc biệt là tại các khu vực miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên. Giá heo hơi hiện nay dao động trong khoảng từ 58.000 - 64.000 đồng/kg tùy từng khu vực, với mức giá cao nhất ghi nhận tại một số tỉnh thành ở miền Bắc.
Tumblr media
Tình Hình Giá Heo Hơi Tại Miền Bắc
Theo ghi nhận, khu vực miền Bắc đang có dấu hiệu tăng trưởng nhẹ. Tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Thái Nguyên, giá heo hơi đã tăng thêm khoảng 1.000 đồng/kg, hiện đạt mức 64.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong khu vực. Ngoài ra, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Bình cũng đang giao dịch ở mức tương tự, đưa các tỉnh này trở thành những địa phương có giá heo hơi cao nhất cả nước. Các tỉnh khác trong khu vực miền Bắc hiện duy trì mức giá ổn định, dao động từ 62.000 đến 63.000 đồng/kg.
Giá Heo Hơi Tại Khu Vực Miền Trung - Tây Nguyên
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng chú ý. Tại Thanh Hóa và Nghệ An, giá heo hơi tăng nhẹ, lên mức 63.000 đồng/kg - mức giá cao nhất trong vùng này. Hà Tĩnh cũng ghi nhận mức giá 62.000 đồng/kg, cùng với giá heo hơi tại Quảng Bình. Những địa phương còn lại trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên có giá heo hơi dao động từ 58.000 đến 61.000 đồng/kg, duy trì sự ổn định với mức tăng nhẹ so với các ngày trước đó.
Tình Hình Giá Heo Hơi Tại Miền Nam
Tại miền Nam, giá heo hơi không có nhiều biến động lớn so với hôm qua. Mức giá hiện tại giữ nguyên, dao động từ 60.000 - 62.000 đồng/kg tùy theo khu vực. Trong đó, Đồng Tháp và Cần Thơ hiện ghi nhận giá cao nhất với mức 62.000 đồng/kg. Ngược lại, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng là những địa phương có giá heo hơi thấp nhất khu vực, với mức giá duy trì ở 60.000 đồng/kg.
Tổng Kết Toàn Quốc
Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay có xu hướng tăng nhẹ tại nhiều tỉnh thành ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, với mức giá cao nhất là 64.000 đồng/kg. Các tỉnh khác duy trì ở mức trung bình từ 58.000 đến 63.000 đồng/kg, cho thấy sự ổn định trong thị trường heo hơi cả nước. Mức giá hiện tại đang nằm trong khoảng biến động nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi và thương lái ổn định nguồn cung.
0 notes
tinnhanhkinhte24h · 21 days ago
Text
Tập đoàn Đài Loan và 30 doanh nghiệp vệ tinh chuẩn bị đầu tư vào KCN Châu Đức, SZC nhận trước gần 400 tỷ đồng
Vừa qua, CTCP Sonadezi Châu Đức (mã chứng khoán: SZC) đã nhận được 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Công ty TNHH Electronic Tripod Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp (KCN) Châu Đức. Dự kiến, 30 doanh nghiệp phụ trợ của tập đoàn Tripod cũng sẽ đổ bộ vào khu vực này, tạo ra cơ hội lớn cho SZC trong 2 năm tới.
SZC hưởng lợi lớn từ hệ sinh thái của Tập đoàn Tripod
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), SZC đã bàn giao 18 ha đất tại KCN Châu Đức cho Electronic Tripod Việt Nam để thực hiện dự án trị giá 250 triệu USD. Các chuyên gia dự báo sẽ có thêm khoảng 30 doanh nghiệp phụ trợ, chủ yếu là các nhà sản xuất linh kiện bo mạch điện tử, có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Những doanh nghiệp này dự kiến sẽ thuê từ 3 - 5 ha đất, mở ra tiềm năng cho SZC trong việc cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong những năm tới.
Tumblr media
Trong quý III/2024, SZC ghi nhận doanh thu thuần 165 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhờ việc giảm giá vốn xuống 35%, lợi nhuận gộp vẫn giữ ổn định. Doanh nghiệp cũng ghi nhận 15 tỷ đồng doanh thu tài chính, giúp lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng, tăng 8%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lãi sau thuế lần lượt đạt 641 tỷ đồng và 227 tỷ đồng, tương ứng 73% kế hoạch doanh thu và 99,5% mục tiêu lợi nhuận năm 2024.
Kế hoạch cho thuê đất và dự báo tăng trưởng trong những năm tới
BSC dự báo trong năm 2024, SZC sẽ ghi nhận doanh thu khoảng 1.050 tỷ đồng từ việc cho thuê 42 ha đất tại KCN Châu Đức, trong đó phần lớn đến từ các dự án của Tripod. Năm 2025, SZC dự kiến sẽ cho thuê thêm khoảng 35 ha đất, mang lại doanh thu 980 tỷ đồng.
Với sự xuất hiện của Tripod và các doanh nghiệp phụ trợ, KCN Châu Đức đang trở thành điểm nóng thu hút đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu. BSC ước tính giá thuê đất tại KCN Châu Đức đã tăng khoảng 25% từ năm 2022 đến năm 2024, đạt 100 USD/m². Dự kiến, mức giá này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 12% mỗi năm trong giai đoạn 2025 - 2026 và duy trì mức tăng 5 - 6%/năm từ năm 2027 trở đi.
Sự phát triển của hạ tầng và tiềm năng tăng giá thuê đất
Bà Rịa - Vũng Tàu đang chứng kiến sự cải thiện mạnh mẽ về hạ tầng giao thông với các dự án lớn như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An, và đường Vành đai 4. Nhờ đó, các KCN trong khu vực, bao gồm KCN Châu Đức, có tiềm năng tăng giá thuê đất đáng kể.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI đăng ký tại Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 1,9 tỷ USD, gấp 3,35 lần so với cùng kỳ năm trước. Với quỹ đất sạch sẵn sàng cho thuê lên đến 500 ha, SZC dự kiến sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư này.
Hiện tại, giá thuê đất tại các KCN ở Bà Rịa - Vũng Tàu dao động từ 100 - 140 USD/m², thấp hơn so với các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai. Tuy nhiên, dự kiến giá thuê sẽ tiếp tục tăng, thu hẹp khoảng cách với các khu vực lân cận trong 2 - 3 năm tới.
Kết luận
Với việc thu hút tập đoàn Tripod và các doanh nghiệp vệ tinh, SZC đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ. Hạ tầng giao thông cải thiện, kết hợp với dòng vốn FDI tăng trưởng ổn định, sẽ là động lực chính giúp KCN Châu Đức tiếp tục nâng cao giá trị và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực.
0 notes
diemtin24hhomnay · 23 hours ago
Text
Giá cà phê tăng 300 - 600 đồng/kg - Giá tiêu giảm mạnh đến 2.200 đồng/kg | Giá tiêu - giá cà phê hôm nay 13/11 
Giá Cà Phê Tăng Nhẹ tại Các Tỉnh Tây Nguyên
Trong phiên giao dịch ngày 13/11, giá cà phê ghi nhận xu hướng tăng nhẹ từ 300 đến 600 đồng/kg tại các khu vực trọng điểm. Tại Lâm Đồng, giá thu mua thấp nhất đạt 110.100 đồng/kg, trong khi Đắk Nông ghi nhận mức cao nhất là 110.400 đồng/kg.
Các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai cũng cùng mức thu mua 110.300 đồng/kg. Việc giá cà phê tăng trong bối cảnh hiện tại có thể phản ánh nhu cầu ổn định trong nước cũng như sự điều chỉnh giá theo biến động thị trường cà phê toàn cầu.
Tumblr media
Giá Tiêu Đồng Loạt Giảm Tại Nhiều Địa Phương
Trái ngược với cà phê, giá tiêu cùng ngày ghi nhận mức giảm mạnh từ 2.000 đến 2.200 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước, giá tiêu hiện ở mức 139.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai thấp hơn, ở mức 138.000 đồng/kg.
Việc giá tiêu giảm đáng kể có thể do cung vượt cầu trong nước hoặc áp lực cạnh tranh từ thị trường quốc tế, gây tác động mạnh đến giá bán. Diễn biến giá tiêu giảm mạnh đã khiến thị trường chú ý, đặc biệt trong bối cảnh nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ.
Cả hai thị trường cà phê và tiêu đang cho thấy sự biến động rõ rệt, với xu hướng tăng của cà phê và giảm của tiêu, phản ánh những tác động của nguồn cung và nhu cầu khác nhau tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
0 notes
cuacaocapsgd · 1 day ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
🍀𝐂Ử𝐀 𝐍𝐇Ự𝐀 𝐆𝐈Ả 𝐆Ỗ – 𝐋Ự𝐀 𝐂𝐇Ọ𝐍 𝐓𝐈𝐍𝐇 𝐓Ế 𝐓Ừ 𝐒𝐀𝐈𝐆𝐎𝐍𝐃𝐎𝐎𝐑🍀 🔥 Bạn đang có nhu cầu thay đổi không gian sống với một chiếc cửa độc đáo, tinh tế? Đừng bỏ qua Cửa Nhựa Giả Gỗ từ SAIGONDOOR – giải pháp hoàn hảo cho cả thẩm mỹ và độ bền! 🌟 𝐓𝐡𝐢ế𝐭 𝐤ế 𝐬𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐫ọ𝐧𝐠, đẳ𝐧𝐠 𝐜ấ𝐩: Với vân gỗ tự nhiên tinh tế, cửa nhựa giả gỗ từ SAIGONDOOR mang đến vẻ đẹp gần như giống hệt gỗ thật, giúp không gian trở nên ấm áp và trang nhã. 💪 𝐂𝐡ấ𝐭 𝐥𝐢ệ𝐮 𝐜𝐚𝐨 𝐜ấ𝐩, độ 𝐛ề𝐧 𝐯ượ𝐭 𝐭𝐫ộ𝐢: Cửa nhựa giả gỗ của SAIGONDOOR được làm từ chất liệu nhựa chất lượng cao, không chỉ đảm bảo độ bền lâu dài mà còn chống cong vênh, mối mọt, và ẩm mốc vượt trội. 🌿 𝐊𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐜𝐡ố𝐧𝐠 𝐭𝐡ấ𝐦 𝐧ướ𝐜 𝐭ố𝐢 ư𝐮: Loại cửa này không chỉ có khả năng chịu nước tốt, mà còn không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn theo thời gian. 🔇 𝐂á𝐜𝐡 â𝐦 𝐡𝐢ệ𝐮 𝐪𝐮ả, 𝐠𝐢ữ 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐲ê𝐧 𝐭ĩ𝐧��: Với thiết kế đặc biệt, cửa nhựa giả gỗ của SAIGONDOOR giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài, giúp bạn tận hưởng không gian yên tĩnh hơn, dù ở nhà hay văn phòng. 🛠️ 𝐃ễ 𝐝à𝐧𝐠 𝐥ắ𝐩 đặ𝐭, 𝐛ả𝐨 𝐭𝐫ì đơ𝐧 𝐠𝐢ả𝐧: Cửa nhựa giả gỗ không yêu cầu bảo dưỡng phức tạp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc vệ sinh và duy trì độ mới mẻ. Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm bền đẹp, tiện dụng và có phong cách ấn tượng, cửa nhựa giả gỗ SAIGONDOOR chính là lựa chọn lý tưởng. Sản phẩm của chúng tôi không chỉ làm nổi bật không gian sống mà còn thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ. SAIGONDOOR cam kết mang đến những mẫu cửa đa dạng, đáp ứng mọi phong cách kiến trúc và nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng. 👉 Liên hệ ngay với SAIGONDOOR để được tư vấn miễn phí và chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất cho không gian của bạn! ======================= 🏠 Hiện SaiGondoor có 3 xưởng sản xuất và hơn 20 showroom, cửa hàng trưng bày tại TPHCM cùng hàng trăm đại lý khắp các tỉnh thành trên toàn quốc cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn, lắp đặt bảo hành chuyên nghiệp, mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng ♻️ Quý khách hàng an tâm khi chọn SaiGonDoor là nhà cung cấp cửa và nội thất cho ngôi nhà, cho công trình. 📌 Showroom I: 511 Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp.HCM 📌 Showroom II: 535 Đỗ Xuân Hợp, P. Phước Long B, Quận 9, Tp HCM. 📌 Showroom III: 92/4D Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp.HCM. 📌 Showroom IV: 615 Phạm Văn Đồng, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Tp HCM. 📌 Showroom V: 94C Đường 3 tháng 2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. 📌 Showroom VI: #65, National Road No.1, Sangkat Niroth , Khan Chbar Ampov, Phnom Penh, Cambodia 📌 Showroom VII: 133 Đại Lộ Bình Dương, P. Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương 📌 Showroom VIII: F6/24 R8 Quách Điêu, Ấp 6 Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TPHCM 📌 Showroom IX: Số 8 Đường B15 Khu Dân Cư 91B, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ 📌 Showroom X: 1725 Nguyễn Ái Quốc, KP4, Phường Tân Tiến, Biên Hòa Đồng Nai 🏡 Xưởng Sản Xuất 1: TX25, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM 🏡 Xưởng Sản Xuất 2: Võ Văn Bích, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp.HCM 🏡 Xưởng sản Xuất 3: 10/12 đường số 10, Bình Hưng Hoà A, Quận Bình Tân, TP.HCM Đại lý phân phối: Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang, Vĩnh Long, Phú Quốc, Kiên Giang, Phú Quốc, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Lâm Đồng, Đà Lạt, Daklak, Dak Nông, Khánh Hòa, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Nam ====================== #saigondoor #cửa #cửagỗ #cửanhựa #cuago #cuanhua #cửanhựahànquốc #cuanhuahanquoc #cửanhựaabs #cuanhuaabs #cuaabshanquoc #cửanhựacomposite #cuanhuacomposite #cửanhựagỗcomposite #cuanhuagocomposite #cuagonhuacomposite #cuacomposite #cuagocomposite #cửagỗcôngnghiệp #cuagocongnghiep #cửanhựagiảgỗ #cuanhuagiago #cuanhuavango #cửathépchốngcháy #cuathepchongchay #cửachốngcháy #cuachongchay #cửagỗchốngcháy #cuagochongchay #cửathépvângỗ
0 notes